Tiêu đề: Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ Tue Sep 24, 2013 12:00 pm
“Tre” chống cộng đã già, nhưng “măng” đã mọc chưa?
“Sinh, lão, bệnh, tử”, đó là quy luật sự sống. Trên đời, cái gì có sinh đều có tử, đã sống thì sẽ tới lúc phải chết. Nhưng chết không luôn luôn là hết, vì “tre già, măng mọc”. Sự sống có già nua và chết đi thì trước đó đã có nhiều mầm sống mới phát sinh để kế tục nó. Dòng sự sống nhờ thế mà liên tục tồn tại và phát triển cả về lượng lẫn về phẩm, không bị đứt đoạn hay ngừng lại.
Nơi thực vật và động vật, sự sống ở những thế hệ sau chỉ phát triển chủ yếu về số lượng, ít phát triển về phẩm chất, nếu có thì hết sức chậm như thuyết tiến hóa của Darwin chủ trương. Nhưng nơi con người, sự sống trong các thế hệ sau thường tiến bộ tương đối rất rõ rệt và nhanh chóng, ít khi bị thoái hóa. Chẳng hạn về văn minh, khoa học, kỹ thuật, về sự sung túc vật chất… mức độ của con người hiện nay cao hơn rất nhiều so với 50 năm về trước. Nhưng về tâm linh đạo đức thì nói chung, các thế hệ trước thường than phiền các thế hệ sau không được như mình.
Việc thế hệ sau có kế tục được thế hệ trước cách tốt đẹp không phần rất lớn là do thế hệ trước có chuẩn bị tốt đẹp cho thế hệ sau hay không. Nếu cha mẹ không đào tạo, giáo dục hay để lại cho con cái mình một gia sản nào, dù là tinh thần hay vật chất, thì thế hệ sau khó mà vượt cao hơn thế hệ trước. Thế hệ sau mà tốt đẹp hơn thế hệ trước thì đó là dấu hiệu tốt, giòng giống ấy có sự tiến hóa. Cổ nhân ta nói: “Con hơn cha, nhà có phúc”.
Khi chế độ cộng sản nhuộm đỏ toàn miền Bắc vào năm 1954, và toàn quốc năm 1975, biết bao người dân, kể cả những người đã liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, đã chống lại và quyết tâm lật đổ chế độ độc tài tàn ác này. Nhưng cho tới nay, sau 60 năm tại miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam, chế độ phi nhân ấy vẫn tồn tại. Những người từng sống dưới những chế độ tự do trước đó và quyết tâm chống lại chế độ thì hầu hết đã vượt qua tuổi 50, đa số đã trên 60, và có thể khoảng một nửa đã trên 70. Nhiều người đã về bên kia thế giới. Những người dưới 50 mà chống lại chế độ cộng sản thường là do kế thừa tinh thần chống cộng của cha anh mình, hoặc do nhận ra bộ mặt thật gian trá, tham lam và tàn ác của chế độ mà trở nên người chống cộng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là những người chống cộng và quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản có người kế thừa chưa? Tre đã già và dần dần mất đi nhưng măng có mọc để thay thế kịp thời không? Số lượng và phẩm chất của thế hệ chống cộng sau có bằng những thế hệ trước không? Hiện nay, số người Việt dưới 50 tuổi, dù ở trong hay ngoài nước, chiếm tuyệt đại đa số trên tổng số người Việt. Những người trẻ tuổi này có nối tiếp tinh thần đấu tranh chống độc tài của thế hệ trước mình hay không?
Ở trong nước, thập niên đầu sau khi cộng sản chiếm Miền Bắc (năm 1954) và Miền Nam (năm 1975) đều có những cuộc nổi dậy như tại Quỳnh Lưu với 20.000 nông dân ở Nghệ An (năm 1956), hay như các lực lượng Phục Quốc tại Miền Nam (sau 1975)… Tất cả những cuộc nổi dậy vào thập niên đầu ấy đều bị dập tắt một cách tàn bạo, có khi từ trong trứng nước. Sau đó là cả một thời gian dài, người dân dường như bị khuất phục bởi sự khủng bố tàn bạo của bộ máy toàn trị. Nhưng đến thập niên 1990, trong nước đã có hàng chục người dám lên tiếng công khai tố cáo những sai trái của chế độ như Hà Sỹ Phu, Hoàng Tiến, Lữ Phương, Phạm Thái Thụy, Nguyễn Ngọc Tần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, v.v… Vào thập niên 2000, với sự ra đời của Khối 8406, số người đấu tranh công khai với những hoạt động tích cực lên đến 70-80 người. Và đến nay, thập niên 2010, số người đấu tranh công khai, gồm các blogger, các nhà trí thức, giới sinh viên học sinh, các đảng viên cộng sản đã bỏ đảng… lên đến hàng mấy trăm người.
Trong nước, những hạt giống đấu tranh vào thập niên 1990 đã sinh hoa kết trái, nẩy sinh lên hàng ngàn người kế tục. Những nhà đấu tranh thế hệ trước hiện đã già yếu, thời đấu tranh mạnh mẽ sẵn sàng ra tù vào khám của họ đã qua rồi, không còn nữa. Nhưng chắc chắn họ sẽ rất thỏa lòng khi nhìn thấy việc đấu tranh của họ, tuy chưa lật đổ được chế độ cộng sản, nhưng đã có những thế hệ nối tiếp họ thực hiện đại cuộc ấy. Như chúng ta đã thấy, cuộc đấu tranh của những thế hệ sau rất khởi sắc với những cuộc biểu tình rầm rộ tại Hà Nội, Sàigòn, Huế, những thông tin về đấu tranh hay về những tội ác cộng sản được loan đi hết sức nhanh chóng với những video clip trên các website hay những bài trả lời phỏng vấn trên các đài truyền thanh truyền hình hải ngoại… Dân tộc Việt còn nở mày nở mặt với thế giới nhờ những phụ nữ hết sức dũng cảm như Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, v.v… trong đó có những thanh thiếu nữ rất trẻ tuổi… Câu “Tre già măng mọc” đang hiện thực trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ trong nước.
Còn cuộc đấu tranh của đồng bào ngoài nước, dường như “tre” đã già mà “măng” chưa mọc hay mọc còn quá ít. Cuộc đấu tranh chống cộng những thập niên đầu sau 1975 tại hải ngoại nổi lên rất mạnh mẽ. Nhiều nhà đấu tranh rất can đảm đã về tận trong nước để hoạt động. Nhiều người đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch… Nhiều người đã bị tù, nếu không nhờ sự can thiệp của quốc tế thì có thể đã bị tù mọt gông hàng chục năm. Có những tổ chức đã lập chiến khu ở Thái Lan, Lào, Căm-Bốt để chuẩn bị xâm nhập tấn công chế độ độc tài. Điều đó cho thấy đồng bào bên ngoài không thiếu những anh hùng dân tộc, cũng rất can đảm và bất khuất.
Cái khí thế đấu tranh ban đầu ấy theo thời gian dường như giảm dần, số người tham gia đấu tranh ngày càng ít đi. Một số người bỏ cuộc vì nản lòng khi thấy tình trạng chia rẽ và đánh phá lẫn nhau cứ tiếp tục tái diễn và gia tăng. Không ít người bỏ cuộc vì chính họ là nạn nhân của những đánh phá ấy. Một số khác bỏ cuộc vì không đủ kiên nhẫn do tâm lý “quỳ lâu, chầu mỏi”, tranh đấu mãi mà chưa thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”. Khá nhiều người bỏ cuộc vì già yếu, bệnh tật, hoặc vì phải về xum họp với tổ tiên ông bà trên thiên giới.
“Tre già” mà “măng chưa mọc”. Nhiều bạn trẻ ban đầu tham gia đấu tranh rất hăng hái với tất cả nhiệt tình và lòng yêu nước. Nhưng khi cùng làm việc với những thế hệ trước thì họ cảm thấy không phù hợp, không thoải mái. Họ cảm thấy vô cùng nản chí khi tận mắt thấy những bậc cha anh đánh phá lẫn nhau chỉ vì quan điểm hay ý kiến khác biệt, không có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cách ôn hòa và tốt đẹp. Ý kiến của giới trẻ thường không được tôn trọng, bản thân họ nhiều lúc bị coi như “con nít”, bị cho rằng “không hiểu gì về cộng sản cả”… thậm chí còn bị chụp mũ là cộng sản, hay thân cộng. Sự khác biệt về tâm thức giữa hai thế hệ già và trẻ tạo nên những xung đột mà phần thua thiệt luôn luôn nghiêng về phía thế hệ trẻ.
Những thế hệ trước dường như không dám trao quyền cho các thế hệ trẻ, không tạo điều kiện cho giới trẻ thi thố tài năng và sáng kiến trong công cuộc đấu tranh. Thế hệ trước thường coi những tư tưởng hay sáng kiến nào của thế hệ sau khác với ý của mình thì đều là dở, là dại dột. Cuối cùng thì những người trẻ không còn hứng thú, ngay cả không còn chỗ đứng trong cuộc đấu tranh chống cộng nữa… và họ đành buồn bã “rút lui có trật tự”. Đó là cách hành xử khiến “măng” mọc không nổi.
Muốn thế hệ sau tiếp nối lý tưởng và công cuộc đấu tranh của mình, thiết tưởng chúng ta nên bắt chước các vua đời Lý, Trần… Vào khoảng 40 tuổi, nhà vua bắt đầu nhường ngôi cho thái tử để tạo điều kiện cho con mình tập làm vua dưới sự chỉ bảo của mình khi mình còn thời gian, còn sức khỏe và còn đủ minh mẫn sáng suốt để hướng dẫn cho tốt. Trong nước, cùng lúc có hai vua: vua cha (hay “thái thượng hoàng”) và vua con (vua đương quyền). Nhờ vậy mà các vua hai đời Lý, Trần đa số là những vị minh quân, đem lại sự cường thịnh và hạnh phúc cho toàn dân.
Muốn thế hệ sau tiếp nối được tinh thần và khả năng đấu tranh chống độc tài cộng sản của thế hệ trước, thì thế hệ trước phải tạo điều kiện cho thế hệ sau tiếp nối ngay khi mình còn đủ sức khỏe và trí óc còn minh mẫn. Nghĩa là phải trao quyền lãnh đạo cho giới trẻ để họ có thể lãnh đạo dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ kinh nghiệm lãnh đạo của mình. Khi có người trẻ đứng ra lãnh đạo thì cuộc đấu tranh mới hấp dẫn hay lôi cuốn được giới trẻ tham gia. Nếu thế hệ trước cứ nắm quyền cho tới lúc không còn khả năng nắm quyền được nữa mới chịu nhường quyền cho thế hệ sau, thì thế hệ sau sẽ từ chối vì sợ không đảm trách được do không hề được chuẩn bị trước.
Gương đời Lý Trần đã có kết quả rất tốt, tại sao chúng ta không noi theo? Lý do gì khiến chúng ta không noi gương ấy được?
Nếu chúng ta nói quyết tâm chống cộng, tuyên bố đòi lật đổ chế độ cộng sản với bất cứ giá nào, nhưng trong thực tế nếu chúng ta không sẵn sàng trả giá cho những điều kiện để thành công như đoàn kết để có sức mạnh, hay hòa hợp với giới trẻ để có những thế hệ nối tiếp đấu tranh, v.v… thì sự quyết tâm hay những tuyên bố ấy chỉ là những lời nói xuông, không có hành động bảo chứng.
Hiện nay, cuộc đấu tranh ở bên ngoài dường như chỉ dừng lại ở một số những hoạt động như biểu tình, vận động chính giới một cách rời rạc, làm những thỉnh nguyện thư để mời thật nhiều người ký… Những hoạt động ấy đã có những kết quả tốt đẹp như ngăn chặn những biểu hiện bên ngoài của CSVN tại hải ngoại, cờ máu của CSVN không được công khai xuất hiện trong các nước tự do, các quan chức CSVN ra hải ngoại phải nhục nhã đi cửa hậu mà vào các cơ quan công quyền, ngăn chặn được khá hữu hiệu sự xâm nhập của cộng sản vào các cộng đồng người Việt hải ngoại… Nhưng để lật đổ được chế độ thì những hoạt động ấy… phải nói rằng không mấy tác dụng.
Về lực lượng thì những người tham gia đấu tranh hầu hết và chủ yếu là những người trên 50 tuổi… Các đảng phái hay các tổ chức đấu tranh bên ngoài không lôi cuốn được giới trẻ tham gia. Nhiều vị lãnh tụ dù rất lớn tuổi nhưng vẫn không kiếm được người trẻ tuổi nào có thể kế nhiệm mình, nên lại nhường quyền cho một người lớn tuổi khác. Đây quả là một điều rất đáng lo ngại cho tương lai cuộc đấu tranh tại hải ngoại.
Rất nhiều người chống cộng ở hải ngoại tuyên bố quyết liệt là phải lật đổ chế độ cộng sản, ai không tuyên bố như thế thì dễ bị chụp mũ là thiên cộng, là chống cộng cuội, là tay sai cộng sản… Nhưng câu hỏi cần phải đặt ra là: Phải lật đổ cộng sản bằng phương cách nào đây? Lấy gì để mà lật đổ chúng đây? Làm sao lật đổ chế độ ấy khi những việc tối cần phải làm để có thể thực hiện điều ấy thì chẳng mấy ai màng tới, như phải làm sao để khi mình già yếu hay qua đi thì phải có thế hệ sau nối tiếp cuộc đấu tranh này, hay phải liên kết những người cùng chống cộng lại với nhau để có sức mạnh, hay phải ngừng lại tất cả những cuộc đánh phá lẫn nhau để tránh chia rẽ, v.v…
Việc tố cáo tội ác cộng sản, chửi cộng sản trên các phương tiện truyền thông, biểu tình rầm rộ trước các đại sứ quán hay lãnh sự quán của cộng sản, vận động để các thỉnh nguyện thư có hàng ngàn người ký, vận động chính giới quốc tế áp lực cộng sản, v.v… là những hoạt động đấu tranh rất cần thiết. Nhưng việc đầu tư tinh thần và khả năng chống cộng cho thế hệ kế tiếp là điều rất thực tế và cần thiết hơn rất nhiều. Không có những thế hệ sau tiếp tục cuộc đấu tranh này thì những hoạt động đấu tranh cần thiết trên sẽ không còn người thực hiện. Không quan tâm tới sự kế tục này thì không phải là người chống cộng có tầm nhìn về tương lai!
Người Việt Thầm Lặng
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ Tue Dec 30, 2014 4:04 pm
.
Liệu lịch sử có lặp lại?
Nguyên Thạch (Danlambao) - Thời gian khoản 3 năm trở lại đây, Dân Làm Báo cùng hai trang mạng khác đã được sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và đảng CSVN cùng các cơ quan nhà nước nói chung cũng đã quan tâm không kém. Sự quan tâm đặc biệt này, đến nỗi "tưởng thú của chú phỉnh" ngày 12/09/2012 phải chính thức ban hành quyết định số: 7169/VPCP-NC - v/v xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước (1)
Từ những báo cáo và chỉ thị này, theo sự nhận định của khá nhiều người thì vô tình chung đảng và nhà nước cùng các ban bộ liên quan như Bộ Công an, Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo trung ương đã quảng cáo miễn phí cho những trang mạng "lề dân" này, bởi lẽ sau khi có chỉ thị thì số lượng người tăng vọt một cách bất ngờ và đáng ghi nhận.
Gần đây rộ lên hiện tượng các nhà văn, nhà báo liên tục bị bắt như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và mới nhất là ông Nguyễn Đình Ngọc tức blogger Nguyễn Ngọc Già dưới cái điều gọi là: 258 của Bộ luật hình sự "tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Tiếp nối sau đó là: Thông điệp 2015 của Trần Đại Quang: Trấn áp dân oan khiếu kiện, công nhân đình công và những ai nói xấu lãnh đạo thuần phục Bắc Kinh.
Không biết rằng "lịch sử có lặp lại" hay không? Nghĩa là trên các phương tiện truyền thông theo "lề dân" rồi sẽ xuất hiện vô vàn Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già khác hay không?
Thật thấm thía khi nghe lại hành khúc "Thề không phản bội Quê Hương" được soạn thảo bởi Cục chính huấn/VNCH. Nhân tiện, mời các bạn đọc nghe lại để có tinh thần và giữ vững niềm tin.
Ngạn ngữ dân gian: "Tre già măng mọc", thế hệ đi trước nếu có mai một vì nhiều lý do hoặc vì chết đi, hoặc vì giam hãm tù đày thì thế hệ nối tiếp sẽ noi bước lớp đàn anh mà đứng lên vì chính nghĩa, vì dân tộc và vì sự thật... và một điều chắc chắn rằng thế hệ đàn em này sẽ không mụ mị, không hèn hạ, không gian trá, lòng lang dạ sói như: Hồ Cáo, ĐM, Nguyễn Văn Linh, Lê Hà Bá, Đức Mạch, 3 Ếch, Trọng Lú, Quang Thun, Quang Đai. Chí Vịnh... Những CON không NGƯỜI này đã quay mặt phản bội lại tổ tiên nòi giống và dân tộc, đã toa rập lập thành băng đảng cùng nhau bán đứng Quê Hương cho giặc thù truyền kiếp Tàu cộng.
Thêm một câu hỏi cuối cùng cho bài viết ngắn này là: Lớp hậu duệ của chúng ta đã học hỏi được gì ở những thế hệ đàn anh và có sẵn sàng vùng lên noi theo gương chiến đấu để giành lại sự vẹn toàn của Tổ Quốc, Dân Chủ và Tự Do cho Dân Tộc hay buông xuôi dưới sự đàn áp của bọn Thái thú hèn hạ và nhu nhược?.
Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com _____________________________________
Tiêu đề: Ngẫm ngày Quân Lực 19-6, thao thức tự vấn lương tâm Thu Jan 08, 2015 5:15 pm
Tưởng Niệm 30 Năm Trần Văn Bá
08/01/2015 Võ Phú Viên
Ngày 8 Tháng 1 năm nay đúng là giỗ lần thứ 30 kể từ ngày Anh Trần Văn Bá ra đi về với các anh hùng dân tộc.
“Trần Văn Bá” Anh đã dũng cảm tranh đấu cho quê hương gấm vóc. Anh đã hy sinh chính thân mình để bảo vệ quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
“Trần Văn Bá” Anh không còn là con của một gia đình, thành viên của một đoàn thể, Anh đã là con ngoan của mẹ Việt Nam, là gương sáng cho bao thế hệ mai sau, là người hùng của tuổi trẻ Việt Nam.
Năm nay tại nhiều nơi trên thế giới các bạn bè, thân hữu cũng như đồng bào của Anh sẽ làm lễ tưởng nhớ Anh năm thứ 30 như tại Paris, Liège (Vương Quốc Bỉ), Melbourne (Úc) v.v
Đặc biệt tại Paris, nơi Anh đã sinh hoạt nhiều năm, lễ tưởng niệm Anh Trần Văn Bá sẽ được 15 Hội Đoàn cùng long trọng tổ chức vào lúc 2:00 PM, ngày 17 tháng 1, 2015 tại MAS, 10 rue Des Terres au Curé 75013, Paris, France với sự tham dự đặc biệt của các bạn bè và thân hữu ở Vương Quốc Bỉ và của các anh chị Ban Thường Vụ Cộng Đồng Việt Nam tại Hòa Lan.
Tại Nam California một số bạn bè, thân hữu đã từng sinh hoạt chung với Anh trong phong trào đấu tranh của kiều bào, thanh niên, học sinh và các Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Âu Châu trước và sau tháng Tư đen 1975, sẽ tổ chức lễ tưởng niệm Anh Trần Văn Bá vào dịp Tết Ất Mùi.
Để cho tất cả đồng bào cũng như giới trẻ biết đến hoạt động của Anh và tham gia đông đủ trong việc tưởng niệm Anh, Ban Tổ Chức chúng tôi đã quyết định lập một kiosk để tưởng nhớ Anh trong hai Hội Chợ Tết, một tại Garden Grove Park và một tại OC Fair & Event Center ở Costa Mesa vào các ngày 20, 21 và 22 tháng 2, 2015. Đồng bào có thể tham gia từ sáng đến chiều tối tại hai địa điểm nầy.
Đây là dịp cho tất cả đồng bào ai đi tham dự các hoạt động cổ truyền của Việt Nam trong suốt ba ngày Tết cũng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ đến một Anh Hùng gần với thế hệ chúng ta nhất. Tại Hội Tết Sinh Viên do Tổng Hội Sinh Viên VN Nam California tổ chức tại Costa Mesa, tinh thần tuổi trẻ hy sinh và vô vụ lợi của Anh Trần Văn Bá, từng là Chủ Tịch của Tổng Hội Sinh Viên Paris trong nhiều năm trước và sau 1975, sẽ làm cho các thế hệ trẻ nhớ đến một đàn anh đáng kính và là một gương sáng cho các em noi theo.
Tại Hội Tết Cộng Đồng tại Garden Grove Park, tưởng niệm Anh Trần Văn Bá sẽ nói lên sự đoàn kết, hy sinh, tinh thần quốc gia vững chắc. Đây là một địa điểm thuận tiện cho bà con của các khu vực gần Little Saigon ghé đến tưởng nhớ Anh.
Ban Tổ Chức thân kính mời tất cả bạn trẻ, sinh viên học sinh, các thân hữu từng quen biết anh Trần Văn Bá và quý đồng hương khi tham gia hai Hội Chợ nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015 nói trên xin ghé lại Kiosk “Tưởng Niệm 30 Năm Trần Văn Bá” để chúng ta cùng tưởng nhớ đến Anh.
Mọi chi tiết xin liên lạc như sau:
- Hội TẾT Sinh Viên tại OC Fair & Event Center: (714) 890-1418 or contact@uvsa.org - Hội TẾT Cộng Đồng tại Garden Grove Park: (800) 404-6616 or info@hoitetcongdong.org - Ban Tổ Chức “Tưởng Niệm 30 Năm Trần Văn Bá”: (714) 423-7208 tuongniemtvb@yahoo.com
Tiểu sử anh Trần Văn Bá 1945 - 1985
Anh Trần Văn Bá sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc. Là người con út trong số 3 người con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nền Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam năm 1949. Ông Trần Văn Văn đã bị CS ám sát ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sàigòn.
Sau đám tang của cha, anh Bá sang Pháp du học vào tháng Giêng năm 1967. Anh tốt nghiệp Cao học kinh tế, nghiêng về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.
Năm 1972 anh dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối Vòng Tay Lớn".
Ngay từ lúc đặt chân đến Pháp, anh TV Bá đã quyết định dồn hết tâm trí để tìm một giải đáp cho thảm trạng của đất nước. Khi đi đến kết luận là sự tồn vong và tương lai của dân tộc chỉ có thể được bảo đảm trong một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, tự do, tiến bộ, và mục tiêu này chỉ co thể được hoàn thành từ một nền Cộng Hòa miền Nam vững mạnh và tự do. Anh đã tự vạch ra cho mình một hướng đi và đã tự học hỏi, rèn luyện cho mình một khả năng và một phương thức hành động.
Anh Trần Văn Bá đắc cử chức chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972. Anh đã hoạt động hăng say và tận tụy để xây dưng một lực lượng Sinh Viên Quốc Gia thật hùng mạnh tại Châu Âu. Anh đã dẫn phái đoàn SV du học trở về thăm quê hương vào những tháng hè năm 73 – 74 trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”, đã tổ chức cuộc xuống đường rầm rộ để ủng hộ Miền Nam và các chiến sĩ VNCH vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, ba ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.
Khi miền Nam sụp đổ, anh TV Bá đã xác định chánh nghĩa quốc gia và tổ chức đêm hội Tết Bính Thìn 1976 với chủ đề “Ta Còn Sống Đây”, giương cao ngọn cờ vàng Quốc Gia, hát lớn bài “ Hồn Tử Sĩ”, trước hơn 2000 khán giả xúc động đến ứa lệ. Anh kêu gọi mọi người tham dự hãy tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, chống lại chế độ độc tài cộng sản. Một ngọn lửa đối kháng đã được đốt lên từ đêm hôm đó.
Lớp trẻ SV Quốc Gia tại Âu Châu vào năm 75, trở thành côi cút, không Tổ Quốc, không đàn anh, mất đường về… Tuy vậy, họ chưa bao giờ tuyệt vọng : Trần Văn Bá đã cùng nhóm SV QG kiên trì tiếp tục con đường đấu tranh cho Chính Nghĩa, cho một Miền Nam không cộng sản.
Anh Trần Văn Bá đã trở thành linh hồn của Lớp Trẻ Tỵ Nạn.
Thôi thúc bởi thảm cảnh của đồng bào lênh đênh trên biển Đông hay ngoi ngóp trong các trại tỵ nạn, cảnh ngộ của dân quân miền Nam bị đày ải, hành hạ trong các trại gọi là “cải tạo” hay ở các vùng “kinh tế mới”; thảm họa của cả một thế hệ thanh niên bị đem làm vật tế thần cho cuộc bành trướng quân sự điên rồ qua Kam Pu Chia; anh TV Bá quyết định rời kinh thành ánh sáng Ba Lê ngày 6 tháng 6 năm 1980 để trở về chiến đấu trong lòng quê hương.
Nhận định rằng mặt trận chính là ở trong nước nên anh cùng các tín đồ đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo đã thành lập Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam và âm thầm xâm nhập vào Việt Nam.
Trong một lần chuyển vũ khí bằng đường biển vào nội địa, do nội gián, anh bị bắt ngày 9 tháng 9 năm 1984 với số lượng lớn vũ khí và tiền bạc. Anh bị đưa ra trước cái gọi là Tòa Án Nhân Dân tại trụ sở cũ của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn, ngày 14 tháng 12 năm 1984, cùng với 20 đồng đội. Tòa Án cộng sản tuyên án tử hình anh Trần Văn Bá cùng với 4 bạn đồng hành.
Vào ngày 08 tháng 1 năm 1985, tà quyền CSVN đã mang anh Trần Văn Bá ra hành quyết cùng với các ông Hồ Thái Bạch, tín đồ Cao Đài và Lê Quốc Quân, tín đồ Hòa Hảo .
Anh Trần Văn Bá được vinh danh như một chiến sĩ tự do, một nhà ái quốc, một tấm gương tranh đấu cho dân chủ : hai tấm bảng tưởng niệm Trần Văn Bá được đặt nơi công cộng ở thành phố Liège, Bỉ quốc; một con đường được đặt tên Trần Văn Bá ở trung tâm sinh hoạt của người Việt, Eden Center, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ; Huân chương Tự Do Truman-Reagan 2007 được truy tặng cho Trần Văn Bá.
Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ Trần Văn Bá Và Các Liệt Sĩ
Nguyên Hoàng Bảo Việt
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ
Cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, ông Trần Văn Bá bị bắt đêm 11 tháng Chín năm 1984 tại vùng An Xuyên và Bạc Liêu (hai tỉnh Nam Phần Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 18 tháng Mười Hai, cộng sản kết án tử hình 5 tù nhân yêu nước Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh. Ông Trần Văn Bá từ chối ký tên xin ân xá. Cộng sản cải án tử hình ra tù chung thân cho hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh có quốc tịch Pháp.
Do cuộc vận động của cộng đồng người Việt tị nạn, các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền và nhiều nước dân chủ trên thế giới, cùng chính phủ Thụy Sĩ, đã đồng thanh phản đối các bản án tử hình bất công và vô nhân đạo. Sợ công luận bất lợi có thể lan ra trên thế giới, các lãnh chúa bạo quyền Hà Nội đã ra lệnh khẩn cấp hạ sát ba tử tù Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch trước bình minh ngày 8 tháng Giêng năm 1985:
Sài Gòn của chúng ta Nặng trĩu những vầng mây tang Dưới vòm trời Yên Bái Nửa thế kỷ sắt máu trôi qua Từ thực dân tới cộng sản Đem súng đạn Trung Sô Thay cho máy chém
Nhắm bắn Anh Em Quân cuồng tín nhắm bắn Trái tim linh hồn Miền Nam Việt Nam bất khuất Giặc bao giờ hiểu được vì sao Khủng bố chẳng làm nao núng Niềm Tin của chúng ta Ở ngày mai Nơi tương lai đất nước (…)*
Đó là một biến cố đau thương, một ngày phẩn uất, không thể nào quên đối với Người Việt tị nạn cộng sản. Từ ấy, cứ đến Ngày 8 tháng Giêng mỗi năm, nhớ lại Ước Mơ của Anh Em, Ước Mơ của những người Việt Nam yêu Nước thương Dân, biết xót thương và biết can trường.
Ước Mơ với lòng tin nơi con người và đất nước. Lòng tin như những ngọn nến nhỏ, những vì sao long lanh trong đêm tối lịch sử dân tộc. Nhưng sẽ soi đường cho hàng hàng lớp lớp những người nô lệ cùng đứng lên và đi tới. Ước Mơ được ‘‘sống một mùa Xuân – Xuân Việt Nam’’ lúc chồi non lá biếc trên những nhánh cành mặt trời Tự Do đua nhau mọc lại. Ước Mơ với những em bé chăn trâu phất cờ lau thay ‘’cờ sao vàng chìm giữa biển máu’’. Ước mơ với những người chị những người em gái ‘’không còn quên mái tóc thề’’, ‘’Giấu nhan sắc giấu hồn quê trong lòng’’. Ước mơ vì đồng bào không muốn thấy nữa ‘’Vô duyên cờ đỏ búa liềm’’, ‘’Ai treo rũ xuống trước thềm nhà ta’’. Ước mơ với hàng triệu người vượt biển đã quay nhìn lại lần cuối:
Mặt trời vừa lặn trên biển Đông Ta quay nhìn lại phút sau cùng Việt Nam một chút dung nhan ấy Dẫu xa ngàn năm còn đứng trông
Em vẫn đợi anh, bạn đợi ta Nuôi trong lòng nỗi nhớ vô bờ Niềm tin địa chấn nào lay chuyển Đối diện tay trần với chiến xa
Giặc cướp được đâu chiếm được đâu Ta mang theo đi khắp tinh cầu Quê hương tình cảm trung trinh ấy Xa nhau để tìm thấy gần nhau (…)
Mẹ yêu thương ơi không khóc nữa Nước mắt dành cho mùa đoàn viên Đau khổ nẩy mầm thành cây lúa Các con về vàng chói cánh đồng (…)
Ước Mơ ngay cả trước khi bức tường ô nhục Bá Linh bị xô ngã, kéo theo sự sụp đổ của Khối Liên Sô – Đông Âu, thành trì phe xã hội chủ nghĩa của đảng xã hội đen Hà Nội. Ước Mơ của Anh Em, những người hậu sinh dấn thân, nung nấu tinh thần Yên Thế và Yên Bái, Kiên Giang và Nhựt Tảo, tinh thần Hoàng Sa 19 tháng Giêng năm 1974, trước khi tuẩn tiết:
"VIỆT NAM MUÔN NĂM"
Những tiếng hô sau chót Dù máu tươi thuốc súng đã quánh khô Ngực cháy bỏng lửa đạn Vẫn còn âm vang…
Chúng tôi, những người đến sau, xin được nói lên và viết ra, sẽ làm chứng cho Anh Em trong chuyến hành hương trên quê hương không còn bị cộng sản áp bức, đày đọa khổ nhục:
Ước Mơ của Anh Em Đẩy lùi tội ác Soi thấu đêm đen Đang phủ trùm thiên đường chết Quê hương tù ngục lưu đày Biết bao oán thù chờ cởi bỏ Biết bao vết thương sâu chưa khâu vá
Ước mơ của Anh Em Nhổ bật rễ bất công Vun bón mầm Nhân Ái Tâm sự không còn dây leo sợ hãi Cây Hòa bình thơm nức trái Tự do.
Cho Bình minh của chúng ta Hân hoan xòe cánh Cho bầy bồ câu trắng Đến đậu bờ vai đàn trẻ thơ Khoan thai gõ nhịp Cho đôi chim sơn ca Thôi rụt rè cất tiếng hót Cho những búp sen thanh khiết Vươn lên từ đầm lầy Giữa ngút ngàn điệp trùng bông lúa Nở rộ thành những gương mặt Người. *
*Niềm Tin của chúng ta – Đêm Vượt Biển – Con Đường Ta Đi (thơ NHBV)
Ngày 8 tháng Giêng năm 2015, chúng tôi thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ ba liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và tất cả những Người Yêu Nước đã hy sinh hay mất tích, được biết tên hay còn vô danh.
Và xin được gởi đến quý bạn đọc bài thơ Hồn Thiêng Sông Núi của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt, như Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ…
Hồn Thiêng Sông Núi
Tưởng nhớ Trần Văn Bá và các Liệt Sĩ
Núi mãi trầm tư ngó xuống đồng Bạn về thành phố bên kia sông Trao giùm lá thư mình chép vội Nội ngoại bà con đỡ nhớ mong
Giữa trái tim ương hạt ước mơ Bông lúa chen bông lau dựng cờ Ngày lên đường hẹn ngày sẽ đến Nước Việt của người Việt tự do
Niềm tin nào đem so gang thép Đường xa dấn bước chí không sờn Giặc thờ Trung Sô quên tổ quốc Ta giữ nguyên tình nghĩa sắt son
Khói trắng vườn cau ai đốt lá Bâng khuâng hương lửa tối gia đình Thao thức người đi tìm lịch sử Sao trên rừng vì sao long lanh
Kín đáo bờ tre nhìn tríu mến Giọng nói như che giấu ngậm ngùi Qua mấy nhịp cầu vùng tạm chiếm Gần nhau mà tưởng quá xa xôi
Thương cảm hai triệu người bỏ nước Vượt bình yên hay chết hãi hùng Ở lại sống cuộc đời súc vật Khổ sai tập thể tù tập trung
Sáng tháng giêng gió lùa buốt lạnh Tin cầm tay nửa muốn hồ nghi Ác mộng thấy sơn ca gãy cánh Không gian dầy đặc khối mây chì
Giặc say tra tấn - quân cuồng tín Trói siết anh em sát bức tường Đứng trước mũi súng vẫn điềm tỉnh Thiên đường đỏ đâu bằng quê hương
Mùa tang núi cũng tan thành lệ Sông quặn đau lòng Mẹ Việt Nam Bay từ Yên Bái về Yên Thế Sài Gòn nghe tiếng Chim gọi Đàn.
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1985)
Genève tháng giêng 2015 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Trần Văn Bá
Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ. Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ « Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… » Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển » để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên » sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ. Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư, để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng. Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam. Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt…. Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh : Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc. Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ. Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá. Từ Liège - Bỉ Quốc, đến Virginia - Mỹ Quốc, Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam. Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại, Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa, Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…
Nhóm thân hữu Trần Văn Bá
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ Fri Jan 09, 2015 11:03 pm
Tưởng niệm Anh Hùng Trần Văn Bá
Tinh Thần Trần Văn Bá Giọng đọc: Cát Bụi Tác giả: Ðinh Lâm Thanh
Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền CS bắt đêm 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải Cà Mâu. Ngày 18 tháng 12, Tòa án Nhân Dân xử 21 can phạm tại Nhà Hát Lớn Sàigòn ( Trụ sở Quốc Hội cũ ). Trần Văn Bá là người thứ nhì trong danh sách những người bị xử.
Anh đã từ chối không ký vào bản xin nhà cầm quyền ân xá, khi bị kết án tử hình cùng với 4 can phạm khác.
Sáng ngày mùng 9 tháng 1 năm 1985, tin anh bị hành quyết ngày hôm trước tại Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức, đã làm rúng động và gây phẫn nộ trong mọi giới chức tại Pháp…
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ Fri Jun 16, 2017 3:40 pm
Ngẫm ngày Quân Lực 19-6, thao thức tự vấn lương tâm
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Mỗi năm đến “Ngày Quốc hận 30 tháng Tư” hoặc “Ngày Quân Lực”, người Việt dù ở trong nước hay ở hải ngoại, có lẽ đều ngẫm nghĩ đến dấu mốc lịch sử trọng đại này. Hôm nay, còn mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực”. Vậy “Ngày Quân Lực” hình thành thế nào?.
Khái quát về hình thành “Ngày Quân Lực”: Ngày 14-6-1965, Hội Đồng Quân Lực họp tại Sài Gòn, đồng thuận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia. Liền sau đó, thành lập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, sau khi thảo luận đều đồng ý đưa đến quyết định thành lập thành phần của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, gồm có: Một Chủ Tịch, một Tổng Thư Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Các vị được tín nhiệm gồm có:
1- Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu. 2- Tổng Thư Ký: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu. 3- Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. - Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. - Tư Lệnh Quân Đoàn I: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi. - Tư Lệnh Quân Đoàn II: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh. - Tư Lệnh Quân Đoàn III: Thiếu tướng Cao Văn Viên. - Tư Lệnh Quân Đoàn IV: Thiếu tướng Đặng Văn Quang
Ngày 19-6-1965, Hội Đồng Quân Lực ra quyết định số 4/QLVNCH, giải tán Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và thiết lập: Đại Hội Đồng Quân Lực, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội. Sau đấy, Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và quyết định số 5/QLVNCH thành lập Thượng Hội đồng Thẩm phán. Từ đấy, “Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, còn gọi là “Ngày Quân Lực” và Ngày Quân Lực 19-6 đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 19-6-1966.
Ai từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) có lẽ mong làm tròn sứ mệnh với: “Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm”, riêng Sinh viên sĩ quan Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức càng khó quên. Vì lẽ, Sinh viên sĩ quan khi mặc bộ quân phục đại lễ thì đội mũ cát két trên đầu của mình, luôn luôn có 6 chữ tiêu biểu cho sứ mệnh thiêng liêng: “Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm” để nhắc nhở, để ghi khắc bổn phận của mỗi Sinh viên sĩ quan.
Còn mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực” năm 2017, tôi lại thao thức lẫn thẹn thùng, vì tôi cũng được may mắn thụ huấn tại “Trường Bộ Binh Thủ Đức”, biết bao lần đã đội lên đầu mình 6 chữ sứ mệnh thiêng liêng ấy. Thế mà, gẫm lại cá nhân tôi lại nhu nhược, yếu hèn chưa làm tròn sứ mệnh thiêng liêng mà chính mình với anh em Sinh viên sĩ quan đã trân trọng tuyên thệ khi ra trường?!.
Tôi chưa tròn với “Tổ Quốc”: Vào ngày 1-4-1975, tôi bị thất trận nhục nhã, bị Cộng quân bắt, tôi lại “Tham sống sợ chết” không dám tuẫn tiết hy sinh như những người khác đã giữ tròn khí tiết?!
Tôi chưa gìn giữ tròn “Danh dự” của một Quân nhân VNCH: Sau khi thất trận, tôi bị bắt vào tù. Trong tù, tôi lại răm rắp nghe theo mọi sự điều khiển của Việt cộng (VC), trong khi ấy anh Huỳnh Văn Ba, nguyên cấp bậc thiếu úy, đơn vị Biệt động quân, tính tình khẳng khái, anh đã hiên ngang: “Chúng tôi bảo bọc đồng bào, giữ gìn đất nước chống ngoại xâm; quân đội Quốc gia đã can trường chống quân xâm lăng Trung cộng tại đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974, là một minh chứng hùng hồn. Còn Việt cộng các anh hãm hại đồng bào khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc, vì vậy vào năm 1954 cả triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam. Thế nên, thể chế Quốc gia ở miền Nam, người dân được hưởng tự do và no ấm thực sự. Các anh đã gây nên cảnh nồi da xáo thịt, đã giết vô số đồng bào ở Huế vào Tết Mậu Thân, các anh là thứ buôn dân bán nước”. Những người cán bộ quản giáo và vệ binh của Cộng sản Việt Nam (CSVN) ở trại tù 53 không đủ trình độ để tranh luận hay phản bác lời lẽ hùng hồn và lý luận vững chãi của anh Ba, nên tức tối và giận dữ, bắt anh Ba đem cùm chân ở phòng biệt giam thời gian rồi cũng cho ra khỏi phòng biệt giam.
Một buổi trưa hè trời gay gắt nắng! Bất ngờ, chúng tôi nghe tiếng súng nổ nơi bờ suối, rồi tiếng kiểng dồn dập để tập hợp tù binh, khi tập hợp xong. Một cán bộ VC, giọng điệu hằn học vu khống trắng trợn: “Huỳnh Văn Ba trốn trại, vệ binh gọi đứng lại nhưng vẫn ngoan cố bỏ chạy nên vệ binh đã bắn chết ở bờ suối” (Ai ở tù trại 53, Ngân Điền đều biết sự thật này). Rõ ràng, họ đấu lý không lại anh Ba, nên đem anh ra bờ suối bắn rồi lại hô hoán là trốn trại.
Mặc dù, tôi biết lời nói của cán bộ VC là gian dối nhưng tôi hèn, cố đè nén “Danh dự làm người” của chính mình vì sợ nói lên sự thật sẽ bị vệ binh trại bắt cùm chân ở phòng biệt giam?!. Thật là:
“Cải tạo” rõ ràng chốn đọa đày! Lọc lừa “học tập” chỉ mười ngày?! Tù binh bị hại, nhiều chua chát! Việt cộng, âm mưu quá đắng cay!
Tôi chưa tròn “trách nhiệm” của một công dân Việt Nam: Sau 3 năm tù đày, những tù binh ở trại tù Ngân Điền lại chuẩn bị sáp nhập vào trại tù A-30 ở Phú Yên, vì sức chứa của trại tù A-30 có hạn nên nhiều tù binh được cho về, tôi cũng được về trong thời gian này. Khi về, những công tác nào nặng nhọc và có thể nguy hiểm như đào mương thủy lợi (đôi khi bị bom đạn chôn lấp ở dưới đất phát nổ) tôi lại xung phong nhận các công tác này. Vì lẽ, tôi không muốn nghe mỗi khi họp phường khóm, VC lại nhắc đi nhắc lại: “Đảng ta vinh quang, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” mà bản chất hèn của tôi tuy biết u uất nhưng không dám phản đối. Cảnh sống này, tôi không thể sống dưới chế độ CSVN nhưng bản chất hèn của tôi lại không dám thẳng thắn đấu tranh như những người Việt trong nước đã và đang khí khái đấu tranh với bạo quyền CSVN để đòi “Tự do, Nhân quyền” thực sự cho dân tộc hay đấu tranh để bảo vệ bờ cõi nước nhà đang bị hao hụt. Tôi lại lạnh lùng, thiếu “Trách nhiệm” với quê hương, tìm đường vượt biên, mong mỏi tìm đời sống ấm êm cho chính mình và cho gia đình, đấy là tôi hẹp hòi, ích kỷ?!. Dù vậy, lại đắn đo:
Liều mình thử thách đại dương Liều mình cõi chết, tìm đường tự do Vượt biên hồi hộp, gay go Tự do hay chết, rủi ro khó lường?!
Thế mà, sau khi đến Hoa Kỳ lần đầu tiên tôi được tham dự lễ chào cờ VNCH, đã 42 năm vắng bóng và mòn mỏi, thì:
Nếu ta không thấy lá cờ vàng! Trăn trở sớm khuya, luôn xốn xang! Thấy lại cờ vàng, sao thổn thức?! Mải mê ngắm nghía, lại mơ màng?!
Hiện nay, đất nước Việt Nam đã/đang nguy ngập, do CSVN cai trị là những kẻ bất tài và bất nhân, CSVN đàn áp đồng bào dã man lại thi hành mọi chỉ thị của quan thầy Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam?!. Từ đấy, người Việt càng lưu luyến thể chế VNCH, dù đã qua 42 năm dài dằng đẵng! Từ đấy, tâm hồn người Việt hoài niệm thiết tha VNCH, đã/đang rền rĩ, thôi thúc từng con tim, từng mạch máu của đồng bào gắn bó sắt son với thể chế VNCH, đặc biệt là QLVNCH.
Trong số này, nổi bật: Nguyễn Viết Dũng có biệt danh là “Dũng Phi Hổ” vào ngày 02-4-2015, đã thành lập “Đảng Cộng Hòa” và hội họp những người yêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa để lập “Hội yêu nước, thương dân”, trên túi áo của “Dũng Phi Hổ” có hình Cờ Vàng của VNCH và trên cánh tay xăm hai chữ: “Sát cộng” (1).
Huỳnh Thục Vy may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh “Cờ vàng ba sọc đỏ” (2) dám thách đố với nhà cầm quyền CSVN đang đàn áp thô bạo những ai son sắt đấu tranh vì lòng yêu nước?!
Đặc biệt hơn, “Linh mục Nguyễn Văn Lý đã khóc quê hương sẽ là Tây Tạng thứ hai” (3). Các nhân vật vừa nêu chưa từng phục vụ trong thể chế VNCH, riêng Nguyễn Viết Dũng và Huỳnh Thục Vy vào thời VNCH chưa sinh ra, tâm lại lo lắng cho sự sinh tồn của nòi giống, mong gìn giữ quê hương khỏi bị Trung cộng xâm lược mà dấn thân và mong mỏi thể chế nhân bản VNCH lập lại. Thế mà, tôi là người đã từng phục vụ dưới thể chế VNCH, từng hưởng ít nhiều ân huệ Quốc gia lại hèn nhát là sao?!!
Trước hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo của quê hương hiện nay, dù tôi hèn cũng mong muốn đóng góp tâm sức của mình cho quê hương nếu được và nếu chưa hoàn thành tâm nguyện mà ra đi, thì:
Khi tôi chết, xốn xang chuyện cũ Thân chưa tròn gìn giữ tự do Oái oăm, buông súng sững sờ! Xin đừng, đừng có phủ cờ tủi thân?!
Và sau khi chết, tôi tha thiết xin người thân:
Sau khi chết, ngóng tin tha thiết Lúc thắp hương cho biết nỗi sầu Đồng bào tranh đấu bấy lâu Việt Nam thoát Cộng, thoát Tàu được chưa?!
Ngày 14-6-2017 Nguyễn Lộc Yên danlambaovn.blogspot.com ________________________________________
Tiêu đề: Re: Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ Thu Oct 19, 2017 10:05 pm
Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ
Nguyên Thạch (Danlambao) -
Cụ Nguyễn Trãi lấy dân làm nòng cốt, dân là tài sản, là sức mạnh, là sinh khí của một quốc gia. Nhân nghĩa còn là “trừ bạo”, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà chuyên đi hà hiếp nhân dân. Có thể thấy Nguyễn Trãi đã coi dân chính là trụ cột của quốc gia, người chèo thuyền cũng là dân và người lật thuyền cũng là dân và cụ cũng đã khẳng định trong bài hịch “Bình Ngô Đại Cáo” có đoạn rằng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
Rồi cụ cũng đã lưu lại cho lớp con cháu những tư tưởng căn bản trong đấu tranh: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo.
Từ một nhà thơ, nhà chính trị binh lược của Việt Nam, thế hệ theo sau là những ai và họ đang làm gì?
* Việt Nam Cộng Hòa và lớp hậu duệ:
Là một thể chế có chính nghĩa, cho dẫu VNCH đã bị bức tử bởi có liên quan đến cục diện của thế giới. Cho dẫu cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã nhân cơ hội ngàn vàng đến cho họ mà họ đã chộp lấy thời cơ cướp được miền Nam nhưng trong lòng người dân của cả 2 miền Nam Bắc vẫn không bao giờ quên đi những dư âm tốt đẹp cho cuộc sống mà thể chế ấy đã đem lại cho người dân miền Nam. Tuy không còn tồn tại nhưng âm vang êm đềm của nó vẫn còn vang vọng như những nhịp khúc ru hời cho chuỗi cơn đau mà người dân trên cả nước giờ đây phải gánh chịu. Dân Chủ, Tự Do, Độc Lập và Hạnh Phúc đã hiện diện trên một nửa phần của mảnh đất quê hương mà giờ đây vẫn còn là niềm ước ao cho cả dân tộc muốn được quay trở lại.
Hậu duệ của VNCH ở trong nước vẫn ấp ủ tận trong thâm sâu những hoài bão và luôn chờ mong ngày thể hiện. Hậu duệ VNCH ở hải ngoại cũng luôn một lòng đau đáu, trăn trở cho quê hương, phần đất có chứa bọc nhao, núm rún của chính họ hoặc của cha mẹ họ đã một thời sống và chiến đấu cho vùng đất tự do.
Lớp hậu duệ VNCH cũng có thể là những tuổi trẻ đã sinh ra và lớn lên ở một quê hương mới nhưng lớp trẻ này cũng sẽ hiểu được quê cha đất tổ qua hình ảnh, tài liệu cùng những dạy bảo từ những nhân chứng đi trước và những điều đó đã tạo cho họ có được lối suy nghĩ đúng đắn về một thể chế đã đáp ứng được nhiều nhu cầu cho đời sống, cũng như họ đang hiểu về sự độc tài toàn trị, hung tàn bạo ngược, nghèo đói lạc hậu mà cơ chế độc hại cộng sản đã gây ra trong quá khứ lẫn hiện tại.
Khoảng cách biệt giàu nghèo qua hình ảnh tương phản giữa cực kỳ sung túc trong cảnh nhà cao biệt thự với nghèo đói lang thang, rách rưởi bệnh tật là những hình ảnh đã tạo cho các thế hệ hải ngoại có được những nếp suy nghĩ rất thực tế rằng Việt Nam là một đất nước đầy dẫy nghịch lý.
Người viết đơn cử một vài thí dụ cụ thể với những hình ảnh thật của những cá nhân gốc VNCH và hậu duệ tiêu biểu để nói lên rằng người Việt Nam dưới những thể chế Dân Chủ Tự Do họ đã thành công:
1- Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh:
Đến Mỹ lúc 15 tuổi, Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cùng với gia đình di tản vào thời điểm 30-4 năm 1975. Lúc bấy giờ bà vừa đúng 15 tuổi. Đến Mỹ, bà vào trường trung học ở Maryland với vài chữ tiếng Anh lõm bõm.
Với tinh thần tự ái dân tộc, chỉ vài năm sau đó, bà tốt nghiệp kỹ sư Hóa Học, Điện Toán, rồi Cao Học Quản Trị với hạng danh dự. Ngay sau khi rời ghế nhà trường, bà được nhận vào làm cho Hải Quân Hoa Kỳ và từng lãnh đạo toàn bộ chương trình nghiên cứu và chế tạo chất nổ của Hải quân. Trong suốt 24 năm đóng góp về khoa học và kỹ thuật cho quốc phòng Hoa Kỳ, bà liên tiếp gặt hái nhiều thành quả lớn lao và từng được Hải quân trao tặng giải thưởng cao quí.
Trong Bộ Hải quân Hoa Kỳ Dương Nguyệt Ánh nhậm chức Giám đốc Khoa học và Kỹ thuật (Director of Science and Technolgy)[1] của chi nhánh Indian Head Division thuộc Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng. Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong lãnh vực chất nổ tại Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb).
Năm 2005, bà được cử về Bộ Quốc phòng Mỹ làm cố vấn khoa học cho phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ về thông tin và chiến thuật tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2008 bà được bổ nhiệm làm Giám đốc An ninh Biên giới và Lãnh hải (Director of the Borders and Maritime Security division) thuộc nha Khoa học và Kỹ thuật (Science and Technology Directorate) của Bộ Nội an Hoa Kỳ (Department of Homeland Security). (1)
2- Tướng Hoa Kỳ hậu duệ VNCH Lương Xuân Việt:
Khi tới Mỹ vào năm 1975, cậu bé Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học và cao học (thạc sĩ) khoa học quân sự tại Đại học Nam California.
Ông được Chính phủ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc chuẩn tướng Lục quân quân đội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 5 năm 2014 (chính thức tấn phong ngày 6 tháng 8 năm 2014)[9], trở thành tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ[3][10]. Chức vụ hiện tại của ông là Tư lệnh phó Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Hoa Kỳ), phụ trách hành quân tác chiến[8][10]. Tháng 5 năm 2017 ông được thăng cấp thiếu tướng, là phó tư lệnh của Quân đoàn 8 đóng tại Hàn Quốc (2).
Như vậy, Thiếu tướng Lương Xuân Việt, sinh tại miền Nam Việt Nam và sang Hoa Kỳ cùng gia đình sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, là vị tướng Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân lực Hoa Kỳ.
Trong lần phát biểu, ông cũng nhắc lại lời người cha rằng luôn phải nghĩ về danh dự của các binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa "Tổ quốc sẽ mãi mãi ghi ơn anh em chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa." (3)
3- Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải:
Ông sinh ra tại Việt Nam từng là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đến định cư tại Canada vào năm 1975 sau khi trốn thoát khỏi Việt Nam qua ngả Malaysia. Ông là người Canada gốc Việt đầu tiên và người Canada gốc châu Á thứ hai phục vụ tại Thượng viện Canada.
Ông có bằng cử nhân của Đại học Paris và bằng thạc sĩ giáo dục của Đại học Ottawa. Ông là người tích cực hoạt động trong cộng đồng Việt Nam tại thành phố Ottawa. Ông làm thẩm phán quốc tịch từ năm 2007 đến khi được bổ nhiệm vào thượng viện vào tháng 9 năm 2012.
4- Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh:
Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.
Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.
Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ v.v... (4)
5- Tiến sĩ Võ Tá Đức:
TS Đức hồi còn nhỏ tại Việt Nam Người đạp xích lô Việt Nam sang Mỹ làm Tiến sĩ Khoa học Từ một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam biến thành một khoa học gia nghiên cứu vật lý nguyên tử ở Mỹ. Đó là Tiến sĩ Võ Tá Đức. Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong những phòng thí nghiệm lớn của Mỹ (5).
Nếu Võ Tá Đức giờ này còn ở Việt Nam thì có lẽ cũng chỉ là anh chạy xe ôm vì nơi đây không phải là một môi trường tốt cho tuổi trẻ phát triển, một quốc gia không biết trọng tài năng, đồng thời cũng là một chế độ không biết chiêu hiền đãi sĩ, mà ngược lại chỉ biết chiêu cô hồn đãi ác đảng!.
Tóm lại, cho dẫu tên gián điệp Tàu cộng Hồ Quang - Hồ Chí Minh có được cài đặt một cách thiện nghệ như thế nào, cho dẫu Đảng Cướp Sạch có cướp miền Nam và gộp cả nước lại để chuẩn bị dâng cho bọn Hán phiệt thì cũng e rằng bọn Trung cẩu cùng lũ tôi tớ ĐCSVN sẽ rất là khó nuốt. Bởi lẽ trên 5 triệu người Việt ở rải rác khắp nơi trên thế giới ngày càng nhận thức rằng ĐCSVN chỉ là một lũ phản quốc và bán nước. Ngày càng đông người Việt ở hải ngoại lẫn quốc nội sẽ ý thức được bổn phận cùng trách nhiệm của mỗi một người công dân trước hiểm họa ĐCS đẩy họ vào tròng ách nô lệ ngoại bang mà sẽ vùng lên vực dậy cố thoát thảm trạng này. ĐCSVN đừng tưởng bở vì đảng cộng sản đang tứ bề thọ địch mà trong đó đoàn quân hậu duệ của VNCH sẽ không bao giờ để yên cho bọn phản quốc muốn làm gì thì làm.
Chế độ CSVN hôm nay chẳng những đã không thu phục được nhân tâm mà còn gây thêm nhiều oán hận cho dân chúng thì ắt nhiên chế độ này phải sụp đổ cho dẫu nhà cầm quyền có đàn áp tàn bạo đến cỡ nào.
Chừng nào rừng rụi hết tre Thì người dân Việt mới nghe theo Tàu. Chừng nào vũ trụ hết sao Thì nước Việt mới thuộc Mao thuộc Hồ. Nếu đảng dâng hết cơ đồ Dân sẽ chôn đảng xuống mồ ngàn thu.
19.10.2017 Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com ________________________________