Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang Saigon chẳng quốc Chung trong sáng ngắn Nguyen phải ngam quan thuoc nguyet hoang truyện linh chuyen nhac quynh chất không Nhung VNCH bich Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang    NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 4:30 pm

NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang
.

NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  352


Tôi cầm trên tay cuốn thi tập màu hồng nhạt có hình cảnh Vịnh Hạ Long khi chiều xuống, rất nên thơ, mà tác giả là anh bạn tôi mới quen trong Trung Tâm Văn Bút Nam Cali, tên anh là Vũ Lang.

Trang trong anh Vũ Lang bút thự là: “Thân tặng người bạn mới Trần Việt Hải, Cảm đề Vịnh Hạ Long:

“Một hòn, một hòn, lại một hòn
Một chèo, một lái, một thuyền con
Một biển một trời, một mơ ước
Một bóng giai nhân dạ sắt son.”

Vũ Lang là ai?

Trang bià sau chụp ảnh tác giả và có phần sơ lược tiểu sử anh Vũ Lang. Sinh năm 1935 tại Bắc Giang. Tốt nghiệp sư phạm năm 1957, sang Mỹ 1989, định cư tại Virginia và dọn về nam Cali năm 2001, cộng tác với nhiều đặc san và báo chí.
Năm 1997, xuất bản tập thơ đầu tiên mang tên "Hạnh Ngộ".

Tại sao lại gọi "Nhị Thập Bát Tự"?

Thi phẩm này có tổng cộng có 206 bài, không kể bài bút thự trên, thì có 155 bài thơ có 28 chữ, là thể loại thất ngôn tứ tuyệt và lục bát có 10 chữ giống nhau làm chủ đề, điển hình bài Vịnh Hạ Long trên. Vì đa số thơ làm theo dạng 28 chữ này, tác giả Vũ Lang mới đặt tựa sách là: “Nhị Thập Bát Tự” (NTBT). Còn lại 39 bài là các thể loại thơ khác.

Tôi đọc suốt bề dầy của sách từ trang 1 đến cuối trang 153, tác giả Vũ Lang (VL) đem tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì nét đặc sắc của cách anh đặt thơ, ví dụ loại Nhị thập bát tự, đường luật, Khoán thủ, Lục bát 10 chữ giống nhau, thơ Anh ngữ 2 bài và Pháp ngữ 2 bài.

Tôi xem ở trang 21, VL tả chân 10 nét đẹp của một mỹ nữ mà anh ái mộ qua bài thơ có mười chữ Đẹp như sau:

Đẹp người, Đẹp nết, Đẹp kỳ duyên
Nét Đẹp đoan trang, Đẹp dịu hiền
Đẹp ý, Đẹp lời, thơ quá Đẹp
Trời cho em Đẹp, Đẹp như Tiên.
(10 Vẽ Đẹp của Giai Nhân)

Đã kể nét đẹp ngọc ngà của giai nhân xong, VL lại tự châm biếm, chế diểu lấy chính mình. Anh khơi những nét xấu của mình:

Xấu ơi là Xấu, Xấu như ma
Xấu xí, vô duyên, Xấu nhất nhà
Xấu tính, Xấu người, thêm Xấu nét
Hỏi con ai Xấu, Xấu hơn ta ?!
(10 cái Xấu của Ta, trang 21)

VL vốn thích khôi hài, anh vui tính, thật tình với bạn bè cũng như trong văn thơ. Dù anh không xấu trai tí nào, nhưng trong ngôn ngữ khiêm cung, thích trêu ngạo, cười đùa với chính mình, anh dùng thơ tự ví mình xấu như ma, và rằng chẳng còn ai xấu hơn ta. Như vậy nét châm biếm đồng hóa mình xấu nhất trần gian rồi. Ở đấy người ta sẽ tự hỏi VL xấu đến độ như vậy sao? Các bạn muốn biết anh như thế nào tôi đề nghị hãy có một copy sách này và xem hình dung nhan của anh ở trang bìa sau của sách.

Nếu có Đẹp, có Xấu rồi thì ta hãy xét qua chữ Buồn trong thơ NTBT của tác giả:

Buồn tình, Buồn cảnh, Buồn cô đơn
Buồn tẻ, Buồn tênh, Buồn thấu hồn
Buồn thảm, Buồn thiu, Buồn rũ rượi
Ai còn cảm thấy mình Buồn hơn?!
(Nổi Buồn, trang 27)

Nếu Buồn thiu, Buồn rũ rượi như vậy thì khi Vui sẽ như thế nào? VL sáng tác tương phản với Buồn là bài Vui, tôi xin đan cử một bài là:

Vui thật là Vui, Vui quá Vui
Vui tình, Vui cảnh, thú Vui chơi
Vui ăn, Vui uống, Vui bạn bè
Hoa thắm trời xuân thật tuyệt vời!
(Vui, trang 76)

xxx

Có những cái liếc mắt cười tình tứ thì nhịp tim yêu cũng thổn thức để con người đến với Yêu đương như sau:

Anh cứ đòi Yêu, Yêu thì Yêu
Yêu đêm, Yêu sáng, lại Yêu chiều
Đêm bảy, ngày ba, Yêu lấy được
Vừa mới Yêu rồi, Yêu lại Yêu!
(Yêu, trang 34)

Bài thơ trên cho thấy lối chơi chữ rất dí dỏm và đượm âm thanh khôi hài khi người nam “đòi Yêu” thái quá.

Diễm tức đẹp, nếu đẹp lộng lẫy thì như Diễm Lệ, hay đẹp vô vàn như Diễm Tuyệt hoặc mang cái vẽ đẹp đầy hạnh phúc thì là Diễm Phúc. Còn những ai có người yêu cũ tên Diễm thì họ gọi nàng là Diễm Xưa. Trong cái ý tưởng đó, chúng ta hãy xem bài NTBT cuối mà tôi xin trích dẫn sau đây:

Diễm tài, Diễm sắc, Diễm thu vân
Diễm tuyệt, Diễm liên, Diễm bích xuân
Diễm phúc, Diễm tình ôi!... Diễm lệ
Mơ tưởng hồn thơ Diễm ngọc nhân!
(Diễm Xưa, trang 37)

Phần thứ hai của cuốn NTBT, tôi tìm thấy nhiều bài thơ ở các thể loại khác, như đường luật cải cách anh làm như bài Hiếu Tử, Đại Vũ,... rồi lục bát duyên dáng như các bài Ngày Chúng Mình Quen Nhau, Hoa Mộng, Hỏi Ai ?,... , Mảnh Tình, Ngày Xưa, Thu Cô Đơn, Chúc Xuân, Vợ Khóc Chồng Vừa Qua Đời, hay các bài thơ thể khoán thủ hay thể tự do Việt, Anh, Pháp như bài khoán thủ “Quand Voulez Vous Que Je Couche Avec Vous?” chuyển ngữ của nhà thơ Alfred De Musset, hay bài “Un Jour”, rồi các bài thơ Anh ngữ “When...?”, “With Love, Sweetheart On Your Birthday”, Hoa Nhân Ái, ....

Tôi đọc thơ Vũ Lang, tôi tìm thấy chất lãng mạn, nét tương lòng, yêu đương mặn nồng trong lời thơ, anh bộc lộ trọn vẹn nét say mê, đắm đuối như các thi, văn nhân, nhạc sĩ của các sản phẩm “cực kỳ” lãng mạn từ những Baudelaire, Lamartine, Paul Verlaine, Félix Arvers, David Lawrence, Charles Dickens, Chopin hay Beethoven, trong phone tôi và anh mạn đàm về các bài thơ anh làm, anh gửi cho người yêu bài thơ chúc sinh nhật thật ngọt ngào, thật nồng nàn con tim:

“Each time I see you
I realize
What joy I receive
From the love in your eyes
And sweetheart I'm hoping
You’ll always be part
Of this wondeful feelings
I have in my heart!
Have a very happy,
Very happy Birthday.
(With Love, Sweetheart On Your Birthday, trang 123)

Bản dịch Việt ngữ:

“Mỗi lần trông dáng em
Là mỗi lần nhận thức
Niềm vui anh thấy được
Từ đôi mắt em yêu
Và người anh yêu dấu
Anh hy vọng rất nhiều
Em sẽ là mãi mãi
Hình ảnh người anh yêu
Những cảm xúc kỳ diệu
Hiện hữu tại tim anh
Hôm nay ngày Sinh nhật
Chúc em thật tốt lành.
(Mừng Sinh Nhật Em Yêu)

Bài thơ Alfred de Mousset:

”Quand jevous fais, hélas, un éternel hommage
Voulez vous qu'un intant, je change de langage
Vous seule possédez mon âme et mon coeur
Que ne puis-je avec vous gôuter le vrai bonheur
Je vous aime, ma belle, et ma plume en de’lire
Couche sur ce papier ce que je n'ose dire
Avec soin de mes vers lisez les premiers mots
Vous saurez quel remède apporter à mes maux
(Quand Voulez Vous Que Je Couche Avec Vous, trang 115)

Lưu ý đây là bài thơ theo thể khoán thủ, tức những chữ đầu các câu khi ráp lại cho tựa đề bài thơ. Thể khoán thủ này được nhiều thi nhân Anh hay Pháp áp dụng.

Bản Việt ngữ do Vũ Lang chuyển thể bản Việt ngữ:
“Bao tình vĩnh cửu đã trao em
Giờ được bên em tỏ nỗi niềm
Em chiếm hồn anh cùng tâm khảm
Cho nhau lạc thú tuyệt vời êm
Anh yêu vẽ đẹp, say tình mộng
Ngủ gục trên tờ mơ dáng em
Với tiếng thơ đầu câu nhắn bảo
Em ơi... tình khúc đã lên men!
(Bao Giờ Em Cho Anh Ngủ Với Em, trang 116)

Trong cùng thể loại khoản thủ tựa bài ở đầu câu, Vũ Lang làm bài thơ Anh ngữ:

“When you and I are far apart
Can tender sorrow break your heart?
I love you, darling, yes I do
Sleep is sweet when I think of you
All your love is sweet as a rose
Night is here and I must close
With your care reach the fisrt word in each line
You can find the the question on my mind.
(When can I Sleep All Night With You, trang 117)

Bản dịch Việt ngữ của tác giả:

“Khi em và anh xa cách nhau
Nào hay em vỡ trái tim sầu
Anh yêu em lắm, anh yêu lắm
Có những đêm dài anh nhớ mong
Thể như hồng thắm tình yêu dấu
Ngủ lại nơi đây thắm mộng đầu
Với những lời thơ đầu em đọc
Em sẽ hiểu rằng rằng anh nghĩ sao?
(Khi Nào Anh Có Thể Ngủ Với Em?, trang 118)

Trong cái tâm tình với anh Vũ Lang mà anh có tâm hồn làm thơ Anh ngữ. Tôi đọc bài thơ của thi sĩ người Tô Cách Lan, ông Dulleag Dachaigh, người làm thơ cả hai sinh ngữ Anh và Pháp. Tôi chọn bài “Connection”, điển hình cho loại thơ yêu nhẹ nhàng trong nỗi hy vọng chờ mong.

“Into the night
The mysteries of fate
Again are kind
...
And I hear a song
A friend's voice
And marvel
And know there is hope
For all living things
As long as we continue to care
Now, time more than ever
To let the best of ourselves ride the breezẹ..
(Connection)

Bản phỏng dịch của Việt Hải từ nguyên bản:

Thâu đêm tối
Những khúc mắc của duyên ta
Lại là điều trân quý
...
Và khi anh nghe một bài ca
Tiếng nói từ tình bạn
Gợi cho sự mầu nhiệm
Và mầu hy vọng lại hiện về
Với tất cả mọi vật thể trên đời này
Chừng nào chúng ta còn nhớ đến nhau
Bây giờ như hơn lúc nào hết
Hãy cho những giấc mơ đẹp nhất
trong tình ta về như cơn gió thoảng...”.
(Nối Lòng)

Bản phóng tác VH thân tặng anh Vũ Lang:

“Thâu đêm thức giấc đợi chờ
Duyên ta khúc mắc thẩn thờ tương tư
Nhớ em còn đó tình thư
Nhớ em khúc nhạc xưa như trở về
Lời em tình tự đam mê
Nhiệm mầu nỗi nhớ tràn trề đợi mong
Nhớ nhau hy vọng ngóng trông
Nguyện xin lời ước trong lòng đôi ta
Chừng nào duyên mãi đậm đà
Tim anh mãi nhớ thiết tha duyên mình
Còn đây giấc mộng bóng hình
Như cơn gió nhẹ cho tình lên ngôi...”
(Duyên Ta)

Về thể đường luật tôi xin trích dẫn bài thơ sau đây được xem là đường canh cải, mà anh Vũ Lang gọi là “Thủ vĩ đồng từ”, đặc điểm của loại thơ này là chữ thứ nhất và thứ bảy của mỗi câu giống nhau, chữ có thể mang hai nghiã khác nhau. Đường luật vốn khó làm, khi thêm vào đặc tính thủ vĩ tự tương đồng sẽ tăng phần khó khăn hơn cho người làm thơ:

“Khai “Hội Hoa Xuân” hoa mãn Khai
Mai về em dự : “Hội Hoa Mai”
Áo nhung hồng tím, cài hoa Áo
Đài các kiêu sa, ngắm tượng Đài
Thoảng ngát hương thơm làn gió Thoảng
Tươi mầu hoàng yến, đóa hoa Tươi
Nắng xuân bướm lượn, bay vờn Nắng
Hài ngọc du xuân, dạo gót Hài."
(Hội Hoa Xuân)

Trong ý tưởng của nhà giáo mô phạm, anh diễn tả người con hiếu nghiã vẹn toàn trong nhân sinh quan của Khổng Mạnh còn nghe văng vẳng đâu đây qua bài thơ đường cải cách:

“Đường đời vạn nẻo lắm gai chông
Bè bạn giao du tránh lỗi lầm
Cha mẹ dưỡng sinh, tình mẫu tử
Thầy cô giáo huấn, nghiã sư tôn
Hảo sinh bất sỉ lương sư diện
Hiếu tử vô ưu nghiêm phụ tâm
Gắng sức vung trồng nhân, đức, hạnh
Công danh hiển đạt rạng tôn môn."

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương của thế kỷ 18 làm nhiều bài thơ dí dỏm, mà bài tôi xin đan cử trích ra đây là bài “Bà Lang Khóc Chồng”. Khi người phối ngẫu ta ra đi thì nước mắt ta tuôn trào cũng có, sự nuối tiếc mặn nồng hơn khi người ra đi người nỡ mang theo luôn “báu vật trăm nhớ ngàn thương”, vì bà Lang vợ thầy thuốc đông y, nên bài dùng nhiều loại dược thảo ám chỉ cho cái “ngàn vàng” của nàng và của chàng như dược thảo ”Thạch nhủ trần bì” và “Qui thân liên nhục””

“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên mới khóc tí ti
Ngọt bùi nên thiếp mùi cam thảo
Cay đắng chàng ôi vị quế chi
Thạch nhủ trần bì sao để lại
Qui thân liên nhục tẩm đem đi
Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ
Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.
(Bà Lang Khóc Chồng, Hồ Xuân Hương)

Nhà thơ Vũ Lang của thế kỷ 21 cho ra bài thơ tếu lâm khóc chồng, ý tưởng lâm li, bi ai trong sự tức cười khi người ở lại không có sự nuối tiếc muốn giữ báu vật cho đời đỡ nhớ nhung, trong khi người nữ khóc chồng thơ Vũ Lang đã có dự mưu tính trước khi kể lại bên mộ chồng khi chàng vừa thăng thiên:

“Ông chết thì thiệt thân ông
Còn tôi sắp sửa lấy chồng nay mai
Ông chết đủ 49 ngày
Hồn ông chắc hẳn đã bay lên trời
Ông yên phận, bỏ lại tôi
May mà tôi sẵn bồ này, bạn kia
Vui chơi đi sớm, về khuya
Bạn bè âu yếm cặp kè bên tôi
Giận ông ông đã bỏ tôi
Tưởng rằng tôi sẽ không người đoái trông
Ông nghĩ thế, ông đã lầm
Bây giờ tôi sướng gấp năm, gấp mười
Dầu sao tôi cũng khấn trời
Cầu mong ông được về nơi thiên đàng
Còn tôi ở lại trần gian
Vui chơi bè bạn chẳng màng tới ông.
Vĩnh biệt!”
(Vợ Khóc Chồng Vừa Qua Đời, trang 139)

Vũ Lang cũng đã làm nhiều bài tình thơ lục bát. Lục bát của Vũ Lang tình tứ, bâng khuâng, nhẹ nhàng, có chút gì dấu yêu, dễ thương, xao xuyến tâm tư:

“Hỏi em, em chẳng trả lời
Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trời, trăng sao
Hỏi sao xa tít tầng cao
Hỏi gió, gió thổi rì rào bên tai
Hỏi trời, trời cũng chẳng hay
Hỏi trăng, trăng lặn, hỏi mây, mây mờ
Vào, ra nôn nóng thẩn thờ
Bâng khuâng không biết bây giờ hỏi ai?!”
(Hỏi Aỉ, trang 122)

Tác giả không che dấu một người tình nào đó tên “Mai”, tên nàng là loài hoa xuân để lòng chàng thổn thức, quen nhau tình cờ, rồi cho những hò hẹn nhớ nhung trong đời:

“Thoáng trông tưởng gái Phù Tang
Nhưng trên ngực áo rỏ ràng tên “Mai”
Dáng duyên nàng nói, nàng cười
Thì ra nàng chính là người Việt Nam”

Sau khi quen nhau trong buổi ban đầu sơ giao đó. Họ trao đổi số điện thoại liên lạc. Như mùa tình yêu trở về cho con tim nao núng. Rồi tiếng điện thoại nhà reo vang. Chàng xúc động bên đầu dây bên kia mùa xuân chớm nở cho Mai vàng rộn ràng khai hoa nở nhụy trong tim chàng, lời thơ ngân như tiếng lòng cảm tạ các đấng tối cao khi đem về mùa xuân trong đời:

“Đầu dây tiếng nói ngọt ngào
Em “Mai” mới gặp chiều, vào gọi anh
Thì ra Chúa, Phật cũng linh
Đã ban ân huệ cho mình gặp nhau
Nói chuyện điện thoại đã lâu
Xin chào tạm biệt, hẹn nhau cuối tuần.”

Để đánh dấu cho hoa tình yêu, loài hoa nhân ái, mà người yêu mang tên “Phượng Mai”, tác giả cảm tác bài thơ tự do 20 dòng, mang nhiều triết lý sống quanh tên và cái hạnh phúc khi người ta yêu nhau, vun xới tình yêu, cảm nghĩ để hương tình vui tươi có nhau trong đời... Ấy là hạnh phúc của cuộc sống:

“Em là hoa, anh yêu loài hoa quí
Khi hoa tàn, anh càng mến yêu hoa
Sao lạ vậy? Không có chi là lạ!
Bởi vì hoa sẽ tạo trái thơm, ngon...”

Thi nhân Vũ Lang chân thành tâm sự khi người con gái như loài hoa đẹp theo luật thiên nhiên, những cánh hoa sẽ rụng cho quả ngọt, trái thơm như đào, mơ, nhãn, hồng,... tức người thiếu nữ biến thành đàn bà cho ta con cái, nàng đem hạnh phúc của cuộc đời cho ta, sự tạ ơn nên giữ mãi những tháng ngày bên nhau. Một mai nàng có tàn phai nhan sắc hãy yêu nàng hơn vì chính cuộc sống bên ta đã là nhân tố làm cho sự thay đổi nghiệt ngã này và hãy yêu nàng hơn...

“Sống cuộc đời ung dung và tự tại
Hưởng thú vui trăng gió với trời mây
Hạnh phúc đâu? Hạnh phúc ở nơi đây
Anh cùng em trong lâu đài hạnh phúc.”
(Hoa Nhân Ái, trang 127-128)

Tác giả quan niệm theo thi nhân Nguyễn Công Trứ khi ta biết cuộc sống có đủ thì ắt hẳn nó sẽ đủ, khi ta nghĩ nó thiếu là nó sẽ thiếu. Mượn bài thơ cho Mai để tác giả nêu lên cái triết lý ngàn năm vẫn đúng:
“Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc...”

Bên người yêu, bên hoa nhân ái của mỗi người nam, thì hạnh phúc đang trong tay bạn. Ươm mầm, vun xới hay chăm sóc, gìn giữ hạnh phúc trong tầm tay là do bạn, tùy bạn và bởi ý muốn của bạn hơn là tìm kiếm ở chân trời nào mà sự khổ lụy, trầm luân nhiêu khê chỉ làm cho bạn mệt mỏi, vất vả chạy theo bóng mờ của bóng hình mà thời gian sẽ trôi qua chỉ cho bạn những sầu muộn, ưu phiền nơi cuối đời.

Đọc xuyên qua hơn 150 trang giấy của bề dầy thi tập, mà nội dung chất chứa hương thơ của Vũ Lang, dù đó là thơ cay đắng, mặn nồng, dí dỏm hay cảm động như bài “Hoa Nhân Ái”, để mỗi người đàn ông nên nghĩ về loài hoa hạnh phúc của mình, hãy tập nói yêu thương tôi cho là bài thơ tuyệt vời nhất và người nam theo tôi nên cảm thông và biết tri ân loài hoa nhân ái trong cuộc sống vốn vô thường, phù vân này.

Một nhận xét khác về hình thức các thể thơ, Vũ Lang đã tiên phong khai phá loại thơ Nhị Thập Bát Tự rất mới trong giới thi ca tự cổ chí kim. Vũ Lang cũng khai triển độc đáo loại thơ khoán thủ qua ba sinh ngữ Anh, Pháp và Việt. Đặc điểm khác Vũ Lang khai thác loại Đường thi “Thủ Vĩ Đồng Từ” mà hình như có rất ít người sáng tác.


Việt Hải
http://www.trinhnu.net/van/20448


Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: “Ohm law”: Những khía cạnh của một bài thơ   NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeTue Feb 05, 2013 11:38 pm

“Ohm law”: Những khía cạnh của một bài thơ

Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS


NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  VTT-81-DEC-15-MANDA-PICTURE-95-jpg


Thi tập đầu tay của Vũ Lang, mang tên Hạnh Ngộ,[1] là một thi phẩm có tính cách đa dạng, từ thể thơ tới ý thơ: tất cả 72 bài thơ, lúc nhịp nhàng với bẩy hoặc sáu chữ, lúc nhậy bén với năm hoặc bốn chữ, lúc phá thể, đã tuần tự hội nhập vào ba lãnh vực chính: một nửa thi tập dành cho hai loại thơ — thế nhân và thế sự –, với những sắc thái trịnh trọng, xót xa, đôi lúc châm biếm, khôi hài. Phần nửa kia là loại thơ trữ tình, với thể chất vừa giản dị mộc mạc, vừa ẩn mật duyên dáng, đã dùng thơ để thực hiện một tâm giao, để chuyển đạt một ước nguyện tồn sinh mà tình yêu là nguồn trào lực bất tận. Tình hiện hữu bất cứ ở đâu, bất cứ ở giai đoạn nào trong nguồn cảm hứng, bất cứ ở tâm cảnh hoặc duyên cớ nào. Thơ, thi ngữ chỉ còn là cơ hội điển hình, là bóng chữ, là ánh sáng của chất tình miên man, diễn biến như một dòng sông bất tận giữa một cõi đời hữu hạn, giữa một cõi lòng vô biên.

Chúng ta hãy đặt trọng tâm vào phần thơ trữ tình đó và đặc biệt chọn bài thơ “Ohm law” như một thi ảnh thu hẹp, nhưng tiêu biểu nhất, của thi tập Hạnh Ngộ, để thưởng thức kỹ thuật gây men bằng thi vị tình yêu của Vũ Lang:

Từ thuở thiếu thời khi lớn khôn,
Em chưa từng biết cách nào ohm!
Vừa mới gặp anh, anh đã bảo
Anh dạy em ohm, em hết hồn!
Rồi cứ mỗi tuần ta gặp nhau
Anh ohm em, và biết ohm law
Nghe anh giảng giải từng chi tiết
Điện trở tình yêu thật nhiệm màu
Đen, đỏ, vàng, xanh, tím, trắng, nâu…
Anh dạy cho em cách tính màu
Mỗi vòng định giá bằng con số
Ohm nhiều, ohm ít có sao đâu!
Một ngàn lần ohm, một triệu ohm
Hay anh chỉ muốn một lần ohm?
Anh mang điện trở tình yêu tới
Cường độ tim em rung động luôn.
Và kể từ nay đã biết ohm.
Em đi tìm job dễ như không,
Chủ có đòi ohm, em sẽ bảo
Ohm law thì được, cấm anh hôn!

Ở bình diện ngôn ngữ, bài thơ được định hướng bởi phiên âm của hai chữ Anh ngữ: Ohm law. Hai chữ này được dùng làm tên bài thơ, và sau đó, đã được nhắc lại mười hai lần trong suốt bài thơ. Đây không phải lần đầu tiên, hay lần duy nhất, Vũ Lang dùng ngoại ngữ trong thơ mình. Chẳng hạn trong bài thơ “Sông Tình Potomac”, Vũ Lang đã dùng hai chữ “Potomac river” để hòa âm nơi cuối câu với “xanh lơ”, với “đón chờ” và chữ “Potomac” với “giăng mắc”, với “trong mát”, một cách rất tự nhiên, hòa nhã. Hoặc trong bài “Mưa PRPC” (viết tắt của Philippines Refugees Processing Center), những vần “mưa PRPC” đã được láy đi láy lại nhiều lần ở giữa hay cuối câu trong bài thơ để gợi tưởng những âm thanh nhỏ giọt đang vang nhẹ ngay trong tâm hồn cô quạnh của người dân tỵ nạn.

Chúng ta hãy về lại bài thơ “Ohm law”. Đặc biệt là lần này, không những ngoại ngữ đã được lồng vào bài thơ, mà còn được dùng như một “thách đố”, vì hai chữ này khác nhau về mặt thính và thị. Quả thật, nếu “xem” hai chữ đó, hoặc đánh vần theo mặt chữ Anh ngữ: O-h-m l-a-w — thì chúng ta ắt phải nhớ tới “định luật Ohm”, một định luật do nhà vật lý học Đức, Georg Simon Ohm, soạn thảo để xác định sự kháng thể của điện lực (electrical resistance). Vậy Vũ Lang có liên hệ gì với “định luật Ohm” đó?

Phải chăng nó là cái chìa khóa mở được nhiều ngăn tủ, nhiều cửa ngõ, đưa tới nhiều phương hướng khác nhau: Trước hết, căn bản khô khan của khoa học, và nhất là ý niệm về sự chống đối, trở lực của thiên nhiên, phần nào nhắc tới một thực tế khó khăn của đời sống, mà người kể truyện muốn nêu ra như một khởi điểm. Đó là ám ảnh tiếp nối trong tiềm thức của thi nhân về những giai đoạn xáo trộn, những thống khổ mà cả dân tộc Việt, từ tầng lớp xã hội này qua thế hệ nọ đã phải trường kỳ, nhẫn nhục chịu đựng. Đó cũng là những cảnh huống đổi đời, thằng thì thành ngài, chủ thành tớ, thầy thành trò.

“Định luật Ohm” ở khía cạnh này ắt phải gồm những thống kê của tàn bạo xã hội, của thảm trạng kinh tế, của đói rách tù tội mới phải! “Định luật Ohm” cũng nhắc lại bài giảng của một thầy đồ tân tạo, của kẻ sĩ dám tìm hiểu sự thật, tìm hiểu những bí ẩn, những khó khăn mà con người trước đây chỉ dám nhìn nhận và tôn xùng như ý trời, như lệnh thánh. Điện khí lúc đó là thần thoại và phép lạ, là thảm họa và định mệnh bất khả cưỡng. Gần đây, tôn chỉ và định mệnh đã “được” xiềng xích bằng lệnh Nhà Nước, bằng gông cùm của Đảng, của Phiệt. Kiến thức con người đã nhiều lần bị thắt bóp, nhuộm tẩy bằng lời lẽ thô cạch, bằng phương thức tuyên truyền man trá, bằng kế hoạch uốn nắn, phỉnh gạt.

Đó là những giai đoạn hậu 1954, hậu 1975 mà nhà thơ Vũ Lang đã từng chứng kiến tại quê hương xứ sở. Hai chữ “Ohm law” cũng còn liên quan tới thời điểm hậu 1989, khi Vũ Lang xuất ngoại theo diện ODP và định cư tại tiểu bang Virginia. Lúc đó, những trở ngại, những thắt buộc hiện sinh chỉ còn là vực chia cách về văn hóa và ngôn ngữ xa lạ, mà chúng ta, người trú khách muôn đời, vẫn thấy dị ứng, ngượng nghịu. Điển hình là Vũ Lang khi viết “Ohm law” thì đúng, nhưng khi phát âm thì lại “cố tình” nhái nhiếc cho sai thành “Ôm-lâu”. Nếu như Vũ Lang phát âm cách khác, đúng hơn một chút, thì chắc bài thơ đó sẽ có một nội dung và định hướng khác, vì bài thơ sẽ được hoạ thành “Ôm-lo”, với những chi tiết có bề bi quan, ái ngại, khác hẳn với vẻ yêu đời, lãng mạn của “ôm lâu”.

Dù sao chăng nữa, khi đề cập tới định luật “Ohm law” mà Vũ Lang muốn đọc là “Ôm-lâu”, tác giả ắt muốn nói tới khả năng tồn trữ chí khí của con người bất khuất. Phải chăng dù bị đầy đọa, trà đạp, dù lâm cảnh bạc phận đổi đời, thầy thành trò, thông thành ngọng, con người đó vẫn có thể vươn lên và sống lại, có khả năng chứa đựng và chia sẻ chất ấm, như một luồng điện hiền hòa. Luồng điện đó đã mất hẳn tính chất khắc nghiệt, đe dọa, hoặc hủy hoại của Trời đất, của Đảng, của Phiệt. Luồng điện đó đã đổi dòng, đổi thể thành nhân điện khi con người còn là người, khi con người còn có tình yêu. Xấm xét của vũ trụ đã cải dạng thành xấm xét của con tim, thành tiếng thơ, tiếng nhạc.

Đặc biệt là hiện tượng “ôm lâu” chỉ là một hiện tượng “khẩu truyền, bất thành văn”, vì trong cả bài thơ chúng ta không hề “thấy” có chữ “ôm lâu”, mà chỉ “nghe” đó là “ôm lâu”. Như vậy, ý niệm “ôm lâu” chỉ hiện diện trong âm hưởng của ngôn ngữ và trong tâm tưởng của độc giả, như một khát vọng, một tiêng kêu gọi thiết tha, gần gũi. Cửa định mệnh trước đây từng khép kín bỗng dưng chuyển động thành vòng tay cởi mở, thành vòng ôm của học trò. Không biết “Ohm law” (Ôm lâu) của Vũ Lang có liên hệ gì tới Vòng Tay Học Trò của nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng?

Tối thiểu thì sự ngẫu nhiên về tư tưởng và từ ngữ cũng nằm trong hiện tượng liên thảo, hay liên tác, mà nhà ngữ học Pháp, Julia Kristeva, gọi là “intertextualité“.[2] Ngôn ngữ tự nó là di tích, là tư tưởng được tích lũy và truyền bá từ đời này sang đời khác, từ tác giả này sang tác giả nọ, trong trào lực sáng tạo tiếp nối, hoặc ẩn hiện trong tiềm thức nhân loại. Ngôn ngữ là trí nhớ, là hồi tưởng khi truyền thống bắt nguồn từ mẫu mực. Mẫu vừa là khuôn phép, vừa là “mẹ”, là hiện tượng “nữ” của vạn hữu. Mẫu trong thơ Vũ Lang cũng là vai nữ-đối-tượng của mơ ước, của khát vọng và sáng tạo. Thật vậy, nhân vật thường được nhắc tới trong tập thơ là “em”, là người yêu muôn thuở. Trong bài thơ “Hạnh Ngộ”, dài 40 câu, đã có 17 lần nhắc tới “em”. Bài “Ohm law” (Ôm-lâu) cũng mải miết tiếp nối với “em”, tất cả 8 lần, trong suốt 20 câu thất ngôn. Hiện tượng liên tiếp xuất hiện của “em” trong những bài thơ đó nói lên cường độ ám ảnh của nhân vật nữ trong hệ thống tư tưởng của lời ca-tụng-niệm về tình yêu.

Toàn diện bài thơ được cấu kết qua sự khuếch xung của âm hưởng “ôm lâu” chung quanh khát vọng về “em”. Như chúng ta đã thấy, bài thơ đã lột xác khi vượt thoát khỏi định mệnh khô khan của khoa học; vượt thoát xiềng xích của quá khứ; vượt thoát hố sâu chia cách của văn hóa, của ngôn ngữ để trở thành những hình dạng cởi mở, khép để nối, mở để kiếm lại nhau thành những vòng tròn đồng tâm liên tiếp, thành những vòng ôm muôn dạng, muôn màu. Đó là cầu vòng mầu nhiệm của tình yêu. Đó cũng là trào lực của sáng tạo qua thi ngữ, hay sự lột xác của ngôn ngữ cởi mở, biến dạng thành thơ, thành nhạc.
Nếu sinh hoạt văn học là truyền thông và giao cảm, thì công việc của người đọc một tác phẩm, một bài thơ sẽ là công việc bổ xung có tác dụng tiếp nối dòng nhân điện giữa người sáng tác và người lãnh hội. Nhờ sự luân lưu hai chiều giữa tác giả và độc giả, tác phẩm trao tay đã dần dần hoàn tất, càng lúc càng chọn vẹn hơn, mầu nhiệm hơn. Nếu tác giả có công tạo dựng tác phẩm, thì độc giả có công tìm hiểu và nuôi dưỡng tác phẩm đó. Cả hai bên đều tham dự vào một công trình hai mặt: sinh và dưỡng đứa con tinh thần, đứa con văn hoá, như một mối tình chung, trong một vòng “ôm lâu” khác, mà thú vị đã gắn liền với thi vị.


Lưu Nguyễn Đạt, Ph.D
Michigan State University

CHÚ THÍCH
[1] Vũ Lang, Hạnh Ngộ, Nhà Xuất Bản Rạng Đông, Fairfax, VA, 1997.
[2] Julia Kristeva, Semiotiké, Paris, Seuil, 1969
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: HẠNH NGỘ & 5 Bài Thơ Tình Vũ Lang   NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSun Feb 10, 2013 1:20 am

HẠNH NGỘ & 5 Bài Thơ Tình


NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Images?q=tbn:ANd9GcTsa4YJuKMKfLYJAVXiNY1jtWOgSaIqMPdArJN4RNeHFXol3ES1iA


HẠNH NGỘ


Một chiều đông tàn gió lạnh,
Gặp em trong buổi tiệc trà.
Dưới ngọn đèn mầu óng ánh,
Trông em hương sắc tiên nga.

Em ngồi thu hình trong ghế,
Mắt huyền lóng lánh sao đêm
Môi hồng thắm tình thế hệ,
Mây vương suối tóc diễm huyền.

Tôi đến bên em chào đón,
Qua lời giới thiệu đơn sơ,
Tâm tình đôi mươi cởi mở,
Quen em giây phút chẳng ngờ.

Em mời tôi ăn bánh ngọt,
Đôi tay ngà ngọc em nâng,
Lời em oanh vàng thánh thót,
Tôi khen bánh ngon tuyệt trần.

Ngồi bên nghe em kể chuyện,
Tâm tình của tuổi hoa niên,
Đẹp như lời ca thắm thiết,
Êm như tiếng thơ dịu hiền.

Bên em không còn bỡ ngỡ,
Hoa lòng thơm ngát hương yêu,
Nhạc vương tình xuân thắm nở,
Thơ say trăm vẻ diễm kiều.

Hẹn em đầu xuân tôi tới,
Thăm em và chúc em nhiều.
Cho bõ những ngày chờ đợi,
Nhớ mong vò võ cô liêu.

Thế rồi xuân hồng đã đến,
Cúc vàng từng cánh tung bay,
Mây vương hồn thơ lưu luyến.
Đã khiến lòng tôi ngất ngây.

Người em xa từ vạn kỷ,
Nhớ thương, ôi! Biết bao lần,
Đêm đêm gối đầy mộng mị,
Mơ màng trăng tỏ đêm xuân.

Mưa rơi chiều nay qua ngõ,
Hồn thơ tôi gửi mây bay.
Nhớ em chiều nao Hạnh Ngộ.
Mến em, em đâu có hay.

***

NGÀY ẤY QUEN EM

Tôi gặp em, vào một đêm sao trời vừa lấp lánh,
Dưới ngọn đèn vàng tỏa ánh sáng lung linh;
Tôi đi sát bên em và tự nghĩ riêng mình:
Ồ! Cô bé vừa quen sao mà xinh xinh thế!
Hai má lúm đồng tiền, trông lại càng duyên nữa .
Cặp môi hồng, em chúm chím nụ cười duyên,
Khép dưới làn mi đôi mắt hạt huyền,
Rồi bỡn cợt tóc mây đùa với gió .
Sóng bước bên tôi em thì thầm nho nhỏ:
Em kể chuyện xưa và chuyện của ngày nay .
Ngày xưa có một thời em học trường Nguyễn Trẫi,
Và tên từng thầy dạy kể tôi nghe .
Đời nữ sinh tuổi thơ sao hồn nhiên đến thế .
Trêu chọc thầy và rỡn bạn vui ghê .
Nhưng giờ đây thời gian xóa dần bao kỷ niệm .
Mười mấy năm trời đâu còn tuổi thơ ngây!
Tưởng nhớ lại những tháng ngày khi tôi còn đang dạy học
Tình thầy trò thắm thiết kể sao đây ?
Tôi bảo em, nếu hôm nào em rảnh rỗi,
Tôi xin mời em và bạn lại tôi chơi,
Và giờ đây chia tay ta tạm biệt,
Tôi chúc em vui trọn một đêm này .

***

DỐI LÒNG

Em bảo rằng: Em chẳng yêu ai,
Chẳng thương dù thấy cánh hoa rơi,
Chẳng sầu trăng lạnh đêm hoang vắng,
Cũng chẳng bi thu, chẳng hận đời.

Nhưng có lần khi mây trắng bay,
Vương vương lá rụng xuống vai gầy,
Người em hẹn ước chiều nay vắng,
Sao mắt em dâng lệ ngấn dài?!

Và có lần trông hoa héo hon,
Bên giàn thiên lý trước lầu son,
Bỗng dưng em thấy lòng se lại,
Nét mặt đăm chiêu vẻ giận hờn!

Có những chiều thu mưa hắt hiu,
Bơ vơ cánh nhạn lạc đàn kêu,
Em ngồi thơ thẩn bên song cửa,
Tiếc nhớ vu vơ một buổi chiều.

Đêm tàn lạnh lẽo bóng trăng trong,
Thơ thẩn mình em với bóng hằng.
Ngoài vườn hoang dại, không hoa nở,
Khắc khoải sầu vương tận cõi lòng!

***

CHỜ EM TRONG MƯA

Suốt buổi chiều tàn ta đợi em,
Nhìn xa đường phố đã lên đèn,
Ngơ ngác mải tìm em chẳng thấy,
Lòng buồn chôn chặt bước chân đêm.

Ta đứng ngã ba, mờ lối cũ,
Ngoài trời mưa gió vẫn âm u,
Một vài trẻ nhỏ chơi đèn xếp,
Chợt nhớ đêm nay rằm Trung Thu.

Ta vẫn mơ là Đường Minh Hoàng,
Ngọc diện ngao du mộng gặp nàng.
Yến tiệc vui say cùng tiên nữ,
Rượu tiên thánh thót, tiếng thơ vàng.

Mơ ta là cuội ở cung trăng,
Tròn cả đêm nay với ả hằng.
Dưới gốc đa già ngồi tâm sự,
Hằng Nga giá lạnh tựa sao băng.

Có lẽ đêm nay nàng không vui,
Suốt canh trường mắt lệ tuôn rơi,
Sầu dâng gieo rắc nơi trần thế,
Nỗi nhớ nơi đây bóng một người.

Người ấy là ai ta biết đâu?
Nhưng sao để lại cả u sầu.
Sao ta lại chớm hồn đơn lạnh!
Như chính ta là kẻ khổ đau.

Hay tại vì ta đã chót yêu,
Người ấy trong ta vẻ diễm kiều,
Sao ta không nói, ta không nói:
"Anh đã yêu em, mến rất nhiều."

Men tình chưa cạn, đã buồn lây,
Sầu vương mí mắt hạt mưa bay,
Có ai thấu hiểu lòng ta nhỉ?
Một thủa qua đường ai có hay!

Trở lạnh đường về, nhạt bóng đêm,
Hồn ta hiện diện mãi bên em,
Nặng hạt mưa trời, rơi hiu hắt,
Vướng đọng trong ta một nỗi niềm.

***

MONG CHỜ

Em ngồi bên song cửa,
Mong ngóng chờ anh yêu .
Mưa đêm, tràn nỗi nhớ;
Em buồn, lạnh cô liêu.
Anh ơi! Em thầm hỏi:
Giờ này anh ở đâu ?
Để lòng em mong mỏi,
Để tim em héo sầu!

***

MỘT BÔNG HỒNG CHO EM

Tặng em một đóa hồng đào,
Để hoa dẫn bướm đường vào tình yêu.
Quen em một thoáng buổi chiều,
Mà sao lòng thấy quá nhiều vấn vương.
Hoa xuân thắm, nở đầy vườn
Em loài hoa quí mùi hương ngạt ngào.
Yến oanh cất tiếng đón chào,
Bướm vàng, em dẫn lối vào động tiên.
Em ngoan, xinh đẹp, dịu hiền,
Bên em bao nỗi ưu phiền tiêu tan.
Cho dù cách trở quan san,
Nhưng lòng anh vẫn tấc gang với tình.
Em như một đoá hoa xinh,
Anh như cánh bướm si tình yêu hoa,
Đêm đêm dưới bóng trăng tà,
Ngắm hoa, tơ tưởng như là ngắm em.
Ôi! Định mệnh, hay tơ duyên
Từng giây, từng phút khó quên bóng hình.
Cô đơn anh vẫn một mình,
Ngồi đây mơ tưởng chuyện tình trăm năm.

Vũ Lang


NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Images?q=tbn:ANd9GcRFYGad4exPzjvn18h_NTlDcaFbB-qMjT1JJPZtYSOE1JL4BJ2F
.

Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang    NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeThu Dec 25, 2014 10:06 am


Buổi ra mắt sách của nhà văn Phạm Trần Anh và nhà thơ Vũ Lang


Trong chuyên mục sinh hoạt Cộng đồng tuần này, Hà Vũ mời quý vị theo dõi buổi ra mắt sách của nhà văn Phạm Trần Anh và nhà thơ Vũ Lang đến từ California do Hội Cựu Sinh viên Quốc gia Hành chánh miền Đông Hoa Kỳ phối hợp với Nguyệt san Hoài Hương tổ chức tại Mason District Governmental Center, Annandale, Virginia vào giữa tháng 10 vừa qua.

NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  A2360CD0-E085-4603-84B1-B2F1AA85885D_w640_r1_s
Hai tác giả Phạm Trần Anh và Vũ Lang chụp hình lưu niệm với khách tham dự

Hà Vũ, VOA
09.11.2011

Nhà văn, nhà biên khảo Phạm Trần Anh là một cựu sinh viên khóa 14 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Saigon. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc cùng với nhà thơ Tú Kếu và ký giả Trọng Tú. Ông bị bắt vào ngày 3 tháng 7 năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3 tháng 8 năm 1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.

Sang Mỹ vào tháng 9 năm 2006, ông dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, và mới nhất xuất bản vào năm 2011 là tập Việt Nam Thời Lập Quốc.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích hiện là chủ tịch Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ, đồng thời là trưởng ban dịch thuật Việt Anh-Anh Việt của Viện Việt Học trong phần nói về tác phẩm Việt Nam Thời Lập Quốc của Phạm Trần Anh cho rằng ông bị rơi vào một mê hồn trận vì tính cách phức tạp của vấn đề. Sau khi trình bày những bước khổng lồ trong sử học Việt Nam 100 năm qua, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đặt nghi vấn về sự thành công của nhà biên khảo Phạm Trần Anh trong việc tìm một kết luận dứt khoát về nguồn gốc dân tộc Việt Nam:

“Theo tôi hiểu thì tham vọng của anh là đi từ sử Việt, tìm cách đúc kết hết cả những tri thức của nhân loại về tiền sử để đi đến một kết luận dứt khoát về nguồn gốc của dân tộc ta. Anh có thành công không? Tôi e rằng trong nỗ lực này có lẽ anh quá tham nên dù anh đã dẫn chứng rất nhiều tài liệu và những lời chứng của các sử gia hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ 20 để ủng hộ cho quan điểm của anh, tôi sợ rằng anh vẫn chưa chứng minh được một cách thỏa đáng tại sao Bách Việt có lúc đã vùng vẫy gần như khắp cả Trung nguyên, ngày nay lại bị thu hẹp còn có độc nhất một dân tộc Việt, 90 triệu trên mãnh đất chữ S, đứng trước một tiền đồ thật mong manh, chênh vênh không đảm bảo!”

NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  28A51964-5CB2-4125-864A-E8E9D844380A_w268
Nhà biên khảo Phạm Trần Anh ký tặng sách

Tác giả Phạm Trần Anh trong phần trình bày sơ lược về tập "Việt Nam Thời Lập Quốc" đã cho biết phương pháp áp dụng để viết tác phẩm này:

“Vấn đề là phải lần mò trong rừng thư tịch, đối chiếu văn hóa khảo cổ, huyết học, chỉ số sọ, DNA rồi mới chứng minh được nguồn gốc của dân tộc mình.”

Căn cứ vào những tài liệu còn lưu truyền của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về các lãnh vực lịch sử và khảo cổ, ông Phạm Trần Anh cho rằng:

“Lần biển tiến gần đây nhất cách đây 8.500 năm, người Hòa Bình tức là người Tiền Việt (Protoviets) phải di tản lên miền cao, đi xuôi lên Vân Nam, Quý Châu, Ba Thục, lên đến cao nguyên Malaya. Cách đây hơn 6.000 năm khi nước biển rút, ông cha ta lại đi từ đó xuống Trung Nguyên và xuống Bắc Việt Nam. Và một điều quan trọng nữa là lập quốc không phải ở Bắc Việt. Người Tiền Việt ở đó nhưng lịch sử lập quốc từ trên cao nguyên Malaya xuống Ba Thục thì lập quốc ở Ba Thục, khác với một số sử gia Mác-Xít là lập quốc ở vùng Việt Trì. Đến thời Hùng Vương thứ 16 mới dời đô đến Phong Châu và địa danh Phong Châu là triều Đường cai trị đặt tên vào năm 621. Làm gì có chuyện lập quốc ở Phong Châu vì lúc đó là biển mênh mông.”                       

Ông kết luận:

“Chúng ta có quyền tin tưởng mãnh liệt rằng cuối thiên niên kỷ thứ hai, sang đầu thiên niên kỷ thứ ba phục hồi được sự thật khách quan và trả lại những gì của lịch sử cho lịch sử và câu chuyện này sẽ còn rất nhiều người và tôi chỉ là người đầu tiên liều, dám đặt vấn đề và sẽ được chứng minh, mọi người khác sẽ chứng minh.”

NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  4206F484-C39A-4DDA-ADA8-13B4CC991F29_w268

Nhà thơ Vũ Lang (trái)

Trong phần giới thiệu nhà thơ Vũ Lang, bà Minh Nguyệt, chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyệt San Hoài Hương cho biết nhà thơ Vũ Lang là cựu giáo sư trường Trung học Nguyễn Trãi ở Sài Gòn. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông vẫn tiếp tục dạy học, nhưng sau vài năm ông xin nghỉ để chờ giấy tờ đoàn tụ với gia đình theo chương trình ra đi có trật tự ODP. Tuy nhiên ông phải chờ 8 năm sau khi nộp đơn mới đến được Hoa Kỳ. Nhà thơ Vũ Lang định cư đầu tiên tại bang Virginia vào năm 1989. Vào năm 2001 ông sang California và thường xuyên cộng tác với báo hoặc đặc san như Văn Hữu, Khởi Hành, Hồn Việt, Saigon Times, Phát triển Kinh tế...

Ông đã xuất bản hai tập thơ, Thơ Hạnh Ngộ vào năm 1997 và Thơ Nhị Thập Bát Tự vào năm 2004.

Tại California, nhà thơ Vũ Lang tham gia sinh hoạt trong Hội Cựu Giáo chức Việt Nam Hải ngoại, Hội Văn Bút Quốc tế Việt Nam Hải ngoại. Hiện ông là chủ tịch Câu lạc bộ Thi văn Tao đàn Hải ngoại.

Trong phần tự giới thiệu tập thơ Nhị Thập Bát Tự, nhà thơ Vũ Lang cho biết:

“Nhị Thập Bát Tự là thể thơ 28 chữ nhưng trong đó có mười chữ giống nhau làm chủ đề. Lời thơ châm biếm, hài hước, bình dị, mô tả những đau xót, sung sướng của tâm hồn, những lục dục thất tình. Đặc biệt thể thơ này tôi làm từ A đến Y. Trong thể thơ này có hơn 200 bài.”

Trong tập thơ Nhị Thập Bát Tự, nhà thơ Vũ Lang còn làm thêm những thể thơ khác nữa như thơ Thủ Vĩ Đồng Từ, thơ Khoán Thủ, thơ Đường Luật, thơ 12 con Giáp, thơ Song Điệp, thơ Xướng Họa, thơ Yết Hậu, thơ Tứ Tuyệt. v...v...

Một người tham dự buổi ra mắt sách của nhà văn Phạm Trần Anh và nhà thơ Vũ Lang, sau khi tặng hoa cho hai tác giả đã nói lên cảm tưởng của cô:

“Người lính xông pha ngoài chiến trận dùng lòng can đảm để giữ quê nhà thì hai anh đã dùng ngòi bút của mình để nói lên lòng yêu nước nên em mong rằng mỗi gia đình của chúng ta nên có một cuốn sách của hai anh để thế hệ con cháu của chúng ta tiếp tục đọc và tìm hiểu lịch sử Việt Nam.”


NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  2Q==
Về Đầu Trang Go down
vantran
Khách viếng thăm




NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang    NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitimeSun May 03, 2015 9:40 am


"Chép" thêm ít thơ NHỊ THẬP BÁT TỰ



BÁN  NƯỚC


BÁN chui, BÁN lén, BÁN tiêu rồi!
BÁN đất, BÁN nhà, BÁN biển khơi,
BÁN dân nô lệ, thân còn BÁN!
BÁN nước Tổ Tiên, BÁN giống nòi!


HẠ LỆNH

HẠ lệnh, HẠ cờ, HẠ súng mau!                                    
HẠ thần, HẠ thủ, HẠ viện đâu?!                                     
HẠ bút , HẠ mình, HẠ giọng nói:
"ĐẦU HÀNG" quân, cán HẠ hồi sau!./.
                                                                                 

KHÔNG! KHÔNG!! KHÔNG!!!

KHÔNG nghe, KHÔNG thấy, KHÔNG làm
KHÔNG cầm, KHÔNG lượm, KHÔNG ham bạc tiền
KHÔNG bàn tán, KHÔNG than phiền!!! 
Cũng KHÔNG tranh cãi, KHÔNG nên đổ thừa!!!


KHI KHÔNG

Khi KHÔNG, KHÔNG cả tình yêu.
Khi CÓ, CÓ cả tình yêu suốt đời,
Khi VUI , VUI cả mọi người?
Khi BUÔN, BUỒN chỉ mình tôi ngồi BUỒN!!!


clbthivantaodan

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang    NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NHỊ THÂP BÁT TỰ - Thơ Vũ Lang
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghe lại Nhạc Trẻ VN Thập Niên 60-70 (MV 1-5)
» Hãy đi về nơi ấy và để sự im lặng lại với anh
» Lãng quên anh
» Lang thang .
» Hội Hoa Xuân - Thơ Vũ Lang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ-
Chuyển đến