Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
thuoc ngắn quang Chung chất VNCH linh truyện sáng chẳng Trung Saigon bich phải quan nhac ngam Nhung chuyen quốc hoang không Nguyen quynh nguyet trong
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeThu Feb 21, 2013 11:52 am


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975

Đoàn Thanh Liêm

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_tru10
Nữ sinh trường nữ trung học Nha Trang cùng thày hướng dẫn đi cứu trợ nạn lụt miền Trung năm 1970

Cho đến năm 1975, thì tại miền Nam Việt Nam, ít có ai nói hay viết gì về chuyện “Xã hội Dân sự” (the civil society = XHDS). Tuy nhiên, từ mấy chục năm gần đây, thì khái niệm XHDS đã trở thành rất thông dụng phổ biến trong các sách báo, trong lãnh vực truyền thông khắp nơi trên thế giới. Và như ta đã thấy XHDS chính là cái khu vực thứ ba (the third sector) bên cạnh khu vực chính quyền nhà nước (the state) và khu vực thị trường kinh doanh (the marketplace). Cả ba khu vực này khác biệt với nhau, nhưng cùng sinh họat chung với nhau trong tư thế cộng đồng sinh tồn (co-existence) để tạo thành cái không gian xã hội (the social space) do tập thể con người chúng ta sinh sống hợp quần trong xã hội mà tạo lập ra. Để tóm tắt cho gọn cái định nghĩa về XHDS, ta có thể biểu thị bằng một phương trình đơn giản như sau đây:

“Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường + Xã Hội Dân Sự”.

Khu vực nhà nước gồm các đơn vị cơ sở chính quyền các cấp từ địa phương đến trung ương. Khu vực thị trường kinh doanh gồm các công ty, xí nghiệp họat động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận (for profit). Còn khu vực XHDS, thì gồm các tổ chức “phi chính phủ” họat động có tính cách tự nguyên và bất vụ lợi (non-governmental, voluntary, non-profit organisations).

Theo tiêu chuẩn này, thì rõ ràng là tại xã hội ở miền Nam Việt Nam hồi trước đã có một khu vực XHDS rất sinh động, khởi sắc. Với bài viết này, tôi xin cố gắng ghi lại mấy nét đặc sắc của XHDS – mà cho đến nay ít có người đề cập đến với sự trình bày gọn gàng mà bao quát cần thiết – để người đọc bình thường có thể hình dung ra được cái khung cảnh sinh họat của một bộ phận có tầm vóc và tiềm năng thật to lớn của dân tộc tại miền Nam, dù là trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt tang thương đẫm máu thuở đó.

I– Một số đoàn thể, hiệp hội tiêu biểu.

A/ Hội Hồng Thập Tự.


Hội này có một trụ sở khá là bề thế khang trang, tọa lạc tại góc đường Cống Quỳnh và Hồng Thập Tự, gần với Bảo sanh viện Từ Dũ Saigon. Trước năm 1975, Dược sĩ La Thành Trung giữ nhiệm vụ Hội trưởng. Tại nhiều tỉnh lại còn có các chi nhánh của Hội nữa. Hội HTT được tổ chức theo khuôn mẫu của HTT quốc tế, nên phương thức sinh họat khá là mở rộng, thông thóang hòan tòan theo lý tưởng nhân đạo, chứ không hề theo đuổi một mục tiêu chính trị nào. Và chính quyền tại miền Nam hồi ấy cũng không hề có hành vi nào nhằm can thiệp, khống chế tổ chức này. Về mặt đối ngọai, HTT hòan tòan được tự do liên lạc với Hội HTT Quốc tế (CICR = Comité International de la Croix Rouge) có trụ sở chính tại Geneva, cũng như liên lạc với các Hội HTT bạn ở các quốc gia khác. CICR là một tổ chức thuần túy nhân đạo nhằm giúp các nạn nhân thiên tai bão lụt, động đất, bệnh dịch hay do chiến tranh gây ra, được thành lập đầu tiên tại Thụy sĩ từ cuối thế kỷ XIX và sau này phát triển tại khắp nơi trên thế giới.


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_vnc10

Đoàn Phụ Nữ Chí Nguyện thuộc Hội Hồng Thập Tự Việt Nam

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_vnc11

Hoạt động giúp đỡ học sinh nghèo tại Hàng Xanh, Gia Định của Hội Bảo Trợ Học Sinh Nghèo

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_vnc12

Cảnh tại một trạm cho các em uống sữa của Hội Hồng Thập Tự Việt Nam

B/ Hội Hướng Đạo.

Tổ chức Hướng Đạo du nhập vào Việt nam từ thập niên 1930. Sau đó, trong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, sinh họat bị gián đọan một thời gian. Kể từ năm 1950, mới lại xây dựng lại riêng trong một số thành phố như Hanoi, Saigon trong vùng do chính quyền quốc gia kiểm sóat. Vào năm 1959, thì tại miền Nam đã có đến trên 3000 đòan viên họat động. Những hướng đạo viên kỳ cựu về ngành nam như Trần Văn Lược, Hùynh Ngọc Diệp, Trần Văn Khắc, Trần Điền, Nguyễn Văn Thơ v.v… là những nhân vật rất năng nổ họat động tại miền Nam. Về ngành nữ, thì các nữ hướng đạo có tên tuổi như Hòang Thị Đáo, Phan Nguyệt Minh, Trần Bạch Bích, Phạm Thị Thân v.v… đã tiếp tục gây dựng lại nền nếp sinh họat của nữ hướng đạo tại miền Nam cho đến năm 1975. Cả hai ngành nam, nữ hướng đạo đều được sự hỗ trợ của các bộ Giáo dục vả Thanh niên và được tự do liên lạc mật thiết với phong trào Hướng Đạo Quốc tế (the world movement of scout).


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_huo10


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_huo11

Hướng Đạo Sài Gòn đang sinh hoạt (1965)

C/ Hội Văn Hóa Bình Dân.

Hội này được chính thức thành lập vào năm 1955 nhằm tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa và dậy nghề cho đại chúng, mà thường được biết đến là Trường Bách Khoa Bình Dân. Đó là do sáng kiến và nỗ lực bền bỉ của các cựu sinh viên mới du học tại Mỹ về Saigon vào năm 1954, điển hình như Hùynh Văn Lang, Bùi Kiến Thành, Đỗ Trọng Chu v.v… Hội có giấy phép do Bộ Nội vụ cấp và đã họat động tại Saigon và các tỉnh địa phương liên tục cho đến năm 1975, giúp đào tạo chuyên môn căn bản cho hàng nhiều vạn học viên thuộc giới bình dân. Họat động có tính cách văn hóa xã hội này đã được nhiều người tham gia bằng cách yểm trợ về tài chánh và nhất là về nhân lực do các giảng viên tự nguyện đến giảng dậy miễn phí cho các lớp dậy nghề vào buổi tôi hay vào những ngày cuối tuần.

D/ Các tổ chức giáo dục, xã hội, y tế do các Tôn giáo điều hành.

Có thể kể đến con số hàng ngàn cơ sở xã hội nhân đạo và văn hóa giáo dục do các Tôn giáo lớn ở miền Nam như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo đứng ra thành lập và điều hành tại khắp các địa phương. Cụ thể như các trường Bồ Đề của Phật Giáo, các trường do các Sư Huynh hay Nữ Tu của Công Giáo, các trường Đại học tư lập như Vạn Hạnh của Phật Giáo, Minh Đức và Đà lạt của Công Giáo, Đại học Cao Đài ở Tây Ninh, Đại học Hòa Hảo ở Long Xuyên v.v… Và còn rất nhiều các chẩn y viên, cô nhi viện, viện dưỡng lão do các tôn giáo đứng ra tổ chức và điều hành tại Saigon và các tỉnh miền quê nữa.

II – Mấy nhân vật điển hình của Xã hội Dân sự tại miền Nam.

Trên đây là một số hiệp hội, cơ sở của tư nhân có tính cách tiêu biểu của XHDS. Dưới đây, tôi xin nêu ra một số nhân vật điển hình họat động rất nhiệt thành trong các tổ chức tư nhân để minh họa cho tình hình sinh họat của XHDS tại miền Nam trong các thập niên 1960 – 70. Để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, tôi chỉ đề cập đến những vị đã không còn tại thế nữa.

1/ Đại Đức Thích Thanh Văn và Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội của Phật giáo.

Thầy Thanh Văn giữ nhiệm vụ làm Giám đốc của tổ chức này từ năm 1966 thay thế thầy Nhất Hạnh là vị Giám đốc Sáng lập tiên khởi. Trường TNPSXH nhằm đào tạo chuyên môn về công tác xã hội cho các tu sĩ nam nữ và Phật tử, theo phương thức vừa học vừa làm. Tôn chỉ của Trường chỉ gồm trong mấy chữ thật đơn giản: “Hiểu và Thương”. Tức là phải tìm cách hiểu biết về con người, về xã hội để mà bày tỏ tình yêu thương đối với nhân quần thông qua những hành động cụ thể thiết thực phục vụ xã hội. Sau một thời gian được huấn luyện tối thiểu, thì các học viên đều được cử đi thực tập theo các tóan công tác tại các địa phương nông thôn; rồi sau đó sẽ trở về cơ sở để học tiếp về chuyên môn và văn hóa.

Do tai nạn xe cộ trong chuyến đi thăm các trại định cư đồng bào nạn nhân chiến cuộc từ miền Trung tại Biên Hòa, Bà Rịa, thầy Thanh Văn đã tử nạn vào giữa năm 1972, lúc mới ở tuổi 30. Sự ra đi của Thầy đã để lại nhiều thương tiếc không những cho tòan thể gia đình TNPSXH, các Phật tử, mà còn cho cả nhiều người vốn có sự quan tâm đến sự dấn thân của lớp người trẻ nhằm phục vụ xã hội, đặc biệt là cho bà con ở nông thôn và các nạn nhân chiến cuộc trong thời kỳ chiến tranh tàn ác khốc liệt lúc đó.

2/ Nhà báo Đỗ Ngọc Yến và Chương trình Công tác Hè 1965.

Năm 1965, sinh viên Đỗ Ngọc Yến mới có 23 tuổi, thế mà các bạn đã ủy thác cho anh giữ trách nhiệm của một vị Tổng thư ký lo điều hành tòan bộ chương trình họat động trong thời gian mùa Hè của giới thanh niên, sinh viên, học sinh trong phạm vi tòan lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chương trình này là do sáng kiến của nhiều huynh trưởng trong phong trào sinh họat của giới trẻ Việt nam với sự hợp tác của Đòan Thanh niên Chí nguyện Quốc tế (IVS = International Voluntary Services). IVS đã đứng ra vận động với cơ quan Viện trợ Mỹ USAID để cấp cho chương trình một ngân khỏan lên đến vài chục triệu đồng VN, để làm quỹ chi tiêu cho các sinh họat của chương trình này (mà có tên bằng tiếng Anh là: Summer Youth Program 1965).

Từ thời niên thiếu 13 -14 tuổi, Yến đã tham gia sinh họat trong hàng ngũ Hướng đạo sinh cùng với các bạn như Đỗ Quý Tòan, Trần Đại Lộc, nên anh khá quen thuộc với việc tổ chức các trại công tác cho giới trẻ. Vì thế mà các bạn đặt tin tưởng nơi khả năng và kinh nghiệm họat động của Yến với nhiệm vụ nặng nhọc là điều hành chương trình sinh họat có quy mô thật lớn lao này. Và quả thật, Yến đã tỏ ra khá thành công trong vai trò của người Tổng thư ký của chương trình Công tác Hè 1965, như nhiều người đã thấy. Ra hải ngọai, nhà báo Đỗ Ngọc Yến đã cùng các bạn xây dựng được một cơ sở truyền thông báo chí rất vững chắc, đó là tờ nhật báo Người Việt. Nhưng mà tiếc thay, do một căn bệnh hiểm nghèo, Yến đã qua đời vào năm 2006 tại California vào tuổi 65.

3/ Nha sĩ Phạm Thị Thân và Hội Thanh niên Thiện chí.


Cũng như Đỗ Ngọc Yến, chị Phạm Thị Thân đã tham gia sinh họat với phong trào Hướng đạo từ thời còn là một học sinh trung học ở Hanoi, và chị đã gắn bó suốt đời với Nữ Hướng đạo, có lần giữ chức vụ Tổng Ủy viên nữa. Nhưng mà Phạm Thị Thân lại còn là một nhân vật nòng cốt của Hội Thanh niên Thiện chí Việt nam ở Saigon trong thập niên 1960 -70 nữa. Về nghề nghiệp chuyên môn Chị làm giáo sư tại Đại học Nha khoa, và còn mở phòng mạch tư chuyên về dịch vụ chăm sóc nha khoa nữa. Nhưng mà chị đã tự nguyện đem hết cuộc đời của mình để góp phần xây dựng và phát triển cho phong trào Hướng đạo và cho Hội Thanh niên Thiện chí. Chị sống độc thân, nên có thể dành nhiều thời gian cho việc dẫn dắt các thế hệ trẻ trong các sinh họat lành mạnh, hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng xã hội, đúng theo lý tưởng cao đẹp của phong trào Hướng đạo sinh quốc tế, cũng như của giới thanh niên, sinh viên ưu tú khắp nơi trên thế giới vào thời kỳ sau thế chiến thứ hai. Nhưng mà căn bệnh ung thư quá ác đã cướp đi mạng sống của một vị niên trưởng gương mẫu trong thế hệ chúng tôi. Chị Thân đã trút hơi thở cuối cùng vào năm 2007 ở tuổi 75.

4/ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Phong trào Du ca Việt Nam.

Cũng như chị Thân và anh Yến, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã gia nhập gia đình hướng đạo sinh từ thời còn rất trẻ, lúc còn là một học sinh ở Đà lạt. Do năng khiếu bẩm sinh, vào lúc mới có 14 -15 tuổi, đòan viên Nguyễn Đức Quang đã có thể sáng tác được một bản nhạc dành riêng cho các bạn trong đơn vị hướng đạo sinh của mình sử dụng trong các buổi sinh họat. Và vào tuổi đôi mươi lúc đang theo học Đại học Chính trị Kinh doanh ở Saigon, thì người nhạc sĩ trẻ này đã cùng các bạn thành lập ra Phong trào Du ca nhằm lôi cuốn giới sinh viên, học sinh ở khắp nơi vừa tham gia sáng tác, vừa tổ chức những buổi ca hát tập thể thật là say mê phấn khích trong các trại công tác phục vụ đồng bào, các cuộc cắm trại sinh họat ngòai trời. Với trọng trách là Trưởng xưởng Du ca, Quang đã đi nhiều nơi để mở những lớp đào tạo các “Du ca viên”, chuyền đạt tới thế hệ trẻ cái ngọn lửa yêu quê hương đất nước, yêu mến đồng bào ruột thịt của mình đang là nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc bi thương. Trong vòng 10 năm họat động, Phong trào Du ca đã quy tụ được cả chục nghệ sĩ sáng tác và đào tạo được đến cả hàng ngàn du ca viên ở Saigon và ở rất nhiều địa phương các tỉnh.

Quả thật Nguyễn Đức Quang đã để lại một dấu ấn thật sâu đậm nơi thế hệ thanh thiếu niên Việt nam trong thập niên 1960 -70.

Nhưng rồi lại một cơn bệnh đột quỵ đã đem mất đi “Con người Du ca muôn thuở Nguyễn Đức Quang” của thế hệ chúng tôi vào đầu năm 2011 vừa mới đây lúc anh mới ở tuổi 67, cũng tại California.


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_ngd10

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca vào giữa thập niên 1960

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_ban10
Ban Trầm Ca với Hoàng Thái Lĩnh, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Thạc, Hoàng Kim Châu và Nguyễn Đức Quang


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Vn_sin10
Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964

III – So sánh với tình hình sinh họat của XHDS tại miền Bắc Việt Nam.

Qua sự trình bày ở hai mục trên, chắc chắn quý bạn đọc đã có thể nhận ra tính chất năng động, phóng khóang và đa dạng của khu vực XHDS tại miền Nam VN thời kỳ trước năm 1975. Trong mục tiếp theo dưới đây, người viết xin đưa ra vài nét chính của XHDS tại miền Bắc dưới chế độ cộng sản, cũng vào thời kỳ 1954 – 1975, để bạn đọc có thể thẩm định được sự khác biệt giữa hai chế độ dân chủ tự do và độc tài cộng sản.

1/ Trước hết, dù dưới chế độ chuyên chế toàn trị của đảng cộng sản (totalitarian dictatorship), thì tại miền Bắc vẫn có một khu vực XHDS, vì vẫn có những tổ chức phi-chính phủ, bất vụ lợi vốn là các thành tố của XHDS. Các đoàn thể, hiệp hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đòan Thanh niên Cộng sản, Hội Nhà văn, kể cả Mặt trận Tổ quốc nữa, thì trên danh nghĩa đó là các tổ chức nằm ngòai khu vực chính quyền Nhà nước. Nhưng mà vì đảng cộng sản đã lũng đọan thao túng, biến các tổ chức đó thành ra những “cơ sở ngọai vi” của đảng, nên XHDS đã bị biến chất đi, không còn giữ được tính cách tự nguyện, tự phát đích thực của quần chúng nhân dân nữa. Tất cả các tổ chức này đã được lập ra và được sử dụng như là một thứ quân cờ dưới bàn tay ma thuật của một kỳ thủ duy nhất là giới lãnh đạo cộng sản mà thôi.

2/ Vì các tổ chức tôn giáo bị triệt để ngăn cấm không hề được tham gia vào bất kỳ những họat động từ thiện nhân đạo hay văn hóa giáo dục nào, cho nên tòan thể các tu sĩ và các tín đồ – thuộc Phật giáo cũng như Công giáo – đều không có cơ hội nào để phát huy sáng kiến và tài năng của mình trong sứ mệnh phục vụ nhân quần xã hội. Đó là một sự thiệt thòi quá lớn cho dân tộc vậy. Trong giới Phật tử ở miền Bắc, chắc chắn là có rất nhiều người có cái tâm Bồ Tát, nhưng ta không hề thấy có được những con người như Thầy Thích Thanh Văn và các học viên của Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở miền Nam như đã ghi ở trên.

3/ Trong giới văn nghệ sĩ cũng vậy, tại miền Bắc cũng không thiếu gì những tài năng thiên phú trong các bộ môn nghệ thuật, nhưng họ đều bị chính sách khe khắt của đảng cộng sản khống chế trù dập, nên không thể làm sao mà có được những nghệ sĩ có sức lôi cuốn quần chúng như những Nguyễn Đức Quang, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An… Mà cái chế độ nghiệt ngã tàn bạo như thế cũng chẳng thể nào mà sản xuất ra được những nhân vật kiệt xuất như Phạm Thị Thân, Đỗ Ngọc Yến… nữa vậy.

Đoàn Thanh Liêm
California, tháng Mười năm 2011


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSun Feb 24, 2013 11:23 am

Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở

Nguyễn Hưng Quốc

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 4DD4075E-96D4-4164-B3A3-A84E5167FFBF_w268_r1_cx0_cy16_cw0
Hầu hết các tài liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.

Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.

Không những nhiều mà còn đa dạng. Hầu như ở lãnh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, còn có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo thì, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già thì có các Hội cao niên; với người trẻ thì, ngoài Hướng Đạo, còn có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (còn có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xã hội, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài Gòn và Huế còn có Tổng hội Sinh viên. Trong lãnh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục Bình dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam…Về văn học thì có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, còn có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc thì lại càng phong phú.

Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, còn có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn Bình), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Hòa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.

Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xã hội dân sự cũng đã phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, còn có vô số các tổ chức xã hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Nông dân thì lập các Nông hội; học sinh sinh viên thì lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xã hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).

Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một hình thức phôi thai của các tổ chức xã hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy trò và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) của Tùng Thiện vương. Vân vân.

Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xã hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Hòa) như sau:

Các tổ chức tự trị ở Trung Quốc

Nguyên tắc --- Từ thế kỷ 16 đến 1911 --- Từ 1911-1949
1. Theo địa phương (locality)---Làng xã, Hội đồng hương---Hội đồng làng, khu phố, Hội đồng hương
2. Theo nghề nghiệp (occupation)---Phường hội---Hội kinh doanh, hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn
3. Theo sở thích (fellowship)---Các hội đạo---Tổ chức tôn giáo, nhà thờ
--- Tổ chức từ thiện---Tổ chức từ thiện, phát triển xã hội
--- Nhóm văn nghệ---Hội kịch nghệ, đoàn âm nhạc, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ thể thao, hội phụ nữ, đoàn thanh niên
---Trường học ---Trường tư, đại học, hội sinh viên, hội cựu học sinh, hội nghiên cứu
4. Theo lý tưởng chung (common cause)--- ---Đảng phái chính trị, các nhóm vận động chính sách

Mô hình trên có thể gợi ý cho chúng ta trong việc tìm hiểu về sự hiện diện của xã hội dân sự tại Việt Nam trước thế kỷ 20 vì dù sao, ngày trước, giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Ở Việt Nam ngày xưa, chắc chắn cũng có mầm mống của các tổ chức tự trị theo ba nguyên tắc đầu được Brook đề cập: theo địa phương, nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn, cần nhiều tài liệu hơn trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.

Ở đây, với cái nhìn thoáng qua như trên, chúng ta có thể thấy được một số điểm:

Thứ nhất, xã hội dân sự đã manh nha ở Việt Nam từ trước thế kỷ 20.

Thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nó đã thực sự hình thành và phát triển.

Thứ ba, ở miền Nam, trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, nó nở rộ.

Thứ tư, chỉ ở miền Bắc, từ sau 1954 và ở cả nước, sau năm 1975, xã hội dân sự mới bị triệt tiêu.

Ở đây lại nảy ra hai vấn đề:

Thứ nhất, xã hội dân sự dưới thời Pháp thuộc cũng như ở miền Nam có đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình dân chủ hóa xã hội hay không?

Thứ hai, tại sao đảng Cộng sản lại cấm đoán xã hội dân sự?

Để trả lời một cách thuyết phục cho câu hỏi thứ nhất, cần có những công trình nghiên cứu công phu và công tâm. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có. Đành chờ.

Với vấn đề thứ hai, câu trả lời tương đối dễ: Đó là chính sách. Chính sách ấy gắn liền với các quan điểm quan trọng trong chủ nghĩa Mác, được Karl Marx đề cập và được Antonio Gramsci, một nhà Mác-xít lỗi lạc ở đầu thế kỷ 20, khai triển, từ đó, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cho đến ngày các chế độ ấy bị sụp đổ.

Chú thích:

1. Timothy Brook & B. Michael Frolic (1997), Civil Society in China, New York: M.E. Sharpe, tr. 25.

http://www.voatiengviet.com/content/xa-hoi-dan-su-vietnam-buc-tranh-dang-do/1593984.html
.

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Đức Quang và Tính Năng Động của Xã hội Dân Sự VN   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSun Mar 03, 2013 1:11 am

Nguyễn Đức Quang và Tính Năng Động của Xã hội Dân Sự VN

Đoàn Thanh Liêm
Bài Viết Nhân Kỷ Niệm Giỗ Đầu của Quang (3/2011 – 3/2012)

Nhân ngày Giỗ Đầu của Nguyễn Đức Quang vào cuối tháng Ba năm 2012 này, tôi muốn ghi lại một vài suy nghĩ nho nhỏ về sinh họat của Quang trong lãnh vực Xã hội Dân sự của dân tộc Việt nam chúng ta trong mấy chục năm gần đây.

Có thể nói họat động chính yếu của Quang từ thời niên thiếu cho đến cuối đời, thì hầu như hòan tòan là ở trong khu vực Xã hội Dân sự, mà điển hình là thông qua Phong trào Hướng Đạo và Phong trào Du Ca. Để bạn đọc dễ bề theo dõi câu chuyện, người viết xin trình bày tóm lược về các giai đọan họat động của Nguyễn Đức Quang – trước khi phân tích chi tiết về các sinh họat của anh trong hai Phong trào này.


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 NGUYEN_DUC_QUANG_Tran_Q_Loc_ND_Toan_medium

Từ phải: Nguyễn Đức Quang, Trần Quang Lộc, Nguyễn Đình Toàn. (Photo: Lưu Na)


I– Sơ lược về cuộc đời họat động của Nguyễn Đức Quang

1– Một Ngày là Hướng Đạo – cả Đời vẫn là Hướng Đạo

Vào năm 1954, khi đi theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam, thì Quang mới có 10 tuổi. Nhờ thân phụ là một nhà giáo, nên Quang đã được hướng dẫn chu đáo trong việc học hành cũng như trong lề lối sinh họat ngăn nắp lương hảo. Năm 1956 lúc mới có 12 tuổi, Quang đã gia nhập làm một Hướng đạo sinh ở Đà lạt, và ở vào tuổi 15 – 16, Quang đã sáng tác được vài bài ca để cho các bạn cùng hát trong những buổi sinh họat của Đoàn. Cả đến khi ra tới hải ngọai, lúc đã ở vào tuổi 50 rồi, thì Quang cũng vẫn còn gắn bó mật thiết với các sinh họat của phong trào Hướng Đạo Việt nam ở nước ngoài.

Vào lứa tuổi 20, lúc là sinh viên của Trường Chính trị Kinh doanh Đại học Đà lạt hồi giữa thập niên 1960, Quang đã lăn xả hết mình vào công cuộc xây dựng phong trào Du Ca. Với trách nhiệm là vị Trưởng Xưởng của Phong trào, Quang vừa sáng tác vừa trình diễn, lại vừa đảm trách việc huấn luyện cho các du ca viên qua rất nhiều lớp đào tạo được tổ chức ở khắp các địa phương tại miền Nam Việt nam. Nhiều bạn vẫn còn nhớ cái Xưởng Du ca này được cho tá túc trong căn phòng nhỏ của nhà chứa xe của Dược sĩ Hòang Ngọc Tuệ trên đường Sương Nguyệt Anh Saigon - trong những năm tháng Nguyễn Đức Quang và Ngô Mạnh Thu đều miệt mài sáng tác và tập dượt cho mấy đàn em hát thử những ca khúc thật là mới mẻ thời ấy.

2– Họat động của Nguyễn Đức Quang trong hàng ngũ Quân lực Việt nam Cộng hòa (1968 - 1975)

Quang tốt nghiệp Đại học vào năm 1968, lại cũng đúng vào thời gian lệnh Tổng động viên được ban hành trong tòan lãnh thổ miền Nam - sau cuộc Tổng tấn công hồi Tết Mậu thân khiến cho chiến cuộc càng thêm sôi động tàn khốc ở khắp nơi, nhất là tại các vùng nông thôn. Nhưng vì là một nhạc sĩ có tài năng, nên sau khi tốt nghiệp khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức, thì Quang được bố trí làm việc cho Cục Chính Huấn trong ngành Tâm lý chiến. Trong thời gian này, thiếu úy Nguyễn Đức Quang đã cùng với nhiều đồng đội chuyên viên âm nhạc hợp nhau sáng tác những bản nhạc hùng có tác dụng động viên nâng cao tinh thần chiến đấu của anh em binh sĩ ngòai mặt trận. Các bản nhạc này là công trình của cả một tập thể, nên đã không hề đề tên ai là tác giả cả – nhưng đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, điển hình như bài: “Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu...”

Sau đó ít lâu, thì Quang được biệt phái về làm công việc chuyên môn tại cơ sở cũ là Ngân Hàng Phát triển Nông nghiệp ở Saigon. Vị thủ trưởng của Quang tại cơ sở này lại chính là ông Đỗ Khắc Siêm thân phụ của học giả Đỗ Thông Minh. Và sau năm 1975, thì Quang phải đi “ ở tù cải tạo” như bao nhiêu sĩ quan khác của Quân đội miền Nam.

3– Họat động của Nguyễn Đức Quang tại hải ngọai kể từ năm 1979

Sau khi được trả tự do khỏi trại tù, Quang về gặp lại Dược sĩ Hòang Ngọc Tuệ và hai người lại chung nhau tổ chức làm ăn với dịch vụ chuyên chở xe đò phục vụ bà con đi lại giữa Saigon với các tỉnh Long An, Mỹ Tho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng coi bộ chuyện kinh doanh này không khá, nên Quang đã phải đưa gia đình lên ghe để vượt biên qua Mỹ vào năm 1979.

Sau khi tạm ổn định cuộc sống cho gia đình tại California, Quang đã lăn xả vào lãnh vực truyền thông báo chí, cụ thể là cộng tác với tờ nhật báo Người Việt - mà người khởi xướng là Đỗ Ngọc Yến vốn trước năm 1975 đã từng là một nhân vật nòng cốt của trong phong trào sinh họat thanh thiếu niên tại miền Nam Việt nam. Rồi qua thập niên 1990, Quang lại đứng ra thành lập cơ sở mới là tờ báo Viễn Đông - bắt đầu mỗi tuần ra 4 số báo, rồi sau tăng lên đến 6 số báo mỗi tuần. Tiếp theo vào đầu thập niên 2000, thì Quang cùng với các bạn khai sinh ra cơ sở truyền thông QMS gồm có hai tạp chí là tuần báo Chí Linh và nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn, cùng với một số chương trình phát thanh và truyền hình. Có thể nói Quang đã dành ra đến trên 20 năm riêng cho công việc trong ngành truyền thông báo chí ở hải ngoại.

Một số bạn thân thiết với gia đình thì cho biết là : Ông Quang với tính nghệ sĩ, mà lại say mê với công tác xã hội, cho nên mọi chuyện về kinh tế gia đình đều do một mình bà Minh Thông là người bạn đời của chàng ra tay lo toan đảm đang trọn vẹn hết. Đúng là chàng nhạc sĩ này có cung mệnh "Thân cư Thê" vậy đó. Mà cũng nhờ thế, thế hệ chúng ta mới có được những bài ca tuyệt đẹp phát xuất từ con chim đầu đàn của Phong trào Du Ca.

II- Sự đóng góp của Nguyễn Đức Quang với Phong trào Sinh hoạt Thanh Thiếu Niên Việt nam

1– Trưởng thành từ lò luyện Hướng đạo

Như đã ghi ở trên, Nguyễn Đức Quang được đào tạo trong hàng ngũ Hướng đạo sinh từ hồi còn là một thiếu niên mới được 12 tuổi. Và sau này vào tuổi trưởng thành, từ giữa thập niên 1960 Quang đã cùng với số đông bạn hữu khác dấn thân hết mình với sinh hoạt của giới thanh thiếu niên tại khắp miền Nam, điển hình là qua Phong trào Du Ca được phát triển mạnh mẽ cả ở trung tâm Saigon và cả ở rất nhiều địa phương các tỉnh miền quê nữa.

Quang đã trưởng thành qua sự đào tạo huấn luyện trong Phong trào Hướng Đạo được khởi sự từ một tổ chức thiện nguyện tư nhân chuyên phục vụ giới thanh thiếu niên trong công cuộc mưu tìm một lối sống lành mạnh cho bản thân và cho cộng đồng xã hội nơi mình sinh sống.

Có thể nói tổ chức Hướng đạo là một trong những cơ sở nòng cốt của Xã hội Dân sự mà có kinh nghiệm đào tạo huấn luyện cho giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới ngay từ đầu thế kỷ XX . Tổ chức này được du nhập vào Việt nam từ đầu thập niên 1930 và đã phát triển rộng rãi tại nhiều địa phương trong nước ta trước năm 1945. Trong thời kỳ chiến tranh 1946 – 54, sinh họat Hướng đạo bị gián đọan tại các vùng do Việt minh kiểm sóat. Nhưng từ năm 1950, tại vùng đô thị do phe quốc gia quản lý, thì các hướng đạo sinh lại có thể bắt đầu quy tụ tập hợp sinh họat với nhau được. Và chỉ sau năm 1954, khi hòa bình được vãn hồi, thì tại khắp các tỉnh ở miền Nam Việt nam, Phong trào Hướng đạo mới lại được phục hồi một cách khởi sắc mạnh mẽ.

Và một số khá đông các huynh trưởng của Phong trào sinh họat thanh thiếu niên trong các thập niên 1960 – 70, thì đều xuất thân từ hàng ngũ hướng đạo sinh như Nguyễn Đức Quang – điển hình như các chị Phạm Thị Thân, Lê Thị Dung, Hà Dương Thị Quyên, các anh Hòang Ngọc Tuệ, Trần Văn Ngô, Đỗ Quý Tòan, Trần Đại Lộc, Đỗ Ngọc Yến, v.v…

2– Phong trào Sinh họat Thanh thiếu niên nở rộ vào giữa thập niên 1960

Vào giữa thập niên 1960, thì tổng số sinh viên đại học và học sinh trung học trên tòan lãnh thổ miền Nam đã lên đến con số quá nửa triệu người. Nhờ sự yểm trợ và khích lệ của các cơ quan chính quyền như Bộ Giáo Dục, Bộ Thanh Niên, Bộ Xã Hội, cũng như của các đòan thể hiệp hội tư nhân hay của các tổ chức tôn giáo - thì sinh họat của giới thanh thiếu niên học đường càng có điều kiện phát triển thật đa dạng khởi sắc. Một trong những hình thức sinh họat được giới trẻ thích thú và nhiệt thành tham gia đông đảo nhất, đó là các trại công tác xã hội nhằm phục vụ cộng đồng địa phương - cụ thể như dọn dẹp rác rưởi, khai thông nước đọng, làm vệ sinh nơi các xóm hẻm, sửa chữa lớp học tại các trường ở ngọai ô thành phố… Đồng thời các bạn trẻ cũng tổ chức những màn trình diễn văn nghệ và ca hát tập thể để vừa phục vụ bà con ở địa phương, vừa vui chơi giải trí lành mạnh với nhau nữa. Và chính là để đáp ứng nhu cầu sinh họat tập thể như thế đó, mà kể từ năm 1966, Nguyễn Đức Quang và các bạn hữu thân thiết đã hợp với nhau phát động thành Phong trào Du Ca với hàng mấy chục cơ sở ở Saigon và các tỉnh miền quê.




DuCaVN - Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Nhạc - Lời : Nguyễn Đức Quang
Bài hát do chính tác giả trình bày
.


VIET NAM QUE HUONG NGAO NGHE -ASIA.

Lịch sử phát triển của Phong trào Du Ca này cũng như của Phong trào Hướng Đạo sẽ cho các thế hệ sau này biết rõ ràng hơn về sự dấn thân nhập cuộc của biết bao nhiêu huynh trưởng thanh niên đã miệt mài và kiên trì trong suốt bao nhiêu năm tháng để khơi động khai mở được một nếp sống lành mạnh cao đẹp cho giới thanh thiếu niên – ngay cả trong giai đọan chiến tranh khói lửa tràn đày những đau thương tang tóc thuở đó. Đóng góp riêng của Nguyễn Đức Quang cho Phong trào này, thì thật hết sức lớn lao quý báu – mà ta có thể nói như nhạc sĩ Hòang Ngọc Tuấn hiện ở thành phố Sydney bên Úc châu đã có lần trao đổi trực tiếp với Nguyễn Đức Quang rằng : “Những ca khúc của anh đã gắn liền với một phần lịch sử. Và anh đã làm trọn nhiệm vụ của anh đối với cái phần lịch sử ấy…Những ca khúc của anh đã bám vào trái tim con người…”

Quang không những đã sáng tác được đến hàng mấy trăm ca khúc, mà lại còn đích thân vừa gảy đàn vừa xướng hát cho cả trăm, cả ngàn các bạn trẻ cùng vỗ tay mà say sưa hát theo - trong không biết bao nhiêu cuộc tập họp sinh họat ở khắp các địa phương trong nước và sau này ở nhiều thành phố trên thế giới nữa. Nhân tiện, cũng cần phải ghi ra đây một số thành viên khác mà cũng đã có những sáng tác cho dòng Nhạc Sinh Họat này, điển hình như các nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Trần Đình Quân, Trầm Tử Thiêng, Bùi Công Thuấn, v.v…

III– Tính Năng Động của Xã Hội Dân Sự Việt Nam

Như ta đã biết tại miền Nam Việt nam trước năm 1975, các tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi được tự do thành lập và sinh họat, điển hình như Phong trào Hướng Đạo và Phong trào Du Ca - là hai tổ chức mà Nguyễn Đức Quang đã tham gia và gắn bó mật thiết trong suốt cuộc đời của anh – thì các tổ chức này đã có sự đóng góp thật đáng kể trong công cuộc rèn luyện giới thanh thiếu niên Việt nam thời đó và cả bây giờ ở hải ngọai nữa.

Những ca khúc Quang sáng tác và trình diễn đã thổi một ngọn lửa nồng cháy nơi tâm hồn của tập thể lớp thanh thiếu niên liên tục từ nhiều năm nay. Điển hình như nơi ca từ trong bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ“ - một bài hát được các bạn trẻ ưa thích nhất – thì có những câu : “ Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại. Xương da thịt này cha ông miệt mài…Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng…”

Hay trong bài “ Cho Đồng Bào Tôi “, thì Điệp khúc ghi rõ lời kêu gọi hết sức thiết tha nồng nhiệt : “Một địa cầu mới hãy mọc lên. Một thế giới mới hãy ra đời. Một nền hòa bình vĩnh viễn mau đến cùng người. Một đòan người mới hãy vùng lên, bài ca tranh đấu hãy vang rền và người vì người hãy chủ động nuôi lớn quê hương”.

Và như ta đã biết, trên thế giới ngày nay càng ngày sinh họat của khu vực Xã hội Dân sự lại càng thêm phong phú khởi sắc - vì tính chất sáng tạo năng động và dấn thân nhập cuộc của hàng hàng lớp lớp những thiện nguyện viên, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi với bàu nhiệt huyết sôi sục. Tại Việt nam lúc này hiện có vô vàn vô số những con người bất khuất như Việt Khang, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hòang Quốc Hùng, Bùi Thị Minh Hằng … Những người bạn trẻ này của thế kỷ XXI hiện đang nối tiếp cái tinh thần nhân bản nhân ái và tấm lòng yêu mến quê hương dân tộc - trong truyền thống kiên cường bất khuất do cha ông chúng ta đã truyền lại cho thế hệ của Nguyễn Đức Quang vào giữa thế kỷ XX.

Xin cảm ơn Nguyễn Đức Quang vì những đóng góp tuyệt vời của anh qua những ca khúc bất hủ và qua những buổi trình diễn say sưa linh họat của anh tại khắp nơi trên quê hương đất nước Việt nam thời trước và cả trên khắp các châu lục có đông đảo người Việt cư ngụ thời nay nữa vậy./

San Clemente California, Tháng Ba 2012
Đoàn Thanh Liêm
Về Đầu Trang Go down
Toàn?oàn
Khách viếng thăm




Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Dấu hiệu khởi sắc của Xã hội Dân sự tại Việt Nam hiện nay   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeFri Mar 22, 2013 12:16 pm

Dấu hiệu khởi sắc của Xã hội Dân sự tại Việt Nam hiện nay

Đòan Thanh Liêm



1/ Theo định nghĩa, XHDS gồm những tổ chức phi-chánh phủ và bất vụ lợi (NGO- NPO = Non-Governmental, Non-Profit Organisations), thì tại Việt nam hiện nay có rất nhiều NGO- NPO, kể cả Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Nhà Văn, Hiệp hội Thanh niên, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật v.v… Vì rõ ràng là các đòan thể, tổ chức đó không thuộc cơ quan nhà nước, và cũng có tính cách vô vụ lợi.

Nhưng vì các tổ chức đó lại do Đảng cộng sản đứng ra tổ chức và điều động, nên có tính chất chính trị quá nặng nề, có thể coi đó là các tổ chức ngọai vi của Đảng cộng sản vậy. Ngay trong nội bộ của Hội Chữ Thập Đỏ, thì luôn có một “chi bộ Đảng “ để lo việc lãnh đạo. Nói gì đến các đòan thể quần chúng khác trong giới thanh thiếu niên, phụ nữ v.v…

Như vậy, ta có thể nói rằng Đảng cộng sản đã bao trùm cả lãnh vực XHDS, chứ không chỉ giới hạn  trong phạm vi chánh quyền hay trong lãnh vực kinh tế tài chính – vì thế mà được gọi là “chế độ độc tài tòan trị” (a totalitarian dictatorship). Do đó XHDS ở Việt nam hiện nay bị “chính trị hóa”, bị đảng cộng sản thao túng, lũng đọan, giật dây khai thác – khác hẳn với tình trạng tại bất kỳ một quốc gia dân chủ nào khác. Đặc tính này là khía cạnh nổi bật, cần chú ý nhất tại Việt nam kể từ khi có chế độ cộng sản vậy.

2/ Vai trò của XHDS đối với Nhà nước.

Như ta đã biết, XHDS đóng 2 vai trò đối với Nhà nước : Vừa làm “Đối tác” (Counterpart) tức là hợp tác với Nhà nước trong các hoạt động phục vụ dân chúng, như việc từ thiện nhân đạo, cải tiến dân sinh, xóa đói giảm nghèo v.v…Vai trò khác là làm “Đối trọng” (Counterbalance) đối với Nhà nước, tương tự như “Checks and Balance” (Kiểm sóat và Quân bình), tức là “Phải theo rõi, phê phán, nhắc nhở can ngăn, cảnh báo” Nhà nước trong các chuyện bất công xã hội, đàn áp bóc lột, tham nhũng phí phạm tài sản quốc gia v.v…Cụ thể là phải cất lên “tiếng nói lương tâm” (the voice of conscience) trước những sa đọa, tồi tệ, ngoan cố, độc tài chuyên chế do cán bộ Nhà nước gây ra, khiến làm thiệt hại trầm trọng đối với quyền lợi chính đáng của tầng lớp người dân “thấp cổ bé miệng, thân cô thế cô”.

Vì như đã nói ở mục trên, các tổ chức NGO – NPO hầu hết đều là ”các cơ sở ngọai vi của Đảng cộng sản” , nên luôn có sự ”a tòng đồng lõa” (complicity) với mọi họat động sai trái, thất nhân tâm của Đảng, của Nhà nước cộng sản. Mặt khác, người dân vẫn còn sợ “bàn tây sắt” của công an mật vụ, hay một số nhân sĩ, lãnh đạo tôn giáo bị mua chuộc thế này, thế khác, nên đã khoanh tay bất động trước những lầm than cơ cực của “Dân Oan”, nhất là tại các vùng nông thôn hẻo lành.

Lại còn có thái độ “Mackeno” (Mặc kệ nó) của mỗt số người đã quá “trây lì, tuyệt vọng” trước những tình huống bế tắc, lộng hành do cán bộ của đảng và của nhà nước liên tục gây ra, nên đã tự biến mình thành lũ người tiêu cực, không hề còn chút sĩ khí, dũng cảm của mẫu người trượng phu quân tử như trong truyền thống xưa kia của cha ông chúng ta. Rút cục, thái độ thụ động nhu nhược như thế đó cũng là một hình thức tiêu cực của sự “đồng lõa” đối với Nhà nước độc tài chuyên chế cộng sản hiện nay ở Việt nam mà thôi.

3/ Làm sao tìm được “lối thóat” cho tình trạng bế tắc ngặt nghèo hiện nay?

Thiết nghĩ giới sĩ phu trí thức (Intelligentsia) là tinh hoa, là nguyên khí của quốc gia, thì họ phải đóng vai trò của một bộ óc, như là một thứ “think tank”. Họ cần phải tìm cách sát cánh, hợp tác chặt chẽ được với tầng lớp “lãnh đạo tinh thần” nơi các Tôn giáo, để cùng nhau nêu cao vai trò “làm Đối trọng đối với Nhà nước”. Cụ thể là hai giới trí thức hàn lâm và lãnh đạo tôn giáo (Academia and Churches) phải liên kết với nhau để cùng dấn thân nhập cuộc vào công trình thực hiện cả ba vế trong lời kêu gọi của nhà ái quốc Phan Châu Trinh đã hô hào từ hồi đầu thế kỷ XX, đó là : “Nâng cao Dân trí, Chấn hưng Dân khí, Cải tiến Dân sinh”. Phải có dũng khí, can đảm cộng với sự nhẫn nại kiên trì và óc năng động sáng tạo, thì mới có thể cùng xiết tay nhau mà làm được việc lớn lao, có ích lợi cụ thể, thiết thực cho tòan thể quần chúng nhân dân được.

Với tình trạng tiến bộ về khoa học, kỹ thuật hiện nay của thế giới, thì các chi tiết thực hành dù có phức tạp khúc mắc đến đâu, chúng ta đều có thể giải quyết và vượt qua được hết. Vấn đề chính yếu còn lại là chúng ta làm sao có được ngọn lửa say mê nhiệt thành và sự quyết tâm kiên trì cùng nhau dấn thân nhập cuộc cùng với quần chúng nhân dân, để tự biến mình thành”chất men, chất xúc tác” (catalyst) được vùi vào trong môi trường quần chúng hầu gây được tác động “Lên Men” (Mass Fermentation), gây Thức tỉnh Giác ngộ” (Conscientisation) đối với số đông tập thể nhân dân khắp nơi, khắp chốn, để cùng nhất lọat vùng lên tự giải thóat dân tộc khỏi tình trạng bế tắc tuyệt vọng hiện nay. Đó thiết nghĩ mới là cái lối thóat khả dĩ cho quê hương đất nước thân yêu của chúng ta vào lúc này vậy.

4 – Những dấu chỉ đáng phấn khởi hiện nay vào đầu năm 2013.
Từ đầu năm 2013, tại Việt Nam đang nổi lên cả một phong trào sôi nổi của nhiều tầng lớp quần chúng đòi hỏi chính quyền cộng sản phải có sự thay đổi sâu xa về hệ thống chính trị và luật pháp – mà khởi đầu là Kiến nghị của 72 nhân sĩ đích thân gửi đến Quốc Hội với những đề nghị cụ thể và chi tiết về Bản Hiên Pháp trong tương lai. Tiếp liền theo đó là sự Bày tỏ Lập Trường của các tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo VN Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo. Đặc biệt là Bản Lên Tiếng của Các Công Dân Tự Do  – phát xuất từ lập trường can đảm của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên v.v…

Nhờ có sự tham gia đông đảo của hàng chục ngàn người ký tên trên các Bản Lên Tiếng và Kiến Nghị nói trên – đặc biệt là qua sự phổ biến trên Internet, mà rất đông giới trẻ ở trong cũng như ở ngòai nước đã mạnh dạn thẳng thắn bày tỏ lập trường  kiên quyết, không nhân nhượng của mình – để đòi hỏi đảng cộng sản phải từ bỏ độc quyền thao túng, lũng đọan trong sinh họat chính trị của quốc gia. Cụ thể là phải “Bãi bỏ điều 4 trong Hiến Pháp năm 1992”, “Phải tổ chức một Quốc Hội lập Hiến” để sọan thảo hẳn một Bản Hiến Pháp hòan tòan mới – để đem ra Trưng cầu Dân ý cho tòan thể Quốc dân được hành xử cái quyền Phúc quyết đối với Đạo luật căn bản của Quốc gia.

Rõ ràng đây là một bước đầu thật phấn khởi của đông đảo quần chúng nhân dân – đã vượt qua được nỗi sợ hãi trước sự đàn áp tàn bạo nham hiểm của chế độ độc tài chuyên chế cộng sản vốn ngự trị trên đất nước ta từ gần 70 năm qua. Và ta có thể nói rằng : Đây cũng là một sự thách thức nghiêm trọng (the serious challenge) mà Xã hội Dân sự đang trực diện đặt ra đối với Chính quyền Nhà nước cộng sản – nhằm buộc Nhà nước và Đảng cộng sản phải chấp nhận cái vai trò “Làm Chủ Đích Thực của Quần chúng Nhân dân” trong mọi sinh họat chính trị văn hóa cũng như kinh tế xã hội của Quốc gia.

Ta thấy có một sự đồng thuận rất chặt chẽ giữa giới trí thức, giới thanh niên trẻ tuổi và nhất là giới quần chúng tôn giáo trong công cuộc tranh đấu bất bạo động lúc này  – nhằm xây dựng một thể chế thật sự tự do dân chủ và nhân ái cho Đất nước và bảo vệ sự Công bằng Xã hội cũng như tôn trọng Phẩm giá và Quyền Con  Người của mọi Công dân Việt nam chúng ta.

* Nói vắn tắt lại, cao trào tranh đấu của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Việt Nam vào Mùa Xuân năm Quý Tỵ 2013 hiện nay đang diễn ra với một khí thế thật sôi nổi, hào hứng sinh động. Sau bao nhiêu năm bị chế độ cộng sản kiềm chế ngặt nghèo, Xã hội Dân sự ở nước ta đã bắt đầu phục hồi lại và đang có dấu hiệu của sự trưởng thành vững chãi – để mà dám đứng ra làm” Đối trọng” đối với Chính quyền Nhà nước và Đảng cộng sản để bắt buộc họ phải trả lại cho Nhân dân cái Quyền Tự Quyết trong việc điều hành sinh họat của tòan thể Quốc gia.

Đó quả là một tín hiệu rất phấn khởi cho Dân tộc chúng ta hiện nay vậy./.

Westminster, Tháng Ba 2013

Đòan Thanh Liêm
 
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Xã Hội Dân Sự là cơ hội thăng tiến phẩm giá con người   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeSat Jun 01, 2013 5:52 pm


Xã Hội Dân Sự là cơ hội thăng tiến phẩm giá con người

Vào hồi đầu thập niên 1950, dưới thời chính phủ Bảo Đại, thì có một khẩu hiệu được trưng bày phổ biến rộng rãi nơi chốn công cộng – khẩu hiệu đó thật ngắn gọn, vẻn vẹn chỉ có ba chữ như sau: “Dân Vi Quý“.

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Z

Lúc đó, ở vào tuổi 16 -17 tôi mới là một học sinh theo đuổi chương trình Trung học ở quê nhà tại miền Bắc. Tôi có hỏi mấy bậc đàn anh về ý nghĩa của cái khẩu hiệu này, thì được giải thích như sau : Ba chữ đó là trích trong một câu gồm tất cả 10 chữ nguyên văn như thế này:


“Dân Vi Quý – Xã Tắc Thứ Chi – Quân Vi Khinh”.

Khẩu hiệu này có ý đề cao địa vị quan trọng của người dân mà nhân viên chính quyền phải ra sức quý trọng – chứ không thể coi rẻ, khinh thường con người như dưới chế độ quân chủ phong kiến thời xa xưa, hay dưới chế độ độc tài chuyên chế ngày nay được. Vị trí của Người Dân được coi quan trọng hơn cả những Phép tắc Quy lệ của Xã hội. Và Nhà Vua thì phải xem là Nhẹ thôi (Chữ Khinh ở đây có nghĩa là Nhẹ). Dưới thời Quân chủ Chuyên chế thời xa xưa, thì quan điểm của Mạnh Tử như thế đó quả thật là đã hết sức tiến bộ và can đảm. Rõ ràng là nó đã đi trước rất lâu so với các nhà tư tưởng ở Tây phương như Hobbes, Locke tại Anh quốc và Rousseau, Montesquieu tại Pháp… mới nghiên cứu khai triển chi tiết đày đủ hơn về đề tài này vào hồi thế kỷ XVIII.

Nhưng với trình độ non nớt của một học sinh trẻ tuổi vào lúc đó, tôi cũng chỉ hiểu biết một cách rất đại cương hạn hẹp như vậy thôi. Vả nữa, vào lúc chiến tranh còn đang sôi động tàn khốc hồi ấy, nên chính quyền của phe quốc gia còn bận rộn phải đối phó với nhiều vấn đề cấp bách hơn, thì cũng chưa có dịp khai triển và phổ biến cho rõ ràng rành mạch hơn về cái đường lối lý tưởng “Dân Vi Quý” này.

Mà chỉ sau này, khi đã chín chắn trưởng thành hơn qua những năm tháng học tập tại Đại học Luật khoa ở Saigon, thì tôi mới có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn về sự điều hành sinh họat của một quốc gia theo trào lưu dân chủ tiến bộ của thế giới ngày nay. Cụ thể hơn, thì đó là ý niệm về “Nhà nước Pháp quyền’ (Rule of Law) tức là một thể chế chính trị được xây dựng dựa trên căn bản của một hệ thống luật pháp tương đối hiện đại, hòan chỉnh mà lại thích nghi với truyền thống văn hóa và lịch sử đặc thù riêng biệt của mỗi nước.

Tôi vẫn còn nhớ một câu trong cuốn sách khai tâm về môn Chính trị học rằng: “Người dân thế nào, thì thể chế chính trị như thế đó.” (nguyên văn tiếng Pháp : “Le régime vaut ce que valent les gens”). Như dân tộc Đức vì hèn nhát bạc nhược, nên mới phát sinh ra chế độ độc tài phát xít Hitler – hay dân tộc Nga trở thành tê liệt rã rời dưới chế độ sắt máu Stalin, hay dân tộc Trung Hoa đâm ra bất lực điêu đứng dưới chế độ tàn ác Mao Trạch Đông v.v…

Qua đến thế kỷ XXI ngày nay, thì nói chung trình độ dân trí tại nhiều quốc gia đã được nâng cao tương đối khả quan – nhờ vậy mà chính quyền tại các nước đó đã hành xử đúng mức để phục vụ chăm sóc cho người dân một cách tận tình chu đáo hơn – trong tinh thần tôn trọng phẩm giá của bất kỳ một người công dân nào. Và ta thấy tại những nước có chế độ thực sự tự do dân chủ như thế đó – thì Xã hội Dân sự càng phát triển khởi sắc và đóng được cái vai trò cực kỳ quan trọng là “Làm Đối trọng đối với Chính quyền Nhà nước, cũng như đối với khu vực Thị trường Kinh doanh” (Counterbalance vis a vis the State as well as vis a vis the Marketplace).

Trong các bài trước đây bàn về Xã Hội Dân Sự (XHDS), tôi đã có dịp đề cập đến nhiều khía cạnh chính trị xã hội thật đa dạng phong phú liên hệ đến khu vực thứ ba này của cái Không gian Xã hội (Social Space). Nên trong bài viết này, tôi muốn tập chú vào khía cạnh lý tưởng văn hóa đạo đức trong sinh họat thường ngày của các tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện của quần chúng nhân dân vốn là cơ sở nền tảng cấu thành của XHDS (Non-governmental, Non-profit, Voluntary Organisations). Đó chính là những cố gắng liên tục nhằm cải thiện khung cảnh và môi trường xã hội thông qua những họat động phát sinh từ óc sáng tạo và sự bền bỉ tích cực của mọi thành viên nòng cốt trong các đơn vị tổ chức đó.

I – Quy mô bao quát rộng lớn của Xã Hội Dân Sự.

Như ta đã biết, nội dung họat động của XHDS bao gồm mọi hình thức sinh họat tự nguyện và tự phát của quần chúng nhân dân – điển hình như trong lãnh vực nhân đạo từ thiện, tương trợ trong nội bộ một tập thể, trong sinh họat tôn giáo, trong khu vực giáo dục thanh thiếu niên, trong lãnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong khu vực văn hóa nghệ thuật, giải trí thể thao v.v… Tức là XHDS có phạm vi họat động cực kỳ đa dạng phong phú trong mọi lãnh vực xã hội, văn hóa, nghệ thuật cũng như tôn giáo – phạm vi này rộng lớn hơn của khu vực Nhà nước hay khu vực Kinh doanh Kinh tế Thương mại rất nhiều.

Tại các nước dân chủ tự do đích thực, thì Nhà nước không bao giờ lại tìm cách thao túng, khống chế XHDS, mà lại còn khuyến khích yểm trợ cho các sinh họat của các đơn vị tổ chức thuộc khu vực XHDS nữa. Trái lại, tại những nước độc tài chuyên chế – dù khuynh tả hay khuynh hữu – thì chính quyền Nhà nước đều dùng mọi thủ đọan để hạn chế, khuynh lóat hoặc kiểm sóat tòan thể hay phần lớn khu vực XHDS.

Điển hình như ở Việt nam, Trung quốc hiện nay, thì đảng cộng sản cầm quyền đều giật dây, thao túng XHDS thông qua các cơ sở ngọai vi của đảng như Mặt trận Tổ quốc, Đòan Thanh niên, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nhà văn, Nghiệp đòan Công nhân Lao động v.v… Họ lập cả các thứ Tôn giáo Quốc doanh để kiềm chế, kiểm sóat mọi sinh họat tôn giáo nữa. Điều này thật đã quá rõ ràng là họ du nhập cái chính sách tàn bạo thâm độc đó từ Liên Xô ngay từ hồi thập niên 1920 – 30 và hiện nay ở vào thế kỷ XXI đảng cộng sản ở nước ta vẫn còn cực kỳ ngoan cố bám víu lấy cái chủ trương lạc hậu tai hại đó – để mà nắm giữ mãi cái thứ quyền hành độc tôn độc đảng của riêng cho mình, bất kể sự rên xiết lầm than cùng cực của đại đa số quần chúng nhân dân.

II – Quyền Tự do Lựa chọn Tối thượng của Quần chúng Nhân dân.

Trước tình hình bế tắc tột cùng của xã hội nước ta do đảng cộng sản gây ra như thế, những người vốn có sự quan tâm đối với tiền đồ của Dân tộc, thì nhất quyết phải cùng nhau sát cánh hợp lực với nhau – để khôi phục lại cái Quyền Tự quyết, Quyền Tự do Lựa chọn của tòan thể khối đông đảo quần chúng nhân dân trong công cuộc mưu cầu hạnh phúc đích thực cho mỗi cá nhân cũng như cho tập thể cộng đồng xã hội. Đây chính là một công cuộc Tranh đấu Trường kỳ mà Bất bạo động bằng cách Xây dựng và Phát triển Xã Hội Dân Sự thành một cao trào quần chúng vững mạnh – hầu có đủ khả năng đóng vai trò làm Đối trọng đích đáng đối với Chính quyền Nhà nước hiện do đảng cộng sản độc quyền tự tung tự tác dòng dã đã gần 70 năm qua.

Cuộc Tranh đấu cam go này đã được nhà ái quốc Phan Châu Trinh khơi ra ngay từ hồi đầu thế kỷ XX qua cái khẩu hiệu gốm tất cả ba vế như sau: “Nâng cao Dân Trí – Chấn Hưng Dân Khí – Cải Tiến Dân Sinh”. Đây cũng chính là Nội dung Cô Đọng của các mặt Họat động mà Xã Hội Dân Sự phải thực hiện cho bằng được – hầu tạo được khả năng và khí thế của tòan thể đại khối Dân tộc bắt buộc đảng cộng sản ngoan cố phải trả lại cho Nhân Dân cái Quyền Tự Quyết để mà mưu cầu Hạnh Phúc cho chính mình – chứ không còn để bị lôi cuốn mê hoặc bởi những lời đường mật dối trá lươn lẹo trong thủ đọan tuyên truyền cố hữu của cái bè lũ tập đòan chỉ chuyên có một việc hại dân bán nước từ xưa tới nay nữa.


* * *
Nói vắn tắt lại, thì Xã Hội Dân Sự chính là cái Cơ Hội Thuận Lợi Duy Nhất để Nhân Dân chúng ta có thể sử dụng để mà nâng cao Phẩm giá của mỗi Cá nhân cũng như của tập thể Cộng đồng Xã hội. Đó mới đích thực là công cuộc Giải phóng Dân tộc thóat khỏi cái vòng Nô lệ tàn bạo nghiệt ngã – mà tập đòan cộng sản đã du nhập từ ngọai bang để áp đặt trên quê hương đất nước Việt nam chúng ta suốt từ 70 năm qua.

Điểm qua tình hình tranh đấu của thế hệ trẻ tuổi hiện đang ở trong nước mấy năm gần đây – chúng ta thật sự vui mừng phấn khởi trước sự dấn thân tích cực và dũng cảm của lớp những anh thư tuấn kiệt với lòng yêu nước tràn đầy nhiệt huyết – mà điển hình như Đỗ Thị Minh Hạnh, Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha v.v… Các em này quả thật là những nhân cách tiêu biểu thật trong sáng mà Dân tộc chúng ta có thể tin tưởng và trông cậy được – trong công cuộc tranh đấu trường kỳ và gian khổ để mà khả dĩ rũ bỏ dứt khóat khỏi cái tai ách nô lệ xiềng xích tàn ác của cái nhóm giặc nội xâm cấu kết với bè lũ bá quyền thâm độc từ phương Bắc vậy.

Minnesota ngày 29 tháng 5 năm 2013
Đoàn Thanh Liêm


Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Images?q=tbn:ANd9GcS66t1CSy58zt96P1_T53rbXP4uofecqYwRJzQ7pezioVQhgm-PMg

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thế Lực của Xã hội Dân Sự   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitimeWed Oct 02, 2013 4:21 pm


Thế Lực của Xã hội Dân Sự

Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS
September 28, 20136

Chúng ta sẽ hiểu rõ thế lực của Xã hội Dân Sự[1] sau khi xác định xong hình thức tổ chức, vị trí đối chiếu và vai trò thực thi Dân Chủ của Xã Hội Dân Sự [XHDS] trong không gian và thời gian hiện đại.

Hình Thức Tổ Chức

XHDS là tổng hợp các chủ thể pháp nhân [2] nhằm đáp ứng, tương trợ và bảo trọng quyền lợi, mục tiêu và phẩm giá tập thể của công dân, của dân chúng trong nước và trong cộng đồng thế giới, theo định hướng nhân bản tự quyết, tự duy.

Muốn hữu hiệu, XHDS cần tự nguyện đoàn ngũ hoá thành “Tổ chức XHDS”, dưới hình thức tổ chức bất vụ lợi,[3] độc lập, hoặc tổ chức phi chính phủ,
[4] để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền v.v.

Khi tự nguyện thành lập đúng theo khuôn khổ “tập thể mở rộng”, căn cứ vào thủ tục pháp định liên hệ, tổ chức XHDS có dịp công khai, minh bạch hoá mục tiêu và sứ mạng theo đuổi, với kết quả đóng góp thế lực và ảnh hưởng nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng.

Sinh hoạt hợp pháp của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá chính thể hiện hữu là dân chủ cởi mở [a] nếu tôn trọng hoạt động chính thống của XHDS; còn không sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm soát các tổ chức tập thể này.

XHDS phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân.  Mọi hình thức tổ chức XHDS khác đều có tính cách trá hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực.

Nếu thiếu minh bạch, thiếu sinh lực tổ chức, thiếu sở trường và mục tiêu đúng đắn, mọi sinh hoạt tạm bợ, giả tạo, nhất là loại dàn dựng cơ sở man trá theo nhu cầu phiệt “Xã Hội Chủ nghĩa”, sẽ tức khắc phản nghịch, phản tác dụng, không thực sự giúp được bất cứ ai [a] người chủ trương ma thuật, [b]giới “thừa hưởng” bánh vẽ trên thiên đường lường gạt, [c] lẫn phe đầu nậu đảng, tài, quân phiệt. 

XHDS, vốn thuộc về văn hoá mở rộng của tập thể đại chúng tự duy, tự khởi, tự trọng
, chỉ ích lợi nếu quy tụ chung quang đời sống chân thực của công dân và con người làm chuẩn.  XHDS về mặt căn bản pháp định hay theo tiêu chuẩn công lý phải là một tổ chức thiện nguyện, nhân bản, đạo đức, không tư lợi.

Vị trí Đối Chiếu


Vậy XHDS nằm trong khu vực dân sự, lấy “sự việc” của “công dân” làm căn bản đo lường.  Khu vực sinh hoạt của XHDS [a] khác với khu vực cá nhân, gia đình, [b]khác với khu vực tư lợi kinh tế thị trường, và [c] cũng khác với khu vực chính quyền.

[A] Khu vực XHDS khác với khu vực cá nhân, gia đình, nhóm đảng

Ở địa vị cá nhân, gia đình, bè nhóm, người dân hành động

    - vì quyền lợi, mục tiêu riêng rẽ và chỉ gây dựng được những ảnh hưởng có lợi ích hạn hẹp cho cá nhân, gia đình, bè nhóm như sáng tạo một tác phẩm; sinh hoạt theo nội quy đảng;
    - nhưng chưa hoạt động theo tiêu chuẩn “tập thể mở rộng” của XHDS độc lập, với sứ mạng của một hội nghiên cứu văn học, khoa học; một hiệp hội từ thiện; một tổ chức bảo vệ nhân quyền.

Nhưng nếu những cá nhân, tập thể gia đình lại đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện bảo trợ một mục tiêu, một sứ mạng bác ái, phụng sự xã hội, nghề nghiệp, văn hoá, giáo dục mở rộng, có ích lợi chung, không hạn hẹp, không trục lợi, thì cá nhân đó, gia đình đó có đủ tư cách sinh hoạt trong phạm vi của khu vực XHDS, miễn:

    - giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quý, quyền lợi giữa hai khu vực riêng tư [cá nhân, gia đình, bè nhóm] và hiệp hội;
    - không biệt đãi, không kỳ thị.  Đó là lý do tại sao các nhân vật [có liêm sỉ] phải từ chối một chức vụ quan trọng trong tổ chức XHDS, hay bất cứ mốt chức vụ công quyền nào khác, để tránh trường hợp mập mờ, tranh chấp quyền lợi [conflict of interests] có thể xẩy ra. 

Ngược lại, với tư cách đại nhiệm cơ sở XHDS, các quản trị viên, thành viên và người hỗ trợ hiệp hội sẽ được bù đắp, và nếu cần, được miễn trách, miễn hay giảm thuế, căn cứ vào mức độ tham gia, đóng góp, và tư cách công minh, không lạm quyền, lạm dụng của họ.

Kể từ những năm 1990, với sự hình thành của các Phong Trào Tân Xã Hội [New Social Movements] tại thế giới tự do, sinh hoạt XHDS đã đột phát mạnh để trở thành khối thế lực thứ ba [third sector][5] thực thi chiến lược xây dựng trật tự toàn cầu, trong một không gian nhân bản không ranh giới,

    - thì sinh hoạt của XHDS đã chuyển hướng áp dụng những chương trình thiện nguyện thuần xã hội,
    - trong khi nhu cầu tranh đấu chính trị còn lại được tụ tập thành Xã Hội Chính Trị [Political Society] của các hội đoàn tranh đấu về ý thức hệ, chống đối các tai ương cai trị chuyên chế, các bạo hành công lực, công quyền.

Riêng tại các quốc gia mà mực độ tự do công dân còn quá thấp, với cơ cấu công quyền chuyên chế còn lấn át quá mạnh, như tại Việt Nam ngày nay, thì khía cạnh chính trị khó có thể tách ra khỏi mục tiêu sinh hoạt của các tổ chức XHDS: vừa giúp đỡ xây dựng xã hội thiếu thốn về mặt vật chất, kinh tế, giáo dục, vừa bênh vực xã hội lâm nạn, bị ngược đãi tinh thần, mất tự do, mất phẩm giá con người, bị truất quyền công dân, mất quyền sở hữu.

[b] Khu vực XHDS khác với khu vực vụ tư lợi kinh tế thị trường.
[6]

Trong khi các doanh nhân, các pháp nhân xí nghiệp, công ty thương mại đều sinh hoạt mong lấy lời [tư lợi] vì đầu tư vốn liếng, máy móc [cơ sở tư bản],[7] sáng kiến, thì các hiệp hội từ thiện, nghiệp đoàn, các tổ chức khuyến học, bảo tồn văn hoá, bảo vệ tự do nhân quyền v.v. lại là những pháp nhân thiện nguyện, bất vụ lợi, sinh hoạt với mục đích cung cấp ích lợi chung cho đại chúng qua những đơn vị nhận lợi ích theo nhu cầu hơn là theo khả năng.

Do đó, trong lãnh vực XHDS, căn bản trao đổi không tùy thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường mà căn cứ:

    - hoặc vào tình trạng khẩn trương và nỗ lực cứu độ nạn nhân, kẻ thất thế;
    - hoặc vào lý tưởng bảo vệ tự do, phẩm giá con người;
    - hoặc vào giá trị của tư tưởng sáng tạo, nhân bản cần bảo vệ, chu toàn, khai triển. 

Vốn liếng của XHDS là “vốn xã hội” [Social Capital], vốn nhân bản, với sự đóng góp liên tục, trường kỳ về mặt nhân lực và kiến thức của người dân. Trong vị trí của XHDS, công dân

    - vừa là “đối tác” trợ lực đầu tư sáng kiến và tâm thức,
    - vừa là cứu cánh tập thể hưởng thụ phúc lợi, an sinh, quyền lợi và phẩm giá của mọi công dân, của con người nói chung trong cộng đồng toàn cầu.

Sinh hoạt bất vụ lợi cũng cần phương tiện cụ thể, tiền bạc, cơ sở sinh hoạt.  Nhưng chỉ khác là những hạ tầng cơ sở tài lực và điều hành đó không làm lợi cho thành viên các tổ chức hiệp hội, mà phải được phân minh, để riêng thành các chương mục phục vụ công ích, theo tiêu chuẩn của nội quy [By-laws] và định nghĩa căn bản của XHDS:

    - gây quỹ cứu trợ chẳng hạn, thì phải tìm cách thu xếp trao gửi tiền, tặng phẩm tới tay nạn nhân, tới thành phần cần cứu độ, trợ giúp; 
    - chứ không vì lợi ích riêng tư, hay biệt đãi bè nhóm;
    - cũng không thể a tòng, dễ dãi với kẻ phạm pháp, với chính quyền địa phương bất chính, để gây ra tình trạng thất thoát, làm thiệt hại cho nạn nhân, cho dân chúng thực sự có nhu cầu. 

Vậy sinh hoạt bất vụ lợi của một hiệp hội cần:

    - phân tách tiền tài thu nhập, cần có ngân khoản rõ rệt, riêng biệt; có sổ sách chứng minh kế toán khả quan; 
    - để không “nhập nhằng” trở thành của cải riêng tư của các thành viên, quản trị viên.

Ngoài ra, nguồn tài lực do các chương trình gây quỹ và đóng góp của giới hảo tâm vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho các sinh hoạt thuộc phạm vi XHDS.  Có ngân quỹ mới có dịch vụ cộng đồng, mới có các dự án bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền trong mọi sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp, giúp đỡ từ thiện, cải tiến môi sinh, bảo vệ môi trường.  Có tài chính mới có dự án nghiên cứu y tế cộng cộng, mới thực hiện được những chương trình sáng tạo văn nghệ, phát huy giáo dục v.v.

Nhưng cần nhất, mọi thủ tục tài chính, thu và chi phải được thực hiện theo đúng thủ tục, đúng tiêu chuẩn công bằng, minh bạch, không lạm quyền tư lợi, không a tòng tham nhũng.  

Như đã nói trước đây, nếu những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh lại đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện bảo trợ một mục tiêu, một sứ mạng bác ái, phụng sự xã hội, nghề nghiệp, văn hoá, giáo dục mở rộng, có ích lợi chung, không hạn hẹp, không trục lợi, hay vì trách nhiệm đạo đức xí nghiệp[8], thì các chương trình từ thiện, đạo đức của xí nghiệp, cơ sở kinh doanh liên hệ có đủ tư cách sinh hoạt trong phạm vi và thep tiêu chuẩn XHDS, miễn các chương trình “đặc nhiệm” này:

    - giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quý, quyền lợi giữa hai khu vực kinh doanh tư lợi và hiệp hội bất vụ lợi;
    - không biệt đãi, không kỳ thị. 

[C] Khu vực XHDS khác với khu vực công quyền [chính quyền, chính phủ, nhà nước]
,[9] vì như tại Hoa Kỳ, XHDS xây dựng căn bản dân quyền trên năm trụ lực:

    - tự do tư tưởng, tôn giáo;
    - tự do ngôn luận, chính kiến;
    - tự do báo chí, thông tin;
    - tự do hội họp, tổ chức đoàn ngũ tập thể;
    - tự do phê phán công quyền.  

Thật vậy, căn cứ vào Tu chính Thứ Nhất [10] của Hiến Pháp Hoa Kỳ,[11] nhà Lập Pháp không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa sai.[12]  Rõ rệt, XHDS giữ thế đứng hiến định của “khối lực thứ ba” trong việc xây dựng & bảo trì nền tảng dân chủ tại Hoa Kỳ.                    

Việc đăng ký một tổ chức bất vụ lợi, với tư cách pháp nhân độc lập, rất thông thường trên thế giới tự do.  Luật lệ Hoa Kỳ tại các Tiểu Bang liên hệ tới trụ sở khai báo của tổ chức đều ấn định một số quy tắc tổ chức dưới hình thức kê khai lập hội [articles of incorporation], ghi rõ hội danh, mục đích, trụ sở, người đứng khai, thành phần sáng lập viên hay hội đồng quản trị.  Sau khi có giấy chứng nhận lập hội, việc đầu tiên cần thi hành là xin số khai báo của Hội với Cơ Quan Thuế Vụ IRS [EIN: Emplower Identification Number] để mở chương mục riêng cho Hội, và sau vài năm sinh hoạt, xin miễn-giảm Thuế Liên Bang dưới quan hệ pháp lý 501(C)(3) và kế tiếp, dành cho các hiệp hội, tổ chức bất vụ lợi có mục tiêu tôn giáo, giáo dục, từ thiện v.v. 

Có lẽ sau mục tiêu “tôn giáo”, mục tiêu “từ thiện” được hưởng ứng nhiều nhất trên mọi địa bàn, quốc nội & quốc ngoại, trong thế giới tự do.  Hoa Kỳ đòi hỏi các hiệp hội, kể cả các hiệp quỹ tư [private foundation], như Rockefeller Foundation và Bill & Melinda Gates Foundation, khi sử dụng danh nghĩa “từ thiện” phải có sứ mạng đích thực phục vụ “công ích chung” [public interests],[13]  nghĩa là phải cung cấp ích lợi cho tập thể mở rộng, cho dân chúng trong nước và trên toàn cầu, chứ không dành cho tư nhân, gia đình, bè nhóm.

Riêng Anh Quốc, cắn cứ vào Đạo Luật Từ Thiện 2006,[14] ấn định quy chế/mục tiêu từ thiện một cách rất bao quát, gồm có:

    - đề phòng và giải trừ nghèo khổ
    - phát huy giáo dục
    - phát huy tôn giáo
    - phát huy y tế công cộng & giải pháp cứu sống người
    - phát huy cộng đồng công dân
    - phát huy nghệ thuật, văn hoá, truyền thống, khoa học
    - phát huy thể thao không chuyên nghiệp
    - phát huy nhân quyền, tôn giáo qua đường lối hoà giải chủng tộc, bình quyền và đa dạng hoá
    - cải tiến & bảo vệ môi trường
    - cứu độ nạn nhân có nhu cầu cấp cúu vì tuổi thơ ấu, bệnh tật, tàn phế, nghèo túng, thất thế về các mặt xã hội khác.
    - phát huy bảo vệ súc vật v.v.

Cần Ghi Rõ:


Tất cả các tổ chức bất vụ lợi và hiệp quỹ tư trên đều có tính cách XHDS: của dân, do dân, vì dân.  Các thành viền, từ sáng lập viên, hội viên, ban quản trị đều là dân trăm phần trăm.  Họ lập hội vì nghĩa cử, vì trách nhiệm công dân, vì quyền lợi tập thể, vì phẩm giá con người, trong nước và toàn cầu.

Các hiệp hội này sống nhờ những đóng góp nhân từ, gây quỹ, tặng giữ cá nhân, hội đoàn, pháp nhân kinh doanh, công ty thương mại có chương mục từ thiện.  Họ đóng góp tới đâu sẽ được giảm thuế tương xứng tới đó.  Đó là cách thức trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào sinh hoạt hiệp hội và từ thiền quảng đại.  Chúng ta đã thấy nhà hảo tâm tỷ phú Warren Buffett đã trao tặng 31 tỷ Mỹ Kim cho Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation để cùng làm việc nghĩa.  Dù có nhận tiền đóng góp trên, các hiệp hội vẫn toàn quyền hành động theo đường lối của hội, căn cứ vào mục đích và sứ mạng đảm nhận.  Họ không hề bị bất cứ thế lực nào kìm kẹp, ngoài việc phải thi hành sứ mạng từ thiện theo đúng tiêu chuẩn hiệp hội, một cách công minh, hợp lệ, hợp luân lý căn bản.

Chế độ cộng sản, kể cả cái gọi là “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [NCHXHCNVN], đã nhập nhằng bày đặt một số tổ chức tập đoàn, cũng dâng cao danh nghĩa dân chủ trá hình, với khẩu hiệu “sao chép lậu” — nên rất nhiều hà tì, sai quấy, kiểu “nói-như-vẹm” hay “nói-như-vẹt”, thành vô nghĩa: của dân, do dân, vì dân [sic].  Đó là hiện tượng quái dị của các “tập đoàn dân sự” [sic] lấy tên là “Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam” [MTTQVN] từ cấp thành phố, tỉnh, tới cấp huyện, và các “Câu Lạc Bộ” đủ thứ [liên minh, liên kết với MTTQVN], đều được thành lập bởi đảng viên cộng sản hoặc chuẩn-đảng viên-khăn-quàng-đỏ.

Tất cả các tổ chức này chỉ phục vụ cho một thiểu số thống trị ước lượng gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước.[15]  Trên giấy trắng mực đen, họ đã xác nhận các tổ chức này chỉ là loại trá hình “dân sự”, mà đáng lẽ phải trắng trợn gọi là tổ chức “đảng sự”, thực tế “của đảng ta, do đảng ta, vì đảng ta”.  Cái hiện tương này rất dễ hiểu, khi họ ghi nhận rõ ràng qua Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi):

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”  

Đó là lý do tại sao có nhà biên khảo theo “xã hội chủ nghĩa” lại nhận định rằng:

“XHDS ở VN cơ bản không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước. Tính đồng thuận và đoàn kết xã hội của XHDS khá cao, nhưng các tổ chức hoạt động còn phân tán, tính pháp lý chưa đủ và cần thiết”.[16]

Vậy, cái sắc thái  “…không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước…đồng thuận và đoàn kết…” của các tổ chức này là do thế kẹt “chỉ đâu ăn nấy” hoặc “chỉ đâu đánh nấy”, theo chiều dọc của “Đảng ta”, từ đỉnh cao rớt xuống. 

Do đó, chúng tôi đề nghị với quý biên khảo gia kể từ nay nên gạt bỏ thuật ngữ Xã Hội Dân Sự [XHDS] đối với các “hội ma” này tại Việt Nam, mà nên đặt các tổ chức đó vào thực trạng của nó, mà chúng tôi mạn phép tạo một thuật ngữ mới là “Xã Hội Đảng Sự” [XHĐS], dịch ra tiếng Anh-Mỹ là “Nomenklatura Society” [NS], cho thuận lý, thuận cảnh, vừa “logic”[sic]/thuần lý, vừa hợp thời trang, hợp đảng, hợp cán, vì XHĐS đó, từ mấy chục năm nay chỉ là loại Xã Hội điếu đóm, nhem nhuốc, dần dà lột xác thành Xã Hội Mafia đỏ ăn chia, ăn đủ hàng họ, đất đai, vàng bạc, rác rưởi.  Không đảng viên nào dám chê. Nhất chí!

Vai Trò Thực Thi Dân Chủ

Trên thực tế, các nhà cầm quyền cộng sản rất e ngại sự hình thành thực sự, đúng nghĩa của XHDS, vì coi “khối thế lực thứ ba” — độc lập, tự chủ, tự quyết — này dẽ gây trở ngại cho chính sách công quyền một chiều, độc đoán, toàn trị của họ.

Ngày hôm nay, những ai có lương tri và lương tâm đều công nhận rằng XHDS, với “Vốn Xã Hội” [Social Capital] và đặc tính văn hoá tân xã hội, đã

    - một mặt tạo dựng sức mạnh liên đới phát huy và bảo trọng nền dân chủ chân chính,
    - mặt khác tiếp tục tìm phương thức giảm thiểu xung đột, va chạm, mâu thuẫn, đối kháng trong xã hội.

Cái ưu điểm của XHDS là tính cách năng động của các tổ chức dân sự tự nguyện trong việc

    - ảnh hưởng, định hướng chính sách đối nội vá đối ngoại;
    - thay dổi, phát huy đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục;
    - tăng cường mức độ an ninh trong nước và ngoài nước. 

Hoa Kỳ đã chứng minh sự liên hệ kết sinh mật thiết giữa năng độ đa nguyên và đa dạng của XHDS với sự bảo trọng và phát huy của nền dân chủ hữu hiệu.  Đó là sự nẩy mầm dân chủ từ hạ tầng cơ sở [XHDS, từ ý dân, sáng kiến, yêu sách, đòi hỏi, khuyến cáo] lên tới thượng tầng cơ sở của hệ thống chính quyền [Nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp] có trách nhiệm đối với dân, đối với đất nước.

Vai trò của XHDS nhấn mạnh vào việc phát huy và bảo trọng dân chủ bằng cách:

 [a] thực thi giá trị của dân chủ đa nguyên, đa dạng;

 [b] hội nhập bằng hoà giải giữa nhiều khía cạnh của một vấn đề, vì công ích và quyền lợi chung;

 [c] bắc cầu giữa nhiều khối, nhóm, quyền lợi riêng rẽ, bằng cách nới rộng các vị thế tranh chấp, để cùng xây dựng một giải pháp ôn hoà khả chấp, khả thi chung;[17]

 [d] giảm bớt mức độ quá khích của hành động và dùng lương tri để chuẩn định theo nhu cầu, quyền lợi và vị thế của dân;

 [e] sử dụng tối đa các phương thức và kinh nghiệm sẵn có trong nước và trên toàn cầu về đường lối và kỹ thuật tranh đấu xây dựng dân chủ, kiến tạo hoà bình;

 [f] liên kết với những thế lực song hành, cùng sứ mạng, cùng mục tiêu, mà cứu cánh là dân, là nhân loại;

 [g] gây vốn xã hội bằng giải pháp hài hoà, công minh, công bằng;

 [h] gây vốn điều hành và tạo niềm tin về mặt kỹ thuật của từng dự án xây dựng dân chủ.

Những thập nguyên gần đây, theo gương thế giới tự do, một số quốc gia đã vươn lên từ truyền thống chuyên chế.  Năm 1998, Indonesia đã thoát khỏi tai ách độc tài của Suharto, sau khi ông ta bị dồn vào thế phải từ chức và bị truy tố về tội tham nhũng, với số tài sản phi pháp ước lương trên dưới 30 tỷ Mỹ Kim.  Ngày hôm nay, Indonesia hưởng một chế độ cởi mở hơn, nhờ có tác động của các cơ sở XHDS, mỗi lúc mỗi phát khởi và liên kết chặt chẽ.

Nhờ có sự phát động của nhiều cơ sở XHDS tại Ethiopa, Quốc Hôi trở thành đa nguyên, nên đã chuyển hướng, đòi hỏi chính phủ Mặt Trận Cách Mạnh Ethopia [Ethopian People’s Revolutionary Front] phải chấm dứt kiểm duyệt báo chí và bắt bớ nhà báo ủng hộ sinh hoạt cua XHDS trong nước.  Đó cũng là thành quả của hành động dân chủ hoá, qua hiện tượng đôn đốc thay đổi từ dưới lên,[18] từ lòng dân khởi nghĩa.

Trong cùng giai đoạn từ 1998 tới 2004, chúng ta cũng đã chứng kiến vai trò năng động của XHDS tại Georgia, Ukraine, Slovakia, Croatia, Serbia trong việc thực hiện những cuộc bầu cử tự do đưa tới hiện tượng dân chủ mỗi lúc mỗi sáng tỏ tại những xứ sở này.

Và sau những cuộc bầu cử trên, XHDS vẫn phải tiếp tay với chính quyền để đa trạng hoá sự tham dự của công dân có sáng kiến xây dựng vào guồng máy quản trị đất nước chung.  Vận động thường xuyên “giữa những cuộc bầu cử” mới thực sự đo lường năng lực tất yếu của XHDS tại bất cứ chính thể nào muốn tham dự cuộc hành trình đưa tới tự do dân chủ, thịnh vượng, an sinh.

Ngay tại các quốc gia mà chế độ chuyên chế còn tồn tại dưới hình thức “dân-chủ-tiêu-cực/vô-hiệu”,[19] “dân chủ kìm kẹp”,[20] hay “dân-chủ-không-tự do”[21] như tại Việt Nam, XHDS chân chính vẫn là giải pháp cần thiết đưa tới công thức dân chủ hoá, đem lại thịnh vượng và an ninh cho xứ sở, cho toàn vùng lân cận.  Vì dân chủ chỉ có thể thực hiện toàn vẹn khi mọc mầm từ tự do, từ sáng kiến và nghị lực toàn dân làm nền tảng, vốn liếng.

Nhưng mượn vốn [xã hội] thì phải trả lại cho sòng phẳng, cho cân đối, cả vốn lẫn lời.

Nếu ngoan cố đòi tất cả “của” dân mà không hành đồng cho dân, vì dân… là thứ chính sách ăn quỵt, ăn không, ắt không lâu bền, cũng có lúc mất cả vốn [ăn cướp] lẫn liếng [ăn có], “mất cả chì lẫn chài”, để cùng xụp đổ theo đà phá sản tập thể. Từ đảng tới cán.

Còn sớm hơn, khi toàn dân thức tỉnh ”phá lưới CS” rách toạc, không biết cấp bá đạo ba đầu sáu tay có kịp bỏ quyền, bỏ của chạy lấy người?

Hãy sớm cảnh tỉnh mà trả lại không gian và chính nghĩa xã hội dân sự trên mảnh đất Việt Nam. Đừng để quá muộn.

TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
www.vietthuc.org

[1] Civil Society
[2] Entity [entities]: (1) being or existence, esp. when considered as distinct, independent, or self-contained: He conceived of society as composed of particular entities requiring special treatment. (2) Something that exists as a particular and discrete unit: Persons and corporations are equivalent entities under the law
[3] NPO [Non-Profit-Organizations]/NFPO [Not-for-Profit Organization]
[4] NGO [Non-governmental organizations]
[5] Voluntary or non-profit sector of an economy; EX.: ”intermediary space between business and government where private energy can be deployed for public good.” Also called tertiary sector
[6] Economical Market
[7] Investment capital
[8] Corporate social responsibility (CSR, also called corporate conscience, corporate citizenship, social performance, or sustainable responsible business/ Responsible Business)
[9] State

[10] Amendment I, (1791)
[11] Hiến Pháp Hoa Kỳ [1787]
[12] «Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.” [Amendment I, (1791)].
[13] Public interests.  “IRS document P557″. http://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p557.pdf. Retrieved 2008-08-27.
[14] The Charities Act 2006 provides the following list of charitable purposes:

    the prevention or relief of poverty
    the advancement of education
    the advancement of religion
    the advancement of health or the saving of lives
    the advancement of citizenship or community development
    the advancement of the arts, culture, heritage or science
    the advancement of amateur sport
    the advancement of human rights, conflict resolution or reconciliation or the promotion of religious or racial harmony or equality and diversity
    the advancement of environmental protection or improvement
    the relief of those in need, by reason of youth, age, ill-health, disability, financial hardship or other disadvantage
    the advancement of animal welfare
    the promotion of the efficiency of the armed forces of the Crown or of the police, fire and rescue services or ambulance services
    other purposes currently recognised as charitable and any new charitable purposes which are similar to another charitable purpose.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, Wikipedia
[16] Ts. Hồ Bá Thâm – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp. Hcm, Xã Hội Dân Sự, Tính ĐặcThù Và Vấn Đề ở Việt Nam
[17] build consensus and strengthen the moderate middle ground
[18] “making change from the bottom up”
[19] “feckless democracy”
[20] “control democracy”
[21] “illiberal democracy"
[/b][/b][/b]
[/b]
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975   Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam trước năm 1975
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đại học miền Nam trước 1975 - Hồi tưởng và Nhận định
» Nghe lại Nhạc Trẻ VN Thập Niên 60-70 (MV 1-5)
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» Điện Ảnh Việt Nam Trước 1975 - Phim Người Cô Đơn (1972)
» Phim VN trước 1975: NẮNG CHIỀU & CHIẾC BÓNG BÊN ĐƯỜNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến