Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
linh phải nguyet thuoc Trung chuyen quang Nguyen quan Chung truyện ngam Nhung chất Saigon không ngắn nhac quốc chẳng trong hoang VNCH quynh bich sáng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình    Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeThu Sep 12, 2013 8:01 pm


Tiếng gọi từ cái chết (RFA)

Sự bất công quá mức chịu đựng


Báo Thanh Niên đã tin, lúc hơn 14 giờ ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết (sinh năm 1971) đã vào trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Thái Bình, xông vào phòng làm việc của Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Thái Bình bắn vào những người đang ngồi làm việc tại đây.

Vụ nổ súng làm ông Vũ Ngọc Dũng (51 tuổi), Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình, bị bắn vào đầu, được đưa đi cấp cứu và chết tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) lúc 19 giờ cùng ngày.

Ngoài ra, 3 người khác cùng là cán bộ của trung tâm này là Nguyễn Thanh Dương (38 tuổi), Vũ Công Cương (23 tuổi), Bùi Đức Xuân (38 tuổi) bị bắn vào đầu phải đưa đi cấp cứu.

Đặng Ngọc Viết đã lên trốn tại một ngôi chùa. Sau đó, một số người dân địa phương đã phát hiện và báo tin Viết đã tự sát. Một nguồn tin cho biết, Viết đã tự sát bằng cách tự bắn vào đầu.


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Image
Gia đình của Anh Đặng Ngọc Viết đang tổ chức tang lễ cho Anh hôm 12 tháng 9 tại Phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình. Courtesy nguoiduatin


Báo Tiền Phong nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.

“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Image
Công an điều tra hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Bình chiều ngày 11/9. Courtesy VTC.

Rõ ràng phải có gì khuất tất gây nên sự bất công quá mức chịu đựng, gia đình bị dồn vào đường cùng, thì mới nảy sinh ra hành động trả thù khốc liệt như thế.

Chúng ta đã từng chứng kiến sự bất công này khằp ba miền Trung Nam Bắc suốt hơn hai thập niên qua. Cảnh nông dân ăn nằm vật vã nơi vỉa hè, công viên để khiếu kiện đất đai trở thành bức tranh thường lệ. Bi kịch như nông dân Vụ Bản đeo khăn tang, nông dân Dương Nội bày biện âm binh để đòi đất và giữ đất. Biết bao bà mẹ Việt Nam cầm những tấm bằng "Tổ quôc ghi công" lê lết tìm đến các cơ quan công quyền với tờ đơn khiếu nại trong vô vọng và bất lực.

Người ta đã phải khoả thân để chống đối như hai mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ, phải tự thiêu như bà Đinh Thị Kim Liêng, phải nổ súng để bảo vệ thành quả mồ hôi nước mắt của mình như Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải Phòng...

Mất lòng tin với chính quyền

Cho dù chưa rõ hết ngọn nguồn của việc nổ súng giết chết cán bộ, nhưng nói đến "Trung tâm Phát triển Quỹ đất" là ngay lập tức, trong đầu người ta đã phác hoạ ra được hình ảnh của sự chà đạp và các quan tham dùng luật rừng để ép buộc dân giao đất với những điều kiện phi lý.

Đất đai là máu thịt của người nông dân. Mất đất là mất hết. Đa phần, thậm chí có chút tiền đền bù, nhưng đã quen với nghề nông từ bao thế hệ, cũng chỉ biết ăn xài đến lúc hết tiền là cũng hết cơ nghiệp. Đất hay là chết!

Vì thế mới có âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn mà vì không chết nên anh phải chịu bản án 5 năm tù. Anh Viết không muốn thế. Anh chọn cái chết!

Anh Trương Ba Không đã viết status trên Facebook:

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Image
Người tập trung bên ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Bình sau vụ nổ súng chiều ngày 11/9. Courtesy VTC.

"Mình đã khóc khi đọc 6 bài báo về một chủ đề. Khóc âm thầm cho những nỗi đau riêng của những kiếp người kém may mắn so với số đông cộng đồng, nhưng khi chợt biết anh Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau khi xả súng vào một nhóm quan chức địa phương Thái Bình, thì mình đã khóc oà thành tiếng cho nỗi đau của cả một xã hội loạn".

Xã hội không loạn sao được khi mà bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải kêu lên rằng, giám sát nhiều nơi, thấy chính sách an sinh đến địa phương thì bị “biến dạng”. “Ăn” của dân không chừa chỗ nào, từ tiền bảo hiểm y tế của thương binh đến các cháu nghèo trường dân tộc, liều vắc-xin con con của các cháu cũng bị “ăn”!

Bà Nguyễn Thị Doan đã từng có lúc nói Việt Nam "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản", liệu bà có giật mình nhớ lại không?

Quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ, từ trung ương xuống địa phương, bệnh tham nhũng, bớt xén, rút ruột công trình trở thành nạn đại dịch trong hệ thống chính trị. Chính hệ thống "dân chủ gấp vạn lần các chế độ tư sản" này đã tạo ra những đặc quyền, đặc lợi như thế, đã tạo ra một giai cấp thống trị nhẫn tâm và suy thoái như thế.

Xin được thắp nén nhang cho con người bất hạnh Đặng Ngọc Viết.

Bi kịch về cái chết của anh làm lắng đọng một điều tâm đắc: Cuộc sống là vô cùng cao quý, nhưng đôi khi vì những giá trị đích thực của nó, con người buộc phải chết khi không còn nơi nào nương tựa cho pháp lý, không còn lòng tin nào đối với thế lực cầm quyền.

Cái chết của anh là tiếng gọi đánh thức lương tri và tinh thần tranh đấu chống lại bạo quyền của những người còn sống.

Con giun xéo mãi cũng quằn, đó là bài học lớn cho chế độ chuyên quyền, cố vị hiện tại của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.



Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất? (BBC)

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  130911155717_thai_binh_shooting_464x261_tuoitre
Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 11/09/2013 tại Ủy ban Nhân dân TP Thái Bình.

Ít nhất hai người chết trong vụ một người dân bắn năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân TP Thái Bình, theo truyền thông trong nước.

Báo Nhân Dân dẫn nguồn UBND TP Thái Bình thông tin cho báo này rằng "sau khi gây án, đối tượng Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đã trốn về quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) và dùng súng tự sát".

Báo này cho hay một nạn nhân là phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình "đã tử vong khi đang được cấp cứu tại Hà Nội".

Trước đó công an tỉnh Thái Bình xác nhận với BBC tiếng Việt “đã nắm được tên tuổi” nghi phạm nổ súng vào năm quan chức.

Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết vụ nổ súng xảy ra tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố, có văn phòng nằm trong Ủy ban Nhân dân thành phố.

“Chúng tôi đang tập trung làm việc qua đêm cho vụ án này, tên tuổi của nghi phạm thì đã xác định được rồi”, ông Tuyết nói vào tối ngày 11/09/2013.

Ông Nguyễn Hải Trường - Chánh văn phòng UBND Thành phố Thái Bình, Người phát ngôn của UBND Thành phố Thái Bình, được trang web Bấm Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh dẫn lời nói "Khoảng 14h ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình có một đối tượng từ bên ngoài vào bắn người, gây trọng thương và bỏ trốn khỏi hiện trường.

"Ngay sau vụ việc xảy ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình tổ chức cấp cứu người bị hại, báo cáo kịp thời Công an Thành phố và tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường vụ án".

'Bắn vào đầu'

5 cán bộ Trung tâm Quỹ đất bị bắn:
Vũ Ngọc Dũng, sinh năm 1962 - Phó giám đốc, bị bắn vào đầu (đã chết)
Phạm Thị Lan Anh, sinh năm 1977 - Phó giám đốc, bị bắn sượt qua mang tai phải.
Nguyễn Thanh Dương, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào mắt phải.
Vũ Công Cương, sinh năm 1990 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
Bùi Đức Xuân, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
Nguồn: Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình

Trang web này nói nghi phạm là Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình.

"Đối tượng gây án đã đến tìm gặp anh Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố và đã dùng súng bắn anh Dũng và những người khác".

"Loại súng bước đầu được xác định là súng Colt quay kiểu Trung Quốc bắn đạn chì", trang tin cho biết thêm.

Báo Bấm Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.

“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.

Trước đó hai trong số năm người được mô tả là bị thương rất nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội trong khi những người còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng".

"Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh".

Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó phải thành lập tổ công tác để giải quyết tình hình mất ổn định trong tỉnh.


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Thái Bình 2013: Tức nước vỡ bờ (RFI)   Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeFri Sep 13, 2013 2:47 pm

Dân mất ruộng đất trong khi cán bộ xây nhà 4 tầng!!!!

Tòa nhà 4 tầng của ông Vũ Ngọc Dũng-Phó giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình, người vừa bị bắn chết trong vụ xả súng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  House-of-the-killed-by-c491e1bab7ng-nge1bb8dc-vie1babft_n


Thái Bình 2013: Tức nước vỡ bờ (RFI)


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Vietnam-TBinh
Họp báo tại tỉnh Thái Bình chiều 11/09/2013, sau vụ nổ súng vào các giới chức chính quyền tỉnh. Ảnh : Báo trong nước

Thụy My

Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở TP.HCM về sự kiện đang làm chấn động dư luận.

 
Nhà báo Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn

RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Đây có phải là lần đầu tiên người dân phản kháng bằng cách cố ý sát thương?

Xã hội Việt Nam vừa chứng nghiệm một bùng nổ cá nhân chưa từng có tiền lệ: lần đầu tiên người dân phản kháng chính quyền bằng hành vi sát thương có chủ đích.

Mười sáu năm sau “cơn sóng thần” 1997 chống tham nhũng ở Thái Bình, địa phương có tỉ lệ liệt sĩ thuộc loại cao nhất nước này lại phải trải nghiệm tâm thế “cùng tất biến”. Đặng Ngọc Viết đương nhiên sẽ bị nhà cầm quyền coi là “sát nhân máu lạnh” khi người dân này đã dùng súng colt bắn thẳng vào đầu các cán bộ đầu não của Trung tâm Phát triển Quỹ đất – một cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình. Ít nhất hai nạn nhân đã tử vong.

Những xác nhận ban đầu cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu tâm thần nào nơi hung thủ. Ngược lại, người gây án đã dường như chủ tâm tìm cho một mình sự kết thúc tương tự với các nạn nhân của anh ta.

Những tin tức ban đầu cũng xác nhận không có mối quan hệ tư thù nào giữa các nạn nhân với kẻ giết người. Vậy nguồn cơn còn lại thuộc về mối quan hệ nào?

Khác với vụ đánh bom tự sát xảy ra ở thị trấn Bạch Hạt Than, huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào ngày 10/05/2012 khiến 4 người chết và 16 người bị thương mà báo chí Bắc Kinh không dám thừa nhận về nguồn cơn phẫn uất do bị thu hồi đất, giờ đây truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin ban đầu về mối liên quan giữa hung thủ với vụ việc thu hồi và giải tỏa đất mà gia đình anh ta lại là một trường hợp rất thiếu may mắn trong số đó.

Nhưng bất hạnh bao trùm lên tất cả là “cùng tất biến” đã hóa thân thành logic từ mọi mâu thuẫn đến xung đột đất đai trong xã hội Việt Nam từ hai chục năm qua. Nếu từ năm 1995, vào lúc con sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên thời mở cửa ồn ào cảnh sắc lợi nhuận và bắt đầu kéo theo bệnh dịch đền bù đất đai từ không thỏa đáng đến thảm cảnh bất công, dẫn tới hiện tượng những người dân phải mang can xăng đến trụ sở chính quyền địa phương đe dọa tự thiêu… thì từ năm 2000 đến nay, hình ảnh tuẫn tiết đó đã xảy ra không ít lần, không ít nơi, bùng cháy những cái chết theo đúng nghĩa đen.

RFI : Thưa anh, nguyên nhân có phải từ thái độ vô cảm của chính quyền?

Tôi cho đó là nguyên nhân chính. Song trái ngược với hậu quả khốc hại của dân oan, các nhóm lợi ích bất động sản và nhóm thân hữu chính trị vẫn chìm sâu trong vũng lầy của những từ ngữ lóng lánh nghĩa bóng. Mọi thông tin về những câu chuyện tang thương của dân mất đất luôn bị các cấp chính quyền tìm cách bưng bít.

Cho đến năm 2009, số đại gia địa ốc đã tăng vọt ở Việt Nam, rất đồng cảm với những gì đã hiện hình ở quốc gia có đường biên giới chung hòa mang tên “Mười sáu chữ vàng”.

Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân.

Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.

Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.

Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca – giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.

RFI : Như vậy là chính quyền vẫn chưa rút ra được bài học sau vụ Đoàn Văn Vươn ?

Nhưng một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá. Lần đầu tiên, sự phản kháng của dân chúng, dù mới chỉ biểu hiện ở vai trò một cá nhân, đã vượt quá mọi giới hạn của kìm nén và sợ hãi. Lần đầu tiên, thói vô cảm quan chức đã phải một cái giá rất đắt đỏ, như một món hàng xôi thịt ngoài chợ.

Mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan giải phóng mặt bằng, mà thực chất là đội thi hành cưỡng chế của Thái Bình, với gia đình hung thủ Đặng Ngọc Viết có thể đã đủ cấu thành để làm nên mối xung khắc hết thuốc chữa. Từ nhiều năm qua, người dân lành ở nhiều địa phương đã biến thành dân oan và kéo nhau rồng rắn đi khiếu tố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất nhẫn có độ chênh lệch từ 10-20 lần giữa giá đền bù đất với giá bán buôn chính lô đất đó, về số phận bị bỏ mặc và còn được mô tả “không khác con vật” của lớp dân oan, và cả về điều tiếng bầm dập từ chuyện một quan chức của Quốc hội đòi đánh thuế người dân đi khiếu kiện, đến người đứng đầu cơ quan Tổng thanh tra chính phủ đòi cưỡng chế chính những người đi đòi quyền lợi chính đáng về đất đai…

Tất cả đã phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.

RFI : Theo anh thì liệu có nguy cơ hỗn loạn trong xã hội hay không?

Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.

Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất. Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.

Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung – những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.

Cho dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường, cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát vũ trang…

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về cuộc trao đổi hôm nay.


***
Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  DANGNGOCVIET
Di ảnh của Đặng Ngọc Viết

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Images?q=tbn:ANd9GcSf_vHJxR7gO62n61IryzwiLxh95mjfOVuIlc2nyAl-2NHVWJnT

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Images?q=tbn:ANd9GcRcHtgPL4vx09ZOnE5c5A8d9BRMSJV_IMI3K-bsTd3du66clwSlOw

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  9k=

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  DSC00962

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  121009105815_van_giang_464x261_internet_nocredit

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Images?q=tbn:ANd9GcTnH_sH0qqjmbYO3KA0pPcsi-m9yeC94Lt4dnTgi0I0vYBm9mDl

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếng súng Đặng Ngọc Viết - Sự phá sản của nền Tư pháp XHCN   Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitimeSat Sep 14, 2013 4:14 pm


Tiếng súng Đặng Ngọc Viết - Sự phá sản của nền Tư pháp XHCN

Đặng Ngọc Viết sau khi bắn 5 cán bộ, rồi tự sát dưới chân tượng Phật bà Quan âm. Theo báo chí đưa tin anh Viết chưa có tiền án tiền sự, không nghiện ma tuý, không uống rượu. Một bà hàng xóm nói "nó tính hiền", bà mẹ vợ (đã ly dị) cho là "nhát như cáy", anh Viết chuẩn bị lấy vợ mới. Vì sao một người bình thường lại quẩn trí trở thành kẻ giết người và tự kết liễu đời mình? (Th09)Báo Vietnamnet tường thuật phiên họp UBTVQH:
'Vụ nổ súng ở Thái Bình cho thấy đất đai phức tạp'

Mai Xuân Dũng
Tiếng súng Đặng Ngọc Viết - Sự phá sản của nền Tư pháp XHCN

Vụ ông Đặng Ngọc Viết đến trụ sở UBND tỉnh Thái Bình nổ súng vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất làm một người chết và bốn người khác bị thương rồi tự sát đang gây ra một cơn địa chấn trong dư luận xã hội Việt nam.

Ở đây, xin lạm bàn trên góc độ Tư pháp.

Vậy, sự kiện Đặng Ngọc Viết liên quan gì đến vai trò của ngành Tư Pháp Việt Nam?

Theo định nghĩa luật học, Tư pháp là một hệ thống tòa án được nhà nước sử dụng vào việc thực thi công lý, giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong xã hội.

Trong tiếng Anh, Tư pháp là quyền xét xử (Judiciary power). Khái niệm Tư pháp ở đây để chỉ các cơ quan tham gia vào hoạt động xét xử của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật hiện hành.

Nếu đúng như chức năng vốn có, Tư pháp là cơ quan thực thi công lý đem lại sự công bằng cho xã hội, răn đe, trừng phạt những kẻ mưu đồ hoặc có hành vi gây hại cho quyền lợi chính đáng của mọi người, trong đó nhân dân là chủ thể được hưởng sự bảo vệ của ngành Tư pháp. Đó là lý thuyết.

Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời, nhất là những gì đã thấy trong xã hội Việt nam.

Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được rằng từ người nông dân ít học đến người trí thức, chẳng ai là không biết đến cụm từ “Án bỏ túi”. Một cụm từ quá quen thuộc để chỉ các vụ án mà kết quả của nó đã được đặt trước trong túi các quan tòa bất chấp việc tranh tụng tại tòa án diễn ra như thế nào. Mọi việc đã được chỉ đạo từ một nơi nào đó đầy quyền lực theo một logic của riêng họ và chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân họ.

Đấy không phải là luận điệu của “các thế lực thù địch” nào cả mà ngay đến một Luật sư nổi tiếng, bà Ngô Bá Thành nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Việt nam đã từng phải phát biểu: “Việt nam có cả một rừng luật nhưng chỉ dùng luật rừng”.


Theo kết quả điều tra nhà nước, hiện nay cả nước có hàng nghìn vụ khiếu kiện tranh chấp nghiêm trọng mà trong đó hơn 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Vụ ông Đặng Ngọc Viết đến UBND tỉnh Thái Bình nổ súng vào công chức nhà nước là một nhân bản của vụ án Đoàn Văn Vươn.

Như chúng ta đã biết, anh em ông Đoàn Văn Vươn là những nông dân ở Tiên lãng-Hải phòng sau nhiều lần khiếu kiện đất đai bất thành đã không còn trông đợi gì ở công lý nữa mà đã buộc phải nổ súng làm bị thương sáu công an, bộ đội trong đoàn cưỡng chế.

Đó là gì nếu không phải là một thất bại của ngành Tư pháp?

Chưa hết, mọi bằng chứng xác thực cho thấy rõ rằng việc anh em ông Đoàn Văn Vươn chỉ sử dụng loại súng hoa cải chĩa ra ngoài cửa sổ bắn một cách hú họa trong khi lực lượng cưỡng chế sử dụng súng AK vãi đạn về phía họ và nếu không có tường gạch che chắn, đoàn cưỡng chế đã có khả năng giết chết người ngay lập tức. Ấy vậy mà Tòa án Hải phòng bất chấp sự thật hiển nhiên, vẫn kết án anh em ông Đoàn Văn Vươn với tội danh “giết người” dù họ không gây ra bất cứ một cái chết nào.

Ở nơi đây, ngành Tư pháp không phải dùng Tòa án để thực thi công lý mà chỉ để trưng ra một thông điệp có tính đe dọa rằng: Hãy liệu hồn, không ai được phép chống lại chúng tao.

Với thông điệp ấy, nhà cầm quyền thông qua cơ quan Tư pháp muốn làm cho người dân phải biết run sợ. Nhưng họ không hiểu một chân lý đơn giản: Dọa dẫm là một việc nhưng người ta có sợ hay không lại là một việc khác.

Nếu luật pháp công bằng, trật tự sẽ được duy trì. Nếu luật pháp bất minh, đó là mầm mống nảy sinh sự bất tuân. Khơi thông bế tắc trong quản lý đất đai mới là việc ngăn chặn dòng nước bất bình. Sử dụng ngành Tư pháp theo kiểu đắp đập chắn dòng thác lũ công lý ắt sẽ có ngày tức nước vỡ bờ.

Nhà nước như đứa trẻ đang say mê game quyền lực, quá lạm dụng quyền lực nhưng thiếu trưởng thành về luân lý. Họ tỏ ra quá vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân trong các vụ mất nhà mất đất. Chính vì vậy tiếng súng Đoàn Văn Vươn có làm cho họ lúng túng nhưng chưa đủ để giúp họ tỉnh ngủ. Và  đúng như nhiều người dự đoán trước: Nếu nhà nước không tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề đất đai hiện nay thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn khác. Và đây, ở một nơi khác: Thái Bình, súng đã nổ. Lần này người dân không phải là nổ súng hú họa nhằm cảnh tỉnh chính quyền nữa mà là nổ súng thẳng vào đầu, bắn nhiều lần có mục đích tiêu diệt đối tượng trực tiếp làm cho họ điêu đứng trong cuộc sống và phẫn uất về tinh thần.


Đây không phải là một hiện tượng cá lẻ nữa mà là một dấu chỉ cho những biến động xã hội lớn ngoài tầm kiểm soát và khó lường.

Trở lại với vụ Thái Bình. Bằng kinh nghiệm cuộc sống hẳn ông Đặng Ngọc Viết nhận thức rõ rằng: Hàng ngày, dân oan đang lê lết đi khiếu kiện khắp nơi đều bị nhà nước nhẫn tâm bỏ rơi, bất chấp nỗi thống khổ của họ cho nên, trông chờ vào công lý từ phía nhà nước là điều không còn hi vọng nữa.

Một công dân trên bốn chục tuổi có ý thức rõ ràng về việc mình sắp làm, chuẩn bị sẵn di ảnh cho bản thân, một người có nhân thân được cho là hiền lành đã sổ toẹt vào luật pháp hiện hành khi tự cho mình quyền làm quan tòa đồng thời trực tiếp thi hành án rồi tự sát là gì nếu không phải là một sự phá sản của nền Tư pháp XHCN?


M.X.D/ Basam

------------------

Hai đám tang và một câu hỏi

Vũ Hữu Sự 
Thứ Sáu, 13/09/2013


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  101_1038-e68f3

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  House-of-the-killed-by-c491e1bab7ng-nge1bb8dc-vie1babft_n

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  991579_WP_20130912_003

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  12092013194241_1


Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  991578_WP_20130912_011

Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  ImageView


Ngày 12/9, dưới cơn mưa tầm tã, kéo dài, trời se lạnh. Nhưng 2 đám tang đã làm “nóng” cả thành phố Thái Bình. Đám thứ nhất là tang lễ ông Vũ Ngọc Dũng, SN 1963, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình (gọi tắt là Trung tâm), còn đám thứ hai là tang lễ Đặng Ngọc Viết, SN 1971...

Đám tang ông Vũ Ngọc Dũng diễn ra trong ngôi nhà 5 tầng nổi bật giữa mặt phố Đề Thám, phường Trần Hưng Đạo, là nhà riêng của ông, còn đám thứ hai diễn ra trong một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 345 thuộc tổ 48 phường Kỳ Bá, nhà riêng của Đặng Ngọc Viết. Hỏi bất kỳ người dân nào của thành phố, chúng tôi cũng được nghe kể về sự kiện xẩy ra dẫn đến cùng lúc có hai đám tang trên, có điều mỗi người nói một cách.

Theo thông báo chính thức của cơ quan chức năng, thì vào khoảng 14 giờ ngày 11/9/2013, Đặng Ngọc Viết ăn mặc khá lịch sự, vào Trung tâm (nằm trong trụ sở UBND TP Thái Bình) hỏi ông Phạm Văn Tư, Giám đốc Trung tâm.

Thấy nhân viên nói ông Tư đi vắng, Viết hỏi tiếp phòng ông Dũng. Tưởng đó là một người dân có việc đến liên hệ nên nhân viên vui vẻ chỉ phòng. Lúc đó trong phòng làm việc của ông Dũng, ngoài ông còn có 2 cán bộ là Bùi Đức Xuân và Vũ Công Cương.

Không nói một câu, Đặng Ngọc Viết rút súng bắn thẳng vào đầu ông Vũ Ngọc Dũng khiến ông đổ gục xuống. Tiếp theo, Viết nhằm đầu 2 cán bộ trên nổ súng. Rất may họ kịp né nên đạn chỉ trúng phần mềm. Nghe tiếng súng, ông Nguyễn Thanh Dương và bà Phạm Thị Lan Anh, cán bộ và Phó giám đốc trung tâm từ phòng bên chạy sang, cũng bị Đặng Ngọc Viết nhằm vào đầu nổ súng.

Ông Dương bị bắn trúng mắt phải còn bà Lan Anh bị đạn sượt qua mang tai. Bắn xong, Đặng Ngọc Viết chạy ra sân, lấy xe tẩu thoát. 5 cán bộ trên lập tức được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong.

Theo một số nhân chứng, thì sau lúc nổ súng vào 5 cán bộ trên, Đặng Ngọc Viết đã chạy về quê gốc là xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Có lẽ đã chuẩn bị từ trước nên mấy ngày trước đó, Viết đã chụp sẵn ảnh chân dung cho mình.

Về quê, sau lúc dặn dò con trai mình mấy việc (vợ chồng Viết đã ly thân, hai con ở với mẹ tại phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình, mấy hôm trước Viết đã đưa đứa con trai về quê), Đặng Ngọc Viết đã ra chùa Trà Giang, xin nhà sư trụ trì một bát cơm chay. Dùng cơm xong, Viết ra khỏi khuôn viên chùa, tựa lưng vào tường rồi rút súng chĩa thẳng vào tim, siết cò tự kết liễu đời mình.

Khẩu súng văng xuống ao chùa gần đó. Vụ án đã làm cho dư luận cả tỉnh lúa như một chảo dầu sôi lên sùng sục.

Vì sao lại có vụ án kinh hoàng đó?

...
Ông Phạm Văn Lào, tổ trưởng dân phố tổ 48 phường Kỳ Bá, kể: Đặng Ngọc Viết là người hiền lành, tốt bụng, chưa hề có tiền án, tiền sự, chưa hề mất lòng ai trong ngõ 345. Không có tiền thì thôi, nhưng có tiền mà gặp lúc khu phố tổ chức quyên góp vì bất kỳ chuyện gì, Đặng Ngọc Viết cũng hăng hái, nhiệt tình đóng góp, và luôn đóng góp ở mức cao nhất.

Một người hiền lành, tốt bụng, không tiền án tiền sự, luôn đóng góp ở mức cao nhất mọi cuộc vận động ở tổ dân phố. Tuy bị thu hồi nhà, đất, nhưng “Muốn gì được nấy”, muốn nhận đất TĐC hay muốn nhận tiền đều được Trung tâm chấp nhận, như lời của ông Giám đốc Trung tâm. Thế thì vì sao người đó lại phải nổ súng giết người rồi tự giết mình?

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình    Bất công quá mức chịu đựng -  Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bất công quá mức chịu đựng - Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» XIN ĐỪNG MONG ĐỢI THÁI QUÁ! - Nam Lộc
» Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn
» XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp
» Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
» Việt Nam chơi chữ - Trung cộng chơi súng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến