Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhac không quốc nguyet quang Chung quynh phải quan VNCH Saigon thuoc ngam sáng Trung chất luong ngắn hoang linh Nguyen chuyen bich Nhung truyện trong
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSat May 12, 2012 3:30 pm

.
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            9k=

Miguel Rojas Mix, sinh năm 1934 tại thủ đô Chile. Giám đốc viện Nghệ thuật châu Mỹ La tinh thủ đô San Chiago. Bỏ Chile sang Pháp dạy học ở Đại học Paris VIII. Viết tiểu luận, truyện ngắn, sách thiếu nhi. “Bàn tay Chúa” là truyện ngắn ác liệt tố giác chính quyền Pinochet khát máu tại Chile chỉ có thể gây ra khổ đau, chết chóc, ly hương và quật khởi cho nhân dân xứ này. Truyện mang ý hướng ngụ ngôn, gợi ý, gợi hình, vừa có nét thần kỳ mà vẫn không xa hiện thực.


“Lạy Chúa toàn năng! Chúa là người minh triết vô biên đã giúp chúng con tuốt gươm cho Tổ quốc thân yêu tìm lại được tự do. Trước mặt đồng bào, con cầu xin Chúa điều mà con đã bao phen khẩn nguyện Chúa trong đêm vắng trước ngày 11 tháng 9; nay xin Chúa rủ lòng giúp sức cho dân tộc này tìm ra sinh mệnh sáng sủa nhất của nó trong đức tin”.
Tướng Pinochet (Diễn văn đọc trong lễ kỷ niệm lần thứ nhất cuộc đảo chính ngày 11 tháng 9 năm 1974)


Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            A-afp-chile-prison-protest-police

Bàn tay Chúa
Miguel Rojas Mix (Chile)


Hôm ấy tôi bắt gặp lão đang bày trò với bàn tay Chúa. Tuân theo một lối nghi lễ cử hành mỗi buổi ngủ trưa, lão rút bàn tay trong hộp ra, đặt lên bàn, tắt đèn để cho vùng tam giác sáng viền quanh đấy nổi bật lên, mân mê mẫu bàn tay, nhấc nó lên và đứng lặng ngắm nghía hồi lâu giống như các bà mẹ trong loại tranh hiện thực đôn hậu ngắm nhìn con cái. Kế đó lão vỗ nhẹ vào đầu ngón tay, vào phía trần nhà, và bàn tay cất mình lên, lên, lừng lững một hồi (nó đã thường lên cao vì chỉ có nó là lên tới trên trời được), rồi chầm chậm hạ mình xuống trên mặt bàn gỗ đào. Nơi đây, lão cầm lấy bàn tay, chăm chú khảo sát nó một hồi, vuốt lưng bàn tay và, sau một hồi im lặng, lần lượt thoăn thoắt ra lệnh cho bàn tay thi hành đủ thứ trò lão nghĩ ra: bắt nó tỉa râu cho lão, gãi tai, đút ngón tay nó vào mũi lão… Nhưng cái lão khoái hơn cả và bắt nó làm liên hồi là đi lấy mấy hạt dẻ lùi trong lửa đang cháy trong lò sưởi ở cuối cái bàn làm việc to tướng.

Bàn tay Chúa thi hành bao nhiêu điều một cách nhẫn nhịn và tự tin, nhưng lâu lâu nó làm hỏng, chẳng hạn như dí bẹp một con ruồi thì chịu. Thế là, để phạt nó, lão bắt nó vào góc tường hí hoáy, và bàn tay chìa ra một ngón sáng viết ngoằn ngoèo bằng nét chữ ba-bi-lon, tùy theo lỗi nặng nhẹ, hai chục, năm chục hay một trăm lần câu nhận tội mình.

Không nên nghĩ rằng bàn tay Chúa có mang một dấu tích riêng biệt nào. Tôi thì đinh ninh rằng bàn tay có màu thiên thanh, còn móng tay thì màu mây hồng, nhưng không phải. Nó giống đúc bàn tay kẻ sử dụng nó. Lúc nào lão bày trò ra với nó, thì nó y hệt như hai bàn tay lão: cũng lông lởm chởm trên mặt lưng, cũng ngón tay ngắn ngủn dày dặn, cũng móng tròn… Và sau này, đến lượt đệ nhất phu nhân sử dụng bàn tay, thì tôi lại nom thấy bàn tay có ngón mảnh mai, lòng tay phớt hồng và móng tay dài bôi đỏ.

Bày trò một lát xong, lão phát hiện ra tôi. Lão hấp háy mắt mấy lượt, bối rối vì bị bắt gặp với món đồ chơi quái dị như thế, hoặc có thể là khó chịu vì tôi chứng kiến lão liên hệ với bàn tay Chúa, lão hấp tấp đút bàn tay vào lại trong hộp giấy dày. “Chú thấy cái gì trong này chưa?” lão vừa chỉ tay vào hộp vừa xẵng giọng hỏi tôi. “Thưa đại tướng, có thấy ạ”, tôi ngập ngừng đáp, lo sợ sự thập thò của mình gây lụy cho mình.

Lão nhìn tôi qua khóe mắt, quay người lại nửa vời và, sau một hồi lâu im tiếng, ý chừng nghĩ rằng có thể tin tưởng tôi được… cuối cùng lão giao cái hộp phát quang cho tôi (tôi phải bọc chiếc hộp vào một lớp giấy vải màu đen để cho ánh sáng khỏi lọt ra khe) rồi hạ lệnh cho tôi đưa chiếc hộp đến bà vợ lão đang cần đến nó cho bài diễn văn bà sẽ đọc chiều nay tại quãng trường Võ Binh. Trước khi ra đi, lão dặn dò thêm là phải coi ngó nó cực kỳ chu đáo, vì đây là một di vật vô giá, ích dụng lớn cho chính thể và lại càng có ích hơn nữa - lời của lão nếu như cái tốp giám mục kia, cái bọn không cha không mẹ ấy! không thường xuyên ngoan cố cãi lời lão, nhưng dù có như vậy, di vật vẫn rất có ích. “Di vật lịch sử đấy”, lão nói lại. Rồi nói tiếp là thừa kế nó từ mấy người Tây Ban Nha đầu tiên đến Châu Mỹ - bàn tay Chúa nhuốm nặng cái tính Tây Ban Nha. Để dẫn chứng, lão moi óc đọc thuộc lòng lời lẽ một người chép sử thế kỷ 16 có viết về vụ tàn sát ở So-luy-la như sau: “Người Tây Ban Nha được bàn tay Chúa dẫn đường và không nghĩ rằng họ phạm trọng tội - vì ý Chúa là đất đai kia phải được chinh phục, cứu độ và tước lấy từ quyền năng của ma quỷ”.

Trước khi bắt đầu bài diễn văn, và một khi hàng tướng tá, huy chương băng dải đầy mình, sắp lớp sau lưng như một hàng cột, Đệ Nhất Phu Nhân mở dây hộp và lấy bàn tay Chúa đưa lên cho mọi người thấy. Công chúng há mồm và chói mắt theo cái ánh sáng tỏa ra từ bàn tay, ngoại trừ một đoàn đàn bà điên chiều nào cũng quanh quẩn bên quảng trường, như thể một ai đó có quyền phép trao trả cho mấy bà những thân nhân mất tích. Người mất tích tái hiện hoặc không tái hiện, nhưng còn trao trả thì chẳng ai trao trả được. Ngoài ra, chính quyền đã lên tiếng rằng, nếu sau một tháng mà họ không xuất hiện, thì có thể chính thức công bố là mất tích và như thế là mấy bà khỏi cần tiếp tục quẩn quanh quảng trường, vì kẻ nào đã chính thức mất tích mà hiện ra lại thì đó là điều trái phép. Nhưng mấy mụ điên không cảm thấy hài lòng… Người ta cũng không thể phủ nhận rằng chính quyền đã làm đủ mọi cách trong vòng luật pháp để giải quyết vấn đề…

Sự có mặt của mấy bà điên khiến cho Đệ Nhất Phu Nhân phập phồng cao độ - bà vốn nhạy cảm, - bởi lẽ bà sợ một sự cố nào làm cho bà vấp váp trong bài diễn văn đã được tập dượt ráo riết mấy ngày nay trước gương soi, nhấn từng câu, ngắm từng động tác, và như thế thì sẽ u ám cho cái ngày sinh nhật thứ ba kỳ diệu này để kỷ niệm cuộc đảo chính đưa chính quyền mới lên thay thế. Nói vậy chứ bàn tay Chúa trấn an bà và tiếp đó, sau khi đã đưa bàn tay Chúa ra cho bốn phương tám hướng đều thấy xong xuôi, bà khai từ:

“Thưa các đại biểu lực lượng vũ trang, quý ông quý bà cùng toàn dân yêu quý. Hôm nay là ba năm kể từ ngày bàn tay Chúa hiện ra với chúng ta để cứu vớt chúng ta”, đó là lời tuyên bố mở đầu. Và chiếc bàn tay bây giờ có vẻ như sung sức và sáng ánh hơn thêm, nó nằm yên phía đằng sau gáy Đệ Nhất Phu Nhân, giúp cho bà có cái vẻ một hình tượng thời cổ đại. Đắc ý với lời phi lộ, bà sửa soạn tiếp lời thì bỗng, giữa đám đông nổi lên giọng ê a đục khàn của một bà điên rõ tiếng mồn một giữa khi diễn giả im tiếng: “Trả con cho tôi”.

Đệ Nhất Phu Nhân luống cuống thấy rõ. Làm sao nói tiếp nếu bị ngắt ngang đúng vào lúc mình định bụng trích dẫn một đoạn của Boóc-giơ mà gã cận vệ phụ trách văn hoá của đức ông chồng khuyến dụ bà chen vào giữa chừng. “Các … bạn thân … mến”, bà ấp úng lấy lại can đảm và nhìn qua nhìn lại kéo dài thì giờ, hy vọng lực lượng đặc biệt cứu gỡ cho mình và tống con mẹ điên này đi bằng công lực. Nhưng, ngay trước lúc lực lượng đặc biệt xuất hiện, một giọng khác lại vang lên từ phía đằng kia quảng trường: “Trả chồng tôi cho tôi”, “Thả con tôi ra”, “Trả em tôi cho tôi”.

Đến đây thì bàn tay Chúa hành sự và, sau khi rời gáy Đệ Nhất Phu Nhân, bắt đầu nhúc nhích các ngón tay phía trên cao khán đài, tiến xuống đám đông, đồng thời lớn dần ra, trương phồng thêm, đành đứng lại, biến đổi màu sắc. Những hòn đạn kim khí hiện ra trên lòng bàn tay, và các ngón cứng lại, long lanh màu nâu thẫm. Trên các đốt ngón tay mọc lên những chiếc đinh tán dài mấy phân, các móng đỏ biến thành họng đại bác, chân móng thành ống nhắm và các khớp thành lỗ châu mai bịt sắt, từ đây ngoi lên những chiếc đầu nón sắt chĩa vào đám đông khắp các hướng. Năm khẩu đại bác bắt đầu khạc đạn, và từng tản người nguyên khối gục ngã vô danh giữa quảng trường. Và trong khi nỗi kinh hoàng xâm chiếm những kẻ toan bài tháo chạy, thì riêng những người đàn bà điên có vẻ thản nhiên trước cuộc tàn sát và vẫn đứng trơ trơ tại chỗ, lớn tiếng gào lên nhất loạt: “Trả chồng con cho chúng tao”, “Buông tha con gái chúng tao ra”, “Để cho chúng tao có cháu”. Nhưng, cuối cùng, đám đàn bà này ngã theo xuống bởi vì bàn tay Chúa, giống hệt thời chinh phạt So-luy-la, đã muốn tận tụy phục dịch Chúa thì không để cho kẻ nào sống sót.

Và đến khi trên quảng trường không còn một mống nào đứng thẳng người thì các họng đại bác trở lại làm móng tay, các ngón mềm mại trở lại, các khớp và da nhũn mềm trở thành lòng bàn tay và bàn tay trăn qua trở lại mặt lưng mặt lòng, như thể có con mắt Chúa nhìn vào; lập tức nó kỳ cọ vào đất và vào một tượng đài dựng lên tưởng niệm một kỵ sĩ lẫy lừng để chùi máu dính vào nó, rồi trở lại nạm ánh vàng cắt thành hình tam giác và đậu xuống bàn tay run rẩy lật bật của Đệ Nhất Phu Nhân.

Hôm sau, tất cả báo chí trong nước đăng tải trên trang nhất hàng chữ sau đây:
“Tại quảng trường Võ Binh mưu sát Đệ Nhất Phu Nhân, một lần nữa bàn tay Chúa giáng xuống giữa chúng ta để cứu giúp chúng ta”.

BỬU Ý dịch            
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSat Jan 02, 2021 4:54 pm

.

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            2-35

Chuột đồng
– Melker Inge Garay  (
Thụy Điển)

Melker Bent-Inge Garay là nhà văn Thụy Điển, một bậc thầy về thể loại truyện cực ngắn. Bài viết của ông xoay quanh các chủ đề về thần học, hiện sinh và triết học.
Ông là tác giả các cuốn: Những ghi chép bí mật của người gác nhà thờ (2008), Josef Kinski và Cái Chết (2009), Những bản viết lúc hoàng hôn (2010), Đối thoại (2011), MCV (2014), Những truyện ngắn bù nhìn hoàng hôn (2015).
Cuốn The Verge, tức Những ghi chép bí mật của người gác nhà thờ, là tác phẩm đầu tay của ông, đã từng được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            1-3

Một hôm chuột đồng thức giấc và nhận thấy mình đã biến thành con người. Nó ngồi ngắm cái cơ thể mới của mình hồi lâu. “Chắc đây là mơ” – hắn nghĩ. Nhưng không, đó không phải là mơ. Không phải mơ mà là thực.
Nó đứng lên và quyết định đi vào thành phố. Sau khi trải qua một ngày ở giữa mọi người chuột đồng rút ra kết luận là nó thông minh hơn họ. Nó cho rằng con người rất ù lì. Còn chuột đồng thì ngược lại. Chúng luôn thận trọng, linh hoạt, nhanh trí. Nó nghĩ về chúng. Chắc chúng cho là nó đã chết. Nhưng không, nó không chết.

Khi hoàng hôn buông xuống, nó đi về phía công viên và đến ngồi trên một cái ghế dài. Nó cứ ngồi như thế một lúc, sau đó nó để ý thấy có bầy chuột đồng lông màu hạt dẻ đang đứng và tò mò nhìn nó. Thoạt đầu nó thậm chí không biết phải làm gì, nhưng rồi nhớ ra trong túi nó đang có mẩu bánh mì. Nó thận trọng lấy mẩu bánh ra và để xuống đất. Nó không phải chờ lâu – bầy chuột nhanh chóng đến gần mẩu bánh hít hít. Nhưng thay vì ăn bánh chúng vẫn nhìn nó như cũ. Thấy vậy nó cúi người xuống và chìa lòng bàn tay phải ra. Nó làm thế là để mời gọi một con chuột nào đó ngồi lên tay nó. Và rồi một con chuột trong bầy đã ngồi lên tay nó. Nó chầm chậm đưa tay lên và ngửi ngửi con vật. Khoảnh khắc ấy nó hiểu rằng bầy chuột đứng nhìn nó là bạn nó. Và nó thấy là chúng yêu nó.
Nó âu yếm vuốt ve con chuột, sau đó thả xuống đất. Rồi nó đứng lên và đi ra khỏi công viên. Nó không phải là chuột. Bây giờ nó đã là con người. “Nhưng mình sẽ làm gì giữa mọi người?” – nó tự hỏi. Bởi họ chỉ ngủ và nhìn xem cách nào giết hại được bộ tộc chuột họ hàng của mình.

Và đột nhiên – chính nó thậm chí cũng không biết vì sao – nó nghĩ đến Christ. Phải chăng nó chính là Christos? Điều ước đoán này xuyên thấu người nó. Nghĩ mà xem – nó không phải ai khác là Chritos. Một Christos chuột? Nó dừng lại và ngước mắt nhìn trời. Nó thậm chí không tin vào mắt mình – bóng tối đột nhiên ập xuống xung quanh. Nhưng lúc sau nó lại suy nghĩ về việc liệu nó có phải là Christos chuột thật không. Khi đó bầu trời bất ngờ bùng lên một luồng sáng chói lòa. Ánh sáng làm nó quáng mắt và nó nhắm mắt lại. Nó đứng nhắm mắt như thế bao lâu nó không kịp nhớ, nhưng khi mở mắt ra nó lại là chuột. Và vây quanh nó là hàng ngàn con chuột tụ tập lại. Nó đã được phục sinh. Phải, nó đã được phục sinh từ nhân dân.

Bây giờ nó biết rằng nó là Christos thực sự. Không phải là người bị đóng đinh trên cây thập ác, không phải là người bị người ta đối xử như với Christos giả. Không, nó tự nhủ, người ta không hành hình Christ thật. Mà chính nó có thể hành hình tất cả mọi người có ý định giết hại bộ tộc của nó. Bầy chuột kêu lên chít chít vì vui sướng khi chúng nghe thấy điều này. Bởi vì chúng hiểu rằng nó là người được chọn. Và nó luôn là người được chọn. Bởi vì Chúa Chuột đã nói thầm vào tai nó điều ấy khi luồng sáng chói lòa làm quáng mắt nó. Cái luồng sáng bùng ra giữa những bầu trời đêm tăm tối nhất từng đã có lúc trùm phủ lên trái đất.

(Ngân Xuyên dịch từ tiếng Nga theo bản dịch từ tiếng   Thụy Điển của Katarina Muradyan)

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeWed Jan 06, 2021 12:29 am

.

Vị Thánh và Con Yêu

- Saki 
(Scottland)   

bản dịch của Nguyễn Thị Chân Quỳnh
    
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            9k=                              
SAKI (1870-1916)


Saki tên thật là Hector Hugh Munro, người gốc Tô cách lan (Scottland), sinh tại Miến điện (Burma) nhưng được nuôi dậy ở Anh quốc.

Saki nổi tiếng về truyện ngắn, đôi khi rất ngắn chỉ độ vài trang, cười cợt, châm biếm pha chút quái dị, kết cấu thường đột ngột.                       
Cái xã hội mà ông mô tả là xã hội Anh hồi đầu thế kỷ XX, khi ảnh hưởng Thanh giáo (Puritanism) chỉ còn cái vỏ với những nghi thức, ước lệ bên ngoài. Saki ưa vạch ra những tập tục giả dối, những "khuôn vàng, thước ngọc" của xã hội văn minh, chỉ đè nén chứ không tận diệt được những khát vọng thầm kín, bản năng ích kỷ của con người.
Trong "Vị Thánh và con Yêu", khi vừa bắt được đồng tiền, vị Thánh sốt sắng nghĩ ngay đến mua thóc cho chuột ăn, nhưng khi sự bồng bột ban đầu lắng xuống, thì ông đổi ý muốn mua nến thắp bàn thờ cho mình. Mặc dầu vị Thánh khả kính viện ra nhiều lý lẽ rất cứng, con Yêu tai quái biết ông ngụy biện, song vì có giáo dục, nó không biểu lộ điều nó phát giác ra ngoài mặt dù chỉ bằng một cái chớp mắt "vả lại vốn là một con yêu bằng đá dù có muốn chớp mắt cũng không chớp được".
Bút pháp của Saki cô đọng, ẩn hiện một nụ cười kín đáo, dí dỏm, duyên dáng, rất... "Ăng lê".

Một ông thánh nhỏ bằng đá chiếm cứ cả cái khám thờ khuất-khúc đục ở bên sườn một ngôi giáo-đường cổ kính. Chẳng ai còn nhớ rõ ông thánh ấy là thánh gì, song đấy cũng chính là một cách bảo-đảm vị thánh ấy đáng sùng bái. Ít ra thì con yêu cũng đã tuyên-bố như thế. Con yêu này là một pho tượng kỳ lạ bằng đá tạc rất tinh xảo. Nó sống ở một khúc tường xây nhô ra, đối diện với khám thờ ông thánh. Nó có liên hệ với một số dân cư hạng nhất của ngôi nhà thờ này, tỉ như những hình kỳ quái chạm trổ trên mấy cái ghế của ban hợp ca, hay trên tấm bình phong ngăn che thánh điện, hay ngay cả những miệng máng xối hình đầu người ở cao tít trên nóc nhà. Tất cả những con thú kỳ-dị, người bò lổm-ngổm hay uốn-éo, bằng gỗ, bằng đá, bằng chì ở trên vòm bán nguyệt hay dưới hầm mộ của nhà thờ đều là họ hàng xa gần với nó, thành thử con yêu là một nhân vật có tầm quan-trọng hiển nhiên trong cái thế-giới của giáo-đường.

Giao tình giữa ông thánh nhỏ bằng đá và con yêu cũng khá thâm hậu mặc dầu mỗi người nhìn sự vật từ một khía cạnh khác nhau. Ông thánh là một người có lòng nhân từ thuộc loại cổ xưa. Ông nghĩ rằng cái thế-giới mà ông hằng thấy cũng tốt lành nhưng còn có thể cải thiện. Ông đặc biệt thương hại những con chuột quá nghèo khổ của nhà thờ. Mặt khác, con yêu lại nghĩ rằng cái thế-giới mà nó biết khá tồi bại, nhưng tốt hơn hết nên để y nguyên như thế. Phận sự của loài chuột nhà thờ vốn dĩ là phải nghèo.
Ông thánh nói: "Đã đành rằng thế, nhưng tôi vẫn thấy thương bọn chúng."
Con yêu đáp: "Dĩ nhiên rồi. Phận sự của ông là phải thương hại chúng. Nếu những con chuột ấy hết nghèo khổ thì ông đã làm xong bổn phận của ông rồi. Như thế thì ông sẽ chỉ còn là một chức vị suông thôi."
Con yêu hi vọng ông thánh sẽ hỏi "chức vị suông" nghĩa là gì, nhưng ông này tránh né trong một sự yên lặng bằng đá. Có thể con yêu nói đúng, tuy nhiên ông thánh nghĩ rằng ông rất muốn làm một cái gì cho lũ chuột nhà thờ trước khi mùa đông đến, chúng nó nghèo cực quá.

Trong khi ông thánh đang trầm-tư bỗng có một vật gì rơi xuống ngay giữa hai bàn chân ông kèm theo một tiếng vang của loài kim khí làm ông giật mình. Đấy là một đồng bạc mới tinh do một trong mấy con quạ đen của giáo-đường, vốn hay tha những vật tẩn-mẩn như thế, đã tha đồng bạc đến riềm đá bên trên khám thờ, nhưng bị tiếng cửa nhà thờ đóng sập làm nó giật mình đánh rơi mất đồng bạc. Kể từ khi loài người sáng chế ra thuốc súng thì bộ thần kinh của gia-đình nó không còn được như xưa.
Con yêu hỏi: "Ông vừa được cái gì thế?"
Vị thánh trả lời: "Một đồng bạc" và tiếp: "May quá. Thế là tôi có thể làm một cái gì để giúp đỡ lũ chuột rồi."
"Ông định làm bằng cách nào?"
Ông thánh nghẫm-nghĩ rồi thốt: "Tôi sẽ hiện ra cho cái mụ thường đến đây quét nhà thấy. Tôi bảo mụ sẽ tìm được một đồng bạc ở dưới chân tôi, mụ phải lấy tiền đó đi mua một đấu thóc đặt lên bàn thờ tôi. Khi mà mụ tìm ra đồng bạc ắt mụ hiểu giấc mộng ấy là thực và sẽ răm-rắp tuân theo lời tôi. Thế là lũ chuột sẽ có cái ăn trong suốt mùa đông."
"Dĩ nhiên là ông có thể làm thế được. Tôi thì chỉ có thể hiện ra cho mọi người thấy khi họ đã phè-phỡn sau một bữa cơm nặng-nề đầy những món khó tiêu. Khả năng của tôi đối với mụ ta rất có giới-hạn. Nói cho cùng, kể ra làm thánh cũng phải có chỗ hơn người chứ?"

Trong khi ấy đồng bạc vẫn nằm phơi mình duới chân ông thánh. Đồng bạc sạch sẽ, sáng loáng còn rành-rành mang dấu đúc mới tinh. Ông thánh bắt đầu nghĩ đây là một cơ hội hiếm có, không nên vội-vã phóng tay tiêu bậy. Làm phúc mà không biết phân biệt phải trái có khi chỉ tổ đem lại cái hại cho mấy con chuột. Ngẫm cho kỹ thì thân phận của chúng là phải nghèo khó, con yêu đã nói như thế mà con yêu thường hay nói đúng.
"Tôi đang nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ bảo mụ ta mua nến thắp bàn thờ cho tôi tốt hơn là đi mua thóc.
Vì thể diện, ông thánh này thường ao-ước dân chúng đôi khi đến thắp nến trên bàn thờ ông nhưng bởi họ quên không nhớ ông là thánh gì, thành thử họ thấy chẳng bõ công thắp nến cho ông.
Con yêu tán thành: "Mua nến hợp thức hơn."
"Chắc chắn là phải hợp thức hơn, mà lũ chuột vẫn có thể gậm nhấm những mẩu nến cháy dở dang. Phải biết chân nến là một món béo bổ lắm đấy nhé."
Con yêu là người rất có giáo-dục nên nó không hề chớp mắt, vả lại vốn là một con yêu bằng đá dù có muốn chớp mắt cũng không chớp được.

***

Sáng hôm sau, mụ quét nhà thờ kêu lên thảng thốt: "Ô hay, cái gì thế này?". Mụ nhặt đồng bạc sáng loáng từ hốc khám thờ lộng gió lên và lật đi lật lại trong lòng bàn tay lấm-lem. Sau đó mụ đưa lên miệng cắn thử.
"Không lẽ mụ này định xơi đồng bạc?". Vị thánh nghĩ thế và nhìn chằm-chặp vào mụ với một luồng nhãn-tuyến lạnh-lẽo bậc nhất của đá.
Mụ đàn bà kêu lên lanh-lảnh: "Ai mà có thể ngờ được? Lại một ông thánh nữa!"
Rồi mụ làm một việc kỳ-khôi. Mụ móc túi lấy ra một cái giây buộc chặt đồng bạc lại rồi treo lên cổ ông thánh.
Xong việc mụ bỏ đi chỗ khác.
Con yêu bình-phẩm: "Chỉ có mỗi một cách giải-thích hành-động của mụ: Chắc đồng bạc ấy là bạc giả".
"Cái vật trang-điểm mà lão láng-giềng của ngươi đang đeo là cái gì thế?". Con rồng bay uốn-éo trên đầu cột cạnh đấy cất tiếng hỏi.
Vị thánh gần phát khóc vì tức tủi, chỉ tại ông ta bằng đá cho nên không đổ lệ được.
"Đó là một đồng bạc-ơ-rất có giá trị". Con yêu đáp một cách khôn-khéo.

Thế là tin đồn bay khắp giáo-đường rằng tại khám thờ vị thánh nhỏ bằng đá có một món quý vô giá.
"Nghĩ cho kỹ kể ra có được cái lương-tâm của một con yêu đâu phải là chuyện tầm thường?". Vị thánh tự nhủ.
Lũ chuột ngôi nhà thờ vẫn nghèo xác nghèo xơ chẳng khác chi xưa kia. Nhưng nó vốn là nghiệp dĩ của chúng.

SAKI, "The Saint and the Goblin"
Nguyễn Thị Chân Quỳnh dịch
.

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeSun Jan 17, 2021 5:56 pm

.

Tấm thiệp

- Sergio Ramírez


   
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Clip_image002_thumb
Sergio Ramírez (1942-) là nhà văn Nicaragua, tốt nghiệp luật khoa từ Đại Học Nacional Autónoma de León. Từ thời sinh viên, ông đã thành lập tạp chí Ventana (‘Cửa Sổ’) và xuất bản cuốn sách đầu tay của mình. Ông giữ chức phó tổng thống (1985-1990) trong chính phủ Nicaragua của tổng thống Daniel Ortega. Ông từng làm giáo sư thỉnh giảng tại một số đại học như University of Maryland, Harvard và Freie Universität Berlin.
Ông cộng tác thường xuyên với báo chí ở Hoa Kỳ, Mỹ La-tinh và Tây Ban Nha. Tiểu thuyết Margarita, está linda la mar (1998) đã đem về cho ông giải Alfaguara, một trong những giải thưởng văn chương quốc tế danh giá nhất dành cho thể loại tiểu thuyết viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Năm 2017, ông là nhà văn Nicaragua đầu tiên được vinh dự nhận giải thưởng văn chương cao quý mang tên Miguel de Cervantes do chính tay nhà vua Felipe VI của Tây Ban Nha trao tặng.
Truyện Tấm Thiệp (‘La tarjeta’) của Sergio Ramírez xuất hiện lần đầu trong tuyển tập truyện ngắn ấn hành vào năm 1963.


Humberto Solano sinh trưởng ở Làng Chài Lưới. Tuổi thơ của hắn trải qua nơi ven hồ của một vùng chằng chịt cống rãnh, giúp cha mẹ làm ghe thúng. Thời thanh niên, hắn thường la cà ở những quán bi-da hay nhà thổ ở miền sông nước. Khi cha hắn chết đuối trong một cơn nóng giận ở đó, cách bến ghe thuyền khoảng 20 thước tây, Humberto phải bắt đầu kiếm sống để lo toan cho mẹ và đứa em gái tên Chabelita. Mới đầu, hắn làm nghề đánh cá, vì trong làng nghề đó là nghề phổ biến nhất. Về sau, hắn đâm ra chán sông nước, quay sang làm nghề soát vé trên xe buýt thành phố, nhưng rồi cũng bỏ việc, một phần cũng vì mùi xăng nhớt thường khiến hắn chóng mặt và hắn chán luôn cả trạm xe buýt, trong từng giây từng phút.

Khi đã quá tuổi thanh xuân, ngày ngày phải mưu sinh đổ mồ hôi nước mắt, hắn không còn lai vãng tới nhà thổ hay tửu quán trong vùng nữa. Bao nhiêu tiền kiếm được, hắn đưa cả cho mẹ. Ba mẹ con cứ thế nương nhau mà sống. Ít lâu sau, hắn nhận chân canh gác ở một công ty thương mãi ở thủ đô Managua. Hắn rất thích công việc này, vì hắn yêu ánh đèn của những bảng hiệu từ trên cao hắt xuống đất từng con chữ một, và khi dường như tất cả những con chữ đã vương vãi khắp nơi trên lề đường, chùm ánh sáng ngưng lại, tan biến đi, để rồi lại bắt đầu như trước. Hắn cũng yêu những con đường vắng vẻ vì chúng trông thật buồn bã, chỉ nghe thấy tiếng xào xạc từ những người phu quét đường thu dọn rác ở các góc phố. Mỗi lần đã chán chê với sự thinh lặng, hắn lại cất tiếng huýt sáo, và khi đã chán huýt sáo, hắn thường thả bộ từ góc đường này đến góc đường khác, đếm từng bước chân của mình.

Mẹ của Humberto, bà Rosa Solano, là người đã chia cuộc sống của mình ra làm hai phần: phần đầu là ở El Sauce, nơi bà sinh trưởng, còn phần sau là ở xóm chài này, kể từ khi bà thành vợ của José María Larios, mà nay đã quá vãng. Chính ông đã mang bà từ nơi chôn nhau cắt rốn đến vùng này trên một chuyến xe lửa. Từ đó trở đi, cuộc đời của bà là ở bên cái hồ này: căn nhà, người chồng và hai đứa con. Hầu như bữa ăn nào trong gia đình cũng gồm những món lặp đi lặp lại: chuối, cơm và đậu. Trong những mùa bão lụt, hội Hồng Thập Tự cho họ cá mòi hộp để ăn, nhưng cả nhà không ai thích vì mùi tanh của chúng. Khi José María Larios qua đời, bà trở nên trầm uất, như con chim trong đàn đứng run rẩy dưới cơn mưa ven hồ. Cả ngày bà quanh quẩn bên cái bàn ủi quần áo, vì chỉ có công việc này mới giúp bà tiếp tục sống, hay nói đúng hơn bà chỉ còn sống để làm việc đó. Mỗi khi đi làm về, con trai của bà không còn hôn lên trán bà như trước nữa. Và bà cũng chẳng còn để tâm chi đến cái thói quen trưởng giả đó. Nhưng trong thâm tâm bà vẫn rất thương con. Bà đã chẳng thương nó trong hai mươi mấy năm nay là gì.

Bây giờ, Humberto Solano đang sống trong thế giới của văn minh. Hắn thấy thật thân quen với xe cộ đông đúc, những bảng hiệu sáng choang, những cánh cửa tự động, những chiếc máy bỏ tiền vào để nghe nhạc, báo chí, cửa hiệu, xe hốt rác và những điếu thuốc lá hương vị bạc hà. Hắn hoà nhập vào chốn kinh đô ánh sáng với một tình yêu mới mẻ chẳng biết khởi sự bằng cách nào. Hắn cảm thấy hạnh phúc trong cái thế giới gần như hoàn toàn cơ khí hoá này mà hắn cho là đã được tạo ra cho chính hắn. Những quán bi-da, những nhà thổ ngày xưa đã chìm vào quên lãng. Hắn ít khi đến những quán có máy bỏ tiền nghe nhạc vì dù sao chúng cũng đã là một phần cố nhiên trong sự khám phá của hắn về thế giới văn minh này.

Mẹ của Humberto là một người đàn bà chân chất. Hiếm khi bà đi ra khỏi khu xóm. Bà thậm chí chẳng biết phim ảnh là cái gì. Bà không đọc báo, nghe radio hay nghe nhạc. Đối với bà, chẳng có gì quan trọng hơn là công việc, gia đình và có đủ cái ăn. Chabelita được cắp sách đi học chẳng qua là cũng nhờ ở gần một ngôi trường. Vả chăng, nó đã mười hai tuổi nên ít nhất cũng phải học hành để biết đọc dăm ba chữ. Tuy vậy, bà mẹ hết sức xem thường tất cả những gì gọi là văn minh. Đối với bà, cuộc đời là cái hồ nằm ngay trước mắt. Cái hồ mênh mông đó chính là nơi hội tụ của tất cả những cái cống rãnh của nền văn minh bao la và cuồng nhiệt.

Còn đối với Humberto, chốn thành đô là một điều gì không thể tránh khỏi. Hắn yêu chốn này bằng tất cả sự hồn nhiên của mối tình đầu đã gắn bó hắn với biết bao nhiêu là thứ: nhựa đường, tiếng còi xe, những viên cảnh sát ở các ngã tư, những ngọn đèn xanh đèn đỏ… Hắn yêu thành phố vào ban ngày lẫn ban đêm. Càng gần gụi với những con đường tráng nhựa lúc nào cũng như mơn trớn tâm hồn hắn, tình cảm hắn dành cho cái hồ nước và căn nhà xưa càng phai nhoà trong hắn. Công việc kế tiếp của hắn là tài xế xe buýt chạy xuyên đồng quê. Trong các chuyến xe thường nhật của hắn đến thành phố Tipitapa, khi chạy ngang phi trường, nơi có những chiếc phi cơ nằm say ngủ khi chiều xuống, lòng hắn tràn ngập một niềm hạnh phúc. Hắn có cảm tưởng như một ngày nào đó mình cũng có thể cất cánh bay bổng lên cao, để từ không trung nhìn xuống cả thành phố, trong lúc hoàn toàn khoả thân, thấy rõ từng căn nhà, từng con phố.

Khi Humberto đã trở thành một tay lái xe lành nghề, người ta cho hắn làm tài xế cho một vị bộ trưởng. Tới lúc đó, hắn đã quên hết xóm chài, cái hồ nước, cả bà mẹ và đứa em gái. Hắn cưới một cô gái thành thị và không bao giờ trở lại chốn cũ, vì giờ đây hắn đã hoà nhập vào cái thế giới văn minh của riêng hắn. Ngày 30 tháng Năm (1), Humberto ghé tiệm sách để mua một tấm thiệp lớn tẩm nước hoa để gởi cho mẹ.
– Để mẹ đừng tưởng rằng mình đã quên mẹ, hắn nghĩ thầm.
Vào giữa trưa, người đưa thư đến tận căn nhà nhỏ bé để giao tấm thiệp. Anh ta đưa nó cho Chabelita.
– Mẹ, có thư mẹ ạ.
Bà mẹ đặt một cái bàn ủi vào lò lửa, không buồn quay lại.
– Ai mà viết thư cho mẹ. Chắc là thư đến nhầm địa chỉ.Chabelita đến gần mẹ, đọc lại dòng chữ trên phong bì.
– Đúng thật mà mẹ. Tên “Bà Rosa Solano” có ghi rõ ràng đây.
Bà mẹ lấy trong rổ ra một cái áo và vẩy nước lên để sửa soạn ủi.
– Vậy thì con mở ra đi.

Chabelita trịnh trọng mở chiếc phong bì ra.
– Mẹ ngửi xem!
Bà mẹ cầm lấy cái bàn ủi.
– Con đọc cho mẹ nghe. Mẹ đang bận tay.Chabelita tiến đến gần lò lửa và bắt đầu đọc.
– “ƯỚC MONG NGÀY HÔM NAY NHỮNG QUẢ CHUÔNG HẠNH PHÚC SẼ RUNG LÊN NHIỀU ÂM ĐIỆU ÊM ÁI DÀNH CHO MẸ”. Đó là hàng chữ in sẵn. “Con trai của mẹ, Humberto Solano”, hàng chữ này viết bằng tay, có lấm mực, như tuồng chữ đề ngoài phong bì.

Người đàn bà ủi hết cánh tay áo, riêng chỗ cổ tay bà ủi đi ủi lại đến ba lần. Bà đến gần lò lửa, và tất cả những nếp nhăn của cái áo hiện ra rõ mồn một.
Chabelita lại hít hít tấm thiệp lần nữa và sung sướng thở ra một hơi dài.
Bà mẹ nắm chặt quai bàn ủi. Bà giơ cái áo lên để thấy những chỗ rách, và giọng bà cũng cao lên theo.
– Áo xống kiểu này thì có nước chết đói!
Bà xoay người lại để cời lửa trong lò lên.
– Cả chục cái thiệp như thế cũng không bỏ vào nồi mà nấu được!

Ngoài kia, mặt hồ lung linh như một cái cánh khổng lồ, xanh biếc, tung lả tả từng chùm lông vũ xuống bãi cát. Từ trên cao, xuyên qua tất cả những cống rãnh, nền văn minh phủ chụp xuống cả mặt hồ.

Trần C. Trí chuyển ngữ từ tiếng Tây Ban Nha

Chú thích:
(1) Ngày 30 tháng Năm là Ngày Hiền Mẫu ở Nicaragua.
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeThu Jan 21, 2021 8:28 pm

.

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Z

Cái mũi
- Akutagawa Ryunosuke (1892-1927)


Lời người dịch: Là một nhà văn nổi tiếng nhưng Akutagawa Ryunosuke không bao giờ viết truyện dài. Tuy vậy, hầu hết tác phẩm của ông rất độc đáo, đưa ông lên vị trí cao trong văn đàn Nhật Bản. Văn ông giàu điển tích chỉ thấy được trong những tác phẩm nổi danh của Nhật Bản thời cổ. Ngòi bút ông phân tích chi ly tình cảm, niềm vui nỗi buồn, những lo âu, dằn vặt hay ham muốn, những khía cạnh tế nhị của tâm hồn con người. Khi đọc tác phẩm Cái mũi, văn hào Natsume Soseki, một bậc đàn anh trong giới văn học Nhật Bản đã đưa ngay ra nhận xét: “Cứ viết cho được vài chục bài như vậy đi, tên tuổi con người này sẽ lẫy lừng ngay trong giới văn học”.
Tâm lý con người thật phức tạp! Cứ muốn tìm cách thay đổi hoàn cảnh cho thuận lợi hơn. Nhưng chẳng ngờ kết quả ngược lại. Cuối cùng cái gì đã có tự nhiên vẫn quý. Biết thế mà mấy ai chịu như vậy! Ít người yên vui được trước mọi hoàn cảnh.
Bài này được dịch theo nguyên tác Hana của nhà xuất bản Kadokawa bunko tái bản lần thứ 33 năm 1984.


Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm, đầu đuôi đều to như nhau, chẳng khác gì một khúc xúc xích treo lủng lẳng trên mặt.
Từ khi còn là sa-di để chỏm cho đến nay hơn 50 tuổi, đã thành cao tăng được chọn vào cung vua giữ việc tu hành mà trong lòng sư lúc nào cũng canh cánh một nỗi khổ tâm vì cái lỗ mũi của mình. Dĩ nhiên, ngoài mặt vẫn cố làm ra vẻ như chẳng có gì lo nghĩ. Nhưng đó chẳng phải vì mình đã là vị sư hết lòng tu hành cho kiếp sau nên lo cho cái lỗ mũi thì hóa ra không hay, mà chính vì rất sợ người ta biết tâm trạng mình cứ lo lắng cho cái lỗ mũi.
Có hai nguyên do khiến sư luôn rầu rĩ về cái lỗ mũi. Thứ nhất là nó dài quá, rất bất tiện. Ăn cơm chẳng ăn một mình được. Ăn một mình thì lỗ mũi sẽ đụng cơm trong bát mất. Cho nên mỗi khi ăn, sư cho đệ tử ngồi kế bên dùng miếng gỗ lớn, bề ngang cỡ 3 phân, dài cỡ 6 tấc để mà nâng cái lỗ mũi lên giùm. Việc này thật ra chẳng phải đơn giản đối với sư lẫn đệ tử. Mọi người ở Kyoto đều biết chuyện, có lần một người nâng lỗ mũi thay cho đệ tử nhà sư bị hắt xì một cái làm rung tay, khiến cho lỗ mũi rớt luôn vào bát cháo. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do chính khiến cho nhà sư khổ tâm vì cái lỗ mũi. Mà thật ra nhà sư đau khổ vì cái lỗ mũi đã làm tổn thương lòng tự trọng của mình.

Dân chúng xóm Đuôi Ao cho rằng với cái lỗ mũi như thế, chắc hẳn nhà sư hạnh phúc vì mình không phải là người thường. Bởi vì chẳng có cô gái nào chịu làm vợ người có lỗ mũi như vậy. Thậm chí có người còn suy luận chắc vì có lỗ mũi như vậy nên sư mới xuất gia. Tuy nhiên, nhà sư thì lại chẳng mảy may nghĩ rằng nhờ đi tu mà giảm bớt được phần nào nỗi sầu muộn do cái lỗ mũi gây nên.
Nhà sư tìm đủ cách khôi phục lại lòng tự trọng bị tổn thương, tích cực lẫn tiêu cực. Trước hết, nhà sư cố làm sao để cho lỗ mũi thấy ngắn hơn thực tế. Những lúc chẳng có ai, sư nhìn vào kiếng, quay qua quay lại đủ kiểu để ngắm. Rồi có lúc cảm thấy không yên tâm lắm nếu chỉ có thay đổi vị trí khuôn mặt, nhà sư còn tìm nhiều cách khác như chống tay vào má, tỳ ngón tay vào cằm,… để ngắm nghía. Thế nhưng chưa lần nào nhà sư thoả mãn là thấy lỗ mũi mình ngắn hơn. Thậm chí vì phiền muộn quá, đôi khi ngược lại thấy lỗ mũi lại dài hơn. Những lúc đó, nhà sư cất kiếng vào hộp, lặng lẽ thở dài rồi miễn cưỡng trở lại bàn tụng kinh Quan Âm.
Từ đó, nhà sư luôn để ý đến lỗ mũi người khác. Ngôi chùa ở Đuôi Ao thường xuyên có thuyết pháp. Trong chùa nhà ở san sát nhau, các vị sư luôn nấu nước hàng ngày. Do đó đủ mọi hạng người ra vào chùa từ tăng lẫn tục. Sư Thiền Trí kiên nhẫn quan sát khuôn mặt từng người, những mong sẽ gặp được ai đó có cái lỗ mũi giống mình để tự an ủi phần nào. Con mắt nhà sư chẳng thèm để tâm đến quần áo của mọi người, nhất là mũ áo của sư sãi thì đã thường quá, chẳng lọt vào mắt. Tóm lại sư không nhìn người mà chỉ nhìn lỗ mũi. Trong số người qua lại, cũng có người mũi quặp như mũi két, thế nhưng tuyệt nhiên không ai có mũi giống như của mình. Cứ thế, ngày qua ngày, sư lại càng buồn thêm. Chính nỗi buồn miên man đó đã khiến cho lúc nói chuyện với người khác sư cứ vô tình rờ vào đầu lỗ mũi mà đỏ mặt thẹn thùng thấy chẳng xứng với cái tuổi đã ngoại ngũ tuần.
Cuối cùng, sư cố tìm trong kinh điển và cả sách vở ngoài đời xem có ai có lỗ mũi giống mình không để gọi là đỡ buồn đôi chút. Nhưng không thấy kinh điển nào ghi Mục Kiền Liên hay Xá Lợi Phất có lỗ mũi dài cả. Long Thọ, Mã Minh cũng là bồ tát có lỗ mũi bình thường. Khi nghe chuyện Lưu Huyền Đức của nhà Thục Hán có lỗ tai dài, sư thầm nghĩ phải chi đó không phải là lỗ tai mà là lỗ mũi thì đỡ khổ cho mình biết bao nhiêu.
Không cần phải nói cũng biết rằng ngoài các biện pháp tiêu cực như vừa kể, sư còn tích cực tìm cách làm cho mũi ngắn đi. Về mặt này, sư cũng đã làm hết cách. Từ nấu trái bình bát để uống cho đến lấy nước đái chuột quẹt lên mũi. Nhưng dù làm cách nào đi nữa, cái lỗ mũi vẫn nằm dài lủng lẳng trên mặt hơn một tấc rưỡi.

Thế rồi vào mùa thu năm nọ, có một đệ tử đi lên kinh đô làm công việc cho nhà sư đã được một y sĩ quen biết chỉ cách làm cho lỗ mũi ngắn đi. Y sĩ đó nguyên là người từ Trung Quốc đến tu ở chùa Trường Lạc. Tuy nhiên, sư Thiền Trí cố tình không thử ngay phương pháp đó, giả bộ như mọi khi là làm như chẳng quan tâm đến cái lỗ mũi của mình. Mặt khác, mỗi khi ăn cơm, sư đều nhẹ nhàng nói rằng thật khổ tâm vì đã làm phiền đệ tử quá. Đương nhiên trong lòng thì vẫn chờ đệ tử thuyết phục mình dùng thử phương pháp đó. Phía đệ tử cũng chẳng phải không biết tâm trạng của sư. Thế nhưng đệ tử không ghét mà còn thương tình khi thấy sư phải cố tình làm như thế. Đệ tử bèn đem ba tấc lưỡi ra khuyên sư hãy thử phương pháp vừa học được. Thế là cuối cùng sư đã nghe theo lời khuyên nhiệt tình của đệ tử. Phương pháp này thật ra vô cùng đơn giản: dùng nước nóng trần lỗ mũi rồi cho người đạp lên. Nước nóng thì đã có sẵn, hàng ngày vẫn được đun trong bếp. Vị đệ tử bèn đi vào bếp lấy chậu nước nóng mang ra. Nước nóng đến nổi không thể cho ngón tay vào được. Do đó, nếu cho lỗ mũi thẳng vào trong nước này thì không khéo hơi nóng bốc lên sẽ làm phỏng mặt. Vị đệ tử bèn lấy nắp đục lỗ đậy lên chậu rồi đút lỗ mũi sư vào chậu qua cái lỗ đó. Chỉ cho lỗ mũi vào chậu nước nóng như thế thì sẽ chẳng thấy nóng. Được một lúc vị đệ tử lên tiếng:
- Chắc là đã trần xong rồi?
Sư cười đau khổ nghĩ rằng nếu ai có nghe hỏi như thế thì cũng chẳng làm sao biết được đó là câu chuyện cái lỗ mũi. Lỗ mũi hấp trong nước nóng cảm giác rất nhột nhạt giống như bị rận cắn. Sư nhấc lỗ mũi còn ngút khói ra khỏi chậu nước nóng để lên sàn cho đệ tử co hai chân đạp lên. Sư nằm nhìn cặp chân đệ tử co lên đạp xuống ngay trước mắt mình. Vị đệ tử nhìn xuống cái đầu hói của nhà sư, thỉnh thoảng thoáng vẻ tội nghiệp hỏi:
- Thầy có đau lắm không? Y sĩ bảo là đạp cho mạnh. Chắc là đau lắm phải không?
Sư định lắc đầu ra dấu không đau. Thế nhưng lỗ mũi bị đạp nên cái cổ chẳng nhút nhích được. Sư bèn nhướng mắt lên nhìn cái chân nứt nẻ của đệ tử vừa trả lời như giận dữ:
- Chẳng có đau.
Thật ra lỗ mũi ngứa mà được đạp như thế thì thay vì đau, nó lại có cảm giác dễ chịu hơn. Đạp một lúc thì xung quanh lỗ mũi xuất hiện những đốm như hạt kê, trông giống như con chim bị vặt lông mà quay. Thấy thế, đệ tử thôi đạp, lẩm bẩm như thầm nói với mình:
- Y sĩ biểu dùng cây nhíp để vặt bỏ.
Sư bèn phùng má lên như có vẻ không bằng lòng, để mặc cho đệ tử muốn làm gì thì làm. Không phải là không biết đệ tử tử tế với mình nhưng sư không vui khi thấy lỗ mũi mình bị xem như một thứ đồ vật. Gương mặt sư giống như bịnh nhân không tin tưởng bác sĩ mà phải chịu giải phẫu, bất đắc dĩ ngắm nhìn đệ tử dùng chiếc nhíp vặt lấy các mụt mỡ ở lỗ chân lông trên mũi. Mụt mỡ vặt ra dài hơn một phân, giống như cộng lông chim.
Một lúc xong, đệ tử nói như thở phào nhẹ nhõm:
- Trần thêm một lần nữa mới được.
Gương mặt sư vẫn lộ vẻ bất mãn, mặc cho đệ tử muốn làm gì thì làm. Trần xong lần nữa lấy ra thì thấy lỗ mũi đã ngắn lại hơn mọi khi. Thế này thì chẳng khác gì lỗ mũi quặp vẫn thấy. Sư Thiền Trí vừa vuốt mũi vừa đưa mắt bẽn lẽn nhìn vào kính do đệ tử mang tới với vẻ ngượng ngùng. Lỗ mũi, cái lỗ mũi dài tận dưới cằm trước kia giờ đây đã rút ngắn lại như chuyện không tưởng, chỉ còn hơi cao hơn môi trên một chút. Những đốm đỏ rải rác trên mũi có lẽ là dấu vết do bị đạp mà ra. Thế này thì chắc chắn không còn ai cười nữa. Gương mặt trong kính của sư nhìn gương mặt bên ngoài kính mà nháy mắt cười như mãn nguyện. Tuy nhiên, đó mới là hôm đầu tiên thôi, sư vẫn còn lo âu không biết lỗ mũi có dài ra lại không. Cho nên dù tụng kinh hay ăn uống, mỗi khi có chút rảnh rổi là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi thăm chừng. Nhưng lỗ mũi vẫn ngoan ngoãn nằm phía trên môi, hoàn toàn không có vẻ gì dài ra. Từ đó, mỗi lần ngủ dậy, điều đầu tiên là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi. Nó vẫn ngắn. Thế là lòng sư thanh thản như đã tạo được công đức chép kinh Pháp Hoa.

Tuy nhiên, chỉ hai ba hôm thôi, nhà sư lại phát hiện một điều lạ lùng. Đó là những võ sĩ thường đến chùa Đuôi Ao lại không nói năng gì cả, chỉ lom lom nhìn lỗ mũi của sư với vẻ mặt càng lạ lùng hơn trước. Chẳng những thế, chú tiểu từng làm rớt lỗ mũi của sư vào trong chén cháo, lúc gặp mặt sư ngoài giảng đường đầu tiên còn cúi mặt xuống ráng nhịn cười, nhưng rồi kiềm chế không được phải bật ra thành tiếng. Các chú tiểu lúc nhận chỉ thị trước mặt còn nghiêm túc nghe, nhưng hễ sư vừa quay lưng đi là cứ cười lên khúc khích. Lúc đầu, nhà sư nghĩ rằng đó là do mặt mình thay đổi. Nhưng dần dần thấy rằng giải thích như thế không không đủ. Đúng là các chú tiểu hay sa di cười là vì thế. Nhưng cũng một cái cười mà nó có gì đó khác với lúc lỗ mũi còn dài. Có thể bảo vì lỗ mũi ngắn trông lạ lùng hơn so với lỗ mũi dài mà họ đã quen thấy. Nhưng mà nó còn cái gì nữa ấy.
- Trước kia mọi người đâu có cười ra mặt như vậy đâu.
Thỉnh thoảng sư ngừng tụng kinh, nghiêng nghiêng cái đầu hói mà nói lầm bầm. Mỗi lần như thế, nhà sư dễ mến lại đưa mắt lơ đễnh nhìn tấm hình bồ tát Phổ Hiền treo kề bên, nhớ lại lúc mũi còn dài vào bốn năm hôm trước mà âu sầu, giống như cảnh người lâm vào bước túng cùng, tưởng nhớ lại thuở giàu sang sung sướng trước kia. Rất tiếc là sư Thiền Trí không đủ trí tuệ để trả lời được câu hỏi này.

Tâm hồn con người luôn luôn có hai thứ tình cảm mâu thuẫn nhau. Dĩ nhiên không ai lại không cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. Nhưng khi người đó thoát ra khỏi cảnh bất hạnh thì tự nhiên trong lòng lại cảm thấy có cái gì đó không muốn như thế. Nói cường điệu hơn là thậm chí còn muốn cho người đó bị lâm vào cảnh bất hạnh tương tự thêm một lần nữa. Rồi đến lúc nào đó trở nên thù ghét họ, dù không phải cố ý. Mặc dù không hiểu rõ nguyên nhân, nhưng sư lại buồn vì cảm thấy thái độ bàng quan, ích kỷ của những người tăng lẫn tục trong xóm Đuôi Ao này.
Thế là càng ngày sư càng gắt gỏng, khó chịu. Gặp ai cũng la rầy. Làm cho đến nỗi đệ tử đã giúp chữa lỗ mũi cho sư cũng nói xấu rằng:
- Sư Thiền Trí thế nào cũng bị mang tội.
Đặc biệt chú tiểu nghịch ngợm kể trên đã làm cho sư vô cùng giận dữ. Một hôm nọ nghe tiếng chó sủa vang rân, sư bước ra ngoài xem thì thấy chú tiểu đang cầm tấm gỗ dài khoảng 6 tấc đuổi theo con chó xù ốm nhom. Không những chỉ đuổi thôi, chú tiểu còn vừa đuổi vừa la lên: “Đừng để bị đập lỗ mũi nghen. Nè, đừng để bị đập lỗ mũi”. Sư bèn giựt lấy tấm gỗ trên tay chú tiểu, đập thẳng tay vào mặt chàng ta. Thì ra đó là tấm gỗ đã được dùng để nâng lỗ mũi của sư lúc trước.

Thế là sư lại lấy làm hận vì cái lỗ mũi ngắn lại. Rồi một hôm nọ, khi màn đêm buông xuống, gió từ đâu đột nhiên thổi đến làm cho các chuông nhỏ trên tháp reo vang vọng đến bên gối nghe nhức óc. Thêm cái lạnh cắt da nên người già như sư Thiền Trí muốn ngủ cũng không thể nào chợp giấc được. Sư nằm trằn trọc trên giường một hồi thì bỗng thấy cái mũi trở nên nhột nhạt khác thường. Đưa tay rờ thì thấy nó hơi sưng lên như ngậm nước, và dường như chỉ riêng có chỗ đó nóng lên thôi.
- Chắc là mình đã bị bịnh vì cố quá sức làm cho mũi ngắn lại.
Sư vừa lẩm bẩm vừa đưa tay lên đè mũi với vẻ kính cẩn như dâng hoa cúng Phật.
Sáng hôm sau sư thức dậy sớm như mọi khi thì thấy cây bạch quả và những cây khác trong sân chùa đã rụng sạch lá trong một đêm. Sân vườn sáng chói như lát vàng. Những giọt sương đêm đọng lại trên hiên tháp làm cho vầng cửu luân trên nóc càng toả sáng chói lọi dưới ánh nắng ban mai yếu ớt. Sư mở cửa ra đứng ngoài hiên hít một hơi thật sâu. Đúng lúc đó, có một cái cảm giác gần như sắp sửa bị quên bẵng đi lại trở về với sư. Sư lật đật đưa tay lên mũi. Đó không còn là cái mũi ngắn đêm hôm trước nữa, mà là cái lỗ mũi dài hơn một tấc rưỡi nằm lòng thòng xuống đến tận cằm như trước kia. Lúc này sư mới hiểu ra rằng lỗ mũi đã dài ra như xưa trong vòng một đêm thôi. Đồng thời cái cảm giác phơi phới giống như khi làm cho lỗ mũi ngắn lại được lại trở về trong lòng nhà sư.
- Như thế này thì chắc không còn ai cười nữa.
Sư tự nhủ thầm trong lòng, vừa để cái lỗ mũi dài đong đưa theo gió thu ban mai.

Việt Châu dịch từ nguyên tác tiếng Nhật Hana
Tokyo tháng 4/2004

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitimeWed Jan 27, 2021 7:37 pm

.
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Images?q=tbn:ANd9GcR24nW9vucfFZvHk6mDvFHmOQkp1IaSvr0Gbw&usqp=CAU

TẠM BIỆT
- ALBERTO MORAVIA (1909-1990)


Dịch và giới thiệu THÂN TRỌNG SƠN

Protolongone là một lâu đài cổ nằm trên một mỏm đá nhô ra phía biển. Ngày tôi được trả tự do, cơn gió tây nam thổi rát mặt, nắng chói chang trên bầu trời quang đãng.

Phải chăng vì trời gió, vì mặt trời, hay là do còn ngất ngây khi được tự do, sao tôi thấy người lâng lâng. Bởi vậy, lúc đi ngang mảnh sân thấy ông giám đốc đứng trong nắng nói chuyện với một viên quản ngục, tôi không thể không lớn giọng chào: “ Xin tạm biệt ông giám đốc!.
Tôi chợt thấy ân hận ngay vì câu tạm biệt không hợp thời này, nghe như có vẻ tôi còn muốn trở lại nơi đây, thậm chí tin chắc là thế nào cũng trở lại. Ông giám đốc nhân từ mỉm cười và vẫy tay chào tôi rồi nói chữa hộ: “Chào vĩnh biệt, cậu muốn nói vậy chứ gì!”
Tôi lặp lại: “Vâng, vĩnh biệt ông giám đốc nhé!“ nhưng câu nói trễ mất rồi, vì tôi đã lỡ lời xằng bậy và không rút lại được.

Câu tạm biệt đó cứ vang mãi trong tai tôi trong suốt đường đi và ngay cả khi tôi về đến nhà ở Rome. Có lẽ nguyên do còn ở sự tiếp đón, phần mẹ tôi thì ân cần tất nhiên rồi, nhưng về phía những người khác, tệ hại hơn tôi tưởng. Em trai tôi, thằng bé chẳng có óc não, chuẩn bị đi đá banh, buông thõng một câu: “ Ê, chào anh Rodolfo.” Con em gái, một đứa dữ dằn, hời hợt, chạy ào từ phòng ngủ ra, hét lớn nó sẽ bỏ đi nếu tôi về ở trong nhà. Còn ba tôi, ít khi mở miệng, chỉ nhắc tôi là công việc ở xưởng mộc vẫn còn đó và nếu tôi muốn thì có thể đi làm lại ngay hôm nay. Thế rồi, ai nấy bỏ đi hết, tôi còn lại một mình với mẹ. Bà đang rửa chén bát trong bếp. Đứng trước bồn rửa, bà nhỏ bé, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, tóc tai rối bù, chân xỏ đôi giày ủng bự bằng dạ, vì bị thấp khớp, vừa lau chùi mấy cái dĩa, vừa thuyết giảng tôi, thiệt tình là, tuy chủ ý là tốt, nhưng nghe ra còn tệ hại hơn lời rủa của em gái và sự lạnh lùng của ba tôi và em trai.

Vậy thì bà nói những gì? Thì cũng những điều quen thuộc như bao bà mẹ khác, mà như mọi lần chẳng để ý gì  rằng trong trường hợp này, lẽ phải là về phía tôi, bởi tôi đã vung nắm đấm để tự vệ thôi, và tôi có thể chứng minh điều đó khi toà xử nếu không có thằng Guglielmo làm chứng gian. “Con trai à, con có thấy bạo lực dẫn tới đâu chưa? Hãy nghe mẹ, chỉ có mẹ thương con, khổ sở khi xa con. Nghe lời mẹ nghe con... Đừng hung dữ nữa... sống ở đời chịu đựng trăm lần còn hơn làm hại chỉ một lần... con có biết là chơi dao thế nào cũng đứt tay... dù con trăm ngàn lần là phải, nếu dùng bạo lực, sẽ thành quấy ngay. Chúa Giê-su, bị hãm hại đưa lên thập tự giá, nhưng Ngài đã tha thứ hết cho kẻ thù... con lại muốn hơn cả Chúa sao...” mẹ cứ dài dòng như thế... Tôi biết nói gì với bà đây? Nói là bà không rõ sự thật: chính tôi mới là người hứng chịu bạo lực, lỗi hoàn toàn ở thằng Guglielmo đốn mạt, đáng lẽ tên kia mới phải vào tù. Tuy nhiên tôi chọn cách im lặng, đứng dậy và bỏ đi.
Đáng lẽ tôi sẽ ra xưởng mộc, đường Saint Théodore, ba tôi và mấy người bạn đang đợi tôi ở đó. Nhưng tôi không đủ can đảm ra đi, vào đúng cái ngày trở về này, làm như chưa có chuyện gì xảy ra, với lấy chiếc áo vét móc trên cái đinh, khoác thêm áo choàng còn vết dầu mỡ dính từ hồi hai năm về trước. Tôi lại muốn tận hưởng niềm vui tự do, chẳng lo âu gì, muốn nhìn lại thành phố Rome, rồi nghĩ về công chuyện của mình. Thế là tôi quyết định hôm đó chỉ đi dạo chơi thôi, gác lại việc làm cho hôm sau.
Nhà chúng tôi ở phía đường Giulia. Tôi đi về hướng cầu Garibaldi.
Lúc còn trong tù, tôi thường nghĩ rằng, lúc được tự do, về đến Rome,  vào những ngày đầu tiên, mọi thứ với tôi sẽ đổi khác, khác một cách đặc biệt, tuỳ thuộc vào tình cảm của tôi khi nhìn thấy lại những cảnh vật đó: linh hoạt, mới mẻ, xinh đẹp, quyến rũ hơn. Vậy mà, trái lại, chẳng có gì thay đổi, chừng như tôi vốn ở Portolongone lâu đến thế, mà ngỡ như chỉ thấp thoáng trên bãi biển Ladispoli ít hôm thôi.

Hôm ấy là một trong những ngày thường xuyên có gió sa mạc thổi vào tại Rome: trời xám xịt, không gian u ám, hơi nóng ngột ngạt toả đè nặng cả những tường đá nhà cửa. Trong khi đi đường, tôi thấy lại cảnh vật như chúng vẫn xuất hiện, hôm nay cũng như ngày trước, không mới mẻ, không vui tươi: những con mèo xúm xít nơi góc đường, cạnh những đống rác, những nhà vệ sinh, những chữ viết nguệch ngoạc, những “đả đảo“, “hoan hô ai đó“ trên tường, những phụ nữ ngồi nơi ngưỡng cửa các tiệm bán buôn, tán gẫu với nhau, chân dạng ra; những nhà thờ có mấy người mù, người khuyết tật ngồi trên bậc thềm; những chiếc xe kéo nhỏ chở quả sung khô và quả cam, những quầy báo bày các tạp chí tranh ảnh và chân dung các nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Còn mọi người, tôi nhìn ai cũng thấy những khuôn mặt đầy ác cảm: người mũi quá dài, người miệng méo, người mắt sưng, người thì má xệ. Tóm lại vẫn là thành Rome và dân thành Rome, như lúc tôi bỏ họ ra đi, như tôi thấy lại họ bây giờ.
Lúc đến cầu Garibaldi, tôi đứng tựa tay vào lan can, nhìn dòng Tibre chảy: vẫn dòng sông Tibre đó, nước sáng loáng, dâng đầy, vàng bệch, những chiếc tàu neo đậu của các hãng cứu hộ, và anh chàng béo phì quen thuộc, mặc quần short đang luyện tập chèo thuyền, dưới con mắt của những kẻ hiếu kỳ quen thuộc.
Để lên tinh thần, tôi đi qua cầu với ý nghĩ tìm đến cái quán trong con hẻm “ del Cinque “, chủ quán Gigi là người bạn duy nhất của tôi trên đời. Tôi nói là tới đó để lên tinh thần, thực tế là tôi cũng bị cái tiệm mài dao kéo của Guglielmo ở gần quán lôi cuốn. Đúng vậy, nhìn thấy tiệm này từ xa, tôi sôi máu lên, cảm giác như đang vừa nóng vừa lạnh, có vẻ sắp ngất xỉu.

Vào giờ đó, quán vắng khách, tôi đến ngồi vào một góc tối, gọi nhỏ tên Gigi, hắn đang đọc báo sau quầy. Hắn đứng dậy, đến gần và nhận ra tôi, ôm chầm lấy tôi và luôn miệng nói rất mừng gặp lại tôi. Tôi cũng cảm thấy được an ủi, bởi lẽ, trừ mẹ tôi ra, hắn là người duy nhất có đạo đã bày tỏ thiện cảm với tôi từ khi tôi trở về. Tôi ngồi xuống, hơi thở đứt quãng, mắt đẫm lệ, còn hắn buột mồm, sau mấy câu xã giao:
- Ôi, Rodolfo, có tay nào đã cho nói với tao là mày sắp về. À, đúng rồi, chính là Guglielmo.
Tôi không nói gì, nhưng nghe nhắc tới tên đó tôi cảm thấy choáng váng.  
- Làm sao mà nó biết được? Gigi nói tiếp. Có điều chắc chắn là nó tới nói với tao như vậy với một bộ mặt đặc biệt! Nó đang sợ... thấy rõ như thế.
- Sợ cái gì? Tôi nói mà không ngước mắt lên. Chẳng phải nó đã nói sự thật sao? Chẳng phải nó đã làm nhiệm vụ nhân chứng sao? Rồi cái đám cảnh sát đã sẵn sàng bảo vệ nó nữa?
- Mày lúc nào cũng thế, Rodolfo à... Gigi vừa nói, vừa vỗ vai tôi. Không thay đổi chút nào hết... Nó sợ vì biết tính cách mày... Nó nói là nó không nghĩ là đã làm hại mày... Người ta lệnh cho nó nói sự thật, vậy là nó nói. ( Tôi vẫn không nói câu nào, Gigi ngừng một lát rồi tiếp ) Mày biết đó, tao thực sự tiếc là hai con người như mày và Guglielmo lại ghét nhau và sợ nhau... Bây giờ mày có muốn tao thuyết phục nó không... tao bảo nó là mày không giận nó... mày đã tha thứ cho nó?
Tôi bắt đầu hiểu hắn muốn đưa đến chuyện gì nên trả lời:
- Đừng nói gì với thằng ấy hết.
- Sao vậy? hắn thận trọng thăm dò. Sau bao nhiêu thời gian rồi mà mày vẫn giận nó sao?
- Thời gian chẳng nghĩa lý gì, tôi nói. Tao đến từ hiện tại, và với tao, mọi chuyện như mới xảy ra hôm qua... chuyện tình cảm thì thời gian chẳng có nghĩa gì đâu.
- Thôi nào, thôi nào, hắn khẩn khoản, đừng cố chấp như thế... ích gì đâu... mày nhớ bài hát đó chứ: hãy quên đi quá khứ, uống cho ngày đã qua.
- À, uống thì được... mang cho tao nửa lít đi... rượu “sec” thôi.
Giọng khô khốc, chẳng dài dòng thêm, hắn đứng dậy đi lấy rượu. Lúc trở lại, hắn chẳng chịu rót cho tôi ngay mà để cái bình qua một bên, rồi ra vẻ muốn đặt điều kiện cho tôi, hắn hỏi, giọng nghiêm túc:
- Này, Rodolfo, mày sẽ không làm gì quấy chứ?
- Rót rượu đi, đừng xía vô chuyện khác.
- Suy nghĩ đi mày, hắn nài nỉ. Guglielmo thật tội nghiệp, nó có gia đình, vợ và bốn con... mày phải hiểu sự việc chứ.
- Tao nói là rót rượu đi, mặc cho việc của tao.
Lần này thì hắn rót, nhưng từ từ thôi, và đưa mắt nhìn tôi.
- Cầm lên, tôi bảo hắn, cùng nâng ly này... mày là thằng bạn duy nhất, bạn đúng nghĩa của tao.
Hắn nhận lời ngay, rót đầy ly rượu, ngồi xuống, nói tiếp:
- Chỉ vì tao là bạn mày, tao mới nói sẽ làm gì nếu ở địa vị mày: tao sẽ đến nhà Guglielmo, một cách tự nhiên, và tao sẽ bảo nó: đừng trở lại chuyện cũ, chúng ta sẽ ôm hôn nhau như những người anh em, không nói gì nữa cả. (Hắn nâng ly lên ngang môi và chăm chăm nhìn tôi.)
- “Anh em là những con dao”, (1) tôi đáp, mày biết câu tục ngữ đó chứ?
Vào đúng lúc này, có hai khách hàng vào quán, Gigi uống cạn ly rượu rồi từ giã tôi đi phục vụ khách.

Tôi chậm rãi uống hết nửa lít rượu, suy tư. Nghĩ đến việc Guglielmo đang sợ tôi chẳng làm tôi bình tâm mà trái lại gợi trong lòng tôi sự căm giận. “Đồ hèn, tôi nghĩ, nó sợ à.” và tôi cầm siết cái ly dày, tưởng như đó là cổ của Guglielmo. Đúng là thằng hèn, sau khi làm chứng gian để tôi bị kết tội, hắn lại đi nói với Gigi để được tôi tha thứ. Uống hết bình nửa lít rượu, tôi gọi thêm bình khác. Gigi mang đến cho tôi:
- Mày thấy khá hơn không? Mày suy nghĩ chưa?
- Ừ, tao thấy đỡ rồi, tôi đáp, và tao suy nghĩ rồi.
Gigi rót đầy ly cho tôi, và nhận xét:
- Trong sự việc này, phải thận trọng thôi... đừng để tình cảm lôi cuốn, mày ở về phía lẽ phải, điều khỏi phải bàn cãi, nhưng cũng chính vì vậy mà mày phải tỏ ra độ lượng.
Tôi không thể nén câu nhận định chua chát:
- Nó đã khéo lên lớp cho mày đó chứ, thằng Guglielmo.
Hắn không phật ý và nói thành thật:
- Lên lớp gì đâu? Mày với nó đều là bạn tao... tao muốn hai đứa giảng hoà, thế thôi.

Tôi lại uống tiếp, và có lẽ do có men rượu, tôi lại suy nghĩ qua chuyện Guglielmo từ chuyện của mình, tôi thấy lại trong đầu mọi chuyện xảy ra trong hai năm vừa qua, đau khổ biết mấy, sỉ nhục dường nào. Nước mắt chảy đầm đìa, tôi vừa thương mình vừa thương người. Tôi là kẻ khốn khổ, đúng hay sai cũng chẳng để làm gì, tôi khốn khổ như bao người khác, như hết thảy mọi người... và Guglielmo chắc cũng khổ, và Gigi, ba tôi, em trai, mẹ và em gái tôi: tất cả đều là người khốn khổ! Lúc này, tôi nhìn Guglielmo dưới con mắt khác rồi và dần dà tôi nghiệm ra rằng có lẽ nó đã có lý, tôi phải tỏ ra độ lượng, tha thứ cho nó thôi. Ý nghĩ này làm tôi thấy mình cao cả hẳn, tôi hài lòng thấy mình nghĩ được như thế, bởi lẽ nếu trong đầu tôi, tôi tin là tha thứ tốt hơn báo thù, thì phải thừa nhận là con tim tôi đã mách bảo điều đó. Có điều là tôi ngại sự thừa nhận như thế sẽ chóng qua đi nên cảm thấy phải hành động ngay tức thì. Tôi không uống nữa, và gọi lớn:
- Gigi, mày đến đây ngay.... một lát thôi.
Hắn đến và tôi dứt khoát:
- Thực tình là Gigi ạ, mày có lý, tao nghĩ lại mọi chuyện rồi... nếu mày muốn, tao sẵn sàng rồi, mày đi với tao đến chỗ thằng Guglielmo.
- Thì tao đã nói rồi: cố suy nghĩ một chút, thêm chút rượu lành và con tim lên tiếng thôi.

Tôi không trả lời, và đột nhiên, tôi bật khóc, hai tay ôm lấy mặt. Tôi vừa nhìn lại thấy chính mình hồi ở Portilongone, nơi xưởng lao động của trại giam, trong bộ quần áo tội nhân, đang ra sức bào những tấm ván đóng quan tài. Trong tù ai cũng cố làm việc, và từ cái xưởng mộc nơi đây đã ra đời những chiếc quan tài cho Portoferracio và những thành phố khác của đảo Elbe. Và khi làm quan tài như thế, tôi đã khóc mà nghĩ rằng mong sao một trong những quan tài đó sẽ dành cho tôi.
- Được rồi, được rồi, Gigi vỗ vai tôi nói, đừng nghĩ gì về chuyện đó nữa... kết thúc cả rồi. (Rồi một lát sau hắn tiếp:) Cứ thế này tiến bước đến nhà Guglielmo, mày với nó ôm nhau như bạn bè, rồi về cả đây uống ly rượu hoà giải.
Tôi lau nước mắt nói:
- Cùng đi tới Guglielmo nào!

Ra khỏi quán, chúng tôi đi khoảng năm chục thước, rồi phía góc bên kia đường, ở giữa tiệm bánh mì và tiệm bán đá hoa, tôi đã nhìn thấy cửa hàng mài dao kéo. Guglielmo cũng chẳng thay đổi gì: thấp lùn, xanh xao, béo tròn, hói đầu, với khuôn mặt mỡ màng của kẻ phản bội hay người ngoan đạo, tôi nhận ra nó ngay, nó đứng nghiêng một bên trước bánh xe, chăm chú việc mài con dao, lật qua lật lại trước giọt nước làm ướt đá mài, nó chẳng thấy chúng tôi bước vào. Mới nhìn qua, tôi bỗng thấy trào máu, không, tôi không thể đến ôm nó như Gigi mong. Có khi tôi đã cắn đứt tai nó, tuy là không cố ý.
Thế rồi, Gigi lên tiếng, giọng vui vẻ:
- Guglielmo, bạn Rodolfo đây này, bạn ấy đến bắt tay cậu đấy... quá khứ là quá khứ thôi nhé.
Tôi thấy Guglielmo tái xanh mặt, làm một động tác gì đó, chừng như muốn núp ở cuối cửa hàng. Gigi lại thúc giục: “Nào! ôm hôn nhau đi và không nhắc chuyện cũ nữa”, tôi cảm thấy đắng họng, mắt tối sẫm lại.
- Thằng hèn, mày đã phá nát đời tao!
Tôi lao vào nó, cố tóm lấy cổ. Nó kêu rú lên, xưa nay vốn nhút nhát, chạy về cuối cửa tiệm. Nó đã tính sai, bởi trước các kệ xếp đầy dao như thế, thánh cũng không thể thoát được. Mà tôi lại chờ giây phút này từ bao nhiêu năm rồi!
- Rodolfo, bình tĩnh đi, Gigi hét lớn... giữ nó lại.
Guglielmo gào lên như con heo bị thọc huyết, và tôi vớ được một con dao, tôi lao thẳng về phía nó. Tôi định chém nó sau lưng, nhưng nó xoay người để tránh đòn nên tôi đâm thẳng nó ngay trên ngực. Tôi vung tay định đâm nhát thứ hai, nhưng bị ai đó giữ lại... Tôi ra ngoài, nhiều người vây lấy tôi, la hét và lợi dụng cuộc ẩu đả hỗn loạn, đánh cả tôi.

“Chào tạm biệt.”, tôi đã chào tạm biệt ông giám đốc trại giam, và đúng như vậy, ngay tối hôm đó, tôi đã nằm trong xà lim Regina Cœli với ba tên khác. Để khuây khoả, tôi kể chuyện của mình cho chúng nó nghe, một trong bọn chúng, có vẻ có hiểu biết hơn cả, nêu nhận xét:
“Ôi, ông bạn già ơi, khi ông nói lời tạm biệt, thực ra tiềm thức của ông nói thay ông đó... lúc ấy ông đã biết rồi sẽ làm gì.
Có lẽ tên đó nói đúng, nó nói ra vẻ nghiêm trang lắm, ra vẻ biết rõ tiềm thức là gì... Nhưng dù sao, tôi đã bị tóm rồi, và lần này, tôi nói lời tạm biệt với tự do.
____________________

Chú thích của người dịch:
(1) Trong bản tiếng Pháp, ghi nguyên bản tiếng Ý: Fratelli, coltelli. Câu tục ngữ đầy đủ là: Relatives serpenti, fratelli coltelli, tạm dịch: “Thân nhân là những con rắn, anh em là những con dao“
 
THÂN TRỌNG SƠN

(Dịch từ bản tiếng Pháp của Claude Poncet
    Au Revoir trong Nouvelles romaines.
       Nhà xuất bản Flammarion, 1982)

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)    Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)                                            Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Bàn tay Chúa - Miguel Rojas Mix (Chile)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chồng Chúa Vợ Tôi - Truyện Ngắn: Hạnh Đức
» Tập Truyện Ngắn Thế Giới: Sau ngày tận thế
» Tập Truyện Ngắn Thế Giới - Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro
» VÁN CỜ - Truyện Ngắn của Lê Tất Điều
» Truyện ngắn: LÀM ĐĨ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến