Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn trong nguyet chuyen không chẳng thuoc quan chất quốc nhac Nguyen truyện linh ngam Chung quang bich sáng phải Nhung Saigon Trung quynh hoang VNCH
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Bauxite Tây nguyên

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeTue May 21, 2013 5:41 pm


.
Bauxite Tây nguyên: Tiền dân bay theo bụi đỏ Tây nguyên

Nam Nguyên,
phóng viên RFA
2013-02-22

Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.

Bauxite Tây nguyên Image
Công trường bauxite Tân Rai, Lâm đồng do
Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) đầu tư

Càng đầu tư càng lỗ.


Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV - Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.

Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đã quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.

Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc phòng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ý kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đã thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:

“Bauxite Tây nguyên thì đã có ý kiến ngay từ đầu, có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên.

Cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.          
TS. Lê Đăng Doanh


Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô thì sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu thì không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đã triển khai từ lâu rồi thì đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động gì. Vậy thì sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa thì càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”

Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.

Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo….”

Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên   được khởi động giới khoa học đã lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua ý kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.

Tại sao không tạm dừng


 Bauxite Tây nguyên 29d71bdb-c8ea-48a7-aa23-44cc040d13cb
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc
ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo.

Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh Bình Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, vì các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
“Nếu mình can đảm dừng lại lúc này thì có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục thì gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc phòng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, còn thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc phòng thì ai cũng biết rồi, còn ô nhiễm môi trường thì có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcT-IZ9iHBJ5qWWhbPbI2qYPSIc5EK7c4spebYFznDD2W2atTsm92w

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người bình thường không ai làm như thế. Trong một xã hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam thì rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc gì hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”

Người dân nghĩ gì?


 Bauxite Tây nguyên E6c981f7-4428-4006-b236-7f05ce7cbcfc
Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông.
Photo courtesy of boxitvn

Trong một bài khác đưa lên mạng cùng ngày 21/2/2013, Thanh Niên Online cho là cần tính lại bài toán bauxite. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, theo đó giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn, chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên sẽ lỗ nặng, đó là chưa kể nhà máy Tân Rai dự kiến trọn năm 2013 chỉ sản xuất 300.000 tấn alumin tức 50% công suất, sản xuất ít thường thường giá thành sẽ cao hơn.

Người dân bình thường nói gì về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
"Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý.”

Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.

Theo lời bà Phạm Chi Lan, rõ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. Vì nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố.


Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcQE1F5fuKpGHH5pijoVKx9HCpgMK_C8_Ml85f0Y02W6CTTrRElB

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Tấm gương thảm họa bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSat May 25, 2013 12:09 pm

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.


Tấm gương thảm họa bùn đỏ ở nhà máy
Ajka Timfoldgyar, Hungary


Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam.

Tấm gương của Hungary


Bauxite Tây nguyên Image
Bùn đỏ tràn vào làng Kolontar, cách thủ đô Budapest
- Hungary 160 km, ảnh chụp ngày 8 tháng 10 năm 2010
AFP PHOTO/STR.

Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong mầu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 123 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 6 người mất tích, 4 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.

Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm...

Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa. Bùn đỏ đang chảy vào sông Danube và sông Raab.

 Bauxite Tây nguyên Image
Đoạn đê bị vỡ của một hồ chứa bùn đỏ thuộc nhà máy Ajkai Timfoldgyar, Kolontar, cách thủ đô Budapest của Hungary 160km, ảnh chụp ngày 08/10/2010. AFP PHOTO/STR.

Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu lục Âu châu.

Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa mầu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và hàng chục triệu đô la mới xử lý được; Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.


Khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcQPjCXvarYcRGyogqhgFuI1l6xRZ2Pazqw1kffCJPw6ob-jiu2g

Bauxite Tây nguyên Bauxite-DieuKre2

Bauxite Tây nguyên Redmub-TayNguyen


Thảm họa lũ bùn đỏ Hungary: Vết thương khó lành

Đầu giờ chiều ngày 4/10/2010, Janos Fuchs, 56 tuổi, đang làm việc trên cánh đồng ở phía tây Hungary. Bức tường hồ chứa gần đó đổ sập, dòng lũ bùn tràn xuống phá hủy mọi thứ trên đường đi.

Fuchs cố gắng lên vùng đất cao hơn trên chiếc máy kéo của mình nhưng không thể làm gì ngoài việc đứng nhìn dòng lũ bùn - chất thải từ nhà máy nhôm gần đó - quét qua làng, phá hủy căn nhà của mẹ ông và cả thị trấn. Ba ngày sau, người ta tìm thấy mẹ ông chết cách nhà gần 1 cây số.

"Khi về nhà, tôi tìm chìa khoá và hiểu ra rằng, cánh cửa đã biến mất”, Fuchs nói.

Lũ bùn đỏ, thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử Hungary, đã làm 10 người thiệt mạng và 120 người bị thương, ô nhiễm cả một thị trấn và hai ngôi làng, trong đó có Kolontar, đổ xuống những con sông lân cận, làm tràn 1,9 triệu mét khối bùn đỏ và mùi hăng của axit bay xa nhiều cây số.

Một năm trôi qua. Công việc làm sạch đơn thuần gần như đã hoàn thành. Các công nhân đã đổ bỏ 53.000 xe tải bùn đỏ từ những cánh đồng, ủi phẳng hàng trăm ngôi nhà hư hỏng và khoảng một trăm ngôi nhà mới được gây dựng lại theo yêu cầu. Thảm thực vật và đất trồng được thay thế. Hai công viên tưởng niệm cũng mọc lên.

Nhưng những vết thương cảm xúc cần nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcRhrupUTTHC-1GN59EHZBh_yiDWjxPVYUK75Sg4UBk3477EvlrH
Không có gì đảm bảo một vụ tràn chất thải độc hại không tái diễn.
Ảnh: alarmatsolarsystem


Hungarian Aluminium (MAL), tập đoàn kim loại đứng sau vụ tràn bùn, nằm dưới sự quản lý của nhà nước nhiều tháng nay. 8 chủ lao động của công ty trở thành nghi phạm trong cuộc điều tra đang diễn ra, và công ty lãnh án phạt 632 triệu USD. MAL, nắm giữ khoảng 4% thị phần nhôm toàn cầu, đã gửi đi lời chia buồn và xin lỗi tới các nạn nhân, nhưng phủ nhận hành vi sai trái và tranh cãi về mức tiền phạt.

Dù đã làm sạch và chịu án phạt, nhưng sự giận giữ của người dân với các chủ tư nhân của MAL vẫn còn rất lớn. "Họ là những tỉ phú, họ không cần để ý gì tới chúng tôi”, Fuchs nói. Ông là người đầu tiên khởi xuống vụ kiện tìm kiếm bồi thường tổn thất. “Thế nào là đủ? Những người vô tội đã chết trong khi họ vẫn sống hạnh phúc sau những gì xảy ra”.

Vết thương khó lành

Kolontar giờ đây như rũ xuống. Nhà thờ từng là trung tâm của làng hiện đứng tận rìa ngoài, còn vùng lân cận như bị xóa khỏi bản đồ. Trên cột tưởng niệm Thế chiến II, giờ đây xuất hiện thêm phiến đá cẩm thạch mới khắc dòng chữ: “Ghi nhớ sự cẩu thả và tham lam của con người ngày 4/10/2010”.

Thị trưởng Karoly Tili cho biết, mọi thứ trong ngôi làng - với phần lớn trong số 850 cư dân làm nông nghiệp hay công nhân trong nhà máy nhôm - rất khó có thể trở lại bình thường.

"Hàn gắn rất phức tạp”, ông Tili nói. “Những ai mất người thân sẽ không bao giờ quên. Những người còn sống cũng khó có thể xóa đi ký ức. Chúng tôi đã có bác sĩ tâm lý và rất nhiều người tìm đến cô ấy”.

Ông nhấn mạnh rằng, mức phạt lớn với MAL có thể xoa dịu đi phần nào, nhưng ông không có nhiều hy vọng người dân có thể được đền bù thoả đáng. "Đó chỉ là con số, nếu thực tế tổn thất có thể được phục hồi, thì ít nhất vẫn còn một điều rõ ràng là, không ai có thể tránh nổi hậu quả thảm họa như thế này”.

Các nhà hoạt động môi trường và chính phủ cũng không mong toàn bộ khoản tiền phạt được trả đầy đủ, nhưng nói rằng, nguyên tắc mới là vấn đề quan trọng. Zoltan Illes, Bộ trưởng Môi trường Hungary nói, không loại trừ khả năng nhà nước cuối cùng sẽ nắm giữ MAL.

"Thậm chí là 100% sở hữu nhà nước, thì luật lệ cũng phải được tuân thủ. Chính phủ Hungary sẽ nắm giữ tất cả hoạt động của công ty, sẽ đứng sau công ty này để giữ hàng nghìn việc làm trong khu vực đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất nhôm” - ông nói.

Bài học đắt giá

Khu vực Kolontar chỉ là một trong hàng chục nơi lưu giữ chất thải độc hại. Rất nhiều khu vực tương tự tồn tại trong điều kiện nguy hiểm, nhóm hoạt động môi trường Greenpeace cho biết.

Kim loại độc hại lan tràn khắp khu vực, nhà hoạt động môi trường Balazs Tomori nói. "Nhưng không hề có sự đảm bảo rằng, một Kolontar khác không xảy ra, một vụ tràn chất thải độc hại không tái diễn. Khối Liên Xô cũ tích trữ ngập tràn chất thải độc hại, trái phép và hợp pháp. Chúng tôi sẽ vui mừng hơn khi thấy hành động ngăn chặn mạnh mẽ hơn. Đó luôn là biện pháp rẻ nhất cho tất cả mọi người".

Chính phủ Hungary ý thức được nguy hiểm, Bộ trưởng Môi trường Illes nói, nhưng thậm chí ngay cả ở những nơi có hồ chứa chất thải của nhà máy nhôm bên bờ Danube, thì giải pháp an toàn duy nhất - di chuyển chất thải - cũng rất tốn kém.

Illes cho biết, ông đề xuất lên EU thành lập quỹ tương tự như quỹ do cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ quản lý, với vốn ban đầu vào khoảng 5-7 tỉ euro.

Các khu vực quanh Kolontar còn đối mặt với thực tế ô nhiễm lớn hơn. MAL đã chuyển sang công nghệ khác với chất thải khô, không phải thứ chất thải lỏng đã tàn phá khu vực. Nhưng vấn đề giờ đây là bụi đỏ bay trong không khí có thể gây ra các bệnh về hô hấp.

Jozsef Kovacs, người có nhà ở thị trấn Devecser bị phá hủy bởi lũ bùn đỏ, giờ chuyển cách xa nơi ở cũ vài km. "Chúng tôi rời thị trấn vì con gái tôi đang mang thai và tôi nghĩ khoảng cách xa hơn là ý tưởng tốt. Nhưng gió vẫn thổi bụi đỏ đi khắp nơi”, ông nói.

"Giống như trong mọi sự cố môi trường, không hề có giải pháp nào hoàn hảo”, Illes nhấn mạnh. Những người dân của Kolontar sẽ chỉ an tâm khi khôi phục lại cuộc sống bình thường sau nhiều tháng ở nhà thuê bằng tiền quyên góp.

Jozsef Holczer đã chuyển nhà hồi tháng 5, vừa nghỉ hưu ông đã có kế hoạch sản xuất rượu. Để ghi nhớ thảm họa, Holczer quyết định sẽ không cạo râu nữa. "Tôi đã tái sinh, thảm họa không thể nào quên, nhưng tôi không bao giờ sống ở nơi khác”, ông nói.

Thái An (theo Reuters)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Kẻ nào đã ngầm thỏa thuận bán Biển Đông cho Trung quốc?   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon May 27, 2013 1:51 am

Kẻ nào đã ngầm thỏa thuận bán Biển Đông cho Trung quốc?

Tác giả: Người VNYN - MrLecongnhan (*)


Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcS0BxooOw9BDBpuHRo5AWPFx2FtCZHQXNsBGvJsFOk0Gd-Mw4F1

MỞ ĐẦU:

Trước tiên phải khẳng định rằng: Những Tuyên bố như:

-Tuyên bố của: Thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". (1956)
-Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng .
-Tuyên bố của Phùng Quang Thanh cho rằng Biển Đông: là vùng "tranh chấp là vấn đề lịch sử để lại..."
-Tuyên bố "Giữ nguyên trạng!" những vùng biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội Việt Nam.

  
Đều vô giá trị về mặt pháp lý trước công pháp Quốc Tế. Nó chỉ là cái cớ để giặc Phương Bắc xâm lấn hoặc gặm nhấm lãnh thổ do tổ tiên để lại. Nó chỉ có giá trị tố cáo "Logic bán biển đảo cho TQ của đảng CSVN"của những kẻ lãnh đạo nhưng làm những việc phản dân hại nước.

NỘI DUNG:


1/ Nguyễn Tấn Dũng đã thỏa thuận gì với giặc?
 
Hiện nay giặc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một phần Trường Sa. Chúng dùng đường "Lưỡi Bò" để khẳng định chủ quyền trên phần lớn Biển Đông của ta, thì Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận với chúng rằng  "Giữ nguyên trạng!"( có nghĩa là thỏa thuận cho giặc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa và một phần Trường sa mà chúng đã chiếm.)   Trong Đại Việt sử ký toàn thư Lê Thánh Tông có nói rằng: "Nếu ngươi lấy một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di". Có phải là Nguyễn Tấn Dũng đã "lấy đất của Thái tổ để làm mồi cho giặc" hay không?

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcTJRd-TchewKqeC1ne4z1X3PvCpwq30kjQzA0eQi7rzJ3WJapC1lA

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcSxyzeiZjFikd1z5mJivjWCyV51smZd3NjgGC3yyZJZzGjRDWPG

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcS1kAZR86YcmTEyEOqKdbh0uqUzeqD0iw12Vvte24CO7jQwCXGU

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcRZu3FaK2Uyy4PPLhpPPuevtGWYfE_y76xyjT1pwWobJGh3d6NC

Chúng ta hãy ngược dòng thời gian.

2) Công Hàm của bán nước của ông Phạm Văn Đồng trong thời Hồ Chí Minh:

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcT7So1w5phanT5kUn_H8DJwfN-Xy2lP4syi8OqRmVknaXBVSxSKdg

Ngày 4/9/1958, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố: (**) "... quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa... thuộc chủ quyền TQ".
Phạm Văn Đồng đã công nhận cái tuyên bố cướp nước trên bằng công hàm (***) Bán Nước có đoạn ghi rõ:
"Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phú nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc"


HÌNH ÁNH CÔNG HÀM 1958 của PHẠM VĂN ĐỒNG

Bauxite Tây nguyên Conghambannuoc
Ảnh chụp Công hàm Phạm Văn Đồng

3) Tuyên bố bán nước của Phùng Quang Thanh:

Bauxite Tây nguyên 1320696797.7173
 
Biển ĐÔNG, HOÀNG SA, TRƯỜNG SA do cha ông để lại là vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam; Trong khi đó Phùng Quang Thanh dám tuyên bố rằng BIỂN ĐÔNG là vùng "Tranh chấp do lịch sử để lại" (!?). Bằng chứng: theo BBC TIẾNG VIỆT trong bài 'Không để nước ngoài chia rẽ Việt-Trung'
"... Phùng Quang Thanh được báo chí dẫn lời cảnh báo rằng trong giải quyết vấn đề Biển Đông "phải hết sức sáng suốt, hết sức tỉnh táo".
... "Ông (Thanh) nói cuộc trao đổi với lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã diễn ra thân tình, cởi mở, thẳng thắn, về tất cả các vấn đề trên tinh thần "hữu nghị, anh em... Ông bộ trưởng cho rằng tranh chấp là vấn đề lịch sử để lại..."
Thanh còn nói rằng: "Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc..."(!)

Bauxite Tây nguyên 9k=

Như vậy theo Phùng Quang Thanh "Vùng chủ quyền đã biến thành vùng "tranh chấp". Tại sao lại là "tranh chấp"? Trung Quốc xâm chiếm, cướp đất cướp biển, cướp Hòang Sa, Trường Sa của ta thì tại sao lại sợ đến mức không dám nói là nó xâm lược? mà lại gọi là "tranh chấp", hèn nhát tối tăm và ngu muội như thế mà cũng gọi là "sáng suốt và tỉnh táo"? Mới đây thôi năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa (Nhưng theo bà Bảy Vân vợ Tổng Bí thư Lê Duẩn nói rằng "Đảng ta nhờ TQ quản lý Hoàng Sa"). Hiện nay có đủ bằng chứng để khẳng định ĐCSVN đã nhờ TQ giải phóng Hoàng Sa.  Năm 1979 chúng tàn phá giết chóc 6 tỉnh biên giới phía Bắc, chiếm Ải Nam quan. Sau đó chiếm luôn núi Lão Sơn Năm 1988 chúng thảm sát hải quân VN chiếm Trường sa. Thác Bản Giốc nằm sâu trong đất liền của ta đến 2 km nay chúng cướp một nửa thác. Chúng còn chiếm mất một phần vịnh Bắc Bộ, bản đồ "lưỡi bò" liếm sạch Biển Đông của ta... Toàn là chuyện còn nóng hổi như thế, mà Phùng Quang Thanh cũng dám nói là "tranh chấp do lịch sử để lại"?

Từ "vùng biển chủ quyền" Phùng Quang Thanh đã thay mặt bộ chính trị Đảng CSVN ,thay mặt nhà nước CHXHCNVN, chuyển thành "vùng biển tranh chấp do lịch sử để lại" với Trung Quốc.

Nếu tiến thêm một bước nữa, thì Vùng biển "tranh chấp do lịch sử để lại" sẽ biến thành vùng "biển không tranh cãi của Trung Quốc". Đây là hành động mà chỉ có những kẻ BÁN NƯỚC mới làm như vậy!

"Chủ trương LỚN của Đảng" đã đưa giặc vào địa bàn chiến lược trọng yếu ở TÂY NGUYÊN. Đến một ngày nào đó Trung Quốc sẽ nói Tây Nguyên là "chủ quyền không thể tranh cãi" của chúng! Phùng Quang Thanh (hay hồn ma của những Phùng Quang Thanh) cũng sẽ nói "tranh chấp do lịch sử để lại"?! Theo BBC thì Phùng Quang Thanh còn khoe rằng: "trao đổi với lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã diễn ra thân tình, cởi mở, thẳng thắn, về tất cả các vấn đề trên tinh thần "hữu nghị, anh em". Than ôi! "thân tình""cởi mở" "thẳng thắn" "hữu nghị, anh em" với giặc... là đã đi theo giặc?! Nghe BBC nói về tướng Thanh mà tưởng như hồn ma của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống đang hiện về đưa đường dẫn lối Phùng đại tướng.

Chú thích:

 
(**)Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa ), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa ) và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc

(***)Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:

Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
nước Việt-nam dân chủ cộng hoà

Nguồn tài tiệu http://conghambannuoc.tripod.com/


(*) Bài đăng này  tác giả  đăng lần đầu tiên trên Blog " Người Việt Nam Yêu Nước ", đã có hàng trăm ngàn lượt người xem . Nhưng nay Blog "Người Việt Nam yêu Nước " đã bị đánh sập. Đây là bản copy có chỉnh sửa của tác giả .
Tuy Blog Người VN Yêu nước không còn!  nhưng bài viết vẫn còn  bản copy trên Blog namdigidoc
 
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: “Phố Tàu” xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeFri Jul 05, 2013 4:19 pm


“Phố Tàu” xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam

Không phải những khu phố Hoa kiều đượm màu thời gian với những nét sinh hoạt truyền thống quen thuộc nơi khu vực quận 5, quận 6 ở TP. HCM, giờ đây những khu phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Nam ra Bắc đang gây bao sự lộn xộn, hỗn loạn do thói ăn ở, sinh hoạt bừa bãi của hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc, cho đến chiêu kinh doanh kiểu tận thu, tận diệt của các doanh nghiệp nước này.

Bauxite Tây nguyên 1_121
Khu phố Tàu ở Bắc Ninh

Dường như những gì đang diễn ra trên đất liền chẳng mấy liên quan đến chuyện ngoài khơi. Cùng lúc với việc liên tục đưa ra những hành động và tuyên bố khiêu khích có liên quan đến chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông thì Trung Quốc vẫn bình thản triển khai rộng rãi các hoạt động kinh tế từ quy mô nhỏ lẻ cho đến những dự án nhiều tỷ USD trên hầu khắp các tỉnh thành trải từ Bắc vào Nam. Thậm chí, cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km cũng vừa hiện diện cả một “phố Trung Quốc” ở Bắc Ninh: dãy phố Phù Khê Thượng treo toàn biển tiếng Trung Quốc với mục đích thu mua gỗ trắc để xuất sang Trung Quốc.

Bauxite Tây nguyên 2_18 
Lao động phổ thông Trung Quốc hiện diện khắp nơi
 
Cũng chẳng đâu xa, ngay tại Hà Nội, hiện các cây rút tiền tự động ATM của ngân hàng  Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang được mặc định bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Như vậy, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam cũng đã thừa nhận khả năng người Trung Quốc sẽ sinh sống và làm việc ở Hà Nội là rất nhiều, tới mức phải bổ sung cả ngôn ngữ riêng cho họ sử dụng trên các cây rút tiền.
 
Điều đáng quan ngại là các hoạt động kinh tế có liên quan đến người Trung Quốc thường hay dẫn đến những hệ lụy không mấy tích cực. Chẳng bao lâu sau khi phố huyện Kỳ Anh bị “Tàu hóa” với chằng chịt biển hiệu tiếng Trung Quốc và sự xuất hiện ồ ạt của người nước này, nơi đây đã chìm trong mưa bụi bởi hàng trăm lượt xe chở đất san nền cho một dự án lớn của Trung Quốc qua lại mỗi ngày. Các con đường bị băm nát, biến dạng, các mỏ đá, đất đồi, đất vườn… ở Kỳ Anh cũng bị bằm nát để khai thác tận thu vô tội vạ.

Bauxite Tây nguyên 3_16 Khu phố Tàu ở Bình Dương
 
Không đến mức ô nhiễm khói bụi như Kỳ Anh, nhưng ở Thanh Hóa, Đak Nong, người dân sống xung quanh khu vực có lao động phổ thông Trung Quốc thường xuyên bị các đối tượng này quấy rối bởi lối sinh hoạt bừa bãi, thiếu văn hóa. Tình trạng lao động Trung Quốc gây gổ và hành hung người Việt Nam ở đây không còn là chuyện hiếm.
 
Trong khi cả triệu thanh niên Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và rơi vào những thảm cảnh như nạn buôn người, lao động xuất khẩu cưỡng bức, bỏ xác nơi xứ người hoặc lâm vào tệ nạn xã hội… thì hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc vẫn tự do hoạt động trên thị trường việc làm ở nước ta. Trong khi tài nguyên ngày một cạn kiệt bởi nạn khai thác tràn lan dưới sự quản lý yếu kém của các cơ quan hữu quan thì gỗ quý, than, cát sỏi cùng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác hằng ngày vẫn “chảy” về Trung Quốc. Trong lúc Biển Đông vẫn chưa thôi dậy sóng thì Quảng Ninh lại mở toang cửa mời gọi người Trung Quốc làm ăn với nhiều biệt đãi.
 
Sự thực là, những gì liên quan đến người Trung Quốc trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam thời gian qua hầu hết đều không được lòng dư luận Việt Nam, nếu không nói là có những sự vụ gây phẫn nộ và bất bình. Ấy vậy mà ngày càng có nhiều địa phương rộng cửa chào đón doanh nghiệp và lao động Trung Quốc đến khó hiểu?!
 
Trường Giang

***

Phố huyện Kỳ Anh bị “Tàu hóa”


Dọc hai bên đường chi chít biển quảng cáo chữ Trung Quốc, hàng loạt tiệm ăn, cửa hàng bán đồ Tàu. Cơ quan chức năng cho biết có hơn 420 người Trung Quốc sinh sống trên địa bàn, những người này đã làm đảo lộn cả nếp sống vùng quê.


Bauxite Tây nguyên Congnhantrungquoc
Không hiếm cảnh công nhân Trung Quốc chở 3 sau giờ tan ca - Ảnh: T.Q.Nam

Theo quốc lộ 1A hướng từ Nam ra Bắc, xe vừa qua khỏi hầm Đèo Ngang - ngăn cách giữa Hà Tĩnh với Quảng Bình - được vài cây số, đoạn thuộc địa phận xã Kỳ Phương đã thấy chình ình một bảng hiệu khổ lớn chi chít chữ Trung Quốc dựng trên chân đế cao hơn 2 m. Càng đi sâu vào địa phận các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, càng nhiều biển hiệu tiếng, mọc san sát, từ tên công ty, ngành nghề kinh doanh đến các thể loại nhà hàng, ăn uống, dịch vụ cưới hỏi, rửa xe, hút bụi...
 
Hết giờ làm việc buổi sáng, nhiều công nhân bịt kín mặt “kẹp” ba, bốn người trên một xe máy từ công trường thi công tổ hợp cảng biển và nhà máy luyện gang thép FORMOSA trở ra. Chỉ không lâu sau đó, các quán cơm chuyên phục vụ người Trung Quốc ở xã Kỳ Liên trở nên ồn ào, hỗn độn, nhếch nhác thấy rõ. Người ăn, người nói, tiếng Việt, tiếng Trung xô đẩy lẫn nhau. Đối diện bên kia đường có tấm bảng với dòng chữ Việt duy nhất “Ẩm thực Đài Loan”, còn lại toàn chữ Trung Quốc. Chủ quán là người Đài Loan và vợ người Việt Nam, họ mới thuê lại nhà của một vợ chồng người địa phương. Cô vợ người Sóc Trăng, lấy chồng Đài Loan được 7 năm nhưng chưa có con, vợ biết tiếng Hoa nhưng chồng chẳng biết tiếng Việt.
 
Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương cho biết: “Trên địa bàn có hơn 10 gia đình cho người nước ngoài thuê ở. Trước kia, đây là vùng thuần nông, giờ ruộng đất mất hết rồi, hiện người dân có thể làm những việc phổ thông, chân tay chứ đến lúc xây dựng xong thì biết làm gì. Lo nhất những người trong độ tuổi 40-60”.
 
Chuyện quan hệ nam nữ, hôn nhân cũng đang khiến chính quyền vã mồ hôi. Nhiều trường hợp các cô gái trẻ chấp nhận bỏ người yêu, bỏ chồng để theo người Đài Loan, Trung Quốc đến làm việc tại địa phương, cũng không ít trường hợp người Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên mua đất. Chủ tịch xã Kỳ Liên cũng bày tỏ nỗi lo lắng bởi những người tạm cư này bước đầu đã gây ảnh hưởng, “lo nhất là tình trạng lừa đảo về kinh tế đã xảy ra”, ông Cương nói.
 
Bauxite Tây nguyên Photau
Hàng loạt bảng vi phạm nhưng ngành văn hóa Hà Tĩnh không biết - Ảnh: T.Q.Nam
 
Thượng tá Trương Xuân Tịnh – Trưởng công an huyện Kỳ Anh – cho biết: “Hiện trên địa bàn có trên 420 người Trung Quốc. Họ ở tại các văn phòng, nhà dân, khách sạn. Người Trung Quốc rất khó quản lý, họ đã không trình báo như người các nước châu Âu mà còn trốn tránh sự kiểm tra. Nhiều người thuộc diện hợp đồng lao động ngắn hạn đã tìm mọi cách ở lại khi hết thời hạn. Nhiều người ở luôn trong các container tại công trường nên rất khó kiểm soát. Cũng đã có vụ 2 người Trung Quốc đánh 1 người Việt Nam”.
 
Công an huyện Kỳ Anh thừa nhận rất khó để vào trong công trường FORMOSA nên họ chỉ kiểm tra ở các địa bàn dân cư. Đầu tháng 7, Công an huyện phát hiện 7 người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu du lịch nhưng ở lại làm việc, đã mời đến trụ sở công an nhưng họ bỏ trốn sau đó.
 
Quản lý mà như không

                                                           
Theo quy định, các biển hiệu quảng cáo không đặt chữ viết tên nước ngoài lên trên chữ tiếng Việt, và tên nước ngoài phải nhỏ hơn tên tiếng Việt. Vậy nhưng, các biển chữ Trung Quốc vẫn đầy rẫy ở đây, thậm chí kéo dài mấy cây số dọc đường quốc lộ.
 
Chánh văn phòng UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Đức Thắng thì cho rằng UBND huyện chỉ có trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Còn Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nguyễn Lộc Hằng cho rằng mức độ chưa có gì để phải xử lý. Ông Hằng nói: “Chỉ một số ít các công ty nước ngoài trưng biển hiệu trước trụ sở. Tên nước ngoài vẫn được quảng cáo như theo quy định trong Nghị định 75, ví như kích cỡ chữ như thế nào...”. Nói thế nhưng khi được hỏi phòng đã tiến hành kiểm tra tại các xã vùng nam chưa thì ông Hằng ấp úng.
 
Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Liên Nguyễn Hồng Cương thẳng thắn: “Không thể để chữ Trung Quốc nhiều hơn chữ Việt Nam được, điều này rất phản cảm, sống giữa đất nước Việt Nam sao không dùng chữ Việt Nam. Đành rằng để phục vụ người Trung Quốc mới sang không biết tiếng Việt nhưng vậy cũng không được, không thể Trung Quốc hóa Việt Nam. Làm như thế, người đi qua địa bàn này sẽ đặt câu hỏi tại sao đây là đất Việt Nam mà lại toàn chữ Trung Quốc. Vừa rồi giao ban chúng tôi đã giao cho Trưởng ban Văn hóa xã tham mưu cho Phòng Văn hóa huyện để có biện pháp xử lý. Đầu tiên sẽ xử lý những biển hiệu làm không đúng quy định”.
 
Chính quyền mới chỉ tính đến chuyện dẹp các biển quảng cáo sai quy định mà còn chưa tính đến cái họa đang treo trên đầu cũng giống như phố Trung Quốc ở Bình Dương. Giờ đây, người Trung Quốc “đóng đô” ở khắp nơi, từ Bắc tới Trung, Nam, gây náo loạn cả một vùng. Có thể thấy hoạ treo đèn lồng khắp cả nước. Cũng giống như những “nơi đèn lồng đỏ treo cao”, biểu tượng của ổ điếm, nơi quy tụ những căn bệnh của xã hội, bởi sự tối dạ, và có thể cả do lòng tham mà mờ mắt lỏng tay trong quản lý những kẻ nhập cư đến từ phương Bắc.
 
Thanh Niên


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu    Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon Jul 15, 2013 12:10 pm

Tiền từ những du khách "TQ xấu xí" làm mờ mắt con buôn VN!!
Thợ người TQ qua VN làm rất nhiều, trong khi...
Thanh niên VN được xuất khẩu lao động khắp thế giới để đem $$$ về cho ngụy quyền csVN.
Bắc thuộc đã bắt đầu không cần tiếng súng???



Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu

12/07/2013

Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long giờ đây giống một khu phố Tàu bởi đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc.

 
Bauxite Tây nguyên 1373603991_bien-quang-cao-200
Biển hiệu đặc chữ Tàu

Đi chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu của khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc.

Tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chúng tôi gặp chị Tuyết- một khách du lịch lần đầu đến thành phố Hạ Long. Thấy chị tần ngần một lúc lâu trước những món quà bắt mắt, chúng tôi hỏi chuyện mới biết chị đang phân vân không biết đây là cửa hàng của người Việt hay người Trung Quốc. Chị phải nghĩ “tìm cách nói sao cho lịch sự”. Nhưng sự e ngại của chị hơi thừa. Chủ cửa hàng đi ra chào chị bằng tiếng Việt rất “sõi”.

Hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung Quốc trên biển hiệu nhà mình.
 
Bauxite Tây nguyên 1373603674-bien-quang-cao-2-
Chợ đêm Hạ Long với dòng “chú thích” bằng chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt

Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.

Người dân ở đây cho cho biết, mấy năm qua, khách Trung Quốc đến Hạ Long rất đông. Có những buổi tối, họ đi từng đoàn, ăn uống ở các quán ăn trương biển hiệu chữ Trung Quốc nên cứ ngỡ đây là khu phố Tàu.

Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định đối với biển hiệu quảng cáo: Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, tại đây, chữ Trung Quốc sánh ngang chữ Việt trên biển hiệu của đủ mọi loại hình dịch vụ. Từ ăn uống, ngủ nghỉ, đồ lưu niệm, thời trang, thậm chí ngay cả cửa hàng tạp hóa, nơi bán những thứ đồ lặt vặt cũng được “đính kèm” chữ Trung Quốc.
 

Bauxite Tây nguyên 1373603674-bien-quang-cao-5-

Các loại chữ Tây – Ta – Tàu được kết hợp trên tấm biển hiệu thời trang

Anh Tiến, chủ một quán ăn cho biết: Trước đây biển hiệu tiếng Anh cũng nhiều. Nhưng khi khách Trung Quốc đến rất đông, các chủ khách sạn, nhà hàng, cửa hàng đổi sang dùng biển hiệu chữ Tàu.

Hỏi đến quy định đặt biển hiệu quảng cáo, anh Tiến cho hay hầu hết chủ cửa hàng khác đều lắc đầu không biết hoặc “không cần biết”. Lý do là chỉ cần người Trung Quốc đọc và hiểu được, bán được nhiều hàng là tốt rồi.

Ông Phát, chủ một cửa hàng đồ lưu niệm cho biết, sự việc này diễn ra rất lâu rồi, nhưng không thấy các cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở nên dân “cứ làm thôi”.

Chị Nguyễn Phương Thảo, sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội - khách du lịch cho hay, đây là lần đầu tiên chị đến Hạ Long. Chị thực sự ngạc nhiên khi thấy rất nhiều biển hiệu quảng cáo in đặc tiếng Trung Quốc. “Là sinh viên chuyên ngành văn hóa, mình thấy sự việc này thật đáng buồn. Du khách đến Việt Nam hay Hạ Long là để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tìm hiểu con người và văn hóa Việt Nam chứ không phải xem chúng ta đa dạng ngôn ngữ như thế nào”, chị Thảo nói.


Không thể đánh mất tự tôn dân tộc

Nghe câu chuyện kể trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Khoa Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV Hà Nội cho rằng, không thể chấp nhận hiện tượng này. Lâu nay chính sách của Nhà nước luôn đề cao việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. “Phải tôn trọng tiếng nói và chữ viết của mình trên chính lãnh thổ của mình. Phải bảo vệ tính chính thống của tiếng Việt, bảo vệ tiếng Việt với tư cách là công cụ số một để quảng bá văn hóa Việt Nam”, PGS. Nguyễn Hữu Đạt nói.
 

Bauxite Tây nguyên 1373603674-bien-quang-cao-3-

Tấm biển hiệu quảng cáo này kín đặc chữ Trung Quốc
 

Bauxite Tây nguyên 1373603674-bien-quang-cao-6-

Biển hiệu quảng cáo ghi chữ Trung Quốc san sát nhau

PGS. Đạt kể, ông đã đi nhiều nước và thấy người Trung Quốc, Nhật Bản có ý thức rất cao trong việc bảo vệ ngôn ngữ của mình. Không chỉ trên đất nước của họ, mà ngay ở những khu tập trung nhiều người Trung Quốc trên thế giới, họ cũng dùng tiếng mẹ đẻ trên biển hiệu quảng cáo. ”Vậy tại sao nhiều người Việt Nam lại làm điều ngược lại ngay trên đất nước mình?”.

PGS. Đạt cũng phân tích: Về cơ bản, chữ Việt và các chữ viết hệ Latinh khác hẳn với chữ Trung Quốc. Do vậy, những người không biết chữ Trung Quốc đến Hạ Long nhìn vào các biển hiểu này sẽ thấy rất rối mắt, không thể đọc được chứ chưa nói đến chuyện hiểu ý nghĩa của nó.

Theo nhà Ngôn ngữ học này, các cơ quan chức năng của Quảng Ninh và TP. Hạ Long có trách nhiệm trong việc quản lý biển hiệu quảng cáo. Đặc biệt ở một thành phố du lịch nổi tiếng như Hạ Long, nơi dành cho hầu khắp mọi người trên thế giới, chứ không phải dành riêng cho người Trung Quốc. Thực tế, hiện tượng “phố ta hóa phố Tàu” không chỉ diễn ra ở TP. Hạ Long mà đang manh nha xuất hiện ở một số địa phương khác. Sự việc đó khiến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt thêm nhiều trăn trở: “Tôn vinh ngôn ngữ dân tộc cũng chính là tôn trọng bản thân mình, là thể hiện sự tự tôn dân tộc ngay trên đất nước mình”.


Hồng Nhung


---------
Khoản 2, Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định:

Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Bao giờ dân Việt trở thành người thiểu số trên chính quê hương mình   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu Aug 01, 2013 3:47 pm


Bao giờ dân Việt trở thành người thiểu số trên chính quê hương mình

Nguyễn Phúc Bảo Ân


Bauxite Tây nguyên 2Q==


Thật khó ai có thể hình dung được rằng vào tháng 10 năm 1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ - East Turkistan – của người Duy Ngô Nhĩ – Uyghur để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4% vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này.

Từ một dân tộc độc lập, sống trên một lãnh thổ với toàn vẹn chủ quyền của mình kể từ khi giành được độc lập vào năm 1933, thế rồi sau khi nước Trung Cộng ra đời vào năm 1949, thì chỉ sau một đêm ngủ, người Duy Ngô Nhĩ thức dậy và đã trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ thấy được nỗi nhục mất nước và nguy cơ diệt vong của giống nòi do chính sách Hán hóa với nhiều biện pháp kìm hãm của chính quyền cộng sản Bắc kinh, đã phải đào thoát đi tỵ nạn chính trị ở các nước tự do ở phương tây và cũng không ít những cuộc nổi dậy của người dân trong nước đấu tranh giành độc lập và chủ quyền lãnh thổ cho dân tộc họ. Mà với nền chuyên chính vô sản, với bạo lực cách mạng như những nước cộng sản khác, chính quyền Bắc kinh đã đàn áp đẫm máu và dễ dàng dập tắt ngay những ngọn lửa đấu tranh này của người Duy Ngô Nhĩ ngay khi nó vừa khởi phát.


Bauxite Tây nguyên 55245214-1249271214-bat-them-nguoi-trong-vu-bao-loan-Tan-Cuong-2

Bauxite Tây nguyên 090904084825_xinjiang_466x262


Bạo loạn ở Tân Cương 7/2009

Vụ gần đây nhất là vào ngày song thất 07 tháng 7 năm 2009 vừa qua, tại thủ phủ Urumqi của xứ tự trị này với hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ xuống đường biểu tình chống lại các chính sách Hán hóa và đòi lại độc lập cho dân tộc, và cũng như những cuộc nổi dậy trước đó, những người Duy Ngô Nhĩ yêu nước đã bị quân đội cộng sản Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hơn 160 người bị giết chết tại chổ, hơn 1,000 bị trọng thương, hơn 1,400 người bị bắt giữ bị kết án lên đến 10 năm tù giam và vào hôm 10 tháng 11 vừa qua đã có 9 người “nổi loạn” này đã bị đưa ra hành quyết ngay sau khi bị tòa án tuyên phạt với mức án tử hình, nhưng vẫn chưa hết, nhằm dằn mặt những người Duy Ngô Nhĩ dám yêu nước thương nòi, ngày 03 tháng 12 vừa qua lại thêm 5 người yêu nước Duy Ngô Nhĩ nữa vừa bị đem ra hành quyết.


Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta…

Với một ngàn năm Bắc thuộc cũng với chính sách cai trị vô cùng hà khắc, rợ Hán đã áp đặt chính sách Hán hóa lên tộc người Nam Việt chúng ta, và hàng ngàn người dân Nam cũng đã từng bị rợ Hán bắc phương hành quyết vì họ đã dám yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và ông cha chúng ta đã giữ vững được cõi bờ không bị sát nhập vào đế quốc Đại Hán, tổ tiên chúng ta đã giữ vẹn toàn quốc túy quốc hồn nhờ tướng sỹ luôn một lòng chống ngoại xâm để giữ nước. Nhờ hào khí Diên Hồng mà vó ngựa của quân Nguyên Mông dẫu đã chinh phạt muôn phương từ Á sang Âu đành phải chùn bước trước tinh thần quyết chiến của vua tôi Nam Việt và 50 vạn quân Mông cổ đã bị quân dân Nam Việt đánh cho tan tác cho hồn tiêu phách lạc mỗi khi nghe đến hào khí của dân Nam. Những trang sử vàng dân tộc còn lưu danh một Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, một Ngô Quyền, một Hưng Đạo Đại Vương đã hai lần nhuộm đỏ dòng Bạch Đằng Giang bằng máu xương của hàng vạn quân cướp nước Nam Hán và Nguyên Mông. Lịch sử Việt tộc vẫn còn những trang lẫy lừng với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 với 20 vạn quân Thanh không còn một manh giáp, với một Tôn Sỹ Nghị phải quăng cả ấn tín để chạy tháo thân về cố quốc, với một Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn ở gò Đống Đa… Trong hầu hết các cuộc chiến chống ngoại xâm quân dân Nam chúng ta đã luôn luôn chiến thắng dẫu ta phải thường lấy yếu để đánh mạnh, lấy ít để địch nhiều… bởi ông cha ta đã biết vì nợ nước, quên thù nhà và luôn đặt lợi quyền của quê hương, của dân tộc lên trên lợi quyền của chế độ, của giai cấp.


Bauxite Tây nguyên 427bb-sang-tap-danlambao-02


Bauxite Tây nguyên Image00628

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcRM8eMrB6yQM2jKzwxcf2wJbsiZAFkpZ_fxRsRyLiCj1l3EAbylDg

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcQ9M_Z4M72_sQzsWhI-VCGHAt7NYJ456uUKUdKrcoryVFnuNr6C


Nhưng than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu khi tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc bị thay thế bởi tinh thần quốc tế cộng sản, khi lòng yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, khi “quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em” để từ khi nắm quyền cai trị đất nước từ năm 1945 đến nay, “Bác” và Đảng đã hữu hảo cắt dâng hết các hải đảo đến thềm lục địa rồi cả nhiều vùng đất liền Việt nam cho rợ Hán của “Bác Mao” và “ Ngài” thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục dâng bán cả Tây Nguyên cho Hán tặc và đón hàng vạn cháu con của Mã Viện, của Tô Định đến để tàn hại môi trường thiên nhiên lẫn môi trường văn hóa của dân tộc, khiến nhân tâm ly loạn, bởi ý đảng đang chống lại lòng dân, bởi quyền lợi của đảng, của giai cấp thống trị đang được đặt lên trên quyền lời của dân tộc. Trong Nam ngoài Bắc ngày nay đâu đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của con cháu bác Mao.

Do áp lực dân số đã vượt hơn 1,3 tỷ người, trong suốt 4 thập niên qua nhà nước Trung cộng đã nghiêm khắc áp đặt một chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình là “mỗi gia đình chỉ có một con” lên phạm vi cả nước. Bởi chính sách này cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu của người Hán mà ở Trung cộng hiện có hơn 20 triệu thanh niên không thể nào lấy được vợ do nạn gái thiếu trai thừa. Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên ế vợ này tại cố quốc có điều kiện “làm chồng”, có điều kiện cấy hạt giống đỏ lên các thiếu nữ Nam phương, Trung Nam Hải đã có chính sách bảo hộ cho các công ty xây dựng công trình nhà máy của Trung cộng bằng mọi giá với mục đích là họ liên tục thắng từ gói thầu này đến gói thầu khác để rồi những làng công nhân quốc phòng Tàu nối đuôi nhau mọc lên khắp miền xuôi lẫn miền ngược mà theo đó những hàng quán ăn uống giải khát, những quán bia ôm, những dịch vụ mát-xa tươi mát cũng liên tục phát triển khiến cho đến nay đã có hàng ngàn thiếu nữ Tây nguyên và hàng ngàn chị em ở miền xuôi khác, sau một thời gian phục vụ nhu cầu “vui chơi” của các công nhân “Hán Chệc” đó, thì “bụng đã tấn công, mông đã phòng thủ” và đã nhiều, quá nhiều những chú “Chệc con” lần lượt ra đời để giúp gia tăng tỷ lệ cháu con của “Bác Hồ Cẩm Đào” trên mãnh đất hình cong chữ S vốn đã nghèo nàn, chật hẹp và đông người này. Khắp các phố thị từ miền ngược đến miền xuôi, từ Đồng Xuân của Hà Nội đến An Đông của Sài Gòn nơi nào cũng đầy đặc những gian hàng của tiểu thương Hán Chết kinh doanh đủ loại ngành hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm độc hại để hủy diệt nhanh chóng những người “đồng chí tốt” “ láng giềng tốt” Nam man. Ngay cả ở khu làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân Hà Nội, là khu liên hợp cao cấp chủ yếu làm nơi ký túc cho sinh viên các trường đại học, thì hiện nay cũng đã có trên 500 “công nhân quốc phòng” của Hán Chệt đến thuê ở, cát cứ và chiếm giữ luôn các thang máy để bài bạc, để đùa nghịch suốt ngày không cho bất cứ ai sử dụng và cũng đã không ít nữ sinh viên Việt nam trong làng sinh viên này đã từng bị các công nhân quốc phòng là cháu con của “Mao Xếnh Xáng” cưỡng hiếp để gieo hạt giống đỏ ngay trong những chiếc thang máy này.

Sau một ngày làm việc căng thẳng tại công sở, với chút thời giờ nhàn rỗi sau lúc tan tầm, nếu quyết định đi thư giãn vào các trung tâm thương mại, các quán xá, hay ngay cả vào các khu giải trí của làng sinh viên HACINCO này, người ta sẽ hốt hoảng khi tưởng rằng đang đi lạc vào một đô thị nào đó ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh bởi đâu đâu cũng nghe tiếng khạc nhổ, tiếng chào mời, cười nói bô bô theo đúng phong cách của Hán Chệt “ Nị Hảo Ma? Shen ma? Nị Shuo shen ma?”.

Bauxite Tây nguyên 6211

Với tinh thần 16 chữ vàng mà lãnh đạo của hai nước cộng sản Việt-Trung đã thống nhất:

“Láng giềng khốn nạn,
Cướp đất toàn diện
Lấn biển lâu dài
Thôn tính tương lai”


Trong thời gian vừa qua có nhiều ngư phủ Việt Nam bị hải quân Tàu cộng trấn cướp hết ngư cụ, bị bắt giam đòi tiền chuộc, hoặc bị bắn chết khi họ đang khai thác hải sản trên vùng biển của tổ quốc mình, rồi có nhiều người Việt nam yêu nước thương nòi mà lên tiếng khẳng định chủ quyền về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đã bị cơ quan an ninh của nước nhà tịch thu tài sản, bị tra tấn, bị giam cầm… tất cả chỉ mới là khúc dạo đầu của chính sách Hán hóa mà Bắc Kinh đã áp dụng hết sức thành công trên hai xứ tự trị Tây Tạng và Tân Cương… Rồi ngày đó cũng sẽ đến với dân tộc Việt nam như những gì đã đến với người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ… Rồi dân Việt cũng sẽ trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình… và những người yêu nước thương nòi cũng sẽ không chỉ bị các “đồng chí” công an Việt nam đánh đập giam cầm hay bị các tòa án của Việt nam xét xử như hiện nay… mà rồi đây họ sẽ bị xét xử và hành quyết bởi chính quyền trung ương Bắc Kinh như những người Duy Ngô Nhĩ vừa bị hành quyết trong tháng 11 và tháng 12 vừa qua.

Ôi tổ quốc tôi bao giờ sẽ trở thành một tỉnh Việt Nam nằm bên cạnh tỉnh Vân Nam của Đại Hán?

Ôi dân tộc tôi không còn bao lâu nữa thôi sẽ trở thành người thiểu số trên chính quê hương của mình?

Nguyễn Phúc Bảo Ân


Bauxite Tây nguyên Ho+tac
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Ba mũi tiến công của cuộc Bắc thuộc    Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeTue Oct 22, 2013 3:13 pm


Ba mũi tiến công của cuộc Bắc thuộc

Lê Diễn Đức

Bauxite Tây nguyên 149 
Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, thăm Việt Nam từ 13-15/10/2013
 - Ảnh: AFP

Dường như cuộc Bắc thuộc hoá ngày càng nhích dần vào đúng quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn.

Chúng ta thử điểm qua một số nét chính trong cuộc xâm lược mềm không tiếng súng của Trung Quốc, với sự nhân nhượng, thụ động tiếp tay để trục lợi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.

Trên đất liền

Trước hết, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được giao cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê với thời hạn 50 năm!

Đến mức Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 héc ta, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 héc ta; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".

Hai vị tướng đã vạch rõ rằng, "đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã khoanh vùng, cấm người Việt bén mảng, tha hồ tự tung tự tác. Thử hỏi ai biết họ làm gì trong những khu rừng mênh mông ấy?




Ngoài nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức khai thác man rợ, được nhà chức trách địa phương dung túng hoặc thậm chí ăn chia, là hai nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất.

Điểm thứ hai cực kỳ nghiêm trọng là, bằng chiêu bài giá rẻ để đấu thầu, Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng thầu các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất.

Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng).

Theo con số của Bộ Công thương tháng Bảy năm 2009, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.

Bauxite Tây nguyên Bauxite_-_Tay_Nguyen_60_-9

Thắng thầu, các công ty Trung Quốc mang vào Việt Nam trang thiết bị, may móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu. Tám tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập siêu của Trung Quốc gần 15 tỷ đô la, trong khi vào năm 2002 chỉ 1,5 tỷ đô la và xu hướng không hề giảm. Sự phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật còn tiếp diễn trong nhiều thập niên nữa.

“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24/06/2009 viết.

Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để Trung Quốc đổ công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại nước họ.

Ngoài đường chính ngạch, hàng hoá có hoá chất độc hại cũng tràn ngập thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây tác hại lâu dài về sức khoẻ và duy trì nòi giống. Do việc sử dụng chất độc hại trong thực phẩm, người Việt đang có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm, theo số liệu của Viện Phòng Chống Ung Thư Việt Nam hồi tháng 1/2013.


Bauxite Tây nguyên KhondonviTQ125-d43de

Một điểm nữa là, tình trạng người Trung Quốc đổ qua Việt Nam làm việc, sinh sống bất hợp trở thành phổ biến.

Họ xuất hiện khắp ba miền, ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... và tất cả những nơi nào có các dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đội quân hàng chục ngàn người này hầu như không chịu sử quản lý của nhà chức trách, họ kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh. Có thể nói không gì khác hơn là nuôi ong tay áo.

Dưới biển

Năm 1974, Trung Quốc đã cho quân tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc bây giờ cai quản bởi Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, Trung Quốc lại nổ súng xấm chiếm một phần quần đảo Trường Sa (đảo Gạc Ma).


Từ đó đến nay, Trung Quốc đã biến đổi Hoàng-Trường Sa thành khu vực hành chính Tam Sa, xây dựng đường bay quân sự, đưa người tới cư ngụ, du lịch... Ngư dân Việt Nam đánh cá trên khu vực biển quanh Hoàng Sa - Trường Sa luôn luôn bị khiêu khích, bắt giữ, đánh đập và cướp bóc tài sản. Tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị cắt cáp. Chính sách xem biển Đông là của mình bằng lưỡi bò chín đoạn được Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Không chỉ với Việt Nam mà còn cả với những nước khác như Philippines.

Sự quả quyết trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phản ứng của Philippines bằng việc kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế và cái nhìn chẳng mấy thiện cảm của cộng đồng thế giới nói chung, đã khiến Bắc Kinh thay đổi ứng xử.

Chính vì thế mà có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Công du Việt Nam, Lý Khắc Cường kết thúc chuyến đi con thoi này sau khi dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.

Tại Việt Nam, ông Lý đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cũng gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Hai nước đã ra tuyên bố chung 10 điểm về Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, trong đó những điểm hợp tác về kinh tế, đặc biệt trên những vùng biển chồng lấn sẽ cùng hợp tác khai thác.

Với sự thoả thuận của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, việc khai thác chung trên biển (đánh cá, dầu khí...) sẽ là cách hợp thức hoá dễ dàng nhất sự hiện diện của Trung Quốc trên những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chưa kể, với trình độ kỹ thuật cao hơn của phía Trung Quốc, sự chung chạ này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Từ vị trí hung hăng gây hấn, lấy của người làm của mình, bây giờ được chuyển qua tư thế cùng được chia chác hưởng lộc, thật chẳng còn gì bằng nữa!

Mặt trận văn hoá


Từ nhiều năm nay, trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay "Trung Quốc" bằng từ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.

Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.

Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.

Bauxite Tây nguyên 551231a3b8ad4f0287ca8a2aa3f044e9

Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger "Người buôn gió" gọi đây là "một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay", đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch "Ma chiến hữu" từ nguyên tác "Chiến hữu trùng phùng".

Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.

Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.

Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy".

Bauxite Tây nguyên Clip_image006%25255B4%25255D


Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.

Kết luận

Chi phối và khuynh loát kinh tế trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa như một việc đã rồi, lấn chiếm dần các vùng lãnh hải, nắm thế thượng phong trong hợp tác khai thác tài nguyên biển, và xâm nhập văn hoá, là chiến lược nắm trọn Việt Nam không cần tiếng súng.

Cuộc Bắc thuộc hoá lần thứ Tư đang êm thắm diễn ra bởi những mưu mô gian ngoan, xảo quyệt nhất của Bắc Kinh, trong sự "cõng rắn cắn gà nhà" của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội!

Lê Diễn Đức - RFA Blog 


Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Jul 12, 2017 11:08 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon Jun 23, 2014 6:15 pm


Vòng nô thuộc từ từ siết chặt

   
Thường Sơn

Bauxite Tây nguyên Economist-100x100

Đi dây đến chừng nào có thể. Dù vừa bị một cú giật mình chưa thể tỉnh lại, dường như Nhà nước Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngộ trước họa xâm lăng cận kề từ Trung Quốc.

Tuyệt đối đúng như lời cảnh cáo của La Viện – một viên tướng về hưu theo trường phái diều hâu của Trung Quốc, chỉ vài ngày qua “người đồng chí tốt” đã tiếp tục tung thêm vài giàn khoan nữa vào khu vực Biển Đông ngay trước mũi Bộ Chính trị Hà Nội.

Nhưng không chỉ hiện diện trên vùng lãnh hải của Việt Nam, một giàn khoan sống đi bằng hai chân với phong thái thiên triều còn sống sượng ngự ngay tại tâm não Ba Đình. Giàn khoan sống đó mang tên Dương Khiết Trì.

Giàn khoan tại Hà Nội

Chuyến viếng thăm có vẻ bất thường của họ Dương có thể làm nhiều người nhớ lại những đông tác ngoại giao con thoi giữa Việt Nam và Trung Quốc trước cuộc chiến biên giới năm 1979. Cũng là những động tác “vừa tranh thủ, vừa đấu tranh” mà hai “nhà nước anh em” có cùng ý thức hệ luôn linh hoạt một cách thuộc lòng lẫn nhau. Vẫn là những cam kết trừu tượng và bất tận trên sân khấu ngoại giao nhưng luôn làm cho lớp khán giả bất đắc dĩ bên dưới trở nên chán ngán tận cổ. Vẫn là những cái bắt tay và nụ cười giả lả nhưng chỉ gắn với cảm giác rất gần về một cái tát nổ đom đóm. Rồi cuối cùng là một cuộc xâm lược không tuyên bố từ những kẻ thủ sẵn dao găm trong người…

Vậy có thể nói gì về việc Trung Quốc tống đạt 3 giàn khoan vào khu vực Biển Đông hầu như đồng thời với cuộc hạ cánh Hà Nội của Dương Khiết Trì? Từ chối sạch mọi đề xuất “được đàm phán” của người đứng đầu đảng Việt Nam, song Tập Cận Bình vẫn không quên cho người đi sứ để làm một thứ bổn phận như nhiều triều đại Trung Hoa đã thủ đoạn trong suốt hàng ngàn năm tìm cách thu phục và nô dịch nước Nam.

Câu trả lời đơn giản nhất đang đến: vẫn là chiến thuật vừa xoa vừa đấm của Bắc Kinh, luôn muốn tạo một áp lực chính trị tăng dần và đủ mạnh để bắt giới chính khách Hà Nội phải quỳ gối, nếu trước đó giới này từng bị coi là quen cúi đầu quá thấp.

Động tác hình thể lệ thuộc nặng nề vào tâm não. Nếu như trong quá khứ đã chưa một lần Bộ Chính trị đảng và Chính phủ Việt Nam đủ can đảm đưa vụ việc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm ra tòa án quốc tế, chẳng có gì bảo đảm là trong tình thế “một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc” ở Việt Nam như hiện thời, họ lại dám mang cả sinh mệnh cá nhân và gia đình để đánh đổi lấy vận mệnh non sông xã tắc.

Nhưng nghịch lý nhân văn vô cùng tận trong lịch sử Việt vẫn luôn là một khi lòng can đảm chống ngoại xâm bị thoái hóa đến cùng cực, dũng khí bóp nghẹt tiếng nói chống giặc lại lên ngôi. Màn trấn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra tại Hà Nội trong tuần qua là một bằng chứng điển hình, tiêu biểu không kém những lời “huấn thị” mà Dương Khiết Trì dành tặng cho những người mà thâm tâm ông ta rất có thể tự hào là “học trò ngoan”.

Mũi khoan vào giữa tim


Bauxite Tây nguyên Diplomat
TC kêu gọi VC: “lãng tử hồi đầu” – Trung Quốc dụng tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam “lãng tử hồi đầu”) .Nguồn The Diplomat và world.huanqiu.com (báo Hoàn Cầu)

Sau những lời khen tặng lẫn nhau và hiện tượng lắng đọng đến mức thiểu não tiếng nói “thoát Trung” trên mặt báo chí nhà nước, hoàn toàn có thể hiểu là cuộc gặp gỡ giữa “hai đảng anh em” đã “thành công tốt đẹp”. Sẽ không, hoặc ít ra ngay vào lúc này không thể có một động thái nào từ Hà Nội để đưa vụ việc các giàn khoan lấn chiếm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngược lại, dường như một thỏa thuận ngầm giấu nào đó đã thừa cơ tung hoành: phương Bắc hoàn toàn có quyền thao túng Biển Đông bằng cơ chế vận hành vô tội vạ các giàn khoan. Nói cách khác, sự việc rất có thể đang tiến gần đến thời kỳ mà Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Phải chăng Trung ương để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông?” cũng là câu hỏi gần sát giới hạn chịu đựng của nhiều vị công thần và cách mạng lão thành trong những tuần qua. Liên tục là những tâm huyết thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và cả “một số đồng chí nguyên ủy viên Bộ chính trị và ủy viên trung ương đảng”, cảnh báo về nguy cơ dân tộc Việt Nam bị nô thuộc một lần nữa. Hàng loạt thư kiến nghị của giới nhân sĩ và trí thức Việt cũng dồn dập không kém… Nhưng xem ra, điều cay đắng nhất đối với những người vẫn còn tin vào việc một tình cảm níu kéo ý thức hệ có thể cứu vãn đất nước trong giờ phút hiểm nghèo này đã vụt hiện: tất cả đã trôi vào thinh không mà không có bất cứ lời hồi đáp nào từ phía Bộ Chính trị.

Cũng không có bất kỳ một dấu hiệu đáng khích lệ nào về việc Nhà nước Việt Nam bắt đầu dấn thân vào con đường đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ngay cả sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở về từ căn cứ “đồng minh quân sự” Philippines.

Bauxite Tây nguyên Qhvn
Nguồn: Facebook.

Ngay cả một nghị quyết chuyên biệt về Biển Đông cũng bị Quốc hội tuyệt đối né tránh vào kỳ họp đang diễn ra. Lý giải cho thái độ “tận Trung” này là vô cùng dễ: vào cuối năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thừng tuyên bố “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp”.

Siết vòng

Nhưng chính thái độ bị xem là “chủ bại” của giới lãnh đạo chóp bu lại cho thấy một chiều hướng tiếp nối: chủ trương của Hà Nội là tiếp tục “đu dây” giữa Bắc Kinh và Washington.

Đi dây đến chừng nào có thể. Dù vừa bị một cú giật mình chưa thể tỉnh lại, dường như Nhà nước Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngộ trước họa xâm lăng cận kề từ Trung Quốc. Với một số lãnh đạo trong phái bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ hy vọng bao giờ cũng nguyên là hy vọng. Mảnh ván cuối cùng dưới đáy con thuyền sắp bục vỡ vẫn có giá trị như một phao cứu sinh.

Còn thất vọng của lớp cựu thần quốc gia đang nhanh chóng biến thành “thất phu hữu trách”. Với tất cả những gì đang diễn trò như hiện nay, thật không có lấy một chút hy vọng rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt nồng độ can thiệp vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngược lại, nồng độ này sẽ càng đậm đặc vào bất kỳ lúc nào Bắc Kinh phát hiện tín hiệu “hướng Tây” trong một bộ phận được coi là “cải cách” trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Chỉ có thể hướng lên phương Bắc và chỉ có phương Bắc mà thôi.

Vòng nô thuộc cũng bởi thế đang từ từ siết chặt.

Nguồn: Vòng nô thuộc từ từ siết chặt. Thường Sơn, Facebook Phạm Chí Dũng. 22/6/2013. DCVOnline minh họa.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSat Apr 11, 2015 9:13 am


csVN thần phục quan thầy TC mở đầu bắc thuộc thứ năm...
Danh sách còn thiếu tên "ché đỏ" HCM, "tượng đái" VNG, LHA,...
Bauxite Tây nguyên Ho+tac


LỊCH SỬ KHẮC GHI NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC

FB Phạm Đình Trọng
10-4-2015
https://www.facebook.com/kesiviet/posts/371866283014758?pnref=story

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH
Run rảy trước sự sụp đổ ầm ầm không thể cứu vãn của thế giới cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hốt hoảng sang Thành Đô đất Ba Thục bên Tàu kí mật ước Thành Đô nhận sự bảo kê của Tàu Cộng. Trái tim yêu nước quặn đau vì mật ước Thành Đô, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải thốt lên: Thời kì Bắc thuộc thứ năm đã bắt đầu!

TỔNG BÍ THƯ LÊ KHẢ PHIÊU
Trong nhiệm kì Tổng bí thư Lê Khả Phiêu 1997 – 2001, Hiệp định biên giới Việt Trung 1999 được kí kết. Theo Hiệp định này Việt Nam bị mất:
- Mất hoàn toàn tòa thành cổng nước oai hùng của lịch sử Việt Nam hiển hách ở Lạng Sơn.
- Mất phần hùng vĩ, tráng lệ, lung linh nhất của thác Bản Giốc ở Cao Bằng
- Mất dải núi non hiểm yếu 1509 ở Hà Giang, từ đó khống chế cả một vùng rộng lớn Tây Bắc Việt Nam.

TỔNG BÍ THƯ NÔNG ĐỨC MẠNH
Với những Tuyên bố chung kí kết với Hồ Cảm Đào, Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu Cộng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã bắc chiếc thang bốn tốt cho binh lính Tàu Cộng khoác chiếc áo công nhân khai thác bô xít trèo lên nóc nhà Trường Sơn ở Tây Nguyên khống chế cả bán đảo Đông Dương.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Trong chuyến thỉnh ý Thiên Triều, 4.2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở toang cánh cửa Vịnh Bắc Bộ cho Tàu Cộng vào ghé phần cùng Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí, biến vùng biển nằm sâu trong lãnh hải Việt Nam thành vùng biển chung, vùng biển chồng lấn! Rồi sẽ đến lúc vùng biển nằm sâu trong vịnh Bắc Bộ Việt Nam có chung số phận với tòa thành cổng nước ở Lạng Sơn!
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeSat Oct 24, 2015 1:28 pm

Bauxite Tây nguyên Danlambao

Tập Cận Bình & cờ 5 sao

FB Đặng Xương Hùng,  Geneva, Switzerland

Cuối năm 2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó mới là Phó Chủ tịch nước, nhưng nắm chắc sẽ là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, đã được Việt Nam đón tiếp bằng lá cờ một ngôi sao to và 5 ngôi sao nhỏ. Cờ chính thức của Trung Quốc chỉ có một sao to tượng trưng cho dân tộc Hán và 4 ngôi sao nhỏ đại diện cho các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tây Tạng. Lúc đó, mọi người đã đặt câu hỏi: Việt Nam là ngôi sao thứ năm trên lá cờ đón Tập Cận Bình?

Quan hệ Việt - Trung, kể từ giai đoạn bình thường hóa, vẫn luôn là một mối quan hệ nửa kín, nửa hở. Phần kín là thỏa thuận ngầm, bí mật chỉ có giới lãnh đạo cao nhất nắm giữ. Phần hở là phần phải trưng ra công khai, đôi khi hai bên dùng nhiều câu chữ và hành động tượng trưng để tô vẽ hoặc che lấp phần nào thực chất mối quan hệ này. Cờ 5 sao là một trong những câu chuyện thuộc dạng này.

Thực ra, cũng trong năm 2011, cờ 5 sao đã được VTV1 sử dụng trong buổi đưa tin về chuyến đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc. Hình ảnh chỉ thoảng qua và sự na ná giống nhau giữa 4 sao và 5 sao đã làm người xem ít để ý. Chỉ đến khi nó đã quá rõ như trong đón tiếp Tập Cận Bình, thì cờ 5 sao mới thành câu chuyện. Lúc đó người ta mới giật mình về bí ẩn nào nằm đằng sau nó? Đâu là hậu quả cuối cùng của Hội nghị Thành Đô?

Đến nay, đối với ai quan tâm đến tình hình đất nước thì Hội nghị Thành Đô ít nhiều đã được bật mí. Điều quan tâm lớn nhất của họ có lẽ đang là: đâu sẽ là hậu quả cuối cùng của Hội nghị này? Thác Bản Giốc, Mục Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa, việc người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên đất nước VN đã là cái giá cuối cùng chưa? Hay cái giá còn nặng nề hơn nữa?

Chính vì lo ngại trên mà họ không thể bỏ qua vụ việc cờ 5 sao như một sai sót kỹ thuật, mà họ tin chắc rằng đây là một câu chuyện có chủ định của một hoặc cả hai phía. Như định giá cuối cùng mà Việt Nam phải trả cho Hội nghị Thành Đô: Việt Nam sẽ trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc?

Câu chuyện cờ 5 sao nóng lại vì Việt Nam sắp đón Tập Cận Bình vào tháng 11/2015 tới đây.

Nếu chỉ có riêng sự việc cờ 5 sao mà lại gắn nó với «kết quả» thực hiện thỏa thuận ngầm Thành Đô, có thể sẽ là một phán đoán hơi vội vàng, hấp tấp và có phần chủ quan. Nhưng những «sai sót kỹ thuật» thuộc dạng này cứ lặp lại, làm cho mỗi người dân Việt Nam không thể không lo ngại nghĩ tới một hậu quả đen tối hơn đang đe dọa vận mệnh của đất nước.

Đầu tiên phải kể đến những bí ẩn nhân vật Phùng Quang Thanh. Hãy khoan chưa nói đến việc ông chết đi, sống lại, rồi gần đây, khi sắp đón Tập Cận Bình, lại bắt đầu lên tiếng, mà đi luôn vào sự kiện ông xuất hiện trở lại trong buổi truyền hình «Khát vọng đoàn tụ». Nếu trong buổi truyền hình này người ta không sử dụng đoạn nhạc mà được coi là quốc ca thứ hai của Trung Quốc thì có lẽ mọi người sẽ không để tâm nhiều đến tên của chương trình.

Ngày dành cho thương binh và liệt sĩ lại mang cái tên khát vọng đoàn tụ. Nó vu vơ đến mức khó hiểu. Nhưng chính những thứ vu vơ này làm chúng ta càng đặt dấu hỏi. Lại là những sai sót có chủ định? Ngày đoàn tụ sắp đến gần ư? Người ta đang nuôi khát vọng để đạt được nó?

Ngành giáo dục thì đang dậm dịch đưa tiếng Trung trở lại trong chương trình đào tạo con em chúng ta. Khi mọi thứ cứ tối dần đi, thì bất cứ một đột biến nào cũng trở thành con ma ám ảnh.

Nếu quan hệ Việt-Trung không có những mờ ám, thì những thỏa thuận hai bên ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2015 của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bình thường như những chuyến đi của các chính khách thế giới khác. Nhưng trong bối cảnh quan hệ hiện nay, mọi người đều muốn soi kỹ hơn, muốn tìm hiểu đằng sau nó còn có điều gì uẩn khúc nữa không? Việt Nam có bị thêm thiệt thòi, lép vế nào nữa không để có thể đổi lấy được sự «bình thường» trong quan hệ với «ông chủ nợ» của mình?

Thí dụ như «Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020». Có «hương vị» Thành Đô nào trong văn bản hợp tác này không?

Ngành ngoại giao Việt Nam thời bấy giờ gọi cuộc gặp Thành Đô với một cái tên khác «giải pháp đỏ», quy tụ các đảng cộng sản còn lại trên thế giới dưới cái ô của đảng cộng sản Trung Quốc.

Ngoài ra, trong chuyến đi ông Nguyễn Phú Trọng còn ký kết:
- Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ.
- Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Như đã nói ở trên, nếu bình thường thì những văn bản này chả gây chú ý gì đặc biệt, nhưng trong hoàn cảnh «khát vọng đoàn tụ» thì liệu kế hoạch của các Nhóm công tác này đang nằm trong một lộ trình bí mật nào chăng?

Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam. Họ Tập chắc sẽ giở những ngón đòn tầu cao cấp nhất để «siết giá» Thành Đô.

Cuộc «mặc cả bán mua đỏ tập 2» sẽ diễn biến ra sao? Chính sách mềm dẻo khôn khéo mà Việt Nam vẫn tự hào trong thời gian gần đây có thực sự là khôn khéo không? hay nó chỉ là một dạng hèn kém, nhu nhược. TPP với Mỹ có phải chiến lược để thoát vòng kim cô Trung Quốc không? hay vẫn chỉ là sách lược né đòn, đung đưa. Ngấm ngầm can chịu không đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa; chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác; hay làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục lấn tới ở Biển Đông, đã là «đúng giá» đủ để đổi lấy sự cưu mang của Trung Quốc cho đảng cộng sản Việt Nam hay chưa? Lựa chọn nào cho lãnh đạo Việt Nam, đảng hay dân tộc, đất nước? Dựa vào dân hay dựa vào ngoại bang?

Tinh hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay chỉ là trò chơi «trên miệng hố chiến tranh» giữa các nước lớn với nhau mà thôi. Khả năng bùng nổ đụng độ trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nhiều. Quá khứ đã cho thấy cuối cùng họ dễ xuống nước, đi đến hòa hoãn với nhau.

Ôi gian nan đời nước nhỏ.
Ôi đau thương cho dân tộc bị cai trị bởi giới lãnh đạo hèn kém, tham lam.

Đặng Xương Hùng
18/10/2015
Bauxite Tây nguyên 2012-10-17_225847_6_sao

Bauxite Tây nguyên 2s5z1bq
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeThu May 05, 2016 7:00 pm

Bauxite Tây nguyên Taubanhtruong-danlambao


Dụng tâm Hán hóa, hiểm họa diệt vong

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Nước Việt Nam của chúng ta, từ thời Hùng Vương đến nay đã trải qua gần 5 ngàn năm (4.895 năm: 2879 TCN-2016 SCN) dựng nước và giữ nước. Trong thời gian dài đó đã có lúc bị phương Bắc xâm lăng và Bắc thuộc đô hộ hà khắc cộng trên ngàn năm, chúng muốn Hán hóa biến người Lạc Việt trở thành nô lệ của chúng. May thay! Tổ tiên của chúng ta đã bất khuất quật cường, nhiều phen nằm gai nếm mật đánh đuổi quân ngoại xâm giữ gìn đất nước, bồi đắp giang sơn gấm vóc để con cháu ngày nay được thừa hưởng.

I- Dụng tâm Hán hóa của Cộng sản Việt-Tàu:

Xâm lăng và Hán hóa nhiều khi không cùng một lúc, Hán hóa thường xảy đến sau khi xâm lăng nên trong thời gian quân ngoại xâm đang xâm lăng thì sự quật khởi có cơ hội dễ thành công hơn. Hiện nay, nước ta đang bị Tàu cộng dùng âm mưu thủ đoạn vô cùng nham hiểm, chúng vừa xâm lăng lại vừa Hán hóa cùng một lúc?! Vì sao nói vậy? Xin thưa:

a- Dụng tâm của Tàu cộng: Việc Tàu cộng đang xâm lăng nước ta thì quá rõ ràng, chúng đã/đang xâm chiếm khoảng 700 km vuông lãnh thổ của ta gồm cả ải Nam Quan, thác Bản Giốc; chúng đã/đang xâm chiếm khoảng 11.000 km vuông lãnh hải tại vùng vịnh Bắc bộ Việt Nam?!. Chúng đã/đang chiếm đóng trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Vào ngày 14, 15 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Tàu cộng là Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, đã cố đạt cho được thỏa thuận về việc lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội. Họ lập Viện Khổng Tử là chiêu bài để tạo ảnh hưởng và xâm nhập dần cho việc Hán hóa. Điều băn khoăn là thời kỳ Cách mạng văn hóa Trung Hoa (1966-1976), họ đã chối bỏ tư tưởng Khổng Tử, vì sao ngày nay lại lập Viện Khổng Tử ở nước ta?!

Ngày nay, các khu phố Tàu lại mọc lên ở Việt Nam như nấm: Bình Dương, Vũng Áng, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Đáng ngần ngại hơn, Bô xít Tây Nguyên gây ra vấn đề an ninh, quốc phòng, xã hội, tác hại môi trường sinh thái, chưa tính đến công nghệ của Tàu lạc hậu đã/đang gây ra hậu quả hiểm họa cho nước Việt.

b- Dụng tâm của nhà cầm quyền Việt Nam:
Trần Ích Tắc (1254-1329) cùng một số đại thần vào ngày 15-3-1285 theo giặc Nguyên/Tàu; Lê Chiêu Thống (1766-1793) vào Xuân Kỷ Dậu (1789) cùng với bầy tôi 25 người: Phạm Như Tùng, Lê Hân, Lê Quí Thích, Hoàng Ích Hiểu... chạy theo quân Thanh/Tàu đã để tiếng xấu muôn đời, Lê Chiêu Thống đã ăn năn việc lỡ lầm rước voi cõng rắn nên phát bệnh mất ngày 16-10-1793, tại Yên Kinh (Tàu), hưởng dương 28 tuổi. Các nhân vật này, sau đấy không có điều kiện làm nguy hại quốc gia, nhưng ngày nay đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quỵ lụy theo giặc Tàu mà vẫn lèo lái nước nhà thì sự nguy ngập quốc gia vô cùng to lớn, có thể đưa dân tộc đến diệt vong, vì sao nói vậy? Đấy là:

- Nhà cầm quyền CSVN đã lập lờ muốn bỏ “Môn học Lịch sử” với âm mưu cho thiên triều (Tàu) dễ dàng Hán hóa nhân dân ta.

- Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng là Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội, vì nghĩ rằng họ Tập sẽ làm Chủ tịch nước Tàu nay mai, cũng là chủ nhân tương lai của chế độ CSVN?! Điều đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu CSVN cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?! Đây là “giả mù pha mưa” mà CSVN muốn Việt Nam nhập Tàu?!

- Nhà cầm quyền CSVN đã không làm lễ tưởng niệm còn cấm đồng bào làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh vì chống quân xâm lược Tàu ở chiến tranh biên giới năm 1979, ở Hoàng sa năm 1974, ở Trường Sa năm 1988, xin hỏi với mục đích gì?!

- Kể từ năm 2007, nhiều dân oan, sinh viên... cùng đồng bào và các nhà đấu tranh trong nước tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội... đã liên tục biểu tình phản đối Trung cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo của Việt Nam thì bị nhà cầm quyền Việt Nam cho Công an đàn áp, bắt bớ, còn vu cáo các người yêu nước ấy là “âm mưu của các thế lực thù địch” là lý do gì?!

II- Người Việt không ngăn chận Tàu cộng, Việt Nam có thể bị hiểm họa diệt vong:

- Nhà nước (ĐCSVN) xem thường đời sống dân chúng, vào ngày 26-4-2016 báo VNEpress là báo trong nước đã đăng tải: "Các nhà máy của Formosa hiện mỗi ngày xả ra biển khoảng 11.000 m3 nước thải cùng một số chất như axit, kiềm, dầu mỡ và chất rắn" và "Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, bắt đầu xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Vũng Áng năm 2012. Đây là nhà máy liên hợp sản xuất gang thép từ nguyên liệu thô ban đầu là quặng sắt và than đá thành các sản phẩm gang thép thành phẩm. Dự án gồm 6 lò cao dung tích 4.350 m3, công suất ước đạt 15 triệu tấn gang thành phẩm với tổng mức đầu tư là 28,5 tỷ USD, khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. Tổng mức đầu tư giai đoạn một là 10,5 tỷ USD.

Đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên dọc 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Lượng cá tự nhiên chết dạt lên bờ đến ngày 25/4 gần 60 tấn, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy.

Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng điều tra và chưa có kết luận, nhưng những ngày qua nghi vấn đổ dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc (1)".

Thế mà, mãi tới 2 tuần sau tức vào ngày 19-4-2016, nhà cầm quyền mới cử Tổng cục Thủy sản đến Hà Tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết và ngày 22-4-2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn của đảng và chính phủ gồm có: Nguyễn Văn Bình là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Nên là Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thanh Bình là Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; phải chăng ông Trọng đến công ty Formosa và cảng nước sâu Sơn dương Formosa Hà Tĩnh với mục đích an ủi công ty này đừng lo và nhân tiện nhận phong bao, chứ vẫn vô cảm về môi trường biển bị ô nhiễm trầm trọng ở các tỉnh miền Trung?!

- Trong bài “Hiểm họa đối với dân tộc hiện nằm ở đâu?”, đài VOA đăng ngày 30-12-2015, ông Bùi Tín là cựu Bộ dội và đảng viên ĐCSVN đã thẳng thắn viết: “Vậy thì xét cho cùng, ai là lực lượng cản trở bước tiến của dân tộc, chặn đứng con đường phát triển đi tới phồn vinh của đất nước, tiếp tay cho Bành trướng Trung Quốc gặm nhấm lãnh thổ và biển đảo nước ta? Ai là hiểm họa nguy hiểm nhất của nhân dân và dân tộc ta hiện nay? Không có một lực lượng phản động nào, lực lượng đế quốc và tay sai nào làm nổi việc ấy, chẳng có nguy cơ diễn biến hòa bình từ ngoài đảng CS. Cần nói thẳng ra đó là do lãnh đạo đảng CSVN, không một ai khác.”

III- Lời tâm tình của người viết:

Dân tôi nghĩ, chỉ duy nhất người Việt mới gọi “Đồng bào” là một từ nói lên nòi giống từ một bào của mẹ sinh ra mà nhân dân các nước khác trên thế giới không có, nên dù ai ở bất cứ thành phần nào trong xã hội cũng cần gắn bó người cùng nòi giống để hài hòa được khắng khít và giữ gìn nước Việt được toàn vẹn.

a- Tâm tình với Công an và Bộ đội: Công an và Bộ đội là lực lượng giữ anh ninh và quốc phòng cho nước nhà, lại bị lừa lọc bởi khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, xin hỏi việc bảo vệ ĐCSVN quan trọng hơn hay việc bảo vệ sự vẹn toàn quốc gia quan trọng hơn?! Nếu quí vị là người Việt Nam và còn thiên lương chắc chắn khẳng khái trả lời rằng: “Bảo vệ sự vẹn toàn quốc gia là điều tất yếu”.

- Nhiệm vụ của lực lượng Công an thì rõ ràng “Công an chỉ tuân theo luật pháp nhằm bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội”. Cớ sao có một số Công an đánh đập đồng bào tàn nhẫn hoặc giả dạng côn đồ đề làm những việc mờ ám, từ đấy mang hổn danh “Côn an”?!

- Nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội làm gì?: “Bộ đội là lực lượng nòng cốt giữ vẹn toàn quốc gia, ngăn ngừa phiến loạn và đánh đuổi quân xâm lược nếu có” điều này Bộ đội đã thể hiện lòng sắt son bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Tàu cộng tại “Chiến tranh biên giới 1979”, nhân dân Việt Nam luôn biết ơn, trang sử Việt được điểm tô thêm rạng rỡ. Thế sao các anh lại nghe theo “còn Đảng còn mình” hoặc “thà mất nước còn hơn mất đảng” như Tổng bí thư Nguyễn văn Linh đã nói: “Tôi cũng biết rằng dựa vào Trung quốc là mất nước nhưng còn hơn mất đảng”?!!!

- Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc với số người tử thương được ghi nhận: Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng 250.000 người. Bộ đội miền Bắc tử vong khoảng 1.100.000 người và thường dân Việt Nam bị chết khoảng 3.000.000 người; với trên 4 triệu người Việt bị chết tức tưởi để gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đấy là dùng từ ngược ngạo vì không thể “kẻ lạc hậu lại giải phóng người tiến bộ” và “thống nhất đất nước” để dâng toàn quốc cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc như CSVN đã/đang làm thì đau đớn quá!!! Chính Bí thư Thứ nhất Trung ương ĐCSVN (1960-1976) là Lê Duẩn đã khẳng định: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô!"

- Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam. Trong khi đấy, Đại hèn tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987-1991) đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”, Bộ đội nghĩ lệnh oái oăm đấy là đúng sao?!.

Tưởng cũng nên nhắc cho các anh Bộ đội nhớ, Phan Huy là Bộ đội lớn lên ở miền Bắc, đã đi “giải phóng miền Nam” bây giờ nhìn ra sự thật phũ phàng, đã ray rứt đớn đau qua bài thơ “Ngày Quốc hận” có đoạn:

Bốn mươi năm sau “ngày thắng cuộc”
Vẹm Cộng hiện hình đảng cướp công khai
Đất nước bên lề nô vong Hán hóa
Dân tộc trầm luân dưới ách độc tài.

Nhân đây, dân tôi cũng xin nói rõ cho các anh biết là “Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa”, chính chủ tịch nước là Trần Đại Quang đã tiết lộ qua bài: “Formosa với 15 năm đầu tư tại Việt Nam (2)”, ghi rằng: “Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm. Tại dự án của Công ty Formosa, việc xác định tiền thuê đất, thời gian thuê đất được Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng với chính sách ưu đãi đặc biệt. Theo Hợp đồng cho thuê đất đã ký giữa Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thời gian cho thuê đất lên đến 70 năm và tiền thuê đất được miễn trong 15 năm. Công ty này đã thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước, với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm, đã bao gồm thuế GTGT. Tổng cộng trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng”. Công ty này cũng do Tàu cộng lèo lái, trong bài viết còn tiết lộ: “Đầu tiên là việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép. Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc được cấp phép”. Điều lưu ý: Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị của Tàu cộng tại Việt Nam” kể từ ngày 14-7-2014, do Phó Thủ tướng CSVN là Hoàng Trung Hải đã ký với Tổng giám đốc Lee Chih Tsuen, Chủ tịch công ty Formosa.

Ngoài ra, chắc hẳn các anh Công an và Bộ đội cần hiểu rằng các người lãnh đạo của các anh có thật lòng với các anh không? Họ luôn hô hào “Trung quốc vĩ đại” “Trung quốc anh em” hoặc “Đế quốc Mỹ” hoặc “Bọn tư bản bóc lột”... Thế mà, các cán bộ cao cấp ĐCSVN lại tìm mọi cách để con con cái của họ được du học ở Mỹ hay các nước tư bản Anh, Pháp... và chính họ còn mua nhà ở các nước tư bản, điển hình như: cựu Thủ tướng Dũng, đương kim Thủ tướng Phúc, có cán bộ cao cấp ĐCSVN hay nhà cầm quyền Việt Nam nào muốn con cái họ du học ở “Trung quốc vĩ đại” đâu?! Từ đấy, mong Công an và Bộ đội cần nghĩ gì với ĐCSVN và làm gì cho nước nhà?!!!

b- Tâm tình với các lực lượng đấu tranh:
Dân tôi xin phép nêu lên các lực lượng chính cần gắn bó trong công cuộc đấu tranh đấy là:

1- Các Nhà đấu tranh Dân chủ, Sinh viên và Thanh niên: Trong lực lượng này có nhiều người trí thức, khi đấu tranh sẽ có những phương thức hành động uyển chuyển, như: Phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng đấu tranh khác, vạch trần bộ mặt thật của ĐCSVN bán nước để đồng bào thấy cần đấu tranh vì sự tồn vong của đất nước và dân tộc.

2- Lực lượng Dân oan: Dân oan là những người nông dân, những tiểu thương tính tình chơn chất, bị CSVN cướp ruộng vườn, tài sản, họ đã mất tất cả, nên sẽ đấu tranh quyết liệt.

3- Tôn giáo: Giữa Tôn giáo và Cộng sản vô thần không bao giờ hài hòa được cả. Do đấy, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài luôn bị CSVN tìm mọi cách trù dập tàn khốc! Thế nên, Tôn giáo phải đấu tranh để sống còn.

4- Công nhân Việt Nam: Trong mục “Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” của PGS, TS Nguyễn Thị Quế ghi: “Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất”. Như vậy công nhân là một lực lượng đông đảo, họ là người chăm chỉ làm việc để lo đời sống cho mình và gia đình. Nhưng họ bị CSVN cấu kết với giới chủ nhân hãng xưởng bóc lột sức lao động, như làm nhiều giờ lương ít, khi bị rủi ro trong lúc làm việc lại bồi hoàn không thỏa đáng... Vì vậy mới đưa đến nhiều cuộc đình công.

Còn nữa, 4 triệu Đồng bào ở hải ngoại dù không trực tiếp đối đầu với bạo quyền CSVN, nhưng đây là lực lượng yểm trợ cho công cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài vô cùng quan trọng. Thời gian qua đã chứng minh là CSVN vừa sợ vừa vuốt ve người Việt hải ngoại. Nên tâm thần CSVN bất định đã phản phúc lời nói của chính mình; CSVN đã gọi người Việt hải ngoại là “những kẻ ham mê bơ thừa sửa cặn của Đế Quốc”, lại đổi ngược cách xưng hô: “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”...

Thế nên, chúng ta không thể vĩnh viễn thờ ơ, vô cảm trong lúc nước nhà đang điêu đứng:

Cộng sản tham tàn, quá hãi hùng!
Buôn dân bán nước, kẻ thù chung
Quê hương gìn giữ, luôn tha thiết
Tổ quốc lâm nguy, sao lạnh lùng?!

Cuối cùng, dân tôi hy vọng người Việt không để cho người mình bị Tàu cộng tiêu diệt, như cá bị chết hằng hà, tức tưởi dọc theo 250 km bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng.

Ngày 3-5-2016

Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________

Chú thích:
(1) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/formosa-thai-ra-moi-truong-nhung-gi-3393475.html
(2) http://trandaiquang.org/formosa-voi-15-nam-dau-tu-tai-viet-nam.html

Bauxite Tây nguyên 9k=
Bauxite Tây nguyên Formosa-ha-tinh1
Bauxite Tây nguyên Chat-doc-nao-co-the-khien-ca-chet-hang-loat-tu-ha-tinh-den-hue
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon May 16, 2016 8:48 pm

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcTc557l3ZsxXIU16yJZHh7J2eWOrzRtv5k57_Jpcdpa_jwEXb9P4A

 
Đầu độc bằng thực phẩm - Cuộc chiến thầm lặng


Thạch Đạt Lang (Danlambao - Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ. Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng bằng của các dân tộc khác. Với chiến thuật đầu độc bằng thực phẩm, người ta không cần phải phát động một cuộc chiến tranh với vũ khí sát thương, vừa tốn kém, vừa thiệt hại về nhân mạng, dễ gây phản ứng dây chuyền với nhiều quốc gia, dân tộc khác, lôi kéo những nước này vào cuộc chiến tranh ngoài dự tính có thể đưa tới thất bại...


Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, quan trọng nhất đối với nhân loại. Không có thực phẩm con người sẽ bị hủy diệt.

Thực phẩm (bao gồm tất cả các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến, nước uống có hoặc không có calories) là các nguồn chất đạm, đường, chất béo, sinh tố, muối khoáng có trong rau trái, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ.

Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng bằng của các dân tộc khác.

Với chiến thuật đầu độc bằng thực phẩm, người ta không cần phải phát động một cuộc chiến tranh với vũ khí sát thương, vừa tốn kém, vừa thiệt hại về nhân mạng, dễ gây phản ứng dây chuyền với nhiều quốc gia, dân tộc khác, lôi kéo những nước này vào cuộc chiến tranh ngoài dự tính có thể đưa tới thất bại.

Chiến thuật đầu độc thực phẩm nằm trong chiến lược hủy diệt môi sinh, hủy hoại con người, là một hình thức mềm của chiến tranh Hạt nhân-Sinh học-Hóa học ABC (Atomic-Biological-Chemical) để thôn tính, xâm lăng một đất nước mà Trung Cộng đang tiến hành với Việt Nam.

Tầm sát hại cũng như hậu quả của cuộc chiến không dễ nhận thấy ngay mà đòi hỏi một thời gian dài, từ vài năm đến hàng chục năm hoặc lâu hơn.

Ưu điểm của chiến thuật này là nó dễ dàng nhận được sự cộng tác, tiếp tay một cách rộng rãi, vô thức của người dân (colaborator) trong đất nước bị đầu độc, đặc biệt ở những nước tình trạng dân trí còn thấp hay bị cai trị bởi những chế độ độc tài, phản dân chủ, những chính quyền tham nhũng, hối lộ, không có khả năng điều hành đất nước như Việt Nam.


Bauxite Tây nguyên Nhung-vu-che-bien-thuc-pham-ban-tren-nen-nha

Không kể hàng trăm tấn, thậm chí hàng ngàn tấn thực phẩm độc hại, hoặc quá hạn sử dụng như táo chứa hóa chất, nấm kim châm tẩm độc, chân gà... từ Tầu cộng được tuồn sang Việt Nam hàng ngày qua biên giới các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang... đưa về Hà Nội tiêu thụ mà ngay người Việt Nam cũng tìm cách hãm hại nhau.

Chỉ cần vào Google search gõ vài chữ:  "Thực phẩm độc Trung Quốc, bì lợn bẩn, sầu riêng ngâm hóa chất, chân gà thối, thịt lợn thối, tôm bơm tạp chất, mít chín siêu tốc, cà phê đểu…" là sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả, đọc chóng mặt, mệt nghỉ.

Hậu quả của những việc này là gì? Là toàn dân đầu độc lẫn nhau. Người chế biến thịt heo bẩn không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt gà, thịt bò, người sản xuất chân gà thối không ăn thịt gà, chỉ ăn thịt heo, thịt bò (phù phép từ thịt heo)... Anh bán mít nhúng hóa chất không ăn mít, chỉ ăn sầu riêng, chuối và ngược lại.

Cuối cùng, tất cả người Việt Nam chẳng ai tránh được, kể cả các quan chức lãnh đạo CS, đều tiêu thụ toàn thực phẩm độc hai. Nhưng đa số cứ nghĩ là mình khôn ngoan, tránh được những thức ăn tẩm hóa chất khi đi lùng sục tìm mua thực phẩm sạch, rau, trái cây, thịt, trứng nuôi bio.

Tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt Nam tăng lên hàng năm với tốc độ chóng mặt dường như vẫn chưa thể cảnh tỉnh người dân ngừng việc hãm hại, đầu độc nhau.


Không những chỉ người dân, vì thiếu hiểu biết, dân trí thấp, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, tiếp tay cho việc đầu độc thực phẩm mà ngay cả chính quyền cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc đầu độc thực phẩm.

Cảnh sát kinh tế, các phòng, sở vệ sinh an toàn thực phẩm không làm hết chức năng của mình, hầu hết chỉ tìm cách kiểm soát cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm để vòi vĩnh tiền hối lộ, bôi trơn hơn là ngăn chận việc sản xuất thực phẩm độc hại.

Cuộc chiến này không chừa một ai, nó xâm nhập, đánh thẳng vào từng gia đình, từng cá nhân, trẻ cũng như già, nam nữ đều phải đối diện với nó. Do đó để có thể chống trả, phòng vệ hữu hiệu, đòi hỏi lương tâm, ý thức trách nhiệm của mọi người Việt Nam, những người còn suy nghĩ, quan tâm đến vận mệnh dân tộc, tiền đồ đất nước.

Đừng hi vọng gì nơi chính quyền CS vì đây là chế độ phản dân, hại nước. Ngay giữa những người đồng chí với nhau, họ còn hạ thủ, đầu độc nhau như trường hợp Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương, chết đầu năm 2015 với những chứng cớ bị đầu độc bởi chất phóng xạ Polonium 210 thì mạng sống hay bệnh tật của người dân có nghĩa lý gì với họ?


Bauxite Tây nguyên Thuc_pham_ban

Ngày 10.05.2016, một facebooker tên Trần Ngọc Nga phổ biến trên trang Web Anh Ba Sàm, code bài 8235, tựa đề: "URC-VN và bộ Y Tế bắt tay trong bóng tối để chối bỏ trách nhiệm đầu độc chì hàng triệu người" - cho thấy cán bộ chính quyền đã trực tiếp tham gia vào việc đầu độc người dân tiêu thụ.

Hai loại nước uống: Trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited company) URC-VN chứa hàm lượng chì cao gấp hai lần giới hạn cho phép, được Viện Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Quốc Gia phù phép trở nên an toàn.

Kết quả là hàng chục triệu chai nước hai loại nói trên đã đi vào cơ thể người tiêu thụ, đa số là trẻ em, thanh thiếu niên tuổi đang lớn. (1)

Khi nội vụ bị phơi bày trên báo chí, truyền thông, bộ y tế dưới quyền bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại tiếp tục tìm cách che dấu việc ăn hối lộ của nhân viên, đánh tráo các mẫu thử nghiệm…(2)

Bauxite Tây nguyên Images?q=tbn:ANd9GcRdUel8vilaYl4R-i6wyoCi9WQPxb1HgWXKpjLywq3XJ4AszyzG

Nguyễn Thị Kim Tiến đúng ra đã phải từ chức từ vụ mấy chục trẻ em chết vì chích ngừa thuốc 5 trong 1 Quinvaxem nhưng vẫn nhởn nhơ, bình chân như vại trong chức bộ trưởng y tế.

Lãnh đạo chế độ CSVN bất chấp hậu quả đến với người dân như thế nào, họ chỉ cần giữ vững chế độ cũng như chiếc ghế đang ngồi.

Đất nước Việt Nam cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người như Trần Ngọc Nga làm những việc cần thiết đúng với lương tâm, trách nhiệm, dũng cảm đối đầu với cái Ác, không sợ bị trả thù, trù dập, gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào những nguy cơ dân tộc bị diệt vong trong cuộc chiến thầm lặng vô cùng thâm hiểm này.

Thạch Đạt Lang
danlambaovn.blogspot.com


Chú thích:
(1) https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/11/8235-urc-vn-va-bo-y-te-bat-tay-trong-bong-toi-de-choi-bo-trach-nhiem-dau-doc-chi-hang-trieu-nguoi/
(2) https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/12/8250-doan-thanh-tra-cuc-an-toan-thuc-pham-lay-nham-mau-thu-nghiem-c2-va-rong-do-o-urc-vn/


Bauxite Tây nguyên Z
.


Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Jul 12, 2017 11:10 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeMon Jul 04, 2016 12:16 am

Bauxite Tây nguyên Ca%25CC%2581%2Bche%25CC%2582%25CC%2581t-ba%25CC%2580n%2Btay%2Btrung%2Bnam%2Bha%25CC%2589i-danlambao 

Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hình ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen.

Biển chết!

Chết theo nghĩa sẽ không còn những chiếc thuyền ra khơi, không còn cái gọi là ngư dân bám biển giữ chủ quyền. Tàu lạ từ phương Bắc với những thủ đoạn bắt cóc, làm chìm tàu, đánh đập, cướp của, giết người... đã không làm chùn lòng những ngư dân Việt Nam hiền hoà nhưng cương quyết. Nhưng chất thải Formosa đã thành công trong việc biến những tàu thuyền vượt sóng ra khơi thành những chiếc thuyền nan lật úp, những con tàu phế thải trơ trọi trên bờ.

"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn

Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải.

Bauxite Tây nguyên Tmp-danlambao


Lối giải thích này cho thấy:

- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển.

- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.

Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những chất hoá học độc hại trong nước thải là không có điện!

Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc.

Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số ngày" là điều vô lý.

Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.

Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai?


Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần tìm hiểu Formosa Gang Thép Hà Tĩnh là ai?

Tập đoàn Formosa và dự án gang thép Vũng Áng


Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty Đài Loan được thành lập vào năm 1954 bởi 2 anh em Wang Yung-ching và Wang Yung-tsai. Khởi đầu là một công ty sản xuất nhựa, FPG đã trở thành một công ty đứng trong hàng 861 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes vào năm 2000 (1). Năm 2007, tổng thu nhập của FPG lên đến 2000 tỷ NT, tương đương với 15.4% GDP của Đài Loan lúc ấy. Hiện nay, FPG là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan.

Dự án gang thép Vũng Áng được phối hợp bởi 2 công ty Formosa và Taiwan's China Steel với cổ phần ban đầu là 95% và 5% cho mỗi công ty.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Taipei Times thì vào tháng 9, 2014 Formosa thông báo cổ phần của Formosa chỉ còn 59% sau khi mỗi 4 công ty con của Formosa hạ thấp cổ phần đầu tư từ 21.25% xuống 14.75%. (2)

Câu hỏi được đặt ra là như vậy thì 36% số vốn đầu tư mà Formsa không còn giữ nữa được chuyển nhượng sang cho China Steel hay công ty nào khác?

Vào đầu năm 2015, Taiwan's China Steel tăng cổ phần từ 5% lên 25%. (3)

Như vậy còn lại 16%.

Ai là sở hữu chủ mới của 16% Formosa Hà Tĩnh?

Ai là những kẻ có khả năng kiểm soát hệ thống thanh lọc chất thải tại Formosal Hà Tĩnh?

Để có thêm những dữ kiện cho câu trả lời, hãy cùng theo những con cá chết từ Vũng Áng để xuôi Bắc lẫn xuôi Nam.

Cá chết từ Vũng Áng sang đến sông hồ, từ Trung ra Bắc, từ Bắc xuống Nam

Hiện tượng cá chết được phát hiện vào ngày 04.04.2016 tại vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh bởi chất thải không thanh lọc của Formosa. Chỉ vài ngày sau thảm trạng cá chết lan qua vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.

Trong khi dư luận dồn mọi nghi vấn vào Formosa là nơi thải nước độc hại ra biển thì bất ngờ hiện tượng cá chết lại xảy ra ở một số sông hồ:

- Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá (4);

- Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai (5);

- Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh Hoá (6);

- Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, bị chết (7);

- Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt (Cool;

- Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông Hinh, Phú Yên (9);

- Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn (10);

- Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội (11);

- Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang (12);

- Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên (13);

Cá chết hàng loạt từ biển miền Trung, khởi đầu với những nguyên nhân do các cán bộ nhà nước tự chế như tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ đã bị các lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội đánh sập.

Do đó, những lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông ngòi, trải dài từ Bắc xuống Nam là do thời tiết cũng bị đánh sập.

Đã có một bàn tay nào đó gây nên thảm trạng cá chết tràn lan này với 2 lý do:

1. Từ ban đầu muốn đánh lạc hướng và gây hoang mang trong dư luận đang đổ dồn về nguyên nhân gây ra cá chết tại Vũng Áng và che giấu tội phạm Formosa.

2. Nhân cơ hội tàn phá toàn bộ công nghệ thủy sản của Việt Nam bằng hiện tượng cá chết ở khắp mọi nơi.


Từ "sự cố" nước thải độc hại với liều lượng cao được cố tình tống ra biển Đông sang đến nhiều sông hồ trên khắp 3 miền bị bỏ độc dẫn đến câu hỏi: Thế lực ngoại bang nào có khả năng để làm chuyện đó trên đất nước Việt Nam?

Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì

Vào ngày 02.06.2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết (14). Tuy nhiên, mãi cho đến gần 1 tháng sau mới công bố. Tại sao?

Đúng là đảng và nhà nước cùng với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, dàn dựng sao cho cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ và cho Formosa. Nhưng không thể nào cần đến cả tháng, không nên kéo dài khi mà sức ép và sự phẫn nộ của dư luận quần chúng đang đụng trần. Phải có lý do nào khác để phải trả giá cho việc chờ đợi.

Bên cạnh đó, vào ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành - chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh - đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chính thức nhận tội". Lý do gì để nhà nước CSVN phải trì hoãn thêm đến 12 ngày?

Lý do chính là chuyến đi của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng sang Việt Nam vào ngày 27.06.2016, 3 ngày trước khi nhà nước Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm cá chết.

Cuộc gặp gỡ của Dương Thiết Trì với lãnh đạo đảng và nhà nước, bên cạnh những ký kết về toà lãnh sự Tàu tại Đà Nẵng, bản "ghi nhớ" về biển Đông cùng với 19,5 triệu USD cho cung hữu nghị Việt-Tàu được công bố ra bên ngoài thì còn có gì khác?

Đó có thể là thái độ cần "ghi nhớ" với thủ phạm cá chết Formosa; phải trình bày như thế nào? phải chấp nhận và chốt cho xong những gì đang chưa ngã ngũ với Formosa. Và con số bồi thường 500 triệu USD.

Tại sao có con số 500 triệu USD khi mà trong một thời gian quá ngắn, không một tổ chức chuyên nghiệp nào, một quốc gia tiên tiến nào có thể định lượng được những thiệt hại về thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này để từ đó dẫn đến con số bồi thường? Tại sao phía đảng và nhà nước CSVN chấp nhận con số đó? Có gì bảo đảm rằng bên cạnh 500 triệu USD được công bố do Formosa bồi thường, bên cạnh 19,5 triệu USD Bắc Kinh dành cho cung hữu nghị, Dương Thiết Kỳ lại không hứa hẹn riêng tư về một con số đô la với nhiều số không theo sau với các lãnh đạo Ba Đình?

Câu hỏi "thế lực ngoại bang nào có khả năng để tạo hiện tượng cá chết từ biển đến sông, từ khắp Trung Nam Bắc" đã bắt đầu có hướng trả lời.

Hướng trả lời nằm ở thế lực nào có cổ phần không công bố và nhân sự trong Formosa Hà Tĩnh để lũng đoạn hệ thống thanh lọc chất thải; thế lực nào có hạ tầng cơ sở, có những đặc khu, có một lực lượng quản trị, công nhân, quân đội / tình báo trá hình tràn lan khắp nước Việt Nam để gây nên cá chết khắp sông hồ; thế lực nào khống chế được lãnh đạo đảng CSVN và có tay sai nằm ở trong guồng máy chính trị và ngay ở thượng tầng lãnh đạo Hà Nội.

Hướng trả lời nằm ở thế lực nào hưởng lợi nhiều nhất khi ngư dân Việt Nam không còn hiện hữu đủ ở Biển Đông để bám biển như là một biểu tượng đang giữ chủ quyền, khi toàn bộ kỹ nghệ hải sản Việt Nam bị phá sản, kéo theo tình trạng tuột dốc của kỹ nghệ du lịch và thụt lùi về kinh tế.

Chúng ta cần ưu tiên tìm ra câu trả lời một cách rành mạch và logic - ai là thủ phạm?. Cần ưu tiên để đòi hỏi minh bạch về thông tin, cụ thể những gì đã xảy ra, bao nhiêu tấn hóa học độc hại đã thải ra, tại sao cá chết ở khắp các sông hồ...

Con số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng, nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.

Chúng ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.

Bauxite Tây nguyên Trung%2Bco%25CC%25A3%25CC%2582ng%2Bhie%25CC%25A3%25CC%2582n%2Bdie%25CC%25A3%25CC%2582n%2Bkha%25CC%2586%25CC%2581p%2Bno%25CC%259Bi1

01.07.2016

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

_______________________________________

Chú thích:

(1) http://www.forbes.com/companies/formosa-plastics/
(2) https://www.steelfirst.com/Article/3263072/Taiwans-Formosa-Plastics-Group-cuts-stake-in-Vietnam-mill.html
(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Formosa_Ha_Tinh_Steel
(4) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-chet-hang-loat-o-thuong-nguon-song-buoi-3397712.html
(5) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160505/lai-chet-ca-nuoi-be-tren-song-la-nga/1096024.html
(6) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tinh-thanh-hoa-ca-chet-tren-song-lach-bang-do-tau-thuyen-ra-vao-3400418.html
(7) http://cafef.vn/ca-chet-o-dao-phu-quy-nghi-do-thuy-trieu-do-2016051114575078.chn
(8 ) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-tren-song-buoi-tiep-tuc-chet-hang-loat-3403631.html
(9) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phu-yen-xuat-hien-ca-chet-tren-song-hinh-20160517155029207.htm
(10) http://news.zing.vn/undefined/ca-chet-kenh-nhieu-loc-o-sai-gon-sang-175-post650436.html
(11) http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/309341/vot-khoang-5-tan-ca-chet-o-ho-hoang-cau.html
(12) http://infonet.vn/da-tim-ra-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-tren-song-thuong-post200981.info
(13) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tom-hum-chet-hang-loat-o-phu-yen-3418833.html
(14) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/20160602/ba-bo-truong-tham-gia-hop-bao-quanh-vu-ca-chet/1111879.html
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeTue Jun 05, 2018 9:04 pm



HỌ ĐANG RẮP TÂM LÀM CHO BẰNG ĐƯỢC?
- Mạnh Kim

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Bauxite Tây nguyên 34201293_10157147838969796_1489124414892015616_n

Nếu các tập đoàn Trung Quốc đổ bộ vào ba đặc khu Việt Nam thì họ được quyền kinh doanh những gì? Có rất nhiều lĩnh vực “nhạy cảm” mà doanh nghiệp trong nước lâu nay vẫn bị làm khó thì đặc khu sẽ mở rộng toác cửa để “nhà đầu tư” Trung Quốc thâm nhập. Dựa vào “Phụ lục 4: Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu (Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)”, Trung Quốc có thể kinh doanh vài hoặc tất cả trong tổng cộng 131 danh mục sau:

- Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
- Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
- Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng


(Chú thích của người viết: Vũ khí quân dụng sản xuất cho ai? Cho Trung Quốc, hay Việt Nam, hay có thể xuất khẩu đến nước khác? Việt Nam trở thành nơi mà Trung Quốc có thể sản xuất vũ khí dùng để bảo vệ Trung Quốc và dùng để tấn công Việt Nam nếu cần?)

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Hành nghề luật sư
- Hành nghề công chứng
- Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
- Kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh bảo hiểm
- Kinh doanh xổ số
- Kinh doanh casino
- Kinh doanh dịch vụ đặt cược

Rồi:
- Kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh khí
- Kinh doanh dịch vụ nổ mìn

Kể cả:
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
- Kinh doanh vàng
- Kinh doanh rượu
- Kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- Kinh doanh khoáng sản
- Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
- Hoạt động dầu khí

(Trung Quốc có thể khai thác dầu khí ở các mỏ dầu Việt Nam và các mỏ khoáng sản Việt Nam?)

Thậm chí:
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
- Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

(Trung Quốc được quyền khai thác sân bay Việt Nam hay họ có quyền xây sân bay để phục vụ cho họ? Có nguy cơ nào dẫn đến việc những sân bay này trở thành sân bay quân sự của Trung Quốc?)

Còn nữa:
- Kinh doanh dịch vụ bưu chính
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Hoạt động của nhà xuất bản
- Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
- Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
- Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
- Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet

(Ai kiểm soát việc phát hành và kiểm duyệt nội dung sách báo in bằng tiếng Hoa của các tập đoàn truyền thông Trung Quốc? Việt Nam làm gì nếu sách báo do Trung Quốc in ấn và phát hành tại Việt Nam đề cập đến đường lưỡi bò? Ai kiểm duyệt nội dung các chương trình “phát thanh, truyền hình trả tiền”; nếu các chương trình này ra rả những show giải trí bôi nhọ Việt Nam hoặc kích động chủ nghĩa ái quốc Trung Quốc ngay trong lòng Việt Nam? Ai chịu trách nhiệm nếu một mạng xã hội Weibo phiên bản Việt Nam trở thành nơi mà ngày đêm người Trung Quốc kích động chủ quyền biển đảo theo “tinh thần” Bắc Kinh?...)

Chưa hết, tập đoàn Trung Quốc còn có thể:

- Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ".vn"
- Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
- Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
- Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim (Những “Biển Đỏ” sẽ được chính thức phát hành tại Việt Nam, tại các đặc khu, và Việt Nam không thể làm gì à?)
- Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Trung Quốc mặc sức đưa du khách sang Việt Nam sao?)
- Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (Sẽ có những chương trình nhảy múa ca tụng Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình phát sóng ngay tại Việt Nam?)

Và còn nữa, Trung Quốc còn được phép:
- Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Rồi ai sẽ kiểm soát các cuộc chảy máu cổ vật?)
- Nhập khẩu phế liệu (Ai chịu trách nhiệm khi Việt Nam biến thành bãi phế liệu nhập từ Trung Quốc?)


Có thể những diễn dịch trên là “quá lo xa” nhưng có thể thấy rõ rằng toàn bộ nội dung “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” đã được soạn, để "trình Quốc hội”, bằng một thái độ hời hợt cực kỳ nguy hiểm. Những người cố vấn hoặc chủ trương soạn dự luật này, hoặc quá thiếu hiểu biết về nhiều mặt trong đó có pháp lý, hoặc họ bất chấp đến mức chẳng cần quan tâm đến chủ quyền. Họ cần tiền đến mức có thể bán rẻ quốc gia vậy sao? Hay họ đang rắp tâm làm điều gì đó khác thậm chí nguy hiểm hơn vạn lần?

Cẩu nô bán nước


Bauxite Tây nguyên Ca%25CC%2582%25CC%2589u%2Bno%25CC%2582%2Bba%25CC%2581n%2Bnu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2581c-babui-danlambao
Babui (Danlambao)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitimeTue Jun 12, 2018 12:08 am

Bauxite Tây nguyên Vie%25CC%25A3%25CC%2582t%2Bco%25CC%25A3%25CC%2582ng%2Bba%25CC%2581n%2B%25C4%2591a%25CC%2582%25CC%2581t%2Bcho%2Bta%25CC%2580u%2Bco%25CC%25A3%25CC%2582ng-danlambao 

Những dự án CSVN bán đất cho Tàu lập khu tự trị


Đại Nghĩa (Danlambao) - Ngày nay CSVN đang lăm le bán những khu đất hiểm địa Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho giặc Tàu làm khi tự trị. Tôi xin trình bày lại tiến trình "bán nước theo đúng quy trình" và "chủ trương lớn" của đảng CSVN như sau:

Rừng đầu nguồn:

Sau khi nhà cầm quyền các tỉnh phía Bắc Việt Nam cắt đất rừng biên giới cho người Tàu mướn dài hạn trên 300 ngàn mẫu thì 2 vị tướng già CSVN Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh lo rằng việc nhà cầm quyền địa phương ngày nay cho Tàu cộng mướn rừng đầu nguồn dài hạn chúng sẽ đưa người sang lập làng, lập ấp, sinh con đẻ cháu ở đấy rồi thì những phần đất ấy đương nhiên thuộc dân tộc Tàu và chính quyền địa phương xem như vùng tự trị không còn kiểm soát được nữa. Hai ông tướng cho rằng:

“Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những ‘làng Đài Loan’, ‘làng Hồng Kông’, ‘làng Trung Quốc’. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng”. (BBC online ngày 11-2-2010)

Những người lao động phổ thông của Tàu cộng theo những nhà thầu của họ sang nước ta sống theo từng đàn, từng nhóm rất là nguy hiểm vừa an ninh quốc phòng, vừa tệ đoan xã hội mà người dân và nhà cầm quyền địa phương phải bó tay. Báo Dân Trí cũng phải nêu lên vấn đề “Người TQ lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?”

“Các Đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ TQ, nhập cư vào Việt Nam, đang ‘lập xóm, lập phố ở một vài địa phương’…

Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người TQ. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh miền Trung, các tỉnh Đông Nam bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố”. (DanTri online ngày 30-11-2013)

Nhà cầm quyền CSVN tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã có ý “móc ngoặc” với Tàu cộng cho nên họ thậm thụt bán đất, bán rừng của Tổ quốc một cách dễ dàng, Tiến sĩ Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Theo Bí thư thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, các doanh nghiệp đầu tư trong lãnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sở hữu đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư”. (Xuandienhannom online ngày-11-2013)

Không biết việc bán rừng này nhận lót tay được bao nhiêu mà các ông cầm quyền địa phương chỉ lấy giá hữu nghị rẻ mạt như “tình cho không biếu không”.

“Báo Thanh Niên trích nguồn bản báo cáo cho hay, trong dự án thuê đất trồng rừng của công ty InnovGreen, HongKong, ‘với 8.123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 đô la’.

Như vậy, trung bình nhà đầu tư nước ngoài trả ‘9,58 đôla/ha (tương đương 180.000 đồng/ha) là quá thấp”. (BBC online ngày 30-10 2010)

Đảng CSVN trong nhiều năm qua cho đến ngày nay mạnh ai nấy tranh thủ bán, vơ vét bán cái gì được thì bán để có hoa hồng lót tay trong nhiệm kỳ để mai kia hết việc về vườn có chút dưỡng già. Vương Trí Dũng cũng đã nhận thấy lối bán bừa bãi này ông viết “Bán đất bán nước bán cả đường đi” lối về!

“Không chỉ bán khoáng sản, không chỉ bán rừng, mà chúng ta bán cả nước sông hồ và biển. Nhiều hồ đều bị bán quyền sử dụng khai thác trong nhiều năm. Ở Vũng Áng chúng ta bán đi hàng ngàn héc ta biển. Đến Vịnh Hạ Long cũng có người muốn bán quyền sử dụng khai thác. Bán đất, bán rừng, bán tài nguyên khoáng sản và bán cả nước”. (Boxitvn online ngày 30-10-2014)

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nói rằng…

“Cho người nước ngoài thuê đất rừng để trồng cây nguyên liệu với giá rẽ mạt, có nơi Chính phủ đã hạn chế được, nhưng đáng tiếc là có nơi vẫn đang phát triển một cách khó hiểu, đây là sự thách thức lòng dân. Tại sao không đầu tư để nhân dân ta sản xuất?

Tất cả các loại hình cho nước ngoài thuê đất nói trên đều theo cơ chế ‘nhượng địa’ từ 50-70 đến 90 năm, người dân Việt Nam bình thường, không ai được phép vào khu vực đó”. (Boxitvn online ngày 2-3-2011)

Bauxite Tây Nguyên:

Kể từ khi nhà cầm quyền CSVN cho các nhà thầu Tàu cộng tiến hành khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hai lần gửi thư tới lãnh đạo ngăn cản vì nơi đó là nơi rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Cho người Tàu cộng vào khai thác họ mang theo hàng ngàn nhân công lao động phổ thông không biết là quân đội trá hình hay tình báo gián điệp lan tràn vào Tây Nguyên để thám sát địa thế, theo dõi, lấy tin tức… Với Đại tướng Giáp thì Tây Nguyên là nơi cực kỳ hiểm yếu, nếu kẻ nào chiếm được nó, sẽ chiếm được thế thượng phong. Âm mưu bành trướng của Tàu cộng thì đã quá rõ người dân nào cũng thấy, chỉ có những người cộng sản tham quyền, tham tiền không thấy mà thôi. Trong thư ông Vỗ Nguyễn Giáp nhấn mạnh:

“Việc xác định một chiến lược phát triển Tây nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng’. Bức thư gửi người đứng đầu chính phủ cũng nhắc đến việc ‘trong tháng 12 năm 2008, đã có hàng trăm công nhân TQ đầu tiên có mặt trên công trường, (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một công trường)…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tướng Giáp, thông qua phương tiện truyền thông, rằng ‘vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước’...

Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì nói, hồi giữa năm ngoái, TBT đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh, sang thăm TQ cũng khẳn định 2 nước ‘tăng cường hợp tác trong các dự án’ trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông”. (RFA online ngày 11-2-2009)

Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương, Viện Chiến lược và Khoa học Công an cũng viết thư kiến nghị, trong thư có đoạn vạch rõ chiến lược thâm độc của Tàu cộng trong tham vọng xâm chiếm Việt Nam có mấy điểm như sau:

“Ba là TQ vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Hiện nay TQ đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và TQ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu- tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho TQ vào Tây Nguyên có biết điều này không?” (DoiThoai online ngày 3-3-2009).

Theo một chuyên gia ở Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, với luận đề chuyên môn về người Thượng Tây Nguyên, cũng là người thường viết những bài tham luận trên báo về an ninh quốc phòng Việt Nam trả lời phỏng vấn của RFA như sau:

“Đắc Nông hiện nay nằm ở vùng ngã ba biên giới là Tây Nguyên, Nam Lào và Campuchia, thành ra Đắc Nông là địa điểm rất lý tưởng để khai thác quặng bauxite vì quặng này chiếm 2/3 đến 3/4 diện tích lãnh thổ của tỉnh Đắc Nông… Họ xây dựng cơ sở ở đó. Họ thiết lập hạ tầng như nhà cửa, địa ốc của họ để họ quản lý vùng đó.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam mình không có quyền kiểm soát trong khu vực họ làm việc. Đây là một sự thiếu suy nghĩ của chính quyền Việt Nam về vấn đề chiến lược lâu dài”. (RFA online ngày 15-4-2009)

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người thường trăn trở vì tình hình của đất nước đang ngày đêm bị mất vào tay bọn Tàu cộng bành trướng không xa nên ông cũng thường lên tiếng can ngăn, khuyên giải, tuy nhiên như đàn khải tai trâu.

“Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ ‘nuôi cá’, họ đã khảo sát vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, ‘mua’ thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt nam, họ tự do đưa ồ ạt lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta”. (Boxitvn online ngày 28-10-2013).

Vũng Áng, Hà Tĩnh:


Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã sai phạm vượt quá quyền hạn của một tỉnh cũng như luật cho thuê đất dài hạn tối đa là 50 năm, nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã cấp phép cho nhà thầu Formosa khai thác ở Vũng Áng đến 70 năm. Sự sai trái này được Thanh tra Chính phủ phát hiện, tuy nhiên “Thanh tra ‘chém’ Thủ tướng “che”.

“Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp phép cho dự án Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tuy vậy Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý hợp thức hóa, không xét lại việc chính quyền địa phương cố tình nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm theo luật định lên 70 năm…

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập từ Hà Nội phát biểu: ‘Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng...Việc hợp thức hóa một quyết định trái với qui định của nhà nước thì tôi nghĩ cũng lại là trái pháp luật nữa. Vấn đề Vũng Áng đúng là một chuyện hết sức kỳ quặc. Quyết định này cho thấy có những thế lực thực sự đã bán rẻ theo ý người ta”. (RFA online ngày 4-3-2015).

Ngoài số “Gần 3.000 lao động TQ không phép ở Vũng Áng” (BBC online ngày 16-10-2014) thì “Hơn một ‘sư đoàn’ lao động TQ sắp đến Hà Tĩnh”:

“Vietnamnet ngày 25-8 dẫn nguồn tin của ban quản lý kinh tế Hà Tĩnh cho biết, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 10.000 lao động nước ngoài (khoảng 90% là TQ) làm việc tại Formosa”. (Motthegioi online ngày 29-6-2015)

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, thêm một lần nữa ông báo động hiểm họa an ninh quốc gia bị đe dọa bởi một bọn người ‘bán nước’. Ông đã vạch rõ:

“Formosa rộng hơn 3 km2, không chỉ là cơ sở luyện thép mà bên trong xây dựng những bê tông cốt thép, có người cho biết có cả 100 m2 sâu xuống 10 m, lại có đường hầm ra biển, chưa rõ mục đích gì. Vũng Áng như cái yết hầu của nước ta, nếu có biến, đất nước sẽ bị chia cắt rất nguy hiểm. Tại huyện Kỳ Anh đầy người TQ cư trú, tự tung tự tác như làm chủ toàn huyện. Từ Kỳ Anh đến Đèo Ngang, TQ đã thuê dài hạn phía Đông đường quốc lộ ra biển, không biết họ làm gì trong đó”. (Boxitvn online ngày 19-3-2015)

Theo ông Vĩnh thì:

“Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh…Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh”. (Boxitevn online ngày 28-10-2013)

“Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, Công an, chính quyền địa phương không được vào… Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

“Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50-70 năm sẽ có hàng trăm ‘làng TQ’ trong nước ta”. (Boxitvn online ngày 17-4-2014)

Ngày nay người ta dễ thấy nhan nhản “Phố TQ ở Hà Tĩnh”…

“Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu TQ, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên cho biết: “Lao động TQ thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ của họ và từ chối vô quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu”. (DanTri online ngày 8-5-2013)

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, người được biết như một nhà phản biện độc lập hiện sống và làm việc tại Hà Nội từng bày tỏ:

“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam là rất lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị TQ kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của TQ rồi chứ còn gì nữa!” (RFA online ngày 19-5-2014)

Ngày nay Formosa đã lộ nguyên hình và không còn che dấu ý đồ thâm độc và ngang ngược của họ khi họ ngang nhiên thành lập khu tự trị ngay trong lòng đất nước Việt Nam mà báo mạng Pháp Luật của nhà cầm quyền CSVN phải lên tiếng báo động vì những hành động ngang ngược của Formosa…

“Có vẻ công ty này muốn lập ‘một lãnh thổ riêng’, một ‘nhà nước’ riêng và ban hành ‘pháp luật’ riêng mà ngay cả chính quyền sở tại cũng không thể can thiệp! Điều này cần phải được chấm dứt ngay, không thể để tái diễn và trở thành tiền lệ nguy hiểm cho nền pháp chế và hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. (PhapLuat online ngày 12-9-2015)

Tôi xin mượn lời kết của cựu Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng trong bài “Nhân dân đã điểm mặt và lịch sử sẽ ghi tên những tội đồ dâng giang sơn Việt Nam cho Tàu cộng và đẩy dân tộc Việt Nam vào Bắc thuộc”:

“Dù kỳ họp Quốc hội lần này hay kì họp Quốc hội lần sau bấm nút cho ra đời Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, xẻ đất, xẻ biển, xẻ thịt cơ thể Tổ Quốc Việt Nam nhượng cho Tàu cộng 99 năm, 70 năm hay 50 năm, đánh đổi lấy sự bảo hộ của Tàu cộng cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam thì Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Chí Dũng cùng những ông nghị, bà nghị cộng sản bấm nút chấp thuận dự luật này đều là những tội đồ ô nhục của giống nòi Việt Nam, những tội đồ kế tiếp sau Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Võ Kim Cự. Tội đồ bán nước”. (Danlambao ngày 10-6-2018).

12.06.2018
Đại Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bauxite Tây nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bauxite Tây nguyên   Bauxite Tây nguyên Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bauxite Tây nguyên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Núi Lâm Viên sạt lở, điềm suy tàn của chế độ CS VN
» Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về vụ “Thỉnh Nguyện Thư”
» Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013 Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn) Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam”
» Con Búp Bê Tật Nguyền
» Sài Gòn của tôi - Ngày ấy… Bây giờ...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến