November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
|
| Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
quehuong Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt Wed Oct 09, 2013 11:39 am | |
| Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt
Mang màu sắc văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân người Việt có nền ẩm thực vô cùng phong phú không chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hóa giao tiếp ứng xử qua ẩm thực.
Từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo ra các món ăn có lợi tốt nhất cho sực khỏe. Đó chính là triết lý âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm thực.
Người xưa thường nói “có thực mới vực được đạo”. Trong các nhu cầu của con người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,… thì Thực (ăn) đứng đầu. Mọi hành vi của con người đều được ghép với ăn: ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn ngủ, ăn nằm,…Đặc biệt người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương trong ẩm thực, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Ẩm thực phải bảo đảm hài hòa âm dương. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ) hay cũng thể phân biệt như sau: chua thuộc "mộc", đắng thuộc "hỏa", ngọt thuộc "thổ", cay thuộc "kim" và mặn thuộc "thủy".
Khi chế biến thức ăn, người Việt luôn thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa. Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng vậy mà rau răm, gừng cay là nhiệt (dương) được ăn kèm với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt còn thể hiện ở việc bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Chính vì vậy mới có tên gọi thuốc Bắc, thuốc Nam. Theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, hàn nhiệt và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất cao đó chính là gừng, tỏi, và các loại khác như muối, vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo, nho,...
Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, cảm mạo uống nước gừng, cháo hành hoa, nước ngân hoa, canh hành đậu xị sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)…
Một trong những triết lý âm dương nữa trong văn hóa ẩm thực Việt là bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho…
Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Chính vì vậy mà du khách khi đến Việt Nam rất khoái khẩu với món phở Việt Nam, chỉ trong một bát phở ta thấy có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa thơm nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là nước phở dùng được nấu từ xương…
Tóm lại có thể khẳng định, văn hóa ẩm thực Việt chính là sự hòa quyện của sự cân bằng âm dương, hàn nhiệt. Hầu như các đồ ăn thức uống của người Việt ở bất cứ đâu, vùng miền nào cũng thể hiện cho triết lý này. Ngày ngay, cùng với sự phát triển của xã hội, đồ ăn thức uống phong phú, đa dạng, con người hưởng thụ tốt hơn và quan niệm triết lý âm dương, ngũ hành càng được quan tâm hơn để đảm bảo sức khỏe của con người. Nguồn: Tapchimonngon
|
| | | quehuong Khách viếng thăm
| Tiêu đề: ẨM THỰC VÀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG Fri Oct 11, 2013 6:07 pm | |
| ẨM THỰC VÀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG
Theo quan niệm và phương Đông, vạn vật tồn tại trên hành tinh này đều vận hành theo triết lý âm dương hài hòa. Thậm chí, trong ẩm thực, điều này cũng không ngoại lệ. Đó là sự kết hợp giữa những nguyên liệu, gia vị mà mỗi thứ đều mang trong mình một yếu tố âm dương nổi trội. Khi kết hợp với nhau, âm dương sẽ hòa quyện, đạt đến độ cân bằng, hài hòa.
Để xác định tính âm dương của các loại thực phẩm, người ta thường căn cứ vào vị của nó. Cụ thể, thức ăn có vị chua, đắng nằm trong nhóm “âm”. Những món có tính nhiệt, vị cay, vị ngọt đều thuộc “dương”. Như vậy, có thể nói tắt rằng, “âm” là “lạnh” và “dương” là “nóng”. Một món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng không thể “âm thịnh, dương suy” và ngược lại. Tất cả sự kết hợp đều phải đạt đến mức hài hòa. Chỉ khi đó thì cơ thể mới hấp thụ được một cách tốt nhất. Ngoài yếu tố “vị”, tính âm dương của món ăn còn thể hiện qua màu sắc.
Trong nấu ăn và cách ăn, người ta phải phối hợp những nguyên liệu nóng và nguyên liệu mát để khi ăn, không bị “hỏa” hay “hàn”. Và nếu đã ăn món nhiều tính “âm” thì phải bổ sung món có nhiều tính “dương” nếu bản thân mỗi món đó không thể dung hòa âm dương. Thuyết âm dương còn được đặt tên cho một loại nước chấm. Liên hệ với ẩm thực Việt, có bao giờ bạn thắc mắc, hột vịt lộn phải ăn với rau răm, thịt vịt phải có nước mắm gừng, món cá lóc cuốn bánh tráng nên kèm thêm ít thịt hay như món kho cần thiết phải ăn với món canh? Tất cả đều là sự “tính toán” cẩn thận trong truyền thống cũng như công thức nấu ăn từ bao đời nay của người Việt. Cụ thể, hột vịt lộn có tính âm, cần trung hòa với tính dương của rau răm; thịt vịt cũng vốn rất “hàn”, gừng thì vốn ấm, hai thứ này kết hợp thì hài hòa vô cùng…
Hột vịt lộn phải kèm với rau răm.
Bánh hỏi thịt nướng (dương) kèm rau xanh (âm). Quy luật âm dương ảnh hưởng rất nhiều tới những biến đổi trong cơ thể. Chúng có thể làm cho cơ thể ấm, mát dễ chịu hoặc cũng có thể gây ra sự bứt rứt khó chịu, nặng nề, thậm chí bị ức chế. Nếu chọn thức ăn có tác dụng điều hòa cơ thể đến thế cân bằng âm - dương, thì có thể giữ được trạng thái thoải mái, hưng phấn, khỏe mạnh. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa và phân tích quy luật âm dương trong ẩm thực. Bởi bản thân món ăn có liên hệ mật thiết với thể trạng, tình hình sức khỏe và sự ngon miệng của người ăn. Nghiên cứu và ứng dụng thuyết này trong ẩm thực cũng là một nét văn hóa hay của người Á Đông.
Biểu tượng âm dương được biểu hiện trên món ăn và bình rượu. Vương Minh
|
| | | | Triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |