Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Saigon quốc ngam Trung trong VNCH linh truyện nguyet quang Nhung thuoc phải Nguyen Chung quan hoang chẳng ngắn bich chuyen chất quynh không sáng nhac
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSun Mar 10, 2013 4:05 pm



Suy ngẫm chuyện đời





Trong dòng chảy hối hả, bận rộn của cuộc sống, có mấy ai dành những giây phút thật bình yên ngồi một mình ở trong khoảng không tĩnh lặng để suy ngẫm về sự trôi đi âm thầm lặng lẽ của thời gian, về những sự việc mà ta đã trải qua, về việc mình đã làm được gì... chưa được những gì trong cuộc sống..., về cách nhìn nhận cuộc sống như thế nào là đúng đắn..., về mình sống trên đời này vì mục đích gì... và cái gì là quý giá nhất trong cuộc sống này?.

Trước hết về cách nhìn nhận cuộc sống: nếu được hỏi chắc hẳn nhiều người cũng sẽ trả lời rằng: sống là phải biết sẻ chia, đồng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình... rằng sống là phải có cái nhìn thật đa dạng, có chiều sâu về mọi sự kiện xung quanh... rằng sống là phải có niềm tin, có cái nhìn thật lạc quan về cuộc sống... Nhưng tôi cũng trải nghiệm và thấy rằng: "nói thì dễ làm mới khó" và rất ít người thực hiện được như trên... Theo như cá nhân mình nghĩ.... thì xã hội ngày nay phát triển về mọi mặt nhưng về phần đạo đức, cách sống... thì ngày nay chúng ta còn thua xa ông bà mình ngày trước...
 
Tình bạn ngày nay rất mong manh và đôi khi cũng đầy toan tính. Kết bạn chỉ để vụ lợi cho bản thân mình, có lúc vì những lý do hết sức nhỏ nhặt cũng cãi nhau mà cắt đứt mối quan hệ bạn bè và khi đã hết làm bạn thì căm ghét nhau, nói xấu nhau, gây hại nhau... Ngày xưa vì tình bạn ông bà ta sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để đem về niềm vui cho người bạn của mình....

Thái độ sống cũng có nhiều sự thay đổi đáng buồn: ngày nay chúng ta dường như thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, quá xem trọng của cải vật chất mà quên đi tình người, khi gặp người khó khăn, hoạn nạn ta tìm cách xua đuổi họ, sợ họ gây ra phiền phức cho mình... cho dù người đó là họ hàng trong gia đình. Có nhiều người không muốn lao động mà chỉ muốn ăn sung, mặc sướng sẵn sàng dùng nhiều thủ đoạn bất chính để lừa đão người khác, vơ vét tài sản cho riêng mình... Khi xưa ông bà ta xem trọng nhất là tình người  (tình thân máu mủ và tình làng nghĩa xóm...) khi có ai gặp chuyện không hay thì họ liền an ủi nhau, lo lắng chia sẻ chuyện buồn cho nhau...

Của cải vật chất thì có thể cho ta sự giàu sang, phú quý nhưng không đem lại cho họ sự thanh thản trong tâm hồn... Người xưa cần cù vì yêu lao động vì họ biết lao động là vinh quang, không gì quý hơn những thứ mà chính tay ta làm ra bằng mồ hôi và sức lao động của mình... đó là những đồng tiền quý giá nhất... Ngày nay khi đi trên đường gặp một người khuyết tật thì có người tìm cách tránh xa họ... xem họ như là vận đen, sự phiền phúc của mình... không hề có một chút thương xót cho hoàn cảnh và số phận của họ... Nếu cũng con người khuyết tật xấu xí tội nghiệp kia mà sống vào thời xưa... chắc chắn sẽ có một anh nông dân nghèo đi ngang qua cho ông lão nọ một ngụm nước, có một chú nhóc chăn trâu sẵn sàng chia cho ông củ khoai luộc duy nhất của mình...

Về cách sống: ranh giới của gia đình ngày nay cũng khá là mong manh, con cái thì hay cải lời cha mẹ, người lớn và thường làm theo những gì bản thân họ cảm thấy thích. Mối quan hệ giữa vợ chồng cũng không vững bền khi mà mỗi người (vợ hoặc chồng) chỉ quan tâm đến cảm nhận của riêng mình... cuộc sống ở đây thiếu thốn tình cảm, tình nghĩa, thiếu sự chia sẻ, cảm thông, quan tâm lẫn nhau và đặc biệt là lòng vị tha..., ngoài xã hội rất nhiều người có lối sống ích kỷ chỉ biết đến bản thân mà hoàn toàn không hề để ý đến cảm nhận của mọi người xung quanh...

Và... nếu được hỏi thứ gì là quý gí nhất trong cuộc sống chắc rằng nhiều người sẽ nhận ra được đó là thời gian và sức khỏe... nhưng có mấy ai giữ gìn và sử dụng nó một cách hợp lý... Ngày nay chúng ta đã giết chết thời gian và sức khỏe của mình theo nhiều cách... đó là sẵn sàng bỏ tiền của và thời gian quý báu của mình để lao vào những cuộc chơi mua vui thâu đêm ở các quán bar, karaoke, vũ trường, quán rượu, quán internet... Khi có chuyện buồn thì uống rượu say be bét, hay cáu gắt với mọi người, không chịu suy nghĩ tìm hướng giải quyết tốt nhất...

Có một sự thật đáng buồn đó là khi làm việc gì đó thì chúng ta thường ít suy nghĩ đến hậu quả về sau... chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt... Khi ta đang có sức khỏe, thời gian, tuổi trẻ thì không biết trân trọng... chỉ khi tuổi trẻ đã trôi xa, sức khỏe lụi tàn, thời gian sắp cạn, thì mới ân hận tiếc nuối thời gian đã qua và nhỏ những giọt nước mắt muộn màng...

Thời gian trôi đi là không bao giờ có thể lấy lại được vì thế ta không thể níu kéo thời gian... nhưng ta có thể sử dụng thời gian theo cách ý nghĩa nhất, để mai này ta có thể ngoảnh mặt nhìn lại dòng thời gian đã qua của mình và tự hào nói rằng: "ta đã sống 1 cuộc đời không uổng phí"... đó là hãy làm những gì con tim mình mách bảo, hãy tin yêu cuộc sống... biết vượt qua bản thân... và hãy đem yêu thương chia sẻ với mọi người... hãy biết quý trọng từng giây phút đang dần trôi qua... quý trọng sức khỏe của mình... và đừng bao giờ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài xấu hay đẹp, hay bằng của cải vật chất của họ... vì những thứ đó rồi cũng bị bụi thời gian xóa nhòa theo năm tháng... chỉ có sự chân thành, lòng yêu thương con người cùng tình yêu là còn mãi với thời gian...


Danh giá


Tra cứu thuật ngữ danh giá trong Google search rất khó. Mãi mới tìm ra trong tratu.soha.vn thì giải thích như sau: Danh: tiếng tăm; Danh giá: là sự coi trọng của xã hội, thường dựa trên địa vị, giá trị riêng của mỗi con người (tôi nghĩ cần thêm: mỗi tập thể, mỗi tổ chức).


Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!

Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, lý tưởng sống của tráng sĩ là được “lưu danh thiên cổ”. “Chính, tà” lúc ấy dường như khó có ranh giới rõ ràng. Sang nước Vệ mà vua Vệ không dùng thì người ta có thể bỏ sang nước Trần, nước Sái, dù các nước ấy đang đánh nhau. Kẻ sĩ chỉ cần lưu danh, và để danh của mình có thể lưu lại đời sau, người ta sẵn sàng trả cái giá cao nhất là mạng sống của mình, có khi còn là mạng sống của cả gia đình mình nữa. Đọc “Sử ký” (Tư Mã Thiên) hoặc “Đông Chu liệt quốc”, ta thấy những người lưu danh như thế thật là nhiều. Tư tưởng đó cũng đã tác động nhiều đến quan niệm sống của người Việt chúng ta.

Nhưng lịch sử đã ghi lại cũng có người sống không vì danh, mà vì những mục đích cao cả khác của mình. Rất nhiều thiên tài đã lưu danh sử sách nhờ những đóng góp to lớn của họ cho loài người. Nhưng dù muốn hay không, họ cũng đã phải trả giá cho cái danh mà xã hội giành cho họ. Có thiên tài nào được sống như một người thường đâu! Cả cuộc đời họ cống hiến cho sự nghiệp, không còn thời gian cho bản thân mình. Mà có lẽ, (theo tôi thiết nghĩ) hạnh phúc trọn vẹn ở đời chỉ có khi ta được sống cuộc sống bình thường nhất!

Người “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Xem ra lẽ đời thật công bằng, nếu bạn là người danh giá, nghĩa là được mọi người vinh danh, thì cũng tức là bạn đã trả một cái giá nào đó mà nhiều khi không tự biết!

Đó là nói đến những cái danh thực mà người ta giành để tôn vinh cho những người đã hy sinh một phần hay cả cuộc sống của mình vì những người khác. Trong xã hội, còn nhiều cái “danh” khác, thường vẫn được gọi là “hư danh”, hoặc là những cái “danh” mà chủ nhân của nó biết rất rõ cái “giá” đã trả. Cái “giá” đó nhiều khi rất cụ thể, bằng tiền, hoặc bằng những thứ khác. Tôi không muốn nêu lên ví dụ, vì hai lý do. Một phần, cũng không mong chuốc lấy sự bực bội của ai đó. Phần nữa, vì chắc chắn ai trong các bạn cũng tìm ngay được quanh mình những ví dụ điển hình của việc mua danh! Đáng buồn là thế, vì đó là sự thật khá phổ biến của xã hội ta, khi mà trong khoa học, giáo dục, thể thao, trong nghệ thuật, trong chính trường,… đâu đâu cũng có kẻ bán người mua (từ đó phát sinh một thuật ngữ mới là CHẠY: chạy bệnh viện, chạy thầy, chạy thuốc, chạy trường, chạy lớp, chạy thầy, chạy bằng cấp, chạy chức, chạy án, chạy cả nghĩa địa). Mà hàng hoá ở đây lại là cái “danh”, và người nào mua được sẽ thành kẻ “danh giá” trong xã hội. “Danh” nào, “giá” ấy. Giá càng cao thì danh càng “oai”. Danh càng oai thì lợi càng nhiều. Bởi vậy nên nhiều người mới sẵn sàng bỏ giá cao cho cái “danh” của họ.

Dù sao, cũng vẫn còn may là “lẽ đời thật công bằng”. Nếu cái danh được trả giá bằng sự hy sinh những quyền lợi của cá nhân mình cho xã hội, thì cái danh ấy thật sự bền lâu. Còn cái “danh” mua được bằng “giá” nào đó, dù giá đắt hay giá hời, thì người mua được nó có còn là người “danh giá” nữa không? Không phải chờ đến khi họ hết quyền, hết lợi nhờ cái danh, mà ngay cả khi vừa mua xong danh, thì trong mắt xã hội, chẳng có cái “danh” nào kiểu đó mà người ta không định “giá” được!


Thế mới biết, không nghĩ đến danh mà thành danh thì cái danh ấy mới bền. Còn như làm đến “bậc thánh nhân” để “không lưu danh” thì thật khó quá!

BS Lê Trung Ngân

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu May 11, 2017 12:36 pm

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcRaiV3E4rF2P7wzKLIzdsXgcE1WcO2SJsjfgV0WQMM69A_OtuXP

Sống THẬT


Có lúc nào đó trong đời, ta tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao khi con người ta càng lớn lên càng sống giả?

Có khi câu trả lời là: Muốn trụ được trong cái xã hội này, con người ta phải có thật nhiều bạn bè, để nương tựa, để nhờ cậy. Như thế phải quen biết rộng phải chiều chuộng họ để họ đừng phật lòng, đến một lúc nào đó ta còn nhờ cậy. Ấy là chưa kể những người có thế lực quanh ta, có thể quyết định sự thành đạt của bản thân ta thì phải càng chiều chuộng nhiều hơn nữa, thậm chí là n
nh nọt.

Từ đó, khi gặp những chuyện họ làm mà mình không thích cũng phải tỏ ra vô cùng điềm tĩnh chứ chẳng phản bác lại như hồi còn bé, phải gặp và cười đùa với những người mình không thích chỉ để mọi công việc được trôi chảy hơn. Thói thường cuộc đời người ta rất dễ bị thu hút bởi những lời nói ngọt lịm, trau chuốt và đầy lễ độ. Cho nên để được th
ăng điểm cao trong mắt người khác, ta đã không ngần ngại và có khi phải cố gắng để nặn ra những điều cho thật phù hợp với suy nghĩ hay sở thích của đối phương, trong khi lòng ta trống rỗng, vô vị hay hoàn toàn tương phản. Đặc biệt là những người muốn thành công trên đường đời thường phải luồn cúi, nhẫn nhục, luôn phải cười mặc dầu trong lòng đầy nặng trĩu. Từ đó, ta có thói quen không tin tưởng vào bất kỳ ai cả, chỉ tin chính mình. Sao mình có thể biết được lòng người ra sao? Sao con người ta phải sống với nhiều bộ mặt đến thế? Nhiều khi gặp nhau cười đùa thế nhưng sau lưng lại là một bộ mặt khác?!? Tôi phải sống thế nào đây trong cái xã hội quá thực tế thế này?. Với tôi, câu trả lời là: Sống THẬT.

Nhận diện mình là ai đã không dễ dàng, sống thật với chính mình lại càng không phải điều đơn giản. Sống THẬT trước hết là sống đúng với bản thân, với con người mình. Sinh ra thuộc thành phần nào, hoàn cảnh nào thì cũng chấp nhận và sống thật với thành phần, hoàn cảnh đó. Nhiều người vì sợ xã hội nói ra nói vào, người đời dèm pha mà không dám một ngày sống thật với con người của mình. Lúc nào cũng giấu mình sau một lớp mặt nạ để che dấu đi bản chất của mình. Sống như nghệ sỹ, với một lớp phấn son dày cộp trên mặt như vậy liệu có thoải mái hay không?, mỗi khi đèn trên sân khấu tắt đi, rèm buông xuống, vai diễn kết thúc, trở về nhà và tẩy hết đi lớp trang điểm trên mặt. Còn lại gì ngoài một cuộc đời đang khao khát được thoát khỏi vở bi kịch mang tên giả dối? Lại nhắc lại một câu cũ: “Cuộc đời không trả cát sê nên ta đâu cần phải diễn?”.


Trong cuộc sống không thể thiếu tình bạn. Trong tình bạn không thề thiếu sự chân thành. Nếu đã có một lúc nào đó trong lòng ta có cảm giác là bạn bè không thành thật với mình, thì lúc đó ta là một người ích kỷ vì ta chưa thật sự chân thành trong tình bạn. Trong tình bạn chân chính thì không tồn tại sự nghi ngờ. Nếu ta muốn có một tình bạn chân chính, thì ta phải tỏ ra trung thực và chân thành trong tình bạn. Nếu vì làm đẹp lòng nhau đã khiến ta và bạn ngày một cách xa hơn với sự thật. Những màn trình diễn luôn được xảy ra trong những mối quan hệ sơ giao, những lần gặp gỡ vội, khiến cho đối tượng tiếp xúc luôn có một ấn tượng tốt về mình. Nhưng điều đó sẽ trở thành thứ văn hóa che đậy nếu trong ta chỉ nhắm tới mỗi mục đích để người kia đánh giá cao hay có thêm thiện cảm với ta thôi. Cái quyền lợi ích kỷ được che đậy bởi cái hình thức tử tế mà đôi khi chính ta cũng tưởng lầm mình đang vì kẻ khác.

Văn hóa là lối sống làm cho con người tốt hơn và đẹp hơn. Nhưng cái tốt và cái đẹp nếu không đi chung với cái chân thật – như bộ ba không thể tách rời chân-thiện-mỹ – thì cái đó chỉ làm một thứ trang sức hời hợt. Nghệ thuật “đắc nhân tâm” có thể tạo nên hương vị mặn nồng và trôi chảy giữa các mối quan hệ gần xa trong xã hội, nhưng nếu không cẩn trọng thì nó chính là cái bẫy sập để cho ta tự đánh mất chính mình.

Bây giờ người ta còn chế ra “lời nói có cánh” để tặng nhau, tâng bốc nhau như một món quà thượng hạng. Đúng là ta sẽ sung sướng và ấn tượng sau cái lần gặp gỡ được người kia ban tặng cho những lời mà chỉ có trong mơ hay cõi thần tiên mới có. Người trao không chủ động được lý trí để chịu hết trách nhiệm cho lời nói tựa gió bay, người nhận cũng bị lây nhiễm cảm xúc đó nên cũng không còn định thần để phân biệt lời nói ấy thật lòng hay đưa đẩy cho vui.

Nhưng rồi ngày mai khi mặt trời mọc thì người kia cũng phát hiện ra, vì đâu phải lúc nào ta cũng đủ sức để ngụy trang mãi được. Không phải vì hoàn cảnh trái nghịch, mà chính ta đã không còn đủ năng lượng để tiếp tục diễn xuất. Ta đã mệt mỏi và cần sống thật với chính con người mình. Điều tồi tệ luôn xảy ra sau những lần thoát vai là không những người kia bị sụp đổ mà chính ta cũng không tìm thấy được con người thật của mình nữa.

Muốn sống thật với đời, trước tiên ta phải sống thật với bản thân. Nếu đến chính con người thật sự của mình còn muốn lừa dối và dụ dỗ nó bởi những thứ độc dược thiếu trung thực thì sẽ chẳng bao giờ có thể sống thật với bất kỳ ai khác. Mà nguy hiểm thay, khi sống trong một môi trường có quá nhiều gian dối lọc lừa, con người ta đánh mất niềm tin vào cuộc sống lúc nào không biết. Và lúc đó, đời có còn vui không?

Học THẬT: Chưa bao giờ chúng ta ngừng khuyến khích việc giáo dục thực chất, học bằng năng lực thật sự, thi bằng kiến thức thật sự và thành công bằng những nỗ lực thực sự. Nhưng khoảng cách từ hô hào, khuyến khích trên giấy tờ so với sự thật vẫn còn xa vời quá. Bao giờ vẫn còn những ngôi trường tăng tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp với những con số giật mình, bao giờ vẫn còn những ngôi trường cho học sinh quay bài để đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục, bao giờ vẫn còn những thầy cô chỉ ưu tiên những học sinh tới nhà riêng học thêm thì lúc đó vẫn còn chưa có học THẬT. Bệnh thành tích còn tồn tại, chất lượng giáo dục còn chưa được nâng cao, đầu tư cho giáo dục còn chưa thỏa đáng thì học THẬT, thi THẬT vẫn còn là một ước mơ xa vời không biết tới khi nào mới có thể với tới.

Yêu THẬT là khi cả hai người yêu nhau đều biết cách sử dụng những lời nói dối cho phù hợp. Trong một chuyện tình, cho dù có đẹp đến nhường nào cũng không thể không có những lời nói dối. Quan trọng là nói dối ra sao và nói dối bao nhiêu là vừa đủ. Chẳng ai dám khẳng định chưa một lần nói dối với người mình yêu. Vì yêu, là dối gian. Yêu THẬT chỉ là một trạng thái tương đối khi mà ta không lạm dụng những lời nói dối đầu môi để rảo biện cho sự phản bội, để che dấu đi những bí mật kinh khủng hoặc để làm đau người yêu bằng những lời ngọt ngào dối trá. Đừng bao giờ đòi hỏi ở người yêu mình hai chữ thật lòng tuyệt đối. Vì lòng người là giấy, đốt là cháy. Tình yêu lại là thứ bị chi phối bởi sự thiên biến vạn hóa của thời gian chứ không phải là vật vô tri bất biến. Vậy nên đừng cố gắng kiểm soát người yêu mình bằng cách này hay cách khác để mong người đó không giấu diếm, lừa dối mình điều gì. Cái gì vốn là của mình, sẽ mãi là của mình, cái gì không là của mình, cố giữ cũng vô ích. Yêu THẬT dễ lắm nhưng nếu không biết cách cũng trở nên khó vô cùng. Học cách nói dối khi yêu và chấp nhận những lời nói dối khi yêu để không bị nhận lại những vết thương đáng tiếc.

Vậy mỗi người hãy ý thức lại đời sống của mình trong thời gian qua và kiểm tra lại mình vẫn còn là chính mình hay đang miệt mài trên con đường tha hóa. Vẫn còn kịp khi mỗi ngày hãy tự soi mình trong gương thật lâu để ta còn cơ hội nhìn lại con người hiện tại của mình. Sau bộ đồ chỉnh chu ấy, sau bộ mặt nghiêm nghị thần thái ấy, ta l
à ai? Hãy hỏi như vậy nhiều lần và tìm cho ra câu trả lời từ sâu thẳm trái tim. Và hãy nở nụ cười thật tươi nếu ta vẫn còn tiếp xúc được chính mình.

(bacsiletrungngan)

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc 683
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat May 20, 2017 12:59 pm



CHUYỆN ĐỜI CONG, THẲNG VÀ TRONG, ĐỤC…

           
Phạm Lưu Vũ

Trong kiệt tác kiếm hiệp kiêm chính trị cổ điển Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tiên sinh từng ca ngợi cây dâu cổ thụ mọc trong sân nhà anh thợ đóng dép Lưu Bị là linh mộc, là hiện thân của phong thủy, đến nỗi bịa ra một ông thầy, đi qua nhìn thấy cái cây ấy bèn phán: “Cây dâu này mọc thẳng tắp, tán xoè như cái ô. Nhà ở dưới gốc cây này ắt sinh quý nhân“. Quý nhân ấy chẳng phải Lưu Huyền Đức thì còn ai vào đây nữa. Cây dâu đó là cái ô Trời, là bản mệnh sự nghiệp của Lưu Bị sau này. Quả là về sau, Lưu Bị nhờ có cái bản mệnh ấy mà gặp được khối người ngay thẳng. Trong số đó, người quan trọng số 1 phải kể đến là vị quân sư Gia Cát Lượng (Khổng Minh).
Thế nhưng La Quán Trung tiên sinh đã “lờ“ đi không chép việc cái “ô“ vĩ đại ấy rồi cũng đến lúc đổ kềnh. Số là một hôm, trời nổi bão giông. Cây dâu cổ thụ bỗng nghiêng ngả, quay cuồng rồi đổ sập xuống, đè nát đúng bàn thờ nhà Lưu Bị. Lúc ấy Lưu Bị đã lên ngôi hoàng đế bên đất Thục. Giá như ông thầy kia lại nhìn thấy, chắc thể nào cũng bảo vị quý nhân nhà này có nhẽ sắp đến lúc… toi. Quả nhiên một thời gian ngắn sau đó, Thục chủ Lưu Bị gặp hạn ở thành Bạch Đế rồi “toi“ luôn tại đó. Trước khi chết, ngài không ngại nước Ngụy của Tào Tháo, cũng chẳng thèm ngại nước Ngô của Tôn Quyền. Ngài chỉ ngại mỗi… quân sư Khổng Minh mà thôi. Vì thế ngài đã phải triệu Khổng Minh đến tận giường bệnh mà chơi bài ngửa, tiếng là gửi gắm con côi, song lại “thòng“ một câu rùng rợn rằng nếu nó bất tài, thì hay là ông thay nó, làm chủ quách nước Thục đi!

Lưu Bị nói thế là có ý muốn “đe“ Khổng Minh, rằng ta biết tỏng ông là người như thế nào rồi. Trước khi gặp ta, ông có tiếng là một người ngay thẳng. Ông bắt ta phải ba lần hạ cố mới chịu ra, giả vờ không thèm màng đến danh vọng. Có thật ông không thèm màng danh vọng? Sao ở lều tranh mà ông theo dõi việc thiên hạ kĩ thế? Lại còn lặn lội đi gài sẵn “thạch trận“ ở những đâu đâu. Giờ ta mới biết ông rất có tài ảo thuật, dễ dàng mê hoặc được lòng ngưỡng mộ của thiên hạ không chỉ trong một vài đời. Ông mẹo vặt có thừa, song bụng dạ lại hẹp hòi. Trong thiên hạ, bất cứ ai tài hơn, ông cũng tìm cách chiêu nạp về rồi nghĩ kế trừ đi. Đã mượn tay Trương Nhiệm giết ngóm một Bàng Thống ngây thơ cả tin, kẻ “học giỏi gấp mười ông“ (ý này do chính ông từng nói ra), lại còn định chém Ngụy Diên ngay trước mắt ta. Ham hố danh tiếng như ông thì sau khi ta chết đi rồi, dẫu có làm chuyện thoán nghịch cũng chẳng có gì lạ…
Khổng Minh lúc đó sợ toát mồ hôi, vội vàng sụp xuống dập đầu thề lấy thề để (thề cá trê chui ống). Màn chơi bài ngửa này tuy chỉ có Lưu Bị và Khổng Minh biết, song khó mà che được cặp mắt thế gian.

La Quán Trung về sau nhân đó cũng “lờ“ đi cho văn vẻ sạch sẽ, sử sách trơn tru. Ấy là cái truyền thống chép sử xưa nay nó thế. Sử sách vốn chỉ ưa chép những chỗ thơm mà giấu nhẹm đi chỗ thối. Và La Quán Trung đã tỏ ra là một người chép sử khéo, song lại là một tay kể chuyện tồi, bởi ông vẫn để lộ những chỗ thối của lịch sử ra.
Lưu Huyền Đức quả có con mắt tinh đời. Về sau, chỉ vì ghen tài mà Khổng Minh đã quyết không thực hiện diệu kế của Ngụy Diên, lại còn dùng lời lẽ ngụy biện để chê bai, dè bỉu. Rốt cuộc cả 6 lần đem binh ra Kì sơn đều công cốc, đến nỗi thân phải bỏ ở gò Ngũ Trượng. Thế mà trước khi chết vẫn còn nghĩ kế để giết Ngụy Diên cho bằng được. Vị quân sư ngay thẳng ấy thù dai hay sợ Ngụy Diên sau này được đắc dụng thì sẽ thành công hơn mình? Vì thân mà hy sinh béng cả cơ nghiệp của chúa như thế, chẳng trách nước Thục do Lưu Bị tốn công gây dựng chẳng bao lâu cũng mất toi về tay cha con Tư Mã Ý, không để lại được chút hơi hám gì. 


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcRYf8xcsaRxGVNtc7akTeoT3YaQwfZmDR5CtsC1CE5Nq3GBLkWAZg


Vậy thì cái điềm cây dâu cổ thụ kia bị đổ, làm nát cả bàn thờ nhà Lưu Bị quả là nghiệm lắm. “Mệnh“ trời quả không thể xem thường. Tuy thế, song những màn “ảo thuật,“ những “mẹo“ vặt của Khổng Minh vẫn được người đời thích thú, tôn sùng, đã lưu truyền được danh tiếng lẫy lừng của ông cho đến tận bây giờ. Danh tiếng ấy bao đời nay át cả Lưu Bị, đến mức bất cứ ai nghe thấy cũng phải trợn mắt thán phục. Thế thì có thể nói rằng Khổng Minh mới chính là người đã “vớ“ được Lưu Bị, còn Lưu Bị, là người đã “vớ“ phải Khổng Minh vậy.
Tóm lại, việc đời thường tuân theo quy luật quân tử khởi xướng, tiểu nhân a dua, quân tử thiệt thân, tiểu nhân thủ lợi. Cho nên cái triết lý “đầu voi đuôi chuột“ dẫu chẳng ra gì, vẫn luôn tỏ ra đúng với mọi thời đại. Cái “ô Trời“ ấy ở nhà Lưu Bị ban đầu dẫu có mang cái “lý“ của một “con voi,“ thì cuối cùng, “con voi“ ấy vẫn phải có lúc đổ kềnh. Và một khi nó đã đổ, thì kết quả bao giờ cũng vô cùng thảm hại.

Việc của Trời Đất còn như thế, huống hồ là việc của con người. Một cây cổ thụ còn như vậy, huống chi những loài cỏ lác. Vậy mà có kẻ vẫn còn muốn bền vững muôn năm? Có biết đâu rằng cái tử tế mãi chính là cái đáng nghi nhất trên đời. Cứ xem những sự khởi đầu và kết thúc của mọi cuộc đổi thay trên thế gian này thì biết. Sự thật rốt cuộc chẳng mang tí dáng dấp nào của những bản tuyên ngôn kinh điển viển vông. Tuy rằng cây dâu kia ở nhà Lưu Bị (có vẻ) chẳng liên quan gì đến Khổng Minh.
Song việc mọc thẳng của nó hóa ra lại là một cái “triệu“ bất tường.  Thật chẳng biết rồi nó sẽ đổ về phía nào để mà đề phòng vậy. Giá như nó đừng đứng thẳng, mà cứ cong hẳn về một phía, để ông cha Lưu Bị cất nhà ở bên phía ngược lại, thì bàn thờ nhà ông đâu đến nỗi bị đập nát, và duyên trời biết đâu đã chẳng dun rủi cho ông gặp phải con người cũng có tiếng ngay thẳng là Khổng Minh? Tưởng gặp phúc mà thành ra vô phúc, tưởng kì duyên mà lại hóa  vô duyên. Chắc chỉ có giời mới đùa nổi kiểu ấy. Trên đời, có ai lại ngu đến mức không tự nhận mình là người ngay thẳng, nhất là những hạng được coi là kẻ sĩ. Thế nhưng so với cái trò đùa ghê gớm ấy của cơ trời, thì sự dối trá kinh niên của con người xem ra chẳng thấm tháp vào đâu.

Ấy là chuyện cong, thẳng.


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Cropped-dsc_05921

Thế còn chuyện trong, đục… thì như thế nào?

Có một vị hoàng đế (mà người viết không nhớ rõ cụ thể là ai), vốn được các bầy tôi, lâu la xưng tụng là bậc thánh, đạo đức trong vắt như pha lê, không hề gợn chút dơ đục nào của cuộc đời. Một hôm cải trang vi hành (tất nhiên ngài sẽ đến lầu xanh. Bởi lầu xanh bao giờ cũng là đích cuối cùng của mọi cuộc vi hành trên thế gian này), ngài vớ được một cô gái đẹp lắm, mắt liếc như thu ba, thân hình ngon như đùi gà rán. Bèn tán tỉnh rồi đưa nhau vào phòng trọ. Lâu lắm rồi hoàng đế mới được một phen thỏa chí mày mò trên thân xác của một ả thần dân như vậy. Đang lúc hứng đến cao trào, vị hoàng đế bỗng buột mồm ngôn ra một lời dạy mà các thần dân của ngài ai ai cũng thuộc lòng từ thuở lên ba.
Ngay lập tức, cô gái kia phát hiện ra chân tướng của ngài và kiên quyết cự tuyệt. Ngài năn nỉ thế nào cũng vô ích. Đành tiếc nuối nuốt nước bọt, mặc quần áo vào rồi than thở, rằng giá ta đừng mang tiếng là một kẻ đạo đức trong suốt như pha lê thì có phải đỡ thiệt thòi. Đằng này… Té ra lũ bầy tôi kia sở dĩ xưng tụng ta như thế đâu phải vì chúng yêu ta, mà chính vì cái lợi ích của chúng…

Sách Phật kể rằng trong một kiếp, Đề Bà Đạt Đa và Phật cùng đầu thai làm con cá chép. Con cá chép là Đề Bà Đạt Đa chỉ thích bơi vào chỗ dòng nước trong vắt để phô bày cái hình dáng tuyệt đẹp của mình. Những giống xấu xí khác như cá mại, cá mè, cả lũ đòng đong cân cấn cứ rùng rùng bám theo, vừa bơi vừa luôn miệng trầm trồ. Trái lại, con cá chép là Phật thì chỉ luẩn quẩn trong những chỗ nước đục, chẳng con nào thèm để ý tới làm gì. Một bữa có con chim bói cá đậu trên cây nhòm xuống. Trong làn nước trong vắt, nó nom rõ con cá chép Đề Bà Đạt Đa, liền lao xuống đớp gọn rồi nuốt chửng vào bụng.
Đề Bà Đạt Đa chui vào bụng con bói cá, chẳng bao lâu bị nó tiêu hóa, biến thành một cục phân. Con bói cá bay qua sông, ỉa cục phân đó xuống giữa đàn cá vẫn thường bơi theo Đề Bà Đạt Đa khi trước. Lập tức, từ cá mại, cá mè đến lũ đòng đong cân cấn đều tỏ ra hết sức ghê tởm. Con nào con nấy vội cố hết sức bơi vào chỗ nước đục để lẩn trốn.

Sau đây là mẩu đối thoại giữa cục phân Đề Bà Đạt Đa và Phật:
“Ngài thấy tôi bây giờ so với trước thế nào?“   - Cục phân hỏi.
“Không khác gì cả“ – Phật trả lời.
“Thế tại sao lũ mạt hạng kia giờ lại xa lánh tôi?“   - Cục phân hỏi tiếp.
“Bởi bây giờ chúng mới nhìn rõ ngài thực ra là cái gì“ – Phật trả lời.
“Ôi! Giá như ta đừng chọn chỗ nước trong“ – Cục phân than thở.

Câu chuyện chỉ đơn giản thế. Vậy mà có một số học thuyết rất đứng đắn đã căn cứ vào đó để chứng minh một cách đầy thuyết phục, rằng Đề Bà Đạt Đa nếu không là thủy tổ của cả loài người nói chung, thì ít nhất cũng là thủy tổ của cái giống mũi tẹt da vàng.

Chuyện khác: trong một lần giảng giáo lý Đại thừa, một vị Tổ của thiền tông kể rằng kiếp trước ông từng là một con sáo. Một bữa đang bay lượn, chợt bắt gặp một quả bầu rất to. Bèn khoét một lỗ rồi chui vào. Bảy bảy bốn chín ngày nằm trong đó, chén hết già nửa ruột bầu thì bỗng ngộ ra ba nghìn thế giới. Mừng vì đắc đạo, vị thiền sư (con sáo) bèn chui ra khỏi quả bầu rồi bay mãi, bay mãi… Bầu trời trước mắt ông như khác hẳn, rộng bao la và thơm ngát mùi hương. Tất cả, từ một sợi lông cho đến những quả núi, cánh rừng… đều được thu vào cặp mắt chỉ bé bằng hai hạt tấm của ông. Mới hay sự đắc đạo là vô cùng thỏa chí. Có lẽ ông sẽ bay mãi như thế, tự do tự tại, như lai như ý không gì câu thúc, không cần phải xác định phương hướng… nếu ông không vô tình bay qua một dòng suối. Dòng suối trong veo, nhìn thấu tận đáy. Nước suối ấy có thể rửa sạch mọi thứ. Có ai ngờ nó lại “rửa“ luôn cả cái tâm Phật vừa mới được nhen nhúm trong ông. Soi mình xuống dưới, thiền sư bỗng thấy mình rõ ràng đang là một… con nhặng. Vậy mà vẫn không hề kinh ngạc (đã là thiền sư thì không bao giờ kinh ngạc). Có điều đôi cánh của con nhặng lúc đó dường như cứ bị hút về một phương nào đấy không thể cưỡng nổi. Lại bay mãi, bay mãi… Cuối cùng té ra ông lại trở về đúng cái quả bầu ấy. Bấy giờ nó đã thối nhủn từ bao giờ. Con nhặng là ông bị cái mùi thối ấy hấp dẫn, lập tức lao vào thò vòi ra hút lấy hút để… Thế là toi một kiếp tu hành. Toi từ lúc nào?
Thiền sư hỏi rồi tự trả lời:
Không phải vì ông hút phải cái thứ ruột bầu thối tha ấy. Mà toi vào đúng cái lúc ông thấy mình là một con nhặng. Kể đến đây, thiền sư chép miệng: giá như dòng suối kia đừng có trong vắt như thế, mà nó đục ngầu, thì ông đã đắc đạo ngay từ kiếp đó rồi. Và câu chuyện ấy đã giải thích tại sao con người hiện đại ngày nay không thể trở thành thiền sư.

Cũng vẫn vị Tổ ấy, một hôm muốn truyền lại y bát, bèn hỏi đệ tử thứ nhất:
“Trước mắt con là hai cốc nước, một trong, một đục. Con chọn cốc nào?“.
Đệ tử thứ nhất trả lời:
“Con chọn cốc nước trong“.
Sư nhắm mắt không nói gì. Để tử thứ nhất lui ra. Đệ tử thứ hai vào.
Thiền sư vẫn hỏi câu ấy. Đệ tử thứ hai trả lời:
“Con chọn cốc nước đục“.
Sư lại nhắm mắt không nói gì. Đến lượt đệ tử thứ ba.
Nghe xong câu hỏi, đệ tử thứ ba lặng im hồi lâu. Sư hỏi:
“Sao con không trả lời?“.
Đệ tử thứ ba bảo:
“Con không thể nào phân biệt được thế nào là trong, thế nào là đục…“
Sư liền trao ngay y bát.

Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeTue Aug 29, 2017 1:56 pm



Cuộc sống - Dựa vào chính mình mà đứng dậy đi tiếp...


Cuộc sống chỉ một lần, đau đớn cứ buông bỏ, mệt mỏi hãy nghỉ ngơi…


Làm người, tất sẽ có lúc mệt mỏi. Dù kiên cường đến mấy, cũng sẽ có lúc bi thương. Không cần quá áp lực, không cần quá khắc chế bản thân, phóng túng khóc một trận, đứng dậy lau khô nước mắt rồi mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp thôi mà.


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcRaiV3E4rF2P7wzKLIzdsXgcE1WcO2SJsjfgV0WQMM69A_OtuXP

Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn, bất hạnh của cuộc sống, mấy ai có thể dễ dàng mỉm cười chấp nhận, mấy ai không cảm thấy mệt mỏi, muốn buông xuôi? Cuộc sống chỉ một lần, hãy để cho bản thân mình một lối thoát.

Đời người, nói cho cùng vẫn phải dựa vào chính bản thân mình. Lúc cô đơn không có người bên cạnh, chúng ta lặng lẽ vượt qua. Lúc khổ sở không có người thấu hiểu, chúng ta sẽ từng bước từng bước khẳng định mình. Lúc bất lực không có người giúp đỡ, gian khổ sẽ giúp ta thêm kiên cường.

Dùng nụ cười còn sót lại của chúng ta, để thuyết minh rằng dù chỉ một mình cũng vẫn rất tốt. Dùng thành công cuối cùng của chúng ta, để chứng minh rằng dù đơn độc cũng vẫn có thể đứng dậy bước đi tiếp.

Phương hướng cuộc đời, là do chính mình nắm giữ. Tâm tình vui vẻ hay bi thương, là do chính mình quyết định. Có đôi khi muốn ngủ một giấc thật ngon, cái gì cũng không muốn, việc gì cũng không làm, bởi vì thật sự mệt mỏi. Có đôi khi muốn hét lên vài tiếng cho bớt cơn giận, cái gì cũng không để ý, điều gì cũng không ràng buộc, bởi vì thực sự đã buồn phiền quá đỗi.


Làm người, tất sẽ có lúc mệt mỏi. Dù kiên cường đến mấy, cũng sẽ có lúc bi thương. Không cần quá áp lực, không cần quá khắc chế bản thân, phóng túng khóc một trận cho đã, lau khô nước mắt rồi thì mọi chuyện lại tốt đẹp thôi mà.

Bốc đồng say một lần, tỉnh rượu rồi thì lại đúng dậy bước tiếp con đường mình đang đi.


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Nghich-ly-cuoc-doi

Nhân sinh là như vậy, mệt mỏi học được cách nghỉ ngơi, đau đớn học được cách buông bỏ, khổ não học được cách yêu thương chính bản thân mình.

Có được thứ ta yêu quí, thì hết lòng quý trọng, cả đời ta không xa rời hay buông bỏ. Nhưng nếu mất đi thì đừng quá tiếc hận, bởi vì cuộc đời vô thường, sớm muộn gì nó cũng sẽ lìa xa ta.

Cuộc sống vốn ngắn ngủi, nhưng lại nhiều khổ đau. Hãy sống vui vẻ, chân thật với chính con tim mình.

Nhiều thứ ta yêu quí bỏ ta đi thì đừng quá bi lụy, hãy tựa vào chính mình mà đứng dậy đi tiếp. Ngàn vạn lần đừng có lầm lỗi với chính bản thân mình.

(Sưu Tầm)

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc 10-su-that-phu-phang
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Nov 30, 2017 12:05 am

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Tea%2BZen

Đời sống - Đi về như nhiên

Vào những ngày cuối năm vùng tôi đang ở thời tiết trở thật lạnh, nhưng buổi sáng vẫn có nắng trong. Dường như trong dịp năm hết mọi người cũng vội vã hơn, lo thu xếp một vài việc cũ, chuẩn bị cho công việc mới. Cuối một năm bận rộn thì đây cũng là dịp để người ta nghỉ ngơi, làm mới, và nhìn lại những gì đã qua.

    Bên này vào dịp cuối năm, thỉnh thoảng tôi cũng nhận được vài tấm thiệp của những người bạn ở xa gửi, họ chia sẻ những việc trong năm qua, những chuyến đi chơi xa, những thành tựu mới, những sự kiện buồn vui, kể lại vài việc quan trọng xảy ra trong năm…
    Có người bạn kể rằng mỗi năm, vào giây phút sắp sửa bước sang năm mới, người bạn thường thắp một nén hương, rót một tách trà thơm, và mở đọc một bài thơ mình ưa thích. Một cách ôn lại những gì đã qua là được ngồi yên với chính mình. Quay trở về với mình trong tĩnh lặng, làm những việc mình thích, cũng là một cách nhìn lại việc đã qua và làm mới lại hạnh phúc đang có.

Tạm nghỉ cuộc chơi

Mà thật ra đâu phải chờ đến dịp cuối năm ta mới có thể dừng lại để nghỉ ngơi và làm mới lại, phải không bạn!  Mỗi khi có thời gian nghỉ, tôi vẫn muốn thong thả được làm những gì mình thích. Ở gần nhà có một quán cà phê nhỏ, những dịp rảnh rỗi tôi lại thường ghé qua đây, mua một ly cà phê nóng, và tìm một góc ngồi đọc sách. Giữa những bận rộn của cuộc sống, thỉnh thoảng có những thời gian ta tìm cho mình một góc nhỏ, ngồi yên trong một ngày, là một hạnh phúc.

    Trong cuộc đời ta cần có những góc thời gian yên nhỏ ấy. Con phố cuối năm đông người qua lại, nhưng nơi ta ngồi với tách cà phê thơm vẫn yên lạ. Quyển sách trên tay thơm mùi giấy mới. Như được ngồi với một người bạn rất thân quen. Ánh nắng sớm mai chiếu qua khung cửa sổ lớn in một vạt sáng êm ả nơi góc phòng, ấm áp chỗ tôi ngồi.

    Bạn biết không, nhà văn Robert Fulghum có kể là thỉnh thoảng ông cũng tự bắt mình phải có thời gian “tạm dừng cuộc chơi”, time out.  Những điều luật “dừng chơi” của ông đặt ra cho mình như sau:
      -  Ở nhà, không cần phải đi đâu, thoải mái.
      -  Không có dự tính gì hết – sống theo mỗi giờ, mỗi ngày.
      -  Khi cảm thấy buồn ngủ, đi vào phòng, nằm xuống, ngủ.
      -  Khi cảm thấy đói, vào nhà bếp, tìm cái gì đó, ăn.
      -  Không có quy định về trang phục – mặc cái gì thoải mái.
      -  Không có danh sách cho những việc quan trọng cần làm.
      -  Không mở xem những tờ lịch sắp tới.
      -  Không mang đồng hồ tay - tránh hết mọi đồng hồ và các thứ đồ điện tử.
      -  Lắng nghe nhạc, đọc sách, nhìn mây bay.
      -  Tắt hết mọi thứ tin tức từ thế giới bên ngoài.  Thế giới này cũng sẽ vẫn có mặt ngay ở đó khi nào mình sẵn sàng trở lại với nó.
      -  Chỉ làm những gì mình thích làm và khi ta cảm thấy muốn làm.
      -  Và cuối cùng, luật sau chót hết là tất cả những luật ở trên mình đều có quyền không tuân theo, hoặc phớt lờ - nhưng chỉ khi nào đó là điều mình thật sự muốn làm.  Không có gì là bó buộc hết.

Is this where I was going?

Thật ra những điều luật của ông Fulghum cũng là chỉ để tự nhắc nhở cho vui thôi, điều quan trọng là thái độ của mình!  Mà chúng cũng đơn giản thôi phải không bạn!  Tôi nhớ đến câu “Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”, đói thì ăn, mệt thì ngủ, của vua Trần Nhân Tông.  Nhưng làm được cũng không phải là dễ, vì cái thói quen bận rộn, tất bật của ta, chúng đã ăn sâu vào lối sống của mình rồi. Ngày nay dường như sự bận rộn còn được xem như là một đức hạnh tốt nữa kìa.

    Cuộc sống thì chắc chắn vẫn có những công việc cần phải làm.  Nhưng nếu như ta không có thời gian để dừng lại, nếu như cứ trôi lăn theo sự bận rộn đi tìm hạnh phúc, rồi một ngày nào đó khi nhìn lại những thành đạt của mình, chúng có thật sự là những gì ta muốn không!
    Một bài thơ của bà Natasha Josefowtiz viết cách đây hơn 20 năm cho những điều mà vẫn còn rất thật đối với chúng ta hôm nay,

- Tôi chưa được xem những vở kịch trong vùng, chỉ những giấy tờ công việc
- Tôi chưa được đọc những quyển sách mới, chỉ những tờ the Wall Street Journal
- Tôi chưa được nghe tiếng chim hót năm này, chỉ những tiếng reo của chuông điện thoại.
- Tôi chưa được đi dạo chơi ở một nơi nào, ngoài con đường từ bãi đậu xe vào đến văn phòng.
- Tôi chưa bao giờ chia sẻ cảm xúc với một ai, nhưng những gì tôi nghĩ ai cũng biết.
- Tôi chưa bao giờ lắng nghe những gì mình cần, chỉ toàn là những gì mình muốn.
- Tôi chưa hề rơi một giọt nước mắt nào trong bao năm qua.
- Tôi đã đến nơi rồi. Nhưng đây là nơi mà tôi đang mong đến đây sao?
 I have arrived. Is this where I was going?

Đi về như nhiên


Và bạn biết không, tôi nghĩ trên con đường tu học cũng vậy, ta cũng có thể bận rộn đi tìm kiếm một đổi thay, một hạnh phúc.  Nhưng ta có thật sự biết hạnh phúc đó là như thế nào chăng?  I have arrived, but is this where I was going?  Đôi khi vì sự mong cầu ấy mà ta có thể vô tình xem thường sự có mặt và nguyên nhân của khổ đau.

    Ngày nay tôi thấy có những con đường tu học rất có hệ thống và phương cách, rõ từng giai đoạn, từng bước đi. Nhưng trong một cuộc sống vô cùng kỳ diệu này, đôi khi vì quá có hệ thống mà chúng ta có thể vô tình đánh mất đi một thực tại luôn đổi mới và trong sáng đang có mặt ngay trước mắt. Ta tìm một con đường trở về, nhưng rồi những bước chân tìm kiếm hạnh phúc, mong cầu giải thoát của ta, lại mang mình đi mỗi lúc một rời xa quê xưa chốn cũ…  Tôi nhớ bài thơ của thầy Viên Minh.

Hữu lai nhi khứ
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ 
Nhiên! Khứ lai hề
Thiên thu giả mộng!

    Có những người bước ra đi mong tìm con đường trở về, mà mỗi bước lại càng mang mình cách xa hơn thêm. Có người tuy đi giữa cuộc đời mà lại trở về gần đến quê nhà hơn. Có người muốn trở về là quay lại được. Có người lại cứ lang thang tìm kiếm mà mỗi bước lại càng đi thật xa. Nếu như ta biết rằng mình chẳng phải đi đâu và cũng chẳng cần phải về đâu. Vì nơi nào ta đến thì cũng vẫn chỉ là nơi này và ở đây.

Muốn về lại mãi đi xa
Người đi chợt thấy quê nhà vẫn đây
Có người về, cuộc sum vầy
Người đi đi tận chân mây cuối trời
Biết ra chỉ một cuộc chơi
Không lai không khứ thảnh thơi đi về
Thong dong bờ giác bến mê
Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên.
(Tâm Mãn - Ngọc Quế)

    Trong những bước chân đi nơi đâu cũng là chỗ đến, không trốn tránh khổ đau, không mong cầu bình yên hay hạnh phúc, biết đâu ta lại chợt thấy được rằng quê nhà vẫn là đây…

Nguyễn Duy Nhiên
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeMon Jan 08, 2018 10:38 pm

 Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Milne

"Một ngày không vội vã" (No Hurry Day)

Huy Phương

Ngày xưa, thuở nhỏ tôi thấy ngay trong tình yêu mà người ta cũng vội vàng.

Xuân Diệu đã thúc giục: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, -Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, -Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi!”

Yêu thì cuồng, sống thì vội vã!

Rồi cuộc đời như dòng sông cuốn chúng ta trôi theo. Học hành, hôn nhân, sinh con đẻ cái, công ăn việc làm, giàu có bon chen, vội vàng đã đành, nghèo khó cũng chạy theo cuộc sống, có một giờ phút nào ngơi nghỉ đâu!

Trong trại tập trung thì tiếng kẻng là kẻ thù của những người tù. Nó phá tan những giấc mộng mà ánh sáng của ban mai đã xóa sạch, “như mỗi đêm sợ sáng mai!” Tiếng kẻng tù gắt gỏng những tiếng gào: “Khẩn trương! Khẩn trương!” Tiếng kẻng buổi sáng khi sương núi chưa tan, thức giấc những người tù, những người mong mỏi, có một giấc ngủ không bao giờ có buổi sáng mai: “Tiếng kẻng giục hừng đông thức dậy - Chiếc xích rời hai cửa buồng giam - Bộ xương khô cuốn tròn mớ giẻ - Nhét trong răng vội chiếc bót cùn. - Tiếng kẻng lại ba hồi giục giã - Súng AK đạn giặc lên nòng - Gã tù binh chứng nhân lịch sử - Củ khoai mì lót dạ qua cơn!” (Quan Dương)

Tập trung xếp hàng khẩn trương! Lao động khẩn trương! Học tập khẩn trương! Đi tắm cũng khẩn trương! Chỉ có giam tù là thư giãn, không hề gấp gáp, ba năm hay 17 năm, cứ thư thả!

Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều chê đời sống Mỹ vội vàng, tất bật. Siêu thị ở Đức, chiều Thứ Sáu hai giờ đã đóng cửa nghỉ cuối tuần. Mùa Hè, dân cư bỏ đi nghỉ để lại một Paris trống trơn. Người Mỹ làm việc mỗi năm 1,789 giờ, trong khi ở Pháp, trung bình người ta chỉ làm việc 1,473 giờ. 40% người Mỹ không nghỉ hết số giờ nghỉ phép của họ. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC với cư dân ở thủ đô Washington, DC, nhiều người cho biết suốt năm, họ không dùng đến một ngày nghỉ phép nào, nghĩa là đi làm đầu tắt, mặt tối suốt năm. So với các quốc gia ở Âu Châu, Úc, Á Châu, thì Hoa Kỳ có nhịp sống hối hả nhất!

Khách du lịch đến Mỹ không khó để nhận ra điều ấy.

Người Việt đến định cư ở Mỹ cũng chạy theo đời sống Mỹ, nhiều khi còn vội vã hơn người bản xứ. Chợ búa mở cửa đến 11 giờ đêm, quán ăn mở cửa đến sáng.

Ngày cuối tuần Mỹ trắng đi nhà thờ, người Hispanic sửa xe hay đem con vào chơi công viên, còn Việt ta đi làm thêm giờ phụ trội.

Ngày đến Mỹ, vật tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, đó là kẻ thù của những giấc ngủ. Trên đường đến chỗ làm, buổi sáng ai cũng gấp gáp, vơ vội cái hộp đựng cơm và chạy ra xe.

Đi làm trễ vài lần là coi như mất việc! Cuộc đời là những cuộc chạy việt dã, như trên xa lộ, không thể lúc nào đó dừng lại, làm một cái “full stop,” là tai nạn xẩy ra lập tức.

Có người cạo râu, ăn sáng hay cả đánh răng trên xe. Năm 1995, ở Virginia xẩy ra một tai nạn thảm khốc trên Freeway 95, một cô gái xinh đẹp đã kẻ mắt trong khi đang lái xe. Thời gian ăn cũng không có, lấy đâu thời gian làm đẹp. “Sáng nay vội, chồng thư chưa gửi kịp. Chiều nay về có kịp đón con không?”

Ở Mỹ, ai cũng mang đồng hồ, đi đâu cũng thấy cái đồng hồ. Đồng hồ trên điện thoại cầm tay, trong xe, trong chợ, ở những bảng hiệu quảng cáo, trên nóc nhà thờ, để người ta chạy theo nó. Chỉ duy nhất một nơi không có đồng hồ, là ở các sòng bài. Ở đó không có đêm mà cũng chẳng có ngày, đi đánh bài thì cứ từ từ không có gì phải nôn nóng!

Ngay cái ăn, cũng phải nhanh, ăn đứng, ăn chạy, ăn trên xe, đó là cái hamburger, gói khoai chiên gọi là “fast food,” thêm ly nước có cái ống hút. Không thể so với tô phở của người Việt Nam, nó chậm rãi, rềnh rang biết bao, nhanh là phỏng miệng! Kéo ghế ngồi xuống, chờ tô phở đem ra, nào lau đũa, muỗng, vắt chanh, rắc tiêu, còn tương đỏ, tương đen, còn rau giá... Đứng dậy rồi, cũng chưa vội được, ngoái đầu lại, xem nhớ bỏ lại trên bàn đồng bạc lẻ không?

Mỗi ngày, con người bận theo thư tín, điện thoại, Internet, báo chí, truyền hình, những buổi hội họp bạn bè, thăm viếng, cưới hỏi, tang lễ... không còn cả thời gian dành cho con cái hay cả với vợ chồng.

Một ngày đi du lịch cũng là một ngày chạy. Khách sạn báo thức qua điện thoại, ăn sáng thật nhanh còn ra xe, trở về xe không kịp thì bị bỏ lại. Chỗ này 30 phút, chỗ kia một giờ. Mấy ai được đi du lịch một cách nhàn tản, nằm vài giờ trên võng dưới bóng dừa, nghe sóng biển reo, hay lang thang trong một làng quê, nghe được tiếng con gà gáy trưa?

Tuổi già rồi, trong thói quen và tình nghĩa Việt Nam, ông còn phải đưa đón cháu, lại chạy theo cái kim đồng hồ. Đón đi, chậm thì cháu vào học trễ. Đón về, chậm thì cháu bơ vơ trước cổng trường. Bà thì bận rộn theo chuyện bếp núc, thương con cháu thì cái ăn, cái mang về.

Nhiều bà cụ, đến tuổi cần nghỉ ngơi, còn tham hái mớ chanh, nhặt mấy trái ổi, cắt luống rau sau vườn, ra ngồi ngoài hè phố từ sáng đến tối sẫm, nhặt thêm ít đồng bạc. Hỏi cụ, lý do còn đi cúng chùa hay dành dụm tiền vé về Việt Nam. Thành ra chẳng có lúc thảnh thơi, lúc nào cũng vội vã lo toan.

Từ nhiều năm nay, chính phủ Canada quyết định chọn một ngày vào mùa Hè, thường là ngày cuối tuần, như là “Một ngày không vội vã” (No Hurry Day). Việt Nam có nhiều tiếng để gọi như là: “Một ngày không hấp tấp, không hối hả, không vội vã, không khẩn trương.” Lẽ cố nhiên đây không phải là quy định bắt buộc, mà chỉ là gợi ý cho một ngày thanh thản.

Đó là một ngày sống với thái độ: “Chậm lại, bình tâm lại, đừng lo lắng, đừng vội vàng, hãy tin vào quy luật của tự nhiên!”

Thử tưởng tượng ra một ngày nào đó, buổi sáng không có tiếng đồng hồ báo thức, không hẹn hò với ai, không hứa với ai đó làm việc gì, có thể nằm nướng trên giường, “có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho!” Một ngày không mở Internet, không “chat,” không Facebook, không đọc báo, không có tiếng điện thoại reo...

Có lúc nào bạn buông ra được nửa bước cái điện thoại cầm tay, hay mắt rời cái màn ảnh truyền hình trong một ngày chưa!

Cuộc đời chúng ta, mỗi năm có được bao nhiêu ngày hạnh phúc như vậy!

Nhưng mà thôi, tới giờ gửi bài đi, kẻo trễ rồi. Ông chủ bút sắp réo đây!
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat Jan 20, 2018 4:51 pm

.
https://www.youtube.com/watch?v=p8OK--cnFiE
Nếu chỉ còn một ngày để sống


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc SONG-NgonLuaNho.net

Một ngày không vội vã

"Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an..."


Mỗi năm một lần, tôi về thăm Mẹ và các em hiện đang sống ở Montréal, Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về thăm nhà 2 tuần cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp lại gia đình. Montréal vào mùa hè thật nóng bức, có ngày lên đến hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ.

Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả nhà định dẫn mấy đứa cháu ra công viên cho tụi nhỏ hưởng chút khí trời. Tôi thì đã thay quần áo từ lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ "xàng qua xàng lại", gần 9 giờ vẫn chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu thay quần áo.

Thế là tôi bắt đầu nổi quạu "Nhà mình sao làm gì cũng như rùa bò vậy? Có đi hay không thì bảo...?
Cô em tôi nhỏ nhẹ "Thì từ từ, vacation mà lị, chị sống ở Mỹ riết rồi quen thói "stress out" hà...".
Cậu em trai thì nói "Chị làm gì mà dữ vậy, chị có biết hôm nay là "ngày không vội vã" hôn?
Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe lầm, nên hỏi lại "Ngày gì? Không vội vã là sao?".

Thế là Má tôi bật tivi lên. Trên màn ảnh, đài nào cũng đang nói về cái ngày đặc biệt này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay, mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một ngày, thường là vào mùa hè, một ngày cuối tuần, và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi là " một ngày không vội vã ".

Khoảng chừng vài tuần trước đó, là báo chí, các cơ quan truyền thông đều loan báo và nhắc nhở để mọi người chuẩn bị. "Ngày không vội vã" bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi người được khuyên là "Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê, và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo. Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và vân vân".
Tóm lại, chính phủ khuyến khích người dân: "Hãy enjoy từng phút giây hạnh phúc, bình an của... một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng Hạnh phúc ở quanh ta", như lời của một người phóng viên trên đài tivi đang nói.

Rồi còn có các màn phỏng vấn vài người dân , hỏi xem họ dự định sẽ làm gì trong cái ngày đặc biệt này trong năm, thì đa số câu trả lời đều là "spend time với gia đình, người thân".
Có một cảnh trên màn hình làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời phỏng vấn với nụ cười móm mém "Tôi luôn mong đợi và yêu nhất cái ngày này trong năm, vì đó là ngày duy nhất mà tất cả con cháu tôi không... bận rộn, chúng nó tề tựu đông đủ để họp mặt với tôi. Cám ơn chính phủ, cám ơn ân nhân nào đã "đặt ra" cái ngày ý nghĩa này...".

Thế là bỗng dưng tôi đổi ý . Tôi bảo gia đình " Hôm nay là ngày đặc biệt, vậy thôi mình làm chương trình gì special đi nhe.".
Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng, người thì bảo "khỏi nấu cơm, đi ăn tiệm cho khỏe", kẻ thì nói "nhà hàng đông lắm, đi xuống downtown chơi".
Em trai tôi thì muốn đi xe đạp (ở Montréal có rất nhiều bãi cho mướn xe đạp, bạn chỉ cần "quẹt" cái credit card vô là có thể lấy xe đạp đi ngay).
Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi câu cá, hay đi xe ngựa một vòng thành phố. Và thế là giơ tay biểu quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu số: đi xuống Vieux-port (khu phố cổ) chơi và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là chúng tôi lên đường, thảnh thơi, không vội vã...

Đường xuống phố đông nghẹt, và kẹt xe, thế mà không một xe nào bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống nhìn nhau cười, và vẫy tay "No hurry! Be happy!". Tôi thật sự "thấm" được thế nào là ý nghĩa của 3 chữ "không vội vã!".
Đến chừng xếp hàng mua vé đi tàu, thì lại là một hàng thật dài, trong cái nắng gắt của mùa hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng nói, cũng bắt tay, với cả những người... không quen biết. Dường như con người ở đây, ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một thế giới hoà bình, thanh thản quanh tôi...
Lúc bước xuống tàu, David, thằng cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy đến dành chỗ, thì bị Christina - cô cháu 4 tuổi "chỉnh" ngay: "David! Bữa nay là "No hurry day" mà, sao David cứ hurry hoài vậy?", làm cả nhà cùng cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự nhận thức dễ thương của cô bé này.

Trưa đến, đói bụng, chúng tôi ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ xếp hàng đợi đến lượt mình. Đang đứng chờ thì người bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt chuyện hỏi tôi đã làm gì ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày vui chơi với gia đình cùng các cháu. Bà cười, chỉ hai người con "Chồng tôi mất lâu rồi, năm nào vào ngày này, tôi cũng để tụi nó quyết định muốn đi đâu, làm gì... Cuộc sống mà, có gì mà phải vội vã...". Rồi bà tiếp "Như trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói nhà hàng này món nào cũng ngon lắm." . Tôi gật đầu đồng ý và cảm thấy vui vui trong lòng...

Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến, tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ. Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm xoải người, vươn vai một cái thật đã. Dường như hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, tôi chưa hề có được cái "đã" nào như thế này. Cứ để mặc tụi nhỏ tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy chơi, la hét... tôi nằm đeo cặp mắt kính mát, tận hưởng từng làn gió thoảng qua một cách khoái chí, do... nothing, lim dim... ngẫm nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ có cái ngày này, mà tôi mới nhận ra là hình như trong đời, tôi chưa hề bao giờ có được một ngày không... vội vã...

... Sinh ra và lớn lên ở Sàigòn, trong một gia đình nghèo, nên tôi biết rất rõ là chỉ có ráng học thì mới có thể giúp tôi thoát khỏi cái kiếp nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu học, đến phổ thông, rồi đại học, cả đời tôi chỉ biết có sách vở, và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có một ngày không vội vã. Hôm nào cô giáo bệnh, được nghỉ và về sớm, trong khi các bạn bè cùng trang lứa lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các hàng quán, thì tôi lại vui mừng vì... có thêm giờ để học bài. Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt vội vàng và ngồi vào ngay bàn học. Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ thì tôi mới chịu. Mọi người luôn bảo là tôi thích sự tuyệt đối, và như vậy thì đời tôi sẽ khổ...

Vào đại học, 5 năm, tôi lại chưa hề có được một ngày không vội vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với bài vở và với những cuộc thi . Tôi luôn tham lam, mong muốn mình phải đạt điểm 10 trong mọi bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya, dậy sớm, miễn sao đạt được điểm tối đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn thân bảo tôi một câu chí lý "Học mà không chơi giết mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết cả tuơng lai.". Tôi nói ngay "thì bởi vậy, tao học nè, chỉ có cái học mới giúp mình thoát ra khỏi nghèo khó", nhỏ bạn cười "Tao thì chọn... cả hai, vừa học vừa chơi, miễn sao không thi lại là "đủ xài" rồi, rồi mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ trôi qua uổng phí...". Tôi chỉ cười, nhưng bây giờ mới nhận ra là nó có lý...

Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại lao vào công việc, làm thật nhiều, để mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần, mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm thì tôi đuối sức, nên đành giảm bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời, tôi dành dụm đựơc một số tiền, và nỗi ao ước, làm giàu, thật nhanh , đẩy tôi vào thị trường chứng khoán. Tôi say mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả và những con số lên xuống của từng công ty. Trúng stock, chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn chưa có được một ngày không bận rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại tính toán cách đầu tư nào để nhân đôi, nhân ba số tiền tôi đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại chơi những ván bài to hơn. Ông bà ta đã có câu "Có gan làm giàu kia mà". Tôi đã có gan, và tôi đã giàu, thì bây giờ nếu muốn giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn...

Thị trường chúng khoán sụp đổ, tôi trở tay không kịp, thế là mất trắng. Tôi không nản "không sao, còn sức khoẻ, còn quyết tâm, ta có thể làm lại từ đầu, thì sẽ có tất cả". "Có chí thì nên", nên tôi quyết định qua Mỹ, vì Hoa kỳ là đất nước của cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần cù, ký cóp... để dành tiền.

Vào những năm sau 2000, ngành dược và computer đang lên cơn sốt thiếu người. Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn. Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần, và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ sáng đến tối, ăn thì "cơm chỉ", food to go, không xài gì cả, cắc ca cắt củm để dành từng đồng xu, hy vọng sẽ có cơ hội đổi đời... Và rồi thì cơ hội đến thật, khi cơn sốt bất động sản bùng nổ. Giá nhà cửa tăng vùn vụt, từng ngày. Hễ ai chậm tay là... sorry, ráng mà chịu khó ngồi nhìn "căn nhà mơ ước" vuột khỏi tầm tay, bạn nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy vào cơn lốc này, như hàng triệu người ở xứ Mỹ.

Mỗi tuần chỉ có được hai ngày nghỉ làm, tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, lái xe khắp mọi ngõ ngách, để tìm xem có căn nhà nào "For sale by owner" không, hay có căn nào trông lụp xụp mà mình có thể tân trang chút đỉnh lại rồi "flip", kiếm vài chục ngàn bỏ túi. Có những bữa tôi không có cả thời giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút food to go bỏ bụng. "Thảy" 1 căn nhà, wow , ngon ăn quá, tôi làm căn thứ nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người là không đáy kia mà. Thì đùng một cái, cái "bong bóng" nhà đất nổ tung. Bao nhiêu kẻ mất nhà, tay trắng, và có tôi trong số đó. Từ một triệu phú (lần thứ hai), tôi trở thành người mang nợ ngập đầu. Và thế là tôi phải đi làm bù đầu bù cổ để ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng thật sự đuối, thì tôi đành phải buông - trong cay đắng, vì không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà, trước khi để nhà bank kéo. Rồi giờ thì tôi phải tiếp tục đi cày, cả đời, để mà trả nợ. Một bài học... suốt đời không thể nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ tham lam...

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc 8419408217_b541216ba0


Hôm nay nằm dài trên bãi cỏ, hít thở bầu không khí trong lành của một ngày nắng ấm, chẳng có việc gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng mình, tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ. Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng sao tôi lại có được sự bình an, điều mà đã hai lần là triệu phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có được. Thật sự tôi phải cám ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người ân nhân "trí tuệ" nào đó, đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt này trong năm, để giúp người dân biết trân quý sự thanh thản mà cuộc sống ban cho chúng ta.

Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới cách đây vài tuần, tôi tình cờ gặp lại cô bạn cũ hồi trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ ăn. Hai đứa chỉ kịp chào hỏi vài câu, thì cô bạn vội vã về đón con, còn tôi thì lật đật đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than "Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở thì mới hết... bận rộn...".
Tôi chỉ cười "Xứ Mỹ mà lị..."

Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ email của tôi, rồi bảo rằng "sẽ email gửi cho bồ một bài ý nghĩa lắm", rồi cô cười nói thêm "nhưng đọc thì hay, mà làm có được hay không lại là chuyện khác.".
Tối đó check mail, tôi nhận được ngay, với vài dòng nhắn nhủ "Bồ ráng cố gắng thực hành theo lời khuyên trong bài này nhé, còn mình thì... đời vẫn lăng xăng.".

Tôi bật cười, và click vô đọc bài viết ngắn của cô bạn:

BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc
BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại
BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn
BẬN RỘN làm cho sự sống của ta ngắn lại
BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu
BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt...
Đời sống bận rộn là đời sống... bất hạnh nhất trên đời...!

Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà... BẬN RỘN.
Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái "BẬN RỘN" về bên kia thế giới?

Hãy biết dừng lại
Hãy biết ngơi nghỉ
Hãy tập thanh thản
và buông xả, thảnh thơi...

thì khi cái ngày ấy đến, chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm... KHÔNG... BẬN RỘN...!

Đúng vậy, dường như chúng ta, ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một "lý do" để mà bận rộn, mà chưa hề bao giờ biết cách "nếm" được hương vị cuộc sống của mỗi ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh, cô cũng đã bảo tôi câu này khi bác sĩ cho biết là cô chỉ còn vài tháng để sống, và cô đã nói với tôi "Mỗi người đều có số phần, cô cũng mừng là cô còn "vài tháng", thì ít nhất cô cũng sẽ có được vài tháng sống trong bình an, không vội vã.".

Chiều xuống, trời bắt đầu ngã tối. Thiên hạ lần lượt rời công viên. Cả nhà tôi cũng lục đục thu xếp đồ lại.
Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi bà chị tôi "Mommy, ngày mai có còn là "No hurry day" hôn?".
Chị tôi cười "Hết rồi con, mỗi năm ở Canada có một ngày hà.".
Tina phụng phịu "Na muốn every day đều là "No hurry day" cơ...".
Chị tôi nói ngay "Dễ thôi con, nếu mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con đừng làm việc gì gấp gáp hết, thì mỗi ngày sẽ là "No hurry day" rồi.".
Tôi đứng đó, nuốt từng lời bà chị nói, và cảm thấy "ganh tị" với đứa cháu của mình, vì chỉ mới 4 tuổi, mà cháu đã được học một bài học quý giá nhất trên đời, còn tôi, gần nửa đời người mới được học bài học đó...

Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích:
... "Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an..."

Đúng thật, cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng, thì làm sao có thể ra đi bình an? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới, khác hơn về cuộc sống...

Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay nói với tôi "Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi, mình sẽ được lên Thiên đàng với Chúa.".
Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh là đến Chùa, niệm Phật, nó nói tôi "Ở lành, giữ ngũ giới, làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ được về với Phật.". Còn giờ phút này, tôi hiểu ra một điều "Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi ngày của mình thành "MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÃ" thì chúng ta sẽ có được 365 ngày một năm đang sống ở Thiên đàng, hay Niết bàn... rồi đó...

Chúc mỗi người trong cuộc đời, luôn có được những ngày... không vội vã...

(Sưu Tầm)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu Jul 05, 2018 12:04 am

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Lotus%2Bfrom%2Bmud%2B1

Sống thật với mình


Ngày nay người ta thường hay nhắc nhiều đến vấn đề hãy biết sống thật với chính mình! Trên con đường tu học, có người bạn chia sẻ với tôi rằng, anh ta bao giờ cũng "cố gắng để sống thật với những cảm xúc của mình”, vì anh nghĩ nghệ thuật sống hạnh phúc là ta phải biết sống thật với những gì mình nghĩ, mình cảm xúc, be true to who you are!
   
Nhưng thế nào là sống thật với chính mình bạn hở? Con người thật của ta là một con người như thế nào, ta có biết không?
   
Tôi thì nghĩ, trước khi chúng ta muốn sống thật ta hãy tập sống thiện trước. Ở giữa một đời sống tương đối này thì những gì là thật chưa chắc đã là thiện, nhưng cái thiện thì bao giờ cũng là cái thật. Ý tôi muốn nói, cái thật tự chính nó chưa chắc đã mang lại ích lợi cho ta. Một con dao là một con dao, một lời nói là một lời nói! Đó là sự thật. Nhưng ta làm gì với con dao đó, với lời nói ấy, mà nó có thể mang lợi ích đến cho mình và người khác hay không! Và đó mới là điều quan trọng.

Tôi nghĩ, trên con đường tu học, cái thật (chân, truth) phải còn cần được đi chung với cái tốt lành (thiện, wholesomeness) và cái đẹp nữa (mỹ, beauty), nó mới thật sự là cái thật. Như đức Phật dạy chúng ta lúc nào cũng hãy chọn nói sự thật, sử dụng chánh ngữ. Nhưng Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng, thật ra nói sự thật (chân) vẫn chưa đủ! Ta cũng còn cần phải nói đúng lúc, những gì ta nói phải mang lại lợi ích cho người nghe (thiện), và ta phải biết dùng lời nói dễ thương và từ ái nữa (mỹ).
   
Và theo bạn nghĩ, chúng ta có cần nên sống thật với những ý nghĩ và cảm xúc của mình không? Điều ấy nghe qua thì dường như có vẽ rất hay và hợp lý, nhưng nếu nhìn cho sâu sắc hơn, ta sẽ thấy rằng thật ra việc ấy cũng chỉ đúng một phần nào thôi. Vấn đề là ta sẽ "sống thật" như thế nào đây? Vì những cảm xúc của ta luôn thay đổi, mà những gì thay đổi thì chúng không thể là mãi thật như ta nghĩ. Ta đâu thể nào sống thật với một cái gì mà tự chúng là không thật!
   
Vì vậy, tôi nghĩ "sống thật với mình" là một ý niệm dễ bị hiểu lầm, mà đôi khi lại còn gây nhiều tai hại và đổ vỡ cho mình và người chung quanh, nếu đó là những cảm xúc bắt nguồn từ tự ái, sân hận, hơn thua... nằm sâu kín trong ta. Tình cảm bao giờ cũng có một năng lượng thúc đẩy rất mãnh liệt, nó có công năng kềm chế và sai xử ta rất lớn. Tôi nghĩ, đôi khi thay vì "sống thật" với những cảm xúc của mình, ta hãy chuyển hóa chúng bằng cách nhận diện và buông xả, với một tâm từ ái.
   
Trong quyển Ánh Đạo Vàng, cụ Võ Đình Cường có kể một câu chuyện sau đây.
"Có lần trên đường tầm đạo sau khi theo đuổi con đường tu khổ hạnh, một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng cho một bát cháo sữa.  Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa
    - Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa, công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?
    Cô Tu-Xà-đa đáp:
    - Thưa ngài!  Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đủ để tươi thắm rồi.  Con không có một mong ước tham cầu nào hết.  Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không trốn tránh.   Nhưng bao giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay, vì như con đã thấy, những việc ác sẽ gây hoạ, và những việc thiện sẽ gây phúc.  Một hạt giống tốt sẽ mang lại một chuỗi hạt lúa vàng.  Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này mà thôi: bớt dục vọng và thêm tình thương.
    Ðức Phật mỉm cười bảo:
    - Những gì người nói rất đích đáng.  Sự hiểu biết của người không cần kinh sách.  Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo, như con bồ câu bay trúng hướng một cách tự nhiên.  Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy người hiểu và sống như thế?  Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn!  Chính vì thế mà ta đi tìm đạo.  Thôi người hãy về đi.  Ta chúc người làm tròn phận sự của người. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát cho nhân loại."
   
"Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này: bớt dục vọng và thêm tình thương." Mà tôi nghĩ luật sống ấy là một lối sống thiện. Thật ra, chúng ta không mấy ai biết được con người thật của mình, nhưng tôi tin nó không phải là những tham lam, giận hờn, nhỏ nhen của dục vọng. Vì mỗi khi ta có nhiều tình thương và biết tha thứ cho mình, và người chung quanh, ta lại cảm thấy hạnh phúc hơn, ta lại càng cảm thấy mình chân thật hơn!
   
Chúng ta không thể nào sống thật với mình nếu không có cái thiện. Thánh St. Francis de Sales có viết “Be who you are, and be that well”, tôi nghĩ ông cũng cùng chia sẻ một ý đó: be that well.  Hãy sống thật với mình bằng cách sống thiện. Mà thật ra cái thiện không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Nó cần được khám phá bằng chánh niệm, tỉnh giác và một thái độ từ ái. Những gì thiện và tốt lành thì bao giờ cũng có một năng lượng rất to tát, nó có thể chuyển hóa và chữa lành những thương tích lớn trong ta.

Và đôi khi ta không cần làm việc gì lớn lao hết, chỉ cần sống thiện với chính mình thôi, là ta cũng đang chuyển hóa được khổ đau của cuộc đời này rồi. Bạn có nghĩ vậy không?

Nguyễn Duy Nhiên
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeWed Sep 26, 2018 12:10 am

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Gfds-300x160

Khúc Nhạc Đời

Cả cuộc đời chăm chỉ
Như một con ngựa thồ
Chất trên lưng nỗi khổ
Chuyện đời chuyện tương lai

Từ lúc đẫm sương mai
Đến khi đời xế bóng
Chợt thấy ta lạc lõng
Giữa biển đời mênh mông
Vài cơn gió cuối đông
Lắc lư từng chiếc lá
Mới thấy đời thật lạ

Bão táp với phong ba
Từng nẻo đường ta bước
Đoạn trường sau và trước
Chỉ như giấc mơ dài

Ngắm chiếc lá thu phai
Mới giật mình ngoảnh lại
Xuân qua tự bao giờ…

Con người ta từ trẻ đến khi già gánh vác bao nhiêu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Khi đã bên kia dốc cuộc đời mới nhận ra ta đã già.
Nhưng hãy nhắn nhủ rằng đã đi đến đây rồi, mọi chuyện chỉ như một giấc mơ dài, ta hãy chấp nhận để bắt đầu một trang mới:
Mùa Xuân thứ hai của cuộc đời, yêu đời hơn, biết vừa biết đủ cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn, ý nghĩa hơn.

(muagioheomay.com)


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Chic-l-thu-phai-tcs-1-638

https://www.youtube.com/watch?v=MoV9tSz96Bg
Chiếc Lá Thu Phai - Trịnh Công Sơn


Về đây đứng ngồi, đường xa quá ngại
Để lòng theo chút nắng bên ngoài
Mùa xuân quá vội, mười năm tắm gội
Giật mình ôi chiếc lá thu phai.

Người đâu mất người, đời tôi ngốc dại
Tự làm khô héo tôi đây
Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài
Chập chờn lau trắng trong tay.

Về thu xếp lại ngày trong nếp ngày
Vội vàng thêm những lúc yêu người
Cuồng phong cánh mỏi về bên núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.

Nằm nghe giữa trời, giòn vang tiếng cười
Điệu kèn ai buốt trong tôi
Mùi hương phấn người
Một hôm nhớ lại, hẹn ngày sau sẽ mua vui.
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeTue Oct 09, 2018 5:20 pm

.

Bức tâm thư xúc động của Nữ sĩ Quỳnh Dao

Nữ sĩ Quỳnh Dao dặn dò con: “Khi còn sống, nguyện là ánh lửa, cháy hết mình tới phút cuối cuộc đời. Lúc chết đi, nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hóa thành cát bụi”.

Nữ sĩ Quỳnh Dao nổi tiếng với vai trò nhà văn, nhà biên kịch với các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng được chuyển thể như “Dòng Sông Ly Biệt”, “Hoàn Châu Cách Cách”,… Mới đây, bà đã có một tâm thư dặn dò con trai và con dâu lo lắng cho chuyện hậu sự sau này của bà.



Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Photo-1-1501729486273
Nữ sĩ Quỳnh Dao

Ở độ tuổi 79 gần đất xa trời, nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết, gần đây bà đọc được một bài viết mang tên “Lời cáo biệt tốt đẹp dành cho bản thân” và nhận ra rằng pháp luật có một thứ gọi là “Quyền được quyết định của người bệnh” – được Đài Loan thông qua và ban hành từ năm 2009, theo đó người bệnh có thể toàn quyền quyết định về cái chết của mình, không cần bác sĩ hoặc người nhà quyết định hộ nữa.

Nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết, bà đã dặn dò hai con là Tú Quỳnh và Trung Duy về chuyện hậu sự, hai người con đều hoàn toàn tôn trọng ý kiến của mẹ, song bà vẫn muốn chia sẻ tâm thư của mình cho tất cả mọi người được biết vì sợ rằng sau này nhỡ hai con hối hận, không nỡ cho mẹ rời xa dương gian: “Mẹ nghĩ rằng, các con đều hiểu rõ mẹ sợ hãi cái ngày định mệnh ấy đến nhường nào. Giờ đây, mẹ muốn nói rõ về “quyền lợi” của mình, những ai đọc được bức thư này có thể làm chứng, rằng dù thế nào đi chăng nữa, dù gặp bất cứ áp lực nào cũng không được lưu giữ hài cốt của mẹ, không được biến mẹ thành “cứu sống không được, để chết không xong”. Nếu các con làm thế thì sẽ là “đại bất hiếu”!”.

Quỳnh Dao viết thêm: “Năm nay mẹ 79 tuổi, năm sau đã là 80. Quả là đời người đã dài, mẹ không vì chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, thiên tai,… mà đi trước một bước. Sống đến tuổi này đã là sự ban ơn của thượng đế đối với mẹ. Chính vì lẽ đó, từ giờ trở đi, mẹ sẽ đón nhận cái chết với nụ cười trên môi. Mong muốn của mẹ chỉ là:

1. Dù mẹ có lâm trọng bệnh thế nào, nhất quyết không được phẫu thuật, hãy để mẹ ra đi nhanh chóng. Chừng nào mẹ còn minh mẫn làm chủ được mọi thứ thì hãy để mẹ làm chủ, bằng không thì phải nghe theo ý nguyện của mẹ.

2. Không được đưa mẹ vào phòng điều trị hồi sức cấp cứu đặc biệt.

3. Bất luận là chuyện gì, tuyệt đối không được lắp ống thở cho mẹ. Bởi vì một khi mẹ đã mất khả năng nuốt, tức là cũng mất đi niềm vui ăn uống. Mẹ không muốn sống cuộc sống như vậy.

4. Thêm một điều nữa, dù có chuyện gì, cũng không được đặt ống truyền chất bổ cho mẹ. Kể cả ống thông, ống thở,… đều không được.

5. Mẹ đã từng nhắc nhở rồi, những biện pháp cứu sống như điện giật, các loại máy móc, tất cả đều không được dùng. Mẹ muốn ra đi nhẹ nhàng, điều này còn quan trọng hơn việc để mẹ sống trong đớn đau.
 
Mẹ đã từng nói: “Khi còn sống, nguyện là ánh lửa, cháy hết mình tới phút cuối cuộc đời. Lúc chết đi, nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hóa thành cát bụi”.

Nữ sĩ quyết định bà không muốn mai táng theo nghi thức tôn giáo truyền thống mọi người vẫn hay làm. Bà dặn con không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không đốt vàng mã,… Bà muốn mọi việc diễn ra lặng lẽ, đơn giản, không phô trương.

“Cái chết là việc riêng, đừng làm phiền người khác, càng đừng làm phiền những người yêu mến mẹ. Nếu thật lòng yêu mẹ, họ sẽ hiểu cho mẹ…”, “sau này, tiết Thanh Minh cũng không cần cúng bái mẹ, vì mẹ đã không còn tồn tại”. Bà còn dặn con cháu rằng: “Trái đất đang ngày càng ấm lên, đốt giấy đốt hương đều đang phá hoại quả địa cầu này, Chúng ta có nghĩa vụ giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho những sinh mệnh mới đang nối tiếp nhau chào đời”.

Nguồn: Soha
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeFri Jan 04, 2019 11:05 pm

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Z

Làm người không cần quá toàn vẹn, chỉ cần có LƯƠNG THIỆN!

 
Cuộc sống này, bất kể giàu sang hay khốn khó, người chân thành mới là cao quý nhất; bất kể dung mạo bình thường hay xuất chúng, tấm lòng lương thiện chính là mỹ diệu nhất. Làm người, ta lựa chọn chân thành; xử sự, ta lựa chọn thiện lương.
 
Trên đường đời, bất luận gặp được ai, sự chân thành có thể chạm tới sâu thẳm trong tâm hồn của họ; bất luận gặp phải vấn đề gì, thái độ bao dung có thể nhận được sự kính trọng từ đối phương.
        
Làm người, chúng ta cần dựa vào nỗ lực của chính mình, đó mới là bước đi chắc chắc nhất. Dù chịu khổ hay chịu thiệt, đừng nên tính toán so đo; dù trăm bề khó khăn, cũng không tính kế hại người.
         
Người luôn giở thủ đoạn, cuối cùng sẽ mất đi tất cả. Ai so rằng bạn ngốc bao nhiêu, sớm muộn đều sẽ biết được; ai so rằng bạn đần bao nhiêu, sớm muộn đều sáng tỏ. Giấy không bọc được lửa, thật hay giả cuối cùng sẽ hiển lộ rõ ràng. Không có bức tường nào không lọt gió, tốt xấu sớm muộn đều minh bạch.
         
Người sống chân thành, cuối cùng sẽ nhận được sự cảm ân. Người đối đãi với vạn vật thành tâm, một ngày nào đó sẽ nhận được hồi báo. Cho đi tình yêu, rồi sẽ nhận lại được tình yêu.
         
Người đã giúp bạn thì không thể quên, nếu quên sẽ khiến người thất vọng đau khổ.         
Người đã yêu thương bạn thì không thể đoạn tuyệt, nếu đoạn tuyệt sẽ khiến người thương tâm.         
Người sưởi ấm trái tim bạn thì không thể rời xa, nếu rời xa sẽ khiến cho người đau đớn.
        
Làm người không cần quá toàn vẹn, chỉ cần có lương thiện trong tâm thì đến chỗ nào cũng đều không e ngại. Nói chuyện không cần vòng vo giả dối, dùng chân thành đối đãi thì đi đến chân trời xa xôi nào cũng đều có thiên hạ.
         
Nhân sinh nói cho chúng ta biết, muốn làm người tốt cần tu tròn thiện tâm, mới được ở nơi cao quý.         
Sự thật nói cho chúng ta biết, cuộc sống muốn thoát cảnh khổ đau, chính là phải vô cầu vô dục.         
Cuộc sống nói cho chúng ta biết, cảm thụ cay đắng ngọt bùi, tự mình cố gắng mới tạo nên thành tựu.
         
Bảo trì một trái tim luôn hướng về phía trước, mới là dũng cảm nhất. Nhìn khắp thế gian vật đổi sao rời, giữ vững một phần thiện niệm, mới được gọi là vĩ đại.         
Đi khắp muôn sông nghìn núi, vẫn còn làm một người lương thiện, đó mới là điều không hối không tiếc nhất.
        
Nguồn: Tinh Hoa

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Ccccc952bf4d5a97e60fc772f1da31b2
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeMon Jan 28, 2019 10:45 pm

.

ĐÁM CƯỚI - ĐÁM MA
Xã/Phiếm luận - Luân Tế


(Lời nói đầu: “Xã” đây có thể là xã hội. Nhưng cũng có thể có nghiã là xã xệ - hàm ý không lấy gì làm tư cách cho lắm, lại còn có vẻ bèo nhèo, lôi thôi lếch thếch. “Phiếm” là  cho vui, thế thôi. “Luận” là bàn luận. Bài này gọi là “xã/phiếm luận” có lẽ là gọi đúng vì nó luận về cái xã hội bèo nhèo, nhốc nhếch, lôi thôi lếch thếch, không lấy gì làm tư cách cho lắm mà trong đó chúng ta đang sống. Và viết cho vui, thế thôi)
    
Vào tuổi tôi bây giờ, hai cái “Đám” trên tựa đề này coi như ở trong trạng thái quân bình: tháng này có đám cưới con bạn (hay bạn - về Việt Nam đem vợ nhí sang) thì tháng sau thế nào cũng có đám ma bố mẹ bạn (hay bạn – heart attack trên sân tennis). Hiếm khi đi đám ma con bạn hay dự đám cưới mẹ bạn (mẹ ít khi tái giá; còn mấy ông bố thì chỉ chờ mẹ chết để được lấy vợ mới).

Không đi đám ma thì bị trách nhẹ, mang tiếng là con người thiếu tình cảm. Không đi đám cưới thì bị trách nặng, mang tiếng là kẹo.

Tôi thường tránh không đi đám ma. Viện cớ này cớ nọ, chẳng hạn như báo gấp quá (có mấy ai biết ngày nào mình chết đâu mà báo trước), không kịp chuẩn bị.
Nhưng tôi ít dám từ chối khi nhận được thiệp cưới. Khó từ chối một phần là vì thiệp cưới thường thường được gửi hai tháng trước và RSVP – Mỹ có câu “Save The Date For Us, Please”.
     
Tôi không thích đi đám ma vì hai lý do:
1. Không thích chuyện buồn.
2. Không muốn tang gia phải bận rộn tiếp đón, rồi vái lậy trả lễ khi mình cúi đầu, thắp hương, vái, lậy người chết. Tang gia vừa buồn thúi ruột, vừa đói, vừa lạnh mà cứ phải đóng bộ complet đen hay chiếc áo sô, đứng trực ở cửa nhà quàng đón khách. (Hình thức cũng hao hao giống như cô dâu, chú rể cũng vừa lạnh, vừa đói - cô dâu thì chân đau vì đi giầy cao gót - đứng cửa nhà hàng chào khách; nhưng đó lại là chuyện khác).

Đến đây tôi xin mở một cái ngoặc để đề cập đến chuyện viếng ở nhà quàng. Nói chung, xác chết thường không được đẹp cho lắm, vì thế mà nhà quàng cung cấp một dịch vụ rất “ghê” là hóa trang đánh phấn tô son cho người chết để ra trình diện với thế gian một lần cuối cùng. Tuy tôi chưa chết nhưng tôi có thể cả quyết với các bạn rằng người chết không bao giờ muốn được tô son điểm phấn như diễn viên tuồng hát bội, rồi leo vào trong quan tài mở nắp nằm tênh hênh từ 24 cho đến 48 giờ cho người ta đến ngắm nghía để được khen. Thường thì câu khen nồng nàn nhất chỉ là: Chị (anh, ông, bà, bác...vv...) ấy đẹp y như lúc còn sống. Nhưng khổ một nỗi là lúc hãy còn đẹp, còn sống thì không ai đến thăm; đến lúc chết rồi thì người nào cũng nghĩ nghĩa tử là nghĩa tận, vội vàng vác mặt đến, rồi khen loạn lên là “đẹp như lúc còn sống”.

Các cụ nói - hay Khổng Tử nói thì không biết - là ở đời này có vay, có trả. (Nhắc đến Khổng Tử thì phải nói đến cuốn phim vĩ đại Confucius do nhà nước Trung [cái rốn của vũ trụ] Quốc mấy năm trước đây bỏ cả mấy chục triệu đô ra làm do Châu Nhuận Phát [tài tử Hồng Kông] đóng vai chính, với chủ đích là nhắc nhở dân Tầu nhớ lại những lời Đức Khổng dậy dỗ mà cải tà quy chánh, để xã hội Trung Hoa Cộng Sản bớt nhiễu nhương, cho người dân phục tòng chế độ, và cho quan quyền bớt ăn hối lộ. Nhưng dân Trung Quốc cứng đầu, lờ Đức Khổng đi, cho Ngài là lạc hậu, không thèm xem, khăng khăng cho là cuốn phim Avatar với những hình người mặt xanh, mặt đỏ hay hơn và thông điệp của đạo diễn James Cameron sâu sắc hơn những khuôn vàng thước ngọc của Đức Khổng. Nhà nước cáu quá, dở trò kiểm duyệt và ra lệnh cấm một số rạp không được phép chiếu Avatar để dành chỗ cho Confucius. Nhưng than ôi, Đức Khổng vẫn ế sưng, ế chẩy).

Trở lại chuyện vay trả - trả vay. Vay tiền thì phải trả bằng tiền. Vay tình thì trả bằng tình. Vì thế cái việc đi đám ma hay đám cưới đều ở trong sự đổi chác công bằng (an eye for an eye – tit for tat – even Steven – you scratch my back, I scratch yours) trong xã hội này. Anh đi đưa đám bố tôi, tôi đi đưa đám bố anh. Đám ma tương đối công bằng vì ai cũng có một cha, một mẹ. Còn về đám cưới thì sự công bằng trong cái xã hội “có vay có trả” này hơi khó thực hiện vì có gia đình không có đứa con nào mà vẫn phải có mặt đủ trong các đám cưới các con của bạn bè, kể cả những gia đình có đến cả chục đứa. Còn bạn bè thì lắm đứa cưới đến 3, 4 vợ trong khi mình vẫn chỉ có 1 bà.
    
Thường thì, theo các cáo phó đăng báo, tang gia thời nay xin miễn phúng điếu (với hàng chữ đậm, gạch đít), một phần là vì sĩ diện, một phần khác có lẽ là vì nhiều cụ trước khi ra đi cũng đã “ăn” SSI được ít năm, lại thường ở chung với con nên để dành được tí tiền bèn tự mình lo cho hậu sự bằng cách đi mua quan tài và đất tại Peek Family hay Rose Hill để khỏi làm phiền con cái. Khách đến đưa đám, nếu sang thì mua hoa, xin lễ cầu hồn ở nhà thờ hay xin cầu siêu ở chùa; ai nghèo thì cũng chẳng thấy mặc cảm khi đến tay không.

Nhưng đi dự đám cưới thì phải “mừng”. Đó là chuyện đương nhiên. Có một câu chuyện rất vô duyên kể lại lời một chàng trai khi nghe tin người yêu cũ sắp lấy chồng: “Em mà lấy chồng thì anh mừng… lắm.”
Nhưng không “Mừng lắm” thì “Mừng gì? Mừng như thế nào?”. Câu hỏi này bây giờ đã trở thành vô nghĩa, không hợp thời.
Đó là vì khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây, hiện kim làm bá chủ (Cash is King) trong cái truyền thống dễ thương này.

Ngày xưa (và cả ngày nay, theo tục lệ Mỹ) những người dự đám cưới thường mua quà tặng là những đồ gia dụng để giúp cho đôi trẻ tạo lập một tổ ấm, một gia cư mới (vì thường thường con trai con gái lúc đi lấy vợ lấy chồng hãy còn ở chung với bố mẹ). Những món quà này còn có giá trị tinh thần là những kỷ niệm của ngày trọng đại nhất một đời người. Chỉ có những người thân trong gia đình giúp đỡ bằng hiện kim hoặc vàng nếu biết hoặc cảm thấy đôi trẻ tuy chưa đủ khả năng tài chánh nhưng vẫn cưới vì yêu nhau quá hay đã lỡ có bầu.

Bây giờ thì phong bì làm chuẩn. Nếu bạn nào đi dự đám cưới có mời cả người Mỹ thì sẽ trông thấy sự khác biệt giữa hai nền văn minh và văn hóa Việt và Mỹ. Việt ta chễm chệ đến (trễ) tay không. Mỹ thì khệ nệ vác quà cáp.

Một trong những lý do người Mỹ có tục lệ mua quà gia dụng cho đôi tân hôn (phần lớn qua cái gọi là Bridal Registry với các cửa hàng bách hóa. Cô dâu sẽ báo cho cửa hàng là gia cư mới của mình cần những gì rồi khách sẽ đến mua quà mừng theo danh sách đó) là vì tiền phí tổn cho đám cưới do gia đình nhà gái ở Mỹ chịu hoàn toàn. Nhà trai có bổn phận chi tiền nhẫn cưới và buổi ăn tối trước ngày cưới cho phù dâu, phù rể lúc tập dợt cách đi cách đứng.
Vấn đề đặt ra cho người Mỹ là nếu khách “đi” tiền thì số tiền ấy vào tay ai? Nếu bố mẹ vợ lấy để bù lại chi phí thì không chỉnh và có thể còn bị nhà trai bì tị. Còn nếu về tay cô dâu chú rể thì hơi vô lý là vì có rất nhiều trường hợp cô dâu chú rể lương (two incomes) cao hơn lương của khách mời nhiều (một số không nhỏ khách mời thuộc hàng chú bác, sống nhờ vào tiền hưu bổng, an sinh xã hội).

Dân Việt lưu vong (và theo tôi biết, tại cả quê nhà hiện nay) đều đưa phong bì.
Việt Nam ta thì không có tập tục nhà gái chi tiền làm đám cưới nên không sợ bị mang tiếng hay bì tị. Nhà trai thì ai giầu có cho con tiền làm đám cưới là tùy từng hoàn cảnh, từng gia đình, không có lề thói nào quyết định. Phần lớn đám cưới ngày nay là do “đôi trẻ” tự liệu.
Có một câu chuyện đùa nhưng rất sát với thực tế như sau: “Đêm tân hôn, cô dâu mắc cở nhất định đòi tắt đèn. Chú rể gắt: Tắt đèn thì làm sao đếm tiền được!”.
    
Một ông bạn già của tôi có thằng cháu ngoại làm bác sĩ ở cách xa 3000 dậm. Bất ngờ tôi nhận được thiệp mời đi dự đám cưới tổ chức ở Little Saigon. Đến nơi thì được cho hay là thằng cháu của ông bạn tôi đã làm đám cưới ở Boston rồi nhưng ông ngoại cháu bắt phải làm thêm một tiệc nữa ở Orange County để ông mát mày mát mặt với khoảng 200 bạn bè ông. Và trong bàn tiệc, hầu như tất cả thực khách đều cùng một tư tưởng là ông bạn già của tôi bắt cháu về chỗ ông ở làm đám cưới, ngoài việc được mát mặt, còn là để bù lại những lần ông phải dự đám cưới con cháu của các bạn của ông. Không những ông không làm điều gì sai mà còn làm đúng như Đức Khổng đã dậy: “Có vay, có trả”.

Và vấn đề này đưa tới một vấn nạn (hay tệ nạn) trong cộng đồng “tị nạn” người Việt: “Đi” bao nhiêu thì phải?
Thằng cháu ngoại của ông bạn tôi là bác sĩ. Mẹ nó khoe với tôi là cháu nó là bác sĩ gây mê làm cho nhà thương, lương khoảng hai trăm ngàn một năm. Vợ nó là bác sĩ giải phẫu thẫm mỹ có phòng mạch riêng. Hai đứa đã ăn ở với nhau gần 3 năm rồi (tiền dâm hậu thú – have sex first, get hitched later).
Điều hiển nhiên là hai cô cậu bác sĩ này không cần đến sự giúp đỡ tài chính (subsidy) của các bác các ông các bà đang lãnh tiền an sinh xã hội (và vẫn còn cau mày khi nghĩ đến chuyện chúng nó ăn nằm với nhau trước khi làm đám cưới).
Nhưng nếu mua quà đem đến thì bị người chung quanh nhìn với một cặp mắt hơi là lạ, có vẻ khinh khỉnh. Nhiều đám cưới còn không có cả một cái bàn đựng quà (vì chắc chắn là chỉ có phong bì mà thôi).

Vì thế nếu muốn làm cho ông bạn già tôi nở mày nở mặt với bạn bè thì khách mời phải đưa phong bì. Nhưng: “Đi” bao nhiêu thì phải?  
Tôi không để ý và cũng không rành chuyện tiền bạc nhưng được vợ cho biết là giá thị trường cho một người đi đám cưới là 100 đô. Một cặp thường là 200 đô. Ít hơn thì, vợ tôi xì một tiếng, “kỳ”. Tôi có nghe chuyện một thằng em họ chửi sa sả những người đến dự tiệc cưới của nó mà không “đi” đúng giá thị trường.
Khách mời thường miễn cưỡng bỏ ít tiền mặt hay viết một chi phiếu đề tên cô dâu hay chú rể rồi cho vào trong phong bì chờ đến lúc chào bàn thì đưa.

Tiệc cưới hay được tổ chức tại nhà hàng bán món ăn Tầu (bây giờ phần nhiều do người Việt làm chủ). Cứ 10 người gộp lại vào một bàn, gọi là một “thồi”. Thường là 7 món, kể cả món ăn chơi và món tráng miệng. Thức ăn dọn ra trên bàn đủ hay dư cho 10 khẩu phần. Trên bàn có một chai Coca và một chai Sprite do nhà hàng cung cấp. Có khi còn có một chai rượu vang đỏ. Đám nào hiếu khách (nhậu) thì để trên bàn một chai Cognac VSOP. Dạo này mấy anh cảnh sát địa phương chắc là có nội tuyến nên hay chờ ở góc đường gần các nhà hàng có tiệc cưới vào đêm thứ Bẩy và Chủ Nhật thế nào cũng tóm được một vài trự DUI. Và vì thế nên phần nhiều chủ đem rượu về, nhiều chai chưa mở, có thể đem trả lấy lại tiền refund.

Tôi dò hỏi thì được cho biết là một “thồi” hạng sang giá khoảng 500 đô kể cả thuế và tiền típ. Rượu vang thì khoảng 10 đô.  Remy Martin /Courvoisier /Martell VSOP khoảng 35 đô một chai.
Nếu tính như vậy thì cô dâu chú rể (Việt) tốn mất 55 đô để đãi một người khách đi dự đám cưới của mình. Một cặp vợ chồng già ăn lương hưu hay SSI “đi” 200 đô thì hai cô cậu bác sĩ cháu ngoại của ông bạn già tôi sẽ “lời” 90 đô. Nếu 200 người khách đều “đi” đúng điệu, theo giá thị trường - 100 đô một người - thì hai cô cậu bác sĩ, nhân tiện trong một chuyến Tây du từ Boston về thăm ông ngoại, còn ẵm về ít nhất là 18000 đô để làm down payment cho chiếc BMW 710i đời 2013. Free Chinese banquet. Quần áo cưới đã có sẵn. Chỉ tốn có hai cái vé máy bay khứ hồi.

Ông ngoại cháu được mời lên sân khấu để cô dâu ỏn ẻn, âu yếm thỏ thẻ: “Sugar Granddaddy! You are so good to us!!!”.
Mặt ông tươi như hoa!
The Americans chuckle: Clever!!!
Người Việt ta tặc lưỡi một cái rồi nói: Khôn!!!

Trở lại chuyện đám ma. Cách đây mấy năm khi mẹ tôi chết, tôi không báo cho ai biết vì tôi cho đó là cái tang riêng của tôi, của các em tôi, của bố tôi. Tôi không báo cho bạn bè vì tôi không muốn làm phiền họ, làm họ bận tâm. Được báo mà không đi thì kỳ, mà đi thì xa xôi diệu vợi, nắng nôi, chẳng có gì vui. Những người còn đi “cầy” thì lại phải nghỉ mấy tiếng ở sở làm, bị trừ lương.     
Khi tôi nghe lời trách, “sao bác mất mà không cho tôi biết”, bề ngoài thì tôi cũng phải giả vờ xin lỗi nhưng bên trong thì tôi không trách mình, cũng chẳng trách người. Theo tôi thì, “xin chia buồn cùng anh”, cũng là đủ rồi.     
Và vì chưa bao giờ tô son điểm phấn để tiếp bạn bè lúc còn sống nên tôi quyết định là sẽ không tô son điểm phấn để tiếp bạn bè lúc chết. Tôi dặn vợ là lúc chuyện xẩy ra, cho gia đình biết tin, rồi đưa thẳng vào lò thiêu.
     
Một thời gian ngắn sau đó, bỏ ra độ 100 đô đăng một cáo phó nho nhỏ báo cho mọi người biết sự việc và xin thân bằng quyến thuộc một lời cầu nguyện cho người đã chết.      
Tôi bảo đảm với các bạn là các bạn, những người đang đọc những giòng này và đã biết tôi lúc còn sống, khi thấy tờ cáo phó có tên tôi với hàng chữ đậm sẽ thở một hơi dài nhẹ nhõm - tuy trong lòng cũng có một chút ngậm ngùi nhớ lại những kỷ niệm xưa - rồi quay trở lại cuộc sống hàng ngày, không hề mảy may tiếc nuối là không được nhìn thấy tôi đầy phấn son nằm trong quan tài một lần chót.

I guarantee it !!!

Luân Tế
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeFri Feb 08, 2019 2:50 pm

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Th?id=OIP.VMJRuzMAEGzaFiRR7FXQngHaFu&pid=15

Nuôi dưỡng một bình yên

   Ngày hôm nay, trời nắng trôi về trong một không gian xanh lơ, nằm im trên một cụm mây trắng. Sáng nay, tôi thấy thiếu bình yên, nhưng ngoài kia cửa sổ, chim vẫn hót ca, mặt trời vẫn ươm hong những hạt sương trên một chiếc lá xanh. Tôi biết sự có mặt của những muộn phiền, trôi dạt về từ những khổ đau từ vô thủy. Có một giọt nắng đong đưa trên chiếc lá, rơi xuống đất vụn vỡ thành những mảnh thủy tinh nho nhỏ. Tôi đem muộn phiền ra hong khô dưới trời, cho gió nhẹ thổi tan làm cát bụi đi luân hồi trong vũ trụ.

    Hơi thở, trời xanh, gió mát sáng nay tụ hội về để ấp ủ, chuyển hóa những muộn phiền trong tôi. Tôi muốn được đưa tay sờ sự vô thường trong khổ đau, cũng như trong hạnh phúc. Như một lần nhặt chiếc vỏ sò nào nằm ngả nghiêng trên một bãi biển vắng người, xô dạt theo bọt sóng rì rào. Chiếc vỏ cứng như vôi, lấp lánh muôn màu, những hạnh phúc, muộn phiền ấp ủ trong chiếc vỏ ấy, giờ phiêu dạt nơi nao, nghe vi vu trong gió biển.

    Những khổ đau từ vô thủy vẫn quẩn quanh theo chân hạnh phúc. Tất cả là mộng, là huyễn hóa, như ánh nắng đi qua hạt nước mắt, phân vỡ muôn màu, như hư không nằm trong trũng bàn tay, như ánh trăng chiều mưa, như tiếng đàn rơi trên suối, như giọt mưa lăn trên chiếc lá, như giấc ngủ mùa thu dưới gốc một cây tùng, trong bước chân thiền hành tôi thấy huyễn hóa nuôi dưỡng một bình yên.

    Ngày nắng, chiều mưa, trưa lạnh, đêm mát, tôi đứng dậy ôm những muộn phiền giả hóa. Ngày nắng đời chùng xuống như một giây đàn thấp, tôi nghiêng tai lắng nghe tiếng hư không, cái gì thật sự là có? Tìm quẩn quanh chỉ thấy lại dấu chân của mình trong buổi ban đầu. Một hạt nước mắt chạy loanh quanh trong mắt, rơi xuống má chưa bao giờ khô.

    Ngoài kia nắng ướp hong hàng cây thông, trong đây tiếng nhạc đong đưa cành lá.  Dây đàn rơi như những hạt mưa thấm ướt trong tâm hồn.  Ôi một hạnh phúc nào tan vỡ khi khổ đau vừa chạm đến, chỉ còn lại một nụ bình yên yếu ớt. Tôi ý thức được hơi sương lạnh thấm vào chiếc áo vải, ánh nắng đẹp, nhưng sáng nay chưa làm đủ ấm. Tư tưởng đứng yên giữa chập chùng ý nghĩ. Những muộn phiền kéo về đây làm sáng thực tại, khổ đau này có nhiệm mầu không?

Nguyễn Duy Nhiên


https://www.youtube.com/watch?v=EFJ7kDva7JE
Chopin - Spring Waltz
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeThu May 02, 2019 4:22 pm

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Z

“Chết không một nấm mồ”
- Nguyễn Văn Lục


Cách đây chỉ vài ba hôm, một người bạn sống một mình, chết không ai biết, mà bản thân anh cũng bất cần càng làm cho người viết trăn trở thêm về ý nghĩa cái sống và nhất là cái chết. Cái sống nếu nó có ý nghĩa của nó thì cái chết không thể không có trong một chu kỳ sinh hóa. Sinh ra để chết hay Sống gửi, thác về.

Chết không chỗ để về, “không một nấm mồ”, phải chăng là cái giá phải chăng không quá đắt?
Câu hỏi đặt ra ở đây là có thật sự chết là hết không? Hết theo nghĩa nào? Hết với họ hay với ai?

Trong khoảng thời gian một năm gần đây, tôi đã dự trên dưới mười đám tang bạn bè. Nó để lại trong tôi một cảm giác tẻ nhạt, buồn hiu, hầu như vô nghĩa. Sự vô nghĩa ấy phải chăng như gián tiếp tố cáo hành trình đời sống của họ lúc sống chẳng có gì đáng nói? Và chính người ra đi đã chọn lựa một cách chết cho riêng họ. Hầu như không thông báo, lặng lẽ, không một vòng hoa, không có bày biện xác thân người đã qua đời. Hầu như không có gì. Dường như người chết không muốn phiền lụy ai, như đó là ý nguyện sau cùng và chuẩn bị như một chọn lựa của một số bạn bè ngay cả khi còn sinh thời, theo cái tinh thần một cái chết định trước.

Nó như bầy tỏ một cách chết, một thái độ chết, một thứ văn hóa “kiểu mới” của người chết.
Nhiều khi nó trái ngược hẳn với đời sống “sôi nổi” “tranh đấu” “tích cực|” với “thành tích” của họ lúc còn sống. Sống họ nắm chặt, chết họ buông. Điều đó xem ra nghịch lý với lẽ ở đời.
Kinh nghiệm ấy tôi đã trải qua và đôi khi không khỏi sững sờ và bàng hoàng. Vào tháng bảy năm 2018, khi tôi về California và có hẹn với một người bạn là sẽ gặp nhau. Anh đã chết đột ngột và thầm lặng. Không một vòng hoa. Không một nấm mồ. Không một lời để lại. Đứng trước bức ảnh của bạn, tôi tự hỏi đây là đich thực người bạn mình?
Một sự thầm lặng đến tuyệt đối của ngữ nghĩa. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng, phải chăng đây là người bạn mình lúc còn sống? Lúc sống và lúc chết sao khác nhau đến thế?

Trong số những người đã ra đi, nhiều người đã là ông nọ bà kia, có những thành tích hoạt động cho cộng đồng Việt Nam một cách đáng nể. Người khác đóng góp cho văn học với những công trình nghiên cứu ngoại khổ.
Họ phần đông đều có vóc dáng, đều có một chỉ số bản thân rõ rệt không lầm được với người khác. Khi sống họ là một nhân vật, một ai đó. Có đủ tham sân si thói đời. Bằng mọi giá họ bảo vệ cái căn cước của mình.
Khi chết, họ là một con số không. Chu kỳ sống-chết đó dường như không còn có gì tiếp nối liên hệ. Sao lại có thể vô lý như vậy?
Vậy mà đến lúc họ lìa khỏi cuộc đời một cách “vô danh” sau khi chọn lựa một cách ra đi là hỏa thiêu. Một thứ văn hóa về cái chết của thời đại, vừa sạch về môi trường, vừa gọn, vừa tránh phiền nhiễu, vừa đỡ tốn kém theo cái nghĩa, chết là hết!

Cách đây chỉ vài ba hôm, một người bạn sống một mình, chết không ai biết mà bản thân anh cũng bất cần càng làm cho người viết trăn trở thêm về ý nghĩa cái sống và nhất là cái chết. Cái sống nếu nó có ý nghĩa của nó thì cái chết không thể không có trong một chu kỳ sinh hóa. Sinh ra để chết hay Sống gửi, thác về.
Câu hỏi đặt ra ở đây là có thật sự chết là hết không? Hết theo nghĩa nào? Hết với họ hay với ai?
Và đến lúc này, tôi mới cảm thông được thế nào là một thân phận người theo đúng nghĩa của nó.

Văn hóa của sự sống đồng nhịp với văn hóa của sự chết


Con người sinh ra có một cội nguồn là từ lòng mẹ. Nó không từ chỗ nứt nẻ của trái đất mà ra. Cội nguồn ấy không đơn giản chỉ là lòng mẹ. Mỗi người sau này ra sao, thế nào thì từ một gốc rễ- gốc rễ dòng họ gia đình, anh em, họ hàng – gốc rễ xóm làng bà con thân thuộc, gốc rễ sinh hoạt làm ăn, phong tục, tập quán tôn giáo từ lúc chào đời đến lúc trưởng thành. Có một dòng sinh mệnh liên tục mà cái trước là nguồn cội, là sự hình thành của cái sau như một dòng sông.
Con người sau này là gì như thế nào là do cái bề dày, cái độ đặc, cái độ cảm nhiệm từ tấm bé, cái mảnh đất từ lúc còn sơ sinh để suốt đời đứa trẻ lúc nào cũng là chính nó trong suốt cuộc hành trình dương thế.
Con người sau này ra sao đánh dấu cái nguồn cội rễ từ lúc chào đời. Vì thế, không có tổ tiên, không có cha mẹ, không có mảnh đất sinh thành, con người còn là cái gì?

Tôi đã cảm nghiệm được điều đó khi đọc tiểu sử của Charles de Gaulle, của Francois Mitterand, của Giáo Hoàng Jean Paul II. Họ đều làm nên sự nghiệp từ một cội rễ, từ một cội nguồn mà nếu không có cội rễ ấy, họ đã có thể không là họ.
Chẳng hạn, làm sao hiểu được tất cả sự dấn thân và hoạt động của Giáo Hoàng J.P. II với một nguồn đam mê vào đức tin, một người dấn thân tranh đấu cho quê hương xứ sở, cho nhân loại, nếu không tìm về cội nguồn của gia đình, của quê hương sứ sở của Giáo Hoàng?
Chính do những cảm nghiệm về những cái chết yểu trong gia đình của anh em Giáo Hoàng, nhất là cái chết của người mẹ lúc mới 45 tuổi và Karol Wojtyla (Giáo hoàng John Paul II) lúc đó mới được 9 tuổi.
Đến nỗi những cái chết đó đã hằn lên cuộc đời người thanh niên về cái mysterium mortis. Hình như không lúc nào ông có niềm vui trọn vẹn? Nhưng thay vì những cái chết đó làm ông chán nản, buông xuôi, ông trở nên vững mạnh hơn, kiên quyết hơn mà trong mỗi phút giây hoạt động. Bóng dáng người mẹ luôn luôn bên cạnh ông như một cổ võ, thúc dục. Mà bà thâm tín rằng con bà, dù chỉ là một đứa trẻ, sau này sẽ làm nên chuyện lớn. Bà đã nhiều lần tâm sự cho những người hàng xóm rằng con bà sau này sẽ là một vĩ nhân.
Sự ưng thuận đời sống, cái gật đầu không điều kiện, sự dấn thân nhập cuộc của vị giáo hoàng này làm sao hiểu được nếu không tìm về cội nguồn, từ cảm nghiệm từ bà mẹ, cảm nghiệm về cái chết đã làm cho người thanh niên ấy sau này làm nên những công việc vĩ đại. (Xem Jean-Paul II . Une vie engagée. Éditions: de la Martinière).

Tổng thống Francois Mitterand cũng là một trường hợp tương tự. Ông vẫn cho rằng phải sống ở một vùng quê, một tỉnh lẻ và động chạm đến gốc rễ xa xôi ấy như thuộc bản năng con người trong mối tương giao xã hội con người tại mảnh đất mà con người ấy đã sinh ra và đã sống. Ông quen biết mọi người và mọi người biết ông. Nếu không có những cảm nghiệm đầu đời ấy thì không cách gì hiểu một con người!
Phải cộng lại tất cả những yếu tố ấy: dòng họ, nhà cửa, bà con thân thuộc, lịch sử, mảnh đất vùng Berry, truyền thống đã cắm rễ sâu vào một con người. Ông cũng cho rằng chính trong ông một sợi giây bền chặt bất biến của thời tuổi trẻ đã làm nên con người ông với cá tính, bản chất và nhân cách con người ấy đã được un đúc để không có gì có thể thay đổi được nữa.
Vì thế, khi mỗi lần về quê, ông tìm lại căn nhà mà tổ tiên ông đã sống ở đó bao nhiêu đời nay từ thế kỷ trước, ông đến ngồi thinh lặng hàng giờ ở đầu giường có treo một tượng Thánh giá khảm xà cừ, nơi mà mẹ ông vẫn ngồi, trước khi bà chết trong bệnh tật vào 12-1-1936.
Và trong cái nghĩa địa gia đình, nơi an nghỉ tổ tiên ông từ ông bà cha mẹ anh em thì nay còn một chỗ trống. Chỗ trống ấy vẫn còn đó như chờ đợi và 15 năm sau, sau khi đã làm Tổng thống rồi qua đời, F. Mitterand đã được chôn ở đấy. (Xem Robert Schneider. Les Mitterand. Perrin. 2005)

Hạnh phúc thay nếu chúng ta có một cội nguồn để tìm về!

Và phải chăng cộng đồng người Việt ở hải ngoại này đã không còn chốn quê hương đã làm nên họ, đã mất cội rễ cội nguồn và đến khi lìa đời đã chọn lựa một cái chết “không một nấm mồ” như một hành trình dương thế đầy bất hạnh dù đã lập nên sự nghiệp ở xứ người.
Cuộc sống mặc dầu dư đủ về nhiều mặt. Nhưng nó vẫn thiếu một cái gì trong tâm thức tìm về cội nguồn. Nó vẫn có một khoảng trống cần lấp đầy và hình như có gì thiếu hay mất mát và một cách nào đó đã chọn một cách chết sạch sẽ và hiu quạnh như một giải thoát ra khỏi chốn lưu đầy?
Bài viết chỉ nói đến người Việt xa xứ mà không đả động gì đến hoàn cảnh xã hội bên Việt Nam. Ở nơi đó, càng ngày càng có nhu cầu chen sống đi đến tình trạng là người sống xua đuổi người chết để chiếm chỗ. Bố mẹ người viết đã hai lần bị bốc mộ đuổi ra xa khỏi các thành phố và gia đình đành thiêu hài cốt để dành đất cho người sống.

Còn nhớ thời kỳ mà mỗi xứ đạo ngoài việc xây nhà thờ, còn xây một trường học bên cạnh. Và xa xa là một nghĩa địa Đất Thánh để người chết luôn luôn được che chỏ dưới bóng Thánh giá.
Chết không chỗ để về, “không một nấm mồ”, phải chăng là cái giá phải chăng không quá đắt?

Nguyễn Văn Lục
“trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeTue May 07, 2019 4:06 pm

.

https://www.youtube.com/watch?v=is8IASoGASw
Album Một Cõi Đi Về - Khánh Ly (1992)


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Zen_pilgrim_blank_card

Là ngay ở nơi này
- Nguyễn Duy Nhiên


Văn hào Leo Tolstoy có kể một câu truyện về hai người bạn già. Efim là một người giàu có và có một đời sống rất gương mẫu, ông không uống rượu, không bao giờ nói dối và được mọi người trong làng kính trọng. Và ngược lại, bạn của ông, Elisha thì có một cuộc sống tạm đủ, thỉnh thoảng ông uống rượu, và hay ưa thích ca hát, vui chơi với bạn bè.

    Một ngày nọ, hai người bạn rủ nhau cùng đi hành hương về nơi Thánh địa. Trên đường đi, Elisha mệt và khát nước nên bảo người bạn của mình hãy cứ đi trước, ông muốn ghé vào ngôi làng gần đó để xin nước uống, rồi sẽ bắt kịp theo sau.
    Efim nghe lời và đi trước, được một đoạn ngắn, ông dừng lại dưới một gốc cây và ngồi chờ người bạn của mình.  Efim mệt và ngủ thiếp đi một lúc lâu. Khi tỉnh dậy, ông ngồi chờ đến xế chiều vẫn không thấy bóng dáng của Elisha đâu. Efim đoán có lẽ người bạn của mình đã đi ngang qua hoặc đi nhờ với ai đó rồi, và có lẽ không nhìn thấy ông ngồi chờ ở nơi này. Efim nghĩ, thôi bây giờ mình cứ tiếp tục lên đường, chắc là sẽ bắt kịp Elisha đang ở phía trước.
    Sau vài ngày đường, cuối cùng Efim cũng đã đến được nơi Thánh địa.  Ông bắt đầu đi tìm người bạn của mình. Và trong một buổi lễ đông người ông nhìn thấy rõ ràng Elisha từ xa, đang quỳ lạy và cầu nguyện. Efim rất mừng, vì biết rằng người bạn nhà nghèo của mình cũng đã đến được nơi này cùng với ông. Trong suốt buổi lễ, Efim luôn đưa mắt nhìn Elisha để khỏi thất lạc người bạn mình lần nữa.

    Khi buổi lễ chấm dứt, mọi người xô đẩy, chen lấn nhau ra về, và Efim lại mất dấu người bạn mình. Nhiều lần, ông nhìn thấy rõ Elisha từ xa, nhưng khi chen đến gần thì người bạn mình đã đi mất.
    Sau cùng Efim bèn ra đứng trước cỗng để đón chờ Elisha. Efim nghĩ thầm, lần này thì người bạn mình không thể nào đi đâu mất được. Ông đứng chờ đến chiều, khi mọi người đã ra về hết nhưng vẫn không thấy Elisha đâu.

    Efim một mình trở về làng. Và ông ngạc nhiên khi thấy người bạn nhà nghèo của mình đã có mặt ở nhà rồi. Efim vừa ghé qua thăm, thì Elisha đã chạy ra vồn vã xin lỗi, “Tôi thành thật xin lỗi anh là đã không hành hương đến Thánh địa như đã hứa với anh được. Hôm tôi ghé vào một ngôi nhà để xin nước uống, nhưng gặp gia đình ấy có hoàn cảnh rất thương tâm, nên tôi quyết định gom hết chút số tiền dành dụm cho chuyến hành hương của mình, và ở lại để giúp đở họ qua cơn ngặt nghèo ấy. Còn anh thì sao, anh có đến nơi an toàn không?”
    Efim ngẩn ngơ, không hiểu người mà ông đã thấy rất rõ ràng ở nơi thánh địa kia là ai! Phải chăng tuy người bạn nghèo của mình, Elisha, không đến nơi đó, nhưng tấm lòng của ông đã đến được rồi. Efim im lặng hồi lâu, rồi quay sang nói với người bạn mình, “Chân tôi tuy đã bước được đến Thánh địa rồi, nhưng tâm tôi thì không chắc…”

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Monk%2BMountain

Có lẽ câu truyện ấy cũng muốn nhắc nhở rằng, trên con đường tu học nơi nào cũng có thể là thánh địa, cũng có thể trở thành một chốn huyền thoại, nếu như ta biết tiếp xúc với những gì đang có mặt với một ý thức trong sáng, và tấm lòng chân thành.
    Và có lẽ thánh địa không phải là một nơi đặc biệt nào đó mà ta phải tìm đến, mà nó đang có mặt nơi đây với một cái thấy biết chân thật. Có biết bao nhiêu là những phương pháp và con đường, dẫn ta về một nơi xa xôi nào đó, mà mình cũng chưa thật biết tới, nhưng không mấy ai biết làm sao để trở về có mặt được ở nơi này, bạn hả…

    Chúng ta vẫn mong đến được một nơi nào, hay có được một trạng thái nào, là hoàn hảo và tốt lành. Và ta lên đường hành hương về nơi ấy, với một nhiệt tâm mong cầu. Nhưng có lẽ rồi ta sẽ khám phá ra rằng, nơi chốn ấy, cũng đang có mặt ngay nơi này.
    Và mặc dù chân ta tuy chưa bước đến nơi đó, nhưng biết đâu được, với một tấm lòng trong sáng và chân thành, tâm mình cũng có thể đã về, đã đến nơi rồi, phải không bạn? Vì thật ra ta nào có rời khỏi nơi ấy bao giờ đâu…

Nguyễn Duy Nhiên
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeTue May 14, 2019 10:48 am

.

https://www.youtube.com/watch?v=zFBBzw58zBo
Dòng Đời - Nguyen Khang


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc 1

Hiểu được cả cuộc đời qua 3 chữ “không”...

Có những việc không cần phải để ý bởi vì không thể nào thay đổi được nữa. Có những người không cần cáo biệt bởi vì họ chỉ là khách qua đường. Rất nhiều lúc khiến chúng ta cảm thấy khổ đau không phải là bản thân sự tình mà là hoài niệm.

Không hoài niệm quá khứ

Mỗi một trải nghiệm, dù tốt hay xấu cũng là một phần của cuộc đời, đều có ý nghĩa riêng của nó. Chính những con đường đã đi qua, vết thương đã phải chịu, người đã yêu thương, đều cấu thành nên bóng dáng hiện tại của chúng ta.

Đối với quá khứ, bất kể là lưu luyến hay hối hận đều không nên nắm chặt lấy chẳng buông. Cuộc sống vẫn cần tiếp tục, người cứ mãi hồi tưởng quá khứ thì vĩnh viễn không đến được tương lai.
Có người xách cái bình rất đẹp vội vã đi đường nhưng vì chút bất cẩn đã đánh vỡ mất. Người bạn đồng hành trông thấy bèn than thở tiếc nuối mãi không thôi. Nhưng chủ nhân của chiếc bình quý thì lại điềm nhiên như không hề có chuyện gì xảy ra, quay người tiếp tục rảo bước. Người bạn đồng hành hỏi nguyên nhân, ông cười phóng khoáng trả lời: “Chiếc bình đã vỡ rồi thì còn lưu luyến nó làm gì nữa?”.

Người ngộ được chữ ‘Không’ – ‘không hoài niệm quá khứ’ này hiểu được rằng, đời người khó có được, đi hết sơn cùng thủy tận thì cuối cùng sẽ thấy cảnh tượng đẹp tươi. Buông bỏ hết thảy những chuyện xưa trùng trùng thì mới có được thân thể nhẹ nhàng tiếp bước trên hành trình lâu dài của cuộc đời.

Không phụ bạc hiện tại

Nhiều người có thói quen suy nghĩ trăn trở, trằn trọc tìm đáp án mà không biết tĩnh tâm để mắt đến cuộc sống hiện tại, để sống sao cho tốt đẹp. Cứ kéo dài mãi như thế thì cuộc đời càng ngày càng mơ hồ, càng rơi vào cõi mê, và càng khó cải thiện hiện trạng. Cuối cùng cả đời một việc cũng chẳng thành.
Trong cuộc sống, mỗi người đều đang không ngừng nắm lấy và buông bỏ trong khi cân nhắc tính toán được mất, một mặt nỗ lực tiến lên, một mặt dũng cảm gánh vác, cuối cùng nhận ra và có được phần mình mong muốn.

Thế nào mới là thái độ của đời người trưởng thành? Đó là nhìn thẳng vào hiện thực, đồng thời nguyện ý dốc hết sức mình cho mỗi ngày hiện tại. Do đó có những việc không được vội vàng, cần học cách nhẫn nại chờ đợi, tĩnh tâm sống. Nắm bắt tốt mỗi giờ phút hiện tại thì tự nhiên sẽ có được đáp án tốt nhất.

Không sợ tương lai

Có người bạn nói với tôi rằng, sự việc bất lực nhất của đời người là khi phát hiện ra mình càng ngày càng đi xa mơ ước.
Cảm giác đó giống như bạn đi một quãng đường rất dài rồi, đột nhiên quay đầu lại không tìm thấy phương hướng ban đầu khi đến đây. Còn có người đã từng nghĩ rằng cả đời mình sẽ quanh quẩn ở bên nửa cuộc đời kia của mình, bỗng một hôm, đột nhiên thấy đến Thiên quốc cực lạc.

Con người càng trưởng thành thì càng cảm thấy cô đơn, có lúc thậm chí cảm thấy bất lực. Nhưng bạn hãy cứ tiếp tục dũng cảm tiến lên. Bởi vì bạn biết đấy, con đường của mình chính là vừa đi vừa chặt gai góc mở đường, tự mình hoàn thiện. Ngoài ra, chẳng còn có con đường nào khác cả.

Cái gì nên đến rồi sẽ đến. Đối với tương tai, chúng ta nên hy vọng, nhưng cũng chớ sợ hãi. Chỉ cần có đủ nỗ lực và kiên trì thì rồi sẽ có lúc tìm được lối đi ra khỏi cảnh khốn cùng, nhìn thấy hy vọng trong tuyệt vọng.

***

Đời người xưa nay không có con đường nào uổng phí, cũng không có thành công hay thất bại nào vô duyên vô cớ. Những gì mình có được chỉ là cày cấy bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Muốn có được điều gì thì trước tiên phải bỏ công sức. Hết thảy đều có nguồn gốc từ chính bản thân mình.

Người ta trong khi ngày càng trưởng thành sẽ học được cách biến phức tạp thành đơn giản, thong dong đối đãi hết thảy, sống cuộc đời nhẹ nhàng với tầm nhìn khoáng đạt, sống một kiếp nhân sinh ung dung tự tại.

(Sưu Tầm)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Suy ngẫm chuyện đời... Nghìn ô cửa - Phùng Quân   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeMon Jun 17, 2019 9:03 pm

.

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Zendoor

Nghìn ô cửa
- Phùng Quân


“B À À À à à à...”

Tiếng thằng cháu gọi bà như gào lên với đầy vẻ trịch thượng pha lẫn thích thú. Tiếng gọi thật lớn, vang qua hàng dậu, và chỉ ngay một thoáng sau đó, tiếng mẹ tôi từ trong nhà vọng vội ra:
“Thằng Ni đó hả... Bà đây...”

Rồi cánh cửa xịch mở, mẹ tôi với nét mặt mừng rỡ, lăng xăng ra đón thằng cháu nội yêu quí của bà. Ngày nào cũng như ngày nấy, mẩu đối thoại giữa hai bà cháu không mấy thay đổi và âm điệu gào to chỉ tăng giảm đôi chút tùy theo sự vòi vĩnh hay thích thú nơi thằng cháu nội. Lỉnh kỉnh với mấy cái túi xách, nào là đồ chơi, mấy cuốn tập tô màu, cung kiếm... nó vừa hiên ngang, vừa khệ nệ bước vào nhà. Mẹ tôi chúm chím mỉm cười nhìn theo, tôi đọc được trong nụ cười và sau ánh mắt âu yếm ấy, niềm vui sướng khôn tả và sự mãn nguyện của mẹ tôi. Đây sẽ là giang sơn cho thằng cháu tha hồ làm vua, và bày bừa đồ đạc khắp nhà để ông bà mệt đuổi theo trong suốt một ngày. Còn phần tôi những lúc ấy, thường chỉ kịp trao đổi vội vàng ít câu thăm hỏi và dặn dò như thường lệ với mẹ tôi rồi vội vã lên đường.

Chỉ những hôm cuối tuần đưa cháu sang thăm ông bà, tôi mới có dịp thư thả ngồi lâu hơn hàn huyên với Bố Mẹ tôi. Hoặc thỉnh thoảng vì có công việc bận phải gửi cháu thêm cuối tuần, thì mỗi khi sang đến nơi, bao giờ Bố tôi cũng cố giữ nán lại:
“Có ấm trà Bố vừa mới pha đấy, hãy ngồi uống với Bố vài chén đã!”.

Tuy nói vậy, nhưng mỗi khi thấy tôi đã chịu ngồi xuống, Bố tôi bao giờ cũng đứng dậy đi vào bếp, lích kích bật bếp, đun thêm ít nước sôi để sửa soạn cho một tuần trà mới. Bộ ấm chén nhỏ xíu bằng đất, màu gan gà, được Bố tôi lau lại và đặt ngay ngắn trong khay trà. Có nhiều lần tôi đã muốn phụ giúp Bố tôi, dành lấy công việc pha trà ấy, nhưng hình như Bố tôi cho rằng trong nhà này, chỉ mỗi Bố tôi mới là người biết pha trà, và ấm trà kia như thế mới ngon và thêm thi vị. Mà thật đúng như vậy, hương vị của những chén trà do Bố tôi tự tay pha chế, sao ngon lạ lùng đến thế. Tôi vẫn để ý từng động tác và thuộc lòng từng cử chỉ quen thuộc ấy, nhưng rồi sau này chính tôi hình như cũng bị lây cái thói quen thích ngồi yên, không còn muốn dành lấy công việc pha trà ấy nữa. Đối với Bố tôi, uống trà không chỉ là để thưởng thức vị thơm ngát của mỗi chén trà, mà những công việc xung quanh chén trà ấy như được thể hiện một phong cách tiêu dao. Những lúc ấy tôi có cảm tưởng mình không còn là một người con về thăm gia đình nữa, mà đang là một khách quí được mời đến để cùng thưởng thức uống trà. Dần dà tôi đã trở thành một người khách đối ẩm sành điệu của Bố tôi không biết từ lúc nào.

Thời còn ở trung học, tôi thích đọc truyện của Nguyễn Tuân, nhất là cuốn Vang Bóng Một Thời. Trong đó có truyện ngắn Những Chiếc Ấm Đất tả về cái thú uống trà. Nên bây giờ mỗi khi ngồi uống trà với Bố tôi, hình ảnh ông cụ Sáu và sư cụ chùa Đồi Mai thỉnh thoảng lại lãng đãng hiện về trong trí óc. Thú uống trà của người xưa, tưởng như rất đơn giản nhưng không ngờ lại quá nên thơ và cầu kỳ đến như vậy. Tôi cảm thấy mình may mắn, tuy sống giữa một thời đại tân tiến, quá máy móc và nhiều những nhu cầu vật chất trên xứ Mỹ này, mà những lúc trở về gia đình vẫn còn được sống trong một khung cảnh ấm cúng, còn đượm nét nho phong. Có lẽ đã từ lâu lắm, trong những dịp hai Bố con chuyện trò chung quanh từng chén trà trong sương sớm ấy, không biết vô tình hay hữu ý, bao nét đẹp Đường Thi và điển tích văn chương kim cổ, đã được truyền đạt và thấm đượm vào tâm hồn tôi không biết tự bao giờ.

Khi sang đến Mỹ, tuổi tác Bố Mẹ tôi đã khá cao. Không gian tuy có phải đổi dời, mặc dầu bên cạnh nỗi buồn nhớ quê hương, thương con nhớ cháu còn lại bên nhà, thì hình như đằng sau cánh cửa ấy, nếp sống cũ từ xa xưa và không khí nho phong của Bố Mẹ tôi không mấy hề thay đổi. Cuộc sống mới nơi xứ người dù có xa lạ, vội vã và ngôn ngữ dù có khác biệt, nhưng hình như những điều ấy không mấy ảnh hưởng đến tập quán trong gia đình. Đằng sau cánh cửa ấy, mùi trầm hương và nồi bánh chưng vẫn thơm ngào ngạt vào những hôm giỗ Tết. Đặc biệt mỗi khi trong nhà có các bạn thơ từ phương xa đến thăm, tiếng đàn thập lục của Bố tôi lại được dịp ngân lên đôi cung điệu tao đàn, như trang điểm thêm vào những vần thơ xướng họa, làm thôi thúc con chim họa mi trong lồng treo ngoài hiên ríu rít hót vang.

Đằng sau cánh cửa ấy vẫn là nếp sống thanh bạch thường ngày, và không biết vì đâu, bạn bè của Bố Mẹ tôi sau này đã đặt tên nơi ấy là Song Hạc Đình. Bố tôi thuộc vào thế hệ Tây học ngày trước, nên Hán văn cũng còn rất giỏi. Trong phòng khách ngoài những bức họa đề thơ treo trên tường, là một tấm trướng dài, trên đó Bố tôi viết một câu chữ Hán theo lối đại tự: 不出戶, 知天下: Bất Xuất Hộ, Tri Thiên Hạ. Ý nghĩa của câu nói đó là: “Không ra khỏi cửa mà biết được việc thiên hạ”. Giản dị chỉ có vậy mà phải đợi mãi đến những năm về sau này, khi tôi bắt đầu có dịp đọc đến cuốn Đạo Đức Kinh, tình cờ mới khám phá đó là một câu nói của Lão Tử. Cả túi khôn trong thiên hạ, tóm gọn trong năm ngàn lời, gồm những qui luật bất biến, diệu dụng của tạo hóa hay kinh nghiệm tâm lý nhân sinh, ngàn đời vẫn không hề thay đổi. Lúc ấy tôi như chợt khám phá ra cả một khung trời Đông phương huyền diệu mà bao la và mới lạ, rất thường hằng như thiên nhiên kia, đến mùa thu thì lá phải vàng, nhan sắc nào tồn tại mãi được với thời gian? Hòn đá kia dù có được đẽo gọt công phu đến mấy khi quăng xuống nước cũng phải chìm. Khúc gỗ này tuy thô sơ mộc mạc nhưng vẫn nổi trơ gan qua bao ghềnh thác? Bởi vậy khi đã quán triệt được những qui luật diệu dụng ấy, thì không cần bước ra khỏi cửa, không cần phải đến tận nơi, hay phải nhìn tận mắt cũng suy được việc người, việc đời, cũng biết được lẽ đúng, điều sai. Quán triệt được lẽ đời, tâm sẽ bớt vướng bận, thong dong cùng năm tháng. Ở vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, nhất là đối với những người còn chút ảnh hưởng Nho học như thế hệ Bố tôi, thì hình như sẽ cảm thấy không còn muốn nghĩ đến chuyện xuất hộ để tri thiên hạ nữa, mà dẫu nếu có xuất hộ, thì cũng không hẳn là cần thiết để muốn tri thiên hạ nữa rồi.

Không biết được ông dạy cho từ khi nào, mà khi thằng cháu nội bắt đầu biết nói sõi, cũng là khi chàng đã thuộc nằm lòng câu nói đó, cũng biết chỉ trỏ vào những chữ Hán kia, dõng dạc đọc to: “Bất - Xuất – Hộ - Tri - Thiên - Hạ”, ra vẻ đắc chí lắm, làm cả nhà cười vang.

Thời gian bình lặng trôi nhanh...
Tiếng gọi “BÀÀÀààà...” qua hàng dậu của thằng cháu nội ngày nào, đã thưa dần theo năm tháng. Tôi cũng ít có dịp ghé sang thăm Bố Mẹ tôi đều đặn như ngày trước. Bộ ấm trà dùng lâu ngày, vẫn nguyên màu nâu cũ, nay đã lên nước bóng, như được phết thêm lên đó chất liệu thời gian bằng tuổi già chồng chất của Bố Mẹ tôi. Tôi vẫn thích thú những lúc được nhắp từng ngụm trà thơm, hay thưởng thức vị ngọt đặc biệt của trà còn lưu lại trong cổ sau mỗi chén trà ấy, nhưng dường như có một điều gì đó khiến tôi linh cảm, cho đến một lần kia trong lúc hàn huyên, Bố tôi ôn tồn dặn dò:
“Bố thấy đời sống các con bên này sao mà bận rộn quá! Bận rộn không còn thấy những khoảng khắc thanh cao thư giãn cần thiết cho tinh thần. Nhưng rồi mai sau này..., các con cũng nên cố gắng phải sửa soạn và tìm cho mình một lối về...”
Tôi hiểu nỗi băn khoan nơi Bố Mẹ tôi, khi tuổi già sức yếu, cùng nỗi cô đơn và những kỳ vọng cuối đời trông mong muốn gửi gấm đến con cái. Đằng sau cánh cửa kia, là cả một nếp sống cổ kính của gia đình. Tôi cũng có những niềm riêng, khắc khoải âm ỉ trong lòng, làm sao mưu sinh để có thể vươn lên và hội nhập trong cái xã hội này, mà không bị đánh mất chính mình, để mỗi khi quay trở về với gia đình, vẫn còn được nhìn thấy như một người con hiếu thảo, vẫn mãi là con của Bố Mẹ...

Cũng hơn hai mươi năm qua, kể từ lần dặn dò ấy, thằng cháu nội của ông bà nay đã trưởng thành. Cánh chim đã khôn lớn, đủ sức tung cánh bay lượn khắp bốn phương trời. Thấp thoáng nhìn lại, tôi cũng sắp sửa bước vào khoảng không gian và tuổi tác của Bố Mẹ tôi, khi các người mới sang đến Mỹ ngày trước. Câu chuyện “Rừng Mắm” mỗi khi nhớ lại, vẫn không khỏi để lại trong tim tôi những phút se lòng. Ai ngờ những cây mắm cũng dám vượt đại dương, tìm đến đây để tái sinh trên một mảnh đất hoàn toàn khác lạ từ phong thổ đến văn hóa và đã dốc hết tâm sức để cố bám rễ, đâm chồi...

Cuộc sống chung quanh đây với nắng sớm vẫn lên và gió chiều êm ả vẫn thổi về. Bốn mùa vẫn đều đặn đổi thay như cuộc sống bình thản qua lại mỗi ngày. Tôi vẫn khép mở đôi cánh cửa, ngày ngày hai buổi bước ra ngoài giao tiếp với cuộc đời. Thỉnh thoảng thằng cháu nội ở xa về, là lúc những nén hương được thắp vội trên mộ phần Bố Mẹ tôi. Hai cha con khi ấy lại có dịp ghé qua nghĩa trang thăm viếng mộ ông bà. Chiêm nghiệm lại, có những biến cố đã xẩy đến làm thay đổi cả cuộc đời mình, tôi đôi lúc cũng bắt đầu thấy được cái lý vô thường, song hình như đâu đấy chỉ được một thời gian, rồi với cuộc sống bận rộn , những điều chợt ngộ cũng vẫn mau quên!

Giờ đây nắng đã lên cao ngoài hiên. Tôi đang ngồi trong phòng yên tĩnh một mình, mắt chăm chú nhìn vào màn hình mở rộng. Một ô cửa vừa được mở ra, một ô cửa nữa vừa đóng lại, và rồi cứ thế... nghìn ô cửa nối tiếp nhau mở ra, đóng lại, theo sau từng mỗi cái nhấp khẽ, di động của bàn tay. Tôi lướt đi từ một thế giới này, rồi bước sang một thế giới khác, từ Đông sang Tây chỉ trong nháy mắt. Những thư từ và hình ảnh bạn bè, rồi tin tức từ quê hương... thi nhau nối kết tâm tư tôi với thế giới bên ngoài.

Bất giác tôi nhớ Bố Mẹ tôi và khung cảnh ấm cúng gia đình ngày trước. Tôi nhớ đến cả những ấm trà trong sương sớm. Cánh cửa yêu thương mà Mẹ tôi vẫn rộng mở, mỗi khi đón thằng cháu nội sang chơi, đã vĩnh viễn khép lại. Tôi nhớ đến câu Bất Xuất Hộ, Tri Thiên Hạ treo trên vách ngày nào. Có một chút gì thân quen mà nghe chừng hư ảo, một triết lý nhân sinh tưởng như xa xôi mà cũng vô cùng gần gũi, đã mãi ăn sâu vào trí óc.

Rồi mùa thu sẽ đến với mỗi cuộc đời. Lúc đó lá trên cây cũng sẽ tàn phai và rơi theo về cội. Bạn bè thân quen, có ai khi ấy còn ghé thăm nơi Hàng Gió, chắc sẽ chẳng ngạc nhiên nếu khi nhìn thấy câu Bất Xuất Hộ, Tri Thiên Hạ lại được chủ nhân cẩn thận treo lên cao giữa phòng, rồi ngày ngày nhìn lên vách trầm ngâm, ra chiều đang diện bích...

PHÙNG QUÂN
Hàng Gió
Mùa Vu-Lan 2013
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat Aug 24, 2019 2:45 pm

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Z

Suy ngẫm chuyện đời: Cầm lên được, hạ xuống được...

Người xưa có câu: “Cầm lên được, hạ xuống được”, “cầm lên được” là năng lực, là nắm giữ, chịu trách nhiệm. “Hạ xuống được” lại là trí tuệ, là giải thoát, là tiêu diêu tự nhiên. Cho nên, trong cuộc sống phải biết việc gì nên nắm giữ thì nắm giữ, việc gì không nên thì hãy buông bỏ.

Đời người càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Đạo lý này không phải ai cũng hiểu. Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường nếu như chỉ đi truy cầu hưởng thụ vật chất thì sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần.
Nếu trường kỳ sống trong cảnh như vậy sẽ khiến con người vô cùng khổ sở. Muốn đạt được cảnh giới thoải mái tự tại thì cần hiểu được mọi sự nên thuận theo tự nhiên, thuận lòng trời đừng chấp nhất truy cầu.

Từng có một câu chuyện kể rằng, trước đây có một nữ sinh trung học, bởi vì mẹ mất mà đau khổ đến mức không còn thiết sống nữa. Mỗi ngày cô gái đều ngồi trong phòng, trong lớp học khóc lóc một cách thống khổ khiến ai nhìn thấy cũng thương cảm động lòng. Cô gái một mực đau khổ, ai khuyên nhủ cũng không nghe ra.
Một hôm thầy giáo chủ nhiệm trên lớp giảng bài đã lấy ra một chén nước và hỏi cả lớp: “Các em cho thầy hỏi, chén nước này nặng bao nhiêu?” Học sinh ở dưới ai nấy đều nhao nhao bàn luận, người nói là hai lạng, người lại khăng khăng nói là năm lạng.
Thầy giáo lại hỏi tiếp: “Kỳ thực chén nước này nặng bao nhiêu cũng không quan trọng. Quan trọng là mọi người có thể cầm được nó trong tay bao lâu?”

Vì không thấy học sinh nào trả lời, thầy giáo nói: “Cầm một phút đồng hồ chắc hẳn ai cũng cầm được, không có vấn đề gì. Nhưng cầm nó trong một giờ chắc hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy mỏi tay. Cầm nó trong cả ngày, vài ngày ắt hẳn mọi người sẽ bị mệt đến tê liệt mà ngã xuống.
Kỳ thực, thầy rất đồng cảm với bạn nữ trong lớp chúng ta phải chịu khổ đau vì mất mẹ. Nhưng em đã khóc suốt hơn một tuần qua rồi, nếu như em cứ khóc mãi không ngừng như vậy, kết quả em sẽ ra sao đây?”
Nghe những lời của thầy giáo, nữ học sinh rốt cuộc đã tỉnh ngộ.

Sức nặng của một chén nước lúc trước và lúc sau vẫn là như vậy. Nhưng nếu cầm càng lâu thì sẽ cảm thấy càng ngày càng nặng nề. Cũng giống như vậy, con người khi đối mặt với mọi áp lực trong cuộc đời, nếu như không biết buông bỏ thì trong thời gian lâu dài sẽ bị những áp lực ấy đè nặng mà suy sụp. Một người nếu không buông bỏ được các truy cầu hưởng thụ vật chất thì vĩnh viễn không thể đạt tới cảnh giới tự do tự tại.

(Sưu tầm)

Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeSat Sep 07, 2019 10:46 am

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcQSPGMnLbN_EFbF77TNj0gqxzPYCn1JxAsRAL_qkLHnZOMKJ7ynlw

Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

Một đời này, điều gì là đáng quý nhất? Trong lòng mỗi người chắc hẳn đều có đáp án khác nhau…

Có một chàng trai trẻ ngồi ở ghế đá công viên trong tâm trạng chán nản, không ngừng than vắn thở dài. Ông lão ngồi bên thấy vậy liền hỏi: “Này chàng trai trẻ, có chuyện gì vậy?”.
Cậu ngước lên nhìn ông lão: “Ông ơi, ông thấy cuộc đời điều gì là trân quý nhất?”.
Ông lão cười khẽ, đáp:
“Những lúc không có tiền thì cảm thấy tiền là trân quý nhất. Những lúc không có nhà thì cảm thấy có được căn nhà là thứ trân quý nhất. Những lúc ốm đau bệnh tật thì cảm thấy sức khỏe là thứ trân quý nhất. Những lúc chia xa thì cảm thấy được ở bên nhau là trân quý nhất!

Con người thường không bao giờ hiểu được rằng rốt cuộc điều gì là trân quý nhất. Nói đó là tiền tài, nhưng có rất nhiều thứ mà bao nhiêu tiền cũng không mua được. Nói đó là nhà cao cửa rộng, nhưng một khi nhắm mắt xuôi tay thì cũng phải bỏ lại hết thảy, không mang theo được gì. Cho nên, những điều trân quý thì thường là vô giá, không thể dùng giá trị mà đo lường được.
Trong cuộc đời này, điều gì là trân quý nhất? Thân thể khỏe mạnh là điều trân quý nhất. Tình cảm thật lòng là trân quý nhất. Có người thân bạn bè bên cạnh, ấy là trân quý nhất. Được sống những tháng ngày vui vẻ thảnh thơi, ấy là trân quý nhất… Bởi vậy, hỡi chàng trai trẻ, hãy cố gắng lên nhé!”.

Một đời này, điều gì là đáng quý nhất? Trong lòng mỗi người chắc hẳn đều có đáp án khác nhau, cũng giống như bạn cảm thấy màu gì đẹp nhất, loài hoa nào đẹp nhất vậy. Đáp án của mỗi một người đều không như nhau.
Nhưng dưới tình huống đặc biệt, thì đại đa số chúng ta đều có chung đáp án, ví như với người sắp chết khát trong sa mạc thì không có gì quý hơn nước uống, với người sắp chết đói thì thứ trân quý nhất không phải tài sản, mà là thức ăn.

Trước mắt bạn cần gì, thì thứ đó sẽ là điều trân quý trong đời bạn. Nhưng vì thứ cần thiết trong mỗi một giai đoạn của đời người thường không giống nhau, vậy nên điều mà ta vốn cho là tốt nhất, thì đến một giai đoạn nào đó điều ấy cũng không còn “tốt nhất” như lúc ban đầu.
Đời người không cần phải cứ mải mê theo đuổi “thứ gì trân quý nhất”, vốn là những thứ quá hư ảo. Bởi khi tâm ta thay đổi, mọi thứ cũng sẽ theo đó mà đổi thay theo.

Duy chỉ có điều được nói ở trên: thân thể khỏe mạnh, tình cảm chân thành mới là thứ tốt nhất không bao giờ thay đổi trong suốt cuộc đời. Vậy nên hãy trân quý những người thật lòng quan tâm đến bạn, cũng như trân quý mỗi một ngày bình an vui vẻ được sống trên cõi đời này.

(Sưu Tầm)


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc GIA-TRI-CUOC-SONG
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeTue Sep 17, 2019 10:11 am

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Anh-nong09

Khoe
- Tạp Ghi Huy Phương

 
Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “… hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta.

Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không? Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.
Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?”. Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.

Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả. Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.
Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.
Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quý giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.

Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa”. Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.

Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu. Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: Bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.
Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.

Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.

Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông”.
Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc… tâng bốc mình.
Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.

Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”

Huy Phương
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeMon Oct 07, 2019 9:31 pm

.

Hãy sống như một bông hoa

Đời người như hoa nở,
kiếp hoa đôi khi thật giống kiếp người,
một số kiếp không được đo bằng thời gian mà bằng giá trị sống.


Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcTqg6K5brZOi865BvcMw1ROSKpxxIX7ANAckuS4pzAMIjhZzuUX
 
Mọi sự khởi đầu khi hạt giống được gieo trên đất. Dù muốn dù không, bạn cũng có mặt trên đời. Rồi như hạt giống ngày càng lún sâu, bám chặt đất như nền tảng, hấp thụ tinh hoa; con người cũng cắm sâu trong cội nguồn, trong một không gian và thời gian nhất định, tiếp thu văn hóa và truyền thống, lớn lên với tất cả những gì thân quen bao bọc, đất không là đất lạ, đời cũng không xa lạ với người.

Trong lòng đất hạt giống âm thầm mọc, từ tối tăm vươn ra ánh sáng, đẩy bao chướng ngại, bao gò bó chật hẹp để góp mặt với đời. Nó ngỡ ngàng khám phá ra thế giới chung quanh và bầu trời rộng lớn, thấy rõ tầm vóc bé nhỏ, yếu đuối và giới hạn của mình, nhưng vẫn tin tưởng vì có niềm hy vọng và sức sống bên trong, luôn luôn thôi thúc mình triển nở, cho tới ngày thành đạt khai hoa.
 
Cây trước lúc đơm hoa, còn chịu bao cắt tỉa đớn đau để nên hoàn thiện, nhận lãnh sự bổ sung của bao phân tro, nước tưới để vươn cao và đứng thẳng trong đời.
Con người cũng vậy: nhờ giáo dục của gia đình, học đường và xã hội, cùng nỗ lực bản thân, bạn đã loại bỏ bao nết xấu, cắt tỉa bao cá tính gây phiền toái, chặt đi bao vướng bận thừa thãi, bao lo toan vụn vặt để sống thành toàn. Bạn cần cả những câu khen ngợi lẫn những lời phê bình chỉ trích đúng đắn để lớn lên, bạn cần gió lay để biết mình đang đứng vững và cố cắm sâu hơn trong đất sống, bạn cần ngày nắng để sống cứng cát và cũng cần đêm về để nghỉ ngơi lại sức. Bạn cần gia đình, bạn bè bên cạnh để nương tựa trong mưa gió cuộc đời. Vào một buổi sáng đẹp trời nào đó, bạn đã là một bông hoa.
 
Bông hoa sống rất tự nhiên, nó mở lòng đón nhận tất cả: sương mai, ánh nắng, gió xuân, mưa lũ, và cả đêm đen; không tham lam, không kiểu cách, không phàn nàn, không hãi sợ. Với tất cả vẻ đẹp duyên dáng, bông hoa biết mình hiện diện là hiện diện cho đời. Người ta dùng hoa làm ngôn ngữ trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, nói lên tâm hồn, ý nghĩ:
Hoa hồng biểu tượng cho tình yêu, hoa huệ tượng trưng cho sự khiết tịnh, hoa sim tím nhắc đến lòng chung thuỷ…
Nếu bạn sống như một bông hoa, bạn thật có ý nghĩa đối với người khác, đem lại niềm vui, sự an ủi, nâng đỡ người khác. Bông hoa thấy mình giá trị vì đã làm cho đời có giá trị: dấu chỉ tình yêu, tình thân thiện, nét thẩm mỹ… Bông hoa nào còn muốn gì hơn?
 
Cùng tươi nở trong một khu vườn, mỗi bông hoa có một vẻ đẹp, một hương thơm, nên không so sánh mình với những bông hoa khác: hoa hồng không ganh tị với màu vàng rực rỡ của hoa cúc, hoa dạ lý không khoe mình ngát thơm hơn hương của hoa quỳnh. Chúng dễ chung sống với nhau vì chấp nhận đứng bên cạnh nhau, vì biết mình có thể bổ túc cho nhau để vườn hoa là vườn hoa muôn sắc. Vườn hoa càng lớn, càng nhiều loại hoa, thì như càng đẹp và càng nhiều khách muốn ngắm nhìn. Kìa những hội hoa xuân với muôn hồng nghìn tía, bạn muốn là bông hoa lẻ loi một mình hay thấy cần phải dấn thân trong ngày lễ hội chung?
 
Bông hoa nở rộ thật vô tư, chẳng bao giờ kênh kiệu khất lần, hay hờn dỗi để mãi khép kín.
Rồi khi đã tươi nở, hoa không quan tâm đến việc được nâng niu, nhìn ngắm hay không. Và nhỡ ra có bị bóp nát, hoa vẫn toả hương thơm trên tay người đã vò xé mình. Bông hoa như  không biết đến giận dữ, trả thù, cho dù có bị thiệt thòi cũng vẫn hành động theo hướng tích cực. Bạn cũng vậy, tôi không biết có bao nhiêu khinh thường đã làm bạn tủi hổ, bao nhiêu bất công mà bạn đã âm thầm gánh chịu, có bao nhiêu nước mắt bạn đã đổ ra trong đau khổ, có bao oan ức đắng cay mà bạn đã phải cắn chặt môi… Nhưng tôi có thể biết được sự hiện diện và tấm lòng quảng đại của bạn khi cảm được hương thơm. Dù sao, những vấp ngã đã làm bạn thêm vững bước, những mất mát làm bạn thêm quý những gì đang có, những đau buồn làm bạn thêm trân trọng giữ gìn niềm vui dù nhỏ bé nhất, những thử thách rèn bạn thêm kiên nghị, những xúc phạm dạy bạn tập tha thứ, những thù ghét mời gọi bạn sống yêu thương. Chẳng có gì làm khó được bạn giữa một cuộc đời đang cần những con người chân chính như bạn, những bông hoa dám sống để toả hương thơm cho người.
 
Đời người như hoa nở, kiếp hoa đôi khi thật giống kiếp người, một số kiếp không được đo bằng thời gian mà bằng giá trị sống. Bông hoa kia dù biết sẽ "sớm nở tối tàn" vẫn cứ ngang nhiên tươi nở, trao tặng vẻ đẹp và hương thơm, được ngần nào thì hay ngần nấy, với tất cả khả năng và sức lực của mình. Bạn cũng vậy, hãy cống hiến cho đời tất cả những gì bạn có với tấm lòng yêu thương. Trên đất sống của mình, hãy cho những người chung quanh những điều tốt đẹp nhất.
 
Cuộc sống sẽ dễ chịu biết bao khi có nhiều hoa đẹp tỏa hương thơm, khi có những người quyết sống như những bông hoa trong vườn hoa muôn sắc mầu của nhân loại, để trao ban cho thế giới những giá trị nhân bản huy hoàng.
 
(Sưu tầm)

https://www.youtube.com/watch?v=y8v_-Nh_j0g
Dấu chân địa đàng

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeWed Oct 30, 2019 8:38 am

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Tumblr_inline_mryq3isRvc1qz4rgp

Tiền tài như phấn thổ?

- Phạm Lữ Ân


Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?

Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu “trọng nghĩa khinh tài” mà giải, tiền bạc quả thật đáng xem thường.
Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hoá con người… rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiếm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi… Nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật mà ta vẫn thấy?

Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng ” Tôi không quan tâm đến tiền bạc”, nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: ”Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy”.
Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó đã nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp hàng chục lần chúng ta chạm vào bàn tay ai đó mà ta thương yêu.
Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrungged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rằng: “Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại… Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiền, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó”.

Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân chúng ta: có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ tiền mua…
Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra… Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống credit card trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để lấy le với những người mình không quen. Sau đó è cổ ra cày để trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card (xài trước trả sau) và Debit Card (có bao nhiêu chỉ xài được bấy nhiêu). Tôi nhớ cái kinh nghiệm đau thương của cô, quyết định làm Debit Card thay vì Credit. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi window shopping cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên.

Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay “So if money can’t buy happiness, I guess I’ll have to rent it” (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người có bán là tiền có thể mua được. Chắc chắn như vậy. “Tiền không mua được hạnh phúc” chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà là vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó. Ngoại trừ trong các quảng cáo: tôi thấy trên internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn nước Pháp với lời rao “Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn được miễn phí ngôi nhà”.
Thật tài tình, chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech… Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng “Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình. Mua được thuốc men nhưng không mua được sức khoẻ. Mua được sách nhưng không mua được tri thức. Mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng…” Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ.

Một người quen của tôi có một cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp ba mươi lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự… Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô vô vị? Đổi sự chính trực của mình để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của “món hàng” không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối xót xa, hối hận dày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình đánh giá đúng giá trị của những gì chúng ta muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đổi chác, thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.

Tiền tài như phấn thổ

Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: đồng tiên có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.

("Nếu biết trăm năm là hữu hạn" - Phạm Lữ Ân)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeWed Nov 06, 2019 12:18 am

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcTpOYMEAFdXtW3qzpCUSyCH31IjTjzo6Mzi3HVId-RePs-TNnyy&s

Tiền bạc và Hạnh phúc

“Dẫm đạp nhau tranh cướp mua đồ giảm giá ‘Black Friday’”, ‘Anh em giết nhau vì tài sản chia không đều.’; ‘Thực phẩm bẩn, thuốc giả tràn làn thị trường.’…
Đọc những dòng tít như vậy vốn vẫn nhan nhản trên mạng hiện nay, chúng ta không khỏi giật mình, xót xa. Tất cả chung quy lại cũng chỉ vì một chữ Tiền. Liệu đồng tiền có phải là thủ phạm khiến con người tha hóa, xã hội ngày một đảo điên?

Tiền bạc có mang lại hạnh phúc?

Từng trải qua tình cảnh nghèo túng, đói khát, bạn mới cảm nhận được hạnh phúc của bát cơm no đủ. Từng chứng kiến cảnh những người cha mẹ phải bán thận để có tiền chữa bệnh cho con, bạn mới thấm thía giá trị của đồng tiền và nỗi khổ của đói nghèo. Tiền rất quan trọng. Trong biểu tháp nhu cầu Maslow, ở tầng thấp nhất là các nhu cầu thể lý căn bản. Nếu như các nhu cầu tối thiểu như ăn uống, nghỉ ngơi không được đáp ứng, chắc chắn chúng ta sẽ không thể có hạnh phúc.

Theo giáo sư Michael Norton thuộc Trường Đại học Harvard, đồng tác giả cuốn sách ‘Đồng tiền hạnh phúc’, ở một mức độ nào đó, tiền có thể ‘mua được hạnh phúc’ nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách.
Nghiên cứu của giáo sư Norton cho thấy, thay vì cố gắng tích trữ và sở hữu tài sản vật chất, hãy ‘mua trải nghiệm’. Trải nghiệm luôn lưu dấu trong trong tâm trí con người sâu sắc hơn là việc sở hữu. Kỷ niệm đẹp từ những chuyến đi xa, khám phá những điều mới lạ, những khoảnh khắc chia sẻ cùng những người thân yêu, luôn để lại ấn tượng khó phai mờ và giúp chúng ta gắn kết và hạnh phúc hơn.

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcSDQOfS7bsVQKvxlYJ6nhnKst9G7YlXr0t-Wr2QIJAGRLAzL1gU&s

‘Mua’ thời gian cũng được xem là một cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan. Trong thời đại bận rộn ngày nay, thời gian là thứ xa xỉ. Mua dịch vụ, giải phóng bản thân khỏi những công việc không quan trọng nếu có thể để được thảnh thơi hơn và dành thời gian làm những việc mình yêu thích, phát triển bản thân có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống.
Một khám phá nữa mà nghiên cứu của giáo sư Norton đã chứng minh và khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là việc cho đi mang lại nhiều hạnh phúc hơn chúng ta tưởng. Đó có thể là lý do những người rộng lượng phóng khoáng thường hạnh phúc hơn những kẻ keo kiệt hẹp hòi. Đồng tiền khi đem trao tặng có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn.

Đồng tiền không có lỗi, có chăng là thái độ, cách ứng xử của con người với đồng tiền.

Khi đồng tiền trở thành chướng ngại

Tiền là phương tiện giúp cuộc sống dễ chịu hơn. Vấn đề là chúng ta nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích.

Khi việc kiếm tiền, tích trữ của cải tài sản trở thành mục đích hay là động lực dẫn dắt mọi hành động, cuộc sống của chúng ta trở nên méo mó, lệch lạc bởi tiền bạc chỉ là một khía cạnh thứ yếu của cuộc sống, bên cạnh sức khỏe, tinh thần, tình cảm, kết nối, trí tuệ tâm linh… Hơn nữa, chúng ta dễ bị mắc kẹt trong cái vòng xoáy bất tận của kiếm tiền để sở hữu được những tiện nghi vật chất mình ao ước, rồi lại cảm thấy nhàm chán và lại tiếp tục lao vào những cuộc đua mới, tìm kiếm những tiện nghi mới hơn, cao cấp hơn, mà không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Lý do là bộ não của con người được ‘lập trình’ để ‘bình thường hóa’ những gì quen thuộc cho dù nó có tốt đẹp mức nào.
Một bữa ăn khoái khẩu có thể cho bạn cảm giác vui sướng trong vài chục phút, một đôi giày mới khiến bạn vui thích được vài ngày, cảm giác hạnh phúc sau khi dọn vào một căn nhà mới nhanh chóng suy giảm, thậm chí tan biến sau khoảng 6,7 tháng…
Đó là chưa kể đến nỗi lo lắng bị mất tiền, mất tài sản khiến cho chúng ta phải sống trong nỗi bất an thường trực và không tận hưởng được trọn vẹn những gì mình đang có.
Thay vì tỉnh táo nhìn lại để nhận diện rõ tâm mình và hiểu cơ chế vận hành của nó, ta để lòng tham và nỗi sợ hãi trỗi dậy, lấn át lý trí và ra sức rượt đuổi bên ngoài. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại và xoay vần, bào mòn sinh lực chúng ta.
Cuộc sống của nhiều người trúng số độc đắc sau vài năm đôi khi còn bất hạnh hơn cả trước khi nhận được món quà từ trên trời rơi xuống bởi cảm giác thỏa mãn nhanh chóng suy giảm, trong khi các mối quan hệ gia đình bị rạn nứt vì những xung đột liên quan đến tiền.

Ngay cả khi chúng ta tự xem mình là những kẻ thông minh biết cách sử dụng tiền để mua hạnh phúc như lời giáo sư Norton thì hạnh phúc ấy cũng không đủ để bù đắp những tổn thương về tâm hồn và thể xác mà ta đã phải gánh chịu. ‘Ca mổ thành công nhưng bệnh nhân đã chết.’
Một bậc thầy tâm linh từng nói: “Con người hủy hoại sức khỏe của mình để chạy theo tiền bạc, rồi lại dùng tiền kiếm được để chăm sóc sức khỏe. Con người quá lo lắng cho tương lai đến nỗi họ không biết hân hưởng giây phút hiện tại, rốt cuộc họ chẳng thực sự sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Họ sống như thể mình là bất tử để rồi chết đi một cách uổng phí như chưa hề được thực sự sống”.

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc 9k=

Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh những chú chuột bạch miệt mài chạy trong chiếc bánh xe quay tròn mà không biết rằng dù cố gắng đến mấy nó vẫn không thể thoát được ra ngoài? Đôi khi chúng ta cảm thấy thương hại cho chúng. Suy ngẫm kỹ, ở một góc độ nào đó, cuộc sống của chúng ta cũng gần giống như vậy, chỉ có điều cái vòng luân hồi của chúng ta vô hình và khó nhận ra hơn mà thôi.

Giàu là biết đủ

Trong một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Công ty dịch vụ tài chính toàn cầu UBS, có đến 70% những người có tài sản trên 1 triệu USD không tự nhận mình là giàu có. Quả thật so với những người có hàng trăm triệu đô la thì họ ‘nghèo rớt mồng tơi’. Tất cả đều là tương đối và bắt nguồn từ góc nhìn của chúng ta. Khi tâm ta còn tham, còn đố kỵ so sánh hơn thua, thì ta mãi mãi nghèo. Tiền có thể cho ta một chút cảm giác an toàn, tự tin, nhưng không thể khỏa lấp hết sự bất an trong tâm trí.
Thật ra, điều quan trọng hơn chúng ta cần chinh phục không phải là những mục tiêu tài chính ngày một lớn hơn, mà chính là cái tâm tham cầu, cả thèm chóng chán, thích hưởng thụ mà lâu nay chúng ta vẫn đang nuông chiều, dung dưỡng.

Hạnh phúc miễn phí


Ngay nay con người có thể lên tận Sao Hỏa, nhưng lại chưa du hành, khám phá hết thế giới nội tâm mình. Đúng là chúng ta có thể dùng tiền mua vài trải nghiệm hạnh phúc bên ngoài như lời giáo sư Norton. Nhưng có những trải nghiệm tâm linh vô giá không thể mua được bằng tiền, đó là trải nghiệm được tự tính tâm mình, nơi hạnh phúc vốn sẵn có, đủ đầy.

Trở về soi rọi nội tâm và trân trọng giây phút hiện tại, chúng ta sẽ nhận ra rằng, chẳng có khoảng thời gian nào là lãng phí bởi chúng ta tìm được niềm an lạc trong bất cứ công việc gì mình làm. Tâm hồn chúng ta sẽ rộng mở, hướng đến mọi người, mọi loài và đôi khi, đối với họ, chỉ riêng sự hiện diện của chúng ta thôi cũng có ý nghĩa hơn bất cứ tiền bạc nào.

(Mai Ly)

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Images?q=tbn:ANd9GcRVX2quUnbrJtdVKrAarfXJdm92MzRIE6ZDXZt-01vJBNUyRu9x&s
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitimeWed Nov 20, 2019 11:30 am

.
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Hinh-anh-mua-buon-dep-lang-man-nhat-2695-4-1


Sống ở Đời…

Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

Đôi khi buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!
Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Khi Ta bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải đơn giản, phải bớt hồ đồ một chút.

Khi Ta cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không, ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi.
 
Khi Ta muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi!

Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để chơi Facebook, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là… tuyệt vời!

Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc La%25CC%2583o

 
Tài sản quý giá nhất là sức khỏe

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa. Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ đều chỉ là một đống rác mà thôi.

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Hãy luôn nhớ rằng:
- Chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới.
- Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa.
- Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống.
- Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không.
- Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não.
Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lí cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấ́p giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá $1000, tờ chi phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một chiếc xe giá $100.000 hóa đơn có thể chứng minh. Một căn nhà giá $1.000.000 hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh. Hãy nhớ, sức khỏe chính là “giá trị” nhất!

Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng Ta đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này Ta nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của Ta. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh. Trên thế giới này có thể có người lái xe thay Ta, kiếm tiền thay Ta… nhưng không có ai mắc bệnh thay Ta được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh mình.

(Sưu Tầm)

Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc T%25C6%25B0%25CC%2589
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc   Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Suy ngẫm chuyện đời - Tiền bạc và Hạnh phúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hạnh phúc là gì?
» Hạnh phúc của những giọt nước mắt
» Còn Cờ Đỏ Sao Vàng, Cờ Máu Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc
» Ở lưng chừng hạnh phúc
» Những điều giản dị của hạnh phúc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Sưu Tầm, Lượm Lặt-
Chuyển đến