Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chất nhac thuoc quan Nguyen VNCH Saigon chuyen nguyet quynh linh hoang trong quốc ngam quang chẳng sáng Nhung Chung phải bich không truyện ngắn Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu

Go down 
Tác giảThông điệp
B-G
Khách viếng thăm




Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu   Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu Icon_minitimeMon Dec 05, 2011 6:20 am

Cổ Tích

-- GIA --


“Cái thúng mà thủng hai đầu,
“Bên ta thời có bên Tầu thời không.
(Ca dao)


Dân khách-trú19 đã có hồi dựng đứng giai thoại đầu cua tai nheo về lai lịch chiếc váy trên người phụ nữ nước Nam qua thân thế Bà Triệu trong Việt sử. Câu chuyện hàm ý báng bổ chẳng kém gì hô danh láo lếu “Triệu-Ẩu”, nghĩa là cái con mụ họ Triệu mà quân Tầu phù khi xưa gán cho bà.


“Từ thuở Bắc thuộc, đất Giao-Châu là lĩnh thổ20 của giống nòi ta. Ngày ấy tại quận Cửu-Chân về phía nam Bắc Việt bây giờ, lê dân chịu hết thấu ách đô hộ thập phần hà khắc dưới bàn tay tóe lửa của bọn quan lại cường bạo nhà Đông Ngô. Nghìn nghìn nghĩa quân nơi cố quận gồm đông đảo nhất là phụ nữ, kẻ thì lăm lăm dao phay, người thủ gậy dài cung lớn từ đấy nức lòng một đi bén gót voi Bà Quản Tượng21, quyết diệt cho chết tiệt giống tham tàn...

“Giật nẩy mình trước tin Nam di dấy loạn quá dữ, Ngô chủ cuống quýt nhắn nhe thứ-sử22 Giao-Châu là ngươi Lục-Dận phải cấp kỳ động thủ, làm sao triệt sạch bọn ấy thì làm. Thừa hưởng máu me của Lục-Tốn vốn là tay tướng khét tiếng dưới trướng Ngô Tôn-Quyền đời Tam-Quốc, ác ma họ Lục đẻ muộn này đã khéo lắt léo mưu cơ lại có phần thạo hơi đàn bà hơn cả miếng đà đao sát thủ. Trong trận quyết chiến sớm tinh sương hôm ấy, đại binh Ngô do Lục thân chinh thống lĩnh buộc phải lội qua con sông chiến lược nước cạn lưng chừng nhưng vô cùng thất thế theo binh thư; bởi tốc độ di hành chơi vơi dễ làm bia thịt cho những làn mưa tên căm hờn từ người Nam đang hờm sẵn bên này bờ.

“Trăm lần nghe tin báo về chẳng bằng lần thấy tận mắt tại tiền phương. Sau một đỗi ngưng thần quan sát địch tình, Lục-Dận chấn động tâm can vì nhòm kiểu nào cũng ra trùng trùng dáng dấp nữ nhân hừng hực khí thế khẩn trương, ẩn hiện như gần như xa bao nét hoa đằng đằng phẫn nộ... Máu “dê cỏn” bất đồ nổi lên rần rần khiến Lục nẩy bật ra một đòn phép cổ kim chưa từng thấy trong nghề làm tướng. Nghiêm lệnh truyền tam quân tức tốc cởi truồng, hoành hàng ngang ngậm tăm sang sông, có rét co vòi cũng phải câm như hến. Tên binh nào còn tần ngần không tụt cho mau là cho bêu đầu lên ngọn kỳ hiệu thị chúng, không đợi đến tiếng đếm thứ ba.

“Ngỡ ngàng thay, đoàn nữ anh thư trân trối ngây người trước lũ ma chơi tồng ngồng chết khiếp, ngày càng lồ lộ rõ mồn một từng ly từng tí! Nỗi nhục bản năng chợt làm mờ thù nước... Sau khoảnh khắc tựa hồ phải tội trời trồng, cánh tiên phong dớn dác lao đao như bầy chim vỡ tổ. Lòng dạ nào đâu mà khoa giáo với vung đao? Rời rạc vài mũi tên hết hơi không còn đủ sức động đến da non lũ giặc trời. Toàn quân ta tan nát đội hình, thôi thì mạnh ai nấy tháo chạy bán sống bán chết. Kẻ sa cơ không tuẫn thân cũng bị băm vằm, hoặc là làm mồi cho lũ đầu trâu mặt ngựa ăn sống nuốt tươi, hành hạ dừ tử rồi trói nghiến làm tù! Sự thể đã rồi, Triệu Nữ Vương khốn cùng cũng đành thúc thủ23 (?) để quân thù hùng hổ điệu một mạch về dinh quan thái thú sở tại.

“Được tin thám mã hộc tốc bẩm báo, quan háo hức thăng đường những muốn xem liền thủ lĩnh phiến loạn ba đầu sáu tay ra làm sao mà gan mật to gớm vấy. Cho đến lúc sĩ tốt lôi Nữ Vương ta ra trước đại sảnh thì nhung y Bà rách bươm như không còn gì sất cả. Thái thú bèn khệnh khạng khoa chân xán lại người nữ anh hào rồi nhướng thò lõ con mắt lười ươi ngắm nghía một thôi một hồi. Đoạn quan ưỡn ngực lên giọng bổ nhân nghĩa hão, ‘Chà chà! Khá khen cho hạng nữ nhân cương cường, nào ngờ rốt cục mi lại ra nông nỗi thảm sầu dường vậy! Nhưng bản chức chẳng đành để đứa giặc cỏ giơ cái thần xác tả tơi thế kia mà giải giao về chốn Giang-Đông hoa lệ. Nay hẵng gia ân cho đấy hưởng chút tiện nghi đắp điếm vào chiếc thân tàn để biểu dương lượng hải hà thấm nhuần thiên địa của chúa công ta’.

“Nói rồi thái thú một tay tuốt phăng đoản kiếm, tay kia giơ phắt ra. Đánh soạt một cái, lưỡi chủy thủ bén ngót đã cắt lìa cánh trường bào trên người y. Ấy là thứ ống tay áo thụng nhà quan rộng quá khổ mà ban nẫy con mắt phó may của thái thú đã nhắm vừa vặn cho Bà Triệu ta mặc thành cái váy. Y còn không quên ra vẻ cực kỳ nghiêm trọng the thé phán rằng, ‘Phẩm vật tôn quý này chính là lộc cả thánh hoàng do ta đây hạ cố ban cho, nhà mi khá biết thân biết phận choàng từ đầu giở xuống mà che đậy cho khỏi lõa lồ bệ rạc. Cấm chỉ léo chân vào mà kéo ngược lên làm ô uế hồng ân; tức là phạm tội khi quân chết đòn nghe chửa, con kia!’

“Từ bấy giờ giở đi gái Nam mới biết mặc váy, và cứ phải úp chụp thùng váy lên đầu trước khi tuột dần xuống [sic]”.


GIA


0 0 0

Lời Chua



(19) Hay Hoa kiều, thiểu số người từ Tầu chạy giặc sang sinh sống tại nước Nam ta.


(20) “Năm Canh Ngọ (111 tr. Tây-lịch) vua Vũ-đế nhà Hán sai Lộ-Bác-Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam-việt rồi cải là Giao-chỉ-bộ, và chia ra làm 9 quận, là những quận này:
“1. Nam-hải (Quảng-đông)
“2. Thương-ngô (Quảng-tây)
“3. Uất-lâm (Quảng-tây)
“4. Hợp-phố (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)
“5. Giao-chỉ (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)
“6. Cửu-chân (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)
“7. Nhật-nam (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)
“8. Châu-nhai (đảo Hải-nam)
“9. Đạm-nhĩ (đảo Hải-nam)

“Mỗi quận có quan thái-thú coi việc cai-trị trong quận và lại có quan thứ-sử để giám sát các quận. Ở trong quận Giao-chỉ thì có những lạc tướng hay lạc hầu vẫn được thế tập giữ quyền cai trị các bộ lạc tựa hồ như các quan lang ở mạn thượng-du đất Bắc-Việt bây giờ” (Theo Trần-Trọng-Kim).

Lĩnh thổ, chúng dân và chủ quyền là ba yếu tố cấu thành quốc gia. Dưới thời Bắc-thuộc, chỉ vì không chủ quyền độc lập cho nên dân Lạc-Việt lầm than như hạng người mất nước. Lĩnh thổ Giao-Châu (được cải danh từ Giao-Chỉ-Bộ) vốn là hậu thân của các quốc hiệu Nam-Việt, Âu-Lạc và Văn-Lang xưa kia. Phần đất này đã trở thành thuộc địa của nhà Đông-Ngô miền Nam nước Tầu; bao gồm chín quận hành chính tọa lạc tại khu vực lưỡng Quảng (Q-Đông, Q-Tây) và Bắc phần VN ngày nay.

Theo diễn biến lịch sử, dân ta hầu như dạt về nương thân tại ba quận Nhật-Nam, Giao-Chỉ và Cửu-Chân, là toàn bộ Bắc Việt tính đến tỉnh Thanh-Hóa. Từ thế kỷ XX về trước, rải rác trong nước vẫn còn sót lại một số bô lão bằng xương bằng thịt, mang hai ngón chân cái chìa ngoéo ra ngoài –khi họ chụm bàn chân thì hai ngón này châu đầu vào nhau– Giao chỉ đúng nghĩa đen đó được xem như dấu tích di truyền từ tổ tiên dòng Lạc-Việt xuất xứ từ Giao-Chỉ quận.


(21) Bà Triệu.
Phương danh Triệu qu‎ý Thị, húy Trinh, tự Nhụy-Kiều tướng quân, hiệu Lệ-Hải Bà Vương. Là người con gái ngày xưa từng khẳng khái cả tiếng rằng, "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta" (Theo T T Kim). Năm 248, Bà cầm quân khởi nghĩa chống giặc Ngô tại quận Cửu Chân – bao gồm tỉnh Thanh-Hóa ở mạn Bắc miền Trung nước ta – nhưng chưa đầy năm trời thì thế cô lực tận. Đã tử tiết vong thân trên bước đường cùng tại xã Bồ-Điền, huyện Mỹ-Hóa thuộc Thanh-Hóa. Hưởng
dương 23 tuổi.

“Ru con con ngủ cho lành,
“Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
“Muốn coi lên núi mà coi,
“Coi Bà Quản Tượng cưỡi voi bành vàng.
(Ca dao)

Tại trận tiền Bà Triệu hiên ngang dấn mình lên phía đầu voi, là chỗ của tay nài (quản tượng), trong khi “bành vàng” trên lưng voi là tượng hình tôn quý dành cho vị nữ vương. Tiếng rằng Bà phải thắt hai bầu ngực ra sau lưng để tiện tay kiếm tay cờ chỉ là bôi nhọ nhảm nhí mà kẻ hậu sinh nhẹ dạ tưởng thế là hay lắm!


(22) Đất Giao-Châu gồm các quận được đặt dưới sự cai trị của phủ thứ-sử. Quan thứ-sử giám sát các quận đồng thời chuyên phụ trách về dân chính và binh bị trong toàn cõi. Thái-thú là chức quan đầu xỏ có toàn quyền sinh sát tại từng quận lẻ.


(23) Số phận Bà Triệu sa cơ đã được mô tả dưới nhãn quan ám ảnh, chừng như từng tấc đất An-nam (cá mè một lứa với Đài-Loan, Tây-Tạng...) là sở hữu của Trung-Hoa lục địa, đồng thời dân bản xứ nổi dậy hễ cứ thất trận là đương nhiên phải bị bắt sống!?

Vấn đề tiên quyết để làm sáng tỏ nghi vấn thuộc về quá khứ là thẩm định nền tảng sống của giòng lịch sử. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, bao gồm công phu thâm cứu thực tế và trình độ hiểu biết cá nhân của người làm công việc truy nguyên sự kiện đã qua. Di tích khảo cổ lưu truyền cũng như sự kiện huyền sử được công nhận từ lâu đời, kỹ thuật thám sát cũng như ấn hành trong giai đoạn đương thời, sự phong phú của nguyên cảo và số lượng tài liệu có giá trị đối chứng thu thập được, nhất là lương tâm hay mức độ lương thiện của người diễn dịch lịch sử cũng như ủng hộ (hay ngược lại) về mặt chính quyền v.v... là những đòi hỏi có giá trị tất yếu trong tiến trình đánh giá thực hư giữa vàng thau lẫn lộn.

Thử hỏi trong kỷ nguyên siêu đẳng hiện đại, ai là người tìm nổi dấu tích có giá trị thuyết phục để xổ toẹt giá trị siêu hình của khoa toán số, địa l‎ý - phong thủy hoặc sấm ký nào đó? Đức tin Công-Giáo đặt nền tảng cứu rỗi trên lẽ Chúa Ki-Tô sống lại; vậy thì bao giờ khoa học mới có thể chứng minh thông suốt điều không phải thế? Cần nhất phải cầm chắc trong tay dữ kiện xác thực khi muốn giải quyết tách bạch mọi dị biệt hoặc mâu thuẫn trên tinh thần tự trọng và trách nhiệm đối với lịch sử. Cho nên, nếu không hội đủ chứng cớ chính thức khả dĩ minh xác cho việc phủ nhận vấn đề, thì không thể hồ đồ xuyên tạc lịch sử một cách tùy tiện dựa trên lập luận vụng về chủ quan, từ suy diễn nghèo nàn tới hoàn toàn ngụy biện!

Qua câu chuyện truyền khẩu về cái váy Bà Triệu, người ta không khỏi chạnh tưởng hình ảnh lẫm liệt của chị em nhà bà Trưng vào hai thế kỷ trước đấy. Việt sử tuyên bố mạch lạc rằng cả ba vị nữ anh thư dân tộc đã quả cảm tự hủy mình để khỏi sa vào tay giặc. Bản năng danh dự của người phụ nữ bất khuất không thể không nhủ họ thà chết trăm lần hơn là đối diện loài súc sinh. Điều này không nhất thiết phải nghĩ lâu mới hiểu theo linh tính bén nhậy của nữ giới vào bất kỳ thời đại nào. Từ sau quốc nạn, người dân cảm kích dựng miếu đền thờ cúng ngay tại từng chỗ chư Bà tuẫn thân; địa danh sử ký và tọa độ trên bản đồ còn rành ra đấy.

Thế mà lại có những con sâu lập dị nhất mực chối bỏ các thiên đoạn kết bi hùng. Họ vẽ vời mong sao liệt vị Trưng, Triệu đừng tự sát để có cơ hội giơ thân cho ngạ quỷ làm nhục. (Nhục như thể những lời thêu dệt bệnh hoạn, rằng nàng Dương Qu‎ý-Phi thiên kiều bá mỵ trên đường bôn tẩu bị xử ải ─thắt cổ─ nhưng thi hài chẳng được yên hàn. Thân xác đại mỹ nhân đã bị lũ quân binh râu xanh dầy vò nhầy nhụa đến nỗi tóe ra cả tổ tiên lũ vi trùng giang-mai trong động bình khang). Hiện tượng cố chấp này phản ảnh sự dồn nén thường trực của kẻ bạo dâm trong tư tưởng; cả đời giấm da giấm giúi không quen đường hoàng ngẩng mặt nhìn thẳng!


Về Đầu Trang Go down
 
Cổ Tích: Cái Váy Bà Triệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tự truyện một người vô tích sự
» Đạo nào xuất thế tiêu cực? Đạo nào nhập thế tích cực?
» KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN
» Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật
» Chuyện cổ tích dành cho tuổi bốn mươi - Nguyễn Thế Duyên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến