Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc phải chẳng trong Saigon chuyen nguyet hoang quang nhac truyện ngắn Trung linh VNCH Nguyen chất bich không thuoc Nhung quynh sáng Chung ngam quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeMon Apr 29, 2013 2:33 pm

.


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH

Mường Giang 

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 9k=

Thật ra việc Hoa Kỳ bán đứng hai đồng minh VNCH và Đài Loan, để đổi lấy sự liên kết và trao đổi thương mại với Trung Cộng qua chuyến công du của cặp Nixon-Kissinger từ năm 1972, đã bị ông Daniel Ellsberg tiết lộ cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ hơn 40 năm về trước.

Vì không thể giấu giếm mãi một sự kiện lịch sữ đã bị phanh phui, do đó ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, bó buộc đã phải cho giải mật (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan trước 30-4-1975. Sau đó, National Security Archive tại George Washington University công bố thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai, càng làm cho hầu như cả thế giới (từng là đồng minh hay chiến hữu của Hoa Kỳ) nhìn ra sự thật phũ phàng, qua việc siêu cường số 1 đứng đầu khối tự do, vì quyền lợi cá nhân đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự hòa hoản và giao thương với Trung Cộng. Xét cho cùng, việc làm trên chẳng qua cũng chỉ là để xác nhận một cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, với hy vọng chấm dứt những thị phi bất lợi về chữ tín của Mỹ trên thế giới, nhất là trong giai đoạn Hoa Kỳ rất cần nhiều đồng minh mới lẫn cũ, khi có ý định trở lại Châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, chắc là để cùng Trung Cộng tiếp nối những giao kết bí mật còn dang dỡ của bốn mươi mươi năm về trước?

Tài liệu trên đã làm lộ bộ mặt thật của Kissinger, qua nhiều hồi ký đã xuất bản nay không còn giá trị vì nhiều điều viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Tóm lại Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, bất chấp sự phản bội những đồng minh cũng như đã giấu giếm và lừa đảo cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ. Do ác tâm trên, nên từ đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ vì cần bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô, nên nhẫn tâm loại Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Tàu đỏ vào thay thế vị trí này, đồng thời còn  công nhận chỉ có một nước Tàu  và Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Cộng cho đến ngày nay vẫn không thay đổi.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Image

Tài liệu cũng cho thấy  Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để mặc cộng sản Bắc Việt chiếm trong lúc Mỹ-Việt đang liên minh quân sự chống kẻ thù chung VC. Quan trọng nhất là Mỹ đã cam kết với Tàu đỏ sẽ phủi tay và bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng trong vài thập niên. Tài liệu còn ghi rõ vào dịp giáng sinh năm 1972, Bắc Việt rất hổn loạn và đang chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B-52 bỏ bom ở Hà Nội, nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì VC đã đầu hàng. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom trong lúc chiến thắng đang gần kề, thay vào đó lại ký hiệp định ngưng bắn 28-1-1973 tại Ba Lê như một văn kiện bán đứng Miền Nam VN cho cộng sản đệ tam quốc tế!

Vì biết chắc Mỹ đã bán đứng đồng minh cho mình, nên đầu tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng xua hải quân cưởng đoạt quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Hải Quân Miền Nam đã chiến đấu thật oanh liệt và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo nhưng dù đã nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu, hải quân Mỹ vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan nghiệt trên Biển Đông.

Chính vì đã có ý định phủi tay bỏ Nam VN, nên cuối năm 1974, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, đã bắt đầu lập bản dự thảo kế hoạch rút số viên chức còn lại, cũng như di tản những thành phần bản xứ có liên hệ với họ. Ðó là chiến dịch ‘ Talon Vice ‘, sau được đổi thành ‘Frequent Wind ‘.Theo sử liệu bật mí mới đây, sở dĩ kế hoạch trên vào phút chót, trở thành ‘đầu gà đít vịt ‘, là do sự bất đồng ý kiến giữa đại sứ Mỹ Martin và phái bộ quân sự Hoa Kỳ (Dao). Nhưng đây cũng chỉ là cái cớ, để phần nào làm nhẹ bớt tội tắc trách của ông đại sứ. Cũng theo tài liệu, sự thất bại còn có rất nhiều lý do khác, chẳng hạn do tướng Smith, trưởng cơ quan Dao, đã tiết lộ kế hoạch chạy của Mỹ, trong bữa tiệc do Tổng Cục Tiếp Vận tổ chức trong đêm giáng sinh 24-12-1974.

Tin này lập tức được loan truyền rộng rải, nên thay vì Mỹ di tản các thành phần quan trọng có nguy hai tới tánh mạng khi VC vào, lại chỉ vớt toàn bọn nhà giàu và đặc biệt là không ít tướng-tá ăn không ngồi chơi xơi nước tại các cơ quan đầu não trung ương về quân sự cũng như hành chánh. Bọn này đa số đều giàu có về tiền bạc cũng như quyền thế và phe cánh Mỹ, nên ra đi ngoài gia đình nội ngoại ba đời, còn có cả con sen thằng ở. Sau rốt là do đại sứ Martin tới giờ phút chót, vẫn còn ngu xuẩn, cả tin vào sự hẹn hứa của Bắc Việt, nên nuôi ảo vọng thương thuyết, khi chấp nhận điều kiện ‘ đổi ngựa ‘ hết Nguyễn Văn Thiệu, tới Trần Văn Hương và cuối cùng là Dương Văn Minh. Nhưng kết cuộc Mỹ đã bị VC bịp xã láng, nên đã phải bỏ chạy nhục nhã trong đêm tối 29-4-1975, khắp các mái nhà Sài Gòn, đến nỗi quên cả cuốn và vác cờ theo. Thật là một trò hề vô cùng sĩ nhục của siêu cường Hoa Kỳ, lãnh tụ của phe thế giới tự do.

Theo bản dự thảo ban đầu, chiến dịch di tản gồm có bốn giải pháp, tùy theo hoàn cảnh để thi hành như:

1- Dùng hàng không dân sự để di tản người tại phi trường Tân Sơn Nhất.
2- Sử dụng các vận tải cơ C123,130 và C5 để bốc người tại Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận.
3- Sử dụng các loại thương thuyền có sẵn tại bến Bạch Ðằng.
4- Dùng trực thăng bốc người từ Sài Gòn, đưa ra các chiến hạm.
Sau khi quân đoàn I và II tan rã, ngày 1-4-1975 Dao đã cho thành lập một cơ quan điều hợp di tản, gọi tắt là DCC tại Tân Sơn Nhất và giải pháp (4) dùng trực thăng bốc người được chọn, nếu phi trường Tân Sơn Nhất bất khiển dụng.

Ngày 3-4-1975, Dao lại thành lập thêm Toán Thiết Kế đặc biệt, có nhiệm vụ thanh lọc, để xác nhận tổng số người VN cần di tản và tới ngày 7-4-1975, có 70.000 người được lên danh sách. Ngay sau đó, Dao đã tổ chức một đoàn xe Bus, chuyên chở họ từ tư gia vào phi trường TSN. Vì hầu hết sân thượng tại Sài-Gòn, Chợ-Lớn và Gia-Ðịnh không đủ tiêu chuẩn để cho các loại trực thăng H46 và H53 đáp, nên Dao phải trưng dụng tất cả các trực thăng nhỏ của hãng Air American do CIA thuê mướn, bốc người khắp nơi về Dao, sau đó trực thăng lớn mới chở ho ra chiến hạm.

Ngày 9-4-1975, Bắc Việt xua đại quân tấn công Xuân Lộc. Cơn phẫn nộ của QLVNCH và dân chúng được bộc phát tại đây. Sư Ðoàn 18 BB, Lữ Ðoàn 1 Dù, Thiết đoàn 5 kỵ binh, Biệt Ðộng Quân, Ðịa Phương Quân + Nghĩa Quân Long Khánh, chẳng những đã chận đứng cộng quân tại chiến trường mà còn tiệu diệt cả vạn quân xâm lăng phương bắc, khiến cho Hà Nội lại la làng là Mỹ bội tín đem bom nguyên tử vào thả tại VN.

Do tình hình chiến trường biến động khắp nơi, báo hiệu nguy cơ miền Nam sắp mất, nên Dao đã mướn nhà thầu sửa chữa các sân thượng tại đây, đồng thời yêu cầu toà đại sứ cho đốn cây cổ thụ trước sân, để làm bãi đáp khi hữu sự nhưng đã bị Martin phản đối và bác bỏ.

Ngày 16-4-1975, tướng Home Smith chỉ huy trưởng Dao, ra lệnh đóng cửa các PX, đồng thời bắt buộc các quân nhân không cần thiết và tất cả nhân viên dân chính cùng gia đình, đều phải hồi hương.

Ngày 24-4-1975 thời tổng thống Trần văn Hương, do tình hình chiến sự bùng nổ dữ dội lhắp nơi, nên đại sứ Martin mới cho thi hành giải pháp (3) trong chiến dịch Frequeent Wind, sử dụng tất cả các thương thuyền trống, sau khi đã giở hàng để di tản. Trong lúc đó, vì tuân thủ theo lệnh của chính phủ VNCH, nên hầu hết các máy bay quân sự của Mỹ khi rời Sài Gòn đều trống không, dù có rất nhiều người đang sắp hàng ngày lại ngày, để chờ phương tiện xuất ngoại.

Ngoài việc di tản quân nhân, viên chức tòa đại sứ rời VN, ngày 4-4-1975, Dao lại cho thực hiện chiến dịch ‘ Baby Lift ‘, di tản 250 em mồ côi VN tại các cô nhi viện sang Hoa Kỳ, bằng vận tải cơ khổng lồ C5A-Galaxy. Tháp tùng trong chuyến đi này, còn có 37 nữ thơ ký và phân tách viên của Dao, với nhiệm vụ giúp đỡ và săn sóc các em trong suốt cuộc hành trình. Nhưng than ôi công tác đầy nhân đạo này, đã bị bàn tay bí mật nào đó phá vỡ ngay. Bởi vậy máy bay vừa mới cất cánh, thì đã rớt xuống ngay tại đầu phi đạo tan tành. Rốt cục chỉ còn sống sót 175 người. Tới nay sự việc trên vẫn chưa được soi sáng , nên đâu biết ai là thủ phạm đã gây nên tai nạn thương tâm cho các em bé mồ côi khốn khổ trên.

Tại Subic Bay-Phi Luật Tân, ngày 17-4-1975, lực lượng đặc nhiệm 76 của Hải quân Hoa Kỳ, vừa mới cặp bến để tu bổ và sửa chữa tàu bè, sau một thời gian dài đã tham dự cuộc hành quân Eagle tại Ấn Ðộ Dương, thì lại nhận được lệnh rời bến, tới chờ lệnh tại biển Nam Hải, ngoài hải phận Nam VN.

Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, tình hình chiến sự tại miền Nam vô cùng sôi động. Khắp nơi, những đơn vị còn lại của QLVNCH gồm Sư đoàn Dù, Sư đoàn TQLC, các Liên Ðoàn Kỵ Binh, Pháo Binh, Lực Lượng III Xung Kích, Sư đoàn 18, 5, 25, 22, các Sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị QG.Ðà Lạt, Chiến Tranh Chính Trị, Thủ Ðức, Học Viện Sĩ quan Cảnh sát, khóa sinh HSQ-Binh sĩ quân dịch các Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Quang Trung, Lực lượng Ðịa Phương Quâm-Nghĩa Quân, Cảnh sát Dã chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông thôn cả Nhân Dân Tự vệ.. phối họp với Không quân, Hải quân và Quân đoàn IV, gần như tử chiến với mấy trăm ngàn cán binh-bộ đội cọng sản Bắc Việt, từng giây phút, suốt đêm ngày.. trong nổi đoạn trường máu lệ. Tất cả đã lấy xương thịt và thân xác, thay súng đạn ngăn chận xe tăng, đại pháo và biển giặc, vì người Mỹ đã cúp hết quân viện từ ngày 25-4-1975.

Ðêm 28-4-1975, Nguyễn Thành Trung hay Ðinh Thành Trung, con rớt của một cán bộ tập kết ở Bến Tre, nằm vùng trong không quân VNCH. Thi hành theo lệnh của Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội VC, lái A37 giội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Theo Lê văn Trí, tư lệnh KQ cọng sản miền bắc, thì VC đã dùng các máy bay của QLVNCH đã bỏ lại tại các phi trường Ðà Nẳng, Phù Cát để oanh tạc Sài Gòn. Sáng 28-4-1975, sáu chiếc A37 được chuyển vào sân bay Thanh Sơn (Phan Rang), do Trung làm phi đội trưởng, hợp với các phi công Băc Việt gồm Từ Ðể, Nguyễn văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hàn Văn Quảng và một tên phi công phản tặc khác của VNCH là Trần văn On. Vì các máy bay trên không mở đèn, hơn nửa lực lượng phòng vệ ở dưới đất tưởng là bạn, nên chúng mới toàn mạng. Vụ oanh tạc trên đả làm hư hại 3 chiếc Hỏa Long AC119, vài chiếc C47 nhưng quan trọng nhất là đã tạo tình trạng hỗn loạn tại phi trường, đang có nhiều người đợi máy bay di tản. Ngoài ra còn có nhiều đoạn phi đạo bị bom và đạn pháo kích làm hư hỏng, không còn sử dụng được. Trước tình trạng hỗn loạn này, tướng Smith ra lệnh giới nghiêm Dao 24/24, trong khi đó tại tòa đại sứ, Matin vẫn bất động.

Sau này qua các tài liệu báo chí, đọc được nhiều chuyện vui cười ra nước mắt, liên quan tới sự người Mỹ tiếp tục quân viện cho VNCH, theo tinh thần hiệp định Ba Lê 1973 và những lời hứa của Nixon, từ các tho riêng viết tay. Thật sự để có lý do hạ cánh những vận tải cơ khổng lồ C5, người Mỹ giả bộ chở tới một vài khẩu súng đại bác 105 ly thời Thế chiến 1, ít trăm bộ nón sắt cháo lòng không giống ai. Tàn nhẫn nhất trong số những thứ rác phế thải này, có nhiều thùng băng cá nhân đã xử dụng. Biết Hoa Kỳ đã tận tuyệt rồi nhưng chính phủ VNCH vẫn giả đò tương kế tựu kế, họp báo đăng tin, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường, trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ thì mục đích đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quý giá về nước.

Lạ lùng nhất là lúc 3 giờ sáng ngày 29-4-1975, tại Dao có 3 chiếc vận tải cơ C130, thường trực chuyển người ra chiến hạm. Nhưng không biết vì lẽ gì, lại chở từ biển vào Sài Gòn, ba quả bom con heo tiểu nguyên tử (Blue 82 Daisy Cutter), loại bom 15.000 Lbs mà QLVNCH đã sử dụng tại mặt trận Xuân Lộc-Long Khánh vừa qua. Khôi hài hơn là trong lúc các chuyên viên Mỹ-Việt đang hì hục tháo gỡ đem bom vào kho, thì một phi công Hoa Kỳ lại bạch thoại trên vô tuyến, khiến cho CS Bắc Việt bắt được tần số và nã ngay hỏa tiễn 122 ly vào phi trường, làm cháy một vận tải cơ C130 đang bốc người. Thế là Dao chấm dứt kế hoạch di tản bằng máy bay lớn ra hạm, vì phi trường đã bất khiển dụng.

Trong lúc những lãnh đạo chính trị của Miền Nam đang trầm kha trong ảo vọng thương thuyết hòa hợp để kết thúc cuộc chiến, thì đúng nửa đêm 29-4-1975 cũng là giờ mà cọng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, chọn là giờ ‘ G’ ngày ‘ N’ tổng tấn công dứt điểm VNCH. Sài Gòn đã rối loạn vì hơn mấy chục sư đoàn cọng sản Bắc Việt đã áp sát thủ đô. Một số đại pháo được tập trung nã vào các khu vực đông dân cư trong nội thành. Phần khác là do đám quan quyền, ngày thường ngồi trên ăn đủ, cùng với bọn nhà giàu,. tới tấp ra đi, khiến cho lòng người càng thêm tơi tả, không biết đâu mà mò. Tuy rằng trung ương không còn đại bàng nhớn nhưng khắp bốn hướng, quân lực VNCH vẫn chiến đấu dũng mãnh, gần như lấy máu xương của chính mình để ngăn cản bước tiến của giặc. Lữ đoàn 4 Nhảy Dù, Sư Ðoàn TQLC, Sư đoàn 18 BB, Lực lượng III Xung Kích, Liên đoàn 4 Biệt Ðộng Quân, Sư đoàn 22 BB, Giang Ðoàn 54 Tuần Thám, Lực Lượng Ðịa Phương Quân + Nghĩa Quân.. và đặc biệt là Chiến Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, từ ngày 26-4-1975, đã được lệnh về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu.

Nhưng giữa lúc người lính bộ đang lội trong biển máu thù, thì trên trời gần hết những phi công anh hùng của QLVNCH đã ngoảnh mặt phủi tay ra đi không trở lại, hoặc bay về đất Thái hay hướng thẳng biển đông. Khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất thêm hiu quạnh thảm thê với xác người nằm bất động, lẫn lộn với quân trang quân dụng , cơ phận máy bay, vũ khí và những lính quèn hèn mọn, giờ phút cuối vẫn ở lại tử thủ với phi trường.

Nhưng không phải ai cũng tham sống sợ chết, chỉ muốn hưởng vinh hoa phú quý mà người Mỹ hứa hẹn. Vẫn còn vài chiếc Hoả Long AC119 K, cùng với hai khu trục A1 Skyraider, đã không ngừng lên xuống, nã đạn pháo, thả hỏa châu, soi sáng giúp quân bạn đang chiến đấu dưới đất. Kiên cường nhất là Trung Úy Phi Công Nguyễn Văn Thành, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Ông đã lái AC119 bắn phá những vị trí pháo của VC quanh phi trường, nhờ vậy nhiều người trong số này có tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu tư lệnh KQ, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH.. mới bay được trực thăng riêng từ tư gia ở Tân Sơn Nhất, ra chiến hạm đi Mỹ. Thương thay người hiền không bao giờ sống lâu, nên Trung Uý Thành đã gãy cánh vào lúc 6 giờ 46 phút, sáng ngày 29-4-1975, khi chíếc hỏa long của ông bị một hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt cánh máy bay và bốc cháy trên bầu trời.

9 giờ 30 sáng ngày 29-4-1975, Sài Gòn đã hỗn loạn khắp nơi. Do trên tướng Smith yêu cầu đại sứ Martin cho thi hành giải pháp ‘ 4’ trong chiến dịch di tản, nhưng đã bị từ chối. Nguyên do vì đại sứ Mỹ lúc đó vẫn còn ngây thơ tin rằng tổng thống VNCH Dương văn Minh, có khả năng hoà hợp, hòa giải với VC để vãn hồi hòa bình cho VN. Cùng ngày, từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Kissinger đã gọi điện khẩn cấp sang Sài Gòn, ra lệnh cho đại sứ Martin phải di tản gấp. Từ đó, Martin mới cho lệnh đốn cây đa cổ thụ trước sân toà đại sứ vào lúc 11 giờ 01 phút, để làm bãi đáp cho trực thăng. Ðây cũng là thời gian, Martin gơi ý nhờ TT. Dương văn Minh giả bộ đuổi Mỹ trên đài phát thanh Sài Gòn. Có như vậy siêu cường Hoa Kỳ mới chạy khỏi VN trong danh dự, đồng thời giúp TT Minh có chính nghĩa.

Nhờ bài bản xuất sắc, diễn viên ăn khớp, Martin đã cứu nước Mỹ phần nào bớt mất mặt trước đồng minh thuộc phe thế giới tự do, cũng như đàn em kẻ thù Liên Xô-Trung Cộng. Nhưng đồng thời Martin chính là người đã phá hỏng kế hoạch di tản, vì lúc chịu thi hành thì trời đã tối, nên các tài xế xe bus đều nghĩ việc, khiến cho nhiều người có tên trong danh sách di tản không được đón. Ðể cứu vãn tình thế nguy cấp tồi tệ trên, tướng Smith đã cho các loại trực thăng nhỏ của hãng Air American đi bốc người thế xe bus.. nhưng đã quá trễ.

Ba mươi tám năm về trước, người Sài Gòn làm sao quên được cảnh tượng hai ngày 29 và 30-4-1975, nếu có dịp đi ngang qua tòa đại sứ Hoa kỳ, kế toà đại sứ Pháp và nhà thờ Tin Lành, nằm trong chu vi các đường Hồng Thập Tự, Hai Bà Trưng và đại lộ Thống Nhất. Có thể gọi được là một biển người, đã tụ tập trước hai cánh cổng sắt vô tri của tòa đại sứ. Lúc đó hầu như người nào cũng giơ hai tay lên cao, trong đó ngoài các giấy tờ còn có những nắm đô la dầy cộm, với những tiếng gào thét, van nài nghe thật là bi thiết não nuột, trước những cặp mắt gần như lạc thần lạnh lẽo của lính thủy quân lục chiến Mỹ. Ai cũng lăm lăm tay súng có gắn lưỡi lê, làm như đã sẵn sàng phanh thây bầm xác bất cứ ai, muốn xé rào vượt cổng.

Cùng lúc quang cảnh phía bên trong khuông viên của tòa đại sứ cũng đâu có khác gì bên ngoài. Sóng người đang đùn ép, xô lấn, cấu xé với nhau để tới cho được chân tường, dẫn vào cầu thang lên sân thượng, nơi đoàn trực thăng dùng làm bãi đáp lên xuống, để bốc người ra chiến hạm. Màn đêm lúc đó như được Thượng Ðế ban thêm ân huệ, nên cứ kéo dài hơn, để cho những kẻ chờ đợi nuôi chút hy vọng mỏng manh trong cơn tuyệt vọng. Tóm lại đến giờ phút hỗn loạn đó, thì không ai còn cần chú ý làm gì tới danh sách nửa. Bốc người tại chỗ, có nghĩa là ai mạnh chen được tới trước thì đi, khiến cho hằng vạn người từng giúp Mỹ rất đắc lực như thơ ký, thông dịch viên, nhân viên tình báo, cảnh sát chìm.. cứ ngóng cổ chờ di tản, rốt cục sáng ra mới biết Mỹ đã đi hết rồi.

Ðể thi hành chiến dịch di tản bằng trực thăng, tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là Carey từ chiến hạm bay vào tòa đại sứ lúc 13 giờ 15 ‘ chiều 29-4-1975 và hạ cánh tại Dao. Cùng lúc có một Toán Không Lưu do thiếu tá KQ Dave Cox chỉ huy. Họ dọn dẹp sân thượng và chỉ dẫn đoàn trực thăng từ biển vào bốc người. Trong lúc đó súng cối và đại bác của VC quanh Sài Gòn nổ tới tắp.

15 giờ 06 phút chiều 29-4-1975, một đoàn 12 chiếc trực thăng Mỹ, chở TQLC do trung tá J.L Bowltan chỉ huy, thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm 76 tới bố trí quanh Dao để giữ an ninh. Ðoàn trực thăng lên xuống bốc người không ngớt, mỗi chiếc chở một lần từ 50-60 người.

Nhưng cuộc di tản đã gặp trở ngại vì bãi đáp trực thăng trúng đạn pháo kích của VC bốc cháy. Trong lúc sự liên lạc giữa toán không lưu và các phi công cũng bi trục trặc vì máy truyền tin bị hỏng, còn trung tâm tiếp vận đài tại Sài Gòn hoàn toàn tê liệt.

Những giờ phút cuối, để giải quyết số người còn ứ đọng, Mỹ phải dùng các loại trực thăng lớn CH6 và H53 đáp ngay tại bãi đậu xe trước tòa đại sứ. Song song với trực thăng Mỹ, trực thăng của KQ.VNCH cũng bốc người ra đi từng đoàn. Thành phố đã bị cúp điện hoàn toàn từ 6 giờ 30 tốì 29-4-1975. Khắp nơi trời đất tối thui, dân đen thì run rẩy núp kín trong nhà để giữ mạng, phần lính tráng còn lại, từ quan tới thuộc cấp, ai củng cố chóng con mắt chờ sáng trong các giao thông hào, đợi phép lạ mà tổng thống Dương văn Minh đã hứa là sẽ tới vào sáng ngày 30-4-1975.

Sài Gòn đã chết từ đó, chỉ còn có tiếng quạt của các loại trực thăng gầm thét đinh tai điếc óc, nơi khoảng không gian mà Mỹ còn làm chủ, nhờ sự bảo vệ của QLVNCH trong giờ thứ 25 dưới đất. Ðây cũng là những lời thóa mạ cuối cùng của người Mỹ trước khi về nước, để lại nghìn đời trên xác chết chưa chôn của miền nam VN trong thế kỷ XX.

Cũng lúc đó, nơi các nẻo đường vắng ngắt dẫn về thương cảng, bến tàu Sài Gòn, từng chặp từng chặp lai xao động bởi tiếng máy nổ ròn của đủ loại xe dân, lính.. xen lẫn đâu đó là các tràng súng ngắn. Lúc này bọn sĩ quan đào ngủ, bọn nhà giàu bất lương, bọn trí thức cà chớn một thời phá nát miền Nam.. cũng ôm đầu chạy trối chết, tới các bến tàu, để tìm đường vượt thoát cọng sản, trên các chiến hạm Hải quân và Thương thuyền đang hối hả nhổ neo ra khơi. Súng nổ, đạn cối rơi, hỏa tiễn xuyên phá, tiếng trực thăng gào thét.. như những giọt nước mắt trước cơn mưa thống hận VN, ba mươi tám năm qua cũng vẫn là những hình ảnh và âm thanh , mà người Sài Gòn đã cảm nhận trước vài giờ, khi toàn thể non sông Hồng Lạc bị đắm chìm trong vũng bùn ô uế của xã nghĩa thiên đàng, mà thực chất là chốn địa ngục có thật, do quỹ vương Hồ Chí Minh mang từ Nga Tàu về đày đọa đồng bào.

Ðúng 9 giờ tối đêm 29-4-1975 cuộc di tản tại Dao kết thúc. Người Mỹ vội cho thiêu hủy toàn bộ những gì còn lại trong toà nhà này, mà một thời được coi như một tiểu bạch ốc ở phương đông. Chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh lúc 12 giờ đêm, bỏ lại đằng sau cảnh đời trong biển lửa.

Riêng tại tòa đại sứ Mỹ, sự di tản đã gặp rất nhiều khó khăn vì đen không đủ soi sáng hiện trường, còn bãi đáp thì quá nhỏ không thích hợp cho các loại trực thăng lớn, Tuy nhiên việc bốc người vẫn được tiếp tục, từ 11 giờ đêm 29-4-1975 cho tới 3 giờ sáng ngày 30-4-1975. Sự liên lạc bằng vô tuyến giữa Sài Gòn và Hoa thịnh Ðốn cũng chấm dứt lúc 1 giờ 06 phút, khi trạm liên lạc vệ tinh tại Dao đã bị phá hủy. Ðể nối liên lạc giữa Mỹ và toà đại sứ, Không quân Hoa Kỳ phải thiết lập một trạm liên viễn thông vệ tinh trên chiếc C130, nhưng vẫn không mấy hiệu quả.

3 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ ngoại giao Mỹ ra lệnh cho tòa đại sứ Sài Gòn chấm dứt di tản nhưng Martin không chịu thi hành, vì lúc đó tại chỗ vẫn còn hơn 12.000 người chờ bốc ra chiến hạm. Tới 4 giờ 56’ sàng, chính Tổng thống Ford ra lệnh bằng điện thoại, bắt buộc ông đại sứ phải rời VN. Do không còn cách nào lựa chọn, Martin đành phải bỏ lại 420 người đang đợi, trong số người này có cả nhân viên của toà đại sứ Nam Hàn. Martin ra đi đơn độc với con chó nhỏ tên Nitnoy, trên chiếc trực thăng CH46, do Ðại Uý Thủy Quân Lục Chiến tên G.Berry lái.

Tù phút đó, chỉ còn lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh tòa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong tòa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Ðúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tròn 21 năm , từ lúc tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài Gòn. Tình đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.

Theo tài liệu được Mỹ công bố, thì tòa đại sứ và Dao ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Ðể hoàn thành công tác trên, người Mỹ đã sử dung trực thăng của Sư đoàn 7 Không quân và Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J. Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào Dao tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Tuy người Mỹ đả chính thức rời Sài Gòn vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. Vì có quá nhiều người, nên Mỹ đã phải xô nhiều trực thăng xuống biển, để làm bãi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu mỹ kim nhưng cũng đã cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không còn một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đã mất.

Ba mươi tám năm qua rồi, ngày nay chắc gì còn ai nhớ tới chuyện cũ, kể cả những đắng cay đoạn trường mà tất cả quân cán chính VNCH và đồng bào Miền Nam hứng lãnh trong địa ngục Cộng Sản có thật trên quê hương mình.

Mường Giang
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Những ngày Tháng 4-2013

.
Về Đầu Trang Go down
tranvu
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Nixon Và Hòa Bình Trong Danh Dự    Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu May 02, 2013 11:44 am



Nixon Và Hòa Bình Trong Danh Dự

Trọng Đạt

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcQHqgHLncdbhb-i3eGbc8FOgkw3Pcjr1OcK8mMQzWdjEvExKznqQA


Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7-1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon.

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris.

Từ 1968 cho tới giữa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Suốt bốn năm đàm phán BV vẫn khăng khăng đòi phải loại bỏ chính phủ Thiệu nhưng Nixon và Kissinger nhất quyết bác bỏ yêu sách của BV mặc dù hành pháp Mỹ đang yếu thế. Theo Nixon (trong No more Vietnams trang 127) CSBV đã thừa cơ nước đục thả câu lợi dụng phong trào phản chiến và áp lực của Quốc hội để lì ra không chịu ký kết khiến hòa đàm kéo dài như vô tận.

Tháng 10-1972 một khúc quanh lớn trong cuộc đàm phán diễn ra khi BV thay đổi lập trường, nhượng bộ một số điều khoản chính như không đòi TT Thiệu phải từ chức, không đề cập tới chính phủ ba thành phần. Sở dĩ họ nhượng bộ vì biết Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972, theo thăm dò ông vượt xa McGovern vì sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đã giảm, BV sợ nếu Nixon đắc cử ông sẽ không nhượng bộ, cuộc đàm phán sẽ bất lợi cho họ. Ngày 9 tháng 10 buổi họp định mệnh, BV đã nhượng bộ một số điều khoản như trên. Kissinger mừng rỡ nói đây là ngày hồi hộp nhất trong cuộc đời chính trị ngoại giao của ông, cái ngày mà ông trông đợi sau bốn năm hòa đàm mệt mỏi dậm chân tại chỗ nay đã tới.

Phiên họp ngày 11-8 dài nhất, 16 giờ, nội dung gồm những điểm chính mà hai bên ký kết sau này vào cuối tháng 1-1973. Ngày 12-8 Kissinger rời Paris về Mỹ báo cho Nixon biết, ông nói “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, (You’ve got 3 for 3) ý nói vấn đề Trung Cộng, Nga Sô, Việt Nam nay đã được giải quyết xong (Larry Berman, No Peace No Honor trang 159).

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcRBdVaH1B97o3UmBM8z-diLyUkeokAIkeZ5uBQG0iS0JPQhpdOA

Mới đầu Nixon chưa tin là thật, Kissinger tức mình bèn mở cặp lấy hồ sơ mật ra và nói đã đòi được nhiều điều hơn mong đợi: Thiệu vẫn làm Tổng thống, ngưng bắn tại chỗ ngày 30 hay 31-8, Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày, trà tù binh… Nixon vô cùng phấn khởi bèn sai mở chai rượu Lafite-Rothschild 1957 cùng các phụ tá nhậu ăn mừng kết quả hòa đàm.

Ngày 18-10 Kissinger bay đến Sài gòn để thuyết trình với TT Thiệu về Sơ thảo Hiệp Định, hôm sau họp với Thiệu nhưng bị chống đối dữ dội, ông Thiệu cho là Mỹ phản bội đồng minh. Buổi họp dự trù hôm sau bị hủy bỏ, Kissinger tức giận bảo: Tôi là đặc phái viên Tổng thống Mỹ các ông không thể coi tôi như trẻ con được! TT Thiệu nghe lời khuyên của bí thư Hoàng đức Nhã không tiếp Kissinger, nhưng ông ta năn nỉ xin họp tiếp, ông ta bảo TT Thiệu cứ ký đi không sao đâu, TT Nixon sẽ trừng trị BV nếu họ vi phạm ngưng bắn nhưng ông Thiệu vẫn từ chối. Kissinger tức giận nói: Chúng tôi đã chiến đấu 4 năm, dồn hết nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia. Sau mấy ngày ở Sài Gòn, Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn. Nixon gửi thư trấn an Thiệu, hứa bảo vệ đồng minh đến cùng.

Ngày 7-11-1972 Richard Nixon thắng cử McGovern trên 49 của 50 tiểu bang Mỹ, sở dĩ ông thắng lợi vẻ vang vì đã kiểm soát được những vấn đề cực kỳ xấu tệ kể cả Việt nam tuy hòa bình chưa hẳn trong tay nhưng ông đã đưa được gần hết quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam về nước. Nixon đã đạt được hai thành tích vô cùng lớn lao: bang giao với Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa hoãn với Nga Sô tháng 5-1972.

Ông Thiệu đưa ra 69 điểm cần sửa đổi và đã được Kissinger đưa ra phiên họp với Lê Đức Thọ, hòa đàm tan vỡ, Thọ phản đối Kissinger cho là đã đánh lừa họ. Tháng 11 hòa đàm trở ngại vì VNCH đòi sửa nhiểu khoản, Mỹ chỉ trích miền Nam VN gây trở ngại hòa đàm. TT Nixon khuyên TT Thiệu nên chấp thuận sơ thảo vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết viện trợ cho miền Nam, hạ tuần tháng 11 Nixon muốn tỏ ra cứng rắn với cả hai miền. Trong thời gian này, TT Nixon đã được các trưởng khối Tại Thượng và Hạ viện cảnh cáo cho biết nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ, đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcTRcWO7iX7UII7gpYZbBBXF8F1kKy_mR0IY1r0jsSsIHXJe2jhT

Đó là lời nhắn của Quốc hội Mỹ dành cho TT Thiệu, họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì. Về điểm này trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.

TT Nixon luôn khuyên TT Thiệu nên thức thời chấp nhận hòa đàm, không ai hết lòng với đồng minh VNCH bằng ông, Kissinger có lần nói với người phụ tá “Ông nói cho ông Thiệu biết nay chỉ có tôi và Tổng Thống là bạn ông ấy” (sách đã dẫn, trang 146), thật vậy số người ủng hộ Hành pháp cũng như TT Thiệu tại Quốc hội nay đã từ bỏ hết, diều hâu đã đổi lông cánh biến thành bồ câu, người ta quá chán chiến tranh Đông Dương.

Ngày 13-12-72 hòa đàm tan vỡ, BV bỏ hội nghị không họp hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trong đầu tháng 1-73 ra luật chấm dứt chiến tranh. Nixon và Kissinger dùng biện pháp mạnh, cuộc oanh tạc bằng B-52 trong mười ngày từ 18-12 tới cuối tháng 12 đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị. Ngày 2 -1-1973, đảng Dân chủ hạ viện bầu cử nội bộ bỏ phiếu cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi tù binh và rút hết quân về nước, ngày 4-1 Ủy ban bầu cử thượng viện đảng Dân chủ bầu nội bộ thông qua đạo luật hạ viện với tỷ lệ 30-12, trên thực tế Quốc hội đang tiến hành luật chấm dứt chiến tranh (sách đã dẫn trang 221).

Mặc dù đã được TT Nixon hứa hẹn nhiều lần sẽ trừng trị BV bằng B-52 nếu họ vi phạm Hiệp định, nhưng ông Thiệu vẫn cứng rắn không chịu ký kết đòi BV phải rút hết về Bắc, theo Nixon vấn đề BV còn đóng quân ở miến Nam 120 ngàn người không quan trọng, người Mỹ coi Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên Hiệp định không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của máy bay chiến lược B-52 (No Peace No Honor, p. 197). Sự cứng rắn của ông Thiệu nay đã lỗi thời, số người không ủng hộ chiến tranh VN chiếm hầu hết Quốc hội và số ủng hộ đếm trên đấu ngón tay, lập trường của ông Thiệu nay không có kết quả gì hơn là làm mất cảm tình của Quốc hội, trong khi sinh mạng của cả Đông Dương đang nằm trong tay họ. Từ ngày phong trào phản chiến lớn mạnh những năm 1969, 70 cho tới 1972, nó đã làm lệch cán quân quyền lực tại Mỹ, theo như nguyên tắc phân quyền Lập Pháp, Hành pháp, Tư pháp ngang hàng nhau, nay quyền lực vào tay Quốc hội, hành pháp mất gần hết chủ quyền.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, TT Nixon tuyên bố ông đã thực hiện được thỏa hiệp danh dự (an honorable agreement), không phản bội đồng minh, không bỏ rơi tù binh. Hiệp định Paris trên thực tế vẫn không đem lại hòa bình cho Đông Dương, hơn hai năm sau ngày ký kết, BV đem đại binh tấn công miền Nam VN đưa tới sụp đổ ngày 30-4-1975, VNCH biến mất trên bản dồ thế giới. Nay người ta giải thích về thất bại của Hiệp định và sụp đổ miền Nam VN.

- Nixon và Kissinger nói họ thắng cuộc chiến nhưng Quốc Hội làm mất hòa bình, hai nhà lãnh đạo đổ lỗi cho Quốc hội đã không cho Hành pháp khả năng giám sát Hiệp định và cắt hết viện trợ bỏ rơi đồng minh.

- Hiệp định thể hiện một khoảng cách vừa đủ, decent interval để quân Mỹ rút đi, lấy tù binh còn lại người Việt tự giải quyết số phận đất nước, Hoa Kỳ không muốn CS thắng quá nhanh. Theo Frank Snepp, nhà phân tích chiến lược CIA tại VN trong cuốn Decent interval nói Hiệp định Paris chỉ là cách trốn tránh nhiệm vụ của Mỹ, chỉ là để Mỹ rút ra khỏi VN.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcSlv-sgJAiyknv6NXkuk3vLOlipLg9ye-6gCyqlXKjYMeATh-Rv

Hòa bình giả của Nixon.


Nhưng nay Larry Berman đã ghi lại (trong No Peace No Honor) những hồ sơ ‘mật ong’ giải mã đã cho thấy những viễn tượng tệ hơn những cảnh đã xẩy ra. Sự thực trái ngược với giả thuyết decent interval và khác xa những điều Nixon và Kissinger tuyên bố. Hồ sơ có ghi là chính phủ Hoa Kỳ muốn rằng Hiệp định đã ký sẽ bị vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội bằng vũ lực. Chiến tranh thường trực bằng B-52 sẽ được Nixon và Kissinger khởi động từ cái gọi là Hiệp định Paris. Nixon tin nó là con đường duy nhất được dân Mỹ chấp thuận khả năng trừng trị và giám sát thi hành Hiệp định, ông cho rằng tìm hòa bình hay chiến thắng đều không làm được và đã lên kế hoạch giải quyết sự bế tắc triền miên bằng B-52.

Nixon muốn lịch sử ghi nhớ mình như một vị Tổng thống có một chính sách ngoại giao vĩ đại, đã thực hiện được ba thành quả lớn lao.

- Bang giao với Trung Cộng.
- Hòa hoãn với Nga Sô.
- Bảo vệ được miền Nam VN.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcTGtlTswMmohsjqWiU93zSKzbUnJTMk3NvVgsyMlnvFVoTxol-_

Nixon cần có một miền nam VN không CS để giữ lại một di vật đã gồm cả sự hòa hoãn với Nga, bang giao với Trung Cộng, nam VN mất không thể là điều ông mong ước. Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon trước hết để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông hơn là để bảo vệ tự do cho VNCH hay nói khác đi bảo vệ miền Nam thể hiện một quyền lợi của chính ông, một cách để lưu danh thiên cổ. Ngày 12-8 Kissinger ở Paris về nói với Nixon “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, You’ve got 3 for 3”, có nghĩa là đã giải quyết được ba vấn đề lớn lao như đã nói.

Nay nhiều sự thật được tiết lộ, sáng 30-11-1972, trước ngày ký Hiệp định Paris hai tháng Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn. Ông nói tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng nếu Hiệp định bị vi phạm ta sẽ phải làm gì? Khi ấy Nixon thêm vào: “Ta cần biết Sài Gòn đang được Mỹ yểm trợ và Hoa Thịnh Đốn sẽ giám sát Hiệp định Paris”. Hà Nội nói họ không có quân ở miền Nam, nếu họ đưa quân vào ta sẽ trừng trị thích đáng. Kissinger kết luận Hiệp định Paris thuận lợi hơn Hiệp Định Geneve 1954 vì nay ta là một bên của Hiệp Định.

TT Nixon nói tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội.

Đô đốc Elmo zumWalt Tư lệnh hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận ra sự lường gạt của Nixon “Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn khiến tôi có cảm tưởng đang ở trên một hành tinh khác. Lúc ấy chúng tôi thấy rõ: hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và sự giáng trả vi phạm trầm trọng của Hà Nội để bảo đảm ngưng bắn và thực thi hoàn toàn những lời hứa đó là yếu tố khẩn cấp để giữ hòa bình. Thế mà chính phủ không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.

Nay nhờ những hồ sơ ‘mật ong’ được giải mã người Mỹ chỉ trích Nixon đã đánh lừa nhân dân, đánh lừa Quốc hội, hòa bình mà Nixon, Kissinger tìm kiếm chỉ là hòa bình giả, (a sham peace). Hai tháng trước khi ký Hiệp định Paris, họ đã chuẩn bị chiến tranh để trừng phạt BV bằng B-52 vì tin chắc địch sẽ vi phạm Hiệp định. Nixon tin tưởng sẽ thuyết phục được dân chúng ủng hộ ông sau khi ký Hiệp định để trừng phạt BV suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới 1976. Nixon nói sắt thép, bom đạn mạnh hơn văn kiện, chỉ có pháo đài bay mới bảo đảm được sự thi hành Hiệp định.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Biasach_nopeacenohonor_larryberman_c2

Hồ sơ mật giải mã (No Peace No Honor p.260) về cuộc nói chuyện gặp gỡ cho thấy kế hoạch quanh co của hòa bình giả. Cuộc họp với Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore ngày 4-8-1973, Kisinger nói ông tin rằng oanh tạc là cách duy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký hiệp định xong tháng 1, tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5, ông ta nói: “Nếu BV vi phạm Hiệp định chúng ta sẽ tái oanh tạc” ông đã xác nhận điều mà Tướng Haig đã nói với Thủ tướng Lào Phouma cũng như cái mà TT Nixon đã nói với TT Thiệu và cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân (Joint chief of staff). Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lừa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. Ông biết BV sẽ lừa gạt Hoa Kỳ và sửa soạn kế hoạch tái oanh tạc, mạt cưa mướp đắng gặp nhau.

Khi Kissinger nâng ly chúc Lê Đức Thọ và nói chữ hòa bình tháng 1- 1973 và TT Nixon đọc diễn văn trên toàn quốc tuyên bố hòa bình trong danh dự tại Việt Nam. Cả hai người đều biết rằng vừa khi người tù binh Mỹ cuối cùng trở về nhà, cuộc oanh tạc bằng pháo đài bay để trừng phạt Hà Nội vi phạm sẽ bắt đầu, với Nixon cuộc oanh tạc kéo dài cho tới 1976 và với Kissinger sẽ kéo dài cho tới khi ông lãnh giải Nobel hòa bình.

Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal cho rằng Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát Bắc Việt của Nixon bị trật đường rầy. Nixon với sự khuyến khích của Kissinger đã làm gì nếu sự chống đối trong nước mạnh mẽ khi mà vài tuần sau Hiệp định Paris, BV không đếm xỉa gì tới nó.

Nixon tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông trong kế hoạch trừng trị sự vi phạm ngưng bắn nhưng Kissinger khách quan hơn, sau này ông nghĩ rằng người dân sẽ không ủng hộ. Tác giả Larry Berman cho rằng không ai có thể trả lời như vậy. (No Peace, No Honor p.180).

Nixon chuẩn bị chiến tranh bằng pháo đài bay B-52 sau khi ký kết Hiệp định ngưng bắn, nhưng vấn dề là người dân có ủng hộ ông hay không? Theo như thăm dò của Gallup poll dựa vào cuộc phỏng vấn trong ngày ký Hiệp định Paris cho thấy sự chủ quan của TT Nixon.

- Khi Mỹ rút khỏi VN, bạn có nghĩ một chính quyền mạnh ở nam VN có thể chống lại được áp lực CS hay không? 54% tin rằng chính quyền miền nam không thể tồn tại, 27% tin chính phủ nam VN sẽ tồn tại, 19% không có ý kiến.
- Sau khi Mỹ rút đi bạn có nghĩ BV trong những năm sau như lại muốn chiếm VNCH có đúng không? 70% nghĩ rằng BV sẽ gắng sức chiếm miền nam, 16% nghĩ rằng không, 14% không ý kiến.
- Giả sử sau khi Mỹ rút, BV lại đem quân chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ quân sự cho VN hay không? 50% tin là Mỹ sẽ không gửi, 38% tin là có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đem quân đánh chiếm nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ oanh tạc BV hay không? 71% nói sẽ không có ném bom, 17% nói có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đánh chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ đem quân giúp VN hay không? 79% chống đối việc gửi quân, 13% ủng hộ, 8% không ý kiến.

Nhận định của tác giả Walter Isaacson dưới đây có lẽ là khách quan hơn hết.

“Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn tham chiến trở lại, dù có hay không vụ Watergate”
(Kissinger A Biography p. 487)

Hoặc:
“Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam” (p.487)
Người dân Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.

Gió đã đổi chiều, hoài bão của Tổng thống Nixon để giữ một miền nam Việt Nam không Công Sản cuối cùng chỉ là ảo tưởng vĩ đại”

Mồng 4 tết Nhâm thin, nhân dịp 39 năm ngày ký Hiệp định Paris.

Trọng Đạt

----------

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
- Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
- Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
- Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
- Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
- The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
- Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
- Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
- Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Mao-nixon-choe
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: HOA KỲ BỎ RƠI VIỆT NAM, CON ĐƯỜNG SINH TỬ CỦA VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeFri May 03, 2013 3:19 pm


HOA KỲ BỎ RƠI VIỆT NAM,

CON ĐƯỜNG SINH TỬ CỦA VNCH

Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Hoa+K%E1%BB%B3+B%E1%BB%8F+R%C6%A1i+Vi%E1%BB%87t+Nam1

Khai triển quan điểm của Giáo Sư Robert F. Turner về Chiến Tranh Việt Nam


Cali Today News - Tháng tư 1973, thi hành Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, Quân Lực Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Việt Nam.

Tháng tư 1975 Quân Đội Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực.

Mặc dầu vậy, Tướng William Westmoreland Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định: “Chúng ta (Hoa Kỳ) không thất trận tại Việt Nam. Nhưng chúng ta đã không giữ lới cam kết với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thay mặt Quân Đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu chiến binh Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn”(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys).

Và năm 1985, 10 năm sau khi Saigon thất thủ, trong cuốn “No More Vietnams”, Tổng Thống Richard Nixon tự phán: “Trong cuộc chiến đấu này Hoa Kỳ đã thất bại và phản bội đồng minh (failure and betrayal).  Chúng ta đã thắng trong chiến tranh, nhưng đã thua trong hòa bình.

Đúng lý Nixon phải nói: Chúng ta thắng về quân sự, nhưng lại tháo chạy và đầu hàng lịch sự. Chúng ta thua về chính trị và, theo Thuyết Domino, đã gieo tai họa vô lường cho các quốc gia đồng minh Đông Dương Việt-Miên-Lào, cũng như  một số các quốc gia Á Phi và Nam Mỹ như A-Phú-Hãn, Iran, Angola, Mozambique, Ethiopia, South Yemen, Nicaragua v...v....

Ngày nay, sau 36 năm chúng ta bình tâm duyệt lại bài học lịch sử 1975.

Bài này gồm 3 phần:
Thắng trong chiến tranh, Phản bội đồng minh và Lưỡng Diện Thụ Địch

THẮNG TRONG CHIẾN TRANH


Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã thắng trong chiến tranh từ 1965 đến 1972

1968: Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân


Cuộc Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của Bắc Việt đã hoàn toàn thất bại về chính trị cũng như về quân sự.

Cộng Sản dối gạt các cán binh rằng vào Nam chỉ để tiếp thu, và sẽ có tổng khởi nghĩa của nhân dân Miền Nam. Thật ra cuộc đồng khởi chính trị không được dân chúng hưởng ứng. Theo báo cáo của thủ trưởng Định Tường, ngày Tổng Khởi Nghĩa sẽ có 50 tổ đồng khởi. Vậy mà tới ngày đó, chỉ có một tổ của thủ trưởng mà thôi, “không thấy 49 tổ kia đâu!”. Nhận định về sự sai biệt này, về chính trị Hồ Chí Minh đúc kết: “Tổng Khởi Nghĩa thất bại vì báo cáo chủ quan”. (Tỷ lệ phóng đại là 98%).

Về quân sự, cũng theo Hồ Chí Minh: “Tổng Công Kích thất bại vì hạ tầng cơ sở du kích tan rã” (do Chiến Dịch “Lùng và Diệt Địch” phát động từ 1965). Nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam bị tiêu diệt toàn bộ; có đoàn quân  đi 2000 người mà sau một đêm chỉ còn có 30.

Mậu Thân, hai ngàn người xuống đồng bằng,
Chỉ một đêm, còn sống có ba mươi.
(Chế Lan Viên)

(Tỷ lệ tổn thất cũng là 98%)

Phục sinh 1972: Mùa Hè Đỏ Lửa/Tổng Tấn Công Xuân Hạ


Sự thật chiến trường cho biết, từ tháng 4-1972, khi Bắc Việt huy động hơn 200 ngàn quân trong Chiến Dịch Tổng Tấn Công Xuân Hạ hay Mùa Hè Đỏ Lửa (Easter Offensive), tới tháng 10-1972 khi Chiến Dịch tàn lụi, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lui 14 sư đoàn chính quy Bắc Việt, dầu rằng lúc này Quân Lực Hoa Kỳ không còn tham chiến trên bộ nữa. Và số thương vong của Bắc Việt đã vượt quá 100 ngàn.

Như vậy từ tháng 2-1968 (Tết Mậu Thân) đến tháng 10-1972 (sau Mùa Hè Đỏ Lửa), “Bắc Việt đã thực sự thua trận, nhưng họ làm ra vẻ thắng trận, trong khi Việt Nam Cộng Hòa đã thực sự thắng trận”. Nixon, sách đã dẫn).
 
Giáng Sinh1972: Tập Kích Chiến Lược

Đến Mùa Giáng Sinh 1972, sau cuộc Tập Kích Chiến Lược 12 ngày đêm của Không Lực Hoa Kỳ tại Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận (từ 18-12 đến 30-12, trừ Ngày Giáng Sinh), Bắc Việt đã hoàn toàn kiệt quệ. Tại Hà Nội và Hải Phòng, tin trong nước cho biết, nhà nào cũng may cờ trắng đầu hàng để dân chúng  nghênh đón các chiến sĩ Miền Nam ra giải phóng Miền Bắc.

Thế nhưng, ngày ngày 21- 2-1972, trong cuộc tiếp kiến Chu Ân Lai tại Bắc Kinh, Kissinger thú nhận Hoa Kỳ không chủ trương đánh bại Bắc Việt, chỉ muốn 3 điều là ngưng chiến, rút quân và trao đổi tù binh.

Chuyển thắng thành bại là biệt tài của Kissinger. Chính Nixon cũng ngậm ngùi than: “Chúng ta đã thắng trong chiến tranh nhưng lại thua trong hòa bình” (Nixon, sách đã dẫn).

Thật ra, trước khi thua trong hòa bình, Hoa Kỳ đã thua trong hòa đàm.

7 tháng trước, vào ngày 9 và 10 tháng 7-1971, trong cuộc hội kiến với Chu Ân Lai, Kissinger gợi ý: “Hoa Kỳ sẽ triệt thoái toàn bộ quân lực ra khỏi Việt Nam và sẽ không trở lại nếu có những điều khoản về ngừng bắn và trao đổi tù binh trong Hiệp Định Paris.

THUA TRONG HÒA ĐÀM


Ngày 8-5-1969 Tổng Thống Nixon đưa ra Bản Đề Nghị 8 Điểm của Hoa Kỳ nhằm giải quyết Chiến Tranh Việt Nam bằng thương nghị. Qua ngày sau, 9-5-1969, Bắc Việt cũng đưa ra Bản Đề Nghị 10 Điểm trong cái gọi là “Kế Hoạch Hòa Bình”. Bốn năm sau, khi Hội Nghị Paris kết thúc, toàn bộ kế hoạch của Bắc Việt đã được Hoa Kỳ chấp nhận.

10 điểm đề nghị của Bắc Việt nhằm vào 3 chủ đề:

1. Về chính trị tại Việt Nam đòi tôn trọng sự thống nhất  và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, đòi nhìn nhận quyền chiến đấu để bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam (từ Nam Quan đến Cà Mâu) và xóa bỏ vĩ tuyến 17.

2. Về chính trị tại Miền Nam Việt Nam, trong các điểm 4, 5 và 6, Bắc Việt đề nghị thành lập Hội Đồng Hòa Giải và Hòa Hợp 3 thành phần ngang nhau (cộng sản, trung lập và cộng hòa). Hội đồng này sẽ tổ chức tổng tuyển cử, soạn thảo hiến pháp mới và thành lập Chính Phủ Liên Hiệp theo chính sách trung lập của Tổ Chức Phi Liên Kết Á Phi tại Bandung năm 1955.

Kết quả dễ thấy nhất là Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 sẽ bị xé bỏ, và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiêu vong.

Chủ Đề 2 về Quân Sự


 Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Hoa+K%E1%BB%B3+B%E1%BB%8F+R%C6%A1i+Vi%E1%BB%87t+Nam

Về quân sự, theo Đề Nghị Bắc Việt, Quân Đội Hoa Kỳ và đồng minh (như Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân và Đại Hàn) phải đơn phương triệt thoái khỏi Việt Nam trong thời hạn 60 ngày. Các lực lượng quân sự khác đồn trú tại Miền Nam (kể cả Quân Đội Bắc Việt) được hưởng quy chế Ngừng Bắn Tại Chỗ, và không phải triệt thoái khỏi Miền Nam.

Chủ Đề 3 về Phóng Thích Tù Binh và Bồi Thường Chiến Tranh

Về các vấn đề này, theo Đề Nghị Bắc Việt, Hoa Kỳ là kẻ gây chiến phải chịu trách nhiệm bồi thường chiến tranh cho nhân dân Việt Nam.

Đề nghị này đã được Hiệp Định Paris chấp nhận.

PHẢN BỘI ĐỒNG MINH

Trong Chiến Tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã mắc phải 3 mâu thuẫn hay 3 nghịch lý về chính trị, quân sự, cũng như về sự chế tài những vi phạm hiệp định của Bắc Việt.

Nghịch Lý Thứ Nhất về thành phần tham dự Hội Nghị

Nghịch lý cơ sở thứ nhất là Hoa Kỳ đã thừa nhận một quốc gia thứ hai tại Miền Nam Việt Nam là “nước” Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) với một “chính phủ lâm thời”.

Cuối tháng 12-1960, để giàn dựng sân khấu nội chiến, Đảng Cộng Sản thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Và tới tháng 6-1969, tại Hội Nghị Paris, lại thấy xuất hiện cái gọi là CPLT CHMNVN.

Đó là một nghịch lý cơ sở.

MTGPMN do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên vì lý do chính trị giai đoạn. Cũng như các cây kiểng Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Liên Việt, Mặt Trận Tổ Quốc, Đảng Dân Chủ, Đảng Xã Hội v.v… là những tổ chức ngoại vi được Đảng Cộng Sản khai sanh từ thập niên 1940.

Từ sau 1975, khi Đảng Cộng Sản công khai xuất hiện, các tổ chức ngoại vi nói trên như Đảng Dân Chủ của Vũ Đình Hòe và Đảng Xã Hội của Nguyễn Xiển đã bị giải thể sau khi hoàn thành sứ mạng bầy cảnh đa đảng. Cùng chung số phận, MTGPMN cũng đã bị giải thể và sát nhập vào Mặt Trận Tổ Quốc từ tháng 11-1975 sau khi hoàn thành sứ mạng giàn dựng sân khấu nội chiến tại Miền Nam. Trước đó Quân Đội GPMN cũng được “thống nhất” với Quân Đội Bắc Việt từ sau tháng 4-1975.

Kế hoạch “3 Nước Việt” đã được Cộng Sản đề ra để giăng bẫy Hoa Kỳ. Chu Ân Lai du mị Kissinger , hứa sẽ dùng CHMNVN làm quốc gia trung lập trái độn giữa Bắc và Nam Việt.

Từ 1969, Kissinger và Nixon đã áp lực Việt Nam Cộng Hòa phải nhìn nhận thực thể CHMNVN.

Nghịch Lý Thứ Hai về Rút Quân


Trước kia, theo Hiệp Định Đình Chiến Geneva 1954, trong thời hạn 300 ngày, Quân Đội Bắc Việt phải rút khỏi Miền Nam và tập trung tại phía Bắc Vĩ Tuyến 17. Trong khi đó, Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 buộc Hoa Kỳ phải đơn phương rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam trong thời hạn 60 ngày.

Hồ Chí Minh thường nói: “Quyền chiến đấu để bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam là quyền tự vệ chính đáng”. Vì vậy Bắc Việt không bao giờ chấp nhận rút quân khỏi Miền Nam.

Cho đến khi ký Hiệp Định Paris, Hà Nội vẫn ngoan cố phủ nhận sự tham gia của các chiến binh Bắc Việt tại chiến trường Miền Nam. Họ cho đây chỉ là cuộc nội chiến nên không có vấn đề quân đội Bắc Việt phải triệt thoái khỏi Miền Nam.

Thêm một sự kiện đáng lưu ý: Một năm sau Hiệp Định Paris, khi Kissinger vừa rời Bắc Kinh, đột nhiên một lần nữa, ngày 11-1-1974, Trung Cộng công bố chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và một tuần sau, ngày 19-1-1974, Trung Cộng đem quân chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm. Về quốc tế công pháp, Hiệp Định Geneva 1954 đã minh thị xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Điều 4: “Giới tuyến giữa hai miền Nam Bắc kéo dài từ lục địa “ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Bắc Việt phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến” (Vỹ Tuyến 17).  Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc từ Vỹ Tuyến 17 đến  Vỹ Tuyến 7 (từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mâu) nên thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa chiếu Hiệp Định Geneva 1954.
 
Nghịch Lý Thứ Ba về sự Bảo Đảm Thi Hành Hiệp Định


Ngày 14-11-1972 Tổng Thống Nixon viết cho Tổng Thống Thiệu: “Điều quan trọng hơn cả bản văn Hiệp Định là vấn đề chúng ta sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp kẻ thù tái xâm lược. Tôi xin cam kết rằng, nếu Bắc Việt không tuân theo những điều khoản của Hiệp Định, tôi cương quyết sẽ trả đũa tức thì và mãnh liệt”.

Và 10 ngày trước khi ký Hiệp Định, ngày 17-1-1973, Nixon còn khẳng định: “Tự do và độc lập của Việt Nam Cộng Hòa là mục tiêu tối hậu của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ... Tôi xin cam kết  3 điều sau đây:

1. Hoa Kỳ chỉ thừa nhận Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất tại Việt Nam;

2. Hoa Kỳ không chấp nhận cho Bắc Việt được đồn trú quân trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam;

3. Hoa Kỳ sẽ trả đũa mãnh liệt khi Bắc Việt vi phạm Hiệp Định”.

Đó cũng là điều cam kết của Tổng Thống Ford.

Sau khi Nixon từ chức, ngày 10-8-1974, với tư cách là người kế quyền Nixon, Tổng Thống Ford gởi văn thư cho Tổng Thống Thiệu xác định rằng:  “Những cam kết mà Hoa Kỳ đã hứa với Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian vừa qua vẫn giữ nguyên giá trị. Và tôi sẽ triệt để tôn trọng những cam kết này trong suốt thời gian nhiệm chức của tôi.”(Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter : The Palace File).

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Nixon_letter1

Đầu năm 1975, khi Bắc Việt đem thêm 25 sư đoàn chính qui vào Miền Nam, để thôn tính Việt Nam Cộng Hòa, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973, Kissinger còn phủ nhận lỗi của Chính Phủ Hoa Kỳ trong việc  bảo đảm sự thi hành Hiệp Định. Đối với ông đây không phải là một nghĩa vụ pháp lý mà chỉ là một nghĩa vụ tinh thần (moral obligation).

Chúng ta không thể ngờ kiến thức pháp lý của Kissinger lại thô thiển như vậy. (Rất có thể ông ta làm bộ giả ngây giả điếc)

5 tuần lễ sau khi ký Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, cũng tại Paris ngày 2-3-1973, 12 quốc gia đã họp và ký tên vào bản Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam để “trịnh trọng ghi nhận những cam kết của 4 bên kết ước và đứng ra nhận trách nhiệm bảo đảm sự thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định.

Hoa Kỳ là quốc gia đứng ra triệu tập Hội Nghị Paris, đã cưỡng chế Việt Nam Cộng Hòa phải tham dự Hội Nghị và phải  ký Hiệp Định cùng với Hoa Kỳ.

Trong trường hợp Bắc Việt vi phạm Hiệp Định bằng xâm lăng võ trang  Hoa Kỳ có nghĩa vụ triệu tập Hội Nghị Quốc Tế để ban hành những biện pháp chế tài cần thiết.

Hoặc là, chiếu nguyên tắc Nghĩa Vụ Đồng Bất Thi Hành (exceptio no adempleti contractus), nếu Bắc Việt không tôn trọng Hiệp Định Paris thì Hoa Kỳ cũng không còn bị ràng buộc vì những điều khoản ghi trong Hiệp Định (như Điều 5 buộc Quân Lực Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi Miền Nam Việt Nam). Nghĩa là Hoa Kỳ có quyền đem quân trở lại để như lời cam kết của Tổng Thống Nixon ngày 17-1-1973 “Hoa Kỳ sẽ trả đũa mãnh liệt khi Bắc Việt vi phạm Hiệp Định”.

Vì Hoa Kỳ đã không thi hành nghĩa vụ pháp lý trong việc chế tài những vi phạm thô bạo của Bắc Việt khi đem quân xâm chiếm Miền Nam năm 1975, nên Kissinger không thể ngoan cố phủ nhận trách nhiệm. Đây không phải là trách nhiệm tinh thần mà là trách nhiệm về pháp lý và về đạo lý.

Nói tóm lại:

Với sự xóa bỏ Hiệp Định Geneva 1954, sự thừa nhận nhà nước và chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, sự rút quân đơn phương của Hoa Kỳ, sự cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa  từ sau Hiệp Định Paris, đặc biệt là việc Hoa Kỳ bội ước không tôn trọng lời cam kết của Tổng Thống Nixon trong 30 văn thư gửi Tổng Thống Thiệu hứa sẽ trả đũa quyết liệt trong trường hợp Bắc Việt tấn công võ trang vi phạm nghiêm trọng Hiệp Định, Tổng Thống Nixon thú nhận: “Hoa Kỳ đã phản bội Đồng Minh và đã thất bại trong việc thực thi những điều cam kết bảo vệ Độc Lập và Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là sự phản bội và thất bại không tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa Kỳ”.

Thậm tệ hơn nữa là việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa bằng cắt giảm viện trợ từ 1,4 tỉ năm 1972 xuống còn 500 triệu từ sau Hiệp Định Paris.

Tháng 4-1975 sau khi mất Đà Nẵng, Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, lập phúc trình đề nghị Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc Hội viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng Hòa 700 triệu mỹ kim để kịp thời trả đũa quân Bắc Việt xâm lăng. Với số ngân khoản này Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể phản công và oanh tạc từng sư đoàn chính quy Bắc Việt xâm nhập Miền Nam.

Tháng 8-1974  Nixon  từ chức. Và từ cuối năm 1974, lợi dụng thời cơ, Quân Đội Bắc Việt ngang nhiên tập trung đến cấp sư đoàn, chiếm Phước Long tháng giêng, Ban Mê Thuột tháng 3, và Đà Nẵng tháng 4-1975. Do sự khinh thị này, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ rất có thể sẽ lấy lại thế quân bình sau  những trận oanh tạc quy mô tại Tây Nguyên và Quân Khu I.

Tuy nhiên Kissinger đã can gián Tổng Thống Ford và hù dọa rằng chiến dịch phản kích sẽ gặp phản kháng của quần chúng xuống đường, và sẽ gây hậu quả bất lợi cho cuộc bầu cử tổng thống năm 1976 (mà Ford là ứng cử viên).

Rút cuộc đơn xin viện trợ khẩn cấp của Tướng Weyand bị bác bỏ. Vẫn chưa toại nguyện, Kissinger còn nguyền rủa đồng minh: “Sao bọn họ không chết sớm đi cho rồi!. Tệ hại nhất là bọn họ cứ sống dai dẳng mãi!”. (The Palace File: Nguyen Tien Hung and Jerrold Schecter trích dẫn Ron Nessen: It Sure Looks Different  from the Inside).

Trong bản điều trần tháng 9-1974 trước Quốc Hội Hoa Kỳ về dự án ngân sách 1975, Tướng John Murray, đưa ra công thức về sự liên hệ giữa số quân viện và chủ quyền lãnh thổ: “Nếu Hoa Kỳ cắt quân viện chừng nào thì Việt Nam Cộng Hòa mất lãnh thổ chừng ấy”.

Theo công thức này có 3 mức quân viện chính yếu liên hệ đến 3 tuyến phòng thủ:

1. Nếu quân viện còn ở mức 1.4 tỷ mỹ kim thì Việt Nam Cộng Hòa còn giữ được những vùng đông dân cư trên toàn lãnh thổ.

2. Nếu quân viện giảm xuống 900 triệu thì Việt Nam Cộng Hòa không thể giữ được Vùng I và Vùng II Chiến Thuật.

3. Nếu quân viện chỉ còn 600 triệu thì Việt Nam Cộng Hòa chỉ có thể giữ được Saigon và vùng châu thổ sông Cửu Long.

Sự thật phũ phàng là Quốc Hội Hoa Kỳ đã cắt viện trợ của Việt Nam Cộng Hòa từ trên 2 tỷ trước Hiệp Định Paris xuống còn 500 triệu năm 1975 (cộng với 200 triệu tiền sở phí chuyên chở và các khoản linh tinh).

Trước sự nhẫn tâm của Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổng Thống Nixon nhận định:

“Các dân biểu và nghị sĩ phản chiến đã xóa tên Việt Nam Cộng Hòa

trong danh sách các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Kể cả từ sau Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973, chúng ta đã thắng trong chiến tranh. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc chặn đứng những vụ vi phạm ngừng bắn của Bắc Việt trong suốt 2 năm. Lý do thất bại là vì Quốc Hội Hoa Kỳ đã khước từ không chịu cấp quân viện cho Saigon ngang với số quân viện Liên Xô cấp cho Hà Nội. Tất cả các tướng lãnh chỉ huy cao cấp Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn đều xác nhận rằng, nếu được trang bị đầy đủ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có khả năng đẩy lui những sư đoàn thiện chiến nhất của Bắc Việt xâm nhập vào Nam...” (Nixon, sách đã dẫn)

Lưỡng Diện Thụ Địch


Năm 1973, dưới áp lực của Kissinger và Nixon, ông Thiệu bị du vào thế lưỡng diện thụ địch, phải ký Hiệp Định Paris để chấp nhận những tai ương gây ra bởi bản văn Hiệp Định, cũng như bởi sự trí trá của Cộng Sản và sự bội ước của Đồng Minh.

Chúng ta hãy nêu giả thuyết:

Trong trường hợp ông Thiệu có tinh thần vô uý không chịu lùi bước trước cái chết như ông Sirik Matak, tại Cao Miên liệu ông có thể làm được những gì cho Quốc Gia?

Với tư cách nguyên thủ của một Quốc Gia có Hiến Pháp và Quốc Hội, ông Thiệu có thể ra chỉ thị cho chính phủ của ông không ký hiệp định trong trường hợp Hoa Kỳ cho quân Bắc Việt tiếp tục đồn trú tại Miền Nam trái với lời cam kết minh thị của Nixon. Về mặt hiến chế các hiệp ước do Hành Pháp ký chỉ có hiệu lực thi hành nếu được Lập Pháp phê chuẩn. Mà Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa đầu thập niên 1970 vẫn tôn trọng Hiến Pháp 1967 với chủ trương đặt “Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật”.

Trong trường hợp Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa công bố lập trường không chấp nhận và sẽ không phê chuẩn bất cứ hiệp định nào ký với Bắc Việt nếu có một trong ba sự kiện sau đây:

1. Có sự  tham gia của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản, đại diện bởi cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời” của “Nước” CHMNVN, một nước hữu danh vô thực, được khai sanh vào tháng 6-1969 vì nhu cầu chính trị giai đoạn. Nó bị khai tử tháng 11-1975 cùng với CHMNVN.

2. Trong Hiệp Định không có điều khoản ghi rõ Quân Đội Bắc Việt phải triệt thoái khỏi Miền Nam Việt Nam đồng thời với Quân Lực Hoa Kỳ.

3. Hoa Kỳ được vĩnh viễn giải kết tại Việt Nam nên không còn chịu trách nhiệm bảo đảm sự thi hành Hiệp Định, nhất là không trả đũa tái oanh tạc nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp Định bằng xâm lăng võ trang để thôn tính Miền Nam Việt Nam.

Nếu có một trong ba trường hợp nói trên,  Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ không ký Hiệp Định vì biết rằng Quốc Hội sẽ không phê chuẩn. Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra Tuyên Cáo và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ họp báo tại Saigon, Paris và Hoa Thịnh Đốn để công bố lập trường và tranh thủ cảm tình của dư luận quốc gia và quốc tế.

Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?


Theo giới am hiểu, nhiều phần người Mỹ sẽ không dám hạ sát ông Thiệu năm 1973 như họ đã hạ sát ông Diệm năm 1963. Trong một thập niên, Hoa Kỳ không dám sát hại hai vị nguyên thủ của một quốc gia đồng minh đã đồng tâm hiệp lực với Hoa Kỳ đứng ra làm tiền đồn chống Cộng để bảo vệ Tự Do cho các quốc gia Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ qua Khối Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á (SEATO).

Tổng kết lại, trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa không ký Hiệp Định Paris 1973 thì việc gì sẽ xẩy ra, và Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?

1. Rất có thể, do áp lực quốc nội, cũng như vì quyền lợi riêng tư, Hoa Kỳ sẽ ký hiệp ước tay đôi với Bắc Việt về ngừng bắn, rút quân và thả tù. Và để trả đũa Hoa Kỳ sẽ cắt hết viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa, để tạo cơ hội cho Cộng Sản thôn tính Miền Nam bằng võ lực. Trước dư luận quốc tế và quốc nội, cũng như về mặt ngoại giao, liên minh, chính nghĩa, tín nghĩa và lương tâm, liệu Hoa Kỳ có dám nhẫn tâm làm điều đó không?

 Câu trả lời hợp lý là “không”.


Vì hành động như vậy là phản bội đồng minh và đầu hàng nhục nhã. Chẳng khác nào, nếu đầu thập niên 1940, Roosevelt ký với Đức Quốc Xã hiệp ước bất tương xâm để trao Tây Âu cho Hitler; hay cuối thập niên 1940, Truman ngưng tiếp vận hàng không cho Tây Bá Linh để trao thị trấn này cho Honecker; hay đầu thập niên 1950, Eisenhower ký hòa ước với Bắc Hàn để rút quân và bán đứng Nam Hàn cho Kim Nhật Thành.

Những vụ phản bội và đầu hàng nhục nhã này nếu có, chẳng những tác hại đến Anh Quốc, Tây Đức và Đại Hàn, mà còn gây thảm họa cho toàn cõi Âu Châu, từ Tây Âu sang Đông Âu, cũng như cho toàn cõi Á Châu, từ Đông Bắc Á qua Đông Nam Á. Do hậu quả dây chuyền của Thuyết Domino.

2. Dầu sao, nhiều phần là, muốn ngừng bắn, rút quân và chuộc tù, Hoa Kỳ vẫn cần phải có sự tham dự của Việt Nam Cộng Hòa tại Hội Nghị. Muốn thế Hoa Kỳ sẽ tìm cách lật đổ ông Thiệu theo kế hoạch “thay đổi nhân sự” được áp dụng năm 1963. Trong trường hợp này, cũng như  10 năm trước, rất có thể ông Dương Văn Minh sẽ lại được chiếu cố. Và ông này sẽ tuân lệnh Hoa Kỳ (và Bắc Việt) để thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp 3 Thành Phần do Cộng Sản khống chế. Kết quả là phe Cộng Hòa chỉ còn 1/3 chủ quyền, 1/3 chính quyền, 1/3 lãnh thổ và 1/3 lực lượng tại Miền Nam. Nghĩa là trong toàn cõi Việt Nam, phe Cộng Sản chiếm tuyệt đại đa số 5/6. Trong điều kiện đó Bắc Việt sẽ dễ dàng thôn tính Miền Nam hoặc bằng phương pháp hòa bình, hoặc bằng bạo động võ trang.

Trong trường hợp này, đối với Hoa Kỳ, hành động bán trắng Việt Nam Cộng Hòa cũng là phản bội đồng minh và đầu hàng nhục nhã.

Và, một lần nữa, vấn đề đặt ra là, về mặt ngoại giao, liên minh, chính nghĩa, tín nghĩa và lương tâm, liệu Hoa Kỳ có dám nhẫn tâm làm điều đó không?
 
Câu trả lời hợp lý cũng vẫn là “không”.

Rút kinh nghiệm vụ “thay đổi nhân sự” năm 1963 tại Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ rất ngần ngại khi phải can thiệp lộ liễu vào nội bộ của một Quốc Gia Đồng Minh trong Thế Giới Dân Chủ.

Trong văn thư ngày 31-8-1972 chính Nixon cũng xác nhận điều này với ông Thiệu : “Tôi xin một lần nữa đoan chắc với Ngài về lập trường căn bản của Hoa Kỳ:  Nhân dân Hoa Kỳ ý thức rằng muốn mang lại hòa bình và danh dự cho quốc gia, chúng tôi không thể bỏ rơi một đồng minh dũng cảm (như Việt Nam Cộng Hòa). Điều này tôi không thể làm và sẽ không bao giờ làm”.

Vì việc này đi trái Chính Nghĩa, Tín Nghĩa, Lương Tâm,  Danh Dự, Quyền Lợi Quốc Gia và Truyền Thống Dân Chủ của Hoa Kỳ từ khi lập quốc.

Có điều là, trong lịch sử nhân loại cổ kim, chưa từng thấy một đế quốc nào dám ra tay hạ sát hai vị nguyên thủ của một quốc gia đồng minh trong vòng một thập kỷ.

Thật vậy, khi Hoa Kỳ nhẫn tâm rũ áo ra đi để mặc cho phe Quốc Tế Cộng Sản thôn tính Miền Nam bằng võ lực, thì bao nhiêu công lao, danh dự và uy tín quốc gia, xây dựng từ Thế Chiến I đến Thế Chiến II và Chiến Tranh Triều Tiên, sẽ phút chốc tiêu tan, đem lại sự bất bình và chê bai của các quốc gia văn minh trên thế giới. Hậu quả dễ thấy nhất là sự bành trướng thế lực vượt bực của phe Quốc Tế Cộng Sản tại Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.

Ngoài ra, sự hoài nghi của các dân tộc trên thế giới về Quyết Tâm và Lý Tưởng Tự Do của Hoa Kỳ sẽ có tác dụng làm suy yếu cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô.

Do đó, cho đến nay không ai dám quyết đoán về việc Hoa Kỳ có theo chủ nghĩa thực dụng để nhẫn tâm làm việc đó không?.

Có điều là, nếu quân dân một lòng, và nếu vị nguyên thủ quốc gia có tinh thần vô úy “coi tấm thân nhẹ tựa hồng mao”, không chịu lùi bước trước cái chết, thì uy tín của Việt Nam Cộng Hòa sẽ được bảo toàn, danh dự của Quân LựcViệt Nam Cộng Hòa sẽ được gìn giữ. Và vị nguyên thủ quốc gia sẽ có cơ hội đi vào lịch sử như Nguyễn Thái Học và Hoàng Diệu trong hai thế kỷ vừa qua.

Mà, nếu biết vận dụng tình thế, với quyết tâm, có cố vấn và mưu lược, rất có thể Việt Nam Cộng Hòa sẽ tạo được thời cơ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ từng phần hay toàn diện.


Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

(Trích trong Giai Phẩm Xuân Quý Tỵ 2013 của Hội Luật Gia Việt Nam tại Califormia)

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Bản luận tội Nixon và Kissinger đã lừa dối và phản bội dân Hoa Kỳ và VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSat May 04, 2013 4:55 pm


Bản luận tội Nixon và Kissinger

đã lừa dối và phản bội dân Hoa Kỳ và VNCH


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 2Q==

Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.

Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.

Sau Mậu Thân, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tạc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 1358150620.5865

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó Tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.

Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.

Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương của McGovern là rút hết quân ngay và cắt viện trợ cho Nam Việt Nam.

Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.

Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.

Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.

No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy cố vấn Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền Nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.

Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền Nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miền Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.”

Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.

Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Cố vấn Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.

Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền Nam sẽ mất.

Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.

Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:

1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt Cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.

2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.

Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.

Sau khi hiệp định được ký kết, các nhà lãnh đạo miền Nam biết là đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Giới phân tích dự đoán Việt Nam Cộng hoà chỉ có thể tồn tại đến năm 1976 là năm Hoa Kỳ bầu cử tổng thống và sau đó Nixon sẽ chính thức hết trách nhiệm. Nixon biết là Hà Nội sẽ chiếm miền Nam nhưng không muốn chuyện đó xảy ra khi ông còn làm tổng thống, còn Hà Nội e ngại Nixon sẽ ra tay trừng phạt vì quá khứ Nixon đã làm qua hai chiến dịch Linebacker vào muà hè và Giáng Sinh 1972. Khi Nixon từ chức vì Watergate thì Hà Nội tiến hành ngay việc chiếm miền Nam bằng quân sự. Có phải đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nixon, Kissinger và Bắc Việt để khi không còn Nixon, không sau Watergate thì sau khi Nixon hết nhiệm kỳ, thì Hà Nội cũng sẽ chiếm miền Nam? Còn những bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành chỉ là những lá thư riêng Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu với cam đoan trả đũa Hà Nội; hay thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hứa hẹn viện trợ tái thiết miền Bắc, chỉ là những cam kết mang tính cá nhân chứ không phải giữa hai chính quyền.

Còn phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu tính toán gì khi tu chính hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào cuối năm 1975. Tại sao ông Thiệu không để tự nhiên hết nhiệm kỳ và rời chức vào tháng 10.1975 như hiến pháp qui định? Dù bị ép buộc ký hiệp định cho phép bộ đội cộng sản ở lại trong Nam, có phải ông Thiệu vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông, kể cả sau khi Nixon đã từ chức, như đã ủng hộ những nhà độc tài, nhưng chống cộng ở lân bang: Ferdinan Marcos ở Phi Luật Tân, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Pak Chung Hee ở Nam Hàn, Lý Quang Diệu ở Singapore. Ông Thiệu cũng muốn trở thành một trong những nhà độc tài chống cộng của châu Á thời bấy giờ?

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận nào về Việt Nam trong việc Hoa Kỳ rút lui? Mặt trận Giải phóng miền Nam được Trung Quốc hỗ trợ và sau ngày 30.4.1975 tưởng sẽ có chỗ đứng tại miền Nam nhưng đã bị Hà Nội vội vàng giải tán. Có phải Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã bị bán đứng với bản hiệp định?

Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.

Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:

“Minh Lớn (Big Minh tức Tướng Dương Văn Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”

Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcS272lGMpLSARqpv3NUoI83YNwuSZvf8ZmkAmEnPh_Vf7DHYmwdNA

Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.

Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt-Nam Cộng-Hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “Công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.

Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.


2003 Buivanphu

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: SÀI GÒN trong cơn HẤP HỐI 30-04-1975 & Dương Văn Minh Giờ Thứ 25   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeSun May 05, 2013 3:44 am


SÀI GÒN trong cơn HẤP HỐI 30-04-1975

& Dương Văn Minh Giờ Thứ 25


Ðể Nhớ Thương Sài Gòn của chúng ta, mời quí vị đọc bài viết về “SÀI GÒN trong cơn HẤP HỐI ” do một sĩ quan VNCH có mặt trong Dinh Ðộc Lập Ngày 30 Tháng Tư 1975 kể.  - Hoàng Hải Thủy


SÀI GÒN trong cơn HẤP HỐI 30-04-1975


(2011) Người viết: Nhan Hữu Hậu, sĩ quan tùy viên Phủ Tổng Thống VNCH.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Image003

Ðã 36 năm qua, hình ảnh Sài Gòn trong cơn hấp hối Ngày 30 Tháng Tư 1975 vẫn còn đậm nét trong ký ức tôi. 

Giờ đây tôi muốn ghi lại những chuyện tôi biết, những cảnh tôi thấy và một số việc tôi đã làm trong Ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi viết lại để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng của Quốc Gia Ta dưới mắt nhìn của một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.

Chiều Ngày 28 Tháng 4 năm 1975, tại Dinh Ðộc Lập, một buổi lễ đơn giản được gấp rút tổ chức để Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền Tổng Thống cho Ðại Tướng Dương Văn Minh, người duy nhất được Hà Nội bằng lòng thương thuyết.

Chủ tịch Thượng Viện Nguyễn Văn Huyền được mời làm Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập chính phủ. Lễ trình diện tân chính phủ được dự định làm vào sáng Ngày 30 Tháng 4 năm 1975.

Sáng sớm Ngày 30 Tháng 4 năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng Số 7 đường Thống Nhất, có một buổi họp gồm Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân chính phủ, các ông vừa kể họp với Cựu Tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp.

Phía bên ngoài phòng khách, tôi thấy sự hiện diện của Cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (Thủ Tướng trong Tháng 11/1963), Thiếu Tướng Ðoàn Văn Quảng, Cựu Tư Lệnh LLÐB/VNCH và một số người tháp tùng ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn nản. Ðộ một giờ sau, Cựu Tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ.

Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh cho chuyên viên đến văn phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Ðài Phát Thanh Quốc Gia đưa về Ðài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng Ngày 30 Tháng Tư, lời kêu gọi này chỉ phát được một lần.

Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh bị phía chiến thắng áp giải đến Ðài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu tiếng vào cuốn băng thứ hai. Cuốn bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ Quân Lực VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh nói lời hiệu triệu thu băng tại phòng của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, ông cùng các vị trong chính phủ chưa được tấn phong đi về Dinh Ðộc Lập.

Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Ðộc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác.

Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi, Nhan Hữu Hậu. Các vị Ðại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Ðại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Ðoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.

Ðại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng, không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Ðẩu, cũng không có Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Ðường thường nhật luôn ở bên cạnh ông.

Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉnh chào ông và trình:
- Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.

Ông nói:
- Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy với các số điện thoại chi chít do Tổng Thống Dương văn Minh đưa cho, tôi gọi điện thoại đến Thượng Tọa Trí Quang. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời.

Trên bàn, một máy điện thoại khác reo chuông, tôi nhấc ống nghe.

Từ đầu giây bên kia có tiếng người nói:
- Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Ðại Tướng Minh.

Tôi trình Tổng Thống. Tổng Thống Dương Văn Minh nói:
- Qua nghe đây em.
- Thưa Ðại Tướng, tôi còn quân có thể giữ được Bộ Tổng Tham Mưu, mà sao Ðại Tướng ra lệnh đầu hàng?

Tổng Thống Minh ôn tồn nói:
- Ðã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết và Sài Gòn khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân!

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh nói cho Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.

Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Ðộc Lập, tôi thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Tư Lệnh sau cùng của Quân Lực VNCH. Ðộ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân ta trong các bộ quân phục ngụy trang, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay các binh sĩ tạ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chĩa súng lên không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, họ xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang. Rồi họ tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa Ngày 30 Tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Ðộc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. Sau đó, Cộng Sản lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cánh cổng này lại, cho xe tăng ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền khi bị thanh toán.

Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Ðại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên Ðại Tướng Minh nữa.

Trong văn phòng trên Lầu Hai chỉ còn Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vẫn mặc quân phục.

Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi ngồi trong góc phòng, chung tôi bồn chồn chờ đợi những chuyện kế tiếp diễn ra.

Một cán binh VC mặc áo thun trắng chạy đến cửa, hỏi trỏng:
- Thằng Minh đâu?

Hắn hỏi 3 lần, Tổng Thống Minh chắp tay sau lưng đi tới đi lui mà không trả lời.

Tôi chỉ vào ông và nói với tên VC:
- Tổng Thống Minh đây.

Tên cán binh ngó qua rồi chỉ tay vào Tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo ông cởi quân phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi cho ông Hạnh mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một số thành viên chính phủ Vũ Văn Mẫu chưa được chính thức tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh VC canh giữ, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh.

Ðiều đáng ghi lại là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là Thành Phần Thứ Ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đến trước mặt tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu ông là người “thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc,” nhưng tên cán binh nói như quát:
- Không có thành phần nào hết, ngồi yên đó.

Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi cứ ngồi trong phòng khách dưới sự canh gác của bọn cán binh Cộng Sản. Trời xế chiều, bỗng có nhiều tiếng nổ trong Dinh Ðộc Lập, chúng tôi bị đưa xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chừng nửa tiếng sau chúng tôi được đưa trở lên phòng khách trên lầu 2, một cán binh VC xoa tay giải thích:
- Nhân dân vui quá nên đốt pháo mừng.

Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người, người mặc thường phục, người mặc quân phục không đeo quân hàm tiến vào phòng khách.

Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh y là kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủy đến tiếp xúc, y nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông Ký trao cho Ðại Tướng Minh hai gói thuốc lá Ðiện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ðại Tướng Minh nhận và giao lại cho tôi giữ.

Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt, ra vào phải có sự chấp thuận của các cán binh canh gác. Ðến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Ðại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông mời mọi người ăn với ông.

Trong suốt Ngày 1 Tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào của phía bên kia, chỉ lâu lâu có vài người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi. Suốt ngày không một người Giải Phóng nào vào phòng.

Ngày 2 Tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có phóng viên những hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Ðông Âu vào Dinh. Nhóm phóng viên này được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Các phóng viên bấm máy ảnh, máy quay phim lia lịa, nhưng đến khi họ hỏi chuyện thì ông Nguyễn Văn Hảo khoát tay, nói:
- Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn.

Ông Hảo nói rõ:
- Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng, rửa mặt?

Sau đó nhóm ký giả báo chí truyền thông Cộng Sản bắt đầu dàn cảnh để quay phim chụp hình.

Chúng tôi được đi rửa mặt, chải đầu và sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp hình, quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thành cuốn phim thời sự!!!

Nhan Hữu Hậu


CTHàÐông Sao Y Bản Chính.

CTHÐ: Tôi ghi nhận 2 chuyện: Anh Lý Quí Chung tự nhận anh là “người thành phần thứ ba,” anh bị tên lính Bắc Cộng quát “Ngồi đó.”

Cũng trong thời gian ấy, Ký sinh trùng Trịnh Công Sơn cùng đồng bọn chạy đến Ðài Phát Thanh Sài Gòn ôm đàn phừng phưng hát bài Nối Vòng Tay Lớn chào mừng bọn Bắc Cộng. Bọn Trịnh muốn hát thêm nhiều bài nữa nhưng chúng bị một sĩ quan Bắc Cộng – người được phái đến giữ Ðài – quát:
- Không hát hò gì cả. Ði chỗ khác.

Bị đuổi, bọn Trịnh Ba Mươi cúp đuôi lui lủi ra khỏi Ðài.

Người chứng Nhan Hữu Hậu không nhắc đến nhân vật Bùi Tín trong bọn Bắc Cộng thứ nhất vào Dinh Ðộc Lập trong Ngày 30 Tháng Tư 1975.

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để Nhớ Thương
Sài Gòn ơi..! Ta đã mất Em mãi mãi.

(hoanghaithuy)
 
***

GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG

Ông Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, khoảng bốn năm ngày sau báo chí Sài Gòn đăng tin hai ông Thiệu, Khiêm ra đi tại phi trường Tân Sơn Nhất trước sự căm phẫn của mọi người.

Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay TT Thiệu được bốn, năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, bằng giọng sướt mướt, thở than, đau khổ, ông vừa nói vừa khóc.

“Tôi xin nói thiệt với đồng bào, tình hình hiện nay vô cùng bi đát…  Đồng bào cũng đã biết các vùng Một vùng Hai miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng Ba, vùng Bốn cũng nay cũng đã bị nhiều sứt mẻ. Rồi nay mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống đây và rồi Thủ đô Sài Gòn này sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh, tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hòa bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì. Hở trời!”

Giọng ông già run run, thảm não, ông khóc thiệt tình khi nghĩ đến cái viễn tượng núi xương sông máu của Sài Gòn, những tiếng khóc não nùng của ông đã gieo kinh hoàng vào lòng mọi người. Bàn dân thiên hạ ai nấy hồn lạc phách siêu, họ không khỏi giật mình khiếp đảm khi thấy mọi bí mật quốc gia đã được nói huỵch toẹt trên làn sóng điện. Đối với người Sài Gòn nay chỉ có thể xác là còn sống, tâm hồn coi như đã chết.

Tin ông Dương Văn Minh sẽ được cử lên làm Tổng Thống thay thế ông Trần Văn Hương không còn là những lời đồn đãi nữa, chính ông Hương đã nói thẳng ra trên đài phát thanh.

... ...

Nay người ta nhìn nhận phản chiến hay cuộc chiến tại đất Mỹ là nguyên do chính đưa tới cắt giảm viện trợ bỏ Đông Dương vì nó đã thúc đẩy Quốc hội trói tay chính phủ. Lập pháp Hoa Kỳ dựa vào lá phiếu của người dân, nay phong trào phản chiến đã nắm được Quốc hội, chúng ta không lấy làm lạ việc lập pháp cắt viện trợ bỏ rơi Đông Dương không thương tiếc. Người Mỹ chỉ trích Nixon đã kéo dài chiến tranh thêm 4 năm nữa (1969-1972) làm thiệt mạng thêm hơn 20,000 quân Mỹ, thiệt hại vô ích. Nhiều người Việt quốc gia đổ trách nhiệm cho Nixon, Kissinger làm sụp đổ miền Nam. Sự thực lên làm Tổng thống đầu năm 1969 Nixon đã hứa chấm dứt chiến tranh trong danh dự, đưa quân về nước, ông vẫn cố níu kéo miền Nam nhưng cuộc chiến tại đất nhà lên quá cao khiến ông đành bó tay không làm gì được.

Nhiều người tin tưởng nếu Nixon còn làm Tổng thống thì miền Nam chưa chắc đã mất, sự thực dù ông có còn tại chức thì cũng bị Quốc hội trói tay vì không còn ngân khoản để dùng sức mạnh của pháo đài bay B-52 trừng trị CSBV vi phạm, và vì đạo luật mới War Powers Act (10-1973) hạn chế quyền Tổng thống về chiến tranh. Khi BV xua quân chiếm miền Nam, ông cũng sẽ chỉ phản đối xuông cho có hình thức chứ cũng chẳng làm gì hơn được.

... ...

Dương Văn Minh trong Giờ Thứ 25.


Ông Phạm Bá Hoa tỏ vẻ tiếc vì quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chính qui (SĐ7, SĐ9, SĐ21) và gần 200,000 Địa phương quân, Nghĩa quân mà phải đầu hàng. Mặc dù có thể rút về Vùng 4 cầm cự thêm được một, hai tuần lễ, nhưng ông Dương Văn Minh đã quá chán nản tuyệt vọng tuyên bố đầu hàng để tránh đổ máu vô ích, ông không muốn có người chết thêm. Cũng có thể ông làm theo ý muốn của người Mỹ, họ muốn Miền Nam thua nhanh gọn để ra đi êm thắm không còn ưu tư khắc khỏai.

Trả lời một cuộc phỏng vấn ở Hải Ngoại, Dương Văn Minh nói:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.

Có người kết án ông đầu hàng giặc, có người khen ông đã cứu được Sài Gòn khỏi cơn binh đao, khói lửa nhưng dù ông Dương Văn Minh hay một nhà lãnh đạo nào khác trong giai đoạn này cũng chỉ làm được đến thế thôi. Mặc dù không phải chính trị gia lỗi lạc, ông cũng đã có lòng ở lại với đất nước đang trong cơn nguy khốn để hy vọng tìm được một lối thoát cầu may.

Mấy năm trước nhân ngày kỷ niệm Quốc hận 30-4-2006 tại hải ngoại, một nhà báo có nói Sài Gòn cuối tháng 4-1975 có nhiều thứ rác, trong đó có cả rác chính quyền, ông Dương Văn Minh đã đi lượm cái danh chính quyền mà người ta vứt bỏ vào đống rác. Câu nói thật chua chát nhưng cũng rất chân thực, chính quyền vào giờ thứ 25 như một ngọn đèn cạn dầu cháy leo lét chỉ một cơn gió thoảng là phụt tắt, người ta đã vứt nó vào đống rác nhưng ông Dương Văn Minh vẫn còn tiếc rẻ lượm lên cái hư danh ấy.

Chiều ngày 29-4, Tướng Dương Văn Minh cử ba người sứ giả vào trại David Tân Sơn Nhất để thương thuyết và xin phía CS đừng pháo kích thành phố  Sài Gòn, phía CS  yêu cầu tân Tổng thống phải đầu hàng sớm để tránh đổ máu.

Dương văn Minh dù không có tài nhưng ông đã tỏ ra có nhiều tình thương và thiện chí với dân chúng Thủ đô, đã làm hết sức mình để tránh thảm cảnh núi xương sông máu cho nhân dân. Nhiều người lên án ông là kẻ đầu hàng quân xâm lược, dù ông Dương Văn Minh có lên thay thế ông Trần Văn Hương hay không thì miền Nam cũng vẫn sụp đổ, cũng vẫn phải đầu hàng vì như đã nói ở trên, sau khi ông Thiệu ra đi, đạn dược tiếp liệu của quân đội hầu như kiệt quệ, chính quyền miền Nam y như một ngọn đèn cạn dầu chỉ cần một cơn gió thoảng là phụt tắt.

Cựu TT Nixon nói:

“Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu từ chức hy vọng rằng người kế vị ông có thể  tránh cho Sài Gòn khỏi bị tan nát vì trận đánh cuối cùng. Một thời gian sau Tướng Dương Văn Minh lên thay, ông Minh định thương thuyết với đối phương, nhưng chẳng có hy vọng gì. Sài Gòn chẳng còn gì để thương thuyết. Hà Nội thấy thắng lợi đã gần kề nên không thích thương thuyết mà chỉ muốn nuốt trọn.

Ngày 30-4 năm 1975, xe tăng của BV nghiến xích sắt trên đường phố Sài Gòn, quân đội VNCH mất hết tinh thần. Lúc này chống cự với quân xâm lược chỉ là vô ích”
No More Vietnams, trang 200

Sau ngày miền Nam sụp đổ, được CS phục hồi quyền công dân, ông Dương Văn Minh đã phát biểu nhiều câu có lợi cho quân chiếm đóng, ông đã tự hại ông, đã tự chôn vùi danh dự của mình. Khi sơn hà nguy biến ông đã có can đảm đứng ra gánh vác việc quốc gia đại sự, sao lại không giữ khí phách đến cùng để lưu danh muôn thuở?

Người ta thường nói cháy nhà ra mặt chuột, nước rặt mới biết cá thối, vào Giờ thứ 25 của miền Nam, trong khi nhiều vị Tướng lãnh từ một  sao cho tới bốn sao đã lên kế hoạch “Tẩu vi thượng sách”, vẫn có những vị anh hùng khác với lòng quả cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã chiến đấu anh dũng, gan dạ cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến như các Tướng Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, Lý Tòng Bá, Lê Nguyên Vỹ…

Mặc dù không thấy một tia ánh sáng cuối đường hầm, họ vẫn can đảm, chiến đấu hết lòng cho đất nước tới giờ phút chót, nhưng tiếc thay số người   trọng danh dự như thế xem ra quá ít. Mặc dù ít, nhưng các vị này cũng đã giúp giữ được danh dự cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

(Trọng Đạt)

... ...

Một giai đoạn lịch sử do Tổng Thống Dương Văn Minh - vị Tổng Thống có nhiệm kỳ chỉ hơn 40 tiếng đồng hồ - vừa sang trang!

Dân Tộc Việt Nam, từ nay dưới sự thống trị của cộng sản độc tài nghiệt ngã!

Quê hương Việt Nam chúng ta,
Dân tộc Việt Nam chúng ta,
Sao mà bi thảm đến như vậy!
Sao mà bất hạnh đến như vậy!

(Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa)


.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày 30-4-1975 chính Nguyễn Văn Hảo đã giao 16 tấn vàng của VNCH cho VC   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeTue May 07, 2013 1:13 am

.

Ngày 30-4-1975 chính Nguyễn Văn Hảo
đã giao 16 tấn vàng của VNCH cho VC



Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 1367631722.1816
  
                                                                                
Ngày nay những câu chuyện bí mật của lịch sử  hầu như đã được khai quật gần hết, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bày ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội. Cho nên dù có “cực chẳng đã hay gì gì đó“ thì tới lúc cần thiết, những tên phản quốc, việt gian có nằm trong hòm kính như Hồ tặc, thiên hạ vẫn lôi ra phanh thây như người Nga đã làm đối với Lê Nin, Stalin sau cuộc đổi đời tại Đông Âu vào năm 1990.
           
Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh để phê phán hàm hồ, bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Trần Thiểm Bình, Lê Chiêu Thống Hồ Chí Minh cùng với bè nhóm trên dưới của đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, chỉ vì quyền lợi đảng và cá nhân gia đình, mà vô lương rước giặc Tàu về tàn phá non sông VN, gây nên đại họa mất nước và thảm cảnh Ngư Dân VN ngày ngày bị Hải Tặc Trung Cộng tàn sát thảm thê trên Đông Hải.

** Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và 16 Tấn Vàng của VNCH:
         
Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền Nam. Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào mới là thành phần bị thiệt thòi nhất, vì đã mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam.
           
Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn tặc nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị... vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay thời cuộc đã thay đổi. Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài, nên thua VC... chỉ mới được chấm dứt mấy năm gần đây, khi bộ mặt bán nước của CSVN đã phơi bày, cùng với thái độ “ hèn với giặc Tàu nhưng tàn ác dã man với đồng bào mình “ diễn ra hàng ngày khắp nước Việt.
           
Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris, được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo nguyên phó thủ tướng VNCH, nhờ bảo vệ được ‘16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Văn Ðông... ngay khi chúng vào được Sài Gòn buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân phiếu chứng khoán của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm tự chia chác (???). Cũng nhờ công lao hãn mã trên nên Hảo Tiến Sĩ được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, y ngự trong một khách sạn sang đẹp mà chủ nhân cũng là chủ của nhà hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.
           
Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên lạc thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp cho thấy y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.
           
Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 37 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện "Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc vào những ngày cuối thàng 4-1975". Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn chở ngay về Bắc. Tuy vậy cho tới nay CSVN vẫn im hơi lặng tiếng, ngoài một vài tờ báo trong nước có đề cập tới hay chính miệng Bùi Tín, đã nhiều lần xác nhận trên các diễn đàn từ mấy năm qua.
           
Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng  trong tác phẩm "Bí Mật Dinh Ðộc Lập", cũng là người chủ xướng trong việc dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam.
           
Ai cũng biết từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần vì sự tan rã của hai Quân Đoàn 1 và 2 khi triệt thoái theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cộng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trữ tại Viện Phát Hành Giấy Bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Thành, qua vai trò nội gián của Nguyễn Văn Hảo.
           
Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở (hàng không Mỹ TWA, Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý: "Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức". Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.
           
Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mới cho biết đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi nữa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.
           
Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là phó thủ tướng phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT. Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức "Cố Vấn Kinh Tế", trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.

** 16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài:

Tài Liệu Trích Dẫn: Người “buôn tiền” thành bộ trưởng

Năm 1986, Lữ Minh Châu làm bộ trưởng - tổng giám đốc Ngân Hàng CSVN. Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là trưởng Ban Quân Quản Các Ngân Hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH. Trước đó nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy đường dây buôn tiền lậu để nuôi VC phản loạn tại Nam Việt Nam, qua bí danh Ba Châu.

 Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài Chính Đặc Biệt của Trung Ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó.

** Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng

Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Chuyện Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến tin tức này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có tin chính thức từ phía nhà nước về vấn đề này.

Còn Ba Châu thì: “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay nhà nước mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với nhà nước đâu”. “Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam...”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách.

Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi”.

“Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”. “Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”

Hoàng Hải Vân

... ...
           
Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn đã có nhận xét rất xác thực về thái độ hờ hửng của đồng bào miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra, hầu hết các nhà lãnh đạo của miền Nam từ Cựu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng Thống Diệm, Thiệu, Hương… quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của miền Nam yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển… nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu độc. Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.
           
Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 những thành phần trí thức xôi thịt trên, cũng bị VC vắt chanh bỏ vỏ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.
           
Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương. Nay cũng đã hơn ba mươi bảy năm (1975-2012), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình… trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều thương tâm thống hận.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Quốc Hận 30-4-2012
MƯỜNG GIANG

*********

Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng
2012 VOA Blog / Bùi Tín
 
Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi  nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ.

Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».
… …

*********
16 tấn vàng Lê Duẩn chở sang Nga?

Câu hỏi không có lời đáp thỉnh thoảng lại nêu ra: 16 tấn vàng của nhà nước VNCH để lại năm 1975 đã bị chở đi đâu, dùng làm gì? Tuần này, Quan Làm Báo, một trang blog được suy đoán là phe của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, có bài “Bóng Ma lãnh tụ“ đã viết: “…

Vào thời điểm 1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam mở ngân hàng Techcombank….”

Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này.

PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCH QUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO NGÀY 1-5-1975

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ "Ðừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm" Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói "Còn đất nước thì còn tất cả". Thật vậy từ ngày VNCH bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống kể cả cái quyền "biểu tình chống chính quyền" mà Hiến Pháp VNCH có qui định. Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cộng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT. Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu anh dũng của quân lực Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.

Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt và bọn Việt gian tay sai nằm vùng tại hậu phương. Ðây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cộng sản quốc tế, được tiếp tay công khai bởi một số ít người, luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sủng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

... ...

Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương. Nay cũng đã hơn ba mươi tám năm, mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hương mình, mới là điều thương tâm thống hận.

Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã hội chủ nghĩa, hiện bị nhân loại vút vào quên lãng.

Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưỡng chiếm, đồng bào cả nước hãi sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo bất lực trước khủng bố tại Hà Nội... thì những người như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.

Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bên Mỹ hay Âu Châu.

Nguồn: Mường Giang/Aulacviet
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: 30 THÁNG 4 NĂM 1975 - CHƠI VƠI GIỮA DÒNG SÓNG ÐỎ   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeWed May 08, 2013 11:33 am


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcSuMUtml2VTH-_OA4tXmpITKFI5eBHV4FvgUhYi--v0jSDUs2AngQ

30 THÁNG 4 NĂM 1975,
NGÀY QUỐC HẬN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


Vì áp lực của Hoa Kỳ cắt viện trợ nên ngày 21-4-1975, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu phải từ chức, nhường cho Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay. Trước khi bàn giao, Tổng Thống Thiệu đã xuất hiện trên màn ảnh của đài vô tuyến truyền hình Saigon, nói chuyện để giã biệt quốc dân đồng bào miền Nam Việt Nam, với những lời nghẹn ngào phân bua là bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội.

Ðến lượt tân Tổng Thống Hương cầm quyền, vẫn tiếp tục bị áp lực, nên ngày 25-4-1975, cũng lại phải tuyên bố từ chức, và yêu cầu Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà đề cử người thay thế.

Ngày 27-4-1975, một số Dân cử trong Quốc hội chưa di tản, họp nhau lại thảo luận sôi nổi đến tối, và đi đến quyết định cuối cùng là ủy quyền cho Ðại tướng Dương văn Minh làm Tổng thống, để tiếp xúc với Việt cộng tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến.

Sáng sớm ngày 28-4-1975, ký giả Huy Vân (bút hiệu của Trung úy Nguyễn Trung Hoà, đã chết trong trại tập trung Tân Lập, Vĩnh Phú, Bắc Việt, năm 1978) Chủ bút Nhật báo Tiền Tuyến, đã trình cho Tôi (Chủ nhiệm) biết là, có nguồn tin chính xác từ giới thân cận Tướng Dương văn Minh cho hay, hôm nay ông Minh sẽ dùng trực thăng đi thị sát mặt trận Long Khánh, để bí mật tiếp xúc với người đại diện của Cộng sản Bắc Việt.

Buổi chiều cùng ngày 28-4-1975, ông Minh làm lễ nhậm chức, chỉ có mặt 2 vị Ðại sứ Hoa Kỳ và Pháp tham dự. Tối 28-4-1975 ông Minh tuyên cáo trên làn sóng đài phát thanh Saigon, yêu cầu Ðại sứ Hoa Kỳ rút hết nhân viên D.A.O. ra khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, để ông ta dễ thương thuyết với Cộng sản về giải pháp đình chiến.

Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, do Tổng thống Minh bổ nhiệm, xuất hiện trên màn ảnh của đài vô tuyền truyền hình Saigon, kêu gọi quân sĩ vững tâm duy trì kỷ luật tiếp tục chiến đấu, sau khi đã bầy tỏ những lời khinh chê các Tướng, Tá, hèn nhát bỏ quân đào ngũ trốn chạy như chuột.

Ngày 29-4-1975, trực thăng của Hoa Kỳ từ Hạm đội 7 đang hoạt động tại ngoài khơi Thái Bình Dương, bắt đầu dồn dập liên tục bay vào Saigon bốc người di tản, và chấm dứt vào tảng sáng 30-4-1975.

Saigon trong những ngày cuối tháng 4-1975 được đặt trong tình trạng giới nghiêm, tất cả các báo ngưng hoạt động, riêng chỉ có Nhật báo Tiền Tuyến vẫn phát hành hàng ngày, để gửi qua Cơ quan chuyển vận thuộc hệ thống Tiếp vận Quân đội chuyển đến các đơn vị. Việc này thực hiện được là nhờ Trung tướng Trần văn Trung Tổng Cục Trưởng Chiến tranh Chính trị, chỉ thị Cục Tâm lý chiến in hàng đêm, và chuyển sang Tiếp vận gửi đi. Ðại tá Phan Trọng Thiện, Cục Phó Cục Tâm Lý Chiến được lệnh tiếp xúc với Tôi làm việc này. Sau 30 tháng 4, Ðại tá Thiện cũng phải đi tập trung cải tạo. Chúng tôi cùng phải chuyển qua nhiều trại. Ðến năm 1982 đang ở trại Thanh Phong, Như Xuân, Thanh Hoá (nơi có trại Thanh Cầm mà CSVN đã dự tính đem tất cả vợ con tù cải tạo, đến cùng chồng định cư vĩnh viễn ở nơi vùng rừng núi Trường Sơn đó), thì Tôi được chuyển về trại Z30C, Hàm Tân, Thuận Hải, Nam Việt, còn anh Thiện bị chuyển ra vùng Nam Hà, Bắc Việt. Sau khi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ, Tôi có dịp gặp lại anh Thiện, trong một kỳ họp mặt anh em Hội ái hữu Chiến tranh Chính trị Hải ngoại tại quận Orange, Nam California, nên biết được anh Thiện định cư tại Connecticut, Hoa Kỳ.

Chiều ngày 29-4-1975, đường phố Saigon bỗng dưng nhộn nhịp như vỡ chợ, mặc dù vẫn còn lệnh giới nghiêm. Xe dân sự, xe quân sự đua nhau chạy ngược chạy xuôi vội vã. Người ta đi tìm đến các điểm tập trung theo giấy thông hành di tản riêng quy định từ trước, để chờ trực thăng Mỹ bốc đi. Ðầy nghẹt xe cộ và người bu đông trước Toà Ðại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, và tại Bến Bạch Ðằng cuối đường Tự Do, khu gần Bộ Tư lệnh Hải Quân QLVNCH.

Khu Thị Nghè gần Tân Cảng, đồ hộp thực phẩm đủ loại lấy ở các kho của Mỹ đổ bán đầy đường, rẻ mạt, người ta tranh nhau mua về tích trữ. Những khu có các chung cư người Hoa Kỳ di tản, người ta ùn ùn kéo nhau vào hôi đồ đạc tự do, trước sự chứng kiến của Cảnh sát.

Khoảng 10 giờ ngày 30-4-1975, Dương văn Minh tuyên cáo qua làn sóng Ðài phát thanh Saigon, ra lệnh cho binh sĩ buông súng thôi không chiến đấu nữa, đợi Cách mạng vào bàn giao.

Tôi rời Toà báo lái xe chạy sang Tổng cục, không thấy Trung tướng Trung, theo lời nhân viên văn phòng cho biết, Trung tướng được lệnh gọi sang họp bên dinh Tổng Thống.

Tôi lên xe chạy về đón vợ con tìm đường thoát xuống miền Tây, hoặc tìm tầu di tản. Bến Khánh Hội, bến Tân Cảng, không còn tầu. Ðường qua cầu Bến Lức đi miền Tây, đầy nghẹt xe hơi đủ loại đậu nối đuôi nhau dài hàng cây số. Ðường đi Vũng Tầu còn giao tranh nguy hiểm không đi được. Vô kế khả thi, Tôi đành chở vợ con vào trú tạm nhà người quen ở ngay khu bến xe Lục tỉnh, gần Viện Hoá Ðạo, sẵn sàng đón nhận tất cả những điều tồi tệ nhất sẽ đến với mình và vợ con mình.

Khoảng 4 giờ chiều 30-4-1975, không biết từ đâu về, bao nhiêu là đàn ông lực lưỡng nhào lên ngồi đầy trên tất cả các chiếc xe đò đi miền Tây, miền Ðông, nằm ụ tại đó từ những ngày bắt đầu giới nghiêm đến giờ, và yêu cầu các chủ xe chở họ đi miền Tây hoặc miền Ðông. Trong xe hết ghế, người ta ngồi đầy cả trên nóc xe. Hỏi ra mới biết là quân nhân thuộc Trung đoàn đóng ở cầu Bến Lức, đường đi Long An. Sau khi nghe lệnh Dương văn Minh yêu cầu buông súng đợi bàn giao cho Cộng sản, họ đã vứt bỏ quân trang vũ khí xuống sông, rời đơn vị đi tìm đường về quê quán với gia đình, chớ không đợi bàn giao cho Cộng sản như lệnh của ông Tướng phản bội chiến hữu, phản bội nhân dân miền Nam.

Cũng trong lúc đó, từ các ngõ hẻm, một số dân đi theo mấy anh Nhân dân Tự vệ mặc quần áo đen, cột mảnh băng vải đỏ nơi tay áo, lăm lăm cây súng, ùn ùn kéo nhau ra, trèo đại lên các xe GMC quân đội bỏ bên đường, lái đi hôi của tại các Kho hàng của Quân tiếp vụ QLVNCH ở phiá sau Chợ Cá Trần quốc Toản.

Một nhóm khác, gồm đôi ba Nhân dân tự vệ mặc quần áo đen, mang súng của VNCH cấp, cùng mươi lăm người dân lao động khác đeo nơi tay áo trái băng vải đỏ (những người Cách mạng 30 tháng 4), hô hoán kéo nhau ra Bình bông ngã 7, căng biểu ngữ và cờ nửa xanh nửa đỏ, có ngôi sao vàng ở giữa (cờ quân giải phóng miền Nam), đợi đón mừng giải phóng quân vào Thành phố.

Khoảng 5 giờ thì có 1 đoàn xe Molotova, chở mỗi xe chừng dăm bẩy anh Giải phóng quân, mặt non choẹt, xanh lét, búng ra sữa, dáng sợ sệt, ngồi bệt dưới sàn xe, tựa lưng vào nhau, tay ôm chặt khẩu AK của Cộng sản, quay mặt ngơ ngác nhìn lên các tầng lầu 2 bên phố mà đoàn xe chạy qua. Ðứng trên lầu cao nhìn xuống, thấy chẳng khác nào những con ếch ngồi trong đáy thùng thiếc mà người ta đem ra chợ bán vậy. Trông thật đáng tội nghiệp, chẳng thấy tý hào khí nào của những anh hùng giải phóng, kiêu hãnh như các anh Cán bộ Cộng sản Bắc Việt cả.


Big MINH (1) hàng, thế là xong,
Nghe lời tuyên cáo mà lòng nát tan.
Thất thần, cổ nghẹn, lệ tràn,
Tim rung loạn nhịp, thời gian đọng chìm.
Bàng hoàng như gẫy cánh chim,
Không gian đảo lộn, khó tìm lối ra.
Thôi rồi ! mất nước mất nhà,
Bao năm chiến đấu bôn ba ích gì?
Sóng lùa Dân chủ trôi đi,
Tự do biến mất còn chi cuộc đời.
Xuôi tay phó mặc ông Trời,
Chờ coi đảng cướp thị oai thế nào.
Xem bầy phản bội ra sao,
Vinh thân hay cũng phải vào ngục đen.
Cộng Hoà Chiến sĩ chẳng hèn,
Lột Quân trang phục vứt bên lề đường.
Tản đi khắp nẻo Quê hương,
Không hàng Việt Cộng, như phường Big MINH.

Saigon, Tháng 5-1975.

(1) Hoa kỳ thường gọi Dương văn Minh bằng Big MINH, để phân biệt với Thiếu tướng Trần văn Minh Tư lệnh Quân khu 1, sau này được thăng Trung tướng, đi làm Ðại sứ đại diện Việt Nam Cộng Hoà tại các nước thuộc Phi Châu.

NGUYỄN-HUY HÙNG

Cựu Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Phụ tá Tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến trước 30-4-1975,
Cựu tù nhân chính trị 13 năm lao đông khổ sai trong các trại tập trung cải tạo của Đảng Việt Cộng và Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghiã Việt Nam trên cả 3 miền đất nước Việt Nam sau ngày Quốc hận 30-4-1975.



Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcS_oLGvtE3Q4XYahlDy797aXLbaJNljuaiUlIwzmjo7fVHBsLKa


CHƠI VƠI GIỮA DÒNG SÓNG ÐỎ


Lúc mười giờ sáng 30-4-1975, qua làn sóng đài phát thanh Saigon, Dương văn Minh chính thức tuyên bố đầu hàng, dâng miền Nam Việt Nam cho Cộng sản Bắc Việt xâm lăng. Ðến tối, Trần văn Trà, tướng Việt cộng, Chủ tịch Ban Quân quản Saigon, ra thông cáo cũng đọc trên làn sóng đài phát thanh Saigon, buộc tất cả Quân nhân, Công chức thuộc Chế độ Saigon cũ phải đến nhiệm sở để trình diện kể từ ngày 1-5-1975. Ai không thuộc các đơn vị ở Saigon, phải đến trình diện tại Phường nơi gia đình đang cư ngụ hoặc tạm trú.

Ngày 1-5-1975, Ủy ban Quân quản Saigon tổ chức Mít-tinh mừng ngày Quốc tế Lao động và Thống nhất đất nước, rất lớn tại đường Thống Nhất trước dinh Ðộc Lập. Chắc chắn sẽ có nhiều người hiếu kỳ và bọn “Cách mạng 30 tháng 4” ra đường, nên Tôi quyết định không đi trình diện vào ngày đó. Hơn nữa, Vợ Con tôi cũng khuyên, trong lúc còn hỗn quân hỗn quan, tình hình chưa hoàn toàn ổn định không nên ra đường, e có thể gặp những kẻ xấu đón gió trở cờ, hại mình để lập công với quân Giải phóng thì thiệt thân.

Sau khi nghe lời thông cáo của Trần văn Trà, hai người con lớn của Tôi cưỡi xe đạp đi tìm gặp Hạ sĩ D., một nhân viên làm việc trong Văn phòng của Tôi, nhà cũng ở khu Bàn Cờ gần nơi gia đình tôi đang tạm trú, để tìm hiểu xem gia đình anh ấy có di tản không? Nếu anh ấy còn ở đó với gia đình, thì tìm hiểu xem anh ấy đã đi trình diện chưa? Hạ sĩ D. có nhà riêng 3 tầng ngay bên mặt lộ lớn, giữa trung khu Bàn Cờ. Các tầng lầu để ở, tầng trệt dưới cùng mở cửa hàng bán sách, dụng cụ cắm trại và các loại huy hiệu trang phục cho Hướng đạo sinh. Gia đình anh D. người miền Trung, thuộc dòng gốc theo đạo Thiên Chúa. Cha anh D. có nhiều liên hệ quen thân với các Linh mục đang trách nhiệm các cơ sở dòng tu và Nhà Thờ tại thị xã Vũng Tầu.

Nửa tiếng đồng hồ sau, các con Tôi trở về có anh D. đi theo. Thấy Tôi, anh em ôm nhau mừng rỡ. Vì cùng là Huynh trưởng Hướng đạo, nên xưa nay chúng tôi vẫn đối xử với nhau không theo cung cách cấp bậc Quân đội. Anh D. sửng sốt kêu :
“-Sao Anh không di tản đi?”.

Tôi trả lời cũng có tìm đường đấy, nhưng không gặp giây, đành chịu vậy biết làm sao bây giờ.

Trong những dịp tổ chức Trại huấn luyện Huynh trưởng Hướng đạo Quân đội, tại Long Thành hoặc Vũng Tầu hồi trước 30-4-1975, Tôi thường đưa Vợ và các Con đến dựng lều ở chơi trong Trại, nhờ thế các Con tôi và anh D. có nhiều cảm tình thân thiết với nhau. Hẳn là các Con tôi đã nói gì với anh D. trước, nên để trấn an tinh thần cho Tôi, anh ấy nói tiếp ngay :
“-Mồng hai, em mới đi trình diện. Em sẽ ghé lại đèo Anh cùng đi bằng Honda của em. Anh đừng lo. Mồng một, người ta tổ chức mít tinh lớn lắm, sẽ có đông người, Anh không nên ra đường.”

Anh D. cũng khoe rằng, một người thân của Cha anh ấy đi tập kết mới trở về có ghé thăm gia đình, cho biết là cứ yên tâm đi trình diện, làm thủ tục xong sẽ được tạm về chờ lệnh Nhà nước gọi đi học tập sau. Hạ sĩ quan, Binh sĩ như anh ấy, thì sẽ học tập 3 ngày tại địa phương. Còn Sĩ quan là những người quan trọng hơn lính, sẽ phải đi cải tạo một thời gian, rồi mới được trở về hội nhập vào xã hội mới Xã hội Chủ nghiã.

Sáng ngày 2-5-1975, anh D. đem Honda đến đón Tôi cùng đi trình diện, tại trụ sở Tổng cục Chiến tranh Chính trị, số 2 Ðại lộ Thống Nhất, Saigon. Trên dọc đường đi anh D. dặn Tôi, khi đến nơi hãy đứng ở ngoài cổng giữ xe, để anh ấy vào thăm thú xem tình hình ra sao. Nếu thấy thuận lợi không có gì nguy hiểm thì sẽ trở ra kêu Tôi vào. Còn ngược lại thì sẽ ra đưa Tôi về nhà tìm phương cách khác.

Văn phòng Tổng cục trưởng của Trung tướng Trung, được dùng làm nơi trình diện và hoàn tất các thủ tục khai báo. Anh D. vào được 5 phút thì quay ra khoá cổ xe Honda và rủ Tôi cùng vào.

Khoảng 20 Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ thuộc Tổng cục đã đến từ trước ngồi đầy các ghế, Tôi và anh D. ngồi vào 2 ghế còn trống trên hàng đầu.

Một Cán bộ Cộng sản, mặc bộ đồ Tác chiến xám mầu cứt ngựa, không thấy đeo cấp hiệu, ngồi nơi bàn làm việc của Tướng Trung, vẫy tay kêu từng người lên làm việc theo thứ tự tới trước sau. Sau này khi nhận được giấy chứng nhận đã trình diện do ông ấy ký, Tôi mới biết tên là Việt, cấp bậc thì không rõ vì không ghi trên giấy.

Tôi ngồi trên chiếc ghế ở hàng đầu, sát gần trước bàn giấy ông Việt đang ngồi, được một lúc thì thấy cánh cửa phiá thông qua phòng tùy viên bật mở. Một người cũng mặc đồ trận, vai đeo chiếc máy ảnh dã chiến loại nhà nghề, tay trái đeo một băng vải đỏ (cách mạng 30 tháng tư), bưng phích nước trà sâm bước ra để lên bàn.

Liếc nhìn thấy Tôi, người này ghé tai nói nhỏ điều gì với ông Việt, rồi đi trở vô trong. Một phút sau trở ra, để lên bàn trước mặt ông Việt một mẩu giấy nhỏ. Nhờ thế, Tôi nhận ra được người kia chính là anh Hạ sĩ quan chuyên viên chụp ảnh của Cục Tâm Lý Chiến, thường được chọn lựa cho đi theo ghi những hình ảnh phóng sự, hoạt động của Tổng thống Thiệu và các cấp Lãnh đạo lớn trong Chính phủ VNCH trước 30-4-1975.

Ông Việt liếc mắt đọc mảnh giấy xong, ghé sát tai anh ta nói nhỏ. Sau đó anh ta đi vào bên trong mất hút. Hai phút sau, có tiếng nói ở cuối Phòng, yêu cầu mọi người tạm sang phòng Họp kế bên chờ, Cán bộ cần làm việc riêng một lúc. Tôi đứng lên thì ông Việt nói :
“- Mời Ðại tá ngồi đó, tôi có chuyện hỏi riêng.”

Tôi giật mình, không biết chuyện gì sẽ xẩy ra, nhưng vẫn bình tĩnh ngồi xuống. Ðã rơi vào tay Cộng sản, thì trước sau rồi cũng chết có gì mà phải lo.

Chẳng có gì đặc biệt, ông ấy hỏi Cấp bậc, Chức vụ trong Tổng cục, lý lịch cá nhân, có mấy con, bây giờ Vợ Con đang ở đâu, quá khứ hoạt động trong chính quyền cũ, tên các cấp chỉ huy các cơ quan và đơn vị mình đã phục vụ, bây giờ họ ở đâu?… và sau cùng yêu cầu nộp súng cá nhân, y như đã làm đối với mọi người đã trình diện trước vậy thôi.

Khi Tôi nộp khẩu súng lục có ổ quay tròn và hộp đạn xong, ông ấy hỏi :
“- Không có dao găm à?”

Tôi trả lời Sĩ quan Quân đội chúng tôi đâu có được phát dao găm. Ông ta gật đầu rồi hỏi tiếp :
“- Ðại tá có biết bây giờ Trung tướng Trung đang ở đâu không?”

Tôi trả lời, hồi sáng sớm 30-4-1975, Tôi còn tiếp xúc với Trung tướng Trung qua điện thoại Văn phòng này, bây giờ thì không biết Tướng Trung ở đâu.

Sau khi hỏi cung Tôi xong, mọi người lại được mời trở lại chỗ ngồi như trước. Ông Việt yêu cầu một anh em nào đó đang có mặt trong Phòng phát biểu ý kiến. Anh D. xung phong nói :
“- Ăn cây nào thì phải rào cây nấy, sống dưới Chế độ miền Nam thì chúng em phải tuân hành luật lệ như mọi người, thi hành nghiã vụ quân sự vậy thôi. Bây giờ Cách mạng thành công, đất nước thống nhất dưới quyền của Cách mạng, thì chúng em chỉ muốn được tiếp tục sống như những người dân bình thường, tuân theo luật lệ của Nhà nước Cách mạng.”

Ông ấy gật đầu rồi chỉ tay vào Tôi hỏi :
“- Ðại tá có ý kiến gì không ?”

Tôi chậm rãi hỏi :
- Cán bộ có thể cho Tôi biết Cấp bậc của Cán bộ, để tiện xưng hô không?

Ông ta nói :
“- Ðối với chúng tôi cấp bậc không quan trọng, Ðại tá cứ gọi Cách Mạng là được rồi.”

Tôi bình tĩnh nói :
- Cách mạng và chúng tôi, mỗi bên đi theo một lý tưởng xây dựng kiến thiết Quốc gia khác nhau, nay chúng tôi thua, trở thành tù binh của Cách mạng, thì tùy quyền xét xử của Cách mạng. Làm gì thì chúng tôi cũng phải chịu. Chỉ xin một điều duy nhất, là Vợ Con của chúng tôi không liên hệ gì vào công việc làm của chúng tôi, cũng như bao nhiêu người dân sống ở miền Nam này vậy, xin hãy đại lượng cho họ được tiếp tục sinh sống như mọi người dân thường khác.

Ông ấy nói :
“- Cách mạng rất Ðại lượng và Công bằng, các anh cứ yên tâm đừng lo, tôi sẽ cấp giấy chứng nhận đã trình diện để các anh ra về thong thả, và ở nhà đợi lệnh Nhà nước sẽ gọi đi học tập cải tạo một thời gian, chắc chắn không lâu bằng thời gian đã phục vụ trong Chế độ cũ đâu.”

Và để trấn an mọi người, ông Việt với giọng ôn tồn thân thiện trịnh trọng nói thêm :
“- Tội ai làm nấy chịu, Vợ con không liên can gì, vẫn được cư xử công bằng như mọi người dân bình thường khác. Cách mạng không bao giờ nói sai đâu. Các anh cứ yên tâm.”

Sau khi nhận giấy đã trình diện xong, Tôi thở phào nhẹ nhõm, mừng vì có được thêm thời gian lo ổn định nơi ăn chốn ở cho Vợ Con, trước khi ly biệt nhau không hy vọng ngày trở lại. Anh D. vui mừng khoác tay. Tôi kéo đi vội ra cổng, làm như sợ người ta đổi ý kiến.

Tới cổng, trong khi anh D. mở khoá cổ xe Honda, Tôi ghếch ngồi lên nệm phía sau lưng anh ấy, người bộ đội gác cổng nhìn Tôi hất hàm hỏi:
“- Hộ lý của anh đấy à?”.

Anh D. nhanh miệng trả lời:
“- Không, anh này làm chung một chỗ với em, nhà ở gần nhau, nên cùng đi cho vui vậy thôi.”
đồng thời lẹ làng mở máy xe, thả ga vọt đi thật nhanh chở Tôi về căn nhà gia đình Tôi đang tạm trú.

Ðến chiều tối, anh D. đến mời cả gia đình Tôi, sang tạm trú tại nhà riêng của anh ấy cho được “bảo đảm” an ninh hơn. Vì nhờ ông thân sinh của anh ấy, có người thân thuộc hàng Cán bộ đi tập kết về, được xe hơi nhỏ của Nhà Nước chở tới nhà thăm gia đình, xóm giềng ai cũng thấy, nên Cán bộ địa phương và bọn “Cách mạng 30 tháng tư” không dám héo lảnh làm phiền.

Hồi cuối năm 1995 hay đầu 1996, Tôi không nhớ rõ ngày, nhân dịp về dự Trại Họp bạn Hướng đạo Việt Nam tại vùng Quận Orange Nam California, anh D. được Mục sư Nguyễn quang Minh, cũng là một Huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam trước kia, cho biết tin về Tôi. Anh D. đã gọi điện thoại hỏi xin địa chỉ, và nhờ bạn lái xe đưa đến tận nhà thăm Tôi và gia đình. Nhờ thế Tôi được biết gia đình anh D. cũng đã vượt biên sang Hoa Kỳ, và đang định cư tại Tiểu bang Texas.

Cái kỳ anh em chúng tôi phải trình diện Quân CSBV lần thứ nhất, tại nhiệm sở hồi đầu tháng 5-1975, không ai bị giam giữ ngay, ngoại trừ một thiểu số đặc biệt đã bị họ ghi tên trong sổ đen từ trước. Theo Tôi nghĩ, có lẽ một là vì chưa có lệnh của Hànội, hai là các đơn vị Cộng sản còn đang bận tiếp tục hành quân tiến chiếm các Tỉnh miền Tây chưa xong, nên chưa kịp thu xếp nơi giam cũng như không có người để canh giữ, hàng chục ngàn sĩ quan trong một lúc tại Saigon.

Trong thời gian được ở nhà chờ lệnh gọi đi trình diện học tập cải tạo, có một số Sĩ quan cao cấp (trong đó có Tôi) bị gọi riêng để thẩm vấn nhiều lần, tại mấy căn nhà trên con đường bên hông sau Toà Ðại sứ Anh quốc đường Thống Nhất (Tôi không nhớ tên đường). Họ hỏi về Tổ chức và nhiệm vụ của những Cơ quan Ðơn vị mình đã phục vụ, suốt từ khi nhập ngũ cho đến ngày 30-4-1975, tên các người chỉ huy mình... Sau suốt một ngày thẩm vấn, có người được ra về, có người bị giữ lại thấm vấn tiếp, rồi đưa đi đâu không ai biết.

Vào gần cuối tháng 5-1975, Ban Quân quản Saigon lại ra thông cáo buộc mọi người phải trình diện lần thứ 2, tại đường Trần Hoàng Quân, Chợ Lớn. Lần này, họ tịch thu thẻ căn cước dân sự, thẻ Sĩ quan, và cấp cho một mảnh giấy chứng nhận đã trình diện chờ ngày đi tập trung cải tạo.

Hôm ấy, Tướng, Tá, Úy Nam Nữ đến trình diện rất đông. Tôi gặp một số bạn quen biết tại Saigon, và rất nhiều người lạ từ các địa phương chạy về Saigon tá túc. Nét mặt ai nấy đăm chiêu ngại ngần, không dám vồn vã chào hỏi nhau như thường lệ. Ngoại trừ một thiểu số (cách mạng 30 tháng Tư) có vẻ mặt hoan hỉ, quan trọng, lạnh lùng, làm ngơ trước bạn bè cũ như chưa bao giờ quen biết nhau. Nhưng đến giữa tháng 6-1975, tới nơi trình diện tập trung cải tạo, Tôi lại gặp những người này cũng phải đi chung với chúng tôi.

Trong thời gian chưa bị đưa đi tập trung cải tạo, Tôi đã tiếp xúc với một số Huynh trưởng Hướng đạo Quân đội còn ở lại Saigon, tìm đường giây vượt biên nhiều lần nhưng không thành, đành chịu bó tay ngồi chờ sự bất hạnh chung với các chiến hữu khác.

Tới tháng 6-1975, mặc dù Trung Ương Ðảng CSVN tại Hànội chưa soạn xong các tài liệu nhồi sọ, cũng như chưa huấn luyện xong Cán bộ giảng huấn, mà vẫn phải ra lệnh tập trung, vì nhiều người tìm cách vượt biên. Ðồng thời cũng có những tổ chức Phục quốc hoạt động bí mật, ám sát Cán bộ Cộng sản xâm lược miền Nam Việt Nam, ngay trong thành phố Saigon Chợ Lớn.

Hạn chót phải đi trình diện tập trung là 15 tháng 6 năm 1975, nhằm ngày Ðoan Ngọ, 5 tháng 5 âm lịch năm Ất Mão. Năm người con lớn, dùng xe đạp chở và theo tiễn Tôi đến nơi trình diện. Chỉ còn 2 người con gái 13 và 10 tuổi ở lại nhà cùng Vợ tôi, trông nhà không đi.

Một toán Bộ đội giải phóng đặt súng liên thanh, làm nút chặn ngay tại Bùng binh ngã sáu đầu đường Minh Mạng, cách Ðại học xá Minh Mạng địa điểm trình diện khoảng mấy trăm thước. Cha Con chúng tôi phải chia tay nhau tại Bùng binh này.

Trong khi ôm hôn từ biệt, thấy nét mặt thơ ngây đôn hậu ngơ ngác của các Con, một nỗi buồn man mác xâm chiếm xé tim gan làm Tôi xúc động rưng rưng lệ. Không biết các Con của Tôi lúc đó có nghĩ rằng, đây có thể là lần chót Cha Con được nhìn thấy mặt nhau không? Hay chúng vẫn an tâm, đinh ninh hy vọng ở lời tuyên bố ngọt ngào trịnh trọng khoan hồng nhân đạo của Cách mạng, là 30 ngày sau, Cha Con, Vợ Chồng lại đoàn tụ bên nhau xây dựng cuộc sống mới.

Thật là giây phút não nuột nhất trong cuộc đời Tôi, không thể tìm ra lời nào tả được đầy đủ cái cảm giác xúc động đau đớn này.



Bánh tro Ðoan Ngọ vàng trong,
Anh hùng thất thế đành lòng nộp thân.
Vợ con lo lắng tiễn chân,
Hoang mang, ngơ ngác, tần ngần lệ rơi.
Tháng Tư đại nạn đổi đời,
Vì Dân nay phải vào nơi đọa đầy.
Tự do giã biệt từ đây,
“Chim lồng cá chậu” biết ngày nào ra.
Chơi vơi đâu chỉ riêng Ta,
Toàn dân Nam Việt lệ nhòa đau thương.
Kiêu binh Cộng sản đầy đường,
Bợ thời phản bội khối phường tiểu nhân.
Từng quen luồn cúi kiếm danh,
Nhiễu nhương lật lọng ôm chân kẻ thù.
Bọn thì đội lốt nhà Tu,
Xúi người khác đạo gây thù hại nhau.
Con buôn chính trị hoạt đầu,
Vội mang băng đỏ dép râu làm hề.
Lăng xăng mừng Cách mạng về,
Tung tăng bợ đỡ làm thuê không tiền.
Du côn, đứng bến, nằm hiên,
Bỗng dưng đời đổi, nắm quyền trị dân.
Cướp đường, trộm chợ, phu khuân,
Hóa thành Cách mạng, áo quần bảnh bao.
Ủy ban Quân quản ra vào,
Tiền hô hậu ủng, Cờ sao đỏ đường.
Ðổi đời rối loạn Âm Dương,
Ðảng đoàn, chồn cú, ma vương hoành hành.
Khắp nơi xú uế hôi tanh,
Còn đâu không khí trong lành Tự do.
Sài - gòn đổi ra Thành Hồ,
Mặc tình bè lũ Tam Vô hại đời.

NGUYỄN-HUY HÙNG


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcSjN5g3XhFhGq0q5FpllrkmaG5UPfdS-S3JTIJy7jKUAAeF3l0t
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeMon Apr 14, 2014 9:16 pm


Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4 năm 1975


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH JoanBaez

Nguyễn Việt Nữ (Danlambao) - Cộng Sản không thể thắng chiến tranh Việt Nam dễ dàng nếu không có phong trào phản chiến Mỹ ồ ạt biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ Lyndon B. Johnson và Richard Nixon rút quân về nước.

Phong trào phản chiến Mỹ thời ấy có hai nữ ca-nghệ-sĩ gạo cội nổi tiếng là Joan Baez và Jane Fonda. Nhưng bà Baez sau nầy hối hận, trực tiếp có hành động chuộc lỗi, còn Jane Fonda thì không bao giờ.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Tdlbao

Chúng tôi còn ở lại 4 năm trên “Thiên đường Cộng Sản”, đến năm 1979 mới tuông ra biển thành thuyền nhân trôi đến đảo Air Raya, một hoang đảo trong số từ 17.508 đến 18.306 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quốc gia Nam Dương (Indonesia) nằm dài ở miền Nam Thái Bình Dương. Nhưng dần dần có sự hiện diện của trên 14, 000 người vượt biển tị nạn Cộng sản tới hoang đảo nầy.

Nơi đây chúng tôi được gặp ca sĩ phản chiến hồi tâm Joan Baez, bà dấn thân tìm tới nơi xa xôi bởi ngạc nhiên vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu để ra đi? Nên bà đích thân đi “điều tra” tìm sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v.

Năm 2013, nhân ngày lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, chúng tôi có viết bài nhắc chuyện tị nạn Cộng Sản năm 1979: “Nhớ Air Raya, Hoang đảo cứu người và Joan Baez”.

(Trích)

Nữ ca sĩ phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam Joan Baez đã tới Air Raya, và tôi đã gặp nàng ở đảo nầy.

Joan Baez họp các người tị nạn lại, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do. Chúng tôi nhận chồng đơn và lo dịch cho nữ “Điều tra viên” phản chiến hiểu. Một đơn trong đó kể rằng: Cấp bực của họ bị kêu đi trình diện “học tập cải tạo chỉ 10 ngày, chuẩn bị lương thực đủ cho thời gian đó.”

Vậy mà 1 tháng, 1 năm, rồi 3 năm vẫn không thả ra, nên một nhóm nóng lòng lo cho vợ con ở nhà, nên trốn trại, nhưng bị bắt lại rồi đưa ra “Tòa án nhân dân” - tức những bạn cùng tù - xét xử. Đơn anh A kể: “Tôi ở trong đám “nhân dân” nhưng vì còn đấu tố, chưa biểu quyết, mà tôi mắc tiểu nên ra khỏi phòng “tòa”, đi vòng sau hè, thấy một quan tài gổ đóng sơ sài để sẳn. Đấy, “Tòa án nhân dân” của XHCNVN trong hòa bình: kết án tử hình trước khi xử! v.v. nên tôi phải bỏ trốn khỏi thiên đường Cộng sản.”

Ở các trại tị nạn khác hẳn bà cũng nhận được những sự thật tàn bạo khác như trong thư tố cáo.

Trở lại Hoa Thịnh Đốn, Joan Baez làm hai việc thiết thực:

I. Kêu gọi những “đồng chí” phản chiến cũ cùng ký tên trên một thư gởi cho nhà nước XHCNVN, bài còn đăng trên tờ Nữu ước Thời báo (The New York Times) số ra ngày 1/5/1979 (Có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh, tên để bên tay mặt văn thư gởi nhà cầm quyền CSVN.)

Phản Chiến Mỹ viết về ngày 30 tháng 4, 1975:

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Tdlbao

Open letter to the Socialist Republic of Vietnam


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Tdlbao

Joan Baez

Four years ago, the United States ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time for grieving. With tragic irony, the cruelty, violence and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime.

Thousands of innocent Vietnamese, many whose only "crimes" are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress achieved in many areas of Vietnamese society.

Your government slated in February 1977 that some 50,000 people were then incarcerated. Journalists, independent observers and refugees estimate the current number of political prisoners between 150,000 and 200,000. Whatever the exact figure, the facts form a grim mosaic. Verified reports have appeared in the press around the globe, from Le Monde and The Observer to the Washington Post and Newsweek

We have heard the horror stories from the people of Vietnam from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhist priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the NLF. The jails are overflowing with thousands upon thousands of "detainees." People disappear and never return. People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in "connex" boxes. People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet. For many, life is hell and death is prayed for.

Many victims are men, women and children who supported and fought for the causes of reunification and selfdetermination; those who as pacifists, members of religious groups, or on moral and philosophic grounds opposed the authoritarian policies of Thieu and Ky; artists and intellectuals whose commitment to creative expression is anathema to the totalitarian policies of your government.

Requests by Amnesty International and others for impartial investigations of prison conditions remain unanswered. Families who inquire about husbands, wives, daughters or sons are ignored. It was an abiding commitment to fundamental principles of human dignity, freedom and selfdetermination that motivated so many Americans to oppose the government of South Vietnam and our country's participation in the war.

It is that same commitment that compels us to speak out against your brutal disregard of human rights. As in the 60s, we raise our voices now so that your people may live. raise our voices now so that your people may live. We appeal to you to end the imprisonment and torture-to allow an international team of neutral observers to inspect your prisons and re-education centers. We urge you to follow the tenets of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant for Civil and Political Rights which, as a member of the United Nations, your country is pledged to uphold. We urge you to reaffirm your stated commitment to the basic principles of freedom and human dignity... to establish real peace in Vietnam.

Joan Baez President,

Humanitas/International Human Rights Committee

CO-SIGNERS

Ansel Adams
Edward Asner
Albert V. Baez
Joan c. Baez
Peter S. Beagle
Hugo Adam Bedau
Barton J. Bernstein
Daniel Berrigan
Robert Bly
Ken Botto
Kay Boyle
John Brodie
Edmund G. "Pat" Brown
Yvonne Braithwaite Burke
Henry B. Burnette, Jr.
Herb Caen
David Carliner
Cesar Chavez
Richard Pierre Claude
Bert Coffey
Norman Cousins
E. L. Doctorow
Benjamin Dreyfus
Ecumenical Peace Institute Staff
MiIni Farina
Lawrence Ferlinghetti
Douglas A. Fraser
Dr. Lawrence Zelic Freedman
Joe Fury
Allen Ginsberg
Herbert Gold
David B. Goodstein
Sanford Gottlieb
Richard J. Guggenhime
Denis Goulet, Sr.
Bill Graham
Lee Grant
Peter Grosslight
Thomas J. Gumbleton
Terence Hallinan
Francis Heisler
Nat Hentoff
Rev. T. M. Hesburgh, C.J.C.
John T. Hitchcock
Art Hoppe
Dr. Irving L. Horowitz
Henry S. Kaplan, M.D.
R. Scott Kennedy
Roy C. Kepler
Seymour S. Kety
Peter Klotz-Chamberlin
Jeri Laber
Norman Lear
Philip R. Lee, M.D.
Alice Lynd
Staughton Lynd
Bradford Lyttle
Frank Mankiewicz
Bob T. Martin
James A. Michener
Marc Miller
Edward A. Morris
Mike Nichols
Peter Orlovsky
Michael R. Peevey
Michael R. Peevey
Geoffrey Cobb Ryan
Ginetta Sagan
Leonard Sagan, M.D.
Charles M. Schultz
Ernest L. Scott
Jack Sheinkman
Jerome J. Shestack
Gary Snyder
I. F. Stone
Rose Styron
William Styron
Lily Tomlin
Peter H. Voulkos
Grace Kennan Warnecke
Lina Wertmuller
Morris L. West
Dr. Jerome P. Wiesner
Jamie Wyeth
Peter Yarrow
Charles W. Yost

Dịch nguyên văn như sau:


"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.

Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.

Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.

Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.

- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn "tù nhân".
- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex
- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.

Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.

Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ.

Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.

Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam

Ký tên: Joan Baez"

Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof.v.v.. (Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bật).

II. Chuyện thứ hai: kêu gọi chính phủ Mỹ nhận người tị nạn nhập cư.


Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng thơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại – nguyên là sinh viên rất chống Cộng thời VNCH - kêu gọi Jimmy Carter phải nhận cho người tị nạn Đông Dương vào Mỹ.

Kéo dài tới thời Tổng Thống Ronald Reagan là chương trình ODP, cho đở vượt biên chết người, vì theo Cao Ủy Tị Nạn LHQ, số chết do vượt biển lên đến gần nủa triệu người! Bao nhiêu đó đủ nói lên tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam trong “hòa bình”; chưa kể tội lừa người đi tù cải tạo mà Mỹ phải có chương trình H.O cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Vì vậy mà chúng tôi nhớ Air Raya, một hoang đảo cứu người và ca sĩ Joan Baez bởi nhờ bà mà thêm chính sách cứu người hẳn hòi từ tòa Bạch Ốc!

Ngày Lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã kết tội bà đào Jane Fonda - Jane Hanoi là Phản Quốc (Traitor) lâu rồi.” (Hết trích)

III. Phản chiến Việt Nam chống Nguyễn Văn Thiệu nhưng vinh danh tự do thời TT Thiệu và tố cáo tội ác Cộng Sản.


Đoàn Văn Toại nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon từng biểu tình đòi hủy bỏ bầu cử Tổng Thống Thiệu và đốt xe Mỹ. Nên bị tù thời Thiệu, nhưng rồi cũng bị tù thời “giải phóng”. Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag)

Đoàn Văn Toại viết:
(Trích)

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.

Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?

Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.

Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ... (...)

Ngày 22 tháng 6 năm 1975 tức là chưa đầy hai tháng sau ngày 30 tháng 4, Đoàn Văn Toại đang thích thú nghe 100 nhạc sĩ của đoàn Nghệ thuật hòa tấu Quốc Gia từ Hà Nội trình diễn tại Nhà Hát Lớn (Grand Theater) TP HCM. Khi màn hòa tấu nhạc Beethoven vừa chấm dứt, sắp tiếp qua mục kế, thì có 4 người đồng phục bộ đội trẻ, cở 18 tuổi là nhiều nhất, ra hiệu dẫn Toại rời hàng ghế ngồi, đi ra hành lang, một người hỏi, giọng miền Bắc: “Anh có phải là Toại?’; Đáp: “Phải. Nhưng tại sao? Có chuyện gì vậy?” Tức thì một người lùi lại để lấy trớn mà nhào tới tán vào má anh thật mạnh, xong họ lôi anh nhanh lên tầng hai mà chưa đầy 5 năm trước Chủ Tịch Sinh Viên Đoàn Văn Toại đã từng gắp gáp lên đây y như vậy để đòi trả tự do cho các bạn sinh viên đang bị bắt, đòi Quốc Hội bãi bỏ bầu cử Tổng Thống năm 1971, và viết telegram cho Richard Nixon! Phải nhờ tác giả Đoàn Văn Toại ghi rõ “trước đây Nhà Hát Lớn là tòa nhà Quốc Hội của miền Nam” chúng tôi mới biết vũ trụ thênh thang nhưng chật hẹp nầy!

Tọai tưởng họ lầm với Ngô Vương Tọai, một sinh viên mà chế độ biết là tay chân của Thiệu, tức “tay sai” Mỹ, đến độ bị Mặt trận lên án tử hình, năm 1966 còn tìm cách ám sát Ngô Vương Tọai, nhưng vết thương đâm vào bao tử, suýt tưởng chết. Sau nầy Vương Tọai làm việc cho bộ Thông Tin chính phủ.

Vậy là chắn chắn mấy anh bộ đội con nầy lầm, vì ở miền Bắc vô, khi giải lên trên thì ai không biết Đoàn Văn Toại Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigon trước sau đều chống Nguyễn Văn Thiệu, và còn một lô bạn bè như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy v.v... nữa chi?

Chỉ “lầm” thôi mà công thần Đoàn Văn Toại bị bắt oan từ ngày 22-6-1975, chờ gặp cấp trên để giải oan nhưng bị đày đọa qua nhiều nhà tù, không hề gặp một bóng nào để giải quyết, trừ chủ ngục chỉ biết đánh chết người! Khi được cho ra là ngày 2-11-1977, hai năm rưỡi không hề được xét xữ. Còn Hùynh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy thì yên ổn làm quan lớn với XHCN.

Toại viết rằng mất 863 ngày tù, chỉ mặc một cái quần từ khi vô cho đến lúc ra, ống quần rách từ dưới lên đến đầu gối, còn đáy quần vì phải ngồi nên lũng nhiều lỗ, chỉ vá chùm vá đụp vậy thôi. Toại kể cơm tù TP HCM chỉ toàn là cát, phải bỏ tất cả chén cơm vào ly nước để cát lóng xuống, vớt những hột cơm ít ỏi nổi lên mà nhai từ từ cho thấm mùi gạo mà no bụng chứ không dám nuốt, vì nó tuột xuống lẹ quá, mau đói!

Khi đó Toại mới nhớ những ngày tù thời Thiệu. Chao ôi, hoàn toàn trái ngược, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ, là cơm tù không đủ “tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thì thay đổi liền liền; sự rộng rải của phòng giam Sàigon bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Toại vẽ tên mình lên tường nên biết rõ. (Đoàn Văn Toại ghi sanh năm là 1946, không biết tử vi có cung gì mà cũng vào phòng số 5 một mình, thì ai biểu 5 năm sau trở lại còn thấy tên mình, thấy tù Thiệu rộng quá, còn tù Tp Hồ Chí Minh nghẹt thở! Nhà tù Cảnh Sát quận Nhất cũng vậy; không hiểu Đoàn Văn Toại có đẻ ra óc tưởng tượng không vậy? Sao có sự trùng hợp ly kỳ vậy?

Đoàn Văn Toại viết: Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.

Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi. (Hết trích)

Đoàn Văn Toại và Ngô Vương Toại


Ngô Vương Toại sanh 1947 ở Thanh Hóa, nên kinh nghiệm nhiều về Cộng Sản. Nhà báo Ngô Vương Toại vừa từ trần ở Mỹ ngày 3 tháng 4 năm 2014.

Số sau xin tiếp chi tiết thành tích dựng cờ Vàng tại Hoa Thịnh Đốn năm 1976 trong đó có Nhà báo Ngô Vương Toại.

Còn Đoàn Văn Toại sanh 1946 ở miền Nam nên như ông ta tự thú, là rất ngây thơ về Cộng Sản; bây giờ dù hối hận muộn màng, nhưng đây là lịch sử cho thế hệ trẻ thấy sự thật của hai chế độ, mà sự tàn ác của CS bắt người không xét xử hay xử nhưng bản án hay quan tài đã định trước như Joan Baez có bằng chứng trong tay từ năm 1979 đến nay vẫn chưa thay đổi!

Phản chiến Mỹ cả Việt đều là đồng chí của CS nhưng đều sớm “tuyên án” Cộng Sản dã man như nhau, bằng văn bảng sách báo như nhau.

Hôm nay mùa Quốc Hận thứ 39, xin thành kính tưởng niệm những linh hồn Việt lẫn Mỹ đã hi sinh vì lý tưởng tự do. Thành kính cầu siêu cho những linh hồn đã chìm sâu dưới đáy biển như một tai nạn khủng khiếp xảy ra trên đảo Air Raya, như một đảo nhỏ cấp xả.

Lên đảo được chừng ba tháng, một hôm các tàu chở người đi đảo Quận mới có chợ để mua sắm tùy nhu cầu. Khi tàu qua một eo biển bị gió quật, vài tàu chìm, cả trăm người bị chết trôi mất xác. Có một anh đi với vợ con, khi bị nạn, anh nhảy xuống biển cứu được cả vợ lẫn con, còn anh chồng vì mệt quá nên hết lội nổi, kiệt sức phải chết chìm trước khi có tàu đến cứu!

Sau nầy mới biết anh là vô địch bơi lội của VNCH, nguyên là Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Sàigon nên bị đi tù cải tạo, rồi đi vượt biên, lên bờ rồi, chỉ chờ đi định cư thì lại chết; và vợ con không biết lội thì lại sống, vô địch bơi lội mà chết!

Người vắn số đó tên Chiêm Thành Kỷ, khi nghe bài của nhạc sĩ Trường Hải, MƯA TRÊN ĐẢO AIR RAYA nhớ chú ý mộ bia có tên ấy để thấy con đường vượt biên vô cùng nguy nan và cảm thương nỗi lòng người xa xứ.





15/4/2014
Nguyễn Việt Nữ
danlambaovn.blogspot.com
.
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 9:09 am


NHỚ AIR RAYA, HOANG ĐẢO CỨU NGƯỜI VÀ JOAN BAEZ


Nguyễn Việt Nữ


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Island

Air Raya là một hoang đảo trong số từ 17.508  đến 18.306 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quốc gia Nam Dương (Indonesia) nằm dài ở miền Nam Thái Bình Dương.

Nhưng dần dần có sự hiện diện của trên 14, 000 người vượt biển tị nạn Cộng sản, hoang đảo nầy trở nên trù phú như một thị xã có đầy đủ những phương tiện phục vụ cho những sinh hoạt của một xã hội khá văn minh.

Chẳng hạn Bệnh Xá Air Raya bằng tranh đơn sơ, gồm ba gian chia làm: phòng khám bệnh, phòng đợi, phòng thuốc, phòng sanh, phòng sản phụ…

Các Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá của Bệnh Xá Air Raya, nơi phục vụ khoảng 14.000 thuyền nhân tị nạn Cộng sản may mắn còn sống sót trôi tới Indonesia năm 1979.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Air+Raya

Kim Anh Nguyễn Việt Nữ là người đứng ló mặt ở hàng thứ hai và Soeur Fransisca mặc áo đen đứng hàng thứ nhất.
Bài khác sẽ kể chuyện rất đặc biệt về dì phước nầy.

Ở đây chúng tôi xin dành để kể tại sao hoang đảo lại cứu người?

Tại sao hoang đảo nầy lại có tên nữ ca sĩ Mỹ chống chiến tranh Việt Nam nổi tiếng là Joan Baez?                            

                     

Vượt biên mà gặp tàu hư, rời bến ở tỉnh Mỹ Tho chừng nửa ngày là tài công ra lệnh phải đổ cả lu nước ngọt và thức ăn xuống biển cho tàu nhẹ bớt mới chạy nổi! Chúng tôi còn mấy thùng cũ sắn ăn cho đở khát cũng phải hi sinh...

Sau nầy mới biết có nhiều gia đình ở Việt Nam đã khóc ngất tưởng thân nhân họ đã nằm yên dưới đáy biển sâu rồi, bởi những vật dụng thả xuống mấy ngày trước lại cắc cớ… trôi về quê hương!

Mà như một điềm gỡ thật sự, chiếc tàu chúng tôi từ đó không còn nước uống mà chỉ còn máu, nước mắt và mồ hôi! Thả trôi theo sóng nước, mong tới Mã Lai là gần nhất, chúng tôi căn quần áo vẽ chữ S.O.S xin bất cứ tàu nào tới tiếp cứu, thấy bóng chiếc nào xa xa, chúng tôi mừng rỡ, khi hiện rõ dần, chúng tôi quơ bản SOS và hét khan cả cổ, nhưng chúng lạnh lùng bỏ qua! Cả chục lần như thế, nắng biển cháy da, mồ hôi đẩm ướt càng khiến cơ thể khô héo.

Cuối cùng, một chiếc tàu quay mũi tiến gần chúng tôi, sợ nó lại bỏ chạy như các lần trước, chúng tôi vừa hét to hơn vừa nhảy lên phất cờ trắng SOS, suýt lật tàu. Và quả thật chúng tôi không còn cô đơn nữa, mừng rõ, im tiếng vì đã được chiếu cố. Tràn trề hi vọng.
 
Khi mũi tàu tốt bụng đến sát chúng tôi, chính tôi — Nguyễn Việt Nữ - được chủ tàu cử nhảy qua trước để trình bày xin nước uống gắp. Vừa nhảy sang, tôi giựt mình vì gặp những người đàn ông trung niên, nhưng phần đông chưa quá 20 tuổi mặt thoa sáp trắng như hung thần chờ trình diễn cải lương!

Tôi vội nhảy trở lại tàu mình thì họ cũng nhảy theo và ràng lòi tói vào cột tàu chúng tôi. Có tiếng hét hoảng sợ: “Tàu cướp! Tàu cướp!”

Thì ra chúng tôi đã trôi lọt vào vùng biển Thái Lan để gặp hải tặc. Từ đó máu đã đổ trên tàu giữa những người đàn ông tị nạn quyết bảo vệ vợ con họ khi bị bọn cướp bắt qua tàu chúng; còn rủi bị thương, giặc cướp phóng những chiến sĩ nầy xuống biển làm mồi cho cá mập. Tiếng rên siết trên tàu rền rĩ cho đến khi tự bọn cướp tháo lòi tói bỏ chạy vì thấy bóng tàu tuần biển ló dạng xa xa.

Hoàn hồn, chúng tôi nhìn quanh mới thấy nhiều vũng máu trên tàu mình để tự rút một bài học: Các bà vì chưng diện đẹp nên hấp dẫn bọn cướp, nên bị tan nát đời hoa. Riêng chúng tôi, nhờ bạn bè đi các chuyến trước cho tin: càng ăn vận lam lũ xấu xa càng tốt. Nhờ vậy mà may mắn thoát nạn.

 Cướp đi nhưng khi tàu tuần biến mất, chúng  quay đầu trở lại. Rồi máu lại đổ. Cứ thế tất cả 3 lần. Sau nầy còn nghe có tàu bị tới 10 lần! Cuộc đời là vậy, mình khổ còn có người khổ hơn!

Khi đến Mã Lai.
Tưởng hết nạn, nhưng không. Vì những người đến trước mấy năm nay phá nền kinh tế của họ, vật giá trở thành đắt đỏ nên chính phủ cho Hải quân kéo tàu chúng tôi ra khơi đánh đập để tin truyền đi, đừng ai đến xứ họ nữa.

Đã vậy còn sợ chúng tôi lì lợm quay trở lại, nên  Hải quân Mã Lai còn lấy địa bàn để không thể  biết phương hướng, trôi đi đâu mặc xác! Thuyền nhân chúng tôi cứ như cái trứng trôi trên đại dương theo sóng nước, đói, khát! Đã có 3 người chết!

 Rồi còn gặp bão biển nữa.  Cho nên dưới bức ảnh nhân viên Bệnh Xá Air Raya, chúng tôi ghi phục vụ cho “14.000 thuyền nhân tị nạn Cộng sản may mắn còn sống sót trôi tới Indonesia” là vì số chúng tôi chắc còn sống lâu lắm mới được bước tới hoang đảo nầy.


Ngủ với người chết. Lúc đầu thổ dân Indonesian cầm chỉa trên bờ gầm gừ tưởng tới cướp đảo của họ, sau thấy quá nhiều người mệt lã nằm liệt xuôi cò, họ bớt sợ mới cho lên bờ. Thì ra “nhờ” đói mà được sống!

Đêm đầu ngủ ở nghĩa địa tên Letung. Phải kê đầu bằng đá mộ bia. Tuy sợ rắn, rít cắn, nhưng đói lã rồi, phải thiếp… giấc nồng! Sáng hôm sau được dời đi vào sâu trong rừng mới có chỗ cất chòi. Ba tháng đầu chẳng ai biết chúng tôi ở đây, phải tự lên rừng đốn cây, chặt lá làm nhà sàn; tự lo câu cá, lượm dừa rụng uống nước, ăn cái. Kế hỏi mua dừa, chuối, măng cục của thổ dân. Họ được tiền, thích lắm nên hay mang tới bán. Của ít, người đông nên tranh nhau mua cho bằng được, nên một buồng chuối từ 10 Rupiath rồi lên 100, 1000, 100000… Người dân địa phương Indonesian từ từ không thể sống nổi trên chính quê hương của họ.

Lúc nầy chúng tôi mới hiểu tại sao Hải quân Mã Lai vô nhân đạo với “Boat People”. Phải đặt chân mình vào giày người khác mới hiểu để hết oán hận nhau!

Vì thời gian nầy Cộng sản đuổi người Hoa ra biển, gia đình họ hoặc có người chết chìm, hoặc bị hải tặc bắt đi, nên mỗi chiều, tiếng tụng kinh cầu siêu, cầu an vang rền ảm đạm thê lương trùm phủ đảo Air Raya…

Lập một đảo quốc tị nạn.
Sau đó có đông tàu tới, Ủy Hội Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc khám phá thấy mới được tiếp tế  6 tháng một lần, vì phải chở bằng tàu đại dương. Cho nên chúng tôi phải cử người làm “Chúa đảo”, lập ban lo cất nhà kho chứa lương thực để phát cho dân hàng tháng, lập ban an ninh; ban xử kiện ra luật lệ (như bắt được  kẻ trộm lương thực, còn có khi người Indo trộm của, mò gái, rắn cắn v.v  thì chòi của nạn nhân đánh phèn la báo động rồi mọi nhà cùng “trổi nhạc” lên để chạy tới cứu v.v); lập ban cầu đường… (Cầu tàu, đường rừng).

Mà lo đường rừng thật sự, vì phải băng rừng lên ngọn núi cao đặt ống tre dẫn nước xuống chân núi cho dân uống. Chứ 14.000 người cùng tắm, giặt và…ị trên một dòng suối, chẳng lẽ cũng uống bằng nước “bổ” ấy?

Còn lo xây cầu tàu vì Air Raya là một đảo nhỏ như cấp Xã, không có chợ, bệnh viện, trường học v.v.. của chính quyền Indo, nên mỗi ngày có nhiều tàu chở người đi đảo Quận, vì vậy  cần nhiều cầu tàu. Còn  trước đây không ai tới, khi chúng tôi mới tới, phải đội hành lý lội xuống biển mà vào bờ. Ai không biết lội thì người nhà cổng! Đã đói mà còn “lao động  là vinh quang” ra vào như con thoi nhiều chuyến như vậy mới đưa hết “tài sản” như son, chảo lên bờ.


Ở được chừng ba tháng, một hôm các tàu chở người đi đảo Quận, qua một eo biển bị gió quật, vài tàu chìm, cả trăm người bị chết trôi mất xác. Có một anh đi với vợ con, khi bị nạn, anh nhảy xuống biển cứu được cả vợ lẫn con, còn anh chồng vì mệt quá nên hết lội nổi, kiệt sức phải chết chìm trước khi có tàu đến cứu!

Sau nầy mới biết anh là vô địch bơi lội của VNCH, nguyên là Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Sàigon nên bị đi tù cải tạo, rồi đi vượt biên, lên bờ rồi, chỉ chờ đi định cư thì lại chết; và vợ con không biết lội thì lại sống, vô địch bơi lội mà chết!

Người vắn số đó tên Chiêm Thành Kỷ, khi nghe bài của nhạc sĩ Trường Hải, MƯA TRÊN ĐẢO AIR RAYA nhớ chú ý mộ bia có tên ấy để tin con người sống, chết có số, hầu tự an ủi khi gặp hoàn cảnh hiểm nghèo!


Những thành viên trên đảo quốc tị nạn Air Raya cũng như các đảo khác đều làm việc tự nguyện không lương. Chứ chính phủ đâu mà trả lương? Riêng Kim Anh Nguyễn Việt Nữ còn “được” làm 2, 3 jobs: Y tế, Tư pháp, Sổ khai sinh, khai tử.. Kể lại như vậy để nhớ ơn Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, tuy bị Việt Cộng phá hoại đất nước nhưng Nguyễn Việt Nữ và bạn bè vẫn được học mở mang đủ kiến thức mà không ngờ lúc ở đảo vẫn còn dùng được! Trái ngược với lối giáo dục chỉ lo cho giai cấp “Vô sản” và dồn hết vào chiến tranh của Hồ Chí Minh.

Sơ qua cảnh sống kiểu Robinson Crusoé ấy và xin bấm vào hàng chữ đỏ để nghe bản nhạc diễn đạt tâm tình người ly hương “Mưa Trên Đảo Air Raya” của nhạc sĩ Trường Hải. Do cuộc đổi đời ông trở thành thằng của Cộng sản mà ta hiểu rõ “Số mạng” và  câu “Lên voi xuống chó” và là thế nào? Như ông Đốc sự Chiêm Thành Kỷ, nhiều người tới được Air Raya rồi nhưng cũng bị nhiều cái chết không ngờ. Dân địa phương cho biết ở đây còn gọi là Đảo Rắn. Rắn dưới suối trường lên bờ, lên cây, rồi rơi lộp độp xuống nóc chòi tranh cất giữa 4 cây rừng! Làm gan nằm yên thì chúng trường lên mình rồi chạy trốn; còn đập thì chúng quay lại cắn, nếu nhằm rắn độc thì tiêu đời!

Có người được danh sách mai lên tàu đi Galang để qua Singapore bay đi định cư. Mừng quá nên chiều nay nằm dưới gốc dừa hứng gió biển—Indo rừng dừa nhiều lắm—nhưng bị dừa khô rụng bể bọng đái. Phải võng lên tàu qua đảo KuKu có bệnh xá lớn hơn để cấp cứu, nhưng người xấu số nầy không còn trở lại Air Raya để cùng gia đình đi hưởng tự do!  Và còn nhiều cái chết vì lý do khác nữa.

Cũng xin kể thêm, đảo láng giềng KuKu là đảo mà Bộ trương Tư pháp Trương Như Tảng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cuối cùng cũng là một thuyền nhân tị nạn Cộng sản trôi được đến đảo nầy!

Tại sao có Joan Baez khi nói về Air Raya?
Có lẽ đây là điều độc giả muốn biết nhất. Hoang đảo Air Raya còn thêm  “nhiệm vụ”  cứu người ở khía cạnh khác nữa: Nữ ca sĩ phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam Joan Baez đã tới Air Raya, và tôi đã gặp nàng ở đảo nầy.


Joan Baez bỏ công đi tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v. xem vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu  để ra đi?

Tới Air Raya, Joan Baez họp các người tị nạn lại, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do. Chúng tôi nhận chồng đơn và lo dịch cho nữ “Điều tra viên” phản chiến hiểu. Một đơn trong đó kể rằng: Cấp bực của họ bị kêu đi trình diện “học tập cải tạo chỉ 10 ngày, chuẩn bị lương thực đủ cho thời gian đó.”

Vậy mà 1 tháng, 1 năm, rồi 3 năm vẫn không thả ra, nên một nhóm nóng lòng lo cho vợ con ở nhà, nên trốn trại, nhưng bị bắt lại rồi đưa ra “Tòa án nhân dân” –tức những bạn cùng tù--xét xử.  Đơn anh A kể: “Tôi ở trong đám “nhân dân” nhưng vì còn đấu tố, chưa biểu quyết, mà tôi  mắc tiểu nên ra khỏi phòng “tòa”, đi vòng sau hè, thấy một quan tài gổ đóng sơ sài để sẳn. Đấy, “Tòa án nhân dân” của XHCNVN trong hòa bình: kết  án tử hình trước khi xử! v.v. nên tôi phải bỏ trốn khỏi thiên đường Cộng sản.”

Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng thơ từ các trại tị nạn  về Hoa Thịnh Đốn, khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm  người vượt biển. (Sau nầy tới Mỹ chúng tôi mới biết) Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như  Đại Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại –nguyên là sinh viên rất chống Cộng thời VNCH--kêu gào Jimmy Carter phải nhận cho người tị nạn Đông Dương vào Mỹ.

Kéo dài tới thời Tổng Thống Ronald Reagan là chương trình ODP, cho đở vượt biên chết người, vì theo Cao Ủy Tị Nạn LHQ, số chết do vượt biển lên đến gần nủa triệu người! Bao nhiêu đó đủ nói lên tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam trong “hòa bình”; chưa kể tội lừa người đi tù  cải tạo mà Mỹ phải có chương trình H.O cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Vì vậy mà chúng tôi nhớ Air Raya,  một hoang đảo cứu người và ca sĩ Joan Baez bởi nhờ bà mà thêm chính sách cứu người hẳn hòi từ tòa Bạch Ốc!

Joan Baez  còn kêu gọi những “đồng chí” phản chiến cũ ký tên trên một thư gởi cho nhà nước XHCNVN, bài còn đăng trên tờ Nữu ước Thời báo (The New York times)  số ra ngày 1/5/1079,  nguyên văn như sau:                          
    
"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.

Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.
 

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.

Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.


Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.

- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn "tù nhân".
- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex
- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.

Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước.
Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.

Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ.

Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.

Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị .


Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người ... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam.

Ký tên: Joan Baez"

Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có  I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan,  Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof.v.v.. (Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bật).

Chiến tranh Việt Nam có hai nữ ca-nghệ-sĩ phản chiến nổi tiếng: Joan Baez hối hận “chuộc lỗi”, còn đào Jane Fonda thì không.


Joan Baez gởi thư cho nhà nước Cộng sản và đăng báo như nội dung trên ngày 1/5/1979 thì Jane Fonda chẳng những không ký mà  phản bác lại bằng một loạt truyền thông có chử ký của một nhóm người Phản chiến khác, bức thư có tựa là  "The Truth About Vietnam", cũng được đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 24/6/ 1979 thư khen Cộng sản "có  tinh thần biết tự kiềm chế, hòa hoản và nhân đạo trong cách điều hành chương trình tập trung cải tạo" và....
         
"Việt Nam hiện nay vui hưởng nhân quyền như được ghi trong hiến chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà từ trước chưa bao giờ được có.
         
"Đó là quyền: được có việc làm an toàn về lao động, quyền được gia nhập nghiệp đoàn thương mãi, quyền được sống ấm no, không bị đàn áp đàn áp bởi chủ nghĩa thực dân và chủng tộc. Hơn thế, người dân được miễn phí về giáo dục, y tế mà ngay chính tại Hoa Kỳ chúng ta chưa đạt được tới mức ấy". 


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 1

Không hiểu hiện giờ những người phản chiến như Fonda nghĩ sao khi nghe các hãng BBC London, đài VOA, Á Châu Tự Do, SBTN  về  Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, 14 thanh niên Thiên Chúa giáo và Tin Lành bị xử tù? Về Đoàn Văn Vươn? Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu? Tin về LM Tadéo Nguyễn Văn Lý? Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ  và dân oan..v.v.?

Vậy xin chuyền cho thế giới nghe Youtube  “Hát Cho Nhân Quyền”  của SBTN để họ biết tội ác của Jane Fonda.
  
Hôm nay cũng là ngày Lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã kết tội bà đào Jane Fonda-Jane Hanoi là Phản Quốc (Traitor) lâu rồi.

Nguyễn Việt Nữ
(27/5/2013)

http://anhthudatviet.blogspot.com/2013/05/hat-cho-nhan-quyen-viet-nam.html


.
Về Đầu Trang Go down
Thien Do
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeFri Apr 25, 2014 2:18 pm


Những Hình Ảnh Khó Quên Trong Những Ngày Cuối Cùng Tại Sài Gòn ... 4/1975


Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039595755_c1155deddc_z
Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa biểu tượng của tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893499656_e6248dfeaf_z
Vào những ngày gần 30-4-1975, tòa Đại Sứ Mỹ là nơi làm không vận đưa người vượt thoát khỏi cọng sản ra hạm đội USS ngoài khơi Việt Nam trong chiều 29 đến 7:00AM sáng 30 tháng 4 năm 1975

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893499656_e6248dfeaf_z
Ngày 24 tháng 4 năm 1975. Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người đả có giấy nhập cảnh chen lấn để được đi lên máy bay cũa Mỹ, và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đả có giấy nhập cảnh

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500036_51e79e472a_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039596347_b3733e246e_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039595959_5930f6734b_z
Trực thăng cho Cầu không vận

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893499892_e7f202af4d_z
Ngày 29- 4-1975, những quân nhân Mỹ chờ trực thăng trên nóc tòa Đại sứ

Ngày 29-4-1975 đám đông hỗn loạn người Việt trèo tường tòa Đại sứ Mỹ tại SG, cố vào bên trong, để được trực thăng bốc đi
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500252_9684f02a32_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500512_cfa9166770_z
Sáng 30-04-1975, trực thăng đáp trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ cho kế hoạch di tản

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893499824_e44b82609d_z
Lúc 4 giờ sáng ngày 30 - 4 - 1975, hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương ở Việt Nam vì rớt trực thăng

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039596179_ab935b15f7_z


Những người Mỹ và người Việt đang chen lấn thoát thân
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500568_d656e08757_z

Mỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại tòa đại sứ Mỹ
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039596879_878fba5575_z

Ngày 29 - 4 - 1975 khi những cảnh vệ Mỹ rút khỏi tòa ĐS người dân nghèo vẫn đi vào "dọn dẹp" như thường lệ
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500730_6b5df26b79_z

Ngày 29 - 4 - 1975, chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng Tòa Đại Sứ .
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039597033_14dba6fbdb_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893500870_aab875d8ee_z
Ngày 29-4-1975. Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage) đang giúp những người di tản VN đi lên một chiếc trực thăng Air America trên sân thượng tòa nhà số 22 đường Gia Long, cách Tòa ĐS Mỹ nửa dặm.

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039597171_de4b3c7afa_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039597241_702263662a_z
Những người đi tị nạn đang chờ bên hồ bơi trong tòa đại sứ và họ đang ngồi chờ đợi trực thăng đưa ra hạm đội

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893501142_54d9ac3870_z


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039597435_6cf4c39b6a_z


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893501330_66e00384d8_z

Những người di tản này đang chờ trực thăng tới bốc đi

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893501530_c44cb678c0_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039597815_29af6140e7_z
Những người may mắn được lên trực thăng ngay trong sân tòa đại sứ Mỹ
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893501686_f00919ac7e_z


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 6893501778_757075c23e_z

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 7039598193_fdf3aaf11b_z
.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeThu Apr 23, 2015 9:10 pm


Viết về ngày Quốc Hận 30-4-1975


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 30-4-ditan-danlambao



Bảo Giang (Danlambao) - Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng động cả giang sơn, ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam, ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mải viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cỏ? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hòa bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên?

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4-1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước một cuộc trắng tay như ba mẹ tôi khi họ phải di cư vào Nam? Có phải từ ngày hôm nay, mà bắt đầu bằng những cái loa treo ở đầu xóm kia, sẽ đấu tố bản thân tôi và dân tôi bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến? Hay vì từ đây, không phải riêng tôi, nhưng người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Khóc vì hàng cờ đổ, vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên ngụy trang với màu xanh lá rừng, và những đôi giày của lính chiến mang theo đầy bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang trên đường?

Hay tôi khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ, hay đang chờ đợi một điều gì. Cảnh ngồi lặng lẽ, người đi qua, nào ai biết, người lính với cái mũ sắt vẫn vững trên đầu, đôi tay anh còn ôm chặt lấy khẩu súng M16, nhưng… hồn anh đã về với sông núi từ lúc nào! Tôi bước ra sân, gọi nhỏ, “này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Khi đến nơi, tôi nhìn thấy một dòng máu đã khô đặc trên thân áo. Tôi quỵ xuống, nhìn rõ mặt vết thương xuyên ngang cổ từ phía tay phải đi lên. Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ áo. Tôi bật khóc! Người hàng xóm gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Với tôi, đây là một ngày khác tất cả mọi ngày trong đời và trong dòng lịch sử Việt Nam. Ngày mà người ta đã gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau. Nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên nó được gọi. Tuy khác, nhưng nó sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất của dân tộc.

30-4-1975 ngày chấm dứt chiến tranh Quốc-cộng?

Thật khó để có thể xác định được cuộc chiến súng đạn để giải quyết vấn đề ý thứ hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản đã khởi đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hòa Bình. Không phải là ngày Thống Nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó là ngày Cộng sản chiến thắng và đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Đẩy hàng triệu người vào các nhà tù, và đẩy hàng triệu triệu người khác vào cuộc sống khốn cùng. Nói đúng theo tên gọi của họ đặt thì hôm nay là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! (Dương thu Hương) Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn, đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm này là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với cuộc chiến của man rợ tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng Sản cầm đầu. Tính từ đó, cuộc chiến này đã kéo dài ròng rã suốt 40 năm qua, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di, tội ác!

30-4-1975 có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, định nghĩa một cách chuẩn xác trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả.

a. Bên được giải phóng.

Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền Nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền Nam chịt cổ. Nay xem ra thoát nạn rồi? Cả hai cùng hòa nhập vào với dòng thác “cách mạng” Việt cộng, là một tập đoàn quan trọng hơn, đông đảo hơn. Tập đoàn này bao gồm những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo và các cấp lãnh đạo CS, đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ vời những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã dù đang cuống cuống vì cuộc chiến vừa tàn mà phần thắng không thuộc về họ. Vào để thấy chính mình là người được giải phóng.

Như thế, từ Giải Phóng được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ lớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền Nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền Nam. Cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẩn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ... thực hiện.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là “ta đánh là đánh cho Trung cộng cho Liên xô và cho xã hội chủ nghĩa”, “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm “giải phóng miền Nam” được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh Bắc tử Nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền sọt rác, bệnh hoạn: "Cuộc sống của nhân dân miền Nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều người phải lấy túi nylong mà quấn trên người để “bác” không bị lòi ra ngoài"!

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh lịch lãm mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản tại miền Bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hoàng. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến đều có chung một câu nói ấy. Trong số, có nhiều người đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, Trần Xuân Ẩn, như Dương Thu Hương, “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn ôi, “Man di mọi rợ thắng Văn Minh”! Phải, “Man đi, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản". Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là: Bên kia, kể cả thành phần từng theo đóm ăn tàn, nấp bóng miền nam để hoạt động cho cộng sản, là những kẻ nhờ có ngày 30-4-1975 mà được giải phóng.

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao và trợ giúp cho cái chiến thắng “vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đậy, nay tất cả đều được giải phóng. Cái mặt nạ “cách mạng” của CS đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ rừ tụt xuống qua đầu gối!

- Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ Chí Minh, "cha già" của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang không phải là Nguyễn Ái Quốc như tôi đã viết trong "đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi". Hồ Quang có thể không có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Minh đã hãm hiếp (hủ hóa) Nông Thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổi. Đến khi Xuân có bầu, sinh con thì Minh lệnh cho Hoàn thủ tiêu và phi tang bằng vụ tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ Chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi!

- Rồi công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng Xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng” được phơi bày ra ánh sáng.

- Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.” đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS và để lại cho người đi sau “Câu lạc bộ kháng chiến thành phố”. Trong đó thái độ nhận thức của ông đã được viết ra một cách rất đáng trân trọng "Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật... Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN - một thứ tù binh của Đảng - tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng." Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ phải kể đến một số người khác như tướng Trần Độ với "Rồng Rắn". Sau này là Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày). Trần Đĩnh, tác giả của Đèn Cù. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

- Kế đến là những “bà mẹ anh hùng”, những người nuôi ăn cán bộ CS, che dấu Việt cộng ở trong nhà. Điển hình nhất là trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, đã được tập đoàn Hồ Chí Minh trả ơn bằng một bản án đấu tố đầu tiên vào năm 1953. Nay đến các "bà mẹ anh hùng" trong Nam. Sau khi nhìn thấy Việt cộng vào phố và những cung cách của chúng, họ đã sáng mắt ra. Họ đã được giải phóng, được nhìn thấy mọi gian trá của CS. Hơn thế, mở mắt ra để đối diện vói một sự thật phũ phàng CS dành cho họ.

b. Với bên bị giải phóng.


Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền Nam, người dân miền Bắc, những con người lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hóa, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, một chiều “man di mọi rợ thắng Văn Minh”, thế gian bỗng nhiên ra khác. Tất cả đều bị giải phóng. Bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đầy toàn dân đi vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng. Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp người man di mọi rợ đến từ rừng hoang. Để tránh tai họa, họ đành liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình và cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngày mai, khi đất nước không còn cộng sản, tôi tin chắc chắn rằng, chính con cháu của họ lại là những người hữu dụng, góp bàn tay, góp trí tuệ và tích cực đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, có Đạo nghĩa.

30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền Nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hỏa tiễn 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn AK được cung cấp từ Nga Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo nữa. Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiến thắng ở khắp nơi trên đất Bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng quá mà khóc! Nhưng với lòng dân thì khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Nước mắt tuôn ra là nước mắt của tuyệt vọng trong chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong Nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay lại vỡ òa, khóc trước cho một miền Nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản.” Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người già, người trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền Nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền Bắc, bỗng nhiên tràn ngập tất cả các chợ ở miền Bắc?

- Gạo ở đâu ra thế?
- Từ miền Nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!

Nghe thế, bà mẹ liệt sĩ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, một phân dành cho miền Nam đói khổ” xắn váy lên chửi:
- “Tổ cha nhà chúng nó, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của hạnh phúc khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền Nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đồng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền Nam từ nhiều năm trước, nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà ở miền Nam, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào Nam và đem về Bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đồng, Đạp” có thể vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, nếu đây là ngày “có triệu người vui” thì có hàng triệu triệu người buồn!

30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Thật vậy, hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 là những cuộc chia ly, tan nát. "Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…" (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến chia ly? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt? Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của người về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên..." (Đèn Cù 485) . Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) - Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam - hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn - bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng (là đi theo): cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục” (Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, bị Nguyễn Minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng một cách vô văn hóa, vô đạo đức: “vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết quả, sau lời mời ấy là từng toán thiếu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm... vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng... Ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa?

30-4-1975 có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa” và “tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” (Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền Bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền Nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào kiếp nạn sinh Bắc tử Nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền Nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ. Nhưng thực tế đã cho thấy, lãnh thổ được coi là thống nhất, nhưng cũng có quá nhiều phần đất như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng.

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: “đảng cộng sản hãy đi chết đi” (Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, người dân có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, nay có cả cán cộng nhập cuộc nữa, nhấp nhổm tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

30-4-1975 mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với những điều tôi nêu ra ở trên, dù còn rất nhiều điều cần phải nói đến nữa, cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi Mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Kẻ bại trận chính là Dân Tộc, là Toàn Dân Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt hoàn toàn chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cưóp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân, sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ Chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ước biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Kế đến, tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô lệ vào năm 2020? Nếu điều này xảy ra thỉ tập đoàn này nên nhớ rằng. Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

Lời kết

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Họ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dành nó cho tập đoàn đảng Cộng sản tại Việt Nam mà thôi. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn Văn Vươn dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng...” Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là “cảnh tỉnh đồng bào về đại họa cộng sản”. Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.

Theo đó, còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Cuộc tranh đấu là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ: “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan” là nhà nhà đoàn viên. Cả nước hân hoan trong ngày mừng Độc Lập và Thống Nhất Dân Tộc trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Hỡi đồng bào ơi.
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Nào ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Cho ngàn ngàn sau dỏng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

4-2015

Bảo Giang
danlambaovn.blogspot.com

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Z
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeTue Apr 28, 2015 12:22 pm


Graham Martin: Người Mỹ Cuối Cùng Của 30 Tháng Tư 1975


Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Images?q=tbn:ANd9GcSPZ0dvaHnLiWtrYVIDqzzLtBplADUBZyMJLiZb_P9zATIrK932pA

Tiểu sử đại sứ Mỹ tại Việt Nam Graham Martin

Ngày 24/6/1973, gần 5 tháng sau khi Hiệp định Paris ký kết, ông Graham Martin tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Martin sinh ra trong một gia đình cha làm nghề thầy tu rửa tội tại các nhà thờ Cơ đốc giáo ở bang North Carolina, được nuôi dạy theo truyền thống nghiêm khắc của gia đình. Tốt nghiệp trường cao đẳng Wake Forest, trở thành phóng viên viết cho một số tờ báo nhỏ địa phương. Năm 1947, được tuyển vào ngành ngoại giao, được bổ nhiệm ngay chức tham tán hành chính trong Đại sứ Quán Mỹ ở Paris cho đến năm 1955. Thời kỳ làm việc tại Paris, Martin có điều kiện hiểu về tình hình nước Pháp và Việt Nam, đặc biệt là sau Hiệp định Geneva 1954. Năm 1963, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Thái Lan. Đây chính là thời kỳ Mỹ bắt đầu lún sâu vào cuộc khủng hoảng chiến tranh Việt Nam. Nhiệm kỳ đại sứ ở Bangkok, Martin gặp rất nhiều khó khăn vì phải đấu tranh gay gắt với một phái quân sự trong sứ quán. Tuy nhiên, theo Martin đây là thời gian may mắn nhất trong cuộc đời của ông. Khi đó, ứng cử viên tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến công cán châu á ghé thăm Bangkok. Đại sứ Martin đã trải thảm đỏ đón Richard Nixon. Nhờ chuyện này mà sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, Richard Nixon trả ơn Martin rất hậu hĩnh.

Năm 1966, năm thứ 3 trong nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ ở Bangkok, Martin mất một người con trai nuôi tên Glen tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Glen là phi công trực thăng bị chết trong một cuộc hành quân ở Tây Nguyên khi máy bay trực thăng của anh ta bị bắn hạ. Martin nhận tin dữ này khi đang cùng vợ dự bữa tiệc do nhà Vua Thái Lan tổ chức. Ông đã cố giữ kín tin buồn với vẻ mặt bình thường đến mức bà Dorothy Martin vợ ông không hay biết gì, vẫn vui vẻ dự tiệc chiêu đãi. Trước đó, người con trai ruột của Martin cũng bị chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Mỹ.

Năm 1967, sau một cuộc cãi nhau với Ngoại trưởng Mỹ Dean Rust, Martin bị cách chức tại Bangkok. Nhưng chỉ một năm sau, người bạn cũ Richard Nixon trúng cử Tổng thống Mỹ đã phục hồi chức vụ cho Martin bổ nhiệm ông làm Đại sứ Mỹ tại Rome. Với quan điểm chống cộng sản, Đại sứ Martin đã tổ chức thành công cuộc đảo chính nghị trường lật đổ chính quyền cánh tả Italy năm 1972. Sau nhiệm kỳ ở Rome, dự định về nghỉ hưu đã mua một trang trại ở Tuscany. Nhưng giữa năm 1972, Henry Kissinger mời Martin làm Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Martin coi cuộc chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là cuộc chiến tranh về sự khác biệt ý thức hệ mà đặt cuộc chiến này trong cách nhìn thực dụng toàn cầu về sự cân bằng chiến lược giữa các siêu cường. Đại sứ Martin giao nhiệm vụ cho Al Francis, một trong những người tin cậy nhất của ông, chuẩn bị một kế hoạch di tản cho tình huống xấu khẩn cấp. Al Francis, khi đó là tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng, đã chuẩn bị một tài liệu 30 trang về các khả năng lựa chọn di tản. Trong đó quan trọng nhất là di tản bằng đường không thực hiện tại sân bay dưới sự bảo vệ của các đơn vị lính thủy quân lục chiến Mỹ. Bản kế hoạch di tản đã bị sửa đi sửa lại nhiều lần. Sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, Al Francis cho biết, ông ta hoàn toàn không ngờ rằng bản kế hoạch di tản chỉ để dự phòng của mình chẳng bao lâu sau lại được đưa ra áp dụng. Nhưng có điều khác cơ bản với nội dung bản kế hoạch di tản dự thảo là trực thăng Mỹ không chỉ chở người từ sân bay mà là từ nóc tòa nhà làm việc của Đại sứ Martin.

(Trích từ Nguyễn Đại Phượng lược dịch “Decent Interval”)

* * *

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Martin-last-men-out
Đại sứ Martin.

Đại sứ Martin nói về những ngày cuối tại Việt Nam.

(Trích từ trang 97, bàn dịch tác phẩm Nước mằt trước cơn mưa)

Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy (Sài Gòn, Việt Nam) thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nổi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich Von Marbod đến từ bộ Quốc phòng. (Phụ tá thứ trưởng quốc phòng) Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Việc này trái lệnh tôi. Một mặt, chả quan hệ gì. Nhưng mặt khác, lại vô cùng hệ trọng. Bởi vì tôi đã yêu cầu Kissinger một thời hạn, tôi nói là 2 tuần. Chúng tôi cố mang đi tất cả các nhà thầu cộng tác quốc phòng mà chúng tôi không thể rõ hết là những người ấy ở những nơi nào. Không thể bỏ họ lại mà đi. Đó là lúc cần đòi hỏi sự chậm rãi, sự thận trọng, cho nên việc Erich Von Marbod thuyết phục tướng Trần văn Minh cho mấy cái phi cơ bay sang Thái là một lỗi lầm rất lớn. Nó làm người Thái e ngại. Rồi những người đưa phi cơ sang bên ấy lại bị dấu diếm, họ không được báo trước rằng sau đó họ sẽ không được phép trở về với gia đình. Để làm họ dịu xuống, người ta phải phục thuốc họ. Và chính những người này đã gây rối khi đến Guam. Lỗi của tôi, đáng lẽ tôi phải tống cổ Von Marbod từ hai ngày trước. Đáng lẽ tôi cũng phải tống cỗ cả Polgar đi; hắn không biết trời đất gì. Hắn không xứng đáng điều khiển cơ quan tình báo ở đấy. Hắn muốn chơi trội cùng với gã Malcolm Browne bên tờ Times và các ông bạn Hung Gia Lợi của hắn bên Ủy hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến, rồi cả William Colby lẫn Kissinger đều nói lại với tôi việc ấy và tôi đã nói với Polgar rằng nếu anh cứ tiếp tục làm những việc như thế, tôi sẽ cắt 2 cái hòn dái nhét vào mỗi lổ tai của anh một hòn. Jim Kean đã nghe tôi nói với hắn như thế trong cầu thang máy.

Tôi đã không có gì để ân hận nhiều ngoài việc ân hận đã không tống cổ cả Polgar lẫn Von Marbod từ sớm. Họ đi hay ở cũng chẳng có gì khác biệt. Chỉ có khác biệt trầm trọng mà sau đó tôi khám phá ra khi đọc tấm điện văn của các tướng Bắc Việt; họ nghĩ việc đưa mấy chiếc phi cơ sang Thái là chúng ta đã nuốt lời hứa với họ. Chúng ta đã nói chúng ta sẽ không mang các chiến cụ đi. Chúng ta chỉ muốn họ để chúng ta yên ổn ra đi trong trật tự. Vì họ nghĩ chúng ta nuốt lời, hôm sau họ pháo kích phi trường, giết mất vài Thủy quân Lục chiến của chúng ta. Vì vậy, đến lúc tôi phải hạ lệnh trực thăng vận. Đây là lúc mọi sự bắt đầu bung ra.

Tôi vào Tân sơn Nhất xem xét sau khi xảy ra vụ pháo kích. Hơn ba mươi năm trước, tôi đã là đại tá không quân, bổ nhiệm từ 1936, nên những chuyện phi cơ, cái gì bay được cái gì không, tôi nắm trong bàn tay. Tôi đã là tư lệnh phó sư đoàn Thái Bình Dương thời đệ nhị thế chiến, kiêm chỉ huy quân báo. Việc gì tôi làm, tôi làm cật lực, tôi nắm vững, tôi biết rõ. Buổi sáng 29/4 hôm ấy ở phi trường Tân sơn Nhất, họ bảo tôi máy bay không đáp xuống được. Chuyện này vô lý. Ra tận đấy quan sát, tôi vẫn thấy chuyện họ nói chả nghĩa lý gì, người ta chỉ cần vác một chiếc xe díp quần ra phi đại ba mươi phút là dọn sạch mọi thứ vụn vặt. Nhưng lúc ấy, quả là bên quân đội Việt Nam bắt đầu rối loạn. Chỉ huy cao cấp đã chạy, Tân sơn Nhất không còn chỉ huy nữa. Trong tình trạng này nếu máy bay đáp xuống là bị tràn ngập bởi đám đông vô kiểm soát. Chúng tôi cần dựa vào quân đội Việt Nam để di tản trong vòng trật tự, và chúng tôi cũng đã hứa với họ phút cuối sẽ bốc họ đi. Nhưng đến giây phút ấy, không còn có sự bảo vệ của họ nữa.

Vì Tân sơn Nhất hết đảm bảo được an ninh cho máy bay có cánh đáp xuống, nhưng khu vực văn phòng tùy viên Quân sự hãy còn hệ thống phòng thủ tốt, chúng tôi bèn cho trực thăng đáp xuống khu vực này thay vì Tân sơn Nhất.

Tôi liên lạc với hạm đội, và với sự khẳng định của Hoa Thịnh Đốn, tôi nói với mọi người, tôi nói với rất nhiều người Việt là: "Chúng tôi không thể đảm bảo di tản tất cả quý vị. Nhưng nếu quý vị có thể dùng thuyền ra khơi, chúng tôi vớt.” Chúng tôi đã cho tàu đậu ngoài khơi ba ngày ròng rã để vớt người đến khi tàu chật ních. Khi sĩ quan chỉ huy cho biết nếu cứ tiếp tục, có thể bị bệnh dịch đe dọa, lúc ấy tôi mới cho tàu đi. Tôi cũng ra lệnh cho 2 máy bay tại căn cứ Clark đáp xuống Vũng Tàu để bốc gia đình lính Thủy quân lục chiến Việt Nam. Đề đốc Geyler phản đối nhưng tôi gạt đi. Hai chiếc máy bay đáp xuống, hoàn tất việc bốc trong vòng mười lăm phút rồi thẳng cánh bay qua Clark. Từ giờ phút ấy, Thủy quân lục chiến thuộc quyền điều động của tôi. Họ phụ trách bảo vệ trong trường hợp chúng tôi cần di tản ra từ bải biển. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương không có nhiệm vụ di tản người từ bãi biển ra. Từ nhiều tuần trước ngay việc đáp phi cơ trinh sát xuống, họ cũng không chịu, nhưng chúng tôi vẫn cứ làm. Đấy, tôi đã phải đối phó công việc với những cách thức như vậy. Còn về câu chuyện cây me, thật là một câu chuyện vô nghĩa. Hạ cái cây xuống cũng là chuyện hoàn toàn vô nghĩa. Cây me này chả mang môt biểu tượng gì. Về chuyện này, mục đích là tôi cố giữ cho Sài Gòn một bộ mặt yên tĩnh, phải tránh mấy chuyện rối loạn đã từng xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang. Ngoài ra, quỷ thần ạ, cần gì phải chặt cái cây ấy để lấy chồ cho trực thăng? Nên tôi bảo” Để cái cây ấy yên đi” Đơn giản thế thôi. Khi cần phải chặt, chỉ mười phút là xong. Cuối cùng mọi sự cũng đã xảy ra y như vậy. Chúng tôi không muốn có một hành vi bộc lộ rằng chúng tôi đang thua chạy, để Sài Gòn phải nháo nhào lên.

Cái cây này tuyệt nhiên không biểu trưng gì cho sự có mặt của người Mỹ. Nhưng về một phương diện, Jim Kean cũng có lý khi nói vậy. Bởi vì nó là cái dấu hiệu vật chất cho thấy chúng ta sắp rời đi, nên tôi phải che đậy. Việc tôi giữ cái cây ấy chẳng có ý nghĩa thâm thúy gì như đó là biểu tượng cam kết của chúng ta cả. Vào những giây phút chót, có nhiều việc không thể làm ngơ. Về những việc này bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger đáng phải lãnh điểm xấu. Ông tỏ ra ngu xuẩn, nhiều phần trong con người ông luôn luôn như vậy

Chúng tôi có một gã tên Stuart Herrington làm dưới quyền đại tá Madison. Gã này đang giúp việc xếp người vào trực thăng trong sân tòa Đại sứ. Gã có biết cái gì hơn là xếp người? Nhưng khổ nỗi, gã là thứ mồm loa mép giải, đáng lẽ biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Đằng này ai hỏi gì gã cũng trả lời láo lếu. Vì thế khi các phi công bay vào, họ muốn hỏi tôi còn phải chở bao nhiêu người nữa, gã Herrington mau mồm nói "Hai ngàn hoặc hai ngàn rưởi nữa.” Ông đề đốc Noel Gayler ở ngoài hạm đội dãy nảy như gái ngồi phải cọc. Chở nhiều quá lỡ xảy ra tai nạn, ai gánh đây? Là người phụ trách công tác, ông ấy bèn áp lực khủng khiếp mà thúc chúng tôi “ Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ xong là đi quách đi, bỏ những người khác lại.” Chuyện này không được. Đây là chuyện mà tôi từ chối. Brent Scowcroft đã hứa với tôi rằng sẽ có năm mươi chuyến trực thăng cho người Việt và Đại hàn mà chúng tôi cam kết. Chúng tôi đã đếm kỹ lưỡng số người khi kéo họ qua bức tường lọt vào tòa Đại sứ. Nhiều người là những nhân vật trọng yếu, có người là bộ trưởng chính phủ. Tất nhiên chúng tôi không có ý định mang họ vào rồi bỏ họ mà đi! Khốn thay, lời nói của gã Herrington với viên phi công được chuyển tới ông đề đốc, rồi chuyển tới tư lệnh Thái bình Dương, lời nói ấy chuyển vòng đến bộ trưởng quốc phòng Schlesinger ở Ngũ Giác Đài. Các tướng tham mưu thúc hối Schlesinger rằng: “ Hễ cứ hỏi là lúc nào Martin cũng bảo còn 2000 nữa, bất kể đã chở được bao nhiêu. Cứ cái đà này đến phút chót vẫn là 2000!” Trong công tác bê bết máu lửa này dựa trên lời hứa Scowcroft, chúng tôi đã phải thực sự tính toán cẩn thận: Cứ mỗi chuyến chín mươi người. Ông ấy là cố vấn an ninh của tổng thống, không tin ở ông thì tin vào trời đất quỷ thần nào? Thế rồi đột ngột họ gửi điện văn bảo: Chấm dứt. “ Chuyến trực thăng kế tiếp đến, xin ông đi cho!” Tất cà chỉ vì gã Herrington này, và sau đó anh ta lại viết sách và trở nên một đại anh hùng!

Tôi cũng lấy làm phiền về viên chỉ huy an ninh tòa đại sứ, người lãnh trách nhiệm di tản cảnh sát Việt Nam. Tôi đã giữ riêng cho họ hai cái tàu trên sông, nhưng ông ta cứ lằng nhằng muốn đưa họ ra đi sớm. Phía tướng tá Việt Nam báo cho tôi biết: Không có cách gì để duy trì trật tự trong thành phố nếu tôi rút cảnh sát Sài Gòn đi. Vì thế tôi bảo ông ta khoan lại, đợi đến ba giờ trưa hãy đi. Ông ta bực bội chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Nhưng ông ta cũng đợi được đến ba giờ trưa rồi cho cảnh sát lên tàu di tản cùng với gia đình họ. Tôi không có gì để than phiền nhiều về chiến dịch di tản này vì tổng thống và Kissinger đều đứng bên tôi, hỗ trợ tôi cho đến tận giây phút cuối cùng.

Tôi không bảo chiến dịch ấy hoàn hảo, nhưng khi duyệt xét lại, tôi có quyền hỏi: “ Ai có thể làm khác hơn trong những hoàn cảnh đặc biệt ấy?”

Khi rời tòa đại sứ tôi biết đấy là giây phút lịch sử. Chắc chắn như vậy, nhưng trước đây tôi từng hỏi Hoa thịnh Đốn: “ Chúng ta có sự lựa chọn, trong sự lựa chọn đó cần phải hỏi: Sau tôi, còn những việc gì sẽ xảy ra? Đối phương sẽ lấn chúng ta hơn nữa, ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải giữ những lời cam kết của chúng ta!”

Trong lúc trực thăng bay, tôi nghĩ chúng tôi đã rũ bỏ xong. Chúng tôi mang hết người Mỹ ra đi, đó là trách nhiệm chủ yếu của chúng tôi. Chúng tôi cũng mang được một số lớn người Việt trong khả năng chúng tôi. Đáng lẽ chúng tôi nên mang đi nhiều hơn nữa, chúng tôi đáng lẽ phải mang 400 con người cuối cùng ấy ra đi, nhưng rất tiếc chỉ vì sự lôi thôi đã xảy ra trong lúc rối loạn như thế thôi.

Tôi nghĩ người Mỹ có quyền hãnh diện về chiến dịch di tản. Phần tôi chẳng có gì dính liu đến chuyện phải xin lỗi cả.

Tôi đã nhận lãnh nhiều trách cứ về vụ Việt Nam. Chính vì thế mà rất lâu sau, đợi cho mọi thứ lắng xuống, tôi mới ra Quốc Hội để mọi người đứng lên nhận lãnh trách nhiệm và nhận lỗi của mình, và họ đã làm như thế.

Dẫu sao tôi cũng có nhiều điều thích thú. Tôi không bao giờ lo rằng mình có thể bị giải nhiệm. Nên tôi tính nếu bị sa thải, thì sẽ về ngồi với cái máy chữ mà viết.

Áp lực của nhóm chủ hòa đã áp đặt trên hệ thống giáo dục, mà sự mù quáng của chủ trương “ đừng-làm-một-cái gì-có-thể-gây-tranh-luận-hoặc-bị-tấn-công” Đã có khuynh hướng chế ngự hệ thống giáo dục chúng ta, do đó các nhà xuất bản sách giáo khoa hoặc giả lơ chuyện Việt Nam, hoặc chỉ mô tả sơ sài nhạt nhẽo chẳng giúp ai có thể hiểu sự thực thế nào. Điểu này đáng tức cười, bởi vì về phương diện khác, nó lại là điều tốt. Thỉnh thoảng nói chuyện với sinh viên, tôi nhận ra đa số chẳng những không hiểu biết gì, mà còn cực kỳ ngây thơ về chuyện Việt Nam. Nhưng chính vì thế, họ lại có thể tìm hiểu với một quan điểm hoàn toàn khách quan. Chính vì thế, họ trở thành nhóm người duy nhất tại nước Mỹ có thể nhìn mọi sự với quan điểm khách quan ấy. Nhưng vì vậy, khi thấy được những sự kiện phô bày đầy đủ rõ rệt trước mắt, họ bực tức vì họ đã bị bưng bít, do đã bị từ chối trong việc tìm hiểu và đã chỉ được đọc một phần của cả vấn đề.

Hiển nhiên, sau này các sử gia sẽ đào sâu mở rộng hơn. Có lẽ họ sẽ đối xử rất tử tế với tôi, có lẽ còn hơn cả sự xứng đáng của tôi. Dầu vậy, chúng ta hãy còn biết bao nhiêu chuyện trời đất mà những chuyện ấy vẫn chưa từng được kể hết ra!

http://vietbao.com/p112a233058/2/graham-martin-nguoi-my-cuoi-cung-cua-30-thang-tu-1975

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Thangtuden_daisumartin1

Bước xuống HKMH Blue Ridge Đại sứ Martin trong một tâm trạng chán nản và mệt mỏi

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 204+16+a+1-5-1975+-+DS+My+tren+hang+khong+mau+ham 
Đại sứ Graham Martin gặp các phóng viên có mặt trên Đệ thất Hạm đội ngày 2/5/1975
 
http://ngaycu.blogspot.com/2015/02/graham-martin-nguoi-my-cuoi-cung-cua-30.html
.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeWed Apr 29, 2015 12:23 pm

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 9k=


Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu di tản

Trần Đông Phong

Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN, Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót.

Theo GS Nguyễn ngọc An, bạn thâm giao của cụ Hương thì cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra như sau:

« Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói:

« Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời:

«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»

Khi nghe câu «Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân ông Trần Văn Hương. Năm 1980, ông Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main» (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày)

Cựu đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của phó Tổng Thống Trần Văn Hương cho người viết biết vào những ngày tháng cuối cùng trong tháng 4 ,1975, cụ Trần Văn Hương đã nói với anh em phục vụ tại phủ Phó Tổng Thống rằng: «Thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh, qua rất thương, nhưng số phận của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng »

Sau khi bàn giao chức vụ TT cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng tư, cụ Trần Văn Hương đã dọn ngay về tư gia ở trong hẻm đường Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, sáng hôm sau, ngày 29 tháng tư, cụ phải trở lại dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối để tiếp kiến đại sứ Martin khi Martin đên từ giã cụ.

Trong một cuộc tiếp xúc với BS Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng VNCH, tại Westminster. BSViên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm cụ Trần Văn Hương một lần cuối và cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn, nhưng ông đã từ chối lời mời của họ.

Vào năm 1978, khi Việt cộng trả lại «quyền công dân cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù học tập cải tạo đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu «Tổng Thống» Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu Quốc Hội «đảng cử dân bầu » của Cộng sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được CS trả lại quyền công dân, nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gởi bức thư sau đây đến cấp lãnh đạo chính quyền CS:

«… Hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ tướng đến Tổng bộ trưởng,các tướng lãnh, quân nhân công chức các cấp, các chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về.

Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ VNCH, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chánh phủ mới thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chánh phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước.

Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi »


Cụ Trần Văn Hương không hề nhận quyền công dân của Cộng sản và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.

(Trần Đông Phong. Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng.-- California : Nam Việt, 2006, tr. 352-355)
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitimeTue Apr 19, 2016 12:15 am

Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH 41namSau


41 Năm Về Trước, Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ Chạy Khỏi VNCH Trên Mái Nhà

– Mường Giang
April 7, 2016

Thật ra việc Hoa Kỳ bán đứng hai đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự liên kết và trao đổi thương mại với Trung Cộng qua chuyến công du của cặp Nixon-Kissinger từ năm 1972 đã bị ông Daniel Ellsberg tiết lộ cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ hơn 44 năm về trước.

Vì không thể giấu giếm mãi một sự kiện lịch sử đã bị phanh phui, do đó ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ bó buộc đã phải cho giải mật (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan trước 30-4-1975. Sau đó, National Security Archive tại George Washington University công bố thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai, càng làm cho hầu như cả thế giới (từng là đồng minh hay chiến hữu của Hoa Kỳ) nhìn ra sự thật phủ phàng, qua việc siêu cường số 1 đứng đầu khối tự do, vì quyền lợi cá nhân đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự hòa hoản và giao thương với Trung Cộng. Xét cho cùng, việc làm trên chẳng qua cũng chỉ là để xác nhận một cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, với hy vọng chấm dứt những thị phi bất lợi về chữ tín của Mỹ trên thế giới, nhất là trong giai đoạn Hoa Kỳ rất cần nhiều đồng minh mới lẫn cũ, khi có ý định trở lại Châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, chắc là để cùng Trung Cộng tiếp nối những giao kết bí mật còn dang dỡ của bốn mươi mươi năm về trước?

Tài liệu trên đã làm lộ bộ mặt thật của Kissinger, qua nhiều hồi ký đã xuất bản nay không còn giá trị vì nhiều điều viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, bất chấp sự phản bội những đồng minh cũng như đã giấu giếm và lừa đảo cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ. Do ác tâm trên nên từ đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ vì cần bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Sô nên nhẫn tâm loại Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Tàu đỏ vào thay thế vị trí này, đồng thời còn công nhận chỉ có một nước Tàu và Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Cộng cho đến ngày nay vẫn không thay đổi.

Tài liệu cũng cho thấy Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để mặc Cộng Sản Bắc Việt chiếm trong lúc Mỹ-Việt đang liên minh quân sự chống kẻ thù chung Việt Cộng. Quan trọng nhất là Mỹ đã cam kết với Tàu đỏ sẽ phủi tay và bỏ ngỏ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng trong vài thập niên. Tài liệu còn ghi rõ vào dịp Giáng Sinh năm 1972, Bắc Việt rất hỗn loạn và đang chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B-52 bỏ bom ở Hà Nội, nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Việt Cộng đã đầu hàng. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom trong lúc chiến thắng đang gần kề, thay vào đó lại ký hiệp định ngưng bắn 28-1-1973 tại Ba Lê như một văn kiện bán đứng Miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản đệ Tam Quốc Tế!

Vì biết chắc Mỹ đã bán đứng đồng minh cho mình, nên đầu tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng xua Hải Quân cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hải Quân Miền Nam đã chiến đấu thật oanh liệt và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo, nhưng dù đã nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu, Hải Quân Mỹ vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh Việt Nam Cộng Hòa chết đau thương và oan nghiệt trên Biển Đông.

Chính vì đã có ý định phủi tay bỏ Nam Việt Nam, nên cuối năm 1974, Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn đã bắt đầu lập bản dự thảo kế hoạch rút số viên chức còn lại, cũng như di tản những thành phần bản xứ có liên hệ với họ. Ðó là chiến dịch ‘Talon Vice‘, sau được đổi thành ‘Frequent Wind‘. Theo sử liệu bật mí mới đây, sở dĩ kế hoạch trên vào phút chót trở thành ‘đầu gà đít vịt‘, là do sự bất đồng ý kiến giữa Đại Sứ Mỹ Martin và Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ (DAO). Nhưng đây cũng chỉ là cái cớ để phần nào làm nhẹ bớt tội tắc trách của ông đại sứ. Cũng theo tài liệu, sự thất bại còn có rất nhiều lý do khác, chẳng hạn do Tướng Smith, trưởng cơ quan Dao, đã tiết lộ kế hoạch chạy của Mỹ trong bữa tiệc do Tổng Cục Tiếp Vận tổ chức trong đêm Giáng Sinh 24-12-1974.

Tin này lập tức được loan truyền rộng rải nên thay vì Mỹ di tản các thành phần quan trọng có nguy hại tới tánh mạng khi Việt Cộng vào, lại chỉ vớt toàn bọn nhà giàu và đặc biệt là không ít tướng-tá ăn không ngồi chơi xơi nước tại các cơ quan đầu não trung ương về quân sự cũng như hành chánh. Bọn này đa số đều giàu có về tiền bạc cũng như quyền thế và phe cánh Mỹ, nên ra đi ngoài gia đình nội ngoại ba đời, còn có cả con sen thằng ở. Sau rốt là do Dại Sứ Martin tới giờ phút chót, vẫn còn ngu xuẩn, cả tin vào sự hẹn hứa của Bắc Việt, nên nuôi ảo vọng thương thuyết khi chấp nhận điều kiện ‘đổi ngựa‘ hết Nguyễn Văn Thiệu tới Trần Văn Hương và cuối cùng là Dương Văn Minh. Nhưng kết cuộc Mỹ đã bị Việt Cộng bịp xã láng, phải bỏ chạy nhục nhã trong đêm tối 29-4-1975 khắp các mái nhà Sài Gòn, đến nỗi quên cả cuốn và vác cờ theo. Thật là một trò hề vô cùng sĩ nhục của siêu cường Hoa Kỳ, lãnh tụ của phe thế giới tự do.

Theo bản dự thảo ban đầu, chiến dịch di tản gồm có bốn giải pháp, tùy theo hoàn cảnh để thi hành như 1- Dùng hàng không dân sự để di tản người tại phi trường Tân Sơn Nhất. 2- Sử dụng các vận tải cơ C123, 130 và C5 để bốc người tại Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận. 3- Sử dụng các loại thương thuyền có sẵn tại bến Bạch Ðằng. 4- Dùng trực thăng bốc người từ Sài Gòn, đưa ra các chiến hạm.

Sau khi Quân Đoàn I và II tan rã, ngày 1-4-1975 DAO đã cho thành lập một cơ quan điều hợp di tản, gọi tắt là DCC tại Tân Sơn Nhất và giải pháp (4) dùng trực thăng bốc người được chọn, nếu phi trường Tân Sơn Nhất bất khiển dụng.

Ngày 3-4-1975, DAO lại thành lập thêm Toán Thiết Kế đặc biệt, có nhiệm vụ thanh lọc, để xác nhận tổng số người VN cần di tản và tới ngày 7-4-1975, có 70.000 người được lên danh sách. Ngay sau đó, DAO đã tổ chức một đoàn xe Bus, chuyên chở họ từ tư gia vào phi trường TSN. Vì hầu hết sân thượng tại Sài-Gòn, Chợ-Lớn và Gia-Ðịnh không đủ tiêu chuẩn để cho các loại trực thăng H46 và H53 đáp, nên Dao phải trưng dụng tất cả các trực thăng nhỏ của hãng Air American do CIA thuê mướn, bốc người khắp nơi về Dao, sau đó trực thăng lớn mới chở ho ra chiến hạm.

Ngày 9-4-1975, Bắc Việt xua đại quân tấn công Xuân Lộc. Cơn phẫn nộ của QLVNCH và dân chúng được bộc phát tại đây. Sư Ðoàn 18 BB, Lữ Ðoàn 1 Dù, Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Biệt Ðộng Quân, Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân Long Khánh chẳng những đã chận đứng Cộng quân tại chiến trường mà còn tiệu diệt cả vạn quân xâm lăng phương Bắc, khiến cho Hà Nội lại la làng là Mỹ bội tín đem bom nguyên tử vào thả tại Việt Nam.

Do tình hình chiến trường biến động khắp nơi báo hiệu nguy cơ miền Nam sắp mất nên DAO đã mướn nhà thầu sửa chữa các sân thượng tại đây, đồng thời yêu cầu toà đại sứ cho đốn cây cổ thụ trước sân, để làm bãi đáp khi hữu sự nhưng đã bị Martin phản đối và bác bỏ.

Ngày 16-4-1975, Tướng Home Smith, chỉ huy trưởng DAO, ra lệnh đóng cửa các PX đồng thời bắt buộc các quân nhân không cần thiết và tất cả nhân viên dân chính cùng gia đình đều phải hồi hương.

Ngày 24-4-1975 thời Tổng Thống Trần Văn Hương, do tình hình chiến sự bùng nổ dữ dội khắp nơi, nên Đại Sứ Martin mới cho thi hành giải pháp (3) trong chiến dịch Frequeent Wind, sử dụng tất cả các thương thuyền trống, sau khi đã dở hàng để di tản. Trong lúc đó, vì tuân thủ theo lệnh của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên hầu hết các máy bay quân sự của Mỹ khi rời Sài Gòn đều trống không dù có rất nhiều người đang sắp hàng ngày lại ngày để chờ phương tiện xuất ngoại.

Ngoài việc di tản quân nhân, viên chức tòa đại sứ rời Việt Nam, ngày 4-4-1975, DAO lại cho thực hiện chiến dịch ‘Baby Lift‘, di tản 250 em mồ côi Việt Nam tại các cô nhi viện sang Hoa Kỳ bằng vận tải cơ khổng lồ C5A-Galaxy. Tháp tùng trong chuyến đi này còn có 37 nữ thơ ký và phân tách viên của DAO với nhiệm vụ giúp đỡ và săn sóc các em trong suốt cuộc hành trình. Nhưng than ôi công tác đầy nhân đạo này, đã bị bàn tay bí mật nào đó phá vỡ ngay. Bởi vậy máy bay vừa mới cất cánh thì đã rớt xuống ngay tại đầu phi đạo tan tành. Rốt cục chỉ còn sống sót 175 người. Tới nay sự việc trên vẫn chưa được soi sáng nên đâu biết ai là thủ phạm đã gây nên tai nạn thương tâm cho các em bé mồ côi khốn khổ trên.

Tại Subic Bay-Phi Luật Tân, ngày 17-4-1975, Lực Lượng Đặc nhiệm 76 của Hải Quân Hoa Kỳ vừa mới cặp bến để tu bổ và sửa chữa tàu bè, sau một thời gian dài đã tham dự cuộc hành quân Eagle tại Ấn Ðộ Dương, thì lại nhận được lệnh rời bến, tới chờ lệnh tại biển Nam Hải, ngoài hải phận Nam VN.

Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, tình hình chiến sự tại miền Nam vô cùng sôi động. Khắp nơi, những đơn vị còn lại của QLVNCH gồm Sư đoàn Dù, Sư Đoàn TQLC, các Liên Ðoàn Kỵ Binh, Pháo Binh, Lực Lượng III Xung Kích, Sư Đoàn 18, 5, 25, 22, các sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Chiến Tranh Chính Trị, Thủ Ðức, Học Viện Sĩ Quan Cảnh Sát, khóa sinh hạ sĩ quan-binh sĩ quân dịch các Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, Quang Trung, Lực lượng Ðịa Phương Quân-Nghĩa Quân, Cảnh Sát Dã Chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cả Nhân Dân Tự Vệ.. phối họp với Không Quân, Hải Quân và Quân Đoàn IV, gần như tử chiến với mấy trăm ngàn cán binh-bộ đội Cộng Sản Bắc Việt từng giây phút, suốt đêm ngày.. trong nổi đoạn trường máu lệ. Tất cả đã lấy xương thịt và thân xác thay súng đạn ngăn chận xe tăng, đại pháo và biển giặc, vì người Mỹ đã cúp hết quân viện từ ngày 25-4-1975.

Ðêm 28-4-1975, Nguyễn Thành Trung hay Ðinh Thành Trung, con rớt của một cán bộ tập kết ở Bến Tre, nằm vùng trong Không Quân VNCH. Thi hành theo lệnh của Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Cộng, lái A37 dội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Theo Lê Văn Trí, tư lệnh Không Quân Cộng Sản miền Bắc, thì VC đã dùng các máy bay của QLVNCH đã bỏ lại tại các phi trường Ðà Nẳng, Phù Cát để oanh tạc Sài Gòn. Sáng 28-4-1975, sáu chiếc A37 được chuyển vào sân bay Thanh Sơn (Phan Rang), do Trung làm phi đội trưởng, hợp với các phi công Băc Việt gồm Từ Ðể, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hàn Văn Quảng và một tên phi công phản tặc kháccủa VNCH là Trần Văn On. Vì các máy bay trên không mở đèn, hơn nữa lực lượng phòng vệ ở dưới đất tưởng là bạn, nên chúng mới toàn mạng. Vụ oanh tạc trên đả làm hư hại 3 chiếc Hỏa Long AC119, vài chiếc C47 nhưng quan trọng nhất là đã tạo tình trạng hỗn loạn tại phi trường, đang có nhiều người đợi máy bay di tản. Ngoài ra còn có nhiều đoạn phi đạo bị bom và đạn pháo kích làm hư hỏng, không còn sử dụng được. Trước tình trạng hỗn loạn này, Tướng Smith ra lệnh giới nghiêm DAO 24/24, trong khi đó tại tòa đại sứ, Matin vẫn bất động.

Sau này qua các tài liệu báo chí, đọc được nhiều chuyện vui cười ra nước mắt liên quan tới sự người Mỹ tiếp tục quân viện cho VNCH, theo tinh thần Hiệp Định Ba Lê 1973 và những lời hứa của Nixon từ các thư riêng viết tay. Thật sự để có lý do hạ cánh những vận tải cơ khổng lồ C5, người Mỹ giả bộ chở tới một vài khẩu súng đại bác 105 ly thời Thế Chiến 1, ít trăm bộ nón sắt cháo lòng không giống ai. Tàn nhẫn nhất trong số những thứ rác phế thải này, có nhiều thùng băng cá nhân đã sử dụng. Biết Hoa Kỳ đã tận tuyệt rồi nhưng chính phủ VNCH vẫn giả đò tương kế tựu kế, họp báo đăng tin, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ thì mục đích đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quý giá về nước.

Lạ lùng nhất là lúc 3 giờ sáng ngày 29-4-1975, tại DAO có 3 chiếc vận tải cơ C130 thường trực chuyển người ra chiến hạm, nhưng không biết vì lẽ gì lại chở từ biển vào Sài Gòn ba quả bom con heo tiểu nguyên tử (Blue 82 Daisy Cutter), loại bom 15.000 Lbs, mà QLVNCH đã sử dụng tại mặt trận Xuân Lộc-Long Khánh vừa qua. Khôi hài hơn là trong lúc các chuyên viên Mỹ-Việt đang hì hục tháo gỡ đem bom vào kho, thì một phi công Hoa Kỳ lại bạch thoại trên vô tuyến, khiến cho CS Bắc Việt bắt được tần số và nã ngay hỏa tiễn 122 ly vào phi trường, làm cháy một vận tải cơ C130 đang bốc người. Thế là DAO chấm dứt kế hoạch di tản bằng máy bay lớn ra hàng không mẫu hạm vì phi trường đã bất khiển dụng.

Trong lúc những lãnh đạo chính trị của miền Nam đang trầm kha trong ảo vọng thương thuyết hòa hợp để kết thúc cuộc chiến, thì đúng nửa đêm 29-4-1975 cũng là giờ mà cọng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, chọn là giờ ‘ G’ ngày ‘ N’ tổng tấn công dứt điểm VNCH. Sài Gòn đã rối loạn vì hơn mấy chục sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã áp sát thủ đô. Một số đại pháo được tập trung nã vào các khu vực đông dân cư trong nội thành. Phần khác là do đám quan quyền, ngày thường ngồi trên ăn đủ, cùng với bọn nhà giàu,. tới tấp ra đi, khiến cho lòng người càng thêm tơi tả, không biết đâu mà mò. Tuy rằng trung ương không còn đại bàng nhớn nhưng khắp bốn hướng, quân lực VNCH vẫn chiến đấu dũng mãnh, gần như lấy máu xương của chính mình để ngăn cản bước tiến của giặc. Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, Sư Ðoàn TQLC, Sư Đoàn 18 BB, Lực Lượng III Xung Kích, Liên Đoàn 4 Biệt Ðộng Quân, Sư Đoàn 22 BB, Giang Ðoàn 54 Tuần Thám, Lực Lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân.. và đặc biệt là Chiến Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, từ ngày 26-4-1975, đã được lệnh về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu.

Nhưng giữa lúc người lính bộ đang lội trong biển máu thù thì trên trời gần hết những phi công anh hùng của QLVNCH đã ngoảnh mặt phủi tay ra đi không trở lại, hoặc bay về đất Thái hay hướng thẳng biển đông khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất thêm hiu quạnh thảm thê với xác người nằm bất động lẫn lộn với quân trang quân dụng, cơ phận máy bay, vũ khí và những lính quèn hèn mọn, giờ phút cuối vẫn ở lại tử thủ với phi trường.

Nhưng không phải ai cũng tham sống sợ chết chỉ muốn hưởng vinh hoa phú quý mà người Mỹ hứa hẹn. Vẫn còn vài chiếc Hỏa Long AC119 K, cùng với hai khu trục A1 Skyraider đã không ngừng lên xuống, nã đạn pháo, thả hỏa châu, soi sáng giúp quân bạn đang chiến đấu dưới đất. Kiên cường nhất là Trung Úy Phi Công Nguyễn Văn Thành, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Ông đã lái AC119 bắn phá những vị trí pháo của Việt Cộng quanh phi trường, nhờ vậy nhiều người trong số này có Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu tư lệnh Không Quân, cựu chủ tịch Ủ Ban Hành Pháp Trung Ương, cựu phó tổng thống VNCH, mới bay được trực thăng riêng từ tư gia ở Tân Sơn Nhất, ra chiến hạm đi Mỹ. Thương thay người hiền không bao giờ sống lâu, nên Trung Úy Thành đã gãy cánh vào lúc 6 giờ 46 phút, sáng ngày 29-4-1975, khi chíếc Hỏa Long của ông bị một hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt cánh máy bay và bốc cháy trên bầu trời.

9 giờ 30 sáng ngày 29-4-1975, Sài Gòn đã hỗn loạn khắp nơi. Do trên Tướng Smith yêu cầu Đại Sứ Martin cho thi hành giải pháp ‘4’ trong chiến dịch di tản nhưng đã bị từ chối. Nguyên do vì đại sứ Mỹ lúc đó vẫn còn ngây thơ tin rằng Tổng Thống VNCH Dương văn Minh, có khả năng hoà hợp, hòa giải với VC để vãn hồi hòa bình cho VN. Cùng ngày, từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Kissinger đã gọi điện khẩn cấp sang Sài Gòn, ra lệnh cho Đại Sứ Martin phải di tản gấp. Từ đó, Martin mới cho lệnh đốn cây đa cổ thụ trước sân tòa đại sứ vào lúc 11 giờ 01 phút để làm bãi đáp cho trực thăng. Ðây cũng là thời gian, Martin gơi ý nhờ TT. Dương Văn Minh giả bộ đuổi Mỹ trên đài phát thanh Sài Gòn. Có như vậy siêu cường Hoa Kỳ mới chạy khỏi VN trong danh dự, đồng thời giúp TT Minh có chính nghĩa.

Nhờ bài bản xuất sắc, diễn viên ăn khớp, Martin đã cứu nước Mỹ phần nào bớt mất mặt trước đồng minh thuộc phe thế giới tự do, cũng như đàn em kẻ thù Liên Sô-Trung Cộng. Nhưng đồng thời Martin chính là người đã phá hỏng kế hoạch di tản vì lúc chịu thi hành thì trời đã tối, nên các tài xế xe bus đều nghĩ việc khiến cho nhiều người có tên trong danh sách di tản không được đón. Ðể cứu vãn tình thế nguy cấp tồi tệ trên, Tướng Smith đã cho các loại trực thăng nhỏ của hãng Air American đi bốc người thế xe buýt nhưng đã quá trễ.

Bốn mươi mốt năm về trước, người Sài Gòn làm sao quên được cảnh tượng hai ngày 29 và 30-4-1975, nếu có dịp đi ngang qua Tòa Đại Sứ Hoa kỳ, kế Toà Đại Sứ Pháp và nhà thờ Tin Lành, nằm trong chu vi các đường Hồng Thập Tự, Hai Bà Trưng và đại lộ Thống Nhất. Có thể gọi được là một biển người đã tụ tập trước hai cánh cổng sắt vô tri của tòa đại sứ. Lúc đó hầu như người nào cũng giơ hai tay lên cao, trong đó ngoài các giấy tờ còn có những nắm đô la dầy cộm với những tiếng gào thét, van nài nghe thật là bi thiết não nuột, trước những cặp mắt gần như lạc thần lạnh lẽo của lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, ai cũng lăm lăm tay súng có gắn lưỡi lê, làm như đã sẵn sàng phanh thây bầm xác bất cứ ai, muốn xé rào vượt cổng.

Cùng lúc quang cảnh phía bên trong khuông viên của tòa đại sứ cũng đâu có khác gì bên ngoài. Sóng người đang đùn ép, xô lấn, cấu xé với nhau để tới cho được chân tường, dẫn vào cầu thang lên sân thượng, nơi đoàn trực thăng dùng làm bãi đáp lên xuống, để bốc người ra chiến hạm. Màn đêm lúc đó như được Thượng Ðế ban thêm ân huệ, nên cứ kéo dài hơn, để cho những kẻ chờ đợi nuôi chút hy vọng mỏng manh trong cơn tuyệt vọng. Tóm lại đến giờ phút hỗn loạn đó, thì không ai còn cần chú ý làm gì tới danh sách nửa. Bốc người tại chỗ, có nghĩa là ai mạnh chen được tới trước thì đi, khiến cho hằng vạn người từng giúp Mỹ rất đắc lực như thơ ký, thông dịch viên, nhân viên tình báo, cảnh sát chìm.. cứ ngóng cổ chờ di tản, rốt cục sáng ra mới biết Mỹ đã đi hết rồi.

Ðể thi hành chiến dịch di tản bằng trực thăng, tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là Carey từ chiến hạm bay vào tòa đại sứ lúc 13 giờ 15 ‘ chiều 29-4-1975 và hạ cánh tại Dao. Cùng lúc có một Toán Không Lưu do Thiếu Tá Không Quân Dave Cox chỉ huy. Họ dọn dẹp sân thượng và chỉ dẫn đoàn trực thăng từ biển vào bốc người. Trong lúc đó súng cối và đại bác của VC quanh Sài Gòn nổ tới tắp.

15 giờ 06 phút chiều 29-4-1975, một đoàn 12 chiếc trực thăng Mỹ, chở TQLC do Trung Tá J.L Bowltan chỉ huy, thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm 76 tới bố trí quanh Dao để giữ an ninh. Ðoàn trực thăng lên xuống bốc người không ngớt, mỗi chiếc chở một lần từ 50-60 người.

Nhưng cuộc di tản đã gặp trở ngại vì bãi đáp trực thăng trúng đạn pháo kích của VC bốc cháy. Trong lúc sự liên lạc giữa toán không lưu và các phi công cũng bi trục trặc vì máy truyền tin bị hỏng, còn trung tâm tiếp vận đài tại Sài Gòn hoàn toàn tê liệt.

Những giờ phút cuối, để giải quyết số người còn ứ đọng, Mỹ phải dùng các loại trực thăng lớn CH6 và H53 đáp ngay tại bãi đậu xe trước tòa đại sứ. Song song với trực thăng Mỹ, trực thăng của KQ.VNCH cũng bốc người ra đi từng đoàn. Thành phố đã bị cúp điện hoàn toàn từ 6 giờ 30 tốì 29-4-1975. Khắp nơi trời đất tối thui, dân đen thì run rẩy núp kín trong nhà để giữ mạng, phần lính tráng còn lại, từ quan tới thuộc cấp, ai củng cố chóng con mắt chờ sáng trong các giao thông hào, đợi phép lạ mà tổng thống Dương văn Minh đã hứa là sẽ tới vào sáng ngày 30-4-1975.

Sài Gòn đã chết từ đó, chỉ còn có tiếng quạt của các loại trực thăng gầm thét đinh tai điếc óc, nơi khoảng không gian mà Mỹ còn làm chủ, nhờ sự bảo vệ của QLVNCH trong giờ thứ 25 dưới đất. Ðây cũng là những lời thóa mạ cuối cùng của người Mỹ trước khi về nước, để lại nghìn đời trên xác chết chưa chôn của miền nam VN trong thế kỷ XX.

Cũng lúc đó, nơi các nẻo đường vắng ngắt dẫn về thương cảng, bến tàu Sài Gòn, từng chặp từng chặp lai xao động bởi tiếng máy nổ ròn của đủ loại xe dân, lính.. xen lẫn đâu đó là các tràng súng ngắn. Lúc này bọn sĩ quan đào ngủ, bọn nhà giàu bất lương, bọn trí thức cà chớn một thời phá nát miền Nam.. cũng ôm đầu chạy trối chết, tới các bến tàu, để tìm đường vượt thoát cọng sản, trên các chiến hạm Hải quân và Thương thuyền đang hối hả nhổ neo ra khơi. Súng nổ, đạn cối rơi, hỏa tiễn xuyên phá, tiếng trực thăng gào thét.. như những giọt nước mắt trước cơn mưa thống hận VN, ba mươi tám năm qua cũng vẫn là những hình ảnh và âm thanh , mà người Sài Gòn đã cảm nhận trước vài giờ, khi toàn thể non sông Hồng Lạc bị đắm chìm trong vũng bùn ô uế của xã nghĩa thiên đàng, mà thực chất là chốn địa ngục có thật, do quỹ vương Hồ Chí Minh mang từ Nga Tàu về đày đọa đồng bào.

Ðúng 9 giờ tối đêm 29-4-1975 cuộc di tản tại Dao kết thúc. Người Mỹ vội cho thiêu hủy toàn bộ những gì còn lại trong toà nhà này, mà một thời được coi như một tiểu bạch ốc ở phương đông. Chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh lúc 12 giờ đêm, bỏ lại đằng sau cảnh đời trong biển lửa.

Riêng tại Tòa Đại Sứ Mỹ, sự di tản đã gặp rất nhiều khó khăn vì đen không đủ soi sáng hiện trường, còn bãi đáp thì quá nhỏ không thích hợp cho các loại trực thăng lớn, Tuy nhiên việc bốc người vẫn được tiếp tục, từ 11 giờ đêm 29-4-1975 cho tới 3 giờ sáng ngày 30-4-1975. Sự liên lạc bằng vô tuyến giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Ðốn cũng chấm dứt lúc 1 giờ 06 phút, khi trạm liên lạc vệ tinh tại Dao đã bị phá hủy. Ðể nối liên lạc giữa Mỹ và toà đại sứ, Không Quân Hoa Kỳ phải thiết lập một trạm liên viễn thông vệ tinh trên chiếc C130, nhưng vẫn không mấy hiệu quả.

3 giờ sáng ngày 30-4-1975, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra lệnh cho tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn chấm dứt di tản nhưng Martin không chịu thi hành, vì lúc đó tại chỗ vẫn còn hơn 12.000 người chờ bốc ra chiến hạm. Tới 4 giờ 56’ sáng, chính Tổng Thống Ford ra lệnh bằng điện thoại, bắt buộc ông đại sứ phải rời Việt Nam. Do không còn cách nào lựa chọn, Martin đành phải bỏ lại 420 người đang đợi, trong số người này có cả nhân viên của Tòa Đại Sứ Nam Hàn. Martin ra đi đơn độc với con chó nhỏ tên Nitnoy, trên chiếc trực thăng CH46, do Ðại Uý Thủy Quân Lục Chiến G. Berry lái.

Tù phút đó, chỉ còn lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh tòa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong tòa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Ðúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tròn 21 năm , từ lúc Tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài Gòn. Tình đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.

Theo tài liệu được Mỹ công bố, thì tòa đại sứ và DAO ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Ðể hoàn thành công tác trên, người Mỹ đã sử dung trực thăng của Sư Đoàn 7 Không Quân và Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J. Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào DAO tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Tuy người Mỹ đả chính thức rời Sài Gòn vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. Vì có quá nhiều người nên Mỹ đã phải xô nhiều trực thăng xuống biển để làm bãi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu Mỹ Kim nhưng cũng đã cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không còn một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đã mất.

Bốn mươi mốt năm qua rồi, ngày nay chắc gì còn ai nhớ tới chuyện cũ, kể cả những đắng cay đoạn trường mà tất cả quân cán chính VNCH và đồng bào miền Nam hứng lãnh trong địa ngục Cộng Sản có thật trên quê hương mình.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016.
Mường Giang
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH   Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm
» Đập vỡ, dân chạy đi đâu? - Mặc Lâm, RFA
» Nhớ Lại Đêm 29-4-1975: Đêm Dài Nhất của Sài Gòn
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» TÌNH XA - Tạ Quang Khôi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến