Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quynh trong truyện ngam chẳng hoang Nguyen bich chuyen thuoc nguyet linh không nhac Saigon sáng phải quang Chung Trung quan VNCH Nhung quốc ngắn chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeMon Mar 25, 2013 11:10 am

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcQSGX32c3NXJQ9zTT8cfHhZ8j_y7TPuDex5VJH6P4NaiJ7JnxQj

Lao động xuất khẩu: một chấm đen trên trang danh dự

Nguyễn Văn Huy

 “... Tại Việt Nam, nhân dân không có may mắn đó, họ là nguồn hàng hóa mang lại lợi lộc cho các cấp chính quyền, do đó đang được khai thác triệt để bất kể mồ hôi và nước mắt của những nạn nhân...”

 

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  6720_1

Từ một vài năm trở lại đây, cộng đồng người Việt hải ngoại đã được dư luận thế giới phương Tây nhắc tới trở lại, nhưng với những lời phê bình không lấy gì làm vinh quang: vai chính trong những vụ buôn người và trồng cây cần sa lậu.

Nạn nhân của những vụ buôn lậu người


Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ danh dự của người lao động bị xúc phạm nặng nề như hiện nay.

Trong thập niên 1980, dưới hình thức hợp tác lao động xã hội chủ nghĩa (một hình thức trả nợ bằng sức lao động), gần 300.000 lao động Việt Nam đã được gởi sang các quốc gia cộng sản Đông Âu, tất cả đều được đối xử tử tế và làm việc ngang hàng với người lao động bản xứ. Cùng thời gian đó, hơn 25.000 lao động khác cũng được gởi sang các quốc gia Bắc Phi, Phi Châu và Trung Đông làm việc và được đối xử như những chuyên gia.

Bắt đầu từ thập niên 1990, lợi dụng tình trạng khó khăn trong nước, sức lao động của người dân bị chính quyền cộng sản Việt Nam biến thành hàng hóa và bị buôn bán một cách tùy tiện. Nghị định về đưa người đi lao động ra nước ngoài ban hành ngày 9/11/1991 cho phép cán bộ đảng và nhà nước thành lập các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Khoảng 160.000 lao động Việt Nam đã được đưa ra nước ngoài để đảm nhiệm những công việc vặt vãnh mà người bản xứ từ chối không làm như nội trợ, làm phu trong các công trường, làm việc ở nhà máy và trên tàu thuyền viễn dương. Do không có trình độ kỹ thuật cao, lao động Việt Nam bị bạc đãi và bị đối xử như những nô lệ trước sự dửng dưng của chính quyền cộng sản Việt Nam. Đó là chưa kể, để thoát khỏi cảnh nghèo khó trong nước và được ra nước ngoài làm việc, mỗi ứng viên lao động phải vay mượn tiền đút lót cho các cơ quan môi giới để hồ sơ được chấp nhận và khi được ra nước ngoài mỗi người phải làm việc không công ít nhất một năm để trả nợ. Cũng nên biết, chi phí môi giới và dịch vụ chiếm hơn một nửa số tiền mà người lao động được hưởng trong suốt thời gian làm việc.

Từ năm 2000 đến nay, tổng số lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc lên đến nửa triệu người và được phân phối trong 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người ra nước ngoài làm việc và một con số ít hơn trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng. Phần lớn lao động Việt Nam được tuyển dụng để sản xuất những mặt hàng không cần tay nghề cao như may mặc, giầy dép, bao bì và lắp ráp cơ giới cấp thấp. Với thời gian, trình độ kỹ thuật của người lao động Việt Nam tăng dần và mức được trả lương cũng tăng theo, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển Đông Á và Phương Tây. Chính sự gia tăng thu nhập này đã là nguyên nhân của những vụ lừa đảo, buôn người ra nước ngoài mà nạn nhân là những người dân thật thà nghèo khổ và phụ nữ ngây thơ, trong số này có cả người sắc tộc miền núi và nông dân tại các miền quê nghèo.

Trong những năm từ 2006 đến 2012, theo những nguồn tin báo chí trong nước, hàng ngàn người đã bị các công ty xuất khẩu lao động lừa đảo với một tổng trị giá thiệt hại lên đến vài chục triệu USD. Phần lớn nạn nhân là những lao động được tuyển sang Đài Loan, Hàn Quốc và Mã Lai làm việc và bị bỏ rơi ngay khi vừa đặt chân đến xứ người. Trong số những nạn nhân này, chỉ một số ít được gia đình giúp đỡ tìm đường về nước, đại đa số còn lại được những lao động xuất khẩu khác cưu mang và sống chui trong các khu ổ chuột vì không có giấy tờ hợp lệ ; tất cả sẵn sàng làm bất cứ nghề gì để sống, kể các ngành nghề mất nhân phẩm như nô lệ tình dục và mãi dâm. Rất nhiều người đã chết vì bệnh tật không có tiền chữa trị, vì bị đánh đập hay làm việc đến kiệt sức.

Tại các quốc gia phương Tây, do quy chế nhập cư có hạn định nhưng với đồng lương hấp dẫn, hàng trăm công ty môi giới đã tổ chức những đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp, gọi tắt là buôn lậu người. Mặc dù phải đóng những khoảng chi phí rất cao (từ 2 500 USD đến 15 000 USD), số người muốn nhập cư bất hợp pháp vào những xã hội phát triển phương Tây không hề thuyên giảm. Cách dụ dỗ người của những công ty lừa đảo này khá giản dị: dịch vụ rẻ, thủ tục nhanh gọn, công việc nhàn hạ, lương cao và có thể xuất ngoại dưới mọi hình thức: từ du lịch, thăm người thân, tham quan kinh tế, du học đến kết hôn giả… để sau đó trốn ở lại và sống bất hợp pháp.

Trong thực tế, lộ trình ra nước ngoài của nạn nhân những đường dây buôn lậu người này rất là gian truân, vì là những di dân bất hợp pháp, họ không thể đi trực tiếp từ Việt Nam đến "quốc gia nơi làm việc" mà phải đi qua những quốc gia trung chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không. Tại nhiều nơi, nếu đi bằng đường bộ, họ phải trốn cảnh sát biên phòng đi tuần dọc vùng biên giới, có khi phải bơi qua sông hay chạy bộ qua biên giới ban đêm để chờ xe đến đón ; nếu đi bằng đường thủy, họ phải sống trong những chòi bằng giấy bồi trong rừng nhiều ngày và chịu đựng cảnh mưa gió và đói lạnh triền miên nhiều tháng trước khi may mắn trốn được vào nơi chứa hàng trên xe tải hay một toa hàng trên xe lửa để qua biên giới. Đó là chưa kể cảnh những phụ nữ Việt bị những tên du thủ du thực tứ xứ hiếp dâm, hay những thanh niên bị những tên cướp cạn trấn lột mà không dám cầu cứu vì sợ bị lộ và bị bắt trả về nước. Một số nạn nhân của nạn buôn lậu người Việt cho biết họ được đưa từ Việt Nam tới Anh qua ngả Nga và Pháp, một số người đi bằng đường hàng không và một số khác đi bằng đường bộ.

Nói chung, cảnh vượt biên của những nạn nhân đường dây buôn lậu người này rất thê thảm, tất cả đều bị trấn lột tiền bạc và của cải mang theo người, bị đói, bị khát, bị hiếp dâm, bị hành hạ thể xác và tâm thần trước khi đến được "vùng đất hứa", mà đôi khi chỉ là địa ngục trần gian. Tổng số chi phí mà một nạn nhân phải chi cho đường dây buôn lậu người này có khi lên đến 90 000 USD nếu qua được nước Anh, và nếu tính thêm những chi phí khác như tiền ăn ở và đút lót cảnh sát biên phòng tại những quốc gia trung chuyển thì số tiền mà họ phải làm để trả nợ lên rất cao.

Trồng cây cần sa lậu


Theo báo cáo của Cơ quan chống các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức (SOCA-Serious Organised Crime Agency) của Anh năm 2011, tuy số người Việt nhập cư lậu vào nước Anh chỉ chiếm 5% số nạn nhân của các đường dây buôn lậu người từ 75 quốc gia, nhưng Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong số các quốc gia đưa lậu người vào nước để làm các công việc phi pháp. Báo cáo này cho biết những nạn nhân nhập cư lậu này bị bóc lột dưới nhiều hình thức, trong đó 31% (639 người) bị buộc phải bán dâm, 22% (461 người) làm việc tay chân, 11% (222 người) làm gia nhân, 17% (353 người) làm các việc phi pháp khác. Trong số những nạn nhân bị buộc làm những nghề phi pháp, 8% bị buộc phải trông nom các cơ sở trồng cần sa, trong đó 90% là người Việt (25 người Việt bị bắt năm 2011). Báo cáo của SOCA cho biết thêm, trong số 489 trẻ em nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh, 13% là trẻ em Việt Nam, đứng hạng thứ nhì sau Romania.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Uk1

Sự hiện diện của số trẻ em nhập cư bất hợp pháp này không phải vì lý do nhân đạo (trẻ mồ côi hay làm con nuôi), chúng được những băng nhóm buôn ma túy từ Việt Nam đưa vào các quốc gia phát triển phương Tây để chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là trồng và chăm sóc cây cần sa (marijuana, cannabis). Lý do sử dụng trẻ em là vì chúng dễ bảo, dễ quản lý và tiền công rẻ; nếu bị bắt giữ, các chính quyền sở tại không thể truy tố hình sự vì là vị thành niên. Các chính quyền phương Tây cũng không thể trục xuất những trẻ em này về lại Việt Nam vì chúng không khai cha mẹ và quê quán; phần lớn đã được trả tự do ngay sau khi bị bắt và chúng tiếp tục về lại những ngôi nhà cũ để… tiếp tục trồng và chăm sóc cây cần sa, còn gọi là "trồng cỏ" theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam.

Từ năm 2005 đến nay, cơ quan an ninh các quốc gia phương Tây không ngừng phát hiện những vụ người Việt trồng cần sa trong nhà. Trong những năm từ 2005 đến 2009, cảnh sát London đã phá vỡ hơn 2 000 vụ trồng cây cần sa trong nhà, trong đó 75% là những di dân Việt nhập cư bất hợp pháp. Theo điều tra của nhà báo Michael L. Gray năm 2010 (Why do Vietnamese grow so much dope ?), 75% lượng cần sa tiêu thụ tại Anh do những nhóm người Việt nhập cư bất hợp pháp vào đất Anh sản xuất và họ làm việc cho những băng nhóm buôn lậu ma túy đến từ miền Bắc. Lợi tức do trồng cây cần sa trong nhà có thể mang mang lại 500 000 USD/năm. Chính vì thế, mặc dù vậy số vụ trồng cần sa tại gia của người Việt tại Anh bị phá vỡ lên tới hàng ngàn vụ, lượng cần sa được phân phối ra thị trường không ngừng tăng lên và chưa có triệu chứng giảm. Cũng nên biết, năm 2004 chính quyền Anh giảm tội hình sự từ hạng B xuống hạng C, nếu sản xuất với số lượng nhỏ thì sẽ không bị buộc tội hình sự, do đó 60% lượng cần sa tiêu thụ tại Anh được sản xuất ngay trong nước. Cuối năm 2012 vừa qua, cảnh sát London đã phát hiện và bắt giữ một gia đình người Việt trồng cần sa trong nhà với số lượng lớn, theo báo cáo của ban điều tra tổng trị giá trang thiết bị công nghệ cao lên tới 100 000 USD để che giấu sự xoi mói của hàng xóm (hóa giải mùi hương của nhựa cây cần sa và độ nóng do phân hóa học bốc ra). Tại Ireland (Ái Nhĩ Lan), nhiều người Việt đã bị bắt trong các vụ án trồng cây cần sa và đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ.

Tại Pháp, trong những vụ lùng bắt những tổ chức đưa người bất hợp pháp vào nước Anh thông qua các tỉnh miền Bắc (Nord, Pas de Calais), cảnh sát Pháp đã phá được nhiều đường dây đưa người trái phép vào đất Pháp và Anh, một số người nhập cư bất hợp pháp được tuyển dụng làm việc cho các trại trồng cần sa miền đông, chung quanh vùng hạ lưu sông Rhin và thành phố Strasbourg.

Tại Đức, từ năm 2010 trở lại đây nhiều vụ trồng cây cần sa trên lãnh thổ Đông Đức cũ (các bang Sachsen-Anhalt, Sachse và Brandenburg), nơi có đông người Việt miền Bắc cư ngụ, đã bị khám phá. Tháng 2-2011, nhiều người Việt thuộc diện lao động xuất khẩu đến từ miền Bắc tại làng Atzendort đã bị bắt về tội trồng cần sa. Khả năng trồng cần sa tại làng này qui mô hơn những nơi khác vì được canh tác ngay trong các trang trại hẻo lánh miền quê thay vì trong những căn nhà giữa thành phố. Vấn đề là dân tộc Đức rất kỷ luật, do đó rất cảnh giác trước những hành vi mờ ám của những người Việt sống quanh họ. Hình ảnh cộng đồng người Việt tại Đức chính vì thế đã bị hoen ố bởi những hành vi phạm pháp này, vì người Đức không thể phân biệt người Việt nguyên là thuyền nhân tị nạn biết tôn trọng luật lệ với người Việt quen sống bừa bãi vô pháp dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.  

Năm 2012, sau khi nhiều vườn cần sa của người Việt tại thủ đô Budapest bị khám phá, cảnh sát Hungary cho biết công tác trồng cần sa được chuyển về nông thôn với số lượng lớn chưa từng thấy. Đa số công nhân làm việc trong những trang trại trồng cần sa là những lao động xuất khẩu Việt Nam đến từ miền Bắc, giấy tờ tùy thân của họ đã bị những chủ nhân người Việt định cư trước đó cầm giữ và phải làm việc như những nô lệ. Theo cơ quan điều tra, người trồng trọt gốc Việt và chủ nhân các khu vườn gốc Hung kết cấu cùng nhau để chia chác nguồn lợi. Trên lãnh thổ nước Slovakia cạnh đó, cộng đồng người Việt tại đây cũng đang bị chính quyền địa phương chú ý trong việc sản xuất và vận chuyển cần sa đi nơi khác.

Tại Cộng hòa Czech (Tiệp Khắc), cảnh sát địa phương đã bắt giữ nhiều vụ trồng cần sa lớn nhất nước từ trước đến nay, trong đó thủ phạm là người những Việt mới nhập cư được các băng nhóm buôn lậu ma túy người Việt tuyển dụng. Cảnh sát Tiệp Khắc cho biết họ đã giải thoát một số con tin bị giữ sổ thông hành để làm việc như những nô lệ trong những phòng đóng kín.

Tại Ba Lan, Cục điều tra trung ương cho biết 61 xưởng sản xuất cần sa tại thủ đô Warsaw bị phát hiện năm 2011 là của người Việt và các băng đảng người Việt thống lĩnh việc sản xuất và phân phối cần sa trên khắp nước. Sở dĩ có sự gia tăng trồng cây cần sa tại Đông Âu là vì các chính quyền Tây Âu gia tăng kiểm soát và phá vỡ những ổ sản xuất cần sa của người Việt tại Pháp, Hòa Lan, Đức và Anh.
Tại Canada, những băng đảng người Việt đến từ miền Bắc đã làm chủ gần như hoàn toàn thị trường sản xuất và cung cấp cần sa tại miền Tây, đặc biệt là tại Vancouver, bang British Columbia. Những di dân miền Bắc đến từ các trại tị nạn Hongkong trong thập niên 1990 được các băng đảng này tuyển dụng để trồng cây cần sa cung cấp cho thị trường Tây Bắc Mỹ. Với những khoản tiền thu được nhờ buôn ma túy, những di dân miền Bắc đã rửa tiền bẩn bằng cách chuyển về Việt Nam xây dựng những dinh thự nguy nga cho gia đình và cho dòng họ, một cách để phô trương sự thành công tại nước ngoài. Sự thành công trong dịch vụ bất chính này được xuất khẩu sang bờ biển phía đông Canada và chỉ bị phát hiện vào tháng 8-2004 sau khi 13 người Việt bị bắt về tội trồng cây cần sa tại các thành phố Moncton, Dieppe, Riverview và Peticodiac trong bang New Brunswick. Gần đây dịch vụ này được chuyển sang các bang lân cận Nova Scotia, Québec và Alberta, nơi có đông người Việt miền Bắc cư ngụ.

Tại Úc, trong năm 2012 nhiều vụ khám phá trồng cần sa lớn nhất đã được phát hiện tại các bang Victoria và New South Wales do người Việt canh tác, trong đó phần lớn là những người vừa mới nhập cư có liên hệ với đường dây buôn ma túy tại Việt Nam.

Lời kết

Qua những vụ khám phá các cơ sở trồng cần sa tại các quốc gia phương Tây, tổng số tiền do nghề này mang lại lên đến hàng trăm triệu USD, hàng ngàn người Việt đã bị bắt giữ tại khắp nơi, trong đó đa số là người Việt nhập cư qua những đường dây buôn lậu người trái phép. Tìm hiểu sâu hơn, người ta cảm thấy có cái gì không bình thường trong những dịch vụ phi pháp nhưng đem lại nhiều tiền này. Ai cũng biết tại Việt Nam sự kiểm soát người ra vào nước rất là khắt khe, nhất là người Việt trong nước. Bằng cách nào những đường dây buôn lậu người có thể đưa di dân Việt ra khỏi nước một cách an toàn bằng đường hàng không để nhập cư vào những quốc gia phương Tây một cách bất hợp pháp ? Bằng cách nào những nhóm buôn lậu vận chuyển hạt giống vào các quốc gia phát triển phương Tây một cách an toàn mà không bị phát giác ? Bằng cách nào những băng nhóm này chuyển tiền về nước để tẩy trắng một cách an toàn? Chắc chắn là phải có sự toa rập của chính quyền, các viên chức nhà nước đồng lõa với những tổ chức buôn lậu để chia chác quyền lợi.

Nhiệm vụ đầu tiên của những người cầm quyền là bằng mọi cách tạo ra công ăn việc làm để mang lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân. Tại Việt Nam, nhân dân không có may mắn đó, họ là nguồn hàng hóa mang lại lợi lộc cho các cấp chính quyền, do đó đang được khai thác triệt để bất kể mồ hôi và nước mắt của những nạn nhân.
Cộng đồng người Việt hải ngoại chắc chắn là rất phẫn nộ trước những hành vi phạm pháp của những đồng hương nhập cư bất hợp pháp, họ đã làm hoen ố hình ảnh cộng đồng người Việt chăm chỉ, hội nhập thành công vào các xã hội phương Tây. Nhưng suy cho cùng, những người nhập cư trái phép này nếu không là nạn nhân thì cũng là những món hàng béo bở mà những người có quyền chức trong nước lợi dụng sức lao động của họ để làm giàu. Không một người lao động xuất khẩu nào hãnh diện họ là người Việt Nam, tại nước ngoài nhiệm vụ đầu tiên của họ là cúi đầu làm việc để trả nợ và nếu có dư thì để nuôi gia đình, do đó không thể đòi hỏi những nạn nhân giữ thể diện là người Việt Nam. Nhân phẩm của họ đã bị chà đạp ngay trong nước, họ bị làm tiền từ khi làm thủ tục xin đi lao động nước ngoài đến khi hết hạn hợp đồng trở về nước. Họ là những trái chánh, những con bò sửa phải bị vắt cho cạn kiệt bởi những người tham lam không có nhân tính. Nếu muốn tố cáo chính quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền thì cuộc sống của những người lao động xuất khẩu là những bằng chứng.

Qua chính sách xuất khẩu lao động này, chính quyền cộng sản Việt Nam và đồng lõa đã hiện nguyên hình là những ác quỷ dracula hút máu nhân dân không biết thương tiếc.

Nguyễn Văn Huy

Về Đầu Trang Go down
lephan
Khách viếng thăm




XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảnh sát châu Âu truy quét các cơ sở trồng cần sa của người gốc Việt   XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri Apr 05, 2013 10:10 pm

Cảnh sát châu Âu truy quét các cơ sở trồng cần sa của người gốc Việt


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Canbis

Những nhóm người Việt chuyên tổ chức cũng như làm thuê cho các cơ sở trồng cây cần sa tại châu Âu ngày một gia tăng. Cảnh sát vào cuộc và đã bóc gỡ được rất nhiều đường dây như vậy, nhưng không vì thế mà số lượng người Việt được đưa sang để gia nhập vào các cơ sở này thuyên giảm mà ngược lại có phần còn hoạt động mạnh mẽ hơn, cách thức tổ chức tinh vi hơn.

Cơ sở trồng cần sa gốc Việt tại châu Âu


Những người gốc Việt là thành viên của các tổ chức trồng cây cần sa bị truy quét ráo riết ở các nước Đông Âu đã tìm đường chạy sang hoành hành ở những nước Tây Âu, đặc biệt là hai nước Anh và Pháp. Tên tuổi những ông trùm cầm đầu các đường dây này đã được báo chí “vinh danh” nhưng không vì thế mà làm hậu duệ của họ nhụt chí. Họ tìm cách đưa người sang các nước này bằng mọi giá. Có thể là bằng con đường xin visa du lịch sau đó sẽ trốn ở lại và sống biệt lập, có khi chẳng bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Những cơ sở trồng cần sa trong nhà được xây dựng một cách tinh vi và bí mật đã che mắt được các cơ quan chức năng trong suốt một thời gian dài.

Nước Anh được những người Việt Nam lựa chọn là điểm đến lý tưởng bởi nơi đây cuộc sống có vẻ như thanh bình và an toàn hơn đối với những người nhập cư. Nhiều người nói rằng đến với đất nước Anh, người ta có thể tìm được một cuộc sống dễ dàng và nhất là cơ hội làm giàu nhanh chóng bằng một công việc rất đơn giản. Chỉ nghe những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng sẽ kiếm được rất nhiều tiền mà lại không phải tốn nhiều công sức khiến nhiều người mong muốn cơ hội đó đến với mình. Họ đâu biết rằng công việc đơn giản đó là trông coi và trực tiếp chăm sóc những cây cần sa được gọi bằng tiếng lóng là “nghề trồng cỏ”. Rất ít người nhận ra được sự nguy hiểm của công việc này, họ chỉ biết rằng một công việc đơn giản lại thu về số lợi nhuận cao, một cuộc sống ổn định nơi đất khách quê người.

Những người được thuê để trông coi những cơ sở trồng cần sa đều ăn ở sinh hoạt ngay trong những khu nhà được thiết kế kín đáo để không ai có thể phát hiện ra những công việc bên trong. Nhiều đứa trẻ chỉ mới 12, 13 tuổi cũng được những ông chủ đưa từ Việt Nam sang để làm việc trong những cơ sở trồng cần sa. Những con người làm việc tại đây chỉ biết làm và làm, hạn chế giao tiếp và tiếp xúc với bên ngoài, có khi cả năm trời mà họ không biết đến cuộc sống của thế giới bên ngoài.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  22_canh75-450

Cảnh sát Paris phát hiện vườn cần sa tại gia ở ngay cửa ngõ vào Paris cho thấy các tổ chức băng đảng trồng cần sa của người gốc Việt.

Với giấc mơ được đổi đời, được sống một cuộc sống xa hoa giữa trời Âu nên họ đã phải trả một cái giá không phải rẻ. Để đến được xứ sở sương mù, những người nhập cư lậu từ Việt Nam phải trả một món tiền không nhỏ khoảng từ 10 nghìn euro cho các tổ chức môi giới. Nhiều người xuất thân từ nông thôn, gia đình không lấy gì làm khá giả nhưng vẫn cố gắng để đạt được giấc mơ của mình. Họ chấp nhận vay mượn, bán ruộng, bán vườn để gom đủ số tiền xuất ngoại. Cũng có trường hợp chẳng có ruộng, chẳng có vườn nên đành phải ký vào một tờ giấy ghi nợ có tính lãi. Số tiền này sẽ bị trừ vào tiền lương trong thời gian làm việc. Chính vì vậy mà có nhiều người đã phải cần mẫn làm việc mà không được nhận bất cứ một đồng tiền lương nào.

Điều quan trọng là những con người này đã tin tưởng vào lời hứa hẹn của các đường dây đưa người ra nước ngoài, những người này mơ ước đến Anh kiếm được một số tiền lớn trong thời gian ngắn nhất, trước là có thể trả hết nợ nần và sau đó là tính đến chuyện làm giàu, đổi đời. Nhưng trên con đường để thực hiện giấc mộng ấy không ít người đã phải trả cái giá đắt, trở thành công cụ của những băng nhóm tội phạm ma túy rồi vào tù và thậm chí bỏ mạng vì các vụ thanh toán lẫn nhau

Công nghệ trồng cần sa và sản xuất ma túy đã xuất hiện từ đầu những năm 2000. Với công nghệ canh tác và trồng cần sa trong nhà đã mang lại một số lợi nhuận khổng lồ mà lại tránh được sự điều tra của cảnh sát nên rất nhiều băng nhóm người gốc Việt đã quyết định thành lập và tổ chức những cơ sở trồng cần sa rất quy mô. Mặc dù công việc này được bọn chúng tổ chức rất tinh vi nhưng cũng đã nhiều lần bị cảnh sát truy quét rất ráo riết.

Mặc dù bị truy quét thường xuyên như vậy nhưng những cơ sở trồng cần sa trong nhà không thuyên giảm đi mà còn có phần tiếp tục phát triển. Nhiều người đã lao vào con đường tội lỗi mà không có cách nào thoát ra được. Vì lợi nhuận, vì cuộc sống mưu sinh, những người gốc Việt nhập cư trái phép cứ xoáy theo vòng xoáy tội lỗi, để đến khi họ phải đối mặt với những bản án tù đày thì mới chịu nhận ra thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn.

Một người làm công tác điều tra tại Anh cho biết, con số những người nước ngoài trong đó chủ yếu là những người Việt đổ sang Anh ngày một gia tăng bởi sức cuốn hút của đồng tiền, sự quyến rũ của lợi nhuận mà công việc này mang lại.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Cansanb500

Sự truy quét của cảnh sát

Cảnh sát châu Âu (Europol) thời gian gần đay đang đặt mọi sự chú ý vào việc theo dõi họat động của các băng đảng gốc Việt sinh sống ở châu Âu từng trồng cần sa tại Anh, Bỉ, Hà Lan, Cộng hòa Séc và Ba Lan… Nếu như ở những nơi đó bị triệt phá thì những người thợ trồng “cỏ” này lại quay sang hướng khác. Gần đây nhất nước Pháp được bổ sung thêm vào danh sách điểm đến của những người Việt nhập cư lậu làm nghề trồng cần sa.

Đầu năm 2012, trong một chiến dịch truy quét người nhập cư lậu, cảnh sát Pháp đã bất ngờ phát hiện ra một vườn cần sa lớn ở La Courneuve, ngọai ô Paris, trên một diện tích rộng 150 m2 với khoảng 700 gốc cần sa. Ngay tại vườn cần sa này, cảnh sát đã bắt giữ một người Việt 31 tuổi đang trông coi, quản lý một nhóm công nhân chăm sóc những cây cần sa. Theo kết quả điều tra thì người đàn ông này được một băng nhóm tội phạm ma túy gốc Việt thuê để quản lý mọi công việc liên quan đến cây cần sa.

Cần sa được trồng tại đây cùng với những trang thiết bị hiện đại bao gồm các dàn đèn sưởi ấm cây, hệ thống quạt thông gió hiện đại, hệ thống camera quan sát, hệ thống tưới cây tự động. Cảnh sát cũng tìm thấy các thiết bị sấy khô và đóng bao nilon. Có thể gọi đây là một quy trình khép kín từ trồng đến chế biến.

Theo các chuyên gia phân tích thì nhà vườn này có thể sản xuất từ 800kg đến 1 tấn cần sa. Đây là một cuộc truy quét lớn nhất từ trước đến nay và cảnh sát cũng đã phát hiện ra một cơ sở trồng cây cần sa lớn chưa từng có ở Pháp, vì theo thống kê của các cơ quan chức năng Pháp thì từ trước đến nay, 90% các vườn trồng cần sa bị phát hiện thì trung bình mỗi vườn chỉ trồng khoảng 50 gốc là nhiều. Theo đánh giá của các nhà điều tra Pháp thì giá trị đầu tư của vườn cần sa tại La Courneuve có thể lên tới 400 nghìn euro. Bù lại, lợi nhuận cho các ông chủ vườn này được định giá cũng khoảng 3 triệu euro. Chính số lợi nhuận khổng lồ này là lời giải thích cho lý do tại sao càng ngày càng có nhiều người chấp nhận sa lầy.

Báo chí Pháp đã chỉ mặt tội phạm là những băng nhóm tội phạm người Việt Nam. Một cảnh sát viên Europol cho biết: “Trong các đường dây châu Á, các tổ chức tội phạm Trung Quốc buộc nạn nhân của chúng làm trong các xưởng may lậu, còn các tổ chức tội phạm Việt Nam bắt nạn nhân của chúng trồng cần sa”.

Theo cảnh sát Pháp thì trang trại trồng cần sa tại La Courneuve là một bản sao mô hình của những băng đảng cần sa người Việt đã bị bóc gỡ ở Anh cũng như nhiều nước trong khu vực Đông Âu.

Sau vụ bắt giữ tại La Courneuve, một cuộc hội thảo về tệ nạn trồng cần sa trong nhà đã được tổ chức tại Paris. Trong cuộc hội thảo này, các chuyên gia đã khẳng định mức độ tiến triển đáng lo ngại của công nghệ trồng cần sa trong nhà tại châu Âu, mà theo đó sản lượng của các vườn cần sa này có thể lên tới hàng trăm tấn. Đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là việc trồng cần sa đang có xu hướng phát triển thành quy mô gần như được công nghiệp hóa, dưới sự điều hành của những băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan trực tiếp đến làn sóng nhập cư lậu vào Anh quốc qua cửa biên giới ở miền Bắc nước Pháp.

Phát hiện vườn cần sa tại gia ở ngay cửa ngõ vào Paris cho thấy các tổ chức băng đảng trồng cần sa của người gốc Việt đang chuyển địa bàn hoạt động đến nước Pháp với quy mô lớn. Như một bệnh dịch khó kiểm soát, bị dập ở nơi này thì lại bùng phát ở nơi khác, vì thế giờ đây các băng đảng trồng cần sa và những người Việt nhập cư lậu đang nằm trong tầm ngắm không chỉ của cảnh sát Pháp mà còn của cả châu Âu.

Với quyết tâm truy quét và đập tan những cơ sở trồng và sản xuất cây cần sa của những người gốc Việt nói chung và của những băng nhóm tội phạm ma túy nói riêng trong thời gian sớm nhất, cảnh sát châu Âu không chỉ ngăn chặn việc nhập cư trái phép mà còn kiểm soát gắt gao những công việc cũng như thu nhập của những người nhập cư. Những người gốc Việt với giấc mơ đổi đời tại xứ người bằng những công việc làm ăn phi pháp không sớm thì muộn sẽ phải trả giá cho những tội lỗi mà họ đã gây ra. Chỉ vì sự nhẹ dạ cả tin hay vì lòng tham của chính bản thân đã đẩy họ đến vòng tròn tội lỗi. Không thể trách hay đổ lỗi cho người khác mà hãy trách chính mình đã tự đưa mình vào vòng lao lý

Trung Hiếu
Về Đầu Trang Go down
lmphan
Khách viếng thăm




XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai   XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri Jun 21, 2013 7:03 pm

Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai

bởi VOA Tiếng Việt


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  6FF891F3-0F2E-4EA4-AF35-C877A40AC8C7_mw1024_n_sXHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  6FF891F3-0F2E-4EA4-AF35-C877A40AC8C7_mw1024_n_sXHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  6FF891F3-0F2E-4EA4-AF35-C877A40AC8C7_w268_r1


Một phúc trình mới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cho biết Việt Nam là điểm xuất phát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động sang nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Đài Loan, Malaysia hay Hàn Quốc, và nhiều người trong số đó phải làm việc như lao động khổ sai.

Theo báo cáo có tên gọi ‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’, nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các tập đoàn nhà nước cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi làm việc ở nước ngoài với giá cao.

Điều này khiến các công nhân xuất khẩu lao động của Việt Nam vướng vào cảnh nợ nần chồng chất thuộc loại cao nhất trong các công nhân xuất khẩu lao động châu Á, nên họ dễ bị buộc phải lao động khổ sai.

Anh Trần Ngọc Sơn, một công nhân lao động Việt Nam ở Nam Triều Tiên, cho biết có tình trạng người lao động phải bỏ ra số tiền ‘quá nhiều so với quy định của nhà nước’.

​​Anh nói: “Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn gì. Nhưng đối với một số gia đình điều kiện còn hơi nghèo một chút, thì họ không có một số tiền, không đủ chi phí trang trải, họ phải vay mượn. Một số người đi theo các đường dây (đưa người ra nước ngoài), thì tất nhiên họ phải chạy chọt này nọ. Đa số ai cũng bảo phải mất từ 6 tháng, và nếu như người nào nhiều là một năm, để trả nợ số tiền đã vay. Tùy từng trường hợp”.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Image


​​Theo báo cáo về nạn buôn người, nhiều lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Phúc trình có đoạn: “Nhiều công nhân bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần”.

Công nhân Trần Ngọc Sơn đồng ý với nhận định này. Anh nói có tình trạng người lao động phải làm việc thêm giờ mà không được trả tiền, nhất là những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở Hàn Quốc, nhưng giờ không còn phổ biến như xưa.

Anh cho hay: “Bên công nghiệp thì hầu như không có vì bây giờ nhân quyền ở các nước phát triển khá là mạnh. Các tổ chức phi chính phủ hay các trung tâm giúp đỡ người lao động ngoại quốc hoạt động cũng khá mạnh cho nên những trường hợp (phải làm thêm giờ mà không được trả tiền) rất là ít. Nói chung so với ngày xưa thì giảm rất nhiều”.

‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’ của Hoa Kỳ còn cho rằng nhiều công ty tuyển dụng Việt Nam chỉ cho phép các công nhân đọc các hợp đồng ngay trước ngày lên đường đi làm việc ở nước ngoài.

Báo cáo còn cho hay, một số công nhân phải ký vào các hợp đồng viết bằng ngôn ngữ mà họ không thể hiểu được cũng như không được trợ giúp trong khi xảy ra các tình thế bất ngờ.

Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng gần như tất cả người lao động phải trả phí tuyển dụng cao.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  2Q==

​​Nhiều người lao động bị buộc phải trở về Việt Nam sớm, thường sau một hay hai năm, thì không thể trả khoản tiền nợ đã vay để ra nước ngoài làm việc.

Anh Sơn nói các công xuất khẩu lao động  phải đánh đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Anh nhận xét: “Đi làm thuê ở nước ngoài, tất nhiên mình phụ thuộc vào họ, và mình làm thuê cho họ, thì tất nhiên cũng khổ hơn ở nhà với bố mẹ. Điều đó là đúng vì mình phải bôn ba ra ngoài để kiếm ăn, kiếm đồng tiền, nhưng mà đánh đổi với sự gò bó, sự chèn ép một chút đấy, thì mình có đồng tiền đáng giá hơn ở Việt Nam với sức mình bỏ ra như vậy. Có một số người khi về họ đổi đời. Họ kiếm được số tiền, họ lo cho anh em, bố mẹ cuộc sống sung túc hơn”.

Ngoài vấn đề lao động nhập cư, phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ còn đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của nạn buôn người ở Việt Nam như mãi dâm, tội phạm có tổ chức hay tình trạng lạm dụng tình dục.

Phúc trình cho hay, các nhóm tội phạm Anh và Trung Quốc có liên quan tới việc trẻ em người Việt bị buộc phải làm việc tại những nơi trồng cần sa ở Anh.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcTSuyflm2TRiREkufxB0WhfZ2OYMRgc14wmD3Rc6PQyr5HPS4td

Đây là một trong những vấn đề mà cả London và Hà Nội cũng quan tâm và đang tìm cách giải quyết.

Về quyết tâm của chính phủ Việt Nam, phúc trình của Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn với các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người, nhưng hiện đang nỗ lực để thực hiện điều đó. 


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcSE2-V-Y-rUQFzIniM1-8lgcyspMxNLjhktTg_6a8N9xCKMM9gK
.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Aug 16, 2015 5:11 pm

.
Những người lao động Việt ở Angola, Châu Phi

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-08-12

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  B0a51187-fd89-4a39-a0db-82b954e29026
Lao động Việt Nam làm việc tại một công trình xây dựng ở tỉnh Huambo, Angola.
Photo fr thanglongosc.edu.vn

Lao động xuất khẩu Việt không chỉ có mặt tại những nước phát triển như Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…mà họ được đưa đến các nước đang phát triển và chậm phát triển khác trên thế giới. Một trong những nơi mà một số thanh niên Việt đang lao động với ước muốn có cuộc sống khá hơn tại quê nhà là đất nước Angola, Châu Phi.

Câu chuyện được chính những người trong cuộc kể lại với phóng viên Hoàng Dung.

Chi phí cho chuyến đi

Những lao động Việt Nam qua làm công nhân tại Angola mà chúng tôi tiếp xúc đều cho biết họ đi lao động chui qua dịch vụ cò mồi nên chi phí cho chuyến đi cũng rất đắt.

Anh Trịnh Văn Thông một lao động sang làm việc tại Angola được 3 năm, nhưng hiện tại anh đã về nước, chia sẻ:

“Lúc em đi thì chi phí hết $7.500, thì cũng như bao gia đình khác làm ruộng ở nông thôn, nên số tiền đó đối với gia đình em là quá lớn, tuy nhiên vì cũng muốn được ra đi và mong muốn nâng cao kinh tế cho gia đình nên gia đình quyết định vay ngân hàng. Tuy nhiên khi sang Angola làm việc thì hơn 2 năm em mới trả đủ nợ cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng.”

Còn anh Hoàng Hiệp một người lao động đang làm việc ở Angola cho biết.


“Có một số người đi hết $6.000 theo dịch vụ sang bên có người đón, còn mình chỗ quen làm thắng là hết $4.000. Những người đi theo dịch vụ môi giới thì sang bên đó họ gửi đi khắp nơi đi lung tung”

    Lúc em đi thì chi phí hết $7.500, thì cũng như bao gia đình khác làm ruộng ở nông thôn, nên số tiền đó đối với gia đình em là quá lớn, tuy nhiên vì cũng muốn được ra đi và mong muốn nâng cao kinh tế cho gia đình nên gia đình quyết định vay ngân hàng.
    Anh Trịnh Văn Thông

Những khó khăn.

Angola cách Việt Nam 6 tiếng đồng hồ và con đường di chuyển từ Việt Nam sang phải mất hơn 24 giờ. Dân số Angola khoảng từ 18 – 20 triệu dân bao gồm nhiều sắc tộc. Gần 70% dân số theo đạo Công Giáo. Hiện tại ở Angola còn có những người nước ngoài khác như Trung Quốc, Congo,

Ở một đất nước xa xôi khác biệt về văn hóa, khí hậu, ngôn ngữ lại đi làm công nhân chui không có sự bảo lãnh của công ty nên các công nhân Việt Nam không thể tránh được những khó khăn trong cuộc sống và công việc.

Khi nói về những khó khăn anh Trịnh Văn Thông chia sẻ.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Image
Một cửa hàng của người Việt Nam tại Angola (nguồn daidoanket )

“Những khó khăn khi lao động ở Angola là: Thứ nhất là bệnh sốt rét, hầu như tất cả lao động Việt Nam cũng không tránh được bệnh rốt sét, người nhiều thì 1 tháng bị 2 đến 3 lần, mà mỗi lần bị bệnh rốt sét thì thuốc rất đắt 1 ngày nằm bệnh viện tính ra hơn 1tr VNĐ mà phải nằm tới 5 ngày, vào đầu năm 2013 bình quân 2 ngày thì có một lao động Việt Nam chết vì bệnh rốt sét. Bản thân em cũng đã từng bị rốt sét 3 lần, nên khi trả được hết nợ thì em quyết định về luôn, nếu không mà đen đủi chết bên đó lại thêm gánh nặng cho gia đình. Thứ hai là công an, đa số công nhân Việt Nam có hợp đồng lao động 1 năm, nhưng không có công ty bảo lãnh (nói chung là đi chui) nên rất hay bị công an gây khó dễ, cứ đi ra đường gặp công an là phải chạy còn nếu bị bắt thì người nào có tiền chuộc thì ở lại làm việc tiếp còn không bị bắt ra tòa và bị trục xuất về nước mà mỗi lần ra tòa thì mất $1.200.

Thứ ba tệ nạn cướp bóc, làm kiếm ra được đồng tiền nhưng phải chôn dưới đất, còn không thì những người bản địa họ vào tận nơi mình ở để cướp có cái gì giá trị thì họ lấy hết, những người đi cướp này đều có súng, và có một số lao động Việt Nam bị cướp bắn chết. Thứ tư là về công việc, khi em ra đi thì được người môi giới hứa hẹn là sang đó tìm cho công việc đầy đủ với mức lương là $1000-$1.200 với những lời hứa ngọt ngào, tuy nhiên khi sang bên đó thì tháng đầu (nếu có tay nghề) thì được trả $600 – $800 những tháng tiếp đó họ cứ hứa hẹn tháng này tháng nọ, nhưng cuối cùng họ không trả.”

Anh Hoàng Hiệp cũng cho biết.

“Công nhân khi mới sang thì người ta đón họ, rồi họ gửi đi đến các chủ công trình, có khi gửi vào chủ thầu Trung Quốc, rồi gửi đi bất kể một chủ thầu nào đó cần người, chứ công nhân không biết công việc của mình, thứ hai nữa, khi chân ráo chân ướt mới đến là hay bị lùa chạy lương. Giá tiền giờ rất cao trước đây là 100.000 bên đó gửi về được $900 còn giờ chỉ còn $500 mất nữa giá rồi”.

Không chỉ những công nhân lao động tại Angola mới lo sợ khi mình bị bệnh rốt sét mà cả những người thân ở nhà nữa, họ cũng nơp nớp lo sợ.

Chị Nguyễn Thị Lan quê ở Nghệ An có chồng đi lao động ở Angola chia sẻ

“Với người khác có chồng đi nước ngoài thì vợ con sung sướng, còn với tôi gần 2 năm chồng tôi đi làm việc tại Angola là chừng đó thời gian tôi sống trong thương nhớ và nơm nớp lo sợ vì mỗi lần chồng tôi gọi điện về thì anh đều nói là hầu như tuần nào củng có người dân lao động của nước Việt Nam mình chết bên đó. Khi thì chết vì bị bọn cướp bắn, lúc thì do người việt mình không quen khí hậu cộng với đề kháng kém nên mắc bệnh sốt rét mà bệnh viện ở xa nên đi viện không kịp mà chết. Mà mỗi lần có người chết thì để lại cho nạn nhân và gia đình một gánh nặng và một nổi đau quá lớn bởi vì xác phải để bên kia hàng tháng trời mới quyên góp đủ tiền để đưa xác về”.

    Với người khác có chồng đi nước ngoài thì vợ con sung sướng, còn với tôi gần 2 năm chồng tôi đi làm việc tại Angola là chừng đó thời gian tôi sống trong thương nhớ và nơm nớp lo sợ vì mỗi lần chồng tôi gọi điện về thì anh đều nói là hầu như tuần nào củng có người dân lao động của nước Việt Nam mình chết bên đó
    Chị Nguyễn Thị Lan

Còn người nhà anh Trịnh Văn Thông cho biết.

“Khi nghe em trai tôi bị sốt rét đến lần thứ 3 thì gia đình tôi bắt em phải về ngay”.

Ý kiến của cơ quan chức năng.

Với những khó khăn mà công nhân Việt Nam đang gặp phải ở Angola như nạn cướp bóc, tình trạng sốt rét đến tử vong… thì đại sứ quán Việt Nam tại đó không có sự hỗ trợ nào cả.

Anh Trịnh Văn Thông cho biết.

“Đại sứ quán Việt Nam chỉ giúp đỡ bên giấy thông hành cho những ai mất hộ chiếu để họ được về nước, còn họ không có sự giúp đỡ gì khác cho công nhân Việt Nam tại đó nhất là những trường hợp lao động Việt Nam chết bên cũng không thấy sự can thiệp của đại sứ quán và cũng không có sự giúp đỡ nào cả.”

Anh Hoàng Hiệp cho biết thêm.

“Đại sứ quán Việt Nam hầu như không có sự giúp đỡ, họ chỉ đứng ra thông báo để xin tiền cho những ai xui xẻo để đưa xác về nước, còn chưa có một can thiệp gì với an ninh bên đó vì đa số công nhân sang làm chui bên đó nên không được công ty bảo lãnh”.

Trước trình bày của các công nhân Việt Nam ở Angola về chuyện đại sứ quán Việt Nam tại đó không có sự giúp đỡ nào thì chúng tôi có liên lạc với ông Đỗ Bá Khoa ở cơ quan đại diện ngoại giao này của Việt Nam tại Angola nhưng khi nghe nói là phóng viên của đài RFA thì ông tắt máy.

Để tìm hiểu thêm từ phía cơ quan chủ quản trong nước đối với lao động xuất khẩu là Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Việt Nam, nhưng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Việt Nam lại giới thiệu qua cục quản lý lao động nước ngoài thì Cục quản lý lao động nước ngoài ở khu vực Châu Phi cũng từ chối trả lời.

Hiện nay đang có một số lượng lớn công nhân Việt Nam đang làm việc tại Angola, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Angola chưa được Nhà nước cấp phép, do vậy các cò lao động thường tìm về các vùng quê thuyết phục, hứa hẹn rồi lừa đưa người dân nghèo đi theo kiểu xuất khẩu lao động chui. Khi không may gặp nạn thì gia đình phải tự chịu hậu quả.

Từ năm 2013 đến đầu năm 2015, đã có ít nhất 33 người quê ở tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình đi xuất khẩu lao động chui sang làm việc ở Angola bị tử vong, chủ yếu là do bị sốt rét ác tính, tai nạn lao động, cướp sát hại.

Đảng csVN "ché đỏ" xuất khẩu lao động Việt...

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcRvmhU_jEbxBpczygh4OGxsvKuTurZPrT6cTtHm2QkkaB6OyYon2Q

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcRhAH4C506miXBg4QdeJnY7sX6ZXVZNlQ2jh6xg7B0fJ-GOcQtV

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Lao_dong_RSFZ

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Vi-sao-nhat-ban-lai-thu-hut-lao-dong-viet

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcRpXABeQMk4MP3MWMki5O6cBj7sZ2Hy4DunE1IXyvP01vTkqzxd

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcRycSpT_Pj_tejCkyM3_vi6sofH8TQKdDyFTXSr4XAK1_avMoC8

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeThu Mar 10, 2016 5:54 pm

 XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Lanhhaivietnam4-danlambao

Những cánh bèo trôi ở Bangkok

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Đối với lao động từ các nước như Lào và Miến Điện được đăng ký hợp pháp, mỗi người được cấp một thẻ bảo hiểm sức khỏe để được điều trị tại bệnh viện chính phủ với những quyền lợi tương đương với công dân Thái. Tuy nhiên đối với công nhân Việt Nam thì mỗi khi lâm bệnh hoặc gặp tai nạn và đi điều trị tại bệnh viện thì phải tự túc hoàn toàn. - Antôn Lê Ngọc Đức, SVD.

Thỉnh thoảng (trên bàn nhậu) tôi vẫn góp vui bằng câu chuyện sau, sau khi nghe những bạn đồng ẩm bàn luận về hiện trạng tôn giáo ở Việt Nam:

- Thưa cha con muốn xưng tội.
- ...
- Trước năm 75, có mấy người cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà…
- Giúp đỡ tha nhân khi họ kêu cứu trong lúc bị hiểm nguy không phải là một cái tội.
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm. Ðiều con làm hoàn toàn hợp với tinh thần bác ái của Chúa Ky Tô và văn hóa của dân tộc Việt. “Thương người như thể thương thân. Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn.” Gia Huấn Ca cũng có dậy như vậy. Chúng ta không thể vì chính kiến hay lòng thù hận mà bỏ người ta đói khát trong cơn hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là tố giác những kẻ ở bước đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa…
- Cha hiểu… đó không phải lỗi của con. Nếu những kẻ được cứu giúp trong cơn hoạn nạn - sau này - trở mặt, lấy ân báo oán hoặc lại tiếp tục con đường tà đạo thì đó là tội lỗi của họ…
- Dạ vâng nhưng điều khiến con áy náy là…
- Là gì nữa?
- Là vì họ… vẫn còn dưới hầm nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ cộng sản trốn dưới hầm nhà con vẫn còn sống ở dưới đó cho mãi đến bây giờ.
- Ối, Giêsu Ma… lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Vì con vẫn chưa cho họ biết là “cách mạng”… đã thành công!
- Nhưng… sao… sao… con lại… lại… đãng trí đến như thế được?
- Tại con rút kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Tây. Thuở ấy, bố con cũng chứa cán bộ cộng sản trong nhà; sau này, chính những người này đã “dàn dựng” để “nhân dân” mang ông cụ ra … đấu tố cho đến chết! Bởi vậy nên con sợ…
- Kể thì cũng như nuôi rắn trong nhà, đáng sợ thật chứ chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy xi măng lấp luôn cái hầm nhà lại cho… xong! Ðỡ được đứa nào hay đứa đó. Tội nghiệt này, xin Chúa nhân từ chứng giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ý cha; tuy nhiên, cũng xin Chúa nhân từ chứng giám đây là chuyện “riêng” của con chứ không liên hệ gì đến cha hoặc bất cứ ai.

Tôi không phải là tác giả của “tiểu phẩm” vừa ghi. Đây chỉ là sáng tác chung của người dân xứ Việt, nơi mà “... giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận” - theo như nhận xét của một nhân chứng thế gía, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.

Ủa, chớ mấy ổng “nằm vùng” trong chùa làm chi vậy cà? Blogger Bùi Quang Vơm lý giải: “... bây giờ, nhìn vào đâu, đảng cũng thấy có kẻ thù, ở chỗ nào, cũng có âm mưu lật đổ. Đảng đang hoạt động trong lòng địch. Dân đã thành địch rồi.”

Giới tu sĩ cũng vậy (chắc) cũng hoá thành địch hết trơn hết trọi nên Đảng phải “gài” người vào tu viện, thiền viện, chùa chiền, thánh thất, giáo đường... cho nó chắc ăn - đúng như lời cảnh báo của những vị tai mắt:

- Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Kim Khoa: Hiện có 3 vấn đề nổi lên hiện nay trong đó có tình hình xu hướng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ngày càng tăng lên đặc biệt là các địa bàn chiến lược, trong đó có các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp.
- Phó Chủ Tịch Quốc Hội Tòng Thị Phóng: Không được lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước.

Mối lo ngại về “các loại đạo tín ngưỡng trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp,” cùng chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước” - dường như - chỉ có tại Việt Nam. Ở những quốc gia láng giềng, nhiều sinh hoạt tôn giáo còn “phức tạp” hơn nhiều nhưng không thấy chính phủ, cũng như những vị đại diện dân cử, của họ bầy tỏ sự “quan tâm” tương tự.

Ở Thái, hằng năm, vào tháng 12 đều có hàng chục ngàn tu sĩ cùng lượt đi khất thực. Riêng năm vừa qua, vào hôm 27 tháng 12 năm 2015: “Mười nghìn vị Tôn đức Tăng già trang nghiêm pháp phục, đắp Ca sa ôm bình bát, thứ tự tuần hành khất thực quanh thành phố Chiangmai, Thái Lan.”

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  UMjOKxBKVYf9MFdNVN75hKa8AytDwRw4IoqngxRollJqLEM2F5GW3AvrnTDs1Ngzu1xTUDKeup2IXun3rBuArXAyo7vZN8ykH0uS70mlxSZCN2zbGiO0L5qaROAyBf8eDAqJRijpCbq72tMMow
Ảnh: Jonathan Look

Nếu cùng ngày này, ở thành phố Hải Phòng, cũng có chừng vài trăm vị sư xuống đường khất thực thì Thiếu Tướng Giám Đốc Công An Đỗ Hữu Ca chắc phải mừng hết lớn. Ổng dám huy động luôn đến cả trực thăng vũ trang để chuẩn bị thêm một “trận đánh đẹp có thể viết thành sách” (nữa) chớ chả phải chuyện đùa đâu.

Tôi không có mặt tại Chiangmai vào hôm 27 tháng 12 năm 2015 nhưng có đến tham dự lễ tạ ơn ở Bangkok, vào hôm 28 tháng 2 vừa qua, với Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, OP.

Hơn nửa số giáo dân Việt Nam ở Vọng Các, nghĩa là khoảng ít nhất cũng phải đến một ngàn năm trăm tín đồ đã tập họp lại để chào đón và dâng thánh lễ tạ ơn với vị Mục Tử của họ, tại giáo đường St Joseph (Bangkok). Tất cả họ đều còn trẻ, rất trẻ, chỉ độ khoảng tuổi từ 18 đến 30.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  _G4qSSAAjlhZ7G475-yRiNcCvIh8fQNaDceQB5_PWkvT-hekyDpcx66kxGDnNn-vJUaxkcidHYiTsJH4KSzUKjGvja4EGLWfjzwRFUIW-FxL_isv8LaCnGkX9Xxh4f_0g5khRrPluQB8waqMTA
Ảnh chụp hôm 28 tháng 2 năm 2016 tại giáo đường St. Joseph, Bangkok.

Tôi chưa bao giờ được dịp đặt chân ra đến miền Trung nên có cảm tưởng là mình đang lạc giữa một rừng người ngoại quốc vì cách phát âm tiếng Việt của các bạn trẻ hơi nhanh, và cũng hơi lạ nữa. Tuy không nghe rõ những mẩu đối thoại, chuyện trò của họ nhưng tôi vẫn cảm nhận nỗi an bình trên nét mặt của từng em. Sự bình an mà chưa chắc đã có thể tìm thấy tại quê nhà, nơi mà có những ông “tiểu đoàn trưởng/ trung đoàn trưởng” (đóng đô) ngay giữa cửa thiền, và những vị “đại biểu quốc hội” luôn bị ám ảnh bởi chuyện “lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá nhà nước!”

Vì nhà thờ không còn đủ chỗ (kể cả chỗ đứng) và vì là một người ngoại đạo nên thay vì chen chân vào bên trong giáo đường, tôi lặng lẽ tìm một bóng cây ngồi ghe Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nhỏ nhẹ tâm tình qua hệ thống phát thanh. Tuyệt nhiên, không có lời lẽ “phản động” hay “chống phá nhà nước” nào ráo trọi. Ông chỉ chia sẻ với hàng ngàn những tín đồ trẻ tuổi những khó khăn của họ nơi đất lạ xứ người: văn hóa, đạo lý, đức tin. Ông cũng rất tế nhị khi nói đến những trở ngại về pháp lý, kinh tế, xã hội... mà di dân Việt đang phải đối đầu.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  M5U3ru1pOEkRHxkzh9PB26nXeVNJ7qhk7z5i-vToCuV6rbiPX08X3GtyqE6f3zwhwRxqpy4d1VStzjDlA32cyzSl5h2gRTW1YoqlH73_QZ1_kVFkEpuNvGH0FzrlfHQjTL01KvA8bgr2oCbhYA
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp tại giáo đường St Joseph, Bangkok. Ảnh: vietcatholic

Trước đây chưa lâu, vào hôm 3 tháng 7 năm 2014 – trên trang Nation – ký giả Petchanet Pratruangkrai cũng có đề cập đến những di dân Á Châu tại Thái, trong số này có khoảng năm mươi ngàn người Việt đang làm việc “chui” ở đất nước này. (Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…)

Theo tiểu luận (“Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan”) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD, lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có một số những đặc điểm chung:

Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn...

Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.

Tất cả đều là những công việc nặng nhọc, bấp bênh, và thu nhập rất thấp chỉ dành cho đám di dân Miến, Miên, và Việt. Việt Nam ra sao mà những thanh niên thanh nữ, rường cột và tương lai của đất nước, phải chấp nhận một cuộc sống tủi cực đến thế ở nước láng giềng?

Xin nghe qua đôi lời tâm tình của họ với Trà Mi, qua phóng sự (“Người Việt Ở Thái Vẫn Chọn Mảnh Đất Này Bất Chấp Bạo Động, Nổ Bom”) nghe được vào vào hôm 24 tháng 8 năm 2015:

- Ngọc Hưng: Tới Thái Lan ngay từ lúc đặt chân tới sân bay, họ rất vui vẻ, niềm nở, lịch sự. Mình qua đây làm ăn sinh sống với mong muốn thay đổi một môi trường sống khác. Từ những người thấp nhất trong xã hội Thái như xe ôm cho tới cảnh sát, họ đều giúp đỡ mình hết mình.

-Nhung: Qua đây từ 2008 thấy Thái Lan cũng có một thời rất là xáo trộn nhưng rồi họ vượt qua mạnh mẽ. Nhung muốn sống ở đây nên luôn hy vọng nơi này sẽ bình yên trở lại. Mình không thấy thất vọng về đất nước Thái Lan.

-Tâm: Mình thấy thật ra không phải là Việt Nam yên bình đâu. Ở Thái, bạn có thể cầm hai tay 2 smart phone đi ngoài đường mà cũng chẳng bị sao hết, chứ ở Việt Nam bạn có dám hé ra một tí xíu không? Sẽ bị giật mất liền... Ở Việt Nam chỉ cần sơ hở một chút là bị giật liền chứ đừng nói là bỏ quên. Không phải mình nói xấu đâu. Mình nói về độ yên tâm, về sự ổn định trong cuộc sống.

Cái giá mà kẻ tha hương phải trả để có được “độ yên tâm” và “sự ổn định trong cuộc sống” - tất nhiên - không rẻ. Tại sân giáo đường St Joseph, chiều nay, lần đầu tôi mới được chứng kiến “cả rừng” đồng hương của mình tề chỉnh với áo trắng/quần bò hay với những tà áo dài thướt tha (và lạ mắt) trên đất Thái.

Trước đó, tôi chỉ thấy các em nhẫn nại và lầm lũi sau những xe kem, xe nước dừa, xe trái cây loanh quanh trên khắp nẻo đường của thủ đô Vọng Các. Đôi khi, tôi cũng bắt gặp các em tất bật trong những quán ăn bình dân hay nhễ nhại mồ hôi nơi các công trường (cháy nắng) ở Thái Lan.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Image02
Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015, không nhớ ngày nào

Xin cảm ơn những giọt mồ hôi, cũng như nước mắt, tảo tần/thương khó của tất cả những người bạn trẻ - những con dân Việt tha hương đang góp phần (không nhỏ) để để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi phải bị bị diệt vong.


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Sep 25, 2016 12:03 am

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  9k=

Những giọt nước mắt rơi trên nỗi đau người đi làm nô lệ

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Những công nhân XKLĐ sang Malaysia làm việc, họ bị lực lượng bảo vệ, tịch thu hết giấy tờ tùy thân, sống lang thang đầu đường xó chợ, không tiền mua vé máy bay hồi hương, một số người bị cảnh sát Malaysia bắt giam như một tội phạm, một số phụ nữ phải sa chân vào chốn lầu xanh rẻ tiền để sống lây lất qua ngày trên xứ người, nên có một số chị em vướng phải bệnh AIDS chết bỏ thay nơi xứ lạ quê người đã nói lên thảm cảnh địa ngục trần gian, tủi nhục và phẫn hận của người công nhân XKLĐ Việt Nam, thân phận của họ không khác gì thân phận của người Phi Châu bị bán làm nô lệ ở Tân Thế Giới vào thời xa xưa...

*

Vào thế kỷ thứ 15, bọn con buôn Tây Ban Nha bắt cóc người Phi Châu, rồi chở họ đem bán cho Tân Thế Giới làm nô lệ. Người nô lệ da đen bắt đầu vào Hoa Kỳ từ năm 1696. Thảm cảnh người nô lệ da đen kéo dài kiếp sống nông nô trong các đồn điền miền nam Hoa Kỳ là địa ngục trần gian, nó thách thức lương tâm người Mỹ chân chính và họ phải chấp nhận nội chiến để giải quyết vấn nạn của lương tâm.

Vào cuối thập niên của Thế kỷ thứ 19, vua nước Bỉ là “King Leopold II” dùng quân đội đi săn lùng dân bản xứ “Congo” làm nô lệ, cạo mủ cao su hoang dã trong rừng cho đến khi kiệt sức và cứ thế hàng hàng lớp lớp người nằm xuống. Khoảng 10 triệu người đã chết trong rừng núi hoang dã. Ông ta thu được một tài sản khổng lồ trên xương máu của người nô lệ Congo.
Hannah Arendt viết trong cuốn: “The Origins of Totaliarianmism” (Những cội nguồn của chủ nghĩa toàn trị) đưa ra con số phỏng đoán là 12 triệu người Congo đã chết. Khi Mobutu Sese Seko trị vì từ năm 1965-1997, đổi tên nước là Zaire và đòi đất nước trả ơn ông ta là 4 tỷ USD, hơn mấy lần tài sản của vua Bỉ Leopold II vào lúc đó. Bạo chúa Mobutu, gia đình và đám viên chức cận thần trong chính quyền thối nát đã vắt cạn kiệt sinh lực của xứ sở họ còn thê thảm hơn thời kỳ 80 năm dưới chế độ thực dân thuộc địa.
Hình thức buôn nô lệ vào Thế kỷ 21 vẫn còn tồn tại ở nước VNCS dưới hình thức buôn nô lệ kiểu mới, thủ đoạn bóc lột sức người lao động nghèo tinh vi hơn, tàn nhẫn hơn, ĐCSVN gọi đó là “xuất khẩu lao động”. Con người được xuất khẩu ra nước ngoài làm nô lệ không cần phải đông lạnh như con tôm, con cá. Xuất khẩu lao động được ĐCSVN xem là một quốc sách, một “cơ hội vàng” để tập đoàn Mafia CSVN vắt cạn kiệt sinh lực đất nước còn dã man và tàn nhẫn hơn cả vua Bỉ King Leopold II & tập đoàn gia đình trị Mobutu Sese Seko.

Ngày 6/12/2012, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh - Tổng Liên đoàn Lao Động VN (TLĐLĐVN) - tổ chức Hội Nghị Tổng kết 4 năm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục... Mục tiêu của “Đề án 3” do chính phủ giao cho TLĐLĐVN là đến hết năm 2012, phải phấn đấu đạt chỉ tiêu 70% tức 4 triệu công nhân xuất khẩu lao động.

Theo báo cáo của Tổ chức Walk Free Foundation, “The Global Slavery Index 2013” thì Việt Nam có 248.705 người VN được xem là nô lệ. Tổ chức WFF hy vọng việc công bố bản báo cáo nầy sẽ giúp các nước nghèo theo dõi và giải quyết nạn nô lệ thời hiện đại mà tổ chức nầy gọi là một “Tội ác được bao che”. Nô lệ thời hiện đại là hình thức nô lệ kiểu xa xưa, cộng với những thảm cảnh lao động khổ sai để trừ nợ, ép buộc những cuộc hôn nhân, buôn bán trẻ em, buôn người và lao động cưỡng bách.
Theo RFA đưa tin ngày 1/11/2013, tổng số người lao động VN được xuất khẩu đi làm nô lệ ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2013 là 70.200 người. Như vậy, con số trên đã gần đạt ngưỡng 80.000 như mục tiêu do ĐCSVN đặt ra. Chỉ riêng trong tháng 10 đã có gần 7.500 lao động được xuất khẩu.

Trong năm 2012, VN đã gởi đi tổng cộng xuất khẩu khoảng 80.000 lao động làm việc tại các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia chiếm đến 70%. Theo Cục Quản lý Lao động nước ngoài, hiện tại có tới 4.500.000 người VN bị xuất khẩu đang làm nô lệ ở 100 quốc gia khác nhau. Ngược lại, có khoảng trên 1.000.000 công nhân Tàu khựa sang VN làm lao động chui...
ĐCSVN rất phấn khởi vào WTO, xem như cơ hội bằng vàng cho XKLĐ ồ ạt ra nước ngoài làm nô lệ để kiếm ngoại tệ. Năm 2004, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 67.000 lao động (vượt chỉ tiêu 7.000 người), hàng năm con số tăng dần đến mức độ chóng mặt là 4.500.000 có mặt trên 100 quốc gia khác nhau.

Đối với ĐCSVN, việc xuất khẩu lao động là một hình thức kinh doanh “không cần vốn”, một dịch vụ vô cùng béo bở nên Đảng và Nhà nước CSVN quyết liệt bám chặt lấy để khai thác và bóc lột xương máu mồ hôi và nước mắt của giai cấp công, nông dân Việt Nam trên địa bàn toàn quốc một cách khốc liệt. Thủ đoạn gian ác của bọn đầu gấu lãnh đạo ĐCSVN còn xảo quyệt và tinh vi hơn gắp mấy lần Vua Bỉ Leopold II và bạo chúa Mobutu. Xương máu của người nghèo khổ VN đang bị vắt cạn kiệt dưới ba tầng áp bức và bóc lột dưới chế độ CSVN.
Bởi chế độ độc tài toàn trị bất lực vì quốc nạn tham nhũng hết thuốc chữa, không còn khả năng lãnh đạo trong việc quản trị đất nước, không tạo nỗi công ăn việc làm cho người dân trong nước, nên người nghèo nào cũng muốn bán sức lao động làm việc cho các công ty hãng xưởng nước ngoài và đều phải miễn cưởng chịu chi một khoảng tiền hối lộ cho các cơ quan chính quyền liên hệ và bọn môi giới, bọn cò mồi mới giành được một chỗ bán thân, tình nguyện đi làm nô lệ xứ người.

Cục Quản lý Lao Động với nước ngoài trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội chuyên lo dịch vụ XKLĐ. Ngoài ra, một nghiệp vụ XKLĐ của QĐNDVN cũng rất quan trọng, nó trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc Phòng. Bạo quyền CSVN là bọn “ngồi mát ăn bát vàng” vừa ăn hối lộ, vừa thâu lợi nhuận từ các hợp đồng XKLĐ với các đối tác nước ngoài, vừa ăn chận đô la của người XKLĐ từ nước ngoài gởi về.
Các công ty nước ngoài thuê mướn XKLĐ phải trả 40% cho nhà nước CSVN và 10% cho công ty môi giới. Thí dụ: Mức lương của một người XKLĐ tại Hàn Quốc là 600 USD/tháng. Sau khi trừ hết chi phí, phần còn lại là 300 USD. Trung bình một người công nhân lao động muốn bán thân làm nô lệ cho các công ty nước ngoài, họ phải làm việc ít nhất 2 năm mới trả hết số nợ vay lúc ban đầu, năm thứ ba mới có lợi nhuận thì hợp đồng sắp hết hạn.

Hiện nay, Đảng & Nhà nước CSVN mở hết công suất hệ thống tuyên truyền, cơ quan tín dụng khuyến khích và động viên công nhân & nông dân nghèo vay tiền để làm thủ tục đi XKLĐ, làm bùng lên phong trào cực kỳ quy mô, săn lùng người lao động trong tình trạng thất nghiệp, không có công ăn việc làm, còn nông dân bị bọn cường hào ác bá địa phương cướp hết điền sản nên không còn đất cày. Chiến dịch săn lùng XKLĐ được phát triển rầm rộ như hiện nay, còn hơn cả thời bọn thực dân Tây Ban Nha săn đuổi người nô lệ da đen vào thế kỷ 15 & 16 để bán qua Tân Thế Giới.
Tính đến cuối năm 2012, trên toàn quốc đã thành lập “40 Tổ Tư vấn Pháp Luật”, có “154 doanh nghiệp” nhà nước chuyên làm dịch vụ XKLĐ và mạng lưới có trên “1.000 chi nhánh” hoạt động trên 45 tỉnh, thành phố... kinh doanh trên xương máu, mồ hôi và nước mắt của những người cùng khổ một cách tàn nhẫn.

Trong 4 năm qua (2009-2012), Tổng LĐLĐVN hỗ trợ kinh phí thành lập 40 tổ Tư vấn Pháp luật tại một số địa phương có đông công nhân lao động nghèo, sống trong các khu công nhân, khu cư xá ổ chuột... các tổ tư vấn lao động này phối hợp với công nhân tự quản khu nhà trọ để tuyên truyền pháp luật và quyền lợi cho công nhân vào giờ tan ca, giờ nghỉ trưa hoặc tại khu nhà trọ... điều quan trọng là cán bộ tư vấn pháp luật, vận động chủ nhân các hãng xưởng, cho họ tiếp xúc với giới công nhân lao động ngay tại cơ sở sản xuất. Qua đó, lựa chọn thời điểm thích hợp để tập hợp các công nhân lao động để giải thích chính sách XKLĐ của Nhà nước và giải đáp những thắc mắc nếu có.
Một trong những hoạt động tuyên truyền phổ biến của Tổng LĐLĐVN là hướng dẫn thành lập các tổ “công nhân tự quản”. Tính đến năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có trên 3.000 tổ công nhân tự quản đang hoạt động. Riêng tại Sài Gòn có trên 2.400 tổ. Thông qua các tổ công nhân tự quản, khu nhà trọ, phối hợp với công an khu vực, các ngành nghề tổ chức, các hoạt động tuyên truyền pháp luật cho công nhân XKLĐ tại các địa phương có đông công nhân lao động.

Công nhân XKLĐ đi làm nô lệ xứ người bị ngược đãi tàn tệ:

Chính những người XKLĐ này là nhân chứng, chứng kiến cảnh bị đày ải như nô lệ của nhau và đã được bày tỏ để cảnh báo những người nào muốn bán thân đi làm nô lệ xứ người. Sau đây chỉ là những trường hợp điển hình.

Nam Hàn:


Các công ty Nam Hàn chỉ sử dụng công dân VN vào các ngành hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe cho công nhân bản xứ. Ngành công nghiệp đó gọi là 3D: “Difficult - Dirty - Dangerous” (khó khăn- dơ bẩn - nguy hiểm). Cực nhọc và nhục nhã nhất là làm phu trên các tàu đánh cá của họ. Họ phải làm quần quật liên tục từ 24 tới 36 tiếng và chỉ nghỉ được 4 tới 5 tiếng. Nếu làm việc liên tục 48 tiếng thì được nghỉ 6 tiếng. Khủng khiếp nhất là làm việc từ 13 tới 16 tiếng liên tục trong các hầm nước đá lạnh dưới -60 độ âm. Có người chịu không nổi phải sặc máu mũi, máu họng trào ra tại hầm nước đá. Ngoài ra, các tên “cọp rằn” dữ dằn như cọp, lúc nào cũng lăm le gậy sắt, sẵn sàng đập, quất vào những người nô lệ Việt Nam không thương xót.
Chắc hẳn chúng ta chưa quên vụ chủ hảng may “Darwoosa” của Đại Hàn trên đảo Samoa trước đây đã bị chánh phủ Hoa Kỳ bỏ tù vì quịt lương của 250 thợ VN và đánh đập, giam giữ trái phép, bớt khẩu phần ăn và chỗ ở cho công nhân VN theo tiêu chuẩn súc vật.

Mã Lai:

Vô địch man rợ nhất, có lẽ thuộc về công ty Yikon Jenellry Industry ở Malaysia. Trong lúc đang làm việc, 3 nữ công nhân VN tên Nguyễn Thị Sữa, Trần Thị Điểm và Hồ Ngọc Dương bị một nhóm người quản lý của Yikon gọi lên phòng làm việc. Sau đó dùng hành động bạo lực, túm tóc lôi kéo, đánh vào mặt, đạp vào ngực bụng, có người bị đánh đến ngất xỉu rồi mới gọi cảnh sát tới áp giải, đưa ra sân bay trục xuất về VN, mà trên người chỉ có một bộ đồ công nhân đang mặc mà thôi. Lý do, họ chỉ yêu cầu tăng thêm giờ để bảo đảm thu nhập mà họ bị ép vào tội đình công.
Không thấy công ty XKLĐ tên Sovilaco (Quận 3) giải quyết quyền lợi và sứ quán VN tại Malaysia không dám lên tiếng phản đối để giúp công nhân XKLĐ khiếu nại chủ hãng Yikon. Vô trách nhiệm đến thế là cùng vì tiền thầy đã bỏ túi, còn sống chết mặc bây!

Hiện nay, có khoảng trên 120.000 công nhân XKLĐ Việt Nam đang lao động theo hợp đồng tại xứ sở man rợ này. Ngay khi đặt chân tới phi trường, mọi giấy tờ tùy thân của họ đều bị tịch thu; vì vậy, trong thời gian làm việc, nhiều công nhân VN bị chủ nhân Mã Lai tha hồ đánh đập họ tàn nhẫn như súc vật, bỏ đói, khủng bố tinh thần, sách nhiễu tình dục. Ngoài ra, giới chủ nhân còn khất nợ, cuối cùng quịt nợ bằng cách sa thải họ không có lý do, rồi mới báo cho cảnh sát. Theo luật tại Malaysia, các công nhân không có giấy tờ tùy thân sẽ thành những người cư trú bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất trong 24 giờ nên họ không cách nào khiếu kiện bọn chủ nhân mọi rợ để đòi lương.
Tờ The Star của Malaysia số ra tháng 3/2 đưa tin về thảm cảnh của 42 người phụ nữ XKLĐ Việt Nam, sống tại thành phố George Town, bán đảo Penang, Malaysia. Họ sống trong một căn hộ 4 phòng, mỗi phòng chỉ đủ chỗ cho 5 người và tất cả chỉ có một chỗ đi vệ sinh duy nhất. Họ từ VN sang Malaysia lao động nhưng đang không có việc làm, không có tiền gởi về nhà trả nợ và giúp gia đình trong khi hộ chiếu đã hết hạn.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí nói về cuộc sống bi kịch của công nhân XKLĐ Việt Nam ở Malaysia. Nếu tiếp tục ở lại thì phải đối diện với muôn vàn khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh cư trú bất hợp pháp mà muốn trở về nước càng khổ nhục hơn vì nợ nần chưa trả, nên họ phải nhắm mắt buông xuôi với kiếp sống phiêu bạc giang hồ. Nữ công nhân XKLĐ Việt Nam phải làm nghề mại dâm rẻ tiền để mưu sinh, đó là nghề rất phổ biến ở Malaysia.
Một Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội vô cảm. Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng bộ nầy tiết lộ từ năm 2004 đến nay có khoảng 400 ca đột tử, trung bình cứ 6 người thì có 1 người XKLĐ chết. Ông cho biết: “Hiện nay có khoảng 120.000 người XKLĐ đang làm việc tại Malaysia, nguyên nhân chất lượng khám sức khỏe kém, không quen với nếp sống đô thị hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp nên thường xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông? Tất cả đều chối bỏ sự thật là công nhân XKLĐ bị ngược đãi, hành hạ và làm việc quá sức lao động, bằng chứng là có người bị đột tử trong nhà vệ sinh.

Đài Loan:

Các hãng Đài Loan đối xử với công nhân XKLĐ Việt Nam tàn nhẫn không thua Đại Hàn và Malaysia. Hãng Bi - Shiang Enterprise tại làng Sha-Kun, thành phố Hsinchu chuyên sản xuất xe lăn bán sang Canada & Pháp. Ngoài công nhân địa phương, họ mướn thêm 18 nữ công nhân XKLĐ Việt Nam. Theo sự tố cáo của Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hope Worker’s Center tại Chungli: Các nữ công nhân VN bị cấm ra khỏi hãng sau giờ làm việc, ngày nghỉ không được thăm viếng bạn bè.
Theo luật lao động, công nhân được cung cấp chỗ ở và thức ăn miễn phí, nhưng bọn chủ nhân tự động trừ tiền mua thực phẩm mỗi tháng 2.500 Đài tệ. Hãng chỉ trả lương công nhân 3 tháng/ một lần; thay vì phải trả hàng tháng theo đúng luật. Mỗi cô thợ VN đã bị chủ hãng bắt buộc phải hầu bàn cho các công nhân Đài Loan như bọn đầy tớ hầu hạ bọn quí tộc Đài Loan thời phong kiến.
Vào tháng 2/2005, chính quyền Costa Rica cho biết 6 thủy thủ người VN trong một tàu cá Đài Loan đến cảng Puntarenas đã bỏ trốn khỏi tàu. Họ đã tố giác rằng, họ đã bị tên thuyền trưởng Đài Loan ngược đãi, đánh đập, tra tấn dã man và nhờ chánh quyền sở tại bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ huy trưởng sở tại là Luis Diego Solano cho biết, không ai muốn ở lại Costa Rica mà muốn trở về VN. Điều kiện sống và làm việc trên các tàu cá Đài Loan nổi tiếng là tàn tệ, năm nào cũng có những thủy thủ trên tàu đánh cá nổi loạn, cướp tàu, thậm chí giết cả thuyền phó, như vụ xảy ra năm 2002 trên chiếc “Full Means 2” ngoài khơi biển Hawaii.

Ngày 5/10/2009, các thủy thủ VN nổi loạn trên tàu cá Đài Loan tại Nam Phi, đã dùng dao uy hiếp thuyền trưởng và sau đó bị cảnh sát Nam Phi bắt giữ. Cảnh sát Nam Phi ghi nhận rằng, họ làm như vậy vì họ đã bị tên thuyền trưởng Đài Loan đánh đập họ vô cùng dã man trong nhiều tháng liền trên biển. 10 người trên tàu Balena đã trói thuyền trưởng và tấn công thuyền phó ngoài khơi biển Nam Phi. Các thủy thủ VN đã hành động trong cơn tuyệt vọng sau nhiều tháng bị thuyền trưởng người Đài Loan đánh đập và ngược đãi tàn tệ. Sự kiện đã xảy ra vào tháng 8/2013, có 4 thuyền viên XKLĐ Việt Nam tố cáo họ bị hành hạ như nô lệ và phải trốn khỏi tàu cá Hsieh Ta của Đài Loan ở vùng biển của Pháp và đã về tới VN vào tối 12/8/2013.
Theo tin của Vietnamese Missionaries in Taiwan, thân phận của các thiếu nữ XKLĐ sang Đài Loan làm công việc nội trợ (domestic helpers) hoặc giúp đỡ người già, bệnh nhân, các cô được gọi là “osin” thân phận đày tớ không hơn gì thân phận nô lệ, thật khốn khổ và nhục nhã, có khi còn bị sách nhiễu tình dục. Các cô phải làm việc quần quật từ 2, 3 giờ sáng đến 10 giờ đêm cực như một con chó... ăn phải ăn sau chủ nhà, thường là loại “cơm thừa canh cặn” của gia đình nhà thải ra, dành cho người “osin” và cho chó ăn.
Số phận của người công nhân XKLĐ tại Đài Loan hoàn toàn lệ thuộc quyền sinh sát của người chủ của mình vì trong hợp đồng XKLĐ có khoảng ghi là: “Người công nhân hoàn toàn do chủ xử lý và sử dụng”. Nói trắng ra, đây là hình thức “bán đứng dân XKLĐ làm nô lệ cho ngoại nhân”, sống chết mặc bây của ĐCSVN. Người công nhân XKLĐ không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì, kể cả quyền xin chủ nhân đối xử với họ như một con người chớ không phải súc vật...

Saudi Arabia:

Ngày 1/1/2015, chị Vinh về tới Việt Nam. Chị Vinh kể: “Lúc sang làm việc cho chủ thứ hai, chị đã phải làm cả việc nhà của mẹ bà chủ, buộc phải dọn dẹp liên tục, ngày chỉ được ngủ 3-4 tiếng. Nếu mệt quá ngồi nghỉ thì bị gọi chửi, có người bị chủ nhổ nước bọt lên đầu. Ăn chỉ có ăn cơm với ớt, không có thịt, có lúc phải nhặt xương trong thùng rác lên ăn. Không chịu nổi cảnh đời làm nô lệ, chị đòi về nước thì bị chủ nhốt trong phòng một tuần liền, không cho ăn uống. Chị Vinh còn bị chủ nhà cùng mấy người đánh đập, bỏ sỏi vào miệng, lấy lửa bật đốt trước mặt...”

Khi bị họ đánh đập tàn nhẫn, em gọi điện về cho chị Trang (Cty Vĩnh Cát). Chị Trang nói: “Muốn trở về nước phải nộp 58 triệu đồng,” em không chịu, chị ta nói: “Thế thì đừng làm phiền chị ấy nữa!” Thế rồi, công văn số 259 ngày 10/12/2014 của Cty Vĩnh Cát cho rằng: “Chị Vinh muốn về nước, nhưng không muốn bồi thường, nên đã giở các chiêu trò, thủ đoạn... vu cáo chủ ngược đãi là không đúng”. Sau cùng, chị Vinh khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng kịp thời giải cứu nhiều nữ XKLĐ bị kẹt tại Saudi Arabia do không thể chịu đựng được cảnh bị ngược đãi, nhưng không thể về nước vì gia đình quá nghèo không có tiền nộp phạt cho Cty XKLĐ Vĩnh Cát.

Jordan:

Cuối tháng 2/2008, có một số nữ công nhân VN được XKLĐ sang Jordan bị đánh đập tàn tệ. Gần 200 công nhân VN được một hãng may mặc Đài Loan tên W&D Apparel qua môi giới ở VN đã được đưa sang ngoại ô Amman, thủ đô Jordan, với lời hứa sẽ trả 220 Mỹ kim/ tháng. Nhưng khi tới nơi, các công nhân XKLĐ bị tịch thu hết cả giấy tờ tùy thân, phải lao động 16 tiếng một ngày, chỉ được trả từ 80 - 150 USD/ tháng. Đa số các công nhân XKLĐ đình công, chủ nhân người Đài Loan xua nhân viên bảo vệ với sự hổ trợ của cảnh sát sở tại hành hung dã man, kể cả những người đang nằm trên giường bệnh, có người bị chúng nắm đầu quật vào thành giường đến bất tỉnh.

Nô Lệ Tình Dục:


Mới đây, mụ tú bà Trần thị Mỹ Phương và chồng là Tsai Hsein, người Đài Loan đã khai trước vành móng ngựa đã bán 126 cô gái VN sang Mã Lai với giá 1.800 USD một cô. Tại tỉnh Hà Tây, một cặp uyên ương buôn người tên Trần Thị Tình và Phạm Thế Dân đã khai bán phụ nữ VN sang Hoa Lục với giá bèo 1 triệu đồng (50 USD) mỗi cô gái. Và số cô dâu VN tại Hoa Lục ước tính hàng trăm ngàn người. Trong số nầy, có không ít đã vào lò “mổ nội tạng” của bọn kinh doanh đẫm máu trên xác người.
Tờ báo Apple Daily Taiwan đưa tin: “Một cô dâu VN tên Tuân, 20 tuổi đã bị người chồng độc ác đâm kim vào các đầu ngón tay, rồi nhúng vào nước muối. Cô bị hắn lấy ná thung bắn vào mí mắt, đập bằng gậy và lấy dao cứa chằng chịt vào lưng. Theo hồ sơ của tòa án, hung thủ tên Liu Cheng Chi, 39 tuổi và tòng phạm cũng là vợ của y (giả ly dị) tên Lin Li Ju, vì muốn có con trai nên cho Liu về VN cưới vợ.

Khi cô Tuân sang Đài Loan mới vỡ lẽ, họ vẫn sống chung với nhau thì cuộc hành hạ bắt đầu. Ngoài chuyện bị đánh đập dã man, cô Tuân còn bị bỏ đói, một ngày chỉ ăn được một bữa cơm. Sau nửa năm bị cực hình tra tấn đủ mọi kiểu, cô chỉ còn 20 kg da bọc xương. Lin sợ cô chết nên chở cô bỏ giữa đường. Cô Tuân đã lết tới một tiệm ăn gần đó để xin ăn và may mắn được cảnh sát sở tại chở vào nhà thương cứu cấp.”
Tính đến năm 2006, tại Đài Loan có trên 100.000 cô dâu VN và công nhân XKLĐ, so với năm 1999 chỉ có 21 người. Hầu hết cô dâu VN là người ĐBSCL. Ê chề nhất là cảnh “chợ người”, các cô gái công nhân XKLĐ Việt Nam bất hạnh bị bày bán công khai, người ta tranh nhau trả giá, rồi thì các cô bị lôi kéo, xô đẩy, sỉ vả, khinh bỉ, nhưng các cô cắn răng chịu đựng vì các công ty môi giới XKLĐ của VN, họ chỉ cần thâu được lợi nhuận là họ phủi tay, họ bất cần thân phận người XKLĐ ra nước ngoài làm việc, sống chết mặc bây, không có ai bảo vệ họ.

Người nữ công nhân XKLĐ bị bày bán như một món hàng người nô lệ. Nhiều trường hợp mua vợ để thỏa mãn thú tính như trường hợp cô PTT, 28 tuổi, quê ở Nghệ An, trong một tháng phải đi làm thuê cho 8 ông chủ. Chị bị luân phiên hãm hiếp mà không dám khai báo vì công ty môi giới giữ hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của chị. Họ còn hù dọa sẽ trục xuất cô về VN. Nhiều công ty môi giới ở Việt Nam đã móc ngoặc với những công ty môi giới bên Đài Loan để họ tha hồ bóc lột sức lao động của công nhân XKLĐ Việt Nam và bảo đảm không bị thưa gởi hay phản đối vì tiền vé máy bay, tiền nghĩa vụ, thủ tục lót đường lên đến vài ngàn đô la, nên khi họ gặp những chuyện áp bức, họ cũng không dám lên tiếng.

Cô dâu Việt Nam “for sale”:


Nhóm nghiên cứu thực trạng hôn nhân Đài Loan của viện Khoa Học Xã Hội tại Sài Gòn cho biết: “Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 200 cô gái từ 18 tới 21 tuổi, đang lập thủ tục lấy chồng Đài Loan, cho thấy 40% cô dâu VN chỉ học hết lớp 1 (có tới 8% mù chữ), còn lại học hết cấp II. Trên 63% cô dâu VN do môi giới qua đường dây “CÒ”. Số tiền gia đình mỗi cô dâu nhận được sau khi cưới khoảng 500 - 1000 Mỹ kim. Thời gian cô dâu VN gặp chú rể Đài Loan chỉ trong vòng 1 tuần tới 3 tháng là cùng. Các chú rể Đài Loan ngang nhiên mua “cô dâu VN” một cách công khai, rồi đem về Đài Loan để biến cô dâu thành “nô lệ tình dục” cho cả gia đình nhà họ, xài chán chê rồi bán cho lầu xanh ở Cao Hùng hay Đài Bắc, có khi bán cho các lò mổ nội tạng, chẳng những họ lấy được vốn mà còn được lãi “nhất bản vạn lợi”.

Triển lãm cô dâu VN ngay giữa hội chợ Singapore:

Chắc hẳn chúng ta chưa quên được sự kiện vào ngày 16/3/2005 có cuộc triển lãm cô dâu VN ngay giữa Hội chợ Singapore làm cho các hội tranh đấu nữ quyền trên thế giới hết sức bất mãn, khi nhìn thấy những người con gái VN bị đem ra làm những mối hàng bày bán như “thú vật” tại một hội chợ ở Singapore để quảng cáo cho chương trình đi VN lấy vợ ở quốc gia nầy.
Gian hàng có bày hàng 3 cô gái VN mang tên “Trung tâm hôn nhân trái tim hạnh phúc”. Tại đây, có người đứng phân phát truyền đơn quảng cáo những dịch vụ như “Lấy vợ VN ngay tại chỗ với giá 9.000 đô la Singapore” hay dịch vụ sang trọng hơn lên đến 13.000 đô la Singapore. Bà Breama - Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Nhân phẩm Phụ nữ tại Singapore - nói rằng: “Đây là một hành động không thể chấp nhận được,” bà kêu gọi. “Chính phủ Singapore phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chận những việc này tái diễn và cho rằng, đây không khác gì như tình trạng buôn người mà thôi.

Người Tàu mua phụ nữ VN làm nô lệ tình dục và lấy nội tạng:

Theo bản tin Tân Hoa Xã, ngày 20/8, thông báo họ đang tiến hành điều tra vụ rất đông các cô gái VN trong khu làng thuộc huyện miền núi Song Phong trong tỉnh Hồ Nam bên Tàu bị mất tích. Gần đây, báo chí VN cũng đã nhiều lần đăng tin về những vụ lừa đảo thiếu nữ VN nhẹ dạ bán sang Hoa Lục làm gái mãi dâm hoặc làm cô dâu, nhưng họ tránh né không muốn đề cập đế một thực tế ghê rợn là họ bị đánh cấp nội tạng đem bán.
Buôn bán “thận” là một nghề đang nở rộ và cực kỳ béo bở ở Đại Lục. Nguồn cung cấp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công, tù hình sự, người vô gia cư và đặc biệt Việt Nam hiện nay là nguồn cấp nội tạng vô tận cho các bệnh viện chuyên mổ lấy nội tạng ở Đại Lục. Tính theo thời giá hiện nay, mua một cô dâu VN giá di động từ 1.000 - 2.000 USD là cùng, còn giá trẻ em từ 500 - 1500 USD. Đem họ về Đại Lục, bán lại cho các lò mổ nội tạng sẽ có thu nhập từ 80.000 - 100.000 USD cho 2 quả thận, đó là chưa kể những bộ phận khác như tim, gan sẽ được giá cao hơn. Hầu hết các dịch vụ mua buôn người đều diễn ra tại các tỉnh vùng biên giới phía bắc như: Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng... với sự tiếp tay của chính quyền địa phương.

Ngàn giọt nước mắt rơi trên nỗi đau Dân Tộc:


Hình ảnh một cảnh sát Campuchia đang áp giải một bé gái VN 11 tuổi đời ra khỏi một động mãi dâm tại “khu đèn đỏ” Tuol Kork, Nam Vang. Có 6 bé gái VN từ 11 - 13 tuổi đã được cứu ra khỏi khu nhà thổ nầy. Các em đều bị chở sang đây qua ngã Tây Ninh hoặc Châu Đốc do các đường dây buôn người ở Việt Nam vận chuyển.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  1307181

Tại khu đèn đỏ Svay Pak, cảnh sát Campuchia cứu thoát được ít nhất 36 em bé VN bị cưỡng bách bán dâm, nhỏ tuổi nhất dưới 10 tuổi đời. Quận ven đô có 5,6 nhà chứa ở các đường hẻm trong khu ổ chuột. Ông Khut Sopheang (công tố viên địa phương) nói: “22 người có vẻ trẻ hơn 10 tuổi, trong nhà chứa khác có 9 đứa trẻ gái từ 6 - 9 tuổi. Vài bé gái khác có lẽ chỉ mới 5 tuổi. Các em khóc khi chúng tôi tìm thấy các cháu,” ông nói. “Có tới 70% gái mãi dâm ở Campuchia đều là trẻ em VN, phần đông đến từ vùng ĐBSCL.”
Tại khu đèn đỏ ở Toul Kork hay Svay Pak, nơi nào cũng giống nhau. Hình ảnh những em bé gái VN thật đáng thương, tuổi đời chừng 5 tới 7 tuổi, thân mình mãnh mai yếu đuối, đứng chen chúc sau một khe hở của căn phòng dưới ánh đèn điện mờ mờ ảo ảo. Các em đang chờ cha, chờ mẹ, chờ chị, chờ anh tới đón các em về nhà? Không, không có một ai cho các em chờ đợi cả! Chỉ có những con yêu râu xanh rước các em đi vào địa ngục, các em sẽ bị chúng hành hạ thân xác đau đớn tột cùng, những cơn đau banh da xé thịt khi các em bị chúng phá hoại trinh tiết, các em nhỏ xấu số đáng thương phải tiếp khách từ 15 tới 20 lần một ngày. Còn nỗi đau đớn nào dành cho các em bé VN đáng tội nghiệp kia?

Kết luận:


Đài VOA đưa tin ngày 20/6/2013, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố: “VN là điểm xuất phát của nhiều công nhân XKLĐ sang nhiều quốc gia trên thế giới như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc... và nhiều người trong số đó phải làm việc như nô lệ khổ sai”.

Theo báo cáo “Phúc trình thường niên về nạn buôn người”, nhiều công ty XKLĐ ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các “tập đoàn nhà nước”, cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi XKLĐ ở nước ngoài với giá quá cao, khiến các công nhân vướng vào cảnh nợ nần chồng chất thuộc loại cao nhất trong các công nhân XKLĐ châu Á, nên họ buộc phải lao động khổ sai trong điều kiện rất tồi tệ để có tiền gởi về Việt Nam chỉ đủ để trả nợ.

Anh Trần Ngọc Sơn, một công nhân XKLĐ ở Nam Hàn cho biết: “Có nhiều công nhân XKLĐ phải bỏ ra rất nhiều tiền, quá nhiều so với quy định nhà nước,” anh nói. “Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn. Nhưng, đối với một số gia đình nghèo, không đủ chi phí trang trải, họ phải đi vay nặng lãi. Một số người đi theo các đường dây đưa người ra nước ngoài thì họ phải chạy chọt này nọ.”

Phúc trình còn cho biết, nhiều công ty tuyển dụng VN chỉ cho phép người công nhân XKLĐ, đọc các hợp đồng ngay trước khi lên đường đi làm việc ở nước ngoài và buộc một số công nhân phải ký vào các hợp đồng viết bằng một thứ ngôn ngữ mà họ không thể hiểu được, trong đó có điều khoản chết người như: “Người công nhân hoàn toàn do chủ xử lý và sử dụng” điều nầy có nghĩa người công nhân XKLĐ thuộc quyền sinh sát của giới chủ nhân và không được một ai trợ giúp khi xảy ra các tình huống bất ngờ như vậy.

Theo báo cáo của Trafficking in Person ngày 15/7/2013, một trong những vấn đề là các công ty XKLĐ và lực lượng cò mồi trung gian thường xuyên thu phí quá cao so với quy định của pháp luật và công nhân XKLĐ của các nước khác ở châu Á, khiến họ rơi vào cảnh nợ nần trong nhiều năm. Phần lớn trong số công nhân XKLĐ này muốn trở về VN sớm, thường thì 1 hoặc 2 năm và họ không có đủ tiền để trả nợ. Ngoài ra, các nạn nhân XKLĐ thường bị tịch thu hết các giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc thường xuyên bị lực lượng môi giới dọa trục xuất họ, để buộc họ làm việc trong điều kiện tồi tệ với mức lương thấp hoặc không trả lương.

Cũng theo báo cáo nầy, rất nhiều công nhân trong số nầy trở thành nạn nhân buôn người bị hệ thống “cò mồi” vô lương tâm hay các ông chủ buộc họ phải làm công việc ngoài thỏa thuận ban đầu trong điều kiện bị bóc lột vô cùng. Nhiều công nhân buộc phải đóng tiền tuyển dụng lên tới 7.700 USD, khoản nợ nầy rất lớn đối với họ.

Itar-Tass ngày 10/7/2013, đưa tin: Cơ quan di trú Liên Bang Nga và cảnh sát đã đột kích một khu công nghiệp ở phía đông Matxcova, bắt giữ 250 người VN cư trú bất hợp pháp. Hồi đầu tháng 5, RIA Novosti cũng trích nguồn tin cảnh sát Nga, nói đã bắt giữ khoảng 500 người VN nhập cư trái phép, đang làm việc bất hợp pháp tại một xưởng may áo khoác ở làng Malakhovka, Matxcova. Trước đó không lâu, vụ 15 thiếu nữ VN bị lường gạt sang Nga với những lời hứa hẹn việc làm, nhưng thực tế bị đẩy vào ổ mại dâm của tú bà Thúy An, cũng được báo giới đưa tin. Năm 2012, có hơn 100 công nhân XKLĐ Việt Nam nghề may mặc đưa sang Nga và bị ép làm việc như nô lệ cho đến khi cơ quan di trú Nga giải cứu và đưa họ về nước.

XKLĐ là một dịch vụ kiếm ăn không cần vốn rất béo bở nên Đảng & Nhà nước CSVN và Bộ LĐ-TB-XH và 154 doanh nghiệp nhà nước của chế độ giữ chặt lấy cơ hội vàng để bóc lột tham nhũng thả giàn, ngồi mát ăn bát vàng làm giàu trên xương máu, mồ hôi, nước mắt của những công nông dân nghèo lại tàn mạt thêm. Ngoài các khoản chi phí tổng nộp cho nhà nước để giành một chỗ bán thân đi làm nô lệ để cho ngoại nhân chà đạp nhân phẩm mà còn phải hối lộ cho bọn môi giới và bọn cò mồi vô lương tâm.

Xin đồng bào trong nước sớm tỉnh táo từ bỏ ý định XKLĐ. Hãy nhìn những thảm cảnh của những người công nhân XKLĐ Việt Nam bị bọn chủ nhân nước ngoài ngược đãi, lao động khổ sai, đánh đập, bỏ đói, không trả lương hoặc trả thấp đủ sống cầm hơi để đủ sức lao động khổ sai cho chúng mà không có một ai can thiệp, bênh vực quyền lợi cho họ, vì Đảng & Nhà nước CSVN đã đem con bỏ chợ, sống chết mặc bây vì tiền thầy đã bỏ túi. Đừng trông mong gì các tòa Đại sứ hoặc Tổng Lãnh Sự hay Lãnh Sự Quán Việt Nam ở hải ngoại can thiệp vì họ đã nhận chỉ thị của ĐCSVN ngậm miệng ăn tiền.

Hãy nhìn những tấm gương của những công nhân XKLĐ sang Malaysia làm việc, họ bị lực lượng bảo vệ, tịch thu hết giấy tờ tùy thân, sống lang thang đầu đường xó chợ, không tiền mua vé máy bay hồi hương, một số người bị cảnh sát Malaysia bắt giam như một tội phạm, một số phụ nữ phải sa chân vào chốn lầu xanh rẻ tiền để sống lây lất qua ngày trên xứ người, nên có một số chị em vướng phải bệnh AIDS chết bỏ thay nơi xứ lạ quê người đã nói lên thảm cảnh địa ngục trần gian, tủi nhục và phẫn hận của người công nhân XKLĐ Việt Nam, thân phận của họ không khác gì thân phận của người Phi Châu bị bán làm nô lệ ở Tân Thế Giới vào thời xa xưa...

Trước khi kết thúc chủ đề của bài viết nầy, tôi xin mượn danh ngôn của nhà thơ Voloshin để nhắn gởi đồng bào trong và ngoài nước: “Hãy cho đi! Hãy nhường tất cả đi! Rồi bạn sẽ dành được tủi nhục, nghèo đói và làm tên nô lệ khốn khổ nhất.”

24.09.2016

Tổng hợp & nhận định

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
danlambaovn.blogspot.com

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Xkld-622


Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Apr 17, 2019 10:29 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri Nov 04, 2016 12:05 am

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  A%25CC%2589

Ôsin Ả Rập


Thứ Năm, ngày 03 tháng 11 năm 2016

Em chào thầy mẹ em đi
Làm ô–sin chả biết khi nào về… - (Trịnh Hoài Giang)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Đi Hà Giang về, nhà văn Vũ Ngọc Tiến buồn rầu cho biết là đã bị một bà lão “cật vấn” như sau:

“Bác sống gần Trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?”

Thắc mắc của bà mẹ Việt Nam ở Hà Giang được giải đáp qua một bài báo ngắn (“Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers”) của K. Oanh Ha, trên nhật báo Mercury News - số ra ngày 12 tháng 12 năm 2006. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:

“Bà Tạ Thị Giám, 36 tuổi, rời nhà nơi làng quê nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học… Bà đã bị biến thành nô lệ cho người chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi gục ngã. Bà Giám cho biết: Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không phải là một con người… vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không còn nương tựa vào ai được nữa.”

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Ara4
Bà Tạ Thị Giám. Ảnh: SJMN

“Một phụ nữ khác, 34 tuổi, đang sống ở trung tâm lánh nạn cho biết chị đã bị cưỡng hiếp, nhưng không bao giờ dám công khai nói chuyện đó ra. Chị sợ hai con ở nhà sẽ đau lòng và sợ bị chồng bỏ… Chị nói trong nước mắt: Tôi vét sạch cả tiền của gia đình để đi… Tôi không thể trở về Việt Nam trắng tay được. Tôi phải tranh thủ cơ hội ở đây.”

Đây là những câu chuyện đau lòng quen thuộc về thân phận của những phụ nữ Việt Nam đi làm ô sin ở Đài Loan, hồi mười năm trước. Nỗi đau của họ, tuy thế, vẫn “chưa đáng kể” nếu so với lớp đồng nghiệp hiện nay đang sống tại Ả Rập. Nơi mà “hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa” – theo tường trình của thông tín viên Tú Anh (RFI) đọc được vào hôm 7 tháng 8 năm vừa qua:

"Chính phủ Manila lập kế hoạch cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương nhân công lao động ở Ả Rập Xê Út. Do dầu hỏa xuống giá, từ nhiều tháng nay, hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức ăn thừa.

Sau khi Ấn Độ đem 50.000 lao động từ Ả Rập Xê Út về nước, đến lượt Philippines chuẩn bị di tản 20.000 công nhân lâm vào hoàn cảnh khốn khó.

Theo hãng tin Asia News, một phái đoàn chính phủ Manila sẽ bay sang Ryadh vào ngày 10/08 tới đây để trợ giúp khẩn cấp cho 20.000 lao động Philippines đang kêu cứu. Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết, phái đoàn chính phủ sẽ thảo luận với Ả Rập Xê Út một giải pháp lâu dài.

Trong khi đó, theo lời bộ trưởng Lao Động Silvestre Bello thì tổng thống Rodrigo Duterte chỉ thị “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt”."

Tuyệt nhiên không có một bản tin nào, từ bất cứ đâu, đề cập đến những hoạt động “cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi hương” những công nhân công lao động” Việt Nam. Thảm cảnh của hơn hai mươi ngàn người Việt ở Ả Rập, phần lớn là phụ nữ, chỉ được truyền tải qua những trang FB cá nhân. Xin ghi lại đôi ba:

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  14670845_322801138100859_4645168534137855760_n
Su H Gueng. Ảnh: FB

"Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qle Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qleoi xã Ayun Hạ. Huyện Phu Thien, tỉnh Gia Lai. Đi xkld sang Ả Rập Saudi qua Cty Nam Việt chi nhánh Thanh hoá. Giám đốc tên Luyến sdt: 0919654476. Sáng nay ngày 25/10 được đưa vào trại tỵ nạn ở Ruyadh với tinh thần kg ổn định , kg có giấy tờ tuỳ thân, đồ đạc với tinh thần không ổn định"

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Arap
Nguyễn Thị Hiền. Ảnh: FB

"Kính thưa...

tên tôi là. nguyễn thị Hiền sinh ngày. 14/02/1983. Quê quán thôn vinh tứ xã an lão. Huyện bình lục tỉnh hà nam tôi được môi giới cty việt hà giới thiệu sang ảrập xêut để làm giúp việc gia đình. Trước khi đi tôi có được cty đào tạo và thời gian chờ đợi là 1 tháng đen ngày 15/12/2014 tôi được cty đua ra sân bay để đến ảrập xêut. Thời gian đầu chủ cũng đối sử tốt với tôi lương tháng cũng trả dầy đủ nhưng càng về sau thời gian làm việc của tôi dài. Tôi không có thời gian để nghỉ ngơi ăn uống không đảm bảo. Nhiều hôm tôi phải ăn cơm thiu và cơm thừa .các con của chủ nhà rất nghịch và hỗn. Nó làm hỏng đồ gì chủ cũng chửi mắng tôi. Không cho tôi một lời giải thích. Thậm chí còn đòi đánh tôi.

Và những thời gian sau tiền lương không trả và bỏ đói tôi. Tôi muốn gọi về cty giúp đỡ nhưng chủ không cho tôi dùng điện thoại. Lên tôi không liên lạc được với ai hết. Đến ngày 01/07/2015 tôi đã tìm cách trốn ra đại sứ quán kêu cứu.

Tôi đã ở đsq 24 ngày. Đến ngày 26/07/2015 tôi được đsq đưa tôi vào trại đến đã 1 năm. Gia đình tôi có liên lạc với cty nhưng họ không hề giải quyết cho tôi .io tôi bị chủ kiện lần 1 bắt tôi bồi thường hợp đồng là 90 trieu tiền vn.lần 2 kiện tôi 115 trieu tien vn.

Các ban ạ.tôi sang đây để làm việc gia đình tôi rất khó khan chồng tôi chết còn 2 đứa con nhỏ bơ vơ không nơi nương tựa .vì quá bất đắc dĩ lên tôi mới phải bươn chải . tôi viết bài này lên với cộng đồng. Mong chia sẻ giúp đỡ tôi. Đến các cấp có thẩm quyền. Va nhà báo vào cuộc để cứu giúp tôi sớm được về đoàn tụ với 2 đứa con nhỏ cửa tôi. Tôi xin chan chân thành cảm ơn"

Không có nhà báo nào Việt Nam “vào cuộc” hết, đã đành; cũng không có “giới chức thẩm quyền nào” của đất nước này lên tiếng cả.

Ngoại Trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết bộ ngoại giao đã gửi đặc sứ đến thủ đô Ả Rập, và công nhân của họ sẽ được đưa về nước trong vòng hai ngày. Cùng lúc, Bộ Trưởng Lao Động Phillippines, Silvestre Bello loan báo chỉ thị của tổng thống Rodrigo Duterte “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”

Tuyệt nhiên, không thấy ông Phạm Bình Minh và ông Đào Ngọc Dung hé môi hay nhúc nhích một ngón tay nào ráo.

Trang tin tức của ĐSQCHXHCNVN tại Vương Quốc Ả Rập chỉ có một bản tin duy nhất liên quan đến lực lượng lao động VN, đề ngày... 22 tháng 05 năm 2015!

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  A%CC%89rap
Thứ Tư, ngày 02-11-2016

» 29-03-2016
Đại sứ quán tham gia giải chạy ASEAN 2016

» 30-09-2015
Đàm phán về 3 dự án ODA Ả rập-Xê út cung cấp cho Việt Nam trong năm 2015

» 12-09-2015
ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI Ả-RẬP XÊ-ÚT TỔ CHỨC KỶ NIỆM 70 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

» 31-07-2015
Ả rập-Xê út tiếp tục cung cấp 3 dự án ODA cho Việt Nam trong năm 2015

» 22-05-2015
Tăng cường, hoàn thiện mô hình quản lý lao động Việt Nam tại thị trường Ả-rập Xê-út

Gần đây T.T Phillippines Rodrigo Duterte bị dư luận lên án như một “người khùng.” Tuy thế, ngay sau khi nghe tiếng kêu cứu của dân Phi tại Ả Rập, “người khùng” này đã ra lệnh: “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”

Giới lãnh đạo Việt Nam, may thay, không ai điên/khùng gì ráo. Lú lẫn cũng không luôn. Họ chỉ bị câm hay điếc, hoặc (có lẽ) cả hai.

Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri Feb 17, 2017 10:18 pm

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Xua%25CC%2582%25CC%2581t%2Bkha%25CC%2582%25CC%2589u%2Blao%2B%25C4%2591o%25CC%25A3%25CC%2582ng-danlambao

Thiên đường XHCN diệt Nam: đất "lành" chim... xuất khẩu!

Người Quan Sát (Danlambao) - Ở thiên đường xã hội chủ nghĩa độc lập tự do muôn vàn hạnh phúc của bác và đảng, việc đem dân đi làm cu li xứ người đã trở thành chính sách. Chính sách đó được đặt tên là "xuất khẩu lao động". Từ ô sin, công nhân đến cô dâu, già trẻ lớn bé, đàn ông, phụ nữ... đảng xuất hết cả bầy. Chiến lược buôn người kiếm ngoại tệ mới nhất là nâng cấp "mặt hàng" xuất khẩu này.

Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đang giao Cục quản lý lao động ngoài nước xây dựng đề án "Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025" để trình Chính phủ (1).

Thành phần "có trình độ" này là cử nhân, thạc sĩ học xong không có chuyện để hành đang ngồi nhà ngáp gió và thất nghiệp triền miên. Triển vọng ngáp gió dài dài này được... định hướng cho đến năm 2025 vẫn còn ngáp.

Thế thì tống cổ chúng ra khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa, sang các nước tư bản giãy chết để làm hộ lý, làm công nhân để các lãnh đạo đảng là tầng lớp tiên phong, đại diện cho giai cấp công nhân gia tăng sức mạnh làm giàu.

Theo ông Thứ trưởng này thì "muốn tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động đều phải được hỗ trợ bồi dưỡng về ngoại ngữ, tay nghề, văn hóa, hoặc đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với thị trường tiếp nhận."

Phải chi ông ta đề nghị đảng cầm quyền có kế hoạch để tạo ra công ăn việc làm ngay tại Việt Nam thì đỡ khổ cho 1,1 triệu người dân Việt đang thất nghiệp, trong đó thành phần có cái bằng đại học trở lên chiếm đến 324.000 người.

15.02.2017
Người Quan Sát
danlambaovn.blogspot.com
__________________________________

(1) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dua-cu-nhan-thac-si-that-nghiep-di-xuat-khau-lao-dong-3540752.html

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri May 05, 2017 2:34 pm

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  1212974275.img 

Đèn Kuala Lumpur ‘ngọn tỏ ngọn lu’


Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em vẫn đợi mười thu em vẫn chờ.

Đây không phải là đèn Mỹ Tho hay đèn Sài Gòn. Đây là những ngọn đèn trên đường phố Mã Lai. Những cô gái Việt sang tới Mã Lai làm ăn thì người chồng ở nhà phải chờ “chín trăng” là chín tháng hay “mười thu” là mười năm. Bài hát ca dao Nam Bộ đó, bây giờ được hát bởi những người chồng.

Từ cửa sổ khách sạn Nova Hotel trên đường Jalan Alor, không cách xa tháp đôi nổi tiếng Twin Tower lắm của Kuala Lumpur, buổi tối mở cánh cửa sổ ra, nếu bạn ngó về phía trái, thấy một con đường nhỏ với một dẫy đèn lồng đỏ, treo trên những mái hiên. Những ngọn đèn đỏ này không to lắm, có “ngọn tỏ ngọn lu” thỉnh thoảng có cả một ngọn không được thắp hay thắp mà không sáng.

Nơi đó họ gọi là Phố Đèn Đỏ. Cái tên nghe thật dung dị. Thắp đèn đỏ thì gọi là phố đèn đỏ vừa gợi hình vừa dễ nhớ. Thật ra cái tên Phố Đèn Đỏ có tiểu sử của nó tùy từng quốc gia, nhưng nói chung đó là tên gọi của chốn ăn chơi của các ông trên thế giới.
Con phố nhỏ này trông như một đường hẻm ở Việt Nam, xe hơi khéo lách có thể vào được nếu người đi bộ nhường đường. Đầu phố phía kia không biết dẫn tới đâu, nhưng ở trên cao ngó xuống thì đầu phía này dắt ra đường Jalan Alor trước cửa khách sạn, nơi nhóm “Thăm Mộ Thuyền Nhân” chúng tôi ngụ.
Khu đèn đỏ là khu “Bán phấn Buôn Hương.” Hương gái Việt và Phấn gái Việt được biết, ở thời điểm này chiếm 80%.

Con phố Jalan Alor có chợ đêm “Night Market.” Sinh hoạt chính từ 4 giờ chiều cho tới 5, 6 giờ sáng hôm sau. Chợ đêm chủ yếu là thức ăn. Ở đây ngoài bếp Mã, có bếp Tàu và bếp Việt. Tìm nước mía, nước dừa, ngô (bắp) hấp, khoai luộc rất dễ dàng. Trái cây Mã rất gần gũi với Việt Nam: Chôm chôm, măng cụt, soài, nhãn mùa này đầy chợ. Có Quán ăn Việt, người Việt làm chủ. Du khách đủ mọi lớp tới. Có người đi du lịch với vợ, với gia đình. Cũng có những thương gia trên đường giao hàng, trên đường ký hợp đồng tới đây ăn xong thì ở lại qua đêm đi mua hương mua phấn.

Những cô gái Việt bán hương phấn ở đây nhiều lắm, họ còn khá trẻ. Tuổi từ mười tám cho tới ba mươi. Họ là những món hàng đẹp và ngon trong chợ đêm này.
Tài xế taxi Mã gặp khách đàn ông đi một mình. Bất cứ người khách đó mang quốc tịch gì, màu da gì, cũng được hỏi một câu rất giản dị:
- Do you want Vietnamese pretty girls?
Chữ Vietnamese được nhấn mạnh trong câu hỏi.

Tại sao gái Việt ở đây nhiều thế, họ tới đây bằng cách nào? Có thể là họ đi theo diện “Xuất Khẩu Lao Động” chính thức hay họ bị mua chuộc, bị lừa, hoặc tự nguyện sang Mã làm gái bán vui, mua buồn. Đi bằng cách nào thì tất cả đều vì lý do kinh tế.

Họ là những phụ nữ rất đáng thương.

Một buổi sáng, tôi tình cờ được ngồi ăn cùng bàn với mấy cô trong một quán ăn của người Việt. Ngồi một lúc, cung cách của các cô mang thuốc lá ra hút, gọi cà phê, thức ăn, cho tôi biết các cô làm gì ở đất nước này. Tôi bắt chuyện làm quen, các cô vui vẻ tâm sự.
Một cô khoảng trên dưới ba mươi, người miền Nam. Cô nói cô ở Kiên Giang đến.
- Kiên Giang bây giờ đẹp lắm! cô khoe.
Rồi cô tâm sự. Em với chồng bỏ nhau, con gái lớn đang học Trung Học, thằng nhỏ bảy tuổi bệnh, em không có tiền chạy thuốc, nó chết. Em buồn quá, có người rủ đi xa kiếm tiền thì đi. Đi theo diện du lịch, rồi ở lậu luôn.
- Nếu bị hỏi giấy tờ thì sao?
- Không sao cả cô ơi! Ở đây dễ lắm, có tiền cho tụi lính (công an) là xong hết. Có tiền em gửi về nuôi má, nuôi con ăn học.

Cô khác nói: cô ơi, ở đây tụi em làm gái sợ lính Mã lắm, nó cho vào tù bất cứ lúc nào. Mình ở lậu, làm việc này phải sợ tất cả mọi người. Phải có tiền thuê “Bảo Vệ” nữa. Bị khách hành hung hay không trả tiền thì gọi Bảo Vệ can thiệp. Vào tù cũng gọi Bảo Vệ chuộc ra. Tiền chuộc cộng tiền nộp cho Bảo Vệ thành một số nợ to. Mình phải làm để trả món nợ đó trước khi có tiền gửi về nhà. Tụi em mỗi đứa một cảnh cô ơi.

Cô khác kể: Ở Bắc em trồng trà trên Thái Nguyên, sáng nắng, chiều mưa, vất vả lắm, cũng chẳng được bao nhiêu, nhà lúc nào cũng nợ. Thấy bạn em rủ sang Mã Lai kiếm tiền dễ hơn, nói làm massage, hát Karaoke khá lắm. Người ta ứng trước cho cả ngàn đồng Mỹ, làm giấy tờ cho mình hết, chỉ việc đi sang làm trừ dần. Sang đến nơi mới hay mình nợ người ta cả tiền ứng trước, tiền vé máy bay, tiền giấy tờ, một con số to lắm. Khó lòng mà trả được món nợ này. Giấy tờ người ta giữ hết, mình không nói được tiếng của nước này. Thế là họ bảo sao phải nghe vậy nếu không muốn vào tù.

Cô chưa nói hết câu đã nước mắt ngắn, dài.
Một cô khác kể chuyện của nhau:
- Chúng em, có người xuất cảng lao động, cực quá không làm nổi, hay đang làm thì hết việc.Về lại quê nhà thì tiền vay nợ để đi chưa trả được bao nhiêu. Chồng có khi đang thất nghiệp hoặc ốm đau. Thôi anh để em ở lại làm thêm đôi năm nữa. Anh đâu có biết đích xác em làm việc gì. “Ngậm bồ hòn làm ngọt” cô ơi! (Chữ ngậm Bồ Hòn này chỉ có người Bắc mới biết.)

Một cô khoảng ba mươi, có cặp mắt rất buồn.
Cô ơi, làm hoài cũng quen, nếu mình biết tự đề phòng cho không nhiễm bệnh và biết nghe lời thì dễ sống hơn. Số phần mà cô, phải chấp nhận để sống. Chắc cỡ tuổi tụi em cũng chỉ làm được vài năm nữa. Nếu có phe đảng thì lên làm chủ, rồi mình lại “lừa” người sang sau. Nếu không thì mang cái thân tàn về quê. Không tính trước được cô ơi. Chúng em phó mặc cho phần số. Giọng miền Trung của cô, ngập ngừng, dịu dàng, nghe mà mủi lòng.

Có cô thú nhận. Tụi em yếu đuối chứ có chị rất cứng cỏi, biết bị lừa tìm mọi cách để thoát. Chạy vào tòa Đại Sứ tố cáo, hay chạy vào sở công an Mã, đôi khi cũng thoát được cô ạ. Thật ra các chị có chồng tốt ở nhà chờ, chỉ vì nghèo muốn ra nước ngoài lao động, nay bị lừa nên nhất định về. Còn như chúng em, ai có chồng ở nhà cờ bạc, nghiện hút, hay đánh đập vợ con thì đâu còn muốn về nữa. Mà chồng mình đôi khi cũng chẳng cần biết mình làm gì, miễn cứ gửi tiền về là được. Buồn lắm cô ơi!
Cô ăn đi chứ, sao cô cứ nhìn cái ang cá kèo vậy?

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Angcakeo
Ang cá kèo. (Hình: Trùng Dương)

Cái ang cá kèo lạ lắm. Cả trăm con cứ nhảy tung lên như là khiêu vũ, bắn cả ra ngoài ang. Mươi phút sau chúng nằm xếp lớp lên nhau, rất ngoan ngoãn và thứ tự. Tất cả cái đầu nghiêng về một phía như có người cầm đũa xếp những con cá trong một cái nồi để kho. Những con cá này
được mang sang từ Việt Nam. Người chủ quán bảo gây mê cho nó ngủ mấy tiếng, bỏ vào thùng xốp gửi máy bay qua đây. Sang tới nơi chúng sẽ tỉnh dậy.Từ Việt Nam sang Mã Lai có hai tiếng bay mà.
Trên một khía cạnh nào đó, những cô gái Việt có phải đã sang Mã Lai bằng cách đi của những con cá kèo này không?
Cá kèo ở Việt Nam được xếp vào dạng cá rẻ tiền, cá của dân quê nghèo khó ăn thường ngày.
Cá kèo là hạng chót nên đi xem hát mà mua vé rẻ tiền người ta cũng gọi là ngồi ở hạng “cá kèo”.

Hôm sau tôi được một anh bạn kể cho nghe chuyện “Đi Biển” tối hôm trước. Anh ở trong nhóm của chúng tôi, anh dắt cả mấy cô cháu, cả một linh mục khá trẻ, vào đó “tham quan cho biết sự tình” thôi.
Đó là một nhà hàng đêm có tên là Beach Club (Họ gọi tắt là đi Biển), ở không xa khu chợ đêm. Nơi đây mỗi người vào phải mua một chai nước ngọt hay bia giá khoảng 400 tiền Mã (gần 10 Mỹ Kim). Vào trong Biển tối om đó có cả hàng chục cô gái Việt tuổi mười tám, đôi mươi, chạy ra vây chung quanh mình.
Khách và các cô muốn tính với nhau thế nào thì tính, miễn là nộp tiền cho chủ theo đúng luật đã quy định. Ở nơi này, các cô còn xuân trẻ có thể kiếm một đêm từ một đến hai trăm Mỹ kim.

Các cô sẽ lôi kéo, vuốt ve, khách không trốn vào đâu được (thật ra đã vào đấy thì có ông nào không muốn bị bắt). Nhưng đây là nhóm của chú cháu anh nên họ chỉ đứng chụm vào nhau nói chuyện và quan sát. Nghe anh nói chuyện với linh mục cứ Cha Cha, Con Con. Một cô khẽ lên tiếng:
- Con muốn được xưng tội.
Tôi ngắt lời, hỏi: Thế Cha có giải tội cho cô ấy không? Anh bạn nói, không, Cha sợ bị phục kích.

Tự nhiên tôi thấy thương quá! Nếu thật tình cô ấy muốn xưng tội thì sao? Có lẽ cô là người Công Giáo, bao lâu nay không hề tới nhà thờ vì nghĩ mình tội lỗi.
Tôi tin cô có thể cầu xin tha thứ thẳng với Chúa. Chúa nhân từ vô cùng, Chúa hiểu hoàn cảnh của cô hơn bất cứ ai.
Trong một buổi tối khác, quán ăn khác, chủ cũng là một phụ nữ người Việt, khoảng bốn mươi tuổi. Phụ bếp, chạy bàn có nam, có nữ, toàn người Việt. Một cô trông rất trẻ, đang ngồi chẻ rau muống làm gỏi cho khách. Tôi hỏi chuyện làm quen mọi người, cô chủ cho biết ở đây đã chín năm, chồng là người Hoa. Cô phụ bếp mới sang được một tháng. Đi diện du lịch rồi sẽ ở luôn. Cô chủ nói, em chỉ cần đút tiền cho lính Mã là cái gì cũng xong cô ạ.

Tôi đợi lúc cô phụ bếp mang thức ăn cho tôi, tôi hỏi: Con có gia đình chưa? Ở thành phố nào?
- Dạ có rồi, con ở Huế, con có hai đứa con nhỏ. Cô ngập ngừng một chút nói thêm: Nghèo quá cô ạ, mà luôn luôn không có việc làm. Cả hai vợ chồng cùng thất nghiệp hoài. Con giao con cho nhà chồng, sang đây làm để có tiền gửi về.
Tôi nhìn kỹ cô thêm một chút, thấy cô người mảnh mai, có chút nhan sắc, tôi chạnh lòng nói khẽ.
- Cô biết con làm ở đây vất vả, từ 4 giờ chiều tới 5, 6 giờ sáng. Nhưng nếu ai rủ con đi làm việc gì nhàn hơn, nhiều tiền hơn, con đừng có nghe. Con hiểu cô nói gì không?
Cô gái nhìn tôi với cặp mắt bối rối, cô hạ mi mắt thấp xuống một chút, cô cũng trả lời rất khẽ
- Dạ, con hiểu, con cám ơn cô.
Tôi thấy lòng mình nao nao. Chẳng phải bà con thân thích gì sao bỗng thấy thương như thương con, cháu mình.

Hoàn cảnh của những cô gái mang hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cô đến từ đâu? Huế, Hà Nội, Kiên Giang, Mỹ Tho, Cà Mau hay Ninh Bình, Lạng Sơn, Nam Định, các cô đều là những con cá kèo bị (hay tự chọn) gây mê bỏ vào thùng xốp mang đi.

Những ngọn đèn lồng đỏ, ngọn tỏ ngọn lu đó còn treo tới bao giờ.

Trần Mộng Tú

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Kualalumpur
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeWed Jun 14, 2017 4:52 pm

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcRJC7VxWGIBxkO2qCY2njWy09YqxprlsljFulCr6wo4gm6xmTAx

Tha phương cầu thực

13/06/2017
Huy Phương - VOA



XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  17940D9F-DB70-4648-8CD7-FA4444320690_w1023_r1_s
Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3. (Ảnh: NST). Ảnh chụp màn hình trang web

Người ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn (mưu sinh!) Sau tháng 4-1975, chính quyến mới ở Việt Nam thường cho những người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”

Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.

Thử nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…

Hồi tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.

Theo cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm 1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có 544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng 30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.

Đó là chuyện những nông dân của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.

Từ tháng 1-2013 đến tháng 3-2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà Rịa (Xuyên Mộc - Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ; hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm hải sâm ở đây nữa!

Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.

Ngư dân miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ người.

Xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực. Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ, nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.

Chúng ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700 người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan... làng xóm mới được “đỏ da thắm thịt” như hôm nay!

Cũng như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào... Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.

Hiện nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy “xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt Hoa.

Ở trong nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  17361938_10202931102554276_4591432148289601648_n



Với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết, tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.

Ngày nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: "Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300 người một này.

Một điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường và chính quyền không thể ngăn chặn... Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số học sinh toàn trường giảm đáng kể.

Tỉnh Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm 2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm sống!

“Tha phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.

Khổ một nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên đất Nhật, bên Thái Lan.

Việt Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.
 
Huy Phương - VOA


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Com-gai-ong-Hiep-boi-xuong-993x1024
Miền Tây đối diện với làn sóng di cư mới. Trong hình: Con gái ông Hiệp (bơi xuồng) đã quen cuộc sống không có đất. Ảnh: Ngọc Đào
http://tiepthithegioi.vn/nong-nghiep/chinh-sach/mien-tay-truoc-lan-song-tha-phuong-moi/
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeWed Jun 21, 2017 8:38 am



Hàng nghìn người chen chân thi tiếng Hàn xuất khẩu lao động


17/06/2017
Cổng từ, máy dò kim loại 'soi' lao động thi tiếng Hàn
Để tránh gian lận, thí sinh phải bước qua cổng từ, tháo giầy, thắt lưng, soi chiếu bằng máy dò kim loại trước khi vào phòng thi.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-Han-1497668247_680x0
Sáng 17/6, hàng nghìn thí sinh có mặt tại Đại học Lao động xã hội (Hà Nội) để tham dự kỳ thi tiếng Hàn do Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cùng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc tổ chức, tuyển chọn lao động đi làm việc theo chương trình EPS. Kỳ thi được tổ chức ở ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với gần 17.000 người dự thi.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1138-1497668248_680x0 
Lao động trẻ quê ở các tỉnh lân cận Hà Nội đến rất sớm. Đúng 7h, thí sinh vào trường thi.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1163-1497668248_680x0 
2.800 lao động được chọn sẽ sang Hàn Quốc làm việc tại các ngành Sản xuất chế tạo (1.500), Xây dựng (500) và Ngư nghiệp (800).
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1201-1497668249_680x0
Thí sinh dự thi lấy điểm từ cao xuống thấp và với tỷ lệ "1 chọi 6", kỳ thi được đánh giá là gay cấn không kém thi đại học. Để tránh gian lận, các thủ tục kiểm tra được ban tổ chức làm chặt chẽ hơn.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1261-1497668250_680x0 
Đặng Thị Hằng (29 tuổi, Ninh Bình) mang bầu 7 tháng vẫn cố gắng đi thi. Chị từ quê lên Hà Nội vào chiều qua, thuê phòng trọ hết 380.000 đồng một đêm để sáng nay đến điểm thi sớm. Nhiều năm làm công nhân ở Bình Dương với mức lương tạm sống, chị mong đổi đời bằng con đường xuất khẩu lao động sang Hàn. "Đi làm một năm bên đó bằng thu nhập 5 năm ở quê. Nếu đỗ thì mình đi, để con ở nhà cho ông xã chăm sóc", Hằng nói.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1285-1497668250_680x0 
Thí sinh bắt buộc phải bước qua cổng từ để kiểm tra xem có mang điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng điện tử vào phòng thi.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1329-1497668252_680x0 
Cởi giầy, thắt lưng bằng kim loại khi bước qua cổng từ.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1227-1497668249_680x0 
Giám thi dùng máy dò kim loại cầm tay để soi chiếu, thủ tục nghiêm ngặt tương tự như kiểm tra an ninh sân bay.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1210-1497668249_680x0 
Giám thị nhận diện thí sinh thông qua thẻ dự thi, chứng minh thư.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1147-1497668248_680x0 
Túi xách cá nhân, điện thoại bắt buộc phải để xa phòng thi, đưa vào nơi giữ đồ riêng.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1394-1497668256_680x0 
Dù được cảnh báo, một số người vẫn liều lĩnh giấu 3 chiếc điện thoại dưới đế giày và mang thiết bị thu phát sóng vào phòng, bị giám thị phát hiện và lập biên bản. Thí sinh có hành vi gian lận sẽ bị hủy kết quả, cấm tham gia các kỳ thi tiếng Hàn trong vòng 3 năm.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thi-tieng-HanHUY-1345-1497668254_680x0 
Vượt qua kỳ thi, kết quả và hồ sơ của người lao động được lưu trữ trong hệ thống của ban tổ chức để chủ sử dụng lao động lựa chọn. Hàn Quốc là thị trường có thu nhập khá, từ 1.000 đến 1.500 USD mỗi tháng nên rất thu hút lao động.
 
Giang Huy - Hoàng Phương

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Ngh%E1%BB%87-An-S%E1%BB%91-v%E1%BB%A5-l%E1%BB%ABa-%C4%91%E1%BA%A3o-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%A9c-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSat Jul 08, 2017 12:11 am

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Lao-dong-chui-o-xu-han-ky-1-tan-bien-giac-mong-doi-doi_212


21 lao động xuất khẩu “chui” tử nạn vì chìm tàu


Những ngày này, dải đất nghèo miền Trung nắng gió lại phải gánh chịu nỗi đau xé lòng khi nhận tin dữ: 21 lao động Việt Nam đi lao động "chui" trên đường sang Đài Loan không may bị chìm tàu, chết và mất tích.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  8595f509bd2396.img
Con anh Đào Sỹ Hùng bên di ảnh của cha. (Ảnh: P.V)

Chìm trong tang tóc

Sau hơn 3 tháng bị tử vong bên xứ người, thi thể của anh Đào Sỹ Hùng (SN 1987) ở xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - một trong số hơn 23 người gặp nạn tại eo biển Đài Loan (Trung Quốc) mới được đưa về quê nhà.

Anh Trần Đình Minh - người nhà nạn nhân cho biết: Theo thông tin ban đầu, có 23 người ở các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Trị tham gia chuyến xuất khẩu lao động “chui” nói trên.

Theo đó, tháng 2. 2017, nhóm người này đã liên lạc với nhau rồi cùng tập trung ra Hà Nội. Tại đây sau khi bàn bạc, mỗi người đã đóng một khoản tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng cho một người (chưa rõ tên tuổi) ở Bắc Giang để được đưa sang Trung Quốc.

Đến chiều ngày 31.3.2017, tất cả mua một chiếc thuyền cũ để di chuyển qua lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thì đột ngột mất tích giữa đường. Trao đổi với ông Trần Ngọc Bá, người nhà của lao động tử nạn Lưu Xuân Hoàng (SN 1990), ông Bá chia sẻ: Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo cho một số gia đình nạn nhân để làm thủ tục đưa thi thể người nhà về nước. Số còn lại hiện đang phải chờ để xác minh thông tin, xét nghiệm ADN và làm thủ tục nhận dạng.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  149939928175428-a-2-t----vong 
Người dân đến chia sẻ cùng gia đình nạn nhân lao động tử nạn là Lưu Xuân Hoàng (SN 1990). (Ảnh: P.V)

Nhắc đến nỗi đau có con tử nạn là Đào Sỹ Hùng (30 tuổi) khi đi lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc, ông Đào Hữu Thiện (SN 1964), trú tại thôn Tân Phong, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nước mắt lưng tròng. Đến bây giờ ông vẫn không thể tin con trai mình đã ra đi mãi mãi.

“Ngày 26.2.2017, con tôi đi nước ngoài làm thuê. Trước lúc đi cháu cũng không nói là đi theo hình thức nào, chỉ thấy liên lạc với một người tên Minh ở Lục Ngạn, Bắc Giang, nói sang Trung Quốc làm việc. Ngày 31.3.2017, thấy con gọi điện về nói chuẩn bị lên thuyền sang Đài Loan (Trung Quốc), sau đó thì mất liên lạc hẳn. Ở nhà hơn 1 tháng không thấy cháu gọi về chúng tôi cũng lo lắm, cố gắng hỏi thăm người này, người kia chứ ai biết sự thể lại đau đớn thế này”, ông Thiện xót xa.

“Ngày anh ấy đi, anh nói tôi chịu khó ở nhà bảo ban con học hành, anh đi kiếm tiền về lo cho hai mẹ con. Trước đó, anh cũng có đi xuất khẩu Đài Loan nên cũng có được một ít vốn về xây nhà, chuyến này đi với hi vọng kiếm thêm ít vốn chứ ai ngờ sự thể thế này. Anh đi bỏ lại mẹ con với ba mẹ. Sau này mẹ con tôi phải sống sao đây?” - vợ anh Hùng nghẹn ngào gọi chồng.

Mới vớt được 16 người?

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  149940592841782-img_0314
Ông Đào Hữu Thiện mong cơ quan chức năng làm rõ đường dây đưa lao động chui này.

Trao đổi với PV, ông Đào Hữu Thiện (cha anh Đào Sỹ Hùng) cho biết thêm: Khi chuẩn bị lên tàu sang Đài Loan (Trung Quốc), con tôi có gọi về nói là đi cùng cháu trên chuyến tàu đó có 21 người sống rải rác ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hải Phòng...

"Ngay khi nhận được tin báo con tử nạn trên đường biển sang Đài Loan (Trung Quốc), tôi đã ra Hà Nội liên hệ với Bộ Ngoại giao để tìm con. Họ hướng dẫn tôi làm một số thủ tục. Vì sự cố chìm tàu xảy ra lâu nên phải kiểm tra ADN để xác minh. Khi sang Trung Quốc, tôi mới biết cơ quan chức năng mới chỉ vớt được 16 người, trong đó có 6 người xác định được nhân thân”, bố nạn nhân xấu số kể lại.

Ông Thiện nén nỗi đau nói tiếp: “Đây là nỗi đau quá lớn mà gia đình tôi phải gánh chịu, cũng là bài học đắt giá với những người làm cha làm mẹ để con đi lao động chui”.

“Nhưng thú thực bố mẹ cũng không nắm được hết mọi sự tình, thấy con nói có anh Minh ở ngoài Bắc Giang đưa đi nên không hỏi nhiều. Nếu đây là đường dây đưa lao động đi trái phép, rất mong cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời để không còn tái diễn cảnh đau lòng như gia đình tôi đang phải gánh chịu” - ông Thiện đề nghị.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Laodongngoainuoc.vn%25287%2529

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Hqdefault
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Sep 17, 2017 1:00 pm

.

Tâm tình của hai phụ nữ Việt bán hàng tại Thái

Chân Như, phóng viên RFA
2017-09-15

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  7d04eedc-4824-402a-a12e-8faea47d39b6
Chị Trúc, 43 tuổi, quê Hà Tĩnh, qua Thái Lan hành nghề bán hàng rong đã được hơn 10 năm. Công việc hàng ngày của chị là bán trái sầu riêng ở khu phố Khao San.
RFA

Hy vọng có thể gửi tiền về thân nhân

Hình ảnh những người Việt bỏ xứ ra đi để tìm cho mình một công việc nuôi thân và hy vọng có thể gửi tiền về thân nhân ở quê nhà đã không còn là những hình ảnh xa lạ nơi xứ người.

Chúng tôi bắt gặp rất nhiều người Việt mưu sinh trên con đường nhộn nhịp Khao San - Bangkok - Thái Lan. Họ đa số là những người con của dãi đất miền Trung đầy nắng gió, vì cuộc mưu sinh mà rời xa quê nhà. Xe hàng rong là người bạn duy nhất cùng dầm sương dãi nắng với họ trong hàng chục năm qua.

Chị Trúc, 43 tuổi, quê Hà Tĩnh, qua Thái Lan hành nghề bán hàng rong đã được hơn 10 năm. Công việc hàng ngày của chị là bán trái sầu riêng ở khu phố Khao San. Chia sẻ về lý do chọn đất nước Thái Lan mà không phải đất nước nào khác cho công cuộc mưu sinh kiếm sống này. Chị cho biết:

    Sang đây thì nhờ đất nước Thái, cũng làm việc bình thường. Công an thì có lúc họ hỏi nhưng họ không bắt, nếu gặp người tốt thì họ không lấy tiền, còn không thì họ phạt khoảng 1 đến 2 ngàn Bath (khoảng 700 ngàn đến 1,5 triệu Việt Nam).
    - Chị Trúc

“Nói chung sang đây thì nhờ đất nước Thái, cũng làm việc bình thường. Công an thì có lúc họ hỏi nhưng họ không bắt, nếu gặp người tốt thì họ không lấy tiền, còn không thì họ phạt khoảng 1 đến 2 ngàn Bath (khoảng 700 ngàn đến 1,5 triệu Việt Nam). Trước đây tôi đi làm thuê làm mướn ở trong Nam (tức Sài Gòn), khi làm việc ở đó thì tôi cũng có gặp vài người đã đi Thái bán hàng. Rồi thì đi theo họ sang đây. Lúc đầu chỉ là là đi rửa chén bát cho mấy nhà hàng, rồi sau đó thì theo người Thái hỏi họ, rồi đi buôn đi bán, để kiếm đồng tiền gửi về quê lo cho con cái học hành. Lúc đầu thì phải 2-3 năm mới về được một lần. Nhưng bây giờ đã có hộ chiếu nên việc đi lại dễ dàng hơn, chị về ‘suốt’, cứ có công việc là chị lại về, rồi lại sang.”

Trả lời cho câu hỏi: “có khi nào chị nghĩ sẽ về Việt Nam kinh doanh hay làm gì đó?” chị cho biết:

“Không, chị phải bỏ ở Việt Nam thôi, vì phải sang đây để kiếm đồng tiền về cho đất nước mình, gia đình mình, để xây nhà xây cửa và lo cho con cái ăn học. Chứ không nghĩ gì hết, chỉ có biết ở đây để kiếm đồng tiền thôi.”

Ngoài các khoản lợi nhuận thu được, người bán hàng rong ở khu phố này phải chung tiền cho giao thông, an ninh dọn dẹp trật tự, người quản lý người nước ngoài.

Cuộc sống cứ thế trôi qua với chị. Một ngày chị bán 100kg sầu riêng, tiền lời khoảng 500 ngàn tiền ta (khoảng 700 Bath Thái):

“Bình thường thì cũng không khó khăn lắm. Đất Thái thì cũng dễ sống lắm. Từ trước đến giờ thì chưa thấy gặp khó khăn gì nhiều. Nhưng sắp tới thì chưa biết, bởi chưa biết cái luật cư trú mới ra sao cả.”

Chia sẻ về việc những người cùng hoàn cảnh bán hàng rong như chị ở Việt Nam:

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  81829c45-b772-4d8a-83a4-e053bff4376a
Chị Thương, quê Nghệ An, tuy mới 22 tuổi nhưng chị đã có thâm niên 4 năm bán hàng rong ở khu phố Khao San này, món hàng mà chị bán là xôi xoài và kèm dừa. RFA PHOTO

“Chính quyền Thái họ đối xử tương đối tốt. Chị có coi trên mạng cảnh nhiều người bán hàng rong ở Việt Nam, thấy phức tạp hơn so với bên đây nhiều, bên này họ nói vậy thôi chứ họ bắt vào thôi rồi họ phạt ít trăm Bath thôi, chứ họ không thu giữ gì cả. Chứ không phải như bên mình đâu, chị coi trên mạng cảm thấy thương người bán hàng rong như chị lắm. Bên này cảm thấy thích hơn, tốt hơn.”

Nói về mong muốn của mình, chị Trúc thổ lộ:

“Mong muốn là ở đây kiếm đồng tiền thôi. Để sau này về già để ăn tiêu, cho con cái học hành chứ không nghĩ ở bên này đến già đâu.”

“Ở Thái họ sống tốt lắm. Họ sống thoại mái vô tư lắm, không phân biệt giàu nghèo. Không như bên mình, ở đây chị cảm thấy họ sống rất tốt. Nói thật là từ tiền xây nhà, xe cộ cho con cái ăn học chị đều kiếm được từ bên này hết.”


Gặp khó khăn về giấy tờ

Bởi thế cùng hoàn cảnh như chị Trúc, - chị Thương, quê Nghệ An, tuy mới 22 tuổi nhưng chị đã có thâm niên 4 năm bán hàng rong ở khu phố Khao San này, món hàng mà chị bán là xôi xoài và kèm dừa.

Công việc hàng ngày của chị Thương bắt đầu từ 15h chiều đến 1h sáng khuya hôm sau mới về lại nhà. Nói về đất nước Thái, chị Thương chia sẻ:

“Đất nước Thái Lan là một đất nước dễ làm ăn, với lại đi lại nó cũng tiện, từ đây mình về Việt Nam chỉ trong vòng 1 ngày thôi. Chi phí đi lại cũng rẻ, sang đây thì người Thái cũng tạo điều kiện cho mình làm ăn.”

Nói về việc cư trú, chị Thương cho biết:

    Người Việt lao động bên này rất đông, cũng chính vì đồng tiền để nuôi gia đình ở quê nhà, họ mới phải sang đây để làm ăn bất hợp pháp, nên rất mong chính phủ Việt Nam mình phải nói chuyện với chính phủ Thái, để cho người Việt Nam minh làm việc một cách hợp pháp ở đây.
    - Chị Thương

“Tôi dùng hộ chiếu, hàng tháng thì phải qua biên giới chổ Campuchia để đóng dấu (vì luật Thái chỉ cho phép người VN nhập cư không quá 30 ngày mà không cần Visa). Chỉ có một tí khó khăn là việc chính trị của người Thái, lúc người này lên chức người kia lên chức, thì chính sách của họ cũng khác. Năm vừa rồi thì có đợt truy quét người lao động nước ngoài, nhưng bây giờ họ cho phép gia hạn thêm 6 tháng để người lao động có thể trở về nước để làm thủ tục giấy tờ hợp pháp. Nhiều người nước ngoài như Indonesia, Campuchia, Malaysia đã làm được giấy tờ. Còn người Việt Nam mình thì còn phải chờ chính phủ Việt Nam nói chuyện với chính phủ Thái xem thế nào. Có nhiều người có uy tin ở bên các hội người Việt, họ cũng có đệ trình lên, tuy nhiên đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết.”

Khó khăn là vậy, nhưng họ vẫn không nãn chí, vẫn cố gắng công cuộc mưu sinh trên đất khách quê người, họ đều phải gánh trên vai những nhọc nhằn, những lo toan, có cả những giọt mồ hôi nước mắt và buồn tủi.

Nói về mong muốn của mình, chị Thương cho biết:

“Người Việt lao động bên này rất đông, cũng chính vì đồng tiền để nuôi gia đình ở quê nhà, họ mới phải sang đây để làm ăn bất hợp pháp, nên rất mong chính phủ Việt Nam mình phải nói chuyện với chính phủ Thái, để cho người Việt Nam minh làm việc một cách hợp pháp ở đây.”

Thành phố đã lên đèn, con đường nhộn nhịp đông khách du lịch qua lại. Những người phụ nữ Việt Nam vẫn miệt mài đứng sau xe hàng rong tiếp tục công việc, tiếng rao chào đón khách qua lại.

Theo quan sát của chung tôi tại khu phố này, thì phần lớn những mặt hàng mà người Việt ở đây bán, như xôi xoài, kem dừa, nước trái cây, thì hầu như người Thái họ không bán. Bởi thế người Việt Nam cũng dễ dàng bán những mặt hàng này mà không sợ người Thái báo cảnh sát. Và đó cũng là cách mà họ nuôi thân và nuôi gia đình cho dụ cực nhóc nhưng vẫn còn kiếm được miến ăn nơi đất khách, và có thể có được chút tiền dành dụm gửi về nhà để nuôi người thân.


Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeWed Apr 17, 2019 9:52 am

.
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcSYdAMel1QPOT8BR2_CA8bAPm8iycdA3GFKEs1X9I_lQYgNJMGIAw

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam ở nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2019   
Cập nhật: 08/04/2019 06:06

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Xuatkhaulaodong

Quý I năm 2019 có 32.343 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 20,96% so với Quý I năm 2018. Riêng trong tháng 3, các doanh nghiệp đã cung ứng được 13.966 lao động, tăng 66,30% so với tháng 03 cùng kỳ năm trước.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

1. Thị trường khu vực Đông Bắc Á

Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 31.074 người, chiếm tỷ trọng 96,07% tổng số đưa đi, tăng 22,62% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Lao động đi làm việc tại Đài Loan là: 10.976 người giảm 14,71% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 35,32% số lao động đưa đi trong khu vực này và chiếm 33,94 % so với tổng số lao động đưa đi trong Quý 1 năm 2019, bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.658 người. Riêng tháng 03 Đài Loan tiếp nhận 5.807 người tăng 2,83 lần so với tháng 02 liền kề.
Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản:19.056 người, tăng 67,08%  so với Quý I năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 6.352 người.Trong tháng 03 con số này là 7.141 người
Lao động đi  làm việc tại Hàn Quốc là 977 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 325 người. Quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam tăng 44,74% so với cùng kỳ năm trước.
 Lao động đi làm việc tại Macao: 44 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 15 người, giảm 29,03%  so với cùng kỳ năm trước.

 2. Thị trường khu vực Đông Nam Á

Có 216 lao động Việt Nam đi làm việc tại khu vực này, chiếm 0,66% tống số lao động đưa đi, giảm 22,85% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 191người, chiếm 88,42% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 22,67% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 64 lao động.
Thị trường Singapor tiếp nhận 15lao động, giảm 54,54% so với Quý I năm 2018.

3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 390 lao động, chiếm 1,20% tổng số lao động đưa đi, giảm 26,55% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong Quý I các doanh nghiệp chỉ  cung ứng lao động cho năm thị trường đó là: Ả Rập Xê-Út: 284 người, giảm 34,41% so với cùng kỳ năm trước, Quatar: 04 người và Cô Oét: 81người tăng 28,57% lần so với cùng kỳ năm trước, UAE 1 người và Ô Man 20 người
Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 205 người, chiếm 0,63% tổng số lao động đưa đi, tăng giảm 41,59% so với Quý I năm 2018. Trong đó, duy nhất có thị trường Algieri tiếp nhận 205 lao động.

 4. Thị trường  khu vực Châu Âu

Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu  là 436 người, chiếm 1,35% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường CH Sip tiếp nhận 12 người, Rumania: 358 người, Bungari: 07 người, Hungari: 19 người, Belarut: 02 người và Ba Lan: 50 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

5. Thị trường khu vực khác

Tiếp nhận 22 người, chiếm 0,09% tổng số lao động đưa đi, trong đó Hoa kỳ tiếp nhận 08 người, Úc 1 người….
Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 11.204 người, chiếm 34,64% tổng số lao động đưa đi.
Nếu trong Quý I có 24 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam (tăng 3 thị trường so với Quý 1 năm 2018), thì chỉ có 3 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 500 lao động trở lên bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bảnvà Hàn Quốc .

Tóm lại, trong Qúy I năm 2019, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam xếp theo thứ tự thị phần từ cao xuống thấp như sau: Đông Bắc Á, Khu vực Châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc phi và khu vực khác. Thị phần lao động lớn nhất  tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á. Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN, đặc biệt là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản – Đây là hai thị trường hiện tiếp nhận lao động VN với quy mô lớn nhất, chiếm gần 97% tổng số lao động đi trong ba tháng qua. Đặc biệt so với quý 1 cùng kỳ năm trước thì quy mô cung ứng lao động sang Nhật Bản có sự gia tăng cao hơn quy mô lao động VN sang thị trường Đài Loan.

 Khu vực các nước Châu Âu có thị phần gia tăng và sự suy giảm quy mô lao động sang thị trường một số nước tại khu vực Trung Đông (UAE, Quatar) - là một thực trạng cần được nghiên cứu, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới với định hướng gia tăng hơn lao động cung ứng vào các thị trường này.
 

Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam - vamas

(http://vamas.com.vn/tong-quan-thi-truong-tiep-nhan-lao-dong-viet-nam-o-nuoc-ngoai-trong-3-thang-dau-nam-2019_t221c655n44503)


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Muc-luong-cua-lao-dong-di-xuat-khau-lao-dong-dai-loan-7m9nk
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Phuong-huong-muc-tieu-xkld
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeMon Apr 22, 2019 2:48 pm

.

47 người chết và mất tích khi qua Trung Quốc lao động chui
26/2/2019
   
(Công lý) - Đã có 47 người Thanh Hóa chết và mất tích khi qua Trung Quốc lao động bất hợp pháp trong một thời gian ngắn. Đó là thực tế phản ánh những rủi ro khi đánh đổi cả tính mạng để tìm đến "miền đất hứa" phía bên kia biên giới.


Thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa, chỉ tính từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh có 41 người xuất cảnh lao động trái phép tại Trung Quốc tử vong đưa được thi thể về địa phương và 6 trường hợp khác bị mất tích. Gần 3.000 trường hợp bị phía Trung Quốc bắt, trục xuất về nước và 29 trường hợp bị đưa ra xét xử tại tòa.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thanh-hoa-47-nguoi-chet-va-mat-tich-khi-qua-trung-quoc-lao-dong-chui-hinh-anh01419107843
Công an Thanh Hóa cho người dân ký cam kết không đi lao động trái phép bên kia biên giới

Trước Tết Kỷ Hợi năm 2019, toàn tỉnh Thanh Hóa còn 1.885 trường hợp đang lao động trái pháp luật tại Trung Quốc (giảm 86,17% so với năm 2015). Số lao động trên tập trung chủ yếu ở các địa bàn: Hậu Lộc (244 người), Quảng Xương (225 người), thành phố Sầm Sơn (110 người), Mường Lát (102 người), Hà Trung (95 người), Thạch Thành (75 người), Thường Xuân (73 người), Hoằng Hóa (73 người), Cẩm Thủy (68 người).

Cuối năm 2018, có 1.026 người dân Thanh Hóa đi lao động trái pháp luật ở Trung Quốc về quê ăn Tết, 859 người không về. Lực lượng chức năng đã tiến hành ký cam kết không tiếp tục xuất cảnh trái pháp luật được 895 trường hợp và 464 gia đình ký cam kết kêu gọi người thân đang lao động trái phép tại Trung Quốc trở về nước.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thanh-hoa-47-nguoi-chet-va-mat-tich-khi-qua-trung-quoc-lao-dong-chui-hinh-anh11513013944
Đối tượng môi giới đưa người đi lao động trái phép bị khởi tố

Cơ quan điều tra cũng đã củng cố hồ sơ đối với 27 trường hợp về hành vi “qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định”. Trong đó, các phòng nghiệp vụ đã phối hợp với Công an các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, thị xã Bỉm Sơn tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 13 trường hợp. Tính từ năm 2015 đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý hành chính 43 trường hợp; khởi tố 17 vụ, 21 đối tượng về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Dù cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động, quyết liệt đấu tranh, xử lý nạn lao động trái phép bên kia biên giới nhưng câu chuyện này luôn nóng, nhất là sau Tết Nguyên đán.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thanh-hoa-47-nguoi-chet-va-mat-tich-khi-qua-trung-quoc-lao-dong-chui-hinh-anh2204966938
Anh Đ. tử nạn bên kia biên giới bỏ lại vợ dại, con thơ

Tâm sự với PV, anh Đới Văn K. (trú tại huyện Quảng Xương) từng vượt biên qua biên giới làm việc trái phép nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng: "Mình thấy anh em, bạn bè làm nhiều bên đó về quê thấy tiêu pha thoải mái, rủng rỉnh nên nghĩ bên đó dễ kiếm tiền. Nghe bạn bè rủ rê, ăn Tết xong tôi bỏ 5 triệu đồng để nhờ môi giới làm thủ tục qua nước bạn. Sau khi đến Móng Cái (Quảng Ninh) và được đưa lên thuyền, sau đó đi ô tô khoảng nửa ngày đường thì đến chỗ làm việc, là tỉnh Quảng Đông. Công việc cụ thể của tôi là tồng và thu hoạch hoa màu.

Chỉ làm được thời gian ngắn, chúng tôi bị một nhóm người ập đến bắt bớ, ai chống sẽ bị đánh đập. Họ ném chúng tôi lên xe thùng chở đến một địa điểm tập kết mà có rất nhiều người ở các nước khác nhau. Nghe thấy mọi người nói là chúng tôi bị đưa đi khai thác đất, sỏi gì đó. Mọi người bị nhốt, ăn uống kham khổ khoảng 6- 7 ngày thì công an ập vào bắt giữ. Do không có giấy tờ nên tôi bị trục xuất về nước, số tiền làm công không lấy được đồng nào. Tự dưng bây giờ gia đình anh mang thêm một khoản nợ".

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Thanh-hoa-47-nguoi-chet-va-mat-tich-khi-qua-trung-quoc-lao-dong-chui-hinh-anh3235532500
Tạo việc làm tại chỗ, đi xuất khẩu lao động chính ngạch giảm tải lao động chui

Như anh K. còn may mắn vì giữ được tính mạng. Anh  Lê Văn Đ. (SN 1978) trú tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc đã bị tử nạn khi đi lao động trái phép bên Trung Quốc. Phải mất rất nhiều công sức, tiền bạc người thân mới đưa được thi thể về địa phương lo hậu sự.

Thông tin từ người thân anh Đ. cho biết, đầu năm 2017, nghe theo lời rủ rê của một số người quen biết, anh Đ. đã cùng vợ qua Trung Quốc đi lao động chui. Sau khi sang đến Trung Quốc, vợ chồng anh Đ. làm thuê cho một cơ sở sản xuất nhựa do ông chủ người Trung Quốc quản lý, với mức lương được trả theo sản phẩm, mọi chi phí ăn, ở người lao động phải lo. Vì lao động quá mệt nhọc, ăn uống thiếu chất anh Đ. bất ngờ đột tử nơi xứ người.

Ngay sau Tết, cơ quan chức năng đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ đưa người đi lao động trái phép. Tối 08/2 (tức mùng 4 Tết Kỷ Hợi), nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, phòng An ninh điều tra và Công an huyện Quảng Xương đã phối hợp ngăn chặn kịp thời 11 công dân ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đang chuẩn bị lên xe ô tô khách BKS 14B3-023.15 chạy tuyến Nghệ An – Móng Cái để xuất cảnh đi lao động trái pháp luật tại Trung Quốc.

Qua quá trình điều tra xác minh, được biết trong số 11 công dân nói trên có 7 trường hợp đã từng nhiều lần xuất cảnh đi lao động trái pháp luật tại Trung Quốc. Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các đối tượng này về quê ăn Tết, sau đó cùng với một số lao động nhàn rỗi trên địa bàn xã Quảng Nham liên hệ với nhà xe KaLong đến xã Quảng Nham để đón đi Móng Cái sau đó sang Trung Quốc bằng các đường bất hợp pháp.

Công an huyện Quảng Xương sau khi phát hiện, ngăn chặn đã tuyên truyền, vận động và thuyết phục 11 công dân xã Quảng Nham không tái phạm. Đồng thời, tiếp tục tăng cường lực lượng xuống cơ sở để nắm tình hình, rà soát, lập danh sách thống kê số công dân đang xuất cảnh lao động trái phép trên địa bàn.

Tiếp đó, ngày 19/2, Công an huyện Như Xuân khởi tố 1 vụ án hình sự, 1 bị can về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Hiện các vụ việc đang được các đơn vị tiếp tục phối hợp điều tra, làm rõ. Hiện, Công an huyện Hậu Lộc củng cố hồ sơ đề nghị khởi tố 1 vụ, 1 đối tượng; phối hợp với Công an huyện Hà Trung củng cố hồ sơ đề nghị khởi tố 1 vụ, 1 đối tượng có dấu hiệu tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật, những trường hợp xuất cảnh trái phép đã được tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng vẫn tái xuất cảnh trở lại và bị bắt, trao trả, đẩy đuổi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định” được quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

Tình trạng người dân xuất cảnh trái phép sang lao động tại Trung Quốc là trái pháp luật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro đến sức khỏe, tính mạng… Tuy nhiên, hiện nay, địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý công dân xuất cảnh trái phép. Bởi, khi người dân ra khỏi nơi cư trú đi làm ăn xa thường không báo cáo cụ thể với chính quyền địa phương, vì vậy rất khó phát hiện những trường hợp lao động xuất cảnh bất hợp pháp.

Trong khi đó, lao động tại các vùng biển không có tay nghề, khó xin việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân xuất cảnh trái phép sang lao động tại Trung Quốc. Các công ty, đơn vị có chức năng về xuất khẩu lao động cũng có sự tuyển chọn, học tiếng và thủ tục thường phức tạp nên nhóm đối tượng này không đảm bảo các điều kiện, tiêu chí để tham gia.

Về lâu dài, một mặt các cơ quan chức năng cần quyết liệt xử lý đối với các đối tượng môi giới lao động đi làm việc trái phép. Mặt khác cần đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, tạo môi trường thông thoáng, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư phát triển ngay tại địa bàn các địa phương này. Có sinh kế tại chỗ ổn định sẽ không phát sinh các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội và không còn đất sống cho cò, mội giới lao động trái phép sang nước ngoài.

http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/47-nguoi-chet-va-mat-tich-khi-qua-trung-quoc-lao-dong-chui-288026.html

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Du_hoc_nhat_ban_gia_re_0
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeMon Jul 15, 2019 6:46 am

.
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  32218f4b11ab4e19ab3939702540ba56

Culi Việt ở Xứ Người 
- Lê Duy


Mình làm culi ở Nhật có nhiều cái cũng khỏe lắm, cứ làm 2 tiếng thì lại nghỉ uống nước hút thuốc. Vào giờ giải lao thì mấy đứa VN thường ngồi tụm lại với nhau chém đủ chuyện trên trời dưới đất. Chuyện bia rượu tối hôm trước, chuyện đá tàu, chuyện giả danh kĩ sư đi cua gái... Cũng không phải nhất thiết là chuyện của chính họ, có thể là nghe một thằng bạn nào đó ba hoa rồi kể lại, cứ thế truyền tai nhau. Nhưng kì ở một chỗ, mình vẫn không hiểu nổi tại sao mấy đứa lại luôn bàn về những chủ đề này một cách hào hứng và thích thú như vậy.

Mọi khi thì mình lẩn đi chỗ khác chứ ngồi nghe hồi nhũng não, nhưng hôm nay phòng giải lao chật không đi đâu được, nên cũng ngồi đó mà nghe. Hên sao chủ đề hôm nay cũng hay hay "làm gì sau khi về nước".
Chủ đề này thật ra không mới lạ gì, cũng đem ra xào tới xào lui muốn nhừ rồi. Thằng nào ít ăn chơi có được số vốn nhỏ thì đòi mở cà phê, mở tiệm net. Thằng thì kêu mượn thêm tiền mua xe bốn bánh chạy uber. Thằng nào phá quá không có dư thì dự định về tiếp tục làm công nhân xã nghĩa...Nhưng hôm nay một thằng đưa ra một đường hướng mới: về rồi đi lao động tiếp ở Đài Loan theo diện du lịch 6 tháng.

Chuyện là thằng này có người anh họ ở quê hồi trước cũng đi lao động ở Nhật, về nhà nằm thất nghiệp mấy năm trời. Tự nhiên gần đây ở xóm nó bùng phát lên dịch vụ đi lao động tại Đài Loan theo visa du lịch 6 tháng (chính xác là du lịch thương mại hay gì đó mình quên mất tiu). Nội dung mà mình nghe được về kiểu đi lao động này như sau:
- Phải có người quen bên đó giới thiệu việc làm. (có phí hoa hồng)
- Lương khoảng mười mấy triệu hồ tệ/tháng.
- Làm hết 6 tháng về nước, sau đó lại quay lại làm y như vậy. Không giới hạn số lần quay lại.
Mấy đứa kia nghe thấy háo hức, hỏi rất kĩ chi tiết. Thấy vậy mình cũng chen ngang vô hỏi: “Ủa sao tụi mình không được làm việc trên quê hương vậy tụi bây?”. Tụi nó nhìn mình, lắc đầu ngán ngẩm. Tụi nó chán mình lắm, mỗi lần mình xỏ miệng vô là câu chuyện bị cắt ngang à, nên lần này tụi nó không buồn trả lời như mấy lần trước: “tại ở nhà thì thất nghiệp, tại lương 3 triệu không đủ ăn, tại nước mình nghèo hơn người ta, tại và bị...”

Cách đây hai tháng, một người cùng công ty khi hết hạn lao động trốn ra ngoài làm việc lậu, bị bắt và trục xuất về nước, vĩnh viễn không được quay lại Nhật. Lý do bị cảnh sát Nhật theo dõi và bắt là: hùn tiền với bạn bè mua xe ăn cắp để đi làm.
Một người anh khác từng làm chung đã về nước, giờ nghe đâu cả hai vợ chồng đi du lịch sang Hàn Quốc và trốn luôn ra ngoài để đi làm chui. Cả một khu xóm của anh này ở Long An đều trốn chung với nhau như vậy.

Rồi thì đọc báo thấy Hàn Quốc, Trung Quốc rao bán cô dâu Việt Nam như bán trái dưa trái cà, con cá con gà. Trái dưa hư thì đổi cho trái khác, con gà mà xổng chạy mất thì đền cho con khác. Gà còn trinh.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  D33fe47c1bed4fec97c3de9b56afe609

Trời.
Tại sao vậy?

Tại sao lại háo hức vui mừng đến vậy khi nghe đến việc đi làm culi cho xứ người. Tại sao lại vui bị bán đi với cái danh từ mỹ miều “xuất khẩu lao động”? Hàng hóa, con vật, đồ vật, trái thanh long, con tôm đông lạnh thì mới gọi là xuất khẩu. Sao lại xuất khẩu con người?

Tại sao không bao giờ đặt câu hỏi “vì sao” mình phải tha phương cầu thực, quị lụy hết người Nhật tới người Việt Nam, chạy vạy vay mượn một núi tiền cúng cho họ để cầu xin một công việc lao động. Rồi khi sang đây, may mắn gặp công ty đàng hoàng thì được nhờ, còn xui rủi bị ngược đãi, bị ức hiếp, bị bóc lột, tối về ôm gối khóc, cắn răn nuốt nước mắt cày như con trâu suốt mấy năm trời mà không đủ tiền trả nợ? Ở ngoài các tỉnh miền Bắc, phải trả trên dưới 300 triệu đồng để đổi lấy một công việc chân tay xứ giãy chết.

Tại sao lại thờ ơ vô cảm kêu “ngu thì chịu” khi nghe một thằng cu mặt mày non choẹt bị công ty môi giới Việt Nam lừa qua Nhật rồi bỏ con giữa chợ bơ vơ, một chữ tiếng Nhật bẻ đôi không biết? Người Nhật lừa người Việt Nam một, thì người Việt lừa người Việt mười.

Tại sao lại cười cợt với nhau khi nghe một thằng bạn giả danh kĩ sư lừa gạt và chơi thành công một con bé tu nghiệp sinh mới chân ướt chân ráo tới Nhật, “mê tiền thì chịu”, “mê cu thì chịu”, “ham danh kĩ sư thì chịu”. (các bạn nữ sang đây rất dễ bị những thằng giả danh kĩ sư dụ dỗ, vì kĩ sư thì được kí visa dài hạn, nếu cưới được thì mình cũng ở lại theo).

Tại sao cứ phải tìm mọi ngóc ngách để trốn chạy khỏi cái quê hương mình, mà thậm chí cũng không biết vì sao mình lại trốn nữa.

Còn hàng trăm chuyện khác. Mình nghe và chứng kiến nhiều đến mức chán nản trong bất lực. Tại sao tại sao tại sao????

Tại sao vậy người Việt Nam? Lòng tự trọng quăng đâu chó cạp mất rồi? Lòng trắc ẩn thương người đâu? Thuần phong mỹ tục đâu? Dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến đâu?

Tại sao người Việt lại nỡ đang tâm đi hãm hại nhau?
Cười chua chát.
Chế độ này đã làm cho con người mất hết những giá trị đạo đức. Chỉ còn phần con, mất hết phần người.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  487e67c1815248dd9ab6407a7c3d938a

Mọi thứ lại rơi vào im lặng, mình ngồi đó và nhẩm bài hát của Việt Khang:

“Thương cho dân mình còn nghèo
Người theo người cầu thực chốn tha phương
Thương cho Việt Nam mình bé nhỏ
trước ngoại xâm, trước hiểm họa diệt vong”.
Vài ánh mắt len lén nhìn mình, họ biết hết, tại họ không thèm hiểu đó thôi.

Lê Duy
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Jul 21, 2019 5:48 pm

.
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  13052013_sadman

Tâm sự của 1 người thành đạt ở Việt Nam
... nhưng vẫn chấp nhận sang Mỹ làm “culi”


Thời gian qua có nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận về vấn đề nên đi hay ở lại Việt Nam cho những trường hợp ra nước ngoài, nhất là đi Mỹ. Tôi xin phép được viết một bài về vấn đề này.
Mong các bạn đóng góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng, để bản thân tôi rút kinh nghiệm và làm cho vấn đề đi hay ở thêm phong phú.

Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) – một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).

Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi. Và hiện nay đối với tôi thì:
– Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.
– Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu – đây là điều vô cùng khó khăn.
– Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.

Và tôi được:
– Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.
– Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước… không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.

Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.

Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là “ngon, bổ, rẻ” cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống.

Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn trên tinh thần xây dựng.

Nguồn: Lucky/tapchivietkieu
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeSun Jul 28, 2019 5:30 pm

.

Nỗi khổ xuất khẩu lao động Nhật Bản

Kiếm tiền của người Nhật đâu phải dễ, chúng tôi phải xa quê hương, xa gia đình, bán mồ môi, nước mắt, thậm chí để lại một phần máu thịt ở đây mới kiếm được vài chục triệu mỗi tháng để gửi về nhà.


Liệu có nên đi xuất khẩu lao động không khi mà tình trạng lao động Việt Nam trốn về nước, các tin lao động bị tan nạn khiến nhiều người lao động lo lắng.
Bởi vì những sự việc trên đã hé lộ nhiều cảnh chân thực về cuộc sống của những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, rằng cuộc sống không phải màu hồng, sung túc như mọi người vẫn nghĩ.
Sau vài năm lao động trở về quê hương, nhiều người có hàng trăm triệu, cả tỷ để sửa sang nhà cửa, lấy vốn làm ăn. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy cuộc sống của họ rất dư giả. Nhưng mấy ai hiểu được nỗi khổ của họ trong 3 năm, 5 năm lao động nơi xứ người như thế.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Chung-toi-phai-do-mo-hoi-nuoc-mat-va-mau-moi-co-tien-gui-ve-vn1
Những khu nhà ổ chuột ẩm ướt, thiếu ánh sáng và không khí.

“Chúng tôi đã phải đánh đổi tuổi trẻ, sức khỏe và cả thời gian bên gia đình để sang Nhật với mong muốn tìm kiếm một cơ hội đổi đời sau khi về nước. Người ta nói đúng, Nhật Bản không cho chúng tôi tiền, họ chỉ cho chúng tôi cơ hội. Chúng tôi phải cố gắng nhiều lắm. Chúng tôi phải làm việc cật lực, bán mồ hôi, bán nước mắt, bán cả máu mình mới có tiền gửi về cho gia đình”.

Sao tôi lại nói vây ư? Trong khi công nghệ Nhật Bản gần như đã thay thế toàn bộ sức lao động con người? Và người ta nói sang Nhật làm nhàn mà nhanh giàu?
Bởi vì không phải ai cũng may mắn gặp được những người chủ tốt. Nhất là những người đi xuất khẩu lao động qua trung gian – môi giới; thông tin đến tai thì mật ngọt, dễ dàng đấy; nhưng mắt thấy tay làm thì bạn mới biết, có những công việc khổ sở đến chừng nào.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Chung-toi-phai-do-mo-hoi-nuoc-mat-va-mau-moi-co-tien-gui-ve-viet-nam
Chúng tôi chịu khổ để gia đình có bữa cơm ngon.

Để ở nhà bố mẹ, vợ con có bữa ăn ngon hơn, chúng tôi sang Nhật phải ở nhà ổ chuột, ăn những bữa cơm vội vàng, những giấc ngủ chớp nhoáng. Người ta chỉ nhìn thấy nhà mới, công việc mới của chúng tôi khi về nước, chứ đâu nhìn thấy cuộc sống của chúng tôi bên kia.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Chung-toi-phai-do-mo-hoi-nuoc-mat-va-mau-moi-co-tien-gui-ve-vn2 
Bất kì chỗ nào cũng có thể thành nơi nghỉ trưa chớp nhoáng của chúng tôi.

Thời tiết Nhật Bản lạnh lắm, cái rét cắt da cắt thịt âm hàng chục độ C, chúng tôi phải đi làm từ sáng sớm trong thời tiết đó. Động lực để chúng tôi vượt qua chính là nghĩ tới ngày đoàn tụ với giá đình, có thể bắt đầu công việc mới từ số tiền kiếm được.
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Chung-toi-phai-do-mo-hoi-nuoc-mat-va-mau-moi-co-tien-gui-ve-vn3
Chúng tôi đi làm bất chấp thời tiết lạnh giá.

Tất nhiên, không phải người nào sang Nhật cũng làm khổ, ăn khổ, mặc khổ; nhưng không một ai sướng cả. Môi trường lao động Nhật Bản khắc nghiệt lắm. Người ta làm đúng giờ, người ta làm hiệu quả, người ta có tay nghề. Mình sang đó, mình phải thay đổi thích nghi thì mới có lương mà gửi về.

Những khi ốm đau, thèm một bát cháo nóng vợ nấu, thèm một lời hỏi thăm ngây ngô của con trẻ nhưng chẳng có. Chúng tôi không dám để người thân biết, mọi người sẽ lo lắng. Mà bản thân chúng tôi nghĩ đến 1 ngày công lao động kiếm được tiền triệu, nghỉ ở nhà thì phí.
Tuy chỉ có số ít lao động khổ như tôi, vì không biết chọn địa chỉ tin cậy mà đi, nhưng nhìn chung, kiếm tiền ở Nhật không dễ. Họ cho mình cơ hội kiếm tiền là mình đã biết ơn rồi.
Vậy là cứ gồng lên làm việc, cho đến ngày trở về, dùng số tiền mấy năm tích cóp, thay đổi cuộc đời.

Để tránh phải sang nơi xa xứ làm việc vất vả, sống cảnh nghèo khổ như chúng tôi, các bạn nên lựa chọn tìm hiểu công ty xuất khẩu lao động uy tín; cũng đừng mải miết kiếm tiền, làm thêm nhiều mà hại cho sức khỏe.
 
V.Vũ
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeWed Aug 07, 2019 12:15 am

.

Khốn khổ lao động "chui" ở nước ngoài


Mong muốn thay đổi cuộc sống, kiếm được một khoản tiền, nhiều người Việt “ôm mộng” sang nước ngoài lao động “chui” mặc cho đó là hình thức lao động sai quy định.


XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Photo1546483218500-1546483218782-crop-15464832236772055731133

Lao động chui, lao động bất hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo vệ


Và dù có là lao động hợp pháp tại các nước nhưng khi hết thời hạn hợp đồng nhiều người vẫn tìm cách ở lại nơi "đất khách quê người", sống bất hợp pháp, không giấy tờ… đang trở thành vấn đề nổi cộm. Trên thực tế, những lao động "chui" này khi trốn ra ngoài làm rất dễ nhưng đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.

Gia tăng lao động "chui"

Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Cả nước có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
Theo bà Lê Kim Dung - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB- XH) dù thời gian qua tỷ lệ lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo kênh chính thức tăng nhưng cùng với đó tỷ lệ lao động đi "chui" cũng tăng theo đáng kể. Lao động chui, lao động bất hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo vệ .
"Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài qua các hình thức "tự đi" hoặc "không chính thức" cũng ngày càng gia tăng. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cách "tự đi" thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của các Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiếp nhận lao động và họ cũng không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ" – bà Dung nói.
Qua khảo sát ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy, nước tiếp nhận phổ biến đối với người lao động là Thái Lan, trong đó có 2.184 lao động nữ và 3.788 lao động nam.

Đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, thị trường tiếp nhận phổ biến là Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Nữ lao động thường làm những công việc như giúp việc gia đình (25%), dệt may (12%), sản xuất chế tạo (12%).
Đối với lao động nam, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm khoảng 15%, Malaysia 12% và Hàn Quốc 12% trong tổng số lao động nam đi làm việc ở nước ngoài, là các thị trường tiếp nhận phổ biến. Ngành nghề công việc thường được người lao động thực hiện ở nước ngoài gồm xây dựng, thợ điện...
Người lao động còn làm việc tại các nước châu Phi (phổ biến là Angola với 1.337 lao động) và một số quốc gia châu Âu (phổ biến nhất là Đức với 368 lao động). Khu vực châu Âu hàng năm có khoảng 18.000 lao động bất hợp pháp từ Việt Nam sang qua các đường dây đưa người trái phép.

Chật vật nơi xứ người

Để có được thu nhập cao, rất nhiều lao động Việt Nam bất chấp cuộc sống chật vật, thiếu thốn ở nơi "đất khách". Việc làm hấp dẫn, lương cao ở các nước này là lý do "níu chân" nhiều lao động Việt Nam.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Photo-1-15464832211541914834651
Lao động Việt làm chui tại Hàn Quốc

Theo TTXVN, phần lớn lao động Việt Nam bất hợp pháp ở Hàn Quốc sống trong các nơi ở chật chội, do chủ xây. Một số có gia đình đi thuê những căn nhà nhỏ kiểu cấp 4 hay tầng hầm để làm chỗ trú chân qua ngày.
Giá thuê dao động từ 200.000-450.000 won (4-9 triệu đồng)/tháng tùy theo diện tích, tiện nghi và vùng miền. Nhìn chung, cuộc sống tạm bợ, thậm chí thấp thỏm lo âu vì sợ bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Từ thực trạng trên có thể thấy người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc nếu làm việc nghiêm túc, tuân thủ Chương trình đưa lao động Việt Nam sang làm việc, thì khi hoàn tất chương trình cũng có được một số vốn kha khá để giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, cũng có cơ hội để học thêm kỹ năng làm việc, trau dồi ngoại ngữ hoặc tăng thêm sự hiểu biết về nền văn hóa của nước sở tại...

Có khi phải trả giá bằng cả mạng sống


Trong thời gian gần đây, rất nhiều lao động "chui" phải bỏ tính mạng của mình ở nơi "đất khách quê người" đặc biệt là lao động ở các quốc gia và vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc, Angola…

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2018, Công an Trung Quốc đã bắt giữ, trao trả tỉnh Lào Cai 452 lao động và lực lượng biên phòng tỉnh xử lý 17 lao động. Trong đó, chủ yếu là lao động tỉnh Lào Cai và một số tỉnh lân cận sang Trung Quốc làm thuê nhưng không làm thủ tục xuất - nhập cảnh theo pháp luật hiện hành của 2 nước.
Đáng nói hơn, có nhiều trường hợp lao động sang Trung Quốc làm thuê vì không làm thủ tục pháp lý, nên khi bị chủ sử dụng lao động quỵt tiền công hoặc bị cướp giật, đánh đập, ngược đãi thì họ chỉ biết nhẫn nhịn chịu đựng trong tủi cực. Họ không dám khai báo với chính quyền sở tại vì sợ bị bắt, bị giam giữ, bị phạt tiền, bị trả về theo đường ngoại giao.
Xót xa hơn là đã có những người "bỏ mạng" khi sang Trung Quốc làm thuê mà nguyên nhân chỉ có thông tin chung chung là "gặp nạn" hoặc "tai nạn".
Ông Giàng Seo Vênh, Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) cho biết: Cuối tháng 12-2017, xã có anh Sùng Seo Sánh, thôn Tả Thồ 2 sang Trung Quốc làm thuê được 1 tuần thì có tin báo về là "gặp nạn" chết bên đó.
Do anh Sánh không làm thủ tục xuất - nhập cảnh, nên địa phương và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa thi thể về mai táng. Cuối cùng là phải hỏa táng ở bên đó rồi mới mang về được.
Nhiều người lao động do đi làm việc "chui" nên họ thường xuyên bị cảnh sát truy quét. Hầu như lần nào cũng phải chi tiền "bảo kê". Có ít đưa ít, có nhiều đưa nhiều, nhưng nếu không đưa sẽ bị đánh đập, khám xét rồi tịch thu hết.
Việc người lao động đi làm việc theo các kênh không chính thống đồng nghĩa với việc họ có thể gặp bất cứ rủi ro nào về tính mạng, sức khỏe, tiền bạc mà không được cơ quan chức năng bảo vệ. Có thể kể tới một số thị trường có tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc "chui" khá lớn là Thái Lan, Lào, Malaysia, Hàn Quốc…

Hiện trong các bộ luật của Việt Nam chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nào trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ số lao động này để có thể đảm bảo quyền, lợi ích của họ được bảo vệ khi làm việc ở ngước ngoài cũng như khi về nước.

(https://soha.vn)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitimeFri Aug 16, 2019 4:18 pm

.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Cacnuoccanhbaonguoivietancap
Mắc cỡ vô cùng
Nên xác định lại ai ăn cắp!
Thư du học sinh Nhật: Xấu hổ khi thấy cảnh sát Nhật học tiếng Việt

https://ongvove.wordpress.com/2014/04/02/nguoi-viet-nam-an-cap/

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  1546204425-bao%20tieng%20dan-nhatban


"Việt Nam - Hồ Chí Minh!"
- Tạp Ghi Huy Phương


Xin bạn đọc chớ vội dị ứng khi thấy hai tiếng Việt Nam được viết đi liền với tên Hồ Chí Minh. Đây chính là một sự gán ghép tệ hại, xấu xa nhất của lịch sử trong hơn nửa thế kỷ này.

Bà Nguyễn Thị Nhuận, một điều dưỡng viên hiện đang làm việc tại Nam Úc, đã kể lại một câu chuyện trên *********, nghe đến nát lòng!

Bà được bệnh viện gửi đến nhà một người khuyết tật, bị bại liệt hai chân, để giúp chăm sóc thường ngày, giúp ông tắm rửa, ăn sáng, dùng máy nâng ông vào ghế tắm và đặt lại giường nằm. Vừa làm, bà vừa giải thích cho ông biết, nhân viên ngày thường đến chăm sóc ông hôm nay bị bệnh nên bà được cơ quan y tế cử đến thay thế.
Bỗng nhiên bà nghe ông hỏi, bà đến Úc lâu chưa?
Bà trả lời:
- Thưa ông, mới hai năm nay và tôi đến từ Việt Nam!
Nghe chưa dứt hai tiếng Việt Nam, ông già bỗng giận dữ quát to, một cách thô lỗ:
- Mày ra khỏi nhà tao ngay! Ra ngay!
Người điều dưỡng viên trong câu chuyện này ấp úng:
- Nhưng, ông đang trong nhà tắm...
- Không! Ra ngay, ra ngay!
Bà Nhuận nhẫn nhục để ông trên ghế tắm, khoác cái áo choàng cho ông và đi ra gọi điện báo về văn phòng. Họ bảo bà cứ yên tâm ra về, họ sẽ cử người đến làm tiếp và an ủi bà:
- Đừng coi đó là chuyện của riêng bà!
Bà Nguyễn Thị Nhuận kể lại: “Tôi cảm thấy tủi thân, trào nước mắt. Tôi mới từ Việt Nam qua với tâm trạng tuy mình còn kém tiếng Anh, nhưng người Việt Nam cũng "nổi tiếng anh hùng, dũng cảm, thông minh, sáng tạo..." Bà cũng chẳng có tội tình gì với ông già, được đến để chăm sóc ông, và cũng tự đánh giá mình là người tử tế. Nhưng tại sao lại bị đối xử như vậy? Chẳng lẽ chỉ vì bà là người Việt Nam?”

Lẽ cố nhiên người điều dưỡng viên trong câu chuyện này không được bệnh nhân cao niên kia giải thích vì sao ông lại khinh miệt một người Việt đến như thế! Có thể trước đây, một người Việt Nam nào đó đã làm những điều xấu xa, hay đối với ông tồi tệ thế nào, khiến giờ đây ông ghét tất cả người Việt.
Cơ quan y tế cử bà Nguyễn Thị Nhuận đến giúp đỡ cho người đàn ông Úc cao niên kia đã an ủi bà: “Đừng coi đó là chuyện của riêng bà!”

Phải, câu chuyện này không phải là của riêng bà, một người Việt đang làm việc tại Úc mà của tất cả thanh danh của người Việt đang ở nước ngoài. Người ta cũng mường tượng ra, một người Việt Nam nào đó đã đối xử xấu xa hay làm một điều gì đó khiến cho một người Úc căm giận đến thế?
Du học ở Úc, bà Nguyễn Thị Nhuận cũng đã được bạn bè, ngay cả những người Châu Á, than phiền về lối sống vô trách nhiệm của sinh viên Việt tại đây, biết đến những thanh niên Việt Nam đang can dự vào các tội buôn bán ma túy tại nơi đã cưu mang họ, và bà cũng mới nghe tin hai người Việt bị bắt vì tội trộm cắp ở Thụy Sĩ.

Cũng như chúng ta, bà Nguyễn Thị Nhuận lâm vào hoàn cảnh này hẳn phải tức giận và xấu hổ, trăn trở tự hỏi: “Ai đã làm cho đất nước chúng ta lâm vào cảnh trái ngang này?”
Câu kết luận của bà Nguyễn Thị Nhuận là: “Có lẽ mỗi ngày tôi và các bạn nên nhìn thẳng vào tấm gương thực (chứ không phải những tấm gương nịnh mặt) để thấy những vết nhọ của mình.”
Khi mà mặt mình mang nhọ, đừng nghĩ là không ai thấy, có ra đường thì chớ vênh váo thêm nhục!

Bạn thử đứng vào vị trí một nhân viên quan thuế tại phi trường Changi, Singapore, khi cầm sổ thông hành của một cô gái Việt mới đến đây, mà không thể không liên tưởng đến chuyện tối nay, anh có thể gặp cô này trên con đường Joo Chiat Road tấp nập của Singapore. Hay một nhân viên phi trường Nhật nào đó cầm một cái sổ thông hành Việt Nam trong tay, mà không nghĩ đến bao nhiêu người Việt, kể cả các quan chức là lũ ăn cắp, buôn lậu.

Không phải không có lý do hay phát biểu hồ đồ mà Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã phát biểu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ!”.

XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Images?q=tbn:ANd9GcQhwCoyFCoGK5SELU9hRCW0nm8vBKyzojWFb1wtsEdkcTFTfKOK_A

Thay vì nhìn nhận sự thật, “soi gương” thì chính quyền Hà Nội, thông qua truyền thông Việt Nam, đã bắt bẻ, đặt vấn đề về lòng yêu nước của ông, cuối cùng áp lực cho ông được về hưu sớm hơn so với kế hoạch.

Sau Tháng Tư, 1975, dân Bắc, ai đi Nam về cùng có chung một nhận xét “trẻ con trong Nam hầu như rất ít nói bậy và viết những điều tục tĩu lên tường nơi công cộng, đi đâu về nhà thì lễ phép cung kính vòng hai tay thưa gửi người bề trên. Đặc biệt, ngoài đường, xe cộ nếu có đụng chạm thì cũng không dẫn đến xô xát, chửi bới nhau như ngày nay.”
Sau năm 1975, “đất lành chim đậu,” nhiều đợt di dân mới ồ ạt từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện cho Nam Bắc gần gũi nhau, nhưng cũng chính từ đó, thói hư tật xấu dễ lan tràn, đồng hóa hơn là học hỏi được điều tốt, và ngày nay cái tên “thành phố Hồ Chí Minh” cũng lấm lem không thua gì Hà Nội.

Sau Cách Mạng Tháng Mười, 1917 của Nga, nhà văn Maxim Gorki đã có nhận xét rằng “cuộc cách mạng đã có tác dụng tích cực lật đổ được chế độ phong kiến, nhưng với sự nắm quyền và quản lý xã hội của giai cấp vô sản ít học, nước Nga sẽ phải đối đầu với một tình trạng còn nguy hiểm hơn, đó là 'lâm nguy văn hóa.'”
Đó là Việt Nam ngày nay. Muốn cải cách văn hóa, giáo dục, lối sống, cũng như của mọi công cuộc cải cách khác, trước hết phải cải cách chính trị, nói chung là thay đổi chính quyền. Từ đâu mà từ nửa thế kỷ nay vấn đề đạo đức - văn hóa - giáo dục của đất nước chúng ta trở nên tồi tệ như hôm nay, và hai tiếng Việt Nam trở thành một mối bận tậm, hổ thẹn của người Việt Nam, khi đi ra nước ngoài!

Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ mới xẩy ra đây thôi.
Ba năm nay, ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, vào dịp lễ Quốc Khánh 2 Tháng Chín, tòa đại sứ CSVN đều tổ chức một buổi tiệc “buffet” và mời đại diện đại sứ quán các nước khác và người lao động Việt Nam ở Malaysia tham dự. Buổi tiệc chưa bắt đầu, trước con mắt của quan khách ngoại quốc, dân Việt Nam đã nhào vào bàn tiệc lấy thức ăn, đến mức khách tham dự không còn gì ăn, tạo ra một khung cảnh hỗn loạn vô cùng xấu hổ. Năm sau, rút kinh nghiệm, tòa đại sứ tổ chức hai nơi, một ngoài trời và một trong hội trường cho quan khách. Người Việt Nam sau khi đã ăn ở ngoài trời, lại nhào vào hội trường vơ vét thức ăn. Vừa xấu hổ và vì danh dự, đại diện tòa đại sứ Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách!

Câu chuyện đạo đức hôm nay không phải là chuyện đạo đức mà chúng ta trước kia đã có và đã nói tới, mà chính là thứ đạo đức được nhồi nặn trong chủ nghĩa Cộng sản, thứ “đạo đức cách mạng” sản xuất từ ngay vận nước suy vi, mùa Thu 1955, khi mà dân tộc Việt Nam “vô phúc” nhập cảng nhầm cái chủ nghĩa độc hại, không khác gì thực phẩm độc hại giết người của Trung Cộng hiện nay, là chủ nghĩa Cộng sản.

Đó cũng là từ ngày hai tiếng Việt Nam được kẹp đôi và gắn bó với cái tên Hồ Chí Minh, như bài hát của “đứa con bất hiếu” Phạm Tuyên, mà những tên ăn bả của Việt cộng đã nhảy cỡn lên mà reo hò trong các đại hội “Việt Kiều:”

“Việt Nam - Hồ Chí Minh!” “Việt Nam - Hồ Chí Minh!”.
Chúng ta đã rõ! Cái tên Việt Nam chưa bao giờ nhận được sự bẽ bàng, khốn khổ, khinh miệt từ ngày nó được ghép theo cái tên Hồ Chí Minh!

Huy Phương



XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  1212974275.img
Những cô gái Việt sang tới Mã Lai làm ăn...
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp    XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
XHCN Việt Nam - Người Việt HCM ăn cắp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» người việt nam hèn hạ Người Việt xấu xí- Theo blog Hanwonders
» "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam
» XHCN Việt Nam: Khi đạo đức thối rữa & Cái ác làm bá chủ
» Sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Kinh Tế-
Chuyển đến