Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Trung Nhung chẳng linh bich Chung phải nguyet ngam nhac quốc thuoc ngắn truyện không chuyen chất sáng quynh trong hoang Saigon VNCH quan Nguyen quang
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực

Go down 
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực   Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeThu Jan 03, 2013 3:30 pm

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực

MN Đỗ Như Quyên

“Cứ mổi khi con người này ra mặt hội họp tuyên bố gì đấy, hoặc có sách mới v.v thì y như rằng ở đâu đó trong thiên hạ có loạn to chập chờn đe dọa. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu sơ qua về con người nhiều bí ẩn này”.


Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Vtt-zz10
Henry [Heinz Alfred] Kissinger

Tên họ thật: Heinz Alfred Kissinger, gốc dân Do Thái, sinh ở Đức ngày 27.5.1923, theo gia đình tới Mỹ định cư vào tháng 8.1938. Gia nhập quân đội Mỹ tháng 2.1943 rồi vô quốc tịch Mỹ ngày 19.6.1943, tên Heinz đọc theo âm tiếng Đức đổi thành Henry theo tiếng Anh. Sau 16 tuần huấn luyện tại North Carolina, ông Kissinger ra trường với cấp binh nhì và được đưa về Sư Đoàn 84 Bộ Binh ở Clairborne, Louisiana. Đầu tháng 10.1944 SĐ 84/BB đến nước Anh, sau đó đổ bộ lên bãi Omaha (Normandy, Pháp) vào đầu tháng 11.1944 (nghĩa là ông Kissinger không tham dự ngày đổ quân lịch sử 6.6.1944) rồi tiến quân mặt trận Hòa Lan, kế tiếp là Bỉ cuối cùng vào chiến trường Đức. Sau khi Đức đầu hàng (8.5.1945), ông Kissinger được vị Tư Lệnh SĐ 84/BB là Thiếu Tướng Alexander R. Bolling (1895-1964) chọn làm thông dịch viên. Đầu năm 1946, ông ta lên cấp trung sĩ và được gởi đi học ở Trường Tình Báo-Bộ Tư Lịnh Âu Châu (European Command Intelligence School) tại thành phố Oberammergau của Đức. Tháng 5.1946 ông Kissinger được giải ngũ, nhưng không về Mỹ ngay mà nấn ná ở lại Đức để chú tâm nghiên cứu về vấn đề Hội Kín (Secret Society) của Âu Châu qua hàng đống tài liệu Đức Quốc Xã bỏ lại.

Tháng 7.1947, ông Kissinger quay về Mỹ và xin được một học bổng vào trường đại học Harvard (cũng nên biết thêm là những trường đại học như Harvard; Yale; Princeton; Oxford; Sorbonne là những trường do các nhóm Hội Kín có nguồn gốc ở Âu Châu thành lập từ thế kỷ thứ 19. Mục đích sâu xa của đám ma đầu này lúc lập trường là sẽ thu hút và chiếm hữu hết những nhân tài khắp thế giới bằng tiền – danh và lợi đối với những sinh viên biểu lộ sự thông minh đặc biệt, hay ít ra chúng cũng đào tạo được những con người, mà Hội Kín gọi là “phụ tùng”, trong tương lai sẽ phục vụ đắc lực cho bộ máy thống trị toàn thế giới gồm toàn những con người được nhào nặn theo khuôn mẫu của “văn hóa” Âu Châu). Năm 1950 ông Kissinger có bằng B.A, năm 1952 lấy bằng M.A và năm 1954 có được bằng Ph.D.

Trong thời gian học ở Harvard ông ta được ưu đãi đặc biệt, vì trường này vốn có một nguồn tài chánh dồi dào do CIA bí mật tài trợ qua một tổ chức trá hình là Hội Học Sinh Quốc Gia (National Student Association. Hội này đã bị “bể” năm 1967 do công chúng phanh phui).

Từ năm 1950, lúc còn đang “học” ông Kissinger đã được bí mật tuyển làm cố vấn cho Phòng Nghiên Cứu Các Chiến Dịch-Lục Quân (Army-Operations Research Office).

1951: Được cử tới Nam Hàn tìm hiểu về “mức độ ảnh hưởng tâm lý của dân chúng về sự có mặt của quân đội Mỹ”.

1952: Bí mật được chọn làm cố vấn cho Ủy Ban Chiến Lược Tâm Lý thuộc Bộ Tham Mưu Liên Quân (Psychological Strategy Board of the Joint Chiefs of Staff).

1955: Được Hội Kín ở Mỹ cho làm chủ bút tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ (Foreign Affairs magazine). Tạp chí này tuy thuộc “tư nhân”, nhưng nó là cái loa chính thức và đầy quyền lực đặt ở Mỹ của vương triều nước Anh và con cháu của giới quý tộc tại Châu Âu (Ở bên Tây, ban đầu nó được trung ương Ủy Hội Tam Điểm (Trilateral Commission) lập ra trong một phòng kín ở khách sạn Majestic, thủ đô Balê nước Pháp vào ngày 30.5.1919 và nấp dưới một cái tên thật “hiền” là Viện Quốc Tế Sự Vụ (Institute of International Affairs), ông HCM cũng là hội viên Tam Điểm từ thuở đó nên ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam có họ hàng, dây mơ rễ má với tài phiệt quốc tế là chuyện đương nhiên. Viện Quốc Tế Sự Vụ có hai chi nhánh, một nằm ở Anh là Học Viện Hoàng Gia về Quốc Tế Sự Vụ (Royal Institute of International Affairs- RIIA), một nằm tại Mỹ từ ngày 21.7.1921 là Hội Đồng về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) cùng với cái loa của nó là tạp chí Ngoại Giao Sự Vụ. Từ ngày đó đến hôm nay, cái loa này của RIIA và CFR mới là “đầu sỏ” làm trùm hết tất cả các hãng điện thoại, truyền hình và những tờ báo v.v lớn nhất, mạnh nhất của nước Mỹ vì giới chủ nhân của truyền thông Mỹ đều là hội viên của các Hội Kín trong bí mật, ngoài công khai họ là hội viên của CFR. Ngoài ra, các tổng thống Mỹ, tất cả giám đốc CIA, bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, tài chánh, y tế, giáo dục, thương mại v.v cho tới chủ những siêu công ty về hàng không, hàng hải, xe hơi, dầu hỏa v.v đều là hội viên CFR, một hội “tư nhân” do Hội Kín thành lập (có tới 90% dân chúng Mỹ không biết chuyện này).

1957, ông Kissinger thường được thỉnh giảng ở đại học Harvard, năm 1959 thành phụ tá giáo sư tới năm 1962 chính thức là “giáo sư” của trường này.

Tháng 10.1965 ông ta âm thầm đến Sài Gòn, Việt Nam. Hội Kín sai ông tới đó để thẩm định phương diện tinh thần và tâm lý của giới quân nhân, chính trị, tôn giáo v.v của người dân Việt Nam Cộng Hòa nói chung trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt.

Tháng 10.1966, ông Kissinger “rón rén” tới Sài Gòn một lần nữa để xác định lần chót về nhận xét của mình trước đó đối với tinh thần chống cộng của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi về Mỹ, những ghi nhận của ông về tinh thần dân chúng và giới lãnh đạo VNCH được phúc trình lên chính phủ Mỹ với một nội dung rất lạc quan để trấn an công luận.

Tuy nhiên trong bí mật, ông ta đã phúc trình cho CFR (tức siêu quyền lực, siêu tài phiệt) một sự thật quan trọng mà công chúng không hề biết, đó là: Ý thức về hiểm họa cộng sản và tinh thần chống cộng của người dân VNCH nói chung rất cao. Điều này sẽ là một trở ngại rất lớn, Cộng Sản Bắc Việt rất khó chiếm được miền Nam-Việt Nam theo như kế hoạch mà siêu quyền lực đã soạn ra và chờ đợi. Đây là điểm then chốt nhất nên ngày 27.11.1968, sau khi chọn người và cân nhắc kỹ lưỡng, siêu quyền lực giới thiệu ông Kissinger với vị tổng thống tương lai của Mỹ là ông Richard Milhous Nixon (1913-1994, ông này cũng là hội viên cao cấp của CFR và nhiều Hội Kín khác). Sau đó tổng thống “tân cử” R. M. Nixon đưa ông Kissinger vô nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) và từ đây ông ta bắt đầu đại diện cho Hội Kín – không phải đại diện cho dân Mỹ – khởi sự bí mật tiếp xúc, dàn xếp các thỏa thuận với CSBV.

Nhưng năm 1955 mới là năm mà cuộc đời ông Henry A. Kissinger rẽ qua một bước ngoặt quan trọng. Tại một hội nghị về chiến lược quân sự ở Quantico, Virginia ông ta được giới thiệu với ông Nelson Aldrich Rockefeller (1908-1979). Ông này thuộc “đảng” Cộng Hòa, từng có mặt trong nhiều nội các chính phủ của những tổng thống như các ông Franklin Delano Roosevelt (1882-1945, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Harry S. Truman (1884-1972, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín); Dwight David Eisenhower (1890-1969, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín) và Richard Milhous Nixon (1913-1994, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông Nelson Aldrich Rockefeller còn là Thống Đốc Tiểu Bang Nữu Ước từ năm 1959 tới 1973, từng là Phó Tổng Thống (1974-1977) cho ông Gerald Rudolph Ford, Jr (1913-2006, hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Ông ta là con của ông John Davison Rockefeller, Jr (1874-1960) và là cháu nội của ông “vua dầu hỏa” John Davison Rockefeller, Sr (1839-1937, lưu ý là tất cà những người đàn ông trong giòng họ Rockefeller đều là hội viên cao cấp của nhiều Hội Kín). Sau cuộc gặp gỡ “lịch sử” đó và thêm vài lần nữa, ông Kissinger được gia tộc Rockefeller mời làm cố vấn cho Quỹ Huynh Đệ Rockefeller và từ 1956 tới 1958 là Giám Đốc của Dự Án Những Nghiên Cứu Đặc Biệt cho Qưỹ Huynh Đệ Rockefeller (Director of the Special Studies Project for the Rockefeller Brothers Fund).

Từ đó, “sự nghiệp” chính trị của ông Kissinger lên ào ào như diều trước gió, chức cao nhất mà ông dành được là Bộ Trưởng Ngoại giao (1973-1977). Có người cho rằng nếu ông ta sinh ở Mỹ chắc chắn sẽ làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Nhưng dù sao chăng nữa những chức vụ mà ông ta có được cũng chỉ là chuyện nhỏ và ngoài công khai. Thật ra trong bóng tối của thế giới siêu quyền lực, ông ta thuộc hạng “lão làng”, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các Hội Kín và những hiệp hội “tư nhân” (vòng ngoài của Hội Kín) tại nước Mỹ và quốc tế.

Ông Henry A. Kissinger là một người rất say mê có được quyền lực và danh vọng, dù phải nói dối và bội nghĩa bạc tình ông ta cũng làm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Ông Kissinger kết hôn với bà Ann Fleischer năm 1949, họ có hai người con nhưng gia đình không được ấm êm vì bà thường than phiền sự vô trách nhiệm của ông đối với gia đình. Năm 1964 ông ta bỏ vợ để được thảnh thơi hoạt động trong trò chơi chính trị kiểu Mỹ. Mãi tới năm 1974, ông Kissinger mới lập gia đình lần nữa với bà Nancy Maginnes sau khi đã ngồi yên vị trong chiêc ghế bộ trưởng ngoại giao.

Ông Kissinger “viết” nhiều nhưng phần lớn những gì ông “viết” không phải do chính ông tìm ra ý tưởng. Ông “viết” cũng như làm một bổn phận, nói ra giùm những chiến lược quan trọng mà siêu quyền lực không thể công khai nói ra (tựa như ông Karl Heinrich Marx (1818-1883) không phải là tác giả thực sự của bản “Tuyên Ngôn Cộng Sản” (The Communist Manifesto, 1.2.1848), ông này được trả tiền để viết theo triết thuyết của một Hội Kín có tên “Hội Của Sự Công Chính” (The League of the Just), một hội vòng ngoài của một Hội Kín lớn hơn là “Hội Dân Ba Lê Ngoài Pháp Luật” (The Parisian Outlaws League). Ông Kissinger có vài cuốn sách tiêu biểu như: The White House Years (1974); Years of Upheaval (1982); Years of Renewal (1999) v.v… nhưng trước đó trong năm 1957 ông “viết” một cuốn làm thay đổi quan niệm quốc phòng của Liên Bang Mỹ đến tận hôm nay, đó là cuốn “Những Vũ Khí Hạt Nhân và Chính Sách Đối Ngoại” (Nuclear Weapons and Foreign Policy). Ngoài ra các “bài viết” của ông về đề tài chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v. đăng trên các báo, tạp chí thì rất nhiều nhưng nói chung, tất cả những gì ông “viết” và “lách” cũng chỉ là cái loa dọn đường cho Hội Kín và siêu quyền lực. Chỉ nhằm biện hộ cho các “chính sách” trong quá khứ của “chính phủ” Mỹ mà siêu quyền lực điều khiển trong bóng tối. Hoặc ông “viết” cũng như thay mặt Hội Kín nhắc khéo cho thiên hạ biết trước rằng “chính phủ” Mỹ sắp có một kế sách chiến lược chi đó trong tương lai! Vậy thôi.

Suy ra ông Henry A. Kissinger cũng chẳng là nhân tài, là anh hùng chi cả đối với nền “hoà bình” của nhân loại. Nhưng ông ta lại nham nhở đưa tay nhận giải “Nobel Hòa Bình” (sic) cũng do đám Hội Kín bày ra để thưởng công cho ông. Ông cũng không có chút công lao gì đối với một nước Mỹ đã bị mất chủ quyền vào tay Hội Kín và siêu quyền lực. Ngược lại, chỉ riêng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thôi ông đã sĩ nhục công chúng Mỹ khi lén lút thỏa hiệp với đối phương. Ông đã làm cho hàng chục triệu gia đình Việt Nam; Cam Bốt; Mỹ; Lào tới tận hôm nay vẫn cỏn sống với nhức nhối, khổ đau vì bị mất mát, rẽ chia và thù hận. Nghĩ cho cùng, những thế lực đứng trong bóng tối mới là những kẻ tội ác ngập đầu. Ông Kissinger cũng vì say mê quyền lực và danh vọng nên bị lợi dụng, bị thế lực đó đẩy ra ngoài ánh sáng để nói những điều họ không thể nói ra. Ông ta cũng như Hội Kín và siêu quyền lực chẳng có tài cán gì, chỉ là những kẻ biết vận dụng cách nắm quyền lực mà không cần lộ diện. Biết cách tìm người đáng tin cậy, trao quyền để làm những gì có lợi cho mục tiêu cuối cùng của họ là thống trị toàn thế giới dưới nền “văn minh thực dụng” của Âu Châu.

Vài năm gần đây ông Kissinger lại xuất hiện và tuyên bố vung vít đủ điều. Tháng 5.2011 ông ta ra mắt cuốn sách mới là On China (Penguin, 2011). Như đã nói ở phần đầu, mỗi khi ông này có “sách” mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to! Bởi nhờ có loạn thì siêu quyền lực mới có cớ đi chinh phạt và thâu tóm dần dần cũng như phát triển ảnh hưởng của mình. Và mầm mống của loạn lạc cũng do siêu quyền lực tạo ra từ trong bóng tối. Tại sao con người này không chết phức cho rồi?


MN Đỗ Như Quyên
www.vietthuc.org

***

Nguồn tham khảo:

– “The Price of Power. Kissinger in the Nixon White House”. Seymour M. Hersh. Summit Book, NY, 1983.
– “Kissinger”. Marvin Kalb and Bernard Kalb. Little, Brown and Company, 1974.
– “Rule By Secrecy”. Jim Marrs. Harper Collins, 2001.
– “The Invisible Government”. David Wise and Thomas B. Ross. Random House, 1964.
– “The Unseen Hand”. Ralph A. Epperson. Publius Press, 1985.
– “Who Stole the American Dream” ? Burke Hedges. INTI Publications, 1992.
– “Who Owns America” ? Walter J. Hickel. Warner Paperback, 1972.
– “Who’s Running America” ? Thomas R. Dye. Prentice-Hall, 1986.
– “Who Rule’s America” ? William G. Domhoff. Prentice-Hall, 1967.
– “Wake-up America. It’s Latter Than You Think” ! Robert L. Preston. Hawkes Publishing Inc, 1972.
– “None Dare Call It Conspiracy”. Gary Allen. Concord Press, 1971.
– “None Dare Call It Treason”. John A. Stormer. Liberty Bell Press, 1964.
– “Secret Societies of America’s Elite”. Steven Sora. Destiny Books, 2003.
– “Conspiracies and Secret Societies. The Complete Dossier”. Brad Steiger and Sherry Steiger. Visible Ink, 2006.
– “The Biggest Secret”. David Icke. Bridge of Love, 2001.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc hùng hổ, Hoa Kỳ "phát tài" (RFA)   Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeSat Jan 05, 2013 11:32 pm

Tháng 5.2011 Kisinger ra mắt cuốn sách mới "On China" (Penguin, 2011). Như đã nói là mỗi khi ông này có “sách” mới thì đâu đó trong thiên hạ sắp có loạn to!... và có như thế thì các hãng làm vũ khí mới "phát tài"... 



Trung Quốc hùng hổ, Hoa Kỳ "phát tài" (RFA)

Việt-Long-theo Jim Wolf- Reuters


Trọng tâm của sách lược “chuyển trục chiến lược” sang châu Á của Washington là kế hoạch củng cố sức mạnh quân sự cho các đồng minh hiệp ước cũng như đối tác an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, ở những điểm nóng bỏng vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc và chương trình hỏa tiễn, vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
 

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực F-35-305
Chiến đấu cơ tàng hình đa năng F-35 Lightning II có thể đáp thẳng như trực thăng

"Chuyển trục chiến lược": tăng cường cho đồng minh

Phi cơ chiến đấu đa năng và hệ thống chống hỏa tiễn là hai trong số những vũ khi đắt giá nhất mà các nước láng giềng của Trung Quốc và Bắc Hàn đua nhau mua của Hoa Kỳ, giúp kỹ nghệ vũ khí Mỹ tăng trưởng nhảy vọt trong bối cảnh hai xứ Cộng Sản này ráo riết tăng cường võ trang.

Hiệp hội công nghiệp không gian Hoa Kỳ, viết tắt là AIA, nhận định rằng chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ đem lại thêm nhiều cơ hội bán vũ khí cho các đồng minh của Mỹ.

Nhu cầu những lô vũ khí đắt tiền sẽ còn rất cao trong ít nhất dăm bảy năm nữa. Bản dự báo cuối năm 2012 của AIA xác định như trên.  Thành viên  AIA bao gồm những đại công ty hàng đầu cung cấp vũ khí cho Ngũ Giác Đài như Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon.

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Image
Phi cơ gián điệp tự hành RG-4A - armybase.us photo

Bản dự báo cho rằng mối sợ hãi trước đà tăng chi phí quốc phòng của Trung Quốc sẽ dẫn đến những thương vụ vũ khí của AIA tăng mạnh, vượt qua và bù đắp  hơn cả mức trầm lắng trong thị trường vũ khí châu Âu.

Những số liệu thương mại của năm 2013 không được đề cập trong bản dự báo, nhưng Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Ngũ Giác Đài, đáp ứng thỉnh cầu của Reuters, cho biết hợp đồng vũ khí với các quốc gia trong khu vực lãnh thổ phụ trách của Bộ Tư Lệnh quân sự Thái Bình Dương đã lên tới 13,7 tỉ đô la trong tài khóa 2012, tăng 5,4% so với năm trước. Hợp đồng bao gồm những đơn đặt hàng sẽ được giao.

Năm ngoái Ngũ Giác Đài có gửi đến quốc hội 65 thông báo, đề nghị những thương vụ vũ khí bán ra nước ngoài trị giá 66,3 tỉ đô la. Thêm nữa, Văn phòng Điều hòa Thương vụ Trực tiếp của bộ ngoại giao nhận được hơn 85 ngàn đơn xin cấp phép trong năm 2012, tạo kỷ lục mới.

Tổng quát, Hoa Kỳ ký những hợp đồng giao vũ khí trị giá 66,3 tỉ đô la  trong năm 2011, chiếm gần 78% hợp đồng trên toàn thế giới. Số tăng nhờ vào kỷ lục 33,4 tỉ vũ khí bán cho Á Rập Xê-Út, trong khi Ấn Độ đứng hạng nhì với gần 7 tỉ đô la .

Công ty Tư vấn về buôn bán vũ khí BowerGroupAsia, có 10 văn phòng ở châu Á, dự đoán ngân sách quốc phòng của Đông Nam Á sẽ gia tăng đều đặn để thành rào chắn ngăn chặn quyết tâm của Trung Quốc trong những cuộc tranh chấp ở các vùng biển Đông và Hoa Đông.

Thương vụ vũ khí có thể tăng thêm sau khi hai nhà lãnh đạo bảo thủ, thân Hoa Kỳ, đắc cử tại Nhật và Nam Hàn, chứng tỏ tình đoàn kết của Hoa Kỳ với đồng minh và đối tác.


Bán vũ khí: “mũi nhọn” bảo vệ lợi ích Hoa Kỳ

Hành pháp Mỹ tuyên bố việc bán vũ khí là mũi tên cốt yếu và đỡ tốn kém trong hằng loạt phương tiện bảo vệ quyền lợi của Mỹ trên khắp thế giới.  Những thương vụ chuyển giao vũ khí tăng cường mối quan hệ ngoại giao và cũng cố mối tương tác lâu dài. Washington đánh giá cao những thương vụ này vì chúng tạo dễ dàng cho công cuộc chiến đấu sát cánh  bên nhau với đồng minh ở những chiến trường như Afghanistan, và còn giúp các đồng minh tăng cường bảo vệ anh ninh quốc phòng cho chính họ.  Như vậy Hoa Kỳ cũng được nhẹ gánh bảo vệ đồng minh vì quyền lợi của mọi bên.

Ngũ Giác Đài đang nhắm mục đích tăng cường khả năng tình báo, giám sát và thám sát tại châu Á Thái Bình Dương, với những hệ thống tự động không người lái. Những phương tiện này sẽ giúp tránh được tai nạn đụng chạm vũ trang và những sự hiểu lầm tai hại, nâng đỡ hợp tác. Tư lệnh Quân khu Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, tuyên bố điều này tại Washington.

Các đại công ty Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman và Raytheon dự kiến nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ của họ sẽ giúp giải tỏa khó khăn vì chính sách thắt lưng buộc bụng của Ngũ Giác Đài vì  các biện pháp của chính quyền nhằm tiết giảm thâm hụt thương mại.   Bốn công ty này hưởng lợi nhiều nhất nhờ sản phẩm của họ là vệ tinh, radar, trạm theo dõi và hỏa tiễn đánh chặn, theo lời chuyên viên phân tích quốc phòng và không gian Drexel Hamilton,  một nhà trung gian buôn bán vũ khí trang cụ quốc phòng.


Hàng mới: Global Hawk

Trong hành động mở rộng thị trường vũ khí, tòa Bạch ốc hổi tháng trước chính thức đề nghị với Nam Hàn một “bộ” vũ khí của Northrop Grumman gồm các máy bay thám sát tự hành “Diều hâu toàn cầu” Global Hawk RQ-4 cùng mọi trang bị cần thiết của nó. RQ-4 là loại”drone” không người lái, còn gọi là UAV, unmanned aerial vehicle, có thể bay ở độ cao hằng trăm ki-lô-mét mà vẫn “nhìn” rõ và phân tích rõ được từng mét vuông trong diện tích 10 km vuông ở chế độ ngắm tập trung. Global Hawk mang công cụ nhìn xuyên mây của Raytheon, có khả năng nhìn lướt để truy tìm theo dõi lực lượng và hoạt động của địch trong những khu vực rộng lớn, cả ngày lẫn đêm. RQ-4 sẽ giúp Seoul gia tăng vượt trội khả năng quan sát theo dõi mọi hoạt động quân sự của Bình Nhưỡng.

Nam Hàn đã tỏ ý thích thú với hệ thống Global Hawk từ trên 4 năm nay. nhưng Tòa Bạch ốc trì hoãn mãi tới nay mới bắt mối, một phần vì e ngại tạo nên động lực chạy đua vũ trang cho khu vực.

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Image
Hỏa tiễn chống hỏa tiễn SM-3-block-IB của Raytheon, được bắn thử để dùng vào hệ thống AEGIS- MDAA-photo

Trang bị Global Hawk cho Seoul sẽ đánh dấu thương vụ đầu tiên của loại quân dụng này ở châu Á Thái Bình Dương. Australia, Nhật Bản và Singapore cũng tỏ sự quan tâm đến những con “diều hâu toàn cầu” này, theo Northrop Grumman cho biết.

Thương vụ RQ-4 của Nam Hàn được loan báo chưa đầy hai tuần sau khi Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn đưa vệ tinh lên quỹ đạo hôm 12 tháng 12, thách thức các nghị quyết Liên Hiệp Quốc. Bắc Hàn bị cấm thử nghiệm hỏa tiễn hay kỹ thuật hạt nhân, theo những chính sách trừng phạt được áp đặt sau khi Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân vào 2006 và 2009.

Trong khi đó Nhật Bản trở thành đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ, với nhiệm vụ phụ trách hàng rào lá chắn hỏa tiễn chống phi đạn đạn đạo tất cả các loại ở mọi giai đoạn trên quỹ đạo tấn công.


Khách cần hàng tốt: Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan

Hành pháp Mỹ nói với Quốc hội hai ngày trước khi Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn vệ tinh rằng Tokyo đang muốn nâng cấp hệ thống AEGIS chống hỏa tiễn, trị giá 421 triệu đô la, cho hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn điều khiển, để tăng cường hoạt động chống những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.

Nhật đã đồng ý dành địa điểm cho một căn cứ radar X-Band trên mặt đất, như một màn dạo đầu cho việc trang bị hệ thống phòng vệ ở độ cao của công ty Lockheed Martin, được thiết kế để đánh chặn phi đạn của địch phóng tới ở mọi tầm, trong bầu khí quyển cũng như ngoài không gian.

Loại vũ khí thượng đẳng mà Hoa Kỳ đang giới thiệu là chiến đấu- oanh tạc cơ tàng hình F-35, của hãng Lockheed Martin. Ba kiểu phi cơ loại này đã là chương trình vũ khí tốn kém nhất cho Ngũ Giác Đài.

Nhật đã chọn F-35 làm phi cơ chủ lực cho không quân, thay thế cho F-4C Phantom đã quá cũ. Thương vụ này trị giá trên 5 tỉ đô la. Singapore và Nam Hàn cũng nhắm nhía loại chiến đấu cơ đa năng này. Hai nước này cũng đang cân nhắc giữa F-15 Silent Eagle “Diều hâu thầm lặng” của hãng Boeing với Typhoon của châu Âu. Riêng Nam Hàn sẽ đặt hàng 60 phi cơ trị giá hơn 7 tỉ đô la.

Vũ khí quân dụng Mỹ bán cho Ấn Độ nay tích tụ đến 8 tỉ đô la, từ mức gần con số 0 năm 2008. Đà cung cấp được dự trù vẫn gia tăng mạnh. Ấn Độ dự định chi khoảng 100 tỉ đô la trong 10 năm tới để nâng cấp kho vũ khí của mình, một phần nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó thì Đài Loan trang bị thêm cho lực lượng chiến đấu cơ 145 chiếc F-16A/B khả năng radar tối tân nhất, những phương tiện chiến đấu điện tử tiên tiến, cùng nhiều chi tiết nâng cấp khác. Lockheed Martin đã nhận hợp đồng 1, 85 tỉ đô la để khởi sự công tác. 

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Image
F-16C Falcon thả hỏa châu chống phi đạn tầm nhiệt ở Iraq - photo murdoconline.net

Tòa Bạch ốc cũng vẫn tìm cách giúp không lực Đài Loan tăng tiến cho cân bằng với lực lượng không quân của Bắc Kinh, trong đó có ý kiến bán các chiến đấu cơ F-16C/D tối tân hơn loại hiện dụng. Đài Loan đã nài nỉ mua loại F-16C/D này từ khá lâu.

Thiếu tướng Sampson Lee đứng đầu Ủy ban quân sự của Văn phòng văn hóa kinh tế Đài Loan tại Washington, cho biết Đài Loan sẽ tìm cách tiếp tục mua sắm những hệ thống vũ khí quốc phòng để đối phó với “những mối đe dọa dai dẳng”.  Trung Quốc vẫn coi đảo quốc Đài Loan là một tỉnh ly khai có trách nhiệm phải tái hội nhập với chính quốc, và Bắc Kinh nói sẽ sử dụng võ lực nếu cần thiết.

Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Quân khu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ , cho biết trọng tâm nhiệm vụ “tái cân bằng” của ông cho Thái Bình Dương sẽ là hiện đại hóa và tăng cường các quốc gia đồng minh có hiệp ước an ninh chung với Mỹ như Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Thái Lan, một công tác mà ông cho biết đã khởi sự trong tinh thần sốt sắng và nghiêm chỉnh.
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực   Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitimeWed Feb 11, 2015 9:54 pm

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Images?q=tbn:ANd9GcTQpZhllRypeoUuqRwQnZgYIBOHLPRtiQgplMy9vvCHUm52hXfBrQ
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Consultant-le-duc-tho-and-henry-kissinger-among-those-who-played-important-roles-in-the-negotiations-569392-ps24


HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?


LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên, Truyền thông Cộng đồng Hải ngoại
9 Tháng Hai , 2015
http://vietdaikynguyen.com/v3/34358-henry-kissinger-hay-codepink-ai-la-can-ba-ha-luu/

Một sự kiện bất ngờ đã xảy ra cho cựu ngoại truởng Henry Kissinger tại cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, liên hệ đến Thượng Nghị sĩ McCain, một cựu tù nhân sống sót của Bắc Việt sau cuộc chiến tranh Bắc-Nam “huynh đệ tương tàn” kết thúc tháng Tư năm 1975.

Theo bài báo của Medea Benjamin, tiêu đề “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?” của Medea Benjamin, đồng sáng lập của của CODEPINK và tổ chức Nhân quyền Quốc tế “Global Exchange” [1], Thượng Nghị sĩ McCain nổi cơn thịnh nộ đã lên án các nhà hoạt động CODEPINK là “bọn cặn bã hạ lưu” ngang nhiên trương biểu ngữ đọc “bắt giữ Kissinger vì tội ác chiến tranh” và họ giơ chiếc còng tay gần sát đầu của Henry Kissinger trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015.

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực McCain-Kissinger

Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình Code Pink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông

TNS McCain gọi cuộc biểu tình là một sự “sỉ nhục, sân hận và đê hèn”, cáo buộc những người biểu tình “đe dọa thể xác” Kissinger và ông xin lỗi ông bạn của mình về sự cố hệ lụy này”.

Đồng thời, theo bài báo của John Amato, nhà sáng lập “Crooks and Liars” một blog chính trị cánh tả [2], trong 1 cuộc phỏng vấn bởi Dana Bash của CNN, John McCain cũng tuyên bố nhóm có tên gọi là CodePink, đe dọa mạng sống của Kissinger.

Theo bài báo, CodePink đã làm gián đoạn buổi điều trần của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban Ngoại giao, ngày 29 tháng 1,2015, và la to lên “Henry Kissinger phải bị bắt vì tội ác chiến tranh”.

“John McCain không thích nó một chút nào và gọi họ là ‘bọn cặn bã hạ lưu’ ”, bài báo viết.
John McCain nói với Dana Bash rằng vì ông lo ngại nhóm người CodePink có thể gây tổn hại thể xác cho Henry Kissinger mà ông đã phản ứng dữ dội.

“CodePink là một nhóm chống chiến tranh, rất ghét bạo lực và chưa bao giờ bị gắn kết với bạo lực như vậy tại sao McCain rất sợ?” Dana Bash hỏi.

McCain bào chữa rằng ông không chống đối nhóm này, nhưng mà vì hành vi của họ. “Những người này xông bừa vào. Họ tiến gần ngay bên cạnh Henry Kissinger vung chiếc còng tay trước mặt ông ta. Ông năm nay đã 91 tuổi và bị đau vai nặng, mà sẵn sàng đi điểu trần trước Quốc hội để cống hiến cho chúng tôi kinh nghiệm khôn khéo ngoại giao nhiều năm của mình. Tất nhiên tôi đã nổi giận và tôi vẫn còn giận dữ. Đó là sự đe dọa thân xác cá nhân, đặc biệt một nhân vật đã có công lớn phục vụ xứ sở của mình, dù bạn có đồng ý hay không.

Thông cáo báo chí The Hill:


Blog “The Hill” đã ra thông cáo về biến cố xảy ra trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, cung cấp thêm chi tiết về biến cố [3]:
Những người biểu tình nhóm CodePink la lên,“Bắt giữ Henry Kissinger kẻ phạm tội ác chiến tranh!” và họ giương cao lên các biểu ngữ khi Kissinger bước vào thính phòng Ủy Ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện.

McCain, chủ tịch Ủy ban, ngay lúc đầu đã lập tức hỏi, “có ai thấy cảnh sát Capitol ở đâu không?”

Kissinger ngồi một cách bình tĩnh trong ghế nhân chứng của mình, trong khi những người biểu tình và nhiếp ảnh gia tập họp xung quanh.

Những người biểu tình đã phản đối vai trò của Kissinger trong chính quyền Nixon trong chiến tranh Việt Nam, các vụ đánh bom Campuchia và các vấn đề khác.

Khi những người biểu tình đã được dẫn ra ngoài bởi cảnh sát, McCain nói: “tôi là một thành viên của Ủy ban này trong nhiều năm, và tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì sỉ nhục, ghê tởm đê hèn như cuộc biểu tình này”.

Cuối cùng, McCain nói, “Hãy rời khỏi nơi đây, bọn cặn bã.”

Những người biểu tình khác đã làm gián đoạn buổi điều trần hai lần. George Shultz, Cựu Ngoại trưởng trong thời chính quyền Reagan, cũng ra điều trần, đã đứng dậy và bảo vệ Kissinger. “Tôi hoan nghênh Henry Kissinger đã đóng góp nhiều cho hòa bình và an ninh quốc gia,” Shultz nói.

McCain đồng thời cũng gọi Kissinger là “một người đã phục vụ đất nước tuyệt hảo phi thường”.

“Các hành động của họ đã vượt qúa cách thức phản đối bình thường của nhóm CodePink là hô hào và trương biểu ngữ”, McCain nói.

“Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình CodePink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông,” McCain nói.

Một số thượng nghị sĩ quan ngại cho sự an toàn của tiến sĩ Kissinger, đã rời khỏi bục để xuống hỗ trợ các nhân chứng. Lúc đó Không có cảnh sát Quốc hội can thiệp, sự việc xảy ra khoảng chừng vài phút. “Tôi đã nói chuyện với chủ tịch Ủy ban Quy tắc Thượng viện và cảnh sát Capitol, và hy vọng rằng những người tổ chức biểu tình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành động của họ,” ông nói thêm.

Thứ Năm sau đó, trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Fox chương trình “Your World With Neil Cavuto”, McCain nói ông không hối tiếc đã gọi những người biểu tình là “cặn bã.”

Phản ứng.


Thông cáo báo chí The Hill có vẻ đưa tin một chiều để giữ sĩ diện cho McCain và Henry Kissinger.

Trái lại, Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink lên tiếng phản hồi mạnh mẽ: “Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague.”

Cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ đã làm dấy lên nỗi uất hận của những dân tộc nạn nhân của những cuộc chiến tranh tương tàn do bàn tay đẫm máu của Kissinger, bị cáo buộc là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao Mỹ gây ra. Lợi dụng cơ hội này, nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink đã dễ dàng xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta.

1. Việt Nam:
Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam.

“Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ.” Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

2. Chile:
Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Sau khi Kissinger tạo điều kiện cho cuộc đảo chính Salvador Allende, đưa Augusto Pinochet nhà độc tài lên nắm quyền, đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

Cảnh đau lòng của một ca sĩ/nhạc sĩ Chí lợi Victor Jara rất hiền hòa đã chết bởi bàn tay của trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet cũng là một tội ác của Kissinger. Do bị tra tấn tàn ác, bàn tay của Jara đã bị dập tan và móng tay của anh ta rách nát; lính canh tàn bạo sau đó ra lệnh cho anh chơi đàn guitar của mình. Người ta đã tìm thấy sau đó xác chết của Jara trên đường phố, đầy những vết thương và dấu hiệu của tra tấn.

Trong bài báo tiêu đề “Ai là cặn bã hạ lưu?” đề cập trên đây, Medea Benjamin nói rằng nếu McCain quan tâm đến sự đe doạ thân xác cho Kissinger, thì ông nên nhớ cảnh tra tấn đau lòng xót dạ này.

3. Đông Timor:
Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Thời gian Indonesia chiếm đóng kết thúc vào năm 1999, kết qủa 200.000 dân Timor, khoảng 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

Nhà văn Jon Queally, (Senior Editor@commondreams), người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Chết chóc. Tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”

Một điều thú vị là trọng tâm của bình luận cũng đã dồn vào TNS McCain, không kém sôi nổi như với cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, mà người ta đã biết qúa nhiều về vai trò cuả ông trong cuộc đảo chinh đẫm máu tai Chile, Chiến dịch Condor gây tranh cãi, chiến tranh huynh đệ tương tàn Đông Dương, cuộc xâm lăng Đông Timor bởi Indonesia…

Đối với TNS McCain, họ tỏ ra không kính nể chút nào, họ có vẻ chỉ trích thành tích của ông. Nhưng xét ra thì ông TNS đã hành xử đúng cương vị chủ trì cuốc điều trần, trong việc bảo vệ hai vị cựu ngoại truởng Kissinger và George Shultz. Chỉ có vấn đề là ông TNS đã dùng lời lẽ rất nặng để chỉ trích nhóm người CodePink, gọi họ là “low life scums” (cặn bã hạ lưu). Nó đã bị phản hồi mạnh mẽ qua bài viết của Medea Benjamin nêu lên câu hỏi: “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?”

Một nguời bạn Việt Nam, anh Hoang Huu nói rằng anh hoàn toàn đồng ý với tuyên bố của CodePink: “Kissinger phải bị ra tòa xét xử với tội phạm chiến tranh ở Việt Nam, Lào, Chile, và Đông Timor. Tôi đoan chắc là John McCain hoàn toàn bị tẩy não bởi Việt cộng trong suốt thời gian ở trong tù tại miền Bắc Việt Nam”.

**

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến cá nhân của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

[1] http://www.democraticunderground.com/1016113412 :
“HENRY KISSINGER or CODEPINK: Who’s the “Low Life Scum?”

[2] http://crooksandliars.com/2015/02/john-mccain-claims-code-pink-was : “John McCain Claims Code Pink Was Threatening Kissinger’s Life”

[3] http://thehill.com/blogs/blog-briefing-room/231138-mccain-to-protestors-get-out-of-here-you-low-life-scu : “McCain to Kissinger protesters: ‘Get out of here, you low-life scum’”

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Kissinger%2B3

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Images?q=tbn:ANd9GcR475uT-y0ywByxgRuTrUK3PRoNDLjwXRZrjTuQkumFBZRBFHHB

Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Images?q=tbn:ANd9GcQtqgyb-hxLaSbtK6MqzmtK79AsiVMjQ3PfJQa_KXVHkWjbwBJP
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực   Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Henry Kissinger: Cái Loa Đi Mở Đường Của Siêu Quyền Lực
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bạo quyền cs dùng trí thức đỏ để củng cố quyền lực bán nước
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» Tập Truyện Ngắn O. Henry (1862-1910): Khi người ta yêu
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Nhạc và Thơ: Một Thời Để Yêu…

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến