Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Saigon bich ngam chẳng chuyen Nguyen Chung ngắn trong nhac truyện thuoc Nhung quan quốc VNCH quang chất nguyet hoang sáng quynh phải linh không Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Aug 22, 2013 3:16 pm


Người Việt & Chủ nghĩa 'Mặc kệ nó' “Mackeno”

Nguyễn Phương


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 9k=


"Con người đã đặt chân lên mặt trăng rồi trở về nhưng ngại ngùng bước qua con phố sang thăm người hàng xóm." (Dalai Lama thứ 14)

Sự thờ ơ trong cái nghịch lý của thời đại chúng ta, như Dalai Lama đã nói, ngày càng phổ biến.

Thói vô cảm dường như đã trở nên không cần che giấu, và phổ biến đến mức thành một phần của đời sống xã hội. Thậm chí, thói vô cảm đã vượt qua ngưỡng cửa để xen vào 'dinh lũy' cuối cùng của đạo đức - là gia đình.

Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại


Những hoàn cảnh được các chương trình từ thiện và các nhà hảo tâm chìa bàn tay giúp đỡ không khỏi làm những ai quan tâm day dứt với câu hỏi làm sao trên đất nước này có nhiều người nghèo khó đến mức cùng cực như thế.

Những người ăn lương của nhân dân có trách nhiệm cao nhất của từng ngành hãy tự hỏi mình có vô cảm không. Chuyện đó bây giờ nhiều lắm, bài viết chỉ điểm qua vài việc.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Lang-du-day-(2)-7d737

"Đu dây" vượt sông giữa thủ đô Hà Nội


Nếu không vô cảm thì sao có chuyện trẻ con đu dây qua sông đi học 2 bao nhiêu năm mà người lớn chúng ta nhắm mắt làm ngơ trong khi đã hăng hái đặt bút ký vào Công ước Quốc tế về quyền trẻ em?

Nếu không vô cảm thì sao có chuyện học sinh trường nội trú phải bẫy chuột làm thực phẩm cho bữa ăn 3.

Nếu con mắt lương tâm của đồng loại vẫn mở, lòng không vô cảm thì sao chúng ta không nhìn thấy những cụ già tuổi đã gần đất xa trời, lẽ ra được nghỉ ngơi để chuẩn bị về với tiên tổ, vẫn phải lần hồi kiếm từng đồng xu để tự nuôi thân. Trong số đó có người từng đóng góp xương máu của chồng con họ cho cuộc chiến tranh giành độc lập của đất nước 5.

Không biết từ mackeno đã được sáng chế tự bao giờ. Nó là sự "kết tinh" của lối sống cháy nhà hàng xóm bình chân như vại ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện đại. Thói vô cảm có muôn hình dạng và có ở khắp nơi.

Xã hội liệu sẽ nghĩ sao khi chứng kiến sự vô cảm đến tàn ác của những kẻ  máu lạnh như trường hợp tên tài xế Đặng Hữu Anh Tuấn vẫn cho xe container cán qua thi thể nạn nhân liên tiếp ba lần, mặc dù cô gái trẻ vùng vẫy kêu cứu dưới bánh xe, mặc sự ngăn cản của người đi đường 9.

Nhiều thanh niên ngày nay, dù có học hành đều cảm thấy mình thuộc "thành phần thứ năm" 10. Những người bị "mặc kệ" này đến lượt mặc kệ người khác, mặc kệ xã hội.
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” ResizedImage600393-17797-3a_1366188073
Thịt chuột thành thức ăn cải thiện cho các em học sinh nội trú. Ảnh: Đất Việt

Xin dẫn một chuyện nhỏ. Trên xe bus, đã ai chứng kiến thanh niên, học sinh, sinh viên và cả thanh niên áo xanh tình nguyện ngồi che mũ giả vờ ngủ hoặc "say sưa đọc sách" khi người lớn tuổi đứng ngay cạnh chưa? Đã ai chứng kiến cảnh thanh niên sụt sùi trước đài hương liệt sỹ nhưng không hỏi han người thương binh hàng xóm đang nằm chơ vơ một mình chưa?

Đã qua rồi cái thời tuổi trẻ trong xã hội hay nói đến cái gọi là "lý tưởng" mà cứ ngỡ sẽ dẫn họ đến hành động thiết thực và một cuộc sống tốt đẹp về cả tinh thần lẫn vật chất. Đa phần thanh niên ngày nay đều có học, ít nhất cũng tốt nghiệp trung học. Nếu nói rằng họ thờ ơ với tất cả thì cũng không hoàn toàn đúng. Họ thờ ơ với người xung quanh, thờ ơ với nỗi khổ của người khác, thơ ơ với thời cuộc. Vậy họ quan tâm đến cái gì?


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcRlsBMhu2N3TUQcH_nm3Roi7U7PbLuWa5ugr5mFq4FOvOnOPn5c0g


Vì sao nên nỗi?

Ngày nay, mối quan tâm của nhiều người, trong đó có không ít thanh niên là làm giàu - có thể bằng bất cứ cách gì, và học cách hưởng thụ. Những chuyện khác dường như không còn là mối quan tâm của thanh niên nữa, dù có lúc họ cũng muốn quan tâm. Vì sao?

Vì dường như mọi chuyện trong xã hội hiện tại đều được giải quyết bằng tiền? Xin việc: Tiền, vào bệnh viện: Tiền, đến trường học: Tiền, lên chức: Tiền,... chỉ thấy đâu cũng hỏi tiền và tiền. Như vị quan chức Thủ đô nọ dẫn ví dụ chạy biên chế Hà Nội không dưới 100 triệu đồng 11, số tiền mà ai cũng biết thấp hơn thực tế rất nhiều.

Số ít nhìn thấy cơ hội thì nghĩ đến con đường tiến thân bằng chính trị. Một ca sỹ có thể chỉ chọn hát những bài vừa tai ai đó, một sinh viên chọn làm công tác phong trào hơn là chăm chú vào học tập và nghiên cứu,... Ngoài ra, những trò "leo cột mỡ" trên các phương tiện truyền thông ngày càng pha loãng nhân cách tuổi trẻ?

Sự vô cảm vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tính ích kỷ, tính chai lì. Không ít thanh niên thờ ơ với thời cuộc, chạy theo thói "phong trào" giả dối13. Dần dà, hành động tốt bị coi là việc làm lạc lõng, người làm việc tốt có khi lại thấy ngượng. Sự vô cảm nay đã đi vào... đề thi học sinh giỏi Văn quốc gia năm 2010, để nhắc nhở thế hệ trẻ có học thức, đồng thời nhắc nhở xã hội nói chung.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Danh-nhau


Cần cảnh báo cho xã hội

Ngày nay, ngay trí thức nhiều người cũng không thoát khỏi chủ nghĩa mackeno.

Họ co lại và lo chuyện vinh thân phì gia. Thay vì cống hiến thật sự cho xã hội, không ít người cố lo chạy để khỏi về hưu đúng tuổi. Vì họ biết với những gì mình có khi về hưu sẽ chỉ ngồi chơi xơi nước.

Những người còn lương tâm nghĩ đến hiện tình xã hội, nghĩ đến đồng loại thì bất lực và chỉ còn cách "trùm chăn" 14, quen dần với việc nhìn nhà hàng xóm cháy mà bình chân như vại. Họ chẳng có Côn Sơn để ở ẩn.

Điều đáng buồn nữa là thói vô cảm không chỉ hiển hiện trong đời sống xã hội mà đã len lỏi cả vào đời sống gia đình và đã trở thành tấm bia mộ cho tình người.15

Mỗi người trong chúng ta một khi đã nhận thấy thói vô cảm nguy hiểm như thế nào, hãy bằng việc làm cụ thể của mình cùng sửa chữa, ít nhất cũng lên tiếng cảnh báo SOS cho xã hội.

Tôi muốn mượn câu này để kết thúc bài viết về thói vô cảm và thờ ơ:
"Thờ ơ với cái thiện
Thờ ơ với các ác
Thờ ơ với tất cả
Chỉ mình ta biết ta"
  16.

-----------
1 Tài liệu Salzburg seminar, Feb. 2002. Leadership in Education: Looking Within
2 http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/08/du-day-cap-vuot-song-du-toi-truong/
3 "Chào buổi sáng", VTV, 12/1/2013
4 NQ Hội nghị TƯ4
5 http://www.baomoi.com/Lam-gi-cho-thiet-thuc-hon-la-su-tri-an/139/8994868.epi
6 Đâu chỉ bác sĩ kém mới giết người < http://dantri.com.vn/dien-dan/dau-chi-bac-si-kem-moi-giet-nguoi-621880.htm >
7 http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/89029/-vach-mat--thu-pham-khien-dan-khieu-kien-dat-dai.html
8 http://phapluattp.vn/2011102401369325p1017c1076/trung-quoc-bat-2-lai-xe-chet-len-nguoi-be-2-tuoi.htm
9 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Thieu-nu-chet-tham-duoi-banh-container/11155288/218/
10 "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ,… năm mặc kệ"
11 http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/12/chay-bien-che-ha-noi-khong-duoi-100-trieu-dong/
13 http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/3788-mau-hieu-thang-va-benh-thanh-tich.aspx
14 Phản biện xã hội: Ai? 15 http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-10-12-vo-cam-bia-mo-cho-tinh-yeu-
16 Thái Bá Tân. Thờ ơ.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTCHQBvaOLGvhjo1jpHP5RaCivS5h8pZk9VcGJxT_dhKkQiUjnt

Mặc kệ nó

Mặc kệ nó
dân Sàigòn đứng ngó
bọn công an xua chó bắt người
dân Hà Nội ngồi cười
người yêu nước bị đười ươi đạp mặt
nhân dân cả nước trơ mắt
nhìn Ba Đình theo giặc bán non sông.


Mặc kệ nó
quê hương này - dòng giống
mất hay còn đã có đảng lo
bản thân ta con vợ được ấm no
là tất cả dù họ Tàu hay Việt.

Mặc kệ nó
đất liền hay đảo biển
của Việt Nam hay Trung Quốc thì sao
tội cha gì vướng vào chuyện tào lao
để phải bị hao tài tổn sức.

Mặc kệ nó
ai chết oan chết ức
bị công an bức tử ở trong đồn
sống ở đời phải biết dại biết khôn
chân lý sống là hồn ai nấy giữ.

Mặc kệ nó
ai biểu tình biểu ngữ
chống ngoại xâm giữ nước cứu đồng bào
đó là việc của quân đội ngoai giao
của nhà nước xía vào chi cho mệt.

Mặc kệ nó
ai mất nhà mất đất
làm dân oan lây lất khắp phố phường
hơi sức đâu mang tai ách giữa đường
rước lấy họa nhà tan cửa nát.

Mặc kệ nó
ai tự thiêu tự sát
ai trần truồng thân xác giữa công an
ngoảnh mặt làm ngơ im lặng là vàng
đời vẫn thế đèn nhà ai nấy sáng.

Mặc kệ nó
ai đi tù đi khám
ai đấu tranh phản biện chống độc tài
ngu dại gì đánh mất cả tương lai
đang chờ đợi một ngày mai tươi sáng.

Mặc kệ nó
Việt Nam thời cộng sản
lương tri con người không đáng một đồng xu
cả một dân tộc 80 triệu người giả điếc giả mù
trước thảm họa bị diệt vong - mất nước.

(dlb)


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTawQ6MbsacOfUwW89mjIfu2l14GrG3g7KR15i0irVhvSWoZq-JSA
.


Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Dec 03, 2014 2:55 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Chủ nghĩa Mackeno thời đại @   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSat Aug 24, 2013 12:29 pm


Chủ nghĩa Mackeno thời đại @


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 116c6df374a348639bea2b18e7f227a9


Ngày nay, “Chủ nghĩa Mackeno” dần trở thành một trào lưu, một xu hướng nổi bật trong đời sống xã hội. “Mackeno” chính là cách nói “Tây hóa” của cụm từ “mặc kệ nó” nhằm chỉ sự dửng dưng, thờ ơ, vô cảm… đối với những người xung quanh khi cần được giúp đỡ. Nếu gõ từ khóa tìm kiếm “Mackeno” vào cỗ máy Google, bạn sẽ ngay lập tức nhận được kết quả chỉ trong 0.24 giây. Cùng với đó là hàng loạt các bài viết, quan điểm nói lên tác động tiêu cực của “Chủ nghĩa mặc kệ nó” đến không chỉ mỗi cá nhân mà còn là cả cộng đồng. 

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ về những câu chuyện mang tên “chủ nghĩa mackeno thời hội nhập”.

1. Mackeno – Từ hành động đến nếp nghĩ


Như đã nói ở trên, “mặc kệ nó” chính là sự vô tâm, thờ ơ của con người trước đối tượng “nó”. “Nó” có thể là một người, một vật hay một tình huống bất kỳ trong cuộc sống trong điều kiện khó khăn, nguy cấp cần được giúp đỡ và đáng được quan tâm. “Chủ nghĩa mackeno” dùng để chỉ sự phát triển, mức độ lan tỏa cũng như sức ảnh hưởng của sự dửng dưng trong thời đại ngày nay. Nếu mackeno chỉ là hành động thì Chủ nghĩa Mackeno đã trở thành nếp nghĩ. Nếu mackeno dùng để chỉ bộ phận thì Chủ nghĩa Mackeno nói đến toàn thể với ngoại diên rộng lớn.

Lối sống mặc kệ người khác dần dà sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và nhân sinh quan của mỗi người. Đối lập với thái độ “mặc kệ” chính là sự quan tâm, lo lắng khi người khác gặp nạn. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt “quan tâm” và “hóng hớt” cũng như “cơ hội”. Nếu người quan tâm sẽ tìm cách giải quyết vấn đề thì người hóng hớt sẽ tìm cách giải quyết “cơn tò mò” và người cơ hội sẽ tranh thủ nắm bắt “điểm yếu” của đối phương. Nếu người quan tâm làm người bị nạn cảm thấy an lòng thì người “hóng hớt” sẽ làm họ cảm thấy phiền não và kẻ cơ hội sẽ làm họ cảm thấy bất an. Nếu người quan tâm đúng mực tạo ra niềm hạnh phúc thì người “hóng hớt” và “cơ hội” đem lại nỗi lo. Vậy thì đôi khi, có những trường hợp sự vô tâm còn khiến người khác hạnh phúc hơn và cảm thấy an toàn hơn nhất là những khi con người cần sự tĩnh lặng bình yên trong tâm hồn. Và có lẽ đó là mặt tích cực duy nhất của sự vô tâm đối với người khác bên cạnh hàng loạt những tác động tiêu cực do lối sống này mang lại.
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Ignorance_is_Bliss____by_start_static 


2. Mackeno – Một cuộc hành trình

Không ít quan niệm cho rằng “chủ nghĩa mackeno” chỉ mới hình thành trong thời hiện đại. Trên thực tế, chỉ có tên gọi của nó mới được ra đời trong thời gian gần đây còn những biểu hiện của nó đã tồn tại từ lâu trong quá khứ. Chẳng hạn hình tượng ông quan phụ mẫu trong tác phẩm “Sống chết mặc bây” của nhà văn Phạm Duy Tốn là minh chứng. Trong lúc người dân làng Nhị Hà lo vỡ đê thì “quan phụ mẫu”, ung dung trong phủ chơi tổ tôm và ăn tổ yến. Đó chẳng phải là biểu hiện của sự vô cảm đáng lên án?

Ngày nay, sự thờ ơ ấy lại càng dễ dàng bắt gặp ở mọi lúc, mọi nơi. Đó có thể là nơi trường học, ở công sở, nơi công cộng và bất cứ đâu ngoài đời sống. Bạn Phương Dung (K51E) chia sẻ: “Theo mình nghĩ, chủ nghĩa “mackeno” bây giờ kiểu như là “chuyện thường ngày” rồi ý. Lên mạng lướt web, xem TV, đọc báo, đâu đâu cũng bắt gặp những tin tức, câu chuyện về sự vô cảm, ích kỉ của một bộ phận người trong xã hội.”


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Z

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Nusinhdanhnhau_2d303


Học đường, nơi được xem là môi trường sư phạm lành mạnh cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mackeno. Bạn Phương Dung nhớ lại: “Thời mình còn học cấp hai, mình cũng đã từng chứng kiến một cảnh học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường mình. Một bạn nam bị người khác lấy mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu, nhìn rất là đáng thương. Mình và nhóm bạn của mình cũng xúm vào can ngăn, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn học sinh trong trường đứng ngoài tò mò xem, thậm chí là cổ vũ. Mình thật không thể hiểu nổi tại sao có những hành động vô cảm như thế nữa!”. Đó là “chuyện thời bé tí”, nhưng nay trong môi trường FTU, nếu như FTUers chứng kiến một sinh viên sử dụng điện thoại trong lớp, bạn sẽ làm gì? Theo quan sát của FTUZONE, đa phần các bạn sẽ chẳng làm gì! Các bạn đâu nghĩ rằng hành vi vi phạm nội quy của nhà trường ấy nếu bị phát hiện có thể sẽ làm bạn đó phải bị kỉ luật hoặc nghiêm trọng hơn là cấm thi,… Thay vào đó, chúng ta có thể khéo léo nhắc bạn để những sự việc đáng tiếc ấy không xảy ra.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Img5696


Hay như ở cơ quan, nhân viên A được giao nhiệm vụ và cũng là người chịu trách nhiệm chính về tiến độ cũng như kết quả của công việc. Do công việc phức tạp nên đòi hỏi nhân viên X, Y, Z,… cần hỗ trợ A để cùng hoàn thành công việc. Nhưng cuối cùng, chỉ một mình A làm việc mà không nhận được sự trợ giúp nào từ X, Y, Z vì nếu không hoàn thành công việc, họ không phải chịu trách nhiệm – họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho A. Có thể thấy rằng, trong tình huống này, X, Y, Z đã mắc vào chủ nghĩa mặc kệ nó đối với A và công việc của A.

Ngoài xã hội, càng dễ dàng bắt gặp những tình huống đặc biệt hơn. Bạn có thể bắt gặp tình huống một người bị cướp mà không có ai giúp đỡ hay một người bị tai nạn giao thông mà nhưng người khác chỉ đứng nhìn vì sợ rước họa vào thân, vì “chuyện của người ta”. Hay là những vụ mất cắp khi nhà hàng xóm bị kẻ gian bẻ khóa và dọn toàn bộ tài sản lúc nạn nhân đi vắng mà những người hàng xóm cứ ngỡ là chủ nhà chuyển chỗ ở,…

Còn hàng loạt những tình huống thực tế mà sự vô tâm của những người bên cạnh đã gây nên những hậu quả lẽ ra không có. Nguyên nhân là vì đâu?


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 20120916-142749-1-1-4

 
3. Mackeno – Góc nhìn đa chiều

Có nhiều nguyên nhân để bạn có thể viện dẫn cho việc mình mặc kệ người khác.

Trước hết, đó là sự tấp nập, hối hả của nhịp sống hiện đại. Bạn sống vội và tất bật. Bạn chỉ cắm cuối đi đến phía trước và bận rộn với công việc để một khi bạn gặp một tình huống nào đấy, bạn bảo rằng mình rất vội, mình còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm, làm sao mà giúp người khác được. Vả lại nếu mình không giúp thì cũng có người khác giúp đỡ thôi mà. Có một câu nói vui rằng: “Thấy cũng tội mà thôi cũng kệ”. Đó chính là bạn đang ngụy biện cho bản thân. Thực ra bạn đang chỉ lo cho mình. Bạn đang ích kỷ.

Thứ hai, đó là do sự độc lập tương đối giữa các tự nhiên nhân trong đời sống xã hội. Đó là khi bạn có cái nhìn lệch lạc vả thiển cận. Bạn thấy ta thì vẫn là ta mà người thì vẫn là người. Hai bên độc lập hẳn hoi với nhau nên “việc ai nấy lo, nhà ai nấy ở” và ta cứ “an phận thủ thường” cho chắc. Nhưng bạn đâu biết rằng, con người chỉ độc lập một cách tương đối với nhau và bạn đang xem xét vấn đề trong trạng thái tĩnh mà không thấy được mối liên hệ phổ biến giữa chúng. Liệu rằng việc cháy nhà hàng xóm có liên quan gì đến ta không? Có câu:

“Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
Cháy đến nhà mình đừng có kêu ai”.


Thứ ba, đó là sỹ thân và nỗi sợ. Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất. Trước hết, “sỹ thân” đã làm cho bạn mắc vào chủ nghĩa Mackeno. Ví như bạn có lòng tốt muốn giúp người khác nhưng đôi khi còn bị hiểu lầm và cho là nhiều chuyện, bao đồng. Bạn Phương Dung (K51E) nói: “Mình cho rằng nguyên nhân một phần là do tâm lí đi  theo số đông để mình không bị lẻ loi, và sợ mang họa vào thân cho nên cứ mặc kệ, chuyện ai người ấy lo”. Bên cạnh đó là nỗi sợ. Bạn có thể sợ các thứ trên đời để rồi không giúp đỡ người khác. Bạn sợ bẩn, sợ máu, sợ côn trùng đến sợ bị thiệt hại về tài sản, sợ chuốc họa vào thân, sợ không đủ sức, sợ nguy hiểm đến tính mạng,… mà lại chẳng giúp được người khác. Bạn Kim Chi (K51C) cho biết: “Việc người ta chùn bước, cố tình mặc kệ cũng có lí do của nó, bởi bạn thử nghĩ coi, nếu như có một kẻ ăn cướp, một tên côn đồ đánh nhau, mà một thân một mình mình đứng lên can ngăn, bảo vệ lên án, còn những người khác thì vẫn đứng trơ ra đó, thì nhiều khi mình còn bị nguy hiểm nữa”.

Những nỗi sợ trên đây có thể là chính đáng nhưng việc bạn bỏ mặc người khác lại không chính đáng. Vậy đâu là giải pháp để vừa giúp người vừa giúp mình?
 

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Vocam



4. Mackeno – pháp luật và đạo đức

Thấy được những tác động tiêu cực của vấn đề trên dối với toàn xã hội, Nhà nước đã có những quy định cụ thể trong luật pháp. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu người không cứu giúp là người là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm hoặc là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm“. Thấy rằng, không hẳn khi nào bạn mặc kệ người khác cũng “bình an vô sự”. Tuy nhiên chúng ta ai cũng thấy trong XHCN VN, nhà nước đã "mackeno" luôn cái luật này từ lâu rồi!!

Đứng trên khía cạnh đạo đức, bạn cần hành động phù hợp với từng hoàn cảnh để hỗ trợ, giúp đỡ người khác. Nếu bạn thấy mình có khả năng giải quyết tron tình huống đó thì nên nhanh chóng hành động. Ngược lại, bạn hãy nhờ những người xung quanh.

Để làm được điều này, bạn cần rèn luyện cho mình bản lĩnh cứng cỏi, một tinh thần dũng cảm, óc phân tích sắc bén và một thể lực tốt ngay từ bây giờ. Đặc biệt, đừng bao giờ tự trang bị cho mình lối sống thờ ơ, dửng dưng với hoàn cảnh của người khác.

Ngày nay, “Chủ nghĩa Mackeno” dần trở thành một trào lưu, một xu hướng nổi bật trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, giúp đỡ người khác là việc nên làm và là “chuyện không của riêng ai” trong mọi thời đại. Hãy quan tâm đến người khác những lúc khó khăn, hoạn nạn để chính bạn được an toàn và an yên…


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tinh-xau-nguoi-viet-o-dau-ra-giaoduc.net.vn
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: CHỦ NGHĨA MACKENO (MẶC KỆ NÓ)    Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeTue Aug 27, 2013 10:26 am


CHỦ NGHĨA MAKENO (MẶC KỆ NÓ)


Tôi có nghe một nhà báo kể câu chuyện như thế này:

Tại một hội chợ thương mại ở Singapore, anh nhà báo tới khu bán vải tham quan. Anh thấy dãy sạp của người Hoangười Việt kế cận nhau.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Makeno                     

Anh vào các quầy vải của người Hoa hỏi giá một loại vải thông dụng. Anh ta thấy tất cả các gian hàng đều cùng một giá 10 đồng/mét ( giá thí dụ ). Chúng chỉ khác nhau về màu sắc và cách tiếp khách của chủ quầy.

Anh nhà báo lò mò qua các gian hàng vải của người Việt nam. Cùng một loại vải đó nhưng người thì bán 9 đồng/mét, người thì bán 10 đồng/mét, người thì bán 11 đồng/mét. Anh thắc mắc hỏi từng người thì được giải thích như sau :

Người bán 9 đồng giải thích:

- Tui là tui lấy công làm lời. Lời tuy ít nhưng tui mong bán được số lượng nhiều. Tui không tham như mấy mụ kia ăn lời cho cố (!)

Người bán 10 đồng giải thích:

- Cái eng ni hỏi chi lạ rứa? Tui là tui bán đúng giá. Chỗ mô bán rẻ chừ nó đo thiếu. Chỗ mô bán mắc chừ nó ham lời nhiều. Thử hỏi một mét mắc một đồng chừ anh mua 100 mét mắc bao nhiêu rứa (?)


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Len+gia+2


Người bán 11 đồng giải thích:

- Tớ nà tớ cứ bán đúng chất. Cậu ham rẻ nó bán hàng đểu noại hai cho cậu đấy. Mua đi, tớ quan trọng nhất nà uy tín và chất nượng đấy(!).

Tay nhà báo kể đến đây quay sang hỏi tôi:

- Anh thấy sao?

Tôi nói:

- Chuyện đó bình thường thôi có gì đâu mà sao với trăng? Người Việt nam mình ra kinh doanh là luôn luôn CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN MACKENO, chém giết lẫn nhau và cũng là tự giết mình. Tụi Tàu nó buôn bán giỏi vì nó biết đoàn kết hỗ trợ nhau cùng kiếm lợi còn mình thì “hồn ai nấy giữ“, “ đèn ai nấy sáng “ thế thôi. Kệ pà nó đi!

Tay nhà báo cụt hứng buông một câu gọn lỏn:

- Nói vậy thì anh cũng chủ nghĩa MACKENO rồi!

Dĩ nhiên tui cãi lại:

- Ủa, nghĩ sao zậy? Không MACKENO làm sao mà sống? Trên đời này thiếu gì thằng MACKENO? Nếu tử tế nó đã không LÊN GIÁ LIÊN TỤC rồi đổ thừa mấy thằng buôn lậu, đổ thừa giá thế giới tăng. Có biết câu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi “ không zậy pa?
                 

Anh Chín Cà mau


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcSj8PbVlc6oDXDvHQywUIRPQ_DVg8B8WRV-zO6AyxDkjN3pCoItMg
.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: 'Hội chứng mackeno' trong tình dục   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeWed Aug 28, 2013 2:37 pm


'Hội chứng mackeno' trong tình dục


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Con11483cdjpg1366595509



"Em mới lấy chồng được hai tháng. Em rất bực mình và ấm ức khi thấy anh hễ cứ 'yêu' xong là lăn ra ngủ, bỏ mặc em tự thu dọn chiến trường. Em có cảm giác anh chỉ lo cho bản thân, chẳng nghĩ gì đến em cả", một phụ nữ tâm sự với chuyên gia.

Từ xưa, văn hóa Á Đông đã quá đề cao đàn ông, coi họ là trụ cột, là người có quyền cao nhất, còn bà xã là người "nâng khăn sửa túi". Nay sự bình đẳng đã được xác lập, phụ nữ có vị trí không thua kém nam giới nhưng "mỗi nhà mỗi cảnh". Có ông biết chia sẻ công việc với vợ, thương yêu chăm sóc con cái, có ông vẫn "lối cũ ta về", bỏ mặc mọi chuyện trong gia đình cho vợ. Ban ngày thì vậy, ban đêm lên giường cũng tự cho mình cái quyền muốn là... vật bà xã ra mà thụ hưởng, xong rồi lăn ra ngáy. Trong khi đó, đàn ông phương Tây được dạy về tình dục, họ hiểu rằng cần phải làm cho người phụ nữ cùng hưởng thụ khoái lạc thì mới là trọn vẹn.
 
Khi còn làm "giám đốc nhà máy tán", anh nào cũng tỏ ra chiều chuộng, sẵn sàng chờ em dưới mưa, sẵn sàng chở em đi shopping và móc hầu bao cứ như ta đây rộng rãi, phóng khoáng lắm. Đám cưới xong thì hội chứng "mackeno" (mặc kệ nó) xuất hiện, các anh xác định việc ai nấy làm, sự quan tâm, chia sẻ "bay" đâu mất. Sự thất vọng của cô dâu mới thường xảy ra là vì vậy.
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 9k=

Riêng chuyện tình dục, lúc yêu là cơ chế "xin-cho", nay cưới rồi các anh bèn chuyển sang "chiếm hữu", theo kiểu của ta ta dùng. Vì thế, người vợ có cảm giác "anh chỉ lo cho bản thân, chẳng nghĩ gì đến vợ cả". Người phụ nữ chung chăn gối mà vẫn bực mình, ấm ức thì cuộc hôn nhân làm sao được gọi là hạnh phúc?
 
Hòa hợp tình dục tức là cả hai cùng khoái cảm, cùng thăng hoa. Còn nếu  chỉ có một bên thụ hưởng, bên kia cảm thấy mình bị sử dụng thì  tâm lý chán chường sẽ xuất hiện ngay lập tức. Đây là một trong những lý do dẫn tới ngoại tình. Phụ nữ đi làm, giao tiếp, gặp gỡ và so sánh. Nếu trong cơ quan có một anh gần gũi, chiều chuộng, biết lắng nghe và chia sẻ thì  ban đầu họ xao lòng như mặt nước hồ gợn sóng. Tình cảm như đốm lửa âm ỉ cháy và khi đã bùng lên thì cả hai dường như không làm chủ được.

Tình dục là đỉnh cao của "lửa-rơm", đến mức có chị, có anh cho rằng "chưa bao giờ được hưởng những giây phút thần tiên như thế". Họ nhớ nhau không chỉ bằng cái đầu, mà còn bằng cả cơ thể của mình. Đây là nguy cơ của những thất vọng và đổ vỡ. Nói vậy, có anh sẽ cho rằng "chả lẽ phụ nữ lấy chồng chỉ vì chuyện ấy". Không phải thế. Họ bỏ cha mẹ đi "xây dựng gia đình" và nơi ấy phải là tổ ấm theo đúng nghĩa, kể cả trong phòng ngủ.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Dot-tu-vi-yeu
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ MacKeNo "mặc kệ nó" thời XHCN CS Việt Nam:    Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Aug 29, 2013 1:53 am


Thơ MacKeNo "mặc kệ nó" thời XHCN CS Việt Nam:

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images-1

MacKeNo -1- (*)


Mặc kệ nó, tiếng hờn than tức tưởi
Máu của người đâu phải máu của ta
Rảnh rỗi đâu lo những chuyện ta bà
Đời ngắn ngủi phải vội vàng gom góp.

Mặc kệ nó, miếng ngon quan cứ đớp
Ngày cũng qua lời ai oán cũng tan
Có đảng lo bịt miệng nếu la làng
Còn ta cứ tàng tàng lo chấm mút...?

Mặc kệ nó, búa liềm hay thánh giá
Áo dòng đen là thiên hạ gọi cha
Bộ ngu sao tranh đấu với gian tà
Làm kẻ khờ rao giảng lời Chúa dạy...?

Mặc kệ nó, Thích Ca hay ác quỷ
Khoác cà sa để thiên hạ gọi thầy
Còn chết sống là chuyện của tụi bây
Có chùa ở thầy bận tìm cực lạc...?

Mặc kệ nó, đúng sai hay giả thật
Cứ uốn cong theo đơn khách đặt hàng
Chữ trời cho phải đổi chút bạc vàng
Sống ngay thẳng là bọn nghèo kiết xác...?

Mặc kệ nó, là thiện hay là ác
Rượu còn đây thì cứ việc xỉn say
Tiền vẫn luôn mua sắm được sắc, tài
Thì tội chi phải làm người chân chính?

Mặc kệ nó, xã hội đầy con bịnh
Giữ thân ta cho miễn nhiễm đủ rồi
Dẫu biết rằng làm như thế: than ôi!
Ra đầu ngõ sẽ gặp thằng mặc kệ...!!!

Sao dân Việt lại trở thành như thế?
Tội lỗi này nghĩ kỹ lại do ai?
Có phải chăng do chủ nghĩa ngoại lai
Hủy giá trị tinh thần dân tộc Việt.

TTL

(*) Mackeno = Thuật ngữ của luật sư Lê Mai Anh chỉ tình trạng "mặc kệ nó" của xã hội VN phát sinh sau hơn nửa thế kỷ dưới sự thống trị của CS.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTMcMEFfV4Z49Vbd9VkwEbklA_fwaL-LrHMrEtwLler1nRAugnKYg

MacKeNo -1- (*)

Mackeno, all wailings and sufferings
It's someone else’s blood, not mine
Who has free time to worry about it
Life is short, it's better to hoard

Mackeno, benefits, governors just grasp
Day by day the wailings soon will fade
No need to yell, your mouth, Commis’ll shut
As for me, slowly I hoard up...

Mackeno, hammer, scythe or holy cross
Wear a black robe, people call you ‘’Father’’
Who’s stupid enough to fight the devils
Only fools will preach God's words....?

Mackeno, it's Sakya or Satan
Put on a kasaya, people bow ‘’Venerable’’
The hell with your life - die or survive
The Venerable is busy finding Nirvana...?

Mackeno, it's true or false
Just bend it according to requests
Being literate is to exchange for goods
Live a moral life? Only the poor do....

Mackeno, it's good or evil
Wine is here, just enjoy it
Money can always buy beauty, fame
Why bother to be an honest citizen?

Mackeno, a society filled with the sicks
Keep yourself immune, it's already good
One knows well it's bad to do so
For at the gate, you’ll see a Mackeno

Why have Vietnamese become like that?
Think about it ... Whose fault is it?
It's the Communism, the guilty one
It has destroyed Vietnamese’s mind, culture.

Translated by Mỹ Thanh

(*) Mackeno : A terminology created by Lawyer Lê Mai Anh - describes the indifference of many Vietnamese, and this attitude has been generated for more than a half century under the domination of Communism .

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 9k=

MacKeNo -2- (*)


Mặc kệ nó, đừng lặng im nuốt lệ
Hãy nắm tay cùng dành lại giang san
Hãy vùng lên tiêu diệt lũ sói lang
Đưa chồn, cáo, hồ ly... về hỏa ngục

Mặc kệ nó, hãy khơi trong gạn đục
Làm vẻ vang cho nòi giống Lạc Hồng
Là cháu Âu Cơ con của Lạc Long
Chẳng liên hệ chi tới "thần" Các Mác.

Mặc kệ nó, hãy vụt vào sọt rác
Lời của "ai" cũng chỉ "cọp dê" về
Làm "nô tài" mà quý ... hết chỗ chê!
Thấy trước mắt não nề lòng dân Việt

Mặc kệ nó, đừng nên làm người điếc
Nghe điều hay tránh làm việc sai lầm
Đừng tiếp tay để tự hủy nhân tâm
Lúc hối hận thì thường là quá muộn

Dù chẳng toại như lòng ta ước muốn
Chẳng thẹn lòng nhìn lại kiếp trăm năm
Cuộc sống thế nhân đâu chỉ ăn - nằm
Nợ tiền nhân, phải trả cho hậu thế...

Bốn ngàn năm bao thăng trầm dâu bể
Tổ tiên ta dựng nước Việt truyền đời
Công sức tiền nhân nghĩa khí sáng ngời
Nay đành để là nơi thờ "giáo mác”???

Mặc kệ nó, ta con Hồng cháu Lạc
Nhất định là phải tiễn Mác - Lê-nin.

TTL


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTyWCpTnfibG4Baf0zRX2NcjZwOIFIyXGW-WIMcRgWuk2fRs1sBsg
.


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao ngày càng có nhiều người Việt lạnh lùng, vô cảm và tàn nhẫn?   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeTue Dec 10, 2013 10:05 pm


Vì sao ngày càng có nhiều người Việt lạnh lùng, vô cảm và tàn nhẫn?

VIẾT CƯỜNG
Thứ năm 05/12/2013

(GDVN) - "Xã hội ngày nay “người khôn của khó”. Chuyện sinh nhai trở nên khó khăn hơn cho tất cả mọi người. Để tồn tại, phát triển họ phải cạnh tranh, phải lươn lẹo, phải mánh khóe. Điều này gây cho con người sự mệt mỏi, ức chế, từ đó làm họ nóng nảy, khó tính và dần trở nên vô cảm, tàn nhẫn". PGS.TS Lê Quang Hưng, Trưởng khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHQGHN) phân tích.

Ngày 24/11/2013, Báo Giáo dục Việt Nam có đăng tải thông tin về clip vụ hành hung người dã man trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội). Nam thanh niên bị một nhóm người đánh đập không thương tiếc ngay trước mặt hàng trăm người qua lại. Mặc cho anh này đã bất tỉnh, không còn khả năng kháng cự, nhóm người trên vẫn tiếp tục cầm gạch đập vào đầu, lấy chân sút mạnh vào mặt và thân thể.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Danh-nhau-giaoducvietnam
Hình ảnh được cắt ra từ clip "Nhóm thanh niên hành hung người dã man trên phố". Cho dù đã bất tỉnh, nam thanh niên đang nằm dưới đất vẫn tiếp tục bị nhóm thanh niên đánh dã man không thương tiếc.

Những hình ảnh đó đã trở thành tâm điểm của dư luận trong tuần qua. Nhiều độc giả đã gửi thư đến tòa soạn bày tỏ phẫn nộ trước sự xuống cấp về đạo đức của một số người trong xã hội ngày nay. Họ lo ngại vì giờ nhiều người trong xã hội độc ác quá!

Hằng ngày trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, đâu đâu cũng nghe thấy các vụ án cướp, giết, hiếp xảy ra. Nhiều vụ là con giết bố, cháu giết bà, vợ giết chồng…và có khi chỉ vì va chạm nhỏ trên đường, nhiều kẻ sẵn sàng tước đi mạng sống của người khác.

Điều đó thể hiện sự suy đồi về đạo đức của xã hội đang ở mức báo động. Trao đổi với PGS.TS Lê Quang Hưng, Trưởng khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHQGHN), ông Hưng nhìn nhận, chúng ta không nên đánh đồng tất cả người Việt Nam giờ đều vô cảm, độc ác.

Nhưng vị PGS.TS cũng cho rằng: “Không phải tất cả nhưng một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam hiện giờ như vậy”.

Lí giải quan điểm nhiều người Việt ngày càng vô cảm, nóng tính, cục cằn và có phần độc ác, PGS.TS Lê Quang Hưng nêu ra 3 nguyên nhân.

Đầu tiên là giáo dục của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Lỗi này thuộc về gia đình và nhà trường. Trong trường học, đạo đức dạy cho học sinh nói lí thuyết nhiều mà ít có những bài học về tình cảm con người với con người một cách thiết thực, gần gũi.

Thứ 2 là ảnh hưởng từ phim ảnh, truyện, các trò chơi bạo lực và các chất kích thích mà thanh niên giờ hay dùng. Tiếp xúc nhiều những thứ đó sẽ làm cho thanh thiếu niên nhiễm, đôi khi không làm chủ được bản thân và biến họ trở thành những người hoàn toàn khác, có tính cách mạnh, thô bạo hơn.

Thứ 3, đây là yếu tố quan trọng - do hoàn cảnh sống.

Theo PGS.TS Lê Quang Hưng, hoàn cảnh sống hiện nay tạo cho con người nhiều bức bối, áp lực.

Ông cho rằng, cuộc sống ngày càng phát triển, năng động thì nghiễm nhiên dẫn đến việc “người khôn của khó”. Chuyện sinh nhai trở nên khó khăn hơn cho tất cả mọi người. Để tồn tại, phát triển họ phải cạnh tranh, phải lươn lẹo, phải mánh khóe. Điều này gây cho con người sự mệt mỏi, ức chế, từ đó làm họ nóng nảy, khó tính và dần trở nên vô cảm, tàn nhẫn, đôi khi cũng độc ác hơn.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Vo-cam2-giaoducvietnam_copy
Chiếc xe chở dưa bị đổ, người dân xúm lại nhặt dưa mang về nhà. Một biểu hiện đáng buồn cho sự xuống cấp đạo đức của con người trong xã hội

Tuy nhiên, trước so sánh của PV về hoàn cảnh sống ở Việt Nam cách đây vài chục năm trước và bây giờ, rõ ràng đã có sự thay đổi tích cực hơn rất nhiều về mọi mặt. Cuộc sống tốt hơn đúng ra con người phải hài hòa, nhẹ nhàng, văn minh hơn nhưng đằng này, bản tính, ý thức của con người lại có chiều hướng xấu đi.

Về quan điểm trên, PGS.TS Lê Quang Hưng cho rằng, cuộc sống khá lên nhưng sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng rõ rệt. Đó là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến thay đổi bản tính con người.

Ông Hưng phân tích: “Ngày xưa gần như ai cũng nghèo đói, cũng khó khăn nên giữa con người với con người có sự đồng cảm. Bởi vậy nên ngày xưa dù có mâu thuẫn, mọi người cũng hành xử với nhau không đến mức nhẫn tâm như bây giờ.

Ngày nay phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Có người ở biệt thự hàng nghìn m2, đi xe sang, tiền tiêu không hết nhưng cũng có những người giờ vẫn phải sống gầm cầu, kiếm ăn từng bữa qua ngày”.

Cũng nói về vấn đề trên, anh Hoàng Nguyên, một người nghiên cứu về văn hóa dẫn chứng thêm.

Giờ ra chợ lao động, lúc nào chúng ta cũng thấy một hàng dài người ngồi vỉa hè chờ việc. Thấy có khách đến là lao nhanh ra “xí phần” mà trông chị nào, bác nấy cũng gầy trơ xương. Trong khi đó, cũng là con người, cũng ở cùng một thành phố nhưng có những người đi ôtô, ăn ở nhà hàng sang trọng mỗi bữa hết hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Đành rằng là những người đó giỏi giang, may mắn nhưng sự khập khiễng này đã phần nào ngấm ngầm tạo nên sự ức chế cho nhiều người trong xã hội.

Anh Nguyên phân tích: “Nhìn thấy người ta sướng còn mình khổ, họ phải nghĩ làm thế nào để có được cuộc sống sung túc? Thế là con người lại phải suy nghĩ chuyện làm ăn rồi phải mánh khóe, phải lươn lẹo để cố làm giàu.

Có người thành công trở nên giàu có nhưng có những người cố mãi cũng vẫn nghèo. Người trở nên giàu thì đã quen với với mánh khóe, lươn lẹo và tính cách cũng dần vô cảm, lạnh lùng. Còn người làm giàu không thành thì sinh ra tự ti, mặc cảm, chán chường rồi tính cách cũng vì thế mà nảy sinh nhiều ức chế, bực bội”.

.
Về Đầu Trang Go down
vanson
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeFri Jan 24, 2014 3:42 pm


Câu chuyện cuối năm: Tại sao chúng ta vô cảm?

(Dân trí)- Chỉ còn đếm từng ngày để chúng ta bước sang năm mới. Ở thời khắc nhà nhà đang náo nức chuẩn bị đón Tết, đón một năm mới an lành, hãy cùng chúng tôi nhìn lại 2013 với một câu chuyện cuối năm...

Ngày 27/12/2013, thần đồng văn học Nga - Mikhail Samarsky có chuyến giao lưu với học sinh Việt Nam, cậu bé 17 tuổi ấy nói rất nhiều đến việc đọc sách, và lợi ích đọc sách. Rằng, “Sách là nguồn trí thức vô tận của nhân loại”, rằng “Đọc sách là cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất để mỗi chúng ta đến gần hơn, tiếp cận sâu hơn với tri thức nhân loại”. Rằng, sách mang đến “của cải trí thức giàu có cho chúng ta một cách miễn phí”, “Ai trong chúng ta cũng có thể đọc sách”... Khi nói những điều rất chân thành, say mê ấy với sinh viên Việt Nam, có lẽ Mikhail không ngờ rằng, ở Việt Nam- rất đông bạn trẻ thậm chí không biết D'Artagnan, Bonaparte... là ai.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcRalzFtypWdaifWTkKntda4N4j8-YZTXAYyYCr3ZWeClPZEwXcygg

Vẫn là câu chuyện cũ, đã nói đi nói lại nhiều lần. Chuyện về “văn hóa đọc sách” của người Việt. Người Việt ngày càng giỏi kiếm tiền, người Việt giỏi bươn chải, buôn bán, người Việt nhanh nhẹn, thông minh, bắt kịp nhanh chóng với đời sống kinh tế thị trường hiện đại… Nhưng, người Việt rất lười đọc sách.

Từ khắp mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi, mọi giới tính… rất đông những người Việt chẳng mấy khi động đến cuốn sách. Ở Việt Nam, người ta có thể xôn xao bàn tán những chuyện “kinh thiên động địa” về tham nhũng, về giá vàng, giá xăng, giá điện… Nhưng, không ai nói chuyện đọc sách. Chúng ta không hề có văn hóa đọc sách.

Trong một buổi trò chuyện cuối năm với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, ông kể, “Hiện tại, tôi tham gia giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Ban đầu, tôi ngạc nhiên, sau đó thấy chạnh lòng, rồi xót xa khi sinh viên bây giờ không biết Đác-ta-nhăng (D'Artagnan) là ai, thậm chí không biết cả Bôn-na-pác (Napoléon Bonaparte). Đặt câu hỏi về những nhân vật trong các tác phẩm văn học, lịch sử kinh điển như D’Artagnan, sinh viên cứ ngơ ngác như hỏi về ai ấy... Tôi nhận ra, giới trẻ bây giờ họ không còn đọc sách nữa. Nếu có đọc, họ đọc sách làm giàu chứ không còn ai đọc sách kinh điển”.
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Coido-3d208
Rất đông giới trẻ bây giờ thích cởi đồ, thích nhanh chóng nổi tiếng bằng mọi giá, và (tất nhiên) không thích đọc sách
 
Câu chuyện của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần khiến người viết nhớ đến một câu chuyện cười. Trong một lớp học, giờ kiểm tra, thầy giáo rất tức giận sau khi đặt một loạt câu hỏi về các nhân vật lịch sử mà không một học sinh nào trả lời được. Thầy gọi học sinh A đứng dậy phẫn nộ hỏi, “Tại sao em lại không biết gì về Napoléon Bonaparte, Abraham Lincoln, G. Washington...?”. Học sinh A bèn đáp, “Vậy thầy có biết Hùng “gấu”, Mạnh “béo”, Cường “ngố”... không?”. Thầy giáo “Họ là ai?”. Học sinh A: “Đấy, thấy chưa? Thầy không biết bạn em là ai, tại sao em lại phải biết về bạn thầy?”...!

Trước câu chuyện giới trẻ không đọc sách và người Việt không đọc sách, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng, đó là một câu chuyện cũ tuy đã nói đi nói lại nhiều lần, nhưng lần nào nói đến cũng buồn.

Ai đó đã nói, văn hóa đọc sách còn phản ánh dân trí của cả một dân tộc, của một đất nước. Ở sách không chỉ có kiến thức nhân loại, ở sách còn có những rung cảm rất Người, còn có những câu chuyện nhân văn, nhân ái...

Đầu tháng 12/2013 xảy ra vụ “hôi bia” ở Đồng Nai , vụ bảo mẫu hành hạ trẻ dã man, việc hàng loạt nữ sinh cởi đồ quay clip “Anh không đòi quà”... gây sửng sốt dư luận. Hầu như, mỗi ngày chúng ta đều đọc được những thông tin “khủng khiếp” về đời sống xã hội đang biến thiên “muôn hình vạn trạng” ở khắp mọi nơi.
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Hoi_bia-3d208
Vụ "hôi bia" chấn động Đồng Nai đầu tháng 12/2013.
 
Sẽ có người nói rằng, chẳng có gì liên quan giữa việc đọc sách và việc... “hôi bia”. Chẳng có gì liên quan giữa việc đọc sách và việc những cô gái trẻ thích cởi đồ, “khoe hàng”.

Có thể, việc liên quan hay không liên quan trong những câu chuyện trên còn tùy thuộc và suy nghĩ, cảm nhận của từng người.

Bài viết chỉ xin khép lại bằng một câu nói của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Ở một xã hội rất ít người thích đọc sách, thì đừng hỏi vì sao chúng ta vô cảm”.

H.H


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcRgeFmpXxJHQIwHfvFOOKT5jo6r52XIico_J1EslnJ4MtQqS_Rh

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSun Sep 21, 2014 7:55 pm


Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi


Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA)

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTwPEPrGLyd_1NJWzAYcul9biVdhQs2XDrvtRny_VocVa3rn_Lyrg
Sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên

Trong bài phỏng vấn do Trà Mi thực hiện, Nguyễn Phương Uyên, cô gái 21 tuổi được nhiều người xem như một “biểu tượng” của lòng can đảm và của tuổi trẻ, nêu lên một ý nguyện, đồng thời cũng là một tham vọng của em: “Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.”

Tôi không biết hiệu quả của “bài thuốc” ấy thế nào. Nhưng tôi nghĩ Phương Uyên đã bắt đúng căn bệnh kép không phải chỉ của giới trẻ mà còn của người Việt Nam nói chung lâu nay: bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi.

Bệnh sợ hãi, thật ra, là một bệnh lâu đời. Chế độ phong kiến, ở đâu cũng vậy, bao giờ cũng xây dựng quyền lực trên hai nền tảng chính: sự sùng bái và sự sợ hãi. Sự sùng bái được xây dựng trên hai nền tảng chính: tư tưởng thần quyền (nòng cốt là tư tưởng thiên mệnh) và các nghi lễ đầy tính đẳng cấp trong xã hội. Sự sợ hãi được tạo thành và được duy trì chủ yếu bằng một biện pháp chính: khủng bố. Trong các tội trạng, tội nặng nhất là tội phản nghịch. Hình phạt dành cho tội này thường là tử hình, có khi không phải tử hình một cá nhân mà còn tử hình nguyên cả một dòng họ (tru di tam tộc). Tử hình không phải chỉ nhắm đến việc giết chết tội nhân. Mà còn nhắm đến việc giết chết mọi ý đồ phản nghịch của những người còn sống bằng cách khiến họ phải sợ hãi. Do đó, người ta bày ra đủ thứ kiểu giết người, từ kiểu chặt đầu, treo cổ đến kiểu cho voi giày, ngựa xé, ném vào vạc dầu sôi, tùng xẻo, v.v... Bởi vậy, chuyện ngày xưa dân chúng thường xuyên sống trong sợ hãi là điều dễ hiểu.

Sau này, chế độ cộng sản tiếp tục duy trì sự sợ hãi ấy bằng các trại cải tạo và nhà tù, hơn nữa, bằng chế độ lý lịch: Con cháu những người bị xem là phản động trở thành một thứ con ghẻ, thường xuyên bị nghi kị và kỳ thị, có thời gian, lại là thời gian khá dài, còn không được nhận vào đại học. Bây giờ, do sự phát triển của kinh tế thị trường, chế độ lý lịch ấy đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, hệ thống nhà tù thì vẫn dày đặc. Mà không cần nhà tù, chỉ cần sự hiện diện của công an, mọi người đã khiếp sợ.

Tất cả những sự khủng bố và đe dọa ấy khiến mọi người nếu không run sợ thì ít nhất cũng thu mình lại, né tránh mọi đụng chạm đến công an hoặc rộng hơn, đến chính trị, từ đó, làm nảy sinh ra một thứ bệnh khác: bệnh vô cảm.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTEw1vl83JT4zKLZszUoelR4xTZnzo4YAxZqYX8gX-EPzlMVl_2pQ

Nếu sợ hãi là một căn bệnh lâu đời, vô cảm lại là một căn bệnh rất mới. Trước, hầu như không ai nói người Việt vô cảm bao giờ. Thậm chí, ngược lại, hầu như ai cũng cho người Việt sống bằng tình cảm nhiều hơn lý trí. Với tư cách cá nhân, người ta quan tâm đến nhau; láng giềng quan tâm đến nhau; cả làng quan tâm đến nhau. Chuyện một người biến thành chuyện của cả tập thể. Sự quan tâm lớn đến độ lấn át cả sự riêng tư của từng cá nhân một.

Vậy mà, những năm gần đây, hầu như bất cứ người nào để ý đến xã hội Việt Nam một chút, cũng đều nhận thấy ngay một hiện tượng: người ta đối xử với nhau thật vô cảm.

Ngoài đường, nhìn người khác bị cướp giật, hầu như mọi người đều dửng dưng; thấy có ai đó bị tai nạn nằm giãy đành đạch, phần lớn vẫn đứng trố mắt nhìn. Trồng trọt hay buôn bán thực phẩm, biết việc sử dụng nhiều hóa chất có thể gây nhiễm độc hay bệnh hoạn cho xã hội, người ta vẫn mặc kệ. Làm các dịch vụ du lịch, biết việc chụp giật hay lừa đảo có thể gây ấn tượng xấu cho cả đất nước, khiến du khách ngoại quốc khinh bỉ và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, người ta vẫn bất chấp.

Chưa hết.

Hiện tượng con cái đánh đập hoặc đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà càng lúc càng phổ biến. Chỉ giận hờn hay cãi cọ nhau một chút là học sinh, có khi là nữ sinh, đã đánh nhau một cách tàn nhẫn. Ðể cướp một chiếc nhẫn, thay vì trấn lột, người ta nghĩ ra một biện pháp cực nhanh: chặt đứt nguyên cả cánh tay. Ăn trộm một con chó cũng bị cả làng xúm vào đánh chết.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Dn1

Dù sao, ở trên cũng là những chuyện... nhỏ.

Lớn hơn là những chuyện liên quan đến số phận của cả đất nước. Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng ư? Người ta nhún vai:

“Cái nước mình nó thế, biết làm sao được!” Nạn tham nhũng hoành hành, các công ty quốc doanh thi nhau phá sản để lại những núi nợ nần không những cho thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ sau này nữa ư? Người ta cũng nhún vai: “Cái nước mình nó thế, biết làm sao được!”

Quan trọng nhất là chuyện chủ quyền. Hầu như ai cũng biết Trung Quốc đang toan tính cướp biển và cướp đảo Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống của nhiều ngư dân Việt Nam, chi phối tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam. Ai cũng biết vậy. Nhưng phần lớn đều nhún vai: “Làm gì được?”

Rồi thôi.

Người Việt vẫn thường tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất và anh dũng của mình. Nhưng thời gian gần đây, nhìn đâu cũng thấy những cái nhún vai bất cần, kiểu sống chết mặc bay như thế.

Tại sao?

Lý do, thật ra, khá đơn giản. Một phần vì sợ, như đã nói ở trên. Phần khác, vì đó là chính sách của nhà cầm quyền. Dưới mọi hình thức tuyên truyền, nhà cầm quyền chỉ muốn mọi người vô cảm. Bày tỏ sự quan tâm của mình đối với chủ quyền của đất nước dưới hình thức biểu tình thì bị đạp vào mặt hay bắt thảy vào các nhà tù; dưới hình thức bài viết trên các blog thì bị vu cho tội... trốn thuế.

Trước, mọi nhà độc tài đều duy trì chế độ của mình trên sự sợ hãi của người dân; sau này, ngoài sự sợ hãi, người ta sử dụng một biện pháp nữa: làm cho mọi người trở thành vô cảm.

Tôi không biết hiệu quả của bài thuốc trị sự vô cảm và sự sợ hãi của Phương Uyên như thế nào. Nhưng ít nhất, nhìn ánh mắt, dáng dứng và những câu phát biểu của em trước tòa, cả tòa sơ thẩm lẫn tòa phúc thẩm, và đặc biệt, nhìn cả trăm người từ khắp nơi đến tham dự phiên tòa phúc thẩm của em, tôi nghĩ, ít nhất cũng có nhiều người đã vượt qua được hai căn bệnh hiểm nghèo ấy.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Image
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeWed Dec 03, 2014 3:38 pm


Chủ nghĩa Makeno và tương lai Việt Nam


Vũ Quốc Ngữ
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 251342_10151265645359994_280873339_n

"Mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo"

Matin Luther King, lãnh tụ đấu tranh nhân quyền từng nói "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt".

Hôm nay, trong lúc giải lao ở công ty, tôi vào facebook và đọc status của một facebooker khá nổi tiếng là Tony Buổi Sáng (https://www.facebook.com/TonyBuoiSang) về một chuyện người Việt Nam sản xuất hoặc chế biến theo hai cách: cách để gia đình mình ăn thì không dùng hóa chất độc hại; còn cách thứ hai, tức là sản xuất hàng hóa để bán thì xài hóa chất thoải mái. Người nông dân dành một phần đất để trồng rau không bón hoặc bón ít phân, không phun hoặc phun ít thuốc bảo vệ thực vật để gia đình mình dùng, còn phần còn lại thì phun, bón thoải mái, có thể hôm nay phun mai cắt đi bán luôn. Tương tự là người trồng chè, hay người bán phở, bán loại riêng biệt không có hóa chất cho người quen biết còn khách qua đường thì xài loại chế phẩm đặc biệt có nguồn gốc từ Trung Quốc, vừa rẻ, tiện lợi mà lại dậy mùi.

Chuyện thì không mới, và kết quả là cả ông nông dân, bà trồng chè hay cô bán phở gặp nhau với tư cách là bệnh nhân ở bệnh viện K. Họ đều không hiểu tại sao mình lại có mặt ở đây khi mà người thì ăn rau sạch, người thì chỉ uống chè sạch còn người kia không ăn phở có hại.

Anh bạn Tony Buổi Sáng này dẫn một nguồn tin rằng ở Việt Nam mỗi năm có 160.000 người mắc ung thư vì do ăn thức ăn độc hại và môi trường ô nhiễm. Thế nhưng, con số này có lẽ không dừng lại, vì cách sản xuất, chế biến của người dân không thay đổi, còn các cơ quan nhà nước phụ trách về an toàn thực phẩm, cán bộ thị trường hoặc không làm xuể, hoặc chỉ làm qua quít và nhận phong bì và cho qua.

Và rồi hàng Trung Quốc không được kiểm nghiệm ùn ùn tràn vào Việt Nam.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Giao-thuong-voi-trung-quoc-baodatviet.vn_9622331

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Ae4a88ead61746eeab8f667e7f00ef2e

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 7d7b58fa381042569743536a1d96c903

Tôi cũng đồng ý với kết luận của Tony Buổi Sáng, rằng có một nguyên nhân chính, đó là nếp nghĩ "lợi ích của mỗi cá nhân", vì chủ nghĩa Makeno.

Tôi có may mắn là được học một thời gian hai năm ở Hà Lan, và trong thời gian đó, có đi thăm một số nơi ở các nước xung quanh như Đức, Bỉ và mấy nước ở Bắc Âu. Điều ấn tượng nhất là môi trường ở các nước này sạch sẽ và được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở nhiều nơi, thiên nga bơi lội tung tăng ở các hồ mà không bị ai bắt.

Nơi tôi học là một thành phố nhỏ Wageningen nằm ở giữa trung tâm Hà Lan. Ở đây có khá nhiều mương rạch và chính quyền địa phương thường xuyên cử người nạo vét. Ở những nơi này, có rất nhiều cá và vịt. Tuy nhiên, không ai được bắt vịt, còn muốn câu cá thì phải có giấy phép. Tôi nghe kể, có một sinh viên Việt Nam không biết nên nhặt trứng vịt hoặc tìm cách bắt vịt, và bị người dân gọi cảnh sát đến xử lý. Vì mỗi người dân đều có ý thức, nên họ bảo vệ được thiên nhiên và môi trường.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” H0J1pTLj

hàng trăm người vui vẻ cướp bia, hôi của ở Đồng nai

Thế còn ở Việt Nam? Chẳng ai quan tâm đến việc một ông nông dân mang kích điện ra bắt cá ở ngoài sông hồ. Không ai gọi điện báo cảnh sát khi thấy người khác đổ phế thải ra đường, và có báo thì cảnh sát cũng không tới.

Đi đường, nhiều khi thấy nhiều cháu ngồi sau xe bố mẹ, mút sữa hộp hay ăn bánh kẹo rồi cứ tự nhiên vứt vỏ hộp xuống đường. Có lẽ bố mẹ các cháu không dạy hoặc không làm gương, các giáo viên chắc có lẽ cũng không dạy các cháu chỉ được vứt rác vào thùng rác, vì học sinh thường nghe lời giáo viên hơn cả bố mẹ.

Không chỉ các cháu bé không có ý thức giữ gìn vệ sinh đường phố mà người lớn cũng vô tư xả rác. Không chỉ người đi xe máy hay xe đạp xả rác, mà người đi xe ôtô cũng vô tư mở cửa kính để vứt rác khi xe đang chạy trên đường phố.

Rồi thì ý thức tham gia giao thông, mạnh ai nấy đi. Một lần đang đợi đèn xanh, tôi thấy một bác khá lớn tuổi đi bộ băng qua đường mà không đi theo vạch dành cho người đi bộ ngay gần đó. Tôi có hỏi "Bác ơi bác có biết cái vạch kia để làm gì không?", và tôi nghe thấy ông ta trả lời "Để cho người đi bộ cháu à". Tôi lại hỏi "Thế sao bác không đi theo đó?", và ông ta vỗ vai tôi nói tỉnh bơ "Bác không thích". Tôi có nói với ông là bác già rồi, nên đi theo đúng luật giao thông để làm gương cho các cháu. Có lẽ lần sau ông ta vẫn băng qua đường như thế, mặc dù gần đó là vạch đường dành cho người đi bộ.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Phanh-biem

Nói rộng ra nữa là về đấu tranh dân chủ và nhân quyền hay biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển Đông. Theo nhiều người thì những vấn đề này thuộc dạng nhạy cảm và không nên tham gia, tốt nhất là cứ tập trung vào việc làm ăn, còn mọi việc khác đã có đảng và nhà nước lo. Không chỉ người dân bình thường ít học nói thế, mà cả giáo sư tiến sỹ cũng có ý nghĩ tương tự. Và ai cũng có thể thấy rằng đảo thì bị chiếm dần, còn phần biển mà ngư dân Việt có thể hoạt động tự do ngày càng bị thu hẹp.

Nhỏ thì là miếng ăn, hụm nước, lớn thì dân chủ, nhân quyền hay chủ quyền đất nước, nếu mỗi người không có ý thức, nếu ai cũng theo chủ nghĩa Makeno thì nước Việt sẽ đi về đâu?

Ngoài biển Đông thì Trung Cộng đã chiếm xong Hoàng Sa và đang xây dựng các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở Gạc Ma và sân bay quân sự ở đảo Đá chữ thập ở Trường Sa. Một số chuyên gia dự báo Bắc Kinh có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông nhằm chiếm trọn vùng biển giàu tài nguyên này.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Can-cu

Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Trung Quốc tiết lộ thiết kế căn cứ quân sự bao gồm một sân bay mà Trung Quốc dự định xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Yahoo! Philippines

Ở trong nước thì các ruộng lúa "bờ xôi ruộng mật" biến mất, thay vào đó là các khối bê tông hay các nhà máy FDI tha hồ xả thải ra môi trường còn lợi nhuận thì chui vào túi nhà đầu tư ngoại quốc. Đường phố thì nay ông cung cấp nước đào xới, mai ông viễn thông cày lên rồi ngày kia là ông điện lực. Vỉa hè được xây dựng đẹp đẽ để người ta kinh doanh, để xe máy còn người đi bộ vẫn phải đi dưới lòng đường.

Đất nước ta đã, đang và sẽ bị tàn phá như thế, nếu bạn, tôi, và anh kia không cùng nhau góp một tiếng nói để yêu cầu chính phủ và chính quyền các cấp phải làm việc xứng đáng với đồng thuế của chúng ta. Đất nước này là của chung, được ông cha ta xây dựng và bảo vệ từ hàng ngàn năm nay, chứ không phải chỉ từ 1945. Bất cứ một triều đại nào không lấy dân làm gốc mà vua quan chỉ bóc lột dân thì sẽ không thể tồn tại mãi. Tuy nhiên, cái giá mà dân tộc phải trả sẽ càng lớn, nếu bạn và tôi cứ im lặng mãi trước cái xấu xa.

Matin Luther King, lãnh tụ đấu tranh nhân quyền từng nói "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". 


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” F7a9e1cd068a44c9905dca786f179760
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeFri Dec 05, 2014 11:21 am

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Z


Văn nghệ "vô cảm"

Huy Phương

“Nhìn cái xấu cái ác mà không bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi ai lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy!”

Những dòng chữ các bạn vừa đọc không phải là một định nghĩa lấy ra từ một cuốn từ điển nào mà chỉ là những ý tưởng của một em học sinh lớp 9 tại Việt Nam, trình bày trong một bài luận văn về tính “vô cảm,” là tĩnh từ mới, không thấy trong những tự điển cũ để nói về một trạng thái thờ ơ, tê cứng của tâm hồn trước những những điều đang xảy ra chung quanh mình, được thấy hoặc được nghe.
(Xem Bài văn về “Bệnh vô cảm” của em học sinh lớp 9 bên dưới)

Thái độ này là thái độ của kẻ bàng quan đứng ngoài cuộc, cũng có thể xem là thái độ “tọa sơn quan hổ đấu,” mặc dù không có tính cách thủ lợi như trong một thành ngữ của Trung Quốc ngày xưa, nhưng rõ ràng là một thái độ thờ ơ, không thân thiện, không có trách nhiệm cũng không muốn dây dưa phiền toái đến mình. Một đứa trẻ qua đường bị xe đụng, bị thương nằm giữa đường, tài xế đã vô trách nhiệm bỏ chạy, khách qua đường cũng để mặc, thờ ơ, đi thẳng. Thái độ này phát sinh từ tâm trạng một phần không muốn dính líu đến sự việc như phải khai báo, làm chứng, mặt khác đã mất thời giờ mà chẳng lợi ích gì cho cá nhân mình. Ðây chính là lối sống “ung dung tự tại,” hay kiểu “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại,” “sống chết mặc bây” mà chúng ta vẫn thường nghe thấy.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTiUSEPyeBKDGqKNbPQ5o-ZzeFBOR5_vakN3SMd1DmduuMBCkiKEQ

Ðối với quần chúng, nhất là trong các quốc gia thiếu văn minh, không được hưởng một nền “công dân giáo dục,” chuyện này cũng dễ hiểu, nhưng đối với các nhà lãnh đạo, nhất đối với những người tự cho mình là kẻ sĩ, điều này không thể tha thứ được.

Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư kể chuyện Vua Lý Thánh Tông, một năm trời trở lạnh, nhà vua nghĩ đến những phạm nhân đang chịu án trong ngục thất, ra lệnh cho các quan đem chăn chiếu phát thêm cho tù và nói rằng: “Trẫm ở trong cung, ăn mặc thế này mà còn thấy rét, những kẻ nghèo khó, những tù phạm phải trói buộc, cơm không có đủ ăn, áo không có mà mặc, thì khổ sở đến đâu!” Trong một câu chuyện khác, nhà vua nhân một buổi du hành ban đêm mùa Ðông ra ngoài cung điện, thấy một kẻ ăn mày nằm co ro lạnh lẽo ở vệ đường, vua bèn cởi long bào đắp cho người ấy.

Những câu chuyện kể này có thể chỉ là giai thoại, nhưng quả thật nếu cấp lãnh đạo không biết thương dân, không biết nghĩ đến quyền lợi của dân, lo cho dân no ấm, “vô cảm” với nỗi nhục nhằn của dân thì chẳng khác chi một lũ cướp ngày có quyền lực trong tay.

Trong xã hội, kẻ sĩ là người dẫn đầu. Khổng Phu Tử yêu cầu kẻ sĩ sống phải có trách nhiệm với xã hội, với cuộc đời, với đồng loại, với con người. Dù xã hội này, cuộc đời này có thế nào đi chăng nữa thì kẻ sĩ vẫn phải tận lực nhập thế, nỗ lực dấn thân vào cuộc đời chứ không thể lấy lý do “tránh đời ô trọc” để lẩn tránh trách nhiệm kẻ sĩ: con người không thể tồn tại ngoài thế giới người, cũng tức là, con người không thể sống ngoài xã hội của chính mình. Tiêu chuẩn đầu tiên của kẻ sĩ này là biết nhục, biết xấu hổ, hiểu rõ rằng không biết nhục không phải là người.

Giới văn nghệ được xem như thành phần của kẻ sĩ dù xưa hay nay. Người trí thức, văn nghệ sĩ náu mình, thoát ly thực tế đời sống, ôm ấp những tri thức của sách vở, xa rời thực tế, được gọi là văn nghệ sĩ sống trong “tháp ngà.” Ở đây chúng tôi không nhắc lại các quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” và “nghệ thuật vị nghệ thuật” đã được tranh luận nhiều. Nhưng nếu thực sự văn chương, kịch nghệ là một điều gì không ăn nhập với thời thế, nhất là thời thế hiện nay thì quả thật đó là một thứ trang trí không cần thiết cho con người. Thời bình, chúng ta đã nghe định nghĩa về một người nghệ sĩ là một kẻ “ru với gió, mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây” nhưng trong một đất nước đã đau khổ vì – chiến tranh, tù đày, chia ly, chết chóc và ngày nay, là áp bức, bất công, khốn cùng, sa đọa, vô đạo-văn chương, kịch nghệ có còn là thứ đứng bên lề cuộc chiến, bên lề cuộc đời, “trùm chăn,” không thấy, không nghe, không nói, không muốn dính dấp đụng chạm gì đến nỗi vui buồn của vận nước, hay “không dính đến chính trị” như cách nói của nhiều ca sĩ “mất trí nhớ” đương thời.


Bài thơ “Thạch Hào Lại”của Ðỗ Phủ lại tả cảnh bắt lính của thời chiến tranh trong một đêm khi nhà thơ ghé qua Thạch Hào thôn, là một bài thơ hay được truyền tụng, vì mô tả được hoạt cảnh của một thời, để lại trong ta chút ngậm ngùi:

“Ðêm khuya tiếng nói im rồi,
Vẫn nghe nức nở tiếng người khóc thương.

Sáng mai khách bước lên đường,
Chỉ cùng ông lão bẽ bàng chia tay.”

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Ðỗ Mục, một đêm trăng ghé qua bến Tần Hoài, buồn trách bọn xướng ca không nhớ đến nhục mất nước, bên sông vẫn đàn ca xướng hát:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng ‘Hậu Ðình Hoa.’”

Nhà phê bình Nguyễn Mạnh Trinh đã viết về nhà văn Phan Nhật Nam, như là một nhà văn nhập thế, chia sẻ những nỗi đau của đồng đội, đồng bào: “Tôi muốn nói về một người lính và viết văn có lửa. Những tác phẩm của ông là kết tinh của xương máu, tủy, da của một người lính đã trải qua những thống khổ của cuộc chiến. Văn chương của ông không phải là một thứ cưỡi ngựa xem hoa mà là cuộc đời thực, của cảm xúc thực.”

Phải xem Việt Khang, một người nhạc sĩ trẻ ở trong nước như một kẻ sĩ:

“Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt nam đang ngả nghiêng
Dân tộc tôi sắp đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối.

(Việt Nam Tôi Ðâu?)



Trước năm 1960, ở miền Nam chúng ta có kịch tác gia Vũ Ðức Duy với những vở kịch ngắn nói về hiện trạng xã hội và thẳng thắn nói đến những thói hư tật xấu của con người. Ở miền Bắc, Lưu Quang Vũ với những vở kịch lừng danh, phê phán thẳng vào con người trong xã hội, cũng được coi như kê kích thẳng vào chế độ cộng sản, đã đổi lại sự “dấn thân” của ông với cái chết của chính ông, vợ, Xuân Quỳnh, và một đứa con.

Tại hải ngoại, kịch nói không có cơ hội phát triển, có thể nói thảm cảnh chiến tranh, tù binh, vượt biển, những cảnh đổi đời sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975 ở hải ngoại và trong nước là những đề tài xúc động vô tận mà các nhà viết kịch có thể khai thác, nhưng tiếc thay, chúng ta thiếu những nhà viết kịch có tài. Khán giả dễ dãi bằng lòng với những vở kịch “xưa hơn trái đất” như “Trà Hoa Nữ” (La Dame aux Camélias) cả 166 năm, hay thời Pháp thuộc như “Ông Cò Quận 9,” “Lá Sầu Riêng,” “Ðời Cô Lựu!”

Trong khi ngư dân của chúng ta bị đánh đập, xô đẩy, mất mạng ngoài Biển Ðông, dân oan và người biểu tình quằn quại dưới roi vọt của nhà cầm quyền Hà Nội, thì ở trong nước cũng như hải ngoại, trên sân khấu, ca sĩ vô cảm vẫn oằn oại với trong những tư thế khích dục, lõa lồ, có khi phơi bày cả “nội y.”

Trong khi mỗi ngày chúng ta nghe những nguồn tin về phận người xót xa ở trong nước, thì trên màn ảnh người ta dễ dãi với những tràng cười không dứt với những lời nói châm chọc, thậm chí chửi bới nhau giữa hai anh hề diễu, không bài bản, không biên kịch và không hề có một ý nghĩa nào. Trong khi tàu giặc đã vào Biển Ðông, thảm họa mất nước đã đến nơi thì thương nữ, văn nhân còn muốn về làm đẹp cho chế độ, ca hát, vẽ vời cho cái nơi chốn mà họ đã trốn chạy lúc ra đi.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcSnDufmCyHVTN2ZP6iaFKBg-GqpZHC1xbJ0r9tYjHCOv9KpaBrKrg

Câu nói mà chúng ta đã nghe quá nhiều lần này, lại là của Karl Marx: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi khổ đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình.”

Sự quay lưng đó chính là thái độ “vô cảm” của những nhà lãnh đạo, sĩ phu và trí thức trong hiện tình đất nước hôm nay: “Nhìn cái xấu cái ác mà không bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Thấy cảnh tượng bi ai lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can!”

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcQfOHIS3t3ljpTlTGBx_CEZRmQqjwA195Zpd5VrfIRtjQp46TbA

Bài văn về “Bệnh vô cảm” gây xúc động sâu sắc    

Những câu văn của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo. Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét: "Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý."


ĐỀ BÀI:

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ĐẶT NHAN ĐỀ CHO BÀI VIẾT)


BỆNH VÔ CẢM


Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn, làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ, mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?

Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện.

Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người "không dại gì", và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác? Người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải ? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa... Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

Chúng ta biết, bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc, mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng, căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biệt vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta! Hãy đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội!

Bài văn quá tuyệt!
Một tâm hồn cũng rất tuyệt!

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcTvhHVoXAqsOH0vtPNpE23y_f_5GqpVspmi_7n3vjYyHFgcuGmBOQ
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSun Dec 07, 2014 12:52 pm


Vô cảm thời cs XHCN...


Quan to và tư bản đỏ lo làm giàu... tiền cao như núi...
Dân nghèo xuất khẩu lao động hay bán thân kiếm sống...
Đa số thanh thiếu niên sống vật chất và những suy nghĩ "rởm"
Đạo đức, yêu nước,... để làm cái gì, có sống mà ăn nó được không??

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcT2N_PB1fzvOma4nj3iqt-HIG-w8JVmF14DkaT3KKD0RKPsJwbW

Anh hùng đâu hết cả
Hào kiệt vắng sân "đình"
Cuối cùng chỉ còn lại
Bà Tưng và Ngọc Trinh



Trọng lượng não không quan trọng bằng ngực khủng!

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Screen-shot-2013-09-09-at-11-24-55-am-1378702151286

(Soha.vn) - Trong một clip mới, hot girl Mai Thỏ đã đá xoáy những cô nàng thích thả rông ngực và não ngắn không thể bơm.

Trong một clip nói chuyện với anh chàng MC Thợ Cả, cô nàng Mai Thỏ đã trải lòng những suy nghĩ của mình về "mốt" thả rông ngực trong giới trẻ hiện nay.

Bên cạnh đó, Mai Thỏ cũng chia sẻ rằng cô không quan tâm đến trọng lượng của não, mà cô chỉ quan tâm đến số đo của vòng 1 vì lý do "não không thể bơm, còn vòng 1 thì có thể bơm được".

Và cuối cùng,  để giải thích cho việc nổi tiếng của mình trong mùa mưa bão ngập lụt tại Hà Nội, Mai Thỏ đã ngầm ý trả lời rằng: "Ngực to không lo chết đuối!".

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Screen-shot-2013-09-09-at-11-24-25-am-1378702116619
Mai Thỏ cho biết: Cô không thể chìm khi ở dưới nước.



Mai Thỏ là ai? - Mai Thỏ's profile ::


Sở hữu số đo đẹp: 93-65-92, nàng hot girl luôn nổi bật giữa đám đông bởi không chỉ vẻ bề ngoài mà cả nụ cười hiền ngoan thân thiện.

Họ và tên: Bùi Như Mai
Ngày sinh: 25/10/1991
Chiều cao: 1m65
Cân nặng: 49kg

Mai Thỏ hiện đang theo học tại hai trường đại học, cô vừa là sinh viên khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, đồng thời cũng là sinh viên khoa tiếng Anh, Đại học Hà Nội.

Mai Thỏ từng được biết đến là người mẫu ảnh với những bộ hình gợi cảm bên xe mô tô phân khối lớn. Đồng thời, cô cũng tham gia vào vài vai diễn phim truyền hình, đóng quảng cáo, làm MC và cũng từng đoạt giải Gương mặt khả ái Miss Kao 2008.

Có niềm đam mê lớn với nghệ thuật song Mai Thỏ cũng xác định nghệ thuật chỉ là nghề tay trái. Còn ước mơ lớn nhất của cô vẫn là trở thành một phụ nữ thành đạt và hạnh phúc bên tổ ấm riêng của mình.

Những khoảnh khắc vui chơi của sao Việt tại nước ngoài

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 4-1397324411967

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 6-1397324437201

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 3-1397324494229

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 1-1397324507779

No  pale
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSat Jun 06, 2015 8:28 pm

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Nepal-quake_02

Vô Cảm, Vô Cảm, tuyệt đối Vô Cảm


Ngô Nhân Dụng

Phải mất sáu tiếng đồng hồ một đoàn cấp cứu người Pháp và người Nepal cưa gỗ, đục tường và sàn nhà, mới kéo được anh Rishi Kanal, 28 tuổi, ra khỏi đống gạch ngói đổ nát, sau trận động đất, đưa nước uống và bơm dưỡng khí cho anh. Một cụ già 101 tuổi ở quận Nuwakot, phía Tây Bắc thủ đô Kathmandu được cứu; cụ nhịn đói, nhịn khát suốt bảy ngày sau khi động đất; cả làng bị xóa sạch. Nhân viên một công ty Mỹ mang hai cái máy tìm kiếm bằng radar sóng ngắn qua, cứu được bốn người ở làng Chautara, họ bị vùi dưới hai lớp cao ốc sụp đổ chồng lên nhau. Cái máy Finder của NASA lần đầu tiên đem dùng trên trái đất, có thể dò biết hơi thở và nhịp tim đập của con người dưới sâu hàng chục thước. Ðoàn cấp cứu này gồm nhiều người quốc tịch Bỉ, Hòa Lan và Trung Quốc.

Sau những vụ thiên tai, cảnh con người đi cứu lẫn nhau khiến chúng ta xúc động; cảm thấy tình nhân loại thật ấm áp.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Dong-dat-nepal-1
Hình ảnh bà Nguyễn L.H "tự sướng ở Nepal" bị mang ra giễu nhại

Nhưng chúng ta cũng rất buồn khi thấy những người hoàn toàn vô cảm trước nỗi thống khổ của đồng loại. Người Việt Nam thì không những buồn mà còn thấy xấu hổ, khi thấy trên mạng Internet quốc tế cảnh một đồng bào của mình hoàn toàn vô cảm. Trên website 9gag có hình nhiều du khách ngoại quốc đang đi cấp cứu các nạn nhân động đất, kèm theo bức hình một phụ nữ Việt Nam đang đứng chụp hình kỷ niệm giữa cảnh đổ nát. Cô có khuôn mặt rất xinh, miệng nở nụ cười hớn hở, tay đưa lên như chỉ cho mọi người thấy ngôi nhà bị sập cao như thế nào. Ðúng là một thái độ vô cảm. Ðiều đáng xấu hổ hơn, là cô này ở trong một phái đoàn hội Chữ Thập Ðỏ, sang Nepal trước đó mấy ngày để “nghiên cứu về động đất.”

Chữ Thập Ðỏ, người miền Nam trước đây gọi là Hồng Thập Tự là một tổ chức cấp cứu. Tinh thần của các hội Hồng Thập Tự là cứu người, giúp người. Phải có tấm lòng mẫn cảm, thương xót mới làm việc cho những tổ chức như thế. Thái độ vô cảm càng không chấp nhận được. Trên website 9gag có hai tấm hình, lần lượt được chú thích cho dân mạng so sánh: A member of Redcross Vietnam” (Một thành viên Hội Chữ Thập Ðỏ Việt Nam) và “Other tourists” (Những du khách khác đang cùng dân địa phương tìm bới các đống gạch đổ nát).

Nhưng không phải chỉ một mình cô gái này vô cảm. Cả đoàn cùng đi với cô cũng vậy. Ði học hỏi về việc phòng bị động đất, đối phó với động đất, đáng lẽ ra khi gặp cảnh động đất thật thì phải coi đây là một cơ hội học hỏi trên thực địa. Nhưng không. Gặp động đất, cả đoàn tìm cách kéo nhau về sớm. Về tới nhà, được dịp khoe khoang tài thành tích ăn mì gói và tài chạy chọt của mình, làm thế nào tìm được máy bay đi Quảng Châu rồi về Hà Nội!

Chuyến đi Nepal được hội Hội Chữ Thập Ðỏ Na Uy tài trợ, tiền ăn ở hàng ngày đã lãnh rồi. Không biết họ có đem trả tiền cho người ta, hay mang về Hà Nội ăn tiêu cho sướng?

Họ thanh minh rằng không có khả năng cấp cứu, không biết phong tục và ngôn ngữ địa phương nên đành về. Nhưng có hai người Việt Nam khác, nhân viên một hãng viễn thông đang ở Kathmandu lúc đó, họ không bỏ chạy. Họ tình nguyện vào bệnh viện giúp các công tác cứu thương, và đi hiến máu. Có ai cần biết nói tiếng địa phương đâu?

Dân Việt Nam không vô cảm như mấy người Chữ Thập Ðỏ. Câu chuyện và hình ảnh này lên mạng, các công dân mạng ào lên “ném đá!”

Dân mạng lại “ném đá” một lần nữa khi thấy cảnh người ta đưa xác một phi công tử nạn về nhà trong một cái túi xách tay! Ðó là di hài một thiếu tá phi công thiệt mạng trong chuyến bay huấn luyện tháng trước, được đưa về cho gia đình tại Hải Phòng. Trên thế giới, người ta rất kính trọng các thi hài, dù đó là thường dân. Thi hài các quân nhân tử nạn khi đang làm nhiệm vụ đều được đặt trong quan tài phủ Quốc kỳ, đưa đón với lễ nghi trang trọng và uy nghiêm. Nhưng ở Việt Nam thì di hài một sĩ quan không quân bị nhét trong một cái túi hành lý loại xách tay, mầu xanh trơn, cho hai người khiêng, một người đi trước bước theo kiểu diễn hành. Gia đình người chết không được mời tới nhận và đưa thi hài về nhà. Ðơn vị không quân của anh có cử đại diện đưa anh về với gia đình hay không? Tại sao người ta không đặt cái túi lên một miếng gỗ lớn hơn một chút, bốn người khiêng trông nó đỡ bệ rạc? Chẳng người nào thắp cho người chết một nén hương. Cũng chẳng thấy một đóa hoa, một băng tang màu đen hoặc mầu trắng, hay một tấm khăn sô phủ cho kín đáo! Cả đám tang là cái túi hành lý xách tay bằng plastic, nếu mở coi bên trong chắc thấy chữ Made in China! Tại sao không bỏ tiền ra mua một cái “hòm” gỗ cho nó phải phép? Tiền để đem xây biệt thự cho các quan bí thư tỉnh, bí thư xã không bớt đi một phần trăm ngàn làm việc từ thiện này được hay sao?

Nhiều công dân mạng trong nước đã ném đá. Những chữ diễn tả đúng nhất là “nhếch nhác, cẩu thả, vô cảm, phi văn hóa!” “Thà đừng làm gì cả. Làm kiểu nửa vời vậy rất lố bịch!” Một người còn thấy nhục quốc thể: “...rồi báo chí nước ngoài họ nhìn vào và họ đánh giá như thế nào đây? Thật quá đau lòng!” Trong bức hình được phổ biến trên mạng, có thấy hình một phụ nữ Tây phương tay không đi sau chừng dăm bước, mắt nhìn theo cái túi hành lý đang được hai người khiêng đi trước. Dáng điệu bà ta có vẻ chậm chạp, buồn rầu, bà phải cái biết túi hành lý xách tay đó chứa gì, vì các hành khách máy bay chắc đã được yêu cầu chờ cho “đám tang” rời máy bay trước tiên.

Ai đã gây ra cái cảnh nhếch nhác, lố bịch, đau lòng này? Quân đội? Bộ Quốc Phòng? Không quân? Thủ phạm là tất cả cái nhà nước phi nghĩa, vô luân, bệ rạc, nhếch nhác? Tất cả cái đảng đã tạo nên một xã hội lãnh đạm, vô cảm, không còn một giá trị nào được kính trọng nữa!

Câu chuyện đám tang một sĩ quan và câu chuyện hội Chữ Thập Ðỏ đều cho thấy những người không còn biết xúc cảm nữa. Không xúc động trước cái chết của hơn bảy ngàn người Nepal, cũng không xúc động trước xác chết của một đồng đội. Cái gì đã đốt cháy tim óc những người đang ăn trên ngồi trốc trong xã hội Việt Nam; khiến cho họ không còn biết thương xót, không còn biết rung động trước nỗi khổ, trước cái chết của đồng loại?

Nguồn gốc thái độ vô cảm là do một nếp suy nghĩ, nếp sống mà đảng Cộng Sản vẫn dạy dỗ đảng viên, tuyên truyền với mọi người hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phong trào Cộng Sản là chiếm chính quyền để thay đổi loài người theo lối sống mới mà họ tưởng tượng ra tuy chưa biết nó sẽ thế nào. Họ bất chấp đạo nghĩa, nhất là thứ đạo nghĩa của “loài người cũ.” Họ cổ động một nền văn hóa đề cao “bạo lực cách mạng,” dập tắt những ngọn lửa lương tâm le lói trong lòng mỗi con người.

Một biểu hiện của thứ văn hóa vô cảm đó mới được đưa lên mạng, là bức hình một cái búa. Cái búa này được đặt lên bệ một cách long trọng trong tủ kính, cái tủ lót khăn đỏ trưng bày trong một viện bảo tàng ở Việt Nam. Trước cái hộp kính là những hàng chữ lớn: BÚA, viết hoa, xuống dòng. Hai hàng dưới viết: “Ðồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.”

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 11169892_1437766089869846_3519946934776635554_n

Dưới mấy hàng trên còn những dòng chữ dịch sang tiếng Mỹ: “HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS” (dẫn nguyên văn, cả văn phạm và chính ta). Bản tiếng Anh nói rõ “local tyrants,” tức là “ác ôn địa phương;” nhưng không thấy những chữ “chống Mỹ cứu nước.”

Một người dùng búa giết mười mạng, chắc không giết cùng một lúc, như trong một trận đánh, hai bên bắn giết nhau. Anh ta phải giết lần lượt từng người một, chứ giết hai người một lần đã khó rồi. Chỉ có cái búa mà giết mười người, chắc anh ta phải tính toán hành động bằng cách đánh lén, đánh ban đêm, giết người xong còn chạy thoát. Cần nhất, không ai nhìn thấy, không ai biết; vì nếu bị lộ sẽ khó trở lại giết những người khác. Mà lại toàn là người “địa phương,” tức là những người cùng làng, cùng xã với mình. Những nạn nhân của anh ta là ai? Là những người hàng xóm, những người chắc anh ta vẫn gặp gỡ hàng ngày.

Giết người bằng cách tính toán lạnh lùng như vậy, phải được huấn luyện tinh thần tuyệt đối vô cảm. Anh huyện đội phó này đáng được gọi là Mười Búa, cao hơn tên Sáu Búa của Lê Ðức Thọ. Anh Mười Búa đã giết người chỉ bằng cái búa. Còn Sáu Búa có thể giết người bằng lời nói. Sau khi chiếm được miền Nam, Lê Ðức Thọ họp các đồng chí cộng sản của mình, những người đã từng bị bên Việt Nam Cộng Hòa bắt giam trong thời gian chiến tranh; có người đã vượt ngục nhiều lần, bị bắt, rồi lại vượt ngục. Sáu Búa gặp đám quân của mình, những cựu tù nhân đang chờ nghe lãnh tụ khen ngợi lòng cam đảm và tài chịu đòn trong hàng chục năm bị bắt giữ. Nhưng Sáu Búa chỉ tuyên bố: “Các đồng chí đều có vấn đề!” Có vấn đề, trong ngôn ngữ cộng sản, nghĩa là bị nghi ngờ, không đáng tin cậy nữa! Một câu nói đổ thùng nước lạnh lên những niềm hy vọng của các cựu tù nhân. Một thái độ tuyệt đối vô cảm.

Chiến tranh là một điều bất đắc dĩ. Trong thời chiến tranh con người thành méo mó, tàn nhẫn, có thể biến thành vô cảm. Nhưng 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt mà còn đem trưng bày “Ðức Vô Cảm” trong hành động dùng búa đập chết mười đồng bào của mình, thì điều này mới thật ghê rợn! Thử nghĩ đến những em nhỏ sinh ra không biết chiến tranh thế nào, khi vào cái viện bảo tàng này, nhìn thấy cái búa dính máu đó. Các em sẽ cảm nghĩ những gì? Con cháu của cái anh huyện đội phó này có muốn nhìn thành tích của cha, ông họ hay không? Trưng bày một khí cụ giết người không ghê tay, thái độ vô cảm đã ăn sâu vào cốt tủy!

Nhưng những người vô cảm thường không quan tâm đến chuyện giáo dục trẻ em. Ðối với đám trẻ con đó, cứ cho chúng leo dây qua sông đi học, cứ để bố con chúng chui bao ni lông mà lội qua sông cũng được. Chúng đói hay no, quần áo lành hay rách, đến trường có học được cái gì không, “lãnh đạo” còn lo toan những “vấn đề vĩ mô” không có thời giờ biết tới.

Cho nên mới có cái cảnh những trường tiểu học không có nhà vệ sinh. Trường Lộc Bảo, với hơn 200 học sinh là một thí dụ. Suốt bảy năm qua học sinh và các thầy cô trường Lộc Bảo phải tự lo lấy (xem tin báo Người Việt số này). “Tới giờ ra chơi nữ sinh phải chạy ra gần suối, nam sinh thì ra phía đồi cỏ, còn thầy cô phải xách xe chạy về nhà, cách trường ba cây số. Vì nhà dân chúng chung quanh cũng không ai có nhà vệ sinh để nhờ.”

Phải nói, nước ta do một đám người hoàn toàn vô cảm cai trị từ trên xuống dưới. Mắt vô cảm, tai vô cảm, cái mũi cũng vô cảm. Tấm lòng thì đã hoàn toàn vô cảm từ lâu rồi! Những ông bà lãnh đạo Chữ Thập Ðỏ, những người phụ trách tang lễ, cho tới các ông bà hiệu trưởng cũng chỉ là nạn nhân của một nền văn hóa vô cảm do đảng Cộng Sản gieo rắc hơn nửa thế kỷ nay.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Screen-shot-2015-05-03-at-11-39-40-am
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSun Jun 14, 2015 5:11 pm

 
Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola

 
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Hầu như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đã trải qua. Còn bệnh vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xã hội không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa trị.

Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ – những người được gọi là “công bộc của dân” và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc phải.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 08
Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nhìn công trình kiến trúc hơn 130 năm đã từng gắn bó cuộc đời mình.

Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình kéo dài để vụ lợi… khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều không hài lòng, thậm chí bất bình. Không thiếu những “công bộc” buộc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, tìm cách vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Và còn hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân, dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền lợi cho bản thân và phe nhóm của mình. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh viện cấp cứu, không có tiền thì cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân. Thầy giáo gạ tình với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong những lãnh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lý.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 09
Chiếc cổng hình tháp bút trăm tuổi ở “Làng tiến sĩ” được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca ngợi.

Như vậy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lý bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ hơn chính là người ta coi đó như một chuyện bình thường, bởi quanh mình ai cũng như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt hoặc một vụ cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì “quá bận,” “quá vội”… Thậm chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người còn xúm lại tranh nhau hôi của. Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 01

Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài Gòn

Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay

Lý giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: “Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái “tôi” nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ.”


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 06

Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài Gòn, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo Thương Xá Tax đóng cửa.

Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 07 
Có những ông già ngồi lặng nhìn Thương Xá Tax lần cuối

Câu “thành ngữ” “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo “chủ nghĩa Mắc Kê Nô” đã phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học – Công nghệ cho rằng: “Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp.”
TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang “tác oai tác quái” lên xã hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của những người có trách nhiệm với xã hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong lòng những người Sài Gòn. Người ta đang hỏi đó có phải là một cách làm “vô cảm” không?

Sự bảo vệ di tích xưa


Thưa bạn đọc, tôi đã từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong bài “60 năm Sài Gòn trong tôi” cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014 nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người dân Sài Gòn. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đã đóng cửa im lìm, dư luận lại đang bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm huyết của những người đã từng sống, đang sống ở thành phố này.

Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lý vang lên: “Thương Xá Tax ngừng hoạt động.” Những giọt nước mắt đã rơi trên mặt những người yêu quý thương xá này. Những tiểu thương đã từng gắn bó với Thương Xá Tax ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời.
Không những thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đã có những đề nghị với chính quyền thành phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 05

Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax

Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các vị người nước ngoài đã thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất quê hương của tôi. Và đã có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 04
Tay vịn có hình con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax

Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn hóa dân tộc?

Bạn Hoàng Xuân đã viết trên tờ VN Exprerss:
“Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần đời trong họ.” Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này hơn 100 năm.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 03 

Sàn lót gạch mosaic quý hiếm nên được bảo tồn

Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa của nhân loại. Bạn thấy gì khi đọc văn thư này của Tổng lãnh sự quán Phần Lan?

Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax

Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài Gòn vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài Gòn và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương Xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế.”
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính.”

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 02
Đúng 2 giờ trưa ngày 25 tháng 9, 2014, Thương Xá Tax đóng cửa với hàng chữ Goodbye như lời chào vĩnh biệt.

Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu,” lá thư viết.
Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự trù trong vòng 15-20 ngày để thực hiện.
Công trình Thương Xá Tax được xây dựng xong lần đầu tiên vào năm 1924 sau đó được sửa đổi nhiều lần. Tuy nhiên theo bức thư thì phần kiến trúc bên trong của tòa nhà là sảnh chính, nền sảnh chính lót gạch mosaic và cầu thang sảnh chính vẫn là những khoản mục được giữ nguyên bản từ năm 1924.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Đoàn Hoài Minh, Giám đốc dự án của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án Thương Xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài còn tha thiết đến di sản văn hóa của Thương Xá Tax như thế mà những người trong cuộc vẫn bình chân như vại đến nay cũng chưa có câu trả lời dứt khoát thì có đáng buồn cho số phận người VN không?
Nhưng những con người Sài Gòn vẫn không lùi bước. Họ vẫn cùng nhau ra sức ngăn chặn sự tàn phá di tích lịch sử này.

Hơn 300 người ký bản đề nghị bảo tồn di sản tại Thương Xá Tax

Với mong muốn bảo tồn những di sản trong Thương Xá Tax, hơn 300 người gồm kiến trúc sư, nhà nghiên cứu các lĩnh vực, sinh viên… đã cùng ký vào bản “kiến nghị” để Tổng Lãnh Sự Danh Dự Phần Lan gởi kèm bản “kiến nghị” bảo tồn Thương Xá Tax đến UBND TP Sài Gòn.
Bản đề nghị thể hiện nguyện vọng của người dân thành phố cũng như những người bạn nước ngoài.
Tối 6-10, trao đổi với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ông Trần Hữu Khoa, kiến trúc sư tại Sài Gòn, đại diện cho nhóm những nhà nghiên cứu, kiến trúc sư cho biết, khi biết được thông tin về việc di dời các nhà kinh doanh để tháo dỡ Thương Xá Tax, các thành viên trong nhóm bắt đầu lên tiếng với tư cách là những người có chuyên môn đánh giá giá trị thật sự của Thương Xá Tax bằng các bài viết được đăng trên trang cá nhân và một số báo.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, tiếng nói này mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng không đủ mạnh để có thể đề nghị lên thành phố, ông Khoa cho biết:
“Chúng tôi nhận ra rằng việc giữ lại Thương Xá Tax và ngăn cản xây dựng cao ốc tại đây là điều quá tầm với, nên đã chuyển sang hướng kêu gọi bảo tồn những di sản văn hóa còn tồn tại trong Thương Xá Tax, tránh bị thất lạc hư hỏng như đối với nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng khi xây mới cải tạo.”
Ông Khoa cũng cho biết, điều may mắn là nhóm của ông nhận được sự ủng hộ của cục Di Sản Bộ Văn Hóa Thể Thao (VHTT) và một số vị có chuyên môn trong ngành khảo cổ, nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Ông Khoa cho biết, tính cho đến khoảng 24 giờ ngày 6-10, sau 3 tiếng số ủng hộ đã lên tới hơn 300 người. Trong đó, có những tên tuổi như TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ Nhiệm Bộ môn Khảo Cổ Học, Giám Đốc Bảo Tàng Nhân Học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tim Doling, nhà nghiên cứu lịch sử Sài Gòn, quốc tịch Anh…
Ông Phan Khắc Huy, Giám Đốc Công Ty Cội Việt, cho biết, việc bảo tồn di sản trong Thương Xá Tax là cần thiết vì nơi đây là một phần của Sài Gòn, là một vật chứng, một dấu gạch nối giữa quá khứ đến hiện tại và cho cả tương lai.
Cách đây khoảng chín năm, Tòa Án TP Sài Gòn, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài vị kiến trúc sư tham gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam, họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.
Sự hờ hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm của người yêu Sài Gòn thật trái ngược một cách đáng trách với lòng tha thiết của những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao kia.”
Nếu bạn nhìn thấy những di tích cũ như cái cổng làng xưa được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, bạn sẽ vô cùng thích thú và cảm ơn ông cha ta đã biết cách giữ gìn gia sản đồ sộ cho con cháu. Cổng làng vẫn lưu giữ những nét chất phác, đôn hậu của một làng quê. Bên cạnh cuộc sống xô bồ và vội vã, sau những chiếc cổng làng rêu phong là một cuộc sống giản dị thắm tình làng nghĩa xóm. Và cũng rất hữu tình như nhà thơ Bàng Bá Lân đã diễn tả:

“Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.”

Tưởng không còn gì đẹp hơn bức tranh quê Việt Nam đó. Các vị khách nước ngoài khi đến Sài Gòn họ sẽ không buồn nhìn đến tòa nhà 40 tầng sẽ được xây dựng dù nó “hoành tráng” đến đâu bởi họ đã từng đặt chân lên những tòa nhà 80 tầng tráng lệ rồi. Họ sẽ đi tìm những di tích mà không nơi nào có ngoại trừ đất nước mà họ ghé thăm.
Nhưng những tiếng kêu than này của những người Sài Gòn có còn kịp không, xin hãy dừng tay lại để nghe nguyện vọng tha thiết của người dân. Đừng để cái bệnh vô cảm tàn phá thêm nữa.
Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đập phá nó.
Rất nhiếu bạn đọc đã chia sẻ trên khắp các trang báo. Tôi chỉ trích dẫn 3 ý kiến nhỏ:
- Bạn camduong viết: Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này
- Bạn có biệt danh Saigon 84 viết: Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỉ thứ 4-thế kỉ 14) cho đến nay họ còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7…..còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác đi. Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá nó.
- Bạn có biệt danh that vong viết: Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo thôi.

Xin gửi những hàng chữ này đến lương tâm của những người sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. Các vị cũng đừng quên câu nói nổi tiếng này: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác.”

Văn Quang
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeMon Jun 22, 2015 5:00 pm


Nhìn Nick Ut nhớ lại hình "tên đao phủ" Huế tết Mậu thân 1968

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Hoangphungoctuong-toiaccs2a-danlambao

Nick Ut ác ghê


Độc như Vịt Xiêm
Ác như Nick Út

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Nick%2BUt


C.T (Danlambao) - Hồi ở Miền Tây, tôi thường hay nghe “anh là lính đa tình” dặn nhau coi chừng “Độc như Vịt Xiêm”, loạng quạng là- theo cách nói thời nay- “sát thủ mưng mủ”, nhưng chưa bị thịt Vit Xiêm nó hành lần nào. Thế mà nay thấy hình “Em bé Napalm” của Nick Ut chụp cách đây 42 năm lại đem ra triển lãm tại Hà Nội, tôi bị “hành”, “bổng dung muốn khóc” và la lên “Ác như Nick Út!”.

“Ác như Nick Ut!”, không phải vì thấy cái mặt của tác giả trông quả đúng là nham hiểm- tôi không biết gì về tướng số nhưng tự nhiên quả quyết như thế, nếu không đúng thì xin ông Nick tha cho. Tôi thấy “Ác như Nick Ut” không phải nhờ “xem mặt mà bắt hình dong” ông, nhưng qua việc ông làm.

Việc ông làm ở đây là đem hình ảnh một em bé gái bị phỏng, trần truồng hốt hoảng chạy khỏi vùng bom đạn nay đã thành phụ nữ khá lớn tuổi ra triển lãm hết chỗ này, mai bày chỗ kia cho công chúng xem.

Thà như hồi còn chiến tranh, ông làm phóng viên cho hãng AP, nếu như vì “ăn cây nào rào cây ấy”, ông ăn tiền của bọn phản chiến Mỹ mà chụp những cảnh chỉ có lợi cho mư đồ tuyên truyền của chúng, biến nạn nhân là quân dân Miền Nam thành tội phạm và biến tội phạm là quân Bắc Việt xâm lăng thành nạn nhân, thì chả ai trách ông làm gì.

Đàng này bức hình em bé Kim Phúc của Nick Ut đã góp phần vào chiến thắng của phản chiến Mỹ lẫn VC gây chiến, Mỹ đã “cút”, chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm rồi, và “bên thắng cuộc” tức nhà nước Hồ Chí Minh suốt thời gian qua và đang tiếp tục kêu gọi quên quá khứ, hãy “Hòa hợp hòa giải”, và nhất là cô bé trong hình năm xưa nay đã thành bà lên tiếng, “…hãy quên nó đi”(1).

Thế mà Nick Ut cứ chưng đi bày lại, khắp nơi, vẫn với ánh mắt tự hào với “tác phẩm”. “Có người ví von, như trời đất sinh ra” người ta chê ăn cơm nguội, Nick Ut lại khoái xực cơm thiu, cơm thối. Chẳng lẽ ông công dân Mỹ gốc Mít Nick Ut đói đến thế sao. Đói đến mờ mắt, quên cả luật pháp Mỹ cấm phổ biến ra chỗ công khai hình ảnh để lộ bộ phận sinh dục của con người, đặc biệt là của trẻ nít? Có người tự hỏi có bao giờ Nick Ut tưởng tượng nếu đứa bé gái trần truồng trong hình kia là con ông, là vợ ông bây giờ, liệu ông có dám “chiêu hàng” vậy không?

Phải chăng, chỉ có “Ác như Nick Ut” mới giúp Nick Ut quên hết lý trí tình cảm “làm được” chuyện triển lãm “Em bé Napalm” dài dài đến hôm nay như vậy.

Xin bắt chước bác Hồ, kết thúc bài mổ bằng câu: Nick Ut ác ghê!

22/06/2015
C.T (Tức Của Tèo)
danlambaovn.blogspot.com

(*) http://arts.lgontario.ca/lestweforget/essays/kim-phuc-phan-thi/


Nick Ut và Em bé Napalm


Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Ut



Cu Tèo (Danlambao) - Trước hết Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố (*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, tức là Ông yêu tiếng Việt, nên tôi hồ hởi phấn đấu lao động học tập cải tạo, à quên, phấn đấu phiên âm cái tên Lai Mỹ của Ông ra tiếng mẹ đẻ ông, nhưng rất tiếc không biết “mổ” thế nào cho đúng; mặc dầu đã bỏ công “tham khảo” nhiều nơi, song người thì gọi Ních Út, kẻ thì kêu Ních Ụt. Thôi thì, lực bất tòng tâm, xin Ông bằng lòng cam chịu y như cái tên Mỹ lai Nick Ut, ghi trong Passort Mỹ của Ông vậy.

Ông Nick Ut nổi tiếng về bức ảnh em bé Kim Phúc không may bị bom Napalm của Không quân VNCH thả lầm, bị phỏng. Hình này đã được triển lãm đi triển lãm lại nhiều lần trên 40 năm qua và mặc dầu nó được giải thưởng Pulitzer, nhưng qua cuộc tiển lãm của Nick Ut vừa qua, tôi mới thực sự cảm phục lòng can đảm của ông.

Hai chữ “can đảm” Cu Tèo đề cập ở đây đương nhiên không dính dáng đến chuyện một phóng viên chiến trường đúng nghĩa bất chấp hiểm nguy đến tính mạng, xả thân vào giữa chiến địa để ghi lại hình ảnh của cả hai phe đối nghịch lâm chiến, vì hình này Nick Ut đứng ngoài xa và rình em bé chạy từ vùng lửa khói chạy ra chỗ an toàn mới chụp được; vả lại nếu là một phóng viên chiến trường can đảm thì ông đã chộp được những cảnh chiến tranh khủng gấp ngàn lần, chẳng hạn như cảng CS đập đầu hay chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội Tết Mậu Thân, hoặc cảng Bộ đội BV phải xối xả vào biển người dân chạy trốn trên Đại lộ Kinh Hoàng năm 1972.

Cũng không phải cái can đảm ông đã làm công dân Mỹ, lấy tên Mỹ là Nick, tuyên thệ trung thành và cầm súng bảo vệ nước Mỹ khi cần mà ông lại dám lên tiếng “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, nhưng ông lại không thèm bỏ quốc tịch Mỹ để về VN sinh sống.(*)

Can đảm mà Tèo “khen” Nick Ut ở đây là ông đã dám về nước chưng ra giữa Hà Nội hình “Em bé Napalm”, một bức hình cực kỳ phản động. Phản động ở chỗ nào?

“Một bức hình bằng nghìn lời nói”. Một bức hình “em bé Napalm” còn hơn cả nghìn cuốn sách trắng vạch mặt bọn bồi bút gia nô tung hô bác đảng bấy lâu nay. Chỉ cần nhìn qua tấm hình và biết em bé trần truồng trong bây giờ ở đâu thì thấy ngay bức tranh nó “mang tính” phản động đến đâu:

Các em bé đang sống an lành vì đâu mà lâm vào cảnh bom rơi đạn lạc? Chẳng lẽ tự nhiên làng mạc quê hương em đang thanh bình mà các anh phi công VNCH tự nhiên mang bom Mỹ đến thả? Nếu bảo sỡ dĩ đất nước phải chịu cảnh binh đao là vì “Quân Ngụy” chống lại Bộ đội cụ Hồ vào giải phóng Miền Nam, thì tại sao các em bé này không chạy sang phía “Kách Mạng” khuất sau màn khói sau lưng mà lại chạy về phía các chú lính VNCH?

Thế rồi sau 30/4/75, không chỉ một bé Kim Phúc của tỉnh Tây Ninh, mà cả Miền Nam bị phỏng…

Và CS đã cướp lấy “thời cơ” Kim Phúc Phỏng để lợi dụng tuyên truyền cho chế độ bằng cách o bế em đủ điều, cụ thể là đưa em qua cho Cu Ba “gác” (Việt Nam ngủ) để học ngành Dược. Thế mà “Em bé Napalm” đã tìm cơ hội xin tỵ nạn CS ở Canada.

Nói túm gọn, “Em bé Napalm” là một bức hình cực kỳ phản động đối với nhà nước CS.


Khâm phục lòng can đảm của Nick Ut đã dám vào giữa hàng CS để chống CS. Cảm phục sự khôn ngoan của bé Kim Phúc lúc nhỏ bị bom Mỹ mà đã biết chạy về phía VNCH, lớn dù được nuông chiều, vẫn chạy mặt CS. Chạy một mạch đến Bắc Mỹ nước non ngàn dặm.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” NickUt-danlambao
22/06/2015
Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com

(*) (thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/ai-da-tu-choi-trien-lam-cua-nick-ut-212163.html.)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeWed Oct 14, 2015 10:35 pm

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Bualiem-thungrac-Danlambao

Lỗi Hệ Thống - Mackeno

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Các tổ chức của xã hội như chính quyền, đảng phái, doanh nghiệp, hội đoàn... đều là các hệ thống con người (human system), tức là bộ máy mà tất cả các cơ phận của nó đều là con người, đụng tới bất cứ một mãnh nào của bộ máy đều là đụng tới con người. Sửa chửa hay thay thế một cơ phận nào trong bộ máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm (như trong doanh nghiệp) và nhiều khi đến cả tính mạng của con người (như trong các đảng cộng sản hay các tổ chức mafia mà điển hình là trường hợp Phùng Quang Thanh của bộ máy quốc phòng hay Nguyễn Bá Thanh của bộ máy Ban Nội Chính).

Ngoài ra, tổ chức còn là một sinh vật, nó có sự sinh ra, trưởng thành, già cỗi, bệnh hoạn và chết đi. Nếu một hệ thống khi sinh ra đã bị khuyết tật bẩm sinh như Đảng CSVN thì lỗi hệ thống sẽ không sửa chữa được, dù ông cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An có thở than, nhưng bỏ Mác-Lê (lỗi bẩm sinh trong gene) thì không được, vì như vậy là khai tử ĐCSVN.

Một số nhà chính trị học quan sát các đảng chính trị liên tục cầm quyền ở những quốc gia trên thế giới cho rằng trong hơn một thế kỷ qua, không có đảng nào nắm quyền liên tục hơn 74 năm. Lâu nhất là đảng CS Liên Sô, kế đến là đảng PRI của Mexico và LDP của Nhật. ĐCSVN đã liên tục nắm quyền 70 năm, cho nên nó cũng đã gần đất xa trời.

Đối với ĐCSVN, một hệ thống khổng lồ khoảng 3.6 triệu đảng viên, thì Đảng cho họ quyền lực và quyền lực tạo ra tiền tài, lỗi hệ thống thì mặc kệ nó (mackeno) miễn là có được con đường ngắn nhất để làm giàu nhanh nhất. Điều này được ông CTN Trương Tấn Sang xác nhận hôm 12/10 khi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 4 "một số cán bộ giàu lên rất nhanh, không biết bằng cách nào trong lúc án tham nhũng lớn chưa được xử lý triệt để”.

Một chuyên gia về CS ở Washington DC có lần nhận xét: những người gia nhập ĐCSVN ngày hôm nay, họ vào đảng không vì lý tưởng mà vì quyền lợi, không từng đồng lao cộng khổ chiến đấu trong bưng biền, không tin vào chủ nghĩa, cho nên khi đánh nhau tranh giành quyền lực, họ không chém nhau bằng sống mà sẵn sàng chém nhau bằng lưỡi.

Vị này cho rằng với lỗi hệ thống không thể sửa được thì ai lên cũng vậy thôi, cũng tuồng hát cũ chỉ đào kép mới. Đào có thể đẹp hơn, kép có thể trẻ hơn, nhưng mùi tanh thì vẫn vậy, vẫn sắt máu, vẫn độc tài, chỉ khi nào họ ra khỏi vai (về hưu) thì mới phát ngôn nghe được một chút, khi đã trở về xã hội công dân (nhưng là công dân trong giai cấp đặc quyền). Cho nên, vấn đề nhân sự cho Đại Hội 12, ta phân tích đào kép mới (nhưng có thực sự mới không hay chỉ là chia chác và đổi ghế) cho một vở tuồng cũ đã hát đi hát lại 12 lần.

Qua các kỳ hội nghị trung ương (TU) và gần nhất là TU12 ngày 5-11/10 vừa qua, cho thấy lỗi hệ thống của sự xây dựng và chọn lựa ngu trung (spoiled system) thay vì nhân tài phục vụ đất nước (merit system). Blogger Bà Đầm Xòe cho rằng muốn ra khỏi lối vận hành nhàm chán của bộ máy cọc cạch này thì chỉ còn con đường đảo chánh.

"Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng muốn làm Tổng bí thư rồi làm Tổng thống, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn có một con đường duy nhất là phải đảo chính ngay tại “cung đình” cái nguyên tắc Tổ chức Cộng sản do ông Trọng-ông Rứa đang tác oai, tác quái kia đi, trước khi đại hội diễn ra."

"Lực lượng của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện đang mạnh, đảo chính có đến 7 phần thắng, ba phần thua. Đa số nhân dân ủng hộ ông. Thời thế đang ủng hộ ông..." (bit.ly/1Mmywd5).

Bằng một cách nhìn khác, TS Cù Huy Hà Vũ cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng muốn giải tán ĐCSVN thì cũng chỉ để làm một chế độ độc tài cá nhân gia đình trị.

"...để tránh né trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... đã phải tính 'đoái công chuộc tội' bằng cách đứng ra giải tán đảng cộng sản độc tài."

TS Vũ "khẳng định rằng tất cả những ai... nếu tin vào kịch bản 'Nguyễn Tấn Dũng giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam để dân chủ hóa chế độ' thì đúng là đang tự biến mình thành thực khách của 'quả lừa thế kỷ'!"

"Nguyễn Tấn Dũng có giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng chỉ thay thế chế độ độc tài tập thể của đảng này bằng chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị..." (bit.ly/1LIVP6g).

Hội nghị TU12 diễn ra trong bí mật, những gì biết được là qua những rò rỉ không chính thức của các UVTU. Tuy nhiên, chiều ngày 11/10/2015, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị TU12, và qua đó có các điểm được biết như sau:

1. Ông cho rằng những thành tựu có được là do công của Đảng và không nhắc gì đến Chính Phủ hay Nhà Nước do 3D lãnh đạo: "Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục có những chuyển biến tích cực...".

2. Ông vẫn kiên trì với định hướng xã hội chủ nghĩa cho dù Việt Nam đã gia nhập TPP: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

3. Ông nói rằng BCHTU cơ bản đồng ý với các đề nghị của BCT về thủ tục chọn nhân sự: "BCHTU cơ bản tán thành với Báo cáo của BCT".

4. Ông nói TU12 đã bỏ phiếu vòng 1 để chọn nhân sự MỚI cho BCHTU Khóa 12 (2016-2021), đã đề nghị các Ủy Viên Trung Ương K11 nào được tiếp tục vào K12, đã đề nghị nhân sự cho BCT và Ban Bí Thư của K12.

5. Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải quyết xong và phải chờ đến TU13 hay TU14: "BCT và Tiểu ban Nhân sự... tiếp tục xem xét, rà soát... để báo cáo TU xem xét, quyết định tại các HNTU tiếp theo" (bit.ly/1FZHqQW).

Như vậy, ông Trọng cho biết nhân sự cho tứ trụ vẫn chưa được quyết định.

Theo một bài viết của ông Trung Điền, "trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,... và phe ông Trọng đang tìm cách không cho phe ông Dũng dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ phương án này có được TU12 thảo luận hay không.

Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, BCT đã trình BCHTU 3 phương án:

(PA1) nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm quan hệ đối ngoại, chọn người có kinh nghiệm điều hành quản lý để nắm TBT. Dự kiến: TBT là 3D, TT là Trần Đại Quang, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Phạm Quang Nghị.

(PA2) nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong BCT là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe 3D. Dự kiến: TBT là 3D, TT là TĐQuang, CTN là NTNhân, CTQH là NTKNgân.

(PA3) theo đề nghị của Tiểu Ban Nhân Sự, chủ yếu là Trọng-Rứa, thực hiện theo quy định và BCHTU bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCHTU. Dự kiến: TBT là TĐQuang, TT là Nguyễn Xuân Phúc, CTN là NTNhân, CTQH là NTKNgân

Số lượng Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là 17 ủy viên (bit.ly/1MmAslK).

Với 3 phương án này thì 2 người chắc chắn vào tứ trụ là ông TĐQuang và ông NTNhân vì có tên trong cả 3pa. 3D bị phía Trọng-Rứa gạt ra nhưng BCHTU lại đưa vào 2pa khác có 3D.

Theo BBC ngày 12/10, dự kiến 75 UVTU hiện nay sẽ nghỉ, và khoảng 80 gương mặt mới được vào danh sách ứng cử BCHTU K12 (www.bbc.in/1Mn3u4x).

Cuộc đấm đá nội bộ để tranh giành quyền lực vẫn chưa ngã ngũ, phía đảng trị theo định hướng XHCN (Trọng-Rứa) có thế mạnh về tổ chức mà theo Bà Đầm Xòe thì "từ năm 2014, Rứa như con thoi, đi hết địa phương này đến địa phương kia, liên miên đọc quyết định thay thế người này, cất nhắc người kia. Trọng-Rứa ngoài việc xây dựng lực lượng cơ sở, còn điều động, luân chuyển cán bộ, dàn trận bằng cách ém sát các vị trí chủ chốt trên thượng tầng, như Ban Tổ chức của ông Rứa hiện có tới 12 phó ban đều là UVTU". "Từ đầu năm 2015 đến nay, có hai đợt điều chuyển nhân sự rất quan trọng, với gần 60 nhân sự cấp chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh, thành được điều ra TU để giữ cương vị các phó ban đảng". "Trọng-Rứa còn quyết định nâng tổng số ủy viên trung ương đảng lên 270 người, trong khi ĐH11 chỉ có 180 người".

Phía nhà nước trị theo kinh tế thị trường (3D) có thế mạnh về tài chánh và các quyền lợi cụ thể như dự án, ngân sách, bổng lộc... mà đó là mục đích tối hậu của các UVTU, cũ cũng như mới của ngày hôm nay.

Nói chung, trên thượng tầng BCT thì cũng ngần ấy khuôn mặt chia ghế và đổi ghế cho nhau, ở BCHTU thì khoảng 100 UV cũ tiếp tục ở lại K12 ăn tiếp và khoảng 80 UV mới sắp ngồi vào bàn ăn K12.

Phải nói rằng trận chiến này làm hao mòn 3D, ông ta biểu lộ sự mệt mõi và sự bận rộn đến độ tóc không kịp nhuộm. Ông ta vẫn giữ sự im lặng đáng sợ trong TU12. Đây là trận chiến quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Trong khi đó, đối thủ của ông, dường như muốn thắng cuộc chiến (war) bằng cách chấp nhận thua từ trận này sang trận khác (battle), trừ trận đánh cuối cùng.

TU13 sẽ được tổ chức vào tháng 12 để hai bên có khoảng hơn một tháng dưỡng binh. Trong khoảng thời gian này, phe đảng trị theo định hướng XHCN sẽ được Tập Cận Bình sang để hà hơi tiếp sức. Trong khi đó, phe nhà nước trị theo kinh tế thị trường sẽ được Obama sang chúc mừng TPP.

Hệ thống ĐCSVN có lỗi bẩm sinh, sửa không được mà duy trì cũng không xong. Cách giải quyết ít thiệt hại cho xã hội nhất là để cho nó vỡ ra một cách tự nhiên để có đa đảng. Đa đảng không có nghĩa là có ngay dân chủ, nhưng nó là bước khởi đầu để tiến về phía dân chủ.

13/10/2015
Lê Minh Nguyên
danlambaovn.blogspot.com

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 12107000_1091378504213644_8779208770625570779_n
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeFri Oct 16, 2015 4:51 pm



Bài hát dành cho những Người Vô Cảm

"Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên, chỉ được sống duy nhất có một lần và chết cũng chỉ một lần, vì vậy không có lý do gì chúng ta không dám lên tiếng..."
- Mr. Vượng Râu.

Đớn Hèn
(Dựa theo lời bài hát 'Giã từ' của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng)

Cuộc đời không bao lâu
Chớ hèn mà ngậm miệng
Chuyện nay nghĩ là chuyện người
Mai đến phiên ta
Ai nào nói trước
Sự đời như xô nước
Buồn vui hắt ra đường

Ngày ngày ta im re
Cứ mặc đời kệ người
Rồi khi đến chuyện nhà mình
Ai sẽ kêu thay - ai người lên tiếng
Buồn lòng như chết điếng
Thì ôi quá xưa rồi

Sinh ra cõi đời ai cũng một lần được sống
Sai không nói gì thì cuộc đời cũng vứt đi
Than ôi sống mà không khác gì mình đã chết
Dẫu cho trăm tuổi xác không hồn thọ mà chi!?
Cuộc đời bao bon chen
Ngẫm người hèn thật buồn
Vì sao cúi luồn ngậm miệng
Hãy sống vươn lên
Yêu người yêu nước
Trọn đời luôn sau trước
Thì dân mãi tôn thờ

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” _KK%2B-%2BTo%25CC%2582%25CC%2589ng%2BBi%25CC%2581%2BLa%25CC%2580
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeThu Mar 24, 2016 4:34 pm

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Sohai-90-danlambao 

Vô cảm & (giả vờ) hữu cảm


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! - Kiều.

Dù sống ở Mỹ đã lâu nhưng chả mấy khi có dịp đi đâu, và cũng không mấy lúc tiếp xúc với người bản xứ nên tôi không được am tường lắm về nhân tình/thế thái của nước Hoa Kỳ. May nhờ có net, cùng nhiều vị thức giả chịu khó du hành (và ghi chép) nên thỉnh thoảng tôi cũng biết thêm được đôi điều lý thú về xứ sở này:

- “Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội...” (Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài – Nguyễn Quang Thiều).

- “Người Mỹ có lòng hảo tâm, thích giúp đỡ. Trên máy bay, khi chúng tôi đưa hành lý lên khoang chứa gặp khó khăn, lập tức người đứng cạnh làm giúp. Nhiều người cuối tuần đi giúp chăm sóc ở các nhà dưỡng lão. Có người chạy xe dọc theo các xa lộ để giúp đỡ những trường hợp xe bị sự cố, tai nạn.” (Mỹ Du Ký – Tiêu Dao Bảo Cự).

Tôi thực sự không ngờ là ở Hoa Kỳ lại có những ngôi nhà cửa không khoá, và có những người (tốt bụng) chạy xe dọc theo các xa lộ để giúp đỡ tha nhân như thế. Sự hiểu biết giới hạn này - như đã thưa - vì tôi đi ít, sống ít, và thường chỉ sống “cầm chừng” như một công dân bán - thời- gian (part - time - citizen) ở phần quê hương thứ hai này. Cứ ra khỏi nhà, ra khỏi nơi làm việc quen thuộc là tôi lại biến ngay thành một anh di dân ngơ ngác nơi xứ lạ.

I came from Viet Nam. Và rất nhiều đêm, nếu không muốn nói là hàng đêm, tôi vẫn cứ lò dò trở về chốn cũ.

Tôi thường trở về Đà Lạt, nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nước hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ dại của Đồi Cù, và cả trăm loại hương hoa man dại.

Đôi lúc tôi trở lại Ngã Sáu, tần ngần đứng trước xe bò viên, chờ người bán mở nắp thùng nước lèo bốc khói. Không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này - sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy - nếu hòa nhẹ chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể khiến cho đứa bé thơ trong tôi xuýt xoa mãi cho đến… khi tóc đã đổi mầu.

Có khi thì tôi trở lại những đồi trà, nương khoai, rẫy bắp ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù mệt lả, lếch thếch trong nắng chiều vàng, trên đường về trại Tân Rai - sau một ngày dài lao cải.

Cũng có lúc tôi ghé qua Rạch Giá, loanh quanh trong chợ Nhà Lồng - thơm nức mùi thức ăn, vào một sáng mưa mù trời vì biển động - mà lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang. Tôi đi thật chậm qua những bàn ăn thâm thấp, không dám mở miệng xin sỏ gì ráo trọi, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào đến húp vội phần thức ăn thừa (nếu) còn sót lại trong tô.

Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống lơ mơ - theo kiểu “ngày ở / đêm về” - như thế. Và bởi thế, tôi biết rất ít về nước Mỹ và vẫn không ngớt ngạc nhiên về cách hành sử của người dân bản xứ:

- Horse's Rescue From Florida Sinkhole
- Firefighters rescued a blind and deaf dog who fell down sinkhole
- Cop shuts down highway to save small dog, becomes Web hero

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 9C8VjB0K4QQiEPuIUK9o4vv7AwidAyZrVW71jfbCzMCvLtP6-uwnMuJ3r9QRIXzqiDYnIHqr4Md4bgJsw8Hbvn8GfHWZzuR8sQ_8lWkGye6g7YcRQ06-JJpkf7-w21HaFhdWFFXo2wMU3A5nrQ

Ảnh: abcnews

Nỗ lực cứu một con ngựa bị rơi rơi xuống hố là chuyện tương đối dễ hiểu nhưng huy động đến cả lực lượng cứu hoả, và cảnh sát (chận cả một dòng xe đang chạy trên xa lộ) chỉ vì sinh mạng của một chú chó con - loài thú vẫn thường nhìn thấy treo lủng lẳng, ngược đầu, trong những quán nhậu ở quê mình - là điều khiến cho tôi hơi bị... hoang mang!

Tôi lại càng hoang (tợn) khi thấy hôm 22 tháng 2 năm 2016, trang Vietnamnet đưa tin: Hàng chục người đứng nhìn một thanh niên chết đuối!

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” S3k3GBWap3iNKme73mq01Tb9n0XQpdaLEBwh1agweXVPCz62O1iAqsZ6cadkAUXuMBRQ3gtrsF4Jtu9Wkt5mFZN22unvXVTegjHC80RZmSRTDz_5F46W8NGNHQ53yQp470MMKw5XA0D-lIJUbg

Nam thanh niên chết dưới hồ trước sự chứng kiến của nhiều người. Ảnh và chú thích: vietnamnet

Gần mười hôm sau, ngày 1 tháng 3 năm 2016, VTC ái ngại thêm tin: Thấy người thoi thóp bên đường, nhấn ga chạy nhanh...!

Ký giả Đăng Đức (báo Petro Times) gọi đây là “tình trạng vô cảm trong xã hội hiện nay.” Ông cũng kể thêm vài trường hợp để làm rõ vấn đề:

Vụ “hôi của tập thể” ngày 16/10 vừa qua chẳng hạn, anh Vũ Trường Chính (TP HCM) bị 4 tên đạo tặc móc trộm gói tiền 50 triệu đồng khi anh đang dừng xe chờ đèn đỏ, anh phát hiện và giằng co với chúng khiến bọc tiền rơi tung tóe ra đường. Trong lúc nạn nhân đang lo bắt cướp thì người đi đường lại ào đến... nhặt tiền rồi bỏ chạy. Chính những người điều khiển giao thông gây tai nạn cũng thể hiện một cách hành xử “máu lạnh” không kém khi có không ít kẻ thay vì đến hỏi thăm, giúp đỡ người bị nạn thì lại chọn giải pháp là bỏ trốn, rũ bỏ trách nhiệm...

Một biểu hiện rất rõ của chứng thờ ơ, vô cảm nữa là chuyện lên xe ôtô ở nơi công cộng, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung người khác, người ta cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình...

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” E7hwUrTmMLAFReO37Izf_KLTVPs-KBofNnfNIMOHcl-5X0sBjofNdpxacDLeTJ55OGSR4xEYgE3qUVaWsNFGDr00Ft7AOARF-GHoaBIcf8MyYY5S9r-E8aNgFBYioRn21c6sTF5vZx3VVyFt-w

Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn. Ảnh & chú thích:petrotimes

Để lý giải cho hiện tượng này, tác giả bài báo, dẫn lời của một chuyên gia - TS tâm lý Trịnh Trung Hoà: “Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái ‘tôi’ nên người ta thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ”.

Ủa, sao cũng “giữa nền kinh tế thị trường” mà thiên hạ lại tận tụy, hết lòng cứu mạng cả loài chó/ngựa còn “ta” thì thản nhiên nhìn đồng loại/đồng bào chết chìm hay thoi thóp - như vậy cà? Sự khác biệt, chả qua, chỉ vì cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” chăng? Cái định hướng này không chỉ làm cho con người trở thành vô cảm mà còn có thể biến họ trở thành hữu cảm (giả vờ) nữa - theo như nhận xét của blogger Phạm Trọng Thức:

“Khoảng 10h sáng hôm qua, 9/8, đi ngang qua Văn Miếu mình thấy đang có trò dàn cảnh để chụp ảnh cảnh sát giao thông dắt dân qua đường...

Không rõ những người thiết kế cái chương trình đó nghĩ gì mà vẫn cứ làm một cái việc vừa giả dối vừa cũ rích, chỉ tổ trở thành mục tiêu cho bà con đàm tiếu...

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” AvQbFFU09PZRmO6whxbc_3VfD9qF-3aYZtyxPnfS-d9GRFfaro0G2xuKT_5wVDbQN0zpzWYnsiZAAW9f3O4uFeUKRLx66pdHOSGAc5GXZTfl8lQDI5hMFcSqxTdNvhhw-hRJpwU69EuNRkSEBQ

Xong chưa cô ơi, cho tôi về nhà bế cháu! Ảnh & chú thích: Facebook Con Đường Việt Nam

Xin chỉ ra những điểm không chân thực và phản tuyên truyền trong bức ảnh:

Thứ nhất, hình ảnh cảnh sát giao thông quen thuộc là mấy ông mặt sắt đen xì, hách dịch, đôi khi hung hãn, chứ không phải là cô cảnh sát giao thông son phấn và đeo kính trắng.

Thứ 2, luật giao thông quy định trong đô thị người đi bộ sang đường ở nơi có biển báo, vạch sơn phù hợp. Thực tế thì mọi người sang đường bát nháo, muốn đi chỗ nào thì đi. Vậy bức ảnh chụp cô cảnh sát giao thông dắt dân qua đường ở nơi không có vạch, biển cho người đi bộ không khác gì tiếp tục đồng lõa hoặc khuyến khích cho lối đi lại bát nháo.

Thứ 3, mặt khác bức ảnh không khác gì thừa nhận bất lực trong việc đưa tập quán giao thông vào khuôn khổ như phải đi đúng đèn, vạch sơn, biển báo, xe cộ nhường người đi bộ, v.v...

Nhưng điều quan trọng nhất là trong đời sống thật, việc cảnh sát giao thông thân thiện, giúp đỡ là quá ít ỏi so với các hoạt động ‘bẫy’ dân để phạt, thái độ trịnh thượng hạch sách, không giúp đỡ, ăn hối lộ, v.v...

Khi những cái xấu, bất thường quá nhiều, thì cái bình thường lại trở nên cao quý. Nhưng ngay cả cái gọi là bình thường đó cũng phải dàn dựng mới có để mà chụp ảnh.”

Cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” chắc chắn sẽ qua. Tuy thế, di sản (cùng di hoạ) của nó e sẽ còn ở lại với chúng ta không biết cho đến bao giờ. Bao giờ thì người Việt thôi thản nhiên nhìn tha nhân bị móc túi, bị chết chìm, thôi làm bộ “dàn cảnh” tử tế, và có thể sống nhân từ với những con thú nhỏ bao quanh?

Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com




https://www.youtube.com/watch?v=ISZfC2MLwpw

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Thuc-hu-buc-anh-nguoi-dan-quy-lay-canh-sat-giao-thong-bb-baaads1Jjr

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Images?q=tbn:ANd9GcQ0mR1sraiS8aJiw2h68v02dL1HidsnlytrLR9v7Qd5e9UNBRg-


https://www.youtube.com/watch?v=lz5txhrqEJ4


https://www.youtube.com/watch?v=sf1ag1pMd1E

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeMon Apr 04, 2016 4:08 pm


Những dòng sông bẩn miền Tây


Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-03-25

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 9f3b1533-1361-4f06-aa3c-490569e8231c
Các dòng sông gánh rác do cư dân hai bên bờ thải xuống
AFP photo

Nước bẩn, không có nước để dùng, mỗi mét khối nước lấy từ sông bán với giá hai trăm ngàn đồng, ruộng đồng nứt nẻ, mặn xâm nhập vào ruộng đồng và mùa màng thất bát đang chờ phía trước… Đó là tất cả những gì đa diễn ra ở Tây Nam Bộ. Và để khắc phục tình trạng này, người dân đang tự gồng lưng gánh chịu mọi tai ương, nhà nước đang kêu gọi cứu trợ quốc tế. Miệt Tây Nam Bộ trù phú và hiền hòa đang lùi dần vào dĩ vãng.

Một cư dân Tây Nam Bộ tên Vinh, sống ở Sóc Trăng, chia sẻ: “Nước bẩn hết rồi. Bây giờ các con sông bị thấp xuống nên việc tưới tiêu cho cây ăn trái và lúa cũng khó khăn hơn. Nước thì bây giờ dựa vào nước thủy cục nhưng cũng khó khăn lắm và cũng không được sạch sẽ cho mấy!”.

Ông Vinh cho biết thêm là hiện nay, mối nguy trên các con sông Tây Nam Bộ không chỉ dừng ở vấn đề hạn, mặn hay là các đập thủy điện của Trung Quốc ngăn đập làm cho Cửu Long cạn dòng. Chuyện này không cần nói ra người ta cũng biết và nhà nước và các cơ quan khoa học nhà nước cũng như các phương tiện truyền thông nhà nước đã nói nhiều rồi.

Vấn đề người dân như ông Vinh quan tâm nhất vẫn là liệu nguồn nước ít ỏi của sông Cửu Long có đủ hiền lành và đáng tin cậy để dùng làm nước sinh hoạt, để nấu ăn hay pha sữa cho trẻ em. Đó mới là vấn đề mấu chốt. Bởi hiện tại, các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này đến từ các nhánh sông đổ vào Cửu Long. Hầu hết các khu công nghiệp, đường ống thoát nước của thành phố, thị xã và thị trấn cũng như các vùng quê có qui hoạch không khoa học đều đổ vào các nhánh sông Cửu Long.

    Bây giờ các con sông bị thấp xuống nên việc tưới tiêu cho cây ăn trái và lúa cũng khó khăn hơn. Nước thì bây giờ dựa vào nước thủy cục nhưng cũng khó khăn lắm và cũng không được sạch sẽ cho mấy!
    - Anh Vinh, Sóc Trăng

Khi các nhánh sông Cửu Long còn đủ lượng nước từ thượng nguồn chảy về thì với áp lực chảy mạnh đã đẩy được khá nhiều chất bẩn từ sông Cửu Long ra biển. Trong lúc này, hầu hết các con sông đều cạn dòng bởi lượng nước thượng nguồn bị khóa trong các đập thủy điện. Lượng nước mặn tràn vào sông do thiếu lức đẩy của nước nguồn. Ông Vinh cho rằng nhiễm mặn là một sự rủi ro của người Tây Nam Bộ nhưng cũng có cả yếu tố may mắn.

Giải thích cho quan điểm hết sức nghịch lý của mình, ông Vinh nói rằng nếu như nước biển vào gây nhiễm mặn các cánh đồng và làm cho ruộng đồng chết dần chết mòn, cây lúa không thể sinh trưởng thì cũng chính nước nhiễm mặn phần nào làm cho nước sông được khử trùng, giảm bớt lượng vi khuẩn đang bão hòa trong các con sông.

Bởi hầu hết các khu công nghiệp đều đổ nước thải ra sông, các thành phố, thị xã, thị trấn cũng đổ nước thải ra sông. Trong khi đó, rất khó để tìm được một ống nước thải đã qua xử lý. Các chất thải y tế, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt vốn chứa đầy độc tố và vi trùng sẽ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết khi các con sông cạn nguồn. Và khi dòng chảy các con sông trở nên yếu ớt, sông trở thành cái áo chứa vi trùng của khu vực.

Hiện tại, hầu hết người dân đồng bằng sông Cửu Long đều dùng nước ở các con sông, thậm chí một số xã vùng sâu ở Bến Tre thiếu nước phải bỏ ra hai trăm ngàn đồng để mua một khối nước lấy từ giữa lòng sông. Ông Vinh đặt câu hỏi: Nếu như không có nước biển xâm nhập vào để tiêu trừ bớt lượng vi trùng trong các con sông thì liệu tính mạng của người dân Tây Nam Bộ sẽ được duy trì, cầm cự đến bao giờ khi các con sông trở thành ổ dịch, ổ vi trùng?

Chờ đến bao giờ?

Một nông dân tên Lê Hùng, sống ở xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, chia sẻ: “Nước khô hạn hết rồi. Mấy miệt dưới Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre phải mua nước để uống, ở thành phố thì nước ngày cúp ngày không. Nói chung là mùa lúa năm nay chắc khó mà thu hoạch tốt vì ruộng khô nứt nẻ hết rồi. Bây giờ lúa cũng bắt đầu khô nên chắc là đói…”.

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Image
Ống dẫn nước thải ra sông. RFA photo

Ông Hùng nói rằng tình trạng hạn, mặn ở Trà Vinh nói riêng và các tỉnh đồng Bằng sông Cửu Long không phải mới xảy ra gần đây. Mặn bắt đầu xâm thực các cánh đồng ở gần cửa biển cách đây đã ba năm. Đó cũng là thời điểm hàng loạt thủy điện thượng nguồn sông Cửu Long tích nước. Là một người quan tâm đến tình hình biển Đông và các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Kông, ông quan sát và nhận thấy đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn ngày càng nặng hơn kể từ khi các con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Kông tích nước.

Và điều này dường như nhà cầm quyền không hề thông báo cho người dân biết trước để phòng bị. Ông Hùng cho rằng nếu như người nông dân có sự chuẩn bị, ít nhất là tự xây dựng những con đập ngăn mặn trên cửa ngõ các cánh đồng thì tình trạng ruộng lúa bị nhiễm mặn sẽ giảm bớt một phần đáng kể. Rất tiếc là nhà cầm quyền không hề có biện pháp nào kết hợp với người nông dân để đối phó từ ban đầu. Đến khi các cánh đồng Tây Nam Bộ rơi vào tình trạng nhiễm mặn trầm trọng thì nhà cầm quyền mới loan báo thông tin và kèm theo thông tin hạn, mặn là thông điệp cầu xin viện trợ quốc tế.

    Nói chung là mùa lúa năm nay chắc khó mà thu hoạch tốt vì ruộng khô nứt nẻ hết rồi. Bây giờ lúa cũng bắt đầu khô nên chắc là đói…
    - Nông dân Lê Hùng, Trà Vinh

Ông Hùng đặt câu hỏi liệu không biết các khoản viện trợ quốc tế khi đến Việt Nam có bị chia năm sẻ bảy, bị chẻ nhỏ và rơi vào tay giới quan chức giống như hàng cứu trợ, hàng từ thiện gởi về miền Trung mỗi khi bão lụt hay không? Và thuế của người nông dân miền Tây nói riêng cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã đóng mấy chục năm nay lẽ nào không đủ để cứu đói một cụm dân cư gồm các nông dân chiếm chưa được 30% cư dân đồng bằng sông Cửu Long?

Ông Hùng cho rằng có những thứ đã chết đi một cách kinh khủng hơn rất nhiều so với các con sông, các nhánh sông Cửu Long, đó là tính thật thà và lòng tự trọng của con người. Thay vì trích ngân sách quốc gia để cứu trợ đồng bằng sông Cửu Long và chung tay xây dựng một tương lai có tính ứng phó với thảm trạng khô dòng Cửu Long thì nhà nước lại nghĩ đến chuyện xin cộng đồng quốc tế. Điều này vô hình trung làm cho con người trở nên đớn hèn và chỉ biết ngửa tay xin xỏ khi có một sự cố nào đó.

Như để kết luận vấn đề mình đã nói, ông Hùng cho rằng nếu như các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long trở nên tù đọng và chứa nhiều độc tố, vi trùng thì những con sông chủ đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam đã tù đọng từ rất sớm. Và khi sự tù đọng này chuyển hóa thành hiện thực thì e rằng mọi việc trở nên quá muộn màng.

Tạm biệt ông Hùng, mãi đến hơn một tuần sau chúng tôi vẫn chưa hết bần thần về những gì đã chứng  kiến và đã nghe ông nói.

Hình ảnh chưa từng có trên những dòng sông ở miền Tây

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” 1-nuoc-nhiem-man-kien-giang-1437259383-1458622708233-70-0-417-680-crop-1458634030825

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tham-canh-ca-tom-hau-chet-trang-mat-nuoc-o-mien-tay

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tham-canh-ca-tom-hau-chet-trang-mat-nuoc-o-mien-tay

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tham-canh-ca-tom-hau-chet-trang-mat-nuoc-o-mien-tay

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tham-canh-ca-tom-hau-chet-trang-mat-nuoc-o-mien-tay
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitimeSat Aug 06, 2016 10:48 am

 Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Tudoyeunuoc-danlambao

Hãy bừng tỉnh đừng vô cảm nữa


Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Đại họa hiệp ước Thành Đô đang đến rất gần, những dấu hiệu cho thấy CSVN đã quá nhún nhường bọn Tàu Cộng. Mở cửa tự do cho hàng hóa độc hại của Tàu Cộng tràn qua gây lên những căn bệnh ung thư càng ngày càng nhiều. Tất cả các điểm trọng yếu xương sống của miền Trung là Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tây Nguyên, chúng cho Tàu Cộng vào đầu tư đóng căn cứ, bất khả xâm phạm, Tàu Cộng bắn giết, hiếp đáp ngư dân chúng không màng quan tâm, miệng vẫn xúi ngư dân ra bám biển, cho "Hải Quân anh hùng" của chúng bám bờ cho an toàn.

Chúng mở rộng cửa cho dân Tàu Cộng ùn ùn kéo vào VN với những thủ tục rất đơn giản, sơ sài, tạo điều kiện cho dân Tàu Cộng qua VN để nghe tuyên truyền về đường lưỡi bò của chúng, hay nước Việt ngày xưa là của Tàu Cộng.

Đám Hướng Dẫn Viên tha hồ tuyên truyền xuyên tạc về đường lưỡi bò, định hướng cho người dân Tàu Cộng ủng hộ khi có chiến tranh sảy ra.

Vừa rồi 2 máy bay của CSVN bị Tàu Cộng bắn rớt làm gương để đe dọa CSVN không nên có động thái gì ngoài biển đông mà ai cũng biết vì máy bay cứu nạn bị bắn tan xác, ngư dân đã vớt được mảnh vỡ của máy bay đó. Đau hơn nữa là đảng CSVN lại phải mang ơn Tàu Cộng đã có đề nghị giúp đỡ CSVN trong việc tìm kiếm cứu hộ, trong khi ngư dân VN là người vừa cứu phi công lâm nạn, vừa vớt được mảnh vỡ máy bay.

Việc Formosa là bằng chứng thấy rõ, sự nhu nhược hèn nhát và bao che của bọn chóp bu CSVN, mà không vậy làm sao được khi tay trót lỡ nhúng chàm, đã nhận tiền đút lót của Formosa để chúng vào đầu độc mấy tỉnh miền Trung mất công ăn việc làm, mất thức ăn sinh sống hằng ngày vì biển bị nhiễm độc quá nặng, chúng dùng đủ mọi cách để bao che cho Formosa, với những vụ người dân lỡ trúng độc do thức ăn gây ra, chỉ trong nửa buổi là chúng đã tìm ra nguyên nhân, trong khi Formosa thì mấy tháng ròng rã không kiếm ra nguyên nhân, cuối cùng chúng bàn bạc tìm được một giải pháp là kêu Formosa xin lỗi người dân và bồi thường thiệt hại 500 triệu Dollar, nhưng Nguyễn Xuân Phúc thì tuyên bố, chính phủ sẽ hỗ trợ bằng cách cho ngư dân vay vốn với lãi xuất thấp, chứ làm sao dám phát không cho người dân đang lúc hoạn nạn, chứng tỏ có thể là đồng tiền cũng là mồ hôi xương máu của người dân đóng thuế, chúng dùng tiền ngân khoản nào đó tuyên bố Formosa bồi thường cho mấy tỉnh miền Trung bị ô nhiễm để khác phục, nhưng người dân lại phải vay trả lãi, thật không còn gì để nói.

Trong nước người dân biểu tình đòi kiện Formosa ra tòa đuổi cổ Formosa ra khỏi VN, thì bị đàn áp dã man, người dân chỉ đòi hỏi minh bạch cũng như bảo vệ mỗi trường khỏi ô nhiễm cũng bị ghép tội phản động, bị bắt, bị đàn áp, bị bỏ tù. Chưa thấy một quốc gia nào lại hành xử như vậy với người dân của mình.

Chúng ta hãy đánh thức thế hệ trẻ trong nước dậy để họ hiểu rằng, vô cảm là tự sát, vì giặc đã ở ngay trong nhà của chúng ta, mà chúng ta không quan tâm cứ lo ăn chơi hưởng thụ, thì hậu quả sẽ là mất Nước nay mai và nô lệ cho ngoại bang một cách nhục nhã.

06.08.2016

Cánh Dù lộng gió
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”   Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno” Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam thời CS & Chủ nghĩa “Mackeno”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hình ảnh mẹ già Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa
» Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
» Tiếu lâm Xã Hội Chủ Nghĩa và CS Việt Nam
» Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam
» Đừng lấy dối trá làm lẽ sống - Aleksandr Solzhenitsyn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người xấu, việc xấu-
Chuyển đến