Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngam quốc thuoc Saigon hoang bich chất Nhung không chuyen Trung nguyet quynh VNCH truyện quan chẳng phung Nguyen ngắn munro quang nhac Chung linh trong
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

September 2024
MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tưởng nhớ Shepard Lowman

Go down 
Tác giảThông điệp
NVKim
Khách viếng thăm




Tưởng nhớ Shepard Lowman Empty
Bài gửiTiêu đề: Tưởng nhớ Shepard Lowman   Tưởng nhớ Shepard Lowman Icon_minitimeThu Mar 07, 2013 3:34 am

Shepard Lowman
người bạn thiết thân của Việt Nam và cộng đồng gốc Việt.


Kim (B3 NT58) viết phỏng theo bài phổ biến của tác giả Tâm Việt , bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

Sinh ngày 21/9/1926, ông Shepard Lowman có một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa: một nhà ngoại giao, một nhà từ thiện và nhất là như một người bạn thiết thân của Việt Nam và cộng đồng gốc Việt.

Ông Shepard Lowman tốt nghiệp phân khoa luật học của đại học Harvard University ở Boston, theo đuổi ngành ngoại giao; sau khi phục vụ ở một số nhiệm sở, đã được gởi đến Việt Nam vào năm 1966. Trong dịp Tết Mậu Thân (1968) ông làm việc ở Châu Đốc, nơi mà ông đã gặp bà Hiệp, người vợ hiện thời của ông.

Năm 1974 ông có dịp trở lại Việt Nam và phục vụ trong ban chính trị của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon. Với chức vụ này, ông được giao trọng trách lo cho cả ngàn thân nhân gia đình Mỹ Kiều và những người Việt cùng gia đình bị dự đoán có thể gặp nạn khi Cộng Sản thắng thế, di tản trong những ngày hỗn độn vào cuối tháng tư năm 1975. Đa số những người này sau đó đã đi định cư ở Hoa Kỳ.

Lúc đầu, chính phủ Mỹ có ý định chỉ đón nhận 37.000 người Việt. Tổng thống Gerald Ford sau đó đã quyết định nâng con số đó lên 137.000 và chỉ định bà Julia Vadala Taft cai quản chiến dịch đưa những người này vào nước Mỹ. Thật may mắn là bà Taft đã được sự phụ giúp của ba người được thiên hạ gọi đùa là "ba anh cao bồi Saigon" ở Bộ Ngoại Giao: Shep Lowman, Lionel Rosenblatt và Hank Cushing. Ba ông xoay xở với hệ thống hành chánh ở Washington để ngân sách tài trợ kịp lúc cho bốn trại tỵ nạn đầu tiên trên lục địa Hoa Kỳ (Pendleton ở California, Ft. Chaffee ở Arkansas, Indiantown Gap ở Pennsylvania, và căn cứ không quân Eglin ở Florida) cũng như lo chi trả cho các cơ quan thiện nguyện (gọi tắt là Volags, voluntary agencies) làm trung gian trong việc tái định cư người tỵ nạn mà lúc bấy giờ còn gọi là "thành phần tạm dung."

Tưởng nhớ Shepard Lowman Anh_Shep_-_hinh_Diana_Nguyen

Shepard Lowman. (Hình của Diana Nguyễn)

Tháng 3 năm1978 nhà cầm quyền CS ở VN quyết định "đánh tư sản", chỉ trong một ngày họ niêm phong và tịch thu gần 35 nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17. Toàn bộ lớp người ưu tú trong doanh thương miền Nam bị loại ra khỏi hệ thống điều hành kinh tế và mất hầu hết tài sản. Chuyện này đã dẫn đến một vụ ra đi không tiền khoáng hậu bằng đường biển được biết như phong trào "thuyền nhân" (về sau còn có thêm cả "bộ nhân"). Chả mấy lúc phong trào này đã trở thành một cuộc khủng hoảng tỵ nạn đòi hỏi cả thế giới phải chú ý và chăm sóc. Một hội nghị quốc tế được nhóm họp ở thành phố Geneve, Thụy Sĩ (tháng 6 năm 1979) để kêu gọi các quốc gia san sẻ gánh nặng trong việc lo cho hàng trăm nghìn người rời bỏ Việt Nam mỗi năm.

Trong vòng 10 năm sau đó, khoảng một 1,500,000 "thuyền nhân" đã được nhận và tái định cư ở Mỹ, Canada, Tây Âu và Úc châu. Người ta cũng tính ra là có khoảng 400.000 người bị chết chìm dưới lòng biển cả. Một số biện pháp đã được nghĩ ra để giúp những ai cần ra đi được đón nhận an toàn hơn như: chương trình ra đi trật tự (ODP), chương trình đón cựu tù nhân chính trị (thường được gọi là "H.O"), rồi chương trình đón nhận con lai (Amerasian Homecoming Act). Đến tháng 6 năm 1989 thì một hội nghị thứ hai nhóm họp, cũng ở thành phố Geneve, cho phép các quốc gia liên hệ cưỡng bách hồi hương người tỵ nạn Việt Nam từ các trại Hồng Kông và Đông Nam Á, coi như chấm dứt phong trào "thuyền nhân".

Việc tái định cư người tỵ nạn, theo lời ông Lacy Wright (chồng của bà Jackie Bông Wright, bà nguyên là vợ của viện trưởng học viện quốc gia hành chánh, cố giáo sư Nguyễn Văn Bông): "đâu phải nhiệm vụ là oai phong nhưng ông Lowman lại tìm thấy lẽ sống của mình trong công việc này." Đến năm 1981 thì ông đã lên tới chức vụ Phó Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách các chương trình tỵ nạn và trong cương vị này ông không chỉ lo việc tái định cư người tỵ nạn Việt Nam ở Mỹ, ông còn phải lo những khủng hoảng về tỵ nạn ở những nơi khác như số người Cao Miên chạy ào ạt sang Thái Lan, trên 300.000 người sang trại Khao-i-Dang và một số trại lớn khác. Người Hmong ở Lào sang cũng là một mối lo lớn khi họ chạy sang miền Bắc Thái Lan và cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Trong tất cả thời gian này, ông trở thành tiếng nói chính yếu kêu gọi sự đón nhận người tỵ nạn Việt Nam sang các đệ tam quốc gia, chủ yếu là vào Mỹ. Ông giúp thay đổi các chính sách trong chương trình tỵ nạn của Mỹ để cho hợp thời hơn và ông làm việc không mệt mỏi nhằm đưa những người đã từng là đồng minh của Mỹ trong một cuộc chiến bạo tàn tìm được nơi trú ẩn ở Mỹ, ngay cả nhiều năm sau khi 'từ thiện mệt mỏi' đã làm cho nhiều người tự hỏi và băn khoăn về ý nghĩ ủng hộ chính sách này và ngần ngừ trong việc phụ giúp ông.

Qua các chức vụ ở Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Lowman có dịp làm việc với nhiều tổ chức của người Mỹ gốc Việt để cho họ có thể tham gia giúp đỡ chính đồng bào của họ, trong đó phải kể Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (khi Ủy Ban này đóng cửa vào năm 1990 thì Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS ở Virginia (ông Nguyễn Đình Thắng) đã thay thế), Hội Gia Đình Tù Nhân Việt Nam (bà Khúc Minh Thơ), Ủy Ban Liên Tôn về Tỵ Nạn và Nhân Quyền, Project Ngọc, và sau khi người tỵ nạn Việt Nam bị cưỡng bách hồi hương từ các trại Hồng Kông và Đông Nam Á, phải kể các chương trình LAVAS (Trợ Giúp Pháp Lý cho Người Tỵ Nạn Việt Nam), ROVR (Cơ Hội Tái Định Cư cho Người Hồi Hương), v.v...

Nguyên tắc làm việc của ông Shep Lowman là khuyến khích người đi trước giúp người đi sau. Nói chuyện ở Đại Hội Thể Thao Bắc Mỹ vào mùa Hè 1987 tại Đại Học Maryland College Park trong vùng ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, ông nói: "trong khi các bạn đang vui chơi và tranh tài, xin hãy nhớ là có hàng ngàn thanh niên nam nữ ở trong các trại tỵ nạn cũng đang mơ tới ngày được tranh tài và vui chơi như các bạn hôm nay." Lời kêu gọi trong bài nói chuyện này sau đó đã được hưởng ứng nồng nhiệt, nhiều thanh niên sinh viên sau khi dự Đại Hội đã ra tay đóng góp giúp đồng bào trong các trại tỵ nạn.

Riêng ở vùng Washington DC, ông Lowman đã giúp Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo VN lấy một giao kèo với ACNS (Hội Đồng Hoa Kỳ về các dịch vụ cho người thiểu số) để thành lập BSS (tổ chức Phật Giáo phụng sự xã hội), cơ quan đã giúp tái định cư 3.000 người tỵ nạn Đông Dương trong vùng Maryland-DC-Virginia.

Sau khi hưu trí ở Bộ Ngoại giao, ông vẫn tiếp tục giúp người tỵ nạn. Giữ một số chức vụ ở U.S. Conference of Catholic Bishops, Jesuit Refugee Service, và Refugees International, ông kêu gọi tiếp nhận người tỵ nạn Đông Dương. Ngày nay, có không biết bao nhiêu người gốc Việt, Miên, Lào được đoàn tụ gia đình là nhờ ông.

Ông Lacy Wright cho biết: "ông Lowman không phải là người thích hô hào suông, ông là một người khiêm tốn không thích khoe khoang, có một bản tích thích khôi hài nhẹ nhàng. Bạn bè sẽ nhớ ông mãi mãi qua những đức tính trung thành với gia đình, sự nghiêm chỉnh và lòng chính trực."

Bắt đầu từ 1991-92, ông Lowman đã ở trong ban quản trị tổ chức Vietnam Aid to the Handicapped (VNAH), do anh Trần Văn Ca làm chủ tịch. Ông đã đi giám sát việc trao xe lăn cho hàng ngàn thương binh người Việt ở khắp hai miền Nam và Bắc, ông cũng đã giúp nhà cầm quyền Hà Nội thảo ra luật và xây dựng những lối đi cho người dùng xe lăn.

Trong cộng đồng Việt Nam, ông bà Lowman mở rộng lòng từ bi, săn sóc cho những em như Tuấn Võ, bị bệnh hoại huyết ở Mỹ, và hai ông bà đỡ đầu cho 60 em nhỏ bị bệnh HIV ở Việt Nam. Mọi thân hữu luôn nhớ tới ông bà qua tình thân ái với tấm lòng lúc nào cũng chăm lo cho mọi người chung quanh.

Ông Shepard Lowman qua đời ngày 2 tháng 3 năm 2013, ở tuổi 86, tại tư gia ở Fairfax, VA. Ông để lại người vợ, bà Hiệp Lowman, bốn người con trai (Thomas Trịnh, Nguyễn Đình Phúc, John Trịnh, Mark Nguyễn) và bốn người con gái (Kate, Mary, Lina và Lisa). Ông bà Lowman cũng có 20 cháu nội ngoại và một chắt, và một nghĩa đệ, ông Phạm Tấn Phước.




Về Đầu Trang Go down
 
Tưởng nhớ Shepard Lowman
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống TQ
» Đời bi kịch của một vị tướng VNCH - Trung tướng Đặng Văn Quang
» 30-4-1975: Những Vị Tướng VNCH đã Tuẫn Tiết
» Nữ Thủ Tướng Thái Lan
» Gửi người yêu tương lai...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người tốt, việc tốt-
Chuyển đến