Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không nguyet linh quang phải ngam Nhung quốc sáng chuyen quan nhac Nguyen Trung bich thuoc Saigon chất ngắn hoang VNCH truyện chẳng Chung quynh trong
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Đất nước nhìn từ dưới hố

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NDuyVinh
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeFri Mar 01, 2013 4:23 am


Đất nước nhìn từ dưới hố

Tháng 2 27, 2013

Tưởng Năng Tiến

Đất nước nhìn từ dưới hố Image
Công trường bauxite Tân Rai, Lâm đồng do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) đầu tư
Photo courtesy of sggp.vn

“Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc.” (La Thành – “Bauxite Tây Nguyên: Phép thử phản xạ tự vê của quốc gia Việt“, 2009)

Giới sĩ phu Bắc Hà (lắm người) có tính rất hài, nghĩa là thích “giễu” – nếu nói theo ngôn ngữ của dân chúng miền Nam. Bữa rồi, có vị vỗ vai tôi bỏ nhỏ: “Đảng Cộng sản Việt Nam như người đi đường không biết dùng bản đồ. Thỉnh thoảng lại sa xuống hố. Lóp ngóp bò lên được thì hô vang thắng lợi. Cứ thế, Ðảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.”

Thắng lợi kế tiếp, sau khi Đảng lóp ngóp bò được lên khỏi cái hố (bauxite) hiện nay, là chuyện của tương lai – và chắc là “tương lai” hơi xa – nên xin để hạ hồi phân giải. Ngay bây giờ, câu hỏi đang được nhiều người đặt ra là tại sao lại ra đến nông nỗi khốn khổ khốn nạn này?

Theo quí vị trưởng thượng của trang Bauxite Việt Nam thì đây chả qua là “hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo… nên đã… đâm quàng vào bụi.” Những blogger thuộc thế hệ trẻ thì đặt vấn đề một cách quyết liệt và dữ dằn hơn, thấy rõ:

Sáu Vinh: Đó là hậu quả tất yếu của sự kiêu ngạo và bỏ ngoài tai mọi lời góp ý, mọi sự đóng góp của nhân dân, mọi quyền lợi của người dân trên đất nước này. Khi giành được quyền lực vào tay mình, những người cộng sản đã nghiễm nhiên coi chỉ có mình là người chủ đất nước và mọi tiếng nói phản biện của người dân đều bị coi khinh, thậm chí được xếp vào “thế lực thù địch…”

Mẹ Nấm: Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những việc trên?

Osin: Tôi nghĩ, nay là thời điểm chín muồi để các bác “Bauxite Việt Nam” thu thập chữ ký mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, đề nghị thả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ…

Bọ Lập: Bây giờ đã trắng mắt ra chưa? Câu hỏi đặt ra là: Ai chịu trách nhiệm về dự án này? Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thì rõ rồi. Thế còn Chính phủ thì sao? Quốc hội thì sao? Ai đỡ đầu cho dự án này đều phải chịu trách nhiệm, trước hết người đứng đầu Chính phủ đó là Thủ tướng.

Miệng người sang (mới) có gang có thép. Còn đám thường dân cỡ như J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Huy San, Nguyễn Quang Lập… e không đủ sang trọng để có thể đưa ra những lời kết án hùng hồn và đanh thép như thế đối với Đảng (nói chung) và ông Thủ tướng (nói riêng). Noble cỡ luật sư Cù Huy Hà Vũ mà đụng tới thằng chả còn đi tù thấy mẹ luôn, chớ đâu phải chuyện giỡn – mấy cha?

Để cho nó an toàn – theo tôi – trách nhiệm nên đổ vào, và đổ xuống, những kẻ thấp bé hơn (đại loại như đám nhà văn, nhà báo, ký giả, hay còn gọi là kỹ giả) cỡ như ông Nguyễn Hữu Nhàn là vừa. Bằng chứng lại có sẵn hẳn hòi.

Rành rành là vào ngày 1 tháng 9 năm 2010, trên tạp chí Hồn Việt có bài phóng sự  (Bô-xít Tây Nguyên, Thấy gì ghi nấy) của tác giả này. Xin ghi lại vài ý chính, coi chơi, trước khi nó rất có thể bị ông Tổng biên tập (GS-TS Mai Quốc Liên) gỡ xuống vì thấy ngượng:

Đầu hè, Hà Nội, Huế, Sài Gòn đang nóng như lò lửa, nhưng ở Đắk Nông nắng vẫn dịu mát trải vàng trên miền đất đỏ bazan. Nguyễn Văn Hiếu – Chánh văn phòng Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ – TKV ra giữa sân nắng vẫy tay ra hiệu cho ô-tô chạy vào sát cửa hội trường. Chúng tôi đứng chờ ngoài cửa cho năm ba cán bộ kỹ sư người Trung Quốc thu dọn máy tính, thiết kế, bản đồ… sang làm việc tạm phía nhà ăn để nhường hội trường cho Công ty tiếp khách…

Tôi thoáng thấy quanh tường hội trường treo kín ảnh, khách đến Công ty. Thấy có Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị khác. ..

Hiếu bấm máy điện thoại di động mời các cán bộ phụ trách về kỹ thuật, đào tạo, đền bù và quản đốc công trường địa chất của công ty đến làm việc với chúng tôi. Các nhà văn gặp từng người hỏi và ghi chép không ngừng…

Hiếu vừa chỉ lên bản đồ vừa giải thích cho chúng tôi biết: Tỉnh Đắk Nông có trữ lượng quặng bô-xít nhiều nhất cả nước. Mà Việt Nam lại có trữ lượng bô-xít lớn thứ 3 trên thế giới sau Guinea và Australia. Dự kiến tỉnh Đắk Nông sẽ xây bốn nhà máy sản xuất Alumin. Còn từ Alumin sản xuất ra nhôm kim loại còn phải qua công đoạn điện phân tốn rất nhiều điện phải chờ có nhà máy thủy điện Đồng Nai V, chuyên phục vụ cho sản xuất nhôm. Ta không có chủ trương xuất khẩu quặng bô-xít. Alumin không phải là sản phẩm thô, có giá trị thương mại cao nhưng biến nó thành nhôm kim loại thì mới thật sự có hiệu quả kinh tế.

Các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt tỉnh Đắk Nông đang trông chờ vào các dự án khai thác bô-xít, sản xuất Alumin, nhôm để biến vùng đất nghèo thành giàu có.

Nguyễn Văn Hiếu, người miền Bắc học xong Cao đẳng Bản đồ liền vào đây thăm dò quặng bô-xít cùng với các chuyên gia Hunggari từ 1981. Hiếu nói:

- Các anh tìm hiểu thực tế sẽ rõ, dư luận cán bộ và người dân Đắk Nông rất ủng hộ dự án bô-xít, khác hẳn với dư luận ở các nơi….

Chúng tôi vào gia đình già làng của bon Bu Dấp. Đó là già làng Điểu Sơn, 82 tuổi. Hỏi về cảm tưởng của người dân với việc xây dựng nhà máy Alumin ở đây, già làng cười nói:

- Dân mình thích lắm, nhiều nhà giàu lên, có nhà tầng, có xe máy vì được đền bù đấy. Xưa kia cứ ông trời làm mưa là có cá về Bầu Ếch. Tát cá Bầu Ếch, cả bon lại chia đều mỗi nhà một phần cá, nay nhà máy lấy mất Bầu Ếch đền bù chia nhau mỗi nhà một triệu, hơi thiệt đấy nhưng nhà máy về dân mình mới có cái đường cái điện về bon chứ…

Do được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp mà từ hôm đến Đắk Nông, hỏi bất cứ người dân nào người ta đều ủng hộ các dự án về bô-xít, chắc chắn nó sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt tỉnh Đắk Nông trong tương lai.

Từ nhà già làng Điểu Sơn, chúng tôi sang nhà ông Điểu Lônh (Lôi). Nhờ có tiền đền bù đất mấy trăm triệu, ông xây cho con gái, con rể ngôi nhà khang trang lát gạch men bóng lộn, xa lông, tủ chè, ti-vi, quạt điện… làm chúng tôi ngỡ mình đang ngồi ở thành phố chứ không phải là một bon hẻo lánh của người H’Mông.

Nhờ dự án khai thác bô-xít mà bon Bu Dấp và cả xã Nhân Cơ đang từng ngày thay da đổi thịt để trở thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Đất nước nhìn từ dưới hố LaThanhTung
Ảnh: Nhà văn Lã Thanh Tùng. Nguồn: vanvn.net

Miệng lưỡi của Nguyễn Hữu Nhàn, xem chừng, cũng ngọt. Tuy thế, nhân vật này ấy chưa “đĩ miệng” bằng ông bạn đồng nghiệp Lã Thanh Tùng. Trong một bài viết trước đó (“Bô-xít và những điều khác”, Văn nghệ số 44, phát hành ngày 31 tháng 10 năm 2009) vị văn sĩ này tỏ ra hùng biện và hùng hổ hơn nhiều:

Chuyến đi “bauxit” của chúng tôi diễn ra trong những ngày siêu bão Ketsana hoành hành dữ dội khắp vùng Tây Nguyên, Trung Bộ. Bão là sự trở chứng của thời tiết, tàn phá mọi thứ dám cản đường nó. Nhưng trong tâm trí chúng tôi dường như còn có cơn bão khác “hiểm” hơn, cơn bão của những luồng thông tin và nhận thức trái chiều, xoay quanh một chủ trương tưởng như rất bình thường của cuộc sống.

Trước khi đi, tôi đã kịp tìm hiểu một số nguồn tài liệu để có những kiến thức đầu tiên. Nhưng những gì tôi đọc được, nghe và chiêm ngưỡng, rõ ràng là một mớ bùng nhùng. Cụ thể, có thể phân làm hai loại:

- Phái chủ động, chưa kể Bộ Chính trị và Chính phủ, thì bao gồm luôn Bộ Công thương, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Lãnh đạo các địa phương có bauxit, và một số nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm, khoáng sản. Ý kiến của họ khá giản dị: Chúng ta có tài nguyên, Tây Nguyên lại đang nghèo. Vậy làm sao để khai thác tốt, đánh thức những tiềm năng to lớn, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

- Phái phản biện, khá đông, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, đặc biệt là giới trí thức Việt kiều, những người tự nhận là tỉnh táo, độc lập tư duy, chống tham nhũng, chống độc quyền, độc đoán trong xã hội. Căn cứ để họ phản biện thường là: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, các dự án có người nước ngoài vào sẽ ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng. Tây Nguyên là mái nhà Đông Dương, tập trung rừng đầu nguồn của nhiều dòng sông, bùn đỏ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Tây Nguyên đang thanh bình, các dự án hiệu quả chưa thấy đâu, nhưng rất dễ phá vỡ cảnh quan, mất bản sắc văn hóa các dân tộc, bần cùng hóa người bản địa…

Việc đầu tiên chúng tôi quan tâm, đi đâu cũng hỏi, là trữ lượng bauxit của nước ta hiện nay. Theo Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Alumine Nhân Cơ Nguyễn Phú Dương thì tuy hàm lượng quặng bauxit của chúng ta chỉ ở mức khá, chứ chưa phải tốt nhất, nhưng trữ lượng thì Việt Nam đứng hàng thứ ba thế giới, chỉ sau Ghinê và Úc.

Khắp Tây Nguyên gần như chỗ nào cũng có bauxit, nhưng nhiều nhất tập trung ở Lâm Đồng và Đắc Nông, trong đó riêng Đắc Nông chiếm đến 70% trữ lượng toàn quốc. Mạch bauxit vùng Đắc Nông còn lan cả sang Cămpuchia, mở ra triển vọng hợp tác quốc tế sau này…

Về hiệu quả, theo đánh giá của các chuyên gia, với mức giá năm 2005 là thời điểm thiết kế, thì sau khi trừ mọi chi phí, đóng góp các loại thuế, mỗi năm một dự án như Tân Rai cũng sẽ lãi khoảng 50 triệu USD, tức chỉ khoảng 13 năm sau sẽ hoàn đủ vốn…

Bauxit của chúng ta khai thác dễ đến nỗi, chỉ cần gạt lớp đất mặt đi (khoảng 0,9 mét) là đến ngay vỉa quặng dày đến 4 mét. Theo các chuyên gia, trữ lượng bauxit của Việt Nam có thể khai thác hàng trăm năm, đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD…

Thiệt là quá đã, và… quá đáng. Từ cái hố bauxite nhầy nhụa bùn đỏ mà đám nhà báo, nhà văn (và “những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhôm, khoáng sản”) vẫn nhìn ra một khoảng trời xanh bao la (cùng rất nhiều dollar) như vậy thì trách chi cái ông Thủ tướng, một kẻ thất phu.

2013 Tưởng Năng Tiến & pro&contra

Đất nước nhìn từ dưới hố Images?q=tbn:ANd9GcQE1F5fuKpGHH5pijoVKx9HCpgMK_C8_Ml85f0Y02W6CTTrRElB
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Jun 13, 2015 7:37 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố Images?q=tbn:ANd9GcTkYA6pFPPpZ2O3NYij9De-J29fhrABnPZOR2WgYoRN3WyemE14Tw

Đất nước nhìn từ Lào Cay


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến -
Thứ Sáu, ngày 29 tháng 5 năm 2015
  
Ở nơi ấy, cho đến giờ vẫn còn hàng vạn những em nhỏ vẫn còn ăn cơm độn ngô và sắn.

Bình Nguyên - Thiện nguyện viên của Chương Trình Bữa Cơm Có Thịt

Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994).

Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến Hà Nội nên cứ băn khoăn, và nghi ngại mãi về đoạn văn thượng dẫn. Thực lòng, tôi không tin rằng có ai đủ vô tâm để “thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền” hay “đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao.”

Niềm tin mong manh của tôi, buồn thay, vừa mất sau khi nghe Tổng Công Ty Ðầu Tư Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC)loan tin:


“Thời gian vừa qua, trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư, đã xảy ra hiện tượng mất trộm bu-lông ... Qua kiểm tra, đơn vị quản lý vận hành (VEC O&M) phát hiện một số vụ việc vừa qua chủ yếu do các cháu nhỏ tháo trộm bu-lông, hộp đệm, trụ đỡ tôn lượn sóng ...”

Đất nước nhìn từ dưới hố Lao%20cai%201

Mẫu tin này cũng được ghi lại trên face book với rất nhiều phản hồi. Xin ghi lại năm ba:

·  Bin Bin: Đm đáng bao nhiêu mà khổ sở thế
·  Nguyên Tí: Bần cùng sinh đạo tặc
·  Thanh Liêm: dân ở đó đói lắm à ?
·  Quockhanh Nguyen: Dung la do nghèo đói ma sinh ra vậy
·  trần phúc nguyên: chắc mấy người ở đó nghèo túng quá nên mới làm liều... nghèo cũng khổ

Cứ theo Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Lào Cai thì nơi đây không phải là một nơi bần cùng, hay nghèo đói: 


“Trong công cuộc tái thiết cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, cả Lào Cai như một công trường lớn, những công trình đồ sộ hiện hình ở những nơi trước đây là rừng núi hoang vu hay bờ lau, bãi sậy... Lào Cai đã nuôi dưỡng, tạo sức bật cho nhiều doanh nghiệp và chính họ đã đóng góp sức mình khơi dậy tiềm năng, thế mạnh trên mảnh đất này.”

Tuy thế, trong thực tế, “mảnh đất tiềm năng” (tới cỡ đó) lại không có đủ khả năng nuôi dưỡng người dân của nó. Cũng như Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, học sinh ở nhiều trường học tại Lào Cai đều “hội đủ tiêu chuẩn” để được sự yểm trợ của Chương Trình Bữa Cơm Có Thịt.

Hãy nghe chính thiện nguyện viên của chương trình nhân đạo này nói về thực trạng của tỉnh lỵ này.

- Ông Bình Nguyên:
Ở nơi ấy, cho đến giờ vẫn còn hàng vạn những em nhỏ vẫn còn ăn cơm độn ngô và sắn. Hành trình đi tìm con chữ của các em sao nhọc nhằn quá, nhất là vào những ngày mùa đông giá rét của phương Bắc vô cùng khắc nghiệt. Thật xót xa khi nhiều người dân, các em nhỏ Việt Nam miền núi lại vẫn đang thiếu những bữa cơm có thịt cá đầy đủ chất dinh dưỡng, những cái áo ấm và tấm chăn ấm.

Đất nước nhìn từ dưới hố Lao%20cai%202
Bữa ăn của một học sinh trường Dền Thàng, Lào Cai. Ảnh: Dân Trí

- Bà Phạm Ánh Ngọc:
Các em tại trường tiểu học Pà Chéo phần lớn đều đi chân đất và áo quần mỏng manh. Cả đoàn nhìn nhau không nói được gì, lặng lẽ quan sát. Có một điều là không phải đứa trẻ nào cũng ăn hết phần thức ăn được phát. Từ đầu bữa đến cuối, nó ăn một chút thức ăn thôi, còn lại, nó để dành một góc cặp lồng.

Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc, cô giáo trầm ngâm nói, nó để dành mang về nhà ăn bữa tối. Ở đây có những nhà có khi hàng mấy tháng trời không có được ăn chút thịt nào. Từ ngày được ăn bữa cơm có thịt, học sinh đi học đầy đủ hẳn. Có những đứa thường xuyên như thế, ở lớp nó không ăn tý thức ăn nào, bảo để dành mang về nhà cho mẹ, cho em. Tôi thấy tim mình thắt lại, cổ họng ứ nghẹn, sống mũi cay cay, tôi chạy ào ra ngoài, lau vội giọt nước mà có lẽ là lẫn cả mưa.

Đất nước nhìn từ dưới hố Lao%20cai%203
Trẻ con ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Phạm Ánh Ngọc

Tôi không tin rằng những cô cậu học sinh chịu nhịn phần thịt trong bữa ăn của mình “để dành mang về nhà cho mẹ, cho em” – sau khi tan trường – lại có thể trở thành những đứa bé trộm cắp (bù long) nếu không có sự đồng tình của bố mẹ, và sự “khuyến khích” của những người mua bán vật dụng phế thải.

Tôi cũng không tin rằng giải pháp mà VEC đề xuất (“phối hợp chặt chẽ với địa phương và trường học trên địa bàn tuyên truyền học sinh tham gia bảo vệ tài sản đường cao tốc”) sẽ mang lại kết quả mong muốn. Vấn đề e không giản dị như thế, và nó đã được nhà văn Phạm Xuân Đài đề cập đến tự lâu rồi:

Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.

Thế xã hội đã “đối xử” ra sao khiến cho người dân Lào Cai hôm nay (rồi) cũng đã trở thành “thô bạo” y như người Hà Nội vậy?

Xin đọc qua đôi dòng tin mới đây của báo Lao Động, số ra ngày  24 tháng 4 năm 2015:

“Vụ án Vinashin được xem là trọng án kinh tế, số tiền thất thoát rất lớn, riêng tiền thi hành án lên đến 1.200 tỉ đồng. Nhưng cay đắng thay, đến nay mới thi hành án được khoảng mấy chục tỉ đồng.
Mấy chục tỉ đồng của 1.200 tỉ đồng quả là quá nhỏ, nhỏ đến mức không đáng kể. Mặc dù phiên tòa kết thúc vào năm 2012, nhưng tiền tham nhũng thất thoát vẫn chưa gom về lại cho khổ chủ là Nhà nước. Biết đến bao giờ mới thu đủ 1.200 tỉ đồng đây!

Vụ án Vinashin tuy ồn ào, dữ dội ban đầu, nhưng sẽ không mấy ai còn nhớ đến số tiền phải thu lại là bao nhiêu, nhà nước có thu được không. Rốt cuộc, hàng nghìn tỉ đồng tham nhũng coi như mất gần hết. Những kẻ tham nhũng giấu hết tiền bạc của cải cho vợ con và cho mình, chờ ngày ra tù để hưởng.

Vụ Vinashin chỉ là một trong nhiều vụ án tham nhũng được phanh phui và xử lý theo pháp luật. Các vụ án khác cũng có chung tình trạng, đó là không thu hồi được tiền tham nhũng. Tòa tuyên phạt ông Phạm Thanh Bình bồi thường 500 tỉ đồng, nhưng ông không nộp một đồng thì quả là chuyện hài hước.”

Chuyện “hài ước” hơn nữa là Nhà Nước có khả năng tận thu của cải, khiến cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh trắng tay, qua bao đợt “đánh tư sản mại bản” (vô cùng tàn khốc) nhưng lại hoàn toàn bất lực trong việc thu hồi mấy tỉ Mỹ Kim thất thoát – dù số tiền này vẫn nằm trong tay của gia đình những phạm nhân (đang) ở trong tù.
Khi qúi quan phụ mẫu chi dân đồng lòng, và toa rập, biến những con tầu trị giá hàng chục triệu Mỹ Kim thành sắt vụn thì trách chi chuyện người dân Lào Cai gỡ (gạc) mấy con bù long đem bán làm đồng nát.

Hoạt cảnh này đã được ông Hà Sĩ Phu hình dung ra từ hơn một phần tư thế kỷ rồi: “Thấy cái ‘ông dẫn đường’ cầm doi kia tớp được cái đùi gà thì chúng tôi cũng phải lẳng lặng nhặt cho vợ con mình con tép riu, chứ ngu gì mà chịu chết đói?” Chỉ có điều là vị sĩ phu (của đất Hà Thành) đã không tưởng tượng “nổi” là mấy ông dẫn đường “tớp” toàn tiền tỉ, chứ đâu có phải mấy cái đùi gà?

Từ già đến trẻ, từ lớn tới bé, từ miền xuôi lên miền ngược – tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân – mọi người đều sẵn sàng “thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao.”

Đây phải chăng là thành quả (hay hệ quả) sau ba phần tư thế kỷ xây dựng XHCN ở Việt Nam?

Đất nước nhìn từ dưới hố QHACMV_003
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeWed Jun 24, 2015 7:40 pm


Khóc cho trận bóng, khóc cho đàn trâu


Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-22

Đất nước nhìn từ dưới hố 268593cc-558d-4221-912a-70254c31ae30
Khóc cho bóng đá - Ai khóc cho ngư dân?

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh mô tả tuần lễ vừa qua là một tuần lễ đầy nước mắt:
Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Đó là đoạn mở đầu của bài viết mang tựa đề Tuần lễ nước mắt. Người nhạc sĩ thấy rằng nhiều thanh thiếu niên Việt nam đã khóc ngất khi đội tuyển bóng đá quốc gia thua trận, những giọt nước mắt tuôn trào trên khắp màn ảnh truyền hình.

Tuấn Khanh viết tiếp:
Những giọt nước mắt đó cuốn trôi và làm chìm lấp cả những điều hệ trọng khác mà người Việt cần rơi nước mắt lúc này.

Những điều hệ trọng ấy chính lại là những giọt nước mắt khác. Đó là những giọt nước mắt âm thầm hơn của những gia đình có người thân chết vì trận giông ngày chủ nhật, hay bi thảm hơn là chết ngoài biển Đông khi tàu đánh cá bị tàu Trung quốc đâm nát.

Cũng nói về những giọt nước mắt của người Việt trong tuần qua, blogger Song Chi viết rằng những thông tin như Tuấn Khanh đề cập, người chết vị giông bão hay người chết vì tàu Trung quốc đang dần dần trở thành những con bệnh bị lờn thuốc, mà công chúng Việt nam nói chung, hay giới trẻ Việt nam nói riêng không khóc về nó nữa:

Những thông tin đó giờ đã được đăng đều, công khai hơn, nhưng có bao nhiêu phần trăm người VN chú ý đến? Hay nước mắt của người trẻ VN còn dành để đổ xuống như mưa cho một nhóm nhạc K-Pop thần tượng, cho một lần thua trận bóng đá SEA Games như bài viết chua xót trên báo Thanh Niên “Khóc cho bóng đá, ai khóc cho ngư dân?”.

Đó cũng là những chuyện mà blogger Cánh Cò đề cập trong bài Văn Miếu chỉ là chuyện nhỏ. Theo tác giả thì câu chuyện tiêu tốn tiền tỉ ở Vĩnh Phúc để thờ ông thầy thích làm quan (từ dùng của blogger Bảo Thư) người Trung quốc không đáng được giới trẻ quan tâm. Cái họ quan tâm là những chuyện vui của bóng đá, hay của những thần tượng K-pop như Song Chi đã nhắc. Cái khóc lóc của họ, cũng chính là những trận cười hồn nhiên đến vô tâm của họ. Cánh Cò viết rằng:

Đất nước nhìn từ dưới hố Image
Ai khóc cho ngư dân?

Những người trẻ cả cười hôm nay rồi sẽ khóc cho tới giọt nước mắt cuối cùng để trả giá cho sự vô tâm của mình. Người trẻ rồi sẽ già và đến lúc ấy họ sẽ quay lại lên án quá khứ vì đã để mất đất nước vào tay ngoại bang nhưng họ quên rằng trong cái quá khư ấy có sự góp phần của họ. Góp bằng tiếng cười thay cho tiếng uất khí núi sông. Tiếng cười hả hê ấy sẽ nhanh lắm biến thành nước nước mắt.

Đây không phải là lần đầu tiên việc giới trẻ Việt nam chỉ quan tâm đến giải trí và không màng đến chính trị được nói đến. Khi đi tìm nguyên nhân của hiện tượng này Giáo sư Nguyễn văn Tuấn thấy rằng nó nằm trong hệ thống xã hội chính trị do đảng cộng sản điều khiển hiện nay. Một mặt đảng cộng sản công khai tuyên bố rằng người Tàu (từ của Giáo sư Tuấn) là bạn, mặt khác các phương tiện thông tin truyền thông, cũng do đảng chi phối hoàn toàn, liên tục phát ra những chương trình vui chơi giải trí đủ loại. Giáo sư Tuấn kết luận rằng đó là một sự ru ngủ có hệ thống.

Khóc cho đàn trâu

Tuần lễ vừa qua cũng là tuần làm việc của Quốc hội. Dẫu còn lời ra tiếng vào về hoạt động nghị trường, nhưng giới quan sát cũng nhận thấy rằng tiếng nói của Quốc hội đã có trọng lượng hơn. Tác giả Tô Văn Trường nhận xét:

Cái cảm giác Quốc hội là “hình nộm” dần dần được (hay là "bị") thay thế bằng tiếng nói tuy yếu ớt của dân, tiếng nói đó đang to dần lên, ngoài ý muốn của phù thủy đã gieo âm binh, và đạo quân giấy đó đang trở thành có hồn, có ý nguyện mà không phải lúc nào cũng phù hợp với người sinh ra nó. Hay nói một cách khác, phương tiện được tạo ra đang trở thành một vật có trọng lượng không phải vứt bỏ dễ dàng được... như  xưa kia.

Nhận xét của ông Trường là muốn nói đến mối quan hệ giữa đảng độc nhất cầm quyền tại Việt nam và cơ quan được coi là đại diện của dân là Quốc hội. Mối quan hệ lúc nào cũng được cho là mang tính đảng nhiều hơn tính dân.

Nhưng đồng thời ông Trường cũng nhận xét rằng những bế tắc của xã hội Việt nam hiện nay, từ kinh tế cho đến đời sống tinh thần, phải được đảng cộng sản chịu trách nhiệm vì chính đảng chứ không ai khác thống trị toàn diện đời sống chính trị và xã hội Việt nam từ mấy mươi năm nay.


Sự thống trị ấy, theo blogger Nguyễn Đình Bổn chính là một trở ngại cho việc chống tham nhũng được chính đảng cộng sản lên tiếng từ bấy lâu nay. Ông viết rằng Chỉ có 1 đảng chính trị thì chống tham nhũng chỉ là giấc mơ.

Câu chuyện chống tham nhũng được đề cập trong bài của ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó ban tuyên giáo trung ương. Theo ông thì nguyên do của quốc nạn tham nhũng chính là sự hình thành các nhóm lợi ích trong xã hội Việt nam hiện nay. Bài báo của ông Hoàng về các nhóm lợi ích được không những báo chí chính thống mà cả những trang blog bàn tán suốt hai tuần lễ qua.

Tác giả Trần Minh Khôi, nhân bài báo của ông Hoàng viết rằng cách đây ba năm ông từng hy vọng rằng trong nội bộ đảng cộng sản sẽ có một lực lượng cải tổ mạnh sẽ xóa bỏ được cái mà ông Khôi gọi là hiện tượng thân tộc hóa trong đời sống chính trị xã hội Việt nam. Nhưng nay ông thấy rằng đảng chưa có những người như thế.

Ý tưởng về thân tộc hóa cũng là ý mà Trần Minh Khôi nhắc đến khi so sánh hai sự kiện: Một ở nước Anh cách đây 800 năm, khi những quí tộc địa phương cùng nhau ký Đại hiến chương Magna Carta giới hạn quyền lực của vua Anh. Sự kiện thứ hai diễn ra cùng thời điểm đó ở Vương quốc Đại Việt, khi vua nhà Trần tập hợp các bô lão trong hội ghị Diên Hồng. Trần Minh Khôi cho rằng Diên Hồng không phải là một biểu hiện dân chủ như nhiều người bàn đến. Mà ngược lại sau hội nghị Diên Hồng, nước Việt nam bước vào con đường tập trung quyền lực ngược hẳn với nước Anh.

Và một điều nữa là từ tám trăm năm nay xã hội Việt nam thực chất vẫn nằm trong khuôn phép của một chế độ phong kiến tập quyền. Theo Trần Minh Khôi, công cuộc dân chủ hóa Việt nam hiện nay trên thực tế cũng là để đạt được sự phân quyền, chống lại quá trình thân tộc hóa, hay là những nhóm lợi ích theo cách gọi của ông Vũ Ngọc Hoàng.

Câu chuyện cải cách Việt nam trong tuần qua lại được ông Nguyễn Thiện Nhân Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc góp lời bằng cách lên tiếng đề nghị các trí thức trong và ngoài nước góp ý với nhà nước Việt nam.


Giáo sư Nguyễn Đình Cống viết trên trang Bauxite Việt nam rằng:
   Nếu ông Nhân chấp nhận điều kiện, như trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII ĐCSVN là vẫn kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin (CNML), vẫn theo con đường XHCN  thì tôi tin chắc rằng sẽ không tìm được lời giải đúng, nếu có ai đưa ra lời giải thì chắc đó chỉ là kết quả của một sự ngụy biện nhằm đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin mà thôi, chứ không thể nào biến thành hiện thực được.

Giáo sư Cống viết tiếp là nếu đảng cộng sản thực tâm nghe những lời góp ý thì trước khi tổ chức đại hội đảng toàn quốc vào năm tới, đảng nên mở một cuộc đối thoại với giới trí thức trong và ngoài nước. Ông cho rằng nếu đảng thực tâm thì không có gì phải sợ hãi những cuộc tranh luận cả.

Không rõ là đảng cộng sản có nghe ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đình Cống hay không, nhưng có một điều chắc chắn là những người được xem là đại diện cho khuynh hướng duy trì chủ nghĩa Mác Lê tại Việt nam cũng lên tiếng. Đó là bài báo mang quan điểm cứng rắn của ông Lê Xuân Tùng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị. Ông Tùng viết rằng nước Việt nam vẫn phải là một quốc gia có nền kinh tế do nhà nước điều khiển là chính, chứ không nên đi chệch hướng.

Điều ông Tùng viết là trái lại với những ý kiến cải tổ kinh tế Việt nam gần đây, mà đại diện là bài báo trên tờ Kinh tế Sài gòn của một nhóm chuyên gia Việt nam và nước ngoài, trong đó có lời kêu gọi công nhận xã hội dân sự.

Blogger Người Buôn Gió cho rằng chính những người trong lĩnh vực lý thuyết Mác lê là những người chống lại với cải cách kinh tế nhiều nhất. Người Buôn Gió đưa ra một sự so sánh trào lộng mà chúng tôi xin mượn lời để kết thúc mục điểm blog tuần này:

Cuộc cách mạng hiện đại hoá nông nghiệp không có vai trò của con trâu. Cuộc cổ phần hoá, tư nhân hoá  hay kinh tế thị trường đương nhiên chả còn chỗ những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeMon Jul 27, 2015 6:54 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố L1230548-fileminimizer

Những Tín Hiệu Gửi Từ Kon Tum


Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien


Đất nước nhìn từ dưới hố Kin%20tum%201_0

Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc.
Lý Hồng Xuân

Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, “đường tình duyên” của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược.

Kon Tum tựa một cô gái không mặn mà nhan sắc. Thiên hạ chỉ biết đến có mỗi em Pleiku má đỏ môi hồng (thôi) theo như cách tán tụng của Phạm Duy, qua thơ của Vũ Hữu Định:

Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
...
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Nên em hiền như mây chiều trong

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên

Pleiku còn được cả nước “nhớ mãi” qua hai câu thơ của Bút Tre:

Anh đi công tác Pờ-lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra

Kon Tum không có cái duyên tương tự với thơ văn nên dù phố núi cũng cao, phố xá cũng gần (và chắc chắn cũng có vô số những mái tóc rất mềm) nhưng vì thiếu bước chân của thi nhân nên ... chả khiến ai nhớ thương, hay bâng khuâng gì ráo trọi.

Có người mới chỉ nghe tên địa danh Kon Tum (lần đầu) qua “Bài Giảng Mùa Chay” của linh mục Nguyễn Văn Đông, tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, vào ngày 4 tháng 3 năm 2001:

“Tôi xin tự hào khoe rằng, xứ tôi phụ trách cái gì cũng nhất, lớn nhất, có người dân tộc đông nhất, có nhiều đồng bào từ khắp mọi miền về nhiều nhất, có nhiều rừng núi nhất và nghèo nhất.”

Đất nước nhìn từ dưới hố Kon%20tum%202
Người cùi ở Kontum. Ảnh: Kontum Missionary and Friendship

Không chỉ là nơi “nghèo nhất,” Kon Tum còn là nơi bệnh nhân phong cùi đông nhất – và bị quên lãng một cách tệ hại nhất, giữa núi rừng heo hút – vẫn theo như lời của linh mục Nguyễn Văn Đông:

"Có lần, anh chị em có biết là tôi lội bộ 12 cây số để vào thăm một buôn người dân tộc, họ có tục lệ là đối với người bị phong cùi, làng sẽ cất nhà riêng trong rừng cho ở, không cho ở chung. Mà đồng bào nghèo quá, khổ quá, nên ngay cái nhà họ ở đã không ra cái gì, giờ thì lại cất nhà cho người cùi ở, thật là không gọi là nhà, phải gọi là ổ mới đúng, chỉ một mùa mưa đã nát. Mỗi lần đến thăm họ, tôi phải cúi đầu lom khom mới vào ‘nhà’ họ được. Thấy tôi đến họ mừng lắm anh chị em à. Họ cứ nhìn tôi họ cười, họ nói Bab đến thăm con là quý lắm, mừng lắm. Họ cười mà tôi khóc anh chị em ơi."

Kon Tum còn khiến cho thiên hạ ứa nước mắt, hay “sửng sốt” (theo như nguyên văn cách dùng chữ của phóng viên VnExpress) vì cách qua sông của cư dân ở địa phương này:

“Nhớ lại, hồi tháng 5 năm 2010, chúng ta cũng từng sửng sốt khi báo chí đăng tải hình ảnh những người dân ở một làng không tên tại Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vượt sông Pô Kô bằng cách… đu dây.”

Đất nước nhìn từ dưới hố Kon%20tum%204
Đưa con đến trường. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đất nước nhìn từ dưới hố Kon%20tum%205
Học sinh vượt sông Pô Kô. Ảnh: Tuổi Trẻ

Và mới đây, Kon Tum vừa “bị” tất cả các cơ quan truyền thông trong nước nhắc đến với rất nhiều ... phẫn nộ:

- “Bắt Ba Đối Tượng Ném Đá Xe Khách” – Báo Nhân Dân 2/7/2015

- “Sẽ Khởi Tố Các Đối Tượng Ném Đá Vào Xe Khách Ở Kon Tum” –  Báo Tiền Phong 3/07/2015.

- “Phó Thủ Tướng Yêu Cầu Xử Nghiêm Những Vụ Ném Đá Xe Khách” – Báo Pháp Luật 3/07/2015.

- “Kon Tum: Kiên Quyết Làm Rõ Vụ Việc Và Xử Lý Nghiêm Các Đối Tượng Có Hành Vi Ném Đá Vào Xe Ôtô Khách”  – Tin Tây Nguyên 04/07/2015.

Riêng báo Giao Thông, tiếng nói của BGTVT, còn có bản tin (“Công An Mật Phục Bắt Gọn 5 Đối Tượng Chuyên Ném Đá Xe Khách”) đọc cứ như là chuyện phim trinh thám vậy:

Công an huyện Đăk Glei đã chỉ đạo, bố trí lực lượng mật phục, xác minh các đối tượng khả nghi. Qua đó, Công an huyện Đăk Glei đã xác định được 5 đối tượng là A Huấn (SN:2001), A Dũng (SN 2000), A Tùng (SN 2001), A Mười (SN 1999), A Khê (SN 2002) đều trú tại thôn Brông Mỹ, xã Đăk Môn khả nghi nhất. Qua đấu tranh, 5 đối tượng này đã khai nhận hành vi ném đá vào xe khách rạng sáng 1/6 sau khi đã uống rượu.

Đất nước nhìn từ dưới hố Kon%20tum%206
Ảnh: Báo Lao Động

Tôi xem tên tuổi, và hình ảnh sáu “đối tượng” mà lực lượng công an Kon Tum đã “bố trí lực lượng mật phục” để “bắt gọn” mà không nén được một tiếng ... thở dài! Tất cả đều là những trẻ em bản địa, và trông hoàn toàn không có vẻ gì dính dáng đến rượu chè cả. Vóc dáng còi cọc của các em cũng khiến tôi ta chợt nhớ ra rằng Kon Tum là một trong 16 địa phương đã nộp đơn xin chính quyền trung ương cung cấp gạo cứu đói hồi đầu năm nay, năm 2015.

Thống kê (năm 2012) của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kon Tum cho biết:

Toàn tỉnh  có 183.148 trẻ em trong độ tuổi từ 0-16 tuổi, chiếm 39,7% tổng dân số; trong đó khoảng 25.643 em có hoàn cảnh đặc biệt (2.037 em khuyết tật, tàn tật; 2.169 em mồ côi không nơi nương tựa; 1.147 em bị tai nạn thương tích; hàng trăm em bị dị tật bẩm sinh hoặc bị bệnh hiểm nghèo...). Ngoài ra còn có trên 80.000 em sống trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo... cần được quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt.

Thảo nào mà ở Kon Tum tệ đoan xã hội và trộm cắp ... như rươi – theo như tổng kết tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong phiên họp (vào ngày 3 tháng 7 năm 2015) vừa rồi của ngành công an:

Qua 15 ngày đã phát hiện 22 vụ phạm pháp, trong đó giết người 02 vụ, cố ý gây thương tích 03 vụ, trộm cắp tài sản 11 vụ, cưỡng đoạt tài sản 01 vụ, trộm cắp + cưỡng đoạt tài sản 01, vận chuyển lâm sản trái phép 01 vụ, mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy 03 vụ,… Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp đã khởi tố 26 vụ – 34 bị can, hoàn thành hồ sơ chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 10 vụ – 20 bị can. Qua công tác bắt giam giữ, các lực lượng nghiệp vụ đã bắt 16 đối tượng (trong đó bắt tạm giam 10, bắt quả tang 05, bắt khẩn cấp 01), bắt và vận động đầu thú 07 đối tượng có Quyết định truy nã.

Đất nước nhìn từ dưới hố Kon%20tum%208
Nhà Rông Kon Tum năm 1898. Nguồn Ảnh: kontumquetoi

Kon Tum (nói riêng) hay Tây Nguyên (nói chung) không băng rã và tan nát qua đêm. Cũng không phải trong một sớm một chiều mà mảnh đất này (bỗng dưng) biến thành một nơi “lý tưởng” cho tội phạm sát nhân, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, vận chuyển lâm sản trái phép, hay mua bán tàng trữ chất ma túy ... Nhà văn Nguyên Ngọc đã lên tiếng cảnh báo về những bất ổn trong cách “phát triển” của Tây Nguyên tự lâu rồi:

          1. Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn... Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn...

          2. Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiểm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá. Như đã thấy ở trên, quyền sở hữu này chính là nền tảng vật chất, kinh tế của làng ; bị bứng mất đi nền tảng này, làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên, tất yếu tan vỡ...

          3. Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Cho đến nay, trừ một vài vùng nhỏ như một ít khu vực quanh núi Ngok Linh, vùng Komplong..., có thể nói về cơ bản rừng Tây Nguyên đã bị phá sạch, hậu quả về nhiều mặt không thể lường.

          4. Người bản địa bị mất đất. Việc mất đất, không phải trong một xã hội bình thường mà là từ tay người dân tộc bản địa sang tay người nơi khác đến là người Việt, đã khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp của sự mất ổn định nghiêm trọng đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên.

          5. Văn hoá Tây Nguyên bị mai một. Việc mất rừng, tan vỡ của làng, cơ cấu dân cư bị đảo lộn lớn và đột ngột, người bản địa bị mất đất và mất gốc rễ trở thành lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình... tất yếu đưa đến đổ vỡ về văn hoá.

Đất nước nhìn từ dưới hố Nha%20tho_1
Nhà Thờ Gỗ Kon Tum năm 1967. Nguồn Ảnh: kontumquetoi

Tuy thế, trong phiên họp của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Kon Tum (kỳ họp lần thứ 10, khóa X, nhiệm kỳ 2011-2016, tổ chức vào hai ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2015) không một giới chức nào lên tiếng về chuyện thiếu đói, tệ trạng xã hội, và những mất mát cùng thua thiệt của sắc dân bản địa tại đây. Chỉ có mỗi “Vấn Đề Ném Đá Xe Khách Làm ‘Nóng’ Kỳ Họp HĐND Tỉnh Kon Tum” mà thôi – theo như cách đưa tin của Thông Tấn Xã Việt Nam:

Tại kỳ họp này, vấn đề ném đá xe khách được nhiều đại biểu quan tâm vì trong 2 tháng qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ ném đá lên các phương tiện giao thông ở 4 huyện, thành phố trong tỉnh gồm Đăk Glei, Đăk Tô, Đăk Hà và thành phố Kon Tum.

Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh đều khẳng định việc ném đá trên là hành vi nguy hiểm cần được ngăn chặn. Các vụ ném đá đã gây tâm lý bất an đối với lái xe và hành khách đi trên xe, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn...

Truyền thông, báo chí nhà nước, cũng như  Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh đều đồng tình làm ngơ trước những vấn nạn đau lòng của Kon Tum. Từ trung ương, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc  cũng chỉ “yêu cầu phải xử lý nghiêm những vụ ném đá xe khách” chứ không bận tâm đến bất cứ chuyện gì khác nữa.

Sự vô tâm này chỉ mang lại cho mọi người sự an lòng nhất thời và giả tạo. Rồi ra, tất cả chúng ta – Kinh cũng như Thượng – sẽ phải trả giá rất không rẻ vì thái độ “giả ngây” này.

Đã có những biến động lớn ở Tây Nguyên vào năm 2001, 2004, và ở Mường Nhé năm 2011. Sẽ còn nhiều biến động khác nữa, trong tương lai gần, khi những tín hiệu gửi đi (bằng đá) từ những vùng đất này không được “giải mã” một cách nghiêm trang, và đứng đắn.

Ngày 9 tháng 7 vừa qua, báo Giáo Dục lại vừa loan tin nóng: “Trung Quốc Rót Tiền Cho Campuchia Làm Đường Đến Biên Giới Giáp Việt Nam.” Khi bị gạt ra bên rìa cuộc sống, và “buộc phải lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình” thì người ta không chỉ cầm đá mà còn sẵn sàng cầm súng, nếu có. Và vũ khí – từ nước lạ, nay mai – rất có thể sẽ được tuồn vào Tây Nguyên, theo biên giới phía Tây.

“Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc.” (Lý Hồng Xuân. Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn. Văn Nghệ: California 2000,177).

Bằng cách này hay cách khác, chắc chắn, “Bọn bành trướng Bắc Kinh” cũng sẽ tìm cách “tràn sang” lần nữa. Dù vậy, “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại càng “sai lầm” tệ hại hơn!
   
tuongnangtien's blog

Đất nước nhìn từ dưới hố Ok-Com%20co%20thit
   
Đất nước nhìn từ dưới hố 1351997632-vung-cao-4

Đất nước nhìn từ dưới hố 6107d97d-6cdf-4035-9803-8c3d7dade6b2
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Aug 08, 2015 8:45 am

Đất nước nhìn từ dưới hố Phaobong-tretho-danlambao
 

Nhân tình thế thái đảo điên

Đất nước nhìn từ dưới hố Thoaihoa5ac-danlambao


Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Đất nước thân yêu của chúng ta, từ khi mang tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” lại đầy rẫy những bất công, kẻ bán nước là nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại có quyền bắt người yêu nước giam vào tù, như trường hợp các tù nhân lương tâm: Cha Lý, Tạ Phong Tần, Lê Công Định, Bùi Thị Minh Hằng, Đinh Nguyên Kha... Gần đây xôn xao về việc lập tượng đài Hồ Chí Minh (HCM) 1.400 tỷ (khoảng 65 triệu Mỹ kim) tại tỉnh Sơn La, trong khi đồng bào đã/đang nghèo khó!

Báo Tuổi Trẻ online đã đăng tin: “Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao ‘đựng’ cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối”. Suối này thuộc bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, vì sao không bỏ ra 1/10 số tiền làm tượng đài để làm cầu cho dân chúng?!

Một hoàn cảnh thương tâm khác theo Baomoi.com đưa tin: Câu chuyện cô bé Phạm Thị Nhung quá đói bụng ngã xuống kênh tử vong khiến nhiều người xót xa. Bản tin viết: “Mấy ngày qua, vùng đất Vũ Quang - huyện xa nhất về phía Tây của Hà Tĩnh thắt lòng khi nghe câu chuyện về cái chết đáng thương của em Phạm Thị Nhung (Học sinh lớp 3A, tiểu học Đức Bồng, Vũ Quang). Nếu em qua đời vì bạo bệnh sẽ là một chuyện khác nhưng khi biết chuyện cô học sinh này vì quá đói bụng, bị choáng váng nên ngã xuống kênh rồi tử vong càng khiến cho nhiều người không kìm được nước mắt”.

Than ôi, làm tượng đài cho kẻ không rõ lai lịch, còn bán nước hại dân Việt Nam, nếu đàn em của ông Hồ còn nghĩ đến chúa đảng của mình là ông HCM thì hãy đem số tiền làm tượng đài cứu giúp dân nghèo để tạo nghiệp lành cho ông Hồ, để tiêu trừ bớt tội lỗi và mong ông HCM được sớm đầu thai kiếp khác?! Cảnh sống của “Xã hội Chủ nghĩa” là thế đấy, tiền thuế của dân không đem giúp dân nghèo lại xây tượng tượng đài Hồ Chí Minh tới 65 triệu Mỹ kim một cách quá hoang phí! Đúng là “Nhân tình thế thái đảo điên” thật rồi!!!

Các nhân vật trong đảng CSVN sao giống các nhân vật bán nước hại dân trong Sử Việt, xin kể vài nhân vật điển hình:

- Mạc Đăng Dung làm nghề chài lưới, có sức mạnh, thi đô vật được trúng đô lực sĩ, nên được vua Lê cho cầm dù che lọng theo hầu. Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung nắm hết quyền bính, phế vua Lê Cung Hoàng, bắt vua Lê viết chiếu nhường ngôi. Đầu năm 1541, biết nhà Minh lăm le xâm lăng nước ta, lấy cớ phạt tội họ Mạc soán ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung tự trói mình trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhã nạp dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh. Sau đấy, Mạc Đăng Dung tự thấy nhục nhã về việc cúi mình dâng đất tại Nam Quan (Lạng Sơn), nên về nhà ngẫm nghĩ hối hận rồi lâm bệnh chết cùng năm (1541). Sử gia Trần Trọng Kim, đã lên án Mạc Đăng Dung: “Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần, trói mình, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch, để cầu lấy cái phú quý cho một thân và cho một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ.”

Thật đau lòng khi da thịt của tổ quốc bị chia lìa:

Sáu động dâng Tàu, oan uổng quá!
Một tên phản quốc, xấu xa rồi!
Khom lưng, quỳ gối, đồ hèn hạ?!
Bán nước cầu vinh, nhục hẳn hoi?!

- Lê Chiêu Thống mang tiếng là kẻ bán nước nhưng Lê Chiêu Thống chưa dâng một tấc đất của Việt Nam cho “Kẻ thù truyền kiếp”. Lê Chiêu Thống còn biết ăn năn việc lỡ lầm rước voi về giày mả tổ, nên rầu rĩ mà bị bệnh mất ngày 16-10-1793 tại Yên Kinh (Tàu), hưởng dương 28 tuổi. Dù vậy, tiếng xấu vẫn lưu truyền muôn thuở:

Gìn giữ ngai vàng, mời mọc rắn
Lo lường nghiệp đế, lỡ lầm voi
Yên Kinh đất khách, lao đao mạng
Bán nước cầu vinh, nhục nhã thôi!

Thế mà chưa sáng mắt, Chủ tịch nước tại miền Bắc Việt Nam là Hồ Chí Minh đã đồng lõa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958, gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai nước Tàu, dâng hiến biển Đông cả Hoàng Sa-Trường Sa, dù rằng Hoàng Sa-Trường Sa khi đấy là của VNCH (miền Nam), nhà cầm quyền Hà Nội chỉ có quyền cắt đất cắt biển dâng cho giặc cũng chỉ từ vĩ tuyến 17 trở ra mà thôi; nói cách khác công hàm này không có giá trị bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng Tàu cộng lại vịn vào đấy, đã tuyên bố ngược ngạo rằng: “Công nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, nhưng công hàm của Phạm Văn Đồng đã đồng ý là Hoàng Sa-Trường Sa là của nước Tàu”. Mời bạn đọc xem video clip bằng tiếng Việt của đài phát thanh Tàu Cộng, nói về Hoàng Sa và Trường Sa:




Đảng CSVN “Noi gương bán nước của Hồ Chí Minh” đã tiếp tục bán nước: Ngày 30-12-1999, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông lãnh thổ Việt Nam. Ngày 25-12-2000, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 11.000 km vuông vùng vịnh Bắc Việt. Ngày 1-11-2007, thủ tướng CSVN là Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167, cho Tàu cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, với hàng ngàn người Tàu đến ở địa bàn này, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng của nước ta?!

Riêng Lê Chiêu Thống và Mạc Đăng Dung, sau khi quỵ lụy giặc Tàu thì biết ăn năn hối lỗi, biết nhục nhã bán nước cầu vinh, hối hận lâm bệnh mà chết. Còn HCM và đồ đảng CSVN vẫn tiếp tục “mãi quốc cầu vinh” là tại sao???!

Vào thứ ba ngày 04-08-2015, trong Website của Nguyễn Tấn Dũng với đề mục: “Xây dựng thêm 14 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước”, trong đấy có các đoạn: “Trong khi đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đưa ra vừa lấy ý kiến góp ý cho dự thảo quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ”. Và “...từ nay đến năm 2030, hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được ưu tiên xây dựng tại các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc”. Thế mà, gần đây nhiều người hớn hở cho rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ không thân Tàu, hy vọng Việt Nam sẽ thay đổi tốt hơn!”. Hy vọng ấy e rằng mơ mộng chăng?! Vì Nguyễn Tấn Dũng vẫn ôm khư khư “Bác và đảng” để giữ quyền lực của mình?!

Nhân đây, dân tôi cũng xin thưa với các quan chức trong đảng CSVN, dù gì ông HCM đã từng là đảng trưởng (đại ca) của quí ngài, xin quí ngài giúp ông ta bằng cách:

1- Quí ngài đã đem di ảnh của HCM vào chùa hay nhà thờ để thờ cúng là thể hiện tấm lòng tôn kính đảng trưởng của mình, nhưng tấm di ảnh HCM để phía sau hay dưới chân bàn thờ Phật hay bàn thờ Chúa là điều tốt, vì biết đâu linh hồn HCM nghe kinh kệ lâu ngày sẽ ăn năn hối cải, mà từ đấy tội lỗi được tiêu trừ dần và hy vọng HCM sẽ được đi đầu thai kiếp khác?! Ngược lại, lưu ý các người đừng có lầm lẫn để di ảnh của HCM trước mặt hay ngang hàng với Đức Phật hay Đức Chúa, như vậy là hại HCM đấy, vì nghiệp chướng thêm chồng chất, tội ác của HCM không thể giảm được!

2- Ai đã mua vé thăm “lăng bác” thì thấy: “Thi hài ông HCM đặt trong hòm kính, qua lớp kính trong suốt, thi hài để nằm ngửa trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân vẫn bị mang đôi dép cao su”. Quí ngài biết không, tất cả các nước trên thế giới, chỉ có sở thú mới bán vé cho người ta vào xem thú vật, chứ người đã mất thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, dù người ấy là Hồ Quang là lính của giặc Tàu hay Hồ Tập Chương trá hình để thực hiện ý đồ Hán hóa, hay HCM là kẻ đã gây cho nhân dân Việt Nam chết chóc: Cuộc “Cải cách ruộng đất” là sai lầm có tới 71,66% tức là 123.266 người bị chụp mũ là địa chủ và phú nông đã bị đày đọa hay sát hại. Cuộc chiến “Quốc-Cộng” từ năm 1960 đến năm 1975 đã gây trên 4 triệu người Việt bị tử thương (Quân đội VNCH khoảng: 250.000 người, Bộ đội Bắc Việt khoảng: 1.100.000 người, thường dân khoảng: 3.000.000 người). Dù vậy, các ngài quan chức CSVN cũng không nên nhẫn tâm hành hạ xác người chết như vậy. Xin quí ngài sớm hồi tâm suy nghĩ lại cho thi hài HCM sớm được chôn cất như thường dân, đừng hành hạ xác ông ta trông tội nghiệp lắm!

3- Nói đến việc làm “Tượng đài HCM” dân tôi lại nhớ đến một chuyện xưa: Tương truyền vào thời Lý Thái Tổ, có một người tên Đặng Thị Anh theo Hồng Thiết giáo (tà giáo). Thời gian sau, Đặng thị là chức sắc của Hồng Thiết giáo. Đặng thị cho mở hội Vu Sơn, trai gái giao hoan tập thể cực kỳ đồi trụy. Đặng thị giao hợp với đệ tử của mình. Đặng Thị Anh thu nhiều đệ tử, trong đó có tên Nguyễn Quý Toàn. Sư mẫu Đặng thị và đệ tử Quý Toàn làm việc tồi bại. Sau đấy 2 người này bị một vị Đại hiệp giết chết và tạc tượng đá hình Đặng thị gọi là tượng Bà Banh để răn đời. Đến đời nhà Lê, Trạng Quỳnh đề một bài thơ lên tượng vì khinh bỉ bức tượng này, Trạng đã dùng chữ rất độc đáo (chú ý những chữ ở trong “dấu ngoặc” là nói lái):

“Khéo đứng” ru mà đứng mãi đây
Khen ai “đẽo đá” tạc nên mày?!
Trên cổ “đếm đeo” dăm chuỗi hạt
Dưới chân “đứng chéo” một đôi giầy

Cởi váy, phất cờ trêu ghẹo tiểu
Để đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa
Phô phang chi ở đám quân này?!

Mặc dù Đặng Thị Anh là kẻ tồi bại nhưng không hại dân tộc như HCM, giả sử Trạng Quỳnh gặp tượng HCM thì dân chúng sẽ được thưởng thức một bài thơ độc đáo hơn bài thơ đề tượng Bà Banh phải không các ngài?! Thế nên, mong các ngài cũng cần sáng suốt nhìn nhận sự thật về Lenin (1870-1924) từng là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Sau khi mất, tượng của Lenin đặt tại Quảng trường Tự do ở thành phố lớn Kharkiv, tượng Lenin đã bị dân chúng giật sập và đập phá với sự chứng kiến của đông đảo người xem. Các ngài biết đấy, Lenin là một trong các lý thuyết gia hàng đầu của chế độ Cộng sản là bậc thầy của ông Hồ, các ngài cũng thuộc hàng đệ tử cháu chắc của Lenin mà thôi. Dù vậy, khi dân chúng xét thấy chế độ Cộng sản độc ác, lỗi thời cần vứt vào sọt rác thì không thể để tượng kẻ ác nhìn thấy chướng mắt.

Đất nước nhìn từ dưới hố 140929114855_lenin_statue_640x360_ap_nocredit


Tượng Lenin giật sập rồi
Tượng Hồ cũng sẽ rã rời nay mai

4- Dân tôi cũng xin thưa riêng với các quan chức cao cấp trong đảng CSVN là những người được hô hoán là có bằng cấp cao là Cử nhân, Tiến sĩ, như: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng... Có lẽ các ngài từng nghe một cô gái ăn sương đã thổ lộ tâm tình thẳng thắn: “Thà bán trôn chứ không bán nước!”. Từ đấy, mong “các ngài là những người có bằng cấp cao” xin nghiền ngẫm câu nói của cô gái ăn sương, vì nước ta xui xẻo ở sát nước Tàu là quân cướp nước, chúng luôn luôn rình rập xâm chiếm nước ta và đồng hóa nhân dân ta... nếu tâm tư của các ngài không bằng một cô gái ăn sương thì quê hương của mình càng xui xẻo hơn?!!!

Trước cảnh “Nhân tình thế thái đảo điên”, người dân đen chúng tôi cũng xin thổ lộ tâm tư chân thật của mình về tượng đài ông Hồ vậy:

Ôi cảnh sống dân nghèo xơ xác!
Bởi bạo quyền độc ác tham lam
Tiếng kêu ai oán trời Nam!
Tượng đài hoang phí, chỉ làm khổ dân!

Hồ Quang kẻ buôn thần bán thánh
Lại đem thờ di ảnh chùa chiền
Phải chăng ao ước hồn thiêng?!
Nghe kinh sám hối, oan khiên giảm dần!

Kẻ hại nước, hại dân cùng tận
Xây tượng đài, càng hận càng khinh
Hồ Tập Chương, Hồ Chí Minh!
Tội đồ dân tộc, tội tình khó dung?!!!

Ngày 7-8-2015
Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com

Đất nước nhìn từ dưới hố Original
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSun Oct 18, 2015 11:15 am

Đất nước nhìn từ dưới hố 66612-congly-danlambao-2

 
Nhục án Sóc Trăng điều tra bằng “gái và tiền”


Tạ Ôn Đình (Danlambao) - Tiếp theo bài “Cháu vợ Bộ trưởng Trần Đại Quang làm lúng túng cả bộ máy Tư pháp Việt Nam” của tác giả Huỳnh Bá Hải trong đó có nêu bí mật làm cho cả hệ thống tư pháp bao gồm Viện kiểm sát Tối Cao và Tòa án Tối Cao lúng túng là vì để bảo vệ cháu vợ Trần Đại Quang –Bộ trưởng bộ Công an. Đây là “mảng chìm” ít người biết đến. Thực chất còn có “mảng nổi” mà tất cả người dân Sóc Trăng điều biết là đường dây chạy tội cho Nguyễn Hoàng Phú – nguyên Phó Thủ trưởng phòng PC45 và Điều tra viên Lâm Văn Kết câu kết làm khuynh đảo sự thật bằng “tiền và gái”.

Trước hết, để chạy tội cho mình, Nguyễn Hoàng Phú chỉ đạo Lâm Văn Kết đưa đón, chăm sóc các điều tra viên Viện Kiểm sát Tối Cao gồm: Võ Phúc Dương, Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hoàng Thiện, Phạm Thư vào mê hồn trận “gái và rượu” tại khách sạn Minh Phượng từ đó mặc tình Phú và Kết thao túng. Do nắm được “điểm yếu” của các ông cơ quan điều tra Tối cao nên Phú và Kết ung dung ngoài vòng pháp luật - dù 2 tên này là thủ phạm chính của vụ 7 thanh niên bị oan sai.

Biết rõ Võ Phúc Dương là người háo gái, Nguyễn Hoàng Phú tuyển cho Dương một em “hoa hậu miệt vườn” kiêm chủ quán karaoke có vị trí sầm uất ngay Thành phố Sóc Trăng, mỗi lần Dương vào “điều tra” đều được Phú và Kết hộ tống, lót tay rồi chiêu đãi “gái và rượu”. Để trả công thù tiếp Phú, Dương và nhóm Điều tra viên Công an tỉnh Sóc Trăng đồng sáng tác cho Phú một bệnh án ung thư giai đoạn cuối và tách việc phạm tội của Thượng tá Nguyễn Hoàng Phú thành một vụ án khác, ngỡ là vụ án độc lập nhưng đây là chiêu thức quen thuộc để từ từ chìm xuồng.

Tại phiên tòa từ ngày 01-07/10/2015 cho thấy Thẩm phán Thái Rết ngồi chủ tọa nằm hoàn toàn dưới sự điều khiển của Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao và Bí thư tỉnh ủy - Võ Minh Chiến - Đầu tháng 9/ 2015 Chiến được Công văn “mật” phải xử 3 con tốt thí Quân, Hưng, Kết trước ngày chuyển công tác, tránh tình trạng bí thư mới về làm cản trở kế hoạch của chúng.

Các phóng viên trong nước hết lời ca ngợi Thái Rết, nhưng ít ai biết Rết đang bị giám sát mọi nhất cử nhất động trong phiên Tòa đều có camera công khai hoặc bí mật báo về Tỉnh ủy và Viện Tối Cao. Trong 4 ngày xét xử đều có mặt tên thủ phạm Lâm Văn Kết - cháu vợ Bộ trưởng - nhưng được thẩm phán Rết báo vắng mặt?.

Còn tên Kiểm sát viên giữ quyền công tố - Nguyễn Việt Hùng đang ở thế việt vị nên đâm ra phải dùng lý luận cùn để đối đáp với các Luật sư mà tâm lý lúc nào cũng hoang mang lo sợ mong cho phiên Tòa nhanh chóng kết thúc.

Bài bào chữa của Luật sư Phương Văn Thêm dài 40 trang, trong đó phân tích chỉ rõ những sai sót, gian trá trong quá trình điều tra của Viện kiểm sát Tối Cao, như: bỏ lọt tội phạm, tẩy sửa hồ sơ, sai lệch hồ sơ... Đồng thời Ls Thêm đề nghị truy tố hàng loạt cán bộ có liên quan đã bỏ sót hàng loạt tội phạm với nhiều tội danh như tội giam giữ bắt người trái pháp luật, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, tội khai báo gian dối, tội ra quyết định trái pháp luật... Hậu quả là sau bài phát biểu, Luật sư Thêm phải nhanh chân tẩu thoát về Sài Gòn do thế lực ngầm đe dọa.

Một cán bộ đang công tác tại Phòng tham mưu Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết:

“Nguyễn Hoàng Quân, Triệu Tuấn Hưng, Phạm Văn Núi bị khởi tố do không biết chung chi”. Trong khi đó 25 cán bộ bị kỷ luật đều phải chung ít nhất là 50 triệu đồng- cao nhất là 600 triệu đồng, tùy theo chức vụ, cấp bậc. Mặc dù là cháu vợ Bộ trưởng nhưng với tội quá nặng nên Kết phải bán mấy lô đất tại Cù Lao Dung để xin xí xóa. Một sự ngã giá trắng trợn dưới sự chỉ đạo của tên trùm Tối cao Nguyễn Duy Dũng cuối cùng ba con tốt thí được đem ra làm vật tế thần. Kết quả bằng một bản án bỏ túi, một phiên Tòa hèn hạ nhất nền Tư pháp cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Đây cũng là bài học và cái giá phải trả của tên Thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân, tên Đại úy Triệu Tuấn Hưng.

Những ai đã từng theo và đang theo Cộng sản hãy cảnh giác bởi vì Cộng sản sẽ mang ra làm vật tế thần bất kỳ lúc nào để bảo vệ tội ác của con cháu nhà chúng.

Tóm tắt vụ án: Rạng sáng 06/7/2013 tại ấp Lâm Đề, xã Đại Ân II, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là ông Lý Văn Dũng hành nghề xe ôm.

Ngày 10/7/2013 Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng triệu tập Thạch Sô Phách, Trần Hol và Trần Cua cùng ngụ tại huyện Trần Đề. Phách khai có nhìn thấy Hol, Cua và Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc, Thạch Mươl đánh và đâm ông Dũng.

Ngày 13/7/2013 CSĐT triệu tập Đỡ và bạn gái là Nguyễn Thị Bé Diễm lên làm việc. Tại đây Diễm cũng khai nhận có chứng kiến Đỡ, Phách, Hol, Cua, Sóc và Mươl đánh đâm ông Dũng. Do đó, PC45 CA tỉnh Sóc Trăng ra quyết định khởi tố, bắt giam các thanh niên về tội “giết người”. Riêng Diễm bị bắt về tội “không tố giác tội phạm”.

Cuối tháng 11/2013 Lê Thị Mỹ Duyên và Phan Thị Kim Xuyến ra tự thú và khai nhận cả hai đã giết ông Dũng để cướp tài sản. Bảy thanh niên bị bắt oan được trả tự do và làm đơn tố cáo điều tra viêndùng nhục hình, ép nhận tội giết ông Dũng.

Từ đây cơ quan điều tra Viện kiểm sát Tối Cao khởi tố bắt giam Thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân, Đại úy Triệu Tuấn Hưng tội dùng nhục hình. Riêng Kiểm sát viên Phạm Văn Núi tại ngoại bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Thượng tá Nguyễn Hoàng Phú- Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra- người bị tố giác đánh Trần Hol tét đầu, bị bệnh hiểm nghèo, đang điều trị nên được tách ra để điều tra, xử lý sau.

Còn tiếp kỳ sau: Điểm báo vẹm nói về nhục án Sóc Trăng

Tạ Ôn Đình
danlambaovn.blogspot.com

Đất nước nhìn từ dưới hố HoChiMinh-BoChinhTri-Danlambao
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeTue Oct 20, 2015 7:51 am

Đất nước nhìn từ dưới hố Th

Ca ngợi giết đồng bào là 'phát triển nền văn hóa dân tộc'!?

“Giết… giết nữa… bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
(Thơ Tố Hữu)

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Tố Hữu là nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam, thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc, trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc”, đó là nhận định của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam tại hội thảo “Tố Hữu với văn hóa dân tộc”, được tổ chức ngày 16/10/2015 tại Hà Nội. (1)

Bài thơ này của Tố Hữu được đọc đi đọc lại trên các đài phát thanh và các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ cao trào Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu, thập niên 1950, mà nhiều cụ lớn tuổi ngày nay ở miền Bắc còn thuộc lòng. Nhưng vì ngày nay nhắc lại nó khủng khiếp, xấu hổ quá nên “đảng ta” xóa đi cái tên Tác Giả Tố Hữu.

Giết không một phút nghỉ, giết liền tay nhân dân đồng bào mình thì còn ai chăm sóc ruộng đồng cho lúa tốt?

Chỉ có giết thật nhiều (gần 200.000 xác người CCRĐ) lấy máu xương làm phân bón thì họa may ruộng đồng lúa mới tốt. Và giết, giết nữa… thì người dân mới sợ. Dù có đói khát cũng nộp “thuế máu xong” để nuôi nấng đảng sống bền lâu, mà chung lòng với quốc tế CS quên đi tiền nhân tổ tiên để duy nhất để chỉ tôn thờ Mao Tàu và Stalin Nga?

Thật rùng rợn, hãi hùng, một sự tung hô vong bản man dại mà chắc chắn “vô tiền khoáng hậu” không một áng thơ văn nào từ quá khứ và tương lai có thể so sánh sự khủng khiếp ấy được! Mà đó lại là: “…thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc”(?).

Một dân tộc lấy “giết nhau không một phút nghỉ” làm nét đẹp tâm hồn? – Trời hỡi? Nghe như vang vọng tiếng tru của loài lang sói đang say mồi….

Chưa hết. Nếu hiện nay có ai đó chịu khó, dịch bài thơ “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin” của “thi xu hào” đảng CSVN Tố Hữu ra Anh ngữ, rồi nhờ các nhà bình luận thi ca văn học khắp thế giới tham khảo và có ý kiến thì đoan chắc là có đến 101% người ta sẽ ôm bụng cười ngất và xác quyết rằng nó là sản phẩm nhảm nhí của một kẻ tâm thần. Bởi đọc lên thì cảm nhận ngay nó là một vết nhơ bẩn thỉu trong văn học không thể tẩy xóa, như đoạn thơ:

“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin”

Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con Việt Nam khi tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai là Stalin xa lạ?

Trẻ mới tập nói làm sao nói được cái từ đa âm tiết xịt xoạt như thế, lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể:

“Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười”

Một kẻ xa lạ chưa từng diện kiến (!?).

“Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ (Tố Hữu) đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại” (Lại Nguyên Ân)

Đất nước nhìn từ dưới hố DC59mLtdXhQdYPh2eBdmdqRVlDxtk6G2z8_JDUK9te03L8HxqvmHIYqkmFpzDTgC_AZLpWWOiO-7dQL5GNJRO8uLCUaY0q_Fz9aBYj6XaHtWqp2jGJRJ_tmi6xt2PZt4xQk7_u5sZI3dwZrv


“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người (Stalin) bấy nhiêu !” (Tố Hữu)

Chỉ có loại “tâm thần” nặng mới loạn ngôn ca ngợi tôn vinh còn hơn cả cha mẹ vợ con mình một kẻ giết người được liệt vào hàng đồ tể khát máu nhất của toàn nhân loại. Mà tàng thư chứng tích lưu trữ tại nước Nga (nơi sinh ra Stalin) và thế giới không còn ai nhầm lẫn được, ghi rất rõ.

Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản sắt máu. Là kẻ xếp hàng đầu trong danh sách các tên độc tài kẻ thù của nhân loại với Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi v.v…

Suốt thời kỳ cầm quyền của ông ta, trước thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi, sợ họ làm phản.

Khi thế chiến II xảy ra Stalin đã ký tên ra lệnh xử bắn thêm 44.000 người nữa.

Tháng 3- 9/1940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.

Tính riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, tổng số (không thể kiểm kê hết) lên đến vài chục triệu sinh mạng. Ngày nay số phận Stalin nằm ở các bãi rác.

Đất nước nhìn từ dưới hố TCf4jfs6IEQxw63OHW6hKU9iNOGZBSbp3Sbjfhrep0s90e9N2-uUyikExhPb31OWpnvLbLXJB_JyFjufxvLckFSUGf5SrX5vWa6AueL-aQ-tguC-TWMGTkYV91eHB_VVprWVr9zgBX7pRB0Q


Đất nước nhìn từ dưới hố UcT2ozrDAKsj2enjuz7SA94pIxpzkMmBXD8Kib8sHdIImFynoxnsNgJdy0KpMH8itiNReLdEqkQRZxvmcr7PvEsfU4ZBURe5cLiCM5yxOLpUhMReczlj2-jmJD_LdR6s8lz2mxAAWqgsUrd7

Stalin tương đồng với “WC” mang ra bãi rác – TT/Putin thương tiếc nạn nhân của Stalin.

Ngày 25/11/2010, Một nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga với 342 phiếu thuận, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của Stalin

Ngày 7/4/2011, Thủ tướng Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố “Stalin là kẻ giết người”.

Gần đây nhất ngày 5/3/2013 Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó: Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag .

Đất nước nhìn từ dưới hố XMxNBAxIzuTyyxHahSUwryFW11S_792wah_OrfuDNfuwQVthg4LPfbx4Hhu2FdOBvYVavayZ9gLGjkdemQMVSi-IMIZVZ4ad3hI9h010v8Rq2lUTAYDK6MyuOOM3HDtt-Jc7a0UN5i97NI4I

Đất nước nhìn từ dưới hố 9U0CvUI1fyVXiVKT8dcisBd_ra4ANOPb8MBIYaT4Z9USyYNJJbyt0h-Z5DVGYWrA3SfM2Q0ktaTzmi4MXTT7c1ESoQ6Hm7n0ePNV12sENEeK_55MYMYvgRRNkuMkBCsxnD32OSkRAqYkh2Sm

Mao Trạch Đông - Một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20

Cũng trong danh sách này Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra tên đồ tể “Mao Trạch Đông” Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm gây ra cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói CCRĐ và Cách Mạng Văn Hóa tại lục địa Trung Hoa.

Gần đây nhất, ngày 9/9/2015 tròn 39 năm ngày mất của Mao Trạch Đông tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông.
“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất, chỉ riêng 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại. (2)

Đất nước nhìn từ dưới hố EaAhh3aFr0UrDdCyWqVEGFM6_3VMCFjjh4dCW4Y9XqVDB9o1VxcxVBdXUKWGsn8O5yenyDKINvxsE5XTH-v1MRC3SCPpPDJKPjqDUWGFl8MeRw7sdE0y7C49V5cRurimCjlhbVcxU_CErrDX
Suỵt ! Có ca ngợi thì nói khe khẻ đủ cho Hội Nhà Văn ta nghe thôi …

Đất nước nhìn từ dưới hố S5thi2I3bBg79c_M5ueWPP8Im1FIYtpMhbtKp2vlkKDEkCKBCEp4a-12y9bPfMRC9Yw8G76A0iBuyWeSf5jCN6EH248uiwMSkbN_jTbtKHXUItMhTpET_VuIFUhRW3BzJjGcEksXSWJeOdZx

“Dù ai chửi ngã chửi nghiêng, Tớ quyết bám ghế như kiềng ba chân”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng chủ tọa cuộc “Hội Thảo” này, rất yêu mến Tố Hữu, ông phát biểu: “Tố Hữu là một nhân cách cộng sản mẫu mực, kiên định, cao quý. Là nhà thơ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của cách mạng, Tố Hữu góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho nền văn hóa mới của dân tộc”.... (Một nềm Văn hóa mới… Giết,giết nữa, cho lúa tốt, thuế mau xong!?)

Được biết “thi xu hào” Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942 thuộc gia đình bần cố nông, 10 tuổi phải đi phu kím sống làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp, 1954 hòa bình lập lại năm 12 tuổi ông mới được đến trường học.

Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông (lớp 9) nhập ngũ, trở thành người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, làm cán bộ tiểu đội, (!?) viết báo và làm cán bộ tuyên huấn.

Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y vào năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, của Tạp Chí Thú Y… hội viên cao cấp Hội Nhà văn CHXHCN/VN từ năm 1976. Chỉ mới lớp 9 nhưng Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhờ có quá trình Trưởng ban Chăn nuôi, Tạp Chí Thú Y nên được “tín nhiệm” đắc cử CT/Hội nhà văn 3 nhiệm kỳ liên tiếp!? (Wikipedia)

Trong văn hóa Việt, lịch sử Kinh Đô Thăng Long xưa Hà Nội cho thấy “kẻ sĩ Bắc Hà” (sĩ phu trí thức Bắc Hà) là những hạt ngọc trai với hào quang khí phách truyền thống qua tư cách các đại sĩ phu: Nguyễn Công Trứ - Chu Văn An - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thiếp- Ngô Thì Nhậm - Phan Huy Ích... và gần hơn là Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Khắc Viện, Trần Độ, Vi Đức Hồi... Nhân cách “kẻ sĩ Bắc Hà” trong họ luôn gạt qua một bên nợ áo cơm trói buộc, chấp nhận sống cảnh thanh bần nhưng coi trời bằng vung luôn giữ gìn nhân cách độc đáo của kẻ sĩ không “mang thân về với triều đình, vào luồn ra cúi tội tình tấm thân”

Mọi cuộc hội thảo chính trị đều được nhà nước “đảng ta” tài trợ chi trả bằng kinh phí như hội thảo này. Nhưng nhiều lắm thì mỗi quan chức có bài viết và đọc tham luận cũng chỉ năm ba triệu, số tiền chẵng bõ bèn gì để phải bán rẻ nhân cách ngợi ca một “thi xu hào” vong bản tôn thờ 2 “đảo phủ” gớm giếc (Mao và Stalin) mà nhân loại hiên nay nguyền rủa.

Ai cuối đời cũng chỉ mình không về với đất, ngày nay hiệu quả còn hơn cả bia miệng, không gian lưu trữ mạng điện tử, USB, CD sẽ là chứng nhân của bất cứ ai bán rẽ truyền thống suy đồi đạo lý, nhục mạ tinh thần kẻ sĩ.

Loài vật khi ăn cũng biết lựa cái gì ăn được. Chỉ có loài bọ hung hay vi khuẩn trong môi trường yếm khí tối tăm sinh ra để tiêu hóa chất thải thì chúng mới ăn mà không phân biệt sạch hay bẩn.

Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com

* Chú Thích:
(1): http://www.vietnamplus.vn/khang-dinh-vai-tro-cua-nha-tho-to-huu-trong-van-hoa-dan-toc/349800.vnp

(2): https://daikynguyenvn.com/y-kien/7-toi-ac-lon-nhat-cua-mao-trach-dong-duoc-phoi-bay-sau-39-nam-ngay-ong-mat.html
.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeWed Oct 21, 2015 1:40 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố CongLy6aj-danlambao
 

Điểm báo vẹm nói về nhục án Sóc Trăng

Tạ Ôn Đình (Danlambao) - Tiếp theo bài “Điều tra nhục án Sóc Trăng bằng gái và tiền” của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao.

Lần đầu tiên nhục án Sóc Trăng được giới truyền thông trong nước khai thác tương đối đầy đủ đa chiều, phản ánh bản chất tàn độc dã man của lực lượng gọi là công an nhân dân.

Lần nữa xin giới thiệu bạn đọc điểm báo vẹm để cùng nhau thưởng thức nền văn minh Tư pháp thuộc về đỉnh cao trí tuệ dưới thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao.

Bài “Lẽ nào Bộ Công an bao che cho tôi” (Công Tuấn- báo Người lao động) ý nói sự việc trước đó đã được Thanh tra công an tỉnh Sóc Trăng và thanh tra Bộ Công an vào làm việc hai lần che chắn nên Triệu Tuấn Hưng không hề bị kỷ luật trong số 25 cán bộ bị kỷ luật, phải chờ đến lúc cơ quan điều tra Tối Cao vào cuộc mới bị truy tố trước vành móng ngựa.

Bài “Chứng kiến nhục hình nhưng vẫn im re” (Ngô Thái Bình- báo Pháp luật tphcm) phản ánh hai nhân chứng là đồng đội các điều tra viên có chứng kiến, có nghe, có thấy hai bị cáo này dùng nhục hình với các thanh niên huyện Trần Đề nhưng họ không có bất kỳ phản ứng nào cũng không báo lại cấp trên mà phải đợi đến khi cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao vào cuộc thì mới khai báo. Phải chăng họ ngầm coi đây là điều hiển nhiên, là biện pháp điều tra hữu hiệu nên mới không lên tiếng?! Tuy vụ án tạm thời khép lại nhưng vẫn còn đó hàng loạt câu hỏi được đặt ra xung quang vấn nạn bức cung nhục hình- một trong những tiền đề dẫn đến oan sai.

Bài: “Công an tỉnh hợp thức hóa hồ sơ” (Công Tuấn- báo Người lao động) đại diện Viện kiểm sát thừa nhận trong quá trình điều tra vụ án tài xế xe ôm bị sát hại, công an tỉnh Sóc Trăng được hợp thức hóa hồ sơ vụ án bằng cách bắt bị hại lên làm việc rồi lập biên bản cho là họ đầu thú, tự thú,…

Bài: “Xét xử điều tra viên dùng nhục hình. Hồ sơ bị cạo sửa nhầm lẫn thời gian?” (Hưng Long- báo PetroTimes) khẳng định các nạn nhân không hề tự thú nhưng được lập biên bản tự thú vào ngày 14/7/2013 nhưng ghi ngày 13/7/2013 và còn có dấu hiệu cạo sửa tài liệu, đồng đội thì vu cáo lẫn nhau nhằm giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

Bài: “Xét xử dùng nhục hình: Luật sư bị cáo đề nghị khởi tố thêm nhiều đối tượng khác” (Huỳnh Hải- báo Dân trí) chỉ trích rõ việc có hay không làm sai lệch hồ sơ vụ án, đề nghị khởi tố tội làm chứng gian dối, tội bắt giữ người trái pháp luật.

Bài: “Công an Sóc Trăng cung cấp hồ sơ gian” (Hưng Long- báo PetroTimes). Luật sư Phương Văn Thêm đã yêu cầu Hội đồng xét xử khởi tố các cán bộ công an tỉnh Sóc Trăng tại Tòa do khai báo và cung cấp hồ sơ gian dối cho Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao.

Bài: “Tình huống đặc biệt trong phiên xử vụ nhục hình ở Sóc Trăng” (Trần Vũ- báo Pháp luật tphcm) vụ án oan sai ở Sóc Trăng trước đây đã sáng tác hoàn hảo Nguyễn Thị Bé Diễm trong vai gái làng chơi. “Hồ sơ thể hiện rõ một câu chuyện có đầu có đuôi rằng Nguyễn Thị Bé Diễm là vợ sắp cưới của Trần Văn Đỡ…Hai người thuê một phòng trọ và sống như vợ chồng ở thị trấn Trần Đề. Diễm làm tiếp viên cho một quán nhậu trong thị trấn còn Đỡ chuyên nghề bắt chuột bán cho các quán nhậu. Diễm 05/7/2013 Diễm nhờ anh Lý Văn Dũng xe ôm trong thị trấn lén Đỡ chở đi bán dâm ở ấp Lâm Đề, xã Đại Ân II cách thị trấn Trần Đề 5km. Khi bán xong, lấy được 500.000 đồng và chuẩn bị lên xe cho anh Dũng chở về thì nhóm của Đỡ xuất hiện giết chết anh Dũng về cái tội dám chở vợ Đỡ đi bán dâm…”

Bài: “Phiên tòa dùng nhục hình hành vi thiếu trách nhiệm… là của tập thể” (Huỳnh Hải- báo Dân trí) thế nhưng các lãnh đạo phòng ban của công an và viện kiểm sát đều an toàn.

Bài: “Viện kiểm sát phê chuẩn bắt oan 7 người vì hồ sơ “quá hoàn hảo” (báo NewsZing.vn) hoặc bài: “Viện kiểm sát mắc lừa vì hồ sơ công an hoàn hảo” (báo Pháp luật tphcm). Phản ánh sự gian trá, lừa dối của điều tra viên.

Chỉ cần điểm qua những tựa của từng bài báo cũng đã nói lên bản chất gian xảo, côn đồ, đểu cáng của cán bộ điều tra sáng tác, tưởng tượng ra như một kẻ tâm thần. Thế nhưng, nhiều sự việc sai trái trên vẫn còn đang chìm khuất nhiều cán bộ lãnh đạo công an-Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng vẫn an tọa như bàn thạch. Hai cựu điều tra viên và một kiểm sát viên Phạm Văn Núi chẳng qua là vật thế thân cho những tên tội đồ còn đương quyền khác. Lần nữa dân chúng Sóc Trăng và cả nước sẽ nhớ lại lời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Thật hỡi ơi nền văn minh pháp quyền định hứơng xã hội chủ nghĩa đã đến hồi suy tàn.

Tạ Ôn Đình
danlambaovn.blogspot.com

Đất nước nhìn từ dưới hố Thoaihoa5ac-danlambao
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Nov 07, 2015 8:43 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố Download 

CSVN & CSTQ - Rùng rợn, tài sản chung quí báu?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ông Nguyễn Phú Trọng tha thiết: “…Hai nước Việt Nam - Trung Quốc có một tài sản chung quý báu đó là vừa là đồng chí vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ tiền bối của hai nước đã dày công vun đắp” (VOV.VN 6/11)… mà lịch sử chứng minh tài sản chung của HCM & Mao cụ thể vẫn còn “bảo quản” đầy đủ trong tàn thư tư liệu quốc tế và trên bàn thờ nhân dân ở cả hai nước…

Ngày 6/11 tại Phủ Chủ Tịch và hội trường Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, các Phóng viên báo chí trong và ngoài nước chứng kiến một cặp “song ca” chóp bu CS/Trung Quốc Tập Cận Bình và chóp bu CSVN Nguyễn Phú Trọng như “phu xướng phụ tùy” cất tiếng hót ăn nhịp với nhau rất mùi mẫn.

Đất nước nhìn từ dưới hố GV6hF5J56T_CjKMfy8rDCHVXIFrU_9ejCMv-QyHWdf8etdZWo0_2sVX4aZHVmbYpbVr_vqmF4f0HjCP8XKwU1g6aRYZsfgVrMeubAJsT4wXzhy5w7_c9fjuh3FtebtiPhpyC1P9PtKxH-Sza
Cặp “song ca” Tập Cận Bình (TBT CS/Trung Quốc) và Nguyễn Phú Trọng (TBT CSVN) trình diễn tại Hà Nội ngày 6/11.

Ông Nguyễn Phú Trọng tha thiết: “…Hai nước Việt Nam - Trung Quốc có một tài sản chung quý báu đó là vừa là đồng chí vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ tiền bối của hai nước đã dày công vun đắp” (VOV.VN 6/11)… mà lịch sử chứng minh tài sản chung của HCM & Mao cụ thể vẫn còn “bảo quản” đầy đủ trong tàn thư tư liệu quốc tế và trên bàn thờ nhân dân ở cả hai nước…

Đất nước nhìn từ dưới hố NfzTS9_ni8roGEwLQJs3Org59egKUq9t7lajh3OwGpmLn-VSEhkoDGQX7SKduZZxHJkhanSNOb9qnb8ABTNy8cx0M_PoKy-vReYhDKkZHi0AxGGK3sSFq6YDI3bvH3VtyNXamo7-f2bzloOB
Hồ Chí Minh tuân theo chỉ thị của ông anh Mao, Trung Quốc - Vun đắp 172.000 ngôi mộ (CCRĐ) tại Việt Nam.

“Tổng thể 65 năm quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành quả to lớn và quan trọng” (lời: TBT/Nguyễn Phú Trọng)… Mà một trong những thành quả to lớn và quan trọng cả thế giới đều nhìn nhận, đó là …nhờ Đặng Tiểu Bình dạy cho CSVN một bài học Bắc biên giới 1979… với hơn 100.000 “học viên” quân dân Bắc Việt “tốt nghiệp” lìa đời mà không biết lý do gì mình phải học? Một thành quả mà sau thế chiến II chỉ duy nhất CS Trung Quốc ban phát cho đảng CSVN.

Đất nước nhìn từ dưới hố AAhR-PCqTQ1vtTVAjiLckYG5Hm_vgwIYmXLpcJL9GopKwgznQMC-221BXwFgbREQJDPYZIqT4oQMThZFThY8mgzKCEyLYhTNtkY7AYESA6F4a_RzlCQOohbxTCC_D85dVcakXHDDg-gB4Nmc
Bá vai cắp cổ chung sức gầy dựng tài sản - Hồ Chí Minh và (Đặng Tiểu Bình- cha đẻ trận chiến biên giới TQ&VN năm 1979).

Đất nước nhìn từ dưới hố QWCx05YB5Q1JAM_8Fgk-r7sv10Y7pe0wgEhJ3pPkuD62_Cn4nN1LJIIjfUUwU_0Jj4Azs-imtHfHpz5qA7SGm1SaVl5f89ojuTaT5XM-5Wm_fWjVTC1d9idAOD-TKqnY1WHg3zWG-fK0-b4z
“Tài sản Việt Trung” - Quân Trung Quốc sát hại quân và dân Bắc biên giới Việt Nam năm 1979

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Sự phát triển của hai nước trong 65 năm qua không thể tách rời sự đóng góp to lớn của thế hệ trẻ hai nước qua các thời kỳ”…
Thời kỳ thứ 1 năm 1974 thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam đóng góp 74 chiến sĩ QL/VNCH nằm lại Hoàng Sa – Thời kỳ thứ 2 thế hệ trẻ miền Bắc đóng góp 64 chiến sĩ QĐNDVN nằm xuống tại đảo Gạc Ma dưới lằn đạn của quân xâm lược Trung quốc.

Đất nước nhìn từ dưới hố VrI8mQq7CjQNZclQEP0O4bDrP-99hNEFTjBNJr1XUC40DVzc3WDIJFrjamRbgisvHYcKSUaFDz2nLCZX6TgPraTzjsAG_2Zt6NK1xgelqKvYia1UrVAB97SmaAZiuARby3PR6QFKjWEOghJL

Đất nước nhìn từ dưới hố Av3JFu-Y55Pr67nTG0v83gplqaiaXnkBZgVXbK9bn63NnXt19cvkFBHt4wS9vEv_N1YJZbSRt6fwUoY6jmcq2w8U3U-Au7x2laMl0_AQxz90EOpE35bZ2QSzZomx3aB69ehoB4Z6qjDDOQDD

Hoàng Sa 1974 và 64 chiến sĩ QĐNDVN bị Trung quốc làm bia tác xạ - tử hình tại đảo Gac Ma 1988 (ảnh trích từ video clip của TQ)

Nhắc lại phát ngôn trước đây, ông Tập Cận Bình nói: “không có gen xâm lược trong người Trung Quốc, Dân tộc Trung Hoa luôn yêu chuộng hòa bình. Gen “hòa” của dân tộc chưa bao giờ “biến dị”, Chủ tịch nước Trung Quốc khẳng định gen “hòa” (hòa bình) đã “ăn sâu, bắt rễ” vào lòng người dân Trung Quốc, hòa tan trong dòng máu của dân tộc Trung Hoa” (!?) (Thanh Niên Online) 6/11.

Đất nước nhìn từ dưới hố 3pCXAz5w-AzbMaWjnONiN_Q9YaWFCmoGxNFRU4S8R5MMmF-qpCiryaKJX7lwsjy_SAmNBRkQ5GiiEnYUk_rOwWIiXSYBhbB0-xb8JBxZ_kpDydsZVkJZMIzzqbnSZ-pGgYKpL49UJcCFPOxQ

Đất nước nhìn từ dưới hố SNwIBZBEUh0DawSgSOD22dl8Gb75SAJ3H9GAQCbp-Y7aIhaiZxfXSuRRxDomzBDCYcYgawCFYPqzYDxGfEAOWkKarEU6hVKbsZ07efxaiP2yQNtAfQTSPmosHWb4MwT94NbSB34hNInH4asw
Đất nước nhìn từ dưới hố IzVyvZ8afB9-7Y5YSih1A7UwHRZhrg7ZqBQO7NeKfvB8ZzF4Y_X7zbJldfArpTlNHrWsrEiBKMYG7kGnr95JvvzmoS9TXGEOx0HFbZL0U5gx5jQsfOCxJikpAEpkp3khYt0736Fmvn7yFG2P
Đất nước nhìn từ dưới hố O7DaCfC5O0-UiomloLVgiEKSDyCAL7f7Hh0aPOiEb-D2L3Fbd0iOs8u9Bkx-aGvCW_1pMWCf5Ht9ngnSwD2LmRVnm741ys3I8iKNxjH0rA8VE5G7z1dU1Eq7o3BvxuZaJ3D6MhSM0zmr48tu

Thâu tóm biển Đông-Trung Quốc “ăn sâu, bắt rễ hòa bình” trái phép trụ sở quân sự Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.(!?)

“…Đó là thực tiễn, bài học sinh động để chúng ta viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ hai Đảng, hai nước, hai dân tộc”.(lời TBT/Nguyễn Phú Trọng)

Thưa ngài TBT Nguyễn Phú Trọng - Những “bài học sinh động rất thực tiễn” còn sờ sờ nói trên, nếu có thêm thì chỉ có giữa 2 đảng CSVN và Trung Quốc chứ không thể và không bao giờ là giữa 2 nước và 2 dân tộc Việt-Trung được, nhất là toàn dân Việt Nam nếu cứ nghe theo lời ngài (tức đảng CSVN) “viết tiếp những trang sử” dựa trên những bài học sinh động ấy thì… không xa lắm đâu… Ngư dân Việt Nam muốn ra khơi đánh bắt trên biển Đông thì phải xin giấy phép, đóng thuế cho Trung Quốc trước và tàu thuyền Việt Nam muốn đi qua biển Đông phải đến sứ quán TQ tại Việt Nam xin thị thực “nhập biển” , bởi vì mới đây tại Bắc Kinh trả lời cho hãng thông tấn Reuters ông Tập Cận Bình khẳng định:

“Biển Đông và các đảo, bãi đá trên đó vốn đã thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại và người dân Trung Quốc sẽ không cho phép bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông” - (Reuters ngày 18.10 .2015)

7/11/2015
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeFri Jan 15, 2016 12:11 am

Đất nước nhìn từ dưới hố Beogiat-danlambao 

Bèo giạt

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Từ 1979 đến nay là gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian này đã có hai đợt di dân tập thể từ Việt Nam: thuyền nhân cũ và những thuyền nhân mới - ancient boat people and nouveaux boat people. Giữa hai lớp người này có nhiều điểm dị biệt nhưng chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội thì trước sau như một, hoàn toàn xuyên suốt và nhất quán: “Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh.” Nói cho nó gọn thì đây là một hình thức buôn dân của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nước họ còn dám bán thì buôn dân, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ...

*

đều mang gốc gác Việt
liều lĩnh bỏ quê nhà
bằng đường dây người lậu
đi cầu thực phương xa
những con người khốn khó
tâm hồn rách tả tơi
xuất xứ từ nghèo đói
mang giấc mơ đổi đời
Bắc Phong - “Những Người Rơm”

Cuối năm, blogger Hoàng Giang gửi đến độc giả một câu chuyện rất “nhẹ nhàng” và “đáng yêu” ngăn ngắn:

“Tôi mới đọc được mẩu tin nho nhỏ, mà chắc chả mấy ai bận tâm, mẩu tin cũng nhẹ nhàng tình “củm” có tựa đề là “How did this Swedish cat turn up in south France?”. Tức là có một chú mèo tên là Glitter sống ở Bromolla, miền nam Thụy Điển mất tích đã 8 tuần. Anh chủ Sammy Karlsson tưởng chừng như sẽ không có hy vọng tìm lại được Glitter nữa thì bỗng dưng vào đúng tuần lễ Thanksgiving, anh nhận được một cuộc gọi từ vùng Nimes tại miền nam nước Pháp hỏi anh về chú mèo lông xù này.

Sammy ngạc nhiên tới mức anh tưởng người ta đang đùa cợt mình, nhưng khi bức hình được gửi đến, thì chú mèo đó chính xác là Glitter của anh. Trong một bài phỏng vẫn, anh nói đùa rằng “Có lẽ Glitter đã phải lòng một cô gái Pháp nào đó, và chàng quyết định đội chiếc mũ bê rê.” Hiện chàng mèo đang được tiêm phòng và làm quốc tịch Pháp sau đó sẽ được gửi trả về với chủ tại Thụy Điển.

Câu chuyện mới đáng yêu làm sao, cứ tưởng tượng một chú mèo thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu, chu du hơn 1,700km, mà tự dưng cũng muốn mình được như thế, vô lo vô nghĩ...

Ước muốn được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” của Hoàng Giang tuy không có gì là viển vông nhưng vẫn rất xa vời, và mỗi lúc một thêm xa, nếu chúng ta (chả may) sinh ra là... người Việt Nam – cái xứ sở mà nhiều người dân phải cầm cố nhà cửa/ruộng vườn mới đủ chi trả cho con cái một chuyến đi ra khỏi nước.

Dù giá quá đắt nhưng không phải ai đi (rồi) cũng đến. Hãy nghe qua một mẩu đối thoại giữa một cô gái Việt, và người bạn trai (đồng cảnh) từ hai phòng giam sát cạnh nhau - trong một nhà tù nào đó ở Âu Châu:

Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:

“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Ðứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”

“Chết!?”

“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở.

Đất nước nhìn từ dưới hố Untitled1-danlambao%2Bcopy

The Vietnamese girl, believed to be 16,
had been crammed into a tiny space
behind the dashboard of a car stopped at Dover.
Ảnh & chú thích: dailymail.co.uk

Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về... Anh có nghe không đấy?”

“Nghe rõ cả.”

“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”

“Chắc đúng.”

“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh - “Người Rơm”).

Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people - những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.

Nhân loại, xem chừng, đã oải. Không ai còn đủ kiên nhẫn và bao dung với những kẻ khốn cùng, (không vốn liếng, không ngoại ngữ, không nghề nghiệp, không cả một mảnh giấy tùy thân) cứ tiếp tục đến mãi từ một xứ sở… Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc!

Thêm một điều khác biệt nữa là tuy được gọi tên "những thuyền nhân mới" nhưng họ không vượt biên bằng thuyền.

“Trong cuộc hành trình dài bằng phần nửa vòng trái đất, họ thường bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu. Trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày...” (PhươngVũ Võ Tam Anh, “Người Việt Khốn Khổ Tại Paris”).

Sau khi đặt chân được đến miền đất hứa (Anh Quốc) có một hiện tượng lạ xẩy ra là lớp người rơm, ở tuổi vị thành niên, đều mất biến - theo bài tường thuật (Missing Kids UK) của Sam Judah, qua Tạp Chí Thời Sự BBC:

"Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp đều được các băng đảng đưa lậu vào Anh, bị cảnh sát phát hiện và đưa vào các trung tâm chăm sóc.

Các em rõ ràng là không bỏ trốn khỏi những kẻ bắt giữ mình, mà còn thường trốn khỏi các gia đình nhận nuôi dưỡng mình và các trung tâm chăm sóc để trở lại với những kẻ đó, nhằm tìm cách trả các khoản nợ lớn và nhằm để gia đình ở Việt Nam khỏi bị trả thù.

Văn, một cậu bé người Việt 15 tuổi, mà dường như được đăng tải trên trang mạng trẻ mất tích dưới một cái tên khác, đã được đưa lậu vào Anh bằng xe tải và đã bị buộc phải giúp việc nhà cho những kẻ đã đưa cậu vào. Sau đó, cậu được đưa vào làm ‘thợ vườn’ ở một số trại trồng cần sa trên cả nước...

Hồi năm ngoái, 96 thiếu niên người Việt đã được chuyển tới cho cơ quan quản lý tình trạng buôn bán người của chính phủ, khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều đối tượng được cho là nạn nhân ở tuổi vị thành niên nhất tại Anh. BBC, nghe được hôm 18 tháng 2 năm 2014, còn cho biết thêm một khía cạnh tồi tệ khác: “Số liệu từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc (NCA) cho thấy trẻ em từ Việt Nam nằm đầu bảng danh sách bị đưa lậu vào Anh vì mục đích lạm dụng tình dục.”

Đất nước nhìn từ dưới hố Untitled1-danlambao%2Bcopy

Người rơm ở rừng Calais, Pháp Quốc. Ảnh: radiochantroimoi

Cập nhật hơn, The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 năm 2015, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:

Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa...

Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ...

Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Đất nước nhìn từ dưới hố Untitled1-danlambao%2Bcopy

Ảnh: theguardian

Ước mơ của đám trẻ con Việt Nam đang bị giam giữ trong những trang trại trồng cần sa, hay những nơi mua bán tình dục - nếu có - hẳn không phải là được "thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu" (như chú mèo Glitter trong câu chuyện của Hoàng Giang) mà là được trở lại quê hương. Được “cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời,” như nguyên văn tâm sự của một nhân vật (dẫn thượng) của nhà văn Tâm Thanh.

Chuyện hồi hương, buồn thay, cũng không dễ dàng chi - theo tường trình của thông tín viên Lê Hải, từ Luân Đôn:

"Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về."

Cách ứng xử của những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay (Luân Đôn phải tăng viện trợ Hà Nội mới chịu nhận người về) dễ làm người ta liên tưởng đến lời lẽ cứng rắn trong bức thư mà ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Thủ Tướng Anh, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, vào ngày 5 tháng 6 năm 1979. Xin được trích dẫn đôi dòng, theo bản Việt Ngữ của nhà văn Phạm Thị Hoài:

“Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á...

Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.”

(People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of Southeast Asia...

They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.)


Đất nước nhìn từ dưới hố Untitled1-danlambao%2Bcopy

Nguồn: Margaret Thatcher Foundation

Từ 1979 đến nay là gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian này đã có hai đợt di dân tập thể từ Việt Nam: thuyền nhân cũ và những thuyền nhân mới - ancient boat people and nouveaux boat people.

Giữa hai lớp người này có nhiều điểm dị biệt nhưng chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội thì trước sau như một, hoàn toàn xuyên suốt và nhất quán: “Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh.”

Nói cho nó gọn thì đây là một hình thức buôn dân của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nước họ còn dám bán thì buôn dân, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeWed Jan 20, 2016 6:25 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố Cu-rua-ho-guom-21

Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội

Wed, 01/20/2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Chỉ đạo thông tin: trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón đại hội đảng, báo chí tạm thời không đăng tin cụ ruà ở hồ gươm chết.

Tin nhắn văn bản

Sách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:

“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:

- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!

Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.”

Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ  (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại.”

Ông Trương Duy Nhất, ngó bộ, không bằng lòng lắm với ghi nhận (vừa nêu) nên  lầu bầu phản đối:

 “Hồ bẩn, ngột ngạt, rùa phải ngóc đầu nhoi lên mặt nước để thở thì bị gán cho tích này điềm nọ, đến mức báo chí còn thổi rằng đó là cụ rùa thiêng ngoi lên để... chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội. Mô Phật! May mà rùa không biết nói!”


Thằng chả ăn nói báng bổ, tầm bậy tầm bạ (thấy rõ) vậy mà hoàn toàn ... không trật! Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long đã qua nhưng “cụ rùa thiêng (vẫn cứ) ngoi lên để chào mừng” khiến cho ký giả Kỳ Duyên sốt ruột:

“Về hiện tượng Cụ Rùa nổi lên trên mặt nước quá nhiều lần – không còn là bình thường, mà ở góc độ sinh học, là bất thường. Khi đó, Cụ không còn là ngắm phố phường, con cháu lại qua. Mà dường như Cụ đang ngóng con cháu hãy giúp Cụ.... nhiều người dân Hà Nội kinh hoàng nhận ra, mình Cụ Rùa đầy vết lở loét, dấu hiệu rõ ràng nhất của nước hồ nhiễm bẩn quá nặng.”


Dù chưa bao giờ nhìn thấy Cụ Rùa, và cũng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Thành, tôi cũng “kinh hoàng” chết mẹ (luôn) vì “Chín Mươi Lăm Phần Trăm Hồ Ao Hà Nội Bị Ô Nhiễm” – theo như tường thuật ký giả Hương Thu:

“Trung tâm nghiên cứu và cộng đồng môi trường (CECR) vừa công bố kết quả nghiên cứu về môi trường của 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ của 6 quận trung tâm Hà Nội.Theo đó, chỉ có 6 hồ đạt yêu cầu chất lượng ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 5%, phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan dưới mức tiêu chuẩn cho phép.Hơn 80% hàng lang bờ bị ô nhiễm, và đang đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thanh bãi tập kết phế liệu,rác thải sinh hoạt.

“Theo CECR, nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Ngoài ra, hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… cũng làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất.”


Riêng mức độ ô nhiễm của hồ Linh Quang, xem ra, có vẻ (hơi) vượt chỉ tiêu –  theo lời nhà báo Hải Hà, 

“Gần 50 năm nay, hồ Linh Quang chưa một lần được nạo vét. Nước hồ đen đặc bốc mùi hôi thối, mực nước nơi sâu nhất cũng chỉ hơn 1 mét, còn lại toàn là bùn và rác do người dân đổ xuống để lấn chiếm. Vừa qua khi phát hiện các ca tả ở phường Văn Chương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu nước hồ để xét nghiệm và phát hiện phẩy khuẩn tả cũng như nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác... ”

Cùng với sự “tôi luyện khả năng chịu đựng” sự hôi thối của ao/hồ, sức “chai lỳ” của người Tràng An (trước hệ thống sông cống dơ bẩn và tù đọng) cũng vô cùng đáng nể – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của phóng viên Việt Hưng:

 “Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hoà, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.

Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những ‘cống nước thải’ , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần ‘cống’ lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống ‘mạnh khỏe’ cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...”

Đất nước nhìn từ dưới hố Rua%202_0

Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Nguồn: Dân Trí.

Với hệ thống sông hồ “tanh nồng” như thế, người Hà Nội – tất nhiên – phải dùng nước bẩn. Sự bẩn thỉu được phóng viên Châu Như Quỳnh mô tả là “hãi hùng” khi nhìn thấy ở khu vực Thanh Trì – Hà Nội – trong bát “nước sạch” vừa được xả từ vòi, nhiều con giun màu đỏ, có chiều dài khoảng từ 0,5-1,5cm bơi ngoe nguẩy, hết nổi lên lại lặn xuống.


Đất nước nhìn từ dưới hố Ruz

Giun trong bát nước vừa được lấy từ vòi. Nguồn: Dân Trí

Tiến sĩ Trần Văn Nhị (Viện Khoa học & Công nghệ) cho biết:”Ngày ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội phải uống nguồn nước chứa những chất độc có khả năng gây ung thư cao mà không biết đến bao giờ mới được sử dụng nước sạch hoàn toàn.”

Để khắc phục tình trạng này, ông đưa ra một lời khuyên (vô cùng) giản dị: “Trong khi chờ đợi phép màu từ phía các nhà chức trách, mỗi hộ dân nên tìm cách tự cứu lấy mình.”

Tự cứu bằng cách nào ?

Cầu Trời mưa xuống chăng?

Việt Nam vốn là nơi xuất sứ của câu thành ngữ “hiền như một ngụm nước mưa” mà, phải không?

Dạ phải nhưng đó là chuyện đã xưa rồi, hồi trào phong kiến hay trào thực dân kìa. Kịp tới khi cách mạng về thì ở xứ sở này không còn cái gì mà hiền (hay lành) được nữa, kể cả nước mưa. Ông Dương Hồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Môi Trường, tuyên bố:

 “Ở Việt Nam, lượng mưa axit đã chiếm 30%, có nơi tới 50% số lần mưa… gây tác hại không nhỏ đối với con người, cơ sở hạ tầng, sản xuất… Những báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy, mưa axit từ nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên…” (Mưa Độc Có Thể Tàn Phá Hệ Hô Hấp Của Con Người).

Nước ngoài là nước nào vậy cà?

Dân chúng Miên, Lào, Miến Điện không mấy ai có “cơ hội” được đụng chạm gì nhiều tới máy móc. Họ đâu có làm gì ra khói, ngoại trừ những lúc họ nướng khoai, sao có thể tạo ra mưa acid được, cha nội?

Vậy thì khói thải ở đâu ra? Phải có lửa ở chỗ nào đó mới được chớ, đúng không?  Không có lửa sao có khói, mấy cha? Lò dò một chập, tui tìm được xuất xứ của nguồn khói lạ (nguyên nhân gây ra “mưa axit từ nước ngoài vào nước ta”) qua một bài viết ngắn, bằng Anh Ngữ: “Transboundary sulfur pollution & Vietnam.”

Tác giả, một chuyên gia về khí quyển hiện sinh sống tại nước Úc, bày tỏ sự quan ngại rằng ở Ðông Nam Á có những quốc gia chỉ tạo ra những lượng lưu huỳnh rất nhỏ nhưng lại phải chịu nhận sự tích tụ của loại hóa chất này (rất lớn) từ những lân bang. Việt Nam và Nepal là hai “nạn nhân” điển hình, trong vùng, về tệ trạng này.

Tài liệu mà tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trích dẫn (R. Arndt, G. Carmichael, J. Roorda – Seasonal source-receptor relationships in Asia, Journal of Atmospheric Environment, Vol. 32, No. 8, 1988, pp. 1937-1406) được phổ biến từ năm 1988 lận. Hơn hai mươi năm sau, ông Dương Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Viện Khoa học Khí tượng – mới từ tốn cho công luận biết là  “hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đáng giá tổng thể ảnh hưởng của mưa axit,” dù vẫn theo lời ông: “Mưa độc có thể tàn phá hệ hô hấp của con người” (VnMedia 23/12/2008).

Mà dân Việt thì rõ ràng không cần thêm “khói lạ” của ông bạn láng giềng vĩ đại. Khói nhà vốn đã có dư rồi, theo đánh giá của GS.TS.Vũ Hoan – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội:

"Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội đang ở mức báo động đỏ. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5–6 lần thậm chí có nơi trên 10 lần. Lượng khí thải độc hại như CO2, SO2, CO3, NO, CO… ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực tới con người, môi trường."

"Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi tính trung bình của riêng TP Hà Nội gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng cao hơn 12,1 – 2000 lần tiêu chuẩn cho phép.  Người dân sống quanh các  điểm nóng giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật..."

“Hà Nội phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tại các công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trở nên chật chội ngột ngạt.”

Đất nước nhìn từ dưới hố Rua%203

Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Thu Huyền

Thở không khí bụi bặm và ngột ngạt khói xe, sống bên cạnh sông hồ hôi thối, dùng nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu thụ những loại thực phẩm độc hại ... (chắc) không phải là “độc quyền” của người dân Hà Nội. Tôi e rằng người dân Việt, ở rất nhiều thành phố khác nữa, cũng đang sống trong môi trường (bệnh hoạn) tương tự.

Hà Nội chỉ may mắn hơn những địa phương khác ở chỗ có một Cụ Rùa. Sự xuất hiện bất thường, đều đặn, của sinh vật này – trong thời gian qua – là một tín hiệu (không lành) về tình trạng môi sinh của cả cộng đồng.

Điều không may là “tín hiệu” này không được đánh giá đúng mức. Mọi nỗ lực của UBNDTP Hà Nội đều chỉ chăm chú vào “cá thể” của Cụ Rùa thôi, và cả nước (xem chừng) cũng đều đồng tình như thế cả.

Tại sao người dân Việt lại có thể sống vô tư như vậy? Lý do, tôi trộm nghĩ, có lẽ bởi họ thường xuyên được “ru ngủ ” bởi những “bài ca” êm dịu – đại loại như:

    Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất.
    Kết quả cuộc tìm hiểu đánh giá đời sống người dân Việt Nam về cuộc sống  hiện nay do Đài RFA thực hiện cho thấy, đa số người dân Việt Nam cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
    VN đã vượt qua Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) để trở thành quốc gia có tỉ lệ người dân ưu tiên các khoản chi tiêu cho ăn uống và giải trí cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


E là đã đến lúc phải tỉnh dậy đi thôi, muộn lắm rồi!

Đất nước nhìn từ dưới hố Khoi-bui

Đất nước nhìn từ dưới hố 13_zing
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeWed Mar 16, 2016 11:50 pm


'Tôm - lúa' và thiên tai xâm nhập mặn ở Việt Nam


    Một số giống lúa chịu mặn do Đại học Cần Thơ của Việt Nam đang nghiên cứu đã “phát huy hiệu quả rất tốt” trong lúc Đồng bằng Sông Cửu Long ở miền Nam đang đối diện với nạn xâm nhập mặn.


Đất nước nhìn từ dưới hố 160313093819_mekong_delta_drought_640x360_afp_nocredit
Thiên tai ngập mặn đang tác động nghiêm trọng đến các tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 13/3/2016, một chuyên gia nghiên cứu lúa ngập mặn trong 5 năm qua, từ Bộ môn Di truyền Giống Nông nghiệp tại Đại học Cần Thơ, cho hay:

“Nào giờ Cần Thơ không có nước mặn, giờ mặn 1/1000. Từ đây đến tháng Năm, Sáu chắc mặn còn lên nữa. Giống lúa chịu mặn khá phù hợp với mô hình tôm – lúa,” PGS. TS. Võ Công Thành nói.

Chuyên gia theo đuổi nghiên cứu mô hình tôm – lúa trước biến đổi khí hậu giải thích thêm:

“Với hệ thống tôm – lúa, nông dân nuôi tôm sẽ trúng mùa, cải thiện đời sống. Người ta trồng lúa và phải là lúa chịu mặn trong điều kiện nuôi tôm. Sau khi thu hoạch tôm thì tr
ng lúa, gốc rạ rã ra, giết vi sinh vật, và giúp vụ tôm sau trúng và ổn định.

"Trước đây nông dân nuôi tôm, không trồng lúa đều thất bại hết, chỉ ăn dược 1-2 năm là sau đó thất bại. Từ khi có trồng lúa trong mô hình nuôi tôm thì năng suất tôm và lúa rất ổn định.”

Được biết, Đại học Cần Thơ và nhóm nghiên cứu đã tạo ra hai giống lúa chịu mặn có tên gọi là 'Một Bụi Đỏ' và 'Nàng Quớt Biển' và huyện Hồng Dân tại tỉnh Bạc Liêu là một trong những nơi đầu tiên sử dụng giống lúa này vào điều kiện đất nhiễm mặn và phèn.

“Giống Một Bụi Đỏ chất lượng rất thấp vì cứng cơm, chịu mặn khoảng 6/1000. Tụi tôi cải tiến nó lại thành Một Bụi Đỏ cải tiến, khả năng chịu mặn nâng lên 8%. Giống Nàng Quớt Biển là giống chịu mặn và phèn rất giỏi. Hiện nay chúng tôi đang làm giống này," PGS. TS. Võ Công Thành nói.

Kẻ thù nước mặn

Đất nước nhìn từ dưới hố 160313093612_mekong_delta_drought_640x360_afp_nocredit
Tôm - lúa có phải là mô hình tương lai cho khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu này?

Đối phó với xâm ngập mặn nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung gần đây đang nằm ở tâm điểm quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và giới chức quản lý ở các địa phương bị ảnh hưởng của Việt Nam.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp và khuyến nông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong một bài viết trên truyền thông Việt Nam, nêu quan điểm:

“Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua... một cách bền vững hài hòa thiên nhiên.

"Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.”

PGS. TS. Võ Công Thành cho hay các nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ đang phát triển các giống lúa chịu mặn này “theo hướng xuất khẩu chứ không phải kiếm cơm”.

Ông nói: “Khi nuôi tôm trong lúa thì cấm tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, nên lúa sạch. Đây cũng là một cách để phát huy gạo sạch. Rầy nâu là đối tượng dịch hại chính, chúng tôi chọn giống kháng rầy nâu. Đã kháng sẵn nên nông dân không việc gì phải xịt thuốc trừ sâu. Gạo sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu.”


Không lạc quan

Hiện nay các tỉnh gần biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã có nhiều nơi trồng lúa – tôm xen kẽ vì nguy cơ nước nhiễm mặn, phèn.

Tuy nhiên chuyên gia nông nghiệp cũng không tỏ ra lạc quan với tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng hiện nay tại một số tỉnh mà “chưa tạo ra được giống nào theo kịp độ mặn như hiện nay trong mùa khô”.

“Nếu đúng mùa mưa xuống giống, mặn đã bớt thì Bến Tre hay Tiền Giang đều làm được cả,” ông Võ Công Thành nói.

Trước đó, nhiều giải pháp chống xâm nhập mặn cho khu vực đã được thảo luận và áp dụng, bao gồm cả phương pháp ngọt hóa.

Giáo sư Võ Tòng Xuân trong một bức thư gửi truyền thông Việt Nam nhận xét: “tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa”.

Đất nước nhìn từ dưới hố 151229085828_mekong_dam_640x360_bbc_nocredit
Các con đập thượng nguồn sông Mekong tại Trung Quốc cũng góp phần chặn dòng chảy lại

Còn một quan chức ở Thành phố Cần Thơ nhận định:

“Ngọt hóa vùng sinh thái nước mặn để làm kinh tế thì chúng ta đã phá hoại môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế không bền vững,” ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng Biến đổi Khí hậu Thành phố Cần Thơ, nói với BBC.

Tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long được Văn phòng Biến đổi Khí hậu Thành phố Cần Thơ đánh giá “ngày càng xấu hơn”.

Ông Kỷ Quang Vinh mô tả tình hình:

“Năm 2004 cũng là năm hạn, mặn còn cách Bến Ninh Kiều khoảng 15km nhưng đến 2010 thì đến Cái Cui, tức là cách Ninh Kiều 8km và độ mặn đo được là 1/1000, nhưng đến năm nay, mặn tại Cái Cui đo được đã là 2/1000.”

Được biết, Chính phủ Việt Nam mới đây đã gửi công hàm cho Trung Quốc, đề nghị quốc gia láng giềng này tăng xả nước ở các hồ chứa thủy điện với dung lượng khoảng 43 tỷ m3 để giúp đỡ Việt Nam giảm bớt thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Theo BBC

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160313_mekong_delta_drought_rice
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeMon May 09, 2016 1:30 pm

Đất nước nhìn từ dưới hố B95709A1-F445-4DEA-A6F4-FB905E15DAD9_w640_r1_s

 
Cá chết và hình ảnh đất nước

Bùi Văn Phú
08.05.2016

Những ngày qua trên mạng xã hội cũng như truyền thông trong và ngoài nước bùng lên thông tin về cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên - Huế.

Xác cá trôi giạt vào bờ có vô số cá bé, cá lớn và có chỗ có cả cá heo là loại cá sống rất xa bờ.

Sự kiện đã gây hoang mang tột cùng cho dân và tạo ra khủng hoảng kinh tế tại nhiều tỉnh thành, từ Nghệ An vào tới Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và xuống đến Nha Trang vì ngư dân đánh cá đem lên bán không còn ai muốn mua nữa.

Trong thời gian tới sự kiện cá chết hàng loạt có cơ nguy lan rộng ra cả nước thành khủng hoảng mắm vì có tin một số con buôn trục lợi đã gom mua cá chết về để làm nước mắm. Với chính sách kiểm soát lỏng lẻo, với tệ nạn tham nhũng lan tràn thì việc trục lợi dễ xảy ra, như đã bị phát giác trong hoa quả, rau, thực phẩm có nhiều độc tố trên thị trường Việt Nam những năm qua.

Số cá chết do độc tố được ước tính khoảng 70 tấn. Còn số cá ngư dân đánh bắt đem lên không bán được, có hàm lượng độc tố cao hơn bình thường hay không thì không biết, nhưng con số này chắc cũng không ít và không rõ rồi sẽ được xử lý ra sao - vất ra đường, vất lại xuống biển hay vì miếng cơm manh áo mà ngư dân sẽ phơi khô để ăn hay làm mắm để dùng sau này mà chưa biết có nguy hại gì cho sức khoẻ trong tương lai.

Tại nhiều tỉnh miền Trung ngư dân đã phải ngưng hành nghề, sẽ mất thu nhập mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra biển trở lại để mưu sinh.

Quê hương em nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm…

Những lời ca (trong Hội trùng dương – Tiếng Sông Hương của Phạm Đình Chương) nói lên cảnh nghèo của vùng đất cày lên sỏi đá lại thường xuyên gặp thiên tai bão lụt, hạn hán. Nhưng hiện nay người dân ở đây đang phải đối diện với thảm họa môi trường do con người gây ra ngay trên quê hương của Hồ Chí Minh (Nghệ An), Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Lê Đức Anh (Thừa Thiên), Phạm Văn Đồng, Trần Đức Lương (Quảng Ngãi).

Cách xử lý của nhà nước trong vụ này, trước hết là thiếu trách nhiệm vì cá chết nổi lên và trôi dạt vào bờ từ đầu tháng Tư, đã cả tháng qua mà nguyên do vẫn chưa được xác định. Quan chức thì tránh những câu hỏi của báo chí, nhưng lại biểu diễn tắm biển, ăn cá ngay trong những khu vực bị ảnh hưởng càng làm người dân nghi ngờ về những hành động mang tính tuyền truyền của nhà nước.

Để phản bác, ban Nhạc Trắng (trang.tv) của mấy bạn trẻ thích viết nhạc đã chế lời và cùng hát để nói lên những bức xúc xã hội. Các bạn vừa phổ biến bài ca Nguyên nhân cá chết hàng loạt, chế lời từ bài 60 năm cuộc đời của nhạc sĩ Y Vân sáng tác trước năm 1975.



Bài hát được đưa lên mạng YouTube hôm 27/4 và đến nay đã có hơn 420 nghìn lượt xem:

Em ơi chết bao nhiêu? Chết 60 tấn rồi
Hai trăm cây liền, từ Vũng Áng qua Lăng Cô
Ôi hai trăm cây nhìn cá chết hàng loạt
Hai trăm cây số thật đau
Em ơi chết do đâu? Cá đánh nhau chết à?
Hay do say rượu nên cá đâm lẫn nhau
Hay do đi bơi mà cá chưa khởi động
Đang bơi chuột rút thì sao
Ớ chẳng biết, chẳng biết chết vì sao
Có nguồn tin là chết do nguồn nước
Ớ tại sao tranh cãi mà chưa ra
 
Anh em nghĩ nhanh lên, thép hay tôm cá nào 
Ơ anh điên à. Em cứ thích hết cơ
Ông trên ti-vi chỉ cho ta chọn một, cho nên em nghĩ lại đi
Thép làm đếch, chọn cá tôm Việt Nam
Ghét “khựa” cơ, Đài Loan với đài liếc
Ối Việt Nam lo lắng lại leo thang
Ơ đi đâu hết rồi anh ơi. Cá toi ngoi lên bờ
Xe to đi gom rồi, đem cá đi muôn nơi
Nên khi ta ăn là ta toi một đời
Anh em ơi! ta sống là bao

Như ca từ diễn tả, nhiều thông tin nói cá chết là do chất thải từ khu công nghệ luyện gang thép rộng hơn 3 nghìn mẫu của công ty Formosa đặt ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một dự án đầu tư của Đài Loan với vốn đầu tư 10 tỉ đôla.

Câu nói của ông Chu Xuân Phàm, phụ trách đối ngoại của Formosa, rằng: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” là dấu chỉ rõ nhất cho thấy nguyên do gây cá chết là từ chất thải của công ty này.

Nếu đó là sự thực thì mức ô nhiễm trong vùng biển này trong tương lai còn nguy hại hơn vì đến giờ Formosa mới chạy thử, mai này khi nhà máy đi vào hoạt động toàn bộ thì ảnh hưởng đến môi trường còn trầm trọng đến mức nào và sẽ kéo dài bao lâu, vì hợp đồng Việt Nam đã ký cho phép công ty hoạt động là 70 năm.

Sự phẫn uất của người dân đã thể hiện qua những cuộc biểu tình ngay tại địa phương sau khi có cá chết nổi lên bờ và đánh cá đem lên không có người mua. Ở Quảng Bình ngư dân đã đổ cá ra đường và tuần hành. Trên bình diện rộng, ngày 1/5 đã có hàng nghìn người tham gia biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, trên tay giương cao những biểu ngữ   “Formosa. Get out of Vietnam”, “Dân Muốn Cá Sống”.

Tuy nhiên đến nay nhà nước vẫn chưa đưa ra những biện pháp xử lý minh bạch. Không xử lý ngay không phải vì các cơ quan chức năng thiếu chuyên môn mà vì sự phức tạp và bí mật trong cách quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Formosa nói họ làm đúng với những gì ghi trong hợp đồng. Trong khi nhà nước Việt Nam nói hợp đồng giữa chính quyền Hà Tĩnh với Formosa không được sự đồng ý của chính quyền trung ương.

Những nhà đầu tư vào Việt Nam cho biết ở mỗi tỉnh thành có một ông quan cai trị một cõi riêng và được một ông vua trong bộ chính trị đỡ đầu.

Dẹp Formosa, hay buộc công ty này phải sửa lại hợp đồng sẽ làm giới đầu tư nước ngoài lo. Điều chỉnh lại hay hủy bỏ hợp đồng, bắt bồi thường thiệt hại cho dân, thiệt hại môi trường cũng sẽ khởi động những màn đấu đá khác trong nội bộ đảng về những dự án đầu tư nước ngoài đã được chấp thuận, mà mỗi dự án đều có một ủy viên bộ chính trị bảo kê, gọi là nhóm lợi ích, và tiền bôi trơn không phải là ít.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên, khi phóng viên đặt vấn đề với quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường về cá chết là có khả năng bị "nhiễm kim loại nặng", nghe câu hỏi, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân yêu cầu tắt máy và nói với phóng viên rằng hỏi thế là làm "tổn hại hình ảnh đất nước".

Không đưa ra được câu trả lời rõ ràng liên quan đến việc cá chết hàng loạt, đó mới là làm tổn hại đến hình ảnh đất nước. Vì người dân sẽ phải chịu nhiều hậu quả, ngay trước mắt có thể chết vì ăn cá hay chạm vào nước biển có chất độc mà sinh bệnh.

Những thông tin mới nhất do ngư dân Philippines báo động về đảo Pag-asa (Thị Tứ), trong vùng quần đảo Trường Sa, cũng có hiện tượng cá chết hàng loạt và nghi là do các tàu của Trung Quốc xả độc để tiêu diệt môi trường quanh đó khiến ngư dân không thể đánh cá được nữa.

Sự kiện này đặt ra nghi vấn, có thể những tàu đánh cá Trung Quốc đã giả dạng và xâm nhập vào được hải phận Việt Nam, thả độc chất xuống biển để gây ra thảm họa cá chết trong những tuần qua.

Đó là một cách thâm độc để Bắc Kinh bao vây và đánh vào kinh tế Việt Nam, trước viễn cảnh Hà Nội đang đến gần hơn với Washington trong quan hệ hai nước.

Dù nguồn hoá chất đến từ đâu, di hại về ô nhiễm biển có thể kéo dài trong nhiều năm, khi đó ngành xuất khẩu hải sản của Việt Nam, trị giá gần 7 tỉ đô-la một năm, sẽ bị ảnh hưởng vì người tiêu dùng sẽ e dè với các sản phẩm làm từ tôm cá cua mực từ Việt Nam.

Dân Việt khắp nơi đang chờ đợi nhà nước giải quyết sự kiện cá chết một cách minh bạch. Không làm được điều đó sẽ nguy hại đến hình ảnh đất nước, vốn dĩ đã có nhiều bất cập.

Đất nước nhìn từ dưới hố Sg1

Đất nước nhìn từ dưới hố Images?q=tbn:ANd9GcRq2ju2BKX4Mbs2Va1Uzy8RUxLgOclJTf_eMFVnktX45mXV5XSG

Đất nước nhìn từ dưới hố B53EF5B2-869C-42DC-BF93-88EB5B7CA570_cx0_cy9_cw0_mw1024_s_n_r1

Đất nước nhìn từ dưới hố HN-BT

Đất nước nhìn từ dưới hố 82F190B4-180A-4766-AFEF-24B137801B0B_w640_r1_s_cx0_cy1_cw0

Đất nước nhìn từ dưới hố BT-VT2
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeSat Jul 09, 2016 6:40 pm


Đất nước nhìn từ dưới hố Danoan_0-320x240


Công lý của kẻ cướp

D.L.V (Danlambao) - Báo VNexpress dưới tiêu đề "Cướp ổ bánh mì lúc đói, hai thiếu niên đối diện án tù" làm cho người bàng quan nhất cũng phải đọc cho biết. Hai thanh niên ở Thủ Đức vì đói quá nên liều giật hai ổ bánh mì và một bộc chuối xấy cùng lon nước, tổng cộng giá 45000 đồng. Vậy mà hai thanh niên này đang đối diện với cái án 3-10 năm tù vì tội danh "cướp tài sản". Bản tin làm chúng ta suy tưởng đến bản chất cướp của chế độ nhưng những kẻ cướp đó vẫn còn đang cưỡi đầu cưỡi cổ người dân mà còn đặt ra... công lý. Công lý của kẻ cướp.

Những kẻ cướp đó chẳng ai khác hơn là người cộng sản, chủ yếu là cộng sản bắc Việt. Từ năm 1945, cộng sản dưới sự cầm đầu của Hồ Chí Minh đã cướp chính quyền. Họ tự hào dùng chữ "cướp". Cướp xong chính quyền, họ bắt đầu một âm mưu cướp tài sản của người dân dưới chiêu bài "cải tạo công thương nghiệp". Đến sau 1975, họ lại chiếm miền nam và cũng dưới chiêu bài "cải tạo" họ tiếp tục cướp nhà cửa và tài sản của người miền Nam. Dưới chiêu bài cải tạo họ đã cướp không biết bao nhiêu tiền của của người dân. Họ cướp luôn 16 tấn vàng để trả nợ chiến tranh cho các ông chủ Nga Tàu.

Khi nền kinh tế gần sụp đổ họ lên kế hoạch cướp vàng và tài sản của dân. Cho đến khi kinh tế tương đối ổn định cũng những con người đó lại lên kế hoạch cướp đất của dân. Họ không chỉ cướp tài sản của dân, họ còn xua đẩy hàng vạn người dân đến vùng sâu vùng xa để đày đọa cho đến chết. Đến nay chỉ có Việt Nam mới có hiện tượng oái oăm "dân oan". Họ nặn ra thị trường chứng khoán và bằng cách móc nối nội bộ với nhau để cướp tiền người dân. Họ đua nhau lập ra những tập đoàn kinh tế như là "nhóm lợi ích" và thông đồng với nhau khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên, rồi chia chác nhau lợi tức. Họ đi vay nợ từ các tổ chức quốc tế rồi cướp một phần tiền đó, để rồi bắt người dân phải è cổ ra trả nợ cho họ. Tất cả đều là cướp.

Có thể nói rằng suốt chiều dài cai trị đất nước, tính từ ngày người cộng sản cướp chính quyền năm 1945 đến nay, các cán bộ cộng sản chỉ hành nghề cướp. Cướp có bài bản và có hệ thống. Cán bộ cao cấp cướp nhiều, cán bộ cấp thấp cướp ít. Tất cả đều là ăn cướp.

Một chế độ mà cán bộ đua nhau vơ vét tài nguyên thiên nhiên và ăn cướp tài sản của dân thì đừng trách tại sao người dân phải nghèo đói. Để tồn tại thì người nghèo đói phải ăn trộm, phải cướp giật. Xu hướng người nghèo phải dùng đến trộm cắp để sống chỉ là hậu quả của một chế độ ăn cướp. Người nghèo khó phải hỏi "tại sao chúng cướp của như vậy mà chẳng ai làm gì chúng thì tại sao chúng ta không cướp"? Nếu kết tội thì phải kết tội cái hệ thống, cái chế độ đã làm cho người dân phải trộm cướp. Người dân trộm cướp là thụ động. Kẻ tạo ra cái chế độ cướp là chủ động.

Nhưng điều đáng nói là sự khác biệt về bản án dành cho kẻ cướp chủ động và kẻ cướp thụ động. Người dân đói khát mà "ăn cướp" thì vào tù. Giật 3 ổ bánh mì giá 45000 đồng mà phải đối diện với án tù 3-10 năm. Đây không phải là trường hợp duy nhất vì trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp vô lý như thế:

- 3 nông dân ăn trộm 2 con vịt bị án tù tổng cộng 13 năm.
- một nông dân trộm một con trâu lãnh án 14 năm tù.
- một phụ nữ Sài Gòn tát vào cái nón cối của viên công an lãnh án tù 9 tháng.
- ông Huỳnh Văn Nén bị công an ngụy tạo bằng chứng cướp tài sản phải lãnh án gần 18 năm tù.

Đất nước nhìn từ dưới hố CuongChe1

Chắc chắn còn nhiều bản án vô lý khác nữa mà chúng ta sẽ không biết hết do chưa lên mặt báo. Có nơi nào trên trái đất này có một loại công lý rừng rú như thế không? E rằng chỉ có Việt Nam cộng sản.

Việt Nam cộng sản đã, đang và sẽ không có công lý. Điều này không quá khó hiểu. Người ta nói rằng Việt Nam là một chế độ công an trị. Không sai nhưng chưa đủ. Việt Nam là một chế độ đảng trị và công an trị. Tất cả những hoạt động xã hội đều bị đảng cộng sản nắm lấy và điều khiển thì người dân không thể có công lý. Trong cái chế độ rừng rú và quái đản đó không có luật pháp đúng nghĩa, không có tòa án đúng nghĩa. Phải khẳng định như thế để không lầm lẫn.

Người cộng sản rất ghét luật pháp. Khi người cộng sản và Hồ Chí Minh cướp được chính quyền họ làm gì trước tiên. Xin thưa họ đóng cửa trường Luật Hà Nội. Khi chiếm miền nam, việc đầu tiên người cộng sản làm cũng là đóng cửa trường Luật Sài Gòn. Người cộng sản ghét luật pháp không phải vì họ xem đó là một đặc điểm "tư sản" mà vì họ biết luật pháp làm cho những việc làm của họ phi pháp. Quả thật, hành động cướp đất, cướp tài sản, cướp tài nguyên dù dưới hình thức nào cũng là phi pháp dưới ánh sáng luật pháp. Vì thế người cộng sản có lý do rất chính đáng để ghét luật pháp. Đến khi họ cần hội nhập quốc tế để xin tiền họ phải nặn ra những trường luật và cũng giả bộ đào tạo luật sư. Nhưng luật sư trong chế độ CSVN rất khác với luật sư trong chế độ pháp trị.

Một chế độ đảng trị và công an trị thì không thể có công lý. Cái "công lý" dưới cái nhìn của người cộng sản là loại công lý độc tài, là công lý cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà viên cán bộ Lê Đức Thọ tuyên bố rằng "Luật là tao, tao là luật". Câu nói của tên đồ tể chính trị Lê Đức Thọ không phải đơn giản là ngẫu hứng mà phản ảnh một thực tế. Thọ nắm quyền tổ chức và đó chính là "luật" của cộng sản.

Thực tế trong chế độ cộng sản luật pháp và công lý chỉ là chủ kiến của vài cá nhân chóp bu. Chúng ta đã thấy những phiên tòa dành cho các nhân vật bất đồng chính kiến như Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên, LM Nguyễn Văn Lý... tất cả đều được dàn xếp từ hậu trường bởi những người giấu mặt. Những viên thẩm phán, chánh án tòa chỉ là những con vẹt nhận lệnh từ những kẻ giấu mặt, nên họ không dám nói gì khác. Trong chế độ cộng sản không có chánh án, không có thẩm phán, thậm chí không có luật sư đúng nghĩa vì họ chỉ là những bộ phận của bộ máy đảng trị.

Những kẻ ăn cướp mang cái mác cộng sản đó sống nhởn nhơ trong xã hội. Họ là những viên bộ trưởng, tướng tá ở Ba Đình. Họ là những viên cán bộ mang danh "bí thư", "chủ tịch", "giám đốc" có mặt trên mọi hang cùng ngõ hẻm. Có người trộm cắp mà còn lên chức như Nguyễn Chí Vịnh nay mang hàm "thượng tướng"! Những kẻ cướp chủ động họ đi xe hơi nhập hiệu Lexus, BMW, Mercedes, Bentley. Họ đi máy bay hạng nhất, hạng thương gia. Họ xâu xé nhau chiếm lấy những vùng đất đắt giá nhất, đẹp nhất ven biển, ven rừng trên mọi miền đất nước. Họ đua nhau xây lâu đài bên cạnh những mái tranh xác xơ. Nói vắn tắt là họ đang cưỡi trên đầu trên cổ người dân. Một viên tướng CSVN nhận xét chí lý rằng những kẻ ăn cướp ngày nay cưỡi lên đầu dân còn kinh khủng hơn bọn thực dân ngày xưa.

Đối với bọn cướp "cưỡi lên đầu dân còn kinh khủng hơn bọn thực dân ngày xưa" thì khi chúng phạm tội chúng được đồng chí của chúng tha thứ. Có ai nhớ viên bí thư một tỉnh miền bắc hãm hiếp phụ nữ chỉ bị cảnh cáo, còn người bán dâm thì lãnh án 3 năm tù! Công an giết người cũng chỉ bị kỷ luật, nhưng tát trúng cái nón của công an thì bị 9 tháng tù. Sự khác biệt giữa kẻ trị và người bị trị thật là rõ rệt, không có gì tương phản hơn. Sự rõ rệt đó nói lên bản chất của chế độ phi pháp và phi công lý. Sự bất công càng ngày càng chồng chất và sẽ có một ngày máu phải đổ để giành lại công lý cho người dân. Đến lúc đó thì kẻ cướp và cai trị có ăn năn hối lỗi cũng đã quá muộn.

9.7.2016
D.L.V
danlambaovn.blogspot.com

Đất nước nhìn từ dưới hố Hqdefault
Đất nước nhìn từ dưới hố An-cuop-cua-dan

Cướp ổ bánh mì lúc đói, hai thiếu niên đối diện án


Đói bụng nhưng không có tiền, Tuấn cùng bạn giả vờ hỏi mua bánh mì rồi giật, bỏ chạy.

TAND quận Thủ Đức (TP HCM) sắp xét xử vụ án Cướp giật tài sản do Nguyễn Hoàng Tuấn (ngụ huyện Củ Chi) và Ôn Thành Tân (18 tuổi, ngụ quận 9) thực hiện.

Theo cáo trạng, sáng 18/10/2015, Tuấn và Tân rủ nhau đến một nhà hàng ở quận Thủ Đức xin việc làm. Trên đường đi cả hai đói bụng nhưng không có tiền nên bàn nhau đến tiệm tạp hóa hỏi mua bánh rồi giật, bỏ chạy.

12h, đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện, quận Thủ Đức. Tuấn nói với chủ quán bán một bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chị chủ quán bỏ tất cả vào chiếc túi thì cậu trai trẻ giật phăng, tăng ga phóng đi.

Nghe tiếng chủ quán tri hô, hai người đàn ông ở gần đó đuổi theo bắt Tân và Tuấn giao công an phường. Kết quả định giá số bánh bị cướp giật là 45.000 đồng. 

Cáo trạng của VKSND quận Thủ Đức truy tố Tân và Tuấn ở khung hình phạt 3-10 năm tù với tình tiết "dùng thủ đoạn nguy hiểm" cướp giật tài sản. Thời điểm phạm tội cả hai chưa thành niên.

Hải Duyên

Đất nước nhìn từ dưới hố 1qew-2027
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeWed Jul 20, 2016 7:40 am

Đất nước nhìn từ dưới hố Nhandan


Đất nước mình đểu quá phải không anh?


Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa,
Cả một thời bọn đểu cáng đã lên ngôi...
(Thơ Bùi Minh Quốc)

Mai Tú Ân (Danlambao) - Than ôi, chỉ có một vụ cá chết miền Trung mà có đến mười mấy lãnh đạo của ta chết trận cả. Các anh chị oai dũng của đảng và nhà nước ta, béo tròn no đủ từng nấy, khỏe mạnh bằng từng nấy bỗng lăn ra bệnh đều cả, rồi sẽ lăn ra chết tốt đều cả...

Tại sao vậy? Miếng ăn là miếng nhục vậy mà các anh chị vẫn hục vào ăn. Ăn bao nhiêu của cải bao năm không sao, nhưng ăn một miếng cá miền Trung tháng Năm nớ là chết, chỉ một miếng thôi là chết trả nợ đời. Bọn Tàu Cộng nó ác lắm. Miếng ăn nó bọc đường ở Formosa, ăn miếng cá miếng tôm ngon tươi béo ngậy vào là: Thôi rồi Lượm ơi. Chỉ có chết mà thôi. Kẻ chết trước, người chết sau. Người yếu thì 49 ngày, kẻ mạnh 100 ngày cho đến 3 năm thì tất cả người ăn cá tôm tháng 5 nớ đều sắp hàng lăn ra chết tốt. Tuy chết nhưng chết khác nhau...

Người thì đau bụng chạy vắt quần vì Tào Tháo rượt, kẻ thì nặng bụng lên dần như có thai hoang, vì chỉ có vào mà không có ra, chỉ nhập mà không xuất. Những người khác thì như có ông Tôn Ngộ Không ở trong bụng đánh thanh long đao tứ phía, đau té đái ra quần. Mặt xanh mày mét, suốt ngày ngồi ôm bụng, ca bài ca con cá đớn đau xin được chết... Rồi sẽ được toại nguyện, phỉ chí bằng sinh mà cùng nhau chết như những anh hùng chạy làng quỵt nợ. Không được đem thân giai ra trả nợ nước thì cũng có cái xác khô để trả thù nhà.

Hơ, hơ, hơ... Trương Bộ Trưởng 4T, mới lên chức nên hăng say con bọ xít, mua cá miền Trung, ăn cá miền Trung tháng Năm nớ nên chết đầu tiên, hy sinh trước nhất trên chiến trường thơm sực mùi cá chết.

Hơ, hơ, hơ... Các quan viên địa phương, bí thơ, chủ tịch Hà Tĩnh, Quảng Bình giờ cũng đang đếm lịch ngược chờ ngày về với liệt tổ, liệt tông. Các anh không chỉ ăn cá, mà còn cao hứng tuột quần xuống tắm biển Vũng Áng chiều ni nữa. Ác quá, ác quá, nhúng giế xuống biển như thế thì bằng nhúng vào nồi nước sôi. Các anh đều béo tốt, bụng phệ, ấy vậy mà Vì Ăn Cơm Chúa Phải Múa Tối Ngày, nên giờ đây tất cả đều nước mắt vắn dài, lệ sầu trên mi, sắp hàng chờ ngày lên bàn thờ ngửi phao câu gà và nải chuối cúng. Mà không biết chết vì bệnh nào. Bị ung thư ruột gan vì ăn cá chết, hay chết vì ghẻ ngứa, gảy đàn tới chết vì tắm biển chết Vũng Áng chiều ni...

Hơ, hơ, hơ... lại có cả chị Tiến Y Tế, phốp pháp béo lùn, gái khỏe mạnh của đồng chiêm nước trũng năm nào, không hiểu hóa rồ thế nào mà cũng có trong danh sách trúng cử vào đoàn khách chết chóc đến diễn tuồng ở Vũng Áng để làm màu mè, ai ngờ chết thât.Tiếc cho phận gái thuyền quyên, đái xè xè không qua ngọn cỏ, mà cũng hung hăng, tưởng phúc dầy ai ngờ phận mỏng, khôn ba năm dại một giờ nên nửa đường đứt gánh vì miếng cá tôm định mệnh..

Than Ôi! Vầng dương kia lúc mờ lúc tỏ,
Ánh nguyệt này thì không biết tỏ tỏ hay mờ mờ...

Sao các anh, các chị phải ra đi giữa mùa không có chiến chinh, không có kẻ thù mà lại phải lăn ra chết hết giữa trận tiền không có tiếng súng, không có tên giặc nào. Chỉ có miếng cá luộc, xào, rán, kho, hay lẩu mắm mà phải chết hết, để vợ gào réo, để con khóc hờ...

Chỉ vì nghe bọn ở Ba Đình xúi dại, bắt ăn cứt gà nên các anh chị phải ăn một ít, ai dè cứt gà trộn mùi cá chết nên giờ đành tình phu thê chia cắt, nghĩa phụ tử lìa xa, âm dương chờ ngày đoạn tuyệt...

Anh Cả Trọng khôn ngoan đâu có ăn tôm cá, đến miền Trung thăm Formosa thì nín nhịn, cả thở cũng không thì làm sao ăn cá. Anh Fuc Đầu Củ Chuối thì cũng chẳng thèm đến miền Trung thì làm gì có cá để ăn. Các anh chị lớn không ăn, nhưng đẩy các anh chị nhỏ đi ăn, đi tắm biển miền Trung khiến đội ngũ trung kiên ta thiệt hại một phần ba năm này, sang năm tới thì thiệt luôn tất cả. Chỉ có Tứ Trụ Triều Đình là không thiệt gì chỉ béo lên thôi.

Bây giờ có nói chi cũng thừa. Miếng độc đã nuốt, chất độc đã phát chỉ còn chờ lúc thời khắc cuối điểm thùng, tất cả lần lượt về chín suối sáu sông. Bọn Tàu Cộng ác lắm. Chúng nó giết dân, nhưng không ai ngu mà ăn cá mà chỉ có các anh chị ngu, xông vào ăn như cá đớp trăng nên đành phải chết tốt. Thân xác các anh chị Tàu Cộng lấy về làm lục phủ ngũ tạng, may vá...

Thôi thì thế cũng là đem thân xác có ích cho đời, còn hơn ngồi ghế cao quan chức nhưng chả làm gì cho dân, cho nước. Sống ở đời không giúp gì, thì khi chết đi cũng còn cái xác để đáp đền nghĩa cả, bón cho cây thì cũng xanh được chút lá, chút cành...

Than ôi. Đất nước mình đểu quá phải không anh?

Không, đất nước mình không đểu mà lưu manh em à...


19.07.2016

Mai Tú Ân
danlambaovn.blogspot.com

Đất nước nhìn từ dưới hố TrongLuvaNhandan2-danlambao

Đất nước nhìn từ dưới hố Vie%25CC%25A3%25CC%2582t%2BNam%2BTa%25CC%2582y%2BTa%25CC%25A3ng-babui-danlambao

Việt Nam Tây Tạng 2
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitimeMon Jul 25, 2016 11:57 am

Đất nước nhìn từ dưới hố 2Q==

Từ cái hòn chiếu sáng biển Đông sang đến đô thị thông minh

Tư Nghèo - Sau hơn 40 năm vào làm phỏng hòn ngọc Viễn Đông, biến Sài Gòn thành cái ổ chuột mang tên "người" điệp viên xứ lạ, các đồng chí ta đang nỗ lực biến thành Hồ chưa được thông minh thành đô thị thông minh.

Hôm 27/6 vừa rồi, ngài thủ tướng Ma dzê in Diệt Nam nhà ta nỗi hứng đăng đàn tuyên bố thành hồ là hòn ngọc chiếu sáng biển Đông, mặc dù đứng ở đâu trong cái thành hồ đều không thấy Thái Bình Dương nơi mô, mặc dù biển Đông đang đen như chất thải Formosa và hải tặc Bắc Kinh đang làm mưa làm gió như cái ao nhà riêng của chúng.

Gần 1 tháng sau, ngày 24/6 hai đồng chí từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia cầm AK để bắt con cầy là Đinh La Thăng và Nguyễn Thiện Nhân lại cho biết sẽ đưa thành hồ "trở lại là một trong những TP dẫn đầu khu vực, tiến tới vị trí số 1, phải xây dựng TP thông minh."

Thế mới biết, sau sứ mạng làm phỏng miền nam - vào vơ vét về của đảng ta, gần nửa thế kỷ sau, các đỉnh cao trí tệ lại hồ hởi phấn khởi tìm cách đưa thành hồ trở lại vị trí dẫn đầu khu vực của thời Việt Nam Cộng Hòa.

Về việc phát triển đô thị thông minh, Nguyễn Thiện Nhân đã phải thú nhận rằng "đô thị thông minh là xu hướng phát triển tất yếu. Hàng loạt quốc gia đã triển khai nhiều năm nay, thậm chí Singapore đã xây dựng quốc gia thông minh." (*)

Tức là dưới ánh sáng chỉ đạo chói mù con mắt của đảng, nước ta và điển hình là thành hồ đã lẹt đẹt xếp hàng cả ngày đứng sau rất nhiều quốc gia khác trong lãnh vực phát triển đô thị.


Đất nước nhìn từ dưới hố Images?q=tbn:ANd9GcRm8TkdsJIXpo7JRozCRcbHl_2jOUu68C1b0xVQKVH79BcA8eRQ


Để biến giấc mơ trở lại vị trí số 1 thời VNCH, xếp sòng thành hồ là Đinh La Thăng đã vào cuộc và ra lệnh "phải xây dựng đề án tổng thể, đánh giá mức độ thông minh hiện tại để xây dựng lộ trình. Phải phân công trách nhiệm từng đơn vị, ai không phù hợp thực hiện nhiệm vụ phải điều chuyển, bố trí người khác."

Ông cựu bộ trưởng bộ kẹt xe tắt đường, chuyên ngửi nhựa đường này lại giở thói ông trời con, mới tuyên bố dự định, cán bộ mới nghe lệnh từ lỗ tai này chưa chạy sang lỗ tai kia thì ngài bí thư, ủy viên Bộ chính trị đã hăm he đòi trảm, đòi đuổi.

Trong dự án này, Đinh La Thăng chỉ đạo rằng "mọi dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin sẽ thuê hạ tầng toàn bộ, cơ quan chuyên môn sẽ điều hành, không cần cử cán bộ đi học công nghệ thông tin."

Một đô thị thông minh trong đó toàn bộ dữ liệu cơ sở, sinh hoạt của các cơ quan được kết nối qua hệ thống internet mà cán bộ không cần đi học công nghệ thông tin! Có nghĩa là một đô thị thông minh sẽ được điều hành bởi những kẻ ngu lâu dốt bền. Kể ra Đinh La Thăng cũng biết người biết ta, không ai hiểu rõ đồng chí mình hơn đồng chí Thăng! Cho chúng đi nhậu thì được chứ đi học thì ba đời bốn kiếp học cũng không xong!

Một điều ngu lâu dốt bên nữa là để đạt được mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, đem thành hồ trở lại vị trí số 1 trong khu vực, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã ra chỉ tiêu là trong vòng 3-5 tháng, một ban chỉ đạo không quá 10 người phải xây dựng xong đề án.

Coi bộ để trở thành số 1 trong khu vực dễ như chuyện chỉ cần phơi bụng bự tắm biển và ăn hải sản ở Đà Nẵng là đảng ta chứng minh xong ngay cá và biển ở Vũng Áng là an toàn, nhân dân cứ ăn, chết biết liền. Đảng ta đúng là thiên tài nổ pháo, hoạ sĩ thần kỳ chuyên vẽ vời chuyện Lê Văn Tám để mị dân.

Cũng thắc mắc là ông chủ tịch mặt trận tổ cò ở đâu lại chui vào lãnh vực phát triển đô thị của một thành phố để quậy tung cái vụ biết thành hồ ngu dốt thành đô thị thông minh? Hình như truyền thống điều hành quốc già rừng rú của đảng ta là không phải chỗ của mình bị ngứa mà cũng thò tay vào quần người ta để gãi?!

25.07.2016
Tư Nghèo
danlambaovn.blogspot.com
_____________________________________

(*) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/317346/2-uy-vien-bo-chinh-tri-ban-dua-tp-hcm-thanh-do-thi-thong-minh.html

Đất nước nhìn từ dưới hố Tphcmngap
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đất nước nhìn từ dưới hố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đất nước nhìn từ dưới hố   Đất nước nhìn từ dưới hố Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đất nước nhìn từ dưới hố
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sex Dưới Cái Nhìn Của Người Viết Nữ Việt Nam
» Kêu gào, khóc và hát
» Tại sao có nước quá giàu và có nước quá nghèo?
» Phim: VIET NAM! VIET NAM.
» Nguồn gốc bài hát MỘNG DƯỚI HOA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến