Ta gõ: “Vô thường!” trên Google và nhận được 6.200.000 kết quả (0,40 giây). Ta đọc trong Wikipedia: Vô thường nghĩa là 'không chắc chắn', là 'thay đổi', là 'không trường tồn'!.
Cuộc đời là cõi vô thường, mọi chuyện đến và đi như một vòng luân hồi. Khi một điều gì đó đến với ta, hãy đón nhận nhưng đừng quá vui mừng. Vì có duyên, nên chúng đã đến với ta. Khi chúng ở bên ta, hãy biết quý trọng và nâng niu. Khi chúng mất đi, ta cũng đừng quá nuối tiếc. Hãy chấp nhận sự ra đi đó như một điều hiển nhiên phải có. Không có gì ở lại với ta mãi mãi.
Ở nơi cõi vô thường này, "hạnh phúc chẳng bao giờ là vĩnh cửu và tất nhiên khổ đau cũng sẽ không bao giờ là mãi mãi!". Sẽ có vui có buồn, có sướng có khổ... đan xen, xâu chuỗi trong suốt một kiếp người. Hạnh phúc không phải là những gì cuộc sống mang lại cho ta, mà do chính ta tự cảm nhận mà có. Hoàn cảnh xung quanh không mang lại cho ta hạnh phúc, mà chính ta phải tự rèn luyện từng ngày. Chúng ta cảm thấy mình hạnh phúc, ta tự tạo cho mình tâm trạng vui tươi, thanh thản thì ta sẽ được sống như vậy.
Cuộc sống giống như quả bóng nảy, những gì ta làm, những gì ta nghĩ đều được cuộc sống phản ứng lại như thế. Hạnh phúc không phải là những thứ mất đi trong quá khứ, không phải là những kỳ vọng trong tương lai, mà là những cảm xúc hiện hữu trong ta ở thời điểm hiện tại. Hãy sống trọn vẹn từng ngày, từng ngày, chúng ta sẽ có niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Ở nơi cõi vô thường này, mọi sự xung quanh ta đổi thay. Và ta cũng thay đổi. Đó là khi ta nghe thật nhiều rằng, giờ ta đã lớn rồi, giờ ta đã khác rồi, giờ ta khác quá! Ta không biết ta như thế là "thay đổi" hay là "trưởng thành". Ta có thay đổi hay không?
Ừ! Thì cũng đúng thôi, cuộc sống là cõi vô thường. Cõi vô thường với biết bao điều biến hóa mà chẳng lẽ ta lại mãi sống với những điều đã cũ, sống với ta đã cũ!
Nhưng liệu rằng, ta đang sống hay chỉ đang tồn tại? Hay là ta chỉ ở trọ nơi trần gian này? Sống lâu đã gọi là sống chưa? Hay là tồn tại trong thời gian dài, ngủ im trong khi thế giới ngoài kia thức?
Ta những mong một cuộc sống bình yên giữa chốn vô thường, bình yên theo cách nghĩ của ta nhưng ta đọc được đâu đó rằng: "Bình yên không phải là khi ta sống ở một nơi yên tĩnh, mà ngay cả ở nơi ồn ào nhất, lúc gặp khó khăn nhất trong cuộc đời, ta vẫn thấy lòng mình thanh thản, không gợn chút bâng khuâng".
Ta chợt nhớ mình có khá nhiều chuyện phải làm, khá nhiều việc phải giải quyết, quá nhiều người để yêu thương, nhiều thứ để bận tâm. Trong cuộc sống bộn bề lo toan, phiền muộn, ước mong, hy vọng này, liệu ta có đủ sức để giữ cho ta một trái tim, tâm hồn và cuộc sống bình yên?
Ta còn nhiều việc dang dở, nhiều thứ mà từ khá lâu rồi ta cứ tặc lưỡi để trôi qua từng giờ từng phút... rồi khi chợt ngoảnh đầu nhìn lại, có quá muộn hay không? Ta phải giải quyết chúng đi thôi.
Ta còn có quá nhiều người để yêu thương và được yêu thương. Ta được nuôi lớn, được sống trong chính tình yêu thương đó, vậy mà... Ta luôn cho rằng cái ta gọi là "tình cảm của riêng ta" vẫn nguyên vẹn, ta bảo thủ và nói "không ai hiểu được ta". Ta lặng lẽ để sống với cái ý nghĩ ngông cuồng ấy. Ta làm tổn thương những người mà ta yêu thương và cũng chính là những người yêu thương ta hết lòng. Ta hãy sám hối để được tha thứ đi thôi.
Ta mong sao có thể sống trọn vẹn mỗi ngày nơi chốn vô thường này! Nơi mà mọi thứ đều chuyển động theo cách riêng của nó và chắc chắn rồi, ta và bạn đang cùng chuyển động nhịp nhàng từng phách từng phách một với nó đấy thôi!
BS. Lê Trung Ngân .
huetim Khách viếng thăm
Tiêu đề: BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG Fri Feb 15, 2013 11:34 pm
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG .
“Bát phong xuy bất động” (tám gió thổi không động) là một giai thoại vui, thâm thúy và tràn đầy thiền vị về mối thâm giao giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101) và Thiền sư Phật Ấn (1032-1098).
Chuyện kể rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất hài lòng, bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của Tô Đông Pha như sau:
Khể thủ thiên trung thiên Hào quang chiếu đại thiên Bát phong xuy bất động Đoan tọa tử kim liên.
Tạm dịch là:
Đảnh lễ Bậc Giác ngộ (thiên trung thiên tức là Phật, Bậc Giác ngộ) Hào quang chiếu vũ trụ Tám gió thổi chẳng động Ngồi vững tòa sen vàng.
Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ bạn mình nhờ văn hay, chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, đạt đến Thượng thừa “Tám gió thổi không động” nên thay vì khen ngợi ngài liền cầm bút phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm - hạ phong) và bảo gia nhân đem về trình lại cho Đông Pha. Quả như điều mà Phật Ấn đã dự đoán. Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Phật Ấn xong liền đùng đùng nổi giận, lập lức bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ấn.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi! Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.
***
Bàn:
Về bát phong hay bát thế phong, nghĩa là tám ngọn gió đời, tám pháp ở thế gian hay làm loạn động, mê hoặc lòng người. Theo Từ điển Phật học, tám ngọn gió ấy gồm:
1-Lợi (lợi lộc), 2-Suy (hao tổn), 3-Hủy (chê bai chỉ trích), 4-Dự (gián tiếp khen ngợi người), 5-Xưng (trực tiếp ca tụng người), 6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu người), 7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não), 8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan).
Con người thường giao động, thể hiện cảm xúc vui buồn rõ rệt trước những hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc sống. Khi được lợi (lợi) thì vui mừng hớn hở, ngược lại khi bị mất mát, tổn hại (suy) thì buồn bã, tiếc nuối. Khi bị chê bai, chỉ trích (hủy) cảm thấy rất khó chịu nhưng khi được khen ngợi (dự) thì vui thích, hài lòng. Khi được mọi người xưng tán, tung hô (xưng) thì hả hê, ngất ngây hạnh phúc ngược lại khi bị chế diễu, vu khống (cơ) thì hậm hực, bức xúc không yên. Khi những điều không như ý ập đến (khổ) thì đau khổ, thở than và ngược lại khi mọi việc đều thuận lợi như ý (lạc) thì mừng rỡ, vui vẻ.
Cuộc sống của con người chẳng mấy khi được bình an, vì luôn bị tám ngọn gió này chi phối. Do vậy, muốn thiết lập hạnh phúc và an vui trong đời sống chúng ta phải giữ vững tâm ý khi tiếp xúc, đối diện với tám ngọn gió này.
Đại thừa vô sanh phương tiện môn (Đại chính 85, 1247 hạ) chỉ rõ: “Nếu thân tâm vắng lặng an ổn thì tám gió thổi không động”. Cũng như chuyện “gió động hay phướn động”, thì ra tâm người động chứ gió và phướn chỉ là chuyện bên ngoài. Những giao động của tâm thức như là sóng nhưng bên dưới sự ầm ào đó là yên lặng. Phải quán sát liên tục để thấy rõ bản chất của tám ngọn gió đời ấy tuy thường xuyên thổi đến nhưng thực chất chỉ là ở bên ngoài, bởi vì mình đeo bám, bị dính mắc nên mới bị chúng chi phối.
Mặt khác, bát phong vốn vô thường nên có đó rồi lại không đó. Vì thế, được hay mất, khen hay chê, đau khổ hay vui sướng cũng đều tương đối, không có gì trường cữu. Nhờ thường xuyên quán sát với trí tuệ như thế nên khi được cũng không quá mừng, lúc mất cũng không quá buồn, được khen không kiêu, bị chê không giận v.v… thì có thể chế ngự được bát phong.
Sống vững chãi và thảnh thơi trong vô vàn biến động thuận nghịch của cuộc đời là điều có thể thực hiện được nhờ thực tập và thành tựu tuệ quán về ba sự thật Vô thường - Khổ - Vô ngã của vạn pháp.
(Internet)
thanhdo Khách viếng thăm
Tiêu đề: VÔ THƯỜNG - Thơ Vũ Lang Sun Feb 17, 2013 11:25 am
VÔ THƯỜNG - Thơ Vũ Lang
.
Trắng / đen, đen / trắng đổi thay Sáng / trưa / chiều / tối ngày ngày luân phiên Đang vui sao lại ưu phiền Lúc buồn lại thấy niềm riêng rạng ngời Nắng / mưa là ý của trời Giàu / nghèo là bởi số người / số ta Cuộc đời nhiều lúc phong ba Lên như gió thổi / lại tà tà rơi Khi đoàn tụ / lúc chia phôi Khi đông bè bạn / lúc ngồi buồn tênh Khi xuống thác / lúc lên ghềnh Khi đầy quyền thế / lúc chân gông cùm Chiến tranh / khủng bố -tứ tung- Ai sai / ai đúng / ai mừng / ai lo ?! Ai đàn áp / ai tự do ? Ai mang dân chủ / ai cho nhân quyền ? Khóc / cười thế sự đảo điên Kẻ gian ác độc / người hiền đáng thương ! Cuộc đời là chuỗi VÔ THƯỜNG Đến khi tắt thở hồn nương nơi nào ? Thiên Đường / Địa Ngục ở đâu ? Theo luật Nhân Quả nhiệm mầu lắm thay !!!
Vũ Lang
.
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Tuệ Giác, Vô Thường và Vô Ngã Sun Feb 17, 2013 3:50 pm
Tuệ Giác, Vô Thường và Vô Ngã .
Tuệ giác là lưỡi gươm cắt đứt mọi đau khổ, sợ hãi, tuyệt vọng, sân hận và kỳ thị. Năng lượng của định, của tuệ giác giúp ta thấy rõ bản chất đối tượng của định. Định Vô Thường và định Vô Ngã đưa đến tuệ giác Vô Thường và tuệ giác Vô Ngã.
Vô thường không phải là một ý tưởng hay một quan niệm mà là một tuệ giác. Rất nhiều người trong chúng ta cố bám lấy ý niệm về thường còn, vững chắc. Khi nghe đến giáo lý vô thường họ đâm ra lo sợ. Nhưng vô thường không phải là tiêu cực mà có khi rất tích cực. Bất cứ điều gì cũng đều vô thường, kể cả bất công, nghèo khổ, ô nhiễm, và hiện tượng “trái đất nóng lên” (global warming). Trong cuộc sống ta có thể gặp phải hiểu lầm, bạo lực, xung đột, tuyệt vọng nhưng vì vô thường nên chúng có thể được chuyển hóa nếu ta có tuệ giác trong nếp sống hiện tại.
Tuy nhiên lắm lúc ta quên hẳn vô thường. Trên lý thuyết ta biết rằng tất cả đều là vô thường, nhưng ta quên đi rằng một ngày nào đó người ta thương sẽ bệnh, sẽ chết. Ta quên đi rằng chính ta rồi cũng sẽ chết. Ta có xu hướng suy nghĩ như là ta sẽ sống mãi. Và vì vậy ta không có tuệ giác vô thường để sống đẹp từng giây phút, để trân quý người thương. Rất nhiều người trong chúng ta đã đau khổ cùng cực khi một người thương ra đi, không phải vì ta thương nhớ mà vì nuối tiếc rằng khi người thương còn sống ta đã không có thì giờ gần gũi và hết lòng săn sóc. Có thể ta đã đối xử với người ấy một cách bất công. Bây giờ người ấy không còn nữa và ta mang mặc cảm tội lỗi. Nếu có tuệ giác vô thường thì phải biết rằng một ngày nào đó người ta thương sẽ chết và hôm nay ta phải làm tất cả những gì có thể để đem lại hạnh phúc cho người ấy. Đừng đợi đến ngày mai. Ngày mai có thể quá muộn. Nếu biết sống theo tuệ giác vô thường ta sẽ không phạm quá nhiều lầm lỗi. Ta có thể hạnh phúc ngay bây giờ. Ta có thể thương yêu, săn sóc người ta thương ngay ngày hôm nay. Ta không bươn chải về tương lai để rồi đánh mất sự sống. Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại.
Bụt dạy vô thường như là một tuệ giác. Bụt không bi quan mà chỉ muốn nhắc nhở chúng ta rằng sự sống rất đáng quý và chúng ta phải trân quý sự sống từng giây phút. Duy trì định vô thường như vậy sẽ đem đến tuệ giác vô thường. Nhờ tuệ giác vô thường mà ta không bị tuyệt vọng, sân hận, tiêu cực cuốn đi bởi vì tuệ giác vô thường cho ta biết phải nên làm gì và không nên làm gì để xoay chuyển tình thế. Nhờ vô thường mà không có gì không làm được.
Nếu không có tuệ giác, ta sẽ nghĩ rằng quyền lực là do ta tự tạo nên, chỉ cho riêng ta. Nhưng có một tuệ giác khác ta có thể đạt được, đó là tuệ giác vô ngã. Vô ngã không có nghĩa là ta không có mặt. Vô ngã chỉ có nghĩa là ta không có tự tính riêng biệt. Nguồn gốc của bao nhiêu đau khổ chính là do tâm phân biệt, phân biệt giữa mình và người, do ý niệm về một cái ngã riêng biệt. Giả thử bạn là cha mẹ. Hãy nhìn con của bạn và bạn sẽ thấy rằng con trai hay con gái bạn chỉ là sự tiếp nối của bạn. Cũng như cây bắp là sự tiếp nối của hạt bắp, con cái là sự tiếp nối của cha mẹ. Trong con có tế bào của cha. Cha và con không phải là một người nhưng cũng không phải là hai người. Khi người cha nhận ra điều này, ông đã chứng được tuệ giác vô ngã, cha đau khổ thì con cũng đau khổ và ngược lại. Cũng vậy, giận con mình tức là tự giận mình, giận cha mình tức là tự giận mình. Rất rõ ràng. Một khi đã thực chứng tuệ giác vô ngã, khi không còn phân biệt giữa bạn và con trai, con gái bạn, thì cơn giận của bạn sẽ tiêu tan. Bạn đang tranh dành quyền lực nhưng nếu biết quán chiếu vô ngã bạn sẽ biết cần phải làm gì và có thể chấm dứt đau khổ của chính bạn và của những người liên hệ đến sự tranh dành đó. Bạn biết rõ rằng sân hận của họ là sân hận của bạn, đau khổ của họ là đau khổ của bạn, hạnh phúc của họ là hạnh phúc của bạn.
Khi cánh tay trái của tôi bị phong thấp đau nhức, tôi săn sóc, xoa bóp, tôi làm đủ mọi cách để cho cánh tay trái bớt đau nhức mà hoàn toàn không giận dỗi gì cánh tay ấy. Khi tôi có một đệ tử chưa dễ thương, tôi cũng thực tập như thế. Tôi không giận đệ tử của tôi mà chỉ gắng săn sóc người đệ tử ấy như tôi đã săn sóc cánh tay trái vậy. Bởi vì tôi biết rằng giận đệ tử tức là tự giận mình và chẳng giúp ích được gì. Nhưng chúng ta chỉ có thể hành xử khôn ngoan như thế khi chúng ta đã thực chứng được tuệ giác vô ngã.
Trong Đạo Bụt có một tuệ giác gọi là tuệ giác Vô Phân Biệt (Xả). Xả là một trong bốn yếu tố của tình thương chân thực (Tứ Vô Lượng Tâm). Tôi thuận tay phải nên tôi làm hầu hết mọi việc bằng tay phải: đánh răng, thỉnh chuông, viết thư pháp. Tất cả những bài thơ của tôi đều được viết bằng bàn tay phải. Nhưng bàn tay phải của tôi không bao giờ tự hào và nói: “Này bàn tay trái, anh chẳng được tích sự gì. Một mình tôi làm tất cả mọi việc.” Và bàn tay trái của tôi không bao giờ có mặc cảm tự ti, không bao giờ đau khổ. Thật kỳ diệu. Hai bàn tay tôi luôn luôn sống hài hòa với nhau, hợp tác một cách toàn hảo. Đây chính là tuệ giác vô ngã sống động trong mỗi chúng ta.
Một hôm tôi đang đóng đinh để treo một bức tranh lên vách. Tay phải của tôi vụng về thế nào mà thay vì đóng vào đinh lại đi giáng cho ngón tay trái một nhát đau điếng. Ngay lúc ấy bàn tay phải của tôi lập tức buông ngay búa xuống và ôm chặt lấy bàn tay trái để chăm sóc. Bàn tay trái của tôi không hề giận giữ, trách móc, cũng không nói: “Này bàn tay phải, anh làm cho tôi đau. Tôi muốn công bằng. Đưa cái búa đây cho tôi.” Và bàn tay phải cũng không nói: “Này bàn tay trái, ta đang săn sóc cho ngươi, ngươi hãy nhớ lấy nhé.” Bàn tay trái và bàn tay phải của tôi không bao giờ suy nghĩ kiểu như vậy. Đó chính là tuệ giác vô phân biệt (Xả), một nguồn tuệ giác có sẵn trong ta, biết sử dụng tuệ giác ấy sẽ đem lại an hòa trong gia đình cũng như trong cộng đồng.
Tín đồ Ấn Giáo và Hồi Giáo mà biết sử dụng tuệ giác vô phân biệt thì họ đã có thể sống hòa bình với nhau. Nếu người Do Thái và người Palestine cũng sử dụng tuệ giác vô phân biệt thì đâu xảy ra chiến tranh. Nếu Hoa Kỳ và Iraq xem nhau như anh em, như hai bàn tay của cùng một cơ thể thì họ đâu có tiếp tục giết nhau. Tất cả chúng ta đều phải trau dồi tuệ giác ấy. Tuệ giác ấy có công năng giúp ta giải tỏa sợ hãi, khổ đau, chia rẽ, cô đơn, và có thể giúp người khác làm như vậy.
Tuệ giác có được là nhờ hiểu biết. Trong ta có thể đã có sẵn hiểu biết, nhưng vì ta không có niệm, không có định cho nên tuệ giác không có cơ hội phát hiện. Chúng ta phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho niệm và định, cũng giống như muốn cho hoa mọc tươi tốt thì ta phải xới đất rải phân. Tuệ giác là một loại hiểu biết có được nhờ chánh niệm. Nếu ta tự đánh mất mình trong tiếc nuối quá khứ, trong lo lắng tương lai thì tuệ giác sẽ khó mà phát triển và như thế thì khó mà biết cách hành xử đúng trong hiện tại.
Chính vì vô minh mà ta đau khổ. Khi có tuệ giác ta có thể tiếp xúc sâu sắc với thực trạng của mọi sự, mọi vật và không còn sợ hãi, chỉ còn tình thương, chỉ còn chấp nhận tha thứ bao dung. Chính vì vậy mà ta gọi tuệ giác là một loại quyền lực, một sức mạnh siêu đẳng. Nếu bạn dành thì giờ để quán chiếu thực tại dưới ánh sáng của tuệ giác vô thường, vô ngã thì bạn sẽ giác ngộ và tự giải thoát khỏi đau khổ và khó khăn. Tất cả bốn quyền lực (tín, tấn, niệm, định) nói trên đưa đến quyền lực siêu đẳng (tuệ), đồng thời cũng đưa đến hạnh phúc vô biên.
(Trích từ “Vượt Thoát Trầm Luân”, HT Thích Nhất Hạnh)
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Mon Feb 10, 2014 3:07 pm
Đóa Hoa Vô Thường (An Ever-changing Bloom) - Trịnh Công Sơn (1972)
Tâm tình - Nhịp thong dong Confiding - Untroubled rhythm
Tìm em tôi tìm Seek you, I seek Mình hạc xương mai Embodied in a night heron's slender outline Tìm trên non ngàn Seek upon mountain forests Một cành hoa khôi A flower most beautiful Nụ cười mong manh A fleeting smile Một hồn yếu đuối A frail soul Một bờ môi thơm A bank of fragrant lips Một hồn giấy mới A soul's new leaf
Tìm em tôi tìm Seek you, I seek Nhủ lòng tôi ơi Oh tell my heart Tìm đêm chưa từng Seek nights not yet to be Tìm ngày tinh khôi Seek pure days Tìm chim trong đàn Seek a bird in the flock Ngậm hạt sương bay Flying mist on the tongue Tìm lại trên sông những dấu hài Seek once more the slippers' trace upon the river
Tìm em xa gần, đất trời rộn ràng Seek you near and far, bustling earth and sky Tìm trong sương hồng Seek in rosy mist Trong chiều bạc mệnh In luckless afternoons Trăng tàn nguyệt tận Moon dissolving at month's end Chưa từng tuyệt vọng đâu em I've never despaired at all dear
Tìm trong vô thường Seek in the ever changing Có đôi dòng Kinh There are a couple of lines of Prayer Sấm bay rền vang Claps of thunder roll and echo Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn Suddenly I see, it's you beneath the root of all Tôi mời em về I invite you back Đêm gội mưa trong Night, rinsing clear rain Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm You're seated, on four sides sandalwood permeates
Trong vườn mưa tạnh In the garden the rain has ceased Tiếng nhạc hân hoan Joyous music Trăng vàng khai hội A golden moon opens its session Một đóa hoa quỳnh A single hydrangea
Đưa tình về - Nhịp hớn hở Bringing love back - Joyous rhythm
Thanh thoáng Clear
Bình an Peaceful
Từ nay tôi đã có người From now on I have someone Có em đi đứng bên đời líu lo Have you standing by life a-twitter Từ nay tôi đã có tình From now on I have love Có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa Have you my beloved, renowned, solicitous
Từ em tôi đã đắp bồi From you I'm fortified Có tôi trong dáng em ngồi trước sân I'm there in your form sitting before the yard
Hát tự do Sung freely
Mùa đông cho em nỗi buồn chiều em ra đứng hát kinh đầu sông Winter gives you sadness; evening, you stand singing a prayer at river's origin
Tàn đông con nước kéo lên chút tình mới chớm đã viên thành Expiring winter, the waters extend, arise; a bit of new love at its start of perfect harmony
Nhịp nhàng - Thơ thới Rhythmic - Tranquil
Từ nay anh đã có nàng From this time I have her Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca Grateful to the rivers and mountains that reply, compensate in song Mùa xuân trên những mái nhà Spring upon the roofs Có con chim hót tên là ái - ân There's a chirping bird named amor
Bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất Four season loving together in the ever changingness of the earth and sky
Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở Pink lotus one bud, you sat one time Một thuở yêu nhau có vui cùng sầu One time we loved the happy and sad Từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào From high dawn to sweet night Sen hồng một độ, Pink lotus a while Em hồng một thuở xuân xanh You, pink one time in green spring Sen buồn một mình Lotus sad and alone Em buồn đền trọn mối tình You, sadness making up for a love's entirety
Hiu hắt Gently blowing
Một chiều em đứng cuối sông gió mùa thu rất ân cần chở lời kinh đến núi non One evening you stand at the river's end, autumn winds quite solicitous bear prayers to mountains Những lời tình em trối trăn Your words of love, last words Một thời yêu dấu đã qua A time of love has passed Gót hồng em muốn quay về dù trần gian có xót xa cũng đành về với quê nhà Upon pink heels you want to come back, though the mortal world has pain reserved to return home
Con sóng biển dâu đã mang tình về chốn cũ Waves of mulberry seas have brought love back to its old place
Dồn dập vừa In succession
Mênh mông Vast
Từ đó trong vườn khuya From then in that midnight garden Ôi áo xưa em là một chút mây phù du Oh, your old gown is a bit of ephemeral cloud Đã thoáng qua đời ta That rush past my life Từ đó trong hồn ta From then in my heart Ôi tiếng chuông não nề Oh baleful toll of the bells
Ngựa hí vang rừng xa A horse neighs in the distant wood Vọng suốt đất trời kia Resounds throughout that land Từ đó ta ngồi mê From then I sit intoxicated Để thấy trên đường xa To see upon the distant road Một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa Like a cart's voyage like it's just come to a place of separation
(Tình do tâm ta mà sinh, Có khi tình mất mà tâm còn động vọng. Đúc lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi) Love, it's born of my heart. There are times when love's lost by our hearts still rumbles. Moulded when the heart was at peace, that love was terminated)
Mạnh và liền nhau Strong and continuous
Êm dịu lại Gentle again
Từ đó ta nằm đau From then I lay in pain Ôi núi cũng như đèo Oh mountains are like passes Một chút vô thường theo A bit of the ever changing Từng phút cao giờ sâu Each elevated minute now profound Từ đó hoa là em From then the flower is you Một sớm kia rất hồng nở hết trong hoàng hôn Some morning very pink blooming to the end at dusk Đợi gió vô thường lên Waiting for the ever changing wind to arise Từ đó em là sương From then you are mist Rụng mát trong bình minh Cooly refreshes in the dawn Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường From then I am the evening buds an ever changing bloom
"Đóa hoa vô thường" cũng là một bài ca vị trí số 1 trên danh sách Làn Sóng Xanh tháng 11 1997. Sáng tác năm 1972 bài ca này được ra đời thời Việt Nam Cộng Hoà. Là một tình ca thật, nhưng tôi thấy khó xác định đây là một bài ca phổ thông. Đây có phải một ca cảnh đơn ca? Nghe "Đóa hoa vô thường" phải có một khoảng thời gian 9 phút trở lên. Bài ca này không có điệp khúc, phiên khúc. Và ca từ cũng phức tạp. Tác phẩm này có hai giai điệu rất hay: "Từ nay tôi đã có người..." và "Từ đó trong vườn khuya..."
Đoạn thứ 1:
Tìm tòi, van xin, cầu kính như thần chú, như bùa - kết thức là một đóa hoa quỳnh xuất hiện trong vườn trăng. Đoạn này không có thời gian (chỉ có "đêm chưa từng" và "vô thường). Hai nhân vật là tôi và em.
Giai điệu dù có tính quãng ba nhưng với những nốt / mô típ lặp lại thường xuyên có chất như tụng kinh.
Đoạn thứ 2:
a. Sở hữu, chiếm hữu - "có người," "có em," "có tình," "có tôi." Nghĩa là tôi và em sở hữu lẫn nhau. Cũng phải đến mức hoàn thành, tuyệt đích (consummation). Khoảng thời gian là tình trạng hiện nay liên tục - "từ nay." Nhưng cũng có "đã." Hai nhân vật vẫn là tôi và em.
b. Có mùa đông, nhưng mùa đông tàn như có xuân mới đến (nước kéo lên). Cũng có hoàn thiện. Không biết đây là petit mort (sự chết nho nhỏ của cực tình?).
c. Lại sở hữu, nhưng có biến đổi lớn - tôi thành anh, em thành nàng. Lúc còn là tôi là như cứ giữ lại cái gì đó của mình, rồi anh thì trao hết. Lúc còn em là em thuộc vũ trụ của mình, rồi nàng thì được nâng lên (nâng lên bệ?). Thời gian nhất định là xuân, tình hình là ái ân, nhưng có linh cảm rồi.
Đoạn thứ 3:
Thời gian ở đây là điều quan trọng nhất - là một thuở, một thời, một độ, từ đó, mọi sự đã qua. Em thì em là hoa, là một mình, là sương. Em đã được tìm rồi, nhưng không còn nắm được. Nhưng hiện nay không còn anh, không còn tôi, bây giờ là ta. Ta chủ yếu thì "ngồi mê," "nằm đau." Rồi chỉ có các vết tích của em: áo em là "mây phù du / Đã thoáng qua đời ta / Từ đó trong hồn ta / Ôi tiếng chuông não nề."
"Từ đó em là sương / Rụng mát trong bình minh / Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường." Trước em là đóa hoa quỳnh, rồi em là sương của bình minh, sương mà phủ cây cỏ (như một đóa hoa). Ta là đêm mà phủ mọi thứ, nhưng cũng cho đóa hoa vô thường nở ra.
Tôi nghĩ rằng đây là một bài ca viết cho đàn ông, về tâm trạng đàn ông--vậy tại sao đàn ông không hát bài này? Dù vẽ một bức tranh đẹp của một phụ nữ, nhưng bài ca thuộc về tâm lý phức tạp của đàn ông. Muốn chiếm được đóa hoa đẹp nhất, nhưng lúc có chiếm được thì cái gì đó xây ra trong tiềm thức phá lại hạnh phúc của mình.
Có một edit với hai hình ảnh rất lạ (lúc 7:45-7:55) trong video sau. Một em bé bú vú mẹ được âu yếm, rồi nhân vật đàn ông (TCS?) được người tình âu yếm. Tâm lý phức tạp chứ? Cái đóa hoa vô thường có phải nàng hay chàng hay cả hai?
Người đạo diễn phim trên, Phạm Hoàng Nam, có nói:
Từ khi thực hiện album Đóa hoa vô thường, sau một thời gian làm việc với anh Sơn tôi đã bị anh ấy thu phục không chỉ là những tác phẩm mà là cuộc sống nội tâm với những suy nghĩ quá đặc biệt. Mỗi người có thể hiểu anh Sơn theo góc độ của mình, nhưng với tôi anh Sơn là một người lãng mạn đến cùng cực, cực đoan trong tình yêu. (Nguồn: "Tình yêu của nhạc Trịnh trong Đêm thần thoại," Thanh Niên thứ sáu, 16 Tháng chín 2005, Trâm Anh phỏng vấn Phạm Hoàng Nam in Thanh Niên).
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Mon May 05, 2014 4:51 pm
NƯỚC MÂY - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tuệ Kiên
Chân Như - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tuệ Kiên
tuetam Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Wed Jul 16, 2014 3:54 pm
Khoa học và lẽ vô thường của Phật học
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm. Quả là thế! Hôm sau ta đến tắm đúng khúc sông hôm trước, nhưng dòng chảy hôm sau đã là dòng nước khác, tức con sông khác, không khí, cảnh vật, ánh sáng đã khác.
Ý tưởng bất hủ này phản ánh tư tưởng vạn vật chuyển hoá của Hêraclitôxơ, ông tổ biện chứng luận phương Tây. Theo ông: vũ trụ là một tổng thể không do thần linh tạo ra mà do lửa biến thành các yếu tố khác (nước, đất...) mà sinh ra vạn vật. Vạn vật lại biến thành lửa, các vật đối lập luôn luôn chuyển hoá thành vật đối lập, xung đột, đó là nguồn gốc của sự phát triển.
Tư tưởng vạn vật chuyển hoá nuôi dưỡng khoa học và nhiều hệ tư tưởng triết học phuơng Tây. Thuyết tiến hoá (évolustionnisme) là học thuyết duy vật và nguồn gốc về sự phát triển của sinh vật qua một quá trình lịch sử. Đặc biệt, trong Nguồn gốc các giống, Darwin đề ra một lý luận khoa học cho thuyết tiến hoá. Theo ông, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, giống nào thích ứng thì sống, theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Tính biến đổi và tính di truyền đều là thuộc tính của sinh vật. Biến đổi nào có lợi cho nó trong cuộc đấu tranh sinh tồn thì được lưu giữ lâu dài. Theo thiên thể học, vũ trụ cũng theo quy luật biến hoá. Ước tính Thái dương hệ hình thành cách đây 5 tỷ năm, quả đất cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, với sự hình thành sự sống cách đây 200 triệu năm của những tảo lam đầu tiên trong đại dương.
Từ nguyên lý tất cả đều chuyển hoá, Phật học đã gặp khoa học với khái niệm cơ bản vô thường. Vô thường là gì? Nói một cách đơn giản, vô thường nghĩa là không thường tồn tại, mà thay đổi từng giờ từng phút, từng giây, tất cả mọi sự vật thuộc giới vô cơ hay hữu cơ, đều biến thiên vô thường. Vũ trụ vô thủy vô chung, tất cả các sự vật có thể nhận thức qua cảm giác hay ý niệm (được gọi là Pháp (Dharma = Đạt ma) đều chuyển biến, vô thường, chuyển biến trong nháy mắt, trong từng sát-na (thời gian nhỏ nhất), hay trong từng giai đoạn thay hẳn chất lượng do chuyển biến. Vô thường thể hiện theo luật nhân quả sinh ra, trụ một thời gian, biến chuyển rồi thành không, tất cả đều sinh rồi diệt do nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, duyên là những điều kiện giúp cho nhân phát triển. Thí dụ hạt gạo là nhân cây lúa, còn môi trường như đất, nước, ánh sáng, phân... là duyên. Nhân duyên là những quan hệ biện chứng giữa các sự vật trong không gian và thời gian. Trong những quan hệ ấy, không tính đến lớn, nhỏ, một hạt cải nhỏ được tạo thành do mối quan hệ với cả vũ trụ, cả vũ trụ phải hòa hợp với nhau mới tạo ra hạt cải nhỏ. Ngược lại, phải có hạt cải nhỏ hòa hợp với cả vũ trụ lớn thì mới tạo ra được mọi thứ, kể cả mặt trời, mặt trăng... Mỗi sự vật có ảnh hưởng dây chuyền (duyên) đến tất cả. Trong một có tất cả, trong tất cả có một. Sự vật không có thực thể, chỉ vô thường, có tạm thời. Sinh ra do nhân duyên hòa hợp (thành cá thể trái núi, cái cày, con vật, con người với cái Tôi...), mất đi do nhân duyên tan rã. Không thật có sinh, có diệt, thời gian và không gian, có người, có mình. Do ảo tưởng không biết quy luật vô thường, cho là sự vật hữu thường nên sinh lòng dục và khổ đau qua cái nghiệp.
Nhiều giả thuyết khoa học hiện đại về các biến thiên trong vũ trụ, từ tinh tú đến nguyên tử và vi sinh vật, có thể thuyết minh cho lẽ vô thường của Phật học. Xin lấy hai thí dụ khá lý thú.
Vô thường: một lục địa sinh và diệt. Đó là lục địa Đông Nam Á. Sau hàng chục năm nghiên cứu về mọi mặt (khảo cổ học, di truyền học, nhân học, ngôn ngữ học, dân tộc học...) bác sĩ người Anh S. Oppenheimer đã kết luận như vậy trong cuốn Thiên đường ở phía Đông (1999). Theo ông, cái nôi của văn minh loài người không phải là Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc mà ở Sunda, một lục địa Đông Nam Á lớn, nay đã bị chìm ngập. Cách đây 7.000 năm, nơi đây đã sản xuất ra những nền văn minh đầu tiên của nhân loại, khởi thuỷ từ thời Cách mạng đồ đá mới (cách đây khoảng 10.000 năm) chuyển từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt và chăn nuôi. Do hậu quả nạn hồng thuỷ vào thời băng hà, cư dân lục địa Sunda phải di cư lên phía Bắc (lục địa châu Á với Trung Quốc, Ấn Độ) và sang phía Tây (Địa Trung Hải, Cận Đông...) gieo rắc những mầm văn hoá Đông Nam Á.
BS. Oppenheimer đưa ra một số dẫn chứng cụ thể, đặc biệt về gen khi theo dõi sự lan rộng của bệnh sốt rét ở Đông Nam Á. Những cây lương thực đầu tiên, khoai sọ và khoai lang được trồng rất sớm ở Indonesia (10.000 -15.000 năm trước CN). Lúa được trồng ở bán đảo Thái Lan khoảng thế kỷ VI-VII trước CN, sớm hơn ở Trung Quốc. Nghệ thuật đúc đồng ở Thái Lan và Việt Nam cũng sớm hơn ở Cận Đông và Trung Quốc.
Vô thường: Nhân loại có sinh thì có diệt không? Theo khoa học, quả đất hình thành cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, động vật có vú xuất hiện 700 triệu năm, người vượn cách đây 2,5 - 5 triệu năm, nền văn minh độ 5-7 nghìn năm trước CN. Con người tồn tại được do nhiều yếu tố, nhưng phụ thuộc chính vào mặt trời. Tuổi thọ mặt trời từ 10 đến 15 tỷ năm. Mặt trời tắt, hẳn sự sống trên trái đất sẽ không còn.
Theo tin Internet (Tú Anh), giáo sư Úc Frank Fenner, nhân loại sẽ lụi tàn trong 100 năm tới vì dân số quá đông (chiến tranh lương thực) và bầu khí quyển bị hâm nóng (do môi trường bị phá hoại). Lời tiên tri bi quan này dù không được sức thuyết phục, nhưng cũng đáng để ta suy nghĩ.
Hữu Ngọc (Sức khỏe&Đời sống)
P-C Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Sun Aug 03, 2014 10:20 am
HƯ ẢO Nhạc Võ Tá Hân Thơ Ái Hoa Ca sĩ Quang Minh Nhạc cảnh: Duy Hân
AN LẠC Nhạc Võ Tá Hân Thơ Tuệ Kiên Ca sĩ Khắc Dũng
.
huetim Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Tue Sep 23, 2014 8:00 pm
Như Giòng Sông Nhạc: Nguyễn Tuấn Thơ: Tuệ Kiên Hòa âm: Quốc Dũng Trình bày: Mai Hậu (Mai Thiên Vân)
Tiêu đề: Re: MỘT CHÚT VÔ THƯỜNG Wed Oct 29, 2014 5:39 pm
LẼ VÔ THƯỜNG VÀ SỰ BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG
BS NGUYỄN QUÝ KHOÁNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
Trong thế giới đầy biến động, nào là thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh… khắp mọi nơi, thế mà chúng ta lại nêu lên việc là làm sao có được một cuộc sống bình an, chẳng phải là mộng tưởng quá chăng? Hàng ngày, chúng ta phải lo đủ thứ, nào là việc nhà, việc công sở, việc xã hội, bao nhiêu áp lực khiến chúng ta khó tránh khỏi “stress”, khó tránh khỏi tâm hồn luôn chĩu nặng. Vậy thì chúng ta phải làm sao để có được sự bình an trong tâm hồn, trong cuộc sống đây? Mở đầu truyện Kiều, Đại thi hào Nguyễn Du đã cảm thán kiếp người thăng trầm như bãi biển nương dâu (vô thường) và đâu đâu cũng gặp những cảnh khổ đau đến quặn lòng (khổ):
“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. ”
Khi nói đến VÔ THƯỜNG là người ta đồng nghĩa với KHỔ hay với CHẾT thì tại sao, ở đây, đề tài lại là: LẼ VÔ THƯỜNG VÀ SỰ BÌNH AN? VÔ THƯỜNG không có lỗi gì cả, ĐAU KHỔ là do tâm người vô minh chấp ngã nên nhận thức sai lạc đưa đến tham và sân. Trước cảnh vô thường, được mất, khen chê như danh lợi, tài sắc tạm bợ mà con người lại cố bám víu, mong muốn nó thường còn nên sinh ra khổ đau (Cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ), hoặc phải đối diện với những gì mình không thích cũng sinh ra khổ (oán tắng hội khổ, sinh lão bệnh tử khổ…). Vô thường là một định luật của thiên nhiên, vô thủy vô chung, chi phối cả vũ trụ. Không có bất cứ điều gì, từ vật chất đến tinh thần, thoát khỏi lẽ vô thường: “Thành-trụ-hoại-không”, “Sinh-lão-bênh-tử” hay “Sinh-trụ-dị-diệt”. Vậy, muốn được bình an, con người phải có cái thấy đúng đắn (chánh kiến) để sống với con người thật của mình, với Chân lý thường còn, hạnh phúc.
II. ĐỊNH NGHĨA:
VÔ THƯỜNG là không thường còn, không thường hằng. VÔ THƯỜNG là mọi vật không bao giờ và không thể nào giữ được trạng thái lúc nào cũng như lúc nào, trước sau như một, mà là thay đổi không bao giờ ngừng trong tự thể của nó. Trong vũ trụ, có vật gì là không chuyển động đâu? Ngay đến cả một tảng đá, một bức tường mà ta thấy như im lìm nhưng bên trong, ở tầng vi mô, các nguyên tử, điện tử đang chuyển động. Tất cả mọi sự vật trên thế gian này, từ hữu hình đến vô hình, đều không phải là một thực thể bất biến. Chúng luôn thay đổi, xoay chuyển không ngừng. Hiện hữu là một dòng sinh diệt liên tục. Sự thay đổi, sinh-diệt, diệt-sinh này xẩy ra từng phút giây, từng sát na (khoảnh khắc của một ý niệm, một đơn vị thời gian hết sức ngắn ngủi theo Đạo Phật). Chính vì thế mà triết gia Hy Lạp Heraclite đã nói một câu bất hủ: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trên cùng một dòng sông. ”
VÔ THƯỜNG là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm đến ngoại giới: Về thân xác: Xét về vi mô, các tế bào trong cơ thể chúng ta thay đổi từng giờ, từng phút, từng giây tuỳ theo loại. Trong một giây đồng hồ, biết bao tế bào chết đi thì lại có biết bao tế bào được sinh ra. Thân xác của chúng ta thay đổi liên tục. Chỉ sau một tháng là thân xác của chúng ta không còn là thân xác cũ nữa nhưng chúng ta đâu hề biết mà cứ tưởng nó vẫn vậy. Vậy là thân ta đều chịu lẽ sinh-diệt, diệt-sinh nên từ một cháu bé, ta mới thành một thanh niên hay thanh nữ rồi đến người trưởng thành và cuối cùng là một người già. Vậy thật sự ta là ai?
Về tâm (tinh thần: Có bao nhiêu niệm (ý nghĩ)) hiện lên rồi biến mất trong một giây đồng hồ, điều này chúng ta thấy rất rõ khi bắt đầu tập ngồi thiền. Các niệm của chúng ta thay đổi từng sát na. Có những ý nghĩ mà ta quyết như “đinh đóng cột” nhưng sau khi tự mình xét lại hoặc bị người khác thuyết phục, ta quay ngoắt 180 độ. Trạng thái tâm lý con người thay đổi không ngừng theo ngoại cảnh. Vậy thử hỏi cái Ta nó ở đâu? Tóm lại, cái Ta là tập hợp của thân và tâm. Thân chính là sắc còn tâm gồm thọ, tưởng, hành, thức. Mà đã là duyên hợp thì cái ta không thật, không bền. Có lúc, tôi ví cái Ta như một dòng sông. Đứng ở một điểm nhìn, ta thấy dòng sông vẫn vậy nhưng nếu quan sát thật kỹ, ta thấy ở điểm đó, không còn là cùng các hạt nước ở trong giây trước so với giây sau. Cái ta cũng có thể được ví như một vòng lửa tạo ra bằng cách xoay tròn 360 độ một sợi dây mà đầu tận cùng có buộc một hòn sỏi được bao bởi một bùi nhùi có tẩm dầu hoả đang cháy. Khi quay thật nhanh, ta có cảm tưởng như có một vòng lửa thực sự nhưng sự thật không phải vậy, chỉ là ảo ảnh mà thôi. Về ngoại giới: những gì chung quanh ta như người, vật, cỏ cây, sông núi, thậm chí đến mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các thiên hà trong vũ trụ cũng không thoát khỏi định luật: Thành-trụ-hoại-không. Hình ảnh mà tôi thích nhất khi ví cuộc đời một người, đó là hình ảnh dòng thác cuồn cuộn đổ xuống thành sông và cuối cùng dòng sông đổ ra biển: • Tuổi 20-40: lý tưởng đầy mình, nhiệt huyết hừng hực, hăng say hoạt động như dòng thác chảy ào ào cuốn trôi tất cả.
• Tuổi 40-60: suy tính hơn thiệt, tính tình trầm hơn, sự năng động giảm dần như dòng sông tuôn chảy, tuy cũng có lúc còn chảy siết. • Tuổi trên 60: không còn muốn ganh đua với đời, tính tình trầm lặng như dòng sông êm ả chảy ra biển cả.
III. NHỮNG ĐIỀU SUY RA TỪ LẼ VÔ THƯỜNG
A. VÔ THƯỜNG GẮN LIỀN VỚI VÔ NGÃ: Vì sự vật biến chuyển không ngừng cho nên sự vật không duy trì được tính cách đồng nhất tuyệt đối của nó. Đứng về thời gian, sự vật là vô thường. Đứng về không gian, sự vật là vô ngã. Giáo lý VÔ NGÃ đã được Đức Phật kết luận trong Kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhana sutta) bằng một câu ngắn ngọn, rất quan trọng: “Cái này không phải là Ta, cái này không phải là của Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta”. “Cái này” chính là “cái ta đây”, “cái tôi đây”, “cái thân này”, “cái thân-tâm này”. Đức Phật muốn phá bỏ ý niệm sai lầm về bản thể con người. 1/ Phá bỏ cái chấp thủ vào 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, xem đó là Ta, như đang có tấm thân nguyên thuần một khối. Chính sự chấp vào cái Ta nghĩa là xem cái Tôi to lớn (ta thường tự đồng hoá với danh xưng, chức vụ, địa vị trong xã hội…) nên nếu ai đụng chạm tự ái của ta như nói xấu, mắng nhiếc ta… thì ta sẽ nổi sân lên. 2/ Chính vì quan niệm rằng có một cái tôi thật sự khác biệt với mọi người nên ta muốn (cả ta và những người thân của ta) hơn người khác về mọi mặt như học giỏi hơn, địa vị cao hơn, giàu có hơn… Chính vì lòng tham mà ta có thể bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được những điều đó. 3/ Đức Phật phủ nhận có một Tự ngã, linh hồn bất biến, bất diệt nhưng vẫn khẳng định có thần thức tạm gọi là “hồn” nghĩa do các thức hợp lại, đặc biệt Mạt Na thức và A Lại Da thức sẽ chuyển nghiệp báo của cá nhân đó qua đời sau. Đề xướng Vô ngã không phải để hư vô hoá con người, xoá bỏ sự có mặt của con người trong cuộc đời, trái lại kết hợp chủ thể với tha nhân, xoá bỏ biên giới cách biệt giữa người và người, trải rộng lòng từ bi đến tất cả chúng sinh. Nói về vô thường là nói về chân lý tương đối của thế gian (Tục đế) khi tâm thức con người còn thấy thời gian là có thật. Đối với Phật hay những vị giác ngộ, đã thấy Chân Lý (Chân đế) rồi thì cả thế gian chỉ là một sự tịch tĩnh, đồng nhất, rỗng không (Chân như), chẳng có pháp gì là Thường hay Vô thường, là Ngã hay Vô ngã, vì cả không gian lẫn thời gian đều do tâm thức con người ảo tưởng tạo ra, quy định ra, chứ chúng vốn chẳng có thật (Duy thức học gọi là “bất tương ưng hành pháp”, gồm 24 thứ trong đó có không gian, thời gian, số học, phương hướng, …). Phật dạy lý vô thường, vô ngã chỉ là phương tiện (như chiếc bè dùng để qua sông) để giúp chúng sanh đối trị, vượt qua tâm bám víu vào ngã, vào sự thường còn của cuộc sống. Khi chúng sanh tu tập giác ngộ rồi thì tự họ sẽ thấy “vô thường”, “vô ngã” cũng chỉ là một khái niệm ảo, nó không thật có trên thực tế. B. VÔ THƯỜNG CÒN LÀ MỘNG HUYỄN Hiểu được lý Vô ngã, chúng ta triển khai rộng ra là Pháp vô ngã. Vạn vật trên thế gian này chỉ do duyên hợp, chúng ta càng thấm thía lẽ vô thường của trời đất. Đàn ông cũng như đàn bà có khác gì bông hoa. Lúc bông hồng mới là búp thì trông thật dễ thương, rồi từ khi bắt đầu nở cho đến khi nở rộ thì trông thật kiêu sa, lộng lẫy với mùi hương thoang thoảng khiến ta ngất ngây. Sau đó các cánh hoa thâm lại và nhăn nheo với mùi chát chát để cuối cùng cành hoa rũ xuống, các cánh hoa rụng dần. Đây là luật thành-trụ-hoại-không của tạo hoá, không ai tránh khỏi! Hiểu được rõ ràng như vậy, ta mới không bị động tâm, không buồn khổ khi lẽ vô thường ứng dụng trên ta. Có đó rồi mất đó. Cuộc đời có khác gì giấc mộng Nam Kha, như một tấn tuồng gồm đủ hỉ, nộ, ái, ố mà ta vừa là diễn viên, vừa là khán giả. Chức vụ mà ta được giao có khác gì một màn kịch mà ta đóng vai giám đốc, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống trong 5 hay 10 năm… Khi hạ màn thì ta lại là thường dân. Nếu ta cố chấp vào cái vai đó, tưởng nó là thật, là vĩnh viễn thì khi mất nó, ta sẽ rất đau khổ. C. VÔ THƯỜNG ĐƯA ĐẾN TÌNH THƯƠNG: Tất cả mọi người, dù sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu, đẹp xấu… đều bình đẳng trước cái chết. Chúng ta đều mang bản án tử hình, chỉ có khác nhau về thời gian thi hành án mà thôi. Chúng ta như những tử tù cùng bị nhốt chung trong ngục thất, đó là ngục tam giới (Dục giới, sắc giới và vô sắc giới). Thay vì thương nhau, chia sẻ cho nhau những thực phẩm mà người nhà gửi vào, giúp đỡ nhau những lúc bệnh hoạn, an ủi nhau những lúc bị suy sụp tinh thần thì có người lại chia phe phái, gọi nhau là đại bàng, đánh nhau, gây đau khổ cho nhau. Thật là đáng buồn! Như Kinh Pháp Hoa đã nói, thế giới này như cái nhà đang cháy mà chúng sinh như những trẻ nhỏ cứ nô đùa hoặc cãi nhau, tranh dành những đồ chơi. Vậy thái độ đúng đắn nhất là thương nhau, tha thứ cho nhau, giúp nhau thoát khỏi cái “nhà lửa” này nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Chỉ có tình thương mới xoá bỏ được hận thù như Đức Phật đã nói:
“Lấy oán báo oán, oán oán chập chùng, Lấy Đức báo oán, oán mới tiêu tan”.
IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG?
Để có được bình an trong cuộc sống, theo tôi, hãy làm những bước sau đây: A/ QUÁN CHIẾU LẼ VÔ THƯỜNG CỦA ĐỜI SỐNG, XEM CUỘC ĐỜI NHƯ GIẤC MỘNG Vạn vật trên thế gian này luôn chuyển động không ngừng, do đó thay đổi thường xuyên và có ngày phải tan rã. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, khi giảng cho ngài Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường, Đức Phật có nói: “Công đức lớn nhất trong tất cả các cách cúng dường là quan sát sâu sắc Đạo lý vô thường của sự vật”. Ngoài ra, Kinh Kim Cương kết thúc bằng 4 câu kệ rất quan trọng:
“Hữu vi” là tất cả những gì có tướng mạo do duyên hợp nên đều vô thường và sanh diệt. Tất cả các pháp hữu vi đều như giấc mộng, đều giả hợp như bọt nước trên đường khi mưa rơi, như bóng người và vật in trên tường trong ánh nắng mặt trời, như giọt sương trên hoa lá lúc ban mai cũng như luồng điện xẹt do sét đánh khi sắp mưa. Ta hãy thường xuyên nên nghĩ cuộc đời là như vậy. Có đó mà không đó, “sắc sắc không không”. Trên đời này, đâu có gì là bền vững, đâu có gì là bất biến. Quán như vậy, ta mới hàng phục được Tâm, mới an trụ được Tâm như Đức Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang. Mặc dù biết đời là mộng nhưng chúng ta vẫn phải có bổn phận tránh làm các điều ác, nên làm các điều lành vì “nhân giả nhưng cũng có quả giả” và nghiệp báo sẽ theo ta như bóng với hình ngay trong giấc mộng. Để áp dụng trong việc sửa mình cho thật tốt, chúng ta nên nhớ lời một bậc Thầy Mật tông đã dạy: “Hãy luôn luôn nhận thức rõ ràng tính mộng huyễn của cuộc đời để giảm bớt luyến ái và thù ghét. Hãy có tâm tốt đối với mọi loài, có tâm thương xót bất kể kẻ khác đối xử với bạn ra sao. Những gì người khác làm đối với bạn không quan trọng khi bạn xem chúng là mộng huyễn. Cái chính là bạn phải có những ý định tốt trong giấc mộng, đây là điểm cốt yếu. Đây đích thực là tu tâm.” Xem cuộc đời như giấc mộng, không phải là ta buông xuôi, mặc kệ, thậm chí là sống luông tuồng, vô trách nhiệm; trái lại ta vẫn sống đầy trách nhiệm với chính mình, với gia đình mình, với xã hội vì chẳng phải mỗi kiếp sống là trường đời để chúng ta trui rèn chính mình, hoàn thiện chính mình trên hành trình đến Chân lý hay sao? Ta cũng không nên trách cứ “Ông Trời” đã gieo tai hoạ cho loài người mà ta phải tự trách mình là đã không biết tôn trọng, bảo vệ ngôi nhà chung là Trái Đất này. Chỉ vì lòng tham, mà con người đã phá hủy môi trường sống của chính mình khiến giờ đây bao nhiêu thiên tai, dịch bệnh giáng trên đầu chúng ta và con cháu chúng ta. B/ ĐỪNG XEM CÁI TÔI MÌNH TO QUÁ Lý Vô ngã là một trong các giáo lý căn bản của Đạo Phật và độc nhất vô nhị vì không có tôn giáo nào trên thế giới lại phủ nhận cái Ta như Đạo Phật cả. Đây không phải là một giả thuyết mà là một chân lý được soi sáng bằng sự thực chứng của Trí Tuệ. Khi đưa ra lý Vô ngã, Đức Phật không phải bảo chúng ta xoá bỏ cái thân này mà chỉ muốn chúng ta đừng có chấp vào nó, cho rằng nó có thật để bị dính mắc vào tham và sân. - Đừng tự đề cao mình quá vì mình còn nhiều hạn chế: - Mình chịu sự chi phối bởi luật của tạo hoá: sinh, lão, bệnh, tử. - Hiểu biết của mình còn nhiều hạn chế. - Hãy khiêm tốn, đừng quan trọng hoá mình quá. Người nào tự coi mình là rốn vũ trụ (khi có một địa vị trong xã hội) thì thật là ấu trĩ vì nếu họ chịu khó suy nghĩ rộng ra hơn khi nhìn ra thế giới chung quanh thì họ sẽ thấy họ chẳng đáng là hạt cát trong sa mạc trong vũ trụ này. - Mình cũng có thể phạm lỗi như mọi người, do đó mình nên thông cảm, bao dung, tha thứ lỗi lầm của người khác. - Thấy đời là giấc mộng, thấy mình là vô ngã thì ta sẽ tránh được “stress” vì tám ngọn gió (bát phong) không lay chuyển được ta: - ĐƯỢC: được tài lợi, tâm không xao xuyến - MẤT: bị thiệt hại, lòng vẫn thản nhiên - KHEN: được công kênh, tâm vẫn như không - CHÊ: bị huỷ nhục, lòng không bực tức - VINH: được ngợi khen, tâm vẫn bình thản - NHỤC: bị chê bai, lòng không biến đổi - VUI: được việc vui, tâm không xao động - KHỔ: gặp khổ đau, lòng vẫn an nhiên. C/HÃY THƯƠNG YÊU TẤT CẢ CHÚNG SINH Thấy rõ được lẽ vô thường không chừa một ai, ta hãy thương mọi người vì họ cùng cảnh ngộ với mình. Cuộc đời như tấm gương phản chiếu vì khi mình mỉm cười thì trong gương cũng cười lại còn nếu mình giơ nắm đấm lên thì trong gương cũng giơ nắm đấm lại. Dadi Yanki, một trong những nhà sáng lập phái Raja Yoga và là hiện thân của giá trị chuyển hoá tinh thần của thời nay, đã nói: “Nếu bạn gửi đi một nụ cười, bạn sẽ nhận lại nụ cười, vậy thì hãy gửi đi những nụ cười. Thế giới ngày nay, con người có rất nhiều thứ nhưng cái họ thiếu nhất lại là sự bình an và tình yêu thương. Vậy hãy gửi đi tình yêu thương, bạn lại nhận được tình yêu thương. Hãy sống vì một thế giới tràn đầy tình yêu thương.” Luật nhân quả thì quá rõ ràng nhưng ta phải hiểu định luật này theo 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai vì nhân gieo xuống thì phải đủ duyên, quả mới trổ. Chúng ta đừng thấy những gì diễn ra trước mắt mà vội kết luận là luật nhân quả không đúng, là “Trời không có mắt”. Teilhard de Chardin, nhà thần học nổi tiếng của Pháp, đã nói trong quyển: La vie vaut d’être vécue (Đời đáng sống) là tại sao chúng ta công nhận có những định luật về vật lý trong vũ trụ trong khi chúng ta lại không tin có những định luật về luân lý và đạo đức trong thế giới tinh thần. Trong Đạo Phật có một câu rất hay: “Muốn biết kiếp trước người đó thế nào thì hãy xem kiếp này của họ, Muốn biết kiếp sau người đó thế nào thì hãy xem họ sống ra sao trong kiếp này. ” Vậy ta là chủ vận mệnh của mình, hạnh phúc hay đau khổ là do chính ta quyết định chứ không do bất cứ một ai khác, một đấng nào khác. Vì thế, ta nên giữ ý nghĩ, lời nói, việc làm trong sạch để tạo những nghiệp tốt. Đức Dalai Lama, một trong những nhân cách đáng kính nhất của thời hiện đại có nói: “Tôi không quan tâm đến tôn giáo của bạn hoặc bạn là người có tôn giáo hay không. Điều thật sự quan trọng đối với tôi là thái độ của bạn trước đồng loại, gia đình, công việc, tập thể và thế giới. Bạn hãy nhớ rằng vũ trụ phản ảnh các hành động và suy nghĩ của bạn… -Hãy cẩn trọng với những ý nghĩ của bạn vì chúng sẻ trở thành lời nói, -Hãy cẩn trọng với lời nói vì chúng thành hành động, -Hãy cẩn trọng với hành động vì chúng thành thói quen, -Hãy cẩn trọng với thói quen vì chúng tạo nên cá tính của bạn, -Hãy cẩn trọng với cá tính của bạn vì nó tạo ra định mệnh của bạn và định mệnh của bạn chính là cuộc đời của bạn… và…”
Từ 3 nhận thức trên đây, ta hãy để Tâm mình buông xả, không chấp vào một điều gì, không dính mắc vào bất cứ cái gì. Xả ở đây xuất phát từ sự hiểu biết, niềm cảm thông, lòng bao dung. Xả là lòng an tịnh, quân bình, không phân biệt người với mình. Cái tôi càng nhỏ thì tâm xả càng trọn vẹn: – Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm hỷ nghĩa là vui với cái vui của người khác thay vì có tâm ganh ghét một cách nhỏ nhen. – Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm bi nghĩa là thương những người nghèo đói, bị bệnh tật, gặp hoạn nạn, đau khổ về thể xác và tinh thần. – Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm từ nghĩa là thương yêu tất cả mọi người, mọi sinh vật một cách không phân biệt, thậm chí đến cả cỏ cây.
V. LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐƯỢC NIỀM AN LẠC THẬT SỰ?
Xem đến đây, có thể một số đọc giả chưa mãn nguyện. Vì sao? Vì 2 lý do sau đây: 1/ Con người còn bị chi phối bởi cái Chết mà không ai là không sợ. 2/ Nếu Cái Ta là giả thì cái gì là thật đây và có cái Ta thật không? Để trả lời được 2 câu hỏi này, chúng ta cần có một số kiến thức sâu hơn về Đạo Phật. A/ CÁI CHẾT CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ KHÔNG? Thời gian gần đây, trên thế giới này xẩy ra bao nhiêu thiên tai: nào là động đất ở Trung quốc, ở Haiti…, nào là sóng thần ở Indonesia, Thái lan, Nhật Bản…, nào là núi lửa phun trào ở Philippines, nào là cháy rừng ở California, lốc xoáy tại nhiều bang ở Hoa Kỳ đặc biệt là Missouri, bão tố ở Hoa Kỳ. Trước sức mạnh của thiên nhiên, chúng ta chẳng khác nào những con kiến. Chúng ta tự hỏi có chổ nào trên trái đất này an toàn không? Chắc là không! Không ở đâu trên thế giới này an toàn cả, ngay cả mặt đất mà ta tưởng cứng chắc thì có thể xuất hiện những đường nứt lớn và sâu do động đất hoặc những hố tử thần. Vậy thì ta trốn lên núi? Cũng không chắc ăn vì có sạt lở hoặc núi lửa phun. Đây là chúng ta chưa kể đến chiến tranh mà chính con người gây ra để hại nhau. Theo tôi, chỉ có Phước Đức mới cứu chúng ta thoát được các tai ương này vì mọi sự việc trên đời này không qua khỏi định luật nghiệp báo: Lúc đó, đạn tránh người chứ không phải người tránh đạn.
Dù sao, cuối cùng ai cũng phải chết. Vậy ta nên hiểu cái chết như thế nào? Trong Hoá học, chúng ta biết có các phân tử trao đổi với nhau thành một chất khác nhưng số nguyên tử không hề thay đổi như Lavoisier đã nói một câu bất hủ: “Không có gì mất, không có gì được tạo thêm (Rien ne se perd, rien ne se crée)”. Câu này không khác gì câu “bất sinh bất diệt” trong Bát Nhã Tâm Kinh. Còn về Vật lý thì có định luật bảo toàn năng lượng nên trong thiên nhiên, sự vật thay đổi hình dạng mà không hề biến mất như nước dưới sức nóng trở thành hơi, hơi nước tụ lại thành mây, mây đổ xuống thành mưa, mưa tụ lại thành sông hồ và sau đó, nước lại bốc hơi thành mây và chu kỳ đó lại xoay vòng… Chính vì vậy, con người thay đổi từ trẻ tới già theo định luật sinh-lão-bệnh-tử, sau đó lại qua giai đoạn sinh nên không có cái chết thật sự mà chỉ là một sự thay đổi thân cũ đã bị hư hoại thành một thân mới, còn được gọi là tái sanh mà phần thần thức được chuyển từ kiếp này qua kiếp sau. Người Tây Tạng có một ngạn ngữ rất hay: “Mọi người đều chết nhưng không ai chết cả”. Trong lời tựa quyển “Sự sống sau cái chết (Life after death)” của Deepak Chopra, Eckhart Tolle, tác giả quyển “Quyền năng của Hiện tiền (the Power of Now)” có nói rằng “đối lập của cái chết là sự sinh chứ không phải là sự sống. Sự sống về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những dạng khác nhau của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hay thế khác. Đây là sự giải thoát thật sự mà cuốn sách thường xuyên nhấn mạnh”. Khi nghĩ đến vấn đề này, tôi thích lấy ví dụ về mặt trời. Ai khi nghe nói mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây thì thấy rất có lý. Thật ra đó là vì ta đứng trên mặt đất quan sát. Còn nếu chúng ta ở trong không gian và nhìn thì mặt trời không hề mọc và lặn mà là quả đất xoay quanh mặt trời và tạo ra cảm giác như có mọc và lặn. Ứng dụng vào con người, thì “mặt trời” ví cho “sự sống”, “Mọc”tượng trưng cho “sinh” còn “lặn” tượng trưng cho “chết".” Như vậy, chúng ta thật sự đâu có chết mà sợ, chúng ta chỉ như thay một cái áo khác để tiếp tục sống trong kiếp sau và hoàn thiện chính bản thân mình. Sống là chết từng giây từng phút, là một tiến trình đi về cái Chết. Cái chết lại khởi đầu cho một cuộc Sống mới. Nếu một người hiểu được lẽ vô thường của Trời Đất: “Sinh rồi tử, tử rồi lại sinh” thì người đó không còn băn khoăn về cái chết nữa mà chấp nhận cái chết một cách bình thản như nhìn cái lẽ tự nhiên của bốn mùa “Xuân, Hạ, Thu, Đông” vậy. B/ CÓ CÁI TA THẬT KHÔNG? Nghe Đức Phật nói cái Ta là giả, không ai là không ngạc nhiên. Tôi có da có thịt thế này, cả thân tôi là 60 kg, véo mạnh thấy đau mà lại bảo giả là thế nào? Vô lý! Nhưng thử hỏi bạn khi nằm mơ, ai véo vào đùi, bạn có thấy đau không? Bạn bị một tên cướp tấn công và lấy xe máy, bạn có sợ, có buồn, thậm chí có khóc không? Vậy là trong mơ bạn thấy mọi điều đều thật cả, bằng chứng là khi thức dậy bạn thấy cái gối ướt do bạn đã khóc. Cũng thế, dưới con mắt của một vị giác ngộ thì chúng ta đang nằm mê, “mở mắt mà chiêm bao”. Khi mê, ta sống với cái Ta giả. Chỉ khi nào tỉnh giấc mộng Nam Kha, ta mới sống với cái Ta thật. Lúc đó, ta mới làm chủ hoàn toàn được sinh và tử. Một giấc mộng đẹp thường khiến con người muốn ngủ mê lâu, trái lại cơn ác mộng khiến người ta mau tỉnh giấc. Từ điều này, chúng ta thấy chưa chắc một người giàu có đã may mắn hơn người nghèo khổ vì người giàu muốn giấc mơ kéo dài mãi nên trôi hoài trong vòng sanh tử còn người nghèo khổ thì muốn tỉnh cho mau nên đi tìm Đạo để thoát khỏi vòng luân hồi. Cái Ta thật, Đức Phật gọi là Phật tánh mà mỗi chúng sinh đều có nhưng rất ít người dám tin, dám nhận. “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, đây có thể được xem như một lời tuyên bố vô cùng quý giá mà Đức Phật đã ban cho chúng ta để chúng ta trở về với chân giá trị của mình. Chúng ta thuộc dòng dõi sư tử chứ không phải thuộc loài dê như trong câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây: Có một sư tử cáí chết bên bờ suối sau khi sinh con. Sư tử con được nuôi chung với đàn dê đến lúc trưởng thành mà vẫn cứ tưởng mình là dê. Một hôm, sư tử chúa khát nước đến bờ suối. Thằng chăn dê và bày dê chạy trốn, còn lại một mình sư tử con ngơ ngác kêu: be, be… Sư tử đực vừa ngạc nhiên vừa tức giận đến bên sư tử con và nói: “Mày không phải là dê, mày là sư tử!” Sư tử con luôn miệng kêu: “be, be”. Sư tử chúa ngoạm vào gáy, lôi sềnh sệch sư tử con đến bờ suối và dí nó sát mặt nước và nói: “Hãy nhìn kỹ xem mày là ai?” Sư tử con soi mặt mình và gầm lên một tiếng. Chúa sơn lâm đã hiện hình! Câu chuyện trên muốn nói là mỗi chúng ta thuộc dòng dõi Phật nhưng lại cứ tưởng mình là chúng sanh. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta cách thành Phật để ta sống với con người thật của mình. Chỉ cần chúng ta thực lòng muốn điều đó và nỗ lực thực hiện mà thôi!
VI. KẾT LUẬN
Vô thường là điều kiện cần thiết cho mọi tiến bộ vì có vô thường thì mới có thể sửa chữa được những lỗi lầm mình lỡ mắc phải để trở thành người tốt hơn, mới có thể tu tập để trở thành thánh nhân. Quán chiếu lẽ vô thường, ta không lười trễ mà cố gắng hoàn thành ước nguyện của mình. Ta biết quý trọng từng giờ, từng phút của sự sống, biết sống trong chánh niệm, biết tỉnh thức trong hiện tại. Ta ý thức được những gì đang có trong hiện tại là quý giá và ta phải trân trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng. Thấu hiểu lẽ vô thường, ta không chán ghét mọi sự mà là tiếp xử vạn vật với Tuệ giác, nghĩa là với thái độ không tham đắm và không dính mắc. Ta giữ được tâm bình thản trước mọi hoàn cảnh thay đổi bất ngờ. Ta không đi tìm dục lạc tạm bợ mà tìm Hạnh phúc chân thật, thường còn và sống với con người thật của mình, đó chính là Phật tánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Danh từ Phật học thực dụng, Tâm Tuệ Hỷ. 2-Từ nội tâm hướng ra bên ngoài, Dadi Janki. 3-Kinh Vô ngã tướng, Cư sĩ Thiện Nhựt-Huỳnh hữu Hồng. 4-Tạng thư sống chết, Soyal Rinpoche, Ni sư Trí Hải dịch. 5-Kinh Kim Cang giảng giải, HT. Thích Thanh Từ. 6-Đức Phật và Phật Pháp, ĐĐ Narada, cư sĩ Phạm Kim khánh dịch. 7-Chuyển hoá Tâm, Shamar Rinpoche. 8-Sống hạnh phúc, chết bình an, Đức Dalai Lama. 9-Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, Nguyễn Hiến Lê dịch. 10-Tỉnh thức, Dr Prashant V. Kakode, LV. Mậu-TT. Lâm dịch 11-Từ nội tâm hướng ra bên ngoài (Inside out), Dadi Janki. 12-Tôn giáo của bạn không quan trọng (Your religion is not important), Đức Dalai Lama. 13- Sự sống sau cái chết (Life after death), Deepak Chopra. 14-Quyền năng của Hiện tiền (The Power of Now), Eckhart Tolle. 15-Luận về Vô thường, Đại Đức Thích Trí Minh. .