Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn VNCH quan Chung nguyet truyện trong phải chất linh ngam không quốc Nhung chuyen quynh quang nhac Nguyen thuoc sáng bich Trung hoang Saigon chẳng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeMon Feb 04, 2013 12:56 am


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế
 

(Tài liệu và Chứng từ)


Khối 8406
Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam

http://khoi8406vn.blogspot.com/
vanphong8406@gmail.com

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  9k=

LỜI GIỚI THIỆU

Quý vị và các bạn trẻ thân mến,

       Trong dòng lịch sử Việt Nam, hiếm có biến cố nào gây chấn động cho Dân tộc bằng biến cố tết Mậu Thân năm 1968. Nó đã qua đi hơn 40 năm rồi, nhưng chúng ta không thể không nhắc lại, vì nhiều lý do:

       1- Do nhu cầu công bố sự thực: Quả vậy, theo các sử liệu và chứng từ, đó là một cuộc xâm lăng miền Nam bởi những kẻ thấm nhiễm chủ nghĩa Cộng sản phi nhân bản, phản dân tộc đến từ miền Bắc hoặc “nằm vùng” tại chỗ. Cuộc xâm lăng ấy đã gây đổ nát, đau thương cho nửa đất nước, đặc biệt là ở Huế. Đau thương vì đó là một cuộc tàn sát chính đồng bào ruột thịt, lại đa phần là những con người vô tội, ngay trong chính những ngày Tết thiêng liêng của đất nước. Quân Tàu rồi quân Pháp từng xâm lược tổ quốc, chiếm cứ thành thị nhưng chưa bao giờ tàn sát dã man Đồng bào ta như thế. Vậy mà những người Cộng sản vẫn cố tình bóp méo lịch sử mà gọi đó là cuộc “Tổng công kích và nổi dậy”, một “điểm son chói lọi của lịch sử dân tộc… một sáng tạo độc đáo của chiến tranh cách mạng Việt Nam” !?!

       2- Do nhu cầu đòi hỏi công lý: Vô số nạn nhân vô tội, già có trẻ có, nam có nữ có, cả học sinh, sinh viên, trí thức lẫn tu sĩ, viên chức, dân thường thời ấy đã bị giết chết bằng nhiều kiểu cách hết sức tàn bạo như đánh vỡ sọ bằng cuốc và báng súng, trói thành chùm rồi thảy lựu đạn vào hay xâu thành giây rồi đẩy xuống hố chôn sống. Thế nhưng những kẻ gây ra tội ác, tới giờ phút này, vẫn cứ cho đó là chiến thắng để ăn mừng, cho đó là cuộc trừng phạt “những kẻ có nợ máu với nhân dân” để mà hãnh diện. Hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc thảm sát này -mãi đến hôm nay- vẫn chưa nghe được một lời nói tạ lỗi và thấy được một cử chỉ sám hối từ phía các tay đồ tể là đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào ruột thịt của họ. Chúng ta nói là hàng trăm ngàn người, vì ngoài con số 14.300 nạn nhân vô tội nêu trên (riêng Huế chiếm gần một nửa), còn phải kể đến 100.000 bộ đội miền Bắc (con số do chính CS đưa ra) đã bị nướng vào cuộc tàn sát dân tộc này. Đó là chưa tính hàng triệu thân nhân của họ. Tuy kẻ chủ xướng vụ việc là Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp trong đảng CS thời ấy nhưng giới cầm quyền tại Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục mang trách nhiệm.  

       Chúng tôi tung ra các tài liệu này (nhiều tập nhỏ liên tiếp, xin đón đọc) không phải như lời kêu gọi trả thù, báo oán nhưng như một nỗ lực khai trí cho các thế hệ sinh sau 1968, một cố gắng “khai tâm” cho những người CS mù quáng hận thù, và nhất là như nén hương lòng tưởng nhớ các đồng bào nạn nhân vô tội trong biến cố Tết Mậu Thân.
       
Khối Tự do Dân chủ cho Việt Nam 8406


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE_massacre6

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế (Tập 1)  -  pdf
http://www.vannha.com/nck/Mau%20Than%20va%20cuoc%20tham%20sat%20tai%20Hue%20_Tap%201.pdf

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế (Tập 2) – pdf
http://www.vannha.com/nck/Mau%20Than%20va%20cuoc%20tham%20sat%20tai%20Hue%20_Tap%202.pdf

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế (Tập 3)  -  pdf
http://www.vannha.com/nck/Mau%20Than%20va%20cuoc%20tham%20sat%20tai%20Hue%20_Tap%203.pdf

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế (Tập 4)   -   pdf
http://www.vannha.com/nck/Mau%20Than%20va%20cuoc%20tham%20sat%20tai%20Hue%20_Tap%204.pdf

-----------------------------------

Video: Hung Thần HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Dối Trá Về Vụ Thảm Sát Huế Mậu Thân (Pastor LOUIS NGO)

https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ&feature=player_embedded

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG HUNG THẦN MẬU THÂN HUẾ 1968
Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)

Monday, February 28, 2011
http://vanhoavn.blogspot.com/2011/02/hoang-phu-ngoc-tuong-hung-than-mau-than.html

Thảm Sát Mậu Thân 1968 và Luận Điệu Gian Dối của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Huy Phương

Saturday, February 19, 2011 2:46:49 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=127195&zoneid=97#.UQ8NpWebL_g

Ðể xem thêm chi tiết, xin vào trang openvault.wgbh.org, và search “hoang phu ngoc tuong.”  -   “Open Vault của đài WGBH”
http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:e67ef62e29a364dbb7faeb55837714f9163fe9ec


Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nguyễn Văn Lục

December 8, 2010
http://www.vietthuc.org/2010/12/08/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-hoang-ph%E1%BB%A7-ng%E1%BB%8Dc-t%C6%B0%E1%BB%9Dng/

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  1

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - NHỮNG BÍ MẬT CHƯA TIẾT LỘ -  GIAI ĐOẠN :  1966 – 1968 – 1972
http://www.hoctrolopweb.com/BiendongMienTrung/BDMT_GT.htm

3. Huế, Mậu Thân – Địa ngục có thật

http://www.hoctrolopweb.com/BiendongMienTrung/Hue_MauThan1968_Dianguccothat.htm

- Tiếp tục Phần hai Câu chuyện Mậu Thân
- Cuộc tắm máu rùng rợn nhất trong lịch sử Việt Nam tại Huế - Mậu Thân 1968 của Hồ chí Minh và bè lũ Cộng sản Việt nam
- Trở lại vụ thảm sát Mậu Thân 1968, tại Quận I ( Quận Thành Nội )
- Thống kê số nạn nhân đã bị Việt cộng giết hại, mất tích, trong Tết Mậu Thân tại Huế
- Mậu Thân 1968, Việt Cộng thắng hay bại?


------------------------------------

video : Nhân Chứng Sống Kể Lại Cuộc Thảm Sát Tết Mậu Thân 1968 Tại Huế  -  Nhat Ky Yeu Nuoc
https://www.youtube.com/watch?v=a6XEilfEkBI&feature=share

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Tho-nh2

Những Video Về Thảm Sát Tết Mậu Thân 1968


1. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Ai Đã Giết Người Dân Huế?

https://www.youtube.com/watch?v=1CaSTPIRP0o

2. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước

https://www.youtube.com/watch?v=8swic2ihQpY

3. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn
https://www.youtube.com/watch?v=7fOFIdz7c5I

4. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968: 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành

https://www.youtube.com/watch?v=9J3d-rK6nK0

5. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - "Giải Khăn Sô Cho Huế"

https://www.youtube.com/watch?v=Zm9g5DRZsME

6. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN Về 1968
https://www.youtube.com/watch?v=eAdCO3LN3vk

7. Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân
https://www.youtube.com/watch?v=2Tv3go2Hvlw

--------------------------

Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân
Bằng Phong Đặng Văn Âu

02:18:am 25/12/10
http://www.danchimviet.info/archives/23971/th%C6%B0-g%E1%BB%ADi-nguy%E1%BB%85n-d%E1%BA%AFc-xuan/2010/12


Phản bác báo An ninh Thế giới của cộng sản về những hung thần của Huế-Mậu thân 1968

Nguyễn Thu Trâm
05:03:pm 03/02/13
http://www.danchimviet.info/archives/72798/phan-bac-bao-an-ninh-the-gioi-cua-cong-san-ve-nhung-hung-than-cua-hue-mau-than-1968/2013/02


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  607the10
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Huế 1968: Ðịa Ngục mở cửa   Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeWed Feb 06, 2013 5:36 pm

Huế 1968: Ðịa Ngục mở cửa

Thiện Giao/Người Việt



HUẾ -Khuya Mùng Một, rạng sáng Mùng Hai Tết Mậu Thân, tức 31 Tháng Giêng, 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hòa vào, rồi thay hẳn tiếng pháo.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  161344-mauThan_lead_03-4C_400
Thời khắc lịch sử tại Kỳ Ðài, Phu Lâu, Huế 1968

Cố Ðô những ngày giáp Tết


1968, những ngày giáp Tết Mậu Thân, Huế vẫn bình yên, một tình trạng bình yên của thời chiến. Chợ hoa đầu cầu Trường Tiền vẫn mở. Chợ Ðông Ba, dân chúng vẫn tụ tập, mọi người vẫn hớn hở. Vẫn có tiếng đại bác xa xa vọng về, nhưng vẫn là một trạng thái yên bình.

Linh Mục Phan Văn Lợi, vào thời điểm 1968, mới 17 tuổi, hồi tưởng: “Tình hình tạm yên, vẫn nghe tiếng đại bác từ xa vọng về. Nhưng lúc ấy tôi thấy yên lành hơn. Vì thường thường hai bên đình chiến.”

Ðình chiến, một danh từ hấp dẫn. Ðối với Huế, đình chiến có nghĩa là được thêm vài chục giờ thanh bình.
Hồi tưởng lại những ngày giáp Tết Mậu Thân, ông Nguyễn Phúc Liên Thành, lúc ấy là phó trưởng ty Cảnh Sát Ðặc Biệt, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, tại Thừa Thiên, cho biết: “Huế những ngày ấy thanh bình hơn những ngày khác. Chợ Hoa đầu cầu Trường Tiền, chợ Ðông Ba, đông dân chúng tụ tập, mọi người hớn hở. Mọi người biết có thỏa hiệp đình chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh và Việt Cộng. Ðình chiến ba ngày Tết để dân chúng được hưởng một cái Tết thanh bình giữa tình trạng chiến tranh.”

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Mauthan-hue_mt

Những cái chết oan khuất

Từ Sài Gòn, những người gốc Huế cũng háo hức về đất thần kinh đón Xuân. Anh Nguyễn Xuân Thắng, năm 1968 vừa tròn 7 tuổi, nhớ lại: “Mình là dân Huế, được về Huế thì rất mừng. Khung cảnh Huế yên tĩnh, rất thơ mộng. Tối 30, ông bác dẫn về nhà ông nội ở đường Hàn Thuyên, đối diện nhà Luật Sư Lê Trọng Quát. Tối đó người lớn đi chơi thì chở mình đi theo.”

“Ra đến cầu Tràng Tiền thì thấy xe tăng hai bên đường. Tôi nghe người lớn nói với nhau: Không biết chuyện gì xảy ra tối nay.”

Và tối hôm ấy, mọi chuyện xảy ra thật.

“Họ” đã vào thành phố

Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Ðông Xuân 1967-1968 của quân đội miền Bắc một ngày sau các tỉnh, thành phố, thị trấn khác của miền Nam.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  TetMauThanMap200

Bị tấn công sau, nhưng Huế lại trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất. Nếu chấp nhận định nghĩa, là những tiếng đạn pháo đầu tiên sẽ qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, thì Huế chính thức trở thành chiến trường vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng ngày 31 Tháng Giêng.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành nhớ lại: “Cuộc tấn công Huế chính thức khơi mào đêm Mồng Một, ngày 31 Tháng Giêng, 1968, rạng sáng Mồng Hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh và một số địa điểm quận 3, thị xã Huế.”

Khoảng thời gian đình chiến, theo tài liệu xuất bản Tháng Tám, 1968, do Trung Tá Phạm Văn Sơn chủ biên, trước định 48 giờ, sau được lệnh rút xuống 36, nghĩa là, lệnh hưu chiến chỉ còn giá trị từ 18 giờ ngày 29 Tháng Giêng đến 6 giờ ngày 31 Tháng Giêng, 1968.


Thực tế, bộ đội Bắc Việt đã có mặt trong thành phố từ sáng sớm Mùng Một Tết. Ông Trần Ngọc Huế, vào thời điểm đó là đại đội trưởng Ðại Ðội Hắc Báo thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, kể lại, cho đến buổi tối, khi phía Bắc Việt bắt đầu tấn công, ông mới trực tiếp nhìn thấy bộ đội đặc công di chuyển vào sân bay Thành Nội.

Ông thừa nhận, quân đội Bắc Việt có ưu điểm là giữ bí mật: “Tối đó, sau khi bố trí đơn vị, tôi về nhà. Ðến khuya thì một trung úy của tôi lái xe đi tuần. Tôi nói, mai về sớm để đón tôi vào đơn vị. Ðến khuya thì phía Bắc Việt bắt đầu đánh. Tôi mặc áo quần rồi lấy chiếc xe đạp ra đi. Trên đường đi, tôi thấy đặc công tiến vào sân bay Thành Nội. Họ đi lúp xúp, tôi nhìn kỹ, thấy không phải mình. Họ ngụy trang, đi quẹo vào phi trường, tôi đi chầm chậm sau đó, rồi băng qua cống Vĩnh Lợi, đánh kẻng báo động.”

Ðến 2 giờ 33 phút sáng ngày Mồng Hai, những trái đạn pháo đầu tiên được bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh và một số địa điểm tại quận 3, thuộc thị xã Huế.

Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại, có thời điểm, đặc công của phía Bắc Việt vào đến tận bên trong Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, cách phòng Tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng chỉ 30 mét, và Tướng Trưởng cũng đang có mặt tại đó.

Ông Huế hồi tưởng: “Ðặc công đã vào trong Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 rồi. Lúc đó là 10 giờ sáng, chuẩn bị mở đường máu vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn để giữ an ninh cho bộ tư lệnh. Ðặc công chỉ còn cách văn phòng Tướng Trưởng 30 mét.”

Chiếm thành phố Huế đến đâu, phía Bắc Việt lập “Chính Quyền Cách Mạng” đến đó. Ông Nguyễn Phúc Liên Thành kể lại, khi Việt Cộng làm chủ Huế qua ngày thứ hai thì họ bắt đầu thành lập “chính quyền Cách Mạng”.

Cụ thể, tại quận Nhì, thành ủy viên Thành Ủy Huế, Hoàng Kim Loan, cấp trung tá, đứng đầu cùng Hoàng Lanh. Chính quyền quận Nhất cũng được thành lập. Riêng quận 3 chưa kịp nhưng được giao cho Ðại Tá Bảy Lanh, phụ trách An Ninh Thành.

Chiến trường của danh dự


“Người dân Huế bị dồn vào đường cùng, không còn chọn lựa nào khác nên phải chọn chiến đấu. Chiến đấu để tự tồn. Chiến đấu để có tự do. Chiến đấu để sống hay là chết.” Ông Trần Ngọc Huế, người chỉ huy Ðại Ðội Hắc Báo thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh tái chiếm Ðại Nội ngày 22 Tháng Hai, 1968, nhớ lại.

Huế, Tháng Hai, 1968, mỗi tấc đất là một tấc máu. Máu của tất cả những ai có mặt tại Huế; của người dân Huế, của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa, của các lực lượng Hoa Kỳ, và của các lực lượng Bắc Việt.

Huế trở thành chiến trường đổ lửa, vì Huế là nơi “không một ai muốn mất”.

“Huế không lớn, nhưng đánh dai dẳng vì quyết tâm của Cộng Sản muốn thắng bằng bất cứ giá nào. Mà ý chí của miền Nam và người dân Huế cũng bằng bất cứ giá nào phải giành lấy mảnh đất thiêng liêng của mình.” Ông Trần Ngọc Huế tâm sự.

Thời điểm ấy, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi vào Huế, phía Bắc Việt đã có thể tự do đi lại. Trong ngày Mùng Hai Tết, quân đội Bắc Việt di chuyển trong thành phố, kiểm soát dân chúng như chỗ không người.

Phía miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa cùng đồng minh phải bắt đầu từ đầu nhiệm vụ vãn hồi an bình cho Huế.

“Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Ðánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ hai, ba người thay phiên nhau ngủ.” Vẫn theo lời ông Trần Ngọc Huế.

Huế trở thành chiến trường của an ninh, của vận mệnh, và của cả danh dự.

Quân đội Bắc Việt, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và quân đội đồng minh Hoa Kỳ quần thảo trên một chiến trường không lớn, giữa thành quách kinh đô cũ và giữa nỗi kinh hoàng của dân Huế trong nỗi lo sợ thảm sát, vốn đã xảy ra ngay từ đầu khi miền Bắc kiểm soát và lập chính quyền tại Huế.

Theo lời kể của hai người trong cuộc, là ông Nguyễn Văn Ngẫu, vào năm 1968 là thiếu úy thuộc Trung Ðoàn 3, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh và ông Trần Ngọc Huế, đại đội trưởng Ðại Ðội Hắc Báo thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, các lực lượng tham gia chiến trường Huế vào thời điểm Mậu Thân gồm có:

Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Thiết Ðoàn 7 Kỵ Binh, Lực lượng Sư Ðoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, các tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân Quân Ðoàn 1, một đại đội trinh sát, trực thăng và máy bay skyrider với sự yểm trợ của máy bay phản lực và trực thăng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Phía Pháo Binh có 2 tiểu đoàn cơ hữu thuộc Sư Ðoàn 1. Phía Hải Quân có Giang Ðoàn 11 và 12 yểm trợ chiến trường.

Phía đồng minh Hoa Kỳ có Thủy Quân Lục Chiến, Sư Ðoàn 101 Nhảy Dù và Sư Ðoàn 1 Không Kỵ.

Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngẫu nhớ lại những ngày chuẩn bị phản công: “Sau 31 Tháng Giêng, dân chúng đang ăn Tết vui vẻ. Thành phố Huế trở thành trọng tâm của chiến trường. Ðặc công và nội thành do Trung Tá Khánh Lửa dẫn quân vào bốn Kỳ Ðài và 4 con đường chính gồm vùng An Hòa, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập từ vùng núi đi về tập kích. Lực lượng Nội Thành gần đó đang đóng ở Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập cũng tiến vào. Ðơn vị tôi đang đóng tại quận Hương Trà. Một ngày sau khi nổi lên, Tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp điện đàm với Quân Khu 1, Tướng Hoàng Xuân Lãm, tổng tham mưu, và sau hai ngày là bắt đầu phản công.”

Ðại Nội, biểu tượng của kinh thành Huế, nằm gần Kỳ Ðài ở Phu Văn Lâu. Lúc ấy, cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đang bay giữa trung tâm Huế.

Ngày 18 Tháng Hai, Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngẫu và đơn vị nhận được lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Tại đây, Tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ đặc biệt cho tiểu đoàn của Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngẫu: Ðánh chiếm và dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hòa ở Kỳ Ðài.

“Hướng dẫn đại đội ra khỏi sư đoàn, đến đường Mai Thúc Loan, Tướng Trưởng chỉ tay về phía lá cờ Mặt Trận Giải Phóng cách khoảng 1 cây số, nói: ‘Nhiệm vụ của 'toa' đấy.’ Rồi ông đưa bản đồ hành quân, các cơ quan liên lạc, và hỏi tôi một vài câu hỏi. Tôi trả lời, chính tôi là người muốn thắng trận, và tôi ngỏ ý cần một lá cờ để thay thế cờ Mặt Trận.” Lời Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngẫu.

Cùng thời điểm ấy, người chỉ huy Ðại Ðội Hắc Báo cũng ngỏ lời với Tướng Ngô Quang Trưởng, yêu cầu được giao nhiệm vụ tái chiếm Ðại Nội: “Cuối cùng chúng tôi yêu cầu tướng tư lệnh được tái chiếm Ðại Nội, là biểu tượng về nền tự chủ và độc lập của Việt Nam từ năm 1802. Chúng tôi được vinh dự lãnh trách nhiệm tái chiếm Huế từ tay Cộng Sản. Và chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của con dân Huế và miền Nam.”

Mười giờ sáng ngày 22, cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên Kỳ Ðài sau khi hai người lính bị phía Bắc Việt từ Ðại Nội bắn tỉa.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  607the10

“Bên kia là tòa tỉnh, các phái đoàn tổng tham mưu, truyền hình, truyền thanh, hàng chục ngàn dân nhìn lên lá cờ để tưởng niệm những ngày tang thương nhất qua đi. Nhìn lá cờ mà rưng rưng nước mắt, bao nhiêu ngày bị bao phủ bởi khổ đau.” Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngẫu nhớ lại.

Hai giờ chiều cùng ngày, Ðại Ðội Hắc Báo chiếm Ðại Nội: “Tấn công nhưng phải bảo vệ di tích lịch sử. Phải bảo tồn. Chúng tôi cũng yêu cầu người Mỹ như vậy. Tôi là con dân Việt Nam, tôi tôn trọng di tích tổ tiên để lại.”

Hai ngày sau, an bình được vãn hồi hoàn toàn tại Huế. Người dân trở lại thành phố, vừa ngơ ngác, vừa vui mừng, vừa chờ đợi. Họ chờ đợi sự trở lại của người thân đã bị bắt đi trong thời gian phía Bắc Việt chiếm Huế. Chờ đợi, để rồi họ bàng hoàng nhận ra: Tất cả đã bị giết!

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcQCgK81-WNzIRZ-WZSdRO2JIhh5hU2SOnVVK90yxDbvZV94bem_4w

Cảnh tượng kinh hoàng


Sau trận chiến, Huế bắt đầu một cơn ác mộng khác, khi người dân Huế nhận ra, nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Ðây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.
Theo nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, có mặt tại Huế từ mùng Năm đến 29 Tết Mậu Thân, thì Bác Sĩ Lê Khắc Quyến đã phải thốt lên khi thấy các hầm chôn tập thể tại Phú Thứ: “Ðây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.”

Nhà báo Vũ Ánh, người đi theo các nhóm tìm hầm chôn xác tập thể, kể lại cảm giác của ông khi lần đầu nhìn thấy những cảnh tượng ấy: “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng. Rất nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó.”

Ngay ở hầm Phú Thứ, theo lời nhà báo Vũ Ánh, khoảng gần 1,000 người bị chôn tập thể. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này, một nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: Người này phải đập người kia. Cứ 10 người thì bị cột lại bằng dây điện thoại, và đều bị đập vỡ từ phía sau.

“Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, nào là đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra.” Ông Võ Văn Bằng, trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  MauThan1968-20284229

Ông Bằng nhớ lại: “Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 Tháng Chín, 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ òa với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Ðá Mài thuộc quận Nam Hòa. Người ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người”.

Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  MauThan1968-20284829

Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Ðó là những hình ảnh không thể nào quên với những ai đã một lần chứng kiến.

“Mỗi lần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng. Trắng cả nhà thờ.” Ông Trần Tiễn San, trung úy Tiểu Ðoàn 39 Biệt Ðộng Quân vào năm 1968, kể lại. “Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Ðồn toàn khăn tang áo trắng.”

Những địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế; một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông, một Phú Thứ, một Khe Ðá Mài, một Bãi Dâu...

25 ngày thảm sát


Ông Liên Thành nhớ lại, những ngày Huế rơi vào tay quân đội Bắc Việt, trước khi phía Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh tái chiếm, Cộng Sản chiếm đến đâu thì thành lập “chính quyền cách mạng” đến đó: “Lập chính quyền xong, đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với người khác, người kế tiếp ra trình diện. Ðến lần thứ ba thì họ yêu cầu tất cả những người đã trình diện lần một và hai ra trình diện lại, đây là lần quyết định.”

Khi tất cả mọi người ra trình diện, vào lần thứ ba, thì phía Cộng Sản bắt đầu cuộc thảm sát.

Ðầu tiên là những “tòa án nhân dân”: “Ngay lúc đầu, một số người bị đưa ra tòa án nhân dân xử và chôn sống tại Bãi Dâu, tại vùng chùa Áo Vàng gần chùa Diệu Ðế và một số nơi khác trong quận Nhì.”

Tiếp theo là Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ lớn Phủ Cam: “Riêng tại quận Ba, Việt Cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn toàn không dính dáng gì đến chính quyền. Ngoài ra, trong số này còn có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị Sĩ Trần Ðiền. Tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt Cộng chiếm Huế, Nhà Thờ Lớn Phủ Cam bị ập vào, 300 thanh niên bị bắt đi, sau này xác của họ được tìm thấy ở vùng phía Tây Nam Hòa, tức vùng núi dọc khe Ðá Mài, lăng Gia Long.”

Ðã có bao nhiêu người bị giết, và đã có bao nhiêu địa điểm chôn người? Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu dân biểu đại diện khu vực Thừa Thiên, nói rằng con số 5 đến 6 ngàn người là không sai lệch mấy. Và khoảng 22 địa điểm trở thành nơi che giấu các thi hài: “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia Ðình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”

Ông Nguyễn Lý Tưởng kể lại, cuộc tìm kiếm nạn nhân Tết Mậu Thân bắt đầu từ giai đoạn Tết đến Mùa Hè năm 1968 và đỉnh điểm là vụ Khe Ðá Mài, thuộc đỉnh núi Ðình Môn Kim Ngọc. Tại đây, khoảng 400 bộ hài cốt được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Ðá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, thuộc làng Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

“Cộng Sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Ðàm. Ðến đêm, họ bị dẫn lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác sau đó bị vùi xuống khe.” Ông Nguyễn Lý Tưởng kể lại.

“Từ Tết, tức Tháng Hai, 1968 đến Tháng Chín, 1969, khoảng 20 tháng, có một số người của Cộng Sản về hồi chánh, đã chỉ ra địa điểm thảm sát. Phía Việt Nam Cộng Hòa mở đường hành quân vào tìm, thì tìm được. Tại đây, họ thấy sọ người, xương người dồn đống dưới khe. Nơi đây thuộc quận Nam Hòa, có tên là Khe Ðá Mài, thuộc vùng núi Ðình Môn Kim Ngọc.” Vẫn theo lời ông Nguyễn Lý Tưởng.

“Quân đội mang hết xương và sọ về để tại một trường tiểu học thuộc quận Nam Hòa, các đồ vật gồm có thẻ căn cước bọc nhựa, có áo quần, đồ dùng, vật kỷ niệm mang theo trong người. Hàng ngàn thân nhân đến tìm. Nhờ đó, gia đình tìm được dấu vết. Trong số các nạn nhân, có cả học trò tôi, như em Phan Minh, Bùi Kha, mới 16, 17 tuổi.”

Một trong những vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết bốn bác sĩ người Ðức sang giảng dạy và làm việc tại trường Ðại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster bị giết trong Tháng Hai, 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.

Ngày 13 Tháng Tư, linh cữu đưa thi hài các bác sĩ này rời Việt Nam về Ðức. Hơn 250 sinh viên y khoa Huế và Sài Gòn cùng đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi theo chiếc xe có bốn ngựa kéo, bên trên chở linh cữu các ân nhân.

Một trong những người tham gia đi tìm các hố chôn tập thể thời ấy là ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân, nói rằng ủy ban của ông tìm được khoảng 3,000 hài cốt. Trong số ấy, đau đớn nhất, chỉ khoảng 10% là nhận diện được, và được gia đình mang về cải táng.

“Người dân Huế bị dồn vào đường cùng, không còn chọn lựa nào khác nên phải chọn chiến đấu. Chiến đấu để tự tồn. Chiến đấu để có tự do. Chiến đấu để sống hay là chết.”

Trần Ngọc Huế, chỉ huy Ðại Ðội Hắc Báo, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, tái chiếm Ðại Nội ngày 22 Tháng Hai, 1968.


Số nạn nhân còn lại phải được an táng tập thể tại hai nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự Bình là Ba Ðồn và Ba Tầng. Dựa trên thi hài và đồ vật còn sót lại của nạn nhân, ông Bằng phỏng tính 20% nạn nhân là quân nhân, 40% là công chức và 40% là dân thường.
Về nguyên ủy thành lập Ủy Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân, ông Võ Văn Bằng cho biết nhờ “một sự tình cờ,” mà sau đó người dân Huế mới vỡ lẽ là thân nhân mình bị thảm sát tập thể: “Một năm sau, nhân cuộc hành quân của tiểu khu Thừa Thiên ngang qua khu vực giáp giới của Phú Vang, Hương Thủy và Phú Thứ, người ta thấy một đầu lâu trồi lên dưới một trảng cát dài hàng cây số. Ðào lên, đó là thi hài của Thiếu Úy Trần Văn Ðỉnh, nhận biết được nhờ tấm thẻ bài. Tin này loan ra rất nhanh nên tạo phong trào tìm xác ở Phú Thứ.”

Theo lời ông Võ Văn Bằng, vì người ta bị chôn lớp này trên lớp khác, đến khi tìm được vị trí, thân xác đã không còn nguyên vẹn. Ðể giúp thân nhân tìm được người thân, ủy ban phải đánh số lên thi hài và ghi các chi tiết liên quan, chẳng hạn “đầu vỡ,” “sọ bể,” tay bị cột như thế nào, dây lạt hay điện thoại, vạt áo, nilông còn sót.

Và rồi đến bước cuối cùng: “Loan tin trên đài phát thanh Huế để đồng bào nhận dạng.”

Chối bỏ tội ác


Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, nỗi đau vẫn còn. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan.

Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất ngày 1 Tháng Hai, 1970 tại Sài Gòn, viết, chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định: “Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Ðơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.”

Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế vào mùa Xuân 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?

Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Lê Văn Hảo.

Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Ðiều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điểm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên: “Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ðắc Xuân... đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân. “Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít.”

Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên-Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của cá nhân ông: “Ðó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Ðài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng: “Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản, do Hà Nội chỉ đạo.”

Như vậy, câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 45 năm?

Trước khi thử tìm cách trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che giấu tội ác và sự xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội.

Nhà báo Vũ Ánh nhớ lại: “Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xóa được những điều ấy.”

Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Trung úy tiểu đoàn 39 Biệt Ðộng Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại: “Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu chạy qua theo. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”

“Bên kia là tòa tỉnh, phái đoàn tổng tham mưu, truyền hình, truyền thanh, hàng chục ngàn dân nhìn lên lá cờ để tưởng niệm những ngày tang thương nhất qua đi. Nhìn lá cờ mà rưng rưng nước mắt...”

Nguyễn Văn Ngẫu, thiếu úy thuộc Trung Ðoàn 3, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, chỉ huy đơn vị đánh chiếm, dựng lại cờ VNCH ở Kỳ Ðài ngày 22 Tháng Hai, 1968.


Theo ông Liên Thành, thì năm 1972, ông bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành ủy viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. “Tôi [Liên Thành] hỏi: Tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực cách mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

“Tôi hỏi lại, tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố”. Loan nói: “Ðạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy. Ðạn đâu để bắn những đám người như vậy.”
Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Ðá Mài vùng Ðình Môn Kim Ngọc Tháng Chín, 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh Mục Phan Văn Lợi kể lại.

“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, “vẫn còn đau mỗi khi trái gió, trở trời.” Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.” Nhà văn Huy Phương, cựu Phóng Viên Cục Tâm Lý Chiến VNCH, bày tỏ.

Bốn mươi lăm năm qua là 45 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi lăm năm nhưng vết thương chưa lành. Năm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mậu Thân. Thế nhưng, cho đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt gần nửa thế kỷ, của những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa, của giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà Nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đã giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ.

Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Giao, với thành quách kinh đô cũ, Mùa Xuân 1968 vẫn luôn là một ngày đại tang. Ðến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?

Ghi chú: Bài viết này được tổng hợp, biên tập lại từ loạt bài của cùng tác giả, đã phát trên đài phát thanh Á Châu Tự Do, RFA, vào năm 2008.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcSW2qO_ZM2Dprs1NeKIOUi0so9juEkSdjWiyuQaJ8mZdwpzE1oD
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968) TẠI HUẾ   Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeFri Feb 08, 2013 8:38 pm

CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968) TẠI HUẾ

Sơn Trung


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  MauThan1968-pic01

Người dân Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng không bao giờ quên được Têt mậu thân, một cái Tết đầy máu lửa và tang tóc do cộng sản gây nên.
Ðấy là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà chúng ta không nhiều thì ít cũng đã là nạn nhân, chứng nhân...

I. NGUYÊN NHÂN:

Cuộc chiến tại Việt Nam ngày càng gia tăng khốc liệt. Ta có thể nói đó là một cuộc chiến tranh thế giới bởi vì đã có nhiều nước tham gia như Liên Xô, Trung quốc, Mỹ.

1. Năm 1960 , cộng sản dựng lên Mặt Trận Giải Phóng và gây nên một cuộc chiến tranh mới tại miền Nam. Cuối năm 1961, Mỹ đem quân vào Việt Nam, 1965, Mỹ oanh tạc Bắc Việt. Phía cộng sản cũng được Liên Xô, Trung cộng và các nước khác ủng hộ vũ khí, tiền bạc và binh sĩ. Do đó, CS phản công, trả đủa.

2. Trong khoảng năm 1965, Mỹ đã đàm phán với Liên Xô và Trung quốc. Trong lúc này, Mỹ cũng muốn đàm phán với Bắc Việt. Năm 1966, Ðại sứ Mỹ Henry Byrobe gặp lãnh sự Bắc Việt Vũ Hữu Bình tại Ngưỡng Quang, Miến Ðiện. Nỗ lực này thất bạị Mỹ lại nhờ nhà ngoại giao Canada là Chester Ronning, rồi lại nhờ Janusz Lewandoski, thành viên Ba lan trong Uỷ hội giám sát quốc tế, và đại sứ Ý là Giovanni D’Orlandi làm trung gian (1).

Thấy các cường quốc đã dàn xếp, và nhất là thấy được ý hướng của Mỹ là rút lui khỏi chiến tranh Việt Nam, Cộng sản Việt Nam quyết định mở những cuộc tấn công mạnh để giành lấy những thắng lợi trên bàn hội nghj. Do đó, trong khoảng 1967, cộng sản đã mở nhiều cuộc tấn công miền Nam. Sau vụ mậu thân, ngày 3-5-1968, Mỹ và Bắc Việt quyết đinh lấy Paris làm địa điểm thương nghị về Việt Nam.

II. DIỄN TIẾN CUỘC CHIẾN

1. Tình hình toàn miền Nam trước Tết Mậu thân (1968).
Ðầu năm 1967, cộng sản đã có kế hoạch tấn công miền nam, và họ gọi đó là kế hoạch Tổng công kích, Tổng Khởi nghĩạ Nghi quyết 13 tháng 3-1967 của trung ương đảng kêu gọi: Ðồng khởi để giành thắng lợi quyết định trong thời gian càng ngắn càng tốt. (2)
Khoảng cuối năm 1967, quân đội Mỹ và Việt Nam đã bắt được nhiều tài liệu kêu gọi tổng tấn công khắp miền Nam.
Cuối năm 1967, cộng sản mở chiến dịch Đông xuân, tấn công vào lực lượng Việt Nam và đồng minh: Lộc Ninh (Bình Long), Dakto (Kontum), Cồn Tiên (Quảng Trị). Ðặc biệt cuộc tấn công vào Khe Sanh từ tháng 4-1967, Việt cộng muốn biến nó thành một Ðiện Biên phủ thứ hai.

Trong lúc này, nhân dịp Tết Mậu thân, cộng sản đưa đề nghị ngưng chiến trong 36 giờ kể từ đêm giao thừa (30-1-1968) ,Việt Nam Cộng hòa đồng ý ngưng bắn. Các binh sĩ VNCH được nghỉ phép gần một nửa.

2. Cuộc tấn công toàn miền Nam

Lúc 12 giờ 35, ngày thứ ba 30-1-1968, cộng sản phát động cuộc tấn công trên toàn miền Nam. Vì lịch ở hai miền Bắc Nam khác nhau, miền Bắc ăn tết trước miền Nam một ngày Ðêm giao thừa Hà Nôi là ngày 29-1 dương lịch, còn đêm giao thừa miền Nam là ngày 30-1-1968 , cho nên cộng sản quân khu 5 (Nha Trang, Quy Nhơn, Cao Nguyên) đã nổ súng trước 24 giờ .
Cộng sản đã tung 97 tiểu đoàn và 18 đại đội biệt lập, quân số tổng cộng khoảng 84 ngàn, so với quân VNCH và đồng minh là 88.400 người, tấn công 25 trong số 44 tỉnh lị, 5 trong số 6 thành phố lớn, 64 trong 242 quận lị cùng 50 xã ấp của VNCH, còn 19 tỉnh chỉ bị pháo kích hay quấy rối (3). Hai thành phố Huế và Sài gòn là trọng điểm của cuộc tấn công.

3. Cuộc tấn công Huế

Tại Thừa Thiên, CS chiếm căn cứ A shau năm 1966, và từ đó trở thành căn cứ cộng sản, và bàn đạp tấn công Huế.
Lãnh đạo mặt trận Huế gồm 4 tên cộng sản gộc:

Tướng Trần Văn Quang, chỉ huy tổng quát.
Chính ủy: Lê Chưởng.
Tướng Nam Long, điều quân.
Ðại tá Lê Minh,điều quân. (4)

Cộng sản tấn công Huế vào đêm mồng một tết, sáng mồng hai tức ngày 31-1-1968 lúc 3giờ40 phút. Cộng sản chia làm hai cánh quân.
Cánh phía bắc (tả ngạn sông Hương) là Ðoàn 6 gồm các tiểu đoàn K1, K2, K6 và tiểu đoàn 12 đặc công, đánh bộ Tư lệnh sư đoàn 1 Bộ binh, phi trường Tây lộc, Ðại nội.
Cánh phía nam (hữu ngạn sông Hương) Ðoàn 5 gồm tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và tiểu đoàn 21 đặc công cùng đi với các lực lượng của thành độI Huế sẽ tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Ngoài Ðoàn 5 và 6, cộng sản còn có đơn vị trừ bị là đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 418 và 419 sẽ dàn quân tại tây bắc thành phố. Ngoài ra còn có một đơn vị có bí danh là Ðường 12 từ phía tây đến tiếp tế đạn dược và tải thương. (5)
Cộng quân tấn công Huế vào lúc 3 giờ 40 phút đêm mồng một tết.
Ngày mồng 2 tết, cộng sản đã chiến đại nội, chợ Ðông Ba, Gia Hội , khu chùa Từ Ðàm, Phú Cam, Bến Ngự và các miền lân cận. Tuy nhiên, cộng sản không chiếm được đồn Mang Cá, là bản doanh của bộ Tư lệnh sư đoàn 1, cơ quan MACV, bộ chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, trường Kiểu mẫu và cầu tàu Hải quân.
Ngày hôm sau, chiến đoàn 1 dù gồm hai tiểu đoàn 2 và 7 cùng chi đoàn 3/7 Thiết kị đã từ phía bắc tiến vào giải tỏa Huế. Chiều mồng 4 tết (2-2-68), tiểu đoàn 9 dù được trực thăng vận từ Quảng trị tăng cường chiến đoàn 1 dù. Ðến ngày 12-2, chiến đoàn A Thủy quân lục chiến thay thế chiến đoàn 1 dù.

Quân đội Mỹ từ Phú Bài đã vào Huế tiếp viện cho trụ sở MACV. Ngày 19-2, chiến dịch Sóng Thần của quân lực VNCH và Ðồng Minh bắt đâu. Quân cộng sản cố thủ thành nội. Ngày 22-2, quân ta tăng cường tiểu đoàn 21 và 39 Biệt động quân. Ngày 25-2, cộng quân đã im tiếng súng khi Biệt động quân chiếm khu Gia Hội.

III. TỔNG KẾT CHIẾN CUộC:

Theo Douglas, Cộng sản đã huy động 16 tiểu đoàn, với quân số khoảng 12 ngàn trong khi quân lực VNCH và đồng minh có 14 tiểu đoàn chiến đãu tại Huế (6). Lực lượng cộng sản ở ven biên và phía tây thành phố, còn lực lượng VNCH và đồng minh giữ ba mặt còn lại kể cả bờ phía nam sông Hương.
Quân đội Việt Nam và đồng minh dùng phi cơ, trọng pháo tấn công các cứ điểm cộng sản. Quân công sản cố thủ trong từng nhà, chúng phá tường đi xuyên nhà này qua nhà khác, nhất là chúng cố bám thành nội vì chúng biết quân ta đập chuột sợ bể đồ.
Ðến tuần lễ thứ ba, quân VNCH và đồng minh đã xiềt chặt vòng vây quanh Huế. Ngày 22, quân cộng sản bắt đầu rút lui, chỉ để lại một số quân cầm cự. Sáng 22-2, binh sĩ sư đoàn 1 bộ binh hạ ngọn cờ CS ở thành nội đã treo suốt 24 ngày trước đó. Ngày 25, quân ta chiếm được khu Gia Hội, Huế đã được tự do. Tuy nhiên vẫn còn đụng độ lẻ tẻ ở ngoại ô.
Cộng quân chiếm Huế từ sáng 31-1 cho đến ngày 25-2, tổng cộng là 26 ngày nhân dân Huế phải sống trong cảnh máu lửa hãi hùng.
Bên cộng sản có 2500 quân bị giết, 2500 bị thương. Bên VNCH và đồng minh có 375 người tử trận. (7)

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcQc6GmxbvrH36MCM6lVkUVoFXU7OoSB88aGmNTr58GKBSMfLqKn

IV. TộI ÁC CỦA CộNG SẢN

Huế là trọng tâm cuộc chiến cho nên cộng sản đã đưa vào đây gấp đôi quân số ở Sàigon. Cộng sản âm mưu chiếm đóng Huê lâu dài vì ở đây gần phía bắc mà xa thủ đô Sài gòn.
Cộng sản luôn luôn gian trá và tàn ác. Trong gần một tháng chiếm đóng Huế, chúng đã gây ra bao tội ác tày trời.

1. Cộng sản đã gây thiệt hại vật chất cho đồng bào

Chưa có tài liệu nào cho biết tổn thất vật chất ở Huế lên đến bao triệu, bao tỷ mỹ kim. Nhưng cộng sản tấn công khắp nơi, chúng phá tường, phá nhà làm hào giao thông, chúng đưa chiến tranh vào nơi dân chúng ở, chúng bắn phá nhà dân chúng, chùa chiền, nhà thờ,đền đài, lăng miếu... khiến cho nơi nào cũng bốc cháy, nơi nào cũng sụp đổ thảm thương.

2. CS làm cho đời sống dân chúng khốn khổ

Dân chúng miền Trung xưa nay vẫn nghèo khổ, xứ Huế không có kinh tế phồn thịnh, không có nông nghiệp thuận lợi như miền Nam, cho nên sau cuộc chiến, nhà tan cửa nát, dân chúng lớp bị thương, lớp mất tiền bạc, lúa gạo cho nên chính phủ phải ra sức cứu trợ. Chính phủ đã phải lập kế hoạch 90 ngày cứu trợ, đưa thực phẩnm, quần áo, thuốc men, chăn màn, nơi tạm trú cho khoảng 116 ngàn dân tị nạn (trong tổng số 160 ngàn dân thành phố Huế). Cho đến cuối năm thì tình hình đã tương đối ổn định. (Cool

3. Cộng sản tiêu hủy văn hóa dân tộc

Từ 1945, cộng sản đã ra sức hủy diệt văn hóa dân tộc. Chúng bắt ta đào xới mồ mả tổ tiên, chúng phá chùa chiền, đình miếu, nhà thờ, chúng nghiêm cấm tôn giáo, chúng lấy các cơ sở tôn giáo và văn hóa làm ủy ban, trường học, hợp tác xã, kho lương thực...
Trong thời kháng chiến, chúng còn dỡ đình, chùa làm cầu cống, đường sá. Sau 1975, chúng ngang nhiên lấy hoành phi câu đối trong cung điện làm chuồng heo. Trong tết Mậu thân, chúng đóng quân tại thành nội , đem chiến tranh vào dân chúng, chúng lấy thành nội làm căn cứ chống lại quân đội quốc gia, chúng muốn dùng chiến tranh để tiêu hủy lâu đài cung điện, là cái mà chúng gọi là tàn tích phong kiến, khiến cho nơi đây có nhiều bảo vật đã bị tan nát.
Một nhà văn quê ở Huế về Huế ăn tết đã ghi lại những hình ảnh bi thương của một Huế tan nát vì khói lửa mà chánh phạm là cộng sản:
Thành nội cổ kính, di tích cuối cùng của một thời lịch sử, với những cành vàng điện ngọc, với những chiếc bình bằng sứ điểm hoa xưa cổ hàng trăm đời vua, với những chiếc ngai vàng bỏ không nữa. Thôi, súng Nga sô, Tiệp khắc, súng Mỹ đã san bằng, đạp nát một thành phố cổ kính của lịch sử. Không bao giờ còn dựng lại được nữa. (9)

Một chiến binh VNCH trong trận đánh tại thành nội dã ghi nhận hình ảnh đau thương của cựu kinh đô Huế dưới cơn bom đạn chiến tranh do cộng sản gây nên:

Ở Huế cháy, gạch Bát tràng, ngói âm dương, tượng Di lạc, tượng Thích Ca, Kim cang, Thiện ác, lớp rêu trên viên đá, trường thành cây kiểng trồng từ đời Gia Long, Khải Ðịnh... Tất cả chúng nó đều có linh hồn, không phải là đất, là đá, là cây thuần túy, chúng có kỷ niệm, trong lòng chúng là vết tích hoài hoài mà chúng ta nhớ. Ðó là cổng thành Decoux đã đi qua, đó là Phú văn lâu nơi xướng danh những người thi đỗ, này cung của vua, lầu hoàng hậu, con đường đi có mái để đưa hậu về cung son... Huế rên từng tiếng não nùng, tiếng rên la gào thét của những mái cung điện, của những hàng cửa sổ trên ngọn lầu Ngọ môn. Vong linh tiền nhân còn có nơi đây? Không còn ai! Chỉ còn bức tượng đá đăm chiêu nhìn ra một sân chầu bị trốc ngược. (10)

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  MautanHue68_03

4. Cộng sản phạm tội diệt chủng

Cộng sản thường xuyên sát hại và khủng bố dân chúng. Từ 1945 đến nay, lúc nào cộng sản cũng xử tử, bỏ tù, ám sát, pháo kích, giật mìn... gây thiệt hại sinh mạng dân chúng.
Trong vụ Mậu thân, cộng sản lại hiện nguyên hình quỷ dữ khát máu:
- Chúng bắn vào đám đông chạy trốn, bất kể người già, đàn bà, trẻ thơ
-Chúng đã lập danh sách những người làm việc cho chính quyền quốc gia và Mỹ, và khi chúng vào Huế, chúng đến từng nhà lùng bắt và giết cho dù những người này chỉ là thợ thuyền hay nhân viên phục dịch. Chúng gán cho họ tội danh là ‘thành phần bạo quyền và phản cách mạng‘, ‘kẻ thù của nhân dân‘ Sự kiện này chứng tỏ chúng có đường lối chính sách chứ không phải do thù cá nhân. Những sinh viên như Nguyễn Ðắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường... đã là những tay khát máu.

- Chúng đã giết hại nhân dân dù những người này không ở trong chính quyền, quân đội hay sở Mỹ. Ðó là các giáo sư, sinh viên, tu sĩ như ông Stephen Miller, một nhà báo, bác sĩ người Ðức Horst Gunther Krainick dạy tại đại học Y khoa Huế, hai linh mục người Pháp, và linh mục Bửu Ðông là một người đã treo ảnh ông Hồ trong nhà, và nuôi dưỡng cộng sản (11). Chúng giết bất cứ ngừơi nào chúng không ưa thích như ông Võ Thành Minh, ngừơi đã thổi sáo bên hồ Leman trong hội nghị Geneve 1954, và bất cứ người nào không tuân lệnh chúng cầm súng, tải đạn hay đãu tố đồng bào.

-Chúng chôn sống người, đánh dập tàn nhẫn, trói hàng xâu lại với nhau trước khi giết, chúng sát hại cả đàn bà mang thai. Nhiều nhân chứng đã nghe cộng sản tra tấn đánh đập, đã nghe tiếng van xin, đã nghe tiếng la thét hãi hùng, chứng tỏ những nạn nhân này không phải chết vì tên bay đạn lạc.

Sau khi cộng sản rút lui khỏi thành phố Huế, đồng bào ta đổ đi khắp nơi tìm kiếm ngừơi thân. Họ đã đào xới những đám đất mới và đã tìm thấy những nấm mộ tập thể trong đó có thân nhân mình.

Steward Harris một người Anh đã đến Huế ngay sau khi Huế ngưng tiếng súng để điều tra về thảm sát Mậu thân.

Ông viết:

Vào một buổi chiều nắng đẹp, tại một thung lũng xanh cỏ ở vùng Nam Hòa, cách phía nam Huế 10 dặm, tôi cùng chuẩn úy Ostara, một cố vấn quân sự của VNCH, đứng trên sườn đồi đầy những lỗ vừa mới đào. Dưới chân đồi là những tấm chiếu phủ trên bạt nylon. Ostara lật chiếu lên, tôi thấy hai xác người, tay họ bị trói phía trên cùi chõ, giật ngược về phía sau. Nạn nhân bị bắn về phía sau đầu, đạn trổ ra đàng miệng. Khó mà nhận diện đưọc nạn nhân. Ngày hôm trước, 27 người đàn bà trong làng đã vác cuốc chim đi đào xới kiếm xác chồng con họ ở một nơi cách làng ba dặm, sau khi nghe nói có người nghe tiếng đào xới đất đá ở cạnh con đường mà Việt cộng đã đi qua để đến Huế. Việt cộng đã bắt đi 27 người, trong đó có vài người là viên chức trong làng, một số là thanh thiếu niên để làm phu khuân vác, hay để sung vào bộ đội của chúng.

Bob Kelly, một cố vấn cao cấp của tỉnh Thừa Thiên cho biết, các nạn nhân chỉ đơn giản bị tòa án nhân dân kết tội một cách vội vã rồi bị xử tử với tội danh ‘kẻ thù của nhân dân‘. Họ là những viên chức xã ầp, thường là ở cấp thấp. Một số khác bị giết vì họ không còn hữu ích cho Việt cộng, hoặc không cộng tác với chúng. Vài cộng tác viên của ông Bob Kelly bị phanh thây một cách thảm khốc. Tuy nhiên Bob Kelly cho rằng những ngườI này bị chặt ra từng khúc sau khi họ đã bị giết. Nạn nhân bị trói và bị bắn từ phía sau đầu.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  59535_10200337789317945_771504295_n

Ông Kelly đã giúp đào xới tìm xác một nạn nhân. Bob Kelly đã nói với người viết bài này một người Việt Nam mà ông hằng kính trọng cho biết một số nạn nhân đã bị chôn sống.

Trung úy Gregory Sharp, một cố vấn Hoa Kỳ của tiểu đoàn 21 Biệt động quân cho tôi biết hôm 14-3 binh sĩ của ông ta đã tình cờ khám phá ra 25 ngôi mộ mới trong một nghĩa trang ở cách Huế 5 dặm về hướng đông. Trong số những ngôi mộ đó, có 6, 7 nạn nhân bị chôn ngập đến cổ ,đầu nhô lên khỏi mặt đất. Theo trung úy Sharp thì hình hài nạn nhân chẳng còn nguyên vẹn, vì bị kên kên và chó tranh nhau xâu xé. Trung úy Sharp cho biết một số nạn nhân bị bắn vào đầu, một số khác không bị bắn, mà bị chôn sống. Cũng theo viên trung úy này, thì ở một vài nơi ông đã thấy những vệt kéo trên mặt cát, như thể nạn nhân cố bám vào mặt đất khi bị kéo lê. Ở khu tả ngạn, 3 sĩ quan Úc đã tìm thấy 7 thi hài trong một hố chôn. Những người này bị trói thúc ké và bị bắn từ phía sau đầu.

Ngay sau khi đến Huế, tôi đã dùng xe díp đi chung với ba sĩ quan Việt Nam để xem xét một vài địa diểm đang khai quật tìm kiếm thi hài nạn nhân của vụ thảm sát. Đầu tiên chúng tôi đến trường trung học Gia Hội ở quận 2, phía đông Huế. Ở đó người ta tìm thấy 22 hố chôn mới. Mỗi hố có từ 3 đến 7 nạn nhân. Không khí kinh hoàng vẫn bao trùm khu vực nàỵ Các sĩ quan cho tôi biết, các nạn nhân đều bị trói, bị bắn từ phía sau đầu, hoặc bị chôn sống như ở những nơi khác. (12)

Louis Ạ Fanning viết về kết quả vụ thảm sát mậu thân như sau:

Sau khi quân lực VNCH và các lục lượng đồng minh tái chiếm thành phố, dân chúng Huế đã cấp tốc đi tìm kiếm những người bị Việt cộng bắt đi trước đó. Họ đã tìm thấy hàng loạt những mồ chôn tập thể các nạn nhân đó, gốm 17 mồ tập thể tại Gia Hội, 12 mồ tại chùa Tăng Quang, 3 mộ ở Bãi Dâu, 20 mộ ở lăng Tự Ðức và lăng Ðồng Khánh. Cho đến giữa năm 1970, người ta tìm thấy thi thể, hài cốt của khoảng 4000 nạn nhân trong cuộc thảm sát của Việt cộng tại Huế trong tết Mậu thân. (13)

Nguyễn Ðức Phưong viết:

Một nhân chứng tại Huế đã ghi lại những hành động sát nhân này như sau: Tôi đã thấy một anh sinh viên y khoa năm thứ tư ở Saì gòn về Huế ăn Tết, nằm chết phơi thây trên đường Hàn Thuyên mãi đến mấy ngày sau người nhà mới dám đưa về chôn trong một khu vườn. Chúng tôi đã thấy một người thợ sửa xe gắn máy bị bắn gục trên đường Ngô Ðức Kế gần chợ Xét và chiếc xe Vespa của anh gửi trước đó bị sung công. Chúng tôi đã thấy một người đàn bà bán cháo bò mà chúng tôi thường gọi vào để ăn trước khi đến trường mỗi sáng, bị bắn chết ngay thềm nhà của bà mặc dù chồng con và người mẹ già ‘già đến độ không thể già thêm nữa‘ đã khóc lóc van xin. Về sau này, chúng tôi còn thấy hàng chục hầm chôn người, mỗi hầm từ 15, 20 mạng đến 100 , 200 mạng. Trong số có những trẻ lên 9, lên 10, trong số có những người đàn bà có mang mà khi thân nhân xin khai quật lên để nhận diện, người ta thấy những thớ thịt lầy nhầy đỏ hỏn cùng một ít tóc thơ trên cái bụng còn dính thòng lòng những ruột phèo đã bị banh rữa nồng nặc. Và cũng về sau này, chúng tôi được một vị sư ở gần trường trung học Gia Hội kể lại rằng: Một đêm nọ lúc 9 giờ,Ông nghe có nhiều tiếng chân người đi bên chùạ Hồi sau đó từ 10 giờ đến 2 giờ sáng, không ngớt có tiếng kêu khóc than van, xin xỏ và những tiếng ‘hự‘, và tiếng ‘uỵch‘ ,’ực‘. Vị sư không hề nghe một tiếng súng nổ, nhưng đã có hàng trăm người chết chung một cái hầm rộng. Rồi đến khi thất bại, cùng đường, cộng sản đã lộ bộ mặt sát nhân với những mồ chôn tập thể tại thành phố Huế với số nạn nhân lên đến 5000 người. (14)

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Ojp0g3

Theo Douglas Pike, tổng cộng dân chúng bị giết và bị bắt là 5.800 người, hầu hết bị giết. Ông đã thâu thập khá đầy đủ hình ảnh một xứ Huế bị thảm sát:

Cuộc khai quật đầu tiên thi thể các nạn nhân bị cộng sản sát hại là ở sân trường trung học Gia Hội vào ngày 26-2. Người ta đã tìm thấy 170 thi hài ở đâỵ
Trong vài tháng sau đó, người ta đã khám phá thêm 18 vị trí khác chôn dấu thi hài các nạn nhân bị VC giết. Ðáng kể là:
-Chùa Tăng Quang: 76 thi hàị
-Bãi Dâu: 77 thi hàị
-Chợ Thông: khoảng 100 thi hàị
-Lăng Tự Ðức và Ðồng Khánh: 201 thi hàị
-Thiên Hàm: khoảng 200 thi hàị
-Ðồng Gi: khoảng 100 thi hàị

Tổng cộng có khoảng 1200 thi hài đã được tìm thấy trong những ngôi mộ tập thể chôn vội vã, che dấu sơ sàị Ít nhất trong một nửa thi hài nạn nhân đó, người ta thấy bằng chứng rành rành về cách giết người dã man của VC:
-Các nạn nhân bị trói tay ngược ra phía sau lưng, miệng đầy giẻ, thi hài co quắp nhưng không có vết thương nào, chứng tỏ bị chôn sống.
-Số nạn nhân còn lại mình mẩy có dấu thương tích, nhưng không thể nào quyết đoán là họ bị xử bắn hay bị đạn lạc trong lúc chiến tranh.
Nhóm thi hài quan trọng thứ hai được tìm thấy trong bảy tháng đầu năm 1969 ở quận Phú Thứ (Cồn Cát, Lê Xá tây), Hương Thủy (Xuân Hòa, Văn Dương) vào cuối tháng ba và tháng tư.

Ðến tháng 5, người ta tìm thấy thêm các mồ chôn ở quận Vĩnh Lộc, và đến tháng 7 thì khám phá thêm các mộ ở vùng Nam Hòạ
Số thi hài nạn nhân lớn nhất được tìm thấy trong nhóm này ở quận Phú Thứ, Vĩnh Lưu, Lê Xá, Xuân Ô) gần bờ biển, với con số 800 thi hàị
Tại những nơi vừa kể,nạn nhân bị trói xâu thành từng nhóm từ 10 đến 20 ngườị Bị đưa đến trước miệng hố đào sẵn, rồi bị bắn bằng súng máỵ Thường mỗi mồ chứa 3 hoặc 4 xác chung với nhau, khiến việc nhận ra tông tích cực kỳ khó khăn.
Ðến ngày 19-9-1969, 3 cán binh hồi chánh cho sĩ quan tình báo của Lữ đoàn Không vận 101 Hoa Kỳ biết vào tháng hai năm 1968, chính họ chứng kiến cảnh VC giết hàng trăm người ở suối Ðá Mài, cách phía nam Huế khoảng 10 dặm. Ðây là một vùng hoang dã không ai lui tớị Toán tìm kiếm của Lữ đoàn không vận 101 đã tìm thấy một số lớn hài cốt ở đó.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcThaajfdLjLCUazsJnaok7B48Anip6DFIfRugOTvlXvka7B0rvL

Qua tổng hợp các tin tức, người ta biết đưọc những gì đã xảy ra tại Ðá Màị Vào ngày 5 tết tại quận Phú Cam. Khu này có khoảng 40 ngàn dân cư, mà 3/4 là người công giáọ Một số lớn đồng bào dù theo đạo hay không, lúc đó cũng chạy vào nhà thờ lánh nạn.

Một cán bộ chính trị VC đến nhà thờ ra lệnh cho khoảng 400 người, một số được gọi đích danh, một số khác thì được gọi ra theo diện mạo (thí dụ thấy có vẻ thuộc giới trung lưu giàu có chẳng hạn). Viên cán bộ này nói với nhóm người vừa kể, là họ phải đi vào ‘vùng giải phóng’ để học tập trong ba ngày, sau đó sẽ được tha về.

Họ bi đưa đến một ngôi chùa cách đó 9 cây số, nơi VC đặt bộ chỉ huỵ Có 20 người bị gọi ra khỏi nhóm để bị kết tội trước ’tòa án’. Họ bị hành quyết, và xác được chôn ngay tại sân chùạ Số nạn nhân còn lại được đưa qua sông, bàn giao cho đơn vị VC địa phương (có biên nhận hẳn hoi).
Mãy ngày sau đó. các nạn nhân bị dẫn đến những vùng xa xôị Có những lúc cán bộ VC thấy cần phải loại bỏ các nhân chứng. Thế là các nạn nhân bị dẫn đến suối Ðá Mài để bị bắn hay đập vỡ sọ. Thân xác của họ bị bỏ mặc dưới dòng nước chảy suốt 20 tháng quạ Con số nạn nhân này là bao nhiêu khó mà biết được. Hài cốt của các nạn nhân không chỉ được tìm thấy ở bên dòng suối, mà trong hẽm núi, cách suối Ðá Mài khoảng 100 mét là một bãi đầy sọ và xương ngườị
Sau này viên chức chính quyền địa phưong cho biết trong số hài cốt đó, qua khám nghiệm, họ đã xác nhận được hài cốt của 428 người mà VC gọi là ‘phản cách mạng’. Trong số này có 25% là quân nhân (2 sĩ quan, số còn lại là hạ sĩ quan và binh sĩ), 25% là sinh viên, và 50% còn lại là viên chức xã ấp, công nhân.
Ðến tháng 10-1969, sau khi quân lực VNCH lùng diệt hết tàn binh VC ở làng đánh cá Lương Viên, 700 dân làng ở đây sau 20 tháng im lặng vì sợ VC trả thù, đã hướng dẫn các viên chức đi tìm kiếm các nạn nhân bị VC sát hạị Căn cứ theo sự miêu tả của dân làng (không phải lúc nào cũng rõ rệt), ngưòi ta ước lượng có ít nhất là 300 nạn nhân ở Phú Thứ và con số có thể lên đến 1000 ngườị


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  KyniemMauThan2

Cuộc tìm kiếm thi hài các nạn nhân vẫn chưa kết thúc. Nếu sụ ước lượng của các viên chức tại Huế khá chính xác, thì vẫn còn gần 2000 nạn nhân bị mất tich( sau này người ta biết hầu hết số này đã bị giết).

Tổng số thiệt hại sau biến cố Mậu thân đưộc ước lượng như sau:
-Tổng số thường dân thương vong: 7.500 ngườị
-Số bị thương vì chiến tranh: 1.900 ngườị
-Số thường dân bị tử nạn vì chiến tranh: 844.
-Số thi hài tìm thấy trong đợt đầụ,ngay sau khi tái chiếm Huế: 1.173.
-Số thi hài tìm thấy trong đợt 2 ( tại Cồn Cát từ tháng 3 đến tháng 7/68: 428.
-Số hài cốt tìm thấy trong đợt 4 Lương Viễn: 300
-Sai số: 100
-Số người bị mất tich vĩnh viễn: 1946
- Tổng số nạn nhân bị CS sát hại: 4656 ngườị (15)

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcSJTTcXnqZTTk2BDPHNa6O1AmrYSJoEByyw81d3KbVzjG5siegv

V. KÊT LUẬN:

Cộng sản đã rêu rao rằng họ đã gặt hái nhiều thắng lợi trong cuộc tấn công Mậu thân. Tuy nhiên, với chúng ta, vụ Mậu thân là một thất bại lớn lao của cộng sản.

1.Chính trị:

Cộng sản đã đánh giá sai lạc tinh thần dân chúng và binh sĩ VNCH.
Chỉ một số ít theo cộng sản, đa số là nằm vùng hoặc thân cộng như Lê văn Hảo, một số đã theo cộng sản ra bưng nay trở về như Nguyễn Ðắc Xuân, anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, còn tuyệt đại đa số thấy VC là sợ hãi, chạy trốn. Trong tết Mậu thân, dân chúng đã không vùng lên như cộng sản suy tính, và quân đội VNCH dù với nửa số quân còn lại vẫn chiến đãu kiên cường, chứ không tan rã như chúng nghĩ.
Cuộc tấn công Mậu thân với chính sách diệt chủng của cộng sản chỉ làm cho nhân dân ta kinh sợ cộng sản, thù ghét cộng sản. Trước đây nhân dân miền Nam một số tin tưởng vào miệng lưỡi cộng sản, vụ mậu thân đã làm cho dân chúng thấy rõ bộ mặt thực của CS. Vụ mậu thân cũng làm cho dân chúng thấy tính chất xảo quyệt và độc ác của CS.
Cộng sản nói và làm khác nhau. Cộng sản kêu gọi ngưng chiến là để tấn công, cộng sản kêu gọi đi học tập chính trị nghĩa là bị giam cầm hoặc bị xử tử.

2. Quân sự

Cộng sản có lẽ đã đạt được yếu tố bất ngờ. Cộng sản đã chiếm được Huế và các tỉnh trong mấy ngày đầu nhưng họ phải trả một giá rất đắt. Gần một nủa quân số bị chết, bị thương tích và bị bắt, cộng sản vô nhân đạo, không tiếc máu xương quân sĩ và đồng bào. Họ bắt con trai 15, 16 chưa đến tuổi động viên đi chiến trường (mượn tuổi), xích chân lính vào xe tăng (16), chiếm đóng và tấn công vào nơi dân chúng ở, bắn giết đồng bào vô tộị

3. Tổ chức:

Cộng sản thiệt hại nhân mạng lớn lao trong cuộc chiến, trên toàn miền Nam gần 70 ngàn binh sĩ VC bị giết và bị bắt. Nhưng thiệt hại lớn lao nhất là các cơ sở bí mật bị lộ và bị triệt hạ.
Chính người CS cũng đã cho đó là một thất bại.
Hoàng Văn Hoan viết trong ‘Giọt Nước Mắt Trong Biển Cả‘:

Lê Duẫn đánh giá sai lực lượng ta và lực lượng địch trong chiến tranh Mậu thân. Quân ta phải rút lui với một sự thiệt hại rất nặng nề về người, về binh lực và vũ khí.

Trần Văn Trà trong Những Chặng Ðường Lịch Sử của B2 Thành Ðồng, Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm:

‘Nếu chúng ta cân nhắc một cách kỹ lưỡng, kể cả cán cân lực lượng của hai phe, và xác định được các yêu cầu một cách chính xác, chiến thắng của ta đã to hơn, máu của đảng viên, bộ đội và nhân dân ta đã đổ ít hơn.’

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa nói rằng Tổng công kích Mậu thân là một sai lầm nghiêm trọng.

Mặc dù nhiều tên cộng sản bênh vực cho thảm sát mậu thân, đổ tội là do sai lầm cấp dưới, Lê Minh, bí thư thành ủy thành phố Huế đã thú nhận là rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi... (17)

Trong các tài liệu, có lẽ bức thư của một bộ đội cộng sản để lại xứ Huế là một tác phẩm rất có giá trị:

Khi tôi chết, tôi muốn gối đầu lên đất bắc, dù chân tôi ở miền nam. Tôi đã gây cảnh đổ máu ở thành phố này, tôi phải để máu của tôi lại để hòa cùng giòng máu oan ức của dân Huế, của dân tộc tôị (18)

*

Cộng sản Việt Nam cũng giống như cộng sản Liên Xô, Trung quốc, Kampuchiạ.đã phạm tội diệt chủng nhưng người ta không muốn đề cập đến họ ngoại trừ trường hợp Pon Pot. Người ta làm rùm beng vụ tàn sát Mỹ Lai, vụ một em bé Tây ninh bị phỏng vì bom napal, vụ Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng vào đầu một tên cộng sản, mà không hề đề cập đến hàng ngàn người bị giết, bị chôn sống trong những hầm tập thể tại Huế. Báo chí quốc tế quả đã bất công và thiếu khách quan trong khi làm nhiệm vụ truyền thông.

Thành phố Huế là một thành phố rất đẹp, rất cổ kính đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử.
Ngày 23 tháng năm năm ất dậu (1885), Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chống Pháp nhưng thất bại, rốt cuộc binh sĩ và dân chúng đã chết rất nhiềụ Hằng năm, trong đêm 23 tháng năm, dân chúng thả đèn trên sông Hương để tưởng niệm binh sĩ và đồng bào tử nạn. Nay, cộng sản đã chiếm Việt Nam, chúng đã hủy những dấu tích tội ác của chúng, nhưng chúng không bôi xóa được vết nhơ của chúng muôn năm vẫn tồn tại trong lòng nhân dân Việt Nam. Mỗi khi nghĩ đến Huế, tôi lại nghĩ đến những ngày kinh đô thất thủ năm ất dậu, những ngày mậu thân và những ngọn nến đỏ trôi trên sông Hương.

Xin hãy thắp một ngọn nến hồng cho những vong linh oan khuất của xứ Huế!

Sơn Trung


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Nannhancsmauthan3


CHÚ THíCH

1.Nguyễn Ðức Phương, Những trận đánh lịch sử trong chiến tranh Việt Nam 1963-1975,.Ðại Nam, USA,1993, tr.34.
2. như trên, tr. 187-189
3.Lực lượng cộng sản được phân phối như sau:
Quân khu 1 VNCH : 35 tiểu đoàn, 18 đại độị
Quân khu 2 : 28 tiểu đoàn.
Quân khu 3 : 15 tiểu đoàn.
Quân khu 4 : 19 tiểu đoàn.
19 tỉnh chỉ bị uy hiếp nhẹ là: Ninh thuận, Phú Yên, Phú Bổn, Lâm đồng, Quảng Ðức, Bình Tuy, Tây ninh, Long an, Hậu nghĩa, Bình Long, Phước tuy, Phước Long, Kiến Phong, Ba xuyên, Sa đec, Châu đốc, An xuyên, Chưong Thiện và An giang. Như trên, tr. 39,189,196.
4.Lê Hưng, Vụ thảm sát mậu thân, Liên mạng thông tin chống văn hóa vận CSVN, bản tin tháng 4, 1998, tr.7.
5. Theo Douglas Pike, trong quyển The Terror of Viêt Cộng, tr. 23-39, thì lực lượng chính của cộng sản gồm tiểu đoàn 800 và 802, sau tăng cường tiểu đoàn 804, quân số 12 ngàn, (LMTT,tr.14. )
6. Theo Nguyễn Ðức Phương, tại Huế, quân VNCH có 11 tiểu đoàn, Mỹ 4 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, sđd, tr. 196.
7. Douglas Pike, LMTT,tr.16.
Tổng kết tình hình toàn quốc,tài liệu bộ Quốc phòng VNCH cho biết từ 30 tháng 1 cho đến 31-3-1968:
VNCH: 4954 chết, 15.097 bị thương , 926 mất tích.
Ðồng minh: 4124 chết , 19.295 bị thương , 604 mất tích.
Cộng sản: 59.373 chết , ? bị thương , 9.461 tù binh
Dân chúng: 14.300 chết , 24.000 bị thương, 627.000 tị nạn. (Nguyễn Ðức Phương, sđd, tr. 197)
8. Keith William Nolan, Presido Press, tr.183-184 (LMTT, tr.12.)
9. Nhã Ca, Giải Khăn Sô Cho Huế, Ðất Lành,Sàigòn, 1971, tr.395.
10. Phan Nhật Nam, Dãu binh lửa, Hiện Ðại tái bản, Saigon,1973, tr. 229.287.
11. Stanley Karnow, Viet Nam a history, The Viking Press, NY, 1983, tr.530-531.
12. Steward Harris, An Efficient Massacre, Time,5-4-1968,tr.33. (LMTT,tr.8-9.)
13. Louis Ạ Fanning, Betray in Vietnam, Arlington House Publishers, NY,tr.49-50. (LMTT.tr.10.)
14. Nguyễn Ðức Phương, sđd, tr.201-202.
15. Douglas Pike, LMTT, tr. 16-18.
16. Nhã Ca, sđd, tr.410
17. Nguyễn Ðức Phương, sđd, tr.201-208.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcTO-PmABpGum6a4188dHayHR61qMgllVf1M1HEEw8v3htg37EDZ.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, TÊN ĐẠI ĐỒ TỂ HUẾ MẬU THÂN 1968   Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeTue Feb 12, 2013 12:10 pm

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TÊN ĐẠI ĐỒ TỂ HUẾ MẬU THÂN 1968
.
Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Hoangp10

Sau ngày 30-4-1975, cộng sản Hà Nội huênh hoang tuyên bố tất cả những trò lừa bịp chính trị đã làm từ năm 1930 là thời gian mà đảng cộng sản quốc tế chính thức xâm nhập vào VN, cho tới khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được toàn thể quê hương. Để chia chung tội danh thiên cổ đã làm hủy hoại đất nước Lạc Hồng suốt bao năm qua, VC đểu cáng, đã lôi bọn Việt gian VNCH, từng giúp giặc đâm sau lưng người lính miền nam, vào chung xuồng, tung hê ca tung bọn ăn chén đá bát này khi viết lại lịch sử cận đại bằng chủ thuyết Mác-Lê cộng với những huyền thoại hoang tưởng, về cái gọi là chiến thắng ba đại đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ..
Trong khi đó, ngàn thảm kịch vĩ đại, vạn oan khiên tột cùng, núi xương, sông máu và những cơn giông bão nước mắt của triệu triệu nạn nhân cộng sản trong bao năm qua, bị chế độ độc tài đảng trị cùng những trí thức không tim óc tiếp tay, chôn giấu vùi dập một cách tận tuyệt trong đáy mộ thời gian. Nhưng lịch sử vốn vô tình và rất công bằng, nên nhiều trí thức buổi trước đã ồn ào ca tung VC, nay vì lương tâm và trên hết là sự thật, phải thay ngòi bút để viết lại lịch sử, lôi ra ánh sáng những uẩn khúc bi kịch, lột trần những huyền thoại của đảng cộng sản VN.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HPNT

1968-2002, bao chục năm qua nay cũng đã đủ để khai quật nấm mồ lịch sử về cuộc thảm sát của VC, mà nạn nhân đa số là dân chúng vô tội, trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.

Theo nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê thì muốn viết lịch sử, phải sống cùng lịch sử ít nhất một thời gian. Do trên hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Tộc Hòa Giải do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo..Bia đá trăm năm có thể bị hủy diệt bởi con người và thời gian, lịch sử cũng vậy có thể cũng bị thay đen đổi trắng bởi bọn cầm quyền và đám bồi bút vô loại nhưng bia miệng thì không bao giờ bất biến bởi chúng là những tác phẩm vô hình không chữ nghĩa.

Sau năm 1975, hầu như bọn phản tặc VNCH đều bị Hà Nội cho ra rìa, trong số này có anh em nhà Hoàng Phủ. Con người dù có trái tim cao su hay nhân tạo, đôi lúc trong một thoáng bâng quơ nào đó, cũng tịnh tâm xúc động về tội ác của mình, phương chi Hoàng Phủ Ngọc Tường lại là một trí thức, giáo sư, vương tôn công tư, được sinh ra và sống trên đầu hàng triệu triệu người lầm than đen đói VN, nên ông chắc cũng hàng đêm sám hối về tội phản quốc và sát nhân của mình đối với đồng bào vô tội, rồi tủi phận, rồi bứt rứt, cuối cùng tâm tư đã tuôn hết trong thi phẩm "Người Hái Phù Dung", ăn năn thương tiếc tuổi hoa niên thơ mộng khi chưa lầm đường theo giặc giết hại dân tộc mình:

"Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm
Chút tự do quả thực trên đời.
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều ta hãy rong chơi.

1. Huế, cố đô trong dòng lịch sử:


Tỉnh Thừa Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2 và dân số tính đến năm 2000 là 1.045.134 người với các quận Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đồng. Tỉnh lỵ là thành phố Huế hiện nay có diện tích 380km2 với 209.043 người.

Theo từ nguyên, Huế là do Hóa tên nôm của Thuận Hóa đọc trại ra nhưng đến nay vẫn chưa tìm được xuất xứ, ngoài tên Huế được đề cập lần đầu, trong bài văn viết bằng chữ nôm "Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn" của đại đế Lê Thánh Tôn (1460-1497). Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế muôn đời vẫn đẹp và thơ mộng, mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc VN, nên trong hội nghị lần thứ 17 tại Catagenna nước Columbia, vào tháng 12-1993, tổ chức UNESCO của LHQ, đã công nhận Huế là di sản văn hóa của nhân loại cần bảo tồn.

Nghĩ về Huế, dù là địa phương hay kẻ viễn khách, ai cũng đều ưa thích những công trình kiến trúc lịch sử cung điện và lăng tẩm của các tiên vương nhà Nguyễn. Kinh thành Huế do vua Gia Long cho khởi công xây cất từ năm 1805 mãi tới năm 1838 đời vua Minh Mạng mới xong. Đây là một tòa thành hình vuông, mỗi cạnh 2.223m, bề cao 6,60m, chân thành có hào sâu 4m, phía đông nam sát bờ sông Hương nhìn về phía trước là núi Ngự Bình. Ngoại thành hướng bắc có pháo đài Mang Cá, ngoài ra còn có 10 cửa chính với những vọng lầu cao ngất, dùng để ra vàọ Tòa thành được kiến trúc độc đáo, từ kiểu Vauban của Pháp cho tới nghệ thuật xây cất Á Đông, biểu hiện nét hoành tráng, lộng lẫy nhưng không kém phần thơ mộng trang đài từ vách thành, vọng lầu, cửa ngọ môn.. cho tới đền đài cung các được chạm trổ, điêu khắc hài hòa trong cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu.

Ngược dòng lịch sử, từ năm 1366 Huế đã là thủ phủ của Đàng Trong, tức là hai Châu Ô, Rí do vua Chế Mân của Chiêm Thành, dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, từ đó trở thành đất Thuận Hóa. Những gì còn lại của Huế hôm nay chỉ là một phần công trình của cố đô trong đống gạch vụn do VC và bọn Việt Gian VNCH tàn phá vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngoài ra Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như Chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ hè về, núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt. Nói tới Huế để nhớ về những hình ảnh nổi bật dịu dàng của người dân đất thần kinh như mái tóc thề, tà áo dài trắng, chiếc nón bài thơ, những giọng hò, câu hát..tất cả là những nét đẹp làm Huế miên viễn sống với sông núi thời gian.

Đến Huế để ăn những món vương giả cũng như bình dân tính hơn 600 món vừa chay, vừa mặn, vừa cháo, vừa chè kể cả bánh, mứt và đủ thứ dưa. Đến Huế đâu quên món bún bò giò heo cọng to rất cay, rồi thì bánh khoái nơi cửa Thượng Tứ, chiều tối đi ăn cơm Âm Phủ, là thứ cơm thập cẩm đặc biệt với món dưa gan làm món chua rất ngon. Cũng đâu quên được cơm hến bến Cồn, một hương vị đặc thù của Huế, giống như nem chua An Cựu, mè xửng và ốc gạo bến Cồn, mực Thuận An và sò huyết Lăng Cô. Cuối cùng nhớ Huế là nhớ đến công trình mở nước vĩ đại của các Chúa Nguyễn Hoàng, Sải Vương, Hiền Vương, Phúc Chu, Phúc Trú..cho ta một giải giang sơn gấm vốc tới tận mũi Cà Mau no giàu để con cháu về sau một đời sung mãn.

Những đấng tiên vương công đức và sự nghiệp ngất cao như núi trên, từ khi VC lên nắm quyền, đã bị chúng hủy diệt, để dành công, dành tiếng và dành địa vị độc tôn yêu nước trong dòng sử Việt. Từ năm 1967, Hà Nội đã quyết định tổng tấn công VNCH vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân 1968.

Trong số 44 tỉnh, thị tại miền nam bị đột kích, thì Sài Gòn và Huế là quan trọng hơn cả. Vì trại Lực Lượng Đặc Biệt A-Shau rút đi, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ và VC đã lợi dụng dịp này để chuyển một số lớn bộ đội vào tấn công cố đô với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt gian VNCH tại Huế. Trận chiến mở màn vào sáng mồng hai Tết, nhằm ngày 31-1-1968, bằng hai cánh quân: Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BTL.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Đại Nội. Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Ngoài ra còn có Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 hợp với một đơn vị mang tên Đường 12, tấn công mặt tây. Cũng nói thêm là VC đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965, 1966, xâm nhập hoạt động cũng như móc nối dụ dỗ một số học sinh, sinh viên, quá mê thầy mà phản bội lại VNCH. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Đại Nội trong thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực Hoa Kỳ và VNCH.

Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóạ Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm Nhạc Kịch Nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê Văn Hảo làm chủ tịch, còn Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê Văn Hảo, tiến sĩ giảng sư về nhân chủng học tại Đại Học Huế và Sài Gòn làm chủ tịch liên minh. Theo Hảo vì trốn lính, nên 1953 qua Pháp du học và tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản của Trần Văn Khê, Nguyễn Khắc Viện, nên vào các năm 1965, 1966 dù đang sống trong cảnh giàu sang, chức trọng lại được trốn lính nhưng vẫn táng tận lương tâm, theo VC nằm vùng là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm vào MTGPMN và ra bưng cuối tháng 12/1967.

Trong Liên Minh Ma này còn có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đóa, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân..Tóm lại, mặt trận được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh, Trưởng ban an ninh khu ủy Trị Thiên, còn Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy Khiêm thì lo về phần thủ tiêu, giết người vô tội tại Huế.

Theo Bảy Khiêm, chính y đã giết rất nhiều sĩ quan và cán bộ, công chức VNCH bị kẹt tại Huế, cùng các giáo sư người Đức dạy tại đại học Y Khoa, qua chỉ điểm của VC nằm vùng và sau này Lê Minh lẫn Bùi Tín đều xác nhận VC đã tận tuyệt tàn sát vô nhân đạo đồng bào vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngay từ đầu, nhờ lợi dụng dịp hưu chiến, nhiều đơn vị cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chính, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây..ngoa.i trừ BTL SD1BB tại đồn Mang Cá, cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát.

Ngày mồng ba Tết 1-2-1968, một ngày sau đó, Chiến đoàn Dù với 2 tiểu đoàn 2, 7 và chi đoàn 2/7 từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC cùng 4 chiến xa M48 trong Chiến đoàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV. Chiều ngày mồng 4 Tết, TĐ 9 Dù được trực thăng vận vào chiến trường, từ đây cho tới ngày 12-2-1968, cuộc chiến trở nên khốc liệt bạo tàn với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía. Cùng ngày đó, Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến VN gồm các tiểu đoàn 3, 4, 5 thay thế Chiến đoàn Dù, tiếp tục giải tỏa áp lực VC tại sân bay Tây Lộc và Đại Nội.

Ngày 19/2 TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BĐQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy.

Ngày 25/2/1968 Biệt Động Quân chiếm lại Khu Gia Hội, chấm dứt chiến cuộc tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường sá gần như tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẫn, thê lương, từ bàn tay đẫm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên. Tóm lại không còn lời nào để đủ viết về Huế đang quằn quại trong lửa máu, giống như những nhịp cầu Tràng Tiền trên Hương Giang đớn đau gãy sập.

Hỡi ôi sắt thép, gỗ đá còn biết rơi nước mắt với Huế thê lương, trong khi đó lại có không ít người thản nhiên đứng vỗ tay cười.

2. Thảm sát Mậu Thân tại Huế:

Những hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế, làm nhớ tới Nga Sô tàn sát hơn 5000 hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cộng sản, dù chúng là ai chăng nữa, tất cả đều giống nhau vì cùng chung một tổ, một lò.

Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn, đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu theo KGB và Maoit.

Đọc lại những trang sử của VNCH từ 1963 tới tháng 4-1975, ngày nay cả thế giới đều công nhận là VC thua VNCH trên mặt trận quân sự nhưng ngược lại chiếm được miền nam bằng thủ đoạn chính trị, qua phương cách sách động quần chúng, đồng thời vịn vào đó mà nặn ra những mặt trận ma như Giải Phóng Miền Nam năm 1960, rồi sau đó là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc do phần lớn cộng sản nằm vùng lãnh đạo như Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm.

Trong số các hung thần can dự tới bữa tiệc máu tại Huế, dư luận trước sau vẫn nhắm vào Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

Năm 1966 khi còn là một sinh viên, Nguyễn Đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài..

Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và Hoa Kỳ phản công, ngày 7-2-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát cho VC nên Lê Minh muốn rút quân.

Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Nói chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tết đến 22-2-1968 mới được Biệt Động Quân giải tỏa, bởi vậy giặc và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội.

Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn sát tại Huế là bao nhiêu nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một số hầm chôn tập thể sau khi giặc bị đánh đuổi khỏi thành phố, tại các địa điểm Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phù Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.. tổng cộng đếm được 2326 xác.

Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay Hà Nội vẫn tránh né, còn Võ Nguyên Giáp thì đểu giả hơn khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn sau Tết Mậu Thân, đã trả lời là Bắc Việt không hề biết vì đó chuyện của MTGPMN và VNCH. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ cộng sản tàn sát dân chúng tại Huế, ngoài một lý do nhỏ là sự trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân và cá nhân, thì tàn sát theo kế hoạch phá hủy và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH, điều này đã được ghi lại trong một tài liệu của cán bộ VC, bị SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ bắt được tại tỉnh Thừa Thiên ngày 12-6-1968.

Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo cho tới ngày VC cưỡng chiếm được miền Nam mới chấm dứt vì VC độc tài đảng trị, cấm biểu tình xuống đường, nên bốn bên bốn phía bình đẳng chịu sống chung hòa bình, nên gần như không thấy tự thiêu, tuyệt thức và ra báo chống đối, bêu xấu, hạ nhục chính quyền như cơm bữa thời VNCH. Tàn sát dân chúng để gây tiếng vang với thế giới.

Trong dòng Việt Sử, từ thời Vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, chỉ thấy có ghi lại một cuộc tàn sát tập thể tôn thất nhà Hậu Lý do Trần Thủ Độ gây ra vào năm 1232 bằng thủ đoạn cho giựt sập nhà trai đàn, giết chết chừng vài chục người trong tôn thất nhà Lý nhưng hành vi trên dù đã thuộc vào quá khứ, đến nay vẫn bị đời nguyền rủa, dù mặt thật của lịch sử, nếu không có Trần Thủ Độ sẽ không có Trần Thái Tông quyết chiến chống quân Mông Cổ xâm lăng Đại Việt lần thứ 1 với câu nói vang danh thiên cổ: "đầu Độ chưa rơi, không thể đầu hàng giặc Mông".

Cũng qua dòng Việt sử, ta thấy kinh thành Thăng Long từ lúc được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô vào năm 1010 cho tới thời Pháp thuộc vào năm 1884 đã 10 lần bị giặc Tàu, giặc Chiêm cả Pháp tàn phá chiếm đóng và kinh thành Huế thất thủ năm Ất Dậu 1885 nhưng tuyệt nhiên không thấy nói tới quân ngoại quốc tàn sát người Đại Việt khi làm chủ thành.

Tóm lại dù bị kết tội như thế nào chăng nữa, người Tàu, Chiêm, Pháp cũng còn nhân đạo hơn VC trăm ngàn lần, về cung cách đối xử với thường dân trong chiến tranh. Đem các biến cố năm 1885 tại Huế và 1946 ở Hà Nội để so sánh với Mậu Thân 1968 tại Huế, bỗng thấy lạnh mình về những lời chạy tội của tên Đại Tá VC Bùi Tín, khi trả lời về cuộc tàn sát của VC đối với thường dân tại Huế năm 1968, theo nhận xét của Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh Toàn Tập, thì Bùi Tín không biết gì về qui ước Geneve dành cho tù binh chiến tranh, hoặc biết nhưng giả bộ ngây thơ không biết để có lý do bào chữa sự tàn ác dã man của cán binh VC và biết thêm về quan niệm của Hà Nội, luôn qui chụp tất cả những ai chống đối họ, đều bị gán là tù binh với kết quả như Bùi Tín nói là phải được chết để giữ gìn bí mật quốc phòng.

Theo Chính Đạo trong "Mậu Thân 1968 Thắng Hay Bại" thì sau khi các mật khu bất khả xâm phạm của VC tại Tam Giác Sắt, các chiến khu CĐ bị quân đội Đồng Minh và QLVNCH phá tan nát, khiến Nguyễn Chí Thanh trùm cộng sản Hà Nội, chỉ huy Cục R đã phải thay đổi chiến lược tại Miền Nam vào tháng 5/1967, là đưa chiến tranh vào thành phố để cứu nguy cho cán binh và cơ sở VC tại nông thôn đang sắp bị tiêu diệt.

Nhưng rồi Nguyễn Chí Thanh đột ngột chết vào mùa thu năm đó và cái chết của y tới nay vẫn chưa được đưa ra ánh sáng vì có quá nhiều nguồn tin và các cách chết khác nhau từ VNCH, Bùi Tín, Hoa Kỳ và Xuân Vũ, một cán binh VC hồi chánh từng sống hơn 2000 ngày tại Củ Chi và rất thân cận cũng như am tường chuyện thâm cung bí sử của vua chúa VC tại Cục R. Do trên Lê Duẩn ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng..cải tiến kế hoạch đột kích của Nguyễn Chí Thanh, thành tổng công kích và thêm vào đó là lập một mặt trận ngoại giao chính trị.

Cũng theo Chánh Đạo, thì việc Trần Độ năm 1968 là Phó chính ủy B2, phụ trách tình báo, có địa vị tại cục R rất khiêm tốn so với Phạm Hùng, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn.. nên dù là một trong những cấp chỉ huy trong mặt trận tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cũng chưa chắc được Quân Ủy Hà Nội thông báo các kế hoạch bí mật trong Đảng và lời tuyên bố không có cơ sở, với ký giả Stanley Karnov năm 1981 rằng phản ứng của Mỹ trong cuộc chiến này, chỉ là sự may mắn không có dự liệu trước. Chỉ vì dã tâm xâm lăng cho được VNCH, mà Hà Nội trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế lại chôn sống đồng bào, vậy mà tới nay từ Hà Nội cho tới bọn cộng sản tại Huế vẫn coi như không hề xảy ra một chuyện gì và cũng chẳng có ai nhận trách nhiệm, ngoài việc công khai đổ hết nợ máu cho Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Nguyễn Đắc Xuân.

Năm 1998, ngày giỗ chung của gần 100.000 người VN chết trong cuộc chiến cũng là ngày VC ăn mừng chiến thắng Mậu Thân, ca tụng bài thơ của Hồ viết chúc Tết đồng thời cũng là mật hiệu cho cán binh tại miền nam mở cuộc tiệc máu. Chính Bộ Trưởng quốc phòng Bắc Việt lúc đó là Võ Nguyên Giáp soạn thảo kế hoạch, Phạm Hùng Ủy viên Bộ Chính trị, chỉ đạo Trung Ương Cục Miền Nam chỉ huy trận tổng tấn công, vậy mà cũng chính Võ Nguyên Giáp đã trâng tráo dám nói láo với nhà báo Tây Phương vào năm 1969 là hoàn toàn vô can, vô trách nhiệm. Đây là một tội danh thiên cổ của VC đã gây ra trong dòng sử Việt, được các sử gia xếp chung với bốn cuộc tàn sát lớn trên thế giới cận đại như vụ quân Nhật tàn sát 300.000 người Hoa tại thành Nam Kinh ngày 13-12-1937, việc Đức quốc xã giết hàng triệu dân Do Thái trong đệ nhị thế chiến 1939-1945, kế đến là cộng sản Liên Xô tàn sát 15.000 tù binh Ba Lan năm 1940 và Khmer đỏ tàn sát hơn 2 triệu dân lành sau năm 1975 khi chiếm được Cao Mên.

Theo Nguyễn Lý Tưởng, thì những hành động dã man của VC, tại Thành Nội và Gia Hội, do cái gọi là Tòa Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình, là Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi..nhưng chủ chốt và dã man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo sư), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần Quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên).. dẫn an ninh VC như Tống Hoàng Nhân, Bảy Khiêm..đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.

Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt tìm đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của mình.

Năm 1988, trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newsweek ở Hoa Kỳ, Đại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lý do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được.

Còn thủ phạm chính Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ý là miền nam mất vì cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997, Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, vì lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng Phủ Ngọc Phan..mà người Huế tưởng lầm Lê Văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân vì lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ..nên người Huế ai cũng nhận được, vì vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời.

Ngày nay ai cũng biết Tết Mậu Thân, VC thua lớn và Tổng thống Hoa Kỳ là Johnson phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã cố tình tạo nên một lỗi lầm nghiêm trọng về đạo đức, gây tử vong cho nhiều người có thể tránh khỏi nếu được báo trước sự thật.

3. Hoàng Phủ Ngọc Tường, kẻ hái phù du:

Phù Dung là một thứ hoa chỉ sống được có một ngày, nở vào buổi sáng và tàn lụn theo bóng đêm tàn, thứ hoa phù du mây nổi mà thi nhân thường mượn để ví những đệ tử của nàng tiên nâu. Hoa phù dung rất đẹp, cây cao chừng hai thước, lá to, hoa phù dung thường có ba màu đỏ, trắng và vàng. Hoa phù dung còn được ví với sắc đẹp của người đàn bà, như trong thơ của Bạch Cư Dị: "Phù dung như diện, liễu như mi", nghĩa là mặt tươi như hoa phù dung, mày lá liễu. Trong Kiều có câu "Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung.." nhưng thắm thía nhất vẫn là hai câu thơ trong Quan Âm Thị Kính: "Phù Dung nỡ để lìa cành, giếng sâu nỡ để rơi bình từ đây". Theo triết học, thì kiếp phù du chỉ là một cuộc phong trần không không có có, không nở không tàn, lúc có lúc không, tất cả chỉ là phù du trong cõi vô thường.

Thơ văn là biểu tượng của con người, Tố Hữu bản chất chạy theo thời để mưu cầu quan chức, địa vị nên thơ Tố Hữu luôn mang bản chất của một con người đội trên đạp dưới. Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Văn Thiên Tường, Nguyễn Bá Trác kẻ sĩ gươm đàn nửa gánh giang sơn một bầu..cho nên thơ văn luôn thoát tục, ẩn hiện cái hào khí cao ngất của đấng trượng phu. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, chỉ riêng cái tựa của thi tập và ý thơ trong bài "Đùa chơi" nhiều lúc người đọc, nếu không biết trước y là tên phản tặc, gian ác, đem một phần đời và cả danh giá của dòng họ tôn quý vùi dưới bùn nhơ, khi nhẫn tâm theo lệnh VC tàn sát dân chúng vô tội, rất dễ bị lầm lạc, vì qua ý thơ, cứ ngỡ đây là một cao tăng, một thánh nhân hay ít ra cũng thuộc kẻ sĩ ngẩn mặt nhìn trời:

"Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm,
Chút tự do quả thực trên đời
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều, ta hãy rong chơi"

Đọc đoạn thơ ngắn trên mới thấy lạ, và càng ngớ ngẩn với câu "chút tự do quả thực trên đời" như vậy cả một quãng đời từ năm 1963 cho tới 1975, vì ai mà phải bỏ đời, dấn thân vào con đường man rợ, nón tai bèo, đôi dép râu, AK, mã tấu và cái lưỡi không xương lắt léo làm chuyện đổi trắng thay đen? Đã làm thì phải nhận, phương chi hành động của mình nay đã thành một tội danh thiên cổ, ngàn đời muôn kiếp, bia miệng bia đời không tha, thì không thể "Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng" để thành tiên rong chơi trên núi thông. Hỡi ơi chỉ vì chút phù du cuộc đời, mà phải mang mặt nạ phá đời, chẳng riêng đã hại đời mình, mà còn làm cho thế tộc ô danh, nước non tan tác, dân chúng cả nước lầm than khổ lụy "đừng hỏi nữa em ơi, thầy lên đường đánh Mỹ" trong lúc đó bên cạnh thầy thì đầy rẫy Nga, Tàu, Bắc Hàn, Cu Ba, Đông Đức.

Có cái ngang trái vô thường, là nếu như Lê Khắc Quyến, Lê Văn Hảo, Lê Tuyên, Nguyễn Đắc Xuân và anh em nhà Hoàng Phủ..vì thuộc loại dân chúng bị chế độ VNCH đè ép phải sống cùng khổ mất tự do, nên mới theo VC để may ra xoay bạch ốc thành lâu đài, ném thanh y tìm gấm vóc, đàng này thì ai nấy đều ở trên mức thượng thừa, vậy thì làm giặc để làm gì đến giờ này một chút tự do cho mình, cho đời vẫn chưa có. Năm 1971, khi mà chiến trường miền nam bước vào giai đoạn tàn khốc, Hà Nội cần máu xương thanh niên nam nữ để đốt rụi Trường Sơn, mở lối vào Nam, nên cũng cần tung hê một số phản tặc của VNCH đã chạy theo, vì vậy mới phong cho Hoàng Phủ Ngọc Tường lên chức nhà thơ VC và cho đài phát thanh phổ biến bài thơ "Tôi đi trên những con đường rừng cũ" cũng nhờ vậy mà Tường đã lọt vào mắt xanh của Lâm Thị Mỹ Dạ, cùng khóa với Dương Thu Hương tại trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội năm 1972:

"Hai mươi năm dài trên trán mẹ
Những con đường rừng vẽ nét ưu tư"

Thơ hay, đáng tiêu biểu cho một con người, đúng ra là một cái xác biết đi, sống như đã chết vì:

"hai mươi năm biết ai còn nhớ?
nhưng từ đó cây hoang rừng già "

Đó mới là nỗi khổ của một đời người, người ta quên thì mình tiếc, người ta nhớ mình sợ, đăm chiêu, nghèn nghẹn sống làm sao nổi đây hỡi trời?

Quả thật suốt phần đời còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường, không bao giờ thoát nỗi ám ảnh của tội lỗi một thời gây ra, đâu đâu cũng là một địa chỉ buồn, nơi nào cũng gặp cố nhân, những người mà Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một phút phù du, đưa họ về bên kia thế giới:

"Những chiều bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang."

Tất cả giờ chỉ còn lại bóng tối, thời gian để hoa phù dung tàn lụn, tất cả cũng đã cạn tàu khi cái sân si biến vụt vào cõi không không. Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn nuôi ảo tưởng hão huyền là lưu lại với đời tuổi tên, nhưng tiếc thay lầm đường lạc nẻo, theo kẻ ác làm ác, rốt cục một mình thui thủi đi về trong cõi phu du, sám hối cho tới chết vẫn chưa yên hồn ./-

Hồ Đinh


Hung Thần Mậu Thân Huế 68:
Hoàng Phủ Ngọc Tường


Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), tôi phải gọi hắn là hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa, vẫn bị hàng ngàn nạn nhân Mậu Thân Huế oan khiên gọi hồn y. Theo thuyết nhà Phật thì sự sống của chúng sinh giữa sinh và diệt cách nhau vài sát na. HPNT đã trải qua ngưỡng cửa sát na sinh diệt, nhưng sổ thông hành Diêm Vương chưa chính thức email cho y. Ngày 16-6-1998 y lâm phải chứng đột quị lần đầu tại Đà Nẵng, bị hôn mê, coma 2 tháng, may mắn sống sót, nhưng yếu xìu có điều như cọng bún thiu, phải nằm một chỗ. Đến năm 2008, tức 10 năm sau y nhập viện lần thứ 2, lục phủ ngũ tạng của y be bét, theo hồ sơ bịnh lý thì ngoài chứng bịnh “xì-trốc”, hay chứng tai biến mạch máu não, mạch máu não vỡ nát te tua khiến y không đi được, chỉ ngồi lăn xe, dáng dấp hom hem trông dễ sợ như hồn ma gọi vể.

Theo vợ y, Lâm Thị Mỹ Dạ tiết lộ HPNT đang ngồi tiếp bạn bè, lúc 3 giờ chiều ngày 5/11/2008, bụng y bị chương cứng sưng to như bánh phồng trông dễ sợ, nôn mữa ra máu đen mấy lần. Y được đưa đến một y viện nhỏ cấp cứu. Sang ngày sau y được chuyển sang Bệnh viên Trung Ương ở Huế, tại đây y ngưng chứng nôn dạ, nhưng lại tiểu ra máu đen ngòm khó xem lâu. HPNT còn mang các thứ bịnh nan y khác như tiểu đường, suy thận, bệnh huyết áp cao cấp tenor, bệnh cao mỡ khá nặng, bịnh gan nhiễm mỡ,... Kiểu này chắc tuổi thọ của y sẽ khiêm nhường mà thôi.

Đó là con ma Hoàng Phủ, một trí thức theo hệ phái do Mao ”lăng-xê” cấp huân chương cao quí, một giáo sư, một công tử xứ Huế dù nhan sắc có phần kém mặn mòi, xin xem hình đính kèm.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Chan2010
Xấu đẹp tùy người đối diện

Trong biến cố Thảm sát Mậu Thân tại Huế, HPNT là tay sát thủ có máu lạnh khét tiếng, vì y giết người không gớm tay. Năm 1966 khi còn là một sinh viên, cùng Nguyễn Đắc Xuân tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" gây nhiễu nhương hỗn loạn, tạo hoang mang tinh thần người dân xứ Huế, sau đó HPNT trốn vào bưng biền a tòng theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và chiêu dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa, ngược lại người dân bỏ phiếu bằng chân trốn sang các khu vực có QLVNCH như Tiểu Khu Thừa Thiên, Phú Bài, Mang Cá, Bến Tàu, Trường Kiểu Mẫu,... Chính tinh thần bất hợp tác của người dân Huế, bọn VC và tay sai đã thẳng tay tàn sát dân quân VNCH tại Huế vô tội vạ.

Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và đồng minh phản công dữ dội, ngày 07-02-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bất lợi cho quân VC nên chúng đành tháo chạy lui binh. Ngày 23-0-68 quân VC bị đẩy ra khỏi Huế, cờ vàng VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu vực đông dân là Gia Hội, theo những con số thống kê về hài cốt đào xới tìm được trong một số mồ chôn tập thể sau khi giặc bị đánh bật ra khỏi thành phố, tại các địa điểm định vị được là khoảng 2500 xác. Những mồ chôn khác, hay mất tích không kiểm kê được.

Giở trang sử cũ trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế bọn giặc ác ôn đã dã man chôn sống hàng ngàn đồng bào vô tội, bọn súc sinh ác quỉ có máu lạnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa,… mang nợ máu với người dân Huế, nếu người dân Huế không hành hình được chúng, nhưng theo qui luật của luật thiên nhiên trời đất khi gây nhân sẽ hái quả mà thôi.

Tên hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa HPNT lãnh y án nhiều chứng bịnh, rồi đây sẽ đi đong. Cái chế độ mà chúng còng lưng cúc cung, quì lụy đang rung rinh giao động như lắc twist again, thì những loại tay sai HPNT với mạng sống như chỉ treo mành.

Xin mời quí ông bà, quí bà con cô bác, quí ACE hãy xem bài kỷ niệm Mậu Thân có tên hung thần ác quỉ “xì-trốc” HPNT do nhà văn Huy Phương viết dịp Tết 2011, gợi nhớ Tết 1968 với ký ức u buồn khôn nguôi.

Xin mời bài Huy Phương, kế tiếp là bài Hoàng Hải Thủy, cùng chủ đề...

VHLA

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong một lần soạn lại sách vở tư liệu gia đình, đã phát hiện ra trong một thùng đựng ảnh cũ của gia đình bức ảnh Thầy giáo Siêu hình học Trường Quốc Học Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường đang diễn thuyết trong một cuộc đấu tranh, với câu khẩu hiệu rất “ác chiến” sau lưng “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ”.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Myda
Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thấy bức ảnh giá trị, Mỹ Dạ bèn đem ảnh ra phố scan lại rồi phóng to treo đầu giường anh Tường nằm. Trong ảnh có rất nhiều sinh viên và “cán bộ phong trào” đứng cạnh anh Tường. Thấy có một người mặc sơ-mi trắng, thắt cà vạt. Tôi hỏi anh Tường:

“Người này là ai ?”

Tường trả lời:

“Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít –tinh.”

Mới hay, chính quyền Thừa Thiên Huế những ngày đó cũng rất ngại lực lượng sinh viên xuống đường, nên họ đã không ra tay đàn áp cuộc “xuống đường”, mà chỉ “theo dõi” !

Theo nhà thơ Trần Hữu Lục, thời kỳ đó có nhiều “tổ chức” sinh viên Huế độc lập với nhau xuống đường đấu tranh. Ngô Kha cùng Trần Quang Long lập ra nhóm đấu tranh, gọi là “Nhóm Thanh niên chống Xa hoa Phóng đãng” và “Quán bạn”, tham gia xuất bản tờ tin “Lực lượng” kêu gọi tuổi trẻ đấu tranh, đòi hòa bình dân chủ.

Họ luôn bám trụ ở Trụ sở Tổng hội Sinh viên, 22 Trương Ðịnh, Huế, để phát động đấu tranh. Họ xuất bản tập san “Tự quyết”, thành lập Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Ngô Kha làm chủ tịch, tổ chức triển lãm Tội Ác của Mỹ tại Huế.

Có một nhóm sinh viên yêu nước khác gọi là NHÓM VIỆT, hoạt động công khai Những năm 1967, 1968, đang là sinh viên đại học, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trịnh Công Sơn… đã ra tờ báo Thân Hữu ( ÐHSP Huế, 1967), Sinh viên Huế (1968) do Trần Hữu Lục làm chủ biên.

Nhóm Việt sau Mậu Thân 1968 vẫn hoạt động công khai bằng cách phối hợp làm trang văn nghệ cho tạp chí Ðối Diện, luôn chủ trương tìm về nguồn cội dân tộc, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản. Ðến năm 1975, Nhóm Việt mới giải tán.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hăng hái làm chủ bút, phóng viên, biên tập viên của nhiều tờ báo như Dân (Tiếng nói đấu tranh của Trí thức Huế), Tiếng nói sinh viên, Việt Nam, Cứu lấy quê hương (Liên minh Huế).

Tất cả các nhóm sinh viên xuống đường đều do cách mạng chỉ đạo. Họ đấu tranh bằng thơ và bằng cả những đêm không ngủ:

“Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe / Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy... (Thái Ngọc San);

Bị bắt vô tù, họ vẫn sục sôi:

“Thừa Phủ ơi! Lòng ta hồng biển lửa (Võ Quê)…

Bị địch đàn áp, bắt bớ, bị lộ, nhiều trí thức sinh viên Huế đã “lên xanh” và trở thành những cây bút xuất sắc của cách mạng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ðắc Xuân, Trần Vàng Sao…

Nhìn tấm ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng dõng dạc kêu gọi đấu tranh đòi hoà bình, chống Thiệu – Kỳ ngay giữa đường phố Huế ban ngày ta hình dung được phần nào sự “quyết tử”, sự “dấn thân” của một thế hệ trí thức sinh viên Huế xuống đường đấu tranh vì hoà bình và độc lập của dân tộc.
Ngưng trích.
Ðây là lời phản hồi của một người đọc bài viết về Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Hai anh văn nô Rọ Mõm dìu HP Ngọc Tường – bại liệt – đến dự đám tang bà mẹ vợ của HP Ngọc Tường.

Cái ảnh này và bài viết này không biểu lộ “khí phách của sinh viên Huế “ mà biểu lộ “sự tự do dân chủ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa..” Chính quyền Quốc Gia VNCH tôn trọng quyền phát biểu của mọi người dân, mọi tổ chức. Hãy nhìn cuộc sống của nhân dân Bắc Việt so với nhân dân Nam Việt, xã hội Bắc Hàn so với xã hội Nam Hàn, Ðông Ðức so với Tây Ðức để hiểu vì sao Bắc Việt, Bắc Hàn và Ðông Ðức không có những cuộc nhân dân biểu tình. VN chúng ta hiện nay, kể từ ngày bọn cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và cả nước nằm gọn trong tay bọn chúng thì cuộc sống của nhân dân VN so với các nước chung quanh như Thái, Sing, Mã.. v..v cách biệt ra sao? Vậy mà “khí thế sinh viên Huế nói riêng và khí thế sinh viên cả nước nói chung” sao không thấy bùng lên tranh đấu, mặc dù họ là lực lượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, từ lương thực, điều kiện học tập, và nhất là những giáo điều ngụy biện và dối trá mà hằng ngày họ phải nhồi nhét vào đầu cho dù họ biết rõ hơn ai hết đó là những lời dối trá? Tại sao?

Tôi nhìn bức ảnh bọn HP Ngọc Tường tổ chức mét-tinh công khai chống chính phủ mà tiếc nuối cho sinh viên VN, họ đã đánh mất của dân tộc này một cơ hội quý báu để phát huy dân chủ. Tiếc là vì họ đã bị những tên cộng sản quỷ quyệt như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Võ Quế.. v..v.. lừa gạt.

Với cùng một hình ảnh nhưng cách nhìn và cảm nghĩ của mỗi người mỗi khác, chỉ có cách nhìn và cảm nghĩ sao cho phù hợp với lẽ phải, với sự thật mới là quan trọng.

o O o

Ðây là bài viết về bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường của ông Liên Thành, tác giả tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung:

Bằng vào một số chứng cớ tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân, của chính quyền Cách Mạng (Việt Cộng), và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968 .

1- Hơn một trăm lời khai của thân nhân những nạn nhân tại trường học Gia Hội đều nói rõ khi thân nhân họ bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, họ đi theo và họ có mặt trong phiên toà tãi đó. Một số xác nhận người ngồi xử tội thân nhân họ là ông giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, họ đã biết mặt ông này trong thời gian Phật giáo tranh đấu ở Huế năm 1966..

2- Ðặc biệt là lời khai của một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc Sư Ðoàn I BB, bà kể khi chồng bà bị bắt giam trong trường Gia Hội, bà đem thức ăn và áo quần đến cho chồng, ông nói với bà:

“Em đừng sợ, người ngồi xử là ông thầy cũ của anh, thầy Tường dạy anh ở trường Quốc Học.”

3- Bửu Chỉ, một sinh viên tranh đấu nằm vùng tại Huế, bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế bắt trong chiến dịch Bình Minh vào mùa hè 1972, chính Bửu Chỉ khai và xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên toà án nhân dân tại trường Gia Hội năm Mậu Thân.

Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải sống những ngày khổ nhục, oán hận vì chính mắt y khi nhìn thấy tên đồng chí trẻ của y là Bửu Chỉ đang nằm với vợ của y là nữ đồng chí Lâm thị Mỹ Dạ.

4- CTHÐ Bỏ, không trích.

5- Và cuối cùng là lời khai của Thành ủy viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan, bị bắt vào mùa hè 1972 khai rằng chính y, và thành uỷ viên Hoàng Lanh đề cử Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên tòa tại trường Gia Hội vào năm Mậu Thân 1968. Cũng chính y và Hoàng Lanh có mặt trong phiên xử đó,

6- Trong hồi ký “Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập”, do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2002, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận y ở trong Ban Tham Mưu cánh Bắc sông Hương. Mặt trận này là vùng Quận 1 và Quận 2 Thành phố Huế .

( .. .. .. )

Giờ đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội y đã giết đồng bào với chính lương tâm của y, y cũng khơng thể quên được những hình ảnh bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan hồn của những kẻ đã bị y thảm sát 40 năm trước. Bởi thế cho nên tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường làm thơ:

Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi!
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió rên ngoài hành lang.

Và :

Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……

Trích “BIẾN ÐỘNG MIỀN TRUNG” (trang 106 – 113) của Tác giả Liên Thành’

o O o

Ðây là Lời Phét Lác viết về tên Huỳnh Bá Thành, tên VC nằm vùng ở Sài Gòn. Bài đăng trên Tuần báo Công An Nhân Dân.

HUỲNH BÁ THÀNH

Trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, quân Ngụy tuy đã tan rã về tư tưởng nhưng vẫn còn một vài đơn vị chưa buông súng. Trong đó có đơn vị Biệt Ðộng Quân đóng chốt giữ cầu Sài Gòn.

Huỳnh Bá Thành: “Ðại Uý Trường Sơn” trong tiểu thuyết “Lệnh Truy Nã.”

Có một yêu cầu rất quan trọng của ta là không để địch phá cầu Sài Gòn, vì đây là tuyến đường cực kỳ quan trọng để một mũi chính của đại quân ta tiến thẳng vào Sài Gòn.

Sáng 28/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành được nhà báo Cung Văn (Nguyễn Vạn Hồng) báo cáo là quân Dù đang chống trả khá quyết liệt ở khu vực cầu Sài Gòn với lực lượng du kích của Thủ Ðức. Nhà báo Cung Văn bị thương. Ðồng chí Huỳnh Bá Thành tìm cách liên lạc với Phan Xuân Huy để tác động Dương Văn Minh ra lệnh cho quân Ngụy không được phá cầu Sài Gòn.

Phan Xuân Huy là một dân biểu đối lập trong chế độ Sài Gòn, nhưng cũng là một trí thức yêu nước, có mối quan hệ thân thích với Dương Văn Minh. Ông Phan Xuân Huy là con rể của Dương Văn Minh (chồng người con gái nuôi của Dương Văn Minh).

Sáng 29/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành nhắn Phan Xuân Huy đến Tòa soạn Báo Ðiện Tín và nói:

“Ở số 3 (Dinh Hoa Lan của Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần) có người đề nghị giựt sập cầu Sài Gòn. Anh phải đến ngay đó để chặn lại. Ðây là lệnh”. Phan Xuân Huy lập tức lái xe đến Dinh Hoa Lan.

Phan Xuân Huy kể lại, lúc đó ông lái xe ra cầu Sài Gòn ngay. Gặp Thiếu tá Biệt Ðộng Quân tên là Chỉnh. Phan Xuân Huy nói với Chỉnh (vốn là bạn học cũ):

“Không nên giựt mìn làm sập cầu Sài Gòn vì phá cầu thì lấy đường đâu cho quân ta từ Long Khánh, Phan Thiết rút về Sài Gòn? Tôi chưa hề nghe nói Tổng thống (Dương Văn Minh) ra lệnh giựt sập cầu Sài Gòn. Coi chừng mắc mưu mấy ông Việt Cộng”.

Cũng trong thời điểm này, quân ta – ( Quân Bắc Cộng. CTHÐ viết thêm) – đang thần tốc tiến về Sài Gòn. Tình thế cách mạng trên đà thắng lợi như chẻ tre. Lực lượng tại chỗ dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã nhất tề nổi dậy và sẵn sàng nổi dậy. Quân Ngụy tan rã. Trước tình thế đó, cùng với sự tác động của cơ sở binh vận, Bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn đã ra lệnh cho các đơn vị không được nổ súng.

Trong tình thế đó, cộng với sự tác động của Phan Xuân Huy, Thiếu Tá Chỉnh làm thinh, quay ra tập hợp quân. Thấy có vẻ êm, Phan Xuân Huy quay xe ra về.

Cầu Sài Gòn vẫn nguyên vẹn.

Góp phần vào thắng lợi cuối cùng

Cuối tháng 3/1975, sau các chiến thắng của ta ở Tây Nguyên và Quảng Trị, lãnh đạo T4 đã chỉ đạo cụ thể cho các đồng chí cốt cán của Cụm A10 phải bám sát chủ trương của ta thông qua Ðài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Ðài phát thanh Giải phóng để hành động.

Vốn thâm nhập được vào nhóm chính trị thân cận của Dương Văn Minh từ năm 1970-1971, trong vai là một nhà báo trong lực lượng đối lập, đồng chí Huỳnh Bá Thành đã tiếp cận được với Dương Văn Minh. Hàng ngày đồng chí ra vào Dinh Hoa Lan cùng với Lý Quý Chung, một dân biểu đối lập trong chế độ Sài Gòn và cũng là một trong những nhân vật thân tín của Dương Văn Minh. Ngày 25/4/1975, nhóm Dương Văn Minh ra tuyên cáo đòi Trần Văn Hương từ chức và trao quyền cho Dương Văn Minh. Cuộc tấn phong cho Hương bị thất bại.

Cuối cùng, Quốc Hội Bù Nhìn Sài Gòn phải biểu quyết đưa Dương Văn Minh lên làm “Tổng thống” thay Trần Văn Hương. Tuy vậy, Trần Văn Hương vẫn nấn ná cho đến 17 giờ ngày 28/4/1975 mới đọc diễn văn thoái vị trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Cuộc trao quyền này rất lèo tèo, nhạt nhẽo vì ta đã tác động các tổ chức, đoàn thể không tham gia.

Trong khi đó, ta có nhiều hướng nhắm vào mục tiêu Dương Văn Minh để ép ông này tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chỉ riêng trong lực lượng điệp báo của Ban An ninh T4 đã có ba hướng cùng thực hiện việc này. Một cơ sở của cụm điệp báo của đồng chí Ðỗ Thạnh, vốn là đấu thủ quần vợt thường xuyên của Dương Văn Minh; một hướng khác do cơ sở của ta đã tác động đến những nhà tu hành có uy tín gọi điện thoại cho Dương Văn Minh và một hướng khác là tác động trực tiếp của đồng chí Huỳnh Bá Thành.

9h30 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ðúng 11h30 theo giờ Sài Gòn, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Ðộc Lập, báo hiệu thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cần khẳng định rằng, trong điều kiện quân và dân ta tổng tiến công và nổi dậy đã làm chủ hoàn toàn tình thế thì việc Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện là tất yếu. Việc các lực lượng tại chỗ của ta tác động thêm để Dương Văn Minh đầu hàng cũng là một yếu tố đáng chú ý, dẫn đến kết thúc cuộc chiến tranh nhanh chóng và thành phố Sài Gòn được giữ nguyên vẹn. Bởi vì có một điều dễ dàng nhận thấy là chính quân và dân ta đã thực hiện nghiêm lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiếm giữ và tiếp quản chứ không nổ súng bắn phá các mục tiêu.

Trong thắng lợi vĩ đại của dân tộc, có một phần nhỏ chiến công nhưng rất đáng tự hào của các cán bộ điệp báo an ninh A10.

Ngưng trích.

CTHÐ: Chúng nó thắng, chúng nó nói phét.
Tôi ở phe Thua, tôi đau, tôi tiếc, tôi nhục.
40 năm kể từ ngày ấy, tôi đau, tôi tiếc, tôi nhục suốt những tháng năm còn lại của đời tôi.
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ngày 8 Tháng Hai 2011.

http://viteuu.blogspot.com/2013/01/hoang-phu-ngoc-tuong-ten-ai-o-te-hue.html#more
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Hãy nói trước ngày chết    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeFri Mar 01, 2013 3:10 am

Hãy nói trước ngày chết

Trần Trung Đạo



Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  20060402forum_ad_230

Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.

Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.

Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.

Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ. Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.

Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương“Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương.

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v... và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”

Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng”.

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc.

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, ngoại trừ trẻ em quá nhỏ, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.

Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết Nhân đọc bài "Trịnh Công Sơn - Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.”

Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...”

Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không? Chắc chắn là có, không thể có lời giải thích thứ ba.

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác. Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẽ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao các ông các bà không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.

Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.


Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Mậu Thân, Anh Còn Nhớ Hay Anh Đã Quên?   Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSun Jan 05, 2014 3:08 pm


Mậu Thân, Anh Còn Nhớ Hay Anh Đã Quên?

Huy Phương 


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcTrDd-vjNbrDaKyxjrv0TqQ8F_0nNfceXORbo9U0dLAzD9WHaoPLQ


Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.

Rạng sáng ngày Mồng Hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng Xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.

Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam !

Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.

Việt Cộng có 2 thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K54, đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá. 

[Tết Mậu Thân (04)] Ngay trưa Mồng Hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn 5 người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu. Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết 5 người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn : Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.

Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại.

Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy.

Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như 5 người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.

Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.

Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn : “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên ! Địt mẹ, nhanh lên !”. Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.

Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  TetMauThan04

Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hoả sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng : đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình !

Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.

Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.

* * * * *

Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.

Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.

Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.

Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.

Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta

Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!

Huy Phương


Tội ác Việt cộng - Thảm sát Mậu Thân 1968


Để tưởng nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị Việt cộng sát hại
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2...
ALBUM HÌNH ẢNH MẬU THÂN
https://www.facebook.com/media/set/?s...

Để tưởng nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị Việt cộng sát hại
http://vietnamsaigon.multiply.com/pho...
http://vietnamsaigon.multiply.com/mus...



Thảm sát Huế Tết Mậu Thân (Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam, khi tìm thấy một số lượng lớn các mồ chôn tập thể xác của những người dân Huế đã bị Việt cộng sát hại chôn sống .

Ngay sau khi tấn công chiếm đóng Huế, bộ đội và "Mặt trận Giải phóng" đã tàn sát đồng bào Huế từ đêm giao thừa Mậu Thân 1968 và suốt gần một tháng chiếm đóng Huế. Sau đó chúng đã phải tháo chạy bởi sự phản công tái chiếm thành phố Huế của quân lực VNCH và Hoa kỳ .


Sau gần một năm tìm kiếm vô vọng những thân nhân đã bị Việt cộng bắt giữ. Nhờ qua lời khai của một Việt cộng hồi chánh, đã tiết lộ những mồ chôn tập thể bí mật mà Việt cộng đã tàn sát hàng ngàn đồng bào Huế mà chúng đã bắt giữ.

Mồ chôn xác những nạn nhân bị thảm sát được lần lượt được phát hiện, cùng với các chứng cứ khác là bằng chứng hành động tàn bạo ở quy mô lớn đã được Việt cộng thi hành ở Huế và vùng lân cận trong 4 tuần chiếm giữ Huế. Các vụ giết người,chôn sống này là Việt cộng có chủ tâm và là một phần của một cuộc trả thù, thanh trừng quy mô lớn với nhiều tầng lớp đồng bào Huế miền Nam Tự do.

*Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến:1,173 nạn nhân
Trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục -- Cha Bữu Đồng và Cha Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan.


*Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809 nạn nhân

*Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428 nạn nhân

*Mồ chôn tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300 nạn nhân

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Á Châu - Đại Học Texas


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Z
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: MẬU THÂN: CÁI CHẾT CỦA BỐN CÔNG DÂN ĐỨC    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeWed Jan 08, 2014 5:36 pm


MẬU THÂN: CÁI CHẾT CỦA BỐN CÔNG DÂN ĐỨC

Uwe Siemon-Netto

Giới thiệu:

Uwe Siemon-Netto sinh năm 1936 tại Leipzig. Hành nghề chủ yếu trong ngành truyền thông quốc tế. Từng hoạt động ở London, Paris, New York, Việt Nam, Trung Đông và Hồng Kông trong giai đoạn 1962-1969. Viết cho các tạp chí uy tín của Đức như Die Welt và Stern.
"Duc: A reporter’s love for a wounded people" là thiên phóng sự viết về những năm tháng Siemon-Netto hành nghề phóng viên chiến trường ở Việt Nam, Căm Bốt.
Bản dịch Việt văn do một vài anh em cựu sinh viên quân y VNCH phụ trách.

Xin kính mời quí Anh Chị dành chút thì giờ đọc những gì Uwe Siemon-Netto viết về cái chết của ba bác sĩ Tây Đức và vị phu nhân, vợ một trong ba bác sĩ Đức, do Việt Cộng thảm sát vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

Xin vui lòng lưu ý những chi tiết sau đây: thế giới ngoại giao đã cố gắng can thiệp với Hà Nội hòng cứu mạng bốn người Đức nhưng Cộng Sản Hà Nội không thèm để ý.

Luận cứ này phủ nhận những lời chạy tội của các tên sát thủ theo Cộng ở Huế cũng như của ông Bùi Tín theo đó Việt Cộng hạ sát các tù binh Đức vì muốn tự bảo vệ an ninh, vì không đủ phương tiện che chở cho họ, vì họ là một gánh nặng cho chúng v.v...
Cũng xin chú ý đến vai trò của Giáo sư Bác sĩ Erich Wulff. Ông này thiên Cộng một trăm phần trăm, từng giữ chức Phó Chủ tịch Phong trào Hoà Bình Thế giới Á Phi. Ông ta phụ trách bộ môn Sozialpsychiatrie ở Trường Đại học Y Hannover, Bắc Đức. Khi tôi sang Tây Đức đầu năm 1984, anh Nguyễn Văn Trung nhờ tôi liên lạc với ông ta để giúp đỡ cho anh Trung xuất ngoại (hai người quen nhau từ trước 1975) nhưng ông ta từ chối, bảo chẳng làm được gì vì ông ta đã trực tiếp xin Phạm Văn Đồng tha cho Khoa trưởng Văn Khoa Sàigòn (Bùi Tường Huân? Bùi Xuân Bào?, lâu ngày tôi quên tên họ chính xác) nhưng chẳng đi đến đâu.
Tôi và ông Wulff trao đổi khá nhiều thư từ nhưng tất nhiên lập trường hai bên như trắng với đen. Chi tiết ông ta ra làm chứng trước toà án Russell, tôi đọc Uwe Siemon-Netto mới biết. Khoảng năm 2005, Wulff sang thăm Việt Nam và tất nhiên đã được đón tiếp như một anh hùng xã hội chủ nghĩa. Wullf chết cách đây vài ba năm.Tôi cũng biết thêm tại sao Willy Brandt đã nhận chìm vụ thảm sát công dân Tây Đức : chủ trương cầu hoà với Nga Xô Viết, quì trước một đài kỷ niệm ở BaLan, lãnh Nobel Hoà Bình v.v...

Bây giờ xin mời đọc tác giả Đức.

Trần Văn Tích (Bác sĩ, đang cư ngụ tại Đức)

* * *

THẢM SÁT BỐN CÔNG DÂN ĐỨC

Tuy nhiên trước khi lên máy bay đi Phnom Penh, tôi đến thăm xã giao Wilhelm Kopf, Đại sứ Tây Đức tại Sài Gòn.

Thật bất ngờ, Hasso Rüdt von Collenberg bước vào, xin lỗi vì làm gián đoạn cuộc nói chuyện của chúng tôi. Khuôn mặt vị Nam tước trẻ tuổi trông tái hơn bình thường. Nam tước thì thầm điều gì đó nghe giống như mật mã. Mặt của Kopf dài ra trông thấy. Theo linh tính, tôi mạo hiểm đoán:

“Họ đã tìm ra thi thể của các Bác sĩ Đức tại Huế rồi phải không?” Tôi nói.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Z 
Thu thập hài cốt của 4 công dân Đức,
trong đó có một người thân Cộng.

Hasso von Collenberg với vẻ bối rối nhìn tôi trả lời, “Đúng vậy, nhưng chưa chính thức. Chúng tôi phải báo cho Bonn trước.”

“Tôi hiểu. Cho tôi biết không chính thức vậy: chuyện gì đã xẩy ra?”

“Người ta đã tìm thấy thi thể của Giáo sư và bà Krainick, của Bác sĩ Discher và Bác sĩ Alteköster trong một cái mồ tập thể khoảng 20 dặm về hướng Tây của Huế. Họ đã bị bịt mắt và tay bị trói quặt ra sau bằng dây kẽm. Họ đã bị buộc phải quỳ gối trước khi bị bắn vào sau gáy rồi bị đẩy xuống mương.”

Khi ông Đại sứ và tôi chăm chú nghe anh kể, chúng tôi không thể nào biết rằng lời diễn tả đó lại đúng là số phận của von Collenberg một vài tuần lễ sau, khi bọn Việt Cộng sát hại anh trên một con đường nhỏ vùng Chợ Lớn, trong khu phố Tầu của Sài Gòn không xa tòa Đại sứ bao nhiêu.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcSgWgyxN_NtdKqXLxeLP808VIPGbMXb-LY2MfGjI0lpWXpRsA02

Viên ngoại giao trẻ kể cho chúng tôi là Viện trưởng Viện Đại Học Huế đã nhận diện được thi hài của các đồng nghiệp người Đức và tình trạng của họ cho phép một kết luận sơ khởi quan trọng: Họ phải còn sống ít nhất sáu tuần lễ sau khi bị bắt cóc. Với cơ cấu chỉ huy sắt máu của Hà Nội, vụ hành quyết bốn người Tây Đức này không thể là một sự nhầm lẫn trong lúc cuộc chiến hỗn loạn được; họ không phải là nạn nhân vô tình của chiến tranh. Bất chấp những lời cầu xin từ khắp nơi trên thế giới, Hà Nội đã không hề hành động điều gì để cứu những người vô tội này mặc dù họ có thừa thời gian để làm chuyện đó. Do đó, chúng ta có thể giả định rằng những vụ hành quyết như thế này và hàng ngàn những người vô tội khác có chủ đích và từ đó, được xếp hạng là những hành vi tội ác chiến tranh gây ra bởi một chế độ hay có sự đồng lõa của chế độ đó.

Một năm sau tại hội nghị hòa bình Paris, nơi cuối cùng đã dẫn tới sự triệt thoái của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, tôi chạm trán với một phóng viên Giải Phóng, cơ quan thông tấn của Việt Cộng. Anh ta nói với tôi là anh có tường thuật cuộc công kích Tết Mậu Thân tại Huế. So sánh các ghi chép với nhau, chúng tôi nhận thấy là có một lúc chúng tôi chỉ cách nhau không đầy 100 thước. Tôi rất muốn hỏi anh ta: “Tại sao các anh lại tàn sát hàng ngàn phụ nữ và trẻ em? Tại sao họ lại giết hại các bạn người Đức của tôi mà ‘tội ác’ của họ chỉ là chữa trị cho người dân Việt Nam, bất kể chính kiến của họ?” Buồn thay tôi đã không làm điều đó. Thật là vô ích hỏi anh ta những câu hỏi như vậy vì anh ta không bao giờ đi một mình. Luôn luôn có những tay công an quanh quẩn trong tầm tai nghe. Vả lại bọn Việt Cộng đã cho các ký giả Tây Âu trong những buổi tiếp tân tại các tiệm ăn sang trọng ở Paris cái luận điệu vô lý của họ về những gì đã xẩy ra tại Huế rồi. Họ nói đó là tội ác của CIA.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcQfV3MkOocJ4OVp2KUS7uWosh66zF5PDmSeGXXfehRNtuXC5-Xi

Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không rõ nguồn gốc của cái sự láo khoét phi lý đó. Có phải đó là sản phẩm từ bộ óc ngu xuẩn của một số đảng viên cực đoan ở Hà Nội? Hay lại là phát minh của một Bác sĩ Tây Đức khác, tay bác sĩ tâm thần Erich Wulff điên rồ? Hắn đã đóng một vai trò khó chịu trong thời gian dạy học tại Huế. Vào năm 1963 hắn đã xách động chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ, cũng như lén lút chuyển thuốc men và dụng cụ y khoa cho Việt Cộng. Sau này khi bị buộc phải rời xứ, hắn đã ra làm chứng trước tòa án quốc tế Bertrand Russell về tội phạm chiến tranh tại Việt Nam. Khi tôi gặp hắn vào năm 1965, hắn đã tố cáo ông hàng xóm của hắn là Horst-Günter Krainick đã nuôi dưỡng một sự kỳ thị chủng tộc đối với người Việt. Hắn còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với bà vợ của Krainick hằng ngày đi bơi tại Câu Lạc Bộ Thể Thao và làm thân với người Mỹ. Bản thân tôi cũng như bất cứ những người quen nào của gia đình Krainick đều không thấy điều gì khác lạ ngoài tình thương tuyệt vời dành cho cái dân tộc mà họ đến để giúp đỡ.

Năm 1968 Wulff viết dưới bút hiệu Georg W. Alsheimer một lập luận kinh tởm dưới tiêu đề Vietnamesische Wanderjahre – Những Năm Tháng Chu Du tại Việt Nam (Frankfurt: Suhrkamp, 1968). Trong cuốn sách này, hắn cho là một nhân viên tình báo hàng đầu của CIA với cái tên Bob Kelly đã kể cho hắn nghe về chương trình khủng bố của CIA gọi là Những Chiến Thuật Đen. Theo Wulff, chương trình này gồm những thanh niên mặc quần áo như Việt Cộng đi sát hại người già, phụ nữ và trẻ em để kích động lòng hận thù đối với Cộng sản.

Lời giải thích của Bắc Việt và Việt Cộng về cuộc tàn sát tại Huế phù hợp với luận điệu của Wulff. Nói một cách công bằng cho hầu hết các phóng viên Tây Âu, họ thấy chuyện này không có sức thuyết phục. Trong khi đó, Erich Wulff đưa ra một lý luận điên khùng khác trong những buổi hội họp của cánh tả tại Tây Đức: hắn cho là Bác sĩ Discher, Bác sĩ Alteköster và hai vợ chồng Krainick có thể đã bị giết bởi chính các sinh viên của họ để trả thù bị điểm kém, hoặc bởi chính các đồng nghiệp Việt Nam vì lòng ganh ghét.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcSciuI0LutqZb8arco27gwvRKvUUXHduMUc617lSc896R1RTORX
Đám táng dân Huế bị VC thảm sát trong Tết Mậu Thân

Một lần nữa, tôi lại đi quá xa câu chuyện của tôi rồi. Vào thời điểm chuyện này tôi đang ở trong văn phòng Đại sứ tại Sài Gòn. Nét mặt biểu hiện đầy nỗi buồn của Hasso von Collenberg không lời nào tả xiết. Tôi còn nhớ đã suy nghĩ trong đầu: “Thật là một tâm hồn cao quý! Thật là một người đàng hoàng và dũng cảm! Từ lúc khởi đầu cuộc công kích Tết Mậu Thân, anh đã lái xe khắp Sài Gòn ngày đêm để bảo đảm cho các công dân Đức được an toàn. Anh không bao giờ về nhà mà ngủ trên một chiếc chiếu trong văn phòng. Anh đã cầu nguyện bọn Cộng sản sẽ tha cho những người bạn ở Huế, đó là tất cả những gì anh có thể làm được, và nay thì họ đã chết cả rồi. Chính phủ chúng ta phải tự hào về anh!” Trái lại đằng khác. Tất cả những gì còn lại để tưởng nhớ anh chỉ là một câu chú thích ngắn gọn trên tờ báo cáo của Văn phòng Ngoại Giao Đức. Bộ trưởng Ngoại Giao Tây Đức thời bấy giờ là Willy Brandt, thuộc đảng dân chủ xã hội mà chính sách ưu tiên cao nhất của ông là nhằm xoa dịu, hoặc làm tan băng đá trong quan hệ với khối Sô Viết. Người ta chỉ có thể phỏng đoán là ông nghĩ rằng sẽ khó khăn cho mục tiêu này nếu làm lớn chuyện vụ sát hại một trong những phái viên của ông.

Uwe Siemon-Netto

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  9k=
Chân dung tác giả

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Z
Hình bìa cuốn sách (Anh ngữ)

ĐỨC: TÌNH YÊU CỦA MỘT PHÓNG VIÊN CHO MỘT DÂN TỘC ĐAU THƯƠNG
(DUC: A REPORTER’S LOVE FOR A WOUNDED PEOPLE)


Lời giới thiệu:

Ký giả Uwe Siemon-Netto, một nhà báo Đức đã xuất bản cuốn “Duc: A reporter's love for a wounded people” (“Đức: Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc đau thương”), trong đó có nói về cuộc chiến Việt Nam, qua những điều mắt thấy tai nghe và những tấm hình lịch sử dưới ông kính của máy ảnh ông mang theo. Trong suốt nhiều năm, ông là một phóng viên chiến trường trong cuộc chiến Việt Nam, theo sát những cánh quân Hoa Kỳ và QL.VNCH tham dự hành quân trên 4 vùng chiến thuật, đến tận Miên, Lào; bám sát chiến tuyến tại các trận trong Tết Mậu Thân tại Huế, Sài Gòn; trận mùa hè Đỏ Lửa 1972; có mặt tại các mặt trận lớn trong cuộc chiến VN, các trận chiến đã trở thành đề tài cho các bài báo nổi tiếng thế giới, thành tiền đề cho các chiến thuật gia quân sự, chính trị.

Những bài viết của ông trung thực, đúng theo thiên chức của một phóng viên, vì nước Đức không dính vào cuộc chiến VN {tác giả đã viết: “Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả)"}, không phải như các phóng viên Mỹ mà hầu hết chỉ là những kẻ thiên tả, viết một chiều, bị giới truyền thông Mỹ chi phối, bị giới phản chiến tại Mỹ giật dây, ngồi tại các quán cà phê, các snack bar ở Sài Gòn viết bài gởi về Mỹ theo "đơn đặt hàng".

Trong cuốn sách có nói nhiều đến VN: nói lên sự can trường, thiện chiến, nhân ái, kỷ luật v.v… của QL.VNCH mà lại không được đối xử một cách đúng mức như đa số phóng viên Mỹ đã viết; nói lên nỗi cơ cực của nhân dân miền Nam do chiến tranh gây ra, trong cuộc chiến cũng như sau khi chấm dứt chiến tranh, một cuộc chiến do Bắc Việt xâm lược chủ xướng; sư hy sinh của quân đội Mỹ và đồng minh v.v… để bảo vệ thành trì thế giới tự do.

Dưới đây, chúng tôi trích 2 phần: phần đầu tiên và phần cuối: đó là lời “Tưởng niệm” (In Memoriam) - phần đầu - và Đoạn Kết (Epilogue) - phần cuối - của cuốn sách được dịch sang Việt ngữ - những lời văn thật xúc động, để thấy tấm lòng của tác giả đối với một dân tộc (Việt Nam) đau thương như thế nào. Sau phần Việt ngữ là phần Anh ngữ. Chúng tôi sẽ giới thiệu các phần khác trong các bài sau.

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Ban Điều Hành www.nuiansongtra.net.

* * *

TƯỞNG NIỆM (In Memoriam)

Cuốn sách này được viết nhằm tưởng nhớ vô số các nạn nhân vô tội trong cuộc xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bởi Cộng sản, đặc biệt là:

- Hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tàn sát trong các làng mạc và thành phố, nhất là tại Huế;

- Hàng trăm ngàn chiến sĩ và công cán chính VNCH đã bị hành quyết, tra tấn hoặc bỏ tù sau khi chiến tranh kết thúc;

- Hàng triệu người đã bị xua đuổi ra khỏi quê hương và hàng trăm ngàn người đã bị chết đuối trong quá trình đi tìm tự do;

- Các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu khi đã mất tất cả và các tướng lãnh oai hùng đã quyên sinh vào những giờ phút cuối cùng;

- Các thanh niên Nam, Bắc Việt Nam động viên vào quân ngũ đã bỏ mạng trong cái gọi là "chiến tranh giải phóng" nhưng đã không mang lại tự do cho ai;

- 58.272 binh lính Hoa Kỳ, 4.407 Đại Hàn, 487 Úc; 351 Thái và 37 Tân Tây Lan đã hy sinh tại Việt Nam;

- Các đồng hương người Đức, trong đó có BS Horst-Günther và Elisabetha Krainick, BS Alois Alteköster, BS Raimund Discher, GS Otto Söllner, Bá Tước Hasso Rüdt von Collenberg và nhiều người khác đã đến như những người bạn và phải trả giá bằng mạng sống của họ.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  9k=
Hình bìa cuốn sách (Việt ngữ)

ĐOẠN KẾT (Epilogue)

Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng". Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.H. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.

Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: “Giải phóng cái gì và cho ai?”. “Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí?”. “Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?”.

“Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ?”. “Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?”.

Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân". Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.

Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?

Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.

Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.

Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).

Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.

Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?

Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.

Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:

Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"

Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."

Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật...



Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - "Giải Khăn Sô Cho Huế"    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSun Jan 12, 2014 12:26 pm


Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - "Giải Khăn Sô Cho Huế"



Tết Mậu Tý năm nay vừa tròn 40 năm biến cố Mậu Thân. Trong nỗi buồn chung của dân tộc, từ những gia đình có người thân bị thảm sát cho đến những ai may mắn sống sót trong cơn địa chấn đó đều không nhiều thì ít cùng mang tâm trạng bâng khuâng ngậm ngùi mặc dù thời gian đã trôi qua gần phân nửa thế kỷ.

Nhắc đến Tết Mậu Thân hầu như người Việt nào sống trong khoảng thời gian đó đều biết một cuốn sách của tác giả Nhã Ca mang tên Giải Khăn Sô Cho Huế, quyển sách là hình ảnh sống động miêu tả lại hầu như toàn cảnh của biến cố này vì tác giả của nó trực tiếp sống và bị cuốn theo dòng chảy của một cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Tác phẩm Giài Khăn Sô Cho Huế sẽ được nhà xuất bản Việt Báo tái bản trở lại trong dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, Mặc Lâm mời quý vị theo dõi buổi phỏng vấn đặc biệt với tác giả Nhã Ca trong chương trình văn học nghệ thuật tuần này để biết thêm những chi tiết liên quan đến vấn đề này.

Mặc Lâm: Thưa chị Nhã Ca, Tết Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm biến cố Huế Tết Mậu Thân. Ðược biết nhân dịp này, lần đầu tiên tại hải ngoại, cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế đã được tác giả cho tái bản. Xin chị cho biết về lần tái bản này, cuốn sách mới có gì khác biệt với sách cũ.

Nhã Ca: Cám ơn anh Mặc Lâm và đài RFA đã có lòng nhớ Huế Tết Mậu Thân và hỏi thăm. Sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" ấn bản đầu tiên tại hải ngoại do Việt Báo ấn hành, sách dầy 640 trang, khổ lớn, bìa cứng, sẽ được phát hành trong tháng 2-2008.

Như anh biết, sách cũ "Giải Khăn Sô Cho Huế" in lần đầu tại Việt Nam cuối năm 1969, là một... bút ký chạy loạn. Sách mới, ngoài bút ký cũ, còn in thêm đầy đủ tất cả chữ nghĩa Nhã Ca đã viết về biến cố Tết Mậu Thân tại Huế, gồm một truyện dài, thêm nhiều bút ký và truyện ngắn.

Mặc Lâm: Xin chị cho biết thêm chi tiết. Trong lần tái bản này, có thay đổi gì đáng phải bàn tới trong tác phẩm, hoặc có điều gì tác giả muốn gửi gấm?

Nhã Ca: Thưa anh, trong lời tựa nhỏ cho bản in lần đầu của "Giải Khăn Sô Cho Huế" tôi có viết là "Nhân ngày giỗ thứ hai của Huế Tết Mậu Thân sắp tới, xin coi cuốn sách này như một bó nhang đèn góp giỗ." Tinh thần ấy không thay đổi.

Về chi tiết cuốn sách mới vừa được in lại, tôi có kể thêm chút chút trong 'tựa nhỏ' là:

"Tôi tin vào tương lai của Huế và tương lai Việt Nam, như tin vào những tình ca về lòng yêu thương và sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau. Với lòng tin ấy, sau "Giải Khăn Sô Cho Huế" còn có thêm hai cuốn sách nhỏ viết về Tết Mậu Thân: "Tình Ca Cho Huế Ðổ Nát" là tập truyện viết về tình yêu và lòng thành của Huế trong đau thương, tang tóc. Tiếp đó là "Tình Ca Trong Lửa Ðỏ," một truyện dài về tình yêu của cô gái Huế dành cho một chàng lính Bắc tử tế.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcSDmb5FMKml1bwU3XhUmrpqG98-k46MiHuqB_Tj5rAIY-lc4Bri


Giải khăn sô cho Huế
Nhã Ca _ Hồi ký (1969) 14 kì

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6221&rb=08

***

Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành

2008-01-31
Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  TetMauThanMap200

Vi phạm thoả ước, Việt Cộng đã tấn công đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế nhận ra rằng, nhiều ngàn người dân thường đã bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết nguyên đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.

Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, đài Á Châu Tự Do xin kể lại cuộc thảm sát thông qua ký ức của chính những người trong cuộc, qua đối thoại trực tiếp hay tài liệu lưu trữ. Loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện.

Khuya mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết Mậu Thân, tức là ngày 31 tháng Giêng năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hoà vào, rồi thay hẳn tiếng pháo…

Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Đông Xuân 1967 – 1968 của quân đội miền Bắc chỉ một ngày sau các tỉnh, thành phố, thị trấn khác của miền Nam.

Bị tấn công sau, nhưng Huế đã trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất.

Nếu chấp nhận một định nghĩa, rằng những tiếng đạn pháo đầu tiên qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, thì Huế bắt đầu trở thành chiến trường vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng ngày 31 tháng Giêng.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên, kế lại:

“Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31 tháng Một, 1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xã Huế.”

Huế đã nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà cùng đồng minh Hoa Kỳ vãn hồi an bình cho Huế, với cao điểm là các trận tái chiếm Đại Nội, hạ cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu ngày 22 tháng Hai, Huế đã trải qua hơn 3 tuần kinh hoàng.

25 ngày thảm sát kinh hoàng


Những kinh hoàng không dừng lại với hình ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo.

Huế, bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra, rằng nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

Theo nhà báo Vũ Ánh, đương kim Chủ Bút Nhật Báo Người Việt, Cựu Phóng Viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, thì: “Ngay tại Phú Thứ, bác sĩ Lê Khắc Quyến nói với tôi là: “Đây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 tháng Chín năm 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ oà với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Người ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người.”
Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Đó là những hình ảnh không thể nào quên với những ai đã một lần chứng kiến: “Mỗi lần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng cả nhà thờ.”, Trần Tiễn San, Trung Uý Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vào năm 1968.

“Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Đồn toàn khăn tang áo trắng.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

Những địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế. Một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông, một Phú Thứ, một Khe Đá Mài, một Bãi Dâu. Ai đã thắng trận chiến dành lấy từng căn nhà, từng con đường của thành Nội, kéo dài trong 25 ngày tại Huế? Ai thắng, có lẽ, không phải là điều quan trọng? Hay ít nhất không phải là điều quan trọng nhất.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Hue_MauThan1968_200
Mộ chôn 300 nạn nhân vô danh bị thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of country-data.com/Quân đội Hoa Kỳ.

Trách nhiệm thuộc về ai?


Người dân Huế quan tâm hơn đến câu hỏi: Ai đã giết, ai đã chết, ai sẽ chịu trách nhiệm những gì xảy ra trong gần 4 tuần lễ kinh hoàng của Huế?

Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng Hai năm 1970 tại Sài Gòn, đã viết, chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định:

“Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.”

Trong khi đó, trong một bài viết đăng trên số 33 tạp chí Indochina Chronicle, ngày 24 tháng Sáu năm 1974, tiến sĩ Gareth Porter phản bác lại tất cả những gì ông Pike đã viết. Tiến sĩ Porter nhận định rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, với chữ thảm sát để trong ngoặc kép, chỉ là một câu chuyện hoang đường phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam lúc bấy giờ.

Đây là một kết luận đáng ngạc nhiên, vì ngay một cơ quan chính thức của nhà núơc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước từng gọi việc những người miền Nam di tản hồi cuối tháng tư năm 1975 là một “tội ác cưỡng ép di cư” cũng không dám đưa ra một kết luận tương tự như thế.

Có lẽ, không ai, xin nhấn mạnh, không có bất cứ ai, có đủ tư cách và thẩm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đã giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thàm sát, và những người trực tiếp tham gia công tác truy tìm, mai táng xác nạn nhân mới có thẩm quyền trả lời, và cả thẩm quyền để lên án.

Những nhân chứng của 40 năm trước hồi tưởng: “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

“Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”, Huy Phương, cựu Phóng Viên Cục Tâm Lý Chiến.

Người Huế nói gì về biến cố Tết Mậu Thân?

Và hôm nay, người dân Huế thế hệ Mậu Thân, đang sống tại Huế, nói gì?

“Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”

“Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”

“Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng.”

40 năm qua là 40 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi năm nhưng vết thương chưa lành. Năm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm thảm sát Mậu Thân. Ở trong nước, giới chính quyền, giới quân sự thì tổ chức hội thảo khoa học về chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Một trong các hội thảo được tổ chức tại Huế.

Đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt 40 năm của những Việt Nam Cộng Hoà cũ, và của cả giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đã giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ.

Nhân kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do chúng tôi xin được tái hiện lại, trong chừng mực có thể, dựa trên lời kể của những người trong cuộc, về những gì đã xảy ra tại Huế trong năm 1968.

Đó chẳng những là một cách để ghi lại những gì thực sự xẩy ra trong chuỗi ngày kinh hoàng ấy, mà còn là để tưởng nhớ những con người đã chết oan khuất, đớn đau trong một sự kiện lịch sử mà không ít người muốn chôn vùi hay gây nhiễu.

Loạt bài này gồm 4 chủ đề, trình bày các khía cạnh dân sự lẫn quân sự của trận Mậu Thân trên nền những ký ức về vụ thảm sát. Cũng trong nội dung này, hành trình truy tìm và cải táng các mộ chôn người tập thể những tháng sau đó cũng sẽ được trình bày lại, theo lời kể của các nhân chứng, người Huế và cả các nhà báo theo dõi sự kiện này.

Trên đây là bài thứ nhất trong loạt bài “Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 40 năm trước” do Thịên Giao thực hiện. Trong bài kế tiếp, chúng tôi xin gởi đến quí vị những hồi ức về Huế, những ngày trước Tết Mậu Thân. Đối với người dân thường, Mậu Thân là một cái Tết bình thường như bao cái Tết khác. Nhưng, họ đã không ngờ niềm vui và những ngày hoà bình hiếm hoi đang nằm trong nỗi kinh hoàng đang đến dần. Huế, những ngày ấy, như lời nhà văn Nhã Ca trong hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế,” “Đang mở cửa địa ngục.”


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Images?q=tbn:ANd9GcTeTzZ0tsbPzGPB8_xyc_mP51B4ymlv2ckDU4m3b6cUHLfFNhQZ
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeThu Jan 22, 2015 8:08 pm

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Hoangphungoctuong-toiaccs2a-danlambao

THẢM SÁT MẬU THÂN 1968
và luận điệu gian dối
của Hoàng Phủ Ngọc Tường


Huy Phương


Hoàng Phủ Ngọc Tường, người lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh của máu!
       
Vào những ngày đầu năm Âm Lịch ở Little Saigon, khi không khí những ngày Tết hải ngoại còn vướng vất đâu đây, tôi nhận được qua  điện thư một đoạn phim (chưa edit) trong loạt phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982. (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer). Chúng ta cũng đừng quên rằng trong thời gian Tết Mậu Thân, 1968, Tường là Tổng Thư Ký của “Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ Hòa Bình” do Lê Văn Hảo làm chủ tịch.

Để trả lời câu hỏi: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây”, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) đã trả lời vòng vo, ấp úng trong 12 phút với một luận điệu gian dối, vu vạ, sai sự thật một cách đáng khinh bỉ. Là một người lính có mặt ở Huế trong 21 ngày Cộng Sản chiếm cứ cố đô, sau đó, với tư cách phóng viên báo chí, đã trở lại đi theo những chuyến đào mộ tập thể, cũng như đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật liên quan đến vụ thảm sát ở Huế, như ông Võ Văn Bằng, Chủ tịch Uỷ Ban Truy Tầm & Cải Táng Nạn nhân CS Mậu Thân, tôi thấy cần phải viết một vài dòng về bộ mặt và tâm địa độc ác của một “người” mang danh trí thức Cộng Sản như HPNT.

Điều phải nói trước tiên là Tường đã nói dối khi phủ nhận sự có mặt của y trong những ngày bộ đội CS vào Huế. Về sau này, trước dư luận và sự tấn công của báo chí hải ngoại, qua các nhân chứng xác nhận HPNT hiện diện tại Huế ngay trong các vụ xử án trong vùng Gia Hội, Tường đã chối rằng trong những ngày này, y đang ở trong khu an toàn trên núi. Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đăt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rõ ràng.

Câu nói vào đề của Tường là vụ thảm sát ở Huế “do chính Mỹ gây ra” nhưng lại đổ cho tội lỗi của “cách mạng”, và xem đây như là một bửu bối để đưa ra trước cuộc hoà đàm Paris để bôi nhọ “Cách Mạng Việt Nam”.

Để nói về những người bị giết, Tường cho biết, trong số đó hiển nhiên là “có một số người” do du kích và “quân đội cách mạng” thi hành bản án tử hình tại chỗ, vì căm thù đã lâu, bị tra tấn, cả gia đình phải đi ở tù, và khi cách mạng bùng lên, họ (CS) lấy lại được thế của người mạnh, nên phải giết. Mặt khác đây là những tên ác ôn đã từng giết nhiều gia đình cách mạng, có khi cả  nhà 10 người, nay “cách mạng” chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng. Chính những người chỉ huy của cách mạng không thể kiểm soát nổi họ, và chính họ (cấp dưới) đã thi hành bản án đối với kẻ thù của mình.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  OAN+NGHIET

Sau khi cho rằng “khối lớn người chết đã làm nên những nấm mồ, đã được Mỹ Nguỵ quay phim và đưa ra công luận”, Tường đã lớn tiếng đặt câu hỏi: “Những xác chết nằm ở dưới đó là ai?” và tự giải thích:

1. Nhân dân đã bị bom Mỹ trong các đợt phản kích chiếm lại Huế. Tường dẫn chứng Mỹ đã thả bom một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba (?), “đúng” 200 người vừa chết vừa bị thương. Trong đêm tối y đã đi trên những đường hẽm, lội trong một vũng lầy, mà y tưởng là bùn, nhưng khi rọi đèn pin lên thì đó toàn là máu lầy lội, và trong những ngày “chúng tôi rút ra” thì chúng nó (Mỹ hay Nguỵ) đã gom lại và đem đi chôn".

Dân chúng Huế đã hiểu đây quả là một điều dối trá, và nhờ câu nói này chúng ta biết rằng, người Cộng Sản thường lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh.

2. Hằng loạt gia đình có con em tham gia cách mạng, đi lên rừng sau Mậu Thân thì chúng (Nguỵ) đã bắn chết và cũng chôn vào trong những hố đó.

3. Xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo thì cũng được chôn vào đó.

4. Có những đoàn thanh niên và thường dân bị lưu giữ, mà chúng tôi không hề có ý định giết nhưng vì đi thành một đám đông nên bị máy bay Mỹ cương quyết tìm cách tập kích vào để không còn ai có thể sống sót, chết nằm ở bìa rừng, kể các các cán bộ, binh sĩ hộ tống đoàn người đó cũng bị chết luôn". (Luận cứ này đã dược Bùi Tín lặp lại trong một lần trả lời báo chí năm 2007.)

5. Ba năm sau 1975, chúng tôi đi làm thuỷ lợi đã đào được những hầm gọi là “thảm sát Mậu Thân” mà trong đó đầy những người đội mũ tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng".

Để kết luận, Tường cho đây là sự ranh mãnh của thực dân mới, bắn một mũi tên được hai mục tiêu: che dấu tội ác đã làm và đổ tội tất cả cho quân giải phóng. Một cách thiếu luận cứ, Tường cho rằng “thảm sát mậu Thân” là một kế hoạch tuyên truyền rất lớn có tính cách chiến lược do Kissinger đề ra và nước Mỹ đã tốn một ngân sách rất lớn để dùng cho vấn đề gọi là Mậu Thân ở Huế.

Sau khi chối quanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở lại nói rằng" đối với những người mà nhân dân đã thi hành bản án là lẽ đương nhiên vì lòng căm thù, và khi đối diện với kẻ thù, trước họng súng, “nhân dân của chúng tôi phải đổi lấy máu của chúng tôi, thi hành bản án đó đối với những kẻ tử thù của dân tộc mình”.

Tường cho rằng chiến dịch “Thảm Sát Mậu Thân” do chính quyền Mỹ bịa ra, dựng lên để “đổi trắng thay đen” và để “lừa bịp nhân loại”

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  7498155194_bc12be2023_b

Chúng ta, đồng bào Huế, gia đình các nạn nhân và nhất là các phóng viên báo chí quốc tế đã có mặt trong những ngày đào mộ và cải táng những nấm mồ tập thể tại Huế sau Tết Mậu Thân, và căn cứ vào danh sách nạn nhân, cách giết người, cách trói người trong các hầm tập thể, đã thấy những lời nói của HPNT là gian dối. Trong các hố chôn tập thể này chúng ta đã tìm thấy thi thể các giáo sư y khoa người Đức, các giáo sư trung học, các vị linh mục, sư huynh, tu sĩ, sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân và cảnh sát không vũ khí, y tá, học sinh, thường dân... đầu bị bể nát hay thủng vì vết đạn, bị trói xâu chùm bằng giây điện thoại, thép gai, giây lạt tre. Phải chăng họ là những tử thù của các đồng chí của HPNT? Và trong 22 hầm chôn tập thể được khám phá không hề có một đôi dép râu, cái nón cối hay cái mũ tai bèo nào. Chúng ta nếu muốn lên án hay đổ lỗi cho Cộng Sản cũng không thể nguỵ tạo hay che dấu được điều gì trước sự quan sát của các phái đoàn quốc tế đến Huế. Bản chất “đổi trắng thay đen” để “lừa bịp nhân loại”, dối trá, vu vạ là những đòn chính trị lâu đời của Cộng Sản, mà những tên học trò tay mơ như HPNT không thể qua mặt được ai.

Trong phần cuối của cuốn phim, HPNT đã lên án chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mặc dù chế độ TT Ngô Đình Diệm không hề liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân, 1968; chúng tôi nêu ra đây, để thấy thêm sự xảo trá, quá quắt của y.

Thứ nhất, y nói rằng “hằng năm đến ngày Tết, tất cả giáo sư đại học, trí thức, nguỵ quyền, đều phải mặc “áo xưa” (ý y muốn nói đến áo thụng) đến quỳ ở trước sân để tung hô chúc thọ, mừng tuổi cho cả gia đình họ Ngô kể cả Ngô Đình Diệm ngồi trên những cái ngai vàng.” Thứ hai, muốn loại những ảnh hưởng của cách mạng tháng 8 ngay trong thành phố này (Huế), “những gia đình có con đi tập kết ra Bắc lần lượt bị tù đày và bị tra tấn.” Thứ ba, với “những gia đình có chồng đi tập kết để lại một đứa con ở trong bụng thì chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài (sic)!

Người viết bài này và HPNT đều là công chức dưới thời TT Ngô Đình Diệm (năm 1966 Tường mới ra bưng), bản thân Tường và Tường có thấy tôi đến quỳ trước sân nhà ông Ngô Đình Điệm ở Phủ Cam không?

Về chuyện gia đình tập kết, một người bạn chung mà chắc Tường không thể không biết, là Tôn Thất Lan có cha đi tập kết, sau 1975 mới về. Lan và người em trai đều tốt nghiệp Y Khoa, Tôn Thất Lan nguyên là Thiếu Tá Quân Y phục vụ tại Long An, sau 1975 ở lại tiếp tục hành nghề ở Saigon. Em của Lan vượt biên sang Mỹ hiện làm việc tại Quận Cam. Ở miền Nam ai cũng biết, ông Dương Văn Minh và ông Trần Ngọc Châu đều có em trai đi tập kết theo Cộng Sản, mà người làm đến Tổng Thống, người là Tỉnh Trưởng rồi Dân Biểu. Cụ Trần Văn Hương cuối đời, sau năm 1975, đã sống với con trai cả là Lưu Vĩnh Châu, tên thật là Trần Văn Dõi, một cán bộ của Ban Công nghiệp Trung ương Cộng sản, nguyên là đại úy "bộ đội" Bắc Việt đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ.
          
Khốn nạn thay, vậy mà ở miền Bắc, HPNT nói điều này ra cũng có người tin, mới biết chính sách tuyên truyền của Cộng Sản điêu ngoa, chà đạp lên sự thật đến dường nào.


Điều cuối, ghê tởm nhất là Tường vu cáo: "Những người đàn bà mang thai có chồng đi tập kết bị chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài". Trước hết, sự thật, nếu HPNT dẫm lên bụng một người đàn bà mang thai, cái thai có văng ra ngoài được không? Trong thành phố Huế này, nơi mà tôi và HPNT đã lớn lên dưới thời Vua Bảo Đại, qua thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi đến thời Đệ Nhị Cộng Hoà, có ai nghe, chứ chưa nói đến chuyện thấy hành động độc ác, chỉ có trong trí tưởng tượng của những con người Cộng Sản, và dùng nó để tuyên truyền cho đám dân ngu dưới chế độ Cộng sản Bắc Việt, chứ ở miền Nam, nói chuyện này, ai tin!

Người xưa gọi thái độ này của HPNT là “ngậm máu phun người” (hàm huyết phún nhân), và dân Huế có câu “nói mà không sợ cây nó mọc trong họng,” nôm na đặc sệt Huế nhất lại có thành ngữ “một lời nói là một đọi (bát) máu!”

Người trí thức phải đặt sự thật lên tất cả phe phái, không uốn lưỡi vì danh lợi, phải “yêu ai thì nói rằng yêu, ghét ai thì bảo rằng ghét." như Phùng Quán, đừng vì sợ hãi, lập công trạng mà bỏ sự thật. Muốn có một xã hội tốt đẹp không cần phải đào tạo con người theo “mô hình xã hội chủ nghĩa” mà phải đào tạo những con người chân thật, biết yêu sự ngay thẳng, ghét điều gian trá. Những con người tự nhận là nghệ sĩ, trí thức XHCN như HPNT sẽ đưa đất nước này càng ngày càng đi vào con đường tồi tệ. Những ai là người dân Huế một thời với HPNT, những ai đã sống và biết đến tấn thảm kịch Mậu Thân, sẽ phải đau lòng và cũng buồn cười trước những lời phát biểu của HPNT.
         
Tường ơi! Huế oan khuất, đau đớn lắm. Mi phải trả giá những gì mi đã tạo ra, nghiệp khẩu và hành động đã đưa mi đến tình cảnh ngày hôm nay. Đã đến lúc ăn năn, hối lỗi đi là vừa, những đứa con xứ Huế đem ác quỷ về giết bà con, anh em họ hàng:

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn, vì không nghe mùi tanh của máu!

Huy Phương


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Tdlbao 
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeSun Jan 25, 2015 12:57 am



VFC - Thảm Sát Tại Huế


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Doitra1

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeWed Feb 11, 2015 3:12 pm

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  7498155194_bc12be2023_b


Tàn sát Mậu Thân tại Huế (1968)

Trần Gia Phụng

Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu Quân Lực VNCH, cho đến cuối tháng 3, 1968, số tử vong trên toàn lãnh thổ VNCH của các bên trong cuộc tổng công kích tết Mậu thân (1968) là: 4.954 sĩ quan và binh sĩ VNCH; 14, 300 thường dân VNCH; 58.373 sĩ quan và binh sĩ trong lực lượng MTDTGPMNVN và Bắc Việt; 3, 895 sĩ quan và nhân viên Hoa Kỳ (gồm Bộ binh, Không quân, Hải quân, và TQLC), 214 sĩ quan và nhân viên Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Thái Lan trong các phái bộ viện trợ quân sự tại VNCH. Trong số 14, 300 thường dân, Huế mất khoảng 2000 người.(32)

Riêng tại Huế, theo thống kê của tác giả Douglas Pike, ước lượng tổng số thiệt hại tại Huế sau biến cố Mậu Thân như sau:

Tổng số thường dân thương vong: 7.500 người.
Số bị thương vì chiến tranh: 1.900 người.
Số thường dân bị tử nạn: 844 người.
Số người mất tích: 1.946. (33)


Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki qua một bài viết đăng trong Encyclopedia of the Viet Nam War, tại Huế, số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2,810 người và hàng ngàn người mất tích. Trong khi đó, Quân đội VNCH có 384 tử trận, 1,830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được.(34)

Các con số nầy chắc chắn chưa đầy đủ, vì còn nhiều người mất tích chưa được kê khai. Riêng tại Huế, nếu số tử thi tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2.810 xác, thì số người thật sự chết phải cao hơn rất nhiều, vì chắc chắn còn có những nấm mồ chưa được phát hiện, và có thể không bao giờ được phát hiện, mà vùi dập mãi với thời gian; hoặc những người bị cộng sản đem đi các địa phương khác rồi thủ tiêu. Ngoài ra còn có những người chết được gia đình tự lo liệu việc chôn cất. Dầu có tác giả cho rằng tối thiểu số thường dân bỏ mạng trong dịp Tết tại Huế phải khoảng trên 3.000 người,(35) nhưng thực tế con số nầy phải cao hơn nhiều.

Một điều cần ghi nhận là trong khi giết hại cả hàng chục ngàn thường dân vô tội trên toàn quốc, và nhất là chôn sống đồng bào tại Huế, một tội ác “đất không dung, trời không tha", cộng sản địa phương Huế cũng như tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phủi tay trốn trách nhiệm, hoàn toàn không đả động gì đến ai đã chủ mưu và giết chóc như vậy. Đó là lý do chính khiến cộng sản không công bố hồ sơ biến cố Mậu Thân, mặc dầu sự kiện nầy đã xảy ra cách đây bốn mươi năm.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi của một ký giả Tây phương vào năm 1969, ông bộ trưởng Bộ quốc phòng Bắc Việt lúc đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã chối rằng Hà Nội không tổ chức tổng công kích Tết Mậu Thân: “Chúng tôi không dính gì tới chuyện đó. Chuyện đó do Mặt trận [Dân tộc Giải phóng] thực hiện.”(36)

Tài liệu hiện nay cho thấy vụ Tết Mậu Thân do chính Nguyễn Chí Thanh soạn thảo kế hoạch, rồi Võ Nguyên Giáp tiếp tục khi Nguyễn Chí Thanh chết bất ngờ, chính Bộ chính trị thông qua kế hoạch nầy, chính Hồ Chí Minh ra lệnh thi hành bằng bài thơ giết người trên đài phát thanh Hà Nội, và chính Trung ương cục miền Nam do Phạm Hùng, uỷ viên Bộ chính trị đảng LĐ đứng đầu, chỉ đạo mọi diễn tiến của tình hình. Ngày nay nhà cầm quyền Hà Nội công khai thừa nhận và ăn mừng “chiến thắng” Mậu Thân, có khi nào Võ Nguyên Giáp nghĩ đến lời nói dối “hào nhoáng” sống sượng của một đại tướng không?

Còn về việc giết người tập thể, ông Bùi Tín, nguyên là đại tá quân đội cộng sản Bắc Việt, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân Hà Nội trước năm 1990, đã viết rằng:

“Cho nên những vụ tàn sát có tính chất tập thể có thể đã xảy ra ở các tiểu đoàn đang hành quân rút lui. Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút lui...Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh để bảo đảm không lộ bí mật, không bị nguy hiểm, “nhẹ gánh", “khỏi vướng chân", “sẽ chết cả nút"... Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào hầm hố, khuân vác... một số về sau được thả về.”(37)

Nếu biện minh như ông Bùi Tín, thì ông giải thích làm sao về việc cộng quân đã tàn sát và chôn hàng ngàn người tại Gia Hội (Huế) trong thời gian họ tạm chiếm vùng nầy?

Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng:

“Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.”
Chưa đặt vấn đề lương tâm dân tộc ở đây, nhất là với những người cộng sản và những người chạy theo cộng sản như Hoàng Phủ Ngọc Tường, trước hết, phải xác định rõ ràng cuộc chiến do cộng sản gây ra không phải là “chiến tranh cách mạng”, mà là một cuộc chiến tranh ý thức hệ do tham vọng quyền lực và tham vọng bành trướng của cộng sản Bắc Việt.

Thứ hai, cách thức đổ lỗi “cục bộ", “địa phương” là bài bản sách vở của cộng sản. Trong tất cả các chương trình kế hoạch hành động, cộng sản luôn luôn cho rằng thành công là nhờ đảng lãnh đạo, thất bại là tại địa phương làm sai. Thậm chí nông dân Việt hiện nay có câu ca dao mỉa mai: “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta.”

Thứ ba, “tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở địa phương khác trong Mậu Thân” vì không có nơi nào trên toàn quốc mà cộng sản chiếm được lâu ngày để có thể hoành hành, giết chóc như ở Huế. Trong khi đó, suốt từ 1945 đến 1975, đã nhiều lần cộng sản giết hại tập thể một cách tàn bạo, chôn sống biết bao nhiêu người, như những cuộc thủ tiêu khắp nước những nhà ái quốc không cộng sản,(38) vụ giết hại những tín đồ Cao Đài ở Quảng Ngãi,(39) vụ chôn sống nhóm Đệ tứ Quốc tế ở vùng sông Lòng Sông thuộc tỉnh Bình Thuận,(40) vụ tàn sát các tín đồ Cao Đài và Hòa Hảo ở trong Nam.(41) Có nhiều trường hợp người ta không có tội vẫn giết, vì người đó là một nhân tài, có thể có hại cho cộng sản trong tương lai, nên cần phải giết trước để trừ hậu hoạn. Giết như thế cộng sản gọi là “giết tiềm lực”.

Người trong cuộc là ông Lê Minh, bí thư Thừa Thiên-Huế, phụ trách mặt trận Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đã thú nhận rằng việc tàn sát tù binh và thường dân ở Huế là có thật. Ông ta tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát nầy, nhưng lại chống chế rằng cộng quân “đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn, đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo.” (lời của ông Lê Minh, Chính Đạo trích dẫn, Mậu Thân, sđd.137.)

Như đã trình bày ở trên, đây không phải là lần đầu tiên cộng sản “hành động thô bạo". Hơn nữa, từ đâu phát sinh hành động thô bạo? Thông thường, đó là do xuất thân từ một tập thể thô bạo, được giáo dục dưới chủ trương và chính sách thô bạo, và được khuyến khích bằng những hành động thô bạo, không bị pháp luật chế tài. Do đó, chẳng cần phải hoàn cảnh khó khăn thì cộng quân mới “hành động thô bạo”.

Tuy nhiên, ít nhất ông Lê Minh cũng đã can đảm công khai thú nhận quân đội cộng sản đã “hành động thô bạo”, một lời thú nhận hiếm thấy nơi những nhà lãnh đạo cộng sản. Lời thú nhận của ông Lê Minh được đưa ra năm 1988, trong thời gian đảng CSVN bắt đầu cởi mở, đã đuợc đăng trên tạp chí Sông Hương, và được dịch đăng trên báo Newsweek ở Hoa Kỳ (Theo lời Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khê).

Sau đó những biến động ở Đông Âu dồn dập xảy ra, và Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã làm cho phái bảo thủ trong đảng CSVN cứng rắn trở lại. Hồ sơ Mậu Thân bị khép kín lần nữa. Quyển hồi ký của Lê Minh liền bị thu hồi và bản thân đương sự bị thất sủng, cô lập. Hiện nay, hàng năm vào dịp Tết, CSVN ăn mừng chiến thắng Mậu Thân, trên sự đau khổ của đồng bào cả nước, vì ngày đó cũng chính là ngày kỵ giỗ của khoảng gần 80, 000 người Việt cả Bắc lẫn Nam, cả dân sự lẫn quân sự, đã bỏ mình trong cuộc tổng công kích nầy.

Dầu Võ Nguyên Giáp có chối tội, Bùi Tín, Hoàng Phủ Ngọc Tường hay Lê Minh có biện minh thế nào cho cộng quân, bất cứ ai đã từng sống với cộng sản đều biết rằng:


− Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ và sắt máu của cộng sản, không có một người nào dưới quyền đảng Cộng Sản mà không bị kiểm soát, không có một người nào dưới quyền cộng sản mà có thể tự ý làm bất cứ điều gì họ nghĩ. Nhất nhất họ đều phải theo chỉ thị của đảng bộ và của cấp trên. Do đó, việc tàn sát trong cuộc chiến Tết Mậu Thân hoàn toàn là chủ trương chính sách của đảng LĐ tức đảng CSVN.
− Đảng Cộng Sản là một đảng chính trị tổ chức chặt chẽ, rất có kỷ luật. Bất cứ đơn vị quân đội cộng sản nào cũng có một chính uỷ (uỷ viên chính trị) để điều khiển công việc, đứng trên và quyền hành hơn cả đơn vị trưởng. Do đó, không thể đổ lỗi cho các cán binh cộng quân rút lui nên mới tàn sát bừa bãi, và cũng không thể đổ lỗi cho các đơn vị địa phương hay tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã phạm sai lầm hoặc giết người để tự vệ.

Chắc chắn phải có kế hoạch chính sách do trung ương hoặc do các đảng uỷ cộng sản quyết định, khi tiến thì làm gì, khi rút lui thì làm gì, các đơn vị thừa hành hoặc các cán binh mới dám tàn sát dân chúng một cách vô nhân đạo, tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam và cả lịch sử thế giới. Hiếu sát, giết người bừa bãi là một đặc tính căn bản của cán bộ cộng sản học được từ các lãnh tụ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Như thế, đảng LĐ tức đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử về việc tàn sát trong cuộc chiến tết Mậu Thân năm 1968.

Đặc tính khát máu tàn bạo nầy của cộng sản thể hiện xuyên suốt từ những vụ thủ tiêu chính trị năm 1945 (vài trăm ngàn người bị giết), đến cuộc tàn sát trong Cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc (200,000 nông dân bị tàn sát), rồi Nhân Văn-Giai Phẩm (bắt tất cả trí thức, văn nghệ sĩ phản đối sự chỉ huy văn nghệ cuả cộng sản), vụ án “chống đảng” (bắt giam dài hạn sĩ quan, trí thức không đồng chánh kiến). Cộng sản Việt Nam học theo đúng bài bản Liên Xô trong thế chiến thứ nhì (tiêu diệt tập thể những người yêu nước Ba Lan để thay thế bằng những đảng viện cộng sản Ba Lan), ứng dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, tiêu diệt ngay chính đồng bào mình.

Vụ tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế là một dấu mốc trong tiến trình xâm lăng VNCH, nhắm đặt toàn thể nước Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản. Sau năm 1954, khi người Pháp rút lui, đất nước bị chia hai. Đáng lẽ cả hai miền Nam và Bắc thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đất nước sau cuộc chiến 1946-1954, và chuẩn bị thống nhất đất nước một cách hòa bình trong tình anh em ruột thịt một nhà, các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt quyết tâm thôn tính miền Nam bằng võ lực.(42)

Các cấp lãnh đạo cộng sản không thể bằng những phương thức hỏa mù chính trị, đổ tội cho những nhân vật cấp thấp hay rất thấp. Ví dụ ở Huế, cộng sản tuyên truyền đổ tội cho Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, trong khi ai cũng biết những người nầy chỉ là những kẻ ăn theo chạy dọi, những người theo phong trào. Những người nầy, nhất là Hoàng Phủ Ngọc Phan (em của Hoàng Phủ Ngọc Tường), Nguyễn Đắc Xuân đã xuất đầu lộ diện, hăng hái chỉ huy cuộc lùng bắt, tấn công, trước sự chứng kiến của dân chúng Huế, nên đành phải chịu tai tiếng suốt đời. Cộng Sản dùng họ làm những con cờ thí. Các cấp lãnh đạo của cộng sản hy vọng lớp bụi thời gian sẽ lần lần che phủ những dấu vết tội lỗi của cộng sản.

Về các lực lượng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân:

1) Rõ ràng du kích cộng sản miền Nam đã hoàn toàn thất bại. Đại bộ phận lực lượng MTDTGPMNVN bị tiêu diệt. Nhiều tài liệu của phía CSVN cho thấy MTDTGPMNVN hầu như kiệt quệ sau vụ Mậu Thân. Cuộc tổng công kích không được dân chúng hưởng ứng. Dưới lằn đạn của du kích CS, dân chúng hướng về phía quân đội VNCH hay quân đội Hoa Kỳ để tìm đường sống, chứ không ai chạy theo CS cả.

2) Quân lực VNCH bị tấn công bất ngờ, nhưng đã phản ứng kịp thời, nhanh chóng và mạnh mẽ. Khi bình luận về trận Mậu Thân, ông Yves Gras, một tướng lãnh Pháp, đã viết: “Quân đội Nam Việt giữ vai trò chủ yếu trong các trận đánh bẻ gãy cuộc tấn công của phương Bắc trong Tết Mậu Thân vào tháng 2 năm 1968.”(43) Sau Tết Mậu Thân, khi được tổng thống Hoa Kỳ gởi sang thị sát chiến trường Việt Nam ngày 23-2-1968, tướng Earle G. Wheeler, trong báo cáo gởi về Washington, đã nhấn mạnh: “Các lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự cuộc tấn công ban đầu với một sức mạnh thần kỳ.”(44)

3) Quân du kích CSVN tấn công Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn nhắm mục đích gây tiếng vang chính trị, nhưng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, Việt Cộng tránh đụng độ trực tiếp với lực lượng Hoa Kỳ, mà chỉ nhắm tấn công vào quân lực VNCH. Vì vậy, quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh chỉ hoạt động để giúp đỡ quân dội VNCH. Do đó có người cho rằng quân đội Hoa Kỳ phản ứng chậm. Lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh thiệt hại tương đối nhẹ.

Tuy nhiên việc CSVN tấn công vào các thành phố đã làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoang mang về tình hình an ninh ở Việt Nam, khiến họ tránh đến Việt Nam đầu tư, làm ăn buôn bán. Quan trọng hơn nữa, dân chúng Hoa Kỳ ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, chỉ theo dõi tình hình qua truyền hình và báo chí. Lúc đó truyền hình và báo chí thiên tả hoạt động mạnh, tô đậm chiến tranh Việt Nam, khiến cho dân chúng Hoa Kỳ lo ngại cho thân nhân của họ đang thi hành quân dịch ở Việt Nam. Việc nầy tạo cơ hội cho các phong trào phản chiến đòi rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam hoạt động mạnh hơn nữa. Chỉ khi nào quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Bắc Việt cộng sản mới hy vọng chiến thắng ở miền Nam. Dầu thế nào, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân cũng ảnh hưởng sâu rộng đến chính trường Hoa Kỳ.

Ngày 23/02/1968, tổng thống Lyndon Johnson cử tướng Earle G. Wheeler sang Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ. Tướng Wesmoreland, tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đề nghị tăng 206,000 quân Hoa Kỳ vào Việt Nam. Ngày 01/03/1968, quyết định cử Clark Clifford giữ chức bộ trưởng Quốc phòng thay Robert Mc Namara. Ngày 22/03/1968, Lyndon Johnson cử tướng Abrams, tư lệnh phó MACV thay tướng Westmoreland. Ngày 30/03/1968, tổng thống tuyên bố không tái ứng cử và xúc tiến việc tìm kiếm một giải pháp chính trị trên bàn hội nghị. Từ năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, mở đầu cho việc rút quân Hoa Kỳ sau nầy...

4) Như đã trình bày ở trên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cộng sản Bắc Việt. Sau năm 1975, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thành viên quan trọng trong MTDTGPMNVN cho rằng “Hà Nội đã có tội khi đưa ra những tính toán sai lầm làm tiêu phí hết sức mạnh của miền Nam.”(45) Thật ra, Hà Nội không sai lầm, mà Hà Nội tính toán trước việc nầy, dầu thắng hay bại, CS Hà Nội đều hưởng lợi (đã trình bày ở trên). Khi quân đội MTDTGPMNVN bị tiêu diệt, cộng sản Hà Nội liền ào ạt gởi quân vào Nam để tăng viện, điền trám chỗ trống, giữ vững quân đội du kích cộng sản khỏi bị suy sụp. Từ đó, CS Bắc Việt hoàn toàn điều khiển MTGPDTMNVN, và loại bỏ những thành phần miền Nam vốn không tuân phục quyền lực Hà Nội trong MTDTGPMNVN. Ngoài ra, Hà Nội khá lợi thế trên chính trường quốc tế trong việc thương lượng để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho chiến tranh Việt Nam.

Cuối cùng, dầu bên nào thành công, bên nào thất bại, thiệt thòi nhất vẫn là dân chúng Việt Nam. Người Việt Nam ở cả Bắc lẫn Nam Việt Nam đã mất mát nặng nề trong vụ Mậu Thân. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” (một vị tướng thành công thì có cả hàng vạn người chết). Xin chú ý thêm rằng Mậu Thân mới chỉ là một trận đánh, trong nhiều trận đánh của cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa kéo dài trong 30 năm trên quê hương Việt Nam, do Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra, khiến khoảng 3 triệu người đã bỏ mạng.

Theo tin các báo, ngày 22/01/2008, tổng thống Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn hay Nam Triều Tiên) Roh Moo-hyun đã xin lỗi dân chúng Đại Hàn vì cảnh sát và quân đội đã xử tử không thông qua xét xử 870 người ở thành phố Ulsan trong tháng 7 và tháng 8, 1950 do dính líu đến hoạt động của cộng sản trong thời gian đầu của chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trong khi đó, cũng theo tin các báo, từ ngày 18/06/2007 đến ngày 27/06/2007, Viện Nghiên cứu Vùng và Quốc tế của Đại học Princeton đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà Nội về đề tài “Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: nguồn gốc, hệ lụy và hậu quả”. Trong khóa hội thảo nầy, giáo sư Nguyễn Đình Lê, tiến sĩ khoa Lịch sử, hiện giảng dạy tại Đai học Quốc gia Hà Nội, đã chối tội cho chế độ Hà Nội bằng cách lập luận rằng vụ thảm sát Tết Mậu Thân là do Mỹ ngụy tạo để đổ lỗi cho CSVN (?)

Cộng Sản Việt Nam đã không nhận lỗi mà còn cho một giáo sư chối tội hết sức ấu trĩ, vì lối bào chữa của ông Nguyễn Đình Lê thật đúng là “Lấy vải thưa che mắt thánh” (tục ngữ). Nếu quả thật quân nhân Mỹ phạm một trọng tội như vậy, chắc chắn CSVN đã la làng từ 40 năm nay, chứ không phải đợi đến bây giờ ông giáo sư đại học Hà Nội mới lên tiếng. Và nếu quả thật quân đội Mỹ phạm trọng tội như vậy thì chẳng những CSVN la làng, mà truyền thông Tây phương (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, sách vở) cũng đã làm rùm ben, khai thác triệt để, chắc chắn còn hơn cả vụ Mỹ Lai. Ngoài ra, những nhân chứng người Việt hay người ngoại quốc về vụ Mậu Thân hiện nay còn sống ở Huế hay ở khắp nơi trên thế giới. Những hình ảnh rùng rợn về Tết Mậu Thân vẫn còn đó, hàng ngày xuất hiện trên báo chí hay trên các website khắp toàn cầu.

Mới đây, ngày 01/02/2008, CSVN tổ chức các cuộc diễn hành của lực lượng võ trang, kể cả cựu chiến binh tại Sài Gòn để ăn mừng “chiến thắng” Mậu Thân, trong khi hàng vạn gia đình Việt Nam âm thầm tổ chức lễ kỵ giỗ để tưởng nhớ thân nhân của mình đã từ trần trong vụ Mậu Thân..

“Trăm năm bia đá thì mòn,/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vụ án Trần Thủ Độ giết con cháu nhà Lý năm 1232, dù tối đa chỉ vài trăm người, đã trên bảy trăm năm, ngày nay sử sách vẫn còn nhắc nhở, và sẽ mãi mãi nhắc nhở. Sự dã man của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội qua biến cố Tết Mậu Thân, đậm nét không kém gì những vụ án dã man khác của đảng Cộng Sản, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người Việt.

Xin hãy cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ nạn nhân cộng sản trong vụ Mậu Thân nói riêng và trong suốt cuộc chiến vừa qua trên đất nước yêu quý của chúng ta.

Toronto, Canada
Trần Gia Phụng
----------------------------------

(32) *Phạm Văn Sơn (chủ biên), sđd. tr. 35.− Don Oberdorfer, sđd. trang đầu sách: “Tặng những người đã hy sinh (từ 29-1 đến 31-3-1968)", không ghi số trang.
(33) Douglas Pike, The Vietcong Strategy of Terror [Chiến lược khủng bố của Việt Cộng], bản trích dịch của điện báo Mặt Trận Quốc Gia, http://www.nufronliv.org/tailieu/tet68/mauthan3.htm
(34) David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)", bđd., sđd. tr. 304.
(35) Stéphane Courtois và một số tác giả, sđđ. tr. 572.
(36) Don Oberdorfer, sđd. tr. 45. Nguyên văn: “We had nothing to do with it. The [National Liberation] Front put it on.”
(37) Thành Tín [Bùi Tín], sđd. tt. 185-186.
(38) Sau biến cố năm 1945, trên toàn cõi Việt Nam, rất nhiều người bị thủ tiêu. Sau đây là ví dụ vài nhân vật có tiếng: ở Bắc: Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Đào Chu Khải, Trương Tử Anh, Khái Hưng...; ở Trung: Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân, Tạ Thu Thâu...; ở nam: Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ ... Tổng số người bị thủ tiêu trong thời gian nầy trên toàn cõi Việt Nam từ thượng tầng đến hạ tầng ở thôn xã lên đến khoảng vài trăm ngàn người.
(39) Trong “Bạch thư Cao Đài giáo", viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, do vị đại diện đạo Cao Đài là Ngọc Sách Thanh đưa ra ngày 9-4-1999 tại San Bernardino, California, gởi cho ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Uỷ ban Quốc tế Nhân quyền, thì chỉ trong ba tuần lễ kể từ 19-8-1945, tại Quảng Ngãi, VM cộng sản đã giết bằng nhiều cách 2.791 người, vừa chức sắc, chức việc, vừa tín hữu Cao Đài giáo, kể cả phụ nữ và trẻ em,” như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình thức “tùng xẻo” thời trung cổ.” [nguyên văn]
(40) Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, California: Nxb. Đuốc Từ Bi, 1991, tr. 359.
(41) Theo tài liệu của Nguyễn Long Thành Nam trong sách đã dẫn và của Huỳnh Tâm, Cao Đài dưới chế độ cộng sản Việt Nam, Paris: Ban Đạo Sử Đạo Cao Đài, 1994.
(42) Ngày nay, ai cũng thấy rõ ràng: Đông Đức và Tây Đức thống nhất không đổ máu; Bắc Hàn và Nam Hàn hiện bắt tay bàn chuyện giúp đỡ và thống nhất; Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Đài Loan tuy tranh chấp về chính trị và quân sự nhưng vẫn giữ nguyên tình trạng cũ.
(43) Yves Gras [tướng lãnh Pháp], “L'autre armée Vietnamienne, L'engagement des Vietnamiens dans la guerre d'Indochine (1945-1975)", đăng trong sách Indochine: Alerte à l'histoire của một nhóm tác giả, Académie des Sciences d'Outre-Mer [Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại], Institut de l'Asie du sud-est [Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á] và Association nationale des anciens d'Indochine [Hiệp Hội Quốc Gia Cựu Chiến Binh Đông Dương] đồng xuất bản, Paris, 1985, tr. 279. Nguyên bản Pháp văn câu nầy là: “L'armée sud-vietnamienne joue un rôle capital dans les combats qui brisent l'offensive nordiste du Têt Mau Than en février 1968...”
(44) Tường trình của tướng Earle G. Wheeler (1908-1975) được tướng Yves Gras (người Pháp) trích dẫn trong bài viết của Yves Gras đã trích dẫn ở trên. Nguyên bản Pháp văn Yves Gras dịch của Wheeler: “Les forces armées de la République du Vietnam ont résisté à l'assaut initial avec une force surprenante.”
(45) Peter Macdonald, Giap, the Victor in Vietnam, New York: W.W. Norton & Company, 1993, p. 268. Nguyễn Đức Cung trích dẫn, “Từ ấp chiến lược đến biến cố Tết Mậu Thân”, tập san Định Hướng, Paris: số 51, Mùa Xuân 2008.

 
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeTue Feb 02, 2016 2:22 pm

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-zWNrsUFskLs%2FUSEWKlPANtI%2FAAAAAAAAKW0%2FuI5j5EEbGMU%2Fs640%2FTH%25E1%25BA%25A2M%2BS%25C3%2581T%2BHU%25E1%25BA%25BE%2BM%25E1%25BA%25ACU%2BTH%25C3%2582N%2B1968
 
HÌNH ẢNH VIỆT CỘNG THẢM SÁT MẬU THÂN 1968: GỬI "TẶNG" LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN



Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc bộ sưu tập hình ảnh cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 do Đảng Cộng sản gây ra cho đồng bào Huế. Đây là những hình ảnh biết nói. Đây là những tiếng kêu gào của những oan hồn đã chết một cách oan nghiệt bởi sự bạo tàn của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản.

Chính những hình ảnh này đang lên tiếng tố cáo sự ngang ngược, láo toét của LÊ PHONG LAN và đồng bọn trong việc xuyên tạc bóp và méo lịch sử bằng cách xây dựng bộ phim GIẢI MÃ MẬU THÂN 1968 nhằm che giấu tội lỗi cho cộng sản. Với những tội ác này cộng sản sẽ phải trả giá, LÊ PHONG LAN cũng sẽ phải trả giá cho những  dối trá và ngang ngược của y thị.


Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Le+Phong+Lan+va+phim+Mau+Than

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Doi+Tra+1

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  C491c3a0n-bc3a0-be1bb8b-thc6b0c6a1ng-1968

Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên đường sơ cứu nạn nhân xứ Huế đến bệnh viện sau khi tái chiếm lại được thành phố Huế (Huế Mậu Thân 1968).

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Victim+4
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  20702_10200106851264638_1246089035_n
15 Oct 1969, Hue, South Vietnam --- Rows of coffins of victims of the 1968 Tet Viet Cong offensive. Bereaved relatives mourn their dead during mass funeral of 250 persons killed by Viet cong. Funeral was held October 1969 as bodies were only recently discovered. --- Image by © Bettmann/CORBIS © Corbis. All Rights Reserved. 45 năm sau (2013), không thể nào quên biến cố đau thương Huế Mậu Thân 1968
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  24
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  MAUTHAN1
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Cmauthan
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Amauthan
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE1
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Hue6
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE1968
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19680
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19681
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19682
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19684
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19686
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE19688
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE-massacre1
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE-massacre3
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE-massacre4
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  HUE-massacre10
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  IMAUTHAN
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Imauthan2
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Mauthan_1968F
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Victim+3

http://quangminhtu.blogspot.com/2013/03/hinh-anh-viet-cong-tham-sat-mau-than.html
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitimeMon Feb 08, 2016 8:38 pm

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Tet8-danlambao 

Nén hương tưởng niệm những nạn nhân Tết Mậu Thân Huế


Ngô Dân Chủ (Danlambao) - Từ hàng ngàn năm nay trong văn hóa người Việt, Tết Nguyên Đán là những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Đó cũng là những ngày vui nhất trong năm. Nên dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, những ai tất tả ngược xuôi làm ăn mua bán đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. Trong một ý nghĩa thiêng liêng nào đó, Tết còn là dịp đoàn tụ với cả những người thân đã mất. Tết cũng là cơ hội để người ta quên đi hận thù, giận hờn năm cũ, hàn gắn những bất hòa. Đó là triết lý về lòng rộng lượng, tính bao dung vào ngày đầu xuân năm mới của người Việt từ bao đời nay. Nói tóm lại, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam mà ai đi xa cũng nhớ và phải trở về.

Ngay trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất chúng ta cũng có 5, 3 ngày hưu chiến để gia đình đoàn viên, chiêm bái tổ tiên, viếng thăm thân thuộc, bằng hữu, xóm giềng với những lời cầu chúc tốt đẹp đầu năm. Người Việt tỵ nạn hải ngoại nhiều chục năm qua dù sống xa quê hương vẫn không quên tập tục tốt đẹp này. Thế nên ở đâu có cộng đồng gốc Việt sống quần tụ chúng ta dễ dàng nhận thấy không khí mua sắm rộn rịp những ngày cuối năm để chuẩn bị cho ba ngày tết. Khói hương nghi ngút, không khí uy nghiêm trước bàn thờ tiên tổ trong những ngày đầu năm để tỏ lòng tôn kính.

Vào những ngày này đúng 48 năm trước, mùa xuân năm Mậu Thân 1968; bất hạnh thay, người dân miền Nam nói chung và nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng đã không có những ngày lễ hội lớn nhất mà họ thường có hằng năm! Họ không được chứng kiến những giây phút thiêng liêng nhất của ngày đầu năm với trầm hương nghi ngút! Không có những giây phút uy nghiêm trước bàn thờ tiên tổ! Họ không có những ngày vui nhất trong năm! Họ không có cơ hội để đoàn tụ với gia đình trong bình yên an lạc! Không có dịp để viếng thăm bà con thân thuộc, bè bạn hương lân! Vì ngay trong những giờ phút thiêng liêng và uy nghiêm nhất đó tiếng súng của cộng quân đã giòn giã vang lên khắp các nẻo gần xa, thay cho tiếng pháo giao thừa truyền thống.

Đúng như thế, không khí chết chóc, sợ hãi, hoảng loạn đã thế chỗ cho uy nghiêm, tĩnh lặng, bình an. Cộng Sản Bắc Việt đã lợi dụng những ngày giờ ngưng bắn để bí mật chuyển quân. Tiếp cận những nơi đồn trú xung yếu và quan trọng của QLVNCH với sự tiếp tay của bọn Cộng sản nằm vùng. Để rồi ngay trong những giây phút giao thừa truyền thống thiêng liêng, Hà Nội đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận hưu chiến mà họ đã cam kết. Chúng bất ngờ và đồng loạt mở cuộc tổng tấn công trên khắp lãnh thổ miền Nam mà Huế được xem là một trọng điểm phải chiếm cho bằng được.

Tuy nhiên, sau 25 ngày đêm chiếm đóng, quân đội chính quy của Bắc Việt đã hoàn toàn bị lực lượng Tổng Trừ Bị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đẩy lui khỏi Thành Nội, đánh bật khỏi Thành phố Huế và các quận xã thuộc tỉnh Thừa Thiên. Nỗ lực của cái gọi là “giải phóng” Thừa Thiên Huế của Cộng Sản đã để lại hàng ngàn vành khăn tang cho những thiếu phụ, mẹ già và con trẻ. Những người có chồng, con, cha đã nằm xuống không phải vì chiến trận mà vì đã bị họ bắt đi học tập, và không bao giờ có cơ hội trở về.

Hơn một năm sau, vào khoảng tháng 9 năm 1969 nhờ vào lời khai của những cán binh Cộng Sản hồi chánh; chính quyền và người dân Huế mới lần lượt tìm kiếm, khám phá và đào bới ồ ạt ở Gia Hội, Bãi Dâu, Xuân Ổ, Xuân Đợi, Phú Vang, Phú Thứ, Đồng Di, khe Đá Mài... những mồ chôn tập thể. Những người chết được tìm thấy ở các nấm mồ tập thể này với đủ tư thế: nằm ngồi quỳ đứng. Họ đã bị bắn, bị đập đầu bằng cuốc, bị chôn sống và bị buộc chặt lấy nhau bằng kẽm gai, dây điện thoại, và cả lạt tre thành từng chùm từ 3, 5 đến 10 người. Huế đã trải qua những ngày dài lê thê sống trong hãi hùng lo sợ và bây giờ là nước mắt và nước mắt: Nước mắt trên gò má khô nhăn của những người mẹ già còm cõi ngóng trông, trên đôi mắt quầng thâm, thất thần của những người vợ trẻ đã tận cùng của chịu đựng khổ đau, trên những đứa trẻ thơ bỗng dưng ngây dại vì chờ đợi cha về! Ôi có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người dân xứ Huế!?

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  ChinhLuan

Ảnh chụp từ báo Chính Luận ngày 13/14-04-1969.

Theo thống kê từ lời khai của những gia đình có người thân mất tích và của Ủy Ban Truy tầm và Cải Táng Nạn Nhân: đã có hơn 6,000 người bị chết trong biến cố Tết Mậu Thân chỉ tính riêng ở Huế. Đấy là một tội ác có một không hai trong lịch sử Việt Nam! Tội ác rùng rợn, dã man chỉ có thể xảy ra từ thời Trung cổ!

Sau 40 năm đất nước đã thống nhất, chưa có lãnh đạo nào của chính quyền Cộng Sản lên tiếng nhận lấy trách nhiệm. Không những không nhận lấy trách nhiệm, Hà Nội còn cố tình vu vạ, đổ tội cho quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH đã sát hại những nạn nhân này trong chiến dịch phản công rồi vùi tập thể. Thật là trơ trẻn và ghê tởm! Và để xóa đi dấu vết của tội ác này; sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam, Hà Nội đã cho phá bỏ những tấm bia tội ác ở nghĩa trang Ba Đồn, xã Thủy Phước gần núi Ngự Bình. Nghĩa trang Ba Tầng ở Núi Bân làng Đình Môn, Kim Ngọc thuộc quận Nam Hòa: Những nơi đã cải tang hàng ngàn bộ hài cốt mà thân nhân không còn nhận dạng được.

Hà Nội còn trân tráo, trơ trẽn hơn khi vào những năm 1998 tại Hà Nội, 2008 tại Sài Gòn, và 2013 tại Huế đã cho tổ chức cái gọi là kỷ niệm chiến thắng lịch sử của chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân như là thành tựu đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Chỉ có những con người vô luân và chủ nghĩa phi nhân mới xem việc tàn sát đồng loại, tay không, là chiến công oanh liệt! Tất cả những hành động này của Hà Nội là nhằm viết lại lịch sử để đánh tráo khái niệm thiện ác, đúng sai, chính nghĩa và phi chính nghĩa để đánh lạc hướng các thế hệ mai sau.

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  TuyentruyenVC

Và đây: một bài báo của cộng sản Bắc Việt, tuyên truyền láo khoét và bịp bợm
về biến cố Tết Mậu Thân 1968 để che giấu tội ác của “Bác và Đảng”




Tên sát nhân cộng sản Hoàng Phủ Ngọc Tường
dối trá về vụ thảm sát Huế Mậu Thân

Hôm nay chúng ta, trong niềm vui thiêng liêng của ngày đầu năm mới, chúng ta không quên những người đã nằm xuống để chúng ta còn được sống hôm nay. Đó là những chiến sĩ, những cán bộ, công chức, những người đã bảo vệ và phục vụ đất nước. Những người mẹ, người vợ chiến sĩ, các bạn trẻ sinh viên học sinh đã chọn thể chế tự do, dân chủ làm lẽ sống mà phải chết dưới bàn tay Cộng Sản vào những ngày tưởng chừng là bình yên, thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong năm! Họ đã chết vì quê hương và vì lý tưởng tự do! Trong bốn câu thơ sau đây, tôi xin mượn hai câu thơ của nhà thơ Trần Trung Đạo mà tôi vô cùng tâm đắc như là chân lý ngàn đời để tưởng nhớ những nạn nhân Tết Mậu Thân ở Huế:

Anh linh người hỡi về đây chứng,
Lịch sử bao giờ có bất công?
Những ai đã chết vì sông núi,
Sẽ sống muôn đời với núi sông.

Tôi xin dùng những lời đầu năm này như là nén hương, những giọt nước mắt để khóc thương và tưởng nhớ các bạn. Xin kính cẩn và chân thành cầu chúc anh linh những người đã mất được yên nghỉ. Cầu chúc vận hội tốt đẹp sẽ đến với những nhà đấu tranh dân chủ để nhân dân Việt Nam sớm hưởng được không khí tự do. Kính cầu chúc người Việt trong và ngoài nước một năm mới - Năm Bính Thân - Thân Tâm Thường An Lạc!

Ngô Dân Chủ
danlambaovn.blogspot.com

Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  04917872_100
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế    Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Mậu Thân 1968 và Cuộc Thảm sát tại Huế
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đọc Bên Thắng Cuộc, Nghĩ Về Bên Thua Cuộc
» "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam
» 50 năm - Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968)
» April 30TH 1975: Betrayed and Abandoned!
» Tình thầm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Chính Trị-
Chuyển đến