Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nguyen trong Nhung chẳng linh phải thuoc nguyet bich Chung chất hoang quang ngắn sáng quynh không nhac truyện Trung Saigon ngam VNCH quốc quan chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeTue Mar 25, 2014 4:46 pm


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VIỆT NAM
MẶT TRẬN TÂN SƠN NHỨT, 29-4-1975

-------------------------------
LỜI NÓI ĐẦU

Câu chuyện cuối cùng viết cho phi-hành-đoàn Tinh-Long 07. Theo lời kể của một nhân chứng sống duy nhất của chuyến bay định mệnh, Lịch-sử AC119K, đã bị Cộng quân bắn tan rã trên bầu trời Tân-Sơn-Nhứt, Sài-gòn, sáng ngày 29-4-1975. Thượng sĩ I Nguyễn-Văn-Chín đã tiết lộ nhiều chi tiết trung thực, rùng rợn, huyền bí, chưa từng được kể trước đây.

TINH-LONG RỰC-SÁNG
THÀNH-GIANG & NGUYỄN-VĂN-CHÍN
TẬP SỬ-LIỆU KQ/VNCH SỐ III
 

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 1-hinhbia-tinhlonggaycanhlungtroi
Ảnh bìa:
Tinh-Long Gãy-Cánh Lưng-Trời
họa phẩm của tác-giả.

Mặt trận Tân-Sơn-Nhứt rất quan trọng đối với Cộng sản Bắc Việt. Vì, muốn chiến thắng và chiếm đoạt được Miền nam Việt Nam . Cộng sản Bắc Việt cần phải hủy diệt toàn bộ lực lượng Không-quân VNCH hùng hậu, là sức mạnh bảo vệ Thủ-đô Miền-nam. Tiên khởi, họ cần phải hủy diệt và tiến chiếm căn cứ Tân-Sơn-Nhứt, nếu căn cứ Không-quân nầy mất vào tay Việt cộng, ắt Thủ-đô Sài-gòn cũng sẽ phải mất theo. Và Chính-phủ Miền-nam sẽ phải bị sụp đổ hoàn toàn khi thủ-đô của họ nằm trong tay Cộng-sản Bắc-Việt.

Ở quá khứ, Cộng quân đã nhiều lần cố gắng đánh vào phi trường Tân-Sơn-Nhứt với hy vọng chiếm lấy căn cứ quan trọng nầy làm bàn đạp cưỡng chiếm Sài-Gòn trong dịp tết Mậu-thân, năm 1968. Nhưng Cộng-sản Việt- nam đã bị đánh bại với cái giá rất đắt họ phải trả cho số lượng cộng quân thiệt mạng rất cao trên chiến trường. Phần lớn nhờ sự tiếp tế chiến cụ, đạn dược dồi dào của Chính-phủ Hoa-kỳ, cùng với tinh thần chiến đấu bền bĩ và dũng cảm của QĐ/VNCH trong sự quyết tâm bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ Miền-Nam Việt- Nam.

Tình hình chiến sự tại mặt trận Tân-Sơn-Nhứt trong biến cố tháng Tư của Sài-gòn, năm 1975, hoàn toàn khác hẳn trận tổng công kích Tết Mậu- thân, năm 1968. Sự phản bội, phủi tay, cúp viện trợ của Chính-phủ Hoa-kỳ đã là nguyên nhân chính yếu, cùng sự rút quân “thiếu tổ chức” vô trật tự của tổng thống Nguyễn-Văn-Thiệu đã làm cho Quân-Đội Miền-nam Việt Nam sụp đổ nhanh chóng, cán cân quân-sự đã nghiêng hẳn về phía CSVN, nhiều thị xã, tỉnh lỵ và Quân-khu của Miền-nam Việt Nam đã rơi vào tay Cộng-sản Bắc-Việt trong sự kinh hoàng, kéo theo sự sụp đổ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ QL/VNCH. Họ đã co cụm lại tại Thủ-đô Sài-gòn “chờ chết”, trong sự thoi thóp chiến đấu vô vọng với đạn dược nhỏ giọt, cạn kiệt. Sự bại trận nầy của Miền-nam Việt-nam, phần lớn do Chính- phủ Hoa-kỳ thất hứa, đã có chủ trương “bóp” cho tắc nghẽn sự sống của Quân-đội Miền-Nam Việt Nam

Khi đó, tinh thần chiến đấu của người lính VNCH vẫn còn cao hầu giữ sự bình an cho sinh mạng của chính thân nhân thân thương và dân tộc yêu chuộng tự do của họ, tránh khỏi bị rơi vào bàn tay ác quỷ của Cộng-sản: cưỡng chiếm, cướp giựt, tù đầy, giết chốc và hại dân bán nước. Nhưng họ đã không thể làm được những gì họ khao khát, họ đã phải đau lòng buông xuôi theo định mệnh của cuộc chiến bại, khi những khẩu súng trên tay của họ trở thành những khúc gỗ vô dụng, “không còn đạn dược”. Do lòng phản-tâm của những người cung cấp phương tiện chiến tranh.

Cũng như những lần tổng tấn công trước kia. Cộng-sản Bắc-Việt đã chuẩn bị mở ba mặt trận chính đánh thẳng vào căn cứ Tân-Sơn-Nhứt. Là một Lực-lượng Không-quân chủ lực, hùng mạnh, phòng thủ vững chắc cho Thành-phố Sài-gòn. Gồm có ba mặt trận: mặt trận phía tây Phi-trường Tân- Sơn-Nhứt, có các sư đòan Bộ-đội Bắc-Việt với những dàn hậu-pháo đủ các loại súng-cối, đại-bác và hoả-tiễn phóng pháo 122 ly, 130 ly, đặt rải rác ở Phú-Lâm, Bầu-Quang, Bà-Điểm, Bà-Quẹo. Mặt trận phía bắc gồm có chiến xa, Bộ-đội tùng-thiết với những dàn hậu-pháo và hoả-tiễn đặt ở Củ-Chi, Tân-Phú, Bùi-Môn, Hốc-Môn, Trung-Chánh, Quang-Trung. Mặt trận phía đông gồm Thủ-Đức, Xóm-Mới, Gò-Vấp. Cả thẩy có 16 Sư-đoàn Cộng-sản Bắc-Việt bao vây và cưỡng chiếm Thủ-đô Sài-gòn, Miền-nam Việt Nam.
 
Tiếc rằng, giới hữu trách Quân-đội Miền-Nam Việt Nam đã bị khủng hoảng, sớm sụp đổ lòng kiên cường chiến đấu, đã bị hủy diệt tinh thần: Trách-nhiệm, Danh-dự, Bảo-quốc An-Dân. Họ đã không chịu tìm ra một phương sách thu gom toàn bộ lực lượng gồm: nhân sự, chiến cụ còn lại, thể hiện một tinh thần trách nhiệm cho một trận chiến cuối cùng tử thủ Sài-gòn theo tinh thần tử-chiến của Nguyễn-Khoa-Nam, Hồ-Ngọc-Cẩn, anh hùng Tinh-Long 07 và thiếu tá Trương-Phùng. Theo ước nguyện của người dân Việt Nam tự do. Chỉ cần thu gom và trang bị đầy đủ cho mười phi tuần A1 và mười phi vụ Tinh-Long cũng có thể tạo nên một sự “Chiến bại trong Danh-dự, tiêu diệt bớt Cộng-sản ác nhân” Lưu danh sự tự sát can trường của một Quân-đội VNCH dũng cảm, bị bức tử. Đánh tan nát và hủy diệt bớt những con người cộng sản cực kỳ độc hại cho nhân loại, chúng sẽ tàn phá thê thảm cho dân tộc và đất nước Việt Nam sau cuộc chiến.

SỰ PHẢN CÔNG CỦA KL/VNCH


Tinh-Long 06, AC119K, đã phối hợp với hai phi tuần khu trục cơ A1 Skyraider phản công, truy lùng và phá hủy các dàn trọng pháo của Cộng-sản Bắc-Việt ở mặt trận phía tây căn cứ: Phú-lâm, Bà-Điểm. Lúc 5 giờ sáng, Tinh-Long 07, AC119K do trung úy Trang-Văn-Thành trưởng phi cơ, cất cánh bay lên không, thay thế cho Tinh-Long 06. Tinh-long 07 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phi tuần A1 tiêu diệt hầu hết các ổ trọng pháo ở phía tây. Đã làm giãm nhiều hiệu năng pháo kích của Việt-cộng. Cuộc truy lùng, quần thảo và bắn phá của Tinh-Long 07 mất hơn hai tiếng đồng hồ ở mặt trận phía tây.

Chỉ có một loại phi cơ AC119K duy nhất của KQ/VNCH có trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại tuyến tối tân nhất, nhìn thấy rõ tất cả các mục tiêu phóng pháo của Cộng-quân. Và hai khẩu đại bác liên thanh 20ly, nổ chùm, do chính phi công điều khiển, tác xạ bằng hệ thống ống nhắm điện tử rất chính xác, phá hủy các mục tiêu.

Tinh-long 07 còn phối hợp chặt chẽ và chỉ điểm các tọa độ cho hai phi tuần Khu-trục A1 đồng đội tiếp sức ném bom. Họ đã đánh tê liệt các dàn trọng pháo phía tây của Cộng-quân. Chỉ còn lại các cứ điểm pháo kích ở mặt trận hướng bắc và đông bắc phi trường. Chúng lẻ tẻ rót vào căn cứ Tân-Sơn-Nhứt.

Lúc 7 giờ sáng, trung úy Trang-Văn-Thành rời mặt trận hậu-pháo của Cộng-Sản Việt Nam ở mặt trận phía tây. Ông đã bay Tinh-Long 07 về mặt trận phía bắc căn cứ, nơi Bộ-Đội Bắc-Việt và Đặc-công Việt-cộng lợi dụng sự pháo kích, gây sự khủng hoảng, xáo trộn cho đối phương, họ chuyển quân an toàn, nhanh chóng tiến sát vòng đai phòng thủ phi trường Tân-Sơn-Nhứt, hầu kịp thời, nhanh chóng xâm nhập, phá hoại và cấp tốc cưỡng chiếm Căn cứ Tân-Sơn-Nhứt. Mục tiêu huyết mạch cuối cùng của Quân-đội VNCH.

Cũng vào giờ đó, Đại-úy Trần-Văn-Phúc phải trở về đáp ở Tân-Sơn-Nhứt, vì phi cơ của ông đã cạn xăng, hết đạn dược. Thiếu-tá Trương-Phùng cũng mất liên lạc trong một khoảng thời gian ngắn sau đó.

Trung-úy Thành đã quần thảo, xạ kích ngăn chặn làn sóng chuyển quân ồ ạt về mặt trận phía bắc Tân-Sơn-Nhứt, lúc Bộ-đội Bắc-Việt và Đặc- cộng Việt-cộng tiến sát vòng đai phi trường, sau những đợt pháo kích đánh phủ đầu Quân-đội Sài-Gòn, theo chiến thuật cổ hủ “tiền pháo hậu xung” để cho Bộ-đội cộng sản, chiến-xa và đặc-công của họ rảnh tay nhanh chóng tiến quân, xâm nhập căn cứ ở mặt trận phía bắc của sân bay.

Tình trạng phi cơ Tinh-Long 07 còn hoạt động tốt, nó có thể tiếp tục công tác với số lượng đạn dược còn có thể xử dụng, oanh kích trên một giờ bay nữa. Chiếc phi cơ AC119K đơn phương nhập trận, phản công, tác xạ đại liên minigun lẫn đại bác liên thanh 20 ly đánh lên đầu đoàn quân Bộ-Đội Bắc-Việt và Đặc-Công Cộng-sản, đang gây áp lực nặng nề, họ cố cắt hàng rào kẽm gai ở phía bắc vòng đai phi trường, hầu xâm nhập phá hoại và tấn chiếm căn cứ Tân-Sơn-Nhứt.
Sau ba vòng-bay oanh-kích bằng đại bác liên thanh 20 ly, phá vỡ cuộc tiến quân ào ạt của Bộ-đội vào mặt trận phía bắc vòng đai căn cứ. Quân Cộng-sản Bắc-Việt đã bị khựng lại, dội ngược, chạy tán loạn như đàn kiến, phân tán mỏng, tìm chỗ ẩn thân, chờ thời cơ tiến quân, cưỡng chiếm căn cứ.

Trung-úy Trang-Văn-Thành vội vã cho phi cơ bay trở lại mặt trận phía bắc căn cứ ở vòng-bay xạ-kích thứ tư. Từ trên phi cơ, bầu trời trong sáng của buổi sớm mai, không áng mây. Hai đường phi đạo Tân-Sơn-Nhứt đồ xộ, rất gần trong tầm nhìn của phi công, nó nằm rộng rãi bên tay trái của hoa tiêu, ở hướng 9 giờ. Nó đã cho trung-úy Trang-Văn-Thành một sự tin tưởng vững chắc.

Nếu chẳng may, phi cơ bị trúng đạn của đối phương, ông chỉ cần giữ vững cho phi cơ bay trong năm phút, là đã có thể sẽ đáp xuống phi đạo an toàn. Vả lại, đã gần bốn giờ bay, kim đồng hồ xăng của phi cơ đã xuống thấp, đạn dược cũng đã xử dụng gần cạn kiệt. Rồi phi cơ của ông cũng sẽ phải đáp để tái trang bị cho một phi vụ khác. Với vài lời yêu cầu hạ cánh phi cơ của đoàn viên.

Đó là những lý do rất chính đáng khiến cho trung-úy Thành quyết định cho phi cơ bay xuống thấp ở 2,500 bộ, có thể đánh vòng bay cuối cùng, nhân tiện sẽ nhanh chóng hạ cánh để đáp, chấm dứt phi vụ. Với cao độ bay thấp nầy Trung-úy Thành tin tưởng sẽ tác xạ chính xác hơn, không đánh nhầm lẫn vào nhà dân, chằng chịt bên ngoài căn cứ, vừa có thể nhanh chống đáp xuống phi trường hay chẳng may gặp khẩn cấp, nếu có hữu sự.

Ngược lại, cao độ này của Tinh-Long 07 rất thích hợp cho các dàn cao xạ phòng không, hỏa tiễn chống phi cơ của quân Cộng-sản Bắc-Việt. Chúng đã âm thầm mai phục sẵn trong quận Gò-Vấp, ngay đầu phi đạo ở hướng đông. Họ đang chực chờ cơ hội, nhưng chưa có dịp tốt tấn công tiêu diệt con “Diều-hâu dũng mãnh 07” cuối cùng của Không-lực VNCH, nó đã gầm thét và đánh phá tan tành đoàn quân Bộ-Đội và Đặc-công của họ tại mặt trận phiá bắc phi trường.

Trò chơi “thợ săn chim sắt” của Cộng-quân đang bắt đầu tiến hành với một cơ hội hiếm hoi. Chẳng may, cho Tinh-Long 07 đã bay và lọt đúng ngay vào ổ phục kích, sẵn có của phòng-không, ở một cao độ lý tưởng, Cộng-quân khó có thể bắn sai lạc mục tiêu trong phen này.

DIỄN TIẾN “5 PHÚT TỬ-THẦN”
SỰ ĐỐI MẶT THẦN-CHẾT CỦA PHI-HÀNH-ĐOÀN
LỊCH-SỬ AC119K, TINH-LONG 07.


Qua ký ức của một nhân chứng, tác giả Thành-Giang, đã chứng kiến toàn bộ trong suốt “5 phút kinh hoàng” của chiếc đại-bàng-sắt Tinh-Long 07, đã bị gãy cánh giữa lưng trời.

Tác giả đã chứng kiến thảm cảnh nầy trong tầm nhìn lên phi cơ ở 2 dặm, phía đông bắc phi trường.

Qua 13 bức hình phác hoạ, diễn tiến toàn cảnh của chiếc phi cơ Tinh-Long 07 đã gãy đổ trên không trung.

Lúc 7 giờ 55 phút, sáng sớm, ngày 29-4-1975, bầu trời Sài-gòn trong xanh, không một áng mây, thấy rõ mọi cảnh vật. Tác giả Thành-Giang cùng nhiều nhân viên phi hành của phi đoàn 431st đã rời hầm trú ẩn, ra bên ngoài nghe ngóng tin tức về trận chiến cuối cùng của mặt trận Tân-Sơn-Nhứt, đang hồi kết thúc, Miền-nam sẽ phải thua trận, do đồng-minh Hoa-kỳ đã bỏ rơi. Áp lực pháo kích của Cộng-quân đã giãm nhiều so với lúc trời hừng sáng.

Âm thanh của chiếc phi cơ AC119K vẫn vần vũ trên bầu trời Sài-gòn mang nhiều sinh khí phấn khởi, hy vọng cho một ngày mới, trong tâm tư nặng trĩu sầu lo mất nước của mọi người, cả quân nhân lẫn người dân vô tội của Sài-gòn.

Thành-Giang đã đứng trên đường lộ, trước cửa phi đoàn Phượng-Long 431st, C7A Caribou của Không-đoàn 33 Chiến-thuật, nhìn ra phi đạo buồn tênh, họ sắp sửa phải rời xa nơi làm việc và bến đậu phi cơ quen thuộc của sân bay thân yêu, cho một cuộc triệt thoái hay di tản khỏi căn cứ Tân-Sơn-Nhứt.

Thành-Giang đã quan sát và theo dõi tỉ mỉ cuộc phản công ngoạn mục, oanh liệt của Tinh-Long Thép 07. Sau khi phi-hành-đoàn đã phối hợp, săn lùng và triệt hạ hầu hết các dàn trọng pháo, hoả tiễn của Việt-cộng đặt ở Bà-Điểm, Phú-lâm, Bàu-Quang, Hóc-Môn, thuộc mặt trận phía tây của sân bay Tân-Sơn-Nhứt.

Giờ đây, chiếc vận tải cơ AC119K đã đơn độc chiến đấu tại bãi chiến trường của mặt trận phía bắc vòng đai căn cứ. Nơi có sức mạnh của Không- lực VNCH cuối cùng, Cộng-quân cần phải tiêu diệt cho một cuộc chiến thắng, đánh bại Quân-đội Miền-nam. Hầu cưỡng chiếm quyền lực, áp đặt chế độ Cộng-sản vô-thần ở Việt-nam, phục vụ cho Đế-quốc Xã-hội Chủ-nghiã Cộng-sản không tưởng, man rợ.

Ở vòng-bay truy-kích thứ tư, đây là vòng bay sau cùng, từ trên cao độ 2,500 bộ, phi công dự định sẽ không kích vào đoàn quân Bộ-đội đang áp sát vòng đai phi trường Tân-Sơn-Nhứt, và đang lẫn trốn trong khu vực.

Và NĂM PHÚT TỬ-THẦN đã xảy đến, kết liễu phi-hành-đoàn của Phi-vụ Lịch-sử, Tinh-Long 07 qua 13 bức hoạ diễn tả thảm cảnh đổ nát của chiếc phi cơ, tác giả sẽ từng tự trình bày diễn tiến của chiếc AC119K lâm nạn, bị hỏa tiễn phòng không SA7 bắn tan rã trên không trung, theo thứ tự thời gian, từng giây phút một:
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 2-tinhlong
HÌNH 1

Xa xa, âm thanh quen thuộc của chiếc phi cơ AC119K, Tinh-Long 07 nghe văng vẳng từ hướng đông nam của phi trường. Trong 3 phút, chiếc phi cơ bắt đầu hiện rõ, chần dần ở hướng đông, trên bầu trời xanh, trong tầm nhìn 2 dặm. Nó bay dọc theo vòng đai đông bắc của phi trường, tiến về mục tiêu nằm ở hướng bắc của căn cứ, tại đồn-phòng-thủ 0-55 của sân bay. Trung- úy Thành đã thông báo cho phi hành đoàn. Ông hạ thấp phi cơ để đánh vòng bay cuối cùng, nhân tiện ông sẽ hạ cánh đáp xuống phi trường Tân-Sơn-Nhứt, chấm dứt phi vụ Tinh-Long 07.

Đứng trước cửa phi đoàn, trong căn cứ Tân-Sơn-Nhứt, Thành-Giang vừa ngạc nhiên lẫn hết sức lo ngại cho Tinh-long 07. Nó đã bay chậm chạp ở độ cao quá thấp, nhìn thấy rõ mồn một, chần ngần như một chiếc xe buýt chở hành khách, hiện ra trước mắt mọi người.
Tác giả đã âm thầm nghĩ đùa rằng: “bay thấp kiểu này súng trường bắn lên cũng tới phi cơ nữa, huống hồ gì là phòng không của địch quân! Trời đất ơi! Không biết ông phi công nào mà ổng gan quá vậy trời!”

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 3-tinhlong
HÌNH 2

Ý nghĩ của tác-giả chợt thoáng qua. Đột nhiên, 4 đóm lửa kèm 4 tiếng nổ kết thành một chùm, nổ chát chúa trên không trung, rất sát với nửa thân sau của chiếc phi cơ. Những tiếng nổ long trời, gây chấn động tâm thần của cả triệu người đang chứng kiến, theo dõi chiếc phi cơ cứu tinh cuối cùng của KL/VNCH. Mọi người đang lo lắng, sợ hãi cho tình hình chiến sự bất lợi của Miền-nam Việt-nam, sẽ phải bị lọt vào tay Cộng-sản Bắc-Việt độc ác.

Phi-hành-đoàn trên không, cùng những chứng nhân dưới đất và tác giả đều đã nhói tim, chứng kiến cuộc tấn công chiếc phi cơ, thật kinh hoàng.

May mắn thay, chiếc phi cơ vẫn còn nguyên vẹn, hai cái động cơ vẫn hoạt động bình thường. Chiếc AC119K bay lướt ra khỏi 4 đóm khói đen của phòng không đã để lại trên bầu trời.

Trong lòng Thành-Giang đột nhiên âu lo nghĩ ngợi vẩn vơ đến một vài người bạn đồng môn nào đó của mình, có thể họ đang ngồi trên chiếc phi cơ này, quá nửa số bạn bè đồng lớp của ông đã làm việc cho phi đoàn Tinh-Long 821st. Linh tính đã cảnh báo trước, có thể có một người Kỹ-sư Phi- hành đồng môn quen thân của ông đang hiện diện trên chuyến bay nguy kịch ngày hôm nay!

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 4-tinhlong 
HÌNH 3

Sự vui mừng thoát nạn của Tinh-Long 07 chưa kịp dứt, đã đột ngột xảy ra một sự biến động kinh hoàng khác. Chỉ 10 giây, sau khi phi cơ bay ra khỏi đám khói đen phòng không nổ chùm. Một tiếng nổ long trời khác phát xuất từ bên trong lòng động cơ bên tay trái: lửa đỏ, khói đen, miểng bom, mảnh vụn phi cơ đã lao ra từ vòng khung cánh cửa giải nhiệt “cowl flap” của động cơ, cũng là nơi đặt các ống bô thoát khói của cái máy trái. Những cái ống khói nầy đã toả nhiệt rất cao, tạo ra sự hấp lực cho hoả-tiến tầm-nhiệt phòng-không SA7. Nó đã bay đuổi theo phi cơ và chui vào ống khói, rồi phát nổ từ trong lòng động cơ bên trái.

Các nhân chứng và tác giả đã trừng trừng những đôi mắt kinh hoàng, há hốc, rú lên những lời hối thúc khẩn thiết “Trời ơi! Trời! phi cơ đã bị trúng đạn hoả tiễn phòng không rồi! Nhảy dù ra! Mau lên!”
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 5-tinhlong
HÌNH 4

Sau tiếng nổ, lửa đã tắt, để lại những làng khói đen xung quanh động cơ trái. Chong chóng của động cơ cũng bắt đầu quay chậm lại, rồi máy trái của phi cơ tắt hẳn.

Tất cả 10 nhân viên phi-hành trên phi cơ đều cùng một cảm nhận khiếp đảm khi phi cơ của họ đã bị trúng đạn hỏa tiễn phòng không SA7 vô cùng nguy hại, với sự chấn động của sức nổ, xóc mạnh, tưởng chừng chiếc phi cơ của họ đã tan rã trên không trung. Giờ đây, nó có thể sẽ rơi bất cứ lúc nào. Phi-hành-đoàn đều lo lắng và chuẩn bị cho một cuộc nhảy dù thoát hiểm khi cần thiết.

Trung-úy Trang-Văn-Thành cố giữ bình tĩnh, mặc dù ông biết rất rõ tình trạng hư hại của chiếc phi cơ cực kỳ nguy hiểm. Trách nhiệm của một trưởng phi cơ đối với sinh mạng phi-hành-đoàn và đối với dân chúng đang sinh sống đông đảo ở quận Gò-Vấp, nằm bên phải của chiếc phi cơ, ở ngoài vòng rào phi trường.

Phản ứng cấp thời của trưởng phi cơ, trung-úy Thành trấn an đoàn viên, công bố ngay lệnh đáp khẩn cấp, phi-hành-đoàn phải buộc dây an-toàn. Thượng-sĩ I Chín đã từ bỏ ý định nhảy dù thoát hiểm ra khỏi phi cơ, dù lúc đó, trong lòng anh đang bất an, muốn nhảy dù ngay sau khi tiếng nổ với lửa đỏ kinh hoàng đã tỏa ra bên hông phi cơ.

Ba lý do chính yếu khiến cho trưởng phi cơ phải quyết định cấp tốc, nghiêng phi cơ, quẹo bên trái, một việc làm sai nguyên tắc, rất nguy hiểm, đi ngược lại quy luật bay khẩn cấp với một động cơ đã bị tắt máy, phi công không bao giờ được phép quẹo phi cơ sang bên phía động cơ đã hư hỏng, máy đã tắt, sẽ khiến cho phi cơ bị nghiêng đổ trên không trung, mất thăng bằng, bị triệt nâng, phi-công không thể nào kéo phi cơ cân bằng trở lại để đáp khẩn cấp, trong sự an toàn.

Tình thế phi cơ đang nguy ngập, động cơ hư hại nặng nề, chiếc phi cơ AC119K không có thể bay lâu hơn, để phi công có thể bay vòng qua phía bên động cơ phải còn đang tốt, để có thể băng qua không phận quận Gò-vấp, họ phải mất ít nhất 20 phút trước khi đáp. Trung-úy Thành đã biết trước phi cơ của ông sẽ sớm gãy đổ, nếu quẹo phải sẽ rơi trên nhà dân. Chẳng những phi- hành-đoàn chết tốt, dân chúng cũng sẽ chịu thiệt mạng lây.

Ngay sau khi tiếng nổ của hoả tiễn tầm nhiệt SA7 vừa chấp dứt. Nó đã để lại những mảnh thiết vụn vỡ còn dính lại trên vỏ máy của động cơ, phát ra những âm thanh bành bạch ghê rợn. Trung-úy Thành đã dồn dập tra vấn nhân viên phi hành: “Phi hành đoàn! Hãy đi tìm xem những tiếng kêu bành bạch gì mà kỳ lạ quá vậy?”

Hai nhân viên vũ-khí phi-hành cũng điếng hồn vì tiếng động lạ, Thượng-sĩ nhất Nguyễn-Văn-Chín và trung-sĩ Bùi-Minh-Tân đã chạy ngay đến cửa hành khách bên tay trái ở đàng sau đuôi phi cơ và họ đã khám phá ra một mảnh thiết vụn vỡ của vỏ động cơ đã bị gió tác động vỗ vào thân đuôi bên trái, phát ra những tiếng kêu ghê rợn. Thượng-sĩ I Chín vội vàng báo cáo với trưởng phi cơ. Trung-úy Thành có cảm giác phi cơ của ông đang đến hồi tệ hại, sắp tan rã giữa không trung. Ông không thể nào giữ cao độ của phi cơ thêm được nữa. Đồng lúc, nhân viên đài kiểm soát Không-lưu Saigon Tower đã thấy cái động cơ đã tắt máy, hỏi dồn dập:
- Tinh-long 07, bạn còn có thể điều khiển được phi cơ để đáp không bạn?

Trong lòng bất an, toàn bộ dàn phi cụ của máy trái đã rớt xuống 0, các cần lái bắt đầu bị kẹt, khó điều khiển. Giọng trung-úy Thành rất khẩn trương:
- Chúng tôi không chắc sẽ lết kịp đến phi đạo để đáp đâu đó! Saigon Tower!

Trung úy Thành cố gắng nghiêng phi cơ 15 độ về bên trái, quyết định cấm mũi phi cơ lao ngay xuống mặt phi đạo cho kịp lúc đáp, trước khi phi cơ gãy đổ và sát hại phi-hành-đoàn. Ông đã dự đóan, nếu quẹo trái chỉ mất 5 phút đáp xuống phi-đạo, quẹo phải bên động cơ tốt đúng theo nguyên tắc bay khẩn cấp một động cơ, ông sẽ phải mất tối thiểu 20 phút phi cơ mới chạm được mặt đường bay. Chiếc phi cơ của ông chắc chắn sẽ không chịu đựng nỗi 20 phút bay, trước khi đáp.

Tình thế quá hiểm nghèo, Trung-úy Thành đã phải nhanh chóng quyết định cho một chuyến bay định mệnh cuối cùng trong cuộc đời phi công dũng cảm của ông.
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 6-tinhlong
HÌNH 5

Từ dưới mặt đất ở phi trường , các nhân chứng đã nhìn thấy chiếc phi cơ AC119K của trung-úy Thành nghiêng về bên trái 15 độ, theo hướng phi đạo Tân-Sơn-Nhứt họ đang đứng. Ông đã quyết định nhanh chóng lao đầu phi cơ xuống để đáp khẩn cấp, bất chấp mọi sự rủi ro. Mọi người đang nôn nóng chờ đợi. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó?
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 7-tinhlong
HÌNH 6

Thưa cùng quý vị! Đôi mắt chúng tôi đứng trồng, nhìn không chớp, miệng há hốc, hơi thở trong buồng phổi căng lên, đông cứng lại khi tâm trí của chúng tôi phải tiếp nhận một cảnh tượng hãi hùng. Cái cảm giác rùng rợn như chính mình đang ngồi trong chiếc máy bay tử thần, đang gãy đổ, tuyệt vọng giữa không gian, sắp kết liễu cuộc đời mình. Nó đã xảy ra rất chính xác như cảm tính nhạy bén của trưởng phi cơ Trang-Văn-Thành.

Chỉ vài giây thật ngắn ngủi, cánh trái đã gãy xấp lên không. Trong cảnh tượng rùng rợn, chậm chạp diễn ra trong tâm trí mọi người, với nỗi lo lắng, hồi hộp, mọi người đã nôn nóng, kêu gào thúc giục phi-hành-đoàn: “Trời ơi! Ghê quá, nhảy dù ra mau… nhảy dù ra… nhảy dù ra… lẹ lên”
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 8-tinhlong
HÌNH 7

Cánh ngoài bên trái đứt lià ra tương tự như một người đang bị chặt đứt lìa một cánh tay, chỉ còn trơ lại bắp tay cục mịch. Áp xuất không khí kéo cánh trái đứng thẳng lên không, nó xoắn cái “boom” đuôi bên trái của phi cơ, làm cho nó xúc xổ luôn cái cánh lái đuôi, dùng để cho phi cơ bay lên xuống. Hình ảnh chiếc phi cơ rã ra hai mảnh ghê rợn giữa lưng trời, chậm chạp như một đoạn phim quay chậm. Khiến cho cơ thể tôi bị đóng băng, đứng như trời trồng, trong ba mươi giây, tiếp nhận hình ảnh kinh hoàng của chiếc phi cơ lịch sử Tinh-Long 07 đang rơi giữa không gian.

Trung-úy Trang-Văn-Thành chỉ kịp kêu gào đứt đoạn, thúc giục đồng đội nhảy dù thoát thân:

“Phi-hành-đoàn! Ai nhảy dù được… nhảy dù ra, mau lên…” Rồi dòng điện phi cơ bị cắt đứt, một khối sắt vô dụng, nó đứng giữa lưng trời, rồi bắt đầu lao vùn vụt xuống mặt đất.
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 9-tinhlong
HÌNH 8

Cánh trái và động cơ trái đã tách rời hẳn khỏi thân phi cơ. Tạo ra sự rối loạn toàn bộ của chiếc máy bay. Các bộ dây cáp điều khiển các cánh lái phi cơ đã bị giựt đứt gọn. Cả hai động cơ đều bị tắt máy. Dòng điện phi cơ cũng bị cắt đứt ngang. Không còn một tiếng động, ngoại trừ những tiếng bành bạch của những mảnh thiết vụn chạm vào nhau tạo thành những tiếng khua hoà lẫn gió rít lùa qua khe hở của phi cơ.

Chiếc máy bay bắt đầu rơi tự do trong không gian. Toàn bộ phi-hành- đoàn khó lòng thoát cơn hoạn nạn, nắm chắc phần tử vong.
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 10-tinhlong1
HÌNH 9

Hàng tấn vũ khí, đạn dược trang bị trong thân tàu khiến cho nó nặng nhất và có khuynh hướng rơi xuống trước. Cánh phải phi cơ mỏng manh, có bề mặt to, nhẹ nhàng, sức cản của không khí lớn. Áp xuất không khí tác động, đã làm cho nó lèo lái cái thân phi cơ nặng trĩu, ngã nghiêng, rồi lật ngửa giữa bầu trời.

Trong phòng lái, viên kỹ-sư phi-hành, thượng-sĩ Phan-Quốc-Tuấn, đã đeo được dù, mở dây an toàn rồi, bàn tay mấy lần chạm phải cái khóa cửa trên nóc phi cơ, cũng bị vuột ra khỏi tầm tay vì sức chao đảo của thân phi cơ.

Hai viên phi-công chưa kịp mở dây an toàn, còn đang treo người lủng lẳng trên ghế ngồi, đầu dộng ngược xuống đất. Mắt họ trừng trừng khiếp đảm nhìn vào lòng đất cứng rắn hãi hùng. Họ chỉ còn đủ thời gian làm dấu, từ biệt thế gian. Trung-úy Thành rùng mình cảm nhận cái chết cận kề, ông đã lỗi hẹn, sẽ không trở về cùng với vợ con đi di tản.

Mọi người trên phi cơ đang âm thầm cầu nguyện cho cái chết của chính bản thân mình.
Từ 2,500 bộ khối sắt rớt vùn vụt xuống 700 bộ, với thời gian đã mất 13 giây.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 11-tinhlong 
HÌNH 10

Khối sắt vụn đã rơi xuống quá nữa lộ trình trong không gian. Còn 700 bộ. May mắn thay, những nhân chứng đã vui mừng nhìn thấy hai cục đen đã rơi ra khỏi khối sắt vô dụng, trong giây phút tuyệt vọng. Nó lao vùn vụt xuống mặt đất. Mọi người đang lo lắng cho số phận của hai người, khi những nhân chứng thất vọng, họ đã không nhìn thấy một cây dù hy vọng nào được bung ra trên bầu trời khói lửa chiến tranh của Sài-gòn.

Từ 700 bộ đến mặt đất, sức rơi của một con người phải mất 7 giây. Nếu chúng ta muốn biết trong 7 giây ngắn ngủi đó, mức độ rơi nhanh chóng như thế nào? Chúng ta sẽ làm được gì để bung dù và sống sót? Thử nhìn vào kim đồng hồ, đếm bảy giây và làm thử các động tác nhảy dù chúng ta có thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra cho viên Thượng-sĩ nhất Nguyễn-Văn-Chín, nhân viên vũ-khí phi-hành có nhiều năm kinh nghiệm trên không trung. Ông đã thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc của 7 giây ngắn ngủi cuối cùng trong sự chết.

Anh Chín cho biết, chính nhờ cái miếng thiết vụn vỡ, còn dính ở vỏ động cơ đã tạo ra tiếng kêu bành bạch đó, nó đã cứu anh sống đến ngày hôm nay. Theo lệnh của trưởng phi cơ. Thượng-sĩ I Chín và trung-sĩ Tân hai người đang làm việc trong phòng hàng hóa, nơi chứa các loại vũ khí trang bị trên tàu. Hai người đã chạy đến cửa hành khách bên trái, nằm ở phía sau cùng của thân phi cơ, họ tìm kiếm nguyên nhân gây ra tiếng kêu lạ. Cũng là lúc phi cơ bắt đầu nghiêng đổ trong không gian. Họ bám chặt vào thành cửa, để rồi một sự may mắn bất ngờ của phép lạ. Thân phi cơ đã đổ về bên trái, hai người cố hết sức, búng mạnh và rớt ra khỏi phi cơ, khi nó chỉ còn lại 700 bộ cuối cùng trong cái chết cận kề của sự rơi, và đã biến anh Chín trở thành một người vừa trở về từ cõi chết trên không gian! Vô cùng kỳ diệu!

Trung-sĩ Tân chưa kịp mang dù, quá sợ hãi, nhảy đại ra khỏi phi cơ, rơi xuống đất trong trạng thái tay chân chới với, bơi lảo đảo trong không khí, chạm mạnh vào lòng đất, lún sâu và mềm xương, chết tốt với thân xác còn nguyên vẹn.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 12-tinhlong 
HÌNH 11

Tinh-Long thứ mười Nguyễn-Văn-Chín may mắn nhất, khôn ngoan nhất “đeo dù sẵn” trong suốt thời gian làm việc trên phi cơ, người phi-hành nhanh nhẹn nhất đã hoàn tất việc bung dù trong 7 giây ngắn ngủi, đạt kỷ lục, tưởng chừng ông đã tan xác với sự va chạm vào lòng đất, nếu ông bung dù chậm trễ đi chỉ hai giây đồng hồ.

Tay anh Chín đã nhanh nhẹn giựt khoen bung dù trước khi nhảy ra khỏi phi cơ, anh ôm gọn cây dù trong vòng tay, nhảy ra ngoài phi cơ, rồi buông hai tay cho dù bọc gió. Thời gian này đã mất đi hơn bốn giây. Anh chờ mãi trong sự rơi, vẫn chưa thấy dù bung ra. Một sự va chạm đau điếng vào lòng đất với một cái xóc mạnh, giật ngược anh Chín lên không của cây dù sắp bọc gió.

Đồng lúc thân phi cơ, đổ ngược cái lưng xuống trước, va chạm vào lòng đất rung chuyển cả không gian với quả cầu lửa rựng lên sát bên chỗ anh Chín đang nằm, độ 20 thước. Nhiên liệu phi cơ, đạn dược, hỏa châu, thi nhau bốc cháy dữ dội.

Sức nóng của lửa đã tạo ra sức gió, cuốn cây dù của anh Chín vào đám lửa. Anh Chín cố chịu đựng sự đau đớn phát xuất từ chấn thương cột sống và chân trái, cố hết sức bình sinh, anh giật hai khoen rời dây dù để khỏi bị lôi cuốn vào ngọn lửa. Anh gắng gượng ngồi dậy, trông chờ những đồng đội may mắn, có thể còn sống sót, rời khỏi phi cơ. Nhưng hởi ôi! Không có một ai may mắn còn sống sót trong đám lửa đỏ thiêu thân.

Cơn đau đớn vì chấn thương cột sống và chân trái bắt đầu hoành hành, khiến anh gục người xuống và nằm dài trên đám cỏ dại, bên trong vòng rào phi trường Tân-Sơn-Nhứt.

May cho anh Chín, đã được một số chiến hữu Nhảy Dù can trường, họ đã nhìn thấy chiếc phi cơ lâm nạn, họ đã can đảm lái chiếc xe díp đến nơi phi cơ lâm nạn tìm cứu người sống sót và mang anh về bệnh xá Không quân để chửa trị.

Tại Trung tâm Y khoa Không-quân, anh Chín đã gặp Tư-Lệnh-Phó Không-Quân, Thiếu-tướng Võ-Xuân-Lành. Ông đã đến an ủi anh Chín, đồng thời, ông muốn tìm hiểu sự thật về người cháu rể dũng cảm Trung-úy Trang- Văn-Thành. Anh Chín đã xác nhận Trung-úy Trang-Văn-Thành chính là trưởng phi cơ, đã bay thế cho Phi-đoàn-trưởng phi-đoàn 821, trung-tá Hoàng Nuôi. Người cháu rể anh hùng của Tướng Lành đã tận tụy với dân tộc và đã anh dũng hy sinh cho tổ-quốc, trên chuyến bay lịch sử cuối cùng của Không- lực VNCH, bảo vệ căn cứ Tân-Sơn-Nhứt và Thủ-đô Sài-gòn. Họ đã đánh tan nát các dàn trọng pháo và Bội-đội Bắc-Việt ngăn chặn cuộc tiến quân vũ bão của Cộng-quân, khiến cho cuộc tiến quân của đối phương đã bị đình trệ hơn 24 tiếng đồng hồ trước khi cưỡng chiếm phi-trường Tân-Sơn-Nhứt và Thủ-đô Sài-gòn, vào ngày 30-4-1975.

Thiếu-tướng Võ-Xuân-Lành đã khuyên nhủ thượng-sĩ I Chín nên trở về nghỉ ngơi và lưu lại ở phi-đoàn, chờ đợi lệnh di tản để đi đến một nơi an toàn, chửa trị vết thương.

Anh Chín vừa bị thương, tâm thần còn đang giao động trong cơn khủng hoảng, nhiều xáo trộn do chuyến bay kinh hoàng, vợ con anh đang trông ngóng ở bên ngoài căn cứ. Anh Chín đã phải quyết định ở lại Việt Nam . Chấp nhận một cuộc sống khổ ải theo vận nước đau thương của Việt- nam, cho trọn tình với gia đình và dân tộc.


Thành-Giang bụm mặt, không kềm nỗi cơn xúc động, tiếc thương cho một phi-hành-đoàn dũng cảm, can trường và đã hiến thân cho Tổ-quốc Việt- nam. Chín vị anh hùng dân tộc vừa nằm xuống cho một cuộc chiến tranh man rợ của Đảng Cộng-sản Quốc-tế.
 
Anh đang nghi ngờ trong phi-hành-đoàn nầy, có thể đã có một người bạn đồng môn quen thân của anh, một vài khuôn mặt quen thuộc, đang nắm giữ vai trò leader ngành kỹ-sư phi-hành (phi-cơ trang bị 4 động cơ), thông thường, những trưởng ngành phải có trách nhiệm thi hành những phi vụ hóc búa của đơn vị.

Một cái chết rùng rợn, đầy ám ảnh, như một câu chuyện thần thoại của chiến tranh, một đoạn phim kinh hoàng, một điềm báo chẳng lành cho một chiến hữu đồng môn, kỹ-sư phi-hành cuối cùng nào đó, có thể quen thân đã hy sinh cho tổ quốc. Sự ám ảnh kỳ lạ nầy đã đeo đuổi theo anh trong nhiều ngày liền trên đoạn đường di tản gian nan, nhiều đau khổ, xa vợ con, mất gia đình và xa lià tổ-quốc.

SỰ SỐNG BẤT NGỜ TRONG PHÉP LẠ


Thượng-sĩ I Chín bàng hoàng mỗi khi nhớ lại giây phúc hãi hùng trên không gian. Một sự sống bất ngờ, kỳ diệu của anh, hoàn toàn nằm trong cái chết. Chính cá nhân anh cũng không thể tin là anh còn có sự sống cho đến ngày hôm nay, do một phép lạ của thượng đế đã xếp đặt.

Anh Chín đã tiết lộ, chia sẻ những kinh nghiệm chiến trường hiếm hoi của anh rất ít có người Không-quân nào khác có được. Trong nhiều năm, những phi đạn hỏa-tiễn tầm-nhiệt SA7 cực kỳ nguy hiểm nầy đã sát hại rất nhiều người không-quân Hoa-kỳ lẫn Việt Nam Phi-đoàn Tinh-Long 821 của anh cũng đã hứng chịu thiệt hại nặng nề vì loại vũ khí nầy. Hầu hết phi-hành-đoàn đều nhanh chóng tử nạn khi bị trúng đạn phòng không SA7, phần lớn do họ đã chậm trễ, không thoát thân ra khỏi phi cơ trước khi máy bay của họ gãy đổ, chao đảo trong không gian và họ đã chết theo phi cơ.

Do một vài kinh nghiệm của một số rất ít nhân viên phi-hành thoát hiểm sống sót trong những phi vụ bị bắn rơi bởi hoả-tiễn tầm-nhiệt SA7. Anh Chín đã rút ra một kinh nghiệm, luôn chịu khó áp dụng để chuẩn bị cho sự an toàn cá nhân của anh, khi gặp hữu sự.

Anh Chín đã trở thành một nhân viên phi-hành chịu khó nghiên cứu, có tính toán trong khi đang làm việc trên không trung với ba điều kiện phòng thân là: tiên liệu trước tình hình nguy hiểm, chọn lựa nơi làm việc thuận lợi dễ thoát thân và phải kiên nhẫn, chịu khó đeo dù trước. Đó là những lý do anh Chín thường chọn làm việc với khẩu đại bác liên thanh 20 ly số hai. Bởi vì, khẩu súng này nằm đàng sau đuôi phi cơ, chỉ cách cánh cửa hành khách bên trái độ một mét, cửa nầy không bao giờ đóng, anh có thể nhanh chóng thoát thân khi phi cơ bị trúng đạn phòng không. Mỗi khi phi cơ bắt đầu bay vào trận chiến, bao giờ anh Chín cũng hoàn tất việc đeo dù, luôn luôn có sẵn trên người. Tuy, nó hơi cồng kềnh, khó làm việc. Nhưng rất an tâm khi có hữu sự. Việc làm mà hầu hết các nhân viên phi hành khác không cho là quan trọng, cứ vứt bừa dù cá nhân của họ trên phi cơ.

Mặc dù, anh Chín đã chuẩn bị rất chu đáo cho một sự cố có thể sẽ xảy ra khi phi cơ bị trúng đạn phòng không SA7. Lúc phi cơ bắt đầu rơi, anh cũng đã bị cuốn hút vào phi cơ trong khi chiếc máy bay nghiêng qua ngã lại trên không trung, tưởng chừng anh không thể nào thoát ra khỏi chiếc phi cơ được và cùng với đồng đội chết tốt theo con tàu.

Một sự may mắn bất ngờ. Anh tự nghĩ do phép lạ của bàn tay thượng đế đã xếp đặt cho anh được sống. Khi phi cơ rơi vùn vụt xuống đất chỉ còn 700 bộ không quá 7 giây ngắn ngủi cuối cùng, sắp sửa kết liễu cuộc đời của anh. Phép lạ hiện đến, kéo thân phi cơ lật sang bên trái, nó trút anh Chín và trung sĩ Tân rơi ra khỏi phi cơ. Quả là một sự may mắn kỳ diệu, khó có thể tin được, mà thượng đế đã xếp đặt sẵn cho anh. Trước khi rời phi cơ, anh đã giật khoen bung dù và ôm cây dù đã giựt sẵn rời khỏi phi cơ. Chỉ cần dăm ba giây anh chậm trễ có thể anh đã va chạm vào lòng đất, mềm xương trước khi cây dù bọc gió kéo ngược anh lên.

Anh Chín đã sống trong suốt một đoạn đời nhiều ám ảnh của chiến tranh.

Mỗi lần nhớ đến thảm cảnh tháng Tư của Biến-cố Sài-gòn, anh lại tưởng nhớ đến những người ân nhân, những chiến sĩ can trường Nhảy-Dù đã cứu anh trong giờ tuyệt vọng.

(còn tiếp)



Được sửa bởi NTcalman ngày Mon Mar 31, 2014 8:10 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeWed Mar 26, 2014 8:48 am


TINH-LONG RỰC-SÁNG
THÀNH-GIANG & NGUYỄN-VĂN-CHÍN
TẬP SỬ-LIỆU KQ/VNCH SỐ III
(tiếp theo)


TÌNH ĐỒNG ĐỘI CỦA KHÔNG QUÂN-NHẢY DÙ
HUYNH ĐỆ MỘT NHÀ


Nửa giờ đồng hồ bị thương, nằm trên bãi cỏ. Một chiếc xe díp quân đội của vài chiến sĩ Nhảy-dù, rất cam đảm. Từ bên trại Hoàng-Hoa-Thám, hơn hai dặm, họ đã nhìn thấy chiếc phi cơ lâm nạn hết sức kinh hoàng. Với hai bóng đen đã nhảy ra khỏi phi cơ. Các chiến sĩ nhảy-dù quả cảm nầy, họ đã xem thường đạn pháo cộng-quân, băng mình xuyên qua phi-đạo.

Họ tìm cứu những người chiến sĩ Không-quân can trường đã hy sinh chiến đấu, diệt cộng, bảo vệ Tân-Sơn-Nhứt và Sài-gòn. Họ đã dập tắt hết các khẩu đại pháo của cộng-quân. Để rồi, họ đã bị lâm nạn ngay trong phi trường Tân-Sơn-Nhứt. Lẽ nào bỏ rơi anh em, bỏ mặc cho họ hấp hối và chết tức tưởi ngay trước mặt của chúng ta?


Những người chiến sĩ Nhảy-Dù đã từng mệnh danh “Thiên-thần Mũ- đỏ”, họ không thể sợ chết, làm ngơ. Trong thâm tâm của họ đã thầm cám ơn Tinh-Long 07 đã đánh tan nát các dàn trọng pháo của Cộng-quân, cứu biết bao nhiêu sinh mạng trong căn cứ, Sư-đoàn Dù và gia đình của họ cũng là một phần tử chịu đựng chung số phận bị tàn sát do đạn pháo kích của cộng- quân đã bắn bừa bãi vào căn cứ Tân-Sơn-Nhứt.

Họ đã can đảm chạy từ trại nhảy dù đến địa điểm phi cơ bị lâm nạn, đang bốc cháy ngay bên trong vòng rào đông bắc Phi trường Tân-Sơn-Nhứt. Họ dùng băng ca, mang anh Chín lên xe và cấp tốc đưa anh về bệnh xá Không-quân, chữa trị vết thương, để gọi là “ơn đền công trả” của tình chiến hữu cao đẹp của Quân-lực VNCH.

Sau khi đã mang anh Chín về đến tận Bệnh-xá Không-quân. Người chiến sĩ Nhảy-dù lịch lãm, thể hiện một tâm tình cao quý. Huynh đệ Nhảy-dù Không-quân, trong một lời từ biệt hết sức cao đẹp: “Rồi, chúng tôi đã mang anh về đến bệnh xá Không-quân. Anh hãy cố gắng dưỡng thương và chóng bình phục! Chúng tôi phải gấp rút trở lại trại Dù, tiếp tục cuộc chiến đấu của chúng tôị”

Dứt lời, họ cáo từ, vội vã trở lại căn cứ Hoàng-Hoa-Thám, để tiếp tục cuộc chiến đấu. Anh Chín chưa kịp hỏi han danh tánh và tỏ lời cám ơn những vị ân nhân dũng cảm duy nhất chỉ có ở tấm lòng của những chiến sĩ huynh đệ Nhảy-dù, những người đã còn có nhiệt tâm đi tìm cứu nạn nhân, trong cái giờ Sài-gòn bị lãng quên của tuyệt vọng.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 13-tinhlong 
HÌNH 12

Đây là hai bức họa trình bày mặt trận phiá bắc phi trường Tân-Sơn-Nhứt, với sơ đồ căn cứ Tân-Sơn-Nhứt được tác giả phát họa những mục tiêu Tinh-Long 07 đã oanh kích, giải vây cho căn cứ. Bức sơ đồ nầy được nhìn từ khu vực Không Đoàn 53 Chiến thuật, cạnh Air Việt Nam và đài Kiểm-Soát Không-Lưu Tân-Sơn-Nhứt. Nhìn thẳng về hướng bắc, xuyên qua hai đường phi đạo. Những cột khói đen bên tay phải, chính là Đồn-Phòng-Thủ O-55 của căn cứ Tân-Sơn-Nhứt, đang bị áp lực đặc-công Việt cộng tại nơi đó.

Một trong hai hàng thiết bị của các ụ chứa phi cơ, có tường che trên nóc hình vòng cung, chống đạn pháo kích. Chính là nơi bức ảnh lịch sử đã chụp được chiếc Vận tải cơ Chiến đấu dũng cảm AC119K, Tinh-Long 07 của KQ/VNCH nổ tung, tan rã trên bầu trời Tân-Sơn-Nhứt. Đánh dấu trận chiến cuối cùng của KL/VNCH, cũng là thời điểm kết thúc Chế-độ Tự-do Dân-chủ của Miền-nam Việt Nam Để đón nhận một chế-độ Xã-hội Chủ-nghiã mới man rợ, độc tài, khủng bố, nhũng lạm và nhơ bẩn cho cả nước Việt Nam.
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 14-tinhlong
HÌNH 13

Sơ đồ các cứ điểm quan trọng trong trận chiến Tân-Sơn-Nhứt, ngày 29-4-1975. Hình bản đồ vòng đai phi trường Tân-Sơn-Nhứt với các đồn- phòng-thủ của căn cứ Không-quân. Vị trí các phần sở KQ/VNCH. Vị trí nơi tác giả đang đứng và chứng kiến Tinh-Long 07 lâm nạn và vị trí nhiếp ảnh viên đã chụp bức ảnh lịch sử AC119K của KQ/VNCH cuối cùng. Nơi Cộng- quân bí mật đặt các loại vũ khí phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt đã tấn công và sát hại phi-hành-đoàn của chiếc phi cơ Tinh-long 07. Vị trí phi cơ lúc lâm nạn, đã nổ và rã ra làm hai phần ở trên bầu trời, cùng vị trí phi cơ đã rơi xuống mặt đất, nơi đồng trống, trong vòng đai phi trường.

Trung-úy Trang-Văn-Thành đã tiên đoán tình trạng chiếc phi cơ nguy hại của ông rất chính xác, ông đã quyết định khôn ngoan, chấp nhận việc làm nguy hiểm, sai quy tắc bay với một động cơ, chọn lựa quẹo trái, chấp nhận sự rủi ro, phi-hành-đoàn đã thiệt mạng.

Chỉ một cái nhích tay, giật cần lái phi cơ về bên trái, của một vài giây ngắn ngủi, trong gang tấc, chiếc phi cơ của ông đã rơi ngay bên trong vòng đai phi trường. Ông đã cứu sống được nhiều sinh mạng của người dân vô tội đang cư ngụ dầy đặc bên ngoài vòng rào căn cứ, thuộc quận Gò-vấp. Và ông đã trở thành một vị phi công anh hùng bất tử trong lòng những người Việt- nam Tự-do. Đã được ghi khắc vào một trang sử oanh liệt bất diệt của KL/VNCH.

KHÓC BẠN


Tôi mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng, đau đớn cho sự sụp đổ của nước Việt Nam Cộng hoà chính-nghĩa trong tủi nhục, thù hằn. Chúng tôi đã mất quê hương, bỏ lại vợ con, thân nhân, bằng hữu tại Việt Nam , bắt đầu cho một cuộc hành trình lưu vong vô định.

Chiếc xe buýt của Quân-đội Hoa-kỳ vừa đổ vào cổng trại tỵ nạn tạm thời của người tỵ nạn Việt Nam tại một góc trong phi trường Utapao, trên đất Thái-lan. Trại chỉ cách bãi đậu phi cơ di tản của Không-quân VNCH không ngoài hai trăm thước. Hàng trăm chiếc phi cơ đủ loại đã bị sơn xóa các dấu hiệu của Không-quân VNCH. Những chiếc phi cơ đã mang đầy vết tích hư hại của chiến tranh.

Hơn hai ngàn người Việt Nam đã có mặt tại trại tỵ nạn Utapao kể từ sáng hôm qua 29-4-1975. Họ lũ lượt kéo nhau đến tận hàng rào kẽm gai bao bọc chung quanh cổng trại để tìm kiếm thân nhân đã thất lạc, săn tìm tin tức người thân, bạn hữu cùng đơn vị và nghe ngóng tình hình chiến sự của Thủ- đô Sài-gòn.

Tôi bước xuống xe, lòng buồn rầu khôn tả như người thất chí, lo lắng cho vợ con còn đang bị kẹt lại ở Việt-nam, trong bàn tay thô bạo của Cộng-sản. Tôi thiểu não với những bước chân nặng nhọc, chán chường. Từng nhóm bạn hữu của các loại phi cơ vận tải đồng môn, cùng khoá, cùng đơn vị đã kéo đến chào đón, chúc mừng cho những đồng đội may mắn mới vừa đến sau. Rất đông đảo bạn bè của 11 phi đoàn vận tải cơ của chúng tôi đã có mặt tại đây: Thằng Nhẫn, Danh, Bình cùng phi đoàn 431, C7A, bạn Nguyễn Thành Cưng của phi đoàn 718, Minh (cà chua), Giác C130.

Anh Nhã trưởng ngành Cơ-khí phi-hành của phi đoàn 431 ôm lấy tôi, rối rít chúc mừng tôi vẫn còn sống. Lúc chúng tôi cùng di tản sáng hôm qua trên phi đạo Tân-Sơn-Nhứt, phi cơ của Nhã do thiếu tá Thảo đã lái, anh Nhã nhìn thấy chiếc phi cơ C7A Caribou PK 384 của chúng tôi đã cất cánh trước, bay là đà, không thấy lấy cao độ bay lên không, rồi mất dạng trên bầu trời Sài-gòn.

Anh nào biết, Đại-úy Út đã bay tránh né phòng không của Việt-cộng đặt ở hai đầu phi đạo. Vừa rời khỏi mặt đường bay, đại-úy Út rẽ ngay phi cơ bay vào trung tâm thành phố Sài-gòn, ông bay sạt sạt trên nóc nhà, như trực thăng bay, rồi ông bay thấp theo lộ trình bay an toàn của Không-quân Hoa-kỳ, đang di tản trong vùng không phận của phi cơ trực thăng Mỹ di chuyển người ra khỏi thành-phố Sài-gòn, máy bay của họ đang ra vào từ Hạm đội ở ngoài khơi, biển Việt Nam . Phi cơ chúng tôi thiếu xăng, phải ghé đảo Côn-Sơn để đổ xăng, ngủ qua đêm, trông chờ tin tức của Sài-gòn.

Anh Nhã sang Utapao sớm hơn chúng tôi một ngày, vào trưa 29-4-1975. Anh đã đi tìm tôi khắp mọi nơi trong trại tỵ nạn nhưng không thấy mặt tôi. Anh đã lầm tưởng, lo lắng cho số phận của chúng tôi, có thể đã bị lâm nạn đâu đó ở Sài-gòn, sau khi chúng tôi cất cánh, rồi mất liên lạc. Nhã chúc mừng đã gặp lại người bạn chí thân, đã phụ giúp anh điều hành tốt đẹp cho ngành Cơ-khí phi-hành của phi-đoàn Phượng-Long 431.

Bạn thân Lê-Hoàng-Ân cùng khóa 5/69 Cơ-phi, làm việc với Vận-tải cơ Chiến-đấu AC119G phi đoàn Hắc-Long 819 bước đến bên tôi trong vẽ mặt u buồn, đôi mắt đỏ hoe. Tôi đoán chừng đã có chuyện chẳng lành. Tôi chưa kịp hỏi. Ân xúc động, nghẹn ngào báo tin: “Thằng Tuấn rớt phi cơ, đã chết sáng hôm qua rồi…” Ân xúc động, bỏ dở lời nói.

Tôi bàng hoàng trong cơn xốc, đứng như trời trồng. Những gì tôi đã nghi ngờ sáng hôm qua khi chứng kiến chiếc phi cơ AC119K gẫy đổ giữa lưng trời đã trở thành sự thật, bạn thân của chúng tôi đã hy sinh cho tổ-quốc. Sự linh thiêng, đã xảy ra hoàn toàn đúng với sự ám ảnh, lo lắng và biết trước cái chết của chính mình, người Kỹ-sư Phi-hành cuối cùng, Phan-Quốc-Tuấn bạn thân của chúng tôi, đã thực sự hy sinh cho tổ quốc.

Tôi ngập ngừng, xúc động: “Có thật là Phan Quốc Tuấn đã chết rồi không?” Ân gật đầu, nhăn nhó trong cơn đau mất bạn. Đôi mắt tôi cảm thấy cay xót khi hình dung lại chiếc phi cơ gãy đổ kinh hoàng giữa không trung. Một đoạn phim kinh dị đã ám ảnh trong tôi, nó bám chặt lấy tôi trong suốt ngày hôm qua, tôi bồn chồn sau khi đã chứng kiến biến cố của chiếc phi cơ Tinh-Long 07 nổ tung kinh hoàng trên bầu trời.

Hình ảnh chiếc phi cơ Tinh-long 07 in đâm trong đầu óc tôi, nó bám víu lấy tôi như một sự ký thác linh thiêng gì đó nơi tôi. Ân buồn bã kể cho tôi nghe về câu chuyện bị ám ảnh của Phan-Quốc-Tuấn, anh đã thường trăn trối những lời cuối cùng với người bạn thân Lê-Hoàng-Ân, cũng là chú rể phụ trong đám cưới của Tuấn năm nào.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 15-tinhlong


Mấy tháng qua, trước ngày mất nước, Quốc Tuấn đã làm hai cái thẻ bài khắc tên hai đứa con của anh, nó được đặt trong tủ cá nhân ở phi đoàn. Những đêm nào đi bay, Tuấn thường nhắc nhở cùng Ân. “Nếu chẳng may tao không về nữa hãy giúp đỡ Tuấn mang hai cái thẻ bài nầy về cho hai cháu!” Đó là ý nghĩa của một lời trăn trối và van xin người bạn thân hãy thương xót, chăm sóc giùm cho hai đứa con thơ của Tuấn, nếu Tuấn chẳng may hy sinh cho tổ-quốc.
 
Ân thở dài kể lể: “Sáng hôm qua, trong khi phi trường Tân-Sơn-Nhứt đang bị rối loạn vì pháo kích. Quốc-Tuấn đã vội vã thi hành phi vụ cuối cùng, anh đã không có dịp nhắc nhở hai chiếc thẻ bài trước khi từ biệt, lên đường giết giặc, cứu nguy thủ-đô Sài-gòn, cũng là lúc Tuấn đã thực sự ra đi vĩnh viễn.” Ân hối tiếc, vì cuộc di tản bất ngờ anh đã ra đi, không giữ được lời hứa với người bạn thân đã khuất, mang hai cái thẻ bài về cho hai cháu và báo tin sự tử nạn của Tuấn với gia đình, Tuấn đã đền nợ nước trong giờ phút thiêng liêng, thứ 25, của cuộc chiến tranh bi thảm Việt Nam.

Tại sao bạn Phan-Quốc-Tuấn đoán biết trước cái chết của chính mình? Lúc đó, tôi không thể hình dung được sự ám ảnh gì đã khiến cho Tuấn đã phải lo lắng đến nỗi đã biết trước vận mạng của mình, rất linh thiêng.

Chúng tôi bùi ngùi, hồi tưởng và nhắc lại chiếc thẻ bài “kỷ vật cho em” kỳ dị chưa từng có của Tuấn vào tháng 9-1974. Một điềm báo linh thiêng của Tuấn sẽ hy sinh cho tổ-quốc.

Trong khi các phi đoàn phi cơ vận tải bị đình động vì thiếu nhiên liệu để hoạt động. 11 phi-đoàn Vận-tải của KQ/VNCH đã chọn lựa mỗi phi đoàn một hai nhân viên Cơ-khí phi-hành nòng cốt, chúng tôi được gửi ra Trung tâm Huấn luyện Nha-Trang để theo học khóa 1/74 Cao-đẳng Cơ-khí Phi-hành Vận-tải. Trong giờ nghỉ giải lao của lớp học. Quốc-Tuấn đã cho chúng tôi xem chiếc thẻ bài “kỷ vật cho em” kỳ quái của anh.

Một chiếc thẻ bài với tên họ Phan-Quốc-Tuấn kèm theo một hàng chữ “Tổ-quốc Ghi-ơn” được nó sơn màu đỏ thẳm. Trông thấy chiếc thẻ bài có hàng chữ “đỏ của máu” quái dị tôi đã bị xốc, vô cùng ngạc nhiên. Với chúng tôi, đó không phải là một trò đùa, một điềm quái gở, có thể nó sẽ có huông, xui xẻo và sẽ trở thành sự thật.


Bạn Tuấn buồn bã kể lể thêm: “tao đã làm hai cái thẻ bài giống nhau, đã tặng cho vợ của tao một cái để làm ‘kỷ vật cho em’ nếu chẳng may tao không về nhà nữa”. Giờ đây, khó có thể tưởng tượng nổi, Tuấn đã thực sự biết trước chính xác cái chết rùng rợn của chính mình. Một hiện tượng kỳ bí khó tin. Một cái chết lịch-sử với cả trăm nghìn người chứng kiến sự quả cảm, hy sinh, và đã ái mộ những người chiến sĩ VNCH đã chết cho chánh-nghiã, diệt trừ những kẻ cuồng bạo, tạo dựng chiến tranh, chuyên cướp giựt chính quyền, bán nước hại dân.

Chúng bạn đã chất vấn, hầu tìm hiểu nguyên nhân về hành vi kỳ dị của Tuấn. Tuấn buồn buồn kể về câu chuyện phi-hành-đoàn AC119K của Tuấn đã truy lùng để tiêu diệt các đoàn xe tiếp tế của quân Cộng-sản Bắc- Việt xâm nhập từ Bắc vào Nam trên đường mòn Hồ-Chí-Minh. Phi cơ của Tuấn đã gặp phải phi cơ của Bắc-Việt trong đêm tối, mây mù, do hai cây đèn xanh xác định vị trí của hai chiếc phi cơ khác màu nhau. Họ nghi ngờ phi cơ Mig của Bắc-Việt, họ gặp nhau trong đôi phút trên không trung, không có không chiến và họ đã bay đi, sự kiện này, khiến cho Tuấn trở nên nhiều lo lắng và bị ám ảnh.

Mới nghe qua, chúng tôi nghi ngờ chuyện phịa cho vui, khi nghĩ kỹ lại, chuyện đó có thể lắm. Cộng-sản Bắc-Việt có phản lực cơ đánh nhau với Mỹ thường xuyên, xảy ra hà rầm ở trên không phận miền Bắc! Ai có thể cấm họ bay tuần tra trên đường mòn Hồ-Chí-Minh?


Câu chuyện đau thương, uất hận lẫn kiêu hùng của Tuấn đã đau đớn xảy ra ngày hôm qua, ngay trước mắt tôi, như thúc đẩy, đã gửi gắm nơi tôi một chuyện gì đó. Có lẽ, Phan-Quốc-Tuấn đã biết tôi có thừa khả năng để giúp anh ta làm một việc. Mang câu chuyện thật bi thương đầy dũng khí, linh thiêng của anh phổ biến đến với tất cả mọi người dân nước Việt. Anh đã cho tôi một sự chứng kiến cái chết cay nghiệt từ trên không trung của anh, một cái chết hùng tráng, ngạo nghễ, phi thường của những người Không- quân, không khuất phục định mệnh và kẻ thù, với cả triệu người đã chứng kiến chiếc Tinh-Long 07 oanh liệt, tan rã giữa không trung.

Tôi lau vội hai hàng nước mắt ướt cay, Tôi thương hai hai đứa con mất cha của Tuấn cũng như chính hai đứa con của tôi. Nó ẩn hiện trong tôi một ý nghĩ tự nguyện, tôi bảo với Ân: “sẽ có một ngày, tao sẽ viết lại câu chuyện kiêu hùng, bí ẩn của Phan Quốc Tuấn, bạn của chúng ta” Một lời nguyền tôi đã mang theo trong túi hành trang, Tôi đã mang nặng một “vết thương tâm não” của chiến tranh, trong suốt quãng đời tỵ nạn của tôi trong ba mươi năm lưu vong xứ người.

Sang Hoa kỳ, tôi đã ghi chú nhiều dữ kiện của cuộc chiến tranh thảm khốc Việt-nam, thượng đế đã xếp đặt cho tôi làm một người chứng nhân sống, dường như, bàn tay thượng đế đã che chở cho tôi trong mười phi vụ hiểm nghèo, thập tử nhất sinh, tưởng chừng tôi không vượt qua nỗi, tôi đã ghi nhận nhiều dữ kiện trong suốt 25 năm tôi sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh điêu tàn của Việt Nam.

Đã 9 năm sinh sống ở Hoa kỳ, vì sinh kế, tôi chưa thể hoàn tất lời nguyền với vong linh của bạn tôi, Phan-Quốc-Tuấn. Hình ảnh ghê rợn của chiếc phi cơ bốc cháy khủng khiếp trên không trung, rơi xuống đất. Đạn pháo kích nổ tan tành căn cứ, sụp đổ trời đất, Việt cộng săn đuổi, truy lùng. Chúng tôi phải luồn lách lẫn trốn. Giựt mình thức giấc giữa đêm khuya, tôi mới hay mình vừa trải qua một cơn ác mộng của chiến tranh, dường như bạn tôi đã tìm về nhắc nhở tôi. Khi tôi đã chưa hoàn thành lời hứa với người bạn linh thiêng Phan-Quốc-Tuấn. Tôi đã thì thầm khấn hứa: “Tuấn à! Xin bạn để cho tôi yên một thời gian nữa, tôi sẽ có dịp viết lên câu chuyện ‘dũng cảm hy sinh cho tổ-quốc’ của bạn.”

21 năm trôi qua, ở tuổi 46 tôi đã bị ngã bệnh tim, phải giải phẫu, tưởng chừng không vượt qua nổi cơn bệnh ngặt nghèo của cái tuổi 47 trong cuộc đời lưu vong. Sau năm năm bịnh tình bình phục, tôi lo ngại bệnh tim sẽ tái phát, ra đi bất đắc kỳ tử, chưa hòan thành ước nguyện với người bạn chí thân, tôi quyết định sẽ đem câu chuyện “thần thoại” của “Tinh-long 07 Sáng-ngời”, với một nhân vật chánh có thực, duy nhất tôi biết chắc chắn trên chiếc phi cơ AC119K, đó là viên Kỹ-sư Phi-hành anh dũng Phan-Quốc-Tuấn của phi-vụ tử thần Tinh-long 07, đã dũng cảm đền nợ nước tại Tân-Sơn-Nhứt, Sài-gòn, Việt-nam, qua bài sử-liệu KQ/VNCH thứ nhất mang tựa đề SÀI-GÒN GIẪY-CHẾT, với bút hiệu Thành-Giang.


Năm 2005, bài sử-liệu Sài-Gòn Giẫy-Chết được ra đời, cả chục tờ báo địa phương cùng các đài phát thanh đã đón nhận nhiệt tình, phát hành và phát sóng đi khắp nơi, giới thiệu phần một của cuộc chiến Tân-Sơn-Nhứt, ngày 29-4-1975. Tôi đã tóm lược toàn bộ tình hình chiến sự trong 24 giờ cuối cùng của mặt trận Tân-Sơn-Nhứt. 

Đêm Không Gian năm 2005, chúng tôi cám ơn Không-quân Phan-Quốc-Hưng bạn cùng khóa với trung-úy trưởng phi cơ Trang-Văn-Thành, đã mua ủng hộ bức tranh “Tinh-Long Rực-Sáng” đã bị Gẫy Cánh Giữa Lưng Trời, anh đã đóng góp nhiều chi tiết về người anh hùng Không-quân trưởng phi cơ Trang-Văn-Thành và anh đã đề nghị gửi bài sử-liệu số 1, Sài-Gòn Giẫy-Chết cho tạp chí Sài-Gòn Nhỏ được sự tiếp nhận nồng nàn và phát hành trên 12 thành phố lớn ở Hoa-kỳ. Từ đó, bài sử-liệu Sài-Gòn Giẫy-Chết là một ngòi nổ gây sự chú ý của nhiều người Việt Nam hải ngoại và các cựu quân nhân Không-Quân VNCH. Họ bắt đầu truy tìm tin tức của các nhân- viên phi-hành anh hùng của phi vụ Tinh-Long 07, đã bị quên lãng trong nhiều thập niên.

Chị Võ Thị Hoà và hai cháu Trang Võ Thành Thái và Trang Võ Hoà Thanh, là vợ, con trai trưởng và con gái của cố đại úy Trang-Văn-Thành đã nghe và đọc được bài sử-liệu Sài-Gòn Giẫy-Chết viết về phi vụ của anh Thành. Họ đã liên lạc với tác giả, gửi lời cám ơn bài viết, đồng thời, họ cũng cung cấp toàn bộ lý lịch, tiểu sử của viên sĩ quan phi công trưởng phi cơ anh dũng Trang-Văn-Thành, giúp cho tác giả hoàn tất bài Sử-liệu số hai mang tựa đề: Cuộc Tử-Chiến Trên Không-Phận Sài-Gòn, sau này, đổi tựa thành: Phi-Hành-Đoàn KQ/VNCH Cuối Cùng Hy Sinh Cho Tổ-Quốc, đã được các trang mạng lớn Việt Nam đã đón nhận nồng nàn, nhanh chóng chuyển tải, phát tán khắp nơi, trên hầu hết các trang mạng tên tuổi ở hải ngoại và trong nước Việt Nam.

Năm 2005, Chị Hoà cùng hai con, một số thân hữu phi-đoàn-Tinh-long 821, cùng tác giả đã tổ chức một buổi giỗ, cầu siêu lần đầu ở hải ngoại cho 9 vị anh hùng tử sĩ Không-quân của Tinh-long 07 linh thiêng tại một chùa Việt Nam.

Năm 2010, Hài cốt của 8 vị tử sĩ Tinh-Long 07 đã chết bên trong phi cơ AC119K đã được cải táng và an vị ở một ngôi mộ tập thể khang trang, đẹp đẽ tại quận Thủ-Thiêm, Sài-gòn.

Một dịp họp bạn Không-quân Dallas, năm 2008, Trung-úy Nhẫn, hoa tiêu phó C7A Caribou buồn bã cho chúng tôi biết người bạn thân của anh là trung-úy Tào-Thuận, đã cùng với anh bay cho phi-đoàn Phượng-long 431, Caribou. Sau khi chuyển sang làm việc với vận tải cơ chiến đấu AC119K anh đã anh dũng hy sinh trên chuyến bay Tinh-long 07 nhưng không thấy có tên trên danh sách và không được nhắc nhở trong phi-hành-đoàn anh dũng nầy.

Anh cho biết, trung úy Tào-Thuận gốc phi công phụ Caribou. Anh đã làm việc cho phi-đoàn 431 được 3 tháng. Bên phi-đoàn AC119K tân lập cần một số phi công phụ, họ đã xin bên phi-đoàn 431 một ít nhân-viên phi-hành. Chính trung-úy Nhẫn, trung-úy Tào-Thuận và nhiều phi công phụ phi-đoàn 431 khác đã phải rút thăm. Trung úy Tào-Thuận đã trúng thăm để đổi sang học AC119K, làm việc với phi-đoàn Tinh-long 821. Cuối cùng anh đã hy sinh trong phi vụ Tinh-Long 07.

Vị anh hùng tử sĩ thứ 9 Bùi-Minh-Tân đã nhảy ra khỏi phi cơ, không có mang dù, chết bên ngoài phi cơ đã được người ta mai táng tại một nghĩa trang nào đó ở Việt Nam.

Anh hùng Tinh-Long thứ mười, là người may mắn nhất, đã sống sót trong sự mầu nhiệm, phép lạ của tạo hoá. Ông Nguyễn-Văn-Chín đã cho danh sách tên họ chính xác toàn bộ phi-hành-đoàn Tinh-long 07, ông đã quy tụ hầu hết thân nhân của các vị “anh hùng quốc-tử” đã hy sinh vì đất nước, trong các ngày giỗ hằng năm sau này. 


Nhân chứng sống duy nhất trên phi vụ tử thần Nguyễn-Văn-Chín của Tinh-Long 07, 71 tuổi, đã tiết lộ những chi tiết rùng rợn, ly kỳ, ngoạn mục trong sự thoát hiểm có một không hai trong cuộc đời của ông, do bàn tay xếp đặt của thượng đế. Ông đã giúp cho tác giả hoàn thành bài Sử-liệu KQ/VNCH số ba, mang tựa đề: “Tinh-Long Rực-Sáng”, của Phi-Vụ Tử Thần nầy sẽ hoàn thành một bộ gồm ba bài tài liệu KQ/VNCH của Mặt-Trận Tân-Sơn-Nhứt trong Biến-Cố Sài-Gòn, ngày 29-4-1975. Một bộ tài-liệu lịch-sử hữu ích, lưu lại trận đánh ngọan mục cuối cùng của KL/VNCH trong Chiến- tranh Việt Nam
 
TIỂU-SỬ VIÊN KỸ-SƯ PHI-HÀNH LINH-THIÊNG
PHAN-QUỐC-TUẤN.


Thượng-sĩ Phan-Quốc-Tuấn, sinh năm 1950, tại Sài-gòn. Thân phụ của Phan-Quốc-Tuấn là ông Phan-Tần, một tuỳ viên Lãnh-Sự Sứ-Quán VNCH ở Lào.

Tháng 10, năm 1969, Phan Quốc Tuấn gia nhập Quân-chủng KQ/VNCH, khóa 5/69 Hạ-sĩ-quan Cơ-khí Phi-hành Trực-thăng, theo chương trình Việt-nam-hoá của Chính-phủ Hoa-kỳ và Quân-đội VNCH. Ông Tuấn đã lập gia đình, gồm một vợ và hai con thơ. Ông đã có sáu năm phục vụ cho Quân- chủng KQ/VNCH, với 3,000 giờ bay trên phi cơ vận-tải. Và ông đã tạ thế năm 25 tuổi, ngày 29-4-1975.

Ở Quân trường Quân-sự Không-quân Biên-hoà, trong giai đọan II học quân sự HSQ, Phan-Quốc-Tuấn đảm nhận vai trò trung đội trưởng khóa sinh của trung đội 2, thay thế khóa sinh trung đội trưởng Trần-Văn-Rẹn được rút đi học lớp thứ 2 Cơ-phi Vận-tải.

Sau khi hoàn tất hai giai đoạn 6 tháng quân-sự. Phan-Quốc-Tuấn được tham dự lớp Vận-tải thứ 3 Sơ-đẳng Cơ-khí Phi-hành Vận-tải, gồm sáu tháng thụ huấn loại vận-tải cơ C119. Tuấn là trưởng lớp thứ 3, Cơ-phi Vận-tải.

Khóa học, chia ra hai giai đoạn: bốn tháng học địa huấn phi cơ C119, và hai tháng phi-huấn, có 60 giờ bay với phi đoàn Xích-long 413rd. Sau khi mãn khóa, một nửa nhân viên Cơ-khí phi-hành được phân phối về Không- đoàn 53 Chiến-thuật, học xuyên huấn (phi cơ khác loại) C123 phục vụ cho ba phi-đoàn 421st, 423rd, và 425th. Một nửa số nhân viên còn lại và Thành-Giang đã trình diện Không-đoàn 33rd Chiến-thuật, học xuyên huấn phi cơ C47, phục vụ cho phi đoàn Thanh-long 415th. Riêng Phan-Quốc-Tuấn ở lại phục vụ cho phi-đoàn Xích-long 413rd, Tuấn không cần phải học xuyên huấn. 


Cuối năm 1972, phi đoàn Xích-long 413rd giải tán, Tuấn được gửi đi học loại phi cơ Vận-tải Chiến-đấu AC119K, do Không-quân Hoa kỳ huấn luyện. Tuấn làm việc với phi đoàn tân lập Tinh-Long 821st, Không-đoàn 53rd Chiến-thuật, Sư-đoàn 5 Không-quân, đồn trú tại căn cứ Tân-Sơn-Nhứt, Sài-gòn.

Phan-Quốc-Tuấn đảm trách phụ tá trưởng ngành Kỹ-sư Phi-hành (phi-cơ gắn bốn động cơ), dưới sự điều hành của trưởng ngành (leader) Thượng sĩ Nguyễn-Quang-Huy, bạn cùng khóa 5/69 Cơ-khí Phi-hành Vận-tải của chúng tôi. Huy đã học lớp 1 Vận-tải, Tuấn và chúng tôi đã học lớp 3 Vận-tải.

Tác giả đã có dịp, ba lần cùng học chung với Phan-Quốc-Tuấn: 6 tháng học lớp Quân-sự Biên-Hoà, 6 tháng học Sơ-đẳng Cơ-khí Phi-hành Vận-tải C119 tại trường Kỹ-thuật Tân-Sơn-Nhứt và 4 tháng theo học khóa 1/74 Cao-đẳng Cơ-khí Phi-hành Vận-tải ở Trung tâm Huấn-luyện Không- quân Nha-Trang.

Phan-Quốc-Tuấn là mẫu người Không-quân trẻ, nhưng rất điềm đạm, nghiêm nghị, giữ lời ăn tiếng nói, tháo vác, lịch sự, giữ tư cách, tôn trọng kỹ luật, có tinh thần trách nhiệm, can đảm. Năng học hỏi, rất giỏi tay nghề về môn kỹ-sư phi-hành, được nhiều lần bay ra ngọai quốc, để đi tổng-kiểm phi cơ AC119K ở Đài-Loan. Quốc-Tuấn mang ước vọng sẽ làm việc cho hãng Hàng-Không Dân-Sự Việt Nam trong tương lai, nếu có cơ hội.

Nhưng Phan-Quốc-Tuấn đã gặp rất nhiều trắc trở, gian truân trong cuộc đời Không-quân phi-hành với nhiều phi vụ bị rơi phi cơ, nhảy dù xuống biển, đã tạo ra những sự ám ảnh kỳ quặc, anh đã biết trước cái chết của mình và rồi Tuấn đã thực sự hy sinh cho tổ quốc trong trang sử oanh liệt cuối cùng của Không-quân Việt Nam Cộng-hoà.

Nhân đọc được một số bài sử-liệu của Hoa-kỳ do trung tá Không-quân Mỹ (Tony) Roy A. Simon đã viết về phi vụ nhảy dù xuống biển của chiếc vận-tải-cơ AC119K Stinger của ông, đó là lần đầu tiên Tuấn đã làm việc solo với phi-hành-đoàn huấn luyện viên của Hoa-kỳ, chuyến bay ngày hôm đó, không có ông thầy Mỹ Lee Kyser của Tuấn trên phi vụ khẩn cấp năm 1972, bài viết mang tựa đề: The Bailout of Stinger Eight-Three-Nine (story 9).

Nhờ đó, chúng tôi đã biết phần nào về sự ám ảnh nặng nề, kỳ quặc trong cuộc đời phi hành của một vị anh hùng Không-quân Phan-Quốc-Tuấn. Người đã tiên đoán chính xác và đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của chính mình. Ông đã trở thành một nhân-vật lịch-sử trong phi hành đoàn của trung-úy trưởng phi cơ Trang-Văn-Thành trong phi-vụ danh tiếng AC119K, Tinh-long 07 Sáng chói, thuộc Không-lực VNCH. Họ sẽ sống mãi trong lòng dân-tộc Việt Nam yêu chuộng tự-do, dân-chủ, Không Khuất Phục Trước Kẻ Thù Xâm Lược.


Thì ra, những cái chết hãi hùng đã trực diện, bủa vây, đã nhiều lần xảy ra trong cuộc đời phi-hành của Tuấn, khiến cho Tuấn bị ám ảnh nặng nề, đã có linh cảm, chắc chắn mình sẽ phải chết trong chiến tranh và nó đã trở thành hiện thực. Một điều kỳ bí, khó tin, nhưng hoàn hoàn đã có thật. Linh cảm của Tuấn quá hiển linh!

10 nhân viên phi hành đã cùng một ý chí, một lòng can đảm, quyết tâm, đã tạo thành một “bó đũa” tập thể Phi-hành-đoàn dũng cảm duy nhất đã quyết tử, cùng sống và chết với nhau. “TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI” cho những người Việt Nam yêu nước và giữ nước.

(còn tiếp)


Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Mar 27, 2014 2:36 am


TINH-LONG RỰC-SÁNG
THÀNH-GIANG & NGUYỄN-VĂN-CHÍN
TẬP SỬ-LIỆU KQ/VNCH SỐ III
(tiếp theo và hết)

HỎA-LỰC AC119K, TINH-LONG.

Ít có người tưởng tượng nỗi, về sức mạnh kinh hồn do hỏa lực của Vận-tải-cơ Chiến-đấu AC119K, Tinh-long đã hủy diệt địch quân. Mỗi một phút, viên phi công AC119K ấn công tắc tác xạ vũ khí của một khẩu súng minigun 6 nòng, bằng hệ thống ống nhắm bắn bằng điện tử rất chính xác, 6,000 viên đạn rải xuống một mục tiêu, trong khoảng cách mỗi viên độ ba tấc. Thử hỏi, làm sao địch quân có thể tránh né để sống sót cho được?

Cứ mỗi năm giây đồng hồ, phi công ấn công tắc tấn công địch quân, khẩu súng đại bác 6 nòng sẽ khạc ra từ 150 đến 200 viên đạn đại bác liên thanh 20 ly, nó sẽ bay đến mục tiêu cũng trong khoảng cách vài tấc một quả, rồi những viên đạn này sẽ phát nổ như những quả lựu đạn mini nổ một chùm, quý vị có thể tưởng tượng được mỗi một đợt đánh xuống một mục tiêu trong năm giây, cả trăm quả đạn đại bác như lựu đạn mini nổ cùng một lúc. Thì mục tiêu đó sẽ phải ra sao?

Hãy nghe lời tâm sự của một anh Bộ Đội Miền Bắc Việt Nam vô tình, đã kể lại đơn vị của anh tại một bãi chiến trường ở Bù-Đốp, dưới sự tấn công của “Tinh-Điểu” AC119K, có cái tên lạ là Tinh-Long, sau 30 năm anh vẫn còn bị ám ảnh, rợn người, anh đã phải mở lời trình bày câu chuyện bằng ba chữ: “Kinh khiếp thật! Đại đội của chúng tôi đóng chốt ở Bù Đốp. Bất thần, bị phi cơ từ đâu đó ở trên trời đánh xuống, những viên đạn chạm mặt đất nổ rền trời, anh nằm dài xuống mặt đất không biết phải chạy đi đâu để tránh né. Cứ mỗi 10 phút phi cơ lại vòng lại mục tiêu, rải đạn, đánh vào đơn vị của anh một đợt, vài trăm quả đạn đại bác liên thanh lại nổ rợp trời. Anh đã bị trọng thương, nằm dài trên bãi chiến trường chờ chết”. 


Sau năm đợt oanh kích của chiếc phi cơ, nó đã để lại một bãi chiến trường xơ xác, trong một bầu không khí yên lặng, rợn người. Xác đồng đội của anh nằm ngổn ngang khắp nơi. Cả một đại đội mấy trăm người đều tử thương do gần một ngàn quả đạn đại bác mini, bắn xuống, hủy diệt họ trong đường kính hơn năm trăm thước. Chỉ duy nhất có hai người; anh và một người bạn nữa bị trọng thương và còn sống sót.

Khi anh nhìn lại khẩu đại-pháo của đơn vị anh, trước đó vài giờ, nó còn hiên ngang chông mũi súng lên trời, chờ địch quân. Giờ đây, sau khi bị oanh kích, nó chỉ còn lại hai có vỏ xe trơ trụi, nằm lăn lóc ở hai nơi. Anh đã nghĩ mãi! Không biết đó là loại phi cơ gì và vũ khí quái ác, độc hại kia là loại nào, đã sát hại gọn gàng cả trăm mạng người chỉ trong một giờ đơn vị của anh đã bị tấn công.

Những chiếc chiến xa Cộng sản Bắc Việt cũng đã từng nếm mùi, đại bác mini nổ chùm AC119K, họ đã phải né tránh những con “Thần-Điểu” đúng là loại “Tinh-Long” độc hại, với cả 100 quả đạn đại bác mini, đánh xuống một mục tiêu của chiếc chiến xa, nổ tung cùng một lúc, chỉ năm giây cho mỗi đợt oanh kích, cả trăm quả đạn, khó lòng họ bắn trật một mục tiêu. Làm sao anh cựu Bội đội Bắc Việt không thể thốt nên lời, “Kinh khiếp thật!”

Chiến trường Việt Nam là một bãi thí điểm chiến tranh cho những loại chiến cụ quy ước khốc liệt của hai cường quốc: Hoa-kỳ và Nga-sô theo quy luật “vỏ quít dầy có móng tay bén nhọn”, để diệt trừ chiến thuật biển người độc hại của cộng sản bằng loại vũ khí đại bác liên thanh nổ chùm của Hoa-kỳ, để rồi hỏa tiễn tầm nhiệt được sáng tạo, phá hủy các loại phi cơ trang bị đại bác liên thanh độc hại đó của Mỹ. Tất cả chỉ có hai kẻ được hưởng quyền lợi của sự tranh chấp quyền lực, sản xuất để bán vũ khí cho chiến tranh.


Người Việt Nam là những con người đã hy sinh vô ích cho đất nước và dân tộc của họ. Chỉ có ông Hồ là người chiến thắng, ngồi trên ngai vàng suốt cả một cuộc đời: ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ đủ mọi thứ trên đời. Sát phạt người dân. Thoả mãn khát vọng cho cái danh xưng “Lãnh tụ Cộng sản Thế giới Vĩ đại” của ông ta. Ai chết mặc ai! Một tham vọng vớ vẩn, điên rồ, ông ta đã tiếp tay cho giặc Tàu cướp nước Việt Nam.

HÌNH ẢNH MƯỜI VỊ ANH HÙNG TINH-LONG 07 RỰC-SÁNG
Là thần-tượng, tiêu biểu của một Dân-tộc Anh-hùng Việt Nam
Chấp nhận mọi thử thách, không lùi bước trước Quân-thù.
Không từ nan một sự hy sinh và QUYẾT TÂM đem máu xương của chính mình ra
CỨU NƯỚC, GIỮ NƯỚC, BẢO TỒN SỰ TOÀN VẸN CỦA LÃNH THỔ
VIỆT-NAM MUÔN-ĐỜI.


MỘT CÂU CHUYỆN CHIẾN TRANH GƯƠNG MẪU
Lưu truyền lại một thứ “ánh sáng thiêng liêng” làm hành trang “lên đường” cho những người thanh niên Việt Nam yêu nước và cứu nước
HIẾN THÂN VÌ TỔ QUỐC
chống bọn nội-thù, ngoại-xâm, tham tàn cướp nước Việt Nam

Tài-liệu Lịch-sử này cũng lưu lại cho các con cháu của
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG QUÂN VIỆT-NAM CỘNG-HOÀ
Một sự Tự hào:
“ÔNG CHA CHÚNG TÔI KHÔNG BAO GIỜ SỢ CHẾT GIỮA KHÔNG-GIAN!”


CHÂN THÀNH CẢM TẠ SỰ ĐÓNG GÓP DỮ KIỆN QUÝ BÁU CỦA:
•    KQ. Phan Quốc Hưng, phi-công AC47, PĐ Hoả-long 817,
•    KQ Lê-Hoàng-Ân, phi đoàn Hắc-Long 819, AC119G,
•    KQ Nhẫn, phi đoàn 431, C7A, Caribou,
•    Chị Võ-Thị-Hoà, Trang-Võ-Thành-Thái, Trang-Võ-Hoà-Thanh.
•    Đặc biệt, KQ Nguyễn-Văn-Chín, phi-đoàn Tinh-long 821.
•    Và cựu huấn-luyện-viên Kỹ-sư phi-hành của Không-quân Hoa-kỳ Lee Kyser.

TRI ÂN ĐẶC BIỆT


Xin trân trọng “Ghi-Ân” vong linh của người bạn thân, cố chiến hữu Không-quân Phan-Quốc-Tuấn đã điềm chỉ cho chúng tôi cái cầu chì bơm xăng bị tắt. Giúp cho động cơ trái của chiếc phi cơ C7A Caribou, PK 384 của chúng tôi đã quay nổ máy, giữa lúc nằm chịu trận “chờ chết” trên phi đạo Tân-Sơn-Nhứt đang bị pháo kích, vong hồn anh đã phù hộ cho chúng tôi được an lành, cất cánh và bay sang Thái lan.

Cũng chính nhờ “Câu chuyện Linh thiêng” của Phan-Quốc Tuấn, đã ủy thác, dẫn dắt và đào tạo cho tôi trở thành một nhà “viết sử nghiệp-dư”, để lại cho đời ba bài Chiến-sử Không-quân VNCH cuối cùng, quý báu, hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử Chiến tranh Việt Nam . 30 năm trước đây tôi không hề dám nghĩ đến.

BÂY GIỜ, ANH HÙNG TỬ PHAN QUỐC TUẤN ĐÃ THỰC SỰ YÊN NGHỈ!
Và tôi hoan hỷ đã hoàn thành Ước Nguyện Linh Hiển Của Anh.
Mang câu-chuyện “Anh-hùng Không-gian” phi-thường của Phan-Quốc-Tuấn và phi-hành đoàn Tinh-long 07 đến với Dân-tộc Việt Nam thân thương, và Câu chuyện Không-quân Hào hùng nầy đã được ghi vào lịch sử muôn đời của QĐ/VNCH.
Tôi luôn, thương tiếc Ngày Quân Lực 19-6. Và tưởng nhớ ngày Không-Lực 1-7 hằng năm.
ĐỂ LUÔN HỐI TIẾC CHO MỘT QUÂN-ĐỘI “TỰ DO, ANH HÙNG VÀ CÓ CHÍNH NGHĨA” ĐÃ BỊ BỨC TỬ, TRONG SỰ UẤT NGHẸN.

THÀNH-KÍNH TRI-ÂN:


•    TRANG-VĂN-THÀNH
•    TÀO-THUẬN
•    TRƯƠNG-NGỌC-ANH
•    PHẠM-TẤN-ĐỨC
•    PHAN-QUỐC-TUẤN
•    NGUYỄN-THÁI-BÌNH
•    NGUYỄN-VĂN-BỀN
•    NGUYỄN-TIẾN-CƯỜNG
•    BÙI-MINH-TÂN
•    và Anh-hùng tại thế NGUYỄN-VĂN-CHÍN

HÌNH ẢNH:

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 16-tinhlong

Các huấn luyện viên AC119K Hoa kỳ (đứng hàng sau) huấn luyện cho nhân viên phi hành khóa sinh KQ/VNCH (hàng trước) từ trái sang phải:
* Th/T phi-công Bob Krueger, HLV Vũ –khí Không biết tên, HLV ánh sáng Tr/s I Bill Islam, HLV Cơ phi Th/s Lee Kyser
* Th/T Hoàng Nuôi, Đại úy Nguyễn Sơn, Th/s Dinh Nguyễn, Th/s Phan Quốc Tuấn (hàng trước)
* Hình bán thân: Hình Th/s Tuấn, chụp ở trường HSQ Quân sự Biên Hoà, tháng 2-1970, trước khi về phép cuối tuần, ở Sài-gòn

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 17-tinhlong

Ảnh: Tác giả Thành Giang, nhân viên Cơ-phi C7A, Caribou, Phi-đoàn Phượng-Long 431, ảnh đã chụp tại phi trường An-Thới, đảo Phú quốc, năm 1973.

NHẮN TIN


Chúng tôi, một số cựu chiến sĩ Không-quân VNCH, khóa 5/69 HSQ-CKPH. Chúng tôi muốn liên lạc, để biết tin chị Phan-Quốc-Tuấn, vợ của cố chiến hữu KQ Quốc-Tuấn, người tử-sĩ đã được kể trong bài sử-liệu KQ/VNCH, Tinh-Long Rực-Sáng và hai cháu, con của anh. Một vài nguồn tin ở Việt-nam, cho biết chị Tuấn và hai cháu đã vượt-biển và đang định cư ở hải ngoại, hiện nay, chị và hai cháu đang ở đâu? Nếu nhận được tin này xin vui lòng liên lạc về:

    Lê-Hoàng-Ân anle819@yahoo.com,
    Thành-Giang tranhelen38@yahoo.com,
    Yêm Đào daoq69@yahoo.com,
    Chân Nguyễn chan_nguyen31@yahoo.com.

Quý đồng hương ai quen biết gia đình chị Tuấn và hai cháu, vui lòng chuyển tin giùm. Chân thành cảm ơn.

NHỮNG ĐIỀU MƠ-ƯỚC
TƯỢNG ĐÀI KHÔNG-QUÂN VNCH
TINH-LONG RỰC-SÁNG


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 21-tinhlong-dungsidai

DŨNG-SĨ ĐÀI “THẬP-ĐẠI TINH-LONG” Ở HOA-KỲ

Chúng tôi rất mong ước có được một TƯỢNG ĐÀI KHÔNG-QUÂN VNCH ở hải ngoại, trong tương lai, để tưởng niệm, vinh danh các chiến sĩ KQ/VNCH vị quốc vong thân hằng năm. Lưu lại hình ảnh lịch sử của các vị anh hùng của Tổ-Quốc Không-Gian. Một nơi, để các thế hệ trẻ Việt Nam hải ngoại quy tụ, tưởng nhớ và ghi ơn những người Chiến-sĩ Không-quân đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam Tự-do.

Mỗi hội đoàn KQ/VNCH ở Hoa kỳ có thể sẽ bảo trợ, đảm trách công tác, đóng góp công sức gây quỹ, tìm kiếm tài chánh tạo dựng cho mỗi một bức tượng điêu khắc người chiến sĩ Không-quân. Mười hội-đoàn đóng góp sẽ hoàn thành 10 nhân vật không-quân điêu khắc của anh hùng Không-quân Tinh-Long Rực-Sáng. Hình ảnh tiêu biểu chung cho tất cả các cá nhân hoặc tập thể của các vị anh hùng Không-quân của KL/VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến-tranh Việt Nam

Nếu Tập thể Không quân VNCH ở hải ngoại thực hiện được ước vọng Tượng đài Chiến-sĩ TINH-LONG RỰC-SÁNG nầy thì đẹp đẽ biết mấy! Rất Mong Lắm Thay!

THỰC HIỆN PHIM ẢNH TÀI-LIỆU
QUÂN-SỬ KQ/VNCH


Những bài viết Quân-sử KQ/VNCH, là các đề tài gợi ý và đề nghị hữu ích cho các nhà làm phim Việt-nam, sản xuất hình ảnh tài liệu về Chiến-tranh Việt-nam, đặc biệt về những hình ảnh sử-liệu Không quân VNCH. Hầu lưu lại những tài liệu lịch sử nầy, dùng để nghiên cứu, giải trí, giáo dục, noi tấm gương sáng của tiền nhân cho các thế hệ trẻ Việt Nam .

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC-GIẢ

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 21-tinhlong

Tác-giả Thành-Giang, còn có bút hiệu McBlan Lee trên các bài viết Anh-ngữ. Ông sinh năm 1950, ở tỉnh Tây-Ninh, Việt Nam. Thành-Giang gia nhập Quân-chủng KQ/VNCH, khóa 5/69 HSQ/CKPH-Vận tải. Đã thụ huấn các loại phi cơ: C119, C47 (DC3) và C7A Caribou. Ông có 6 năm phục vụ cho các phi-đoàn: Xích-Long 413, Thanh-long 415, Thần-Long 427, Sơn-Long 429 và Phượng-Long 431, với 3,000 giờ bay trên các loại vận-tải cơ.

Thành-Giang đã định cư ở Hoa-kỳ vào ngày 12 tháng năm, 1975, tại trại tỵ nạn Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, Hoa-kỳ. Ông đã lập gia-đình gồm có một vợ và hai con, sau mười năm chia cách, gia đình ông được đoàn tụ ở Mỹ, vào năm 1985. Và sau đó, họ đã có thêm hai người con trai.

Thành-Giang đã hoạt động trên nhiều lãnh vực: phát minh, hội hoạ, sáng tác âm nhạc, biên sọan, dàn dựng nhiều nhạc-cảnh, nhạc-kịch lịch-sử, kịch bản điện ảnh, viết phóng sự, bài báo và sử-liệu. Ông đã sở hữu ba bằng phát minh Hoa-kỳ và 31 bản quyền trước tác cho các thể loại kể trên.

Thành-Giang là tác giả của 3 bài Sử-liệu KQ/VNCH:
- Sài-Gòn Giẫy-Chết: Sài-gòn Nhỏ phát hành toàn quốc Hoa-kỳ, năm 2005. Bản dịch Anh ngữ “Saigon Death Struggle” đã hoàn tất và phát hành năm 2013.
- Phi-Hành-Đoàn KQ/VNCH Cuối Cùng Hy-Sinh Cho Tổ Quốc: Phát hành trên các trang mạng, năm 2007.
- Tinh-Long Rực-Sáng: phát hành năm 2013.

Thành-Giang.

Nguồn: baovecovang2012.wordpress.com

-----------------------------------------------

Những bài liên hệ:


* Hình ảnh Lễ giỗ Phi Hành Đoàn Tinh Long 07 - Saigon
https://thntsaigon.forumvi.com/t175-phi-hanh-oan-cuoi-cung-cua-khong-quan-vnch-hy-sinh-cho-to-quoc#2517

* Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc
https://thntsaigon.forumvi.com/t175-phi-hanh-oan-cuoi-cung-cua-khong-quan-vnch-hy-sinh-cho-to-quoc
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeFri Mar 28, 2014 1:12 pm


Phi Đoàn Tinh Long 821 Những Hy Sinh Dũng Cảm


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_vnch_qlvnch_khong-quan1

Tôi xin được ghi nhận lại đây những dữ kiện đau thương của phi đoàn mà tôi đã phục vụ, để tưởng nhớ đến những cánh chim của các phi vụ Tinh Long đã anh dũng nằm xuống cho lý tưởng Tự Do. Kính mong hương linh các anh vẫn bay mãi trên vòm trời VIỆT NAM yêu dấu.

Xin mến tặng đến tất cả các Tinh Long hiện đang lưu lạc khắp bốn phương trời và các Tinh Long còn đang ở tại nơi quê nhà. Để nhớ lại những kỷ niệm mà một thời chúng ta đã cùng nhau chung vai, sát cánh thi hành những phi vụ “Bảo Quốc Trấn Không” trên khắp bầu trời của bốn Quân Khu.
Thái Ngùng


Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã đều biết sơ lược thống kê về việc người Mỹ đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm để tài trợ và nuôi dưỡng cuộc chiến Việt Nam trong những thập niên 60 và 70. Thêm vào đó, vì đã có 58,238* quân nhân hy sinh trên chiến trường, khoảng 128,000* quân nhân khác đã bị thương tật, và hàng trăm tù binh đã bị bắt giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội nên đại đa số nhân dân Mỹ đã không còn ủng hộ cho cuộc chiến nữa. Ngoài ra, các cuộc biểu tình bạo động thường xuyên xảy ra trên các thành phố lớn hay ở các đại học do những người phản chiến nổi lên chống lại chính phủ và chiến tranh đã làm cho tình hình càng thêm căng thẳng. Tất cả những dữ kiện này, cùng với nhiều lý do chính trị phức tạp trong nước nhân mùa bầu cử Tổng Thống 1968 và 1972 cũng như hai cuộc viếng thăm để nối lại bang giao với Trung Quốc và Nga Sô của Tổng Thống Nixon năm 1972 đã khiến chính quyền Hoa Thịnh Đốn ráo riết tìm đủ mọi cách để rút chân ra khỏi cuộc chiến Việt Nam trong “danh dự”.

Kể từ khi mới bước chân vào cuộc chiến (1960)* cho tới ngày phác họa chương trình Việt Nam hóa chiến tranh (1968), có rất nhiều công việc mà chỉ có người Mỹ “độc quyền” đảm nhận. Nay trước khi ra đi, họ muốn trao lại trọng trách đó cho chúng ta để thay thế họ. Trong chiều hướng đó, vào cuối năm 1972, một số đoàn viên của phi đoàn 18th Special Operations của Mỹ ở Đà Nẵng đã được chọn ở lại để phụ trách việc huấn luyện trong chương trình “Enhance” cho các khóa sinh của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trên loại vận tải cơ võ trang (Attack Cargo) AC-119K Stinger Gunship trong một thời hạn sáu tháng.

Vào khoảng đầu tháng 1 năm 1973 tại căn cứ Không Quân Đà Nẵng, tất cả những chiếc AC-119K của Không Quân Hoa Kỳ đã được chuyển giao lại cho phi đoàn Tinh Long 821 thuộc Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tiếp nhận, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đã có được loại phi cơ vận tải võ trang tối tân nhất có gắn đại bác 20 ly cùng với các hệ thống điện tử tinh vi hiện đại thời bấy giờ. Cùng với thời điểm này chương trình “Enhance” được đổi lại thành chương trình “Enhance Plus”.


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Images?q=tbn:ANd9GcSY3CIYWsaXAccPsXnduw2sf1yBVATzAcpDkP7414VPKooGxJgg

Phi đoàn Tinh Long 821 được trú đóng tại phi trường Tân Sơn Nhứt, trực thuộc Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân và có hai biệt đội: một ở Đà Nẵng, yểm trợ cho Quân Khu I và một ở Phù Cát, yểm trợ cho Quân Khu II. Khi căn cứ Phù Cát di tản thì biệt đội được dời về phi trường Phan Rang nhưng chỉ có vài ngày thì phải di tản về Tân Sơn Nhất. Còn phi đoàn ở Tân Sơn Nhất thì yểm trợ cho Quân Khu III và Quân Khu IV.

Phi đoàn Tinh Long 821 được điều hành bởi bộ tham mưu của phi đoàn gồm có:

Phi đoàn trưởng: Trung tá Hoàng Nuôi
Phi đoàn phó: Thiếu tá Nguyễn Minh Nhựt
Sĩ quan hành quân: Thiếu tá Nguyễn Hồng Sơn (voi)
Sĩ quan huấn luyện: Đại úy Nguyễn Văn Chẩn
Sĩ quan an phi: Đại úy Nguyễn Trọng Quỳnh. Trước đó là Đại úy Nguyễn Phúc Hải (râu) đã tử nạn trong một phi vụ huấn luyện.

Ngoài ra, phi đoàn Tinh Long (TL) 821 còn có khoảng 300 nhân viên phi hành gồm có: Hoa tiêu (Trưởng phi cơ “TPC” và Hoa tiêu phó: Co-pilot “CP”), Điều hành viên (ĐHV), Cơ phi (FE: Flight Engineer), Áp tải: Chuyên viên Hỏa Châu (IO: Illuminator Operator) và Xạ thủ phi hành (G: Gunner).


Có thể nói phi đoàn Tinh Long 821 là phi đoàn có số nhân viên phi hành khá đông của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ngành hoa tiêu, phi đoàn còn có nhiều ngành khác, nên mỗi ngành đều có leader của ngành đó như:

Leader ĐHV: (gồm có NAV: Navigator; NOS: Night Observation Sight; IR: Infrared Radar-Hồng ngoại tuyến): Đại úy Trần Đắc Mai Sơn, Đại úy Phụng, Trung úy Bạch Ngọc Hòa.

Leader cơ phi: Trung sĩ I Nguyễn Quang Huy, Thượng sĩ Phan Anh Tuấn (Hy sinh trong phi vụ Tinh Long 7)

Leader xạ thủ: Thượng sĩ Hoàng, Thượng sĩ Trần Văn Huệ và Thượng sĩ Nguyễn Văn Chín “dơi” người nhảy dù, sống sót duy nhất của phi vụ Tinh Long 7.

Leader áp tải: Thượng sĩ I Hoàng Trọng Thanh Châu

Khi nói đến chiến tranh là chúng ta thường hiểu nó đồng nghĩa với sự hy sinh, hủy hoại, chia lìa. Phi đoàn Tinh Long 821 đã trải qua nhiều thăng trầm, mất mát kể từ ngày thành lập vào năm 1973. Mỗi sự hy sinh là một vết thương lòng của phi đoàn, với thời gian có thể lắng dịu, nhưng chắc khó xóa nhòa trong tâm trí của những Tinh Long còn đang hiện hữu.

Sự mất mát đầu tiên của phi đoàn Tinh Long 821 xảy ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1973 ở Đà Nẵng trong một phi vụ huấn luyện nằm trong chương trình “Enhance Plus”.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 HQPD_1362832565

Phi Công VNCH AC-119K “Stinger” gunship khoá đầu tiên qua Huấn Luyện Viên của Mỹ ” Project Enhance Plus” 18 Dec 72.
The VNAF are Maj Nuoi Hoang (Pilot and VNAF Commander), Capt Son Nguyen (Copilot and VNAF Operations Officer), MSgt Dinh Nguyen (Illuminator Operator), and MSgt Tuan (Flight Engineer).

Mặc dù chưa hết hạn như đã dự định, nhưng vì tai nạn này nên chương trình huấn luyện được hủy bỏ sớm hơn. Phi vụ này do Trung tá Roy A.(Tony) Simon bay huấn luyện cho khóa sinh trưởng phi cơ Trung úy Lê Hữu Phước (sữa) và khóa sinh hoa tiêu phó Th/u Thành. Ngoài những huấn luyện viên người Mỹ, còn có một số các khóa sinh Việt Nam khác như khóa sinh điều hành viên Tr/u Hoàng Tiến Nhân, khóa sinh NOS Thiếu úy Đoàn Nhuệ, khóa sinh xạ thủ phi hành Hạ sĩ Thanh, khóa sinh áp tải Hạ sĩ Tráng, và một vài người nữa mà anh Phước đã không còn nhớ tên. Vì thời tiết quá xấu không thể đáp được, nên tất cả phi hành đoàn đã phải nhảy dù xuống biển. Tr/u Nhân đã không mang theo dù cá nhân đêm hôm đó nhưng may mắn cho anh là trên tàu có dù spare mà người Mỹ luôn luôn mang theo để dự phòng, nếu không thì không biết việc gì sẽ xảy đến cho anh Nhân trong phi vụ này? Thật may mắn là mọi người đều được bình an cứu sống, duy chỉ có người NOS là Thiếu úy Đoàn Nhuệ (quê quán Qui Nhơn-Bình Định), trong thời gian gần bốn tiếng đồng hồ nằm trên biển đợi sương mù tan đi để tàu đến vớt, anh đã không giựt dù ra khỏi đai dù còn mang trên người nên khi tàu Hải Quân đến cứu, chân vịt của tàu đã cuộn lấy hoa dù, nhận chìm anh và đưa đến cho anh một cái chết thảm khốc. Tôi được quen biết Nhuệ khi chúng tôi ở cùng lều và cùng học chung Anh ngữ thuộc Đại Đội 69/16 Tent City, Ngã Ba Chú Iá. Ngày tôi ra trường Anh ngữ (tháng 6/70) để lo thủ tục đi Mỹ, đó cũng là lần cuối cùng tôi và Nhuệ chia tay nhau và rồi những tháng năm sau đó chúng tôi chưa bao giờ có dịp gặp lại nhau. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm của những người lính trẻ xa nhà lúc đang học Anh ngữ, nên sự ra đi của anh đã để lại trong tôi nhiều xót xa bàng hoàng.

Một phi vụ huấn luyện thứ hai đã bị bắn rơi ở Củ Chi cũng vào năm 1973. Phi vụ này do Đại úy Nguyễn Phúc Hải, bay huấn luyện với khóa sinh trưởng phi cơ Trung úy Nguyễn Đức Hân và khóa sinh hoa tiêu phó Thiếu úy Hùng vừa từ Mỹ về. Trái với phi vụ kể trên, tất cả phi hành đoàn đều đã hy sinh, duy chỉ có người áp tải là may mắn nhảy dù được.

Khoảng chừng vài tháng sau khi tôi về phục vụ phi đoàn Tinh Long 821 thì biến cố thứ ba đã xảy ra khá đặc biệt tại Tân Sơn Nhất. Đây là một phi vụ hành quân, vào khoảng 10 giờ tối ngày 26 tháng 6 năm 1974, sau khi đáp và trong lúc đang di chuyển phi cơ về bến đậu thì có một vài đoàn viên ở phía sau đã mở ống dẫn xăng vào một máy phát điện APU (Auxiliary Power Unit) đặt trong lòng tàu để lấy xăng. Khoảng thời gian này xăng rất đắt và rất khan hiếm do sự cắt giảm viện trợ. Phi cơ phát hỏa và đạn còn lại phát nổ dữ dội. Vì sự an toàn của các nhân viên cứu hỏa nên phi cơ đành phải bị thiêu hủy. Tất cả phi hành đoàn đều may mắn thoát nguy và vô sự, nhưng lại không may cho một số người vô tội không lấy xăng đều đã phải vướng vào lòng lao lý. Cuộc đời quân ngũ và lý tưởng bay bổng cùng trời mây của tất cả phi hành đoàn đều đã phải chấm dứt vào sáng ngày hôm sau.

Chiếc thứ tư là một phi vụ hành quân, trưởng phi cơ là Trung úy Vũ Đình Long, đã bị bắn rơi ở Bình Tuy, Phan Thiết trong lúc yểm trợ cho mặt trận này vào khoảng đầu tháng tư năm 1975. Tất cả phi hành đoàn đã nhảy dù và được cứu vớt, nhưng không may riêng có Trung úy Long thì bị mất tích. Sau đó, thân mẫu của anh Long đã vào phi đoàn để nhận lại chiếc xe Vespa standard màu xanh của anh, với nỗi niềm đau khổ của người mẹ có con hy sinh cho Tổ Quốc. Nhìn thấy cảnh tượng này ai trong chúng tôi cũng đều ngậm ngùi, thương xót.

Chiếc thứ năm do trưởng phi cơ Đại úy Võ Tấn Đạt bay đã không bao giờ trở về. Theo lời của Trung úy Huỳnh Công Khanh, sĩ quan trực phi đoàn (SQT/PĐ) là vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29/4/75 anh đã báo cáo lên Không Đoàn và phòng Hành Quân Chiến Cuộc về việc phi vụ này bị mất tích. Một điểm đặc biệt ở đây là Đại úy Đạt không có tên trong tờ phi vụ lệnh. Có thể anh đã bay thế cho một người khác.


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 VNAF_c119r

Chiếc thứ sáu là một phi vụ hành quân với danh hiệu “Tinh Long 7” do trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành (Cambốt) bay. Anh Thành đã thi hành xong phi vụ Tinh Long 1 từ đầu hôm và đây là phi vụ anh tình nguyện. Hoa tiêu phó của phi vụ này là Trung úy Tào Thuận. Có một số bạn bè bay tối hôm 28/4/75 như Trung úy Trương Nguyên Thuận, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 2. Tr/u Lê Đăng Hạc, trưởng phi cơ của phi vụ Tinh Long 3. Trung úy Nguyễn Phan Quang Trung, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 4 và Trung úy Huỳnh Công Khanh, sĩ quan trực phi đoàn, đã xác nhận người hoa tiêu phó trên chuyến Tinh Long 7 là Trung úy Tào Thuận, hoa tiêu phó của phi vụ túc trực #1, đã bay thế cho Trung úy Hưởng, hoa tiêu phó của phi vụ Tinh Long 7 vắng mặt, chứ không phải là Trung úy Trần Văn Hiền (mái hiên), hoa tiêu phó của phi vụ TL #6 như có một số dư luận không thuộc nhân viên phi đoàn đã viết. Anh Hiền (mái hiên), anh Hạc và anh Khanh là những sinh viên sĩ quan, bạn cùng khóa 3/69 ở trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sau đó anh Hiền (mái hiên) và anh Khanh lại là bạn cùng khóa 69B ở trung tâm huấn luyện Không Quân, Nha Trang nên biết nhau rất rõ. Phi hành đoàn này đã bị SA-7 bắn rơi ngay trên không phận phi trường Tân Sơn Nhất vào sáng sớm ngày 29/4/75, một ngày trước khi Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Phi vụ này là môt phi vụ đặc biệt đi vào lịch sử, có hàng chục ngàn người chứng kiến các anh đã anh dũng chiến đấu ngăn chận bước tiến đang hồi mãnh liệt của Cộng quân vào giờ phút cuối của cuộc chiến và các anh đã anh dũng hy sinh trong giây phút hấp hối, tuyệt vọng cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Các anh đã chứng minh cho địch quân và thế giới thấy khả năng dồi dào, lòng hăng say quả cảm và tinh thần trách nhiệm bất khuất của người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng phải kể đến chiếc thứ bảy do Đại úy Huỳnh Đình Chiến bay, bị rớt trên đường Ngô Quyền ở Chợ Lớn lúc di tản, không rõ vì bị trúng đạn hay vì bị trục trặc kỹ thuật. Tôi đã tình cờ gặp lại Trung úy Nguyễn Vĩnh Phúc nhân đêm Không Gian Hội Ngộ 22 của Hội Không Quân Houston và được anh cho biết là trên chuyến bay định mệnh này đã mang đi rất nhiều bạn hữu của phi đoàn Tinh Long 821, trong đó có Trung úy Nguyễn Văn Dũng (skate), Trung úy Nguyễn Quý (nẫu), Trung úy Tôn Thất Dũng (PĐ-720)…Và anh cũng cho biết Trung úy Tăng Trọng Vinh (“ngố” PĐ-821) đã bị bắn chết khi vượt tù cải tạo lúc ở tù chung với anh. Mặc dầu trong tiềm thức đã đoán biết những mất mát này, nhưng khi chính tai nghe, lòng tôi không sao tránh khỏi trùng xuống trong niềm thương tiếc những người bạn xưa.

Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ một kỷ vật đau thương mà anh Nguyễn Phan Quang Trung đã gởi đến cho tôi. Đó là bản sao của tờ phi vụ lệnh cuối cùng của phi đoàn 821, đã được một Tinh Long khác cất giữ trong suốt bao năm qua, và đã được anh đồng ý cho tôi đăng lên đây như là một kỷ niệm của phi đoàn, cũng như để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong một quá khứ oanh liệt.

Khi xưa Phi Đoàn dùng máy đánh chữ của Mỹ nên không có dấu. Tôi xin đánh lại tên những người mà tôi biết chắc 100%, còn những người tôi không nhớ rõ hay mờ quá thì tôi xin để nguyên hoặc là “?”

PHI ĐOÀN 821
- SQT/TM: T/T NHỰT
- SQT/PĐ: TR.U KHANH (CP) – TỪ 16:00 NGÀY 28/04 ĐẾN 16:00 NGÀY 29/04/1975
- HSQT/PĐ: HSI TU 2 (G)
- VT/TRỰC: Th/S KIÊN

STT: PHI-CƠ: XĂNG: ĐOÀN VIÊN PHI HÀNH C.CÁNH PHI TRÌNH
________________________________________

TR.U THÀNH -CP:QUỐC- NAV: PHỤNG Có mặt PV:0300 TL-01 (V-II)
01: 145 :14/M IR: ĐỆ – NOS: HUÂN – FE: PHƯƠNG 17g00 Từ 17g 28/4/75
HRA IO:QUANG -G: LONG 1+CHÂU 2 + THANH 3 C.CÁNH Đến 17g 29/4/75
________________________________________

TR/U HIỀN – CP: THUẬN 2 -NAV: HUYỀN PV:0302
02: 211 :14/M IR: TRUONG – NOS: VINH – FE: PHÁP -nt- TL-02 (V-II)
HRP IO: NGÔN -G: DIEU + ? + QUẾ -nt-
________________________________________

TR.U HẠC – CP: THIỆN C – NAV: LÊN PV:0304
03: 877 :14/M IR: TƯỜNG – NOS: THANH V -FE: VĂN -nt TL-03 (V-III)
? IO: BA -G: TRIỄN 1 + DIEP + ĐỆ.2 -nt-
________________________________________
TR/U ĐÁNG – CP: TRUNG -NAV: ? PV:0306
04: 982 :14/M IR: VĂN.T – NOS: LẬP – FE: THỊNH -nt- TL-04 (V-IV)
? IO: HUỆ -G: THANH 2 + ? + TRIỄN 2 -nt-
________________________________________

Đ/U CHẨN -CP: BÌNH – NAV: KHOÁI PV:0308
05: 910 :14/M IR: VĂN.L – NOS: HUỆ – FE: CUNG -nt- TL-05 (V-II)
? IO: DIỆP – G:?+?+? -nt-
________________________________________

TR.U BẢO – CP: HIỀN T. – NAV: HÙNG PV:0310
06: 945 :14/M IR: QUÝ -NOS: TÔN – FE: NHỊ -nt- TL-06 (V-II)
? IO: ĐỨC – G: LAM + PHƯỚC1+ BAN -nt-
________________________________________

** Đây là PHĐ TL-7 bị bắn rơi ở TSN sáng ngày 29-4-75. Tuy nhiên người TPC và CP được thay thế bởi Tr/u Thành, TPC phi vụ TL-01 và Tr/u Tào Thuận, CP phi vụ túc trực #1
TR.T: NUÔI – CP: HƯỞNG – NAV: HAI PV:0312
07: KTLT :14/M IR: HIỆP -NOS: ANH – FE:TUẤN -nt- TL-07**(V-III)
IO: EM – G: CHÍN + TAN + HIEN -nt-
________________________________________

Xin bổ túc cho rõ: Đây là PHĐ túc trực #1
Đ/U QUỲNH – CP: THUẬN 1 – NAV: Ø PV:2843
08: KTLT :14/M FE: BÌNH – IO: CHÂU -G: PHÚC 2 09:00 HL/ ?
________________________________________

Đây là PHĐ túc trực #2
T/T SƠN N – CP: MAI – NAV: Ø
09: 830/ ? :14/M FE: B.HOÀN – IO: HỒNG – G: HOÀNG 10:00 Bay Thử Phi Cơ
________________________________________

Tưởng cũng nên nhắc lại là chiều tối ngày 28/4/75 phi trường Tân Sơn Nhất thật bất ổn do vụ Nguyễn Thành Trung dội bomb nên phi trường đã đóng cửa. Do đó có một vài anh em đã không vào được nên số đoàn viên của một vài phi vụ không được chính xác lắm. Tờ Phi Vụ Lệnh tuy đã mờ theo năm tháng nhưng vẫn còn đọc được. Có một vài tên trùng nhau và không có họ (last name) nên tôi xin được viết lại để dễ hiểu hơn:

Phi vụ TL-2: Người TPC là Trung úy Nguyễn Văn Hiền (mập)
Phi vụ TL-6: Người Co-pilot là Trung úy Trần Văn Hiền (mái hiên)
Phi vụ TL-2: Người Co-pilot là Trung úy Trương Nguyên Thuận (nẫu)

Phi vụ túc trực #1 (12/24): Người Co-pilot là Trung úy Tào Thuận
Phi vụ TL-4: Người Co-pilot (rất mờ) là Trung úy Nguyễn Phan Quang Trung

Kể từ khi nhận lãnh trách nhiệm, mỗi ngày lúc ánh hồng của những buổi hoàng hôn vừa tắt nắng và màn đêm buông xuống, cũng là lúc phi đoàn Tinh Long 821 của chúng tôi bắt đầu hoạt động cho tới lúc ánh sáng bình minh lại ló dạng. Từ ải đầu giới tuyến, nơi giòng sông Bến Hải ngăn chia đôi miền Nam Bắc, dọc theo dãy Trường Sơn với núi rừng trùng điệp, cho tới vùng duyên hải biển nước mênh mông, rồi xuôi về phía Nam, đến đồng bằng miền Tây ruộng vườn bao la bát ngát đến tận mũi Cà Mau, đâu đâu, nơi nào cũng có những cánh chim bằng Tinh Long 821 vẫy vùng trong bóng đêm để yểm trợ cho những xã ấp, quận lỵ, tiền đồn…hẻo lánh xa xôi mà bọn Cộng Sản đã lợi dụng sự tiếp viện khó khăn để tấn công, đánh phá. Trong những lúc đang bị tấn công mà quân bạn nghe được hơi thở (tiếng động cơ) của chúng tôi là tinh thần họ rất phấn khởi. Những đóm hỏa châu bừng sáng lên trong màn đêm, những làn đạn được phun ra từ những cây súng sáu nòng, đó là những niềm tin vui khích lệ, nâng cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bộ binh, họ có những cảm nghĩ như được trấn an không bị bỏ rơi.

Với tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết hăng say, mười cánh chim của mỗi phi vụ Tinh Long đã cùng nhau chung vai, sát cánh chiến đấu yểm trợ cho quân bạn hàng đêm, trong công cuộc đánh bại bọn Cộng Sản xăm lăng để bảo vệ sự Tự Do cho miền Nam Việt Nam. Nhưng tiếc thay, cùng nổi trôi theo vận nước, phi đoàn Tinh Long 821 đã phải rã đàn vào sáng ngày 29-4-1975, khi mà những cánh chim Tinh Long 7 đã vỗ cánh bay mãi vào hư vô. Và rồi sau đó mỗi người một số phận, kẻ thì lưu lạc khắp đó đây, người thì lầm than, khổ cực trên chính quê hương mình. Biết đến bao giờ những cánh chim Tinh Long 821 năm xưa mới có dịp để hợp đoàn trở lại?

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ mới hơn hai năm kể từ ngày thành lập, phi đoàn Tinh Long 821 đã phải hy sinh một số nhân viên phi hành khá lớn lao. Chỉ trong vòng một tháng cuốí cùng, tháng 4/1975 oan nghiệt, phi đoàn đã mất đi 4 chiếc. Với sự hy sinh cao cả của những phi vụ Tinh Long dưới bất cứ một hình thức nào, chúng tôi và các thế hệ mai hậu sẽ mãi mãi thành kính, ngưỡng mộ các anh đã “vị quốc vong thân”.

Thái Ngùng
PĐ 421&Tinh Long 821

Xin chân thành cảm ơn các Tinh Long: Nguyễn Văn Chẩn, Phan Công Đoàn, Huỳnh Công Khanh, Trương Nguyên Thuận, Nguyễn Phan Quang Trung, Bạch Ngọc Hòa, Trịnh Đề Đáng, Nguyễn Văn Liêm, Lê Đăng Hạc, Nguyễn Thanh Đồng, Lê Hữu Phước đã cung cấp tin tức hoặc bổ túc dữ kiện để bài viết này được đầy đủ hơn.

*en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties
1&2- Xác nhận nhân buổi lễ cầu siêu PHĐ Tinh Long 7 / May 1-2005 tại Houston, Texas.
3- Xác nhận trong buổi phỏng vấn do Trường Đông thực hiện, đăng trên Cánh Thép 04-2005.
4- Xác nhận bằng Email và Phone.
5- Phi đoàn luôn luôn có hai phi vụ túc trực: Túc trực #1 (12/24) và túc trực #2 (24/24). Đoàn viên của hai phi vụ túc trực này có trách nhiệm thay thế cho bất cứ đoàn viên trực hệ Tinh Long nào vắng mặt nếu có.

Thái Ngùng
Phi Đoàn Tinh Long 821


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 11_big

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeTue Apr 01, 2014 9:55 am


Những phi vụ cuối cùng của Không Quân VNCH trên không phận Sàigòn


Trần Lý 

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Image002 

        Quân sử Không Quân VNCH ghi: (trang 198)

        'Ngay trong đêm đó (28 tháng 4, 1975), tại Sàigòn, cuộc chiến đãu của KQ VNCH tiếp diễn với các AC 119G của Phi đoàn 819 Hắc Long và AC-119K của Phi đoàn 821 Tinh Long ở Tân sơn Nhất; các khu trục cơ A-1 của 2 Phi đoàn 514 Phượng Hoàng và 518 Phi Long, bay lên từ Cần Thơ.

        Khoảng 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, Tinh Long 7, chiếc AC-119K cuối cùng, đang tiêu diệt VC ở vòng đai phi trường Tân Sơn Nhât, bị trúng hỏa tiễn SA-7 bốc cháy và nổ tung trên bầu trời, phi hành đoàn hy sinh Cùng thời gian, chiếc A-1 Skyraider của Thiếu tá Trương Phùng, danh hiệu Phi Long 2, thuộc Phi đoàn 518, từ Bình Thủy bay lên, chặn địch ở Phú Lâm cũng bị phòng không của địch bắn hạ. Tinh Long-7 và Phi Long-2 được ghi nhận là những nhân viên phi hành cuối cùng của KQ VNCH hy sinh trong lúc chiến đấu..'

        Tác giả Robert Mikesh trong Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force (trang 146) viết:

        '... khoảng thời gian quá nửa đêm 28, rãng 29, CQ đã dùng các đại bác 130 pháo kích phi trường TSN, phá hủy một số phi cơ..Cuộc chiến đấu của Không quân VN hầu như kết thúc, ngoại trừ phi hành đoàn của một phi cơ AC-119 vẫn tiếp tục tuần tiễu suốt đêm trên không phận quanh phi trường TSN. Phi cơ đáp xuống, đổ xăng, tái trang bị và sau đó tiếp tục bay lên lại chiến đãu..khi trời mờ sáng. Nhiều người đang chờ di tản đã theo dõi trong lo âu, chiếc hỏa long đang rải đạn ngăn chận CQ nơi vòng đai phía Đông phi trường..và khoảng 7 giờ sáng, phi cơ bị trúng hỏa tiễn SA-7 để cắm đầu rơi xuống đất trong lửa cháy. Một Skyraider A-1 cũng bị chung số phận vài giờ sau đó.'

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 312z32b

        Tác giả Bernard C. Nalty trong 'Air War over South Viêt Nam 1968-1975 (trang 421-422) ghi lại:

        ... Một số phi công và phi hành đoàn dũng cảm của KQVN, bất chấp hỏa lực phòng không và hỏa tiễn SA-7 của CQ, tiếp tục những cố gắng ngăn chặn quân CS tiến vào Sài gòn..một A-1 và một C-119 đã bị bắn ha...' và ở trang 424: ' ngay sáng 30/4 khi Dương văn Minh ra lệnh buống súng, vẫn còn những phi công A-37 tiếp tục chận đánh các xe tăng T-54 VC đang tiến vào SàiGòn.'

        Tác giả Wayne Mutza trong 'The A-1 Skyraider in Viêt Nam, The Spad's last war' (trang 144) cũng ghi lại sự kiện của 2 phi cơ C-119K và A-1 bị hạ trên không phận Sài Gòn và kết luận: Skyraider là phi cơ đã chiến đãu cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam'.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Images?q=tbn:ANd9GcRTqcRRPSSPMo7zUCIyND5ST9JXqwM0rU871zdq0TYkpad6wYpw

        Các phi vụ Tinh Long:

        KQ VNCH có 3 phi đoàn Vận tải võ trang (Gunship):

        Phi đoàn 817 Hỏa Long, thành lập vào tháng 2/1969, trang bị bằng các AC 47

        Phi đoàn 819 Hắc Long, thành lập vào tháng 9 năm 1971, trang bị càc phi cơ AC-119 G.

        Phi đoàn Tinh Long 821 được thành lập vào tháng 12 năm 1972, trang bị các AC-119 K, có khả năng yểm trợ hỏa lực và chiến đấu ban đêm

        Cả 3 Phi đoàn đều được đặt tại Căn cứ Tân Sơn Nhất

        Trên không phận Sàigòn trong đêm 28 rạng 29 tháng 4 có các phi vu. Tinh Long mang danh hiệu:

        Tinh Long 6

        Phi vu. Tinh Long 6, do Trung Úy Trần văn Bảo làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phụ là Tr/u Trần văn Hiền, đã bao vùng trong đêm 28, rạng 29 trên không phận Sài Gòn, đồng thời chỉ điểm các vị trí đặt súng pháo kích của CSBV để các A-1 Skyraider oanh kích..Tinh Long 6 rời vùng về đáp tại TSN sau khi được Tinh Long 7 thay thế vào khoảng 5 giờ 30 sáng 29/4.

        Tinh Long 7:

        Phi vu. Tinh Long 7, trên AC-119 K, do Trung Úy Trang văn Thành làm trưởng phi cơ, hoa tiêu phó lá Tr/Ú Tào Thuận đã cất cánh từ TSN lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 4 và thay thế cho Tinh Long 6. (Robert Mikesh đã nhầm khi cho rằng chiếc C-119 trên không phận Sàigòn đã đáp xuống, đổ xăng và bay lên lại, trên thực tế đây là 2 phi vụ nối tiếp nhau và bằng 2 phi cơ khác nhau)

        Trong khi hướng dẫn các phi vu. A-1 tấn công các vị trí pháo và thả hỏa châu soi sáng khu vực trách nhiệm, Tinh Long 7 đã bị trúng hỏa tiễn phòng không SA-7 của CQ..

        KQ Thái Ngùng ghi lại sự kiện như sau (Quân sử KQ trang 320-321): '..Khoảng 7 giờ sáng, trên không phận phi trường TSN, có một chiếc phi cơ bay lượn rất thấp, tôi ươc lượng không quá 5 ngàn bộ. Đứng ở tầng trên của dãy nhà cư xá độc thân nhìn về hương phi đạo, không bị một vật gì cao cản trở tầm mắt, tôi đã nhận dạng được đó là chiếc AC-119 K của phi đoàn tôi (lúc đó cũng có hai chiếc A-1 đang dội bom xuống mục tiêu). Chiếc phi cơ từ hướng Hốc Môn bay dọc theo phi đạo hướng về phia Tổng Y viện Cộng Hòa rồi lại vòng lại. Từ trên phi cơ những khẩu đại liên 6 nòng và cây đại bác 20 ly khạc ra những làn đạn đỏ rực, liên tục băn vào đầu địch quân đang tấn công vào vòng đai phi trường TSN...' Máy bay bay vẩn vòng đi vòng lại trên không. Đạn từ trong phi cơ bắn ra, được trả lại bằng hỏa tiễn tầm nhiệt địa không SA-7 từ dưới đất bắn lên..'..'Phi cơ trúng hỏa tiễn: con tàu phát hỏa, chao đảo cố gắng gượng lấy lại thăng bằng nhưng rổi nổ tung và gãy làm đôi. Tôi thấy có một người nhảy dù ra, nhưng không biết vì lý do gì lại rơi thật nhanh. Đầu thân và một phần đuôi (C-119 có hai đuôi) cùng rơi nhanh, riêng một phần đuôi còn lại vì nhẹ hơn nên lơ lửng,lượn qua lượn lại rơi xuống như một chiếc lá cuối mùa..'

        Phi hành đoàn của Tinh Long 7 gồm các Tr/úy phi công Trang văn Thành, Tào Thuận và các điều hành viên Trương Ngọc Anh, Phạm Tấn Đức, Phan Quốc Tuấn, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn văn Tần và Nguyễn Tiến Cường (8 người hy sinh), riêng xạ thủ Nguyễn văn Chinh, nhảy dù được, tuy sông sót nhưng bị thương nặng. Phi cơ bị rơi trong vòng rào của Phi trường TSN. Hài cốt của Phi hành đoàn đã được bốc và cải táng đầu tháng 8 năm 2010 do sự cố gắng tìm kiếm và yểm trợ tài chánh của các thân hữu KQVN. (Lý Tưởng Úc châu, số Xuân Tân Mão 2011)

        Ngoài ra, còn một AC-119 cũng bị rơi trong ngày 29/4 tại đường Ngô Quyền Chợ Lớn. Đây là chiếc phi cơ di tản không rõ vì bị trúng đạn hay vì trục trặc kỹ thuật. Chiếc phi cơ này do Đ/úy Huỳnh Đình Chiến điều khiển.

        Các phi vụ Phi Long và Phượng Hoàng:

        Phi Long và Phượng Hoàng là danh hiệu của các phi vụ do Skyraiders thực hiện. Phi đoàn 518 đã từ Biên Hòa di tản về Sài gòn từ 28 tháng 4.
        
        - Phi Long 51:

        Khoảng 4 giờ sáng ngày 29 tháng 4, trong khi VC đang pháo kich mạnh vào phi trường, Phòng Hành quân PĐ 518 nhận lệnh hành quân khẩn cấp gửi một phi tuần lên để oanh kich cac vị trí đặt pháo của CQ. Phi tuần gồm 2 chiếc Skyraider: một do Đại úy Trần văn Phúc điều khiển, bay ở vị trí phi tuần trưởng (lead), chiếc thứ 2, do Thiếu tá Trương Phùng, tình nguyện, bay ở vị trí thứ nhì (wingman).. Đ/úy Phúc cất cánh trước, sử dụng phi đạo 07R tương đối ngắn để tránh đường đạn pháo kích (nếu dùng phi đạo 25). Phi cơ cất cánh bằng 'kỹ thuật ép máy hết mức' vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng.. Phi cơ của Th/Tá Phùng trục trặc bình điện nên đành cất cánh sau..(Quân sử KQ đã nhầm khi viêt Phi Long 51 bay từ Bình Thủy, Cần Thơ lên).

        Phi cơ của Đ/u Phúc trang bị 10 quả bom 250 pound, loại MK-81 và dưới sự điều khiển, chỉ điểm mục tiêu của Tinh Long 6 dang bao vùng trên cao 5000 ft, thả hỏa châu yểm trơ... Chiếc AH-1 của Đ/u Phúc bay ở cao độ 4000 feet và được phép tự chọn mục tiêu cần đánh (random attack).

        Đ/u Phúc kể lại:
        'Tinh Long 6 hướng dẫn mục tiêu cho biết vị trí pháo 122 ly của CQ tập trung tại Phú Lâm, cách TSN khoảng 7-8 miles.. và cách đài radar Phú Lâm chừng 600 m về phía Tây-Nam..Tôi đã thả 2 quả bom vào hai mục tiêu có khói trắng bay lên. Sau dó tôi ngưng lại và tiếp tục bao vùng và thấy vài trực thăng đang quây quần ở hướng Đông..và hướng Bắc Phú Lâm.. Khoảng vài phút sau, tôi nhận được lệnh từ hệ thống vô tuyến: Phi Long 51, thả hết bom xuống mục tiêu và hẹn gặp tại nhà tôi, tối naỵ.Tôi trả lời: Đây Phi Long 51, giới chức nào vừa ra lệnh cho tôi..xin cho biết danh xưng. Đây là Thần Phong 01, Tướng Kỳ. Tôi trả lời cho biết tôi cất cánh đơn độc với 10 bom MK-81 và sẽ đánh từng mục tiêu... tôi sẽ tiếp tục bao vùng trong 3 giờ.

        Khoảng 15 phút sau, VC cho rằng tôi hết bom nên pháo kích trờ lại với nhiều dàn pháo, mỗi dàn 4 quả tập trung trong một khu vườn xoài. Đạn pháo phóng lên như pháo bông hướng về TSN. Tôi tập trung và nhào xuống mục tiêu, đánh từng quả bom... bay lên lại cao độ 4000 ft và thay đỗi trục nhào xuống đánh tiếp để tránh đạn phòng không. Sau khi thả quả bom thứ 6 vào mục tiêu, tôi được Tinh Long 6 thông báo là có thêm một A-1 nữa đang tiếp tay với tôi, đó là chiếc phi cơ của Th/tá Phùng do trục trặc vô tuyến nên đã không liên lạc được với tôi.

        Sau khi đánh trái bom sau cùng, quan sát mục tiêu đã bị thanh toán, tôi cho Tinh Long 6 biết sẽ để dành 800 viên đạn đại bác 20. Tôi bay về TSN vào khoảng 5 giờ 25 phút, bay quanh trên cao độ 500 ft, qua hệ thống vô tuyến, được biết một AC-119 khác là Tinh Long 7 đã lên vùng để thay thế cho Tinh Long 6. Ngoài ra cũng qua tần số của đài Kiểm báo Paris, tôi nghe Th/tá Hồ ngọc Ẩn, PĐ 514/ Biệt đội Cần Thơ thông báo cùng Tinh Long 7 là phi tuần Phượng Hoàng 11 gồm 2 A-1 cât cánh từ Cần Thơ đang trên đường bay vào không phận Sài gòn để góp sức chống pháo kích. Chiếc A-1 thư nhì do Đ/u Nguyển Tiến Thụy điều khiển (tuy nhiên theo Đ/u Thụy thì chiếc bay số 1 lead là do Thiếu tá Đinh văn Sơn)...

        Khoảng 6 giờ 25, từ Tinh Long 7, Tr/u Thành cho biết có một toán đặc công CS đang xâm nhập, cắt kẽm gai hàng rào phòng thủ phi trường TS ở hướng Bắc, gần khu vực An nhơn, khoảng 1 mile về phía Bắc của Đài kiểm soát không lưu và Tr/u Thành yêu cầu Phượng Hoàng 11 oanh kich khu vực này..Biết chắc là Phượng Hoàng 11 còn ở xa, chưa thể vào vùng, tôi đã xà xuống cao độ 2000 ft, quan sát và định dùng đại bác với số đạn còn lại để thanh toán mục tiêu..nhưng bất ngờ tôi thấy một quả bom được thả ngay vào mục tiêu do Tinh Long 7 chỉ điểm và sau đó Tr/u Thành yêu cầu thả thêm một quả bom vào một mục tiêu khác cách xa hơn khoảng 100 ft, nhưng lần này bom rơi xa hơn, đến khoảng 200 ft..Tinh Long 7 gọi Phượng Hoàng 11 để thông báo bom rơi xa hơn mục tiêu co thể vào khu vực dân cự.Nhưng Th/tá Ẩn cho biết là lúc này Phượng Hoàng 11 đang ở vùng Bến Lức.. Tôi cho Thành biết, chiếc A-1 vửa thả bom là Phi Long 52 do Th/t Phùng bay, do vô tuyến trục trặc nên không thể liên lạc..Tôi cũng cho Tinh Long biết là chúng tôi đã hết bom nên sẽ rời vùng.

        Ngay lúc đó, tôi liên lạc được với Th/t Phùng, ông cho biết đã cất cánh sau tôi và bay cùng nhưng chỉ nghe được các trao đổi vô tuyến..mà không..nói được.Chúng tôi cùng về đáp tại TSN, vì vô tuyến của Th/t Phùng bất thường nên tôi nhường Anh đáp trước, nhưng trước khi chạm bánh, anh đã đột nhiên tống ga bay lên lại và bảo tôi đáp trước rồi chờ anh.Tôi đáp xuông phi đạo lúc 6.55 phút..Khoảng 5-7 phút sau, tôi còn đứng ngoài phi đạo và theo dõi chiếc Tinh Long 7 đang bắn phá dọc vòng đai phia Bắc..thình lình đuôi phải phi cơ bị gẫy, kế đó cánh phải đứt lìa, phi cơ cắm đầu quay như con vụ và rơi xuống..

        Chờ thêm không thấy Th/t Phùng về đáp, tôi thầm nghĩ anh đã bay về Cần Thơ?

        (Những lời kể lại của Đ/úy Phúc được trích dẫn từ Lý Tưởng Úc châu Xuân Canh Dần 2010 và từ The last flying combat mission in Saigon trên vnafmamn.com)

        Th/tá Phùng đã bay vòng trỡ lại khu vực ông vừa oanh kích để quan sát và phi cơ đã bị trúng đạn phòng không. Th/t Phùng cố đem phi cơ về ngoài QL 4, nhưng không kịp và phải đáp khẩn cấp gần cầu Bình Điền. Ông thoát được khỏi phi cơ và sau đó bị dân quân CS của Huyện đội Bình Chánh bắt dẫn đi. Ông đã bị hành quyết ngay trong đêm 29 và vùi xác trong vườn nhà dân.

        (Ngày 2 tháng 12 năm 2008, qua những cố gắng của đồng đội và sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm, hài cốt của Th/tá Phùng đã được tìm thấy, và được cải táng đưa về với gia đình - Lý Tưởng số 1-2009)

        Về Phi vụ Phượng Hoàng 11: Phi công a1driver514 viết:'Sáng ngày 29 tháng 4, 1975 Tinh Long 7 đã làm việc với nhiều phi tuần A-1 trên không phận vòng đai Sài gòn-Tân sơn Nhất, nhưng phi tuần A-1 đang làm việc với Tinh Long 7 khi chiếc AC-119 K này bi. SA-7 bắn rơi ở hướng cuối phi đạo 07 của phi trường TSN vào sang hôm đó thuộc phi đoàn 514/Biệt đội Cần Thợ Phi tuần A-1 này cất cánh từ Cần Thơ (Bình Thủy), số 1 là Thiếu tá Đinh văn Sơn, và tôi bay số 2. Khi đến vùng thì Tinh Long đang bay ở cao độ cao hơn phi tuần của chúng tôi, để hướng dẫn mục tiêu oanh kich vì lúc đó không có FAC, phi tuần của chúng tôi vừa đánh được pass bomb thứ nhất, chuẩn bị cho pass kế tiếp thì chiếc AC-119 K bị trúng SA-7..' (Có lẽ Đ/úy đã lầm khi gọi phi vụ này là Phượng Hoàng 61?).

        Các phi vụ A-37 sau cùng:

        Sau khi hầu như toàn bộ các phi cơ A-37 tại TSN bị hủy diệt do đạn pháo kích của CQ (một lệnh bí ẩn cho kéo hết các A-37 trang bị bom đạn sẵn sàng ra khỏi các vòm trú để xếp hàng? -Xem Ngày chim vỡ tổ) các phi vụ sau cùng của A-37 trên không phận Sài Gòn đều do PĐ 520 từ Cần Thơ bay lên thực hiện:

        Phi công Đinh Tiến Đạo ghi lại:' Sáng ngày 30 tháng 4, tôi có trong danh sách trong phi tuần đầu tiên. Phi tuần tôi được lệnh cất cánh bay về Sàigòn để yểm trợ cho quân bạn đang giao tranh với địch quân ở vùng ngoại ô của Thủ độ.Khi chiếc A-37 vừa vào vòng đai Sàigòn, tôi chuyển tần số để liên lạc với Paris, danh hiệu của Trung tâm liên lạc hành quân chiến cuộc, xin chi tiết để yểm trơ...thì chỉ nghe tiếng rè rè mà không một ai trả lời..Không một chiếc máy bay quan sát nào hướng dẫn chúng tôi?. Chúng tôi được lệnh bay trở về Trà Nóc..và trên đường bay nghe được lệnh buông súng của DV Minh...'

        Một phi vụ khác, thực hiện trong khoảng 9-10 sáng ngày 30 tháng 4 (trước giờ DV Minh ra lệnh buông súng) do một phi tuần A-37 của PĐ 526, từ Bình Thủy (Cần Thơ) bay lên vơi nhiệm vụ yểm trợ diệt chiến xa CQ tại khu vực Hoàng hoa Thám, Bảy Hiền.

        Phi vụ có Tr/úy Nguyễn Mạnh Dũng làm phi tuần trưởng, Th/ú Đông phi tuần viên. Phi tuần được hướng dẫn bỡi phi cơ quan sát thuộc PĐ 122, cất cánh từ Căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho) do Đ/ú Mai Tri Dũng bay cùng Th/ú Biện (Quân sử KQ trang 350).

        Trần Lý
        tháng 5-2012
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeThu Apr 03, 2014 5:31 pm


VỀ QUẢ BOM THẢ TRONG TRẬN LONG KHÁNH ĐÃ XƠI TÁI NỬA SƯ ĐOÀN CỘNG QUÂN

(The bomb drop at the Battle of Long Khanh killed at half Communist divisions)


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image002

Trong Trận Long Khánh (Tháng 4 năm 1975), Không Quân Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn(?) quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hãy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.

- Đại tá Hùa Yến Lến (Tham mưu trưởng Hành quân SĐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh SĐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyển văn Toàn (Tư lệnh Quân Đoàn 3) để được sử dụng.
- Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng: chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt.

- Khi trả lời các câu hỏi của Nhà báo Vũ Mạnh Hùng trong cuộc phòng vấn dành cho Đài truyền hình Little Saigon TV tại Santa Ana và Hệ thống Truyền hình VN VBN tại New Jersey, Tướng Lê Minh Đảo cho biết: Ông không cần biết VNCH còn mấy quả bom loại này, CQ cứ tấn công thì Ông sẽ... tiêu diệt chúng; và các cấp chỉ huy CSBV đã nhiều lần đến Trại Tập trung để hỏi Ông về quả bom này mà họ cho là bom neutrons của Mỹ(?)

- Nhà báo Mỹ Alan Dawson trong "55 days-The Fall of South VN" thì ghi rẳng đây là các quả bom CBU được đưa từ Utapao đến Biên Hòa vào đầu tháng 4 năm 1975.

- Tác giả Chính Đạo (Tiến sĩ Sử học), trong tâp sách 55 Ngày đêm, Cuộc xụp đổ của VNCH ghi rằng VNCH đã sử dụng cả CBU lẫn ‘Daisy Cutter’ (nghĩa là 2 loại bom khác nhau!) tại Mặt trận Long Khánh.

- Tác giả Nguyển đức Phương trong ‘Những Trận đánh Lịch sử trong Chiến tranh VN 1963-1975 cho rằng: Tướng Toàn đã ra lệnh thả 2 quả Daisy Cutter tại Trận Long Khánh và giải thích lý do chỉ 2 quả được thả (trong số 5 quả còn lại) vì Hà nội phản kháng(!)

- Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân lộc Chiến thắng cuối cùng’ (Nguyệt San Việt Nam Online) có ghi khá nhiều chi tiết về các quả bom này kể cả tên (viêt tắt) của các phi công đã thả (xin xem phần dưới) các quả bom đặc biệt này.

- Viện Khoa Học Quân sự của CSVN thì ghi lại (theo tài liệu của Dawson) là KQ VNCH đã thả 1 quả bom CBU-55 xuống Ngã ba Dầu Giây Long Khánh vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.

- Như vậy quả bom thả tại Long Khánh là bom gì? Tác dụng của các quả bom này đã khiến CS phài la hoảng... thì tại sao lại chỉ thả 1, 2 quả... và ai thả?

- Từ CBU...
Chiến trường Việt Nam đã được xem là nơi Hoa Kỳ thử nghiệm rất nhiều loại võ khí, từ võ khí quy ước đến những võ khí điện tử tối tân. Cũng tại VN, Hoa Kỳ đã tiêu thụ được khá nhiều bom-đạn còn tồn trữ từ sau Thế chiến thứ 2. Một trong những vũ khí được KQ HK sử dụng nhiều nhất là bom, và bom còn được chia thành 2 nhóm: Bom khôn (Smart bomb) và Bom... ngu (Dumb bomb). Bom ngu, dĩ nhiên là do Phi công thả và do tài của Phi công để bom rơi trúng mục tiêu, còn Bom khôn thì được điều khiển bằng laser, radar để tự tìm đến mục tiêu.

Một trong những sáng kiến về Bom mà các kỹ sư võ khí HK đưa ra áp dụng tại VN là CBU hay Cluster Bomb Unit. Thật ra CBU chỉ là một áp dụng của việc nghiên cứu về loại võ khí có tên là Rổ bánh mì Molotov (Molotov bread basket) dùng năm 1937 trong Trận Nội chiến Tây Ban Nha. Rổ bánh mì, đơn giản, chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi phi cơ thả xuống, thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster Bomb hày Bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của Bom khi thả xuống mục tiêu.

Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo: loại chống bộ binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống chiến xa, chống các tiếp liệu quân sự, có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây cháy.

- CBU chống bộ binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600 quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300 mảnh thép nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn. Các loại CBU này thường được KQ HK sử dụng khi bay tấn công đường mòn HCM.

- Một trong những loại CBU chống chiến xa được dùng tại VN là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches, chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của chiến xa.

- Về CBU chứa mìn: 2 loại chính dùng trên chiến trường VN là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa những mìn nhỏ có khả năng gây mất... chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không gây chết người còn WAAPM, được giữ rất bí mật trong chiến tranh VN: WAAPM được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ. Bom được dùng thể thả vào các ổ phòng không của CSBV.

- Loại CBU thứ tư là là loại Bom chùm gây cháy (Cluster bomb incendiary device). Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives CBU-55 là bom thuộc loại này, chứa nhiên liệu propane: CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340 kg) gồm 3 ngăn: một ngăn chứa propane, một ngăn chứa hỗn hợp khí khác và một ngăn chứa ngòi nổ. CBU-55 dài khoảng 2.3 m, đường kính 0.36 cm. Có 2 loại CBU-55: Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49 A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thả bằng trực thăng hay phi cơ bay chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các phi cơ bay nhanh như A-37, OV-10. Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Đám mây này được kích hỏa bằng một ngòi nổ tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh vật trong vùng.

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam của Hà nội thì tại Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng Trị (1972) và tại Bến Tre (tháng8-72) thả xuống ấp 1, xã Tam Phước và giữa tháng 7-1973, thả xuống Giồng Trôm. Cũng theo CSBV, thì CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc trong tháng 4 năm 1975?!.

Trong bài: ’Kỷ niệm nhỏ với Đồng đội Chiến trường xưa’ trên Nguyệt San Việt Nam On-line, Tác gỉa NgyThanh ghi lại như sau: ‘Khi chiến xa T-54 của Cộng sản từ Tỉnh lộ 8B ở thôn Cam Võ trên bờ Bắc tràn qua sông Miếu Giang, Bộ TTM QL VNCH bí mật cho phép sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN loại bom CBU-55. Trưa 1 tháng 5 năm 1972, sau khi ném ‘trái bom nguyên tử bỏ túi’ vào đoàn xe tăng đang vượt cầu Đông Hà và làm cả đoàn xe chết khựng ngay trền cầu, Thiếu úy phi công Nguyễn Hàn mang chiếc A-37 về lại Phi đoàn 528 ở Đà Nẵng bình an. (Thiếu Úy Nguyễn Hàn sau đó đã hy sinh trong một phi vụ yểm trợ cho TĐ 8 TQLC vào đầu tháng 10-1972 tại Chợ Sài (Quảng Trị)

... đến Daisy Cutter:
Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương. Trực thăng rất cần có được những bải đáp an toàn, đũ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đặt ra cho Bộ Chỉ huy QL HK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.

Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) lưu trữ tại Trung Tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Đây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lb này có thễ sẽ đáp ứng được nhu cầu của Lục quân cho Lực lượng trực thăng?

Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là: làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này?

Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả được quả bom cỡ này: Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi cơ loại phóng pháo - chiến đấu như F-100, F-105 lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay Phi cơ vận tải để thả chúng. Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng: Trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả được 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image004

Biện pháp thứ nhì là dùng Phi cơ vận tải C-130: C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp nhưng vì Lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn!

Đến tháng 6 năm 1968, Chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi đoàn 29 (KĐ 463) là ngưới đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ Kirtland.

Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại PleiKu và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lb đã được thả thường xuyên với tên gọi là Hệ thống võ khí M121.

Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ bay. Các phi công của KĐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.

Để biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành phi cơ thả bom 10,000 lb, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật ‘chất và thả hàng’ (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L: gồm nhửng đường rầy đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ‘hàng’ đặt sẵn trên một giàn gỗ (pallet), và khi thả thì sẽ thà cả giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng phi cơ.

Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ: khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như... chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, có thể rộng đủ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi đầu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33m).

Như thế : Daisy Cutter là tên , đầu tiên, đặt cho Hệ thống võ khí M-121 này

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image005

... và những quả bom thả tại Long Khánh...
Đến 1970, loại bom 10,000 lb còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung tâm Võ khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lõng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).

Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000 lb, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Đầu đạn của BLU-82 chứa 12,600lb nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyren.

BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này làCommando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchea (70), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.

Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân cũa CQ, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rãi tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau.

... Ai thả và ai... cho phép thả?
Không quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan sang 15 trái(?).

Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một chiếc C-130 bay từ Căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH.

Theo tài liệu của Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân lộc, Chiến thắng cuối cùng’ trên Nguyệt San Việt Nam On-line thì qua cuộc phỏng vấn Đại Úy NHL , Phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì:
Đại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom:
- Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
- Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
- Trái thứ 3, không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc phi vụ sáng 24-4-75

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image007

Đại úy NHL cho biết: Khoảng 10 ngày trước khi Sài gòn thất thủ, phía Mỹ yêu cầu Không đoàn 53 Chiến thuật (thuộc SĐ 5 KQ VNCH) cử 2 sĩ quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích làm chậm lại cuộc tiến quân của CSBV. KĐ 53 CT cử 2 sỉ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQV thuộc PĐ 435.*(E-mail của Phi công Hùng Phan)

Ngoài ra Đ/u cũng cho biết KQVN CH đã thả tổng cộng 10 quả Daisy Cutter, nhưng không nhớ thả lúc nào và thả tại đâu. Các quả bom do Th/t ĐQV và Th/t HN thả.

Tuy nhiên, một thân hữu KQ qua e-mail riêng có cho biết :
‘... Theo tôi biết, quả thả vào Xuân lộc 90% là do Th/T Nguyễn Tấn Minh PĐ 435. Thiếu tá Nhân, Th/tá Ngô Xuân Nhật PĐ 437 cũng đã thả BLU nhưng không chắc có phải tại Xuân Lộc không.

Một thân hữu khác cho biết Phi công NHL có thể(?) là Đ/u Mạc Hữu Lộc và ngoài ra còn các phi công Nguyễn Quế Sơn và Đ/u Của cũng có khả năng thả các BLU-62.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image009

Về con số bom BLU-62 giao cho VNCH: các tài liệu hiện có vẫn chưa đồng ý với nhau:

- Tập ‘Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa’ trang 197 viết :
‘’...Trận Xuân lôc... Trong trận này các vận tải cơ C-130 Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng ‘tự chế’ (gồm nhiều thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3,4 trái bom nổ liên kết lại), và đặc biệt là bom CBU loại 7 tấn (15,000lb) Daisy Cutter, có sức công phá bình địa một vùng đường kính 150 m và sức sát hại trên một quy mô rộng lớn. Trái CBU đầu tiên được thả xuống cách Xuân lộc 4 km, đã khiến cả thành phố bị rúng động và mất điện, đưa tới những tin đồn B-52 oanh tạc trở lại, kết quả trọn Bộ Chỉ huy SĐ 341 của CSBV bị tiêu diệt. Trước sau đã có 9 trái CBU được thả xuống Xuân lộc và các khu vực phụ cận.’

- Tác giả Robert Mikesh trong ‘Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force’ ghi lại (trang 141): ‘Việt Nam được cung cấp tất cả 17 quả Daisy Cutter, đã thả 15 quả, chỉ còn lại 2 quả.’

... Ai ra lệnh thả...
Cho đến nay, sau hơn 30 năm các quả bom được thả... câu hỏi ai ra lệnh thả những quả bom này... vẫn chưa có câu trả lới chính thức!

Theo hệ thống quân gian thông thường, quyết định thả bom sẽ được Bộ TTM ban hành theo yêu cầu của Vị Tư lệnh chiến trường và KQ sẽ thi hành quyết định nàỵ (Trong Hồi Ký của ĐT Cao văn Viên thì đây là những yêu cầu bình thướng theo Hệ thống Chỉ huy của QL VNCH) . nhưng trên thực tế Chiến trường VN vào những ngày cuối cùng của VNCH có nhiều điều phi lý và... khó giải thích!

- Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 cho biết:
‘… Sau khi Phòng tuyến của Chiến đoàn 52BB tại Ngã Ba Dầu Giây Long Khánh bị vỡ vào đêm 15 tháng 4 năm 1975, Ông đã xin Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter để ngăn sức tiến quân của CSBV. Sáng 16 tháng 4 vào lúc 11 giờ sáng 2 trái bom đã được thả xuống khu vực đóng quân của CS BV tại khu vực từ Định Quán xuống Ngã Ba Dầu Giây, loại khỏi vòng chiến hơn 10 ngàn quân CS, phá hủy nhiều Chiến xa và đại pháo của CS. Tôi đã đề nghị thả thêm 5 bom Daisy Cutter nữa nhưng được thông báo là tuy còn bom nhưng không còn đầu nổ !’.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image011

- Tường Trần Văn Nhật (Tư lệnh SĐ 2), viết trong Hồi Ký:
‘... Chính Tướng Toàn là Tư lệnh Chiến trường đã chấp thuận cho sử dụng 2 trong số 6 trái bom (vì chỉ còn có 2 đầu đạn) Daisy Cutter thả xuống yểm trợ cho mặt trận Xuân lộc… Đáng lý ra chúng ta có đến 27 trái bom này theo quyết định của ĐT Weyand trong chuyến viếng thăm VN vào tháng 2/75 cùng với Ông Phụ Tá Bộ trưỡng QP Eric Von Marboda. Rất tiếc chỉ có 6 trái đến được VN vào cuối tháng 4/75 và không hiểu tại sao chỉ có 2 ngòi nổ’.

- Vào những ngày cuối cùng của VNCH, Hệ thống Chỉ huy Quân sự của QL VNCH đã gặp nhiều trắc trở, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tuy không còn chức vụ chính thức trong KQ, đã… tự động trở về Quân đội và... vẫn ra lệnh được cho các… phi công! Trong ‘The Buddha’s Child’ (trang 331) Ông ghi lại:

‘...vì quả bom có sức công phá mạnh, nên TT Thiệu sợ rằng... sẽ có kẻ ném quả bom này vào Dinh... do đó chỉ được phép sử dụng bom do chính Ông ta quyết định(?) Một hôm Phòng Hành quân yêu cầu yểm trợ... Tôi không có sẵn võ khí trong tay, nên yêu cầu Vị Chỉ huy KQ cho thả, ông cho biết không có thẩm quyền. Tôi yêu cầu Vị Tổng Tham mưu trưởng... câu trả lời tương tự… Tôi gọi nhiều Vị Tưóng khác, tất cả đều cùng câu trả lời. Tôi biết nếu tôi gọi Thiệu, ông ta sẽ... còn phải suy nghĩ, do đó tôi gọi Thủ Tướng Khiêm... Ông trả lời... tùy tôi và sau khi tôi giải thích nhu cầu của tình hình... Ông Khiêm cho biết: Đồng ý. Tôi gọi lại cho Vị Chỉ Huy Hành quân và nói: ‘OK , thả các quả bom.’ Ông này... chấp nhận thi hành lệnh của tôi... và các quả bom được thả.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Vietnamese_memories_4_clip_image013
Quà tặng cho Việt cộng – Trái CBU không ngòi nổ.

Trần Lý

 
KĐ 53 CT cử sĩ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQA thuộc PĐ 435...
* Tuy không cùng PĐ, nhưng trưởng phi cơ C-130 gần như biết nhau cả, và nghĩ mãi vẫn không biết ai là T/t HN? (Không thể là Tr/t Hoàng Nuôi); T/t ĐQA, có thể là T/t ĐQV thuộc PĐ 435..
(*Theo Email của Phi công trưởng phi cơ C130 Hùng Phan).
http://www.bunkerflorida.org
.
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeSun Apr 06, 2014 7:47 pm


Phi Vụ Yểm Trợ Phá Hủy Bộ CHKT & TVKQ Biên Hòa


Trần Văn Phúc


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Z

Lúc 5 giờ chiều ngày 28/4/1075 tôi và Tr/U Nguyễn Thành Bá nhận lệnh cất cánh khẩn cấp 2 chiếc A-1 Skyraider ở phi trường Tân Sơn Nhứt để hộ tống Tr/Tá Phan Văn Mạnh, Trưởng Phòng Hành Quân Chiến Cuộc SĐ 3 KQ di tản về TSN.

Khi chúng tôi di chuyển ngang qua trạm Hàng Không Quân Sự cũ, Đ/Tá Nguyễn Văn Lê, Tham Mưu Phó HQ của SĐ3 KQ đứng chào (Thay vì vẫy tay). Đây có phải là điềm «gở» như các truyền thuyết trong KQ là chào vĩnh biệt? Nếu như vắn số thì chiều hôm qua 27/4/75 tôi đã bỏ mạng trên bầu trời Hố Nai rồi. Tuy không tin dị đoan nhưng tôi vẫn gọi anh Bá:

- «Ê, 2! Bữa nay xảy ra chuyện gì đây? Làm gì mà ông Lê đứng chào tụi mình ? Ghê quá đi thôi !» (Ngày hôm sau có tin đồn dỏm: Đ/Tá Lê tử nạn tại đây vì bom của tên Nguyễn thành Trung.)

Sau khi liên lạc Tr/Tá Mạnh, danh hiệu Đồng Nai 10, trên tần số FM, tôi đươc biết rằng nhiệm vụ của chúng tôi là hộ tống ông cùng 10 chuyên viên của Đoàn Vũ Khí và Đạn Dược SĐ 3KQ di tản về TSN sau khi phá huỷ căn cứ Không Quân Biên Hoà?

Trong thời gian chờ đợi toán chuyên viên hoàn tất việc đặt chất nổ, chúng tôi bay bao vùng trên BH. Từ 4.000 bộ tôi thấy dân chúng tụ tập từng toán đông nghẹt trên mặt đường, nhất là trên đoạn QL 1 từ cổng số 1 và số 2. Anh Bá ngỏ ý muốn bay thấp để xem căn nhà của anh ở Dốc Sỏi. Tôi nghĩ có thể đây là lần cuối cùng chúng tôi bay trên không phận BH nên tôi bắt đầu xuống thấp chừng trăm bộ trong đội hình chiến đấu.

Đến vòng thứ hai khi bay ngang qua Cầu Mới, Biên Hoà, tôi vừa quẹo trái từ Tây sang Đông, bên kia sông Cù Lao Phố thì một phi tuần 4 chiếc A-37 từ hướng Đông Bắc lao tới cùng cao độ thấp, cách nhau chừng hơn ngàn mét. Tôi hoảng hốt và với phản ứng tự nhiên, tôi kéo cần lái thật mạnh để phi cơ bay vút lên cao, vừa nghiêng cánh trái tôi vừa «hét» trong vô tuyến :

- «Số 2 coi chừng 4 chiếc A-37 hướng 10 giờ cùng cao độ.»

Thật hú hồn! Suýt đụng nhau trên không trong đường tơ kẽ tóc. Khi quẹo vòng lại tôi nhìn thấy 1 phi tuần 4 chiếc A-37 trang bị đầy bom trong đội hình “Finger Tip” (Chiếc số 2, 3, và 4 bay cùng bên cánh trái của chiếc số 1) lưa thưa, khoảng cách khá xa và không đều với nhau. Tôi thầm chê không biết ai dạy đám nầy lối bay Formation «Không giống ai» như thế?

Có thể vì chói ánh mặt trời chiều nên bọn chúng không hề thấy chúng tôi và ung dung tiến tới như không có chuyện gì xảy ra?

Thường khi 1 phi tuần khu trục chỉ bay 2 chiếc ít khi 3 nhưng hôm nay có những 4 chiếc là một phi tuần nặng. Một phi vụ đặc biệt gì đây của các phi đoàn A-37 từ Vùng I và II mới di tản về TSN vào tháng trước ? Tại sao họ bay ngược về hướng nầy?

Tôi có ý hoài nghi điều gì đó. Lẽ ra tôi nên bay theo bọn nầy nhưng tôi gọi anh Bá:

- «Giờ nầy mà mấy thằng Ma Gà A-37 còn mang bom đạn đi lang thang đâu đây?»

Rồi tôi lại tiếp tục bay thấp dọc theo QL1 đến Thủ Đức, quẹo trái qua xa lộ BH. Phiá dưới, từng đoàn xe Thiết giáp đậu dọc theo bên đường, mỗi chiếc cách nhau khoảng chừng trăm thước.

Sau 2 tuần biệt phái Cần Thơ tôi trở về Biên Hoà ngày 19/4/75. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những đơn vị bạn thân thương đang dàn quân ở dưới đất. Đến Long Bình, tôi vừa quẹo trái định theo QL 1 để trở lại Biên Hoà, thình lình trong vô tuyến tôi nghe tiếng Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, SĐT/SĐ3 KQ danh hiệu Đồng Nai 01, gọi báo phi trường TSN đang bị 3 chiếc A-37 ném bom và ý của ông muốn chúng tôi trở về bảo vệ Tân Sơn Nhứt.

Tôi điếng cả hồn, vội lên cao độ trực chỉ về TSN. Nghĩ ngay tới phi tuần A-37 vừa gặp qua, tôi trả lời ông:
- «Đồng Nai 01! Phải là 4 chiếc. Không phải 3 đâu. Chúng tôi vừa gặp bọn chúng cách đây không lâu.»

Ông trả lời:
- «Khi chúng tôi vào “Final” để đáp TSN, chúng tôi thấy chỉ có 3 chiếc nhào xuống thả bom. Chúng tôi vội bay trở ra và bây giờ tình trạng phi trường rất lộn xộn. Chúng tôi sẽ bay đi Vũng Tàu ngủ qua đêm.» (Tướng Từ Văn Bê, CHT/ KT và TVKQ cùng trên chiếc trực thăng nầy.)

Sau khi bay vòng quanh TSN vài ba vòng, tôi được Đài Kiểm Soát Không Lưu Sài Gòn xác định tình hình tại Tân Sơn Nhứt. Sự thiệt hại của phi trường rất nhẹ. Một vài chiếc phi cơ bị trúng miểng bom, nặng nhất là trạm HKQS cũ bị sập hoàn toàn. Một chiếc C-47 trúng bom. Tôi đã thấy khói đen đang bốc lên cao ở gần Whiskey #7 (Taxiway#7) cách trại Davis hơn 100 mét về hướng Bắc, nhưng tất cả Taxiway và 2 phi đạo không hề bị trúng bom.

Biết chắc chắn phi đạo ở TSN còn khả dụng, chúng tôi không cần phải bay đi Cần Thơ, tôi cùng Tr/U Bá an tâm trở lại Biên Hoà để tiếp tục phi vụ.

Thật vô cùng may mắn là từ khi di tản về TSN ngày 21/4/75, các phi cơ A-1 thường khi đậu bên trong trạm HKQS nầy, nhưng từ 1 giờ trưa nay (ngày 28/4/75) bỗng dưng tất cả A-1 được dời về khu Tây, gần bãi đậu A-37 và trại Davis. Nếu không dọn đi thì những chiếc A-1 đậu trong trạm HKQS trúng bom của giặc. Những quả bom mang dưới cánh phi cơ phát nổ thì sự thiệt hại ở TSN thật khó lường.

Trong thời gian bao vùng ở BH, tôi không ngớt nghĩ tới chuyện gặp 4 chiếc A-37 nầy. Tôi tự trách là đã không làm tròn bổn phận, đã thấy dấu hiệu bất thường của phi tuần 4 chiếc A-37 bay ngược hướng với đội hình bất thường. Tôi đã không cảnh giác để phi tuần nầy thừa cơ gây xáo trộn lợi dụng cuộc di tản của KQ từ Vùng I và II mà bay vào ném bom TSN.

Nhớ lại hồi tháng 7/1974, Th/Tá Trương Phùng, T/U Đinh Văn Đúc, T/U Nguyễn Tứ Đức, và tôi nhận lệnh của Đ/Tá Hoàng Thanh Nhã, KĐT/KĐ 23 CT thả bom CBU-25 (Loại bom có 6 ống dài khoảng 2 thước, mỗi ống chứa 25 quả bom nhỏ như lựu đạn) xuống Tổng Hành Dinh của MTGPMN cách Lộc Ninh vài dặm về hướng Tây Nam để trả đũa hành động vi phạm Hiệp Định Ba Lê của giặc Cộng đã pháo kích vào Biên Hòa. Chính tôi đề xướng bay theo lối đánh truy kích nầy, nghĩa là dùng yếu tố bất ngờ, bay sát ngọn cây để bọn giặc Cộng trở tay không kịp. Theo kế hoạch chúng tôi bay cập theo bên phải QL 13, qua khỏi Tống Lê Chân 5 dặm, quẹo trái về hướng Tây để đến Lộc Ninh.

Nhờ sự gan dạ, dũng cảm, tài ba và bình tĩnh, Th/Tá Trương Phùng đã dẫn phi tuần 4 chiếc chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ sau khi bay trên vùng giặc như chỗ không người, dù đã phải lướt trên những hàng rào dày đặc các dàn đại bác phòng không có Radar điều khiển cũng như hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, có nhiệm vụ bảo vệ Lộc Ninh, thủ đô của MTGPMN.

Rồi ngày hôm nay, vì thiếu đề cao cảnh giác, tôi đã bị bọn lừa thầy phản bạn Nguyễn thành Trung, Trần văn On... qua mặt, bay thấp tránh Radar và ném bom TSN để giết hại các đồng đội từng chia sẻ ngọt bùi với chúng.

Tôi đã đánh mất một cơ hội ngàn năm một thuở. Nếu như bọn chúng thay bằng cờ máu trên các chiếc phi cơ A-37 nầy, chúng tôi có lẽ đã bắn hạ bọn chúng, hay it ra tôi gọi về TSN để các chiếc F-5E đang túc trực ở đầu phi đạo 07 bay lên nghinh chiến.

Sự thiệt hại của cuộc ném bom nầy về vật chất tuy nhỏ nhưng về tinh thần quả rất lớn lao. Tinh thần của anh em KQ ở TSN thật sự chao đảo và lo lắng vì nghĩ rằng địch có thể ném bom thêm.

Khoảng 18 giờ 30 phút, sau khi hoàn tất việc đặt bom phá huỷ, Tr/Tá Mạnh và đoàn Chuyên viên di chuyển ra cổng số 2 và bắt đầu Count down 3, 2, 1. Toàn thể khu Tây của phi trường Biên Hoà chìm trong biển lửa, cuồn cuộn vượt cao hàng ngàn bộ. Những cơ sở của KT&TVKQ được điện tử hoá, những tài liệu kỹ thuật «Mật và tối tân» của KQ chỉ trong nháy mắt đã tan theo mây khói.

Một đơn vị ưu tú của KQVNCH với sự Chỉ huy tài ba của Chuẩn Tướng Từ Văn Bê, đã tốn bao nhiêu công sức, thời gian gầy dựng và là một đơn vị duy nhất của KQVNCH được phá hủy lúc 18 giờ 30 phút ngày 28/4/1975 để khỏi lọt vào tay giặc.

Trần Văn Phúc


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 HQPD_1381971709
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeWed Apr 09, 2014 1:12 am


Cuộc Di Tản Của Không Quân VNCH


Trần Lý

Tập 'Quân sử Không Quân' trang 199 ghi lại:

'Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa.

Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong 'Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War, và Ralph Wetterhahn trong 'Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN.

Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47. Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển. Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc.'

37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp 'vẽ lại' toàn cảnh (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản.. hay đúng hơn là 'tự tan hàng' của KQVNCH.

Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.

Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kín trong bao tồn trữ.

Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP (Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột.. đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại không phải là để điều hành các phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dưới đất. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller = Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng.. nhận định mục tiêu bằng mắt thường.

Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải. Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 (trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).

Những phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH trên không phận Sài Gòn:

Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động với một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:
PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.

PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.

Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07.
Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được.

Theo Đ/u Phúc 'ngoài Tinh Long 07, còn có thể còn thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ(?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo).

Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..

(Xin xem bài: Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý)

Những giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư lệnh KQVNCH

Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 (lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.

Tối 28 tháng 4: một sự kiện 'kỳ lạ' đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong 'Chuyện 30 năm trước' (website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:

..'8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975..tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về.. Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời: theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân.. Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay.. Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi: Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được.. Trở lại bãi đậu, tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..

Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tất cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.

Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..

Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?

6 giờ 15 sáng 29, tât cả phi công lên xe chạy về Bộ Chỉ huy KĐ 33.. Đ/tá Thảo chạy vào rồi chạy trở ra.. Đến nơi các phòng vắng lặng, không còn ai cả.. Trở lại sân cờ KĐ 33, Đ/tá Thảo tuyên bố tạm thời tan hàng, anh em rán tự tìm lấy phương tiện di tản..

Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt ? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ ? Chúng tôi đâu có..rã ngũ ?..'

Sự kiện phi cơ bị 'tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong 'Can trường trong Chiến bại' của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307' như sau:

'Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu.. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng..

Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác (Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt..).. kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu..bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon..cho phá hủy các phi cơ của KQ ?

Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ.. khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông ? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 KQVNCH_DiTan

Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ..
Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.
10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM.. Thấy không còn ai.. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng.. ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.

Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..

Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng.. ra lệnh tự tan tan hàng.. phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định..

Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)

Trong bài bút ký 'Giây phút nát lòng' (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:

..' tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả.. Ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như 'đại bàng xệ cánh'..'Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu 'Chiến' hay 'lui' Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn.. mạnh ai nấy chuồn ?.. Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh ?

Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:

..' Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát: - Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe..

..' Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành; ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc (Đ tá Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói: - Đi mày..

Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: - Đi dâu ?
- Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao ?

Ước nói và nắm tay tôi..lôi đi.. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM.Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng.. Tôi không theo..

Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ: - Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hãy lên, cùng đi.
Tôi hỏi:
- Tương đâu ?
- Họp trên văn phòng TTM Trưởng..

Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào.. thấy Hà Xuân Vịnh (Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào.. Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ.. Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:' Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..'
Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu. Tôi hỏi:
- Sao?
Linh nói:
- Thiếu gì máy bay.
Tôi vội báo động:
- Máy bay nào? còn duy nhất chiếc này thôi.
- 'Chiếc kia kìa',
Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..
- 'Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..'

Tôi nói với Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM... Linh nhất định không lên tàu...tôi đành ở lại bên anh. Tôi còn đang phân vân bàn thảo với Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tướng lãnh bay đi cùng Ươc.. để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình.

Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long.

Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa. Quân ta phớt tỉnh... không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ.. Tình hình thực gây cấn.

Thấy ông Linh hết 'linh', tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..
Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành.

Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tướng Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc với SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.

Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ.. ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhứt. Tướng Lành, nói với Linh trước sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:
- Moa chưa có lệnh.
Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ.. nhưng chờ lệnh ai đây? Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh.. mà lệnh của ai đây? Tôi buột miệng:
- Ông chờ lệnh ai? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?

Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ. (lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng (Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:
- Tụi toa định làm gì đây ?
Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tướng dù nói nhanh:
- Tụi này zulu đây. Ông có theo thì cùng đi?
- Zulu? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang sao đành?
Ông Lành hỏi:
- Toa còn mấy đứa con?
- Sáu đứa chung quanh Đô thành.
Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn. Tôi đỡ lời ông Lành:
- Tân sơn Nhất không giữ được. KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã.
Ông Lưỡng vội hỏi:
- Tụi toa định rút đi đâu?
Tôi nhanh nhẩu:
- Có thể vùng 4... có thể đi luôn...
- Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã.
Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù.
Trong khi chờ Tướng Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL.. bao quanh, nghe ngóng tình hình. Tôi nói thẳng:
- Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây. Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng. Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa. Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt.

Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi.. không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO. Tôi hỏi nhỏ ông Linh:
- SĐ 5 KQ thì sao?
- Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi. Linh thở dài trả lời.

Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút. Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.
Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:
- Generals only. Y hách dịch ra lệnh.
Hai Tướng KQ, một Tướng Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.
Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra khi nhiều người muốn vào lại không được.

Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản.

(Ghi chú: Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH:
- Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN
- Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó
- Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng
- Ch/Tướng Đặng Đình Linh: TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận)

Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài 'Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối' (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ.. với nhiều tiết khá chua chát của một đơn vị.. hầu như bị.. bỏ quên?

..'chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa. Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó.

Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi. (hắn ám chỉ các anh lớn của KQ).. họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn.

Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường.. gây thiệt hại cho nhiều máy bay.

... Khoảng 7 giờ sáng. (29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt.. tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN.

Khoảng 10 giờ.. cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM.. chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường.

Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa (đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: - Đi đâu bây giờ ?'. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa...' Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác.'

Bay đi Utapao:
Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực.. nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore (590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore.

Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN: Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.

..' Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gòn, Tướng KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao.'

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 A-1H-VNAF-520FS-BinhThuy

Skyraiders A-1:
11 chiếc Skyraiders đã đến được Utapao, gồm 5 A-1E, một A-1G và 5 A-1H. Trong số này 7 chiếc thuộc Phi đoàn 514, 3 chiếc thuộc PĐ 518 và một thuộc PĐ 530:
Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình 'nêm' chật cứng trong phòng lái (danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).

Trên một chiếc A-1E, phi công (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..'blue room'.. Tác giả Phi Long 51 trong bài 'Chuyến bay định mệnh' (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:
..' Sáng 29 tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi. Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn. Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát. Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối. Sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển. Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh. Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao cũng vẫn với 15 người trên phi cơ.

Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.

F-5s:
Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:

Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù 'drag chute) để làm chậm vận tốc sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được. Phi cơ đáp xuống một phi đạo thô sơ và chật hẹp không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công. (Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu.)

Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên. Phi cơ đến được Utapao.

Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E

A-37s:
Gần 50 chiếc A-37 đã bị hủy diệt trong đợt pháo kich đêm 28/4 (xem phần trên) và Đ/tá Thảo (KĐ trưởng KĐ 33) đã cho lệnh tan hàng vào khoảng 8 giờ sáng 29.
Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc (Cần Thơ). Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:
..'từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến. Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại.. và ghi các chi tiết tần số tower.'

10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh 'đầu hàng' Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng. Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật.

..'tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là.. lịch sự.. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời VN, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc. Tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí...'

Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự. Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.

Đây có thể được xem là 'chuyến di tản' trật tự và 'thành công' nhất của KQ VNCH.
Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.

Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao. 95 chiếc bị bỏ lại VN

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 C470a

Phi cơ vận tải:
Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH. Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng. Có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định. Có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách (bình thường chỉ chở 30 binh sĩ) bánh đáp bị gãy khi chạm đất.

Phi công Hungphan trong bài hồi ký 'Những giờ phút sau Tinh Long 07' ghi lại: Sáng 29/04/75
..'đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..' Giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào về phi đoàn nấy'. chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dưới của SĐ bộ.. thấy đủ mặt văn võ bá quan. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư.. đã có mặt từ lúc nào?.. gần giống một cuộc họp của Không đoàn.

Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài, bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ.. tình hình căng thẳng.. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên.. và chưa hết tiếng reo...bỗng một tiếng của.. ai đó hét to: "Ra xe". (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại). Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe.

Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn: 'ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?' thế là thêm đông. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt vì tôi mới bay về tối hôm qua... Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130.. phí thật.

Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off. 2 phút sau đã có cao độ an toàn (TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh.)

(14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao, ngoài ra còn 1 chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)

Tác giả 'Không quân liệt lão' trong bài 'Giây phút não lòng' (xem phần trên) ghi tiếp:

Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không nổ... tàu nào cũng khô ran. (Tướng Tiên cho lệnh rút xăng khỏi tàu vì sợ các phi công tự động tan hàng). Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna. Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phải hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội. Quan quân ở đâu đông thế đang giành nhau leo lên tàu. Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người. Không ai chịu xuống.

Tôi tự quyết định nhường chỗ, mở cửa buớc xuống, leo lên jeep để lái đi, có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi tìm xem còn chiếc nào để quá giang.

Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy. Tôi hỏi:
- On, sao còn ngồi đây?
- Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi.
On như người mất hồn: - C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi.
Tôi nhắc: - còn C-47 mà.
On thở dài: - Đã lâu lắm, tôi không lái C47.
... Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47 ra 'ôn bài', cả đám đi tìm C-47 để chạy. Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích. Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín. Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2. Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh cố gắng cất cánh để sau cùng đến được Utapao.

Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu. Chiếc DC-6 'Bình Long Anh dũng' tuy nằm cạnh nhưng được canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ) phi cơ đáp được xuống Côn sơn. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon (TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng.

Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài 'PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh '(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự tại TSN khi phi trường bị pháo kich. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết 'Trên đó có ai đâu? vắng hoe?' Mạnh ai nấy chạy... tự tìm phi cơ để bay đi. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người.

(16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao. 38 chiếc bỏ lại.)

Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao,
37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại.
Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động.

Tại Utapao còn có:
- 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon
- 12 chiếc UH-1
- 3 chiếc O-1 Bird dog

Bảng tổng kết của HK ghi nhận: số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có:
- 434 chiếc UH-1,
- 114 chiếc O-1,
- 32 chiếc CH-47 Chinook và
- 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver.

Bay ra biển:
Các phi cơ trực thăng (UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN... và trong tinh trạng 'bi thảm 'nhất' là đáp xuống biển và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu.

Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử KQ và HQ Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy 'hành khách' trên Hàng Không Mẫu hạm.

Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:
 
Phi đoàn Thần Tượng 215:
Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để 'di tản 'về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó (Th/tá Đức)..các phi đội trưởng. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell, đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt..Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn..(Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25)

Phi đoàn Lôi Vũ 221:
Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).

Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47):
Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành.. chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó.. nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng (Tr/tá Ch.) còn đang kẹt ở Biên Hòa.. Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt.. Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu.. khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu.. thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để.. đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa.. bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công 'ditching' để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)

O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:

Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.

Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna.

Điều gây 'kinh ngạc' hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người (vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau.

Phi công Lý Bửng kể lại như sau (Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):

...'Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215. Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được... Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. Tôi cũng lấy hướng bay này cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm.

Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai. Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh.  có lẽ vì không còn chỗ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con và buộc vào bottle để thả xuống sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp. Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet.'

Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm. Phi công Lý Bửng đã đáp thành công xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu.

Trong 'chiến dịch di tản' Frequent Wind':

Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America.

Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH.. Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp.. Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát.. Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người. USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1.

Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile (LK 115) đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN.

Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng..'tạm mượn' phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America mang dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B(?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)

Số phận những phi cơ..đến được Utapao:
Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy..các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ.. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn 'chứa chấp' những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.

Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao.. đã đòi trở về VN.. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le (?), những nhân viên KQVN này.. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải..biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại VN..và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về.. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam.

CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi' tạm giữ' các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết 'các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt' nhưng chưa chắc Thái.. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ khỏi Thái.. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt 'tặng' cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 (đễ mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt..không có quyền.. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5.. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli. Mẫu hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E.

Theo 'Escape to Utapao' một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái (số đuôi 54-00592).. chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và.. không ai biết về trường hợp này. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN)

Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ 'cũ' của KQVN như:
- C-47A (43-48101, VNAF)
- VC-47D (43-48777, VNAF 'EY'
- AC-47D (43-49095, VNAF 'EK'
- RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF 'EF') và (44-76418, VNAF 'EB')
- EC-47 P (45-1044, VNAF 'WA')
Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)

Trần Lý
.
Về Đầu Trang Go down
thonguyen
Khách viếng thăm




SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeWed Apr 23, 2014 1:04 am


Chuyến Bay Cuối Cùng




Quân lực VNCH dù có thua nhưng không nhục, vì họ đã hoàn thành trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, tập trung phát triển đất nước trong thời kỳ họ nắm quyền, hơn hết họ biết tôn trọng sự thật, biết thế nào là tự do, dân chủ, độc lập, tự cường khiến cho cả dân tộc Việt Nam tự hào, ngạo nghễ, kiêu hùng dưới lá hoàng kỳ vĩ đại.

Ngày 30-4-1975 đánh dấu một trang sử vô cùng đen tối của lịch sử dân tộc sau khi đảng Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Tự Do.

Đây là ngày sẽ được mãi mãi nhắc nhở để mọi thế hệ Việt Nam không bao giờ quên những thảm kịch tang tóc với hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH bị đầy đọa, chết chóc trong ngục tù cải tạo, hàng triệu người phải lìa bỏ quê hương cha đất tổ tìm tự do, hàng trăm ngàn người phải bỏ mình trên biển Đông và rừng sâu biên giới.

Nguyên nhân của thảm kịch này là những thủ đoạn cai trị tàn ác của tập đoàn lảnh đạo hèn nhát và ngu dốt của Cộng sản.

Hèn với giặc, Ác với dân!

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Images?q=tbn:ANd9GcSyd4YKpP0wWwEIrzd20WU-pkeT8Eae3XrZ4d8Jpx4mK7hPAYunYg

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Z

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 1231550_654762511208581_1485372696_n

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Bannuoc-danlambao-01

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 AmBinh-3

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Henvoigiacacvoidan6


Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitimeWed Apr 17, 2019 11:24 am

'
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Images?q=tbn:ANd9GcTe9_pLGofnezN1a36EUP2Fs8Pqk5rZQe9eHrTsbvztKON5lKqM

30-4-1975: Những cánh én không giữ nổi mùa Xuân cuối cùng cho Sài Gòn

Những cánh én không giữ nổi mùa Xuân Sài Gòn
Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi và đồng đội trong các chuyến bay bảo vệ thủ đô SàiGòn từ BTL-KQ

 
Trong suốt tháng 3 và 4 mỗi năm, báo Người Việt Tây Bắc vẫn luôn dành những trang báo hồi tưởng và nhắc nhở kỷ niệm của các chiến sĩ tại đơn vị quân đội vào những ngày tháng cuối cùng, những chuyến hải hành muộn màng như của Trợ Chiến Hạm HQ 231 ở miền Tây (An Long), những chiếc Skyraiders của KQVN còn bay trên bầu trời bảo vệ SàiGòn. Ngày cuối cùng rời bãi biển Sơn Trà khi Đà Nẵng thất thủ của Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại và Tướng Ngô Quang Trưởng. Ngày cuối cùng ở Bộ Tư Lệnh Hải Quận SàiGòn v.v…
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Tran-Van-Khoi-1-680x455
Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi (thứ hai từ phải), gia nhập Không Lực VNCH khóa 2-70.  Sau khi hoàn tất khóa học tại Mỹ và trở thành Thiếu Úy Phi Công A-37 và về Việt Nam chiến đấu từ năm 1973 bay bổng cho đến những giờ phút chót trong nỗ lực tử thủ với Sài Gòn.

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Nhungdamchay-29-4-75-680x332

Những cánh én không giữ nổi mùa Xuân Sài Gòn với một sĩ quan cao cấp như: Đại Tá Đào Huy Ngọc chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh BTL/KQ hoặc với người Thiếu Úy Không Quân mới ra trường 1, 2 năm – Trần Văn Khôi, vẫn miệt mài tử thủ bầu trời Sài Gòn đến phút chót để bảo vệ thủ đô và còn lại 18 chiến đấu cơ sẵng sàng bay về Miền Tây tử thủ. Trong khi anh em ruột là sĩ quan cũng đang lưu lạc đâu đó, (Trần Thăng thuộc Sư đoàn Dù, Trần Khải- Phòng Nhì -Tổng Tham Tham Mưu) đang chờ nghe lệnh của Trung Ương và Tổng Thống Dương Văn Minh và thường xuyên liên lạc với Trần Văn Khôi.


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Phi-truong-29-4-680x470

Mới đây khi gặp lại một số anh em đồng đội, chiến hữu gia đình Không Quân VNCH tại Family Peek Quận Cam, tưởng nhớ người chiến hữu từng ở lại tử thủ bảo vệ BTL-KQ, và sau này đã bỏ thân trong trại giam tù Kà Tum - Trảng Lớn vài tháng không lâu sau khi Sài Gòn đã thất thủ.

Bạn hữu một thời chiến đấu bùi ngùi nhắc nhớ về Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi, người thay vì đã gãy cánh trong các phi vụ cuối cùng nhưng đã gãy cánh trong trại giam cầm Cải Tạo Kà Tum – Tây Ninh…

Hiếm có hình ảnh ngậm ngùi nào của những người bạn một thời là lính chiến, những sĩ quan phi hành, đến bên nhau khóc thương cho một người bạn cũ đã gãy cánh từ 1975 mà tưởng như mới xảy ra đây thôi…
 
Là phi công của phi đoàn 534 Kim Ngưu tại căn cứ Phan Rang, Thiếu Úy Khôi đã bay rất nhiều phi vụ yểm trợ các lực lượng Bộ Binh QLVNCH trên chiến trường trong giai đoạn vô cùng khốc liệt và khó khăn vào cuối cuộc chiến. Luôn chấp nhận những phi vụ nguy hiểm nên Thiếu ÚyTrần Văn Khôi được các bạn trong phi đoàn nể phục và quý mến. Một tuần lễ trước khi miền Nam thất thủ, Khôi vẫn tiếp tục chiến đấu bằng những phi vụ yểm trợ cho Sư Đoàn 18 ở Xuân Lộc, hoặc những phi vụ oanh tạc ở An Khê Bình Dương đang khi hoả tiễn SR-7 của Nga bắn lên trời như mưa.  Mỗi ngày bay nhiêu phi vụ xuất phát từ Tân Sơn Nhất.

Những cánh én, chỉ ngừng bay từ khi phi công phản theo giặc Nguyễn Thành Trung dội bom vào dinh Độc Lập cũng như dội bom tại Tân Sơn Nhất gây tổn hại khá nhiều cho những chiếc A-37 của Phi Đoàn Kim Ngưu. Một số chiến đấu cơ khác hạ cánh tại đây đã bất khiển dụng, hoặc đã bị rút cạn bình xăng để ngăn ngừa có người lấy tàu rời khỏi phi đạo. Chính Đại Tá Đào Huy Ngọc, chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh Không Quân, trong giờ phút Sài Gòn hấp hối cũng không thể kiếm ra được một chiếc phi cơ nào còn xăng trong bình, giúp ông có phương tiện rời Sài Gòn…

SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Btl-khong-quan-680x453

 Mãi cho đến khi Miền Nam lọt vào tay cộng sản được 2 năm thì một thân nhân ở VN nhận được mảnh giấy đồng đội ghi nhớ: Thiếu Úy Trần Văn Khôi đã chết vì sốt rét ác tính ngày 13 tháng 12 năm 1975. Lúc bấy giờ gia đình anh Khôi ở Tacoma cũng đã tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình đòi nhân quyền và đòi thả các tù nhân trong các trại giam tù cộng sản.  Nhưng không hiểu tại sao mà mãi 2 năm sau cộng sản mới gửi giấy báo cho biết về cái chết mờ ám và khuất tuất này?

Hành trình tìm kiếm mộ phần của Khôi như những tù nhân tại các trại giam khác, rất gian nan. Trại tù đã di dời, và toàn khu trại giam đã trở lại thành rừng. Sau nhiều lần không tìm được mộ phần, thân nhân phải nhờ những người Thượng địa phương đốt đi một đám rừng mới lộ ra phần mộ có cây thánh giá khắc tên Trần Văn Khôi và ngày qua đời. Nhiều chiến hữu cùng trại giam Kà Tum, hoặc những bạn từng bay bổng đã cùng ngậm ngùi nhỏ lệ kể lại trong ngày hội ngộ vừa qua.
 
Về đây dưới bóng những hàng cây… bạn chiến đấu một thời đôi lần vẫn nhớ
Thiếu úy Trần Văn Khôi là một trong những tiêu biểu khiêm tốn nhưng không kém hào hùng của những cánh én đã không làm nên lịch sử hồi tháng 4/1975. Nay anh trở về đây… với sự hiện diện với vòng hoa mang huy hiệu Quân Chủng Không Quân và nhiều đồng đội đến tiễn biệt, hàn huyên kể lại một thời chiến đấu, những trận đánh ác liệt và rồi ngậm ngùi từ giã hình ảnh những thân tàu, những con én sắt nằm trơ trọi trên phi đạo, hoặc hết xăng, bất khiển dụng, hoặc đã trúng đạn pháo của đối phương ào ạt vũ bão trong chiều 29/4 tại Sài Gòn…

Cùng tưởng nhớ và tiếc thương: Những cánh én không giữ nổi Một Mùa Xuân cho Sài Gòn.

Chú thích ảnh dưới:
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Khong-Quan--680x510 
Thiếu Uý Không Quân Trần Văn Khôi sau những nỗ lực tử thủ với Sài Gòn. Nay về an nghỉ dưới bóng những hàng cây rợp mát tại Peek Family bên cạnh song thân. Nơi đây, bạn bè vẫn thường ghé qua… tưởng nhớ.


SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Khong-Quan--680x510

http://nvnorthwest.com/2018/04/30-4-1975-nhung-canh-en-khong-giu-noi-mua-xuan-sai-gon/
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975   SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
SỬ LIỆU CHIẾN TRANH VN - KHÔNG QUÂN VNCH THÁNG 4, 1975
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chiến thắng của những kẻ yếu đuối
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Rồi Hết Chiến Tranh
» Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn
» Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến