Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
phải quynh Trung nhac truyện thuoc Chung linh quốc Nhung sáng Nguyen Saigon ngắn VNCH không bich chất ngam chẳng nguyet quang quan hoang chuyen trong
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeFri Aug 01, 2014 12:04 am


Saigon, hàng me, tượng đài và métro


Thụy My/RFI -
Thứ Năm, ngày 31 tháng 7 năm 2014

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 10542426_513439385456725_3710165793891267603_o
Photo: Giang Du Ðông

Con đường với những hàng cây rợp bóng, những dấu mốc quen thuộc của những nơi chốn đi về: một quán cà phê ta hay ngồi hay những công trình kiến trúc quen thuộc…thường là những gì mà người đi xa hình dung đến khi nhớ về thành phố của mình.

Saigon với những thăng trầm lịch sử lại càng ghi dấu ấn trong thơ nhạc, nhiếp ảnh, hội họa…Trong những tấm bưu thiếp gởi cho người phương xa, đó là hình ảnh chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Nhà hát thành phố…những hàng me cao ngất với những tà áo dài tung bay.

Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây, ngỡ ngàng trước việc hàng cây cổ thụ ở ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ, đoạn trước Nhà hát thành phố bị chặt bỏ để khởi công nhà ga xe điện ngầm đầu tiên, nhiều người Saigon đã vội vàng đến chụp hình kỷ niệm. Người ta lại càng hoang mang hơn trước thông tin tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn, và bức tượng bán thân người thiếu nữ Quách Thị Trang sẽ bị di dời đi nơi khác cho công trình này. Trên mạng xã hội cũng như trên báo chí, có rất nhiều bài viết bày tỏ tâm trạng tiếc nuối khi những biểu trưng của thành phố Saigon tiếp tục mai một.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bài viết mang tựa đề “Saigon run rẩy trong tiếng máy cưa” đăng trên blog của mình đã đặt câu hỏi: “Vì sao phải thương nhớ một hàng cây, thương nhớ một hình dáng cũ?” Anh viết: “Thành phố hơn 300 năm tuổi…đã đột ngột biến dạng trong mắt nhiều người. Nhìn những chiếc cưa máy gầm rú vật ngã từng cái cây đã đứng đó, lá cây rơi vãi như những trang nhật ký của đời người, từng ghi lại bao thăng trầm của thành phố này mà lòng khó tả”.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhạc sĩ Tuấn Khanh thổ lộ:
Tất cả những tin tức ngày hôm nay về chuyện những hàng cây sẽ bị hạ xuống, một phần Saigon sẽ thay đổi, không đơn giản là câu chuyện về sự phát triển, mà tôi chứng kiến rất nhiều người Saigon – những người già và những người trẻ - họ đến chia tay một cách im lặng. Những hình ảnh đó của Saigon nằm trong niềm tự hào của người Saigon – không phải ở đây, hôm nay – mà rất nhiều người đã ra đi khỏi Việt Nam từ nhiều năm, người ta vẫn nhớ về. Đó là một phần của lịch sử, của ký ức, từ thời Đệ nhất, Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa cho tới Việt Nam ở một thể chế chính trị khác nhiều năm nay.

Việc thay đổi một hình ảnh, hạ một hàng cây không phải là điều lớn để đánh đổi cho một sự phát triển tốt đẹp hơn; ai cũng biết điều đó. Nhưng mà nhiều người Saigon hiện nay chỉ biết rằng, họ phải đánh đổi những thứ rất thân quen để đi đến một cái mới. Nhưng cái mới đó cho tới giờ phút này, người ta cũng không thấy một bản vẽ, không được mô tả nó sẽ như thế nào. Được thay đổi như một mệnh lệnh đầy độc đoán mà người dân chỉ biết chịu đựng, đó là một tâm trạng hết sức nuối tiếc.

Nhưng ở thời điểm này, tâm trạng đó đang bị phân hóa. Có nhiều người không gắn bó với thành phố này, nói rằng đó là một tâm trạng không đúng. Cũng có những người Saigon lại đặt vấn đề rằng người ta cũng cần được hỏi, được phát biểu về những việc đang xảy ra với nơi họ cư trú, với thành phố mà họ đã gắn liền với nó trong suốt bao nhiêu năm.

Trước những ý kiến cho rằng muốn hiện đại hóa thì phải chấp nhận những mất mát, và thái độ dửng dưng thậm chí chế giễu những ai “hoài cổ” của một số người, nhạc sĩ Tuấn Khanh đặt vấn đề: Vì sao sức khỏe và môi trường sống của “cụ rùa hồ Gươm” ở Hà Nội được quan tâm, mà những biểu tượng của Saigon lại bị thờ ơ?

Đúng là trong người Việt Nam hiện nay đang có một sự phân hóa như vậy, giữa những người không gắn liền đời sống tinh thần của họ với Saigon, và những người đã sống gắn bó với nó rất nhiều năm, thì đơn giản như thế này.

Đã nhiều lần, rất nhiều bài báo và trong suốt nhiều năm người ta bàn tán về một con rùa ở Hồ Gươm. Tại sao hôm nay mắt nó đỏ hơn, tại sao nước Hồ Gươm đục như thế, có thể ảnh hưởng đến rùa. Thậm chí người ta tìm ra tất cả những bài báo cáo khoa học: làm sao thay đổi nước hồ cho tốt hơn, để con rùa có thể sống được lâu hơn. Bởi vì họ tin rằng đó là linh vật, là niềm tin của một thành phố - thành phố Hà Nội.

Nhưng để thay đổi một hàng cây như vậy – những di vật, những chứng nhân của lịch sử thành phố, là niềm tin của rất nhiều con người yêu quê hương, yêu thành phố của mình, cũng như là lá phổi của hàng triệu người đang sống trong vùng – lại chẳng được ai hỏi tới.

Sự so sánh này cho thấy rằng có điều gì đó rất bất thường giữa một con rùa với một hàng cây, chứng tỏ chúng ta đang ở một thời điểm mà việc thay đổi là một mệnh lệnh mà không cần quan tâm tới hàng triệu người. Vì sao? Đó là một câu hỏi dành cho mọi người, mà chúng ta phải tự đặt ra.

Người Saigon nói riêng hay người Việt Nam nói chung sẵn sàng hy sinh rất nhiều thứ, để đi tới những cái mới tốt đẹp hơn. Nhưng cái mới đó, cái tốt đẹp đó cần được nói rõ cho mọi người hiểu giá trị của nó như thế nào.

Được biết tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7 km, gồm 11 nhà ga trên mặt đất và tại khu vực trung tâm thành phố có 3 nhà ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát thành phố và Ba Son, trong đó ga Bến Thành là nhà ga chính.

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thì việc chặt cây là khó tránh khỏi khi xây dựng đường ngầm ở trung tâm thành phố để tránh tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm, và có thể xây thêm bãi đậu xe ngầm. Tuy nhiên anh cho rằng, khi trạm xe điện ngầm xây xong thì nên trồng lại cây xanh.

Trước hết về việc chặt cây, tôi cũng có xem phương án métro từ Bến Thành cho đến trạm ở Nhà hát, thì ở dưới là đường métro và ở trên có tuyến đi bộ ngầm từ trạm này qua trạm kia. Tôi cho rằng điều đó rất tốt, vì trong tương lai khi các tuyến métro được đưa vào sử dụng, và những công trình chung quanh xây cao tầng lên, thì lượng người đi và đến trạm métro này rất cao. Số lượng có lẽ không thua kém những trạm trung tâm ở Time Square (New York) hay ở Champs Elysée của Paris đâu, vì mật độ dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh khá cao.

Và khi thực hiện những đường ngầm đó, trên đường Lê Lợi một số cây chúng ta đành phải chặt đi. Có lẽ nhà thiết kế cũng có ý thức về chuyện giữ cây lại - một số cây không giữ được cũng đáng tiếc, nhưng đường ngầm cũng cần thiết. Nếu không có đường ngầm này, khi người ta đến trạm métro và trở lên mặt đường, họ sẽ đi đến những công trình lân cận thì sẽ gây tắc nghẽn giao thông nhất là trong giờ cao điểm.

Những cây cổ thụ hiện nay có rễ đâm khá sâu, vả lại có một số cây cũng đã đến tuổi rồi như một số cây me. Dù là cổ thụ nhưng tới một tuổi nào đó thì bắt đầu nhánh cây bị gãy thường xuyên, cũng nguy hiểm. Thành ra tôi nghĩ việc chặt cây, vì tầng ngầm dành cho người đi bộ ăn sâu vào hai bên lề đường, thì có một số điểm – chứ không phải tất cả, phải chặt cây. Nhưng sau khi thi công xong, tôi nghĩ cũng nên trồng lại cây. Những cây này cũng lên khá cao, có lẽ không bằng những cây cũ nhưng cũng tạo được bóng mát và mảng xanh cho tuyến Lê Lợi.

Còn riêng tuyến Nguyễn Huệ và đường Hàm Nghi, tôi chưa tham khảo phương án nên không biết họ định làm thế nào. Nhưng tôi nghĩ rằng tuyến đường ngầm ở hai tuyến Lê Lợi và Hàm Nghi cũng rất cần thiết. Không những cho tuyến đi bộ, mà cho cả bãi đậu xe nữa, vì một số lớn công trình ở hai tuyến này không có đủ chỗ để đậu xe.

Trong tương lai, khu vực được xác định bởi ba trục tuyến Nguyễn Huệ - Hàm Nghi - Lê Lợi sẽ là khu trung tâm cao tầng của phía bờ tây Thành phố Hồ Chí Minh. Thành ra không những kết nối giao thông phía trên, mà giao thông ngầm phía dưới cũng cần phải tốt. Nhưng tuyến Nguyễn Huệ và Hàm Nghi, theo tôi nên cố gắng giữ lại tất cả các cây mà chúng ta hoàn toàn có thể giữ được. Chỉ riêng tuyến métro giữa chợ Bến Thành và khu vực Nhà hát, tôi nghĩ có lẽ những nhà thiết kế đã cố gắng nhưng khó thể giữ được toàn bộ.

Thưa anh, còn các tượng đài ở trước chợ Bến Thành – tượng Trần Nguyên Hãn và tượng Quách Thị Trang – đã trở thành quen thuộc với mọi người từ lâu rồi, di dời tượng như thế này thì có nên không, theo anh?

Theo quan điểm chủ quan của tôi thì tượng Trần Nguyên Hãn, với vị trí này cũng có ý nghĩa tương đối. Tượng Quách Thị Trang tôi cho rằng có thể tạm dời, sau khi xây xong nên trả lại chỗ cũ vì đó là một vị trí lịch sử. Còn tượng Trần Nguyên Hãn, tôi nghĩ cũng có hướng mở - hoặc trả lại vị trí cũ, hoặc sau khi tổ chức lại tuyến métro ngầm ở chợ Bến Thành và không gian quy hoạch kiến trúc chung quanh, thì có lẽ quy mô tượng hơi quá bé nhỏ so với tầm vóc của trung tâm quan trọng này.

Lúc đó cần có nghiên cứu quy hoạch kiến trúc cảnh quan, để xác định một vị trí công trình vừa cây xanh vừa điêu khắc tương xứng với tầm vóc. Chúng ta có thể xem xét những phương án: có thể giữ lại tượng Trần Nguyên Hãn và bổ sung thêm một số tượng, hoặc dời đi và có một cụm tượng đài kết hợp với cây xanh tương xứng hơn.

Là một người sinh sống ở Saigon từ nhỏ, nhạc sĩ Tuấn Khanh tuy không phản đối những thay đổi cho phù hợp với một thành phố đông đảo cư dân, với mật độ dân số cao hơn gấp nhiều lần so với trước đây. Nhưng cũng như nhiều người dân Saigon khác, anh muốn nói lên những băn khoăn, khi không mấy người được biết bộ mặt tương lai của thành phố sẽ ra sao. Đặc biệt là trong bối cảnh đã có không ít công trình tầm cỡ quốc gia bị thi công gian dối. Và phải chăng việc gấp rút xây dựng vì mục đích chính trị là chính ?

Có một người bạn gởi cho mình một hình ảnh rất đẹp về vấn đề này. Anh nhắc lại chuyện một người đàn ông Trung Quốc bán đi một trái thận để lấy tiền mua một cái iPad, để sống cuộc đời hiện đại. Thì việc thay đổi một thành phố, mà sự đánh đổi ấy quá cập rập, quá đau đớn như vậy cho cái gọi là hiện đại, cũng tương tự như người ta đã đánh mất một phần nào đó ẩn giấu trong cuộc đời mình để đổi lấy cái mới. Mà cái mới đó rất nhiều nỗi lo về sự bất cập của nó.

Hiện nay ở Saigon có rất nhiều tin tức cho biết, rồi sẽ tới chợ Bến Thành phải thay đổi, thương xá Tax sẽ thay đổi, những con đường, vòng xoay nước cũng sẽ đổi khác…Mọi thứ của Saigon cũ sẽ không còn, cho một tuyến métro.

Mà đây là tuyến métro thứ hai, tức là hạng mục công trình chưa cần gấp lắm. Đáng lẽ phải xây tuyến métro số 1 trước, nhưng tuyến số 2 lại được làm trước. Tất cả cho một mục tiêu chính trị, là để 30 tháng Tư năm 2015 sắp tới, kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam. Và để dựng tượng đài Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Saigon, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông ấy.

Tất cả những gấp rút ấy, tất cả những chuyện làm mà không cần biết cảm giác của người dân - người ta sẽ nói như thế nào, suy nghĩ gì, thương tiếc ra sao, cho một mục đích chính trị, đôi khi cũng làm mình chạnh lòng. Bởi vì mình đã sống nơi đó, tình cảm mình dành cho thành phố không phải là một động thái chính trị nào cả. Vậy thì đôi khi người ta cũng phải suy nghĩ đến điều đó. Tại sao phải vội vã như vậy, và thậm chí cái được đánh đổi cũng không biết sẽ như thế nào.

Tuy rằng về mặt lý thuyết thì những thay đổi trong quy hoạch đô thị đã được Hội đồng Nhân dân thông qua, nhưng phải chăng đây là những đại diện thực sự của người dân Saigon, và họ đã thực tâm “do dân, vì dân” hay chưa? Nhạc sĩ Tuấn Khanh thắc mắc, vì sao công trình này lại không lấy ý kiến rộng rãi từ người dân.
Việc thay đổi một hình ảnh của thành phố lúc này, các lý do mạnh mẽ nhất mà báo chí trong nước cũng như những người phát ngôn của nhà nước có thể nói, là đã được biểu quyết qua Hội đồng Nhân dân thành phố.

Nhưng Tuấn Khanh cũng như rất nhiều người dân trên đất nước này, sống tại thành phố này, phải nói thật rằng mình không biết Hội đồng Nhân dân thành phố gồm những ai, và họ có thực sự là đại diện cho tiếng nói và trái tim của những người dân thành phố Saigon này hay không. Mà mới đây chỉ mấy ngày thôi có những bài báo nhắc đi nhắc lại rằng thái độ làm việc và tư cách của những người trong Hội đồng Nhân dân thành phố - đến chỉ để bấm nút biểu quyết “có” và “không”, rồi chơi gam, vân vân. Rõ ràng là người ta đã không sát sườn với đời sống của người dân thành phố này.

Bên cạnh đó, có bao nhiêu người dân thành phố đã được hỏi ý kiến để biết, để góp ý cho sự thay đổi? Một nhà ga được xây ở Matxcơva, ở Paris, Luân Đôn…mà lấn chiếm một vị trí, chắc chắn người dân thành phố đó phải được hỏi ý kiến. Họ sẽ phải được tham khảo, họ sẽ bỏ phiếu để chọn những dự án tốt nhất, để giữ lại những điều đã đi cùng nhiều thế hệ lớn lên ở thành phố đó, rồi sẽ đi tìm những cái mới nhất cho sự phát triển của thành phố. Chứ không phải họ chỉ là những người để ngồi ngắm những mệnh lệnh từ trên đưa xuống, và chỉ biết chịu đựng mà thôi.

Một con rùa già vô danh ở Hồ Gươm được coi là một hiện tượng khoa học, tâm linh… và được bàn tán rất nhiều. Trong khi đó ở Saigon, người ta không nuối tiếc, không có sự thương tiếc cho mọi thay đổi. Ở đây không phải là trân trọng những gì phong kiến, chế độ cũ đã dựng lên, nhưng những thứ được dựng lên rồi thực sự chắc chắn, đẹp đẽ trong rất nhiều năm, xứng đáng được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông. Đó là những đại lộ, những hình ảnh đẹp đẽ nhất của miền Nam Việt Nam…

Và đã có rất nhiều ví dụ cho thấy có những công trình được ca ngợi, đổ hàng ngàn tỉ vào đó. Nhưng chỉ vài tháng sau, một năm sau là bị nứt nẻ, lộ ra tham nhũng mục ruỗng. Những con đường đầy xi-măng trộn cốt tre, những chiếc cầu vội vã xây lên rồi sập vài tháng sau khi khai trương…Thì dĩ nhiên người thành phố này có quyền cảm thấy lo sợ họ đang đánh đổi những điều đẹp nhất, nhưng liệu rồi sẽ có những thay đổi tốt đẹp, hay lại rơi vào những bất cập đã từng chứng kiến liên tục trong nhiều năm ở đất nước này.

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn và nhạc sĩ Tuấn Khanh ở Saigon đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội hôm nay của chúng tôi.


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcQZK8kO52qCeP5Q_Lk2mkGu2JrLKykN39D1FiKQAxHALfE46MKVoQ
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Aug 02, 2014 8:29 am


Hồn phách Sàigòn giờ nơi nao?


Võ Ngàn Sông
Thứ Năm, ngày 31 tháng 7 năm 2014

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 10582804_10152276495353181_2191903918623891523_o
Photo: Tuấn Khanh

Sàigòn vừa mất thêm một mảng linh hồn khi người ta đốn hạ hàng cây cổ thụ ở cái công viên  bé xinh đối diện Nhà hát Thành phố, và sẽ phá bỏ Bùng binh Nguyễn Huệ (tên xưa Bồn Kèn), Bùng  binh chợ Bến Thành( Công trường Quách Thị Trang) để xây đường xe điện ngầm metro lên tới Suối Tiên, Thủ Ðức. Người Sàigòn lại một lần nữa ( và có thể sẽ nhiều lần nữa) xót thương, cả uất nghẹn như  phải chứng kiến những người bạn thân quen lâu ngày bị tàn sát lạnh lùng, tàn nhẫn.Họ nghe như trong tiếng cưa xẻ vô hồn kia biết bao tiếng khóc than đau đớn, những lời cầu cứu vô vọng, tức tưởi.Họ thấy vô vàn những chiếc lá-nước mắt lả tả tuôn rơi, những thân cành-thân thể đổ vật xuống, quằn quại, lăn lóc…Vâng, cả những bài viết như của Tuấn Khanh (trong Tuấn Khanh’s blog)  đọc tới đâu đau tới đó,lặng lẽ, sụt sùi…Cả những email của người thân, của bạn bè gởi cho nhau từ Sàigòn cũng có tiếng phẫn uất lẫn  tiếng nấc.

    Có gì đâu mà ồn ã thế ? mà sướt mướt thế ?- “Ðao phủ văn hóa”  kênh kiệu la rầy. Chỉ là mấy cái cây, mấy đống đá …thôi mà. Ở đâu chẳng có những thứ ấy !

   Dạ, thưa không ạ ! Những cây đó, đá đó vô tri nhưng có linh hồn như người Sàigòn chúng tôi vậy.Những linh hồn  đã sống hơn trăm năm nay rồi, ở chính chỗ này,chỗ trung tâm này, ở ngay trái tim của thành phố này. Những linh hồn này đã chứng  kiến, đã chia sẻ, thấu cảm với bao nhiêu đời người, bao nhiêu thăng trầm dâu bể lớp lớp qua đây. Ðời cây, đời đá… dài một hai,hay nhiều trăm năm. Ðời người Sàigòn cùng lắm trăm năm hiếm ;  nhưng nhìn ngắm, lắng nghe, thương yêu hàng cây, bờ đá, hay góc phố, ngỏ hẻm, mái nhà, con đường… đầy dấu tích thời gian này họ đã được trao tặng một ký ức dài hơn đời mình, nhờ vậy họ sống dài hơn, giàu có hơn, đẹp đẽ hơn chính đời mình. Họ vậy đó.Như khi  trẻ thơ, đêm trăng sáng gối đầu lên tay ông,bà nghe ông, bà kể những chuyện xa lắc xa lơ của ông ,bà cố, có khi  của ông, bà sơ nữ…Lớn lên, nhớ lại , bất gíác ngất ngây sung sướng ; chao ! hình như ta đã sống qua những thời buổi của ông bà, tổ tiên vậy. Cũng như khi ta hơi trọng tuổi, một ngày nọ con  ta mừng rỡ báo tin đã mang thai cháu nội, hay cháu ngoại, bỗng dưng ta trào nước mắt nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng kia rồi đây sẽ mang sự sống của ta, ký ức, hồn phách của ta vào cõi  người một hai trăm năm tới  Ta sống vài mươi năm, nhưng không chỉ bấy nhiêu !Sống, đâu  chỉ là thân xác; sống, còn là hồn phách nữa!

    Sàigòn, nay chẳng còn như xưa, và Sàigòn mai sau chẳng còn như hôm nay. Ðao phủ văn hóa nếu cứ thay nhau mà hạ thủ , thì Sàigòn có thế thật. Và không còn gì để nói nữa.Nhưng Sàigòn sẽ chẳng là gì cả nếu không có Người Sàigòn.Chính là vì có Người Sàigòn mà Sàigòn vẫn cứ là Sàigòn, dù hôm nay khác ngày xưa và ngày sau khác hôm nay.Người Sàigòn là Hồn Phách của Sàigòn. Hồn Phách ấy, dâu bể đảo điên mấy mươi năm nay rồi, nay còn hay mất, hay đã tứ tán, xiêu lạc góc biển chân trời xa gần nào vậy ?

   Trúc, cô bạn rất trẻ của tôi. Một buổi tối, chúng tôi ngồi càphê vỉa hè gió thốc khu phố Italia ở San Francisco.Chuyện trò lan man : Trúc kể khoảng 10 tuổi, trôi giạt cùng mẹ lên Sàigòn , lang thang kiếm sống, tá túc nhiều nơi, rồi tìm đường vượt biên…Tôi kể năm 7 tuổi cũng chạy loạn tới  sống luôn ở Sàigòn.Sống nhiều nơi, Nancy, Chợ Quán,Trường đua Phú Thọ, Hãng rượu Bình Tây,Xóm Chiếu, Cầu Bông, Thị Nghè, Bà Quẹo, Cầu Ông Lãnh…Mỗi nơi vài ba kỷ niệm về nhà cửa phố xá chợ búa hàng quán… ; chuyện đi học, đi chơi, chuyện bạn bè, tình cảm…nhớ đâu kể đó.Từ tuổi nhỏ đến lúc trưởng thành, lấy vợ, sinh con…Chuyện quẩn quanh của một người sống ở Sàigòn từ bé. Ðột nhiên, cô bạn trẻ cầm tay tôi: “ Em thích sống như thời các anh quá. Sống như người Sàigòn…”. “Nhưng em có biết gì nhiều về Sàigòn đâu !”. “Thì…anh đã kể, em cảm được.” Cô bạn kém tôi qúa nhiều về tuổi đời sao lại có thể cảm được về Sàigòn ? Mấy lần gặp sau đó, tôi phải làm quà cho cô bạn trẻ những “chuyện Sàigòn”theo cô yêu cầu. Tôi tin cô cảm được Sàigòn.Cái gì khiến cô gái quá trẻ ấy phải lòng  Sàigòn ? Phải chăng những chuyện lan man của tôi về Sàigòn đã truyền đến cô ít nhiều cái hồn phách Sàigòn ?

   Nguyễn Nguyên , một  bạn vong viên, lớn tuổi hơn tôi nhiều. Gốc Hải Hậu, Nam Ðịnh, anh di cư 1954 vào sống ở Sàigòn.Là người quảng giao, anh quen và chơi với nhiều dân Sàigòn, từ thượng lưu trí thức tới bình dân, đủ hạng.Biết nhiều, đủ thứ, qua sống, trải nghiệm và qua  nhiều sách cũ  về Sàigòn.Yêu Sàigòn từ chút biến chuyển hết sức mong manh của thời tiết.Anh thường về chơi nhà cha mẹ tôi (sau 1975 hồi hương) ở Bến Lức. Ðêm thường bắt võng cạnh cha tôi, cạnh bờ kinh Xáng Lớn, “ chú Bảy kể chuyện đời , chuyện Sàigòn nghe chơi, chú !”. Cha tôi kể, khơi khơi cho vui, cũng đủ thứ chuyện từ năm ông 14 tuổi “đi giang hồ” tứ xứ. Anh cũng  vui miệng góp chuyện, chuyện Sàigòn. Có lần, anh  nói với tôi : “Chú Bảy ít học, mà sao lịch  lãm lạ. Ðúng là biết sống, và sống lâu ở Sàigòn”. Còn cha tôi, có lần cũng nhận xét về ông bạn gìa của thằng con trai:” Cha này Bắc kỳ rặt, mà không ta đây kẻ cả, chịu chơi, biết người biết ta, như dân Sàigòn gốc vậy !” Anh mê nhất chuyện về dân thương hồ cha tôi kể. Ðêm nào cũng nằm võng nghe tiếng máy tàu ghe xuôi ngược, để đắm hồn trong ký vãng xa xăm.Anh mất khi tôi đã ra sống ở Hoa Kỳ. Về thăm, đốt cho anh nén nhang muộn, tôi nghe Trân, con trai anh nói:  “Bố dặn chúng cháu rải tro cốt xuống sông Sàigòn.” Sinh thời, năm nào anh cũng dành dụm tiền mang về quê gốc, khi sửa sang nhà thờ tộc họ, khi tu bổ đình làng, khi đắp lại con đường quê… Anh mang hồn phách Sàigòn và muốn mãi mãi ở trong sông nước Sàigòn, đi với dân thương hồ thủa nọ.

   Tôi viết những dòng này ở nơi mang tên Little Saigon - Tiểu Sàigòn, nước Mỹ. Sàigòn này có giữ được trong nó hồn phách Sàigòn đã vội vã  mang theo? Nếu có thì nhiều ít, thế nào?... Song đây lại là một câu chuyện khác.
                                                                                                                  
V.N.S.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeTue Aug 05, 2014 11:29 pm


Hình xưa: Sài Gòn Đẹp lắm Sài Gòn ơi!


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609203142_160631c787_b
*Chợ Bến Thành :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609221094_d2d20018a2_b
*Góc đường ngó ra nhà thờ Đức Bà :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609181102_93ef31e9c9_b
*Nhà thờ Đức Bà :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608541547_2cd695fc28_b
*Dinh Độc lập:

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608530033_7b08a80d4c_b
*Tòa Đô chánh :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Saigon_Old49

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609181854_2ba0ddd07b_b

*Thượng nghị viện:

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609177632_480f572e73_b
*Khách sạn Continental Palace :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609182728_6ff6239e3b_b
*Tượng đài An dương Vương :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609177942_153fe2c74e_b
*Nhà hàng nổi Mỹ cảnh:

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608572553_ccc615df38_b
*Vũ trường Maxims :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609138734_733a358b08_b
*Công viên trước dinh Gia Long :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4609135526_a32b993d37_b
*Đại sứ quán Hoa kỳ :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608628809_7867113d09_b
*Đường Nguyễn Huệ :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608696031_9800a91ed0_b
*Bảo tàng viện ở góc sở thú:

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608642373_de50ae8449_b
*Bùng binh QTT hướng thẳng ra nhà hát :

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 4608626281_3aa827d51a_b
*Đường Nguyễn Huệ mùa Giáng sinh :

http://namrom64.blogspot.de
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Aug 09, 2014 3:33 pm


Tuấn Khanh: Sài Gòn run rẩy trong tiếng máy cưa


TV và BH

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 20140727-115537-42937528

Tặng tất cả những ai nhớ về một Sài Gòn thơ mộng

Theo blog Tuấn Khanh


Này, tôi tin là bất kỳ ai trong số các bạn, kể cả tôi, những người đang nhớ về Sài Gòn trong những ngày buộc phải rũ chiếc áo xanh thay vào một bản vẽ tương lai, đều có quyền đặt ra một vài câu hỏi, dù là thì thầm hay hỏi thật to.

Vì sao phải thương nhớ một hàng cây, thương nhớ một hình dáng cũ?

Trong những bức ảnh thời sự cuối tháng 7/2014, có thể thấy rất nhiều người đứng lại, tần ngần ngắm nghía Sài Gòn, chụp ảnh kỷ niệm với những chiếc lá xanh không quen biết. Chắc họ cũng đã không thể trả lời được rõ ràng cho câu hỏi này, vì ít có ai chuẩn bị đủ tâm lý cho một cuộc chia ly như vậy.

Sài Gòn tháng 7 bỗng không nóng bức như thường lệ. Cái lạnh đến sớm một cách khó hiểu, từng chiều, làm hiu hắt thêm một thành phố toác rộng, nhấp nhô với bê-tông. Tại vòng xoay phun nước, hai cụ già đang lóng ngóng thay phiên chụp ảnh nhau làm kỷ niệm. Trước đây, nơi này nhộn nhịp người qua lại bên hàng liễu xanh, giờ hoang vắng lạ. Chụp giùm cả hai cụ một tấm ảnh, nhân tiện hỏi vui “Chỗ này có kỷ niệm riêng của hai bác?”. Ông cụ cười, không trả lời mà lại hỏi “Người ta không chọn được một nơi nào khác để làm nhà ga sao cậu?”.

Câu hỏi đó tôi lại không thể trả lời, cũng như hàng triệu người thương mến thành phố của mình cũng không thể trả lời. Thậm chí, nhà ga hiện đại, to đẹp tương lai sắp tới, hầu như cũng không ai nhìn thấy được mô hình hay một bản vẽ giới thiệu về nó rõ ràng ở đâu, để mọi người có thể hình dung về sự đánh đổi này. Đây là điều tối thiểu mà bất cứ một cuộc làm mới nào ảnh hưởng đến con người, trên mọi quốc gia văn minh đều phải thực hiện.

Thành phố hơn 300 năm tuổi, được liệt vào hàng kỷ vật của cả thế giới đã đột ngột biến dạng trong mắt nhiều người. Nhìn những chiếc cưa máy gầm rú vật ngã từng cái cây đã đứng đó, lá cây rơi vãi như những trang nhật ký của đời, từng ghi lại bao thăng trầm của thành phố này mà lòng khó tả. À, vì sao chúng ta không thể chọn một vài phương án, và người dân ở thành phố này sẽ cùng bỏ phiếu chọn lựa cho con đường phát triển của chính mình? Chắc chắn London, Paris hay Moscow… hay bất cứ đâu, khi xây một ga xe điện ngầm ở ngay một di tích nhiều tuổi của họ, người dân chắc cũng sẽ muốn được bỏ phiếu, thể hiện tâm nguyện như vậy. Và thôi, đừng nói với tôi về biểu quyết Hội đồng Nhân dân TP, tôi không biết gì về họ, ngoài những hình ảnh vỗ tay nhiệt liệt và chơi game khi nhấn nút biểu quyết.

Tôi nhìn thấy những cái cây được bọc rễ cẩn thận, khi được nhổ ra nơi cư trú của nó giữa Sài Gòn. Chắc chắn đã có ai dặn dò việc chuyển giao nó về một nơi nào đó để giữ lại trong tiếc nuối. Nhưng tôi cũng nhìn thấy những cái cây được kéo xuống, cưa nhỏ và mang đi. Cây và cũi là hai ý nghĩa khác nhau, nhưng cũi có tuổi 100 năm lại là một khái niệm khác. Đại lộ Lê Lợi, một trong những đại lộ đẹp nhất Việt Nam với gió, nắng và lá… được thay vào đó bằng điện, sắt và hầm ngầm, dù gọi là để phát triển, thì dĩ nhiên cũng phải có chút chạnh lòng.

Ai cũng muốn đất nước mình đẹp hơn, hiện đại hơn. Việc xây dựng và buộc phải hy sinh một điều gì đó, đôi khi là điều cần thiết, không thể chối cãi. Nhưng với những gì lâu nay mà từng người dân Việt được biết, thì việc tiếc nuối pha lẫn sự lo âu là một điều có thật.

Ai cũng nhớ rằng Sài Gòn là một vùng đất lún, cần hàng ngàn tỉ để phục hồi nhưng vẫn chưa làm được. Ai cũng nhớ rằng cả nước đã có những công trình kéo dài ngày này qua ngày khác và xuống cấp do thiếu tổ chức và đồng bộ. Nhưng điều đó không quan trọng rằng, ai ai cũng nhớ rằng trên đất nước này, đã có rất nhiều công trình được gắn mác hạng mục quốc gia, quan trọng hơn cả ga xe điện ngầm này, được ca ngợi hết mực, nhưng bị đục ruỗng, chỉ vài tháng, hoặc một năm đã hư hỏng, đã rời rã. Thậm chí những con đường sinh lộ của cả quốc gia được tìm thấy cốt tre pha xi-măng dỏm. Một cái cầu vừa xây xong, tháng sau đã không dùng được nữa…v.v nhưng không hề thấy có ai phải chịu trách nhiệm. Những câu chuyện có thật và liên tục như vậy đã hoang phí ngân khố và niềm tin của cả quốc gia đến tận cùng.

Tất cả những điều đó xảy ra, buộc người dân có quyền bồi hồi và lo sợ cho cái sẽ đến, đánh đổi, rằng liệu có thật sự đáng giá hay không? Họ cũng cần được nghe một ai đó nói cho họ, quả quyết về tương lai hoặc có ai đó chịu trách nhiệm rõ ràng cho những bất cập sẽ tới. Đơn giản vì họ là cư dân, là chủ nhân của thành phố này. Nhưng tiếc là, chỉ có tiếng gầm rú của cưa máy, của những công nhân hò nhịp thay cho tiếng nói của họ, hạ gục từng cái cây quen thuộc và tin cậy của họ gục xuống.

Cây có linh hồn không? Thật ngớ ngẩn cho câu trả lời, nhưng nếu như hàng cây đã từng ngắm nhìn thành phố qua bao thế hệ, chắc chắn đã chia sẻ cùng con người nơi này những điều bí ẩn, nhưng đủ để hồi sinh nhau qua nhiều khốn khó.

Nếu nhắc lại, có thể chúng ta sẽ bật cười khi nhớ đến nhiều bài báo lo về sinh mạng của một con rùa già ở Hồ Gương, Hà Nội. Thậm chí đã có các báo cáo khoa học đòi cải thiện tình trạng ô nhiễm của nước hồ để cứu con rùa đó. Người ta ca ngợi đó là di vật, là niềm tin. Nhưng hạ gục thật nhiều hàng cây trăm tuổi, lấy đi lá phổi của hàng triệu người thì đã chẳng có một sự chất vấn nào xứng đáng cho di vật hay niềm tin.

Một người bạn trên Facebook, anh Alvin Tango, nhắc tôi về câu chuyện được đăng trên báo Trung Quốc, rằng có người đàn ông đã bán một trái thận để mua Ipad, để sống với đời hiện đại của mình. Người Sài Gòn khi chịu cắt đi hơi thở quen và lịch sử của mình, chắc cũng cần nghe một lời giản thích chân tình hơn là một mệnh lệnh.

Tất cả mọi người hiện chỉ nhìn thấy những tiếng thở dài về một Sài Gòn quen thuộc. Phải chăng thói quen nhẫn nại chịu đựng và chấp nhận mọi thứ, việc tăng liên tục xăng, điện… cho đến những cuộc tấn công máu lạnh của công an vào dân thường ngay trên đường phố, mỗi ngày nhìn thấy trên báo chí, đã khiến mọi người chỉ còn khả năng đóng kín cửa, thì thầm và sụp đổ khả năng tư duy phản biện về điều thiết thân của mình?

Và có thể vì vậy, lặng lẽ thương nhớ những hàng cây cũ giữa tiếng máy cưa, là điều duy nhất những người yêu Sài Gòn có thể thấy được vào lúc này.



Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Clip_image0034
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeMon Aug 11, 2014 3:42 pm




SÀI GÒN VĨNH BIỆT TÌNH TA

Chiều Sài Gòn người có đi qua
Nhớ chiều xưa dáng nhỏ mong chờ
Những con đường chừ đây cúi mặt
Mắt nai buồn hồn bỗng bơ vơ...

Mưa Sài Gòn người có chờ ta
Nhớ chiều xưa thành phố nhạt nhòa
Mưa chậm buồn mưa giăng phố nhỏ
Em lặng nhìn người sắp đi xa!

Ôi! Đêm Sài Gòn thành phố giới nghiêm
Nhớ người yêu ta bước nhỏ tìm về
Gác nghèo năm xưa
Khung cửa bỏ ngỏ
Đèn đêm thương nhớ

Ta thương Sài Gòn ngàn kiếp khó phai
Nhớ me nghiêng nắng chiều chạy dài
Nghĩa địa riêng Em
Âm thầm gục đầu
Khóc biệt ngày vui...

Ôi! Đường Sài Gòn giờ đã đổi tên
Nhớ người thân yêu đã lạc đường tìm
Phố buồn xanh xao
Em còn một mình
Lạc loài chân chim...

Ta thương Sài Gòn trọn kiếp thủy chung
Trách làm chi ai xa mặt chạnh lòng
Nỗi buồn cơn đau giết mòn tuổi mộng
Ai buồn gì không?!

Người Sài Gòn thường vẫn hay mơ
Cho giờ đây khuất nẻo bụi mờ
Vẫn mơ về đường xưa lối cũ
Vẫn mơ về ngày tháng xa xưa

Từ quê nhà người viết bài ca
Khiến người đi mắt lệ nhạt nhòa
Cung điệu buồn chừng như nức nở
Ôi! Sài Gòn, vĩnh biệt tình ta!

Hoàng Ngọc Ẩn


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcSX4nl0pmKyb1vvkjCbXGOpbrxLP_uOFNuma5Yb3FFUnRJUsxKMWg
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeThu Aug 14, 2014 9:28 am

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Z


Cho Một Thành Phố Mất Tên
Ca sĩ Mai Hương
Thơ Hoàng Ngọc Ẩn
Nhạc Phạm Đình Chương


.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Aug 23, 2014 2:33 pm


Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai


Song Chi - RFA


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 9fc6919b-8c9a-4ff5-899c-a5d02d009d8d
Giao thông trên đường phố Sài Gòn tháng 5/2014.
AFP photo

Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.

Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Bâng khuâng. Ngậm ngùi. Vì “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời đã “ngọc nát, vàng phai” rất nhiều sau gần 40 năm đất nước thống nhất, bởi những đầu óc, tư duy lãnh đạo, quản lý thiển cận, và cũng có thể, do họ thiếu vắng một tình yêu sâu sắc đối với Sài Gòn. Đó là chưa kể một thiểu số dân chúng cũng chưa thật sự ý thức giữ gìn cái đẹp, cái hồn của thành phố.

Sài Gòn thừa và thiếu

Sài Gòn bây giờ, dù vẫn là thành phố ăn nên làm ra nhất nước, dù vẫn thu hút dân nhập cư từ khắp vùng miền nhất vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, sinh sống, cũng như sự cởi mở, phóng khoáng trong tính cách của người Sài Gòn khiến dân nhập cư ai cũng có thể trụ lại, hội nhập và thành công nếu chịu khó…Nhưng mặt khác, Sài Gòn cũng bị tàn phá bởi những căn bệnh chung của các thành phố lớn, nhỏ ở VN. Đó là từ quy hoạch tổng thể cho đến kiến trúc, cảnh quan hết sức lộn xộn chắp vá.

So với hồi trước 30 tháng Tư năm 1975, số lượng dân cư Sài Gòn hiện nay đã tăng gấp 3 lần (khoảng hơn 3 triệu so với 9-10 triệu) nhưng cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông công cộng…đều chưa theo kịp với đà tăng dân số.

Môi trường sống bị ô nhiễm khá nặng, mức độ bụi bặm lẫn tiếng ổn trên đường phố đều cao vượt mức cho phép. Tỷ lệ cây xanh, tỷ lệ công viên quá thấp. Đường xá thì quanh năm cứ hết đào lên lại lấp xuống, vá chỗ này vá chỗ kia, tạo ra những ổ gà, hố tử thần… gây tai nạn. Còn khi trời mưa lớn thì rất nhiều khu vực trong thành phố biến thành… sông, khiến người dân đi lại rất vất vả.

Là thành phố lớn thứ nhì VN sau khi Hà Nội được mở rộng, nhưng đông dân nhất và về một số khía cạnh nào đó, ví dụ như nếp sống đô thị của người dân, văn hóa mua bán, phục vụ khách hàng… Sài Gòn còn được đánh giá là văn minh hơn thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là một đô thị đúng nghĩa.

Một đô thị đúng nghĩa khi được quy hoạch một cách khoa học, thành từng khu vực riêng biệt: khu hành chính, thương mại, công nghiệp, giải trí, dân cư…Chứ không thể từ quận trung tâm đến những quận ở xa, từ đường lớn, đường nhỏ cho đến từng con hẻm, ngõ cụt, nhà nào cũng mở cửa làm ăn, buôn bán; khu dân cư ở lẫn với khu văn phòng, trường học, nhà máy, quán nhậu…một cách lộn xộn bát nháo.

Một đô thị đúng nghĩa phải có các phương tiện giao thông công cộng hiện đại: xe bus, xe điện, xe điện ngầm, xe lửa…, những làn đường trên cao dưới thấp dành cho các loại xe khác nhau. Và khi các phương tiện giao thông công cộng chưa có hoặc chưa phát triển, thì đừng mơ đến chuyện giảm được nạn kẹt xe và tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao như ở VN lâu nay. Đó là chưa nói đến số lượng xăng tiêu thụ cho hàng triệu xe gắn máy mỗi ngày tính ra là bao nhiêu tiền, lượng khí thải từ xăng xe mỗi ngày mà người dân thành phố phải hít vào khi đi ngoài đường.

Nếu kể ra cho hết những cái hạn chế của các thành phố lớn ở VN nói chung và Sài Gòn nói riêng thì rất nhiều. Nếu nói về việc Sài Gòn bị xấu đi, cái hồn của thành phố bị nhạt phai, thì cũng đã nhiều người phân tích. Điều quan trọng hơn, những cá nhân, cơ quan lãnh đạo Sài Gòn bao nhiêu năm qua đã không thực sự quyết tâm làm cho cái thành phố này trở nên đẹp hơn, văn minh hơn và đáng sống hơn.

Với người dân tại chỗ, một thành phố đáng sống không chỉ vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, mưu sinh, mà bên cạnh đó, phải có một môi trường sống tốt-ít ô nhiễm, phương tiện đi lại tiện lợi, an toàn, nhiều cây xanh, nhiều công viên…

Công viên và các quảng trường là những không gian công cộng nơi người ta có thể ngồi nghỉ, thư giãn, là những khoảng thở cho con người bớt ngộp bởi sự đông đúc chật chội luôn hạn chế tầm nhìn, vây hãm đầu óc, không cho tâm trí được nghỉ ngơi. Quảng trường còn là nơi có những sinh hoạt cộng đồng, biểu diễn văn nghệ đường phố…và du khách khi viếng thăm một thành phố nào đó thường rất thích ghé qua các quảng trường vì bị lôi cuốn bởi những sinh hoạt này.

Còn ở Sài Gòn, đã gần 40 năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng một quảng trường rộng, đẹp vẫn chưa có, công viên đã ít mà còn mọc lên đủ thứ hàng quán, chỗ gửi xe, hoặc vào chiều tối, ban đêm, là nơi “chiếm đóng” của những người lang thang, nghiện ma túy, gái bán hoa…khiến người dân ngần ngại ghé qua.

Sống trong một môi trường lúc nào cũng đông đặc người và xe cộ, lúc nào cũng bị vây bủa bởi bụi bặm, khói xăng, ô nhiễm, kẹt xe, tiếng ồn từ sáng đến tối, cộng thêm cái nóng hầm hập của xứ nhiệt đới…rõ ràng không chỉ gây tác hại cho con người về sức khỏe mà cả tinh thần. Không có gì lạ khi con người hay bực bội, và dễ dàng trút nỗi cáu bực đó vào người khác, thậm chí lao vào đánh giết nhau chỉ vì một sự va chạm hay hiềm khích vụn vặt…

Với du khách nước ngoài, phải nói rằng từ ngành du lịch cho tới dịch vụ các loại, người Việt thường chỉ tính chuyện móc túi ngay trước mắt mà không nghĩ đến chuyện giữ khách lâu dài, khiến tỷ lệ du khách quay lại VN lần thứ hai, thứ ba…là rất ít. Mà ngay cả nghệ thuật moi tiền khách, chúng ta cũng kém.

Ví dụ như khách đến Sài Gòn. Ngoài việc đi ăn, uống cafe, vào quán bar hay đi mua sắm hàng giá rẻ, quà lưu niệm, họ biết đi đâu, xem gì ở Sài Gòn?

Nếu là các tour du lịch do các công ty nhà nước hoặc tư nhân tổ chức, thể nào cũng có những địa điểm “có tính chất tuyên truyền chính trị” như đi xem Bảo tàng tội ác chiến tranh VN (trước kia còn gọi là Bảo tàng tội ác Mỹ-ngụy nữa kia), Bảo tàng Hồ Chí Minh và bến Nhà Rồng nơi bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (!), xa hơn nữa thì đi xem địa đạo Củ Chi thời…chống Mỹ!

Khi còn ở Sài Gòn, thỉnh thoảng tôi lại rơi vào thế khó này khi một người bạn, người quen ở nước ngoài đến Sài Gòn lần đầu tiên và muốn nhờ tôi dẫn đi xem “những cái gì chỉ có ở Sài Gòn”. Biết dẫn họ đi đâu đây?

Về mặt này thì Hà Nội, Huế hay Hội An còn có những nét riêng để du khách khám phá.

Quán café, nhà hàng đẹp ở Sài Gòn rất nhiều, nhưng ở thành phố nào mà chả có quán café, quán bar, nhà hàng… Còn các địa điểm văn hóa như bảo tàng, gallery, nhà hát vốn là thế mạnh, là niềm tự hào của một thành phố thì lại thiếu và toàn là những bảo tàng cách mạng!

Rất cần thêm những bảo tàng thú vị, hấp dẫn, ví dụ bảo tàng về các dân tộc thiểu số ở VN, thêm bảo tàng về văn hóa nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh VN…để giới thiệu với du khách đã đành, mà đối với người dân, nhất là học sinh, sinh viên, có thể học được rất nhiều từ những bảo tàng bổ ích, có giá trị. Nếu nhà nước không làm nổi thì để tư nhân góp sức làm.

Một trong những địa chỉ văn hóa tư nhân mà tôi còn nhớ, khá thú vị, là "Điểm của một thời" nằm trên đường Lê Thánh Tôn của nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, thường tổ chức các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam kết hợp với trình diễn áo dài từ xưa đến nay, ngoài ra khách còn được thưởng thức trà, chè, bánh mứt VN...Khách nước ngoài rất thích, không biết bây giờ còn không.

Khi du lịch đến các thành phố khác nhau của các nước, một ý thích của tôi là tìm đến những ngôi nhà, những quán café, địa điểm thường lui tới của các văn nghệ sĩ hay chính khách, triết gia…nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ở Sài Gòn thì điều này lại chưa có được.

Còn nhớ khi học giả, nhà sưu tập đồ cổ Vương Hồng Sển mất, ông đã hiến tặng cho nhà nước ngôi nhà cổ (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ giá trị của mình với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Thế nhưng, vì những lý do nào đó, có thể vì sự hẹp hòi, thiển cận, không muốn có những bảo tàng mang tên cá nhân nào ngoại trừ bảo tàng Hồ Chí Minh (!), những người lãnh đạo trung ương và thành phố đã không chấp nhận. Những cổ vật sau đó được đưa về Bảo tàng Lịch sử Thành phố, còn ngôi nhà xưa rất đẹp thì không được chăm sóc, bị xuống cấp, hư hỏng nặng theo thời gian.

Rồi còn bao nhiêu nhân vật khác từng sinh sống, thành danh ở thành phố này, gia đình, người thân sẵn sàng biến những ngôi nhà khi họ còn sống thành địa điểm tham quan cho du khách và người dân nếu nhà nước cho phép, nhưng riêng với VN thì lại còn vướng mắc bởi bao vấn đề “tế nhị” khác, mà tất cả là do sự hẹp hòi mà thôi. Ví dụ như ngôi nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy…có thể sẽ có nhiều người trong và ngoài nước muốn ghé nhưng đã chắc gì những nhạc sĩ cách mạng khác lại thu hút người đến khi mà nhạc của họ bây giờ còn chẳng mấy ai nghe?

Với du khách là thế, còn với người dân, Sài Gòn cũng như tất cả những thành phố lớn, nhỏ khác ở VN thường rất thừa thãi quán café, quán nhậu, nhà hàng…(chả trách dù nghèo nhưng tỷ lệ tiêu thụ bia, thuốc lá ở nước ta rất cao), song lại thiếu những công trình văn hóa công cộng để nâng cao dân trí, ví dụ thiếu thư viện tốt. Ở Sài Gòn, từ phường, quận cho tới cấp thành phố đều có thư viện, nhưng các thư viện phường, quận thường quá chán, sách đã ít, sách hay lại càng ít.

Tại các thư viện không cho mượn băng đĩa nhạc, phim…miễn phí, càng không thể tìm thấy những băng đĩa nhạc giao hưởng, ca kịch opera, múa ballet hay nhạc quốc tế đủ các thể loại từ các quốc gia khác nhau…để người dân, nhất là giới trẻ có thể mượn về xem và “chống dốt”. Cái gì cũng phải đi mua tiền đâu mà mua, hỏi sao giới trẻ thường rất thiếu hụt kiến thức về opera, ballet, nhạc cổ điển, phim cổ điển…

Sài Gòn hồn xưa phai nhạt


Là một thành phố trẻ chỉ mới hơn 300 năm tuổi, Sài Gòn không có nhiều di tích, di sản văn hóa, ngay cả so với Hà Nội hay Huế. Nhưng điều đáng tiếc là đã ít mà lại không được giữ gìn, mà còn bị phá bỏ.

Theo thởi gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất. Đôi khi, người ta cứ nghĩ là chuyện nhỏ.

Từ những viên gạch cũ mộc mạc lát xung quanh Nhà thờ Đức Bà cũng bị đào lên thay bằng loại gạch mới bóng loáng. Một quán café Givral, nơi từng là địa điểm của bao ký giả trong và ngoài nước thời chiến tranh VN đến thu thập thông tin, ngồi viết bài, trong đó có nhân vật tình báo Phạm Xuân Ẩn; nơi từng được nhắc đến trong cuốn sách và bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”…Lẽ ra thay vì xây mới, cùng với việc phá bỏ toàn bộ hành lang Eden cũ, nên giữ lại, biến thành một địa chỉ văn hóa du lịch khi treo thêm những bức ảnh của bộ phim này, của Sài Gòn xưa, chẳng hạn.

Một ví dụ nhỏ, như ở ở Paris, quán Café des 2 Moulins sau khi được quay trong bộ phim tình cảm Amélie, 2001, càng trở nên nổi tiếng hơn, du khách ghé đến là thấy ngay hàng loạt hình ảnh của bộ phim treo trong quán.

Mới đây, nhiều người dân Sài Gòn cảm thấy tiếc nuối khi toàn bộ hàng cây cổ thụ ở công viên Lam Sơn phía trước Nhà hát thành phố, có tuổi đời hàng chục năm, đã bị đốn hạ để xây nhà ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Vòng xoay cây liễu cùng đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ với Lê Lợi cũng bị di dời. Rồi cụm tượng đài ở vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.

Và cả thương xá Tax. Theo báo chí, trung tâm thương mại lâu đời nhất tại VN, hơn 130 năm tuổi này, sẽ được phá đi, xây dựng thành cao ốc 40 tầng.

Cùng với chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố..., những cái tên như Eden, thương xá Tax, quán café Givral, La Pagode, Brodard, những hình ảnh như đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi…đã trở thành quen thuộc, gắn liền trong ký ức của người dân Sài Gòn bao nhiêu năm…nay đã biến mất.

Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố (trước đây là Hạ Nghị Viện của chính quyền VNCH), và sắp tới sẽ là chợ Bến Thành, thì đều đang và sẽ bị đè bẹp xuống, trở nên bé nhỏ thảm thương vì những công trình mới xây cao hơn nhiều lần, vây quanh.

Tất cả đều được lấy lý do vì nhu cầu phát triển, thành phố cần phải hiện đại hóa, người dân cần phải hy sinh! Biết là thế, nhưng thật ra, đập bỏ luôn là phương án nhanh nhất, dễ nhất!

Giá trị của một thành phố không chỉ ở những công trình kiến trúc mới. Linh hồn của một thành phố nhiều khi nằm trong từng viên gạch cũ, từng hàng cây cổ thụ, một quán café xưa…Ở đó những dấu ấn lịch sử, những dấu vết thời gian đi qua còn in lại. Và người ta gắn bó với một thành phố lắm khi chỉ từ những thứ nhỏ nhặt như thế.

Sài Gòn ơi hồn ở đâu bây giờ?

Song Chi, 18/08/2014


Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSun Sep 07, 2014 2:14 pm


Từ ga Metro tới cổ thụ Sài Gòn


Nguyễn Ðạt/Người Việt -
Thứ Năm, ngày 28 tháng 8 năm 2014

SÀI GÒN (NV) - Từ mấy tuần lễ nay, khi công trình xây dựng đường tàu điện ngầm (métro) Bến Thành-Suối Tiên chuẩn bị tiến hành, Sài Gòn dấy lên một không khí xôn xao khó tả, với nhiều hoang mang và cảm hoài tiếc nuối.

Ðiều chúng tôi muốn nói tới những hàng cổ thụ, linh hồn của đường phố Sài Gòn.


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 194068-SG-1-4

Hàng cây dầu tại đường 3 tháng 2.

Trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, đầu tiên là xây dựng tháp thông gió nhà ga métro trước Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Quốc Hội của Sài Gòn cũ), mấy chục cây xanh đã bị đốn hạ.

Trong số mấy chục cây xanh đã bị đốn hạ, có hơn chục cây dầu và chục cây lim xẹt, đã là cổ thụ trên trăm tuổi; riêng cây dầu đã có tuổi thọ trên 150 năm.

Ông Nguyễn Trịnh Kiểm, chánh văn phòng Hiệp Hội Công Viên Cây Xanh Việt Nam đã bày tỏ sự nuối tiếc về việc những cổ thụ này đã bị đốn hạ, thay vì có thể bứng lên để trồng nơi khác.

Ðể phục vụ công trình, tất nhiên cây xanh không thể ở yên chỗ cũ; và người ta cứ việc đốn hạ dù là cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nhiều kiến trúc sư, văn nghệ sĩ lên tiếng trên báo chí, nhưng việc đã rồi. Sở Giao Thông Vận Tải thành phố đã ra quyết định đốn hạ cây xanh, không cần đưa ra Hội Ðồng Nhân Dân để lấy ý kiến.

Người dân thành phố chỉ còn biết ca thán, buồn bực vì cách làm của cơ quan chức năng nhà nước thiếu tình cảm, không mang tính nhân văn. Bà con thấy việc đốn hạ cổ thụ, cây xanh, không khác sự phá hủy bảo tàng sống của nhiều thế hệ con người; cây xanh, cổ thụ từng lưu giữ chất chứa bao kỷ niệm buồn vui của thành phố.

Cây dầu là loài thực vật có tuổi thọ cao, do nhà thực vật học người Pháp, cũng là vị giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ông Jean-Baptiste Louis Pierre, đã đưa trồng tại Thảo Cầm Viên, vườn Tao Ðàn, và các đường phố Sài Gòn từ năm 1864. Như vậy, tới hôm nay, cây dầu tại Sài Gòn đã có trên 150 tuổi.

Sài Gòn hiện nay có hơn 3.000 cây dầu, trên phân nửa thuộc hàng cổ thụ; và nhiều loại cổ thụ khác, đặc biệt là “cây dái ngựa” mà dân Sài Gòn từng đặt tên.

Có thể nói, cây dầu là loại cây đặc trưng của Sài Gòn, tạo nên vẻ đẹp của đường phố, với thân cây rất cao và thẳng tắp, cành lá tỏa rộng và đều đặn chung quanh.

Cây dầu là loài thực vật tuổi thọ cao, ở rừng thiên nhiên có thể sống tới 300 năm; tuy nhiên tại những nơi mạch nước ngầm nông, cây dầu có thể sớm bị mục rễ.

Trong số hơn chục cây dầu bị đốn hạ vừa qua, phân nửa đã mục rễ cọc, tức rễ chính, cắm sâu dưới lòng đất. Ðiều này có thể dễ dàng giải thích, ở khu vực những cây dầu vừa bị đốn hạ, khá gần bến Bạch Ðằng của sông Sài Gòn.

Cổ thụ, và nói chung cây xanh, đã góp phần điều hòa nhiệt độ, che chắn gió bụi, giảm thiểu tiếng ồn, nhất là tạo vẻ mỹ quan của thành phố. Ðốn hạ cây nào là đáng tiếc nuối cây ấy. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm mấy chục cây xanh, cổ thụ vừa bị đốn hạ, thì cây ngã đổ trong trận mưa đã gây trọng thương và chết người.

Người dân Sài Gòn vừa được khuyến cáo không di chuyển ngoài đường khi mưa gió. Và từ những cây dầu bị mục rễ còi, nỗi lo những cây khác có thể ngã đổ khi có mưa to gió mạnh, trở thành điều ám ảnh mỗi khi đi trên đường phố.

Các chuyên viên về thực vật còn cho rằng, cây dầu có nhiều trên đường phố Sài Gòn, loại cây có đặc tính tự rụng cành, lại là những cành lớn dài, nên hiểm họa rớt gãy, gây tai nạn có thể xảy ra cả lúc không mưa gió.



Phục vụ công trình xây dựng hạng mục tháp thông gió tại khu vực trước Nhà Hát Thành Phố, và chuẩn bị nâng cấp-chỉnh trang đường Nguyễn Huệ, nên thương xá Tax ở góc đường Lê Lợi-Nguyễn Huệ cũng sắp bị giải tỏa.

Ngoài sự hụt hẫng, lao đao của các tiểu thương, thêm nỗi tiếc nuối của người dân Sài Gòn, trước sự sắp sửa ra-đi-vĩnh-viễn của một ngôi nhà xinh đẹp và rất thân thuộc - thương xá Tax - tọa lạc giữa lòng Sài Gòn từ hơn nửa thế kỷ.

Chúng tôi nghe bà con tiểu thương than vãn; nhiều người còn thấy sự nghiệp kinh doanh của mình đã tới hồi kết thúc. Bởi vì đa số tiểu thương ở thương xá Tax chuyên doanh các mặt hàng lưu niệm, hàng mỹ nghệ. Những mặt hàng này chỉ đắc địa nếu còn tồn tại ở thương xá Tax ở trung tâm Sài Gòn. Bây giờ được sắp xếp kinh doanh tại một siêu thị nhỏ của hệ thống siêu thị Satra tại quận 10, không thể có được khách du lịch nước ngoài tới mua nhiều như trước nữa.

Chúng tôi cũng chứng kiến rất nhiều người dân Sài Gòn, cũng như chúng tôi, với tâm lý hoài nhớ kỷ niệm, tiếc nuối quá khứ, cứ đi quanh quẩn nhìn ngắm, chụp hình công trường Quách Thị Trang, trước mặt chợ Bến Thành.

Bởi vì nơi đây sắp biến hình biến dạng, để trở thành nhà ga tàu điện ngầm - tuyến Métro số 1: Bến Thành-Suối Tiên. Ðược biết, sẽ di dời tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, đưa vào công viên Phú Lâm ở quận 6; và đưa tượng bán thân nữ Phật tử Quách Thị Trang, vào đặt tại công viên Bách Tùng Diệp, một công viên nhỏ ở đường Lý Tự Trọng (đường Gia Long cũ).


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 10542426_513439385456725_3710165793891267603_o
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeWed Oct 22, 2014 5:51 pm


Người dân Sài Gòn và những di sản sắp mất


Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Image
Cái tên ban đầu là Charner, Bonard, Les Grands Magazins Charne và cuối cùng là thương xá Tax thì kiến trúc của tòa nhà này vẫn gần như được giữ nguyên trạng.
songmoi.vn

Trong thời gian qua, các dự án phát triển đô thị ở tp HCM mà người dân quen gọi Sài Gòn lên tiếng không ủng hộ. Vì sao dân chúng ở thành phố thương mại bậc nhất của VN lại không đón nhận sự thay đổi này? Hòa Ái tìm hiểu và trình bày trong phần sau.


Thương xá Tax và những hàng cây trăm tuổi

Người dân Sài Gòn có một niềm tự hào rất riêng biệt. Niềm tự hào đó không hẳn vốn dĩ vì Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là thủ đô của Liên bang Đông Dương từ thế kỷ thứ 19 mà bởi vì đây là nơi “đất lành chim đậu”, là miền đất của nhiều người Việt tứ xứ tụ về, chọn nơi này để dung thân và lập nghiệp. Có thể không phải là nguyên quán nhưng Sài Gòn gắn kết với nhiều thế hệ người dân qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm của vận nước. Dù “thăng” hay “trầm” thì Sài Gòn, nay là tp HCM, vẫn luôn giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của VN.

Bộ mặt đô thị của một thành phố như thế đang dần thay đổi trong xu hướng hòa nhập với thế giới vì mục tiêu phát triển, thịnh vượng. Thế nhưng những dự án đang được triển khai như các tuyến đường metro, tạo điều kiện thuận tiện hơn trong việc đi lại của dân chúng hay như Thương xá Tax bị tháo dở để xây dựng công trình đa chức năng với tòa nhà cao 40 tầng, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 lại không được người dân Sài Gòn đón nhận. Họ đang lên tiếng để cố giữ gìn những gì mà họ cho là “di sản” của Sài Gòn.

Di sản đó là những hàng cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm, tạo nên cảnh quang của thành phố, đồng thời cũng là “lá phổi” của môi trường sống cho cộng đồng dân cư Sài Gòn, bị đốn hạ một cách không thương tiếc. Các nhà hoạch định dự án tuyến đường metro Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương, và cầu Thủ Thiêm 2 chọn phương án đốn bỏ các hàng cây này trong khi người dân Sài Gòn chưa bao giờ được thông báo hay được yêu cầu đóng góp ý kiến đối với các dự án lớn như vậy.

Di sản đó là Thương xá Tax, một ký ức lịch sử đô thị, đã bị đóng cửa. Người dân Sài Gòn tiếc nuối cho một chứng tích hơn 130 năm tuổi bị xóa dấu vết. Các nhà chuyên môn xót xa khi nét văn hóa kiến trúc này không được bảo tồn. Kiến trúc sư Duy Black cũng là một cư dân Sài Gòn chia sẻ:

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Image

Hàng loạt cây cổ thụ có tuổi đời vài chục, thậm chí cả trăm tuổi ở TP HCM đang là báu vật cần được bảo tồn, chăm dưỡng...

“Bản thân mình cũng biết một đô thị thực sự là một hệ thống. Và tất cả những công trình nằm trong đó là một phần ‘thể xác’ nhưng để cho ‘thể xác’ đó sống được thì cần phải có những tâm hồn, là con người phải sống trong đó. Khi thay đổi theo hướng tốt thì tất nhiên ai cũng chấp nhận mà đằng này lại thay đổi một cách đột ngột, không có định hướng nào nên người dân không biết thay đổi để làm gì? Họ có cảm giác bị sốc thì họ sẽ có phản ứng, nêu lên thắc mắc của họ”.

Một số những cư dân Sài Gòn đài ACTD tiếp xúc đều bày tỏ sự lo lắng không biết tương lai thành phố của họ sẽ ra sao. Họ cho rằng họ chính là chủ nhân thành phố này nên họ có quyền phải được biết và được quyền quyết định “số phận” tp HCM hiện nay và cả trong tương lai. Các dự án phát triển đô thị muốn thuyết phục được người dân Sài Gòn thì cần phải được truyền bá thông tin về ích lợi cũng như hiệu quả và cả những bất cập như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân lại không có quyền hạn nào đối với các dự án phát triển đô thị nơi thành phố của họ, kể cả quyền được biết thông tin. Những gì họ biết đều là chuyện đã rồi.

Niềm tin đã mất


Câu hỏi đặt ra vì sao người dân Sài Gòn không có niềm tin ở các cấp lãnh đạo trong kế hoạch phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng? Nhiều người dân ở đây nói rằng hiệu quả xây dựng cũng như hiệu quả kinh tế của hầu hết các dự án lớn nhỏ trên cả nước trong thời gian qua chính là câu trả lời. Họ không muốn thành phố từng là “Hòn ngọc Viễn Đông” sẽ phải bị sa vào vết lầy cố hữu như thế.

Mới đây nhất, người dân Sài Gòn đón nhận thông tin về dự án xây mới chợ Tân Bình bị các tiểu thương kinh doanh ở đây phản đối. Một tiểu thương nói với đài RFA lý do không đồng tình với dự án phát triển chợ Tân Bình quy mô hơn:

“Tiểu thương chúng tôi là những người ngồi bám trụ ở đây mấy chục năm từ thời cha mẹ cho đến chúng tôi. Bây giờ Quận đưa ra một đề án xây chợ như vậy không hợp lòng, bảo rằng chúng tôi muốn trở vô bán thì phải đóng tiền thuê. Thứ nhất là chúng tôi cũng không có số tiền bốn trăm mấy chục triệu như vậy để đóng. Thứ hai là chợ truyền thống chỉ ở dưới lầu còn lên lầu thì chúng tôi không bán được. Chúng tôi đã bỏ một số tiền rất lớn, đi vay, đi mượn, đi cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng, để được vô chợ bán mà bán không được thì chúng tôi đã nợ rồi, làm sao có tiền trả lãi suất ngân hàng? Nợ chồng nợ.”
   
Hôm 25 tháng 9, khoảng 300 tiểu thương chợ Tân Bình tuần hành phản đối dự án phá chợ cũ, xây chợ mới. 3 ngày sau khi tiếp xúc với tiểu thương, ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình, ký văn bản tạm ngưng không triển khai các bước tiếp theo của dự án xây trung tâm thương mại và chợ truyền thống Tân Bình.

Ý kiến đóng góp của các tiểu thương chợ Tân Bình: “Nguyện vọng của tiểu thương không muốn xây chợ mới, giữ nguyên chợ truyền thống” được lắng nghe. Qua sự kiện này, người dân Sài Gòn có hy vọng về đề nghị của Tổng Lãnh sự quán Phần Lan giúp một số giải pháp bảo tồn Thương xá Tax và đồng thời nhiều lãnh sự quán EU khác tại thành phố cũng hưởng ứng qua một văn bản đề nghị người dân Sài Gòn cùng ký tên kiến nghị với UBND thành phố cho dừng lại viêc phá bỏ thương xá Tax, nơi có kiến trúc và lịch sử của người Pháp còn lưu lại.

Để kết thúc bài phóng sự hạn hẹp này, Hòa Ái mượn lời của một cư dân Sài Gòn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: “Sài gòn đẹp, đẹp tới nỗi nếu những người quản lý và hoạch định đô thị này làm hỏng nó, trực tiếp hoặc gián tiếp, thì tội của họ phải lớn tới mức nào?!”






Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Oct 25, 2014 2:32 pm


Tại sao Thương xá TAX không thể là một di sản văn hóa Sài Gòn?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-10-25

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 15c2e0f7-fb72-4a49-bb53-0df1bac50c6f
Thương xá TAX Sài Gòn, ảnh chụp ngày 29/06/2010.
RFA PHOTO

Công trình kiến trúc tôn tạo vẻ cổ xưa


Người Sài Gòn bất kể lứa tuổi nào trong nhiều thế hệ trước năm 1975 nói tới trung tâm thành phố mà không kể tới sự có mặt của thương xá TAX là kể như chưa biết Sài Gòn, chưa thở cái không khí rộn rã dạo phố, mua sắm tại trái tim của Hòn Ngọc Viễn Đông nơi có những công trình kiến trúc do Pháp để lại tôn tạo vẻ cổ xưa qua nền kiến trúc đặc trưng của một thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc châu Âu.

Những công trình kiến trúc như Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm 1863 để lại dấu ấn mạnh mẽ của bước chân những cố đạo đầu tiên truyền giáo của Pháp khi vào Sài Gòn. Bưu Điện thành phố xây dựng năm 1886 với kiến trúc không thua gì các công trình của châu Âu hay ngay cả với Pháp cùng thời gian đó. Dinh Norodom nay là Hội trường Thống Nhất được xây dựng năm 1868 và 30 năm sau, năm 1898 Dinh Xã Tây ra đời góp vào quần thể kiến trúc độc đáo làm nên một Sài Gòn vượt trội tại Đông Dương trong nhiều thập niên sau đó. Dinh Xã Tây được chế độ cũ đặt làm Tòa Đô chính và trở thành UBND thành phố hiện nay.

Bên cạnh các công trình hành chánh công quyền người Pháp không quên tới hai mảng kiến trúc quan trọng khác dính liền tới đời sống đô thị là giải trí và các khu thương mại.

Nhà hát lớn là biểu tượng giải trí và sau đó trở thành nghị trường quốc hội Việt Nam Cộng Hòa và rồi trở lại chức năng ban đầu của nó là Nhà hát thành phố nằm bệ vệ trực diện với con đường Lê Lợi từ ngày được khởi công vào năm 1898 cho tới lúc hoàn thành năm 1900.

Chợ Bến Thành ra đời vào năm 1912 nhanh chóng trở thành da thịt không những của người dân Sài Gòn mà hầu như người miền Nam nào cũng biết nếu có dịp đến Sài Gòn. 12 năm sau khi chợ Bến Thành khai trương, năm 1924 một khu kinh doanh bề thế đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện dưới cái tên Grands Magasins Charner nằm tại một địa điểm quan trọng nhất của trung tâm thành phố và tới năm 1960 chính thức đổi tên thành thương xá TAX.

Trong quần thể kiến trúc mà Pháp thực hiện tại Sài Gòn có lẽ số phận của thương xá TAX là hẩm hiu nhất. Trong khi các công trình khác hầu như nguyên vẹn thì TAX bị bầm dập không ngừng kể từ sau năm 1975.

Với chính sách tập trung kinh tế mà miền Bắc đang theo đuổi, thương xá TAX dưới mắt chính quyền mới là một địa điểm cần phải được thay đổi cho phù hợp với chính sách bao cấp, cấm tiểu thương mua bán. Thương xá TAX bị giải thể, người kinh doanh trong thương xá về nhà kiếm nghề khác mưu sinh hay đi kinh tế mới. TAX trở thành cửa hành quốc doanh để sau đó biến đổi theo từng thời kỳ cải tổ kinh tế.

Ba năm sau ngày giải phóng thương xá TAX có cái tên mới: Cửa hàng phục vụ thiếu nhi thành phố với mặt hàng chính là đồ chơi trẻ em. Có lẽ người Sài Gòn hết tiền và hàng hóa thì lại quá sơ sài nên cửa hàng này đóng cửa ba năm sau đó. Năm 1981 cái tên Cửa hàng bách hóa tổng hợp thành phố được treo lên và cái tên ấy không sống nổi với kinh tế thị trường đã làm thương xá TAX có cơ hội trở lại với cái tên của nó vào năm 1998.

Tòa nhà này được giao lại cho tư nhân mua bán dưới sự quản lý của Tổng công ty thương mại Sài Gòn. Chiếc bảng hiệu thương xá TAX một lần nữa chính thức biến nơi này thành tài sản tinh thần của người dân Sài Gòn.

Qua bao biến thiên ấy, chẳng những việc mua bán bên trong đổi chủ mà khuôn mặt của Grands Magasins Charner, tức thương xá TAX cũng thay đổi nhiều lần khiến kiến trúc bị biến dạng và không còn ai nhìn ra căn cước của nó.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 9c110337-7f81-406a-9d1c-65787a14a608
Bên trong Thương xá TAX Sài Gòn, ảnh chụp ngày 29/06/2010. RFA PHOTO.

Tòa nhà sau bao nhiêu lần nâng cấp chỉnh trang, các kiến trúc sư, nhà thầu đã lạnh lùng tàn phá nó bởi tay nghề chuyên môn thô thiển và chấp vá. Từ một công trình kiến trúc theo phong cách Art Décor tòa nhà hôm nay trở thành một kiến trúc cấp thấp nhất với các khối xi măng lạnh lùng được gắn cái mác hiện đại. Người dân Sài Gòn mỗi lần đi ngang nhìn nó là một lần thất vọng khi hình ảnh tinh tế ngày xưa đã biến mất để từ đó tâm tình của người Sài Gòn cũng mất dần với một di tích văn hóa thị dân được hình thành và đi cùng với nhiều thế hệ.

Kiến trúc sư Trần Đình Nam khi được hỏi có phải nguyên do làm cho thương xá TAX không còn giá trị vì những lần chỉnh trang vô nguyên tắc đã làm cho mặt tiền của nó xuống cấp hay không, ông nói:

“Dạ đúng rồi! Nó đơn giản như tôi nói một ví dụ ở đây. Ví dụ một căn nhà rất quý do ông bà để lại cho những đứa con. Những đứa con nều có ý thức thì nó sẽ tân trang căn nhà nó làm cho căn nhà đó sạch đẹp giống như khi nó mới ra đời. Còn những đứa con không ý thức thì nó sẽ trám cái này nó trét cái kia nó căng bảng hiệu lên nó làm cho giá trị căn nhà giảm xuống thành ra bây giờ nếu nhìn thương xá TAX đã qua nhiều lần cải tạo, đắp vá những loại đá granite vào thành ra mọi người nhìn thương xá TAX và nghĩ rằng nó không giá trị. Khi nghĩ nó không giá trị thì đập đi.

Tuy nhiên nếu hiểu biết về lịch sử, mỹ thuật và kiến trúc thì người ta sẽ thấy là không phải như vậy bên trong nó vẫn còn nhiều thứ đáng giữ và nó có thể phục hồi cái hiện trạng như lúc nó sinh ra.”

Sự may mắn hiếm hoi không còn nữa


Thương xá TAX chưa bao giờ được đề nghị là di sản văn hóa mặc dù thiết kế nội thất của nó gần như còn nguyên vẹn kiến trúc ban đầu. Những cầu thang cuốn, mái vòm, họa tiết của Art Décor và các mảnh ghép mosaic độc đáo vẫn còn hấp dẫn người Sài Gòn lẫn du khách các nơi kéo về thăm nó. Bất kể bên ngoài và bên trong đối nghịch nhau du khách ngoại quốc có dịp ghé ngang Sài Gòn vẫn giữ sự cảm mến nó như chính họ đang ở Pháp, dạo quanh những quần thể kiến trúc Paris tại một xứ sở đầy nắng như Hòn ngọc viễn đông. Di sản hay không di sản người dân Sài Gòn chấp nhận cái hiện có như là một sự may mắn hiếm hoi còn sót lại.

Nhưng cái may mắn ấy không còn nữa khi Ủy ban Nhân dân thành phố chính thức công bố ngày 30 tháng 9 năm 2014 sẽ là ngày cuối cùng của thương xá TAX. Tòa nhà này sẽ bị đập bỏ để xây dựng một cao ốc 40 tầng và một dự án cho trạm Metro Bến Thành - Suối Tiên. Tiểu thương buôn bán bên trong tòa nhà là người chịu thiệt hại vật chất nhiều nhất trong khi đó mất mát tinh thần của hàng chục triệu người từng biết và yêu mến Sài Gòn không sao tính hết. Người dân Sài Gòn làm đơn kiến nghị yêu cầu xem xét và có biện pháp gìn giữ những gì mà kiến trúc của tòa nhà vẫn còn có thể giữ được. Bên cạnh đó một vài sứ quán Âu châu cũng lên tiếng cho biết sẽ hỗ trợ việc di dời những cấu trúc bên trong tòa nhà như hệ thống cầu thang, các bức tranh ghép mosaic cũng nhưng các điêu khắc đặc trưng của nó.

Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, người làm bản kiến nghị vì yêu mến Sài Gòn cho biết nhận xét chuyên môn của ông về khả năng di dời những chi tiết bên trong tòa nhà:

“Theo tôi được biết thì phương pháp tháo gỡ những mảng mosaic này thì nó cũng rất khó khăn để mà bảo tồn những họa tiết trên đó. Ngoài ra việc đem chi tiết của họa tiết ra khỏi không gian vốn có của nó thì chúng ta làm mất đi một phần giá trị của nó. Những chi tiết, hay cầu thang nó phải đứng trong một không gian đủ lớn, đủ rộng và đủ cao thì giá trị của nó mới xứng đáng.

Theo như bản kiến nghị mà tôi đã đưa ra trên mạng cho mọi người ký tên ủng hộ thì có khoảng 700 người thuộc tầng lớp sinh viên ủng hộ chuyện này ngoài ra còn có nhiêu tầng lớp khác như người hưu trí hay giáo viên, công nhân viên, nhân viên văn phòng họ cũng rất ủng hộ.”

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 87ae0b07-8ca9-4bc5-88f5-411a12c79e92
Bên trong Thương xá TAX Sài Gòn, ảnh chụp ngày 29/06/2010. RFA PHOTO.

Thật ra nếu có di dời thành công thì nơi đến duy nhất của những công trình này phải là viện bảo tàng quốc gia chứ không thể một chỗ nào khác. Biện pháp giữ lại như một thiết kế cổ hòa nhịp với cấu trúc xây dựng mới có thể là giải pháp tốt nhất trong lúc này, tuy nhiên nó tùy thuộc rất nhiều vào bản thiết kế tòa cao ốc mới vì vậy khó khăn có thể đến từ bản vẽ lẫn giá thành sẽ tăng rất nhiều khi chọn giải pháp này.

Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa cho biết ý kiến của ông nếu thương xá được giữ lại:

“Thương xá TAX là một phần trong đô thị cổ Sài Gòn vì vậy theo ý tôi thì việc giữ gìn lại thương xá TAX cùng với cảnh quan chung quanh nó sẽ giúp cho người dân hiểu hơn về thành phố, hiểu hơn về giá trị lịch sử của thành phố. Còn nếu đánh đổi giá trị lịch sử này để lấy những điều gọi là hiện đại thì tổn thất rất lớn và không bao giờ lấy lại được. Hiện nay quỹ đất của thành phố không phải là thiếu, họ vẫn có sẵn một khu đô thị mới là Thủ Thiêm được quy hoạch rất chi tiết để phát triển một trung tâm mới cho thành phố.

Việc xây dựng một công trình 40 tầng lọt giữa những công trình cổ tại đô thị cũ Sài Gòn thì rất không nên. Còn phương án bảo tồn thì tôi nghĩ là chuyện phải bảo tồn không gian bên trong của thương xá TAX đồng thời nếu được nên tìm ra những bản thảo, những chi tiết ban đầu để phục dựng lại bộ mặt của thương xá TAX như chúng ta đã làm với nhà hát thành phố thì đó là phương án tốt nhất cho trường hợp này.”

Viễn cảnh một tòa nhà cao 40 tầng đứng trùm lên các kiến trúc cổ chung quanh sẽ gây không ít phản cảm đối với người Sài Gòn lẫn du khách ngoại quốc. Cảnh quan thành phố sẽ bị phá hoại và mọi nỗ lực giữ gìn trừ trước tới nay kể như sụp đổ. Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa cho biết:

“Trường hợp cụ thể nhất có thể thấy được là Bitexco đứng ở phía sau Kho bạc nhà nước trên đường Nguyễn Huệ. Theo tôi thấy thì họ sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tạo nên hiệu ứng vô hình của những khối công trình mới đó là có ý đồ. Nhưng theo cảm quan riêng của tôi thì thấy nó không hiệu quả. Tốt nhất là những công trình cao tầng nên dời ra một khu xa, tránh khỏi phần đô thị cổ của Sài Gòn như những nước tiên tiến khác.

Nó sẽ ảnh hưởng tới hai công trình tiêu biểu của khu vực đó là Nhà hát thành phố và Ủy ban Nhân dân thành phố. Hai công trình đó sẽ trở nên lọt thỏm trong cái không gian vốn dành cho những công trình đó cho nên những công trình chung quanh sẽ phải thấp tầng để tôn lên vẻ đẹp của những công trình tiêu biểu đó. Khi mình đặt công trình 40 tầng vào thì sự tập trung sẽ bị lệch khi công trình mới được xây dựng lên.”

Kiến trúc sư Trần Đình Nam, một người cũng rất quan tâm tới số phận của tương xá TAX cho biết ý kiến của ông:

“Nếu nó phá đi thì tôi nghĩ cái lợi nó không có nhiều. Mục đích để xây một tòa nhà 40 tầng thì thành phố Sài Gòn đâu phải là Singapore mà thiếu đất vì mình có rất nhiều đất vì vậy chuyện đem lại lợi nhuận thì chưa chắc gì. Với lại con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ là những con đường rất nhỏ được làm từ mấy trăm năm về trước không phải là những con đường phục vụ cho những cao ốc. Khi mà mất đi như vậy thì bất lợi sẽ nhiều hơn. Đặc điểm để nhận dạng ra Sài Gòn nó mất đi rồi. Nó có thể đồng hóa Sài Gòn giống như một thị xã hay một thành phố nhỏ nào đó bình thường của Việt Nam.”

Giải pháp bảo tồn để thương xá TAX trở lại hình thể ban đầu không phải là giải pháp không khả thi nếu quyết tâm thực hiện. Kiến trúc sư Nam cho biết:

“Trong chuyên ngành nó có rất nhiều cách để mà bảo tồn tòa nhà đó nghĩa là có rất nhiều cách để giữ lại. Giữ lại một phần, giữ lại toàn bộ hay khôi phục lại toàn bộ… nó có rất nhiều cách. Vấn đề là thành phố cần có một ý tưởng sáng suốt nào đó.

Tuy nhiên ngay cả vấn đề phục hồi toàn bộ tức là toàn bộ mặt tiền của khúc trước thì cũng là điều không phải quá khó vì Việt Nam mình đã phục hồi Nhà hát thành phố cũng như Nhà hát lớn Hà Nội trong điều kiện Việt Nam mình vẫn có thể làm được.”

Thương xá TAX nếu có biến mất thì cũng không có người dân nào vì yêu nó quá mà chết, tuy nhiên cái chết văn hóa không thấy được sẽ tiến vào “tiếp thu” đời sống nhân văn của người Sài Gòn. Trong cuộc sống chạy đua với kỹ thuật số, với hệ thống hiện đại từ cái ăn lẫn cái mặc, người Sài Gòn sẽ không còn cơ hội để tìm sự bình an trong tâm hồn qua những giây phút thẩn thơ tới những chốn cũ tìm lại trong chính ký ức của họ những gì dính tới Sài Gòn.

Sài Gòn rồi ra sẽ không còn “đẹp lắm” trong hàm ý tinh thần. Nó sẽ có vẻ đẹp xi măng cốt thép hay những đoàn xe điện êm ru xuôi ngược trên bầu trời thành phố. Người Sài Gòn sẽ không dám ngước lên tìm một chút không khí trong lành qua tiếng gáy của con gà trống Gaulois trong tòa nhà thương xá Tax nay đã nằm trong lòng đất.


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeWed Jul 20, 2016 1:59 pm

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Phosg_moms

Đừng để Sài Gòn thành "The Lost City"!

Khắp nơi trên thế giới, khi nhận ra những thành phố xưa đẹp đang mất đi, người ta đã và đang cố gắng làm những điều gì đấy để có thể hồi tưởng và khôi phục lại.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Saigon_02
Những kiến trúc mới hiện đại nhưng thô kệch xóa đi không gian xưa đẹp khu trung tâm - Ảnh: P.T

    Sài Gòn cuối mùa mưa - vẫn những cơn mưa chiều nũng nịu, lúc dài lúc ngắn. Thế nhưng, mưa những ngày tháng Tám, tháng Chín năm nay có khác. Thấy mưa cứ thêm buồn bởi vì trung tâm Sài Gòn, giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi đang ngổn ngang những hàng rào, lô cốt “đại công trường” - có gì vui? Nhìn xem, hàng cây xanh tram tuổi trước cửa Nhà hát lớn: cưa trụi! Cái bùng binh - đài phun nước và hang liễu đã quen thuộc hơn 50 năm - bị bứng mất! Tòa nhà Thương xá Tax đóng cửa, hấp hối trước tin một tòa nhà 40 tầng nào đấy sẽ thế chỗ... Chỉ vài năm nữa, thậm chí vài tháng nữa thôi, những kiến trúc xưa đẹp, những cảnh quan tiêu biểu còn sót lại ở khu trung tâm thành phố sẽ tan biến đi đâu đấy. Cho dầu, cuộc sống bao giờ cũng phải phát triển nhưng cái giá cho sự thay đổi ký ức trăm năm của một thành phố nếu cứ phải như thế thì buồn lắm chứ, đau lắm chứ, ức lắm chứ!

    Chính trong những ngày mưa buồn như vậy, khi được Phạm Công Luận trao cho bản thảo tập Hai Sài Gòn - Chuyện đời của phố, tôi càng đọc càng thấy rưng rưng. Hóa ra, Luận đã và đang âm thầm góp nhặt những mảnh vỡ của một Sài Gòn lấp lánh đa dạng cho trước nhất - thế hệ 50 tuổi của chúng tôi. Cảm ơn Luận, từ hồi đọc tập Một và bây giờ tập Hai, tôi gọi anh là “ông già 6x, “ông Sơn Nam 6x” đang cho chúng tôi xem lại cuốn phim ký ức Sài Gòn từ thuở thơ ấu của mình. Có lẽ những bạn “ngũ thập” và các bậc cao niên hơn nữa, khi đọc những chuyện đời do Luận chắp bút, sẽ nhận ra nhiều kỷ niệm tưởng chừng đã mất, song hóa ra vẫn còn đâu đấy thanh thoát. Với tôi, Luận đưa tôi trở lại “vương quốc” chợ Bến Thành, giản dị mà kỳ diệu từ những hình phù điêu ở bốn cửa chợ, cho đến những phận người nổi trôi theo các sạp hàng. Từ chợ Bến Thành, anh dẫn chúng ta đến Lăng Ông, Bà Chiểu, từ con phố Lê Công Kiều nhỏ xíu đến cả dinh Độc Lập khổng lồ… Và rồi, thật bất ngờ, Luận cho tôi gặp lại Ban nhạc Tuổi Xanh ngày nào trên “Truyền hình băng tần số 9”. Ô hay, tôi gặp lại nỗi hồi hộp vào tuổi 12-13, khi bỗng dưng thấy một cô bé ca sĩ xinh xắn như thiên thần của Ban Tuổi Xanh từ tivi bước ra, hát “trong veo”, trong một buổi văn nghệ Tất niên ở sở Mẹ tôi làm. Đây nữa, Luận giới thiệu tôi gặp những nghệ sĩ nổi tiếng, giờ đây “hồn muôn năm cũ”: Thanh Nga, Kiều Hạnh,Trịnh Công Sơn, Trần Văn Trạch… Có những người ít khi ta nghe thấy nhưng họ lại là những người đã góp phần làm ra và lưu lại ký ức Sài Gòn: nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, đạo diễn Kha Thùy Châu, họa sĩ Duy Liêm…

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Saigon_04
Nhà hát lớn Sài Gòn được khôi phục nét xưa, một ví dụ chung sống hài hòa giữa hiện đại và cổ xưa - Ảnh: P.T

    Luận không chỉ ghi lại cái ký ức chúng ta từng có mà còn giúp chúng ta khám phá thêm, tuyển chọn thêm những điều hay, tinh hoa của Sài Gòn xưa. Nhà Luận ở Phú Nhuận nhưng anh “thơ thẩn” khá nhiều ngóc ngách Sài Gòn. Luận làm báo nhưng cũng là người sưu tầm lịch sử, chịu khó làm quen đủ người tứ xứ. Anh tìm hỏi từ trí thức, nghệ sĩ đến doanh nhân, thợ thuyền và giới bình dân. Anh ghi lại câu chuyện nghe được, biết được từ gia đình, thân hữu và người dưng trước lạ sau quen. Không những thế, anh còn sục sạo các thư viện và những tủ sách, album ảnh gia đình. Luận có nhiều “hàng độc” để viết lắm: những căn nhà cổ, những bức tranh giấy và tranh kiếng Lục Tỉnh Nam Kỳ, những tấm ảnh “minh tinh, tài tử”, những tờ nhạc, tập báo, quyển sách xưa hiếm. Anh “moi móc” từ những vựa ve chai ngoài đường và trên mạng cho đến những sưu tập cá nhân ở Việt Nam và hải ngoại, để đưa ra những tư liệu không chỉ bằng chữ viết, chữ in mà còn là hình ảnh, lời kể, bức tranh, bức tượng, cuộn phim sống động. Tất cả những nhân chứng, vật chứng ấy, thấm đậm - cái nôn nao đi tìm sự thật và vẻ đẹp của ngày xưa và người xưa. Thấm đậm - cái cách anh yêu Sài Gòn không ồn ào mà lại sâu lắng... Và rồi, trên cái vốn thông tin và tư liệu giàu có đấy, để viết được thành sách, Luận có được một sự quan sát tỉ mỉ và tìm kiếm nhẫn nại. Luận có được một thần thái, một cách viết nhẹ nhàng, không cần điệu nghệ, không cần khoa trương mà vẫn cháy bỏng tình yêu đất và người.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Saigon_05
Có cần làm mất một Sài Gòn French town của thế kỷ 20 khi bước qua thế kỷ 21 như khung cảnh phác họa này?

    Tôi đọc và “khen” anh, và rồi, thật mắc cỡ, có lúc tôi “ghen” với anh. Tôi tự trách mình sao không viết thành sách, sao không kể bằng ảnh bằng phim những câu chuyện Sài Gòn, những con người Sài Gòn mà tôi đã biết từ lúc mê viết, mê sử đến giờ. Ôi, hóa ra, sách của “ông già 6x” đã và đang đốt lên dữ dội hơn nữa, trong tôi và có lẽ nhiều người yêu Sài Gòn, không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi lo lắng, sự thôi thúc phải ghi chép lại, phải giữ gìn được những điều hay đẹp về cuộc sống và con người của một thành phố lạ kỳ nhất Việt Nam này. Chợt nhớ, thỉnh thoảng, đi Đông đi Tây, tôi vẫn thấy có những quyển sách, những bức tranh, những cuộc triển lãm mang tên “The Lost City”. Khắp nơi trên thế giới, khi nhận ra những thành phố xưa đẹp đang mất đi, người ta đã và đang cố gắng làm những điều gì đấy để có thể hồi tưởng và khôi phục lại. Sài Gòn của chúng ta bước qua thế kỷ 21 với những biến đổi kinh tế vùn vụt, phải chăng cũng đang nhanh chóng trở thành “The Lost City”? Không, không thể như vậy! Những quyển sách về Sài Gòn xưa đẹp như Phạm Công Luận đang làm, những quán cà phê mang hình ảnh Sài Gòn ký ức đang mọc lên nhiều hơn. Và nữa, những bộ phim, sách ảnh khác tương tự đang xuất hiện nhiều hơn, đang giúp chúng ta tin rằng: Chắc chắn những ông già 6x và các thế hệ già hơn và ngay cả những người trẻ 8x, 9x đều không muốn Sài Gòn trở thành “The Lost City”! Chúng ta phải viết tiếp, làm tiếp nhiều điều để mai này, không than khóc không buồn thảm khi cứ phải “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, phải không “ông Sơn Nam 6x” của tôi?

Phúc Tiến

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Sach01_dmbm
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeSat Nov 12, 2016 4:19 pm

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Cay-sg

Cây Sài Gòn


Nguyễn Đức Tùng
 
Tất cả cây cối ở Sài Gòn, trước Nhà hát Lớn và trên các đại lộ Hàm Nghi, Tự Do, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Trần Quốc Toản, công trường Lam Sơn, dọc bến Bạch Đằng, công viên Gia Định, một khi bị đốn hạ đều biến thành ve sầu. Tội ác đối với chúng quá lớn nên thiên nhiên phải tìm cách ghi lại, không phải bằng văn chương hay hội họa mà bằng ký ức của âm nhạc. Những tấm màng mỏng rung động mãnh liệt, âm thanh khuếch đại trong bụng ve rỗng, cường độ mạnh, âm vực lớn, tạo nên những khúc ca thay đổi. Nhưng thiếu bóng mát, ve sầu chỉ có thể sống lẩn lút giữa các bức tường xây ngổn ngang, trong gạch đá vôi vữa của kiến trúc đô thị bị phá hủy, rút ngắn đời sống của chúng.

Cơn điên mùa hè thổi tới. Bạn cảm nhận trong thứ tiếng khàn khàn: một chuyện gì khủng khiếp sắp xảy ra. Đó là một mùa hè nóng như thiêu đốt. Nhiều ngày không mưa, không khí đặc lại, trời mờ mờ, lá khô rơi xuống không chạm đất. Máy móc gầm rú khắp ngã đường. Khi những cây cổ thụ trăm năm, đã từng sống sót qua bão táp, qua bọ rầy, sâu, nấm, độc tố, ngày ngày cho bóng mát, bị các lưỡi cưa máy điềm nhiên cắt ngang như một người tù bị cưa ngang đầu gối, trên sa mạc Trung Đông, bị bịt miệng bằng tấm vải đen, chúng từ từ khuỵu chân xuống, ngã ngửa ra sau, phía không có lưỡi cưa, không có quá khứ, không có kỷ niệm, đổ ào vào các bức tường trắng bên đường.

Linh hồn của chúng bay lên trời, tạo ra những âm thanh nghe như tiếng khúc kha khúc khích của trẻ con mà mọi người khen là tuyệt hay. Đêm đêm những con ve sầu hót rền thành phố, không ai ngủ được, giọng rồ như người ngạt thở, kêu lạc giọng vượt ra ngoài âm vực bình thường, khiến chúng tôi với dụng cụ đặc biệt tinh vi cũng không thể nghe được. Nhưng chó và mèo đang ngủ, thức giấc vểnh tai, chạy loạn trong đêm, kêu gào. Mọi người trở nên nóng nảy bồn chồn, hay cãi cọ nơi làm việc, vợ chồng mới cưới gây sự đánh nhau trong đêm tân hôn, xé rách mền gối. Buổi chiều tan sở những người đàn ông về nhà muộn, ngày càng muộn, và khi họ lê chân về tới cửa, không còn thấy bóng các bà vợ. 

Hồn của cây ở đâu? Ở trong cấu trúc phức tạp của chúng. Cấu trúc không phải là phép cộng các thành tố, chúng lớn hơn tập hợp ấy, và phần khác biệt nọ, phần trội lên kia của số đo vật chất, chính là linh hồn. Cây có mặt trên trái đất rất lâu trước các loài động vật có vú và trước con người. Chúng là một cộng đồng. Nhìn bề ngoài các cây đứng riêng rẽ nhưng thực ra chúng nương tựa vào nhau, về miễn dịch, về giới tính, về dinh dưỡng, thu hoạch thức ăn từ cây khác. Cây bị giết không chỉ vì các lưỡi cưa máy, chúng còn bị giết từ từ bằng quá trình hủy hoại bên trong, do tác động bên ngoài. Hủy hoại có hai cách: mục nát, bùn lầy, mê hoặc. Hoặc khô đi, cằn cỗi, rỗng ruột, hư vô. Như trong một cộng đồng người, khi một cây ngã xuống, nhiều cây khác tổn thương, chúng già sớm, chết non.

Mùa xuân không đến, hay đến không ai nhận ra, không có lá non và lộc biếc, chim chóc bay về lẻ tẻ không có bầy, chỉ có gió thổi hun hút các bờ tường và ống khói, không ngừng, mặt đường nhựa nóng rộp bàn chân. Các kiến trúc biệt thự từ thời Pháp, lãng mạn, hài hòa, vừa chắc chắn vừa thanh nhã, bỗng rùng mình rã hết vôi vữa, thoắt một cái trở thành đống xương lăng tẩm.  Một vùng sông nước rì rào kinh rạch vướng rác rưởi, ruồi nhặng bay vù vù từ mùa khô tới mùa mưa, những mái ngói đỏ của Sài Gòn nhìn từ con kinh Tàu Hũ mịt mù vì bụi, các ngõ giao thoa văn hóa Việt -  Pháp, Việt - Hoa, Việt - Ấn, Việt - Khmer bị lột trần như vũ nữ Apsara vừa bước khỏi sàn nhảy là gặp phải tướng cướp, lột váy. Sau khi linh hồn của cây chịu không được sức ép của không khí nóng, bay đi hết, thân xác chúng như trẻ con không cha mẹ liền bị đốn ngã, bị hạ độc, trái tim của những người đàn bà gập xuống như bẹ chuối khô, nhưng tâm trí những người đàn ông chúng tôi lại nhẹ nhõm hẳn ra, ngày càng nhẹ, bắt đầu bay lên được. Chúng tôi không cần nói nhiều, để mặc mọi người tranh luận, than thở, đọc ai điếu, viết trường ca, làm thơ châm biếm đủ loại từ Đường qua lục bát đến tân hình thức, chúng tôi đã bí mật quyết định xong, lầm lũi làm công việc của mình, đo ngắm các lòng đường, các diện tích có thể bán được, buổi sáng ngắm nghía các nóc chuông nhà thờ nơi chúng tôi có thể gởi trực thăng đến tháo gỡ chúng ra, ngắm nghía những đám cỏ xanh còn lại giữa hai lề đường, tìm cách phủ một lượt xi măng lên chúng.

Ôi xi măng: chúng tôi yêu quý bạn biết chừng nào. Ha, ha, ha! Chúng tôi thuộc về nền văn hoá mới: văn hoá kỹ trị. Chúng tôi phục vụ cho ý thức mới: tuân phục. Chúng tôi chỉ có niềm vui duy nhất: cái máng. Sinh ra trong đấu tranh: chúng tôi chỉ có thể là con đẻ của bạo lực. Chúng tôi căm ghét ký ức lãng mạn của Huế, Sài Gòn, Hà Nội, chúng tôi muốn đổi tên sông Thương thành sông Chiến thắng, sông Cầu thành sông Thành công, sông Đà rằng thành sông Độc lập, vân vân, hoặc đánh số các dòng sông, vì tên kiểu mới hay hơn, có nghĩa rõ ràng. Ký ức không thuộc về chúng tôi. Ký ức cá nhân chỉ là quá khứ, đáng thương, nhưng lãng mạn tập thể là chống lại văn minh công nghiệp, chống lại phát triển, đáng căm ghét. Cây là nữ tính: chúng tôi căm ghét nữ tính.

 Thế rồi mọi chuyện có vẻ không ổn. Sau một thời gian dài, khi chúng tôi bắt đầu trồng lại những cây mới bứng từ trên rừng về chở bằng xe tải lớn, những cây ấy không sống được, hay lớn lên nhỏ nhoi còm cõi, vì không có linh hồn, lá me đầu xuân không xanh biếc như môi hôn, lá bàng cuối thu không đỏ như môi ăn trầu, chỉ một cơn gió nhẹ cũng làm những cành cong mềm mại nhất gãy đôi. Người ta bứng chúng đi. Những con đường không có người đi dạo lúc nào cũng mới.

Ngay những du khách nước ngoài táo bạo nhất hay ngu ngốc nhất hay dễ tính nhất, cựu chiến binh già yêu thích các vết thương và hố bom, bọn trí thức ở Mỹ về quàng khăn rằn đi guốc mộc nhưng chỉ uống được Chivas 25 trở lên, bọn hippies choai choai không xu dính túi cũng từ từ rời bỏ chúng tôi, một lần tới, không bao giờ trở lại, once you see a black (hole) you never come back, vì họ chẳng thấy gì khác nhau giữa một thành phố láng lẫy như gò venus bị cạo sạch và một tảng thịt cừu hay thịt lợn trên mặt thớt trơn bóng. Mỗi năm mùa hạ về, linh hồn cây cối lại kêu vang lưng chừng trời, nhưng không ai nhìn thấy chúng. Khi không còn cây lá, mái ngói rêu phong, ve sầu không nơi trú ngụ, như phần tâm linh không thân xác, chúng bám vào các cửa sổ xanh đỏ kêu suốt đêm, mơ ước cuộc đời đủ dài cho các sai lầm và các sửa chữa, nhưng cuộc đời không đủ dài, sáng mai rụng xuống rào rào như vỏ trái khô. Chó và mèo cắn nhau đến chết, khi không cắn nhau chúng đi lại khẽ khàng trên các bậc cửa nhìn mọi người gườm gườm. Trong những con hẻm nhỏ ở Sài Gòn, đầy các biểu ngữ ngày lễ hội, đến đêm là tối om vì đèn đường bị đập vỡ bóng, bốc mùi tương Vị yểu, quanh những đống rác vứt đầy bao cao su, những con chó không ăn không uống, không thích gặm xương, chúng chỉ thích đuổi nhau, lừa nhau, cắn nhau, chỉ thích sủa gâu gâu gâu vào người lạ mặt.

Mọi người trở thành kẻ lạ mặt. Một mùa hè, một đám mây bay qua, đám mây đỏ, nhưng không phải là máu, không phải mưa. Đó là trái tim của một linh hồn hiếm hoi còn sót lại của cây cổ thụ già nhất Sài Gòn, một cây dầu ba trăm hai mươi tuổi. Đám mây bay sát những ngôi nhà cao ngất chọc trời vừa được xây lên, bay thật chậm, nhỏ những giọt nước như ứa ra từ mí mắt. Khi chúng tôi ngước nhìn, những giọt nước ấy rơi trúng mặt, đen, mới đầu bỏng rát, nóng, đau đớn như cường toan, chúng tôi nhắm mắt chịu đựng, chúng từ từ mát lạnh trở lại, thấm vào da thịt, thấm vào tim, làm thay đổi chúng tôi, biến chúng tôi thành hàng cây đứng im trên đường. Thành những cây gòn xanh tươi, cây xà cừ vững chãi, cây me óng ả, khuynh diệp vàng, cây dầu cao lớn mơ mộng, cây sao mượt mà.

Chúng khóc cho linh hồn phố thị. Chúng tôi bắt đầu biết im lặng, biết sợ hãi, biết nhục nhã, biết ngưỡng mộ, biết căm giận, vì đã lâu chúng tôi không còn biết im lặng, biết sợ hãi, biết nhục nhã, biết ngưỡng mộ, biết căm giận về bất cứ điều gì, chỉ có những kẻ thất bại mới biết thế, chúng tôi biết kêu rì rào khi mùa xuân tới, biết đến nỗi hoan lạc của sự sống tự do chưa hề có từ lúc chúng tôi mới sinh ra. Và bắt đầu biết thương tiếc, thương tiếc, thương tiếc và để chống lại trạng thái buồn rũ rượi chết người mà cảm giác ấy gây nên, chúng tôi chỉ còn biết làm việc, làm việc, làm việc.

Nguyễn Đức Tùng

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 160328112411_chat_cay_xanh_saigon_640x360_facebookdhsaigon_nocredit

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcRV-PW3tsE2ihzQN5q-s_yiDR95IC0nG8iAzJFfRvD6ywkHDnKb

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 643
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeWed Feb 22, 2017 9:30 am

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Tieudung24h-ben_thanh

Người Sài Gòn nuối tiếc ‘bùng binh chợ Bến Thành’


Việt Hùng/Người Việt
February 19, 2017

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Bung-Binh
Bùng binh chợ Bến Thành bị vây lại để phá bỏ làm tuyến tàu điện Metro. (Hình: zing.vn)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Bùng binh chợ Bến Thành” là tên gọi quen thuộc mà người Sài Gòn thường nói tới khi chỉ đường cho nhau. Nó ám chỉ vòng xoay Quách Thị Trang, mặt tiền của ngôi chợ nổi tiếng Bến Thành, hiện đang bị nhà cầm quyền đập bỏ, để xây dựng tuyến tàu điện Metro Bến Thành đi Suối Tiên, Thủ Đức.

Cùng với nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, thương xá Tax, chợ Bến Thành và công trường Quách Thị Trang đã tạo nên hình chữ nhật trung tâm Sài Gòn. Khách du lịch đến Sài Gòn đều ghé thăm vùng đất đắt đỏ, sầm uất nhất và đồng thời cùng là nơi lưu lại nhiều ký ức của người Sài Gòn xưa và nay.

Trước khi mang tên gọi Quách Thị Trang, bùng binh lịch sử này được đặt theo tên họ của thị trưởng Sài Gòn thời Pháp thuộc, ông Francois Jean Baptiste Cuniac. Cùng với sự tồn tại của chợ Bến Thành, bùng binh này cũng tồn tại hơn 100 năm tuổi.

Ghi nhận tại hiện trường vào chiều ngày 19 Tháng Hai, thì toàn bộ vòng xoay đã được hàng rào nhựa màu xanh che kín mít, một trạm điều khiển của công trình xây dựng được dựng lên. Trước chợ Bến Thành, từng lô cốt khoan cắt đào đường để chuẩn bị cho việc xây dựng ga tàu điện Metro được mọc lên.

Mọi con đường hướng về vòng xoay đều bị cảnh sát giao thông phân luồng, và cấm các xe ô tô cỡ lớn lưu thông vào khu vực này.

Nhiều người dân đứng chụp hình, lưu lại những hình ảnh còn sót lại của vòng xoay này, trước khi nó sẽ biến mất trong vài ngày tới.

Ông Trần Thanh Lạng, 74 tuổi, nhà ở đường Lê Lợi, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Ngay từ khi còn nhỏ, bùng binh này đã có rồi. Lúc đó, cứ mỗi khi học được điểm cao hay đạt được điều gì là cha mẹ lại thưởng bằng cách dẫn đi bộ qua vòng xoay này, để vào chợ Bến Thành mua món đồ gì đó. Thế mà không bao lâu nữa, nó sẽ bị phá bỏ. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng.”

Ông Nguyễn Trung Đông, một người dân sinh sống khu vực Bến Thành này từ trước những năm 1975, cho biết: “Để chuẩn bị cho việc phá bỏ bùng binh này, cuối năm 2014, hai tượng đài biểu tượng của bùng binh đã lần lượt bị di dời về những địa điểm khác nhau. Tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về bảo quản ở công viên Phú Lâm, quận 6. Còn tượng bán thân nữ liệt sĩ Quách Thị Trang thì được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, Sài Gòn.”

Nói về cảm nghĩ của mình khi nhìn thấy vòng xoay này bị phá bỏ, ông Đông nói: “Tôi cảm thấy nhói lòng khi một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, nay sẽ bị phá bỏ. Với tôi vòng xoay này nó gắn liền với tôi từ nhỏ, nên hình ảnh nó rất thân thuộc. Bây giờ nó mất đi, không những tôi mà mọi người dân sống ở khu Bến Thành này đều luyến tiếc.”

Còn ông Nguyễn Anh Tài, tổ trưởng tổ xe ôm khu vực chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi sống ở đây đã 30 năm. Vòng xoay này là một trong số ít những địa điểm cuối cùng còn giữ được chất cổ kính rất riêng của Sài Gòn. Giữa nhịp sống hối hả đến chóng mặt như hiện nay, thì những cây xanh được trồng trên vòng xoay làm dịu mát cả một vùng đất sầm uất này.”

“Tôi tiếc nuối, nhưng nghĩ rằng, quy luật khắc nghiệt của sự phát triển, những thứ đã cũ phải ra đi để nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại hơn. Tôi nghĩ khi có nhà ga điện ngầm Metro hiện đại, thì nó sẽ giúp nhiều hơn cho việc đi lại nâng cao đời sống của người dân,” ông Tài nói.

Khác với ông Tài, ông Trần Xuân Ninh, 60 tuổi, bán hàng nước ở trước “bùng binh Bến Thành,” cho biết: “Tôi đồng ý với việc khi xã hội phát triển, thì cần có những công trình mới, tốt hơn. Nhưng vòng xoay này đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Chúng ta không nên phá bỏ.”

“Tôi nghĩ nếu họ dời nhà ga qua vài trăm mét thôi, là đã có cả một mảnh đất khá tốt bên cạnh công viên 23 Tháng Chín, nơi đây có thể thoải mái để xây dựng làm nhà ga. Thế mà họ nhất định phá bỏ vòng xoay này để xây dựng mà không có một phương án nào để phục hồi tái tạo lại hình ảnh cũ,” ông Ninh nói một cách buồn bã.

Còn bà Trần Thị Tính, làm hướng dẫn viên du lịch, có công ty ở đầu đường Lê Lợi, chia sẻ: “Nhờ công việc của mình, tôi đã đến được nhiều nước ở Châu Âu. Tôi thấy, ở những nước ấy, dù rất phát triển, các công trình mới liên tục mọc lên nhưng họ vẫn giữ nguyên những công trình kiến trúc đã được xây dựng hàng trăm năm.”

“Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao chính quyền này không chọn phương án nào khả dĩ hơn mà phải phá bỏ một bùng binh mà hầu như người Sài Gòn nào cũng biết đến, hoặc một lần đi ngang qua. Thật buồn cho việc làm này. Họ tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm? Nếu họ hỏi ý kiến của người dân, tôi tin là vòng xoay này không thể bị phá bỏ, mà sẽ có phương án khác tốt hơn,” chị Tính nêu suy nghĩ của mình.

Còn chị Lều Thị Khánh Hưng, một nhân viên bán hàng ở chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi chỉ là dân nhập cư nhưng sống ở Sài Gòn đã 20 năm. Từ lâu, tôi đã xem thành phố này là quê hương thứ hai của mình. Tôi biết trong thâm tâm người Sài Gòn đang sống ở đây hoặc đang sinh sống ở hải ngoại, đều xem bùng binh Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… là biểu tượng của Sài Gòn. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng, thành phố này phát triển nhưng công trình ấy sẽ vẫn được giữ nguyên vẹn.”

Như vậy, sau thương xá Tax, lần này đến lượt “bùng binh Bến Thành” lại bị xóa sổ. Thêm một hình ảnh quen thuộc đã đi vào lòng biết bao thế hệ người dân Sài Gòn sẽ mất đi trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 19404224902_97562b79a3_z
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitimeMon Mar 20, 2017 11:22 am




Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất

Posted by adminbasam on 19/03/2017
Tác giả: Zanna K. McKay
Dịch giả: Trần Văn Minh

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất H1359
Sự thay đổi nhanh chóng hình dáng bầu trời của TP HCM, từng được gọi là Sài Gòn. Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel sẽ phát hành cuốn sách ảnh ghi lại các trang web di sản và sự hủy hoại của chúng trong 5 năm qua (Ảnh: Alexandre Garel).

Từng là viên ngọc kiến trúc mang tính biểu tượng từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, Thương xá Tax [Sài Gòn] với mặt tiền nghệ thuật Art Deco giờ đây hầu như chỉ còn là đống gạch vụn.

Mặc dù có một chiến dịch thu thập chữ ký của phong trào bảo tồn lịch sử đang lớn dần, tòa nhà đã bị phá hủy trong những tháng gần đây. Thay vào đó, các công ty xây dựng đã hoạch định một khu phức hợp cao 43 tầng nối kết với tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong của phố.

Thương xá Tax, được xây vào năm 1924, là một trong nhiều tòa nhà lịch sử trong 20 năm qua đã bị phá hủy hoặc bị biến đổi nghiêm trọng, theo một trung tâm nghiên cứu liên chính phủ Pháp-Việt.

Các nhà bảo tồn cho biết, các công ty xây dựng và các quan chức chính phủ đang có ý định làm cho thành phố này trở nên hiện đại và rất ít quan tâm đến những di tích của thời thuộc địa quá khứ. Tuy nhiên, phá hủy quá nhiều tòa nhà lịch sử, họ cảnh báo, sẽ làm cho thành phố kém hấp dẫn hơn đối với du khách – có thể làm giảm sự tăng trưởng kinh tế mà chính phủ đang nuôi dưỡng hy vọng.

Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, 27 tuổi, là người đứng đầu chiến dịch ký kiến nghị để cứu Thương xá Tax nhưng không cứu được, nói: “Khi càng có nhiều người bị cuốn vào lối sống tiêu thụ, thì càng khó chuyển tải những vấn đề được được xem là sự quan tâm “xa xỉ” như việc bảo tồn di sản. Nhưng tôi lạc quan rằng một phong trào quần chúng mạnh mẽ đang phát triển ở Việt Nam”.

Trang mạng của Tổ chức Bảo vệ Di sản ra mắt vào cuối tháng Giêng, mở rộng cho bất cứ ai muốn kêu gọi sự chú ý đến bất kỳ tòa nhà lịch sử nào bị đe dọa ở bất kỳ thành phố nào của Việt Nam. Thông tin sẽ được chuyển tới chính phủ và các nhóm dân sự có khả năng can thiệp.

Chính phủ chưa có hệ thống sẵn sàng như vậy. Các nhà nghiên cứu, sử gia và những người khác liên quan đến việc bảo tồn kiến trúc nói rằng, một cuộc kiểm kê toàn diện là bước đầu tiên quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về giá trị của kiến trúc lịch sử.

“Chúng ta không thể bảo tồn hoặc bảo vệ bất cứ điều gì nếu chúng ta không biết nó ở đâu”, Daniel Caune, nhà phát triển phần mềm người Pháp đứng đàng sau trang mạng, là người đã làm việc ở Việt Nam trong 7 năm. Tổ chức Bảo vệ Di sản đã có 130.000 bức ảnh lịch sử với phụ đề đang được lưu trữ.

Ông Caune cũng đang phát triển một ứng dụng iPhone để nhắc nhở người dùng chụp lại hình ảnh các địa điểm di sản mà họ thăm viếng, đồng thời giáo dục họ và sử dụng vị trí địa lý để đánh dấu địa điểm trên bản đồ.

Ông Caune đang nhờ các nhóm Facebook như “Saigon – Chợ Lớn: ngày ấy và bây giờ” với 5.500 thành viên, đăng những bức ảnh lịch sử và hiện tại về các di sản văn hóa ở
TP HCM. Caune và Tim Doling, một nhà sử học người Anh và là người sáng lập nên nhóm Facebook, nói rằng, người trẻ Việt Nam đang đi đầu trong phong trào bảo tồn [di sản văn hóa].

Kevin Đoan, kiến trúc sư ở
TP HCM, là người tổ chức các sự kiện của tổ chức Bảo vệ Di sản, cho biết, sự thiếu thốn thực phẩm và nhà ở là mối quan tâm chính sau chiến tranh. “Bây giờ nền kinh tế đã mở ra và những người của thế hệ trước đã có tiền, họ cho rằng việc tạo dựng một căn nhà mới là một bước cải tiến lớn”.

Ông nói, “Nhưng ngày càng có nhiều thanh niên đăng ký vào tổ chức bảo tồn di sản”.

Những người trẻ đang bắt đầu tham gia, bất chấp các nguy cơ liên quan đến việc chống chính quyền một cách công khai. Việc bắt giữ một blogger nổi tiếng, được biết đến với tên “Mẹ Nấm”, cho thấy sự đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến vẫn là một mối đe dọa.

Ông Caune hy vọng, hội bảo tồn di sản sẽ là một danh mục liệt kê các tòa nhà lịch sử, bất kể chúng có bị trở thành mục tiêu phá hủy hay không.

Ông Mark Bowyer, người điều hành trang mạng rustycompass.com, và đã viết rất nhiều về ngành du lịch Việt Nam, nói: “Đây không chỉ là một vấn đề di sản mà còn là vấn đề kinh tế. Sự hủy hoại di sản bất chấp hậu quả ở Sài Gòn làm tổn thương tới ngành du lịch – và thậm chí tệ hơn, nó làm tổn hại đến đời sống của thành phố, thương hiệu toàn cầu và kế đến, những lợi ích kinh tế lâu dài. Di sản không còn là mối quan tâm đặc biệt đối với người nước ngoài ở Việt Nam”.

An Pham, 18 tuổi, một sinh viên ngành kỹ sư, làm việc với Caune để đưa địa điểm đầu tiên lên trang mạng của hội Bảo vệ Di sản, là Hội An, một thị trấn ở miền Trung Việt Nam, làm ví dụ về những gì có thể xảy ra khi các di tích lịch sử được bảo tồn và quảng bá cho du lịch.

Trung tâm thị trấn, phố cổ Hội An, là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Phố cổ thuộc sở hữu của nhà nước, đã ra tuyên bố là một địa điểm văn hóa quốc gia vào năm 1985. Kế hoạch dài hạn là liên kết phố cổ với khu bảo tồn sinh thái Cù Lao Chàm gần đó và chỉ định đây là “thị trấn sinh thái” đầu tiên của Việt Nam.

Cuối năm ngoái, một công trình tu bổ 1,5 tỷ USD, Thành phố Hội An Mới, đã khai trương tại một địa điểm bờ biển giáp với thị trấn. Công trình bao gồm nhà chung cư, trung tâm thương mại và văn phòng. Các công ty xây dựng quảng bá công trình này như là “Trái tim của du lịch Việt Nam”.

Các biệt thự kiểu Pháp với tuổi đời hàng thế kỷ và các tòa nhà chính phủ thời thuộc địa của Việt Nam là điểm hấp dẫn đối với 8 triệu du khách đến thăm đất nước mỗi năm.

Tổng Lãnh sự Pháp Emmanuel Ly-Batallan, nói: “Ngay cả ở Pháp chúng tôi cũng không có nhiều ví dụ về những lan can và cầu thang sắt đẹp như bạn thấy ở đây”.

Những mái nhà nặng trĩu được thiết kế để chịu đựng các cơn bão và cửa sổ lớn được đặt ở vị thế thích hợp để hứng gió. Lãnh sự quán, hiện đang bị một tòa nhà chọc trời đang xây dựng che khuất, được coi là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc Cochinchina, tên tiếng Pháp của miền Nam Việt Nam.

Một đề xuất của Hội đồng Quy hoạch và Kiến trúc
TP HCM để hạn chế việc phá dỡ các biệt thự tư nhân trong vòng các biệt thự có ít giá trị lịch sử và văn hóa, hiện đang chờ sự phê duyệt của chính quyền thành phố. Rào cản lớn nhất là tạo lập ngân quỹ để giúp chủ nhà bảo tồn các tòa nhà lịch sử. Nhiều chủ nhà đã phải phá hủy biệt thự một cách miễn cưỡng, nói rằng chúng đang đổ nát.

Ví dụ, mùa hè năm ngoái, một biệt thự ở trung tâm thành phố với những hàng cột và cổng vòm chạm trổ, đã bị phá hủy một phần trước khi những người hàng xóm yêu cầu quan chức địa phương can thiệp. Báo Tuổi Trẻ cho biết, chủ nhà đã bỏ ra 10 tháng để xin giấy phép trước khi bắt đầu phá dỡ. Biệt thự vẫn còn đó, một phần đã bị phá hủy, trong khi chủ nhà chờ đợi quyết định của chính phủ.

Chủ nhà, Phạm Công Lưu nói với báo Sài Gòn GP rằng, nhu cầu của cuộc sống hiện đại và sự thiếu quan tâm của các quan chức địa phương, làm cho việc bảo tồn biệt thự khó thực hiện.

Các cuộc biểu tình và kiến nghị thường ít có ảnh hưởng, đặc biệt khi công ty xây dựng có tiền. Xưởng đóng tàu Ba Son, được xây dựng vào năm 1790 cho hải quân Hoàng gia Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2015, mặc dù xưởng đã được chỉ định là một di sản quốc gia.

Xưởng được bán cho các công ty tư nhân để phát triển. Một khu phức hợp ven sông với những căn nhà sang trọng được bao quanh bởi công viên, trung tâm văn hóa và trung tâm vận chuyển đang được xây dựng ngay trên khu đất của xưởng. Nhiều tòa nhà chọc trời 60 tầng cũng được lên kế hoạch.

“Trong mắt của những người lo lắng về việc bảo tồn di sản, tình trạng này [việc phá hủy xưởng đóng tàu Ba Son] như đã tóm tắt những điều sai trái của thành phố”, ông Doling nói.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất H224
Bên trong xưởng Ba Son khi bị phá hủy vào năm 2015. Xưởng vẫn còn nhiều tòa nhà nguyên thủy thời Pháp, gồm một số tòa nhà kiểu kiến trúc công nghiệp từ thập niên 1880. (Ảnh: Aleandre Garel)

Một gói thầu trị giá 5 tỷ USD do công ty phát triển Hàn Quốc EUNSAN bỏ thầu đối với xưởng đóng tàu đã bị từ chối để chọn Vinhomes, công ty phát triển địa ốc lớn nhất tại Việt Nam, với với số tiền không được tiết lộ. Theo tạp chí Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup, công ty mẹ của Vinhomes, đã trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam vào năm 2013.

Bảo tồn lịch sử có thể là một sự khó thuyết phục trong môi trường kinh tế của TP HCM. Một trong những nhà thờ lâu đời nhất của thành phố, Giáo xứ Thủ Thiêm – được xây dựng năm 1875 – cũng dự định phá bỏ để nhường chỗ cho dự án phát triển 1,2 tỷ USD.

Kiến nghị để cứu Thương xá Tax, tập hợp được 3.500 chữ ký, đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đến nỗi công ty xây dựng hứa hẹn sẽ giữ lại một số sắc thái của tòa nhà và cho chúng vào mặt tiền của tòa nhà chọc trời mới.

Cầu thang đôi của Thương xá Tax, rực rỡ với thảm gạch mosaic kiểu Ma Rốc xếp bằng tay, là một trong những ví dụ hàng đầu trong thế giới về sự đam mê nghệ thuật Bắc Phi của thời thuộc địa Pháp. Chủ nhân cũng đã đồng ý giữ lại các thảm gạch mosaic nguyên thủy bên trong tòa nhà, nhưng cầu thang đã bị phá hủy và các viên gạch đã được tháo gỡ mà không nói sẽ làm gì với chúng.

Khi hàng loạt các kiến trúc lịch sử bị mất đi, động lực để bảo vệ chúng bắt đầu thành hình.

An Phạm, sinh viên ngành kỹ sư, nói: “Không có lý do gì để phá hủy tất cả”. Có rất nhiều chỗ trong thành phố cho cả những tòa nhà lịch sử và sự phát triển mới, ông nói. “Nhưng người ta cho rằng họ không thể kiếm được tiền từ các địa điểm di sản”.

Bài viết này được hoàn thành với sự cộng tác của Round Earth Media www.RoundEarthMedia.org, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các phóng viên trẻ nước ngoài trên toàn cầu.

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất B%C3%B9ng-binh-ch%E1%BB%A3-B%E1%BA%BFn-Th%C3%A0nh

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcReWTKuIcNDqe_tlK94Z-BRddnnMWiI0DBqKd4w0nSApMOJ7_dsZA

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất C%C3%B4ng-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Lam-S%C6%A1n

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất 02saigo196566e6eh

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcR-zFYc8rbMWfrWJi1owkrL55OK_QsTkVUW18IqlEJxWgAfUNvm

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcS9sC2-JPIqFa8BysV32OtINmMF8YFe-MP4N5rtKw1CdY3lEW1n

Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Images?q=tbn:ANd9GcSj6f7gPfCfx68s1E8W0TqasFCHZjQ45wYpgsKV09Jtl4iIwF-z
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất   Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn) Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam”
» Hiến Pháp 1992 trong mắt tôi
» Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình
» Những Câu Hỏi “Tại Sao” Của Vấn Đề Việt Nam - Trúc Giang
» Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến