Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chuyen Saigon quang phải Nguyen VNCH quốc ngắn linh chẳng hoang trong quan nhac Nhung quynh sáng bich chất không thuoc nguyet Trung Chung truyện ngam
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Jan 16, 2013 2:08 pm


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...


Lý Thụy Ý

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Z


Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen

Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thơ xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao”?

Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào cũng không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quí Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Tự Do, Lê Lợi, Tự Do. Những rạp ciné. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn), những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng. Gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Pasteur - Lê Lợi)…

Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng. Có khi… cùng giờ nên người Sàigòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”.  Rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự. Người Sài gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.

Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn khoa, Luật, Gia Long, Trưng vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-Bốt từng du học, người Sài gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có HYNOS “anh yêu em yêu luôn kem” xịn hơn.

Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài gòn không thích: “ra vẻ cụ”, vì Sài gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà kịch cợm.

Sài gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hoa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài gòn đẹp lắm! Sàigòn ơi!! Sài gòn ơi!”.

Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa cứ về đến cầu Sài gòn hay cầu Bình Điền là coi như về đến nhà.

Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài gòn như chính giữ cuộc đời mình. Khóc một ngày khi Thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Khóc một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:

Qua hành lang Eden kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím…

Thì không bao giờ còn nữa.

Vẫn biết có những sự đổi thay tốt hơn, đôi khi cần thiết, nhưng sao vẫn thấy chạnh lòng. Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài gòn”, bỗng chợt giật mình tự hỏi, có khi nào người ta phù phép để Sài gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương cung thánh đường, chợ Bến thành, bưu điện Sài gòn, một sớm mai thức dậy người Sài gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…

Ôi Sài gòn của tôi!!

Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài gòn xưa”. Từng tên đường góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi những dấu yêu xưa!.

Và, rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào ‘Sài gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.

SÀI GÒN ơi!


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... SaiGonNgayDo_051


Lý Thụy Ý

Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Jan 21, 2013 10:40 pm

.
“SÀI GÒN ĐẸP LẮM”

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcR7NbDlUz4E_ODLj-viR44QSXLve4aI7rIlRUChoPjkcPyh1pKzUg

https://www.youtube.com/watch?v=rk6CpyWdD5M

Sài Gòn đẹp lắm - Thanh Hà
Sáng tác: Y Vân

Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Lá la la lá la
Lá la la lá la

Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa.

Lá la la lá la
Lá la la lá la

Ôi đời đẹp quá, tràn bao ý thơ.
Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca
Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai
Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!


Vài nét về Nhạc sĩ Y Vân

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Thanh Hóa. Thuở thiếu niên ông từng theo học nhạc với giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước, và đã tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công. Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em.

Lúc đó chàng nhạc sĩ nghèo chưa lấy nghệ danh Y Vân, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình. Có một người bạn thân giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các – nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm. Nhưng… tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh “Trương Chi” si tình khốn khổ, còn nàng lại là một “Mỵ Nương” danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng… thành danh, một loạt các ca khúc của Y Vân (có nghĩa là Yêu Vân) ra đời từ đó như: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng… với phong cách tha thiết, trữ tình rất được công chúng yêu thích.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Pbucket

Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân còn rất đa dạng: vui tươi, sôi động với Sài Gòn đẹp lắm, lung linh, sang trọng với Tiếng trống cao nguyên, Những bước chân âm thầm (thơ Kim Tuấn) và nhất là ca khúc Lòng mẹ êm ái đầy xúc cảm…
Tác giả biết rất nhiều về anh em nhạc sĩ Y Vân và Y Vũ, nhưng có bài viết của Nguyễn Linh Giang mang thật nhiều ý nghĩa về người nhạc sĩ sáng tác ca khúc “Người em sầu mộng” phổ thơ của Lưu Trọng Lư.

Y Vân là một trong số ít những nhạc sĩ Việt Nam sống hoàn toàn bằng âm nhạc. Ngoài việc sáng tác và làm việc cho các đài phat thanh và truyền hình, ông còn đánh đàn contrebass và guitar tại các phòng trà ca nhạc ở Sài Gòn và các Club Mỹ. Là một nghệ sĩ, ông ít có đầu óc thương mại, thường bán đứt bản quyền các bài hát ăn khách. Trong một thời gian ông và vợ có thực hiện một số băng nhạc lấy tên Trung Tâm Mây Hồng nhưng cũng không kéo dài lâu.

Sau 1975, Y Vân trở nên nghèo túng như tất cả những người Sài Gòn lúc gạo châu củi quế. Và nhiều bài hát của các nhạc sĩ chưa được cho phép trình diễn, nên ông không hành nghề được phải sống bằng tiền dành dụm. Đến những năm 80, hoạt động âm nhạc mới trở lại, nhưng lúc này ông ít sáng tác mà chỉ làm nhạc phim và viết hòa âm cho các ca sĩ.

Nhạc sĩ Y Vân mất ngày 28/11/1992, sau một cơn mệt tim nặng.

NGUYỄN VIỆT

Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Sàigòn Dĩ vãng   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeTue Jan 22, 2013 6:46 pm

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Saigon2



Sàigòn Dĩ vãng


Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, tới hôm nay, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ chi, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi thế nên người ta vẫn gọi tên cũ chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn. Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới.

Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sàgòn.

Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, dang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa

Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.

Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi: Sàigòn ơi! Ta hứa rằng ta sẽ trở về. Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàgòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ, với ngọc ngà dĩ vãng.

Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nữa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi nầy. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.

Đường Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị , cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Anhso-021820_Ca_sC3AC_Thanh_ThC3BAy_1961

Thanh Thúy

Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau nầy. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát tứ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vuốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết, vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị từ nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông, bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.

Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây.

Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.

Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì … bị một nam ca sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận, đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... KL_LT_TT_1
Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca nầy lên tới một triệu. Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.

Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tình khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác sỹ trở thành phu quân của nàng.

Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Fami có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau nầy lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẽo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.

Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Thanh20ThC3BAy20TrC3BAc20Mai20Thanh20Lan20NguyE1BB85n20Long20TrE1BAA7n20VC483n20TrE1BAA1ch20XuC3A2n20Thu20NS20LC3AA20VC483n20ThiE1BB87n20Kim
Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu chìm. Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa, thành bao nhiêu Little Sàigòn rãi rác khắp hải ngoại. Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do… Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau, khi hết Cộng sản.

Sàigòn đã ra đi và Sàigòn tung cánh chim viễn xứ, quy tụ quây quần tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức v.v… Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn hòn ngọc viễn đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu về Hiệp phố. Sài gòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.


Tâm Triều




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Qsw202-1



MỘT MAI KHI TRỞ LẠI


NGÔ VĂN QUY


Một mai anh về qua đường Duy Tân,
Phố cũ hè xưa lá vẫn rụng đầy
Người thân nhiều kẻ không còn nữa
Đời cũng trôi theo những đoạn trường

Một mai anh về qua trường Gia Long
Thấy nón vành nghiêng nhớ dáng em hiền
Bờ vai mòn mõi theo ngày tháng
Tình cũng tan theo những muộn phiền

Mai đây anh về qua đường Tú Xương
Quán vắng mưa khuya bước ai trên đường
Thương yêu ngày cũ tìm đâu thấy
Dấu vết tình xưa đã vàng phai

Một mai anh về qua trường Trưng Vương
Thoáng ngỡ ngàn, vây kín tâm hồn
Mình anh sầu tủi âm thầm đứng
Lòng xót xa thương những cuộc tình


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 2ikcymv-2
.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Thương nhớ Sài Gòn - Song Chi   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 11:44 am

.
Thương nhớ Sài Gòn


(Tặng những người bạn văn nghệ của tôi - những người cũng yêu mến và nhiều lần trăn trở, muốn làm một cái phim “chân dung Sài Gòn”, như tôi… - Song Chi)


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTyRVOQeMSGx7szFoo4sKPyjViLXvWmjEQ5zhbBySKszq0knH7c


Cho đến ngày rời Sài Gòn, rời Việt Nam ra đi bắt đầu lại ở xứ người, tôi đã sống ở Sài Gòn gần 40 năm - 34 năm liên tục kể từ 1975 đến 2009 và một vài năm không liên tục trước 1975. Một quãng thời gian đủ dài cho một đời người để thành phố này, với tôi, đã trở thành gắn bó mãi mãi. Khi nói chuyện với mọi người bao giờ tôi cũng nhận mình là người Sài Gòn, cho dù tôi không sinh ra và có thể, cũng sẽ không sống những ngày cuối đời tại đây.

Bao nhiêu năm sống ở Sài Gòn, hàng chục lần tiễn bạn bè, người thân rời bỏ thành phố và cũng hàng chục lần đón những người đi xa trở về, để cuối cùng chính mình cũng ra đi, chưa biết đến khi nào mới quay về, để cuối cùng chính mình cũng trở thành một người ôm nỗi thương nhớ Sài Gòn da diết trong nỗi nhớ thương chung một dải đất Việt Nam đã trở thành xa ngái.

Với tôi, Sài Gòn bao giờ cũng là… Sài Gòn, cái tên thành phố Hồ Chí Minh, khi còn ở Việt Nam, chỉ là cái tên tôi buộc phải sử dụng trên những giấy tờ, đơn từ…

Với tôi, Sài Gòn luôn luôn là một thành phố đặc biệt, mà quả thật, từ vị trí địa lý, lịch sử cho đến văn hóa Sài Gòn, tính cách con người Sài Gòn… đã làm nên cái đặc biệt của thành phố này so với những thành phố khác của Việt Nam.


1. Sài Gòn bề nổi

Một thành phố đầy những mặt đối lập, mâu thuẫn, bộn bề, ngổn ngang.

Đối với những ai chỉ tình cờ ghé qua Sài Gòn rồi lưu lại trong một thời gian ngắn, những người đi xa nhiều năm mới trở về thăm lại thành phố, hay những du khách nước ngoài dạo bước qua Sài Gòn trong một chuyến du lịch… thường chỉ cảm nhận được Sài Gòn trong cái bề nổi của nó. Đó là một thành phố ồn ào, đông đúc, xô bồ, bụi bặm, với những con đường luôn luôn đông nghẹt xe cộ, người đi lại ngược xuôi hối hả. Nạn kẹt xe, rồi tai nạn giao thông ở thành phố này và trên cả đất nước này nói chung, đã thật sự trở thành một nỗi ưu tư cho tất cả mọi người, khi con số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông hàng năm lên đến hơn 13.000 người trên tổng dân số khoảng 86.000.000 người! Những con đường dầy đặc mật độ xe cộ, những vĩa hè đầy đặc người buôn bán, đi lại, ăn uống, xả rác… từ sáng sớm đến đêm khuya… Hầu hết mọi con đường trong thành phố đều trở thành những khu phố kinh doanh, hầu hết mọi ngôi nhà ngoài mặt tiền cho đến trong những con hẻm sâu đều mở cửa buôn bán, làm dịch vụ… Rất hiếm hoi để tìm thấy một con đường yên tĩnh hay những ngôi biệt thự villa có sân vườn một thời là niềm tự hào của “Sài Gòn-hòn ngọc Viễn Đông”. Những ngôi biệt thự ấy phần lớn đã trổ cửa, cơi nới, thành các loại nhà phố, cửa hàng, quán xá, showroom…

Người đi xa lâu năm trở về bâng khuâng nhớ lại những con đường với hai vòm lá me xanh như ngọc hoặc thơm ngát hương ngọc lan thuở nào của Sài Gòn. Đường xá mở rộng nhiều, đường mới làm cũng không ít, nhưng hầu như chẳng ai quan tâm đến việc trồng thêm nhiều cây xanh trên đường, ngược lại cây cũ bị tỉa trụi nhánh, đốn bỏ nhiều, thành phố đã nắng nóng càng thêm nóng. Không chỉ những con đường xanh bóng me, sự lãng mạn dường như cũng ngày càng trở nên hiếm hoi trong cuộc sống của người Sài Gòn hôm nay. Còn mấy ai bây giờ vì yêu hình ảnh của một người con gái “ em tan trường về ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay” để rồi “em tan trường về anh theo Ngọ về trưa trưa chiều chiều…” mãi mà chẳng dám nói một câu?

Sài Gòn, đó là một thành phố bộn bề, ngổn ngang, đã và đang thay đổi từng ngày. Những buiding, cửa hàng, căn hộ mới không ngừng mọc lên với đủ loại kiến trúc xấu có đẹp có. Những con đường hết đào lên lại lấp xuống, hết mở rộng lại phân luồng, hết “thử nghiệm” lát gạch con sâu một thời lại đến thử nghiệm trồng cau, làm dải phân cách mới rồi lại phá bỏ, trụ đèn giao thông mới lắp chưa kịp hư đã lại thay mới… Toàn những “thử nghiệm” lãng phí tiền tỉ của dân mà cũng chẳng thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm gì và thành phố thì cũng chẳng đẹp đẽ gì hơn.

Sài Gòn, đó là một thành phố đầy những mặt đối lập, mâu thuẫn - như hầu hết các thành phố lớn trong những quốc gia đang trên đà phát triển, đổi thay. Đối lập giữa cũ và mới - vẫn còn lại đây những ngôi nhà có tuổi thọ hàng trăm năm, những khu phố cổ Chợ Lớn, những dinh thự, nhà thờ được xây từ thời Pháp bên cạnh những building kiến trúc mới hiện đại; trên đường phố người ta vẫn nhìn thấy những chiếc xe Vespa cổ, xe Velosolex, xe honda 67, xe hơi mui trần kiểu cổ bên cạnh những chiếc @, Dylan, Mescedes đời mới nhất; những nhà hàng sang trọng với những người bồi ăn mặc lịch sự cài nơ trên cổ áo bên cạnh những tiệm chạp phô, tiệm ăn nhỏ của người Hoa với ông chủ cởi trần, mặc chiếc quần lửng và cung cách phục vụ như từ bao nhiêu năm trước; những chiếc áo dài thiếu nữ thướt tha với mái tóc dài e ấp bên cạnh những chiếc áo hai dây, hở rốn đi cùng mái tóc nhuộm đủ màu…

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQ5bYZx0wbwERsQr_r_QPrruP5KMWgSM6wv66l-wwL2U8WHen67

Đối lập giữa động và tĩnh - bên cạnh thế giới của những vũ trường, café nhạc trẻ, quán nhậu ồn ào là không gian yên tĩnh của những ngôi chùa, thư viện, một khoảng không gian buổi sáng trong công viên nơi các ông cụ về hưu bình thản ngồi đọc báo nghe chim hót… Đối lập trong sự giàu-nghèo, sang trọng-bình dân tồn tại ở khắp nơi. Kề bên những khách sạn, nhà hàng, vũ trường sang trọng ở đó người ta có thể đốt hàng đống tiền cho một bữa ăn nhậu hay một cuộc vui với rượu ngoại, thuốc lắc tính giá hàng trăm dolla là hình ảnh những người lao động nghèo với gánh ve chai lặc lè giữa trưa nắng gắt, gánh khoai lang đậu phọng rẻ tiền hay những em bé với một xấp vé số trên tay lang thang cả ngày kiếm được chừng mươi ngàn chưa bằng một lon bia lạnh người khác đang uống, hay hình ảnh những người phải leo lên những cây me cao chót vót bên đường hái me bán để kiếm ít ngàn tiền gạo, những người ngày đêm cắm mặt trên những bãi rác khổng lổ, kiếm sống từ rác… Kề bên những beauty salon sang trọng, dịch vụ massage, chăm sóc da, tắm Spa… ở đó khách hàng bỏ tiền triệu và được chăm sóc nâng niu với đủ mọi tiêu chuẩn cầu kỳ, là dịch vụ đấm bóp dạo lề đường nơi khách hàng chỉ phải bỏ ra năm, mười ngàn, ngồi hoặc nằm ngay trên lề đường! Và không ít con đường ở Sài Gòn, bên ngoài là dãy nhà phố sang trọng lịch sự, vào bên trong là những con hẻm lao động ngoằn ngoèo với mức sống khác hẳn như thuộc về hai thế giới khác.

Sài Gòn - một thành phố cái gì cũng có. Từ cái đắt nhất đến cái rẻ nhất, sang trọng nhất đến bình dân nhất, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng khác nhau trong xã hội. Từ ăn uống vui chơi giải trí đến học hành. Ở Sài Gòn học cái gì cũng có người dạy và dạy cái gì cũng có người học, với đủ loại bằng cấp, khoá học, giá cả và chất lượng khác nhau. Nhưng có những cái nhiều khi kiếm mãi không ra mà không ai có thể hình dung nổi một điều phi lý như vậy lại tồn tại - chẳng hạn như đi tìm một cái toilet công cộng ở Sài Gòn! Xin thưa với bạn, không dễ dàng gì đâu. Lại thắc mắc: chính quyền nhiều việc quá nên quên đã đành, còn người Sài Gòn vốn rất nhạy trong kinh doanh sao không ai nghĩ đến việc kinh doanh toilet công cộng ở Sài Gòn nhỉ.

Sài Gòn - một thành phố năng động, đầy sức sống, ở đó mọi cái mới đều được tiếp nhận học hỏi rất nhanh. Những lĩnh vực nghề nghiệp mới: quảng cáo, thiết kế đồ hoạ, tổ chức event, thiết kế thời trang, hoạt động đa truyền thông… Những mặt hàng tiêu dùng, tiện nghi mới: từ các đời điện thoại di động cho đến trò giải trí hip-hop của giới trẻ… Người Sài Gòn dễ chấp nhận cái mới và cũng dễ chấp nhận sự đa dạng, khác nhau trong quan điểm, cách sống cách nghĩ của người khác.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcSJDoPvGQ_z9z85DyCze95I_KjkMnF9s5G-Kz3e2UZ_VwuM251g

Một quan chức, một người trí thức, và một anh đạp xích lô có thể ngồi bằng vai phải lứa với nhau trong cuộc nhậu, tranh luận với nhau và nếu ý kiến có khác nhau thì “cũng có sao đâu”. Tinh thần phóng khoáng dân chủ đó là một nét đáng quý của người Sài Gòn. Cảm nhận chung về Sài Gòn còn là một thành phố có đầy đủ những chuẩn mực của một thành phố hiện đại: điện thoại di động và internet được sử dụng ở khắp mọi nơi, dẫu rằng có những mặt tiêu cực của nó. Dưới cái nhìn của số đông bây giờ, giá trị của một con người nhiều khi không nằm ở nhân cách, tri thức thực sự của người đó mà mà lại được xét trên giá trị cái điện thoại di động họ đang dùng, chiếc xe họ đang đi, hay ngôi nhà họ đang ở! Lớp học tiếng Anh mở ra ở khắp nơi, gần 50% người Sài Gòn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nhất là ở những khu phố thường xuyên có người nước ngoài như khu phố Tây balô trên đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện. Và trên hết là sự luân chuyển rất nhanh của đồng tiền - cũng là một tiêu chuẩn của một thành phố hiện đại.

Nhưng tất cả những cảm nhận đó cũng chỉ là Sài Gòn bề nổi mà thôi. Sài Gòn mang trong lòng nó một chân dung khác hẳn, những vẻ đẹp khác hẳn mà chỉ khi ở lâu tại thành phố này người ta mới cảm nhận được.

2. Sài gòn bề sâu


Sức sống thật sự của Sài Gòn. Tính cách, đời sống nội tâm của con người Sài Gòn.

Sài Gòn không chỉ là những buiding mới xây, những nhà hàng, vũ trường, khu ăn chơi hào nhoáng… Sài Gòn cũng không chỉ là một bề mặt đang bộn bề ngổn ngang. Sài Gòn còn là đời sống vỉa hè muôn mặt, là những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, những khu xóm lao động bên kênh rạch hay nằm sâu trong khu vực Chợ Lớn, quận 6, quận 8, quận 11… nơi những người dân lao động cần cù chạy ăn từng bữa, cần cù làm ra đủ loại sản phẩm, vật dụng nho nhỏ khác nhau cho thành phố.


Nếu nước Mỹ vẫn được gọi là một “melting-pot của thế giới” thì Sài Gòn, có thể gọi là một “melting-pot của Việt Nam” và sức sống thực sự của Sài Gòn nằm trong cái đặc điểm này, được thể hiện ngay từ “diện mạo” kiến trúc bên ngoài. Sài Gòn là nơi hội tụ của rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau - có thể tìm thấy ở Sài Gòn, những toà nhà dinh thự mang bản sắc kiến trúc Đông Dương do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như Nhà thờ Đức Bà, UBND thành phố, Bảo tàng Cách mạng, trường Marie-Curie, Nguyễn thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Lê Hồng Phong…, những khu chùa cổ rất đặc trưng của người Hoa, người Ấn, những công trình kiến trúc do các kiến trúc sư người Việt thiết kế những năm 60-70 vừa hiện đại vừa rất Á Đông và đặc biệt phù hợp với khí hậu của một xứ nhiệt đới như Dinh Độc Lập, Thư viện Tổng Hợp, Trường Đại Học Y Khoa, trung tâm IDECAF… cho đến những công trình, nhà ở có kiến trúc hiện đại mới xây sau này… Đi sâu vào đời sống muôn mặt của Sài Gòn, càng thấy rõ tính chất “melting pot” đó - thành phố dung nạp tất cả, thâu nhận tất cả mọi nguồn nhân lực đến từ mọi nơi trên đất nước, tạo cơ hội bằng nhau cho tất cả mọi người. Có thể kể ra rất nhiều con người gốc gác từ nơi khác, đã đến kiếm sống, lập nghiệp và thành danh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Sài Gòn, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Kể từ sau năm 1975 cho đến nay, dòng thác người từ ngoài Bắc nói chung và từ Hà Nội tiếp tục đổ vào Sài Gòn - dân nghèo ở nông thôn, tỉnh lẻ thì vào Sài Gòn lao động kiếm sống, tạo thành từng nhóm đồng hương cùng làm một nghề như bán mì gõ, đậu hũ gánh, bắp xào…, người Hà Nội thì vào Sài Gòn mở công ty tư nhân, giới văn nghệ thì tìm công danh trên con đường ca hát, làm người mẫu, đóng phim…

Sức sống của Sài Gòn được tạo nên còn bởi vì không một nơi nào khác ở VN có một khu vực kinh tế tư nhân mạnh mẽ như ở đây và một cơ chế xã hội hóa được thực thi nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất như ở đây.

Sài Gòn là đất hội tụ. Người Sài Gòn từ lâu đã quen với việc chung sống hoà bình giữa những người tạm gọi là khác xứ, khác quê. Do vậy người Sài Gòn có tính cách cởi mở, không bảo thủ, dễ hoà đồng, bình dân, hào phóng, rộng rãi. Người Sài Gòn gần như luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào có tính cách xã hội từ thiện - từ một trường hợp thương tâm được đưa lên báo, một hoàn cảnh cần được giúp đỡ, một sinh viên cần được tiếp sức đến trường, cho đến lũ lụt ở miền Trung, thiên tai ở đâu đó, hay phong trào ký tên vì công lý, vì các nạn nhân chất độc màu da cam… Bên dưới cái vẻ bề ngoài như vô tình không ai để ý đến ai của người Sài Gòn - rất dễ làm chạnh lòng những người nhập cư mới đến Sài Gòn, người Sài Gòn bao giờ cũng mau mắn, sẵn lòng chia xẻ nỗi đau của người khác. Nhưng người Sài Gòn cũng hời hợt mau quên. Cả nỗi đau lẫn sự bất công, mới hôm qua còn làm người ta đau đớn bừng bừng phẫn nộ thì ngày hôm sau, cuộc sống bộn bề đã cuốn người ta đi. Cái sự mau quên đó còn thể hiện ngay trong thái độ với chính những giá trị tài sản vật chất lẫn tinh thần của Sài Gòn mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên và để lại - như người ta sẵn sàng đập bỏ không thương tiếc những khu nhà, biệt thự xưa để xây lên những công trình mới chẳng hạn. Cộng thêm cái thói nghĩ ngắn mà không nhìn xa trong kiến trúc quy hoạch và nhiều mặt khác của giới lãnh đạo đã tạo nên hệ quả một thành phố bộn bề, ngổn ngang, chắp vá như hiện tại.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Pbucket

Trong đời sống văn hóa nghệ thuật của Sài Gòn, có một bề nổi với những tụ điểm ca nhạc tràn ngập loại nhạc trẻ, nhạc “thời trang”, những quán bar phòng trà, sân khấu tấu hài lẫn chính kịch vẫn sáng đèn đêm đêm, những show diễn thời trang, các cửa hàng sách vẫn đầy ắp sách mới in các loại, là những tác phẩm văn học “chính thống” hay “lề phải” được công nhận bởi nhà nước… Và có một đời sống văn hoá nghệ thuật khác, lặng lẽ, âm thầm sinh sôi và tồn tại, nhưng phong phú, hiện đại và rất dữ dội. Đó là những tác phẩm văn học nghệ thuật “ngoài luồng” hay “lề trái”, với những nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ… mà tác phẩm của họ không (hoặc chưa) thể công bố rộng rãi, chỉ trong giới biết với nhau hoặc chỉ xuất hiện trên mạng internet, ở bên ngoài nước. Đó là những Cung Tích Biền, Nguyễn Viện, Trần Tiến Dũng, Thận Nhiên, Nguyễn Quốc Chánh, Lý Đợi, Bùi Chát v.v…

Cũng chỉ có Sài Gòn mới có những nhà xuất bản “ngoài luồng” theo kiểu người sáng tác tự in, tự xuất bản như nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Lý Đợi-Bùi Chát, nhà xuất bản Cửa của nhóm Trịnh Cung, nhà xuất bản Gió của nhạc sĩ Tuấn Khanh… Ở đây, một lần nữa, người ta lại bắt gặp cái tính chất giao thoa, “melting pot” trong đời sống vật chất lẫn văn hoá tinh thần của Sài Gòn. Văn chương hội họa của Sài Gòn (và của miền Nam) may mắn có được sự giao thoa giữa nhiều luồng nhiều dòng khác nhau - dòng miền Nam trước 1975, dòng miền Bắc trước 1975, dòng văn chương nghệ thuật thống nhất sau 1975, dòng văn học nghệ thuật hải ngoại sau 1975…

3. Sài Gòn trong tôi


Người nước ngoài mới đến Sài Gòn có thể thấy thành phố này sao mà xô bồ, hỗn độn. Nếu so với Hà Nội có cây, hồ, phố cổ… hay Huế có thiên nhiên tĩnh lặng, lăng tẩm phai màu thời gian… Sài Gòn dường như không có gì để nhớ. Và cũng thật khó cho người dân Sài Gòn mỗi lần có khách phương xa đến chơi, xin được giới thiệu những thứ và nơi “chỉ Sài Gòn mới có”. Tôi đã nhiều lần rơi vào tâm trạng như vậy. Bởi cái đẹp của Sài Gòn là nằm trong sức sống của thành phố, trong tính cách, văn hóa, lối sống… của con người Sài Gòn, là những cái mà phải sống và gắn bó với thành phố này mới cảm nhận được. Chỉ riêng từ sau 1975 đến nay, chính thành phố này đã luôn luôn là nơi đi tiên phong trong mọi đổi mới về kinh tế cho đến mọi hình thức “cởi trói”, xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, chính thành phố này đã thường xuyên gánh vác vai trò đầu tàu về kinh tế, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách quốc gia, đi đầu trong những phong trào từ thiện, cứu trợ, là vùng đất mở, đất hứa cho bao nhiêu thế hệ trong Nam ngoài Bắc tìm đến sinh sống, thành đạt lẫn thành danh. Nhưng thành phố này cũng chịu nhiều thiệt thòi. Bởi Hà Nội là thủ đô nên trong các chủ trương đầu tư, xây dựng, mở rộng, nâng cấp… đều phải được ưu tiên trước, điều đó đã hẳn. Ngay trong khía cạnh “tinh thần”, thành phố dường như cũng chưa được ứng xử một cách công bằng. Một ví dụ nhỏ: có rất nhiều bài hát, bài thơ, tác phẩm văn học, hội họa, phim tài liệu… nói về Hà Nội, Huế… nhưng chả có mấy tác phẩm như vậy về Sài Gòn.

Mang một món nợ tinh thần với thành phố, đã có vài lần tôi và một vài người bạn trong giới văn nghệ muốn làm một cái phim tài liệu về Sài Gòn. Về diện mạo Sài Gòn. Văn hóa Sài Gòn. Con người Sài Gòn. Tính cách Sài Gòn… Bằng cái nhìn của người Sài Gòn, thương yêu và đau lòng trước những thay đổi, mất mát, biến dạng… của Sài Gòn và của những con người Sài Gòn hôm nay. Nhưng rồi vì rất nhiều lý do - trong đó có lý do cái nhìn và cách đặt vấn đề của chúng tôi về Sài Gòn đã tạo nên sự e ngại của những quan chức văn nghệ trong việc xét duyệt đề tài. Cho đến khi chúng tôi buộc phải chuyển sang phim tài liệu truyền hình nhiều tập, làm giảm nhẹ vấn đề, chuyển sang tính chất văn hóa lịch sử nhiều hơn thì cái đề cương đó mới được thông qua. Nhưng chưa kịp triển khai thì lại xảy ra vụ tôi “có vấn đề về chính trị” theo quan điểm của các vị công an PA25 (tức công an văn hóa), mọi dự án phim tài liệu, phim truyện đang hoặc sắp thực hiện liền bị ngừng lại. Hình như sau này khi tôi đã ra đi, ở cái đài truyền hình nơi chúng tôi đã giao đề cương phim tài liệu về Sài Gòn, người ta vẫn tiếp tục thực hiện một phim tài liệu về Sài Gòn, nhưng với một ê-kíp khác, và tất nhiên, với một cái nhìn khác, quan điểm khác.

Bây giờ tôi đã xa Sài Gòn. Món nợ với thành phố như vậy là chưa trả được và cũng không biết đến bao giờ trả. Mỗi lần có dịp ghé qua những thành phố xinh đẹp của nước người, nhớ về cái bộn bề, ngổn ngang, chắp vá, cùng vô vàn những cái phản thẩm mỹ, phi văn hóa… đang tồn tại của Sài Gòn - hệ quả của sự yếu kém, vô trách nhiệm của giới lãnh đạo, quản lý thành phố nói riêng và của cả một thể chế chính trị xã hội nói chung gây nên, chỉ còn biết thở dài… Sài Gòn ơi!

Song Chi


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRqquAWFhHeaX1GZXEibR5-rRXBg0Aj7gSzxd4D_czu4Lto9AUP
.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: THƠ NGUYÊN SA: TÁM PHỐ SÀI GÒN   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeTue Apr 16, 2013 3:42 pm


.
THƠ NGUYÊN SA: TÁM PHỐ SÀI GÒN


Nhớ một thời Sài Gòn...
"Xin gởi đến các bạn môt bài thơ của Nguyên Sa
viết về Sài Gòn của những tháng ngày thanh bình cũ.
Các bạn sẽ có một đánh giá đúng hơn về
thành phố mà nhiều người yêu mến".
Trước 75, tôi cũng rất thích thơ Nguyên Sa
nhưng bài nầy tôi lại chưa đọc...



Tám Phố Sài Gòn
                 
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTeFcNEkChxHL7AKrRdIfd56qE9uVFD42x-WklxMfb_X336hf4u


Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo

Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTUzH2lw-yWQ1KMFrn9Vgze_Ewg6qn7Mbj2EzQys7S2t632lDV8Jg


Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm
Tờ hoa trong sách cũng nằm im
Đầu thư và cuối cùng trang giấy
Những chữ y dài trông rất ngoan

Sài Gòn tối đi học một mình
Cột đèn theo gót bóng lung linh
Mặt trăng theo ánh đèn: trăng sáng
Đôi mắt trông vời theo ánh trăng

Sài Gòn cười đôi môi rất tròn
Vòng cung mầu đỏ, nét thu cong
Cầu vồng bắc giữa mưa và nắng
Hay đã đưa dần sang nhớ mong

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTJrfoSru8doWKoW5ztCqMjJGG8tfkPjmaP38siOLEf-DMwZDZnwQ


Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
Những năm mười sáu mắt nhìn mây
Chiếc tay tròn ánh trăng mười bốn
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay

Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
Thứ Bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ

Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng
Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng trời không có bày chim én
Thành phố đi về cũng đã xuân.

Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: 2 Video Sài Gòn: Những hình ảnh cũ & LK Sài Gòn   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Apr 20, 2013 7:20 pm



Những hình ảnh cũ Sài Gòn
- Thủ đô yêu dấu của miền Nam Việt Nam



.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Sài gòn Ngày Ấy... Tùy bút của một cô nữ sinh   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Apr 22, 2013 10:55 pm

.
Sài gòn Ngày Ấy...

Tùy bút của một cô nữ sinh nhớ về Sài gòn yêu dấu năm xưa.
 
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Image003Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9k=
Trường Nữ Trung Học Gia Long, Saigon

Năm 1954 – 60


Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tầu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ thì số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Sài gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội. Mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo. Đuờng Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai nam uýnh và xỏ xiên “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…

Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Saigon nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Bướm bay la đà. Những con bướm đủ mầu sắc nhưng bướm vàng nhiều nhất. Nếu nhìn riêng thì bướm vàng không đẹp nhưng khi bay lượn giữa rừng lá xanh thì đàn bướm vàng thật duyên dáng. Chúng như một nét điểm xuyết cho bức họa hoa lá… Tôi thích nhìn bướm bay.Tôi thích ngắm hoa nở. Trường học to vừa phải. Lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ. Đứng nghiêm và hát quốc ca. Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.

Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và… đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thuớc ngọc.

Không phá của công
Không xả rác ngoài đường
Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
Không gian lận. Nói dối là xấu xa…

Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó. Ôi Saigon của tôi ơi, bây giờ tôi đi giũa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào nguời chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!

Rồi những bài học thuộc lòng. Rất giản dị dễ nhớ .

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…

Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…

Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải. Đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đuờng xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…

Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ… Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà. Các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà và chị phụ giúp vì nhà nào cũng khá đông con (viết lại câu này cho rõ ý hơn). Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu. Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đ. và mỗi con là 800 đ. (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.

Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê”.

Năm 1960 – 1967


Đậu tiểu học xong tôi thi hai trường Marie Curie và Gia Long. Lẽ ra phải thi Trưng Vương mới đúng nhưng không biết sao cha tôi quyết định vậy. Những ngày đầu đi học Gia Long xúng xính đầm. Lý do cha định cho học Marie Curie nhưng phút chót lại chuyển sang Gia Long. Số tôi lại hên. Cô Bắc kỳ lạc lõng giữa rừng nữ sinh Nam kỳ mà không hề bị chia rẽ hay kỳ thị. Như ngày xưa, nguời dân Saigon đã cưu mang gia đình tôi ở Cây Quéo. Từ thầy cô đến bạn bè, chẳng ai thắc mắc vì sao tôi mặc đầm.

Tôi học sinh ngữ Pháp văn. Trường có bảy lớp Anh và bảy lớp Pháp. Tôi học đệ Thất 14, lớp chót. Những năm đầu trung học tôi đi xe đưa rước của trường. Thế là hết những ngày chân sáo, hết những ngày đuổi bướm bắt hoa. Chỉ còn ngồi trong xe hiệu đoàn ngắm phố phường qua khung cửa sổ. Xe trường đưa các nữ sinh lớp sáng về nhà và trên đường đi rước các nữ sinh lớp chiều. Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thường cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn. Nghe tiếng còi xe ngoài đường thì tụt xuống xách cặp chạy ào ra. Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn. Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui… Hay khi vào trường cũng cột tà áo để nhảy lò cò. Trường Gia Long rất đẹp! Trường thật đồ sộ, bốn phía là bốn con đường. Ngày ấy chính phủ đặt tên đường có chủ đích rõ ràng. Đặt theo từng vùng các danh nhân văn võ, không đặt lộn xộn lung tung. Gia Long của tôi đã được bao quanh bởi các danh nhân văn chương như Bà Huyện Thanh Quan, Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và Ngô Thời Nhiệm. Chính giữa trường là con đường tráng nhựa thật đẹp và chúng tôi hay gọi đùa là đường Bonard. Giờ ra chơi các nữ sinh dắt tay nhau thơ thẩn trên con đường ấy trông thật dễ thương. Rồi gia đình tôi chuyển sang Vạn Kiếp. Trước nhà có một bụi tre và đối diện là khoảng vườn mênh mông của chủ đất với những cây cau thẳng tắp.

Năm 1960 có nghe tin về “Mặt Trận Giải Phóng”… gì đó nhưng tôi chẳng quan tâm. Thứ nhất còn bé phải lo học, thứ hai mọi cái lúc bấy giờ đã được chính phủ đưa dần vào nền nếp, và chiến tranh còn xa lắm. Đó là thời điểm cực thịnh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngày đó chưa có truyền hình, mới chỉ có truyền thanh. Chương trình khá phong phú. Tôi thích vừa làm toán vừa nghe nhạc. Cũng có chương trình “tuyển lựa ca sỹ” hàng tuần, nhưng phải nói đa số hát dở chứ không như các cuộc thi bây giờ, thí sinh hát khá vững.

Báo chí nở rộ. Ai có tiền thì ra báo. Không cần phải là người của cơ quan chính quyền như bây giờ. Tôi mê xem báo. Tôi đói tin tức. Ngày đó có vụ thuê báo. Các em bán báo lẻ hay quầy bán báo nếu bán không hết thì cuối ngày trả lại toà soạn. Vì thế một số quầy báo có sáng kiến cho thuê báo. Người đọc thuê và trả tiền chỉ chừng phân nửa. Tất nhiên tiền đó chui vô túi chủ quầy báo và người bị thiệt hại là chủ nhân tờ báo. Gia đình tôi chỉ mua một tờ và trao đổi với nhà cậu tôi chứ không thuê. Coi như tốn tiền một mà được xem hai báo.

Báo thiếu nhi hơi ít . Báo chí đối lập được tự do hoạt động. Do đó có gì xấu xa của chế độ hay chính quyền thì những tờ báo đó vạch ra ngay. Còn những tờ thân chính phủ thì bị báo chí đối lập gọi là nâng bi. Sách thì rất nhiều. Đủ các loại. Mỗi nhà xuất bản có nét đặc thù riêng. Như nói đến Lá Bối là biết ngay các loại sách về Thiền, Phật.

Văn thi sỹ nở rộ. Tất nhiên cũng chia làm nhiều loại. Có những văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết tâm lý xã hội và được các bà nội trợ bình dân hay các tiểu thương ái mộ như bà Tùng Long. Có những nữ văn sỹ viết khá bạo như Nguyễn Thị Hoàng với cuốn truyện nổi đình đám Vòng tay học trò . Nội dung truyện kể về chuyện tình của một cô giáo với học trò bằng một giọng văn khó hiểu. (theo thiển ý cá nhân tôi !) Có những văn sỹ miền Bắc viết chuyện trong thời gian họ đi kháng chiến chống Pháp rất hay như Doãn Quốc Sỹ. Thời ấy thi sỹ cũng nhiều. Nào Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán…

Thơ văn Sài Gòn hồi ấy như trăm hoa đua nở. Đủ loại và tự do sáng tác theo cảm hứng, không phải viết theo một khuôn mẫu nào, do đó rất phong phú. Nhưng tôi lại thích đọc sách phóng tác hay dịch! (vì chưa đủ trình độ đọc nguyên tác) Mỗi lần hè về là tôi mê mẩn ngốn hàng tá truyện. Vật giá có lên nhưng chỉ chút đỉnh. Cũng chỉ mình cha đi làm còn mẹ ở nhà chăm lo con cái. Thuở tiểu học thì mẹ tôi kèm tất cả các môn. Lên Trung học thì bà không dạy được các môn khoa học nhưng Pháp văn thì vẫn tiếp tục cho đến tú tài vì ngày xưa mẹ tôi có bằng Certificat gì đó.

Cuộc sống vẫn êm đềm và khá thanh bình. Nhưng từ năm 61 thì không còn nữa. Đường đi thuờng xuyên bị đắp mô. Quốc lộ thì ít và tỉnh lộ thì nhiều hơn. Địa phương quân mỗi sáng sớm phải đi phá mô. Xong xuôi thì dân chúng mới dám đi lại. Đã có những mô nổ tung và cả chuyến xe đò tan tác. Rồi những năm sau là những lần nổ ở vũ truờng nơi quân Mỹ thuờng lui tới. Tất nhiên dân thường cũng vạ lây.

Tôi vẫn ngoan ngoãn với sách đèn. Chẳng hề giao du bạn trai vì cha mẹ cấm. Ngày ấy Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất. Hàng năm chỉ có một kỳ thi chọn học sinh giỏi là Trung Học Toàn Quốc. Lẽ đĩ nhiên số đậu rơi vào bốn truờng lớn. Còn Lễ Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức khá lớn và hai nguời đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi diễn hành (bây giờ ở VN dùng từ diễu hành? Tôi không hiểu vì sao lại diễu hành thay cho diễn hành?)

Đề thi của mỗi môn cũng vẫn do Giáo sư môn đó phụ trách. Tôi thấy như vậy mà hay. Chẳng có gì lộn xộn xảy ra vì thời ấy không có nạn cha mẹ hối lộ Thầy cô. Mãi năm tôi học đệ nhất thì thi chung toàn khối và đã có rắc rối.  Chẳng hạn đề thi triết đệ nhất lục cá nguyệt là của cô Lan dạy chúng tôi thì lớp chúng tôi làm được còn các lớp khác thì không. Hồi đó bậc Trung Học chúng tôi phải thi tổng cộng: Trung Học (hết lớp đệ tứ), Tú tài 1 (hết lớp đệ nhị) và Tú tài 2 (hết lớp đệ nhất). Nhiều bạn sau khi có bằng Trung Học thì đi làm. Có thể chọn nghề thư ký. Sau Tú tài một, rụng bớt một số bạn. Sau Tú hai rụng một số. Số học giỏi và có điều kiện thì tiếp tục con đường đại học.

Đề thi đại học do các trường tự phụ trách. Ngày thi lệch nhau. Trường nào cũng công bố danh sách thi đậu chính thức và dự bị. Do đó tôi cảm thấy rất trật tự nề nếp chứ không lộn xộn như bây giờ. Nếu gọi danh sách chính thức mà thiếu thì truờng gọi đến dự bị. Đơn giản vậy thôi. Nhưng có lẽ hồi đó vấn đề hối lộ, bán đề thi không kinh khủng để đến nỗi Bộ Giáo Dục phải xen vào ra đề chung như bây giờ. Lại cũng do vấn đề tiền lương. Khi đồng lương không đủ sống thì tư cách con người suy giảm.

Đường phố Saigon của những năm 63 vẫn còn xe Mobylette và dễ thương ngộ nghĩnh là Velo solex. Chiếc xe xinh xắn nhưng có cái bầu to phía trước. Nữ sinh thường đi xe này. Khi chạy xe, tà áo dài phía sau phồng lên trông rất vui. Nhưng đa số học sinh vẫn đi xe đạp. Số xe máy rất ít. Và vì thế đuờng phố Saigon vẫn khá thênh thang. Năm đệ tam thì tôi không đi xe đưa rước nữa mà chuyển qua xe đạp. Cũng khá xa mà sao hồi đó chúng tôi không thấy gì. Chả như bây giờ sân trường cứ tràn ngập xe máy mà lại còn xe phân khối lớn.

Năm tôi học đệ tứ thì xẩy ra vụ Phật Giáo. Sau đó nền Đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ. Tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi ghét bà Nhu. Vì tính tình xấc xược của bà. Nhưng phải nói hồi đó với tôi, xã hội tương đối ổn định, trật tự nề nếp. Dù ông Nhu có lập Đảng Cần Lao nhưng không ép buộc lộ liễu. Họ cũng gợi ý nhưng không vào thì thôi. Cũng chẳng vì thế mà bị “đì” sói trán. Hay trong ngành giáo dục của cha tôi, người ta không trắng trợn? Tôi chỉ biết nếu học giỏi là được học bổng, không bị phân chia lý lịch gì cả.

Sau 63, các trường có Ban Đại diện. Ngày đó tôi không chú ý lắm các thành phần ứng cử. Nhưng sau này, các anh chị lớn nói rằng, học sinh sinh viên giỏi thường bù đầu với việc học, ít tham gia các hoạt động trên. Do đó VC cài nguời vào nằm vùng ở hầu hết Ban đại diện các trường. Họ được huấn luyện kỹ nên ăn nói hoạt bát. Còn học sinh giỏi thì không có thời gian luyện khoa ăn nói. Sài Gòn  của tôi sau những ngày đấu tranh sôi nổi, sau những biểu tình, sau vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức... lại êm ả trở lại. Nhưng không như xưa vì liên tiếp các đột biến về chính trị. Cuộc chỉnh lý của Tuớng Nguyễn Khánh rồi chẳng bao lâu đến phiên của Tướng Thiệu và Tướng Kỳ.

Tôi chỉ biết học và không chú ý đến những việc khác. Liên tiếp hai năm thi tú tài một và hai đã ngốn tất cả quỹ thời gian. Nhưng tôi chỉ nhớ Tú tài một, chuơng trình đã bị cắt giảm vì chiến tranh. Cũng từ năm 1965, quân Mỹ đổ vào đông và đã gây xáo trộn. Lính Mỹ lấy vợ Việt. Đa số là các cô gái nhảy, thời đó gọi là cave hay cả các cô xuất thân là nguời giúp việc. Me Mỹ là tên dân chúng gọi cho những cô này. Nội cái tên gọi đã nói lên sự khinh rẻ của dân chúng dành cho những cô gái ấy. Nghĩ cũng đáng thương. Nhưng cũng chính những đồng đô la mà các cô me Mỹ tiêu vô tội vạ đã làm vật giá Sài Gòn tăng cao. Người làm của chúng tôi lấy Mỹ và đổi đời.

Cuộc sống của giới trung lưu như giáo sư bắt đầu lao đao. Giáo sư nào dạy tư thêm thì còn đỡ. Gia đình tôi hạn chế mọi chi tiêu vì cha không dạy tư và yêu cầu mẹ phải ở nhà chăm sóc việc học của các con. Ai có thời gian để gửi thư tình tự. Ai có lúc lang thang quán ăn hàng. Còn tôi thì không. Cắm đầu cắm cổ học. Đi học là về nhà ngay. Ngày đó chúng tôi, gồm chị tôi và tôi đều học Gia Long nên không có vụ bạn trai nào dám đến nhà. Chúng tôi cũng chẳng học tư nhiều. Mà học tư vào những năm thi thì cũng né con trai tối đa. Lệnh cha mẹ phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thậm chí sau này chị tôi học dược cũng vẫn không hề có một tên “ masculin” nào dám đến nhà! Tôi thích con gái đi học bằng xe đạp và nón lá nghiêng nghiêng . Từng vòng xe quay chầm chậm nhỏ bé. Áo dài ngày đó mặc rất kín đáo. Chúng tôi bắt buộc phải có áo lá bên trong. Và các bà giám thị luôn coi chừng nhắc nhở những nàng mặc áo quá chít eo, những nàng khua giày cao lộp cộp. Chúng tôi đi sandalh. Rất dễ thuơng. Tôi không thích học trò quá điệu. Áo thật eo hay guốc cao. Mà thật kỳ. Đa số mấy cô điệu thường học kém và có bồ sớm. Các cô giỏi thì nguợc lại. Nhưng cũng có cá biệt. Tôi còn nhớ ngày đó cô bạn ban B, Kim Dung rất xinh học giỏi được chọn làm Tây Thi trong vở kịch cuối năm chẳng điệu gì cả. Riêng lớp tôi thì chỉ có vài chị điệu và tất nhiên học dở, có bồ sớm.

Năm tôi thi tú tài, chỉ còn viết và bỏ vấn đáp. Chứ truớc kia, một số môn phải thi viết và vấn đáp (còn gọi là oral. Tôi đậu tú tài cao và đuợc trường thuởng hai chữ Gia Long quyện vào nhau bằng vàng 18. Những năm sau, truờng đổi lại là hoa mai vàng. Đó cũng là phù hiệu của Gia Long. Tôi mê Y khoa và ghét duợc! Tôi thích là bác sỹ để chữa bịnh cho trẻ em và tự nhủ sẽ chữa miễn phí cho em nào mắc bệnh sài uốn ván. Tất cả chỉ vì tôi mất một đứa em trai vì bệnh này. Còn Dược khoa, chẳng hiểu sao tôi ghét nữa. Tôi nói rằng học dược, ra bán thuốc ngồi đếm từng đồng xu leng keng! Chính vì thế sau này có một dược sỹ đại uý theo, tôi đặt tên anh ta là “đại uý leng keng”! Nhưng nghề chọn nguời chứ nguời không chọn đuợc nghề. Tôi thi rớt dù học giỏi. Năm đó đề thi y khoa bắt đầu có câu hỏi tổng quát, hỏi về những kiến thức xã hội chung quanh. Tôi học chăm quá nên vào phòng thi bị đuối sức, quỵ ngã.

Năm 1967-1971


Tôi ghi danh Khoa Học, Chứng chỉ Lý Hoá Vạn Vật tức SPCN (Science-Physic- Chimie-Naturel). Nơi đây quy tụ nhiều nguời đẹp nhất Khoa học vì sinh viên xuất thân ban A. Còn chứng chỉ MGB hay MGP thì ít con gái hơn.

Chương trình học khá nặng. Buổi sáng thực tập đủ năm môn và chiều học lý thuyết. Tôi thích thưc tập thực vật hơn các môn kia. Cắt ngang hoa dâm bụt hay lá gì đó xem đuợc cấu trúc của nó duới kinh hiển vi rất đẹp. Tôi không thích thực tập địa chất. Toàn những mẩu đá vô tri giác. Tôi cũng không thích lý với những bài dây điện loằng ngoằng. Thực tâp động vật tuy sợ nhưng cũng thích. Mổ con vật ra và xem cơ thể bên trong rất thú vị. Chính ở đây là những mảnh tình trong sân trường đai học. Vì có cơ hội tiếp xúc bạn trai. Chứ những ngày Gia Long hết đi xe hiệu đoàn đến xe đạp và mê học quá chừng đâu chú ý ai.

Năm đầu tiên đại học tôi chứng kiến tết Mậu Thân. Sáng sớm nghe nổ mà ngỡ tiếng pháo. Khi nghe tin Sài Gòn bị tấn công, tôi bàng hoàng. Trời, thủ đô? Mấy ngày sau từ nhà nhìn về phía Gò Vấp thấy trực thăng thả rocket từng chùm. Lần đâu tiên cô bé nữ sinh chứng kiến tận mắt chiến tranh dù chỉ là một phần nhỏ. Thực ra truớc đó những lần các quán bar bị đặt mìn nổ, xác nguời tung toé. Sau những ngày kinh hoàng, Sài Gòn của tôi lại như cũ.

Ngày đó chúng tôi đi học mặc áo dài. Thỉnh thoảng có cô mặc đầm và không ai mặc tây cả. Nên sân truờng đại học tung bay bao tà áo muôn mầu sắc. Cha mẹ khó nên tôi vẫn đơn giản áo trắng và ôm cặp như thuở Gia Long. Thỉnh thoảng mới áo mầu. Vì vậy khi tôi mặc áo dài mầu, các bạn thấy lạ. Chiều thứ bẩy, tôi thường cùng cô bạn lang thang Sài Gòn để ăn hàng và ngắm phố phuờng. Hồi đó có lẽ không khí chưa ô nhiễm nên con gái Sài Gòn tuổi muời bốn, hai mươi trông rất đẹp. Đẹp tự nhiên ở đôi mắt đen láy, nước da đỏ hồng. Có cô má đỏ au như con gái Đà Lạt. Tôi thích nguời đẹp nên hay ngắm con gái Sài Gòn trên hè phố. Tuổi học trò thích nhất là lang thang phố phuờng và ăn hàng. Đi học cũng thích thầy bịnh để đuợc nghỉ rồi rủ nhau ra quán tán dóc. Thật ra bọn con gái chúng tôi siêng năng đi học nên thích vậy chứ một số ông con trai rất ít đến giảng đường. Mấy ông đó chỉ đi thực tập vì có điểm danh. Vả lại không đi thì sẽ không biết làm. Còn lý thuyết thì lâu lâu đáo vô một chút. Cuối năm bắt đầu ngồi tụng. Tất nhiên cour đâu bằng bài giảng của Thầy. Thế là các ông tướng này đi theo năn nỉ mấy cô như tôi cho mượn tập!

Đời sống đắt đỏ, vật giá leo thang hoài. Chiến tranh cũng vậy. Quay trái, quay phải, sau lưng, truớc mặt, đâu cũng có nguời đi lính và chết. Có năm sinh viên phản đối chính quyền, đã vô xé bài không cho chúng tôi thi. Sau này, điểm danh lại thì trời ơi... mấy tay kích động, phá hoại đó toàn là dân nằm vùng. Tôi bắt đầu gửi bài đăng báo năm đệ tứ. Đăng và dấu nhẹm, không dám cho gia đình biết. Hai năm sau thì bận hai kỳ thi tú tài nên ngưng. Khi lên năm thứ hai đại học thì tôi lai rai viết lại. Thuở đó báo có số phát hành nhiều nhất là tờ Chính Luận. Thiên hạ đổ xô đăng quảng cáo ở đây rất nhiều. Báo có mục Chuyện Phiếm. Nội dung là viết linh tinh đủ vấn đề nhưng khuynh huớng là chỉ trích những việc… đáng bị chỉ trích. Tôi lấy bút hiệu Quỳnh Couteau. Tôi còn nhớ có mấy cây bút sinh viên của mục này: Quỳnh Couteau của Khoa học, Thảo gàn của Nha khoa, Thu hippy dường như văn khoa.

Tôi viết truyện tình cho báo Tiếng Vang. Tôi có thói quen mua từng ram giấy pelure đủ mầu và viết bài trên đó. Tương đối tôi viết khá dễ dàng. Đặt bút là viết. Hiếm khi sửa lại hay bôi xoá. Để bài mình đuợc đăng nhiều và liên tiếp, tôi lấy khá nhiều bút hiệu. Nhưng tôi biết nhà văn Thanh Nam, nguời phụ trách trang đó biết là cùng một người. Vì cùng một nét chữ, cùng cách sử dụng giấy pelure hồng, vàng. Tiếng Vang gửi nhuận bút 500/bài, Chính Luận thì cao hơn 800/bài. Sau này tôi lai rai nhảy qua Sóng Thần của Chu Tử…

Tôi nhớ duờng như sau một năm tôi có bật mí trong một truyện, các bút hiệu 1,2,3,4… đều chỉ là một nguời! Có điều vui là các độc giả cũng ái mộ, gửi thư đến toà soạn xin làm quen. Vui hơn nữa là khi tôi đến toà soạn lãnh nhuận bút gặp Hồng Vân, cô con gái chủ nhiệm Quốc Phong. Cô này lúc đó thay thế nhà văn Thanh Nam phụ trách trang Truyện tình của bạn. Không biết sao chỉ gặp lần đầu, nhìn xa xa mà cô rất thích tôi. Hôm sau xuất hiện trên báo giòng nhắn tin của cô “PQ, hôm qua PQ đến mà chị không dám ra nói chuyện vì đang đau mắt. Nhưng thấy PQ xinh quá, giọng Bắc thật dễ thưong.” Giời ạ, sau dòng nhắn của cô thì thơ của độc giả ái mộ gửi đến quá xá luôn. Tất nhiên tôi vẫn dấu nhẹm mọi nguời trong gia đình. Nếu không, bố tôi cho ăn chổi chà về tội không học, lo viết chuyện đăng báo! Thực ra tôi vẫn chăm học. Viết truyện tình ngắn với tôi dễ ẹt! Chỉ mất chừng một giờ mà lại có 500 hay 800 để đãi bạn bè ăn hàng thì cũng thú vị. Tiếc là sau này Tiếng Vang tự đình bản và tôi quay qua viết cho Sóng Thần hay Dân Luận.

Hồi đó sinh viên chúng tôi hay ra thư viện để học. Thư viện khoa học thì nhỏ, muốn có chỗ phải đi sớm. Chỉ có môt điều tiện là ngay trong truờng thì sau đó vô giảng đường, không mất thời gian di chuyển. Còn thư viện đẹp là của ĐH Vạn Hạnh nhưng tôi ít đến vì xa nhà. Hai thư viện gần là TV Văn hoá Đức và Hội Việt Mỹ.Thư viện Văn hoá Đức nằm trên đường Phan Đình Phùng. Nhỏ thôi. Có máy lạnh. Nhưng tệ hại là không có nguời giữ xe. Xe cứ khoá để trong sân. Thư viện lại ở trên lầu. Và tại đây, tôi có những kỷ niệm vừa vui vừa buồn. Những kỷ niệm nho nhỏ.

Thư viện bé nên chỉ một thời gian, những sinh viên hay lui tới đều biết mặt nhau. Tôi còn nhớ có một sinh viên già nhất, rất lập dị. Anh để hàm râu dài và xồm xoàm. Nghe nói anh đang học Luật. Gặp tôi vài lần ở cầu thang, mỉm cuời với nhau và thế là quen. Có lần tôi ngồi học và có cảm tuởng. Tôi nhìn sang thấy anh ở bên kia và đang vẽ ký họa tôi. Khi ra về, anh đưa và hỏi “Hôm nay anh thấy em dễ thưong lắm. Em đã lấy mất một buổi học của anh. Vì... vẽ em”.  Có khi anh bảo tôi “Khi nào em lấy chồng, nhớ báo anh nhé” “Anh sẽ mừng gì?” “Một tạ muối” “Kỳ vậy” “Cho tình nghĩa vợ chồng của em đậm đà như muối.”

T, bạn cùng Khoa học cũng hay đến đây. T đến vì tôi chứ không vì thư viện vì nhà T xa. Lắm lúc cũng chẳng học, vẽ lăng quăng hay viết lăng quăng mấy câu nho nhỏ gì đó cho tôi. Rồi tôi bị mất xe ở đây. Hôm đó tự nhiên thấy nguời rất khoẻ và sáng suốt. Tôi say mê học. Thư viện về hết, chỉ còn mình tôi. Khi xuống thì chẳng thấy Honda , chiếc Honda mới toanh do gia đinh mới mua, giá 72.000 đ (lương giáo sư lúc đó 23.000). Tôi hoảng hốt xuống phòng duới của bảo vệ, hỏi rất ngây thơ:

-Bác thấy xe cháu đâu không?

Bác cuời:

- Không, chắc lại bị ăn cắp rồi!

Tôi tái mặt. Bác nói tôi đi khai báo. Tôi đi bộ đến bót cảnh sát trên đường Mạc Đĩnh Chi gần đó. Lão cảnh sát thấy ghét. Lão ghi chép xong lời khai rồi cười cuời:

-Thế cô có biết ai lấy xe cô không?!

Tôi đi bộ từ đó về nhà ở Gia Định. Thấy con đi về, không có xe, cha mẹ hỏi. Mếu máo. Bố mắng tơi bời. Mẹ thì không. Tôi nằm trên gác khóc suốt. Sao nguời ta ác thế, sao ăn cắp xe của tôi, khoá rồi mà. Ngày đó tôi ngây thơ và gà tồ kinh khủng. Không thấy tôi đi học hay đến thư viện VH Đức, T tìm đến nhà. Thấy mắt sưng, T hỏi. Rồi thì T “Tôi sẽ đi hỏi cho LC. Tôi quen tên đầu đảng, trùm ăn cắp xe ở vùng.” Tôi tròn mắt. T, anh chàng đẹp giai, thông minh, đàn hay, vẽ gỉoi quen trùm du đãng! Thấy tôi tròn mắt, T chỉ cuời. Hôm sau T quay lại “Bạn tôi không tìm được vì không phải vùng nó kiểm soát. Tụi nó rã xe nhanh lắm”.

Tôi nghỉ học mấy bữa. T lại tìm đến:

- LC à, LC lấy xe PC của tôi đi học đi. Tôi còn cái Mini Vespa mà.

Tôi đỏ mặt. T là vậy. Muốn nói gì là nói. Chẳng ngán ai.

Còn Hội Việt Mỹ thì thư viện to, đẹp. Đa phần tôi viết truyện tình đăng báo ở đây! Nhớ lại cũng vui. Khi báo đăng, tôi cắt và đem vào truờng cho bạn xem. Bạn gái xem thì ít (nhỏ Mai không có tâm hồn văn chuơng) nhưng T xem thì nhiều. Có khi ngang đến độ bỏ giờ học, ngồi ở thềm của lớp để xem truyện cuả tôi! Bởi thế mấy chục năm sau, có người nghi ngờ, đoán rằng T, bạn ông ấy cũng chính là T ngày xưa của Khoa học, đã mét T. T tìm đọc và đã nhận ra văn phong của tôi. “Văn LC lúc nào cũng vậy. Vẫn rất nhẹ nhàng, thơ mộng”. Văn vẫn vậy nhưng cuộc đời thì không vậy, bao nổi trôi sóng gió cho cô nhỏ đuợc một số ông ở khoa học gọi là “nguời có đôi mắt đẹp nhất phòng Hoá”!

Tình hình chiến sự ngày một leo thang. Tôi nhớ những sự kiện đăc biệt như:

- Vụ đầu cơ gạo của thương buôn Tàu và Tuớng Kỳ đã “chơi ngon”,  ra lịnh xử tử Tạ Vinh. Ông tuớng này thuộc loại võ biền, ruột để ngoài da, phát biểu như cao bồi Texas. Chẳng cần biết sau này Tạ Vinh có bị xử tử thật hay không nhưng lập tức vụ gạo đuợc ổn định.

- Năm nào đó tôi tẩy chay không đi bầu khi Tướng Thiệu độc cử.

Vật giá ngày leo thang luôn. Thì như đã nói, quân Mỹ xài phung phí, “me Mỹ” xài vung vít. Chỉ còn giới trung lưu như giáo chức là khốn đốn. Tôi vẫn sống trong tháp ngà. Chiến tranh có làm suy tư thì chỉ trong phút chốc. Việc học cuốn hút. Và những ngày thứ bảy cuối tuần vẫn vi vút dạo phố Sài Gòn ăn quà. Tuổi học trò thích nhất là ăn hàng. Tiền bố phát hàng tuần eo hẹp lắm vì nhà giáo mà. Nên tôi đã bổ sung ngân quỹ ăn hàng bằng các bài viết cho Tiếng Vang, Sống, Chính luận.

Thời tiết Sài Gòn ngày ấy không như bây giờ. Vì tôi nhớ đi học phải mặc áo dài suốt ngày. Nhà xa, sáng học thực tập, trưa ở lại và chiều học lý thuyết. Có lẽ ảnh hưởng thời tiết chung toàn thế giới và cũng vì Sài Gòn không qúa đông như bây giờ? Mấy cô bạn Gia Long cũ, bỏ đi làm từ khi đậu tú tài thì có cô vô Ngân hàng, lương rất cao. Cô thì làm cho hãng Pháp, lương coi như khoảng một lượng vàng/một tháng. Lưong chuẩn uý gần một lượng. Quân nhân đuợc mua hàng rẻ gọi là quân tiếp vụ. Đa số mua xong, đem ra ngoài bán lại cho con buôn. Hồi đó có phong trào làm cho sở Mỹ vì lương rất cao. Thanh niên sinh viên lai rai biểu tình. Cứ “biểu”, cảnh sát biết hết ai là ham vui, ai là VC nằm vùng. Tôi chưa bao giờ tham gia hay đi xem. Vì chăm học quá mà? Nhưng đừng nghĩ rằng không nghe tiếng đại bác trong tháp ngà! Vẫn nghe đấy chứ. Cũng có những niềm riêng khắc khoải. Nhưng mục tiêu phía truớc phải đạt cho xong.

Tôi ra truờng năm 1971. Thân cư Mệnh nên suốt đời tự lo. Họ hàng, cha mẹ không giúp dù quen biết nhiều. Tôi viết bài “Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc làm” đăng trên Chính Luận. Nhà báo nói láo ăn tiền. Bi thảm hoá thêm. Chàng Giám Đốc Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch viết thư mời cô cử đến cộng tác.

Thế là hết những ngày lang thang sân truờng đại học. Hết những ngày khúc khích với anh trên đường Khắc Khoan, nghe lá me xanh reo trên tầng cao, hết những chiều thứ bẩy cùng cô bạn thân ăn hàng chợ Sài Gòn, hết những ngày trong giảng đường nhỏ giờ Thầy Thới, nghe đuợc cả tiếng muỗi vo ve, hết cả những giờ xem hai phe chống và thích ruợt nhau trong sân truờng khoa học.

Tôi bắt đầu vào đời. Từ ấy...

Sài Gòn của tôi có những nét khác hơn của thuở học trò. Nhưng vẫn là Sài Gòn của mưa nắng hai mùa, của áo lụa Hà Đông giữa trưa hè nóng bỏng, của tiếng chuông chùa Xá Lợi ngân nga. Của giáo đường nhà Thờ Đức Bà tung bay muôn mầu áo chiều chủ nhật.

Sài Gòn với áo dài tha thuớt. Áo Sài Gòn không biết ngồi sau lưng Honda hai bên như bây giờ. Áo Sài Gòn không biết phóng xe ào ào như bây giờ. Áo Sài Gòn không cười hô hố trên đường phố như bây giờ. Áo Sài Gòn không cong cớn như bây giờ…

Và tôi, bao năm tháng trôi qua, vẫn một niềm hoài vọng về Sài Gòn  ngày ấy...

Xin trả cho tôi nắng Sài Gòn
Thênh thang đường phố lụa Hà Đông
Xin trả cho tôi mưa ngày ấy
Và trả cho tôi cả cuộc tình...

Hoàng Lan Chi

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Sài Gòn Ngày Ấy Bây Giờ - Hòang Hải Thủy   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Nov 27, 2013 8:07 pm


Sài Gòn Ngày Ấy Bây Giờ

Hòang Hải Thủy


Kỳ Hoa Ngày 28 Tháng Ba, 2011.
Viết tiếp bài BÊN DÒNG SÔNG TRẸM.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Hotdog

Hotdog Mỹ vào Sài Gòn bây giờ ...

Năm 1953 và 6 tháng đầu năm 1954 tôi là Lính của đơn vị Ðệ Nhất Ðại Ðội Võ Trang Tuyên Truyền thuộc Phòng Năm Bộ Tổng Tham Mưu Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam. Nhờ việc ở đại đội Lính đi chiếu phim, tuyên truyền,  tôi được đi, đến và sống ở nhiều nơi trong miền Nam; tôi vào Ðồng Tháp Mười, đến Ô Môn, Thốt Nốt, Tân Thành, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Ðức Hòa, Ðức Huệ, tôi ra biển và đến sống 6 tháng ở đảo Phú Quốc, nơi năm xưa ấy có trại tù binh 12.000 tù nhân; tôi đến Cần Thơ, Sa Ðéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Bến Tre, Gò Công, Sóc Trăng, Bặc Liêu, nhưng tôi không có dịp đến Cà Mâu.  Nếu năm xưa tôi đến Cà Mâu chắc tôi đã đứng bên dòng sông Trẹm của Cà Mâu, dòng sông Trẹm trong tiểu thuyết của Dương Hà.

Tên của sông là sông Trèm Trẹm. Một tên sông đặc biệt của Nam Bộ. Tìm trên Internet những tài liệu về Sông Trẹm, tôi thấy bài viết ngắn này:

Người viết Trần Mộng Lâm.

Gửi cố nhân. Người con gái Thới Bình bên dòng sông Trẹm.

Cách đây khá lâu, em viết cho anh khi nào anh trở về chốn cũ, em vẫn đợi anh bên rặng cây điên điển. Em còn viết  mực nước sông bây giờ xuống thấp và hàng cây thì trụi lá xác sơ, không biết cócòn đó lâu dài được không, kể cả em, sức khoẻ của em ngày một xấu đi.

Lời nói trước của em trở thành việc thật. Anh chưa có dịp về thăm đất nước thì em đã không còn. Tin em chết đến anh trong một ngày mùa đông. Mùa đông, nhớ nhà, anh ra nhìn sông nước xứ người.. Sông xứ người mùa đông không có nước chảy, cũng chẳng có lục bình trôi. Nước sông Saint Laurent đóng thành băng đá. Người thành phố Montréal đi bộ ra giữa sông, đục lỗ, câu cá chơi.

Anh nhớ sông Trèm Trẹm, anh nhớ Vàm Tắc Thủ, sông Tắc Cậu Kiên Giang, anh nhớ Rạch Giá, một đêm nào tại khách sạn, chúng ta chờ sáng đáp tàu đò sang Phú Quốc, tìm mua con đồi mồi…

Bây giờ Phú Quốc chắc chẳng còn như xưa nữa. Có về, phải chăng chỉ thấy ở Phú Quốc những đám du khách, tiếng Tây, tiếng Mỹ u ơ. Dòng sông Trèm Trẹm của chúng ta năm nào, cho dù rất đẹp trong kỷ niệm, đối với anh, giờ đây chỉ còn là một… “The River of No Return.”

o O o

Tôi trở lại Bên Dòng Sông Trẹm và Cuộc Tình Kim Lệ-Dương Hà.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Ngayay

Năm 1952, tôi là phóng viên Nhật báo Ánh Sáng – Chủ nhiệm báo Ánh Sáng là bà Nguyễn Ngọc Diêu, bà quả phụ của Ký giả Lư Khê. Ông Lư Khê là chủ nhiệm Nhật báo Ánh Sáng, ông bị bắn chết khoảng năm 1948 cùng với hai ông Ký giả Nam Quốc Cang, Ðinh Xuân Tiếu. Ba ông bị bắn chết năm ấy – nghe nói bị Sureté Pháp thanh toán – ở đường Frère Louis, sau năm 1956 là đường Võ Tánh, Sài Gòn. Tôi – CTHÐ – sẽ có bài viết về những vụ ký giả Sài Gòn bị ám sát trong những năm từ 1945 đến 1975. Chính phủ Quốc Gia cho bà quả phụ Lư Khê, khuê danh Nguyễn Ngọc Diêu, làm chủ nhiệm Nhật báo Ánh Sáng thay ông chồng quá cố. Là phóng viên Nhật báo Ánh Sáng, tôi đến dự một cuộc hội báo ở một vi-la đường Gia Long. Cuộc hội báo không do Bộ Y Tế tổ chức, tôi quên tên ông bác sĩ chủ trì cuộc họp.

Cuộc họp báo ngắn, ít phóng viên dự, chẳng có gì sôi nổi, cũng chẳng có ai chú ý: ông bác sĩ loan báo:

“Ðể bài trừ nạn mãi dâm trong thành phố, chính quyền sẽ mở một nhà mãi dâm công khai, tất cả những nhà mãi dâm – tât nhiên là bất hợp pháp – trong thành phố phải vào “làm ăn” trong nhà mãi dâm do chính quyền kiểm xoát, gái mãi dâm phải có giấy phép hành nghề, được khám bệnh thường xuyên. Chủ nhà mãi dâm không truân lệnh sẽ bị bắt, ra toà, phạt tù.”

Sài Gòn mở nhà mãi dâm công khai do chính quyền tổ chức và kiểm xoát.  Một việc làm mới tinh năm 1952. Năm ấy chưa có thủ đô nước nào trên thế giới có Nhà Mãi Dâm công khai như Sài Gòn. Nhưng không một tổ chức tôn giáo, xã hội, cũng không có tờ báo nào phản đối vì lý do đạo đức, luân lý. Sài Gòn những năm 1950 đến 1954 có 2 sòng bạc, nay thêm một nhà mãi dâm công khai, có thể nói là thành phố “văn minh” hay “sa đoạ” nhất Ðông Nam Á Châu, vượt xa Bangkok.

Và êm như ru, không qua một chút trục trặc, Nhà Bình Khang ở đường Vĩnh Viễn, Sài Gòn  ra đời. Hai khu nhà kiểu cư xá xây cất mới tinh, điện nước, giường nệm bông, sạch, an ninh. Mỗi khu có chừng 10 nhà với 10 chủ nhân, mỗi nhà chừng năm, bẩy em, giá được viết bằng sơn trên tường: “Gái: 100 đồng. La-ve: 12 đồng, Nước ngọt: 8 đồng.” Khu thứ hai gái hạng hai, tồi hơn nên giá rẻ hơn: “Gái: 60 đồng.” Nhưng…

Nhà Bình Khang Sài Gòn năm 1952, 1953 ăn nhậu gì đến người viết tiểu thuyết Dương Hà, tác giả Bên Dòng Sông Trẹm, và nhất là liên can gì đến Chuyện Tình Kim Lệ-Dương Hà?

Số là năm ấy, năm 1952, Dương Hà đã nổi tiếng với tiểu thuyết Bên Dòng Sông Trẹm nhưng Dương Hà chưa gặp Kim Lệ, nữ độc giả ái mộ Kim Lệ chưa gặp và chưa là vợ tác giả Duơng Hà. Tôi nghe anh em ký giả kể có một em trong Nhà Bình Khang mê đọc Bên Dòng Sông Trẹm và mê luôn tác giả. Lần nào vào Nhà Bình Khang, Dương Hà cũng gặp em này, rõ hơn là được nữ chuyên viên này phục vụ đến nơi, đến chốn. Trong Nhà Ðiếm cũng có ái tình, cảm tình. Ai tưởng gái mãi dâm không yêu, không  thương là lầm. Và em này giữ độc quyền Dương Hà. Cho đến một tối Dương Hà bị, hay được một em khác đón, kéo vào một nhà khác. Em này cũng là nữ độc giả ái mộ mê Bên Dòng Sông Trẹm và mê luôn tác giả Bên Dòng Sông Trẹm. Em tình nhân của Dương Hà  được tin, nổi ghen, em sang nhà bên làm dữ:

“Ảnh của tao. Ảnh dzô với tao. Sao mày níu kéo ảnh?”

“Của mày hồi nào? Ảnh thích tao ảnh dzô tao. Mày có quyền gì?”

Hai em đánh nhau vì tranh nhau Dương Hà. Ðó là chuyện tôi nghe anh em ký giả kể. Tôi kể chuyện xẩy ra 50 năm xưa để viết lên chuyện năm xưa Dương Hà nổi tiếng đến như thế nào với tiểu thuyết Bên Dòng Sông Trẹm. Trong nhiều năm tôi có thể dễ dàng hỏi Dương Hà:

“Nghe nói năm mày chưa lấy Kim Lệ, có hai em trong Nhà Bình Khang mê mày, tranh  mày, đánh nhau vì mày? Có không?”

Nhưng những năm xưa ấy tôi đã không hỏi.

Tôi vào làm phóng viên-nhân viên toà báo Sàigònmới năm 1954. Năm ấy Dương Hà và Kim Lệ mới thành vợ chồng. Tôi có vài lần lên chơi phòng Dương Hà ở toà nhà Ðại Nam đầu đường Hàm Nghi. Kim Lệ năm 1954 đẹp, người không mập, không ốm, đúng là nữ sinh Sài Gòn.

Năm 1954 lương tháng của tôi ở Sàigònmới là 3.000 đồng, tôi mới có vợ, phải mướn nhà ở riêng, lương tháng 3.000 tôi thấy ít quá, vợ chồng tôi không đủ tiêu, tôi đòi tăng lên 4.000 đồng, bà Bút Trà không cho, tôi bỏ Saigonmới, tôi đi làm thư ký Sở Viện Trợ Mỹ USOM trong 2 năm, lương tháng 6.000 đồng chưa kể tiền overtime. Rồi tôi chán công việc thư ký Sở Mỹ, tôi bỏ USOM, tôi viết tiểu thuyết cho nhật báo Ngôn Luận, tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Vì chuyện không đâu, tôi hờn dỗi, tôi bỏ không viết cho Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong, đang đói dzài, đói dzẹt thì cái gọi là Série Noire của tôi chấm dzứt, bà Bút Trà đăng báo gọi tôi trở về báo Sàìgònmới.

Tôi trở về Nhật báo Sàigònmới năm 1958. Khi ấy báo Sàigonmới có số bán cao nhất làng báo Sài Gòn. Năm 1960 tôi mới gặp lại Kim Lệ. Mèn ơi.. Từ 1954 đến 1960, qua hai hay ba lần sinh đẻ, cô nữ sinh Kim Lệ xinh đẹp năm xưa nay trở thành người đàn bà to lớn dễ sợ. Không to lắm nhưng một bên đùi nàng có thể nặng bằng toàn thân Dương Hà, chồng nàng.

Anh em ký giả Sàigònmới loan chuyện: đứng ngoài cửa nhìn vào phòng thấy Kim Lệ nằm trên giường, không thấy Dương Hà đâu nhưng nghe tiếng Dương Hà nói léo nhéo. Nhìn kỹ mới thấy Kim Lệ nằm ngoài, có cái đầu gối Dương Hà thò lên, thì ra Dương Hà nằm trong nên chỉ thấy thò lên có cái đầu gối.

Cuộc Tình Kim Lệ-Dương Hà bền mãi với thời gian. “Nhà Văn Ho Lao” Dương Hà yểu tướng nhưng không yểu mệnh. Nhà văn gầy ốm tong teo nhưng không ho lao. Kể từ năm 1960 trong số những ký giả Sàigònmới đồng tuổi với Dương Hà có ký giả Hoài Việt Bằng qua đời trước nhất, rồi ký giả Mạc Tử đi lính, chết trận; sau năm 1975 ký giả Trọng Nguyên qua đời vì ung thư phổi, ký giả Mai Anh chết bệnh, ký giả Nguyễn Vạn Cường qua đời ở Mỹ. Năm nay 2011, nhân viên báo Sàigònmới còn ký giả Anh Tâm ở Cali, anh làm chủ vườn trái cây, và Vũ Bình Thư ở Sài Gòn. Trước khi viết Lệnh Xé Xác ở nhật báo Tia Sáng, deùng bút hiệu Lã Phi Khanh,  rồi đưa Lệnh Xé Xác sang nhật báo Trắng Ðen, Vũ Bình Thư viết tiểu thuyết feuilleton ở báo Sàigònmới cùng với Dương Hà, Trọng Nguyên. Tôi không biết tên thật của Vũ Bình Thư. Một ký giả Sàigònmới năm nay còn sống là anh H2T, người anh em cùng vợ với tôi.

Khoảng năm 1970 vợ chồng Dương Hà mua được căn nhà mặt tiền đường Cao Thắng, gần đối mặt với rạp xi-nê Ðại Ðồng. Khoảng năm 1985 Kim Lệ sang sống ở Pháp, Dương Hà ở lại Sài Gòn. Thiên Hà, người chủ trương biên tập Tuyển Tập “Sài Gòn Ngày Ấy Bây Giờ” cho tôi biết Dương Hà bán căn nhà đường Cao Thắng được 27 tỷ đồng tiền Hồ; anh chia 20 tỷ cho các con anh, anh gửi 7 tỷ đồng vào ngân hàng, tháng tháng lấy tiền lời để sống, anh mua một căn nhà nhỏ ở Thủ Ðức, anh sống một mình ở đó, suốt ngày anh ngồi quán gần nhà, uống bia lạnh, không ăn gì ngoài mấy con tôm và hột vịt lộn. Dương Hà không dùng Internet nên không có I-Meo, I-Méo gì cả. Dương Hà có sang Paris chơi. Tết Nguyên Ðán vừa qua Kim Lệ về Sài Gòn sống với Dương Hà ít ngày.

o O o

Tuyển tập “Sài Gòn Ngày Ấy Bây Giờ ” xuất bản ở Sài Gòn do một nhóm ký giả Sài Gòn trước năm 1975  chủ trương: Thiên Hà, Trương Ðạm Thủy, Lương Trường Thọ và Lý Thụy Ý. Thiên Hà là chủ biên.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Thuyy

LÝ THỤY Ý. CHOÉ vẽ năm 1995.

Ðã có 4 hay 5 Tuyển Tập “Sài Gòn Ngày Ấy..” được xuất bản với cái tên chung là “Bến Tâm Hồn.” Nội dung những tuyển tập “Bến Tâm Hồn” là những bài viết về những văn nghệ sĩ Sài Gòn trước năm 1975. Cái “hay” nhất của những người làm những tuyển tập “Bến Tâm Hồn” là họ tranh đấu và họ thành công trong việc công khai dùng danh từ  “Sài Gòn”, cái tên mà những người Cộng Sản Bắc Kỳ muốn xoá bỏ. Những người Bắc Cộng muốn xóa bỏ luôn tên tuổi, tác phẩm của những văn nghệ sĩ Sài Gòn trước năm 1975. Những người biên tập “Bến Tâm Hồn” làm cho tên tuổi và tác phẩm của những văn nghệ sĩ Sài Gòn Xưa sống lại ở giữa cái gọi là “Thành phố Hồ chí Minh.”

Tôi trích Thơ và bài viết của cô Lý Thụy Ý trong “Sài Gòn Ngày Ấy Bây Giờ”:

Nhiều năm trước những bà Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy bị bọn Công An VC bắt giam ở Hà Nội, Sài Gòn đã có cô Lý Thụy Ý bị giam tù 5 năm vì một bài thơ. Trong bài thơ này có 2 câu:

- Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?

- Tôi kiêu hãnh vì tôi là Ngụy.

Lý Thụy Ý là cô em văn nghệ của tôi, nên tôi gọi cô là cô. Những năm 1970 cô giữ Trang Kaki của tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Vì bài thơ của cô gửi ra phổ biến ở nước ngoài, năm 1984 cô bị bọn PA 25 bắt, ghép cô vào cùng bọn Biệt Kích Cầm Bút với các ông Doãn Quốc Sĩ, HIếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường. Ra toà năm 1988, cô bị phang án tù khổ sai 5 năm. Lên trại tù khổ sai, cô gặp và yêu một anh tù. Hai người thành vợ chồng khi họ trở về thành phố. Tôi nghe nói đời sống của cô nay rất khá giả. Mừng cho cô. Sang Mỹ, gặp lại ông Hồ Anh, Chủ Tuần Báo Văn Nghệ Tiền Phong, tôi mới biết những năm 1980 cô Lý Thụy Ý có viết truyện tiểu thuyết “Ngọc Lai” gửi sang ông và ông xuất bản truyện này.

THƠ. Lý Thụy Ý

Ðọc “Gửi Sài Gòn” của Thục Vũ

Rưng rưng khi đoc Thơ Người.
Cỏ thiên thu đã kín nơi anh nằm.
Ngậm ngùi chi chuyện trăm năm.
Người xưa cũng quá thăng trầm, Vũ ơi,

Nói với Ngọc Hoài Phương

Sao buồn thế Ngọc Hoài Phương?
Bao nhiêu năm vẫn quê hương trong lòng.
Mỗi người một kiểu long đong.
Lẽ đâu Hợp Phố chẳng mong châu về?

Người Lính Ấy

Kính tặng anh Hai – T/TPB Trương Huyền Sách – Hoa Kỳ.

Người lính ấy không còn trẻ nữa
Dấu thời gian hằn những nét vô tình
Nhưng ánh mắt vẫn còn nguyên chất lửa
Của một thời lừng lẫy đao binh.
Người lính ấy không nói về cuộc chiến
Chỉ nhắc nhiều đồng đội năm xưa
Nhớ khẩu pháo chưa một lần im tiếng
Dưới đạn thù xối xả như mưa.
Người lính ấy lặng thầm và khắc khổ
Ôm nỗi đau dù chưa bại bao giờ
Năm tháng đã xa dần cơn bão tố
Mà trong hồn chứng tích vẫn trơ trơ.
Người lính ấy không còn trẻ nữa
Nhưng chiều nay hoài niệm chuyện ngày xưa
Trong ánh mắt vẫn còn nguyên chất lửa
Hạ Sài Gòn mà thoang thoáng thu mưa.

VĂN Lý Thụy Ý,

Sài Gòn của tôi, ngày ấy bây giờ.

Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ, con đường vẫn quen.

Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ trên mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đấy, thường là thư xa có câu hỏi: “Sài Gòn bây giờ ra sao?”

Trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Ðông, thủ đô trong những trái tim miền  Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi.

Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi..” Duy Tân, Trần Quí Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp ciné. Món bánh tôm hẻm Casino. Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ – khô bò – nước mía Viễn Ðông…

Sài Gòn của tôi “sáng nắng, chiều mưa.” Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều, hoặc sáng, nhiều ngày mưa cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ dạo phố khi cơn mưa vừa qua, rất ít khi mưa Sài Gòn dai như… đòi nợ. Việc mưa ở Sài Gòn mấy năm gần đây dường như thay đổi: mưa Sài Gòn nay mưa dầm và mưa mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen lối “mưa xưa” chẳng biết đầu mà lần. Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ vì thế mà người Sài Gòn thấy chợt mát khi nhìn tà áo lụa Hà Ðông.

Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào Thơ và Nhạc, như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường nhà báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão. Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

Sài Gòn của tôi có trường Quốc Vương Cam-bốt từng đến học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có Kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.

Sài Gòn của tôi trẻ – luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “làm ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.

Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hoa cách mấy. Chỉ giản dị mà hàm xúc như lời ca “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi..”

Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chưá đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động dễ thương của vùng đất và con người. Ði xa cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Ðiền là coi như về đến nhà.

Như bạn hữu cùng trang lưá, tôi giữ Sài Gòn như giữ cuộc đời tôi. Khóc một ngày khi Thương Xá Tam Ða bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Thay vào đó có thể là một toà nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào…

“Hành lang Eden còn ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đưá đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi, không lạnh. Lính mà em.”

…thì không bao giờ còn nữa.

Vẫn biết thành phố, như đời người, có những đổi thay cần thiết, đôi khi đổi cho tốt hơn, đẹp hơn, nhưng sao vẫn thấy chạnh lòng. Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”, chợt giật mình tự hỏi: “Có thể nào người ta phù phép làm Sài Gòn biến mất không? Có khi nào Vương Cung Thánh Ðường, Chợ Bến Thành, Bưu Ðiện Sài Gòn …, một sớm mai thức dậy người Sài Gòn  ngơ ngác thấy những nơi ấy đã trở thành những trung tâm thương mại, những cao ốc nhiều tầng??”

Ôi..! Sài Gòn của tôi..!

Tôi vẫn nói rằng mình giữ lại “Sài Gòn Xưa.” Từng tên đường, góc phố, những chiều hò hẹn: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt..” và giữ lại mãi mãi những hình ảnh Sài Gòn dấu  yêu xưa.

Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Khi ấy người ta sẽ chỉ có thể  tìm thấy  vài hình ảnh Sài Gòn Xưa trên những trang sách báo cũ.

Sài Gòn ơi…!

Tôi gặp lại “họ” – những người làm văn nghệ xưa – một cách tình cờ trong những tiệm bán sách báo cũ. Những trang giấy không còn mầu trắng, những dòng chữ in nhạt mờ qua năm tháng. Những hình ảnh dù phôi pha nhưng nụ cười, ánh mắt của họ vẫn gợi cho ta nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ được nhắc trên môi những người yêu Nghệ thuật Thứ bẩy, thời họ được trang trọng gọi là diễn viên điện ảnh, nữ minh tinh.

Thời gian chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ, và để còn nhớ những gì không muốn quên. Thời ấy khi muốn xem phim, người ta phải đến rạp chiếu phim, thời ấy cứ có phim hay là những rạp ciné Sài Gòn đông khách; khi lối vào những rạp ciné Sài Gòn không có ảnh những diễn viên Tầu, Hong Kong, Hàn Quốc như bây giờ. Tôi say mê điện ảnh ngay khi tôi chưa đến tuổi được đến rạp xem phim một mình. Thời ấy tôi cũng chưa đến tuổi có thể “yêu” dù là yêu thầm, những nam nữ diễn viên điện ảnh Sài Gòn.

Thời đó không có những chương trình giao lưu  văn nghệ tạp nhạp, những ca sĩ tân nhạc chưa phải “chạy sô” như bây giờ . Thời đó nghệ sĩ coi nghệ thuật là cứu cánh của đam mê, nghề tay trái hầu như không ai phải làm. Chẳng nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi …biểu diễn tân nhạc để kiếm tiền, Kiều Chinh không phải tham gia “đại nhạc hội.”

Khó quên được một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ, “Thẩm Thúy Hằng tươi trẻ trong “Người Ðẹp Bình Dương, Kiều Nguyệt Nga,” Thu Trang dịu hiền trong “Thiếu Phụ Nam Xương,” Túy Phượng diễm kiều Công Chuá trong phim “Thạch Sanh Chém Chằng.” Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, nét sắc xảo của Kiều Chinh, nét hiền hậu của Thẩm Thúy Hằng. Nam diễn viên có La Thoại Tân, Hoàng Vĩnh Lộc, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Ðoàn Châu Nậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang, và Vân Hùng người chuyên đóng kịch nói với Kỳ nữ Kim Cương…

Tình cờ tôi gặp lại “họ” trong những tiệm sách báo cũ của Sài Gòn bây giờ. Nơi này quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian có để dấu ấn nhưng chưa làm mất được những hình ảnh Sài Gòn Xưa. Gặp lại họ, tôi thấy vui rồi thấy ngậm ngùi . Tôi thấy lại cảnh Lê Hoàng Hoa khi anh mới làm quen với máy quay phim. Ba mươi năm rồi tôi thấy Sài Gòn của tôi với nụ cuời Kiều Chinh, với ánh mắt Thu Trang…

Lý Thụy Ý viết ở Sài Gòn ngày 28 Tháng 5, 2010.

o O o

Muốn bình loạn về tác phẩm Bên Dòng Sông Trẹm tôi phải viết nguyên một bài Viết ở Rừng Phong.

Xin hẹn quí vị dịp khác.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcR00sk0LT7B8CxSOn6qyW3JIvTNGZD-LyrP9oC6ltlQ391DaR3i
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Apr 02, 2014 8:44 am


Đêm Giã Từ Sàigòn


Huy Văn

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 2Q==


Rồi cũng đến ngày đối diện với thực tế và chấp nhận định mệnh. Một định mệnh nghiệt ngã đến không ngờ. Một tháng vui tạm để khỏa lắp nỗi trống vắng, để đánh lừa tâm trạng chao đảo suốt từ khi rời Đà Lạt sau ngày thi cuối khóa. Cả nhà thông cảm nỗi buồn của tôi nên từ Ba Má đến các em, luôn cố gắng hết mức trong việc tạo một nguồn vui trong những buổi cơm gia đình trong suốt thời gian qua. Hắn thầm cảm ơn Ba dù rất buồn, nhưng đã tận dụng những lúc chỉ có hai cha con, đã kể cho nghe về những ngày tầm vông, vạt nhọn của thời chống Tây cùng những gian nguy mà ông đã trải qua để an ủi và chuẩn bị cho tôi vững tinh thần qua những gian nguy, khổ ải của những ngày chinh chiến.

Má và các em thì không cần giấu cảm giác thật của mình. Ai nấy đều buồn thiu và cả tháng qua những nụ cười liến thoáng của mấy cô em, nhứt là của cô em kế, hầu như rất ít khi được biểu lộ. Ai nấy đều mang nét dàu dàu trên khuôn mặt, và tôi biết Má đêm nào cũng khóc. Vào lính là chuyện sẽ xa gia đình, sẽ vào sinh ra tử, nên buồn phiền là lẽ tất nhiên. Ngay cả khi sắp soạn cho tôi lên ĐàLạt trọ học, Má cũng sụt sùi cả tuần lễ. Tôi hay trêu chọc bà: «Sao Má ‹cải lương› quá vậy?!» Bà chỉ bật cười, mắng yêu, «…Cha mầy! Chọc quê hả?» Tôi là con trưởng, là niềm hy vọng của gia đình nên cả nhà không thể không lo lắng cho một tương lai bất định đang chờ đợi tôi. Không khí gia đình, vì vậy mà trầm lắng tới mức… thì thôi cũng đành!

Biết tôi sầu đời nên dù Sàigòn đang lên cơn sốt chiến tranh và lệnh giới nghiêm lúc 10 giờ đêm, Ba Má đã không rầy rà khi tôi đi chơi quá khuya và nhậu nhẹt thường xuyên hơn trước. Tôi đi đâu, làm gì cũng không cần thưa, báo như đã làm hằng bao năm qua. Hôm nay cũng vậy, ngày cuối cùng trước khi trình diện nhập ngũ là một ngày hè ngập nắng. Một vòng Sàigòn buổi sáng chỉ đủ để ngồi ngay góc Mai Hương nhìn ông đi qua, bà đi lại. Sàigòn thật bình thản. Sàigòn vẫn vui. Phố Sàigòn vẫn đẹp. Người Sàigòn vẫn thờ ơ với chiến tranh dù những màu áo trận và các loại quân xa luôn nhan nhản trên đường. Mới chia tay với thằng bạn thân ngay trước Casino Sàigòn, vừa xong bữa ăn trưa thì anh chàng «mặt trắng như con gái» Võ Hữu Trí lại xách xe xuống nhà rủ đi chơi.

– Đi đâu?
– Đâu cũng được.
– Tao tưởng mày dành cho «Em» mới phải?!
– « Bắt cóc» em nguyên ngày hôm qua rồi! Bữa nay rủ đi nữa thì chắc chắn sẽ bị ông bà bô của em dũa te tua!
– Ngày cuối mà!
– Chưa! Còn tới ngày 19 lận! Mà sao mày trình diện sớm làm gì vậy… Mình có ba ngày lận mà!?

Tôi không trả lời hắn, chỉ thưa nhẹ với Má rồi lách nhanh theo Trí ra cửa, không dám nhìn đôi mắt sâu hoắm của Má và một thoáng gật đầu của Ba. Trí cũng im lặng khi phóng xe về phía Tân Định. Hai cuộc sống khác nhau nhưng chung một hoàn cảnh và cùng một định mệnh. Hắn biết tôi thấp thỏm chờ trông một bóng người nhưng cả tháng qua chỉ bóng gió hỏi han cho có chuyện. Ngược lại, chuyện tình của hắn thì tôi biết rõ như thể hắn đang ở chung xóm với tôi. Trí cũng buồn và cần có bạn để tâm tình. Chỉ lạ một điều là hắn không chọn anh bạn khá thân của hắn và cũng là bà con bên ngoại đã cùng trọ học chung một phòng với hắn, mà lại chọn tôi để tâm tình và giết thì giờ.



Cà phê Văn Hoa buổi xế trưa thường không đông khách nên chúng tôi ngồi ngay ngoài cửa nhìn ra đường. Nhạc thời trang từ giàn Akai phát ra vừa đủ nghe như để làm nền cho những câu chuyện trên trời, dưới đất. Chúng tôi không nói tới chuyện ngày mai mà nhắc nhau thời trọ học. Mới đó mà đã như xa xăm lắm. Chuyện Đà Lạt thì nói cả ngày cũng không hết và lần này Trí thoải mái hỏi tôi về… Nàng! Và tôi cũng không ngại ngùng khi thú thật với hắn là tôi vẫn trông ngóng một lần ghé thăm của tà áo dài mảnh khảnh của cao nguyên. Nhưng nàng vẫn biệt tăm, một lời thư cũng không có. Tôi buồn, nhưng không trách. Lời hứa không có chi ràng buộc, huống chi Nàng có quá nhiều bổn phận phải lo lắng cho gia đình ở Nha Trang và anh chị trên ĐàLạt.

– Mày kín đáo thật! Bây giờ tao mới biết mày đầu tư mái tóc Khánh Ly đó. Cứ tưởng đâu…
– Thì phải vậy chứ sao! Quen nhiều người, nhưng chỉ chọn một. Vậy mà vẫn không xong…
– Thôi thì cứ hy vọng đi. May ra…
– Tao không hy vọng… để khỏi tuyệt vọng. Cạnh tranh không lại «người ta» đâu. Coi như kỷ niệm đẹp vẫn tốt hơn.
-Ừ! Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp. Trí "phán" xong câu triết lý vụng là chỉ tay qua bên rạp xi nê. Mười phút sau chúng tôi thoải mái thả người trên ghế trong cơn mát lạnh của rạp hát. Không ai nói với ai lời nào trong suốt thời gian xem phim. Rạp chiếu thường trực nên chờ xem lại từ đầu cũng đủ mất khá bộn thời gian. Vì vậy khi chúng tôi trở ra ngoài thì đã có gió mát và Sàigòn cũng đã bắt đầu lên đèn.Saigon, 1969

– Đi ăn, hay về ngay. Trí hỏi tôi khi dắt xe xuống đường.
– Đi ăn! Về sớm làm gì!?
– Mày muốn đi đâu?
– Cơm tấm Trần Qúy Cáp.
– Không nhậu hả?
– Không! Ông bà già không vui đâu. Vả lại tao muốn mua cho ông già một phần. Ổng thích món này lắm.
– Ừ! Thì đi. Tao cũng thấy đói rồi.

Lại thêm những trao đổi bâng quơ về thời đi học khi ngồi trong chiếc quán quen thuộc. Và khi Trí thả tôi xuống đầu ngõ của con hẻm 152 bên đường Yên Đổ thì phố xá đã bắt đầu thưa thớt xe cộ. Khi biết tôi trình diện đầu giờ vào sáng ngày mai, chỉ siết tay, nói lời hẹn gặp trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên Hốc Môn rồi phóng xe đi. Hẻm 152 của vùng Bến Tắm Ngựa là lối đi ngõ sau của nhà tôi. Phía cửa trước hướng ra đường Trương Minh Gỉang. Vì vậy khi mở cửa sau vào nhà, chưa kịp đặt phần cơm lên bàn thì cô em kế đã níu áo tôi, nói:

– Chị Anh Đào ghé tìm anh, ở chơi từ chiều tời bây giờ mới chịu về. Anh chạy theo ngay đi, may ra còn kịp gặp chỉ!

Anh Đào! Sao lại là Anh Đào mà không phải là Nàng? Tôi vừa tự hỏi vừa phóng xe ra đường. Dưới ánh đèn vàng vọt của góc Yên Đổ, Trương Minh Gỉang là bóng dáng quen thuộc của người đồng môn Vovinam. Anh Đào thấy tôi đưa tay vẫy và không giấu diếm sự mừng rỡ. Tôi nhìn đồng hồ: đã gần chín giờ tối. Khi tôi nói để đưa cô bạn về thì Anh Đào không phản đối nhưng khi xe chạy gần tới «con hẻm thuốc lào» trên đường Võ Di Nguy thì Anh Đào vỗ vai bảo cứ đi thẳng để đến một quán cà phê nổi tiếng trên… Gò Vấp!

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRVYLlanReEVHGLRhWOndEv44ScysF3zyJDm7AdKr3KpuF9UIMhxg

Quán cà phê Hương Xưa nằm trong khu vườn của một ngôi biệt thự xinh xắn. Ban ngày cảnh trí vốn đã hài hoà với bàn ghế được đặt cạnh những gốc cây có treo nhiều giò lan hay các chậu hoa đủ loại, về đêm càng tăng thêm vẻ hữu tình khi trên mỗi bàn là một ngọn đèn nho nhỏ vừa đủ để hai mái đầu chụm vào nhau… tình tự. Đã hơn chín giờ nhưng quán vẫn còn đông khách. Tôi đoán họ ở đâu đó trong vùng nên không màng giới nghiêm sắp đến và số xe đậu trong sân chỉ có vài ba chiếc. Mọi người thì thầm trong tiếng nhạc dìu dặt khe khẽ vang từ đâu đó trong bóng tối. Chúng tôi cũng vậy. Anh Đào hỏi han đủ thứ mặc dù đã gặp nhau mới hai tuần trước. Và như thông lệ, cô bạn có đôi mắt ướt mi cong nói, còn tôi ngồi nghe. Vẫn là câu chuyện về chàng trai Võ Bị khóa 26 tên Phước, vẫn là đề tài Vovinam với những sinh hoạt của hai Chi Đoàn Thanh Niên mà tôi đã bỏ bê để… «tìm thú lãng mạng trên cao nguyên». Vẫn là những trách móc nhẹ nhàng khi thấy tôi hút thuốc quá nhiều. Và sau cùng là những lời an ủi thật chân tình làm tôi nhói lòng khi ước gì người ngồi trước mặt là Nàng, là tà áo trắng của Spellman đã làm tôi ngơ ngẩn ngày những ngày đầu nhập khóa.

Giá như Anh Đào là Nàng. Giá như mức độ tình cảm đủ dạt dào như tôi đã dành cho Nàng thì đêm nay, Anh Đào sẽ là một người yêu trọn vẹn. Nhưng tình cảm dành cho Anh Đào thì có giới hạn và còn nhiều dấu hỏi, còn tấm lòng dành cho Nàng thì…

- Nghĩ gì mà thừ người ra vậy?

Tôi định thần nhìn lại thì Anh Đào đã gọi trà hồi nào không hay. Tôi chỉ cười, không trả lời. Dường như trong thoáng chốc, tôi đã coi Anh Đào như một người tình, một người yêu chụm đầu tâm tình trong bóng tối. Tôi chạnh nhớ tới tháng ba vừa qua, tới đêm ngắm trăng Đà Lạt trên thềm Palace và từ trong căn phòng trên gác trọ. Nhưng tôi không thể nói với Anh Đào những gì tôi nghĩ về nhau. Thà để mọi người, kể cả gia đình tôi đoán già, đoán non mà thấy hay hay, vui vui. Hãy còn quá sớm để bắt trái tim trả lời cho trò chơi cút bắt này. Nhưng đêm nay thì khác. Anh Đào đã gián tiếp mang lại một hạnh phúc trong tôi, hạnh phúc dù ngắn ngủi và rất vội vàng nhưng cũng đủ để ấm lòng khi cùng nhau rời quán ngay lúc đồng hồ chỉ đúng 10 giờ đêm.

SàiGòn giới nghiêm, thật sự giới nghiêm với những xe tuần tiễu ngược xuôi trên con đường đã vắng xe qua lại. Không ai để ý đến chúng tôi. Dưới mắt họ có thể vòng tay ôm một cách tình tứ là thể hiện tự nhiên của một cặp tình nhân đang muốn níu dài những giây phút bên nhau. Nhưng chỉ có thế. Vòng tay ôm ngang hông trở thành cái bắt tay thật chặt khi chiếc Suzuki dừng lại trước dãy nhà sau lưng tiệm thuốc lào nổi tiếng trên Phú Nhuận. Không có nụ hôn trong vòng tay từ giã. Không có lời yêu đương nồng thắm nhưng cũng đủ làm tôi cảm thấy lâng lâng trên đường về. Cảm giác này chỉ tan biến khi có tiếng còi ré lên khẩn thiết. Nhìn lại thì trên lề, ngay góc đường mà Anh Đào chờ đón Taxi ngay trước đó chừng hơn một tiếng, là một nhóm tuần tiễu phối hợp gồm Quân Cảnh và Cảnh Sát.

- Anh có biết là đã vi phạm giờ giới nghiêm hay không?

Người cảnh sát viên chưa hỏi giấy tờ đã nghiêm giọng phủ đầu.

- Tôi biết!  Tôi vừa nói vừa đưa cho anh ta căn cước và mảnh giấy có in mộc tam giác mang số KBC 3567, nằm gọn  dưới góc trái. Mảnh giấy của Nha Động Viên mở đầu bằng câu: «Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm kính mời ông….»

- Sáng mai tôi trình diện nhập ngũ. Đêm nay chạy một vòng từ giã bạn bè nên về hơi trễ.

Viên cảnh sát liếc qua mảnh giấy, nhìn thẻ căn cước rồi vừa trả lại giấy tờ, vừa từ tốn nói lời chúc may mắn. Hôm đó là ngày Chúa Nhựt 16/07/1972.

(Quý tặng những đồng môn và đồng khóa cùng bạn bè thân quen chung hoàn cảnh lúc Mùa Hè Đỏ Lửa.)


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTK-0ohWgzXEg1TB8iT9dSWodQz-8QXAfswhHMfZHWHXyrv9jX3

.
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Apr 05, 2014 2:03 am


Bộ mặt mới của Sài Gòn ngày nay... thiên đàng XHCN...

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcSMNgspkqhCymhaVawKHs0Z-G71_XkHOmjCII-kgfgr47s2SKz-

SÀI GÒN CỦA TÔI

Trần Mộng Tú
                                      
          Sài Gòn                 
        Sài Gòn của tôi                
       những con chim buổi sáng đâu rồi               
    ai đã đuổi chúng ra khỏi những lùm cây thành phố             
      chao ôi!  khi con người bị lấy mất nhà            
           những con chim cũng phải bay ra khỏi tổ               
nên sáng Sài Gòn không còn một tiếng chim
 
Sài Gòn đang thức dậy bằng tiếng còi inh ỏi
tiếng máy xe nổ rung nóc nhà thờ
chao cả gác chuông về một phía
từng đợt khói xe đến trước cả bình minh
Tôi đứng trên sân thượng bảy tầng cúi nhìn con hẻm nhỏ
những cánh cửa Sài Gòn bắt đầu mở ngỏ
hạt bụi đầu tiên đi tìm hạt mồ hôi

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 1383289486-dan-ong-im-lang-ma-cuoi-8-5
 
Sài Gòn những chiếc xe gắn máy
chở nón sắt khẩu trang
chở những cô chân dài váy ngắn
chở những kiện hàng cao đến sững sờ
người tài xế như không hề có mặt
đang lồng lên như đàn thú kiếm mồi

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcSnQqi-AsxpBms6F4T9IpKkyJ0bhDFhw4sxPdmy_Mu82EDnJrWDrw
 
Sài Gòn
vẫn những bà mẹ lưng còng bán vé số trước cửa chợ
những em bé ăn mày trong giờ học, giơ tay ra ở trước cửa nhà thờ
những thanh niên tàng tật cố lết trên những vỉa hè dành cho du khách
miếng cơm của họ trong ngày có đắng bằng nhau


Sài Gòn
có những câu chuyện nghe như chuyện kịch
bà mẹ từ Hà Nam Ninh cõng người con trai tàng tật
vào Nam đứng giữa đường Đồng Khởi ăn xin
 
Sài Gòn con hẻm Cống Quỳnh về đêm
quán thịt chó có ông Tây ba lô ngồi ngất ngưởng

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9k=
 
Sài Gòn từ sáng đến trưa từ trưa đến tối
hình như ai cũng sống ở ngoài đường
những người trẻ chiếm hết ngã bảy ngã ba
người già chỉ còn lác đác
gió ơi, gió cuốn họ đi đâu

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQegUzA-u8BjRoSX_M7XnsuuNv0tPfXldH1MbIX48tW0halmPKDew
 
Sài Gòn
quán ăn, quán nhẩy, phòng trà
những gian hàng bán toàn hàng cao cấp
có những người đang sống ở đây
không biết từ đâu tới
họ sống như chưa từng lận đận
như chưa từng biết đến chữ nghèo

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9k=

Sài Gòn ban đêm có tiếng rao hàng
tiếng rao của những người rất Bắc
rao như từ Phủ Lý rao vào
anh tài xế taxi nói quê từ Nam Định
một năm Tết về thăm mẹ một lần
chị người làm vừa lau nhà vừa nói cháu ở Hà Đông
có đứa con mười hai tuổi
cần tiền đi học
ai cũng sống như suốt đời hẩm hiu cúi mặt
như chưa từng được một quãng ngày ấm áo no cơm

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRRDzT_OQHvW_PpwCpNow_eVmxHiWFkaFP5isdpGMnAPCJc6f-2

Sài Gòn trong những con hẻm nhỏ
giữa những người bán gánh, chạy xe ôm
giữa những người đốt than nướng bánh kiếm cơm
có những cô gái còn trẻ lắm
từ những tỉnh miền Tây vào ở trọ
hỏi sẽ làm gì
lắc đầu chưa biết
chưa biết làm gì nhưng vẫn cứ bỏ đi
tất cả đều dựa vào may rủi

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRtsAeQsDIsJVofOGluCpqtHqIVQoAhaeSOn3v5Xt0mdC8hmYXJ

Sài Gòn rất khuya về sáng
tôi đứng trên sân thượng bảy tầng
cúi nhìn con hẻm nhỏ
chị lao công đã hốt đống rác cuối cùng
những tiếng còi xe đã ngủ im
hàng quán đã tắt hết đèn
tôi nghe tiếng tim Sài Gòn khe khẽ đập

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQFPKovGxj5a1EBw_LPrL8su9wx_oSG3HCEKag3oy_W4g4t3K2IBA

Ôi, Sài Gòn
Sài Gòn của tôi!
tôi ước ao được nghe em nói
sáng ngày mai con chim cũ sẽ bay về
nó sẽ véo von hát gọi một bình minh
và hạnh phúc như chưa bao giờ mất tổ.

tmt
Khi ở Sài Gòn, ngày 24 tháng 1/2010


.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeFri Apr 11, 2014 9:03 pm


Sài Gòn ơi vĩnh biệt…




Đàn bò vào thành phố (Sài Gòn)



Sàigòn ra đường...

Sài gòn ra đường không áo dài
Em sợ đang mùa gió chướng bay
Gió bay cuốn hút mùi hương cũ
Chỉ để riêng mình ta ngất ngây

Sài gòn ra đường không phấn son
Em sợ rừng sâu gỗ giận hờn
Chinh phu gió cát nghìn phương lạnh
Chinh phụ nào ham chuyện lược gương

Sài gòn ra đường không thích cười
Em sợ đèo cao lệ đá rơi
Nên đã mùa đông về tạm trú
Đã về sương tuyết phủ niềm vui

Sài gòn ra đường không líu lo
Em sợ âm vang động cõi hờ
Hãy nghe hơi thở còn xao xuyến
Trong đáy hồn nhau gọi ước mơ

Sài gòn ra đường không giống ai
Tóc mây lớp lớp khói u hoài
Mắt chim khuyên đã diều hâu hết
Cúi xuống nhìn lên vẫn ngậm ngùi.

Duyên Anh

Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Apr 13, 2014 12:33 pm


“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa


Văn Quang
Viết từ Sài Gòn

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 2Q==

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tữ Do xưa kia… của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy… cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hòa thiêu, không bao giờ gặp lại.

Ông bạn thấy tôi khựng lại, ông giải thích:
– Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.

Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhờ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy.

Cái “trục văn hóa không tên”

Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi - Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường.

Gival, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.

Sau năm 1975, Gival vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

Givral ngày ấy… bây giờ

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Z

Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách  hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong.

Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.

Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn.

Khoảng 9g sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai.

Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về  những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Gival trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?

Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi… cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard.

Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.

Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô đich’  về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi.

Từ đâu có “Radio Catinat”

Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó.
Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress.

Quyền lợi hỗ tương giữa phóng viên và các ông “nghị”

Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên VN còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây.

Nhà thơ hàng đầu VN thường hẹn hò ở Givral

Có một nhà thơ hàng đầu VN thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.

Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi!

Brodard với những “dân chơi”

Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của  những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê - Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.

Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn.

Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.

Không thể tìm lại dĩ vãng

Tóm lại, trong  bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa TP Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên VN. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua TP này.

Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.

Văn Quang –
Sài Gòn 19-10-2012

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Oct 05, 2014 9:00 am



                           
SÀI GÒN CỦA TÔI
                                                       
Sài Gòn vẫn rất dễ thương               
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
               
Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
               
Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô... trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…
               
Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.
               
Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.
               
Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.
               
Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.
               
Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hóa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
               
Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.
               
Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:
              
“Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm              
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm               
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím               
Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”
               
Thì không bao giờ còn nữa.               

... ...


Sài Gòn Vẫn Mãi Trong Tôi

Anh Bằng & Trúc Hồ

Sài Gòn ngày đó tôi xa người
Bỏ lại thành phố với bao mộng mơ
Sài Gòn người tình mến yêu ơi
Người đang giữ tim tôi
Từ một kiếp sông xa xôi
Sài Gòn trời rực nắng ban ngày
Ðường bừng nắng em về
Dịu dàng nón lá mội cười

Giờ thì đã lỡ xa nhau
Những con đường nào đã đổi tên
Những phố phường dù đã đổi thay bao lần
Sài Gòn ngày mưa hay nắng
Sài Gòn giờ đây xa vắng
Em ơi Sài Gòn, em ơi Sài Gòn… vẫn mãi trong tôi…


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Nov 06, 2014 12:23 am


Truyện Chưởng ở Sài Gòn trước 1975


Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng Kông, một tác phẩm thuộc loại “tân trào võ hiệp tiểu thuyết” (danh từ của các nhà xuất bản Hồng Kông), nghĩa là nó khác với các loại “cựu trào” trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Do mới và lạ, Lam y nữ hiệp được đông đảo độc giả đón nhận, khen hay, báo bán đắt như tôm tươi! Thấy “ngon ăn”, một tờ báo khác vung tiền “mua đứt” dịch giả cuốn Lam y nữ hiệp, mời ông này dịch bộ Lã Mai Nương. Từ đó, truyện chưởng Hồng Kông bắt đầu bùng nổ trên báo chí miền Nam, khi cùng lúc xuất hiện hai dịch giả Tiền Phong (thường gọi là “Sìn Phoóng”, tên Việt là Từ Khánh Phụng) ngoài 50 tuổi, người Minh Hương, và Tam Khôi (người gốc Hải Nam). Có thể nói Từ tiên sinh là vị sứ giả đầu tiên đưa truyện chưởng Kim Dung đến Sài Gòn qua bộ Bích huyết kiếm, còn Tam Khôi dịch bộ Anh hùng xạ điêu. Tờ Đồng Nai đăng nhiều kỳ truyện dịch của Tiền Phong (Cô gái Đồ Long), còn tờ Dân Việt khai thác tài dịch thuật của Tam Khôi, tờ Báo Mới, đăng bộ Thần điêu đại hiệp và hàng chục tờ báo (trong số đó có một số nhật báo Hoa ngữ như Thành Công, Luân Đàn Mới, Nhân Nhân, Quang Hoa, Á Châu, Kiến Quốc…) đua nhau đăng truyện chưởng. Có báo sắp khai tử, nhờ đăng Cô gái Đồ Long mà hồi sinh mãnh liệt, lượng phát hành tăng vọt!

Tên truyện của Kim Dung được nhiều báo khai thác theo những cách khác nhau, như trường thiên tiểu thuyết Thiên long bát bộ, có báo đặt tên là A Tỷ Kiều Phong, báo thì đăng Lục mạch thần hiếm, có báo lại là Cô Tô Mộ Dung…

Truyện chưởng (kiếm hiệp tân kỳ) đã làm cho nhiều người, nhất là thanh niên, mê như điếu đổ, với những Võ lâm ngũ bá, Cô gái Đồ Long, Võ lâm tuyệt địa, Lưu Hương đạo soái, Tiếu ngạo giang hồ, Kiếm sĩ si tình, Giang hồ hiệp khách, Tướng cướp Liêu Đông, Lục mạch thần kiếm, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc Đỉnh Ký, Thiên long bát bộ… Từ Đài Loan, Hồng Kông, sách chưởng của những Mộ Dung Mỹ, Gia Cát Thanh Vân, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Nhược Minh, Nam Kim Thạch, Độc Cô Hồng, Điển Ca, Kim Dung, Trần Thanh Vân, Trần Trung Vân… tràn vào Sài Gòn-Chợ Lớn qua tờ Minh Báo từ Hương Cảng, với hơn 30 nhà xuất bản tranh nhau in truyện chưởng như An Hưng, An Thành, Bừng sống, Đại Hưng, Đông Hưng, Đông Phương, Hương Hoa, Quyền sống, Vui Sống, Vân Thành, Sông Hữu, Sông Xanh, Trung Thành, Trường Giang, Thành Phương, Thời Đại, Thế Kỷ, Tổ Hợp Tiến, Tổ Hợp sống…

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Www.RadioTruyen.com---vo-lam-ngu-ba


Có năm nhà xuất bản in 5 bộ chưởng của Ngọa Long Sinh, trong đó có bộ dài tới 2.000 trang; có ít nhất sáu nhà xuất bản in sách chưởng của Gia Cát Thanh Vân. Trong hơn mười bộ sách chưởng của cây bút này, có bộ Tứ hải quần hùng dài hơn 1.300 trang, bộ Đoạt hồng kỳ dài hơn 1.500 trang.

Truyện chưởng của Cổ Long cũng được bốn nhà xuất bản in khoảng 11 bộ, cộng chung lại gần 40 tập, tròm trèm 13.000 trang! Nổi bật nhứt là truyện chưởng Kim Dung, đạt mức kỷ lục: hơn 20 bộ, trong đó Cô gái Đồ Long gồm 6 tập với 2.370 trang; Lục mạch thần kiếm (8 tập) cộng lại tới 2.400 trang; Anh hùng xạ điêu cũng 8 tập với 2.820 trang, còn Tiếu ngạo giang hồ có tới 15 tập với ngót 3.000 trang.

Từ khi thể loại truyện chưởng tràn ngập Sài Gòn-Chợ Lớn, lập tức xuất hiện một “guồng máy dịch thuật”: Từ Khánh Vân, Từ Khánh Phụng, Thương Lan, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Phương Thảo, Khưu Văn, Dương Quân, Quần Ngọc, Lão Sơn Nhân, Điền Trung Tử, Lã Phi Khanh… Phan Cảnh Trung dịch ít nhất 10 bộ chưởng của sáu tác giả, in ở năm nhà xuất bản, trong khi đó chỉ từ năm 1969 đến 1973, riêng Thương Lan đã dịch không dưới 62 bộ chưởng của 5 tác giả, in ở 5 nhà xuất bản khác nhau. Đặc biệt, bộ Ỷ thiên Đồ Long ký (tức Cô gái Đồ Long) của Kim Dung do Từ Khánh Phụng dịch (Nhà xuất bản Trung Thành -1966) thu hút hàng trăm ngàn độc giả thuộc mọi tầng lớp.

Năm 1965, Sài Gòn xuất hiện một dịch giả cự phách, lấy bút danh Hàn Giang Nhạn và Thứ Lang. Ông tên thật là Bùi Xuân Trang, sinh năm 1909 tại Thái Bình, là giáo sư trung học Trần Lục, giỏi Hán văn, chuyên dịch sách cho Nha Tu thư Bộ Giáo dục. Ông mua bản quyền của tờ Minh Báo và dịch feuilleton (truyện đăng báo nhiều kỳ) bộ Tiếu ngạo giang hồ cho các nhật báo ở Sài Gòn. Sài Gòn lúc ấy có khoảng 40 tờ nhật báo thì 12 tờ đã mua bản dịch của Hàn Giang Nhạn.

Có thể nói, nhật báo ở Sài Gòn thời ấy sống được là nhờ tiểu thuyết Kim Dung và dịch giả Hàn Giang Nhạn. Tháng 9, tháng 10 trời bão, máy bay Hồng Kông không qua được nên báo phải cáo lỗi, tạm gác một kỳ Tiếu ngạo giang hồ. Tờ báo đăng cáo lỗi ấy đành phải chịu ế, bởi người ta chỉ say mê đọc Tiếu ngạo giang hồ – cái đó kêu bằng “Phi Kim Dung, bất khả mại báo”!

Hàn Giang Nhạn đã dịch ít nhất 25 bộ truyện chưởng.

Một người thư ký ngày đó của Hàn Giang Nhạn, ông Nguyễn Văn Tầm, nhớ lại: Nhà của Hàn Giang Nhạn tiên sinh ngày ấy ở Bàn Cờ. Buổi sáng, tiên sinh vừa uống cà phê xong là đã có 12 anh tùy phái của các nhật báo đến chờ. Tiên sinh mở tờ Minh báo ra và cứ thế mà dịch và đọc cho ông Tầm viết bằng tay. Ông Tầm phải lấy 12 tờ pelure loại mỏng, lót 11 tờ carbon, cố gắng ấn đầu bút bic xuống thật mạnh để “lực đạo” có thể in qua trên 20 tờ giấy. Hễ tùy phái nào đến trước thì được bản ở trên; ai tới sau phải chịu lấy bản ở dưới. Cho nên, chữ nghĩa lộn xộn, cùng một dịch giả mà báo này in khác báo kia!

Bên cạnh việc tranh nhau phóng tác, in truyện chưởng, cải biên truyện chưởng thành truyện tranh, viết truyện chưởng… giả, người ta còn bày ra những cuộc đàm luận, tranh cãi, phân tích, phê bình truyện chưởng, thậm chí một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo lấy tên các nhân vật võ lâm làm bút danh như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trấn Ác)…

Các cao thủ võ lâm trong truyện chưởng Kim Dung như Lệnh Hồ Xung, Hoàng Dược Sư, Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Đông Phương Bất Bại, Cừu Thiên Nhận, Âu Dương Phong, Vi Tiểu Bảo, Nhạc Bất Quần, Quách Tỉnh, Châu Bá Thông, Vương Trùng Dương… được giới trẻ coi như thần tượng, hoặc như những anh hùng hảo hán. Những tên nhân vật, chiêu thức võ công, ai cũng phải nằm lòng để không bị chê là… quê! Hai bộ chưởng Xác chết loạn giang hồ và Lệnh xé xác (dịch giả Lã Phi Khanh) là sách “gối đầu giường” của không ít tay anh chị giang hồ thời đó. Chưa hết, từ khi truyện chưởng Kim Dung xuất hiện, khắp hang cùng ngõ hẹp ở Sài Gòn-Chợ Lớn, đi đâu cũng nghe những “tiếng lóng” nhuộm màu sắc võ lâm như: “Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma”; “Cà chớn là tao cho một chưởng”; “Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái”; “Chơi ma giáo”; “Cái bang đại hiệp”; “Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập” hoặc Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam Tông Miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá…

… Một vài hãng phim ở Sài Gòn thấy đề tài kiếm hiệp “ngon ăn”, vội nhảy vào khai thác; sau Báu kiếm rửa hận thù, xuất hiện phim Quái nữ Việt quyền đạo do hãng Mỹ Vân thực hiện (đạo diễn Lê Mộng Hoàng, kịch bản Lê Khanh) với Thanh Nga, Lệ Hoa, Á hậu Ngọc Tuyết, Ngọc Dung cùng Thanh Việt, Văn Chung, Khả Năng, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Bảo Quốc, Kim Ngọc, Kim Cúc, Năm Châu, chỉ đạo võ thuật: Lý Huỳnh; Long hổ sát đấu do hãng phim Cửu Long thực hiện (chỉ đạo võ thuật là võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt và Lý Huỳnh) với các nghệ sĩ Trần Quang, Hoàng Long, Việt Hùng, Bạch Lan Thanh, Ngọc ĐanThanh, Ba Vân, Lý Huỳnh…

M.V.
(Theo trieuthanhweeklymagazine.com)
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Nov 10, 2014 2:30 pm

Người bán hàng rong thiên đàng XHCN với nỗi vất vả nhọc nhằn ...

Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... D2b9bc4f2606428dac7c2c1384db0723

Không nơi nào lực lượng hàng rong đông như ở Sài Gòn. Hàng rong từ chỗ mưu sinh nay đã thành một nghề nghiêm túc của nhiều người. Từ những vùng quê nghèo khó, nhất là miền Trung “cát trắng gió Lào”, người bán hàng rong đổ về thành phố với bao nỗi lo toan, từ cơm áo nợ nần đến chữ nghĩa cho con cái đều trông chờ vào việc góp nhặt những đồng tiền lẻ ở vỉa hè, quán nhậu.

Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 64344cbef6a84aa0b7152aca18f2d73e

Hàng rong Sài Gòn

Theo chân người bán rong


Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.

Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 3c3df7d8b7a04676a3bbf7c198841c3d
Còn nhớ, ngày 17.7.2008, UBND TP.HCM ra quyết định cấm bán hàng rong trên 15 tuyến đường trọng điểm tại Q.1 (về sau nâng lên thành 53 tuyến đường trên toàn thành phố). Từ đó, bán hàng rong trở thành hành vi phạm pháp. Thấp thỏm, lén lút và âu lo là tâm trạng thường trực của những kiếp nghèo tha phương.

Nhiều người trong số họ còn chọn buôn thúng bán bưng ngay cả vào thời điểm nửa đêm về sáng dù biết nguy hiểm luôn chực chờ mình. Bị cấm, nơm nớp lo chạy đội trật tự, nhưng lời rao da diết đến não lòng từ những gánh hàng rong vẫn khiến không ít người xúc động. Để hiểu hơn về cuộc sống của những phận đời ấy, tôi đã theo chân họ nhiều ngày, rảo qua không biết bao nhiêu con đường Sài Gòn mùa mưa.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 114af116dd304e6c97f4211a749d48fa

Dù trời mưa tầm tã nhưng các chị vẫn lặn lội đi bán hàng rong
Sáng nào cũng vậy, mặt trời chưa ló dạng, khu vực Nhà điều hành xe buýt Bến Thành (Q.1) đã đông nghẹt người. Hành khách già, trẻ, nam, nữ vội vã chen chân lên tuyến xe sớm nhất. Người đi làm, đi học, người tung tăng đi chơi. Không ai còn thời gian để tâm đến cái dáng lầm lũi, bơ phờ của các bà, các chị đang quẩy gánh hàng rong đi qua phía đối diện, trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Đằng sau gánh hàng với không quá 400.000 - 500.000 đồng tiền vốn là bao phận đời éo le, cơ cực.

Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.

Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 6cbbf6a89ec74af2a84a1f9b3c4ffc72


Thi thoảng, ngớt khách, chị ngồi bó gối, trầm ngâm, vừa nhìn xe cộ vừa thủ thỉ: “Chị ước hai đứa nhỏ nhà chị có cơ hội biết giảng đường đại học, biết Sài Gòn đặng tương lai bớt khổ”. Mỗi lần nhắc đến con, trong mắt chị ánh lên nhiều niềm vui. Chị bảo, lăn lộn kiếm từng đồng bạc lẻ như thế này không khiến chị khổ tâm bằng việc phải cho con thôi học. Bởi vậy, cực mấy chị cũng ráng chịu, chỉ cần các con chăm ngoan, học giỏi. Quen lâu, tôi chưa nghe chị than vãn hay mơ ước điều gì cho riêng mình. Tất cả đều vì con.

Hôm rồi gặp lại, chị cười hiền, khoe: “Hai đứa nhỏ nhà chị vô đại học hết rồi đó em”. Tôi mừng cho chị. Mừng những nhọc nhằn của chị đã được đền bù xứng đáng. Nhưng, hình như con càng học lên cao, chị càng cực. Bằng chứng là bữa cơm trắng quẹt với muối ới, mấy năm rồi vẫn vậy, không có gì khá hơn. Đôi dép lào mòn vẹt, cái nón lá rách bươm ngày xưa thấy chị ghi số điện thoại của con lên đó giờ chị còn đội trên đầu.

Tôi ngỏ ý xin theo chị bán hàng rong vài buổi. Chị lắc đầu nguây nguẩy, nói: “Thôi, thôi, sức đâu mà bán hả em. Sài Gòn đang mùa mưa, đường sá ngập nước tùm lum hết à, cái gánh này dòm vậy chớ nặng lắm, em kham không nổi đâu”. Tôi kham không nổi thật. Vừa kề vai vào, chực đứng dậy đã ngã nháo nhào. Mấy chị em cười ứa nước mắt. Chị Trang xuýt xoa: “Khổ chưa. Thôi, nếu muốn biết thì cứ theo chị, khỏi gánh gồng gì hết”. Đi cả buổi chiều, mưa không ngớt. Khách vắng, lạnh và đói meo.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 706431d9a2c54b659453169ed50f094d
Những người bán hàng rong trong đêm Sài Gòn

Chúng tôi ngang qua đường Nguyễn Thông (Q.3), trời bỗng đổ mưa ào ào. Trong mái hiên nhỏ, người đàn ông tóc bạc ngồi bó gối, không biết vì mệt hay vì lạnh. Tôi lân la hỏi chuyện, ông Huỳnh Văn Khương (61 tuổi, người Phú Yên) trải lòng: “Tôi vô Sài Gòn bán đậu phộng luộc 5 năm nay. Nhà có 4 đứa con, mần ruộng không đủ ăn nên phải đi thôi. Tôi thuê trọ dưới quận Bình Thạnh, chừng 4 giờ sáng là dậy nhận đậu đi bán đến 9-10 giờ đêm. Ngày nào cũng như ngày nào, lội bộ riết nên hai bàn chân từ chỗ sưng, đau thành ra chai luôn rồi”.

Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 2905b61db53b43d58da6c8efffe204ae
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Ngoài đường, vài chị trùm áo mưa mỏng dính, tiếp tục quày quả đi. Cũng có người chở hàng bằng xe đạp, nhưng chủ yếu dắt bộ chứ chẳng ai dám ngồi lên xe chạy. Chị Trang nói vui: “Dắt bộ đặng mời khách chứ chạy ào ào thì bán cho ai. Những đêm ế khách, bọn chị hay ngồi chuyện trò rôm rả và so sánh coi chân ai chai hơn, “lì đòn” với mưa, nắng và sỏi đá hơn. Giả sử có cái giải thi gánh mướn, lội bộ đường dài chắc tụi chị trúng giải lớn quá”. Chị đùa mà tự dưng thấy nước mắt chảy.

Chập chờn giấc ngủ đêm


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... C85f9ff7647540499e43934b11963e6f
Lang bạt giữa Sài Gòn, không nhà, không người thân, tất nhiên phải ở trọ. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít người bán hàng rong có đủ khả năng thuê một căn phòng tươm tất, sạch sẽ để ngả lưng sau ngày làm việc vất vả. Bởi vậy, ăn uống kham khổ, đến ngủ cũng kham khổ là tình cảnh chung của những người bán hàng rong.

Dì Tám (bán hàng rong tại công viên 23.9) tình thiệt: “Ôi, ăn còn không dám nói chi thuê phòng hả cô! Tụi tui chỉ mướn một chỗ ngủ vài ba giờ đồng hồ thôi. Hồi xưa giá có 6.000- 8.000 đồng/đêm, giờ thì 10.000- 15.000 đồng/đêm rồi. Nếu muốn sạc pin điện thoại thì phải trả thêm tiền. Nói chung, hở ra là tiền nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó”.

Theo dì Tám, mấy xóm trọ trên đường Rạch Bùng Binh (Q.3), Cầu Ông Lãnh (Q.1) và cả dưới quận Bình Thạnh, Thủ Đức đều có những ngôi nhà cho người bán rong “mua ngủ” qua đêm. Bất kể già, trẻ, nam, nữ gì cũng có thể đi mua ngủ bởi giá thuê phòng trọ ở những quận này rất mắc. Hơn nữa, tâm lý chung của người bán hàng rong là “mỗi ngày ngủ chừng 2, 3 tiếng đồng hồ là nhiều, thuê phòng chi cho tốn kém”.

Phải năn nỉ mãi, chị Trang mới chịu đưa tôi về chỗ trọ mà chị đã tá túc mấy năm qua. Cái lý của chị nghe thương lắm: “Em là con gái, chỗ đó chẳng thích hợp cho em đâu. Đàn ông, phụ nữ, già, trẻ gì cũng chen vô ngủ, không có khoảng cách, không chăn, màn chi cả, đến cựa mình cũng khó khăn. Sợ vừa thấy cảnh đó, em lại nằng nặc đòi ra thì khổ. Đi bán như chị, miễn có được chỗ nằm nghỉ tí là mừng rồi, không dám đòi hỏi gì thêm”. Tôi quả quyết, dù thế nào cũng sẽ ngủ với chị một đêm.

Vậy là lại lẽo đẽo theo chị về khu vực Cầu Ông Lãnh. Chúng tôi dừng chân trong một căn nhà tối bưng, ẩm thấp và nồng nặc những mùi gián, chuột, thuốc lá. Nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung. 1 giờ sáng mà có cả chục người đứng, ngồi chờ đến lượt “giải quyết nhu cầu”. Chị Trang phân bua: “Đi bán cũng gặp nhà vệ sinh công cộng nhưng mình vô là mất 2.000 đồng/lượt chứ ít gì. Bởi vậy, ai cũng ráng nhịn em à, chừng nào chịu không thấu mới bấm bụng bỏ ra 2.000 đồng thôi. Riêng tắm, giặt thì chờ về đây, tắm phải dè xẻn từng ca nước.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Fbb46a6cdea7423ca80afaa111a82d9a
Dù đã khuya nhưng những người phụ nữ bán hàng rong vẫn miệt mài với công việc của mình

Dạo này mưa, đi lang thang ngoài đường, người hết ướt rồi lại khô. Ngày mấy bận như vậy rất dễ bị cảm lạnh. Mà cảm thì cảm, hôm sau vẫn gắng dậy đi bán chứ không dám nghỉ”. Đứng cạnh chúng tôi, chị Phạm Thị Tâm (người Quảng Ngãi) xắn quần ống thấp, ống cao, mặt mũi bơ phờ. Chị thủ thỉ: “Nhiều khi, 2- 3 người phải vô nhà vệ sinh chung một lượt. Biết sao giờ, mình đi mua ngủ mà, có chỗ tắm táp, giặt giũ là may lắm rồi”.

Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”.

Trong những ngày theo chân các bà, các chị bán hàng rong, tôi ngỡ ngàng nhận ra, đối với họ, mua chỗ ngủ qua đêm xem như vẫn còn may. Nhiều người vì không “xí” được một khoảng nền bé tẹo trong các nhà trọ đành ra quán cóc vỉa hè thuê võng, ghế ngủ ngồi. Có dịp ghé chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức hay chợ Bình Tây lúc nửa đêm về sáng, sẽ không khó bắt gặp những phận đời ngủ ngồi giữa tiếng xe cộ ồn ào, khói thuốc lá nặng mùi và tiếng ngáy o o của cánh đàn ông.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Ed0e74a6d01f4079a456e8061a45bd0c
Ông Khương cho biết: “Tôi thuê chỗ ngủ dưới Bình Thạnh, mấy trăm nghìn một tháng. Anh, em nằm, ngồi la liệt. Nhưng như vậy là mừng lắm rồi. Tôi đi bán mấy năm, gặp nhiều anh em khổ hơn nhiều. Họ ngủ ngoài đường, trong nhà chờ xe buýt hoặc mấy quán cà phê, người ta tính giá ghế, theo loại nước mình gọi, võng thì mắc hơn, chừng 10 ngàn/chiếc”.

Người xa quê, chọn nghề buôn thúng bán bưng giữa Sài Gòn là vậy. Họ luôn cố gắng tiết kiệm đến hết mức có thể. Ví như chị Trang, chị Tâm mỗi ngày chỉ ăn đúng một bữa. Thức ăn thường trực của họ là muối ớt, năm khi mười họa mới dám mua hộp cơm có thịt, cá. Không thuê phòng trọ, giấc ngủ luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Những ngày dọc ngang qua mấy công viên, thỉnh thoảng tôi lại gặp một bà, chị ngồi ngủ gật ngay bên gánh hàng của mình. Đến chừng giật mình dậy, gương mặt của họ hãy còn phảng phất cái sự “thèm ngủ”. Vậy mà, chẳng thấy ai than vãn điều gì. Họ cứ lặng lẽ đi, về như con ong chăm chỉ. Chị Trang bảo người bán rong dù là nam hay nữ gì cũng vậy, giấc ngủ luôn luôn thiếu.

Và những hiểm nguy


“Đã nghèo còn gặp eo” là câu nói tôi hay nghe các bà, các chị rỉ tai trong những ngày theo chân họ. Nào bị cụt vốn vì khách ăn quỵt, xin đểu, nào cướp giật, móc túi, đủ cả những điều bất an. Thế nhưng, lỡ có gặp nạn cũng cắn răng chịu chứ không biết cầu cứu ai. “Đã chọn nghề này thì phải chấp nhận rủi ro”- chị Trang kết luận.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 1ef99d818f854035a3aa41621e1fd9d5

Ghé Hồ Con Rùa vào đêm mưa, tôi chạnh lòng bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ nằm co ro ngủ bên gánh hàng ế ẩm. Gọi mãi chị mới giật mình ngồi dậy. Rồi như nhớ ra điều gì khẩn cấp lắm, chị dụi mắt, hì hục lục lọi trong mấy lớp áo cũ tìm vật gì đó. Đến khi lôi ra được cái túi vải xỉn màu, chị mới thở phào: “Lội bộ từ quận Bình Thạnh lên tới công viên Lê Thị Riêng rồi qua đây, tôi kiệt sức, ngủ lúc nào không hay.

Mấy bận trước cũng thế này, tỉnh dậy thì không chỉ bánh, trái mất mà ngay cả tiền bọc trong túi cũng mất sạch”. Nói rồi, chị lại khẽ thờ dài. Chị tên Dinh, người Quảng Ngãi, 45 tuổi, tóc đã bạc và đôi mắt rất buồn. Chị bảo, hành trình buôn thúng bán bưng của mình mới đó mà đã ngót chục năm. Chị Dinh cho biết: “Mình phụ nữ chân yếu tay mềm, đi bán ban đêm nguy hiểm lắm. Có lần, một nhóm 5, 6 thanh niên tóc đỏ, tóc vàng ghé lại kêu tôi làm bánh tráng trộn. Tôi mừng quá chừng vì nghĩ mình gặp mánh, bán được nhiều. Ai dè, đang lúi húi thì một cậu đâu 20, 21 tuổi gì đó, kề dao sát cổ tôi, kêu có nhiêu tiền đưa ra, im thì sống. Vậy là, tôi có dám ú ớ câu nào đâu. Bao nhiêu vốn liếng bay hết chỉ trong vòng một phút.

Đau lắm! Tụi nhỏ bỏ đi, tôi ngồi khóc như mưa. Thấy thương mình quá!”. Ngồi gần chị Dinh, chị Nguyễn Thị Gái (người Bình Định) góp chuyện: “Làm nghề này, ngoài vất vả ra, rủi ro cũng rất nhiều. Hôm rồi, tôi ngồi bán bên công viên 23/9, có hai thanh niên tới mua cóc, xoài và bánh tráng trộn. Vừa làm xong, chưa kịp nói gì thì cả hai hè nhau giật phăng mấy gói bánh bỏ chạy. Vậy là mất tiền. Tôi đâu thể chạy theo, phần biết sức mình đuổi không kịp, phần lo, lỡ hớ ra, mấy đứa có đồng bọn đằng sau chạy tới trút luôn cái gánh thì cụt đường buôn bán chứ chẳng chơi”.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... C29f384e7e9c42668386987465a43cd1

Bị móc túi, ăn quỵt chưa phải là những mối lo duy nhất của người bán hàng rong. Việc mua chỗ ngủ qua đêm cũng thường trực bất an cho họ. Tôi chưa kịp ngả lưng xuống nền, chị Tâm đã dặn dò: “Em có mang theo tiền bạc hay điện thoại thì nhớ cẩn thận kẻo bị móc mất, sáng dậy không còn gì đâu”. Chị Trang kể: “Người mua chỗ ngủ đủ mọi thành phần, biết ai mà lần. Chuyện kẻ xấu trà trộn vô ngủ để móc túi xảy ra thường xuyên. Chị bị mất một lần rồi. Về sau, kinh nghiệm là mình phải chia tiền ra, bỏ trong nhiều túi, chẳng may mất cái này thì còn cái khác”.

Bán hàng rong ban đêm, giá có nhỉnh hơn ban ngày 1.000-2.000 đồng/loại hàng. Không chỉ vậy, ban đêm, khách ghé công viên chơi, ra bờ kè nhậu nhẹt nên các loại trái cây, đậu phộng, trứng cút, trứng gà bán được nhiều. Do dó, người bán hàng rong thường chấp nhận cảnh đi sớm, về khuya những mong có thêm ít tiền lời. Theo tìm hiểu của tôi, không chỉ cánh phụ nữ mà đàn ông cũng gặp phải cảnh xin đểu, trấn lột giữa đêm như thường.

Bán cá viên chiên, trứng cút chiên ngót 8 năm, anh Ngô Văn Thành (30 tuổi) không thể nhớ hết số lần mình bị ăn quỵt, xin đểu. Anh Thành kể: “Nhiều khi do đông khách, mình lơ là nên mấy tên choai choai ghé mua rồi bỏ chạy khi chưa trả tiền, nhưng phần lớn là chúng đi thành nhóm, 3- 4 tên, kề dao, kim tiêm vào cổ mình xin "chút đỉnh". Những lúc như vậy, rất khó phản ứng kịp”.
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... B8655c956d57459ca5402b7c9d040a9b

Kham khổ nhiều, nguy hiểm cũng lắm nhưng khi tôi hỏi tính chừng nào về quê hẳn thì các bà, các chị, cá chú lại lắc đầu: “Chắc còn lâu lắm. Chờ tụi nhỏ học hành thành tài cái đã rồi mới tính. Ai chẳng muốn sum họp bên gia đình, nhưng về quê thì lấy gì sống?”. Câu hỏi nghe nhẹ hều mà chẳng ai trả lời được. Và như thế, họ lại lầm lũi sống những ngày đơn độc, vắt kiệt sức bên những gánh, thúng hàng rong. Với những phận đời ấy, đường về quê xa lắc!

Nhật Nguyệt

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeTue May 12, 2015 2:31 pm


NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU? (PHẦN 1)


ĐỖ THÀNH
By nhóm Văn Tuyển on Tháng Ba 15, 2015

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 19


Cũng tình trạng giống như Hà Nội, sau 1954, số người xưa cũ Hà Nội lãng phai dần.  Vì lý do này hay lý do khác, thời thế thế thời, nên đã có biết bao thay đổi xảy ra.  Tuy đường phố Hà Nội vẫn như cũ, thậm chí các bảng hiệu đắp xi măng chưa kịp tẩy xóa hết, nhưng chắc chắn những con người đã từng sinh sống và làm ăn ở đó không còn trụ lại nhiều.

Hà Nội vẫn còn làng nhàng những ký ức ngày trước, có thể người ta đôi khi còn nhắc đến cà phê Nhân ở phố Cầu Gỗ, gánh phở Tư Lùn ngoài rào trường Nguyễn Trãi, hay hàng bánh tôm bà Béo ở Bờ Hồ, song đích thực tìm lại được những người đó hẳn là quá khó.

Sè Goòng cũng không tránh được sự nhốn nháo do thời cuộc đẩy đưa.  Những ngày cuối tháng Tư 75, người Sè Goòng thất sắc, ào ào rủ nhau chạy loanh quanh.  Người lên Lăng Cha Cả, kẻ vào Tân Sơn Nhất, anh chạy ra Bạch Đằng, chị vào trong Tân Cảng, đông, rất đông, thi nhau leo rào vào khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ ở Thống Nhất.  Lúc ấy chưa hẳn tất cả nắm rõ sự tình đầu đuôi, nhưng ai cũng cố tìm cho mình, cho gia đình một sinh lộ mà không biết vì sao nữa.

Để rồi những phút cuối cùng đám đông ê chề thất vọng vì không sao leo lên được một chiếc trực thăng, một con tàu lớn hay nhỏ, một khoang phi cơ, đành ngơ ngác quay về, coi như chịu trận.  Kết thúc cuộc chiến tranh, đầy đường của cải vứt tràn.  Chẳng ai buồn nhặt, hốt, vì tất cả xem như không còn giá trị đích thực.

Lềnh khênh vứt khắp nơi nào là quần áo trận, giày, vũ khí, va ly Samsonite, xe Honda, Vespa, xe đạp, thậm chí cả ô tô, vì chủ nhân đã bỏ đi đâu đó, hay ê chề chẳng còn muốn vác về lại nhà.  Trải qua nhiều tháng năm tiếp theo, người Sè Goòng tự ên tìm cho mình một phương cách đi khỏi thành phố.

Người trở lại quê, người dấm dúi sắm thuê thuyền vượt biển, hay bị chuyển về sống các vùng kinh tế mới.  Người cũ Sè Goòng thưa thớt dần, có người ra đi biền biệt 40 năm, có người lâu thật lâu không thấy quay về thành phố, để rồi chẳng một ai biết rõ hiện giờ họ ở nơi đâu ?

Thản hoặc đôi khi bất chợt có người từ đâu đến hỏi thăm về một cư dân nào đó đã sống ở phố này, nhà này, thì cũng ít ai biết để cung cấp một vài tin tức cỏn con.  Đại để chỉ kháo với nhau “ hình như nhà ấy dọn đi rồi “, hay tỏ ra không biết gì cả.

Bây giờ, nếu có một người Sè Goòng nào đã lâu không về thăm lại thành phố chắc sẽ ngạc nhiên và lạ lẫm biết bao.  Bởi vì Sè Goòng thật sự thay đổi hoàn toàn khác.  Phố xá rộng ra, nhà cửa cao lên, cầu treo cầu vượt nhằng nhịt, đường cao tốc tràn đầy, thậm chí các tên đường cũng nghe lạ hoắc.

Đối với khách, giờ muốn hỏi thăm hẻm ông Cọp, hay đường này đường kia mang tên ngày trước, có khi sẽ phải đón nhận sự hờ hững, vì những người tuy mang tiếng là cư dân thành phố hiện giờ, nhưng họ không nghe, không biết vì họ hoàn toàn là người mới đến sau 75.

Hiện người ta đã quen với những tên Trần Đình Xu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Văn Tần để đâu còn nhớ đến có một thời đó là đường Trương Minh Giảng, Trần Quí Cáp, Hiền Vương v.v…  Thậm chí, nếu người ở thành phố cũ giờ có muốn tìm lại những nơi thân quen, xưa đã gửi gấm nhiều kỷ niệm thì cũng khó, hay không còn thấy lại được.  Bến đò Thủ Thiêm, thương xá Tax, hành lang Eden, hiệu sách Xuân Thu, nhà sách Vĩnh Bảo, nhà hàng Brodard, Pagode, chợ Vườn Chuối, chợ Cầu Kho, chợ Thiếc, tất cả đều phế mất, đổi tên, hay quên bẵng, còn nói chi những cái tên nghe thân yêu như Cây Mai, Da bà Bầu, Cây Quéo thì lại càng bặt vô âm tín.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRPo2H1rY8HGVLisbvzoO_mFfNRhDfsHGzHF9APJZMIpfyENo2m

Có người đặt câu hỏi vậy thì người Sè Goòng giờ ở đâu ?  Lớp họ đã ra đi khắp các phương trời, hoặc gửi thân nơi biển cả, sau những lần “ đường đi không đến “, hoặc là họ gặp nạn bị cướp, hiếp và bắt mất tích từ những năm nảo năm nào từ bọn hải tặc, để giờ không còn rõ họ sống chết ra sao.

Một số trải năm tháng cơ cực tuổi đời đã phủi tay từ giã trần gian trở về với cát bụi, yên nghỉ giấc thiên thu, hay vẫn còn nán sống nơi những miền nào đó ngay trên đất nước.  Có người chợt một hôm nào được hỏi “ hồi xưa ở Saigon, anh/chị làm gì, sống ra sao thì cũng nghe người ấy thờ ơ, dường như mình không phải là người Sè Goòng cũ “.

Nước phèn, đồng ruộng, dầm mưa giãi nắng đã làm cho bao sắc nét của Saigon biến đi.  Tóc trở nên cứng còng, da đen nhẻm và tay chân nhiều vết chai cứng.  Đối với họ, chắc Saigon là một dư âm xa tít tắp, dù họ còn đang sống ngay trên quê hương mình mà vẫn thấy lạc lõng làm sao.

Nhiều người cũng quên mất xuất xứ, bởi vì cuộc sống “ ngày bán mặt cho đất, tối bán mặt cho trời “, rồi trải qua bao phũ phàng sóng gió, chính họ cũng đánh rơi cái căn cước sống một thời ở Sè Goòng đi và chỉ còn mang máng thấy hình như mình đã bị gạc ra ngoài sổ sách của nơi cũ.

Thản hoặc có một hôm nào bất chợt được làm một chuyến trở lại chốn trước kia, họ cũng sẽ ngơ ngẩn tự hỏi có phải đây là Sè Goòng cũ chăng !  Tôi thuộc vào hàng ngũ một trong những người như thế.

Theo trí nhớ và hiểu biết của tôi, dân nước tôi đã có đến 3 lần sống chuyển vùng, suốt từ thế kỷ 20 đến giờ.  Đầu tiên là những người được nhà nước Phú Lang Sa gọi mời đi “ tân thế giới “.  Họ được tuyển mộ làm phu cho các đồn điền cao su do người Pháp mới mở khắp miền Đông Nam Bộ.

Có người tham gia một mình, có người đem theo cả vợ con, có ngưởi rủ rê nhau cả làng, cả họ vào sống chung cho có tình đông hương, đồng khói.  Bố tôi là một trong những người được mộ đi khai phá, cạo mủ ở nơi đồn điền mới lập đó.

Dần dần những địa danh Xa Cam, Xa Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá, Lộc Ninh, Quản Lợi kéo dài thành một chuỗi liên hoàn tài sản và nguồn lợi khổng lồ cho những quan tham gia việc mở đường đi lập nghiệp bày ra.

Những người phu như thế có thể sẽ lưu cữu mãn đời với cái nghề bạc bẽo, bán thân cho sốt rét ngã nước, chết dấm chết dúi và bị lãng quên đi.  Một số lanh tay lẹ chân, có óc tháo vát, thông minh, khéo léo thì nhẫn nhục làm, tích cóp dần đồng ra đồng vào và thoát ra về Sè Goòng đổi đời sống kiểu khác.

Dần dần họ thành những hạt giống, ăn nên làm ra, đầu tư vào một số ngành nghề : guốc mộc, chạm trỗ, đồ gỗ, buôn bán để gây cơ sở và lôi kéo bà con, quen biết, người làng vào sinh sống đông thêm cho có bè có bạn.  Có những khu phố rặc toàn người Bắc, như quanh quanh các con đường gần chợ Bến Thành, họ sống với nghề kim chỉ, rao mời tơ lụa Hà Đông, sản xuất bánh kẹo, bán hàng ăn, chụp ảnh, cũng để lại được ít tiếng tăm và sự tin cậy.

Cũng từ những bước đầu tiên đó, họ lập hội tương tế để cưu mang nhau, hoặc để tựu họp vào các ngày lễ truyền thống của làng, chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn nơi đất mới.  Họ lấy tên làng làm danh xưng của hội, hoặc họ lấy tên miền để gọi cho hội có vẻ bề thế hơn.  Có một dạo người ta  nghe các tên như Giác Quang tương tế, Bắc Việt tương tế, Phù Lưu tương tế, Vũ Bản tương tế (hay cái tên riêng biệt Nhà sách Vĩnh Bảo chẳng hạn).

Đến khi người Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút đi, hiệp ước Geneva chấp thuận chia đất nước thành 2 miền, chờ 2 năm sau sẽ có tổng tuyển cử thì lại một phen nhốn nháo di cư.  Người Hà Nội có 300 ngày để chọn lựa nơi sinh sống của mình.

Tiếng là tự do chọn lựa muốn ở đâu thì ở, nhưng khi có bóng dáng chính trị đổ xô vào thì chuyện đi hay ở không dễ dàng như ta tưởng.  Càng gần ngày hết hạn thì con đường 5 càng có những trạm kiểm soát gắt gao.  Người ta dùng tình cảm ràng buộc nhau, hoặc ve vãn, hoặc gây khó khăn để hạn chế bớt số người gánh gồng rủ rê nhau tếch.

Những chuyến tàu há mồm, những chuyến vận tải cơ bay dồn dập, người ta choàng cho sự kiện đó cái tên “ di cư 54 “, hẳn nhiên cũng không khỏi bị kèm theo hay đánh giá mỉa mai, như chỉ có tứ Công mới bỏ quê hương đất nước như thế.  Người ta gói gọn 4 Công để ám chỉ : Công giáo, Công An, Công chức và Công nợ.

Ai nói cứ nói, ai dèm cứ dèm, nhưng một đi là cứ đi.  Có người cũng vì tiếc căn nhà mới tậu hay còn thân nhân đau ốm thì ở lại, cứ tự nhiên.  Lại một lần Sè Goòng giang tay ra đón, thu vén nơi ăn chốn ở, điều tiết việc ổn định gia cư.  Những địa danh mới được đặt ra như Cái Sắn, Hố Nai, Tầm Vu, Gia Kiệm hoặc những cái tên kèm một loạt chữ Tân đứng đầu (Tân Bùi, Tân Hà, Tân Phát v.v…)

Bẵng đi 20 năm trôi theo nhau, chiến tranh vẫn ùng oàng, nhưng vết thương dần dần kín, tuy cái sẹo thì không sao xóa được.  Người Sè Goòng hào hiệp, bao dung, khó giúp nhau lấy thảo.  Những ngày đầu còn rải rác khích bác, cà khịa nhau, chọc trêu nhau kiểu “ Bắc Kỳ dzốn, ăn rau muống… “, thế nhưng chẳng mấy chốc đã hòa tan vào nhau đến đỗi lằn ranh ngăn cách tự dưng bị lu mờ.

Người Sè Goòng chính thống không còn hiềm khich mà thậm chí người mới nhập cư cũng thấy mình bị loãng ra và loáng thoáng hình dáng Sè Goòng đã ngự trị trong người lúc nào chả biết nữa.  Có người cũng đã tập dẻo giọng trêu đùa nhau : cô Hai, chèn ui, cô ngộ chi ngộ ác, giờ mà nghe cô câu dzọng cổ, chắc tui uên mất đường dzìa, cô ui!…


NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU? (PHẦN 2)


By nhóm Văn Tuyển on Tháng Ba 26, 2015   

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 113

Có thể từ bản chất dễ dãi, ít câu mâu và sẵn lòng giúp đỡ, nên người Sè Goòng chủ động chóng xóa đi bờ vực ngăn cách giữa người Nam và Bắc Kỳ.  Cuộc di cư hàng triệu người có làm xáo trộn phần nào cuộc sống yên ả của miền Đồng Nai, Bến Nghé, bước đầu cũng có xảy ra dăm ba cuộc xô xát cỏn con, thế nhưng vốn tính mau hòa hợp, lằn ranh trên tự nhiên khép gần lại và xóa bỏ hồi nào không hay.

Thậm chí những gia đinh định cư nơi Tân Mai, Cái Sắn, Dốc Mơ, Tầm Vu lần lần còn được chính bà con sở tại cưu mang, giúp dựng lên những căn nhà, hay chỉ vẽ cho đường đi nước bước trong việc mưu sinh, hoặc phục hồi các nghề truyền thống.

Một dạo, loại chiếu Bát Tràng, gỗ Vụ Bản hay bánh gai Hàng Than cũng đã chen chân vào sinh hoạt ẩm thực và đời sống của miền Nam.  Những cánh đồng cò bay thẳng cánh lần lần xóa đi những lằn ranh chia cách và mặc nhiên trở thành tình nghĩa đồng bào thương yêu và lo lắng cho nhau.

Đất lành chim đậu, cái nắng Sè Goòng làm nhạt phai chuyện nói móc, xỏ xiên nhau, cơn mưa sông Tiền sông Hậu làm phai đi giọng nói cưng cứng miền ngoài.  Sự tiếp xúc tự nhiên làm cho tình làng nghĩa xóm tự ên kết tụ, lòng người miền Nam hào phóng vốn dĩ đã quen.

Người Bắc Kỳ hết còn lạ về nghĩa cử truyền thống miền Nam, nhà nào ở miệt vườn cũng đều đặt sẵn cái khạp chứa nước và cái gáo dừa có cán ở đầu hè để trưa nắng bạn làm đồng ngoài kia từ ruộng bước lên có ngay hớp nước uống vô dễ thấy mát ngọt mà tan đi nỗi mệt nhọc.

Sinh hoạt hằng ngày khiến cho người hai miền càng ngày càng sát lại gần hơn, chẳng mấy chốc sự ghẹo trêu nhau bị mất đi hồi nào cũng chẳng biết.  Rồi tình cảm nảy sinh, gió mát trăng thanh, những bữa nhậu, những câu hò, vọng cổ làm cho ruột gan nhau thấm đậm tình người.

Cuộc di cư hàng triệu người một sớm một chiều bỗng tan đi chớp nhoáng.  Đã có những cuộc tình đẹp thiệt đẹp nảy sinh, trai Bắc chọn gái Nam vì các cô hiền từ, ngoan, biết chiều chồng, giỏi bếp núc, và có giọng hò, thả câu lý, ca vọng cổ mượt mà hết xảy.  Ngược lại anh trai Nam chọn chị Bắc vì cái nết hay lam hay làm, chịu đựng, hi sinh, sẵn sàng gánh vác công lênh nhà chồng như chính nhà mình.

Chả thế mà chiều chiều đã có những chiếu rượu dưới gốc cây ô môi để nghe các cô em Nam Bộ rỉ rả câu tình lang lả lướt, và khối anh Bắc cũng mon men học bằng được món luyến láy của cách nói lối để vào câu vọng cổ dạ lang hay vọng cổ hoài lang rất ngọt ngào.

Ai dám cả quyết lòng mình không rung động khi nghe các nường thỏ thẻ gọi mời : anh Hai ui, có mệt dzô nghỉ chút cho phẻ, gồi đi típ. Và giữa bộn bề của cuộc sống, ai chẳng sẽ chùng lòng khi nghe câu lửng của cô em : nếu có thương nhau, anh dzìa thưa cha thưa mẹ, đừng để em mỏi mòn chờ đợi nhe anh.

Báo sao các ông nhà thơ, nhà văn không thấy mình rạt rào vì đất nước Sè Goòng ?  Ta đã từng ngẩn ngơ vì câu hát nghe như giọng hò văng vẳng : Nhà Bè nước chảy chia hai; ai dzìa Gia Định, Đồng Nai thì dzìa.  Hoặc : nắng Saigon em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

Cho đến nay, dù vật đổi sao dời thì mỗi lượt có dịp đi ngang Kẻ Sặt, Phương Lâm, Lâm Hà, Bình Phước ta vẫn còn bắt gặp dấu ấn của một thời người Bắc chuyển vùng vào sinh sống trong Nam.  Ở những địa phương đó ít nhiều họ cũng góp phần vào dựng xây kinh tế và nét văn hóa đặc thù của cái nôi sông Hồng nơi mảnh đất đã rộng tay đùm bọc, cưu mang.

Có nhiều người đơn giản nghĩ rằng đề cập đến Sè Goòng là chỉ khoanh vùng vào một địa giới cỏn con cũng đổi thay tên gọi trải qua thời thế.  Chẳng hạn có người đã nhắc tới tên Sài Côn của một vương triều nào đó, có người ám chỉ vùng đất mới được khai phá vòng vòng quanh những khu phố được dựng xây từ những năm cuối thế kỷ 18, sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ.

Riêng với tôi, Sè Goòng không chỉ hẹp như vậy, bởi vì tuy địa danh Saigon được khoanh vùng trong tâm tưởng là như thế, nhưng khi nói về người Sè Goong giờ ở đâu thì ta phải hình dung ra cái nghĩa rộng lớn vô cùng.

Bởi vì nhiều người vì lẽ này hay lý nọ giờ không còn ở lại nơi đất nước mà phiêu bạt khắp các nơi thì trong trí óc họ Sè Goòng là tất cả, là Bến Tre, Cà Mau, Long Khánh, Bạc Liêu, là bến Bạch Đằng, cầu Ba Cẳng, là Phước Tỉnh, Phú Xuân v.v… và v.v… của những đêm hồi hộp nằm ém chờ chạy ồ ra biển, hay ngay cả Tân Sơn Nhất đĩnh đạc lên chuyến bay ra đi.

Trong những cuộc chuyển vùng bất đắc dĩ đó, phải nói cuộc tháo chạy 75 là vô cùng bi thảm.  Dư luận rêu rao lên án về một sự phản bội gì đó, về những sự khiếp sợ không rõ ràng, bởi vì chính thực những người xô đẩy nhau trốn chạy, hay đành ở lại cũng không hiểu nguyên do đã có lúc khiến họ hãi đến vậy.

Bây giờ có người xa Saigon đã 40 năm tròn, có người vẫn đi về năm một vài bận, nhưng Sè Goòng vẫn nằm đâu đó trong suy nghĩ của từng cá nhân.  Con số hằng triệu người phân rải rác ở khắp nơi, chỗ nào mở rộng lòng nhân từ giơ tay cứu vớt họ, tạo cho họ một cơ hội sống, giúp họ lập lại cuộc đời từ bước đầu.

Thấm thoắt giờ đã hình thành thế hệ 2 hoặc 3 của những người ra đi đó.  Nơi đất tạm dung, họ đã có cuộc sống ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm, có tư hữu, có đóng góp công lao mọi mặt vào dòng chính.  Một vài nơi họ còn lưu lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa của dân tộc vì họ nghĩ rằng các vật thể này nói lên lòng biết ơn của họ với quê hương tạm dung.

Phần lớn họ đã thành công dân của nước sở tại, thụ hưởng mọi quyền lợi như dân dòng chính.  Có thể đời sống họ có khác đi, họ Tây hơn, Mỹ hơn, Úc hơn, song một phần hồn của họ vẫn chưa sao quên đi SAIGON của một thời đã sống.

Đối với họ SAIGON vẫn là một ký ức chưa phai nhạt.  Người ta có thể đùa gọi trệu tên của miền đất hồi nào, hoặc Sè Goòng, hoặc Sài Ghềnh, hoặc Sầu Thành, hay gì gì khác, nhưng nhất định lảng vảng những chiều thứ bảy tay trong tay dạo phố, lần đầu tiên trao nụ hôn tình, hay một lần chờ đón nhau nơi cổng trường thì chắc chắn họ vẫn chưa quên.

Có một điều lạ khiến người viết băn khoăn là bất kỳ cuộc di dân chuyển vùng nào cũng bắt nguồn từ phía Bắc dồn vào Nam mà ít khi thấy ngược lại.  Kể cả từ khi phong trào mộ phu đi tân thế giới, khổ chứ có sướng gì đâu thì việc ra đi vẫn là từ con đường ấy.

Phải chăng vì Sè Goòng có một sự vẫy gọi âm thầm nào đó mà không ai có thể dùng lời lẽ để phân tách ra được.  Thôi thì cứ biết thế đi, vì dẫu có sao thì SAIGON vẫn là một phần của giải đất hình chữ S kia mà.

ĐỖ THÀNH

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... YKr3zluShvsSPzqIfNi--zcWayAeBbA8PHeFldMhbtpEX6T3-dygfxukbBIczyCbhfZnQHczC_70f-c-eKqN02xKrf9fbUfrtd-gWw3osrAdmfU06sM
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Jun 20, 2015 7:15 am


Cơm bình dân trên những nẻo đường Sài Gòn khói bụi


Bài và hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt

SÀI GÒN (NV) - “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn.” Câu nói cam chịu mà người dân lao động thường hay bày tỏ để tự an ủi cho cuộc mưu sinh khốn khó của mình. Nó thể hiện sự gắn kết của họ với những quán cơm bình dân đang hiện hữu khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn đô hội.


Chỉ cần một chiếc xe đẩy, dăm ba bộ bàn ghế, là đã có ngay một quán “cơm bụi” để phục vụ nhanh cho bữa ăn trưa, ngay dưới tàng cây, trên vỉa hè, hay đâu đó trong một căn nhà nho nhỏ ven đường hoặc ngay ở các công trường đang xây dựng.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Z
Một dĩa cơm bình dân ở Sài Gòn.

Những quán cơm này phục vụ cho tất cả mọi thành phần xã hội ngay cả dân công chức làm việc trong văn phòng rồi đến dân xích lô-xe thồ-ba gác-xe ôm. Nói chung là dân lao động phổ thông đủ giá mọi món và tất nhiên cũng không loại bỏ những kẻ sang trọng giàu có khi họ khám phá ra trên những bàn ăn xập xệ kia vẫn có rất nhiều món ăn ngon bổ rẻ mà không phải nhà hàng cao cấp nào cũng có.

Cơm bình dân nghĩa là một loại cơm dành cho người “dân bình thường” hay nói đúng hơn là dành cho người nghèo-tiểu tư sản thành thị - trong đó có cả sinh viên xa nhà-ve chai móc bọc. Nó giúp họ giải quyết ngay những cơn đói khi nhưng cái bếp nhà không thể nào đáp ứng được.

Nó có sẵn hàng mấy chục món ăn làm sẵn như: xào luộc, kho mặn-kho tàu-kho rim, tôm cá, thịt quay-chiên, trứng, nướng, canh chua-ngọt, nước mắm-nước tương... trà đá miễn phí.

Bao la thiên địa mà khi nhìn vào bạn chỉ có thể nhắm mắt mà chọn theo những gì mà mình đã muốn vì không thể đứng chọn lâu khi màu sắc hấp dẫn của những món ăn cứ hút bạn vào...

Có những quán mà chỉ người nghèo “chuyên nghiệp” mới biết được và rỉ tai cho nhau nghe. Một là cực ngon nhưng lại rất rẻ, hai là quá dở những lại quá đắt khi những người bán có người thì rất có lòng còn kẻ tham lam thì chỉ biết làm giàu trên cơn đói cồn cào của người lao động.

Người ta thường hay kháo nhau về một quán cơm bình dân tự phát mọc nhanh lên trên các vỉa trên của các còn đường Quận 1 - khi mà nơi này có hàng loạt công trình xây dựng đang hoạt động kèm theo đó là hàng trăm hàng ngàn công nhân cần phải được đáp ứng cho một buổi trưa tạm bợ nhưng rất cần thiết.

Tại nhiều quán cơm bình dân, còn có miễn phí trà đá, cơm thêm và rau sống.

Nếu có dịp khi đi ngang qua những nơi này, bạn hãy dừng lại hòa mình vào trong dòng người lao động với vôi vữa bám đầy vừa chui ra từ bụi đất để kiếm một suất ăn trưa trên hàng phố. Bạn sẽ thấy cuộc đời nầy vừa buồn và sinh động - nhưng cũng thật đáng sống cho dù xung quanh bạn vẫn còn muôn vàn bất công ngu xuẩn.

Cuộc đời là vậy không làm thì lấy gì ăn. Không có những quán cơm lao động kiểu này thì làm sao có thể can qua cơn đói? Tiền đâu mà vào những quán ăn có máy lạnh trong khi túi tiền lép kẹp một ngày công chỉ được 200 ngàn ăn hết 30 chục ngàn cho một ngày - là đã quá lắm rồi - trong khi ở nhà còn 2, 3 cái tàu há mồm đang chờ.

Người ta thường hay nói đến những quán cơm bình dân với lòng biết ơn khi những người bán cũng nghèo như họ - chỉ lấy công làm lời. Họ bán với số lượng nhiều và lãi với số lượng ít nhưng tích tiểu thành đại cho đến một ngày nào đó những công trình kia hoàn thành thì cũng là là lúc họ đóng cửa tiệm lên đường.

Vòng vòng quanh Sài Gòn-Gia định-Phú Nhuận-Tân Bình bạn sẽ thấy quá chừng là biển hiệu Cơm Bình Dân. Bất cứ lúc nào bạn cũng điều có thể tấp vào và làm một đĩa cơm sườn. Một món ăn phổ biến nhất của các quán cơm bình dân vì nó cực nhanh ngon và vừa túi tiền - chỉ với 20 ngàn là đã có thể ăn ngon no và lên đường “cày cuốc.”

Nhưng nếu muốn hạ xuống thấp hơn cho đến “tận đáy xã hội,” cho bằng “thân phận” mình đang có và cũng đừng xấu hổ gì khi phải “bòn xèng” tùng tiệm cho một ngày mai tăm tối. Vì ngoài những biểu giá bình dân 10 ngàn 15 ngàn 20 ngàn... thì bạn vẫn có thể bước vào một quán cơm từ thiện 2 ngàn đồng cho một đĩa cơm ngon - thì cũng được có sao.

Nơi đây bạn vẫn được đón tiếp một cách nồng hậu cùng với rất nhiều kiếp người mà không cần nằm mơ bạn cũng thấy đầy ra đó những nỗi buồn... Ðể đến một ngày nào đó khi bạn đã thành tài nếu đã bắt đầu là một sinh viên thì hãy nhớ đến những ngày tháng cơ cực này.

Ðể nhìn lui và quay trở lại và góp một tay vào những ước ao còn dang dở. Ðể chúng ta còn biết rằng những tiệm cơm bình dân vẫn là thiết cần cho những cuộc cơ cầu mưu sinh vẫn còn đang lang thang hoài giữa trưa nắng trên những nẻo đường Sài Gòn khói bụi...


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQm5_UK_qBGo-H1rHqEIE1gyJ0U4G0SxhO_Vaz_ppvvfa-xeE_A

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQfSZlOXxXKAPC1GUOHI-F0v2e_cBPqrMjTb4ZF1yXEX2j9vx-2kA

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcT0JQwi8w0_-0A-uhkugC8WIX8P3oRPqrB9nABhU4BRXKBzeA6qvg
.
Về Đầu Trang Go down
bhtran
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Jun 27, 2015 12:45 pm


D
òng kênh sủi bọt như tuyết ở Sài Gòn

Kênh Ba Bò dài gần 2 km, nằm ở khu vực tiếp giáp giữa Bình Dương và TP.HCM, từ nhiều năm nay thường xuyên xảy ra hiện tượng sủi bọt thành từng đám lớn như tuyết
.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9131

Dòng kênh này được gắn với nhiều cái tên đầy ô nhiễm như kênh thối, kênh nước đen. Trong ảnh: Dòng nước đen kịt như nhớt xả của kênh Ba Bò.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9171
Khi đến tác nghiệp, PV đã phải bịt mũi, đeo khẩu trang vì mùi thối từ dòng kênh bốc lên nồng nặc.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9165
Còn với người dân sống xung quanh, mặc dù là ban ngày nhưng nhà ai cũng đóng cửa kín mít vì mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh. Thậm chí có nhiều nhà dân ở đây không nằm trong diện giải tỏa của TP.HCM cũng tự động di dời vì không chịu nổi mùi hôi thối và sự ô nhiễm của dòng kênh.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9158
Tại hiện trường, xen lẫn giữa dòng nước đen kịt là lớp bọt trắng dày, có nơi dày đến hơn nửa mét.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9162
Những khối bọt này, nhìn từ xa có màu trắng rất bắt mắt nhưng quan sát kỹ sẽ nhìn thấy lấm tấm đen, đỏ, vàng đủ màu sắc.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 724079
Người dân sống ở đây cho biết, hiện tượng bọt khí xuất hiện trên kênh khoảng 10 ngày nay. Một người phụ nữ tặc lưỡi “tiếc rẻ”: “Hôm nay bọt đã giảm bớt nhiều chứ cách đây mấy ngày bọt còn nổi từng đám lớn như mây cơ, trẻ con trong khu này thường ra xúc về chơi. Thi thoảng gió to lại thổi bọt lên bám vào nhà dân hoặc văng tung tóe vào người đi đường”. Trong ảnh: Trẻ con xúc "bọt tuyết" bay lên từ dòng kênh về chơi (ảnh Tuổi Trẻ).

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9141
Một số hộ dân còn cho biết thêm, doanh nghiệp ở đây ban đêm thường lén xả nước thải ra kênh, nhất là vào những ngày mưa to khiến con kênh càng trở nên ô nhiễm hơn.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9153
Hàng ngày, dòng kênh này phải tiếp nhận gần 10.000 m³ nước thải công nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe của gần 40.000 người dân trong khu vực. Trong ảnh: Biển hiệu "Bảo vệ - giữ gìn môi trường kênh sạch đẹp" nhưng dưới lòng kênh không hề sạch chút nào.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... IMG_9135
Mặc dù TP.HCM đã bỏ ra hơn 744 tỷ đồng cho dự án cải tạo kênh Ba Bò, nhưng tình hình ô nhiễm vẫn không cải thiện được nhiều.

Khắc Thành
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Jul 05, 2015 12:40 am


Khủng hoảng rác ở Sài Gòn


Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-06-26

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Image
Rác gắn liền với đời sống của người nghèo.
RFA

Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến, những con đường lại hóa thành sông đen chảy ngược chảy xuôi, mang theo rác rưởi và mùi hôi thối tiến thẳng vào nhà dân. Nỗi khủng hoảng về rác ở Sài Gòn đã lên mức báo động đỏ.


Rác khắp nơi

Một cư dân Sài Gòn tên Thủy, chia sẻ với chúng tôi về nỗi quan ngại của chị trước cảnh Sài Gòn ngày càng phì đại những con đường rác: “Nhìn chung thì thành phố bây giờ cũng tương đối khá hơn nhưng khủng hoảng nhất vẫn là những chiếc xe chở rác của các công ty môi trường. Họ cứ mở nguyên cả một hộc rác sau đuôi xe, chạy từ đầu đường đến cuối phố, để lại mùi hôi thối thật là kinh khủng...”

    Thành phố bây giờ cũng tương đối khá hơn nhưng khủng hoảng nhất vẫn là những chiếc xe chở rác của các công ty môi trường. Họ cứ mở nguyên cả một hộc rác sau đuôi xe, chạy từ đầu đường đến cuối phố, để lại mùi hôi thối thật là kinh khủng.
    -Bà Thủy

Theo bà Thủy, vấn đề rác ở Sài Gòn hiện nay là vấn đề đáng báo động, mọi sự đã đi quá khả năng khống chế của con người. Sở dĩ nói như vậy bởi bà căn cứ trên hai yếu tố: Rác xã hội và; Rác tư tưởng. Mà thường thì rác xã hội đến sau rác tư tưởng. Giả thích thêm, bà Thủy cho rằng Sài Gòn giống như một cái hố rác khổng lồ chất đầy rác tư tưởng. Có một thứ chủ nghĩa vốn dĩ đã thành rác của thế giới tiến bộ từ lâu nhưng không may, Sài Gòn lại thành cái hố để chứa nó.

Nhiều con đường Sài Gòn trở thành nơi tập trung của rác vào những chiều cuối tuần. Tuy đã có những qui định về việc không vứt rác bừa bãi nhưng hầu như gười dân cứ vứt rác thoải mái, nơi nào cảm thấy tiện tay thì vứt, miễn sao không vứt vào nhà, ngõ và cửa nhà mình là được.

Và hệ quả của việc này là Sài Gòn dần trở nên phức tạp, mất hẳn vẻ hào hoa và diễm lệ một thuở. Thay vào đó là một Sài Gòn đầy rác xã hội. Ở khái niệm rác xã hội, bà Thủy cho rằng đó là những thứ rác tâm hồn. Khi con người trở nên khô cằn bởi đời sống cạnh tranh khốc liệt, thiếu tình người, cộng với sự hoài nghi, tệ nạn trộm cắp cũng như nạn tham nhũng có tính hệ thống đã phát triển đến độ “phát tiết” thành loại rác hằng ngày, biểu hiện qua những bịch rác mà người ta ném một cách vô tội vạ, vô tâm và vô văn hóa.

Là một người từng du học ở Nhật, bà Thủy cho rằng người Sài Gòn, chỉ riêng việc ứng xử về rác, đến ba trăm năm sau cũng chưa chắc sánh kịp người Nhật Bản. Bởi với người Nhật, các thùng rác luôn có ba lổ để phân loại rác công nghiệp, rác thô và rác phi công nghiệp. Trong lúc du học, bà học được của người Nhật thái độ yêu quí những người lao động nghèo. Trong đó có cả việc súc thật sạch các vỏ chai, bóp thật kĩ các vỏ lon cho gọn gẽ và phân loại từng thứ rác riêng trước khi bỏ vào thùng rác.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 33316d2f-e2ac-4d7d-9ccb-12b53d3d2952
Rác được phân loại để tái chế tại một cửa hàng ve chai. RFA PHOTO.

Hành vi phân loại tỉ mỉ từng loại rác không chỉ cho thấy trách nhiệm của mỗi người sau khi sử dụng một loại sản phẩm nào đó và thải những thứ phế bỏ vào xã hội, tự nhiên mà nó còn cho thấy tính sâu sắc, suy nghĩ đứng đắn của con người ở đây. Người ta không hô hào theo kiểu hãy bảo vệ, thương yêu và chia sẻ với người nghèo bằng miệng lưỡi đãi bôi mà người ta ý thức được trong từng chi tiết hành động nhằm đảm bảo người nghèo, người lao động bậc thấp không bị tổn thương. Rửa sạch vỏ chai, vỏ lon trước khi phân loại và bỏ vào thùng rác theo thứ tự từng loại là một hành vi thể hiện lòng yêu thương, nễ trọng và bình đẳng giữa con người với con người.

Còn với Sài Gòn hiện tại, người ta vứt rác vô tội vạ, chỉ cần thấy chỗ nào có thể vứt được là vứt. Đương nhiên vẫn có nhiều người ý thức và trăn trở về chuyện rác Sài Gòn. Nhưng rất tiếc con số này rất nhỏ. Con số vô tâm, vứt rác bừa bãi lại chiếm rất đông, thậm chí có người ngồi trên xe hơi mang biển số đẹp, xe hơi khủng ngang nhiên vứt rác xuống đường và họ xem thành phố giống như một bãi rác không bờ bến, muốn vứt thì cứ vứt, chẳng cần phải suy nghĩ!

Chính những nếp nghĩ hết sức ấu trĩ này đã mang lại cho Sài Gòn một bầu khí quyển chứa toàn mùi rác. Đó là chưa nói đến kiểu làm việc đậm chất cơ chế và quan liêu của một số công ty vệ sinh môi trường đã dẫn đến tình trạng đùn đẩy rác, tranh chấp bãi đổ rác nhưng lại không nghĩ đến phương án xử lý rác. Vô hình trung, rác lại thành một thứ cơ hội để người ta đút lót, tham nhũng.


Và những con sông đen

Ông Trọng, một cư dân đang sống ở gần chợ Thị Nghè, buồn bã chia sẻ: “Bây giờ nhìn cũng khá hơn đôi chút nhờ nạo vét các con kênh. Tuy nhiên nhìn chung thì việc nạo vét vẫn không tới đâu bởi còn quá nhiều con kênh và dòng sông nước đen ngòm, hôi thối. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân mình quá kém, khó có thể mà giữ được thành phố sạch đẹp nếu như ý thức người dân cứ lẹt đẹt như thế. Đó là chưa muốn nói đến những chuyện khác…”

    Ý thức bảo vệ môi trường của người dân mình quá kém, khó có thể mà giữ được thành phố sạch đẹp nếu như ý thức người dân cứ lẹt đẹt như thế. Đó là chưa muốn nói đến những chuyện khác…
    -Ông Trọng

Theo ông Trọng, mọi con sông ở Sài Gòn đã trở nên hết sức dơ bẩn, cho dù có nạo vét hay xử lý cách nào, tốn cả ngàn tỉ đồng cũng chỉ để làm sạch tạm thời rồi sau đó lại tiếp tục dơ dáy chứ không thể nào giữ được độ sạch lâu dài.

Sở dĩ có chuyện vô lý khi đất nước còn nghèo, ngân sách quốc gia còn eo hẹp nhưng nhà nước phải dùng tiền ngân sách từ thuế của dân để nạo vét sông để rồi vài năm sau đâu lại vào đó là do nhiều nguyên nhân. Ý thức người dân kém là một phần nhưng phần quan trọng hơn cả là môi trường chính trị không trong sạch.

Cũng theo ông Trọng, việc hạn chế rác rưởi tràn lan ở Sài Gòn không khó, việc đầu tiên là phải dọn sạch rác trong hệ thống chính trị. Một khi hệ thống chính trị không còn rác rưởi, tư tưởng người dân sẽ thông thoáng tỉ lệ và ý thức làm sạch môi trường chung quanh sẽ dần được phục hồi, thành phố sẽ tự dưng xanh, sạch, đẹp.

Để khẳng định vấn đề mình nói là có cơ sở, ông Trọng đưa ra mức cược gồm hai căn biệt thự ông đang sở hữu tại khu Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn. Ông nói rằng nếu như hệ thống chính trị thực sự trong sạch mà Sài Gòn vẫn còn nhiều rác thì ông sẽ chung cho chúng tôi hai căn biệt thự.

Ngược lại, nếu hệ thống chính trị còn lắm chuyện rác rưởi như hiện tại mà Sài Gòn sạch rác thì ông chỉ cần chúng tôi chung cho ông đúng hail on bia Heiniken. Đương nhiên chúng tôi không nhận lời thách thức cá độ này vì dù thắng hay thua thì cũng chẳng hay ho gì, thậm chí thêm đau đầu.

Nhưng dẫu sao thì vấn đề ông Trọng nêu ra cũng để lại ấn tượng sâu sắc với chúng tôi!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQB_zVP6UspJnNwGWrdHJ2aJPu9DPmS4swluWS4droFO-yaKHU3Aw

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcT6SKpDAgQ6mkfztqMVzGy6Km_wi4_Jlu2gxKjsOkfiJN0nj_M5lA

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRhgXuKSA90UH8eHU1ITf09lqDILrS_IOhPKygGJBI5Lbmwejzi

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcT9ebvnnOvV4vVQy48ZbqTnaj2WL3ndvQ8oHuFWkvFNAWiJUf8jsw

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 3-7566f
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Jul 29, 2015 8:35 pm

.

Sài Gòn Bây Giờ!

BS Đỗ Hồng Ngọc

Sài Gòn bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại để nhìn gái đẹp, phụ nữ xinh đẹp! Bây giờ hết rồi!!!

Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ…!


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTVHTR45Ogckf9Hpq-cME7rvy5V23CG4_lyAg0orA8QKWyTxCWKqA

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến…

Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi!


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Unnamed-(1)-efa19

Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa.

Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi – trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài.


Năm nay chợ Hoa Tết đã dời về đường Hàm Nghi, nhưng mà bị ế ẩm thê thảm.

Áo dài kiểu, áo dài thời trang chỉ thấy ở một số đền, chùa và mấy địa điểm chọn lựa để quay phim ảnh xã hội, thời trang, ca nhạc để lôi cuốn, dụ dỗ dân chúng.

Mọi người trở nên hấp tấp, vội vã, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực, ô nhiễm …. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi…


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTAB9NZNNB3QtL_eGvkllSS214m-XpQ1IXlHfgC2JxQlvhfMAV2Kg

Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!!

Ai cũng biết fastfood tới đâu thì các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng nhiều thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn là hương liệu, hoá chất, bột nêm độc hại … thế nhưng các thứ đó làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản… Có một số quán ăn, tiệm ăn bình dân, công cộng lại có các nàng tiếp viên, tiếp thị và các nàng phục vụ chạy bàn … khỏa thân 100% trần truồng như nhộng để câu khách… và họ được phép làm như vậy… Thế là Việt Kiều và các du khách ngoại quốc rủ nhau, kéo nhau về VN để hưởng các cảnh hoan lạc, thú vui nhục dục của thiên đường hạ giới Sài Gòn!

Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcR4bfNZt5fLfGh8_xDqKyleScT5m2Z9WDwaIAii8vc7TAkK6jz6

Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có…

“Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp….

Thỉnh thoảng kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi… Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chất chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càn, uống ẩu tả, mặc kệ nó!

Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông min
Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại.Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú, bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẻ cằm rào rào….Ai cũng thành người mẫu, ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ bí lối, bí nguồn cảm hứng, không còn làm thơ được nữa!

Sài Gòn bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm……

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRXTn6dFZrHBoLnMfqL408gAHKzFUq6-keN0NRn93tpSofCYFom

Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích nhục dục, tình dục cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo, phim dâm, phim con heo xxx, xxxx… các thứ đầy dẫy khắp nơi… Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên, nhiệt khí cơ thể lúc nào cũng nóng sôi lên, đòi hỏi, thèm khát tình dục… Bởi vậy tỷ lệ phá thai của các vị thành niên gia tăng một cách đáng lo ngại… Các thanh thiếu niên phần nhiều đua nhau sống cuồng, sống vội, sống ẩu tả, bừa bãi, vô văn hoá, vô giáo dục, sống lăng loàn, ma túy, bất cần đời…

Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng gia tăng nhiều và mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Các trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, thiếu chăm nom, săn sóc tốt nên lớn lên bị các chứng bệnh tâm thần cả đống, cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe và các đường lối, các phương cách giáo dục cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm… Sài Gòn đẹp lắm nay còn đâu!

BS. Đỗ Hồng Ngọc
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Sep 09, 2015 10:06 am

 
Bây giờ là mùa thu, tôi đi tìm dĩ vãng

(VienDongDaily.Com - 05/09/2015)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Thật ra 99.9% ca khúc “bất hủ” của Trịnh Công Sơn được sáng tác vào thời trước 75 ở Sài Gòn và Huế. Cho nên ngày nay khi người ta “vinh danh” Trịnh Công Sơn chính là vinh danh nền văn hóa của Miền Nam VN vào thời trước 75.

Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa. Những ngày xưa có bạn bè, có mộng ước xa vời, có yêu thương giận hờn, có quá nhiều thứ như ở một thế giới khác.

Tôi ngồi vào computer đi tìm dĩ vãng. Gõ bàn phím vào những bài hát về Mùa Thu, bỗng hiện ra đầy đủ cả lời ca tiếng hát, những cuốn phim xưa, những danh ca tài tử đi mãi vào lòng người, đi mãi vào bất tận trong ký ức. Tôi bay bổng vào đó để gặp lại những người tôi đã từng quen, đã từng là bạn, đã từng kề vai nhau một thời xa vắng. Ở đây, tôi chỉ gặp những người đã từng có mặt trên các sân khấu ca nhạc và trong những cuốn phim đã từng chiếu ở VN trước năm 1975, gọi chung là những người trong “làng giải trí” mà tôi đã quen hay đã từng coi nhau như bạn bè.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 01

Kim Vui và Nhật Trường

Tiếng hát ngày xưa

Tiếng hát Lệ Thu, Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Lan… và quái lạ sao lại có cả tiếng hát Kim Vui. Tôi quen Kim Vui và cùng đi làm phim Chân Trời Tím nhưng chưa bao giờ nghe cô hát bài này của Nhật Trường. Hôm nay tôi mới được nghe lần đầu. Hình ảnh Kim Vui và Nhật Trường hiện ra trước mắt tôi. Sao mà thân quen đến thế. Kim Vui đóng phim như mang cả cuộc đời mình vào nhân vật, lãng mạn “cực kỳ,” táo bạo như Ava Gardner. Nhưng khi hát cô đằm thắm dịu dàng như ve vuốt bên người tình. Lần đầu tiên nghe Kim Vui đấy Kim Vui ơi. Và lần cuối cách đây vài năm, tôi nhận được e mail của Kim Vui chỉ có đúng hai chữ “Helo, anh.” Hai chữ thôi nhưng thân thiết lạ thường.

Và Nhật Trường, khi vừa đọc cuốn truyện này anh đã làm bài hát đó. Buổi trưa hè anh nhảy vào phòng tôi ở Đài Phát Thanh Quân Đội, anh khẽ cất tiếng hát rồi rỉ tai tôi, “Tối nay Minh Hiếu sẽ hát lần đầu tiên bài này trên dancing Paramount.”

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 06 
Rap Casino Saigon ngày xưa

Tối đó tôi lên nghe Minh Hiếu hát lần đầu. Đó là người hát Chân Trời Tím hay nhất. Dường như cô mang cả chuyện tình của mình gửi theo từng lời ca. Mấy lần về Sài Gòn, đến thăm tôi, cô cũng mang nguyên dáng vẻ ấy. Cô bước vào trong ánh sáng chập choạng cũng một buổi chiều mưa, cười, “Tôi về đến VN sáng nay, người đầu tiên tôi đến thăm là anh đấy. Anh cho tôi biết về tình hình bạn bè ở Sài Gòn.”

Trong thế giới riêng chiều nay trong tâm tưởng tôi có nhiều thứ quá. Lại nhìn đến hàng loạt những bài ca, những tác giả, những đạo diễn, diễn viên mà tôi đã từng quen biết.

Đóng phim cho vui


Lại nhảy sang gặp cuốn phim “Người Tình Không Chân Dung” của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Trước tháng Tư 1975, anh thường sang nhà tôi ở ngõ Chu Mạnh Trinh nằm dài trên ghế sofa. Con người nghệ sĩ lúc nào cũng ôm ấp những ý tưởng “đặc biệt” quá tầm tay. Anh thích những nhân vật như Steve McQueen trong Les Sept Mercenaires. Lầm lì mà gan dạ, cuốn phim “nổ như bom tấn” lại mang một triết lý “siêu đẳng” nhưng chẳng “đại gia” nào dám bỏ tiền ra cho anh thực hiện hoài bão gần như ngông cuồng đó. Anh làm phim với tất cả những gì xin được.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 05
Anh Ngọc và Mạnh Đan, hai lão bối nhiều tuổi nhất hiện nay đều ở tuổi 90. Một cụ ở VN, một cụ ở Mỹ.

Trong cái ê kíp làm phim ấy, tôi gặp lại Kiều Chinh và Vũ Xuân Thông.

Trước khi làm phim này Kiều Chinh và Hoàng Vĩnh Lộc đến gặp tôi ở Nha CTTL. Chúng tôi băn khoăn tìm kiếm những đơn vị quân đội có thể yểm trợ cho cuốn phim này. Khi quay phim, chúng tôi đến ăn ngủ ở ngay tư dinh của ông Thị Trưởng Cam Ranh, Đại tá Vũ Thế Quang tức Quang Dù. Hôm sau quay ngay mấy cảnh trên hòn đảo Cam Ranh. Hoàng Vĩnh Lộc mời một loạt những ông văn nghệ sĩ chỉ biết viết văn làm thơ, chẳng biết một xu diễn xuất nào như Duyên Anh, Hà Huyền Chi, Dương Hùng Cường, có cả Hùng Sùi đóng phim… cho vui.

Vũ Xuân Thông đóng vai chính với Kiều Chinh, trông đẹp đôi ra trò. Tôi và Vũ Xuân Thông đi “trình diện vào tù cộng sản” cùng một lúc. Thông có tài nắm sấp ngủ ngon lành và còn nhiều tài vặt khác, chạm trổ, vẽ vời rất điêu luyện. Tác phẩm lớn nhất của anh với chúng tôi trong trại cải tạo là những cái nõ điếu cày được mài dũa bằng đá và những chiếc điếu cày được “sáng tạo” khắc trổ rất công phu. Hút bằng nõ điếu đá, vừa không nóng vừa kêu tanh tách.

Còn Kiều Chinh lần nào về VN, dù rất bận với việc quay phim, cô cũng tìm thăm bạn bè. Chúng tôi thường gặp nhau ở nhà vợ chồng họa sĩ Đằng Giao - Chu Vị Thủy. Cái dáng dấp thanh mảnh và quý phái của cô như Grace Kelly cùng với tài diễn xuất thiên phú khiến nhiều hãng phim Mỹ, phim Việt mời cô cộng tác. Mấy năm nay không thấy cô về VN, mệt mỏi rồi phải không Kiều Chinh?

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 04
Từ trái qua: Văn Quang, Kiều Chinh, Đằng Giao, Phan Nghị năm 2004

Hai thằng quỷ này cái gì cũng chơi được

Bên cạnh Vũ Xuân Thông là Hà Huyền Chi và Dương Hùng Cường. Tôi thầm nghĩ: Hai thằng quỷ này cái gì cũng “chơi” được. Dương Hùng Cường đã từng viết chung với tôi truyện dài “Người Lính Hào Hoa” trên nhật báo Tiền Tuyến. Nó cũng là dân Thái Bình nên viết truyện Pilot Thái Bình, thật hay. Tôi giới thiệu bài viết của Dương Hùng Cường trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa với lời giới thiệu truyện mang cả mùi dầu nhớt của người lính thợ rất tinh tế và thật hơn những truyện bay bướm khác. Bạn tôi “ra đi” bao giờ tôi cũng không biết, có lẽ lúc đó tôi đang ngụp lặn trong nhà tù cải tạo.

Hà Huyền Chi ngoài tài làm thơ về “lính nhảy dù” rất hay còn đóng phim. Hồi đó rách tả tơi, ở cái nhà thấp lè tè đằng sau Viện Ung Thư Gia Định. Vậy mà cũng lập bàn mạt chược còm, khách “giang hồ” đến chơi khá đông. Ngày “tan hàng” nó rủ tôi chuồn xuống tàu Đại Hàn, nhưng tôi vô duyên không thể đi cùng. Vài năm sau, nó ở Seattle nghe tin tôi chết trong nhà tù, HHC viết bài khóc lóc thảm thiết. Tôi còn sống quay về, viết thư cho HHC, nó lại làm thơ “ngậm ngùi nhớ bạn.”

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 02
Hà Huyền Chi và Dương Hùng Cường xem đóng phim là một trò chơi.

Vinh danh văn hóa miền Nam trước 1975


Tôi trở lại với những bài ca bất hủ về mùa thu. Trong âm nhạc, mùa thu là mùa được các ông nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất. Từ thuở tiền chiến như Văn Cao, Đoàn Chuẩn… đến thời hiện đại như Cung Tiến, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn… Lạc vào đây như lạc vào rừng bởi những cái tên bản nhạc, tên tác giả. Tôi bất chợt nghe “Gió heo may đã về/ Chiều tím loang vỉa hè/ Và gió hôn tóc thề/ Rồi mùa thu bay đi…” Đó là tình khúc “Nhìn Những Mùa Thu Đi” của Trịnh Công Sơn. Có rất nhiều nam nữ ca sĩ hát bài này, Lệ Thu, Hồng Nhung, Thanh Lam, Hồng Hạnh, Trâm Đăng, Khánh Hà, kể không hết.

Tôi nhớ lại những ngày cùng Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Ngọc Anh rủ nhau đi ăn cơm bụi Bà Cả Đọi. Và tôi khẳng định nhạc của Sơn chỉ hay vào thời trước năm 1975. Thời kỳ vàng son của nền văn hóa Miền Nam, khác hẳn với miền Bắc. Sau những năm đó nhạc Trịnh chỉ còn một, hai bài “nghe được” như “mùa thu Hà Nội.” Thật ra 99.9% ca khúc “bất hủ” của Trịnh Công Sơn được sáng tác vào thời trước 75 ở Sài Gòn và Huế. Cho nên ngày nay khi người ta “vinh danh” Trịnh Công Sơn chính là vinh danh nền văn hóa của Miền Nam VN vào thời trước 75. Tôi mỉm cười một mình giữa đêm mùa thu Sài Gòn.

https://thntsaigon.forumvi.com/t1148-ien-anh-vn-truoc-1975-phim-nguoi-tinh-khong-chan-dung
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 03

Kiều Chinh và Vũ Xuân Thông trong phim Người Tình Không Chân Dung

Tài tử Anh Ngọc với tôi


Bật sang những ca khúc bất hủ khác, tôi gặp lại danh ca Anh Ngọc với vô số những bài hát có vẻ hơi “cổ điển” như tính cách của anh vậy. Thiên Thai, Con Thuyền Không Bến, Mùa Thu Chết, Nguyệt Cầm và còn nhiều nữa. Bước lên sân khấu, ông luôn chững chạc, trong bộ complet và nghiêm chỉnh trình bày bài hát. Không điệu nghệ như Nhật Trường luôn vắt chiếc áo veston trên cánh tay như Frank Sinatra. Vì ông đẹp trai “quá cỡ thợ mộc” nên chúng tôi thường gọi ông là “tài tử Anh Ngọc.”

Ông sinh năm 1925, hơn tôi 8 tuổi. Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi quen biết ông, chúng tôi thường gặp nhau trong căn nhà thuê ở con hẻm hẹp đường Cao Thắng của Thanh Nam, Hoàng Thư, Thái Thủy... Và những buổi chiều tà lại cùng Mai Thảo, Phạm Đình Chương ngồi ở nhà hàng Point des Blagueurs, tục gọi là “Mỏm Đấu Láo” dưới chân Cột Cờ Thủ Ngữ, bên sông Sài Gòn. Bây giờ ông và gia đình sống ở vùng Virginia bên cạnh một loạt các ông bạn tôi Hoàng Hải Thủy, Tạ Quang Khôi, Uyên Thao, Hoàng Song Liêm.

Mấy lần ông cùng vợ ông (bà Nhung đi công tác cho đài VOA) về VN, lần nào cũng đến thăm tôi. Lần sau cùng cách đây khoảng hai năm, tôi bị ốm không thể mời ông ăn bữa cơm với những món gia truyền như nộm rau muống, cuốn ngỏ, cháo cá ám đã thất truyền ở VN, không nhà hàng nào làm được. Ông mời tôi ra quán Cơm Niêu cùng vài người bạn.

Trước khi chia tay, đứng trên vỉa hè, ông ôm vai tôi nói lớn, “Bây giờ ở đây chỉ còn mình mày.” Đây là lần thứ nhất ông xưng hô “mày tao” với tôi, chưa bao giờ tôi nghe ông xưng “mày tao” với bất cứ ai. Cái tình thân 60 năm đọng lại ở đó, sâu lắng ở đó. Tôi ngẩn ngơ nhìn bóng dáng ông cùng bà Nhung bước lên chiếc Taxi màu vàng. Bóng dáng ông khuất sau ngã tư con đường Sài Gòn thân thuộc.

Những rạp hát xưa của tôi

Nói đến phim ảnh và ca nhạc kịch phải nói đến những rạp chiếu phim, rạp hát, sân khấu ca nhạc thời xưa. Tràn lan, tôi không thể kể hết tên những nơi chốn ấy. Từ những rạp hát phố nhỏ đến rạp phố lớn, hàng trăm rạp. Nhìn lại vài rạp nhỏ như Cẩm Vân - Võ Di Nguy, Phú Nhuận; rạp Cao Đồng Hưng – Bạch Đằng chợ Bà Chiểu, Gia Định; rạp Đại Đồng – Cao Thắng; Nam Quang – Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp… Nhưng vài rạp mang nhiều dấu ấn nhất cho tình yêu tuổi trẻ của phần đông anh em chúng tôi là Rạp Eden nằm giữa đường Catinat, rạp Majestic cũng nằm cuối con đường này, rạp Rex - góc đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ, ba rạp được coi là đẹp nhất Sài Gòn.

Nơi ấy khi mới biết yêu, những cặp tình nhân thường đưa nhau đến đấy xem những cuốn phim tình cảm lãng mạn. Ở Eden, Majestic có những lô riêng cho bốn người, thường chỉ có hai người cùng nắm tay nhau, vai kề vai xem phim mà đôi khi chẳng biết nó chiếu cái gì. Họ quá bận với tình tự kiểu học trò. Bây giờ còn thấy nóng cả môi.

Những phòng trà đi vào ký ức


Có vài sân khấu nhiều kỷ niệm nhất với chúng tôi. Đó là phòng trà Hòa Bình của nhạc sĩ Ngọc Bích, với những ca sĩ thành danh rồi bay đi như Bích Chiêu, Bạch Yến, Bạch Quyên, Trúc Mai, Băng Tâm… Phòng trà đáng nhớ hơn là Đêm Màu Hồng của ông công tử Trần Quý Phong chủ hotel Catinat. Nơi đó những ông Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo vẫn ngồi uống rượu. Có ban nhạc của gia đình Phạm Đình Chương, Thái Thanh.

Thái Thanh là đệ nhất danh ca VN ai cũng biết rồi, nhưng còn chuyện rất ít người biết. Tôi nhớ lại những năm còn trẻ, chúng tôi thường đến nhà thân mẫu Phạm Đình Chương (chúng tôi gọi là bà cụ Hoài Bắc) đánh chắn.

Hồi đó Thái Thanh mới lấy chồng, ở trên căn lầu nhỏ xíu phía sau nhà. Cô thường ngồi sau mẹ, chia bài nhanh thoăn thoắt. 120 quân bài chia làm 6 phần, rất ít khi nhầm. Thỉnh thoảng cô nhỏm vào nhìn bài của mẹ, tay vẫn chia đều… chia đều. Ván bài chưa xong cô đã chia xong. Ở Sài Gòn không ai chia bài nhanh hơn cô. Bây giờ nghe chị Tâm Vấn kể lại, mấy tháng trước, khi sang Mỹ, đến thăm Thái Thanh không còn nhận ra ai nữa. Sao bỗng thấy bùi ngùi quá Thái Thanh ơi.

Làm sao tôi kể hết được những “huyền thoại” đó, nay đã thành “thần thoại” như chẳng bao giờ có thật vì không thể tìm lại được nữa. Một đêm mùa thu đi tìm dĩ vãng để được sống lại với thời xa xưa. Bây giờ là mùa thu. Mùa thu vàng hoa cúc. Mùa thu ở Sài Gòn, mùa thu ở Rừng Phong và ở khắp nơi trên thế giới, nơi có những người bạn của tôi. Nói đến bao giờ cho hết. Trong tôi chỉ còn vương vất mấy câu thơ của Xuân Quỳnh:

“Thời gian như ngọn gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi…
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…”

Văn Quang, Sài Gòn một đêm giữa mùa thu 4 tháng 9, 2015
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Apr 18, 2016 12:40 am


Sài Gòn Quê Tôi Vẫn Đấy!



Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Toi-la-nguoi-SaiGon-1-739x437
Posted By: Hà Giang March 24, 2016
http://saigonnho.info/2016/03/24/sai-gon-que-toi-van-day/


Dâu Bể Tang Thương

Tôi yêu Sài Gòn vô cùng vì tôi là người Sài Gòn (sinh ra và lớn lên tại đây). Thật khó để biết được ai là người Sài Gòn “gốc” vì người Sài Gòn ít để ý đến chuyện nhỏ nhặt này. Sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, hay đến sinh sống lâu năm ở Sài Gòn đều là người Sài Gòn hết. Người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung thường phóng khoáng, sởi lởi, thật thà và có lòng thương người. Tôi không sinh ra trước năm 1975 để có thể cảm nhận trực tiếp được Sài Gòn khi ấy ra sao. Đến năm 1987, khi tôi được sáu tuổi, đã có chút hiểu biết về cuộc sống xung quanh, Sài Gòn với tôi là một thành phố yên bình và như chia làm hai nửa. Một nửa với những tòa nhà cao tầng, phố xá sầm uất, đường xá nhộn nhịp người qua lại ở quận Một. Một nửa tựa như làng quê với đồng ruộng, ao rau muống, những rặng dừa nước xanh ngắt ở Thanh Đa, Bình Quới để cho đám trẻ chúng tôi tha hồ bày đủ trò nghịch ngợm của tuổi thơ.

Khi lớn hơn chút nữa, tôi bắt đầu phải làm quen với tên gọi khác của Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Dạo ấy đài truyền hình thường phát đi phát lại bài hát “Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ cộng sản Xuân Hồng. Dụng ý của chính quyền cộng sản là muốn xóa nhòa tên gọi Sài Gòn trong tâm tưởng người dân. Thế nhưng chúng đã lầm và thất bại thảm hại. Đẩy được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, nhưng chúng không bao giờ đẩy được tên gọi Sài Gòn ra khỏi tâm khảm của người dân. Chúng tôi trừ khi bị ép buộc về mặt văn bản hành chính, bằng không mỗi người vẫn dùng tên gọi Sài Gòn sâu lắng và trìu mến. Năm 1998 đánh dấu sự kiện quan trọng: kỷ niệm ba trăm năm Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh khai phá, lập ra vùng đất Sài Gòn-Gia Định. Có lẽ vì nhận thấy tên Hồ Chí Minh quá trơ trẽn, lố bịch và chẳng có liên hệ gì với lịch sử nên đám lãnh đạo cấp cao đành phải muối mặt mà dùng lại tên cũ: kỷ niệm 300 năm Sài Gòn. Một vố chua cay cho bọn chúng!

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Toi-la-nguoi-SaiGon-3

Sài Gòn nằm trong vòng kìm hãm của cộng sản nhưng người Sài Gòn vẫn giữ nguyên phẩm chất của mình: hiền hòa, hiếu khách và lòng nhân ái cao cả. Những ngày cắp sách đến trường, chúng tôi luôn được dạy dỗ, nhắc nhở đến tinh thần tương thân, tương ái của người Việt Nam. Mỗi khi đài báo kêu gọi đóng góp, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, thiên tai là mọi người lại hăng hái quyên tiền, gạo, thuốc men, vật dụng sinh hoạt để hỗ trợ cho những người đang lâm cảnh màn trời, chiếu đất dù là đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung hay miền Bắc. Tinh thần anh em một nhà của người Sài Gòn là như thế, không phô trương rầm rộ, không khoe khoang ồn ào, mà rất chân tình và hào phóng.

Định mệnh sắp đặt, một ngày kia, tôi phải chào từ biệt Sài Gòn để đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. Hành trang của tôi khi đó có một ngăn nho nhỏ để lưu giữ lại những kỷ niệm cùng Sài Gòn, nơi tôi đã gắn bó hơn hai mươi năm cuộc đời. Nơi đất khách, quê người, những đêm trường vắng lặng, những buổi chiều cuối tuần một mình trong kí túc xá, tôi lại ngồi ôm đàn guitar và hát nghêu ngao một mình: “Vừa chiều hôm nao anh với tôi đi dạo phố. Hai đứa vòng tay âu yếm như đôi tình nhân. Cười tươi như cô gái thơ ngây vui tình xuân. Chúng mình thân quá thân. Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly. Anh ngước nhìn tôi qua khói hương thơm cà phê. Giọt buồn không tên lén qua tâm tư đê mê. Mình thức đêm thật khuya. Qua ngày đó tôi nghe người nói anh lên đường xa thật rồi. Tôi buồn nhớ, tim đau rạn vỡ ôi thương anh, thương nhất đời…” (1). Đến giây phút ấy, tôi mới thật sự hòa nhập được vào ca khúc, vào tâm tư của người nhạc sĩ. Tôi đã thấu hiểu hơn rất nhiều vẻ đẹp của âm nhạc miền Nam tự do trước năm 1975.

Cuốn theo nhịp sống hối hả, tôi không còn nhiều thời gian để thường xuyên theo dõi những thông tin về Sài Gòn trên báo điện tử nữa. Một phần cũng vì ngao ngán, chán nản trước những tệ nạn ngày càng nở rộ đang tàn phá Sài Gòn quá nhanh chóng. Sài Gòn của tôi không có cảnh cướp đất, phá nhà, đánh đập dân chúng; không có những cảnh ngập úng kinh hoàng, đường phố lênh láng như sông hồ. Sài Gòn của tôi không phải là nơi khói bụi ô nhiễm mù trời, dù có che kín mặt mũi cũng vướng phải đủ thứ bệnh hô hấp. Sài Gòn không phải là nơi đầu độc lẫn nhau bằng thực phẩm đã xử lý qua bao nhiêu loại hóa chất có nguồn gốc từ Tàu. Sài Gòn của tôi không có những tên lãnh đạo sâu dân, mọt nước như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang. Sài Gòn của tôi là thành phố thanh lịch, văn minh chứ không phải là mảnh đất để cho bọn tội phạm và các loại tệ nạn hoành hoành như chốn không người. Sài Gòn của tôi không có bọn chó săn mật vụ, công an đàn áp những người yêu nước biểu tình chống giặc Tàu xâm lược. Tôi rất buồn và xót xa, thậm chí muốn khóc cho tôi, cho người Sài Gòn và cho thành phố Sài Gòn. Không lẽ Sài Gòn lần này đã thật sự hấp hối rồi sao?

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Toi-la-nguoi-SaiGon-2
Chợ hoa ngày Tết ở Sài Gòn trước năm 1975.

May mắn thay, hoa vẫn nở trên đường quê hương! Sài Gòn lâm trọng bệnh nhưng không dễ gì chịu đầu hàng, chịu chết. Sài Gòn kiên cường chống trả mầm bệnh cộng sản đề chờ ngày phục hồi sức khỏe, lấy lại vóc dáng lộng lẫy năm xưa. Cộng sản muốn dùng tà thuyết, bạo lực, tệ nạn để đánh gục Sài Gòn ư? Không dễ dàng vậy đâu! Sài Gòn đã âm thầm trả lời bọn chúng. Không phải bằng bạo lực hung tàn mà bằng trí tuệ, lòng dũng cảm, tình thương yêu. Đây mới là cái tát đau điếng giúp cho bọn cộng sản ngu si đang ngủ mê tỉnh giấc. Người dân Sài Gòn đã âm thầm làm những việc tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại hết sức cao đẹp để gìn giữ và phục hồi lại giá trị nhân bản vốn có của Sài Gòn. Những nhà hảo tâm có điều kiện tài chính, những thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và sức trẻ, những phụ nữ hiền hậu có tài nấu nướng… Tất cả những con người tốt bụng này đã hợp sức cùng nhau biến Sài Gòn thành đầu tàu cho cả nước về những sáng kiến, tổ chức từ thiện.

Sài Gòn ngày nay có rất nhiều quán cơm giá rẻ như biếu chỉ 2000 đồng/phần ăn, những thùng bánh mì, trà đá, gạo miễn phí, thậm chí cả sửa xe, cắt tóc miễn phí… nhằm giúp đỡ cho những người sa cơ lỡ vận, những mảnh đời bất hạnh đang bị bỏ thí cho chết dần mòn bởi một chính quyền luôn suốt ngày vỗ ngực tự xưng ta đây do dân, vì dân nhưng “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Người dân Sài Gòn không chỉ đùm bọc, cưu mang lẫn nhau mà còn mở rộng vòng tay chia sẻ tình thân ái, nghĩa đồng bào đến những người dân từ mọi miền đất nước hội tụ về đây tìm kế sinh nhai bởi “đất lành chim đậu”. Đúng với bản chất đôn hậu, đơn giản của người Sài Gòn, hãy lắng nghe những con người tốt bụng ấy nói gì về việc làm của mình:

Chỉ là một việc rất nhỏ để giúp đỡ và chia sẻ với bà con, với những người khó khăn thôi.

Nhiều cô chú lao công, ve chai, đánh giày… ghé lấy ăn, và nếu thấy ai đó còn ngần ngại thì tụi mình khuyến khích và mời họ. Họ nhận bánh xong cứ gật đầu cám ơn tử tế, thấy thương lắm.

Quán cơm từ thiện là chính nhưng vì muốn người dân đến ăn vui vẻ, không mặc cảm và không có cảm giác mắc nợ nên đã chọn cái giá 2000 đồng/phần cơm cho mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi đến với quán.

Hẳn là những con người tốt bụng ấy rất vui. Họ vui vì đã làm được điều tốt cho người, cho đời. Họ càng vui hơn khi những người nhận ơn nghĩa đã biết chung tay cùng họ xây dựng lại một nếp sống văn minh thật sự bắt đầu bằng những việc làm, cử chỉ tưởng chừng như giản đơn, nhưng lại là xa xỉ trong một xã hội cộng sản xô bồ, bát nháo. Đó chính là sự tự ý thức xếp hàng, không chen lấn khi chờ mua phiếu ăn; dọn dẹp sạch sẽ mâm bát, chỗ ngồi sau khi ăn xong để nhường chỗ cho người khác đang chờ đợi; hay đơn giản chỉ là nhường lại phần ăn cho những người khốn khó hơn. Tiếng lành đồn xa, những mô hình này nhanh chóng được các tỉnh thành khác trong cả nước đua nhau học tập và phát huy. Chúng đã xuất hiện ở khắp ba miền Bắc Trung Nam, ở thủ đô Hà Nội, ở cổ đô Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu, Long An, An Giang… Thậm chí ở Hà Nội, đã có một phụ nữ tốt bụng sẵn sàng dùng gian nhà trống của mình để làm mái ấm đón tết cho những người vô gia cư với cơm thịt và bánh chưng.

Ôi tự hào biết bao vì thành phố Sài Gòn thân yêu đã phất cao ngọn cờ truyền thống “lá lành đùm lá rách” làm gương cho cả nước. Tự hào vô cùng vì Sài Gòn đã ươm lại những hạt giống yêu thương đang bắt đầu đâm chồi, nảy lộc cho đời tưởng chừng như đã khô héo, chết yểu vì bị thuốc diệt cỏ mang nhãn hiệu Việt cộng và Tàu cộng. Bọn giặc thù tưởng rằng có thể chôn vùi được những phong tục, đạo lý tốt đẹp của ông cha ta truyền lại từ bao đời. Chúng nghĩ rằng tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa đã lên ngôi thống trị ư? Cũng như anh hùng Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái đối đáp lại quân thù “Chừng nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, chừng đó người Nam mới hết đánh Tây”. Trừ khi cộng sản diệt hết dân Việt thì ngày đó mới thật sự hủy hoại được văn hóa Việt, mới chiếm được nước Việt. Nếu như không, Sài Gòn sẽ dẫn đầu và cùng cả nước chống lại Tàu cộng và Việt cộng đến cùng để bảo vệ quê hương, xứ sở. Mở đầu bằng hình ảnh cô gái Sài Gòn Trần Ngọc Lan Khuê đã kiêu hãnh khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay trên đất Tàu trong cuộc thi Hoa hậu quốc tế 2015: “Cả ekip không chút đắn đo quyết định ngay việc phải có bản đồ Việt Nam cùng Hoàng Sa- Trường Sa xuất hiện trong đoạn clip. Vì sao phải đắn đo khi đó là quê hương, tổ quốc nhỉ. Cám ơn các em, những người trẻ tài năng. Vì quê hương, chiến đấu trên mọi mặt trận nào”.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Toi-la-nguoi-SaiGon-4
Hình ảnh con rùa bằng đồng với tấm bia trên lưng tại bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn trước 1975.

Phần kết

Xin được kết thúc bài viết bằng câu nói sau: “Mà ở Sài Gòn không sợ đói cháu à!”. Đó là lời chia sẻ chân thành của một bà cụ nghèo, một mình nuôi cháu ngoại vì con gái bà mất ngay sau khi sinh nở. Hai bà cháu đã chống chọi với những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống để tồn tại bằng vào tấm lòng nhân hậu của thành phố Sài Gòn, của người Sài Gòn qua những bữa cơm từ thiện miễn phí đầy tình người. Bà ơi! Bà đã nói rất đúng! Ở Sài Gòn không thể nào đói được vì thành phố này không nhẫn tâm cho phép để người dân nào bị đói. Bà tuy già nhưng vẫn rất sáng suốt để nhận ra sự thật này. Bởi vì nếu gọi là thành phố Hồ Chí Minh thì có lẽ giờ này bà và cháu ngoại đã trở thành hai bộ xương khô rồi. Tên bán nước cầu vinh ấy ngoài việc làm nô lệ cho bọn Nga, Tàu thì làm gì có khả năng chăm lo cho cuộc sống người dân. Cái tên của hắn chỉ làm ô uế thành phố một thời từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này. Đám con cháu của hắn do thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cướp, giết nên chỉ giỏi đày đọa, bần cùng hóa người dân.

Thành phố thân yêu của chúng ta đã, đang và sẽ chỉ có một tên gọi duy nhất là Sài Gòn. Cái tên đã gắn liền với lịch sử mở mang bờ cõi của cha ông ta. Đó cũng là cái tên duy nhất đem lại tự do, no ấm, văn minh và hạnh phúc cho người dân. Phải vứt bỏ tên giặc già Hồ Chí Minh!Phải giành lại tên cho thành phố Sài Gòn! Phải dẹp tan quân bán nước Việt cộng và bọn xâm lược Tàu cộng để cứu nguy cho tổ quốc! Lúc ấy, chúng ta sẽ có thể tự hào nói với nhau rằng: “Dù ở Sài Gòn hay bất kỳ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam này, không một ai có thể bị đói”. Đồng bào Việt Nam hãy cùng nhau đoàn kết một lòng để ngày đó mau đến sớm hơn. Sài Gòn ơi! Việt Nam ơi! Từ muôn trùng xa cách, lòng tôi luôn vang vọng những lời thiết tha…

Dâu bể Tang Thương
05/03/2016
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu May 05, 2016 12:06 am

.


Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi

Trần Mộng Tú

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng,làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcTSVhGflad1mL0Yw8PY_yS0AfwrjlX5ZivsJP1kYflaXCwpOBIASA

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy( Hai Bà Trưng,) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam , hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:

Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)

Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết.
Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:

Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…

Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQvg5Juk84ERAKHGDXYMLm7YOMDwIUsX-d5tpK8x28-rTMFPASN

Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.

Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... DSC00362

Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho:Tiết Trực Tâm Hư)

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQGQVXX2HmjjlaOryHf5_XWl7IwZxJMzU2YMTbu9oGR-pdX-aB7


Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam , Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!

Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 17494774720_c63e79e595_b

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.

Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcRTc4VtE8Cso-DgxNfXYRIzkJZHDYmesC_Zr7uKCY2izJI1Y0ZlpQ

Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.

Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.

Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Trần Mộng Tú
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon May 09, 2016 1:08 am

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 17877734401_86ff895e57


Đêm Nhớ Về Sài Gòn - nỗi sầu nghệ thuật của Trầm Tử Thiêng

Sài Gòn là một đề tài lớn vì đó từng là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa của Miền Nam tự do và đã thay tên đổi chủ từ một ngày cuối tháng tư năm bảy lăm. Trong các ca khúc viết về Sài Gòn của nhiều tác giả ở hải ngoại được ưa chuộng, phải kể đến bản Đêm Nhớ Về Sài Gòn của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác năm 1987. Lời ca như sau:

- Đêm nhớ về Sài Gòn,
thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi.
Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi.
Đường im nghe quá khứ trong sầu.
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau.
Tình lẻ loi canh thâu.

- Đêm nhớ về Sài Gòn.
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa.
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa.
Ai sầu trong quán úa.
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song.
Mắt người tình một trời mênh mông.
Gợi bao nhiêu cho cùng...

- Yêu me một khối tình quê.
Yêu em từng bước tình si.
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về.
Ta như cậu bé mồ côi.
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi.
Cố quên ngày tháng lẻ loi, để lớn.

- Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn.
Thấy mình vừa trở lại quê hương.
Đã gặp người một trời yêu thương.
Cho lòng thêm chút ấm.
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau.
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau.
Tình chia trong đêm sầu...


Đêm Nhớ Về Sài Gòn

Sự thành công của nhạc phẩm dựa vào một số điều. Đầu tiên phải nói đến tên bài hát là Đêm Nhớ Về Sài Gòn, cái tựa đề có vẻ hấp dẫn để nhiều đêm nhạc tổ chức đều mượn cái tên này để quảng cáo. Dĩ nhiên là trong chương trình phải có bản này và hát những bài Sài Gòn khác mà vẫn thấy hợp lý vì đây là một đêm để khán giả tụ họp nhau lại, để nhớ về một thành phố đã xa, đã mất tên.

Bài hát chia làm 4 tiểu đoạn; mở đầu tiểu đoạn 1 nét nhạc trầm buồn; qua tiểu đoạn 2 chợt vút cao với câu “ đêm nhớ về Sài Gòn” để dẫn vào giai điệu chính của ca khúc. Tiểu đoạn 3 nét nhạc lại thay đổi, có câu : “ đêm đêm mộng thấy đường đi đường về” chuyển sang âm thể trưởng cho cảm giác mới mẻ. Hai câu cuối của tiểu đoạn 3 này vút cao và dẫn người nghe trở về tiểu đoạn 4.

Nét nhạc của tiểu đoạn 4 là sự lập lại của tiểu đoạn 2, là giai điệu chính của bài hát. Điều đặc biệt là từ tiểu đoạn 3 chuyển sang tiểu đoạn 4 rất tự nhiên. Điều này nói lên sự tài tình trong kỹ thuật viết ca khúc của Trầm Tử Thiêng. Tác giả dùng những nốt quãng bốn khá nhiều, một trong những nét quen thuộc của ca khúc Việt Nam; nhưng lại rất khéo để không gây nhàm chán.

Về lời ca thì Trầm Tử Thiêng là nhạc sĩ trau chuốt từng chữ. Bài ca gợi cho người nghe về nỗi nhớ Sài Gòn của tác giả; nhớ về những con đường, những quán nhỏ đèn vàng vắng khách trong đêm, nhớ mẹ già, nhớ người tình và thèm được ngồi cùng với bạn bè tâm sự.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 17279933639_5a07aed402

Bài hát ra đời năm 1987, tác giả vượt biển sang Mỹ và trong ký ức là hình ảnh của một thành phố Sài Gòn đìu hiu, tang thương trong những năm đầu dưới sự cai trị của kẻ chiến thắng từ Miền Bắc. Sài Gòn trong bài hát này là hình ảnh của gam màu u tối chan chứa nỗi sầu chia cách của người tị nạn ở bên này nhớ về bên kia quê nhà.

Ca khúc Đêm Nhớ Về Sài Gòn là một trong những tác phẩm hay nhất của sự nghiệp nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Khi qua hải ngoại ông vẫn sáng tác đều tay và cống hiến cho đời một số bản nhạc giá trị.

Khi Sài Gòn mất và bị đổi tên, tạo cảm hứng cho một số ca khúc Sài Gòn ra đời đóng góp vào dòng nhạc lưu vong hải ngoại. Và bản Đêm Nhớ Về Sài Gòn được xếp vào trong danh sách những bài Sài Gòn được ưa thích và thu băng nhiều nhất.

Vẫn nhớ hình ảnh của người nhạc sĩ mái tóc bạc phơ, ngồi một mình suy tư trong quán cà phê ở Little Saigon năm nào; dáng cô đơn đó là nét đặc biệt của Trầm Tử Thiêng với Đêm Nhớ Về Sài Gòn.

Trần Chí Phúc / SBTN




.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu May 12, 2016 9:05 am

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Image

Kẹt xe và nắng nóng ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên
tường trình từ VN


Sài Gòn với nạn kẹt xe, nắng nóng và những lô cốt giữa đường vẫn là bài ca muôn thuở của mùa nắng, ngập lụt, dơ dáy, kê bàn lên vừa ngồi trên bàn ăn cơm vừa ngắm dòng nước đen ngòm chảy thành sông trong nhà là bài ca mùa mưa, bài ca của một Sài Gòn xưa đã biến thành một cái hồ viết hoa nói theo cách giễu nhại của giới trẻ Sài Gòn. Những ngày lễ, đặc biệt là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, những dòng người nối đuôi rồng rắn càng làm cho Sài Gòn trở nên ngột ngạt, khó thở.

Thiếu cây xanh trầm trọng

Anh Thiện, cư dân quận 7, Sài Gòn, chia sẻ: “Bây giờ khó nói lắm, nói chung là nó hỏng từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng chứ không phải đơn giản. Muốn người Sài Gòn đi xe có văn hóa chắc là lâu lắm. Mà đâu chỉ riêng Sài Gòn, ở mọi thành phố đều như vậy. Tàu lửa chạy mà nó dám băng ngang đường ray để chạy, cuối cùng tàu lửa phải dừng hẳn thì biết cỡ nào rồi. bây giờ khó nói thật. Đôi khi mình có việc gấp quá, kẹt xe mình phải leo lên lề để chạy nữa kia mà!”.

Anh Thiện cho biết thêm là hiện nay, mức độ kẹt xe ở thành phố Sài Gòn có thể nói là miễn bàn, không còn gì để bình luận bởi vào giờ cao điểm có thể xảy ra kẹt xe ở bất kỳ con đường nào. Bởi lưu lượng xe máy và xe hơi quá cao nên chỉ cần một va quẹt nhỏ thì cả một con đường sẽ bị ùn tắt, kẹt xe diễn ra ngay sau đó.

Vấn đề đáng sợ nhất khi bị kẹt xe ở thành phố Sài Gòn chính là nắng nóng và văn hóa đường. Anh Thiện cho rằng hầu như Sài Gòn quá thiếu bóng cây xanh nên chỉ cần kẹt xe diễn ra vài phút thì không khí đã nóng hầm hập, khói xe thi nhau nẹt.

    Bây giờ khó nói lắm, nói chung là nó hỏng từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng chứ không phải đơn giản.
    - Anh Thiện, Sài Gòn

Cả một đoàn người rồng rắn tự đứng hít khói của nhau. Chỉ riêng chuyện ra đường để hít khói độc không thôi cũng đã là một vấn nạn của Sài Gòn, đừng hỏi vì sao các bệnh viện Sài Gòn luôn thiếu chỗ nằm bởi mỗi ngày người ta luôn phải ra đường và hít đầy lồng ngực khói độc, khói chì. Đây cũng là chuyện đáng lo ngại về nguồn xăng pha chì bán lẫn lộn ở các cây xăng khắp thành phố.

Bên cạnh đó, những hung thần xe buýt cũng là vấn đề đáng sợ khi đi ra đường phố Sài Gòn, bởi hầu như khi các xe buýt này xuất hiện thì đường phố trởi nên lộn xộn và náo loạn. Trong lúc cả một con đường kẹt xe, điều người ta nên làm là tắt hẳn máy xe để đỡ tiếng ồn và chờ cho các luồng xe lưu thông ổn định lại. Phải có người điều tiết các luồng xe, người đó không ai khác là công an giao thông. Và người đi đường phải biết chờ đợi hoặc nhường luồng, có như vậy con đường mới sớm lưu thông.

Đằng này thì khác, một khi kẹt xe thì hầu hết các luồng xe đều ùn ùn tiến tới cho dù càng tiến tới thì càng dồn nén và mắc kẹt nhưng người ta vẫn cứ nẹt pô, nhấn ga tiến tới. Điều này cho thấy vấn đề văn hóa đi đường có vấn đề trầm trọng ở Sài Gòn, không thể nói khác đi được. Và hầu hết các vụ kẹt xe đều phải chờ cảnh sát giao thông ít nhất mười đến mười lăm phút. Thời gian chờ đợi như vậy cũng đủ để cả một con đường ùn tắt và kẹt xe kéo dài vài giờ.

Anh Thiện bày tỏ nỗi bất bình của mình khi đưa ra nhận định nếu như ngành xây dựng cầu đường có trách nhiệm thì sẽ không có chuyện hàng loạt lô cốt thỉnh thoảng lại mọc lên giữa đường phố khiến cho con đường chỉ còn hẹp lại vài mét và các lô cốt này áng ngữ cả năm trời như vậy trong thành phố. Và nếu ngành giao thông có trách nhiệm thì thay vì đứng điểm để tìm xe lỗi mà phạt, hành hung người đi đường hoặc mè nheo bất kì người nào lọt vào tầm mắt thì công an giao thông phải đến các ngã tư hay xảy ra kẹt xe để điều tiết giao thông, để tránh tình trạng ùn tắt, ứ đọng…

Vấn đề cây xanh cũng là bài toán nan giải ở Sài Gòn. Anh Thiện cho rằng nếu như lượng cây xanh mọc nhiều ở các con đường thì bóng mát và lớp đệm điều hòa không khí cũng tốt hơn, những đoàn người mắc kẹt trong con đường ùn tắc sẽ tránh được nắng nóng và đỡ mệt mỏi hơn. Ngày làm việc có hiệu quả hơn…

Cuộc chiến mới của người dân

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Image
Một Sài Gòn thiếu cây xanh, thừa dây điện. RFA photo

Anh Thiệu, cư dân quận 1 thành phố Sài Gòn, buồn bã chia sẻ: “Bệnh trầm kha mà, giờ cao điểm mình ra đường thấy lúc nhúc đầu người. Bây giờ kẹt xe là chuyện không thể giải quyết được nữa vì có mở rộng cỡ nào cũng không thể được bởi trước đây thời Mỹ Sài Gòn chỉ có ba triệu người còn bây giờ hơn mười triệu người, người ta làm đủ việc để sống…”.

Anh Thiệu bày tỏ nỗi lo của một cư dân đã sống nhiều đời ở Sài Gòn về một thành phố Sài Gòn đang ngày càng xuống cấp về mọi mặt, từ giao thống đến an ninh, cơ sở hạ tầng và bộ máy quản lý. Anh Thiệu nói rằng thành phố Sài Gòn hiện tại nếu làm một phép so sánh với Sài Gòn trước 30 tháng 4 năm 1975 thì chưa bằng 10% thời đó.

Giải thích cho tỉ lệ chênh lệch này, anh Thiệu đưa ra ba tiêu chí về an ninh, văn hóa và độ an toàn. Về vấn đề an ninh, chưa bao giờ thành phố Sài Gòn lại kém an ninh như hiện nay, bất kì người nào khi đi ra đường đều phải tự thiết lập tâm lý của một người chuẩn bị ra trận. Phải chiến đấu với kẹt xe, nắng nóng, tai nạn giao thông và nạn cướp giật. Cướp giật ở khắp mọi ngõ ngách Sài Gòn. Và khi bị giật túi xách hay điện thoại có thể bị ngã xuống đường, chấn thương sọ não mà cũng chẳng có ai cứu giúp. Thậm chí gọi công an thì ít nhất cũng nửa giờ đồng hồ sau họ mới có mặt, đồ bị cướp thì không bao giờ tìm lại được. Những chuyện như thế này không bao giờ có ở Sài Gòn trước 1975.

    Bây giờ kẹt xe là chuyện không thể giải quyết được nữa vì có mở rộng cỡ nào cũng không thể được bởi trước đây thời Mỹ Sài Gòn chỉ có ba triệu người còn bây giờ hơn mười triệu người.
    - Anh Thiệu, Sài Gòn

Về mặt văn hóa, một Sài Gòn hoa lệ và lịch lãm đã hoàn toàn mất dấu, thay vào đó là sự chộn rộn, nóng nảy và hung hãn của thanh niên. Chỉ cần một sự va quẹt xe nhẹ trên đường cũng có thể biến thành trận ẩu đả. Và khi đánh người khác, hầu như người ta không cần nể nang tuổi tác, cho dù là cụ già chăng nữa nhưng nếu có đụng chạm thì người ta sẵn sàng tấn công. Các xe buýt thì thả sức tăng tốc và lạng lách, không còn kể đến tính mạng của người đi đường, sở dĩ có chuyện như vậy bởi văn hóa Sài Gòn đã xuống cấp trầm trọng. Những ai còn giữ nét văn hóa Sài Gòn xưa thì chọn cách lùi vào căn phòng dĩ vãng của mình để chiêm nghiệm và qui ẩn. Điều này chỉ có sau 1975.

Nói về độ an toàn thì miễn bàn, anh Thiệu nói rằng theo dõi báo chí nhà nước không thôi cũng đủ thấy hai mươi năm nội chiến Bắc – Nam, người Sài Gòn bị chết vì chiến tranh thấp hơn nhiều hai mươi năm kinh tế mở cửa, hàng Trung Quốc tràn lan đất Sài Gòn và tỉ lệ chết vì bệnh ung thư, vì bệnh lạ cũng như tai nạn giao thông và đánh nhau dẫn đến chết người quá cao, cao hơn rất nhiều so với hai mươi năm chiến tranh.

Như vậy, có một thực tế không thể bỏ qua là thành phố Sài Gòn chưa bao giờ ngưng chiến tranh mặc dù tiếng súng đã im vắng hơn hai mươi năm. Nhưng cuộc chiến về thực phẩm an toàn, về an ninh con người, về môi trường, về văn hóa xã hội đang ngày một sa lầy. Có vẻ như Sài Gòn không bao giờ rút ra khỏi cuộc chiến này được nữa.

Anh Thiệu cũng bày tỏ hy vọng về Bí thư Đinh La Thăng, về tham vọng biến Sài Gòn thành một Thượng Hải ở Đông Nam Á mà ông Thăng từng nói. Tuy nhiên, những gì xảy ra gần đây như quyết định lát đá granite vỉa hè, chặt bỏ và di dời hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng hay gần đây nhất là cắt một phần đất của bảo tàng Khoa học để xây dựng cao ốc… Tất cả những quyết định này đều khiến cho người có tâm huyết và tình cảm với Sài Gòn đều cảm thấy lo lắng cho tương lai thành phố này!

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed May 18, 2016 10:28 am


Sài Gòn nhắm mắt, níu lại


30 tháng 4, 1975, đánh dấu một Sài Gòn đã rất khác. Như một cô gái đẹp buộc phải thay đổi mọi thứ quen thuộc của mình, ly thân với quá khứ vì thời thế.

30 tháng 4, 2015, giờ có đứng giữa Sài Gòn, hãy nhắm mắt lại, im lặng lắng nghe. Có thể ký ức sẽ đưa lối bạn về những điều đã mất, nhưng sống động khôn cùng, đặc biệt nếu bạn đã từng đến nơi này, trước khi có những đổi thay, những đổi thay mà không phải ai cũng mong muốn.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Content_sai-gon-chuyen-quon_sai-gon-nham-mat-niu-lai2
Toà Đô Chính Sài Gòn – nguồn ongvove-wordpress-com

Người Sài Gòn gần đây hay tự giới thiệu mình với địa danh của thành phố. Danh từ “Người Sài Gòn” giờ đây được thốt ra như một kiểu “đặc sản” hiếm hoi. Nhưng đôi khi, không phải là do sinh trưởng ở nơi đây, mà do họ đã sống qua, đã thương nhớ. Những đổi thay của Sài Gòn bây giờ đã tạo nên một lớp người Sài Gòn kiêu hãnh và buồn bã khi độc quyền trong trí nhớ về những con đường, hàng cây, về phố nhỏ, cà phê, vỉa hè và bánh, về rạp hát, thương xá… Trong ngày đường Lê Lợi hạ gục những hàng cây, tôi nhìn thấy một cụ già ngồi yên lặng nhìn, lấy máy chụp hình ra ghi lại những hình ảnh cuối cùng quen thuộc ra đi. Ai biết trong trái tim của người già đó nghĩ gì? Ký ức bị ép uổng xoá đi, có thể là một nỗi buồn không bút mực nào tả xiết.

Khi tôi còn bé, cha tôi đưa đi chơi ở Sài Gòn. Đứng trước Toà Đô Chính (nay gọi là Uỷ ban Nhân dân TP). Ông nhờ một người thợ chụp hình dạo lấy cảnh 2 cha con đứng ở đó. Sau lưng tấm ảnh polaroid, ông ghi “Nhiều năm nữa, khi lớn lên, quay lại nơi này, con sẽ nhớ hôm nay”. Nhưng giờ thì tôi quay lại cũng sẽ không còn nhận ra nơi chốn cũ, với quá nhiều điều lạ lẫm. Cũng như cụ già chụp ảnh tiếc nuối hàng cây, trong trí nhớ tôi chỉ hiện lại tất cả khi đứng im, nhắm mắt và nhớ về một Sài Gòn thanh cảnh không ồn ào xe máy, những hàng kiosk bán đủ loại hàng trên đường Nguyễn Huệ, những gánh hàng rong dẫn đường về bến Bạch Đằng, những tiếng nói miền Nam chân chất… như một nơi tụ hội quen thuộc của những ai là “dân Sài Gòn”.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Content_sai-gon-chuyen-quon_sai-gon-nham-mat-niu-lai1
Đường Nguyễn Huệ với các kiosk – nguồn photobucket.com

Không hiểu sao, những ngày đi xa, nhìn những kiosk ở downtown hay trong các thương xá lớn, tôi hay nhớ về những hàng kiosk ở Sài Gòn. Có những con phố cổ chỉ hơn nửa thế kỷ nhưng con đường và các kiosk của người nước ngoài ở đây được bảo tồn một cách thận trọng. Ký ức được thế giới văn minh mọi nơi giữ gìn như một niềm thương nhớ và tự hào chứ không là một gánh nặng tinh thần, vì lý do nào đó, của người cầm quyền.

Tuổi trẻ của tôi, hay cũng rất nhiều người Sài Gòn đã từng đi qua những con đường cũ, ngồi chờ lấy một tấm ảnh vừa phóng xong, hoặc dò tìm những bài hát hay, thuê sang ra băng cassette. Nhà báo Mạnh Kim, Nguyễn Dũng kể rằng họ cũng một thời lê la nơi đó, chờ mướn những cuốn băng video phim mới nhất để viết bài cho báo. Chắc họ cũng kiêu hãnh khi nhớ Sài Gòn như tôi. Một quảng trường mới đập phá thênh thang đủ làm người ta lạc lối và quên lãng, nhưng một khung trời cũ dù nhỏ nhoi thì đủ để giam nhốt sự thương yêu đến hơi thở cuối.

Những ngày học trung học, mỗi khi góp được ít tiền, lũ bạn thường hay rủ nhau đạp xe ra đó, thèm muốn những băng cassette nhạc nước ngoài, nhập từ Thái Lan vào. Những ngày nghe Beatles, Smokie bị coi là bất hợp pháp với kiểm duyệt văn hóa hát vang con đường Huỳnh Thúc Kháng. Những ngày nghe Abba và Boney M rộn rã suốt cả một con đường dài, mua một cây kem mát lạnh ở Brodard vừa đi vừa ăn. Để nắng hực trên đầu rồi ra Hồ con rùa thả chân xuống nước cho mát hết một buổi chiều. Ngày ấy đạp xe ra Sài Gòn, đường thật lớn và những hàng cây thật cao, đời dẫu sao cũng thật đẹp và người Sài Gòn cũng còn lại một niềm an ủi.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Content_sai-gon-chuyen-quon_sai-gon-nham-mat-niu-lai
Công trường Quốc Tế Viện Trợ (Hồ Con Rùa) – nguồn namrom64.blogspot.com

Ngày trước, tôi vẫn nghe người lớn dỗ dành trẻ phải ngoan thì mới chở đi đi Sài Gòn. Chơi, là một vòng chạy qua các kiosk, ngó nhìn người ta mua bán, ăn một cái gì đó, chạy ra bến Bạch Đằng nghe tàu chạy tu tu. Rồi thì đợi đến chiều để xem xịt nước ở vòng xoay trước khi về. Hôm nay, Sài Gòn rực sáng hơn xưa rất nhiều, nhiều nơi vui chơi hơn, nhưng dường như khái niệm “đi Sài Gòn chơi” đã biến mất. Người ta chỉ kéo về trong những dịp như Giáng Sinh hay năm mới, đi loanh quanh – không có gì để níu lại. “Phố đi bộ Hồ Chủ Tịch”, như trong công văn của thành ủy căn dặn báo chí phải học thuộc để mô tả lễ khánh thành, chắc sẽ loanh quanh hơn và ít điều níu lại hơn nữa.

Đi qua nhiều thành phố, tôi thấy mình trôi tuột qua những đô thị mới mẻ, không có điểm bám. Phải sống rất lâu, người ta mới nhận ra những điều rất cũ lại vô cùng quyến rũ. Phố cũ Hà Nội, Hội An, Sa Đéc… luôn được nhắc đến là vậy. Nhắm mắt lại giữa Sài Gòn, tôi luôn thấy mình bị níu lại ở những hình ảnh rất cũ. Những điều mới mẻ có thể lộng lẫy nhưng biến Sài Gòn thành nơi để đi qua, chứ không phải để đến, để dừng chân. Sài Gòn hôm nay như Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên… đô thị vùn vụt đi qua, bê tông hiện đại, như thiếu một hơi thở của đời sống nhân hậu của người xưa.

Sài Gòn càng thay đổi, lại càng nghe nhiều câu chuyện vãn, kể về Sài Gòn hôm qua. Cuốn phim hồi ức cũ hơn, càng kiêu hãnh hơn, càng quý giá hơn. Mọi thứ đã đi qua nhưng như không đành lòng rời bỏ thế giới này, cũng như lòng người miền Nam vẫn cứ muốn níu lại. Hôm qua, tuổi trẻ, tình yêu, tự do… được níu lại cùng một hình ảnh thành phố ngọc ngà quá khứ. Và những điều vô giá đó, chỉ khi là một con người, khi nhắm mắt, im lặng, mới có thể cảm nhận được.

Chào 30 tháng 4, 2015, chào một chương ký ức kiêu hãnh nữa lại ra đời.

Tuấn Khanh


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon May 23, 2016 12:14 am


Sài Gòn Kỷ Niệm
Hình ảnh Sài Gòn trước 1975




Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu May 26, 2016 12:42 pm

 
Người & đất Sài Gòn


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... THDT

Gửi Trần Huỳnh Duy Thức

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm. Đây thường là nơi ngụ cư của những tay anh chị, những cô gái ăn sương, những đứa trẻ bụi đời, những phu phen bốc vác ở kho Năm, hay đám "đào kép cải lương say tứ chiếng" – theo như lời của nhà thơ Cao Đông Khánh:

Sài Gòn, chợ lớn như mưa chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về xóm chiếu
nước ròng ngọt át giọng hàng rong

hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm giấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông

Sài Gòn khánh hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiếng
ngã tư quốc tế đứng xàng xê

Dù "xàng xê" và "cải lương" tới bến nhưng khi “cách mạng về” là dân Khánh Hội đều "hết say tứ chiến" cấp kỳ. Tui, tất nhiên, cũng tỉnh táo liền. Tỉnh rồi mới bắt đầu hớt hải "hỏi thăm cho biết đường ra biển," và cuống quýt đâm xầm vào giữa đại dương, bỏ lại S.G - như cắn răng cắt bỏ một phần thân thể của chính mình.

Tuy thoát thân nhưng không ít đêm, những đêm khó ngủ, tôi vẫn lò dò trở về chốn cũ. Có khi, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc bong bóng vừa mua đã (lỡ) tuột khỏi tay - lơ lửng bay giữa những hàng cây, vào một buổi chiều Sài Gòn vừa tắt nắng - mà muốn ứa nước mắt vì tiếc và buồn.

Cũng có khi tôi ngồi trước một xe bán bò viên, chăm chăm nhìn thùng nước lèo vừa mở nắp, và tưởng chừng như không gian (của cả Sài Gòn hoa lệ) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy – hòa nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay làm cho thằng bé xuýt xoa... cho đến lúc cuối đời.

Nhiều khi, tôi ngồi chò hỏ trước nhà (mặt buồn thiu) vì không được bố mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay năm cắc hay tờ giấy bạc một đồng - như thường lệ. Chỉ cần năm cắc thôi là đủ khiến chú Chệt vội vã ngừng xe, mở ngay nắp bình móp, lấy miếng kem đầy đặn - xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre - trịnh trọng trao hàng với nụ cười hiền lành và tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt bùi, thấm lạnh dần qua miệng lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.

Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng, một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, hay mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…

Một một đồng thì (ôi thôi) là cả bầu một trời, và một thời, hạnh phúc! Một đồng mới mua được quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố đã lên đèn, và sẽ rực rỡ mãi trong ký ức của một kẻ tha hương - cho mãi đến khi tóc đã điểm sương.

Dù một trời, và một thời, hạnh phúc xa xưa đã vuột khỏi tay - như quả bóng bay, không may, chiều nào, vào thưở ấu thời - tôi vẫn "sẵn sàng" nổi nóng nếu ai vô ý đặt chân đến cái phần thiên đường đã mất của mình.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 3BolGC4SU49sF-YTJvpmetK7Wvh5duuJXz-FCaY4-bPeaiUqTVwBd81-sNP0zhBjYF5xcza2VbkGfJmbY1ulSSt-pyWJAIU0rDOuRJCH1ZAwt4pz2l9pw_gjeohzhx2DuYYWQ0nT20dBzaK88Q
Lê Diễn Đức (giữa). Ảnh: Nguyễn Công Bằng

Có bữa, bên bàn nhậu, Lê Diễn Đức bỗng nói khơi khơi:
- Tôi là dân Sài Gòn mà.
Tôi trợn trừng mắt:
- Đừng có nói giỡn cha!
- Thiệt mà, tôi sống ở Sài Gòn gần hai chục năm chớ đâu phải ít.
Tới lúc đó tôi mới chợt nhớ ra là mình đã bỏ đi từ quá lâu rồi, còn tư cách gì để mà giữ S.G (mãi mãi) nữa nên đành xuôi xị:
- Bộ lâu dữ vậy sao?

Sau Lê Diễn Đức, tôi còn biết thêm nhiều nhân vật khác, cũng đã chọn S.G làm quê hương chỉ vì nó quá... dễ thương - theo mắt nhìn của họ:
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: "Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không.

Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.

Lên xe bus, xe đò trong Nam luôn cho hắn những cảm giác thích thú để quan sát. Đủ các hạng người, mà sao không chen lấn, cãi vã. Khách nhường ghế cho nhau, thăm hỏi, chỉ đường tận tình (những thứ mà cho đến hôm nay, trên xe bus Hà Nội, người ta phải ghi lên tấm biển to đùng, thành “Nội quy”). Lơ xe lăng xăng xách, buộc chằng đồ cẩn thận cho khách, nhảy lên mui, đeo bên thành xe la nhắc người dưới đường cẩn thận."

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... VVto34SwgBgClpTazQZitNXUqRBFGkrSO8AyakDOE3Vx9fg2dYrL6fQCxzDVIwSwTTx9dYW9J3Fmo8TeNAv1Ij4YaW9vHCj0a0tfvLnn903DBHzavXkXrnY_S7u2CGeuGzmCrqP_owS5rw9KaQ
Nguyễn Hữu Vinh. Ảnh: ma-tu-an.blogspot

- Nguyễn Quang Lập: "Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn... Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời.

Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí...

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... RLlHsAWRzGBADga2ANVmFo5tFEBGFr8--td2Qa_bYYfB2P03KudAJgDKXxg-40rZ_rbUIQ8BDggkNBpGyCkvu-lrHkPWTC1XAJ_ANYtTqmGdexxKpJvjSI5Upo36EhnZa8VhsJRzg7VhxxbxMg
Nguyễn Quang Lập. Biếm hoạ: Babui

Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt."

Tôi cũng "sửng sốt" không kém khi nhìn thấy bức hình của một người S.G (nữa) giữa phố Nguyễn Huệ - vào chiều chủ nhật, 15 tháng 5 năm 2016 vừa qua - trên trang RFA:

Bức ảnh người đàn ông tọa kháng một mình trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều 15 tháng 5 được chụp bởi một người chơi ảnh tên Bùi Dzũ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Không lâu sau đó, cư dân mạng biết tìm ra đó chính là nhà báo/blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã phát động phong trào tọa kháng để đòi sự minh bạch về thảm họa môi trường. Tấm ảnh được chính người chụp gọi tên là “Người đàn ông cô đơn”.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... P_CjbcRZLQFCCH9fRmnR9isDQ1EKa0uvr8MzC0-eYeOq6g3YLhpZTtZYT39IzVBghYTB6G0xEggu4ZFL7R-KoGW2MZxw_kWi0dNuQbnpll__pLhNddA8pE4zNyQM5m-a4yxIOtRWa_OOYdViAg
Ảnh: Bùi Dzũ

Tôi không biết rõ Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh... nguyên quán nơi đâu nhưng biết chắc là họ đã sống hết lòng (qua từng hơi thở, từng dòng chữ, từng bước chân) để cố giữ lại được cho S.G - phần nào - nhân phẩm và đạo lý.

Bao giờ mà ở những góc đường vẫn có những bình trà đá, những thùng bánh mì, những quán cơm, những nơi vá xe (miễn phí) và bao giờ mà vẫn còn qúi vị thức giả sẵn sàng đối diện với cường quyền thì S.G vẫn chưa thể mất. Tôi không mất S.G đâu nhưng thành phố này đã mất tôi, và mất tự lâu rồi. Cái thứ đồ bỏ chạy (mất dép) trong cơn quốc biến, và cúi mặt đi luôn như tôi thì dù có mất luôn (phỏng) có gì đáng để bận tâm.

Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Jun 01, 2016 9:38 pm

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Saigon%20tax%20store


Sài Gòn của tôi

Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
...


Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.

Sài Gòn ơi!

Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên.

Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha, thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy, và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.

Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp, và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh, dù chưa tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên…

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Phim-vietnam-hay-nhat-ky-uc-phim-viet-12

Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có.

Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ. Dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9-my-nhan-5

Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông”… Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh, và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 20150701-anh-doc-ve-rap-chieu-phim-o-sai-gon-truoc-1975-2-4

Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.

Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau, và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó, và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…

Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ!

28-05-2010
Lý thụy Ý

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 14732219774_a0e272792a_z


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 8733982173_4590c13253_b
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Jun 09, 2016 9:08 pm

.


Hy vọng từ Sài Gòn nổi lên

Ngô Nhân Dụng

Khi nước Việt Nam chia đôi năm 1954, mẹ tôi đưa bốn đứa con lên xe hỏa từ Hà Nội xuống Hải Phòng, leo lên một thương thuyền của Pháp vào Nam. Nói theo lối người Sài Gòn bây giờ, tôi là “Bắc Kỳ 54” không phải “Bắc Kỳ 75.” Còn gọi là Bắc Kỳ chạy (54), khác Bắc Kỳ đuổi (75). Sau ba ngày trên biển, tàu thủy cặp bến hải quân công xưởng Sài Gòn, lúc đó gọi là Ba Son.

Năm 54 lính Pháp còn đóng ở Ba Son. Nhìn những “ông” Tây trắng Tây đen, tôi vẫn thấy ghê ghê, muốn tránh. Sau bữa cơm tối toàn đồ hộp của lính Pháp, gia đình tôi (chị lớn 21 tuổi, anh trai 17, tôi 15 và em út 11) và những người di cư cùng chuyến tàu thủy trèo lên những chiếc xe nhà binh không có mái che. Trời bắt đầu đổ mưa, xe ra khỏi trại lính, tôi chú mắt nhìn, những hình ảnh đầu tiên của Sài Gòn. Hồi đó tới giờ chỉ nghe tên Sài Gòn trong thơ hay tiểu thuyết. Trên con đường hai chiều (sau đặt tên Cường Ðể) những hàng cây xanh vật vã dưới cơn mưa tới tấp. Ðường Sài Gòn rộng, sạch hơn Hà Nội. Ðèn điện soi sáng hơn. Nhà cửa cao hơn. Ðoàn xe bỗng ngừng lại, mấy người tài xế la lối với nhau, một lát mới hiểu phải quay đầu vì chiếc xe dẫn đầu đi không đúng hướng. Tôi nghe thấy một bác tài la lên “Ð. Má.” Ðó là “tiếng Sài Gòn” đầu tiên tôi được nghe, đúng giọng chuẩn của người miền Nam, âm thanh trầm bổng không thể nào quên được. Sau này mỗi khi muốn chửi thề, tôi vẫn dùng hai tiếng đó, có cảm tưởng là nó nhẹ nhàng, thân mật, không thô tục, không hằn học như khi nói hai tiếng người miền Bắc vẫn dùng.

Nơi tôi cư ngụ đầu tiên là hành lang bên ngoài lớp học trường Cầu Kho. Gia đình tôi sống dưới mái hiên một khoảng dài chừng năm mét, mỗi người được phát ba đồng một ngày, nấu nướng ăn uống trong phạm vi hai chiếc chiếu. Trời mưa thì gấp chiếu, thu vén các cái túi, cái bị để sát vào chân tường. Ngay từ buổi sáng đầu tiên, các bà bán hàng đã vào trong sân trường mời mua. Mẹ tôi vẫn hay kể lại thích thú về chuyện một bà bán xôi. Sau khi đong đầy gói xôi “đậu phọng” (một tên gọi mới, nghe đã bật cười), bà hỏi thêm: “Muốn ăn mè lộn không?” Phải nhìn bàn tay bà chỉ vào chén “muối vừng,” mẹ tôi mới hiểu.

Ở trường Cầu Kho được mấy tuần thì những người di cư cùng chuyến với chúng tôi được đưa về một khu định cư mới dựng lên ở quận Ðức Hòa, Long An. (Gần đây, tôi gặp chị Kim Liên mẹ của các cháu Ðinh Nguyên Kha và Ðinh Nhật Uy, tôi vẫn tự nhận là người “đồng hương Long An.”) Từ làng Hòa Khánh, quận Ðức Hòa về Sài Gòn phải đi một chuyến xe thổ mộ (xe ngựa) ngồi bó gối chen nhau, còn gọi là Xe Hộp Quẹt; rồi lấy xe đò lên Chợ Lớn. Nhưng đến mùa khai trường, tôi trở về Sài Gòn, sống ở đó cho đến năm 1975.



Hồi tưởng chuyện năm 1954, tôi ghi lại ngay những kỷ niệm về ngày đầu tiên sống ở Sài Gòn; không tự kiềm chế được. Cái tên công xưởng hải quân viết là Ba Son, Vương Hồng Sển giải thích có lẽ là phiên âm chữ Pháp “Bassin;” nhưng người Sài Gòn phát âm thành Ba Xoong; mà nghe đúng điệu chữ “xoong” nói uốn éo mới du dương. Sau này Trần Lê Nguyễn viết bài thơ về Sài Gòn có câu. “Có bàn chân anh thủy xưởng Ba Son - Có bàn tay cô gái Ô Mền - Khung trời xanh con đường nhỏ đi về hướng nắng.” Ông thi sĩ Bắc Kỳ di cư này cũng mê những cái tên đặc biệt Sài Gòn, ngoài kia không ai nói như vậy. Tai nghe những tên Ba Son, Ô Ma, Ô Mền, hay Xóm Oẹc (Vẹc), dễ thương, đầm ấm, cũng như những tên Bà Quẹo, Nhị Tì, Xóm Củi, Bến Tắm Ngựa. Mới nghe thì lạ, xiết rồi quen, quen rồi thì mê, mê chết bỏ. Nhắc tới lại nhớ, nhớ muốn khóc. Bởi vậy sau năm 75 Lê Uyên Phương mới viết bài hát, mở đầu, “Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng - Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai...” Cứ thế mỗi câu nhắc đi nhắc lại cái tên Sài Gòn, Sài Gòn mưa, Sài Gòn nắng, Sài Gòn đèn đỏ, đèn xanh, nói bâng quơ. Ðể làm gì, nếu không phải vì chỉ muốn nói tôi thương, tôi yêu, tôi nhớ, nhớ muốn chết?

Sài Gòn, Sài Gòn. Sài Gòn. Ðó là nơi chúng ta đã sống, đã yêu. Giống như một thanh niên muốn gọi thầm tên người mình yêu, có cơ hội là nhắc đến tên người yêu, mới gọi lên, mới nghe, máu đã dạt dào ấm áp. Thành phố này đã nuôi nấng, đã dạy dỗ, lôi cuốn, quyến rũ, tặng cho bao nhiêu nguồn cảm hứng để mình biết yêu đời, yêu người, để sống, sống hết mình. Tôi thông cảm những lời ca của Nguyễn Ðình Toàn: “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên...” Thử tưởng tượng, nếu mình không còn gọi được tên người mình yêu được nữa, ruột gan đau đớn thế nào?

Sau cuộc di cư đã thay đổi Sài Gòn. Ðối với nhiều người, mà không phải chỉ những người di cư, Sài Gòn năm 1954 là nơi dân tộc Việt dứt bỏ với quá khứ phải thỏa hiệp với thực dân Pháp, bắt đầu xây dựng lại cuộc đời. Cuộc tranh chấp “Quốc Cộng,” bắt đầu từ những năm 1930, chuyển sang giai đoạn mới.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Images?q=tbn:ANd9GcQO7c-yh6MKa-amTV5sjyTZCF8TQKrpT0ZiqE4JwqkEyQWO0nSG

Từ thập niên 30, phe Cộng Sản Việt Nam đàn áp, giết hại các đảng phái với chủ trương “quốc gia,” mà cộng sản bản chất là “quốc tế.” Năm 1945 nhiều người “quốc gia” vẫn cộng tác, nghĩ rằng cộng sản sẽ thay đổi theo thời vận mới; rồi biết ngay họ đã bị lừa gạt. Dù toàn dân ai cũng chỉ nghĩ tới việc chống Pháp, giành độc lập, riêng các đảng viên cộng sản thì coi việc giành độc quyền lãnh đạo cho đảng quan trọng hơn việc đánh Pháp.

Thái độ của một “người quốc gia” tiêu biểu diễn tả trong bức thư Trần Trọng Kim gửi Hoàng Xuân Hãn, đề ngày 8 tháng 5, năm 1947. Cụ Trần viết một đoạn như sau: “Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cộng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cộng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm... Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cộng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với việc nước mình, Việt Minh phải chịu cái tiếng Công chi thủ tội chi khôi, Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu.”

Từ năm 1950, khi đảng Cộng Sản Việt Nam tái xuất hiện dưới một tên mới, bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hàng ngũ kháng chiến, thì nhiều người đã bỏ đi. Họ không thể đi đâu khác, ngoài các thành phố, thị xã do quân Pháp kiểm soát, trên danh nghĩa dưới quyền một “chính phủ quốc gia.” Nhiều chiến sĩ từng cầm súng chống Pháp đành “bịt mũi” đi cùng đường với thực dân. Vì biết rằng họ có thể tiếp tục tranh đấu với thực dân, cuối cùng sẽ lại được độc lập, tự do; còn nếu cộng sản thắng thì cả độc lập, tự do đều mất. Sau chiến dịch cải cách ruộng đất do các cố vấn Trung cộng chỉ huy, thì càng nhiều người bỏ Việt Minh.


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Sg05

Khi Pháp ký hiệp ước trả lại quyền trên các phạm vi ngoại giao, quân sự, tài chánh, vân vân, cho chính phủ Ngô Ðình Diệm, khi lá cờ “quốc gia” được kéo lên trên Dinh Norodom, đổi tên Dinh Ðộc Lập, những người “quốc gia” nhìn thấy một vận hội mới cho dân tộc Việt Nam. Họ có thể ngẩng đầu, hãnh diện, bắt đầu xây dựng một chính thể tự do dân chủ. Một khí thế mới bừng lên. Sài Gòn đóng vai trò chính trong cơn thủy triều mới dâng lên này.

Những con đường được đổi họ đổi tên, thành phố tràn đầy niềm hy vọng. Xúc động tự nhiên, vì người ta biết có quyền hy vọng. Cho nên, thi sĩ Quách Thoại gọi tên thành phố khi viết bài thơ Ðường Tự Do: “Sài Gòn ơi - Có ai úp mặt chết giờ này trong bệnh viện - Biết chăng ngươi - Kìa vạn đóa hoa hường - Ðang nở trên thảm cỏ xanh tươi của các học đường - Bao nhiêu em bé nhỏ - Ðang cười đùa trong phấn hương” ... “Ta ngửa mặt ngó trời xanh - Mây trắng trôi về không vấn vương...” Và thi sĩ kết thúc bài thơ: Gió thổi - Cờ bay - Tự do nhảy múa giữa công trường.”

Trần Lê Nguyễn giản dị, trầm ngâm, không nôn nóng như Quách Thoại. Anh chia sẻ niềm vui trong cuộc sống của những em bé Sài Gòn đánh giày, bán báo: “Tối về tựa cột đèn - Học bình dân và coi Hoa Sen.”




Sau năm 1954, Sài Gòn lớn phổng phang, hấp dẫn, như một thiếu nữ bắt đầu vào tuổi dậy thì. Cho nên năm 1956, trong số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo, Mai Thảo đã quả quyết rằng Sài Gòn đang trở thành “thủ đô văn hóa” của nước Việt Nam. Một chế độ dân chủ, tuy chưa đầy đủ tự do, đủ cho một, hai thế hệ thanh niên dâng lên niềm hy vọng. Niềm hy vọng này thể hiện trong những lời thơ Quách Thoại, khi viết cho những người bạn mới bài thơ “Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo.”

Mặt trời mọc
Mặt trời mọc
Rưng rưng mùa hoa gạo
Lỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Thì hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao
Ðể nhìn các anh
Như vừa gặp buổi hôm nào
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo
Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo

Nguyễn Ðình Toàn có lý do khi viết “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên!” Nhưng đến bây giờ, năm 2014 thì chúng ta vẫn chưa mất Sài Gòn và Sài Gòn vẫn chưa mất tên. Người Sài Gòn vẫn không chấp nhận cái tên áp đặt lạ hoắc. Sài Gòn vẫn là nơi chất chứa, giữ kỹ, bảo vệ một niềm hy vọng cho dân tộc Việt Nam. Sài Gòn sẽ ganh đua cùng Hà Nội xem thành phố nào sẽ đứng lên sớm nhất đòi quyền sống tự do dân chủ. Quyền sống xứng đáng với phẩm giá con người. Sáu mươi năm sau khi nước Việt Nam bị chia cắt, 40 năm sau khi đất nước thống nhất với “hàng triệu người vui nhưng cũng hàng triệu người buồn,” chúng ta tin rằng một vận hội mới đang nổi lên để dân tộc Việt Nam được độc lập thực sự và tự do thật sự.

Ngô Nhân Dụng

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 7250f83115534c148979406cd1f5c7e8
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 3535d84a2e6241ecb25313e256a9c010
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Jun 30, 2016 12:34 pm


Người Sài Gòn 'kỳ' thiệt


NGUYỄN TRÀ

(PLO)- Là người con sinh ra và lớn lên ở miền Trung, 18 tuổi, tôi ra Bắc học, 23 tuổi thì vào Nam lập nghiệp. Vốn thích đi đây đó, thích trò chuyện nên tôi cũng quen kha khá người. Vậy mà chưa thấy con người nơi đâu “kỳ lạ” như người Sài Gòn.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Tra-da-mien-phi-dac-san-tinh-nguoi-sai-gon24726435_jbgd
Những thùng trà đá miễn phí rất dễ tìm thấy ở Sài Gòn.

Chẳng hạn, ở nhiều vùng bán trà đá là một trong những nghề hốt bạc, còn trong Sài Gòn, người ta thường thấy những bình trà đá miễn phí.

Chú Phát chạy xe ôm gần Bến xe Miền Đông

Đó là người đàn ông nhỏ thó, gầy đen, làm nghề chạy xe ôm gần Bến xe Miền Đông. Tôi quen chú hồi mới vào Sài Gòn, hồi tôi còn chưa có xe, làm nghề viết tự do, phải đi lại nhiều và di chuyển đều bằng xe buýt.

Hầu như ngày nào tôi cũng đi và đa phần ngày nào cũng phải hỏi lên xe số bao nhiêu, lên tuyến nào thì tới,… Có những ngày phải đợi người khác hỏi xong rồi tới lượt mình hỏi vì điểm dừng đó không có nhà chờ cũng chẳng biển báo xe buýt. Người nào hỏi, chú cũng chỉ nhiệt tình vì “lỡ họ không biết mà bắt nhầm tuyến thì lại cực, mất thêm tiền, khổ người ta”.

Hôm nhận nhuận bút, tôi mời chú cà phê. Chú kể nhà chú tận bên quận 7. Chú chạy xe ôm mấy chục năm rồi. Nhà chú đông con, cũng nghèo rớt mồng tơi. Ấy vậy mà những người nghèo, sa cơ lỡ bước qua đây, biết chuyện chú đều giúp. Chú hỏi nhà, rồi dúi cho 10.000 bảo bắt tuyến xe buýt thì về tới. Chú bảo chú cũng chẳng có nhiều mà cho, xe thì còn phải chở khách, còn kiếm tiền nuôi vợ con chứ. “Đi xe buýt chỉ mất 5.000-7.000 thôi, còn mấy ngàn nữa người ta mua nước uống”.

Chú khoe: “Ngày xưa chú cũng được lên báo đó con. Hồi có thằng giả bộ thuê xe ôm rồi đến đoạn vắng nó cứa cổ chú, cướp xe về thăm người yêu, báo đăng rần rần đó. Trên cổ chú còn vết thẹo dài nè. Tòa tuyên yêu cầu gia đình nó bồi thường cho chú mấy chục triệu lận, mà qua nhà nó thấy cha mẹ nó khổ quá thôi chú nhận một triệu đi về". Tôi hỏi chú còn giận gia đình kia không, chú cười bảo chuyện qua rồi, nó còn trẻ, còn cha mẹ nó có làm gì chú đâu mà giận.

Làm từ thiện cũng... "kỳ"

Người Sài Gòn làm từ thiện cũng kỳ. Như hôm chiều 30 tết, tôi qua bệnh viện Ung bướu TP.HCM (Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh), chứng kiến mấy người đến làm từ thiện, lì xì cho đám trẻ con.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Anh1dnuw_qlvv
Người phụ nữ  (áo đen cam) lặng lẽ đến lì xì cho những đứa trẻ rồi ra về. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Những đứa trẻ hồn nhiên theo thứ tự đứng thành bốn hàng. Người phụ nữ ăn mặc sành điệu đến, chẳng cần giới thiệu mình là ai, đến từ đâu, làm nghề gì, chị chỉ mỉm cười hồn hậu, lì xì cho mỗi em nhỏ 100.000 đồng. Tất cả diễn ra vẻn vẹn chưa đến 15 phút. Khi tôi muốn tới bắt chuyện thì chị đã nhanh chân bước ra ngoài. Tôi hỏi: “Cô ấy là ai”, tất cả mọi người đều lắc đầu không biết… “Chẳng ai để lại tên tuổi gì đâu. Người Sài Gòn là vậy đó”, câu nói đơn giản vậy nghe sao ấm lòng. Cái tết xa nhà đầu tiên cũng không còn cảm giác cô đơn vì những điều bình dị như vậy.

Sài Gòn rất rộng nên dễ bị lạc đường, muốn đi đâu cứ phải hỏi các bác xe ôm. Mà những người lái xe ôm ở Sài Gòn cũng lạ lắm, đã chỉ đường là chỉ đến tận chân tơ kẽ tóc. Tôi ở Bình Thạnh, hỏi đường lên quận 3. Bác xe ôm đầu tiên chỉ đã nhiệt tình rồi, lúc tôi định đi thì bác ở bên ngoắc ngoắc lại. “Con đi đường này gần hơn nè…”. Đi được một quãng xa rồi mà vẫn thấy hai bác cãi nhau vì: “Nhỏ đi xe đạp, mày chỉ đường đó nó thêm cả cây số mệt chết mày”. “Nhưng đường đó dễ đi hơn”…

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Sam5157ofqz_sacb
Anh Nguyễn Văn Nam, người đàn ông nghèo, không biết chữ, sẵn sàng bỏ tiền túi để làm biển chỉ đường cho những người đến BV Từ Dũ. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Lại có lần vô tình đọc được câu chuyện bạn bè chia sẻ trên mạng đại ý: đèn đỏ cậu bạn dừng hỏi đường. Đi được tầm vài trăm mét thấy người đó hớt hải chạy theo bảo lỡ chỉ nhầm nên chạy theo chỉ lại. Câu chuyện nhỏ nhỏ vậy thôi mà hàng trăm người bình luận. Những câu chuyện tương tự được kể lại: những bác xe ôm chỉ đường miễn phí, bị mất ví được bác xe ôm cho tiền bắt xe buýt về nhà, người đàn ông không biết chữ, nhà nghèo nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi cả mấy trăm ngàn để làm biển hiệu chỉ đường cho những người tới bệnh viện Từ Dũ… Người ta bảo:  “Vì người Sài Gòn là vậy đó!”.

Gắn bó với Sài Gòn rồi mới biết, người Sài Gòn giản dị, không thích màu mè, khoa trương, thể hiện. Ra đường, thấy ông già đi xe Cub, bà già ngồi lề đường uống cà phê, ăn bún riêu bình dân vậy mà giàu nứt đổ đố vách. Chỉ là người ta không thích thể hiện mà thôi!

Những con người bé nhỏ, những người lao động bình dị đã góp phần làm nên một Sài Gòn hào sảng, nghĩa tình.

NGUYỄN TRÀ

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Z
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Aug 28, 2016 6:52 pm

 
Tân Sơn Nhất: ngoài ngõ kẹt cứng,
trong biến thành sông vì sân golf trong sân bay


Thời sự 27/08/2016,
Nguồnplo.vn

Chiều 26/8, một cơn mưa lớn đã khiến toàn bộ tuyến đường vào sân bay Tân Sơn Nhất chìm trong biển nước. Không chỉ ở những cửa ngõ ra vào Tân Sơn Nhất bị ngập sâu, những hình ảnh chụp lại tại bên trong sân bay cho thấy Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng không khá hơn là bao.


Ngoài ngõ kẹt cứng

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9dc745d583039c3e2adaf0a353585285
Các tuyến đường đi vào sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng nhiều giờ đồng hồ

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... D8dafc91927340119950cfcbe3c39dda
Giao thông nhiều tuyến đường trọng yếu như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt, Cộng Hòa lâm vào tình trạng kẹt cứng giữa trời mưa. Chị Lan Phương (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, chị có chuyến bay đi Quảng Nam nhưng do ùn tắc ở cửa ngõ sân bay nên phải bỏ taxi, mang hành lý chạy bộ vào sân bay cho kịp giờ.


Đường Hồng Hà, Bạch Đằng ngập sâu khi trời mưa, quanh khu vực Công viên Hoàng Văn Thụ cũng ngập nặng, đường Trường Sơn thì có thể kẹt xe bất cứ lúc nào dù ngành giao thông TP đã ra quân khắc phục những điểm có thể gây kẹt nhưng do lượng xe lưu thông quá đông nên chưa khắc phục được.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 8151f498dcb382667d289e9ca12f685b
Mưa lớn gây kẹt xe trước cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất (ảnh chụp tại giao lộ Hoàng Vân Thụ, Nguyễn Văn Trỗi

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dc7147c1b5e8aff18a22e2fe679a4da1

Bên trong ngập thành sông


Chiều 26-8, thời tiết xấu đã gây ảnh hưởng đến hoạt động bay của tất cả hãng hàng không. Đại diện hãng hàng không VietJet Air cho biết mưa lớn đã khiến khu vực cất cánh, hạ cánh tại sân bay bị ướt nên các máy bay không thể thực hiện được chuyến bay.
Cụ thể, các chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất đều không thể cất cánh. Riêng với các chuyến bay đến TP.HCM, máy bay đều phải bay chờ ở Nha Trang.
Ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách phải chờ đợi rất lâu vì các chuyến bay bị hoãn. Nhiều hành khách ngồi bệt xuống sàn tiếp tục chờ hết mưa. Đáng lưu ý, khi nghe thông báo sự chậm trễ thời gian bay là do thời tiết xấu, nhiều hành khách tỏ ra thông cảm cho hãng hàng không vì sự cố bất khả kháng này.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... San-bay_plyo_thumb
Hành khách chờ đợi tại sân bay Tân Sơn Nhất vì hoãn chuyến bay


Hành khách Nguyễn Mai (ngụ quận 8, TP.HCM) cho biết: “Tôi mua vé đi Vinh trên chuyến bay lúc 6 giờ 25 phút của VietJet Air. Tuy nhiên, hãng hàng không thông báo chuyến bay của tôi đã bị hoãn vì mưa lớn. Hiện tại, máy bay vẫn đang ở ngoài Nha Trang mà chưa thể vào TP.HCM đón khách vì mưa lớn”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cho biết vì thời tiết xấu nên các chuyến bay không thể cất/hạ cánh theo đúng lịch trình chứ khu vực đường băng, đường lăn không bị ngập nặng. (?!!!)
Tuy nhiên, theo ảnh chụp của một hành khách chờ, hiện sân bay Tân Sơn Nhất như chìm sâu trong biển nước. Có những khu vực nước ngập đến cả nửa mét đến 1 mét khiến các phương tiện đi vào Nhà Ga Quốc nội và Quốc tế gặp nhiều khó khăn. Nhìn những hình ảnh này, liệu người ta có còn tuyên bố rằng “khu vực đường băng, đường lăn KHÔNG BỊ NGẬP” hay không?

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 859dd0603d17e84796898209de699d6c
Cả sân bay chìm trong biển nước
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 753ce0168f0914e96ba56dc372b0ed57

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 957cf5e8594b5e5032c94211e0fba0dc

Vấn đề đặt ra, tại sao từ năm này sang năm khác, sân bay Tân Sơn Nhất triển khai các dự án chống ngập lên đến hàng trăm tỷ đồng cho sân bay, nhưng đều không hiệu quả? Phải chăng các dự án đều triển khai theo kiểu chắp vá, chỉ giải quyết phần ngọn chứ không đi vào phần gốc của vấn đề? Có hay chăng dự án xây dựng sân golf trong sân bay của Tập đoàn Him Lam vài năm trở lại đây khiến hệ thống thoát nước của sân bay như “vỡ trận”, cấu trúc bị phá vỡ, không thể chịu nổi áp lực thoát nước khi diện tích này bị thu hẹp đáng kể và thay vào đó bằng những thảm cỏ xanh mướt, các tòa cao ốc, khu giải trí nhưng chỉ chuyên phục vụ cho các ông chủ lắm tiền nhiều của?
Sân golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Thi-cong-op-da-cong-san-gold-tan-son-nhat-2

Phải chăng việc mọc ra sân golf Tân Sơn Nhất mới chính là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề kẹt xe cửa ngõ vào sân bay và phá vỡ quy hoạch khiến sân bay chìm trong biển nước khi có mưa xuống?

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 6620624738c92ffcab0ba2d391074449

Người dân phải chịu cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng ở cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất để phục vụ cho thói quen ăn chơi của giới thượng lưu, và hơn ai hết là để làm giàu cho giới chủ đầu tư kinh doanh sân golf.

Tại sao đại diện sân bay Tân Sơn Nhất có thể trắng trợn “đổi trắng thay đen”, lấp liếm cho tình trạng sân bay biến thành sông mỗi khi mưa xuống như thế? Thiệt hại kinh tế sẽ là bao nhiêu, liệu vài đồng lợi nhuận kiếm được từ sân golf có đủ bù đắp? Chưa kể lợi nhuận, nếu có, cũng chỉ chảy về túi của ông Dương Công Minh, chủ Tập đoàn Him Lam, còn thiệt hại người dân phải gồng mình gánh chịu. Tại sao người ta còn giữ một dự án vừa coi thường tính mạng của người dân (đe dọa nghiêm trọng an toàn bay, đầu độc người dân thành phố) vừa gây thiệt hại kinh tế khủng khiếp, không thể tính toán được như thế?


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Sep 03, 2016 2:46 pm

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 9bj9u0

Saigon, nỗi nhớ

Mỗi người miền Nam đều có một quê hương, một thành phố, dù đó là Ðà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ hay Sóc Trăng... nhưng tôi nghĩ rằng mỗi người dân miền Nam từ ngày rời bỏ quê hương ra hải ngoại đều có một chút Saigon mang theo.

Ðó là kỷ niệm của những ngày trọ học, chỗ sinh sống làm ăn, hay nơi một lần ghé qua để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Chúng ta không nhớ Saigon với phong cảnh hữu tình, tiếng thông reo hay câu hò trên bến nước, mà nhớ nhiều đến âm thanh của một Saigon rộn rịp không bao giờ ngủ, với tiếng động cơ xích lô máy nổ giòn giã buổi sáng ra chợ, tiếng chuông xe thổ mộ leng keng, tiếng rao hàng lanh lảnh mà ngọt ngào hay tiếng “sực tắc” của xe mì qua xóm... Saigon với âm thanh tiếng chuông sáng của Vương Cung Thánh Ðường, tiếng chim sẻ rộn ràng trên tàng cây xanh quãng đường Hồng Thập Tự hay tiếng còi tàu rời bến Khánh Hội. Saigon còn cho chúng ta mùi vị khó quên, dù ngay đó là hương cà phê bốc lên từ cái quán cóc đầu ngõ, mùi xăng khét lẹt trên đường hay cả mùi cống rãnh của con kinh ở xóm ngoại ô.

Tôi biết Saigon từ năm mười bảy tuổi. Bà bác họ giới thiệu cháu bà với lối xóm: “Nó ngoài nước Huế mới dô!”, thì ra chỉ có những người như bác mới là “người Diệt”. Ðối với tôi, Saigon thuở ấy đúng là một “nước khác”, có nhiều điều lạ lùng mà tôi chưa hề thấy, hề nghe. Từ những xe taxi Renault 4 sơn màu xanh nhỏ nhắn, chiếc xích lô máy nổ phành phạch, những rạp “ciné permanent” (thường trực), tờ bạc giấy một đồng được xé đôi, xe nước mía Viễn Ðông quay tay và khay “phá lấu” của chú Chệt trước chùa Chà, góc Pasteur và Bonard. Thuở ấy, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn miếng phá lấu chấm tương ớt do người bạn mời, mà ăn ngoài đường phố đông người qua lại, tôi ngượng chín người, cứ nhìn quanh, xem có ai quen biết với mình không, mới rụt rè đưa miếng gan gà lên miệng. Từ đó, tôi học cách sống của Saigon, nghĩa là thói quen và cả phong tục, thảo nào mấy năm sau khi trở lại Huế, cha tôi đã nói với tôi: “Ði Saigon về, mi thay đổi quá nhiều!”

Phần tôi không bao giờ quên Saigon với những cơn mưa mau, những chiều nghỉ học trong rạp thường trực Bonard (Vĩnh Lợi), mùi vị của bát phở “Bắc di cư” Hợp Lợi, Kim Long ở đầu đường Lý Thái Tổ hay trong con hẻm Pasteur. Về sau khi dọn về Xóm Cỏ, Dakao, rồi Thị Nghè, tôi biết thêm “cái bình dân” của những quán cà phê thâu đêm, nhưng sinh hoạt buôn bán lúc về sáng, con kinh nước đen và những cái cầu cá, nơi gặp gỡ của bà con lối xóm.

Ai lại không có một chút Saigon trong trí nhớ, đây Duy Tân với “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”, đó Tân Ðịnh với “em tan trường về, đường mưa nho nhỏ”.

Saigon vẫn tượng trưng cho một vùng đất quê hương, tỏa sáng như ngọn hải đăng cho bao nhiêu đợi chờ và hy vọng, cũng là tiếng gọi thầm kín của một thời của miền Nam. Mất Huế chỉ là mới bỏ Huế mà đi, mất Phan Rang cũng còn hy vọng, nhưng mất Saigon là mất cả nước. Ta bỏ Huế ngậm ngùi ra đi nhưng mắt còn khô lệ, ta nhìn lại Phan Rang, lòng tan nát, mắt đã đỏ hoe, nhưng khi phải bỏ Saigon, Saigon mờ trong màn nước mắt. Như Cao Xuân Huy, đóm lửa thuốc lào cháy đến đầu tay không thấy nóng, như những người tù binh từng vào sinh ra tử, trong đất địch ngồi nín lặng mất hồn. Saigon mất rồi, đất trời sụp đổ, niềm hy vọng cuối cùng đã tắt lịm.

Saigon từ ngày ấy đổi tên, nhà nhà đóng cửa tắt đèn, những dòng nước mắt nghẹn ngào nuốt ngược vào lòng. Bạn bè đã bỏ Saigon ra đi trong cơn hối hả, anh em tôi rời Saigon trong chuyến xe bịt bùng đi vào nơi tù đày thâm sơn cùng cốc, và chị, tay xách tay bồng trên chuyến xe lam giã từ Saigon đi vùng “kinh tế mới”. Hôm nay đầu ngõ, tiếng loa trấn áp, dọa nạt thay cho tiếng nhạc vàng. Nhiều tượng đài lịch sử bị phá đổ, những khẩu hiệu biểu ngữ kéo đỏ mặt đường.

“Từ thành phố này người đã ra đi” tha phương cầu thực, để mười mấy năm sau mang đại họa về cho đất nước. Từ đó như Trần Dần: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!”

Saigon bây giờ còn chăng chỉ còn trong trí nhớ. Những người trở lại Saigon hôm nay như trở lại căn nhà ngày xưa yêu dấu một thời, nhưng căn nhà đã đổi chủ, trên những con đường đã đổi tên, với số nhà đã xóa vết. Con chó giữ nhà sủa dai người khách lạ đang tìm về ngôi nhà của chính mình thuở trước, bùi ngùi trước “dẫy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?” Anh em chúng tôi mỗi người một ngả, kẻ đã nằm dưới biển sâu, người nắm xương rừng thẳm, oan khuất chưa tan. Chúng tôi, những người cầm súng một thời, canh cánh bên lòng, xót xa đã để mất Saigon.

Chúng ta nhớ nắng Saigon “em đi mà chợt mát” nhưng cũng không quên mưa Saigon “rồi chiều mưa ai đón đưa em”. Ngày đã đau nỗi mất Saigon “ta mất người như người đã mất tên”, nhưng đêm lại nhớ Saigon trong từng kỷ niệm “tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa”.

Chúng ta đã bỏ Saigon ra đi, nhưng từng con đường, từng góc phố vẫn còn như hiển hiện trong tâm trí chúng ta. Từng tiếng chim, từng tiếng guốc, từng tiếng chân ngựa của chuyến xe thổ mộ buổi sớm mai, cả từng tiếng còi xe vội vã... Saigon vẫn như sống dậy mỗi ngày trong nỗi nhớ khôn cùng.

Một câu nói thoạt nghe rất đơn giản nhưng là một danh ngôn: “Mất đất nước là mất tất cả.” Ðòi lại sông núi có khi phải dùng súng dùng gươm, đòi lại một cái tên thành phố không thể nói bằng lời. Khi chế độ Cộng Sản đi vào quá khứ, thành phố này lại là của ta.

Năm 1924, suy tôn các lãnh tụ Cộng Sản, Liên Xô đổi tên thành phố Saint Peterburg thành Leningrad. Năm 1925, Volvograd trở thành Stalingrad. Tháng 5 năm 1975, Cộng Sản Việt Nam quen thói học đòi, xóa tên Saigon đổi ra “thành phố Hồ Chí Minh.” Trên văn bản, báo chí, có năm chữ, nhưng khổ nỗi người Việt không ưa nói dông dài, cắt bớt ba chữ chỉ còn lại hai, bỏ tên Hồ Chí Minh mà gọi gọn là “thành phố”. Do đó người dân Cần Thơ nói lên “thành phố” thì phải hiểu là đi Saigon, dân Hà Nội nói “vào thành phố” là vô “Saigon”. Nhưng rồi Hochiminh City sẽ còn tồn tại được bao lâu?

Năm 1961, tên Stalin phải chịu số phận đào thải để trả lại tên cho Volvograd. Năm 1991, tên Lenin bị xóa bỏ cho thành phố St. Peterburg hồi phục tên mình. Volvograd mang tên Stalin được 36 năm, St. Peterburg tròng vào cổ tên Lenin lâu lắm cũng chỉ được 66 năm. Saigon sẽ về lại với chúng ta, cũng như chúng ta sẽ về lại với Saigon, tên Hồ Chí Minh sẽ bị chôn vùi theo số phận của các “sư tổ” Lenin, Staline theo những cơn sóng thần lịch sử. Chúng ta về để xây lại phần mộ anh em trong nghĩa trang điêu tàn, thắp nén hương trên mồ mả ông cha, cúi đầu gửi một lời tạ lỗi vì chúng ta đã để mất Saigon.

Bây giờ ngày tháng qua mau, đất khách tuổi già, quê người tóc bạc... Saigon vẫn còn là một nỗi nhớ.

Friday, July 15, 2011
Huy Phương
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSat Sep 10, 2016 8:31 pm



Nỗi Nhớ Sài Gòn




Trả lại tôi sài gòn một thời.
Trả lại cho em ngày áo trắng tuổi ngây thơ.
Trả lại cho em tóc mây trinh nguyên rực rỡ.
Xa em rồi sài gòn nơi khóc trong mơ.
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeWed Oct 19, 2016 8:16 pm



Sài Gòn dỡ bỏ Thương xá Tax & Thương xá Tax đêm cuối


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 29983597850_160b7d3ee8_b
Ngày 12/10/2016 – Thương xá TAX đã bị đập bỏ

Thương xá Tax đêm cuối

By VCCorp.vn

(Dân trí) – 24/9, ngồi ở Thương xá Tax nhìn ra trung tâm thành phố đang là đại công trường ngổn ngang – như tâm trạng ngổn ngang của người Sài Gòn sắp phải xa Tax…

Tax một thời là trung tâm mua sắm đệ nhất của Sài Gòn – nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử – 130 năm tận hiến.

Tax là điểm hẹn tuổi thơ, là đích đến nôn nao “được mua quà sinh nhật, quà Tết” của hàng triệu trẻ em Sài Gòn những năm 80.

Tax bao năm nay luôn tự hào là “nàng công chúa trang điểm đẹp nhất” vào những dịp Giáng sinh, lễ tết, là điểm nhấn giữa trung tâm.

Hôm nay, ngồi ở Tax nhìn ra trung tâm thành phố đang là đại công trường ngổn ngang – như tâm trạng ngổn ngang của người Sài Gòn sắp phải xa Tax…

Cà phê Highlands, quán giải khát duy nhất hoạt động đến đêm cuối cùng (24/9).

Khách vào quán tay xách nách mang, vừa ngắm nghía khoe nhau những món hàng siêu rẻ mua vào giờ chót, vừa ngậm ngùi trước giây phút chia tay đang đến rất gần.

Mỗi tiểu thương đang là một chiếc đồng hồ đếm ngược. Còn 18 tiếng nữa thôi – đúng 14h ngày 25/9, chính thức đóng của Thương xá Tax.

20h, những chiếc ly của Highlands Coffee đã thay bằng ly giấy, vì “ly thủy tinh đã đóng thùng hết rồi”.

Tiếng là đi mua sắm nhưng ai cũng mang theo máy ảnh. Những tấm hình bấm chậm, thật chậm như muốn lưu cả không khí, hơi thở nhộn nhịp sau cùng của một thương xá sắp đi vào quá khứ.

Rất nhiều vị khách lớn tuổi ngồi bất động hàng giờ. Các bác ngắm lần cuối như cố lưu lại những giây phút cuối vào tim.

Giỏ xách là mặt hàng bán chạy nhất đêm cuối. 70, 60, 40 rồi đến 21h là 30, 25 ngàn đồng/ cái cũng bán.

Giờ đóng cửa, người ta tranh thủ mua cả những tủ kệ chưng hàng.

Hóa đơn tính tiền nước cuối cùng được in lúc 20h 56 phút 55 giây. Cuối hóa đơn vẫn như thói quen “Thank you and see you again”.

Những bảng gỗ, treo dòng chữ “Hẹn gặp lại quý khách – Thương xá Tax”, tự nhiên làm ai nấy nao nao… “Gặp lại – bao giờ?”

Gần 21h, ngoài trời mưa như trút nước. Highlands Coffee ngừng nhận khách.

Mọi sinh hoạt của Tax chậm dần lại. Hàng hóa ít dần. Cả người bán lẫn người mua đều thâm trầm, tư lự, ít tiếng hơn.

Những ánh mắt nuối tiếc, thẫn thờ của tiểu thương gắn bó với thương xá Tax suốt mấy mươi năm.

Khách vãn dần, thao tác dán giấy niêm phong quầy hàng được làm lần cuối.

21h42 phút hệ thống thang máy của Tax dừng hoạt động.

21h55 các đoàn xe chở hàng lừ lừ tiến vào bãi xe…

Một tiểu thương ngồi bệt xuống nền thương xá Tax, nói như mếu: “Tax ơi là Tax, buồn quá Tax ơi”…

Tạm biệt thương xá Tax – 2 ngày cuối, 3 lần ghé vào Tax lưu luyến mãi như chưa muốn chia xa…

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-1-d3262
Khác với những đêm trước, đêm cuối Thương xá Tax đông hơn hẳn Người bán, người mua đều tranh thủ

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-2-d3262
Người bán, người mua đều tranh thủ

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-3-d3262
Hóa đơn tính tiền cuối cùng của Highlands Coffee tại thương xá Tax

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-4-d3262
Thương xá Tax hẹn gặp lại quý khách, bao giờ?

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-5-d3262
Những quầy hàng trống trơn ở góc vắng lặng của thương xá vốn thường nhộn nhịp

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-6-d3262
21h20, ngẩn ngơ ngắm nhìn thương xá chuẩn bị đóng cửa đêm cuối cùng

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-7-d3262
Những mảnh giấy niêm phong chằng chịt lưu dấu bao ngày

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-8-d3262
Bùi ngùi gói ghém hàng hóa bàn giao mặt bằng

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-9-d3262
Nhân viên bán hàng nán lại chụp hình lưu niệm cùng Thương xá Tax

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-10-d3262
Vị khách cuối cùng trước khi thang máy dừng hoạt động

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-11-d3262
Các đoàn xe chở hàng lừ lừ tiến vào bãi xe, chuyến hàng hóa rời thương xá

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Dem-cuoi-thuong-xa-Tax-12-d3262
Tạm biệt Thương xá 130 tuổi thân thương của người dân thành phố Sài Gòn.

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeMon Apr 10, 2017 9:10 am




Sài Gòn đêm và những mảnh đời

LĐO Hà Nguyễn
04/04/2017

Sài Gòn về đêm không tĩnh lặng mà huyên náo. Sài Gòn về đêm lung linh và huyền ảo sắc màu. Sài Gòn về đêm lập lòe mảng sáng tối với những cảnh đời mưu sinh vất vả, với những giấc ngủ chập chờn trong đêm… Tôi đã có dịp đi qua đêm ở nơi này, cùng những người vô gia cư làm bạn dọc đường.

Đến Sài Gòn vào một chiều cuối tháng 3, với đủ thứ suy nghĩ tò mò về thành phố năng động này, về con người nơi đây. Mong muốn được một lần đi qua đêm ở nơi được xem là “Thành phố không ngủ”, muốn được trò chuyện với mảnh đời ẩn dật lúc đêm về, dù là Hà Nội hay Sài Gòn vẫn còn nhiều những “phận đời ẩn náu”.

“Người li hương tần tảo kiếp lầm than”

Sài Gòn về đêm đẹp lắm. Tòa nhà Bitexco sáng lên nhiều màu, con Tàu Sài Gòn mang cả dòng điện là là trên mặt sông sáng rực. Nơi Nhà thờ Đức Bà, nhiều bạn trẻ tụ tập, ngồi bệt, vây quanh thành từng nhóm nói chuyện, đàn hát xuyên màn đêm. Dù đã khuya khoắt những quán xá bên đường vẫn mở cửa, lửa bếp vẫn còn bùng cháy…

Bỏ qua những tấp nập của Thành phố, bỏ qua những điểm vui chơi, những hàng quán là những mảnh đời vật vờ, dật dờ về đêm. Cũng như Hà Nội, những người vô gia cư đều là những tỉnh lẻ, đang manh nha cơ hội kiếm sống ở một nơi đất chật, người đông. Người ta vẫn thường nói rằng Sài Gòn là miền đất hứa vì thế người dân cả 3 miền Bắc Trung Nam đều đổ xô về đây để kiếm kế sinh nhai, nhưng lời hứa đấy không phải dành cho tất cả mọi người. Người thì nhà cao, cửa rộng, mặc đồ hàng hiệu. Kẻ còng lưng làm việc cả đêm lẫn ngày vẫn chẳng đủ ăn.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 1_mowd
Hằng ngày, cụ ông xin tắm rửa trong nhà tang lễ, ban đêm ngủ ở dọc đường.

Ngồi bệt ở con đường Lê Hồng Phong (Phường 3, Quận 5) ông Hòa vừa sắp xếp lại “hàng hóa” của mình, vừa phì phèo điếu thuốc mới châm. Ngày xưa, ông là lính Ngụy. Sau khi miền Nam được giải phóng ông cùng với mẹ lên thành phố lăn lộn đủ nghề để sống. Ông tâm sự: “Ông làm việc này được 40 năm rồi, sáng thì dậy sớm phụ người ta dọn hàng bán cà phê, chiều thì đi lượm ve chai”. Chạm vào chiếc áo ông đang mặc, vừa khô, vừa cứng tôi nhớ đến chiếc áo lao động ngấm nhiều mồ hôi của bố vừa nhăn nheo vừa thô ráp.

1h sáng, lạc bước đến đường Hồng Bàng (Phường 14, Quận 5), đang ngồi vật vờ chụp ảnh đường phố, bất ngờ hình ảnh của 2 ông bà bán vé số dắt díu nhau lọt vào khe ngắm. Qua câu chuyện ngắn ngủi giữa đường, tôi biết được họ là 2 chị em. Hằng ngày, bà Huyên dắt em trai bị mù đi khắp các con đường ở Sài Gòn để bán vé số. Họ là người Phú Yên rong ruổi trên đất thị thành này cũng đã ngót 10 năm mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Vừa nói, bà vừa lục tìm địa chỉ phòng trọ đưa cho tôi xem. Căn nhà 24/22A,  đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Cầu Kho, Quận 1 là căn nhà tập thể, ông bà sống cùng với hơn 30 người khác, họ cũng đều là dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn sinh sống.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 2_kqfk
Hằng ngày bà Huyên dắt díu người em trai bị mù đi bán vé số ở các con đường Sài Gòn

Ngày nào cũng vậy, đi làm từ 3 giờ chiều nhưng đến 1-2 giờ sáng mới về mà tiền kiếm được cũng chỉ là “mỗi chiếc vé số lời có 1 ngàn thôi à”. Nhìn xấp vé số trên tay vẫn còn dày, tôi chẳng lãng phí thời gian của bà thêm nữa. Tặng ông bà hai chiếc bánh mì cùng với chai nước mới mua, ông bà luôn miệng “A di đà phật” và cảm ơn các cháu rối rít. Bóng hai người dắt díu nhau đi xa, xa mãi.

Giấc ngủ thấp thỏm âu lo

2h sáng. Người và xe cộ vẫn nườm nượp chạy, không đông đúc như ban ngày nhưng cũng đủ để thấy rõ một Sài Gòn sống về đêm. Một “Sài Gòn đêm” với “những cuộc vui thâu đêm suốt sáng” (Bài thơ Sài Gòn đêm).

Đi tiếp đến con đường 3/2 (quận 10), ở đây gần bệnh viện Nhi đồng và chợ nên có rất nhiều người vô gia cư sinh sống. Tôi đang kéo chiếc chân chống trước của xe máy, định ngả lưng lên yên xe nghỉ một chút. Bỗng giật bắn người khi tôi tia thấy một đường đàn ông hết nằm xuống lại ngồi dậy ngó nghiêng.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 3_ggoo
Chú Thành chập chờn lo sợ, ánh mắt ráo hoảnh nhìn về mọi phía, bên cạnh là hương vòng diệt muỗi.

Đó là chú Thành, người Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày thường chú chạy xe 3 gác nhưng chiếc xe vừa bị quản lí trị trường tịch thu nên chuyển sang nghề lượm ve chai. Lên Sài Gòn sinh sóng được 20 năm, quần quật làm ăn mà vẫn không đủ tiền thuê nổi một căn nhà, chú nói: “Thuê nhà không đủ tiền, ban ngày có ở nhà đâu, ban đêm ngủ xíu thế à, phí lắm”.

Đang dở dang câu chuyện, định bụng nói chuyện với chú chờ trời sáng về phòng trọ đánh một giấc ngủ say sưa, nhưng chú nói: “Đừng tụ tập ở đây đông quá, công an đi tuần tra suốt, đi đi nếu không chú cũng chẳng có chỗ ngủ đâu”.

Không giấy tờ tùy thân, không họ hàng thân thích, những người như chú Thành bị kiểm tra thường xuyên, chú nói việc “đổi chỗ ngủ như cơm bữa, nếu không sẽ bị đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội”.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 4_zths
Một mình một xe tìm chỗ ngủ trong đêm tối

Lặn lội lọc cọc chiếc xe đạp đi từ quận Tân Bình đến quận 5 để ngủ, bác Hùng không có một nghề nghiệp gì cả, hằng ngày cứ chực chờ ở nhà hàng Phong Lan  để kiếm cái ăn. Bác nói: “Tôi bị đau bao tử, ăn có một chút là no à. Chẳng làm được gì thỉnh thoảng người ta cho cái gì thì tôi ăn cái nấy, có lúc cũng chỉ có mỗi ổ bánh mì là xong bữa”.

Cái lạnh bắt đầu xuyên thấu, hai con mắt như muốn sập xuống. 3 giờ sáng, tôi quay về quận 1, tìm kiếm một chỗ ngả lưng chờ sáng.  Con đường Nguyễn Huệ thoáng đãng hơn, không còn người đi bộ đông đúc như ban chiều, rải rác là các bạn trẻ vừa ta, vừa tây đang trượt patin.  Thỉnh thoảng có bóng dáng của các chú công an đi tuần.

Cái lạnh tê tái bắt đầu ngấm vào sâu, đâm xuyên từng lớp da thịt, từng cơn gió thốc lên, mái tóc rối bời trong gió. Áp mặt lên thành ghế, cố nhắm mắt để ngủ một xíu. Trong chập chờn, tôi vẫn nghe tiếng rao bán bánh mì Sài Gòn, tôi vẫn nghe thấy tiếng bước chân, tiếng cười nói còn sót lại.

Mặt trời đang nhô lên, cơn nóng cắt da cắt thịt của mùa khô đã xua tan đi cái lạnh ngắt của đêm Sài Gòn, công việc thường nhật lại bắt đầu.

Nguồn: http://laodong.com.vn



Một Sài Gòn của người vô gia cư

http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/mot-sai-gon-cua-nguoi-vo-gia-cu.html
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeThu Jan 11, 2018 11:06 pm

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... RN5m5McO 

Đời rác ở Sài Gòn


Thứ Ba, 07 tháng Mười Một năm 2017 09:00
Tác Giả: Q.D.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Rac_saigon_1
Công nhân lái xe thùng đi lấy rác. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sống với rác, kiếm tiền từ rác, họ là những người thu gom rác dân lập, lặng lẽ hàng chục năm gom rác trong từng hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn.

Điểm chứa rác trên đường Phan Chu Trinh (quận Bình Thạnh, Sài Gòn) là nơi nhiều người hốt rác mưu sinh sống qua ngày, theo báo Tuổi Trẻ.

Tháo chiếc khẩu trang lấm lem, lót tấm bìa cactông ngồi bệt xuống đất, bên cạnh những xe rác xếp hàng chờ đổ lên xe ép, bà Oanh nói bằng chất giọng lơ lớ của người Thanh Hóa tha phương nhiều năm: “Nghề ni siêng năng là có tiền, tiền lương, tiền ve chai, tiền cơm heo mà hên hên là được cả vàng nữa đó.”

Theo bà Oanh, thường người làm rác phải đi theo cặp, một người gom rác, người còn lại bươi rác, lượm lặt bất cứ thứ gì có thể bán kiếm tiền. Cả bốn người trong gia đình bà Oanh đều theo nghề rác. Riêng hai đứa con vô nghề, đứng ra lãnh đường rác làm riêng chỉ mới 17 tuổi.

Bên chiếc xe thùng, bà Oanh chỉ tay vào những bao tải đầy ắp treo lủng lẳng hai bên nói: “Tiền cả đó, ve chai tuần bán lần cũng được năm bảy trăm ngàn, cơm heo cũng được ba trăm, áo quần, giày dép cũ, dây sạc, bình ắc quy, bình bông, kính mắt, thuốc Tây… cũng bán được, nói chung thứ chi cũng bán được hết.”

Ngay cả những bao nilông nhớp nhúa cũng được bà Oanh gom lại cả bao tải. Tuy nhiên, mối hiểm nguy luôn rình rập trong các túi rác là kim tiêm, mảnh chai, dao lam… Với bà Oanh, rách tay, rách chân là chuyện thường.

Một điều quan trọng, nếu muốn làm nghề là phải biết chạy xe thùng. Xe thùng chủ yếu chạy vô hẻm hóc, khúc cua gập ghềnh nguy hiểm nên phải vững tay lái mới dám ôm cua.

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Rac_saigon_2
Anh Nguyễn Văn Chiều (phải) cùng đồng nghiệp lấy rác.
(Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Còn tại khu Sở Thùng (phường 11, quận Bình Thạnh), nơi được xem là “thánh địa” của dân làm rác. Anh Nguyễn Văn Chiều, dân miền Tây, mới 26 tuổi nhưng Chiều có đến sáu năm lăn lộn với nghề rác. Anh bảo nghề rác “Chua lắm.”

Với một đôi ủng, một găng tay cao su, anh Chiều trên chiếc xe thùng lấy rác chạy đến con hẻm 132 đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh). Tiếng pô xe nổ bôm bốp vang cả một con hẻm nhỏ như báo hiệu đến giờ đổ rác.

Theo anh, đây là khu nhà giàu nên rác rất tốt. Tức là có ve chai trong rác. Còn một số khu nhà nghèo thường chỉ có rác ròng. Vì thế, lấy rác ở khu dân cư khá giả thường khấm khá do nhiều phế liệu. Đôi khi còn vớ được các đồ gia dụng tuy cũ nhưng vẫn còn xài tốt.

Nhảy xuống xe, anh chỉ tay vào những bao rác để sẵn trước hiên các căn nhà và cho biết trong này ít nhiều có các phế phẩm có thể bán kiếm tiền.

Sau nửa tiếng gom rác, xe thùng đã đầy lên. Có những bao rác thủng đáy, nước dơ rỉ ra ướt cả chân tay, bắn lên mặt mũi người làm rác. Trong khi đó, mùi hôi thối của rác càng lúc càng nồng nặc. “Sẽ quen dần thôi, mùi của nghề mà, chuột chết, chó chết nhiều vô kể. Mới đầu tui làm còn ói lên ói xuống nhưng giờ hết thấy hôi luôn rồi,” anh cười khì.

Anh kể có lần một người làm rác xé bao rác ra thì thấy trong đó một đứa trẻ sơ sinh đã chết, phải gọi công an đến lập biên bản, mang đứa trẻ đi chôn cất…

Gom hết đường rác, chiếc xe thùng của Chiều nặng trĩu. Anh chạy tà tà xuống dưới chân cầu Sài Gòn chờ xe ép rác. Bãi chứa rác này có chừng 20 người đợi sẵn, ai cũng quần áo nhàu nhĩ, lấm lem. Trong khi chờ xe ép, những đồng nghiệp rác ngồi trò chuyện xôm tụ như buổi chợ chiều dù ai đi qua khu này cũng chau mày, bịt mũi.

(Q.D.)



Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Khung-hoang-rac-o-sai-gon-image
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitimeSun Feb 11, 2018 11:56 am

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... 105342baoxaydung_image002


Người "tận khổ" ở Sài Gòn mong Tết đến để… lượm ve chai
February 10, 2018


Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... VN-Nguoi-ngheo-Sai-Gon-an-Tet
“Căn nhà” trên sông của ông Tư Minh. (Hình: SGGP)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trong khi mọi người náo nức đón Tết, thì vẫn có nhiều người nghèo long đong không nhà, sống lây lất ở lề đường, bến sông.

Ngày cận Tết, trong tiết trời se lạnh, ở ngã ba Bến Vân Đồn – Nguyễn Khoái, quận 4, Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Viết (tự Sáu Đẹt, 55 tuổi) co ro bên chiếc xe đẩy trên vỉa hè. Bên cạnh là tấm giấy carton dài hơn 1 mét, vừa để lót ngồi, vừa là chiếc chiếu cho bà nằm hằng đêm, theo báo SGGP.

Cầm hai bịch cơm mà ai đó vừa cho, bà Viết nói: “Vợ chồng tôi sống ở lề đường mấy chục năm nay rồi, từ khi bốn đứa con của tôi còn nhỏ xíu, bây giờ tôi đã có ba cháu nội, ba cháu ngoại. Trước đây, tôi ở gầm cầu Dừa, quận 4, nhưng bị dân phòng đuổi hoài, nên dọn về đây. Mấy bữa nay, chưa thấy ai nói gì, nhưng trước sau gì cũng lại phải đi.”

Những ngày này, nhà nhà đang sắm sửa thực phẩm Tết, riêng bà Viết thì chẳng có gì. Cái xe đẩy của bà cũng có nồi, có lò, nhưng lạnh tanh, nguội ngắt. Hằng ngày bà cùng hai đứa cháu ngoại 6 và 11 tuổi lượm ve chai ở mấy công trình kiếm sống.

Bà cho biết thêm, những ngày Tết, nhiều người thương tình cho gạo, thịt, bánh, mứt… “Vậy là quý rồi. Tôi mong đến Tết, chẳng phải để ăn Tết, mà để đi lượm ve chai, ngày Tết bao giờ cũng có nhiều ve chai hơn,” bà trầm buồn nói.

Còn ở bến sông dưới chân cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, ngày cận Tết chỉ còn ba chiếc ghe nhỏ mục nát neo đậu, trong khi gần chục chiếc ghe láng giềng của xóm vạn chài này đã nhổ sào đi bến khác do bị chính quyền “ra quân ổn định trị an dịp Tết.”

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh (tự Tư Minh, 59 tuổi), vẫn ngồi trên ghe lui cui sửa lưới cá. Ông không có vợ con, sống một mình với hai con chó.

“Gia đình tôi về đây khoảng năm 1979, gần 40 năm rồi. Hồi ấy bến sông rất hoang sơ, không một bóng người, cỏ mọc um tùm. Cả gia đình tôi làm nghề bắt cá trên sông. Cá bắt được thì đem lên chợ trên cầu Bình Lợi bán. Sau, anh em tụi tôi tứ tán, ba má tôi chia cho mỗi người con một ít tiền. Tôi mua chiếc ghe nhỏ và về neo ở bến sông này sống đến nay,” ông kể.

Khi được hỏi đã chuẩn bị gì cho Tết, ông Minh nói: “Có Tết nhất gì đâu, hằng ngày tôi vẫn phải đi giăng lưới để có ít tiền mua thức ăn. Chỉ mong Tết vắng vẻ, ít người chài lưới khi giăng lưới sẽ được nhiều cá hơn.”

(Tr.N)



Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Photo-1-1492076601138-40-0-329-465-crop-1492076665174

Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Hinh-8-1024x768
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...   Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ... Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn & Nhạc: Nếu chỉ còn một ngày để sống
» Sài Gòn ngày mưa...
» Tản Mạn về Ăn Tết
» Ngày xưa , bây giờ !
» Ngày của mẹ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến