Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quốc quynh chuyen Saigon không VNCH trong Trung chất Nguyen sáng chẳng truyện nguyet linh quan hoang thuoc ngắn Nhung phải nhac bich quang Chung ngam
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeFri Apr 05, 2013 11:02 pm



Cuộc Chiến Bốn Mươi Năm Trước
- Mùa Hè Đỏ Lửa 1972


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Quangtri1972-1
Tái chiếm cổ thành Quảng Trị

Mùa hè đỏ lửa là tên một quyển bút ký chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam, ghi lại những trận đánh khốc liệt vào mùa hè năm 1972. Hôm nay, bốn chục năm sau, xin sơ lược trở lại những trận đánh ghi dấu một thời oanh liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

1. NGUYÊN NHÂN


Tháng 5-1971, bộ Chính trị đảng LĐ Bắc Việt Nam đưa ra “quyết định thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua.” (Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2005, tr. 644.) Ngoài lý do đã được tiết lộ trên đây, nguyên nhân việc CSVN mở cuộc tấn công năm 1972 có thể phỏng đoán là:

Thứ nhất, sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân thất bại, CSVN phải ra nghị quyết 9 cho quân đội CS ở trong Nam nghỉ dưỡng và tránh đụng độ với quân đội VNCH. (Nguyễn Kỳ Phong, “Hành quân Lam Sơn 719: Nguồn gốc và khuyết điểm”, điện báo Talawas ngày 12-6-2008.) Trong khi đó quân đội VNCH mở những cuộc hành quân lớn đánh qua Cao Miên (4-1970 đến 2-1971) và Hạ Lào (1971), nắm thế chủ động trên chiến trường.

Sau khi đưa thêm nhiều sư đoàn để bổ sung lực lượng ở trong Nam, CSVN quyết định tái phát động hành quân, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường. Tháng 12-1971, Nicolai Podgorny, chủ tịch nhà nước Liên Xô, đến Hà Nội và hứa hẹn gia tăng viện trợ không hoàn lại các loại võ khí hạng nặng. Đầu năm 1972, Liên Xô gởi qua các chiến xa T-54, T-55, PT-76, đại bác 130 ly, 150 ly, đại bác phòng không 57 ly, hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger, hỏa tiễn địa không SA-7 Strela. (Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập, từ trận đầu (Ấp Bắc – 1963) đến trận cuối (Sài Gòn – 1975), Toronto: Nxb. Làng Văn, 2001, tr. 550.)

Thứ hai, về phương diện quân sự, CSVN thất bại trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhưng về phương diện chính trị, CSVN đã gây chấn động lớn đến dân chúng và chính trường Hoa Kỳ trong năm bầu cử tổng thống 1968. Tổng thống Lyndon Johnson phải bỏ cuộc, không ứng cử tổng thống lần thứ hai. Richard Nixon, ứng cử viên đảng đối lập đánh bại ứng cử viên đảng đương quyền, lên làm tổng thống. Ngày 24-6-1970, thượng viện Mỹ bãi bỏ “Nghị quyết vịnh Bắc Việt”, giới hạn quyền của tổng thống gởi quân ra nước ngoài. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr.166.) Đây là thời cơ thuận tiện để CS mở cuộc tấn công, nhất là sau cuộc họp giữa Kissinger và Chu Ân Lai vào tháng 7-1971, CSVN được biết thêm tin chắc chắn người Mỹ sẽ rút quân, bỏ rơi VNCH.

Năm 1972 cũng là năm bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ. Vấn đề Việt Nam rất nhạy cảm với cử tri Mỹ. Có thể vì vậy, CSVN tung đại quân tấn công VNCH nhằm tạo ra một chấn động mới, thúc đẩy dân chúng Hoa Kỳ đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ chẳng những nhanh chóng rút quân mà chấm dứt hẳn sự can thiệp vào Việt Nam.

Thứ ba, CSVN mở các chiến dịch 1972 nhằm tăng cường uy thế của phía CSVN trong hòa hội đang tiếp diễn tại Paris. Trong hòa hội Paris, CS đòi giữ nguyên trạng sau khi ngưng bắn. Vì vậy, CS mở cuộc tấn công nhằm lấn đất giành dân. Cũng trong dự thảo hiệp định Paris, CSVN đòi hỏi quân đội và võ khí nước ngoài không được nhập vào VNCH sau khi hiệp định được ký kết. Vì vậy CSVN tìm cách hủy diệt các đơn vị cũng như quân nhu quân dụng quân đội VNCH, để VNCH yếu hẳn sau khi ngưng bắn. Trái lại, toàn khối CS bí mật tiếp tục viện trợ cho Bắc Việt qua đường bộ ở biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà không ai có thể kiểm soát được.

2. DIỄN TIẾN CHIẾN CUỘC

Theo quyết định của bộ Chính trị đảng LĐ, quân đội CSVN mở chiến dịch đại quy mô, tấn công ở cả bốn quân khu VNCH: Quảng Trị và Thừa Thiên ở Quân khu I (từ 30-3-1972); Kontum ở Quân khu II (từ 30-3-1972 ); Bình Long ở Quân khu III (1-4-1972); Định Tường, Kiến Tường ở Quân khu IV (10-6-1972). Cộng sản đặt tên cho các cuộc hành quân trên đây lần lượt là: chiến dịch Trị Thiên, chiến dịch Bắc Tây nguyên, chiến dịch Nguyễn Huệ, và chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long. Phía VNCH, gọi chung cuộc chiến năm 1972 là “mùa hè đỏ lửa”, phát xuất từ tên quyển ký sự chiến trường là Mùa hè đỏ lửa, của nhà văn Phan Nhật Nam. Về phía Hoa Kỳ, thì cuộc chiến năm 1972 được gọi là Easter Offensive.

Mặt trận Quảng Trị ở Quân khu I (từ 30-3-1972):


CSVN gọi đây là chiến dịch Trị Thiên. Lực lượng CS gồm ba sư đoàn Bộ binh (304, 308, 324), hai trung đoàn độc lập (27 và 48), bốn tiểu đoàn BB Quân khu Trị Thiên, Đoàn đặc công 126 và 10 tiểu đoàn đặc công, hai trung đoàn xe tăng (202, 203), bảy trung đoàn pháo binh, ba sư đoàn pháo phòng không (365, 367 và 377), bốn tiểu đoàn tên lửa, phòng không và lực lượng võ trang địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự, Tự điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tr. 202.)

Đối đầu với lực lượng hùng hậu nầy, về phía VNCH có hai sư đoàn Bộ binh là Sư đoàn 1 đóng ở Huế và Sư đoàn 3 (thành lập tháng 10-1971) đóng ở Quảng Trị, hai lữ đoàn TQLC (147, 258), ba thiết đoàn (20, 11, 17), một số tiểu đoàn Địa phương quân, một số đơn vị Pháo binh, và về sau tăng cường thêm hai lữ đoàn Dù (1 và 2).
Chiến cuộc tại vùng Quảng Trị có thể chia thành ba giai đoạn:

Thứ nhất: Mở đầu, ngày 30-3-1972, CSVN xua quân vượt vĩ tuyến 17, xâm phạm vùng phi quân sự, tấn công các căn cứ tiền đồn dọc đường số 9, chiếm căn cứ Carroll ngày 2-4-1972. Trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 BB, thuộc Sư đoàn 3 BB, đầu hàng địch tại căn cứ nầy.

Cũng ngày 2-4-1972, tổng thống Nixon ra lệnh cho Hạm đội 7 oanh kích những nơi quân đội Bắc Việt tập trung tại vùng phi quân sự, vừa bằng phi cơ vừa bằng chiến thuyền đậu dọc duyên hải Quảng Trị. Ngày 6-4-1972, hai oanh tạc cơ Mỹ bị hòa tiễn SAM-2 bắn rơi. SAM-2 là võ khí Liên Xô mới trang bị cho Bắc Việt. Khi đến Đông Hà, CSVN bị chận đánh dữ dội. Trước tình hình căng thẳng, bộ Tổng tham mưu VNCH tăng phái thêm ba liên đoàn BĐQ 4, 5, 6 cho Quân đoàn I.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Quangtri1972
Thứ hai: Ngày 26-4, CSVN tiếp tục tấn công, chiếm Đông Hà ngày 28-4, áp lực nặng nề Quảng Trị. Ngày 30-4, chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 BB, họp cùng các sĩ quan chỉ huy, quyết định chuyển quân khỏi Quảng Trị, nhưng trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I ra lệnh tử thủ Quảng Trị. Lệnh tử thủ đến sau khi các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 đã chuyển quân. Trong khi đó, CSVN đưa một cánh quân khác tiến qua A-Shau (A Sao), bao vây các căn cứ Bastogne và Checkmate, đe dọa Huế. Ngày 1-5-1972, CSVN chiếm thành phố Quảng Trị, tiến quân tới bờ bắc sông Mỹ Chánh. Thành phố Huế hoảng loạn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu liền cử trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn IV, ra giữ chức tư lệnh Quân đoàn I, thay trung tướng Hoàng Xuân Lãm. Tướng Trưởng tái lập an ninh thành phố Huế, tái phối trí lực lượng phòng thủ.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Quangtri1972-5

Thứ ba: Ngày 8-6-1972, các lữ đoàn TQLC cùng các lữ đoàn Dù vượt sông Mỹ Chánh, phản công ra hướng bắc, mở đầu giai đoạn thứ ba của cuộc chiến Quảng Trị. Từ ngày 13-9, quân VNCH tái chiếm Quảng Trị, và treo cờ lên cổ thành Quảng Trị ngày 16-9-1972. Quân đội VNCH tiếp tục tảo thanh quân CS. Tuy chống cự mãnh liệt, quân CS dần dần rút lui, nhưng vẫn chiếm giữ vùng phía bắc sông Thạch Hãn. Sau biến cố Quảng Trị, thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được đề cử thay thế chuẩn tướng Vũ Văn Giai, chỉ huy Sư đoàn 3 BB-VNCH.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Quangtri1972-1
Tái chiếm cổ thành Quảng Trị


Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị 1972

Mặt trận Kontum ở Quân khu II (từ 30-3-1972):

CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Bắc Tây nguyên. Lực lượng CS gồm hai sư đoàn Bộ binh (320 và 2), bốn trung đoàn BB (24, 28, 66, 95), hai trung đoàn pháo binh, trung đoàn đặc công 400, sáu tiểu đoàn pháo phòng không, một tiểu đoàn xe tăng, một đại đội tên lửa, cùng lực lượng võ trang địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 157.) Phía VNCH, tại Quân khu II lúc đó, có hai sư đoàn Bộ binh (22 và 23), hai lữ đoàn Dù, 11 tiểu đoàn BĐQ Biên phòng và Địa phương quân.

Chiến cuộc Kontum có thể chia thành hai giai đoạn:

Thứ nhất: Vào đầu tháng 4-72, quân CS uy hiếp các căn cứ phía bắc Kontum. Ngày 11-4, quân CS tấn công căn cứ Charlie. Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Dù tử trận. Ngày 21-4, CS tràn ngập căn cứ Delta. Charlie và Delta là hai căn cứ hỏa lực nằm về phía tây của căn cứ Võ Định. Căn cứ Võ Định cũng không giữ được. (Võ Định nằm trên quốc lộ 14, phía bắc Kontum và phía nam Tân Cảnh.) Ngày 24-4, quân CS chiếm các căn cứ Tân Cảnh và Daktô II ở phía bắc Võ Định. Quân CS tiếp tục tấn công các căn cứ khác ở vùng nầy, nhưng không chiếm được căn cứ Ben Het do các tiểu đoàn 72 và 95 BĐQ trấn giữ. Ngày 10-5-1972, thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, phụ tá hành quân Quân đoàn I, được cử làm tư lệnh Quân đoàn II, thay thế thiếu tướng Ngô Dzu.

Thứ hai: Từ 14-5-1972, quân CS tập trung tấn công vào Kontum. Có khi quân CS chiếm được trại Ngọc Hồi ở Kontum, hậu cứ của Thiết giáp và căn cứ tiếp vận, nhưng đã bị đẩy lui ngay. Sư đoàn 2 Sao Vàng bị B52 gây thiệt hại nặng, sau đó phải giải thể. Vào cuối tháng 5-1972, mặt trận Kontum yên tĩnh trở lại. Quốc lộ 14 giữa Kontum và Pleiku được khai thông.

Sau Kontum, CSVN tấn công Bình Định cũng thuộc Quân khu II vào đầu tháng 6-1972, chiếm các quận Tam Quan, Hoài Nhơn và Hoài An, Tuy nhiên, vào cuối tháng 7-1972, quân đội VNCH tái chiếm ba quận nầy.

Mặt trận An Lộc (Bình Long) ở Quân khu III (1-4-1972):

CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Nguyễn Huệ. Lực lượng CS gồm ba sư đoàn Bộ binh (5, 7, 9), ba trung đoàn BB (24, 71, 205), trung đoàn đặc công 429 (7 tiểu đoàn), 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 186.)

Phía VNCH, Quân khu III có ba sư đoàn Bộ binh 5, 18 và 25, một lữ đoàn Dù, năm liên đoàn BĐQ, một lữ đoàn Thiết kỵ, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, và các đơn vị Địa phương quân. Phòng thủ chính bên trong An Lộc là sư đoàn 5 BB do đại tá Lê Văn Hưng chỉ huy. (Đại tá Hưng lên chuẩn tướng tại mặt trận An Lộc. Ông đã cam kết: “Khi nào tôi còn, An Lộc còn”).

An Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Bình Long, nằm trên quốc lộ 13, án ngữ giữa Sài Gòn và mật khu 708 của CSVN trên đất Cao Miên. Cộng sản dự tính đánh chiến An Lộc để làm lễ ra mắt chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam vào ngày 20-4-1972. (Nguyễn Đức Phương, sđd. tr. 569.)

Nhằm tạo thế nghi binh, từ 1-4-1972 một số đơn vị CS tấn công các căn cứ phía bắc Tây Ninh. Ngày 4-4-1972, sư đoàn 5 CS tiến về Lộc Ninh (tỉnh Bình Long), phía bắc An Lộc, và chiếm được Lộc Ninh ngày 8-4-1972.

Sau khi chiếm Lộc Ninh, quân CS tiến xuống phía nam, đe dọa An Lộc. Cuộc chiến An Lộc kéo dài từ 8-4-1972 đến ngày 12-6-1972. Ngoài sư đoàn 5 CS, một cánh quân khác của CS, sư đoàn 7 CS xuất phát từ biên giới Cao Miên, đi vòng qua An Lộc, phong tỏa quốc lộ 13 phía nam An Lộc. Trong khi đó, sư đoàn 9 CS cũng từ biên giới Cao Miên, đánh thẳng vào phía tây An Lộc. Như thế cả 3 sư đoàn CS đánh kẹp An Lộc vào giữa. Quân CS vừa pháo kích dữ dội, vừa sử dụng xe tăng T-54 và BTR-60 dẫn đầu, tiến chiếm phía bắc thành phố An Lộc, đồng thời chiếm các căn cứ trên quốc lộ 13, phía nam An Lộc, để chận đường tiếp tế của quân đội VNCH.

Quân đội VNCH dàn ra đối phó với hai trận tuyến của CS. Một mặt quân phòng thủ An Lộc chiến đấu anh dũng, chận đứng và đẩy lui các cuộc xung phong của quân CS ngay tại An Lộc. Một mặt các đơn vị VNCH khác cương quyết giải tỏa quốc lộ 13, nhằm tiếp ứng An Lộc. Ở cả hai mặt trận, hai bên giằng co từng tấc đất, từng ngôi nhà. Quân CS sử dụng chiến thuật “tiền pháo hậu xung”, pháo kích dữ dội trước khi xung phong. Quân VNCH biết rõ cách đánh này, nên sau mỗi đợt CS pháo kích, liền chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến.

Bên cạnh đó, Không quân đã yểm trợ tích cực cho Bộ binh VNCH chiến đấu. Ngoài việc oanh kích các nơi tình nghi quân CS trú đóng, Không quân VNCH phụ trách chuyển vận quân đội, thả tiếp liệu (lương thực, nước uống, quân nhu, quân dụng), tải thương binh. Vừa vì thời tiết xấu, vừa vì bị súng phòng không của CS bắn phá, việc tiếp liệu có khi ít hiệu quả, một số kiện hàng không đến tay quân đội VNCH mà lọt vào tay quân CS. Hơn nữa, vì bị bắn phá dữ dội, các trực thăng tải thương hoạt động rất khó khăn, và nhiều trực thăng bị bắn rơi. Trong khi đó, những phi vụ B-52 Hoa Kỳ liên tiếp dội bom nặng nề xuống chiến trường, giúp đánh tan các đơn vị CS chung quanh An Lộc, phá vỡ các kho võ khí do CS mới chuyển từ miền Bắc Việt Nam.

Riêng tại thị trấn An Lộc, kể từ 8-4-1972, quân CS tấn công tất cả 7 lần.

1) Trong lần đầu, ngày 13-4-1972, quân CS dùng chiến xa T-54 tiến vào An Lộc. Dù đã bắn cháy 7 chiếc, quân VNCH phải lui về phòng thủ phía nam thị trấn.
2) Ngày 14-4, quân CS xung phong lần thứ hai. Quân VNCH ẩn nấp trong các cao ốc, hầm trú ẩn, sử dụng súng M72, súng B40 và B41 (hai loại nầy tịch thu được của quân CS), chống trả và gây hư hại nặng các loại xe tăng CS. Ngày 16-4, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được đưa đến An Lộc, tăng cường lực lượng phòng thủ ở đây.
3) Ngày 18-4, quân CS tấn công An Lộc lần thứ ba. Nhờ sự yểm trợ của Không quân, nhất là B-52, quân CS bị chận đứng.
4) Sáng sớm 21-4-1972, CS pháo kích 2,000 trọng pháo đủ loại vào thị trấn và mở 4 mũi tấn công. Đêm 22 rạng 23-5, quân CS gia tăng tấn công, nhưng bị đẩy lui khi các chiếc xe tăng của CS bị bắn cháy.
5) Sáng 11-5-1972, quân CS tấn công An Lộc lần thứ 5, với chiến xa T-54 dẫn đầu. Hai bên cận chiến. Suốt ngày 12-5, quân đội VNCH đẩy lui lần nữa cuộc tấn công của CS.
6) Chỉnh đốn lại đội ngũ, ngày 14-5, CS tấn công tiếp ở các mặt đông bắc, tây và nam. Trong ba ngày giao chiến, số binh sĩ cả hai bên tử trận lên đến 600 người. Các chiến sĩ Biệt cách Dù phải lập một nghĩa địa bên cạnh chợ An Lộc để an táng. (Sau khi An Lộc được giải tỏa, trước nghĩa trang nầy có hai câu đối: “An Lộc địa, sử ghi chiến tích / Biệt cách Dù vị quốc vong thân.”)
7) CSVN dự tính tấn công ngày 19-5 để kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhưng bị B-52 dội bom chận đứng. Ngày 23-5, quân CS mở bốn đợt tấn công vào phòng tuyến quân đội VNCH ở phía nam thị trấn An Lộc. Lần nầy, những cuộc tấn công của CS yếu ớt nên đều bị đẩy lui.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Anloc1972-8
An Lộc - 1972

Từ đây vòng đai bảo vệ An Lộc mở rộng dần, trong khi quân đội VNCH ở ngoài cũng dọn được đường vào An Lộc. Ngày 8-6-1972, quân bên trong và bên ngoài An Lộc bắt tay được với nhau. Ngày 12-6-1972, chuẩn tướng Lê Văn Hưng tuyên bố trên đài phát thanh: “An Lộc hoàn toàn giải tỏa.”

Mặt trận các tỉnh ở Quân khu IV (10-6-1972):


CSVN gọi cuộc hành quân nầy là chiến dịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lực lượng CS gồm 2 sư đoàn Bộ binh (5 và C30b), 3 trung đoàn Bộ binh chủ lực thuộc Quân khu 8 (1, 88, 320), 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo binh, ba tiểu đoàn đặc công, 7 tiểu đoàn và 14 đại đội địa phương. (Trung Tâm Tự Điển Bách Khoa Quân Sự Hà Nội, sđd. tr. 170.) Về phía VNCH, có hai sư đoàn BB (7 và 9), một liên đoàn BĐQ, hai trung đoàn Thiết giáp, một liên đoàn Đặc nhiệm Hải quân, năm đại đội Tuần Giang và Địa phương quân.

Cuộc tấn công của CS tại đồng bằng sông Cửu Long lần nầy diễn ra trong ba giai đoạn:
1) Quân CS tấn công căn cứ Long Khốt (thuộc tỉnh Long An) và thị xã Mộc Hóa (thuộc tỉnh Kiến Tường). Tấn công nhiều lần nhưng thất bại, quân CS phải rút lui ngày 14-6.
2) Trong tháng 7-1972, quân CS tấn công phía bắc và nam đường số 4 thuộc hai tỉnh Kiến Tường và Mỹ Tho.
3) Từ 6-8 đến 10-9, quân CS tấn công Bến Tre, Chợ Gạo, Gò Công, nhưng đều bị đẩy lui.

3. KẾT LUẬN


Tính đến tháng 9-1972, thiệt hại về nhân mạng về phía quân đội CSVN lên đến khoảng 100,000 quân; và phía VNCH khoảng 50,000 quân. Một số thống kê khác cho thấy CSVN thiệt hại 70,000 quân trong khi VNCH 30,000. (Nguyễn Đức Phương, sđd. tr. 587.) Người ta ghi nhận thêm sau khi CSVN thất bại trong các chiến dịch 1972, ở Bắc Việt, đại tướng Võ Nguyên Giáp bị người phụ tá là đại tướng Văn Tiến Dũng thay thế, nắm thực quyền trong bộ Quốc phòng Bắc Việt Nam.
Các cuộc tấn công của CSVN vào năm 1972 nói chung không thành công, và bị quân đội VNCH đẩy lui ở khắp bốn mặt trận. Những trận đánh vào mùa hè đỏ lửa cho thấy khi còn được trang bị đầy đủ, dầu số quân ít hơn, quân đội VNCH cũng đủ sức để đẩy lui những cuộc tấn công vũ bảo của đối phương. Trong cuộc chiến vào mùa hè nầy, cộng sản chỉ gây được tiếng vang về chính trị trên thế giới để đẩy mạnh cuộc vận động ngoại giao.

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 19-02-2012)


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcTqw68DqpEkIA20y6m4zvnCiufWuqrR9z-3fB97xn6IVh4OELN9
.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: QUẢNG TRỊ 1972 - TRẬN ĐỊA LỊCH SỬ   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSun Apr 07, 2013 11:02 pm


.
QUẢNG TRỊ 1972 - TRẬN ĐỊA LỊCH SỬ

Lê Văn Trạch (SĐ3BB)

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcTrmQvx0jtlHX6mAGaIJ6e-HdP87oZTI1PU4t6H9z2RZ9kvUAnk




Trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, có từng niên biểu đánh dấu đậm nét những dữ kiện nổi bật ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của đất nước, hơn thế là một dấu ấn khắc khoải ngậm ngùi cho hàng bao thế hệ.

Năm 1972, Quảng Trị được chọn như là một chiến trường quyết định, chiến trường trắc nghiệm: những chiến thuật và súng đạn mới nhất đều được cả hai phía đem thi thố với một mức độ và cường độ ác liệt thảm khốc chưa từng thấy. Mọi tấc đất đều cháy xém rung lên như một cơn địa chấn kéo dài hàng tháng trời, tất cả những gì được chăm chút xây dựng hàng bao thế kỷ để tạo nên một nét văn hoá, một cảnh quan hiền dịu phút chốc trở thành bình địa. Dân Quảng Trị đói nghèo giờ đây chỉ còn tay trắng, xác thân bơ phờ với một tâm trạng u uất tan nát. Năm 1972 điểm mốc quan trọng của lịch sử là vết hằn in dấu chót vót cao của điêu linh thảm khốc đoạ đày trong mỗi một người Quảng Trị.

Lúc này hội đàm Paris đang gặp bế tắc, tuy thế sau chuyến công du của Tổng thống Nixon qua Trung Cộng ngày 17-2-1972 và của ngoại trưởng Kissinger qua Liên Xô kết hợp với những cuộc oanh kích nặng nề của không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc. Chính phủ Bắc Việt đã chấp thuận mở lại cuộc hoà đàm. Để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết này, Bộ Chính trị đảng Cộng sản đã ra nghị quyết mở cuộc tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam mà ý định ban đầu lấy miền đông Nam bộ làm điểm, để nếu có thời cơ thuận tiện sẽ tấn công uy hiếp Saigon, tạo áp lực trên bàn hội nghị, nhưng sau khi cân nhắc thấy còn nhiều điểm yếu chưa hoàn thiện, Bộ Chính trị quyết định chuyển hướng tấn công, lấy Trị Thiên làm điểm với một cố gắng cao nhất để chiếm được hai tỉnh này bởi ở đây dễ tập trung lực lượng, chỉ đạo và bảo đảm vật chất cho một chiến dịch quy mô lớn.

I.TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG:

A. Quân lực Việt Nam Cộng Hoà:


a/ Giai đoạn đầu:

1/ Bộ binh:

- Sư đoàn 3 Bộ binh: Các trung đoàn 2, 56, 57
- Sư đoàn TQLC: 2 Lữ đoàn 147, 258
- Địa phương quân: 41 đại đội
- Nghĩa quân: 152 trung đội

2/ Pháo binh: 7 tiểu đoàn và 1 pháo đội PB cơ động 175 ly,

3/ Thiết giáp: 7 chi đoàn

4/ Không quân: SD 1/KQ

b/ Giai đoạn tái phối trí:

- Giảm trung đoàn 56
- Được tăng cường thêm: Lữ đoàn 369 TQLC; 3 liên đoàn BDQ: 4, 5, 6
- 2 Thiết đoàn kỵ binh

c/ Giai đoạn phòng thủ tuyến Mỹ Chánh và tái chiếm:

- Sư đoàn Dù
- Sư đoàn TQLC
- 4 LD Biệt động quân
- LD 81 Biệt kích Dù
- Đại đội Hắc Báo SD1
- 3 Thiết đoàn 7, 18, 20
- SD1 Không Quân

Về phía Hoa kỳ:

Ngoài 250 máy bay tại sân bay Đà Nẵng và Thái lan, ngày 3-5, hai hàng không mẫu hạm Kitty Hawk và Coral Sea vào hải phận Việt Nam hợp lực với 2 HKMH Hancoc va Constellation nâng số phi cơ của Hải quân lên 275 chiếc.

Lần đầu tiên, QLVNCH đưa pháo binh cơ động 175 và chiến xa M48 ra chiến trường. Đầu tháng 5, hoả tiễn chống tăng TOW cũng được không vận đến Đà Nẵng để trang bị cho SD Dù và TQLC.

B. Quân đội Bắc Việt:

1/ Bộ binh:

- 6 Sư đoàn Bộ binh: 304, 308, 324, 320, 325, 312
- Trung đoàn Độc Lập: 6
- 5 Tiểu đoàn độc lập: 2,15, 19, 38, 7
- 4 Tiểu đoàn đặc công: 25, 31, 33, 35
- 5 Tiểu đoàn địa phương: 3, 8, 10,14 (Quảng Trị) và 47 (Vĩnh Linh)

2/ Pháo binh:

- 4 Trung đoàn: 84, 68, 164, 45.

3/ Phòng không:

- 4 Trung đoàn cao xạ: 241, 243, 250, 280.
- 1 Trung đoàn hỏa tiễn Sam 2: 236

4/ Thiết giáp: 2 Trung đoàn: 202, 203

5/ Công binh: 2 Trung đoàn: 229, 249

6/ Hải quân: Đoàn 126 thuộc khu vực 5 HQ

Lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam, QD/BV đã sử dụng xe tăng T54, pháo 130 ly, hoả tiễn địa không Sam 2, HT chống tăng có điều khiển AT3, HT tầm nhiệt chống máy bay SA7, đại bác PK57 với chiến thuật tấn công hợp đồng binh chủng xa bộ pháo mà một mũi tiến quân lên đến cấp sư đoàn.

II. QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT TẤN CÔNG:

Do tính chất quan trọng của trận chiến, Quân Uỷ Trung ương quân đội Bắc Việt đã cho thành lập Đảng Uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên do tướng Lê Trọng Tấn phó tổng Tham mưu trưởng làm Tư Lệnh, tướng Lê Quang Đạo, phó chủ Nhiệm Tổng Cục Chính trị làm Chính uỷ kiêm Bí thư Đảng Uỷ, các tướng Cao văn Khánh, Giáp văn Cương, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Lương Nhân, Anh Đệ làm phó Tư lệnh chiến dịch Bí Thư Tỉnh Uỷ QT Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia đảng uỷ Bộ Tư Lệnh chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được cử làm đại diện của quân uỷ Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này .

Ngày 11-3-1972, BCT thông qua nghị quyết của Quân Uỷ Trung ương. Mọi binh chủng đều dồn nổ lực chuẩn bị chiến trường, tất cả đơn vị Trinh sát bộ và pháo áp sát điều nghiên các căn cứ của QLVNCH, cơ sở nội tuyến được lệnh theo dõi hoạt động trên mọi bình diện để phát hiện sớm nhất các kế hoạch, đơn vị công binh bí mật, gấp rút mở đường cho tăng, pháo. Các sư đoàn ở phía Bắc đang âm thầm hành quân đến tuyến xuất phát…

Về phía QLVNCH, vào trung tuần tháng 3, các tin tức không ảnh và không thám đã phát hiện những chỉ dấu làm đường ở phía tây và tây nam, đài quan sát ở căn cứ Fuller, Baho, Holcomb đã nghe được những tiếng động cơ giới, trong trận phục kích của đơn vị DPQ tại một địa điểm phía TN căn cứ Ái Tử, đã phát hiện phiên hiệu của một đơn vị trinh sát chủ lực, các tin tức do mật báo viên cung cấp cho P2/TK và Ty Cảnh sát quốc gia Quảng Trị cũng cho biết những dấu hiệu chuẩn bị cho một trận chiến qui mô . Tổng hợp những tin trên, P2/SD3 và P2/BTL/QD1 đã đưa ra ước tính tình báo về một cuộc tấn công mạnh của QD Bắc Việt vào Quảng Trị . Tuy nhiên những ước tính này dường như không thuyết phục được các cấp chỉ huy để có những kế hoạch quân sự đứng đắn. Bộ TTM nhận định rằng hướng tấn công của QDBV là Tây nguyên nên điều động sư đoàn Dù và một số đơn vị trừ bị khác lên Kontum – Pleiku. Quân đội Bắc Việt nắm được điều này nên đã cho nghi binh chiến lược bằng cách có những hoạt động trinh sát và chuyển quân tương đối lộ liễu và những cuộc tấn công hạn chế vào các căn cứ ở Quân Đoàn 2. Sư đoàn 304 đang ém quân tại Khe Sanh, đã cho tổ đài vô tuyến tiếp tục hành quân vào Tây Nguyên và thường xuyên phát đi những chỉ thị, lệnh hành quân y như thật. BTL/SD3 có lẽ đánh giá tình hình chưa đến nỗi nào nên đã cho đổi quân đúng vào ngày mở màn tấn công của Quân Đội Bắc Việt, trong cuốn “Easter Offensive”' của Đại tá Gerry H. Turley cũng cho biết: “ … theo chương trình, vào trưa ngày 30-3-1972, tướng Giai và vị cố vấn HK sẽ bay về Saigon nghỉ Lễ Phục sinh cuối tuần, mặc dầu việc hoán đổi vị trí của 2 Trung đoàn đến 6 giờ chiều mới hoàn tất…”

Nói tóm lại, QD Bắc Việt đã tạo được yếu tố bí mật bất ngờ đến phút chót.

Ngày 15-3-1972, tại Bãi Hà (tây Vĩnh Linh) tướng Tấn đã họp Bộ Chỉ huy Chiến dịch để đánh giá tình hình 2 phía trong khu vực đồng thời phổ biến nhiệm vụ và phân công cụ thể. Ngày mở cuộc tấn công là 4 giờ 30 chiều 30-3-1972.

Có 3 nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiêu diệt cho được 2 Sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 SD khác
- Phối hợp tấn công quân sự và binh vận, nổi dậy cả nông thôn lẫn thành thị, làm tan rã lực lượng địa phương, đánh bại kế hoạch bình định.
- Chiếm phần lớn lãnh thổ Trị Thiên, có điều kiện đánh chiếm toàn bộ

Căn cứ vào việc phối trí lực lượng của SD3 và TQLC, Bộ Tư Lệnh chiến dịch đã tổ chức 4 cánh quân và sử dụng các lực lượng tác chiến trên từng cánh như sau:

1. Cánh Bắc, cánh chủ yếu, sử dụng SD 308, 2 Trung đoàn độc lập 48, 47, Tiểu đoàn 15 độc lập, 2 Trung đoàn pháo mặt đất (164, 84), 1 Trung đoàn pháo cao xạ (284), 2 Tiểu đoàn xe tăng, 2 Tiểu đoàn công binh, TD 33 đặc công do tướng Hồng Sơn phó tư lệnh chiến dịch và Hoàng Minh Thi phó chính uỷ trực tiếp chỉ huy . Mục tiêu tấn công là các vị trí đóng quân của Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 từ căn cứ A1 đến Fuller, mục tiêu kế tiếp là thị xã Đông Hà.

2. Cánh Tây, sử dụng SD.304, 2 Trung đoàn 38 và 68, 4 Trung đoàn cao xạ (230, 232, 241, 280), 2 Tiểu đoàn hoả tiễn 122 ly, 1 Tiểu đoàn xe tăng, 1 Tiểu đoàn công binh, do tướng Hoàng Đan, tư lệnh SD 304 chỉ huy, có nhiệm vụ tấn công tuyến phòng thủ của Lữ đoàn 147 TQLC tai Ba Hô, Sarge, Holcomb, bao vây tiêu diệt các căn cứ Mai Lộc, Carroll (đồi 241 hay Tân Lâm), Khe Gió . Sau đó chuyển hướng tấn công về căn cứ Ái Tử (nơi đặt BTL/SD3).

3. Cánh Nam, cánh thứ yếu nhưng rất quan trọng, do SD.324, 3 Tiểu đoàn địa phương Quảng Trị cùng các binh chủng phối thuộc, do tướng Giáp văn Cương, phó tư lệnh chiến dịch và Lê Tự Đồng phó chính uỷ chỉ huy, có nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng ở nam, bắc sông Thạch Hãn, chủ yếu là khu vực Phượng Hoàng (Pedro) Babara và đoạn đường Bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện chia cắt Trị Thiên.

4. Cánh Đông, cánh thứ yếu, sử dụng tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công (31, 25), 1 Tiểu đoàn pháo, 4 đại đội địa phương, đoàn 126 Hải quân do Bùi Thúc Dưỡng trưởng phòng đặc công chiến dịch chỉ huy, có nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiêu diệt căn cứ Hải quân Cửa Việt, phá kế hoạch bình định ở Triệu Phong, thọc sâu vào đông bắc Ái Tử.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-tra15

PHÓNG ĐỒ CUỘC TẤN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT
VÀO CÁC VỊ TRÍ QL/VNCH TẠI QUẢNG TRỊ NGÀY 30-3-1972

Đến ngày 26-3-72, mọi chuẩn bị cho chiến dịch cơ bản hoàn thành. Cục vận tải, đoàn 559, đoàn vận tải QK4 cùng hàng ngàn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến của Quảng Bình, Vĩnh Linh đã chuyển được hàng chục ngàn tấn hàng phục vụ chiến dịch.

Sáng ngày 30-3-72, Bộ Tư lệnh chiến dịch quân đội Bắc Việt họp lần cuối để khai triển kế hoạch. Trưởng phòng Quân Báo của mặt trận báo cáo Trung đoàn 56 đang trên đường đến thay quân ở Fuller. Tướng Tấn nhận định như vậy kế hoạch chưa bại lộ nên đã cho giờ nổ súng sớm hơn, tức 11 giờ 30.

Tuy vậy lúc 10 giờ 30 khi TD. 2/56 lọt vào ổ phục kích của TD.3/27, SD.308, Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh nổ súng (sớm hơn kế hoạch 1 giờ).

Đến 11 giờ 30 khi giờ G khởi điểm, hàng trăm khẩu pháo 130 ly, HT. 122 đồng loạt nã đạn vào 14 căn cứ phòng thủ của Sư đoàn 3 và Thuỷ Quân Lục Chiến.

Đến 10 giờ sáng 31-3-72 căn cứ Fuller bị tràn ngập, tại phía Bắc, dưới áp lực nặng nề của pháo binh và bộ binh vây ép. Tiểu đoàn 2/2 phải bỏ Cồn Tiên rút vào căn cứ C2, đồng thời TD 2 và 3/57 về căn cứ C1. Tại cánh đông, đoàn 126 Hải quân đã ồ ạt tấn công duyên đoàn 11 và khống chế cảng Cửa Việt, cùng lúc Tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công 25, 31, 4 đại đội địa phương Quảng Trị và 1 Tiểu đoàn pháo phối hợp đã làm tan rã các đơn vị địa phương quân, nghĩa quân tiểu khu Quảng Trị tại phía bắc sông Thạch Hãn. Tại cánh tây, được xem là cánh trọng yếu của chiến dịch, từ trưa ngày 30-3-72, tất cả các khẩu pháo 130 ly của 2 Trung đoàn 68, 38 và 2 Tiểu đoàn hoả tiễn đều tập trung nhắm vào Carroll, Mai Lộc, Holcomb, Ba Hô, Sarge, riêng tại 2 căn cứ sau do TD 4/147 trú đóng đã bị gần 1000 quả đạn, đồng thời cho Trung đoàn 9 và 66/304 ồ ạt tấn công, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đôi bên thiệt hại nặng nề, đến 10 giờ 45 đêm 31-3-72, căn cứ Sarge di tản và 4 giờ sáng 1- 4 -72, TD4/TQLC cũng phải rút khỏi Ba Hô. Tại Khe Gió trên QL 9 nơi trú quân của TD 3/56, trưa 31-3 một bộ phận của Trung đoàn 9/304 đã tấn công tràn ngập, cùng lúc căn cứ Holcomb do TD 8/147 trấn giữ đã bị 2 Trung đoàn 1 và 2/324 tấn công dữ dội, buộc phải rút về căn cứ Phượng Hoàng.

Trong ngày 31 - 3 BTL/QD1 điều TD7 TQLC tăng cường cho LD147 tại Mai Lộc. TD3/258 từ Nancy được điều đến giữ an ninh QL9 đoàn Đông Hà – Cam Lộ. BCH Lữ đoàn 258 TQLC cùng TD 6 được điều động đến căn cứ Ái Tử, trong đêm, Bộ Tham mưu Sư đoàn 3 triệt thoái vào Cổ Thành Quảng Trị .

Qua ngày 2 – 4 - 72, BTL/SD3 dồn nổ lực gom quân thiết lập hệ thống phòng thủ mới theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc, Phượng Hoàng. Tuy nhiên sau khi chiếm xong các căn cứ, quân đội Bắc Việt tiến chiếm chi khu Cam Lộ, đồng thời dồn mọi nỗ lực đánh vào Caroll và Mai Lộc.

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 2 – 4 - 72, không chịu nổi áp lực nặng nề của pháo và bộ binh vây khốn, Trung tá Phạm văn Đính , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 đã liên lạc với quân đội Bắc Việt xin đầu hàng cùng với 1500 binh sĩ.

Biến cố này đã gây kinh hoàng và chấn động đến tinh thần chiến đấu của toàn binh sĩ trong vùng. Mất Carroll, căn cứ Mai Lộc nơi đặt BCH/LD147/TQLC liên tục bị pháo kích và tấn công, đến 10 giờ đêm 2 - 4 toàn bộ rút về Đông Hà và lui tuyến sau tại tổ chức.

Vào lúc 9 giờ sáng 2-4, 20 chiến xa T54 từ hướng bắc theo QL1 tiến vào Đông Hà . TD 3/ TQLC với toàn chống chiến xa trang bị đại bác 106 được lệnh phải tử thủ bằng mọi giá. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, bộ binh BV cũng chiến xa với sự yểm trợ của các loại pháo, hoả tiễn địa không Sam 2 đã trực diện với TQLC có DB 106, M72 chống chiến xa, pháo binh, hải pháo, phi cơ các loại. Cuộc tấn công bị chận lại ở phía bắc sông, đến 4 giờ 30 chiều, toán công binh TQLC đã giật sập cầu Đông Hà.

Sau 4 ngày tấn công của quân đội Bắc Việt, 14 cứ điểm từ hướng Bắc, Tây, Tây Nam và 3 chi khu đã phải rút bỏ, QLVNCH tại giới tuyến mất nguyên 1 BCH Trung đoàn, 7000 binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt hoặc thất lạc đơn vị . Trên 50.000 đồng bào thuộc các huyện Cam Lộ, Hương Hoá, Gio Linh đã bỏ nhà cửa, ruộng vườn với hai bàn tay trắng đổ dồn ra QL1 và 9 để chạy về Quảng Trị, nhiều cái chết thê thảm đã xảy ra!

Ngày 2 – 4 - 72, TT Nguyễn văn Thiệu ra Huế đã chỉ thị cho các Tư lệnh tăng cường lực lượng để bằng mọi giá cầm chân đối phương trên tuyến phòng ngự Đông Hà , Ái Tử, Phượng Hoàng, La Vang.

Ngày 3 – 4 - 72 đã không vận BTL/SD/ TQLC và LD 369 từ Saigon ra Mỹ Chánh, hôm sau Bộ chỉ huy BDQ cùng 3 Liên đoàn 4,5,6 từ QK2 và QK4 cũng đã đến Quảng Trị . Tất cả các lực lượng trên được phối trí như sau: Tại Đông Hà, Lai Phước do Trung đoàn 57, 2 Liên đoàn 4 và 5 BDQ, 2 Thiết đoàn 17, 20 đảm trách dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Trọng Luật – Trung đoàn 2 trách nhiệm khu vực nam Ái Tử đến bờ bắc sông Thạch Hãn, Liên đoàn 1 BDQ phòng thủ thị Xã Quảng Trị, lập phòng tuyến phía nam sông Thạch Hãn. Lữ đoàn 258 tại phía tây CC/Ái Tử và Phượng Hoàng. Tất cả các đơn vị này đều đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh SD/23BB mặc dầu SD/ TQLC có đến 2 Lữ đoàn tham chiến và Bộ chỉ huy BDQ với 3 Liên đoàn, đây là một sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật chỉ huy, bởi thế đã có nhiều trường hợp các đơn vị này chỉ thi hành lệnh sau khi gặp chỉ huy đơn vị gốc chấp thuận.

Về phía QDBV, BCH/ CD nhận định tuy QLVNCH tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần hoang mang giao động, nếu đánh nhanh đánh mạnh sẽ tan vỡ mau chóng do đó đã ra lệnh cho các SD tấn công vào trung tâm phòng ngự theo 3 hướng:

- SD 308 được tăng cường thêm Trung đoàn 48 sẽ tấn công Đông Hà – Lai Phước

- SD 304 tấn công căn cứ Ái Tử, Cầu Quảng Trị

- SD 324 tấn công căn cứ Phượng Hoàng La Vang cắt giao thông trên QL1 từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, Mỹ Chánh

Tại Cánh Đông, ngoài lực lượng hiện có ở giai đoạn 1, được tăng cường thêm Trung đoàn 27 để chiếm giữ cho được khu vực quận Triệu Phong.

Đúng 15 giờ ngày 8 - 4, tất cả các Trung đoàn pháo và hoả tiễn được lệnh nổ súng nhắm vào các mục tiêu trên. Vào lúc 5 giờ sáng 9 - 4, SD 308 và Trung đoàn 102 chiến xa đã ồ ạt tấn công tuyến phòng thủ của BDQ và Lữ Đoàn 1 Kỵ binh tại Đông Hà, đồi Quai Vạc (cây số 6 trên QL 9) nhưng trước sự chiến đấu kiên cường dạn dày kinh nghiệm của BDQ, tuyến phòng thủ này vẫn giữ vững. Cùng giờ tại phía tây Ái Tử, Trung đoàn 24/SD304 cùng một TD xe tăng đã tấn công căn cứ Phượng Hoàng do TD 6/TQLC trú đóng. Nhờ hoả lực phi pháo yểm trợ kịp thời chính xác, các mũi tấn công đều bị đẩy lùi. Lần đầu tiên tại chiến trường VN, xe tăng M48 đã đụng đầu với T 54. Trận đánh ngày 9 - 4 tại căn cứ Phượng Hoàng là một cuộc hợp đồng binh chủng phi xa bộ pháo tuyệt vời nhất của QLVNCH. 13 trong số 16 xe tăng bị bắn cháy tại chỗ, 2 chiếc còn nguyên vẹn được TQLC kéo về Ái Tử, sau đó đưa về Saigon triển lãm .

Như vậy sau 2 ngày mở cuộc tấn công đợt 2 vào tuyến phòng thủ Đông Hà, Ái Tử, Phượng Hoàng, các đơn vị BV đã không đạt được kế hoạch mà còn bị tổn thất nặng do QLVNCH thay đổi phương thức tác chiến mới là phòng thủ di động liên hoàn, phối hợp hoả lực nhịp nhàng chính xác, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Tại Ái Tử, ngày 23 - 4, LD147 đến thay LD258.

Từ ngày 10 –> 26/4, chiến trường tương đối ở mức trung bình QDBV chỉ mở những đợt tấn công thăm dò nhằm phát hiện quy luật và kỹ thuật tác chiến của QLVNCH đồng thời để ổn định phương tiện và phương án tấn công, quyết đạt được mục tiêu đã đề ra lúc ban đầu.

Đúng 5 giờ 30 sáng 27 – 4 - 72, QD/BV đã tập trung tất cả các loại pháo cối 130, D74, lựu pháo 155, 122, 100, 105, cối 160, 120, hoả tiễn BM14, A12, H12, DKB đồng loạt bắn vào Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang và thị xã Quảng Trị, 20 phút sau, 3 Sư đoàn bộ binh, 2 Trung đoàn xe tăng được lệnh xung phong: SD308 điều Trung đoàn 102 với một TD xe tăng tấn công cầu Lai Phước, 2 Trung đoàn 36 và 88 tiến thẳng vào Đông Hà.

Đến 10 giờ 30 ngày 28 - 4, QD/BV đã làm chủ Đông Hà - Lai Phước. tại khu vực Ái Tử, Quảng Trị, SD304 điều Trung đoàn 66 chiếm Tích Tường, Như Lệ, khai triển về hướng Cầu Ga, chận đường lui quân trên QL1 đồng thời cho 2 Trung đoàn 21, 48 và một Trung đoàn xe tăng tiến thẳng vào Ái Tử. Trước áp lực nặng nề của hoả lực và quân số đông gấp bội, ngày 30 – 4 - 72, LD147 phải rút vào thị xã Quảng Trị . Trong lúc 2 Sư đoàn 304, 308 tấn công Đông Hà- Lai Phước, Ái Tử, SD324 âm thầm hành quân chiếm lĩnh các khu vực trọng yếu phía tây QL1 từ Hải Lâm đến Mỹ Chánh nhằm cắt đường tiếp từ Huế ra và lui quân từ cổ thành Quảng Trị . Riêng tại Cầu Nhùng, Mai Đàn đã sử dụng nguyên Trung đoàn 1 để tấn công, Trung đoàn 2 hướng Bến Đá . Nhiều trận đánh đẫm máu, ác liệt đã xảy ra, SD 324 khống chế được hoàn toàn đoạn đường này đặc biệt từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, tất cả hoả lực đều bắn xả xuống khi phát hiện có sự di chuyển bất chấp đó là xe hàng, xe cứu thương hay dân thường.

Ba SĐ/QBV đang tạo thế gọng kềm vây ép những khu vực còn lại trong lúc pháo binh tập trung huỷ diệt thị xã (chỉ trong cổ thành đến lúc rút đi vẫn chưa bị quả đạn nào!), một số đông binh sĩ đã bỏ đơn vị đưa gia đình di tản. Tinh thần quân dân giao động mạnh, lực lượng tăng viện không có, SD1 Không quân không được phép bay qua sông Mỹ Chánh.

Trước tình hình đó, sáng 1 – 5 - 72, Chuẩn tướng Vũ Văn Giai họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn cùng chỉ huy các binh chủng tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị. Sau khi các đơn vị trong cổ thành ra khỏi theo hướng Trí Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng đến giữa trưa, 3 trực thăng CH54 đã bốc tướng Giai và các cố vấn vào Huế (Tướng Giai sau đó được giải giao về SG ra toà án quân sự mặt trận, tước đoạt binh quyền và giam ở khám Chí Hoà cho đến năm 75).

Đến 14 giờ 30, LD147 và LD1KB rút khỏi Quảng Trị . Ngày 2 – 5 - 72 phòng tuyến cuối cùng của QLVNCH là sông Mỹ Chánh.

Ngày 4 – 5 - 72 trên tờ nhật báo Pacific Stars and Stripes của quân đội Hoa Kỳ, người ta đọc được bức thư của Tướng Giai bằng Anh ngữ, trong đó ông viết: “… Tôi chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử và pháp luật về cuộc triệt thoái này. Thị xã Quảng Trị đã hoang tàn đổ nát. Lương thực, đạn dược và nhiên liệu dự trữ đã cạn . Các đơn vị tác chiến đã quá mệt mỏi. Tôi thấy không còn lý do nào chính đáng để ở lại bảo vệ những hoang tàn đổ nát ấy. Tôi ra lệnh cho các đơn vị dưới quyền triệt thoái trong trật tự, để tái củng cố lực lượng, thiết lấp phòng tuyến và mặt trận mới, để tấn công lại đối phương, nếu chúng vẫn còn duy trì cuộc chiến tranh đầy sai trái này…"

HUE, Vietnam (UPI) --The commander of a South Vietnamese division routed in the fighting in Quang Tri Province issued an emotional letter Tuesday night claiming "full responsibility" for the retreat.
In what he called a "letter from the heart" to men of the 3rd Div. at Hue, Brig. Gen. Vo Van Giai declared:
"The capital of Quang Tri Province is in ruins. Our food, our ammunition and all our fuel supplies are gone. Our force is exhausted.
"I see no further reason why we should stay on in this ruined situation. I ordered you to withdraw in order to fortify our units again from a new front to annihilate remaining Communist forces if they still engage in this wrongful war."
The letter was unprecedented in the Vietnam conflict. In it, Giai declared, "I bear full responsibility for history and the law for this withdrawal."
Giai has set up a new headquarters base about 18 miles north of Hue, the former imperial capital on Highway 1, about 400 miles north of Saigon.

SOURCE: http://www.thebattleofkontum.com/stars/083.html



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcSqYyFlL-_31mN70OZKGWmjE2DFbhGGyp857icU3tP9NyrT5Bpk

III. TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ:

Trước tình hình khẩn trương, có nguy cơ QD/BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên Huế, trong khi Tướng Lãm cùng Bộ Tham Mưu của ông không còn khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.

Ngày 1 – 5 - 72 Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 1.

Ngày 4 - 5 Đại tá Bùi Thế Lân thay Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh SD/TQLC.

Ngày 5 - 5 Tướng Nguyễn Duy Hinh giữ chức vụ Tư lệnh SD/3BB (Sư đoàn này được đưa về Phú Bài tái huấn luyện và bổ sung, đến cuối năm vào hoạt động tại chiến trường Quảng Đà). Tình huống lúc này rất phức tạp: hàng trăm ngàn dân QT lánh nạn đổ dồn về Huế – Đà Nẵng, một số quân nhân bỏ đơn vị gây cảnh phi pháp hỗn loạn trên đường phố Huế, trinh sát, đặc công VC trà trộn tuyên truyền rỉ tai, bạo động, đốt chợ Đông Ba… một số căn cứ do SD1 trấn giữ ở tây Huế đã bị chiếm… tất cả tạo nên những nỗi hoang mang lo sợ cho dân và giảm tiềm năng chiến đấu của binh sĩ. Để đối phó với tình hình ấy, Tướng Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là phòng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị .

Tuyến Mỹ Chánh lúc này do Lữ đoàn 2 Dù, Liên đoàn 1 BDQ và 2 Lữ đoàn TQLC trấn giữ. Từ trung tuần tháng 5, SD/TQLC với sự phối hợp yểm trợ của Hạm đội 7 đã mở những cuộc hành quân trực thăng vận và đổ bộ vào hậu tuyến của Quân đội BV, đồng thời QD/BV cũng cho các SD với chiến xa yểm trợ dàn trận tấn công trên toàn tuyến: những trận đánh dữ dội, thảm khốc xảy ra, thiệt hại cả đôi bên rất lớn.

Ngày 22 - 5 Bộ TTM đã tăng cường BTL Sư đoàn Dù và LD 3 Dù.

Bước vào tháng 6, SD/TQLC bắt đầu mở những cuộc hành quân tiến ra phía Bắc, cho đến ngày 18 - 6 đã lập phòng tuyến mới phía ngoài Mỹ Chánh 4 cây số .

Ngày 28 - 6, BT/LQD1 khai diễn cuộc hành quân Lam Sơn 72 với Sư đoàn Dù hướng tây và SD/TQLC hướng đông QL1 dàn hàng ngang tiến thẳng ra hướng thị xã Quảng Trị. Có thể đây là trận chiến vĩ đại, khốc liệt gay cấn nhất trong lịch sử chiến tranh quốc cộng, khi lực lượng tham chiến mỗi bên lên đến cấp quân đoàn với những phương tiện tối tân hiện đai. Các SĐ/QBV hành quân trên vùng đồng bằng và cồn cát đã bị phi cơ chiến lược, chiến thuật, pháo binh gây thiệt hại nặng, tăng pháo bỏ lại ngổn ngang. Chỉ sau 1 tuần hành quân, với sự yểm trợ hoả lực tối đa của Hoa Kỳ, 2 Sư đoàn Tổng Trừ Bị của QLVNCH đã hoàn toàn tái chiếm Hải Lăng, đẩy lui 4 Sư đoàn QD/BC 320, 325, 303, 308 về khu vực chung quanh thị xã và một phần quận Triệu Phong.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-tra16

Thị xã và Cổ thành Quảng Trị lúc này trở thành vật mặc cả tại bàn hội nghị Paris, cả hai bên đều muốn có những thành quả để tạo ưu thế trong cuộc họp ngày 27-7-72. Từ trung tuần tháng 7, QD/BV đưa sư đoàn trừ bị cuối cùng, SD 312 ra mặt trận, nâng lực lượng tham chiến lên đến 6 Sư đoàn, đồng thời điều thêm Trung đoàn 95/325 vào tăng viện cho Trung đoàn 48 đang chốt giữ Cổ thành và thị xã. Về phía QLVNCH, BTTM dự tính đưa ra 1 Sư đoàn Bộ binh từ vùng 4 ra tăng cường nhưng sau cùng phải huỷ bỏ vì có quá nhiều trở ngại từ chiến thuật, tiếp vấn đến tâm lý binh sĩ.

Hai mũi tấn công của QLVNCH khi tiến gần vòng đai thị xã đều phải khựng lại vì những tổ chốt liên hoan dày đặc của quân đội BV đặc biệt là tại ngã ba Long Hưng, ngã tư Thạch Hãn, Nhà Ga. Sau mấy tuần liên tục tấn công, Lữ đoàn 3 Dù quá mệt mỏi và bị một số tổn thất, ngày 27 - 7 được lệnh lui về tuyến sau nhường khu vực hoạt động cho LD 258/ TQLC, như vậy toàn bộ SD/TQLC từ 3 hướng đang nhắm vào Cổ thành .

Ngày 29 - 7 hoả lực Việt Mỹ bắt đầu trận tập kích phong lôi vào khu vực 4 cây số vuông của thị xã bằng phi cơ chiến lược, chiến thuật, hải pháo, pháo binh. Vùng ngoại vi Long Hưng, Thạch Hãn, Nhà Ga đến Trí Bưu, An Tiêm, Quy Thiện hầu như đã thanh bình địa. Lực lượng hai bên tranh nhau từng căn nhà, đoạn hào, gầm cầu, hố đất, cống rãnh, khai thác tối đa hoả lực để tiêu diệt quân bộ chiến. Trận đánh cam go dai dẳng suốt 2 tháng trời.

Qua đầu tháng 9, BTL/QD1 điều 2 Liên đoàn BDQ thay tuyến phòng thủ của Lữ đoàn 147 ở hướng Bắc, tập trung 2 Lữ đoàn 147, 258 cùng thiết giáp tấn công dứt điểm thị xã và Cổ thành Quảng Trị . QD/BV cùng nổ lực tăng cường lực lượng và đích thân Tư lệnh phó chiến dịch xuống hành quân với các Sư đoàn, quân số trong thành cổ lên đến 8 Tiểu đoàn.

Nhưng trong lúc này ở Quảng Trị bắt đầu chuyển mùa, mưa lũ liên miên, QD/BV gặp nhiều khó khăn trong công sự phòng thủ, hầm hào vừa bị ngập nước, vừa bị hoả lực phi pháo tập trung huỷ diệt, các cánh quân của TQLC đã làm chủ thị xã, dồn lực lượng đối phương vào gọn trong thành cổ và bị thiệt hại nặng, theo tài liệu chính thức của phòng Quân lực mặt trận, trung bình hàng ngày có trên 100 người chết, chưa kể số bị thương, trong lúc đó hoả lực yểm trợ giảm và đường tiếp tế bị cắt… Những ngày trung tuần tháng 9 đã xảy ra biết bao trận cận chiến đẫm máu dưới chân cổ thành, trận chiến một mất một còn giữa TQLC và 8 Tiểu đoàn CS/BV. Nhằm cứu nguy tình trạng bi đát này, BTL chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 18/325 vượt sông sang thị xã quyết giữ thành cổ, nhưng nước sông Thạch Hãn dâng cao, hoả lực Việt Mỹ khống chế liên tục, cuộc chuyển quân không thực hiện được.

Chiều 15-9 các đơn vị TQLC đã cắm cờ trên Cổ thành và ngày 16-9 đã làm chủ hoàn toàn thị xã.

Cả thế giới đang hướng về Quảng Trị, dưới ánh mắt tò mò trông đợi để nhìn mặt kẻ thắng người thua trên một canh bạc, những phóng viên rình rập hàng giờ để tranh nhau chớp cho được bức ảnh đầu tiên khi dựng một ngọn cờ. Riêng người Quảng Trị tâm tư bồn chồn, ngóng chờ một khoảng lặng yên tiếng súng để trở về, nhưng họ có thấy gì đâu, một nỗi chết bao trùm trái dài từ đại lộ kinh hoàng đến thị xã, mà có còn cái gì để gợi nhắc một thành phố hay không? “Những sự kiện kinh hoàng nhất đã xảy đến, những thống khổ đoạ đày nhất đã hiện hiện, tất cả tàn khốc chất ngất chiến tranh đã ào xuống trên Quảng Trị ! ”.

Người dân mất hết, ngơ ngác quẩn quanh để định vị trí ngôi nhà của mình, nhưng mọi thứ bây giờ chỉ là đống gạch vụn khổng lồ, chẳng có ngôn từ nào đủ ý để diễn đạt hết mức độ tàn phá và nỗi u uất trong lòng người …

Cả hai phe đều mở tiệc mừng, tưởng thưởng công lao, tung hô chiến thắng và làm cuộc thống kê: người ta đếm những xác chết, những tấn bom đạn, phương tiện chiến tranh, công trình xây dựng bị phá huỷ… nhưng có biết bao điều không đếm được tiềm ẩn trong tận đáy tâm hồn, lúc chùng xuống, khi dâng lên nghẹn ngào... Người Quảng Trị mất đến cả những dấu tích của ký ức, họ trở về, ngậm ngùi rồi cất bước. Trong tang thương, ngút ngàn khổ ải, họ tự hỏi sao định mệnh quá khắt khe với một vùng đất khô cằn cùng những con người chơn chất đến thế !?

Năm 72 đã tạo nên một nỗi đau của dân tộc và một cái tang, một mất mát lớn lao trong mỗi người dân Quảng Trị.

TỔNG HỢP TỪ CÁC TÀI LIỆU:

- Quảng Trị 72 của Sở Văn Hoá Thông Tin Quảng Trị
- Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam
- Bài viết: “ Thuỷ Quân Lục Chiến VN và trận chiến Xuân Hè 72 tại vùng I Chiến thuật ” của Trần văn Hiển – Trưởng phòng 3SD/TQLC

Lê Văn Trạch - SĐ3BB


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Kydaihue.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Apr 13, 2013 2:29 am

.
Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị 1972






Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Cothanhqt

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcR2iRhir0VMvNSOpiTRqApk_AMyB12ndd2G6Z4wrWMZHIqPvn3h
.
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Z
Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang cầu nguyện
tại Vương Cung Thánh Đường La Vang ngày 20 tháng 9,1972


Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt đầu lúc 19 giờ ngày 28/06/1972 và chấm dứt lúc 12g45 ngày 25/07/1972, 27 ngày chiến trận đối với đối với Sư đoàn Nhảy Dù; Từ ngày 08/09/1972 đối với Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày 16/09/1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcRI4hSjXysglkHgQIjFIMjS1itegH0j-NtpTF95X0sWxJdsm6so
***

Ngày 24/02/1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Chienthangquangtri001
.
 

Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ Thành Quảng Trị: Bức Tường Thành Oan Trái   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 2:37 pm

Cổ Thành Quảng Trị: Bức Tường Thành Oan Trái


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Nhaydu-qt01-453x359
Cổ Thành Quảng Trị

Tưởng niệm tiểu đội tiền thám nhảy dù:

Ðây là bài viết thứ 7 trong loạt bài tìm hiểu về trận thư hùng Nam Bắc tại Quảng Trị vào mùa hè 1972. Chúng tôi đã viết về sư đoàn 3, về TQLC, Pháo binh, về miền Trung, về xứ Quảng, về tình yêu, đêm đen. Nay viết về nhẩy dù và sẽ còn tiếp theo với Biệt động quân, không quân, thiết  giáp sư đoàn 1…

Riêng đoản văn này thực hiện được là nhờ thêm tài liệu của thiếu tá Trương đăng Sỹ hiện định cư tại Úc Châu. Cách đây 37 năm ông là đại úy đại đội trưởng đại đội 51 của tiểu đoàn 5 nhẩy dù. Ðơn vị đã trải qua nhiều cay đắng bên bức tường thành oan trái của tiểu khu Quảng Trị.

Từ Úc Châu, thiếu tá Sỹ đã viết những lời hết sức đau thương. Ông viết rằng: “Nhẩy dù đã đánh vào Cổ Thành như thế đó. Bằng tất cả hỏa lực và xương máu. Bằng tất cả quyết tâm của tuổi trẻ hiến dâng cho tổ quốc. Quyết tâm dựng bằng được lá quốc kỳ “.

Và lời than vãn 37 năm sau đã nhắc lại: “Trong lúc thủy quân lục chiến chuẩn bị làm lễ thượng kỳ, ghi dấu chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị thì cũng có 1 người âm thầm tưởng nhớ các chiến sĩ của đại đội 51 ”.

Như vậy thì ý nghĩa của trận dứt điểm Quảng Trị tại Cổ Thành quả thực là 1 vấn đề hết sức quan trọng. Dù muốn dù không, tinh thần thi đua sống chết với bom đạn, thi đua lập chiến công các sư đoàn bộ binh, giữa các đơn vị tổng trừ bị là chuyện mà lịch sử không thể bỏ qua được.Trước khi vào bắt đầu, xin hãy cùng người đại đội trưởng năm xưa, chúng ta tưởng nhớ đến tiểu đội thám sát tình nguyện mang màu hoa dù mũ đỏ đã hy sinh đợt đầu tiên tại Cổ thành Ðinh công Tráng. Những cái chết oanh liệt và rất cô đơn đó sẽ được kể lại trong những đoạn sau.

Diễn tiến tin chiến sự:

Chúng tôi sẽ không viết về chi tiết của cuộc chiến. Bài viết này không phải đơn thuần dành cho các nhà quân sự, không phải chỉ dành cho giới chiến binh. Ðây là bài viết cho mọi người, cho gia binh, cho thế hệ tương lai. Xin được thông cảm. Câu chuyện sẽ trình bầy đơn giản và bây giờ xin kể lại từ đầu.

Trong chiến tranh Việt Nam có 2 kỳ chiến sự bộc phát mãnh liệt.

Năm 1968 Tết Mậu Thân, cộng sản đánh theo kiểu nổi dậy từ bên trong. Hoa Kỳ có tham gia chiến trận với Việt Nam Cộng Hòa. Sau 50 ngày quân ta dẹp tan phe địch ở khắp nơi.

Qua đến mùa hè 1972 địch mở 3 mặt trận. Riêng quân khu I, địch tấn công trực tiếp qua giới tuyến. Trong nội tháng 4-1972 Bắc quân chiếm toàn thể lãnh thổ Quảng Trị. Bên ta rút lui từ sông Bến Hải về sông Thạch Hãn, rồi từ sông Thạch Hãn về sông Mỹ Chánh. Qua tháng 5-1972 miền Nam chỉ còn giữ được Thừa Thiên và Huế. Cuộc lui binh Quảng Trị được coi như thất bại đau thương. Các đơn vị thủy quân lục chiến, bộ binh, biệt động quân, pháo binh, thiết giáp, địa phương quân và dân chúng đều phải chạy về miền Nam.



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 9k=

Tháng 4-1972 cũng đã là 1 tháng tư đau thương.

Nhờ 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến còn giữ vững phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Nhờ sư đoàn 1 bộ binh giữ được mặt trận phía tây Thừa Thiên. Kinh thành Huế còn sống, đứng bất động đợi chờ. Cộng sản với đà chiến thắng mạnh mẽ cũng đã hết sức nên phải dừng lại chỉnh đốn binh mã.

Tháng 5-1972 là tháng miền Nam phục hồi. Tháng 6-1972 đại quân tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy quân lục chiến cùng vượt sông Mỹ Chánh để bắt đầu trận phản công. Có thiết giáp, pháo binh, Biệt động quân cùng tham dự. Rõ ràng là cuộc hành quân Bắc tiến thực sự. Không quân Việt Mỹ bao vùng, thêm hải pháo từ đệ thất hạm đội Hoa Kỳ ở biển Ðông.

Cuộc tiến quân tháng 6 của miền Nam coi như thành công. Quân sử của miền Bắc đã phê bình nội bộ cho rằng phe cộng sản đã không bám đất, giữ trận tuyến ngay từ bờ bắc sông Mỹ Chánh. Ðể đến khi miền Nam dồn địch lên phía bắc thì quá muộn. Tuy nhiên, vì nhu cầu hòa đàm, địch vẫn phải sống chết bám lấy Cổ thành Quảng Trị.

Từ Paris phe ta phe địch, cả hai bên đều theo chiến thuật đánh đánh, đàm đàm. Việt Nam Cộng Hòa, Giải phóng miền Nam, cộng sản Hà nội và Hoa kỳ đều chờ tin tức trận Quảng Trị. Ðại tá Ðỗ đức Tâm, hàng ngày chạy qua bộ tổng tham mưu nghiên cứu thật kỹ bản đồ trận liệt miền hỏa tuyến để nhật tu phòng hành quân riêng của tổng thống Nguyễn văn Thiệu tại dinh Ðôc Lập. Trên bản đồ của tổng thống có các dấu hiệu theo dỏi xuống đến cả cấp tiểu đoàn.

Trung tướng Thiệu gọi điện cho tướng Trưởng mỗi ngày và đồng thời nhận điện từ tin tức hòa đàm Paris. Từ Hà Nội, Lê Duẩn nhấp nhỏm theo dỏi tình hình từ các cấp chỉ huy mặt trận tại Quảng Bình rồi lại chờ báo cáo của Lê đức Thọ từ Pháp. Cố vấn Mỹ từ Saigon bay ra Huế rồi đi trực thăng đến bờ sông Mỹ Chánh nói chuyện với tòa đại sứ. Ông đại sứ gọi thẳng qua Pháp cho Kissinger. Báo cáo sau cùng, nhẩy dù Việt Nam đã tiến vào thị xã Quảng Trị. Tin tức trên trang nhất của báo chí Hoa Kỳ loan báo trận chiến quyết định sắp sửa mở màn. Mục tiêu sau cùng là Cổ thành Ðinh Công Tráng. một nhu cầu chính trị. Lúc đó vào đầu tháng 7-1972, sư đoàn Thủy quân lục chiến Việt Nam với 3 lữ đoàn có chiến xa và pháo binh đã nhẹ nhàng làm chủ tình thế mặt trận phía duyên hải. Vị tân tư lệnh thủy quân lục chiến là chuẩn tướng Bùi thế Lân.

So với Nhẩy Dù, TQLC quân số đông hơn, và từ đầu năm 72, mũ xanh tổn thất nhẹ hơn sư đoàn mũ đỏ. Phần vụ của Sư đòan nhẩy dù xem chừng cay đắng hơn vì từ trục tiến quân trên quốc lộ bây giờ phải xoay ngang cánh mặt để giải quyết khúc xương chính của chiến trường. Thị xã và Cổ thành. Lúc đó trung tướng Dư quốc Ðống, gốc Rạch giá vẫn còn giữ chức vụ tư lệnh nhẩy dù với 3 lữ đoàn tác chiến chuẩn bị dứt điểm mục tiêu sau cùng bên bờ sông Thạch Hãn. Một lữ đoàn giữ phòng tuyến quốc lộ và chặn địch phía Tây, vùng cận sơn. Một lữ đoàn trừ bị. Trách nhiệm tấn công giao xuống đại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn 2 nhận nỗ lực chính. Ðại tá Lịch quê Nam Ðịnh, một đời chinh chiến đi lên từ trung đội trưởng. Tiểu đoàn trưởng pháo binh nhẩy dù là Bùi Ðức Lạc, yểm trợ trực tiếp cho lữ đoàn 2. Ðến trung tuần tháng 7 thì nhẩy dù đã giải tỏa xong thị xã Quảng Trị, nhưng chưa tính đến tòa thành cổ. Ðịch tăng cường mạnh mẽ và rút vào cố thủ bên trong. Pháo địch bắn liên tục chung quanh phía ngoài. Bom đạn bên ta ngày đêm cầy nát bên trong. Mặc dù sư đoàn mũ đỏ tinh thần rất cao, nhưng thương vong tổn thất suốt năm qua đã quá mệt mỏi. Tạm thời dừng chân bên ngoài Cổ Thành và bàn thảo phương cách tấn công.



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 2Q==

Buổi họp hành quân lịch sử

Hôm đó là ngày chủ nhật 16 tháng 7 năm 1972. Tất cả các sỹ quan chỉ huy cao cấp tham dự hành quân đều có mặt với sự chủ tọa của trung tướng Ngô quang Trưỡng tư lệnh quân đoàn. Chỉ thị sau cùng là thay quân. Sư đoàn nhẩy dù bàn giao ngay mặt trận Quảng Trị cho thủy quân lục chiến để lãnh nhiệm vụ khác.

Tướng Bùi thế Lân, tân tư lệnh của sư đoàn thủy quân lục chiến có thể đã được biết nhiệm vụ mới nên không có gì thắc mắc. Phía bên nhẩy dù, tư lệnh Dư quốc Ðống lắng nghe ý kiến của Lữ đoàn trưởng Trần quốc Lịch ghé bên tai và gật đầu đồng ý. Ðược phép vị tư lệnh sư đoàn, ông Lịch bầy tỏ ý kiến khi phải bàn giao nhiệm vụ. Ðại tá lữ đoàn trưởng nhẩy dù trình bầy các giải pháp đánh vào Cổ thành và đề nghị cho phép mũ đỏ tiếp tục hoàn tất nhiệm vụ.

Tướng Ngô quang Trưởng nói rằng đây là lệnh của thượng cấp. Ai cũng hiểu rằng ông nói đến tổng thống Nguyễn văn Thiệu. Nói xong, ông tạm lui vào phòng bên cạnh. Một lát sau, tướng Trưởng quay trở ra và cho biết: thượng cấp quyết định lui lại hơn 1 tuần sau. Ngày 27/7/1972 mặt trận Quảng Trị sẽ được bàn giao giữa sư đoàn Dù và sư đoàn Thủy quân lục chiến. Và ông nói tiếp: Thượng cấp nói rằng bên Thủy quân lục chiến đã rút lui tại Quảng Trị, bây giờ phải giao trách nhiệm cho anh em lấy lại Cổ Thành. Nếu không thì về sau làm sao người ta đánh giặc. Với câu nói đó, bên nhẩy dù không bình luận gì thêm. Sự hy sinh lớn lao sau này của trận dứt điểm Cổ Thành trong 50 ngày sau cùng đã tổn thất trên 3.000 thủy quân lục chiến. Tuy nhiên, ngay sau hội nghị quan trọng kể trên. Chỉ thị bàn giao chưa ban hành. Các đơn vị nhẩy dù tại tiền tuyến vẫn tiếp tục đánh thêm hơn tuần lễ đẫm máu cuối cùng.

Bây giờ là lúc Lữ đoàn trưởng Trần quốc Lịch kêu trung tá Nguyễn chí Hiếu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 nhận trọng trách lịch sử. Cho quân tiến vào và cắm cờ trên Cổ thành Quảng Trị. Vào 1 buổi tối dừng quân, trung tá Hiếu trịnh trọng trao tay lá cờ cho đại úy Trương đăng Sỹ, đại đội trưởng đại đội 51. Với lời lẽ rất khác thường so với ngôn ngữ nhẩy dù thường lệ. Trung tá Hiếu đã nhắn nhủ người đại đội trưởng tin cậy của ông làm tròn sứ mạng. Nếu công tác hoàn tất, lá cờ lịch sử của nhẩy dù không phải chỉ bay trên nền trời Cổ Thành mà bay cả trên không phận Saigon. Bay cả trên bàn hội nghị Paris.

Và bây giờ xin quý vị nghe ông đại đội trưởng 51 kể lại chuyện 37 năm về trước đã sống chết với lá cờ ra sao.

Bức tường oan trái

Vào những ngày tháng đó, Cổ thành Quảng Trị, với tường thành vững trãi. Tường cao, hào sâu là mục tiêu sau cùng nhưng đồng thời cũng là mồ chôn xác của hàng vạn binh sĩ hai miền Nam Bắc.



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Nhaydu-qt021

Thiếu tá Trương văn Sỹ (Úc Châu)

Chiến binh của đại úy Trương văn Sỹ lúc đó là những người lính ở tuyến đầu. Xuất thân khóa 21 Vỏ bị Ðà Lạt, người thanh niên Cần Thơ của miền sông nước Cửu Long đã sống với mũ đỏ từ Campuchia, Hạ Lào, An lộc và giờ đây dừng bước chân chinh chiến trước Cổ thành Ðinh công Tráng. Ngay phía sau lưng ông là tiểu đoàn phó Bùi Quyền, tiểu đoàn trưởng Nguyễn chí Hiếu rồi lên đến lữ đoàn trưởng Trần quốc Lịch. Sau ông Lịch là tư lệnh sư đoàn Dư quốc Ðống. Cuối cùng là ông tư lệnh vùng Ngô quang Trưởng ngày ngày nhận lệnh trực tiếp từ tổng thống Nguyễn văn Thiệu.

Thanh kiếm miền Nam với mủi nhọn giờ đây đã ở chân Cổ Thành nhưng đuôi kiếm nằm ở dinh Ðộc Lập Saigon. Cây trường kiếm của cuộc phản công với cả 1 hệ thống quân giai rất dài bắt đầu đâm xuống, nhưng tường thành vẫn trơ như đá tảng.

Trong một khoảng khắc, gánh nặng của quốc gia ngàn cân đè lên vai người chiến binh đại đội trưởng ở tầng lớp dưới cùng.

Trên con đường đi đến chân Cổ Thành, đại đội 51 của Trương đăng Sỹ cùng các chiến binh tiểu đoàn 5, các tiểu đoàn tác chiến, biệt kích dù, đơn vị trinh sát đã đổ ra biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu. Ngày nào cũng có tử sĩ và thương binh từ mặt trận chuyển về phía sau. Mỗi thước đất tiến lên đều phải trả bằng nước mắt thương vong.

Trận đánh khốc liệt xảy ra từng ngày. Trên trục tiến quân của đại đội 51 tiểu đoàn 5 nhẩy dù, lính của đại úy Trương văn Sỹ đã giải thoát cho hơn 100 đồng bào dưới hầm trú ẩn tại 1 nhà thờ.

Thành Ðinh công Tráng hình vuông mỗi chiều 1/2 cây số, tường cao 5 thước, mặt thành rộng 5 thước, và hào sâu tới cổ, rộng gần 10 thước.

Từ trong thành địch vẩn cố thủ giử vững trận địa. Phía cổ thành tiếp giáp sông Thạch Hãn, cộng sản đưa quân tiếp viện liên tục ngày đêm.

Trung tuần tháng 7 năm 1972, người đại đội trưởng 51 nhẩy dù trong vai trò mủi nhọn của cây trường kiếm miền Nam, đứng trước bức tường thành oan nghiệt. Nhiệm vụ sau cùng là dựng được ngọn cờ.



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 QUANG+TRI+6

Trận sau cùng của đại đội 51

Khi đã nhìn thấy Cổ thành, đại úy Trương đăng Sỹ cố gắng thi hành nhiệm vụ. Mười mũ đỏ tình nguyện, ông chọn ra 8 chiến binh. Nhắc đi nhắc lại là các em không phải bắt buộc. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi lên đường. Nhờ bom không quân đánh ngay vào tường thành để mở đường. Tường đổ xuống lấp hào sâu cho tiền sát vượt qua. Hạ sĩ nhất Trần Tâm làm trưởng toán. Hồ Khang là học sinh Quảng trị ngày xưa dẫn đường, chú Hậu mang máy đi với Hồ Con và Lê văn Lịch… tất cả 8 chiến binh với sứ mạng ra đi vào lúc tối trời. Ðại đội trưởng khích lệ đàn em. Những điếu thuốc lá quân tiếp vụ chia nhau trước giờ lên đường. Anh luôn luôn ở đằng sau các em. Chuyến này về sẽ cho đi phép Sài Gòn. Phần thưởng cho nhiệm vụ sống chết mà người chỉ huy cấp dưới chỉ có thể dành cho anh em là mấy ngày phép. Hồ Khang cầm lá quốc kỳ. Máy PRC 25 trên vai chú Hậu. Ðại đội thức suốt đêm theo dõi tin tức của tiểu đội trinh sát mở đường. Hai đại đội của tiểu đoàn 5 nhẩy dù sẵn sàng chờ đợi để tiến lên.

Báo cáo của đại úy Trương đăng Sỹ. (1972)
(Trích từng đoạn ngắn)

Toán quyết tử âm thầm lao mình vào đêm đen. Tôi thức theo dõi từng bước đi, thỉnh thoảng cho pháo binh bắn yểm trợ, soi sáng và chỉ hướng. Tiểu đội này phải tránh các ổ kháng cự của địch. Nửa đêm, toán quyết tử báo cáo đã tới sát bờ thành và đang tìm cách lội qua hào: “Nước sâu quá” Hậu thều thào trong máy. Tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ tối đa vào Cổ thành và xung quanh. Ra lệnh tiền quân sẵn sàng xuất phát. Tờ mờ sáng hôm sau, bỗng nhiên tôi nghe tiếng la lớn: “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm, Nhảy Dù muôn năm!” Nghe hiệu thính viên đứt khoảng trong máy: “Quốc Kỳ đã được dựng lên!” Liền sau đó tiếng nổ ầm vang tứ phía. Ðại liên 12 ly 8, AK47, B40. bắn xối xả vào một mục tiêu duy nhất lá Quốc Kỳ! Sau đó lại mất liên lạc, tôi nhanh chóng ra lệnh đơn vị xuất phát và gọi pháo binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu bạn và xin thêm đạn khói bao phủ Cổ thành. Pháo binh địch cũng bắt đầu lên tiếng trả đũa.“Mưa rơi nặng hột (pháo địch mạnh lắm)” Nhưng cho dù mưa rơi dữ dội cách mấy, tôi cũng phải đi. Tôi phải cứu các đệ tử của tôi. Tôi hối thúc Hồ Tường, 52: “Sắp tới rồi, còn không đầy 100m nữa thôi, nhanh lên”. Tôi và Hồ Tường song song tiến thẳng lên Cổ Thành, xin thêm lá Quốc Kỳ thứ hai. Nhưng thành dày khoảng 5m, cao 5m và được bao bọc bằng hào sâu tới cổ, rộng gần 10m. Không thể tiến quân hàng ngang, tiền quân bị khựng lại, đào hầm hố bố trí và tìm phương thức tấn công. Trên mặt thành, địch phòng thủ vững chắc trong các lô cốt, bắn xối xả vào quân ta. Ðêm hôm đó đành bám trụ cố thủ, cho thám sát mặt nước cũng như kéo xác toán cảm tử còn kẹt trong thành. Quả thật là một đêm kinh hoàng, tôi không thể nào chợp mắt, Xác đệ tử cách mình chỉ vài chục thước chưa kéo về được, bức tường thành kiên cố và hào sâu đầy chướng ngại, làm cách nào thanh toán? Một binh sĩ toán cảm tử chạy về báo cáo: Hồ Khang, Trần Tâm, Hồ Con, Hậu đã tử thương trên thành, số còn lại đều thất lạc! Sáng hôm sau, tôi cho xử dụng hỏa tiển M72, 4 khẩu châu vào và bắn cùng một lúc với hy vọng phá nổi tường thành, nhưng bờ thành vẫn sừng sững giữa trời…

Ngày N+26, một ngày định mệnh đã xảy đến!

Tôi quyết định đánh bom theo trục Tây Bắc xuống Ðông Nam, nghĩa là đối diện với tiền quân. Một chiến thuật rất nguy hiểm cho quân bạn. Mục đích là muốn lấy gạch đất của thành để lấp hào sâu, làm bàn đạp xung phong. Chiếc khu trục đầu tiên nhào xuống, 2 quả bom rời cánh phi cơ, tất cả đều cúi sát mặt đất, nón sắt che đầu. Rồi chiếc thứ hai lao xuống, thêm 2 quả nữa nổ long trời lở đất, cát bụi tung phủ cả bầu trời. Khi ngẩng đầu lên nhìn trong đám bụi mờ, tôi vỗ vai Hồ Tường: “Thành đã bị vỡ, chuẩn bị xung phong!” Sau khi gọi pháo binh, đầu nổ chụp lẫn chạm nổ, sau đó là 20 tràng đạn khói phủ ngập mục tiêu. Tôi ra lệnh 2 trung đội đầu bỏ balô tại chỗ, một người cầm lựu đạn, một người cấm súng vượt nhanh qua hào sâu, bám chặt vào góc Cổ Thành đã bị vỡ. Nhờ đất đổ xuống lấp mặt nước hơi cạn, lợi dụng màn khói bao phủ, nên tiền quân vượt qua tương đối dễ dàng. Khi màn khói vừa tan, địch quân bắt đầu trả đũa dữ dội. Nặng nhất là hai lô cốt ở mặt tiền và giữa sân cột cờ Tiểu khu, địch còn ngoan cố trong hầm hố bắn trả rất mạnh. Tôi tung thêm vào thành một trung đội, bung rộng đội hình vừa đào hầm hố, vừa chống cự. Phi cơ quan sát L19 bao vùng báo cho biết địch từ phía Bắc sông Thạch Hãn tràn qua như kiến! Tôi xin pháo binh yểm trợ, một mặt xin phi tuần tiếp tục oanh kích. Trong giờ phút dầu sôi lửa bỏng như thế, thình lình một tai họa xảy đến. Một quả đạn cối 82 ly nổ ngay hầm chỉ huy. Nói là “hầm” chứ thật ra là một ụ ẩn nấp sơ sài, ngay trước mặt đường là hào sâu vì tôi muốn dễ quan sát tiền quân. Hồ Tường máu me đầy người, 3 hiệu thính viên: một chết, hai bị thương nặng. Riêng tôi cảm thấy cánh tay trái trĩu nặng, máu đào đã thấm ướt áo trận. Tôi gọi tải thương và y tá băng bó tạm. Còn một tay vẫn xử dụng được Combiné. Lúc đó tôi đã là người say máu. Cho củng cố, phối trí lại lực lượng. Hai đại đội 51 và 52 nhập lại thành một. Ðã kéo về được 3 xác của toán quyết tử: Hồ Khang bị chặt làm 3 khúc nhận ra được vì anh đeo thẻ bài dưới chân, Hồ Con gục ngã, Lê Văn Lịch bị bắn ngay giữa đầu… số còn lại bị thất lạc.



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcSLninNDI0e10pugAThopVAEiNTMA2a-pwz6g0id452rOguHCi8PQ
(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ Thành Quảng Trị: Bức Tường Thành Oan Trái   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 2:56 pm

(tiếp theo)

Cổ Thành Quảng Trị: Bức Tường Thành Oan Trái


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcQfOz5f_Gmo24EqMd_CrfxYFOdw9PsM1QKQwM5ygAUzOa4dSiChTA

Ra lệnh cho các trung đội trong thành củng cố hầm hố, tôi quyết định cho dựng Quốc Kỳ lần thứ hai. Cờ vàng ba sọc đỏ là mối thù không đội trời chung của Cộng sản, cho nên vừa thấy lá Cờ tung bay là chúng khai hỏa dữ dội, nặng nhất ở giữa cột cờ Tiểu khu Quảng Trị. Hai khẩu 12 ly 8 ở lô cốt mặt tiền hạ nòng bắn xối xả, B40, B41, AK47 châu thẳng vào cột cờ. Quân ta cũng chống trả quyết liệt với quyết tâm giữ vững ngọn cờ! - Tôi gọi L19 lên bao vùng và quyết định dùng bom đánh thẳng vào cột cờ Tiểu khu. Khoảng 10 phút sau, 2 chiếc A37 bán phản lực vào vùng, bay lượn xung quanh và chờ L19 chỉ điểm. L19 bay quá cao để tránh phòng không nên khi lao xuống bắn khói chỉ điểm không được chính xác, Tôi vừa bấm máy gọi Phi Long thì chiếc A37 đã đầu tiên lao xuống, 2 quả bom rơi xuống ngay trung đội tuyến đầu. Tôi thất thanh la lớn: “Check fire ngay lập tức!” Nhưng sát theo sau là chiếc thứ hai lao xuống, 2 quả nữa chấn động cả vùng. Tôi ra lệnh tung khói màu và gọi “check fire”. Ðã trễ rồi! “Phi cơ đã đánh lầm chúng tôi rồi!” Tôi cảm thấy lồng ngực ê ẩm, tay chân nặng trĩu. Cả một bầu trời sụp đổ. Phân nửa của các trung đội tuyến đầu gần như tê liệt. Nhìn binh sĩ lần lượt tải thương, dìu nhau trở lại mà lòng tôi tê cứng. Sau khi báo cáo về Bộ Chỉ Huy, tôi kiểm soát lại binh sĩ, tạm bố trí chờ lệnh. Chiều hôm đó, Trung Tá Hiếu cho Thiếu Tá Bùi Quyền lên thay để tôi về dưỡng thương. Nhưng tôi biết rõ, nếu tôi về đêm nay và lỡ bị địch tấn công coi như tan rã. Tôi cần ở lại và quyết định từ chối tải thương. Thiếu tá Bùi Quyền cho biết lệnh ngày mai bàn giao Cổ Thành lại cho Thủy Quân Lục Chiến để nhẩy dù nhận nhiệm vụ khác. Tôi không thắc mắc, vì thật ra tôi chỉ còn là một cái xác không hồn, đau thương, uất nghẹn. (Trích đoạn báo cáo của đại đội trưởng 51, TÐ 5ND)

Lời cuối cho một bài toán lịch sử:

Bài viết về bức tường thành oan trái lần này đã trả lời hai câu hỏi 37 năm qua chưa được giải đáp. Tại sao Nhẩy Dù lại phải bàn giao trận Cổ Thành cho Thủy quân lục chiến và, trong tuần lễ cuối cùng, thực sự Nhẩy Dù đã lọt vào được Cổ Thành chưa? Câu hỏi thứ nhất, trung tướng Nguyễn văn Thiệu đã để lại câu trả lời. Thủy quân lục chiến có trách nhiệm, nếu không để cho họ hoàn tất thì về sau làm sao đánh giặc.

Câu hỏi thứ hai được trả lời bằng bản báo cáo viết bằng máu và nước mắt của người đại đội trưởng 51 nhẩy dù cùng với những chiến binh mũ đỏ hy sinh trong bức tường thành oan trái, một ngày trước khi thay quân. Cựu Sinh viên sỹ quan khóa 21 võ bị Ðà Lạt Trương đăng Sỹ mới từ Bình Long Anh Dũng đi ra đã mang trọng trách dựng lá cờ cho Trị Thiên vùng dậy. Sứ mạng bất thành sau khi bị thương nhẹ lại về đánh trận Barbara tại Trường Sơn. Lần này bị thương nặng về nằm bệnh viện Ðỗ Vinh, nhận lon thiếu tá. Trong khi đó, định mệnh đưa đẩy, đại úy Giang văn Nhân, cựu sinh viên Ðà Lạt khóa 22, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến thay thế khóa đàn anh, đem quân vào dứt điểm Cổ Thành. Lá cờ chiến thắng tung bay trong tay TQLC vào tháng 9-72 đã rũ bỏ kỷ niệm đau thương của cuộc lui binh tháng tư 1972.


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Quang-tri
.
Về Đầu Trang Go down
nguyenle
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Mar 29, 2014 6:36 pm


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972




.
Về Đầu Trang Go down
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Apr 03, 2014 2:20 am


Cổ Thành Quảng Trị
và Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcQgUlyTE_z7s-C9mDWrO9NOTmSUbITYv9Hdqr557gOw58DJOdl4yw


Chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc Việt Nam nếu kể từ trận đầu tiên là trận Ấp Bắc (ngày 31 tháng 12 năm 1962) cho đến trận cuối cùng là Chiến Dịch Hồ Chí Minh (ngày 26 tháng 4 năm 1975) thì gồm cả hàng trăm trận đánh lớn-nhỏ như trận Đồng Xoài, trận Pleime, trận Làng Vây (trong thập niên 1968), trận Lam Sơn 719, trận Ban Mê Thuột, trận Xuân Lộc (trong thập niên 1975)... nhưng giới nghiên cứu quân sự thế giới đồng ý chỉ có 3 trận đánh chính, cần quan tâm đó là các trận: Mậu Thân 1968 (Hoa Kỳ gọi là Tet Offensive 1968), trận Quảng Trị 1972 (Hoa Kỳ gọi là Easter Offensive, miền Nam VNCH gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) và trận 30 tháng 4 năm 1975 (Cộng Sản Bắc Việt gọi là Chiến Dịch Hồ Chí Minh).

Nhân dịp tháng 9 là tháng mà ngày 16 tháng 9 năm 1972 là ngày 6 quân nhân của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến (Lữ Đoàn 258) đã dựng lại quốc kỳ miền Nam VNCH nền Vàng 3 sọc Đỏ trên bờ thành phía Tây cổ thành Quảng Trị (cùng lúc các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Lữ đoàn 147 cũng đã làm lễ dựng cờ phía Đông của cổ thành) nên tác giả (bài viết này) chỉ góp chút tài liệu cùng hình ảnh về 2 địa danh nổi tiếng trong trận đánh Quảng Trị là Cổ Thành và Đại Lộ Kinh Hoàng.

Cổ Thành trong trận đánh Quảng Trị chính là tòa thành cổ có tên Đinh Công Tráng, được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng. Sơ khởi thành này được làm bằng đất nện cho đến năm 1838 thì được xây lại bằng gạch. Các tài liệu nói là thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m. Bao quanh có hệ thống hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Khi trận Quảng Trị xẩy ra thì trong cổ thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh (Bộ chỉ huy Tiền phương của sư đoàn thì đóng ở căn cứ Ái Tử).

Quảng Trị là tỉnh giới tuyến miền Nam VNCH đối với miền Bắc Cộng Sản và không ai nghĩ hoặc tin là sẽ có ngày Cộng Sản Bắc Việt sẽ vượt làn ranh giới tuyến quy ước (sông Bến Hải-cầu Hiền Lương) để công khai xâm lăng miền Nam VNCH nên vì thế chính quyền miền Nam VNCH đã để Sư đoàn 3 Bộ Binh phòng thủ miền giới tuyến này. Sư đoàn 3 Bộ Binh (Tư lệnh là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) là một sư đoàn tân lập (vào tháng 10 năm 1971) gồm 3 trung đoàn (2, 56 và 57). Trong 3 trung đoàn này thì chỉ trung đoàn 2 là có nhiều kinh nghiệm chiến trường vì đã được tách ra từ sư đoàn 1 Bộ Binh và hai trung đoàn 56, 57 còn lại thì yếu kém về huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến (có các thành phần gốc đào binh trong đơn vị). Chính vì vậy, tỉnh Quảng Trị được chính quyền miền Nam VNCH tăng phái thêm 2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến (147 và 258) nhằm để bảo vệ mặt phía Tây của tỉnh (giáp với nước Lào).

Ngày 30 tháng 3 năm 1972 (đúng 12 giờ trưa), 2 Sư đoàn 304 và 308 Cộng Sản Bắc Việt (khoảng 30.000 quân) với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh (từ Vĩnh Linh bắn sang), cùng với 150.000 Việt Cộng miền Nam đã vượt qua giới tuyến quy ước (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải) để khởi sự trận chiến mà chúng gọi là Chiến Dịch Nguyễn Huệ. Thêm vào đó, từ phía Tây của tỉnh Quảng Trị, Cộng Sản Bắc Việt (Sư đoàn 324B) với xe tăng T 54, T 55, PT 76 hỗ trợ, theo đường 9 từ nước Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Áp lực quá mạnh của các sư đoàn Cộng Sản Bắc việt đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của miền Nam VNCH. Các trận pháo ác liệt của Cộng Sản Bắc Việt Cộng (gồm pháo tầm xa 122 ly, 130 ly, pháo phòng không 37 ly, 57 ly và đặc biệt hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger cùng hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA-7 Strela) thêm thời tiết xấu nên giảm thiểu sự yểm trợ của không quân (miền Nam VNCH và Hoa Kỳ) đã dẫn đến (lần lượt) 11 căn cứ hỏa lực của quân đội miền Nam VNCH phải thất thủ (căn cứ Bá Hô, Holcomb, Sarge, Fuller, 2, Khe Gió, Carrol, Mai Lộc, Ái Tử...).

Trước áp lực quá mạnh của phía Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam trong địa bàn Quảng Trị, ngày 30 tháng 4 thì Chuẩn tướng Vũ Văn Giai mở phiên họp với các đơn vị trưởng thuộc quyền để bàn kế hoạch lui binh và việc lui binh đang khởi sự thì viên tướng Tư lệnh Quân Đoàn 1 (Hoàng Xuân Lãm) lại ra chỉ thị tử thủ Quảng Trị. Lệnh và phản lệnh giữa quân đoàn và sư đoàn khiến các đơn vị trưởng đã bất tuân thượng lệnh và chính vì đó mà hệ thống phòng thủ Quảng Trị đã bị gẫy đổ (vì các đơn vị tự động rời bỏ vị trí đóng quân để rút lui về hướng Nam). Chuẩn tướng Vũ Văn Giai (cùng bộ tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh) được trực thăng vận từ cổ thành Đinh Công Tráng về Đà Nẵng (ngày 2 tháng 5). Cổ thành Đinh Công Tráng gần như bỏ ngỏ nên phía Cộng Sản Bắc Việt cùng Việt Cộng miền Nam đã chiếm đoạt dễ dàng cứ địa này và sau đó là toàn bộ tỉnh Quảng Trị.

Mất tỉnh Quảng Trị vào tay Cộng sản Bắc Việt, chính quyền miền nam VNCH liền sau đó đã thay thế 2 viên tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh Quân đoàn 1) và Lê Nguyên Khang (Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến) bằng tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Bùi Thế Lân cùng tăng cường thêm lực lượng (Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân rồi sau đó thêm Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù và Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2 Bộ Binh ) để nhằm phản công tái chiếm các vùng đất đã mất. Các kế hoạch phản công của quân đội miền Nam VNCH đã hình thành nhanh chóng (tái chiếm lại được một số căn cứ cũ như Bastogne, Checkmate... và chợ Quảng Trị, Ty Y tế, Ngân Khố, Tòa Án...) để sau cùng là đánh bật cán binh Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam ra khỏi cổ thành Đinh Công Tráng (ngày 16 tháng 9) sau 81 ngày chúng (bám trụ) cố thủ tại đây.

Đại Lộ Kinh Hoàng là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần trong thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài độ 9 km trên quốc lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước trong quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về hướng Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1972 khi chiến sự xẩy ra trong làn đạn pháo của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi do vậy dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) Cộng Sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly... của chúng từ hướng rừng Trường Sơn nã vào dòng người di tản. Ước tính có gần 2000 người bị chết (chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.

Trước khi xẩy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích là 3966 km2 với dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với 3 quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người (do bị phía Cộng Sản Bắc Việt chiếm từ phía bờ Bắc của sông Thạch Hãn). Điều này cho thấy, Cộng Sản Bắc Việt gây chiến tranh nhưng chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của chúng. Cộng Sản đi tới đâu thì dân chúng nơi đó đều phải bỏ của để chạy thoát thân.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot5

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot6

Binh sĩ miền Nam VNCH trong thành phố Quảng Trị và tại vùng phụ cận.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot7
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot8
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot9
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot10

Binh sĩ miền Nam VNCH trong cổ thành Đinh Công Tráng.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Dung%20co%20dd2%20td3

Cờ Vàng 3 sọc Đỏ tung bay trên cổ thành Đinh Công Tráng ngày 16-9-1972.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot11
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot12
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot13

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Tl-cot14

Cán binh Cộng Sản Bắc Việt cùng vũ khí bị quân đội miền Nam VNCH bắt giữ.

Tóm lại, trận Quảng Trị năm 1972 theo cái nhìn về mặt quân sự thì tuy Cộng Sản Bắc Việt chiếm được một dải lãnh thổ của tỉnh (từ bờ Bắc sông Thạch Hãn trở ra) nhưng kế hoạch xâm lăng bất ngờ định chiếm nhiều phần lãnh thổ hơn (dành dân-chiếm đất để mặc cả tại bàn Hội nghị Hòa Bình của phe Cộng Sản) đã thất bại. Phía Cộng sản Bắc Việt ngoài trung đoàn Triệu Hải (cố thủ bên trong Cổ Thành) bị xóa sổ, trung đoàn 48 B thuộc sư đoàn 320 B QĐNDVN- đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã Quảng Trị cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số. Phía miền Nam VNCH thì một viên tướng phải ra tòa án binh (Chuẩn tướng Vũ Văn Giai) và đặc biệt (lần đầu tiên), tư lệnh Trung đoàn 56 Bộ Binh (trung tá Phạm Văn Đính) cùng một số binh sĩ (khoảng 600 người) đã đầu hàng Cộng Sản tại căn cứ Carrol (chiều ngày 3 tháng 4 chung với 22 đại bác gồm 105 ly, 155 ly cùng 175 ly). Cũng giống như các trận đánh trước và sau này trên mọi miền đất nước, chúng ta thấy rõ cuộc chiến do Cộng Sản Bắc Việt khởi sự đều thiếu chính nghĩa. Không có chính nghĩa nên họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Và giống như tình trạng đã xẩy ra ở cố đô Huế dịp tết Mậu Thân-1968, khi thấy người dân không ủng hộ thì binh lính Cộng Sản đã thẳng tay chém giết và bắn phá. Ngoài Đại Lộ Kinh Hoàng thì trong tất cả các mặt trận của Mùa Hè Đỏ Lửa-1972 (tại An Lộc, Kom Tum, châu thổ sông Cửu Long...), pháo thủ Cộng sản đã tác xạ bừa bãi vào dòng người dân tị nạn không một tấc sắt trong tay khi biết họ chạy về hướng có quân đội miền Nam VNCH.

Phạm Thắng Vũ
Sept 18, 2011. 


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Horror_highway14

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 HQPD_1313111229

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Horror_highway5

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Apr 05, 2014 2:39 pm


Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Dung%20co%20dd2%20td3

Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị -
Tái chiếm Cổ thành tháng 9.1972:

máu, nước mắt và một phần hay cả thân thể của TQLC và Dù QLVNCH 


Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quảng Trị làm thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng Miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đã nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu.

I. Sơ lược bối cảnh dẫn đến trận Quảng Trị

Phía Hoa Kỳ :

Chiến thuật lùng diệt địch áp dụng tại cuộc chiến Việt Nam rất hiệu quả, lối đánh chủ động này là tìm kiếm địch bất cứ ở đâu, từ đồng bằng đến cao nguyên, ngay cả mật khu Việt cộng nằm giữa rừng rậm cũng xông vào. Những đoàn trực thăng đổ quân ngay trên đầu địch để giao chiến, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thiệt hại nặng nề, chạy tan tác. Không còn chỗ nào an toàn, bổ sung dưỡng quân nữa phải dạt sang lãnh thổ Cam Bốt và Lào để sinh tồn.

Lẽ dĩ nhiên suốt ngày tìm địch mà đánh thì thương vong phải nhiều, người viết nhớ có tuần cao nhất là hơn 300 lính Mỹ hy sinh làm rúng động quần chúng. Sự chịu đựng của dân chúng Hoa Kỳ thường thường giới hạn, thêm vào sự thiên tả của giới truyền thông báo chí đã phóng đi những hình ảnh mô tả tin tức chiến sự một chiều, gây ảnh hưởng xấu về cuộc chiến bảo vệ tự do tại miền Nam Việt Nam.

Phong trào phản chiến cũng phát động rầm rộ tại các trường đại học, sinh viên tuần tự biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Bắt mạch rõ tâm lý quần chúng, nhất là nhu cầu tranh cử hứa cố gắng chấm dứt chiến tranh, khi tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon một mặt cố gắng bắt tay Trung Cộng, một mặt ra lệnh rút dần các đơn vị tham chiến Mỹ, Đồng minh khỏi Việt Nam, chỉ để lại sĩ quan cố vấn các đại đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một phái bộ yểm trợ tiếp vận tại Saigon đồng thời tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh.

Miền Nam Việt Nam :

Miền Nam phồn thịnh giả tạo nhờ hơn nửa triệu quân Mỹ, Đồng minh trú đóng, nên khi đoàn quân này rút đi, những khó khăn về kinh tế bắt đầu. Các phong trào đối lập chính trị với chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa quấy phá mạnh mẽ gây nhiều xáo trộn xã hội. Một số quần chúng chỉ lo làm giàu nhờ chiến tranh, còn đa số không thấu triệt lắm về Cộng sản, đã thờ ơ với cuộc chiến đấu tự vệ sống còn này, gần như giao khoán trên vai những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Miền Bắc Việt Nam :

Như trên đã trình bày, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thường xuyên, mất địa bàn hoạt động. Tiếp đến trận Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 hy vọng dân chúng miền Nam nổi dậy theo, đã hoàn toàn thất bại. Tại miền Nam mọi hạ tầng cơ sở, những đơn vị du kích địa phương hậu cần, mật khu gần như bị tiêu diệt hoặc phá vỡ tan hoang, không thể hướng dẫn, yểm trợ tiếp vận những đơn vị từ Bắc vào được nữa. Cũng suốt thời gian này quân Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh tiếp tục săn đuổi truy lùng tiêu diệt, vượt sang cả lãnh thổ Cam Bốt và Hạ Lào. Vì vậy chiến trường miền Nam yên lặng trống vắng suốt từ 1968 đến 1971.

Về nội tình miền Bắc sức chịu đựng của dân chúng gần như kiệt lực. Kinh tế suy thoái trầm trọng, các cơ sở kinh tế hạ tầng vừa nhen nhúm đã bị không quân Mỹ oanh tạc tàn phá. Bắc Việt cảm thấy không thể thắng được, nhất là không thể nào xây dựng lại cơ sở hạ tầng để tiếp tục cuộc chiến nửa du kích nửa chính quy mà người Cộng sản gọi là “cuộc chiến có mức độ” trong miền Nam được nữa. Có nhiều mâu thuẫn trong hàng lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, nhưng rồi họ quyết định phải giải quyết cuộc xâm chiếm miền Nam dù thắng hay bại bằng chính quy chiến liên hợp với thủ thuật chính trị, dốc toàn lực vào trận chiến cuối cùng.

Dựa vào những yếu tố chính trị, quân sự thuận lợi cho họ như Mỹ bắt tay Trung Cộng, miền Nam Việt Nam không còn là nút chặn Cộng sản về phía Nam nữa, quần chúng Mỹ bị giới truyền thông báo chí thiên tả hướng dẫn sai lạc về cuộc chiến Việt Nam, thấy rõ ý đồ của Mỹ chỉ muốn rút chân khỏi vũng lầy Việt Nam và sẽ không trở lại bất cứ tình huống nào. Trong hơn 3 năm chuẩn bị như mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh làm đường tiếp vận chính, có khả năng chịu đựng được sự vận chuyển của chiến xa hạng nặng Nga, pháo cùng cơ giới, dụng cụ chiến tranh khác do Nga Sô mới viện trợ, hoàn tất hệ thống ống dẫn dầu, xăng vào chiến trường vùng I, II của Việt Nam Cộng hòa. Chuẩn bị, bí mật chuyển quân đã xong.

Thực hiện mưu đồ :


Như những bài trước đã viết, vào ngày 30/3/1972 hồi 12 giờ trưa Cộng sản Bắc Việt khai diễn chiến dịch Nguyễn Huệ, tung hàng chục sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại pháo, hỏa tiễn ồ ạt tấn công vào lãnh thổ vùng I, II, III miền Nam. Ý đồ muốn chiếm một tỉnh nào đó để có đất có dân hầu đặt chính phủ do họ nặn ra (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) như Ban Mê Thuột, Bình Long hay Quảng Trị.

Mở màn được ít tuần, cả 3 mũi tiến chiếm đều bị chặn, phản công kịch liệt của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thấy khó đạt ý định chiếm Ban Mê Thuột hay Bình Long là tỉnh ở gần Saigon thủ đô miền Nam có nhiều lợi điểm chính trị, gây tiếng vang quốc tế nhiều hơn. Ban chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi diện thành điểm, nhắm vào tỉnh Quảng Trị gần hậu phương Bắc Việt, tiện bề tăng viện, yểm trợ đồng thời tung thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng vào trận Quảng Trị. Khi khởi đầu tại vùng hỏa tuyến, Bắc Việt xua 5 sư đoàn tác chiến, 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn phòng không cùng các đơn vị thuộc mặt trận B5 (Quảng Trị – Thừa Thiên) gồm : 2 trung đoàn tác chiến, 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn tên lửa (hỏa tiễn), 1 trung đoàn đặc công, như vậy là hơn 1 sư đoàn nữa. Họ dùng chiến thuật bộ binh hợp đồng chiến xa, chia nhiều mũi nhỏ, tiền pháo hậu xung các cứ điểm hay hỏa lực của ta suốt dọc phía Nam vĩ tuyến 17 từ bờ biển lên đến biên giới Lào.

Bất ngờ bị một lực lượng đông hơn 4, 5 lần tấn công nên Sư đoàn 3 Bộ binh cùng một số lực lượng Tổng trừ bị cầm cự lui dần tuần tự bỏ thị trấn Đông Hà, căn cứ Ái Tử bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh, qua sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị, về hẳn phía Nam sông Mỹ Chánh. Tại con sông này, đà tấn công ồ ạt, hung hãn của quân Cộng sản Bắc Việt đã bị Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến chận đứng vào ngày 3/5/1972. Đây là đường ranh Nam Bắc phân tranh tạm thời cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa đứng lên tiến vào tái chiếm thị xã Quảng Trị vào ngày 16/9/1972.


II. Công cuộc tái chiếm

Vào khoảng 1 giờ trưa ngày 5/5/72 Trung tướng Ngô Quang Trưởng cùng Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Đại tá Lê Văn Thân (sau thăng cấp Chuẩn tướng), Đại tá Phạm Văn Phô trưởng phòng 2 Quân đoàn, đáp trực thăng bất ngờ thăm viếng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 tại quận lỵ Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sự thăm viếng này gây ngạc nhiên cho chúng tôi vì hiện ông đang là Tư lệnh Quân đoàn 4. Vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ Trung tướng Trưởng chậm rãi nói :
- Tôi vừa được Tổng thống chỉ định thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Chung cho tôi rõ tình hình bây giờ ra sao ?

Sau khi nghe trình bày sơ qua tình hình bạn, địch xong, trên đường trở lại bãi đáp, Trung tướng Trưởng vẫy tay để đoàn tùy tùng đi trước, riêng ông đứng lại để có dịp nói riêng với tôi. Ông không dùng uy phong của một vị Tư lệnh Quân đoàn để hỏi một Đại tá Lữ đoàn trưởng dưới quyền, tôi cảm thấy từ lời nói, ánh mắt như biểu lộ tình huynh đệ chân thành, tình chiến hữu giữa trận mạc cùng nhau chia xẻ nhiệm vụ nặng nề, ông nói :
- Chung đừng ngần ngại gì hết, cứ nói thật. “Ông nhấn mạnh chữ nói thật” cho tôi biết, liệu mình có giữ được không ? “ý ông muốn hỏi còn có thể chịu đựng được những đợt tấn công sắp tới không ?”.

Tôi trả lời :
- Mình giữ được, Trung tướng.

Nghe tôi trả lời chắc nịch, dứt khoát như vậy, mắt ông bừng lên ánh lửa quyết tâm. Ông trầm ngâm một chút rồi hỏi thêm :
- Chung có yêu cầu gì ở tôi không?
- Xin Trung tướng chú trọng đặc biệt tới Bộ Tham Mưu Quân Đoàn hơi kém và lực lượng Địa Phương Quân Thừa Thiên cứ muốn rút đi.
- Tôi hứa với Chung sẽ chấn chỉnh Bộ Tham Mưu Quân đoàn đồng thời chỉ thị cho Đại tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng ngay về các đơn vị Địa Phương Quân.

Về phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ngoài sự thay đổi Tư lệnh Quân đoàn 1, tuần tự kế tiếp trong tháng 5/72 Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó lên thay Trung tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Khang về Phụ tá Hành quân Tổng Tham Mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá Lân sau đó thăng cấp Chuẩn tướng. Đại tá Lê Quang Lưỡng thăng cấp Chuẩn tướng thay Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, tháng sau đó. Về nội bộ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến: Đại tá Nguyễn Thành Trí thay Đại tá Lân làm Tư lệnh phó Sư đoàn, Trung tá Nguyễn Thế Lương sau thăng cấp Đại tá được chỉ định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 thay Đại tá Phạm Văn Chung giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn. Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tướng trận mạc, ông có thói quen sau khi nhận nhiệm sở mới thường bay một vòng quan sát, tự tai nghe các sĩ quan Chỉ huy mặt trận trình bày để phối kiểm các điều sĩ quan trong Bộ tham mưu cung cấp cho ông. Ông nhận thấy 3 điểm chiến lược quân sự, chính trị cần phải làm ngay:

1. Tái bổ sung, trang bị các đơn vị bị tổn thất vừa qua, tái phối trí lực lượng còn lại ngay để có thể ngăn chận âm mưu địch tiến chiếm thị xã Huế từ hướng Bắc (vượt tuyến Mỹ Chánh), hoặc phía Tây (từ thung lũng Ashau – Alưới).

2. Tái chiếm lại những phần đất vừa lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt.

3. Vãn hồi trật tự xã hội, gây lòng tin cho quân dân cán chính vùng địa đầu giới tuyến. Những năm trước đó Tướng Trưởng đã giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh nên ông rành rẽ nhân văn địa thế toàn vùng. Đây là lợi điểm để ông dễ dàng khôi phục lại lòng tin của mọi người. Song song việc thi hành điểm chiến lược 1, ông nghĩ ngay đến việc tái chiếm thị xã Quảng Trị (người viết đoán vì tình hình chính trị hồi đó, Tổng thống Thiệu đã phần nào thôi thúc ông). Ông chỉ định Đại tá Lê Văn Thân (là một sĩ quan Pháo binh giỏi, đi cùng ông từ vùng 4 chiến thuật ra) làm Trưởng ban thiết kế kế hoạch tái chiếm Quảng Trị gồm:

- Quân đoàn 1: Đại tá Phạm V. Nghìn Trưởng phòng 3, Đại tá Phạm V. Phô Trưởng phòng 2.
- Sư đoàn Dù: Đại tá Lê Văn Ngọc, Đại tá Lê Văn Phát
- Sư đoàn TQLC: Đại tá Phạm Văn Chung, Trung tá Đỗ Kỳ (sau thăng cấp Đại tá).

Để bảo mật tuyệt đối, ông cho lập một phòng riêng biệt (không liên hệ gì với các sĩ quan tham mưu khác của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1) dành cho ban thiết kế soạn thảo kế hoạch.Sau khi chiếm tỉnh, thị xã Quảng Trị quân Cộng sản Bắc Việt phòng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc, nguyên thị xã, cổ thành Đinh Công Tráng do một Sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 Trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo, hỏa tiễn khủng khiếp. Xung quanh về phía Nam giáp tuyến Mỹ Chánh, phía Tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển, phía Bắc sông Thạch Hãn với 4 Sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 Sư đoàn trừ bị cuối cùng 32O và 325 đã vào đến phía Nam sông Bến Hải.

Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quảng Trị làm thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng Miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đã nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu. Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như Sư đoàn Dù tăng phái Quân đoàn 1 ngày 22/5, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tuyến phòng thủ phía Bắc (sông Mỹ Chánh), Sư đoàn 1 Bộ binh trấn phía Tây thị xã Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm dò để giữ thế chủ động trong phòng thủ…

Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến :
- Ngày 12/5 cuộc hành quân Sóng Thần 5/72 của Lữ đoàn 369 có 2 tiểu đoàn trực thăng vận vào quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh bắt tay với 2 Tiểu đoàn trên. Đụng độ với Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 Bắc Việt.
- Ngày 24/5 hành quân Sóng Thần 6/72 của Lữ đoàn 147 đã tung 2 Tiểu đoàn trực thăng vận vào Đông Bắc quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn đổ bộ từ tàu vào bãi biển Mỹ Thủy. Đụng độ với Trung đoàn 18 của Sư đoàn 325 Bắc Việt.

Sư đoàn 1 Bộ binh :
- Ngày 15/5 tung 2 Trung đoàn mở rộng vòng đai về phía Tây, chiếm căn cứ hỏa lực Bastogne và Checkmate. Đụng độ với các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 324 B của Bắc Việt.

Phía Cộng sản Bắc Việt :
- Ngày 21/5 bộ binh cùng chiến xa địch tấn công vào khu vực phòng thủ của Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, thọc sâu vào tuyến phòng thủ của ta nhưng bị đẩy lui.
- Ngày 22/5 khoảng 3 giờ sáng địch tung 2O chiến xa và bộ binh tấn công 2 đợt vào 1 Tiểu đoàn cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, bị đẩy lui trước khi trời sáng rõ.
- Ngày 25/5 địch chuyển hướng tấn công sang Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến phía Tây, dàn trận giữa ban ngày, bị đẩy lui, thiệt hại nặng vì phi pháo của ta.
- Ngày 26/5 địch tấn công mạnh mẽ vào khu vực Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, lọt vào gần sát các cơ sở chỉ huy, nhưng Biệt Động Quân đã dũng mãnh phản công đẩy lui.

Sang tháng 6/72 để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến tấn công (Sóng Thần 8/72) đồng loạt tung 4 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh, được không quân, pháo binh yểm trợ, địch kháng cự mạnh mẽ, nhưng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục tiến, chiếm giữ phần đất vừa giành được. Các đơn vị Công binh theo sau lập ngay tuyến phòng thủ sâu lên phía Bắc. Ngày 18/6 tiếp luôn cuộc hành quân Sóng Thần 8A/72, nhiều Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến song song tiến chiếm, giành từng trăm thước đất một, đẩy lui địch khoảng 4 cây số về phía Bắc tuyến Mỹ Chánh và chấm dứt ngày 27/6.

Quân đoàn 1 với lệnh hành quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm: Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 3 Liên đoàn Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Kỵ binh Thiết giáp, Pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân đoàn 1, Không quân, Hải quân vùng 1 chiến thuật. Về tương quan lực lượng thì quân Cộng Sản Bắc Việt trội hơn ta về bộ binh, thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ưu thế về không quân và hải quân (xem bản tương quan lực lượng). Quan niệm hành quân : ngày 28/6 hồi 7 giờ sáng, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư đoàn Dù tăng phái thiết đoàn xa, các Liên đoàn Biệt Động Quân tiến theo trục quốc lộ 1, trách nhiệm kéo dài về phía Tây. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái chiến xa, các lực lượng tăng phái khác trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần phòng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm của Đệ thất hạm đội Mỹ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ, không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa. Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lực lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân Cộng sản Bắc Việt đặt các chốt hầm hố kiên cố, mìn bẫy, yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến phải phá chốt từng vài trăm thước một để tiến lần sát mục tiêu Quảng Trị.

Sau khoảng 30 ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và Thủy Quân Lục Chiến song tiến vượt qua đường máu, bám sát thị xã Quảng Trị như đã nói trên được phòng thủ bởi 1 Sư đoàn với chiến xa, riêng Cổ Thành 1 Trung đoàn thêm các đơn vị đặc công. Phía Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận rủi may, thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11/7 đổ Tiểu đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía Bắc thị xã, hương lộ 56O cắt trục tiếp vận của địch vào trận địa. Ngày 24/7 thả Tiểu đoàn 5 vào vùng 1O cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống phòng thủ kiên cố, thu ngắn thời gian cùng bớt tổn hao xương máu quân sĩ. Bình thường ra mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào thì đơn vị đó đánh chiếm. Quận lỵ Hải Lăng, thị xã Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến nhưng Tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lý do dự đoán Tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho Sư đoàn Dù, việc này làm Tướng Lân của Thủy Quân Lục Chiến buồn lòng không ít .

Sát vòng đai thị xã, các chốt phòng thủ địch càng dầy đặc hơn, lực lượng tái chiếm phải tiêu diệt địch từng trăm thước, tiến lên , lùi xuống dằng co nhiều ngày, lúc tung lựu đạn, khi cận chiến lưỡi lê… Tấn công lúc xẩm tối, khi mờ sáng giành nhau từng thước đất, từng căn phố ! Từ xa nhìn về Quảng Trị chỉ thấy một trời khói đất mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn súng nhỏ đôi bên không còn phân biệt, chỉ nghe ầm ì như sấm động rền rĩ cả bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên vì một cơn địa chấn nặng, tàn phá hãi hùng. Khai thác nhật ký trên tử thi binh sĩ Bắc Việt ghi lại cảnh bom đạn trút xuống đầu họ như sau: “Mẹ ơi, con chắc không thể nào sống sót để nhìn thấy mẹ nữa, bạn chung quanh con chết dần hàng ngày rồi, con đang cuốn mình trong căn hầm này cả tháng rồi không ra khỏi. Pháo, giời ơi pháo suốt ngày đêm, đầu con lung bung, ăn không được, ngủ không được, đầu con như muốn vỡ tung ra, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con đứa nào chết cũng đầy máu tai máu mũi. Pháo, giời ơi lại pháo, con điên mất không thể nào chịu đựng được nữa, chắc không thể nào con về Bắc với mẹ nữa”.

Đấy là hậu quả của 2, 3 đợt “Hỏa Lôi”, xin nói rõ mỗi đợt lâu 24 hay 48 tiếng đồng hồ, mọi hỏa lực yểm trợ như: không quân, hải pháo, pháo binh tập trung hàng trăm khẩu thay phiên nhau trút bom, tác xạ ngày đêm không ngừng theo thời gian ấn định vào mục tiêu (Time on target). Thật là địa ngục trần gian ! Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm xong phía Đông và Đông Bắc mục tiêu Quảng Trị, để Dù tấn chiếm thị xã cùng cổ thành. Đơn vị tuyến đầu của Dù vẫn chưa tiến sát được tới Cổ Thành, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường Cổ Thành. Lực lượng Dù đã bị tổn thất nhiều qua các trận đánh ác liệt tại Cao nguyên, Bình Long – An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên sự dũng mãnh có phần nào sa sút.

Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết, Tổng thống Thiệu sốt ruột có ý thúc Tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn vì nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên Tướng Trưởng chỉ định Thủy Quân Lục Chiến thay Dù đánh chiếm thị xã và Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 27/7/72.

Nhận được lệnh, Tướng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy hình như nội tâm ông đang giằng co mãnh liệt, vì danh dự binh chủng, quân đội và ngay cả tương lai võ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thiết kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ đoàn 258 Lữ đoàn trưởng là Đại tá Ngô Văn Định trách nhiệm phía Tây, Lữ đoàn 147 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Năng Bảo phía Đông thị xã, Lữ đoàn 369 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, còn các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi.

Nhờ vậy các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất. Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xã Quảng Trị, Tướng Lân cứ 6 giờ sáng bay từ Bộ tư lệnh Sư đoàn tại quận lỵ Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các Lữ đoàn trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm vì ông nổi tiếng là một sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Sư đoàn, nhờ vậy Thủy Quân Lục Chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.

Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt, đẫm máu không thua gì các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hãy nghe một sĩ quan Trung đội trưởng nói : “Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần giơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm thì dính đạn liền !“. Khoảng 50 ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục Sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp đôi bên. Dưới mắt các nhà quân sự thì trận chiến đã tự diễn tả cái nồng độ tàn khốc, đẫm máu của nó, nói gì, viết gì thêm cũng không thể hiện đầy đủ.

Riêng phía Thủy Quân Lục Chiến có nhiều bài viết về trận đánh lịch sử này, nhưng mỗi tác giả nhìn một góc cạnh khác nhau, như Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Trần Văn Hiển với bài viết Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và trận chiến xuân 1972 tại vùng I chiến thuật, như một Thủy Quân Lục Chiến với bài Tiến về Quảng Trị, như Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Văn Tấn Thạch bút hiệu Sói Biển Thạch Thảo với Tái chiếm cổ thành, là cấp Trung đội trưởng, Đại đội trưởng chiến đấu ngay sát tuyến đầu, vậy xin độc giả tìm hiểu thêm các bài này để có cái nhìn toàn bộ trận đánh, từ một vài yếu tố chính trị, tham mưu thiết kế đến lực lượng chiến đấu tuyến đầu.

Thường ra thì lực lượng tấn công bao giờ cũng phải trội hơn từ 3 đến 5 lần lực lượng phòng thủ, thế mà trong trận Quảng Trị địch phòng thủ lại trội hơn ta tấn công đến 4 lần. Thật là phép lạ hay vì yếu tố danh dự, tâm lý nào mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó. Suốt thời gian tiếp diễn, biết bao nhiêu con mắt từ mọi phía đều theo dõi, nhìn vào, cảm tình phe này, ác cảm phe kia hay ngược lại. Nhưng kết quả cuối cùng đã chứng minh cái danh và giá trị để đời của nó.

Sau trận đánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được kính nể, coi như một đội quân thiện chiến trên thế giới. Ngày 15/9/72 hồi 12 giờ 45 trưa Thủy Quân Lục Chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị, cắm 2 lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ do toán tiến chiếm tiền phong của hai Lữ đoàn 258, 147 mang theo với cán cờ nối buộc sơ sài trên hai cổng cổ thành. Quảng Trị tan hoang, đổ nát thành đống gạch vụn, vụn đến hai lần, không một tấc đất nào không bị bom đạn cày xới, không một vật nào trên mặt đất mà không bị đạn, miểng đạn cắt xẻ. Và ngày 16/9/72 một lễ thượng kỳ tương đối long trọng hơn với đầy nước mắt của binh lính Thủy Quân Lục Chiến. Quảng Trị thực sự được tái chiếm.


III. Tiếng vang trận đánh

Cho đến hơn 20 năm sau, trong một quân trường Hoa Kỳ, nhân sau bài giảng về quân sự thế giới, vị tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 200 sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng :
- Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi ?

Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp, Do Thái… Ông Tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói :
- Lực lượng Tổng trừ bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một Sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 Sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.

Và ông hỏi tiếp :
- Ở đây có sĩ quan nào gốc Việt Nam hãy đứng lên.
Một tiếng có vang lên gần cuối phòng, một thanh niên Mỹ gốc Việt mặt xạm đen, đầy hãnh diện đứng lên. Hàng trăm con mắt đều nhìn về phía Đại úy Nhảy Dù Mỹ gốc Việt dòng họ Lương. Vị Tướng tiếp:
- Tôi đoán không lầm thì thân sinh của Đại úy là cựu quân nhân xưa kia.
Đại úy Lương trả lời:
- Thưa Trung tướng vâng, cha tôi là một cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.

Tất cả mọi người trong hội trường đều kêu “ồ” và vị Tướng cho phép Đại úy Lương ngồi xuống. Sau buổi học đó, các bạn đồng khóa nhìn Đại úy Lương với con mắt nể phục hơn. Đại úy Lương tâm sự: “Khi còn ở nhà, thấy bố tôi và các chiến hữu của ông nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng các trận đánh…, tôi có ý coi thường, vì các ông già trên dưới 60 tuổi này, ốm o, nhăn nhúm, nói tiếng Mỹ ngập ngừng, ngắt quãng, làm sao để lại ấn tượng hào hùng trong tâm trí tôi được. Nhưng nay tôi thật tình cúi đầu tạ lỗi cùng bố tôi và các chiến hữu của ông. Kể từ ngày đó, cái nhìn và suy nghĩ của tôi về bố mình khác xưa nhiều lắm”.

Trận Quảng Trị cũng được một số trường quân sự cao cấp của các quốc gia đồng minh lấy làm case điển hình để nghiên cứu, giảng dạy.


IV. Hệ quả sau trận Quảng Trị

Điện tín, thư từ chúc mừng của các Tướng lãnh tên tuổi, các quốc gia Đồng minh gửi đến ca ngợi chiến thắng hào hùng này. Tổng thống, Thượng Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa họp khẩn cấp thông báo cùng toàn dân. Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hãnh diện với thế giới về trận Iwo-Jima thì Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đã làm cho thế giới nể phục với chiến thắng Quảng Trị 16/9/72. Tiếng tăm đã vượt ra khỏi cuộc chiến đấu tự vệ của miền Nam để đi vào tầm vóc quốc tế.

Những ngày sau đó, nhiều phái đoàn quân sự của các quốc gia bạn đã đến tận nơi tìm hiểu. Đặc biệt Tướng Vanuxem của phái đoàn Pháp sau khi nghe trình bày sự thương vong đôi bên (riêng Thủy Quân Lục Chiến khoảng 35OO binh lính hy sinh, theo tỷ lệ cứ 1 hy sinh khoảng 3 bị thương), ông đứng bật dậy giơ tay chào và nói : “Tôi ngưỡng mộ tướng Lân cùng toàn thể binh lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam”. Tướng Vanuxem được mệnh danh là “con hùm xám Bắc Việt” (trong chiến tranh Pháp – Việt Minh trước 1954), đứng trước sự tan hoang, đổ nát của cả một thành phố cùng sự thiệt hại đôi bên, ông Tướng già dày dạn chiến trường này đã cảm thấy ngay cái mức độ tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh nên mới tỏ lời như trên.

Người chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã chiến đấu dũng cảm, đem thân xác mình ra chịu đựng thử thách giữa một hoàn cảnh thua thiệt mọi bề để đạt mục tiêu to lớn của Quân đội và Quốc gia. Đài Saigon đã phát thanh chương trình đặc biệt về chiến thắng này và bài hát “Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị” đã được hát lên từ những ngày tháng oai hùng đó.

Ngoài Bắc, tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cộng sản Bắc Việt đã bật khóc khi hay tin Quảng Trị thất thủ với hàng trăm ngàn quân sĩ thương vong, vũ khí và trang bị nặng bị tổn thất hầu hết. Ông mất chức sau đó ít lâu.

V. Kết luận

Người viết xin có đôi lời với những người lính Thủy Quân Lục Chiến :

- Lịch sử là những biến cố nhân tạo hoặc thiên tạo, chiến thắng Quảng Trị là do công sức của mọi quân binh chủng, Thủy Quân Lục Chiến hy sinh thêm những giọt máu cuối cùng.

- Hai mươi bốn năm sau, có dịp nói chuyện với những người lính Cộng sản Bắc Việt đã dự trận Quảng Trị, họ đều bày tỏ sự tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh.

- Người đời sau nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc đến binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến với những người lính Mũ Xanh anh dũng đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Bắc Việt đã rút kinh nghiệm từ thất bại đau đớn của cuộc đại tấn công mùa hè năm 1972, họ chuẩn bị thêm 3 năm nữa mới dám mở cuộc tấn chiếm 1975.

(Đại tá Phạm Văn Chung - Lữ trưởng Lữ đoàn 369 TQLC VNCH)

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeThu Apr 10, 2014 11:32 am


Mùa Hè Đỏ Lửa - Mặt Trận Kontum 1972



Phi Trường Kontum 1972

Quân khu 2 chiếm 2 phần 3 diện tích toàn quốc, dân cư thưa thớt khoảng 3 triệu người trong đó 20% là đồng bào Thượng, QK-2 đất đai rộng nhất nhưng dân cư lại thưa thớt nhất, Cao nguyên ít thu hút được đồng bào lên định cư, năm 1972 các đơn vị Mỹ lần lượt rút khỏi cao nguyên. Lực lượng Quân đoàn 2 gồm sư đoàn 22 BB (có 4 trung đoàn 40, 41, 42, 47) Tư Lệnh Ðại Tá Lê Ðức Ðạt, Sư đoàn 23 (có 3 Trung đoàn 44, 45, 53), Tư Lệnh Ðại Tá Lý Tòng Bá và 11 Tiểu đoàn BÐQ biên phòng đóng dọc theo biên giới QK-2, Tư lệnh QK-2 Trung Tướng Ngô Dzu. Mùa thu năm 1971 có tin CSBV sẽ tấn công Cao nguyên vào mùa khô, tình báo VNCH cho biết lực lượng CS gồm Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và F10 được yểm trợ bởi Lữ đoàn 203 xe tăng và nhiều trung đoàn pháo, đây là lần đầu tiên VC xử dụng xe tăng và đại bác tại cao nguyên. Cuối tháng 1-1972 ta phát hiện VC gia tăng hoạt động trong Quân khu, địch đã đem đại bác tầm xa vào vùng Tam biên, pháo đài bay B-52 và phi cơ chiến thuật đã oanh kích tối đa vào các mục tiêu vừa phát hiện.

Quân đoàn 2 bắt đầu tăng cường phòng thủ Kontum và Pleiku. Bộ Tư lệnh tiền phương Sư đoàn 22 được dời từ Bình Ðịnh lên Tân Cảnh -Dakto, Thiết đoàn 19 kỵ binh cũng được tăng cường đến Tân Cảnh, Lữ đoàn 2 Dù được tăng cường cho Quân đoàn 2. Các lực lượng của Quân đoàn 2 chuẩn bị chờ VC. Ðịch tấn công căn cứ hoả lực Nhẩy Dù đầu tháng 4-1972 nhưng bị thảm bại, Cộng quân bị tổn thất nhiều vì không yểm B-52 nhưng vẫn bổ xung, Bắc Cao nguyên căng thẳng chờ trận xung kích của địch chắc chắn sẽ tiếp theo Quảng Trị và Bình Long..

Cuối tuần thứ hai tháng 4 Tân Cảnh và Dakto gần như bị VC bao vây, căn cứ Charlie bị pháo dữ dội sau đó là cuộc tấn công biển người vào căn cứ do Tiểu đoàn 11 Dù trấn đóng. Mặc dù có máy bay yểm trợ dữ dội nhưng vì VC quá đông tiểu đoàn Dù phải rút vào buổi tối, Tiểu đoàn trưởng Trung tá Nguyễn Ðình Bảo tử trận, tuần sau căn cứ Dù Delta cũng bị tràn ngập. Trung đoàn 42, 47 của Sư đoàn 22 BB phải rút từ Tân cảnh về Dakto vì áp lực địch. Bộ chỉ huy Sư đoàn Dù và một Lữ đoàn được đưa về Sài Gòn, Liên đoàn 6 BÐQ và Trung đoàn 53 được đưa lên thay Dù. Trong hai tuần VC pháo Tân Cảnh-Dakto hằng ngàn quả mỗi ngày rất chính xác.

Ngày 23-4 cuộc tấn công bắt đầu, Sư đoàn 2 CSBV cùng 4 Trung đoàn độc lập thuộc mặt trận B3 (Tây Nguyên) cùng với xe tăng, đại bác tấn công Tân Cảnh, tại đấy lực lượng VNCH gồm Trung đoàn 42, hai pháo đội 105 ly và 155 ly, 1 chi đội thiết giáp M-41, M-113, một Ðại đội công binh chiến đấu. CSBV xử dụng hoả tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger gây nhiều thiệt hại cho các chiến xa M-41 của ta và phá hủy các công sự phòng thủ, các xe tăng M-41 lần lượt bị bắn cháy, Trung tâm hành quân Sư đoàn cũng bị trúng đạn bốc cháy, lực lượng VNCH phải tháo chạy, hệ thống truyền tin bị thiêu hủy. Cố vấn Mỹ giúp đỡ cho mượn máy móc thành lập Trung tâm hành quân mới.

VC gia tăng pháo kích, với sự yểm trợ của 18 chiến xa, địch tiến về Dakto và Tân Cảnh, lực lượïng phòng thủ chống trả yếu ớt. Sau nhiều ngày bị pháo và thiệt hại nặng, Trung đoàn 42 bảo vệ Bộ tư lệnh bị rối loạn khi xe tăng T-54 tiến vào cổng doanh trại, toán cố vấn thoát vòng vây lên được trực thăng. Ðại tá Tư lệnh Lê Ðức Ðạt, Tư lệnh phó Ðại tá Tôn thất Hùng và vài sĩ quan tham mưu vẫn ở trong bộ chỉ huy, họ cố gắng phá hủy máy móc và hồ sơ rồi nhân lúc trời đổ mưa đã trốn thoát nhưng chỉ có Ðại tá Hùng về được Kontum số còn lại coi như mất tích hết. Tân Cảnh là Trung tâm hành quân của Sư đoàn 22. Trung đoàn 47 VNCH tại Dakto 2 cũng bị tấn công dữ dội, chi đội Thiết giáp tại Ben Hét được lệnh tới cứu nhưng bị lọt ổ phục kích VC, xe tăng bị bắn cháy hết. Bộ chỉ huy Trung đoàn 47 phải rút dần dần. Dakto, Tân Cảnh bị mất, Cộng quân củng cố căn cứ chiếm được, di chuyển 30 khẩu pháo của ta. Sư đoàn 320 CSBV tiếp tục tiến đánh các căn cứ hoả lực còn lại, ngày 25-4 Tướng Ngô Dzu ra lệnh cho hai căn cứ hoả lực 5, 6 di tản.

Mặc dù đã chiếm được các căn cứ phía Bắc, CSBV đã không lợi dụng được thắng lợi này để tấn công vào Kontum mà phải đợi tới 2 tuần sau, nhờ đó Sư đoàn 23 BB sau này đã tổ chức nội bộ, sắp xếp các đơn vị, hoàn chỉnh kế hoạch phòng thủ.. Tại Bình Ðịnh Sư đoàn 3 BV chiếm quận Hoài An, Hoài Nhơn, Tam quan. Tướng Ngô Dzu hối hận đã không tăng cường 2 trung đoàn còn lại cho Ðại tá Ðạt, Tướng Dzu hiện đang lo sợ cho chính bản thân mình tại Pleiku, vì mất tinh thần ông gọi điện thoại luôn luôn cho Tổng thống Thiệu để xin lệnh.


Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Khu 2 (1972)

Bộ TTM và Tổng thống Thiệu coi Tướng Dzu không còn đủ khả năng của một Tư lệnh và đã cử Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn lên thay ngày 10-5. Sau khi chiếm Tân Cảnh, địch tiến về Komtum và bao vây cô lập thị xã này, trong khi chiến trận bùng nổ nhiều nơi, tăng cường cho Kontum là điều khó khăn. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB di chuyển 160 km từ Ban Mê Thuột đến Kontum để chỉ huy các lực lượng tại đây và tổ chức cuộc phòng thủ thị xã. Quân đoàn 2 đưa 4 tiểu đoàn BÐQ đóng tại Võ Ðịnh nằm ở 20 cây số phía Tây bắc Kontum và dọc theo sông Pô Kơ phía Nam, một tiểu đoàn BÐQ tăng cường trại biên phòng. Trung đoàn 53 (SÐ- 23) phòng thủ thị xã trong khi Liên đoàn 2 và 6 BÐQ nhận nhiệm vụ đánh cầm chân VC trên quốc lộ 14 phía Bắc Kontum. Máy bay chiến thuật cũng như B-52 đã dội bom đánh phá các nơi địch tập trung quân. Ðại Tá Lý Tòng Bá Tư lệnh chiến trường chỉ huy 2 trung đoàn 45, 53 của ông và các liên đoàn Dù, BÐQ… Những đơn vị tăng phái thường giữ liên hệ với các đơn vị gốc nên quyền hạn của ông ít được trải rộng. Tại Võ Ðịnh Lữ đoàn Dù được lệnh đưa ra QK1, Tiểu đoàn BÐQ tại đây bị VC tấn công được lệnh di tản.

Các căn cứ biên phòng của BÐQ bị tấn công dữ dội nhưng vẫn đứng vững nhờ yểm trợ của không quân Mỹ, ngày 6-5 Trung đoàn 64-CSBV có xe tăng và pháo binh yểm trợ ồ ạt tấn công trại Polei Kleng khiến BÐQ phải rút ra ngoài ngày 9-5, trong khi ấy B-52 vẫn yểm trợ gây tổn thất nặng nề cho CSBV, BÐQ đã chống trả rất anh dũng, bắn hạ chiến xa địch và chiếm lại căn cứ này. Khoảng ngày 7-5 Sư đoàn 23 BB đã hoàn tất phòng thủ trong và ngoài thị xã, tạo một chu vi phòng thủ hình cung hướng Bắc và Tây Bắc, ÐPQ phụ trách phía Nam và Ðông Nam. Ðại tá Lý Tòng Bá thân hành thị sát tuyến phòng thủ cùng các sĩ quan tham mưu, kế hoạch yểm trợ hỏa lực và phản pháo đã được thiết kế xong, các đơn vị thực tập sử dụng hoả tiễn chống chiến xa M-72. Ngày 8-5 Tổng Tống Nixon ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker để tiêu hủy tiềm năng chiến tranh của CSBV như đánh phá cầu cống tại miền Bắc, máy bay F-4 Phantom xử dụng bom laser bắn cháy các chiến xa CS tại miền Nam.


Thị Xã Kontum (1972)

Cuộc tấn công của CS vào Kontum có thể chia làm 2 giai đoạn: Từ 14-5 đến 17-5 và 18-5 tới 1-7. Sáng ngày 14-5 Cộng quân tấn công Kontum, trong khi ấy tình báo kỹ thuật của Sư đoàn đã giải mã và biết trước trận xung kích. Năm Trung đoàn Cộng quân tiến vào thành phố, từ hướng Tây Bắc 2 trung đoàn 48 và 64 của BV tấn công trung đoàn 44 VNCH, từ Bắc Trung đoàn 28 thuộc Mặt trận B-3 tiến về Nam đánh vị trí phòng thủ Trung đoàn 45 của ta, Trung đoàn 1 CS tấn công Trung đoàn 53 VNCH, tại Bắc và Ðông Bắc, Trung đoàn 141 VC từ Nam đánh lên Bắc vào các phòng tuyến ÐPQ và Tiểu khu Kontum. Cuộc tấn công mở đầu bị bẻ gẫy, các chiến xa dẫn đầu bị bắn cháy.

Trong những ngày kế tiếp Kontum bị pháo kích và tấn công rời rạc, quân trú phòng chống trả nhanh nhẹn, tại Kontum Cộng quân gặp nhiều khó khăn hơn tại Tân cảnh mấy tuần trước. Một tiểu đoàn VC chọc thủng tuyến phòng thủ giữa 2 Trung đoàn của ta và tấn công liên tục, pháo binh VNCH không chận đứng được cuộc tấn công. Tình thế rất nguy ngập có nguy cơ sụp đổ phòng tuyến, lúc này chỉ còn trông cậy vào Máy bay chiến lược B-52. Khoảng một giờ trước cuộc không tập, binh sĩ ta rút lui về phía sau trong khi pháo binh tăng cường phản công. B-52 đã tới dội bão lửa lên các vị trí đóng quân của CSBV, tiếng bom nổ long lở đất trời rung chuyển cả thành phố, trận oanh tạc đã khiến cho hằng mấy trăm VC bỏ xác tại chiến trường. Ðịch có ưu thế về quân số, xe tăng, pháo binh nhưng vẫn thảm bại vì hoả lực không quân, pháo binh VNCH nhất là pháo đài bay B-52, nếu không có B-52 trải thảm Kontum có thể bị nguy ngập. Ðại Tá Bá khi ấy cho rút ngắn chu vi phòng thủ vì hiện đã quá rộng.

Lực lượng Cộng quân tuy thế vẫn còn mạnh, địch thăm dò để tấn công tiếp rồi pháo kích dữ dội khiến cho phi cơ lên xuống khó khăn. CSBV nghiên cứu tìm kẽ hở, tung đặc công vào thành phố. Cuối tuần lễ sau trận tấn công đầu tiên, các nỗ lực của BV đều thất bại. Ngày 20-5 khi Cộng quân chọc thủng tuyến nằm giữa 2 trung đoàn 44 và 53, Ðại Tá Bá đã điều động chi đoàn thiết giáp M-41 vào chiến trường tiêu diệt địch cùng với yểm trợ của không quân VNCH và B-52 của không lực Mỹ đẩy lui VC. Ngày 21-5 từ Pleiku Tướng Toàn đã điều động lực lượng khai thông Quốc lộ 14 từ Bắc tới Kontum, dân chúng được di tản khỏi Kontum về Pleiku, Kontum không xẩy ra hỗn loạn, binh sĩ vẫn vững tinh thần


Di Tản

Ngày 25-5 Cộng quân mở nỗ lực cuối cùng tấn công Kontum, lúc nửa đêm địch pháo dữ dội vào gần phi trường và phía Nam thành phố, hai tiểu đoàn đặc công cùng với các thành phần xâm nhập lọt vào mặt Ðông Nam do ÐPQ trấn giữ. Từ Bắc và Ðông Bắc bộ binh CS và xe tăng tiến vào thành phố. Bộ chỉ huy Sư đoàn và các vị trí pháo binh VNCH bị pháo kích dữ dội. VC chiếm một trường học, một chủng viện Công giáo, Tòa giám mục Kontum, đại bác VC tàn phá thành phố kể cả súng 105, 155 lấy được của ta tại Tân Cảnh, pháo kích địch chính xác làm tê liệt pháo của ta. Ngày 26-5 CSBV tăng gia pháo kích và tấn công Trung đoàn 53 từ phía Bắc, các phi vụ oanh tạc được điều động tối đa để yểm trợ cho Kontum khi “ tình trạng khẩn cấp” được tuyên bố, 8 chiến xa và một tiểu đoàn bộ binh VNCH đẩy lui một cánh quân VC.

Ðịch vẫn bám chặt vị trí nên hai bên vẫn dằng co đến hết ngày, trong khi đó tiếp liệu bắt đầu thiếu hụt, các trực thăng khổng lồ Chinook đã thực hiện tiếp tế tại sân banh và tải thương. Ðến tối trung đoàn 64 BV lại mở cuộc tấn công vào giữa Trung đoàn 53 và 45, những trận oanh tạc của B-52 khiến VC gặp khó khăn về tiếp liệu, Quân đôi VNCH chủ động phản công chiếm lại bệnh viện, trường học, Kontum đã thoát khỏi vòng nguy hiểm. Trong ngày 30-5, các vị trí do CS chiếm đã được lấy lại, Tổng thống Thiệu bay vào thị xã vinh danh tinh thần chiến đấu của anh em binh sĩ và thăng cấp Ðại Tá Lý Tòng Bá lên Chuẩn tướng.


Đại Tá Lý Tòng Bá (1972)

Trưa 31-5 Cộng quân rút lui để lại 3000 xác chết theo lời Tướng Bá, mấy chục chiến xa bị bắn hạ, nỗ lực cuối cùng của Cộng quân bị thảm bại. Theo sự ước lượng của tình báo Mỹ Cộng quân đã bị thiệt hại khoảng từ 20 cho tới 40 ngàn cán binh tại mặt trận Cao nguyên QK-2. Sau này Tướng Bá cho biết CSBV đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng để chiếm Kontum và có thể làm chủ QK-2, khi đã chiếm được các căn cứ phía Bắc như Dakto và Tân Cảnh, họ đã không tiến đánh Kontum ngay mà để hai tuần sau mới tấn công khi mà Sư đoàn 23BB đã bố trí lực lượng phòng thủ trong và ngoài thị xã và cuối đã thảm bại.

Khi BV mở cuộc tấn công Kontum giai đoạn 1 từ 14-5 tới 17-5, tình thế rất nguy ngập phòng tuyến có nguy cơ sụp dổ, pháo binh ta không đủ sức ngăn chận đà tấn công của đối phương chỉ còn trông cậy vào B-52 và rồi các pháo đài bay B-52 đã đến đúng giờ dội bom ồ ạt xuống các vị trí tập trung quân của địch đã cứu vãn được tình thế. Sự chiến đấu kiên cường của quân trú phòng chưa đủ để giữ vũng phòng tuyến mà còn phải trông vào sự yểm trợ của không lực Mỹ.

Mấy năm sau, 1975 Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá người Hùng Kontum nắm giữ Tư Lệnh Sư đoàn 25 BB đóng tại Củ Chi, khi Bộ Tư Lệnh Sư đoàn thất thủ , ông bị CS bắt mấy ngày sau 30-4-1975 và bị cầm tù 13 năm tại miền Bắc, cuối tháng 1 năm 1990 ông được định cư tại Mỹ theo diện HO1.

Trọng Ðạt
Về Đầu Trang Go down
nguyen
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Apr 12, 2014 1:22 pm


Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Đại Lộ Kinh Hoàng 1-5, 7 & 8


 
* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (1)


* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (2)
https://www.youtube.com/watch?v=j1lcMo7iU-c

* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (3)
https://www.youtube.com/watch?v=OHG9M2xLHhY

* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (4)
https://www.youtube.com/watch?v=DDuJAWH4cgA

* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (5)
https://www.youtube.com/watch?v=q5sq0d53YZQ

* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng (7)
https://www.youtube.com/watch?v=AOwD4QOLZa8

* Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng  8


.
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeMon Jun 15, 2015 6:12 am

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcTqw68DqpEkIA20y6m4zvnCiufWuqrR9z-3fB97xn6IVh4OELN9

Mùa hè đỏ lửa 1972

Mường Giang

Tờ mờ sáng chúa nhật 26-6-1950, bảy sư đoàn bộ binh Bắc Hàn, với quân số tổng cộng hơn 90.000 người, được yểm trợ bởi một lữ đoàn thiết giáp, gồm 150 chiến xa T-34 của Nga Sô và lực lượng không quân hùng mạnh với 135 chiếc oanh tạc cơ cùng chiến đấu cơ. Tất cả ngang ngược vượt đường ranh ngăn đôi tạm thời hai nước Triều Tiên, tại vỹ tuyến 38 để tấn công Nam Hàn.

Hai mươi hai năm sau đó, vào giữa trưa ngày 30-3-1972, nhằm mùa lễ Phục sinh của người Thiên Chúa Giáo, cũng là ngày thứ năm của tuần Thánh Holly Thursday. Lợi dụng mọi người đang xem lễ, cầu nguyện trong những giờ phút thiêng liêng, như dịp Tết Mậu Thân 1968. Cọng sản Ðệ tam quốc tế Hà Nội, mở một cuộc tấn công ác liệt nhất trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975) vào khắp lãnh thổ VNCH. Chỉ riêng mặt trận giới tuyến, Hà Nội đã xử dụng một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu trên 40.000 người, gồm các sư đoàn chủ lực 304,308, năm trung đoàn biệt lập của B-5 là 126,31,246,270, đặc công, hai trung đoàn chiến xa mang số 203,204 gần 400 chiếc và năm trung đoàn pháo binh nặng. Tất cả đồng loạt vượt sông Bến Hải tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công biển người vào lãnh thổ VNCH tại tỉnh Quảng Trị.

Hai trận chiến trên rất giống nhau và cũng khác nhau, giống vì cả hai hiệp định ngưng chiến Cao Ly và Việt Nam, đều do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, được ký tại Postdam (7-1945) và Genève (20-7-1954), trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt ký vào văn bản. Còn hai nạn nhân là Nam Hàn và Nam Việt, chỉ đứng chầu rìa lơ láo bên lề hội nghị, để nuốt máu lệ và nỗi nhục nhược tiểu mà thôi. Riêng Bắc Hàn và Bắc Việt đều là chư hầu của Nga-Tàu, trước sau và tới bây giờ vẫn là những đảng cọng sản quốc tế còn sót lại, cuồng tín, cuồng sát và hung hăng hiếu chiến, không thua gì Trung Cộng. Tất cả những thảm họa chiến tranh, từ mấy chục năm qua trên bán đảo Đông Dương và Triều Tiên, cũng đều do hai nước cọng sản này gây nên, qua sự chỉ đạo của đàn anh Nga-Tàu cùng khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt, đó là ngay khi Bắc Hàn hùng hổ lộng hành tràn qua vỹ tuyến 38, thì lập tức bị Mỹ và LHQ đánh đuổi trở lại bên kia giới tuyến. Nhưng đối với hành động xâm lăng trắng trợn của Bắc Việt thì lại khác, chẳng những không bị các nước đồng chủ tịch, tại hội nghị Genève 1954 phản đối, mà ngay cả tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng im re. Còn Mỹ thì có gì để nóí, khi Nixon và Kissiger đã quyết định bỏ chạy khỏi VN. Bởi vậy, Hà Nội càng hung hăng tàn bạo, táng tận lương tâm, pháo tập, trực xa, chém giết thẳng tay hàng vạn đồng bào vô tội, bị kẹt trong vùng lửa khói giao tranh, trên khắp các nẻo đường đất nước, mà kinh khiếp và tàn nhẫn nhất, chắc chắn không đâu có thể sánh nổi với đoạn đường chín cây số, từ quận Hải Lăng về Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Quảng Trị.

Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình, đặt chuyện chụp mũ Mỹ và quân lực VNCH trong chiến tranh, là một sự tuyên truyền rất rẻ tiền của Bắc Việt, chẳng những từ trước năm 1975, mà sau này các văn nô Hà Nội, trong đó có cán gái Dương Thu Hương (tiểu thuyết Vô Ðề), đều là chuyện bình thường và xảy ra hằng ngày như cơm bữa. Bởi vậy giờ đâu còn ai tin những chuyện QLVNCH hãm hiếp, bắn giết tù binh VC, hay những chuyện quân đội Hoa Kỳ bắn giết bừa bãi thường dân Việt tại Mỹ Lai-Quảng Ngãi hay mới đây là chuyện Mỹ gài mìn trên cầu Nogunri ở Bắc Hàn vào tháng 7-1950 , trước khi rút lui, làm thiệt mạng thường dân trên đường chạy loạn hay có thể bị Bắc Cao xua đi đầu dọn bãi mìn, như Bắc Việt từng làm tại An Lộc, Bình Ðịnh, KonTum. Nhưng dù có chạy tội cách nào chăng nữa, thì đoạn đường xương trắng máu hồng từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, cũng đã trở nên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn đời muôn kiếp, trong bia miệng, bia đời và những trang sử của VN cùng nhân loại.

Hãy đọc G.H. Turley nguyên Ðại Tá cố vấn TQLC, trong tác phẩm The Easter Offensive, thuật lại lời Thiếu Tá Mỹ tên Sheridan vốn là một nhân chứng trong đoàn quân di tản khỏi thành phố Quảng Trị "không ngờ tôi đã làm nhân chứng cho một hình ảnh thảm khốc, của cuộc chiến VN. Các pháo thủ bộ đội Bắc Việt, với lý do mà tôi không thể nào giải thích nổi, khi tập trung các loại pháo nặng, thiết giáp để trực xạ vào đoàn người di tản. Khiến cho hàng ngàn người đã gục chết oan khiên, trong đó phần lớn là người già yếu, đàn bà và trẻ nít .. ".Còn ký giả A.R.Isaaca thì viết "vào tháng 6-1972, tôi theo lực lượng Nhảy Dù của VNCH trở lại tái chiếm Quảng Trị. nên được tận mắt nhìn thấy những thảm họa của đồng bào khi chạy lánh nạn trên Ðại Lộ Kinh Hòang kéo dài hàng chục dặm trên đoạn đường bi thiết này, toàn là những xác xe cộ, trong đó nhiều chiếc còn nguyên tử thi của các nạn nhân. Tất cả đã biến dạng sau hai tháng dãi dầu chịu đựng mưa nắng. Dù quân sĩ cố gắng chôn cất cho họ, nhưng vì quá nhiều, nên vẫn còn nhiều xác kẹt trong xe,suốt hai bên đường quốc lộ số 1".

Nhưng diễn tả đúng mức sự tàn ác dã man có một không hai của bộ đội Bắc Việt, nhắm vào đồng bào mình, là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam trong tác phẩm Mùa hè đỏ lửa 1972 "sự chết trên 9 cây số đường này, là chín cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá và vạn vật chết trong lòng ánh sáng, thứ ánh sáng có mùi người.. ' ' '.Thê thảm quá, bất lương ghê cho chiến tranh không biên giới và những người Việt Cộng do Hồ Chí Minh ương trồng, không còn một chút tình VN và hơi hám của con người đi bằng hai chân biết nói.

1-Quảng Trị, miền địa đầu giới tuyến:

Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước bởi dòng Bến Hải. Ðây là một con sông nhỏ phát nguyên từ dãy Trường Sơn, chảy ra Ðông Hải tại cửa Tùng. Tỉnh bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyền, tây giáp Lào, phiá nam là tỉnh Thừa Thiên và phía đông là biển. Trước khi xảy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với ba quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người. Ðiều này cho thấy, Bắc Việt gây chiến tranh, chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của bộ đội miền bắc, đi tới tâu thì đồng bào đều phải bỏ của để chạy lấy mạng.

Rừng núi Trường Sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh, chạy dài từ bắc tới nam. Tỉnh có ba con sông chính là Bến Hải, Thạch Hãn và Mỹ Chánh mà cả ba đã vô tình qua sự sắp xếp của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới trong các giai đoạn chiến tranh VN . Tỉnh còn có hai quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử về việc đồng bào chiến nạn tỉnh Quảng Trị bị thảm sát.

Quảng Trị du nhập vào Mẹ VN từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn, thân chinh đánh Chiêm Thành bắt được vua Chế Củ. Ðể chuộc mạng, vua dâng ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (tức Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay). Sau đó vào năm 1306 Huyền Trân Công Chúa gả cho vua Chế Mân, đem về cho Ðại Việt hai châu Ô và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tông đổi thành đất Thuận-Hóa vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lặng ngày nay là đất Hóa thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của Họ Nguyễn, khi Chúa Nguyễn Hòang được vào trấn thủ Thuận Hóa vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588). Ông lập dinh tại Ái Tử, quận Triệu Phong. Vì là đất cổ của Ðại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Ðường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Ðinh Công Tráng.

Thành cổ Ðinh Cộng Tráng được xây dựng từ năm 1823 thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn đắp bằng đất. Năm 1838 thành được xây lại bằng đá gạch, với chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng. Thành có 4 cửa, chung quanh được bao bọc bởi vòng hào, rộng 4 thước, sâu 8 thước. Trước năm 1972, thành cổ là doanh trại của sư đoàn 101 không kỵ Hoa Kỳ. Vào năm 1972, trong cổ thành có Tiểu Khu Quảng Trị và Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn 3 bộ binh. Tóm lại đây là một công thự phòng thủ quân sự kiên cố, nhất là trung tâm hành quân của tướng Vũ Văn Giai tư lệnh SD3BB, cũng là tư lệnh chiến trường miền giới tuyến Quảng Trị, trong trận mùa hè năm 1972.

Làm như để đáp ứng cùng với chính phủ Hoa Kỳ trong các cuộc họp mật khi quân Mỹ lần lượt rút khỏi Nam VN, cọng sản Bắc Việt cũng đóng kịch giảm quân và cường độ tấn công vùng giới tuyến so với những năm về trước. Do trên, các cấp lãnh đạo VNCH, từ trung ương tới quân đoàn I, đã tin tưởng là Hà Nội sẽ chẳng bao giờ có ý đồ tấn công qua sông Bến Hải. Ðây chính là lý do đã giao trọng trách phòng thủ miền giới tuyến, cho một sư đoàn bộ binh tân lập, chỉ mới hình thành được vài tháng. Ðó là sư đoàn 3 bộ binh, thành lập cuối năm 1971 có quân số vào khoảng 11.203 người. Trong các đơn vị cơ hữu, chỉ có Trung Ðoàn 2 BB rất thiện chiến, vì là một đơn vị tác chiến lâu đời của Sư đoàn 1 BB lừng danh miền giới tuyến. Riêng hai trung đoàn 56 và 57 tân lập mà quân số được bổ sung, từ các lao công đào binh, quân dịch và các đơn vị DPQ + NQ Vùng 1 chiến thuật.. Sư đoàn cũng chưa có kinh nghiệm hành quân và tác chiến cấp vùng..

Quảng Trị lúc đó, được tăng phái thêm Lữ đoàn 147 TQLC của Trung Tá Nguyễn Năng Bảo đóng tại Mai Lộc về phía tây tỉnh, với trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Ba Hô, Sarge, Holcomb và Phượng Hoàng. Riêng SD3BB phòng thủ vỹ tuyến : Trung đoàn 56BB đóng trong căn cứ hỏa lực Carroll lớn nhất tỉnh, do Trung Tá Phạm văn Ðính chỉ huy trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Fuller, Khe Gió tiếp cận với Lữ đoàn 147 TQLC.. Trung đoàn 2 BB đóng tại căn cứ A-4 (Cồn Thiên) và Trung đoàn 57BB trách nhiệm căn cứ C-1 (Gio Linh), chạy tới cầu Hiền Lương trên quốc lộ 1, về tới căn cứ Ái Tử.. Phía bên kia quốc lộ tới biển, do lực lượng DPQ+NQ tỉnh Quảng Trị bảo vệ.

2-Trận chiến mùa hè 1972 tại Quảng Trị:

Ðúng 12 giờ trưa ngày 30-3-1972, đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng tư lệnh quân đội miền Bắc khai pháo mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, xua 40.000 quân vượt vỹ tuyến 17, cũng là con sông Bến Hải, tấn công QLVNCH trong tỉnh Quảng Trị. Ðể mở đường qua sông, pháo binh cọng sản, với các loại đại bác nòng dài 130 ly, cũng như hỏa tiễn 122 ly, từ Vĩnh Linh bên kia cầu Hiền Lương, đồng loạt bắn phá tất cả các căn cứ hỏa lực của VNCH, với mức độ tàn phá kinh khủng chưa từng có.

Ngay lúc hai Trung đoàn 2 và 56/SD3BB đang hoán chuyển vùng, nên bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, đồng thời làm cho tinh thần binh sĩ nhất là Trung đoàn 56 giao động mạnh và hoảng sợ. Sau đó bộ binh, chiến xa Bắc Việt, từ bốn hướng tấn công đồng loạt, mục đích không cho QLVNCH tiếp ứng lẫn nhau, khiến cho các căn cứ hỏa lực lần lượt thất thủ, vì pháo kích và các cuộc tấn công biển người.. Tuy nhiên quân cọng sản cũng vấp phải sự chống cự mãnh liệt khắp nơi, nhất là tại các căn cứ của Lữ đoàn 147 TQLC và Trung đoàn 2BB. trấn giữ. Ðại chiến long trời lở đất khắp nơi tại Quảng Trị, dù được khẩn báo về Sài Gòn và Ðà Nẵng, nhưng lúc đó dường như cả hai cấp chỉ huy quân sự cao nhất, vẫn còn chưa tin là Hà Nội dám vượt sông Bến Hải. Chính điều này, đã làm cho bao nhiêu sinh mạng của đồng bào và người lính, chịu thương vong oan khiên trên các con đường di tản, trước biển giặc.

Mãi tới 6 giờ chiều ngày 30-3-1972, Lữ đoàn 258 TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48, được tăng cường cho SD3BB tại mặt trận Ðông Hà.. Ngay lúc đó, SD308 cọng sản đang tấn công Tiểu đoàn 4 TQLC tại hai căn cứ Sarge và đỉnh núi Ba Hô. Còn SD304 thì tấn công Tiểu đoàn 8 TQLC tại căn cứ Holcomb. Thời tiết lại quá xấu, nên không quân không thể yểm trợ hỏa lực cho các căn cứ trên, còn hải pháo cũng chỉ yểm trợ tới các căn cứ hỏa lực ở phía đông gần biển mà thôi. Riêng các Pháo đội đại bác 105,155 kể cả 175 ly của VNCH, cũng không thể đương đầu nổi, với hàng trăm khẩu pháo nặng 130 ly của Bắc Việt.

Rồi thì căn cứ Ái Tử, nơi đặt Bộ Chỉ Huy tiền phương của SD3BB cũng bị pháo kích nặng nề. Ðồng bào từ các quận Cam Lộ, Hương Hóa, Gio Linh, Ðông Hà, bất kể Kinh hay Thượng, ùn ùn bỏ làng xóm, tài sản, kéo nhau chạy về thành phố Quảng Trị để trốn lánh chiến họa. Trên đường đào sanh, hằng ngàn người đã làm mồi cho đạn pháo binh và thiết giáp của bộ đội miền Bắc, gây thêm rối loạn cho các đơn vị của ta, vì vừa phải bảo vệ cho dân chúng, lại vừa chiến đấu với giặc trong cơn nguy ngập.. Ðạn pháo của địch càng lúc càng dữ tợn, hung tàn, phá hết tất cả, không cần phân biệt xóm làng, chùa nhà thờ, dân lính, thành phố đông người. Do đó trong phút chốc, những khu đông dân như Cam Lộ, Ðông Hà trở thành địa ngục trần gian đau khổ, mà không một ai, có thể ngờ tới.

Ngày 31-3 căn cứ hỏa lực của TD4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối, sau khi hứng chịu nhiều thương vong. Ngày 1-4 các căn cứ Ðông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng cọng sản vẫn chưa chiếm được, nhờ hải pháo của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, từ ngoài khơi Quảng Trị bắn vào yểm trợ, trong lúc thời tiết càng xấu thêm, nên không quân không thể yểm trợ hữu hiệu. Bởi vậy lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do SD3BB trấn giữ bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì di tản chiến thuật. Căn cứ Holcomb của TD8TQLC , bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2-4. Tình hình chiến sự rối loạn khắp nơi, cùng lúc tình cảnh của dân chúng chạy loạn cũng vô cùng thê thảm , khiến cho các cấp chỉ huy của SD3BB và Tiểu Khu Quảng Trị gần như bó tay, vì không tìm ra kế hoạch nào, để ổn định tình thế.

Rồi BTL tiền phương của SD3BB được lệnh rút về thành phố Quảng Trị. Lữ đoàn 258 TQLC, được tăng cường thêm TD3PB/TQLC và TD7TQLC, lãnh thêm nhiệm vụ phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong lúc đó căn cứ hỏa lực Carroll của Trung đoàn 56 BB bị vây khổn nhưng không có quân tiếp viện. Trung đoàn 57 cũng được lệnh bỏ căn cứ Gio Linh, rút về bờ nam Ðông Hà, để lại cho giặc nhiều khẩu đại bác 155 ly.

6 giờ 30 sáng ngày 2-4-1972, bỗng có tin TQLC Hoa Kỳ đã đổ bộ vào bờ biển Quảng Trị, để tiếp viện cho QLVNCH. Tin trên làm cho quân dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi nhưng Hà Nội biết trước là tin vịt, nên càng tấn công mạnh khắp nơi. Cùng ngày TD3TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48, được lệnh giữ cầu Ðông Hà. Trận chiến trở nên ác liệt, vì bộ đội và chiến xa cọng sản, chuẩn bị vượt cầu Ðông Hà. Ngày 3-4, Trung Ðoàn 2BB bị bộ đội Bắc Việt truy đuổi khi rút về Cam Lộ, nên không kịp dùng mìn phá cầu. Tại căn cứ Carroll do Trung Tá Phạm Văn Ðính chỉ huy, gồm Trung đoàn 56BB, các pháo đội diện địa, TD1 Pháo binh TQLC, tổng cộng quân số trên 2000 người, kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt. Ðây là trường hợp duy nhất trong cuộc chiến Ðông Dương lần 2. Tình hình đã quá nguy ngập, nên cầu Ðông Hà được lệnh giật xập, chận được bước tiến của giặc trong một thời gian ngắn. Lữ đoàn 369 TQLC lại được tăng cường thêm cho Quảng Trị.

Ngày 4-4, Lữ đoàn 147 TQLC cũng phải bỏ luôn căn cứ Mai Lộc, vì không chịu nổi pháo kích và chiến thuật tấn công biển người. Vì quân số bị hao hụt quá nhiều, nên lữ đoàn này được lệnh về Huế bổ sung và tái trang bị.. Riêng TD7 TQLC vì quân số còn nguyên vẹn, nên được lệnh giữ còn đường huyết mạch QL số 1, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh. Như vậy về phía tây, chỉ còn có TD1 TQLC, trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng, làm tiền đồn bảo vệ thành phố mà thôi.

Do tình hình quá khẩn cấp và nguy ngập, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 tăng cường thêm cho Quảng Trị nhiều đơn vị. Như vậy tính đến ngày 5-4, chiến trường này có 2 Trung đoàn bộ binh của SD3 là 2 và 57, hai Lữ đoàn 258 và 369 TQLC, bốn Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân, hai Thiết đoàn 17 (M113) và 20 (M48), 24 Tiểu đoàn Ðịa Phương Quân + NQ và 8 Tiểu đoàn Pháo binh. Nhưng vì lệnh chỉ huy không thống nhất, giữa Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh QÐ1) từ Ðà Nẵng và Chuẩn tướng Vũ Văn Giai (Tư lệnh SD3BB) tại chiến trường, khiến cho tình thế đã không được ổn định, mà càng gây thêm rắc rối trên khắp các mặt trận. Cuối cùng Quảng Trị đã thất thủ, chỉ sau mấy ngày bị pháo kích đã ban lệnh di tản.

Ngày 8-4, sau mấy ngày bị tổn thất vì mưa pháo, TD 3 TQLC phải hoán chuyển về Ái Tử và BDQ ra thay thế giữ bờ nam Ðông Hà. Tại căn cứ Phượng Hoàng, cọng sản đã thảm bại khi trực chiến với TD6 TQLC, thiệt hại hơn một trung đoàn bộ đội, 21 chiến xa T54 bị cháy, phần lớn do Không quân Việt-Mỹ oanh kích, bãi mình cùng pháo binh. Hai chiếc T54 khac bị bắt sống đem về thành phố Quảng Trị. Nhưng sau đó, TD6 TQLCH cũng được lệnh bỏ căn cứ Phượng Hoàng vào ngày 12-4. Một cuộc hành quân đại qui mô, do Trung tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ Huy, mang tên Quang Trung 729, khai diễn ngày 14-4 với mục đích tái chiếm các căn cứ ở phía tây đã mất. Nhưng cùng lúc, cọng sản Bắc Việt đã mở ba cuộc tấn công lớn vào Ái Tử, Ðông Hà và căn cứ Anne ở phía nam, đối diện với quận Hải Lăng. Mục đích là muốn cắt đứt con đường huyết mạch của QLVNCH, từ Quảng Trị về Huế. Ðể chống lại âm mưu trên, tướng Giai chia các lực lượng đang tham chiến tại đây thành 5 chiến đoàn đặc nhiệm : Trung đoàn 57 BB giữ bờ nam sông Ðông Hà. Thiết đoàn 1 + 20 + 2 LD 4,5 BDQ do Ðại tá chỉ huy trưởng LD1 TG chỉ huy, tái chiếm căn cứ Carroll. Lữ đoàn 258 TQLC từ Ái Tử, tái chiếm căn cứ Mai lộc. Trung đoàn 2BB giữ mặt trận từ Ba Lòng tới bờ tây sông Thạch Hãn, ngăn không cho quân Bắc Việt tấn công thành phố. Cuối cùng là Liên Ðoàn I BDQ, gồm các Tiểu đoàn 21, 37 và 77, giữ con đường huyết mạch từ Quảng Trị tới quận Hải Lăng. Chiến cuộc thật sự bùng nổ lớn, tất cả các cánh quân đều chạm địch và bị pháo kích nặng nề. Bởi vậy thay vì quân ta tấn công, lại bị giặc đẩy ngược về phía thành phố . Trong số này, nguy khổn nhất là cánh quân của LD5 BDQ và Thiết đoàn 20 chiến xa. Tuy nhiến tính đến ngày 18-4, các đơn vị của QLVNCH vẫn còn giữ vững đựợc các vị trí chịu trách nhiệm.

Ngày 22-4, Lữ đoàn 147 TQLC sau khi được bổ sung và tái trang bị, đuợc lệnh trở ra Quảng Trị, thay thế LD 258 TQLC phòng thủ căn cứ Aí Tử. Trong đêm CS pháo kích làm kho tiếp liệu của SD3BB tại La Vang , trong đó có kho xăng dầu và cả một đoàn xe tiếp tế quân trang dụng của Bộ Chỉ Huy 1 Tiếp Vận từ Ðà Nẵng tới. Ngày 23-4, bất chấp sự thiệt hại to lớn trong những ngày đụng dộ vừa qua với QLVNCH, Không quân và Hải pháo của Việt-Mỹ, Cọng sản Hà Nội vẫn điên cuồng tấn công khắp nơi bằng biển người, bất chấp sinh mạng con người của cả hai phía, trong đó phần lớn là đồng bào chạy lánh nạn. Trong lúc đó gần tháng qua, người lính Miền Nam các cấp, từ TQLC,BDQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, DPQ + NQ.. ngày đêm thiếu ăn mất ngủ, chỉ đứng dưới giao thông hào, chịu pháo, chịu đạn giữa trời mưa gió. Trong lúc đó khắp các nẻo đường Quảng Trị, càng lúc càng chết chóc thê thảm , bởi cảnh pháo kích bừa bãi của cọng sản. Quảng Trị đã thật sự trở thành địa ngục trần gian thứ hai, sau địa ngục An Lộc.

Ngày 27-4, tất cả nòng súng đại pháo của quân Bắc Việt, đều tập trung vào tỉnh lỵ, căn cứ hỏa lực Ái Tử, các quận Mai Lỉnh, Hải Lăng. Trong lúc đoàn người tị nạn thay vì tập trung tại Quảng Trị, lại ùn ùn tiếp tục bỏ chạy về Huế tìm sinh lộ, gây cảnh hỗn loạn trên quốc lộ 1. Các cánh quân cũng bắt đầu náo động vì vợ con tan tác chạy lánh nạn. Do đó nhiều đơn vị đã tự động di tản, làm cho Bộ Tư Lệnh SD3BB cũng là đầu não chiến trường, mất liên lạc với một số lớn đơn vị trực thuộc. Ðúng lúc, kho đạn lớn trong căn cứ Ái Tử lại phát nổ. Ngày 28-4, trước áp lực của địch, cánh quân của LD5BDQ và TD20 rút về phía bên kia cầu Vĩnh Phước nhưng bị pháo 130 ly của Cọng sản bắn sập cầu, khiến nhiều xe M48 và đại bác 105,155 ly bỏ lại bên bờ Bắc. Cũng từ phút đó, các cánh quân còn lại của LD4,5 BDQ, LD 1 Thiết kỵ và Trung Ðoàn 57 BB, phải lui về phòng thủ căn cứ Ái Tử và thành phố Quảng Trị. Ngày 29-4, lúc 2 giờ sáng, cọng sản tấn công Trung đoàn 2BB và Thiết đoàn 17, tại căn cứ ở phía tây thành phố, trong lúc đó về phía bờ biển, cọng sản với bộ binh có chiến xa lội nước PT76, tấn công các Tiểu đoàn DPQ + NQ của Tiểu Khu Quảng Trị. Tình trạng hỗn loạn khắp nơi, khiến cho Tướng Giai phải quyết định bỏ căn cứ Ái Tử, rút hết về bờ nam sông Thạch Hãn phòng thủ. Lúc đó Trung đoàn 57 BB coi như tan hàng, vì hầu hết binh sĩ đã rã ngũ, để chạy theo gia đình đang di tản về Huế. Quốc lộ số 1 đã bị cọng sản đóng chốt nhiều đọan, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, vì Tiểu đoàn 7 TQLC bị chuyển ra phòng thủ căn cứ Ái Tử. Do đó đoạn đường huyết mạch, chỉ có chín cây số, bị bỏ ngỏ để quân cọng sản đóng chốt, đã trở thành con đường xương trắng máu hồng., mà bia miệng và sử liệu gọi là Ðại Lộ Kinh Hoàng hay là Mồ Chôn tập thể đồng bào tỉnh Quảng Trị, trong trận chiến Mùa Hè Năm 1972.

3-Rút bỏ Quảng Trị:

Ngày 30-4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SD3 BB là chuẩn tướng Vũ văn Giai, triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng, để bàn kế hoạch giữ thành phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Do đó trong cuộc lui quân, LD 147TQLC và TD2. Pháo binh/TQLC , với quân số trên 2000 người, khi quân qua cầu Thạch Hãn thì cầu bị xập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ , đại bác và quân trang dụng.. phải bị bỏ lại phía bên kia cầu cho cọng sản. Lúc đó Lữ đoàn 369 TQLC được tăng cường với nhiệm vụ, giữ mặt tây từ sông Ô Khê tới đầu cầu Mỹ Chánh, ranh giới hai tinh Thừa Thiên-Quảng Trị. Ðồng thời phải giải tỏa quốc lộ số 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị quân cọng sản chiếm và đóng chốt, nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa quốc lộ 1. Tình trạng này, đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của dân và lính, dài hơn ba cây số. Ðây là mục tiêu chính, để quân Bắc Việt tha hồ tác xạ dữ dội và tàn nhẫn, bằng đủ loại súng lớn nhỏ, từ cá nhân, cộng đồng, đại bác tới thiết giáp. Hàng ngàn xe cộ, quân xa cũng như xe dân sự, đồng bào, lính tráng chết thảm thương trong những xác xe cháy nằm la liệt khắp đường. Chỉ những kẻ biết bơi lội, mới sống sót được khi bơi qua sông Nhung, chạy về Mỹ Chánh.

Ngày 1-5-1972, tướng Giai tuyên bố bỏ thành phố Quảng Trị và di tản chiến thuật. Tin trên chẳng những làm mười bảy triệu dân miền Nam đau xót bùi ngùi, mà còn khiến cho toàn thể thế giới sửng sốt. Tất cả không ai tin được là tại sao tỉnh Quảng Trị, lại bị lọt vào tay giặc một cách quá dễ dàng, nếu đem so sánh với sự kinh hồn bạt vía, trời long đất lở, hoàn cảnh nguy ngập tại hai mặt trận Kon Tum và nhất là địa ngục An Lộc lúc đó, không một chiếc xe tăng hay đại pháo và bị vây khổn giữa chốn ba quân bạt ngàn, có sức mạnh chẻ tre chém đá. Theo Lê Huy Anh Vũ, Trung tá thuộc phòng điện ảnh quân đội, một nhân chứng trong ba ngày cuối cùng tại Bộ tư lệnh SD3BB, đã viết tướng Giai có hứa với thuộc hạ, là sẽ cùng với họ đi bộ. Nhưng cuối cùng tướng tư lệnh đã thất hứa, đã cùng với các cố vấn Mỹ và một ít sĩ quan tham mưu thân cận, lên trực thăng bay về Huế lúc 16 giờ 40 cùng ngày. Cổ thành Ðinh Công Tráng-Quảng Trị, một căn cứ hỏa lực và phòng thủ vững chắc gấp 100 lần thị xã An Lộc, bị bỏ ngỏ và lọt vào tay cọng sản Bắc Việt, tối ngày 2-5-1972.

Giữa lúc đó, cánh quân còn lại tại Quảng Trị, gồm Lữ đoàn 147 TQLC, Liên đoàn 1 Biệt động quân và các đơn vị của SD3BB, vừa phải bảo vệ dân chúng di tản, vừa mở đường máu, vừa đụng độ và lãnh đạn pháo kích nặng nề của giặc nhưng cuối cùng cũng đã thoát được về Huế, sau khi lãnh chịu nhiều thương vong thê thảm. Như vậy tính đến ngày 2-5-1972, tỉnh Quảng Trị coi như hoàn toàn bị Bắc Việt cưỡng chiếm. Nhưng giặc từ bộ đội, chiến xa, pháo binh kể cả đặc công, đã hoàn toàn bị chặn đứng bên bờ bắc sông Mỹ Chanh, bởi Lữ Ðoàn 368 Thủy quân lục chiến, do Ðại tá Chung chỉ huy. Nhờ Lữ đoàn này ngăn được bước tiến của quân Bắc Việt, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, với vị Tư lệnh mới là Trung tứơng Ngô Quang Trưởng (thay tướng Hoàng Xuân Lãm), mới có đủ thì giờ chỉnh đốn lại các đơn vị và mở cuộc tấn công tái chiếm Quảng Trị. Sau đó thành cổ Đinh Công Tráng, coi như cũng được hoàn toàn giải phóng vào đêm 14-9-1972, khi người lính của Ðại Ðội 3, Tiểu đoàn3 TQLC, treo được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của Quốc Dân VNCH trên kỳ đài. Những tên bộ đội cuối cùng của Trung đoàn 48 cọng sản, lội sông trốn chạy về bờ Bắc Thạch Hãn, sau 82 ngày bám trụ.

4-Nguyên nhân và hậu quả cuộc chiến 1972:

Ðầu năm 1972, Hoa Kỳ đang bước vào chu kỳ mới với việc tổng thống Nixon ra tranh cử nhiệm kỳ hai, trong lúc hòa đàm tại Ba Lê giữa Mỹ và Bắc Việt lại bế tắc. Cùng lúc phong trào phản chiến , do trí thức, báo chí, truyền thanh truyền hình Mỹ chủ xướng, đang dâng cao, còn quốc hội Mỹ, dưới sự chi phối của đảng dân chủ, lần lượt cắt bỏ quyền của tổng thống Nixon, đối với sự tham chiến tại VN. Cuối cùng Mỹ rút hết quân về nước, QLVNCH bị cắt giảm hỏa lực và quân trang dụng. Ðó là những lý do khiến Hà Nội đốt giai đoạn, vượt tuyến tấn công ào ạt vào khắp lãnh thổ VNCH vào mùa hè năm 1972.

Nhưng dù đã được Nga-Tàu quân viện và bán chịu cho một số lượng quân dụng khổng lồ, tối tân như chiến xa T54, 55, PT76, đại bác 130,155 ly, súng phòng không 23,57 và hoả tiễn tầm nhiệt SA 7 (nợ chiến phí này ngày nay VC đem đất đảo biển VN trả nợ cho Tàu đỏ). Ðồng thời xử dụng hết số 13 sư đoàn tác chiến tại miền Bắc, quân số trên 136.400 người, bất thần mở cuộc tấn công khắp lãnh thổ VNCH.. Tuy nhiên Bắc Việt chỉ thắng lợi lúc ban đầu , rồi thì sau đó đại bại hầu hết trên khắp các mặt trận, cho dù đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã xử dụng binh pháp của Liên Xô, tận dụng triệt để hỏa lực của đại pháo, xe tăng và biển người, với mục đích đè bẹp nhanh chóng QLVNCH.

Ðối với Hoa Kỳ, khi nhận được tin Bắc Việt vượt vỹ tuyến 17, qua sông Bến Hải và biên giới Lào-Miên tấn công miền Nam. Tổng thống Nixon họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, quyết định cho phép Hải Không Quân Hoa Kỳ, trở lại yểm trợ hỏa lực cho QLVNCH. Ngoài ra bộ binh không được tham dự, đồng thời cuộc rút quân Mỹ về nước vẫn tiếp tục. Do đó Mỹ bắt đầu gia tăng các lực lượng yểm trợ, chiến đấu tại VN. Hai hàng không Constellation và Kitty Hawk, trở lại tăng cường cho hai Hàng không mẫu hạm Corral Sea và Hancook, cùng một số lớn tàu tuần duyên, khu trục hạm, có mặt quanh Cửa Việt trên 20 chiếc. Về Không Quân, từ ngày 15-4-1972, phi đoàn 35 chiến thuật, cùng với 3 phi đoàn F4 của TQLC Mỹ, đều trở lại VN. Ðồng thới tất cả B52 tại hai căn cứ Anderson Field (Guam) và Utapao (Thái Lan), gồm 38 chiếc, cũng được lệnh yểm trợ cho chiến trường VN. Ngoài ra, tổng thống Nixon còn ra lệnh vào ngày 2-5-1972, mở chiến dịch Linebacker 1, tái oanh tạc miền Bắc, nhất là tại Hà Nội , Hải Phòng. Ðồng thời thả mìn và thủy lôi, phong tỏa các cửa sông, cửa biển của Bắc Việt, ngăn chận các tàu thuyền của Nga,Tàu và các nước Ðông Âu, tiếp tế vũ khí đạn dược, cho cọng sản Hà Nội. Sau đó mở thêm chiến dịch Linebacker II, kéo dài trong 11 ngày đêm, từ 18/12 đến 29-121972, tàn phá miền Bắc rất nặng nề, khiến cho Hà Nôi phải trở lại bàn hội nghị, tại Ba Lê với Mỹ.

Trong trận chiến này, VNCH có hai sư đoàn bộ binh bị tan hàng, đó là SD22 BB ở Tân Cảnh (Kon Tum) và SD3BB tại Quảng Trị. Nhưng sự tan hàng và cung cách hành xử của hai tư lệnh sư đoàn trên cũng khác biệt. Tại Kontum lúc 2 giờ sáng ngày 24-4-1972, cộng quân tràn ngập căn cứ Tân Cảnh do SD22BB trấn giữ. Ðại Tá Lê Ðức Ðạt tư lệnh, đã từ chối lời mời của Ðại tá cố vấn Mỹ là Kaplan, lên trực thăng cấp cứu của cố vân Mỹ tại QDII là Paul Vann. Ông cũng không cầu cứu với Tướng Ngô Du Tư lệnh Quân Ðoàn, chịu ở lại để cùng chết với binh sĩ của SD22BB. Riêng SD3BB, trừ Trung đoàn 2BB, còn lại hai Trung đoàn 56 và 57, chưa đụng trận mà chỉ bị pháo kích, đã náo loạn và bỏ chạy. Còn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh SD, hứa ở lại, để cùng di tản bộ với đơn vị. Nhưng rồi lại thất hứa, leo lên trực thăng để di tản với cố vấn Mỹ lúc 16 giờ 40 phút ngày 1-5-1972, bỏ lại binh sĩ của Bộ Tư Lệnh và Ðại Ðội Tổng Hành Dinh của SD3BB, như rắn mất đầu, phải chạy theo Thiết Ðoàn 18 về Huế.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều chuyện lạ như lúc quân Bắc Việt qua sông Bến Hải, tràn ngập và tấn công QLVNCH, thì người Mỹ lại dở trò chủ nhân, làm cho VNCH đang lúc nguy khốn lại càng tận tuyệt. Theo Turley trong The Easter Offensive, thì việc Bộ tư lệnh KQ Mỹ, cấm tác xạ vào vùng phi quân sự tại miền Bắc tỉnh Quảng Trị, trong phạm vi đường kính 27 km, khi tung tin chiếc phi cơ EB66 của một Ðại Tá Hoa Kỳ, bị hỏa tiễn Sam của cộng quân bắn hạ tại vùng Cam Lộ. Lệnh này được thi hành suốt 12 ngày đầu của trận chiến vùng hỏa tuyến. tạo cơ hội cho Hà Nội mở một hành lang an toàn, khi di chuyển qua vùng giới tuyến mà không bị máy bay hay pháo binh của ta oanh tạc và tác xạ. Tại căn cứ hỏa lực Ái Tử, trong lúc QLVNCH đang bị giặc vây khổn và pháo kích tơi bời, lại nhận được thông báo từ các cố vấn, rằng B52 sẽ đến thả bom san bằng, khiến cho BTL.SD3BB phải cấp tốc ban hành lệnh di tản chiến thuật. Ðó là tất cả những chuyện khôi hài cười ra nước mắt, khiến cho ai đọc tới, cũng phải chua xót và tủi hổ cho thân phận nhược tiểu VN.

Sau hết là cái tình yêu thương giữa đồng bào và người lính trận trong cơn hoạn nạn, cũng được thể hiện một cách trọn vẹn, qua cuộc chiến 1972. Chính tại những miền đạn bom lửa máu này, những chỗ không bao giớ có bóng dáng các vị trí thức, giáo sư, nhà báo, ký giả hay nhà văn nhà thơ gì gì đó, mà chỉ có người dân cùng người lính chia nhau niềm đau khổ, đói rách và khủng hoảng tinh thần. Người quốc gia, từ công chức, cảnh sát, cán bộ cho tới các quân binh chủng của QLVNCH, ai nấy đều chấp nhận cái chết, chịu ở lại, đổi mạng mình, để đem lại sự bình an hạnh phúc cho hậu phương. Thắm thiết biết là bao, đó là sự đùm bọc đồng bào như chính bản thân mình. Những khẩu phần lương khô ít ỏi, những ngụm nước uống thiếu vệ sinh cùng với những sớt chia sự nguy hiểm quanh quanh , đều là những viên thuốc thần dược, xoa dịu và an ủi niềm đau bất hạnh của đồng bào trong lúc nguy khốn. Chẳng những thế, đối với cán binh bộ đội giặc, bị bắt làm tù binh, cũng được người lính đối xử nhân đạo với tình đồng bào, mà không hề phân biệt Nam-Bắc, dù thực chất Hà Nội luôn coi đồng bào Miền Nam là kẻ tử thù.

Trần Ðức, một người lính nhẩy dù trên đường tiến quân tái chiếm Quảng Trị, khi ngang qua Ðại Lộ Kinh Hoàng, đã không cầm nổi nước mắt, giữa hàng trăm, hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe. Những chiếc xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca, những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương sườn. Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc. Ðó đây, giữa đám xác người, rải rác những đuôi đạn súng cối 61 ly và B40 .Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công "Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972" ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến thảm cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của cọng sản Bắc Việt.

Ðoạn đường mang tên "Đại Lộ Kinh Hoàng" nay không còn xác chết, không còn dấu vết của tội ác. Họ đã được thân nhân mang về mai táng ngay sau đó. Sau tháng 5-1975, đất nước đắm chìm trong tù gông nô lệ của thực dân VC, vì vậy hằng năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ. Không ai dám hé răng nửa lời. Có những người không còn thân nhân thì mồ hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã chết tức tưởi mà đến nay họ còn u uất nơi bờ cao bụi rậm, không sao siêu thoát được. Hẳn họ không sao có thể ngờ được là nhiều năm sau, người đời vẫn còn nhớ thương họ. Vào ngày 28-4 đến ngày 2-5-2002 vừa qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tại chùa Long An thuộc quận Triệu Phong đàn tràng cầu siêu cho những nạn nhân bị Cộng Sản sát hại trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Quảng Trị, mặc dù chính quyền địa phương đã cho cán bộ đi từng nhà để ngăn cản, đe dọa, chặn đường, cấm cho thuê xẹ Thượng tọa Thích Hải Tạng, trụ trì chùa Long An cho biết, nhân dịp này, đồng bào đã mang hàng trăm linh vị các nạn nhân của cộng sản trong Mùa Hè Đỏ Lửa đến chùa để xin được giải oan siêu thoát.

Nghiệt ngã của Dân Tộc Việt là thế đó. Vậy mà còn nhiều tên việt gian tại hải ngoại cứ dửng dưng ca tụng Hồ và đòi hòa hợp hoà giải với vòng ôm lớn cùng VC.

Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 3-2010
MƯỜNG GIANG 
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeFri Jun 09, 2017 1:37 pm




Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị 1972

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Cothanhqt

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcR2iRhir0VMvNSOpiTRqApk_AMyB12ndd2G6Z4wrWMZHIqPvn3h

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Z
Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang cầu nguyện
tại Vương Cung Thánh Đường La Vang ngày 20 tháng 9,1972

Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt đầu ngày 28/06/1972 với Sư đoàn Nhảy Dù và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày 16/09/1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Images?q=tbn:ANd9GcRI4hSjXysglkHgQIjFIMjS1itegH0j-NtpTF95X0sWxJdsm6so


Ngày 24/02/1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Chienthangquangtri001
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitimeSat Jun 17, 2017 12:10 am



Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đài SBTN Thực Hiện

Phim kể lại cuộc chiến An Lộc khốc liệt năm 1972, những sự hy sinh anh dũng của người lính Việt Nam Cộng Hòa khi bị Cộng Sản tấn công.



Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị
Nhạc: Cục Chính Huấn VNCH

Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng
Hồi sinh rồi này mẹ này em
Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời
Ði lên. Ði lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai…



Tiếng Hát Từ Bình Long Về Trị Thiên
Nhạc: Cục Chính Huấn VNCH
Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972   Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 1 - Đại Lộ Kinh Hoàng
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 3 - Vị Tổng Tư Lệnh
» Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 4 - Người Lính Năm Xưa
» 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian" An Lộc được giải tỏa 8-6-1972

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến