Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhac thuoc Nguyen không quynh Saigon linh quang chẳng ngắn VNCH truyện sáng trong hoang Chung Nhung Trung quốc chuyen bich phải quan nguyet ngam chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC)

Go down 
Tác giảThông điệp
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC)   Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeWed Apr 24, 2013 5:16 pm

.
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC)


Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 130422121605_vietnam_464x261_wsj

Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều


Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở tp.HCM.

Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.

Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.

‘Không tin Đảng nữa’


“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.

“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”

“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
 
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.

Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.

Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ̣

Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.

‘Bi quan sâu sắc’


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 130422121120_vietnam_304x171_vnglobalnetwork_nocredit

Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục

“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.

Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.

Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.

“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.

Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.

“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.

Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.

“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.

Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.

Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.

Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.

‘Căng thẳng trong Đảng’


 Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 130201130512_party_vietnam_304x171_party_nocredit
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ̣ trong lòng người dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.

Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.

Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.

“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”

Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.

Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:

“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”

Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:

“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”

‘Giá đừng phản chiến’


Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:

“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ và nhận lỗi với người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.

Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”

Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:

“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cướp Sài Gòn, dân Thủ đô…   Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Icon_minitimeThu Apr 25, 2013 7:59 pm

.
Cướp Sài Gòn, dân Thủ đô…


Cho dù đứng cạnh nhau, cụm từ rất khập khiễng này hoàn toàn không phải là ‘cặp đôi hoàn hảo” trong cái vũ điệu quay cuồng của thời kim tiền. Nhưng hệ lụy của nó mang lại, khá giống nhau.

Nổi lên trong tuần này, liên tục báo chí đưa tin, như một hồi còi báo động gay gắt- nạn cướp giật tại Sài Gòn. Đỉnh điểm của thảm trạng này, là vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ (Q. 2). Nạn nhân là một cô gái đi xe SH bị mã tấu chém gần đứt lìa cánh tay, trước khi bị cướp giật.


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Images?q=tbn:ANd9GcRUw65cmdYk37vZrAts6OLYxHiUt7Z21Y8OQmnlYJ2PUNUIFDHOhg
Nạn nhân của vụ bị cướp chém gần như đứt cánh tay để cướp xe

Tiền trảm, hậu… cướp

Đây không phải là thủ đoạn mới mẻ. “Phong cách” tiền trảm, hậu…cướp (của), giờ đây đã mang tính “bản sắc” riêng của các băng cướp máu lạnh, chuyên sử dụng các loại vũ khí như mã tấu, dao phay, dao găm… Cô gái đã được cấp cứu kịp thời, nối liền cánh tay. Còn ký ức bị cướp, bị chém bi thảm, chắc chắn ám ảnh cuộc đời cô không biết bao giờ mới đứt rời.

Đọc các thông tin kinh hoàng về cách gây tội ác của các băng cướp giật, người ta chợt nhận ra, lứa tuổi cướp giật, cung cách cướp giật, đối tượng và tài sản cướp giật… giờ đang có xu hướng trẻ hóa, hiện đại hóa, và cũng “hiểu biết hóa” hơn rất nhiều.

Có những tên cướp tuổi đời quá trẻ, chỉ mới 16 và 14 tuổi. Như trường hợp hai tên cướp dùng dao cắt cổ người lái xe ôm, đoạn đường Lê Văn Khương (ấp 5, xã Đông Thạnh, Hóc Môn).


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 1354184118-hung-khi-cuop
Số vũ khí đủ để gây "lạnh người" đối với bất kỳ một "con mồi" nào.

Cướp của người Việt chưa chán, giờ đây, chúng cướp cả khách “tây”, một hiện tượng trước đây hiếm gặp. Như đôi khách du lịch người Hồng Kông, bị cướp sạch khi đang dạo phố tại Q. Bình Thạnh. Không một xu dính túi, mất hết giấy tờ tùy thân, họ phải ở nhờ nhà dân, bán bưu thiếp kiếm sống qua ngày.

Một người trong họ đã thốt lên kinh hoàng: Tôi đã đến nhiều nước, nhưng phải nói thẳng, nạn cướp giật ở TP.HCM ghê gớm quá! Sau phát ngôn đó, thì ấn tượng về VN nói chung, SG nói riêng trong mắt bạn bè quốc tế sẽ thế nào đây?

Không thứ “quảng bá” du lịch VN nào có thể… cay đắng, xấu hổ đến thế!

Cướp giật thì ở quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Càng văn minh, hiện đại, phong cách cướp giật càng… điệu nghệ và mang tính kỹ thuật - công nghệ điêu luyện. Có điều, hiện tượng cướp giật xảy ra với cường độ mạnh, tốc độ nhanh, dồn dập, liên tục khiến không chỉ người dân, mà chính quyền TP. HCM hết sức lo lắng. Dù trước đó, ngành chức năng đã tuyên bố “tuyên chiến”.

Nói cho công bằng, đại nạn này cũng vẫn là “con đẻ hư đốn, bất trị” của xã hội.

Có thể bắt đầu từ hiện tượng khủng hoảng kinh tế.

Cơn khủng hoảng diễn ra diện rộng trên toàn cầu. Có điều, phản ứng hay hệ lụy của nó rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái, trình độ quản lý, thiết chế pháp luật xã hội khác nhau.

Trong Báo cáo về việc làm trên thế giới năm 2012, do Tổ chức Lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc công bố tại Genève (Thụy Sĩ), ngày 30/4 cho biết, từ năm 2010 đến 2011, số vụ bất ổn gia tăng tại 57/106 nước thuộc diện phân tích. Khu vực dưới sa mạc Sahara ở châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trước đó, theo tờ TBKTSG ngày 8/12/2011, nghiên cứu của TS. David Stuckler (ĐH Cambridge- Anh quốc) năm 2008, năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế cho thấy, tình trạng tự tử tại các nước châu Âu gia tăng.

Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ này lên ít nhất 5% so với năm 2007. Tại Anh, tăng thêm 10% (so với năm 2008). Còn ở hai quốc gia khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, và Ireland, tỷ lệ này là 17% và 13%.

Ở ta mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến tháng 9/ 2012, đã có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… Đi kèm con số hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, sẽ có hàng trăm nghìn con người bị thất nghiệp, không có việc làm.

Nhàn cư vi bất thiện, không phải người lao động nào thất nghiệp cũng hư hỏng. Nhưng rõ ràng, không có việc làm, không có thu nhập, tất yếu dễ xô đẩy “một bộ phận” người lao động vào con đường tha hóa, phạm pháp.

Tệ nạn cướp giật trắng trợn, lộng hành, tệ nạn mãi dâm, trong đó, đặc biệt hiện tượng đồng tính nam tăng lên mạnh trong nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ massage liệu có phải là hệ lụy gián tiếp của khủng hoảng kinh tế không?

Các tệ nạn này, còn được sự “tiếp tay” của cái gốc- giáo dục gia đình và nhà trường - lâu nay vốn yếu kém trầm trọng.

Thủ phạm của các tệ nạn này, khi đối diện với những tệ nạn còn khủng khiếp hơn- tham nhũng ở xã hội, sự nhu nhược của luật pháp…, thì sự mất niềm tin, đạo lý, mất phương hướng sống chỉ còn là khoảng cách quá mong manh.


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 20130228160541_cuop

Đặt trong một bối cảnh, các băng cướp giật giờ đây cũng rất am hiểu luật pháp, khi biết rằng chế tài cho loại tội phạm cướp giật cao nhất chỉ 3- 5 năm trong tù rồi trở về. Thì sự coi nhờn phép nước luôn nhãn tiền, trong khi con đường hoàn lương… mơ về nơi xa lắm.

Nhất là mới đây, một quan chức ngành chức năng thừa nhận, nhà tù hiện quá tải.

Đây là điều rất đáng lo ngại. Một trong những thước đo để người ta thừa nhận xã hội an bình hay ngược lại, là nhìn vào số… nhà tù, số tội phạm hoặc tù nhân.

Xã hội Việt đang hội nhập. Tội phạm sẽ ngày càng đa dạng, được nâng cấp cả “trình độ, quy mô” về tính chất đê hèn, sự tàn bạo, cùng thủ đoạn và sự hỗ trợ của công nghệ, của kỹ thuật cao.

Đã có quá nhiều kiến nghị xung quanh tệ nạn này. Người quyết liệt như ông Bí thư kiêm Chủ tịch một tỉnh nọ thì cho rằng cần “đày ra đảo” để biệt chúng. Người đặt câu hỏi vì sao không thành lập lực lượng phản ứng nhanh 141 như công an HN? Người nêu cần thay đổi luật vì nghiêm trọng là hành vi, chứ đâu phải giá trị tài sản bị cướp…

Tất cả đều đúng. Nhưng nếu một khi con người không có việc làm, một khi giáo dục không được chấn hưng, một khi tham nhũng vẫn là “tấm gương xám xịt” cho cả xã hội phải nhức nhối soi vào, và một khi thần công lý vẫn bên tiền bên tội, bên nào …nặng hơn, thì người dân Việt sẽ còn phải nơm nớp sống chung với tiền trảm, hậu…cướp.


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) 20121214172014_3b

“Tiền” chạy, hậu… chức

Cách đây không lâu, tháng 9/2012 HN vừa tổ chức kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo tinh thần NQTƯ 4, được đánh giá là thẳng thắn, chân thành, xây dựng, nhất là ở ba vấn đề cấp bách là công tác cán bộ, quản lý đất đai, trật tự xây dựng được kiểm điểm nghiêm túc.

Thì tháng 12 mới đây, tại cuộc họp của HĐNDTP, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy HN, có một phát ngôn thẳng thắn, đầy ấn tượng về việc thi và chạy để trở thành công chức Thủ đô thanh lịch:

Bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Nói đến đó là việc rất đau lòng của TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại.

…Có trường hợp thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án. Điểm tối đa 100%, không trừ được một phẩy nào. Thử hỏi việc thi công chức như vậy thì chất lượng ra làm sao?

Nhưng xã hội không sốc nữa. Vì từ lâu, đi đêm “mua quan bán tước” là chuyện âm ỉ thường ngày ở huyện. Có điều, giờ đây được công khai chính thức từ phát ngôn của vị quan chức Chủ nhiệm UBKTTUHN, thì nó trở thành vị đắng phẩm cách (mượn ý của vở kịch Vị đắng tình yêu). Chả lẽ, nên gọi mùa thi công chức HN là mùa chạy?

Xã hội không sốc nữa. Vì ngay tiếp sau đó, người ta lại đọc được câu chuyện hài hước: Để xin được chân tạp vụ nấu ăn tại Huyện ủy Vũ Quang (Hà Tĩnh), chị Phạm Thị T, trú tại huyện này, đã phải “chạy” 75 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Bí thư Huyện ủy Vũ Quang (nay là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp HT). Không biết trong đợt phê và tự phê, ông Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp HT này kiểm điểm “ra răng”?

Chạy một “chức” nấu ăn mà phải mất 75 triệu đồng, thì chuyện 100 triệu đồng ở Thủ đô nhỏ như… con thỏ.


Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC) Images?q=tbn:ANd9GcRwzH4UKogZD_LdvwXkLrrzoZgrqcAHSqOUckIthlwTBSUaGKZt

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khi được phỏng vấn câu chuyện 100 triệu đồng, đã phải hỏi lại: Có 100 triệu thôi á? Hỏi lại, tức là ông- cựu quan chức Ban TCTƯ không tin. con số 100 triệu thực tế phải lớn hơn rất nhiều.

Chả cứ ông, người dân HN cũng không tin, từ lâu rồi.

Dù vậy, để lôi ra ánh sáng không đơn giản. Ví như, cái chuyện HN chủ trương sẽ lắp camêra tại các phòng thi công chức nghe có vẻ hay, nhưng cái chuyện đi đêm giữa hai kẻ chạy và được chạy, thì có camêra nào soi được nhỉ?

Tội hối lộ, ăn hối lộ vốn là thuộc tính con người. Những cái kết dành cho tội này, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sự nghiêm minh hay nhu nhược của pháp luật mỗi quốc gia, từ đời xưa.

Bộ phim Tây Thi bí sử VTV3 đang chiếu, cái chết không tránh khỏi của cả dòng họ Bá Phỉ bởi cái tội ăn hối lộ và “bảo kê” cho kẻ hối lộ cho thấy chữ tham lớn bao giờ cũng gắn với chữ thâm… khủng.

Còn trong thế giới hiện đại, mới đây, ở Algiêri, B.A- 48 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Đô thị và Xây dựng (DUC) tỉnh Ain Témouchent (Tây bắc Algeria) vừa bị cảnh sát bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 100.000 dinar (khoảng hơn 1.270 USD).

Ông McKeeva Bush, 57 tuổi, làm Thủ tướng quốc đảo Caimans (một quần đảo tự trị thuộc VQ Anh, nằm ở vùng biển Caribe), cũng vừa bị cảnh sát bắt giữ do bị cáo buộc tham nhũng.

Trong khi ở nhiều nước tư bản, những nhân vật tham nhũng, ăn hối lộ bị truy tố trước pháp luật, sao nó công khai, minh bạch thế. Như ở Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara, 48 tuổi đã phải từ chức với lý do, năm 2005 đã nhận 250.000 yen từ một phụ nữ Hàn Quốc 72 tuổi. Do luật pháp Nhật cấm chính trị gia nhận tiền của người nước ngoài. Dù bà này sống ở Nhật, nói tiếng Nhật và điều hành một nhà hàng tại Kyoto.

Còn ở ta, lôi ra ánh sáng cái sự “đi đêm” sao khó đến thế. Phải chăng, có vấn đề lỗ hổng, khiếm khuyết của những quy định pháp luật. Phải chăng, cái cơ chế xin- cho nó có sự biến tướng và tàn phá đáng sợ nhân cách người Việt?

Chả lẽ người Việt cứ mãi phải mang cái họ Sống chung: Sống chung với lũ, sống chung với cướp giật, sống chung với nỗi sợ, sống chung với giả dối, sống chung với tham nhũng…

“Tiền trảm, hậu… cướp” và “tiền chạy, hậu… chức” là hai hiện tượng khác hẳn nhau: Một bên, những kẻ dùng vũ khí giết người, một bên vũ khí là đồng tiền ma mị, êm ái.

Một bên, người bị hại có thể bị mất tài sản, nguy hiểm đến tính mạng. Một bên, kẻ “bị chạy” ung dung trên ghế quyền lực, chả ảnh hưởng đến thanh danh. Thậm chí còn rao giảng đạo đức.

Một bên, sự “giao dịch” cướp giật diễn ra cả trong đêm tối lẫn thanh thiên bạch nhật. Một bên, giao dịch đó, dù có diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, cũng vẫn là “đi đêm”.

Nhưng tác hại thì giống nhau, cướp bằng vũ khí, hay cướp “bọc tay nhung” đều làm băng hoại không thương tiếc niềm tin con người vào đạo lý xã hội.

Thế giới đang đồn đoán, lo sợ Ngày Tận thế.

Nhưng liệu có một Ngày Tận thế cho những kẻ cướp giật SG, và những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ (như chuyện thi công chức) đang nhởn nhơ hoành hành ở HN, và cả xã hội này không?

Kỳ Duyên
————
Tham khảo:
http://giaoduc.net.vn/Phap-luat/Cuop-giat-dai-nao-duong-pho-SG-P2/227586.gd
http://dantri.com.vn/xa-hoi/dac-xa-do-nha-tu-qua-tai-khong-phai-do-cai-tao-tot-670928.htm
http://phapluattp.vn/20120430100616568p0c1017/bat-on-xa-hoi-tu-nan-that-nghiep.htm
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/523963/Ha-Noi-%E2%80%9Cchay%E2%80%9D-vao-cong-chuc-khong-duoi-100-trieu-dong.html
http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/
Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam: ‘Bất mãn chưa từng thấy’? (BBC)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dân biểu Rohrabacher: ‘Việt Nam chưa hẳn là bạn của Mỹ’
» Hảo tự ố tăng thời bang vô đạo
» Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tàu cộng
» Chưa Đi, Chưa Biết
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến