Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quang quynh thuoc chất nguyet trong quan hoang linh bich Nguyen không Nhung ngam Chung Trung quốc Saigon munro truyện nhac chuyen thầy chẳng VNCH ngắn
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
?VC?
Khách viếng thăm




“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam   “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSat Feb 02, 2013 10:52 pm

Kính thưa Quý Vị,
Dù chưa bao giờ đọc hết “Bên Thắng Cuộc”, chưa đọc, hay tẩy chay không muốn đọc, thì Quý Vị cũng nên bỏ ra 10 phút dọc bài này, vì may thay đã có người đọc giúp cho chúng ta.
Tôi thành thật kêu gọi sự quan tâm của Quý Vị.
Huy Phương


“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam
BS Ngọc

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.

Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Đọc phần I của tập sách tôi như xem một cuốn phim quay chậm. Những kẻ một sớm chiều biến thành “Cách mạng 30/4”. Đốt sách. Cạo râu, cắt ống quần. Cải tạo. Kinh tế mới. Đánh “tư sản mại bản”. Đổi tiền. Vượt biên. Tất cả những biến cố đó là sự thật. Là người ở lại trong khi các đồng nghiệp tìm được vượt biên tôi có thể nói rằng tất cả những gì Huy Đức ghi chép đều đúng. Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày “giải phóng” trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều. Chúng ta thử đọc vài trích đoạn trong Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê trước khi đọc sách của Huy Đức.

Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:
“Sự thất bại hiển nhiên của chế độ là sự suy sụp của kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt nam trước thế chiến tự hào là “tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.

Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”.

Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:
“Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”.

Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:
“Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.
Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:
“Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.

“Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.

Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:
“Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.

Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc”.
bởi vì một trong những nguyên nhân là:
“Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa.

Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật -điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.
Nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê ghi chép thời cuộc, tình hình chung, còn Huy Đức thì cung cấp cho chúng ta những câu chuyện hậu trường, những suy nghĩ cá nhân của những người nặn ra những chính sách ác ôn dẫn đến tình hình mà cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét. Có thể nói rằng cuốn sách của Huy Đức là một bổ sung quý báu cho hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Bây giờ chúng ta thử đọc xem Huy Đức đã cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê. Đọc xong bộ sách tôi thấy những thông điệp sau đây lắng đọng trong tôi:

1.- Đó là một chế độ độc tài và toàn trị. Người cộng sản nói rằng chế độ do họ dựng lên là dân chủ tập trung. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng chẳng có gì là dân chủ trong chế độ cộng sản. Tất cả các chính sách đều do một nhóm người trong Bộ chính trị quyết định. Nhưng qua Bên thắng cuộc, chúng ta còn biết rằng rất nhiều chính sách có ảnh hưởng đến hàng triệu người chỉ do một người quyết định, bất chấp những lời khuyên của người khác. Điển hình cho tính độc tài là quyết định mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Rõ ràng, đó là một chế độ độc tài, sao gọi là dân chủ tập trung được.

Điều mỉa mai nhất là họ cáo buộc rằng chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên và tay sai của Mỹ, nhưng chính người lãnh đạo cao cấp nhất trong chế độ CS là Lê Duẩn khẳng định rằng họ đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng. Hình như chưa một lãnh đạo miền Nam chưa ai trơ tráo nói rằng họ là tay sai của Mỹ. Nói cách khác, chế độ CS ngoài Bắc thời đó là một chế độ toàn trị tay sai của ngoại bang.
Tính toàn trị còn thể hiện qua việc Bộ chính trị kiểm soát cả hành vi xã giao của các đồng chí họ. Đọc đoạn Huy Đức tả cái bắt tay hờ hững của cựu thủ tướng Phan Văn Khải với ông Bill Clinton mà buồn cười về sự trẻ con và thiếu văn hoá của lãnh đạo CS. Ông Khải không mở miệng cười với Bill Clinton. Khi được hỏi tại sao lại có hành vi kém xã giao như vậy, ông Khải thú nhận: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”. Đoạn viết về một ông tướng công an “làm việc” với ban giám hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội để chỉ đạo lúc nào nên cười, lúc nào nên vỗ tay, thậm chí những hành vi xem thường ông Bill Clinton như để cho sinh viên đọc báo trong lúc ông nói. Tất cả những hành động và sự giật dây đó là những minh chứng hùng hồn cho thấy chế độ toàn trị kiểm soát tất cả hành vi sống của người dân.

2.- Nội bộ thiếu đoàn kết. Thoạt đầu, ấn tượng của tôi về các vị lãnh đạo phe CSVN là họ rất đoàn kết với nhau. Nhưng đọc qua Bên thắng cuộc và kinh nghiệm cá nhân, tôi mới thấy ấn tượng đó rất sai lầm. Người CSVN, đặc biệt là trong giới lãnh đạo thượng tần, rất ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau. Huy Đức qua những câu chuyện cá nhân phác hoạ một bức tranh rất xấu về Lê Đức Thọ và Lê Duẩn, hai người không ưa tướng Võ Nguyên Giáp. Từ một tướng vang danh thế giới bị hạ xuống người đi đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ! Những ganh ghét và đố kỵ rất con người cũng giống như các lãnh đạo thuộc phe VNCH. Nhưng có cái khác biệt căn bản là các lãnh đạo VNCH hành xử có văn hoá hơn và có phần tế nhị hơn so với các lãnh đạo phe CS.

Họ sẵn sàng dựng nên những câu chuyện để bôi xấu lẫn nhau. Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” được Huy Đức mô tả khá rõ và cho thấy các đồng chí thượng tầng CS có thể lập mưu mô để hạ bệ những ai họ không ưa thích. Họ còn dám dùng cả những thủ đoạn thấp như photoshop để nguỵ tạo hình ảnh trai gái để tố cáo ông Lê Khả Phiêu lúc đó là tổng bí thư đảng.

3.- Tàn nhẫn. Sự hành xử của một số lãnh đạo CS cấp cao có thể nói là tàn nhẫn. Sự tàn nhẫn thể hiện ngay giữa các đồng chí. Chúng ta thử đọc qua đoạn mô tả Võ Chí Công, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Tâm trả thù Võ Viết Thanh sau khi tướng Thanh bắt Năm Châu và Sáu Sứ:
“Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII’.”

Ông Võ Viết Thanh phản ứng như ssau:
“Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”

4.- Lừa gạt và dối trá. Người dân đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ định hướng suy nghĩ và cảm nhận. Những trẻ em mới lớn lên đã bị bộ máy tuyên truyền nhồi nhét rằng các vị lãnh đạo đáng kính suốt đời hy sinh hạnh phúc cá nhân để đấu tranh cho bình đẳng xã hội. Họ còn bị nhồi nhét rằng chế độ VNCH là chế độ ác ôn, với những con người ăn trên ngồi trốc, trong khi phần lớn người lao động phải sống khổ cực. Nhưng Bên thắng cuộc lột trần “huyền thoại” cao cả của các lãnh đạo CS. Sự thật nói lên rằng họ chính là những người ăn trên ngồi trốc. Trong khi người dân không đủ cơm ăn thì họ phè phỡn với bơ sữa từ Đông Âu. Họ có những vườn rau riêng. Họ có một đội quân bác sĩ chăm sóc sức khoẻ dưới danh xưng “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương”. Người dân không có thuốc điều trị nhưng lãnh đạo CS thì có thừa. Nếu lấy cái nền lãnh đạo VNCH có đặc quyền đặc lợi là 1 thì những người lãnh đạo CS có đặc quyền đặc lợi phải lên đến 100. Do đó, tất cả những gì người CS phỉ báng giới lãnh đạo VNCH thì cũng chính là những gì họ phỉ báng chính họ với cường độ cao hơn 100 lần. Một cách ngửa mặt lên trời phun nước bọt.

5.- Đạo đức giả. Báo chí miền Bắc thường ra rả tuyên truyền rằng lãnh đạo VNCH là những kẻ ăn chơi, đa thê đa thiếp, chỉ biết suốt ngày nhảy đầm chứ chẳng có kiến thức chính trị gì cả. Họ còn viết hẳn một cuốn sách về các tướng lãnh VNCH. Đọc cuốn này cũng là một phương thức giải trí tốt vì các tác giả có khả năng tưởng tượng khá tốt. Nhưng còn các lãnh đạo CS thì sao? Họ là những kẻ nhiều vợ. Lê Duẩn. Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Thọ. Võ Văn Kiệt. Có thể cả ông Hồ. Tất cả đều có hơn 1 vợ. Tất cả đều sẵn sàng bỏ vợ lại sau lưng để “theo đuổi sự nghiệp cách mạng”. Nhưng cũng có thể họ xem phụ nữ như là những người để họ giải quyết vấn đề tình cảm sinh lý. Không phải ai trong giới lãnh đạo CS đều sống vô đạo đức, nhưng nhìn qua những nhân vật cao cấp chúng ta thấy nói rằng thói đạo đức giả rất phổ biến trong giới thượng tầng của chế độ.

6.- Dốt nát. Chúng ta biết rằng những người cộng sản thế hệ thứ nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (không tính đến những người như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ) là những người có trình độ học vấn khá và có bản lãnh. Nhưng Bên thắng cuộc tiết lộ rằng những người thuộc thế hệ đàn em của những người tiền phong toàn là một nhóm người ít học. Những lãnh đạo như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đều xuất thân từ thành phần không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Sự dốt của lãnh tụ có khi đến mức hài hước. Trong phần viết về sức khoẻ lãnh đạo, chúng ta được biết ông Đỗ Mười nói về bệnh trạng của tướng Đoàn Khuê, qua lời thuật của ông Nguyễn Văn An, như sau: “Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”. Thật kinh hoàng khi những con người như thể được đặt ở vị trí chót vót lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân!
Qua Bên thắng cuộc chúng ta biết rằng các lãnh đạo CS có tầm nhìn rất hạn hẹp. Có thể do bị nhào nặn bởi tuyên truyền cộng với kém học thức nên các lãnh đạo CS có kiến thức rất nghèo nàn về thế giới ngoài các nước XHCN và Trung Cộng. Từ đó dẫn đến những nhận định sai lầm và những lựa chọn bất lợi cho đất nước. Điển hình là câu chuyện đằng sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu chuyện cho thấy giới lãnh đạo CS thiển cận và làng xã trong những nhận xét của họ về một đối thủ rất quan trọng.

Chúng ta thử đọc một đoạn “Cứu chủ nghĩa xã hội” để thấy ông Nguyễn Văn Linh có tầm nhìn và hành xử đầy kịch tính ra sao. Đọc cũng để thấy Gorbachev chẳng những mỉa mai mà còn khinh Nguyễn Văn Linh như thế nào:

Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh:
Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.
Bị đối xử như thương gia tầm thường:
Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hòa Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng Bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.

Bị xem thường:
Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. …. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.
Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. … Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: “Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Dù ông Linh rất nhiệt tình cứu XHCN nhưng người ta làm ngơ:
Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.

Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng Bí thư Mông Cổ, Phó Thủ Tướng Hernandez của Cuba, Tổng Bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng Bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.
Sau nhiều cuộc trì hoản thì ông Linh cũng được Gorbachev cho một cuộc gặp mặt. Nhưng đó là một cuộc gặp mặt để Gorbachev khinh miệt ông Linh. Chúng ta hãy đọc tiếp:

Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng Bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.
Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: “Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.
Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.
Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.
Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Đọc những đoạn trích dẫn rất sống động này tôi phải nói là rất nhục. Là lãnh tụ một đất nước 90 triệu dân mà không nắm được tình hình thế giới để bị các lãnh đạo của chính thế giới XHCN xem thường như thế. Ông Nguyễn Mạnh Cầm có lẽ là người ngoại giao nên còn biết được tình hình thế giới. Ông đưa ra nhận xét rằng “Nhận thức của một số đồng chí trong Bộ chính trị lúc bấy giờ không theo kịp những thay đổi của tình hình thế giới”. Không theo kịp tình hình thế giới có nghĩa là sống trong cái ao làng. Chẳng biết ông Linh có hiểu những câu nói của Gorbachev hay không. Thật là nhục nhã. Tất cả cũng vì cái dốt.

Cái dốt của lãnh đạo CS còn thể hiện qua lần tiếp kiến giữa ông Lê Khả Phiêu và Bill Clinton. Trong buổi tiếp kiến, trong khi Bill Clinton nói về tương lai hợp tác, ông Lê Khả Phiêu lại tận dụng chuyện Bill Clinton “trốn lính” làm cho ông Bill Clinton rất giận và chắc chắc cũng rất khinh thường người đối diện mình:

“Bill Clinton nhớ lại: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.

“Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”. …
Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn”.
Sự dốt nát chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước. Câu chuyện xung quanh ký hiệp định thương mại song phương BTA cho thấy giới lãnh đạo thượng tầng CS rất sợ Trung Cộng. Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Không chỉ BTA, ngay cả những chần chừ để trở thành thành viên của ASEAN cũng phản ảnh sự kém hiểu biết của những người lãnh đạo CS chóp bu.

Sự dốt nát và kém hiểu biết của người CS không phải chỉ biểu hiện trong giới lãnh đạo mà còn ở những người trong giới học thuật và chuyên môn. Sau 1975 tôi đã có nhiều “tiếp cận” với những đồng nghiệp y khoa từ Bắc vào. Tôi có thể nói một cách không ngần ngại rằng trình độ của họ quá kém. Có lần một anh bác sĩ nghe nói là cấp cao ngoài đó mà viết tên thuốc trụ sinh còn sai. Không phải sai một lần mà nhiều lần. Chỉ nhìn nét chữ cũng có thể biết được anh chàng này thuộc thành phần bác sĩ gì. Ngay cả những người được “chi viện” để tiếp thu trường y Sài Gòn cũng là những người rất kém cỏi về kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Họ bị các thầy trong Nam khinh ra mặt. Do đó tôi không hề ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ viết về phản ứng của giới trí thức trong Nam trước những chính sách quái đản được áp dụng sau 1975. Họ vận hành theo tư duy rặt mùi cộng sản. Cứ đến ngày kỷ niệm nào đó họ hỏi có thành tích khoa học gì để chào mừng và nhận được câu trả lời của thầy Phạm Biểu Tâm: “Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả”. Sau này trong một lần họp bàn về cách giải quyết hệ thống nước bị đục, giáo sư Phạm Biểu Tâm không phát biểu gì cả. Đến khi bị ông Võ Văn Kiệt gặn hỏi, giáo sư Tâm vốn rất quý ông Kiệt, chỉ nói đơn giản “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khoẻ, vì cái gì cũng đã có các anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”. Đối với giới trí thức miền Nam ngày ra mắt đầu tiên của chính quyền không hề thuyết phục được họ. Cho đến bây giờ tình hình vẫn thế.

Bên thắng cuộc đã trở thành một tác phẩm bán chạy. Nếu được công bố ở trong nước tôi nghĩ chắc chắn bộ sách sẽ qua mặt bất cứ cuốn sách nào đang có trên thị trường. Đọc xong bộ sách tôi hiểu được tại sao nó nổi tiếng. Theo tôi, Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị. Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá. Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay. Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Theo blog BS Ngọc

Vu That




Về Đầu Trang Go down
VDanh
Khách viếng thăm




“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam   “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 12:30 am

BÊN THẮNG CUỘC (TRỌN BỘ).

Phần I:

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG I: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-phan-1-giai-phong-chuong.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 2 A: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG – CHƯƠNG 2 B: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_24.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG –CHƯƠNG 3: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_24.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 4: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_9141.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 5: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_5685.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 6: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_6235.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 7: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_3847.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 8: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong_7152.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 9: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong-chuong.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 10: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong-chuong_24.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN 1 - GIẢI PHÓNG -CHƯƠNG 11: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-i-giai-phong-chuong_24.html

Phần II
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 12: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 13: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_23.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 14: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_887.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 15: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_5937.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 16: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_3088.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 17: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_5038.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 18: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_126.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 19: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_4912.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 20: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_954.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 21: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_2177.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH -CHƯƠNG 22: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh_287.html
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG KẾT: http://viteuu.blogspot.com/2013/01/ben-thang-cuoc-quyen-ii-quyen-binh-phan.html

( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )

nếu mở trực tiếp không được..... vui lòng highlight cái link... nhấn chuột phải... chọn chọn Open Link
Open in New Window hay Search with Google




Về Đầu Trang Go down
DVC?
Khách viếng thăm




“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam   “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitimeTue Feb 26, 2013 3:29 am

Vũ Ánh và “Bên Thắng Cuộc”
Ngụy Sàigòn


Posted on February 19, 2013 by Lê Thy

Lần nào cũng thế, cứ có mấy anh nhà văn VC bị rọ mõm ra sách là thế giới chữ nghĩa sôi động hẳn lên. Chả bù phe ta ra mắt sách có văn nghệ văn gừng, có tiệc trà thân mật, có thân hữu ca lên tới trời mà vẫn yên lặng. Kỳ nầy nhà văn VC Huy Đức trình làng cuốn ” Bên Thắng Cuộc” ngay lập tức lời khen tiếng chê bùng lên cứ như là sách sắp đoạt giải Nobel văn chương tới nơi.


Đối với Ngụy tui thì nhà văn VC bị rọ mõm lúc nào cũng viết theo công thức. Đảng ta chói lọi quang vinh sống mãi trong quần… chúng ta . Bộ đội ta kiên cường, trung với đảng hiếu cũng với đảng, kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng qua tuốt luốt. Bắn một phát giết năm bảy thằng Mỹ xâm lược.Mig17 ta bay lên trời, tắt máy, hút thuốc lào chờ B52 Mỹ tới mà xơi tái. Hay trứ danh nữa là Mig 21 của ta đã hủy diệt hai Hàng Không Mẫu Hạm của đế quốc Mỹ tại Quảng Bình. Nhưng lừng danh nhất là qua hai câu thơ:

Chị em du kích giỏi thay
Bắn B52 Mỹ rớt ngay cửa mình

Còn với “Ngụy” thì sao? Là tay sai bán nước. Là phá làng phá xóm. Là bắt gà bắt vịt. Là giết đàn bà trẻ con . Là hảm hiếp phụ nữ vân vân và vân vân. Cho nên dù nhận được nhiều email chuyển tập 1 Giải Phóng của “Bên Thắng Cuộc ” tới mà Ngụy tui vẫn đủng đỉnh đò đưa , trâu già leo dốc, đọc lai rai mấy chương đầu không thấy gì hấp dẫn bèn phú lỉnh đi làm việc khác. Chị Lethy, người sáng lập và điều hành Blog Bảo Vệ Cờ Vàng, nơi lưu giữ hàng trăm quyển sách giá trị của một thời Việt Nam Cộng Hòa huy hoàng, viết thư cho Ngụy tui hỏi rằng có đọc Bên Thắng Cuộc chưa và có ý kiến gì không?. Chị Lethy và Ngụy tui đã đồng hành hơn 15 năm trên “con đường đau khổ” bảo vệ và phát huy văn hóa VN. Ngụy tui trả lời rằng thì là mà có đọc chút ít nhưng không hấp dẫn nên lặn . Với lại những chương đầu tiên thì đồng bào Miền Nam nầy ai cũng biết hết ráo. Đọc làm gì cho mất công. Lần đến phần tham khảo thì cha mẹ ơi, toàn là “Lãnh đạo bần cố nông VC” thì “nói năng chi cũng thừa”.

Trước đây nhà văn bị rọ mõm VC Bảo Ninh nổi đình nổi đám với cuốn “Nỗi Buồn Chiến Tranh”. Ôi thôi là náo động phe ta và phe địch. Nhiều người hun hít đưa nhà văn bị rọ mõm VC lên thấu trời xanh. Có một (hay nhiều ) nhà văn phe ta như Đổ Kh đã bênh vực tới bến cho nhà văn bị rọ mõm và còn viết hẵn một bài để bênh vực cho nhà văn VC Bảo Ninh khi nhà văn Trần Hoài Thư , Thiếu úy Trung Đội Trưởng Thám Kích VNCH, lên tiếng về những sai lầm , thiếu trung thực và không khách quan nhiều sự kiện quân sử được đề cập trong quyển sách đó. Nhà văn Bảo Ninh đã mô tả lính Thám-kích (thám báo, biệt kích) của VNCH là một loại lính gà tử mị sợ chết. Nhảy vào mật khu VC chỉ lo bắt gái “hộ ní VC” hảm hiếp. Đến khi bị bắt thì hèn nhát, run sợ trước bộ đội VC. Như đã nói nhà văn VC bị rọ mõm thì thằng nào viết cũng đều y chang như thế. Theo một công thức có sẵn. Viết ra ngoài công thức thì ốm đòn. Bị kiểm thảo, hạ tầng công tác , căt hết những quyền lợi. Đói nhăn răng. Cho nên bọn nhà văn VC phải sợ. Như mới đây hai nhà báo bị rọ mõm bị công an VC tẩn cho một trận thừa sống thiếu chết. Mất mẹ nó mấy cái răng dùng để húp cháo rùa mà không dám ẳng lên một tiếng thì.. Ngụy tui đâu có quởn mà viết bài nhận xét và phê bình sách của nhà văn VC bị rọ mõm Huy Đức.

Nhưng (lại nhưng với nhị) có những nhà văn phe ta, tỵ nạn hẳn hoi, có anh tù những 13 năm mà vẫn viết bài để thổi để bơm bọn nhà văn VC bị rọ mõm lên tới trời. Cho nên Ngụy tui có bài ” Nhà Văn Đổ Kh Tay Bưng Bô Hạng Bét ” để bợp tai đá đít nó cho đỡ buồn đời tỵ nạn.

Với “Bên Thắng Cuộc” cũng thế. Ngụy tui đâu có thiết tha gì đến quyển sách của nhà văn VC bị rọ mõm. Rảnh rảnh đọc chơi cho đỡ buồn. Coi nhà văn VC đã được cởi trói tới đâu . Giống như gần 20 năm về trước. Dương Thu Hương với Thiên Đường Mù, Chuyện Tình Trước Lúc Rạng Đông, Bên Kia Bờ Ảo Vọng , Tiểu Thuyết Vô Đề… Đọc hầu như tất cả những sách của tác giả Dương Thu Hương. Nhưng đến Đỉnh Cao Chói Lọi thì đọc chán quá bèn phú lỉnh. Với Trần Mạnh Hảo Ly Thân , Ma Văn Kháng Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma, và… Bùi Ngọc Tấn Chuyện Kể Năm 2000 và nhiều nhiều nữa. Đọc để tìm hiểu coi những nhà văn VC nghĩ gì và viết cái gì. Đọc Nguyễn Tuân với Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi thì Ngụy tui hết ý kiến. Không thể tưởng tượng một cây bút, một tác giả tài hoa Vang Bóng Một Thời… mà đánh Mỹ dở như thế …Đọc vài chương đầu Cải Tạo, Đánh Tư sản… thì hơi nãn lòng chiến sĩ vì những thứ đó Nguyễn Hiến Lê viết rất đầy đủ và rõ ràng trong Hồi Ký (tập III) của ông ta. Nên nhớ là Nguyễn Hiến Lê là người thân cộng nhá. Ông ta xác nhận là ông ta có cảm tình với kháng chiến, với VC. Ông không bao giờ có một chút tôn trọng nào với Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Mở mồm ra là Diệm là Thiệu là Ngụy nầy Ngụy kia,trong khi rất cung kính, rất lể phép gọi Hồ râu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh ,gọi bọn phỉ quyền CS là chính quyền cách mạng… Đây là một loại “trí thức chồn lùi” thứ ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản. Dù thân cộng Nguyễn Hiến Lê, qua kinh nghiệm bản thân, viết hay hơn Huy Đức dù rằng viết trước Huy Đức gần 30 năm.

Tuy thế BTC vẫn được một tờ báo “tỵ nạn” Người Việt quảng cáo và nhận phát hành . Cũng được đi! Business mà.Tiền là trên hết, chính nghĩa phải đội nón ra đi. Hơn nữa tờ báo Người Việt đã bị cả 155 hội đoàn tẩy chay thì nói năng gì nữa . Tình cờ lướt sóng trên net thì thấy bài của Vũ Ánh với nhan đề “Vài Suy Nghĩ Về Bên Thắng Cuộc” khiến Ngụy tui tò mò đọc chơi rồi tá hỏa tam tinh, toàn bài chả có suy nghĩ gì về “Bên Thắng Cuộc” mà chỉ viết để chơi những người chê sách BTC. Vũ Ánh, Ngụy tui đâu lạ gì. Từng là Chủ Bút báo Người Việt tỵ nạn dỏm. Người đã từng đưa bài thơ tung hô mấy “Lãnh Đạo” của VC trong bài thơ của thầy bói sờ mu rùa Nhân Quang rồi sẵn trớn chơi tiếp luôn cái hình chậu làm chân (pedicure) với hình Quốc Kỳ VNCH để thân tặng toàn thể người dân VNCH đang tỵ nạn trên thế giới. Ngụy tui có viết bài “Vũ Ánh và Báo NV muốn gì “còn lưu trữ tại Blog BVCV. Bây giờ để Ngụy tui đọc bài của Vũ Ánh cho bà con cô bác thưởng thức đỡ buồn.

Phần dẫn nhập thì Vũ Ánh khoe là đã biết nhà văn VC bị rọ mõm Huy Đức trong một bữa tiệc. Có nghĩa là ngoài những nhà văn tỵ nạn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong , Cao Xuân Huy… thì.. còn nhiều nhà văn nhà báo tỵ nạn tiếp xúc, ăn tiệc, ăn tùng với bọn nhà văn VC bị rọ mõm. Nói thiệt là nếu Vũ Ánh không “thành thật khai báo ” thì dễ gì biết được cái “connection” trứ danh nầy. Như thế thì những nhà văn nhà báo tỵ nạn như Vũ Ánh đi bắt tay bắt chân , cùng nâng ly rượu với bọn văn nô VC thì chỉ để hòa hợp hòa giải xoá bỏ hận thù như Nghị Quyết 36 của đảng ta chứ còn gì nữa.

Nghe Vũ Ánh ngôn rằng nhà văn VC HĐ sẽ đi giữa hai lằn đạn. Và Vũ Ánh rất tự tin cho rằng phe thắng hay thua cả hai đều không thích sự thật chỉ thích uống nước đường. Chuyện bên thắng cuộc thích hay không thích sự thật Ngụy tui chả “ke”. Vậy thì phe thua trận thích cái gì? Uống nước pha đường gì? Không nghe Vũ Ánh ngôn tiếp. Không lẽ bên thua trận thích làm phe thắng cuộc hay sao? Vũ Ánh quá coi thường phe thua trận. Sự thực gì mà chúng tôi không thích? Nói khơi khơi , nói chung chung không phải là tư cách của một nhà báo.

Cảm tưởng của Vũ Ánh sau khi đọc BTC: “chữ nghĩa bình thản , trích dẫn cân bằng, đối chiếu thận trọng”. Xin lỗi ông Vũ Ánh nhá. Ông bảo rằng đã đọc BTC cẩn thận và có ghi chú đàng hoàng. Nói như thiệt. Vũ Ánh từng là một phóng viên chiến trường , từng tường thuật những trận đánh trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Từng vào sinh ra tử. Cùng chia sẻ những gian nguy cùng các chiến sĩ QLVNCH còn là một Chủ sự phòng Đài Phát Thanh SG thì bắt buộc Vũ Ánh phải biết trận đánh tại Long Khánh của Sư Đoàn 18 và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cùng các đơn vị tăng phái : Nhảy Dù , Biệt Động Quân và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh với Quân Đoàn IV Việt cộng do Tướng VC Hoàng Cầm chỉ huy. Trong BTC viết rằng “Quân Giải Phóng cấm cờ trên nóc dinh Tỉnh Trưởng. SD18BB còn lại 4 Tiểu Đoàn cùng vị Tư Lệnh Sư Đoàn đã lên máy bay dọt mất”. Đọc cẩn thận như thế đó à? Vũ Ánh phải biết rằng SD 18 và các lực lượng tăng phái kể trên đã giữ vửng Xuân Lộc (Long Khánh ) gây cho Quân Đoàn IV Việt Cộng nhiều tổn thất nặng nề. Đặc biệt Không Quân VNCH thả hai quả bom Daisy Cutter đã làm kinh hoàng Quân Đoàn IV cũng như Bộ Chỉ Huy chiến dịch VC. Các lực lượng VC đã bị chận đứng tại Long Khánh và sau khi biết chắc rằng Mỹ không trở lại mới tiếp tục cuộc tiến quân. Nhưng không thể tiến qua được Long Khánh thì làm sao đến Sài Gòn được. Cho nên Bộ chỉ huy chiến dịch đã cử Thượng Tướng VC Trần Văn Trà lên điều nghiên trận địa. Tướng Trà nhận định không cần chiếm Long Khánh nữa. Bỏ Long Khánh tiến quân qua Biên Hòa để tiến về Sài gòn. Cho nên khi Quân Đoàn IV VC bỏ chiến trường Long Khánh thì Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn , Tư lệnh QD III VNCH, đã cho SD18 BB do Tướng Lê Minh Đảo làm Tư Lệnh rút về lập tuyến phòng thủ tại Long Bình và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III/ LD3KB do Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy rút về Biên Hòa lập phòng tuyến ngăn chận đoàn quân VC để bảo vệ Sài Gòn. Những chi tiết nầy, cả hai bên thắng cũng như thua đều đề cập đến. Đọc hồi ký của Tướng VC Hoàng Cầm và Tướng VC Trần Văn Trà đều có tường thuật rõ ràng. Tại sao Huy Đức đã bỏ gần 20 năm nghiên cứu và tham khảo lại viết trật lất như thế? Ý đồ gì khi cho người hùng Tướng Lê Minh Đảo lên trực thăng cùng 4 Tiểu Đoàn Bộ Binh bỏ chạy. Hình ảnh Tướng Đảo tuyên bố bằng tiếng Anh, được truyền đi trên các đài truyền hình ngoại quốc , thách thức bọn VC đem năm ba Sư Đoàn vào Long Khánh , ông sẽ đập tan tành bọn VC thì lý do gì Tướng Đảo bỏ chạy. Chắc chắn Vũ Ánh phải thấy được những thước phim hào hùng đó. Trích dẫn cân bằng là sao? 90% trích dẫn tham khảo từ phe VC mà bảo là cân bằng thì láo lếu quá .

Trong cuốn hồi ký “Chặng Đường 10 nghìn ngày” của Tướng VC Hoàng Cầm và “Kết Thúc Cuộc Chiến 30 năm” của Tướng VC Trần Văn Trà đã viết rõ ràng diễn tiến dù không khách quan tuyệt đối cũng đủ cho Nhà văn VC Huy Đức hiểu rõ những diễn biến của trận chiến. Muốn viết trung thực cần phải tham khảo thêm sách của “Phe Thua Trận” . Có những quyển sách trung thực rất có giá trị về tính lịch sử như quyển sách của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh VN Toàn Tập. Ngụy tui quen Tiến Sĩ Phương rất tình cờ. Trong bài viết: Tướng Ngô Quang Trưởng : Một Vì Sao Sáng khi Tướng Trưởng vừa qua đời, Ngụy tui có đề cập đến trận đánh tại Kompong Trach. Ngay lập tức Tiến Sĩ Phương liên lạc bằng email yêu cầu Ngụy tui kể về trận đánh tại Kompong Trach năm 1972. Tiến Sĩ Phương đã tham khảo trận đánh đó bằng tài liệu của phe VC , của Mỹ và của cả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn IV , người chỉ huy tổng quát trận đánh đó. Tuy nhiên bài viết chưa được phổ biến vì TS Nguyễn Đức Phương còn muốn phỏng vấn những chiến sĩ VNCH tham chiến trận đánh đó. Sau bao nhiêu năm chờ đợi Tiến Sĩ Phương đã được đọc những bài viết về trận đánh tại Kompong Trach do chúng tôi, những người trực tiếp tham chiến, viết lại. Sau khi hoàn thành Tiến Sĩ Phương gửi toàn bài cho chúng tôi đọc và xin ý kiến. Tiến Sĩ Phương với một lối làm việc cẩn thận , chuyên nghiệp nhằm viết lên những sự thật về những trận chiến năm xưa. Không có ý định tuyên truyền nên tính trung thực đã được áp dụng triệt để.

Trong bài viết Chân Dung Người Chiến Sĩ , Tướng Trần Quang Khôi Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kiêm Tư lệnh Lực Lượng Xung kích Quân Đoàn III đã viết rất rõ ràng , chính xác và đầy đủ trận chiến cuối cùng. Chỉ một bài viết ngắn như thế mà Tướng TQ Khôi phải bỏ ra hơn 6 tháng trời để nhớ lại, để tham khảo, để phỏng vấn những đơn vị trưởng thuộc các đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông. Sau 17 năm tù đày, Tướng Khôi bây giờ đã gần như là một thiền sư , mưu cầu danh vọng tiếng tăm gì nữa. Chỉ còn lại trong tâm ông sự thôi thúc mãnh liệt để viết lại những ngày cuối cùng của trận chiến cho hậu thế. Để làm sáng tỏ tính cách oanh liệt hào hùng đau đớn bi thương, vào môt thời khắc mà một Quân Lực dù bị bức tử cũng cố gắng làm tròn trách nhiệm của người trai trong cơn binh lửa. Cho nên nó phải trung thực, phải chính xác vì không ai có thể lừa dối tất cả mọi người được. Nếu có hàng ngàn chiến binh tham chiến đã đền nợ nước , thì cũng có cả ngàn chiến binh QLVNCH đã tham chiến đang còn hiện diện trên cỏi đời nầy đọc, thì làm sao mà viết sai cho được .

Hơn 20 năm tham khảo, nhà văn Huy Đức chả thèm ghé mắt đến những tài liệu rất giá trị, để viết lên những chi tiết trật lất thì cuốn sách Bên Thắng Cuộc được mấy phần sự thật và có tin tưởng được không? Vũ Ánh đã bỏ qua những sự kiện và sự thật để kết luận quyển sách được trích dẫn cân bằng , đối chiếu thận trọng. Một kết luận hàm hồ có tính phe đảng.

Vũ Ánh cũng đã thắc mắc về nhan đề của quyển sách. Tại sao không là Bên Thắng Trận mà lại là Bên Thắng Cuộc. Sau cùng Vũ Ánh đã giải thích và bằng lòng với giải thích đó rằng thì là mà chiến tranh VN chỉ là một “cuộc cờ khốn nạn” và lấy câu thơ của thi sĩ VC Nguyễn Duy : “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” lại còn khen Huy Đức can đảm khi đặt tựa đề quyển sách là Bên Thắng Cuộc. Có lẻ vì cảm tình với nhà văn VC Huy Đức quá sâu đậm nên Vũ Ánh bị tẩu hỏa nhập ma chắc?. Việt cộng thắng trận thì chắc chắn nhân dân bại liệt từ chết tới bị thương. Hơn 37 năm đã chứng minh điều ấy. Chưa thắng trận mà nhân dân Miền Bắc đã sống dở chết dở, sống đói nghèo, sống lạc hậu, thanh niên bị đẩy vào một trận chiến cho thế lực đỏ quốc tế. Năm sáu triệu người dân chết cho Liên Xô và Trung Cộng , cho tham vọng bành trướng của bọn lãnh đạo cộng sản. Đói nghèo, tù đày, chết trận thì nhân dân miền Bắc đã bại liệt khi mà bọn cộng sản chưa thắng trận. Còn khi thắng trận rồi thì toàn thể nhân dân VN đang bị bọn VC cai trị sắt máu. Không có nhân quyền để được làm người. Không có tự do ngôn luận để nói lên được tiếng nói của lương tâm , bị cướp đất , cướp nhà,cướp của, bị bỏ tù, bị giết chết dù không phạm một tội lổi gì. Nghèo đói , nô lệ là hiện tình của hơn 85 triệu đồng bào VN bây giờ. Còn nói rằng nếu VNCH thắng trận thì nhân dân đều bại là một cách nói lấy được, một sự xuyên tạc đến xấu hổ. Nguyễn Duy chưa sống trong xã hội VNCH ngày nào nên nói bậy là điều dễ hiễu. Nguyễn Duy đã bị nhồi sọ đã sống dưới đáy giếng XHCN nhìn lên chỉ thấy bầu trời bằng cái miệng giếng. Nguyễn Duy là hình ảnh của con ngưa bị bịt kín hai bên chỉ nhìn thấy phía trước với bó cỏ. Vũ Ánh đã sống, đã trưởng thành, đã từng chạm mặt tử thần trên chiến trường mà cũng hùa theo bọn nhà văn nhà thơ VC thì không thể hiểu được.

Những người tù chúng tôi tại Miền Bắc sau chiến tranh đều đã thấy, đã nghe người dân Miền Bắc trách móc chúng tôi khi chúng tôi thất trận bị tù đày. Họ, người dân Miền Bắc, đã hy vọng, đã ước mơ Quân Lực VNCH chúng tôi tiến ra Miền Bắc để giải phóng cho họ khỏi kiếp đời nô lệ cho đảng CS. Hình ảnh những người dân Miền Nam đã chạy theo chúng tôi khi chúng tôi rút lui. Những hình ảnh tang thương kinh hoàng đó Vũ Ánh phải thấy phải biết. Hình ảnh đó nói lên điều gì? Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân , một sự chọn lựa rõ ràng giữa sống và chết, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa cuộc đời tự do và nô lệ. Theo chúng tôi thì sống. Ở lại với bọn CS thì phải chết. Đâu có ai muốn bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ của mà chạy. Chỉ vì không còn một con đường sống mà phải bỏ mồ mả ông cha mà chạy. Hình ảnh người dân bị thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, trên Đại Lộ Kinh Hoàng Quảng Trị, tại Suối Tàu Ô , An Lộc và trên khắp Miền Nam đã giúp cho người dân nhận chân đâu là chính đâu là tà đạo . Xã hội VNCH dù chưa phải là một xã hội lý tưởng huy hoàng như Mỹ. Nhưng ít ra, sống trong chính thể Cộng hòa, Vũ Ánh đã có cơ hội làm một công dân tốt , một người hữu ich cho xã hội , những quyền căn bản của con người được tôn trọng. Được tự do làm , nghĩ những gì mình thích. Không vô cớ bị bỏ tù và nhất là không phải bị đói khát chết chóc rình rập khi vượt Trường Sơn để bước vào một cuộc chiến phi lý không cần thiết. Bao nhiêu người thuộc phe thắng trận đã chết dấm dúi bên Miên, bên Lào , chết mà thịt da nát tan ở Đồng Xoài Bình Giả Quảng Trị, Kontum, An Lộc… Chết vì sốt rét , bịnh tật , chết dưới cánh con ma (Phantom), thần sấm (Thunderbird), B52 . Chết mà không biết tại sao mình chết . Chết bởi những mũi thuốc kích thích “chống Mỹ cứu nước” mà chỉ đối mặt tại chiến trường với những chiến binh VNCH cùng da vàng máu đỏ cùng xuất thân từ Mẹ Âu Cơ trăm trứng. Hãy thành thật nói cho Ngụy tui biết nếu VNCH thắng trận thì 37 năm sau chúng ta có thua một nước Đại Hàn Dân Quốc hay Thái Lan hay không? Hỏi tức đã trả lời rồi đấy Vũ Ánh ạ.

Chúng tôi, những người lính chiến QLVNCH, đã chiến đấu để ngăn chận bọn tà ma quỷ quyệt. Để tiêu diệt bọn tà thần không cho bọn chúng có cơ hội nhuộm đỏ cả Tổ Quốc Việt Nam. Giang sơn nầy phải đầy ấp tiếng cười, mọi người phải được sống trong Tự Do Hạnh Phúc. Chúng tôi dù sáng ngời chính nghĩa được đồng bào Miền Nam hết lòng ủng hộ thương mến, phải chấp nhận buông súng đầu hàng vô điều kiện theo lệnh của vị Tổng Tư lệnh Quân Đội. Và cả nước đã cùng quay về một mối đau thương. Chúng tôi bại trận kéo theo cả toàn thể đồng bào cả hai miền Nam Bắc bại trận. Chỉ có bọn ma quỷ đang nhảy múa trên nỗi đau của đồng loại và ăn mừng chiến thắng. Phải viết rằng ” Cộng sản Bắc Việt chiến thắng thì tất cả người Việt Nam đều bại”. Đó là sự thật đã được chứng minh.

Vũ Ánh đã mất công nhắc đi nhắc lại những tác giả người Mỹ như Larry Berman hay Cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ khi viết Argument Without End… đã bỏ quá nhiều công sức thời giờ để phỏng vấn, tham khảo tài liệu mà còn phải nói lời xin lỗi vì công việc tham khảo chưa trọn vẹn thì nghĩa lý gì, sá gì những quyển sách của TS Nguyễn Tấn Hưng Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập hay Tâm Tư Tổng Thống Thiệu ,hay Khi Đồng Minh Tháo Chạy hay một số hồi ký của Tướng Lãnh Sĩ Quan Phe thua trận. Rồi Vũ Ánh kết luận những quyển sách ấy cũng không thể trả lời dứt khoát :“Một quân đội thiện chiến, quả cảm, chiến đấu không mệt mỏi trong một cuộc chiến dài và đẫm máu như thế, tại sao họ vẫn thất bại”? Vũ Ánh dương đông kích tây. Đem những tên tuổi lớn của Mỹ rồi chê tài liệu, hồi ký của phe thua trận để đưa văn nô Huy Đức lên hàng cao thủ với 20 năm tham khảo tài liệu và hàng trăm cuộc phỏng vấn những tên đồ tể của cộng phỉ. Vũ Ánh dài hơi chê phe thua trận ngu dốt viết cho lắm mà tới giờ nầy còn không biết lý do bị thua trận nhục nhả.Vũ Ánh ơi là Vũ Ánh. Đọc cái tựa đề giật gân : Khi Đồng Minh tháo Chạy của TS Nguyễn Tấn Hưng người ta có thể tưởng tượng được Quân đội Hoa Kỳ đã rút lui đã chạy làng trong hoảng loạn. Đã bị đánh tơi bời, bị quân Bắc Việt rượt chạy sút quần sút dép mà không dám dừng lại để mang giày vớ lại cho đàng hoàng. Rất là nhảm nhí nhá. Giống như đoàn quân của Quân Đoàn I, Quân Đoàn II đã tháo chạy. Chữ tháo chạy rất đúng nghĩa. Hoảng loạn không còn hàng ngũ trật tự mạnh ai nấy chạy. Quân Mỹ rút quân từ năm 1969 khi TT Nixon bắt đầu nhậm chức. Rút từ từ theo một lịch trình đã được định sẵn. Đâu phải chờ ký cái HD đình chiến tại Paris mới rút quân. Khi rút quân có cảnh tiển đưa cảm động, có lời chúc thượng lộ bình an và lời cám ơn chân thành của toàn thể đồng bào VNCH. Tháo chạy cái gì? Một tựa đề táo bạo nổ như tạc đạn để dễ ăn khách. Nhìn lại thấy rằng VNCH thua vì phải chiến đấu chống lại cả khối CS trên thế giới. Một đánh ba không chột cũng què. Hơn nữa người đồng minh Mỹ đã lạnh lùng cắt bỏ viện trợ thì còn chiến đấu gì nữa. Thua là điều hiển nhiên. Tại sao người Mỹ rút quân và cắt viện trợ vì chiến lược be bờ ngăn chận CS không còn cần thiết nữa. Trật tự thế giới đã được các anh lớn thỏa thuận giống như sau thế chiến thứ II vậy mà. Can trường anh dũng mà không đủ tiếp vận tiếp liệu khí giới thì làm sao mà thắng trận được.

Đọc lời chê của một sĩ quan phe thua trận rằng thì là mà sách BTC của Huy Đức chỉ đáng giá 3 xu rồi Vũ Ánh cao giọng rằng trong 20 năm sống ở Mỹ ông ta quen, quá quen một số người bên phe thua trận, lúc nào cũng bác bỏ và phủ nhận bất cứ cuốn sách nào của phe thắng trận, mà không đưa ra một tác phẩm nào để đối chiếu. Một nhận xét quá chung chung. Nói trống không , Rất chủ quan của Vũ Ánh. Nếu Vũ Ánh đưa ra bất kỳ cuốn sách nào của phe thắng trận kể cả cuốn sách BTC, Ngụy tui sẽ chỉ ra những sai lầm láo khoét bịp bợm. Là một nhà văn nhà báo không nên nói , viết một cách chung chung, vơ đủa cả nắm. Mười ba năm trong tù hằng ngày hằng giờ Vũ Ánh đã nghe đi nghe lại cái điệp khúc mà bất cứ cai tù nào, bất kỳ cấp bậc chức vụ nào, từ thủ trưởng đến vệ binh đều nói ” Nhìn chung tuyệt đại bộ phận các anh có tiến bộ. Nhưng còn một số nhỏ vẫn chưa chịu tiến bộ. Rơi vào anh nào thì anh đó phải khắc phục ” Hỏi anh nào chưa chịu tiến bộ chả ai biết, kể cả Ông Trời. Lối nói chung chung đó không làm cho người đọc tin tưởng. Nhưng tại sao Vũ Ánh vẫn áp dụng chiêu thức không số không tên. Bởi vì rất dễ , dễ như ăn cơm sườn không có xương.

Vũ Ánh lại than phiền về điều mà TS Vũ Thị Phương Anh thắc mắc “không biết đến bao giờ người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc và ý thức rõ những điều phi nghĩa phi nhân mà họ đã làm đối với người anh em kém may mắn của họ”. Vũ Ánh quan niệm phe thắng trận không cần phải xin lổi xin phải gì cả và đưa ra dẫn chứng là Vua Trần Nhân Tôn tha tội tất cả quan quân cộng tác với giặc phương Bắc mà không cần phải xin lổi xin phải gì cả. Đọc tới đây Ngụy tui tức cười quá. Hình như Vũ Ánh bị “sự cố tàng tàng tửng tửng” Hai câu chuyện hai thời đại hoàn toàn khác nhau. Vua Trần Nhân Tôn đã tha thứ bọn quan quân theo giặc phương Bắc chứ vua đâu có hòa hợp hòa giải với bọn phản loạn bán nước cầu vinh. Bọn quan quân đó là tội đồ của dân tộc tha chết là phúc bảy đời còn đòi hỏi xin lỗi. Giỡn mặt à. Không ai xin lỗi với kẻ có tội. Giống như tử hình một kẻ cướp giết người không ai xin lỗi tử tội cả. Chỉ có linh mục hay nhà sư rửa tội hay giải tội mà thôi. Hiểu chưa Vũ Ánh. Nếu Vũ Ánh cho rằng Quân và Dân VNCH là kẻ có tội : tội làm tay sai cho Mỹ , bán nước cho Mỹ thì phỉ quyền cộng sản VC không cần phải xin lỗi. Có phải thế không Vũ Ánh? Hãy trả lời đi. Nếu cho rằng QLVNCH đã chiến đấu cho chính nghĩa Bảo Quốc An Dân và người cộng sản đã đánh Mỹ Ngụy cho Liên Xô và Trung Quốc thì người cộng sản muốn hòa hợp hòa giải bắt buộc họ phải xin lỗi cả toàn dân Việt Nam mà còn phải từ bỏ con đường làm tay sai bán nước cho Tàu cũng như chấm dứt cảnh đàn áp bỏ tù giết hại những người yêu nước . Hiểu chưa Vũ Ánh ?

Hãy đọc những lời của Vũ Ánh ” Những người Cộng sản Miền Bắc tấn công Miền Nam Việt Nam trước và dưới cái nhãn “giải phóng và thống nhất đất nước”. Miền Nam Việt Nam chống trả dưới cái nhãn khác, đó là “tiền đồn của thế giới tự do”. Cả hai bên lao vào một cuộc huyết nhục tương tàn với súng đạn hai bên chẳng do người Việt Nam sản xuất. Chúng đến từ Nga, Tầu và Mỹ. Hai bên cứ thế mà lao đầu vào chém giết nhau,…”

Đọc cái đoạn nầy của Vũ Ánh lòng Ngụy tui rất là phiền muộn. Phiền là vì dù sao Vũ Ánh cũng đã được thầy cô dạy dổ tử tế. Rồi được huấn luyện để trở thành một nhà báo , một phóng viên chiến trường. Hẳn Vũ Ánh phải có một kiến thức khác với những người lao động, những nông dân dầm sương dãi nắng. Những người không có cơ hội để được học hỏi, được trang bị kiến thức, để phân tích, đánh giá một hay nhiều sự kiện thì họ nói năng như thế dễ hiểu và dễ chấp nhận được. Vũ Ánh được huấn luyện thành một nhà báo dưới chính thể VNCH bắt buộc phải có kiến thức , lòng trung thực và nhiều cái cần phải có để trở thành một nhà báo nhất là một chủ sự phòng Đài phát thanh Quốc Gia, mà nói năng như thế thì không thể chấp nhận được. Nhận định Miền Nam chống trả dưới nhản hiệu tiền đồn chống cộng thì láo lếu quá. Người Mỹ gửi quân qua đánh Cộng Sản rất khác VNCH. Hoa Kỳ ngăn chận làn sóng đỏ và vạch ra vĩ tuyến 17 là lằn ranh giữa Tư Bản và Cộng Sản và gọi đó là tiền đồn chống Cộng của thế giới tự do và Việt Cộng đã dùng lý lẽ đó để tuyên truyền cho “chính nghĩa giải phóng và thống nhất” đất nước của họ và đã gọi Quân Lực VNCH là lính đánh thuê . Chúng tôi những chiến binh QLVNCH chiến đấu chống quân Bắc Việt để BẢO QUỐC AN DÂN dưới ba tiêu đề Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Chúng tôi không chiến đấu cho thế giới tự do nào cả. Dù muốn cũng không thể ,vì một đất nước mới dành lại độc lập từ Pháp mà không cần đổ máu, không cần chiến thắng Điên Biên Phủ. Một đất nước còn nghèo nên không thể kham nổi cuộc chiến đấu dùm cho thế giới tự do với Tổng Thống Ngô Đình Diệm lúc nào cũng đặt vấn đề chủ quyền lên trên tất cả và ông đã bị giết chết vì muốn tuyệt đối bảo vệ chủ quyền độc lập của VNCH không phù họp với đường lối chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ nên từ là Đồng Minh trở thành kẻ thù và TT Diệm đã trả giá bằng cái chết của chính mình và người em của Ông. Đọc những từ ngữ như “hai bên lao đầu vào chém giết nhau”… VNCH chúng tôi chỉ tự vệ nên không có chuyện lao đầu vào chém giết. Chữ lao đầu vào chém giết nó có thể được hình dung qua hai con trâu điên lao đầu vào chém nhau. Điên cuồng , mất tự chủ, không suy xét không cần biết đến hậu quả. Ngụy tui thật không thể hiễu Vũ Ánh thù gì , ghét gì , hận gì Việt Nam Cộng Hòa mà dùng chữ tệ hại, chửi tàn bạo như thế.

Ngụy tui đã từng đọc rất nhiều sách báo do những thi nô văn nô bị rọ mõm của VC và chưa hề tỏ ra khó chịu hay tức giận thù hằn gì cả. Chúng nó phải bôi xấu , phải hạ nhục , phải chửi thậm tệ chúng tôi là điều hẳn nhiên. Ngụy tui có bao giờ bực mình, tức tối khi nghe bọn VC chửi chúng tôi là Ngụy Quân Ngụy Quyền Ngụy Dân đâu. Nhưng những người đã sống trong chính thể Cộng Hòa đã được dạy dỗ huấn luyện đã được ăn cơm Quốc Gia mà lại hàm hồ chửi rủa chúng tôi như Vũ Ánh là không thể chấp nhận được.

Đây là bài viết của Vũ Ánh về bên thắng cuộc. Bên thắng cuộc là ai? Không chỉ riêng mình VC mà phải nói cho đúng là toàn thể khối cộng sản trên thế giới. Một mình VC không thể gây chiến tranh nói gì đến chiến thắng mà Vũ Ánh trong phần kết luận đã nhắc đến những người “lãnh đạo cộng đồng ” với giọng điệu hậm hực cũng dễ hiễu vì chính những người đó đã đưa Vũ Ánh ra khỏi cộng động người Việt tỵ nạn sau những bài báo hình ảnh lăng mạ Quốc Kỳ VNCH. Thôi Vũ Ánh à. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Nhưng suy cho cùng thì Vũ Ánh cũng đâu có muốn đứng trong hàng ngũ những người tỵ nạn. Vũ Ánh chí muốn đứng vào hàng ngũ của bọn “Việt Kiều Yêu Nước” như Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nguyễn Phương Hùng và đám Việt Weekly hay là Báo Người Việt mà một thời Vũ Ánh đã từng là chủ bút với những bài báo và hình ảnh làm sôi gan những Người Việt Tỵ nạn.

Ca tụng cổ võ cổ súy cho bọn văn nô VC đó là quyền của Vũ Ánh nhưng đặt điều nói xấu bôi nhọ chính nghĩa Quốc gia là điều không thể tha thứ được. Đó là lý do tại sao có bài viết nầy.

NguySaigon
Tháng 2-2013





Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam   “Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đọc Bên Thắng Cuộc, Nghĩ Về Bên Thua Cuộc
» Chiến trường An Lộc - Nhà báo và mặt trận An Lộc
» Cuộc tra tấn hai giờ liền của Trần Đăng Thanh
» “Áp lực phải thay đổi chính là từ cấp cơ sở”: pv Trần Quang Thành
» Chào em, Tháng Sáu nồng nàn!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến