Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang quan sáng Nguyen Chung ngắn Saigon không quynh ngam VNCH nhac chất Trung truyện chuyen trong chẳng Nhung nguyet hoang phải thuoc quốc bich linh
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN   KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeWed Oct 09, 2013 4:51 pm


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 9k=
Người Việt ở trại tị nạn Hong Kong trong những năm 80s

Báo Courier Mail của nước Úc hôm 28/7/2013 ghi nhận chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt dùng thuyền tị nạn đến Úc, trong khi Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay tự hào cơm no áo ấm, xã hội tiên tiến, độc lập, tự do, hạnh phúc.

Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chúng ta là những người vượt biển tìm tự do, hẳn đã biết thế nào là nỗi thống khổ, bỏ quê hương, làng mạc để ra đi, chịu đói khát, bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm hay chặt đầu, xô xuống biển, nên hết sức thông cảm với hoàn cảnh những người đã vượt biển này.

Tị nạn, dù là chính trị hay kinh tế cũng là điều đáng thương. Những quốc gia độc tài, hà khắc buộc những người dân phải ra đi tị nạn, hay những chính phủ không lo đủ cơm áo cho nhân dân, để dân phải bỏ nước đi tìm miếng cơm ở xứ người cũng phải được lên án như nhau. Dân Mễ Tây Cơ từ năm 1985 vượt biên sang Mỹ mỗi năm chết vì hơi nóng sa mạc, mất nước khoảng 200 người, nhưng từ năm 1995 trở về sau, số người chết này tăng gấp đôi, như vậy cộng với những người đi thoát đến Mỹ, đây là một quốc gia có người bỏ nước vì miếng ăn cao nhất.


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Huyp0140913


Hiện nay, những người tị nạn Việt Nam đến Úc không có cơ may được nước Úc cứu xét cho định cư tại nước này, và nếu có đủ tiêu chuẩn của một người tị nạn họ sẽ được đưa sang Papua New Guinea. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Úc đã thỏa thuận cho phép công an từ Việt Nam, nơi mà người tị nạn đã bỏ ra đi, vào tận các trại giam người tị nạn để “làm việc”, có nghĩa là sẽ truy cập tên tuổi và chi tiết của thân nhân họ hiện ở Việt Nam. Hành động này của chính quyền Úc, theo quy ước của người tị nạn là sai trái. Thật sự, nếu công an thẩm vấn người tị nạn để tìm ra những đường dây buôn người thì được nhưng không thể dùng căn cước của những người tị nạn để trả thù thân nhân họ như thói quen và đường lối trả thù của các nước cộng sản. Nhưng câu hỏi được giới truyền thông Úc đặt ra là những người gọi là “tị nạn” này muốn gì khi đặt chân đến Úc? Đa số không phải là người tị nạn thực sự. Nhiều người khai là vô gia đình, nhưng hồ sơ cho thấy một số trước đây đã du lịch đến Úc. Có người, sau khi du lịch đến Úc, họ hủy visa và xin ở lại đoàn tụ với gia đình vì bị đàn áp.

Courier Mail hôm 28/7 nói làn sóng thuyền nhân Việt Nam gia tăng, với 759 người đến Úc năm nay, nguyên nhân có tổ chức đưa người Việt lên thuyền sang Úc làm gái bán dâm hoặc buôn ma túy. Ở Darwin, chính quyền cũng đã phát hiện một ổ mại dâm của người Việt ngay bên trong trung tâm giam giữ người xin tị nạn! Quả thật xấu hổ.

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Boat%20people%20vn
Người Việt tại trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia. Trại này có khoảng 36,000 người tị nạn VN (08/79) UN Photo John Issac

Những người tị nạn đến Úc trước đây, giờ đã ổn định cuộc sống, thì lại muốn “trả ơn” cho đất nước đã cưu mang mình bằng cách trở về Việt Nam và đem bạch phiến trở lại Úc để đầu độc cho thanh niên nước này. Nhật báo The Age ngày 27/7/09 cho biết cảnh sát Úc đã xác định được hơn 100 người Việt ở Melbourne chuyên tải bạch phiến từ Việt Nam vào Úc cho 7 tổ chức tội phạm lớn ở thành phố này. Cảnh sát cho biết những người mang bạch phiến xuống phi trường Melbourne hằng tuần và đã đi nhiều chuyến như thế. Trong tháng 2 năm 2009, chỉ trên một chuyến bay mà cảnh sát đã bắt được bốn người mang bạch phiến vào Úc.

Theo ước lượng của cảnh sát thì mỗi tổ chức buôn lậu này kiếm được khoảng $2 triệu Úc kim mỗi tháng. Một phụ nữ “tải” bạch phiến từ Việt Nam đến Úc, được cảnh sát theo dõi cho biết chỉ trong vòng 6 tháng trong năm 2008, bà này đã “đốt” khoảng $3,7 triệu tại sòng bạc Casino Crown, và đặt $50,000 cho mỗi ván bài…

Theo tin Việt Nam, đã có 25 người Úc gốc Việt bị tống giam ở Việt Nam vì buôn lậu bạch phiến. Sáu người trong số này đang chờ ngày xét xử trong khi 19 người đã bị kết tội và bị lãnh án khác nhau, kể cả tử hình, 20 năm tù hoặc chung thân. Tám người trong số này là cư dân Việt hiện ở tại Victoria. Từ năm 2003 đến nay, ở Việt Nam đã có 7 người Úc gốc Việt bị tuyên án tử hình nhưng đã được giảm xuống án chung thân vì có sự can thiệp của chính phủ Úc!

Phải chăng vì luật pháp nước Úc quá dễ dãi và vì nước Úc đã bỏ án tử hình từ 1973?

Chúng ta chưa quên bản án tử hình Singapore đã dành cho một người “tị nạn” được định cư tại Úc là Nguyễn Tường Vân vào năm 2004. Nếu nói về danh nghĩa “tị nạn”, không ai hơn được con người này vì chính Nguyễn Tường Vân và người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa, đã chào đời tại trại tị nạn Songkhla ở Nam Thái Lan ngày 17 tháng 8-1980, sau khi gia đình đã bỏ nước ra đi, và sau đó, đã được nước Úc giang vòng tay nhân ái đón nhận cho vào định cư.


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 45176714-20


Tháng 11-2002, trên đường từ Saigon qua Singapore về Úc, Nguyễn Tường Vân đã bị cảnh sát tại phi trường Changi bắt vì đã mang theo trong mình 396,2 gram bạch phiến, nhiều gấp 25 lần số lượng phải chịu án tử hình theo luật lệ của Singapore. Y khai với cảnh sát là cần kiếm tiền để trả nợ và lo án phí cho em là Nguyễn Đăng Khoa bị ra tòa vì tội sử dụng ma túy và ẩu đả.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2004, phiên tòa Thượng Thẩm kết án tử hình Nguyễn Tường Vân và bản án đã được thi hành vào ngày 2 tháng 12- 2005, sau khi mọi can thiệp từ Thủ Tướng Úc John Howard, các cựu thủ tướng Gough Whitlam, Bob Hawke, cựu Tổng Toàn Quyền Sir Dean William, các Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tư Pháp, dân biểu nghị sĩ Úc và cả Giáo hội Công Giáo… đến Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đều vô hiệu. Thậm chí, cả Bộ Trưởng Tư pháp Úc Philip Ruddock.

Những người tị nạn Việt Nam đến Úc, như thanh niên Nguyễn Tường Vân, đã ”trả ơn” quốc gia này bằng cách đem bạch phiến vào để đầu độc thanh niên Úc, không phải là ít, hai người khác cũng đã bị án tử hình trong số hàng trăm, bạo nhất là Nguyễn Văn Chinh với 1kg và Mai Công Thanh tới 1.7kg bạch phiến, số lượng gấp bốn lần của tử tội Nguyễn Tường Vân, cung cấp đủ 10,000 liều cho con ghiền.

Cánh cửa nhân ái tiếp đón những người tị nạn phải lìa bỏ quê hương đã đóng lại hay chính những người tị nạn đã làm cho những đất nước giang cánh tay đón họ thất vọng. Trên con thuyền mỏng manh giữa biển cả mịt mùng, chúng ta cầu nguyện gì, ước ao gì, hứa hẹn gì, tất cả là chỉ mong được đặt chân đến đất liền. Mới ngày nào đến trại tị nạn chúng ta luôn luôn kêu gào chứng tỏ mình là kẻ bị áp bức, kỳ thị, đày ải, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đủ cơm ăn, dư áo mặc, da trắng tóc dài… thì lại nghe chuyện trở về nơi mà mình đã nêu đủ lý do để ra đi, với những lý do xây mộ, thăm người nhà, dự tiệc cưới, về quê ăn Tết, du lịch hay hưởng thụ rong chơi.

Ngày nào người tị nạn kêu khổ, rầm rộ đổ vào nước Úc, nhận lãnh bao nhiêu thứ trợ cấp, ưu đãi, nhưng bây giờ vào ngày giáp Tết Âm Lịch Việt Nam, khu phố Caramatta ở Sydney, các cửa hiệu, hàng quán vắng vẻ vì thiên hạ bận về quê ăn Tết. Ở các nước sau ngày Saigon thất thủ đã nhận cho vào bao nhiêu người tị nạn, nay có bao nhiêu người mỗi năm về Việt Nam, nơi mà chúng ta đã dùng nó như một lý do để xin tị nạn.


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Cannabis%20b8314eb67-1


Chúng ta có thể nhìn thấy hàng trăm cách “trả ơn” nước Mỹ, nước Úc, nước Pháp, nước Anh, nước Gia Nã Đại… Mỗi người tị nạn “trả ơn” quốc gia họ đến một cách khác nhau. Người trồng cần sa ở Anh và tổ chức buôn người vào cho dịch vụ này chính là những người tị nạn. 1984, 9 năm sau khi bỏ nước ra đi, một số bác sĩ người Việt tị nạn vào Mỹ, được ưu tiên nâng đỡ cho học ngắn ngày để có thể trở lại nghề cũ, đã trả ơn bằng cách đục khoét, gian lận quỹ y tế để thủ lợi riêng. Những thanh niên người Việt được nước Mỹ cho học hành, dùng kiến thức ăn cắp ID của người khác làm thẻ tín dụng để tiêu xài. Bằng tấm lòng chân thật, chúng ta có thể thấy nhiều sự “trả ơn” của người Việt tị nạn cho quốc gia họ đang sinh sống. Nguyễn Tường Vân đã đền tội cho sự vô ơn của mình với bản án tử hình, nhưng cũng có nhiều kẻ khác đang sống yên ổn giàu có bằng lối xử sự phản phúc với quốc gia đã cho mình tái định cư. Chúng ta cũng không nên trách cách xử sự của chính quyền Úc đối với 759 người Việt dùng thuyền đến Úc “tị nạn” trong năm nay.

Ngày 2 tháng 12-2005, vào giờ Nguyễn Tường Vân lên giá treo cổ ở Singapore, thánh đường Saint Ignatius Richmond ở Melbourne, nước Úc đã đổ 25 hồi chuông thương tiếc, tượng trưng cho 25 năm của cuộc đời người tử tội này, nhưng nước Úc chưa bao giờ có những hồi chuông cầu nguyện cho quốc gia này không còn những kẻ tị nạn vong ân như thế nữa.

Huy Phương


*** Lời Độc Giả: Tân Thủ Tướng Úc cương quyết không chấp nhận người “tỵ nạn” Việt Nam. Mới nghe, tưởng ông nầy thiếu lòng nhân. Nhưng xét cho cùng, không ai muốn “nuôi ong tay áo” cả.

Không những ở Úc mà ngay tại Mỹ và những nước tự do khác, người Việt tỵ nạn đã “trả ơn” nước chủ nhà bằng cách trồng cần sa, buôn lậu bạch phiến, hôn nhân giả, trộm cướp giết người, gian lận trợ cấp xã hội, y tế… Nghĩ cũng buồn và nhục.

Tưởng chỉ dân trong nước “vô cảm”, sống chết mặc bây không quan tâm đến danh dự cá nhân, quyền lợi quốc gia dân tộc… mà ở hải ngoại, một số người mang danh tỵ nạn cũng vô cảm và vô giáo dục không kém.

Nếu tôi người có quyền tại các quốc gia có người tỵ nạn, tôi sẽ tống khứ những kẻ vong ân bội nghĩa ấy về VN, sống với việt cộng. Nếu Việt cộng không nhận, đưa họ đến một hải đảo xa xôi nào đó để họ sống. Nếu họ không thể làm ra của cải vật chất để sống thà trợ cấp cho họ còn hơn là để họ sống chung với những người lương thiện, đứng đắn trong xã hội!

Bọn này là những kẻ bất lương, nhổ đờm ra rồi lại liếm vào. Trước các phái đoàn nhận người tị nạn cộng sản của Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật thì chúng khai là bị việt cộng đàn áp, không thể sống với công sản nên mới được nhận cho đi định cư. Sau Khi được vào Mỹ, Úc… làm ăn giàu có thì chúng lại đem tiền về VN gíúp VC mở trường học, làm ăn buôn bán với VC, làm giàu cho VC. Có ai thắc mắc chúng liền vênh váo: “Quê hương mình sao mình không về? Vả lại còn bà con họ hàng không bỏ được.” Đúng là một lũ nhổ đờm ra rồi lại liếm vào. Ghê tởm quá!


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Images?q=tbn:ANd9GcQmGpBjGAcVpsFa3vOPR5ulRAhLzEUkO1JZHtN2KWhkeCH7iQMUGA
.


Được sửa bởi PVChuong ngày Thu Nov 07, 2013 9:55 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Pháp: Tịch thu lượng cần sa kỷ lục, ba người Việt bị câu lưu (RFI)   KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeFri Oct 11, 2013 3:13 am


Pháp: Tịch thu lượng cần sa kỷ lục, ba người Việt bị câu lưu (RFI)

Thụy My

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Cansa02
Cảnh sát quốc tế đang đặt trong tầm ngắm các vườn cần sa của các băng đảng người Việt

Hai vườn trồng cần sa với trên 3.000 cây, số lượng thuộc loại kỷ lục từ trước đến nay ở Pháp, đã bị cảnh sát phát hiện hôm qua 25/09/2012 tại vùng Aube. Ba người Việt cư ngụ tại vùng ngoại ô Paris bị câu lưu.

Trước đây vào tháng 2/2011, cảnh sát Pháp đã từng phát hiện 700 cây cần sa tại một nhà kho cũng của người Việt ở La Courneuve, thuộc vùng Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris. Hai vườn cần sa được tìm ra lần này, một vườn tại một nhà kho ở Essoyes, vườn kia tại một tiệm bánh mì bị bỏ phế tại Virey-sous-Bar, hai địa phương chỉ cách nhau vài cây số.

Các điều tra viên vùng Hauts-de-Seine đã bắt giữ ba người Việt Nam tại một bãi đậu xe ở Ivry-sur-Seine, vùng Val-de-Marne; một người tuổi khoảng sáu mươi còn hai người kia khoảng năm mươi. Một nghi can nhanh chóng được trả tự do sau đó, hai người bị câu lưu và chuyển giao cho vùng Aube. Trong xe hơi của một nghi can, cảnh sát tìm thấy 8 kg cần sa và 14.000 euro tiền mặt.

Đây là kết quả điều tra công phu của cảnh sát Hauts-de-Seine, một trong các nghi can trên đã bị theo dõi từ nhiều tháng qua. Tại Essoyes, một làng nhỏ có 700 dân, ngôi nhà nơi trồng cần sa đã bị niêm phong. Người dân tại đây cho biết chủ nhà là một người rất kín tiếng, một năm chỉ đến lấy thư hai, ba lần. Còn tại vườn cần sa ở Virey-sous-Bar, không ai biết gì về chủ nhân.

Trả lời AFP, chuyên gia Michel Gandihon thuộc cơ quan phụ trách vấn đề ma túy và người nghiện của chính phủ Pháp cho biết thêm, trong vụ ở Courneuve tháng 2/2011, chủ vườn cần sa cũng là người Việt Nam. Cây cần sa được trồng trong nhà, vườn này có thể sản xuất được trên 100 kg/năm, chủ nhân có thể đạt được doanh số trên 400.000 euro mỗi năm, thu lợi nhuận rất lớn nhờ giá lao động rẻ.

Những nhân công làm việc ở đây là những người Việt nhập cư lậu, phải trả chi phí cho chuyến đi sang châu Âu bằng nhiều tháng làm việc trong những điều kiện tệ hại như nô lệ thời hiện đại. Còn ở Anh, người Việt Nam cũng thống lĩnh việc buôn bán cần sa.

Trong những tháng gần đây, nhiều vườn cần sa đã liên tục bị khám phá tại Pháp. Cách đây 10 ngày, một « khu rừng cần sa » với trên 500 cây, trong đó có những cây cao hơn ba mét, đã được phát hiện tại Isère. Trước đó vài tháng, một mạng lưới các nhà sản xuất sở hữu ba địa điểm trồng cần sa tại Bouches-du-Rhône và Var đã bị cảnh sát câu lưu. Nhiều vụ bắt giữ liên quan đến việc trồng cần sa đã diễn ra tại Cộng hòa Sec vào tháng Sáu và Roma (Ý) vào tháng Tám.

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Thuyền nhân Việt 'thế hệ mới' xin tỵ nạn tại Úc   KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeFri Oct 11, 2013 8:15 pm


Thuyền nhân Việt 'thế hệ mới' xin tỵ nạn tại Úc

21 Tháng 7 2013

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Thuyen%20nhan
Người tị nạn Việt Nam dùng thuyền cá để vượt biên

Tuần trước tôi có ghé qua quán Ms Chu ở Sydney ăn trưa. Quán nhỏ, thiết kế như một quầy hàng lợp mái kiểu nông thôn Việt Nam.

Người tị nạn Việt Nam dùng thuyền cá để vượt biên


Điều đặc biệt là trên tường quán được phủ toàn bộ bằng những bức ảnh đen trắng mờ nhạt, chụp những khuôn mặt người Việt hốc hác trên hộ chiếu lấm lem nước biển. Thực đơn của quán cũng được thiết kế theo hình cuốn hộ chiếu cũ kỹ, ố vàng.

Ở đây tôi gặp anh Triều. Tôi kiếm chuyện, hỏi anh chắc cũng sang đây cỡ mấy chục năm rồi. Anh nói: “Tôi là thuyền nhân thế hệ mới, qua đây mới được mấy năm thôi!

Quán Ms Chu khá nổi tiếng, đơn giản vì hình ảnh người Việt ở Úc cũng như nhiều quốc gia khác thường gắn liền với hình ảnh một triệu thuyền nhân vượt biển suốt 2 thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam năm 1976. Hầu hết những người phải ra đi thuộc chế độ miền Nam chạy trốn khỏi sự quản thúc và cuộc sống mới dưới chế độ cộng sản.

Hội chữ thập đỏ quốc tế ước tính hơn một nửa số thuyền nhân bỏ thây ngoài biển, 60-70% bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, phụ nữ bị cưỡng hiếp, đàn ông bị giết chết, nhiều người phải ăn thịt đồng loại. Thảm cảnh của thuyền nhân là những câu chuyện và thước phim kinh hoàng làm chấn động cộng đồng thế giới.


Với con số chính thức gần 10 tỷ đô la kiều hối, khoảng 10% GDP cả nước, với chính sách thân thiện Việt Kiều, với hình ảnh Việt Nam vươn lên về kinh tế, ai cũng tưởng hình ảnh thuyền nhân sẽ mãi là một quá khứ cần khép lại.

Ngày 15-7-2013 vừa qua, Úc tuyên bố con số người Việt Nam vượt biển đến xin tỵ nạn tại đây đã tăng lên gấp 30 lần. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay đã có 759 người, chắc chắn sẽ cao hơn cả con số 868 người vào đỉnh điểm năm 1977.

Theo lời ông Ian Rintoul của cơ quan phụ trách vấn đề tị nạn thì nguyên nhân của đợt sóng thuyền nhân mới này là do chính sách của chính phủ với các đối tượng đấu tranh dân chủ và các tôn giáo thiểu số.

'Sô cô la và chăn ấm'


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 120129131809_viet_refugees_304x171_bbc_nocredit

Hàng trăm ngàn người Việt đã vượt biên bằng thuyền vào cuối thập niên 70 và 80

Anh Triều ở quán Ms Chu kể cho tôi nghe rằng anh bị công an đánh nhiều lần, hộc máu mồm, riết rồi sợ mà phải tìm đường trốn. Ở xứ đạo của anh, những người tham gia phản đối chính quyền cướp đất của dân cũng gặp rất nhiều đe dọa. Anh theo một nhóm người sang Indonesia, rồi thuê ghe vượt biển từ đó sang Úc.

Tuy nhiên, The Daily Telegraph ngày 19-7 cho rằng những thuyền nhân Việt Nam mới chỉ đơn giản là tị nạn kinh tế và muốn tìm việc làm. Tờ báo này phỏng vấn một sô người Úc gốc Việt và họ đều cho rằng thuyền nhân bây giờ chỉ muốn cải thiện cuộc sống: "Họ vượt biển với sô cô la và chăn ấm. Còn chúng ta thậm chí nước uống còn không có" - ông Diệp, 43 tuổi nói.

Trong thời gian ở lại Úc lần này, tôi nhận thấy những cuộc tranh luận về vấn đề thuyền nhân của chính phủ tăng đột ngột. Hầu như ngày nào cũng có diễn đàn, thương thảo. Thủ tướng mới của Úc, ông Kevin Rudd vừa mới trở về từ Indonesia sau cuộc nói chuyện với tổng thống nước này về vấn đề hơn 40.000 người tị nạn mỗi năm vượt biển đến Úc, hầu hết dùng Indonesia là nơi trung chuyển. Hàng trăm người bỏ mạng trên biển.

Cảnh sát Úc cho một phần lớn thuyền nhân ra đi vì lý do kinh tế chứ không phải thực sự là người tị nạn. Họ cũng cho rằng thuyền nhân thường vứt hết giấy tờ xuống biển để xóa bỏ các thông tin cá nhân.

Thái độ của người Úc khá bị chia cắt. Một nửa cho rằng chính phủ cần chấm dứt tình trạng này bằng phương pháp cứng rắn, tiêu biểu là việc kéo tàu trở lại Indonesia như đã từng làm trong thời gian của nội các trước.

"Họ vượt biển với sô cô la và chăn ấm. Còn chúng ta thậm chí nước uống còn không có."

Lý luận của phe này cho rằng nước Úc mỗi năm có chính sách nhận một số lượng tị nạn từ các trại tập trung của Liên Hiệp Quốc nơi hàng triệu người đã chờ đợi cả hàng năm trời để được đón tiếp. Việc chấp nhận thuyền nhân bất hợp pháp cũng giống như việc chấp nhận những kẻ không xếp hàng mà chen lấn để được phục vụ trước.

Họ cũng cho rằng việc chấp nhận thuyền nhân khiến cho số lượng những người liều mình vượt biển tăng thêm, và các vụ lật tàu với hàng trăm người thiệt mạng cũng tăng thêm.

Nửa còn lại của chính phủ nghiêng về các chính sách nhân đạo hơn và phản đối việc kéo tàu trở lại Indonesia. Hình ảnh những thuyền nhân chỉ còn da bọc xương bị lôi trở về điểm xuất phát, mặc dù được trợ cấp phục sức đầy đủ, bị lên án mạnh mẽ. Một chương trình thực tế có tên là “Go back where you come from” (Hãy quay về đất nước của các người) đã gây tranh cãi lớn.

Trong chương trình này, những người Úc bản xứ được trải nghiệm một hành trình khủng khiếp bằng thuyền hệt như các thuyền nhân để quay về đất nước xuất xứ - nơi đói nghèo, sự đàn áp của chính quyền và các cuộc đụng độ vũ lực khiến họ phải ra đi.

Sức ép cho thủ tướng


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 130705093234_kevin_rudd_susilo_bambang_yudhoyono_304x171_bbc_nocredit

Chủ đề thuyền nhân đang tiếp tục được lãnh đạo Australia và Indonesia thảo luận

Về bản chất, rất khó có thể đưa ra phán quyết ai đúng ai sai. Vấn đề tị nạn là sự mâu thuẫn giữa hai quyền cơ bản: quyền mưu cầu hạnh phúc của từng cá nhân và quyền bảo tồn sự phồn vinh cũng như an ninh của một quốc gia.

Việc chấp nhận số lượng người tị nạn nhiều hơn so với năng lực mà một đất nước có thể bảo đảm là điều không ai mong muốn. Vấn đề còn lại là việc quyết định ngưỡng chấp nhận tị nạn ở một con số nào đó mà Úc vẫn có thể tiếp tục phát triển bền vững, kể cả về kinh tế lẫn văn hóa và tôn giáo. Và đó chính là tâm điểm của các cuộc tranh luận hầu như ngày nào cũng diễn ra ở Úc.

Chương trình thời sự ngày 19-7-2013 trên khắp nước Úc đổ dồn vào việc Thủ tướng Úc Kevin Rudd tuyên bố toàn bộ những thuyền nhân vượt biển sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để định cư ở Úc. Họ sẽ được chuyển đến Papua New Guinea (PNG), một đất nước được mênh danh là điểm tận cùng của thế giới văn minh nơi ngoài vài thành phố nhỏ thì phần lớn dân số vẫn cư trú trong rừng và duy trì cuộc sống từ thời kỳ đồ đá và tục ăn thịt người mới chỉ được loại bỏ cách đây vài chục năm.

Chính phủ PNG đã đồng ý nới rộng trung tâm dành cho người tị nạn hiện nay từ sức chứa 200 người lên thành 3000 người.

Anh Triều bị giam giữ trong trại 2 năm, sau đó là một trong số những người may mắn không bị gửi trả về và được đưa ra ngoài với số tiền 200$/tuần để tạm hòa nhập với xã hội tuy không được phép làm việc. Anh vừa mới nhận được giấy phép cư trú chính thức năm ngoái.

Từ năm 2010, hơn 800 người đã thiệt mạng trên đường vượt biên đến Úc.

Theo TS Nguyễn Phương Mai (nguồn bbc)
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Việt Tỵ Nạn CS tại Đức tri ân TS Walter Wallmann    KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeThu Nov 07, 2013 8:04 pm

Những "con sâu" trong cộng đồng người Việt tị nạn đã mang lại những xót xa, xấu hổ cho CĐ người VN hải ngoại. Tuy nhiên dân tị nạn ở nhiều nơi đã bầy tỏ lòng biết ơn, tri ân những người bản xứ đã mở rộng trái tim đón nhận thuyền nhân VN sau 1975.

Vĩnh Biệt Tiến Sỹ Walter Wallmann, Ân Nhân Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Cuối Thập Niên 1970

Nguyên Ngọc

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Image0013KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 9k=
Dr. Walter Wallmann (24.9.1932 - 21.9.2013)

"Menschen, die wir lieben, bleiben für immer, denn Sie hinterlassen Ihre Spuren in unseren Herzen."
Những người chúng ta yêu mến, khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người!


Những biến cố, khủng hoãng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc, những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương, đã hũy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson.

Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn, Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.9.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main, hưởng thọ 81 tuổi.

Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (öffenlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng, thứ Bảy 5.10.2013.

Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông.

Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái…

Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội…

Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội.

Tiến sỹ Walter Wallmann sinh ngày 24.9.2013 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ những chức vụ:

- Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda
- Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main
- Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbürgerbürgermeister von Frankfurt/Main)
- Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn Hạt Nhân (Bundesminister für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit)
- Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpräsident)
- Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main
và rất nhiều chức vụ quan trọng khác…

Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông, Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen.

Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam, vượt biển, vượt biên ra đi lánh nạn CS, mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống trong tủi hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm. Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do đầy kinh hoàng, hiễm nguy này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị.


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&docid=Qy-ig8hD4OPIDM&tbnid=7is8PSDdwl8xlM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.catholic.org.tw%2Fvntaiwan%2Fphutcau1%2Fphut127.htm&ei=aSV8UrbiDsKhigKRtIDoDA&bvm=bv.56146854,dKHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Thuyen


Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí:

“Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam, lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này”.

Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang, Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt.

Tấm lòng Từ bi, Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên “VN Boatpeople”.

Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam.
Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do.

Tuy không cùng chung huyết thống, nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại.

Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc, an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát: Vượt biển, Vượt biên, Đoàn Tụ Gia đình, v…v… và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn.

Sáng ngày 5.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u, những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông.

Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: “Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!”.

Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn…

Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai, nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không?

Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương, nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến.

Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát chỉ dẫn tôi vào.

Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát, chiếc mũ trằng được đặt trên đùi, lưng thẳng hướng về phía trước.

Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái giá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu, đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu, và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn do gia đình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa, thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân.

Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi, hình ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ, nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn, trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng, khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến – Miền Đất Hứa – , tôi thấy niềm vui, niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái.

Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi, sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh…

Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và tên khách mời.

Tôi không phải là khách được mời, đang phân vân, không biết mình ngồi đâu, đứng đâu, định trở ra đứng ngoài sân, đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống, không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi.

Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng: có phải chăng Tiến Sỹ Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối?

Khoảng 10 giờ 50 có tiếng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh, sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố.

Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí.

Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Präludium in c-Moll BWV 546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích.

Pröpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann.

Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn, họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi, quang vinh.

Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ, Ý, Tây Ban Nha… và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này…

Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đỡ đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank…

Quan khách đã lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi …
Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca “Nun danket all Gott”.

Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức.

Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: “Tschüs Walter”, tiếng thì thầm cầu nguyện, có những bàn tay đưa lên từ biệt…

Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ: “Danke schön, Dr. Wallmann!”.

Ngoài trời mưa vẫn rơi, những cơn gió lạnh se thắt thổi về như buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu.

Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào, gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ.

Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu.

Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu.

Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức!
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi.

Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy
(Ffm, Oktober 2013)



Những Bia và Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam


KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 1089_08
**Bia tưởng niệm Thuyền Nhân tại Hamburg, Đức (2009)

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 1089_06
**Đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại Troisdorf, Đức
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Bia_TNTN_France2

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Bia_TNTN_France
**Đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại Pháp
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Tuongthuyennhan2
**Đài Tưởng Niệm Thảm cảnh Thuyền nhân Việt Nam tại Nam Cali
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Thuyennhan4
Tội ác Cộng Sản Việt Nam đã được khắc ghi vào bia đá ở Nam California: Bia đá 3 (trong số 25 bia đá) ghi tên người Việt đã bỏ mình oan khuất, đau khổ trên đường trốn chạy chế độ man rợ, bạo tàn Cộng Sản VN.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN   KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitimeSun Nov 30, 2014 12:46 pm


Chuyện 10 năm trước: Ngày 3 tháng 12-2004, một ngày như mọi ngày!


Tiếng bom nổ ở trại lính bên Trung Đông đã làm tan nát giấc mơ đoàn tụ của cô Kim Hoàn ở Sài Gòn. Lời trăn trối của hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình lập tức được thi hành. Trong một ngày tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn làm giấy tờ và lấy vé máy bay cho cha mẹ anh qua Mỹ. Hai vợ chồng cũ ngồi bên nhau trong chuyến bay theo diện "du lịch" Mỹ, mỗi người suy tư một ngả. Kim Hoàn về tạm trú bên nhà em chồng là cô dượng nuôi cháu Bình. Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ chắc chắn không phải là những ngày vui.

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Marine_cpl_binh_n_le1

Giao Chỉ - San Jose.
(Viết tặng hội lính Mỹ gốc Việt, VAUSA)
 
Yêu ai hãy đưa qua Mỹ. Đây là thiên đàng.
Ghét ai hãy đưa qua Mỹ. Đó là địa ngục.


Cali Today News - Tóm lược bản nhật ký hành quân của bộ chỉ huy tiền phương pháo binh thuộc sư đoàn 2 TQLC.         
            
Ngày 3 tháng 12-2004, một xe tải của đặc công tự sát chở 500 cân thuốc nổ tông vào căn cứ Thủy quân lục chiến Hoa kỳ tại Terbit. Irag. Hai chiến binh can đảm của đơn vị pháo binh sư đoàn 2 đã kịp thời xông ra bắn chết tài xế. Chiếc xe nổ ngay tại trạm gác ngoài cổng. Sáu chiến binh bị thương. Hai anh chiến binh tiến đến gần xe tải đã bị tử thương. Chỉ huy trưởng căn cứ cho biết nếu không chặn đứng kịp thời, xe tải vào giữa căn cứ thì sẽ có nhiều người chết. Hai hạ sĩ quan trở thành anh hùng của đơn vị. Hạ sĩ Wyatt quê tiểu bang Illinois. Hạ sĩ Bình Lê, quê Việt Nam. Bị thương rất nặng, Bình phải cưa một chân, nhưng rồi vẫn không cứu được. Khi hấp hối, Bình yêu cầu TQLC liên lạc với mẹ ở Việt Nam. Bản tin kết luận. Ngoài vụ xe tải tự sát đánh bom không thành công, không có biến cố nào khác. Mặt trận miền Tây Irag vẫn yên tĩnh. Một ngày như mọi ngày. Chấm hết
 
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN DSC_4133%5B1%5D 

Trong khi đó, bên kia địa cầu, bà mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Hoàn chưa biết tin con chết.
 
Bây giờ là tháng 12 năm 2014. Đúng 10 năm sau, tôi xin kể hầu quý vị câu chuyện về tình mẫu tử. Cái chết của người con trai 20 tuổi trong mùa lễ hội giữa Thanksgiving và đêm Giáng sinh. Một ngày bà mẹ Việt Nam không bao giờ quên được. Với Kim Hoàn, một ngày không giống mọi ngày. Ngày con trai yêu quý từ giã cuộc đời. Và cũng là ngày đưa cô đến Hoa Kỳ. Đất thiên đàng hay địa ngục.
 
Bà mẹ Arlington:
 
Có bà mẹ Việt Nam, gốc Long An, sinh quán Saigon, lớp ngoài 50, đến Mỹ được 10 năm, diện đoàn tụ. Sở di trú hỏi rằng đoàn tụ với ai. Đoàn tụ với con trai. Con trai đâu rồi. Chết rồi. Chết ở đâu. Chết ở Irag. Cháu là thủy quân lục chiến Mỹ. Tôi tên là Nguyễn thị Kim Hoàn, con trai tên là Lê Ngọc Bình. Tuy Kim Hoàn khai như vậy nhưng liên hệ mẹ con rất phức tạp. Hồ sơ được dân biểu đưa cả lên quốc hội, sau cùng mới giải tỏa. Luật sư Hoa Kỳ do Thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu đã biện hộ cho bà mẹ Việt Nam. Xin vắn tắt nói cho gọn câu chuyện dài dòng.
 
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Bnle-funeral-service-photo-01

 
Một hạ sĩ quan TQLC Mỹ gốc Việt anh hùng đã hy sinh tại Trung Đông để cứu đồng đội ngày 3 tháng 12 – 2004. Anh đã xông ra cổng trại, hạ sát tài xế đang lái xe bom lao vào căn cứ. Bom nổ , anh bị thương nặng, cưa 1 chân, nhưng vẫn không cứu được. Trước khi chết, hạ sĩ Lê Ngọc Bình trối trăng rằng hãy liên lạc với mẹ anh. Nguyễn thị Kim Hoàn còn ở Việt Nam. Bạn của Lê Bình khai rằng mộng ước của anh hạ sĩ trẻ gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là để trở thành công dân và sẽ lo đoàn tụ với mẹ tại Mỹ.
 
Bây giờ mỗi tuần, hàng tháng, qua nhiều năm. Mẹ con đoàn tụ tại nghĩa trang Arlington,VA.
 
Ngày giỗ cùa hạ sĩ Lê Bình cũng là ngày lịch sử trong nhật ký hành quân của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ thoát nạn xe bom 500 cân nổ ở cổng trại Terbil.
 
Đó là ngày 3 tháng 12 năm 2004, cách đây 10 năm.
 
Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay, trong lúc mọi gia đình gặp nhau từ lễ Tạ ơn đến Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới thì Kim Hoàn sẽ gặp con trai yêu quý của cô tại Arlington.
 
Cho con đi du học Hoa Kỳ.

 
Cô Kim Hoàn họ Nguyễn lấy chồng họ Trần và sinh hạ được con trai duy nhất tên Bình. Trần Ngọc Bình.
 
Một buổi sáng mùa thu năm 1991 hai vợ chồng đưa cháu Bình 7 tuổi lên đường đi du học Hoa Kỳ. Gia đình vợ chồng trẻ, không có sự nghiệp lấy tiền đâu mà cho đứa con trai duy nhất đi Mỹ du học cấp tiểu học. Câu chuyện rắc rối với giấc mơ Mỹ quốc bắt đầu. Cô em chồng họ Trần lấy anh chàng họ Lê vừa trúng số di dân được phép nhập cư vào Mỹ. Vợ chồng anh Lê không có con bèn nhận cháu Bình làm con nuôi. Như vậy là thằng Bình con cô Kim Hoàn từ họ Trần chuyển qua họ Lê để được đi du học theo diện tỷ phú Việt Nam.
 
Kim Hoàn không bao giờ quên được đứa con trai trong buổi tiễn đưa từ phi trường Tân Sơn Nhất. Cô chỉ có 1 con trai duy nhất. Đời sống vợ chồng đã bắt đầu không hợp. Chỉ có đứa con là niềm vui gia đình. Thằng bé gầy ốm, ngoan ngoãn, hết lòng thương yêu mẹ, nay bỗng chốc trở thành xa cách.Tờ giấy viết tay đồng ý cho làm con nuôi người ta, ký trong nước mắt. Cô không ngờ rằng sau này, dù còn sống cũng đã có lúc mất con. Sau cùng đứa con chỉ trở lại khi đã nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng ngay lúc chia tay ở phi trường, cùng với bao gia đình giàu có tiễn con đi Mỹ, Kim Hoàn cố vui trong niềm hy vọng tương lai. Chẳng quản ngại những phiền phức về giấy tờ. Cô tin chắc rằng thằng Bình thương yêu của cô sẽ không bao giờ bỏ cô. Nó sẽ trở về hoặc cô sẽ ra đi. Mẹ con rồi sẽ gặp nhau. Đâu có ai ngờ rằng niềm vui đã nằm trong thiên tai.
 
Hạnh phúc thật gần

 
Cậu bé Trần Ngọc Bình của mẹ Kim Hoàn nay trở thành Bình Lê đi Mỹ được vài tuần là cu cậu nhớ mẹ, nhớ nhà. Ở với các cô dượng bên nhà chồng, nhưng vẫn nhớ mẹ ngày đêm. Đứa bé 7 tuổi hý hửng lên đường đi Mỹ nhưng chim non vẫn chưa quen rời tổ mẹ. Mẹ con vẫn cố liên lạc qua điện thoại và những lá thư hiếm hoi. Mẹ viết cho con rất nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít. Ai cũng biết rằng thằng Bình 7 tuổi thì chữ nghĩa Việt ngữ được bao nhiêu.
 
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN 4V7H3527

 
Nhưng hạnh phúc biết bao, năm cháu 12 tuổi thì cô dượng về chơi cho Bình về thăm nhà. Trải qua 5 năm ở Mỹ nhưng Bình vẫn còn là con trai của mẹ Kim Hoàn. Mẹ chiên khoai cho con trai ăn xem có khác gì khoai chiên của Mỹ. Con kể chuyện Hoa Kỳ và hứa hẹn có ngày khôn lớn sẽ đem mẹ qua Mỹ. Mẹ con đều không biết rằng bây giờ đâu còn liên hệ thân quyến để sau này hợp lệ đoàn tụ. Con mình đã thành con người ta. Tuy nhiên đứa bé 12 tuổi vẫn giữ mãi quyết tâm.
 
Sau lần về thăm viếng rồi lại ra đi. Nước mắt mẹ con lại rơi xuống với niềm hy vọng vào tương lai đoàn tụ.

Vẫn là Tân sơn Nhất chia ly 5 năm trước, bây giờ giã biệt lần thứ hai. Chẳng biết đến bao giờ gặp lại.
 
Hạnh phúc rời xa

 
Sau khi cháu Lê Bình ra đi thì đời sống vợ chồng cô Kim Hoàn sóng gió. Anh chồng họ Trần là cha ruột của cháu Bình ly thân rồi ly dị với mẹ Kim Hoàn. Từ đó gia đình cô em chồng bên Mỹ cũng như nhà chồng ở Việt Nam tuyệt giao không còn liên lạc. Không có địa chỉ mới, không có điện thoại. Mẹ Kim Hoàn hoàn toàn không có tin tức gì về đứa con trai thân yêu trong 4 năm dài. Ở Việt Nam, mẹ đau thương khổ sở vì đứa con còn sống mà như là mất tích. Trong khi đó, suốt thời gian ở trung học Bình Lê tỏ ra rất xuất sắc. Cháu là thành viên của ban nhạc thiếu nhi trong nhà thờ. Bình tập chơi tất cả các nhạc cụ. Trumpet, Key Board và Drump. Anh còn gia nhập đội Thiếu sinh quân trong trường và trở thành tiểu đoàn trưởng đơn vị Eagle. Con đường này sau này đã dẫn em theo binh nghiệp.
 
Nhưng thằng Bình của mẹ lớn dần và ngày đêm đòi cô dượng phải cho tin tức của mẹ. Lê Bình biết là mình không phải con mồ côi. Bình biết là mẹ còn chờ đợi ngày đêm ở Việt Nam. Cháu đòi phải liên lạc cho bằng được.
 
Sau cùng cậu thiếu niên 18 tuổi tốt nghiệp Edison High  School ở Fairfax đã trở về Việt Nam thăm mẹ lần thứ hai.. Nét mặt vẫn trẻ thơ nhưng Lê Ngọc Bình đã cao lớn, rắn rỏi và đầy nghị lực.
 
Mẹ con lại từ biệt trên sân bay Tân sơn Nhất. Mẹ Kim Hoàn thấy con trưởng thành đầy tương lai nhưng không hiểu sao chợt thấy nhiều lo ngại. Cô nói rằng tiễn con ra đi lần thứ 3, sau đó bị ốm mấy tháng.
 
Phần Lê Bình, anh thấy rõ con đường trước mặt. The Few, The Proud, The marine. Không cho mẹ biết, anh gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và lập tức được gửi qua Trung đông đánh trận Irag năm 2003.
 
Từ Irag trở về đơn vị bên Okinawa Bình mới điện về cho mẹ biết con đi lính. Con nói bây giờ bình yên rồi. Đánh trận Irag xong rồi. Mẹ con thời kỳ sau này liên lạc nhiều qua email. Mẹ viết thư email lên tiếp, con trả lời vừa ngắn vừa thưa thớt. Tình yêu con tràn ngập tuôn trào trên máy điện toán. Quyết tâm sẽ đưa mẹ qua Mỹ, vào quân đội là con đường để sớm đạt mục đích.
 
Những lá thư...
 
Trải qua nhiều tháng giữa hai kỳ dưỡng quân, mẹ con trao đổi email. Xấp bản sao những lá thư trong hồ sơ Lê Ngọc Bình tặng cho VietMuseum tràn đầy nước mắt. Thất vọng về chuyện gia đình, mẹ Kim Hoan trải dài tâm sự qua đứa con trai xa cách. Hôm nay là ngày sinh nhật của con. Con đang làm gì. Giáng sinh năm nay con ở đâu. Năm con 5 tuổi mẹ dẫn còn đi xem đèn nhà thờ. Con biết không. Thời kỳ mất liên lạc, mẹ tưởng chừng không sống nổi. Sao con đi lính mà không cho mẹ hay. Cô dượng ký tên cho con nhập ngũ cũng không cho mẹ biết. Bình thân yêu của mẹ. Hôm nay mẹ ngồi viết email cho con lúc 12 giờ khuya. Thiên hạ đốt pháo đón giao thừa. Mẹ nhớ lúc con còn nhỏ ngồi bên mẹ. Hạnh phúc biết bao. Bây giờ không biết đến bao gởi mẹ con mới đoàn tụ. Đến khi nào nhắm mắt, mẹ có con bên cạnh là mãn nguyện. Mẹ mới gửi quà cho con. Nhưng nghe có bão tuyết nên thư từ bị chậm. Rồi mẹ Kim Hoan hết sức vui mừng nhận được thư của con. Mẹ thương của con. Bình viết. Con rất thương mẹ. Com mong mẹ vui và đừng lo cho con nữa. Con đã tự lo lấy từ năm 12 tuổi. Bây giờ đi lính là con đường con lựa chọn. Trước hết phải đi lính. Sau này quân đội cho con tiền đi học, chính phủ cho con quốc tịch. Con đón mẹ qua. Con lập gia đình. Chắc chắn mẹ con sẽ đoàn tụ.
 
Đoạn kết một thảm kịch

 
Tiếng bom nổ ở trại lính bên Trung Đông đã làm tan nát giấc mơ đoàn tụ của cô Kim Hoàn ở Sài Gòn. Lời trăn trối của hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình lập tức được thi hành. Trong một ngày tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn làm giấy tờ và lấy vé máy bay cho cha mẹ anh qua Mỹ. Hai vợ chồng cũ ngồi bên nhau trong chuyến bay theo diện "du lịch" Mỹ, mỗi người suy tư một ngả. Kim Hoàn về tạm trú bên nhà em chồng là cô dượng nuôi cháu Bình. Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ chắc chắn không phải là những ngày vui. Phần đất nước xa lạ, phần thương con, lại thêm hoàn cảnh không hoà thuận với gia đình bên chồng cũ. Thậm chí ngay khi thiên hạ đi đón xác Lê Bình về, Kim Hoàn cũng không được báo cho biết để tham dự. Chỉ đến khi chôn cất cô mới có mặt tại giây phút đau thương. Sau đó. người chồng cũ đã có gia đình mới ở Việt Nam, nên trở về. Kim Hoàn xin ở lại. Vì không còn là mẹ chính thức của tử sĩ anh hùng Lê Ngọc Bình nên hồ sơ không hợp lệ. Thủy quân lục chiến phải tìm một luật sư tình nguyện và thỉnh cầu dân biểu địa phương trình một dự luật đặc biệt để người mẹ xấu số có được thẻ xanh. Giấc mộng đoàn tụ bây giờ mới thực sự có kết quả.
 
Tang lễ hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình, anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc
 
Đoàn tụ ở Arlington
 
Kim Hoàn đến Mỹ theo điện du lịch, tất cả mọi thứ đều phải tự lo lấy. Quét nhà, trông em, phụ bếp. cô đã trải qua tất cả. Không nghề nghiệp, không Anh ngữ, không kinh nghiệm, cô phải làm bất cứ nghề gì để sinh tồn... Sau cùng cô đi học công việc sơn móng tay làm đẹp phụ nữ thủ đô Hoa Kỳ. Cô nói, thì ít ra cũng gọi là một nghề. Làm Nail. Đó là công việc hàng ngày. Nghề riêng là đoàn tụ hàng tuần hàng tháng với con trai. Mùa Xuân chim hót chào đón mùa hè nở hoa. Mùa thu lá rụng dọn đường cho tuyết rơi mùa đông. Nghĩa trang cho cô giấy phép lái xe vào khu 60 đến thăm con. Nửa năm đầu nghĩa trang mở cửa đến 7 giờ chiều. Nửa năm sau 5 giờ đóng cửa sớm. Arlington mênh mông 250 mẫu với hàng trăm ngàn ngôi mộ từ trăm năm qua, ngày nay trở thành quen thuộc. Ngày 3 tháng 11 năm nay tưởng nhớ ngày con trai tử trận, Kim Hoàn sẽ lại đến với cháu Lê Ngọc Bình. Người anh hùng mang huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Cô khấn vái. Bình thương yêu. Phải chi năm 7 tuổi mẹ không cho con đi Mỹ. Mẹ không bỏ con. Mẹ chỉ muốn con có tương lai. Mẹ cũng hy vọng một ngày sang Mỹ đoàn tụ với con ở thiên đường. Cho con đi theo cô dượng, mẹ làm đúng hay sai. Năm con 20 tuổi, phải chi còn đừng đi lính. Con quyết định đi lính, để rồi đoàn tụ với mẹ ở đây. Con làm đúng hay sai. Mẹ đang sống ở đây. Thiên đường hay địa ngục. Giữa buổi chiều lạnh vắng. Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.

KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Bnle-mom-april-%20286kb 
Ms Kim Hoàn thăm con và phái đoàn Việt Nam tảo mộ mùa Thu 2014 tại Arlington.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN   KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
KHI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TRẢ ƠN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn
» Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
»  Thân phận 'nô lệ cần sa' người Việt ở Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến