Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngắn nhac quynh truyện quang chuyen trong Nhung chất munro chẳng quốc Trung Chung ngam thầy thuoc không Nguyen linh hoang nguyet Saigon VNCH bich quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

October 2024
MonTueWedThuFriSatSun
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031   
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 “A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles"

Go down 
Tác giảThông điệp
NVietKim
Khách viếng thăm




“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Empty
Bài gửiTiêu đề: “A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles"   “A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles" Icon_minitimeSat Mar 02, 2013 3:41 am


“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles”

Nguyễn Viết Kim

Trong các truyện thần thoại Hy Lạp có sự tích con chim phượng hoàng tái sinh từ chính tro tàn của nó. Tháng hai vừa qua chúng tôi đi dự một đại hội Giáo Dục Quốc Tế tại thành phố New Orleans và có dịp quan sát sự tái sinh của thành phố này. Năm 2005 cơn bão Katrina sập đến tạo ra sự vỡ đê, phần dưới thấp của thành phố bao gồm French Quarter bị ngập lụt dưới gần một thước nước và hơn 60 phần trăm dân chúng phải tản cư, trong đó có nhiều gia đình gốc Việt đã sinh sống tại vùng này từ 1975 trong lớp người tị nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ. Hơn hai năm sau thiên tai Katrina, khi chúng tôi đi công tác ở New Orleans vào mùa hè năm 2007, mặc dầu thành phố lúc đó đã sau cơn bão và vỡ đê 2 năm; song khung cảnh vẫn còn hoang tàn đổ nát, ngay cả ở khu phố thương mại chính yếu là Canal Road và khu du lịch French Quarter vần còn nhiều cao ốc thương mại và nhà cửa bỏ hoang, đóng ván gỗ ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép. Chúng tôi đã đến thành phố trước hai ngày, cùng với một số đồng nghiệp, ghi danh tình nguyện đến sơn quét, dọn dẹp một số trường tiểu học để chuẩn bị đón chờ học sinh trở về trong niên khóa sau hè. Khi lái xe đi quanh thành phố vào khu gia cư, đa số nhà cửa vẫn còn bỏ hoang, trên tường nhà vẫn còn những vạch chéo với con số ghi lại số người đã được cứu thoát, không còn đèn đường và ban đêm thì an ninh không đảm bảo . Một không khí ảm đạm bao trùm cả thành phố ngay cả giữa mùa hè oi bức với ánh nắng chói chang. Nhân viên khách sạn Sheraton trên đường Canal Road khuyên chúng tôi cẩn thận đề phòng, không nên ra ngoài đến các khu xa khách sạn sau khi màn đêm buông xuống. Gần tám năm sau trận bão Katrina, thành phố New Orleans đã rũ tan màu xám ảm đạm để khoác lên một sinh khí đầy màu sắc rực rỡ, tươi vui và nhộn nhịp. Cách đây vài tuần, cả quốc gia này theo dõi trận chung kết American Football - Superbowl 47- diễn ra tại Superdom ở New Orleans, nơi chốn mà hơn 7 năm trước đây là nơi tạm trú của nạn nhân cơn bão Katrina đưa tới sự vỡ đê khiến thành phố chìm sâu gần một thước dưới biển nước . Dân chúng và du khách kéo nhau ra đường chật cứng, một số đường phố phải được ngăn lại để chỉ dành cho khách bộ hành . Một tuần sau đó thì các nhóm du khách khác lại lũ lượt về New Orleans để vui chơi theo tập tục Mardi Gras, tận hưởng các thú vui trần tục trước khi bước vào mùa ăn chay, hãm mình.

Theo truyền thống, du khách đã tới New Orleans thì phải viếng "Phố Tây" (French Quarter), "Chợ Tây" (French Market) và một trong những nơi quen thuộc mà du khách phải dừng chân là quán Café Du Monde để thưởng thức tách café sữa và nhâm nhi bánh beignet (một loại như bánh tiêu chiên dòn và được rắc đường bột màu trắng lên trên). Tuy quán café này chỉ bán có hai món nhưng lúc nào cũng thu hút rất nhiều du khách. Khoảng 10 năm trước đây rất khó xin việc làm tiếp viên tại Café du Monde vì quán luôn đông khách nên có "tiền tip" khá. Sau cơn bão Katrina, chỉ có một nửa dân cư đã bắt buộc phải tản cư, nay hồi hương, một nửa bỏ rơi thành phố và lập nghiệp nơi khác; do đó tạo ra sự thiếu thốn dân số, không cung ứng nổi nhân viên cho các dịch vụ thương mại liên quan đến nhà hàng, khách sạn. Mùa hè năm 2007 khi bước chân vào quán thì chúng tôi thấy đa số nhân viên là các thanh thiếu niên gốc Việt . Khi hỏi chuyện thì được biết các em là sinh viên các trường đại học quanh đó, mùa hè về thăm gia đình và làm thêm để dành tiền tiêu trong năm học. Gia đình các em cũng đã đi xa tị nạn bão Katrina nhưng sau đó trở về lại. Kỳ này trở lại Café Du Monde thì chúng tôi nhận thấy các tiếp viên đa số là gốc Việt, phái nữ tuổi trung niên. Khi nói chuyện với chị Thanh trong lúc chị lấy order cà phê và bánh beignet, chúng tôi được biết về mô hình hệ thống điều hành thương mại tại tiệm này: tiếp viên lấy order, ra quầy mua và tự tiếp viên phải lấy tiền mình trả trước, sau đó đưa tới khách hàng và tự thanh toán phi tổn với thân chủ vào cuối bữa ẩm thực. Cũng trong câu chuyện hàn huyên chúng tôi được biết gia đình của chị Thanh qua Hoa Kỳ năm 1996, sau 17 năm vào thời điểm hiện tại thì chị có 2 cháu đang học trường thuốc và vài năm nữa sẽ trở thành bác sĩ y khoa. Các chị khác cũng có những hoàn cảnh tương tựa như thế - con cái chăm chỉ được học bổng, học hành thành công, các chị chỉ làm phụ thêm gia đình chút đỉnh.

Người Việt tị nạn cũng như những con chim phượng hoàng, đã bao lần bị đốt cháy qua nhiều lần thử thách nhưng sau đó đều vươn lên và tái sinh huy hoàng hơn. Cách trung tâm thành phố New Orleans khoảng hơn 20 phút lái xe về hướng đông là “Làng Versailles” – một nơi định cư của người Việt tị nạn, hầu hết là Công Giáo, sống trong họ đạo Nữ Vương – Mary Queen of Vietnam. Lớp người đầu tiên định cư tại đây là do chính sách Indochina Migration and Refugee Assistance Act của liên bang Hoa Kỳ với sự cộng tác của Cơ Quan Công Giáo Hoa Kỳ (U.S. Catholic Charities) và the Associated Catholic Charities of New Orleans. Nhóm người Việt tị nạn đầu tiên, khoảng 1,000 người, sống trong một khu gia cư do chính phủ liên bang trợ cấp (federally subsidized housing) . Các đợt tị nạn và di dân sau đó đưa con số người Việt vùng này lên tới 5,000 người vào cuối thập niên 1990 và khoảng 8,000 vào năm 2005. Những người gốc Việt này đã tạo một tiếng vang lớn trong vùng New Orleans và toàn quốc Hoa Kỳ vì họ là những người tị nạn Katrina trở về đầu tiên. Theo thống kê của thành phố thì vào mùa xuân năm 2007, người gốc Việt vùng Versailles trở về trên 90 phần trăm trong khi dân cư toàn thành phố chỉ có gần 50 phần trăm dân hồi cư. Tiếp theo đó là sự tranh đấu của người dân gốc Việt vùng Versailles vì hội đồng thành phố định biến một khu đất trống cách làng Versailles chỉ có hai dặm (2 miles) – thành một bãi để chứa các đồ phế thải ra sau cơn bão – hurricane debris landfill – Sự hợp quần tranh đấu nối kết các thế hệ, cao niên, trung niên, và thanh thiếu niên gốc Việt với sự lãnh đạo và hổ trợ của Linh Mục Nguyễn Thế Viễn, bà nghị viên thành phố – city councilwoman - Cynthia Willard-Lewis, và luật sư Joel Watzer đã đem lại thắng lợi cho người dân gốc Việt vùng Versailles. Câu truyện và các diễn tiến được làm thành cuốn phim tài liệu có tên “A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles” – Cho đến nay thì làng Versailles đã vững mạnh. Tất cả các căn nhà đã được sửa chữa đẹp hơn và chắc chắn hơn trước. Các cửa tiệm tạp hóa và chợ thực phẩm khu Việt Nam đã tấp nập trỏ lại. Các vườn rau xanh mướt đã được trồng lại và các buổi họp chợ rất đông người. Đặc biệt là các chương trình học Việt Ngữ rất đông học sinh do các thầy cô là các phụ huynh và thanh thiếu niên trẻ tình nguyện. Ngôi nhà thờ Nữ Vương Mẹ Việt Nam đã được tân trang và Tết Nguyên Đán lúc nào cũng có pháo nổ dòn dã.

Trong một bài phân tích có tính cách hàn lâm (academic), các học giả tìm hiểu "hiện tượng thành công" của người Việt vùng Versailles đã đưa ra các yếu tố chính:
- Thứ nhất, đa số người dân tị nạn vùng Versailles xuất thân là Công Giáo di cư từ miền Bắc - sau khi hiệp định Geneve ký kết vào năm 1954 chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải là ranh giới - định cư vùng Phước Tĩnh, Bà Rịa Vũng Tàu , họ có một lịch sử chung nối kết .
- Thứ hai, chính vị tổng giám mục (Archbishop) Philip M. Hannan của New Orleans đã đích thân vào thăm trại tị nạn Camp Pendleton tại Nam Cali vào tháng 5 năm 1975 và đã mời gọi các vị linh mục Việt Nam dẫn đầu nhóm giáo dân di cư của họ về vùng Versailles định cư , sau khi vị tổng giám mục đã xin hội đồng thành phố cấp cho một số nhà cửa để đón tiếp người tị nạn Việt Nam.
- Thứ ba, tinh thần phấn đấu của những người Việt đã phải trải qua hai lần di cư, từ miền Bắc xuống miền Nam năm 1954, rồi từ Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 1975 – và phải tị nạn lần thứ ba vì bão Katrina năm 2005- nên người New Orleans gốc Việt xem đây chỉ là một cản trở tuy to lớn không đáng kể.
- Sau cùng thì khi sự hiện diện của người gốc Việt hồi cư sau bão Katrina được mọi người biết tới, các cơ quan chính quyền đã có nhiều chương trình bồi thường cho các gia chủ để họ có thể sửa sang, xây cất lại nhà cửa của họ đã bị tàn phá. Một số sinh viên gốc Việt đã tình nguyện hoạt động với các cơ quan chính quyền giúp cho dân cư làng Versailles mau chóng nhận được các số tiền trợ cấp thỏa đáng, để có thể tái xây cất kịp thời.

Nói tóm lại người gốc Việt làng Versailles vùng New Orleans có một ý chí phấn đấu khắc phục gian khổ, cùng chia sẻ một niềm tin tôn giáo và xuất xứ cùng một địa phương, chấp nhận sự hướng dẫn tinh thần của một vị chủ chiên, được sự trợ giúp của các cơ quan trong hệ thống Công Giáo, và của chính quyền địa phương cùng liên bang, đã như những con phượng hoàng, vươn lên từ đống tro tàn, trải qua những gian lao thử thách sau bão tố và trở thành những người thành công, trả ơn cho đất nước Hoa Kỳ một cách rõ rệt và hữu hiệu nhất qua thế hệ con cháu học hành thành tài hữu dụng, có nghề nghiệp vững chắc đóng góp lại cho xã hội .

Về Đầu Trang Go down
 
“A Village Called Versailles” – “Một Ngôi Làng Tên Gọi Versailles"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôi sao đôi
» Bí ẩn 336 ngôi mộ bị đập bát hương tại Hải Phòng
» Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi - Thanh Quang, RFA
»  NGÔI MỘ ĐẶC BIỆT CỦA BÀ BÁN BÚN NGÀN TỶ.
» Ngôi sao đơn (ngày cuối thê lương)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến