Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhac chẳng linh Nguyen Trung Saigon quan quốc Nhung quynh quang truyện sáng hoang Chung VNCH nguyet chất ngắn chuyen trong ngam thuoc phải không bich
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeTue Jun 11, 2013 3:18 pm

.

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images

Có thể nói Trần Mộng Tú là nhà thơ nữ được biết đến nhiều nhất ở hải ngoại.

Ngôn ngữ thơ Trần Mộng Tú chuẩn mực, nghiêm túc, giống như ngôn ngữ của một nhà giáo, cân nhắc từng lời mình buông ra. Dù vậy, nhà thơ vẫn không giấu được một khối tình cảm đầy ắp ở bên trong. Ðầy mà không tràn. Tình yêu cũng chuẩn mực như chính ngôn ngữ của cô; hay đúng hơn, ngôn ngữ đã được chuẩn mực hóa như tình yêu của cô: vừa phải, chừng mức, nhưng không kém vẻ sâu sắc, ý vị.

Thơ Trần Mộng Tú là thơ tình. Thứ tình rất keo sơn, thủy chung. Thứ tình bất tận. Tình yêu quê hương. Tình yêu gia đình. Tình yêu đôi lứa và đặc biệt, tình yêu đối với cuộc đời, dù với bao cay đắng, phũ phàng. Trần Mộng Tú luôn ca tụng lẽ thiện và niềm hạnh phúc chung cho con người, nhưng không thù ghét cái ác, người ác. Thơ cô là biểu tượng lòng bao dung tha thứ của một người mẹ, một người chị, một người em gái, mở rộng vòng tay đối với những sai lầm, man trá, tàn ác...



Trăng Ðất Khách

Những đêm trăng sáng tôi không ngủ
Âm thầm mắt lệ nhớ quê hương
Ngày về sao bỗng xa xăm quá
Tôi thức cùng trăng suốt đêm trường.

Vườn xưa lối cũ trăng còn sáng
Thềm vắng còn ai đứng đợi chờ
Ngôi nhà thân mến ai đang ở
Có còn đầm ấm khói hương xưa

Bạn cũ bây giờ ở chốn nao
Ngửng mặt nhìn trăng dạ có sầu
Chén trà có mặn đôi giòng lệ
Ngậm ngùi có khẽ gọi tên nhau

Còn giòng sông nữa đêm biệt ly
Tôi đã cùng sông khóc hẹn về
Trăng nước thân yêu còn lắng đợi
Giữ giùm nước mắt kẻ ra đi

Ôi trăng đất khách làm tôi khóc
Quê hương càng nhớ lòng càng đau
Liệu tóc còn xanh ngày trở lại
Quê người lưu lạc đến bao lâu


Những bài thơ ngắn của Trần Mộng Tú rất tuyệt.
Bàng bạc trong thơ cô, những nỗi sầu đong đưa theo cuộc tình, còn mãi.


Trăng Xanh

Lạnh quá mùa đông trăng vỡ tan
Những mảnh trăng xanh vướng mắt chàng
Rơi xuống môi hôn đêm nguyệt lạnh
Hai người tan giữa vũng trăng loang.


Bướm Tuyết

Xô khung cửa hẹp bước ra
Trăm con bướm tuyết bay sa vào lòng
Cánh nào gẫy vụn bên song
Cánh nào gẫy giữa mênh mông mái hồn


Tuyết Tan

Ðóa tan trên ngón tay gầy
Ðóa tan trên ngọn tóc mây hững hờ
Ðóa tan giữa một bài thơ
Hồn em đóa ấy bao giờ mới tan


Vàng Thu

Tôi đứng giữa rừng nhìn thu rụng
Chợt rung trong tôi chiếc lá sầu
Vàng thu lá rụng ngang lòng suối
Hai lá có cùng một nỗi đau.


Lá Ðỏ

Anh nhặt cho em chiếc lá đỏ
Trên cành phong vừa rụng sáng nay
Ôi anh! đẹp quá mùa thu tới
Em nhốt đầy lòng gió heo may.



Thơ cô như tranh vẽ: đầy màu sắc (ở các bài trước) và thật nhiều màu trắng, trắng đục, màu bạc, màu thủy tinh... ở các bài sau:

Ðông Trắng

Mùa đông trắng giữa mái nhà
Câu thơ trắng giữa hồn ta vô đề
Bông hoa trắng giữa đam mê
Mối tình trắng đến lời thề bỗng phai


Giọt Lệ

Tôi trôi giữa một con đường trắng
Hai hàng thông trắng đứng hôn nhau
Dẫy núi bạc đầu ôm mặt khóc
Giọt lệ thủy tinh cắt nỗi sầu.


Gọi Nhau

Gió tự mười phương hú gọi đông
Cành khô nhớ lá khẽ gọi thầm
Tiếng chim gọi bạn trong sương đục
Tôi gọi tên người tiếng gọi câm


Hoàng Hoa

Có bụi cúc vàng bên hàng dậu
Có con bướm trắng ngập ngừng bay
Em đứng bên thềm chờ thu tới
Rượu hoàng hoa chưa uống đã say.


Sợi Tóc

Ngôi nhà thờ trên ngọn đồi cỏ
Buổi sáng mùa thu sương trắng phủ
Em về ngang môi ngậm sợi tóc
Sợi tóc buồn như mây mùa thu.


Buộc Áo Giữa Ðường

Ở đây mưa trắng không gian
Mưa vùi dập mộng chưa tan tác đời
Gió về chẳng có định nơi
Thổi vào hoang tịch mảnh đời tha hương
Ở đây tình lạc trong sương
Nên em buộc áo giữa đường giữ anh.


Còn bài thơ sau đây, có thể xem như là tiêu biểu cho tình yêu của Trần Mộng Tú:

Hỏi Chàng

Em bỏ lại sau lưng
Bờ sông và những con chim cánh trắng
Nắm vụn bánh cuối cùng
Ðã ném trên mặt nước
tiếng chim kêu
Tiếng cánh lao xao đập vào nhau gọi em quay lại
Còn gì mà níu kéo
Những mẩu bánh cuối cùng đã tung cao
Tình yêu rồi cũng thế
Quay đi không tiếng chào
Em trở về
qua công viên
Chuyện trò cùng ghế đá
Những con chim cánh trắng đã bay thật xa
Bỗng dưng em tìm thấy
Một mẩu bánh rất nhỏ trong túi áo
Nhỏ như một nụ hôn
Em hỏi chàng
Con chim nào em nên đợi?
Con chim cũ bay về?
Con chim mới bay tới?
Ôi! mẩu bánh tình yêu
Muôn đời,
Vẫn làm em bối rối.


Một chút hương vị còn sót lại, rơi rớt đâu đó, không nhiều, không to lớn lắm, nhưng cũng đủ níu kéo và làm bối rối một tâm hồn dị cảm, bao dung. Tình yêu ở đây, dù biểu đạt bằng thể loại thơ nào, cũng thật tuyệt vời.

(gsnguyenxuanhoang/nxh-tran-mong-tu)



Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Hoa%201

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Trần Mộng Tú thi sĩ VN đầu tiên vào sách giáo khoa TH Mỹ   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Jun 13, 2013 10:24 pm

.


Trần Mộng Tú thi sĩ VN đầu tiên vào sách giáo khoa TH Mỹ

Bài của Cao La - Người Việt


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Image


Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dậy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ, tại bãi chiến trường Gettysburg. Đó là bài thơ của Trần Mộng Tú, The Gift in Wartime, nhan đề tiếng Việt là “Quà Tặng Trong Chiến Tranh.”

Hai tác phẩm trên được đem ra để dậy học sinh môn văn chương Hoa Kỳ. Trong phần thứ ba của cuốn sách giáo khoa, viết về văn chương thời kỳ nội chiến Nam Bắc ở Mỹ và sau cuộc nội chiến, các nhà soạn sách giáo khoa của công ty Glencoe - McGraw Hill, rất thông dụng trong các trường trung học ở Mỹ đã có sáng kiến đem bài thơ Trần Mộng Tú, qua bản dịch Anh ngữ cho học sinh nghiên cứu song song với bài diễn văn trầm hùng của Abraham Lincoln, so sánh cách dùng chữ, cách chọn hình ảnh, những ý tưởng trong mỗi bài của hai tác giả. Đây là một kinh nghiệm văn chương quý báu mà các học sinh Mỹ được hưởng khi tiếp xúc với một thi sĩ ngoại quốc để thấy hậu quả của chiến tranh trên tâm hồn một phụ nữ Việt Nam cũng mang những tính chất nhân bản và sâu sắc không khác gì vị tổng thống mà tất cả mọi người Mỹ đều quen thuộc. Có lẽ sau này học sinh Việt Nam khi học về văn chương thời nội chiến Nam Bắc ở thế kỷ 20 cũng sẽ có cơ hội nghiên cứu bài thơ của Trần Mộng Tú.

Trần Mộng Tú đã cộng tác với Nhật báo Người Việt từ lâu, nhưng chỉ tham gia trực tiếp và liên lạc thường xuyên với tòa soạn khi chấp nhận làm chủ bút Phụ Nữ Gia Đình Người Việt, xuất bản như một tuần báo từ cuối năm 2002. Vì thiết tha bảo vệ phẩm chất của tờ báo, Trần Mộng Tú đã đề nghị mỗi tháng chỉ nên làm một số, do đó Phụ Nữ Gia Đình Người Việt đã trở thành một nguyệt san. Bản chất là một nhà thơ chứ không phải nhà báo, nhưng Trần Mộng Tú đã thích ứng nhanh chóng với nhiệm vụ chủ bút tờ Phụ Nữ Gia Đình trong lúc cư ngụ tại Seattle, tiểu bang Washington vùng Tây Bắc Hoa kỳ, mà tòa soạn đặt tại Westminster, miền Nam California. Trong bài Sớ Táo Bà, đăng trong Phụ Nữ Gia Đình Người Việt số Tết Giáp Thân, Trần Mộng Tú đã đùa cợt với tình trạng phải bay đi, bay về giữa hai tiểu bang Washington và California trong công việc làm báo.

Bài Sớ Táo Bà này cho thấy một khuôn mặt mới của Trần Mộng Tú, như một nhà thơ trào lộng, nhìn thế sự với đôi mắt hài hước! Nhưng bản chất của Trần Mộng Tú là một nhà thơ trữ tình. Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” là một thí dụ tiêu biểu. Trước biến cố tháng Tư năm 1975, Trần Mộng Tú đã làm thơ trong khi còn đi học cũng như khi bắt đầu làm việc cho Assciated Press, một hãng thông tấn ngoại quốc ở Việt Nam. Sau khi sang Mỹ tị nạn, độc gỉa đã đọc thơ và văn Trần Mộng Tú trên các tạp chí văn chương của người Việt ở nước ngoài như Văn, Hợp Lưu, Văn Học, Thế kỷ 21, v.v. Các tác phẩm của Trần Mộng Tú thường được chép lại và đăng trên báo chí tiếng Việt ở khắp thế giới. Năm 1990 nhà xuất bản Người Việt đã ấn hành tuyển tập thơ đầu tiên của thi sĩ tựa là “Thơ Trần Mộng Tú.” Bốn năm sau, tạp chí Thế Kỷ 21 in tập truyện ngắn và tùy bút, nhan đề “Câu Truyện Của Lá Phong.” Hai năm sau, tạp chí Thế Kỷ 21, cũng là một ấn phẩm do công ty Người Việt sáng lập năm 1989 và tiếp tục nuôi dưỡng đến ngày nay, đã in tuyển tập thơ thứ nhì với tựa đề “Để Em Làm Gió.” Năm 1999 nhà xuất bản Văn Nghệ đã in tập truyện ngắn khác, “Cô Rơm, và Những Truyện Ngắn.”

Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” được viết ở Việt Nam, khi thi sĩ còn rất trẻ, từ những xúc động trước cái chết của một chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, người yêu đầu của cô, sau đó đã được đăng trên các tạp chí khắp nơi ở hải ngoại.

Lần đầu tiên hai bài thơ về chiến tranh của Trần Mộng Tú xuất hiện trong thế giới văn chương quốc tế vào năm 1990, đăng trong “Vision of War, Dream of Peace,” (Viễn ảnh chiến tranh: Giấc mơ Hòa bình.) Đó là “The Gift in Wartime”(Quà Tặng Trong Chiến Tranh) và “ Dream of Peace” (Giấc Mơ Hòa Bình) cả hai được dịch sang Anh Ngữ do Vann Phan, một ký giả cũng cộng tác với Nhật báo Người Việt.

“Vision of War, Dream of Peace” là một tuyển tập Thơ của các Nữ Quân nhân và Y Tá phục vụ trong quân đội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam.Cuốn sách ra mắt tại Washington DC vào ngày Cựu Chiến Binh, Veteran’s 11 tháng 11 năm1990

Bản dịch bài thơ The Gift in Wartime được in vào American Literature textbook do nhà xuất bản sách giáo khoa lớn nhất ở Mỹ, Glencoe/Mc.Graw-Hill phát hành năm 1999, trong các chương về văn học Mỹ trong thời Nội Chiến Nam Bắc Mỹ. Thơ Trần Mộng Tú được giới thiệu cho các học sinh so sánh với bài diễn văn nổi tiếng The Gettysburg Address của Tổng Thống Abraham Lincoln.

Bài diễn văn do Tổng thống Lincoln đọc ngày 19 tháng 11 năm 1863 trong dịp khánh thành một nghĩa trang cho các tử sĩ tại chiến trường Gettysburg , tiểu bang Pennsylvania. Trước ông, một chính trị gia và nhà hùng biện nổi tiếng đã nói suốt 2 giờ; đến lượt Lincoln ông chỉ nói trong vòng 2 phút. Sau buổi lễ, các nhà báo tường thuật không ai nhắc đến những lời Lincoln nói, nhưng dần dần dân tộc Mỹ đã nhận ra đó là một tác phẩm văn chương bất hủ, xuất phát từ tấm lòng của một nhà lãnh đạo vốn rất ghét chiến tranh nhưng phải dẫn đầu nước Mỹ trong một cuộc chiến bất đắc dĩ và đã thành công trong việc bảo vệ một quốc gia thống nhất với những lý tưởng tự do, bình đẳng. Câu nói được cả thế giới ngày nay nhắc lại nhiều lần kết thúc bài diễn văn ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh để một “chính phủ của dân, do dân, và vì dân sẽ không bị hủy diệt trên trái đất.”

Cuốn sách giáo khoa tiếp theo đã giới thiệu thi sĩ Trần Mộng Tú, sinh ở tỉnh Hà Đông,Việt Nam, người phụ nữ có kinh nghiệm chính mình sống với những hậu quả của cuộc chiến tranh trong đó hai triệu người Việt Nam thiệt mạng cũng như 57,000 người Mỹ. Sau khi đọc bài thơ Trần Mộng Tú, học sinh được hướng dẫn với những câu hỏi để khám phá những cảm xúc mà tác giả gợi cho người đọc cũng như tìm hiểu nội dung bài thơ. Cuốn sách giáo khoa cũng gợi ý cho học sinh tìm hiểu về kỹ thuật, học sinh tự hỏi tại sao thi sĩ đã dùng các điệp ngữ và nhắc lại các hình ảnh để gây ấn tượng nợi người đọc. Sau đó, các học sinh được mời so sánh hai áng văn chương cùng viết trong thời nội chiến ở hai quốc gia, hai thế kỷ khác nhau. Abraham Lincoln đọc bài diễn văn của ông trước một đám đông, và ông nhắm vào công chúng. Còn Trần Mộng Tú viết một mình, cho mình. Nhưng học sinh có thể tìm thấy những mục đích và cảm xúc giống nhau trong hai tác phẩm ngắn này. Học sinh cũng được dịp tìm hiểu khai phá sự khác biệt giữa hai nền văn hóa của hai tác giả, và thử hỏi một người Mỹ thời nay nếu viết về chiến tranh thì sẽ viết giống tác phẩm nào.

Để quý vị thông cảm với tác giả Trần Mộng Tú, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn 2 bài thơ của thi sĩ bằng tiếng Việt dưới đây. Bài Quà Tặng Trong Chiến Tranh (Trong American Literature textbook) và bài Giấc Mơ Hòa Bình (Trong Vision of War, Dream of Peace).

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcT38y5kvKiOjtxJFeGSh6mGwCUQRJo6Hu_yAlzKPaFZkih-WQB6_A

Quà Tặng Trong Chiến Tranh

Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mồ xanh

Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng

Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương

Em tặng anh mây vương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời

Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tặng mắt không nhìn
Một hình hài bất động

Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau.

Tháng 7/ 1969

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 2Q==

Giấc Mơ Hòa Bình

Em nghe nói hòa bình
Trên những tờ nhật báo
Em nghe nói hòa bình
Trên miệng người lãnh đạo

Em để lòng khờ khạo
Ôm giấc mơ hòa bình
Mong chiến tranh chấm dứt
Anh giã từ đao binh

Tin về từ trận tuyến
Anh chết giữa chiến trường
Ôi giấc mơ khờ khạo
Chỉ còn là đau thương

Từ khi em ra đời
Từ khi có trí khôn
Em thấy toàn chém giết
Em thấy toàn máu xương

Từ khi em biết nghe
Từ khi em biết nói
Toàn những lời giả dối
Toàn những lời hứa suông

Từ khi em biết yêu
Từ khi em biết nhớ
Anh đã dặn đợi chờ
Rồi anh không về nữa

Ôi giấc mơ khờ khạo
Ôi giấc mơ hòa bình
Xây giữa lòng tham bạo
Chết trước khi thành hình

Ôi lòng non bé nhỏ
Như giấy trắng thơm tho
Vết mực đen loang lổ
Làm hoen ố hồn thơ

Em đã biết giận thù
Biết cuộc đời dối trá
Trang nhất nói hòa bình
Trang tư toàn cáo-phó

Em không còn bồng bột
Tin những lời đầu môi
Em bắt đầu tỉnh ngộ
Thì đã mất anh rồi

Ôi giấc mơ hòa bình
Anh trả bằng sự sống
Em trả bằng tủi hờn
Bằng một đời đơn độc

Tháng 7/1969

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcRQIcnyO1FXfollYllYeBILc9iE7Me5zW0yJU9q1kUfLUpsw2wx
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: "The Gift In Wartime" - "Quà Tặng Trong Chiến Tranh"   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSat Jun 15, 2013 1:42 am

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Z

The Gift In Wartime

Tran Mong Tu - Translated by Vann Phan

I offer you roses
Buried in your new grave
I offer you my wedding gown
To cover your tomb still green with grass.

You give me medals
Together with silver stars
And the yellow pips on your badge
Unused and still shining.

I offer you my youth
The days we were still in love
My youth died away
When they told me the bad news.

You give me the smell of blood
From your war dress
Your blood and your enemy's
So that I may be moved.

I offer you clouds
That linger on my eyes on summer days
I offer you cold winters
Amid my springtime of life.

You give me your lips with no smile
You give me your arms without tenderness
You give me your eyes with no sight
And your motionless body.

Seriously, I apologize to you
I promise to meet you in our next life
I will hold this shrapnel as a token
By which we will recognize each other.

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcQiatIx1b9ZW1CjIMkf8f12sH6QkbQRBqS9GkbL8XE6GROzlAMs

Quà Tặng Trong Chiến Tranh


Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mồ xanh

Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng

Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương

Em tặng anh mây vương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời

Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tặng mắt không nhìn
Một hình hài bất động

Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau.

Tháng 7/ 1969

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcSclEWmpvLTXe475tJPG3mR9tMwKt1dYsj6XxyGXcHXKaT_CiE5
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Thơ và Nhạc: CẢ MỘT DÒNG SÔNG ĐỨNG LẠI CHỜ   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Jun 16, 2013 2:36 am

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Z

CẢ MỘT DÒNG SÔNG ĐỨNG LẠI CHỜ

Trần Mộng Tú


Tôi xa người nắng buồn trên vai
Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi
Người xa tôi một dòng sông trắng
Dẫy núi bên kia có ngậm ngùi

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng
Nước dâng chiều xuống nhớ muôn trùng
Người xa tôi có ra đứng ngóng
Một cánh chim bay ở cuối rừng

Tôi xa người như xa mùa xuân
Ngực tôi còn đọng chút hương trầm
Mảnh trời trong mắt còn xanh biếc
Người đã mơ hồ như vọng âm

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ
Nhớ tôi người có châm điếu thuốc
Nhớ tôi người có đi trong mưa

Tôi xa người như xa quê hương
Những dấu thân yêu mất cuối đường
Người nhặt hộ tôi hoa dĩ vãng
Lau giùm dòng lệ ở vết thương

Người xa tôi gió cũng lặng thinh
Tôi rung nỗi nhớ ở quanh mình
Người như suối chảy qua rừng vắng
Cả một dòng sông đứng lại chờ

9/93



Thơ Trần Mộng Tú
Nhạc Phạm Anh Dũng
Quỳnh Lan hát

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Hỏi Huy, Sao Chết Tháng Này - Thơ Trần Mộng Tú    Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeTue Nov 05, 2013 1:29 am


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Z


Hỏi Huy, Sao Chết Tháng Này

                               
Huy ơi

Tại sao Huy chết tháng này
tháng này không phải tháng ba,
cũng chẳng phải tháng tư,
tại sao Huy chết

Tháng này là tháng mười một
tháng của mùa thu
của những điều nhẹ nhàng thơ mộng
ai có buồn ai
cũng buồn nỗi dịu dàng

Tháng này không phải tháng của Huy
tại sao Huy chết

Tại sao Huy lại rơi
như tiếng rơi
của vỏ đạn tháng ba vào cùng tiếng lá thu
sao Huy gãy ngang như báng súng
ai bẻ Huy đâu mà Huy gẫy thế này

Còn nhớ không Huy
ngày nhóm mình mới gặp nhau với những trái tim
còn đầy ắp một quê nhà yêu dấu
Huy cười ròn rã
vẫn nghe như tiếng súng lên nòng
 
Huy ơi

mùa thu tây bắc đang rụng xuống
mây thu như một giải khăn tang
Huy về bên đó êm đềm nhé
quên tháng ba súng bẻ gẫy ngang.


 
Trần Mộng Tú
tháng mười một, hai ngàn mười.



Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại BAOTREONLINE_TINTUC_TTP_thang3-gaysung-01

Cao Xuân Huy

Tháng Ba Gãy Súng
Hồi ký, 1985

Tựa

Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

Trong lứa tuổi của tôi, lứa tuổi dưới mười khi theo gia đình di cư từ Bắc vào Nam, ngoại trừ những người có thân nhân ruột thịt bị giết bởi Việt Cộng, còn hầu hết, có bao nhiêu người thực sự căm thù Việt Cộng đâu, vì rõ rệt một điều là từ lứa tuổi tôi trở xuống, có đứa nào biết Việt Cộng là cái gì đâu. Cũng y như lứa tuổi dưới mười khi theo cha mẹ qua Mỹ từ năm 1975 ở đây bây giờ. Cũng thù ghét Việt Cộng vậy, nhưng chỉ là cái thù gia truyền, cha mẹ thù ghét thì mình cũng thù ghét theo thế thôi, chứ chẳng có gì là sâu đậm cả. Cho đến khi lớn lên, đầu óc đã tạm đủ để suy xét thì khổ một nỗi, hệ thống tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa lại có giá trị phản tuyên truyền nhiều hơn là tuyên truyền. Cho nên khi vào quân đội, tôi tình nguyện vào đơn vị tác chiến thứ thiệt vì căm thù kẻ địch thì ít mà vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, vì bị kích thích bởi những cảm giác mạnh của chiến trường thì nhiều.

Tuy nhiên, vì ở một đơn vị thường xuyên tác chiến, cùng gian nguy, cùng sống chết với nhau nên tôi đã gắn bó với bạn bè, đồng đội trong đơn vị như với anh em ruột thịt. Tôi yêu đơn vị tôi, tôi yêu màu mũ, màu áo tôi, tôi yêu thuộc cấp tôi và tôi kính trọng thượng cấp tôi. Tôi bình thản chấp nhận mọi thói hư tật xấu của thượng cấp và thuộc cấp, và chính tôi cũng có quá nhiều thói hư tật xấu.

Nhưng, khi hai ông xếp lớn của tôi là đại tá lữ đoàn trưởng và trung tá lữ đoàn phó bỏ lữ đoàn gồm bốn tiểu đoàn tác chiến và các đơn vị phụ thuộc tổng cộng vào khoảng trên dưới bốn ngàn người trong cơn quẫn bách để chạy lấy thân thì lòng căm hận của tôi đột nhiên bùng dậy. Tôi giết Việt Cộng không gớm tay nhưng không bởi lòng căm thù vì giữa chúng tôi và Việt Cộng đã có lằn ranh rõ rệt, hai bên chiến tuyến hẳn hòi, hễ cứ thấy mặt nhau là giết, dùng mọi mưu mọi cách để giết nhau. Còn đằng này, vừa mất niềm tin vừa tủi nhục vì những người mình vừa kính trọng vừa phải tuân lệnh một cách tuyệt đối.

Làm thuyền trưởng thì phải sống chết theo tàu, làm đơn vị trưởng thì phải sống chết theo đơn vị. Tôi muốn nói đến tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy. Người có quyền hành mà không có trách nhiệm nào có khác gì kẻ phản bội. Chúng ta thua không phải vì kẻ địch mạnh mà vì trong hàng ngũ chúng ta có quá nhiều kẻ phản bội và hèn nhát. Chính vì lòng thù hận sự hèn nhát và vô trách nhiệm của cấp chỉ huy nên hình ảnh và diễn tiến những ngày cuối cùng trước khi cả lữ đoàn tan rã và bị bắt bởi khoảng hơn một đại đội du kích Việt Cộng vào nửa cuối tháng Ba năm 1975 đã như một cuốn phim nằm in trong trí nhớ của tôi, chỉ cần một cái ấn nút là được chiếu lại một cách rõ nét với đầy đủ những suy nghĩ và phản ứng của tôi, với từng diễn tiến nhỏ mà tôi đã phải trải qua.

Tôi ôm cái kỷ niệm đau đớn và tủi nhục này cả chục năm nay, qua những năm tù đày, qua những ngày tháng lang thang ở trại tỵ nạn, qua đến Mỹ, tôi đọc được lời tuyên bố của một ông tướng cũ nào đó trên báo đại khái "Ðể mất nước là tội chung của mọi người, làm lớn thì tội lớn, làm bé thì tội bé". Tôi nghĩ ngay đến một điều là những thằng đâm sau lưng chiến sĩ có tội, và những thằng chiến sĩ đưa lưng cho xếp của mình đâm cũng có tội luôn. Ðiều này đã là cái ấn nút để tôi kể lại câu chuyện này.

Ðiều tôi muốn nói trong quyển sách này là không ai là không quay lại nhìn chỗ mình vừa ngã, và cũng không ai là không quay lại nhìn đống phân mình vừa thải. Ngã là lỗi của chính mình, và phân có thối cũng là phân của mình, vậy mà tại sao cả chục năm nay vẫn không thấy ai dám quay nhìn lại cái lỗi đã làm cho mình ngã lên ngay trên đống phân của mình, mà chỉ có toàn những lời chửi bới và đổ lỗi cho người khác, can đảm lắm cũng chỉ dám nhận một cái lỗi chung chung "lớn lỗi lớn, bé lỗi bé" đúng theo cái kiểu "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Thằng thất phu còn có lỗi thì còn ai mà không có lỗi, tôi cũng đành có lỗi vậy.

Tôi không nhớ câu này của ai: "Cái đám quân thần của triều đình cũ chẳng có gì phải ngại cả, vì khi có quân có quyền trong tay họ còn chẳng làm được trò trống gì, thì bây giờ, chỉ còn trơ lại có mỗi cái thân giá áo túi cơm, hỏi rằng họ sẽ làm được gì hơn ngoài cái giá và cái túi".

Ðâu phải đất nước ta là một bàn cờ để hễ đánh thua ván này, xóa đi xếp quân làm lại bàn khác mà tướng vẫn là tướng, quân vẫn là quân. Ðâu phải những con xe, con mã, con chốt đã chết đi đều có thể dựng đầu dậy để làm lại một trận mới.

Trí đã không mà dũng cũng không, chỉ có mỗi cái tài dở dở ương ương là sử dụng một cách bừa bãi cái dũng của người khác đến nỗi phải bỏ cả đất nước mà chạy, đánh lừa để bỏ hàng triệu thằng dám chiến đấu tới cùng vào trong những trại tù đỏ, vậy mà vẫn còn dám chường mặt ra đòi tiếp tục làm cha mẹ dân thì quả là quá lắm lắm. Cái dĩ vãng thối tha và hèn nhát thì dù cho người đương thời có thể bỏ qua, nhưng lịch sử đâu có tha thứ. Vẫn cái chính danh là chống Cộng nhưng cái ngôn của các ông trước kia làm xếp lớn đã không thuận rồi, bây giờ phải để cho lớp người mới. Với tư thế mới, họ mới là những người thuận ngôn. Danh chính ngôn thuận mới có thể thắng được Việt Cộng, khôi phục lại được đất nước. Những con chốt thấp cổ bé miệng, những thằng bị đè đầu sai khiến ngày xưa và những người mới lớn bây giờ mới có quyền nói và mới là người có tư cách làm.

Quyển sách này không hề là một tiểu thuyết mà là một hồi ký. Bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. Tháng Ba thì mọi người đã rõ, còn Gãy Súng, tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục, chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải là đã bị bẻ gãy không khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đấu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi? Tôi đặt chữ Gãy Súng cho quyển sách này là như vậy.

Và tôi gọi Tháng Ba Gãy Súng là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết, tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ nào, chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết, và với cấp bậc và chức vụ thấp kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện mà tôi đã không được biết. Tôi viết lại hoàn toàn sự thật những điều mắt thấy, tai nghe, những điều tôi đã nhận lệnh và đã thi hành.

Nếu Tháng Ba Gãy Súng là tiểu thuyết thì tôi lại phải thêm một câu màu mè đại khái "những nhân vật và những sự việc đều do sự tưởng tượng của tác giả, mọi sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên ngoài ý muốn...", trong khi tôi chỉ có một điều ngoài ý muốn là tôi đã không đủ khả năng để viết tất cả những điều tôi phải viết.

Cao Xuân Huy


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Ap_20101115035901797

Tiểu sử:


09-1947 quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam.
10-1954 di cư vào Nam.
02-1968 đi lính.
03-1975 đi tù.
09-1979 ra tù.
12-1982 vượt biên.
10-1983 đến Mỹ.
1984 định cư tại Nam California
11-2010 mất tại Nam California

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời gian trôi về đâu   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeWed Jan 08, 2014 8:06 pm


Thời gian trôi về đâu

Trần Mộng Tú
 
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images+(3)

Sáng  nay  tôi thức dậy, trông ra ngoài cửa sổ, bâng khuâng nhớ lại câu hỏi của một bạn thân, người Mỹ, viết trong tấm thiệp mừng sinh nhật mình mấy hôm trước:

“So, where did all the time go?”

Tôi hoang mang nhắc lại:

Thế thì, những thời gian đó trôi về đâu nhỉ?


Thời gian trôi về đâu?

Bẩy mươi năm ròng rã
như con nước lững lờ
thời gian những năm đó
trôi về đâu anh ơi!

Ra đời trong chiến tranh

Em nhặt được những gì
trong khu vườn tuổi nhỏ
thủa lên sáu lên năm
cùng quê hương cháy đỏ

Lớn lên cùng chiến tranh

em ôm được vào lòng
bao nhiêu sáng bình minh
bao nhiêu chiều mây xám
ở tuổi thanh xuân mình

Rồi cũng từ chiến tranh

em ngơ ngác trôi đi
như lục bình rã đám
em giạt vào sông người
hân hoan trong nước mắt

Nương thân trên quê người

Em sống đời từng quãng
vừa đi vừa ngoái nhìn
vừa rắc những vụn bánh
thay cho dấu chân mình
em không quay lại được
vụn bánh không còn vết
những con chim thời gian
rủ nhau xuống ăn hết

Em vốc thời gian trôi
như đưa tay vốc cát
cát rơi qua kẽ tay
gió thổi mười phương lạc

em như hạt cát nhỏ
theo sóng vào muôn nơi
thời gian về đâu nhỉ
em trôi, em trôi… trôi

tmt

12/29/2013

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcTHAJUYHmhu6CUrkQ8xd4yw3uT3JF-72ibliveZmcJTp9iPJin6
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeMon Feb 10, 2014 9:32 pm


Đọc một bài thơ mới của Trần Mộng Tú

Nguyễn-Xuân Hoàng

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 7E1B58CA-C627-4EC9-B2A9-8851D1B271E7_w640_r1_s

Đến California vào ngày 21 tháng 4, 1975, cách nay đúng 35 năm, nhưng Trần Mộng Tú đã có 40 năm viết văn làm báo. Hãy đọc bài thơ Bản Tin Trong Ngày của Trần Mộng Tú viết năm 1969 để thấy nhà thơ-nhà báo của chúng ta đã sống và viết như thế nào:

… Ở toà báo em làm
những người phóng viên
đang thu xếp ngày mai ra Đà Nẵng
không có ai đi Kiên Giang
làm sao em gửi được cho anh
một nụ hôn vào chiếc bao thư
làm sao em gửi được cho anh
những giọt nước mắt sáng nay của em
vào trong bao thuốc lá

Em se mình trong toà báo
hoang mang
cúi xuống một bản tin mới ra


Em gọi trong lồng ngực đáng thương của mình

Ôi anh!
Ôi anh!
Ôi anh!

Buổi chiều
em trở về
chiếc xích lô vẫn còn đầy gió.

Bốn mươi năm sau, tháng Tư, 2009, trong bài thơ Có Phải Tôi Không?, Trần Mộng Tú viết:

Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
có gái trong hình có phải tôi không

Ô hay tự nhiên tại sao tôi nhận
Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
cả ngàn khăn tang trên đầu goá phụ
goá phụ còn hồng một vệt son môi

Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang

Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
goá phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.

Hai bài thơ Trần Mộng Tú viết cách nhau 40 năm, nhưng người đọc nhận ra đó là một câu chuyện, một câu chuyện dài trên bốn mươi lần của 365 trang-ngày giấy. Một cuốn sách dày trên 14.606 trang-ngày mà người đọc dù không được đọc những trang giữa cũng có thể hình dung ra một câu chuyện tình thời chiến. Tôi tưởng tượng một ngày nào đó, Trần Mộng Tú sẽ cho người đọc một tác phẩm có tên là Trần Thị Chiến Tranh.

Nhưng có vẻ như, Có Phải Tôi Không? chưa hẳn là chương cuối của Trần Thị Chiến Tranh. Lần này, tháng Tư, 2010, trong khung cảnh Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại, Trần Mộng Tú lại vừa gửi đến cho chúng ta sáng tác mới nhất của chị: bài Thơ của người lính trong nhà già.

Liệu đây có phải là những trang chót trong tác phẩm Trần Thị Chiến Tranh của Trần Mộng Tú? Đó là một câu hỏi không cần câu trả lời, bởi vì – như lời chị nói - dù thời gian có làm xoay chuyển cái môi trường sống của Trần Mộng Tú đến thế nào đi nữa thì những hình ảnh của những người chiến sĩ Việt Nam ngày xưa vẫn thấp thoáng trong thơ văn của chị. Trần Mộng Tú trẻ thì họ trẻ, Trần Mộng Tú già thì họ cũng già theo nhà thơ. Họ luôn luôn hiện diện trên từng trang chữ của chị.


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcQ0JgddoYilZPs32hvU91NmSyB-GhCMf-IHqvWdBG8t7rHNm3WItQ

Thơ của người lính trong nhà già*

Tôi ngồi đây
căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi
da nhăn như lịch sử

tôi ngồi đây
buổi chiều xuống thấp
sao hôm mờ mờ
những chiếc lá ngoài kia
hình như đang buồn ngủ
những chiếc lá sống thêm một ngày
đi dần về con phố mùa đông
những chiếc lá không biết gì
về lịch sử
những chiếc lá chưa hề nghe bom nổ
trong tĩnh lặng của một vòng tròn

tôi ngồi đây
trong tĩnh lặng của một vòng tròn
tôi nghe bom nổ
tôi nghe tiếng súng
tiếng mìn
tiếng pháo kích
tiếng kêu thất thanh
tiếng gào
tiếng khóc
và cả tiếng rơi của một bông hoa
chưa kịp nở

tôi ngồi đây
người lính già
ở một quê hương khác
kê lại tuổi mình
trên viên gạch thời gian

người lính
người tù
khi được sống khác đi
không biết làm sao sống
quê quen
đất lạ
hai sân khấu
đóng hoài không biết đổi vai
cả hai cùng lạc chỗ
cả hai cùng cúi xuống
vỗ về tôi

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
bỗng thấy mình rất lạ
da nhăn nheo
nhưng ký ức trong veo
ký ức đổ tràn
những ống mầu trong lồng ngực
rồi dịu dàng treo một bức tranh

Một bức tranh
không có tựa đề
vẽ bằng rất nhiều cây cọ
lớn nhỏ khác nhau
mầu xanh
mầu trắng
mầu vàng
mầu đỏ
mầu đen
khẩu hiệu hung hãn
dấu hiệu hòa bình
cùng vẽ vào một góc
ngũ sắc

vẽ thêm những dòng nước mắt
vẽ được môi cười
vẽ được cả đả đảo hoan hô
ngũ sắc

tôi cúi xuống bàn tay mình
da nhăn như lịch sử
có phải chính tôi
đã phụ vẽ
bức tranh này

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi
da nhăn như lịch sử
buổi chiều xuống chập choạng
ngoài kia

cúi nhìn xuống vết thương
giữa ngực mình

chao ôi,
vết thương
còn trẻ lắm!

TRẦN MỘNG TÚ
Tháng Tư, 2010


* Tác giả dùng chữ “nhà già” thay cho Viện Dưỡng Lão

Nguyễn-Xuân Hoàng

.

Về Đầu Trang Go down
vietngo
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri Feb 14, 2014 6:08 pm


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcSQKY-F1-VbPHE19-IBF5N8L4Az9vVYfHIAaiwEr5f1O2r2gUD9xw

Xuân Khai trong giọt Cà Phê

Cà phê ơi cà phê ơi
giọt ngọt giọt đắng em mời môi thơm

ừ thì có giọt đắng hơn
em nghiêng tách xuống rót buồn sang anh

ừ thì có giọt màu xanh
vớt lên nhuộm tóc gọi thanh xuân về

ừ thì có giọt đam mê
chìm trong đáy tách nằm kề hư không

ừ thì có giọt màu hồng
loang như thơ giữa mênh mông đất trời

cà phê ơi cà phê ơi
hương vào trong tóc ủ hơi cho tình

giọt đăm đăm giọt lặng thinh
giọt như nước mắt lúc mình xa nhau

giọt hôm qua giọt ngàn sau
đọng trong đáy tách giọt sầu nỗi quê

đắng này rơi xuống ngọt kia
nghe tay cầm tách lạnh tê quán người

Trần Mộng Tú


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcQnbVTaJA-pK1OOX4nGFAQVvviF-S_NZ6iK68RZUlT2ga9kZKNm7w
.
Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Mar 23, 2014 6:12 pm


Trần Mộng Tú và những nốt trầm vướng gai


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcTGl-mqXtIyrC0vpY5P7BunMp-hW2tGyRwWQJfDocu1u_OamZFF

Trịnh Thanh Thủy - Bút hiệu khác: Tóc Dài.
Sinh quán: Gia Định.
Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ.
Cộng tác với Hợp Lưu, Việt, Văn, Chủ đề, Tạp Chí Thơ, Thế Kỷ 21, Văn Học, Người Việt hải ngoại, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, Talawas, Tiền vệ, Da Màu.

Bốn mươi năm, một con số không tròn cho một đời người nhưng là một con số rất đẹp cho một đời thơ. Trần Mộng Tú, một nhà thơ nữ, đã bốn mươi năm đàn những nốt trầm vướng gai rươm rướm máu, để cho ra đời một tập thơ tuyển vào đầu mùa thu. Mùa có “những chiếc lá thất thân đã sang màu rạo rực”, mùa của “anh là gió tháng mười, em buồn như âm lịch” và cũng là mùa của tình yêu thổi về những hơi thở thơm trăng bạt ngàn.

Stacie Cunningham có nói “Tình yêu ví như một mảnh tác phẩm nghệ thuật, kể cả một mẩu nhỏ cũng tuyệt đẹp”. Từ trong cái đẹp lộng lẫy của tình yêu ấy, thơ ca được sinh ra và lớn lên như chiếc lá non đón nhựa nguyên, trỗi dậy xanh tươi. Thơ ca vì con người mà đến cũng như nhờ cảm xúc chân thành, sâu thẳm, nguyên sơ của con người, mà hạt mầm thi vị nẩy lộc. Phụ nữ xem trọng yêu thương và cảm xúc nên trong thơ ca do người nữ viết, tình yêu nghiễm nhiên đã trở nên một linh vật trong ngôi đền thiêng. Trần Mộng Tú cũng vậy, không ngoại lệ, bà thú nhận: “Tôi thu vào lòng tôi những yêu thương hạnh phúc, những phiền muộn, ngang trái của cuộc đời, để dành mãi trong một góc hồn, không chịu nổi phải viết ra thành thơ.”

Nếu chúng ta để ý kỹ, sẽ thấy phụ nữ làm thơ khác với nam giới. Điều ấy hẳn nhiên vì họ sống và có những trải nghiệm khác với phái nam. Tôi thường nghe một bạn nam phê bình rằng, thơ phụ nữ là những dòng suối róc rách than khóc sướt mướt ỉ ôi, chỉ có những Anh và Em. Nhận xét này không sai nhưng nó nói lên được những trạng thái sinh hoá làm nên giới tính đặc thù của người nữ. Khi tuyệt vọng, buồn chán, mơ mộng vẩn vơ, phụ nữ thường làm thơ. Còn ở nam giới, sự thất tình, hay những thất bại đau đớn ở trường đời hay nhuận sắc cho thế giới thơ ca của họ.

Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi trong hầu hết những bài thơ của Trần Mộng Tú ta tìm thấy nhân xưng đại danh từ “Em” nhiều nhất. Đó là đặc tính của người viết nữ vì họ hay dùng những đại danh từ như “Anh”, “Em”, “Chính em”.

Những “Em” ấy hiện diện mọi nơi trong thế giới thơ Trần Mộng Tú làm nên phong cách thơ rất mượt mà nữ tính của bà. Càng đọc thơ TMT, đi sâu vào không khí thơ đó, ta sẽ nhận ra được cái giọng thơ rất dịu dàng, bàng bạc cảm tính.

Từ một “Em” trong dĩ vãng xuyên suốt của tình yêu người chồng quá cố

Em giấu em ở trong hạt gạo
nằm rất ngoan giữa những chân nhang
đợi tiếng giầy anh chạm bực cửa
về chia nhau một thế kỷ tàn
(nhìn nhau rất xa)

Trong một “Em” ở công việc và đời sống thường nhật

Em se mình trong tòa báo
hoang mang
cúi xuống một bản tin mới ra
(bản tin trong ngày)

Đến một “Em” trong hiện thân loài cá vong thân mất quê hương, mất cả lối về. Ôi !!! cố đảo Trường Sa, Hoàng Sa xưa ai đã bán phăng “Em”, cần chi một mảnh giấy thông hành.

Hoàng Sa ơi!
Trường Sa ơi!
Đảo của ta ơi!
Có ai đó nhầm tên em với tên phụ nữ
nên bán em đi không cần giấy thông hành.
(bài ca ngư phủ)

Trong một bài ”Viết ngắn về thơ”, TMT đã tâm sự “Tôi yêu thơ lâu ơi là lâu”. Có lẽ thơ ca từ lâu đã là một phần thân thể của bà. Bà xem thơ như hơi thở. Những lúc làm thơ chính là những phút bà được sống thật là mình. Đó cũng là những giây bà tự phát hiện và soi chiếu bản thân mình để phát huy những khát vọng, những yêu thương vào con chữ. Bà làm thơ dễ dàng từ những lúc thơ thẩn ngắm hoa trong khu vườn sau nhà, trên đường lái xe đi làm, đến cả khi đang đi shopping.

Chúa ngồi đây chỗ ngàn năm
em ngồi đây đợi… như không đợi gì
em nhìn theo đàn chim di
ngậm cành thiên tuế bay về chốn xa
(kinh thơ)

Thơ của TMT góp nhặt những cái nho nhỏ quẩn quanh trong cuộc sống, những cảnh trí, những mảnh đời, những điều giản dị cho đến những suy tư sâu sắc về đất nước và chiến tranh. Nếu gọi thể thơ là cái sườn, cái xương của một bài thơ thì TMT rất nhuyễn nhạy trong thể thơ năm chữ.

Tôi đi lên con dốc
vòng quanh những ngôi nhà
những cánh cửa im lặng
còn khóa từ bên trong
(gọi mình).

Trong một bài phỏng vấn, Trần Mộng Tú cho biết bà rất khao khát đổi mới trong ngôn ngữ, trong thơ. Chúng ta có thể tìm thấy những bài thơ làm theo thể tự do nơi “Thơ tuyển bốn mươi năm” của bà.

Cô gái Nghi Tàm thồ hoa vào thành phố
trên chiếc xe đạp gầy những đóa cúc nằm nghiêng
cô chở hoa hay là hoa chở cô
những cánh cúc vướng vào bâu áo
(cô gái Nghi Tàm).

Bà đăm đắm trong yêu thương. Tim bén lửa như lúc nào cũng sẵn sàng bùng cháy. Tình yêu của người nữ lang thang từ những hệ lụy vợ chồng, con cái, quẩn quanh bên góc bếp ra đến ngoài xã hội, đất nước quê hương. Người nữ trong lúc sửa soạn cho bữa cơm chiều, bỏ cái nhớ của mình vào nồi canh, nhẩn nha nhai cái nũng nịu của mình giữa hai hàm răng thì người nam nào được nhớ tới không giật mình tanh tách trong giấc ngủ.

Chiều hôm nay lòng em như hành úa
thả vào canh không đủ dậy hương thơm
mầu đũa mun như mầu mắt em buồn
cơm làm nũng giữa hai hàng răng nhỏ
(nấu bữa chiều ở Issaquah)

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcTY17QvmhFNKVHtIl6S-eli4ACpOiOGYcbeN1QKmfMwMFA3DQCLFg

Tấm lòng của mẹ lúc nào cũng bao che dung thứ, Trần Mộng Tú không quên mở vòng tay người mẹ của mình ra trong thơ.

Trong trái tim mẹ có ngăn nhỏ
vừa khít khao đủ chỗ con nằm
những khi con chán khung trời rộng
mẹ mở lòng ra một góc chăn
(mẹ mở lòng ra)

Trần Mộng Tú không phải là người duy nhất mê thơ tình và thích làm thơ tình. Từ xưa đến nay, những biểu tượng của tình yêu như hoa hồng và trái tim được đưa vào thơ cứ được lập đi lập lại mãi không chán. Từ Sappho, Lý Thương Ẩn, đến Elizbeth Browning, đều mê mải với thơ tình. Người Anh đã chọn bài “How do I love thee” của Elizabeth Browning làm bài thơ tình được yêu chuộng nhất. Có phải màu đỏ của máu và trái tim làm con người trẻ lại chăng? Hay khi làm thơ tình, người ta lúc nào cũng thấy mình còn thơ dại? Và Trần Mộng Tú cũng như bao người làm thơ tình khác đã chọn cái ngày mười bảy tuổi ấy để an toàn ở lại, không màng lớn khôn nữa?

Tháng Giêng em nghĩ đến bàn chân anh
những ngón chân hay buồn con phố nhỏ
em đổi cho anh những ngón chân em
hãy sống hãy yêu đơn sơ như cỏ
(tháng giêng và bàn chân)

Nói đến ngôn ngữ thơ, Trần Mộng Tú khẳng định: “Thơ tình không thể thô tháp”. Cho nên bà không chịu được những từ ngữ dung tục trong thơ mình.

Ngày xưa có một thời kỳ con người rất hồn nhiên trong sinh hoạt. Biểu tượng của tình yêu là chày/cối (linga/yoni) ra đời trong dân gian bởi những người hồn nhiên này. Khi tôn giáo khai sinh, sự hồn nhiên vốn đã hao hụt giờ cộng thêm sự rao giảng về tội lỗi cùng sự lập đi lập lại của kinh kệ, luật lệ đã khiến nó mất dần tính hồn nhiên. Thêm nữa bọn buôn bán tình dục lợi dụng và xâm hại hai biểu tượng này để đầu tư, làm giàu trên kỹ nghệ khiêu dâm (porn), biến linga và yoni thành hai biểu tượng nhục thể tục tĩu, nên con người trở nên dị ứng khi nhắc đến nó chẳng?

Có phải khi yêu người ta thường hay mơ, nên có một câu ngạn ngữ rằng “Tình yêu cần sự thơ mộng như lá phổi cần dưỡng khí”. Có lẽ vì quan niệm mỹ học riêng của từng người, mà đôi khi người viết đã tự kiểm duyệt đi rất nhiều. Để có được sự lãng mạn trong tình yêu, người ta có khuynh hướng thanh bạch hoá trong thơ tình. Tác giả tự kiểm duyệt cái xấu và dung tục đời thường để cái tục thăng hoa. Có thể vì trân trọng tình yêu nên TMT không thể chấp nhận những thô tháp trong thơ tình là vậy. Đi vào ngôi đền thơ của Trần Mộng Tú, người đọc sẽ bắt gặp một linh vật “Tình yêu” chễm chệ trên bệ thờ. Không biết có ai ngại khi phải sống và phụng thờ tình yêu không? Tôi nghĩ Trần Mộng Tú sẽ không ngại ngần làm điều này nhất là khi tình yêu trải rộng và lan toả khắp cùng trong nhân loại.

http://m.voatiengviet.com/a/a-19-2009-10-27-voa2-81550362/490733.html

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Z
.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Apr 06, 2014 7:09 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Tiecthuong_img

TIẾC THƯƠNG


 
Anh ơi!

Đọc hàng chữ Nghĩa Trang Quân đội

trên những trang báo viết bằng tiếng Việt Nam
nhìn tấm hình bức tượng người lính trước nghĩa trang
bị kéo xuống
mặt úp vào mặt đất
trái tim em ai xé ra trong ngực
niềm xót thương nghẹn cứng không lời

Ôi người lính miền Nam
anh đã sống hết một đời cho Tổ quốc
anh chết chưa kịp yêu cho riêng mình
anh còn bận lòng yêu đất nước
anh chết trước cha già
anh chết trước mẹ già
anh chết trước khi kịp về nhìn cây lựu ra hoa
anh chết trước khi biết là mình chết trẻ.

Ôi những tướng, tá miền Nam
Người nằm trong nghĩa trang này cùng với lính của mình
những huy chương nào gắn trên áo trận
nhành dương liễu nào trên mộ bia
giải khăn tang nào cho con, tặng vợ
ai vuốt mắt Người như khép vì sao khuya

Em đi trong nghĩa trang
em vòng qua mộ chí
làm sao em đếm hết những hàng bia
làm sao em thắp nến
làm sao em đốt nhang
làm sao em chia nước mắt mình thành mười sáu ngàn giọt lệ
nhỏ trên những nấm mồ đổ nát
đã thành những ụ đất hoang

Em gọi mưa trên trời rơi xuống
Trời khóc thương anh khóc thương em
Trời khóc thương cho cả hai miền

Trời khóc thương người mẹ quê miền Bắc
sống cô đơn trong túp lều mục nát
thương những người con đi xẻ Trường Sơn
một ngày, mẹ nhận được mảnh giấy Ghi Ơn
và xác con mất tích
hòa bình rồi, mẹ chống gậy khom lưng
đi hỏi từng người Đài Tổ Quốc Ghi Ơn

Trời khóc thương cho người mẹ miền Nam
con chết trận
con chết tù
cả hai con cùng mất mộ
chiếc nôi cuối của một kiếp người
hiến cả đời cho đất nước
ai nỡ đập vỡ đi

Anh ơi!

Hãy cầu xin bằng ngàn giọt lệ
cho những người đã nằm trong đất
những người lính trận của hai miền
họ sống anh hùng và chết bình yên
đất ôm họ bằng vòng tay người mẹ

Đất nước mình sao buồn bã thế
tiếng súng ngưng lâu lắm rồi
sao khói súng còn bay!


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Clip_image001_thumb

Có phải tôi không?


Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
cô gái trong hình có phải tôi không?

Ô hay tại sao tự nhiên tôi nhận
Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
cả ngàn khăn tang trên đầu góa phụ
góa phụ còn hồng một vệt son môi

Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang

Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
góa phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.

Trần Mộng Tú

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcRPXdk2W6Jw-PULjYnYG8SfbC2s-pMh6jze3e9hfdfXViwJFOt_DQ
.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri Apr 11, 2014 10:25 am


Tháng 4 đọc thơ Trần Mộng Tú, mấy câu đẹp giữa lạ thường


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 2Q==

Hình như lần nào về thăm Little Sàigòn, nhà thơ Trần Mộng Tú đều ghé đến tòa soạn. Từ chỗ tôi ngồi, nghe đâu đó giọng cười giòn giã, tự nhiên của Chị cùng bằng hữu qua một vài mẫu chuyện. Thảo nào, tôi nghĩ thơ Trần Mộng Tú vì vậy, nhất là những bài tưởng theo vần câu ba, bốn, hay năm, thì khi đọc nghe như một bài kệ nơi cửa Phật:

Tôi vào chùa
Qua tam quan
Phật ngồi im lặng
liễu bàng hoàng xanh.

Tôi vào chùa
lật trang kinh
ngón tay Phật chỉ
lung linh ánh vàng.

Tôi vào chùa
xuống hậu liêu
miếng cơm chay
cũng đăm chiêu… đũa cầm

Tôi vào chùa
Tâm phân vân
tiếng chuông
vỡ giữa thực, không đôi bờ…
(THỰC, KHÔNG ĐÔI BỜ, 1998)

Bài thơ quả thật tài tình, một cách thong dong, nhẹ, thơ chuyển động hai chiều từ câu ba, về thành sáu, rồi đóng lại ở câu tám, nghĩa là trở về nguyên thủy một thể cao dao óng mượt tình quê, nếu người đọc không ngắt câu như cách trình bày của bài trong tập:

Tôi vào chùa Tâm phân vân
tiếng chuông vỡ giữa thực, không đôi bờ.

Khi đi bụi phủ vai gầy
Khi về ôm một vạt đầy cánh sen…
(THỰC, KHÔNG GIỮA ĐÔI BỜ, 1998)

Mà dù đọc theo cách nào bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn ý. Riêng đặc biệt trường hợp của bài thơ này, nếu phải theo cách ngắt câu chủ ý của tác giả, thì ca dao biến thể để lúc vừa đọc lên, phảng phất âm điệu một bài Haiku, câu chữ dứt khoát, ý từ cô đọng mà đủ cho ta thấy cửa Thiền thấp thoáng, bóng Phật như nhiên đĩnh tọa trên ba đào triền phược.

Phật ngồi im lặng
liễu bàng hoàng xanh.

Bất giác, nhành liễu mong manh xanh xao, tượng hình cho thân phận của người con gái Việt Nam, thơ vì đó mà chỡ đầy nữ tính như chính tác giả, đã dệt nên những câu thơ đẹp giữa lạ thường. Cái lạ thường tôi đang muốn chia sẻ là trong bầu không khí giãy đau của một dân tộc mà trên suốt dòng sử khai, dựng và giữ nước, dù vào thời cực thịnh, thì người Việt hình như lúc nào cũng sống với chiến tranh. Câu hát nghe quen như một dấu ấn khắc sâu trên tấm thân cong hình chữ S, thật chăng đã thành truyền thuyết truyền tụng trong dân gian: “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của Mẹ để lại cho con, gia tài của Mẹ, là nước Việt buồn” (GIA TÀI CỦA MẸ – Trịnh Công Sơn). Dù vậy, thơ của Trần Mộng Tú, vẫn cứ nồng nàn, nồng nàn ngay cả lúc vệt máu loang chưa kịp khô, trong cơn hấp hối, giữa sự mất mát bi thương ở những ngày khói lửa chiến chinh:

Em tặng anh tuổi ngọc
của những ngày yêu nhau
đã chết ngay từ đầu
em nhận được tin sầu.

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương.

Chiến tranh không có mắt nhìn, kẻ thân – thù một lúc nào buông tay súng, là đôi môi không cười, bàn tay thôi nắm, là hình hài bất động, thì nghĩa là hết:

Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm,
Anh tặng mắt không nhìn
một hình hài bất động
(QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH, 1969)

Mà có hết không, hay vẫn còn lại người con gái Việt Nam chít kín vành khăn tang, xanh xao giữa tháng ngày như vạt cỏ phủ dầy trên những phần mộ mới:

Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lồng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
phủ trên nấm mộ xanh…
(QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH, 1969)


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Clip_image001_thumb

Song, hình ảnh người con gái của Sài gòn thuở ấy hiện lên trong thơ Trần Mộng Tú, vẫn cứ dịu dàng, thanh thoát, ngây ngô. Lời thơ đầm đầm, người đọc nghe ra niềm đau rã rượi, mà vẫn đủ bình thản, không náo động như sự chết bất ngờ ùa đến, vừa cướp đi những người thân yêu. Sàigòn bấy giờ “… ngày ấy trắng toát khăn tang, những cô trẻ lắm mắt đầm lệ, theo tay ai dắt vào nghĩa trang” (CÓ PHẢI TÔI KHÔNG?, 2009). Và, vì Sàigòn của ngày chiến chinh , của những mùa trắng toát khăn tang, phố – người không còn sự chọn lựa, tên của cô gái cũng vì vậy đã được nhà thơ khẽ gọi là: “Trần – Thị – Chiến – Tranh”.

Người ta không chỉ tìm thấy vết tích cuộc chiến trên những khuôn mặt của người góa phụ, mà ở đâu đó trên từng góc phố im lìm như nỗi chết của vùng nắng trưa xích đạo, lập loè những ngọn nến như rừng lệ rưng rưng:

Buổi trưa trong thành phố
lười biếng chẳng ai làm
kẻ duy nhất chăm chỉ
người thợ đóng áo quan

Buổi trưa trong thành phố
Không tiếng chim bay đi
tiếng đau thương duy nhất
nến khóc trên quốc kỳ.
(TRƯA TRONG THÀNH PHỐ, 1970)

Rồi từ đó, giữa hoang tàn người ra đi, đi mãi không quay trở về, người ở lại từng ngày xanh xao quạnh quẽ. Quê hương khao khát hòa bình, niềm hy vọng lớn nhanh, khiến người từng đêm choàng dậy giữa những giấc mơ, ngơ ngác, nghe hòa bình là tiếng vọng xa xa:

Khi em còn bé dại
mẹ thì thầm lời ru
chiến tranh không còn nữa
khi con biết nói cười.

Em đã lớn khôn rồi
Và mẹ già theo tuổi
chiến tranh thì trẻ mãi
vẫn hấp dẫn loài người.

Em ngây thơ yêu anh
Mong đất nước hòa bình
tiễn anh vào lửa đạn
em còn nấm mộ xanh.
(CÁI BẪY HÒA BÌNH, 1970)

Lời đó thốt lên nghe có oán chăng, như góa phụ vừa mất người tình vĩnh viễn, song lời thơ của Trần Mộng Tú lúc diễn đạt thì nghe ra dạt dào, nhẹ nhàng và tỉnh táo:

Em mất anh vĩnh viễn
Hai ta mất mối tình
một mình em vướng lại
trong cái bẫy hòa bình.
(CÁI BẪY HOÀ BÌNH, 1970)

Bốn mươi năm qua rồi, giữa mùa tháng Tư, giữa muôn ngàn câu thơ của triệu triệu người ngút lời ân, oán. 40 năm hình như là, cuộc chiến, chỉ thay son đổi phấn trên quê hương tôi chứ chưa hề chấm dứt. Bộ mặt của chiến tranh, bấy giờ như lời nhà thơ nói:

Loài người không thành thật
Giăng cái bẫy hòa bình
để có cớ chính đáng
nuôi dưỡng mãi chiến tranh.
(CÁI BẪY HÒA BÌNH, 1970)

Vì hôm nay hòa bình rồi đó, hòa bình nhưng sao mà:

Em gọi mưa trên trời rơi xuống
Trời khóc thương anh khóc thương em
Trời khóc thương cả hai miền.

Trời khóc thương người Mẹ miền Bắc
sống cô đơn trong túp lều mục nát
thương những người con đi xẻ Trường Sơn
một ngày mẹ nhận được mảnh giấy Ghi Ơn
và xác con mất tích
hòa bình rồi mẹ chống gậy khom lưng
đi hỏi từng người
đường đến Đài Tổ Quốc Ghi Ơn…

Đất nước mình sao buồn bã thế
tiếng súng ngưng lâu lắm rồi
sao khói súng còn bay…
(TIẾC THƯƠNG, 2007)

Bấy giờ, trên quê hương tôi, người vẫn còn khao khát hòa bình, vẫn khản “gọi một hòa bình không có đích danh”. Bốn mươi năm rồi đó, chiến tranh đồng nghĩa hòa bình, như “cái bẫy”, chỉ được xem là loại mặt hàng mà những siêu cường quốc rao bán trên mảnh đất Việt Nam, nhưng được trả giá bằng xương máu của những đứa con cùng Mẹ.

Bốn mươi năm rồi đó, giữa trăm trang Thơ Trần Mộng Tú (tuyển tập 1969-2009), còn vọng lên lời bi thống của những ngày Sàigòn trắng toát khăn tang, Sàigòn có ngàn ngàn cô gái mang tên Trần Thị Chiến Tranh. Song nét đẹp trong thơ của Trần Mộng Tú, giữa dư âm tiếng nổ rền khói đạn, của huyết lệ và lòng oán cừu chưa nguôi, thơ vẫn toát lên lời nhân ái. Ít ra cũng là niềm an ủi cho những NGƯỜI thật sự đã nằm xuống VÌ NÚI SÔNG.

Cuối cùng, chỉ riêng với tác giả, chiến tranh rồi hòa bình, cũng xóa mờ vào giữa một vết thương, “vết thương trong suốt” (LỜI MỞ của THI TẬP 40 NĂM)

Anh ạ! tháng Tư sương mỏng lắm
sao em nhìn mãi chẳng thấy quê
hay sương thành lệ tra vào mắt
mờ khuất trong em mọi ngã về.
(VẾT THƯƠNG, 1991)

Thơ của nhà thơ Trần Mộng Tú đẹp, vì thắp sáng lòng nhân!

Để đi vào giữa tháng Tư, Mặc Cốc, 2011
Uyên Nguyên

Chú thích ảnh: “gọi một hòa bình không có đích danh”. Uyên Nguyên chụp dưới phố Thiên Thần, mùa lễ Lao Động 2011.


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcQ392RlhSnD5bo9Ww5ZTTd9nXRWmR_BtfoCfWLHnZzMSO07tUjPyw
Về Đầu Trang Go down
hoangmai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeWed May 07, 2014 9:54 pm


Thơ Trần Mộng Tú - Người Việt, 1990


Lời tựa


Những điều tôi muốn giữ kín cho riêng tôi thì tôi lại bồng bột đem viết cả vào thơ. Tôi làm thơ nghĩa là tôi để tinh túy hồn tôi tuôn ra cùng mực. Tôi thu vào lòng tôi những yêu thương hạnh phúc, những phiền muộn, ngang trái của cuộc đời, để dành mãi trong một góc hồn, không chịu nổi phải viết ra thành thơ.

Tôi là con tằm ăn hết lá dâu non, dâu già thì tự động phải nhả ra những sợi tơ.
Tôi làm thơ nghĩa là tôi chuyện trò cùng cây cỏ, tôi tự tình cùng trăng sao, tôi khóc than cùng sông nước.
Tôi không thể bước thản nhiên lên một chiếc lá vàng mà không nghe hồn mình rúng động.
Tôi vỡ oà và tan thành trăm mảnh vào những đêm trăng sáng.
Sông nước đã cuốn tôi theo không phải là để nhận chìm mà là để cho lòng tôi run rẩy.

Mùa xuân đến thì hồn tôi đâm lộc xanh, nở hoa vàng, thơ tôi cười, thơ tôi hát. Nhưng vào thu thì hồn tôi rớm đỏ như những chiếc lá phong, thơ tôi trôi vào một giòng sương đục.
Những đám mây trắng mùa hạ cũng cám dỗ tôi và treo thơ tôi lơ lửng trên những cánh ve sầu. Tôi úp mặt giữa hai bàn tay bẻ bỏng vào những buổi sáng mở cửa nhìn ra một mảnh đất trời trắng xóa. Tôi gãy vụn như những cánh bướm tuyết rơi vào khuôn cửa kính. Tôi và mùa đông tan thành thơ.

Tôi làm thơ, nghĩa là tôi đọc 1000 trang sách rồi viết tiếp chương 1001. Tôi soạn một bản nhạc mà không phải dùng đến âm giai.
Tôi làm thơ nghĩa là tôi hát một bài hát mà không cần giọng kim giọng thổ. Tôi vẽ một cây cầu vồng mà không cần đến những ống màu bảy sắc khác nhau.
Tôi làm thơ nghĩa là tôi chúc tụng hạnh phúc mà không phải đi dự tiệc tân hôn, ai điếu lòng người mà không cần phải đến nghĩa trang.
Tôi dùng ngôn ngữ để cô đọng ngôn ngữ, và tôi rất hài lòng. Vì phải chăng thơ là tinh hoa của ngôn ngữ?

Mời bạn hãy bước vào cánh đồng thơ tôi, tuy chưa được mênh mông bát ngát, nhưng xin bạn hãy cẩn thận vì cánh đồng thơ tôi không có hàng rào.


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Z

Người Đàn Bà Thi Sĩ Việt Nam

Khi tôi nằm trong bụng mẹ
Đang hân hoan sửa soạn ghé vào đời
Thì ở Việt Nam
Người Nhật bắt đầu nổ súng khắp nơi
Những lằn đạn
Những thanh gươm
Đã lùa gia đình tôi ra khỏi Hà Nội

Mẹ tôi chuyển dạ trên một chiếc xe rơm,
có hai con bò kéo
Hai con bò nào hiểu
Đang chở một thi sĩ trên lưng
Và thi sĩ ra đời
Bài thơ đầu tiên là tiếng khóc

Năm tháng ấu thơ tôi
Những cọng rơm khô
Vướng hoài trong mắt
Tôi sinh ở Hà Đông
Từ quê nội Nam Định
Từ quê ngoại Thanh Hóa
Tôi đi qua Thái Bình
Những con đường Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn
Với hai gót chân son
Tuổi trẻ đời tôi
Đi hoài, đi hoài
Không được nghỉ

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam
Bỏ lại trên quê hương
Một mối tình
Một mối tình được gắn huy chương
Huy chương anh dũng bội tinh
Lấp lánh ngôi sao bạc
(Ngôi sao bạc trông xa
Giống như một hạt lệ)
Ôi mối tình của thi sĩ
Được gói thân yêu trong quốc kỳ

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam
Bây giờ sống đời biệt xứ
Mười lăm năm không thấy bóng quê
Mười lăm năm cắt mất đường về
Mười lăm năm buồn vui tầm gửi
Mười lăm năm cười khóc giữa cơn mê
Hỏi Chiêu Quân xưa
Hỏi Hạnh Nguyên ngày cũ
Hỏi nàng công chúa Huyền Trân
Khi nhớ quê đã khóc được bao lần
Chắc khóc ít-vì không phải là thi sĩ

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam
Đang sống trên đất Mỹ
Chồng tôi người bản xứ
Chúng tôi có ba con chưa đến tuổi thành niên
Đời sống êm đềm
Trong một thành phố nhỏ
Không có bạo động
Không có hàng rào kẽm gai
Và không có lựu đạn cay
(Sương mùa thu
Một đôi khi cũng làm mắt tôi nhỏ lệ)
Buổi sáng người bố đi làm
Các con đi học
Mẹ ở nhà nấu ăn, làm bánh, làm thơ
Bạn bè đến nhìn vào
Khen gia đình tôi hạnh phúc
Chồng yêu vợ
Và mẹ yêu con
Tôi cũng thấy mình hạnh phúc
Nhưng sao lòng vẫn không vui
Vẫn thấy nhớ
Vẫn thấy thương
Một điều gì
Ở chốn rất xa xôi
Và đêm đêm
Hồn vẫn thả trôi về quá khứ

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam
Đang sống đời biệt xứ

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 9k=

Đường Cũ


Con đường Trần Quý Cáp
Con đường Hồng Thập Tự
Anh còn nhớ không
Một thời yêu đương cũ
Hàng me già ướt đẫm trong mưa
Những nụ hôn vỉa hè
Tình yêu, luân vũ
Cây cầu nào qua sông Thị Nghè
Ngõ vào nhà em trời mưa loáng nước
Những bông hồng Đà Lạt
Những chiếc gai, đến bây giờ vẫn làm tim em rướm máu
Ôi anh, còn nhớ
Những ngày Sài Gòn có nắng, có mưa
Mưa tháng Năm, nắng tháng Tư
Tình yêu hai ta không ngày tháng
Ôi biết đến bao giờ
Em lại được đi
Trên những con đường yêu đương cũ
Con đường Trần Quý Cáp
Con đường Hồng Thập Tự
Không biết lá me còn rơi trong ngày mưa
Và anh còn trên tay những bông hồng Đà Lạt
Những chiếc gai, đến bây giờ vẫn còn làm tim em rướm máu

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 3

Tạ Tình

Hãy tha thứ cho em
Không một lời từ tạ
Không nụ hôn cuối cùng
Trên mộ anh bia đá

Hãy tha thứ cho em
Không một lời kinh nguyện
Không một đóa hoa hồng
Không một hàng lệ nến

Hãy tha thứ cho em
Để rêu phong lối cũ
Để mộ chí hoen mờ
Để anh sầu trong mộ

Hãy tha thứ cho em
Một đi không ngoảnh lại
Để sỏi đá mỏi mòn
Để cho anh ngóng đợi

Hãy tha thứ cho em
Núi sông ngàn cách trở
Tình đã phụ tình rồi
Xin đừng mong ngóng nữa

.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeTue Aug 26, 2014 9:58 pm


Bài Thơ Trên Đá

Bài thơ viết ở Camp Pendleton


Khi tôi đi một mặt trời vừa rụng
Một kinh thành vừa sụp đổ sau lưng
Một quê hương vừa thở nhịp cuối cùng
Một dân tộc vừa ly khai dân tộc

Khi tôi đến mặt trăng xanh vừa mọc
Từng đoàn người già trẻ níu ôm nhau
Ai gọi tên ai tiếng nấc nghẹn ngào
Lều vừa dựng đứng chờ hồn thất lạc

   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại ThoTrenDa
     
Khi tôi đi một cuộc tình vừa rạn
Những đóa tường vi gục khóc trong bình
Nụ hôn đau trao vội vã người tình
Gói trong aó một cành hoa nước mắt

Khi tôi đến... Ôi! một tôi đổi khác
Áo xiêm người nghe lạ tủi trên thân
Chăn chiếu người đắp mãi vẫn lạnh căm
Ly nước ngọt trên môi nghe muối mặn

Khi tôi đi cả dòng sông đứng lặng
Những vai cầu khuỵu xuống buổi tiễn đưa
Nón bài thơ thả trên dòng nghinh lũ
Sóng tang thương nức nở mấy cho vừa


Tháng Tư/1975

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại CampPendleton

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeTue Feb 10, 2015 7:34 pm



Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Goi_anh_mua_xuan


Gọi Anh Mùa Xuân

Trần Mộng Tú

Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
Trái tim em mảnh vườn cũ quê xưa
Cành mai chiết tay ai còn in dấu
Thiện quang ơi hoa nhớ đến xót xa

Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
Trái tim em thành đốm lửa hải đăng
Lửa xin gì thấp hoài không dám tắt
Bờ bến nào mà cá vẫn bặt tăm

Em mở áo cho xuân coi lòng ngực
Trái tim em chẳng quên đợi sông Hương
Con chim nhỏ đã bay qua biển vắng
Ai tìm ai ngần ngại giữa mù sương

Đã lâu quá anh không về gõ cửa
Lòng ngực em trái đỏ vẫn còn nguyên
Ôi có phải mùa xuân đang nhóm lửa
Tay lạnh thế này ai sưởi cho em...

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Anh-44
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeTue Mar 31, 2015 10:00 am

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 1273445464

                        
THƠ ĐÊM BA MƯƠI THÁNG TƯ
                              
- Gửi Trùng Dương


                  
Anh ạ, hôm nay ngày ba mươi
ngày muốn quên mà đêm vẫn nhớ
người bạn từ xa xin em một bài thơ
cho cây nhang chị thắp trên bàn thờ Phật
cây nhang uốn tàn cong xuống tháng tư
chắc chị muốn em tặng một bài thơ biết khóc

Nhưng nước mắt em đã từ lâu trong suốt
những vết thương như vết cắt trên cây
trong hủy diệt tìm mầu xanh trở lại
tâm hồn em đã chìm trong niềm hòa giải
em nhìn xuống thương đau như nhìn xuống trang kinh
                     
ba mươi lăm năm em không đánh mất tên mình
dù ai đã gọi em bằng những tên rất lạ
em là bạn hay em là thù vẫn là em cả
vẫn một em với ngơ ngác da vàng
vẫn một em mãi mãi Việt Nam
làm sao mình đổi được quê hương anh nhỉ

Ba mươi lăm năm mình đã bao lần lau khô mắt lệ
bị chính giống nòi ngun ngút hận thù
pho sử nào máu thấm đến thiên thu
mà ta chỉ có một trang đời để sống

Lòng như sông hiền muốn làm hòa với sóng
em đứng đây hòa giải với đất trời
hòa giải với ngàn ngàn giọt lệ đã rơi
em tha thứ và cầu xin đất trời cùng tha thứ
ngọn nến nào lung linh bàn thờ Chúa
nén nhang nào dưới chân Phật tàn cong
trang kinh thơm em trải xuống giữa lòng
thấm vết cắt thôi không còn chẩy máu.

                                 
tmt – Đêm 30/4/2010
Trần Mộng Tú


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 30-04_Melbourne_3542_08
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Apr 09, 2015 11:15 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Check-point_uncertain-future-in-sri-lanka-after-the-war-biel-calderon01


Bốn Mươi Năm đợi

 
Trên biển mặt trời chết chiều nay
mai từ biển mặt trời sống lại
bốn mươi năm em ở nơi này
nhìn mặt trời chết đi sống lại

mỗi một năm thay đổi thịt da
em theo thời gian về phía trước
bỏ lại sau lưng những ngôi nhà
ghép từng mảnh những điều mơ ước

khu vườn mới tìm viên sỏi cũ
nhặt giữa xanh rêu tiếng thở dài
em hỏi bàn tay còn vết xước
bốn mươi năm da đóng vảy chưa

người về quê trách sông bội bạc
thiếu nữ trôi theo đám lục bình
tắp ở khúc nào không ai biết
hỏi bờ, bờ giấu mặt lặng thinh

bốn mươi năm người thân sót lại
mỗi năm nằm xuống một đôi người
như bàn tay mất dần từng ngón
còn ngón nào che mặt hổ ngươi

bao lần vừa đi vừa ngoảnh lại
bàn chân phía trước vẫn bước đều
em đi hoài không biết đi đâu
những con đường mưa như mắt đỏ

những hàng thông lá như lệ xanh
trái tim em mỗi ngày vẫn đập
có lúc bi ai lúc nồng nàn
thành phố đã một phần da thịt

như con bò trên đồng cỏ mới
em nằm nhai lại nắm rơm khô
nắm rơm giấu bốn mươi năm cũ
vừa nhai vừa khóc nhớ quê xưa

như những người du mục tha phương
tìm nơi khuất gió gửi bàn chân
những ngón chân một thời rất lạnh
tình ai đã mở một góc chăn

bốn mươi năm em đợi tiếng chuông
ở một ngôi chùa nào xa lắm
ở một giáo đường không hình bóng
tiếng chuông khua thức những cơn mê

bốn mươi năm em chờ tiếng gọi
như sóng ngàn đêm gọi thuyền về
cả thuyền cả sóng tan như bọt
bãi nằm thấm mãi nỗi đau tê

bốn mươi năm trên miền đất này
đời luôn đẩy em về phía trước
nắng bao dung và gió nhân từ
sợi tóc xanh một ngày bỗng trắng

bốn mươi năm trên miền đất này
mặt trời chết không ai đau đớn
trên những cánh đồng vẫn nở hoa
đón sáng mai mặt trời sống lại

bốn mươi năm ngày em bỏ đi
mặt trời cũng chết chiều hôm đó
những vốc lệ trời như máu nhỏ
những tiếng cười nhuộm đỏ vết thương

bốn mươi năm em đứng nơi này
chờ mặt trời trên quê  sống lại
em sẽ về đánh luống yêu thương
trồng xuống những trái tim nhân ái


Trần Mộng Tú
Viết cho tháng 4/2015

.
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri May 29, 2015 6:36 pm


Dòng sông đứng lại



Thơ Trần Mộng Tú
Nhạc Phạm Anh Dũng
Quỳnh Lan ca 



Tôi xa người nắng buồn trên vai
Môi tôi còn mùi thuốc thơm mời
Người xa tôi một dòng sông trắng
Dãy núi bên kia có ngậm ngùi?

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng
Nước dâng lên chiều xuống muôn trùng
Người xa tôi có còn đứng ngóng
Một cánh chim bay ở cuối rừng

Tôi xa người như xa cơn mưa
Mái tóc tôi còn ướt đêm nay
Nhớ tôi người còn châm điếu thuốc?
Nhớ tôi người có đi trong mưa?

Người xa tôi gió cũng lặng thinh
Cho tôi rung nỗi nhớ quanh mình
Người đi như suối qua rừng vắng
Cả một dòng sông đứng lại chờ


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Clip_image001_thumb

Dòng sông đứng lại chờ  

Trần Mộng Tú 1969 

ôi, đời như sông tôi qua từng khúc
ai đổ nền xóa vội dấu thuyền đi
tôi đã khóc như hồi còn rất bé
nói dối mình chưa có cuộc phân ly 

Bình thủy 1969
           
Buổi tối của một ngày đầu tháng 8 năm 1969, khi tôi đang ngồi xem những tấm ảnh đám cưới bằng màu gửi từ Mỹ về, xắp xếp để làm một cuốn album, thì nghe tiếng chuông cửa. Tôi ra mở cửa, hết sức ngạc nhiên khi thấy Carl và anh Huân là hai người làm cùng Sở đứng trước mặt. Anh Huân làm phòng tối, phụ trách về rửa phim, in hình và Carl vừa là phóng viên vừa là nhiếp ảnh viên. Cả hai người này chẳng bao giờ đến nhà tôi vào giờ này, càng chắc chắn là không phải gọi tôi đi làm. Tôi làm thư ký cho hãng Thông Tấn The Associated Press, công việc của tôi là lo tất cả những việc linh tinh cho hãng: từ phát lương cho nhân viên, giữ sổ chi thu, mua bán hình ảnh, thư ký cho ông chánh văn phòng, đi nghe họp báo bỏ túi, v.v. Những việc này không bao giờ phải làm cuối tuần, cũng như không bao giờ làm ca đêm.

Cả hai người bước vào phòng khách, cả hai nhìn tôi, rồi cả hai nhìn nhau, không ai muốn là mình nói trước. Tôi linh tính có điều không tốt, nhưng không hiểu chuyện gì. Cuối cùng, Carl nói:

 - Sở nhận được điện thoại từ Rạch Giá gọi về chiều nay, nói là Cung, chồng của cô đã tử trận.

Tôi đứng ngẩn người, không nói được tiếng nào. Carl nói tiếp:

 - Suốt từ chiều, chúng tôi liên lạc được với Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), xác định tin rõ ràng, có gọi điện thoại nói chuyện với bà giám thị của đại học xá Trần Quý Cáp, mẹ Cung, cụ cũng nhận được tin rồi.

Tôi ngồi xuống hai gót chân mình, không nghe được gì tiếp, ngoài tiếng xôn xao của cha, mẹ và gia đình.
           
Chúng tôi mới cưới nhau sau lễ Phục Sinh vào tháng Tư, Cung tử trận 30 tháng Bảy, năm 1969. Cung không phải là quân nhân chính gốc, anh học Đại Học Sư Phạm, ban Pháp Văn và đã đi dạy được một năm, anh bị gọi trong chương trình Tổng Động Viên. Khi nhận giấy báo phải nhập ngũ, anh đến xin cha mẹ tôi cho làm hôn thú, vì sợ sau này sẽ khó khăn khi ở quân đội. Trên giấy tờ, tôi có chồng từ tháng 6-1968. Lúc làm đám hỏi, chú rể tương lai không có mặt (đang đóng ở chi-khu Trà Bồng) chỉ có mẹ chồng mang trầu cau sang. Nghĩ cũng tủi thân, nhưng thời chiến mà, làm sao được. Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung biệt phái về dậy học (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho giáo chức được biệt phái về vào tháng 10-1969), rồi sẽ ra ở riêng.

Chiếc máy bay vận tải Mỹ đáp xuống phi trường Bình Thủy, Cần Thơ. Người phi công phụ quay xuống nói với anh trai của Cung và tôi, đang ngồi cạnh chiếc quan tài:

- Chúng tôi rất tiếc là phải thả hai người và quan tài xuống đây  vì đây là máy bay quân đội Mỹ chở dầu, chúng tôi chỉ đi tới Cần Thơ chứ không về đến Sài Gòn.

Đuôi máy bay mở ra, một chiếc folklift tiến đến trục quan tài ra khỏi máy bay đặt giữa lòng phi đạo. Người anh chồng tôi dặn:

- Em đứng đây, anh vào gặp ông xếp của phi trường này may ra được giúp đỡ.

Buổi trưa tháng Tám, mặt trời tóe những chùm nắng rát bỏng, chói chang trên sân bay, cái sân bay rộng lớn chổng chơ một chiếc áo quan có phủ xộc xệch lá quốc kỳ, mấy giọt nến đóng thành mảng khô cứng, trắng đục trên màu vàng của lá cờ, một vài chiếc lá quăn queo sót lại của vòng hoa chiều qua còn dính ở đó. Tôi thấy mình bé nhỏ, mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt nhầu nát, tóc tai bơ phờ, mặt ngơ ngác đứng nhìn chung quanh mình. Cái sân bay trông sao mông mênh thế mà cái quan tài thì bé tí, tôi đứng bên cạnh trông lại càng bé hơn. Sân bay không một bóng người, vài ba chiếc máy bay quân sự đậu rải rác bên cạnh những “phuy” dầu chưa kịp xếp vào kho. Hình như đã có mùi hôi bốc ra từ quan tài, tôi đứng lui ra một tí nữa, xoa tay lên ngực, thấy mình nghẹn thở, ngực nặng và đau buốt, đau thấu xuống tận bụng, tôi muốn ngất đi.

Hai ngày, một đêm ở Kiên Giang đã làm tôi đuối sức. Tôi có làm gì đâu. Tôi không ăn, không ngủ, không khóc, không cả vệ sinh. Chắc trong người tôi không còn nước. Bà mẹ chồng một bên, ông anh chồng một bên, họ đổ sữa Ông Thọ cho tôi. Bà mẹ chồng tôi thật giỏi, bà có kinh nghiệm với chiến tranh, kinh nghiệm với chết chóc, nên đi đón xác con mà bà còn nhớ đem theo hộp sữa Ông Thọ cho cô con dâu tiểu thư, cô con dâu còn mới như vuông lụa chưa thêu.

- Con uống đi. Con mà gục xuống đây nữa thì mẹ biết nói làm sao với cha mẹ con.

Tôi không uống được, cái mùi tử khí trưa nay của mấy chục cái xác xếp chất lớp trước cửa nhà xác vẫn ràn rụa trong thân thể tôi. Nó phủ chụp từ đỉnh đầu xuống hai bàn chân, khi tôi len lỏi bước qua những xác lính bên ngoài để vào bên trong, chỗ người ta để xác sĩ quan. Tôi đã phải bước qua từng cái túi có bọc thây người ở trong, có cái thòi hai bàn chân còn nguyên đôi giày saut ra một đầu, có cái thì lòi ra ở đầu kia một đỉnh tóc bết đất, có cái thòi nguyên một khuôn mặt tái mét vàng khè có mấy con ruồi đậu trên đôi mắt chưa khép kín hẳn. Tôi đi theo bàn tay dắt của người anh chồng, xúc động và kinh hoàng đã làm tôi không còn cảm giác nữa. Không biết tôi có giẫm phải ai không. Tôi cố gắng không giẫm lên những người đàn ông nằm đây. Vào được đến bên trong thì tôi có nhìn thấy gì đâu, chỉ nghe tiếng bật khóc của mẹ chồng, tiếng anh chồng bảo: “Đúng là Cung rồi”.

Tôi thấy hình như tôi được bế lên, được đặt ngồi xuống một cái bậc thềm, gió ở sông thổi vào mặt tôi, giúp tôi tỉnh lại, tôi mở mắt ra, nhìn xuống. Tôi thấy một giòng nước đục chẩy lờ đờ bên dưới. Thì ra nhà xác của bệnh viện Kiên Giang nằm sát cạnh bờ sông. Tôi không dám nhìn vào những người đàn bà đang đi lật từng cái poncho quấn thây người để tìm chồng, tìm con họ trước cửa nhà xác. Tôi thấy tôi còn may mắn hơn họ.

Người ta đem xác Cung về trại gia binh Tiểu Khu để làm lễ. Tôi được bày đứng cạnh quan tài cho ông Phó Tỉnh Trưởng đọc diễn văn, trong khi ông đọc thì tôi đứng nhìn mấy cây nến chẩy, nhìn vòng hoa đã bắt đầu héo, có cả chén cơm đã khô và quả trứng luộc có mấy con ruồi bay lên bay xuống, tàn nhang rơi phủ đầy trên đó. Ông Phó Tỉnh đọc diễn văn xong, hấp tấp ra về. Chắc ông hơi thất vọng vì không thấy tôi khóc để có dịp nói lời an ủi. Mấy người vợ lính trong trại gia binh, chạy sang thăm hỏi, mấy đứa nhỏ con lính chạy loanh quanh áo quan với mấy con chó gầy trơ xương, trụi cả lông, cái áo chúng mặc ngắn cũn, bụng ỏng ra ngoài, mũi thò lò cũng chẳng chùi. Chúng tròn mắt nhìn mấy người Sài Gòn, mặt mũi có vẻ khang khác với những người trong trại lính này. Có người cũng từ xa đến chưa tìm ra xác chồng, xác con đến hỏi han bà mẹ chồng tôi với con mắt nặng trĩu và gương mặt thất thần.

Tôi đứng đó lơ mơ nghe lao xao những tiếng nói chồng lên nhau, mỗi người kể một cách, giống như ở nhà tôi mỗi khi đi xem một cuốn phim về, chị em tôi vẫn thường tranh nhau nói như thế. Hình như họ nói về trận đánh ngay sát xã Vĩnh Thanh Vân. Nơi này, tôi không biết ở đâu nhưng chắc là rất gần. Họ nói đánh ba bốn hôm rồi và vẫn còn đánh nên xác không kéo ra hết được, phải ngồi chờ thôi. Cứ ngồi chờ thế nào cũng gặp, họ bảo nhau:

- Không thấy người thì thấy xác. Thế nào cũng gặp mà!

Người anh chồng thì thỉnh thoảng lại biến mất, không biết đi đâu, chắc là đi tìm cách đưa mọi người về nhà. Tôi thấy trong những người đi nhận xác chỉ có ba người trong gia đình này ít khóc nhất. Bà mẹ chồng tôi thì vừa mếu máo vừa lo xin nước sôi pha sữa cho con dâu uống. Con bé này vốn đã gầy, hai hôm rồi nó chẳng ăn, chẳng nói gì làm bà phát hoảng, giá nó cứ khóc sướt mướt như mấy người vợ lính đang khóc ngoài kia thì bà lại đỡ lo. Không biết còn kẹt ở đây đến bao giờ? Bằng vốn liếng tiếng Pháp, bà nói chuyện với một ông sĩ quan Mỹ cho bà quá giang máy bay quân sự về Sàigòn, rồi bà sẽ thuê máy bay dân sự xuống đây đón mấy đứa con. Bà giỏi lắm. Mấy chục năm trước, còn trẻ măng mà bà đã một mình thuê đò ở Nam Định đi tìm chồng. Chồng bà đang đêm “được” Việt Minh đập cửa mời đi, rồi cả tháng không thấy về. Ông “được” mời vì lúc đó ông có một ngôi trường nhỏ dậy học tiếng Pháp ở Nam Định. Bà đi đò, đi bộ cả bao nhiêu cây số, đến tận chỗ không ai dám bén mảng đến hỏi tin tức chồng. Họ bảo về đi, bắn chết rồi. Bà lại thuê đò về, tính ngày đi của chồng dùng làm ngày giỗ vì bà không biết ông bị xử bắn vào hôm nào. Mấy hôm sau bà bỏ nhà ở Nam Định, dắt ba thằng bé, đứa lớn nhất chưa quá mười tuổi tìm đường ra Hà Nội. Đi làm, nuôi con ăn học. Rồi lại dắt con di cư vào Nam. Ai làm được gì thì bà cũng làm được như vậy. Bà cũng khóc chứ. Nhưng nước mắt thì vốn chóng khô vì nó không chảy hết ra một lúc, nó chảy rỉ rả tí một. Chảy suốt một đời. Cô con dâu bà mới cưới được có ba tháng, còn trẻ lắm, lại chưa có con, đi đón xác chồng lại có mẹ chồng, anh chồng bên cạnh. So với bà, cô còn may mắn chán.

Mà đúng thật, bà mẹ chồng tháo vát của tôi số khổ hơn con dâu. Bà xin lên được máy bay về trước các con một hôm thì  cũng bị thả xuống phi trường Bình Thủy đêm hôm đó, máy bay không về đến Sài Gòn. Một cơn mưa tháng Tám bất chợt ập xuống làm bà ướt sũng, thất thểu tìm một nhà thờ vào xin ngủ qua đêm, bà không cần khóc nữa, trời đất khóc hộ bà rồi. Sáng hôm sau bà đi xe đò về Sàigòn. Trong khi đó thì các con của bà, con sống, con chết cũng bị thả xuống chỗ mẹ ngày hôm qua, nhưng không phải buổi tối mưa sũng nước mà một buổi trưa đầy nắng.

Cuối cùng thì cũng đưa được quan tài về Sài Gòn. Khi xuống đến phi trường Tân Sơn Nhất thì cả người và cảnh trông thật bắt mắt. Nếu có cần quay một cảnh phim cho chiến tranh thì hay quá. Chiếc quan tài cũng không cần phải trang trí cho ra vẻ tang thương hơn nữa. Lá cờ phủ trên nó nhầu nát, xộc xệch, cô đơn, đã đủ vẻ tang thương. Hai nhân vật thất thểu xác xơ đứng cạnh không cần phải hóa trang hay diễn xuất, họ đi đứng như người mất hồn, ngơ ngác, thất lạc, rơi ra từng mảnh như những người lính vừa bại trận trở về. Cứ dựng máy quay phim lên, quay họ như thế vào phim cũng tuyệt lắm rồi.

Sau này tôi nghĩ lại, vẫn tự hỏi: Tại sao lúc đó mà mình tỉnh khô như vậy, sao mình không phát rồ, phát điên, không đập đầu vào tường?

Cả trăm câu hỏi cứ chạy lung tung trong đầu tôi bao nhiêu năm trời.

Một chiếc xe nhà binh đón chở quan tài từ phi trường đến nhà xác bệnh viện Grall. Đã bảo bà mẹ chồng tôi là người tháo vát mà! Bà còn xin được miếng đất chôn Cung trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để bà thăm viếng cho tiện, chứ lên tận Nghĩa Trang Quân Đội thì làm sao bà có thể đi thăm thường xuyên được.

Ngày đưa đám, họ cho Cung đi qua nhà, dừng lại cho Cung nhìn chỗ mình đã sống, đã lớn lên một lần chót. Chẳng biết ai là người nghĩ ra cái tục không được chết ở nhà thì phải ghé qua nhà trước khi ra đi hẳn mà hay thế! Tôi thấy những người lân cận và một vài người họ hàng đã đứng chờ sẵn trước cửa nhà. Ho nhìn tôi, nhìn quan tài như xem phim chiếu chậm, họ quen quá rồi cái cảnh này những năm gần đây. Tôi còn trẻ quá, họ nghĩ. Thế nào rồi cũng quên đi, cũng lại lấy chồng, chỉ tội cho bà mẹ anh ta.

Họ nghĩ chẳng sai mấy. Khi tôi bị đẩy ra khỏi nước, gia đình chồng cũng bỏ đi, chỉ có Cung là người ở lại. Cung chẳng khác gì những người còn sống, cũng bị đuổi nhà, bị chiếm đoạt tài sản. Người anh họ ở lại tìm cho anh một nơi cư ngụ mới trong nhà thờ Tân Định.

Tôi trôi mãi rồi cũng phải giạt vào một chỗ. Bảy năm sau tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống bình thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống. Qua đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước. Nhưng tôi nhớ rất rõ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của mình. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như còn sống hay về như đã chết thì khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm dao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con.

Thời gian cứ thản nhiên trôi, buồn và vui đầy ắp hai tay. Ngày trắng tóc rồi cũng đến.    

Lần đầu tiên về thăm lại Việt Nam năm 1998, sau hai mươi ba năm, tôi đi tìm Cung ở nhà thờ Tân Định. Tôi len lỏi giữa những dẫy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần “T” là họ của Cung. Tôi nhìn thấy một cái hộc nhỏ, không có hình chỉ có ghi họ, tên, ngày sinh, ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay mình lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu quan tài của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ òa ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.

Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm mình vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của mình. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im lìm nhìn như trước khi tôi đến.

Bình Thủy  8/1969

 
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeWed Aug 19, 2015 1:28 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại MoonTreeFarmMoon


Tôi cúi xuống hồn tôi


Tôi đi trên đường nhỏ
trong xóm trăng đi theo
hỏi trăng già chưa nhỉ
theo từ đâu tới đây
thỉnh thoảng đôi ta gặp
gặp rồi lại phân ly
mỗi người về một ngả
mất nhau giữa xuân thì
cả hai đi vô định
xuống dốc lại trèo lên
trong hai bàn tay nhỏ
những mảnh trăng rất gầy
tôi ném từng mảnh lại
trên mỗi bước chân in
mảnh tan mảnh bay mất
mảnh vướng vào trái tim
ngước mặt nhìn trăng hỏi
có phải đã cùng tôi
đi qua bao khu rừng
đi qua bao cánh đồng
từ quê yêu dấu đó
từ bên kia dòng sông
từ bên kia dãy núi
vẫn thủy chung không rời

tôi cúi xuống hồn tôi
nhặt mảnh trăng vừa vỡ
mảnh trăng nhòe trên tay
hạt lệ vàng nức nở.

Tháng 7/30/2015


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Rain1-135779-1370259908_600x0
 

GIỌT LỆ GIỌT MƯA

Ở đây mưa cả mười hai tháng
nên đọng trong hồn vũng nhớ nhau
em về ngực lạnh hai vai ướt
lau hộ cho em ngọn tóc sầu
 
xa quá làm sao mà lau được
hay em đặt tóc giữa trang thơ
gửi anh một sợi dài mong nhớ
gửi cả vào thơ những giọt mưa
 
giọt lệ giọt mưa cùng lấp lánh
khác nhau mặn ngọt ở trên môi
thôi mở bàn tay cho em khóc
cho em hôn đường chỉ rối bời.


Trần Mộng Tú


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Tim
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Oct 18, 2015 2:11 am

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images921035_cuc


Mẹ, Con và Hoa Cúc

Trần Mộng Tú


Con và hoa cúc vàng
vào nghĩa trang thăm mẹ
dưới những hàng cây phong
cả hai cùng lặng lẽ

Lá phong ôi lá phong
hé những đôi môi đỏ
mở những đôi mắt vàng
nghĩa trang thơm mùi mật


Gió thu ôi gió thu
nghe rung hồn hoa cúc
con cúi xuống mộ bia
tháng mười rưng rưng lệ

không gian im lặng quá
đất đang thở phải không
cả con và hoa cúc
cùng đọc kinh thì thầm

con đốt một nén nhang
nghe hồn mình cháy đỏ
ôi tàn tro nhỏ nhoi
bay về đâu theo gió

mẹ đang thức hay ngủ
có nghe thu vừa sang
hoa cúc về trước mộ
gọi tên mẹ dịu dàng

Mẹ đã bước ra đây
ngồi bên con một lúc
cả con và hoa cúc
cùng được mẹ cầm tay.

tmt
Tháng 10/14/2015



Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri Nov 13, 2015 2:38 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Ssm

Hoa tai

Khói xanh bốc mặt hồ
mặt trời chưa thức dậy
núi nghiêng mình qua bờ
rủ em sang rửa mặt
đánh rơi chiếc hoa tai
anh tặng em mùa hạ
em nhờ nước giữ hộ
mối tình của hai ta.

Tháng 11/2/2015


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Mnvbnb

Giải Mây Trôi

Một mai tôi chết rồi sao nữa
mây vẫn bay và nước vẫn xuôi
cây xanh vẫn cứ xanh màu mãi
hay có thay màu như tóc tôi

Trái đất sẽ trăm ngàn khác biệt
mỗi ngày người lạ lẫm nhìn nhau
chuyến xe thiên cổ lăn vô hướng
về hướng nào cũng chẳng còn tôi

Đứa cháu năm xưa rồi sẽ lớn
nói cười thông thái hay dại khờ
người đi bên cạnh bằng xương thịt
hay tình nhân là con rô bô
bàn tay nắm có truyền hơi ấm
hay một mảnh nhôm bật tiếng cười

Một mai tôi chết rồi sao nữa
người có dọn lên ở với trời
có ăn có uống toàn không khí
miệng người có ngậm giải mây trôi

Mặt đất rồi chẳng còn ai ở
cũng chẳng còn ai mơ thiên đường
ai cũng sống trên trăm năm tuổi
theo mảnh tinh hà bay muôn phương

Người sẽ bay bay trong không gian
người như một đốm lửa không tàn
ngơ ngác hỏi mình là ai nhỉ
ta trong tinh cầu hay áo quan.

Tháng 10/31/2015



Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại TMTBT

Trăng Hoa
 
Nhìn đâu cũng một màu hoa
Bóng nào cũng tưởng như là bóng trăng

There is nothing you can see that is not a flower
there is nothing you can think that is not the moon.

Matsuo Basho
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Jan 07, 2016 3:48 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn:ANd9GcQCRAclwGEzET_Ki-7MkZztawtEvKHO0fWDc2UG-6x2aGn8b-pCjw


Những Ngọn Nến Trong Thơ Trần Mộng Tú

Lê Hữu

Tôi thắp lòng tôi bông hoa nến
gửi người một đóa tháng Giêng xuân

 (“Bão gió tháng Giêng”, Trần Mộng Tú)

Rời thư viện thành phố với tập thơ trên tay, tôi ghé vào quán nước quen. Người bạn chờ  sẵn  nơi đó, bên chiếc bàn nhỏ ở một góc khuất. Chúng tôi có cái hẹn để đi đến một nơi khác, gặp những người bạn khác. “Sách gì vậy?” anh ta hỏi khi tôi vừa ngồi xuống.  “Thơ,” tôi trả lời.  “Thơ? Ở đâu ra vậy?” người bạn hỏi tiếp, giọng ngạc nhiên, làm như... chưa từng nghe nói đến “thơ” bao giờ vậy. “Ở trong thư viện,” tôi nói. Xem chừng anh ta vẫn chưa hiểu rõ lắm, tôi bèn phải kể sơ qua cuộc hội luận về sinh hoạt chữ nghĩa của những người Việt cầm bút ở hải ngoại–trong số có tác giả tập thơ–gọi là “Chiều Văn Chương Việt Nam” tại Seattle Central Library.
Người bạn lật lật qua ít trang thơ, ngừng ở một trang, đọc ít câu thơ, mỉm cười. Xong, đẩy bài thơ về phía tôi. Tôi cúi xuống, đọc, mỉm cười.
      Hãy ngừng lại để cho em thở
      thở một hơi dài
      rồi tiếp tục yêu...  (Work Zone Ahead / Give ‘Em A Break)
Câu thơ ấy, bài thơ ấy, nằm trong tập thơ Trần Mộng Tú, Ngọn Nến Muộn Màng. Ngừng lại cho em thở cái đã (anh làm em ngộp thở mất!), rồi hãy tiếp tục yêu. Tình yêu trong thơ Trần Mộng Tú hối hả, cuồng nhiệt đến vậy sao? Thực ra, đây chỉ là lối “chơi chữ” (chữ “them” tiếng Mỹ viết tắt tựa như chữ “em” tiếng Việt), chỉ là một chút đùa nghịch với chữ nghĩa, đùa nghịch với thơ, vẫn thấy trong thơ chị. Một bài thơ khác, cũng với lối “đùa nghịch” như vậy:
      Ông Trời hôn lên trái cam
      đặt tên cho trái cam là Sunkist
      Anh hôn em
      anh gọi tên em là Tình Yêu...  (Trái Cam Và Tình Yêu)

 Dạo sau này tôi ít có đọc thơ và cũng ít đọc trọn tập thơ nào. Dường như những bài thơ hay ngày càng ít đi. Tôi cũng ít bận tâm chuyện thơ mới thơ cũ, thơ thanh thơ tục. Chỉ có thơ hay hoặc không hay. Một bài thơ hay không bao giờ cũ, như cái đẹp còn ở lại mãi với ta.
Thường, tôi đọc thơ rất chậm. Thơ không thể nào đọc nhanh được, tôi cho là vậy. Thơ không thể đọc vội vã, gấp gáp, đọc lướt qua như đọc các mẩu tin chính trong tờ báo hàng ngày. Thật khó mà đọc thơ và thưởng thức thơ theo lối ấy! Tôi nghĩ những người làm thơ chắc cũng không ai muốn thơ mình được đọc theo lối ấy. Tôi cũng không thể đọc một lúc, đọc liền một mạch suốt tập thơ. Tôi đọc mỗi ngày một ít, có ngày một, hai bài thơ, có ngày chỉ... vài câu thơ. Tôi đọc như là “nhấm nháp” thơ, như là nhấm nháp từng ngụm trà, từng ngụm café, từng mẩu bánh..., để kéo dài thêm ra cái thú thưởng thức thơ thật chậm rãi, thật từ tốn. Thơ đọc theo cách ấy có vẻ dễ “ngấm” hơn, có vẻ “ngon” hơn, và có vẻ... “thơ” hơn. Ðọc thơ, tôi cũng không đọc thầm. Tôi đọc thành tiếng, khe khẽ. Tôi nghe “tiếng thơ”. Tôi “đọc” thơ và “nghe” thơ.
 Tôi gần như đã đọc thơ Trần Mộng Tú theo cách ấy.

Tình yêu, những khuôn mặt

“Nhà thơ của tình yêu”, nhiều người vẫn quen gọi Trần Mộng Tú như thế. Tôi nghĩ có đúng, nhưng chưa đủ. Cách gọi ấy không nói được gì nhiều về thơ chị, và cũng không làm người ta dễ dàng “nhận” ra chị trong số khá đông những “nhà thơ của tình yêu”. Trần Mộng Tú không chỉ viết về tình yêu, chị viết về cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó có tình yêu, và tình yêu trong thơ chị cũng... muôn màu muôn vẻ. Thơ chị vẽ ra những khuôn mặt khác nhau của tình yêu; có điều, dẫu là khuôn mặt nào, người ta vẫn nhận ra thơ Trần Mộng Tú, vẫn nghe ra lời mời gọi thật quyến rũ của tình yêu.

Có khi thật sôi nổi, thật nồng nàn như tình đầu, như “một thời để yêu...”
      Sợi tóc mỏng của một thời mơ mộng
      của một thời tình lạc giữa chiêm bao
      của một thời xô vỡ cả trăng sao
      biển căng ngực và núi rền tiếng thở...  (Sợi Tóc) 
 
 Có khi thật đằm thắm, thật dịu dàng như tình cuối, như “một lần là trăm năm...”
      Cho em hôn lên những sợi tóc bạc của anh
      để em đổi trăm năm cho một ngày hạnh phúc...  (Thornbird)

 Có khi thật háo hức, thật giục giã, như “yêu nhau đi, chiều hôm tối rồi”, như phải gấp gáp, phải vội vàng lên để mà chạy đua với chiếc kim thời khắc của tình yêu.
      Hãy yêu nhau ngay bây giờ
      đừng đợi ngày mai
      vuốt tóc trắng rồi ước gì ta trẻ lại...
      Yêu đi anh!
      nụ hôn em còn nồng
      ly rượu còn đầy
      mặt trời còn đỏ...  (Rượu Còn Đầy, Mặt Trời Còn Đỏ)
      Tình mong manh như giọt sương mai trên cành lá biếc.
      Ôi tình yêu như giọt sương buổi sáng
      làm sao em giữ được đến buổi chiều...  (Thời Gian Và Tình Yêu), 
hoặc
      Anh đến như buổi sáng
      mang theo giọt bình minh
      giọt rơi trên phiến lá
      giọt rơi xuống truyện tình...  (Câu Hỏi)
      Tình bâng khuâng như nỗi nhớ, tình xa xăm như tiếng vọng.
      Tôi xa người như xa mùa xuân
      ngực tôi còn đọng chút hương trầm
      Mảnh trời trong mắt còn xanh biếc
      người đã mơ hồ như vọng âm
      Tôi xa người như xa cơn mưa
      tóc tôi còn ướt đến bây giờ
      Nhớ tôi người có châm điếu thuốc
      nhớ tôi người có đi trong mưa...  (Cả Một Dòng Sông Ðứng Lại Chờ)

Người là mùa xuân hay người là cơn mưa? Nhớ người hay nhớ hơi thuốc ấm? Nhớ người hay nhớ những cơn mưa? Mưa rơi ngoài trời hay mưa trong lòng người? Giọt mưa rơi hay giọt nước mắt rơi?...
      Tình ngất ngây, bàng hoàng, hay tình là nỗi xót xa.
      Em đứng nghiêng cho anh nhìn sóng lượn
      đêm mầu xanh hay biển tóc em xanh... 
      Em cúi xuống cho anh hôn lên gáy
      kỷ niệm gầy như những chiếc xương vai...  (Ngọn Nến Muộn Màng)
     
Tôi yêu những cái “như”, những lối ví von đầy hình tượng như thế trong thơ Trần Mộng Tú. “Gầy như những chiếc xương vai”; “gầy như nhánh cúc”; “hiền như hoa cúc” (Tháng Mười Hoa Cúc); “hiền như một miếng khoai” (Ðiểm Tâm); “mềm như tuyết mỏng” (Trái Ðất Không Nghe Em); “trong như ly nước lọc” (Ðiểm Tâm)... “Gầy” như không thể nào gầy hơn; “hiền” như không thể nào hiền bằng; “mềm” như vậy là mềm quá chừng; “trong” như thế là trong quá sức...

Tình là nỗi tiếc nuối, là những mùa xuân phai.
      Em ngồi xuống đêm không còn trẻ nữa
      cánh chim bay tha hết cọng thời gian
      Trên vai anh em gửi đời cát lở
      tình thắp cho em ngọn nến muộn màng...

Vì sao lại muộn màng? Vì sao là tình muộn? Vì đêm vui đã tàn, vì ngày vui qua mau, vì cánh chim đã bay mất? Thời gian như vết chim bay.

Nỗi muộn màng của người bắt hụt chuyến tàu. Hình ảnh con tầu và sân ga thường vẽ ra cảnh tượng buồn bã của một cuộc chia tay. Chia tay với con tầu, hay chia tay với sân ga, cũng là chia tay với một mối tình. Mối tình nào, tiếng còi tầu nào còn đeo đuổi nhà thơ mãi đến tận bây giờ...
      Nói cho anh chuyến tầu nào em lỡ
      sân ga nào còn giữ lệ em rơi...  (Ngọn Nến Muộn Màng)

Ngọn nến mong manh như tình yêu thật mong manh. Ánh nến lung linh, chập chờn tựa như hạnh phúc vừa có thật lại vừa không có thật. Những ngọn nến nào đã được thắp sáng hay thổi tắt? Những ngọn nến của hy vọng và tuyệt vọng.
Những ngọn nến đứng lặng câm hay chỉ thoáng lay động, như tình yêu thầm lặng, như nỗi buồn giấu kín. Buồn nào hơn những giọt lệ nến chảy thầm trong đêm. Buồn nào hơn những ngọn nến “khóc lẻ loi một mình”.
      Em vẫn khóc một mình
      giấu quanh những giọt lệ
      dưới những ngón tay gầy
      chàng biết đâu chia sẻ...  (Trái Ðất Không Nghe Em)

Những ngọn nến mang vẻ đẹp huyền ảo tựa hồ những bông hoa hạnh phúc mà ta chỉ có thể ngắm nhìn từ xa chứ không sao lại gần được.
Trong những trang thơ Trần Mộng Tú, ta còn gặp những ngọn nến khác, những ngọn nến rưng rưng của nhớ thương, tưởng tiếc. Những ngọn nến ấy bao giờ cũng thắp lên trong nỗi muộn màng cho những người còn sống và cho những người đã khuất, đã từ biệt thế gian này để đi về một thế giới khác. Những ngọn nến hắt hiu, leo lét. Những ngọn nến như có một linh hồn.
Nỗi buồn trong tình yêu và trong thơ Trần Mộng Tú không sướt mướt, không sầu thảm, chỉ rưng rưng như những hàng nến trắng rưng rưng.

Thơ tỏ tình với cuộc sống

Thơ Trần Mộng Tú còn gợi cho tôi điều gì khác. Ðó là những chuyến xe bus buổi sáng dẫn tôi vào thành phố, đến trường học, đến sở làm. Ðó là những chuyến xe bus buổi chiều đưa tôi ra khỏi thành phố, về lại nhà hay đi đến một nơi nào đó. Những chuyến bus của những năm đầu định cư tại thành phố có lắm xe bus này. Trên những chuyến xe bus đi và về ấy, trong lúc lơ đãng đưa mắt lướt qua những tranh ảnh vui mắt, những hàng chữ quảng cáo sản phẩm đủ loại dọc hai bên lòng xe, có đôi lúc tôi gặp… thơ. Thường là những bài thơ ngăn ngắn, có khi rất ngắn, chỉ vài ba câu. Thơ về mọi đề tài, mọi sinh hoạt của đời sống. Thơ của những tác giả quen tên hoặc không tên tuổi, và cả những vần thơ thật trong sáng, thật hồn nhiên của một cô học trò nhỏ... Thật thú vị khi “bắt” được một bài thơ hay, một câu thơ hay. Ðọc thơ trên xe bus thấy rõ thơ toát ra từ cuộc sống, thấy cuộc sống mỗi ngày ở quanh ta đầy chất thơ. Cuộc sống như trở nên dễ chịu hơn, thi vị hơn, và tất nhiên, cũng đẹp thêm lên một chút.

Ðọc Trần Mộng Tú dễ có cảm giác tương tự. Ở đâu cũng ra thơ, ở đâu cũng là thơ.
      Bây giờ là tháng Mười
      em như hoa cúc nhỏ
      Sao anh không là gió
      thổi mùa thu vào em...  (Tháng Mười Hoa Cúc), hoặc
      Anh không là chiếc lá
      sao hiểu được mùa thu
      Anh không là ngọn núi
      sao hiểu được sương mù...  (Thu Khúc), hoặc
      Tôi co mình trong gió
      đứng lên ngó gầm cầu
      ôm trái tim homeless
      không biết đi về đâu...  (Chim Bồ Câu Và Trái Tim Homeless), hoặc
      Khi chúng tôi gặp nhau
      chàng cúi xuống hôn tôi
      cả hai cùng khóc
      nước mắt chàng nhuộm vàng
      thân thể tôi
      tôi bật gọi tên chàng
      Trăng ơi!...  (Gọi Tên)

Nhiều lắm, những câu thơ như thế, những câu thơ tỏ tình với cuộc sống. Theo chân Trần Mộng Tú, bước xuống cuộc đời, ta gặp thơ mỗi ngày. Thơ ở cạnh ta, ở trong mỗi con người mỗi sự vật, ở trong những sinh hoạt thường ngày. Thơ quanh quẩn đâu đây, thơ không ở đâu xa. Thơ sẵn đâu đó, tưởng cứ xòe tay ra là nắm bắt được thơ ngay, tưởng có thể chia nhau mỗi người một mẩu thơ. Mỗi người đến và đi đều có mang thơ theo.
      Anh có miếng thơ nào
      giấu ở trong túi áo
      hãy lấy bỏ ra đây
      bẻ cho em một mẩu...  (Miếng Thơ)

Thơ ở cùng khắp, mọi nơi, mọi lúc. Thơ ở trong nhà, thơ ra ngoài vườn.
      Ôi khu vườn tuổi nhỏ
      nắng thơm như nụ hôn
      những chùm hoa trứng cá
      nở trắng một góc hồn...  (Dấu Chân Vườn Cũ)
Thơ ngoài đường phố, thơ trên xa lộ.
      Những vệt phấn mơ hồ trên xa lộ
      mỗi ngã ra là một ngã phân vân...  (Thơ Trên Xa Lộ)
Thơ từ núi đồi thơ ra sông biển. Thơ đến từ thời tiết, mùa màng. Thơ đến từ những cơn mưa, cơn bão rớt thổi về thành phố.
      Trời cuối năm bão ghé vào thành phố
      tôi cuối năm buồn ghé nỗi tôi thầm...  (Trời Cuối Năm Ở Issaquah)
Thơ gần gũi, kề cận. Thơ len cả vào... phòng tắm.
          Nước chảy trên hai bờ vai nhỏ
      nghe mòn quá khứ dưới làn da...  (Ngày Ðã Qua Biền Biệt)
Thơ rón rén đi vào phòng ngủ.
      Buổi sáng
      thức dậy chàng hỏi
      em ngủ ngon không
      anh ngáy to quá
      họ lăn vào nhau
      con chim hót ngoài cửa sổ
      ngày bắt đầu...  (Cũng Có Hôm Như Thế)
Thơ nhẹ nhàng đến bên giường bệnh.
       Thôi thì là một giọt sương
      chiều tan sáng đọng chẳng vương bận gì...  (Thơ Và Bệnh)

Trần Mộng Tú không “làm thơ”, làm như thơ sẵn đâu đó từ trong máu trong tim chị, làm như mạch thơ chị lúc nào cũng lai láng, tứ thơ chị lúc nào cũng dạt dào. “Tôi không làm thơ, thơ làm tôi”, nói như chị. Dòng thi hứng trong chị bắt nguồn từ bất kỳ một cảm xúc, một rung động, một câu chuyện, một đề tài nào. Thơ từ những đồ vật, sự vật tầm thường: một đôi giày cũ, một viên gạch vỡ, một tấm bảng chỉ đường, một đàn bò, một cánh đồng cỏ non, một chuyến bay, một bữa điểm tâm, một buổi làm vườn, một chiếc lá thu, một cành thông gãy, một người mù qua đường, một cây đàn cũ kỹ ai đó bỏ quên nơi góc phố... vân vân và vân vân. Những giác quan của người thơ thật tinh tế, thật bén nhạy.
Những vật nhỏ nhoi, những chuyện thường ngày, nhưng rất sống, rất thực, vì đấy là cuộc sống. Thơ như nhịp đập của trái tim, như hơi thở của cuộc sống. Thơ Trần Mộng Tú, vì thế, đầy sức sống.

Lời tỏ tình của bông cúc vàng

Hồn em giờ rất lạ
một chiếc bình đầy anh…  (Hồn Em Giờ Rất Lạ)

Chiếc bình chứa ấy cũng rót ra những câu thơ “rất lạ”. Thơ Trần Mộng Tú lúc nào cũng mới, dường như chị không thích sự lập lại và luôn muốn khám phá, muốn tìm kiếm những đổi thay. Trần Mộng Tú là vậy, phía sau sự bình dị của đời thường là những nhạy bén trong sáng tạo chữ nghĩa và ý tưởng. Những sáng tạo đôi lúc ánh lên một vẻ tinh nghịch. 
Tôi nhớ bắt đầu làm quen với thơ chị khi “bắt” được những câu lục bát trên trang báo nào.
      Tôi vào chùa, thắp nén nhang
      Phật ngồi yên lặng, liễu bàng hoàng xanh
      Tôi vào chùa, tâm phân vân
      tiếng chuông vỡ giữa thực, không đôi bờ...  (Thực, Không Ðôi Bờ)
Những câu thơ đọc lên nghe “bàng hoàng”, nghe như có âm vang “tiếng chuông” ngân nga trong đầu... Những câu lục bát thật bất ngờ, thật thú vị như thế có thể tìm thấy rải rác đâu đó trong những trang thơ Trần Mộng Tú.
      Em đi đuôi mắt ngậm ngùi
      rừng phân ưu đứng, lá ngồi tịnh tâm
      Em đi sông gọi tiếng thầm
      lục bình chia nhánh, đá trầm mình đau
      Em đi trời xuống thật sâu
      mây chia trong tóc, gió nhầu trên vai...  (Xóa Bình Minh)
Tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ, “Mây chia trong tóc, gió nhầu trên vai”. Không riêng gì lục bát, nguồn thi hứng với ngôn ngữ thơ rất “mới” ấy còn chảy tới những dòng thơ nào khác nữa. Thơ ngũ ngôn chẳng hạn, vừa lạ, vừa rất... Trần Mộng Tú.
      Ai có cầm chai rượu
      xin rót hộ vào đêm
      những giọt mưa say khướt...  (Thèm Khóc Như Thèm Mưa), hoặc
      Anh trốn vào trong em
      len qua từng tĩnh mạch
      theo máu ghé vào tim 
      em, chao đi một nhịp
Cái nhịp “chao đi” ấy là gì, nếu không phải là nhịp đập xao xuyến của tình yêu. Chưa hết:
      Anh hòa tan trong máu
      như suối chia muôn nơi
      dòng nào lạc qua phổi
      cho em thở bồi hồi...  (Hồn Em Giờ Rất Lạ)
Nhịp thở “bồi hồi” ấy là gì, nếu không phải là hơi thở rạo rực của tình yêu. Vẫn chưa hết:
      Anh ném vào lò sưởi
      những viên hạt dẻ tròn
      trái tim em nhóm lửa
      mùa đông bén trong hồn
      Hai bàn tay em đỏ
      môi em hương nhựa thông
      cổ em thơm mùi khói
      cánh tay em củi trầm...  (Mùa Ðông)
Thơ Trần Mộng Tú bao gồm mọi thể loại, mọi đề tài, tựa như chị muốn ôm hết cuộc sống vào lòng vậy. Ở bất kỳ thể thơ nào, những người yêu thơ chị cũng nhận ra được chất thơ Trần Mộng Tú, cũng nhận ra được cái mới, cái lạ, cái đẹp trong thơ chị.
      Vườn tôi gầy quá hoa không nở
      tóc người thức giấc giữa đêm xuân
      bão gió thổi trăng không rằm nữa
      nghiêng tai nghe lá gọi chỗ nằm...  (Bão Gió Tháng Giêng), hoặc                
      Em giấu em ở trong hạt gạo
      nằm rất ngoan giữa những chân nhang
      đợi tiếng giầy anh chạm bực cửa
      về chia nhau một thế kỷ tàn...  (Nhìn Nhau Rất Xa)
      Những cách định nghĩa tình yêu còn “lạ” hơn nữa.
      Ngực em chỉ là căn nhà cho mướn
      tình yêu là khách trọ của trái tim...  (Ðừng Hỏi Em), hoặc
      Tình yêu như vết bớt trên lưng...  (Thế Kỷ), hoặc
       Tình như chăn hẹp không vừa ấm tôi...  (Mưa Seattle)

Sau hết, đọc lại một lần nữa, một đoạn trong “bài thơ hoa cúc”, hay bài “thơ tình tháng Mười” ấy, để thấy được, để nghe ra cái hương vị ngọt ngào, cái dịu dàng đầy nữ tính xen lẫn chút mơ mộng của tình yêu trong thơ Trần Mộng Tú, và để nghe tiếng thơ chị như lời thì thầm, như lời tỏ tình thầm kín của... bông cúc vàng.
      Bây giờ là tháng Mười
      em hiền như hoa cúc
      Sao anh không là đất
      cho em ngả vào lòng
      Bây giờ là tháng Mười
      em gầy như nhánh cúc
      Sao anh không là mưa
      cúi hôn từng cánh lá
      Bây giờ là tháng Mười
      em mong manh như cúc
      Sao anh không là nắng
      ôm em ấm một ngày...   (Tháng Mười Hoa Cúc)

Tôi nhớ, buổi chiều ở thư viện, buổi chiều hội luận về thơ, văn, về sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở hải ngoại với những dãy ghế chật kín người. Những sinh hoạt như thế không có nhiều ở thành phố này. Khởi đầu là giới thiệu tác giả tác phẩm, rồi những chia sẻ kinh nghiệm viết văn, những trao đổi ý kiến, những tranh luận, đôi lúc khá sôi nổi... Cho đến một lúc, người ta nghe giọng đọc thơ dịu dàng của Trần Mộng Tú cất lên, và rồi tất cả bỗng dưng lắng xuống. Và không gian, thời gian như đọng lại. “Chiều Văn Chương Việt Nam” bắt đầu từ đó.
Tôi cũng nhớ, không khí lúc ấy yên lặng quá. Không còn thứ tiếng động nào khác ngoài “tiếng thơ” ấy. Mọi người đã tạm ngưng những câu chuyện, chăm chú lắng nghe thơ. Tôi cũng chăm chú lắng nghe thơ. Thơ nói về những ngọn nến, về những ngọn lửa nhỏ được thắp lên đâu đó trong tình yêu, trong cuộc sống. Chỉ là những ngọn nến, chỉ là những ngọn lửa nhỏ thôi, nhưng cũng đủ tỏa ra chút ánh sáng, tỏa ra chút hơi ấm của tình người, và cuộc sống nhờ vậy vẫn còn đáng yêu, đáng sống. Ngọn lửa nhỏ đã cháy lên, những câu thơ đã cháy lên. Mọi người dường như đã quên hết mọi chuyện, quên cả buổi chiều đang trôi qua chầm chậm bên ngoài... Chỉ còn lại thơ và thơ. Thật kỳ lạ, thơ như đem lại cảm giác ấm áp và dễ chịu, như đem mọi người lại gần với nhau, trong một không gian rất “thơ”.
Trần Mộng Tú, chị đã lấy “miếng thơ” nào “giấu ở trong túi áo” ra, và bẻ ra, chia cho mỗi người một mẩu. Bằng những mẩu thơ ấy, và bằng giọng đọc thong thả, dịu dàng ấy, chị cũng đã thắp lên ngọn nến lung linh cho buổi “chiều văn chương” của người Việt.
Những ngọn nến ở trong thơ sau cùng đã được thắp lên và tỏa sáng. Những ngọn nến mang đến tin vui.
      Tôi thắp lòng tôi bông hoa nến
      gửi người một đóa tháng Giêng xuân.

LH

* Thơ trong bài trích từ các thi tập “Ngọn nến muộn màng” (Thư Hương xuất bản, 2005) và “Thơ tuyển bốn mươi năm” (Tác giả xuất bản, 2009) của Trần Mộng Tú.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Dec 22, 2016 3:24 pm

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Image001

Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận


Trần Mộng Tú
Chủ Nhật, ngày 18 tháng 12 năm 2016

Chàng nhìn theo cái lưng của người bạn trẻ khi cánh cửa buồng khép lại. Chàng rơi vào một sự im lặng hoàn toàn. Khép nhẹ cặp mắt nghe râm ran thân thể, những  lóng xương như đang rên rỉ quanh mình.

Hãy gõ cửa, đêm nay ta trở lại
Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không?

Cánh cửa không nhớ chàng nhưng chàng nhớ cánh cửa. Hôm nay bỗng dưng cả ngôi nhà thân yêu trên quê cũ hiện về trong trí nhớ chàng. Nơi chàng sống đời trai trẻ cùng với những đứa con bé bỏng. Nơi chàng đêm đêm trở về rón rén lên từng bậc cầu thang, nghe tiếng con thở, ngửi được cả mùi thân quen của chúng bay ra.

Vòng trở lại là chiếc cầu thang gỗ
Ta vẫn thường rón rén tối về khuya
Ở trên gác, nơi các con ta ngủ
Mấy chục năm rồi, mùi chúng vẫn đâu đây

Căn nhà mà nhắm mắt lại chàng cũng nhớ chỗ nào là kệ sách, chỗ nào để cái ghế, kê cái bàn viết, mà đêm đêm chàng hay thức dậy viết lăng nhăng. Rồi căn bếp, bể nước mưa, cái máng nước, cây trứng cá và những mảng đêm. Chao ôi cái đêm cuối cùng đó, chàng nhớ, mình nằm ngó lên trần nhà nước mắt rưng rưng, nghĩ tới việc bỏ đi:

Đêm còn tối trên tàn cây trứng cá
Ta phải đi, buổi sáng sắp lên
Căn nhà cũ sẽ bỗng đầy người lạ
Đường sá xác xơ, thành phố cũng thay tên.

Chàng bây giờ nằm đây, ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn chút nắng yếu ớt bên ngoài. Cô đơn hoàn toàn phủ chụp lấy chàng. Trong nỗi cô đơn này chàng có sự tự do để đầu óc mình tưởng tượng, mình trở về quá khứ, về con phố ngoài kia.

Hãy tưởng tượng lại đi trên đường cũ
Những lề đường đá lát lá me non
Thời trốn học lang thang trên vỉa phố
Sách trong tay, mộng ước chất đầy hồn

Chàng bỗng nhớ tới tất cả những người thân yêu đã đi qua đời chàng, những đứa con, những người tình, những người bạn. Họ bỏ chàng đi đâu hết rồi. Chàng tự trách mình :“ Ta phụ người hay người đã phụ ta”

Hãy tưởng tượng buổi chiều ra ngồi quán
Bạn cũ tới đầy, đủ mặt cố tri
Dăm ba đứa biệt tăm trong thời loạn
Đã trở về cùng khật khưỡng vài ly

Rồi chàng thầm thì ao ước:

Và tưởng tượng vừa tan cơn mộng dữ
Bạn bè xưa, người tình cũ về đây
Căn gác nhỏ của một thời sách vở
Vẫn còn nguyên, cơn ác mộng xa bay.

Người đàn ông đang trong cơn vật vã với tử sinh, tác giả của những câu thơ nhẹ nhàng tràn ngập cảm xúc đó, chính là Bùi Bảo Trúc.

Bùi Bảo Trúc, một đời người với chữ nghĩa. Ở nơi nào anh tới, có truyền thanh, truyền hình, báo chí là có anh cộng tác. Những bài viết của anh được độc giả ưa chuộng tìm đọc nhiều nhất dưới tựa đề “Thư gửi Bạn Ta”. Anh viết rất sâu sắc, thông thái, chua chát với đời sống, cười cợt với con người, mắng mỏ kẻ ác, chế diễu Cộng Sản trong suốt bao nhiêu thập niên tung hoành trên báo giấy rồi đến những trang mạng. Chưa có ai viết như anh. Chưa có ai mỗi khi viết, gửi vào bài viết những lầu thông kim cổ như anh. Văn Học Tây Phương, Đông Phương anh thu thập và nhớ rất nhiều. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể mang ra chứng minh trong những bài viết của mình. Độc giả thích thú theo dõi những bài anh viết.

Nhà văn Mai Thảo thủa còn sinh tiền, mỗi khi mở tờ báo ra, tìm bài của Bùi Bảo Trúc đọc trước tiên.

Bùi Bảo Trúc có một đời sống nhiều thay đổi, anh như ngựa chạy đường trường, không dừng vó lâu được. Cũng có thể anh là một con ngựa chướng, cần một “Nài” giỏi mà anh chưa may mắn gặp, nên cuối đời của anh không được vui.

Chúng ta đọc Thơ anh, đọc những bài viết cho “Thư Gửi Bạn Ta”, chúng ta dễ dàng nhận ra lòng thù ghét Cộng Sản của anh, nhận ra tình yêu quê hương, yêu đất nước Việt Nam của anh. Anh gửi tình yêu đó vào những câu thơ trong bài

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Image003

Hôm nay người đàn ông tài hoa và lận đận đó đã từ giã quá khứ của mình, từ giã những bài Thơ, những bài tạp ghi để đi về một chốn xa xôi nào đó, nhưng anh vẫn chưa về lại được cố hương một lần như lòng anh mong mỏi.

tmt
12/17/2016
(Tất cả Thơ trong bài của BBT)

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri Mar 16, 2018 1:20 pm

 
Niềm Vui Năm Mới
Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Fdsgfdgdfg
Con bà là người của một đất khác tới đánh nhau với chúng tôi.
Nhưng khi anh ấy chết trên đất này anh ấy là con của chúng tôi.

Thật ra cái niềm vui này bắt đầu từ cuối tháng 10 năm ngoái. Nó giống như một hạt giống được gieo xuống mặt đất lúc còn mùa thu, chờ mùa xuân đến sẽ nẩy mầm.

Giống như một người nhà nông, chăm chăm hướng về cánh đồng, tôi mở cả ngũ quan ra chờ cái mầm xanh bé tí chui lên khỏi mặt đất trong dịp xuân về. Mặt đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Cỏ sẽ xanh, hoa sẽ mọc, những người hy sinh mạng mình cho đất nước sẽ lại được mồ yên, mả đẹp như xưa.

Tháng 10 năm ngoái (10/2017) Hội VAF (Vietnamese American Foundation - Hội Người Mỹ gốc Việt) đã vận động được chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận với chính phủ Việt Nam cho chính thức trùng tu lại nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Bản tin trong báo Người Việt viết:
“Sau nhiều năm vận động chính giới và chính phủ Hoa Kỳ can thiệp về vấn đề trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, với kết quả được 19 dân biểu Hạ Viện đồng thuận gửi văn thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ủng hộ Vietnamese American Foundation (VAF).”

Như tất cả những người Việt Nam Cộng Hòa bỏ nước chạy Cộng Sản ngày 30/4, thất tán mười phương. Ai ai cũng vừa chạy vừa quay đầu nhìn lại. Chúng ta nhìn thành phố, nhìn khu xóm, nhìn ngôi nhà thân yêu, đang bốc cháy hay đang bị người khác chiếm đoạt. Rất nhiều người trong chúng ta còn ngoái đầu nhìn lại những nấm mồ. Những nghĩa trang chôn cất người thân yêu rồi đây sẽ bị tàn phá theo thời gian, sẽ thành những nấm mồ vô chủ. Đau đớn nhất là những nấm mồ tử sĩ. Vì chúng ta biết ngay cả những người lính quốc gia đã chết rồi, họ vẫn bị coi là kẻ thù truyền kiếp của Cộng Sản.
 
Điều đó không sai, cả mấy chục năm sau, mỗi khi nhắc đến những người Cộng Hòa còn sống sót thì họ gọi là “Ngụy” và những người trong quân ngũ thì gọi là “Lính Ngụy”.

Những ngôi mộ lính ngụy vẫn không được phép chính thức săn sóc, trùng tu.
Nhà nước Cộng Sản mở cửa ra đón người Việt hải ngoại về, nhưng vẫn làm khó khăn cho những người về viếng và trùng tu mộ tử sĩ.

Chiến tranh là một cái gì xấu xí và vô nhân. Nhưng khi đã tàn cuộc chiến rồi mới nhìn rõ được cái “tâm” con người đối xử với nhau như thế nào. Cái tâm của người thắng đối với kẻ thua.

Trong một lần chúng tôi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, người hướng dẫn đưa đi qua một nghĩa trang và kể cho nghe về một câu chuyện lịch sử chiến tranh:

Trong nghĩa trang Lone Pine Cemetery ở Gallipoli thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), một nước theo đạo Hồi, nghĩa trang được lập ra để chôn chung những lính liên quân Úc, Anh, Tân Tây Lan đã đánh nhau với quân Thổ trong Đệ I Thế Chiến và đã tử trận tại đây, nghĩa trang này đã chôn cả ngàn quân vừa liên quân vừa Thổ quân. Vị Tổng Thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ (từng là Tướng chỉ huy những trận đánh) Mustafa Kemal Ataturk người đã có cái “tâm” gửi một thông điệp cho tất cả những quân nhân hy sinh trên đất Thổ trong cuộc chiến giữa Thổ và liên quân Úc, Anh, Tân Tây Lan. Đối với ông mỗi người lính ra trận ở bất cứ phía bên nào cũng là một người anh hùng.

Those heroes that shed their blood and lost their lives….. You are now lying in the soil of a friendly country. Therefore rest in peace. There is no difference between the Johnnies and the Mehmets to us where they lie side by side in this country of ours. You, the mothers, who sent their sons from far away countries, wipe away your tears. Your sons are now lying in our bosom and are in peace . After having lost their lives on this land, they have become our sons as well.

(Johnnies: liên quân: Anh, Úc, Tân Tây Lan
Mehmets: lính Thổ Nhĩ Kỳ. )
 
Những người anh hùng đó
Máu chàng đã chẩy xuống
Xin hãy nằm xuống đây
Mảnh đất thân thiện này

Xin hãy nằm cạnh nhau
Đừng đi đâu về đâu

Dù chàng là ai nữa
Lính của phía bên nào
Chàng là lính Liên Quân
Hay một người lính Thổ
Chàng đã nằm xuống đây
Đã nằm trong đất này
Mặt đất đầy thân thiện
Đừng đi đâu về đâu

Những người mẹ xa xôi
Xin lau dòng lệ chẩy
Con bà đã tới đây
Con bà đã nằm xuống
Thân trong ngực đất này

Đất đã mở vòng tay
Ôm con vào lòng đất
Mặt đất thân thiện này
Con bà sau khi mất
đã thành con chúng tôi.
(tmt dịch)

Ôi “cái tâm” của vị Tướng này đẹp đến thế nào mới thốt ra những lời vàng ngọc như thế. Cho đến bây giờ bất cứ ai được đọc hay nghe những lời này  cũng nao nao trong lòng khó cầm được nước mắt.
Ở trên đất nước Việt Nam. Người miền Nam người miền Bắc đánh nhau, cùng chết, nhưng không bao giờ được chôn cùng nhau. Những ngôi mộ của anh hùng miền Nam thì điêu tàn hoang phế và những người lính Việt Nam Cộng Hòa còn sống hay đã chết đều được gọi là “Lính Ngụy”.

Mùa Xuân đang tới, với những lời hứa hẹn tốt đẹp giữa hội VAF và những quan chức trong nước, với sự trợ giúp của chính phủ Hoa Kỳ, chúng ta hy vọng nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa được chính thức trùng tu trong một ngày rất gần. Những anh hùng tử sĩ này đáng được tôn trọng vì họ đã đổ máu và hy sinh mạng sống cho chính đất nước mình.

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng những nấm mộ trắng toát, hàng tiếp hàng, những mảng cỏ xanh non, những bụi hoa nho nhỏ và mùi khói nhang bay thơm ngát lẫn trong gió xuân.

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Fdsgfdgdfg
HÌNH - Sông Thạch Hãn-Quảng Trị

Đêm qua tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Tôi nằm mơ thấy mình đi bộ bên một dòng sông vào sáng Mồng Một Tết, tôi đã dừng lại trước một tấm bia Tưởng Niệm dựng giữa khu đẹp nhất của bờ sông đó, đọc được:
“Nước trong sông Thạch Hãn này đã một thời hòa chung dòng máu của những anh hùng Nam Bắc.”

Ôi, đất nước Việt thân yêu của tôi, những dòng sông lịch sử của tôi!
Ôi, những anh hùng tử sĩ của cả hai miền Nam Bắc đã hy sinh cho đất nước này.
­­­
tmt
Xuân Mậu Tuất-2018

(*) Dù không được chính thức cho phép, nhưng với sự cố gắng của hội VAF trong số 16,000 mộ quân nhân chôn cất ở NTQĐ Biên Hòa, hội và một số tư nhân đã trùng tu được gần 6000 ngôi mộ trong thời gian hơn 2 năm (Tháng 5/2014 tới tháng 12/2016).
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeMon Jun 11, 2018 9:10 am

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 112

Dòng Sông Không Trở Lại

Trần Mộng Tú

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Mùa hè với nắng và gió, con thuyền và dòng sông, tình yêu và thơ mộng.

Có dòng sông nào con nước quay lại bao giờ. Giống như tình yêu đã bỏ đi làm sao mà trở lại.

Em đã thả tình yêu ra sông trôi theo sóng làm sao vớt lại.

Chàng đã đi và không quay trở lại. Tình yêu đã đi, dù con tim còn réo gọi. Dù anh còn yêu em, nhưng anh không trở lại. Nước êm ả trôi hay xoáy cuồng nộ cũng đã lôi anh đi. Anh không trở lại, không trở lại.

Tiếng hát cất lên từ dòng sông khi chiếc mảng tre lững lờ trôi.

Thiên thu vĩnh biệt.

Em lắng nghe đi em
em sẽ nghe  sông gọi
tiếng gọi của dòng sông,
dòng sông không trở lại
đôi khi nó êm ả
đôi khi nó tự do
thả đời sông hoang dã

Tình yêu, kẻ du hành
trên sông không trở lại
cuốn bay đi vĩnh viễn
mất vào cơn bão biển

Tiếng kêu vang đau thương
Tiếng kêu vang đau thương

Anh nghe dòng sông gọi
không, không trở lại,
nơi nước đang khuấy động
tiếng kêu vang đau thương

Anh nghe người yêu gọi:
“Đến với em, với em
đừng quay, đừng quay về”

Anh đánh mất tình yêu
trên sông đầy sóng gió
trái tim anh réo gọi
réo gọi suốt một đời
mất, vĩnh viễn theo sông
không bao giờ trở lại

Tiếng kêu vang đau thương
Tiếng kêu vang đau thương

Chàng không trở lại nữa,
không, không trở lại,
đã ngàn trùng vĩnh biệt
đã ngàn trùng thiên thu.


River of No Return

If you listen you can hear it call...
There is a river called the river of no return
Sometimes it's peaceful and sometimes wild and free!
Love is a traveler on the river of no return
Swept on forever to be lost in the stormy sea
wail-a-ree
Wail-a-ree I can hear the river call (no return, no return)
Where the roaring waters fall Wail-a-ree
I can hear my lover call "Come to me" (no return, no return)
I lost my love on the river and forever my heart will yearn
Gone, gone forever down the river of no return
Wail-a-ree, Wail-a-ree, Wail-a-ree
He'll never return to me! (no return, no return, no return)
Never.

SONGWRITERS
LIONEL NEWMAN, KEN DARBY

tmt (dịch)

(*) Wail-r-ree (Wail: To make a long high-pitched cry as in gift, sorrow or fear).

https://www.youtube.com/watch?v=QCbECNhSPII

https://www.youtube.com/watch?v=dLzeHkEQe9g
Bài hát trong Phim “River of No Return” Marilyn Monroe hát.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSun Apr 26, 2020 4:46 pm

.

Bài Thơ Viết Ở Pendleton
- Trần Mộng Tú


Viết tặng những người ngày đầu đến trại

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Picture1
Hai đoạn trong bản dịch Anh ngữ của bài thơ này
đã đượckhắc trên đá hoa cương dựng tại
trung tâm thương mại Á Châu - Seattle.


Khi tôi đi một mặt trời vừa rụng
Một kinh thành vừa sụp đổ sau lưng

Một quê hương vừa thở nhịp cuối cùng
Một dân tộc vừa ly khai dân tộc

Khi tôi đến mặt trăng xanh vừa mọc
Từng đoàn người già trẻ níu ôm nhau
Ai gọi tên ai tiếng nấc nghẹn ngào
Lều vừa dựng đứng chờ hồn thất lạc

Khi tôi đi một cuộc tình vừa rạn
Những đóa tường vi gục khóc trong bình
Nụ hôn đau trao vội vã người tình
Gói trong áo một cành hoa nước mắt

Khi tôi đến... Ôi! một tôi đổi khác
Áo xiêm người nghe lạ tủi trên thân
Chăn chiếu người đắp mãi vẫn lạnh căm
Ly nước ngọt trên môi nghe muối mặn

Khi tôi đi cả dòng sông đứng lặng
Những vai cầu khuỵu xuống buổi tiễn đưa
Nón bài thơ thả trên dòng nghinh lũ
Sóng tang thương nức nở mấy cho vừa.

Tháng Tư/1975


Bài thơ này được một người bạn, Nguyễn Đức Quý, dịch sang tiếng Anh nhân dịp triển lãm kỷ niệm 20 năm di tản tại Viện Bảo Tàng Á Châu Wing Luke, Seattle - Washington.

Hai đoạn 3 và 4 của bản dịch đã được trích ra, khắc trên đá hoa cương gắn lên tường một nhà sách của người Nhật tại trung tâm thương mại Á Châu - Seattle.



VIẾT TIẾP SAU 20 NĂM

Hai mươi năm sau mở trang thơ cũ
Giấy ố vàng... vẫn chẩy một dòng sông
Tôi úp mặt vào thơ tìm tiếng sóng
Hồn cỏ lau. Ôi ! bãi nhớ mênh mông

4/1995


VIẾT TIẾP SAU 45 NĂM

Bốn mươi lăm năm nhìn bàn tay mở
Thời gian trôi vớt được giọt nào không
Dòng sông nào chẩy hoài trong ký ức
Cửu Long ơi sao sóng cạn giữa lòng.

4/2020
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeMon Jun 29, 2020 8:32 pm

.
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Image35
 
Làm Thơ Như Nói Với Một Người
- Đỗ Quý Toàn


Lúc sinh tiền nhà thơ Xuân Diệu có lần tự giới thiệu: ”Đặc sản của tôi là thơ tình” nhưng ông cũng làm thơ về nhiều đề tài khác, mà trong đó ông không bầy tỏ các rung động hay niềm hưng phấn bình thường của thơ tình.

Có một tác giả chỉ làm thơ về tình yêu, đó là Trần Mộng Tú. Đọc Trần Mộng Tú người ta thấy bài thơ nào cũng như để nói riêng với một người nào đó. Thơ kể chuyện tình yêu, nói với người yêu, nói về một người yêu. Một chiếc lá, mọt tách trà, một tảng đá, một ly nước lạnh, viên sỏi, những cánh tuyết tung bay như bướm động mùa, hay những cơn sóng cuộn vào nhau ngoài biển, đều thúc dục nhà thơ nói chuyện với người yêu, kể chuyện tình yêu. Buổi chiều làm cơm ở Issaquah, Trần Mộng Tú nhìn đến lá hành, sợi miến, chén nước mắm, con cá rán, đều gợi đến hình ảnh của một người yêu. Ngôn ngữ của chúng ta giầu có thêm với “núi tình tứ” “gió mềm như tóc thời con gái” “mùa xuân đứng thách hôn” - mùa xuân tới trạm ngõ, hay “ngực rám hồng hương Sunkist thơm căng,” v.v… Nếu thi sĩ không viết về tình yêu thì chúng ta không có những ngôn ngữ đó.
       
Nhiều người may mắn đọc thơ cảm thấy như bài thơ nói với chính mình.Tôi gặp nhà văn đã đọc thơ Trần Mộng Tú, hỏi cảm tưởng của ông như thế nào. Ông nói “Ngay cả khi tôi không quen Trần Mộng Tú, đọc thơ tôi vẫn cảm tưởng như nó (bài thơ) đang nói với chính tôi, như tôi đang được nghe một người yêu nói với mình.” Đọc một bài thơ như vậy, cả người đọc và người làm thơ đều may mắn. Chắc hẳn có nhiều người đọc thơ Trần Mộng Tú cũng chia xẻ cái cảm tưởng đó.
       
Ở Praha, nhà thơ Trần Hồng Hà có lần hỏi “Anh biết chị Trần Mộng Tú không? Năm nay chị ấy bao nhiêu tuổi?” Tôi không biết, chỉ có thể cho nhà thơ đọc một bài văn, lá thư Trần Mộng Tú viết cho con gái đã lớn, đăng trên tạp chí Văn Học, “Bao giờ chú qua Mỹ chơi, anh sẽ nói chị Tú giới thiệu cho cô con gái của chị ấy”. Nhắc lại chuyện này để nhớ thương Trần Hồng Hà mà tôi không bao giờ gặp lại nữa.
     
Nhưng khi làm thơ, các thi sĩ có thật sự nghĩ đến riêng một người (may mắn hay không may mắn) nào đó chăng? Chắc chúng ta phải phỏng vấn nhà thơ, không phải việc làm thơ nói chung, nhưng về một bài thơ cụ thể nào đó. Cái ông ở New York là nhân vật nào vậy? Chắc thi sĩ sẽ không tiết lộ nguồn cảm hứng của mình, cũng như nhà báo bảo vệ nguồn tin.
  
Nhưng chúng ta có nhất thiết phải phỏng vấn nhà thơ. Và liệu nhà thơ có biết sự thật về chính thơ của mình hay không? Thật sự có riêng một người cụ thể, riêng biệt nào để thi sĩ nói đến không? Hay chính thi sĩ đã tạo ra hình ảnh một người, bằng cả thế giới và đời sống đã đi qua chính mình?

Chúng ta cứ tưởng các thi sĩ làm thơ chỉ vì có “người đi qua đời tôi.” Nhưng thật sự thi sĩ cần phải đón nhận cả thế giới, cả cuộc đời, ”người đi qua đời tôi” rồi mới tạo ra thơ. Hỏi thi sĩ ”Cái ông được dẫn ra bờ hồ xem vịt tên gì? thì nhà thơ có thể trả lời ngay không sợ lầm lẫn, ”Đó là cuộc đời, là sự sống tập khởi thành hình. Đó là mặt hồ, là gợn sóng, là núi, là sương mù, tất cả thu lại trong hình ảnh một người.
 
Trong một cuộc nói chuyện với Eckermann nhà thơ J.F.von Goethe bảo: “Tôi chưa từng nói một điều nào mà chính tôi chưa sống qua, mà nó không thôi thúc tôi phải nói ra. Tôi chỉ là thơ tình yêu vì tôi đã yêu…” Đồng ý rằng khó làm được thơ tình nếu người ta chưa yêu, nhung điều đó không có nghĩa là khi làm bài thơ tình này thì thi sĩ phải trải qua kinh nghiệm tình yêu đúng như bài thơ kể. Hỏi đích danh thì chưa hiểu người làm thơ.
  
Vả chăng không ai muốn hỏi những câu hỏi vô duyên,như Hồng Y Ippolito d’Ester hồi thế kỷ 16. Khi nhà thơ Lodovico Ariosto kính cẩn đề tặng Đức Ngài tập thơ “Tình Điên của Orlando” (Orlando Furioso), chủ nhân chỉ hỏi viên thư ký của mình một câu: “Con tìm đâu ra mà lắm chuyện đến như vậy?” Ariosto không thể báo cáo tất cả các cuộc phiêu lưu của Orlando mà ông kể, chính ông đã trải qua. Nói vậy chắc là nói dối. Nhưng ông cũng không thể thú nhận tất cả chỉ là chuyện bịa đặt, lại nói dối nữa.
     
Một bài thơ Trần Mộng Tú tôi chắc ai cũng nhận ra là thơ tình:
     Thân thể em
     soi gương đã cũ
     trái đất ôm
     mấy chục vòng quay
 
     Sao
     vuốt ve anh
     mỗi ngày một mới
     có phải
     mỗi ngày
     anh đổi
     một bàn tay

Thi sĩ đang nói với một người, người thật, được mô tả là có cả tay chân, mỗi ngày một mới, có một người đúng như vậy hay không? Cái kinh nghiệm sống và yêu đương (chắc chắn đã trải qua, như Goethe nói,) đã xẩy ra nhiều lần, nếu không phải là mỗi ngày, kinh nghiệm đó nhà thơ có trải qua thật hay không? Nếu chúng ta đặt câu hỏi đó chắc thi sĩ sẽ không nói. Không nói chẳng phải vì nhà thơ không muốn, không biết hay trí nhớ không còn mẫn tiệp.
   
Mà thật sự là vì, Thơ, không nên hỏi về thơ những câu như thế. Có thể hỏi thi sĩ những câu lẩm cẩm như vậy để nói chuyện khác, như bạn thân đùa nhau cho vui. Nhưng nghiêm mặt, hắng giọng, hỏi một câu như vậy về Thơ, thì không thể nói chuyện về Thơ được. Nhất định không thể nói chuyện về Thơ với một người đặt câu hỏi đó được.
       
Bài Thơ hiện lên như vậy, nó ở ngoài tầm tay của thi sĩ. Đã nhiều người làm thơ nói “Tôi đâu có làm thơ, Thơ nó làm tôi” Nói như nói chuyện bị ma làm. Juan Ramón Jiménez kể “Yo no soy yo”.
 
Tôi không phải là tôi
Tôi là nó
Nó sáng tạo, lặng im
trong khi tôi nói

Giống như Pasternak viết “Trong nghệ thuật, con người im lặng, hình ảnh nói. “Nhưng có ai tạo ra hình ảnh, hay nó tự tạo ra? Cái nhân vật được gọi là Anh, (có phải mỗi ngày anh đổi một bàn tay)là sản phẩm do thi sĩ sáng tạo ra, nhờ thi sĩ mà ra đời. Chính cái cảm giác “mỗi ngày mới mẻ” trong bài thơ đã tạo nên nhân vật này. Chính vì người đọc đồng cảm được cái cảm giác đó mà sinh ra nhân vật này. Nếu thiếu những kinh nghiệm đó thì nhân vật không thành hình. Khi T.S.Eliot viết về tiếng nói Thơ như nói với một người nào đó, riêng một người nào đó, ông đã dùng óc phân loại văn chương của một thầy giáo dạy văn, chứ không phải qua kinh nghiệm sống của một nhà thơ. Mà ông cũng chủ trì rằng bài thơ nào ít nhất cũng có hai tiếng nói, nhà thơ thế nào cũng nói với chính mình, và chắc chắn cũng nói cho một người nào đó nghe.Phân tách chủ thể và đối tượng là một sự phân biệt giả tạm.
  Trong “Tố của Hoàng ơi hỡi nhớ thương!” Tố cũng là Hoàng. “Khi anh chết các em về đây nhé,” cá em cũng chỉ là một người thôi. Anh ơi, nàng hỡi, chính là mình. Ngôi thứ hai đại danh  từ có mặt, vì ngôi thứ nhất có mặt, vì bài thơ có mặt.Sao vuốt ve anh mỗi ngày một mới? Rung động mạnh nhất  bài thơ gợi ra và để lại trong lòng ta không phải là một người, Anh. Cũng chẳng phải bàn tay.Mà chính cái cảm giác của người đọc bài thơ. Cảm giác đó phải có sẵn trong ta, chờ bài thơ thể hiện ra.Gottfried Benn nói là: “Thơ trữ tình không có một đề tài nào khác, ngoài bản thân thi sĩ.” Ngoài bản thân người đọc, phải nói thêm.
 
Bài thơ hỏi sao cái vuốt ve mỗi ngày một mới, hay mỗi ngày anh đổi một bàn tay. Nhưng chỉ có thân thể thật sự đang đổi mới, đang hồi sinh. Mà thân thể con người có lúc nào không đang sống lại? Vì thân thể lúc nào cũng hồi sinh nên bàn tay thành mới mẻ. Chúng ta sống lại, mới mẻ từng giây phút một. Nhìn thân thể mình trong gương làm cho thân thể mình mới lại, nhìn và khám phá. Trái đất xoay quanh như một chuyển động tạo nên thân thể mới. Nhưng đâu cần soi gương mới thấy mình mới mẻ. Mỗi phút giây có thể thấy chính thân mình mới mẻ, khi ta đang sống thật sự trong xác thân mình, để hồn và xác trở thành một đầy ngập và trống không
   
Sao vuốt ve anh mỗi ngày một mới. Nhân vật Anh này không nhất thiết có tên, tuổi, và địa chỉ. Cảm giác mới, sự sống mới, mỗi ngày đều mới là “nhân vật” chính trong bài thơ. Sự sống luôn luôn là mới mẻ, nếu như chúng ta trong mỗi giây phút đều đặt hết mình trong sự sống.
Điều đó nghĩa là như thế nào? Thật khó giải nghĩa như nhà giáo dạy văn. Những giây phút sống hết mình, ở đó, vào lúc đó, giống như kinh nghiệm người ngưng thở. Nhắm mắt, nín thở trong một phút, sẽ thấy cả con người mình đòi sống mãnh liệt, sống đầy đủ từ đầu tới chân, tâm cảm và thân cảm thấy là một. Nhìn một bông hoa nở, nghe tiếng chim gõ trên mái nhà bằng gỗ, hay gần gũi một người mình yêu, đều có thể tạo ra cho chúng ta sống hết mình như thế. Bài thơ sẽ tự nó sinh ra khi chúng ta mở cửa,để sự sống thể hiện, hết mình, như thế đấy. Nó tới đây, từ đầu, trong trẻo, khoác bộ áo hồn nhiên (Vino,primero,pura,vestido de innocencia-Jiménez)
   
Những tiếng Anh và Em sau cùng trong bài thơ cũng chỉ là ngôn ngữ. Ngôn ngữ có linh hồn nhờ chúng ta đã sống, trước hay sau khi làm bài thơ, thi sĩ có thể nhớ tới một nhân vật. Nhưng chính bài thơ không nói chuyện nhân vật đó. Nó hiện lên từ một giây phút sống tận cùng nỗi sống, và nó phải tạo ra cho người đọc thơ một giây phút bàng hoàng, muốn sống hết kiếp người trong khoảnh khắc. Bài thơ đến, khoắc bộ áo hồn nhiên, chúng ta bước vào đó với tấm lòng nguyên mới.

Có ba thứ tiếng nói trong thơ như Eliot phân biệt hay chăng? Tôi sợ chỉ có một. Đọc thơ, chúng ta buông trôi vào trong cái một, trong cơn sóng về thân xác hồi sinh, vino, pura, vestido de innocencia.
                                                                           

Tháng Năm 1996


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Image001

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeFri Jul 03, 2020 12:36 pm

.

https://www.youtube.com/watch?v=lmdK4Gx3SmY&feature=youtu.be

IM LẶNG thơ Trần Mộng Tú
- Buổi sáng tiễn Trần Mộng Chi 2020

Silence -  Translated by Nguyen Hung Vu
(A Morning Farewell to Trần Mộng Chi)
3/20/2020



Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại 9k=

Chiếc Áo Của Ai

- Trần Mộng Tú

(Ngày soạn quần áo của Chi mang cho)


Em mất một trăm ngày
Hương còn đầm khăn áo
Chị tung áo khắp nhà
Nỗi buồn không tiếng động

Nhớ em mặc áo này
Nhớ em quàng khăn ấy
Tiếng cười còn vướng lại
Giữa hai đầu chéo khăn

Cầm lên lại bỏ xuống
Chiếc áo mầu tím than
Mầu tím như nốt nhạc
Rơi xuống buổi chiều vàng

Em đã nằm im lặng
Trong chiếc bình lặng im
Chị khua mặt hồ động
Nước không còn bóng chim

Chị không “đập cổ kính
Cất tàn y” xưa sau
Hương em trong ngực chị
Đọng tím một nỗi sầu

Lưỡng lự rồi cũng chọn
Một chiếc áo cất đi
Xếp cùng khăn áo chị
Như thủa bé nằm kề

Một trăm ngày rồi đấy
Rồi một năm, hai năm
Chị già thêm, chị lẫn
Ngu ngơ giữa áo khăn

Áo em và áo chị
Ký ức thời gian phai
Một ngày tay sẽ hỏi
Ồ, chiếc áo của ai?

tmt
Ngày 23/6/2020


.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeSat Jul 11, 2020 2:32 pm

.
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Images?q=tbn%3AANd9GcSVV6gbDtjOCmKxrMyMOVtb4QSr9N0y_oaixA&usqp=CAU
 
Trần Mộng Tú: Giả và Thật

Tâm trạng của một người sống trong thế giới tin giả


Sáng nay soi gương thấy mình bỗng giả
Mắt mũi tóc da khác hẳn ngày thường
Nhìn mãi không ra một khuôn mặt lạ
Có phải chính mình đang đứng trước gương
Da mình đang vàng bỗng ai tẩy trắng
Tự nhiên vươn vai cao lớn khác thường
Đang ở miền Đông ai lôi sang Bắc
Súng, gậy biểu tình như một người điên
Bạn hữu đang thân bỗng chia hai hướng
Mỗi người trên lưng cõng một hình nhân
Trên mỗi hình nhân một chiếc mặt nạ
Không biết họ thay đã bao nhiêu lần

Mình đang thật hay chính mình đã giả
Thế giới loài người có thật hay không
Chúa Phật một hôm rủ nhau lánh mặt
Để cả nhân gian còn một lũ khùng.

tmt
Jul.8/2020
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeWed Oct 14, 2020 1:22 pm

.

Phạm Xuân Đài: Trần Mộng Tú Và Mùa Thu


Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại GettyImages-459396094
Hình minh hoạ, Buddhika Weerasinghe/Getty Images

Một năm có bốn mùa, nhưng có hai mùa thu hút sự chú ý của văn nhân thi sĩ nhất, là mùa Xuân và mùa Thu.

Mùa Xuân là mùa hồi sinh của vạn vật sau mùa đông mưa gió, rét mướt, mùa của tàn lụi. Mùa Xuân mang lại sức sống mới, với khí hậu ấm áp dần lên, cây cối nảy lộc non, bầu trời trong xanh không còn mưa gió phũ phàng. Chữ Xuân tượng trưng cho sự tươi đẹp, sự trẻ trung, những từ ngữ như Hoa Xuân, Gái Xuân… tự nó như hứa hẹn một quãng đường đầy tích cực của cuộc sống trong mùa Hè tưng bừng sẽ đến.
Sau mùa Hè là mùa Thu với một tiết tấu êm dịu cho khắp vũ trụ quanh ta. Khí hậu đang nóng bức bỗng trở nên mát mẻ. Mùa màng, thảo mộc từ các hoa lá tươi thắm của mùa Xuân, kết quả trong mùa Hè đã vừa chín trong mùa Thu. Lá cây xanh tươi đóng vai trò nuôi nấng từ hoa đến quả qua hai mùa Xuân Hè, bây giờ đã hết nhiệm vụ, bắt đầu trở mình báo hiệu một nhiệm kỳ sắp chấm dứt. Con người trong mùa Thu có cái tâm lý mãn nguyện được thu hoạch mùa màng mình đã chuẩn bị từ mùa Xuân, chăm bón suốt mùa Hè và biết là mình có quyền được thư thái nghỉ ngơi sau những tháng bận bịu mệt nhọc.
Trong trạng thái chung đó từ thiên nhiên đến con người, Thu đã trở nên một mùa có cái đẹp u nhã  êm đềm tác động sâu xa đến tâm hồn người. Văn thơ sáng tác trong mùa Thu rất phong phú và thâm trầm từ Đông sang Tây, từ thời xưa cho đến thời nay, trong đó thi sĩ Việt Nam đóng góp không phải là ít.

Thời đương đại, tại hải ngoại, thi sĩ Trần Mộng Tú đã viết khá nhiều thơ về mùa Thu. Nhân mùa thu năm 2020 đang tới chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc Diễn Đàn Thế Kỷ một số bài mà chúng tôi đang có.
Tác giả Trần Mộng Tú từ nhiều năm nay cư ngụ tại Seattle, thuộc thiểu bang Washington nằm trên góc Tây Bắc thuộc “vùng lạnh” của nước Mỹ. Đó là một địa phương thuộc hạng thơ mộng nhất của Hoa Kỳ, thảo mộc đa dạng, có đồng bằng, núi non, ao hồ và biển cả. Và khi mùa Thu về:

Em đi dưới bầu trời tháng mười 
ngửa mặt, hàng phong chấp chới đỏ 
như những cây đuốc thắp trong mưa 
mùa thu về nhuộm hồng con phố 

Những chiếc lá bay trong không gian 
pha vào mưa sắc vàng sắc đỏ 
từng mảng mầu rơi xuống hai vai 
mùa thu về gọi ai mở cửa 
(Mùa Thu và Tháng Mười)

Đó là mùa Thu của lá cây. Lá cây là tín hiệu sớm nhất và gây cảm xúc rõ rệt nhất cho con người khi mùa thu về. Lá đang “nhuộm hồng con phố”, nhưng lá còn táo bạo hơn khi “gọi ai mở cửa” để đón mùa thu về.
Vâng, lá đổi màu nhắc người ta mở cửa đón mùa thu về, nhưng cũng cùng lúc đón những cảm xúc thầm kín trỗi lên từ thẳm sâu tâm hồn mình

hai bàn chân thức dậy 
thì thầm trong chăn 
mùa thu tới 

sáng nay mưa  
mặt trời rũ những sợi tóc lấp lánh 
rơi trên vai núi 

người đàn bà trước gương 
nhặt được vết chân chim 
mùa thu trên đuôi mắt. 
(Đoản khúc thu)

Mùa thu của thiên nhiên tương ứng mùa thu của đời người, vì thật ra người cũng là một thành phần của thiên nhiên. Tác giả đang kể một câu chuyện, bắt đầu với những câu rất thân mật

hai bàn chân thức dậy 
thì thầm trong chăn 
mùa thu tới 

Có lẽ chúng ta chưa từng nghe cách báo tin mùa tới như vậy. Có nhiều cách báo tin, tất cả bắt nguồn từ ngoại giới, từ thiên nhiên. Như Bích Khê:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông

Hay Trịnh Công Sơn:
Gió heo may đã về
Chiều tím loang vỉa hè

Nhưng cách báo của Trần Mộng Tú quả thật là cách đặc biệt nhất, kín đáo thân mật nhất, có lẽ ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm mà không ai nói ra được. Chao ôi, sau một đêm ngủ sao sáng nay hai bàn chân lại thấy lạnh dù suốt đêm vẫn được đắp chăn, thì ra đêm qua thời tiết đã trở lạnh hơn, chúng biết cái gì đang xảy ra, và “thì thầm trong chăn, mùa thu tới”. Chúng đã có kinh nghiệm, năm nào cũng như vậy. Chỉ có tác giả đã tinh tế nhận ra và viết ba câu thơ ngắn tuyệt hay để báo mùa đã về.

Lại thêm tâm tình của người đàn bà trước gương. Nếu cô gái của mùa Xuân tràn trề sức sống, thân hình và nhan sắc vừa nảy nở như một đóa hoa để chào đón ong bướm của yêu đương, thì người đàn bà của mùa thu đang soi gương và có thể cảm thấy ngậm ngùi “nhặt được vết chân chim  mùa thu trên đuôi mắt”. Tác giả trong tư cách một phụ nữ không giấu giếm sự tàn phai của mùa thu nơi mình, đã viết ra những câu thơ mà tôi cho là đẹp nhất về mùa thu. Mọi sự đã “chín” trong mùa Thu. Đủ loại lá cây đã báo hiệu sự tàn úa trong việc thay đổi màu, nhưng vô hình chung màu sắc biến đổi huy hoàng của chúng đã làm rực rỡ cả một không gian rộng lớn. Vết chân chim trên đuôi mắt thiếu phụ báo hiệu mùa thu của mình đang tới trong một tâm thế có thể vừa buồn buồn vừa hãnh diện là mình đã trải qua một mùa Xuân rồi một mùa Hè đầy đủ cho cuộc đời của mình. Cái nét chân chim này chính là cách chứng nhận sự chín mùi, cho biết là mùa thu của cuộc đời mình đã tới, như báo một thành tựu.

Chúng tôi xin tạm ngưng các nhận xét về thơ mùa thu của Trần Mộng Tú tại đây. Số bài thơ về đề tài này của Trần Mộng Tú khá nhiều, và cách tốt nhất để giới thiệu là đăng lại một số bài để độc giả thưởng thức.

Xin mời…
Phạm Xuân Đài

*

Chớm Thu 

Những trái táo mầu đỏ cuối Hè 
còn sót lại trên cây 
em phải hái hết xuống vì Thu đang tới từng bước nhẹ 
những trái táo sẽ rơi 
như những chiếc đèn lồng 
lăn tròn trên thảm cỏ mùa Thu 

Em đã thấy chiều nay 
một cơn gió rung ngực những cây phong Nhật 
hình như em vừa vuốt được mùa Thu trên sợi tóc mình 
em cúi xuống 
một mảnh Thu rơi vào cả trong giầy 

Mùa Thu đến thật rồi 
Thản nhiên như một vũ nữ 
Thay đổi xiêm y theo ý mình 
Và kiêu vũ 
Trên một cái sân khấu không có đường chân trời. 

tmt 
Chớm Thu 2019 

* Tháng này, con đường nào ở Bellevue cũng là "Đường Thu" cả. Cứ lái xe ra đường là gặp Thu.
Xin gửi mấy đoạn thơ mùa Thu trong những bài khác nhau của Trần Mộng Tú, mời các bạn đọc.

Cây nâu cây đỏ cây vàng
cả ba cây đứng xếp hàng đón thu
tôi đi giữa đám sương mù
dang tay ôm cả tình Thu vào lòng.

Đêm qua Trời cầm nguyên bình rượu
Rót xuống không gian mời mùa Thu
Sáng nay gió vực vào hiên trước
Những lá phong say mặt đỏ lừ

Mùa Thu vừa rẽ vào trong ngõ
áo cúc vội khoe dẫy khuyết vàng
từng đàn ngỗng lạ theo nhau đến
bên hồ đập cánh gọi vang vang

Sáng nay em tô môi son đỏ
Chỉ tại hàng phong đã đổi màu
Thu đến hôn lên từng cuống lá
bao giờ mình mới lại... hôn nhau

tmt

 
Đoản Khúc Thu 


bàn tay của cây phong 
đã bắt đầu chạm 
trên thân thể mùa thu 

gió đang thuyết giảng về mùa thu 
những con ve bịt tai 
chỉ có hàng cây nghiêng ngả 

những viên sỏi già nua 
lắng nghe tiếng khóc trẻ thơ 
của con suối tái sinh 

hai bàn chân thức dậy 
thì thầm trong chăn 
mùa thu tới 

sáng nay mưa  
mặt trời rũ những sợi tóc lấp lánh 
rơi trên vai núi 

người đàn bà trước gương 
nhặt được vết chân chim 
mùa thu trên đuôi mắt. 

tmt 
tháng 9/6/2016

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitimeThu Feb 04, 2021 6:06 pm


.

Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại GettyImages-1230694288

Amanda Gorman trình bày trong lễ đăng quang
của Tổng Thống Joe Biden vào ngày 20 tháng 1, 2021.
Hình PATRICK SEMANSKY/POOL/AFP via Getty Images


Ngọn Đồi Ta Trèo - The Hill We Climb
- Amanda Gorman


(Bản dịch của Trần Mộng Tú từ bản Anh Ngữ)



Ngày đã bắt đầu rồi
Sao vẫn đầy bóng tối
Mất mát nào cưu mang
Đại dương nào ta lội

Từ bụng con quái thú
Ta bước đi can trường
Yên lặng ở quanh ta
Chẳng phải là êm ả

Trong tín điều đưa ra
Công bằng hay công lý
Chưa định phân rõ ràng
Thì bình minh đã đến

Ta đã có kết quả
Không biết bằng cách nào
Ta đã được chứng kiến
Một cường quốc còn nguyên
Dẫu chưa được hoàn thiện

Ta chính là hậu duệ
Của thời điểm xa xưa
Nơi đứa bé da đen
gày gò, sống với mẹ
một bà mẹ độc thân
đứa bé được đọc thơ
ngày đăng quang Tổng Thống
nó mơ làm Tổng Thống

Mặc dù rất xa vời
Những lịch lãm uyên nguyên
Không thể nào dựng được
Một đế chế hoàn toàn
Chúng ta chỉ ao ước
Một liên minh an hòa
Một chính quyền tôn trọng
Văn hóa và màu da

Chúng ta cùng ngước nhìn
Không vì ai bên cạnh
Mà hãy nhìn những gì
Sừng sững giữa chúng ta

San bằng hố chia rẽ
Kéo chia biệt ra xa
Đặt tương lai trên hết
Chỉ còn Ta với Ta

Hãy bỏ khẩu súng xuống
Để cánh tay nối dài
Không ai tổn thương cả
Mọi người đều an hòa

Để thế giới công nhận
một sự thật hiển nhiên
trong nước mắt trưởng thành
đớn đau ta hy vọng

Ta gắn liền với nhau
Không phải vì thất trận
Mà cho chính chia rẽ
Không có dịp nẩy mầm

Trong Kinh Thư đã nói
Chúng ta được nghỉ ngơi
Dưới dàn nho xanh tươi
Dưới cây vả an bình

Hãy sống cương vị mình
Không làm ai sợ hãi
Thanh kiếm không mang lại
Vinh quang bằng nhịp cầu

Ngọn đồi ta trèo lên
Khi là dân tộc Mỹ
Không bởi vì kế thừa
Mà chúng ta bước vào

Cùng chung nhau hàn gắn
Cùng chung nhau chia sẻ
Chúng ta đã nhìn thấy
Quốc gia gần nát tan

Thay vì chia sẻ nhau
Lại đang tâm chia rẽ
Dân chủ bị trì hoãn
Nhưng không mất bao giờ

Hãy trông vào sự thật
Lịch sử đã chứng minh
Dân chủ đôi khi trễ
Nhưng không mất bao giờ

Đã đến thời cứu độ
Phút kinh hoàng đã qua
Sức mạnh và lòng dân
Ta lật trang Sử mới

Ta tặng nhau tiếng cười
Niềm tin và hy vọng
Trong khoảnh khắc sinh tử
Sức mạnh ta vô cùng

Nếu có ai muốn biết
Làm sao vượt thảm bại
Hãy kiên cường đáp lại
Tai ương không đánh bại
Đè bẹp được chúng ta

Không quay về chốn cũ
Ta đi về tương lai
Một xứ sở bầm dập
Nhưng nguyên vẹn hình hài

Một đất nước oai hùng
Nhưng tràn đầy đức hạnh
Một dân tộc tự do
Cầm trong tay sức mạnh

Ta không quay đầu lại
Không ngập ngừng đắn đo
Không để ai đe dọa
Ta quay đầu trở lui

Mỗi hành động của ta
Phải vô cùng thận trọng
Những lầm lẫn của ta
Thế hệ sau mang vác

Ta kết hợp tình thương
nhân từ và sức mạnh
tình yêu thành di sản
cho con cháu chúng ta

Để lại một quốc gia
đẹp hơn nơi ta qua
nơi mỗi hơi ta thở
cho con cháu chúng ta

Từ bộ ngực bằng đồng
Bàn tay ta cùng vỗ
nâng thế giới bi thương
thành thế giới tình thương

Từ viễn Tây núi vàng
Từ Đông Bắc lộng gió
Nơi cha ông ta đã
Làm cách mạng khơi nguồn

Từ Trung Tây đại hồ
Từ miền Nam nắng lửa
Ta gọi nhau trỗi dậy
Ta xây lại hoang tàn

Ta đi vào ngõ ngách
Góc khuất của quê hương
Sẽ tìm thấy nhiều người
Mang rất nhiều vết thương
Những vết thương rất đẹp

Khi ngày mới sẽ tới
bước ra khỏi bóng tối
hân hoan không sợ hãi
hực lửa không khiếp sợ

Bình minh được nở rộ
Khi ta giải phóng nó
Vì chính ánh sáng đó
Hắt ra từ bình minh

Chỉ cần ta can đảm
nhìn cho rõ Bình Minh
Và ta đủ can đảm
trở thành một Bình Minh.


tmt
1/21/2021
 

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại   Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Trần Mộng Tú - Nhà thơ nữ hải ngoại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TẬP THƠ THÁNG TƯ ĐEN
» Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974
» Xuân mong ước
» Tháng tư mong ước
» NGUYÊN SA - Thế giới của Tình yêu thơ mộng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ-
Chuyển đến