Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nhung nhac VNCH luong Chung quốc chuyen ngắn linh nguyet thuoc không quynh quang ngam trong chất Nguyen phải bich hoang quan sáng Trung Saigon truyện
Latest topics
» qua đi thôi bão nổi
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

» Trở về miền ký ức : Một bài viết về người lính VNCH
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 3:06 am by Admin

» Tôi Cưới Vợ
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeTue Jan 04, 2022 2:44 am by Admin

» Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeMon Nov 29, 2021 3:05 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeMon Mar 25, 2013 11:46 am



NHẠC THIỀN


Lê Tấn Tài


Âm nhạc được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực sinh hoạt của con người. Nhạc buồn khiến người sầu thương, nhạc hòa tấu làm người vui vẻ, quân nhạc thì phấn chấn, thánh nhạc tạo nên sự an tĩnh... Âm nhạc không có sự ngăn cách giữa người và ta, nó thông suốt từ trong ra ngoài và từ xưa tới nay. Âm nhạc còn là một thứ ngôn ngữ chung của thực tại: không luận là tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy róc rách, tiếng cá lội tung tăng, tiếng côn trùng râm rang, tiếng cầm thú gầm rống; cả đến tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nỉ non hay tiếng la hét của con người. Nhạc tự nhiên được hình thành dưới sự cộng hưởng không đều của những tần số âm thanh ấy. Âm nhạc chính là một nghệ thuật chân thiện mỹ, là một mầu nhiệm của nhân sinh.

Nhạc hòa âm với tiếng động
Waterfall and bird song


Một chút âm thanh, sắc màu thiên nhiên sẽ giúp giảm bớt áp lực căng thẳng sau những giờ làm việc. Và không cần phải tìm đâu xa, tiếng ầm vang của thác nước, tiếng róc rách mưa rơi, tiếng rì rầm sóng biển... sẽ đi thẳng vào tâm hồn của con người. Ðó là điều mà nhạc thiền muốn đem lại cho mọi người. Bởi thế, nhạc thiền giản dị, huyền bí, ngân nga, thánh thót. Nhạc như từ một miền xa xôi huyền hoặc đến thật gần gũi và yên bình, như tâm hồn của một kẻ tha phương lạc bước đã tìm được lối về. Người ta nhận thức được cái thế giới hiện nay mà họ đang sống quá ồn ào, chật hẹp, đầy áp lực... Nhạc thiền đem lại thư giãn, để con người đừng cuốn trôi theo những lo toan, để không bị nhận chìm hoặc đánh mất mình trong những mối bận tâm lo nghĩ đó. Hãy để tâm tư mình thật thanh thản, khi tâm hồn tĩnh lặng sẽ là lúc trái tim cởi mở.

Bản chất của thiền hay zen là vắng lặng , đơn thuần ,thanh khiết. Lý do đơn giản là con người cần tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân minh...  Từ hư vô đến hiện hữu cuộc đời. Và từ hiện hữu trở về với hư vô. Ðó là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Zen vẫn được coi là một triết thuyết mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian cực nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi: không làm việc này mà nghĩ đến việc khác. Ðó là thiền đích thực. Nếu tâm được tĩnh lặng thì con người sẽ nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi.

Nhạc sáo
Tinh Ca - nhac Pham Duy - Nguyen Dinh Nghia thổi sáo




Từ các thế kỷ trước các thầy tế lễ Phật giáo của Nhật Bản đã nhận thức được mối tương quan mật thiết giữa âm nhạc và con người và đã sáng tạo ra một nhạc khí để tấu lên khúc nhạc zen như là âm thanh thư giãn cho tinh thần và cơ thể. Và cho dù bạn có thích nhạc hay không, nó vẫn làm tâm bạn lắng đọng hơn.

Theo truyền thuyết, Kyochiku - một thầy tế lễ - người sáng lập môn phái thiền Myoan đã mê đi trong khi thực hành thổi sáo trong ngôi đền ở Ise. Ông mơ thấy mình đơn độc trên một chiếc thuyền giữa biển đầy mù sương và nghe một âm thanh lạ từ trên trời. Khi sương tan dần, ông lại nghe một âm thanh kỳ diệu khác. Tỉnh dậy, ông lập tức thể hiện những âm thanh bí ẩn đó vào trong các dụng cụ bằng tre, và tạo ra ba khúc nhạc: "Koku" (trống trời), "Kyorei" (chuông trống), và "Mukaiji" (biển sương). Ðó là "Ba tấu khúc xưa" rất đặc trưng và mẫu mực cho nhạc thiền "Koku" - một điệu nhạc thanh thản và trầm lặng, được chơi với một nhạc cụ có độ trầm nhất. Dòng nhạc nầy coi như thể hiện được quan niệm Hư Vô của Phật giáo.

Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo Shakuhachi (nghĩa đen là một thước tám = 1.8 feet = 30.3cm). Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo nầy làm từ giống tre Madake. Sáo Shakuhachi trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều dài là 54,5 cm. Nhạc công sẽ thổi vào phần đầu ống để sáo phát ra tiếng. Shakuhachi có 4 lỗ ở phía trước và 1 lỗ ở phía sau, vì vậy đôi khi người phương Tây cũng gọi nó là "sáo tre 5 lỗ". Năm cái lỗ này đủ để tạo ra các nốt trong mọi âm vực; trên thực tế, số lượng lỗ thổi nhỏ đã khiến âm thanh của shakuhachi trở nên réo rắt, đôi lúc khá chói tai. Tuy rất đơn giản, nhưng cây sáo Shakuhachi đòi hỏi người chơi không chỉ tập trung cao độ ở chiếc môi mà phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi (phải thổi trong 117 nhịp thở). Sáo Shakuhachi không được coi như là một nhạc cụ nhưng chủ yếu như là một công cụ tinh thần độc quyền của môn phái Zen sáo tre. Ðây là nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản được các thiền sư Komusou (nghĩa đen là "nhà sư hư vô") ngày xưa hay thổi các bản nhạc thiền gọi là honkyoku khi đi hành thiền.

Phong cách chơi sáo chủ yếu theo truyền thống của đền Myoan (nghĩa đen là "ánh sáng và tối tâm") ở Kyoto. Ðây là một cách thế biểu hiện Zen chủ trương loại bỏ các hình thức bên ngoài. Âm thanh chính của nó là “tiếng thì thào của gió qua động tre “dùng để thư giãn và thiền. Sáo tre hay sáo zen là một nhạc cụ được sáng tạo một cách bất ngờ , đơn giản - nhạc cụ để thổi, nó không có nốt bấm giống như sáo tây , không giống như cây clarinet hoặc saxophone , không giây như cây guitar hay vĩ cầm, bên trong không giống như dương cầm hay organ . Ðơn giản như vậy nhưng sáo Zen trong tay các bậc thầy có thể trình tấu một loạt các âm thanh từ đơn giản đến phức tạp và truyền cảm như tiếng nói của con người, dựa trên trực quan và tinh thần của người biểu diễn. Diễn đạt âm thanh là để đạt cao trình độ phát triển của tinh thần, như Basho giảng dạy, "Tìm hiểu về các cây thông từ cây thông, tìm hiểu về tre từ tre."

Với ý nghĩa nầy, nhạc Phật Giáo Trung Hoa hay Việt Nam không phải là nhạc thiền mà là nhạc đạo với những tấu khúc du dương, giai điệu trầm bổng trong khi tán tụng hoặc nghi thức trong các pháp hội.

Nhạc Phật Giáo


Thập niên 1970 nhạc thiền được truyền sang Tây Phương. Ðó là hiện tượng nhạc New Age (Thời Ðại Mới). Khi mới xuất hiện, New Age chỉ được xem như là một hiện tượng mới, chưa có nhiều ấn tượng. Người ta chỉ xem nó như là một cái gì mới trong một thế giới nhiều cái mới (jazz, rock, trào lưu hippi cũng vừa ra đời trước đó không lâu). Người nghe, người xem, thậm chí cả những nhạc sĩ tạo ra nó cũng chẳng hiểu gì về ý nghĩa của New Age cả. Đơn thuần, người ta chỉ xem nó là một loại nhạc có nhiều màu sắc, một hình thức kết hợp nhiều kiểu truyền thống khác nhau để tạo thành một cái mới .
Sự xuất hiện của dòng nhạc thiền hiện đại xuất phát từ New Age (còn có tên gọi là nhạc suy niệm - meditation music) đã đáp ứng đầy đủ những mong ước của thính giả. Thật vậy! Nó là một thể loại nhạc dễ nghe, êm dịu, sâu lắng chinh phục được người nghe. Thính giả thì có nhiều lứa tuổi khác nhau. Ðối với giới trẻ, thì đây là loại nhạc làm cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, xoa dịu những kích động của tuổi trẻ. Với người lớn tuổi thì đây là một thế giới âm nhạc dành riêng cho họ, để họ có thể trầm tư, suy tưởng, hay có một trạng thái cảm xúc nào đó. Âm điệu thiền vị, nhạc khúc hài hòa có sức tác dụng rất lớn đối với vấn đề chuyển hóa nhân tâm.

Nhạc meditation - Nhạc Thiền tĩnh tâm





New Age bắt nguồn từ sự chuyển động về tinh thần của thuyết Thần học (Theology) cuối thế kỷ 19, là đưa con người vào thế giới của tâm linh, từ chối sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa của Newage không phải điều mà thần học nhắm tới, mà đó là sự kích thích, gợi mở những tâm hồn, những trái tim hướng về bản chất tự nhiên của con người nhằm cứu vãn một thế giới đầy rẫy bất công, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai... Ðiều cốt yếu của New Age là phải đạt được sự thuần khiết trong tâm hồn! Nói một cách khác, nhạc meditation có tác dụng làm thư giãn con người trong cuộc sống hiện tại quá bận rộn, phức tạp mà chính con người không thể thay đổi để theo kịp với lối sống đó.

Nhạc tâm linh (inspiration music - đưa người vào thế giới tâm linh , phát triễn đức tin) và nhạc trị liệu (healing music - liệu pháp tâm lý thường dùng để trị liệu , làm thư giản , giảm căng thẳng cho bệnh nhân) cũng phát xuất từ phong trào nhạc New Age nhưng không phải là nhạc thiền.

Nhạc meditation dùng âm thanh đưa người nghe thoát ra khỏi trạng thái hiện tại. Từ âm thanh dẫn đến những hình ảnh rộng lớn, cả đến những chi tiết nhỏ bé cũng được phô diễn. Nhạc meditation đã tạo ra một không gian thực sự bằng âm nhạc. Những giai điệu có nhịp điệu và âm thanh sống động diễn đạt những chuyển động như bay, lượn, lướt... những âm thanh ngoài trời tự nhiên như tiếng chày giả gạo mơ hồ đêm trăng , sóng vỗ rì rào ngoài biển khơi, gió thoảng vi vu, tù và xa vọng, hồi trống thu không, lá rơi nhẹ bên thềm vắng, võng đưa kẽo kẹt trưa hè yên tỉnh, ếch nhảy đơn độc khô khan trong ao thu, đêm khuya mưa rơi tí tách, nước chảy róc rách bên khe suối, chuông ngân vọng từ chùa xa... các ấn tượng âm thanh ấy trong mọi trường hợp, đưa con người thoát khỏi cái ô trược của thể xác hoặc ít nhất cũng giúp họ tách khỏi môi trường âm thanh phức tạp ồn ào thường ngày. Loại âm nhạc này đẩy mạnh một sự chuyển động tâm linh ở bên trong người nghe như nhà tâm lý học P.M.Hanel nói: "Đó là một thứ âm nhạc: một sự trầm tư, một điều kỳ diệu, một loại ma thuật để hấp thụ tinh thần, cải tạo tâm trí , thậm chí giúp người nghe tự giải mã chính mình..." Chắc chắn một điều nhạc Meditation đã thể hiện tính thiền. Giai điệu, tiết tấu đều đặn, không sôi nổi, vận hành một cách êm ái, nối tiếp nhau, không quá sâu lắng, không loạn nhịp hòa âm của Suy Niệm (Meditation), thể hiện những âm thanh ẩn trong thế giới tự nhiên như: tiếng nước chảy, tiếng chim, tiếng côn trùng, hoặc nhiều thứ được kết hợp với nhau trong một bản hòa âm chặt chẽ để phục vụ tối đa cho mục đích thiền định. Nói đó là nhạc thiền hiện đại cũng không có gì sai. Bản Zen Breakfast của nhạc sĩ Karunesh là một điển hình.





Bây giờ, chắc hẳn những người nghe nhạc đã có câu trả lời cho câu hỏi:" Vì sao trong cuộc sống hiện đại này lại cần đến một thể loại nhạc như vậy". Đó cũng chính là cái hay khi nó kết hợp được một không gian mờ ảo, giữa sự tồn tại giữa ánh sáng và bóng tối, người nghe có một cảm giác hoàn toàn tỉnh thức. Cho dù con người đang làm việc hay đang mệt mỏi vì cuộc sống, nhạc meditation có thể song hành cùng bạn. Nó không phải sự cảm nhận bằng tiếng gió, không phải những giọt sương đàn Harp, ấy vậy nhiễm vào đầu lúc nào cũng không hay biết. Để rồi sau cùng mang lại cảm giác phấn khích , sảng khoái và tỉnh thức. Nhạc meditation không phải là một thể loại nhạc thời trang hay thương mại. Nó chỉ dành cho những người cần những cảm xúc thật sự, suy nghĩ đúng đắn về bản chất con người và xã hội.

Âm nhạc có thể làm tâm mê muội, hôn trầm nhưng cũng có thể nâng cao thiền. Nhạc thiền vì vậy có tính chất đơn giản, dịu dàng và yên bình, theo nhịp điệu nhẹ nhàng của thiên nhiên, không chát chúa, phấn khích, cuồng loạn hay hôn trầm... Khi thưởng thức một bản nhạc thiền, thính giả cảm thấy có nhiều khoảnh khắc im lặng hơn là âm thanh. Nói một cách khác nhạc thiền phải tràn ngập sự trầm lặng , thanh thản. Nó là tiếng vọng của im lặng, trong mỗi giai điệu đều bao hàm một bản hòa âm chứa đầy ý nghĩa. Nhạc thiền không có gì hơn là thể hiện những cảm nhận trực giác từ bên trong của nhạc sĩ , một con người đã trực ngộ với thiên nhiên và vũ trụ. Âm nhạc hiện diện nội tại trong con người, nghệ sĩ trình diễn là cơ hội để mở cho con người một sự khai ngộ.

Zen Garden
Nhạc Kokin Gumi



.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeTue Mar 26, 2013 11:46 am



6 YouTube Nhạc Thiền chọn lọc dài khoảng 1 giờ.


* Relaxation music - Chinese Bamboo Flute


* Sérénité: Harmonie et Bien-etre, Musique Zen
https://www.youtube.com/watch?v=g8y0oqg96rA

* Relaxing Music


* Relaxing Music - Soft Calming Tracks with Ocean Webcam
https://www.youtube.com/watch?v=0DoJ4I0NJR0

* Playlist of Relaxing Soft Piano Music to Sleep and Study
https://www.youtube.com/watch?v=vCYk9CRx0g8

* Relaxation Music - 1 Hour Meditation Candle

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSun Mar 23, 2014 8:40 am


Nhạc Thiền cho 1 buổi sáng yên lành

   
(Flame) Nhạc Thiền, hay còn gọi là “Meditation music”, là thể loại nhạc đặc biệt không chỉ nhằm mục đích relax mà hướng tới tính thiền định rất cao. Trong đó chủ yếu sử dụng các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, đàn đá, khánh ngọc… kèm theo những nhạc cụ thính phòng như piano và violin. Đôi lúc còn có những âm thanh đặc biệt như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng gió hiu hiu hoặc tiếng Phạn, tiếng niệm Phật…

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Vista-wallpaper-indiana-summer

Mỗi bản nhạc thiền có thời lượng khác nhau, đôi khi chỉ 1 – 2 phút, lại có lúc kéo dài tới 15 – 20 phút thậm chí 1 – 2 tiếng đồng hồ cũng không có gì lạ. Giai điệu chủ đạo là nhẹ nhàng, giúp tĩnh tâm và chìm sâu vào không gian thiền đạo. Người ta thường dùng nhạc thiền trong yoga, thiền định, relax… Tôi thì dùng nhiều nhất khi uống trà và lúc đi ngủ. Những âm thanh du dương khiến mình thư thái và đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng. Đôi lúc nghe nhạc thiền vào buổi sáng sớm hoặc thời điểm căng thẳng cũng giúp bình tâm hơn rất nhiều.

Mời các bạn ghé qua website www.nhacthien.net để thưởng thức album nhạc thiền tổng hợp tại đây. Bạn cũng có thể download về máy và nghe offline khi cài phần mềm IDM, hoặc chọn bài hát >> click chuột phải >> chọn “Download this song”. Chúc các bạn relax và thảnh thơi.

Nguyễn Quốc Chiến



.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeSun Feb 19, 2017 12:14 am




Vị thiền trong "Chiếc lá thu phai"


"Giật mình ôi chiếc lá thu phai!"

Từng có những ngộ nhận về tư tưởng Phật giáo trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Qua nhiều trường hợp cụ thể là ca khúc của ông, chúng ta thấy ở đó có sự cộng tồn của nhiều trào lưu nghệ thuật, tư tưởng triết học, tôn giáo tín ngưỡng, chứ không tập trung vào bất kỳ hệ ý thức nào. Không dừng lại ở ý nghĩa phảng phất của hương vị, màu sắc tôn giáo, xuất phát từ nhiều lý do, đặc biệt trên những trải nghiệm cuộc đời mà tác giả đã để lộ Thiền ý qua tác phẩm “Chiếc lá thu phai”.

“Chiếc lá thu phai” là một trong những sáng tác Trịnh Công Sơn viết vào giai đoạn nửa sau của cuộc đời, khi dâu bể, thăng trầm đã đi qua để lại trải nghiệm sâu sắc về con người, tình yêu và số phận… Nửa trước với niềm đam mê, tột cùng cháy bỏng cùng khổ đau về số phận đời mình đã lưu lại trên tác phẩm, còn nửa của những chiêm nghiệm, từng trải để lại phía sau trên tư tưởng thẩm mỹ, xét con người với tư cách của một hiện hữu tại thế. Và ở giai đoạn “trăm năm ruộng dâu hóa biển xanh” này, hương vị cuộc đời đều chất chứa, ẩn tàng bên trong nội dung ca từ, cũng như âm nhạc vốn đa nghĩa của ông. Sự khế hợp của những “tia chớp” hay “dấu ấn thiên tài” qua xúc cảm một nhạc sĩ lãng mạn đi đến tận cùng niềm đam mê vất vưởng về số phận đời mình đã vượt qua biên giới mong manh của đời sống, nghệ thuật để lọt vào địa hạt tín ngưỡng, xét con người với tư cách là Con người tôn giáo.

Thời kỳ “Cát bụi” ít nhiều mang dấu ấn của những ý tưởng sáng tạo độc đáo sinh ra bởi phẩm tài hay “Căn duyên” của người nhạc sĩ tài danh cộng hưởng với bối cảnh chông chênh cùng lịch sử đất nước. Cảnh “thương hải tang điền” trên non sông, đất nước chất chồng làm thành cảm xúc, biến vết thương của quê hương xứ sở thành vết thương trên chính thân xác, tâm hồn mình và ông đã đi đến tận cùng thương đau qua tác phẩm. Những trải nghiệm như bóng chiếu đổ xuống tác phẩm và hắt lên cuộc đời tác giả của nó. Đến “Chiếc lá thu phai”, chủ nghĩa lãng mạn với niềm đam mê cháy bỏng một thời không còn phát tác trong bối cảnh của một tâm cảnh đã khác. Bóng tà của tuổi đời và bóng người của tuổi trời đã hằn vết, in bóng xuống đời tác phẩm. “Chiếc lá thu phai” bỗng từ sự rục rã tự thân trở về cội nguồn, lay động những cảm thức trần thế, nhi nhiên trong cuộc đời mỗi người vốn thế.

Về đây đứng ngồi
Đường xa quá ngại
Để lòng theo chút nắng bên ngoài
Mùa xuân quá vội
Mười năm tắm gội
Giật mình ôi chiếc lá thu phai
……

“Chiếc lá” ấy chẳng khác nào “Công án” Thiền làm tác giả “hoát nhiên đại ngộ”, buông trôi một cách tuyệt vời cho khoảnh khắc đất trời và tạo vật hòa quyện vào nhau. Đó là xét trên phương diện ngữ nghĩa trong lời ca, còn về tính chất âm nhạc, “Chiếc lá thu phai” đã phôi pha tất cả những tính chất âm nhạc “định tính”, diệu vợi từ trước đến nay trong đặc điểm, phong cách âm nhạc Trịnh Công Sơn. Nó không còn vẻ đượm buồn hay tính chất đối tỷ (về điệu tính) thường thấy, cũng không còn đam mê cháy bóng của tuổi trẻ hư hao, cay đắng… mà trở về với tâm thái nhẹ nhàng, thanh thoát, hồn nhiên như mây trời, nhẹ trôi bồng bềnh sau những mệt mỏi của một kiếp lưu đày còn tiếp diễn trong sự thảnh thơi, tiêu dao...

Tôi đã nghe không biết bao lần “Chiếc lá thu phai”, bất kể ở giữa mênh mang đất trời hay trong quán xá đông người, dẫu người hát có là ai, người phối khí theo phong cách nào, tính chất âm nhạc vẫn mang một hơi hướng không đổi, buông trôi tuyệt vời! “Chiếc lá thu phai” hoàn toàn đã thoát khỏi bối cảnh âm nhạc của salon, vũ trường, phòng trà, thính phòng điển hình trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Không thấy tính chất đối tỉ về điệu, tạo cao trào ở phần điệp khúc, thường gặp nơi nhiều ca khúc lãng mạn, mà nó trở về tận gốc của sự mộc mạc, hồn nhiên, trung tính và hàm súc...

Trở về sau những dâu bể cuộc đời, những trải nghiệm vô song đi đến tận cùng của số phận đời mình để không còn lưu luyến, vướng bận, trăn trở bởi những mất mát đã làm nên Thiền ý ở “Chiếc lá thu phai”.

Về thu xếp lại
Ngày trong nếp ngày
Vội vàng thêm những lúc yêu người
Cuồng phong cánh mỏi
Về bên núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay…

Nỗi trăn trở phía cuối con đường đời bể dâu loay hoay đi tìm lối về, thiên đường cuối trời chính là đây. Tất cả nằm gọn trong chiếc lá tình cờ hay nhìn thấu ý nghĩa cuộc đời này. Điệu kèn năm xưa không còn âm hưởng giục giã, thôi thúc… mà trở thành tiếng ru đưa lòng người vào cõi trời mênh mang...

Nằm nghe giữa trời
Giòn vang tiếng cười
Điệu kèn ai buốt trong tôi
Mùi hương phấn người
Một hôm nhớ lại
Hẹn ngày sau sẽ mua vui.

Mãn Giác Thiền Sư từng lưu luyến với nhành mai trước sân. Cảnh tượng giao thoa, hòa hợp giữa khoảnh khắc lung linh của đất trời đã tạo nên tuyệt phẩm trong vũ trụ, nơi mà tạo vật, thiên cảnh và tâm cảnh thẩm thấu, giao nhau trọn vẹn. Tất cả những hội tụ nhân duyên, thiên nhiên và con người gặp nhau trong giờ phút ấy làm nên khế cơ cho một tình cờ trăm năm.
Người nhạc sĩ tài hoa, ông hoàng của những bản tình ca một thời hay muôn đời đã đi vào cõi vĩnh hằng, muôn thuở. Không biết dưới mấy tấc đất kia, người nằm đó có còn làm thơ hay viết nhạc, song, chắc chắn sẽ tiếp tục rục rã thân xác cho quá trình chuyển hóa trọn vẹn vào cát bụi ngàn năm?!

Lê Hải Đăng

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Lathuphai2_0
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeThu Mar 02, 2017 7:55 pm



Cõi Thiền trong Âm Nhạc

Từ ngàn xưa đến nay, lịch sử của âm nhạc thế giới hầu như đã gắn bó một cách chặt chẽ với sự tiến hóa trí tuệ và tâm tư tình cảm con người, đồng thời cũng kèm theo sự phát triển không ngừng của nó.

Thông thường, một bản nhạc được định tính theo sự bao gồm về thể điệu và dòng nhạc đặc thù nơi thể loại được gọi chung là nhạc tính. Đó là trường hợp thuộc về thể loại nhạc giao hưởng, hòa tấu hoặc nhạc chủ đề được soạn làm nhạc nền cho phim ảnh, kịch nghệ, nhảy múa, đại hội thể thao v.v… Còn lại các ca khúc thì chỉ dựa vào nền nhạc và tùy theo nhạc tính để soạn lời ca. Do đó, nương theo bố cục, người nghe chỉ cần nhận diện một số nét chính trong sự tổng hợp âm sắc của bản nhạc là đã có thể nắm vững cốt lõi trọng tâm của bài nhạc.
Nhu cầu nghe nhạc ngày nay đã trở nên thiết thực và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Người ta nghe nhạc để giải trí, để thưởng thức, để ca múa, để lãng mạn yêu đương, để sầu thương xúc cảm…
Nhưng có lẽ trong chúng ta ít ai lại tìm hiểu đến một thế giới đặc biệt vô hình, vô chất của âm nhạc: đó chính là Cõi Thiền!

Trước tiên, chúng ta cần trở lại định nghĩa của Thiền với cách nhìn đơn giản nhất: Thiền là sự tập trung tư tưởng để hòa đồng bản ngã (chứ không phải quên đi) của mình với tất cả muôn vật! Thật ra cũng không có gì gọi là cao siêu hay khó hiểu khi gọi âm nhạc chính là cửa Thiền. Vì theo định nghĩa trên, khi ta nghe một bản nhạc, tất nhiên có sự tập trung của tư tưởng và thính giác để thu thập tất cả những âm thanh, cũng giống như hiện tượng Lỗ Đen (Black Hole) có sức hút mãnh liệt vạn vật vào trong nó. Lúc đó, ta sẽ cảm thấy gì nếu không phải là hòa cùng dòng nhạc để tưởng tượng, để mơ màng, để biểu hiện theo cảm tính của bản nhạc? Thế thì đó chính là Thiền… đứt đuôi con nòng nọc rồi còn gì? Chưa hết, tùy theo nhạc tính và lời ca, âm nhạc còn làm cho ta thông quán, chứng ngộ các cảnh giới trong một cõi thiền vốn bao la vô lượng! Xin được phép đưa ra một vài thí dụ các bạn nhé:
Nếu bạn nghe tổ khúc “Chinh Phụ Ngâm” của Cung Tiến, bạn sẽ thấy mình trở về vài chục thế kỷ trước để ngộ thành người chinh phụ ngày đêm trông ngóng tin chồng nơi chiến trận với những nỗi niềm tương tư khắc khoải, tha thiết ray rứt trong tình phu thê chia cắt đôi đường và cảm nhận rõ nét hơn bằng chính cái tâm của mình nơi thân phận của người phụ nữ trong thời tao loạn.

Chinh Phụ Ngâm Phổ Nhạc


Nghe tiếp Trường Ca Tam Khúc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, bạn sẽ càng quán ngộ thêm khi hoà nhập vào cõi truyền thuyết với nỗi lòng thương nhớ, chờ mong của người phụ nữ ôm con hóa đá. Nghe những “Nương Chiều”, “Tình Hoài hương” của Phạm Duy, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh quê hương thật thanh bình và trữ tình, êm ả những cánh đồng lúa, trong vắt những tiếng sáo diều, mơ màng những làn khói tỏa nhẹ như sương từ những mái nhà bên chân núi. Còn nữa, nếu bạn nghe “Bài Ca Hạnh Ngộ” của Lê Uyên Phương, bạn sẽ thấy mình là người lữ khách cất bước phiêu du trên đường đời để hưởng thú chờ trăng thưởng nguyệt, nghe chim hót suối reo bên núi rừng hùng vĩ và được hạnh ngộ cùng người tri kỷ để ước hẹn mai này cùng chung cảnh đời. Nếu nghe “Ta thấy em trong tiền kiếp” của Trịnh Công Sơn, bạn sẽ trở về kiếp trước để gặp người duyên nợ trong một khu rừng đầy mưa rơi cũng như bạn sẽ nhìn thấu được kiếp người tạm bợ ở cõi ta bà này. Đến đây, bạn sẽ hiểu được vì sao xưa kia người đẹp Mỵ Nương chỉ nghe qua tiếng sáo của chàng lái đò Trương Chi mà phải sinh lòng tương tư đến ngã bệnh. Mỵ Nương đã yêu nhạc rồi trở thành yêu người tấu khúc trong sự chứng ngộ của bản thân…

Rừng xưa đã khép - Trịnh Công Sơn


Bạn thấy không? Các cảnh giới nói trên rất dễ đạt tới nếu ta so với Thiền Yoga của Ấn Độ, Thiền Trúc Lâm của Thiên Trúc, Thiền Zen của Nhật Bản. Đâu có gì huyền bí, phức tạp, cao sâu, khó hiểu. Chỉ cần có tâm nhạc tất đã có tâm ấn nơi nẻo thiền rồi! Còn không bạn hãy nhìn những nhạc công đang nhắm mắt say sưa, rung động toàn thân khi tấu lên các nốt nhạc cảm hứng, và hãy nhìn khán giá cũng đang nhắm nghiềm cặp mắt lại lắc lư quay cuồng theo dòng nhạc tuôn chảy. Họ không nhập thiền thì gọi là gì đây? Ta gọi bản ngã đã hòa đồng cùng dòng nhạc là vì vậy. Nếu quên đi hẳn bản ngã tất không có được những biểu hiện “phê” một cách dễ thương như vây? Các bạn đồng ý không?
Cõi thiền của âm nhạc cũng không bị gò bó nơi dạng thể tĩnh hay động như các loại Thiền khác và cũng không nhất thiết phải ngồi tĩnh tọa như người ta thường gọi là ngồi thiền. Bạn có thể đi vào cửa thiền dòng nhạc ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, bất cứ đang làm việc hoặc nghỉ ngơi, khi bạn đang lắng nghe tiếng nhạc bằng tâm nhạc của mình.
Như vậy bản chất của âm nhạc vốn đã ẩn chứa cái Thiền thì các “Thiền Gia” tác giả còn đưa vào những lời ca Thiền rồi tác tạo ra Thiền Ca, Thánh Ca, Đạo Ca v.v… để làm gì? Đơn giản lắm! Họ chỉ muốn tăng thêm phần đạt tới cảnh giới bằng cả sự cảm nhận của âm thanh lẩn ngôn ngữ, họ làm cho chúng ta thêm phần hội nhập cùng Thiền, cùng Đạo, cùng Thượng Đế.

Carlos Santana, tay guitar trứ danh của ban nhạc nổi tiếng Santana đã sang tận Ấn Độ mà ngồi tịnh trước các cổng chùa để tìm chất liệu sáng tác, George Harrison của The Beatles cũng từng đến các chùa chiền ở Tích Lan và đặc biệt rất say sưa tìm hiểu các âm sắc loại đàn Jita của Ấn Độ, danh cầm synthesize Kitaro của Nhật Bản thường trình diễn trước công chúng nơi các đền thờ Thần Đạo, linh mục Thành Tâm của Việt Nam sau biến cố đau thương 1975 đã đề xướng và thực hiện việc trình diễn Thánh Ca trong giáo đường bằng dàn nhạc gồm đầy đủ nhạc cụ chứ không đơn độc một chiếc đàn organ như trước đó v.v… tất cả đều là mục đích nói trên.
Cõi thiền trong âm nhạc còn được biểu hiện qua các câu hát, những điệu huýt sáo khi ta vui miệng bật ra mà đôi khi không nhớ đó là câu nhạc của bài hát nào, tác giả là ai, ca sĩ nào trình diễn. Hiện tượng này cho thấy sự thấm nhập trong tâm thức chúng ta một trường âm thanh lắng đọng để thỉnh thoảng bật phá lên những cơn sóng nhẹ nhàng trong cõi thiền hư vô. Nó cũng như việc những người ngồi thiền lâu lâu chợt bắt gặp những hình ảnh, cảnh vật mà mình đã trông thấy hoặc cảm nhận qua rồi. Hơn nữa, với âm nhạc bạn còn có thể đi vào những cảnh thiền mà mình thích hợp: Thiền Rock, Thiền Jazz, Thiền Blue, Thiền Fusion, Thiền Pop, Thiền Giao Hưởng v.v…

Những thiên tài âm nhạc như Johann Sebatian Bach, Ludwig Van Beethoven, Wolfgang Amadeus Mozart, Frédéric Chopin, Franz Schubert v.v… nếu không đạt đến mức vô vi tối cao trong cõi thiền của âm nhạc thì chắc là không thể nào để lại được cho hậu thế những tác phẩm giao hưởng vĩ đại và kỳ ảo như vậy. Ngoài Bach ra là tương đối có một cuộc sống đầy đủ, còn lại hầu hết những danh nhân kể trên đều đã trải qua một kiếp phù sinh đầy gian truân, phong trần và thống khổ.
Còn gì đau đón và trớ trêu hơn khi một nhà soạn nhạc bị tê liệt thính giác chẳng khác nào một họa sĩ bị mù! Nhưng Beethoven vẫn nghe nhạc, vẫn chơi nhạc, vẫn sáng tác nhạc một cách đều đặn. Và trường tấu khúc Giao Hưởng Số 9, một trong các kiệt tác hàng đầu của dòng nhạc giao hưởng thế giới lại được ra đời trong hoàn cảnh ông bị điếc hoàn toàn! Cái gì đã khiến cho Beethoven vượt qua trở ngại, thử thách lớn lao đó nếu không phải là trình độ nhập thiền của ông đã đến mức siêu việt? Beethoven đã nghe nhạc bằng mắt, bằng óc và bằng cái tâm!

Beethoven Symphony No.9


Mozart, một vĩ nhân âm nhạc của Áo Quốc, thời sinh tiền phải lang thang khắp đó đây để mưu sống. Nhưng kiếp thanh bần đã không cản trở nổi tiếng đàn dương cầm quyến rũ diễm ảo của chàng nghệ sĩ phong trần và những tác phẩm vượt thời gian của Mozart càng giàu về âm điệu càng tao nhã về tiết tấu nơi dòng nhạc êm ái bao nhiêu thì càng chứng tỏ nội tâm nơi cõi thiền của ông càng tích cực và mãnh liệt bấy nhiêu khi muốn đạt đến mơ ước vượt qua kiếp nghèo túng, Để rồi cuộc đời tài hoa của Mozart đã kết liễu trong một bi kịch định mệnh: đám tang của Mozart gặp phải ngày bão tuyết nên chỉ có chú chó trung thành và người đánh ngựa chở cỗ quan tài theo ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, do đó cho đến nay cũng không ai biết rõ mộ ông ở nơi nào. Mozart đã sống một đời rất thiền trong thế giới âm nhạc khi cống hiến cho trần thế những tác phẩm nghệ thuật bất hủ trong cảnh túng quẩn nợ nần, cũng như việc hoàn trả lại thân xác tục lụy của ông cũng rất thiền: cái thân, cái xác, cái mộ, cái bia đều là vật hữu hình, có cũng như không!

Từ đó cho đến mãi ngàn sau, những “Thiền Sư Âm Nhạc” nói trên đã hòa nhập tinh thể cùng những nhạc công để tấu lên những nốt nhạc tươi sáng, trữ tình mà đem nguồn vui đến cho đời.
Con người có quá nhiều triết lý để sống, nhưng lại ít khi áp dụng những điều thực tế đơn giản để thăng hoa cuộc sống, đó chính là những giây phút lắng đọng để tâm hồn hòa vào thế giới thiền của âm nhạc mà nhận diện về chính mình và vũ trụ này. Được như vậy, ít ra con người sẽ trở nên yêu thương nhau hơn qua một cái tâm đồng cảm: tâm nhạc.


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeThu Mar 09, 2017 11:00 am




THỬ GIẢI MÃ “MỘT CÕI ĐI VỀ” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN


Minh Tuệ Đỗ Minh

 1.

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về .

Một Cõi Đi Về là một ca khúc cao sâu chiều kích tâm linh của Trịnh Công Sơn, cũng là tác phẩm Ông tâm đắc nhất trong sự nghiệp âm nhạc của mình. 

Một Cõi Đi Về được hiểu nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là Cõi Chết, theo nghĩa của “sinh ký tử quy”, sống gửi thác về”. Một ý nghĩa khác là “kiếp nhân sinh”, cũng giống như “trăm năm trong cõi người ta” của Nguyễn Du vậy. Trong bài tản mạn này, xin được có thêm một góc nhìn mới về “cõi” này: cốt lõi thực sự của tâm (phục bổn hoàn nguyên) hay bộ mặt thanh tịnh của tâm (bản lai diện mục), và nói theo cách riêng của Trịnh là “vẻ nguyên vẹn” của cội nguồn tâm hay “trở về với Phật tính trong cõi riêng của mình”.

Đoạn nhạc đầu tiên này có thể gọi là một bài thơ Thiền về bờ giác, bến mê, rất Trịnh. Ý tứ không lạ nhưng trở nên sống động qua cách biểu đạt mới mẻ của riêng Ông. Kinh Phật và thơ Thiền Việt Nam cũng có những bài kệ, bài thơ chuyển tải ý “đi đâu loanh quanh” hay “lang thang” này rất hay. Dù “loanh quanh” và “lang thang” hơi khác nhau, nhưng ý nghĩa chung là muốn nói về bước chân không định hướng.

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhựt viễn gia hương vạn lý trình
(Trần Nhân Tông)
Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình
(Thích Thanh Từ dịch).

Hay Phật trước khi Giác Ngộ cũng là một người lang thang, nhưng là lang thang đi tìm nhà, không giống như hầu hết chúng ta, tuy lang thang nhưng không tha thiết với chuyện trở về “quê quán tôi xưa”.

Lang thang bao kiếp sống Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này, Khổ thay, phải tái sanh.
(Kinh Pháp Cú, câu 153)

Trịnh là một người hiểu sâu triết lý Phật Giáo nên những vấn đề như Sinh Tử Luân Hồi đều được Ông nhắc đến.

Không có đâu em này Không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ Đâu có cái chết sau cùng
(Ngẫu Nhiên)

Vòng sinh tử “loanh quanh”, vô thủy vô chung dẫn dắt chúng sanh lăn trôi bất tận khi chưa thực sự về đến “một cõi đi về”.

Kìa còn biết bao người Dìu dặt tới quanh đây
(Ngẫu Nhiên)

Ánh sáng của “đôi vầng nhật nguyệt” luôn “rọi suốt trăm năm” trong mỗi trái tim người nhưng không phải ai cũng nhận ra được. Trong truyện cổ Phật Giáo, có sự tích người ăn xin vẫn mãi xin ăn, không biết được trong nhà mình có cả một kho báu. Dựa trên giai điệu của bài Một Cõi Đi Về, xin đươc hát tếu như thế này  “Bao nhiêu năm rồi còn mãi đi xin, trong khi nơi kho muôn ngàn vàng ngọc”.

Về góc độ tự sự, bốn câu đầu tiên này như một suy niệm sâu sắc về thân phận con người và cách nhìn của một thiền nhân về con đường thoát ra khỏi thân phận đó. Như một lời trách nhắc nhẹ nhàng, Trịnh tự trách mình thôi, nhắc mình thôi nhưng ai nghe cũng thấm! Những lời này cũng từng xuất hiện nhiều trong khung trời mênh mông của Trịnh, khi thấp thoáng, khi rõ ràng như ”Trăng ơi trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về” (Biết đâu nguồn cội) hay “Thôi về đi đường trần đâu có gì” (Phôi pha). Không phải là thân phận phù du cát bụi của kiếp người như ở đoạn sau, tàn xuân tàn hạ, mà là nỗi niềm bế tắc “loanh quanh”, “chạy vòng quanh”, “kiến bò quanh đĩa”, lòng vòng không có đường ra, đầy bi kịch phủ kín, bít lấp như “mây che trên đầu” này của hữu hạn trăm năm.

Ở đây, có sự tương phản giữa hai màu sắc nghịch nhau, màu trầm tối “mỏi mệt” than van trên những bước chân không hướng và màu sáng tỏa của “nhật nguyệt” mở hướng, chiếu “nắng trên vai”. Ánh nắng ấy hiện hữu “rọi suốt”, lúc nào cũng có mặt mà sao ta lại “hững hờ” với “chốn quê nhà” đến vậy. “Nhật nguyệt í a trên cao” ấy là gì? “Cõi đi về” ấy là gì? Vẫn còn nhiều điều để nói.

2.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt  
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

“Đôi vầng nhật nguyệt” hay “một cõi đi về” đều là những hình ảnh tượng trưng cho chân lý. Trong rất nhiều ca khúc của Trịnh, hình ảnh này cũng xuất hiện với nhiều tên gọi khác như “nguồn cội” (Biết đâu nguồn cội), “hư vô”, “chân như” (Giọt lệ thiên thu), “mái nhà” (Lời thiên thu gọi), “quê quán xưa” (Bên đời hiu quạnh), “địa đàng” (Dấu chân địa đàng), “vô vi” (Nguyệt ca), “thiên thu” hay “ngàn năm” (Ru mãi ngàn năm) .v..v…

Làm sao để thấy được “đôi vầng nhật nguyệt” này? Trong đạo học phương Đông có câu “ngón tay chỉ trăng”, muốn thấy được chân lý (mặt trăng) phải nương theo hướng chỉ của ngôn từ (ngón tay), khi thấy chân lý rồi thì đừng nhìn ngón tay nữa. Chân lý vốn không lời, là chân kinh không chữ như  Nguyễn Du đã từng nói “Chung tri vô tự thị chân kinh” (cuối cùng mới biết rằng chân kinh là không chữ). Và “chân kinh vô tự” cũng chính là “chân tâm vô niệm”. Như vậy, muốn thấy “nhật nguyệt” hay “chân tâm” cần phải nương vào “ngón tay”, “bản đồ”, “chiếc bè” hay “nhịp cầu” của kinh điển. Đây là lý do tại sao những người tha thiết với chân lý (truth-seeker) thường tìm đến với tôn giáo.

Với Trịnh, chúng ta cũng thấy nơi Ông một tấm lòng nhiệt tâm của một người khao khát muốn trở về với “mái nhà Phật tính” của chính mình: “Có những ngày tháng tôi đã bỏ mình vào một cõi tịch lặng vô ngôn để thử nhìn lại rõ mình hơn” hay “Hãy biến mình vào hư vô, vào hư vô của chính mình, vào hư vô của sự vật, vì trong hư không đó mình sẽ tìm thấy được mình và sự vật ở vẻ nguyên vẹn của nó." “Hư vô” là điều Phật cũng đã nói từ ngàn xưa: “Hãy nhìn đời trống không, thần chết không thấy được”.

Khi về lại được với “cõi tịch lặng vô ngôn” hay “hư vô, hư không” đó chính là  “trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật”.

Hãy cùng nghe thêm một câu nói rất hay của Ông.

"Có kẻ đứng trước bao la mà không thấy được bao la. Có kẻ ở buổi bình minh, nghe tiếng chim hót đã chạm mặt với cõi vô lượng. Biết được vô lượng là cùng lúc đến với vô biên. Cái vô biên nằm đâu đó trên cánh vạc chở hoàng hôn về núi mỗi chiều."

Và chắc không khó để nhận ra bóng dáng của chân lý qua những từ như vô lượng, vô biên. Vô lượng là chiều bao la của không gian và vô biên là chiều mênh mông của tĩnh lặng.

Chiều kích vô lượng, vô biên ấy của chân lý, ví như ngọc báu, cũng có sẵn trong mỗi người chúng ta: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch” (Trong nhà có ngọc không cần tìm kiếm nơi nào khác cả, thơ Trần Nhân Tông) hay “You wander from room to room, hunting for the diamond necklace, that is already around your neck” (câu này của Rumi, nhà thơ đạo sĩ Hồi Giáo, thế kỷ 13, tạm dịch : Chuỗi ngọc trên cổ rồi Tại sao lại không thấy Tìm phòng này phòng nọ Lòng vòng mỏi mệt thay).

Chân lý là gì? Chân lý ở đâu? Làm sao để nhận ra chân lý? Xin được nói thêm trong phần tiếp theo.

3.

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa.
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà.

Về mưa, Trịnh cũng viết nhiều bài hay như Mưa Hồng với “Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao, còn gì nữa đâu sương mù đã lâu”, hay Diễm Xưa với “Mưa vẫn mưa bay cho đời biển động, làm sao em nhớ những vết chim di”, rồi Chìm Dưới Cơn Mưa với “Chìm dưới cơn mưa và chìm dưới đêm khuya, trời đất bao la còn chìm đắm trong ta”. Phải chăng mưa là một dạng “thời tiết” của cuộc đời, khi dịu mát, lúc lạnh băng?

Trong đoạn hai này của  Một Cõi Đi Về, cũng “mưa” nhưng là “mưa nơi này” và “mưa nơi xa”. Nghe mưa ở đây, hiện tại, lại nhớ về mưa nơi nào thuộc tương lai hay quá khứ? “Từng hạt nhỏ” là những suy tưởng trong tâm thức “mưa bay”? Chính những tiếng mưa vang vang mãi “trong ta” đã ngăn trở con đường “hội ngộ” với “vô biên” của “chốn quê nhà”?

“Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ”? “Trăm năm” là một kiếp người. Trăm năm này “tử” đến trăm năm khác “sinh”, trở đi trở lại trong vòng luân hồi “vô biên”, bất tận? Ý này cũng hợp lý nhưng chỉ nói đến thực trạng “không biết nhà để về” của một người lang thang.

Nếu sắp xếp lại để thành “Trăm năm chưa từng hội ngộ (với) vô biên” thì chiều kích “vô biên” của Đạo được “mở” rõ ràng hơn, như đã từng giải bình trong những phần trước, và người viết nghĩ đây chính là ý mà Trịnh muốn gởi gắm.

Còn nếu hiểu “Trăm năm vô biên” là sự vô biên của tuổi thọ đời người vốn vỏn vẹn “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy” thì quả là vô lý. Quãng thời gian ngắn ngủi ấy không thể nói là vô biên, vô hạn được, sớm muộn gì thì cũng như “vết mực”, phải chấp nhận số phận “xóa bỏ không hay” thôi!

Trong thơ nhạc, do âm điệu, do giới hạn của câu chữ nên làm thế nào chỉ trong bao nhiêu nốt ấy, bao nhiêu chữ ấy, nhạc sỹ, thi nhân có thể chuyển được ý sâu là một điều không đơn giản. Đó là “nỗi khổ từng chữ, từng nốt” và cũng là yếu tố để quyết định tài năng!

Bài đăng trước có đề cập đến chiều kích vô biên, vô lượng của chân lý, giờ đây xin được bàn thêm.

Chân lý là gì? Là sự thật (truth). Sự thật thì có sự thật tuyệt đối (absolute truth) và sự thật tương đối (relative truth). Sự thật tuyệt đối là sự thật không bị chi phối bởi thời gian, vĩnh hằng, không thay đổi, không bị hoại diệt vì không có tuổi thọ. Sự thật tương đối là sự thật có tuổi thọ, chỉ tồn tại trong một thời gian nào đó (trăm năm, ngàn năm, triệu năm,…) rồi cũng phải chịu sự chi phối của định luật vô thường, sinh diệt, đổi thay, biến hoại.

Ở đây, tuy không dùng tính từ “đúng” khi nói đến chân lý, nhưng ý nghĩa “không bao giờ sai” vì “không bao giờ mất” cũng đã được hàm chứa. (“Đúng sai” là câu chuyện dài của loài người chẳng bao giờ kết thúc; sự thăng hoa, sự tuột dốc, nước mắt, máu xương, đã đổ quá nhiều như sông, như núi cũng từ hai chữ “đúng sai” này.)

Nếu thật ngắn gọn thì có thể nói thế này: Chân lý tuyệt đối là “cái-không-có-gì”, còn “chân lý tương đối” là “cái-có-gì”. “Cái không có gì” đó chính là “không gian” (space) và “cái có gì” là “vật thể” (objects). Vật thể là những gì có hình, có tướng, nổi lên, hiện ra, có thể biết được qua các giác quan, nhìn được, nghe được, ngửi được, nếm được, sờ mó được, suy nghĩ được. Còn không gian thì ẩn, chìm, vô hình, vô tướng, vượt ra ngoài sự hạn hẹp của ngôn từ nên chỉ có một cách duy nhất là “feel” thôi, cảm nhận trực tiếp bằng “trực giác” thôi.

Chân lý còn có một khái niệm khác đồng nghĩa là “thực tại” (reality). Đời sống của chúng ta nếu chỉ “nghiêng” về “thực tại tương đối” (relative reality) thì chắc chắn sẽ “ngả” vì thiếu sự quân bình, thiếu sự nâng đỡ của “thực tại tuyệt đối” (absolute reality). Đây cũng là một thảm trạng chung cho nhân loại.

Thế thì chân lý ở đâu? Câu trả lời là “Chân lý ở khắp mọi nơi” (God, Truth, is everywhere), cũng giống như không gian vậy. Không gian bên ngoài là vũ trụ vô biên, dung chứa những tinh tú. Không gian bên trong là vũ trụ của tâm, dung chứa suy nghĩ, cảm xúc. Đại khái thế, không thể nói dài một sớm một chiều được, phải từ từ thôi.

Dầu chúng ta không thể nói được về không gian “không có gì”, nhưng có thể mượn những hình ảnh của “có gì” để nói về nó. Trên mỗi trang giấy, có phải nằm phía dưới những con chữ là nền trắng? Trên hư không, có phải ẩn sau những đám mây là màu xanh của bầu trời? Phía dưới dòng xe cộ, có phải là sự bất động của con đường? Có phải bất cứ ở đâu và khi nào, bao trùm chúng ta cũng là không gian và sự tĩnh lặng (cặp này luôn đi chung với nhau, không tách rời)?

 Phải chăng khi biết chú ý thêm chiều “tĩnh” của “cái-không-có-gì” giữa những chiều “động” của “cái-có-gì”, cách nhìn đời, cách cảm nhận cuộc sống sẽ được trọn vẹn hơn, nhất là nghe lại nhạc Trịnh? “Đôi chân ta đi sông còn ở lại”, “Núi đứng quanh năm, đất muôn đời nằm, riêng ta rộn ràng”, “đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời”, “ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều’,… rất nhiều những bức tranh có sự qua lại, linh động, trọn vẹn “âm dương”, ”động tĩnh” như thế này.

4.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.

“Trong khi ta về lại nhớ ta đi” là một câu nhạc của Trịnh có độ rung chấn không nhỏ, ai cũng thấy mình trong đó, hình như tình huống nào cũng “vận dụng sáng tạo” được. Sự ngập ngừng trên mỗi bước chân, sự dùng dằng giữa “Đường trần đâu có gì” và “Tiếng nói nhu mì của quê quán tôi xưa”, sự giằng co giữa “chén rượu cay một đời tôi uống hoài” và “vầng trăng quê cũ”. Ra đi thì lúc nào cũng nghe vang vang “Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về”, lâu lâu về nhà thì nghe thì thầm “Lòng thật bình yên mà sao buồn thế”.

“Trong khi ta về lại nhớ ta đi” cũng không khác “trong khi ta đi lại nhớ ta về”. Đây là tình cảnh “Đi về lận đận Tình đôi ngập ngừng” trong  Tiến Thoái Lưỡng Nan sau này.

“Đi lên non cao đi về biển rộng”? Những ai có tu thiền đều thích câu này. Tập cho tâm an trú trong hiện tại nhưng “tâm viên ý mã” lúc nào cũng kéo ta “lên non cao” của quá khứ, “về biển rộng” của tương lai. “Vọng tưởng điên đảo” luôn luôn muốn đi đó đi đây “ta bà thế giới”, “ngoạn thủy du sơn”.

Về mặt từ ngữ, “Đi lên non cao đi về biển rộng” cũng có thể cảm nhận theo hai cách. Cách thứ nhất có thể đặt “non cao” cùng hướng với “biển rộng” chỉ con đường hướng ra ngoài sơn thủy, theo cách này thì “về” cũng là “đi”. Cách thứ hai, bẻ ngoặt hướng đối lập thì “non cao” chỉ bên ngoài, còn “biển rộng” chỉ bên trong. Nếu so sánh thuần về độ lớn thì rõ ràng biển rộng lớn hơn, chiếm ba phần tư quả đất, “quê nhà” rộng như biển bao giờ cũng bao la thanh bình hơn gấp nhiều lần mây nắng non cao, và hai chữ “về” trong hai câu “trong khi ta về” và “đi về biển rộng” đều chỉ một chuyển động cùng chiều.

Giữa hai chọn lựa “đi” “làm con sông cho tháng ngày trôi” và “về” “chốn thiên đường không có tháng ngày trôi” thì phần thắng luôn luôn cho nơi có tháng ngày. Dầu đôi khi thấy “Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời” (Ở trọ) nhưng “Dầu thật lệ rơi lòng không buồn mấy” (Bên đời hiu quạnh). Đây là một nét rất đẹp của Trịnh, đẹp vì thật, đẹp vì tin vào sự chọn lựa của mình, dầu biết rõ rằng trong quyết định “rong chơi giữa đời” vẫn không hoàn hảo. Nét ngay thẳng của “đại nhân” nằm chính chỗ này.

“Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”? “Nhân gian chưa từng độ lượng” thì ý rõ rồi, nhưng còn “đôi tay nhân gian”? “Đôi tay” của “nhân gian” hay lấy “đôi tay” mình để ôm cả “nhân gian”? Ý thứ nhất là một cách nhìn đời, ý thứ hai có trái tim mình trong cuộc đời đó.

“Người ôm lấy muôn loài” (Ngẫu nhiên) hay “Sông có đôi tay, đôi tay thật dài, ôm quanh tình người” (Giọt lệ thiên thu) cũng đã từng có cái “ôm” theo ý thứ hai này.

Trong phần trước đã bàn về cái hữu hạn, hữu lượng tương đối của “nhân gian”. Dù “đường trần không có gì” (Phôi pha) nhưng lại là chốn “trần gian có xót xa” (Đóa hoa vô thường), và chốn ấy rất “cần một trái tim” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui) và “cần có một tấm lòng” (Để gió cuốn đi).

Người ôm lấy muôn loài
Nằm trong tiếng bi ai
(Ngẫu nhiên)

Đường đời vốn thế, lấy “đôi tay” mình mà “ôm” thì giống như “ôm lòng đêm”, cuối cùng cũng “Ôi phù du từng tuổi xuân đã già đời người như gió qua” (Phôi pha) và “Đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng” (Tình xót xa vừa) mà thôi. Làm sao có hạnh phúc thực sự giữa chốn “chưa từng độ lượng” ấy được.

Và “suốt xuân thì” chỉ thấy “ngọn gió hoang vu” nhưng vẫn “yêu quá đời này”, dẫu rằng nhiều khi “dấu lệ”.

Đoạn cuối này còn hai câu mang nỗi buồn cũng đậm, nhưng thôi, cứ để hương linh ông bây giờ “ôm thiên đường ngủ muộn”, “tiếc xuân thì” chỉ còn lúc vướng víu với nhân gian.

5.

Mây che trên đầu và nắng trên vai   
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con Tinh yêu thương vô tình chợt gọi 
Lại thấy trong ta hiện bóng con người.

Qua bốn câu nhạc này, chúng ta có thể thấy được lý do tại sao đưa đến sự giằng co giữa hai lực kéo Đi và Về trên con đường “lênh đênh giữa đời” của Trịnh. Là một con người bình thường vì trái tim cũng đập theo nhịp đời như bao người, nhưng cũng khác thường nhờ sức nâng của đôi cánh tâm linh đã đẩy ông bay lên khỏi một phần những tầm thường trong vòng tục lụy thế gian.

Có người nói rằng nếu Trịnh Công Sơn không bị níu lại bởi sợi dây ràng buộc của đời thường thì rất có thể Ông sẽ trở thành một thánh thi sĩ như Tagore của Ấn Độ hay Rumi của Ba Tư. Hai nhà thơ rất được tôn kính, những lời minh triết xưa của họ thường được nhắc đến trong cộng đồng tâm linh trên toàn thế giới, đặc biệt ở phương Tây.

Hơn ai hết, Trịnh cũng biết được giới hạn của mình, điều này có lẽ không khó nhận qua những lời ca Ông viết “Đời tôi trót dại tự làm khô héo tôi đây” (Chiếc là thu phai). Và cũng chính biết rõ mình như thế đã làm tăng thêm giá trị của ông: một người sống giữa đời, dù có buồn có khổ, nhưng vẫn sống hết lòng bằng trái tim đạo, đầy thương yêu.

“Mây che trên đầu và nắng trên vai”? Ánh sáng “chân như” chiếu “rọi suốt trăm năm” nhưng chỉ xuống được phần vai, phần đầu vì bị mây che không tới được. Hệ lụy nhân gian làm ánh sáng không trọn vẹn, toàn phần. Trong kinh Phật, hình ảnh “trăng thoát khỏi mây” thường dùng để nói đến kinh nghiệm chứng ngộ được sự thật, thấy được “bản lai diện mục” (bộ mặt xưa nay) của chính mình. Bộ mặt này qua ca từ của Trịnh là “quê quán xưa”, “vầng nhật nguyệt”, v.v.. mà chúng ta đã từng nói đến.

“Đôi chân ta đi sông còn ở lại”? Dòng sông xuất hiện rất nhiều trong di sản ca khúc của Ông, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đẹp và lạ như tranh trong “con sông là thuyền mây xa là buồm”, “Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi” (Bốn mùa thay lá), trầm ngâm triết lý như “Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình, một trăm năm sau mãi ngủ yên” (Lời của dòng sông)… Nhưng trong Một Cõi Đi Về, với một chủ đề xuyên suốt chặt chẽ, thì có lẽ ý nghĩa “cội nguồn” là hợp lý nhất.

Về chiều sâu tâm thức, phải chăng “đôi chân ta đi” là “động”, vọng tưởng, vọng tâm … “sông còn ở lại” là “tĩnh”, là cội nguồn, là chân tâm, minh tâm… Có “cái biết” sáng tỏ, im lắng đang “thấy” những bước chân đi? Có thể “hát chế” thành “Tâm kia (giả) đang đi, Tâm này (thực) ở lại” được không?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có một câu nói về ý này nhưng dùng hình ảnh “mái nhà” thay vì “sông”:

"Rứt bỏ mái nhà để ra đi cũng như phụ rẫy một tình yêu. Mái nhà ở lại hoàn toàn vô tội. Mái nhà vẫn chờ cửa để đón người trở về nhưng người ra đi thì không bao giờ kéo được mái nhà về với mình nữa. Có được một mái nhà riêng trong lúc sống là một hạnh phúc. Nhất là mái nhà ấy là hình ảnh của chính mình."

Mái nhà cũng như sông vẫn ở lại đó, êm đềm yên lặng, chờ đợi “trăng lãng du” trở về mà sao đôi chân mãi cứ ra đi?

Lý do đây: Con tinh yêu thương! Dù Trịnh có lần giải thích lý do ông dùng chữ “yêu tinh” là vì ở Huế, người thân hay mắng yêu mấy cô gái nhỏ, xinh đẹp, nghịch ngợm là “đồ yêu tinh”. Nhưng cách giải thích này chỉ hé mở một phần, phần lớn còn lại chính là Ông muốn ám chỉ “tình yêu nam nữ” hay rộng hơn là dục vọng hay khát ái của con người. Điều này cũng đã được hát lên trong Giọt Lệ Thiên Thu: “Nắng quái yêu ma, lung linh thành trì, lung linh cửa nhà”. Yêu ma hay yêu tinh thì cũng là “yêu”. Đang “rong chơi giữa đời”, quanh mình toàn là người bình thường, yêu xuống yêu lên, nếu nói trắng ra, sao tránh khỏi phiền lòng thiên hạ! Hơn nữa, mình đâu phải thầy tu mà “hạ giá” điều mà mọi người xem trọng, ngay cả mình cũng chưa thoát được ngọt đắng của nó kia mà.

Tình yêu vẫy gọi, tình bạn, tình đời, đủ thứ tình. Dù biết “Sống có đôi chân, đôi chân mệt nhoài, một đời tới lui” (Giọt lệ thiên thu) nhưng bên tai vẫn có tiếng loáng thoáng “chợt gọi vô tình” của “con người hiện bóng”. Lại ra đi, chán. Lại đi về, buồn. 

6.

Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy

 “Vòng quanh” “tiều tụy” cũng giống như “loanh quanh mỏi mệt”. Thử thay đổi một chút thành “chạy quanh đường vòng”, nghe cũng hay hay. “Chạy quanh”, tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn “đi đâu loanh quanh”. “Tiều tụy” cho ta cảm giác héo, hốc hác hơn “mỏi mệt” rất nhiều, mỏi mệt chỉ đổ mồ hôi còn tiều tụy rất rõ sự hết “pin”, mỏi mòn nhựa sống.

 “Đường vòng” gợi đến sự cong cong, một đường cong khép kín, tịt lối thoát, bí lối ra. “Kiến bò quanh đĩa” hay “cái vòng danh lợi cong cong, kẻ hòng thoát khỏi người mong bước vào” là những câu rất Việt không lạ. Bi kịch của thân phận người bị bao vây bởi “cái vòng” này, phải nói là “mê hồn trận” cho thêm phần kịch tính. Danh lợi ở đây chỉ là một phần ý nghĩa của “cỏ non”, “cỏ lạ” trong bài hát này.

Xin nói thêm tí về danh lợi, sẽ bàn tiếp “cỏ” sau. Nghe hai từ này, thông thường ta hay nghĩ đến sự thăng quan tiến chức, bổng cao lộc lớn, chức trọng quyền cao. Nhưng trong thực tế, nếu quay ngược nhìn kỹ lại mình, sẽ cảm được ý nghĩa rộng gần hơn của câu này, cũng dành cho mọi chúng ta. Danh là tiếng thơm, tiếng tốt, ai chẳng thích được khen. Lợi liên quan đến tiền, ai chẳng muốn mình có tiền, càng nhiều càng tốt, lòng ham muốn chẳng bao giờ khiêm tốn cả. Và như thế, cứ đi loanh quanh, cứ chạy vòng vòng, miệt mài đuổi bắt, khó dừng nên không mệt mỏi, không tiều tụy mới là chuyện đáng ngạc nhiên.

Trong triết lý Phật Giáo, vòng luân hồi sanh tử được giải thích bằng Thập Nhị Nhân Duyên, một “đường vòng” mà trong đó chúng sanh vẫn “chạy”, chạy tới chạy lui, chạy lên chạy xuống. Vòng này khởi đầu bằng Vô Minh, sau đó là Hành, Thức, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, v.v.. Bởi Vô Minh nên bị Tham Sân Si dẫn dắt, lăn trôi, chìm đắm mãi giữa “tiều tụy” của khổ đau.

Theo ý này thì chắc không “quá đáng” khi hát “chế” hai câu đầu: “Bao nhiêu kiếp rồi còn mãi ra đi Lăn trôi loanh quanh luân hồi mỏi mệt”.

Và muốn thoát ra khỏi “đường vòng” này cần phải thấy được Minh, ánh sáng của “đôi vầng nhật nguyệt” (Trong tiếng Hán, khi ghép Nhật và Nguyệt sẽ thành Minh).

7.

Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày qua.

“Cỏ” cũng là một từ đẹp trong vườn Trịnh, chỉ phận người như “Ta thấy em trong tiền kiếp như cọng buồn cỏ khô” (Rừng xưa đã khép), “Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non” (Giọt lệ thiên thu). Ý này cũng có trong Kinh Thánh: “Đời sống con người chẳng qua như cỏ, như bông hoa nở giữa cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó mất đi, nơi nó mọc sẽ không còn mang vết tích”.

 Nhưng trong Một Cõi Đi Về, ý nghĩa của “cỏ non” chỉ “cám dỗ của thế gian” nếu nói theo Ki-tô, hay “quyến rũ của dục lạc” nếu nói theo Phật thì hợp lý hơn vì nó giải thích được lý do tại sao lại “đi quanh, chạy vòng” để phải bị đuối.

Cám dỗ gì? Quyến rũ gì? Mắt đi tìm hình ảnh đẹp, tai đi tìm tiếng hay, mũi đi tìm mùi thơm, lưỡi đi tìm vị ngon, thân đi tìm sự xúc chạm êm ái, ý đi tìm suy tưởng mới. Mà phải “non”, “tươi”, “lạ” mới thỏa mãn hài lòng. Có bao nhiêu người hiểu được rằng đây chỉ là “mộng mị” phù du? Ngày hôm qua đẹp, hay, thơm, ngon, mới lạ, êm ái biết bao, sao hôm nay tất cả bay đâu mất rồi. Lại khát nữa, lại đi tiếp, laị chạy tiếp. Và như thế, ngày qua… ngày qua…

Còn “bờ”, hãy nghe lại câu nói của Trịnh.

"Bờ bến của một cuộc tình cũng không phải hẹp đâu. Có biết bao nhiêu kẻ đã bị dìm chết giữa giòng để mãi mãi không đến được bờ bên kia. Kẻ đã đến được bờ bên kia rồi, khi quay nhìn lại sẽ thấy rất rõ, sẽ nhận thức được mọi thất vọng, khổ đau đã qua đều là giả tạo, phù phiếm. Và bỗng nhiên một nụ cười thanh thản bỗng nở ra. Một khi đã qua được bờ bên kia rồi tất cả sẽ thấy lòng mình tràn ngập một nỗi hân hoan lạ thường và từ đó cái nguồn cội của khổ đau không còn lừa gạt ta được nữa..."

Câu này ý tứ sâu, không đi vào ở đây, trích dẫn để hình dung rõ hơn triết lý Phật về bờ mê, bến giác đã ảnh hưởng thế nào đến tư tưởng của Trịnh thôi. Như vậy, là có bờ bên này và bờ bên kia. Bến bờ này cũng có mặt trong nhiều câu hát: “Như bờ xa nước cạn đã chìm vào cơn mưa” (Tình nhớ) hay “Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em” (Em đi bỏ lại con đường)… Bờ xa bên kia thì không mộng mị như bờ gần bên này, bờ bên kia là bờ giác, bờ bên này là bờ mê. Bờ bên này cỏ non nhiều nên giả tạo, phù phiếm, bờ bên kia chỉ có nụ cười thanh thản và nỗi hân hoan.

8.

Từng lời tà dương là lời mộ địa  
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Hai câu này là một ý với “Dưới vành nôi mọc từng nấm mộ” (Cỏ xót xa đưa) hay rõ hơn là “Cụm rừng nào lá xác xơ cây, từ vực sâu nghe lời mời đã dậy, ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay” (Cát bụi). Đây là lời cảnh báo của vị thiên sứ hầu như chẳng ai muốn nghe dù trước sau cũng phải đối diện: Thần Chết.

Tà dương là ánh mặt trời sắp lặn, mộ địa là nấm mồ. Tà dương mộ địa, từ Hán Việt, dùng trong câu này quả rất hay, Ông là người yêu ca dao, yêu tiếng Việt, chúng ta khi nghe Trịnh đều yêu thêm tiếng nước mình. Thỉnh thoảng trong túi có móc ra vài từ không thuần Việt nhưng đặt chữ nào xuống là đắc chữ đó, như “tiến thoái lưỡng man”. Không phải làm khó người nghe mà chỉ với ý làm tăng thêm độ sâu của bài hát.

Nếu “nắng vàng” xuất hiện lung linh buồn, thanh thoát nhẹ thì  “tà dương” gợi lên một không gian cổ điển u trầm, làm ta không thể không nhớ đến “Trải bao thỏ lặn ác tà” và “Bóng tà như giục cơn buồn” của Nguyễn Du, “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” của Bà Huyện Thanh Quan, hay độc đáo linh động của Tản Đà với "Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương". Lời tà dương của Trịnh nặng trầm hơn vì bên cạnh là âm hưởng lạnh lạnh của mộ địa.

“Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe”? Lại gặp lại dòng sông, lần này tiếng hát của sông vang vọng lên, một bên là biển, một bên suối khe, đây là hình ảnh “Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi” trong Bốn Mùa Thay Lá. Từ nơi bắt đầu của một dòng chảy đầu nguồn là khe, hòa vào suối, nhập vào sông, cuối cùng ra biển cả. Một sự khởi đầu của “vành nôi” chào đời và kết thúc của “nấm mộ” ngủ yên.

Nếu ví đời người như một cuốn sách 36.000 trang, mỗi trang được lật qua là thêm một trang tiến gần về chương cuối. Cũng vậy, mỗi lần hoàng hôn rơi….

9.

Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ  
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ, ngày qua.
Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ 
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa.

“Cây” là cây của sự sống (tree of life) như đã từng gặp trong Cỏ Xót Xa Đưa: “Trên đời người trổ nhánh hoang vu, trên ngày đi mọc cành lá mù”. Cây mang tính gốc rễ vững chắc, từ đó cành, nhánh, lá vươn ra. Cành, nhánh có thể là những liên hệ bên ngoài của ta trong cuộc đời, cũng có thể là suy nghĩ, cảm xúc bên trong nội tâm.

Nhưng nếu theo ý này thì không chặt lắm khi “cây” đi cùng với “cỏ lạ”. Cỏ lạ chỉ “lạc thú trần gian” khi ta đi loanh quanh, chạy vòng quanh như đã nói trong bài trước thì “cây” phải mang nghĩa ngược lại thì ý mới sống động. Theo hướng tâm linh này thì cây giác ngộ (tree of enlightenment) hợp lý hơn vì bản thân cây này cũng đã hàm chứa ý nghĩa “đôi vầng nhật nguyệt” trong sáng, có hoan lạc, bình an thật sự, chứ không giả tạm, nhất thời như “lạc thú” của “cỏ lạ” hời hợt, chóng tàn.

“Một chiều ngồi say”? Say "cây" hay say "cỏ"? Câu này là một cách nói khác của “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, say vì yêu bông hoa, nụ cười, yêu nắng đầy, mưa tới… (chắc là cũng có rượu). Yêu ngất ngây nhẹ nhàng tất nhiên sẽ hưởng được nguồn vui của “một đời thật nhẹ”, cứ “ngồi thong dong trao đến mọi loài chút tình tôi”. Nếu không biết "say" chắc chắn sẽ là "một đời thật nặng... ngày qua"

Thời gian trôi, tháng ngày trôi, mặt trời lên rồi xuống, nắng đến rồi phai, tàn xuân, tàn hạ. Rồi sẽ đến khúc cuối đời, nghe tiếng lộc cộc chậm buồn tiếng chân ngựa về để đón đưa. Một lần nữa hình ảnh “ngựa” lại xuất hiện, không xa vắng như “nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng” trong Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, không say buồn như “Một ngày như mọi ngày, giọng buồn lên tiếp nối, một ngày như mọi ngày, xe ngựa về ngủ say” trong Một Ngày Như Mọi Ngày.

“Chân ngựa về chốn xa” là văng vẳng tiếng của chuyến xe thổ mộ đưa quan tài về đất trả lại cho cát bụi. Thổ là đất, mộ là mồ, thổ mộ là nấm mồ đất. Mộ địa âm buồn bên ánh tà dương.

10.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Một lần nữa, hãy đọc lại những tâm sự Trịnh đã để lại “Có những ngày tháng tôi đã bỏ mình vào một cõi tịch lặng vô ngôn để thử nhìn lại rõ mình hơn, nhưng vô vọng”. Ông đã thao thức nhiều trên con đường tìm lại “bản chất chân thực” (real nature) của mình. Đó cũng là thao thức chung cho những ai muốn thoát khỏi cảnh phù du, tạm bợ của hạn hẹp nhân gian.

Ông biết rằng có một cái gì cao cả hơn, an bình hơn nằm sâu bên dưới tâm thức bình thường, tĩnh lặng tựa đáy đai dương bao la:

“Và tôi đã tìm đến với thế giới của im lặng và hội họa. Ở đây, tôi đã bắt gặp một mảng đời của mình bấy lâu nay vẫn còn bị che dấu. Chính ở trong cõi màu sắc này, tôi đã chạm vào được cái chìa khóa để mở dần những cánh cửa vô thức của bản thân mình.”

“Mảng đời của mình vẫn còn bị che dấu” được gọi là “một cõi đi về” mà ông đang khát khao tìm kiếm. Chạm được “chìa khóa”, thấp thoáng “cánh cửa” nhưng chiều sâu “vô thức của bản thân” thì “bó tay”, “vô vọng”. Cánh cửa “vô lượng, vô biên” hé chút chợt sầm đóng lại, rồi lại tiếp tục tới lui với đôi cánh là đà bay lượn giữa đời lênh đênh.

Dù vậy, ông vẫn tự nhủ “Hãy biết đi tìm, nhẫn nhục tìm kiếm sẽ có ngày thấy được. Dù ở đâu. Từ trong một hạt bụi đến cõi trời bao la. Từ cái sờ mó được đến cõi vô hình”. Nghe câu này, chúng ta không thể không nhớ một câu trong Kinh Thánh “hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Matthew 7:7).

Phải chăng “cõi đi về” mà Trịnh muốn tìm, muốn hỏi, muốn gõ ấy chính là “cõi trời bao la” và “cõi vô hình” như ông đã nói? Những tự sự sâu kín “tự mình biết riêng mình Và ta biết riêng ta” ám ảnh Trịnh suốt một đời về “nguồn cội”. Những “giọt lệ long lanh” cùng “nụ cười đắng ngọt” đã làm rung động chúng ta qua những câu chữ, nét nhạc. Lúc bay bổng vui tươi. Lúc trầm lắng sâu buồn.

Nghìn dâu cố quận muôn trùng nhớ em
(Em đi bỏ lại con đường)
Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà
(Bên đời hiu quạnh)

Tấm lòng hướng về “vầng nhật nguyệt” mà đôi khi được gọi là  “bờ xa” cũng lung linh trong nhiều tình khúc: “Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều, như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa” (Tình nhớ). Chúng ta cũng hình dung thấy “bờ xa bên kia” đôi khi nhạt mờ khuất bóng. Sương khói cuộc đời không thể đưa ông qua bờ với nước cạn lòng sông.

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Trinh-cong-son
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Posts : 161
Join date : 20/10/2011

NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC NGHE NHẠC KHI THIỀN
14/09/20
1Life VN


1. Các loại nhạc khác nhau để thiền:


1.1 Nhạc cổ điển Ấn Độ






Đúng như tên gọi, Âm nhạc Cổ điển Ấn Độ ra đời trên mảnh đất Ấn Độ văn hóa và đầy màu sắc. Kể từ khi xuất hiện, nó đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Và ngày nay, sự phổ biến của nó đã vượt ra ngoài biên giới và thế giới biết đến nó. Ngay cả những người từ các nước phương Tây và châu Âu nghe nhạc cổ điển Ấn Độ trong khi thiền định.
Ngồi thiền với nhạc cổ điển Ấn Độ có thể giúp thay đổi trải nghiệm của bạn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về âm nhạc cổ điển Ấn Độ, bạn nên tìm kiếm trên Internet. Có một số nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng mà bạn sẽ yêu thích!


1.2 Kinh thánh Gregorian và âm thanh nguyên thủy






Khi chúng ta nói đến kinh Gregorian, chúng ta đang đề cập đến một loại giọng hát nam trung. Loại âm nhạc này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và tiếp tục phổ biến cho đến tận ngày nay. Mặt khác, “âm thanh nguyên thủy” là một nhánh khác của âm nhạc tương tự như tụng kinh. Nó được sử dụng để giúp một người đạt được tư duy tốt. Một âm thanh nguyên thủy rất phổ biến là Om. Nó được sử dụng rộng rãi ở các nước như Ấn Độ.


1.3 Âm thanh của tự nhiên






Những âm thanh từ thiên nhiên cũng có thể mang đến cho bạn những bản nhạc tuyệt vời khi thiền định. Có thể là tiếng lá rung rinh hay tiếng chim hót líu lo; tiếng ồn ào của thiên nhiên luôn sống động. Cách tốt nhất để làm điều này là lấy đĩa CD. Bạn có thể tìm thấy các đĩa CD chứa các bản ghi âm tự nhiên. Điều này sẽ có tác dụng làm dịu và làm cho việc thiền định dễ dàng và thư giãn hơn nhiều.


1.4 Nhạc hòa tấu






Nếu có bất kỳ thể loại âm nhạc nào ngày nay mà bạn không nên bỏ qua thì đó là nhạc hòa tấu. Loại này bao gồm guitar cổ điển, violin, chuông, table, guitar, harp, ... Giai điệu luôn du dương và đẹp mắt. Có rất nhiều sự lựa chọn mà bạn có thể lựa chọn khi nói đến nhạc cụ. Đơn giản chỉ cần ghé thăm một cửa hàng CD hoặc mua trực tuyến.


1.5 Nhạc Phúc âm






Nếu bạn là người siêng năng thực hành theo Cơ đốc giáo, bạn có thể sử dụng âm nhạc Cơ đốc khi thiền định. Ngay cả khi bạn không phải là một Cơ đốc nhân, âm nhạc chắc chắn sẽ chạm vào tâm hồn bạn.
Ở đây bạn sẽ tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc Cơ đốc truyền thống và hiện đại. Nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn từ bên trong và giúp bạn thiền định tốt hơn. Loại nhạc này được sử dụng khá thường xuyên trong các Nhà thờ. Nó có thể được sử dụng ở nhà trong khi cầu nguyện.
Cho dù bạn sử dụng loại nhạc nào, hãy luôn nhớ rằng nó phải êm tai.


2. Lợi ích của việc nghe nhạc khi thiền:


2.1 Giảm căng thẳng
Một lợi ích của việc nghe nhạc trong khi thiền là giảm mức độ căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong thế giới ngày nay. Nếu khối lượng công việc của bạn rất khắt khe, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng thường xuyên. Khi bạn nghe nhạc nhẹ nhàng dễ chịu trong lúc thiền, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và loại bỏ căng thẳng khỏi cuộc sống.


2.2 Chữa lành cơ thể
Bạn có biết rằng thiền cũng có thể chữa bệnh? Kết hợp âm nhạc nhẹ nhàng và đẹp mắt trong nền. Nó sẽ cho phép cơ thể bạn chữa lành một cách tự nhiên. Có một số nghiên cứu cho thấy rất nhiều lợi ích của việc nghe nhạc trong khi thiền sau khi phẫu thuật. Nếu bạn có thể làm như vậy, tôi chắc chắn bạn sẽ được lợi vô cùng.
Thiền không chỉ chữa lành vết thương tinh thần mà cả vết thương thể xác. Đó là sức mạnh của tâm trí bạn.


2.3 Cân bằng cảm xúc
Duy trì sự cân bằng cảm xúc là rất quan trọng. Bạn không biết vấn đề nào sẽ ập đến với bạn khi nào. Một tâm trí cân bằng sẽ không sợ những tình huống thay đổi.
Nghe nhạc khi thiền có thể giúp bạn cân bằng cảm xúc. Người ta thường nói rằng những người thiền định trong khi nghe nhạc thường xuyên có thể cân bằng mọi lĩnh vực trong cuộc sống của họ. Họ tốt hơn trong việc đối phó với cảm xúc. Trên thực tế, họ có thể cải thiện các mối quan hệ của mình và chữa lành vết thương nhanh hơn so với những người không áp dụng phương pháp tốt đẹp này.
2.4 Cải thiện sự tập trung
Bạn cũng sẽ có thể cải thiện mức độ tập trung của mình với một số bản nhạc trong khi thiền định. Nếu bạn là sinh viên đại học, bạn sẽ có thể học tốt hơn. Và nếu bạn có một cuộc sống bận rộn tại nơi làm việc, bạn sẽ có thể tập trung vào những dự án mới và khó tốt hơn. Tất cả các bài thuyết trình của bạn sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.


2.5 Truyền cảm hứng
Khi bạn nghe nhạc trong khi thiền định, bạn cảm thấy được truyền cảm hứng. Điều này mang lại cảm giác tốt từ bên trong, và bạn có thể thư giãn và tận hưởng bản thân. Bạn cũng sẽ cảm thấy tuyệt vời về bản thân. Đây là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho một người đã mất hy vọng vào cuộc sống. Bạn cũng có thể giới thiệu nó cho những người đang đấu tranh với sự vô vọng và trầm cảm.


2.6 Giúp ngủ ngon hơn
Giấc ngủ rất quan trọng để có một cuộc sống lành mạnh và cân bằng. Giấc ngủ đủ và chất lượng cũng cho phép bạn làm việc tốt nhất tại nơi làm việc của mình. Đôi khi, do căng thẳng và cuộc sống đơn điệu, chúng ta không thể có được một giấc ngủ ngon. Thiền là những gì có thể giải cứu ở đây. Ngồi thiền và nghe một số bản nhạc đáng yêu có thể giúp bạn giảm mức độ căng thẳng của mình. Bạn sẽ trở thành một người bình tĩnh hơn nhiều và sẽ ngủ ngon hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ đảm bảo rằng bạn có thể nỗ lực hết mình trong ngày.
 
Nguồn tham khảo:
https://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-listening-to-music-during-meditation/
Về Đầu Trang Go down
https://thntsaigon.forumvi.com
Sponsored content





NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc   NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mùa Thu trong Nhạc và Thơ
» Đào thoát khỏi "thiên đường" - David Thiên Ngọc (Danlambao)
» Gửi cô gái nhỏ, em chính là thiên thần trong mắt tôi
» Xuân và Bài thơ NHỨT CHI MAI
» NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Nhạc-
Chuyển đến