XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ
3 posters
Tác giả
Thông điệp
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Sat Mar 09, 2013 5:40 pm
.
Tản mạn về đạo đức đảng viên cộng sản
Tiểu Vũ (Danlambao) - Những ngày vừa qua, tôi được nghe nhiều về đạo đức và những tranh cãi về đạo đức; mất nhiều đêm không ngủ mà vẫn không sao hiểu nổi cái gọi là “đạo đức” của đảng.
Uống nước nhớ nguồn
Lý rằng, đạo đức con người bắt đầu từ cái gọi là nguồn cội, là uống nước nhớ nguồn. Hay thực tế hơn là: “ăn cây nào rào cây ấy”. Vậy nên, tôi thấy các đảng viên bảo vệ cho Điều 4 Hiến pháp những ngày qua cũng là lẽ thường tình. Ít ra họ có đạo đức đấy chứ, vì họ được hưởng lợi từ điều đó thì phải hết lòng hết sức bảo vệ nó, che chắn nó. Được “ăn” thì phải “rào” lại là chuyện đương nhiên rồi.
Nhưng hỡi ôi! Các đảng viên thì thế, sao lại bắt người khác không được sống “đạo đức” như các ngài. Sao các ngài bắt quân đội “ăn cây táo, rào cây sung”? Quân đội là từ nhân dân mà ra, ăn của dân, sống vì dân,… khoan nói về nhiệm vụ, chức trách của họ, chỉ nói rằng nguồn cội và lợi ích của họ. Quân đội “ăn” cây nhân dân sao các ngài lại bắt quân đội phải “rào” cây đảng?
Mà nói cho đúng, chính bản thân đảng các ngài cũng “ăn” từ cây nhân dân, cớ sao lại không “rào” cho cây nhân dân trước đã, rồi hãy tính đến “rào” cho cây khác. Nước không còn, dân không còn thì thử hỏi đảng của các ngài sẽ tồn tại thế nào?
Các ngài cần được bảo vệ, cần được bình yên? Nhân dân cũng cần được bảo vệ, cũng cần được bình yên, tổ quốc cần tự do, cần độc lập,… Thái bình, hạnh phúc là ao ước bao đời nay. Ngẫm rằng, cái chính sách thư hoãn sức dân làm kế sâu dễ, bền gốc hay ngắn gọn hơn là lấy dân làm gốc của tiền nhân vẫn luôn là bài học thời sự, các ngài có thấu hiểu?
Sao các ngài cần phải có quân đội bảo vệ? Nếu các ngài có chính nghĩa, là những người thực tốt thì đâu cần đến ai bảo vệ? Những người làm cách mạng xưa kia, người bảo vệ đầu tiên là nhân dân, vì quân đội khi đó là của ai? Của nhà cầm quyền mà đấy chứ?
Quân đội hay các lực lượng khác, xét cho cùng cũng là con người, là nhân dân và đa phần đều có đạo đức – phần người trong mỗi “con người” đấy ạ. Chính vì thế, lịch sử đã cho các ngài thấy bao nhiêu triều đại dù có quân đội hùng mạnh cũng chẳng thể tồn tại nếu rời xa nhân dân. Người lính không bắn vào cha mẹ, đồng bào của họ vì đó là “đạo đức” chứ không phải vì “bổng lộc” hay mệnh lệnh của nhà cầm quyền.
Thành thật, tôn sư, trọng đạo
Chủ thuyết của các ngài là “cộng sản” thì cớ làm sao tài sản của người thân hoặc trực tiếp các ngài ủy viên, bí thư các cấp,.. lại nhiều vậy nhỉ? Các ngài kêu gọi xây dựng xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” cơ mà? Không biết năng lực các ngài đến đâu và đã làm được những gì? Nhưng nhìn vào cái mà các ngài đang hưởng thì quả thật tôi thấy rằng “nhu cầu” của các ngài lớn quá, còn đại bộ phận người dân chắc là không có nhu cầu gì đáng kể rồi. Lời nói không thành thật ấy có được coi là “đạo đức” không thưa các đảng viên?
Đạo đức, xét cho cùng cũng chỉ là một khái niệm thuộc phạm trù ý thức. Mà chủ nghĩa duy vật biện chứng - kim chỉ nam cho hành động của các ngài - đã chỉ rõ điều gì: “vật chất quyết định ý thức”. Vậy đạo đức mà các ngài đang giảng giải có bị một thứ “vật chất” nào đó quyết định không? Các ngài hãy đối diện với lương tâm, thẳng thắn mà làm người trung thực một lần khi trả lời câu hỏi ấy đi?
Tôn sư, trọng đạo, trung thực có phải là đạo đức không? Triết học duy vật biện chứng khẳng định: “mâu thuẫn là nguyên nhân, động lực của sự phát triển”; cái mâu thuẫn nói ở đây hẳn nhiên không phải là mâu thuẫn và đấu tranh của các mặt đối lập của cùng một sự vật, hiện tượng; mâu thuẫn nói ở đây là mâu thuẫn giữa các đối tượng, các sự vật khác nhau mới đem lại động lực cho sự phát triển; mà như thế, số đối tượng để hình thành mâu thuẫn tối thiểu phải là hai. Vậy lý nào, các ngài đi ngược lại “kim chỉ nam”, phản lại lời thầy dạy bằng việc để độc đảng, độc quyền mà vẫn mơ về sự phát triển? Như vậy là đạo đức đấy sao?
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Tôi không xin trích lại một câu có lẽ đã trở thành thành ngữ:
“mất mùa đổ tại thiên tai, được mùa ca ngợi thiên tài đảng ta”.
Còn về thực tiễn, quá nhiều dẫn chứng để ai cũng có thể nhận thấy, ai cũng có thể tự kê cho mình những dẫn chứng thiết thực nhất.
Tôi cũng từng có thời mơ mộng đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu, và cố gắng rất nhiều vì điều đó. Nhưng khi nghe về những nước “độc đảng” mà chúng ta đang “sánh vai” thì tôi thật sự thất vọng cho “đạo đức” của những người như thế.
Dũng cảm, thật thà ở đâu khi những từ này còn được nhắc đến: “một bộ phận không nhỏ”, “không kỷ luật một đồng chí”, “đồng chí X”,…?
Thay lời kết
Nói về đạo đức, mà cái tâm không trong sáng, cái lòng không ngay thẳng thì cũng chỉ đưa người ta vào vòng xoáy của câu chữ mù mờ, như một thủ đoạn chính trị thôi. Những người đọc bài này, hiểu được những điều tôi nói xin hãy mạnh dạn sống thật với đạo đức của mình, và cùng xem cái mà mình muốn là gì đi nhé:
“Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Tiểu Vũ danlambaovn.blogspot.com
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Mon May 15, 2017 1:06 pm
Cái ác đã làm bá chủ?
VietTuSaiGon
Hình ảnh một người phụ nữ ở chợ Lương Văn Can, Hải Phòng ngồi thẩn thờ trước gian hàng thịt lợn (tức thịt heo theo cách nói người miền Nam) bị tạt dầu nhớt và chất bẩn khi mang thịt lợn nhà ra chợ ngồi bán vì giá thịt lợn quá rẻ, buộc phải tự mổ bán để vớt vát chút vốn liếng làm gợi nhớ hình ảnh Nguyễn Văn Thạnh bị an ninh giả dạng tạt đầy mắm thối và chất bẩn hay nhà của ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị tạt đầy chất bẩn… tất cả đều là đòn bẩn, cho dù kẻ giả danh hay kẻ ra mặt thực hiện. Và tất cả cũng đều cho thấy, cái ác đã bá chủ thiên hạ, người ta hành xử với nhau bằng tính ácvà lòng thú hận giống như ăn một gói mì tôm hay ăn một ổ bánh mì mỗi sáng. Tại sao lại nên nông nổi như vậy?
Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiếm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.
Xã hội Việt Nam hiện tại, dù cố gắng che giấu kiểu gì thì cũng không thể che giấu được bản chất độc ác của người Việt Nam, sự độc ác này lan tỏa từ nhà cầm quyền đến người dân, từ những người không quyền thế cho đến những kẻ ăn trên ngồi trốc. Một sự độc ác được nhen nhóm và lưu cửu thông qua huyết hệ Cộng sản. Không thể nói khác đi được, vì!
Vì trong mỗi gia đình, mỗi xóm làng, mỗi cụm dân cư hiện nay, dấu vết của đấu tố của những năm 1950 vẫn chưa hề phai, thậm chí, khi cần, tự nó phát tác đầy đủ màu sắc của nó. Bởi tính khí của phần đông người Việt vẫn chưa bao giờ thoát khỏi tâm lý đám đông và tâm lý lệ thuộc. Nghĩa là người ta trở nên nhỏ bé và sợ hãi khi đứng đơn độc nhưng người ta dễ tạo thành cơn vĩ cuồng theo chiều hướng đám đông. Và sở dĩ tâm lý đám đông này vẫn chưa bao giờ dứt khỏi phần đông người Việt bởi lịch sử phát triển dân tộc học Việt Nam quá đặc biệt, nó trải qua ba thời kỳ: Bắc thuộc, Phong kiến và Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Miền Nam với chế độ tư bản, dân chủ chỉ là một vệt nhỏ kéo qua chưa đầy hai mươi năm rồi chết ngúm trong một ngày 30 tháng 4, trong một biến cố lịch sử nặng nề.
Thời kỳ Bắc thuộc, có thể nói ngắn gọn là người Việt thời bấy giờ chưa hoặc không có ý thức gì về dân chủ hay quốc gia, dân tộc gì cả, mãi cho đến thời phong kiến manh nha, khi mà Khúc Thừa Dụ, rồi đến Dương Đình Nghệ, đến Ngô Quyền tổ chức những cuộc chiến chống phương Bắc, dường như ý niệm dân tộc, quốc gia nhen nhóm hình thành nhưng chỉ giới hạn trong nhóm người xuất chúng này thôi.
Đến Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và xưng vương thì câu chuyện quốc gia, dân tộc lại manh nha lần nữa trong ý thức hệ phong kiến, quốc gia là của vua, dân tộc cũng là của vua. Và giai đoạn phong kiến này kéo dài mãi cho đến khi vị vua thứ 13 của triều Nguyễn, tức Bảo Đại thoái vị, một giai đoạn lịch sử mới hình thành với nửa phía Nam manh nha dân chủ, nửa phía Bắc hình thành độc tài. Đến năm 1954, nửa phía Nam vĩ tuyến 17 chính thức dẫm chân lên nền dân chủ, nửa phía Bắc chính thức đi vào độc tài trên danh nghĩa “cách mạng toàn dân, cứu quốc”.
Và đến năm 1975, toàn cõi Việt Nam chính thức bước vào thời đại mới với đầy đủ bóng đêm độc tài, toàn trị, tha hóa, dối trá và hèn nhát. Cái bóng đêm đó phủ cho đến tận hôm nay, dường như càng lúc, bóng đen càng nhuộm đen tâm hồn con người, không có lối thoát nào cho dân tộc, khi mà tâm hồn Việt Nam trơ nên đen đúa, tàn độc, không những ác độc với đồng loại mà người ta ác độc với cả bản thân của họ.
Những cuộc ruồng bố, bắt người, giết người, cướp của một cách “chính danh” theo chiến dịch đấu tố, rồi đến chiến dịch Mậu Thân 1968 với hàng triệu cái chết đau đớn, chiến dịch 1975 gọi là giải phóng miền Nam, thêm hàng triệu cái chết thảm do vượt biên, chết trong trại cải tạo, chết do uất ức vỉ mất mọi thứ, chết do bị đàn áp… Nói cho cùng, Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt tội ác. Mà động cơ mạnh nhất để giết người, cướp của (kể cả cấp độ vĩ mô và vi mô) ở đây thường là vật dục. Để cướp nhà, cướp vợ của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, người ta sẵn sàng xuống tay, để đạt được mục đích chiến tranh, chiếm lấy miền Nam, người ta sẵn sàng xả súng không nương tay, để đạt được mục đích tận thu tài sản của người giàu, người ta sẵn sàng đấu tố một cách nhiệt tình nhất… Cuối cùng, mãi hàng trăm năm nay, hết đi từ hèn nhát, sợ sệt hay a dua đám đông, người ta chuyển sang hung tợn, hèn nhát và bầy đàn.
Và, cái ác không dừng ở chuyện đấu tố chính trị hay chuyện chiến tranh, cái ác đi vào học đường với đầy đủ máu me của nó trong trừng trang văn, từng tiết dạy công dân giáo dục hay triết học Mác – Lê nin với tư duy vật dục làm kim chỉ Nam. Để cho đến hôm nay, xã hội trở thành một tập hợp bầy đàn, những người có lương tri, còn lương tri cảm thấy lạc lỏng trong xã hội Việt Nam và những kẻ cơ hội lại tranh thủ tâm lý bầy đàn để thao túng, cát cứ.
Khi cái ác thực sự làm bá chủ, lòng nhân đạo, tình yêu thương hay đạo đức lại trở thành thứ xa xỉ, không thể dùng được trong xã hội. Con người bị cuốn cuồng trong cơn hỗn loạn và không tài nào rút chân ra khỏi nó được, bởi nó “chính danh”, bởi nó áp đặt và toàn trị, bởi nó thao túng mọi ngóc ngách từ xó xỉnh cuộc đời đến xó xỉnh tâm hồn, trí tuệ.
Khi cái ác thực sự bá chủ, cái ác trở thành sức mạnh và công cụ để nhà nước trấn áp nhân dân, trấn áp những ai bất đồng chính kiến với nhà nước, với đảng, thay vì lắng nghe, phân tích và nói lẽ phải để đổi mới, tiến bộ, người ta dùng ngay công cụ của mình là hiện thân cái ác, dùng ngay những kẻ đầu trâu mặt ngựa để đối phó nhân dân. Trường hợp Phan Sơn Hùng thách thức lương tâm, thách thức lẽ phải và thách thức đạo đức để ra tay uy hiếp, đánh đập một người phụ nữ, rồi sau đó lại tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức lương tri giang hồ, lương tri xã hội bằng những lives stream, nó cho thấy cái ác đã thực sự bá chủ và có chỗ ngồi trong hệ thống công quyền Việt Nam hiện nay.
Cũng như trường hợp một kẻ cũng là phụ nữ, nỡ ra tay tàn độc (trường hợp này nên gọi là tàn độc!) với một phụ nữ khác chỉ vì chị này mang thịt lợn nhà ra chợ bán với giá rẻ hơn giá lợn chợ. Trong khi đó, người nuôi lợn tối kị việc giết mổ lợn mang ra chợ bán, người ta có thể giết mổ để cúng tế, ăn thịt ngày Tết nhưng mang đi bán là điều kiêng kị. Dám chấp nhận vượt qua điều kiêng kị để lấy lại chút vốn là một bước cam chịu của người nông dân bởi quá khó khăn, thị trường lợn đã xuống đến mức người nông dân hết chịu đựng được nữa. Lẽ ra phải thông cảm cho người nghèo, thậm chí giúp đỡ cho người nghèo, đằng này lại dùng thủ đoạn bỉ ổi, đổ dầu nhớt và chất dơ vào thịt của người ta. Hành vi này là hành vi của kẻ máu lạnh, của cái ác đã được kết tụ thành sỏi trong tư duy và hành động.
Hay nói cách khác, khi cái ác bá chủ thiên hạ, dường như sự lương thiện là một điều gì đó rất không tưởng và lạc lỏng, người ta sẵn sàng mang cái ác ra để đối đãi với đồng loại, với thiên nhiên và xem điều đó như ăn cơm hay uống nước. Ra nông nỗi này là do ai?
VietTuSaiGon's blog
Được sửa bởi NTcalman ngày Sun Jul 23, 2017 11:42 pm; sửa lần 1.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Fri Jul 07, 2017 3:44 pm
Mạng xã hội - nơi toàn bộ tính hung ác của người Việt được bộc lộ
Sông Hàn
Họ ngang nhiên lấy ảnh một người nào đó, bịa ra các câu nói vô nghĩa lý, ghép vào rồi share khắp nơi để cho những kẻ tay nhanh hơn não... auto chửi và dọa cả treo cổ người ta.
Ông Tuân Tử người nước Tàu cách đây hơn 2.300 năm nói rằng: “Con người sinh ra vốn ác”. Gần đây hơn, ông Lý Quang Diệu – cố thủ tướng Singapore nhận định: “Nhân chi sơ tính bản ác. Cần phải có các biện pháp hạn chế, kiểm soát mặt ác của con người”.
Cách đây không lâu tôi có đọc được bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh với cái title: “Câu hỏi đau đớn: Tại sao người Việt đang nhiễm sự ác độc người Trung Quốc”.
Câu trả lời của riêng tôi là không, chúng ta không nhiễm sự ác độc của bất cứ dân tộc nào trên trái đất này, trong sâu thẳm mỗi người chúng ta đều có một mầm mống mang hung ác.
Và đừng đổ nguyên nhân sự hung ác, tàn nhẫn của người Việt với người Việt cho người Trung Quốc. Họ chẳng có lỗi gì ở đây cả.
Vụ anh bán hàng rong bị quật ngã trên đường phố Sài Gòn đã đem đến sự tranh cãi kịch liệt của các cư dân trên mạng xã hôi. (Ảnh cắt từ clip)
Cư dân mạng, những con người có thể nói là ngày ngày, giờ giờ tiếp cận, lập tức chia ra hai phe.
Phe thứ nhất tấn công, sỉ vả, mạt sát anh bán hàng rong bằng đủ loại ngôn từ, tất nhiên người ta cũng không quên buộc anh ta hàng đống tội lỗi nào bán thực phẩm bẩn, nào chống người thi hành công vụ, nào nếu ở Mỹ thì anh bán hàng rong sẽ bị một viên đạn đồng.
Phe thứ hai đương nhiên tấn công phe thứ nhất và tìm cách “tiêu diệt” anh công an phường. Nhân danh đủ những thứ cao cả và lợi quyền của người nghèo.
Hai bên mặc sức kết án đối phương và kết án cả hai nhân vật chính. Họ kiêm tòa án, kiêm luôn phần của đội thi hành án cũng nên.
Kinh hoàng hơn, khi phóng viên cung cấp những thông tin chân thật đến độc giả về diễn tiến xung quanh sự vụ, thì người ta bắt đầu gửi tin nhắn, gọi điện đe dọa phóng viên.
Tấn công người đưa tin bằng đủ những ngôn từ như bồi bút, quân viết thuê, phường mạt hạng…
Chẳng ai trách nhiệm về thói côn đồ ngôn ngữ của mình.
Họ, những cư dân mạng – những cư dân phải nói rằng ưu tú, vì có điện thoại thông minh hay laptop, có tài khoản mạng xã hội, có thời gian lên mạng... tới tấp găm vào đồng bào mình những nhát dao chí tử.
Quái gở hơn, họ dường như rất hả hê, rất hãnh diện, tự hào với điều đó!
Và trong cuộc chiến nói trên phe nào chiến thắng thì rốt cục anh Phong cũng chỉ là người thất bại.
Đau xót hơn, chính sự văn minh, nhân ái đã bị giết chết tức tưởi.
Tôi nhớ cách đây không lâu, có một người đã gán cho Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc là đã phát biểu rằng:
"Hiện nay, Việt Nam đang là nước yếu, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thế nào thì không nên nôn nóng, để trăm năm, hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được".
Chưa biết có thật là GS Ngọc có phát ngôn như vậy không và đúng sai thế nào, cư dân mạng nhân danh đủ thứ đã nhảy lên kêu gào, chửi bới.
Thậm chí họ đòi treo cổ giáo sư Nguyễn Quang Ngọc vì cái tội … Hán gian.
Hỡi ơi, như ở thời Trung cổ.
Tôi thực sự kinh hoàng khi nghĩ rằng nếu họ có súng, có quyền lực thì không biết việc gì có thể xảy ra.
Họ không cần biết việc ông Ngọc hầu như đã dành cả sự nghiệp nghiên cứu đầy tâm huyết của mình để tìm kiếm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của người Việt Nam.
Cuối cùng, khi sự việc được phát hiện là ai đó bịa ra và gán ghép thì lời xin lỗi được thầm thì đưa ra.
Và rơi vào hư không.
Tôi tự hỏi bao giờ cư dân mạng xã hội Việt Nam mới trở nên văn minh, bao giờ thì họ biết tôn trọng mỗi cá nhân và tư duy khác biệt? Ảnh minh họa: Internet.
Ngay trong lúc tôi đang viết bài này, nhân danh công lý, người ta đang lại tấn công, Giáo sư Vũ Minh Giang - Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ vì ông không đồng tình với việc giật đổ tượng Lenin ở Nga.
Một lần không sao, hai lần không sao, một vài người không sao, một vài trăm người cũng chẳng sao, nhưng đây là hàng ngàn con người, thậm chí nhiều hơn; hàng chục sự vụ cứ lặp đi lặp lại.
Tấn công, sỉ nhục cá nhân, tìm kiếm thông tin cá nhân, gọi điện đe dọa. Ngôn từ xằng bậy, tục tĩu và vô văn hóa không kể xiết.
Thế ta phải định nghĩa cái việc đấy là gì?
Phải chăng đó là sự hung ác, dã man trong chính tiềm thức của nhiều người Việt Nam hôm nay?
Phải chăng nhiều người đã để tuột, đã đánh rơi đi, đã không tiếc, xót gì mà ném thẳng đi những quy chuẩn về đạo đức về tri thức khi bình phẩm về một con người?
Người Trung Quốc dạy chúng ta điều này sao? Thật phi lý. Sao không nghiêm khắc nhìn lại mình?
Tôi tự hỏi bao giờ cư dân mạng xã hội Việt Nam mới trở nên văn minh, bao giờ thì họ biết tôn trọng mỗi cá nhân và tư duy khác biệt?
Và bao giờ chúng ta trở nên bác ái nhân văn? Lẽ nào chúng ta già đi nhưng không thể trưởng thành cho nổi?
Khi pháp luật chưa đủ mạnh để răn trừ cái ác, bảo vệ cái thiện thì các ác tất sinh sôi; khi sự nghiêm khắc của pháp luật không đủ để trừng trị thói côn đồ, ham sỉ vả nhục mạ người khác thì thói côn đồ sẽ trở thành trào lưu.
Thậm chí nó sẽ tự gán cho nó mới chính là sự tiến bộ, ưu việt hay cao hơn là tình yêu quốc gia, yêu dân tộc.
Đó là những gì chúng ta đang chứng kiến trên mạng xã hội, nơi toàn bộ tính hung ác của những cư dân mạng, những anh hùng bàn phím Việt Nam được phô diễn một cách cực kỳ hoàn hảo.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả! (theo Trí Thức Trẻ)
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Thu Jul 13, 2017 8:41 pm
Chết… nhiều quá!
Định An Tác giả gửi tới Dân Luận
Thà nghèo mà bình an còn hơn giàu mà bon chen, mất an toàn, ông Hoàng Trung Hải – Bí thư thành phố Hà Nội đã nói như thế.
Cũng mong lắm nghèo mà bình an. Chứ đã nghèo mà còn bất an thì quả là tai họa nhân đôi.
Nhưng thực tế là, ở một đất nước nghèo, đông dân, pháp luật không nghiêm, quan chức tham ô, môi trường ô nhiễm, giao thông lộn xộn, thực phẩm độc hại… thì chẳng ai được an toàn, kể cả người giàu, quan chức. Chỉ có điều, người giàu sẽ có độ an toàn cao hơn người nghèo. Và người càng nghèo, càng mất an toàn.
Nguy hiểm xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân.
Đọc báo hàng ngày, từ “chết” xuất hiện dày đặc. Nếu trước kia, khi nghe tin có người chết bị ung thư, một vụ tai nạn giao thông chết người, một người chết trong đồn công an hay một vụ đâm chém là thấy ghê, lên án liền nhưng nay thấy rất bình thường. Vì nó xảy ra quá nhiều, ngày nào cũng nghe nên cảm xúc dần bị trai lỳ.
Thật vậy, chỉ trong vòng mười ngày gần đây, đã có hàng chục cái chết thương tâm, oan uổng:
Vì mâu thuẩn về vấn đề tiền bạc, một người bị chém đứt đầu ở Vĩnh Phúc
Một chủ trâu bị chính con trâu của mình húc chết trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng)
Lái xe tô qua cầu tràn, gia đình 4 người bị lũ cuốn chết ở Thái Nguyên
Hai thủy thủ Việt Nam bị hải tặc chặt đầu ở Philippines
Chín lao động “chui” người Việt bị chết do chìm tàu khi trên đường từ Trung Quốc sang Đài Loan.
Một người chết trong tư thế treo cổ ở phòng tạm giam của Công an TP Tháp Chàm (Ninh Thuận)
Cảnh sát giao thông truy đuổi, lái xe công nông bỏ chạy bị xe lật đè chết ở Chương Mỹ (Hà Nội)
Cái chết thương tâm của bé trai 6 tuổi sau nhiều ngày mất tích ở Quảng Bình
……………
Đó là chưa nói đến hơn 300 người chết vì ung thư, hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày.
Không còn chiến tranh, không còn thương vong vì súng đạn. Nhưng trung bình mỗi năm số người chết vì tai nạn giao thông, bệnh tật, giết người, ngộ độc thực phẩm… tương đương khoảng 10 sư đoàn quân (mỗi sư đoàn có khoảng 10. 000 đến 15. 000 quân).
Nhìn những con số trên, bất kỳ ai cũng không khỏi lo ngại. Duy chỉ có bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là rất lạc quan “đừng thấy một vụ lẻ tẻ ở chỗ này, nơi kia rồi nhìn tình hình đất nước không an toàn”. Bà Ngân khẳng định: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước” (phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng - Cần Thơ ngày 27/6/2017)
Hay cho câu “đất nước được như thế này”, nghĩ mà đau xót.
Đất nước an toàn, ổn định thì người dân đã chẳng phải bỏ nước ra đi. Người nghèo ra đi làm thuê kiếm tiền, người giàu ra đi vì họ muốn có một môi trường sống tốt đẹp hơn. Ngay cả quan chức, nhiều vị cũng tìm mọi cách để có một vé định cư ở nước ngoài.
Hay cho câu “đất nước được như thế này”, nghĩ mà đau xót !!! Mụ Ngân hãy nhìn xem hình ảnh bệnh viện "thiên đàng XHCN VN":
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Sun Jul 23, 2017 4:47 pm
Khi đạo đức thối rữa
FB Trần Trung Đạo 23-7-2017
Hơn mười năm trước trên talawas tôi viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:
“Cách quê tôi không xa, có một bà mẹ, cụ Nguyễn Thị Thứ, được phong danh hiệu “Bà Mẹ anh hùng” vì có đến 9 người con trai là liệt sĩ. Ngôn ngữ Việt Nam dù phong phú bao nhiêu cũng chẳng thể nào tả được nỗi đau trong lòng cụ khi nửa đêm thức dậy nhìn lên bàn thờ dựng 9 tấm ảnh của những đứa con trai mà cụ đã từng mang nặng đẻ đau. Tại ai? Tây? Mỹ? Quân đội miền Nam? Đảng Cộng sản? Hay tại những đứa con (chắc chắn trong đó có một số người bất hiếu) của cụ? Nhưng dù tại ai thì họ cũng đã ra đi và chỉ có nỗi đau là ở lại. Mỗi khi đọc tin về cụ tôi lại nghĩ đến nỗi đau, không phải chỉ vì cụ có 9 người con chết, mà đau hơn khi mỗi ngày, mỗi tháng trong phần đời còn lại, như một “bà mẹ anh hùng” cụ phải hãnh diện, phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.”
Bà Nguyễn Thị Thứ là một bà mẹ đáng thương, bạc phước nhưng không đại diện cho hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng dân tộc. Bà chỉ là một trong nhiều sản phẩm tuyên truyền của CS.
Cụ bà qua đời nhưng một số khác vẫn còn sống và vẫn phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.
Đảng CSVN đang cố gắng tuyệt vọng để vực dậy những xác chết, đưa các cụ già gần đất xa trời làm dụng cụ tuyên truyền.
Nhìn bức hình các bà cụ đứng trong cơn mưa tầm tã để nhận một “bằng khen” trong khi chiếc dù duy nhất được dùng để che cho Nguyễn Xuân Phúc để thấy sự băng hoại, thối rữa về đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay trầm trọng đến mức độ nào.
Chính sách tẩy não có hệ thống đã xóa bỏ hẳn mọi giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Một số người cũng bị tẩy não binh vực và cho rằng lỗi tại tên cầm dù nhưng Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Chẳng lẽ ông ta không biết người đàn bà đứng trước mặt trong chiếc áo mưa mong manh kia đang tuổi mẹ hay bà nội, bà ngoại của mình?
Một bức hình khác chụp tại Nam Phi, trong đó cả tổng thống Barack Obama và cựu tổng thống George W. Bush đều phải đi trong mưa khi đến tham dự tang lễ của cố TT Nelson Mandela và chiếc dù chỉ dành che phụ nữ. Bức hình cho thấy cách đối xử giữa những con người dù là nguyên thủ quốc gia đang được áp dụng một cách bình thường trên khắp thế giới khác với một Việt Nam đang bị thối rửa, như thế nào.
Hình ảnh TT Barack Obama và cựu tổng thống George W. Bush đi trong mưa, đến dự tang lễ cố TT Nelson Mandela. Ảnh: TTĐ/ internet
Một quốc gia dù giàu có bao nhiêu cũng không mua được đạo đức. Đó không phải là một nhà máy, một trung tâm kỹ thuật mà là phần của nếp sống, của truyền thống được chính quốc gia đó xây dựng, học hỏi và phát huy qua suốt chiều dài lịch sử.
Tàn phá rất dễ nhưng xây dựng lại rất khó, tốn rất nhiều thời gian.
Phục hồi được các giá trị văn hóa đạo đức như thời Việt Nam Cộng Hòa và từ đó phát huy cao hơn, là một nỗ lực gian nan, nhưng nếu mọi người còn có lòng, còn kiên nhẫn, các giá trị tốt đẹp đó sớm muộn cũng sẽ được phục hồi.
***
Tri ân công lao các Mẹ Việt Nam Anh Hùng dưới trời mưa lớn... các mẹ mặc áo mưa đỡ lấy bằng khen trĩu nặng trên đôi tay gầy mòn, còn ông Thủ tướng "heo mập" dưới chiếc ô che của người tháp tùng !
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một sự kiện năm 2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng nghiêm dưới trời mưa to trong dịp tới viếng mộ chiến sĩ vô danh ở thủ đô Moscow hồi tháng Sáu.
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Mon Jul 24, 2017 12:02 am
Bà mẹ "anh hùng" và thủ tướng bất nhân
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Mưa tầm tã, 3 bà mẹ Việt Nam được đem ra làm anh hùng đứng co ro trong chiếc áo mưa mỏng dính. Ngài thủ tướng đưa bụng phệ cười cười, tay vỗ vỗ và được đàn em cầm dù che mưa. Nói theo kiểu Ngô Bảo Châu thì không khốn nạn cũng là... bất nhân!
Trong nhiều năm tháng "cắt mạng", đảng cộng sản đã đem xác thân những người con của mẹ Việt Nam ra lót đường cho sự nghiệp "ta đánh là đánh cho Nga cho Tàu", cho sứ mạng "đánh cho hộc máu đồng bào miền Nam".
Con đường "kắt mạng" đã chấm dứt, được thay thế bằng con đường hoạn lộ. Đầy tớ đồng nghĩa với quan tham. Vốn đi buôn của đảng là chủ quyền quốc gia, tài nguyên đất nước và những kiếp người nô lệ xuất khẩu. Thân chủ làm ăn chính của chúng là những tên-chủ-rất-thân đến từ Bắc Kinh.
Nếu nhìn từng vùng đất bị cắt dâng, từng vùng biển bị chiếm ngày hôm nay và liên tưởng đến những thanh niên thiếu nữ Việt Nam ngày xưa bị đảng nhồi sọ hoặc bị ép đẩy ra chiến trường, đã mê muội chiến đấu trên từng tấc đất cho đến hơi thở cuối cùng cho cái gọi là "chống Mỹ cứu nước", chúng ta mới đau xót cho những nạn nhân đã lót đường cho tập đoàn bán nước Ba Đình. Phải nhìn cảnh những kẻ bán nước dán nhãn hiệu "anh hùng" lên những bà mẹ mất con, lừa đảo những bà mẹ chất phác để họ thật sự tin rằng con mình đã hy sinh cho lý tưởng cứu nước, mới cảm nhận được một cách rõ ràng nỗi đắng cay, oan trái của nạn nhân và bản chất lừa đảo, khốn nạn của cộng sản.
Cộng sản có một biệt tài là tiêu diệt. Bất cứ thứ gì chúng cũng có thể hủy. Và 2 chữ "anh hùng" khi qua tay chúng cũng đã bị thủ tiêu để biến thái với một ý nghĩa mới khi chúng "vinh danh" ai: anh hùng là những kẻ ngu muội, hoặc những kẻ bị lừa, hay những nạn nhân khốn nạn nhất của chúng.
Và cứ thế trên con đường buôn dân bán nước, thỉnh thoảng chúng dừng tay làm giàu, bỏ ra vài giờ, tổ chức buổi vinh danh để quăng cho những bà mẹ mất con một tấm bằng ban khen và 2 chữ "anh hùng". Thật sự là chúng vinh danh chính chúng nó trong màn lừa đảo thường niên: vinh danh chúng tôi là những người có tình có nghĩa, biết ơn những anh hùng hy sinh vì đất nước và từ đó, gián tiếp cho thấy chúng tôi cũng là những kẻ... biết yêu nước.
Và cứ thế sự nghiệp buôn bán xác người ngày xưa được đổi thành trò tiếp thị buôn bán linh hồn người chết lẫn người sống ngày hôm nay để tô điểm cho cái mặt nạ tình nghĩa giả hình và che giấu bản chất thấp hơn thú vật của một giống người đã biến thành một loài rất lạ và rất tởm: loài sản.
Hình ảnh Nguyễn Xuân Phúc có đàn em cầm dù, vỗ tay hân hoan bên cạnh 3 người mẹ bị cho làm anh hùng dưới mưa một lần nữa phơi bày bản chất bất nhân, khốn nạn của loài sản Ba Đình.
Anh hùng thì nhiều, bằng ban khen cũng lắm, nhưng chỉ có một cái dù dành cho thủ tướng!!!
Tấm biển tiếp thị làm nền cho sân khấu với hàng chữ Một Thời Hoa Đỏ nếu thốt được nên lời thì cũng ngửa mặt lên mưa mà chửi rằng: Bà mẹ... nó anh hùng!!!
(Hình từ FB Bạch Hoàn)
23.07.2017 Vũ Đông Hà danlambaovn.blogspot.com
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Fri Jul 28, 2017 5:42 pm
HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN
FB Huỳnh Ngọc Chênh
Không biết nhà cầm quyền sử dụng lực lượng như thế nào để đối đầu với Tàu cộng ở ngoài khơi Vũng Tàu mà chỉ nghe chúng nó hù một tiếng đã cụp đuôi ngưng hết các hoạt động thăm dò dầu khí đã ký kết với công ty nước ngoài ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi đó để đối phó với một nhóm người dân đến dự phiên tòa công khai xét xử Trần Thị Nga lại dùng đến một lực lượng trấn áp hùng hậu với trên 50 công an sắc phục, 50 cảnh sát cơ động, gần trăm an ninh chìm và hàng chục xe công vụ chuyên dụng bao gồm xe phá sóng, xe trật tự, xe cứu hỏa, xe bít bùng...
8g30 sáng 25/7, tôi đi xuyên qua đám an ninh dày đặc, bắng qua đường tiến thẳng vào cổng tòa án Hà Nam. Một tay an ninh mặc đồ dân sự đứng lẫn trong đám công an sắc phục xanh bước ra chặn tôi lại: "Anh đi đâu đây?" "Anh là ai mà có quyền hỏi tôi? Tôi là người dân đi dự phiên tòa, cho tôi xem giấy tờ để biết anh là ai lại có quyền chặn đường tôi?" Tôi vặc lại, tay an ninh lúng túng bước tránh qua một bên, tôi bước thẳng đến cổng tòa. Hàng loạt công an sắc phục ra chặn lại không cho tôi bước vào trong. Tôi nói lớn: "Các anh tránh ra cho tôi vào dự phiên tòa công khai". "hết giờ rồi, không được vào" tay chỉ huy nhóm công an sắc phục trả lời. Tôi nói : "Tôi là người dân đi dự phiên tòa, chứ không phải người có trách nhiệm hay người liên quan mà cần có giờ giấc" "Nhưng hội trường hết chỗ rồi, anh không vào được". Tôi chỉ vào hội trường đang mở rộng cửa đứng dày đặc công an: "Toàn công an của các anh trong đó chứ có thấy người dân nào đâu mà hết chỗ. Không còn chỗ, tôi vào đứng bên ngoài" "đã có lệnh không cho ai vào nữa" Tay chỉ huy trả lời. Lúc đó đã có thêm trên 10 người bạn của tôi băng qua đường tiến vào cổng tòa. Tôi nói lớn: "Tòa án là công đường của dân đang xử án công khai tại sao ngăn cấm dân vào dự? Đó là điều sai luật pháp. Tôi biết các anh đang làm nhiệm vụ theo lệnh trên, nhưng các anh là con người có cái đầu đề hiểu rằng việc đó là sai pháp luật để mà chấp hành hay không chứ"
Lúc đó anh em chúng tôi có khoảng gần 20 người áp sát vào cổng tòa. Lực lượng hùng hậu gồm công an, cảnh sát cơ động, an ninh chìm, cảnh sát giao thông, dân phòng cùng xông ra áp đẩy chúng tôi ra xa cổng tòa và cuối cùng cưỡng bức chúng tôi qua bên kia đường đối diện với cổng tòa.
Hơn 9g, mọi người đến dần, số người muốn đi dự phiên tòa đã lên hơn 30 người. Chúng tôi quyết định ngồi xuống lề đường im lặng tọa kháng phản đối phiên tòa sai trái. Lực lượng trấn áp hùng hậu của nhà cầm quyền điều ngay đến hai xe chuyên dụng đậu án trước mặt chúng tôi gầm máy inh ỏi và xít khói vào mặt chúng tôi. Vẫn không che hết được chúng tôi, họ lại điều thêm đến một chiếc xe xịn biển số trắng do một tay an ninh chìm mặt mày hung tợn ngồi sau tay lái đến che kín chúng tôi.
Anh em vẫn kiên trì ngồi và bắt đầu hát bài "Trả Lại Cho Dân". Ngay sau đó, xe chuyên dụng bật loa với công suất lớn nhất để át tiếng ca của chúng tôi. Đến lúc đó thì chúng tôi chịu thua, tan hàng đứng lên tản vào bên trong vỉa hè. Vâng, nhân dân chúng tôi đã thua lực lượng trấn áp đông đúc và hung dữ của nhà cầm quyền.
Nhưng chưa hết, buổi trưa, lợi dụng lúc mọi người tản mát đi ăn trưa, còn lại ít người, lực lượng an ninh chìm đã cho một tên côn đồ giả dạng ra gây hấn rồi xông vào đánh các anh Trương Dũng, Hoa TC, Nghĩa, Lan...(đã có clip quay lại cảnh nầy và mọi người nhận diện hai tên an ninh giả côn đồ).
Tàn bạo hơn nữa là với anh Lương Dân Lý và hai cháu Phú, Tài con chị Trần Thị Nga, lực lượng trấn áp hùng hậu của nhà cầm quyền đã dùng mọi thủ đoạn gọi là "rất khôn khéo", để lừa đảo không cho anh và hai cháu vào dự phiên tóa. Sáng sớm, ba cha con mang hoa hồng đến trước cổng tòa xin vào để hai cháu được nhìn mặt mẹ sau gần 1 năm trời xa cách. Họ biện mọi lý do để không cho vào. Nhưng sau đó lại hứa: Trẻ con không được vào, chỉ mình anh Lý được vào. Anh đành mang con về để tìm chỗ gởi. Đầu giờ chiều anh Lý đến một mình để mong được vào theo lời hứa thì họ nêu ra lý do hội trường hết chỗ không cho anh vào. Ba cha con lại lê lết ngoài vỉa hè như anh chị em chúng tôi.
Anh Lý đã thua trắng, cháu Phú và Tài đã thua trắng, người dân chúng tôi đã thua trắng. Lực lượng trấn áp hùng hậu đã áp dụng mọi biện áp nghiệp vụ khôn khéo bẻ gãy mọi âm mưu đến dự phiên tòa công khai xét xử người mẹ của hai đứa trẻ thơ, người phụ nữ yêu nước kiên cường Trần Thị Nga. Sự khôn khéo của họ đã làm chúng tôi khốn đốn, làm cho hai cháu Phú Tài khốn đốn, phải vật vạ trên vỉa hè suốt một ngày trời dưới nắng và mưa. Họ muốn làm vậy để cô lập chị Nga, để áp đảo tinh thần người phụ nữ sắt đá mà qua cả năm trời giam giữ và bị ép cung trong ngục tối vẫn không khuất phục được.
Một phiên tòa không có người thân và người dân tham dự, không cho luật sư tranh luận, án đã có sẵn trong túi áo quan tòa. Người phụ nữ đó không hề bị khuất phục, một mình đứng giữa vòng vây thù địch chị đã cất cao giọng hát "Xin hỏi Anh Là Ai" vào buổi sáng và "Trả Lại Cho Dân" vào buổi chiều. Người phụ nữ đó trước khi bị bắt vào tù đã bị nhiều lần xử lý bằng nghiệp vụ khôn khéo của lực lượng an ninh chìm, cho côn đồ giả dạng đánh đến dập xương bánh chè ngay trước mặt hai đứa con thơ Phú, Tài mà không thể nào thưa kiện được ai.
Mà Trần Thị Nga là người như thế nào? Chị chỉ là nạn nhân bị ngược đãi trong đường dây xuất khẩu lao động qua Đài Loan. Từ việc tự đấu tranh đòi lẽ phải cho bản thân mình, chị có kinh nghiệm tư vấn giúp đỡ cho các nạn nhân cùng cảnh ngộ khác. Khi về nước, chị tiếp tục giúp đỡ cho các nạn nhân xuất khẩu lao động và các cô dâu Đài Loan bị ngược đãi, rồi nhiều dân oan khác tìm đến nhờ chị kêu oan, chị lại gánh thêm trọng trách. Rồi chị bức xúc trước việc Tàu cộng xâm phạm chủ quyền, cắt đứt cáp tàu thăm dò VN, đưa dàn khoan vào lãnh hải VN nên tham gia cùng mọi người đi biểu tình. Chỉ vậy thôi mà chị trở thành "thế lực thù địch gây hại đến an ninh đất nước" cần phải trừng trị như đã trừng trị những người phụ nữ dũng cảm trước đây: Bui Thi Minh Hang, Cấn Thị Thêu, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương....
Trong khi đó giặc Tàu hung hăng đưa tàu vũ trang vào vùng đặc quyền kinh tế rồi hăm dọa một tiếng đã cụp đuôi, im thin thít, ngừng ngay các hoạt động thăm dò, mặc nhiên từ bỏ chủ quyền trên biển.
Hèn với giặc ác với dân là đây.
(Bài viết sử dụng ảnh của nhiều bạn: Nguyễn Thúy Hạnh, Thảo Theresa, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Lương Dân Lý, Lã Việt Dũng...)
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Sat Jul 29, 2017 9:40 pm
Ba thanh niên chém nhau loạn xạ giữa phố vì ghen
Chuyện đất nước tôi
Bảo Giang (Danlambao)
I. Vài nét về sinh hoạt xã hội thời Hồ Chí Minh
Hôm nay, tôi giới thiệu đến quý bạn đọc những hình ảnh và những câu chuyện đặc sắc của chủ nghĩa Xã Hội mà nhiều người nghe quen tai là "xuống hàng chó ngựa" đã xảy ra ở trên đất nước được gọi là Việt Nam trong tuần qua. Đây là những tội đại ác điển hình do báo Vnexpress, một điện báo được coi là lớn nhất của xã hội này ghi lại từ ngày 4/7 đến 8/7/2015.
Dĩ nhiên, đây không phải là tất cả những tội phạm trên toàn quốc trong thời gian này. Nó chỉ là một con số nhỏ được ghi lại trên một tờ báo mà thôi. Tuy nhiên, chỉ ngần ấy thôi nó đã thừa khả năng làm khủng hoảng và giết chết niềm tin của con người vào đời sống an ninh của xã hội. Những câu chuyện này đã không dừng lại nơi đây, nó vẫn đều đặn xảy ra hằng ngày, hàng tuần và ở trên cả nước. Tệ hơn thế, các sát thủ, người gây ra tội ác đều còn rất trẻ, mới trên dưới 20, và tất cả được giáo dục bởi hệ thống văn hóa dưới thời Hồ Chí Minh. Phải nói ngay rằng, đây là những thành quả chứng minh sự hiệu nghiệm của nền giáo dục mà CS đặt trên điểm tựa Vô Gia Đình, không cha không mẹ, Vô Tổ Quốc, không đồng bào, và Vô Tôn Giáo không đạo nghĩa mà Hồ chí Minh sau khi tự thực hành cho bản thân, Y đã áp đặt lên xã hội Việt Nam từ hơn 70 năm qua. Mời bạn cùng xem kết quả:
1. Ba thanh niên chém nhau loạn xạ giữa phố vì ghen
Hẹn nhau giải quyết việc cùng quen một cô gái, 3 nam thanh niên ở Đồng Nai lao vào chém nhau khiến một người trọng thương.
Sáng 8/7, xuất phát từ mâu thuẫn vì cùng quen một cô gái, Lê Đăng Sang (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) hẹn Đinh Văn Thái (25 tuổi, quê Hải Phòng) gặp mặt để "nói chuyện".
2. Một thanh niên bị bắn xuyên tim, gục bên đường
Hai nhóm thanh niên chỉ dừng ẩu đả khi có tiếng súng, một người gục bên đường với nhiều thương tích. Khoảng 22h ngày 7/7, tại khu vực ngã 3 đường Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân (Hải Phòng), Tuấn và một nhóm thanh niên xảy ra va chạm dẫn đến vãi vã. Sau ít phút, 2 bên lao vào ẩu đả và chỉ giải tán sau khi có tiếng súng. Thấy Tuấn gục trên đường, người dân đã báo công an.
3. Nhiều thanh niên dùng súng và dao loạn đả trong đêm khuya
Ngày 8/7, Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, Nguyễn Trường Sang (23 tuổi), nghi can đâm chết người trong vụ ẩu đả cách đây 4 ngày đã ra đầu thú. Theo tài liệu điều tra, khoảng 22h ngày 4/7, Sang tới quán ăn ở thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và gặp nhóm của Bùi Quang Đức (28 tuổi), Trần Hữu Quốc (30 tuổi), Hoàng Việt Trung (27 tuổi), Lê Xuân Cường (18 tuổi, cùng trú huyện Cẩm Xuyên).
4. Phụ xe khách bị đánh bất tỉnh vì 3 quả mít
Giao mít chậm, anh Chung và phụ xe khách bị nhóm 5 người đánh bất tỉnh giữa đường. Ngày 6/7, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã bắt Hà Văn Thành (29 tuổi), Hà Mạnh Quân (27 tuổi), Đinh Viết Việt (29 tuổi), Trần Xuân Lượng (26 tuổi) và Bùi Văn Linh (20 tuổi) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.
5. Tình đồng chí trong thời cộng sản. Cầm dây lưng siết cổ, đẩy xác bạn xuống sông Hàn
Bị chê bộ đèn xe máy mới lắp, Hải dùng thắt lưng siết cổ bạn, đẩy xác xuống sông cho chìm hẳn mới ra về. Ngày 6/7, TAND Đà Nẵng trong phiên sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Hải (24 tuổi, trú quận Thanh Khê) án tử hình về tội Giết người, 4 năm tù về tội Cướp tài sản. Tổng hình phạt là tử hình. Theo cáo trạng, Hải quen anh Đặng Văn Sang (20 tuổi, quê Quảng Ngãi) qua hội chơi xe máy ở Đà Nẵng.
6. Thứ năm, 6/7/2017: Ông lão 70 tuổi chạy xe ôm bị 4 nhát đâm, nằm kêu cứu bên đường
Chiều 4/7, tại ngã ba đường liên xã giao với quốc lộ 7 thuộc địa phận xã Diễn Bình (huyện Diễn Châu, Nghệ An) người dân nghe tiếng kêu cứu của người đàn ông ôm vết thương nằm trên vũng máu.
Khi có người tiếp cận nạn nhân chỉ kịp thông báo ngắn gọn mình làm nghề lái xe ôm, chở một người đàn ông không quen biết tới địa phận xã Diễn Bình thì bị tấn công bằng dao. Trong lúc cố giằng co để giữ ví tiền, ông bị người khách đâm dao liên tiếp. Chiếc xe máy bị hắn cướp đi.
7. 7/7/2017: Người đàn ông hận tình sát hại cô giáo mầm non
Ngày 6/7, Công an tỉnh Nghệ An khởi tố, tạm giam với Nguyễn Hữu Sơn (52 tuổi, trú xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ) về tội giết người. Nghi can Sơn từng có vợ nhưng không có con nên ly hôn. Những năm gần đây ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ ở xã Nghĩa Đồng.
Gần một năm trước, Sơn tình cờ gặp cô giáo mầm non Dương Thị Chung (48 tuổi) cũng ly hôn, sống một mình. Nay Y đòi kết hôn, Cô không đồng ý. Y liền ra tay.
8. Thứ sáu, 7/7/2017: Đoạt mạng bạn bằng những cú đấm
Ngày 7/7, TAND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc Phú (41 tuổi, trú xã Cương Gián) về tội cố ý gây thương tích.
Theo cáo trạng, Phú đi ra biển gặp anh Dương Văn Hạnh (trú cùng xã) vừa ra khơi về. Thấy bạn trúng đậm vụ cá lớn, Phú trách không rủ mình đi cùng. Nghe Phú nói, anh Hạnh cãi lại, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Phú sau đó lao vào đấm đá khiến anh Hạnh ngã xuống bãi cát. Hạnh chết sau đó.
9. Thứ ba, 4/7/2017: Thầy giáo thời xã hội chủ nghĩa bị chủ khách sạn tố ăn trộm 80 triệu đồng
Chủ khách sạn cho rằng ông Ngọc không chỉ lấy trộm điện thoại mà còn khoắng 80 triệu đồng trong túi xách của mình. Khách thuê phòng lấy trộm điện thoại của chủ khách sạn. Sau hơn 6 tháng bị hủy án và điều tra lại, ngày 4/7, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mở phiên sơ thẩm lần hai xét xử bị cáo Nguyễn An Ngọc (48 tuổi, Đà Nẵng) về tội Trộm cắp tài sản. Theo lời khai, ông Ngọc là giáo viên ở thành phố Đà Nẵng.
10. 4/7/2017: Thi thể người đàn ông không toàn vẹn sau ẩu đả giữa đường
Tối 3/7 tại thị trấn Hương Canh (Vĩnh Phúc), nam thanh niên 26 tuổi bị chém vào cổ, tử vong tại chỗ, thi thể không còn nguyên vẹn. Theo một số nhân chứng, nạn nhân có mâu thuẫn với nhóm thanh niên ở quán ăn, dẫn đến ẩu đả. "Sự việc diễn ra chỉ khoảng 10 phút. Nhóm truy sát bỏ đi, bỏ lại xác nam thanh niên giữa đường, đầu và thân không còn nguyên vẹn”, một nhân chứng nói.
11. 4/7/2017: Vợ bị chồng đâm tử vong khi đang chở 2 con
Ngày 4/7, Công an quận 12 (TP HCM) tạm giữ Trần Phú Tài (28 tuổi) về hành vi giết người. Theo điều tra, Tài và chị Tú (27 tuổi) sống với nhau từ hơn 10 năm trước, có 2 con. Tài là lái xe, còn vợ làm nghề uốn tóc. Hơn tháng trước họ xảy ra mâu thuẫn, chị Tú đưa các con về nhà mẹ ruột sống. Hồi cuối tháng 6, Tài đón các con về nhà thuê ở huyện Hóc Môn chơi.
Tối 2/7, chị Tú đến đón con về, không nói cho chồng biết. Biết chuyện, Tài tức giận bỏ dao vào cốp xe, chạy đến nhà mẹ vợ tìm. Vừa thấy chị Tú chở 2 con về đến đầu hẻm, anh ta chặn lại chửi bới. Sau vài câu cãi vã tranh giành nuôi con, Tài lấy dao đâm vợ nhiều nhát. Hai đứa trẻ hoảng loạn kêu khóc giữa trời…”
II. Nhìn quả để biết cây.
Tại sao xã hội Việt Nam, một xã hội trước đây được thế giới coi trọng vì sự đạo đức và cần cù, nay chỉ sau hơn 40 năm được “giải phóng” đã ra nông nỗi này? Câu trả lời chính yếu mà ai cũng biết là, bắt nguồn từ ba chữ Hồ Chí Minh và phương cách giáo dục không thuộc nhân cách con người của chúng mà ra. Tại sao tôi khẳng định như vậy? Thưa, đây là một thí dụ điển hình trong lối giáo dục, vô nhân bản của tập đoàn bất hảo này.
Trích “ báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân”, tiếng nói của Quốc Hội. “Mục Văn Hóa - Giáo Dục
Nữ anh hùng tay không bắt giặc
20/10/2009
“… Trên đường ra đồng, gặp Tây đi càn, chỉ có đòn gánh trên tay, không một tấc sắt trong người, chị xông ra giơ đòn gánh thét lên doạ mấy chú lính Tây giơ tay đầu hàng. Bất ngờ và hoảng sợ, lính Tây líu ríu giơ tay lên trời. Người nữ du kính bé nhỏ bình tĩnh cầm đòn gánh áp giải lính Tây đi hàng một về cho quân ta bắt sống…”
Trong khi đó, chính tay Hồ chí Minh viết dưới bút hiệu Trần Lực, Y kể về những tên lính Tây như sau: “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4. “Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà…”
Đọc xong hai đoạn trích này bạn nghĩ gì? Nếu Hồ Chí Minh viết đúng thì cái Quốc Hội Việt cộng cho đăng bài viết trên báo của mình kia là một bọn vô loại, láo lếu ư? Bởi lẽ, khi đó cô gái này đã bị bọn lính tây ác ôn kia ăn thịt rồi. Làm gì có chuyện một bọn Tây ác lại khoanh tay đưa tay lên đầu để đầu hàng? Tuy thế, ta cũng nên có sự công bằng đặt lại vấn đề kẻo oan cho người tốt. Theo đó, nếu báo của cái tập đoàn Quốc Hội kia viết đúng, đưa tin chính xác thì Hồ Chí Minh, kẻ ký tên là Trần Lực trong bài báo trên là tên vô lại sao? Hay cả hai đều chỉ là một thứ mà thôi?
Từ điểm này, tôi muốn hỏi bạn một câu chân tình và đề nghị bạn hãy trả lời bằng chính sự hiểu biết của bạn hơn là được sự chỉ dẫn từ người khác. Bạn nghĩ sao về loại giáo dục này? Có phải đây là căn bản cốt lõi trong nền giáo dục của cộng sản hay không? Hỏi xem, một tổ chức được gọi là Quốc Hội, là nơi quy tụ những ưu việt, tinh hoa sáng giá nhất trong sinh hoạt của một nước, mà chúng đưa ra, trình bày, ca ngợi loại văn hóa dối trá, nếu như không muốn nói là ngu xuẩn này thì hỏi xem đất nước ấy sẽ đi về đâu? Hoặc giả, một lãnh tụ mà viết ra được những dòng chữ như thế thì Y thuộc loại nào?
Kế đến, ai cũng biết “chiến tranh và tuyên truyền”. Theo đó, đôi khi người ta có thể bỏ qua những loại tuyên truyền trong chiến tranh. Tuy nhiên, bài viết này được đăng tải vào ngày 20-10-2009, hơn 30 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, như thế, nó chỉ có một ý nghĩa là nói lên sự gian trá diên trì của tập thể này. Từ đó, khi muốn biết về CS/VN, người ta chỉ cần tìm hiểu về những căn cơ của người lãnh đạo cũng như đường hướng căn bản của nó là có thể có được lời giải đáp đầy đủ về chúng. Ở VN, mỗi khi nhắc đến CS thì không ai không nghe biết đến cái tên đã đẻ ra tổ chức này là Hồ chí Minh. Hơn thế, Y còn là người lãnh đạo trong vị thế tuyệt đối của tổ chức CS này trong 40 năm từ 3-2-1930 đến 2-9-1969. Theo đó, chúng ta sẽ bắt đầu từ đây:
a. Đôi dòng về thời niên thiếu.
Nếu Hồ chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì Y có cái lý lịch như sau: Bị đuổi khỏi trường học từ đầu năm lớp sáu. Từ xưa đến nay, ai cũng biết xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu hòa, hiếu học và rất tôn trọng đạo nghĩa. Theo đó, những thành phần bị đuổi khỏi trường học thì đa phần là những kẻ bất hảo, không biết tôn sư trọng đạo. Hầu như không có học sinh ngoan hiền, hiếu học nào bị đuổi khỏi trường vì lý do hạnh kiểm. Như thế, trường hợp Nguyễn Sinh Cung cũng khó có ngoại lệ.
b. Văn tài và công nghiệp.
Từ khi bỏ nước ra đi, ngoài một cuộc sống cơ cực, Nguyễn Tất Thành đã có một chỗ nương tựa rất vững chắc khi gặp những vị tiền bối như lương sư là Phan Chu Trinh, Phan Văn Tường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Tuy thế, theo nếp nhà, (thân phụ của Hồ bị biếm chức quan vì đánh chết người trong lúc say rượu) Y khó trở thành người tử tế. Trái lại, ngựa vẫn quen đường cũ. Đó là lý do cái tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm trí thức trên tạo ra khi viết những bài tham luận với chủ trương tranh đấu cho Việt Nam, và Thành chỉ là người phụ việc, đi giao, phát báo hơn là người trực tiếp viết bài, nhưng chẳng bao lâu sau đã bị chính Y đánh tráo. Cái tên Nguyễn Ái Quốc đã trở thành cái tên riêng, thuộc quyền sở hữu của Nguyễn Tất Thành kể từ sau đại hội Versailles ở Pháp vào ngày 18-6-1919. “Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam (Revendications du peuple annamite) là bản yêu sách được gửi ngày 18 tháng 6-1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là Nguyễn ái Quốc (wikipedia).
Về chuyện này, “Trang thông tin Điện tử trường Chính trị Nghệ An” viết như sau “Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp) và được Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc”. Điều này chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc không phải là cái tên của Y. Tuy nhiên, sau lần tráo trở này, người ta không còn nghe nói đến chuyện Y trở lại để thăm hay đi phát báo cho những vị trên lần nào nữa. Thay vào đó, mỗi lúc Y có thêm nhiều cái tên mới khác, không biết có phải là của những người đã chết hay cũng bị Y đánh cắp?
Rồi theo các nhà sử học, biên khảo của tập đoàn cộng sản Việt Nam dày công sưu tập, nghiên cứu thì Hồ chí Minh có khoảng 170 cái tên gồm bút danh, bí danh và nặc danh. Trong số 170 bút danh và tên thường dùng này có hai cái tên nổi trội hơn cả là C.B. tác giả của bài viết “địa chủ ác ghê” và cái tên Hồ chí Minh, chủ tịch đảng cộng sản và cũng là chủ tịch của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có trú sở tại Hà Nội. Ngoài ra, còn một cái tên khác là Trần dân Tiên tác giả của cuốn truyện “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” nguyên bản là chữ Tàu, được xuất bản tại Trung Hoa từ những năm 1946 cũng được cho là của Hồ chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay, dù có dư thừa những tài nghệ trong gian trá, nhưng tập thể cộng sản và những nhà văn hóa của tổ chức này vẫn không dám xác minh cái tên Trần dân Tiên là một trong những bút danh của Hồ chí Minh. Quả là việc đáng tiếc cho nhà nước CS này!
Để rộng đường nhận thức về khả năng của Nguyễn Tất Thành, xin mời bạn đọc đoạn trích dẫn dưới đây trong bài “vai trò của Nguyễn Tất Thành trong nhóm Ngũ Long”của Thụy Nguyễn để có cái nhìn rõ hơn về nhân vật này.
“Nguyễn Tất Thành không phải là một trong những người (têtes pensantes) đã chủ xướng Bản Yêu Sách của nhân dân An Nam như những phần trích dưới đây cho thấy không hề nói đến N.T.T:
a) Hai trí thức họ Phan còn lập ra Hội đồng bào thân ái (La Fraternité des compatriotes) để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi những người thợ An Nam tại Pháp, vì đa số họ không biết viết và không nói chuẩn tiếng pháp, chỉ dùng tiếng bồi.
b) Chúng ta lưu ý đến chữ đồng bào được Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường dùng lần đầu tiên khi đặt tên cho tổ chức này…
Như thế, vai trò của Nguyễn Tất Thành là gì trong nhóm?
a) Nguyễn Tất Thành chỉ là một thanh niên trẻ vô nghề nghiệp, nói tiếng bồi vì không có trình độ học vấn, chân ướt chân ráo mới tới Pháp, được LS Phan Văn Trường trong tinh thần đồng bào thân ái (Fraternité des compatriotes) giúp đỡ cho tá túc tạm tại nhà của luật sư, tại số 6 Villa des Gobelins, Paris rồi nhân tiện dùng làm quản gia…”.
b) Nguyễn Tất Thành cũng được dùng làm người giao liên sai vặt (homme à tout faire) nên Bản thỉnh nguyện được in ra 6000 bản, được Nguyễn Tất Thành phân phát trên các đường phố Paris, được tờ nhân đạo (l’Humanité) đăng tải. (Thụy Nguyễn, vai trò của Nguyễn tất Thành trong nhóm Ngũ Long)
b. Về đời sống.
Trên đây là câu chuyện về đời sống của Nguyễn Tất Thành. Nhưng nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì xem ra cũng có lý vì cái nghề trộm đạo của Y có từ thời thơ ấu vẫn không bỏ Y cho đến lúc cuối đời. Trái lại, món nghề mỗi ngày một sắc bén hơn trong vụ đánh cắp “Nhật Trung nhật Ký” cho cán cộng nhảy múa. Chỉ có điều, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản dưới tay Y không biết tính toán và lừa đảo người dân thế nào về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Năm và Luật Đấu Tố với cái chết của hơn 172 000 người Việt Nam bị gọi là “trí phú địa hào” cho hợp lý. Bởi lẽ:
Xét về tài sản thì chỉ cần cấp đảng, bộ ở phường xã ngày nay đều giàu có hơn các phú hộ bị chúng giết xưa kia nhiều lần. Đã thế, ai cũng biết tiền bạc của những người bị cộng sản xiết cổ là do họ tích cóp lại từ nhiều đời mà có. Trong khi đó các cấp cán bộ của cộng sản là con em của những kẻ giết 170000 người Việt hôm xưa, mới chỉ dựng nghiệp được trên dưới 40 năm. Riêng phận cha ông của họ còn ra chợ trời tại miền nam sau 30-4-1975 để mua nhặt từ cái đinh, sợi chỉ hay tóm gọn là “điện đài đá đổng đạp” đã là giấc mơ một đời của họ? Như thế, tiền của ở đâu chúng có để nhà lầu xe hơi, tiền trong ngân hàng ngoại? Hỏi xem, có kẻ cướp của giết người nào giỏi hơn cán bộ đảng viên cộng sản VN không? Quả là, một năm theo Việt cộng hơn trăm năm đi làm?
III. Việt Nam rồi ra sao, về đâu?
Ra sao?
Sẽ không một ngày khá hơn. Với lối giáo dục vô giáo dục và đầy bất trắc theo lý thuyết và tổ chức của cộng sản, Việt Nam sẽ không bao giờ có một ngày mai khá hơn, nếu như không muốn nói là càng ngày càng tồi tệ về cả hai lãnh vực đời sống và luân lý xã hội.
Về đâu?
Với tôi, nếu cái tên Hồ Chí Minh và những tượng đứng đái là biểu tượng gian trá của Y cũng như tập thể của Y còn hiện diện trên phần đất Việt Nam, người Việt Nam sẽ không có ngày mai cho mình cũng như cho tổ quốc này. Nếu có, thì đó cũng chỉ còn là cuộc sống trong nô lệ với bản sắc của Tàu cộng mà thôi.
Như thế, nếu Việt Nam còn muốn tồn tại, có chỗ đứng và còn truyền lại cho mai sau thì chúng ta chỉ còn mỗi một con đường để đi là: Mọi người cùng nhau đứng dậy một lần và bằng mọi nỗ lực, kể cả sự hy sinh, để đập nát cái chế độ vô nhân bất nghĩa do Hồ chí Minh và tập đoàn CS đã áp đặt trên quê hương này mà đi. Chúng ta đi và đập nát nó ra không phải vì bất cứ một lý do riêng hay quyền lợi cá nhân nào khác. Nhưng là vì bảo vệ quyền sinh, quyền sống an bình của con người trong một xã hội có văn hóa, có gia đình, có tổ quốc và có tôn giáo trên phần đất Việt Nam.
20-7-1017 Bảo Giang danlambaovn.blogspot.com
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Mon Sep 11, 2017 12:04 am
.
Trên mức cùng quẫn là sự khốn nạn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Một nhóm hai chục người kéo đến xông vào nhà thờ, nhà xứ Thọ Hòa để đe dọa, uy hiếp linh mục Nguyễn Duy Tân vào ngày 4/9/2017. Courtesy of Danlambao
Sáng nay, 04/9/2017, kỷ niệm Quốc khánh xong, một đám côn đồ bao vây Nhà thờ Thọ Hòa để phá hoại, gây rối. Đám người đó ngang nhiên trang bị cả roi điện và súng để uy hiếp đe dọa linh mục Nguyễn Văn Tân cũng như giáo dân ở đó giữa ban ngày như chỗ không người.
Những thông tin trên đã làm nóng ngay lập tức mạng xã hội trong một ngày nghỉ, và rất nhiều tin nhắn, điện thoại tới tấp tìm hiểu sự việc. Các giáo dân giáo xứ Thọ Hòa và các xứ lân cận đã lập tức có mặt.
Đám người đó là ai? Chúng được ai giao nhiệm vụ và nhằm mục đích gì? Ai giao súng và roi điện cho chúng đi uy hiếp và đe dọa công dân?
Chúng là ai?
Nhìn những hình ảnh được trực tiếp đưa lên mạng, người ta chẳng mấy ngạc nhiên và ai cũng hiểu đám người này là ai, chúng đến đây với mục đích gì và theo nhiệm vụ của ai giao.
Thời gian gần đây, để đối phó với phong trào người dân bất bình và bất tuân, nhiều nhóm người được thành lập bởi nhà cầm quyền Hà Nội, đông đảo nhất phải kể đến đám gọi là "Dư luận viên" (DLV). Đây là một đám người không cần trình độ, chẳng cần nhiều lắm về hiểu biết xã hội... chỉ cần biết nhắm mắt, bịt tai để chờ mệnh lệnh và cứ vậy làm theo, bất cứ mệnh lệnh đó là gì, đúng hay sai, tốt hay xấu, hợp luật lệ và đạo lý hay không đều không cần quan tâm, tất cả "đã có đảng và nhà nước lo".
Về quyền lợi, đám này được mỗi tháng 3 triệu đồng theo thời giá cách đây 4 năm, số tiền này từ ngân sách, nghĩa là từ tiền thuế của người dân, vì thế trên mạng xã hội gọi đám này là "Cộng đồng 3 củ".
Theo số liệu của báo chí nhà nước, thì cuối năm 2012, ở Việt Nam đã có đến 80.000 người. Điều này, đồng nghĩa với việc mỗi tháng, riêng tiền lương cho đám DLV này, nhà nước đã phải rút ruột người dân 240 tỷ đồng, nghĩa là 2.880 tỷ đồng mỗi năm theo thời giá 2012 để nuôi nhóm này.
Thật lạ, nhà nước có hệ thống báo chí độc tài một chiều với cả gần ngàn tờ báo, đài truyền hình các loại, chưa kể cả chục ngàn hệ thống loa phường... nhưng tất cả chỉ có một Tổng biên tập là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Hệ thống đó, cung cúc tận tụy hò, hát, hô hoán và nói xuôi, nói ngược cũng như phụ họa, ca ngợi mọi chính sách, việc làm của đảng. Vậy mà vẫn chưa đủ, chưa yên tâm nên nhà cầm quyền CSVN còn phải nuôi thêm một lũ những kẻ này?
Thế mới biết, việc độc quyền thông tin chưa phải đã đủ cho họ, điều họ cần là sự ru ngủ dân chúng đến mức mê muội.
Có điều là việc đó ngày càng là chuyện mò kim đáy biển khi mà mạng Internet và các tiến bộ xã hội đã xé toang bức màn sắt bưng bít của Cộng sản qua mấy chục năm. Và nếu muốn, thì họ chỉ có cách đưa đất nước trở lại thành một hầm mộ bí mật kiểu Bắc Hàn mà thôi.
Những thành phần mới
Thế nhưng, giới Dư luận viên vẫn chưa thể đủ để dùng chiêu thức cả vú lấp miệng em mà thuyết phục quần chúng. Trên mặt trận truyền thông, đám DLV này rất dễ bị cộng đồng mạng nhận biết và cách ly, xa lánh. Người ta dễ nhận biết, chỉ vì chúng là những đứa như trên đã nói: Thiếu trí tuệ để có sự độc lập trong suy nghĩ, thiếu lương tâm và đạo đức làm người để có thể cân nhắc sự đúng sai, sự đạo đức và vô luân, thiếu trình độ để hiểu biết về luật pháp và luật rừng...
Thậm chí, chúng thiếu cả văn hóa tranh luận, hay ngôn ngữ, lời nói bình thường. Khi lên mạng, chúng xông vào bất cứ diễn đàn nào với hai mục đích: Cãi lộn bằng những ngôn từ hết sức tục tĩu mà nói theo ngôn ngữ dân gian là "miệng luôn gắn thêm phụ khoa", xưng hô hỗn láo với bất cứ ai để thể hiện sự cuồng cộng một các ngu xuẩn đến thảm hại.
Thường gặp những đám ấy, cư dân mạng hoặc bỏ đi, hoặc đá chúng ra khỏi sân chơi chứ không hơi đâu đi tranh cãi đúng, sai. Và quả là cả ngàn tỷ đồng tiền dân được vung vãi vô tội vạ ngày càng mất tác dụng.
Đến đây, theo "đúng quy trình" nhà cầm quyền bắt đầu sử dụng đám côn đồ.
Trước hết, là những nhóm công an giả dạng côn đồ để bắt bớ, đánh đập những người yêu nước, những tiếng nói khác biệt muốn xã hội tiến bộ. Chúng sẵn sàng dùng bạo lực để gây thương tích cho bất cứ ai nhằm đe dọa ý chí phản ứng của họ. Và qua đó, hành động côn đồ trong xã hội được ngang nhiên dung túng, trở thành hiện tượng bình thường.
Sau khi đám DLV đã không thể phát huy tác dụng trên mạng xã hội, bị xa lánh hoặc chỉ có chúng tụ tập với nhau để khoe nịnh, còm đểu kiếm tiền, một dạng khác được chiêu tập sử dụng. Đó là đám DLV bất chấp luật pháp, ngu xuẩn đến cùng cực sẵn sàng tấn công bất cứ ai bằng bạo lực và các biện pháp vi phạm pháp luật khác nhau.
Hẳn nhiên là để đám này hoạt động được, thì lực lượng an ninh, công an phải dung túng và thậm chí là đứng đằng sau. Chúng sẵn sàng vác cờ đảng đi phá hoại tưởng niệm những cuộc tưởng niệm những người đã hy sinh vì Tổ Quốc. Chúng sẵn sàng kéo đến bao vây, đánh đập và làm náo loạn không gian yên tĩnh của những người mà chúng không thể tranh luận bằng trí não và lời nói. Chúng sẵn sàng đổ mắm tôm, đẩy người khác xuống nước một cách mất dạy nhất với chiêu bài "Yêu nước" và với sự nâng đỡ của hệ thống đằng sau chúng.
Nhiều hoạt động của nhóm này đã bị xã hội lên án, thậm chí báo chí vào cuộc với những lời hứa hẹn chắc như đinh đóng cột của quan chức cộng sản. Chẳng hạn lời hứa của Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội về vụ phá hoại tưởng niệm Gạc Ma, vụ Công an Sài Gòn cho đến nay sau mấy tháng vẫn không thể điều tra ra những đứa nào đánh một cô gái rồi quay phim đưa lên mạng Internetm dù đã biết rõ chúng là ai...
Tất cả những điều đó, chỉ nhằm nói lên một điều: nhà cầm quyền đang sử dụng, dung túng cho các nhóm xã hội đen đi bảo vệ một chính quyền đỏ đang bất lực trước người dân.
Điều này, chỉ nói lên một trạng thái trong việc trị nước của nhà cầm quyền hiện nay: Sự cùng quẫn.
Trên sự cùng quẫn là sự khốn nạn
Trở lại sự việc ngày 4/9/2017 tại Giáo xứ Thọ Hòa, một nhóm khoảng hai chục đứa kéo đến xông vào nhà thờ, nhà xứ Thọ Hòa để đe dọa, uy hiếp linh mục Nguyễn Duy Tân.
Đám du đãng, côn đồ này mang theo cờ đỏ, sao vàng, băng rôn loa đài và được trang bị cả súng, roi điện để "chiến đấu" với linh mục và giáo dân ở đây.
Điểm mặt những đứa đến đây, người ta thấy không mấy xa lạ.
Đó là tên Nguyễn Trọng Nghĩa, một "giáo dân, kính Chúa, yêu nước" theo cách định nghĩa của Đảng và nhà nước thông qua Đài truyền hình quốc gia và báo Nhân Dân. Chính y là đứa đã kéo loa đến hô hét ầm ỹ khu phố và náo loạn, hỗn láo chĩa vào nhà thờ Kỳ Đồng thuộc DCCT mới đây.
Sở dĩ chúng tôi không lạ tên này, là bới một sự kiện khó quên. Năm 2013, khi nhà cầm quyền Hà Nội bày trò Góp ý Hiến pháp, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã "Hưởng ứng" bằng một văn bản như một tiếng nổ giữa trời quang, làm rung chuyển cả hệ thống chính trị. Bản Góp ý dự thảo Hiến pháp của HĐGMVN đã tạo nên cơn lúng túng cho các nhà lý luận, lập pháp và luật, đã làm cho nhà cầm quyền bí lối.
Vậy là tên Nguyễn Trọng Nghĩa đã được sử dụng đến để viết một bức thư hỗn láo với cả HĐGMVN. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu và vạch ra chân tướng tên này, đồng thời chỉ rõ việc dùng đám tâm thần, ngớ ngẩn để công kích giáo hội Công giáo, thì đó là sự cùng quẫn về cả trí tuệ lẫn lương tâm.
Và như vậy là chạm nọc, nhà cầm quyền vội nhảy cẫng lên như chó dẫm phải lửa. Báo Nhân Dân vội vàng đăng bài bao che và dọa nạt, Đài Truyền hình đăng lại nhằm bao biện và đe dọa...
Nhưng, tất cả chỉ là trò hề cho thiên hạ cười mà thôi. Bởi ai cũng biết rằng việc dùng đám giả giáo dân này thì chắc chắn sẽ thất bại nhục nhã. Bởi không có sự dối trá, đội lốt hoặc mạo danh nào có thể thắng nổi sự thật.
Với Giáo hội Công giáo Việt Nam qua gần thế kỷ nay dưới chế độ CSVN nói riêng và hàng thế kỷ trên toàn thế giới nói chung, biết bao mưu ma, chước quỷ đã được thi thố. Thậm chí còn có cả sự tham gia của một số linh mục, chức sắc đi theo Cộng sản mà còn không làm gì suy suyển được giáo hội, thì việc sử dụng đám tâm thần, nhố nhăng này chỉ làm xấu mặt đứa tổ chức và nhà cầm quyền mà thôi.
Xưa nay, cha ông vốn đã chẳng nói "Người dại để... đảng, người khôn xấu mặt" đó sao.
Và quả nhiên, đám DLV và côn đồ này đã bị người dân Thọ Hòa vô hiệu hóa, đã bỏ chạy ném cả súng mà vẫn bị tóm cổ lập biên bản giao cho nhà cầm quyền xử lý.
Những bản nhận tội, những lời hứa đã nói lên sự thảm hại không chỉ của chúng, mà của bọn tổ chức và đỡ đầu cho đám này.
Khi nhìn những hình ảnh chính chúng đã thừa nhận tội lỗi của mình là xâm nhập chỗ ở công dân trái phép, mang vũ khí đe dọa mạng sống của công dân, gây rối trật tự công cộng... nhiều người giáo dân ở các giáo xứ Miền Trung và Miền Bắc đã thốt lên rằng: Sao người dân ở đó hiền hòa đến thế? Thử xảy ra việc vác vũ khí đột nhập giáo xứ, nhà thờ ở một giáo xứ miền Trung thử xem?
Hẳn nhà người dân ở vùng Đồng Nai, và giáo dân ở Giáo phận Xuân Lộc cũng như các giáo phận ở Miền Nam còn quá hiền lành và nhẫn nhịn, vì thể chúng mới có thể làm mưa làm gió những nơi này.
Nhưng, hành động của đám côn đồ này đã ngang nhiên chà đạp pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe người dân, nhất là với linh mục, xúc phạm tôn giáo. Đặc biệt những kẻ mang danh giáo dân nhưng làm tay sai cho Cộng sản, được nhà cầm quyền bảo kê, nâng đỡ ra sao, cách xử lý như thế nào... sẽ là một cú hích, một bài học để cho hơn 1 triệu giáo dân Giáo phận Xuân Lộc nói riêng và các Giáo phận khác nói chung nhìn lại và xác định rõ thái độ của mình với hành động của nhà cầm quyền hiện nay.
Quả thật là sau sự cùng quẫn, là sự khốn nạn, và hậu quả của nó thì đúng như lời Kinh Thánh: “Khốn cho các ngươi vì đã giơ chân đạp mũi nhọn.”
Hà Nội, ngày 4/9/2017 J.B Nguyễn Hữu Vinh
"Dư Lợn Viên": Không phải côn an... Bọn chúng đích thực là... chó Tàu...
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Thu Sep 28, 2017 1:30 pm
Nam tài xế đi vệ sinh ra thấy xe niêm phong liền chống cự ông Đoàn Ngọc Hải Một lộ trình tâm lý đáng sợ!
Viết từ Sài Gòn 2017-09-19
Một người bán hàng rong trên vỉa hè ở tp HCM hôm 21/4/2009. AFP
Chúng ta, nói chính xác hơn là người dân Việt Nam đã hoàn toàn đánh mất khả năng cảnh giác cũng như đề kháng trước cái ác, cái xấu. Bởi cái ác, cái xấu đã được chính thống hóa suốt nhiều chục năm nay và nó luôn luôn được ưu tiên trong hành xử của nhà nước, đảng Cộng sản đối với người dân bằng những lộ trình tâm lý.
Những lộ trình tâm lý làm tê liệt mọi khả năng phản kháng, càng lúc càng tinh vi. Câu chuyện Đoàn Ngọc Hải xuống đường dành vỉa hè với nhân dân nhân danh nhân dân và cả nước dành vỉa hè với nhân dân trên danh nghĩa “dành cho nhân dân”, sau đó là có những đội bắt chó, gọi là trật tự trị an chó do nhà nước tổ chức. Thực ra, đây là một công đoạn trong lộ trình tâm lý, mà đích đến của nó là vàng trong dân.
Cái lộ trình tâm lý này không phải chỉ diễn ra trong lần này mà nó vốn diễn đi diễn lại, người dân hình như không nhận ra hoặc mơ hồ nhận ra mà không dám nói. Bởi nó là đòn phép tâm lý, là lộ trình nên một khi đã dính phải lộ trình của nó thì mọi chuyện trở nên bất lực, mất khả năng đề kháng hoặc kháng cự một cách yếu ớt.
Những ngày mới thành lập đảng Cộng sản đã khởi động lộ trình bằng tuần lễ gạo, gọi là “hũ gạo nuôi quân”, mỗi gia đình phải nhín một phần gạo khi nấu cơm để bỏ hũ, chiều đến hoặc cuối tuần thì người của đảng đến thu hoạch gạo. Đương nhiên không có nhà nào dám để hũ trống, bởi người dân hiểu được mức độ trừng phạt phía sau những chiếc hũ trống kia. Và đương nhiên có những bài học về sự trừng phạt này để “làm gương” cho nhân dân.
Và nhân dân cũng không hay biết, không ngờ được rằng hũ gạo nuôi quân chỉ là khởi động của một lộ trình, để người dân tập quen với tâm lý giao nộp, cống nộp cho đảng. Ít ai biết được đằng sau những hũ gạo nuôi quân là một cuộc tập dượt tâm lý để nhân dân quen và liệt kháng với sự mất mát. Sự liệt kháng này lặm vào vô thức, người ta vừa sợ trừng phạt, vừa chấp nhận mất đi một phần ăn (thời đó chuyện ăn uống hết sức khó khăn, mất một phần ăn đau còn hơn cả bị đánh) để được tồn tại dưới “ánh sáng của đảng”.
Và mục tiêu cuối cùng là khi khả năng đề kháng trong nhân dân xuống mức thấp nhất, một cuộc trưng thu vàng, tài sản của nhân dân để sung vào tập thể, để nuôi quân trên toàn miền Bắc dưới danh nghĩa xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Lúc này, hầu như chỉ nghe tiếng kêu than đau đớn của nhân dân nhưng hiếm thấy sự phản kháng, dường như không có sự phản kháng bởi nó bị dập tắt một cách công khai trong sự cam chịu và có chút gì đó thỏa mãn theo kiểu “tao mất thì mày cũng mất, tao mất ít thì mày mất nhiều, mèo nào hơn mưỡu nào!”.
Chiêu bài lập lộ trình tâm lý vẫn chưa bao giờ cũ trong chính sách cầm quyền của đảng Cộng sản, mỗi khi cần thiết “huy động” vốn trong nhân dân, họ lại thiết lập một lộ trình tâm lý. Lần này, lộ trình tâm lý có vẻ tinh vi hơn những lần trước, bởi thời đại toàn cầu, những trăn trở về dân chủ, dân quyền trong nhân dân đã mạnh hơn, nếu không tinh đảng Cộng sản sẽ khó mà thành công trên lộ trình của họ. Dẹp vỉa hè, có thể nói đó là bước khởi đầu khá thuận lợi trong lộ trình tâm lý nhằm giảm thiểu tính đề kháng trong nhân dân.
Không phải Đoàn Ngọc Hải hoặc cán bộ đầu ngành ở các tỉnh ngu ngốc đến độ không có cách nào để lấy lại vỉa hè bị lấn chiếm một cách êm thắm nhất, bởi hiếm có chế độ chính trị nào giỏi công tác dân vận, giỏi tuyên truyền hơn chế độ Cộng sản. Họ chỉ cần dùng hàng triệu cái loa phường, hàng triệu cây bút của chế độ và hàng triệu tuyên truyền viên của họ trong vòng một tuần để “vận động, kêu gọi, cảnh báo và thông báo các biện pháp chế tài một cách hợp tình hợp lý”, sau đó các đội trật tự đi tác nghiệp, mọi chuyện sẽ đâu vào đó. Chuyện bắt chó cũng vậy, họ có thể dùng biện pháp tuyên truyền trong vài ngày là xong. Nhưng họ đã không chọn phương án này và cố tình làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm. Vì sao?
Trước nhất, phải xem lại thái độ của Đoàn Ngọc Hải cũng như hầu hết các cuộc đập phá vỉa hè trên toàn quốc, sau đó xét cách làm của đội bắt chó nhà nước. Họ có chung một hành trạng là làm quá mức cho phép. Đoàn Ngọc Hải không những đi lấy lại vỉa hè mà cố tình đập bỏ cả bốt gác của ngân hàng, đập bỏ cả tam cấp của New World và cả tam cấp hành lang một bảo tàng ở quận 1. Ở các tỉnh khác cũng vậy, các đội dọn vỉa hè tha hồ đập phá theo kiểu ruồng hơn là vãng hồi trật tự đô thị. Sau đó, các đội bắt chó nhà nước cũng gặp chó là bắt theo kiểu chụp giật. Cả hai, dẹp vỉa hè và bắt chó đều làm cho nhân dân cuốn quýt, vội vả cất bàn ghế, dẹp mái quay, nhốt chó… để khỏi bị mất tài sản.
4 phụ nữ nông thôn ngủ trưa trên vỉa hè tp HCM ngày 18/8 sau khi đã bán xong hàng của mình. AFP
Cái tâm lý cuốn nhanh, cất nhanh không thì bị tịch thu, bị phạt diễn ra đều khắp, nó không giống với tâm lý của một người tự chủ, tự biết mình nên làm gì cho phù hợp với guồng máy hoạt động của một xã hội biết tôn trọng con người, có lòng yêu thương và có pháp luật thực sự, biết bảo vệ quyền con người. Ở đây, một kiểu tâm lý cuống quýt và trốn chạy của nhân dân xuất hiện trở lại sau thời gian tạm ngủ quên. Và người ta không kịp suy nghĩ ai đúng ai sai, cứ thấy đoàn nhà nước đến là lo chạy, lo nhốt chó, không dám nói lẽ phải, không dám đấu lý. Bởi có nói cũng không ai nghe, có nói cũng chẳng ai bảo vệ mình, thậm chí còn bị đánh đập.
Và thử tưởng tượng khi cả một cộng đồng dân cứ đứng trơ mắt nhìn các đoàn nhà nước làm việc sai trái, không rõ trắng đen, không đúng qui trình pháp luật và nhân danh tập thể (theo kiểu Đoàn Ngọc Hải tuyên bố “tôi làm là vì sáu triệu dân thành phố”) và nếu có người dân nào phản ứng thì người chung quanh không cần biết đúng sai, cũng chỉ đứng nhìn vì trong sâu thẳm tâm lý của họ có sự sợ hải, mặc kệ nó. Bởi họ nghĩ rằng chuyện không liên quan đến bản thân họ, vả lại tịch thu cái bàn, cái ghế hay bắt con chó thì cũng chẳng đến nỗi đói khổ, mất trắng. Chính vì kiểu suy nghĩ này mà người ta không bao giờ hoặc hiếm hoi có hành động đồng cảm hay bảo vệ cái đúng, cái lý đang bị lẻ loi trước các đoàn cường quyền.
Về lâu về dài, cái tâm lý ai mất gì, bị bắt chó hay bị thu bàn ghế cũng không đến nỗi chết đói và cũng không phải chuyện của mình sẽ thành một phản ứng thường ngày trong xã hội. Đến mức này, nhà nước sẽ dễ dàng tịch thu nhà cửa hay vàng bạc của một gia đình nào đó bằng cách dùng lực lượng quân đội, công an, dân phòng phong tỏa, cách ly, sau đó trưng thu, mà thực chất là cướp trên danh nghĩa chính thống/chính nghĩa) trước hàng ngàn, hàng chục ngàn con mắt thờ ơ, bàng quan của nhưng người dân chưa đến lượt. Và cứ như vậy, cách ly, phong tỏa, làm từng gia đình, từng gia đình theo kiểu tằm ăn dâu.
Cuối cùng, muốn huy động bao nhiêu vàng hay tài sản trong nhân dân mà không được. Cướp xong, lấy xong lại cấp cho một cái giấy chứng nhận mượn tạm trên danh nghĩa xây dựng quốc gia, dân tộc. Những nhà khác thấy vậy thì co cụm, lại lo giấu diếm, coi như xong, chẳng ai đứng ra đấu tranh bảo vệ cho ai bởi tất cả đã rớt vào lộ trình tâm lý của nhà cầm quyền, đã bị tê liệt khả năng đề kháng trước cái sai, cái xấu. Và sự tê liệt này được an ủi bằng một cuộc cướp chính thống/chính nghĩa hóa từ phía nhà nước, xem như đó cũng là một kiểu ném cho một chai thuốc đỏ sau khi làm cho bị thương tập thể!
Hiện tại, nếu xâu chuỗi hành vi đầy tính hồng vệ binh của Đoàn Ngọc Hải cũng như hàng loạt các đội dẹp vỉa hè ở các tỉnh, rồi hành vi bắt chó cứ như cướp giật giữa thành phố của các đội bắt chó nhà nước, sau đó xét lại quá trình lấy tài sản của dân mà nhà nước Cộng sản đã từng làm trong lịch sử cũng như động thái kêu gọi vàng trong dân, thành lập hợp tác xã kiểu mới bằng những con người bất hảo (thậm chí mất dạy như Võ Kim Cự) trong hệ thống đảng Cộng sản thì thấy ngay mục tiêu sắp tới của họ là gì!
Có một luật chơi rất rõ, nếu anh thờ ơ trước bất công của người khác thì người khác sẽ bất công trước thờ ơ của anh. Nếu anh chấp nhận và cam chịu sự vô lý thì anh sẽ là kẻ nhận chịu sự vô lý nặng nhất. Và nếu người Việt Nam tiếp tục chấp nhận kiểu làm của Đoàn Ngọc Hải cũng như đám bắt chó nhà nước mà không có phản ứng hợp lý, cái giá phải trả không phải là nhỏ. Bởi ở đây, phản ứng đóng vai trò tỉnh thức và cộng hưởng lẽ phải. Quốc gia, dân tộc chỉ tồn tại khi lẽ phải còn hiện hữu!
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Thu Oct 05, 2017 10:06 am
Cán bộ hay côn đồ?
Phong trào bất tuân dân sự không cần luật biểu tình!
Phạm Chí Dũng Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017
Biểu tình trước chợ An Đông, quận 5, Tp.HCM sáng ngày 19/9/2017. (Ảnh chụp từ Báo Tuổi trẻ)
Năm 2017 vẫn tiếp tục chứng kiến chuỗi hành động “lạ” mang tính phản kháng của dân chúng đối với chính quyền - điều mà ngày càng hợp lẽ với sắc thái “bất tuân dân sự” trong từ điển dân chủ hóa của các quốc gia phương Tây.
Bất tuân dân sự tiểu thương
Cuộc bãi thị - biểu tình của bà con tiểu thương chợ An Đông vào ngày 19/9/2017 là minh họa mới nhất về phong trào bất tuân dân sự không cần Luật Biểu tình đang nổi lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, đặc thù nổi bật không kém của cuộc biểu tình này là không phải xuất phát từ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền theo truyền thống, mà từ chính những người dân bị xâm phạm nặng nề kế sinh nhai bởi chính sách nhà nước cùng sự lũng đoạn của những nhóm lợi ích.
Hoàn toàn không mang sắc thái chính trị trong cuộc bãi thị - biểu tình trên. Tất cả vẫn chỉ là vấn nạn cơm áo gạo tiền. Tiểu thương quận 5 đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và Ủy ban nhân dân quận 5 về việc số tiền hơn 200 tỷ đồng họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà Ban quản lý chợ không thực hiện thi công; bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm…
Thoạt nhìn, cuộc phản kháng này tiểu thương quận 5 cũng tương tự nhiều cuộc phản kháng của người dân bị biến thành dân oan đất đai ở nhiều khu vực, cũng bắt đầu bằng việc kiến nghị tập thể, khiếu nại tập thể, tố cáo tập thể, và thường là tập trung đông người tại văn phòng tiếp công dân của chính quyền để phản đối.
Tuy nhiên, cuộc phản kháng của tiểu thương quận 5 lại không chỉ dừng ở những điểm nhấn trên. Rất dễ để nhận ra rằng về mặt tổ chức, cuộc phản kháng này rất quy củ, thể hiện qua đồng phục màu đỏ và các yêu sách in trên băng rôn; quá trình bãi thị, tuần hành và biểu tình có tính tổ chức cao; người tổ chức đoàn đi nhắc nhở việc giữ hàng và bà con tiểu thương làm theo; chiếm được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều người dân; bước đầu đã đạt được kết quả: chính quyền quận 5 phải xin lỗi tiểu thương.
Con số biểu tình cũng lớn chưa từng có đối với loại hình “điểm nóng tiểu thương”: 2 ngàn người. Trước đây, một số cuộc biểu tình của tiểu thương ở Sài Gòn và những tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa, Sài Gòn… cao lắm cũng chỉ vài trăm người.
Cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 cũng là cuộc phản kháng có con số người tham gia đông nhất kể từ cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và phản đối Formosa của người dân Sài Gòn vào tháng Năm năm 2016 với số người tham gia lên đến khoảng 5 ngàn người.
Nhưng như đã đề cập, điểm khác biệt chính của cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 với những cuộc biểu tình nhân quyền là vào lần này hoàn toàn xuất phát từ tính tự phát của người dân. Với số lượng người tham gia đến 2 ngàn và cũng khoảng 2 ngàn cái áo màu đỏ, chỉ riêng chi tiết này đã cho thấy công tác tổ chức may áo và phân phát áo, cùng công tác liên lạc, tổ chức hậu cần nói chung rất dễ bị công an phát hiện và tìm cách ngăn chặn như công an đã từng ngăn chặn rất nhiều cuộc biểu tình nhỏ trước đây.
Có thể cho rằng việc bảo đảm bí mật của công tác tổ chức hậu cần của cuộc phản kháng trên là một thành công đáng kể. Nhiều dấu hiệu bộc lộ sau đó đã cho thấy chính quyền và kể cả công an cũng bị bất ngờ trước cuộc xuống đường của bà con tiểu thương. Thậm chí cuộc biểu tình này còn biến thành một cuộc tuần hành thành công đến tận trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố số 86 đường Lê Thánh Tôn, quận Một.
Thắng lợi về công tác bảo mật của cuộc biểu tình An Đông lại có thể được khơi nguồn từ thắng lợi của một chiến dịch lớn hơn thế nhiều gần nửa năm về trước: “rào làng chiến đầu Đồng Tâm” ngay tại thủ đô Hà Nội. Cho tới nay và kể cả khi đã phải dùng tới các cơ quan điều tra của công an, Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng cùng nhiều cơ quan phối thuộc khác, việc tại sao người dân Đồng Tâm vẫn giữ được tính kỷ luật cao và tin tức nội tình kín đến thế vẫn là một dấu hỏi khiến chính quyền điên đầu.
Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau
Trong một chế độ chính trị đậm não trạng và thói trấn áp dân theo lối “lấy thịt đè người”, số lượng người biểu tình chiếm vai trò quan trọng nhất. Thông thường, những cuộc biểu tình chỉ có từ vài chục đến dưới một trăm người luôn bị công an dùng chiến thuật vây bọc, chia tách xé lẻ thành từng nhóm nhỏ để dễ chia cắt và bắt giữ. Nhưng với những cuộc biểu tình có số lượng từ vài trăm người trở lên, xác suất an toàn và thành công là cao hơn hẳn. Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản dối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016, để đến nay không thể không nghĩ đến việc bà con tiểu thương An Đông đã được cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí truyền cảm hứng và kinh nghiệm phản kháng dân sự đối với chính quyền.
Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT lại không còn là hiện tượng đơn lẻ.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Không những tự mình phản kháng mà nhiều người đã thu góp một số lượng lớn tiền lẻ để phát cho những người khác và sau đó tập trung đi qua cầu để phản đối việc thu phí. Họ đi chậm cách nhau khoảng 15 m. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền.
Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng Tám và tháng Chín năm 2017, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách “câu giờ” càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Từ bất tuân dân sự Đồng Tâm đến bất tuân dân sự BOT và bất tuân dân sự tiểu thương, phong trào này đang có triển vọng lan rộng và hiệu quả chiều sâu trong những hoạt động xã hội khác như phản đối tăng giá xăng, giá điện, phản đối chính sách trưng thu đất đai vô lối và những chính sách ảnh hưởng trầm trọng đến dân sinh. Dần vượt qua nỗi sợ hãi, người dân cùng nhau xuống đường!
Phong trào bất tuân dân sự đã đến giới hạn không cần đến Luật biểu tình nữa!
Xuống đường!
Công an chẳng biết phải làm gì để “siết” nữa. Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007 và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết: trên hết là thói trấn áp và “biện pháp nghiệp vụ” của ngành công an, sau đó là luật Giao thông đường bộ, luật Hình sự về “gây rối trật tự công cộng”, kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (258), “tuyên truyền chống nhà nước” (88), “lật đổ chính quyền nhân dân” (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh “bắt một sinh mười”.
Trong thực tế, chế độ đã đau đầu tìm cách quay lưng lại với luật Biểu tình từ ít nhất một phần tư thế kỷ qua, nếu tính từ thời điểm quyền tự do biểu tình của dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy định.
Nhưng đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Bây giờ, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân dân”. Cũng quá muộn để ban hành luật Biểu tình.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Wed Nov 01, 2017 10:40 am
Tự bao giờ lòng người tàn nhẫn như ngày hôm nay?
Paulus Lê Sơn – CTM Media
Xã hội Việt Nam bây giờ như thế nào? lại nhớ đến câu phát biểu của ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội “Thà nghèo mà yên bình“ hồi tháng 2 năm 2016 tại Ba Vì, Hà Nội. Những ngày gần đây trên mạng xã hội Facebook lan truyền những cảnh tra tấn, đánh đập giữa người với người một cách hết sức man rợ. Tôi thấy câu nói của ông Ủy Viên Bộ Chính Trị thật là hàm hồ.
Những gì đang diễn ra ?
Trong bài này tôi chỉ muốn nhắc đến ba hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng và gây ra nỗi bất bình trước tội ác, xáo trộn nhân bản, thương cảm cho một kiếp người, và sự bất lực trước những bất công trong xã hội hôm nay.
Khoảng 23h tối 24/10, tại xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang xác nhận vụ việc nam thanh niên ở xã Mai Đình trộm chó ở xã bị người dân bắt giữ đánh đập, treo cổ lên cột điện bên cạnh 1 con chó đã chết.
Hình ảnh người thanh niên bị treo cổ máu me đầy người bên xác một con chó đã chết được lan truyền nhanh chóng trên mạng tạo ra một sự tranh cãi của cộng đồng mạng xã hội.
Ngày 26/10, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một người mặc cảnh phục CSCĐ có hành động “lên gối” vào bụng một nam thiếu niên mặc đồng phục học sinh tại khu vực bến Vân Đồn, Sài Gòn. Những hình ảnh công an đánh đập người dân thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, hầu như tất cả vụ việc đều bị chìm xuồng.
Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Nó diễn ra bất cứ đâu, trong bất cứ gia đình nào. Việc người chồng sử dụng bao lực với vợ con đã trở thành một “ thói đời ” của người đàn ông Việt Nam.
Thi thoảng người ta lại rộ lên những vụ trẻ con vô tội bị kẻ xấu bắt cóc đem bán đang diễn ra khắp nơi. Bạo lực học đường dường như đang là một con virut không có thuốc kháng sinh, các nữ sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng và coi đó là một chiến tích.
Có phải bây giờ những sự vụ đau lòng như thế này mới xảy ra ? Cách đây gần một thập niên về trước, tôi đã cảm nhận được một xã hội sặc mùi bạo lực. Một xã hội bạo lực thì dẫn đến một xã hội khủng bố.
Nguyên nhân do đâu mà nông nỗi này ?
“Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây sâu không thể sinh quả tốt”, đó là một dụ ngôn luôn luôn đúng với thực tại của mọi thời đại mọi cơ cấu xã hội và con người. Trong một xã hội bị cai trị bởi một thể chế cầm quyền độc tài sử dụng chủ nghĩa bạo lực để cướp chính quyền và giữ chính quyền mà chúng ta mong đợi một xã hội nhân văn là quá ư xa xỉ.
Ông Bình, một người thường xuyên theo dõi hiện tình xã hội Việt Nam nói rằng ông cảm thấy buồn và sợ lòng người tại Việt Nam. Điều ông Bình sợ phải chăng là có cơ sở ? Rõ ràng chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn vào sự thật phũ phàng của xã hội và con người Việt Nam mà đổi thay.
Ông Bình nói rằng “trời ơi nhìn hình người ta xử người trộm chó sợ thật, tôi coi film kinh dị Hollywood không sợ mà coi cái đó thật sự sợ vì film thì giả mà cái đó là thật”. Rồi ông tự đặt câu hỏi: “tôi sợ lòng người quá, sự tàn nhẫn đến thế ư, tự bao giờ chúng ta đã ra thế này?”.
Một câu hỏi lớn mà chúng ta cần phải tìm nguyên nhân nó đến từ đâu để trả lời hiện thực xã hội điêu tàn, phi nhân tính đang xảy ra ngày hôm nay.
Kể cũng lạ, con người đối xử với nhau thì bất nhân, nhưng trước bạo quyền, kẻ đã tạo ra một xã hội bạo lực thì sợ hãi, run sợ. Người ta có thể lên án, chỉ trích ném đá nhau nhưng lại chấp nhận bị đàn áp, từ bỏ phẩm giá của mình khi bị nhà cầm quyền tước đoạt.
Sao lại chấp nhận như thế này?
Chúng ta có thể hay không? mỗi một con người cụ thể cần thiết, khẩn trương chung tay xây dựng một xã hội có được công bằng, dân chủ, văn minh và nhân ái thực sự. Những người cầm quyền cần chấn chỉnh và biết thượng tôn một trật tự pháp định công minh. Có như thế mới có thể mong cho mọi thành phần trong xã hội tranh được những luồng gió độc, nhất là hiện tượng bạo lực đang tràn lan.
28.10.2017 Paulus Lê Sơn
NHViet
Posts : 595 Join date : 23/08/2012
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ Tue Nov 14, 2017 10:24 am
Tà phủ cộng sản đổi một mạng người bằng 100 đến 200kg gạo tẻ
CTV Danlambao - Thiên đường xã nghĩa cộng sản có cả một rừng luật, nhưng những kẻ cầm quyền chỉ thích xài luật rừng. Câu nói ấy đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng vì những kẻ cướp quyền lực trong “tà phủ” (khác với chính phủ) tỏ ra thích thú với việc ban hành nghị định, nghị quyết, luật lệ mới. Tuy mới nhưng những nghị quyết, nghị định hay luật này chỉ đem lại lợi ích cho bạo quyền, thậm chí những cái mới đó còn trở nên lố bịch, tồi tệ và chẳng ăn nhập gì với luật pháp.
Nghị định 120/2017 vừa được “tà phủ” cộng sản ban hành liên quan đến chi phí tạm giam, tạm giữ, ăn mặc, chăm sóc, mai táng v.v... đối với nghi phạm là một điển hình cho thấy sự rừng rú của hệ thống cai trị độc tài cộng sản. Nội dung của nghị định 120/2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 qui định toàn bộ chi phí liên quan đến việc tạm giam, tạm giữ đều quy ra gạo. Đặc biệt đối với nạn nhân xấu số chẳng may bị chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ được qui định về chế độ chi phí mai tang như sau:
"Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 1 quan tài bằng gỗ thường, 1 bộ quần áo dài và 1 bộ quần áo lót mới, 4m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100kg gạo tẻ loại trung bình" (khoản 1 điều 10).
"Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200kg gạo tẻ loại trung bình" (khoản 3 điều 10).
Giá trị một sinh mạng chỉ được đổi bằng 100kg đến 200kg gạo tẻ loại trung bình. Phải chăng cộng sản muốn chứng tỏ Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với sản lượng gạo xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới nhưng hiện tại vẫn tồn dư quá nhiều. Hay cộng sản muốn nói rằng ngân sách nhà nước đã cạn kiệt do quốc nạn tham nhũng của bè lũ cầm quyền đã ngốn sạch những đồng thuế của nhân dân đóng góp. Vì thế không thể lấy tiền để lo chi phí cho việc tạm giam, tạm giữ... mai táng những người chẳng may vướng vòng lao lý mà “tự tử” trong đồn côn an hay nhà tù cộng sản.
Bản chất rừng rú của cộng sản khi ban hành nghị định quái thai này đã đạt đến độ vượt... rừng. Mỗi năm có hàng trăm vụ bắt bớ tùy tiện, tạm giam, tạm giữ. Từ đó dẫn đến những cái chết tức tưởi dưới bàn tay sát máu của lực lựng côn an còn đảng, còn tiền, còn mình. Khi đó những kẻ thủ ác cộng sản chẳng mấy lo lắng bởi mọi thứ đã được qui ra gạo để xử lý hậu quả.
Việt Nam là một đất nước tự xem là “thiên đường” dưới sự cai trị độc tài của những cái đầu khỉ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” của loài người. Thế nhưng trong quốc gia đó người dân luôn phải sống trong cái ách tàn độc của những kẻ cầm quyền. Thiết nghĩ nếu tà phủ cộng sản đã qui định dùng gạo tẻ trung bình thay cho tiền để tính kinh phí trong việc tạm giam, tạm giữ, mai táng... thì cũng nên đề nghị từ nay trở đi, mọi thuế phí cũng qui đổi ra gạo tẻ loại trung bình để nộp ngân sách nhà nước.
14.11.2017 CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com
Sponsored content
Tiêu đề: Re: XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ
XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ