Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
phải chẳng linh ngam chuyen chất không Chung thuoc Nhung nguyet truyện VNCH nhac sáng quan Trung trong quốc quang bich quynh Saigon Nguyen ngắn hoang
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 BẠN THUẬN BÊN NÀO?

Go down 
Tác giảThông điệp
levan
Khách viếng thăm




BẠN THUẬN BÊN NÀO? Empty
Bài gửiTiêu đề: BẠN THUẬN BÊN NÀO?   BẠN THUẬN BÊN NÀO? Icon_minitimeWed Jul 25, 2012 3:21 am

BẠN THUẬN BÊN NÀO?

Sưu tầm về “tính thuận” của con người

Có bao giờ bạn đọc thắc mắc về “tính thuận” của con người không?

Về cơ thể: 


95-98% người thuận tay phải… và nếu đã thuận tay phải thì thuận luôn chân phải. Và theo cấu tạo cơ thể, nếu bên phải hoạt động là do bán cầu não bên trái điều khiển, và cũng theo chiều hướng đó, não bên trái sẽ phát triển hơn não bên phải. Không biết có trường hợp nào phát triển thái quá mà não trái thành to lên và người ta đi bị nghiêng về bên phải không? Không nghe nói chuyện này bao giờ, nên chắc là không, vì não có phát triền cách mấy thì cũng chẳng thấm gì với trọng lưong cơ thể.

Có người cho rằng, thông thường ở các trẻ sơ sinh, nhiều bé trai có bán cầu não phải lớn hơn nên thuận bên trái, còn các bé gái thì ngược lại. Tuy nhiên qua quá trình rèn luyện từ các bậc cha mẹ (nhất là ở Việt Nam - do nhu cầu viết chữ và đọc sách) nên các bé trai thường bị rèn từ nhỏ về cầm đũa, cầm bát, cầm bút vv… và dần dần sự phát triển trở nên ngược lại và chúng lại thuận bên phải khi trưởng thành.

Vấn đề thuận quan trọng lắm, bởi bên thuận làm việc dễ dàng, còn bên ngươc lại, như 2 tay, trông thì giống nhau mà bên không thuận có vẻ vụng về, vô tích sự, thường chỉ đóng vai trò phù trợ. Người Âu, nhất là Mỹ, tương đối tỷ lệ thuận bên trái cao, vả lại họ không ép trẻ thuận bên trái phải dùng tay phải nên có một số dụng cụ như kéo… họ chế loại riêng cho người thuận tay trái. Tuy vậy, nếu cần, đôi khi người ta có thể tập phía ngược lại. như một số người chẳng may bị hư tay phải thì họ tập dùng tay trái, dần dần cũng quen.

Việt Nam, gặp con cái thuận tay trái thi cha mẹ hay ép cầm bút tay phải để khỏi đụng bạn ngồi bên cạnh, nhưng chân thì không bắt đổi nên vẫn đá banh, đá cầu bằng chân trái. Như tôi thuận bên trái, nhưng bị ép cầm bút bên phải. thế nên với tôi, chuyện gì nhẹ nhàng và có vẻ nghệ thuật như cầm bút, cọ, kéo, đánh đàn… thì dùng tay phải, còn chuyện gì nặng nhọc cần sức lực như cầm búa, ném đá, đánh bóng bàn… bằng tay trái, đá banh thì dùng chân trái. Riêng cầm dao thì dùng cả hai tay nhưng cũng theo nguyên tắc trên, tay trái cầm dao thái hay chặt vì cần dùng sức, tay phải cầm dao gọt vì cần sự khéo léo và lược thì tay trái (Có dùng sức gì đâu mà tôi phải dùng tay trái, hay tại tóc tôi rối bù và cứng như chổi sể?). Khi đánh máy, tay thuận nhanh hơn? Khi tôi đánh chữ “gia quyến” trong câu chúc cuối thư, óc nghĩ “i” trước “a” và “(khoảng trống)” trước “q” mà thường thành ra “gaiq uyến”, có lẽ vì tay trái thuận, nên cứ đánh “a” trước “i” và “q” trước “(khoảng trống)” chăng?

Có người không thuận bên nào, nói khác đi là thuận cả hai tay và chân, trường hợp này rất hiếm, có thể cả triệu người mới có một người như vậy. Tôi có biết một phụ nữ sử dụng hai tay dùng bút, dao hay búa như nhau, hay chân đá như nhau. Tuy vậy, để tự nhiên thì thường dùng tay phải hơn, nên có lẽ tay phải mạnh hơn tay trái. Đặc biệt người này không nheo mắt một bên được, và chỉ luôn nhìn thẳng. Riêng khi dùng máy điện toán thì tay trái gõ bàn phím, tay phải cầm con chuột mà không dùng ngược lại. Thêm một điểm nữa là người này dung tư rất yểu điệu thục nữ, nhưng lại rất nam tính, có khả năng chỉ huy điều động của đàn ông. Tóm lại, người này mang nhân dáng phụ nữ nhưng có sự thăng bằng rất cao giữa phải-trái, nam-nữ.

Xin kể một chuyện vui có thật là chuyện của một anh kia đi với bạn gái vào rạp hát. Anh này thuận tay trái, nhưng cô bồ lại ngồi bên phải. Khi anh ta vòng tay qua, vì bàn tay phải co vòng quá mức thế nào mà để cho bị vọp bẻ!!! Tay mà bị vọp bẻ là chuyện rất hiếm có.

Thực tế có khoảng 40% người thuận bên phải nhưng vẫn có những phần khác của cơ thể thuận bên trái. Quý độc giả hãy làm thử các động tác như:

1- Cầm dụng cụ… hay đá banh/bóng bên nào thi bên đó thuận.

2- Đan 2 bàn tay vào nhau, nếu ngón cái bên nào ở trên là ngón bên đó thuận.

3- Khoanh tay, tay nào ở trên là tay đó thuận (khi đan).

4- Nghe điện thoại bên tai nào thì tai đó thuận.

5- Nheo mắt nào thì mắt bên đó thuận (nhưng cũng có người ngược lại).

6- Cầm con chuột (mouse) máy điện toán bên nào thì bên đó thuận, nhưng có khi gõ bàn phím thì dùng tay nào, ngược lại???

7- Bước tới 1 bước, chân nào bước trước là bước chân đó thuận (luật bước đi của lính thì luôn luôn chân trái trước).

Sẽ thấy không luôn luôn thuận cùng một bên.


Về ngôn ngữ:

- Đối với người Việt, nói “trai gái”, “cha/bố mẹ”, “vợ chồng” (đối nội? vợ là nội tướng, chủ yếu), “cô chú “ (tiếng Hán-Việt và Nôm), “anh chị/em”, “con cái”, “dâu rể”… tức tùy trường hợp nói nam hay nữ trước. Còn tiếng Hán-Việt thì thường là phái nam trước, như “ông bà” (đối ngoại? chồng là ngoại tướng, người chính đối phó với đời), “nam nữ”, “phu phụ”… không trọng phái nữ như Mỹ là “Lady and gentlement”.

- Ngoài ra, về một số từ thông dụng thường nói “phải trái”, “thiện ác”, “âm dương”, “trời đất”, “sống chết”, “nóng lạnh”, “thương/yêu ghét”, “trước sau”, “trên dưới”, “lên xuống”, “vào ra”, “trong ngoài”, …

- Chữ viết thì chữ La Tinh viết theo hàng ngang từ trái qua phải, chữ Ả Rập… cũng viết theo hàng ngang nhưng từ phải qua trái, chữ Hán nguyên viết theo hàng dọc và từ phải qua trái. Tiếng Hoa và Nhật xưa dùng chữ Hán nên viết từ phải qua trái, nhưng nay ảnh hưởng Âu-Mỹ nên nhiều khi chữ Hán và Nhật cũng viết theo hàng ngang từ trái qua phải. Người Việt xưa dùng chữ Hán thì viết từ phải qua trái, nay viết chữ La Tinh thì trái qua phải.

Ngay trong những từ đôi với 2 từ đồng nghĩa, một lối dùng từ đặc biệt của người Việt, thường thì từ Hán-Việt đi trước Nôm như là giải nghĩa: an lành, bao bọc, đường lộ, kỳ lạ, mộng mơ, nhập vào, sắc màu, xuất ra…
Nhưng đôi khi cũng có từ Nôm đi trước Hán-Việt: bến cảng, máu huyết, vết tích…

Về tên:

Người Việt nói theo thứ tự “ho (đệm) tên” như Nguyễn Văn An, người Mỹ nói “tên - đệm - họ” như John F. Kennedy, còn người Nhật nói “họ tên” theo chữ Hán như Tanaka Ichiro, Điền Trung Nhất Lang, nhưng nếu viết bằng La Tinh thì họ thường đọc ngươc là “tên họ” thành “Ichiro Tanaka”. Người Việt gọi nhau bằng tên, đặc biệt hay thân mật lắm mới gọi bằng họ. Người Mỹ và Nhật thì ngược lại, gọi nhau bằng họ, đặc biệt thân mật lắn mới gọi nhau bằng tên.

Về phương hướng:


Người Việt quen nói “đông tây nam bắc”
Cũng theo thứ tự đó, người ta nói: “đông-tây, đông-nam, đông-bắc, tây-nam, tây-bắc, nam-bắc…”, chứ không nói ngược lại.

Về giao thông:


Đa số người ta đi bên phải, nhưng người dân nước Anh, Thái Lan, Úc và Nhật… đi bên trái. Có thuyết cho rằng, Người Nhật đi bên trái vì ngày xưa họ hay đeo kiếm, đa số thuận tay phải nên đeo kiếm bên trái, nếu đi bên phải thì hai kiếm đụng nhau, do đó họ chọn đi bên trái.

Về vạt áo:

Hầu như ở đâu cũng vậy, phái nam để vạt trái trên, phái nữ lại để vạt phài trên. Riêng người Nhật, khi mặc áo cho người chết thì để vạt ngược với khi còn sống, nhưng áo Kimono luôn luôn để vạt trái trên.

Các thứ khác:


- Khi nói về thời gian thì người Việt dùng “ngày tháng năm”, trong khi Hoa Kỳ khi xưa thì dùng “tháng ngày năm”, nay thường trên giấy tờ lại là “ngày tháng năm”.
- Khi giới thiệu những người trong một bức hình thì người ta thường đi từ bên trái qua phải.
- Trái đất quay từ trái qua phải, đồng hồ cũng vậy (tính từ 12 giờ)…
- Khi gảy đàn ghi-ta (Tây Ban Cầm) bên nào là thuận bên đó.

- Dù bạn thuận bên nào thì trái tim của bạn cũng như mọi người luôn luôn hơi lệch về bên trái.

- Đa số mái tóc có đường ngôi bên trái, một số ít có đường ngôi giữa hay không có ngôi. Đường ngôi này rất độc lập, không quan hệ gì đền chuyện bạn thuận bên nào. Có người cho rằng đường ngôi của một kiểu đầu có liên hệ với thuận và nghịch vì khi trải đầu tay nào thuận tay đó sẽ cầm lược và trải từ hường ngược về hường thuận, các người thuận phải thường để ngôi bên trái, người thuận trái thuờng để ngôi bên phải, nhưng tỷ lệ này chỉ độ 50-60%? Vì thực ra chiều của mái tóc vốn là tự nhiên không thể chải ngược, trừ người không có ngôi thì mới chải sao cũng được.

- Máy chụp hình (camera) hay thu hình (video camera) nào thì nút bấm cũng ở bên phải, do đó dù bạn thuận bên nào thì cũng phải dùng tay phải. Có điều nhiều người khi cầm máy chụp hình dùng có 2 ngón, ngón cái để đỡ và ngón trỏ để bấm nên máy hay bị rung. Nếu để ý kỹ, hầu hết hình dáng của máy được thiết kế để 3 ngón: út, áp út, giữa và ngón cái để cầm cứng, chỉ có ngón trỏ nhúc nhích để bấm thôi thì máy chụp hình không bị rung.

- Khi ngủ, hiếm có người nào nằm ngay ngắn với mặt hướng trần mà ngủ lắm, hầu hết quay một bên, vậy bạn quay bên nào?
Thường thấy các trẻ sơ sinh hay ngủ nằm sấp. Nhưng có em bị ngộp thở chết, nên sau này y khoa khuyên không nên để nằm sấp.
Có người cho rằng nằm ngửa thì ép phổi, nằm sấp thì ép tim, nên tự nhiên người ta có khuynh hướng nằm nghiêng? Có người còn hỏi có ai biết mình ngủ lúc nào?
Về giấc ngủ, thực ra không ai có thể biết mình ngủ lúc nào, vì nếu “biết” tức là còn “thức” thì không thể gọi là “ngủ” nữa. Thức thì không biết lúc nào sẽ ngủ, mà ngủ thì không biết đã thức đến lúc nào. Biên giới ấy không ai biết đuọc. Khi đầu óc suy nghĩ lan man, đúng ra là mơ màng, cơ thể không buồn nhúc nhíc cũng thường có nghĩa là mệt mỏi, mắt lờ đờ là buồn ngủ rồi đó, là chuẩn bị, bắt đầu mơ màng đi vào giấc ngủ. Hiện tượng này có khi lập đi lập lại nhiều lần thành ngủ gục nếu người ta vì lý do nào đó còn cố gắng thức hay rơi vào mộng mị trước khi chính thức ngủ...
Không ai biết đích xác mình ngủ lúc nào, đó là bí mật khởi đầu giấc ngủ vậy. Nhưng khoa học có thể sau đó sẽ cho chúng ta biết đã ngủ lúc nào nếu dùng máy đo chấn động thần kinh não…

Đỗ Thông Minh
Về Đầu Trang Go down
 
BẠN THUẬN BÊN NÀO?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đi tìm một Đấng tối cao - Trịnh Xuân Thuận
» NHỮNG TÂM SỰ LỊCH SỬ CUẢ ĐỨC CỐ HỒNG Y NGUYỄN VĂN THUẬN.
» Tăng Thanh Hà Đẹp Thuần Hậu Trong Bộ ảnh Lịch Đen Trắng 2013
» Bauxite Tây nguyên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Sưu Tầm, Lượm Lặt-
Chuyển đến