Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nhung chất chuyen linh quang quynh nguyet Saigon ngắn Chung Nguyen truyện Trung quan trong VNCH sáng ngam quốc hoang không thuoc chẳng nhac bich phải
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Jun 14, 2013 12:49 am

.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 12882A49-9556-4C2E-944D-8AE2DAE727AE_cx0_cy7_cw0_w1023_r1_s

Khi cái chết là lựa chọn cuối cùng… của những con người nghèo khổ

Một người mẹ bệnh tật tự tìm đến cái chết để gia đình bớt gánh nặng, và kiếm tiền phúng viếng để trả nợ và nộp học phí cho con; Hai cô gái uống thuốc diệt cỏ tự tử vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông,… Phải chăng, đó là sự lựa chọn cuối cùng của những con người nghèo khổ?


Tuần qua, dư luận xôn xao về các vụ tử vì gia cảnh nghèo khó. Nghèo không có tiền cho con đi học, người mẹ phải tự tử. Nghèo không có tiền chữa bệnh, nam thanh niên phải qu
yên sinh để đỡ gánh nặng cho gia đình. Rồi đến 2 thiếu nữ phải tự tử mà người nhà cho rằng vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông.

Những vụ việc trên đây đã khiến dư luận không khỏi xót xa
.

Chiều ngày 24/4/2013, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã treo cổ tại nhà riêng, bỏ lại chồng và 3 đứa con còn đang đi học. Vụ việc đau lòng này đã làm xôn xao dư luận tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Anh Đinh Hoài Bảo (chồng chị Nhân) nghẹn ngào kể: “Vợ tôi bị bệnh viêm dây thần kinh số 7, giật méo miệng, thêm suy thận, suy tim, mỗi ngày tốn tiền thuốc 140.000 đồng. Vợ tôi nghĩ rằng chết đi sẽ tiết kiệm được khoản này và còn được mọi người đi phúng điếu sẽ kiếm thêm được chút ít tiền nữa cho chồng con…”.
Cái chết thương tâm của chị Nhân khiến nhiều người xung quanh phải giật mình thảng thốt. Đọc bức thư tuyệt mệnh của chị để lại cho chồng con ai cũng rơi nước mắt.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 2Q==
Chồng và con chị Nhân đau xót trước cái chết của chị (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Bức thư có đoạn: "Em bệnh, em biết không qua được căn bệnh này. Sống với anh hai mươi mấy năm trời toàn là khổ không. Lúc bệnh, không tiền trị bệnh than khổ, anh em vay hỏi tiền để trị bệnh mà không hỏi ai được đâu. Cuộc sống không lối thoát, đi đến con đường chết… Xin các cấp chính quyền ấp 5, vì hoàn cảnh gia đình quá khổ, mong các ông giúp cho chồng con tôi được sổ nghèo để sống ngày tháng còn lại trên đời”.
Được biết, dù chị Nhân đã làm đơn xin chi bộ ấp 5 (xã An Xuyên) cấp giấy chứng nhận hộ nghèo để đi vay tiền đóng học cho con nhưng không được. Bao gánh nặng: tiền học cho ba đứa con, tiền thuốc cho chị, tiền hụi chết đã hốt non lo cho con ăn học… dồn lên vai người chồng. Tự thấy mình là gánh nặng, ngay sau khi mất việc, chị đã nói với chồng là sẽ chết đi. Và chiều 24/4, lúc 15 giờ, con trai út của chị đã phát hiện mẹ mình treo cổ chết trong phòng ngủ, bên cạnh là một bức thư tuyệt mệnh.
Sau khi nghe câu chuyện này, hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Họ hàng, bà con lối xóm đâu? Chính quyền địa phương đâu? Sao lại để cho người phụ nữ này rơi vào bước đường cùng như vậy? Trong khi cái chết của chị Nhân đã được báo trước. Phải chăng, sự thờ ơ, vô tâm của mọi người đã dẫn đến bi kịch này?
Thật đau lòng khi người mẹ ấy chết đi, ban ngành địa phương mới vào cuộc. Lời than: “Lẽ ra người mẹ ấy không chết” cũng không thể khiến chị Nhân sống lại.
Hằng ngày, trong cuộc sống đâu đâu cũng thấy những cảnh đời đối lập: xa hoa phung phí và nghèo túng cùng cực. Hầu hết những gia đình nghèo đều có một mong ước cho con được học hành đến nơi đến chốn để thoát nghèo. Chị Nhân cũng vậy. Cái chết của chị Nhân có mục đích rõ ràng. Một mục đích cao quý: Chết để cho người thân được sống tốt hơn.

Sự ra đi của chị Nhân lại khiến chúng ta nhớ đến tấm gương xả thân cứu người của em Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô Lương 1, xã Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An).
Chiều 30/4/2013, Nguyễn Văn Nam đã xả thân cứu 5 em nhỏ thoát chết đuối, sau đó chính Nam đã bị kiệt sức chết đuối thương tâm.
Sự hy sinh của Nam cũng là một cái chết đáng trân trọng: Chết để mang lại sự sống cho người khác.

Nhắc đến chuyện tiền thuốc thang, viện phí, chúng ta lại nhớ đến nhiều vụ tự tử vì không có tiền chữa bệnh.
Ngày 4/10/2011, anh Phạm Trung Kiên phát hiện em trai của mình là anh Phạm Công Trình (SN 1988, ngụ Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định) chết trong tư thế treo cổ bằng dây cáp internet sau phòng bếp của trạm điện.
Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an thu được lá thư tuyệt mệnh của anh Trình, nói rõ do buồn chán vì căn bệnh nan y thiếu máu lên não, không có tiền chữa trị nên treo cổ tự tử.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 1367675721-chet-vi-ngheo3
Ông Đinh Văn Niễu xót xa khi kể lại cái chết của vợ

Còn ông Đinh Văn Niễu (73 tuổi, xã An Hòa, Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) kể về cái chết của vợ cách đây hơn 3 năm: "Tối hôm đó, sau khi vợ tôi đi khám bệnh về, tôi hỏi thăm bệnh tình, bà buồn bã nói: 'Mấy người đi khám bệnh cùng tôi nói cái bệnh khớp của tôi chẳng bao giờ chữa khỏi đâu, càng ngày càng đau thôi'. Nghe vậy, tôi động viên rồi bảo ngủ sớm cho khỏe. Ai ngờ hôm sau, tôi chết lặng khi phát hiện vợ treo cổ chết sau vườn. Bà ấy chết để tôi lủi thủi sống cô độc mà còn khổ hơn cả chết…".

Đến câu chuyện về hai cô gái ở TP. Pleiku, Gia Lai phải uống thuộc diệt cỏ tự tử cũng khiến độc giả phải suy ngẫm.
Ngày 21/4 tại xã An Phú (TP. Pleiku, Gia Lai), Nguyễn Như Phụng (20 tuổi, trú thôn 3) và Dương Thị Thủy (15 tuổi, trú thôn 9) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử khi đang làm việc xa nhà tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Dù được cấp cứu nhưng đến ngày 29/4, Phụng tử vong do chất độc của thuốc diệt cỏ ngấm vào trong cơ thể, còn Thủy đang trong tình trạng nguy kịch.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 1367675721-chet-vi-ngheo2
Hàng xóm đến thắp hương cho em Phụng (Ảnh: Tiền Phong)

Ông Nguyễn Văn Hai 48 tuổi, cha Phụng đau xót kể: "Vì nhà quá nghèo nên năm lớp 6 Phụng phải nghỉ học. Cách đây gần một tháng, Phụng nói muốn đi kiếm việc làm đỡ đần cha mẹ. Nghe người mai mối, cháu mượn xe máy của người bà con, chở Thuỷ đi Đức Cơ (Gia Lai) xin việc. Ngày hôm sau, Phụng gọi điện về báo rằng hai đứa bị công an bắt xe, phạt 2,5 triệu đồng vì không có mũ bảo hiểm, không bằng lái, chưa đủ tuổi điều khiển xe. Trong điện thoại, cháu nói công an đang giữ xe, hai đứa đã xin được việc phụ bưng bê cho một quán phở trên thị trấn Chư Ty. Để hết tháng, khi nhận lương, hai đứa sẽ chuộc xe về trả người thân".

Sau đó, hai cô gái đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Theo người nhà em Phụng, nguyên nhẫn dẫn đến Phụng và Thủy tự tử là do không có 2,5 triệu đồng để nộp phạt vi phạm luật giao thông.
Chưa biết thực hư sự việc ra sao, nhưng thật đau xót khi hai cô gái còn quá trẻ, tương lai còn rộng mở phía trước mà giờ đã khép lại để lại bao nỗi đau cho người thân. Nhiều người sẽ nghĩ hai cô gái này quá dại dột, nông nổi. Chỉ vì một sự việc nhỏ mà tìm đến cái chết, không nghĩ đến tương lai, đến gia đình, không nghĩ đến cảnh đau lòng khi “người đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh”.

Những vụ tự tử thương tâm trên đây chung quy lại cũng chỉ vì cái nghèo. Người tự tử vì muốn giải thoát cho mình và không trở thành gánh nặng cho gia đình, nhưng họ đâu nghĩ rằng sự ra đi này đã để lại hậu quả nặng nề, gây đau khổ tột cùng cho người ở lại.

Huệ Anh
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Mar 18, 2016 5:02 pm

 Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0720%2B%2528FILEminimizer%2529

Trắng đêm đồng hành với người vô gia cư

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - 22h đêm chúng tôi tập trung trước cổng Giáo đường Tân Hương. Một nhóm người nam thanh nữ tú đã tề tựu đầy đủ sau khoảng 30 phút chờ đợi. Một đêm trắng của người trẻ đem đến sự ấm áp chia sẻ cùng những mảnh đời bất hạnh đang "tồn tại" dưới những vỉa hè và công viên tại Sài Gòn.

Khoảng gần 30 bạn trẻ chia ra làm nhiều nhóm tủa đi khắp ngả đường của Sài Gòn, lỉnh kỉnh những đồ đạc là cháo nóng, sữa tươi và bánh mền được chuyên chở bằng xe gắn máy rong ruổi khắp nẻo đường để trao cho nhiều người vô gia cư, nghèo khổ đang vật vã trong đêm trường.

Chúng tôi tìm hiểu về hoạt động của nhóm mới biết rằng đây là nhóm Bảo vệ sự sống Lòng Chúa Xót Thương được thành lập cách nay đã 6 năm với mục đích giúp các bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn có nơi để sinh con, và không phá thai.

Ngoài mục đích bảo vệ sự sống, nhóm còn có những chương trình từ thiện như chia sẻ bát cháo nấu cho người nghèo, người vô gia cư trong khu vực nội thành Sài Gòn. Chương trình được định kỳ mỗi tháng một lần.

Công việc tốt đẹp này đã qui tụ khoảng 80 bạn trẻ, có một số bạn trẻ đến từ Giáo Xứ Ngưỡng Nhân, Giáo phận Bùi Chu, Nam Định.

Anh Giuse Lê Thanh Long trưởng nhóm cho biết "chương trình đêm hôm nay là nấu cháo gà cho người vô gia cư. Chúng tôi nấu lúc 7 giờ tối bảo quản vào hộp nóng để khi đưa đến cho người vô gia cư lúc nửa đêm 1, 2 giờ sáng cháo vẫn còn nóng sốt".

Đa số người vô gia cư là những người già, bệnh tật và yếu đuối, nên chúng tôi phải đảm bảo cho bát cháo đến với họ được lành mạnh và nóng sốt. Chúng tôi nghĩ việc làm này không có gì to tát cả mà chỉ để chia sẻ đến những mảnh đời không được may mắn.

Mỗi một đêm chúng tôi đi làm thế này thì số lượng được chia sẻ đến với những người anh em không may mắn lên tới bốn, năm trăm xuất. Vì chúng tôi đi trễ để đến với người thực sự cần giúp đỡ, 1,2 giờ sáng, khi đó ai không có gia đình thì đó chính là người cần giúp".

Có những khó khăn nhưng vì tình yêu, vì tha nhân và vì bên cạnh chúng ta còn có quá nhiều người cần chia sẻ, mỗi chương trình thế này khoảng 10 triệu đồng nhưng chúng tôi muốn cho các bạn trẻ đi đến gặp người khó khăn để các bạn thấy các hành động của mình ý nghĩa và có ích cho xã hội".

Công việc từ thiện của nhóm được sự nhìn nhận và đánh giá rất cao của Giáo hội Công Giáo. Như cha Giuse Trần Hưng Đạo, giám đốc Caritas của Giáo phận Bùi Chu luôn đồng hành cùng với nhóm.

23h đêm phân chia các nhóm tỏa đi rong ruổi khắp các đường phố Sài Gòn, chúng tôi theo chân cùng một nhóm về khu vực quận 5.

Trước đây tôi nghe nói nhiều đến các cuộc sống của người nghèo, người vô gia cư ngủ dưới gầm cầu, vỉa hè hay công viên giữa lòng Sài Gòn nhưng không hình dung nổi cuộc sống của họ lại khó khăn và cùng cực đến vậy.

Cảnh tượng đập vào mắt là những con người già nua, ốm yếu, những con người lang thang đêm đêm nằm dưới trời se lạnh. Có người nằm vẻ hè không có mảnh chăn đắp lên mình, có người nằm vật vã trên xe ba gác, có người cùng con nhỏ nằm sau bến chờ xe buýt, có người thì ngồi ngủ tựa đầu vào một tảng đá hay gốc cây.

Họ ngồi, họ đứng, họ nằm đó đã từ lâu, lâu lắm rồi và chờ đợi một điều gì đến với mình. Khi chúng tôi lang thang trên khắp nẻo đường thấy bất cứ trường hợp nào thì dừng xe, đem đến cho mỗi người một hộp cháo, mấy hộp sữa tươi. Vì không có nhiều thời gian để tâm sự và chia sẻ với họ nên chỉ lướt nhanh để còn đến với người khác nhưng chúng tôi vẫn thấy được những nụ cười và niềm hạnh phúc trên khuôn mặt của họ.

Một cụ già ngồi vỉa hè bên cạnh là đống hành trang rách rưới mừng vui khi nhóm dừng lại. Bà mỉm cười và cám ơn chúng tôi.

Một ông già cách đó không xa thấy chúng tôi đang trao quà thì chạy vội lại, chắc có lẽ ông sợ không có xuất quà cho mình?.

Một anh trong nhóm bạn trẻ nói rằng "chúng tôi đến với họ nhiều nên thân quen rồi, mỗi nhóm đi một khu vực nên không bỏ xót một ai, thậm chí có nhiều người vô gia cư quen mặt chúng tôi nên họ thấy chúng tôi là tự động đến lấy cháo thôi".

Nụ cười của những người vô gia cư, nghèo khó tỏa rạng trong đêm tối khi gặp chúng tôi, lòng hân hoan vui sướng, nói lời cám ơn nhẹ nhàng dù chỉ nhận được món quà nhỏ bé. Nhưng cao cả hơn đó là sự ấm ấp và tình thương của người đối với người.

1h giờ sáng chúng tôi kết thúc chuyến đi đầy ý nghĩa đến với những mảnh đời bất hạnh.

Qua người vô gia cư và nghèo đói sống vật vưỡng trong đêm tối cho chúng tôi thấy, dù cuộc sống có bế tắc, tối tăm mịt mùng nhưng vẫn còn đó những trái tim yêu thương và niềm tin vào tương lai.

Ánh đèn điện của phố phường lung linh hắt chiếu vào khuôn mặt của cả chúng tôi và người vô gia cư trong nụ cười và tình thương yêu. Những khuôn mặt còn rạng ngời gấp vạn lần ánh đèn cao áp được chiếu sáng tạm thời trong đêm tối.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0602%2B%2528FILEminimizer%2529


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0654%2B%2528FILEminimizer%2529

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0670%2B%2528FILEminimizer%2529

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0677%2B%2528FILEminimizer%2529

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0680%2B%2528FILEminimizer%2529

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0720%2B%2528FILEminimizer%2529

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này IMG_0726%2B%2528FILEminimizer%2529

Paulus Lê Sơn
danlambaovn.blogspot.com

***

Người vô gia cư ở Hà nội

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Images?q=tbn:ANd9GcSJs4AVoHejs_uWBx6riUKuGGwJOW539w9Ooup_WIdqJGVc080k

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Images?q=tbn:ANd9GcRAR26fqWQ_i5B2FDTAkmfgp45p3B1JSBhs_MrKhIO6yyb86gVi




Được sửa bởi NTcalman ngày Thu Sep 07, 2017 4:21 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Sep 15, 2016 9:47 am

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u


Thân phận dân tôi - xác người gói chiếu !

CTV Danlambao - Trên là hình ảnh bi thảm xảy ra trên đất nước này. Một người chết, nhà nghèo quá, gia đình không có tiền thuê xe ô tô nên người chồng phải bó xác vợ mình và mượn người quen dùng xe gắn máy để chở xác vợ từ bệnh viện về nhà.

Người chết là chị P. trú ở xã Mường Dại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị bị lao phổi và điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Vào ngày 12/09 chị qua đời tại bệnh viện vì căn bệnh hiểm nghèo này.

Chồng chị, nghèo đã đành phải cắn răng bó chiếu xác vợ, nằm vất vưởng sau chiếc xe gắn máy để về nơi an nghĩ sau cùng. Nhưng bệnh viện cũng rất nghèo về tình người, không thể chỉ một lần giúp cho đồng loại, giúp cho gia đình người quá một chuyến xe chở người chết về.

Về phía công an, sau khi tấm hình bi thảm này được Facebooker Tùng Hải chụp và phổ biến trên mạng, đã vào cuộc và điều tra việc làm của người chồng có "dấu hiệu hình sự" hay không để sau đó xác nhận là không vi phạm.

Ở đất nước này tưởng chỉ có hình ảnh này, và tưởng nó cũng đã đi vào bóng tối dưới sự lãnh đạo thiên tài của đảng, với những cán bộ "có tài, có đức" như Nguyễn Phú Trọng huyênh hoang:

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Tempdanlambao

Nhưng không! Vẫn còn đây, thân phận của 1 người Việt Nam đi về bên kia thế giới dưới tấm bảng chỉ đường của đảng:

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u2

15.09.2016

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


Người vô gia cư ở Hà nội :
"màn trời chiếu đất"...

Co ro cả đêm trong cái lạnh với tấm chăn mỏng manh

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Anh-1-1546161353864563230329

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Anh-2-15461613538711959910883

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Doisongphapluat-doisong-nguoi-vo-gia-cu

"Đầy tớ nhân dân" XHCN chễm chệ trên ngai vàng ...

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-pAhUYNwbaGE%2FVOqZrKC0XbI%2FAAAAAAAAGtQ%2F0wnz4B3PSk4%2Fs1600%2Fmanh1


Được sửa bởi NTcalman ngày Mon Apr 01, 2019 11:45 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSat Sep 17, 2016 6:31 am

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u3a-danlambao

"Xác người bó chiếu" thứ 2 làm lộ hết những xảo trá của quan chức

CTV Danlambao - Bài viết Vụ "xác người gói chiếu" - những diễn biến đồng loạt trong một ngày 15 tháng 9 của Vũ Đông Hà (1) cho thấy có rất nhiều xác suất là: trước yêu cầu của Bộ Y tế muốn chữa cháy dư luận, các quan chức từ sở y tế tỉnh, chính quyền địa phương cho đến bệnh viện đã bằng những "hỗ trợ" như 5.400.000 đồng, đã dàn xếp với gia đình để có lá đơn từ người thân và câu chuyện thuật lại của người anh Lò Văn Muôn, nhằm chứng minh bệnh viện rất tử tế, không có chuyện người chết bó chiếu tại bệnh viện.

Tuy nhiên, những "nỗ lực" của các quan chức đã tan theo mây khói khi một "xác người bó chiếu" thứ hai bị phát hiện cũng tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La.


"Xác người bó chiếu" thứ hai đó là một bệnh nhân 57 tuổi bị bệnh lao, vào chữa trị tại bệnh viện nói trên và đã từ trần, xác bị gói chiếu vào ngày 8/9. Bệnh nhân này cũng ở huyện Quỳnh Nhai, Sơn La, cùng quê chị Lò Thị Phanh - người mà gia đình nghèo quá phải bó xác chị trong chiếu để đưa về nhà vào ngày 12/9.

Thông tin và hình ảnh bó chiếu bệnh nhân này được đăng tải trên Facebook của chị Điêu Thị Hải Quy (2) , là cư dân ở Mường Giôn, Quỳnh Nhai, Sơn La. Chị đã vào bệnh viện điều trị và đã chụp được tấm hình người nhà phải bó chiếu người bố ngay trong sân của bệnh viện để đưa về nhà.

Hình ảnh trên FB vì một lý do nào đó hiện đã không còn, nhưng đã được chụp lại:

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u3-danlambao

Trước hình ảnh không thể chối cãi được, ông Lương Văn Tuận, giám đốc bệnh viện đã phải xác nhận vụ việc này với phóng viên: “Tôi đã trao đổi lại với khoa chuyên môn và được biết việc bó bệnh nhân vào chăn để đưa về quê là nguyện vọng của gia đình. Vì gia đình đó quá nghèo nên các cán bộ trực cũng đã góp để hỗ trợ gần 1 triệu đồng, về thủ tục chúng tôi đã giải quyết đầy đủ” (3)

Ở đây ông lại nói đến "nguyện vọng của gia đình"! Thế gia đình còn lựa chọn nào khác nếu không đưa người chết về nhà? Và cán bộ trực góp hỗ trợ gần 1 triệu đồng trong khi bệnh viện của ông giải quyết thủ tục đầy đủ nhưng không có đủ trái tim và tấm lòng để giúp gia đình nghèo khó một chuyến xe về nhà?

Chưa đủ, Lương Văn Tuận còn phát ngôn vừa để bào chữa cho thái độ vô lương tri vừa vô lương đỗ thừa rằng:

"Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị gia đình sử dụng xe ôtô vận chuyển thi thể bệnh nhân về nhà để đảm bảo vệ sinh, môi trường nhưng gia đình họ nhất quyết không đồng ý.

Họ nói phong tục của họ là chở bằng xe máy như vậy. Họ không cần bệnh viện hỗ trợ xe hay thuê xe ôtô và cũng không có ý kiến gì" (4)


Hình ảnh trên cũng là cái tát vào miệng của Giám đốc Sở Y tế Sơn La - ông Lầu Sáy Chứ khi chữa cháy cho vụ việc Lò Thị Phanh: "sẽ không bao giờ có trường hợp để người nhà phải chở xác bệnh nhân từ bệnh viện về trên xe máy: “Nếu bất kể bệnh nhân nào tử vong trong bệnh viện, các bệnh viện đều có xe cứu thương, sẽ chở thi thể người bệnh về tận nhà để làm thủ tục an táng, đó là sự nhân đạo mà bệnh viện nào ở Việt Nam cũng sẽ làm”. (5)

Hình ảnh "xác người bó chiếu" thứ 2 đã chứng minh "sự nhân đạo" của ông Giám đốc Sở Y tế đồng thời bóc trần mọi sự xảo trá của toàn bộ các quan chức dàn dựng nên vở tuồng chữa cháy trong vụ chị Lọ Thị Phanh bị gói chiếu chở về nhà.

Để xem Bộ Y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ xử lý hay chữa cháy ra sao sau khi vừa giàn dựng kịch bản trong vụ Lọ Thị Phanh vừa hùng hổ đòi "xác minh vụ việc bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La để gia đình chở bệnh nhân nặng trên xe máy về nhà... xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm, báo về Bộ Y tế trước 23-9" (6)

16.09.2016
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________

Chú thích:

(1) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/vu-xac-nguoi-goi-chieu-nhung-dien-bien.html
(2) https://www.facebook.com/dieu.haiquy
(3) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160916/lai-phat-hien-benh-vien-de-nguoi-nha-bo-chan-dua-bo-ve-que/1172667.html
(4) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/327154/son-la-them-vu-bo-nguoi-chet-roi-cho-xe-may.html
(5) http://thanhnien.vn/thoi-su/giam-doc-so-y-te-son-la-len-tieng-ve-vu-cho-xac-nguoi-tren-xe-may-744666.html
(6) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160915/bo-y-te-yeu-cau-xac-dinh-ro-trach-nhiem-benh-vien-son-la/1172115.html


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u2-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeWed Dec 14, 2016 12:02 am

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Cuo%25CC%2582%25CC%2581n%2Bcha%25CC%2586n%2Bga%25CC%2581nh%2Bxa%25CC%2581c-danlambao 

Từ cuốn chiếu chở bằng xe gắn máy đến cuốn chăn khiêng xác chết người thân về nhà

Bạn đọc Danlambao - Hình ảnh người dân qua đời bị bó chiếu, thò chân ra ngoài trên chiếc xe gắn máy vẫn còn nhức nhối trong lòng mọi người. Ngày hôm nay lại thêm một hình ảnh khác, tang thương tận đáy: 2 người khiêng xác chết người thân được cuốn chăn, bó lại và đi bộ từ bệnh viện về nhà.

Anh Bùi Văn Tú, em trai của người quá cố đã khóc tức tưởi khi phải gánh xác anh trai về nhà.

Được biết anh Bùi Văn L., 33 tuổi, trú tại xóm Việng, xã Yên Phú, Lạc Sơn, Hòa Bình đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn vào chiều ngày 11/12.

Sáng ngày 11, anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu vì suy yếu nghiêm trọng, khó thở.

Điều cần ghi nhận là người taxi chở anh vào bệnh viện đã từ chối nhận tiền chuyên chở vì biết gia đình anh L. vốn nghèo khó.

Đến 15h30' cùng ngày, anh L. qua đời. Gia đình xin được có xe cấp cứu để chở xác người thân về nhưng bệnh viện cho biết là 2 xe vận chuyển bệnh nhân đều bận. Người nhà của anh L. cũng không có đủ tiền để mướn xe nên cuối cùng đã phải cuốn chăn khiêng xác người chết đi bộ về nhà.

13.12.2016

Bạn đọc Danlambao


Tự do gói chiếu hạnh phúc...
Những xảo trá của quan chức cs Việt Nam

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u-danlambao
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Hochiminh-contudo-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Dec 16, 2016 12:52 am


Đất nước của Nguyễn Phú Trọng!

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u%2Bcuo%25CC%2582%25CC%2581n%2Bcha%25CC%2586n2-danlambao

"Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?"
- lời của Nguyễn Phú Trọng TBT ĐcsVN

*** Đất nước chúng ta chưa bao giờ thấy cảnh...
... bó chiếu chở xác chết người thân trên xe gắn máy.
... cuốn chăn khiêng xác chết người thân về nhà.

Quả thực:

- Đất nước chúng ta chưa bao giờ có tỉ lệ ung thư cao như thế.
- Chưa bao giờ có tình trạng thực phẩm bẩn lan tràn hầu như mọi ngóc ngách xã hội như thế.
- Chưa bao giờ có chuyện lãnh đạo bị sát hại nhiều và quy mô như thế.
- Chưa bao giờ có lũ lụt và hạn hán gây thiệt hại nhiều như thế.
- Cũng chưa giờ có tỉ lệ số vụ án chém, giết, hiếp nhiều như thế.
- Chưa bao giờ có số lượng tiến sĩ nhiều mà vô dụng như thế.
- Chưa bao giờ có nhiều vụ án tham nhũng lớn như thế.
- Cũng chưa bao giờ người dân phải gánh một lượng nợ công nhiều như thế.
...

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này L%25E1%25BB%25A5t
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này L%25C3%25BA%2B1
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Sep 07, 2017 12:49 pm




 Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Le%25CC%2582%25CC%2583%2Bkhai%2Bgia%25CC%2589ng%2Bna%25CC%2586m%2Bho%25CC%25A3c%2Bmo%25CC%259B%25CC%2581i

Lễ khai giảng năm học mới ở vùng cao

Babui (Danlambao)


Nhìn lên ghế ngai vàng Nông Đức Mạnh
Cựu tổng bí thư của đảng cướp Ba Đình
Rồi nhìn xuống "ngôi trường" ngày khai giảng
Dân tộc Tày, quá lộng lẫy xa hoa

Trông hậu cảnh, rõ ngôi trường miền núi
Một dãy phòng chừng 4, 5 lớp âm u
Cạnh hiên cửa có "Cô" áo hồng chăm chú
Chắc nhờ cô mới có tấm hình này

Trên sân đất, đẩm nước mưa tù đọng
Đám học trò ngồi chồm hỗm đáng thương
Dương 4 chiếc ô, lạc lõng giữa sân trường
Không che hết bầy trẻ thơ khốn khổ

Đứng trước mặt dưới ngọn cờ ủ rũ
Bên tấm phông xanh có nền đỏ chữ vàng
2 thầy giáo chắc đang mừng khai giảng
Chẳng biết nói gì, chẳng thấy vỗ tay

Chắc có lẽ các thầy đang than thở
Ước mong sao có tượng đài nghìn tỉ
Đỡ thiệt thòi cho đám trẻ vùng cao!
Cũng có thể các thầy cùng mơ ước
Cái chân bàn Nông Đức Mạnh cưa đi
Thì dư sức xây ngôi trường… "hoành tráng"
Nhưng mơ ước làm sao thành hiệm thực
Khi đảng Ba Đình là bọn cướp lưu manh.

7/9/2017
Babui
danlambaovn.blogspot.com

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Tuong
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u%2Bcuo%25CC%2582%25CC%2581n%2Bcha%25CC%2586n2-danlambao
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Nov 09, 2017 9:06 am

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Images?q=tbn:ANd9GcTRcVwemdO4TvrI03K21OLGKnZ79MIvHOGro6n-Xn1dwhwyHUhY

Chết trong mưa lũ – những cái chết không hồi đáp

Thứ ba, 07/11/2017


Đêm 6/11, một người bạn ở Huế báo mưa không nhiều, chỉ có gió, nhưng nước ngập khắp nơi. Ký ức tang thương dội về trước cảnh báo Huế có thể đạt hoặc vượt mức lũ lịch sử năm 1999. Tại Bắc Trà My, Quảng Nam trong đêm 5/11, 9 người nữa bị vùi lấp trong vụ sập một quả đồi…

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Chet-trong-mua-lu-nhung-cai-chet-khong-hoi-dap
Tìm kiếm thi thể người phụ nữ ở thôn Văn Căn, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (Huế) bị mất tích do lũ cuốn trôi. Đến sáng 6/11 vẫn chưa tìm thấy do nước lạnh, ngập sâu. (Ảnh: Fanpage Quảng Điền quê ta ơi)

Tính đến cuối ngày 5/11, tức chỉ ba ngày sau khi bão số 12 chính thức vào biển Đông, đã có 44 người chết, 19 người mất tích, 1.358 nhà sập đổ, 114.866 nhà tốc mái, hư hỏng.

So với một ngày trước, số người chết đã tăng thêm 17 người, số người mất tích giảm 3, số nhà sập đổ tăng thêm 732 ngôi nhà, số nhà tốc mái, hư hỏng tăng thêm 75.162 ngôi nhà. Hàng nghìn người khác trở thành vô gia cư hay buộc phải di tản.

Trước đó chưa đầy nửa tháng – tính đến cuối ngày 16/10, đã có 75 người chết, 28 người mất tích trong đợt mưa lụt lớn, xả lũ, sạt lở. Gia sản trôi theo 10.362 con gia súc, 301.449 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, chưa kể hàng nghìn hecta lúa màu mất trắng.

Một tháng trước, 6 người chết, 37 người bị thương trong bão số 10.

Nhưng chết trong mưa lũ là những cái chết không hồi đáp. Chiều 5/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tuyên bố: “Chúng ta đang phải đối mặt với hiểm họa“. Hiểm họa gì? Là “hồ đầy nước, sông đầy nước, vùng trũng đầy nước trên toàn lưu vực“.

Vẫn theo ông Cường: “Nhiều hồ đã đầy nước, bị sự cố sẽ là thảm họa“.

Nước đã bị coi là thảm họa. Nhưng kẻ tội đồ có thực sự mang tên các cơn bão?

Địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ của Việt Nam là một thể thống nhất với hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình lên tới 0,6 km/km2. Theo GS.TSKH Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI), rừng tự nhiên có đủ 3 tầng tán thì độ xói mòn đất được coi là 0 dù trên đất dốc hay khi có mưa lớn. Khi hạn chế được dòng chảy mặt thì không có hiện tượng xói mòn đất, cũng không tạo ra lũ ống, lũ quét. Nước thấm qua lớp thảm mục, mùn, ngấm qua mặt đất tạo thành dòng chảy ngầm.

Điều này có nghĩa nhờ khả năng điều tiết nước của rừng tự nhiên nên các vấn đề hạn hán, lũ lụt, sạt lở sẽ không trở thành thảm họa. Nhưng con người đã tự vẽ nên thảm họa cho chính mình khi rừng tiếp tục bị đốn hạ, chuyển đổi rừng thành đất làm dự án, từ hợp pháp “đúng quy trình” đến trái phép, từ thủy điện, du lịch tâm linh, khách sạn, đến biệt phủ, công viên nghĩa trang…

Rừng tự nhiên đang biến mất. Theo GS Lung, theo số liệu đầu tiên về rừng tại Đông Dương được công bố bởi Tổng thanh tra Lâm nghiệp Maurand năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng, với độ che phủ là 43%.

Trong vòng gần nửa thế kỷ tiếp theo, rừng trồng tăng dần song diện tích rừng tự nhiên thì suy giảm mạnh. Năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm xuống thấp nhất với hơn 8,2 triệu ha, rừng trồng tăng từ 0,092 ha (năm 1975) lên 1,05 ha, độ che phủ rừng toàn quốc chỉ đạt 28,2%. Đến 2015, độ che phủ tăng lên 40,8% với hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên, hơn 3,8 triệu ha rừng trồng.


Tuy nhiên, GS Lung lưu ý với việc bổ sung khái niệm “rừng bán tự nhiên” – rừng có nguồn gốc tự nhiên nhưng đã qua quản lý như khai thác gỗ chọn, làm giàu rừng, tác động nhẹ ít làm thay đổi kết cấu rừng – thì trừ các khu rừng nguyên sinh đang bảo tồn hoặc ở nơi chưa phát hiện ra, còn lại rừng tự nhiên hiện nay đều là rừng bán tự nhiên.

Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ công bố vào tháng 4/2015 của Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN-MT, cả nước có trên 2.900 hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m3. 65 tỷ m3 tương đương với lượng nước dùng trong nông nghiệp trong vòng một năm trên toàn quốc, tương đương 7,8% tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam.

Tại cuộc họp chiều 5/11, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh cảnh báo: Ở Bắc Trung Bộ, hồ chứa lớn đã đầy 70-90%, hồ chứa nhỏ 100% đã đầy nước. Nam Trung Bộ hồ chứa cũng trong tình trạng đầy 80-100%, mực nước và lưu lượng tăng rất nhanh, vài ngày nữa 100% các hồ sẽ đầy nước.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Ca-chet-xa-lu-song-bo

Cá nuôi lồng chết trắng trên sông Bồ do xả lũ, sáng 6/11.

(Ảnh: Fanpage Quảng Điền quê ta ơi)

Sau đợt áp thấp nhiệt đới vừa diễn ra trong tháng 10 khiến 103 người chết và mất tích, GS Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ NN-PTNT viết:

“Từ những năm 1995, chúng ta đã phá bỏ diện tích rừng lớn cho triển khai quy hoạch thủy điện’, và kinh nghiệm cho thấy ‘dù có đầu tư tiền để tái sinh thì cũng phải 50 năm mới phục hồi, mới ngăn được dòng chảy ‘mỗi lần lũ xuống’” – Tuổi Trẻ (14/10/2017).

Trên Thanh Niên (17/10/2017), GS-TSKH Đặng Hùng Võ cho hay ông đã gặp khá nhiều nhà đầu tư mở hội ăn uống rất lớn khi xin được giấy phép làm dự án trên đất rừng…

Sáng 6/11, hàng trăm tấn cá nuôi lồng trên sông Bồ (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) chết trắng như mạng người. Không kể số lồng cá bị cuốn trôi, số cá trong các ô lưới chết ngạt, chết vì vỡ nội tạng do áp lực nước. Người dân cho hay so với trận lũ năm 1999, lũ năm nay về không bằng nhưng tốc độ thì nhanh hơn rất nhiều lần. Một cách lạnh lùng thay, điều này trùng khớp với cảnh báo về những hồ chứa đã đầy 100% của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi và cảnh báo “chúng ta đang phải đối mặt với hiểm họa” của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

“Phải tính đến kịch bản xấu nhất“, ông Cường nói. Đến lúc này, không có kịch bản nào khác ngoài việc xả lũ để tránh vỡ đập, vỡ hồ. Kịch bản xấu nhất đã hiện hữu từ hàng thập niên trước khi 20 năm qua, hơn 13.000 người đã chết, mất tích trong thiên tai. Con số này sẽ không dừng lại trong 50 năm tới, khi Việt Nam có 40% nguy cơ có thể xảy ra thiên tai.

Vài trăm tấn cá chết nổi, nhân lên thì ước tính thiệt hại từ 16 đến 18 tỷ đồng. Còn vài trăm mạng người chết mỗi năm vì rừng mất, xả lũ, sạt lở, ai đong, ai cân, ai mang xác về cho ai?

Vĩnh Long



Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Images?q=tbn:ANd9GcQZz09kHkr5wZ1Ngc3Iv7xOPC4AflkCkMAbqkHjqKM8fOE_3vVo
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun Nov 12, 2017 12:21 pm



Cứu trợ lũ lụt ở Thanh Hóa: Dân nhận mì gói, cán bộ nhận tiền

November 10, 2017

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này VN-Dan-nhan-mi-goi
Người dân thôn 4 xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, rất bất bình trước sự việc. (Hình: Báo Lao Động)

THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Hàng chục gia đình ở thôn 4, xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa đang rất bất bình trước việc chính quyền ăn chặn quà cứu trợ lũ lụt của người nghèo.

Theo báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Vân (55 tuổi, thôn 4, xã Thiệu Dương) cho biết đợt mưa lũ vừa qua, nước dâng cao đến nửa nhà, gia đình bà cùng hàng ngàn gia đình khác trong xã bị thiệt hại nặng nề.

Ngày 4 Tháng Mười Một, có hai đoàn từ thiện của một chùa ở tỉnh Bình Dương về địa phương trao 170 phần quà, mỗi phần trị giá 1 triệu đồng (khoảng $44), và đoàn của chùa Tân Phúc tỉnh Thanh Hóa 100 phần quà, mỗi phần trị giá 500,000 đồng cho những gia đình nghèo, chịu thiệt hại nặng nề sau cơn lũ.

“Chúng tôi phát hiện hàng loạt gia đình khá giả của cán bộ thôn được nhận quà và tiền. Trong khi, những gia đình nghèo, neo đơn lại chỉ nhận được vài ba gói mì ăn liền, ít cân gạo,” bà Vân nói.

Cụ thể, thôn 4, xã Thiệu Dương có chín cán bộ thì hết tám gia đình được nhận quà cứu trợ. Ngay cả gia đình ông Yêng, bí thư thôn 4, có nhà ba tầng, giàu nhất nhì thôn cũng nằm trong danh sách nhận cứu trợ. Ngoài ra còn có gia đình ông Thanh, trưởng thôn, bà Lan, bà Huế, bà Trang, ông Quyết, ông Diện, ông Thủy đều là cán bộ thôn. Đa số là đảng viên.

“Sau khi người dân biết chuyện và phản ứng thì đại diện thôn cho gọi các gia đình lên nhận thêm một gói mì ăn liền, không thấy tiền mặt (1 triệu đồng/nhà), nhưng nhiều người không đi lấy,” bà Trần Thị Mạnh (41 tuổi) nói.

Phóng viên báo Lao Động liên lạc với ông Yêng nhưng ông này từ chối làm việc.

Nói về chuyện này, ông Hà Ánh Dương, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Thiệu Dương, cho biết chưa thấy người dân kiến nghị trực tiếp đến ủy ban xã.

“Danh sách các hộ nghèo được cứu trợ là do thôn lập để các đoàn từ thiện đến trao. Ủy ban xã đã chỉ đạo cán bộ về thôn để xác minh có hay không việc quà cứu trợ lũ lụt không đến với người nghèo mà lại ‘lọt’ vào nhà của các cán bộ thôn,” ông Dương nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, bí thư kiêm chủ tịch xã Thiệu Dương, chối bỏ trách nhiệm khi cho hay: “Việc lập danh sách là của Mặt Trận Tổ Quốc xã chứ không phải ủy ban.”

(Tr.N)


Thanh Hóa: hàng nghìn nhà dân ngập nước


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Z

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thanh-hoa-nhieu-nha-dan-o-thon-1-xa-thach-long-thach-thanh-bi-ngap-nuoc-lu-4-1507805069249

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thanh-hoa-mot-cu-gia-o-thon-1-xa-thach-long-thach-thanh-dang-boi-voi-nha-2-1507805069242

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thanh-hoa-nuoc-lu-ngap-quoc-lo-45-tu-vinh-loc-sang-thach-thanh-2-1507805261702

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thanh-hoa-nuoc-lu-ngap-quoc-lo-45-tu-vinh-loc-sang-thach-thanh-1-1507805261701
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeMon Apr 01, 2019 11:51 am

.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xa%25CC%2581c%2Bngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i%2Bgo%25CC%2581i%2Bchie%25CC%2582%25CC%2581u%2Bcuo%25CC%2582%25CC%2581n%2Bcha%25CC%2586n2-danlambao


Đất nước tôi: Mặt trời đen
Bạch Cúc
Theo FB Bạch Cúc


Bạn nói với tôi: chỗ nào chẳng có bất công, chỗ nào chẳng có người giàu kẻ nghèo, nơi nào chả có quan liêu, tham nhũng... Rồi tôi đi để biết và... để thấy...

Nơi tôi đến chẳng phải đâu xa, là láng giềng của mình: tôi mòn mỏi tìm kiếm người ăn xin bên đường, tìm bóng dáng những đứa trẻ, những cụ già, người khuyết tật với tấm vé số, những đoàn dân oan... nhưng tuyệt nhiên: chẳng thấy!

- Tôi vào những quán ăn, chỉ biết chỉ chỏ những món ngon... và họ tính tiền cho tôi với giá rẻ mạt, rẻ hơn rất nhiều so với du khách nước ngoài, trót lỡ dại ăn uống và bị chặt chém ở Việt Nam!

- Tôi vào siêu thị: không cần phải gửi túi xách và thấy người ta ngồi lê la tán gẫu trong những khuôn viên dành cho khách nghỉ chân, họ ngồi trên những thảm cỏ xanh, những tấm trải sàn êm ái, con nít bò lê chung quanh...mà nhớ Việt Nam muốn khóc: siêu thị nước tôi kiếm một chỗ ngồi chắc còn hiếm hoi lắm...

- Tôi vào toilet: chẳng phải trả một xu tiền, tất cả những nơi công cộng luôn có chỗ dành riêng cho người khuyết tật, cho trẻ nhỏ và người kiểm soát luôn miễn phí cho tôi lời chỉ dẫn lẫn nụ cười, họ chẳng tiếc đâu...

- Tôi chạy xe long nhong trên đường, kiếm mãi, tìm mãi chẳng thấy bóng dáng cảnh sát công lộ... Chợt nhói đau nhớ cảm giác sợ hãi, giật nảy mình khi thấy bóng áo vàng trên đất nước mình từ xa... Nhớ mà nổi da gà, vừa giận lại vừa uất...!

- Tôi vào thăm nhà những người bạn, họ giàu có thật... Tài sản ước tính sống trọn cả đời chẳng cần làm gì thêm nhưng... tuyệt nhiên chẳng thấy sự sa hoa kệch cỡm, không thấy những bàn, những ghế, những bộ tràng kỷ bằng gỗ quý, những sản vật cướp được của rừng... Bỗng thấy mắt cay xè nhớ lần đến thăm nhà người bạn làm công an ở Việt Nam... Bạn nói bạn chẳng giàu có gì, chỉ khoe với tôi hàng trăm mẫu vật điêu khắc bằng gỗ quý loại 1 với giá hàng trăm triệu, hàng tỷ, chục tỷ một món. Nhiều quá tôi hoa cả mắt và... muốn ngất trước bộ sưu tập, thú vui "chẳng biết nên gọi là gì" của bạn!

- Tôi đi, lê la đến những hàng rong, quán xá ven đường... Chẳng thấy ánh mắt sợ sệt, chẳng có sự hốt hoảng đột nhiên tháo chạy... Tìm mãi không thấy bóng áo xanh dọn dẹp lòng lề đường, tất cả là một trật tự vui nhộn... Bỗng thương ray rứt bà cụ bán rau bên đường nơi "tổ quốc": lưng bà còng gập sâu xuống lòng đường, lập cập run rẩy nhặt những bó rau rơi vãi, nước mắt ngắn dài và miệng hốt hoảng van xin người thanh niên đang giằng xé quang gánh, thúng mủng quăng lên xe đội trật tự đô thị: "bà xin con, bà neo đơn một mình kiếm sống qua ngày... bà xin...". Nước mắt tôi trào ra trong sự ngơ ngác của cô bán hàng... Cô ấy không hiểu... Tôi nhớ đồng bào tôi: xót xa... quay quắt...!!!

- Tôi đi... đi để biết: chẳng xã hội nào giống xã hội nào! Vào tận rừng sâu, vào chốn núi hoang sơ, giả vờ hỏi thăm nơi bán "thịt thú rừng"... Người ta nhìn tôi với ánh mắt căm hận vì câu hỏi ngớ ngẩn? Ăn thịt rừng ư? Bạn mọi rợ thế ư? Muốn vào tù ư?

- Tôi đi... đi để thấy đất nước mình đáng thương bội phần... Đi để thấy cái nền văn hóa hèn kém: kẻ trên bắt nạt kẻ dưới, người giàu khinh miệt người nghèo, người thắng chà đạp người thua... đi để thấy cái nôi văn hóa Việt chỉ là thùng rỗng kêu to với những mùa lễ hội phù phiếm chụp giật, tranh giành, giẫm đạp lên nhau đôi khi chỉ vì miếng ăn... những hả hê, khát máu mọi rợ, tàn nhẫn trong tiếng cười với cái chết của thú vật...  Thấy sự rỗng tuếch trong giao tế, nói một đằng làm một nẻo, điêu ngoa, xảo trá dưới mọi lớp bình phong.. thấy nản lòng cho một thứ văn hóa lai căng toàn những điều tồi tệ nhất...

- Tôi đi... đi để nghe tiếng thở dài trong trái tim mình, đi để tìm quên nỗi sợ hãi về một nước Việt ở tương lai trước mắt: Rừng đã cạn, biển đã chết... Sự sống của vạn vật, của con người lại phụ thuộc, đặt vào tay một nhúm người đang làm chủ xã hội để rồi... Toàn đất nước ngơ ngáo, ngớ ngẩn bàng hoàng nhìn nhau với những câu hỏi: vì sao và tại sao... Vậy mà vẫn thinh lặng và chấp nhận!??

- Tôi đi để trốn chạy, đi vì ám ảnh cái quá khứ hào hùng với ngàn lời ca chống giặc ngoại xâm nhưng giặc đang ở khắp nơi chẳng ai hay biết... Nếu có biết cũng chỉ là thở dài nhìn nhau rồi mặc kệ... Đời ta ta lo... Mọi việc khác đã có Đảng và Nhà nước lo...!

- Tôi đi mà đau đáu với tin tức quê nhà, sao có quá lắm những trò hề, những chuyện khốn nạn không tưởng... Đi để thấy dân mình ôi sao thật tệ... đến bao giờ mới có chuyện đổi thay???

Tôi đi, đi và miễn cưỡng phải trở về... về hướng: MẶT TRỜI ĐEN  monkey 
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeMon Apr 15, 2019 8:48 am

.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này ThuyenNhan%201



DÂN TỘC… LƯU VONG
- Ngọc Vinh


1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Dân tộc Do Thái đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước.

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc Việt phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có.Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…

2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp ” đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch. Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng… những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ. cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh.Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!

3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TP HCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.

Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800,000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ. 17 tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo: “Tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.

Đã có 3 thế hệ sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài Gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?

4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một” ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có nhà báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống… lưu vong.

Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao… vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp không chọn trước cho mình một chỗ để… lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì.Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi.Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẵng, giống như sự bình đẵng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.

5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao… lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong mội trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân…

6- Ở lứa tuổi hiện nay của mình, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học… tiếng Anh.

Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… ra đi. Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia.Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

Ngọc Vinh


Tượng đài Thuyền nhân tỵ nạn cộng sản

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này TN_Westminster03

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này TN_Westminster04
Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân tỵ nạn cộng sản ở Nam California

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này TN_Duc_01
Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại nước Đức

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này TN_Bidong
Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại đảo Bidong, Malaysia

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này BoatPeopleMonument_Galang_Biducbo
Bia đá Thuyền Nhân Việt Nam tại đảo Galang, Indonesia. VC đã làm áp lực với chính quyền Indonesia đục bỏ những dòng chữ ghi chép tưởng niệm thuyền nhân

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Nghiatranggalang
Nghĩa trang trên hoang đảo Galang, Indonesia là nơi một số người Việt đã gởi nắm xương tàn trên đường tìm tự do.
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Apr 18, 2019 5:40 pm

.

Đi xuất khẩu lao động là niềm hy vọng đổi đời cho người dân XHCN Việt Nam
... Nguồn ngoại tệ khổng lồ cho các quan chức CS và tư bản đỏ gửi con đi du học và mua nhà đất, cơ sở thuơng mại ở nước ngoài.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Luadaoxkld    

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Số tiền mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về trong năm 2018 là hơn 3 tỷ USD.

Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm, đạt hơn 142.800 lao động, vượt 30% so với kế hoạch năm và tăng 06% so với năm 2017.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thuc-trang-xkld

Trong đó Nhật Bản vươn lên là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất, với trên 67.000 người; Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận khoảng 65.000 lao động; Thị trường Hàn Quốc đứng thứ 3, tiếp nhận khoảng 6.000 lao động Việt Nam trong năm 2018; tiếp đến là các thị trường Saudi Arabia, Rumani, Malaysia và Kuwait...

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Số tiền mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về trong năm 2018 là hơn 3 tỷ USD.
"Việc chúng ta 1 năm đưa được gần 143.000 người đi làm việc ở nước ngoài là kết quả rất lớn, nhưng quan trọng hơn đó là chất lượng việc làm, chất lượng lao động và chất lượng thị trường của chúng ta có chuyển động", ông Dung cho hay.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xuatcanh

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trước đây chúng ta chạy theo thị trường nhưng giai đoạn này chúng ta có quyền lựa chọn thị trường, có quyền lựa chọn những công việc phù hợp nhất với người Việt Nam và lựa chọn những công việc mà ưu tiên về khoa học công nghệ để quay trở về phục vụ đất nước. Đây là những vấn đề rất mới của thị trường.

"Với số lượng như vậy thì riêng về tiền mà người lao động chuyển về bằng con đường chính thức đã trên 3 tỷ USD, đóng góp rất lớn cho tình hình kinh tế xã hội đất nước, nhất là việc xây dựng nông thôn mới, giải quyết công ăn việc làm và giảm nghèo", ông Dung nhấn mạnh./.

Hà Nam (VOV)

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 711_content_lao-dong-di-xuat-khau-mywork-com-vn3

Tâm sự về cuộc sống lao động Việt ở nước ngoài:
Làm, ăn, ngủ và lướt web

Cuộc sống tinh thần nghèo nàn, bí bách, song đối với không ít lao động Việt Nam ở nước ngoài, đi xuất khẩu lao động vẫn là miền đất hứa cho họ hy vọng làm giàu, đổi đời…

Cuộc sống bí bách…


“Cầm tờ 100.000 đồng ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái cắt đủ kiểu tóc nam. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, số tiền này quy ra nội tệ nước này phải nhân 3 mới đủ để dùng dịch vụ cắt tóc”, Thông, một thợ cơ khí phụ tùng ô tô, xuất khẩu lao động sang một vùng ở miền nam Hàn Quốc từ năm 2011 chia sẻ.

3 năm trước, ở Việt Nam, anh đã phải bỏ ra số tiền là 300 triệu đồng (vay ngân hàng) và sau gần 2 năm mới có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hiện thu nhập của anh gần 2 triệu won/tháng (tương đương với hơn 40 triệu đồng). Tuy nhiên, ngoài việc đi lại tới chỗ làm được công ty hỗ trợ, anh Thông vẫn phải trả một khoản tiền lớn các chi phí khác như: 340.000 won (7 triệu đồng) tiền thuê nhà (chưa kể 30 triệu tiền đặt cọc), 300.000 won (6 triệu đồng) phí ăn uống, sinh hoạt và 245.000 won (5 triệu đồng) tiền thuế và bảo hiểm. Mỗi tháng, anh gửi về cho gia đình ở quê được khoảng 22 triệu đồng.

Như vậy, phải làm chăm chỉ 1 năm 2 tháng, anh Thông mới đủ tiền trả nợ số tiền 300 triệu lúc đi. Sau thời gian này, số tiền tích cóp được hàng tháng mới là tiền để ra được, sau những ngày đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xkld-1

Người Việt xuất khẩu lao động sang nước ngoài làm việc phải sống một cuộc sống khá nhàm chán.

Ngoài làm 8 tiếng mỗi ngày, anh Thông còn được trả 420.000 đồng cho 3 tiếng làm thêm. Ca làm việc được chia thành 2, gồm ca đêm và ca ngày. Người lao động làm luân phiên nhau. Ca đêm làm việc từ 20h đến 8h sáng hôm sau. Còn ca ngày từ 8h đến 20h cùng ngày.

Hàng ngày, anh Thông chỉ đi từ chỗ làm về nhà. Anh cho biết, mức lương hơn 40 triệu đồng/tháng ở Việt Nam là mơ ước của nhiều người. Nhưng ở Hàn Quốc, con số thu nhập này là mức thấp so với người bản địa. Các dịch vụ được coi là rẻ ở đất nước này, lại trở thành đắt đỏ với những người lao động Việt Nam. Cũng vì lẽ đó, tuy làm việc 2 năm trời ở Hàn Quốc, nhưng ngoài con đường đi từ phòng trọ đến nơi làm việc và tới các siêu thị quanh khu vực, anh Thông chỉ ở nhà ăn, ngủ, lướt web, đọc sách và chi trả những khoản tiền bắt buộc phải đóng.

Người lao động Việt Nam ở nhiều quốc gia khác cũng có cuộc sống tinh thần tương đối đơn điệu. Anh Sơn, một thợ hàn xì xuất khẩu lao động được gần 1 năm, đang làm việc ở vùng Kyoto, cố đô Nhật Bản. Anh cho biết, để sang làm việc ở đất nước này, anh đã phải mất 400 triệu đồng và biết bao lần “đau tim” vì công ty báo trục trặc lịch bay. Tuy nhiên, khi sang làm việc tại Nhật Bản, anh lại cảm thấy cuộc sống vô cùng khó khăn, tẻ nhạt khi thường xuyên bị ho và cảm cúm vì thời tiết khắc nghiệt. Ngoài làm việc chuyên môn, anh chỉ biết gật đầu do bất đồng ngôn ngữ. Thậm chí cả ngày anh không nói một câu vì chủ là người bản địa. Anh Sơn cũng như bao người lao động Việt Nam khác ở Nhật Bản, ngoài giờ làm việc, chỉ ăn, ngủ và chờ đến giờ đi làm ca đêm.

Ở Nhật Bản, đồng nội tệ có giá trị cao gấp 3 – 4 lần tiền Việt, nên mọi khoản chi tiêu của anh đều rất hạn chế. Hiện tại, mức lương trung bình anh Sơn được trả số tiền Nhật quy ra đồng Việt Nam khoảng 26 triệu đồng/tháng. Nếu chịu khó làm thêm, anh có thể kiếm thêm 15 – 20 triệu đồng/tháng. Anh cho biết, thường những người ngoại quốc sang đây chủ yếu làm những công việc vất vả. Hơn nữa, làm việc ở Nhật tiền lương cơ bản chỉ đủ ăn, muốn dư dả phụ thuộc phần nhiều vào tiền làm thêm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng người lao động sang Nhật Bản làm việc ngày một đông nên việc làm thêm bị hạn chế. Có tháng, ngoài giờ đi làm hành chính 8 tiếng/ngày, anh Sơn chỉ nằm dài ở phòng chờ việc.

Chi phí xuất khẩu lao động sang những nước Trung Đông, châu Á rẻ hơn và cách thức đi dễ dàng hơn rất nhiều so với những nước phát triển như Mỹ, Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng song song đó, đồng lương lại rất thấp, thậm chí chỉ nhỉnh hơn một chút so với lao động ở Việt Nam.

…nhưng là miền đất hứa của không ít người

Anh Hùng, quê ở Thái Bình sang xuất khẩu lao động làm hàn công nghệ cao ở Dubai từ đầu năm nay. Anh cho biết, số tiền đặt cọc để sang làm việc ở Dubai chỉ 50 triệu đồng. Tuy nhiên, trừ các khoản ăn, nghỉ được đài thọ, mức lương cơ bản của anh chỉ 640 USD (tương đương với gần 13 triệu đồng). Không những thế, thời tiết tại Dubai rất khắc nghiệt. Thông thường, nhiệt độ của Việt Nam mức nóng nhất cũng chỉ 36 – 38 độ C. Tuy nhiên, ở nước này, nhiệt độ 3 tháng hè lên đến 50 – 54 độ C. Ban đầu sang làm việc tại đây, do không hợp thời tiết nên anh Hùng thường xuyên bị cảm, da bong rộp, rát và đau.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Xuatkhaulaodong15

Sau khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhiều người không muốn trở về Việt Nam.

“Ai cũng tưởng xuất khẩu lao động sang nước ngoài sướng lắm, nhưng quả thực sang Trung Đông bị cái nắng tra tấn cũng đủ hoảng”, anh Hùng tâm sự. Tuy nhiên, để lựa chọn làm việc ở Việt Nam và Dubai, anh Hùng vẫn chọn ở lại Dubai. Anh cho biết, làm việc ở đây ngoài thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, môi trường làm việc cũng rất an toàn, mức sống cao và bảo hiểm xã hội tốt. Đó cũng là ý do vì sao nhiều người chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn để sang nước ngoài, thậm chí, một số người không muốn về Việt Nam. Hơn nữa, nếu làm công việc như hiện tại ở Việt Nam, anh Hùng chỉ được trả mức lương 4 – 5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tại Dubai, công việc nhàn hơn, bảo hộ lao động tốt nhưng mức lương được trả gấp 3 lần.

Ở những thị trường bình dân hơn, người lao động cũng vẫn phải chịu các chi phí sinh hoạt tương đối đắt đỏ. Cô Hòa, xuất khẩu lao động làm giúp việc ở Đài Loan được 8 năm. Sau 2 lần hết hạn, cô lại tiếp tục đăng ký đi đợt 3. Hiện tại, cô đang giúp việc cho một gia đình ở Chung Hsing New Village, Taiwan, Taiwan. Năm 2004, muốn xuất khẩu lao động sang Đài Loan cô Hòa phải đóng cho công ty 11,5 triệu đồng, tiền học tiếng là 2 triệu đồng. Tổng các chi phí cho chuyến đi lao động gần 14 triệu. Cô cho biết: “Thời điểm ấy nở rộ những đợt đi xuất khẩu ở Đài Loan. Tích cực thì họ không nói nhưng tiêu cực thì thiên hạ đồn đại nhiều, nhưng vì kinh tế gia đình khó khăn nên cô bỏ qua những dư luận để đi làm ăn kinh tế”.

Không may mắn, gia đình nhà chủ khó tính, nên ngoài tiền lương hàng tháng, lao động này không được bất kỳ một khoản nào thêm. Làm được 1 năm rưỡi thì cô đủ tiền trả nợ. Sau khi hết hợp đồng 2 năm, cô lại đăng ký đi tiếp, chi phí bay giảm dần cho từng lần đi. Chuyến đi gần đây nhất năm 2013, cô chỉ mất 14,5 triệu đồng. Lần đi này khá may mắn, do làm cho một chủ tốt nên công việc nhàn và thường được tiền thưởng. Mức lương hiện tại của cô, sau khi trừ phí môi giới, quy ra tiền Việt khoảng 11 triệu đồng/tháng. Hàng tháng chủ nhà trả trực tiếp, có sổ ký và đến kỳ nhận lương cô sẽ đem nộp phí cho công ty môi giới.

Cô chia sẻ, năm 2013 về Việt Nam, một lần cắt tóc ở quê của cô đắt nhất chỉ 50.000 – 70.000 đồng. Tuy nhiên, khi sang Đài Loan, mức thấp nhất cũng phải 140.000 – 200.000 đồng. Do vậy, cuộc sống tinh thần của người lao động tại Đài Loan như cô Hòa khá nhàm chán, gần như không bao giờ biết đến mua sắm và những khu vui chơi giải trí. Cô cho biết, đã ở Đài Loan được 8 năm nhưng ngoài đi siêu thị mua đồ nấu nướng, dăm ba lần ngồi cà phê với bạn cùng quê, 3 tháng cắt tóc một lần, mua được 4 bộ váy thì cô hầu như không sử dụng bất kỳ dịch vụ nào.

Tuy nhiên, cũng như những người khác, cô Hòa khá thỏa mãn với công việc và cuộc sống hiện tại, bởi nếu so với việc làm nông nghiệp ở Việt Nam và giúp việc ở Đài Loan thì một trời một vực. Hiện tại, công việc của cô rất đơn giản, chỉ lau chùi nhà hàng ngày, giặt và phơi quần áo, nấu ăn nhưng mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 10 triệu đồng và gửi được một phần trong số này về quê. Trong khi đó, ở quê làm ruộng, chân lấm tay bùn, một tháng cô không dắt túi đủ 500.000 đồng. Đấy cũng là lý do vì sao, không chỉ cô Hòa mà nhiều người Việt Nam sẵn sàng bỏ vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng để đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

Ngọc Lan / Zing News

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 1_100790
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun Apr 28, 2019 9:42 am

.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này H6-54
Kẹt xe ở đường miền Tây lên SG mùng 6 Tết Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Lê Quân/ Zing


Tháng Tư… đường chúng ta đi
- Hồ Phương Trinh
27-4-2019


Hồi trước 75 gia đình tôi ở Sài Gòn. Quê nội ngoại tôi ở Bến Tre. Mỗi dịp hè mẹ tôi đều dắt bầy con về quê chơi. Mẹ tôi mặc áo dài, chị em chúng tôi ăn mặc đẹp, đi xe xích lô ra bến xe ở đường Lê Hồng Phong bây giờ, lên xe đò đi một mạch về quê. Không có cảnh chen lấn vì thiếu xe thiếu vé. Khi có đám tiệc gì thì mẹ tôi đi về một mình, cũng luôn mặc áo dài, che dù, rất văn minh lịch sự.

Sau ngày “giải phóng” các hãng xe bị cải tạo tư sản gì đó, về tay nhà nước quản lý hết. Từ chỗ xe cộ thong thả thoắt cái chuyện về quê trở thành một cực hình. Hồi tôi đi học ĐH mỗi lần về quê là sắp hàng từ sáng tới trưa, có khi tới chiều mới mua được cái vé. Cái thời đó, thời mà mua được một cái vé xe là ơn đảng ơn chính phủ, kéo dài từ ngay sau 75 đến tận những năm 90 mới dễ thở lần lần.

Mấy ông cải tạo tư sản gì đó mãi không có kết quả khả quan, nước ngày càng nghèo, dân ngày càng đói nên bèn đổi mới, đúng hơn là “quay cũ” lại thời kinh tế thị trường ở miền Nam trước kia.  Có “mới” là gắn thêm cái đuôi lòng thòng “định hướng XHCN” chẳng giống con giáp nào.

Nhờ công “đổi mới quay cũ” của các ông mà xe cộ được nhập về, dân đi lại thoải mái, kinh tế phát triển lên, nhu cầu trao đổi hàng hóa nhiều, nhu cầu di chuyển nhiều, thì phải làm thêm đường sá mới đáp ứng đủ. Các ông đã làm đường nhưng lại kỳ thị miền Nam. Sài Gòn và miền Nam nói chung làm nhiêu tiền phải nộp hết về trung ương.

Các ông làm bao nhiêu đường cao tốc ở miền Bắc, nơi chưa có nhu cầu, để người ta ngồi nhậu hoặc để cho trâu bò đi dạo. Còn miền Nam thì chỉ vẻn vẹn hai khúc đường: đường cao tốc Trung Lương về miền Tây và đường Long Thành Dầu Giây đi miền Đông. Hậu quả là đường từ miền Tây lên Sài Gòn thường xuyên “ùn ứ”, ngày cuối tuần “ùn ứ” nặng. Lễ Tết thì “ùn ứ kinh hoàng”. Đường Long Thành – Dầu Giây cũng cùng số phận kẹt, kẹt nữa, kẹt mãi.

Tháng tư tôi cảm thấy gì? Tôi thấy chán và giận. Con tôi làm việc ở Sài Gòn, lễ được nghỉ muốn về nhà chơi với cha mẹ vài ngày nhưng tôi nghĩ tới cảnh kẹt xe là tôi chán ngán. Dù thương con, nhớ con nhưng không muốn tụi nhỏ chịu trận. Tại sao phải chịu trận đủ thứ?

Cả đời cha mẹ rồi tới con cái cày cuốc đóng thuế nuôi chính quyền mà ở nhà thì điện tăng không dám xài máy lạnh, ra đường thì xăng tăng không dám đi xe hơi. Về quê thì không có đủ đường để về, xui xẻo mà bị kẹt đứng nắng một ngày (như hồi Tết) dưới cái nắng tháng tư không bóng cây xanh chắc sớm đột quỵ!

Tháng tư, đường nào cho chúng ta?


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này H7-34
Ăn nhậu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đường vắng không xe thì nhậu!)
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeMon Jun 03, 2019 5:38 pm

.

Thân phận dân tôi: "Gù Lưng Mà Sống!"
- Huy Phương


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Nguoi-Ngheo-VN-1068x712
Người nghèo ở Việt Nam vẫn phải còng lưng làm việc và còng lưng mà sống. (Hình: Getty Images)

Trong tháng vừa qua, Notre Dame de Paris vừa bị hỏa hoạn lớn, do đó rất nhiều người đã nhắc lại đại tác phẩm của Victor Hugo và nhân vật Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Bây giờ ở Việt Nam, rất ít người bị gù lưng vì cố tật mà thảy đều bị gù lưng vì thời đại, chẳng qua là vì cúi lưng, lom khom quá độ, lâu ngày biến thành tật, mà không ai biết mình đang bị gù lưng.

Cô Nguyễn Phương Mai là phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại Học Khoa Học Ứng dụng Amsterdam, Hòa Lan, cho rằng cô chưa mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam, nhưng cô lại nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc tôi đã về, nghĩa là tôi cũng lại mất niềm tin!”

Vậy ai là những người phải “gù lưng mà sống” trong xã hội này?
Dù không sợ, người ta phải khom lưng xuống để tỏ ra mình biết sợ, để được sống còn và sống yên.
Trong đoản văn “Người việt nam hèn hạ” của một người trẻ tuổi có tên Phan Hân (chữ việt nam không viết hoa), đã mô tả xã hội bây giờ là một “cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất!”

Ai cũng mong có “một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Vậy thì còn ai dám đứng thẳng?
Cũng có người không biết mình còng lưng, vì nhìn chung quanh, lưng ai cũng còng. Ở đâu cũng nhìn thấy thái độ của kẻ đi xin (dân) và người có quyền ban phát (đảng-chính quyền.) Cái đáng là mình được quyền làm, quyền có thì lại là một thứ ân huệ, mà trong đất nước này ân huệ ban từ trên xuống, cũng không bao giờ ai cho không mà được trả bằng tiền, quà cáp, sức lực và cả nhân cách của con người.
Nhất nhất điều gì người dân cần làm đều phải qua tay chính quyền, cũng phải xuống xã xin con dấu, như người dân cần vay tiền ngân hàng, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh, hồ sơ đi làm ăn xa, gia đình hộ nghèo đi bệnh viện giải phẫu, xuống xã nhận tiền “hộ nghèo…”

Có hai thứ “còng lưng,” một là còng lương để tồn tại, như lời Nguyễn Tuân: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!”  Hai là còng lưng vì “sưu cao thuế nặng.” Không khác gì thời thực dân, phong kiến mà ông Lê Văn Cuông – cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “…Mùa sưu thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh.”
Nông dân tên Dương, ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết trong vụ thu hoạch Hè Thu vừa qua gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó có những loại thuế, phí nhà nước cũng như tỉnh không quy định mà chính quyền huyện, xã lại đề ra và bắt dân phải nộp kiểu “phép vua thua lệ làng.”
Nặng nhất là khoản xây dựng nông thôn mới, mỗi người phải đóng gần 1 triệu/1 năm. Đó là đóng góp nghĩa địa, thu thủy lợi, trả công bảo vệ hoa màu, quỹ thiếu niên nhi đồng, quỹ văn hóa làng-thể thao, quỹ khuyến học, quỹ điện sáng nhà văn hóa, quỹ an ninh xã hội, quỹ an ninh thường xuyên làng, quỹ chữ thập đỏ… Nhiều thứ đóng rõ ràng là phi lý.

Báo chí Việt Nam kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “…do không đóng đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện.”
Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị ‘tổ công tác đặc biệt’ bốc mất mấy tấm ván canh.” Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước, trương tuần của “Cái đêm hôm ấy… hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ lấy cả tấm ván canh lo hậu sự của người già.
Thời này trâu bò ra đồng ăn cỏ, vịt xuống ao rỉa cá cũng phải thuế. Bọn cầm quyền nghĩ cách thu thuế, “nhổ lông sao cho vịt khỏi kêu.” Rồi đây đến cái điện thoại cầm tay cũng phải đóng thuế. Việt Nam hiện có 72,300,000 cái cell phone, đứa nào nghĩ ra chuyện “nhổ lông vịt” này quả là siêu đẳng.
Ra đường thì có công an giao thông thổi còi kiếm ăn mỗi ngày, tài xế đi xa thì có B.O.T. chặn đường thu “mãi lộ,” lưng thằng dân chất chồng bao nhiêu thứ thuế, không gù mới là chuyện lạ.

Có con đi học, xin còng lưng thêm tí nữa! Cho con đến trường là một nỗi khổ của cha mẹ phải đóng hàng chục thứ “phí.”
“Mức đóng góp đầu năm dành cho khối học sinh lớp 1 hơn 7.5 triệu đồng với 22 khoản thu: tiền bán trú, tiền ghế, tiền áo đồng phục, tiền sách mua nhà trường, tiền kỹ năng sống, tiền chữ thập đỏ, tiền quỹ đội, tiền học tiếng Anh, tiền quỹ hội cha mẹ học sinh, tiền xã hội hóa giáo dục, tiền ngoại khóa, tiền vệ sinh nhà trường, tiền trông trẻ (dạy buổi chiều,) tiền hỗ trợ nhà bếp, tiền giấy kiểm tra, tiền vệ sinh lớp học, tiền quỹ lớp, tiền phô tô, tiền máy chiếu, tiền điều hòa, tiền bảo hiểm y tế…”
“Lên đến lớp 4, lại thêm các loại tiền đóng: Tiền xã hội hóa, tiền bảo trì máy tính, tiền quỹ hội cha mẹ, tiền thuê trực nhật, tiền vệ sinh trường, tiền nước uống, tiền giấy vệ sinh, tiền hoạt động ngoại khóa, tiền bổ sung đồ dùng bán trú, tiền học buổi chiều và hỗ trợ trông trưa, tiền học kỹ năng sống, tiền quỹ lớp, tiền chữ thập đỏ, tiền quỹ đội, tiền giấy thi… Nhiều gia đình không chịu nổi phải cho con nghỉ học.”
Không biết chính phủ sinh ra để làm gì, và thu thuế để phục vụ ai? Thu thuế để xây dựng đảng, như thế đảng càng mạnh, thì dân càng phải gù lưng hơn nữa! Những ai làm ăn, kinh doanh dưới chế độ Cộng Sản chắc đã biết chuyện nhịn nhục, nói cười cho qua chuyện để chúng ta cùng có lợi, đôi khi phải quên cả nhân cách của mình, có tiền bạc rủng rỉnh, nhưng đêm nằm nghĩ lại có hổ thẹn hay không?

Trong một xã hội, buổi sáng ra khỏi nhà, gặp thằng công an khu vực, trong lòng khinh nó, mà cũng phải chào hỏi. Đến sở làm việc với thằng thủ trưởng dốt nát, tham ô, phe cánh, kinh tởm mà cũng phải thưa dạ, bác cháu, anh em. Buổi chiều không muốn đi nhậu mà cũng phải làm ra vẻ sốt sắng, chén chú, chén anh, cho ra phe mình. Cái thời buổi “thẳng thắn, thật thà, thường thua thiệt,” ai mà dám đứng thẳng lưng, đôi khi phải sống giả dối, quên mình, nên cái lưng gù xuống lúc nào không hay!

Vậy mà người ta không biết quý khi được sống trong một xã hội, mà thấy cái lưng mình còn thẳng!

Huy Phương
nguoi-viet.com
.

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeThu Jun 06, 2019 8:25 pm

.

Sóng Vỗ Bèo Trôi
- Tạp Ghi Huy Phương


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Untitled
Little Saigon nay đã trở thành quê hương thứ hai của người Việt tị nạn, “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

“Từ con lưu lạc quê người
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm.”
(Truyện Kiều)

Ông Thầy Tử Vi không vui, nói với tôi: “Cứ như lá số này của gia đình ông, thì trong vận hạn 10 năm sắp tới của ông xem như là một vận xấu kéo khá dài. Số ông có Thái Dương hãm ư di cung, nan chiêu tổ nghiệp, ly tổ vi hung. Số ai có sao Thái Dương cư cung Thiên Di, khó bảo toàn tổ nghiệp ở quê hương, vận này rất xấu! Số cháu trai thì Vũ Phá Tỵ Hợi Di cung - Tha phương cầu thực lao tâm phất lực. Hai sao Vũ Khúc, Phá Quân ở cung Di, phải vất vả lắm mới có miếng ăn, không chừng phải bỏ xứ ra đi!”

Bấy giờ gia đình chúng tôi đang ở trong tâm trạng phấn khởi, đã khám sức khỏe xong đang chờ chuyến bay đi Mỹ, số này tất ứng vào chuyện “phải bỏ xứ ra đi,” nhưng nói tới đây, là vận 10 năm không tốt thì chắc là số tử vi này chấm sai. Trước đây đã có bao nhiêu người bỏ thân trên biển cả, chỉ mong có dịp đặt chân đến một nơi nào đó ở ngoài đất nước Việt Nam. Bây giờ có cơ hội xuất ngoại bằng máy bay, không phải chui nhủi, trốn tránh, bảo toàn được sinh mệnh, hẳn phải là gặp phước Trời, trăm người chưa được một. Vào thời buổi này, ai cũng mong có dịp xuất ngoại, hàng xóm trầm trồ, mơ ước có được hoàn cảnh của người bỏ nước ra đi, mà lá số tử vi lại cho rằng gặp vận xấu?
Nhiều gia đình ngày lên phi trường đi Mỹ, bố và con trai thì đóng vest và cà vạt, mẹ và con gái thì lên đồ đầm, cho vẻ vang, đẹp đẽ với thiên hạ, chòm xóm, đâu phải là một chuyến đi đày, phải lìa quê, ly tổ!

Theo văn hóa Việt Nam hay Á Đông, phúc đức cho một đại gia đình nào được xếp vào cảnh “tứ đại đồng đường” (bốn đời sống chung dưới một mái nhà!). Có phước báu mới được sinh ra, lớn lên, và chết trong cùng một căn nhà đó, hay nói rõ là trên một cái giường, trong một căn phòng duy nhất.
Sống lưu lạc xa quê vì sinh kế, được gọi là tha phương cầu thực, với một người không biết quê quán ở đâu đến đây, được gọi bằng thành ngữ “trôi sông lạc chợ!” Không gì thê thảm bằng người bị tách ra khỏi cội nguồn, đẩy ra khỏi quê hương, ngày trước là lũy tre làng, cây đa bến cũ, con đò sông xưa.
Cũng bởi vậy tâm trạng người xa quê xót xa biết bao nhiêu. Người con gái đi lấy chồng xa, với “chiều chiều ra đứng ngõ sau,” người lưu xứ buổi chiều, lòng chạnh hỏi “quê nhà biết ở nơi đâu?” Cùng với tâm sự u hoài, ưu thời mẫn thế, đêm qua trời “chớp bể với mưa nguồn,” người quân tử thức giấc với nỗi buồn triền miên, khó lòng dỗ giấc ngủ trở lại.
Đó có thể là nỗi buồn của người phải tha phương vì sinh kế, mới nghe qua cũng đã thấy chạnh lòng.

Nhà văn Lưu Dân ở Úc đã từng đặt câu hỏi: “Làm người dân lưu vong, có dễ không, hả bạn?”
Ông đã sống hơn nửa đời ở Úc, nơi đã cho ông cơ hội và quyền con người.
Ông xúc động mỗi lần nghe bài hát “I Still Call Australia Home” và cảm thấy ấm áp hơn mỗi lần đi xa trở về, nhưng ông đã có nửa đời trước sinh ra và lớn lên, ăn miếng cơm và uống miếng nước ở Việt Nam, nơi ông được hấp thụ nền văn hóa đẹp đẽ và tình tự quê hương ngọt ngào. Ông tỏ ý hoang mang về căn cước (identity crisis) của mình, và cho rằng mình đã vượt qua cơn khủng hoảng đó nhưng thỉnh thoảng nó vẫn nhói lên như một nhắc nhở về quê hương đã xa và mái ấm đang có.
Và ông đã tự hỏi: “Bây giờ, tôi là người Úc hay Việt?”

Trong tác phẩm “Sống Chẳng Còn Quê,” xuất bản ở Úc, BS.Trần Xuân Dũng đã tâm sự: “Lúc nào tôi cũng khắc khoải về nước Việt Nam đã mất.”
Ông cho rằng Trần Văn Thủy, một đạo diễn miền Bắc viết trong tác phẩm của ông “Nếu Đi Hết Biển” đại khái nếu đi hết biển qua các Đại Dương, Châu Lục, đi mãi, đi mãi, thì sau cùng cũng lại trở về với quê mình, làng mình.
Nhưng Trần Văn Thủy đã nhầm, người ta yêu quê hương nhưng khi quê hương ấy nằm trong tay những kẻ trời không dung, đất không tha như bọn Việt Cộng, thì thà “Sống Chẳng Còn Quê” còn hơn.
Trong trang cuối cuốn sách, ái nữ của tác giả, thế hệ sau, đã viết: “Tôi coi nước Úc là nhà, nhưng tôi biết rằng bố mẹ tôi lúc nào cũng vẫn cảm thấy như ở ngoại quốc!”
Nỗi lạc lõng, xót xa, ray rứt ấy bao giờ mới hết?

Đài Loan là một hòn đảo lưu vong xa nguồn cội, nhưng Đài Loan ngày nay đã có tất cả những gì là quê hương. Chúng ta đem theo được một Little Saigon đến đây, nhưng là một Little Saigon với thể chế, luật pháp và ngôn ngữ của nước Mỹ.
Chúng ta lưu vong nhưng chúng ta đã trở thành người dân của một quốc gia khác, một hai thế hệ sau, hình ảnh Việt Nam sẽ còn lại rất mờ nhạt, thậm chí sẽ không còn cả tiếng nói và chữ viết.
Không phải chỉ chúng ta đang ở Mỹ, mà rồi đây nhiều thế hệ sau, ở Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc, thậm chí ở cả Cambodia, Lào, Thái Lan… có những người kể chuyện cho con cháu nghe, bằng tiếng bản xứ rằng, ngày xưa thật xa, họ có một bà nội, bà ngoại, bà cố người Việt lưu lạc tới đây kết hôn với một người chồng địa phương!

Sống lưu vong, Thiếu tướng Nhảy Dù Lê Quang Lưỡng, lúc chết, không muốn phủ quốc kỳ, vì thẹn đã không được “da ngựa bọc thây,” ông tâm sự rằng, lúc cuối đời, ly rượu uống vào nghe đắng cả lòng.
Lưu vong là sống tạm bợ nơi nào đó không phải là quê hương, lý do vì quê hương đang có vấn nạn, lưu vong không phải là đi làm ăn xa, để mỗi cuối năm lại “về quê ăn Tết.”
Vậy thì lưu vong và ly hương hẳn đã khác nghĩa nhau. Mỗi năm đã chẳng có hàng chục nghìn người Việt ly hương hớn hở “về quê ăn Tết” đó sao?

Huy Phương
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun Nov 03, 2019 5:04 pm

.

Vì sao chết ngạt trên đất người?
- Ngô Nhân Dụng


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này DDTK30Oct2019_05
Gia đình cô Bùi Thị Nhung, tỉnh Nghệ An, một trong 39 người nghi chết ở Anh Quốc ngày 23 Tháng Mười, 2019, trên đường nhập lậu, lập bàn thờ cô tại nhà hôm 28 Tháng Mười. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)

Trong buổi lễ tại giáo xứ Yên Thanh ở tỉnh Nghệ An, Linh Mục Đặng Hữu Nam nói với đồng bào rằng chúng ta đến đây để cầu nguyện cho 39 người thiệt mạng trên đường tới nước Anh, phần lớn là người từ Việt Nam. Nhưng trước hết ông cũng nói mọi người cầu nguyện cho công lý, hòa bình, và cho “những nạn nhân của xã hội.”

Có tới 30 người trong số 39 thi hài tìm thấy trong một xe vận tải ở khu công nghiệp Grays, cách trung tâm thành phố London 32 km có thể xác nhận là người Việt, từ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cha mẹ cô Phạm Thị Trà My, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhận được những bản thông điệp cuối cùng của con gái viết trong chiếc xe quan tài, “Con xin lỗi bố mẹ, con đường đi nước ngoài không thành, con chết vì không thở được, con thương bố mẹ nhiều, mẹ ơi con xin lỗi mẹ…” Có thể tưởng tượng cô Trà My đã viết trong khi đứng, vì cái container làm sao đủ chỗ nằm cho 39 người đang chết ngạt!
Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang sống trong không khí tang tóc. Nước Việt Nam đang sống trong tang tóc. Trong các xã hội văn minh, khi có hơn 20 người dân chết bất đắc kỳ tử, chính quyền sẽ yêu cầu cả nước để tang. Treo cờ rủ. Ngưng các buổi ca vũ, phòng trà đóng cửa. Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí cũng để tang. Không biết ở các nước cộng sản có làm như vậy hay không.

Nhưng đã thấy người Việt trong và ngoài nước để tang các nạn nhân trên mạng xã hội.

Nhà thơ Trần Mộng Tú đọc chuyện cô Phạm Thị Trà My đã xúc động:
“Trước hơi thở cuối cùng
người con gái nói
Mẹ cha ơi
cho con xin lỗi
con xin lỗi đã để lại cho mẹ cha
nỗi đau trong tim và món nợ trong đời
không biết đến bao giờ mẹ cha mới hết đau
bao giờ mẹ cha trả hết nợ”

Trần Mộng Tú nhớ ra đất Nghệ An, Hà Tĩnh đã từng là nạn nhân của công ty Formosa, với hàng triệu con cá chết nằm phơi trắng những bãi cát dài. Trà My chết không khác gì một con cá.

“Người con gái đó cũng tới từ miền Trung
Nơi vùng biển có những con cá con
Xin lỗi mẹ, ngáp hơi thở cuối…”

Nhà thơ Cánh Vạc Tím thương nhớ các nạn nhân đã cố ý nhại thơ Chế Lan Viên đặt những câu hỏi:
“Đất nước đẹp vô cùng sao em phải ra đi?
Đất nước đẹp giàu sao anh cũng ra đi?
Tại sao em phải ra đi? Tại sao anh cũng ra đi?

Tại sao? Tại xã hội! Xã hội là cái gì?”

Từ Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Hậu chợt nhớ lại những “nạn nhân của xã hội” đã được báo, đài loan tin trước đây. Bà kể đến 152 “du khách” Việt mất tích ở Đài Loan. Đến chín người mất tích ở Nam Hàn sau khi “đi nhờ” chuyên cơ của bà chủ tịch Quốc Hội. Bà nhớ cả bao nhiêu người đã qua Lào, Thái Lan lao động chui, các cô gái qua Singapore, qua Malaysia “làm gái.” Và xa hơn, các cô gái miền Tây được trưng bày, không quần áo, như những món hàng cho các người Đài Loan, Nam Hàn mua về làm vợ, làm đầy tớ, có khi làm nô lệ tình dục của nhiều người.

Ai là xã hội?

Cái xã hội nào đã gây ra tình cảnh tang thương của những người Việt Nam bất hạnh đó? Có thể kể tên các “…mạng lưới buôn người” có tổ chức, hoạt động rất táo bạo và tinh vi khắp thế giới như bà Nguyễn Thị Hậu kết án.

Nhưng các mạng lưới buôn người không thể hoạt động mạnh mẽ, táo bạo nếu không có các quan chức tham nhũng trong đảng và nhà nước, vì ở mỗi địa phương họ đều biết rõ các mạng lưới này mà không ngăn cản. Những món tiền mà cha mẹ các nạn nhân vay mượn, mỗi người tốn $10,000 tới $18,000 này sẽ chia cho chác bao nhiêu cho các cán bộ đảng viên?

Cô Trà My là một trong những nạn nhân của xã hội, như Linh Mục Đặng Hữu Nam nói. Tức là nạn nhân của tất cả chúng ta.

Trần Mộng Tú nhìn tận gốc của cái “xã hội” đã gây ra những thảm cảnh trên đất nước:
“Hơn bốn mươi năm sau đất nước thanh bình
Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?
Sao người dân dại dột thế
Đang ấm no vẫn theo nhau bỏ trốn đi”

Câu “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?” được nhà thơ đánh dấu chính là lời của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Đất nước có bao giờ được thế này không?
Trên đất nước Việt Nam có bao giờ người dân bỏ đi hàng loạt như thế này không?
Thời thực dân, thời chiến tranh tàn phá, người Việt Nam không trốn bỏ đi hàng ngàn, trăm ngàn, hàng triệu như thế này!

Nhà thơ Cánh Vạc Tím khóc các anh chị em chết ngạt trong xe tải ở Anh Quốc cũng hồi tưởng đến hàng trăm ngàn, hàng triệu những người chạy trốn chế độ Cộng Sản:
“Nhìn mấy chục người bỏ mạng… chốn tha hương
Tôi chợt nhớ cảnh bốn mươi năm trước
Khi những ‘thuyền nhân’ liều mình xuôi ngược
Vượt biển băng rừng… tìm bến ‘Tự Do!’”

Những năm sau 1975 các bà mẹ cho con vượt biển đã “Ném Con Cho Giông Tố,” như nhà thơ Trần Dạ Từ đã nhìn:
“Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi người con ta
Xương thịt ta
Tâm hồn ta”

Khi Linh Mục Đặng Hữu Nam nói đến các nạn nhân của xã hội, ông ngầm nói đến cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội!
Những người vượt biển tìm tự do 40 năm trước và những người Việt trẻ tuổi ra đi vì sinh kế ngày nay đều là nạn nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam! Cả xã hội Việt Nam đã bị giam trong cái nhà tù vĩ đại của đảng Cộng Sản. Chính họ là cái “xã hội” gây ra các thảm cảnh cho dân tộc suốt 44 năm qua.
Và đất nước chịu thiệt thòi! Trong 24 người mới chết tha hương, họ phải là những con người khỏe mạnh, nhiều người thông minh, khôn ngoan và gan góc, can đảm. Ở một quốc gia khác, họ có thể đóng góp xây dựng quê hương! Nhưng họ đã không có cơ hội nên mới phải trốn đi. Dân tộc Việt Nam đã mất bao nhiêu người thông minh và can đảm từ năm 1975 đến nay! Nghĩ có tiếc không? Có thương không?

Bà Nguyễn Thị Hậu xót xa, “Người dân Anh đã thắp nến tưởng niệm, chia sẻ với những người xấu số đã chết trên đất Anh…”
Nhưng bà không quên đặt câu hỏi về trách nhiệm của đảng Cộng Sản: “…Còn chúng ta vẫn đang chờ đợi nhà nước lên tiếng… Chúng ta cứ chờ đợi như thế bao nhiêu năm nay, và những dòng người vẫn tiếp tục liều mạng ra đi…”
Bà nói riêng với cô cháu gái Hà Tĩnh xấu số: “Là một người mẹ, cô xin lỗi con, Phạm Thị Trà My, vì… đã không thể làm gì khác…”

Người Việt Nam nào cũng có thể nghĩ như bà Hậu. Chúng tôi xin lỗi tất cả các cháu, các em. Chúng tôi, tất cả mọi người Việt đều chịu chung trách nhiệm khi chỉ biết chờ đợi! Để cho những các anh, các chị vẫn phải xin cha mẹ vay mượn, trả tiền rồi liều mạng ra đi. Vì không thể sống trên đất nước mình!

Đến bao giờ mình mới hết cảnh những người chạy trốn đất khỏi nước Việt Nam?



pale


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Maxresdefault

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Z

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Images?q=tbn:ANd9GcRB-Hi9qB4ejJdcZKDji2Ecn0a2BN07Y10zuPWkBqATHrPs_dC6yg&s

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Do-hoa-1
Đồ họa thể hiện hành trình của tài xế Maurice “Mo” Robinson, người lái đầu kéo xe tải từ hướng Ireland tới Anh (từ trái qua phải), ở hướng ngược lại là chiếc container chứa 39 thi thể đã di chuyển từ Bỉ qua Eo biển Anh để vào Anh (từ phải sang trái). Nguồn: The Sun
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Nov 08, 2019 11:42 am

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Maxresdefault

Người Rơm vào Anh: một căn bệnh mãn tính

David Hoàng
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Oxford, Anh



Bi kịch của Người Rơm trốn vào Anh vừa được làm mới bằng một thảm kịch kinh hoàng với 39 xác chết tìm thấy trong xe đông lạnh, dù trên thực tế vấn nạn này đã dai dẳng qua nhiều chục năm, chẳng hạn trước khi Ba Lan trở thành thành viên EU cả chục năm, hàng "binh đoàn" Ba Lan đã vào Anh theo mọi "cửa ô" và phục sẵn chờ đến ngày đẹp trời 01/05/2004, là lúc hộ chiếu Ba Lan được hợp pháp hóa.

Nhắc như thế để thấy di cư lậu ngoài sự vi phạm pháp luật biểu kiến, nó là một nhu cầu nguyên thủy và là căn bệnh xã hội mãn tính bùng phát bất cứ khi nào có biến động liên quan tới sức đề kháng của hệ thống chính trị thông qua hàng rào biên phòng.
Trước việc nước Anh chuẩn bị chia tay EU, thông tin khả tín cho biết cảnh sát Pháp và các nước xung quanh Anh tỏ ra rất hờ hững và bỏ mặc nên lập tức các băng đảng đưa người đang "chầu hẫu" đã khuyến mại giảm giá (5.000-7.000£) để đánh những container đầy trĩu trịt "Rơm" vào Anh. Đi lậu bằng container vào Anh đã xẩy ra hàng chục năm, nhưng đông chặt người như thảm kịch trên thì hết không khí để thở. Bài viết này phân tích thực trạng và tâm lý nhóm người Việt di cư lậu, các lỗ hổng luật pháp Anh và một vài giải pháp.

Từ thành phố nào người đã ra đi?

Trả lời câu hỏi này quan trọng vì nó phản ánh phương thức hoạt động tuyển mộ cũng như logistics của loại hàng này. Số liệu cho thấy từ Việt nam, nhiều ngàn Người Rơm ra đi rất tập trung từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình chứng tỏ một hệ thống dắt mối băng đảng thông qua quan hệ đồng hương, huyết thống là điểm nổi bật bắt nguồn từ văn hóa Việt nam. Dựa trên các quan hệ kiểu này, họ đã dễ dàng hơn trong việc vay mượn, giữ bí mật, huy động một nguồn tài chính nhanh chóng để quăng vào các đường dây đưa người bắt rễ tại địa phương và vì thế ý chí ra đi càng thêm mãnh liệt.
Trên đường hành trình, các đối tượng liên tục cập nhật cho gia đình và người thân cả ở đầu đi và đích đến chứng tỏ không có một sự cưỡng bức nào hơn là một sự hợp tác di chuyển giữa các băng đảng đưa người và Người Rơm.

"Chẳng ai ngu đâu anh ơi"

Đó là câu bình luận người viết nhận được khi phỏng vấn nhiều Người Rơm nay đã may mắn có quốc tịch Anh về thảm kịch vừa xảy ra khi họ cho rằng đường đi nước bước đã được các băng đưa người tính toán trước và mỗi Người Rơm đều có các hoạch định cá nhân riêng là sẽ đến đâu, gặp người thân nào ở Anh và thậm chí rất nhiều trường hợp đã xác quyết từ trước là sau khi chui ra khỏi thùng đông lạnh thì chỉ một ngày sau họ sẽ chui ngay vào một cái "thùng" khác, là những căn hộ kín mít để tưới Cần Sa (trồng cỏ). 


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109532512_b6fbde06-e3f2-4419-9781-4bc0f6eaaf29
Bên trong nơi ở của nhóm người Việt Nam trồng cần sa ở Wiltshire,
Anh Quốc, bị cảnh sát bắt hồi tháng 2/2017


Trên đường đến Anh, các quốc gia quá cảnh đều quá tải với lượng hàng hóa lưu thông nên chỉ kiểm tra theo xác suất trong khi ý chí tới Anh mãnh liệt của người di cư lậu là tận dụng mọi sơ hở của biên phòng, hải quan nên số lượng lọt lưới rất lớn thậm chí có nơi biết rằng Người Rơm Việt sẽ không kiếm tìm gì ở xứ họ nên các quá trình rà soát rất lỏng lẻo, không ít cảnh sát Pháp còn cười tươi với Người Rơm lang thang và chỉ tay về phía cảng Calais sang Anh, trở ngại sinh tử cuối cùng cho quyết tâm tới Anh của họ.

Khi đã có những đường dây được tổ chức chặt chẽ và sâu rộng đến như thế thì không ngạc nhiên đối tượng ra đi cũng có thể bao gồm tất cả các hoàn cảnh, từ những người đánh cá bị mất cuộc sống sau thảm họa Formosa trên biển miền Trung, thanh niên sinh viên không tìm được việc làm, những mảnh đời làm ăn thất bát hay nợ nần cờ bạc cho tới những người muốn làm giàu bất chấp pháp luật nước sở tại, thậm chí là tội phạm trốn nã từ Việt nam.

Có thể so sánh những Người Rơm Việt trồng cỏ tại Anh như những người đi đào vàng ở Việt nam nhưng với lợi nhuận cao hơn và rủi ro tính mạng ít hơn vì thanh niên các tỉnh miền Trung nghèo khó thường tới các bãi tìm vàng và họ rất biết về những cái chết nhan nhản do sốt rét, sập hầm, ngộ độc cyanua cũng như bị cướp bóc chém giết ở bưởng vàng.

Lỗ hổng vào "thiên đàng"


Đã có rất nhiều nghìn người bỏ lại làng quê Việt nam ở các tỉnh kể trên chui lọt vào Anh và chỉ dăm bảy năm quê nhà sau lưng họ mọc lên các xóm thậm chí các làng villa tiền tỷ, thứ kích thích ghê gớm thị giác và có lẽ cả vị giác đối với bà con cùng khu vực làm trỗi dậy mạnh mẽ đặc tính con gà và tiếng gáy của văn hóa Việt nam càng kích thích "anh em" lên đường.

Nên lưu ý rằng, có thể không ít trong 39 nạn nhân trên ra đi từ những căn nhà tiền tỷ, là những căn nhà xây bằng tiền mà lớp cha anh đi trước đã gửi từ Anh về. Trớ trêu, tất cả hiện thực đó chứng tỏ đang tồn tại một lỗ hổng lớn ở nơi đến, trong hệ thống luật pháp Anh.
Những Người Rơm vào Anh đa phần ở tuổi 19 tới 35, nhưng khi bị cảnh sát bắt họ thường khai là vị thành niên đã bị bán cho băng trồng Cần Sa hay tiệm móng tay và hệ thống cảnh sát quá tải này cũng không thèm chụp X-ray răng để xác định tuổi sinh học mà dựa vào lời khai lập tức gửi họ cho các gia đình người Anh hay cơ sở từ thiện nuôi để sau vài ngày họ lại bỏ trốn tới một bãi "cỏ" mới.

Quay cuồng làm thuê như vậy, nhưng với lợi nhuận gấp năm lần làm móng tay, sau một vài năm đám người này thừa tiền chạy luật sư để lách vào những kẽ hở về nhân quyền của luật pháp Anh bằng cách bịa ra hàng ngàn câu chuyện về lí do phải trốn chạy từ Việt nam và kết quả rất nhiều trong số họ đã được quốc tịch Anh theo dạng nhân đạo.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109532511_f935a937-a475-4d65-b87d-a09266b1b983
Chăm sóc khách hàng trong một tiệm sơn móng tay tại Anh
Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt


Trong họ, những người trở thành chủ bãi trồng cỏ còn thu nhập trăm lần khủng khiếp hơn, họ thực sự là những tội phạm xuyên quốc gia khi chủ động tham gia vào các quá trình móc nối tuyển người, sản xuất và tiêu thụ Cần Sa.

Lần tạt vào trung tâm Đồng Hới vào tháng 8 năm nay, cậu thợ sửa điện thoại trong lúc hí hoáy bửa chiếc iphone đầy nước suối của tôi vừa hỏi "anh ở Anh à, anh có trồng cỏ không?" Tôi giật mình nhưng thấy thú vị ghê gớm như gặp được "người Rục" nên liền tiếp chuyện. Cậu ta kể rằng ở ngay ở phố cậu cũng có mấy người sang Anh trồng cỏ và gửi tiền về xây nhà lầu mua đất, đầu tư bất động sản và mỗi khi bị cảnh sát Anh vồ được, gia đình lại bán đất nền để gửi tiền sang Anh tái đầu tư.
Đa số Người Rơm khai rằng họ bị truy sát ở Việt nam vì những vấn đề tôn giáo, nhân quyền hay đấu tranh dân chủ trong khi hài hước có người trong số họ là thành viên hội cờ đỏ xứ Nghệ. Bị bắt tại Anh họ đều khai cùng một mẫu số là trẻ em, bị mua bán, bị đánh đập, bỏ đói và lạm dụng tình dục trong các nhà trồng cỏ hay tiệm làm móng trong khi trên thức tế họ sẽ bỏ việc ngay nếu mức lương trả dưới 500-700 bảng một tuần trong các tiệm làm móng.
Phụ nữ còn có một ưu thế vượt trội là nếu họ sinh con với một bạn tình và tìm được một người cha có quốc tịch Anh bảo lãnh, nghiễm nhiên đứa bé có quốc tịch Anh để ngay sau đó họ đẻ tiếp đứa trẻ thứ hai với bạn tình và sẽ nhập quốc tịch cho anh chàng này vì cô ta đã có giấy tờ ăn theo đứa con đầu. Vướng mắc các vấn đề nhân quyền, luật pháp Anh đã tự trói tay để Người Rơm nhộn nhịp chui qua lỗ hổng này.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109532509_bfde3b32-affd-43f5-a55f-1f983010df3d
Tủ thuốc nhuộm móng tay trong một tiệm nail tại Anh
Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt

Trong lúc hệ thống chính trị tại Anh có vẻ cần một lí do đủ ấn tượng để mạnh tay với vấn nạn Người Rơm khi họ đăng tải những chuyện đa phần nhảm nhí mà Người Rơm Việt bịa ra hòng khai thác khía cạnh nhân đạo nhưng việc chính phủ Anh bắt lại thả, rồi cấp quốc tịch cho rất nhiều người có lẽ thể hiện những lúng túng, thậm chí trống kèn xuôi ngược trong hệ thống pháp luật Anh.
Nền pháp luật Anh bắt nguồn từ thực tiễn văn hóa và trình độ của dân tộc này, nó đã phát triển xa trong các khía cạnh nhân đạo, bảo vệ quyền con người để có thể áp dụng cho các sắc dân mà giá trị về phẩm chất trung thực, về lòng tin thường bị xem nhẹ trước các lợi ích sinh học mà trên thực tế Người Rơm Việt là một ví dụ điển hình.

Ngoài những lỗ hổng có tính cơ chế ở trên, có một thứ quyến rũ "mềm" mà bất cứ một sắc dân nào đến Anh dù hợp pháp hay bất hợp pháp cũng thừa nhận là sự bình yên của xã hội Anh. Người Rơm Việt ra đi từ một xứ sở đầy nhũng nhiễu của công quyền, xã hội nhiều rủi ro, bạo lực và thiếu việc làm, các thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu dồn dập, ô nhiễm đến tận hang cùng ngõ hẻm thì với họ nước Anh quả là "thiên đàng" có thực vì họ chẳng bao giờ bị chặn hỏi giấy tờ trên đường, cuộc sống của họ khi đã vào được Anh là lo kiếm tiền để mua sắm, cờ bạc và gửi tiền lậu về Việt nam, đặc biệt những cái chết của họ nếu có trên đất Anh không phải vì tai nạn giao thông, đâm chém, ung thư mà đa phần do sốc thuốc ở các sàn nhảy.

Có lẽ đó là một sức hút mãnh liệt mà người nọ bảo người kia, nên từ các ngả cuối cùng lại đổ vào Anh, nhưng dù sao thứ quyến rũ "mềm" đó không phải lỗi của đất nước này.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109532513_27f45c06-ef29-45ef-943a-13f97caf4ffd

Chừng 7.500 cụm cần sa thu được ở Wales và Bristol
có giá thị trường 3,5 triệu bảng Anh theo thời giá 2015

Có thể làm gì?
 
Căn bệnh mãn tính nhập cư lậu sẽ không thể giải quyết được chừng nào phía Việt nam luôn có lớp lớp người sẵn sàng ra đi và quan trọng hơn những lỗ hổng luật pháp nước Anh vẫn đang tạo cơ hội cho họ. Cho tới nay chính phủ Anh có vẻ chỉ quan tâm tới các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn Người Rơm từ Việt nam hơn là tìm các giải pháp căn nguyên cho vấn nạn này.

Không giải pháp kỹ thuật nào có thể kiểm tra tất cả hàng trăm ngàn container dịch chuyển qua đường biên mỗi ngày và cũng khó có giải pháp kỹ thuật nào chống lại hiệu quả các băng đảng đã bắt rễ sâu rộng khắp thế giới mà chân rết của nó đa phần là những người nhập cư nay đã có giấy tờ và đang làm việc tại Anh.

Nếu chính phủ Anh cho phép tự trồng Cần Sa ở mức độ nhỏ phục vụ cho nhu cầu cá nhân thì chắc chắn lợi nhuận từ Cần Sa sẽ giảm xuống tới mức nhập cư lậu từ Việt Nam sẽ ít đánh đổi tính mạng để kiếm một lợi nhuận không tương xứng. Tại Hà Lan hiện nay, mỗi người có thể trồng tới 7 cây để phục vụ nhu cầu cá nhân.

Cùng lúc đó, thị trường làm đẹp rộng lớn với nghề làm móng tay vốn là sở trường của người Việt bởi sự khéo léo luôn là đích ngắm đến thứ hai của Người Rơm từ Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chính phủ Anh và các nhà đầu tư cần đầu tư để triển khai rộng rãi các sáng chế sử dụng những giải pháp tự động hóa cho quá trình làm móng để giảm thiểu nhu cầu nhân công lao động cũng như các đòi hỏi kỹ năng khiến người bản xứ có thể dễ dàng tham gia.

Bản thân người viết tin tưởng chắc chắn rằng nếu các bộ móng tay tuyệt đẹp được tạo ra bằng tự động hóa, nhu cầu thợ móng tay có tay nghề cao tại Anh sẽ bớt cấp thiết đòi hỏi gia tăng nguồn lao động bổ sung từ bên ngoài, sức hấp dẫn tài chính từ nghề làm móng cho di cư lậu từ Việt nam sẽ biến mất. Như vậy các giải pháp đã có sẵn, sự lựa chọn phụ thuộc ở quyết định của chính phủ Anh.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một người đang sinh sống và làm việc tại Oxford, Anh quốc.



Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109570752_vietnam_migrant_routes_to_europe_map640_v3-nc
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeWed Nov 13, 2019 9:25 am

.

Dòng người VN quyết bỏ quê hương vẫn không dừng: Vì sao?


- Bùi Văn Phú
Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ California
10 tháng 11 2019

Tin về cái chết của 39 người Việt, được tìm thấy trong một xe thùng chở hàng đông lạnh tại khu công nghiệp ở Essex, Vương quốc Anh đã gây xúc động và được dư luận thế giới quan tâm trong hai tuần qua
.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109579262_62cb8de1-a56a-460a-ad71-f42b42749046
Image caption Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng là hai người được cho là nằm trong số 39 nạn nhân

Cùng lúc nhiều người đặt câu hỏi vì sao Việt Nam, nay là đất nước đã có nhiều tiến bộ về kinh tế trong một phần tư thế kỷ qua để trở thành quốc gia có thu nhập bình quân ở mức trung bình cao, mà nhiều người vẫn rời quê hương bằng mọi cách bất chấp nguy cơ bỏ mạng xứ người.
Khi phải quyết định rời bỏ quê hương dù bằng con đường hợp pháp, hay tìm đường nhập cư bất hợp pháp, một người luôn cân nhắc giữa những yếu tố thúc đẩy và yếu tố lôi cuốn, gọi là "push and pull factors".

Những năm thập niên 1980 tôi làm việc trong các trại tị nạn ở Đông Nam Á, qua tiếp xúc với nhiều thuyền nhân, nguyên nhân họ ra đi gồm: sợ bị đàn áp bắt giam, tránh phải đi bộ đội để khỏi chết dưới tay Khmer Đỏ bên Campuchia, bị phân biệt đối xử vì thuộc gia đình cựu quân cán chính Việt Nam Cộng hoà, vì là người gốc Hoa, hoặc vì tôn giáo; hay ra đi để được học hành để có cuộc sống tốt đẹp hơn... Đó là những yếu tố thúc đẩy nhiều người ra đi.
Yếu tố lôi cuốn là thông tin từ thân nhân, bạn bè vượt biên vượt biển thành công. Họ được định cư, được trợ cấp tài chính để đi học, hay có việc làm, mua được xe ôtô trong một thời gian ngắn và còn có tiền gửi về giúp gia đình. Ở các nước Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan, Anh quốc nếu gia đình có con nhỏ mà thu nhập thấp còn được chính phủ trợ cấp mọi mặt.
Qua hình ảnh đứng bên chiếc xe ôtô, qua những thùng quà hay đôla gửi về giúp gia đình có đời sống khá hơn, xây được nhà mới cho bố mẹ, đó là những sự hấp dẫn, lôi cuốn người còn ở lại muốn rời bỏ quê hương.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109579256_25dienchaunghean
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều người gửi tiền giúp xây mới nhà cho bố mẹ (hình có tính minh họa, chụp tại Diễn Châu, Nghệ An)

Người vượt biển chắc còn nhớ câu nói trước khi từ biệt người thân: "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá". Tuy chỉ một phần may mắn so với hai phần rủi ro, có thể tử nạn, nhưng cả triệu người đã ra đi bất chấp sóng dữ và hải tặc.
Bao nhiêu người đã vùi thây trên biển. Người viết đã nghe nhiều câu chuyện thảm thương trên biển và trực tiếp biết chục người, là con em của thân nhân và bạn bè đã ra đi mà không có tin tức cho đến nay. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ước tính số người chết trên biển lên đến hàng trăm nghìn.
Tại Quận Cam, California có một đài tưởng niệm thuyền nhân tử nạn với nhiều nghìn danh tính do thân nhân cung cấp được khắc trên những bia đá.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109579258_buivanphu_20191107_khidanquyetboque_h06_daituongniemthuyennhan_oc
Bản quyền hình ảnh Bui Van Phu
Image caption Đài Tưởng niệm Thuyền nhân ở Quận Cam, California

Làn sóng vượt biển nay không còn.

Việt Nam sau hơn phần tư thế kỷ đổi mới kinh tế đã có nhiều tiến bộ, mức sống của người dân được nâng cao gấp nhiều lần so với thời bao cấp, nhưng nhiều người vẫn muốn ra đi.
Ngày nay, sự kiện người dân di cư từ một quốc gia này đến một quốc gia khác sinh sống là bình thường vì mỗi năm có cả trăm triệu di dân trên thế giới.

Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ


Số người bỏ quê hương ra đi đông nhất là từ Ấn Độ, Mexico, Nga, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Ukraine, Philippines với vài triệu mỗi năm, theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM).
Cũng theo số liệu của IOM, số người Việt đi định cư ở nước ngoài không nhiều. Trong thời gian từ 1990 đến 2015 có 2,5 triệu người Việt di cư ra nước ngoài, trung bình một năm có 100 nghìn người.

Những quốc gia đón nhận nhiều di dân nhất là Mỹ, Đức, Nga , Ả-rập Saudi, Anh quốc.
Đông nhất chọn Hoa Kỳ vì nơi đây có chính sách di dân cởi mở, có hệ thống giáo dục đại học đứng hàng đầu thế giới, có nhiều công việc và nhiều cơ hội cho di dân tiến thân.
Di dân thành công ở Mỹ có nhiều tỉ phú, như Romesh Wadhwani (Symphony Technology Group), Douglas Leone (Sequoia Capital), Thomas Peterffy (Interactive Brokers Group), Andrew Cherng (Panda Express), Do Won Chang và Jin Sook (Forever 21), Elon Musk (Tesla), Sergey Brin (Google), Micky Arison (Carnival Cruises) là những thí dụ.

Trong hơn bốn mươi năm qua, người Việt đến Mỹ lập nên sự nghiệp trị giá cả tỉ đôla hay vài trăm triệu đôla có Hoàng Kiều, Chinh Chu, Lê Văn Chiêu, Trần Dũ, Triệu Phát, David Dương, Charlie Quy Ton.
Trong mọi ngành nghề đều có người Việt tài giỏi. Quân đội Hoa Kỳ có các tướng Lương Xuân Việt, Nguyễn Từ Huấn; truyền thông có Betty Nguyễn, Leana Nguyễn, Tini Trần; chính trường có Joseph Cao Quang Ánh, Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung), Trần Thái Văn, Janet Nguyễn, Hubert Võ, Trâm Nguyễn, Kathy Trần, Dean Trần, Bee Nguyễn; văn học có Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương, Andrew Lâm, Thi Bùi.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109579260_buivanphu_20191107_khidanquyetboque_h04_nailsalon
Bản quyền hình ảnh Bui Van Phu
Image caption Những tiệm làm đẹp móng tay đã giúp cho nhiều người Việt tạo dựng cuộc sống ổn định ở Hoa Kỳ

Ông David Dương những năm đầu ở Mỹ đi thu lượm thùng giấy, trước khi thành lập công ty xử lý rác California Waste Solutions. Ông Lê Văn Chiêu từng đi bán thức ăn trưa bằng xe (lunch truck) trước khi có chuỗi cửa hàng bánh mì Lee's Sandwich. Ông Charlie Quy Ton từng là thợ làm đẹp móng tay trước khi mở hàng trăm tiệm Regal Nails trong các trung tâm thương mại.

Đón nhiều di dân nhất là California. Tiểu bang với 40 triệu dân và có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới nếu California là một quốc gia riêng biệt.
Người Việt cũng chuộng California, vì thế trong số 1,3 triệu người Việt ở Mỹ, 40% sinh sống ở California.
Một nghiên cứu của hai giáo sư Karl Jackson từ U.C. Berkeley và Jacqueline Desbarats từ U.C. Irvine vào đầu thập niên 1980 cho thấy nhiều người Việt đã di chuyển từ các tiểu bang khác về California trong đợt di cư thứ nhì sau năm 1975. Họ chọn California vì những lý do: có trợ cấp an sinh xã hội tốt, dễ tìm được việc làm, khí hậu tốt, có đông đồng hương, dễ tìm thức ăn Việt và California gần với quê hương Việt Nam hơn.

Người Việt đến Mỹ vào thập niên 1980, đúng lúc công nghệ điện tử bùng phát nên "chồng tách, vợ ly" (technician và assembly line) làm dây chuyền trong các hãng điện tử đã đem lại cuộc sống sung túc ổn định cho nhiều gia đình chỉ sau chừng vài năm.
Qua thập niên 1990 nhiều công ty bắt đầu chuyển ra nước ngoài thì chồng đi bỏ báo hay đi cắt cỏ, vợ làm thợ móng tay, vài năm sau cũng có thể làm chủ một cơ sở thương mại. Nghề làm "lunch truck" đi bán thức ăn trưa cũng có thu nhập khá để hai vợ chồng có thể mua được nhà sau vài năm.
Một người cha mất liên lạc với con trai đã đặt bàn thờ cho con mình
Những ai muốn theo đuổi con đường học vấn cũng có nhiều cơ hội và trường để chọn theo học, từ hơn một trăm đại học cộng đồng, 23 đại học tiểu bang đến 10 trường trong hệ thống University of California đứng đầu thế giới, là nơi để nhiều người thoả mãn ước mơ có nghề chuyên môn như luật sư, kỹ sư, bác sĩ, khoa học gia, chuyên viên kinh tế, tài chính.

Muốn làm lao động trí óc "cổ trắng - white collar" hay lao động tay chân "cổ xanh - blue collar" California có rất nhiều cơ hội.
Ngay cả những người nhập cư trái phép vẫn có thể đi học. Hai mươi lăm năm trước cử tri California bỏ phiếu chấp thuận dự luật 187 không cho người nhập cư bất hợp pháp được hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục. Những tổ chức bảo vệ di dân đã kiện và sau đó hầu như toàn bộ luật này đã bị vô hiệu lực bởi những phán quyết của toà. Di dân không giấy tờ hợp pháp ở California nay vẫn được đi học từ lớp 1 đến lớp 12. Lên đại học có thể được trợ giúp tài chính.
California có nhiều việc ở những nông trại, thu hút di dân từ Nam Mỹ. Các dịch vụ làm nhà hàng, siêu thị, sơn móng tay, cắt cỏ, dọn dẹp cho các nhà thầu xây cất thường hấp dẫn người châu Á. Với di dân không phép, làm những công việc này tuy thu nhập không cao, cuộc sống không giàu, nhưng so với đời sống ở quê nhà vẫn khá hơn và còn có thể gửi tiền về giúp gia đình.

Sống không hợp pháp tại Mỹ, nhiều di dân tìm cách hợp thức hoá qua kết hôn để có thẻ xanh, rồi được thành công dân Mỹ. Nếu không được như thế, nhiều người hy vọng một ngày nào đó sẽ được ân xá để trở thành cư dân hợp pháp như đã có chính sách dưới thời chính quyền Reagan trong thập niên 1980 và chính quyền Clinton trong thập niên 1990.
Đó là lý do mà nhiều người Việt, là du học sinh, du khách hay công nhân xuất khẩu lao động, khi đã vào được Mỹ và nếu có cơ hội hầu hết đều tìm cách ở lại.
Chính sách mới về di dân của chính quyền Trump trong ba năm qua có làm giảm số người nhập cư vào Mỹ, nhưng môi trường giáo dục và thị trường lao động vẫn cho di dân nhiều cơ hội để thành công vì lúc này mức thất nghiệp tại Mỹ đang thấp nhất trong nửa thế kỷ qua.

Với thảm kịch 39 người Việt chết trong thùng xe hàng đông lạnh ở Anh, khi quyết định ra đi chắc chắn họ và người thân trong gia đình cũng đã phải cân nhắc giữa thành công và rủi ro trước khi quyết định bỏ ra một số tiền lớn để được dẫn đi.
Cuộc sống của người nhập cư bất hợp pháp ở Anh cũng giống như ở Hoa Kỳ. Một khi đã đến nơi họ có thể tìm được việc làm, không chỉ đủ nuôi sống bản thân mà còn giúp được gia đình.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109579254_04deathlorry-3
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chiếc xe chở hàng đông lạnh nơi 39 người Việt bị phát hiện tử nạn bên trong

Khi thông tin về cái chết của những nạn nhân được truyền đi qua mạng xã hội, kèm lời nhắn của một cô gái gửi cho bố mẹ ít phút trước khi chết vì ngộp thở, một số lời bình đã quy lỗi cho cô, cho những người cùng đi vượt biên và chê trách họ chọn con đường đến Anh làm những chuyện phi pháp như trồng cỏ, làm "gái" để mong chóng giàu.
Như nhiều người cùng làng xã đã qua được đến đó, đi làm và gửi tiền về cho gia đình xây những ngôi nhà đẹp gọi là làng tỉ phú giữa quê nghèo.

Nhập cư lậu hay buôn người?


Vụ việc này có phải là buôn người hay chỉ là đưa người nhập cư lậu vào nước Anh mà thôi?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch của Boat People SOS nhận định: "Đây là vụ buôn lậu người tức là đưa người đi lậu có trả tiền. Nếu sống sót, có thể một số sẽ trở thành nạn nhân buôn người."

Hôm 2/11/2019 ông có một bài viết trên tạp chí Mạch Sống phân tích về vấn đề này:

"Thường thì những người nhập cảnh lậu dễ trở thành nạn nhân buôn người vì tình trạng cư trú bất hợp pháp, vì không có chọn lựa về sinh kế, vì các khoản nợ lớn ở quê nhà, hay vì bị khống chế bởi băng đảng tội phạm. Tuy nhiên cũng có những người nhập cư lậu không bị rơi vào tình cảnh bị bóc lột sức lao động và do đó họ không là nạn nhân buôn người. Trường hợp của 39 nạn nhân chết trong container là buôn lậu người. Nếu sống, thì có những người có thể trở thành nạn nhân buôn người."
Tổ chức Boat People SOS trong hơn ba thập niên qua đã giải cứu cho nhiều nghìn người lao động Việt khỏi cảnh bị bóc lột ở đảo American Samoa, ở Jordan, hay đưa ra ánh sáng những đường dây buôn lậu người từ Việt Nam sang Nga.
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Nov 15, 2019 12:15 pm

.

Boat people & truck people


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Thuye%25CC%2582%25CC%2580n%2Bnha%25CC%2582n%2Bthu%25CC%2580ng%2Bnha%25CC%2582n-danlambao

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)
- Thực ra, ở quê hay thành phố đều không quan trọng, quan trọng là đừng ở... Việt Nam nếu bạn muốn bình yên. - Du Uyên


Từ Berlin, Hiếu Bá Linh vừa trân trọng cho hay một tin vui... đã cũ: “40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam... Hoạt động gần 1 tháng, 907 thuyền nhân đã được cứu sống và đưa về Ý. Ngày 21/8/1979, tại lối vào cảng Venice, thủy thủ đoàn và các thuyền nhân được dân chúng hân hoan chào đón.”

Mẩu tin tuy không mới nhưng vẫn khiến cho không ít độc giả (hoá) tâm tư:
- Vĩ Cầm: Một cái tát dành cho Lê Duẩn.
- Mạc Van Trang: Thế gian nhiều chuyện lạ đời: Người Việt không thương nhau, khiến phải chạy trốn, dẫu bỏ mạng giữa biển khơi; các nước láng giềng cũng chẳng cưu mang nhau; Người ở mãi phương trời xa tít lại động lòng thương, ra tay cứu nhân độ thế... Nên cũng đừng cứ tưởng anh em, xóm giềng là chỗ cậy nhờ lúc khốn khó!

Nhận xét T.S Mạc Văn Trang e không hoàn toàn chính xác. Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Thái Lan... đều là những nước láng giềng đã từng mở cửa đón nhận và “cưu mang” hằng triệu người Việt tị nạn trong khoảng thời gian không ngắn, hơn một thập niên. Chỉ riêng có đảo quốc Tân Gia Ba (Singapore) là nhất định ngoảnh mặt thôi.

Sao thế nhỉ?
Câu trả lời có thể tìm được trong bức thư sau:


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này HJCFRdh8KCJxEo6moqS2mjAZPZKho-TpmATH9QIHkDmRBIffn0oOAykMvDxQPtFO67xZzHbXYFHaGFYRK_n31xXZ1zeKYeoH-6Mlw64MqmzsUcRPQNyqO4y0rmsVDaNrgm-5FolPH02o4uYRrg
Nguồn phóng ảnh: Margaret Thatcher Foundation

Xin trích đôi câu, theo bản dịch của nhà văn Phạm Thị Hoài, để rộng đường dư luận:

"Thư của Thủ tướng Lý Quang Diệu gửi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher về vấn đề Thuyền Nhân Việt Nam năm 1979.

Ngày 5/6/1979

Thưa Thủ tướng,

Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn...

Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á...

Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.”

(People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of Southeast Asia... They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.)

Lý Quang Diệu có nặng lời quá không: “Chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á ?” Muốn biết thực hư xin xem qua một câu hỏi khác, của một ông dân Việt Nam, gửi đến ông Phạm Văn Đồng:

“Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương... Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản, Thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?” (Bùi Tín. “Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại.” - Nguyệt San Cánh Én, Đức Quốc, số tháng Hai năm 1999).

Thế kỷ XX đã khép lại. Ông Phạm Văn Đồng đã lìa đời và nhất định không “trả vốn” hay “trả lời” gì ráo về “cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy.” Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam, tuy thế, đã được ghi lại trong rất nhiều trang sách. Sổ tay của tôi vốn nhỏ nên xin phép chỉ chép lại độ mươi dòng thôi, về một sự kiện nho nhỏ (trong muôn vàn) xẩy ra đúng vào thời điểm mà ông Lý Quang Diệu gửi thư cho bà Margaret Thatcher:

Vụ chìm tàu Phương án II chết hàng trăm người ở Thành phố xảy ra vào giữa năm 1979, gần bến phà Cát Lái, Thủ Đức, nhưng gần như rất ít người sống ở Sài Gòn vào thời bấy giờ nghe nói tới câu chuyện đau lòng này... Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế thì khi ấy Thành ủy phải điều hai cần cẩu sáu mươi tấn từ Vũng Tàu vô để “kéo rị rị từng chút”. Cũng phải tới ngày thứ ba thì mới đưa tàu lên được. Con số người chết theo báo cáo của Ban 69 là 227 người. Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế: “Có khoảng hơn bốn mươi người sống sót. Cứ mỗi cái xác được đưa ra, chúng tôi chỉ dám để hai mươi phút để bộ phận nghiệp vụ lấy dấu tay rồi chuyển qua ngay cho bộ phận mai táng, vì đã bắt đầu nặng mùi. Cứ hàng chục xác một được xếp lên xe, phủ bạt, rồi chạy từ Cát Lái về mai táng ở khu đất cách đấy chừng ba cây số… Chúng tôi vét sạch hòm ở các quận. Khâm liệm xong vẫn còn dư mấy cái vì có bốn trường hợp phải chôn đôi bởi các bà mẹ trước khi chết ôm chặt lấy con mà chúng tôi thì không nỡ tháo khớp tay họ ra để chia lìa tình mẫu tử...”. Huy Đức. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Bốn mươi năm sau – sau khi 227 Boat People chết chìm ở Cát Lái – ngày 23 tháng 10 năm 2019 vừa qua, cảnh sát Anh Quốc đã phát hiện 39 xác người chết ngạt (trong một chiếc xe chở hàng đông lạnh) cách thủ đô Luân Đôn 25 dặm. Tất cả đều là người Việt. Họ được gọi là Truck People, dựa theo phương tiện dùng để vượt biên.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này XZqIQpVViGdChTsMZS0Pkxz6Yhk8DrMJrRrWo23iAq4VWoFz3ccblV32lmRR8dAn1XUaI8ZvFzXz6DD2cUcqHJRSDG1UbYrAQrrJkdgidzDqUVPlHQhp_eQq-FDi93VEWJCAE5BB7JKGUGZWrQ
Ảnh: UNHCR

Khoảng cách giữa Boat People và Truck People là gần nửa thế kỷ, thời gian đủ dài để thêm hai thế hệ người Việt nữa tiếp tục tìm mọi cách để đào thoát khỏi xứ sở của họ, nơi mà cái cột đèn cũng sẽ không ở lại – nếu có chân. Mọi cuộc di dân đều hình thành trên hai động lực: đẩy và kéo. Lực kéo thì nhiều và đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và quan niệm sống cá nhân (vì tương lai của con cái, vì một môi trường sống khả kham, vì miếng cơm anh áo, vì dân chủ tự do...) nhưng lực đẩy - từ VN –-dường như chỉ một: đó là nỗi tuyệt vọng bao trùm cả đất nước này, từ nhiều thập niên qua!

14/11/2019
Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeMon Nov 18, 2019 12:08 am

.

Di dân lậu - Câu chuyện đằng sau "tấm vé xe tải"

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Aa6a6f85e8f649e7b90345be3916afa1
Cái chết thương tâm của 39 di dân trong chiếc xe tải đông lạnh khiến dư luận Anh bàng hoàng.

Người dân địa phương tại Grays, Essex, nơi vụ việc được phát hiện, nói rằng họ không thể hiểu nổi làm sao chuyện đó có thể xảy ra.
Nhưng những di dân, trong đó có người Việt, khi quyết định tìm cách vào Anh bất hợp pháp, họ có biết sẽ phải đối diện với một hành trình kiểu như thế không?

Giao dịch hoàn tất khi tôi tới Anh


Lan (không phải là tên thật), từ Việt Nam tới Anh vào năm ngoái.
Nói chuyện với Bình Khuê qua điện thoại internet, Lan nói cô quyết định ra đi tuy "đã biết đây là con đường bất hợp pháp", và may mắn là hành trình của cô kéo dài một tháng, "khá là nhanh so với những người khác".

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này C512e6aed19d435583285333cb7c3c4b

Kể về quá trình từ lúc rời nhà, một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam, đến khi tới Anh, Lan nói cô phải đi thành nhiều chặng, với "hai hoặc ba điểm dừng chân".
Không tiết lộ đó là những điểm nào, nhưng Lan cho biết tại mỗi nơi, cô phải ở lại chờ trong khoảng một tuần.
Hành trình của những người đi từ Việt Nam "thường thì phải trải qua một quãng đường khá dài, khá là gian nan", Lan nói, và người đi "ngay từ đầu đã xác định là rất khó khăn".

Đây rất có thể là lý do khiến các di dân người Việt thường cố mua 'vé VIP', giá cao hơn giá 'vé thường', để hy vọng chuyến đi sẽ an toàn, trót lọt hơn, Lan giải thích, tuy không nói cô đi theo dạng vé nào.
Cô cho biết trong trường hợp của cô, người môi giới "chỉ là người tạo điều kiện cho mình đi" an toàn, chứ không hứa hẹn gì về cơ hội kiếm tiền hay công ăn việc làm sau đó.

Lý do lựa chọn ra đi

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 2509527f2e7348049b3998b4d45af645

Các di dân bất hợp pháp thường được cho là ra đi vì kinh tế, nhưng Lan nói trường hợp của cô không phải vậy.
"Tôi có rất nhiều lý do riêng để có mặt ở đây vào lúc này," cô nói. "Khi ở Việt Nam, gia đình tôi cũng được coi là một gia đình khá giả."
"Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đấy, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, khó khăn về nhiều chuyện, mọi thứ không được trôi chảy. Đột nhiên có một lựa chọn là sang đây."
"Ngay từ lúc ở nhà tôi đã biết đây là con đường bất hợp pháp và sẽ có rất nhiều khó khăn, rủi ro. Tất nhiên là tôi biết, nhưng rồi tôi vẫn lựa chọn sang đây. Đó cũng là một sự đánh đổi rất lớn."
"Lúc quyết định ra đi, tôi không xác định quá nhiều về việc sang đây để làm cái gì. Cuộc sống của tôi ở Việt Nam khá nhiều áp lực, khó khăn, cho nên tôi muốn chọn một cuộc sống mới."

Cuộc sống ở Anh không phải như người ta vẫn mơ


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này B48379a7544c4ab491eb5fa26984f135
 
"Việc sang bên này làm gì hay sống thế nào, [người môi giới] chưa từng đề cập đến với tôi. Tất cả đều phải dựa vào mối quan hệ của mình từ Việt Nam, hoặc sang đây rồi nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng," Lan giải thích.
Nếu như đường dây giúp đưa ra nước ngoài không hứa hẹn gì về công ăn việc làm thì liệu có phải những người như Lan đã có những mối quan hệ hoặc có sự hiểu biết nhất định về thị trường công ăn việc làm hoặc cơ hội kiếm việc làm ở Anh rồi mới đi?
Lan không trả lời trực tiếp câu hỏi này, chỉ nói "nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mà tôi cố gắng sống sót, bám trụ đến bây giờ".
Kể về cuộc sống một năm qua, Lan nói khi mới sang, cô "khá sốc".

"Giai đoạn đầu thực sự là khó khăn. Mình đến một đất nước mới, mọi thứ đều mới, khi ra đường họ dùng ngôn ngữ khác mình, mọi người đều khác mình. Tôi cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa thế giới này."
"Nhưng đây là cuộc sống mà mình đã lựa chọn cho nên tôi phải sống tiếp."

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Aef8a2bb206945dc86df695d20f37a6e
Cảnh London buổi tối

Lan cũng muốn chia sẻ tâm sự với những ai đang định đi như mình:
"Con đường các bạn chuẩn bị đi hoặc mong muốn đi là bất hợp pháp. Dù mục đích có là gì thì đó vẫn là con đường sai lầm."
"Tuy nhiên, tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Có những người thông cảm được cho lý do của các bạn, và sẽ có những người không chấp nhận được lý do đấy."
"Nhưng nói một cách ích kỷ một chút thì cuộc sống của mình là của mình, không ai có thể sống thay cho mình, không ai có thể quyết định thay cho mình được. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì thì cũng mong các bạn suy xét thật kỹ."

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 2ad984dd5fbb4daab9bc35d250deb3d1
 
"Thực sự, Anh Quốc không phải giống như người ta vẫn từng mơ. Người ta vẫn nghĩ rằng đi ra nước ngoài mọi sự dễ dàng hơn, kiếm tiền dễ, có thể gửi được nhiều tiền về để giúp đỡ gia đình, để xây nhà to cho bố mẹ, để giúp nuôi các em ăn học..."
"Thực ra không phải thế. Đằng sau đó có rất nhiều góc khuất. Đằng sau những đồng tiền đó là mồ hôi, nước mắt, là những ngày làm việc rất dài, là những bữa ăn rất vội, là những cuộc sống khó khăn, là sự cô đơn mỗi khi đêm về, rất nhiều thứ phải đánh đổi."

"Tôi cũng mong những người đang ở Việt Nam có cái nhìn cảm thông hơn, nhân hậu hơn đối với các nạn nhân và những người Việt Nam đang còn ở nước ngoài, đang phải sống cuộc sống theo tôi là khá khó khăn."

Bình Khuê/baomai
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeFri Nov 22, 2019 5:14 pm

.

Hương, nến và hoa tưởng niệm 39 người ở Grays


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109433207_essex_grays_n
Phố Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc có điểm người dân tự động đến đặt hoa để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.

Điểm đỗ cuối cùng của chiếc xe thùng đông lạnh ở Grays, Essex, nước Anh vào hôm 23/10 nay thành nơi dân địa phương và bà con Việt đến thắp hương, đặt hoa cho 39 linh hồn.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434123_img_2498
Một số đồng bào Việt, hai ba vị khách Trung Quốc và nhiều dân địa phương tới Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434263_nenimg_2458
Ngoài nến và hoa còn có những nén hương của người Việt từ London và Kent mang tới. Một người nói hương đốt lên để linh hồn các nạn nhân "đỡ lạnh lẽo".

Hôm Chủ Nhật 27/10, các phóng viên BBC đã gặp một nhóm đồng bào Việt, hai ba vị khách Trung Quốc và nhiều dân địa phương tới Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434661_img_2416

Một phụ nữ Đông Âu dẫn con trai đến đặt hoa tưởng niệm những người không hề quen biết.

Ông William và bà Clare, con gái ông, đến đặt hoa khi nghe tin về 39 người xấu số. Sống ở Grays, ông William nói vụ án và cái chết thảm của những người trên xe tải trở thành câu chuyện nhà ai cũng nói trong vùng. Họ chia sẻ với BBC cảm giác bị choáng khi nghe tin về vụ việc.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434259_img_2510

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông William, người địa phương, nói vụ án và cái chết thảm của những người trên xe tải trở thành câu chuyện nhà ai cũng nói trong vùng. Ông nói ông muốn "Công lý phải được thực thi".

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434119_essex28552069120_n
Dân địa phương nói chiếc xe chở 39 người chết bên trong đỗ ở cột đèn này từ thứ Tư và cuối tuần trước đã bị cảnh sát đưa đi.


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434261_gettyimages-1178648478
Sang ngày 28/10, thủ tướng Anh Boris Johnson (bìa trái) đã cùng Cảnh sát trưởng Essex, Ben-Julian Harrington (mặc quân phục), Bộ trưởng Nội vụ, bà Priti Patel đặt hoa và mặc niệm 39 nạn nhân vụ đưa lậu di dân vào Anh tại văn phòng Quận Thurrock, nơi xảy ra vụ án.

Bãi đỗ xe của Waterglade Industrial trong khu nhà kho ở Grays, không xa thương xá Bluewater bên bờ bắc sông Thames là nơi chiếc Scania chở thùng đông lạnh từ Bỉ sang Anh bị giữ lại. Dân địa phương nói chiếc xe đỗ ở cột đèn này từ thứ Tư 23/10 và cuối tuần trước đã bị cảnh sát đưa đi.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434267_essexglade220362240_n
Khu nhà kho, bến cảnh vắng vẻ ở Anh như điểm đón chiếc xe Scania chở thùng đông lạnh này tại Grays đã trở thành "bến đưa người" vì các băng đảng buôn người tránh tuyến phà hành khách từ Pháp sang cảng Dover của Anh. Người vượt biên vào Anh được "đóng vào thùng container" trong tuyến vận tải hàng hóa để tránh bị soi.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này _109434265_essex985984_n
Quận Thurrock, hạt Essex nằm về phía Đông London và ở bờ Bắc sông Thames chủ yếu là các khu công nghiệp, cảng sông. Các địa danh như bến Purfleet, nơi chiếc container chở 39 người cập cảng, bãi xe Grays, Thurrock nay được biết đến trên khắp thế giới vì câu chuyện kinh hoàng.

Nguồn: BBC News Tiếng Việt
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50212202

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSun Jan 12, 2020 10:00 am

.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=

Một dân tộc tuyệt vọng

- Nguyễn Thùy Dương


9-1-2020

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=
Ảnh: internet

Khi cổng thông tin Điện tử Bộ Công An đưa tin về “bạo loạn” ở Đồng Tâm vào sáng ngày 09/01/2020, cách đưa tin khiến người đọc liên tưởng đến người dân Đồng Tâm bạo loạn, chủ động tấn công lực lượng quân đội gây nên những cái chết thương tâm.

Bộ CA cho biết cũng đã bắt giam khởi tố vụ án. Một quy trình chết – khởi tố – án hình bắt đầu. Mọi người thấy gì? Còn tôi, tôi thấy sự tuyệt vọng của người dân và sự điên cuồng của một thể chế. Tôi chưa đọc bất kì một dòng nào về hồ sơ của Đồng Tâm nhưng tôi đã xem đã thấy diễn trình sự việc diễn ra hôm nay.

4h sáng xe “bít bùng” bao vây làng. Những gì diễn ra sau đó là đụng độ, là khói thuốc nổ, là súng đạn, là máu. Trên trang cá nhân của một người vợ trẻ mất chồng, câu hỏi đau đáu vừa đau thương, vừa ích kỉ, chứa đầy tính may rủi: “3000 quân sao lại là anh?” Những người lính nằm xuống có được gọi là liệt sĩ không? Họ chiến đấu với ai? Bao vây ai?

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=
Dòng trạng thái của người vợ có chồng công an được cho là đã thiệt mạng trong vụ cưỡng chế tại Đồng Tâm sáng 9/1/2020. Ảnh: internet

Sự tuyệt vọng đầu tiên là khi cổng thông tin điện tử của một cơ quan hành pháp lớn lại đưa thông tin khác hoàn toàn cái mà thực tế đã diễn ra. Họ biến chuyển thông tin đưa dân thành kẻ chủ động tội đồ. Quá khứ đã có bao nhiêu người dân dựa cột hay “rục xương” vì bị biến thành kẻ chủ động tội đồ?

Người dân bám đất tức là họ có lý lẽ của họ. Chẳng lẽ một chính quyền luôn hô hào khẩu hiệu vì dân lại không thể vì dân đi tìm tiếng nói chung với dân hay sao? Quốc Phòng là lợi ích An Ninh Quốc Gia nhưng An Ninh đầu tiên của Quốc Gia không phải là Nhân Dân sao? Câu chuyện Đồng Tâm không phải chỉ đơn giản bắt bớ, bịt thông tin. Nhìn rộng ra nó là tâm lý cuồng vĩ của kẻ quyền lực khát máu.

Tuyệt vọng của người dân mở ra khi vào năm 20 của thế kỉ 21, người ta vẫn dùng cách cưỡng đoạt tàn bạo với dân. Quy hoạch đền bù rẻ mạt, dân không đi thì cưỡng chế, cưỡng chế thành thì dân lưu vong, không thành thì trấn an dư luận chờ ngày bố ráp. Bố ráp mà dân chống cự thì dân chịu tù cho đến tử hình. Quyền lợi người dân ở đâu giữa súng ống, giữa những chàng trai, cô gái chỉ biết có mệnh lệnh là cao nhất, giữa những kẻ nắm trong tay cả pháp luật lẫn quyền cưỡng đoạt và luật pháp. Trong khi người dân chỉ có quyền chịu bị cướp, bị cướp và tù đày. Tuyệt vọng của một dân tộc chính là ở đó.

Rồi đây dân tộc này sẽ đi về đâu khi phát súng nổ lên cho việc công khai cướp đất đã vang ở tại nơi được xem như gần mặt trời nhất. Vũ lực đã được dùng với người dân bởi cả hai lực lượng có gắn lấy hai chữ Nhân Dân. Để rồi các vị dùng danh nghĩa của Nhân Dân che thân để đi cướp của Nhân Dân?

Bastiat đã từng viết về luật pháp của những kẻ cường quyền hại dân như sau: “Chỉ cần xem luật pháp có lấy những cái thuộc về một số người nào đó mà đem cho những người mà chúng không thuộc về. Chỉ cần xem luật pháp có làm lợi cho công dân này mà công dân khác phải trả giá bằng cách làm cái điều mà tự người công dân kia không thể làm mà không phạm tội”.

Viết khi hay tin có thêm một một nữ công an vừa mất ở Đồng Tâm. “Trận” Đồng Tâm vẫn đang giáp chiến. Thắng bại hôm nay của kẻ cầm súng chính danh đều là vết nhơ của lịch sử.

Bình Luận từ Facebook

Nguồn: https://baotiengdan.com/2020/01/09/mot-dan-toc-tuyet-vong/

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này 9k=
Địa điểm bị lực lượng vũ trang của chính quyền tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 là Thôn Hoành, cách sân bay Miếu Môn gần 2 km
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitimeSat Jan 25, 2020 9:00 am

.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Ve%25CC%2580%2Bchuo%25CC%25A3%25CC%2582t%2BBa%2B%25C4%2590i%25CC%2580nh-babui-danlambao
Babui (Danlambao)


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này
- Tuấn Khanh


Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Image
Trịnh Bá Phương, áo đỏ (đứng), trong một dịp đến thăm cụ Lê Đình Kình

Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.

Có ba mũi tấn công vào sự kiện đau thương này, đó là bôi nhọ và sỉ nhục cụ Kình, tiếc thương 3 công an viên chết ở Đồng Tâm, và khiêu khích, thách thức bất kỳ ai đứng về phía người dân Đồng Tâm và đồng thời chụp mũ là “chống chính quyền”. Đó là bài bản của giới tay sai tuyên truyền.
Nhưng sự thật có sức mạnh của nó. Sự thật để y nguyên sự lồng lộn của giới tuyền truyền tay sai trên không gian ảo, nhưng mọi câu chuyện thực tế của người dân, đều là sự đau xót cho các nạn nhân từ một cuộc chiến kỳ quái, dựng lên từ nhà cầm quyền.

Và dưới đây, lại là một ít sự thật chưa được kể, qua cuộc trò chuyện vào ngày giáp tết, với anh Trịnh Bá Phương, người trực tiếp truyền tải những sự kiện về Đồng Tâm lúc này.

Trong việc ngân hàng Vietcombank phối hợp ăn ý với công an để phong tỏa tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình, cho đến nay, đã có tin tức gì về việc hơn nửa tỷ đồng đó sẽ được trả lại không?
Vâng, vẫn không nghe tín hiệu gì từ công an về việc đấy. Khi công an bắt cóc cô Nguyễn Thúy Hạnh về đồn số 3 Nguyễn Gia Thiều, họ cũng đã không trả lời được ngay lúc đấy văn bản nào đã gửi cho ngân hàng để ra lệnh khóa tài khoản tiền phúng điếu. Phía ngân hàng Vietcombank cũng vậy. Mọi thứ là không có luật pháp.
Nhưng công an có hỏi cô Nguyễn Thúy Hạnh là nếu bây giờ cho rút tiền, thì cô Hạnh sẽ làm gì, có chuyển cho Trịnh Bá Phương, có phải chủ mưu kêu quyên góp là Trịnh Bá Phương không?… Với tư cách là người nắm nguồn quỹ, cô Hạnh đã nhận trách nhiệm và nói sẽ chuyển giao toàn bộ cho gia đình cụ Lê Đình Kình.

Trên thực tế, lẽ ra tôi cũng có tham gia vào chuyện gây quỹ nhưng do tập trung vào việc đưa tin tức cập nhật về Đồng Tâm, nên tôi nhắn cô Hạnh hãy giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Do sự việc xảy ra quá gấp gáp cũng như để tránh sơ xuất, cô Hạnh đã dùng ngay một tài khoản Vietcombank chưa dùng vào việc gì để nhận nguồn tiền phúng điếu.
Lý do gia đình cụ Lê Đình Kình (nói) không thể nhận trực tiếp vì mọi thứ đang rất căng thẳng. Mọi thứ có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào. Đồ đạc trong nhà đã bị cướp, ngay cả cái ô-tô đang trả góp của gia đình cũng đã bị cướp đi.
Công an nói cụ Lê Đình Kình là khủng bố và tịch thu tiền phúng điếu qua tài khoản của người dân tự nguyện góp vào, vậy còn tiền phúng điếu trực tiếp hôm đám tang thì phía công an ứng xử như thế nào?
Dạ không, mọi tiền phúng điếu trực tiếp hôm đám tang thì gia đình vẫn nhận được. Ở lễ tang cụ Lê Đình Kình, dự đoán là sẽ rất đông người đến dự, nên mọi người đã chuẩn bị khoảng 3000 khăn tang cho ai đến, muốn để tang cho cụ Kình. Thế nhưng vẫn không đủ. Tổng kết vào cuối ngày, thì có thể đến 4000 – 5000 người đã ghé qua để đưa cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng. Tiền phúng điếu và hoa quả, hương… đều không gặp chuyện gì cả. Rất nhiều người đã ghi ngoài phong bì phúng điếu là xin chia buồn cùng gia đình, tiễn biệt lão anh hùng, vĩnh biệt người đã đứng lên chống giặc nội xâm… nhưng mới tối hôm qua, trên truyền hình VTV đưa tin, thì nói rằng nhân phúng điếu, đã có những sự kích động chống lại chính quyền, vì lẽ có những bao thư phúng điếu, khách ghi rằng “chia buồn vì cụ đã bị sát hại”, “mong sự việc này sớm được làm sáng tỏ”… Truyền thông nhà nước và công an thì nói đó là ngôn ngữ khủng bố.

Xin hãy nhìn vào đó mà suy, thì thấy rõ nhà cầm quyền không còn đạo đức, lương tâm và cả luật pháp. Họ dựng chuyện như vậy chỉ vì đã giết cụ Lê Đình Kình thì gặp phải sự phản ứng dữ dội của trong và ngoài nước nên phải làm lớn chuyện để che đậy tội ác, rồi khóa tài khoản để quy chụp khủng bố, nhằm lừa bịp mọi người.
Đây có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà cầm quyền lại làm chuyện không thể tưởng tượng được là ngăn cản và muốn cướp đi tiền phúng điếu của một người chết.
Báo chí nhà nước vào chiến dịch thông tin, liên tục nói rằng ở làng Đồng Tâm đã bình yên, dân Đồng Tâm nay vui mừng đón Tết, cám ơn chính quyền vì không còn nỗi lo “khủng bố” ở trong làng nữa. Thật sự, làng Đồng Tâm hiện nay ra sao?

Vâng, người dân Đồng Tâm lúc này rất đau buồn về cái chết của cụ Lê Đình Kình, đau lòng vì có những đứa trẻ chưa cai sữa phải xa cả bố mẹ. Và người dân Đồng Tâm cũng đau lòng vì chứng kiến những người dân bị bắt phải chịu cực hình, tra tấn, bức cung để đưa lên tòa án truyền hình. Họ đau lòng vì sự thật bị bưng bít, và người dân Đồng Tâm tự dưng trở thành tội phạm. Một người dân Đồng Tâm đã nói với tôi rằng, ở đất Đồng Tâm này, cứ 10 người thì đã có 9 người rưỡi là đi theo cụ Kình.
Báo chí Nhà nước nói Đồng Tâm bình yên, người dân vui mừng… thì chỉ là tuyên truyền. Giờ này, Đồng Tâm vẫn dày đặc an ninh, mật vụ, dòm ngó và hành động với bất cứ ai bên ngoài bước vào đây để tìm hiểu.
Báo chí cũng nói người dân Đồng Tâm thương mến đưa tang các chiến sĩ công an đã chết. Nhưng chính dân Đồng Tâm phát hiện và nói rằng chỉ có một số người dân ở xã Thượng Lâm, là xã giáp ranh, nhưng cũng là người đang làm việc hay hợp tác với chính quyền.

Ở Đồng Tâm lúc này, mọi thứ rất ảm đạm chứ không có kiểu đón Tết, đón xuân như báo chí Nhà nước nói. Nhiều người vẫn tìm cách nhắn ra bên ngoài để cầu cứu cho tình trạng khốn khổ của làng Đồng Tâm.
Còn cái chết của ba nhân viên công an, chính quyền đổ cho người dân giết. Nhưng cả trong ngôn luận độc quyền của nhà nước cũng bất nhất. Lúc thì họ nói công an bị ném lựu đạn chết, lúc thì nói bom xăng, lúc thì nói là do rơi xuống hố. Lại có lúc họ nói công an chết khi bảo vệ sân bay Miếu Môn (cách Đồng Tâm 3km) rồi có lúc lại nói chết lúc tấn công vào nhà cụ Kình… Sự thật thì chỉ có họ biết, chứ người dân Đồng Tâm không thể chống cự trong một bối cảnh đàn áp dữ dội và đầy hơi cay như sáng sớm 9/1/2020. Lấy nhà cụ Kình làm trung tâm thì chung quanh, rộng đến 300-400m không có ai có thể chịu đựng nổi khói và lựu đạn cay, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên hầu hết người lớn đều tìm cách đưa chúng ra ngoài. Nhiều người bị ngạt, bị ngất. Bản thân cụ Hiểu, bạn cụ Kình cũng đã ngất trước khi bị bắt đi.
Vì vậy, người dân Đồng Tâm và dư luận nói chung đang rất cần một phái đoàn điều tra độc lập để trả lại sự thật cho sự thảm sát này.

Công an làm việc luôn có quay phim. Cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm chắc chắn có flycam với máy quay hồng ngoại để ghi lại sự kiện, tìm người, tìm chứng cứ để rêu rao rằng người dân Đồng Tâm đã đối đầu như thế nào, để lợi dụng tuyên truyền về sau. Thế nhưng cho đến giờ này họ vẫn không tìm ra được một dấu hiệu hay bất cứ hình ảnh nào cho thấy người dân phản kháng, để tuyên truyền chống lại cụ Kình và người dân Đồng Tâm.
Trong lúc tin tức Đồng Tâm lan nhanh tuần trước, đã có tin đồn công an sẽ bắt một loạt người nhằm trấn áp dư luận. Nhà của blogger Nguyễn Anh Tuấn tại Đà Nẳng đã bị rất đông công an đến nhà, ở Cần Thơ của có facebooker Chương May Mắn bị bắt và khởi tố. Còn Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư làm việc đưa tin Đồng Tâm ra ngoài như vậy, các bạn có bị đe dọa gì không?

Vâng, hôm qua khi công an bắt cóc cô Nguyễn Thúy Hạnh về đồn, họ đã hỏi rất nhiều, đặc biệt là hỏi về Trịnh Bá Phương. Và nguyên văn của họ là Trịnh Bá Phương nằm trên đầu các danh sách có thể bị bắt giam.
Mỗi ngày người dân lại càng chứng kiến rõ thêm tội ác của họ đối với cụ Kình, với người dân Đồng Tâm… Mọi thứ đang phơi bày sự dối trá của họ ở mọi chiều hướng, họ đang hốt hoảng và chủ động đe dọa và đã canh giữ nhiều người lên tiếng trong nhiều ngày, đặc biệt nhấn mạnh sẽ bắt Trịnh Bá Phương.

Vì tôi đã nghe tiếng khóc của những bà mẹ, những đứa trẻ, chứng kiến những cảnh tang thương… Tôi thấy mình không thể nào im lặng dù biết phía trước rất hiểm nguy. Tôi chấp nhận tất cả xảy đến với mình, chỉ mong đưa mọi thứ ra ánh sáng công lý, trước toàn thể người dân Việt Nam, và trả lại công bằng và sự thật cho những người dân Đồng Tâm đang chịu oan ức.

Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này %25C4%2590a%25CC%2589ng%2Blo%25CC%259B%25CC%25A3n-danlambao-2
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này   Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGÀY THÁNG CŨ
»  Hết rồi ngày tháng cũ
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn
» QUÊN ĐI NGÀY THÁNG CŨ
» Buồn Vui Tháng Tư - CÒN ĐÓ NIỀM ĐAU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến