Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Trung thuoc Nhung quang hoang quynh chất sáng ngắn Chung Nguyen truyện quốc bich không nhac linh chuyen ngam trong VNCH chẳng quan Saigon phải nguyet
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”

Go down 
Tác giảThông điệp
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeMon Jun 03, 2013 12:51 pm

.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”

Tác giả: một tiến sĩ trẻ, đẹp trai, nhưng tự nhận mình “hèn nhát”
và xin lỗi bạn đọc khi không công khai tên họ.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 9k=


Tôi, có thể xem là một trí thức không?

Tôi sinh năm 1982, một người đàn ông Việt Nam.

Tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ có chút địa vị xã hội và là doanh nhân, từ bé tôi đã được chăm sóc, nuôi nấng khá đầy đủ, có phòng riêng, có gia sư kèm cặp chuyện học hành. Tôi là con trai độc nhất của gia đình.

Tôi may mắn được bố mẹ tạo điều kiện cho tôi được du học ở trời Tây trong quãng thời gian là sinh viên theo diện tư phí. Nhờ bản chất thông minh sáng dạ nên tôi đã giành được một suất học hổng cho bậc học Thạc sỹ và liên tiếp cho bậc tiến sỹ do chính phủ cấp cho du học sinh, không phải bằng nguồn ngân sách của Việt Nam. Tôi trở thành tiến sĩ ở một cái tuổi khá trẻ giống như các bạn người bản xứ nhưng rất trẻ so với mặt bằng chung ở Việt Nam, 27 tuổi.

Tôi yêu công việc nghiên cứu nên đã qua một nước tư bản khác, làm việc với chức danh học giả (Postdoc-Fellow), mức lương dù không hẳn là rất cao nhưng cũng là cao đủ để tôi có thể sống rất thoải mái, đi du lịch nhiều nơi. Tôi nghĩ, lứa tuổi của tôi cái quan trọng là tích lũy kiến thức, thiết lập các mối quan hệ với các nhà khoa học để sau này quay về phục vụ tổ quốc của mình. Sau hai năm làm việc, tôi đã muốn trở về VN để cống hiến. Với tôi, áp lực kinh tế không phải là quá lớn và tôi muốn thực sự cống hiến.

Thế nhưng khi quay về VN, tôi đã nhận ra một thực tế đau lòng. Gần như chẳng có nghiên cứu khoa học thực sự. Họ thường tự nghĩ ra một cái “công trình” có vẻ như rất đao to búa lớn, rót vào đó tiền tỉ, chỉ để báo cáo trong hội trường. Họ nghĩ, những người như chúng tôi, hoặc là muốn trở về vì không thể ở lại nước ngoài, hoặc muốn lên làm lãnh đạo, chen vào những vị trí béo bở để có thể đút túi một cách hợp pháp những khoản tiền khủng dựa vào cái mác trí thức, một trí thức được đào tạo rất bài bản.

Đối với trí thức như tôi, được lao động, được cống hiến, được khám phá và bảo vệ chân lý là niềm hạnh phúc. Bỏ qua những nỗi lo toan về cơm áo gạo tiền, tôi chỉ muốn làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc bởi vì tất cả những giả dối, lừa gạt và cẩu thả sẽ bị phanh phui và bị lên án không sớm thì muộn. Hãy nhìn những sự giả mạo, đạo văn của những người làm khoa học không nghiêm túc ở các nước tư bản mà xem, họ bị trừng phạt rất khủng khiếp, nếu không có những khoản tích lũy trước đó, cuộc sống gần như đóng sầm cửa lại khi họ bị gỡ bỏ các công bố trên tạp chí khoa học, bị tước chức danh khoa học, bị thôi việc. Tôi ngạc nhiên đến tròn mắt khi một người có “tiếng tăm” trong làng học thuật nói với tôi rằng “muốn được xét duyệt đề tài thì phải ngoại giao, phương pháp, hiệu quả chẳng là cái mốc xì gì đâu” khi họ rỉ tai tôi trong lúc chén chú chén anh.

Thử hỏi, có đất nước nào, xã hội nào có thể phát triển được khi những kết quả nghiên cứu khoa học lại được xây dựng dựa vào sự quen biết, dựa vào sự xào nấu chế biến thậm chí bịa đặt?

Dù biết rằng cha mẹ tôi rất buồn, nhưng rồi tôi lại xách va li ra đi khi tôi tìm được một vị trí làm việc khá tốt với mức lương cũng tương đối so với mặt bằng chung (68 nghìn USD/năm) ở một viện nghiên cứu tại một nước tư bản.

Chắc là tôi lại phải chờ đợi, chờ đợi một sự thay đổi ở Việt Nam, để rồi sau đó tôi sẽ trở về để cống hiến sức lực trong việc xây dựng đất nước với một mức lương thấp, thậm chí rất thấp. Chẳng thể nào tốt đẹp khi sự thực thật bị bưng bít, chân lý bị bẻ cong, mọi thứ không được minh bạch, quyền lực không bị kiểm soát.

Người Nhật, người Hoà Lan, người Mỹ,… họ đã có những con người của nhiều thế hệ trước đó biết làm việc, biết cống hiến phụng sự hết mình cho tổ quốc, cho dân tộc họ thì họ mới có được như ngày hôm nay, chẳng có một thành quả nào tự nhiên dễ dàng có được mà không phải phấn đấu cống hiến. Vì thế, tôi muốn là một nhà khoa học chân chính chứ không muốn là một thứ trang sức dùng để trang trí cho đẹp đội hình. Và sự cống hiến của tôi là có thật, những cống hiến đó sẽ là có ích thực sự cho dân tộc tôi, cho hai chữ Việt Nam trên nền học thuật của khu vực và thế giới, cho thế hệ con cháu chúng ta chứ không phải là những cống hiến phục vụ một đảng phái hay một thế lực nào.

Tôi biết, bạn bè của tôi nhiều, rất nhiều người như thế.

Liệu tôi phải chờ đợi đến bao giờ????

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 9k=

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeTue Jun 04, 2013 1:30 pm

.
LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM

TL: Thỉnh thoảng mình được đọc note của một bạn trẻ có nickname là Tiếu Bối, đâu chừng ngoài 20 tuổi. Hôm nay lại được đọc bài này. Nếu tuổi trẻ đã ưu tư những chuyện như thế này của đất nước thì VN vẫn còn hồng phúc lắm…Tự an ủi mình như vậy!

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 2Q==
Tượng trí thức (Thổ Nhĩ Kỳ)

Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1]. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,….Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người, do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người, không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.

Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt, èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3]. Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên, một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống...Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... "sản xuất mì tôm".

Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như: Sam Sung, Huyndai. Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota. Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.

Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo (đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm), lãng phí cả khâu sử dựng (Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).

Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng, dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.

Nghèo, dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội. Cái tội là ở chỗ: nghèo, đói, lạc hậu, thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chịu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ, để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật… Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 9k=

Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm, muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống, để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là "nạn nhân" mà còn đồng thời là "thủ phạm". Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:

-Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

-Một thương gia (doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.

-Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,… những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng?

-Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục "dẫn dắt" (chăn dắt!?) thế hệ kia.

-Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra. Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn!

-Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng, đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi…

Và cứ thế, mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người, nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ.

Trong một xã hội, khi "sự thật" bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chỗ "người sáng" cũng trở thành “người mù”, người thẳng cũng thành “còng lưng”. Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.

Với mức giá, mức lương hiện tại, Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu, nâng cao chuyên môn tay nghề, phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội...

Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội!

Chưa dừng lại ở đó, Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.

Mặt khác, một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định, cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai, họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.

Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.

Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.

Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.

-------

[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.

[2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007

[3] Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.

Tiểu Bối

OH, 30/12/2012
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Trí thức nên im lặng hay lên tiếng?   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeTue Jun 25, 2013 10:20 am

Trí thức nên im lặng hay lên tiếng?
 
Vương Thế Lan
 
Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Trithu3


Bất kỳ nhà nước độc tài nào cũng đều nhắn nhủ đến giới trí thức một thông điệp như thế này: “Các anh hãy im lặng mà đóng góp cho nhiều, chứ đừng phê phán chúng tôi. Ai ngoan ngoãn thì sẽ được thưởng. Ai làm phiền thì sẽ đón nhận hậu quả…”

Người dân thì lại muốn nhắn nhủ đến giới trí thức một thông điệp như thế này: “Các anh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng tôi. Các anh hãy giúp chúng tôi lên tiếng. Chúng tôi đặt nhiều tin tưởng vào các anh…”

Vậy thì người trí thức nên giữ im lặng hay nên lên tiếng?

Tất nhiên mỗi người hoàn toàn có quyền chọn lựa vị trí của mình. Có những người chọn sự im lặng vì “im lặng là vàng”. Đối với những người khác, im lặng có thể có nghĩa là đồng lõa, là chịu thua, là hèn nhát, là thiếu lương tâm, là phản bội. Vì thế họ phải lên tiếng.

Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó.

Tôi xin trích lại ở đây một vài nhận định của một số danh nhân. Tôi không nghĩ họ đã nói ra những lời này bằng tư duy “logic”, mà họ đã nói ra bằng chính ý thức đạo đức và từ kinh nghiệm đấu tranh của bản thân họ.


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 9k=


Im lặng là đồng loã

Trong Divine Comedy, văn hào Dante đã viết:
“Những nơi nóng nhất trong hoả ngục thì được dành cho những kẻ, trong thời buổi khủng hoảng đạo đức, đã cố thủ vị trí trung lập của họ.”

Văn hào Do Thái Elie Wiesel (người đã may mắn được cứu thoát sau khi bố mẹ và em gái của ông bị giết trong trại tập trung của Nazi) đã viết:
“Im lặng trước sự bạo ngược chỉ giúp cho kẻ bạo ngược.”

Edmund Burke, nhà văn, chính khách nổi tiếng của nước Anh, đã viết:
“Tội ác thành công dễ dàng nhất khi những người tốt không chịu nói ra một lời.”

Im lặng là chịu thua

Mục sư Martin Luther King, Jr., nhà tranh đấu da đen ở Hoa Kỳ (bị ám sát năm 1968), đã nói:
“Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”

Im lặng là hèn nhát, là thiếu lương tâm


Tổng thống Abraham Lincoln đã nói:
“Trong lúc nên phản đối, sự im lặng làm con người trở thành những kẻ hèn nhát.”

Mục sư Martin Luther King, Jr.:
“Kẻ hèn nhát hỏi, ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi, ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi, ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, kẻ có lương tâm hỏi, ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”

Mahatma Gandhi, nhà tranh đấu bất bạo động vĩ đại của Ấn Độ, đã nói:
“Sự im lặng trở thành sự hèn nhát khi tình thế đòi hỏi phải nói ra toàn bộ sự thật và có hành động thích nghi.”

Im lặng là phản bội


Mục sư Martin Luther King, Jr.:
“Có khi sự im lặng là sự phản bội.” “Chúng ta sẽ không còn nhớ những lời nói của kẻ thù, nhưng chúng ta sẽ còn nhớ sự im lặng của những người bạn của chúng ta.”


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 2Q==
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁI GIÁ CỦA SỰ HÈN NHÁT    LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeThu Jun 27, 2013 3:13 pm


CÁI GIÁ CỦA SỰ HÈN NHÁT


Sự hèn nhát là biểu hiện thường thấy ở những người không dám thoát khỏi ‘vỏ ốc an toàn” để cho mình những mục tiêu cao trong cuộc sống. Vì vậy sự hèn nhát không thể song hành với thành công vượt trội. Thế nhưng kẻ hèn nhát luôn có đủ lý lẽ để ngụy biện cho hành động của mình, cho những thất bại của mình. 

Sự hèn nhát thường thể hiện ở các quan chức không dám nhận trách nhiệm về mình mà đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh khách quan, khi công việc thuộc phạm vị mình phụ trách trì trệ, đổ bể. Tiếc rằng trong trường hợp này, những người phải trả giá cho sự hèn nhát đó là dân. Kẻ hèn nhát thường khiếp sợ trước kẻ mạnh, nhưng sẵn sàng ức hiếp kẻ yếu hơn mình. 

 Những người ích kỷ chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mình thường tỏ ra hèn nhát trước những chuyện sai trái bất công trong xã hội. Khi lương tâm đòi hỏi phải lên tiếng hay hành động mà vẫn im lặng là biểu hiện của sự hèn nhát. Điều đó thường xảy ra trước uy quyền và bạo lực. Nhiều khi sự hèn nhát đó lại phải trả giá đắt như trong câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc năm 2008 (đã được đưa lên BBC & CNN).

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
         
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… 


-“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. 

Người đàn ông sững sờ, nói: -“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” 

-“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.

Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”

Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:


- “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”

Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”

Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
        
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.

Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: -“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”

The driver said nothing, but the bus traveled faster and faster. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.

Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng. Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
         
Bạn có biết vì sao ông ta khóc? Nếu bạn có trên xe bus, bạn có đứng lên như người đàn ông kia? Chúng ta cần những người như ông để tạo nên và duy trì một xã hội bình thường! Khi ta đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, ta sẽ nhận được hơi ấm và tình yêu từ mọi người! Đây là một câu chuyện rất bi thảm. Khách sẽ làm gì nếu như Khách là người lái xe?
 
Một đất nước mà ngày càng có nhiều người tỏ ra hèn nhát thì khó lòng tạo dựng được một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, giữa vững được trật tự, an ninh và cả độc lập chủ quyền của quốc gia.  


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcTHrXsFnTS4sU7_zelUK350CaRyHSQuHVX32KM7c0kAasdpt0ccnQ

Về Đầu Trang Go down
hatran
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSun Jun 30, 2013 12:44 am


Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Chungtalatudo-vdh3c-danlambao


Nguyễn Hồng Thanh Trúc - Em tên Nguyễn Hồng Thanh Trúc, một người trẻ sinh năm 1991. Có lẽ so với đa số những người tham gia Tuyên bố của Công dân Tự Do, thì tuổi đời và suy nghĩ của em còn rất nhỏ. Em không giỏi môn lịch sử, cũng không thường đọc báo, xem thời sự hay tìm hiểu về chính trị. Em sống trong sự “nuôi dưỡng”, “giáo dục” và ” bảo vệ” của đảng cộng sản Việt Nam. Em chưa bao giờ có ý tưởng rằng có ngày đất nước sẽ và phải thay đổi. Em như con cừu nhỏ bị chăn dắt bởi những con chó hung tợn. Em ngoan ngoãn vâng lời, sống học tập và làm việc đúng theo chủ trương của nhà cầm quyền. Tất nhiên cũng không thể tránh những sai phạm (ví dụ như vi phạm luật giao thông, những lúc này thì thật may mắn cho em, do chó chăn cừu cũng thích nhấm nháp chút xương em vứt xuống) Còn bao chuyện gian trá nữa của đàn chó săn đã và đang hành hạ, áp bức những con cừu vô tội.


Tiếng Kêu Của Con Cừu Trẻ Hèn Nhát
- Giọng đọc: Cát Bụi

Tất nhiên, những chuyện sai trái thường nhật đó, em sống và chấp nhận như một sự hiển nhiên. Và đa phần đàn cừu Việt Nam cũng vậy. Em có tức giận chứ, em có ghét bỏ chứ. Em cũng muốn đóng vai anh hùng, muốn đứng về chính nghĩa, muốn loại bỏ những bất công.

Nhưng em biết làm gì đây, khi mà em chỉ là một con cừu nhỏ, không chỗ đứng, không tiếng nói. Mà dù em cố nói thì nên chăng? Tiếng kêu be be rền rĩ chỉ khiến đàn chó phát điên gầm gào to gấp trăm lần em, xé nát em ra như xé một tờ giấy vụn. Em sợ lắm chứ! Em học cách im lặng, nhắm mắt và cố sống hết phần đời mình. Giống như ba em mẹ em, các chú bác, hàng xóm, bạn bè, cô bán bún đầu hẻm, chú giao báo mỗi sáng,… Bất cứ ai cũng chọn cái yên thân đánh đổi bằng im lặng.

Nhưng có lẽ cuộc đời em may mắn lắm, em sinh ra trong thời đại của internet, của mạng thông tin kết nối cả thế giới, em vẫn chưa bị nhồi nhét những dối trá, ngụy tạo, em thấy được sự vô lý, sự mâu thuẫn trong từng hành động và tuyên ngôn của nhà cầm quyền. Em im lặng nhưng em hiểu điều đúng, lẽ sai. Em là một con cừu hèn nhát nhưng không ngu ngốc.

Trong những câu chuyện hóng hớt được từ những buổi trà rượu của ba mẹ, cô bác, thì từng có một Sài Gòn rõ là đẹp, là phồn vinh, giàu có lắm, là Hòn ngọc Viễn Đông, ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông cũng phải thòm thèm, ao ước. Những luyến tiếc, xót xa len lẫn trong dòng kể. Em tò mò chứ, vì Sài Gòn em biết, xô bồ và nhếch nhác quá. Có thể nào chứ? Chủ trương của Đảng của Nhà Nước là sánh ngang với các nước khu vực, do mình đi quá chậm hay do họ chạy quá nhanh? Và những ngỡ ngàng, tới tức giận, rồi đau lòng khi tìm kiếm được những tư liệu, hình ảnh về một Hòn ngọc Viễn Đông phồn hoa, thịnh vượng. Đó là cú tát rất đau cho một đứa trẻ khi nhận ra mình đang chìm dần trong một hố phân do nhà cầm quyền đào ra cho cả một đất nước. Và đau đớn này còn gấp ngàn lần đối với những người phải chứng kiến từ khi đồng cỏ còn xanh tươi cho tới khi những đống phân cuối cùng được lấp xuống. Em khóc và cầu nguyện cho thế hệ ấy.

Vẫn nhớ mãi một câu em từng nghe ở đâu đó “Đừng nghe lời Cộng Sản nói, hãy nhìn điều nó làm”. Vâng, em đang nhìn, rất kỹ!

Như em đã nói, em không giỏi lịch sử, cũng chả rành kinh tế chính trị. Chỉ có những điều em thấy em nghe từ những thứ xung quanh em đã đánh em đau lắm rồi.

Nhưng trong nước thì chỉ là trò thước khẻ tay, ra nước ngoài thì mới rõ cái đau bị hội đồng là thế nào.

Vâng, em chạy trốn, chạy trốn khỏi nơi yêu thương nhưng tù túng để đến với tự do xa lạ. Em đi du học. Cũng là điều tốt, khi em nghĩ em có thể hòa nhập với bạn bè thế giới và góp chút sức cho quê hương, tuy đường trở về sao mà ngán ngẩm. Xa nhà, xa tổ quốc giúp em lớn lên rất nhiều. Em nhận ra lòng yêu nước và tự trọng dân tộc mà trước nay chưa bao giờ em hiểu hết.

Đó là khi em ở trong tình thế ngồi trước mặt người bạn Tàu mắt hí, không biết nên dùng hết sức bình sinh, tát vào mặt nó, hay chỉ biết nín nhịn để nỗi tức giận trào ra mà bật khóc thành tiếng. Cũng chỉ từ dăm câu chuyện phiếm khi cùng ngồi ngắm cái bản đồ thế giới lúc chờ đồ ăn.

Đó là khi giới thiệu bản thân em là người Việt Nam thì cái ánh nhìn người ta trở nên khác lắm. Không như xưa người ta nhìn nhận người Việt Nam với những mĩ từ siêng năng, hiếu học,.. Giờ đây đối với những du học sinh hợm hĩnh, giàu có từ Hàn Quốc, Singapore,… trên cái đất nước Nhật Bản mà em đang sinh sống thì Việt Nam nghèo, kém phát triển,… Nhục! Khi mà những ngày em ở Việt Nam, vẫn thường được nghe về sự phát triển của Việt Nam đang theo chiều hướng tiến bộ. Và em cũng tin là vậy. Thế mà hình ảnh trong mắt quốc tế thì Việt Nam tệ hại lắm.

Rồi còn nhiều nhiều nữa những mẩu chuyện va chạm với bạn bè, những câu nói, những thái độ làm cho lòng tự tôn dân tộc của em bị tổn thương. Nhiều!

Em yêu Việt Nam, yêu nhiều lắm! Nhưng lạ lùng sao khi tình yêu đó chả bao giờ em biết đến khi lúc vẫn còn sống ở đó. Chỉ khi em đi thật xa, em quay đầu nhìn ngắm lại em mới thấy mắt em rưng rưng. Còn bao nhiêu người nữa như em, hằng ngày chán ngán cuộc sống bị bao vây, bị bóp miệng, để rồi tình yêu quê hương đất nước trở thành một vết cào rướm máu trên ngực.

Em cảm ơn Tuyên bố của Công dân tự do, cảm ơn nhiều lắm. Con cừu hèn nhát như em, xin góp chút tiếng kêu phản kháng cùng những con cừu dũng cảm. Tiếng kêu của 90 triệu con cừu mong rằng sẽ chiến thắng được tự do, dân chủ, kéo đất nước ra khỏi hố phân, bãi lầy.Để thế hệ sau này có thể ngẩng cao đầu, sống với ” Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” THẬT, chứ không bị dối trá, lừa gạt như lúc này.

Em thuộc thế hệ 9x, một thế hệ bị đánh đồng với những thói hư xấu, với bạo lực với sa đọa và những cái đầu nóng bất trị, chỉ biết sống hưởng thụ, không biết chăm lo cho vận mệnh đất nước. Nhưng không, em tin chắc rằng vẫn còn nhiều nhiều nữa những còn cừu trẻ tuổi, mong mỏi biết bao cho một tương lai tốt đẹp cho đất nước, sẽ đứng lên, giành lấy tiếng nói cho mình. Chúng em, những người trẻ, tương lai của đất nước, những Công dân Tự Do.

Nguyễn Hồng Thanh Trúc

Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Tham Lam, Vô Cảm và Hèn Nhát???   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeFri Jul 05, 2013 2:43 am


Tham Lam, Vô Cảm và Hèn Nhát???


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 1(874)


GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát
(Trích báo Giáo Dục: Bài của Hà Nhi)
 
(GDVN) – GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa “đồng bào”.

Lời tòa soạn: PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,… còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: “Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) – Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.



Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.

Tự biến mình thành hèn hạ

-  Là một Giáo sư – Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có  tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dõi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình. Với giới trẻ là thông qua internet, điện thoại trực tuyến…

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rõ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.



LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Nguyen_lan_dung_nguoi_viet_xau_xi_giaoduc.net.vn_copy

Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày này, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Chúng ta từng có khẩu hiệu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí  chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.

Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
 
- GS Văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, lòng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Lòng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách… những đức tính quý giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Lòng tham khiến mất đi sự quý trọng vốn có của nhân dân với  những người cán bộ,  nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.

Lòng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Lòng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn vì chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa bãi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, còn vì cắt tóc thư giãn, karaoke, nhà nghỉ, game online… đã len lỏi tới tận các vùng quê.

Lòng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quý tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Đông Gioăng (Don Juan) chuyên hại đời các cô gái mới lớn…

Đạo lý đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng. Hãy để mắt đến các trang mạng xã hội, trong đó có không ít những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, chứ đâu phải toàn là những điều bị chụp mũ là “diễn biến hòa bình” hay bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch.

Gần đây vang lên bài thơ thật buồn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phụ tách văn hóa- tư tưởng của Đảng ta:

“Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên lắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …”

Ai có thể suy diễn nhà thơ – chiến sĩ này đang bị suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức?

“Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể”

- Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Còn Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn bảo đó là căn bệnh nan y khó chữa. Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đã ở mức báo động ra sao?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành gì đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. Vì vậy dân gian mới có câu “Nhà mặt phố, bố làm quan”. Cũng còn có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.

Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể. Chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách gì khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, vì không được đỗ (?) nên đã cẩn thận hỏi anh CSGT là phải đỗ chỗ nào? Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy thì lại đã có anh CSGT khác xông ra đòi phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản(!).

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Mai-lo

Chuyện này tôi đã nói ở Diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chả có chuyển biến gì. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài – Xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.

Một nữ doanh nhân rất thành đạt đã trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên TV trong các lần được lãnh đạo đeo cho vòng hoa và cổ: “Chú tưởng ngon lành thế à? Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ!”. Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi!

Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại vì có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân(!), nào cà phê thì hái lẫn lộn cả quả xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm!), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm “anh có tóc” trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó…

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcRrwQ2Db7UCEErEsOnb8AYDq-4Mpfle2JQvQiQyYJTh7zIu7QPNYw

Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng Tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi(!). May mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường Đại học và thường chỉ cần do Hiệu trưởng Đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rõ là Giáo sư của trường nào? Làm gì có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an… như ở nước ta?

Chuyện xưng danh Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng thực nực cười. Chữ Academy còn có nghĩa là Học viện, Trường phái, Hội đoàn… Member chỉ có nghĩa là Thành viên, còn Academician mới là Viện sĩ!

Chuyện háo danh còn ở mức Nhà nước. Quốc hội đã từng thảo luận về việc đã nên thành lập Viện Hàn lâm chưa, ý kiến chung là “chưa”. Vậy mà bỗng nhiên xuất hiện hai Viện hàn lâm trong khi không có Viện sĩ nào(?). Ai tham mưu làm chuyện này, phải chăng xuất phát từ việc có ba Viện từ lâu đã tự tiện đặt tên nước ngoài là Academy (?). Có lẽ ai cũng nên tìm xem trên YouTube sự hùng biện tài hoa và khá có lý trong trên 1 giờ liền của một học sinh lớp 12 với nhan đề “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”.

Tôi cảm thấy nó có tính thuyết phục hơn nhiều tham luận của không ít học giả về những tồn tại kéo dài của nền giáo dục nước nhà. Nên chăng cần viết lại bài độc diễn này dưới dạng văn bản để nhiều người, nhất là những người chịu trách nhiệm, có điều kiện tham khảo. Trong các tồn tại được cậu học sinh này thẳng thắn nêu lên thì chính là bệnh thành tích và một chương trình học tập vừa nặng, vừa thấp (!) so với thế giới, hơn nữa khá xa lạ với nhu cầu của đời sống (!).

Coi nặng tiền tài hơn giáo dục

- Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt thì ông “dị ứng” nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm gì?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều thì tôi chọn là:

- Ham tiền
- Hiếu danh
- Coi thường danh dự
- Vô cảm và hèn nhát
- Coi nhẹ ý nghĩa “đồng bào”
- Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.

Chính vì vậy mà không ít người đọc đã quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt còn có cả những trang xấu của một số ít người có ác ý).

Thứ ba là do thiếu duy trì truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.

Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).

Và thứ năm là tình trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lý do gì mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).
 

- Nhà văn Vương Trí Nhàn đã từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt, và trao đổi với báo GDVN, vị này cũng nói: Người Việt chẳng có tính tốt nào. Với GS.Nguyễn Lân Dũng thì sao? Người Việt có thể tự hào về điều gì?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ chẳng có ai muốn “vơ đũa cả nắm” như vậy! Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy thì làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xã hội, làm sao có được những bước bứt phá về Tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới…

Hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa… Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về lòng nhân ái và sự hy sinh  hết mình dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước (kể cả những quy định tuy tôi đã chất vấn nhiều lần tại Quốc hội mà đến nay nay tôi và rất nhiều người vẫn chưa thông được – chẳng hạn như chuyện phải bắt buộc trích đóng góp từ quỹ lương cho Công đoàn , chứ không phải cho Hội Nông dân, trong khi chưa chắc nơi nào cần hơn?).

Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcRBDGCNL7De-YVmyKk5oFhB1psVUQ6jhf-kXM_kQPycvRmqd4Fo
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Những con cừu giàu có *   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSat Jul 06, 2013 8:42 pm


Những con cừu giàu có *

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Cuu-caolong2-danlambao
 

Thùy Linh – Mấy hôm nay có một Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1993) đang làm nên những cơn sóng trên mạng qua những bài viết ngắn của mình. Rất nhiều người đã theo dõi và quan tâm, chia sẻ những gì Linh viết, suy nghĩ, cảm nhận… Một cô bé chín chắn sớm so với tuổi của em. Rất cảm phục những gì Linh viết. Nhưng mình vẫn ao ước, giá mà tuổi ăn học của em được hồn nhiên, hạnh phúc, chớ phải ưu tư trước tuổi như thế này… Một sự thật đang hình thành và đang dần khẳng định: có một lớp trẻ xứng đáng là chủ nhân lãnh đạo đất nước này.

*

Nguyễn Thùy Linh - Hôm qua Linh có một cuộc trò chuyện khá thú vị với một anh sinh viên năm tư trường ĐH Bách khoa TPHCM, xin ghi lên đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm:

- Chào em, anh vẫn thường xuyên theo dõi các status của em, rất hay nhưng anh không giám like và comment, lý do thì chắc em cũng biết.
- Anh có đọc là em vui rồi, em sợ các bạn sinh viên vừa đọc được vài câu đã tắt ngay.
- Anh thấy em nêu ra được những vấn đề khá cụ thể, tuy nhiên lại không thấy em đưa ra cách giải quyết những vấn đề đó?
- Mong muốn của em là mang sự thật đến với nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên, còn cách thức để giải quyết những vấn đề đó thì phải để những nhà trí thức yêu nước có kinh nghiệm và sự từng trải đưa ra. Em nói thì có ai nghe, hơn nữa nếu em có đưa ra những ý kiến đó chắc có lẽ em sẽ vào tù sớm.
- Mà thực sự có cần thiết phải thay đổi không em, anh thấy đất nước hiện nay vẫn ổn mà ? Dù sao cũng đỡ hơn nhiều so với thời bao cấp.
- Anh thấy ổn đâu có nghĩa là những người khác cũng thấy ổn ? Em đâu có nói là đất nước không đi lên, mà em chỉ nói là sự đi lên ấy quá chậm so với mong đợi. Giống như người ta đi ô tô còn anh đi bộ, cho dù anh có tiến lên nhưng rồi anh sẽ bị người ta bỏ lại phía sau.
- Cứ cho là như thế nhưng anh nghĩ nói ra cũng đâu có được gì, lại còn đối mặt với nguy hiểm nữa. Chúng ta là sinh viên, tốt nhất là tập trung vào học hành.
- Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, có lẽ cách nghĩ của anh không giống em. Chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống mà mình cho là phù hợp. Nếu ai cũng nghĩ như anh có khi đất nước sẽ lâm nguy mất?
- Em hay lo xa quá, anh cho rằng cứ tập trung học hành rồi vươn lên. Những vấn đề chính trị không ảnh hưởng đến mình, mình cứ chăm chỉ học tập để sau này có một công việc tốt, có thu nhập ổn định là được. Anh thấy có nhiều người đã vươn lên và đạt đến sự thành công.
- Bây giờ em hỏi anh một số câu hỏi nhé, anh chỉ trả lời và đừng hỏi lại em?
- Ok.
- Số người vươn lên được trong xã hội này chiếm tỉ lệ cao không, một đất nước mà chỉ có một số người giàu trong khi phần đông là nghèo khó thì có nghĩa là đất nước ấy không ổn.
- Người nghèo thì ở đất nước nào mà chẳng có, Mỹ cũng vậy thôi!
- Nhưng nhiều người nghèo ở Mỹ còn có ô tô để đi đó, những người thất nghiệp ở Mỹ chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp thôi cũng đủ tiền để qua Việt Nam du lịch rồi, còn việt kiều qua đó làm nail cũng đủ tiền gửi về nuôi cả nhà ở Việt Nam!
- Uh.
- Em giả sử sau này anh giàu có đi, vậy lúc anh ra đường anh có sợ tai nạn giao thông không, có sợ bị cướp giật không?
- Dĩ nhiên là có rồi, bây giờ ra đường thì sợ nhiều thứ lắm em à.
- Nếu anh đi lên các cơ quan nhà nước để làm một thủ tục nào đó mà bị người ta hách dịch, vòi tiền anh có bực không? Hay anh đi xin một cái giấy đăng ký kinh doanh mà phải đợi nữa năm trời anh sẽ cảm thấy thế nào?
- Bực chứ, nhưng biết làm sao được?
- Vậy anh nghĩ mình là một con cừu giàu có à?
- @@
- Giả sử một ngày nào đó chính quyền đến thu hồi đất nhà anh và đền bù cho anh với một cái giá rẻ mạt thì anh làm gì?
- Mình phải chống cự chứ, sao có thể như thế được!
- Rồi họ đem mấy chục cảnh sát cơ động đến cưỡng chế thì sao?
- Uh thì…
- Anh có biết người dân Việt Nam đang còng lưng đóng thuế không? Anh đã từng nghe ở tỉnh Thanh Hóa có một xã mà có đến 500 cán bộ chưa? Có nghĩa là anh đang phải nuôi rất nhiều “đầy tớ” đó và những người dân khác cũng vậy.
- @@
- Anh có biết một chiếc xe ô tô mua ở Việt Nam có giá đắt hơn gấp đôi so với khi mua ở Thái Lan không, lý do là do các loại thuế quá cao. Các loại hàng hóa quan trọng như xăng dầu cũng đang chịu 5, 6 loại thuế đó. Ngoài ra khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã phải đội lên một mức giá rất cao để bù lại những chi phí bất cập, trong đó có chi phí bôi trơn cho CSGT, hải quan, kiểm dịch… Chẳng hạn khi anh mua 1 kg gạo với giá 15000, nhưng thực ra đúng giá của nó chỉ có 10000, 5000 còn lại là những loại phí oái oăm mà người dân phải cắn răng chịu đựng.
- Uh em nói cũng đúng.
- Em chỉ muốn nói với anh rằng bản chất của con người là xã hội và anh không thể tách ra khỏi xã hội, anh luôn bị xã hội tác động. Nếu một xã hội bất ổn, nhiều người nghèo đói, nhiều kẻ côn đồ thì anh cũng bị ảnh hưởng. Có thể khi anh ra đường, chỉ vì một vụ va quẹt xe nhẹ nhưng anh lại bị người ta rút dao đâm chết, và thế là cuộc đời anh đi! Mà xã hội thì luôn phụ thuộc vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào cách điều hành quản lý của nhà nước, phụ thuộc vào lập pháp và hành pháp…
- Anh biết, nhưng dù sao anh vẫn muốn an toàn, an toàn cho bản thân và an toàn cho gia đình, dù nghèo đói còn hơn phải ở tù. Sống ở xã hội này thì phải biết ngậm miệng hoặc nịnh hót để mà sống em à.
- Em không biết nói gì nữa, vì anh và nhiều người khác đang chọn lối sống đó. Nhưng em thì không…

(*) Tên trang chủ đặt

FB: Nguyễn Thùy Linh - https://www.facebook.com/thuylinhftuhcm/posts/356162304511841

Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thế hệ chuột bạch - Mẹ Nấm (RFA Blog)   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 12:13 pm


Một thế hệ chuột bạch

Mẹ Nấm
Theo RFA Blog


Viết tặng những bạn sinh năm 1979 như tôi

Năm tôi sinh ra đời, 1979, cuộc chiến tranh biên giới miền Bắc nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, một cuộc chiến mà thế hệ chúng tôi hầu như không biết đến bởi rất khó có thể tìm đọc thông tin trong giáo trình lịch sử được giảng dạy.

Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có thể nói lứa học sinh sinh năm 1979 là những học sinh trải qua đầy đủ các bước cải cách giáo dục ở cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tôi còn nhớ rất rõ, năm tôi thi tốt nghiệp cấp 2 (THCS) là năm đầu tiên Bộ Giáo dục Đào tạo áp dụng việc thi 6 môn, đến kỳ thi tốt nghiệp trung học (THPT) cũng là lần đầu tiên Bộ đưa môn tiếng Anh vào chương trình thi bắt buộc, và điểm liệt cho mỗi môn học là 2 điểm. Quy định này có nghĩa là dù bạn cộng tất cả 6 môn thi tốt nghiệp lại, bạn đủ 30 điểm để đậu nhưng nếu trong 6 môn thi mà có một môn điểm 2, thì bạn vẫn rớt như thường. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp PTTH năm tôi ra trường rất thấp, đến độ người ta phải tổ chức lại kỳ thi tốt nghiệp lần 2 cho những thí sinh bị rớt, và đương nhiên là nhiều bạn bị lỡ kỳ thi đại học năm này.

Đây là năm đầu tiên và duy nhất áp dụng quy chế thi như trên.

“Chúng ta là những con chuột bạch của Bộ Giáo dục”
– tôi thường nói đùa với bạn bè mình như vậy mỗi khi nhắc lại thời học sinh. Nói không phải để đùa, nhưng để chúng tôi nhớ rằng mình đã được trải qua quá trình “được thử nghiệm” thế nào, có người vượt qua được, nhưng cũng có người dang dở ở lại.

Và đương nhiên là như hàng trăm ngàn lần cải cách khác, không có ai phải chịu trách nhiệm cho những ý tưởng, hành động mang tính thử nghiệm trên tương lai của người khác.

Tôi lấy ví dụ ở lĩnh vực giáo dục với thế hệ sinh năm 1979 vì chính cá nhân tôi là người đã đi qua các giai đoạn đó, trên thực tế, những ai đang sống ở Việt Nam đều đang đóng vai chuột bạch trong phòng thí nghiệm cho các chính sách, quy định, nghị định, luật dự thảo… đã và sắp được ban hành.

Đa phần người ta không phải không biết tính thiếu thực tế và bất khả thi của một số chính sách, dự án… nhưng hầu như có rất ít sự phản đối, bởi đa phần chọn cách im lặng coi như là đồng ý.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi: những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm nó không thể nói, không thể lựa chọn được, nhưng nếu chúng có suy nghĩ, có tiếng nói liệu chúng có chấp nhận vai trò bị xem là vật thử nghiệm hay không?

Viết đến đây tự nhiên liên tưởng đến việc thu phí bảo trì (sử dụng) đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Lần đầu tiên nước Việt áp dụng chính sách thu thuế đường bộ trực tiếp từ nhân dân thông qua tổ dân phố (có tỉ lệ ăn chia).

Đã có nhiều bài phân tích, nhiều ý kiến phản biện về việc thu phí này nhưng cuối cùng nó vẫn được đưa ra thực hiện. Điều khiến tôi đặt câu hỏi là tại sao cùng một loại phí nhưng ở Hà Nội lại thu 150.000đ cho xe máy trên 50 phân khối, trong khi tại Nha Trang (Khánh Hòa) mức thu là 120.000đ. Thời điểm thu cũng không đồng nhất, theo thông tin trên trang Facebook cá nhân của tôi thì tại Thanh Hóa chính quyền đã triển khai thu phí, trong khi tại Khánh Hòa thì đến tháng 8 và Sài Gòn thì hoãn đến năm sau? Phải chăng số phận của những con chuột bạch trong dự án thu phí sử dụng đường bộ tùy thuộc vào quyết định và chính sách của từng địa phương.

Cũng đã có bài phân tích người tiêu dùng Việt Nam hiện nay phải gánh 7.500đ cho một lít xăng trong đó đã bao gồm cả phí giao thông. (Trích lời ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó cục trưởng Cục đường bộ: "Thực chất phí xăng dầu hiện tại đang thu chính là phí giao thông. Vì vậy, khi bộ GTVT đã thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ thì phải kiến nghị các cơ quan chức năng bỏ ngay phí xăng dầu".) (1)

Có vô lý quá không?

Xin thưa là có mà vẫn phải chấp nhận.

Tất cả những điều vô lý ấy đang diễn ra trước mắt, ít nhiều là nhờ vào sự im lặng đồng thuận của chính chúng ta bạn ạ.


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” QCN

Tôi đã từng tự hỏi, tại làm sao mà những thế hệ lớn hơn chúng ta lại đứng nhìn để mọi thứ trôi qua như hôm nay. “Tại sao chúng ta biết những việc sai trái, chúng ta thậm chí không đồng ý với nó, chúng ta bực bội, chúng ta cười nhạo các quyết định sai lầm mà chúng ta vẫn để nó xảy ra?”. “Tại sao chúng ta biết nó sai mà không lên tiếng? Để rồi có lúc lại phải biết ơn những người ban hành các quyết định sai lầm vì họ có động thái sửa sai.”.

Và tự mình tôi cũng đã tìm ra câu trả lời lớn nhất đó chính là sự sợ hãi trong sâu thẳm của mỗi người.
Sợ mất chỗ ở, mất công ăn việc làm, sợ bị xa lánh, bị coi là thành phần dị biệt trong “xã hội đồng thuận”, sợ cả những thứ không hiện hữu… bởi không thể suy nghĩ được điều gì khác ngoài nỗi sợ hãi mơ hồ bao trùm.

Xã hội hôm nay của chúng ta đang sống là hệ lụy của sự sợ hãi được gieo rắc từ trên cao xuống thấp, từ trung ương đến địa phương, từ thành phố đến nông thôn.. Người ta nhìn nhau đầy sợ hãi mà đôi khi chẳng biết là mình đang sợ cái gì.

Hôm nay, khi trở thành một phụ huynh của hai đứa trẻ, phải đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi mà những người lớn đã trải qua, tôi cũng cảm thấy mình sợ hãi như nhiều người khác. Nhưng nỗi sợ hãi lớn nhất bao trùm trong lòng tôi đó là cái viễn cảnh sẽ lại sẽ có nhiều thế hệ chuột bạch khác ra đời. Con cái chúng ta phải cắm cúi nhồi nhét vào đầu một đống kiến thức mà người khác muốn chứ không cần biết điều gì mới là thiết thực và cần thiết. Con cái chúng ta bị cuốn vào vòng quay thành tích ảo, lướt qua mọi cảm xúc của cuộc sống này vì bị định hướng, bị nhồi nhét...

Và đến một lúc nào đó, chúng cũng sẽ quay lại hỏi chúng ta câu hỏi tương tự mà ta đã hỏi những người lớn hơn mình.

Không ai muốn mình có cuộc sống của loài chuột bạch, tôi tin là như vậy.

Vì thế, nếu phải lựa chọn để có tiếng nói của mình, tôi nghĩ rằng, mỗi người sẽ có sự lựa chọn thích hợp và tối ưu nhất với hy vọng nhỏ nhoi là sẽ không có một thế hệ chuột bạch kế tiếp.

Luôn tin và mong như vậy các bạn thân mến của tôi ơi.

(1) http://www.nguoiduatin.vn/thu-phi-su-dung-duong-bo-thi-phai-bo-phi-xang-dau-a59184.html


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Goilan3
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Trí Thức Chuyên Chế Vô Sản Và Vận Mệnh Đất Nước   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeSat Jul 27, 2013 1:01 pm


Trí Thức Chuyên Chế Vô Sản Và Vận Mệnh Đất Nước
 
Bửu Long

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 2013-JULY-14-CROP-300-NVGP-1956

Có lẽ đây là đề tài cũ nhất trong những cái cũ nhưng nó lại là thứ mới nhất trong những cái luôn mới. Bởi vì, người trí thức bao giờ cũng có sứ mệnh khai sáng cộng đồng và đây là căn tính của khoa học, với một nhà trí thức tiến bộ, có lòng với nhân dân, dân tộc, quốc gia, câu chuyện đời tư sẽ rất chông gai, thậm chí đau khổ dưới chế độ độc tài.

Nhưng, với những trí thức chuyên chế vô sản, hay nói đúng hơn, với những kẻ mang danh sĩ phu nhưng lại rất khéo léo luồn lách, lươn lẹo để đạt mục đích vinh thân phì gia thì nhà nước độc tài là mảnh đất màu mỡ để họ thực hiện ý đồ. Trong trường hợp trí thức chuyên chế vô sản quá nhiều thì đất nước sẽ ra sao? Và trong trường hợp ngược lại? Đâu là đất dụng võ cho một trí thức chân chính?

Những trí thức chân chính, tỉnh thức trước vận mệnh quốc gia thường chọn một trong hai thái độ: Im lặng, rút lui hoàn toàn để nghiên cứu và không bàn đến bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chính trị hoặc hai là thao thức trước vận mệnh đất nước và đau đáu về thân phận con người, đồng tộc, lựa chọn dấn thân để phục vụ khoa học và con người. Rất tiếc là tỉ lệ trí thức dấn thân không cao cho mấy ở thể chế độc tài, đảng trị này.

Và, trong một chừng mực và ý nghĩa nào đó, dấn thân cho khoa học cũng đồng nghĩa với dấn thân cho con người, cho dân tộc, quốc gia. Vì tất cả những gì liên quan đến khoa học đều có giá trị một khi nó mang lại lợi ích nhân bản, phục vụ con người theo chiều hướng tốt đẹp, thân thiện và hòa bình. Và đương nhiên, những nhà khoa học mang ý thức dân chủ, những người chấp nhận dấn thân cho sự nghiệp dân chủ, nhân quyền của đất nước là những nhà trí thức đích thực.

Họ phải đối mặt với hàng loạt các trở ngại từ thân phận chính trị cho đến thân phận khoa học và thân phận cá nhân, trong đó, đáng kể là một đội ngũ trí thức vốn phục vụ cho chế độ Cộng sản hơn hai mươi năm, đến sau 30 tháng Tư năm 1975, họ giật mình, sực tỉnh trước sự sụp đổ của dân tộc, sự tiêu tán của hàng triệu mái ấm và sự hủy hoại của một nền văn hóa miền Nam Việt Nam, họ suy tư, tỉnh thức và tiếp tục dấn thân cho một cuộc cách mạng mới đầy rủi ro, cô đơn và tai ương.

Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Phan Đan, Trần Dần, Hữu Loan, Lê Đạt… và nhiều trí thức khác trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã phải đón nhận sự hà khắc, ép uổng và đày đọa từ chính cái chế độ mà họ từng phục vụ, từng chịu nếm mật nằm gai để phụng sự. Cuộc đời của những trí thức này bị đọa xuống đến mức không còn bất kỳ mảy may cơ hội nào để tồn tại (chứ đừng nói đến sống).

Phan Khôi về già bị tịch thu hết nhà cửa, phải dắt díu vợ con đến ở trọ nhà của Chế Lan Viên, một ngày “đẹp trời”, Chế Lan Viên đi nhậu về, cầm cây chổi trành, chỉ thẳng vào Phan Khôi (đáng tuổi cha mình) và quát: “Thằng già, mày dọn đồ cút khỏi nhà tao, mày là thằng phản động!”. Và Cụ Phan Khôi lủi thủi dọn áo quần, chăn chiếu, dắt bà vợ già lang thang rày đây mai đó, ăn nhờ ở đậu tứ xứ cho đến cuối đời!

Hữu Loan phải về quê đi vác đá, chở đá bằng chiếc xe đạp cà tàng kiếm tiền nuôi vợ con, suốt một đời không dám đi ra khỏi làng vì sợ đụng đến tiền mua gạo nuôi con. Cũng may, đến gần cuối đời, Văn nghệ Sài Gòn mời ông vào chơi một chuyến và Xuân Thống ở miền Trung bỏ tiền mua vé mời ông về Quảng Nam chơi vài ngày, sau đó tặng ông một ít tiền về quê. Đến lúc sắp nhắm mắt tắt thở thì có một công ty xuất bản đến mua bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim với giá 150 triệu đồng (tương đương $ 7.500). Và cuộc đời nghệ sĩ, trí thức của ông trôi qua trong mấy chục năm cuối đời buồn tủi, khổ sở, đói khát…

Trần Đức Thảo bị đày trong một căn phòng trọ gọi là tiêu chuẩn nhà nước cấp nhưng trên thực tế đó là giam lỏng trong một căn phòng, để cho chết dần chết mòn. Đến cuối đời, ông “được” sang Pháp để rồi chết xa xứ trong buồn tủi và không người thân.

Trần Dần cũng có cuộc đời éo le không kém, ông bị nhà cầm quyền Cộng sản ghép cho cái tội làm thơ phản động, mang tư tưởng tiểu tư sản, thuộc thành phần phản động, phần đời còn lại ông phải ngồi tù, ra tù thì sống trong đói khổ, rách rưới. Tất cả hệ lụy này đều xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất: Trần Dần và những ngưởi anh em của ông trực nhận ra chế độ Cộng sản đã không thành thật với quốc dân, và mọi giá trị khoa học, nghệ thuật đều bị bóp méo dưới bàn tay tuyên truyền của họ, họ đã biến những nghệ sĩ chân chính thành một thứ công cụ tuyên truyền.

Đó là những nghệ sĩ, trí thức từng phục vụ cho nhà nước Cộng sản Việt Nam, với những nghệ sĩ, trí thức không phục vụ nhà nước, không từng là đảng viên Cộng sản hoặc là đối tượng vào đảng Cộng sản thì mọi chuyện còn mệt mỏi, rắc rối và khổ sở hơn.

Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, còn nhiều vụ khác như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài… đều liên quan đến thân phận chính trị, thân phận khoa học và thân phận cầm bút của nhiều nghệ sĩ trí thức. Gần đây nhất là vụ nhóm Mở Miệng và các blogger. Nếu như các thành viên nhóm Mở Miệng từ Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chỉ vì triển khai ý niệm giải trừ trung tâm, giải thiêng, đặt lại vấn đề về cái gọi là “trung tâm, chuẩn mực và tiên phong lãnh đạo… nghệ thuật”.

Và, những tác giả, nghệ sĩ trẻ của nhóm Mở Miệng đã chấp nhận một cái giá đắt mà nhà cầm quyền độc tài trao cho họ là liên tục bị quấy rầy, bị giang hồ giả dạng chặn đường đánh đập, bị thất nghiệp, bị nhiều thứ rắc rối khó mà tưởng tượng được.

Cùng thời điểm với nhóm Mở Miệng, những blogger như Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy và nhiều văn nghệ sĩ, trí thức khác đã bị bắt, bị nhục hình, bị lăng mạ trên các phương tiện thông tin nhà nước.

Bằng cách vu những tội không liên quan đến chính trị như trốn thuế, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, vi phạm luật giao thông… để bắt các blogger, trí thức, và dùng thủ đoạn xử kín nhưng lại công khai loan tin bất lợi cho các nhà dân chủ để đặt họ vào tình thế tới cũng không được mà lui cũng không xong, gieo hoài nghi vào những người cùng chí hướng và đặc biệt là bằng mọi giá, đẩy họ vào chốn lao lý, tù đày. Chỉ vì yêu nước, những văn nghệ sĩ, trí thức phải lãnh chịu mọi thứ đòn thù nặng nề từ nhà nước độc tài. Cái giá của yêu nước và tỉnh thức dưới triều đại Cộng sản độc tài là tù đày, lao lý và tính mạng bị đe dọa.

Ngược với chuyện này, có vài ngàn người có ăn học tử tế, được gọi là trí thức lại khom lưng chấp nhận phục vụ cho đảng độc tài, phục vụ cho kẻ cố tình níu trì tiến trình văn minh nhân loại. Và mục đích duy nhất trong lựa chọn này là được yên thân, vinh thân phì gia, nhà cao cửa rộng, mặc cho đồng loại, dân tộc đang đau khổ, rên xiết vì mất mát, vì bị cướp trắng, bị ép uổng đủ điều… Cái mà họ nhận được là nhà lớn, đất vàng, xe hơi, gái đẹp và quyền lực, và để có được thứ này, họ đạp lên trên mọi suy tư, thây kệ mọi chuyện.

Và, để được như thế, họ buộc phải tự biến mình thành công cụ của nhà nước độc tài, họ vắt óc suy nghĩ những chiêu thức, thủ đoạn để triệt tiêu đối phương. Mà đối phương ở đây chính là những đồng nghiệp, đồng giới và chưa từng gây thù chuốc oán gì với họ. Nhưng họ buộc phải hiến kế triệt tiêu, vì họ đã ăn cơm, nhận nhiều thứ ơn mưa móc mà nhà nước Cộng sản dành cho họ. Và, để “yên lòng” thực hiện sự chỉ định, chỉ đạo của ông chủ Cộng Sản, họ tự gắn cho mình cái mác vì nhân dân, phục vụ cho đảng tiên phong, là một trong những đốm lửa trong ngọn đuốc lãnh đạo của đảng để dắt dân tộc này ra khỏi bóng tối.

Với kiểu lý luận như vậy, họ có thể tha hồ dùng thủ đoạn với đồng liêu, đồng môn mà không thấy áy náy lương tâm. Thậm chí, một người nào đó bị bắt, bị sát hại vì tội yêu nước mà trong đó có một phần góp tay của họ thì họ lại cho rằng mình đã giúp cho dân tộc loại bớt một thành tố phản động.

Nhằm nâng cao dự án, kinh phí và quyền lực trong quá trình phục vụ, bợ đỡ chế độ, họ không ngại ngần vắt trán để nghĩ ra những dự án nhằm triệt tiêu, ám hại những nhà yêu nước và hơn hết là nhằm ám sát nền văn hóa dân tộc, ám hại ý thức tự do, dân chủ còn sót lại trong nhân dân và ám toán những tố chất căn bản của khoa học, nhân văn.

Trong những ngày gần đây, giới sư phạm ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung lại dấy lên một sự việc mà ngưởi chứng kiến không biết phải nhận xét như thế nào, chuyện về đề tài nghiên cứu của Nhã Thuyên, tên thật là Đỗ Thị Thoan, nhà thơ và là giảng viên đại học sư phạm. Nhã Thuyên đã lấy đề tài nghiên cứu là thơ của nhóm Mở Miệng, cô đã viết một luận văn khá mới lạ và sắc sảo. Và, cái mà cô nhận được là nhiều bài lên án gay gắt, nhiều lời nguyền rủa của các trí thức chuyên chế. Xin trích đoạn: “Sau khi thừa nhận “nhu cầu cách mạng” để thực hiện “nhu cầu cách tân” về nghệ thuật của nhóm Mở Miệng, thừa nhận họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng (tr.31), tác giả Đỗ Thị Thoan không hề giấu giếm đối tượng “cách mạng” và “lật đổ” không chỉ là những khái niệm của văn chương học thuật mà là thể chế chính trị. Bởi tác giả cho rằng: Cơn hưng phấn của thời Đổi Mới nhanh chóng biến thành nỗi hụt hẫng vì sự thắt chặt lại của chính sách, với Đại hội Đảng VII năm 1991 (tr. 26). Tác giả còn tố cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo: Và bởi sự thống nhất trong một xã hội không chấp nhận đa nguyên về ý thức hệ và tư tưởng, Cái Khác là cái cần bị loại trừ, bị chèn ép… (tr. 37). Đến đây, tác giả đã công khai biểu thị thái độ đồng tình với tư tưởng chống Cộng của các phần tử chống đối Đảng và chế độ XHCN…”.

Bài viết này của một cây bút nằm trong nhóm phản biện của nhà nước Cộng sản, ký tên Tuyên Hóa, có người cho rằng đó là bút danh của một ông giáo sư nằm trong Bộ giáo dục. Nhưng, vấn đề ai viết không quan trọng nữa, nó chỉ cho thấy là mãi cho đến bây giờ, khi các phong trào dân chủ, nhân quyền đã nở rộ ở Việt Nam, và thế giới tiến bộ đã bước một bước tiến rất xa, tại Việt Nam vẫn có một thành phần như vậy. Đó là lực cản lớn nhất cho tiến trình dân chủ và nhân quyền trên quê hương Việt Nam.

Bửu Long


Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeWed Aug 27, 2014 9:00 am

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcTCfBIanf8GSaxoMS3tBhYRXOhGirs6tihJl3e8qJzPKK5r-sDn7w

Trí Thức Thời Đốn Mạt

Tạp ghi Huy Phương


Từ ngàn xưa kẻ sĩ trong xã hội vẫn được xem trọng. Theo Nguyễn Công Trứ, thì “Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt – Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên – Có giang sơn thì sĩ đã có tên…,” nói rằng trong năm tước quan (công, hầu, bá, tử, nam), kẻ sĩ đều có mặt và trong bốn giai cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương), kẻ sĩ đứng đầu. Kẻ sĩ luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội.

Người ta cũng dùng danh từ “sĩ phu” để gọi những người thuộc tầng lớp trí thức, như “sĩ phu Bắc Hà” để nói về những người được coi là có tri thức sống tại đàng ngoài (từ sông Gianh, Quảng Bình trở ra Bắc) trong thế kỷ 18-19.

Trong xã hội Việt Nam ngày xưa khi ngành giáo dục chưa được phát triển, trong làng xã, một người đậu được bằng Sơ Học Yếu Lược (tốt nghiệp lớp ba) đã tổ chức ăn khao lớn. Cao hơn nữa là bằng Tiểu Học (tốt nghiệp lớp năm – Primaire) lên đến bằng Thành Chung (tốt nghiệp Ðệ Tứ Trung Học – Diplome) đã được bổ nhiệm làm ông Thông ông Phán “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò.” Chữ nghĩa (có học) vẫn được coi trọng hơn người giàu có. Các dân tộc thiểu số nghèo đói, vất vả cũng lo miếng ăn nuôi con đi “kiếm con chữ,” làng không có cầu đi, phải mạo hiểm lội suối qua bờ “kiếm con chữ!”

Danh từ “nhân sĩ” cũng thường dùng để nói đến những người có học (và đạo đức) trong xã hội, chỉ duy sách vở cộng sản lại định nghĩa là những người “trí thức tham gia cách mạng, mà không phải là đảng viên cộng sản!”

Trong chế độ nào kẻ sĩ cũng được coi là khuôn mặt sáng giá tiêu biểu cho trình độ văn hóa và đạo đức. Ðến lúc kẻ sĩ đánh mất đạo đức, chối bỏ danh dự và vai trò cao cả của mình, thì xã hội đó tất phải băng hoại, tha hóa.

Buồn cười cho kẻ sĩ Việt Nam, trong khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam “hoan nghênh Nghị Quyết 412 của Thượng Viện Hoa Kỳ, kẻ thù cũ, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981, nhưng bản thân mình, 500 đại biểu quốc hội “đảng cử dân bầu,” trong đó có toàn bộ Bộ Chính Trị thì ngậm hột thị, và tuyên bố “đang tìm thời điểm thích hợp để kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế!”

Một kẻ vô học, thất phu làm điều càn rỡ, vô đạo còn có thể chấp nhận, tha thứ, nhưng những người có học mà hành động như đứa thất phu hẳn không thể tha thứ. Một chế độ đầy dẫy những kẻ trí thức hành động như đám hạ cấp, côn đồ, hẳn là một chế độ bất nhân.

Ở Hà Nội người ta kể chuyện những sinh viên đủ các ngành, ham ăn chơi đua đòi chấp nhận bán thân: “Nó là sinh viên kinh tế, nó làm kinh tế từ hồi sinh viên, nghĩa là mại dâm!”

Trong xã hội có ngành nghề nào được tôn trọng như nghề làm thầy, được nhân gian coi trọng còn hơn cha (quân-sư-phụ). Thầy được coi như kẻ sĩ, là người có học, có đạo đức có nhiệm vụ cao quý là đào tạo con em, nhưng xã hội suy đồi sản sinh ra loại thầy như Sầm Ðức Xương, hiệu trưởng trường phổ thông Việt Lâm, Hà Giang, không những dùng thế lực “con chữ” tống tình nữ sinh nhiều lần, còn mang thân làm “ma cô” đưa mối dẫn đường cung cấp nữ sinh lên cho cấp chỉ huy cao hơn của mình như Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, và bạn bè, kể cả những tay có máu mặt trong tỉnh như các giới chức ngành ngân hàng. Tởm lợm hơn là ông thầy hiệu trưởng này lại dùng văn phòng của nhà trường để làm nơi hành lạc. Kẻ sĩ thời nay như “ba tòa quan lớn” Hà Giang lại kết án các nữ sinh là người dẫn mối, Sầm Ðức Xương chỉ bị tù treo và ông đảng lớn như Nguyễn Trường Tô thì vô can.

Kẻ sĩ như thầy giáo Ðặng Văn Hoàng, trường THPT Thới Long, quận Ô Môn, Cần Thơ, gạ gẫm nữ sinh đổi tình lấy điểm, đưa nữ sinh vào nhà vệ sinh của giáo viên rồi sờ soạng và thực hiện hành vi cưỡng dâm. Cô giáo thể dục như Khổng Như Mai, trường Marie Curie, có thói quen phạt nam sinh bằng cách bóp… chim.

Ðại diện cho mặt mũi Việt Nam ở ngoại quốc như Bí Thư Thứ Nhất Tòa Ðại Sứ Nam Phi Vũ Mộc Anh thì buôn lậu ngà voi.

Tương lai của kẻ sĩ đất nước là một sinh viên Ðại Học Ngoại Thương, xuất thân từ một gia đình tử tế như Nguyễn Ðức Nghĩa tàn bạo giết bạn gái cũ, chặt đầu và 10 ngón tay của nạn nhân cho vào túi nilon vứt xuống sông, phần còn lại bỏ vào thùng rác chung cư.

Trong xã hội có nghề nào được coi là danh giá, tôn trọng như nghề bác sĩ, nhưng ông bác sĩ XHCN như Nguyễn Mạnh Tường (không biết bác sĩ tốt nghiệp trong xã hội này có đọc lời thề Hippocrates trước khi ra trường hay không) đã lỡ tay làm chết bệnh nhân của mình rồi mang xác vứt xuống sông Hồng để phi tang.

Báo Mặt Trận Tổ Quốc khoe “đội ngũ trí thức Việt Nam” “hiện nay khá hùng hậu, với khoảng 1.5 triệu người, bao gồm những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, hàng ngàn giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, hàng chục ngàn thạc sĩ, hoạt động trên tất cả các ngành nghề, trong đó đông đảo nhất là khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa. Hiện nay, 70% – 80% công chức trong bộ máy các cơ quan trung ương đã có trình độ đại học, tỉ lệ này ở tuyến quận, huyện là 50%.”

Nhưng liệu với đội ngũ trí thức chuyên xài bằng giả, bằng mua từ trung ương đến cấp huyện, xã, và với kiểu “đạo đức” xã hội chủ nghĩa, vô đạo, sa đọa như các thầy cô giáo, bác sĩ, trí thức hiện nay, tương lai đất nước sẽ đi về đâu và lấy gì cho con cháu noi gương? Không thể lấy một vài cá nhân để nói đến một tập thể nhưng thế gian cũng đã có thành ngữ “trông cây thấy rừng!”

Nói như Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình, “Cái ác vẫn tồn tại trong lòng xã hội. Nếu cả xã hội không đồng tâm, kết lại đứng bên nhau thì cái ác có thể nảy sinh ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ vị trí nào, không kể người thất học hay tri thức!”

Vậy thì trong xã hội này, còn gì để phân biệt kẻ trí thức với đứa thất phu.

Huy Phương


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcRoTQGotAZ7tLupk6xYtMxdTFOD7dBRMELMExeZlC5vjY0Ce_0k
Về Đầu Trang Go down
vanle
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeMon Sep 01, 2014 11:38 pm

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Z

Đa số trí thức, sinh viên Việt Nam hèn nhát quá

Nguyễn Liệu

Trong 10 năm gần đây, xã hội Việt nam sa đọa đến cùng cực. Chánh quyền do đảng cộng sản lãnh đạo chỉ lo một việc là tham nhũng là cướp bóc để mau trở thành những nhà tư bản lớn. Để củng cố quyền lợi cá nhân, chánh quyền Việt cộng ra sức đàn áp dân chúng không dám để cho dân chúng phát biểu phê phán. Có một số ít người góp ý thẳng thắn với chánh quyền,  thì lập tức bị chụp lên đầu là chống đảng chống nhà nước…

Trong khi tất cả các nước trên thế giới, dù nghèo, dù giàu, dù còn lạc hậu, dù trước kia là loại cộng sản gộc,v..v.. ngày nay, bước vào thế kỷ 21,  đều đươc hưởng tuy có khác nhau về tự do dân chủ nhân quyền. Hầu hết những nước đó,  dù ở mức dân chủ còn non yếu còn chập chững, người dân được cái quyền cầm lá phiếu chọn người đại diện cho mình, người dân được cái quyền nói lên điều sai trái của chánh quyền để góp ý với chánh quyền thi hành những điều có lợi ích cho tổ quốc. Nói cách khác, người dân phê phán chánh quyền mà không bị đàn áp, không bị khủng bố, không bị tù tội.

Trong khi đó, trong khi một số bộ lạc châu Phi vẫn còn hi vọng hướng về con đường dân chủ thì nước Việt nam chúng ta, một trong vài ba nước trên thế giới còn bị đảng cộng sản  sống sót cai trị một cách độc đoán, man rợ,  làm cho người dân trở thành những tên nô lệ ngoan ngoản cuí đầu theo những mệnh lệnh độc đoán độc tài của chánh quyền.

Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, từ ngày lập quốc đến ngày nay, chưa có lúc nào xã hội Việt nam đồi trụy như hiện nay. Chưa có chánh quyền nào, dù dưới thời thuộc điạ Pháp, tham nhũng, tội ác như chánh quyền Việt cộng hiện nay. Đổ nát suy đồi như thế,  mà bọn cộng sản luôn luôn tìm cách đàn áp dân chúng, để bảo vệ địa vị,  bảo vệ tài sản của chúng nên chúng bày ra đại hội đảng,  không ngoài mục đích thay đổi ngựa để kéo cái xe tham nhũng đi đến tận cùng. Bọn chúng càng củng cố địa vị độc tôn cai trị,  thì dân chúng càng khổ nhục.

Nhưng trước sự độc đoán, độc tài của đám chánh quyền, vừa tàn ác vừa tham nhũng, vừa lạc hậu ngu xuẩn như thế, mà giới trí thức, giới sinh viên, vẫn cấm khẩu, vẫn im lặng cúi mặt xuống,  cho qua ngày tháng.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Noidoi22

Trừ đám đảng viên chịu đấm ăn xôi, trừ đám trí thức làm nô bộc cho chánh quyền, còn đại đa số trí thức đa số sinh viên tại sao vẫn im lặng?

Có lẽ vì:

- Quá lâu rồi,  sinh ra , lớn lên,  trong cái không khí như thế,  nên quen rồi không còn thấy khó chịu,  không còn thấy bất bình. Cũng như trong một phòng tù cấm cố,  ăn uống ngủ iả một chỗ,  ban đầu khó chịu, muốn mửa,  nhưng lâu rồi không thấy khó chịu, nên vừa ăn vừa ỉa cũng không trở ngại như ở giai đoạn đầu. Vì cộng sản cai trị hơn nửa thế kỷ nay,  nên thành quen hơi rồi,  không còn bất bình nữa.

- Quá lâu rồi bị cộng sản nhét vào não những tuyên truyền bậy bạ, nhưng cho đó là sự thật là chân  lý,  ví dụ đảng ta là đảng sáng suốt nhất, đảng ta là đảng lo cho công nông nhất, đảng ta là đảng cho dân tộc ta tự do dân chủ nhất…v…v….

- Nhìn thấy cán bô đảng viên giàu có nhanh chóng, nhà lầu xe cộ cuộc sống xa hoa nên đám sinh viên mơ ước được như những lớp giàu có xa hoa đó nên cúi đầu, ngậm miệng,  ngoan ngoản dẹp sự bất bình, nếu có,  để mua con đường ngắn nhất đến sự sang giàu,  dù trái với lương tâm trái với đạo đức.

- Tuy là trí thức là sinh viên, nhưng là thứ trí thức được đào tạo trong xã hội cộng sản trong nước, cũng như cộng sản ở nước ngoài, nên dù có nhiều năm tháng học hành,  nhiều năm tháng nghiên cứu,  nhưng rốt cục không hiểu biết gì hết, vì bị giáo dục trong một môi trường vô giáo dục,  thì làm sao có giáo dục được.

- Tất cả những tính chất trên tạo nên tính chất cuối cùng này là,  gọi là giới trí thức giới sinh viên,  nhưng rất hèn nhát,  vì dù muốn dù không,  im lặng là đồng lõa với bọn cầm quyền tàn ác bóc lột cướp bóc dân chúng.

Ước mong giới trí thức, giới sinh viên Việt nam,  người nào còn suy nghĩ, hãy xét lại những điều nhận xét trên, để điều chỉnh lại con đường chính nghĩa,  để đứng lên lãnh đạo dân chúng lật đổ chánh quyền cộng sản đang cướp phá, đang bán nước Việt Nam cho  Tàu cộng. Đó là chương trình hành động chính đáng của giới trí thức giới sinh viên.

Nguyễn Liệu 


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Ho-doclaptudohanhphuc2a-danlambao
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeWed Sep 17, 2014 12:34 am

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” 2Q==


TRÍ THỨC “LƯU MANH HÓA” HAY “LƯU MANH GIẢ DANH…”?

Duong Dinh Giao


Từ điển tiếng Việt giải thích lưu manh là “kẻ lười lao động, chuyên trộm cắp, lừa đảo”.

Còn nhà nhiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn thì hiểu: “để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.

Còn nhớ trong một truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn nói người “tiền hậu bất nhất” chính là có phẩm chất của lưu manh. Mình hiểu lưu manh vì thiếu tự trọng, vì là người không có chính kiến, “gió chiều nào che chiều ấy”, miễn sao có lợi cho mình.

Để có một lý giải đầy đủ và toàn diện đòi hỏi phải có đóng góp của các nhà xã hội học, ngôn ngữ học,… Nhưng có thể hiểu ngắn gọn, lưu manh chính là những kẻ chỉ vì để đạt được mục đích của riêng mình mà bất chấp lẽ phải, đạo lý.

Còn trí thức, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là “người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội vào từng thời kỳ”.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa trí thức là “Những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.”

Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng “người trí thức không chỉ mang trong mình những tri thức không ngừng được chuyển hóa và hoàn thiện mà còn phải là người có tinh thần đóng góp cho xã hội trước hết là của cải vật chất, cao hơn là tầm tư tưởng”.

Bên cạnh học vấn, tri thức phong phú, theo Nguyễn Minh Thuyết người trí thức còn có một đặc điểm là “thường khảng khái, tự trọng. Người xưa đã khái quát phẩm hạnh này thành nguyên tắc sống: "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (nghĩa là: giàu sang không làm hư hỏng, nghèo khó không khiến đổi lòng, quyền uy không khuất phục nổi). Trong lịch sử đã có biết bao tấm gương liêm khiết, chính trực, khảng khái của người trí thức. Xã hội trọng vọng trí thức không chỉ vì trí tuệ của họ mà còn vì phẩm chất cao quý này.”

Như vậy, một cách đơn giản, có thể hiểu trí thức là những người có hiểu biết về một lĩnh vực nào đấy trên mức bình thường (tài) và trung thực, khảng khái (đức).

Xã hội nhiều lưu manh là một xã hội nhiễu loạn, bất an, cuộc sống của người dân lành không được đảm bảo.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Images?q=tbn:ANd9GcR3h4PL7YFYk10CjRon4Q5_rxLYmrEqMXySNYxznriQxkKAh0sEw_VtKNE

Còn xã hội mà trí thức được tôn trọng (chưa hy vọng nhiều, ra ngõ gặp trí thức) là xã hội văn minh, những giá trị tinh thần, đạo đức được tôn vinh là xã hội lành mạnh, là mơ ước của con người.

Tri thức và lưu manh có một khoảng cách xa như vậy, sao gần đây, có nhiều người nói tới hiện tượng lẫn lộn: trí thức bị lưu manh hóa và một thành ngữ mới “lưu manh giả danh trí thức”?

Từ sau 1945, nhiều trí thức Tây học (do các nhà trường Pháp đào tạo trong và ngoài nước) và các văn nghệ sĩ đã đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến. Họ đã mang tài năng và vốn hiểu biết phong phú trong từng lĩnh vực riêng, đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng trong những ngày đầu còn trứng nước. Ban đầu, họ rất được trọng dụng, nắm những cương vị then chốt trong bộ máy. Nhưng không lâu sau đó, những người lãnh đạo đã thấy tư tưởng họ không thuần nhất, có nhiều biểu hiện không có lợi cho sự nghiệp cách mạng, họ không còn được trọng dụng như ban đầu. Cùng với yêu cầu phải “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, từ nay, bên cạnh người làm cấp trưởng là các trí thức cũ, có những người dù chỉ làm cấp phó nhưng được tin cậy hơn, nắm thực quyền lớn hơn mặc dù trình độ rất hạn chế. Có số ít người để giữ cốt cách đã lặng lẽ bỏ cuộc và rơi vào quên lãng. Còn những ai dám “cả gan cầm đuốc đốt trời” thì lập tức bị loại khỏi cuộc sống.

Những trí thức đáng kính trọng dần bị vô hiệu hóa, cái đáng trách ở họ là sự im lặng, im lặng để người ta dùng tên tuổi, dùng uy tín của họ che đậy cho những việc làm không đúng đắn. Chưa dám coi đây là những biểu hiện của đám người bị tha hóa, nhưng rõ ràng họ đã không giữ được phẩm chất của người trí thức. Sự xuống cấp toàn diện đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay có một phần trách nhiệm của các vị.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Luumanh

Còn phải kể tới một số người, không rõ vì nguyên nhân gì đã làm những công việc trái hẳn với lương tri của người trí thức. Họ làm sử nhưng bịa đặt ra những chuyện như đốt kho xăng, cắm cờ, …khiến cho bao lớp người ngộ nhận; có giáo sư viết rồi cho in một bộ giáo trình đồ sộ, nhưng thực ra, ông chỉ là dịch giả; họ thờ ơ, thậm chí đồng lõa trước những biểu hiện vô tình bất nghĩa, chà đạp lên những người đồng chí đã từng một thời cùng nhau “nếm mật nằm gai” chỉ vì quan điểm trái ngược. Họ sẵn sàng tung hô những giá trị ảo với mục đích làm lợi cho sự nghiệp cách mạng, … mặc dù những việc làm của họ đã khiến biết bao người lầm tưởng, dẫn tới lạc lối. Dù có trân trọng những con người có quá khứ vàng son không thể phủ nhận đây là biểu hiện hạ cấp.

Sau kháng chiến chống Pháp, nhiều trí thức được đào tạo nhờ Liên Xô, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa khác.… Phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền thống, đã từng ngồi trên ghế nhà trường Pháp trước đây, đã được đào tạo trở thành những người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Về phẩm chất, xuất thân từ những gia đình tử tế, họ cũng có những đức tính đáng quý trọng. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã khiến họ không còn giữ được con người mình. Sự trì trệ của nền kinh tế, khoa học trong nước khiến tài năng bị bào mòn. Để tồn tại, họ không chỉ im lặng mà nhiều khi còn phải đồng lõa. Họ đưa ra những công trình nghiên cứu như: ngô có nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo, phân trâu có thể dùng để nuôi lợn, …để phục vụ cho đường lối chính sách. Đổi lại, họ được tem phiếu mua hàng cung cấp ở Nhà Thờ, Tôn Đản. Rồi dần dần, để giữ lấy những vị trí của mình đã có, để tồn tại cao hơn mức đòi nghèo, họ phải tự đánh mất cái tôi như cách nói của nhà văn Nguyễn Khải. Có thể coi thế hệ trí thức này không ít người mang những phẩm chất của lưu manh.

Từ sau cải cách ruộng đất, một lớp “trí thức” mới được hình thành. Phần lớn những người được tin cậy đều xuất thân từ công nông. Chỉ cần hai năm, từ trình độ biết đọc biết viết (chưa dám nói là đọc thông viết thạo), họ học hết chương trình trung học phổ thông trong các trường Bổ túc công nông rồi thẳng tiến vào các trường đại học trong và ngoài nước qua những cuộc thi tuyển hình thức. Rồi chẳng bao lâu, họ trở thành các phó tiến sĩ cũng mang tiếng được đào tạo ở nước ngoài mặc dù với thời gian đó, không biết họ đã thành thạo được ngôn ngữ của nước sở tại? Chỉ sau một đêm, họ trở thành tiến sĩ và đã và đang là những trí thức được trọng dụng, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội. Những phát ngôn của họ nhiều khi được coi là định hướng nhưng biết được quá trình tích lũy tri thức ấy, chẳng thể ai nói họ có vốn tri thức cần thiết trong lĩnh vực hoạt động của mình. Bằng cấp đối với họ chỉ để thỏa mãn tiêu chuẩn giành một ghế lãnh đạo, chứ hoàn toàn không phải vì lòng ham hiểu biết, nỗi khát khao tiếp thu và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Rất nhiều cái bằng có được do thuê người viết, nhờ “đạo” từ đủ loại sách vở, hoặc bằng cách kẹp vào luận án do do họ đứng tên nhiều phong bì. Cho nên, đích thực họ là những kẻ giả danh.

Về phẩm chất, những khiếm khuyết do thành phần xuất thân, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh, cùng với thói dối trá chi phối toàn bộ cuộc sống đã khiến cho những con người này chẳng bao giờ tiếp cận và nói lên sự thật ngay cả trong những công trình nghiên cứu. Những phát kiến của họ chỉ nhằm chứng minh cho đường lối chính sách là đúng đắn, sự lãnh đạo là tuyệt đối sáng suốt. Họ sẵn sàng chấp hành lệnh của các cơ quan quyền lực trong lĩnh vực hoạt động của mình, bất chấp sai đúng. Vụ Nhã Thuyên mới đây là một biểu hiện. Luận văn thạc sĩ đã được một Hội đồng chấm điểm 10, rồi lại bị một Hội đồng khác, họp kín để phủ nhận chắc chắn là một cách hành xử không đàng hoàng. Rồi tác giả luận văn bị mất việc quả là một đòn đánh dưới thắt lưng. Tất cả đều không xứng đáng là cách hành xử của người tử tế. Rất tiếc trong cái Hội đồng “chuột” này có một người mang học hàm đáng kính có thân phụ vẫn được coi là một trí thức lớn trước đây.

Quả là ở nước ta hiện nay, có cả hai biểu hiện: trí thức bị lưu manh hóa và lưu manh giả danh trí thức.

Hoàn toàn không khó để nhận ra.


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Tri-thuc-vn2
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitimeFri Sep 26, 2014 8:54 am


Người nông dân xứ Sierra Leone và trí thức nước CHXHCN Việt Nam


LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Nemgach-danlambao


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Đầu tuần này, ngày 5 tháng 3, 2014, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thăm viếng Cộng Hòa Sierra Leone nhân dịp các lực lượng Liên Hiệp Quốc làm lễ chính thức chấm dứt các hoạt động bảo vệ hòa bình ở quốc gia này.

Phát biểu tại buổi lễ, TTK LHQ Ban Ki-moon cho rằng “Sierra Leone đại diện một trong những trường hợp phục hồi sau chiến tranh thành công nhất trong thế giới về bảo vệ và kiến tạo hòa bình”. Ông cũng ca ngợi nhân dân Sierra Leone đã can đảm vươn lên từ điêu tàn đổ nát để có một quốc gia ổn định như hôm nay và nhắc nhở các quốc gia đã từng bị chiến tranh tàn phá nên học bài học Sierra Leone.

Lời phát biểu của TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon làm sáng lên trong ký ức tôi hình ảnh anh nông dân Ismail Darramy, nụ cười chiến thắng của anh và thiên anh hùng ca dân chủ anh viết lên bằng đôi tay đẫm máu của mình.

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Tdlbao
Ismail Darramy

Nhớ lại mười hai năm trước, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh, tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem. Tấm hình anh dùng chân phải để kẹp lá phiếu bỏ vào thùng trong buổi sáng đẹp trời ngày 14 tháng 2 năm 2002 trên quê hương Sierra Leone chưa phai mùi súng đạn của anh sẽ không bao giờ phai đi trong ý thức tôi. Tôi đã viết một bài ngắn về anh vào năm 2006 và hôm nay tôi lại muốn viết thêm.

Anh không phải là Albert Lutuli, Nelson Mandela, Desmond Tutu hay Kofi Annan tên tuổi của Châu Phi. Anh Ismail Darramy chỉ là một nông dân bình thường và trước tháng 2, 2002, có lẽ ngoài gia đình anh, không ai biết đến anh. Nhưng nụ cười của anh, hai cánh tay cụt của anh, bàn chân trái kẹp lá phiếu của anh xuất hiện trên mặt báo đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ của những ai đang tranh đấu cho một trong những quyền căn bản của con người: quyền bầu cử tự do.

Anh Ismail Darramy tươi cười là phải. Hôm đó là ngày anh đi bỏ phiếu để bầu nên một chính phủ dân chủ đầu tiên cho quê hương anh sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt 11 năm. Nụ cười của anh đúng nghĩa là nụ cười chiến thắng. Vâng, anh Darramy cuối cùng đã chiến thắng trước súng đạn của quân phản loạn được mệnh danh là Mặt trận Đoàn kết Cách mạng Sierra Leone (RUF). Không có chiến thắng nào mà không phải hy sinh. Anh Ismail Darramy đã hy sinh cả hai bàn tay, không phải ngoài mặt trận mà trong phòng bỏ phiếu. Trong cuộc bầu phiếu cưỡng bách và gian lận lần trước, anh đã nhất định không bỏ phiếu cho quân phiến loạn RUF. Chúng đã trả thù bằng cách chặt đứt cả hai bàn tay của anh. Vì không có hai tay, anh đã phải dùng chân để bỏ phiếu.

Anh chịu đựng đớn đau, vợ con anh đói khổ khi anh không còn tay để canh tác cũng chỉ vì một lá phiếu. Thế nhưng, xin đừng hỏi anh Ismail Darramy định nghĩa dân chủ là gì, đa nguyên là gì, thế nào là các nguyên tắc phân quyền trong một xã hội pháp trị. Anh Ismail chắc sẽ vô cùng lúng túng. Dân chủ đối với anh Ismail Darramy là quyền tự nhiên mà bất cứ một con người cũng phải có, như con nai được uống nước bên bờ suối, con cá được lội tung tăng dưới sông, con sâu đo mình trên cọng lá xanh, con chim hót trên cành. Bình thường và đơn giản như thế đó.

Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều thảm họa nhân loại nhưng đồng thời cũng là thế kỷ đánh dấu khả năng của con người có thể vượt qua thảm họa bằng con đường dân chủ. Năm 1974, chỉ có 41 nước trong số 150 quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ, phần lớn là các quốc gia kỹ nghệ tân tiến Châu Âu. Năm 1990, ba phần năm tổng số quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ. Từ anh chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ cho đến người thợ mỏ da đen ở Nam Phi đều đã có quyền chọn lựa người lãnh đạo của mình. Và ngày nay, dân chủ đã trở thành một hiện tượng toàn cầu (a global phenomenon) như Giáo sư Larry Diamond của viện Hoover nhấn mạnh.

Đọc bảng liệt kê thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới tôi cảm thấy vui buồn lần lộn. Thật vui mừng khi biết trong danh sách các quốc gia theo thể chế dân chủ phân quyền có những nước cách đây không lâu còn rên siết dưới gót độc tài như Congo, Botswana, Nigeria, Zambia, Ethiopia, Nicaragua, Guinea và Serria Leone, quê hương của anh Ismail Darramy, nhưng cũng buồn thay, trong bản liệt kê, một góc nhỏ như tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, ghi tên những quốc gia đang bị cai trị bởi một đảng độc tài, trong đó có Việt Nam.

Sierra Leone giống Việt Nam vì đều chịu đựng một trăm năm dưới ách thực dân và nhiều năm trong chiến tranh tàn phá.

Cho đến đầu thế kỷ 17, Sierra Leone, quốc gia Tây Phi, chỉ là trạm dừng chân của những tay buôn nô lệ. Thủ đô Freetown là nơi những người nô lệ được trả tự do từ châu Âu và châu Mỹ chọn làm quê hương. Vừa bước qua khỏi chế độ nô lệ, dân Sierra Leone lại phải chịu đựng hơn 100 năm dưới ách thực dân Anh cho đến khi được trao trả độc lập vào năm 1961. Được độc lập không bao lâu, quốc gia lạc hậu về mọi mặt này lại lâm vào nội chiến dài 11 năm với hàng trăm ngàn người bị chết.

Năm 1999, lịch sử Sierra Leone bước vào một bước ngoặt quan trọng. Với sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, nền hòa bình được tái lập và một chính phủ dân sự được bầu lên. Từ một nước bị xem như chậm tiến nhất thế giới, từ năm 2002, Sierra Leone đã chập chững bước đi trên con đường dân chủ hóa và đã đạt được những bước đầy khích lệ không ngờ.

Việt Nam cũng chịu đựng không kém gì Sierra Leone. Trong gần 100 năm dưới ách thực dân, hàng ngàn người Việt Nam không phải chỉ bị mất hai tay nhưng còn bị mất cả đầu chỉ vì dám nói lên tiếng nói thật của lương tâm họ. Nhưng cho đến nay, sau nhiều thế kỷ đấu tranh bằng xương máu, người dân Việt vẫn chưa có cái quyền tối thiểu mà anh Ismail Darramy và phần lớn nhân loại đang có. Ước mơ độc lập tự do của bao thế hệ Việt Nam vẫn còn là mơ ước.

Sierra Leone khác Việt Nam vì Sierra Leone đang cố gắng xây dựng căn nhà dân chủ và Việt Nam còn chìm đắm trong chế đọc độc tài.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài một số các hiện tượng tiêu cực còn tồn đọng, về nhân quyền, chính phủ Sierra Leone không hề vi phạm một hành động giết người, bắt cóc hay mất tích vì các lý do chính trị. Về tự do báo chí, chính phủ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, không có nạn sửa đổi nội dung tác phẩm, bỏ tù tác giả, kiểm duyệt sách báo, ngoại trừ các báo tự kiểm duyệt để phù hợp với luật pháp hay quan điểm riêng của họ. Các bài bình luận chính trị trên các báo đều do chủ bút hay các cây bút bình luận chủ lực đích thân viết chứ không nhận bản sao từ ban tư tưởng trung ương.

Mặc dù kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp và tinh thần báo chí của các nhà báo còn thấp, tại thủ đô Freetown cũng đã có 36 tờ báo, phần lớn là báo độc lập, tư doanh hay cơ quan ngôn luận của các đảng phái chính trị. Báo chí có khuynh hướng phê bình các chính sách của nhà nước nhưng không có báo nào bị đóng cửa vì lý do chống đối nhà nước. Vì trình độ đọc chữ còn thấp nên các đài phát thanh vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông đại chúng nhưng là những tiếng nói tự do, độc lập chứ không phải chỉ là cái loa của đảng cầm quyền. Luật pháp Sierra Leone tôn trọng quyền tự do hội họp và trong tổng quát, nhà nước tôn trọng quyền đó của người dân. Các cuộc biểu tình do các đảng phái đối lập tổ chức để phản đối một số chính sách của chính phủ thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng không phải vì thế mà chính phủ lại mang đại pháo xe tăng ra ngăn chặn. Suốt năm 2005 có 11 người biểu tình bị bắt nhưng không phải vì chính kiến bất đồng mà vì cản trở lưu thông công cộng. Khoảng 60% dân Sierra Leone theo đạo Hồi nhưng các tôn giáo khác như Tin Lành, Anh Giáo v.v... có ảnh hưởng quan trọng trong 40% còn lại.

Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Sierra Leone nói chung tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tự do hành đạo. Các xung đột tôn giáo trong một nước mà nhiều nơi còn sinh hoạt theo tập quán riêng của từng bộ lạc, hẳn nhiên khó mà tránh khỏi nhưng phần lớn các xung đột tôn giáo đều được giải quyết bởi một hội đồng liên tôn gồm đại diện các tôn giáo tại địa phương chứ không có bàn tay nhà nước dính vào. Người dân Sierra Leone đi lại trong nước không cần giấy phép, trình báo hay kê khai hộ khẩu khi ở lại đêm. Những người dân Sierra Leone lưu lạc khắp năm châu trong thời chiến được quyền tự do hồi hương và chọn lựa nơi cư trú chứ không bị chỉ định cư trú và không phải đút lót cho các viên chức nhà nước khi mua nhà cửa. Cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên năm 2002 dưới sự giám sát quốc tế được xem như công bằng và trong sạch. Vào năm 2004, các chức vụ cấp địa phương cũng đã được bầu bán một cách tự do chứ không còn do nhà nước trung ương chỉ định như trước nữa.

Sierra Leone còn rất lâu để trở thành một nước cường thịnh hay xây dựng cho họ một căn nhà dân chủ ổn định nhưng ít nhất họ đã đặt được những viên đá cần thiết làm nền móng cho một cơ chế chính trị nơi đó quyền của con người được luật pháp bảo vệ, một nền kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, nâng cao đời sống, và một xã hội nơi các thế hệ măng mon của Sierra Leon sẽ trưởng thành trong hy vọng. Họ có được điều đó nhờ sự giúp đỡ tận tình của các nước dân chủ qua trung gian của Liên Hiệp Quốc về kinh tế cũng như về quân sự nhưng chắc chắn phần chính vẫn nhờ vào những người như anh Ismail Darramy.

Sierra Leone không có bốn ngàn năm văn hiến, không có những thời đại hiển hách Lý Trần, phá Tống bình Chiêm, Rạch Gầm Xoài Mút. Người dân xứ Sierra Leone không có nhiều quá khứ. Lịch sử của đất nước họ là một chuỗi ngày buồn. Tổ tiên họ là những nô lệ được trả tự do nhưng không có một nơi để trở về. Thậm chí, trong số 400 người đầu tiên đến Sierra Leone vào năm 1787, có 70 người là gái bán dâm lưu lạc. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, trong số 6 triệu người dân Sierra Leone chỉ có 29% dân số trên 15 tuổi là biết đọc biết viết và chỉ có 44% trẻ em trong tuổi đi học đã có cơ hội đến trường.

Thế nhưng tại sao Sierra Leone có dân chủ mà Việt Nam thì chưa?

Nhiều lý do nhưng tôi nghĩ một trong những lý do Việt Nam chưa có dân chủ, không phải vì tỉ lệ người dân biết đọc và viết tại Việt Nam thấp hơn con số 29% hay số học sinh ghi danh đi học ít hơn con số 44% của Sierra Leone, mà trái lại vì thành phần trí thức, định nghĩa một cách tổng quát là thành phần khoa bảng, có trình độ học vấn cao, ưu tú về các lãnh vực thuộc khoa học nhân văn, trong xã hội Việt Nam quá đông. Việt Nam ngày nay không còn là đất nước ra ngõ gặp anh hùng mà bước ra ngõ nếu không chạm mặt tiến sĩ thì cũng đụng đầu thạc sĩ.

Trước khi viết về thành phần trí thức này tôi xin dừng lại ở đây để xin lỗi và cám ơn những trí thức, những văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính, bằng trí tuệ của mình đang công khai hay âm thầm truyền bá các giá trị tốt đẹp của tự do, dân chủ, nhân bản và văn minh nhân loại trong điều kiện và hoàn cảnh riêng của họ. Trong giờ phút này, tôi thật sự tin, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trái tim của những trí thức, những nhà văn, nhà thơ, nhà báo chân chính đó vẫn nhịp chung nhau một nhịp khát khao, vẫn nghĩ đến nhau dù đang đi trên nhiều ngả đường khác nhau và tuy không nói ra, trong tâm thức, họ vẫn hẹn nhau chung một nẻo về cũng như cùng hướng đến một bình minh dân tộc.

Tuy nhiên, thành thật mà nói lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính còn quá ít để kéo nổi con tàu cách mạng với những toa sét rỉ và chất đầy quá khứ. Trong khi đó, đại đa số trí thức Việt Nam vẫn còn cong lưng phục vụ cho giới lãnh đạo đảng CS, vẫn còn nặng ơn mưa móc của Đảng mà thờ ơ trước những chịu đựng của đất nước. Thành phần này, chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản, giúp đưa dân tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút họ đã trở thành bức tường chắn ngang tiến hình đó.

Đọc bài báo tố tham nhũng nhưng chính là để nịnh Đảng một cách vụng về của bà Tôn Nữ Thị Ninh viết vài năm trước: “Cần có một cơ chế "đối trọng" (phương Tây gọi cơ chế này là checks and balances). Đối trọng của ta là trong phạm vi chế độ, là sự kiểm tra giám sát của các đoàn thể quần chúng, chứ không phải là đối trọng về chính trị. Quốc hội có vai trò, tư pháp cũng phải độc lập, đoàn thể phải vào cuộc, nếu không hệ thống chính trị của ta sẽ không có cơ chế tự điều tiết.”

Hẳn nhiên, tiếp cận nhiều với sinh hoạt chính trị dân chủ Âu Châu trước đây, bà Ninh biết rõ khái niệm kiểm soát và cân bằng (checks and balances) để chỉ sự kiểm soát lẫn nhau và giữ sự cân bằng giữa các ngành trong các chế độ dân chủ pháp trị. Nguyên tắc này ra đời nhằm giới hạn quyền hành của ngành hành pháp thường rất dễ bị lạm dụng. Sự đối trọng giữa các ngành trong cơ chế chính trị chỉ hữu hiệu khi các ngành đó có được sự độc lập về quyền hạn và trách nhiệm. Xin hỏi bà, tại Việt Nam, làm thế nào để có sự đối trọng khi toàn bộ sinh hoạt không chỉ trong kinh tế, chính trị mà cả văn hóa, tư tưởng, giáo dục, xã hội chỉ đạo bởi một đảng duy nhất là đảng Cộng sản?

Mới đây, giống bà Ninh năm nọ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc lại một lần nữa phát biểu tại phiên họp Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Geneva: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, coi đó là nguyên tắc cơ bản của các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”

Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo CSVN không thể không công nhận công ước quốc tế quan trọng hàng đầu và có tính cách chủ đạo về quyền cơ bản của con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration Of Human Rights) được công bố vào năm 1948 cùng với hai công ước liên hệ là Công ước Quốc tế về Những quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant On Civil And Political Rights, International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights) được công bố năm 1966 và Công ước Quốc tế về Những quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights).

CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng thưa ông Hà Kim Ngọc, đã thực hiện được một điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử, phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập công đoàn chưa?

Trên rất nhiều bài viết, các dư luận viên cao cấp của chế độ suốt ngày ra rả “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền.”

Nhưng tự do tôn giáo là gì?

Điều 18 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc (The universal Declaration of Human Rights) quy định rằng “Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.” (Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.)

Tự do tôn giáo trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một trong những quyền căn bản không chỉ xác định trong niềm tin riêng tư thầm kín mà còn bằng hành vi công cộng. Quyền đó không chỉ giới hạn trong mỗi cá nhân mà thể hiện cả bên ngoài cộng đồng xã hội. Một tín đồ có quyền tham gia bất cứ một tông phái hay giáo hội nào, đi lễ tại bất cứ nhà thờ nào, chùa nào, thăm viếng hay đảnh lễ bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào theo sự chọn lựa tự do của tín đồ đó.

Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng hay các luật pháp tại Việt Nam đều do lãnh đạo đảng CS viết ra. Những luật pháp này thực chất chỉ là một công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải là những quy định do chính người dân chấp nhận và tuân hành.

Điều 88 trong bộ luật Hình sự của CSVN ngày nay là di sản của điều 58 thuộc bộ luật Hình sự Liên Xô (RSFSR Penal Code). Khi công bố luật Hình sự Liên Xô lần đầu vào năm 1927, điều 58 chỉ nhắm vào thành phần “phản cách mạng”, tuy nhiên trong giai đoạn “Thanh trừng Vĩ đại” (Great Purge) từ 1934 đến 1939, Stalin đã thêm vào khoản quy định các tội “phản quốc” và “âm mưu phản nghịch” vì tên đồ tể này cần lý do để xử bắn Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov và nhiều đồng chí khác của y.

Thật buồn khi giới trí thức Việt Nam như Tôn Nữ Thị Ninh, Hà Kim Ngọc và nhiều “tiến sĩ”, “thạc sĩ” khác, thích nói những về những điều lẽ ra họ không nên nói nhưng lại im lặng trước những sự kiện đáng nói.

Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng đó bắt nguồn từ những gắn bó của giới trí thức với đại đa số quần chúng và những giá trị mà họ đã dùng để dẫn dắt quần chúng.

Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch sử. Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Miền Nam có Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng hưởng ứng và lập ra các cơ sở Liên Thành. Miền Bắc có Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc đồng lòng và cùng dấy lên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những trí thức đó, phần lớn chỉ mới ngoài 30 tuổi, đã sống và đã chết một cách tuyệt vời như ngọn lúa Việt Nam.

Tiếc thay, đa phần trong giới trí thức ngày nay bị cuốn hút quá sâu vào bộ máy công danh và quyền lực để làm mất đi tác phong tư cách của một người trí thức, lẽ ra phải có tinh thần phê phán, khao khát mở mang trí tuệ, biết vui niềm vui của dân tộc và cũng biết đau cái đau, biết nhục cái nhục của dân tộc mình. Không ít trí thức trẻ có cơ hội học tập ở nước ngoài, được làm quen với môi trường dân chủ, được sinh hoạt trong không khí tự trị đại học, nhưng khi về nước họ lại giống như những con ngựa chở rau ra tỉnh, chấp nhận bị bịt tai, che mắt để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo độc tài vừa thối nát mà cũng vừa dốt nát.

Với một đội ngũ trí thức đông gấp 5 lần Thái Lan, 6 lần Mã Lai mà đất nước vẫn chìm đắm trong độc tài đảng trị thì đội ngũ đó không phải là niềm hãnh diện mà là một nỗi bất hạnh cho đất nước Việt Nam.

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”   LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT” Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hợp Ca Bạch Đằng Giang
» DHNTTG2012: Họp mặt Đêm Đại Hội, Nhóm Kiến Trúc đón tiếp Tạ Kim và Bách Phi
» Mộng Đời Bất Tuyệt - Tập Truyện Ngắn Nguyễn Tường Bách
» Trí thức bất lương - Thời đại nói láo toàn tập
» Biểu tình chống ông Trương Tấn Sang ở Washington DC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người xấu, việc xấu-
Chuyển đến