Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quynh thuoc chẳng VNCH ngắn phải không quang chất chuyen quốc Nhung ngam Chung linh nhac Saigon hoang trong Nguyen truyện Trung nguyet bich sáng quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN

Go down 
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN   Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeSat Sep 07, 2013 12:45 pm


Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN


Vô Chiêu (Danlambao)

Lời thầy dạy - Vạn vật vô thường, đổi thay là quy luật của tạo hóa. Luật này không miễn trừ cho bất cứ ai hoặc định chế nào. Quy luật huyền biến của vũ trụ, sự vật thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh, nên mới tiến bộ theo thời, cái mới ra đời thay thế cái cũ lạc hậu phải ra đi. Nhưng trước khi sự việc thay đổi xảy ra đều có hiện tượng báo trước mà nhiều khi con người không để ý. Hiện tượng đó được gọi là “Điềm”.

"Điềm" là hiện tượng bất thường dẫn đến một suy nghiệm tiên tri, hoặc chứng nghiệm về một sự kiện sẽ xảy đối với cuộc sống con người được xác định đúng trong tương lai.

Có hai yếu tố xác quyết liên quan đến khái niệm "Điềm" như sau:

1- Phải có yếu tố dự đoán về một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai và được chứng nghiệm đúng.

Thí dụ như, vài tuần trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần năm 2011, các ngư dân tại các vùng phía Đông Bắc nước Nhật phát hiện nhiều con cá Oarfish dính trong lưới. Họ cho là “Điềm gở” và dự đoán nước Nhật sẽ gặp chuyện chẳng lành.

Đúng như dự đoán, ngày 11/03/2011, một trận động đất có tâm chấn cách thủ đô Tokyo 382 km về phía Đông Bắc đã xảy ra. Với cường độ 9 độ Richter, trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử nước Nhật, gây ra nhiều cơn sóng thần khủng khiếp tàn phá miền Đông Bắc nước Nhật, làm cho 19.000 người thiệt mạng, các ngôi làng gần biền bị tàn phá hoàn toàn.

Sau khi nghiên cứu dự đoán của các ngư dân, cơ quan truyền thông Iore của Nhật loan báo, Oarfish là loại cá hiếm, mình dẹp và có chiều dài như rắn, chỉ sống ở độ sâu vài trăm thước dưới mặt nước, tập trung trong các đường nứt của vòng đai lửa, loại cá này đã bị đẩy lên mặt nước bởi các chấn động thông thường trước khi trận động đất lớn xảy ra.

2- Có thể hiện tượng bất thường xảy ra không có dự đoán, nhưng sau khi sự kiện đã xảy ra thì có sự liên hệ đến hiện tượng bất thường trước đó.

Thí dụ như, sau trận động đất 7 độ Richter ở Tứ Xuyên vào ngày 12/5/2008, dân cư trong vùng mới nhớ đến một hiện tượng bất thường xảy ra trước đó, là ếch nhái rời bỏ chỗ ở di cư hàng loạt ra khỏi Tứ Xuyên. Hiện tượng bất thường này được coi là “Điềm”.

Như vậy, “Điềm” là dấu hiệu báo trước sự kiện bất thường sắp xảy ra. Nó được phân ra hai loại:

- Điềm lành báo trước sẽ gặp sự việc tốt đẹp. Chẳng hạn như cây thiên tuế trước nhà trổ hoa hay trong sân vườn có cây hoa đẹp nở nghịch mùa thì chủ nhà sắp được tài lộc.

- Điềm gở báo trước sự việc chẳng lành sắp đến. Như mưa sao băng, núi bị sạt lở, bầu trời không có mây đen (chuyển mưa) mà có sấm động (sấm sét), cột cờ gẫy trước khi ra chiến trận, mực nước tại bãi biển tự nhiên bị rút ra xa…

Trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Mao Trạch Đông”, viết theo lời kể của Tiểu Mạch (người chăm sóc sức khỏe cho Mao suốt 20 năm), thuật lại câu chuyện xảy ra vào những ngày cuối đời Mao như sau:

“Chiều thứ Tư ngày 10/3/1976, cô thư ký đọc báo cho Mao nghe, vào ngày thứ Hai 8-3-1976 có một thiên thạch rơi với tốc độ lớn vào khí quyển địa cầu, cháy sáng như một quả cầu lửa khổng lồ rồi phát nổ trên vùng trời ngoại ô Cát Lâm. Thiên thạch nổ bắn ra khắp nơi, tạo thành trận mưa thiên thạch. Trong đó có 3 tảng lớn rơi xuống tạo thành hố sâu. Tảng lớn nhất nặng gần 1.8 tấn.

Mao nghe xong, nhờ người đỡ ngồi dậy ra đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, rồi trầm ngâm nói: "Trung Hoa có một thuyết gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng, ngụ ý nói nếu nhân gian sắp xảy ra một biến cố lớn thì thiên nhiên sẽ có những điềm báo trước. Trời long, đất lở, đá lớn từ trên không rơi xuống là điềm gở. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Công qua đời đều xảy ra các hiện tượng bất thường như sao rụng, đá rơi".

Sau hơn 4 tháng, vào ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Đường Sơn (Hà Bắc) làm thiệt mạng hơn 240 ngàn người và 160 ngàn người bị thương. Không biết chuyện thiên thạch rơi và cơn động đất có tác động gì đến sức khỏe của Mao không, nhưng đến ngày 9/9/1976 thì Mao qua đời. Dư luận cho rằng, 3 tảng thiên thạch lớn rơi xuống đất là điềm báo hiệu đảng CS Trung Quốc mất 3 nhân vật cao cấp trong năm 1976, đó là Tổng tư lệnh quân đội Chu Đức, Thủ tướng Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông”.

Năm 1976 là năm có 3 tháng dương lịch 1, 2, 3, ngày dương lịch đều trùng với ngày âm lịch. Từ ngày 1-1-1976 (mùng 1 tháng Chạp năm Ất Mão) đến ngày 30-3-1976 (30 tháng Hai năm Bính Thìn).

Và đầu năm 1997, sau cơn sao bang, một tảng thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Sơn Đông, 4 ngày sau, Đặng Tiểu Bình chết lúc 9 giờ tối thứ Tư ngày 19-2-1997. Đặng Tiểu Bình là người gây ra cuộc chiến tranh Trung-Việt vào năm 1979, đã đẩy 300 ngàn quân tấn công Việt Nam để cũng cố quyền lực cá nhân. Đặng cũng chính là người đã nói câu “Việt Nam là bọn côn đồ, phải dạy cho bọn chúng một bài học” trong chuyến viếng thăm mấy nước Á châu vào tháng 12 năm 1978.

Còn Sấm ký là những dự báo hợp lý, được đưa ra trước để tiên tri những điều sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng rất khó bàn. Như Sấm Trạng Trình là cuốn sách ghi lại những lời tiên tri của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của nước Việt Nam trong khoảng hơn 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2019).

Chẳng hạn như câu Sấm “Bao giờ trúc mọc qua sông, Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây” nói về thời Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm chiếm nước Nam. Khi đến thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân bắc một cây cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng. Sau khi dẹp được giặc Thanh ở trận Ðống Ða vào năm Kỷ Dậu (1789), đức Nguyễn Huệ lên ngôi xưng là Quang Trung Hoàng Ðế (từ trúc để chỉ tre và non Tây là nhà Tây Sơn).

Sấm giảng là quyển sách ghi lại những lời dạy dỗ về đạo pháp của một bậc thầy, khuyên người đời làm lành lánh dữ và trong đó có nhiều lời tiên tri về một số các biến cố chính trị của đất nước sắp xảy ra. Như quyển “Khuyên người đời Tu niệm” của đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ đạo Hòa Hảo viết vào năm 1939 (Kỷ Mão).

Và Cơ bút là nghi lễ cầu cơ và chấp bút, là nền tảng của đạo Cao Đài. Cơ bút được cho là đã khai sinh ra và là phương tiện truyền giảng đạo pháp của tôn giáo này. Cầu cơ và chấp bút là những phương pháp thông linh, đạo Cao Đài gọi là những phương pháp Thông Công.

***

Lang Biang

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Sat_lo_1

Núi Lang Biang (Đà Lạt) trước khi sạt lở


Lang Biang là hai ngọn núi nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh Lang Biang nằm ở độ cao 2167 m so với mặt biển.

Ngày xưa người Thượng (dân tộc thiểu số) sống trong vùng này gọi một ngọn núi là Klăng (núi Ông) và ngọn núi kia là Biêng (núi Bà), ghép chung thành Klăng Biêng. Về sau người Pháp phiên âm là Lang Biang, sau đó người Kinh đổi thành Lâm Viên, gọi vùng cao nguyên này là cao nguyên Lâm Viên.

Lang Biang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt và được xem như một biểu tượng của thành phố này. Trên núi có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt với mây trắng và sương mù.

Do nằm ở độ cao, Lang Biang được xem là một trong những ngọn núi cao nhất vùng, hiện nay được xem là khu du lịch, nơi tìm hiểu nét văn hóa dân tộc thiểu số và còn là điểm thu hút du khách thích mạo hiểm chinh phục đỉnh cao.

Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Bắc giáp với huyện Lạc Dương. Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương. Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng trăm năm trước, Đà Lạt là địa phận cư trú của người Lạch và người Cil. Thành phố Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các ngọn núi cao và nhiều dãy núi liên tiếp:

- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (1816 m).
- Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1408 m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2278 m), dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1629 m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

Đà Lạt có nhiều nhiều dinh thự và biệt thự đẹp xây cất theo kiểu kiến trúc của người Pháp. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo Tàng Viện và nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.

Bác sĩ Alexandre Yersin


Trước năm 1893, cao nguyên Lang Biang là nơi cư trú của các sắc tộc người Thượng. Người Kinh đầu tiên muốn khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều khó khăn, nên mãi đến cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định.

- Năm 1880 và 1881, bác sĩ Hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng cao nguyên này. Họ được xem là người đầu tiên đặt chân đến Lang Biang, mở đường cho nhiều chuyến đi về sau của A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), Humann (1884).
- Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này thất bại.

Năm sau, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắc Lắc đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mekong (địa phận Miên).

- Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, 3 lần đi khảo sát bằng đường bộ từ Sài Gòn xuyên vào vùng người Thượng. Nhiệm vụ của Yersin là tìm hiểu tài nguyên về lâm sản, khoáng sản... Và chiều ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra Lang Biang, nên Yersin được xem là người đầu tiên tìm ra vùng đất này.
- Ngày 1/1/1899, Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng ở Trung Kỳ, với 2 cơ quan hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và cao nguyên Lang Biang.
- Ngày 20/4/1916, vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập khu thị tứ cho tỉnh Lâm Viên.

Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt nhanh chóng phát triển.

- Ngày 30/10/1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11/10 của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà Lạt cùng với tỉnh Đồng Nai Thượng nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương.
- Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Viên tân lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
- Ngày 10/11/1950, vua Bảo Đại ký dụ số 4 QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.

Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat) năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km² với dân số 25.041 người.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ miền Bắc, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.

- Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Đức. Nhiều trường học, huấn luyện và viện nghiên cứu được thành lập như: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), Trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)...
- Sau năm 1975, dân số gia tăng bởi số lượng cán bộ và dân miền Bắc nhập cư lên khoảng 86 ngàn người. Và vào những năm đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào dịch vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam.
- Tháng 2/1976, tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt xác nhập lại thành tỉnh Lâm Đồng.

Những vụ sạt lở núi

Sạt lở núi Cấm


Ngày 5/5/12, đoạn gần Vồ Đầu trên tuyến giao thông nối từ chân núi với đỉnh núi Cấm, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) đã xảy ra vụ sạt lở vách núi kinh hoàng. Tảng đá lớn nặng khoảng 10 tấn đã lăn từ độ cao khoảng 300m xuống, đè bẹp chiếc xe 7 chỗ ngồi, làm thiệt mạng 6 người. Đây là tai nạn thảm khốc lần đầu tiên xảy ra tại vùng Núi Cấm.

Sạt lở núi tại Nghệ An


- Ngày 11/7/2013, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ sạt lở núi khiến 5 người thương vong.
- Ngày 29/8/2013, đoạn đường qua xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có hàng chục nơi sạt lở nghiêm trọng, khiến đất đá từ trên núi đổ xuống quốc lộ 7A, làm cho giao thông bị tắc nghẻn.

Sạt lở núi tại Điện Biên

Ngày 23/8/2013, quốc lộ 279, đoạn đường từ huyện Tuần Giáo đi thành phố Điện Biên Phủ bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng do sạt lở núi. Khu vực sạt lở được xác định tại đoạn qua xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên. Cả một vạt núi 50 m, dài 150 m đã sạt xuống lấp ngang quốc lộ 279. Khối lượng đất đá ước khoảng 60 ngàn m3. Đây là vụ sạt lở được ghi nhận là nghiêm trọng nhất trên địa phận tỉnh Điện Biên từ xưa đến nay.

Sạt lở núi tại Yên Bái


Ngày 25/8/13 hàng trăm tấn đất đá sạt lở trên quốc lộ 32, thuộc địa phận giáp ranh giữa huyện Than Uyên và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây tắc nghẽn giao thông.

Sạt lở núi Lang Biang


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Sat_lo_2

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Sat_lo_4
"vết  thương" trên đỉnh núi Ông nhìn thấy được từ xa

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Langbian-2-1377511154

Ngày 25/8/2013, núi Lang Biang có độ cao 2167m bị sạt lở tạo thành một vệt dài rộng từ đỉnh xuống chân núi.

Anh Bon Đing Đim, sống dưới chân núi cho biết trong đêm 25/8/13, âm thanh ầm ầm như sấm trời kéo dài 20 phút. Sáng ra, anh thấy ngọn núi Lang Biang như bị xẻ đôi.

Vị trí sạt lở xuất phát từ gần đỉnh núi, một lượng đá khổng lồ tuột xuống núi khoảng 500 thước, làm cho nhiều cây cổ thụ bị cuốn ngã theo tạo thành một vết đỏ dài giống như núi bị nứt đôi.

Theo cư dân địa phương, vào năm 1970, núi Lang Biang bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở thêm một lần nữa và lần này nghiêm trọng hơn lần trước.

Theo nhạc sĩ Krajan Plin, một vị cao niên trong làng sống lâu năm dưới chân núi cho biết, tất cả dân chúng sống ở vùng Nam Tây Nguyên đều coi ngọn Lang Biang là núi thần. Ông nhận định: "Sạt lở núi Lang Biang lần này sụp lở là hoàn toàn do thiên nhiên, bởi độ cao rất hiểm trở, chỗ sạt lở thì không ai có thể phá hoại bằng dụng cụ lao động hay máy móc".

Theo truyền thuyết, ngọn núi này là công trình tạo dựng cuối cùng của thần linh và được ví như một cái rốn trời. Núi Lang Biang được xem là nơi linh thiêng như núi Cấm (Thất sơn) vì có nhiều truyền thuyết. Các tộc người Lạch, Cil cư trú dưới chân núi đều cho rằng núi Lang Biang có một sức mạnh mà không có biến cố nào có thể làm thay đổi được. Trong cuộc sống hằng ngày, để nói đến những điều không tưởng, dân làng có câu nói: "Nếu làm được như thế, thì núi LangBiang cũng phải sụp lở". Vì vậy, khi thấy ngọn núi bị lở, nhiều người Lạch và Cil bàn tán cho rằng, núi Lang Biang sụp lở là do thần linh đang tỏ thái độ không vừa lòng với chế độ và hiện tượng này báo hiệu một điều gì bất thường sắp xảy ra.

Sấm và điềm tiên đoán


a. Những câu Sấm và “Điềm” đã được công nhận là đúng.

* Sấm dự đoán chủ nghĩa CS tan rã

“Bao giờ đá nổi, lông chìm.
“Hồ khô, đồng cạn, búa liềm ra tro”.

Người dân cho là sấm này của cụ Trạng Trình, đoán về sự lien hệ tồn vong giữa chủ nghĩa CS và bốn nhân vật cao cấp Việt-Tàu: Tưởng, Mao, Hồ, Đồng. Tưởng Giới Thạch mất ngày 5 tháng 4 năm 1975, được chôn trên núi ở Đài Bắc (đá nổi). Mao chết ngày 9 /9/1976 (lông chìm). Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, xác bị ướp lộng kiếng (hồ khô). Phạm Văn Đồng chết ngày 29/4/2000 (đồng cạn). Lời sấm ký hiệu nghiệm, chủ nghĩa CS tan rã khắp nơi, còn lại 4 nước cố bám con đường “xã hội chủ nghĩa” là Tàu, Việt, Bắc Hàn và Cuba. Riêng Cuba chỉ là thứ CS nửa vời!

* Điềm suy tàn của nền “Đệ nhị Cộng Hòa”

Ở vùng quê Ninh Hải, tỉnh Phan Rang, có ngọn núi Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn, dân địa phương gọi là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giống như con dao, nên được gọi là hòn Đá Dao. Dân chúng xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao” với ngụ ý, Đá Dao còn thì quỷ không thể xuất hiện.


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 170912_10541218092012h834

Núi Mặt Quỷ ở Tri Hải, Ninh Hải

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcSxuSw05YwySvQ4WEKvTXOLauyjKAlB0OKGi2kCjiMk9jbcMFjl
Ngọn Đá Dao bị sạt lở lăn xuống chân núi


Vào buổi chiều năm 1974, từ lưng chừng núi, ngọn Đá Dao bị sạt lở, lăn xuống chân núi... Và đến mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy. Hàng đàn sâu bọ, nhất là sâu róm màu vàng xuất hiện dầy đặc, tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông, tàn phá các loại hoa màu, ruộng lúa. Sâu bò đầy đường, đầy đất, nên nhiều gia đình phải di tản...

Dân miền Trung cho rằng, hiện tượng ngọn Đá Dao bị sạt lở và sâu vàng tràn ngập là “Điềm gở”, sau đó không lâu, chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975.

* Sấm ký Vô Vi


Vào hai năm 1977-1978 tại vùng Thất Sơn, từ Tịnh Biên dài đến Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, dân cư ngụ đều nghe hai câu Sấm của đạo Vô Vi ở núi Trà Sư, được phổ biến bởi các đồng nhi:

Chừng nào núi cấm đá rơi,
Là ngày ma quỷ hết thời quang vinh.

Đến khi núi Cấm bị sạt lở vào ngày 5 tháng 5 năm 2012, người viết mới nghiệm được nghĩa của hai câu này. Thì ra, chữ Cấm viết hoa và từ ngữ “quang vinh” là từ ngữ mà chế độ CS thường dùng, như khẩu hiệu “đảng CSVN quang vinh”.

Sau tháng 4 năm 1975, các ủy ban của CS mọc ra như nấm như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Người đứng đầu được gọi là tỉnh ủy, thành ủy... người dân đọc chữ “ủy” thành ra “quỷ”. Quá đúng, sau tháng 5 năm 2012, phong trào đấu tranh chống Tàu cộng đã bộc phát mạnh với những diễn biến làm cho đảng CSVN phải hoảng sợ. Từ chỗ đàn áp điên cuồng những người yêu nước đến những những trò hề... và thói quen bịp bợm, lọc lừa xảo trá, cho thấy đảng CSVN đã hết thời quang vinh, đúng như câu Sấm ký.

b. Những câu tiên tri, Sấm và Điềm đang chờ được công nhận là đúng

* Lời tiên tri của cụ Diễn


Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS sẽ chiếm Miền Nam sau khi HCM chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp. Hiện Võ Nguyên Giáp đã sống được 102 tuổi, mọi người đang chờ ngày ông ta “đi theo” Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm lời tiên tri của cụ Diễn.

* Năm Tỵ trong Sấm Trạng Trình


Trước khi nói đến năm Tỵ, xin nhắc lại những câu Sấm Trạng Trình mà nhiều người suy ra thấy ăn khớp với tình hình Việt Nam từ năm 1975 trở đi, khi CS xâm chiếm miền Nam, xưng là "đỉnh cao trí tuệ", áp dụng chính sách độc tài toàn trị, chà đạp nhân quyền, áp bức tôn giáo.

"...Ai còn khoe trí khoe năng,
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
Chưa từng thấy nay đời sự lạ,
Chốc lai mòng gá vạ cho dân!
Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?"

Lời bàn của Nhất Nguyên:

* Câu 1: Ai còn khoe trí khoe năng
CS luôn vỗ ngực cho mình là "đỉnh cao trí tuệ".

* Câu 2: Cấm kia bắt nọ hung hăng với người
CS cấm và bắt dân biểu tình chống Tàu cộng.

* Câu 3: Chưa từng thấy nay đời sự lạ
- Chiếm đoạt miền Nam mà gọi là giải phóng miền Nam.
- Nhà thương Từ Dũ đổi tên thành xưởng đẻ.
- Thay đổi tên nhiều con đường mang tên của những anh hùng dân tộc bằng những tên bị CS lợi dụng.
- Đặt tên quái thai "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa".

* Câu 4: Chốc lai mòng gá vạ cho dân!
CS vu oan giá họa cho dân, bắt người yêu nước vì phạm vào hai điều trong bộ luật hình sự: điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước). Điển hình là thủ đoạn dùng “bao cao su” giá họa cho LS Cù Huy Hà Vũ.

* Câu 5: Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
CS giao đất đai, biển đảo cho Tàu cộng để đổi lấy an bình, không biết thu phục nhân tâm.

* Câu 6: Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
CS đàn áp tôn giáo, chiếm đoạt đất đai nhà cửa. Già trẻ yêu nước đều bị tống vô tù, làm cho người dân hiền lành ghê sợ chế độ.

Nói đến năm Tỵ, Sấm viết:

"Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời Sa Tăng.
Ngựa lồng, quỷ mới nhăn răng,
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời".

Lời bàn của Nhất Nguyên:

- Câu 7: Hùm gầm khắp nẻo gần xa
Năm Canh Dần (2010), những con hổ Á Châu gầm thét do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh khắp nơi trong khu vực, ảnh hưởng đến thế giới. Nhân đó, những tên CS có tiếng tăm ở Hà Nội đã lên tiếng đòi cải tổ chính trị làm cho đảng CS phải lo đối phó.

- Câu 8: Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời
Rồi qua năm Tân Mão (2011), các cuộc đấu tranh của tôn giáo tại miền Nam và miền Trung, dân oan khiếu kiện, chống cưỡng chế đất đai, những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng... làm nhà cầm quyền Cộng sản đứng ngồi không yên.

- Câu 9: Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Năm Nhâm Thìn (2012), các phong trào đấu tranh trong nước của năm giới (sĩ, nông, công, thương, binh) bắt đầu nổi dậy.

- Câu 10: Rắn qua sửa soạn hết đời Sa tăng
Qua năm Quý Tỵ (2013), nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái, những cuộc đấu đá để tranh giành quyền lực ở Bắc Bộ Phủ là một điều mà mọi người tiên đoán là chế độ sắp tàn.

- Câu 11: Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng
Đến năm Giáp Ngọ (2014), chế độ Cộng sản mới suy sụp.

- Câu 12: Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
Đến đây thì những tôn giáo quốc doanh do CS dàn dựng và chỉ đạo như Cao Đài quốc doanh, Hòa Hảo quốc doanh, Phật giáo quốc doanh, Công giáo quốc doanh... sẽ biến mất vì người dựng ra mình không còn tồn tại!

Nhận định

1. Chế độ CS sụp đổ vì mất văn hóa


Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Đối với nhân loại yếu tố tinh thần này cũng quan trọng ngang với yếu tố vật chất là giống nòi và đất đai. Lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của sự phát triển về văn hóa. Tự phá hủy nền văn hóa sẽ dẫn tới sự diệt vong của dân tộc đó. CSVN đã và đang phá hủy nền văn hóa của dân tộc Việt bằng cách:

- Bỏ môn học Công dân Giáo dục và Việt sử (anh hùng dân tộc).
- Đưa tiếng Tàu vào chương trình giáo dục.
- Phổ biến rộng rãi văn hóa Tàu trên khắp các tỉnh thành. 
- Tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc lũng đoạn thị trường kinh tế VN.
- Làm ngơ trước sự hiện hiện của vài trăm ngàn người Tàu đang sống bất hợp pháp tại VN.

Vì vậy, nền văn hóa Việt ngày càng suy đồi, đưa đến tệ nạn mất đạo đức.

Trước đây, cụ Lê Quí Đôn cho rằng có 5 nguy cơ làm hỏng đất nước, làm hỏng cả xã hội, đó là: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt".

Xã hội Việt Nam hiện nay có đủ cả 5 nguy cơ này. Và hơn nữa, tình trạng đàn áp dân chúng ngày càng gia tăng, tuổi trẻ yêu nước chống Tàu cộng bị tống vào tù, tuổi già trung với nước tham gia biểu tình cũng bị bắt giam và đày ải. Đây là triệu chứng suy tàn và là “Điềm” báo trước sự sụp đổ của chế độ mất văn hóa.

2. Chế độ CS sụp đổ vì tàn ác


Sấm Trạng Trình Toàn tập (Nguyễn Thiên Thụ), phần XXV, trang 65 có ghi:

“Đồng giao đã có câu rằng,
57. Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ.
Bấy giờ quét sạch thử ly,
Xin ai nhớ lấy sấm ghi kẻo lầm.
Đương khi sấm chớp ầm ầm,
Chẳng qua khó số để găm trị bình,
Thất phu dám chống thư sinh,
Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng.
Nực cười những lũ bàng quan,
59. Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe.
Thôi thôi mặc lũ thằng hề,
Gió mây ta lại đi về gió mây”.

Lời bàn:

- Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ
Ngụ ý nói, khi nhiều ngọn núi xanh bị sạt lở.

- Bấy giờ quét sạch thử ly
Thử ly là hồ ly, loài chồn cáo. Y nói đảng của Hồ Chí Minh. Ngụ ý cho biết, đã đến lúc người dân nổi dậy giải thể chế độ CS.

- Thất phu giám chống thư sinh
Thất phu là côn đồ. Thư sinh là học sinh, sinh viên. Công an cho côn đồ hành hung tuổi trẻ yêu nước.

- Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng
Dù là nhóm nhỏ, đấu tranh ô hợp thiếu tổ chức, nhưng vẫn hiên ngang trước bạo lực. Thủy hoàng là Tần Thủy Hoàng.

- Nực cười những lũ bàng quan
Cán bộ cao cấp biết rõ sự việc đàn áp dã man của cấp dưới nhưng không hề lên tiếng, chỉ cần tham nhũng kiếm thêm tiền là tốt.

- Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe
Biết chế độ sắp sụp đổ, nhưng muốn đàn áp phong trào đấu tranh.

- Thôi thôi mặc lũ thằng hề
- Gió mây ta lại đi về gió mây

Hai câu này có hàm ý nói, việc mưu hại những người yêu nước như trò hề, đường ta ta cứ đi, tiếp tục đấu tranh thì chế độ CS sẽ sụp đổ. 

3. Chế độ CS sụp đổ do thiên định


*Một đoạn cơ bút của bà chúa Liễu Hạnh tiên tri về vận nước Việt Nam (1938)

“Khỉ về Gà gáy oa oa,
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời. Quỷ Ma đến lúc đi đời,
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng.
Chó mừng tân chủ rõ ràng,
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương”.

Lời bàn:

Hai câu đầu nói, sẽ có chiến tranh trong 2 năm Bính Thân (2016) và Đinh Dậu (2017).

Hai câu kế tiếp cho biết, CS (Quỷ ma là CS) sụp đổ do trời đã định sẵn.

Hai câu chót báo, năm Mậu Tuất (2018) nước Việt sẽ có vị nguyên thủ tài đức xuất hiện và nhiều người Việt hải ngoại sẽ trở về quê hương xứ sở.

* Câu Sấm miền Trung

Cùng thời với núi Đá Dao sụp lở, hai câu thơ đã xuất hiện từ miền Trung:

Bao giờ ngọn núi Lâm Viên,
Tách đôi hai miếng là điềm cộng tan.


Lời bàn:

Thời gian qua, có ai nghĩ đến núi Lâm Viên tách đôi? Và chữ cộng, mọi người đều tưởng là dấu cộng, tách ra hai miếng thì đâu còn là cộng. Có ai biết chữ cộng viết hoa là Cộng sản?

Vì vậy, hiện tượng núi Lang Biang sạt lở (đường lở như tách ngọn núi làm đôi) cùng với vụ sạt lở núi ở tỉnh Điện Biên (nơi CS thắng Pháp) và các vụ sạt lở núi tại Nghệ An (quê của Hồ Chí Minh) đều là “Điềm gở” báo hiệu sự suy tàn của chế độ.

* Sạt đình Lại Đà

Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực bị suy sụp.

4. Đảng CS sụp đổ do vận nước

Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã hết “vận khí” nên suy sụp. Do hết “vận khí” nên đảng Cộng Sản sắp sửa bị sụp đổ, vì vậy nhà cầm quyền CSVN bị dân chúng chống đối vì bán đất, dâng biển đảo cho Tàu cộng, cướp đất đai và đàn áp dân lành. Nền kinh tế ngày càng suy thoái, lụn bại. Tệ nạn tham nhũng và cướp bóc xảy ra khắp nơi. Nên người viết nhận định, ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam không còn bao lâu nữa, chỉ sớm hay muộn trong khoảng từ năm Giáp Ngọ (2014) đến năm Đinh Dậu (2017) mà thôi.

Vô Chiêu
danlambaovn.blogspot
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Thần linh phẫn nộ vì CSVN bán núi rừng cho TC khai thác bauxite?    Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeMon Sep 09, 2013 10:59 pm


Thần linh chắc cũng phải phẫn nộ khi đảng CSVN bán đứng núi rừng cao nguyên cho Trung cộng khai thác quặng bauxite. 


... Một trận chiến xâm lược mới của Trung Quốc ngay trên lãnh thổ Việt Nam đã xảy ra, tưởng như êm thắm, nhưng lại vô cùng quyết liệt, vì nó là trận chiến vừa xâm lăng vừa diệt chủng, qua “quặng mỏ Bauxite”, được chính người cầm đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam coi là chủ trương lớn của đảng và Nhà nước. 
Ðúng vậy, ngày 04-02-2009, trong một cuộc họp báo diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và Nhà nước”.

Hãy nhìn hình ảnh rừng núi Tây nguyên đang trở thành "sông máu đỏ lòm"...


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Redmub-TayNguyen

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Giaogia_5

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcTas9RbcM_kgwwchPcFK80cJAw5P4PCdXCztoKo4CVd-8jDmQnGdw

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcQxpNbaujw4oBsKqnf3mL4xdC7JTmD-0yOnFxWgKN4V3Sacp-PW

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 26_anh%201

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcRxSMaSuB_hVbMPuLDdojGJNMxE3hXT6f82ObC_nMTCxItJgrbC

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 2Q==

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcT-IZ9iHBJ5qWWhbPbI2qYPSIc5EK7c4spebYFznDD2W2atTsm92w

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcQPjCXvarYcRGyogqhgFuI1l6xRZ2Pazqw1kffCJPw6ob-jiu2g

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcQE1F5fuKpGHH5pijoVKx9HCpgMK_C8_Ml85f0Y02W6CTTrRElB


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 1238377493-hr-93881
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm   Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 7:14 pm


Đi tìm lời nguyền 30 năm trước tại núi Cấm
 
Hữu Trí Đinh

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Nui-cam4
Hình ảnh chiếc ghế đá tự nhiên tại Vồ Thiên Tuế, tương truyền là ngai của chúa Nguyễn Phúc Ánh ngồi trong những ngày lánh nạn ở núi Cấm.

Núi Cấm - ngọn núi kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 20-1DL20BaoAnh2012012104244275

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 324


Với độ cao 705m, chu vi 28.600m2,  núi Cấm (xã An Hảo-Tịnh Biên), không chỉ được biết đến với tư cách là ngọn núi cao nhất, lớn nhất.. mà còn được tương truyền là ngọn núi ẩn chứa nhiều điều kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí của An Giang. Bởi không chỉ kỳ bí về danh xưng mà ngọn núi được mệnh danh là Đà Lạt của ĐBSCL còn  là nơi hội tụ của những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí của thế giới tâm linh: núi Cấm là chốn linh thiêng, là nơi dành riêng cho các bậc chân tu hoặc thần tiên hội tụ mỗi khi giáng thế... Về danh xưng núi Cấm, theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp (Hội VHNT An Giang), có giả thuyết cho rằng, tên núi Cấm xuất phát từ lệnh cấm dân lên núi của chúa Nguyễn Phúc  Ánh (1762-1820). Theo thuyết này, trước khi lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, trong những ngày trên đường lánh nạn Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh có lúc đến ngọn núi này trú ẩn và để đảm bảo không bại lộ tông tích, ông đã ban lệnh cấm người dân lui tới nơi đây.

Ngoài ra, theo tài các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, những người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa (đạo Phật giáo nội sinh do hai tu sĩ  yêu nước, có tinh thần kháng Pháp là  Đoàn Minh Huyên (1807- 1856), thường được gọi là Đức Phật thầy và  Ngô Lợi (1830-1890), thường được gọi là Đức Bổn sư, sáng lập. Tôn giáo này cực thịnh ở An Giang, nhất là vùng Thất Sơn) lại lý giải danh xưng núi Cấm theo hướng khác. Theo đó, núi Cấm là chốn hiển linh bậc nhất thế giới. Bởi nơi đây sẽ là nơi được đấng bề trên chọn lựa để mở “Cuộc phán xét cuối cùng”, tức Hội Long Hoa nên đã cấm người trong bổn đạo đến sinh sống vì  sợ làm ô uế chốn linh thiêng. Theo đức tin của những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, vào “ngày tận thế”,  trên trời sẽ xuất hiện tiếng nổ long trời lở đất, làm núi Cấm xé đôi. Khi đó từ trong lòng núi hiện ra cung vàng, điện ngọc để đấng Minh Vương mở “Cuộc phán xét cuối cùng” để lập lại đời Thượng Ngươn với cuộc sống thái bình, an lành.Theo đó những người sinh thời sống ác, không tích đức, hành thiện, nhất là những người làm ô uế cảnh vật núi Cấm sẽ bị trừng phạt…

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Nuicam2jpg1362800970
Cảnh quang tại khu vực Giếng Tiên, thường xuyên được nhiều người mộ đạo đến cúng bái.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Nuicam3jpg1362800970 
Cận cảnh Giếng Tiên, nơi được tương truyền là do vua Gia Long khấn nguyện và được đáng bề trên ban cho.

Có thể chấp nhận, hoặc không chấp nhận giả thuyết này, nhưng với nhiều người dân An Giang, núi Cấm luôn ẩn chứa trong lòng nhiều huyền bí. Đại lão lương y Nguyễn Văn Y (tên thường gọi là Ba Lưới), SN 1913, hiện là Trưởng ban quản tự chùa Phật Lớn trên đỉnh núi Cấm, người có trên 70 năm gắn bó với ngọn núi này, được báo chí tôn vinh là “Đạo sĩ cuối cùng ở Thất Sơn” đã khẳng định với tôi rằng, vào thời điểm ông mới lên đây sinh sống, núi Cấm linh thiêng lắm. “Muốn lấy một cục đá, hay chặt một nhánh cây mang xuống chân núi cũng không dễ”, ông Ba Lưới nghiêm mặt nói đầy ẩn ý. Những ngày lưu lại núi Cấm, đi và hỏi, chúng tôi mới phần nào hiểu được ẩn nghĩa từ câu nói của ông Ba Lưới. Thật vậy, gần như mỗi vồ đá, hay hang động, điện thờ nơi đây đều gắn với “chuyện xưa, tích cũ”. Điển hình như hang Bác vật Lang, tức vị kỹ sư đầu tiên ở xứ Nam bộ Lưu Văn Lang (1880-1969). Hang đá này không chỉ nổi tiếng khi gắn với tên tuổi nhà bác vật có thông linh đến mức chỉ cần dùng tay vỗ vào thành cầu có thể xác định thời điểm bị sụp đổ…. mà còn bởi nhiều linh ứng khác. Tương truyền, hang động này ăn thông ra tận biển Hà Tiên. Có người đàn ông cho là chuyện mê tín, không đáng tin  nên đã dùng dao đánh dấu vào trái dừa trước khi thả vào hang với thách thức: nếu thật sự hiển linh, thì sau này đi Hà Tiên phải nhìn thấy trái dừa trên biển. Bẵng đi một thời gian, trong một lần có dịp đến Hà Tiên dạo biển, đang ngồi trên bờ thưởng thức hải sản, người đàn ông này bỗng nhìn thấy trái dừa đánh dấu ngày trước đang trôi dạt trên biển Hà Tiên. Nghe nói sau sự kiện đó ông này đã bỏ hẳn thái độ báng bổ thần thánh mà đã chuyển sang ăn trường chay…

Sinh thời, ông Hai, (tục danh Lâm Cảo Kía, sinh năm 1910) là phật tử giữ giới luật tại chùa Lá (Vạn Linh) trên đỉnh núi Cấm, (đã tịch từ mấy năm trước và an tang tại núi Cấm) khẳng định là người không tin chuyện bùa phép hay chuyện mê tín dị đoan, nhưng trong một lần hữu duyên được tiếp chuyện với ông, tôi đã được nghe kể nhiều chuyện “sởn da gà” về sự huyền diệu của núi Cấm. Theo lời ông Hai, lúc mới hình thành, chùa Vạn Linh được cất bằng cây, lợp lá (nên sau này có tên chùa Lá). Tuy rất đơn sơ, nhưng chùa Vạn Linh được nhiều người tu hành nể trọng và người mộ đạo tín ngưỡng bởi câu chuyện có 2 ông hổ quy phục. “Đất hai bên bàn thờ phật luôn bóng mịn vì tối nào hai ông cũng về nằm để nghe kinh kệ và canh giữ không cho hoang thú vào chùa phá phách”, ông Hai nhớ lại. Theo ông Hai, sự huyền diệu của núi Cấm thời đó còn thể hiện ở chỗ, những thứ “bàng môn, tả đạo” nhất định không thể trụ được trên ngọn núi này. “Chuyện xảy ra khi tôi theo thầy lên núi dựng chùa được một thời gian. Qua tiếng đồn, biết tôi là phật tử có tay nghề thợ mộc với khả năng chạm trổ đẹp nên một nhóm người tu định lên núi Cấm mở “đại bản doanh”cho đạo phái mà theo họ là đứng ở vị trí cao nhất trong các tôn giáo, đã cử người đến mời tôi sang làm cột cờ, trên đỉnh có chạm lộng hình linh vật… Nhưng kỳ lạ thay, mỗi khi hoàn thành, thượng cờ là giông gió nổi lên bẻ gãy cột cờ, hay “vặn” rời linh vật ra khỏi cột cờ quăng đi rất xa... Sự việc lặp đi, lặp lại nhiều lần như thế khiến nhóm đạo sĩ này đã cuốn gói bỏ núi Cấm đi mất dạng”. Theo lời ông Hai, lần gãy cờ đầu tiên, ông chỉ nghĩ là sự việc bình thường do tác động ngẫu nhiên của thiên nhiên, nhưng những lần liên tiếp sau đó đã khiến ông nghĩ đến chuyện trừng phạt dành cho những “nhà tu ngạo mạn”. Bởi cột cờ được sử dụng nguyên thân cây danh mộc được tuyển lựa từ rừng sâu về, nhưng vừa thượng cờ là dễ dàng gãy ngang như cây mía.


Đi tìm lời nguyền 30 năm về trước

Xuất phát từ quan niệm núi Cấm linh thiêng như vậy nên những người theo tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa tin rằng, khi con người  làm ô uế, hoặc phá vỡ khí thiêng nơi đây sẽ bị đấng bề trên trừng phạt theo chu kỳ mỗi 30 năm tái hiện liên tiếp trong 2 năm. Trừng phạt người gây hại thì dễ hiểu, nhưng vì sao lại trừng phạt theo quy luật 30 năm đáo hạn thì quả là câu chuyện không đơn giản.Dù rằng trong những lần trao đổi với Đại lão danh y Ba Lưới, chúng tôi đã phần nào nhìn thấy hình ảnh “trừng phạt” bởi con người đã tàn phá núi Cấm vào 60 năm trước. Theo lời ông Ba Lưới: “liên tiếp trong 2 năm 1952-1953 ( tức cách thời điểm 2 năm sạt lở núi liên tiếp 1982-1983 đúng 30 năm),sau thời gian nhiều người lên núi Cấm kiếm sống với nghề săn bắt, khai thác gỗ… thì bỗng nhiên núi Cấm bị khô hạn dữ dội, cây trồng héo úa, không có hoa lợi… nhiều người phải đào củ thiên tuế mài lấy bột ăn đỡ đói”.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Nuicam6jpg1362800971
Cảnh đổ nát hoang tàn sau trận sạt lở núi vào ngày 5/5/2012.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là quy luật? Một câu hỏi hấp dẫn nhưng không dễ trả lời. Vì vậy không quản cái nắng hầm hập của vùng núi đá đang bước vào cao điểm mùa khô, chúng tôi ngược xuôi trong vùng Thất Sơn ngõ hầu tìm gặp cao nhân để giải mã“lời nguyền” này. Được một đồng nghiệp địa phương “mớm mồi”: “Vào Ba Chúc, huyện Tri Tôn nơi xưa kia Đức Bổn sư Ngô Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, may ra sẽ có người giúp được”. Bắt xe vào Ba Chúc dưới cái nắng như đổ lửa, rồi gõ cửa nhà nhiều vị Trưởng gánh (người đứng đầu một gánh (tổ chức, đơn vị) trong bổn đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa). Trái với không khí vui vẻ, hiếu khách lúc đầu, khi vừa nghe chúng tôi đặt vấn đề các vị cao nhân này đều lắc đầu từ chối một cách quyết liệt đến mức tôi không sao lý giải được. Họ không biết, hay họ sợ bị quy chụp tội mê tín, dị đoan? Sau cùng, thấy tôi đường xa đến, không nỡ để ra về “tay không”, một vị tu sĩ đã “mách nước”:  “Ở trong sóc Sà Lôn (xã Lương Phi), nơi phát tích của Đức Phật Trùm, còn con cháu đang thờ cúng, vào đó hỏi may ra…”. Tôi lại bắt xe vào sóc Sà Lôn nằm sâu dưới chân núi Sà Lôn. Sau khi viếng mộ Đức Phật Trùm trong khuôn viên chùa Sà Lôn, chúng tôi tìm đến nơi thờ tự do con cháu ông canh giữ khói hương. Sau khi vượt qua trở ngại về khác biệt ngôn ngữ (do phần lớn người cao tuổi ở đây có thói quen sử dụng tiếng Khmer), lòng lại buồn rười rượi… Không bỏ cuộc, chúng tôi lại tìm về xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên) nơi còn đang lưu giữ nhiều di tích về Trại Ruộng, nơi ngày xưa Đức Phật thầy Đoàn Minh Huyên tổ chức khai khẩn đất hoang trồng rẫy, cấy lúa… rồi xuôi ra tận thị xã Châu Đốc, nơi Đức Phật thầy “an nghỉ”, nhưng tất cả đều kết thúc bằng một chữ “không”. Đang lúc tưởng như rơi vào tuyệt vọng, bất chợt trong đầu tôi lóe lên… Trong trí nhớ xa xưa hiện về hình ảnh về người bạn vong niên có nhiều năm tu theo tông phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa đang sinh sống dưới chân đỉnh Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô).

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Nuicam1jpg1362800971 
Danh y Ba Lưới

Lần theo hàng cây cổ thụ trải dài đến tận chân núi, chúng tôi mới đặt chân lên cửa nhà anh. Đó là nơi địa thế heo hút với thế giới bên ngoài. Sau khi nghe tôi cầu cứu, anh không nhận là thông hiểu, nhưng đồng ý giúp đỡ theo kiểu “biết tới đâu, nói tới đó” với điều kiện không để lộ tung tích. Anh cho biết, đã từng có nghe qua lời nguyền 30 năm, nhưng hồi đó các tiền bối chỉ nói: “Chuyện huyền cơ không giải thích được”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cá nhân, anh cho rằng nhiều khả năng lời nguyền 30 năm có liên quan đến quan niệm vòng tuần hoàn 60 năm mà các bậc thâm nho ngày xưa gọi là “lục thập hoa giáp-60 năm”, tức một chu kỳ phối hợp giữa thập can (10 vị thiên can, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với thập nhị chi (12 vị địa chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Còn vì sao lời nguyền lại xảy ra theo quy luật 30 năm, tức phân nửa lục thập hoa giáp, thì theo anh, có khả năng là do đấng bề trên muốn cảnh báo “giữa nhiệm kỳ” với 2 năm liên tiếp để ít nhất một lần trong đời người đều nhận được lời nhắc nhở trừng phạt này để kềm chế sự tác động đến chốn linh thiêng.

Vén bức màn huyền bí



Để khách quan, chúng tôi không bình luận hay lạm bàn đến chuyện đúng-sai, hợp lý hay bất hợp lý xung quanh câu chuyện lung linh huyền bí này. Tuy nhiên, với tất cả nỗ lực, chúng tôi cố gắng liên hệ với nhiều nhà nghiên cứu, tiếp cận với nhiều tài liệu khoa học có liên qua với mong muốn cung cấp đến người đọc thông tin đa chiều về núi Cấm. Theo TS Bùi Đạt Trâm, nguyên GĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, người từng được Ban chỉ đạo thực hiện Địa chí An Giang mời tham gia biên soạn phần nội dung “Địa hình An Giang”, thì giả thuyết cho rằng núi Cấm xuất phát từ lệnh chúa Nguyễn Phúc Ánh cấm dân lui tới nơi đây trong những ngày lánh nạn Tây Sơn có khả năng chưa chính xác. Bởi trong sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tác phẩm ghi chép sớm nhất về đồi núi ở An Giang, tác giả Trịnh Hoài Đức (1765-1825), một đại thần được trọng dụng dưới thời Gia Long, lại không hề “điểm danh” đến núi Cấm.Thật vậy, trong quyển 2 (Sơn xuyên chí), trong phần Trấn Vĩnh Thanh, tuy tác giả có mô tả khá chi tiết đồi núi ở An Giang lúc bấy giờ gồm 19 núi với các thông số địa hình khá đa dạng, như: Đo chu vi núi dùng đơn vị dặm, đo độ cao núi dùng đơn vị trượng…, nhưng tuyệt nhiên không thấy nhắc đến tên núi Cấm. Mãi đến gần nửa thế kỷ sau (1865), sách “Đại Nam Nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, mới bổ sung núi Cấm khi trình này về núi ở An Giang. Theo sách này, An Giang có 24 núi, trong đó ngoài 19 núi trùng với số núi đã được Trịnh Hoài Đức miêu tả, còn có thêm 5 núi được bổ sung, trong đó có núi Cấm (Cấm sơn) nhưng cũng chỉ miêu tả rất ngắn gọn và tuyệt nhiên cũng không đề cập, hay nhắc đến sự kiện lệnh cấm của vua Gia Long: “Ở cách huyện Hà Dương 17 dặm về phía Tây nam, đỉnh núi rất cao, ít người đi đến cũng là một trong Thất Sơn”.

Riêng câu chuyện về Hội Long Hoa, do được xây dựng trên cơ sở yếu tố tâm linh nên rất khó để cân phân đúng- sai, một cách thật chính xác như đáp án của bài toán. Tuy nhiên theo một nhà khoa học có tên tuổi ở An Giang, nếu bóc đi lớp vỏ huyền bí của câu chuyện về tiếng nổ vang trời làm xé đôi núi Cấm, trong đó sẽ hiện ra cung vàng, điện ngọc nơi diễn ra Hộ Long Hoa… thì đó là câu chuyện hoàn toàn có thật và rất có ích cho chúng ta và cho cả hậu nhân ngày sau. Bởi nếu hiểu theo hàm nghĩa cung vàng, điện ngọc là báu vật, thì hoàn toàn chính xác với núi Cấm. Bởi theo ThS Trần Anh Thư, trong mục “Địa chất khoáng sản” (Địa chí An Giang, tập 1) thì trong lòng núi Cấm đang chứa đựng lượng tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và quý. Theo đó núi Cấm có mỏ đá Ốp-lát, chủ yếu là các nhóm đá Granite, Granodiorite… có nhiều màu sắc rất được ưu chuộng trong trang trí cao cấp. Không chỉ vậy, theo ThS Thư, ở sườn Đông nam  lại có loại đá Granite biotit hạt nhỏ của phức hệ Định Quán xem kẽ với các đá Granite hạt trung màu hồng của phức hệ Đèo Cả. Còn ở phía Nam tiếp giáp với núi Nam Qui phân bổ chủ yếu là Granodiorite xám xanh dạng đốm da báo, đỏ bóng và độ nguyên khối cao…Ngoài ra nơi đây còn có nhiều khoáng sản quý khác như: Diatomite dùng trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, dầu ăn…, và cao lanh (đất có chứa khoáng sét mang tên Kaolinite) dùng làm sứ cách điện cao cấp…

Vì vậy, theo một nhà khoa học có tên tuổi ở An Giang, nếu tiếp cận câu chuyện “núi Cấm bị xé đôi” và người làm ảnh hưởng đến cảnh quang nơi đây sẽ phải đền tội theo hướng tích cực, thì đó là lời cảnh báo có ích theo hướng: Nếu không gìn giữ, bảo vệ tài nguyên núi Cấm nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung, thì sẽ gánh lấy hậu quả từ cơn thịnh nộ của thiên nhiên!


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Image016
Mây lành núi Cấm đẹp như Gấm Trời và núi Dài nhìn từ kinh Vĩnh tế
.
Về Đầu Trang Go down
NgTuan
Khách viếng thăm




Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: “Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn   Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeMon Sep 30, 2013 4:00 pm

Tổ tiên ta có nói đại ý rằng: Rừng điêu tàn thì tổ quốc suy vong.
Bây giờ rừng ở VN như thế này đây...



“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn

(VTC News) - Đủ các hình dáng chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết nằm, chết chổng gốc rễ, chết từ gốc lên ngọn, chết lộn cổ xuống thung lũng... Cả một “bảo tàng chết chóc” kinh khủng chưa từng thấy hiện ra miên man trước mắt, bát ngát và vô tận.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07133
PV Lưu Phương Mai (Báo Nhân Dân), nữ phóng viên duy nhất cuốc bộ nhiều giờ trong "bảo tàng chết chóc" trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Cách đây 2 năm, để vào được bản Séo Mý Tỷ, bản người H’Mông cao nhất Việt Nam, gần 2.000m, từ xã Tả Van phải đi bộ cật lực từ sáng sớm, đến đêm mới vào đến nơi. Đoạn đường 20km chỉ có trèo dốc.

Tuy nhiên, hai năm nay, trước khi thủy điện Séo Chong Ho khởi công, con đường ôtô đã được mở vào tận bản.

Tôi ngược dốc vào Séo Mý Tỷ khi đại ngàn pơ-mu được cho là lớn và nguyên vẹn nhất Việt Nam, một “đại ngàn báu vật”, vừa bị ngọn lửa thiêu trụi sạch sẽ.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07304
Tấm biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng trên đường vào Séo Mý Tỷ đã không cứu được rừng.

Đứng dưới bản Séo Mý Tỷ nhìn về hướng ngọn núi Môn Cai Khô, tôi có cảm giác như có màn đêm trước mặt. Ánh mặt trời chiếu xuống dường như vẫn không đủ sáng để gương mặt ngọn núi Môn Cai Khô hùng vĩ hiện rõ. Những tấm hình chụp đỉnh núi này như thể chụp trong bóng đêm. Đại ngàn pơ-mu trên trên dãy Hoàng Liên Sơn đã biến mất hoàn toàn, thay vào đó là một đống than khổng lồ.

Anh Giàng A Cấu, Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng Séo Mý Tỷ, người làm việc canh giữ rừng cùng các đồng chí kiểm lâm suốt 20 năm nay không có đồng lương nào, chỉ tay về dãy Hoàng Liên Sơn nói như muốn khóc: “Ma lửa đốt hết rừng quý rồi nhà báo ơi! Dù có đi khắp núi gần núi xa, cũng chẳng thấy cây cối, con thú nào còn sống sót nữa đâu”.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07275
Đồng bào Séo Mý Tỷ đã mổ lợn thết đãi nhà báo trước khi vào "đại ngàn pơ-mu chết chóc".

Biết tôi có ý định vào khu rừng cháy, đồng bào đã mổ lợn chiêu đãi, bắt tôi nghỉ ngơi dưỡng sức trước khi lên núi.

Sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn phủ kín Séo Mý Tỷ, anh Giàng A Cấu đã đánh thức tôi dậy. Vượt qua con suối Séo Mý Tỷ cạn trơ đáy vì bị chặn dòng, chẳng cần đường mòn, chúng tôi cứ nhằm đỉnh Môn Cai Khô mà leo lên.

Không một cây cỏ dại nào còn sống sót ở nơi từng được coi là đại ngàn pơ-mu nguyên thủy, chỉ có tàn tro và lớp đất tơi vụn lốp xốp vì bị lửa sấy khô kiệt nước.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07144
Đi mãi, đi mãi cũng chẳng tìm thấy ngọn cỏ, nhành cây còn sống.

Chẳng cần đi theo đường mòn lộ rõ vòng vèo qua những sườn núi để lên đỉnh Môn Cai Khô, chúng tôi cứ nhằm đỉnh núi và căn đường thẳng mà trèo.

Đúng là cháy rừng lộ ra lâm tặc! Trên con đường cuốc bộ 3 giờ đồng hồ lên đỉnh núi, tôi gặp la liệt những “xưởng xẻ gỗ” đã cháy đen thui. Những súc gỗ pơ-mu được cưa vuông thành sắc cạnh chưa kịp chuyển ra khỏi rừng, đã cháy thành than.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07262


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07185

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07191

Cháy rừng mới lộ ra mặt lâm tặc!

Hàng loạt thân pơ-mu to 2-3 người ôm, dài tít hút, tuổi đời tính đến cả ngàn bị lâm tặc cưa gốc, đổ ngang dọc phơi thân trên núi, cũng đã bị ngọn lửa đốt cháy tận lõi, biến thành những khối than đen xì. Những gốc pơ mu cũng cháy trơ ra như một cục than.

Đủ các hình dáng chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết nằm, chết chổng gốc rễ, chết từ gốc lên ngọn, chết lộn cổ xuống thung lũng... Cả một “bảo tàng chết chóc” kinh khủng chưa từng thấy hiện ra miên man trước mắt, bát ngát và vô tận.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07170


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07249

Đại ngàn biến thành một "bảo tàng chết chóc" khổng lồ.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07202
Các loài thú cũng bị ngọn lửa đốt thành than hoặc sấy khô.

Đứng trên đỉnh Môn Cai Khô lộng gió nhìn về hướng ngọn lửa bắt đầu, phía Bản Hồ, chỉ thấy mênh mông trùng điệp, hết núi gần lại đến núi xa, một màu đen nguyên bản của tro và than. Những thân pơ-mu vẫn sừng sững giữa trời, nhưng tuyệt nhiên chẳng còn cành lá, chỉ còn lại những cột than tua tủa.

Đi dọc những đỉnh núi thuộc Séo Mý Tỷ, vòng qua Dền Thàng, đến tận Tả Trung Hồ, Ma Quái Hồ, đi miên man suốt 2 ngày trời, đi đến khi chúng tôi bị nhuộm đen bởi than giữa điệp trùng các quả núi, chỉ thấy sự chết chóc man rợ. Tôi không thể tưởng tượng nổi, riêng đại ngàn pơ-mu bị cháy này rộng bao nhiêu, vài trăm hay vài ngàn héc-ta nữa, chỉ biết rằng, có đi vài ngày cũng không hết.


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07267

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07205


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07211

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07212Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07212
Lâm tặc đã bắt đầu kéo vào rừng tận thu kho gỗ cháy khổng lồ.

Không còn thấy rừng đâu nữa, không thấy một chiếc lá xanh nào cả. Tôi cố gắng ghi lại nhiều hình ảnh nhất. Và hy vọng những hình ảnh này sẽ là lời cảnh báo đầy nước mắt về sự vô tâm của con người với thiên nhiên.

Theo anh Giàng A Cấu, ngay khi ngọn lửa xuất phát từ bản Tả Trung Hồ, biết rằng, trong điều kiện khí hậu khô khốc thế này, không chữa cháy kịp thời, ngọn lửa sẽ lan nhanh đến Séo Mý Tỷ, nên già trẻ gái trai cả bản đã lên đường cùng người dân Tả Trung Hồ dập lửa. Tuy nhiên, ngọn lửa ma quái lan nhanh với tốc độ của gió núi.

Chỉ 4 ngày sau, ngọn lửa đã hừng hực như núi lửa, từ đỉnh Môn Cai Khô liếm xuống tận bản Séo Mý Tỷ. Nhờ sự nhanh trí của người dân, đã phát một đường băng rộng hai bên suối Séo Mý Tỷ, nên ngọn lửa đã ngừng lại, không vượt qua được suối để tiến vào chân đỉnh Fansipan.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN DSC07303
Anh Giàng A Cấu: "Không biết cháy mất bao nhiêu rừng già nữa, mấy trăm hay mấy ngàn héc-ta cũng không biết đâu, nhưng phải đi bộ mấy ngày cũng không hết được rừng cháy".

Khi tôi và anh Giàng A Cấu cuốc bộ ngược về đỉnh Môn Cai Khô, thì ngọn lửa từ sườn Tây của đỉnh Fansipan đang phả hơi nóng sang tận Séo Mý Tỷ. Anh Cấu bảo: “Bên Lai Châu lại đang cháy rồi. Cháy trên đó, chỉ còn biết nhờ vào ông Trời thôi, không cứu được đâu”.

Khi trở về Sapa, tôi gặp lại “người rừng” Trần Ngọc Lâm, khi ông vừa xuống núi. Ông Lâm cũng đen nhẻm như thợ lò ở vùng than vừa chui từ hầm lên. Ông lâm bảo, “Rừng Khỉ” đang cháy to lắm, chả có cách nào cứu được.

Ông Lâm gọi khu rừng sườn Tây đỉnh Fan thuộc đất Lai Châu là “Rừng Khỉ”. Đó là cánh rừng hiểm trở, nguyên sơ nhất của Fansipan, nơi chỉ có dấu chân đi lấy thuốc của ông và là địa bàn cư trú an toàn còn lại của đàn khỉ và đàn gấu.

Khu rừng đang cháy nằm trên độ cao tới 2.600m so với mặt nước biển. Trên đó, chỉ có núi đá. Lửa cháy sạch cây cối, cháy cả lớp mùn bám trên đá. Khi ngọn lửa đi qua, gió như bão thổi ngày đêm, quét sạch sẽ lớp mùn. Những cơn mưa sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ xối nốt đất cát, làm trơ ra mặt đá nhẵn nhụi, trắng hếu.

Để có được cánh rừng nguyên sinh trên độ cao này, phải tính bằng triệu năm của quá trình tiến hóa. Sẽ phải chờ loài rêu mọc trên đá, đến loài quyết nguyên thủy, rồi dương xỉ mọc lên, mới lại có rừng già với những cây thân gỗ mọc trên đá. Dưới những tán rừng kỳ lạ đó, chưa biết đến bao giờ mới cho nhân gian những loài thuốc quý.

Sự vô tâm của con người với thiên nhiên đã phải trả một cái giá quá đắt, quá đau đớn, quá xót xa.

Phạm Ngọc Dương


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcR8F5ZGEU8Z6-kBMiFmwlbl9xtY9zn1avaGHhpvv1oE3MfN3oqm
.

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước    Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeThu Nov 14, 2013 10:37 am


Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước


Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN HetThoi-danlambao-0036


Vô Chiêu (Danlambao) - Lời nói đầu: Sau khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời và khi Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu khẳng định Chủ nghĩa Xã hội chỉ là hoang tưởng… Vô Chiêu nhận được nhiều email của quý độc giả đã đọc bài “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ” đặt câu hỏi khi nào đảng Cộng sản tan rã. Bài viết thô thiển này xin được trả lời câu hỏi đó và mong được quý độc giả góp ý.

* * *

Trong những năm gần đây, người dân trong nước bắt đầu tin vào những gì vô hình như là vận nước, định mệnh, số phận, điềm lành, điềm gở… khi nhìn thấy những sự việc bất ngờ xảy ra, hoặc xảy ra nhãn tiền theo luật nhân quả hoặc xảy ra theo những hiện tượng lạ báo trước mà không phải là biện chứng khoa học.

Theo tài liệu về văn hóa Trung Hoa cổ đại, thì thiên thạch va chạm vào địa cầu là một điềm báo, vua đã hành xử sai trái trong việc cai trị dân, hoặc là sẽ có chết chóc của các nhân vật quan trọng hay thiên tai xảy ra làm chết nhiều người hoặc có sự bất ổn chính trị, thay đổi chế độ.

- Ngày thứ Năm 1/8/2013, lúc 2 giờ sáng, một thiên thạch rơi xuống một ngôi làng thuộc tỉnh Tân Cương (Xinjiang) đã để lại một lỗ sâu hơn 3 thước dưới mặt đất. Các công dân mạng cho rằng, hiện tượng này là một “dấu hiệu cảnh báo từ trên trời” và là điềm gở. Sẽ có nhiều sự kiện quan trọng gây bất lợi cho Hoa Lục từ Tân Cương xảy ra trong năm nay.

Quả đúng như dự đoán, ngày 28/10/2013 vừa qua, một vụ khủng bố bằng xe thể thao tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. Cảnh sát cho biết, nhóm khủng bố Hồi giáo Tân Cương đã sử dụng chiếc xe loại SUV lao nhanh suốt 500 thước dọc theo lối đi dành cho khách bộ hành bên ngoài quảng trường, cán hàng chục khách du lịch trước khi nổ và bốc cháy làm thiệt mạng 5 người và 40 người bị thương. Sau vụ này, đảng CS Trung Quốc giải nhiệm tướng Bành Dũng (Peng Yong), tư lệnh vùng Tân Cương và cách chức ủy viên thường trực đảng bộ của tướng này.

Trong quá khứ, nước Tàu đã có nhiều biến cố lớn xảy ra sau những trận sao băng.
-Ngày 8/3/1976, ba tảng thiên thạch lớn và hơn 3.000 thiên thạch nhỏ rơi xuống tỉnh Cát Lâm, (lớn nhất kể từ khi Đảng CS Trung Hoa nắm quyền). Trong năm đó, ba nhà lãnh đạo tối cao của Đảng là Mao Trạch Đông (Mao Zedong), Chu Đức (Zhu De) và Chu Ân Lai (Zhou Enlai) đều qua đời. Kế đến, ngày 28/7/1976, xảy ra trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Hà Bắc (Hebei) cướp đi hơn 240 ngàn sinh mạng.

- Đầu năm 1997, sau cơn sao băng, một tảng thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Sơn Đông, 4 ngày sau, lãnh đạo tối cao của Đảng là Đặng Tiểu Bình chết lúc 9 giờ tối thứ Tư ngày 19/2/1997.

- Trận sao băng (lớn thứ nhì) xảy ra ngày 11/2/2012, với nhiều thiên thạch rơi xuống tỉnh Thanh Hải, sau đó biến cố Vương Lập Quân và vụ bê bối của Bạc Hy Lai diễn ra, phơi bày cho công chúng biết những vụ đấu đá khốc liệt giữa các phe phái trong nội bộ đảng CS. Bạc Lai Hy lãnh án tù chung thân và vợ bị án tử hình.

- Ngày 1/11/2013, vụ nổ kho thuốc súng xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều tại thị trấn Tam Bảo, thành phố Sầm Tây, Quảng Tây. Nhà cầm quyền cho biết 11 người tử vong sau những nỗ lực cấp cứu bất thành, hàng chục người khác đang được điều trị trong bệnh viện.

Trong bài viết “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ” đăng trên trang mạng “Dân Làm Báo” ngày 4/9/2013, Vô Chiêu có nhắc đến lời tiên tri của cụ Diễn như sau:

“Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS sẽ chiếm Miền Nam sau khi Hồ Chí Minh chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp”.

Vừa qua, tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 6 giờ 9 phút chiều ngày 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi. Sau đó, trong nước xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, núi bị nứt, động đất, đá và kim loại từ trên không rơi xuống, đồng thời có nhiều hiện tượng lạ xuất hiện.

- Một tuần sau khi ông Giáp mất, ngày 12/10/2013, lúc 7 giờ sáng, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho thuốc súng của nhà máy Z121, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, 24 người chết và 97 người bị thương.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Datnut

Hình núi nứt tại Nghệ An

- Trung tuần tháng 10 vừa qua, những người dân sống dưới chân núi Rú Dầu, thôn Thượng Tiến, xã Đức Lạc (Đức Thọ) hết sức hoang mang khi tự nhiên núi xuất hiện những đường nứt lớn và dài. Phóng viên Dân trí tận mắt chứng kiến nhiều vết nứt lớn kéo dài trên núi cho biết, có ít nhất 6 vết nứt, mỗi vết nứt kéo dài vài chục đến vài trăm thước, sâu hơn 1 thước. Có nhiều đoạn vết nứt sâu hơn 2 thước, dài khoảng 600 thước.

- Tối ngày 16/10/2013, một nhóm người dân dọn thực bì để trồng keo tại huyện Hiệp Đức, Quảng Nam. Khi đang ngồi nghỉ dưới chân núi thì bất ngờ một mảng núi sạt lở, đổ xuống làm 2 người chết và 1 người bị thương.

- Ngày 6/10/2013, hiện tượng sụt lún đất, nứt đất tại thôn Gia Bắc. Ông Lê Viết Phú, phó chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, các xã Lộc Châu 2 và 3 (Tân Nghĩa) cũng bị sụt lún, nứt đất. Đến nay, có 27 căn nhà bị nứt và lún, trong đó có 4 căn bị sập hoàn toàn. Diện tích canh tác cà phê, rau màu bị ảnh hưởng do sụt lún khoảng 50 hecta.

- Ngày 25/10/2013, khoảng 12 giờ trưa tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, thình lình một tiếng nổ lớn xảy ra trên không, gây sự chú ý của cư dân một vùng rộng lớn. Sau đó, nhiều mảnh kim loại từ trên trời rơi xuống, có nơi làm thủng nóc nhà dân và còn đánh gãy luôn một trụ điện công cộng. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Trưởng công an xã Thuận Quý xác nhận, tìm được một miếng kim loại dài 1 thước rưởi, rộng 7 tấc, nặng đến 17 ký.

- Hôm 26/10/2013, cũng một tiếng nổ lớn tạo thành một hố sâu, lửa khói "phựt" lên cao hơn một thước làm nhiều người hốt hoảng. Đây là hiện tượng chưa từng có, xảy ra trước nhà số 236 đường Bình Lợi, thuộc quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

- Chiều ngày 27 tháng 10, một cột nước phun trào lên cao chừng 2 tấc, nhưng có đường kính rộng gần 4 thước xuất hiện trên sông Tiền Thành, đoạn qua thôn Vân Quật Thượng, thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế). Ông Đặng Sôn cho biết, ông thấy một con Trạch khổng lồ, nổi lên cách đây mấy ngày trước với cái lưng rất to. Còn cô Trương Thị Trúc Linh sinh sống ở đây kể, “Tôi vừa thấy con vật này vài phút trước, nó rất to, thấy luôn cái lưng. Nhưng chỉ một lúc rồi nó lặn xuống”.

Theo báo Thanh Niên, hiện tượng này xuất hiện suốt 4 ngày tại đoạn sông Tiền Thành dưới cầu Vân Quật Thượng, tin đồn lan nhanh, người dân hiếu kỳ kéo đến ngày một đông. Hàng ngàn người dân tụ về quan sát "hiện tượng lạ" làm giao thông tắc nghẽn. Mọi người bàn tán xôn xao, một số cho là hiện tượng "núi lửa sắp hoạt động". Một số khác tin đây là điềm lành, nhưng các bô lão trong vùng bác bỏ lập luận núi lửa sắp hoạt động hoặc điềm lành và họ kể lại rằng: “khúc sông này có một con Trạch thần, khi xuất hiện làm nước sông dậy sóng, mỗi lần xuất hiện thì không bao lâu sẽ thay đổi chế độ. Lần đầu xuất hiện vào năm Quý Tỵ (1953), lần thứ hai vào năm Giáp Dần (1974) và lần này là lần thứ ba”.

Trước khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời cũng đã xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, đá núi rơi và động đất.

- Ngày 3/9/2013, một trận động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam làm cho cư dân trong vùng lo sợ.

- Tháng 9/2013, một tảng đá khoảng hơn một tấn bất ngờ rơi từ độ cao gần 250 thước xuống đường lên núi Cấm (An Giang), khiến chính quyền phải phong tỏa đường lên khu du lịch nổi tiếng này để tránh nguy cơ đá đè chết người làm cho giao thông tắc nghẽn.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Daroi

Hình núi đá rơi tại Nghệ An

-Vào rạng sáng ngày 11/9/2013, tại chân núi Rồng, thuộc xóm Rồng, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã xảy ra một vụ sạt lở núi đá kinh hoàng. Ba hòn đá ước lượng nặng khoảng gần 50 tấn đã lăn xuống làm sập và hư hỏng 3 căn nhà.

Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ (vùng đất thiêng có đền thờ Quốc Tổ), Nguyễn Phú Trọng đã “lỡ mồm” lên án những ai đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng, đạo đức” bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết bài cho rằng ông Trọng“không có tư cách” để nói như vậy với nhân dân Việt Nam.

Cũng trong bài viết “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ”, Vô Chiêu cũng có nói đến vụ sạt tường đình Lại Đà là điềm gở, sẽ gây hệ lụy cho ông Nguyễn Phú Trọng, nguyên văn như sau: “Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực của ông Trọng bị suy sụp”.

Mới đây, Báo Thanh Niên số ra ngày 24/10/2013 cho biết, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Đây là một câu nói trái ngược hẳn với đường lối và những định hướng của đảng Cộng sản từ trước đến nay. Bằng câu nói này, ông Trọng đã chính thức khai tử cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Nói cách khác ông Trọng đã thú nhận là dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn bị lừa dối bởi đảng của ông từ trước đến nay. Ông đã thú nhận tội lỗi của ông và đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua khi phát biểu khẳng định chủ nghĩa xã hội chỉ là hoang tưởng.

Nếu chiếu theo luật lệ của nhà cầm quyền Cộng sản đề ra, thì ông Trọng sẽ phải bị truy tố theo khoản b, mục 1, điều 88 của Bộ luật Hình sự về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Satlo

Hình núi Nghệ An sạt lở

Ông Trọng sẽ không bao giờ bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa vì không một ai trong đảng dám đặt vấn đề này và hơn nữa, chưa có một tiền lệ nào truy tố quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng tiếng nói của ông Trọng sẽ không còn giá trị trong đảng và chiếc ghế Tổng bí thư của ông sẽ có người khác ngồi trong kỳ tới.

Theo bản nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Dư Luận Xã hội (tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị CSVN), trong đó nói rõ ràng: Đảng viên bây giờ đều chán nản và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng sản và học thuyết Mác Lê nữa vì học thuyết Mác Lê đã lỗi thời và đảng Cộng sản đang đi vào ngõ cụt.

Trong bài “Tang lễ Võ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy não”. Trần Trung Đạo viết: “Lý do chính làm tan vỡ các chế độ CS châu Âu phát xuất từ chỗ nhân dân các nước Đông Âu và Liên Xô đã vượt qua được căn bịnh tẩy não. Các chính sách tuyên truyền tẩy não từ thời Lenin, Stalin đã không còn hiệu quả, không thuyết phục và cũng không làm người dân sợ hãi, không còn ai kể cả các lãnh đạo đảng tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng Sản. Một khi chính sách tuyên truyền không tác dụng, chế độ độc tài sẽ sụp đổ.Sau hơn 70 năm đối kháng trong âm thầm nhẫn nhục giữa lừa dối và chân thành, giữa bạo lực trấn áp và khát vọng tự do, giữa độc tài và dân chủ, giữa cổ võ chiến tranh và yêu chuộng hòa bình, giữa hận thù và tình yêu, cuối cùng, sự thật đã thắng tại châu Âu và sẽ thắng ở Việt Nam. George Orwell đã viết “trong xã hội đầy lừa dối, cất lên một tiếng nói thật là một hành động cách mạng”, hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần những con người làm cách mạng bằng cách sống thật và nói thật”.

Hiện nay, nhiều sự việc nghiêm trọng đã xảy ra gây bất lợi cho nhà cầm quyền CSVN do những con người chẳng những “sống thật”, “nói thật”, mà còn “làm thật” nữa như:

-Cao trào nông dân chống cường quyền “cưỡng chế” đất đai đã lên đến tột đỉnh, điển hình qua vụ cưỡng chế đất đai của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.

- Cao trào tuổi trẻ yêu nước đang phát triển mọi nơi.

-  Cao trào công nhân tranh đấu đòi công bằng đang tiếp tục.

- Cao trào đòi hỏi nhân quyền đang được thế giới quan tâm.

- Cao trào bảo vệ tôn giáo chống Cộng sản đàn áp thô bạo. Mỹ Yên kế tục truyền thống đấu tranh bất khuất vì công lý và hòa bình của người dân Thanh-Nghệ-Tĩnh.

Năm 1945 đến nay là khoảng thời gian được xem là vận mệnh bi thảm nhất của dân tộc Việt trong suốt gần 5000 năm lịch sử. Muốn thoát khỏi vận mệnh bi thảm nầy, người Việt cần phải dẹp bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Muốn giải thể chế độ, trước nhất phải động viên tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc càng mạnh thì càng có khả năng cô lập nội thù và chống ngoại xâm. Hai mặt này cùng hỗ trợ nhau, nhịp nhàng tiến hóa thì Tổ quốc Việt Nam mới có cơ trường tồn.

Theo lời tiên đoán của cụ Diễn và những sự việc cùng hiện tượng xảy ra một tháng trước và sau khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thì người viết tin rằng: “Sự sụp đổ của chế độ và đảng Cộng sản tan rã là điều hẳn nhiên, chắc chắn không thể tránh khỏi, mà điều này không tùy thuộc vào đảng hay nhà cầm quyền nữa, mà tùy thuộc vào lực lượng nhân dân đứng lên hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có thay đổi lúc đó. Hồn thiêng Sông núi đang phù trợ cho vận mệnh của đất nước Việt Nam…”./.

Vô Chiêu
danlambaovn.blogspot

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcToyvEqdII6J6qVaWTLTklCRBCnw77n27DMpTqCtduVnqF26AweIA

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcTsaed6R0BSUa0wfvMEAcZjtT1FbMmz05oqXw1d0cUIizvrqT9O

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcTjkPBkcs37p1750Cj00ykBKdujPyLMZPpRWuSiFGsFDh5uso4afQ
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN   Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitimeMon Dec 08, 2014 3:40 pm

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 40

Thiên nhiên đã nổi giận? ... với ai?

VietTuSaiGon (RFA)

Đất lở, đá chuồi, lũ quét, động đất, mưa đá, bão tố quăng quật… Hàng loạt thiên tai xuất hiện dày đặc và cuồng bạo ở khắp ba miền đất nước trong vài năm trở lại đây đã làm cho đời sống vốn nghèo khổ của đa phần người dân lại càng thêm khó khăn, ngột ngạt.

Thú rừng xuất hiện ngày càng nhiều ở đồng bằng sau mỗi trận lụt, và con người sau cái đói của ngày mưa tháng lũ lại hè nhau đi tìm thú để săn lùng, không có ngóc ngách nào là con người bỏ qua, từ đào đất tìm hang cho đến đặt bẫy, săn bắn, châm điện, ném thuốc nổ… Không có thủ đoạn nào là con người không dùng đến.

Khi con người càng điên cuồng với thiên nhiên, cái giá phải trả là thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ bằng thiên tai, dịch hoạ, hiện tượng lạ bất lợi cho đời sống con người và hàng loạt những tai ương như một ẩn số luôn phục kích loài người.

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Ranlucduoido

Một tháng nay, hầu như cả miền Trung náo động vì chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày thêm nhiều và số người bị loài rắn này cắn ngày càng gia tăng. Báo chí trong nước đã đồng loạt đưa tin về chuyện này. Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau, trong đó có người nghi ngại “nước lạ“ đã lén lút thả loài rắn này để cắn người Việt Nam, cũng có nhiều người lại nghiêng về giả thuyết thiên nhiên đã nổi giận.

Ở hướng giả thuyết thiên nhiên nổi giận, người ta nói về sự mất cân bằng sinh thái, sự mất đi số lượng quá lớn của cầy, cáo, chuột… Đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thức ăn cũng như loài khắc tinh của rắn lục đôi đỏ, khiến nó trở nên hung dữ và tìm xuống đồng bằng để tìm thức ăn…

Nhưng trong giả thuyết này không đặt câu hỏi: Loài rắn này vốn dĩ không quen với môi trường đồng bằng, chủ yếu sống trên các dãy núi, trong đó phần lớn sống trong dãy Trường Sơn, làm thế nào nó đã thiên di hàng trăm cây số xuống đồng bằng để sinh sống? Và tại sao nó chỉ xuất hiện ở miền Trung? Và đáng sợ hơn cả là loài rắn vốn không sống trong môi trường nước này hiện tại có khả năng di chuyển trong nước rất nhanh, có thể sống trong môi trường nước một cách bình thường.

Phải chăng chỉ có miền Trung thường xuyên xãy ra lũ lụt, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, sau những trận lụt lớn, ở đồng bằng xuất hiện nhiều thú rừng, rắn lục đuôi đỏ cũng là một trong những loài bò sát đã thiên di theo dòng nước nhưng con người chưa phát hiện, chưa săn bắt vì loài này có trọng lượng không lớn, sống kín đáo trong các lùm cây?!

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN 12977583-17-5,_Anh_1,_Thuy_dien_Song_Tranh_2

Và những công trình thuỷ điện, hồ chứa mọc lên khắp miền Trung nhấn chìm hàng triệu mét vuông rừng tự nhiên vào lòng hồ cũng đã nhấn chìm hàng ngàn loài thú rừng xuống nước. Để thich nghi và tồn tại, loài rắn này tập làm quen với môi trường nước. Chính dòng nước lũ đã đưa chúng về đồng bằng?

Ở đồng bằng hiếm hoi chồn,cầy rừng, chỉ có chó nhà nhưng chó nhà không dám ra đường vì sợ bọn người đập trộm, chính vì thế, điều kiện sinh tồn của nó rấn đuôi đỏ rất cao. Đặc biệt năm nay tuy có mưa, độ ẩm cao nhưng thuỷ điện không xả đập, không có lụt, loài rắn này tha hồ sinh sôi nay nở vì gặp thời tiết thuận lợi… Thật là đáng sợ khi nghĩ đến chuyện môt ngày nào đó thuỷ điện xả lũ, nước tràn về bất ngờ, mọi thứ giao thông tê liệt, loài rắn này bò lỏm ngỏm trong dòng nước… Lúc đó, tai hoạ khó mà lường được!

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Thuy-dien-Ia-Krel-2

Nhưng có phải vì thế mà tìm cách giết sạch loài rắn này? Câu hỏi này rất quan trọng đối với người Việt Nam. Với thói quen chỉ nhìn thấy trước mắt, đa phần nông nổi, thiếu tầm nhìn chiến lược, đã có hàng ngàn bài học trả giá bằng máu và nước mắt kể từ khi “thống nhất đất nước” đến nay nhưng người ta vẫn cứ để tái diễn bởi lòng tham và sự nông cạn.

Ngay ở trung tâm thành phố Sài Gòn và Hà Nội, nơi được xem là trung tâm kinh tế, văn hoá của hai đầu đất nước, người ta có thể ngang nhiên chặt bỏ hàng trăm cây gỗ lớn thuộc vào hàng cổ thụ trăm năm. Trong khi đó, để có một cổ thụ, phải tốn rất nhiều năm, thậm chí vài trăm năm, vài mươi thế hệ để trồng, chăm sóc và giữ gìn.

Nhưng để xây dựng bất kì công trình nào cho dù vĩ đại, tầm cỡ quốc tế, lịch sử gi gì đó, người ta cũng không tốn quá mười năm.  Điều đó cho thấy người ta đã mang cái hàng trăm, hàng ngàn năm ra đổi lấy cái vài năm. Cách làm này, con người tiến bộ và biết suy nghĩ không bao giờ chọn, bởi nó không chỉ mang tính lich sử, nhân văn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh của con người.

Một cây gỗ rừng phải tốn đến cả vài trăm năm, thậm chí những cây gỗ lớn, thuộc hàng danh mộc có thể sống cả ngàn năm nơi rừng thiêng, nhưng, với con người, đó là món hời để ốp trần nhà, ốp tường, thậm chí lót sàn để thể hiện “đẳng cấp”. Không ai dám trả lời ngôi nhà tồn tại được bao lâu, khi nào người ta sẽ đập phá để xây dựng cái mới nhưng cái cây thì chắc chắn mất đi vĩnh viễn!

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Images?q=tbn:ANd9GcSXKrOaR6KYAR3ywdqm2JDFSD2Qo59os8uViSqIZtvhWBzYUlU3

Cũng như để ngồi nhậu với nhau vài giờ đồng hồ, người ta sẵn sang bỏ ra hàng đống tiền để giết chết một con vật đã tồn tại và giúp con người cân bằng sinh thái mấy mươi năm. Không ai trả lời được là bữa nhậu giúp ích được gì và sự ích lợi này kéo dài được mấy năm.

Chung qui, để thoả mãn sự ham thích, lòng tham ngắn ngủi, con người đã bất chấp đánh đổi những gì vốn dĩ tồn tại lâu năm, có quan hệ mật thiết với đời sống của đồng loại cũng như đời sống của hành tinh này. Nhưng, ai đã đánh đổi?

Một người nghèo có đủ khả năng ốp trần nhà, ốp tường nhà, lót sàn nhà bằng gỗ quí, gỗ lâu năm? Một phó thường dân có đủ khả năng chi trả một bữa nhậu thịt rừng quí hiếm trong nhà hàng sang trọng? Không, chỉ có những quan chức, những triệu phú, tư bản đỏ mới đủ khả năng làm chuyện này!

Đến đây, không cần nói gì thêm, ngay cả bài học thời niên thiếu dưới mái trường Cộng sản xã hội chủ nghĩa về một đất nước “rừng vàng biển bạc…” cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nước khô kiệt tài nguyên, thú hoang tan loạn chạy và đụng chạm với con người như hiện tại.

Thiên nhiên đã nổi giận. Nhưng nổi giận với ai? Và ai đang hưởng thụ, ai đang trả giá cho việc hưởng thụ ngu xuẩn đó. Đã đến lúc cần phải trả lời rốt ráo và giải quyết triệt để câu hỏi này!

Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Hg6e1uh7
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN   Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 5 địa điểm bí ẩn trên thế giới
» Những điểm phụ nữ 'mạnh' hơn đàn ông
» Stuttgart - điểm du lịch hấp dẫn ở miền nam nước Đức
» Người đẹp, chiếc ghế và “nhóm lợi ích”
» Quan điểm của người Mỹ gốc Việt về giáo dục trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến