Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan thuoc quynh nhac trong linh chất nguyet hoang VNCH sáng ngam bich Nhung Chung phải chẳng Nguyen không truyện quốc Saigon quang Trung ngắn chuyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui

Go down 
Tác giảThông điệp
NDuyVinh
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeSun Jul 07, 2013 10:07 pm


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui

Nguyễn Duy Vinh



Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcQptfL1aZhTSkt7tvk0qV1Na1HB0sl_uqcGT3aFMc1McS3ybbaY7w


Tôi được sinh ra và lớn lên ở Xuân Lộc. Bố mẹ tôi là dân di cư, còn được gọi là Bắc Kỳ “chín nút” (1945). Gia đình bố tôi ngoài Bắc (xin tạm dấu tên làng quê của bố tôi) trước kia giàu lắm, có đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Vì có hai ông em theo kháng chiến, bố tôi biết trước sau Việt Minh cũng sẽ thắng và vì là con cả trong gia đình (lúc đó ông bà nội tôi đã qua đời), bố tôi đem cả ruộng vườn nhà cửa tổ tiên ra bán và ông đem gia đình xuôi Nam. Nhờ nói được tiếng Pháp thông thạo, ông tìm được việc tốt (làm thông dịch viên) với quân đội viễn chinh Pháp và thế là gia đình tôi dọn về Xuân Lộc, nơi có một sư đoàn lính Pháp đóng và cũng là nơi có đồn điền cao su Pháp lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Và ở đây tôi đã ra chào đời trong khung cảnh loạn lạc và trong những tháng năm sôi động nhất của chiến trường Đông Dương.

Lúc đó quân đội Pháp đã trở lại Đông Dương với ý định lập lại nền đô hộ tại ba nước Việt Miên Lào, sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh và rút khỏi Việt Nam năm 1945. Không có tuần nào mà không có trận đánh nhỏ giữa Việt Minh và Pháp, xảy ra khi thì ngoài quận Xuân Lộc khi thì ngay trong lòng quận. Chính nhà của bố mẹ tôi cũng cháy tan tành năm 1947 sau một đêm khi Việt Minh xâm nhập vào Xuân Lộc và đốt phá khắp nơi.

Tuy nhiên, những kỷ niệm về Xuân Lộc của tôi không chỉ là những kỷ niệm buồn. Mặc dù loạn lạc, tôi cũng đã được hưởng những ngày tháng an lành và được sống  những giây phút hồn nhiên tại thành phố Xuân Lộc bé nhỏ xinh xinh. Và tôi xin phép được nói thêm một tí về bố tôi. Ông mà còn sống chắc sau 1975 đã được vinh danh là anh hùng với nhà cầm quyền hiện nay. Vì ông đã cứu rất nhiều binh lính và sĩ quan Việt Minh bằng cách nói (chắc chắn là nói dối) với vị đại úy Pháp chỉ huy lúc đó là những người Việt Minh bị Pháp bắt sau những trận đánh đó đã bị bắt nhầm, họ chỉ là dân quê ! Sau này có lúc mẹ tôi ốm nặng, Việt Minh đã gửi vài nữ cán bộ từ chiến khu D về làm công việc nhà tôi như nấu ăn giặt dũ để phụ giúp bố tôi vì họ muốn trả ơn những gì bố tôi làm (có thể trong những người được Pháp thả có một hay vài sĩ quan cao cấp của Việt Minh, điều này tôi không kiểm chứng được mà chỉ nghe mẹ tôi kể lại sau này). Cho đến năm 1954, khi quân đội Pháp thua trận và sửa soạn rời Việt Nam là lúc bố tôi mất việc và cũng là lúc gia đình tôi dọn về Sài Gòn. Từ đó tôi không quay lại Xuân Lộc nữa và tính lại như thế đã hơn 50 năm. Trong ký ức tôi vẫn còn ghi lại hình ảnh những đêm trăng sáng đi rước đèn Trung Thu với bọn trẻ con trong xóm, những ngày đi học tại trường tiểu học Xuân Lộc với vị thầy khả kính tên là thầy Đô, những hôm rượt chạy trong ruộng bắp cạnh trường với đám học sinh, những hôm lang thang la cà hết hàng ăn này đến hàng ăn khác trong chợ Xuân Lộc bé nhỏ dễ thương. Và dĩ nhiên tôi cũng không quên được cảnh những người lính Lê Dương tra tấn những tù binh Việt Minh trong doanh trại quân đội Pháp, trong đó có một số tù binh đã được bố tôi xin ông đại úy Pháp trả tự do vì ông đã tin vào những lời cam đoan của bố tôi. Một cách tra tấn của quân đội Pháp là họ dùng nước mía và nước đường tưới lên người các tù binh Việt Minh rồi họ bỏ mặc những tù binh này bị cột ngoài bãi sân nắng gắt để kiến lửa tha hồ tìm đường ngọt bò cắn khắp thân thể những tù binh.  Ai nhìn cảnh đó cũng động lòng thương, và dĩ nhiên trong đó có bố tôi.

Thoáng đi hơn 50 năm, tôi đã gần như quên đi hai chữ Xuân Lộc… cho đến tuần vừa qua…

Tuần vừa qua tôi đọc được tin tức nổi dậy của tù nhân trại tù Z30A tại Xuân Lộc. Hai chữ Xuân Lộc đủ để tôi tò mò đọc thêm. Sau đó tôi lại đọc được bài của ông Trần Văn Huỳnh trên mạng tả lại cặn kẽ hoàn cảnh ông đi tìm con là anh Trần Hình Duy Thức (con ông là tù nhân chính trị bị giam ở trại Z30A và sau đó bị dời về trại Xuyên Mộc ngay sau cuộc nổi dậy mà gia đình ông không được nhà nước thông báo). Ông tả lại cách hành xử hống hách không chút tình người của những cán bộ và những vị sĩ quan công an quản trại. Tôi rất xúc động khi đọc những hàng chữ của ông Trần Văn Huỳnh. Tôi không ngờ ngày nay công an Việt Nam hành xử cũng ác không thua gì lính Lê Dương thuở trước. Lính Lê Dương hành hạ người khác giống thì có thể còn hiểu được mặc dù lòng mình rất căm phẫn lúc đó, còn đây những công an Việt Nam là những người cùng chung dòng máu Việt Nam, sao họ có thể nhẫn tâm như vậy. Dù sao những tù chính trị, và ngay cả những tù hình sự, họ cũng là con người, và là người Việt Nam.

Bài của ông Trần Văn Huỳnh nói lên cách hành xử không tình người và thiếu văn hóa của công an Việt Nam. Cách hành xử này đã thành thông lệ từ Nam ra Bắc nếu các bạn chịu khó theo dõi tin tức trong nước. Gần đây nhất có một tấm hình làm tôi mủi lòng. Tấm hình chụp ba người đàn bà can đảm, một bà là vợ cũ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (đang bị tù), còn hai bà kia là mẹ của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, hình chụp trước ngày Kha và Uyên bị tòa án Long An xét xử.  Tôi xin “dán” lại đây tấm hình tiêu biểu này để các bạn cùng xem:

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Image0028

Những cặp mắt tuy có chút xót xa, nhưng cũng đầy dũng lực và cho thấy một ý chí,  một quyết tâm không lùi bước trước bất công, một niềm hy vọng đòi hỏi công lý cho đứa con mình, cho chồng mình, những Đinh Nguyên Kha, những Nguyễn Phương Uyên, những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, những Tạ Phong Tần, những Đỗ Thị Minh Hạnh, những Cù Huy Hà Vũ và những Trần Huỳnh Duy Thức…

Công an Việt Nam phải chứng tỏ mình làm khá hơn các người lính Lê Dương. Xin đừng hành hạ những người cùng dòng máu. Đại tướng Trần Đại Quang, nếu ông còn trái tim biết thương người, xin ông ra lệnh các đội ngũ công an triệt để phải nghe lời ông và sửa đổi cách hành xử tàn bạo với người dân.


Người dân trong nước phải trải qua bao khó nhọc trước những tình huống éo le khi con, khi vợ, khi cha, hoặc khi chồng mình đã có những trăn trở, những bài viết, những lời nói và những cử chỉ chống lại sự đàn áp và xâm lăng của Trung Quốc ngoài biển Đông. Tại sao nhà nước lại đàn áp những người yêu nước này ? Nhà nước đã đem những luật hình số 88, số 79 hoặc số 258 để kết tội cho những thanh niên yêu nước đó. Những phiên tòa khoác tội này ai cũng biết là thiếu tính cách pháp lý và thật sự là những phiên tòa cả vú lấp miệng em. Luật sư trong nước dù cho cãi hay cách mấy, hay dù cho có những bằng chứng hùng hồn nhất cũng không làm thay đổi được tình thế vì nhà nước đã khẳng định như thế. Và những vụ cãi trước tòa chỉ là những chiếc áo hình thức khoác ngoài che dấu cho những bản án đã được quyết định từ trước và được ban xuống từ Bộ Chính Trị (BCT).

BCT gồm cả thảy 14 ông trong đó có các ông chủ tịch nước, tổng bí thư ĐCSVN, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và bộ trưởng bộ công an. Xin các bạn cùng tôi nhìn ngắm tấm hình của năm ông chụp năm ngoái, lúc các ông cùng đi bộ vào thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi họp Ban Chấp Hành Trung Ương .


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Image0036

Ông nào cũng đẹp cũng oai phong. Riêng ông thủ tướng Việt Nam thì ông cười rất tươi như trong tấm hình dưới đây. Một nụ cười thật đắc chí bên cạnh những vẻ mặt đăm chiêu của các đồng chí trong BCT. Ai cũng mặc đẹp. Ai cũng có cờ hiệu trên áo. Họ rất hãnh diện là những người chỉ huy và lãnh đạo quốc gia. Tương phản với bức hình có nụ cười rạng rỡ của ông Nguyễn Tấn Dũng là một bức hình tiêu biểu với những cái nhìn ngỡ ngàng xót xa và buồn tủi của những bà mẹ và cô gái Việt Nam đi đòi công lý cho chồng, cho con và cho cha mình. Nhìn bức hình này, tôi thoáng nghĩ đến một bài hát của Trịnh Công Sơn trước 1975 mà tôi cho là vẫn còn rất hiện đại:

Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ (Việt Nam vẫn) chưa vui.



Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Image0052 


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Image0072
.
Về Đầu Trang Go down
NDVinh
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Sao mắt mẹ chưa vui - TCS - Khánh Ly   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 11:32 am


Sao mắt mẹ chưa vui
 TCS - Khánh Ly





1. Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngợp người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi

2. Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm

Ðêm nay hòa bình tôi muốn nghe
Lời nói âm u trên đường về của mẹ
Ðiệu hát hoang vu trên phố sáng của anh
Giọng cười em thơ âm thầm từ thềm vắng
Chị hát nghẹn ngào bên nôi ấm của con

Ðêm nay hòa bình tôi muốn đi
Tìm thấy em thơ trong nụ cười của chị
Tìm thấy mẹ xưa trên môi nín của cha
Tìm gặp tên anh trong tình người vợ góa
Tìm thấy bạn bè trong nỗi nhớ của ta

3. Ðêm nay hòa bình sao anh lại chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngợp người
Ðêm nay hòa bình anh gọi thầm tên ai
Gọi tên ai trong căn nhà nhỏ
Anh đi trận về nghe lại chuyện kể
Ngỡ giấc mơ

4. Ðêm nay hòa bình sao mắt chị chưa vui
Chị hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình sao chị còn bâng khuâng
Chị ru con sao ru lạnh lùng
Ru cha bỏ mình
Ru đời chỉ còn mẹ với con.

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: NGƯỜI MẸ KHỐN KHỔ CẦN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 3:15 pm


NGƯỜI MẸ KHỐN KHỔ CẦN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ

Có người mẹ nào mà nỗi đau chồng chất nỗi đau như em không anh?

Đó là chị Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy.

Rao bán hạt giống

Khi thấy người mẹ khốn khổ này rao bán hạt giống lên mạng facebook, lòng tôi thắt lại. Trấn tĩnh một lúc, tôi lại tự an ủi, biết đâu, cô ấy chỉ có ý đối với bạn bè thân quen, ai cần thì cho. Tôi liền gọi điện hỏi cặn kẽ thì chị Liên cho biết, chị làm hạt giống để bán thật. Chị rao như sau:

Bà con nào cần hạt giống thì nói mình nhé.
Đang đúng thời vụ, gieo xuống là có ăn liền.
Mình có giống bầu hồ lô, bầu sao.
Mướp khía, mướp trâu, mướp hương.
Bắp nếp trắng, bắp nếp tím.
Hạt mồng tơi, hạt rau muống.
Bà con nào cần, liên hệ với mình nhé.


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Be1baa7u-e1373108269481

 
Gia đình


Mọi người đều biết, chị Liên có hai đứa con đang trong trại giam. Đinh Nguyên Kha sinh năm 1983 bị bắt cùng với Phương Uyên và đã thành án (8 năm tù giam chưa kể hành vi được cho là “chế tạo, thử nghiệm vật liệu gây nổ” họ còn treo lại).

Còn Đinh Nhật Uy sinh năm 1983 là anh của Kha bị bắt tạm giam ngày 15/6/2013 để điều tra về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 Bộ Luật hình sự).

Kha và Uy còn môt người chị cả là Quỳnh Như, sinh năm 1979, hiện hai vợ chồng Như đang trong giai đoạn làm thủ tục ly dị.

Tôi quen chị Liên trong một buổi gặp mặt tại Hà Nội. Cảm nhận đầu tiên về chị là một người đàn bà nhỏ bé, vẻ mặt khắc khổ nhưng cứng cỏi. Nhìn chị, tôi không tưởng tượng được chị sinh năm 1961 nghĩa là chị mới 52 tuổi.

Chồng chị là anh Đinh Văn Chuộng sinh năm 1956.
 

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 20130429_112213-e1373104210379


Chị cho biết hai vợ chồng chị đều bị bệnh mãn tính, mất sức lao động, nguồn sống nhờ cả vào Đinh Nhật Uy. Tiền thuốc men chi phí các thứ thì Uy và chị đầu lo.

Mất chỗ dựa kinh tế:

Sau khi họ bắt tiếp Đinh Nhật Uy, tôi hỏi bây giờ anh chị sống như thế nào? Chị trả lời:

- Bây giờ, 2 con trai đều trong trại giam, hai vợ chồng em chỉ còn trông vào vườn rau và mấy đàn gà. Ngoài ra, còn phải thăm nuôi hai cháu.

Việc Kha rồi Uy bị bắt còn dẫn đến hậu quả về kinh tế khá nặng nề. Chị bảo, từ lúc Kha bị bắt thì công ty của Uy cũng ngừng hoạt động luôn, để lại món nợ ngân hàng là 50 triệu đồng. Từ giờ tới tháng 11 em phải trả 15 triệu tiền gốc cho họ.

Số tiền này em vay cho cháu Uy làm ăn. Ngân hàng nghe tin cháu bị bắt liền kêu em trả hết tiền đi rồi họ cho vay lại, trong khi em vay mới 8 tháng. Em phải nói mãi, họ mới tạm thôi.

Chưa có tiền thuê luật sư:


Cách đây ít hôm, tôi thấy chị Liên đăng lên 2 bản hợp đồng thuê luật sư (một HĐ bào chữa cho Đinh Nhật Uy và một HĐ bào chữa cho Đinh Nguyên Kha. Tôi đọc thấy giá trị hợp đồng là 20 triệu đồng. Chị viết kèm theo mấy câu:

Ai có làm mẹ mới thấu hiểu nổi đau của mình khi đưa lên những hình ảnh này.
Xin mọi người hãy chia sẽ cùng gia đình tôi vượt qua cơn khốn khó này.


Xem link:
https://www.facebook.com/lien.menguyenkha/posts/137039819835326

Đám cưới phải hủy bỏ:

Lại có lần chị đưa lên bức ảnh chụp một đống thiếp cưới, kèm theo là mấy dòng chữ:

Mình phải làm sao với những thiệp cưới này?
Muốn khóc quá, mọi người ơi!



Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Thiep-cuoi-e1373104448630 

Link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=137040599835248&set=a.120145671524741.1073741828.100005879251012&type=1

Sự việc này trước đó tôi không hề biết, tôi liền hỏi chị, chị bảo:

- Còn chuyện vợ con của Uy, em tính là 28-7 này là làm đám cưới cho cháu. Em sắp đặt xong xuôi hết rồi, chỉ còn đi mời hai bên nội, ngoại, khách, bạn bè lối xóm đến chung vui. Đùng một cái họ bắt Uy, tới hôm nay em còn chưa dám xuống giáp mặt anh chị sui để nói chuyện hồi đám cưới.

Thấy vợ nó lần nào lên gặp em cũng khóc sưng cả mắt, em chịu không nổi. Thà em khổ chứ đừng để bọn trẻ bị tan đàn xẻ nghé như vậy. Có người mẹ nào mà nỗi đau chồng chất nỗi đau như em không anh?

Tôi chỉ kể hết sức vắn tắt những câu chuyện đã trao đổi với chị để tránh lan man trong bài viết. Thực ra, chị không chủ động kể cho tôi mà do quan tâm thì tôi hỏi. Chị bảo: “Tại anh hỏi thì em mới tâm sự với anh như đứa em gái cần sự sẻ chia của người anh trai”.

Chị Liên có nick trên facebook là KimLiên Mẹ Uy Kha
Đọc thì đoán ra được chị lập nick này từ sau khi Kha, rồi Uy bị bắt để chia sẻ với mọi người.
Song song với chị còn có nick của mẹ Phương Uyên là Nhung MebeUyen.

Tuy mới tham gia fb nhưng có vẻ chị đã thành thạo những thao tác cơ bản. Một người mẹ lâm vào hoàn cảnh của chị, nhiều người có lẽ bị gục ngã. Nhưng đọc trang fb của chị ta nhận thấy ở chị một tính cách cứng cỏi, tự tin. Chị giao lưu rất chan hòa với mọi người.

Chị tâm sự:
-  Dù hoàn cảnh tưởng như không có lối thoát nhưng không có gì quật ngã được em. Em vẫn lạc quan vẫn bình tĩnh trước mọi tình huống. Có như vậy mới vực được cả nhà em sống mạnh mẽ và hy vọng một ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.

Đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói của chị Liên sau khi tòa án Long An tuyên con trai chị là Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam:

“Mẹ rất hãnh diện những chuyện con làm. Con đừng lo lắng, sợ sệt gì hết trơn. Con đừng suy nghĩ, tại con mà gia đình mình khổ. Mẹ có khổ thế nào mẹ cũng hãnh diện vì con.”

Cho đến khi đứa con trai còn lại bị bắt nốt, chị vẫn mạnh mẽ, cứng cỏi như thế.

Khi chị viết:
“Ai có làm mẹ mới thấu hiểu nổi đau của mình”
“Muốn khóc quá, mọi người ơi!”

Tôi tưởng tượng ra chị vừa gõ chữ vừa lã chã nước mắt.

Như tít bài viết, tôi gọi chị Liên là người mẹ khốn khổ. Dù vậy, chị không phải là người phụ nữ đáng thương hại. Những gì chị làm, những gì chị nói cho thấy đây là một người mẹ rất đáng kính trọng.



Một người mẹ như chị Nguyễn Thị Kim Liên cần được chia sẻ, giúp đỡ.

Sự giúp đỡ về kinh tế xin gửi thẳng về tài khoản của chị Liên. Tài khoản này tôi biết được là do tôi hỏi chị để chuyển cho chị chút tiền bớt từ đồng lương hưu của tôi. Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa gom góp được số tiền định gửi.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long An, Chi nhánh khu vực 2.
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Kim Liên.
SốT/K: 6618205028210


Ngoài ra, rất mong ngân hàng giãn nợ cho chị Liên trong giai đoạn khó khăn này.

Lời cuối bài: Có thể bạn đọc nào đó băn khoăn: “Thế còn mẹ bé Uyên thì sao?

Tôi nghĩ cả hai người mẹ đó đều cần được giúp đỡ. Nhưng cho đến nay, tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu về gia đình Phương Uyên. Mọi người quan tâm có thể liên hệ với chị Nhung (mẹ bé Uyên) qua số điện thoại: 01279647201

Địa chỉ: Nguyễn Thị Nhung, thôn Lâm Giang, xã Hàn Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Còn số điện thoại của chị Liên là: 0977841414
Địa chỉ: Nguyễn Thị Kim Liên, số 584, quốc lộ 62, phường 6, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Hà Nội ngày 6/7/2013
Nguyễn Tường Thụy
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Tâm sự của người mẹ có hai con trong tù   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeTue Jul 09, 2013 2:01 am


Tâm sự của người mẹ có hai con trong tù

 
Gia Minh, biên tập viên RFA

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Image 

Phiên xử sơ thẩm Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại tòa án Long An hôm 16/5/2013. AFP photo  

Vụ án hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tiếp tục thu hút chú ý của công luận; khi mà Đinh Nguyên Kha vẫn còn bị điều tra và người anh Đinh Nhật Uy bị bắt hôm ngày 15 tháng 6, không đầy một tháng sau phiên xử.

Mẹ của hai thanh niên Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy, bà Nguyễn thị Kim Liên, cho biết thông tin liên quan:

Không có thông tin gì mới hết. Hôm 28 tháng 6, đi thăm nuôi hai cháu, họ vẫn không cho gặp mặt (Kha). Cũng như mọi lần họ nói Kha còn đang bị điều tra, Uy tạm giam ba tháng cũng để điều tra. Có thể luật sư vào làm đơn, may ra họ mới cho gặp mặt. Tôi liên hệ với luật sư và được biết vào ngày thứ hai 1 tháng 7, luật sư xuống làm việc; rồi mới biết họ có cho gặp mặt hay không.

Gia Minh: Là một người mẹ, bà thấy những điều người ta cáo buộc cho hai con bà ra sao?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Chưa nói người mẹ như tôi thấy thế nào mà toàn thể những người yêu chuộng hòa bình, công bằng họ cũng cảm thấy như tôi: Bắt hai cháu rất bất công, nhất là cháu Uy. Việc làm của cháu Uy đâu có đáng gì đâu mà bắt cháu. Họ bắt cháu Uy như một tội phạm khủng bố; họ còng tay cháu đi. Lúc bắt đi ra dài dài trên ruộng nhà tôi vậy đó. Bắt đi như một tội phạm rất nguy hiểm làm tôi rất bức xúc. Tôi muốn xỉu luôn khi thấy họ đối xử với con tôi như vậy đó. Nếu như một người đàn bà khác thì sẽ xỉu, gục ngã trước đám ruộng luôn.

Gia Minh: Chắc chắn bà có tìm hiểu qua luật pháp, qua những điều qui định của Nhà Nước, vậy bà thấy việc các cháu làm lâu nay có sai phạm đến mức độ bị điều tra lâu đến thế không?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Luật sư cũng nói như thế mà họ có nghe đâu. Công an tỉnh Long An còn nhiều lần không tiếp luật sư nữa mà. Tôi cũng biết họ đang điều tra thêm tội mơi của cháu Kha. Họ nói đến ngày 7 tháng 7 này mới hết hạn 4 tháng điều tra; họ sẽ cho biết; và nếu không tìm ra được điều gì sẽ thêm một lần 4 tháng điều tra nữa.

Gia Minh: Những quyết định như thế có gì sai trái với những qui định hiện nay không?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Theo luật sư nói rất sai; chính luật sư cũng bị đối xử sai, làm sao bảo vệ cho tôi được.

Gia Minh: Trước đây có thông tin nói nếu như ở ngoài bà không giảm bớt việc đòi hỏi quyền lợi, Đinh Nguyên Kha trong trại sẽ gặp nhiều trở ngại?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Hôm ngày 15 tháng 5 trước khi xử, họ có cho gia đình tôi gồm 4 người được gặp cháu Kha, mỗi người nói chuyện được 5 phút. Kha nói với tôi là mẹ ở ngoài đừng ‘quậy’ nữa, con ở trong này bị ảnh hưởng. Chính cháu Kha nói với tôi câu ngắn gọn như vậy đó. Tôi nói với cháu rằng không phải mẹ ‘quậy’ mà là cứu con đó.

Gia Minh: Cháu có nói ai nói và nói thêm gì nữa không?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Nó đâu dám nói. Khi cháu dùng từ ‘quậy’ là biết rồi; đâu dám nói gì vì ở trong trại giam nói qua điện thoại thế nào họ cũng ghi âm lại để nghe cuộc nói chuyện giữa gia đình với cháu Kha.

Gia Minh: Sau đó ra tòa và bà tiếp tục những việc đòi hỏi những quyền lợi chính đáng theo luật pháp qui định; đến nay bà thấy việc làm thế nào và quyết định ra sao?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Tôi vẫn mòn mỏi chờ đợi luật pháp Việt Nam khi giam con tôi 9 tháng trời mà chỉ gặp được 20 phút. Tôi chỉ mòn mỏi đợi chờ; ngoài ra cũng mong đồng bào ở hải ngoại lên tiếng phụ giúp mỗi người một tiếng nói để nhà nước Việt Nam đem ra xét xử ba cháu này theo đúng pháp luật, đúng những gì mà Việt Nam đã ký với Liên hiệp quốc. Tôi chỉ muốn vậy thôi.

Gia Minh: Sau khi lên tiếng, thêm một người con nữa bị bắt; điều đó tác động đến bà ra sao; và bà quyết định thế nào?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Việc cháu Uy tôi cũng lường trước rồi. Tôi lường trước họ sẽ bắt cháu Uy; chỉ không biết bắt trước hay sau phiên xử phúc thẩm Kha và Uyên thôi; nhưng tôi biết trước họ sẽ bắt cháu Uy để họ làm áp lực với cháu Kha trong tù. Tôi nghĩ như vậy. Kha trong tù đau lòng, đau khổ và khủng hoảng dữ lắm khi biết anh Uy của nó bị bắt. Linh cảm của người mẹ nói với tôi điều đó.

Gia Minh: Người ta nói vì Uy không thuyết phục được em nên mới dẫn đến hậu quả như thế?

Bà Nguyễn thị Kim Liên: Chắc có thể vậy, lúc hai cháu nói chuyện tôi không nghe vì lúc gặp mỗi người 5 phút, thì mạnh ai nấy thu xếp chuyện muốn nói với Kha. Chắc nội dung có gì đó giữa hai anh em, nên họ sau này mới bắt giữ cháu Uy.

Gia Minh: Cám ơn bà.


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Kha-uy-MeKimLien-danlambao
.
Về Đầu Trang Go down
NDVinh
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeTue Apr 15, 2014 4:08 pm


Nhân ngày 30 tháng 04 sắp đến, xin tản mạn về lòng tham


Nguyễn Duy Vinh
Tác giả gửi tới Dân Luận


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcSfEfrlD-1Wd4ID1xrNs5wwF_XgZ161TzabhObM3KYwQRtpxiUv

Lòng tham con người vô đáy. Tính tham ngự trị trong tâm thức loài người không chừa một ai. Nó lớn hay bé tùy vào những điều kiện và hoàn cảnh có thể làm cho nó bùng dậy hoặc không tạo cơ hội cho nó phát sinh. Và chúng ta tham nhiều thứ lắm. Tham tiền và của cải (tài), tham sắc đẹp (ái dục), tham danh, tham ăn (thực) và thích ngủ nhiều (thụy). Tâm lý học cận đại liệt tính tham vào loại rối loạn nhân cách (personality disorder) mạnh có khả năng làm người ta mất khôn và hành động ích kỷ (tức là chỉ biết nghĩ đến mình). Nói chung lòng tham có mặt không kỳ thị bất cứ ai và nó cũng không phân biệt một chủng tộc nào.

Những năm sống ở Phi Châu, tôi có đọc, nghiên cứu [1] và biết khá rõ ràng là đa số những vị lãnh đạo chính quyền, các ông bộ trưởng các ngành, những nhân viên cao cấp các cơ quan, nhất là các cơ quan thuộc ngành cảnh sát công an, là những người hay bị vướng lụy nhiều nhất vào những vụ án tham nhũng lớn của những xứ Phi Châu nghèo nàn. Những tài liệu tôi đọc được nói nhiều về tình trạng tham nhũng trầm trọng ở các nước thuộc vùng nói tiếng Pháp như Cameroun, Sénégal, Côte d’Ivoire, République Démocratique du Congo, République Centre-africaine v.v…

Dần dà tôi cũng đọc, nghiên cứu và biết thêm một điều nữa là ở những nước cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà các nhà lãnh đạo thường vỗ ngực là đã thực hiện được những cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, cũng không khá hơn. Những đảng viên cao cấp của các bộ ngành, các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước là những người có máu tham không thua gì các ông lớn của mấy xứ Phi Châu khốn khổ.

Hồi đó tôi cứ nghĩ lòng tham của con người là do sự nghèo khổ sinh ra. Tôi liên kết sự nghèo khổ ở những nước Phi Châu và con người sinh ra ở đó.

Sinh ra và lớn lên ở Phi Châu nghèo khổ đói rách nên khi có quyền và cơ hội trong tay, con người Phi Châu dễ phát sinh lòng tham thúc đẩy họ vơ vét và chiếm đoạt thật nhiều của cải cho chính họ và cho gia đình họ. Các quan chức Phi Châu ăn cắp những số tiền khổng lồ [1] của nhà nước. Các ông lớn Phi Châu tham nhũng sống trong những dinh thự lộng lẫy được bao bọc chung quanh bởi những khu vườn rộng thênh thang.

Rồi tôi liên kết sự tàn phá của những trận chiến thảm khốc ở Việt Nam với con người sinh ra ở xứ này. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam vào những năm có giặc giã triền miên, trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn nên khi có quyền và có cơ hội trong tay, con người Việt Nam cũng dễ phát sinh lòng tham thúc đẩy họ, nhất là những quan chức cao cấp ở Việt Nam, nhúng tay vào những vụ vơ vét tiền bạc của cải, xâm chiếm đất đai nhà cửa không thua gì các ông lớn Phi Châu.


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcRLZQoQ8wE1uTQzxh4OfWhMWp-L4Tc1tSPEFZ1DU8QSP7_IKG6q

Gần đây cách suy nghĩ của tôi đã bị lung lay. Dù tôi vẫn còn tin nghèo khổ là một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh lòng tham con người, những vụ án tham nhũng gần đây ở Canada cho tôi thấy nghèo khổ không còn là một điều kiện tất yếu nữa vì đã có những người sinh ra và lớn lên trong nhung lụa, trong sự sung túc vật chất của xứ Canada giàu có, vẫn có thể là những người có lòng tham vô đáy, không thua gì con người của những xứ khốn khổ ở Á Châu và Phi Châu.

Trong lúc tôi viết những giòng chữ này, hiện giờ có bốn thượng nghị sĩ của thượng viện Canada đang bị pháp luật điều tra và sắp bị đưa ra tòa vì đã gian lận tiền nhà nước. Số tiền gian lận đi từ 40 ngàn đô la cho đến hơn 300 ngàn đô la. Riêng ở tỉnh bang Québec thì người dân hầu như mỗi ngày đang được xem những buổi chất vấn trên tivi, trực tiếp truyền hình, giữa các luật sư công tố viện của Ủy Ban Điều Tra Charbonneau và những nhân viên cao cấp của các nghiệp đoàn, các công ty tư nhân và các ban quản lý hai thành phố Montréal và Laval. Những tiết lộ qua cuộc chất vấn lấy khẩu cung này cho thấy toàn bộ guồng máy hành chánh cấp cao của 2 thành phố Montréal và Laval đã bị nhiều con sâu tham nhũng ăn ruỗng. Sau những tiết lộ động trời này, ông thị trưởng Montréal đã phải từ chức còn ông thị trưởng Laval đã bị sở an ninh Québec điều tra và cáo buộc. Ngoài ra còn có rất nhiều nhân viên cao cấp của hai tòa đô chính lớn nhất nhì Québec này cũng đang bị điều tra và cáo buộc. Việc ăn ruỗng guồng máy quản lý nhà cầm quyền hai thành phố này có sự tham dự của các quan chức lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân (Fond des Travailleurs du Québec) cũng như sự len lỏi vào tận gốc guồng máy quản lý thành phố bởi những nhóm xã hội đen Mafia Ý nổi tiếng ở Montréal và nhóm Hell’s Angels. Cả nước Canada hiện nay tiếp tục theo dõi những tiết lộ nóng hổi qua cuộc thẩm vấn của Ủy Ban Charbonneau vẫn được trực tiếp truyền hình mỗi ngày.

Trước đó vài năm, đã có vụ án tham nhũng xảy ra dưới thời ông Jean Chrétien làm thủ tướng với những vụ chuyển tiền bất hợp pháp từ các hợp đồng tài trợ được ký kết nhờ vào sự quen biết cá nhân hoặc qua sự móc nối chính trị từ Đảng Tự Do (Liberal Party) cũng là đảng cầm quyền lúc bấy giờ. Rất nhiều quan chức chính phủ liên bang và doanh nhân ngành quảng cáo đi tù. Vụ án tham nhũng này đã là một trong những nguyên nhân chính đưa đến sự từ chức của ông Jean Chrétien năm 2003 và sự thất bại chua cay của Đảng Tự Do sau cuộc bầu cử chính phủ liên bang năm 2004.

Tôi đưa ra những so sánh vừa kể không ngoài mục đích thuyết phục độc giả là lòng tham con người có mặt ở xứ nghèo cũng như ở xứ giàu. Lòng tham đó có mặt và ngự trị ở bất cứ người nào cho dù người đó có một quá khứ lương thiện và một đời sống vật chất đầy đủ nhất. Khi có cơ hội tốt và có quyền lực trong tay, lòng tham vô đáy đó vẫn có thể biểu hiện và hoành hành tác yêu tác quái.

Nói tóm lại lòng tham là một tâm hành (mental formation) bẩm sinh có mặt từ lúc con người sinh ra. Lòng tham đứng đầu trong các tâm bất thiện lớn. Con người ta dù có thánh thiện cách mấy, trong những lúc yếu lòng và gặp hoàn cảnh thuận tiện, vẫn có thể bị lòng tham sai sử và dắt đi biền biệt trên những con đường tối tăm. Diệt được lòng tham không dễ. Diệt được hoặc chuyển hóa tính tham đòi hỏi một chương trình giáo dục chú trọng đến việc giảng dạy các học sinh về cách sống ngay thẳng từ bé. Những người mắc phải bệnh rối loạn nhân cách loại tự yêu mình (narcissistic personality disorder) cần phải được điều trị. Sống xa lánh được những cám dỗ trần tục cũng là một cách để lòng tham không có cơ hội phát sinh. Đây là một đề tài lớn và tôi không đủ thẩm quyền để bình giải về đề tài này. Và tôi mong mỏi được học hỏi thêm ở những nhà giáo, những tu sĩ cũng như những nhà tâm lý học.

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcSaOHq4BAv-NpNkaBMS3pztM-LN3yfT9Md4Lq8KgRUfd-RM5oWJNQ

Riêng về việc tham tiền tham của thì chúng ta, những người Việt Nam, đã được chứng kiến hoặc sống qua rất nhiều với những tình huống oan trái trên đất nước yêu thương của chúng ta sau ngày 30 tháng 04 năm 1975. Ngày này là ngày “bên thắng cuộc” từ miền Bắc tràn xuống chiếm đóng miền Nam. Quyển sách của Huy Đức [3] có nói đến cảnh những người bộ đội thu nhặt chở về quê quán miền Bắc VN rất nhiều hàng hóa do họ mua được hoặc tịch thu. Rồi đến những chiến dịch lấy nhà lấy đất của những người trong Nam đã bỏ nhà vượt biên hoặc bị bắt đi những trại cải tạo (có thể gọi là trại tù cải tạo, chữ này Huy Đức tránh không dùng) hay những vùng kinh tế mới. Chỉ trong vòng vài năm, bên thắng cuộc trở thành những chủ nhân ông mới. Với quyền lực trong tay và khi cơ hội tốt đến, lòng tham của họ đã bùng lên, nạn tham nhũng bắt đầu có mặt khắp nơi trên giải đất Việt Nam, ở khắp các cơ quan, các ngành. Sau khi đè đầu đè cổ dân miền Nam với những chính sách ác nghiệt như tù cải tạo, đi vùng kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, v.v…, những người mang tiếng đem “giải phóng” đến cho miền Nam, những người mang tiếng đem “tự do độc lập hạnh phúc” đến cho dân Việt Nam ngày nay trở thành giai cấp mới ăn trên ngồi chốc và họ cũng tham tiền không thua gì những người mà họ muốn “giải phóng”. Họ là những ông quan trong các bộ ngành, họ là những giám đốc, những bộ trưởng... Họ là những nhóm lợi ích, những đại gia với những dinh thự hoành tráng hoặc những tướng tá cao cấp ngành công an. Lương của một bộ trưởng Việt Nam hiện nay khoảng 10 triệu đồng một tháng, thế mà mỗi căn nhà mấy ông này cất cho gia đình, cho bố mẹ, và ngay cả cho bồ nhí là những căn hộ đồ sộ đáng giá cả trăm tỉ đồng Việt Nam. Mấy quan chức lớn này chắc chắn phải có cách khác để làm ra tiền vì số lương của họ không thế nào đủ để xây những căn nhà đẹp lộng lẫy như thế.

Riêng cho những ai muốn biết thêm một góc nhìn của cuộc hành trình phía “bên thua cuộc” sau ngày 30 tháng 04 thì tôi khuyên nên đọc quyển “Đến Bờ Tự Do – Quà tặng những người tị nạn Việt Nam, Cao Mên và Lào của người dân thành phố Ottawa” [2]. Một quyển sách trình bày trang nhã dầy hơn 98 trang bởi tác giả Brian Buckley được xuất bản năm 2008 tả lại Dự Án 4000, một dự án được đề xuất để cứu trợ 4000 thuyền nhân mà đa số là người Việt Nam do chính người dân thành phố Ottawa bảo lãnh và tự nguyện đóng góp về tài chánh. Dự án nhân đạo này, được khởi xướng, xúc tiến, và điều hành bởi bà Marion Dewar, cựu thị trưởng thành phố Ottawa nay đã qua đời, đã là bước đầu rất lớn tạo nên một ảnh hưởng đáng kể trên chính sách giúp người tị nạn của nước Canada. Nước này dưới sự lãnh đạo của cựu Thủ Tướng Joe Clark đã thực hiện một cuộc cứu trợ vô cùng to tát, nhận vào Canada hơn 60 ngàn thuyền nhân Việt Nam trong những năm sau ngày 30 tháng 04 năm 1975. Gần 90 % những người này là những thuyền nhân đã đến được các đảo ở Mã Lai, Nam Dương, và Phi Luật Tân, v.v…Số còn lại đến từ những trại tị nạn Thái Lan và Hồng Kông hoặc đi chính thức do thân nhân bảo lãnh.

Những cuộc ra đi hãi hùng của làn sóng thuyền nhân sau năm 1975 đã được ngòi bút sắc bén của ông Buckley kể lại với thật nhiều chi tiết đau thương. Những chuyến đi vô cùng khó khăn trên những chiếc thuyền mong manh. Những cơn bão trên đại dương mênh mông. Những cuộc tấn công tàn bạo của quân cướp biển Thái Lan. Một cuộc hành trình đầy gian khổ. Thấm thoát thế mà 39 năm đã trôi qua.

Và ngày nay nhìn lại số phận người Việt Nam qua những trang giấy đầy máu và nước mắt đó của quyển Đến Bờ Tự Do, không ai trong chúng ta là không bùi ngùi thương xót đến tất cả những người xấu số đã bỏ mình trong cuộc chiến Bắc Nam tương tàn hoặc đã vùi thây trên bước đường vượt biên tìm tự do đầy gian truân.

Thế nhưng cũng có những người phía bên thua cuộc quên đi quá khứ rất nhanh. Gần đây khi đọc những tin tức trên mạng liên quan đến những ca sĩ Việt Nam nổi tiếng ở hải ngoại về nước trình diễn, chúng ta có quyền đặt vài câu hỏi hoặc lên tiếng về những sinh hoạt này. Tôi nghĩ hoặc là con người Việt Nam chúng ta dễ quên quá khứ khổ đau và cũng dễ tha thứ cho những người đã làm khổ mình, hoặc là các ca sĩ hải ngoại đó về Việt Nam trình diễn vì những lý do riêng tư, và có thể họ cũng có những lý do rất chính đáng. Và dù cho những buổi trình diễn đó có chính đáng đến đâu chăng nữa, tác giả bài này vẫn thấy nó có tác dụng va chạm và thiếu tôn trọng không ít thì nhiều những người đã khuất sau cuộc chiến tương tàn, sau những chuyến vượt biên đầy gian nan.

Theo một vài nguồn tin trong nước những số tiền cachet của những “sô” trình diễn của các ca sĩ VN hải ngoại này khá cao. Số tiền về Việt Nam hát một lần có thể bằng tiền đi “sô” cả năm ở hải ngoại. Đồng tiền có thể đã làm chủ động cho những buổi trình diễn này.

Phần đông số người “bên thua cuộc” ra đi tìm được tự do, họ đã tìm được một món quà vô cùng quý giá, nhưng ngược lại họ phải làm việc rất vất vả trong khi học hỏi hội nhập vào đời sống mới nơi xứ lạ quê người. Tôi nghĩ cho một số ca sĩ VN ở hải ngoại mà tôi ngưỡng mộ chắc khó làm giàu được nếu chỉ sống và hát ở hải ngoại. Tấm ảnh chụp các quan chức “bên thắng cuộc” ngồi hàng đầu trong những buổi “sô” mà người hát là những ca sĩ VN về từ Mỹ, Canada hoặc Âu Châu là một tấm ảnh trớ trêu chứa đầy thảm cảnh của một quá khứ đầy nước mắt. Đúng là đồng tiền chỉ huy mọi thứ. Nào là tiền viện trợ của những nước tân tiến giúp VN qua hệ thống FDA, nào là tiền Việt kiều gửi về nước giúp người thân hoặc do chính họ về buôn bán làm việc trong nước. Nào là tiền cướp được của người dân qua các vụ cưỡng chế nhà cửa đất đai. Rồi đến tiền ăn cắp hay “mượn tạm” bởi những nhân viên tín dụng ngân hàng. Tiền từ những cách làm giàu bất lương và thô bỉ. Đúng là tiền rừng bạc bể…

Dĩ nhiên bạn sẽ bảo tôi là chúng ta phải quên đi quá khứ khổ đau và hướng về một tương lai hạnh phúc và sáng lạn hơn. Bạn sẽ bảo tôi là chúng ta phải sẵn sàng tha thứ cho nhau và cộng tác với nhau để xây dựng một nước Việt Nam mới hùng mạnh hơn xưa. Những điều này rất đúng và cũng rất lý tưởng. Lý tưởng này nghe thì rất hay nhưng không dễ thực hiện. Thực hiện được lý tưởng này đòi hỏi rất nhiều thiện chí của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải là những người có tâm huyết thật sự muốn giải quyết thật lòng viêc hòa hợp hòa giải dân tộc thì mới mong có “ngày đoàn viên”. Họ phải là những người có lòng vì quê hương dân tộc và phải biết nghe tiếng nói của người dân. Nếu họ chỉ vì lòng tham, không muốn mất đi cái ngai vàng mình vừa chiếm được và cứ tiếp tục ôm khư khư vào một chủ nghĩa cũ rích và lỗi thời Mác Lê, cứ ôm khư khư vào một quá khứ mà họ cho là vàng son qua những cuộc chiến thắng đẫm máu, đến một lúc nào đó họ sẽ phải ôm lấy thất vọng chua cay.

Nhìn tình cảnh nước VN hiện nay, có ai dám vỗ ngực nói là đã hết bất công? Chỉ cần bấm vào những liên kết trên mạng Internet, ai cũng có thể đọc và nhìn thấy được hoàn cảnh cũng như những hình ảnh của người dân buôn thúng bán bưng bên cạnh những căn biệt thự lộng lẫy của các quan chức VN. Đồng thời người chịu khó theo dõi hình ảnh trên mạng mỗi ngày cũng sẽ thấy những cảnh công an lộng quyền đánh đập giam cầm những người lên tiếng về nhân quyền hay đàn áp những người bày tỏ lòng yêu nước sau các vụ chiếm đất chiếm đảo bởi Trung Quốc. Những vụ cướp và giết người kinh hoàng xảy ra nhan nhản mỗi ngày trong các thành phố lớn ở Việt Nam. Những vụ đại án tham nhũng với những số tiền tham nhũng lên đến cả nghìn tỉ đồng VN. Trong khi đó, người dân trong nước đa số vẫn còn phải phấn đấu chật vật để mưu sinh, bên cạnh cuộc sống đế vương của những đại gia.

Chúng tôi tự hỏi một xã hội như thế có là một xã hội tốt cho VN và những người nắm vận mệnh dân tộc có chắc là họ đang đi (định hướng) đúng đường ? Câu trả lời còn tùy vào sự thức tỉnh, sự hiểu biết (dân trí) và lòng cương trực dũng cảm của mỗi người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam dù là đang sống trong nước (và đang bị kềm kẹp) hay là đang tha phương cầu thực ở hải ngoại (và được nhiều tự do) phải tự đặt những câu hỏi về tương lai xứ sở Việt Nam. Khi nào những ca sĩ VN nổi tiếng ở hải ngoại biết dõng dạc từ chối không về hát một cách chính thức ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại là chúng ta đã bắt đầu có những câu trả lời. Khi nào nhà cầm quyền Việt Nam biết trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm vì họ có tiếng nói bất đồng chính kiến là chúng ta bắt đầu có những tia hy vọng. Khi nào nhà cầm quyền biết thực thi pháp quyền công minh trừng trị đúng cách những nhân viên công an lộng quyền là chúng ta bắt đầu thấy những tia sáng ở cuối đường hầm.

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcTgMX5HVEjK0rgNtJRfJ_Mlw9d707QotG11DHgRq5JTBmGD1DWC

Có người đùa thật cay độc là : bạn ơi ánh sáng mà bạn thấy ở cuối đường hầm đó chẳng qua là đèn rọi của một chiếc xe lửa tốc hành khác đang đổ ập về phía bạn đó thôi, bạn đừng tưởng bở.

Thế là không còn gì để nói nữa. Chỉ có Trời kíu (cứu) (chép thơ Nguyễn Bính).

Nguyễn Duy Vinh (Douala, Cameroun)

[1] http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/01/au-nam-rong-tan-man-ve-hai-chu-tham.html
[2] Gift of Freedom – How Ottawa welcomed the Vietnamese, Cambodian, and Laotian refugees, Brian Buckley, General Store Publishing House, Canada, 2008
[3] Quyển Bên Thắng Cuộc của Huy Đức


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Bannuoc-danlambao-01
Về Đầu Trang Go down
NDVinh
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeFri May 23, 2014 7:25 am


Việt Nam, một con giun đang quằn quại dưới lưỡi cày Trung Quốc


Nguyễn Duy Vinh
Tác giả gửi tới Dân Luận

Tình hình biển Đông và những diễn biến những ngày gần đây trong nước Việt Nam cho thấy hai điều:

1. Dân Việt Nam đang ngơ ngác, lao xao, lo lắng, tức giận, căm hờn, và lòng yêu nước cùng lúc đang được hun đúc và đang xôi lên sùng sục trước những xâm lấn mới vô cùng ngang ngược của Trung Quốc,

2. Các ông lãnh đạo nước (ít nhất là bốn ông) và nhà nước Việt Nam không có một tiếng nói chính thức nào để giải thích sự việc đã và đang xảy ra cho người dân Việt Nam và cũng không thấy có một kế hoạch nào đối với sự việc đang xảy ra mà các ông có thể trình bày kế hoạch này cho người dân trong nước, ngoại trừ việc cấm biểu tình chống Trung Quốc sau khi những cuộc biểu tình bạo động đã xảy ra tại Bình Dương, Vũng Áng v.v…


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 1470161_690632144288284_1702188315_n

Tình hình rất trầm trọng và bi đát.

Trầm trọng vì nó có thể dắt đến chiến tranh, viễn ảnh của lửa cháy ngút trời và máu đổ khắp nơi. Tưởng tượng hình ảnh của những người dân Việt Nam ngã gục dưới bom đạn của Trung Quốc, đó là chưa dám nói đến một viễn ảnh lớn lao hơn là Việt Nam sẽ bị Trung Quốc chiếm đóng và cướp thêm nhiều đất đai. Kinh tế Việt Nam sẽ không còn ổn định và tình hình bạo động đốt phá các nhà máy của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc v.v… vừa qua trong nước cho thấy có một bàn tay thâm độc đang lèo lái tình hình để phá hỏng nền kinh tế Việt Nam.

Bi đát vì Việt Nam không có đồng minh. Đã có người dùng chữ “Việt Nam trơ trọi”. Thêm vào đó Việt Nam vì quá yếu về quân lực sẽ bị Trung Quốc dẫm nát như một con giun quằn quại dưới lưỡi cày.

Hình ảnh con giun quằn quại dưới lưỡi cày có thể là một hình ảnh đã được tác giả bài này làm thái quá. Nhưng đó không ngoài mục đích gióng lên tiếng chuông cho tất cả người Việt Nam khắp nơi, trong và ngoài nước, để cảnh tỉnh chúng ta trước thảm cảnh chiến tranh có thể xảy ra.

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có thế được so sánh với một mũi tên đã bắn vào cơ thể một người (Mẹ Việt Nam) và cơ thể đó đang rỉ máu. Vấn đề của những người con của Mẹ Việt Nam trong lúc này, theo tôi, không phải là lo đi tìm thủ phạm đã bắn mẹ mình. Vấn để khẩn cấp là mình phải cứu mẹ mình trước.

Có nhiều cách để cứu vết thương trên người Mẹ:

1. Lấy mũi tên trên người Mẹ đi:

Chúng ta phải tìm mọi cách bắt buộc Trung Quốc lấy cái giàn khoan HD981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của hải phận Việt Nam. Cách hay nhất là cách ôn hòa. Nghĩa là chúng ta phải đem việc này ra trước Liên Hiệp Quốc và nhờ LHQ làm quan tòa xử hộ việc xâm phạm lãnh thổ này. Đây là điều trước sau cũng phải làm. Và trước sau mình cũng làm được.

2. Chữa vết thương đang rỉ máu trên người Mẹ:

Vết thương của Mẹ Việt Nam đã rỉ máu ngay cả trước khi giàn khoan HD981 được đưa vào hải phận Việt Nam. Tức là Mẹ Việt Nam vẫn đang bệnh lên bệnh xuống mà việc chữa vết thương cho Mẹ là việc khẩn cấp nhất.

Vết thương lớn nhất này chính là sự thiếu đoàn kết của người dân Việt Nam cũng như sự mất niềm tin rất lớn nơi người dân với các nhà lãnh đạo trong nước cũng như với chính sách họ đang theo đuổi hiện nay.

Chỉ cần nhìn các cuộc biểu tình của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước là chúng ta có thể thấy rõ điều này.

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui HN-may11-danlambao15

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Images?q=tbn:ANd9GcQ9UR-4FprInvj-u-3eO6WBQcW0ZKK1tF0eNaiVviJq2w_P4b4ZZg

Ở hải ngoại thì có hai lá cờ được biểu dương tùy vào cuộc biểu tình được tổ chức bởi những cộng đồng người Việt chống cộng hay những tổ chức du học sinh hoặc những người xuất khẩu lao động đi từ Việt Nam.

Trong nước thì nào là biểu tình nhân sĩ trí thức yêu nước, nào là biểu tình của Đoàn Thanh Niện Cộng Sản Việt Nam, nào là biểu tình được tổ chức bởi các nhóm xã hội dân sự, rối đến những cuộc biểu tình tự phát, rồi đến những cuộc biểu tình bạo động có tổ chức do một bàn tay thâm độc không phải là công nhân xách động.

Vết thương này không đợi Trung Quốc bắn vào người Mẹ nó mới rỉ máu. Vết thương này nó đã có và Mẹ Việt Nam vẫn đau luôn từ khi hai đứa con của Mẹ ôm vào những tư duy khác nhau để tự giết nhau qua cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay không đủ tài, không đủ quyết tâm cũng như không có lòng thành thật muốn chữa bệnh này cho Mẹ Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã mù quáng để cho việc xâu xé cơ thể Mẹ làm vết thương đó ngày càng nặng và càng khó chữa, nhất là từ lúc chiếm được miền Nam năm 1975.

Đối với trào lưu văn minh thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục coi thường những tiến hóa của nhân loại và cứ ôm khư khư vào chủ nghĩa Mác Lê trong khi trên thực tế chính họ đã tự dối mình và đang tiếp tục dối dân và biến dân tộc Việt Nam thành những người nô lệ kinh tế cho những doanh nghiệp tư bản nước ngoài với chính sách mà họ gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Lấy những doanh nghiệp nước ngoài này đi, Việt Nam chỉ còn vài thuở ruộng và không còn gì khác để có thể hãnh diện và tự tạo cho mình một nền kinh tế có thể gọi là tự lực tự cường cả. Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ khi các doanh nghiệp ngoại quốc rũ áo ra đi (và Trung Quốc đã biết chắc điều này và người bạn xỏ lá phương Bắc có thể đã nhúng tay vào những cuộc biểu tình bạo động đốt phá các xưởng công nghiệp trong nước mấy ngày vừa qua).

Để đi đến đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không còn cách nào khác : phải chấm dứt chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và thay thế vào đó bởi một cuộc thi đua dân chủ mới mà chính quyền do dân bầu sẽ lo nâng cao dân trí, lành mạnh hóa xã hội, đổi mới giáo dục, và an sinh xã hội.

Con đường duy nhất cho Việt Nam là con đường trong đó các quyền tự do căn bản của con người được bảo đảm và số phận và tương lai của Mẹ Việt Nam sẽ do chính các con Mẹ định đoạt qua một phương pháp biểu quyết đồng thuận ôn hòa có văn hóa. Chúng ta không thể nào để các ông Hùng, ông Dũng, ông Sang, ông Trọng tiếp tục định đoạt số phận Mẹ Việt Nam.

Nguyễn Duy Vinh (tâm sự đầu mùa mưa Yaoundé, Cameroun, 2014)



Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 540677_648857991799033_799138638_n
Về Đầu Trang Go down
NDVinh
Khách viếng thăm




Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitimeWed Nov 12, 2014 9:52 pm


Từ văn hóa sách nhiễu đến văn hóa làm ngơ


Nguyễn Duy Vinh
Tác giả gửi tới Dân Luận


Văn hóa là văn hóa của một nhóm người, một chủng tộc hay một dân tộc, là cách sống của họ, là cách ăn, cách mặc, cách đi đứng nằm ngồi và cách họ đối xử với nhau cũng như cách họ tôn trọng và trân quý (hay không tôn trọng và trân quý) môi trường trong đó họ sống.

Lâu đời cách sống này ăn vào tủy, vào máu, vào dòng chảy huyết thống cha truyền con nối. Hai chữ văn hóa nói lên tính cách đặc thù của một dân tộc. Khi văn hóa đó trở thành thói quen, thành truyền thống, thì chúng ta dùng chữ “tập quán”. Tỉ dụ chúng ta có thể nói “tập quán văn hóa lễ hội ở Việt Nam”. Theo Wikipedia tiếng Việt, đây là cách định nghĩa văn hóa theo UNESCO [1] mà tôi thấy đầy đủ nhất:

    “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”

Khi cách hành xử theo văn hóa một nước trở thành dã man đối với nhận thức tiến bộ của nhân loại về quyền làm người hay quyền sống của muôn loài, cách hành xử văn hóa đó sẽ bị lên án và sẽ bị gọi là “man rợ” theo cách gọi mới đây của nhà nước Canada.

Nhà nước Canada đang sửa soạn biểu quyết thông qua những sửa đổi về đạo luật hình sự Canada theo đó nhà nước Canada sẽ có quyền trục xuất những di dân với tính cách thường trú (immigrant) mới đến Canada và chưa được vào quốc tịch nếu những người này tiếp tục thực hành tập quán văn hóa man rợ (pratique culturelle barbare) mang đến từ xứ sở nguyên quán nơi họ sinh sống trước khi nhập cư vào Canada. Tuy cách dùng chữ “tập quán văn hóa man rợ” này của đảng cầm quyền đang còn được tranh cãi trên nhiều diễn đàn mạng ở Canada, luật mới này ([15]) hiện nay chú trọng nhất đến chuyện đa thê (nhiều vợ) và chuyện ép duyên gả vợ gả chồng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đạo luật đề nghị sửa đổi cũng nói đến những việc phạm pháp có tính cách bạo cường (crimes violentes) như những vụ giết người vì danh dự (tạm dịch từ chữ “honor killings”) của một vài cộng đồng di dân tại Canada ([13], [14]).

Đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả các cộng đồng di dân tại Canada trong đó có cộng đồng Việt Nam tuy việc sửa đổi đạo luật hình sự này không nhắm thẳng vào cộng đồng Việt Nam. Cũng may là những tiếng xấu về mặt hình sự của cộng đồng người Việt tại Canada mà chúng tôi thường hay nghe nói đến là việc trồng “cỏ” và việc buôn bán ma túy, hay những vụ trộm cắp tại các khu buôn bán thương mại công cộng, không liên quan đến việc du nhập văn hóa lâu đời của dân tộc ta để có thể bị gọi là “văn hóa man rợ”. Tuy nhiên việc sửa đổi luật mới với ba chữ “pratique culturelle barbare” làm tôi liên tưởng đến những hành vi đối xử dã man của công an Việt Nam hiện nay.

Những đối xử này thuộc về một thứ văn hóa mới, tạm gọi là văn hóa sách nhiễu. Văn hóa này không phải là văn hóa chung của người Việt Nam và may quá nó cũng chưa trở thành tập quán của người Việt. Tuy nhiên nếu tiếp tục lâu ngày, dần dà nó có thể trở thành tập quán vì những hình ảnh bạo cường hằng ngày đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêm nhiễm đầu độc tâm thức những thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên trong chế độ hiện tại. Và hầu như đa số những nước độc tài trên thế giới đều dùng những phương pháp đàn áp tương tự để “giữ ổn định” quốc gia và để dễ dàng “cai trị” dân. Lấy ví dụ xứ Tunisie, nơi tôi đã có dịp sống ở đó vài năm, ông Ben Ali (cựu tổng thống xứ này nay đã bị hạ bệ) đã áp dụng những chính sách đàn áp, sách nhiễu và tra tấn vô cùng tàn ác. Những thí dụ về cách hành xử man rợ cũng có thể tìm thấy ở những nước đã hoặc đang theo chủ nghĩa cộng sản như Trung Quốc, Bắc Hàn và Cam Bốt hoặc những nước trước kia theo chủ nghĩa cộng sản và nay đã rời bỏ chủ nghĩa này như Nga Xô. Nào là cảnh quân đội đàn áp bắn giết cả ngàn sinh viên và những người biểu tình ở Thiên An Môn năm nào. Nào là những cảnh thủ tiêu những nhà chính trị đối lập không gớm tay dưới thời Stalin ở Nga. Nào là cảnh giết người đồng loại ghê rợn xảy ra dưới thời còn Pol Pot ở Cam Bốt…

Văn hóa sách nhiễu của công an Việt Nam cũng như văn hóa làm ngơ của nhà nước Việt Nam đang được diễn ra dưới nhiều hình thức:

1. Từ hình thức dùng mắm tôm trong văn hóa đàn áp cho đến cách dùng côn đồ hành hung người dân:

Trong quá khứ tôi có viết một bài nói về cách dùng mắm tôm [2] và côn đồ của công an Việt Nam để giải tán đám đông tụ họp. Hiện nay công an Việt Nam đã leo thang lên một nấc mới. Họ dùng côn đồ tấn công, hành hung và gây thương tích cho những nhà kêu gọi tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trong nước [3, 4]. Vụ ký giả Trương Minh Đức bị đánh gần đây nhất là một ví dụ điển hình trong rất nhiều ví dụ có thể tìm thấy nhan nhản trên các báo on-line về văn hóa đàn áp man rợ đang được nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi [5, 6]. Mới đây nhất, công an Việt Nam tiếp tục sử dụng côn đồ tấn công những người theo đạo Mennonite [7]. Cách đây hai hôm lại có tin động trời, công an dùng côn đồ hành hung ông Tổng Lãnh Sự Pháp Emmanuel Ly Batallan tại thành phố Sài Gòn (mời các bạn đọc bài này [ 8]).

Một bản lên tiếng về các vụ bạo hành đã được gửi đến toàn thể đồng bào trong và ngoài nước cũng như đến quốc hội và bộ công an Việt Nam và tất cả các chính phủ dân chủ trên thế giới, lên tiếng thông báo cho cả thế giới biết về “những đột nhiên bùng phát nhiều hành vi đối xử tàn ác, nhiều hành động tra tấn dã man, hạ nhục nhân phẩm giáng xuống những công dân vô tội do chính lực lượng an ninh thực hiện” [9]. Đây là một tiếng kêu cứu thống thiết của những người dân hiền lành vô tội trước những cách cai trị hà khắc của nhà nước Việt Nam và tôi mong rằng tất cả người Việt trong nước và nhất là hải ngoại chúng ta tiếp tục hưởng ứng lời kêu cứu này bằng mọi cách thông báo với những dân biểu cũng như qua báo chí truyền thông nơi chỗ mình đang ở về sự lên tiếng thống khổ này. Cách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam đang gây ra rất nhiều khổ đau cho người dân trong nước.

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 450x253ximage001_4.jpg.pagespeed.ic.WZkNLq4C8B


2. Nhà nước tiếp tục làm ngơ trước những kiến nghị đúng đắn của người dân:

Trong một bài tôi viết và đăng trên Dân Luận trước đây, tôi đã đề cập đến sự làm ngơ và “giả câm giả điếc” này của nhà nước Việt Nam trước những khó khăn của người dân [10]. Hiện nay nhà cầm quyền và quốc hội Việt Nam tiếp tục coi thường những nguyện vọng chính đáng của người dân. Cách cai trị độc đoán này cho thấy nhà nước vẫn ù lì hành xử theo ý đảng gây ra rất nhiều hoàn cảnh thương tâm.

3. Xã hội ngày càng nhiễu nhương và bất an:

Nhà nước làm ngơ và bó tay trước những hành vi đầy bạo lực xảy ra thường xuyên dưới mái nhà trường cũng như trong xã hội. Cảnh nữ học sinh đánh “hội đồng” một em học sinh như hình dưới đây dẫn chứng là một trong muôn ngàn ví dụ cho thấy xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng ít nhân văn nếu không muốn nói là nhiễu nhương và bất an. Cảnh sát và công an không làm tròn trách nhiệm bảo vệ an toàn cho người dân [12].

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 450x284ximage002_1.jpg.pagespeed.ic.YipZ-UYAvT


4. Nhà nước cai trị thiếu nghiêm túc để những nhóm lợi ích hoành hành gây thất thoát lớn về tài sản quốc gia và sức khỏe người dân:

Một ví dụ cụ thể của sự thất bại nặng nề trong việc phát triển đô thị thiếu tầm nhìn và vô kỷ luật là việc ngập lụt nặng nề sau mỗi cơn mưa lớn tại các thành phố như Hà Nội và Sài Gòn [12]. Ngập nước, giao thông tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường làm cuộc sống người dân trong những thành phố lớn ngày càng vất vả, đó là chưa kể những bệnh tật sinh ra ngày càng nhiều vì ô nhiễm môi trường. Trung tâm điều hành chống ngập thành phố ở Sài Gòn gần đây đã lên tiếng yêu cầu Ủy Ban Nhân Dân thành phố điều tra các công trình xây cất lấn chiếm kênh rạch và bít sạch rất nhiều tuyến cống, hầm ga và cửa xả. Các chuyên gia hiện nay đang đặt kỳ vọng vào các cơ quan chức năng để giải quyết sự tắc nghẽn của hệ thống thoát nước thành phố. Các quy hoạch thiết kế cống rãnh tiêu thoát nước (như quy luật 752 và quy luật 1547 của nhà nước CHXHCNVN) được coi như lỗi thời và không phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu. Bề mặt đô thị ngày càng bị bê tông hóa vì lòng tham (thi nhau phát triển đô thị bừa bãi vì chỉ mong lấn chiếm để làm giàu). Các nhà chuyên gia trong nước lên tiếng là cần ít nhất 9 tỉ đô la US mới mong khắc phục được nạn úng lụt hiện nay tại thành phố Sài Gòn và tình trạng ngập lụt sẽ còn kéo dài thường xuyên trong những năm sắp tới. Hình dưới đây cho thấy cảnh tượng ngập lụt tại thành phố Sài Gòn năm 2014. Việc ngập lụt nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ đưa đến những hậu quả lâu dài không tốt về kinh tế cũng như về sức khỏe của người dân. Tình cảnh người dân nằm trong cảnh trên đe (nước tắc nghẽn) dưới búa (mưa ngày càng to) thật đáng thương.

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 600x418ximage003_3.jpg.pagespeed.ic.in5u_OE-_i

Tài liệu tham khảo:

[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a

[2] http://www.danluan.org/tin-tuc/20131210/nguyen-duy-vinh-cach-dung-mam-tom-trong-van-hoa-dan-ap-o-viet-nam

[3] http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/08/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-15-ap.html

[4] http://www.danluan.org/tin-tuc/20141111/pham-ba-hai-nhan-dien-chu-truong-bao-hanh-tra-tan-ham-hai-gioi-bao-ve-nhan-quyen

[5] http://www.danluan.org/tin-tuc/20140909/nguyen-tho-ky-gia-truong-minh-duc-bi-tan-cong-o-ha-noi

[6] http://www.danluan.org/tin-tuc/20141102/tin-nong-ky-gia-truong-minh-duc-bi-hanh-hung

[7] http://www.danluan.org/tin-tuc/20141103/cong-an-binh-duong-im-lang-trong-khi-con-do-tan-cong-hoi-thanh-mennonite-my-phuoc-1

[8] http://www.danluan.org/tin-tuc/20141105/nong-con-do-hanh-hung-ong-tong-lanh-su-phap-tai-tphcm

[9] http://www.danluan.org/tin-tuc/20141106/ban-len-tieng-ve-cac-vu-bao-hanh-tra-tan-gan-day-cua-cong-an-viet-nam

[10] http://www.danluan.org/tin-tuc/20131101/nguyen-duy-vinh-nha-cam-quyen-gia-cam-gia-diec-trong-khi-nguoi-dan-trong-nuoc-tiep

[11] http://www.danchimviet.info/archives/82683/loan/2014/01

[12] http://dothivietnam.org/2011/02/28/ngapluthcmc/

[13] http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/cj-jp/fv-vf/hk-ch/p3.html

[14] http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/cj-jp/fv-vf/hk-ch/p7.html

[15] http://news.gc.ca/web/article-en.do?nid=900399

Nguyễn Duy Vinh (Yaoundé, cuối mùa mưa 2014)


Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui 600xNxCTNLT8.png.pagespeed.ic.JOJipob0hY
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui   Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ (vẫn) chưa vui
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dòng Chúa Cứu Thế & Chương trình tri ân Thương phế binh VNCH
» Kí ức bồ công anh...
» Biểu tình chống ông Trương Tấn Sang ở Washington DC
» Chưa Đi, Chưa Biết
» Tim yêu à, ngươi vẫn bình yên chứ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến