Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc chẳng Trung ngắn munro linh VNCH phải thuoc chuyen không trong nhac quan Saigon quynh luong Henry bich Nguyen nguyet Nhung quang truyện hoang Chung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

October 2024
MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ

Go down 
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ   Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeThu Feb 14, 2013 5:06 pm

Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ


Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh
Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng... năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm dương?
Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà...”
(Nếu Anh Còn Trẻ / thơ Hoàng Cầm)


Trên đời này có biết bao nhiêu người gặp nhau, hay gặp lại nhau, yêu nhau muộn màng lúc đã... già? Muộn màng!

Bài thơ lãng mạn do thi sĩ Hoàng Cầm viết năm 1941, diễn tả nỗi buồn vì một cuộc tình dở dang của người không còn... trẻ nữa.
Có nhiều chữ, nhiều câu thật tuyệt vời. Lấy vài thí dụ giản dị trong bài, để xem tài làm thơ của Hoàng Cầm.

Mở đầu bài thơ, chữ “Nếu” cho thấy đây một chuyện mong ước, giả dụ. Đọc tiếp cho hết câu đầu, “anh còn trẻ như năm ấy”, sẽ thấy rõ đó chỉ là một chuyện không thể có thực.
Nhưng, chữ “Quyết” ở đầu câu thứ hai cho thấy dù chỉ là chuyện giả tưởng, ý tưởng người đàn ông vẫn mạnh mẽ, khi có ý “đón em về sống”.
Có một chữ hơi lạ là “khoảng” của câu thứ ba. Thường người ta sẽ viết là “buổi”. Nhưng đọc “khoảng chiều” nghe thấm thía hơn là “buổi chiều”. Cái cảm giác khi đọc “khoảng chiều” sẽ là những lúc hoàng hôn về, không được trọn vẹn được thành cả buổi chiều, mà chỉ có những khoảng thời gian của những buổi chiều mà thôi. Kết quả làm cả câu thơ buồn hơn, hay hơn.
Chữ “níu” ở trong “níu xuân xanh” phải nói là rất hay, cho thấy tình trạng gần như là tuyệt vọng của mối tình... già, dù đây vẫn chỉ là nói chuyện giả tưởng. Mặc dù chuyện đón người yêu về chỉ là chuyện không có thực, mà tình yêu đã mong manh như vậy rồi!  

Đoạn cuối của bài thơ, câu đầu cũng bắt đầu bằng “Nếu”, do đó cũng chỉ là chuyện giả dụ. Tuy vậy, khi đọc tiếp có “ngày mai anh trở gót” thì thấy câu chuyện lại có thể xẩy ra trong tương lai và không phải là chuyện không thật như ở đoạn đầu bài thơ.
Nhưng, lúc đó người “lãng đãng” có thể hiểu là người đàn ông đã mất hồn vì mất... tình đi lang thang khắp nơi, rồi tìm về “bến sông xa” vắng với cái buồn cô đơn. Câu áp chót của bài thơ là một câu hỏi, “em còn đấy hay đâu mất?”. Và, chữ “Thì” đặt khéo léo ở đầu câu làm cả câu mạnh hẳn lên với ý nghĩa thậm xưng hơn nhiều. Câu thơ, câu hỏi nhưng có vẻ đã biết câu trả lời rồi, gần như thành một nỗi niềm trách móc, ai oán.

Câu cuối cùng của bài thơ, thật hay, đã làm bật ra được cái cảm giác buồn cô độc của thi sĩ. Hai chữ “buồn teo” là buồn hoang vắng. “Cuối xóm buồn teo một tiếng gà” nhấn mạnh đến sự vắng vẻ và buồn. Hoàng Cầm viết “một tiếng gà”, một tiếng động chứ không phải tiếng gáy của gà. Chỉ có một tiếng động nhỏ của một con gà, không có tiếng thứ hai. Thi sĩ Hoàng Cầm không viết là một đàn gà, không viết là hai con gà. Đọc câu thơ sẽ có cảm giác chỉ có một con gà mà thôi. Tiếng động nhỏ của một con gà từ cuối xóm còn vọng lên nghe thấy được cho thấy xóm buồn vắng vẻ như thế nào.



Tình Cầm - Nguyên Khang


Tình cầm - Duy Quang

Mãi đến năm 1985, tức là 44 năm sau, nhạc sĩ Phạm Duy mới phổ nhạc bài thơ. Chắc lúc đó, tuổi đã về chiều, Phạm Duy mới cảm được bài thơ? Ông cho biết bài thơ không có tựa đề và đặt tên bài hát là Tình Cầm. Thật ra, bài thơ có tên Nếu Anh Còn Trẻ (99 Tình Khúc - Thơ Hoàng Cầm, trang 175). Có lẽ, đề tựa bài thơ chỉ được đặt về sau này và Phạm Duy đã không hề biết đến. Bài thơ tình Nếu Anh Còn Trẻ đã trở thành bài nhạc Tình Cầm. Sau khi được phổ nhạc, âm giai chính là Sol Trưởng, lời bài hát trở thành như sau:

Nếu anh còn trẻ như năm cũ...
Quyết đón em về sống với anh!
Những khi chiều vàng phơ phất đến...
Anh đàn em hát níu xuân xanh...”

Bốn câu khá hay trong đoạn thứ hai của bài hát, không có trong bài thơ, do chính Phạm Duy “liều lĩnh phang” (chữ của Phạm Duy dùng khi viết về bài hát này) thêm vào:

Có mây bàng bạc gây thương nhớ
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ...
Có anh ngồi lại so phím cũ
Mong chờ em hát khúc xuân xưa!!!

Đoạn thứ ba, điệp khúc, lời khác hẳn bài thơ và nhạc chuyển trùng hẳn xuống, buồn hơn vì đổi qua âm giai Sol Thứ:

Nhưng thuyền em buộc trên sông hận...
Anh chẳng quay về với trúc tơ!
Ngày tháng tỳ bà vương ánh nguyệt
Mộng héo bên song vẫn đợi chờ!

Đoạn kết, nhạc trở về với Sol Trưởng, lại rộng rãi hơn nhưng có lời hát với ý tưởng khác đoạn thơ nguyên thủy:

Nếu có ngày nào em quay gót
Lui về thăm lại bến thu xa...
Thì đôi mái tóc không còn xanh nữa...
Mây bạc trăng vàng vẫn thướt tha”

(Tình Cầm/thơ Hoàng Cầm, nhạc Phạm Duy)

Có nhạc điệu uyển chuyển, thật hay, bài tình ca Tình Cầm là một trong những bài nhạc được gọi là Hoàng Cầm Ca của Phạm Duy. Đó là chuyện bài thơ nhạc Nếu Anh Còn Trẻ-Tình Cầm.

Để kết thúc, lại nói thêm một chút chuyện già trẻ ở ngoài đời. Thế nào là già? Như thế nào là trẻ? Vấn đề này chỉ tương đối thôi và tùy theo cảm quan của con người mà thôi. Thật ra có nhiều người trông qua có vẻ trẻ nhưng tình cảm, bên trong lại không trẻ chút nào hết và có những người khác, bên ngoài nhìn thấy là già, mà tâm hồn vẫn trẻ trung.

Những “người thơ” có đầu óc, được tâm hồn như Hoàng Cầm hay Phạm Duy, có thể nói không có tuổi và vẫn trẻ mãi mãi...

Nguồn Internet
.



Được sửa bởi NHViet ngày Sat Nov 02, 2013 9:47 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoàng Cầm và Phùng Quán   Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ Icon_minitimeFri Feb 15, 2013 8:06 pm

Nếu Anh Còn Trẻ…

Ca khúc Tình Cầm do Phạm Duy phổ từ bài thơ mang tựa đề "Nếu Anh Còn Trẻ" của Hoàng Cầm. Điểm đáng nói là lời lẽ trong Tình Cầm nghe hay hơn hẳn nguyên tác của bài thơ. Có thể nói Phạm Duy là thiên tài phổ nhạc. Trong hầu hết ca khúc phổ nhạc, ông đã sửa lời khiến lời nhạc nghe hay hơn lời thơ. Rất ít ca khúc ông giữ nguyên văn bài thơ như Ngậm Ngùi của Huy Cận.

Điểm khá khôi hài là Hoàng Cầm viết bài thơ này năm 1941, tức năm nhà thơ mới 19 tuổi. Thế mà dám đặt bút viết "Nếu anh còn trẻ như năm ấy...". Quả là tình không đợi tuổi.

Tình Cầm -Tuan Ngoc

https://www.youtube.com/watch?v=oBR-GgcCreM



***

Có thể nói Hoàng Cầm là một trong vài ba người đầu tiên trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm lên tiếng đòi đảng cộng sản phải trả lại tự do cho văn nghệ. Tuy nhiên sau khi bị đảng đầy đọa, có lẽ vì sự an toàn của vợ con, ông đã phải đầu hàng.

Nhiều văn nghệ sĩ đã chê trách Hoàng Cầm vì đã... "thành tâm" tự kiểm thảo cùng viết những bài ca ngợi chế độ sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phảm bị dẹp. Khi Tố Hữu, người chỉ đạo chiến dịch đánh Nhân Vân Giai Phẩm mất, Hoàng Cầm đã gửi đăng trên vài tờ báo một bài ai điếu. Sự kiện này khiến những văn nghệ sĩ có lương tâm phải ngán ngẩm thở dài.

Đọc bài ai điếu của Hoàng Cầm, nhà văn Hoàng Tiến (ở trong nước) đã không nhịn được mà bật ra mấy câu thơ sau:

Tố Hữu mất đi
Hoàng Cầm viết lời ai điếu
Đăng đầu tiên, báo Lao Động, trang 5.
Ông trời xanh rõ thật oái oăm
Khiến dân đen bật cười khúc khích.
Hoàng Cầm vị thuốc đắng
Nên giã tật rất tài.
Chuyện thế gian,
thôi, gác bỏ ngoài tai
Phất tay áo,
đến Trúc Lâm:
"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên"
(Tạm dịch:)
Trước cảnh, tâm không, hỏi gì thiền
Ở đời vui đạo cứ tùy duyên
(Xin được nối thêm:)
Lòng không thù hận, hồn trong sáng
Mở rộng yêu thương tới mọi miền.

Sau khi đảng xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm, hầu hết văn nghệ sĩ chống đối đã phải đầu hàng vì phúc lợi của vợ con. Chỉ có một số ít là can trường, tỏ thái độ uy vũ bất năng khuất, bất hộp tác với đảng cho đến cuối cuộc đời, chấp nhận mọi lầm than, cơ cực, và tủi nhục. Trong số này có Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Đặng Đình Hưng (thân phục của nhạc sĩ quốc tế Đặng Thái Sơn), Phùng Cung, Phùng Quán...

Khoảng năm 1976, Phùng Quán đến thăm Hoàng Cầm khi nghe nói tác giả Bên Kia Sông Đuống đang suy sụp tinh thần vì lo sợ đảng vẫn chưa quên lý lịch Nhân Văn Giai Phẩm của mình. Tại nhà Hoàng Cầm, Phùng Quán lấy một mẩu than viết lên một tờ giấy bọc bao xi măng một bài thơ thật hay để động viên tinh thần bạn. Bài thơ này đăng trong quyển "Nhớ Phùng Quán" tôi đang có. Xin lóc cóc "đả tự điện toán cơ khí" bài thơ để các bạn đọc chơi (cũng xin nói thêm, Phùng Quán và Quang Dũng là hai nhà thơ tôi thích nhất):

Vièt tặng thi sĩ Hoàng Cầm
trong giây phút anh ngã lòng suy sụp

Tôi tin núi tàn
Tôi tin sông lấp
Nhưng tôi không thể nào tin:
Một nhà thơ như anh
Lại ngã lòng suy sụp (1)

Anh, nhà thơ đã viết
Cách đây ba mươi năm
Những vần thơ lẫm liệt:
Tiểu đội anh, những ai còn ai mất?
Không ai còn ai mất
Chỉ chết cả mà thôi!
Người sau kẻ trước lao vào giặc,
Giữ vững ngàn thu một giống nòi (2)

Thế gian có nghìn sông
Và một nghìn nhà thơ lớn
Nhưng chỉ có một dòng
May được thơ xưng tụng
Nhờ thơ mà vang vọng
Nhờ thơ mà vinh danh
Đó là con sông Đuống
Con sông của quê anh
Anh xót xa như bàn tay ngón rụng!

Tôi có một niềm tin
Chắc như đinh đóng cột
Ngày mai anh nhắm mắt.
Đi sau linh cữu anh,
Ngoài bạn hữu gia đình,
Có cả con sông Đuống!
Sông Đuống sẽ mặc đại tang
Khóc bên bồi bên lở,
Sóng cuộn bờ nức nở,
Ngàn đời chịu tang anh...

Tôi tin núi tàn!
Tôi tin sông lấp!
Nhưng tôi không thể nào tin
Một nhà thơ như anh
Lại ngã lòng suy sụp!

Chú thích của Phùng Quán

(1) Văn hữu, thi hữu Bình Trị Thiên ra Hà Nội, nhờ tôi dẫn đến thăm thi sĩ Hoàng Cầm. Họ hỏi anh; "Dạo này anh có làm thơ không?". Anh lắc đầu. "Anh có dọc thơ không"". Anh lắc đầu... Rồi anh nói sau một hồi im lặng:"... tôi không còn làm gì được nữa... tinh thần tôi suy sụp...".

Tôi viết bài thơ trên tặng anh trên một mảnh giấy bao xi măng rách với một hòn than củi tìm thấy trong căn bếp nhà anh. Vì trong nhà anh lúc đó không có cả giấy và bút.

(2) Trích thơ "Đêm Liên Hoan" của Hoàng Cầm, 1947.

(Nguồn Internet)
Về Đầu Trang Go down
 
Thơ và nhạc - NẾU ANH CÒN TRẺ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
» Nhạc… SẾN GIÀ NAM
» Mùa Thu trong Nhạc và Thơ
» Nhạc Chủ Đề: "Tháng Tư Đen"
» Kim Vân Kiều phổ nhạc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Nhạc-
Chuyển đến