Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn hoang Nguyen chuyen nguyet Saigon truyện trong Trung Nhung Chung bich sáng quang không thuoc quan quynh quốc VNCH nhac linh ngam phải chất chẳng
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 10:47 pm

.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 30thang4quankhantang

38 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưởng chừng như phôi pha, nhưng không, vẫn luôn canh cánh bên lòng… suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Tướng Lãnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do của hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà.


Những ai đã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông


Cám ơn anh những ngưòi chiến sĩ VNCH, đã hy sinh đời trai cho cuộc chiến chống xâm lăng của bọn CSVN. Nhân mùa Quốc Nạn 30.4.2013, người viết xin được ghi lại những nét hào hùng của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã tuẫn tiết trong những ngày chót của cuộc chiến, để không rơi vào tay giặc. Các anh đã hiên ngang đi vào hồn thiêng sông núí!


CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT
Đặng Sỹ Vinh, Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:

“Bà Con mến,
Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.
Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con.
Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là …, ở …, và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi.
Xin đa ta.

Đặng Sĩ Vinh”



TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 2Q==


DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG: *

Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức! đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh - khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhợn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975.
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ.
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long, CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi, Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh.
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975.
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975.
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con.
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ.
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975.
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75.
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975.
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975.
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975.
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản.
24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975.
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975.
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975.
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975.
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/1975.
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch… bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975.
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM.
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn.
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975.
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa.
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975.
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau.
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu.
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.
39-...
... và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH To_quoc_ghi_on

* Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa…

Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẩn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM cũa một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn…


Anh hùng có tử… nhưng khí hùng luôn luôn bất tử.

Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.

Nguyễn Thị Hồng
29.3.2013




Tổ Quốc muôn đời Ghi Ơn Người Chiến Sĩ VNCH Vị Quốc Vong Thân.


.

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeMon Apr 15, 2013 11:14 am


Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử


Vào ngày 30-4-1975, khi những đôi dép râu giẫm lên hè phố Sài Gòn, bầu trời Miền Nam cũng vần vũ u buồn thì Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Lê Nguyên Vỹ và Tướng Trần Văn Hai đã anh dũng tuẫn tiết nêu cao hùng khí “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục”, thà chết chứ không chịu nhục của ngũ hổ tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 
TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH VTT-ZZMAY-14-T%C6%AF%E1%BB%9ANG-NKNAM

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẳng trong một gia đình nền nếp, khoa bảng. Ông là cựu học sinh trường Khải Định, tốt nghiệp Khóa Hành Chánh ở Huế, giữ chức Chủ Sự Tài Chánh từ năm 1951 đến năm 1953 thì nhập ngũ Khóa 3 Thủ Đức. Khi ra trường, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù và thuyên chuyển ra chiến đấu ở ngoài Bắc.

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam, lúc đó ông đang mang cấp bậc Trung úy. Đến năm 1955, ông giữ chức Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND, về tham dự cuộc hành quân tảo thanh nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sài Gòn. Sau đó ông được thăng cấp Đại úy rồi  đi du học chuyên nghiệp tại Pau, ở Pháp. Ông mang cấp bậc Đại úy từ năm 1955 đến năm 1964 thì lên Thiếu tá, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND. Qua năm 1967, ông được thăng Trung tá với chức Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, nổi danh ở trận đánh Đồi Ngok Van, Kontum. Cuối năm 1967 lại được vinh thăng Đại tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong trận Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tham Mưu điều động đơn vị ông về Sài Gòn để tảo thanh Việt Cộng ở vùng ven đô, gây nhiều thiệt hại cho chúng. Qua năm 1969, ông nắm chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11-1969, ông lại được vinh thăng Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận cho đến tháng 11-1971 thì thăng Chuẩn tướng thực thụ. Tới năm 1972, Chuẩn tướng Nguyễn Khoa Nam được thăng Thiếu tướng nhiệm chức rồi mang Thiếu tướng thực thụ vào tháng 10-1973, đến tháng 11-1974 được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu IV.

Tướng Nguyễn Khoa Nam sống một cuộc sống rất giản dị, không vợ con, không xa hoa, không nhu cầu vật chất. Ông cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, say mê hội họa và âm nhạc, giỏi về nhạc lý. Ông còn là một Phật tử thuần thành, ăn chay mỗi tháng 15 ngày, thường nghiền ngẫm kinh Phật và sách Nho Giáo. Ông là người trầm lặng, ít nói, sống nhiều về nội tâm, đươc tiếng phúc hậu, đạo đức, lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm phương châm ở đời. Trong quân đội, ông là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài giỏi, thương lính yêu dân nên được binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào kính mến.

Là Tư Lệnh Vùng, mỗi lần đi thanh tra hay thăm viếng các Tiểu Khu hoặc các đơn vị, Tướng Nam không bao giờ để cho các Tiểu Khu Trưởng, các đơn vị trưởng tiếp đón ông bằng tiệc tùng. Mỗi lần đi như vậy, ông chỉ mang theo khúc bánh mì thịt hay món ăn đơn giản, thanh đạm. Còn nếu gặp ngày ăn chay thì ông mang theo mấy trái bắp nấu hoặc vài củ khoai luộc. Nói đến Tướng Ngyễn Khoa Nam là phải nói đến “cái nón sắt”. Đầu ông luôn đội nón sắt và ông luôn luôn nhắc nhở các sĩ quan, binh sĩ phải đội nón sắt cho an toàn. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền có nhiều giai thoại về “cái nón sắt” với Tướng Nam. Nhắc đến chuyện thương lính, trước khi tuẫn tiết, Tướng Nam đã một mình tự lái xe Jeep vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản để thăm các chiến hữu của ông bị thương đang điều trị tại đây. Lần thăm viếng nầy nói lên sự vĩnh biệt thầm kín của ông với thuộc cấp.

Khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào lúc 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975 thì rạng sáng ngày 01-05-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã dùng khẩu Browning bắn vào màng tang tuẫn tiết tại dinh Tư Lệnh nằm trên bờ sông Cái Khế ở Cần Thơ. Tướng Nam đã hào hùng chọn cái chết chứ không chịu đầu hàng nhục nhã. Khi tuẫn tiết, ông mặc lễ phục trắng với đầy đủ Dây Biểu Chương và Huân Chương các loại mà ông được ban thưởng, trên bàn viết còn để lại một vài vật dụng cá nhân và một món tiền 40.000$00, nhờ vị sĩ quan tùy viên đem về trao lại cho gia đình ông. Bốn mươi ngàn đồng vào thời điểm 30-4-1975 là món tiền quá nhỏ, nói lên đức tính liêm khiết của viên Tướng Tư Lệnh Vùng thuộc tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì vậy mà Tướng Nguyễn Khoa Nam được tiếng là người thanh liêm, chưa hề bị tai tiếng về tham nhũng hay bè phái. Trung tá Bác sĩ Hoàng Như Tùng, Giám Đốc Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số sĩ quan, binh sĩ của Quân Đoàn IV đã đứng ra mai táng Tướng Nam tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ.

Vào năm 1984, gia đình Tướng Nam bốc mộ, hỏa thiêu hài cốt ông rồi đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Gia Định. Trên đường về, khi qua bắc Cần Thơ và bắc Mỹ Thuận, thân nhân  đã rắc một phần tro cốt của ông xuống sông Tiền Giang cùng sông Hậu Giang, nơi mà ông đã chiến đấu và chết cho đồng bằng Sông Cửu Long. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam đã hòa với làn nước phù sa Cửu Long Giang để bón từng bụi lúa, từng cọng rau tấc đất của quê hương cho thêm mầu mỡ.

Phần tro cốt còn lại được đem về thờ tại Chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định. Hòa Thượng Thích Trí Thủ, trụ trì Chùa Già Lam đã đứng ra làm lễ cầu siêu cho Tướng Nguyễn Khoa Nam vào ngày 18-03-1984. Buổi lễ cầu siêu được tổ chức rất trọng thể, nghiêm trang, mặc dù gia đình giữ kín để tránh phiền phức với công an Việt Cộng nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều sĩ quan, binh sĩ VNCH đến tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của gia đình và nhà chùa.
 
TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH VTT-ZZMAY-14-T%C6%AF%E1%BB%9ANG-PH%E1%BA%A0M-V%C4%82N-PH%C3%9A
 
Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt, xuất thân từ Khóa 8 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp, ông tình nguyện phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù.
Khoảng tháng 3-1954, tình hình mặt trận Điện Biên Phủ đang ở cường độ sôi động cho nên TĐ5ND mà Trung úy Phú giữ chức Đại Đội Trưởng được huy động nhảy dù vào tiếp ứng cho mặt trận nầy. Vừa vào vùng, Trung úy Phú đã chỉ huy binh sĩ dưới quyền mở các cuộc phản công đẫm máu trước các đợt xung phong điên cuồng bằng biển người của địch. Mặt trận tiếp diễn ngày một thêm khốc liệt thì qua ngày 15-4-1954, Đại tá De Castries, Chỉ Huy Trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ được thăng Thiếu tướng, hai Trung tá Langlais và Ladande thăng lên Đại tá cùng 10 sĩ quan khác, mỗi người được thăng một cấp, trong đó có Trung úy Phạm Văn Phú. Đến ngày 26-4-1954, Đại úy Phú được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó TĐ5ND, qua những trận đánh ác liệt, chẳng may ông bị thương và bị Việt Minh bắt khi Điện Biên Phủ thất thủ vào ngày 07 tháng 05 năm 1954. Sau Hiệp Định Genève, ông được trao trả về Miền Nam và tiếp tục phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1960, Đại úy Phạm Văn Phú được tuyển chọn phục vụ trong Lực Lượng Đặc Biệt do Đại tá Lê Quang Tung làm Tư Lệnh. Cuối năm 1962, ông lên Thiếu tá, đảm nhậm chức Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 của LLĐB. Vào giữa năm 1964, ông chỉ huy Liên Đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765  của cộng sản Bắc Việt ở Suối Đá thuộc tỉnh Tây Ninh. Sau trận này, ông được đặc cách thăng Trung tá với chức vụ Tham Mưu Trưởng LLĐB, một năm sau ông lại được thăng Đại tá nhiệm chức. Qua đầu năm 1966, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh SĐ2BB cho đến giữa năm 1966 được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Phó và Xử Lý Thường Vụ sư đoàn này vì Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh sư đoàn được bổ nhậm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I. Cuối năm 1966, ông được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó SĐ1BB cho đến giữa năm 1968 lại được cử vào chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44, trách nhiệm về các tỉnh biên giới Miền Tây Nam Phần thuộc Quân Khu IV. Năm 1969 được vinh thăng Chuẩn tướng tại mặt trận cho đến đầu năm 1970, Chuẩn tướng Phú được cử thay thế Thiếu tướng Đào Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh LLĐB.
 
Cuối tháng 8-1970, Tướng Phú được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh SĐ1BB thay thế Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Tháng 3-1971, Chuẩn tướng Phú được vinh thăng Thiếu tướng tại mặt trận sau cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Trong mùa hè đỏ lửa 1972,  khi cộng sản Bắc Việt phóng ra các trận đánh lớn, Tướng Phú đã điều động, phối trí các trung đoàn của SĐ1BB một cách tài ba cho nên các phòng tuyến của ta ở Tây Nam Huế không bị chọc thủng bởi các cuộc tiến công  của địch. Phải nói, SĐ1BB là một sư đoàn mà khả năng tác chiến có thể xếp ngang hàng Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, có trách nhiệm bảo vệ vùng địa đầu giới tuyến gồm Quảng Trị, Thừa Thiên và cố đô Huế, từng được chỉ huy bởi các vị tư lệnh sư đoàn tài giỏi như Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Văn Thân. Đến tháng 9-1972, Tướng Phú được điều động về Quân Đoàn III, làm Chi Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, một quân trường lớn nhất ở Việt Nam.
 
Vào tháng 11-1974, thể theo đề nghị của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh bổ nhậm Thiếu tướng Phạm Văn Phú vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Toàn về làm Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp. Đến ngày 10-3-1975, CSBV huy động 3 sư đoàn, gồm SĐ10, SĐ320 và SĐ316 tấn công vào tỉnh lỵ Ban Mê Thuột và Ban Mê Thuột bị thất thủ trước sức tấn công của 3 sư đoàn cộng quân. Trong khi Tướng Phú đang lập kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thì Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú rút bỏ cao nguyên về tái phối trí vùng đồng bằng Bình Định, Nha Trang. Tướng Phú đã nhiều lần yêu cầu Tổng thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu để ông tử thủ cao nguyên nhưng không được chấp thuận khiến ông thất vọng, chán nản. Rồi cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên thất bại, gây hỗn loạn, kéo theo sự sụp đổ cả Miền Nam đã làm cho Tướng Phú khổ tâm hơn nên ngã bệnh phải vào điều trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa.
 
Đến ngày 30-4-1975, Tướng Biên Khu Phạm Văn Phú đã dùng độc dược tuẫn tiết nêu cao tiết tháo “tướng chết theo thành”. Lại một vì sao sáng đã tắt trên bầu trời Miền Nam trong ngày u buồn của trang Hùng Sử!
 
TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH VTT-ZZMAY-14-T%C6%AF%E1%BB%9ANG-L%C3%8A-V%C4%82N-H%C6%AFNG
 
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV/Quân Khu IV sinh năm 1933, xuất thân từ Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông phục vụ tại SĐ21BB từ Đại Đội Trưởng đến Trung Đoàn Trưởng, đã từng đảm nhiệm chức Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh. Ông là một sĩ quan can trường, khả năng tác chiến cao, giỏi về lãnh đạo chỉ huy và rất thương yêu binh sĩ dưới quyền. Các cấp bậc của ông từ đại úy trở lên đều được đặc cách vinh thăng tại mặt trận. Từ Đại tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc SĐ21BB, ông được cử giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB ở Quân Khu III. Sau đó được vinh thăng Chuẩn tướng chỉ vài tháng trước khi cộng quân mở cuộc bao vây và công hãm thị xã An Lộc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Trong suốt thời gian vây hãm, 4 sư đoàn địch đã mở những cuộc tấn công hung hãn bằng bộ binh, xe tăng  và những cuộc mưa pháo khốc liệt, như ngày 11-5-1972, thành phố nhỏ bé An Lộc đã gồng mình hứng khoảng 8.000 quả pháo binh đủ loại của Bắc quân.
 
Trong trận An Lộc lịch sử nầy, Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh SĐ5BB, chỉ huy toàn bộ các lực lượng tử thủ, đầu đội nón sắt, mặc áo thun bên trong, áo giáp bên ngoài, quần đùi, tay cầm M16, tay cầm ống liên hợp, lựu đạn cài quanh mình, chiến đấu gần như 24/24 giờ nêu cao truyền thống anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua câu: “Ngày nào tôi còn, An Lộc còn”. Trong suốt thời gian bị vây hãm, Tướng Hưng và những người lính tử thủ của ông có bao đêm ngủ được những giấc ngủ bình an trên những chiếc giường ngay ngắn như những người bình thường ở hậu phương? Sau 68 ngày bị vây hãm trong hỏa ngục máu và lửa, An Lộc vẫn đứng vững nhờ sự chiến đấu oanh liệt, dũng cảm của lực lượng tử thủ. Khi An Lộc được giải tỏa, Tướng Lê Văn Hưng được báo chí cũng như đồng bào Miền Nam tặng cho danh hiệu “Anh Hùng An Lộc”.
 
Tính đến 7giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, tình hình 16 tỉnh thuộc Quân Đoàn IV vẫn yên tĩnh, VC chỉ cắt một đoạn quốc lộ 4 từ Sài Gòn xuống Long An và Chuẩn tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh SĐ9BB đang bay trực thăng chỉ huy cuộc giải tỏa đoạn quốc lộ nầy. Ngoài ra, VC cũng chỉ mở được cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Chương Thiện mà Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Khu Trưởng đang cố thủ, chỉ huy các cuộc phản công (Chính vì sự anh dũng cố thủ nầy mà sau ngày 30-4-1975, VC đã đem Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ).
 
Đến 10 giờ 00 sáng ngày 30-4-1975, lệnh buông súng đầu hàng được ban ra trên đài phát thanh khiến mọi người từ quan cho đến lính ai nấy cũng đều sững sờ. Một vị Đại tá thuộc Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng đã khóc sướt mướt, vừa khóc, vừa nói với thuộc cấp: “Đầu hàng rồi tụi bây ơi! Nhục ơi là nhục!”. Ở một nơi xa khác, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu đang theo dõi bản đồ hành quân, khi nghe ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Hậu đã ném tung tấm bản đồ, tức tối thốt nên mấy tiếng: “Đồ chó đẻ!”. Riêng tại văn phòng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV, khi nghe lệnh đầu hàng, gương mặt Tướng Hưng mang đầy vẻ thất vọng, mắt ông chùn xuống… Đến 8 giờ 45 tối ngày 30-4-1975, Tướng Lê Văn Hưng đã dùng khẩu Colt 45 bắn vào ngực tuẫn tiết, viên đạn xuyên qua tim, máu thấm ướt cả bộ quân phục. Tướng Hưng đã trút hơi thở cuối cùng nhưng đôi mắt vẫn còn mở dường như biểu lộ sự uất hận. Phu nhân Tướng Hưng, bà Phạm Thị Kim Hoàng, đã vuốt mắt cho chồng, thay quần áo cho ông, một số sĩ quan và binh sĩ phụ bà lo việc tẩn liệm. Khi tẩn liệm, bà Hưng đã cẩn thận xếp ngay ngắn lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đặt lên ngực ông, lá cờ biểu tượng Miền Nam Tự Do mà chồng bà và những người lính Cộng Hòa đã đổ nhiều xương máu để bảo vệ biểu tượng thiêng liêng nầy. Trong khi đang tẩn liệm thì Thiếu tá Lành, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33 nghe tin Tướng Hưng tuẫn tiết đã tông cửa chạy ùa vào, ôm quan tài Tướng Hưng gào khóc thảm thiết: “Trời ơi!…”ông thầy”…ơi!” khiến ai nấy cũng đều bùi ngùi rơi lệ.
Sau khi tẩn liệm, mọi người hối hả, vội vã lo chôn cất Tướng Hưng vì sợ VC vào gây nhiều khó khăn, rắc rối. Sau đó, do sự sắp xếp của vài vị sĩ quan và binh sĩ, phu nhân Tướng Hưng được đưa vào tá túc tại một ngôi chùa để tránh phiền phức với VC. Về sau, cũng chính các vị sư của ngôi chùa nầy đã giúp xây mộ cho Tướng Lê Văn Hưng đàng hoàng.

TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

 

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH VTT-ZZMAY-14-T%C6%AF%E1%BB%9ANG-L%C3%8A-NGUY%C3%8AN-V%E1%BB%B8

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh SĐ5BB, sinh năm 1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt trong một gia đình Nho học.. Ông gia nhập quân đội và theo học Khóa 1951 Trường Sĩ Quan Đập Đá ở Huế, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 19 do Đại úy Đỗ Cao Trí (Sau nầy lên Trung tướng và bị tử nạn phi cơ trực thăng trong một cuộc hành quân) làm Tiểu Đoàn Trưởng. Lúc mang cấp bậc Đại úy, ông đuọc cử giữ chức Quận Trưởng Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương rồi lên dần cho đến chức Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc SĐ5BB do Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn. Ông đã nối tiếng là một Trung Đoàn Trưởng có khả năng tác chiến cao và đánh giăc rất gan dạ cho nên ông được các binh sĩ tặng cho danh hiệu “Nhất Vỹ, Nhì Gia”, “Nhì Gia” là Trung tá Hà Văn Gia, cũng khét tiếng gan dạ. Đồng bào ở quanh vùng Lái Thiêu, Bến Cát, Lai Khê, Bình Dương, Bình Long, Phước Long đều biết tiếng Tướng Lê Nguyên Vỹ.
 
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, khi VC bao vây và tấn công An Lộc, Đại tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó SĐ5BB cùng với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn đã điều động các đơn vị tử thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công vũ bão của địch. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, địch mở những trận mưa pháo cực kỳ khủng khiếp, đồng thời tung chiến xa và quân bộ chiến mở những cuộc tấn công dứt điểm An Lộc, chính Đại tá Vỹ đã nhào ra chiến hào, ôm M72 bắn hạ chiến xa địch. Ông là người đầu tiên lập thành tích bắn hạ chiến xa cộng quân tại mặt trận An Lộc khiến các chiến sĩ ta lên tinh thần bắn hạ thêm nhiều chiếc khác, xác nằm ngổn ngang trong đường phố. Ông đã bị thương vì tai nạn trực thăng trong một cuộc hành quân khi còn là Tư Lệnh Phó SĐ21BB, chân đi khập khiễng, phải chống gậy. Sau khi học xong Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về, ông được bổ nhậm giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB vào tháng 6-1973. Tướng Vỹ cũng là một vi tướng thanh liêm, rất tích cực trong việc bài trừ tham nhũng. Ông đánh giặc gan dạ, chỉ huy tài giỏi, làm việc không kể giờ giấc, thanh liêm, hết lòng phụng sự tổ quốc nhưng có tật nóng tính. Tính ông nóng như Trương Phi trong truyện Tàu.
 
Khi lệnh đầu hàng được ban ra, Tướng Vỹ đã triệu tập một phiên họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, trong phiên họp ông đã nói: “ Lệnh bắt chúng ta buông súng để bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lệnh bắt chúng ta đầu hàng. Vì tôi là một vị tướng chỉ huy mặt trận tôi không thể thi hành lệnh nầy. Tôi nghĩ thân làm tướng là phần nào đã hưởng danh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi…”. Sau phiên họp, ông cho thuộc cấp trở về nhà, còn riêng ông, ông ra trước kỳ đài Bộ Tư Lệnh, nghiêm trang chào lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ lần cuối rồi dùng khẩu súng lục tự bắn từ dưới cằm, viên đạn trổ lên đỉnh đầu. Ông đã tuẫn tiết bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình. Con đường mà Tướng Vỹ chọn ngày hôm nay đã có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản và nhiều vị anh hùng khác đã lựa chọn ngày trước.
 
Một số sĩ quan và binh sĩ trong Bộ Tư Lệnh SĐ5BB đã lo chôn cất ông vào ngày 30-4-1975. Nhìn chiếc quan tài đơn sơ của dũng tướng Lê Nguyên Vỹ nằm sâu trong lòng đất lạnh mọi người đều ngậm ngùi, nuối tiếc!  Nhưng hề gì, đã có hồn thiêng sông núi ấp ủ ông trong lòng Đất Mẹ.
 
Tướng Trần Văn Hai

 

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH VTT-ZZMAY-14-T%C6%AF%E1%BB%9ANG-TR%E1%BA%A6N-V%C4%82N-H%E1%BA%A2I

Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh SĐ7BB, sinh năm 1929 tại Cần Thơ, theo học Khóa 7 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sau khi tốt nghiệp ông tình nguyện ra chiến đấu ở các chiến trường Bắc Việt.
 
Đến năm 1954, khi đất nước bị chia đôi, đơn vị của ông được đưa về Miền Nam và ông được thăng cấp Đại úy, giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương ở Phan Thiết.
 
Năm 1961, sau khi tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu Cao Cấp ở Hoa Kỳ về thì được bổ nhiệm làm huấn luyện viên Trường Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Ông là người đề xướng ra các khóa huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy và Mưu Sinh Thoát Hiểm. Năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá, đảm nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ ở Nha Trang. Qua năm 1965, ông giữ chức Tiểu Khu Trưởng Phú Yên, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Trong trận Mậu Thân 1968, ông chỉ huy các đơn vị Biệt Động Quân
 
dưới quyền phản công Việt Cộng ngay từ giờ phút đầu tại Thị Nghè, Hàng Xanh, Phú Thọ và ở Chợ Lớn. Trong các trận đánh nầy, Biệt Động Quân đã dùng chiến thuật “đục tường” đánh với VC gây cho chúng nhiều thiệt hại và đẩy lui chúng ra khỏi thành phố.

Tháng 5-1968, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Qua năm 1970 được vinh thăng Chuẩn tướng với chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Quân Khu IV. Đến năm 1971 ông trở về nắm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân cho đến năm 1972 được bổ nhậm làm Tư Lệnh Phó Hành Quân của Quân Khu II, sau đó giữ chức  Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn Kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Lam Sơn ở Dục Mỹ. Đến tháng 11-1974, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh SĐ7BB Kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Đồng Tâm khi Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam về đảm nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV.
 
Chuẩn tướng Trần Văn Hai cũng là một vị tướng rất thanh liêm, không tham, sân, si chỉ hết lòng phụng sự tổ quốc. Khi rời chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phú Yên để đáo nhậm nhiệm sở mới, hành trang của ông chỉ vỏn vẹn trong một cái túi vải nhỏ và ông đã nói lời từ biệt với thuộc cấp như sau: “Tôi cám ơn các anh chị đã tận tình làm việc với tôi trong thời gian qua, có thể người ta cho rằng mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng…”. Còn khi về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, người ta không thấy ông dùng xe dân sự lộng lẫy mang số ẩn tế mà ông chỉ dùng chiếc xe Jeep nhà binh cũ kỹ ông mang theo khi còn làm Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Ngoài liêm khiết, Tướng Hai còn là con người thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi. Có thể nói ông thuộc mẫu người “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
 
Tướng Trần Văn Hai đã dùng độc dược tuẫn tiết vào khoảng 6 giờ 00 chiều ngày 30-4-1975 tại văn phòng Tư Lệnh SĐ7BB trong Căn Cứ Đồng Tâm. Trước khi tuẫn tiết, Tướng Hai có trao cho vị sĩ quan tùy viên một gói đồ trong đó gồm bảy mươi ngàn đồng tiền Việt Nam được gói trong một tờ giấy báo cũ nhờ trao lại cho mẹ ông, nói rằng quà của ông tặng cho mẹ và nói với bà đừng lo lắng gì cho ông cả!
 
Những tướng tá bỏ chạy ra hải ngoại chưa chắc đã là hèn nhưng 5 vị tướng can trường quyết tâm ở lại với các chiến hữu cho đến giờ phút lịch sử sang trang và chọn sự tuẫn tiết để biểu lộ cung cách mã thượng của những người trượng phu quân tử chắc chắn là những đấng anh hùng. Cái chết cao cả, đáng kính của họ là niềm hãnh diện cho QLVNCH nói riêng, cho nhân dân Miền Nam nói chung. Những sự tuẫn tiết anh dũng nầy đã khiến cho một viên cán bộ cao cấp của CSBV phải thốt nên lời thán phục bằng câu: “Làm tướng như vậy mới xứng đáng làm tướng!”.
 
Khi còn sinh tiền, các tuẫn tướng đã chiến đấu dũng cảm, gót chân chiến binh của họ đã giẫm lên khắp nẻo đường đất nước từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên hay Ashau, A Lưới, Dakto, Tân Cảnh, Khe Sanh, Tam Biên, Hạ Lào của cao nguyên Trường Sơn ngút ngàn cho đến Đồng Tháp Mười, Thất Sơn Bảy Núi, U Minh, Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt của vùng sình lầy Miền Tây Nam Phần. Đời chiến binh của họ ngày đêm cọ sát với tử thần trong các chiến trường bốc lửa khắp 4 Vùng Chiến Thuật để ngăn chận làn sóng xâm lăng của CSBV hầu chu toàn trách nhiệm bảo quốc, an dân. Nói làm sao cho hết các chiến công hiển hách, những nét kiêu hùng mà ngũ hổ tướng Miền Nam đã góp công tô điểm cho Pho Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thêm sáng ngời!
 
Lê Thương

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: NGƯỜI LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Apr 18, 2013 2:42 am


.
NGƯỜI LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT

- sáng tác & trình bày: Dzuylynh
album Chớp Bể Mưa Nguồn
(tặng áo trắng dấu yêu, tuổi hoa trong biển lửa)





Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương

Nhớ gì không? Trường Sơn mưa dầm nắng lửa!
Nhớ gì không? ( Thức dậy đi! ) Kình Ngư, Sói Biển, Trâu Điên!
Nhớ gì không? Gio Linh, Đông Hà, Ái Tử!
Nhớ gì không? ( Thức dậy đi! ) Hùm Xám, Ó Biển, Hắc Long!
Nhớ gì không? Khe Sanh, Hạ Lào, Ấp Bắc!
Nhớ gì không? ( Thức dậy đi! ) Mãnh Hổ, Quái Điểu, Thần Ưng!
Nhớ gì không? Sấm vang Cổ Thành: Lôi Hỏa!
Nhớ gì không? ( Thức dậy đi! ) Nỏ Thần, Thần Tiễn xé không gian...

Có người lính già đi dưới quân kỳ
Nghe dấu đạn bom nhớ đời Viễn Thám
Dầu đã nát chinh y... dầu đã gãy gươm thiêng...
Còn vòng tay quê hương! Còn tình yêu đồng đội!

Khi người lính già người lính chỉ mờ đi...
Người lính chỉ mờ đi ...
Mà không chết bao giờ!

dzuylynh . kbc3300

mười hai năm cho một thiên anh hùng ca huyền sử mũxanh MHĐL 1972
_ những người đã một thời đi bảo quốc an dân

Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghĩa trang Biên Hòa 38 năm sau   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSat Apr 20, 2013 8:36 pm


.
Nghĩa trang Biên Hòa 38 năm sau

Giao Chỉ, San Jose

Đêm canh thức 1974


       Ngày 1 tháng 11 năm 1974 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn chính phủ, các tướng lãnh lên làm lễ tưởng niệm tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Hiệp định Paris đã ký‎ kết. Mỹ đã rút quân về. Quân Bắc Việt vẫn nằm lại miền Nam. Trận chiến dành dân lấn đất vẫn đổ máu. Nền hòa bình giả tạo đang che đậy những ngày bão nổi sắp đến.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Le_tuong_niem_ngay_1-11-74_tai_NTBH

       Dù vậy toàn quốc miền Nam vẫn còn nhớ đến 16 ngàn tử sĩ nằm tại nghĩa trang Biên Hòa. Từ hôm trước, sinh viên sỹ quan quân trường Thủ Đức tham dự đêm canh thức. Trên cánh đồng mộ chí 125 mẫu bao la, một nửa đã có phiến xi măng sơn trắng. Một nửa còn đắp đất.

Hàng trăm cây đuốc thắp sáng những con đường và chung quanh nghĩa dũng đài. Hàng ngàn nén hương được cắm xuống. Chiến binh của trung đội thao diễn danh dự trong quân phục liên quân gác quanh vành khăn tang trên Nghĩa Dũng đài. Sinh viên sỹ quan chia nhau đảm trách 24 trạm gác tư thế thao diễn nghỉ. Một tiểu đoàn địa phương quân tiểu khu Biên Hòa lo an ninh vòng ngoài. Đêm canh thức hết sức vĩ đại và bi tráng. Khi tiếng kèn truy điệu nổi lên trong canh khuya. Khói hương bay tỏa lên trời và những giọt nước mắt chảy xuống trên mặt các sinh viên sỹ quan trừ bị 20 tuổi. Nếu chưa bao giờ sống trong cảnh tượng vĩ đại đó thì làm sao nói chuyện nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Sẽ không bao giờ hiểu được lúc nào là giây phút người chết và người sống gặp nhau.

Thùng dầu thô của ông Thiệu.


       Sau 1 đêm dài gần như không ngủ, các sinh viên, binh sĩ và sỹ quan trách nhiệm từ bộ tổng tham mưu đến công binh và quân nhu bắt đầu chuẩn bị cho ngày đại lễ.

       Xe của các tướng lãnh và thành viên nội các đến trước 9 giờ. Nghĩa trang hình con ong quay đầu ra xa lộ. Trên ngọn đồi nhỏ có đền liệt sĩ là đầu ong với mũi kim chạy dài ra đến tượng Thương Tiếc. Chiến binh dàn chào từ xa lộ, qua tượng chiến sĩ, cổng tam quan, đền tử sĩ cho đến nghĩa dũng đài.

       10 giờ sáng trực thăng của tổng thống, phó tổng thống và chủ tịch quốc hội hạ cánh.

       Sau nghi lễ khai mạc tưởng niệm và dâng hương, tổng thống Thiệu châm lửa đốt một thùng dầu thô lấy từ mỏ dầu Bạch Hổ. Lúc đó có tin những dàn khoan dầu Hoa Hồng, Bạch Hổ và các nơi khác tại biển Đông trong vùng lãnh hải tại Việt Nam đã có dầu.

       Bằng tiếng nói nghẹn ngào, tổng thống nói rằng: "Bây giờ Mỹ đã bỏ đi, chúng ta phải chiến đấu một mình.. Cầu trời giúp cho có dầu, chúng ta có phương tiện để tiếp tục cuộc chiến".

       Tiếp theo phái đoàn chính phủ tham dự buổi thuyết trình của công binh về công tác Nghĩa dũng đài.

       Phần căn bản của Kiếm đài hùng vĩ này sẽ phải hoàn tất tháng 4 -1975. Sau đó phía trong và ngoài vành khăn tang sẽ khắc hình ảnh các chiến dịch lịch sử giữ nước ngày xưa cho đến các trận Quảng Trị, Bình Long sau này.

       Đại lễ khánh thành toàn diện nghĩa trang quân đội Biên Hòa dự trù sẽ tổ chức ngày 19 tháng 6 năm 1975.

       Ngày đó không bao giờ tới.

       Nhưng riêng ngày 1 tháng 11 năm 1974 thì các phu nhân và các nữ quân nhân thay nhau thắp nhang trên những ngôi mộ.

       Đó là ngày đại lễ tưởng niệm cuối cùng của 16 ngàn tử sĩ nằm tại nghĩa trang Biên hòa.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Da2645041f994e0aa1e184ec9856485b
 
Những nén hương lịch sử


       Đầu tháng 4, 1975 phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua thăm Việt Nam để ước lượng tình hình lần cuối.

     Bộ tổng tham mưu VNCH đem vũ khí tối tân chiến lợi phẩm của cộng sản ra trưng bày. Chuẩn bị buổi thuyết trình qua đề tài yêu cầu quân viện. Đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua nhưng không ghé lại theo chương trình. Phái đoàn Mỹ cũng chạy ngang qua nghĩa trang Biên Hòa nhưng chẳng ai quan tâm hỏi han. Lên bộ tư lệnh quân đoàn III để hỏi tin tức chiến trường. Họ có ý‎ lấy thành tích ra tận mặt trận nghe tiếng pháo của Bắc quân. Không kèn, không trống rồi các ông bà dân biểu về Mỹ, đó là lần sau cùng lập pháp Hoa Kỳ quay lưng lại Việt Nam.

       Nhưng có 1 người dừng lại.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Images?q=tbn:ANd9GcQI7vQKE6H7IY6wwQCQlv2zHcI97Wyye3uPfX0VdNs-556k_hE7rg

       Đại tướng Frederick C. Weyand, nguyên tư lệnh quân lực Mỹ cuối cùng tại Việt Nam lúc đó là tham mưu trưởng lục quân. Ông được tổng thống Mỹ ủy nhiệm qua Việt Nam lượng định tình hình quân sự vào giờ chót. Trên đường thăm quân đoàn III, trực thăng của đại tướng đã bất ngờ đáp xuống nghĩa trang Biên Hòa. Cuộc viếng thăm hoàn toàn ngoài chương trình. Toàn thể liên đội chung sự lúc đó chỉ có 1 chuẩn úy Thủ Đức mới ra trường là sĩ quan trực.

     Là giáo sư bị động viên, anh sĩ quan có đủ chữ nghĩa để hướng dẫn ông đại tướng từ Ngũ Giác Đài và phái đoàn đến thăm. Mộ sơn trắng là tử sĩ chết từ 1968. Mộ đắp đất có bia là chết từ 72, 73. Mộ chưa có bia là vừa hy sinh trong tháng qua. Mộ có cắm cờ là mới đem về. Thi hài các chiến binh Xuân Lộc thuộc sư đoàn 18 còn nằm trong nhà xác. Ông tướng hỏi tổng số bao nhiêu mộ. Thưa hơn 16 ngàn. Tiếp theo, anh chuẩn úy đã theo đúng nguyên tắc nên chỉ dẫn cho đại tướng làm theo thủ tục. Đưa đại tướng ra phần mộ chiến sĩ vô danh. Đưa hương cho ông tướng tưởng niệm. Đại tướng làm đúng theo lời hướng dẫn. Ông chắp tay rồi quỳ gối trước phần mộ và cắm hương. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn III đứng yên lặng phía sau.

       Đại tướng Weyand đã làm một cử chỉ đẹp nhất của người chiến binh Hoa Kỳ đối với tử sĩ Việt Nam vào ngày giờ sau cùng. Bắt tay anh chuẩn úy bằng cả 2 tay, đại tướng từ giã nghĩa trang quân đội VNCH. Anh phóng viên của AP chụp hình, nhiếp ảnh gia của Stars and Tripes đi theo đã quay được những thước phim vô cùng xúc động.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Dai_tuong_weyand_quy_goi_cam_huong_tai_mo_chien_si_vo_danh_ntbh-2
 
        Đại tướng về Mỹ báo cáo tình hình cho tổng thống. Dù biết rằng bất khả nhưng ông vẫn ghi rằng muốn chặn đứng Bắc quân cần có ngay lời tuyên bố quyết liệt của Hoa Kỳ và B52. Nhưng chuyện nghĩa trang Biên Hòa ông giữ cho riêng ông. Lúc còn tại chức ở Việt Nam, tướng Weyand luôn luôn tin tưởng rằng nếu được yểm trợ đầy đủ về tinh thần và vật chất, QLVNCH sẽ chiến thắng. Chuyến đi Việt Nam lần cuối vào tháng 4-75, ông tướng thấy lòng tan nát. Ông đã mất tháng 2-2010, thọ 93 tuổi. Mong rằng sau này có người chiến binh Cộng Hòa ghé lại nghĩa trang quốc gia vùng Thái Bình Dương tại Honolulu, tìm mộ đại tướng và thắp một nén hương.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Nghia_trang_quoc_gia_Honolulu._noi_yen_nghi_cua_tuong_Weyand

Những nén hương sau 75.

       Cuối tháng 4-75 cơn hồng thủy ập đến, chẳng còn ai quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Đơn vị công binh phụ trách công trường nghĩa dũng đài vẫn tiếp tục công tác. Những tấm ciment cuối cùng đã đổ xong và kéo lên đỉnh ngọn kiếm. Anh lính công binh đứng trên đỉnh kiếm của Nghĩa dũng đài ngó về Saigon thấy trực thăng Mỹ lần lượt bốc người đi. Ngó ra xa lộ thấy quân dân từ Long Khánh tất tả rút về.

       Bên dưới liên đội chung sự tràn ngập xác đưa về bằng các loại phương tiện. Cả dân lẫn quân, tất cả các binh chủng. Nhiều gia đình có thân nhân tự lo tẩm liệm, nhận quan tài và đào huyệt chôn cất lấy. Chiều 30 tháng tư qua ngày 1 tháng 5-1975 hàng trăm xác còn lại đã được chôn tập thể. Không còn nén hương nào dành cho người nằm dưới lòng đất quê hương. Phải đến đầu thập niên 80 các gia đình tại Việt Nam mới tìm lên thăm mộ. Có nhà cải táng về quê, có gia đình tu sửa tại chỗ.

     Năm 1985 anh em tù “tập trung cải tạo” được tự do mới trở về thăm chiến hữu. Năm 1990 hải ngoại bắt đầu nhớ tới nghĩa trang Biên Hòa. Đại tá Lê Đình Luân luẩn quẩn trên nghĩa trang mấy ngày trước khi HO qua Mỹ. Ông làm báo cáo nhưng không biết gửi cho ai. Thượng sĩ Trần Văn Tảo đại diện anh em thương binh Biệt Khu thủ đô bắt đầu những lần tảo mộ có quay phim chụp hình. Những chuyến viếng thăm đầy nước mắt, những nén hương tình nghĩa đã thắp lên. Những cô con gái của quốc gia nghĩa tử đã họp đoàn thăm mộ cha anh. Những nén hương cắm xuống đôi khi còn kèm theo một điếu thuốc lá với rất nhiều nước mắt.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Image

Những nén hương thời sự.

     Trong suốt 38 năm qua nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua những giai đoạn hết sức đau thương nhưng đặc biệt là vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mười năm đầu nghĩa trang bị tàn phá, phế bỏ và xâm lấn chung quanh trên các phần đất chưa có mộ và người ta vô tình chiếm dụng cả những nơi nhiều xác vô danh chôn tập thể bên dưới. Một đơn vị huấn luyện tân binh trồng cây và xây tường chung quanh để làm nơi tập lính.

 Vẫn còn có tử sĩ và mồ tập thể bên ngoài bức tường. Khi đơn vị rút đi, nghĩa trang được giao cho dân sự với tên mới là Bình An. Tuy gọi là nghĩa địa nhân dân nhưng thực sự không có dân sự nào được chôn tại đây. Các công trình chung xuống cấp, hư hỏng và hoang phế. Đồng hương và chiến hữu về tảo mộ chui nên làm được đến đâu hay đến đó. Chính quyền địa phương quản trị nghĩa trang không có lệnh chính thức từ trung ương nên quyết định rất tùy tiện.

       Cho đến cuối tháng 2 vừa qua, những hình ảnh phổ biến đã cho những tin tức mới về một nghĩa trang xưa đầy kỷ niệm.

       Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành hướng dẫn ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao của chính quyền cộng sản Việt Nam lên thăm nghĩa trang Biên Hòa. Phái đoàn thắp hương khấn vái. Nén hương của thứ trưởng là nén hương chính trị. Ai cũng biết rõ như thế. Nhưng sự hiện diện của nhân vật cao cấp cộng sản là một thứ chỉ thị bất thành văn cho chính quyền địa phương. Dù bất cứ dưới danh nghĩa gì thì chúng ta cũng có thể hy vọng sự tồn tại của nghĩa trang Biên Hòa. Và sẽ dễ dàng cho việc tu bổ dù là khiêm nhượng cho cả một công trình vĩ đại trước 1975. Cụ thể nhất là dọn sạch nghĩa dũng đài và đưa mộ tập thể dưới lòng đất vào bên trong. Một tuần sau, thiếu tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành lại hướng dẫn ông lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon lên thăm nghĩa trang cùng với viên chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Cũng lại thắp hương khấn vái. Nén hương của ông lãnh sự là nén hương ngoại giao. Nhưng ông là người Mỹ gốc Việt nên mùi nhang khói có tình quê hương. Điều quan trọng trên hết là sự hiện diện của ông mang dấu ấn của Hoa Kỳ. Trước sau chỉ có nén hương của Nguyễn Đạc Thành là có tình chiến hữu.

Mục tiêu đơn giản


       Năm 1975 chúng ta mất cả miền Nam. 50 thành phố, thủ đô Saigon, bộ tổng tham mưu và dinh tổng thống. Riêng nghĩa trang quân đội dường như 16 ngàn chiến hữu vẫn nằm yên dưới lòng đất. Các công trình kiến trúc tuy hoang phế và chịu đầy thương tích nhưng vẫn còn đó.

       Bây giờ 38 năm sau, ông cựu thiếu tá thiết giáp QLVNCH 72 tuổi, quê Bến Tre, nguyên chỉ huy trưởng trung tâm hành quân tiểu khu Châu Đốc, tóc bạc, quần áo chững chạc, phong thái điềm đạm lại là người dướng dẫn cho các viên chức cao cấp cộng sản Việt Nam và tư bản Hoa Kỳ viếng thăm nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Chúng ta không thể có được hình ảnh như vậy từ 10, 20 hay 30 năm trước.

       Khỏi phải đoán già đoán non, chẳng phải nghe cộng sản nói hay nhìn cộng sản làm. Ai cũng biết với Hà Nội đây là thủ đoạn chính trị. Cộng sản bày tỏ tinh thần hòa giải muộn màng qua hình ảnh nghĩa trang. Phía Hoa Kỳ dù có thiện chí nhân đạo nhưng cũng có nhu cầu ngoại giao. Phía chúng ta đơn thuần là tình chiến hữu. Ông già Bến Tre Nguyễn Đạc Thành chỉ có mục đích lo cho xác anh em, lo chỗ anh em ta nằm được sạch sẽ. Tìm cách đưa anh em dưới mộ tập thể vùi dập bên ngoài vào bên trong gần kề các chiến hữu. Ngày xưa đất nghĩa trang trên 120 mẫu, 16 ngàn tử sĩ an táng trên lưng con ong theo vòng cung từ tâm điểm Nghĩa dũng Đài ra phía ngoài. Năm 75 quân dân chánh phe cộng sản mặc sức chiếm ngụ chung quanh phần đất chưa xử dụng. Nhìn vào bản đồ không ảnh, ta thấy việc chiếm đóng vô tội vạ lấn cả vào khu có mộ chính thức cũng như khu mồ tập thể. Bức tường xây quanh hiện chỉ còn 60 mẫu. Biết rõ chuyện xẩy ra như thế, không tìm cách cấp cứu, các công trình xây cất quy mô bên ngoài sẽ đè lên xương cốt chiến hữu, làm ngơ sao đành?

Chuyện tao, tao tính.


       Ở San Jose có một góa phụ của tù cải tạo, quê Cần Thơ. Bà tả lại chuyện ra Bắc thăm chồng. Dẫn các con nhỏ dưới trời mưa tầm tã đứng bên hai bờ rào nhìn thấy chồng trong trại đau ốm gần chết. Cộng sản không cho thăm. Hai bên rào cùng khóc dưới trời mưa. Người tù miền Nam biết đây là lần cuối nên ra dấu cho vợ tìm đường nuôi con. Bà vợ ông trung tá vùng 4 nói rằng: Tụi cộng sản này vô nhân đạo, không có lương tri, không nói được. Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Bà về lại Sài Gòn đóng tàu đem con vượt biển. Sau khi định cư ở Mỹ, bà trở về tìm xác chồng ở miền Bắc đem chôn tại miền Nam.

     Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Đó chính là con đường đấu tranh của chúng ta đối với chiến dịch nghĩa trang Biên Hòa.

     Sau 38 năm tảo mộ chui, 16 ngàn chiến sĩ nằm trong lòng đất lại bị bưng bít không có khói hương tưởng niệm. Nay là lúc nghĩa trang Biên Hòa phải đưa ra ánh sáng. Giữa thanh thiên bạch nhật, hình ảnh nghĩa trang phải được thân nhân biết đến, 80 triệu dân trong nước biết đến. Đồng minh Hoa Kỳ phải biết đến. Toàn thể đồng bào hải ngoại phải biết đến. Và sau cùng chính quyền cộng sản phải biết đến.

     Còn chuyện bên trong, việc mày mày tính , việc tao tao tính. Tới luôn đi bác Thành.

Câu chuyện bên lề.


     Tôi đem chuyện nghĩa trang Biên Hòa nói với các chiến hữu. Bác sĩ đại tá mũ đỏ Hoàng cơ Lân từ bên Pháp qua thăm viện bào tàng ở San Jose hết sức quan tâm. Ông là người gởi cho tôi tài liệu về các nghĩa trang của nhiều phe thù nghịch sau đệ nhị thế chiến tại Âu châu. Ông nói rằng đồng hương về Việt Nam nên thăm nghĩa trang. Đó là cách giữ cho nghĩa trang tồn tại.

     Nhẩy dù Bùi Đức Lạc nói rằng mũ đỏ vẫn tảo mộ hàng năm. Trung tướng Lâm quang Thi nói rằng không biết đầu đuôi ra sao mà trên nét nó chửi quá. Ông chưa cho biết ý kiến riêng.

     Tôi hỏi thăm 2 chiến hữu thiết giáp. Đại tá Hà mai Việt, bạn thân từ tiểu học. Anh thành thật nói rằng bây giờ đang bỏ hết ngày giờ cuối của cuộc đời cho tác phẩm sau cùng viết về chuyện Việt Nam thời kỳ 50-60. Anh không tin cộng sản. Anh gián tiếp quản ngại rằng nếu tôi tham dự vào việc này có thể bị cháy.

     Tôi thưa rằng, mình đã 80 tuổi. Cháy được sẽ thành than. Còn không thì trước sau cũng hỏa thiêu mà thôi. Nhưng thôi không chọc quê bạn Việt nữa. Để hôm nào sách hoàn tất sẽ lo cho bạn ra mắt tại San Jose, nếu chưa bị cháy.

     Tôi lại quay sang hỏi ông thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, thủ khoa khóa Nam Định, nguyên tư lệnh sư đoàn 3 BB, gốc thiết giáp. Ông nói chuyện này cần ủng hộ. Bèn gửi cho ông 1 bản tôi lên tiếng ủng hộ thiếu tá Nguyễn Đạc Thành. Nói riêng với các bạn thân cao niên Bắc Kỳ, hình như anh em ta suy tính nhiều quá, người anh hùng đất Thăng Long ngày xưa bỗng mệt mỏi. Phen này trận nghĩa trang Biên Hòa đành phải để phe Nam Kỳ ông già Bến Tre phối hợp với ông lãnh sự Mỹ Gò Công hợp đồng tấn công cho anh em tử sĩ được nhờ. Đây là đấu tranh chính trị, đây là tiếp tục cuộc chiến chứ có hòa bao giờ.Việc nó nó tính, việc mình mình tính. Bà quả phụ Cần Thơ đã nói thế. Bà quả phụ Sa Đéc, Khúc Minh Thơ khi gặp phe cộng sản tại Nữu Ước cũng nghĩ như thế. Chị em chúng tôi mà ngồi chờ các ông cứ mãi mãi can trường trong chiến bại thì bao giờ mới có HO. Vào đất địch lo chuyện chung sự cho chiến hữu là chuyện khó nhất. Cộng sản nó đứng chình ình khắp nơi không đánh, các bạn trẻ cứ quân ta mà dã, các cậu làm cho các bạn tôi đọc bài chửi bới mất mẹ nó tinh thần.

     Tới luôn đi bác Thành. Năm 20 tuổi không sợ. Vì không thấy quan tài không đổ lệ. Trên 70 tuổi, điếc không sợ súng. Còn gì nữa đâu mà quản ngại. Hãy nhớ rằng anh có hàng trăm tử sĩ đã được bốc mộ luôn luôn phù hộ. Và 16 ngàn chiến binh các quân binh chủng nằm chờ.    Đã bắt đầu mà không đi tới, sau này ở quân khu chín suối, gặp lại anh em, biết ăn nói làm sao.

     Tới luôn đi bác Thành.

.
Về Đầu Trang Go down
vungoc
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Tế Chiến Sĩ Trận Vong, Anh Hùng Tuẫn Tiết   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeMon Apr 22, 2013 4:05 pm

Văn Tế Chiến Sĩ Trận Vong,
Anh Hùng Tuẫn Tiết,
Nhân Dân Nạn Vong


Nhân Ngày Quốc Hận 30-4-1975

(Đọc trong Lễ Giỗ Quân, Dân, Cán, Chính VNCH,
đồng bào vượt biển và Tù Nhân Chính Trị tử vong trong các trại tù CSVN)


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH To_quoc_ghi_on


Than ôi!
Dòng lịch sử thăng trầm diễn biến, vận quê hương còn khúc bi thương
Cảnh non sông thống khổ dập vùi, thời đất nước vẫn hồi tăm tối!
Ngày Quốc Hận tháng Tư quan tái, chốn lưu vong dân Việt mãi nhớ nguồn
Cuộc giao tranh hăm mấy năm dài, muôn chiến sĩ, vạn anh hùng khảng khái.

Hỡi ôi!
Cuộc thành bại cơ trời khôn cãi,
Miền Tự Do thất thủ oan khiên!
Chế độ Bắc Nam phân rõ đôi miền,
Bởi giặc Cộng đưa quân xâm chiếm.
Khói lửa ngợp trời, bom đạn rền vang
Chết chóc, đau thương, tuôn tràn máu lệ...

Nhớ linh xưa:
Vì nước, vì nhà! tấm thân đành xem nhẹ,
Chiến đấu kiên cường, quyết bảo vệ miền Nam
Gươm Lê Lợi, pháo Quang Trung, không lùi bước trước giặc thù Cộng sản
Chí Diên Hồng, hồn Thái Học, quyết tiến lên vì lý tưởng Tự Do.
Chữ hy sinh tâm niệm từng giờ, lòng son sắt với nhân quyền, dân chủ.
Diệt bạo tàn, dẫu chết không nguôi, dâng tính mệnh cho miền Nam nước Việt.

Nhưng than ôi!
Trước kẻ thù quốc tế cộng nô,
bạn đồng minh bỗng nửa đường bỏ cuộc
Việt Nam Cộng Hòa phải đơn độc giao tranh
Bởi sức yếu, thế cô! Dẫu oanh liệt cũng khôn đường chống đỡ!
đành xuôi tay, buông súng, nhận cuộc bại vong...
Đất nước rơi vào tay giặc Cộng, nhà tan, dân tộc điêu linh
Dưới chế độ Mác-Lê, cả giống nòi thê thiết!

Mối thù này thề chẳng đội trời chung
Mấy mươi năm từng chiến đấu lao lung,
Tướng Sĩ, Quân Dân một lòng son sắt
Dòng Bến Hải, gió sầu đau chia cắt
Dãy Trường Sơn, mưa hận tủi phân ly
Năm bẩy lăm: vận nước gặp gian nguy, đường chiến đấu hy sinh là mệnh số!
Chữ “Trung Nghĩa” ngàn sau ngời sáng tỏ, những anh hùng tuẫn tiết với quê hương!
Uy dũng thay! Phép nước nặng hơn thân, nơi chiến trận đành xương rơi máu đổ...
Hồn tử sĩ lung linh triều kim cổ, mặt chinh nhân khôn vẽ nét truân chuyên
Mịt mờ đất khách dõi dấu quê hương, ngọn nến bập bùng chạnh niềm cổ độ...
Mười sáu ngàn nấm mộ nghĩa trang, chốn Biên Hòa tha ma hoang vắng
Ba mươi mấy năm dài lẩn thẩn, không tiếng kèn truy điệu, khói hương!

Hỡi Ôi!
Một đời trung dũng, Tổ Quốc ghi công,
Giữa cuộc tranh hùng ra oai tỳ hổ.
Trang tuấn sĩ chuyên luyện rèn mới có,
Nợ núi sông phải trả đến hình hài.

Vẫn biết đấng anh hùng thì chẳng ngại, chuyện tử sinh coi nhẹ tựa hư không
Chỉ tiếc cho vận nước gặp lúc cùng, nên thân phận phải bèo trôi sóng vỗ.
Chốn tù ngục, lưu đày... bao lao khổ, tấm thân tàn vùi dập giữa rừng hoang
Nơi cõi âm, đói khát... lắm oan khiên, hồn uổng tử ủ ê trong trường dạ...
Kinh tế mới! Đớn đau làm sao tả, đàn bà, con trẻ lịm chết dần mòn
Bao oan hồn của chính sách độc thâm, đang phảng phất với nỗi hờn u uất.

Chúng tôi nay:
Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Bắc Cali
Các Hội Đoàn cựu Quân, Dân, Cán, Chính
Đồng Hương Tỵ Nạn Cộng Đồng Hải Ngoại...

Quốc Hận tháng Tư, hướng về đất Tổ
Trước bàn thờ cùng đốt nén tâm hương
Niệm tưởng mười phương trận vong chiến sĩ
Tướng lãnh anh hùng tuẫn tiết với non sông
Các oan hồn chiến nạn, thảm cảnh biển Đông
Kinh tế mới rừng sâu, chốn ngục tù lao khổ...

Cơ huyền diệu lẽ trời chưa rõ
Hồn linh thiêng xin chứng giám lòng thành
Hộ phù Tổ Quốc Việt Nam
Mau thoát khỏi bàn tay loài quỷ đỏ.
Để toàn dân được hưởng thụ nhân quyền
Cho uất hận oan hồn siêu sinh cõi phúc
Thành kính nguyện cầu Dương thái, Âm siêu...

Thượng hưởng!

Nguyễn-Châu

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 30thang4quankhantang

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Tôi gọi họ là Anh Hùng - Đặng Chí Hùng    TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeWed May 01, 2013 8:55 pm


Tôi gọi họ là Anh Hùng - Đặng Chí Hùng


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH To_quoc_ghi_on

Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế "tất nhiên phải thắng" như tôi từng chứng minh trong 2 bài "Những sự thật cần phải biết - phần 1" thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...

Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là "Chiến thắng lẫy lừng" thì tôi lại phải xuống bút.

Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc "Ngụy" để mà đi "chống phá" cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế "tất nhiên phải thắng" thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm "Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13") thì kẻ thắng đã được đặt vào thế "được thắng", còn người "thua" thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.

Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở "Những sự thật cần phải biết - phần 2". Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH -- vì với tôi họ là "Anh Hùng"!

Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ - những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?...


Tôi gọi họ là Anh Hùng

 - Đặng Chí Hùng - Phạm Quốc Nam

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 2Q==
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Tường trình từ Biên Hòa, VN   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeWed May 15, 2013 4:31 pm

.
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Images?q=tbn%3AANd9GcTWImfu6j5cLQ-DG4KQPCHGtKCGszopwhyZAruZpJY7usevCEio&usqp=CAU

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Tường trình từ Biên Hòa, VN


Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có người bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kỳ ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.

Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.



Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Image
Cọc "Giải Phóng Mặt Bằng" cắm trong
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đầu tháng 4/2013
.


Nghĩa trang Phú Ninh

Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.

Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.

Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh, chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi hài nên việc nhận dạng từng tử sĩ cũng không khó khăn mấy.

Và, cho đến bây giờ, khu mộ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang. Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.

Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.

Nghĩa trang Đồi Hoa Sim


Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa, đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may, Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa trang của Giáo xứ.

Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà các Soeur quy tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình xây cất, xác người lẫn lộn với đất đá, làm nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.

Đến bao giờ?


Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng phần yên nghĩ của tử sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận, chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Image
Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương

Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.

Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!!

Uyên Nguyên, tường trình cho RFA từ Biên Hòa, Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discrimination-against-cemeteries-04282013082720.html

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeTue Mar 25, 2014 9:48 am


TƯỞNG CHỪNG NHƯ ĐÃ CHÌM VÀO QUÊN LÃNG


NGUYỄN KHẮP NƠI – 08 12 2010
www.nguyenkhapnoi.com
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 12
Bia đá cho các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết tại bãi biển Thuận An vào những ngày 25-26-27 tháng 3 năm 1975. Hình của Giao Chỉ SJ.

35 năm đã trôi qua lặng lẽ, cuộc chiến đấu của Quân Dân Miền Nam để bảo vệ Tự Do và Toan Vẹn Lãnh Thổ Miền Nam Việt Nam đã không còn nữa. Sau ngày 30 04 1975, Người Việt của Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ xứ đi tha phương khắp nơi trên thế giới.
Cuộc chiến của chúng ta hầu như đã chìm vào quên lãng.

Quên lãng là vì, đa số chúng ta còn phải kiếm sống hàng ngày, lo cho gia đình, con cái học hành...
Quên lãng là vì một số người trong chúng ta, vì miếng ăn mà quay trở lại làm tay sai cho bọn chúng...
Quên lãng là vì, một số người trong chúng ta, đã bùi tai vì những lời xúi dục: “Đừng nên làm chính trị, hãy làm từ thiện, giúp đồng bào nghèo khó...”
Có nhớ chăng chỉ còn là ở trong lòng của người dân Việt, mỗi khi ngày ngày 30 tháng 4 trở lại.
Nhưng, một sự kiện vừa mới xẩy ra, đã làm cho tôi cảm thấy thật là bồi hồi, xúc động.
Sự kiện này đà làm cho tôi và các chiến hữu của tôi cảm thấy thật là ấm lòng:
Cuộc Chiến giành Tự Do, độc lập của Quân Dân Miền Nam Việt Nam không bao giờ chấm dứt.
Những người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ bị bỏ quên,
Những Thuơng Binh, Tử Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn được Người Dân Việt săn sóc chu đáo . . .
Cách đây vài ngày, tôi có nhận được một bài viết như sau:

“KHÔNG MỘT NẤM MỒ
Tạp ghi của Huy Phương


Mới đây việc đồng bào thôn An Dương thuộc quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên đã giúp cải táng và xây lăng mộ cho 152 quân nhân VNCH bỏ mình trên bãi biển Thuận An vào những ngày cuối tháng 3, 1975, đã gây lên niềm đau xót mà tưởng chừng như 35 năm nay đã ngủ yên trong quên lãng, không còn ai nhớ đến.
Tất cả đều bị vùi dập với đất cát, cỏ cây, qua thời gian, nắng gió, xương tàn cốt mục tan nát theo bùn đất. Ai còn nhớ đến họ?
Phải chăng người mẹ trước khi qua đời, vẫn còn mang nỗi đau về tin tức một đứa con ba mươi lăm năm nay biệt mù?
Phải chăng chỉ còn là di ảnh đã ố vàng của một người chồng trên bàn thờ, để nói với đàn con đó là người cha thuở trước?
Không bia mộ, không dấu vết, lặng lẽ, phai tàn và quên lãng.
Chiến tranh đã qua rồi, không chỉ một vài chục năm ngắn ngủi, mà đã một thời gian quá dài. Những đứa trẻ mới lớn lên không biết gì quá khứ, những ông già đã qua đời ở ngoài quê hương, ngậm ngùi vì những giấc mộng tàn phai. Ngày nay những hố bom đã được san bằng, đồn lũy đã mất dấu dành cho những nương khoai, trận địa ngày trước máu xương đã đem màu mỡ cho ruộng đồng xanh ngát.

Chiến tranh đã tàn khốc ác độc, mà giữa con người với con người cũng chẳng có lòng thương xót, ba mươi lăm năm rồi vẫn còn đối với nhau như kẻ thù không đội trời chung.
Những người ra đi đã trở về vui chơi, đi suốt chiều dài của đất nước, quên hết chiều dài khổ đau của trận chiến mà cha ông họ đã đóng góp máu xương.

Những người dân làng trên bãi biển Thuận An đã âm thầm chôn cất những người lính, người dân miền Nam nằm lại trên bãi biển, hay từ cơn sóng biển đưa vào, trong cơn vội vã, thương xót mà không hề bộc lộ. Rồi cơn sóng biển dập vùi, bão lụt tràn bờ, kéo xương cốt những người này trả lại cho trùng dương. Tưởng chừng những linh hồn uổng tử, oan khuất theo cơn gió giật, réo gọi, rên xiết trên những hàng dương oằn mình, run rẩy.”
Email gởi cho tôi, còn kèm theo bài viết của Giao Chỉ SJ, viết thay cho một người vợ linh, báo cáo với cấp chỉ huy về việc làm của những dân của làng An Dương, Quận Phú An, Tỉnh Thừa Thiên, Thành Phố Huế, hiện đang sống ở đó và ở khắp nơi trên thế giới.

Tôi xin được tóm tắt như sau:

“December 03, 2010
Báo Cáo Của Một Người Vợ Lính.
GIAO CHỈ SJ-ViệtTribune
Giao Chỉ viết theo lời cô Nguyễn Tố Thuận, Sacramento, qua điện thoại đêm 27/11/2010


Chị Nguyễn Tố Thuận, có chồng là một quân nhân Quân Cảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trung Sĩ Lê Văn Hội.
Vào những ngày di tản, hai vợ chồng bồng đứa con nhỏ mới 4 tháng đi xà lan vào Đà Nẵng. Chồng chị được tầu Hải Quân đón trở vào Thuận An, còn chị theo xà lan được kéo về Vũng Tầu. Sau tháng 4 1975, chị bồng con trở về Thuận An tìm chồng, được dân làng cho biết có tầu Hải Quân chìm ở đây, lính Cộng Hòa chết rất nhiều, dân chúng vớt xác được tổng cộng 132 xác, đem chôn ở nấm mồ tập thể tại đây. Chị đóan chừng anh Hội đã tử thương vì tầu chìm và đã thân xác anh đã được chôn chung trong nấm mồ tập thế đó.
5 năm sau, chị vượt biên tới Mỹ, lập gia đình với một Lính Biệt Kích của Quân Lực VNCH. Chị vẫn liên lạc với những người dân làng ở Việt Nam và ở mọi nơi trên thế giới.
Một thời gian sau, dân làng An Dương gởi thơ báo cho chi biết, ngôi mộ tập thể chôn Lính Miền Nam ngày xưa ngoài bãi biển, bây giờ bị bão tố vùi dập cần bốc mộ để dời vào phía trong đất liền. Nếu không, thì chẳng mấy chốc sẽ bị sóng đánh trôi hết ra biển.
Chị Tố Thuận liên lạc với tất cả dân Việt ở Mỹ, Canada gốc An Dương biết, kêu gọi họ gởi tiền về cho dân làng để lo việc bốc mộ, chị cũng đích thân trở về Việt Nam trực tiếp coi xóc công việc bốc mộ này. Với số tiền quyên góp được là US $7,000 cùng với phần đóng góp US $1,000 của chị Thuận, tổng cộng là US $8,000, dân chúng đã bốc hết hài cốt của 132 tử sĩ đem vào xâu trong đất liền, đào hố chôn và xây một nhà mồ với một mộ bia ghi rõ:

“PHỤNG VỊ THẬP LOẠI CÔ HỒN, HIỂN HÁCH CHI MỘ”


Mặc dù 132 hài cốt đều là lính, nhưng dân làng chỉ thâu lại được có 13 tấm thẻ bài và một căn cước. Trong số này, chỉ có 8 tấm còn đọc được tên họ mang tên những quân nhân như sau:

NGUYỄN VĂN VÂN Sinh năm 1954
TIẾC DỤC Sinh năm 1955
TRẦN NGỌC ANH Sinh năm 1954
LÊ VĂN PHƯƠNG Sinh năm 1953
TRẦN VĂN ĐƯỢC Sinh năm 1954
ĐINH VĂN KIÊM Sinh năm 1943
NGÔ ĐẮC HÙNG Sinh năm 1955
NGUYỄN VĂN DỤC Sinh năm 1937

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 22

11 tấm thè bài còn xót lại trên 132 hài cốt của những Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tử trận vào những ngày 25-26 tháng 3 năm 1975 tại cửa biển Thuận An. (Hình của Giao Chỉ SJ)

Thẻ căn cước ghi tên HỒ THÀNH BẢY, sinh ngày 20/1/1931 tại Phong Dinh
Cha: Hồ Văn Miên, Mẹ: Nguyễn Thị Chon.
Địa chỉ: Xã Tân Bình,huyện Thủ Đức,tỉnh Gia Định.

(Sau khi tin tức phổ biến, thân nhân của tử sĩ Đinh văn Kiêm đã nhận được tin và hết sức xúc động. Đã 35 năm qua anh Kiêm mất tích, bây giờ người em – cũng là một Chiến sĩ QLVNCH – mới biết tin).

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 32

Hình lăng mộ 132 tử sĩ cải táng hoàn tất. Hình của Giao Chỉ SJ.

Công việc xây cất lăng mộ không phải dễ, nhưng chị Tố Thuận đã vượt qua được mọi trở ngại để hoàn tất việc cải táng. Chị đã kết thúc bức thơ bằng lời nói như sau:
“ . . . Nhưng em xin thưa với các cấp chỉ huy. gia đình vượt biên bằng con đò sông Hương mà qua được nước Tàu rồi vào nước Mỹ. Phúc đức như thế mà lo không xong ngôi mộ Lính Miền Nam chết tức tưởi ở cửa Thuận An thì đâu có xứng đáng làm vợ lính Saigon. Em nói vậy, cấp chỉ huy nghĩ coi có đúng không?
Tố Thuận, vợ lính miền Nam ở Phú An xin báo cáo cấp chỉ huy rõ.
Tình của một người vợ lính đối với thân xác của các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thật là đáng khâm phụ, thật là cảm động.
Tôi đã không làm được một công việc đáng làm như chị Tố Thuận, nên đã viết bài này để cho quý vị độc giả xa gần cùng đọc và ngưỡng mộ việc làm của chị.
Việc làm của chị, cùng với việc làm của ông Nguyễn Đạt Thành bốc mộ tử sĩ chết trong các trại tù cải tạo, thật là một việc làm cao quý, đầy tình người, tình quân dân cá nước. Mong rằng, những công việc bốc mộ các tử sĩ sẽ đuợc nhiều người trong chúng ta hưởng ứng, để hương hồn các Tử sĩ của Quân Lực Việt Nam được ấm lòng nơi suối vàng.

Trở về thời điểm của những ngày cuối tháng 3 năm 1975, chắc các bạn đều đang có thắc mắc:

Lính ở trên tầu Hải Quân (bị chìm ở cửa biển Thuận An) thuộc về những đơn vị nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
Họ đã được bốc từ đâu về Thuận An?
Tại sao tầu lại bị chìm?
(Thuận An là một bãi biển, cách Huế khoảng 15km về phía Đông Bắc. Đó là một bãi biển dài và hẹp, nằm gần cửa sông Hương chẩy ra biển. Đây chỉ là một bãi biển dành cho tầu cặp bến, chứ không phải là bãi tắm. Mùa biển động kéo dài từ tháng 9 tới tháng 4.)
Để hiểu rõ thêm về câu chuyện chiếc tầu Hải Quân này, xin quý vị và tôi ngược dòng dĩ vãng, tìm hiểu thêm về chiến trận của Vùng I trong những ngày của Tháng 3 năm 1985:

Quân Đoàn I
(Theo tài liệu của WIKIPEDIA)
Quân đoàn I – QLVNCH đóng ở Huế gồm có các lực lượng như sau:
• 5 Sư Đoàn Bộ Binh: Sư Đoàn 1, 2 và 3 – Sư Đoàn Nhẩy Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến,
• 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân,
• 5 Thiết Đoàn và 13 Chi Đội Xe Tăng, Thiết Giáp,
• 21 Tiểu Đoàn Pháo Binh Diện Địa (418 khẩu từ 105 – 175mm),
• 1 Sư Đoàn Không Quân (96 chiếc máy bay),
• 3 Duyên Đoàn và Giang Đoàn, nhiều Liên Đoàn Địa Phương Quân cùng lực lượng Nhân Dân Tự Vệ Cảnh Sát.
Các đơn vị này đã được giao trọng trách phòng thủ Quân Đoàn như sau::
1. Từ Thị xã Quảng Trị đến sông Mỹ Chánh: Lữ đoàn 258 và 369 Thủy Quân Lục Chiến, Liên Đoàn 913 Địa Phương Quân, Thiết Đoàn 17 và lực lượng địa phương quân của các chi khu quân sự Hải Lăng, Triệu Phong, Mai Lĩnh.
2. Từ bờ nam sông Mỹ Chánh đến cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế có Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Đoàn 20, các Căn Cứ Hỏa Lực Pháo Binh tại Đồng Lâm, An Lỗ, 2 Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 914 Địa Phương Quân và lính cơ hữu của các chi khu quân sự Quảng Điền, Phong Điền.
3. Khu Tây Bắc thành phố Huế do Trung Đoàn Bộ Binh 51 (Sư Đoàn 1) và Địa Phương Quân của chi khu quân sự Hương Trà phòng thủ.
4. Khu vực thành phố Huế: Tại cửa Thuận An có Hải Đoàn 106, các Duyên Đoàn 11 và 12. Tại Thành phố Huế có 3 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, 5 Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến; Giang Đoàn 32 đóng tại bến Tòa Khâm.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 42

Bản đồ Quân Khu I. Bãi biển Thuận An dài và hẹp, là chỗ đổ ra biển của Sông Hương (góc trái của phần chú thích I CORPS TACTICAL ZONE)

5. Khu vực đồng bằng sông Hương từ Tây Nam Huế đến Phú Lộc có binh lực mạnh nhất, gồm các Trung Đoàn Bộ Binh 1, 3 và 54 (Sư Đoàn 1), 1 chi đoàn của Thiết Đoàn 17, Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân, 3 Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 914 Địa Phương Quân và lính địa phương quân của tiểu khu Thừa Thiên, các chi khu quân sự Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Thứ, Nam Hoà.
6. Khu vực ven biển từ Phú Lộc đến Bắc đèo Hải Vân được bảo vệ bởi Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù, 3 Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 914 Địa Phương Quân thuộc chi khu quân sự Phú Lộc. Ngoài ra còn có 1 Hải Đội và hai Giang Đội đóng tại cửa Tư Hiền.
Vào khoảng đầu tháng 3 năm 1975, Việt Cộng bắt đầu chiến dịch “Xuân Hè 1975” bằng cuộc tấn công đoàn xe tiếp vận của QLVNCH trên đèo Hải Vân và trận đánh sập cầu An Lỗ trên đường số 1 ở phía bắc Huế.
Ngày 13 tháng 3 năm 1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng được triệu tập về họp tại Sài Gòn. Trong cuộc họp này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đột ngột yêu cầu Tướng Trưởng bỏ lại phần lớn Quân khu I, rút về phòng thủ vùng duyên hải miền Trung. Riêng Sư đoàn Dù phải được rút ngay về để bảo vệ Biệt khu Thủ đô.
Tướng Trưởng cố sức chứng minh rằng Quân đoàn I có thể giữ vững địa bàn quân khu. Với 2 Sư đoàn Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến chưa sử dụng đến, quân đoàn có thể tổ chức lấy lại những địa điểm đã mất.
Nhưng mọi sự thuyết phục của Tướng Trưởng đều vô hiệu, Tổng Thống Thiệu đã quyết định như vậy rồi.
Trở lại Quân đoàn I vào chiều hôm đó, tướng Trưởng vẫn chưa dám phổ biến ngay quyết định của bỏ Quân Đoàn I của Tổng Thống Thiệu. Một mặt, ông muốn chứng minh cho Tổng Thống Thiệu thấy là mình đúng, do còn có thời gian và binh lực chưa bị tổn thất; Mặt khác, ông không muốn gây hoang mang cho cấp dưới khi chiến cuộc còn chưa ngã ngũ.
Do phải trả Sư Đoàn Nhẩy Dù về Sài Gòn, ông ra lệnh:
• Rút Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến vào Quảng Nam thay thế Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù,
• Điều động Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến về đèo Phú Gia (Bắc Hải Vân) thay thế cho Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù.
• Tăng cường Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Đà Nẵng cho Tỉnh Quảng Trị của Trung Tá Đỗ Kỳ
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 3, Việt Cộng mở nihiều cuộc tấn công vào Quảng Trị, , khiến Trung tá Đỗ Kỷ phải di tản về Huế.
Đang ở Sài Gòn xin phê chuẩn kế hoạch phòng thủ mới, Tướng Trưởng vội bay ra vùng I và gấp rút tổ chức lại tuyến phòng thủ ở cánh Bắc của Quân đoàn I.

Tiếp theo kỳ tới.

TƯỞNG CHỪNG NHƯ ĐÃ CHÌM VÀO QUÊN LÃNG.
NGUYỄN KHẮP NƠI – 16 12 2010
www.nguyenkhapnoi.com
(Tiếp theo và hết)


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 52

Quân và Dân cùng di tản về Đà Nẳng.(Hình của Việt Báo)

Trung Tướng Ngô Quang Truởng đã điều quân phòng thủ lại Huế và Vùng I Chiến thuật như sau:
1. Tại tuyến đầu Mỹ Chánh – Thanh Hương – Kế Môn – Vân Trình: Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến; Liên đoàn 14 Biệt Động Quân; Liên đoàn 913 Địa Phương Quân và Thiết đoàn 17.
2. Phía Tây Bắc Huế: Lữ đoàn 480 Thủy Quân Lục Chiến được điều từ Đà Nẵng ra để giữ vùng đất từ Sịa đến Lương Điền.
3. Phía Tây Nam Huế: Sư đoàn 1 Bộ Binh, Liên đoàn 15 Biệt Động Quân và Thiết đoàn 7 bố trí thành hình vòng cung từ Núi Gió, Hòn Vượn qua Bình Điền đến Mỏ Tàu ôm lấy phía Tây.
4. Quốc Lộ 1 nối Huế với Đà Nẵng ở Phú Lộc: Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến và Liên đoàn 914 Địa Phương Quân
5. Phi trường Phú Bài: Thiết đoàn 20 phòng thủ vòng đai bên ngoài.

Trong khi Tướng Trưởng đang đôn đốc quân dân các cấp thực hiện kế hoạch phòng thủ, thì vào ngày 18 tháng 3, Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng phải bỏ Huế, rút về phòng thủ ở Đà Nẵng.
Đêm 22 tháng 3, Tướng Trưởng chấp thuận cho Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương, rút quân về Đà Nẵng.

Từ Huế về Đà Nẵng, có thể rút quân bằng hai cách:
• Đường biển: Qua các cửa Thuận An và Tư Hiền, từ đó lên các tàu của Hải đoàn 106 của Hải Quân Vùng I,
• Đường bộ: Theo Quốc lộ 1, men theo bờ biển qua Thừa Lưu, Lăng Cô dưới chân đèo Hải Vân để vào Đà Nẵng.
Lực lượng tiền phương đã được Tướng Thi cho lệnh rút quân theo ba hướng:

Hướng thứ 1: Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 5 thuộc Sư Đoàn 1, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Thiết Giáp, sẽ ra cửa Thuận An rồi theo đường thủy vào Đà Nẵng;

Hướng thứ 2: Trung Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến và Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân theo Quốc lộ 1 xuống đèo Hải Vân, về Đà Nẵng,

Hướng thứ 3: Trung đoàn 1 và 54 của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, ra cửa Tư Hiền theo đường thủy vào Đà Nẵng.

Như vậy, tiến về Thuận An, đã có rất nhiều đơn vị, bao gồm Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ binh, Thiết giáp . . . cùng di tản ra cửa Thuận An để chờ Hải Quân vào đón về Đà Nẵng.
Để kiểm chứng lại, chúng ta hãy đọc bài viết sau đây của Y sĩ (Đại Úy?) Phạm Vũ Bằng, thuộc Đại đội Quân Y của Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến.
Lữ đoàn 258 đóng ở đèo Phước Tường, phía Nam của Thành Phố Huế và phía Bắc của Đèo Hải Vân, trên Quốc lộ 1. Khi được lệnh di tản về Đà Nẵng, 5 giờ sáng ngày 25 03 1975, cả Lữ Đoàn đã di chuyển theo Quốc lộ 1, qua sông Truồi xuống tới chân đèo Hải Vân vào lúc 6 giờ chiều và vào thành phố Đà Nẵng an toàn lúc 9 giờ tối. Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân đóng ở phía Bắc đèo Phước Tường, cũng đã rút quân an toàn và tiến vào Đà Nẵng cùng một lượt với Thủy Quân Lục Chiến.
Vào sáng sớm ngày 26 03 1975, bác sĩ Bằng đã được lệnh đi đón nhưng chiến sĩ còn lại ở Thuận An về tới Đà Nẵng.
Với bút hiệu Bằng Phong, bác sĩ Bằng đã kể lại cuộc rút quân và đón quân bạn của ông, như sau:

“NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI
Bằng-Phong.


“... Khi công tác tải thương hoàn tất vào lúc 9 giờ 30 đêm, qua máy C25, tôi nhận được lệnh của Tiểu Đoàn QY/TQLC phải trình diện TĐ ngay lập tức. Tôi đến BCH/SĐ/TQLC đang đóng tại căn cứ Non Nước vào lúc 10 giờ đêm, trình diện Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế. Tôi đứng nghiêm chào, Y Sĩ Trung Tá không chào lại theo lối nhà binh mà anh nắm tay tôi thật chặt, tay kia để lên vai tôi vỗ nhè nhẹ, tôi cảm nhận được tấm lòng đầy tình đồng đội, tình anh em của người chỉ huy, nó có sức mạnh hơn ngàn lời nói hay huy chương lúc này. Anh chỉ cái ghế đối diện, khi cả hai cùng ngồi, anh mệt mỏi nói:
“Hiện giờ Lữ Đoàn 147/Thủy Quân Lục Chiến đang kẹt tại bãi biển Thuận An, vì Hải Quân không vào đón, ngày mai Sư Đoàn sẽ mở một cuộc hành quân về phía Bắc đèo Hải Vân để tiếp cứu anh em mình, nhiệm vụ của toa là chỉ huy một toán quân y tá TQLC và 5 xe cứu thương do Liên Đoàn 71Quân Y tăng phái, mọi tiếp liệu và lương thực thì Đại Úy Sanh, sĩ quan tiếp liệu đã lo xong”.
6 giờ 30 sáng 26/3/75 tôi báo cáo lên TĐQY là chúng tôi đã sẵn sàng, tôi được lệnh chờ tại chỗ, tới 11 giờ thì lệnh hành quân được hủy bỏ mà tôi không biết lý do, nhưng toán quân y của tôi thì được lệnh ra bến thương cảng Đà Nẵng để đón Lữ đoàn 147/TQLC.
Khoảng 12 giờ, tôi thấy hai chiếc tàu “há mồm” cập bến, hai chiếc tàu này chở một trung đoàn thuộc SĐ.2/BB từ Chu Lai về Đà Nẵng, quân số của họ chỉ còn lại chừng ba đến bốn trăm người.
Vào lúc 2 giờ chiều thì một chiếc LCU từ từ cập bến, khi bửng tàu mở ra, tôi rất mừng vì thấy màu áo rằn ri quen thuộc, đi đầu là mấy anh em khiêng xác của 3 tử sĩ, xác họ được gói kỹ trong những chiếc poncho, một trong 3 xác này là Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ.4/TQLC, sau đó là Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ 147, ông bị thương ở chân, mặc dù được các quân y tá dìu xuống cầu tàu nhưng ông di chuyển rất khó khăn và đau đớn. Theo sau LĐT là bác sĩ Rậu, bác sĩ Khoa và toán y tá cùng khoảng 100 thương binh. Cuối cùng là khoảng hai trăm quân nhân thuộc các tiểu đoàn TQLC bị kẹt lại tại bãi biển Thuận An. Tôi nhanh chóng phân loại các thương binh rồi ra lệnh mang họ lên đoàn xe tải thương để về căn cứ Non Nước. Theo Bác Sĩ Bùi Văn Rậu ĐĐT/QY/LĐ.147 thì ông dược sĩ Lữ Đoàn và 4 ông y sĩ TĐ được ghi nhận là mất tích tại Thuận An. Buổi chiều, sau khi tải thương xong, tôi hỏi thăm tình hình, BS Khoa nói vắn tắt:
“Khi TQLC ra đến bãi biển Thuận An vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/3/1975 thì được lệnh dừng quân để tàu Hải Quân vào đón, nhưng chờ đến 6 giờ chiều mà không có một chiếc tầu nào vào, LĐ 147 phải dàn đội hình phòng thủ để tiếp tục chờ tầu HQ thì VC tấn công, loạt đạn đầu tiên có 4 TQLC tử thương, anh em mang xác họ đến ĐĐQY, nhưng sau đó thì súng nổ khắp nơi, bị thương và tử thương rất nhiều nên chết ở đâu thì chôn ở đó. Sáng ngày 26/3/1975 khoảng hơn 8 giờ khi một chiếc LCU vào đón thương binh và BCH/LĐ thi 4 tử sĩ được mang lên tàu, nhưng xác của Đ/Úy Tô Thanh Chiêu ĐĐT/TĐ.4 bị rơi xuống biển nên chỉ cỏn 3.”

Ghi chú: chỉ trong vòng hơn 20 ngày, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có đến ba bốn quyết định trái ngược nhau, làm cho các Tướng lãnh dưới quyền không làm sao có thì giờ để thi hành lệnh. Sau khi đã ra lệnh bỏ Huế rút về Đà Nẵng, rồi bỏ Đà Năng lui về miền Nam, thì ngày 29 tháng 3, khi tướng Trưởng rút khỏi Đà Nẵng trên tàu HQ-404, Tổng Thống Thiệu lại ra một mệnh lệnh qua điện thoại, yêu cầu tướng Trưởng quay lại tái chiếm Đà Nẵng. Tướng Trưởng đã chán nản, đưa tay lên trời mà trả lời:
"Bây giờ tôi lấy lính ở đâu ra để tái chiếm Đà Nẵng?”


Cả một Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 5 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Thiết Giáp đổ về Thuận An, mà chỉ có chừng ba tới bốn trăm người lính được đón về Đà Nẵng bằng hai chiếc tầu “Há Mồm”? Vậy thì có bao nhiêu lính bị chết, bị bỏ lại Thuận An?
Cả một Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, rút về Thuận An chờ tầu Hải quân, chỉ còn lại có hơn ba trăm người lính trở về?
Theo như lời kể lại của Bác sĩ Khoa, từ sáng ngày 25 03 1975, cả Lữ đoàn 147 TQLC đã đến Thuận An, để ngồi chờ chết, ngồi làm những cái bia sống cho bọn Cộng sản bắn tan tác!
Than ôi! Thân xác những người Lính Việt Nam Cộng Hòa bị chết, bị bỏ lại Thuận An còn nhiều, nhiều lắm! Phải nói là cả ngàn,ngàn thân xác người Lính Việt Nam Cộng Hòa nữa đã bị sóng biển cuốn trôi, đã bị tan thành tro bụi dưới làn đạn đại bác dã man của bọn Việt cộng không tim không óc, chỉ biết bắn giết, tàn sát.
Ngoài những người lính di tản, chúng ta còn phải kể tới những người dân theo lính di tản nữa chứ! Biết bao xác người ngã gục tại bãi biển Thuận An mà không một ai biêt tới?
132 thân xác được người dân ở Thuận An chôn, chỉ là những thân xác mà người dân còn thấy và ở những địa thế có thể đem chôn được mà thôi, chứ không phải chỉ có 132 xác chết mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn hy vọng rằng, những người lính và dân chúng còn lại, đã đi theo con đường khác để đến Đà Nẵng an toàn
Xin một lần nữa, cám ơn những người dân ở Thôn An Dương, Quận Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên đã giúp cải táng và xây lăng mộ cho 132 chiến hữu của chúng tai đã bỏ mình trên bãi biển Thuận An vào những ngày cuối tháng 3, 1975.
Xin một lần nữa cám ơn chị Nguyễn Tố Thuận, đã góp công góp sức hoàn thành việc bốc mộ, xây lăng cho các chiến hữu của chúng ta (trong đó có thể có thân xác của Trung Sĩ Lê Văn Hội, người chồng lính chiến của chị).
Hỡi vong hồn các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình trên bãi biển Thuận An,
Lăng mộ mà đồng bào đã xây, là cho tất cả các anh, những người đã bỏ mình vì nước vào tháng 3 năm 1975:

PHỤNG VỊ THẬP LOẠI CÔ HỒN, HIỂN HÁCH CHI MỘ

Các anh, thuộc các quân binh chủng khác nhau, tức là các “Thập Loại Cô Hồn”
Và các anh cũng rất xứng đáng là mang danh những chiến sĩ “Hiển Hách” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Hãy về lăng miếu mà hưởng phần hương hoa mà chúng tôi – những người nhờ sự hy sinh của các anh mà được sống còn tới ngày nay – dâng tặng.

Thưa quý vị, những người Việt Nam tỵ nạn hiện đang sinh sống bình yên tại Úc và khắp mọi nơi trên thế giới,
Các bạn muốn và thích làm chuyện từ thiện lắm phải không?
Vậy thì các bạn còn đợi gì nữa mà không đứng lên gây quỹ xây những lăng mộ cho các chiến hữu của chúng ta đã bỏ xác trên khắp các nẻo đường quê hương. Những người này đã không được may mắn sống còn như các bạn, nên đành phải chịu số phận hẩm hiu, bỏ xác ở những nơi không một ai biết tới, không một nén nhang, không một câu kinh để vong hồn họ được siêu thoát. Nhưng chính nhờ họ đã hy sinh mạng sống cản đường bọn Cộng sản Bắc Việt, nên chúng ta mới còn được sống cho tới ngày hôm nay.

Còn nhiều đoản khúc bi thương lắm bạn ạ!
Còn nhiều công việc từ thiện cho chúng ta làm lắm.

Chúng ta hãy đọc email sau đây của chị Bảo Châu, hiện còn ở Việt Nam, gởi cho người anh là Trần thiện phi Hùng. Anh Hùng gởi lại cho tôi:

“FREEDOM ISN'T FREE…SOMEONE HAD TO PAY FOR IT"
Anh Hai,
Em đi tu thiền 4 ngày vùng Kom Tum, Pleiku, có biết được 1 tin cũng khá đau lòng:
Có một Trung uy Biệt Động Quân còn 1 thẻ trên vai (không phải thẻ bài) đề tên Trung Úy Nguyễn Văn Qúy, cùng 6 người lính (không biết là lính hay sĩ quan?), đã đánh nhau với Việt Cộng trên đường rút quân ở tại một nhà thờ nhỏ vùng Chuprong, gần Đức Cơ, cách biên giới Miên gần 30 cây số.
Bên lính BDQ chết 7 người, bên Việt Cộng chết mười mấy người.
Có lẽ tất cả đều chết hết nên không ai biết để lấy xác hay chôn cất. Tất cả đều bị chó hoang cắn xé ăn thịt không còn nguyên vẹn (vì người dân đã di tản hết ra khỏi vùng đó).
Vì T/U Quý còn bảng tên nên Ông Cha đã chôn dưới gốc 1 cây hoa Sứ đến nay hơn 35 năm rồi. Có những người đến rồi đi nhưng chẳng ai thông tin cho người khác biết.
Đến hôm nay em đến và được Ông Cha Cố già gần 90 tuổi kể lại, em có ghé chup hình nhà thờ đó và cây hoa sứ.
Anh có thể thông tin nầy cho ai từng biết đơn vị BDQ. Nơi đây là vùng Sư đoàn 23 do Ông Đại Tá Hạnh làm tư lịnh, nơi đây có rất nhiều lính sư đoàn 23 chết đựơc người dân ở đây chôn cất mà không biết tên họ là ai? …. Vì anh Qúy nầy còn bảng tên nên Ông Cha đã chôn riêng để không lẫn lộn với các xác khác.
Bản đồ vùng Pleiku, Đức Cơ.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 63

Địa chỉ:
Nhà Thờ Đức Hưng, (ngày xưa gọi nơi đây là Thanh An) hiện giờ là Thôn 1, huyện Chuprong.
Nơi đây cũng gần Đức Cơ, gần biên giới Miên, chỉ cách khoãng 30 cây số.
Nơi đây dân chúng rất là nghèo nàn, phần nhiều là người dân tộc thiểu số.
Nơi đây còn có 28 làng người cùi mà khõng ai biết và giúp đỡ (có người cụt hết 2 tay 2 chân chỉ bò lếch mà thôi).
Tự sinh Tự Diệt, ít ai dám đến gần.
Chỉ có mấy Bà Sơ lâu lâu đến cho gạo muối, vì ở vùng nầy quá xa thành thị, người đi Từ Thiện chỉ đi nhưng nơi gần mà thôi; người ta không vượt gần 900 cây số, và những đọan đường đi rất là khó khăn;
Nơi đây em thấy rất là khỗ đó anh Hai, nếu anh đã giúp đỡ người nghèo thì nhõ em này xin anh 1-2 trăm để gom lại giúp đỡ người ta.
Nơi đây rất là lạnh lẽo; Tết lại sắp đến , họ rất là khỗ đó anh.
em sẽ gởi cho anh những hình ảnh nơi đây và góc cây sứ gìa cho anh sau ,
Bao Chau.”

13rd December 2010 10:25 am
Thân gởi anh Hùng,
Tôi cũng là một người lính Biệt Động Quân, đóng ở Pleiku và cũng đã từng tham dự những trận đánh ở vùng Đức Cơ.
Xin anh cho tôi biết thêm chi tiết về anh Quý để tôi phổ biến lên báo, hy vọng sẽ cho gia đìinh anh Quý hay.
Thân chào anh,
Nguyễn Khắp Nơi, Báo Việt Luận, Australia.
13 12 2010 – 5:30 pm


Thân gởi anh Nguyễn Khắp Nơi,
Tôi đang ở gần Bạn chỉ cách 20 phút Lái xe và mỗi tuần đều đi Chợ Footscray ; Tuy nhiên Tôi chỉ thích làm chứ không thích nói nhiều như thiên hạ
Chỉ ngày trước ngày sau thì tiền tôi đã gời về cho em tôi và chỉ mấy tiếng sau thì đã vào bank account của Cha Xứ
Tôi cũng là Lính 12 năm 4 tháng đời Lính Hải Quân. Vì tình Huynh Đệ Chi Binh nên tôi đau lòng cho Bạn Lính; Tôi uất ức ai đối xử Tệ với bất cứ ai là Lính.
Anh Xem 1 file. doc có đầy đủ chi tiết trong attachment và muốn biết gì thêm mà tôi biết thì xin liên lạc qua mail (Tôi đã từ chối phõng vấn để đưa lên Radio cũng như TV Em Tôi thì lại càng không thể để ai biết dù là địa chỉ Email, vì em tôi đang ở VN)
Mong Bạn tìm được thân nhân của Tr/U Qúy và xin cho Tôi biết với.

Tôi mở hồ sơ của anh Hùng ra đọc, có đầy đủ hình ảnh về nhà thờ Thanh An, về cha xứ Mai Văn Lợi, nhất là tấm hình cây bông sứ, nơi chôn cất thi hài của Trung úy Nguyễn Văn Quý, xin đăng lên đây để quý độc giả được rõ.
Sau khi nhận được email của cô em đi tu, anh Hùng đã gởi tiền về để giúp giáo sứ và giúp những người cùi ở 28 ngôi làng xung quanh vùng Chuprong. Cô Bảo Châu đã cho biết số tiền của anh Hùng đã được sử dụng như sau:

“Anh Hai! đọc bài anh gởi. sao mà thấy thấm thía cho một kiếp người thời chiến!
Có đi tới đó, có nhìn thấy những nắm mồ không biết ai là ai ???? những hố chon vội vã và những xác người của hai phe thắng và thua giờ cũng chỉ là những xác không hồn vô tri không thân nhân không áo quan, chỉ là những lóp đất đào lên và phủ lấp qua loa không thành nắm mộ ! BUỒN lắm Anh ơi!!
Em đi chuyến này là để thử xem sức khỏe mình thế nào, vì đường xa 900 cây số.Ngồi bó chân từ 5 giờ chiều mà đến 10 giờ sáng hôm sau mới tới nơi. nghe bài hát của Nhật Trường, có những địa danh ngày xưa từng là chiến trường ác liệt, em cón có một ý nguyện nhưng em không hứa truớc: Nếu em tìm được một chùa nào trên đó, mời vài vị sư đến cúng cầu siêu cho các chiến sĩ.
Anh Hai, chiều nay em nhận được tiền anh gởi. Em đã gởi vào tài khoãn của nhà Thờ cho 28 Làng người Cùi 3 triệu, 2 triệu thì cho các trẽ mồ côi, 168.000 ngàn chụp hình, còn 1 triệu em định sẽ nhờ cha sứ làm một buổi lễ cầu nguyện, cầu siêu cho những vong linh chiến sĩ trong vùng đó chưa siêu thoát, anh thấy được không? Cho em biết ý kiến của anh….

Địa chỉ của nhà thờ là:
Thôn 1 Xã Thắng Hưng, Huyện Chuprong, Tinh Pleiku, Giáo xứ Đức Hưng, ngày xưa gọi là “Thanh An”. Liên Hệ để biết rõ chi tiết:
Cha Hùng đt: 09 18 61 5772. Xin tìm cha Cố để hỏi rõ chi tiết.

Huyện ChuProng địa danh nầy không thay đỗi, ngã rẽ Pleiku và Đức Cơ, ngã ba Hàm Rồng rẽ trái đi Pleiku và Đức Cơ rẽ phải là Ba Mê thuộc.
Anh Hai! Hôm nay em được biết, vị cha già ở Giáo Xứ Đức Hưng tên là Mai Văn Lợi, có một người em ruột, hiện giờ là Đức Cha Mai Thành Lương, hiện sống ở Orange County, me có điện thoại hỏi cha Hưng thì được trả lời là đúng, và ngày 28/12 này, Đức Cha sẽ về VN. Nếu các vị hảo tâm có lòng muốn giúp đỡ cho những người nghèo ở vùng xa xôi này, có thể hỏi thăm Đức Cha Lương và nhờ chuyển. Nhiệm vụ em biết gì thì em đã nói hết với anh hai rồi. Nói nhỏ với anh thôi nha, sao Đức Chao Lương lại không giúp được gì sự việc này đã hơn 35 năm trôi qua. Nói nhiều sợ bị tội vì mình cũng không hiểu rõ.
Chỉ mong gia đình anh Quý biết tin để về xin hài cốt anh Quý.”

Anh Hùng đã tỏ rõ ý định của anh khi gửi tiền về giúp cha sứ Giáo sứ Đức Hưng:
“Tôi, Trần thiện phi Hùng đã nhận được tin nầy và đã gởi lên “Diển Đàn Phố Nắng” và một số đoàn thể để mong lien lạc thông báo đến than nhân của Trung Úy BĐQ Nguyễn văn Qúy; Anh ta là Sĩ quan, không tốt nghiệp ở Trường Sĩ quan Thủ Đức thì cũng Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt và liên hệ đến Binh Chủng Biệt Động Quân.
Mục đích đầu tiên của tôi:
Mong lo cho người chết có được nơi an nghĩ cuối cùng, được có một nấm mồ để an nghĩ bên thân nhân nơi quê của những kẽ bạc mệnh hy sinh cho quê hương Tổ quốc
Tôi còn mục đích thứ hai, xin qúy bạn lưu tâm cho:
28 làng người nghèo gồm trẽ mồ côi và người cùi.
Xin đọc lại email đầu tiên của em tôi nói về nhưng người phải bò lếch đang đói khổ nầy. Mùa Đông nơi núi rừng biên giới Việt Miên nầy có những người đang mong vào sự giúp đỡ của những người hảo tâm (900km xa Saigon đường đi khá vất vã khó khăn).

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 72

Cha Cố Mai Văn Lợi, Giáo sứ Đức Hưng

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 81

Nhà thờ Thanh An. Cây bông sứ và cục đá mầu trắng đánh dấu nơi chôn thân xác của Cố Trung Úy Biệt Động Quân Nguyễn Văn Quý.

Chống Cộng thì cứ chống. Cứu người thì cứ cứu .
Xin qúy Vị lưu tâm đến những tin tức nầy để giúp ngừơi còn hơn tụng kinh xây Chùa hay nhà Thờ.

PS: Ông Cha Nhà Thờ là người Tu hành nhiều năm và cũng gìa lắm rồi chắc không phụ tấm lòng qúy vị muốn giúp người.
Tôi chỉ là người trượt Net chỉ thông báo mà thôi ( Em của Tôi biết trương mục của nhà Thờ nhưng tốt nhứt qúy vị lien lạc Cha Xứ thì chắc ăn hơn !!!)
tranthienphihung@gmail.com

GHI CHÚ:
Biệt Động Quân Quân Khu II gồm có 5 Liên đoàn như sau:
1. Liên Đoàn 21, gồm các Tiểu Đoàn 72, 89 và 96.
2. Liên Đoàn 22, gồm các Tiểu Đoàn 62,88 và 95.
3. Liên Đoàn 23, gồm các Tiểu Đoàn 11, 22 và 23.
4. Liên Đoàn 24, gồm các Tiểu Đoàn 63, 81 và 82.
5. Liên Đoàn 25, gồm các Tiểu Đoàn 67, 76, và 90.

Vào khoảng tháng 3 1975, Liên Đoàn 4 (Tiểu Đoàn 42, 43 và 44) và Liên Đoàn 7 (Tiểu Đoàn 32, 58, 41 và 85) cũng đã được gởi lên tăng cường cho vùng II.
Do đó, Trung úy Quý chắc chắn sẽ là sĩ quan của một trong những Liên Đoàn, Tiểu Đoàn đã ghi trên.

Tôi sẽ gởi bài này cho Tập San “Mũ Nâu” của Tổng Hội Biệt Động Quân (Hoa Kỳ), mong rằng các vị Tiểu Đoàn Trưởng của các Tiểu Đoàn nêu trên sẽ tìm ra đơn vị của anh, từ đó, cho gia đình của Trung úy Quý biết nơi chôn cất của anh.

Những người Việt Của Tôi, các bạn nghĩ sao?

NGUYỄN KHẮP NƠI

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Mar 27, 2014 6:18 pm


CHIÊU HỒN QUÁI ĐIỂU


Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH TD1-TQLC%20TRANS

Theo hồi ức của người cựu chiến binh, ĐĐP/ĐĐ2/TĐ1, những ngày cuối tháng Tư 1975 Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 1 nằm tại đầu dốc 47 (QL 15 Biên Hòa-Vũng Tàu).

Chiều 26/4/1975, Huấn khu Long Thành thất thủ (HKLT gồm trường SQ Bộ Binh Long Thành, trường Thiết Giáp, trung tâm huấn luyện Yên Thế / Biệt Kích).

Con đường từ ngã ba Thái Lan (TL) đến HKLT dài khoảng 4 km. ĐĐ 2/TĐ1 được lệnh trấn thủ trên đường này, bên phải,cách ngã ba TL cỡ 2 km. ĐĐ3 bên trái, cách con đường khoảng 100 thước, bung một Trung đội tiền đồn gần đường. ĐĐ4 phía sau ĐĐ2 và chếch về phải…

8 giơ tối 26/4/1975, ĐĐP/ĐĐ2 dẫn một Trung đội cùng hai chiến xa tiến lên trên khoảng 1 km thì phát giác VC đang chuyển quân (rất đông). Bắt đầu chạm súng. TĐP chỉ huy trên máy, nằm cầm cự đến sáng. ĐĐT/ĐĐ2 cho lệnh ĐĐP phối hợp với CX và 1 toán Nhảy Dù án ngữ tại chỗ.

Suốt ngày 27/4 chỉ toàn chịu pháo của địch chứ không đánh. Chiều tối 27/4, Thiết giáp và Dù tự động rút đi. ĐĐP được lệnh trở về tuyến ĐĐ2.

5 giờ sáng 28/4/1975, sau đợt pháo kích, VC ào ạt tấn công vào ĐĐ2. ĐĐP cùng 2 Trung đội 1 và 3 nằm trên, phía sau là ĐĐT và Trung đội 4. Cộng quân rất đông, xung phong nhiều lần.


6 giờ sáng 28/4/1975, Trung đội 1 vỡ tuyến bị VC tràn ngập, hai bên chỉ cách nhau vài mét. Th/U Sinh tử thương tại hố chiến đấu, Th/u Thành bị thương rất nặng, âm thoại viên cũng tử trận. ĐĐT và Trung đội 4 rút về phía sau. Số còn lại của Trung đội 1 và 3 co cụm tiếp tục chiến đấu trong tuyệt vọng, cố gắng kéo anh em những người bị thương ra phía sau nhưng không được. Chỉ cứu được vài người, trong số đó có vợ của một quân nhân bị thương nặng.

Rút ra ngã ba TL, gom quân lại còn khoảng 50 người (Trung đội 2 của Th/U Nghĩa còn nguyên vẹn vì nằm tiền đồn, chệch hướng tiến của VC không trực diện). ĐĐT cho lệnh phản công. ĐĐP cùng Th/U Nghĩa và khoảng 30 anh em cố gắng tiến chiếm lại phòng tuyến cũ nhưng hoả lực địch quá mạnh, không lên được. Th/U Nghĩa bị thương. Tất cả nằm im tại chỗ.

Khuya 28/4, rạng 29/4/1975 khoảng 1 giờ đêm, VC tiến quân, thẳng lưng đi hàng bốn hàng năm trên đường lộ, bị quân ta đánh ngay khúc giữa bỏ chạy.
Khoảng 5, 6 g sáng 29/4/1975, địch tăng cường quân số rất đông đảo, có chiến xa yểm trợ nổ súng phản công. Hỏa lực địch quá mạnh, quân ta bị vỡ tuyến.

Ra tới ngã ba TL, quân số ĐĐ2 kiểm lại còn chưa được 20 người.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi1

Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?

Khoảng hơn 50 chiến binh TĐ1 đã vĩnh viễn nằm xuống trong các hố chiến đấu dã chiến đào vội trong rừng cao su tại Long Thành.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi2


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi3

36 năm sau, những khu rừng cao su xưa nay đã nhường chỗ cho nhà cửa, quán xá mọc lên chi chít.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi4


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi5

Những người lính TĐ1 năm xưa, nay đã "Phận trai già cõi chiến trường …" trở về với tấm thân thương tật, sống cuộc đời lầm than trong xã hội đã đảo điên vì vận nước nhưng không bao giờ quên anh em đồng đội xưa, những người lính

Sống đã chịu một bề thảm thiết,
Ruột héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương…
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên…

nên hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tư lại tìm về thăm lại chốn chiến trường xưa, thắp nén hương lòng tưởng nhớ anh linh những người đã nằm xuống vào giờ khắc cuối cùng của quê hương

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi6
Th/U Thành (K28VB-TrĐTr/TrĐ3), Th/U Sinh (K29VB- TrĐTr/TrĐ4) của ĐĐ2/TĐ1 đã nằm xuống cùng anh em thuộc quyền tại nơi này (ngôi nhà đóng cửa phía sau hàng cây bạch đàn)

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi7
Th/U Nghĩa (K27VB- TrĐTr/TrĐ2) bị thương (về Lê Hữu Sanh) và anh em thuộc quyền nằm lại tại căn nhà này.
Hai địa điểm cách nhau khoảng 50 mét và ở giữa là con đường nhựa chạy từ ngã 3 Thái Lan vào Huấn Khu Long Thành.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi9


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi10

Nơi gốc cây gần vách căn nhà tường gạch đỏ có 6 anh em đã hy sinh.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi12

36 năm đã qua ... đã biết bao vật đổi sao dời ... không thể để cho linh hồn anh em cứ mãi vật vờ trong cảnh
...
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng ...

nên mùa Vu lan vừa qua, tháng 7 Tân Mão 2011, anh em đã cầu siêu rước vong linh tất cả những đồng đội TĐ1 Quái Điểu hy sinh vào ngày cuối cuộc chiến trong những cánh rừng cao su Long Thành về nương nhờ cửa Phật, với ước nguyện

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không

để anh em được siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi14


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Tl-chi16

Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết.
Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!


Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh.
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ từ nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu.
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc.

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn.
Đã âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng.

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng.
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc.

Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan.
Người thất cơ đành thịt nát, xương tan
Nhưng kẻ sống, lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi.
Trong loạn ly, như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng, bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn cùng với tấm tinh trung
Đã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeFri Apr 11, 2014 2:39 pm


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Fbklxx


Bia Đá Đợi Chờ, 39 Năm Sau


Lễ khánh thành bức tường tưởng niệm bẩy vị anh hùng tuẫn tiết 30 tháng tư 1975 tổ chức 10 giờ sáng thứ bẩy ngày 5 tháng 4-2014.Tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose CA 95112. Lối vào trên đường Pheland. Tôi riêng nghĩ rằng dù gọi là bức tường nhưng ý nghĩa như một mộ bia tập thể cho 7 vị anh hùng. Gọi là khánh thành nhưng mang hình thức một ngày tang lễ muộn màng gần nửa thế kỷ. Tôi viết bài này tặng cho các bạn trẻ đã hoàn tất một công tác ý nghĩa từ cả hai cõi âm dương.

Tháng tư 75, năm cùng tháng tận

Tháng 4 năm 2014 tại Hoa Kỳ tôi ghi lại chuyện 39 năm về trước. Cuối tháng 12 năm 1974 Bắc quân dốc toàn lực tổng tấn công miền Nam. Trận mở đầu thăm dò đánh Phước Long. Địch vừa đánh vừa nhìn qua Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ án binh bất động. Sau Paris, tù binh đã trở về, quốc hội Mỹ quay lưng nhìn về hướng khác. Khi Sông Bé, thị trấn đầu tiên của Nam Việt Nam kêu cứu. Saigon chỉ còn trong tay một phần của liên đoàn 81 để gửi lên tiếp viện. Những người lính biệt kích anh hùng mỏi mệt vừa từ mặt trận Phước Thành được kéo về tưởng chừng sau 3 tháng hành quân nay tạm nghỉ. Nào ngờ lại được trực thăng vận xuống giữa vùng lửa đạn để đánh trận tuyệt vọng tại Phước Long. Ngày 6 tháng 1 năm 1975 Phước Long hoàn tòan thất thủ. Đây là trận mở đầu cho cuộc chiến tranh kết thúc. Kể từ Genève 54 chia đôi đất nước, sau 21 năm từ chiến tranh chính trị đến chiến tranh quân sự, miền Nam lại thua trận chỉ trong 3 tháng mở đầu của năm 1975. Sau Phước Long, Saigon trải qua cái tết 75 buồn bã rồi cùng một lượt các chiến trường nổ súng. Ngoại trừ miền Tây tạm yên, các mặt trận đều bị tấn công. Từ miền Đông, lên cao nguyên, xuống duyên hải và ra miền Trung. Năm sư đoàn cộng sản tấn công Ban Mê Thuộc ngày 1 tháng 3-1975. Ngày 8 tháng 3-1975 thêm 5 sư đoàn cộng sản tấn công Huế, cùng 1 lượt 3 sư đoàn đánh vào Quảng Ngãi. Riêng Ban Mê Thuộc hoàn toàn do cộng sản kiểm soát ngày 14 tháng 3-1975. Qua ngày hôm sau tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra Cam Ranh đưa quyết định bất hạnh nhất của đời binh nghiệp khi ra lệnh rút quân đoàn II. Tiếp theo là một loạt các lệnh bất thường cho quân đoàn I. Hà Nội vừa đánh vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn. Saigon vừa rút lui cũng vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn. Mọi việc không còn như xưa. Ngân khoản viện trợ cuối cùng của Hoa Kỳ chỉ đủ dành để cất lều và dự trù nuôi ăn cho hàng ngàn người tỵ nạn đến Mỹ. Qua tháng 4 phòng tuyến cuối cùng của Saigon tan vỡ tại Xuân Lộc. Sau khi ban hành những quyết định sai lầm tai hại khôn cùng, tổng thống Thiệu từ chức với bài diễn văn oán trách đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng vẫn được đồng minh chở đi kịp thời ra khỏi nước. Phó tổng thống Trần văn Hương lên cầm quyền cố giữ cho đủ 1 tuần rồi thể theo yêu cầu của quốc hội giao quyền cho đại tướng Dương văn Minh. Lúc đó nước đã đến chân, không còn giải pháp nào để lựa chọn. Hải quân VNCH trước khi ra khơi lần cuối đã cử đề đốc tham mưu trưởng Diệp Quang Thủy lên gặp ông Minh để mời xuống tàu. Đại tướng Minh với chút khí phách Nam Kỳ đã từ chối để ở lại nhận ngàn cân tủi nhục. Lúc đó là chiều 29 tháng 4-1975.

Cũng vào chiều 29 tháng 4-1975 được tin vợ con đã vào Tân Sơn Nhất để di tản, tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân đoàn II uống thuốc tự vận tại nhà. Trên đường vào phi trường, được tin chồng tự vẫn, bà Phú và con quay trở về đưa chồng vào nhà thương Đồn Đất (Grall). Sáng 30 tháng 4 khi tướng Minh còn đang soạn bài kêu gọi buông súng, tướng Phú đã qua đời. Ông chết trước khi có lệnh đầu hàng. Tướng tư lệnh quân đoàn II tự vẫn để trả món nợ của riêng ông về trách nhiệm mặt trận cao nguyên.Tướng Phạm văn Phú, nguyên là tù binh trận Điện Biên Phủ, quê Hà Đông, khi chết ông 47 tuổi. Ông ra đi trước khi chiến tranh chấm dứt được vài giờ. Gia đình đã trở lại chôn cất ông và sau đó kẹt lại tại Việt Nam.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH A104lz

Những cái chết anh hùng


Trong lịch sử kháng Pháp của dân tộc Việt đã có biết bao nhiêu anh hùng tuẫn quốc. Năm 1867 trong Nam có cụ Phan thanh Giản tự vẫn để nhận tội làm mất 3 tỉnh miền Tây. Năm 1873 cụ Nguyễn Tri Phương tự vẫn ở ngoài Bắc, tiếp theo năm 1882 tổng đốc Hà Nội, cụ Hoàng Diệu tự vẫn vì không giữ được thành. Chuyện bây giờ ở thời cận đại là cái chết của các anh hùng Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4-1975. Trong cái tháng 4 oan nghiệt đó hàng trăm quân cán chính đã tự vẫn. Tuy nhiên để ghi nhận vào bảng vàng, bia đá, chúng ta cần có đủ hình ảnh, nhân chứng, tài liệu thật chính xác.

* Cái chết mở đầu trước giờ cuối cùng của cuộc chiến là của thiếu tướng Phạm văn Phú. Tiếp theo ngay sau khi đại tướng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa 30 tháng 4-75 thì người tự vẫn công khai và đầu tiên là trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long, quê ở Huế 56 tuổi. Ông tự tử bằng súng lục lúc 11:30 ngay trước tượng thủy quân lục chiến Việt Nam, ngó qua quốc hội. Những người vô danh và anh nhà báo Pháp chở xác ông vào nhà thương Đồn Đất của Pháp. Tình cờ tướng Phú cũng chết tại nhà thương này vào buổi sáng cùng ngày. Trong khi tại Saigon có 2 chiến binh tự sát thì trung tá Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về bộ tư lệnh sư đoàn 5 tại Bến Cát. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh sư đoàn mời các sĩ quan tập trung về ăn cơm trưa. Mọi người không còn ai bình tĩnh mà ăn uống. Riêng ông Vỹ ăn đủ 3 bát cơm thường lệ rồi cho lệnh các đơn vị trưởng tùy nghi. Ông lui vào phòng riêng dùng súng tự vẫn. Ông là người thứ ba. Tướng Lê Nguyên Vỹ quê Sơn Tây chết năm 42 tuổi. Vợ con di tản qua Mỹ mấy tháng sau mới biết tin. Gia đình sau này bốc mộ đem về quê cũ tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bàn thờ ông để trong đình làng ghi rõ là Lê tướng công, tư lệnh sư đòan số 5 quân đội Saigon. Người thứ tư tuẫn tiết bằng thuốc độc là chuẩn tướng Trần văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho. Trước khi ra đi vào chiều 30 tháng 4-1975 tướng Hai có điện thoại từ giã tướng Hoàng văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9. Ông Hai quê Gò Công, qua đời năm 50 tuổi. Người thứ năm là tướng Lê văn Hưng, tư lệnh phó quân đoàn 4, tự vẫn bằng súng vào buổi tối 30 tháng 4-1975. Ông Hưng lúc qua đời có đông đủ vợ con và các sĩ quan cận vệ. Lúc đó khoảng 9 giờ tối. Ông quê ở Gia Định và ra đi năm 42 tuổi. Vị tư lệnh quân đoàn 4, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30 tháng 4 rất dài. Riêng ngày 29 ông đã nhận lệnh đón phái đoàn chính phủ VNCH từ Saigon xuống, nhưng rồi lệnh hủy bỏ. Suốt ngày 30 tháng 4, ngay sau lệnh đầu hàng ông đã có dịp gặp phái đoàn cộng sản 2 lần nhưng rồi lại cho biết chưa sẵn sàng. Chiều 30 tháng 4 ông còn đi thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản. Qua đêm không ngủ, sau khi thắp hương thỉnh chuông lạy Phật, tướng Nguyễn Khoa Nam lấy súng lục tự tử vào sáng 1 tháng 5-1975. Ông Nam sinh quán Thừa Thiên, chết độc thân năm 48 tuổi. Người sau cùng ghi danh trên bảng tưởng niệm là đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông Cẩn chiến đấu đến giờ phút cuối trong ngày 30 tháng 4-1975 và bị bắt tại Chương Thiện. Ông là một trong các sĩ quan đã tiếp tục chiến đấu. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt giam, bị tra tấn hành hạ suốt 4 tháng. Ông bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 4 tháng 8-1975. Ông Cẩn quê Rạch Giá, khi qua đời trẻ nhất 37 tuổi. Cùng bị xử bắn có 4 vị quận trưởng Chương Thiện và các trưởng ty. Tiểu khu Chương Thiện quyết chiến đến giây phút cuối nên bị xử bắn nhiều nhất.

Bia Đá ngàn thu. Trong chiến sử thế giới, hai bên tử sĩ hy sinh là chuyện thường tình. Khi nước Nhật bại trận, các sĩ quan theo tinh thần võ sĩ đạo truyền thống, nhiều người tự vận. Chuyện này đã được thế giới biết đến.

Thành viên trẻ của Lam Sơn làm lễ động thổ

Tuy nhiên, sau chiến tranh Việt Nam, con số sỹ quan, và chiến binh tự vẫn hàng trăm người, quả thực là điều đáng kính phục. Đặc biệt là cái chết của cấp chỉ huy. Xúc động vì những hy sinh cao cả đó, biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn tại San Jose đã vận động gây quỹ và lập bức tường tưởng niệm để hình ảnh các anh hùng QLVNCH được lưu lại với bia đá ngàn thu. Nguyên khối đá chính nặng 8 ngàn pounds. Tất cả 3 khối đá, bệ đá và khối cement chân bệ tổng cộng trên 30 ngàn tấn. Trên bia đá khắc hình ảnh 7 vị anh hùng. Hai bên là lời tri ân bằng Anh ngữ và Việt Ngữ. Khối đá quý như là 1 loại cẩm thạch vĩ đại từ Ấn Độ được cắt sẳn theo kích thước và chở qua California. Tại xưởng làm mộ bia có máy tạo hình. Lại thêm chuyên viên từ Phi Luật Tân làm bằng tay hình ảnh 7 vị anh hùng VNCH. Phía sau là hình bóng các chiến binh Việt Nam.

Lễ khánh thành


Buổi lễ khánh thành sẽ là 1 ngày hết sức đặc biệt với sự tham dự của các quan khách Việt Mỹ. Ban tổ chức đã phổ biến thư trên báo chí, radio, TV và trên internet. Địa điểm tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose- CA 95112. Lối vào trên đường Pheland. Tổ chức từ 10 giờ sáng thứ bẩy ngày 5 tháng 4-2014. Nếu không có gì trở ngại, kính mời quý bà, quý cô mặc áo dài, quý vị cựu quân nhân mặc quân phục. Chương trình sẽ thực hiện bằng Anh và Việt ngữ. Mở đầu nghi lễ chào cờ mặc niệm sẽ do toán quốc quân kỳ của US Army. Ban quân nhạc Hoa Kỳ sẽ hòa tấu quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa. Phần nghi lễ quan trọng nhất là việc mở các tấm vải phủ trên bức tường. Ban tổ chức thực hiện 7 bóng bay lớn có viết chử thảo danh tánh các vị anh hùng. Theo thứ tự ngày giờ hy sinh từng trái bóng và hương linh anh hùng sẽ bay lên trời xanh. Mỗi bóng bay lên là có súng nổ. Khởi đầu là tướng Phạm văn Phú và sau cùng là đại tá Hồ ngọc Cẩn. Phần ý nghĩa nhất cần ghi nhận là lần đầu tiên ban tổ chức mời được tất cả đại diện các gia đình của 7 vị anh hùng từ bốn phương về tham dự. 7 vị tướng lãnh và cấp chỉ huy có danh trên bảng tưởng niệm đã trở thành các anh hùng bất tử tượng trưng cho cả QLVNCH. Đặc biệt các cựu chiến binh của quân đoàn 4, của sư đoàn 7, của tiểu khu Chương Thiện, của sư đoàn 5 BB, của cảnh sát quốc gia đều có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng, một chút riêng tư trong tình huynh đệ chi binh. Bài báo này xin gửi đến các bạn như là 1 bản báo cáo và 1 lời ân tình, xin mời đến dự.Bên cạnh bức tường tưởng niệm, còn có 1 biểu tượng hết sức ý nghĩa. Có thêm phần triển lãm một mộ bia lấy từ nghĩa trang quân đội đem về năm 2004. Nếu chưa từng về thăm nghĩa trang quân đội, các bạn sẽ có dịp ghé đến đây thắp 1 nén hương cho người anh hùng tử sĩ vô danh. Một bia mộ đặt ngay tại Việt Museum nhân dịp khánh thành bức tường tưởng niệm. Đây là lễ giỗ 30 tháng 4 dành cho các anh hùng tuẩn tiết. Lễ giỗ muộn màng mà cộng đồng làm chung với gia đình tang gia 39 năm sau. Xin hãy đến 1 lần với buỗi lễ và sẽ nhớ suốt đời vì đã mang ý nghĩa thiêng liêng nối kết mối liên hệ giữa người ra đi trong lòng đất quê hương và người ở lại hải ngoại đến giây phút này.

Bia đá đợi chờ, 39 năm sau.

Giao Chỉ  San Jose


Làm ngơ sao đành



Lời cảm ơn

Ngày thứ bẩy 5 tháng 4-2014 biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn khánh thành bức tường tưởng niệm 7 vị anh hùng VNCH tại Việt Museum. Đây là món quà quý giá nhất dành cho viện bảo tàng ghi dấu 39 năm từ ngày mất miền Nam. Tôi viết bài này 1 lần nữa để cám ơn anh chị em Lam Sơn.

Vấn đáp lịch sử

Vào buổi chiều cuối tháng 3-2014, như thường lệ, lớp tiểu học của các em bé Hoa Kỳ xếp hàng vào thăm Việt Museum. Vòng qua tay mặt, các em xem con tàu vượt biên TÂN PHÁT. Cô giáo đặt giây thừng xuống đất đúng theo kích thước con tàu. 28 em ngồi xuống nền ciment trong khu vực ghi dấu. Tương đương với số người vượt biên năm 1982 trên con tàu đã được vớt.

Bài thuyết trình rất ngắn được trình bầy. Sau khi chấm dứt cô giáo hỏi rằng các em đã hiểu rõ chuyện con tàu tự do chưa. Đám trẻ đáp ngay rất ồn ào: yes . .Lại hỏi: Có bao nhiêu người trên con tàu này. Trả lời: 28 người. Có bao nhiêu thuyền nhân Việt Nam. Một triệu người. Có bao nhiêu người đã chết: 300 ngàn. Tại sao thuyền nhân lại ra đi. Tất cả các em nhỏ đều cất tiếng 1 lượt: Freedom.

Tôi đứng xem cảnh tượng mà xúc động can tràng. Bài học thật ngắn trong giây lát đủ tóm gọn 20 năm lịch sử thuyền nhân Việt Nam. Vì tự do 1 triệu người ra đi, 300 ngàn người chết. Quay sang phía tay phải. Cô giáo nhìn tấm bảng tưởng niệm tạm thời bằng gỗ rồi giảng bài về lịch sử chiến tranh rất ngắn. Chiến tranh Việt Nam. Hàng triệu người Việt chết. 58 ngàn lính Mỹ chết. Miền Bắc thắng miền Nam. Tháng 4-1975 có nhiều người tự tử. Trong đó là 7 vị có hình trên trên bia tưởng niệm. Bài giảng rất ngắn vừa xong cô giáo hỏi các em. Vietnam war có bao nhiêu lính Mỹ chết. Trả lời 58 ngàn. Bao nhiêu người VN chết. Trả lời 1 triệu người. Tại sao có hình 7 người trên bia này. Một em giơ tay dõng dạc trả trời: Từ chối đầu hàng. Refuge to surrender. Và câu hỏi sau cùng. Những người anh hùng này chết vì lý do gì. Nhiều em giơ tay và cả lớp đồng thanh trả lời: Chết cho quê hương. Die for their country.

Cứ như thế, mỗi tuần 1 hay 2 lần, các lớp tiểu học trong quận Santa Clara thay phiên đến thăm Việt Museum và sẽ học được 2 bài học.

Thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa



Có cả lớp rất đặc biệt như chương trình dạy tiếng Ả Rập với các em nhỏ trùm kín khăn trên đầu.

Các em đều biết có 58 ngàn lính Mỹ hy sinh tại Việt Nam. Một triệu người Việt từ lính cho đến dân cả 2 bên chết trong chiến tranh. Một triệu người vượt biên, 300 ngàn người chết trên biển. Tại sao lại ra đi. Vì tự do. Có 7 vị anh hùng được khắc tên trên bia đá. Tại sao họ chết. Chết cho quê hương.

Những câu hỏi được đặt ra đã có câu trả lời từ thế hệ Hoa Kỳ tương lai. Các em đã được chỉ dẫn và các em đã ghi nhận. Còn phần quý vị có biết không. Những vấn đáp lịch sử của chúng ta đã thể hiện  ngay tại San Jose. Sao ta không ngó lại một lần. Làm ngơ sao đành.

Ngày 30 tháng 4


Mỗi năm tháng 4 lại trở về. Ai cũng có 1 ngày 30 tháng 4. Ngày 30 tháng 4 của tôi là 1 cuộc trốn chạy đau thương dù là ra đi có trật tự trên giang hạm của quân vận. Chẳng kém gì hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khơi lần cuối. Dù là ra đi có trật tự sau lệnh đầu hàng, nhưng cũng vẫn là thua cuộc và tháo chạy.

Ngày 30 tháng 4 của bạn cùng khóa chúng tôi là ngày dẫn đến trình diện, tiếp theo là ngục tù.

Ngày 30 tháng 4 của đa số đồng hương là kinh tế mới, vượt biên và thảm họa biển Đông.

Đối với luật sư Thu Hương ở San Jose 30 tháng 4 là ngày đại tang. Cha cô là tỉnh trưởng hy sinh tại Hậu Nghĩa. Anh trai cô tự sát ngày 30 tháng 4 bằng cây súng của thân phụ.

Đối với cô Kiều Trang, 30 tháng 4-75 là ngày đi tìm xác chồng nhưng không thấy tại chiến trường An Lộc.

30 tháng 4 của cô vợ anh Lộc, không quân 20 tuổi là ngày vác bầu lên phi cơ chuyến sau cùng đi Mỹ một mình. Cô sanh con gái trong trại tỵ nạn. Chồng phi công kẹt lại đi tù rồi trốn trại và bị bắn chết. Hai mươi năm sau mẹ con về tìm mộ đem tro tàn qua Mỹ.

30 tháng 4 là ngày vợ thiếu úy nhẩy dù trại Hoàng Hoa Thám thuê xe chở xác anh về quê chồng Rạch Giá.

30 tháng 4 là ngày cô nha sĩ Sài Gòn sinh ra con gái trên tàu Trường Xuân ngoài khơi Thái Bình Dương.

30 tháng 4 cũa cô Tiểu Quyên là ngày đi chôn người yêu tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

30 tháng 4-75 chấm dứt chiến tranh Việt Nam ghi dấu 1 triệu người chết ở cả 2 bên.

Trong sử Việt những cái chết lẫm liệt nhất dành cho Phan thanh Giản trong Nam và Nguyễn tri Phương, Hoàng Diệu ngoài Bắc.


Và trang sử Việt cận đại ngày 30 tháng 4 dành cho thân nhân các anh hùng tuẫn tiết. Ngày tang của cả gia đình. Cũng là ngày tang của cả Việt Nam Cộng Hòa.

Hàng năm, vào ngày 30 tháng 4 có ít nhất là 7 gia đình tưởng niệm người cha anh hùng của 3 miền Nam Trung Bắc. Năm nay, các gia đình của 7 liệt sĩ không tưởng nhớ cha anh trong cô đơn.

Sau gần 4 thập niên, gối đầu qua 2 thiên niên kỷ, với tấm bia vĩ đại dành cho tập thể anh hùng, cả cộng đồng tham dự tang lễ hồi tưởng. Làm ngơ sao đành.

Diễn tiến buổi lễ


Chúng tôi tưởng tượng và mô tả cho các chiến hữu buổi lễ khánh thành Bức Tường Tưởng Niệm như thế này.

Chiều ngày thứ tư 2 tháng 4-2014 nhân viên viện Bảo Tàng Việt Nam đã thu xếp công trường tạm xong. Hoa đã trồng kín các con đường. Con thuyền thúng bên cạnh thuyền vượt biên đã biến thành thuyền hoa tưởng niệm. Lều đã chuẩn chuẩn bị sẵn đề phòng trời mưa. Tất cả các quan khách chính quyền đã nhận lời tham dự. Thượng nghị sĩ, dân biểu liên bang, tiểu bang, các giám sát viên quận hạt, các nghị viên thành phố.

Ban tổ chức Biệt Đoàn Lam Sơn nghĩ rằng phe ta ai cũng biết rõ 30 tháng 4-75 và những anh hùng bất tử. Lần này cần giới thiệu cho quan khách Hoa Kỳ. Đài truyền hình và báo Mỹ đã dự trù sẽ đến làm tin. 8 giờ sáng thứ năm 3 tháng 4-2014 hãng làm mộ bia chở bức tường từ miền Bắc Cali đem xuống. Hãng cần cẩu từ miền Nam sẽ đến công trường lúc 8 giờ 30.

Cần cẩu dự trù bốc bức tường 8 ngàn pounds đưa qua hàng rào và đặt vào vị trí. Nhà thầu sẽ sơn quét lại bệ tượng đài lần chót. Hoa trắng sẽ trồng chung quanh. Ghế sẽ sắp chỗ cho quan khách, cho gia đình các tử sĩ anh hùng và cho ban quân nhạc Hoa Kỳ.



Sáng thứ bẩy 5/4/2014 trong lúc 39 năm trước các trận đánh đang tiếp tục ở các mặt trận thì tại San Jose 39 năm sau đoàn quân nhạc của lục quân Mỹ rước quốc kỳ Mỹ Việt vào vị trí.

Ban nhạc sẽ trình diễn quốc ca Mỹ Việt cho phần lễ nghi. Phút mặc niệm sẽ tiếp theo bằng điệu TAP, một ngôn ngữ truy điệu chung dành cho các binh đoàn của thế giới tự do.

Các gia đình tử sĩ anh hùng sẽ được giới thiệu theo thứ tự giây phút hy sinh vào tháng 4-1975.

Tang gia đi trên thảm đỏ với áo cài hoa trắng tiến vào lễ đài. Mỗi gia đình sẽ có 1 bóng bay thật lớn đem theo danh tính của người cha anh hùng lần lượt bay trên trời xanh.

Và sau cùng tất cả các quan khách Việt Mỹ và ban tổ chức cùng mở tấm màn danh dự để khánh thành Bức Tường Tưởng Niệm. Một tác phẩm đầy ý nghĩa thiêng liêng phải chờ đợi 39 năm sau các hậu duệ của chiến sĩ anh hùng mới hoàn tất. Một công trình đầu tiên mở đường cho nhiều bức tường tưởng niệm trên khắp thế giới.

Một buổi lễ đầy ý nghĩa như thế, xin mời chiến hữu đến dự. Đâu là tình huynh đệ chi binh, đâu là tình quân dân cá nước, đâu là những người con cháu bà con thân thuộc của quốc gia nghĩa tử. Làm ngơ sao đành.

Xin đừng hỏi tại sao.

Họp bàn nội bộ với anh chị em Lam Sơn. Có người nói rằng sao Lam Sơn không tìm vị trí khác mà phải xây dựng Bức Tường Tưởng Niệm ở nơi kín cổng cao tường cạnh Việt Museum. Lam Sơn vốn biết rằng dù San Jose đất trời bát ngát nhưng xây dựng bên ngoài, lấy đâu quân số mà canh gác ngày đêm. Chỉ cần homeless và du đãng qua đêm là bức tường danh dự trở thành tường khổ nhục. Chưa nói đến chuyện thù nghịch phá hoại cố ý. Bức tường cạnh Việt Museum là nơi lý tưởng  . Có 16 ngàn tử sĩ của Nghĩa trang quân đội hiện diện. Có bia ghi nhớ 300 ngàn thuyền nhân chết ở biển Đông. Có cờ vàng ngày đêm bay phất phới. Có quy chế đóng mở với hàng rào bao quanh, có Ranger tuần tra 24/7.

Lý do an toàn là nhu cầu số 1.

Lại có người hỏi rằng tại sao không có anh em cựu quân nhân đ ảm trách nghi lễ quân cách. Các cháu thưa với Bác rằng, xin phép 1 lần để các hậu duệ tổ chức. Xin các bác cựu chiến binh đóng vai thượng khách ngồi chung với quan khách dân cử. Trước sau những người anh hùng VNCH rồi cũng qua đi như Mc. Arthur đã nói. Xin để các con cháu điều động chiến binh trẻ tuổi Hoa Kỳ rước cờ vàng và cử hành quốc ca VNCH. Đó chính là cây đuốc vàng của tinh thần tổ chức trao lại thế hệ nối tiếp. Các cựu quân nhân anh hùng của VNCH, các chàng trai trẻ tuổi nhất của hàng ng ũ chiến binh miền Nam năm nay ít nhất cũng ngoài 60 tuổi. Đã đến lúc ngồi xuống ghế danh dự, xin con cháu thực sự tổ chức lễ vinh danh.

Đoàn viên Lam Sơn 39 năm trước mới lên 5 lên 10. Có em chưa sinh ra đời. Bọn nhỏ nay làm chuyện lớn. Xin quý niên trưởng vui lòng cho phép. Làm ngơ sao đành.

Giao Chỉ, San Jose


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Ssjm0406vietwall05-L

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj1

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj2

On Saturday, April 5, 2014, outside the Viet Museum at History Park in San Jose, a memorial wall was unveiled to the thousands who fought and died in defense of South Vietnam. Seven “heroes” were singled out for special honors, and while they are meant to represent all the soldiers under their command, these seven are notable because six took their own lives rather than allow themselves to be captured, and the seventh--who was captured--was executed in front of the people he protected. (Patrick Tehan/Bay Area News Group)

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj4

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj5

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj6
Các em võ sinh đang nâng đại kỳ VNCH trong nghi thức chào cờ.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj10
Bà Quả Phụ Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn trong nghi thức thả bóng lên bầu trời xanh thẳm, tượng trưng lời cầu nguyện cho các vị anh hùng được yên nghỉ bình an.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj15
Các em võ sinh đang gấp lá đại kỳ VNCH

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj19



TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Biatuongniemsj18

Quan khách tham dự đặt hoa để tưởng niệm các anh linh của các vị anh hùng QLVNCH.

Khánh thành Bia Tưởng Niệm 7 vị anh hùng VNCH

.
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeFri Apr 18, 2014 3:25 pm


Lễ Khánh thành Bức tường Tưởng niệm Quân Dân Cán Chính VNCH



Buổi lễ Khánh thành Bức tường Tưởng niệm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà đã được khai mạc lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 5 tháng Tư năm 2014 do Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn tổ chức tại công viên History of San Jose Park, thành phố San Jose.

Về Đầu Trang Go down
vntran
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSun Jan 04, 2015 1:51 pm




Đầu năm 2015, Tưởng niệm Tri ân
Anh hùng Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa


Huỳnh Công Thuận - Ngày 01/01/2015 khánh thành khu mộ cải táng tử sĩ VNCH với bia Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Charlie vừa hoàn thành tại Chơn Thành, Bình Phước vào cuối năm 2014. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 15/10/2014 do anh Phạm Trung Hiếu khởi xướng gây qũy vận động và tuyển Tình nguyện viên đi tìm hài cốt tử sĩ tại Dakto - Tân Cảnh, Kontum.

Ngày 7/11/2014 khởi đầu đợt 1 kết qủa tìm được một ngôi mộ tập thể 20 hài cốt của Sư Đoàn 23 Bộ Binh trong số đó có Trung úy Nguyển Chánh, một hài cốt của anh Võ Văn Đô TĐ34 BĐQ.

Ngày 22/11/2014 tiếp tục đợt 2 tìm được 4 ngôi mộ của toán biệt kích tại xã Kroom gần huyện Sa Thầy Kontum, cùng 6 bộ hài cốt trong đó có một hài cốt có thẻ bài tên là Phan Văn Hiệp tìm thấy tại BCH của Tướng Lê Văn Hưng ở An Lộc.

Blogger Huỳnh Công Thuận, đại diện Cựu Quân Nhân tuyên đọc văn tế Tri ân Anh hùng Tử sĩ QLVNCH trong buổi lễ khánh thành. Những cựu quân nhân QLVNCH cùng với anh em thương phế binh và một số hậu duệ từ nhiều nơi đã hội tụ về đây kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các Anh hùng Tử sĩ đã “vị quốc vong thân”.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Hct

Huỳnh Công Thuận
Facebook

.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeThu Apr 16, 2015 12:34 pm


Chiến Sĩ VNCH dù tử danh bất tử


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH QLVNCH-danlambao


Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, tâm tư của người Việt Quốc gia có lẽ hầu hết cảm thấy luyến tiếc miền Nam Việt Nam đã một thời được sống tự do mà ngày nay đã bị cướp mất! Tự do dân chủ là lẽ sống tất yếu của con người, không có một thế lực nào có đủ khả năng ngăn cản bước tiến của nhân loại. Bất cứ kẻ nào, bất cứ đảng phái nào ngăn cản bước tiến của nhân loại thì chắc chắn sẽ bị đào thải sớm hay muộn mà thôi! Riêng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không khỏi lưu luyến một thời hào hùng, can trường đã qua! Sự hào hùng, can trường thuở nào của Chiến Sĩ VNCH, dù có nhiều người đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh, nhưng tên tuổi sẽ mãi mãi trường tồn bất tử. Vì sao? Vì “Vị Quốc vong thân” thì tên tuổi mãi mãi bất tử vậy.

Sự thật đã minh chứng rằng trong suốt 20 năm chiến tranh, những nơi đã xảy ra chiến trận lẫy lừng, Chiến Sĩ VNCH đã biến những địa danh: Bình Long An Lộc (1972), Cổ Thành Quảng Trị (1972). Đồi Charlie, ĐắK Tô, Tân Cảnh (1972). Hải Chiến Hoàng Sa (1974). Phòng tuyến Xuân Lộc (1975)... thành những địa danh nổi tiếng trong Quân sử thời cận đại. Mỗi khi nhắc nhở đến những địa danh này đã làm sống lại tinh thần chiến đấu can trường của Chiến Sĩ VNCH. Trong 20 năm chiến tranh, Chiến Sĩ VNCH đã can trường chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trước nạn xâm lăng của Cộng sản. Dẫu biết rằng: “Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi” (Say nằm trận địa đừng cười. Xưa nay chinh chiến mấy người hồi hương). Dù biết chiến trường là hiểm nguy, nhưng Chiến Sĩ VNCH đã quyết tâm xông pha hay quyết tâm tử chiến với quân thù, nên có biết bao người đã lẫm liệt hy sinh!

Để minh chứng lòng kiên trung của Chiến Sĩ VNCH, dù lẫm liệt chiến thắng hay can trường chiến bại! Tôi tưởng cần nêu lên một trong những trận chiến hào hùng vừa nêu trên, xin đơn cử Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, để thấy vì sao “Chiến Sĩ VNCH dù tử, danh bất tử”. So sánh về tương quan lực lượng thì Hải quân của Tàu cộng chẳng những đông đảo mà vũ khí sử dụng để xâm lược cũng tối tân và đầy đủ hơn. Dù vậy, Hải quân VNCH cũng đã giáng cho quân xâm lược 4 tàu bị hư hại nặng, 18 quân Tàu tử thương còn số quân Tàu bị thương thì không rõ. Về phía Hải quân VNCH thì 74 chiến sĩ đã hy sinh, trong đấy Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 bị trúng đạn ở phòng máy và phòng chỉ huy. Cả hạm trưởng Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà và hạm phó Đại úy Nguyễn Thành Trí đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, Hạm trưởng lo lắng cho sinh mệnh của đồng đội, nên ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè thoát nạn vì đang nguy ngập. Anh em Hải quân không thể để Hạm trưởng còn lại trên tàu, nên tha thiết mong Hạm trưởng cùng rời tàu, nhưng Hạm trưởng vẫn khẳng khái, cương quyết ở lại tử tiết theo tàu, nêu cao tinh thần “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”.

Thương tiếc thay! Sự hy sinh hào hùng của Thiếu tá Ngụy Văn Thà có khác nào sự hy sinh lẫm liệt của anh hùng Trần Bình Trọng, Lê Lai... Thế mà ngày nay có những kẻ mang lon tới cấp Đại tướng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng của Cộng Sản Việt Nam (CSVN), mà lẽ ra Bộ Quốc phòng là một cơ quan có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội. Nhưng họ chỉ biết quỵ lụy thiên triều (Tàu), nhục nhã đầu hàng quân xâm lược trước khi giao chiến, đấy là:

a- Đại tướng Lê Đức Anh vào năm 1988 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà Thiếu tướng Lê Mã Lương đã gián tiếp tiết lộ: “Kẻ thủ phạm tiếp tay cho quân Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, chính là đồng chí lãnh đạo cấp cao”. Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”. Phẫn nộ trước hành động bán nước! Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Do đấy, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị thiên triều ra lệnh Đảng CSVN cách chức.

Sau khi quân xâm lược Tàu cướp được đảo Gạc Ma, đã xây sân bay quân sự trên đảo này để uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam. Ngoài ra, tài liệu còn tiết lộ sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Đại hèn tướng Lê Đức Anh đã “đi đêm” với Trung cộng, đưa đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990, từ đấy Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH PhungQuangThanh-Cho%CC%81%2BBa%CC%86%CC%81c%2BKinh-babui-danlambao

b- Đại tướng Phùng Quang Thanh đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong khi giàn khoan HD 981 của Tàu cộng đang xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trắng trợn từ ngày 1-5-2014, Đồng bào Việt Nam đã quyết liệt biểu tình phản đối, có người còn lẫm liệt tự thiêu để phản đối quân xâm lược. Thế mà, vào trưa ngày 31-5-2014 tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Đại hèn tướng Thanh đã trơ trẽn phát biểu: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau, còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.

Thứ đến, vào ngày 29-12-2014, Đại hèn tướng Thanh còn trơ trẽn phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Từ xưa, Tiền nhân ta, Đồng bào ta ghét hay giận quân xâm lược mới đánh đuổi chúng khi xâm lăng nước ta, chứ không phải Người Việt thù hận nhân dân Tàu. Đại hèn tướng Thanh đúng là loại ăn lương của Đồng bào Việt Nam lại làm quan cho Tàu?!!!.

Với 2 Đại hèn tướng vừa nêu, nếu người viết dùng từ hạ cấp để chỉ về họ, thì tự mình cảm thấy thẹn vì dùng từ thiếu lịch sự, nhưng không có từ nào khác để gọi chính xác về hành động hèn hạ của họ?! Nên phải gọi 2 Đại hèn tướng này là: “Mặt người dạ thú” vậy?! Dù họ đã mang quân hàm đại tướng, đã/đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng CSVN. Nhưng họ không, không đủ tư cách để so sánh với lòng dũng cảm và hy sinh lẫm liệt của 74 chiến sĩ Hải quân nói chung và cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà của quân lực VNCH nói riêng?! Vì sao vậy? Vì “Trận Hải Chiến hoàng Sa” Chiến Sĩ VNCH vị quốc vong thân, nên hằng năm vào ngày 19 tháng Giêng, đã được người Việt khắp nơi (hải ngoại và trong nước dù ở miền Nam hay Bắc Việt Nam) long trọng tổ chức lễ tưởng niệm các vị anh hùng đã lẫm liệt hy sinh. Từ đấy xác định rằng: “Cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng 73 chiến sĩ dù tử nhưng danh bất tử”. Kính phục anh hùng vị quốc vong thân, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ:

Bảy tư Chiến sĩ, nhớ nhung tâm!
Tử chiến Hoàng Sa, há ngại ngần
Tử tiết trung trinh, danh bất tử
Ngụy Văn Thà, Tổ quốc tri ân!

Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, Đồng bào Việt Nam, nhất là anh em Chiến Sĩ VNCH, chẳng những u uất ngày quốc hận suốt 40 năm qua, mà còn thao thức bàng hoàng ngày 30-4-1975 đã buông súng tức tối, nỗi niềm ray rứt ấy khó khăn nguôi! Trong ngày và gần ngày 30-4-1975, Chiến Sĩ VNCH đã bị bức tử nhưng danh mãi mãi bất tử. Người viết xin được kính cẩn nghiêng mình kể đến tên tuổi một số vị anh hùng mà đồng bào luôn nhắc nhở và tri ân, trước nhất là “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!”.

1- Tướng Nguyễn Khoa Nam, người gốc làng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng năm 1927. Năm 1953, Ông nhập ngũ khóa 3 Thủ Đức, sau đấy gia nhập binh chủng Nhảy dù. Năm 1969, Ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang. Năm 1972, Ông được thăng thiếu tướng. Tháng 11 năm 1974, Tướng Nam được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4, Vùng IV Chiến thuật. Ngày 30-4-1975, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng. Rạng sáng ngày 1-5-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tuẫn tiết. Trước khi mất, Ông đã khẳng khái nói: “Chúng tôi làm tướng mà không giữ được nước thì chết theo nước”. Kính phục, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:

Tướng Nam, tên tuổi rạng xa gần
Tâm huyết lo lường bảo bọc dân
Non nước nguy vong, đành tuẫn tiết!
Đồng bào lưu luyến nhớ nhung ân!

2- Tướng Lê Văn Hưng sinh năm 1933, tại Hóc Môn. Năm 1955, tốt nghiệp khóa 5 Trường Sĩ quan Thủ Đức. Năm 1970, Ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh. Năm 1971, Tướng Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh. Trận chiến Bình Long bắt đầu ngày 4-4-1972. Sau hai tháng tử chiến chống lại lực lượng Cộng quân đông đảo. Tướng Hưng vẫn giữ vững căn cứ và cuối cùng QLVNCH phản công quyết liệt đã đem về chiến thắng oanh liệt. Đến năm 1974, Ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Ngày 30-4-1975, tại văn phòng Tư lệnh phó của Quân đoàn 4 đóng tại Cần Thơ, sau khi Ông nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả anh em quân nhân có mặt tại bộ chỉ huy, người “Anh hùng tử thủ An Lộc”, đã dùng súng lục tử tiết vào lúc 20 giờ 45 phút. Nhớ Tướng Hưng tuẫn tiết hào hùng, xin dâng mấy vần thơ thành kính!:

Tướng Hưng, lo lắng giữ non sông
An Lộc can trường, rạng chiến công
Nối chí Tiền nhân, chan chứa nghĩa
Noi gương Hoàng Diệu sắt son long

3- Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929, tại Cần Thơ. Đời binh nghiệp của Ông bắt đầu vào khóa 7, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp năm 1951, Ông tình nguyện vào binh chủng Nhảy dù. Năm 1965, Ông được thăng trung tá và bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Phú Yên, Ông là một Tỉnh trưởng làm việc tận tụy và thanh liêm, nên dân chúng Phú Yên rất kính trọng. Trong thời gian Ông làm Tỉnh trưởng Phú Yên; Cộng sản Bắc Việt đã dùng đường biển chở một số lớn vũ khí từ miền Bắc vào Vũng Rô ở gần Đèo Cả, CSBV muốn lén lút đưa vũ khí vào Vũng Rô để cung cấp cho chiến trường miền Nam. CSBV không qua mặt được cơ quan tình báo Quốc gia, nên tỉnh đã điều quân phục kích và vây đánh, thu trọn số vũ khí khổng lồ này. Đây là một trong những thắng lợi to lớn của Ông. Tháng 5 năm 1968, Đại tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Năm 1970, Tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44. Năm 1971, Tướng Hai giữ chức Chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân. Năm 1973, Tướng Hai làm chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ. Năm 1974, Ông giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh. Sau khi nghe ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Tướng Hai ôn tồn khuyên bảo thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số quân nhân vẫn quyết tâm ở lại bảo vệ vị chủ tướng của mình. Chiều ngày 30-4-1975, Tướng Hai đã uống thuốc độc tuẫn tiết tại văn phòng Bộ Tư lệnh Sư đoàn. Xin thành kính thắp nén hương lòng đến vị anh hùng đã tuẫn tiết vì nước bằng mấy vần thơ:

Trí dũng Tướng Hai, cung kính lòng
Thanh liêm, khí khái thiết tha trông
Chiến công hiển hách, ngời kim cổ
Tuẫn tiết hào hùng, rạng núi sông!

4- Tướng Lê Nguyên Vỹ sinh năm 1933, quê tỉnh Sơn Tây. Ông học khoá 2 Trường Sĩ quan Việt Nam ở Đập Đá, Huế. Năm 1972, lên Đại tá giữ chức Phó Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng tại An Lộc, nơi đây ông đã sát cánh chiến đấu cùng Tướng Lê Văn Hưng là Tư lệnh Sư đoàn. Những chiến xa T-54 của Cộng quân đang hùng hổ tiến vào Bộ Chỉ huy Tiền phương của Sư đoàn. Đại tá Vỹ can trường đứng thẳng người, bắn một quả M72 trúng chiếc T-54 đi đầu, xe tăng Cộng quân phực cháy. Binh sĩ lên tinh thần, theo gương Đại tá Vỹ, xông xáo diệt tăng nên nhiều xe tăng Cộng quân bị tiêu diệt. Sau 68 ngày đêm tử thủ An Lộc, thị xã này được giải toả. Khoảng giữa năm 1973, Ông được đề cử làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng ở căn cứ Lai Khê, tỉnh Bình Dương. Năm 1974, Ông được thăng chuẩn tướng. Cuối tháng 4 năm 1975, Cộng quân từ nhiều ngả tiến về Saigon, nhưng ở hướng Đông Bắc, Cộng quân không thể vượt qua căn cứ Lai Khê do Tướng Vỹ chỉ huy phòng thủ, mặc dù lực lượng Cộng quân đông hơn gấp nhiều lần. Sáng ngày 30-4-1975, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh quân đội VNCH buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền, Ông khẳng khái: “Tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ rằng thân làm tướng, đã được hưởng ít nhiều vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôi!”. Nói xong, ông dõng dạc bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ Bộ Tư lệnh, rút súng tuẫn tiết vào lúc 11 giờ sáng ngày 30-4-1975. Quá cảm phục tinh thần dũng cảm của Tướng Vỹ, xin được tỏ lòng thành kính bằng mấy vần thơ:

Tướng Vỹ sắt son quyết vẫy vùng
Đồng bào bảo bọc, giữ kiên trung
Lo lường non nước tròn tình nghĩa
Tuẫn tiết hào hùng trọn thủy chung

5- Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Năm 1953, Ông tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, Ông tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy dù Quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1954, Ông được đề cử giữ chức Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Ngày 7-5-1954, trận Điện Biên Phủ thất thủ, Ông bị Cộng quân bắt giam. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève ký kết, sau đó Ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Đến tháng 8 năm 1970, Tướng Phú được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh và Ông được thăng Thiếu tướng tại mặt trận. Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Tướng Phú đã điều động Sư đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Từ năm 1973 đến tháng 10 năm1974, Ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11 năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh cử Tướng Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu II, thay thế trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ ngày 10-3-1975, mặc dù Tướng Phú đã cố gắng chống lại Cộng quân quyết liệt, nhưng vẫn thất bại. Ngày 14-3-1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, tổng thống Thiệu đã ra lệnh Tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 khỏi cao nguyên.

Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2-4-1975, Tướng Phú đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết để chờ thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh Phó Quân đoàn 3, tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu II, để sát nhập vào Quân khu III. Tại đây, Tướng Phú đã có quyết định tự sát, Ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ rất nhanh, đại tá Đức kêu thất thanh: “Thiếu Tướng”! Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đức gạt rơi xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ! Giữa tháng 4 năm 1975, Tướng Phú lâm bệnh nặng, phải đưa vào điều trị tại Tổng Y viện Cộng hòa. Sáng ngày 29-4-1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, Tướng Phú bảo vợ và các con đến hướng Trường đua Phú Thọ để tìm cách di tản. Tướng Phú ở nhà uống một liều thuốc độc cực mạnh để tử tiết. Khi hay tin, cả gia đình quay về nhà, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để nhờ các bác sĩ Pháp cấp cứu. Tướng Phú mê man, mãi đến trưa ngày 30-4-1975, Ông mới tỉnh được giây lát, giọng Ông yếu ớt hỏi Bà Phú đang ngồi bên cạnh: “Tình hình đến đâu rồi?” Bà Phú thành thật: “Tướng Minh vừa nhận chức vụ Tổng thống, ông ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng và Cộng quân đã cưỡng chiếm Sài Gòn!” Nghe xong, Tướng Phú vẻ mặt phẫn uất, rồi nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn: Quá cảm phục! Kính cẩn thắp nén hương lòng đến người anh hùng tuẫn tiết vì nước bằng mấy vần thơ:

Tướng Phú, ngăn thù chốn núi non!
Quân dân di tản, mãi lo toan!
Vùng hai nguy ngập, băn khoăn dạ!
Độc được quyên sinh, giữ sắt son!

Chiến Sĩ VNCH đã sắt son đem xương máu giữ gìn Tổ quốc là vậy! Thế mà, CSVN là kẻ chiến thắng lại cúi đầu quỵ lụy thiên triều (Tàu cộng) đã và đang lần lượt dâng hiến mảnh da thịt của Tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp Bắc phương?! Kể từ tháng 2-1999, Giang Trạch Dân của Tàu cộng đã tròng được vào đầu Lê Khả Phiêu và các nhân vật Đảng CSVN bằng 16 chữ mạ vàng “Sơn thủy tương liên; Lý tưởng tương thông; Văn hóa tương đồng; Vận mệnh tương quan” đã được Đảng CSVN ráng sơn son phết vàng 16 chữ này rằng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.Viết đến đây, người viết lại nghĩ “16 chữ vàng” sao giống cái “vòng kim cô” trong truyện “Tây Du Diễn Nghĩa”, sư phụ Đường Tăng cho Tôn Ngộ Không cái mũ là “vòng kim cô”, Ngộ Không hí hửng đội vào đầu, từ đấy mỗi khi Ngộ Không làm điều gì phật ý Đường Tăng, thì Đường Tăng niệm thần chú, đầu của Tôn Ngộ Không bị đau đớn vô cùng, khi đấy Tôn Ngộ Không muốn lấy cái mũ là “vòng kim cô” ra khỏi đầu thì không được nữa, phải lạy lục thầy, mới được tha là Đường Tăng không niệm thần chú nữa.

Ngày nay, người Tàu còn lập phố Tàu, trường đại học Tàu, “Học viện Khổng Tử” tại trường đại học Hà Nội, mưu đồ của chúng là muốn biến nước ta thành tỉnh Quảng Nam của chúng! Trong khi đấy, Chính quyền CSVN hiện nay quá nhu nhược, đã dùng lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) của Tàu cộng, tự nâng lên thành 6 sao, mà sao nhỏ thứ 6 theo chủ ý của Đảng CSVN là biểu tượng nước Việt Nam nhập Tàu?! Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng (nay là Chủ tịch) Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội?! Đây không phải là lần đầu chính quyền Hà Nội cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?! Đau đớn thay! “Tổ quốc lâm nguy” thật rồi?!

Tổ Quốc Lâm Nguy

Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!
Sao đành lặng lẽ, sống ung dung?!
Đất đai, Tàu cộng xâm nhiều chỗ?!
Việt cộng, biển Đông hiến mấy vùng?!

Tổ quốc lâm nguy, sao hãi hùng?!
Đồng lòng dọn dẹp kẻ thù chung
Nhìn gương Ai Cập, mong nghiền ngẫm(*)
Gẫm đuốc Tunisia, nhớ nấu nung(*)

Tổ quốc lâm nguy, khắp đó đây!
Tấc lòng son sắt, chớ lung lay?!
Tây Nguyên, bô xít nhiều chua chát
Bản Giốc, Nam Quan lắm đắng cay!

Tổ quốc lâm nguy, hận tháng ngày!
Biểu tình mạnh mẽ, kể từ nay
Thông tin nhanh nhẹn, dùng vi tính
Liên lạc lẹ làng, điện thoại tay

Tổ quốc lâm nguy, đau đớn thay!
Quốc hồn thống thiết, tận trời mây!!!
Tiền nhân dựng nước bằng xương máu
Việt cộng hiến dâng, gây đọa đày!

Tổ quốc lâm nguy, bởi lỗi lầm!
Công an đàn áp khắp xa gần!
Cớ sao hành hạ người yêu nước?!
Muối mặt lụy Tàu, hãm hại dân?!

Tổ quốc lâm nguy, sao ngại ngần?!
Núi sông gìn giữ, kẽo hao dần
Tự do bị mất, quê còn mất???!!!
Hợp sức đấu tranh, ngẫm nghĩ cần?!

Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________

(*) - Ngày 18-12-2010, Mohamed Bouazizi tự thiêu, từ đấy biến thành cuộc nổi dậy cách mạng lật đổ chế độ độc tài. Mùa xuân Ai Cập, Tổng thống độc tài Ai Cập Hosni Mubarak bị dân lật đổ.
- Cách mạng Hoa Lài, lật đổ Tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH A104lz
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeMon Apr 20, 2015 7:58 pm


Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 2)


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Nguocmatnhintroi-luachay3-DANLAMBAO

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Có lẽ bạn đọc đã xem qua “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 1)” mà người viết đã trân trọng trình bày về “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!”, thứ đến là chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) quá nhu nhược đã và đang gây cho đất nước bị hao hụt và lâm nguy. Trong bài này, người viết xin trân trọng kể đến những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tuẫn tiết hay bất khuất không đầu hàng khi bị sa cơ thất thế, lòng can trường của Chiến Sĩ VNCH, Đồng bào sẽ vĩnh viễn lưu luyến tiếc thương.

I- Những vị Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết trước và sau ngày 30 tháng Tư năm 1975!”:

6- Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành: Nguyên là luật sư; thời Đệ nhất VNCH làm Bộ trưởng tại phủ Thủ tướng năm 1954; làm Bộ trưởng Bộ Thông tin năm 1955. Thời Đệ nhị VNCH, Ông là Nghị sĩ và chức vụ sau cùng là Tổng trưởng ngoại giao. Sau khi nghe tin tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Ông đã uống thuốc độc tử tiết tại nhà để phản đối Việt cộng xâm chiếm miền Nam Việt Nam và tự chọn cho mình một cái chết hào hùng tròn tiết nghĩa. Cảm phục thay! Kính cẩn xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:

Tổng trưởng Ngoại giao Trần Chánh Thành
Tận tâm giúp nước được phồn vinh
Giang sơn, Việt cộng gây tang tóc
Tuẫn tiết hào hùng, rạng rỡ danh?!

7- Đại tá Nguyễn Hữu Thông: Khóa 16 Sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Trung đoàn trưởng 42 Bộ binh, Sư đoàn 22 Bộ binh của QLVNCH. Trong khi hầu hết các Tiểu đoàn của ông đã lên tàu thủy để triệt thoái, thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh ác liệt với Cộng quân tại khu vực nghĩa trang gần bờ biển, ở hướng tây nam của thành phố Qui Nhơn. Ông lo lắng binh sĩ của mình còn lại, nên xuống tàu bơi vào bờ để chiến đấu. Sau đó, Việt cộng tràn ngập thành phố, ông dùng súng colt 45 tuẫn tiết tại hải cảng Qui Nhơn ngày 31-3-1975. Thương tiếc thay!:

Đại tá can trường Nguyễn Hữu Thông
Thương yêu binh sĩ thiết tha lòng
Lo lường nòi giống, lo non nước
Tử tiết hào hùng đượm núi sông!

8- Trung tá Nguyễn Văn Hoàn: Trưởng đoàn 67, đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

9- Trung tá Nguyễn Đình Chi: Phụ tá Chánh sở 3 An ninh quân đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Cục An Ninh quân đội.

10- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương: Tuẫn tiết vào đầu tháng Tư năm 1975, cùng phu nhân là bà Lê Thị Kỳ Duyên, 2 người con và người cháu, tại phòng Văn Hóa Vụ ở Nha Trang.

11- Trung tá Phạm Đức Lợi: Khóa 5, Sĩ quan Thủ Đức. Phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh Phòng 2 Bộ TTM. Ông là nhà văn, nhà thơ, soạn kịch, bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên Trường Sinh ngữ quân đội. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.

12- Trung tá Phạm Thế Phiệt: Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

13- Trung tá Nguyễn Xuân Trân: Khóa 5 Thủ Đức, Ban ước Tình báo Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.

14- Trung tá Vũ Đình Duy: Trưởng đoàn 66 đơn vị 101, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 1t4io0

15- Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long: Chánh Sở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng. Ngày 28-3-1975, rời Đà Nẵng vào Sài Gòn. Sáng ngày 30-4-1975, tuẫn tiết bằng súng dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, ở trước trụ sở Quốc Hội tại Sài Gòn.

16- Thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh (có một số tài liệu ghi cấp bậc của ông là đại tá hoặc trung tá?): Trưởng Ban Bình Địa Phòng 2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát Quốc Gia. Sau khi nghe tin ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Vào lúc 2 giờ ngày 30-4-1975, thiếu tá Vĩnh tuẫn tiết bằng súng lục tại nhà riêng ở Sài Gòn cùng gia đình gồm vợ và 7 người con, tất cả 9 người!.

17- Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập (1943-1975), Phi-đoàn Khu trục 514-518 Biên Hòa, đặc trách khu trục tại Bộ tư lệnh Không quân. Tuẫn tiết bằng súng lục trước sân cờ, trong căn cứ Bộ Tư lệnh Không quân ngày 30-4-1975.

18- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc: Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân, Tiểu khu Hậu Nghĩa. Tuẫn tiết ngày 29-4-1975.

19- Thiếu tá Lương Bông, Phó ty An ninh quân đội tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ). Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

20- Thiếu Tá Trần Thế Anh: Đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

21- Hải quân Thiếu-tá Lê Anh Tuấn (1943-1975): Khóa 14 Sĩ quan Hải quân, là bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang. Ông là Chỉ Huy Trưởng Giang đoàn 43. Ngày 30-4-1975, khi nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh gọi buông vũ khí, giao miền Nam cho Việt cộng, Ông đang đứng trên chiếc soái đỉnh, quá xót xa cảnh nước mất nhà tan, đã dùng súng colt tuẫn tiết, thân ông ngã trên tấm bản đồ hành quân.

22- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát: Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.

23- Thiếu tá Mã Thành Nghĩa (Liên): Tiểu đoàn trưởng 411 Địa phương quân, Tiểu khu Bạc Liêu, khóa 10 Võ Bị Quốc gia Đà Lạt. Tuẫn tiết cùng vợ, ngày 30-4-1975.

24- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng: Chỉ Huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quận Bình Phước, tỉnh Long An. Tuẫn tiết tại Cầu Quay thuộc Mỹ Tho, ngày 30-4-1975.

25- Đại-úy Nguyễn Hòa Dương: Trường Quân Cảnh Vũng Tàu. Tuẫn tiết tại trường ngày 30-4-1975.

26- Đại úy Vũ Khắc Cẩn: Ban 3, Tiểu khu Quảng Ngãi. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

27- Đại úy Tạ Hữu Di: Tiểu đoàn phó 211 Pháo binh, thuộc Tiểu khu Chương Thiện. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

28- Đại úy Phan Hữu Cương: Tuẫn tiết bằng thuốc độc vào tối ngày 1-5-1975, cùng vợ là trung úy Nữ Quân nhân Trần Mai Hương, nhưng sáng hôm sau trung úy Mai Hương được cứu sống, do người cháu phát hiện và đưa đi cấp cứu. Bảy năm sau, bà Mai Hương đã mang ba đứa con trai vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, tất cả đều lớn khôn và thành đạt.

29- Đại úy Nguyễn Văn Hựu: Trưởng Ban Văn khố Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Phòng 2 của Bộ TTM.

30- Đại úy Nguyễn Ánh Tước: Khóa III/Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

31- Trung úy Nghiêm Viết Thảo: Khóa 1/70 Trường Sĩ quan Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Kiến Hòa.

32- Trung úy Đặng Trần Vinh (con của thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh): Phục vụ tại Phòng 2 Bộ TTM. Tuẫn tiết cùng vợ con ngày 30-4-1975.

33- Trung úy Cảnh sát Quốc gia Nguyễn Văn Cảnh: Trưởng cuộc Vân Đồn, quận 8, tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

34- Trung úy Nguyễn Văn Hoàng: Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975, tại Mương Chuối Nhà Bè (Nhà Bè vào thời VNCH thuộc tỉnh Long An, kể từ năm 1976 huyện Nhà Bè thuộc thành phố Sài Gòn).

35- Thiếu úy Nguyễn Thanh Quan (Khóa 72): Phi công Phi đoàn 110 Quan sát. Tuẫn tiết vào chiều ngày 30-4-1975.

36- Thiếu úy Nhảy Dù Hoàng Văn Thái: Khóa 5/69 Thủ Đức. Tuẫn tiết tại ngã 6 Chợ Lớn, thiếu úy Thái cùng một nhóm 7 Chiến hữu Nhảy Dù, mỗi người một quả lựu đạn, họ cùng mở chốt để tuẫn tiết tập thể vào ngày 30-4-1975. Các Chiến sĩ Nhảy Dù về bảo vệ Đài-phát-thanh và Đài Truyền-hình Việt Nam.

37- Thiếu úy Nguyễn Phụng: Cảnh sát đặc biệt, tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Thanh Đa, Sài Gòn.

38- Chuẩn úy Đỗ Công Chính: Tiểu đoàn 12 Nhảy dù. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại cầu Phan Thanh Giản.

39- Thượng sĩ Bùi Quang Bộ: Trường Truyền tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.

40- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh: Trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Vũng Tàu.

41- Trung Sĩ I Trần Minh: Quân Cảnh tại Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

42- Hồ Chí Tâm: Binh nhì, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, Tiểu khu Ba Xuyên (Cà Mau). Tuẫn tiết bằng súng M16, vào trưa ngày 30-4-1975, tại Đầm Cùn, Cà Mau.

43- Ông Cao Hoài Cải: Phụ Tá Trưởng Chi Chiêu Hồi, Quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Tuẫn tiết ngày 7-4-1975.

II- Những vị Chiến Sĩ VNCH đã can trường chiến đấu, khi bị Việt cộng bắt khảng khái không hàng, Việt cộng đã hành quyết:

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 5078675439_513aa369ab

44- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn: Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện. Mặc dù nghe đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi buông súng, nhưng ông vẫn can trường chỉ huy tiếp tục chiến đấu, gây tử thương nhiều Cộng quân. Thế cùng, ông bị Cộng quân bắt và đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975. Trước lúc bị hành hình, Việt cộng hỏi ông có nhận tội không. Đại tá Cẩn dõng dạc trả lời: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản, Việt Nam muôn năm”. Kính phục thay:

Hồ Ngọc Cẩn gìn giữ thổ cương
Pháp trường dõng dạc, dạ kiên cường
Quân thù hung hãn, nghe khâm phục
Lẫm liệt hy sinh, luôn tiếc thương!

45- Trung tá Võ Văn Đường: Trưởng ty Cảnh sát tỉnh Chương Thiện. Tại pháp trường ở sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975. Việt cộng kết tội ông có nợ máu với nhân dân, ông bình thản và khẳng khái trả lời: “Tôi không có nợ máu với Đồng bào, Tôi bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam Việt Nam”. Việt cộng tức tối nhào lại đánh và bịt miệng ông, tắt micro để Đồng bào không nghe được tiếng của ông đang nói hào hùng.

46- Thiếu-tá Trịnh Tấn Tiếp: Quận trưởng Kiến Thiện, tỉnh Chương Thiện, là một Quận trưởng can trường thương dân lo nước. Ông đã bị Việt Cộng thảm sát tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.

47- Thiếu Tá Lê Phó: Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, Tỉnh An Giang bị Việt cộng bắt và đem hành hình ngày 3-5-1975.

48- Thiếu tá Không quân Trương Phùng: Sanh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế, học khóa 64B SVSQ/TTHLKQ Nha Trang, phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát Đà Nẵng, rồi Phi Đoàn 518 Phi Long tại Tân Sơn Nhất. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 29-4-1975, dưới mưa pháo của Cộng quân, Thiếu tá Phùng vẫn dũng cảm cất cánh Khu trục A-1 cùng với một Khu trục A-1 khác thuộc Phi Đoàn 518 Phi Long, để dập tắt trận địa pháo của Cộng quân. Nhờ vậy, Sài Gòn đã tránh được thảm họa. Nhưng đi hai, về một, chiếc AD-5 Skyraider của phi tuần trưởng Thiếu tá Phùng thì biến mất, mãi 33 năm sau mới tìm thấy di cốt của Thiếu tá Phùng bị Cộng quân xử bắn ngày 29-4-1975, hiện nay di cốt được thờ tại chùa Bửu Quang.

49- Đại úy Phạm Văn Bé: Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát tỉnh Chương Thiện, Việt cộng đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975.

50- Thiếu úy Trần Đình Thoại: Sĩ quan thuộc tỉnh Chương Thiện, bị Việt cộng đem bắn, sau ngày giết hại Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, vì trước đó vài tháng trong một cuộc hành quân phối hợp giữa quân đội và Cảnh sát Dã chiến, Thiếu úy Thoại đã phá vỡ một căn cứ quan trọng của Việt cộng.

51- Thượng Sĩ Nhơn: Cảnh sát Quốc gia tỉnh Ba Xuyên bị Việt cộng bắt và thảm sát!

52- Trung sĩ Vũ Tiến Quang: Sinh năm 1956, Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện, ông đã kiên cường chiến đấu cho tới khi bị Cộng quân bắt, ông vẫn không chịu đầu hàng, nên bị Việt Cộng đem ra bắn trước dân chúng lúc 3 giờ chiều ngày 30-4-1975.

53- “Thảm sát hãi hùng” tại tỉnh Phú Yên: Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Cộng quân chiếm tỉnh Phú Yên, sau đấy kêu gọi “ngụy quân ngụy quyền” học tập 10 ngày. Anh em tin lời, đã trình diện tại tỉnh Phú Yên, họ bắt 125 người, trong đấy có nhiều người trong đảng Đại Việt. Họ dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại bờ mương dẫn thủy số 1, gần chỗ Lù Đôi, tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi từ tay người này đến tay người kia. Hôm đó, là đêm 3 tháng Tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất Mão), nên trời không trăng. Họ đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Mấy ngày sau, thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay tin, tìm đến nơi thấy cả một đống người chết chồng chất, những thân xác bị khô đét thật thảm thương! Thân nhân phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người thân của mình bị thảm sát ở đấy! (Copy đề tài: “Thảm sát hãi hùng: Tỉnh Phú Yên” Click vào Google sẽ xem đầy đủ chi tiết).

Những Chiến sĩ VNCH bị Việt cộng “thảm sát hãi hùng tại Phú Yên”, được biết một số nhân vật:

- Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng.

- Ông Nguyễn Phúc (em ruột ông Khánh), trưởng ban quân xa Ty Cảnh sát Phú Yên.

- Trung úy Nguyễn Văn Nê (em ruột ông Khánh) là Cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa.

- Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa.

- Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên Ty Cảnh sát Tuy Hòa.

- Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng Nông thôn.

- Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng Nông thôn...

Thảm thiết thay! Gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát đến 4 người một lúc. Còn nhiều Quân nhân, Cảnh sát, Xây dựng Nông thôn và các vị làm việc Hành chánh, không sao biết hết?!.

Người viết đã tìm tòi và tham chiếu những tài liệu sẵn có hoặc đã hỏi han bà con, bằng hữu để biết tên tuổi các Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh vào khoảng ngày 30-4-1975 cho bài viết này. Tuy nhiên, chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu những Chiến Sĩ đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh để tri ân.

Nhìn lại, trong suốt 20 năm (1954-1975) chiến tranh tàn khốc đã gây ra số tử thương rất lớn: Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng: 250.000 người. Quân độ CSVN bị tử vong khoảng: 1.100.000 người, trong số này bao gồm chết vì chiến trận, chết vì bị máy bay trên đường xâm nhập vào Nam và chết vì bệnh tật. Thường dân Việt Nam bị chết khoảng: 3.000.000 người. Và hai nước láng giềng là: Cao Miên bị chết khoảng 70.000 người, Lào bị chết khoảng 50.000 người. Tổng kết quân đội các bên, kể cả quân Mỹ giúp miền Nam; quân Tàu giúp miền Bắc và thường dân Việt Nam, Miên và Lào, đã bị chết ước tính khoảng 4.480.000 người.

Thế mà, sau khi CSVN là kẻ chiến thắng, làm chủ toàn nước Việt Nam lại cai trị đất nước khắc nghiệt, tham nhũng và tệ hại hơn là qui phục Tàu cộng đã gây cho đất nước chúng ta nguy ngập, lý do nào có hiện tượng này?! Người viết nghĩ có thể do 2 lý do chính.

1- Chính quyền CSVN quá tham lam và nhu nhược:

- Ngày 30-12-1999, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông lãnh thổ Việt Nam, trong đấy có thác Bản Giốc, ải Nam Quan.

- Ngày 25-12-2000, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 11.000 km vuông vịnh Bắc Việt.

- Ngày 1-11-2007, thủ tướng CSVN là Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167, cho Tàu cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, với hàng ngàn người Tàu đến ở địa bàn này, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng của nước ta?! Theo tiết lộ WikiLeaks: “Vụ Bauxit Tây Nguyên, chính quyền Tàu đã mua đứt Nông Đức Mạnh (cựu Tổng bí thư đảng CSVN) 300 triệu USD, Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD”.

- Từ ngày 7 đến ngày 10-4-2015, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Tàu cộng để gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình. Nguyễn Phú Trọng đã ký 7 giao ước và 3 mật ước với họ Tập. Một trong những mật ước rất nguy hiểm tới AN NINH QUỐC GIA là “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA HÀNG HẢI”. Theo báo Ba Cây Trúc ngày 8-4-2015, trong bài viết “Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả trái bom nguyên tử thả xuống Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Trang đã cho biết: “Số tiền Tập Cận Bình biếu Bộ Chính Trị Đảng CSVN là 4 tỉ đô, trong số đó Nguyễn Phú Trọng sẽ được 500 triệu đô. Để được đổi lại thì phía Việt Nam phải cho Trung Quốc sử dụng T.P và Cảng Hải Phòng để làm đầu cầu thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến. Các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG đường biển thuộc chủ quyền Việt Nam đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (HÀ TĨNH) và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải sát cạnh Việt Nam để hướng nam đến eo biển Malacca. Sự Nguy Hiểm cho An Ninh Quốc Phòng Việt Nam là Trung Quốc sẽ ngang nhiên ‘SỬ DỤNG hợp pháp’ đường Biển sát bờ của Việt Nam để chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự” (hết trích).

Nếu dâng vùng đất Tây Nguyên (Bauxit) cho Tàu cộng mà cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là Nông Đức Mạnh nhận bỏ túi riêng 300 triệu USD và đương kim Tổng bí thư Đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng nhượng đường bộ Bắc Việt, cảng Hải Phòng và đường biển của Việt Nam cho Tàu cộng được tự do chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự, Trọng nhận bỏ túi riêng 500 triệu đô; thì Job (việc làm) của Tổng bí thư Đảng CSVN kiếm bạc dễ dàng quá, vì không cần làm việc chỉ cần bán nước sẽ trở thành triệu phú hay tỉ phú?! Do đấy, mọi người trong Đảng CSVN tranh giành quyết liệt chức Tổng bí thư Đảng CSVN, chúng ta đừng ngạc nhiên.


2- Tàu cộng luôn rình rập thôn tính Việt Nam, vì xem thường Đảng CSVN:

- Chiến tranh biên giới năm 1979, Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiăopíng) là lãnh tụ của Tàu cộng đã khinh rẻ Đảng CSVN, hắn thẳng thắn nói: “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Và chiến tranh đã gây cho khoảng 20.000 Bộ đội Việt Nam bị tử thương và bị thương, thế mà ngày nay thân nhân hay đồng bào thắp một nén hương cho liệt sĩ cũng bị Đảng CSVN cấm đoán hay bắt bớ?!.

- Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam. Trong khi đấy, Đại hèn tướng CSVN là Lê Đức Anh đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”?!.

- Vào đầu tháng 5-2014, Giàn khoan HD-981 của Tàu cộng xâm phạm vào vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Tờ trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo của Trung cộng đã viết: Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, đã nói rằng: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn” và nhắn nhủ đảng CSVN: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. Thật là ngang ngược và trịch thượng, thế mà Đảng CSVN vui vẻ chấp nhận?!

Từ các dẫn chứng trên, đã có nhiều người đặt câu hỏi: “Tàu cộng chẳng những đã/đang ngấm ngầm xâm lăng Việt Nam mà còn hách dịch, vì sao CSVN lại quỵ lụy Tàu cộng như vậy?!” Không lẽ, Đảng CSVN đem quân đánh chiếm miền Nam Việt Nam để dâng toàn nước Việt Nam cho Tàu cộng ư???! Không lẽ ba (3) triệu Đảng viên Đảng CSVN lại hèn hơn một cô gái ăn sương vì cô biết đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên cả nhân phẩm của mình, nên cô đã khẳng định: “Bán trôn không bán nước”?!.

Càng ngày càng thấy rõ tính buôn dân bán nước của Đảng CSVN, từ đấy càng kính phục Chiến Sĩ VNCH đã can trường giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc hay miền Nam Việt Nam tự do dù phải hy sinh. Cũng từ lòng dũng cảm “vị quốc vong thân” mà “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử” là vậy.

Người viết xin kính cẩn nghiêng mình ghi tạc tất cả những “Tử Sĩ đã vị quốc vong thân” bằng mấy vần thơ như thắp nén hương lòng đến những anh linh đã lẫm liệt hy sinh vì nước:

Tiếc Thương Tử Sĩ

Hồn Tử sĩ phiêu diêu vũ trụ!
Ẩn chập chờn tinh tú gió sương
Lo nhà, giúp nước can trường
Nghĩa đài kính cẩn, khói hương phụng thờ

Công hiển hách, sa cơ vì nước
Dạ trung trinh, lỡ bước vì nhà
Đồng bào cung kính thiết tha
Đất trời lưu luyến, cỏ hoa cũng sầu!

Dù tuẫn tiết biển sâu, núi thẳm
Dù hy sinh rừng rậm, sông ngòi
Vì non nước, bởi giống nòi
Nghìn thu nhung nhớ, muôn đời biết ơn!

Xưa Chiến sĩ núi non lặn lội
Giữ tự do, vượt suối, băng rừng
Nhớ người son sắt kiên trung
Nhớ ơn báo quốc, hào hùng chiến công!

Nhìn thăm thẳm lên không lồng lộng!
Thấp thoáng xa những bóng anh linh!
Nhớ ra người đã hy sinh
Sao còn lẫm liệt, rập rình tiếng quân?!!!

Ngày nào mất, mộ phần không biết?!
Ngưỡng mộ người, thương tiếc, tiếc thương!
Nguyện cầu Tử sĩ muôn phương
Thảnh thơi cực lạc, thiên đường an vui!


Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com   

Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeTue Apr 21, 2015 9:27 am




Đẹp mãi lời thề

Trần Bảo Như (Danlambao) - Xin được dùng Đẹp Mãi Lời Thề để tri ơn và tưởng niệm Quân - Dân - Cán - Chính VNCH, tất cả những người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do.

Thường thì sau một bản nhạc, vì đã đặt trọn tâm tình, chữ nghĩa vào lời nhạc, tôi không còn gì để viết nữa. Như Đẹp Mãi Lời Thề này, lời được viết ra từ những hiểu biết, suy tư về các anh hùng tuẩn tiết. Những mẩu chuyện, tiểu sử, tường thuật chung quanh cuộc đời các vị cho tôi hiểu biết. Những chọn lựa và quyết định của họ khiến tôi suy tư.

Đẹp Mãi Lời Thề đã được viết từ Quốc Hận trước, chỉ có ba ngày thực hiện cho hòa âm và tiếng hát. Lần này, We Production đã có thì giờ thực hiện chu đáo hơn. Đặc biệt tôi còn có may mắn, nhân đây, có câu chuyện, tin rằng có thể bổ túc vào mảnh lịch sử lẫm liệt về các anh hùng tuẫn tiết của QLVNCH. Đó là tường thuật của một nhân chứng sống về những giây phút cuối cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, người không chết vì tuẩn tiết, nhưng tên tuổi và hình ảnh ông luôn bên cạnh, được vinh danh, tôn kính, và tưởng niệm cùng với các tướng lãnh tuẩn tiết.

Số là một lần, trong diễn đàn văn thi hữu Cô Gái Việt mà tôi là thành viên, tôi được nghe các chị trao đổi với nhau qua một bài viết về phu nhân của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Thi sĩ Kiều Mộng Hà đã phủ nhận tin ông bị bịt miệng trong buổi xử tử và thuật lại câu nói cuối cùng của ông trước phút giây bị bắn. Cô lúc đó là một cư dân tại Cần Thơ đã có mặt trong số rất đông dân chúng đi xem phiên xử. Tôi đã yêu cầu cô viết lại cho tôi những hồi ức cô còn được vào ngày đó. Và sau đây là nguyên văn email hồi đáp quý báu của thi sĩ Kiều Mộng Hà gửi cho tôi. Xin được post nguyên văn lại, với sự cho phép của thi sĩ:

Cô vẫn nhớ lời hứa với N là sẽ viết những gì " mắt thấy tai nghe" về ngày xử tử vị Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng Chương Thiện.

Hôm đó là ngày 14 tháng 8 năm 1975, đúng 105 ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

Khoảng hơn 9 giờ sáng, tôi đang ngồi nhặt thóc trên chiếc nia đổ đầy gạo lứt chen lẫn thóc và lúa lép, bỗng có ai đó từ phía sau " khều" nhẹ vào vai tôi, nói khẽ:
- Ê ! nhỏ, bỏ đó đi, đi chợ.

Không cần nhìn tôi cũng đoán được là ai:
- Hừng sáng đã rảo một vòng chợ, bà quên rồi à?
- Đi, nhưng đâu có mua được món đậu nào, vài lít gạo lứt đủ đâu vào đâu, sắp đến đợt thăm nuôi mà như vầy các ông trong tù sẽ đói meo mà 7 chị em trong Tổ Hợp cũng... húp cháo. Thôi giao cho Bà C coi nhà, tôi chở Bà đi chợ trưa.

Ra khỏi đường NTH, thay vì quẹo trái ra chợ, NL chạy thẳng.
Không khỏi ngạc nhiên, tôi hỏi:
- Đi đâu vậy?
- Đi xem tụi nó xử ĐT Hồ Ngọc Cẩn ở sân Banh.
- Ủa hôm nay xử ông Cẩn thật à ?
- Ai gạt bà, nhưng bà có dám đi xem không?
- Đi thì đi, nhưng nên đứng xa xa...

Chúng tôi đến nơi nhìn quanh thấy sân vận động kín người, dù có muốn chen lên trên cũng không phải chuyện dễ.

Cách cột cờ không xa, tôi thấy họ trang bị sẳn 3 cổ áo quan và dàn xạ thủ...

Ngoài Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, nghe đâu có thêm 2 ông Trung Tá (về sau tôi biết có một người là anh ruột của chồng cô bạn tôi, hiện ở Houston).

Không bao lâu có chiếc xe 4x4 nhà binh bít bùng ngừng, họ dắt xuống một người tướng cao ráo, mặc thường phục, tương phản với 2 tên bộ đội thấp lè tè bên hông đeo súng AK.
Có tiếng lao xao:
- Đó đó " tên tử tội Nguỵ" Hồ Ngọc Cẩn.
- Sao mặt mủi nó hồng hào tươi rói, chẳng giống kẻ sắp chết!!!

Một giọng the thé:
- Ngày thường nó " ăn gan uống huyết tươi" của chiến sĩ ta nên mới hồng hào như vậy.

Tôi cố nhón chân để nhìn vị anh hùng "sinh vi tướng, tử vi thần" lần cuối khi họ đẩy anh ra cột cờ. Cùng lúc "Đại diện nhân dân " trèo lên khám đài ê a kể tội...

Khoảng thời gian này tôi thật sự xúc động, mắt bắt đầu cay, không dám nhìn về phía trước. Cô bạn thấy tôi kín đáo quẹt nước mắt bằng vạt áo, cô thì thầm:
- Hay thôi mình về MH.

Chưa kịp trả lời, thì loa phóng thanh báo "cho phép tử tội được nói lời cuối".

Lúc này chúng trói anh, những sợi dây thừng chằng chịt từ vai xuống bụng.

Và dàn súng trong tư thế... sẵn sàng.

Anh đứng thẳng - tư thế như đang chào cờ - đầu ngẩng cao, tiếng nói rõ ràng:

Anh nói : "TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI CHIẾN ĐẤU, BAO NHIÊU VIÊN ĐẠN TÔI CHỈ DÀNH BẮN VIỆT CỘNG, NÊN HÔM NAY KHÔNG CÒN VIÊN CUỐI CÙNG ĐỂ TỰ SÁT".

Và anh hô to: "VIỆT NAM CỘNG HOÀ MUÔN NĂM!"

KMH

Trần Bảo Như
danlambaovn.blogspot.com



Các Anh,những người lính VNCH đã chiến đấu oai hùng để giữ từng tấc đất của Tổ Quốc và sự bình yên của đồng bào bên cạnh lời thề Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Các Anh đã làm tròn Trách Nhiệm của người lính và không tiếc sinh mạng để bảo tồn Danh Dự. Đất Nước và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của các Anh,người lính VNCH.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Qh

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeWed Apr 20, 2016 12:16 pm

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Ngay%252520quoc%252520han%2525202_thumb

Chín nén nhang cho gia đình Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh


- Bút ký của Nguyễn Hà Tường Anh

Chuyện kể 11 năm về trước…

Cuối tháng Tư năm nay, ba mươi năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ. Đối với tôi, ở tuổi 11 vào năm 1975, tôi còn nhỏ. Xã hội quanh tôi cũng nhỏ: Gia đình, vài đứa bạn tiểu học, hàng quán quanh nhà, chợ Ông Tạ, nhà thờ An Lạc, nhà thờ Nam Thái, trường Bắc Hải… Vậy thôi! Thế nhưng cái xã hội nhỏ và đơn giản của tôi phải mang một dấu ấn sắc, nhọn, nhầy nhụa, dã man. Ba mươi năm sau “ngày ấy”, tôi viết lại câu chuyện này để một lần nhìn vào dấu sẹo trong tâm hồn mình. Viết để lý giải về nó một cách bình tĩnh và trưởng thành hơn. Viết để nói với những người đã đem đến cho tôi kinh nghiệm kinh khủng đó. Nói chung, viết là lối giải tỏa tâm lý ẩn ức của người viết.

Ngày 30/4/1975, lời tuyên bố đầu hàng đã truyền đi. Lá cờ tai họa đã bay trên Dinh Độc Lập. Bố tôi từ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị về nhà. Mắt ông đỏ tia máu. Trước nhà tôi, những người lính cởi trần ngồi lề đường khóc. Họ chửi rủa rằng họ bị phản bội, bị bỏ rơi. Họ nói đến chuyện tự tử để không thẹn với hồn thiêng sông núi. Có cái gì đó khủng khiếp khi những người đàn ông khóc. Hàng xóm xúm lại an ủi họ.

Trời chang chang nắng đổ. Súng ống quân phục đầy đường từ Ngã Tư Bẩy Hiền vào Lê Văn Duyệt. Tiếng súng do bọn thanh thiếu niên hoang loạn bắn từ vũ khí vương vãi trên hè phố nổ rền suốt mấy giờ liền. Đến khoảng 2 giờ chiều chỉ còn lác đác tiếng súng ở xa. Nỗi hoang mang tiếp tục gia tăng khi người ta bắt đầu nhìn thấy những người lính miền Bắc đeo ba lô, đi dép râu, mặt mũi lơ láo, lạ lẫm bắt đầu đi vào con đường hẻm. Bất thình lình, trong cái oi bức, ngột ngạt của không gian, trong cái căng thẳng kinh hoàng của đầu óc, có những tiếng súng nhỏ vang lên trong một căn nhà.

Những tiếng súng ấy nhỏ và không vội vã như người ta bắn qua lại khi giao tranh. Những tiếng súng ấy bình tĩnh, cách nhau đều đặn. Chúng vang lên một cách chắc chắn, chắc chắn như quyết định của người nổ súng. Đó chính là tiếng súng mà Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh đã nổ để kết liễu mạng sống của cả gia đình gồm vợ với bảy người con và chính bản thân ông.

Tôi nhớ, trước đó, khoảng cuối năm 1974, Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh bán căn nhà trong Cư Xá Sĩ Quan Bắc Hải và dọn về ngôi nhà nhỏ xinh cách nhà tôi khoảng mười căn. Ngôi nhà màu xanh lá cây, cổng gạch trắng, không có garage đậu xe, mang số 98/39 đường Phạm Hồng Thái, Gia Định, thuộc Ấp Hòa Bình, quận Tân Bình. Đường hẻm lớn này thường được gọi là Hẻm Con Mắt, Khu Ông Tạ. Ngôi nhà nay là 98/39 Cách Mạng Tháng Tám, quận 5, Tân Bình.

Trung Tá Vĩnh thường mang xe sang gởi tại sân nhà ông Năm Châu xế cửa. Đó cũng là nơi tôi nhìn thấy trung tá lần cuối khi ông còn sống.

Bà Trung Tá Vĩnh tên tục là Trần Ánh Nguyệt, chị kế của phu nhân lão thi sĩ Hà Thượng Nhân. Ông bà từng làm chủ một nhà in. Ông tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1953. Năm 1954, theo vận nước, ông bà Vĩnh vào Sài Gòn.

Ông bà có tất cả bảy người con. Người con cả, anh Đặng Trần Vinh, sinh năm 1948. Hai cô con gái út là một cặp sinh đôi, khoảng 15 tuổi vào năm 1975.

Trung Tá Vĩnh tùng sự tại Phòng Nhì Bộ Tổng Tham Mưu và sang làm việc tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia từ cuối thập niên 1960. Theo thi lão Hà Thượng Nhân, ông Vĩnh là người rất hiền từ. Một số quý vị đã có dịp làm việc với ông Vĩnh cũng đồng ý như vậy. Theo các vị này, ông Vĩnh không hề cau có, cãi cọ với ai bao giờ. Ông điềm tĩnh và nhân hậu.

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, ông Vĩnh lúc ấy 56 tuổi mà còn phong độ. Gặp bố tôi, ông trao đổi một vài câu chuyện với giọng thật hiền hòa, thân thiện. Anh Vinh, con ông lúc ấy 27 tuổi. Hai cô em gái sinh đôi của anh thường đùa nghịch cười rúc rích. Họ đồng tuổi với chị Trang của tôi. Da trắng, tóc dài, đen nhánh, buộc bằng nơ đỏ và xanh dương.

Âm thanh và hình ảnh của gia đình Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh, nếu chỉ có thể trong tôi, đã không trở thành ký ức kinh hoàng. Ký ức đó chỉ một thời gian ngắn sau, đã bằng những tiếng súng chuyển thành kinh hoàng.

Bố tôi nói buổi trưa ngày 30/4/1975, khi nghe tiếng súng: “Chắc bác Vĩnh tự tử rồi!”. Mắt ông vẫn đỏ tia máu. Tôi dư biết ông có khẩu súng lục và một trái lưu đạn trong ngăn kéo trên lầu. Bố tôi không nói gì nữa. Ông ngồi đó mà không ăn trưa, hai mắt lừ lừ.

Tôi không tin lời bố tôi nói. Một đứa 11 tuổi chưa đủ khả năng để lượng định những áp lực tinh thần đang đè nặng trên vai kẻ sĩ trong lúc đất nước rơi vào tay giặc. Thật sự, dù có tin, tôi cũng không nghĩ đến cái chết của người khác vào lúc đó. Nhưng tôi sợ cái chết của bác Vĩnh và cả nhà sẽ khiến bố tôi quyết định cùng gia đình chọn cái chết hơn là sống với chế độ Cộng Sản.

Mẹ tôi lo ngại, lén lấy súng lục và lựu đạn của bố gói trong bao vải ném xuống kinh Nhiêu Lộc. Mẹ tôi chỉ nói ngắn gọn với bố: “Anh muốn làm gì cũng phải bàn với cả nhà, nhất là với mẹ, người sinh ra anh trên đời này”. Bà tôi thấy vậy cũng sợ, bắt chúng tôi bốn đứa âm thầm thay phiên nhau canh chừng bố. May thay sau đó bố tôi đã thoát được những ám ảnh từ gia đình bác Vĩnh.

Những tiếng súng trong căn nhà Trung Tá Vĩnh vang lên như vậy rồi lặng đi. Mãi đến ngày hôm sau, hàng xóm mới phá cửa vào nhà. Tôi chạy theo, hối hả chen vào, để rồi chết lặng khi thấy mình đứng cách những xác chết không đầy một thước. Bố tôi nói không sai. Gia đình bác Vĩnh tự tử thật. Ngoài phòng khách, bác treo bộ quân phục đại lễ oai nghi. Nơi trong phòng, quạt máy trên trần vẫn chạy. Những tấm nệm lấy từ trên lầu xuống được xếp ngay ngắn. Xác của bảy người con bác Vĩnh cũng ngay ngắn. Họ nằm cạnh nhau trên nệm, đầu quay ra cửa. Anh Vinh lớn nhất nằm phía ngoài cùng, bên phải. Hai cô gái sinh đôi nằm ngoài cùng bên trái. Bác Vĩnh gái nằm quay ngang dưới chân các con. Mỗi người có một vết đạn duy nhất ở thái dương. Những vũng máu đông đặc. Bác Vĩnh trai nằm trong tư thế như không được ai sắp xếp cho.

Từ nơi tôi đứng có thể nhìn thấy bàn ăn. Thức ăn còn đầy trong đĩa, trong bát. Những ly nước trên bàn còn một nửa. Mỗi ly đều có một lớp đầy cặn màu trắng. Bác Vĩnh có để lại một lá thư cho ông Đặng Sĩ Toản, anh trai của bác. Trong một lá thư ngắn khác, bác có lời xin lỗi hàng xóm vì quyết định của gia đình bác có thể làm phiền lòng họ. Bác còn xin họ giúp báo tin cho thân nhân của bác để lo chôn cất. Bác cho biết bác còn một ít tiền để trong ngăn kéo.

Ngay buổi tối hôm bác Vĩnh cùng gia đình ra đi, bọn du thủ du thực trong ấp đã cạy cửa vào lục lọi khắp trong nhà bác và lấy hết tiền bạc cùng những gì chúng tìm thấy trước khi thân nhân đến nơi.

Hàng xóm đã làm theo lời bác yêu cầu. Họ báo với ông Đặng Sĩ Toản. Ông Toản báo với bà Hà Thượng Nhân. Chính bà Hà Thượng Nhân đã cùng chị là bà Chấn, chị dâu là bà Tâm, em gái là bà Viên, làm tang lễ vội vàng tiễn đưa gia đình bác Vĩnh ra nghĩa trang Chí Hòa ngày hôm sau.

Quanh xóm tôi, người ta đoán gia đình bác Vĩnh đã uống thuốc ngủ hoặc một chất độc vì nhìn thấy nhiều cặn màu trắng trong những ly nước. Người ta đoán bác Vĩnh là người cuối cùng ra khỏi cuộc đời vì xác bác nằm không ngay ngắn.

Còn tôi, tôi lạnh người trong nhiều năm mường tượng về giây phút cuối cùng của gia đình bác Vĩnh. Tôi thắc mắc đủ điều. Ai là người xướng ra đề nghị cả gia đình cùng tuẫn tiết? Tôi cứ cho rằng chỉ có thể là bác Vĩnh hay anh Vinh. Nhưng bác Vĩnh hay anh Vinh? Người hiền như bác Vĩnh sao đi đến quyết định như vậy? Bác Vĩnh hay anh Vinh có bàn thảo với bác Vĩnh gái trước không? Có nói gì với những người còn lại trong gia đình không? Nói thế nào? Nếu có nói, làm sao có thể thuyết phục người khác cùng chết với mình? Thuyết phục bằng nỗi sợ Cộng Sản? Thuyết phục bằng tình gia đình sống chết có nhau? Thuyết phục bằng lý tưởng không đội trời chung với Cộng Sản? Nếu bác Vĩnh là người ra đi cuối cùng, bác nghĩ gì vào giây phút ấy?

Sau này, người ta lấy nhà bác Vĩnh làm hợp tác xã, rồi phường đội, v.v… Những ai ngủ tại đó không bao giờ dám tắt đèn. Tôi nghĩ bác Vĩnh hiền thế, dọa họ làm chi. Tôi lại ước bác Vĩnh hay các anh chị con bác trở lại thế gian này khóc lóc như những vong hồn thác oan. Với riêng tôi, nếu có thể, hình ảnh gia đình bác không ám ảnh tôi. Thì ít nhất họ cũng thường tình: chết mà không muốn chết nên hiện về phá phách. Nhưng không, chẳng có ai hiện về. Chín thành viên gia đình bác Vĩnh tự tử mà như bằng lòng với chọn lựa của mình. Họ chết cái chết can đảm và chính trực.

Nhưng tại sao người chính trực phải chết thảm cả gia đình? Tiếng súng của gia đình bác Vĩnh từ đó cho tôi cái nhìn trần tục hơn về xã hội chung quanh. Lý giải về người hiền người ác không chỉ có trong cổ tích trời giúp kẻ hiền lương. Nếu trời luôn giúp kẻ hiền, sao cả gia đình bác Vĩnh chỉ còn một đường chết? Niềm tin của tôi không có chỗ dựa vững chãi: Thượng Đế tạo ra con gà, con thỏ xinh xinh, rồi lại tạo ra con cọp, con cáo làm gì? Tôi xét đoán về người đối diện một cách dè dặt hơn, bởi có ai đoán nổi quyết định của bác Vĩnh? Bác Vĩnh hiền còn dám thế, người hung hãn sẽ bán cả trời khi uất hận!

Tôi gõ cửa nhà ông bà Hà Thượng Nhân tìm một giải tỏa cho nỗi ám ảnh của mình. Tôi viết như viết tâm sự của mình khi kể lại chuyện thương tâm của gia đình Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh. Hình ảnh anh Vinh và hai chị sinh đôi cùng bốn anh chị em còn lại mặt trắng bệch, mắt nhắm nghiền, máu chảy thành vũng từ thái dương, tóc bay lơ thơ dưới quạt trần, từ nay xin là những đau thương của quá khứ. Chính từ những đau thương ấy, xin cho hiện tại được chăm chút trân trọng hơn. Xin cho tương lai được coi là quan trọng hơn hết khi kính mến những hy sinh, khổ sầu của người đã chết vì vận nước.

Xin thắp một nén nhang cho mỗi người trong gia đình trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh. Xin gửi lời người đã khuất cầu nguyện cho đất nước, và cho chính tôi được nhẹ nhàng.

Hà Nhân
(Bút ký của Nguyễn Hà Tường Anh)

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeSat Oct 22, 2016 2:37 pm

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Ngoquantruong_raitrotheogio
Trên đèo Hải Vân, gió mạnh thế mà từ tay bà Trưởng,
tro vẫn vón lại thành một khối vấn vương rồi mới tan ra,
tung bay theo gió.
(Hình: Người Việt, từ video do bà quả phụ Ngô Quang Trưởng cung cấp)

Rải tro theo gió

Thứ Bảy, ngày 30 tháng 4 năm 2011
Nguyễn Tường Thiết

Tặng Nhung, “đứa con đầu lòng” của nhà văn Thạch Lam.

Tôi gặp anh tất cả bốn lần. Bốn lần đó trải dài hơn ba thập niên. Không nhiều. Đã thế dường như trong cả bốn lần đó ngoài cái gật đầu chào chúng tôi không hề trao đổi với nhau lấy một tiếng. Anh vốn ít lời. Còn tôi thì e dè. Tôi vốn có tính rất ngại bắt chuyện với một người nổi tiếng, đặc biệt nếu người ấy lại là người có quyền thế. Trong thâm tâm tôi biết nếu tôi mở chuyện thì anh cũng sẽ vui vẻ bắt chuyện ngay. Đằng sau gương mặt lầm lì ít nói ấy anh là người rất bình dị. Nhưng lần nào cũng thế sau cái gật đầu chào, tôi không bao giờ cất tiếng. Để đến bây giờ ngồi trước bàn máy vi tính một buổi sáng mùa thu miền Tây Bắc nước Mỹ, tôi viết đôi dòng về anh mà lòng không khỏi gợn chút nuối tiếc: bài viết của tôi vì thế sẽ không ghi lại một mẩu đối thoại nào, dù ngắn, để làm kỷ niệm giữa anh và tôi. Mà nào giữa chúng tôi đâu có phải người xa lạ gì cho cam? Anh là nguời rất thân cận trong đại gia đình Nguyễn Tường chúng tôi, là chồng của người em họ tôi, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam.

Tôi nhớ lại hình ảnh anh trong bốn lần gặp ấy. Bốn lần thì có đến ba anh hiện lên trước ly rượu. Đó cũng là hình ảnh cha tôi thường thoáng hiện mỗi lần tôi nhớ về ông. Trước ly rượu anh trầm ngâm yên lặng. Cha tôi cũng thế. Và bao giờ cũng vậy mỗi lần nghĩ về anh lòng tôi không khỏi có ngầm một sự hãnh diện thầm kín rằng dòng họ tôi có được một người rể như anh nổi tiếng là người thanh liêm. Cách đây sáu năm khi tái bản cuốn truyện của cha tôi, cuốn Giòng Sông Thanh Thủy, tôi đã viết lời đề tặng anh trên trang đầu cuốn sách những lời thật lòng: “Tặng anh Ngô Quang Trưởng, với cả tấm lòng quí mến và ngưỡng mộ”.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 9k=
Tướng Ngô Quang Trưởng

Cơ duyên nào mà một vị tướng lừng danh của quân lực miền Nam Việt Nam lại kết duyên với cô con gái lớn của nhà văn tài hoa nhất Tự Lực Văn Đoàn? Tôi không biết nhiều để trả lời thật đúng cho câu hỏi này. Người có thẩm quyền trả lời là bà Trưởng. Mang dòng máu của nhà văn Thạch Lam tôi nghĩ Nhung nếu muốn viết cũng sẽ dễ thôi. Tôi cũng không có ý định viết hồi ký về anh vì thật tình tôi không biết nhiều. Chỉ xin ghi lại đây đôi chút kỷ niệm với anh trong dăm lần gặp gỡ hiếm hoi.

Trước khi gặp anh lần đầu tiên vào năm 1962 tôi đã nghe lan truyền câu chuyện về một mối tình tay ba của hai sĩ quan trẻ thuộc hai binh chủng khác nhau của QLVNCH, một không quân và một nhẩy dù, với cô con gái lớn của một nhà văn nổi tiếng. Hai quân nhân cùng yêu một cô gái. Đó là chuyện thường tình trong cuộc chiến. Điểm đặc biệt họ lại là đôi bạn rất thân nhau. Trước cái chết có thể đến bất cứ khi nào, họ giao ước với nhau trong tình bạn là nếu người nào nằm xuống trước thì người kia nguyện sẽ suốt đời chăm lo cho cô gái kia. Người phi công sau đó tử nạn máy bay và định mệnh đã đẩy cô em họ tôi gắn liền cuộc đời với anh Trưởng. Sau này nhiều lần gặp Nhung tôi toan hỏi Nhung về câu chuyện tình này có đúng sự thực hay không, nhưng tôi lại thôi không hỏi. Với tôi đó là một huyền thoại đẹp, hãy cứ để nguyên vẹn như thế trong trí tưởng tượng của tôi.

Năm 1962 tôi ở Sài Gòn và dậy học tại trường trung học Minh Tân ở Biên Hòa. Một bữa anh Triệu tôi, hiệu trưởng trường Minh Tân, chở tôi từ Biên Hòa về Sài Gòn trên chiếc xe lambretta của anh. Đến Thủ Đức anh tôi đề nghị ghé thăm Nhung lúc này đang ở đó. Trong lúc nói chuyện với Nhung thì có tiếng xe đỗ ở ngoài cửa. Tôi nhìn ra. Từ trên xe jeep một sĩ quan bận đồ dù nhẩy xuống. Hai bông mai trên ve áo trận. Anh Trưởng lúc ấy cấp bậc Trung úy giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù. Anh người tầm thước, nước da ngâm đen, khuôn mặt sần sùi khắc khổ. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là anh không những không đẹp trai, lại không có cái “tướng” hùng của một quân nhân. Trí tôi lúc ấy thoáng hiện câu chuyện tình tay ba và tôi hình dung khuôn mặt anh chàng phi công tử trận chắc là phải hào hoa và đẹp trai hơn anh Trưởng.

Năm 1967 tôi gặp anh Trưởng lần thứ nhì ở Huế thì trên ve áo trận của anh hai bông mai đã thay thế bằng một ngôi sao. Anh đã lên tướng! Người sĩ quan tôi trông không có “tướng” ấy, năm năm sau đã được thăng tướng trong một thời gian ngắn kỷ lục. Trong họ tôi bắt đầu có lời đồn đãi là từ khi anh Trưởng lấy Nhung thì như diều gặp gió đường binh nghiệp của anh lên vùn vụt. Từ một Trung úy Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù anh bây giờ là Chuẩn tướng Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Bộ Binh. Năm ấy từ Sài Gòn tôi bay ra Huế hai tuần lễ và tá túc tại đại học xá Nam Giao, nơi mà hai năm trước tôi đã từng là sinh viên nội trú để theo học ở Đại Học Khoa Học Huế. Từ Nam Giao tôi đi bộ đến thăm cô em họ, lúc này đã khó gặp vì ở một nơi rất “kín cổng cao tường”. Tư dinh của tướng Trưởng là một biệt thự trên đường Lê Thánh Tôn gần nhà bưu điện Huế. Chung quanh tòa nhà giây thép gai giăng đầy, ở bốn góc là bốn lô cốt thiết lập bằng những bao cát với những họng súng chĩa ra từ lỗ châu mai. Người lính gác cổng vào trong nhà báo và Nhung đã ra tận cổng để tiếp tôi. Chúng tôi đang nói chuyện ở sa lông thì anh Trưởng về. Trông anh mệt nhọc nhưng oai phong hơn hẳn lần tôi gặp anh 5 năm trước. Thuở ấy tôi chưa nhập ngũ, vẫn còn là sinh viên, dù vậy trông anh tôi cũng có cảm giác hơi khớp. Không biết có phải vì ngôi sao trên ve áo anh khiến tôi thấy anh oai vệ hơn không. Tôi đứng dậy chào anh trong lúc Nhung nói với anh Trưởng: “Anh Thiết, con bác Tam đấy!”. Anh không nói gì, chỉ khẽ gật đầu, rồi lẳng lặng ra chỗ quầy rượu nơi có đặt mấy chai Martell có ngâm những củ sâm bên trong, anh rót rượu vào ly rồi cầm ly rượu trên tay không uống, anh chậm rãi bước tới bước lui trong phòng khách, đầu cúi nhìn sàn nhà vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ.

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 2Q==
Đèo Hải Vân

Năm 1970 khi tôi gặp lại anh lần thứ ba thì tôi đã là một quân nhân. Sau biến cố Tết Mậu Thân tôi nhập ngũ khóa 2/68 Thủ Đức. Ra trường tôi phục vụ ngành Chiến Tranh Chính Trị tại Tổng Cục CTCT ở Sài Gòn. Năm ấy khoảng gần tết thím Sáu tôi tức là bà Thạch Lam mất tôi đi viếng thím trong bộ quân phục. Quan tài thím đặt tại tư dinh tướng Trưởng trong cư xá sĩ quan Chí Hòa. Họ hàng chúng tôi đứng chật hai bên quan tài đặt chính giữa phòng khách. Xe jeep đậu trước cửa. Anh Trưởng bước vào. Bỏ chiếc mũ lưỡi trai cặp tay – chiếc mũ gắn hai ngôi sao đen – anh đứng yên lặng trước quan tài mẹ vợ cúi đầu. Đứng ở bên này quan tài, đối mặt anh lần đầu trong tư thế một quân nhân, một Thiếu úy trước một Thiếu tướng, tôi cảm nhận tất cả cái trọng trách lớn lao của vị tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV, quân khu IV, hằn trên gương mặt khắc khổ của anh. Hai phút sau anh đội mũ lên đầu rồi vội vã bước ra xe đi mất.

Năm 1972 sau “mùa hè đỏ lửa” tôi là một trong ba sĩ quan của Khối Kế Hoạch/ Tổng Cục CTCT đi thanh tra vùng giới tuyến. Ba người ấy là Trung tá Vĩnh Huyền, Thiếu tá Nguyễn Công Luận và tôi với cập bậc Trung úy. Phái đoàn bay ra Huế trú đóng hai tuần lễ ở Mang Cá trong cổ thành Đại Nội. Không khí nơi đây đượm mùi chiến tranh. Lần đầu tiên kể từ ngày ra trường tôi trực diện với cuộc chiến. Cộng quân lúc này thỉnh thoảng vẫn tiếp tục nã pháo vào cổ thành Huế. Mỗi lần nghe tiếng đạn rít trên không trung tôi quơ nón sắt chụp lên đầu nhào xuống giao thông hào nơi hàng trăm binh sĩ thuộc đủ loại binh chủng và cấp bực cùng nhào xuống trú pháo. Theo bản năng tự nhiên mỗi lần nghe tiếng đạn pháo rít trên cao là tôi lại chúi đầu xuống đất mặc dù tôi biết rằng nghe được tiếng đạn rít tức là mình đã thoát chết vì đạn đã bay qua khỏi đầu. Chính trong lúc trú pháo này mà tôi hiểu được nỗi kinh hoàng mà anh vợ tôi Trung úy Nguyễn Thái Hòa và những chiến sĩ sư đoàn 5 Bộ Binh tử thủ An Lộc đã phải hứng chịu trước những trận mưa pháo dữ dội hơn gấp cả ngàn lần. Trước khi ra Huế lần này tôi đã đi chôn anh Hòa tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Anh tử trận ngày 7-7-1972 đúng ngày Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay xuống An Lộc gắn lon Đại úy cho anh và ngay đêm đó anh bị pháo chết. Nội trong 24 tiếng đồng hồ ông anh vợ tôi đã lên chức hai lần, từ Trung úy lên cố Thiếu tá. Và cũng chính trong lần ra Huế này mà tôi được nghe được rất nhiều giai thoại về anh Trưởng, “người hùng tái chiếm Quảng Trị” lúc này đã được vinh thăng Trung tướng với ba sao trên ve áo và giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân khu I. Tất cả những giai thoại đó nếu được ghi lại đầy đủ tôi nghĩ có thể viết thành một quyển sách. Giai thoại về sự thanh liêm trong sạch của anh cũng có. Giai thoại về tác phong chỉ huy của anh cũng có. Giai thoại về lòng thương lính dưới quyền của anh cũng có.

Tôi nhớ là trong giao thông hào giữa hai đợt pháo kích một vị sĩ quan cạnh tôi sau khi biết sự liên hệ rất gần giữa tôi với anh Trưởng hỏi tôi có đi thăm tướng Trưởng trong lần ra Huế này không. Tôi trả lời không. Rồi tôi nói thêm: “Mình chả dại. Đang ngon lành trong ngành CTCT lại ở hậu cứ, gặp ổng nhỡ ổng lại ký giấy tống mình ra tiền tuyến thì mệt lắm. Mà không phải tôi nói giỡn đâu. Một người anh họ tôi cùng khoá với tôi 2/68 đã bị lãnh búa rồi. Ông tướng hãnh diện đi khoe với cố vấn Mỹ là có người anh họ đang chiến đấu ở ngay tuyến đầu!”

Lần thứ tư tôi gặp anh Trưởng là vào tháng 7 năm 1993 tại Virginia, tiểu bang êm đềm của nước Mỹ. Như một khúc phim được quay nhanh, hai mươi ba năm sau ngày tôi gặp anh lần chót ở Việt Nam tôi lại thăm anh Trưởng tại tư gia, một căn nhà khiêm nhường tại vùng thủ đô Hoa Kỳ. Cuộc chiến Việt Nam như một giấc mơ hãi hùng nhưng không thực lúc này đã trở thành dĩ vãng. Năm đó vào tháng 7 chúng tôi bay qua miền Đông nhân ngày giỗ thứ 30 của cha tôi được tổ chức tại nhà anh cả tôi, anh Việt, ở Virginia. Lần đầu tiên gặp anh Trưởng trong bộ thường phục, trông anh là lạ. Anh bận chiếc áo mông-ta-gu màu đỏ trông anh mập ra, trẻ trung và khỏe mạnh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ở anh vẻ an bình hiện trên gương mặt. Nhưng đó chắc chỉ là bề ngoài. Bên trong chắc hẳn anh mang nặng nỗi đau và niềm cay đắng của một vị tướng bại trận sẽ mang theo anh cho đến tận cuối đời. Anh đích thân rót rượu và ân cần mời tất cả mọi người. Tôi toan tiến lại gần anh, nói với anh vài lời, đặc biệt là bầy tỏ tấm lòng của tôi đối với anh, nhưng tôi lại thôi. Tôi nghĩ trong bụng anh có thể đã nghe những lời bầy tỏ tương tự như thế rất nhiều lần rồi, nói ra lại thành khách sáo, vả lại chúng tôi là người nhà, còn thiếu gì những dịp khác để gặp anh tâm tình. Nhưng tôi đã lầm. Dịp khác để gặp anh đã không bao giờ đến, cho đến khi anh ra đi vĩnh viễn vào ngày 22 tháng 1 năm 2007. Tôi không thể ngờ lần thứ tư tôi gặp anh ở Virginia đó cũng là lần chót. Và chúng tôi vẫn chưa bao giờ trao đổi với nhau được lấy một lời. Tôi chỉ còn cách tự an ủi là ba năm trước khi anh mất anh đã đọc những lời chân tình của tôi viết về anh trên trang đầu cuốn sách Giòng Sông Thanh Thủy tôi gửi tặng.

*

Trưa hôm nay tôi lái xe đến thăm anh Phạm Hậu. Nhà anh Hậu ở Bothell, cách Shoreline chỗ chúng tôi ở khoảng 20 phút lái xe. Từ mấy năm nay chúng tôi có một giao ước. Cứ cách khoảng hai tháng là hai đứa phải ới cho nhau một tiếng, hẹn nhau tại một quán ăn, ăn trưa rồi ngồi hàn huyên. Luân phiên chúng tôi trả tiền. Nhưng dạo này anh hơi lẫn, ngại lái xe, nên tôi thường đến nhà anh chở anh đi.

Từ trong nhà bước ra anh nói ngay:
– Tôi quên mất rồi. Không biết lần này ai trả tiền, ông hay tôi?
– Tôi cũng không nhớ. Nhưng nhầm nhò gì. Để tôi trả cho. Anh cứ “vô tư” đi cho tôi nhờ!
– Này này! Ông đừng có lợi dụng cái bệnh Alzheimer của tôi nhé! Cái gì cũng phải cho nó sòng phẳng...
Trong lúc lái xe tôi nghĩ đến sự tình cờ hi hữu đã khiến chúng tôi gặp lại nhau và ở gần nhau trên nước Mỹ. Bốn mươi năm trước chúng tôi có một thời gian cùng phục vụ tại Khối Kế Hoạch/Tổng Cục CTCT. Anh Hậu lúc ấy là Thiếu tá nhưng anh chỉ tạm trú ở Tổng Cục vài tháng trước khi chờ biệt phái sang Phủ Tổng Thống. Hồi đó tôi nghe đồn anh có “gốc” lớn lắm. Sau này kể anh chuyện ấy anh cười nói: “Gốc mẹ gì! Toàn là đồn nhảm không à!”. Tôi cũng nhớ là sau khi biết tôi là con của ông cụ, anh Hậu, tác giả tập thơ Chuyện Chúng Mình, có đọc cho tôi ngay câu thơ mà anh đã làm trước đó mười năm: “Yêu Nhất Linh tôi chọn tên Nhất Tuấn”. Cùng sang Mỹ năm 1975 và cùng chọn tiểu bang miền Tây Bắc nước Mỹ để định cư, chúng tôi đã có dịp gặp nhau thường xuyên từ hơn ba mươi năm nay.

Ăn trưa xong, bên tách trà nóng, chúng tôi ngồi ôn chuyện cũ. Lẫn trong câu chuyện hình ảnh của những người mà chúng tôi đã từng quen biết năm xưa, người mất kẻ còn, lần lượt hiện ra. Tội nghiệp Trung tá Ngô Văn Hùng, Trưởng khối Kế Hoạch/Tổng Cục CTCT, xếp của chúng tôi, đã chết vì ngộp thở trên chuyến tàu hỏa chở những tù nhân cải tạo ra Bắc. Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Trưởng phòng Nghiên Cứu Kế Hoạch, xếp trực tiếp của tôi, cũng đã ra đi tại tiểu bang New Jersey miền Đông nước Mỹ. Trung tá Vĩnh Huyền, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 50 CTCT, người mà anh Hậu vẫn khen là có gương mặt và tác phong rất bảnh, đã từ lâu tôi mất liên lạc, không biết còn ở Calgary bên Canada hay không. Và Thiếu tá Nguyễn Công Luận nữa, không biết anh còn ở San José hay không, sức khoẻ anh hiện ra sao...

Bên ngoài lướt qua khung kính của nhà hàng mưa nhẹ bay bay. Bãi đậu xe lá vàng phủ ướt nhẹp. Bây giờ là cuối thu, những chiếc lá của hàng cây phong trồng trên bãi đậu xe đã bắt đầu chuyển từ màu vàng óng sang màu đỏ tía. Mỗi lần cơn gió mạnh thổi lá rụng lả tả bay đậu trên mui trên kính những chiếc xe hơi nằm trên bãi.

Tôi nhìn anh Phạm Hậu ngắm hàng râu mép của anh và bỗng thấy anh cũng bảnh y như Trung tá Vĩnh Huyền trong hình ảnh ký ức tôi năm xưa. Chỉ khác là bây giờ râu tóc của nhà thơ này đã chuyển sang màu muối tiêu. Nhớ đến Trung tá Vĩnh Huyền tôi lại liên tưởng đến lần chúng tôi ra Huế năm 1972 và tôi nói với anh Hậu:
– Tôi đang viết giở một bài về tướng Ngô Quang Trưởng, nghe nói anh có làm bài thơ về ông Trưởng hay lắm, anh có thể đọc cho tôi được không?

Năm ngoái cũng trong một lần đi ăn trưa như hôm nay tôi đã kể cho anh Hậu nghe về ước muốn sau cùng của anh Trưởng là sau khi anh chết tro của anh được thả trên đèo Hải Vân. Vào mùa hạ năm 2008, một năm sau khi anh chết, ý nguyện đó đã được gia đình thực hiện. Theo lời Nhung kể cho tôi trong một lần điện đàm thì anh Trưởng có một người tài xế sống ở Việt Nam mà Nhung vẫn thường xuyên liên lạc và giúp đỡ từ nhiều năm nay. Chính chú tài xế ấy đã đón Nhung và các con Nhung tại phi trường Tân Sơn Nhất khi Nhung mang bình tro anh Trưởng về Việt Nam. Từ phi trường chú tài xế chở mọi người về nhà chú tại ngoại ô thành phố Sài Gòn. Thật là một điều lạ lùng là nhà chú tài xế đó lại ở trên đường Thạch Lam, một con đường mới mở sau này khá lớn và dài ở sâu trong Chợ Lớn. Tôi có hỏi Nhung là chú ấy có biết Nhung là con của Thạch Lam hay không Nhung trả lời là chú ấy không biết và Nhung cũng không nói. Rồi sau đó tất cả bay ra Huế thuê xe lên đèo Hải Vân. Đến gần đỉnh đèo nơi một khúc ngoặt nguy hiểm có một cái miếu nhỏ thờ những người bị tai nạn chết ở đó Nhung quyết định chọn chỗ này để rải tro. Suốt ngày hôm đó trời âm u giông gió. Mấy mẹ con và chú tài xế khấn nguyện trước miếu. Một lát lâu sau khấn xong ngửng lên thì trời đất bỗng dưng quang đãng hẳn lên mây tan và trời trong xanh. Vợ con anh Trưởng từng người một kể cả người tài xế trung thành lần lượt rải tro theo gió, tro của vị tướng lừng danh của quân sử VNCH bay trên ngọn đèo hùng vĩ Hải Vân nơi mà chú tài xế kia đã nhiều lần chở vị tướng ba sao qua lại trên trục lộ Huế-Đà Nẵng, ngọn đèo đã đưa vị tướng chấn lĩnh vùng địa đầu lên đỉnh vinh quang và cũng là ngọn đèo đã kéo vị tướng ấy xuống chốn cùng thảm bại.

Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.

Ngậm ngùi tôi lắng nghe anh Phạm Hậu đọc bốn câu thơ sau đây của anh:

Lệnh sáng giữ, lệnh chiều bỏ Huế!
Bao chiến công... cũng thế mà thôi
Hải Vân... tro rắc bốn trời
Hạt tro nào... lạc vào nơi cổ thành?
Nhất Tuấn
Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù VN (3/1954-9/1954).

Nguyễn Tường Thiết

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitimeWed Apr 29, 2020 3:26 pm

.

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử

- Nguyễn Quang Duy


TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH LeMinhDao-03-e1585071044728
Tướng Lê Minh Đảo (Hình: Wikipedia)

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa qua đời ở Connecticut, Hoa Kỳ, ngày 19/3/2020, hưởng thọ 87 tuổi.
Tướng Đảo là một vị tướng lừng danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lãnh 17 năm tù cộng sản, vẫn không ngừng vận động để dân Việt thoát ách cộng sản.

Vị tướng gần dân

Gần 6 năm, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng tỉnh Chương Thiện và sau đó là tỉnh Định Tường, ông nổi tiếng là người thương lính và gần dân.
Năm 1979, tôi sống trong vùng Đồng Tiến, An Giang, một hôm chủ nhà nhắc chuyện cũ, ông chỉ về chỗ tôi đang ngồi rồi nói:
“Hồi đó ông Tướng Đảo có ghé thăm nhà mình, ổng mặc áo thung, quần đùi ngồi (nhậu) ở chỗ Bảy nó đang ngồi đó (tôi thứ bảy trong gia đình nên ông chủ nhà gọi tôi là Bảy), ổng thương dân lắm, ổng nói bà con kêu ổng bằng “Anh Tư,” giờ nghe nói ổng bị tù ở tận miền Bắc, thương ổng lắm, bà con mình thương ổng lắm…”

Vị Tướng và tôi

Cuối năm 2004, Tướng Đảo cùng phái đoàn Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa sang thăm Úc, có ghé Canberra, vào Quốc Hội Úc vận động nhân quyền, sau đó có gặp bà con trong Cộng Đồng ởi Canberra, tại một quán ăn ngay trung tâm thành phố, để chia sẻ tâm sự.
Tôi đến quán đúng lúc Tướng Đảo tới, tôi gặp ông ngay cửa quán ăn, ông đứng thẳng chào tôi theo quân cách rồi hỏi: “Chiến hữu thuộc đơn vị nào?”
Tôi hơi bỡ ngỡ trả lời ông “Thưa Thiếu Tướng thế hệ tiếp nối”, xong tôi đưa tay ra xin bắt tay ông và mời ông vào quán ăn.
Hôm đó, ông nhắc nhở mọi người đừng quên những tội ác cộng sản đã gây ra, đừng quên nhưng không thù, vì thù oán không giải quyết được vấn đề, đừng quên để nhớ trách nhiệm của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa hoàn tất là bảo vệ người dân khỏi ách cộng sản.

Vị Tướng và 9 người con

Tướng Đảo có 9 người con, 2 trai và 7 gái, khi cộng sản chiếm miền Nam tất cả đều ở lại Việt Nam, đều chịu chung số phận tù đày với đồng bào, cho đến năm 1979 mới vượt biên sang đến Mỹ.
Cô Lê Bích Phượng, con gái thứ sáu trong gia đình Tướng Đảo, hiện làm phóng viên cho đài SBTN, có phỏng vấn Tướng Đảo tại sao ngày 30 Tháng Tư, 1975 có điều kiện cho gia đình di tản sang Mỹ nhưng ông không thực hiện.
Ông trả lời chiến hữu của ông cũng có con cái, họ đều phải ở lại Việt Nam, nếu ông cho các con di tản, giờ con cái chiến hữu của ông sẽ chỉ vào mặt các con ông mà nói: “Ba mày không chạy trốn, nhưng cho chúng mày chạy trốn,” biết vậy, để giữ danh dự cho cả gia đình nên ông không cho các con di tản.
Tướng Đảo còn nói, mà cũng nhờ mấy năm sống với cộng sản các con mới hiểu, vì sao ba chiến đấu bảo vệ miền Nam, các con mới hiểu, mà thương cho đồng bào vẫn chưa thoát được ách cộng sản như các con.

Vị Tướng thương dân

Được BBC tiếng Việt phỏng vấn, Tướng Đảo cho biết: “Vợ tôi có hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam. Tôi cho bà ấy biết, dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn mình, họ chịu đau khổ nhiều hơn mình, nhiều hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.”
Tướng Đảo cho biết một người cộng sản đã nói với ông rằng: “Các anh có biết, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ đâu, là tại các anh không dám cầm súng các anh bắn vô dân. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn…”

Vị Tướng thương cả “địch quân”

Tướng Đảo cũng từng chia sẻ, bộ đội miền Bắc nhiều người còn rất trẻ chỉ 16 hay 17 tuổi, họ được mang thẳng từ miền Bắc vào, họ thiếu kinh nghiệm chiến trường, nên chết rất nhiều, tội nghiệp họ lắm, họ cũng là nạn nhân cộng sản.
Miền Bắc hy sinh 2 hay 3 triệu những đứa con ưu tú của Việt Nam, miền Nam cũng hy sinh hằng triệu người, lỗi cũng tại những người cầm quyền miền Bắc quá tin vào chủ nghĩa cộng sản và quyết đánh chiếm miền Nam.

Vị Tướng anh hùng

Đầu Tháng Tư, 1975, khi quân đội miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 tràn xuống miền Nam, Tướng Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh.
Lực lượng Bắc Việt do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đông gấp 3 đến 5 lần hơn lực lượng của Tướng Đảo, có nơi hơn gấp 10 lần, nhưng đã bị chặn lại 12 ngày tổn thất nặng nề.

Cộng sản cho Tướng Trần Văn Trà lên thay và cho đổi hướng tiến quân, Xuân Lộc không còn là địa thế chặn quân miền Bắc, Tướng Đảo được lệnh rút quân, vào tối ngày 20 Tháng Tư, 1975 ông rút khỏi Xuân Lộc mang theo được mọi vũ khí, cả pháo, cả đến thương binh và tử sĩ.
Tướng Đảo đi bộ theo đoàn quân, ông đốc thúc binh sĩ hàng ngũ trật tự và nhanh chóng rút quân, đến sáng hôm sau phía cộng sản mới biết.
Trận Xuân Lộc và cuộc rút quân tạo cho Tướng Đảo biệt danh “Người Hùng Xuân Lộc,” một biệt danh ông không muốn nhận.

Ông cho biết trong suốt 25 năm, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường sá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân, trong khi cộng sản thì phá hoại.
Không một quân đội nước nào binh sĩ đã có những đóng góp tích cực như vậy. Vì thế, theo ông mỗi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều là một anh hùng.

Vị Tướng với thế hệ tiếp nối

Trong lần hội luận do SBTN Úc Châu tổ chức, được đồng hương hỏi ông nghĩ sao về một Chính Phủ ở hải ngoại, Tướng Đảo trả lời, sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nữa, nhưng tinh thần Việt Nam Cộng Hòa theo ông thì bất diệt.
Tinh thần Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được lưu truyền ở hải ngoại cho các thế hệ thứ hai, thứ ba, mà còn được lưu truyền trong nước khi các thế hệ tiếp nối biết được quá trình giữ nước và dựng nước của ông cha. Bởi vậy chúng ta phải nói, nói cho con em chúng ta hiểu rõ.

Những vị Tướng bất tử

Ở tiểu học, tôi được dạy tấm gương của 2 vị Tổng Đốc, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, tuẫn tiết khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873.
Biến cố 30 Tháng Tư, 1975 tôi biết thêm 5 vị Tướng tuẫn tiết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Sau gần 45 năm, nay có thêm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với 17 năm tù cộng sản, không ngừng hy sinh vận động cho một Việt Nam không cộng sản, vừa mới qua đời.

Tang lễ sẽ tổ chức ngày 27 Tháng Ba, 2020 sắp tới, theo Cáo Phó tang lễ sẽ không có lễ nghi quân đội, không có lễ phủ Quốc Kỳ trên linh cữu, vì ông không được vinh dự hy sinh cho tổ quốc trên bãi chiến trường.
Các bằng hữu đã tuẫn tiết, các chiến hữu anh hùng quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vào những giờ phút cuối trong Tháng Tư 1975, đều không có dịp và cũng chẳng còn ai phủ quốc kỳ trong tang lễ.

Anh hùng tử khí hùng bất tử, Tướng Lê Minh Đảo và 5 vị Tướng tuẫn tiết là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
23/3/2020

https://www.youtube.com/watch?v=IwvAHxa25Ek
Tướng Lê Minh Đảo kể về 17 năm cải tạo sau 30/4/1975

TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH 23syqvk
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH   TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TỔ QUỐC GHI ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» Tài liệu quân dân VNCH cương quyết chống TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974
» Cuộc xâm lược không tiếng súng của Trung Quốc
» Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam
» Người Lính VNCH qua những tình khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến