Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nguyet quốc chất trong linh quynh nhac ngắn quang thuoc VNCH chẳng sáng Trung bich Saigon chuyen Chung phải Nguyen truyện Nhung quan không hoang ngam
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeFri Feb 01, 2013 12:20 am

.

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcTV2D_Jf82TVbpXsleNO0uOADS2mMpghiKy4U4paLlYHTnwJ4hV

Nghệ thuật sống - Hãy là chính mình... 

Con người được sinh ra để đạt tới cuộc sống, nhưng điều đó tất cả lại phụ thuộc vào con người. Con người có thể bỏ lỡ nó. Con người có thể cứ thở, con người có thể cứ ăn, con người có thể cứ già đi, con người có thể cứ đi tới nấm mồ - nhưng đấy không phải là cuộc sống, ấy là cái chết dần. Từ cái nôi tới nấm mồ... cái chết dần dần dài bảy mươi năm. Và bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang chết trong cái chết chậm chạp, dần dần, bạn cũng bắt đầu bắt chước họ. Trẻ con học mọi thứ từ những người xung quanh chúng, và chúng ta bị bao quanh bởi cái chết.
Cho nên điều đầu tiên chúng ta phải hiểu điều tôi ngụ ý bởi "sống". Nó phải không đơn giản chỉ là già đi, nó phải là sự trưởng thành. Và đây là hai điều khác biệt. Già đi, bất kỳ con vật nào cũng có khả năng ấy.

Trưởng thành là đặc quyền của con người.
Chỉ vài người mới tuyên bố về quyền này.

Trưởng thành có nghĩa là mọi khoảnh khắc đều đi sâu hơn vào nguyên tắc của cuộc sống, nó có nghĩa là đi xa khỏi cái chết - không hướng tới cái chết. Bạn càng đi sâu hơn vào cuộc sống, bạn càng hiểu nhiều hơn cái bất tử bên trong mình. Bạn đi xa khỏi cái chết, một khoảnh khắc tới khi bạn có thể thấy rằng cái chết không là gì ngoài việc thay quần áo, hay đổi nhà, đổi hình dạng - chẳng cái gì chết, chẳng cái gì có thể chết được.
Cái chết là ảo tưởng lớn nhất có đó.
Với sự trưởng thành, hãy quan sát cây cối. Khi cây vươn lên cao, rễ của nó ăn sâu xuống, sâu hơn. Có sự cân bằng - cây vươn càng cao rễ ăn càng sâu. Bạn không thể có cây cao bốn chục mét với bộ rễ nhỏ được; chúng không thể đỡ được cho cái cây khổng lồ như vậy.
Trong cuộc sống, trưởng thành nghĩa là đi sâu vào bên trong bản thân mình - đó là nơi rễ của bạn ăn vào.
Với tôi, nguyên tắc thứ nhất của cuộc sống là thiền. Mọi thứ khác tới ở hàng thứ hai. Và thời thơ ấu là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn điều đó nghĩa là bạn đang tới gần cái chết hơn, và việc đi vào thiền trở thành ngày một khó khăn hơn.

Thiền nghĩa là đi vào trong cái bất tử của bạn, đi vào trong cái vĩnh hằng của bạn, đi vào trong tính thượng đế của bạn. Và đứa trẻ là người đủ phẩm chất bởi vì nó không bị nặng gánh bởi tri thức, không bị nặng gánh bởi tôn giáo, không bị nặng gánh bởi giáo dục, không bị nặng gánh bởi đủ mọi loại rác rưởi. Nó hồn nhiên.
Nhưng không may sự hồn nhiên của nó lại bị kết án là dốt nát. Dốt nát và hồn nhiên có điểm tương tự, nhưng chúng không là một. Dốt nát cũng là trạng thái không biết - nhưng có sự khác biệt lớn lao nữa, điều đã bị toàn thể nhân loại bỏ qua mãi cho tới hôm nay. Hồn nhiên là không có hiểu biết nhưng nó không có ham muốn được hiểu biết. Nó là sự mãn nguyện, thỏa mãn hoàn toàn.
Đứa trẻ nhỏ không có tham vọng, nó không có ham muốn. Nó bị cuốn hút thế vào khoảnh khắc này - con chim tung cánh thu hút mắt nó toàn bộ thế; mỗi con bướm thôi, màu sắc rực rỡ, và nó bị mê mẩn; cầu vồng trên trời... và nó không thể nào quan niệm được rằng có thể có cái gì ý nghĩa hơn, phong phú hơn cầu vồng này. Và đêm đầy sao, sao xa tít ngoài sao...
Hồn nhiên thì giàu có, nó là tràn đầy, nó là thuần khiết.
Dốt nát thì nghèo nàn, nó là kẻ ăn xin - nó muốn cái này, nó muốn cái nọ, nó muốn được am hiểu, nó muốn được kính trọng, nó muốn giàu có, nó muốn quyền hành. Dốt nát đi trên con đường của ham muốn. Hồn nhiên là trạng thái của vô ham muốn. Nhưng bởi vì cả hai đều không có tri thức, chúng ta bị lẫn lộn về bản chất của chúng. Chúng ta đã cứ cho rằng chúng là một.

Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là hiểu ra sự phân biệt giữa dốt nát và hồn nhiên. Hồn nhiên phải được hỗ trợ, được bảo vệ - bởi vì đứa trẻ đã mang theo mình kho báu vĩ đại nhất, kho báu mà các hiền nhân tìm ra sau những nỗ lực cam go. Các hiền nhân đã nói rằng họ trở lại thành trẻ thơ lần nữa, rằng họ được tái sinh. Ở Ấn Độ, người brahmin thực, người biết thực, đã tự gọi mình là dwij, được sinh ra hai lần. Sao lại được sinh ra hai lần? Điều gì đã xảy ra cho lần sinh thứ nhất? Cần gì phải có lần sinh thứ hai? Và người đó sẽ được gì trong lần sinh thứ hai?
Trong lần sinh thứ hai người đó sẽ thu được điều đã có sẵn ở lần sinh thứ nhất nhưng xã hội, bố mẹ, những người xung quanh người đó đã chà nát nó, phá hủy nó. Mọi đứa trẻ đều bị nhồi nhét bởi tri thức. Sự đơn giản của nó bằng cách nào đó phải bị loại bỏ đi, bởi vì sự đơn giản sẽ không ích gì cho nó trong thế giới cạnh tranh này. Sự đơn giản của nó đối với thế giới sẽ có vẻ như nó là kẻ khờ; sự hồn nhiên của nó sẽ bị khai thác theo đủ mọi cách. Sợ xã hội, sợ thế giới mà bản thân chúng ta đã tạo ra, chúng ta cố gắng làm cho mọi đứa trẻ thành láu lỉnh, tinh ranh, am hiểu - lọt vào loại người có quyền lực, không vào loại người bị áp lực và bất lực.
Và một khi đứa trẻ bắt đầu phát triển theo hướng sai, nó cứ đi mãi theo con đường đó - toàn thể cuộc sống của nó đi theo hướng đó.

Bất kỳ khi nào bạn hiểu rằng bạn đã bỏ lỡ cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên cần quay lại là sự hồn nhiên. Hãy vứt bỏ tri thức, hãy quên đi kinh sách, quên đi tôn giáo, lí thuyết thần học, các triết học của bạn. Hãy được sinh ra lần nữa, trở thành hồn nhiên - và nó  lại ở trong tay bạn. Hãy lau sạch tâm trí mọi thứ không do bạn biết, mọi thứ vay mượn, mọi thứ tới từ truyền thống, tục lệ. Mọi thứ đã được người khác trao cho bạn - bố mẹ, thầy giáo, đại học, cứ việc gạt bỏ nó đi. Lần nữa lại thành đơn giản, lần nữa lại là đứa trẻ. Và phép màu này là điều có thể xảy ra qua thiền.
Thiền đơn giản là phương pháp giải phẫu kì lạ cắt rời bạn khỏi mọi thứ không phải là của bạn và giữ lại chỉ những thứ là bản thể đích thực của bạn. Nó thiêu cháy mọi thứ khác và để cho bạn đứng đó trần trụi, một mình dưới mặt trời, trong gió. Cứ dường như bạn là người đầu tiên mới xuống trái đất - người chẳng biết gì, người phải khám phá ra mọi thứ, người phải là người tìm kiếm, người phải đi vào cuộc hành hương.
Nguyên tắc thứ hai là cuộc hành hương. Cuộc sống phải là việc tìm tòi - không phải là ham muốn mà là việc truy tìm; không phải là tham vọng trở thành cái này, trở thành cái nọ, tổng thống một nước hay thủ tướng một nước, mà là cuộc truy tìm để tìm ra "Mình là ai?"
Điều rất lạ là những người không biết mình là ai, lại đang cố gắng trở thành ai đó. Họ thậm chí không biết mình là ai ngay lúc này! Họ không quen thuộc với bản thể mình - nhưng họ có mục đích trở thành. 


Việc trở thành là bệnh tật của linh hồn.  
Hiện hữu là bạn. 

Và khám phá ra sự hiện hữu của mình là việc bắt đầu của cuộc sống. Thế thì từng khoảnh khắc đều là sự khám phá mới, từng khoảnh khắc đều đem tới niềm vui mới. Bí ẩn mới mở ra cánh cửa của nó, tình yêu mới bắt đầu lớn lên lên trong bạn, từ bi mới mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây, sự nhạy cảm mới về cái đẹp, về tính thượng đế. Bạn trở thành nhạy cảm tới mức ngay cả nhánh cỏ nhỏ bé nhất cũng giữ tầm quan trọng mênh mông với bạn. Sự nhạy cảm của bạn làm cho bạn thấy rõ ràng rằng nhành cỏ nhỏ này cũng quan trọng với sự tồn tại của ngôi sao lớn nhất kia; không có nhành cỏ này, sự tồn tại sẽ không được như nó đang vậy. Nhành cỏ nhỏ này là duy nhất, nó là không thể thay thế được, nó có tính cá nhân riêng của mình.

Và sự nhạy cảm này sẽ tạo ra tình bạn mới cho bạn - tình bạn với cây cối, với chim chóc, với con vật, với núi non, với dòng sông, với đại dương, với các vì sao. Cuộc sống trở nên giàu có hơn khi tình yêu phát triển, tình bạn phát triển.
Trong cuộc đời của thánh Francis có một sự kiện đẹp. Ông ấy sắp chết, và ông ấy thì bao giờ cũng du hành trên lưng một con lừa từ chỗ nọ tới chỗ kia để chia sẻ kinh nghiệm của mình. Tất cả các đệ tử của ông ấy đều tụ tập lại để nghe lời nói cuối cùng của ông ấy. Lời cuối cùng của một người bao giờ cũng là lời có ý nghĩa nhất mà người đó đã từng thốt ra bởi vì chúng chứa toàn thể kinh nghiệm của cuộc sống của người đó.
Nhưng điều các đệ tử nghe thấy, họ không thể nào tin nổi...
Thánh Francis đã không phát biểu gì với các đệ tử cả, ông ấy lại nói với con lừa. Ông ấy nói, "Hỡi người anh em, ta vô cùng biết ơn anh. Anh chở ta từ chỗ này qua chỗ kia mà chẳng một lời phàn nàn, chẳng bao giờ càu nhàu. Trước khi ta rời khỏi thế giới này, mọi điều ta muốn là sự tha thứ từ anh; ta đã không nhân đức với anh." Đây là những lời cuối cùng của thánh Francis. Sự nhạy cảm vô cùng để nói với con lừa. "Hỡi người anh em lừa..." và xin tha thứ.

Khi bạn trở nên nhạy cảm hơn, cuộc sống trở thành lớn lao hơn. Nó không phải là cái ao nhỏ, nó trở thành có tính đại dương. Nó không bị giới hạn vào bạn và vợ bạn và con bạn - nó không bị giới hạn chút nào. Toàn thể sự tồn tại này còn chưa là gia đình bạn thì bạn vẫn còn chưa biết cuộc sống là gì - bởi vì không người nào là hòn đảo, tất cả chúng ta đều được nối với nhau.
Chúng ta là lục địa bao la, được nối liền theo cả triệu cách.
Và nếu trái tim chúng ta còn chưa tràn đầy tình yêu với cái toàn thể, thì cuộc sống của chúng ta cũng bị cắt ngắn đi theo cùng tỉ lệ đó.
Thiền sẽ đem tới cho bạn sự nhạy cảm, một cảm giác lớn lao của việc thuộc về thế giới này. Nó là thế giới của chúng ta - các vì sao là của chúng ta, và chúng ta không phải là người xa lạ ở đây. Chúng ta cố hữu thuộc vào sự tồn tại. Chúng ta là một phần của nó, chúng ta là trung tâm của nó.
Điều thứ hai, thiền sẽ đem bạn tới sự im lặng lớn lao - bởi vì mọi tri thức rác rưởi đều đã mất đi rồi. Các ý nghĩ là một phần của tri thức cũng mất đi rồi... im lặng mênh mông, và bạn ngạc nhiên: Im lặng này là âm nhạc duy nhất có đó.
Mọi âm nhạc đều là nỗ lực để đem im lặng vào sự biểu lộ bằng cách nào đó. Những nhà tiên tri của phương Đông cổ đại đã rất nhấn mạnh tới điểm là mọi nghệ thuật vĩ đại - âm nhạc, thơ ca, điệu múa, hội họa, điêu khắc - tất cả đều được sinh ra từ thiền. Chúng là nỗ lực để bằng cách nào đó đem cái không thể biết được vào thế giới của cái đã biết cho những người còn chưa sẵn sàng cho cuộc hành hương - chính là món quà cho những người còn chưa sẵn sàng đi vào cuộc hành hương. Có lẽ bài ca có thể làm bật ra ham muốn đi vào cuộc truy tìm về cội nguồn, có thể là một bức tượng.
Lần sau các bạn đi vào đền thờ Phật Gautam, hãy ngồi im lặng quan sát bức tượng này. Bởi vì bức tượng này đã được làm theo cách, theo tỉ lệ nếu bạn quan sát nó bạn sẽ rơi vào im lặng. Nó là bức tượng của thiền; nó chẳng liên quan gì tới Phật Gautam cả.
Đó là lí do tại sao tất cả những bức tượng đó lại đều trông giống nhau - Mahavira, Phật Gautam, Neminatha, Adinatha... Hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina... trong cùng một ngôi đền bạn sẽ thấy hai mươi bốn bức tượng tất cả đều giống nhau, đích xác hệt như nhau. Thời thơ ấu tôi hay hỏi bố tôi, "Bố có thể giải thích cho con sao lại có thể cả hai mươi bốn người đó giống hệt nhau đến thế? - cùng kích thước, cùng cái mũi ấy, cùng khuôn mặt ấy, cùng thân thể ấy..."
Và bố tôi thường nói, "Bố chẳng biết. Bố bao giờ cũng tự mình thấy khó hiểu rằng chẳng có một chút khác biệt nào. Và điều đó gần như chưa được nghe nói tới - thậm chí không có hai người trên cả thế giới này giống nhau, còn nói gì tới cả hai mươi bốn người?"
Nhưng khi thiền của tôi nở hoa thì tôi tìm ra câu trả lời - chẳng từ ai khác cả, tôi đã tìm ra câu trả lời rằng những bức tượng này chẳng liên quan gì tới những người kia cả. Những bức tượng này có cái gì đó liên quan tới điều đang xảy ra bên trong hai mươi bốn người kia, và việc xảy ra đó đích xác là một. Chúng ta đã không bận tâm tới cái bên ngoài; chúng ta đã nhấn mạnh rằng chỉ cái bên trong mới nên được chú ý tới. Cái bên ngoài là không quan trọng. Ai đó là thanh niên, ai đó là người già, ai đó da đen, ai đó da trắng, ai đó đàn ông, ai đó đàn bà - chẳng thành vấn đề gì cả; điều thành vấn đề là ở chỗ bên trong có đại dương im lặng. Trong trạng thái đại dương đó, thân thể lấy một điệu bộ nào đó.
Bạn đã tự mình quan sát điều đó rồi, nhưng bạn lại không tỉnh táo. Khi bạn giận dữ, bạn có quan sát không? - thân thể bạn lấy một điệu bộ nào đó. Trong giận dữ bạn không thể để cho bàn tay mình mở được; trong giận dữ - nắm đấm. Trong giận dữ bạn không thể mỉm cười được - hay bạn có thể? Với một xúc động nào đó, thân thể phải tuân theo điệu bộ nào đó. Những điều nhỏ bé được liên hệ sâu sắc bên trong.
Cho nên những bức tượng này được tạo ra theo cách để nếu bạn đơn giản ngồi im lặng và quan sát, và rồi nhắm mắt lại, thì một hình ảnh âm bản, mờ bóng sẽ đi vào trong thân thể bạn và bạn bắt đầu cảm thấy cái gì đó mà bạn chưa từng cảm thấy trước đây. Những bức tượng và ngôi đền đó không được làm ra để tôn thờ; chúng được làm ra để kinh nghiệm. Chúng là những phòng thí nghiệm khoa học - chúng chẳng liên quạn với tôn giáo cả! Một khoa học bí mật nào đó đã được dùng trong hàng thế kỉ để cho các thế hệ sắp tới có thể đi vào tiếp xúc với kinh nghiệm của các thế hệ cổ hơn. Không qua sách vở, không qua lời, mà qua cái gì đó đi sâu hơn - qua im lặng, qua thiền, qua an bình.
Khi im lặng của bạn làm phát triển tình bằng hữu của bạn, thì tình yêu của bạn cũng phát triển; cuộc sống của bạn trở thành điệu vũ từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, thành lễ hội.

Bạn đã bao giờ nghĩ xem tại sao, trên khắp thế giới, trong mọi nền văn hóa, trong mọi xã hội, luôn có vài ngày trong năm dành cho lễ hội? Vài ngày này dành cho lễ hội chỉ là sự bù lại - bởi vì các xã hội này đã lấy đi mọi lễ hội của cuộc sống của bạn và nếu không có cái gì được trao cho bạn để bù lại thì cuộc sống của bạn có thể trở thành mối nguy hiểm cho nền văn hóa.
Mọi nền văn hóa đều cho bạn sự đền bù nào đó để cho bạn không cảm thấy bị mất hút hoàn toàn trong khốn khổ, trong buồn bã. Nhưng những đền bù này là giả tạo.
Pháo bông và ánh sáng đủ mầu sắc không thể làm cho bạn vui mừng được. Chúng chỉ dành cho trẻ con - với bạn chúng chỉ là mối phiền toái. Nhưng trong thế giới bên trong của bạn có thể có ánh sáng, bài ca, niềm vui liên tục.
Bao giờ cũng hãy nhớ rằng xã hội đền bù cho bạn khi nó cảm thấy rằng cái bị kìm nén có thể bùng nổ trong tình huống nguy hiểm nếu không được đền bù. Xã hội tìm cách nào đó để cho phép bạn xả bớt cái bị kìm nén ra - nhưng đây không phải là lễ hội thật, và nó không thể thật được.
Lễ hội thật phải tới từ cuộc sống của bạn, trong cuộc sống của bạn.
Và lễ hội thật không thể theo lịch được, rằng vào ngày đầu tiên của tháng mười một bạn sẽ mở hội. Kì lạ, cả năm bạn khốn khổ và vào ngày đầu của tháng mười một bỗng nhiên bạn thoát ra khỏi khốn khổ, nhảy múa sao? Hoặc khốn khổ là giả hoặc ngày đầu tháng mười một là giả; cả hai không thể cùng thật được. Và một khi ngày đầu tháng mười một qua rồi bạn trở lại vào lỗ đen của mình, mọi người về lại trong khốn khổ của mình, mọi người về lại trong lo âu của mình.
Cuộc sống phải là lễ hội liên tục, liên hoan ánh sáng của năm tròn. Chỉ thế thì bạn mới có thể trưởng thành, bạn mới có thể nở hoa.

Hãy biến đổi những điều nhỏ bé thành lễ hội. 


Chẳng hạn, ở Nhật Bản họ có lễ hội trà. Trong mọi thiền viện và trong mọi nhà của những người có thể đảm đương được điều đó, họ đều có một ngôi đền nhỏ cho việc uống trà. Bây giờ, trà không còn là điều bình thường, thế tục; họ đã biến đổi nó thành lễ hội. Ngôi đền dành cho việc uống trà được làm theo cách nào đó - trong khu vườn đẹp, với cái ao đẹp; thiên nga bơi trong ao, hoa nở khắp xung quanh. Khách tới và họ phải bỏ giầy bên ngoài; đó là ngôi đền. Và khi bạn đi vào đền bạn không thể nói được; bạn phải bỏ việc suy nghĩ và các ý nghĩ và việc nói của mình ở bên ngoài cùng đôi giầy. Bạn ngồi xuống trong tư thế thiền và người chủ, người đàn bà chuẩn bị trà cho bạn - chuyển động của bà ấy mới duyên dáng thế, cứ dường như bà ấy đang múa, di chuyển xung quanh chuẩn bị trà, đặt chén và đĩa trước bạn cứ như bạn là thượng đế. Với sự kính trọng như vậy... bà ấy sẽ cúi lạy, và bà sẽ nhận trà cùng với sự kính trọng.

Trà được chuẩn bị trong một chiếc ấm đặc biệt, tạo ra âm thanh hay, âm nhạc của riêng nó. Và một phần của lễ hội trà là mọi người phải lắng nghe âm nhạc của trà trước hết. Cho nên mọi người đều im lặng, lắng nghe... chim chóc ríu rít bên ngoài vườn, và tiếng ấm reo... trà đang tạo ra bài ca riêng của nó. Sự an bình bao quanh.
Khi trà đã sẵn sàng và nó được rót vào cốc của mọi người, bạn không chỉ uống nó theo cách mọi người vẫn làm ở mọi nơi. Trước hết bạn ngửi hương vị của trà. Bạn sẽ nhấm nháp trà cứ dường như nó tới từ cõi bên kia, bạn dành thời gian - chẳng vội gì. Ai đó có thể bắt đầu thổi sáo hay đánh đàn sitar. Một điều bình thường - chỉ trà thôi - và họ đã làm nó thành liên hoan tôn giáo đẹp. Mọi người tới với nó để được nuôi dưỡng, tươi tắn, cảm thấy trẻ trung hơn, cảm thấy lí thú hơn.
Và điều có thể được làm với trà cũng có thể được làm với mọi thứ - với quần áo của bạn, với thức ăn của bạn. Mọi người đang sống gần như trong giấc ngủ; bằng không thì mọi vải, mọi lụa có cái đẹp riêng của nó, cảm giác riêng của nó. Nếu bạn nhạy cảm thì quần áo không chỉ che phủ thân thể bạn, thế thì nó là cái gì đó diễn đạt tính cá nhân của bạn, cái gì đó diễn đạt hương vị của bạn, văn hóa của bạn, bản thể của bạn. Mọi thứ bạn làm nên mang tính diễn đạt về bạn; nó nên có chữ kí riêng lên nó. Thế thì cuộc sống trở thành lễ hội liên tục.

Cho dù bạn bị ốm và bạn đang nằm trên giường, bạn sẽ làm cho những khoảnh khắc nằm trên giường đó thành khoảnh khắc của cái đẹp và niềm vui, khoảnh khắc của thảnh thơi và nghỉ ngơi, khoảnh khắc của thiền, khoảnh khắc của việc nghe âm nhạc hay thơ ca. Không có nhu cầu buồn rằng bạn ốm. Bạn phải hạnh phúc rằng mọi người đều ở văn phòng còn bạn lại nằm trên giường như vua, thảnh thơi - ai đó đang chuẩn bị trà cho bạn, ấm nước đang reo bài ca, một người bạn đã đề nghị được tới và thổi sáo cho bạn...
Những điều này còn quan trọng hơn bất kì thuốc nào. Khi bạn ốm, hãy gọi bác sĩ tới. Nhưng điều quan trọng hơn, hãy gọi những người yêu bạn tới bởi vì không có thuốc nào quan trọng hơn tình yêu. Hãy gọi những người có thể tạo ra cái đẹp, âm nhạc, thơ ca tới quanh bạn bởi vì không có gì chữa lành được như tâm trạng lễ hội. Thuốc là loại trị liệu thấp nhất - nhưng dường như chúng ta đã quên mất mọi thứ, cho nên chúng ta phải lệ thuộc vào thuốc và trở nên gắt gỏng và buồn bã, cứ dường như bạn đang bỏ lỡ niềm vui lớn lao nào đó bạn đang có ở văn phòng! Trong văn phòng bạn khốn khổ - mới mỗi một ngày vắng và bạn vẫn níu bám lấy khốn khổ, nữa - bạn sẽ không buông bỏ nó.

Hãy làm mọi thứ mang tính sáng tạo, hãy làm điều tốt nhất từ điều tốt nhất - đó là điều tôi gọi là nghệ thuật sống. Và nếu một người đã sống cả đời mình làm mọi khoảnh khắc và mọi pha của nó thành cái đẹp, tình yêu, niềm vui, thì một cách tự nhiên cái chết của người đó sẽ là đỉnh cao tối thượng của toàn bộ nỗ lực của người đó. Những chi tiết cuối cùng... cái chết của người đó sẽ không xấu như nó vẫn thường xảy ra mọi ngày cho mọi người.
Nếu cái chết mà xấu, điều đó có nghĩa là toàn thể cuộc sống của bạn đã bị phí hoài. Cái chết nên là sự chấp nhận an bình, một lối đi đáng yêu vào cái không biết, một lời chào tạm biệt vui vẻ với những người bạn cũ, với thế giới cũ. Không nên có thảm kịch nào trong nó.
Một Thiền sư, Lin Chi, sắp chết. Hàng nghìn đệ tử của ông ấy đã tụ tập tại buổi thuyết giảng cuối cùng, nhưng Lin Chi chỉ nằm dài ra đó - vui vẻ, mỉm cười, nhưng chẳng nói lấy một lời.
Thấy rằng ông ấy sắp chết rồi và ông ấy lại chẳng nói lấy một lời, ai đó nhắc Lin Chi - một người bạn cũ, một bậc thầy theo đúng thẩm quyền của ông ấy... Ông ấy không phải là đệ tử của Lin Chi; đó là lí do tại sao ông ấy có thể nói với ông này, "Lin Chi, ông đã quên mất rằng ông phải nói lời cuối của mình sao? Tôi bao giờ cũng nói trí nhớ của ông không được ổn. Ông sắp chết rồi... ông quên mất rồi sao?"
Lin Chi nói, "Hãy nghe đây." Và trên mái nhà hai con sóc đang chạy, kêu chin chít. Và ông ấy nói, "Hay thế" rồi ông ấy chết.
Trong một khoảnh khắc, khi ông ấy nói "Hãy nghe đây," đã có im lặng tuyệt đối. Mọi người đều nghĩ ông ấy sắp nói điều gì đó lớn lao, nhưng chỉ hai con sóc đang đánh nhau, kêu ríu rít, chạy trên mái nhà... Và ông ấy mỉm cười rồi ông ấy chết. Nhưng ông ấy đã trao thông điệp cuối cùng của mình: đừng làm mọi thứ thành nhỏ và lớn, tầm thường và quan trọng. Mọi thứ đều quan trọng. Vào khoảnh khắc này, cái chết của Lin Chi là quan trọng cũng như hai con sóc đang chạy trên mái nhà, chẳng có khác biệt gì. Trong sự tồn tại tất cả đều nhau. Đó là toàn thể triết lí của ông ấy, giáo huấn của cả đời ông ấy rằng không có gì lớn lao và không có gì nhỏ bé cả; tất cả đều phụ thuộc vào bạn, điều bạn làm ra từ nó.

Hãy bắt đầu bằng thiền, và mọi sự sẽ cứ phát triển trong bạn - im lặng, chân thành, phúc lạc, nhạy cảm. Và bất kì cái gì tới từ thiền hãy cố gắng đem nó vào cuộc sống. Hãy chia sẻnó, bởi vì mọi thứ được chia sẻ đều phát triển nhanh. Và khi bạn đã đạt tới điểm của cái chết, bạn sẽ biết không có cái chết. Bạn có thể nói lời tạm biệt, không có nhu cầu cho nước mắt của buồn rầu - có thể có nước mắt của niềm vui, nhưng không của nỗi buồn.
Nhưng bạn phải bắt đầu từ việc mang tính hồn nhiên.
Cho nên trước hết, hãy vứt mọi thứ tào lao bạn đang mang đi, và mọi người đều đang mang nhiều thứ tào lao thế! Người ta tự hỏi để làm gì? Chỉ bởi vì mọi người đã nói với bạn rằng đây là những tư tưởng vĩ đại, những nguyên lí... Bạn đã không thông minh với chính mình. Hãy thông minh với chính mình đi.
Cuộc sống rất đơn giản, nó là điệu vũ vui vẻ. Và toàn thể trái đất này có thể tràn đầy niềm vui và điệu vũ, nhưng có những người nghiêm trang mong rằng không ai nên cười, rằng không ai nên mỉm cười, rằng không ai nên cười to, rằng cuộc sống là tội lỗi, rằng cuộc sống là sự trừng phạt. Làm sao bạn có thể tận hưởng được cuộc sống khi hoàn cảnh lại ở mức bạn đã được liên tục bảo cho rằng nó là sự trừng phạt? - rằng bạn đang chịu đựng bởi vì bạn đã làm những điều sai trái, và đó là một loại nhà giam nơi bạn đã bị tống vào đó để chịu đựng?
Tôi nói với bạn cuộc sống không phải trại giam, nó không phải là sự trừng phạt. Nó là phần thưởng, và nó được trao cho chỉ những người đã kiếm được nó, người xứng đáng với nó. Bây giờ thì việc tận hưởng nó là quyền của bạn; nếu bạn không tận hưởng nó thì đó sẽ là tội lỗi. Sẽ là chống lại sự tồn tại nếu bạn rời khỏi nó như khi bạn đã tìm tới nó. Không, hãy rời khỏi nó với chút ít hạnh phúc hơn, chút ít hương thơm hơn.

Hãy lắng nghe bản thể bạn. Nó liên tục cho bạn hướng dẫn đấy: nó là tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng. Nó không quát tháo bạn, điều đó đúng. Và nếu bạn có chút ít im lặng bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cách thức của mình. Hãy là con người bạn đang là. Đừng bao giờ cố gắng là người khác, và bạn sẽ trưởng thành. Trưởng thành là chấp nhận trách nhiệm là chính mình, với bất kì giá nào. Mạo hiểm tất cả để là chính mình, đó là tất cả những gì là sự trưởng thành.

(Trích: Trưởng thành - Trách nhiệm là chính mình - Osho)



https://www.youtube.com/watch?v=YFD2PPAqNbw
Beethoven Silence

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Cau-chuyen-cuoc-song-cho-di-hanh-phuc-hon-nhan-lai
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun Mar 03, 2019 10:05 pm

.
https://www.youtube.com/watch?v=x8N7mFboGnc
Mozart - Piano Solo

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Toi-25-doc-than-2


Đừng nhầm lẫn giữa độc thân với cô đơn

Dù cho bạn có độc thân thì cũng chẳng có lý do gì để giam hãm bản thân mình trong nỗi cô đơn ấy cả...


Trong cuộc sống này, song song với rất nhiều những cặp đôi yêu nhau hạnh phúc vẫn còn có rất nhiều những người độc thân. Đó có thể là những người đã từng hạnh phúc trong tình yêu, nhưng cũng có thể là những người chưa một lần cảm nhận được tình yêu thực ra nó có vị gì, cảm giác khi yêu ra sao?

Độc thân và cô đơn giống như một cặp bài trùng mà người ta vẫn thường hay nhắc đến. Nhưng độc thân có nghĩa là chúng ta chấp nhận nỗi cô đơn ấy, chứ không phải là thỏa hiệp và giam hãm bản thân mình trong nỗi cô đơn ấy đâu.

Cuộc đời này đâu có thiếu những niềm vui, hà cớ gì độc thân lại không tranh thủ mà tận hưởng nó. Đâu phải cứ độc thân là bạn luôn chỉ có một mình và tự biến mình trở nên cô độc. Tự làm mình thêm buồn khi cứ sống trong không gian tù túng, chật hẹp của bản thân. Không muốn quan tâm đến mọi chuyện diễn ra bên ngoài mà cứ ôm cho mình một nỗi niềm riêng, rồi tự biến cuộc đời của chính mình trở nên buồn chán và tẻ nhạt.

Độc thân chỉ là chúng ta đang chỉ có một mình, độc bước trên con đường đi tìm một nửa còn đang thiếu. Nhưng nếu chúng ta cứ giam hãm bản thân mình trong cô đơn đó, không tìm kiếm niềm vui, gặp gỡ ở bên ngoài thì làm sao có thể tìm thấy người mà chúng ta cần tìm cơ chứ?



Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcSuMGIpB--rtKl9aAxEjcz6ArV79vKEn9Y_rQWg2IHtRmH5KeDaUg

Chúng ta cần phải là người đứng ở thế chủ động, chủ động để tìm niềm vui và đi tìm hạnh phúc của cuộc đời mình. Đâu phải chưa yêu ai thì sẽ không bao giờ có cơ hội trải qua cảm giác ấy, dù chỉ một lần. Đâu phải đã từng đau khổ sau chia tay thì sẽ mãi mãi không tìm thấy một người chân thành, đồng hành bên cạnh cuộc đời của mình nữa.

Chỉ cần không để cho bản thân mình trượt dài trong nỗi cô đơn ấy, mà tự biết cách tìm kiếm những niềm vui ở xung quanh mình. Bởi cuộc đời này vốn dĩ không quá dài, tuổi thanh xuân cũng đâu có kéo dài mãi mãi. Vậy nên hãy cứ sống hết mình, yêu thương bản thân một cách trọn vẹn và nếu như có cơ hội thì hãy cứ nắm lấy, mở lòng mình và yêu đi.

Đừng cứ mãi hoài phí thời gian của mình vào những suy nghĩ không đâu. Bởi chẳng ai bắt buộc những người độc thân phải chịu cô đơn cả. Có chăng đó là suy nghĩ của chính bản thân họ mà thôi.

Cuộc sống của bạn sẽ mang gam màu nào, tươi sáng hay tẻ nhạt, vui vẻ hay chán ngắt tất cả đều phụ thuộc vào cách nhìn, cách nghĩ và cách sống của bạn mà thôi. Độc thân suy cho cùng cũng chỉ là một trạng thái mà bất cứ ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời này, nên cứ dũng cảm mà đi tìm niềm vui để đi qua những tháng ngày cô đơn ấy.

(Sưu Tầm)

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Co-nen-xem-doc-than-la-mot-dac-an-1
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeWed Mar 06, 2019 9:05 am

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Th?id=OIP.ISEasbFbF1s5hGJmiJLGKgHaE7&pid=15

Ai bảo sống một mình là khổ?
- Nguyễn thị Cỏ May


Tình, Tiền, Cơm, Phở dẫn đến chia tay nhau là tất yếu. Chia tay xong, mỗi người trở về với đời sống của riêng mình. Trở về với chính mình mà từ lâu nay, mình đã đánh mất trong đời sống lứa đôi hay vợ chồng. Giờ đây, Độc lập, Tự do, là đây. Hạnh phúc chỉ đến khi người ta hiểu được thật sự thế nào là giá trị của Độc lập và Tự do. Nhưng thực tế cũng có lắm thứ độc lập, tự do. Hạnh phúc cũng có, cay đắng không thiếu.

Từ nửa thế kỷ nay, với đà tiến của sự kết nối vào mạng thông tin và sự tôn thờ cá nhân của chúng ta, sự “tự do chọn lựa” trở thành khẩu hiệu thời thượng, thì sự độc thân hay “sống một mình” phát triển nhanh, mạnh như một thứ bệnh thiên thời. Trở thành hiện tượng toàn cầu. Ở Âu châu, ngày nay, có tới 30% gia đình chỉ có một người đàn ông hay đàn bà làm chủ. Trong ít năm nữa, tỉ lệ này sẽ lên tới 50% ở Thụy điển.
Trong lúc đó, ở Mỹ hiện có 5 triệu người lớn dưới 35 tuổi sống độc thân. Tính ra có 30 triệu đệ tử nam nữ của Thần độc thân, tức sống “solo”. Riêng ở Pháp, có hơn 9 triệu đủ lớp tuổi, sống một mình, chiếm gần 15% dân số Pháp. Nữ giới nhiều hơn. Ở lớp tuổi từ 70 trở lên, có hơn phân nửa góa bụa. Paris có 51% dân số sống độc thân. Tình trạng này chiếm các thành phố lớn (Theo Laurent Toulemon, Sự tiến triển tình trạng gia đình pháp qua cuộc kiểm kê từ 1962 – 2009 – Ined).

Ai dám bảo “sống một mình là khổ”? Sống một mình sướng lắm chớ! Thật vậy, sống một mình hiện là một “mốt” đang trên đà phát tiển mạnh, chi phối đủ mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh xã hội. Sống độc thân do ”phải chịu” hay “chọn lựa” đều như nhau. Nhiều nhà xã hội học cho rằng tình trạng này không tránh khỏi sẽ làm đảo lộn sự quân bình xã hội ngày nay.
Hoàn cảnh dẫn đến đời sống độc thân khá đa dạng và phức tạp. Có sự độc thân chỉ tạm thời một giai đoạn. Như thời gian giúp cho người ta một cơ hội sống trong tĩnh lặng. Sống thật sự với chính mình một cách trọn vẹn. Là cơ hội để kiểm điểm và làm lại, đề phòng sự đổ vỡ nữa. Một người đàn ông trung niên tâm sự “Tôi chia tay với vợ tôi trong những tiếng la hét, cách đây mươi năm. Trong bốn năm sau đó, tôi sống một mình. Các con của tôi, khi muốn tới thăm tôi thì chúng nó tới. Tôi đi chơi, tôi làm nhiều việc mà trước kia, tôi chưa bao giờ tôi làm được. Đời sống độc thân đã an ủi tôi rất tốt. Giờ đây, tôi sống với một phụ nữ khác nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn”.
Sự độc thân phải “chấp nhận” hay “phải chịu”, dĩ nhiên là hoàn cảnh không ai muốn. Độc thân trong trường hợp này kết họp thành những pháo đài. Nó chi phối phần lớn phụ nữ. Môt phụ nữ trẻ nói về sự độc thân của mình cho đó là một thứ khốn nạn không có gì khả dĩ phục hồi giá trị được”. Bà ta không muốn làm tình nhân cho những người đàn ông có vợ vì ở họ “khó tìm thấy cái nhìn tình tứ, gợi cảm và quan tâm tới mình”.
Trên Net, bà ta tìm “bạn bốn phương” nhưng chỉ thất vọng. Bà tâm sự: “Sau 17 năm sống đời sống vợ chồng, nay tôi thi hành bản án khổ sai vì sự đổ vỡ gia đình. Tôi sống trong cô đơn đang gậm nhắm tôi và ném tôi ra ngoài lề xã hội”. Người phụ nữ này sống một mình với con và không được bạn bè mời mọc vì bà là người đàn bà không chồng”.

Thiếu vắng người bạn đời trong đời sống là trường hợp cô đơn bình thường. Đời sống đủ hai người dưới cùng mái nhà nhưng vẫn cô đơn, ngày nay cũng đã trở thành khá phổ biến. Hoàn cảnh này, người Anh gọi là LAT: Living Apart Together. Đó là những người sống có đôi, có đủ vợ chồng bình thường như bao nhiêu vợ chồng khác. Nhưng mỗi người sống một góc riêng của mình hoặc sống xa cách nhau. Có khi chồng sống ở Paris, vợ ở Luân-đôn. Họ gặp nhau cuối tuần, thời gian nghỉ hè hoặc lễ hội. Họ sống chung một cách như có qui định rõ ràng. Họ yêu nhau qua không gian và con cái là lý do giúp họ giữ nguyên vẹn gia đình”. Theo Bà Marie-France Hirigoyen, (Nouvelles solitudes … Poche Marabout, Paris), ngày nay có gần 8% người Pháp tuổi từ 18 tới 79 sống như vậy. Trong cùng hoàn cảnh nhưng ngược lại, tức LTA: Living Together Apart, có những cặp ly thân nhưng lại vẫn sống chung. Họ mặc nhiên trở thành cặp thuê nhà chung do tình trạng kinh tế khủng hoảng. Tình trạng này rất phổ biến ở Mỹ từ sau khi xảy ra sự khủng hoảng tài chánh (subprimes) và chiếm tới 10% gia đình nghèo.
Sống độc thân hạnh phúc. Phải. Đó là hoàn cảnh của thanh niên, sinh viên, tuổi từ 20 tới 30. Cô đơn vì họ chưa muốn lập gia đình. Họ muốn phải có được một số vốn căn bản trước khi nhào vô một người nào. Theo họ, bằng cấp thuận lợi giúp người đàn ông xây dựng đời sống gia đình. Trong lúc đó, phụ nữ theo đuổi bằng cấp chỉ lâm cảnh độc thân vì khi đã qua “tuổi băm” thì chỉ còn con đường duy nhứt trước mặt là “ở vậy ” chung thân.
Một nữ viên chức 35 tuổi, ngạch trật khá cao, với hợp đồng làm việc vô thời hạn trong một xí nghiệp tư lớn, giải bày hoàn cảnh “Nay tôi cảm thấy có nhu cầu thúc bách xây dựng một gia đình, nhưng tôi nhận thấy chuyện không phải đơn giản. Tôi đã già đi. Đàn ông ở tuổi tôi, họ đều đã có vợ. Nếu chưa có vợ đi nữa, họ chắc chắn không ai muốn rước một bà già về nhà làm bà chủ nhà”. Nhiều người khác cũng không thoát ra khỏi thế bí tương tự. Các bà bèn lao vào công việc cho quên hết mọi chuyện đời đầy vô duyên do số phận lỡ làng. Thú vui duy nhứt ngày qua ngày là dùng tiền kiếm được tiêu thụ, mua sắm theo sở thích. Nhưng vẫn không làm sao quên được nỗi cô đơn.

Cô đơn làm cho con người già đi. Có khi làm cho con người bị trầm cảm. Nhưng cũng không phải không có “độc thân hạnh phúc”. Đây đúng là thứ độc thân do người ta chọn lựa. Độc thân để giúp thoát ra khỏi đời sống ngục tù của hai người phải sống chung. Một tình trạng tù chung thân khổ sai, không khác. Trong cuộc chia tay này, nếu các bà nghĩ là sẽ tìm lại được cuộc sống hạnh phúc nhờ được tự do, thì các bà phần lớn sẽ buồn chán sớm sau khi chia tay với bạn tình hay ông chồng. Các bà thất vọng nặng nề. Vì mục tiêu thay đổi có nhiều nhưng thường ít giống nhau. Trong lúc đó, các ông, khi được tự do, độc lập, thì chỉ qua thời gian ngắn, chộp được không biết bao nhiêu bồ.
Một viên chức ngạch, 38 tuổi, liên tục hết bắt bà này, tới bắt bà kia. Tại nhà, anh ta muốn làm gì thì làm. Anh ta có thể vứt bừa bải những bao giấy lọc cà phê trên bếp suốt cả tuần. Dĩa muỗng đầy bồn rửa chén. Khi muốn sống cảnh ồn áo, anh ta tới nhà bạn. Thấy đủ thoải mái, lại về.
Độc thân giúp người ta nghĩ đến bản thân mình và lo chăm sóc chính mình. Đồng thời có thể giúp nhiều kẻ khác mà trong đời sống hai người, ta thường không làm được. Độc thân đem lại cho ta không gian rộng lớn và thời gian vô tận. Độc thân còn là chìa khóa mở ra một đời sống mới huy hoàng. Đầy tự do. Nhưng độc thân cũng phức tạp, tuy êm đềm đó, nhưng làm cho người ta dễ bị mất chính mình.
Đời sống độc thân ngày nay ở nhiều nơi vượt lên quá cao đã làm cho nhiều nhà xã hội học giựt mình “Con người đang lao mình vào một cuộc thể nghiệm xã hội chưa từng có. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một số lớn cá nhân ở mọi lứa tuổi và ở mọi từng lớp xã hội quyết định chọn đời sống một mình”. Sống một mình dẫn tới nhiều hậu quả phức tạp vì nó thay đổi quan niệm xây dựng phố thị theo một hướng mới. Phát triển kinh tế cũng vì đó mà phải có nhiều sáng kiến mới như tổ chức những dịch vụ giữ trẻ, giao thực phẩm tận nhà, trông coi người già, … Và sự độc thân ảnh hưởng tới cách trưởng thành, già và chết. Nên nhớ từ năm 1960, đời sống của chúng ta thay đổi rất nhiều.

Sanh đẻ theo ý muốn, đời sống xã hội và nghề nghiệp, tức sự giải phóng phụ nữ, đã giúp người phụ nữ chọn cho mình cái “mốt” độc thân thoải mái. Hôn nhân từ đó mất đi tính quan trọng của nó. Với nhiều người, hôn nhân trở thành một thứ khổ sở, một thứ rủi ro, một bản án tù tại gia hơn là một sự may mắn, hạnh phúc, mà người ta hằng mong đợi như trước kia. Thế là, nhiều người bàn chuyện chia tay. Hoặc trốn chạy nếu chia tay hợp pháp không được. Từ lâu, hôn nhơn đã không còn được hiểu như là sự cần thiết để ổn định tài chánh gia đình hoặc để có con cái. Nhiều thành phố lớn tổ chức sanh hoạt thích nghi theo sự thay đổi xã hội mới này. Nhiều gia cư dành cho độc thân hoặc gia đình ít người, chợ mở cửa suốt ngày đêm bán những thức ăn ăn liền cho một người, phòng giặt giũ ở ngay cạnh nhà, sân vận động, phòng tập thể dục, chỉ cách vài bước.

Tóm lại, mọi thứ sẵn đó để người ta sanh sống, phát triển toàn diện mà vẫn giữ được tình trạng độc thân cho mình. Thu mình vào đời sống độc thân, đàn ông ở thành phố tự tạo cho mình một thế giới riêng, một nếp sống thành một hệ thống ở đó họ tìm cho họ những quan hệ không ngày mai, chia sẻ tình cảm và những phút giây cảm súc mạnh với những người khác… Đó là những lúc họ ngồi trước màn ảnh Computer.

Điều quan trọng là làm được điều thiện. Cô đơn không phải là điều xấu. Trái lại, đó là một giải pháp hay. Những người có phương tiện, khi sống một mình, sẽ thành công nhiều mặt. Họ thành công dễ dàng hơn trước kia. Về mặt quan hện nam/nữ, họ có thể công khai tuyên bố giờ đây, với các bà, họ chỉ ký hợp đồng ngắn hạn. Họ từ chối những dự tính sống chung dài hạn. Với đàn bà, họ là hai thế giới riêng biệt. Người này không biết bạn bè của người kia . Cả hai người không ai sống cùng đời sống của kẻ kia. Thỉnh thoảng, một người rời khỏi thế giới riêng của mình để đây là cơ hội họ gặp nhau.
Sống một mình như vậy là do chọn lựa. Không do phải chịu, phải chấp nhận. Với độc lập và tự do, người ta có thể làm bất kỳ điều gì mà mình muốn. Không đánh răng và tắm rửa suốt tháng, suốt năm, như Mao-trạch-đông, cũng được. Nhưng chỉ quên sự thật nằm ở chỗ khác hơn những việc làm tự do theo ý muốn của mình. Sự thật ẩn mình trong chỗ sâu kín của trái tim ngày càng khô héo, trong tình cảm cô đơn nơi đó người ta cố che giấu sự bất hạnh.
Về mặt khoa học, theo kết quả phân tách của 148 trường hợp nghiên cứu bệnh tật công bố năm 2010, thì rủi ro tử vong do đời sống một mình cao hơn bệnh mập phù và những người không hoạt động. Sự nghiên cứu của Giáo sư John Cacciopo về ngành tâm lý xã hội ở Đại học Chicago cho thấy ở những người sống độc thân có một tỉ lệ cortisol trong nước miếng và chất adrénaline trong nước tiểu rất cao. Người sống độc thân như trong tình trạng báo động. Nhưng đó là những người sống độc thân vừa sống cô độc, thiếu quan hệ xã hội. Vì những quan hệ xã hội cần thiết cho sức khỏe và sự sống.

Vậy ai bảo sống một mình là khổ? Cũng như ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ! Chăn chồng mới khổ hơn chăn trâu!
Các bà đồng ý?

Nguyễn thị Cỏ May

.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun Mar 10, 2019 10:40 am

.
https://www.youtube.com/watch?v=kZ_7NSvgqpY
Tchaikovsky - Piano Solo (Vadim Chaimovich)


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Ss2_1


Khi sống một mình là một lựa chọn...

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người!


Tiểu Trang là một nhà văn tự do người Trung Quốc. Năm nay Trang vừa tròn 38 tuổi, và cô đã sống một mình được 14 năm. Một khoảng thời gian thực sự dài để cô cảm thấy cuộc sống hiện tại hoàn toàn phù hợp với mình và không hề có ý định thay đổi hay tìm một người bạn đời để chung sống. Điều duy nhất khiến Tiểu Trang gợn chút lo lắng là vấn đề sức khỏe. Bởi sống một mình mà ốm đau thì thực sự sẽ rất khổ sở. Chính vì thế, Tiểu Trang luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, tập thể dục thường xuyên. Theo một cách nào đó, sống một mình đã khiến Tiểu Trang trở thành một phiên bản mới của chính mình - sống tích cực hơn và lành mạnh hơn.

Những người thích ở một mình trước nay thường bị thiên hạ coi là những kẻ sống nội tâm (introvert) và chỉ thích lủi thủi trong ổ hamster riêng của mình. Nhưng xu hướng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Không chỉ có những người hướng nội, mà cả những người hướng ngoại cũng thích thú với phong cách sống mới này.

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Layer-69-1533309868433951159232

Bạn hoàn toàn có thể tách biệt mình ra khỏi thế giới, để kết nối lại với chính mình thêm một lần nữa. Hải Anh (35 tuổi) từng có hai đời chồng và cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc không hạnh phúc, bởi cô không thể có con. Sau hai lần đổ vỡ, Hải Anh quyết định sống một mình và chẳng buồn tìm kiếm người yêu nữa. Thì may mắn thay, cô lại tìm thấy chính mình. Sống một mình đã cho Hải Anh những niềm vui mới, cũng như cô có thể quan tâm nhiều hơn đến bố mẹ, bạn bè, đến sự nghiệp riêng của bản thân. Dần dần, cô cũng không tự trách mình vì không-thể-đẻ. Cuộc sống nhẹ nhõm và an nhiên hơn hẳn khi Hải Anh học được cách tha thứ cho chính mình.

Sống một mình cũng có thể cho chúng ta khả năng sáng tạo tốt nhất. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác hay lập trình thừa nhận rằng khả năng làm việc và sáng tạo của họ tăng gấp nhiều lần khi họ ở một mình mà không bị những tác động bên ngoài.

Bạn cũng sẽ cảm thấy trân trọng những mối quan hệ thực sự đáng giá đối với mình. Những người sống một mình có xu hướng sẽ thu nhỏ vòng tròn tình bạn lại, ít rắc rối, ít thị phi và sẽ chỉ còn lại những người yêu thương bạn một cách chân thành.

Một cuộc sống độc lập, tự do không vướng bận sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn khi không phải trói mình vào những gánh nặng và trách nhiệm. Nghe có vẻ ích kỉ, nhưng thôi nào, chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào phải sống vì bản thân và yêu mình trước nhất hay sao?

Phụ nữ chọn sống một mình, bởi các nàng càng ngày kiếm tiền càng giỏi. Với thu nhập vài chục triệu một tháng thì việc thuê một căn hộ tầm trung để sống một mình hoàn toàn là điều trong tầm tay. Phụ nữ nói chung và những người thích sống độc thân nói riêng đã có thể ngồi ở nhà, một mình, và vẫn kết nối được với cả thế giới nhờ sự giúp đỡ của những trang thiết bị hiện đại.

Giấc mơ được tự tay xây dựng nên một tổ ấm chỉ-của-riêng-em chưa bao giờ thành hiện thực dễ đến thế. Nhưng không phải cuộc sống một mình nào cũng để lại những ánh hào quang lấp lánh. Đôi khi nó không hề ngọt ngào như tưởng tượng.

Rất nhiều phụ nữ sau khi sống một mình một thời gian đã phải chống chọi với căn bệnh mất cân bằng ăn uống. Theo nghiên cứu khoa học, khi bạn sống một mình, bạn sẽ có thói quen cần những âm thanh, hình ảnh xung quanh để làm mình "xao nhãng khỏi sự cô đơn". Vậy là tivi được bật suốt ngày đêm và bạn sẽ ăn trong tình trạng không thể kiểm soát bởi vừa ăn vừa xem phim, vừa ăn vừa làm việc, thậm chí vừa ăn vừa nằm ườn trong bồn tắm… Kết quả là lành mạnh đâu không thấy, chị em lại hốt hoảng phi thân đến đăng kí ở những trung tâm gym hòng lấy lại sự mảnh mai trước khi chọn dọn ra sống một mình.

Một nỗi ám ảnh nữa hoàn toàn có thể chạm tay vào được, ấy chính là sự cô đơn. Không phải ai cũng miễn nhiễm với không khí chỉ-có-riêng-mình hằng ngày, và liên tục. Phụ nữ, giống loài một ngày nói trung bình tới 37.000 từ đương nhiên sẽ thấy việc ở một mình và không có ai để buôn dưa bán dứa tâm sự sẽ là một cơn ác mộng thực sự.

Ở một mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học cách thay cái bóng đèn bị cháy, sửa ổ điện chập chờn, cho thú cưng uống thuốc, ăn cháo đúng cách nếu chẳng may nó bị ốm (cứ như thể bản thân mình chưa đủ mệt ấy), học cách mở những lọ cà muối, dưa chuột muối đúng kiểu hay thậm chí là phải biết cách thụt rửa bồn cầu nếu chẳng may nó bị tắc. Chị em nào luyện được đủ những "ngón nghề" ấy, chắc chắn sẽ hóa nữ cường nhân! Nhưng thường phụ nữ sẽ thất bại ngay từ lần thử đầu tiên, sẽ ngồi khóc hu hu hoặc giận dữ với chính bản thân mình.

Để sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ cho cuộc sống ấy, bằng cách:

Đừng đánh mất những mối quan hệ bạn bè hay đời sống xã hội. Sống một mình không có nghĩa là bạn cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chui vào hang và quay lại thời kì đồ đá. Hãy cứ giữ những sợi dây kết nối ấy bằng nhiều cách, như những tin nhắn hỏi thăm, những cuộc điện thoại hay facetime để cả bạn lẫn những người yêu thương bạn đều yên tâm rằng bạn vẫn ổn.

Có thể nuôi một (vài) con thú cưng như chó mèo để cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn. Thú cưng luôn là những "bác sĩ tâm lí" trị liệu tinh thần cực kỳ tốt. Sau một ngày dài mệt mỏi và đầy áp lực, bạn hoàn toàn có thể quay về với chốn riêng ấm cúng, biết rằng có một (vài) người bạn nhỏ đang háo hức ngóng đợi từng bước chân của mình. Trái tim khi ấy, chắc chắn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Trang trí nhà cửa bằng những gam màu ấm áp, để thật nhiều ánh sáng tự nhiên lọt vào trong nhà cũng là cách để tâm hồn cảm thấy bớt cô đơn và hiu quạnh. Không cần quá cầu kì hay đầu tư vào những món đồ đắt tiền, chỉ cần một bức tranh có gam màu rực rỡ hay những chiếc đèn có ánh sáng ấm là đủ để căn phòng của bạn sáng bừng lên rồi.

Đối diện với những gì khiến bạn cảm thấy thực sự cô đơn, và đi qua nó. Bạn sợ những tối cuối tuần không có ai bầu bạn? Hãy lên lịch đi chơi cùng hội bà tám của mình. Bạn sợ những khi ốm đau bệnh tật chỉ có một mình và chú chó nhỏ chẳng thể lấy giúp bạn cốc nước ấm để uống thuốc? Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều thuốc men trong nhà đề phòng, đừng quên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất đúng bữa để duy trì sức khỏe.

Luôn nhắc bản thân nhớ đến những điểm cộng của việc sống một mình. Bạn sẽ được làm mọi điều tùy thích, được ăn pizza vào bữa sáng và nằm ườn trên giường cả ngày cũng chẳng ai ý kiến. Bạn sẽ được tự do sáng tạo, làm việc và kết nối lại với bản thân theo đúng cách mà bạn muốn.

Luôn thử những cái mới. Như mỗi ngày cắm một lọ hoa, học cách tự nấu ăn theo chế độ riêng, sơn lại màu cửa sổ hay dán lại tường phòng ngủ… Tất cả những thay đổi đều mang lại cảm giác mới lạ tích cực cho bạn. Khi sự nhàm chán không còn xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy sợ cô đơn.

Sống một mình không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống chung với nhiều người. Đó mới chính là sự cô đơn khiến trái tim chúng ta rỉ máu. Đáng tiếc là những trách nhiệm, lựa chọn, những rào cản lại đang bắt chúng ta sống chung với nhầm người.

Đa phần sẽ chọn cách tặc lưỡi và sống tiếp. Tự AQ rằng "Ông bà mình sống với nhau cả đời đâu phải chỉ vì tình yêu. Sống còn vì tình nghĩa, vì trách nhiệm, vì quan tâm nhau nữa mà!". Nhưng một số ít trong đó sẽ không chọn cam kết như vậy. Sống với nhầm người là cách tự giết chết mình nhanh nhất, với họ là vậy. Chính vì thế, mà họ chọn cách tách mình ra, chọn cách "ngắt kết nối" với thế giới bên ngoài. Không cần người yêu, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi người yêu muốn qua đêm lại nhà mình. Đừng nghĩ họ khó gần, họ tiêu cực, ích kỉ hay chỉ biết đến chính mình. Bởi đôi khi chúng ta luôn cần tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài để có thể học cách yêu thương và hiểu được bản thân.

Không ai có quyền phán xét, đừng quên điều đó, bởi cuộc sống này là của bạn, lựa chọn nằm trong tay bạn. Hãy cứ sống một mình nếu thích và nghĩ rằng điều đó là cần thiết để chữa trị những tâm bệnh của bản thân. Chỉ cần nhớ rằng, đừng sống một mình quá lâu, bởi từ thẳm sâu, con người ai cũng cần có tình yêu hết cả!

(Sưu Tầm)
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeFri Mar 15, 2019 1:25 pm

.

https://www.youtube.com/watch?v=M56RtC_cXxE
Chopin - Piano Solo


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Tuhieuminh.blogspot.com-Tolstoi+b%C3%A0n+v%E1%BB%81+h%E1%BA%A1nh+ph%C3%BAc


Tolstoi bàn về Hạnh Phúc
- Chu Hảo


Có thể nói Lev Tolstoi (1848-1910) đã đi trước thời đại hàng thế kỷ. Tư tưởng vì hòa bình, bất bạo động; tư tưởng vì nhân dân, tất cả cho hạnh phúc của con người... của ông được thể hiện trong các tác phẩm văn học kỳ vĩ và các nghị luận uyên thâm, mãi mãi là nguồn sáng cho đường sống của nhân loại.
Một trong những triết lý sâu sắc và thấm đượm tính nhân văn nhất của ông là triết lý về Hạnh phúc.

Hạnh phúc là gì? Mâu thuẫn cơ bản và kịch tính nhất trong tâm thức của con người khi đi tìm Hạnh phúc là ở chỗ nào? Làm sao để có Hạnh phúc đích thực? Đấy là những câu hỏi lớn của nhân loại mà hơn một trăm năm trước đây đã được Tolstoi góp phần làm sáng tỏ.
Những điều ấy có thể tìm thấy trong cuốn sách “Đường sống, văn thư nghị luận chọn lọc” của Lev Tolstoi, do Nxb Tri thức xuất bản tháng 12 năm 2010 vừa qua. Trong các trước tác của mình Tolstoi luôn luôn trung thành và nhất quán với quan điểm: Hạnh phúc lớn nhất của con người chính là cuộc sống mà nó đang có và Hạnh phúc cũng chính là mục đích cao cả nhất của cuộc sống của con người.

Nhưng cái Hạnh phúc ấy là Hạnh phúc nào? Có hàng trăm định nghĩa hoặc quan niệm khác nhau về Hạnh phúc. Thánh Augustine (354-430) coi Hạnh phúc là niềm vui sinh ra từ chân lý. EmmanuelKant (1724-1804) quan niệm Hạnh phúc phải dựa trên chân lý và không vị kỷ. Đốivới Karl Marx (1818-1883) Hạnh phúc là đấu tranh v.v...
Những quan niệm như vậy dù đúng đắn và thông thái đến mấy cũng khó đi vào cuộc sống thường nhật của mỗi người.
Thông thường, đối với nhiều người, Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, thanh thản, dễ chịu hay hân hoan, khoái lạc... phần nhiều do ngoại cảnh mang lại, có thể trong chốc lát hoặc kéo dài, nhưng không thường hằng. Theo Tolstoi, đó là Hạnh phúc của con người như một cá thể sinh vật.
Với một số người khác Hạnh phúc phải là niềm vui sống, an lạc, chỉ phụ thuộc vào nội tâm với lòng vị tha và tình yêu thương vô bờ bến dành cho tha nhân đồng loại. Theo Tolstoi, đó là Hạnh phúc của con người có ý thức hữu trí: coi cái “tôi” vị kỷ thực sự không tồn tại và chỉ sống vì đồng loại bằng tình yêu thương – Cái Hạnh phúc không bị hủy hoại bởi khổ đau và cái chết sinh học.

Tolstoi cho rằng cái bi kịch lớn nhất của con người là mâu thuẫn giữa cái khát vọng bẩm sinh của nó vươn tới cái hạnh phúc vị kỷ mà có lẽ sẽ không bao giờ đạt được, và nếu có đạt được ở một mức nào đấy, trong một thời gian nào đấy, thì cũng sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho cảm giác chán chường, và nỗi sợ hãi về bệnh tật và cái chết. Các nhà hiền triết của nhân loại từ thời cổ xưa đã chỉ ra rằng cái bi kịch ấy chỉ có thể được khắc phục bằng con đường tìm đến Hạnh phúc của con người có ý thức hữu trí.
Ông nói: “Ta biết con người dù có làm gì, nó cũng không có được hạnh phúc cho đến khi chưa sống phù hợp với luật sống của mình. Mà luật sống của nó không phải là đấu tranh, mà ngược lại, là sự phục vụ lẫn nhau giữa các sinh linh. Con người hữu trí không thể không nhận ra rằng, chỉ cần giả định trong tư tưởng là có thể thay thế khao khát hạnh phúc chỉ cho mình bằng khao khát hạnh phúc cho cả những người khác, thì cuộc sống của nó, thay cho tính phi lý và tai ương trước đây, sẽ trở nên hữu lý và hạnh phúc”.

Quan niệm như thế về hạnh phúc của con người như một cá thể sinh học và con người có ý thức hữu trí thấm được tinh thần Đạo Kitô nguyên thủy (mà theoTolstoi đã bị làm sai lạc đi rất nhiều qua giới luật của Kitô giáo), hết sức tương đồng với quan niệm về An lạc với con người “vô minh” (không hiểu bản chất của sự vật, không hiểu hết quy luật nhân quả chi phối hạnh phúc và khổ đau) và con người tỉnh ngộ (ra khỏi “vô minh”) của Đạo Phật.
Thấm nhuần các triết lý của Đạo Kitô và Đạo Phật, Tolstoi khẳng định rằng Hạnh phúc chân chính đã được ươm tạo sẵn trong mỗi người tại thời điểm hiện tại và ngay trong thế giới hiện thực mà ta đang sống này. Ông nói: “Thế giới nơi chúng ta đang sống là một trong những thế giới vĩnh hằng tuyệt điểm và đầy niềm vui mà chúng ta không chỉ có thể, mà còn phải có nhiệm vụ bằng các nỗ lực của mình làm cho nó diễm lệ hơn và chứa chan niềm vui hơn cho những người sống cùng chúng ta và cho tất cả những ai sẽ sống sau chúng ta tại đây.” Nỗ lực bằng cách nào? Bằng cách: “Thực hiện luật của cuộc sống: luật yêu thương”, và “Làm nhiều việc thiện nhất và ít việc ác nhất”. Cũng theo ông: “Cái thiện phải là cái thiện cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Cái ác, là cái ác dù chỉ đối với một người”.

Như vậy Hạnh phúc phụ thuộc vào các điều kiện nội tâm. Hạnh phúc cũng có thể là một cách sống; cách sống vị tha, bao dung là kết quả của tu luyện không ngừng nghỉ. Những điều kiện ấy phải được vun trồng bằng những luyện tập tinh thần kiên nhẫn và khổ hạnh. Tolstoi đề cao tư tưởng của Đạo Phật: “Con người hạnh phúc khi nó không gọi cái gì, ngoài tâm hồn mình, là của mình. Nó hạnh phúc ngay cả nếu phải sống giữa những con người hám lợi, độc ác và thù ghét nó - Hạnh phúc ấy không ai có thể tước bỏ ở nó”; và của Khổng Tử: “Người hiền tìm kiếm tất cả trong mình, kẻ ngu tìm kiếm tất cả ở người khác.”

Lev Tolstoi đã mất cách đây đúng 100 năm. Một thế kỷ đã trôi qua nhưng di sản tư tưởng - tinh thần của ông tưởng chừng vẫn chưa được phát lộ hết; và “Loài người còn phải lớn lên hơn nữa để thực sự hiểu được Tolstoi”, như lời khẳng định của Guseinov - một triết gia Nga đương đại.

Ngày nay có lẽ chỉ có một quốc gia duy nhất trên thế giới này đã “đủ lớn” để thực hiện lý tưởng của nhà hiền triết ấy. Đó là Vương quốc Bhutan (một đất nước thanh bình, có gần một triệu dân, nằm sâu trong lục địa Nam Á, dưới chân Hi Mã Lạp Sơn, giữa Ấn Độ và Trung Hoa) khi tuyên bố rằng, họ không quan tâm đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà chỉ quan tâm đến “Tổng Hạnh phúc Quốc gia”! (xin xem Mathieu Ricard “Bàn về Hạnh phúc”, tr.335-337, Nxb Tri thức, 2009).

- Chu Hảo
KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY MẤT CỦA TOLSTOI
TOLSTOI BÀN VỀ HẠNH PHÚC
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeFri Mar 29, 2019 8:29 am

.

https://www.youtube.com/watch?v=BZktnZK7Z40
Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   13Minhhoa_a7969


Ông Đi Đường Ông, Tui Đường Tui
Nguyễn Thượng Chánh


“Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?”
(Giây phút chạnh lòng- Thế Lữ)

Ngày nay tại các xã hội Tây phương, vụ vợ chồng già ly hôn, bỏ nhau sau 30-40 năm sống chung trong hạnh phúc, hòa bình chen lẫn với chiến tranh lạnh đã trở nên khá quen thuộc đối với không ít gia đình. Cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng lúc về già trở nên ngột ngạt. Chiến tranh lạnh và cảnh ông ở nhà trên thì bà ở nhà dưới, ông vô phòng gõ omputer thì bà ngồi salon xem Paris By Night hay lục đục dưới bếp. Bà lải nhải thì ông làm thinh cho yên chuyện là những cảnh đời rất phổ biến ở lớp người cao tuổi tại quê nhà và cả ngay tại hải ngoại. “Phải chăng cưới hỏi là nguyên nhân của ly dị? Tình yêu làm mù lòa, cưới hỏi trả lại ánh sáng - Đàn ông cưới vợ vì mệt mỏi, đàn bà lấy chồng vì tò mò - Cả hai đều thất vọng”. (Oscar Wilde)

*** Rising grey divorce rates create financial havoc for seniors By Linda Nguyen – The Globe and Mail
http://www.theglobeandmail.com/news/politics/rising-grey-divorce-rates-create-financial-havoc-for-seniors/article4553219/

Ly dị nóng và ly dị nguội

Tụi trẻ chia tay sau 5-7 năm thì người ta gọi là ly dị nóng (hot divorce), còn quý cụ ông bye bye cụ bà sau 30-40 năm thì đó là ly dị nguội (cold divorce). Theo Gs Pepper Schwartz, professor of Sociology Univ of Washington, các cặp vợ chồng già tưởng họ hiểu rõ nhau hơn theo năm tháng, xích lại gần nhau hơn theo thời gian nhưng thật sự ra không phải như vậy đâu. Không ai hiểu ai hết.

Giữ mối quan hệ vợ chồng cho thật sự bền vững, luôn luôn tốt đẹp trong nhiều thập niên là chuyện không tưởng, science fiction Avatar.
Theo US Census thì lối ½ cặp vợ chồng già đã quyết định chọn giải pháp rã hùn vì họ đã cạn tàu ráo máng, không còn chịu đựng nổi cái bản mặt của nhau nữa. Đây là cách tốt nhất để mình được yên thân.
Tây họ gọi những chuyện bực dọc qua lại giữa ông và bà là những irritants làm hại thần kinh, theo ngày tháng chồng chất thêm lên mãi, khiến ông hoặc bà chưa phát khùng là may. Ngày nay ly dị không còn được xem như vấn đề cấm kỵ nữa như thiên hạ ngày xưa thường hay nghĩ. Bởi lẽ nầy, các cặp vợ chồng già có khuynh hướng tha hồ bắt chước theo bọn trẻ, ở hổng được thì bỏ quách nhau đi cho khỏe thân. Hổng có ấm a ấm ớ hội tề, tại bị gì hết.

Gs Schwattz cho rằng ngày nay tiến bộ khoa học và ngành y khoa đã giúp con người sống thọ hơn xưa rất nhiều. Những năm bonus dư thừa đã tạo điều kiện cho quý cụ ông và cả quý cụ bà có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống cho đúng nghĩa của nó. Ly dị là giải pháp hay nhất để sống theo sự ích kỷ riêng tư của mình.
Ngày xưa cũng như ngày nay, không ít các cặp vợ chồng già đã ở với nhau 30-40 năm thường phải cắn răng cắn môi, cố gắng chịu đựng tánh ý gàn của nhau để tránh rắc rối cũng như để giữ thể diện gia đình. Nói một cách khác là họ muốn được bình an cho đến lúc đi theo ông theo bà. Ngược lại, cũng có nhiều cụ nghĩ đến việc hưởng thụ, tìm những quan hệ tình cảm mới để tô điểm cho tuổi vàng của họ được có thêm phần ý nghĩa. Hiện tượng trâu già gặm cỏ non là một thí dụ.
Họ nghĩ rằng mình chỉ có một đời sống mà thôi, tội gì không sống cho đáng sống. Bà Gs Schwartz, 65 tuổi, đã ly dị chồng từ 20 năm nay cho rằng còn rất nhiều thời gian trước mắt để chúng ta đáng sống.

Diane Sollee, người sáng lập ra tổ chức Smart Marriage cho rằng các cặp vợ chồng già đã chung sống, chịu đựng với nhau nhiều thập niên đều muốn chia sẻ những thành quả mà họ đã cùng tạo dựng được chung với nhau suốt cuộc đời. Vậy tại sao các cặp vợ chồng già lại sanh tật bỏ nhau? Các nỗi bất mãn, bực dọc chồng chất theo năm tháng, tuổi gìa, tình trạng mãn dục, mãn kinh, khiến tâm tánh thay đổi bất thường và khó khăn với nhau đến một lúc nào đó thì nổ ra. Tiền bạc càng rủng rỉnh có sẵn, thì càng dễ bỏ nhau. Người gõ không dám có ý kiến nầy nọ vì đây là một chuyện rất cá nhân, có thể xảy ra cho bất kỳ ai không phân biệt vua chúa, giàu nghèo hay giai cấp xã hội.
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi. Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo LInstitut national détudes démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.

1. Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2. Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư của họ.
3. Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4. Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu để ngừa thói quen theo năm tháng.
5. Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn làm việc và nghỉ hưu được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.

Kết luận:
Nghĩ ra Phật giáo nói tu là cội phúc, tình là dây oan cũng đúng lắm. Trong đời không có gì là vĩnh cửu hết. Tất cả đều là vô thường hư ảo. Có hợp thì có tan. Còn duyên còn nợ thì còn ở với nhau, còn hết duyên hết nợ thì ông đi đường ông, tui đi đường tui.

***

Hết nợ, tui thăng đây nè...

“Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi.
Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị.
Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”.
Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống.
Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?”
Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa.
Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc”.

(ngưng trích Tràm Cà Mau)
Star Bye Bye, chấm hết./.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeTue Apr 02, 2019 8:25 am

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Th?id=OIP.v_a1clrOlT9u3R818wFZnAHaEK&pid=15

https://www.youtube.com/watch?v=FWg1bw0TPZk
Mặt Trời Bé Con


Sống độc thân vui vẻ


Quan niệm phổ biến trong xã hội là nếu bạn độc thân, bạn bất hạnh – và nếu bạn có một mối quan hệ ràng buộc, bạn lập tức trong tình trạng hạnh phúc. Thực tế có rất nhiều người sống đủ đầy khi độc thân và cũng có rất nhiều người sống bất hạnh trong hôn nhân, quan niệm này rõ ràng không phải là sự thật.
Dưới đây là tám lý do để bạn hoàn toàn okay sống độc thân.

1. Nó chứng tỏ bạn không hạ thấp tiêu chuẩn của mình

Nhiều người tin rằng bạn độc thân vì bạn không tìm được một ai cho riêng mình. Trong thực tế, khôn ngoan là đợi chờ để gặp được một người phù hợp hơn là chấp nhận một mối quan hệ sai lầm. Nên theo đuổi nguyên tắc này và hiểu bạn xứng đáng với một người xứng đáng.

2. Nó cho bạn thời gian để hiểu bản thân

Mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn có là mối quan hệ với chính bạn. Nếu mối quan hệ đó không lành mạnh thì không có mối quan hệ nào khác lành mạnh. Không dễ dàng gì có được một mối quan hệ lành mạnh, lâu dài. Tất nhiên, nếu bạn chưa thực sự có thời gian để suy ngẫm về nó, để biết ý nghĩa của nó, thì làm sao bạn có thể nhận ra được mối quan hệ đó khi nó đến?

3. Nó cho bạn thời gian để hiểu về người khác

Đôi khi cách tốt nhất để nhận ra “người của mình” là tìm kiếm họ trong những người không phù hợp. Khi bạn có thời gian và tự do để hẹn hò, bạn có thể nhận ra mình muốn điều gì và không muốn điều gì. Không có kinh nghiệm hẹn hò nào là lãng phí cả. Một cuộc hẹn không thành có thể không cho bạn điều bạn muốn, nhưng cho bạn biết điều bạn không muốn.

4. Bạn sẽ có ít bi kịch với người tình xưa

Các mối quan hệ đổ vỡ thường không chỉ đơn giản là đã... kết thúc. Đôi khi bạn vẫn phải gặp những người mà bạn đáng ra không nên biết. Thậm chí bạn phải mang một gánh tình cảm vào mối quan hệ tiếp theo với những kinh nghiệm tiêu cực. Điều này chẳng có ích cho ai. Hơn nữa, việc rơi vào một mối quan hệ trái ngang có thể còn cản trở cơ hội xuât hiện của một mối quan hệ thực sự.

5. Bạn có thể tự lo cho mình

Tôi đã nhắc đến sự quan trọng của việc tự học hỏi về bản thân mình, và bạn có thể tự hoàn thiện mình. Một thực tế phũ phàng là khi bạn gặp được một người hoàn hảo, nhưng họ lại không có tình cảm với bạn, điều này chắc còn tồi tệ hơn. Tất nhiên, bạn luôn có thể cải thiện bản thân, dù còn độc thân hay không, nhưng nếu độc thân bạn sẽ có nhiều cơ hội để theo đuổi mục tiêu hoàn thiện bản thân hơn. Khi đó, nếu gặp người mình yêu mến, bạn có cơ hội được đón nhận.

6. Di chuyển

Tất nhiên không chỉ là du lịch, hãy chuyển đến một nơi mới mà bạn muốn. Biết nhiều về thế giới cũng đồng nghĩa giúp ta biết nhiều về bản thân mình hơn. Tôi hiểu rằng gia đình và các trách nhiệm khác có thể cản trở bạn di chuyển, nhưng nếu bạn có sự hỗ trợ của những người xung quanh hãy thăm châu Âu hoặc đơn giản là đi dọc đất nước. Điều này giúp bạn tìm hiểu bản thân, và có thể bạn sẽ tìm được nửa của mình trên đường đi thì sao?

7. Bạn có thể phát hiện ra sở thích của mình

Muốn thử một cái gì đó mới khác với những thói quen thông thường? Khi bạn độc thân bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn mong. Tất nhiên khi bạn ở trong một mối quan hệ hạnh phúc bạn có thể làm cùng nhau, nhưng nếu bạn có một người bạn đời không chung sở thích chắc bạn sẽ tự cảm nhận được giới hạn của mình. Lợi ích của việc này nhân gấp đôi: bạn khám phá khi bạn muốn, và bạn có cơ hội tìm ra được người có chung sở thích với mình.

8. Bạn sẽ không bao giờ có cảm giác mắc bẫy

Tôi nói chuyện với rất nhiều người có cảm giác họ đang trong một mối quan hệ tồi tệ, và không thể dứt bỏ vì lý do này hay lý do khác. Đây là điều tồi tệ hơn rất nhiều với tình trạng độc thân. Tự chăm sóc bản thân, yêu chính mình, và bạn sẽ không bao giờ chấp nhận tình trạng mà mình không mong muốn.
Một người xứng đáng với tình yêu của bạn sẽ không bao giờ đặt bạn vào một tình trạng phải hy sinh nhân phẩm, và sự tôn trọng cho họ. Một mối quan hệ tuyệt vời sẽ không bao giờ gây hại cho cuộc sống riêng của bạn, mà chỉ làm giàu nó. Tất nhiên cần thời gian để tìm được một mối quan hệ tuyệt vời, và bạn đừng bao giờ cảm thấy hối lỗi vì đợi chờ nó.

Bạn không đi tìm tình yêu, tình yêu tìm bạn khi bạn bước ra thế giới và tìm kiếm đam mê của mình. Hãy bắt đầu bây giờ!

(Sưu Tầm)
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSat Jun 08, 2019 12:55 pm

.

https://www.youtube.com/watch?v=HzaCsQ0fZOc
Hà Trần - Cô Đơn (Nguyễn Ánh 9)



Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Anh-bia-fb-co-don-buon-2

Là cô đơn hay cô độc?...

Càng lớn càng cô đơn ư?

Không phải đâu. Càng trải nghiệm được nhiều điều trong cuộc sống, thay vì cô đơn người ta làm quen với sự cô độc nhiều hơn. Họ thấu hiểu rằng không ai ngoài chính họ có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của bản thân. Họ biết tự bản thân cần làm gì để thoả mãn nỗi niềm mong mỏi. Họ biết mình cần phải mạnh mẽ và tự chủ. Trên con thuyền cuộc sống, họ muốn được cô độc, được tự chèo, tự lái cuộc đời giữa đại dương bao la. Nhưng đối với sự cô đơn, đó lại là sự lựa chọn.

Cô đơn nằm giữa lựa chọn nắm lấy một bàn tay đang chìa ra, hay mỉm cười vẫy chào tạm biệt.
Cô đơn nằm giữa lựa chọn giải thích, hay cười nhạt bỏ qua các hiểu lầm.
Cô đơn nằm giữa sự dũng cảm cho người khác nhìn thấy sự yếu đuối của bản thân, hay hèn nhát xù lông che dấu.
Có những người sinh ra đã cô độc, nhưng chắc chắn không có ai trên đời sinh ra đã cô đơn. Bởi rất đơn giản, cô đơn nằm ở sự lựa chọn nội tại chứ không do hoàn cảnh khách quan.



Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Tan_huong_noi_co_don_elle-10

Cá nhân tôi thích tự chèo thuyền, nhưng lại mong mỏi sẽ có bạn đồng hành ở những con thuyền khác trong cùng đường tôi đi. Chỉ tiếc là cuộc đời sóng gió quá, nào ai thích cưu mang một kẻ độc hành như tôi.

Dù cô đơn là sự lựa chọn, nhưng đối với kẻ đam mê độc hành, sự lựa chọn sẽ thường là "Không". Người tốt sẽ chẹp miệng bỏ qua sở thích của bạn và coi bạn chẳng hề tồn tại. Điều này dễ hiểu, trên đời chắc hiếm có ai muốn chia sẻ cuộc sống với kẻ mà họ biết chắc sẽ không bao giờ ở trên cùng một con thuyền với họ. Bên cạnh người tốt, kẻ tiểu nhân sẽ dùng mọi mưu kế để xô bạn ngã, để rộng đường hắn đi. Kẻ cô độc là tôi đây, lúc ấy dù không muốn cũng đành lựa chọn cô đơn.

Cuộc sống khó khăn lắm nên chắc chẳng ai muốn mãi mãi làm kẻ cô độc. Chúng tôi chỉ đang muốn chờ đợi một người bạn đồng hành vững chãi. Trước khi tìm ra người ấy, chúng tôi đành chấp nhận sự cô đơn. Chỉ có điều, nếu đã lựa chọn cô đơn, liệu rằng có cơ hội nào thoát khỏi cô độc??

(Sưu Tầm)

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSat Jul 13, 2019 1:24 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Bu%25C3%25B42n

Cái chết, nghĩ cho cùng!

- Huy Phương

“... là gió xin về cùng gió
là mây xin trở lại cùng mây...”


Người đang đi du lịch xa thành phố năm bảy ngày, buông thả tất cả những công việc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, họ không còn ngồi trước máy computer, không còn để ý đến tiếng điện thoại reo hay chờ người mang đến một đống thư từ cần giải quyết.

Nhưng người đang đi du lịch chắc chắn mình sẽ trở lại những thói quen này trong vài ngày nữa, như cuộc sống này đã ràng buộc khó có thể trốn chạy. Nhưng đối với một người, giữa đêm khuya, được đưa lên một chiếc xe cấp cứu đến bệnh viện, thân thể chằng chịt bởi những dụng cụ y tế, giữa tình trạng nửa mê nửa tỉnh, có còn hăm hở với những công việc ngày mai tới, những dự tính trong tương lai... hay trong một phút nào đó, như mọi thứ đều phải ngừng lại, tất cả đều ngoài tầm tay, không còn tính toán, mơ ước. Nói một cách lãng mạn thì: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây... (TC)” nhưng thực tế là họ đang trên những giờ phút cuối cùng của cuộc sống. Không thất vọng, không luyến tiếc, tuổi tác và bệnh tật, cái chết, nghĩ cho cùng rồi cũng đến!

Nhiều người đã từ nursing home không còn có hy vọng trở lại nhà, trong bệnh viện đã có người ra đi đêm nay, đi một mình, tay không, nghĩa là cô đơn và không có gì “mang theo,” nếu có chăng, đó là những điều “để lại”. Cũng có thể là họ để lại rất nhiều điều hữu ích cho đời, nhiều hào quang danh vọng, tiền của, hay không có gì ngoài một ngôi nhà và những đứa con, mà họ đã gầy dựng và sinh ra theo quy luật của đời sống, hay tệ hơn nữa với mấy đồng tiền lẻ, cái lon bia không đã bị bóp méo và đống chiếu chăn ố bẩn như một người vô gia cư chết trong cái giá lạnh của Mùa Ðông mỗi năm.

Nói về cái chết và sống trong cuộc đời này người ta thường dùng chữ vô thường, đó gọi là sự vô thường của một thực thể sanh diệt trong Phật Giáo. Chẳng có thứ gì trên đời gọi là vĩnh cửu. Từ Công Phụng đã hy vọng rằng: “Nếu có điều gì vĩnh cửu được thì em ơi đó là tình yêu chúng ta,” nhưng đó chỉ là lời thơ hoa mỹ dành cho tình yêu mà có lẽ trên đời này không có thật!

Chúng ta từ đâu đến và khi chết sẽ đi về đâu, có lẽ là một câu hỏi khó trả lời, nếu có, cũng khó có thể cho nhân loại ai cũng đồng ý. Con người trong cái vô cùng của đất trời cũng chỉ là hạt bụi, dễ so sánh hơn là một hạt cát trong sa mạc mịt mùng, hay cụ thể hơn là một hạt cát của con sông Ganges dài 2,500 cây số của Ấn Ðộ (Hằng hà sa số), cho nên những ai tự cho mình là cái rốn của vũ trụ đều có tâm bệnh hoang tưởng. Trên địa cầu này chỉ tính phút thôi, đã có 173 đứa trẻ ra đời khóc oe oe nhưng cũng có 151 người từ giã cuộc sống này. Chúng ta đã đến và đi như những con người đó thôi!

Trong số gần 150,000 người chết mỗi ngày trên toàn cầu, khoảng 66% chết vì các nguyên nhân liên quan đến tuổi già, ở các nước công nghiệp, tỷ lệ này là cao lên đến 90%. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển là bệnh tật, tại các quốc gia này, điều kiện vệ sinh kém và vì thiếu thuốc men, dụng vụ y tế nên các bệnh truyền nhiễm tác hại hơn. Bệnh lao phổi, một bệnh do vi khuẩn giết chết 1.7 triệu người vào năm 2004, bệnh sốt rét gây ra từ 1 đến 3 triệu tử vong mỗi năm. Số người chết vì bệnh AIDS ở Châu Phi có thể đạt 100 triệu vào năm 2025. Theo các chuyên viên lương thực của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2008, tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng chiếm 58% tổng tỷ lệ tử vong của thế giới trong năm 2006. Thuốc lá đã giết chết 100 triệu người trên thế giới trong thế kỷ 20 và có thể giết chết 1 tỷ người trên thế giới trong thế kỷ 21, theo một cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Rất nhiều người từ bỏ cuộc sống đột ngột bất kể tuổi tác, giàu nghèo khắp mọi nơi trên thế giới vì chiến tranh, tù đày, diệt chủng, thiên tai, thân xác tan biến không hề được một nấm mồ, vậy thì một người nào đó được chết trên giường trong ngôi nhà của họ đêm nay, hẳn phải là hạnh phúc hơn những người xấu số khác. Không ai sống được “bất tận” thì sự chết là lẽ đương nhiên, trẻ hay già, bằng cách này hay cách khác.

Dù cuộc đời của bạn đã làm thay đổi cả thế giới này thì ra đi của bạn cũng chẳng có gì là quan trọng. Cũng không ai nên cho mình là người quan trọng, vì thật sự chẳng có ai quan trọng hay có việc gì quan trọng cả. Trên thế giới này có ai danh vọng và quyền lực bằng vị tổng thống của nước Mỹ, trước một nhiệm kỳ, ông có nhiều kế hoạch, dự tính, lo toan, tưởng như không ai có thể thay thế một con người quan trọng như thế, nhưng nếu định mệnh bắt ông phải ra đi, thì mọi việc rồi cũng sẽ an bài, vậy thì bạn cũng đừng sợ một ngày nào đó bạn phải giã từ cõi đời này, mà trái đất sẽ trống vắng hơn.

Tổng thống thứ 9 của Hiệp Chủng Quốc, William Henry Harrison chỉ làm tổng thống trong 30 ngày, 12 giờ và 32 giây. Ông đắc cử tổng thống Mỹ năm 1840 khi đã 68 tuổi. Trong buổi lễ nhậm chức trước tiền đình Quốc Hội vào một ngày mưa lạnh, không mang áo khoác cũng như đội nón, William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn nhậm chức dài 8,444 chữ, trong hai tiếng đồng hồ, chiếm kỷ lục dài nhất trong các bài diễn văn nhậm chức của các vị tổng thống Hoa Kỳ. Cơn lạnh của Washington D.C. trong ngày hôm đó đã đốn ngã vị tổng thống này và ông đã qua đời sau đó đúng một tháng vì bệnh viêm phổi. Ông mất đi thì đã có vị phó tổng thống John Tyler thay thế, rồi nước Mỹ vẫn tồn tại cho đến hôm nay.

Trong chúng ta rất ít người chọn được cái chết cho mình.

Có nhiều vị tướng lãnh chết lẫm liệt giữa trận tiền nhưng cũng có nhiều người chết trong sự quên lãng của mọi người, mòn mỏi, phai nhạt trong một căn nhà già nào đó ở trên đất khách. Nhiều người chết trẻ trong khi còn muốn cống hiến nhiều lợi ích cho đời, nhưng cũng có những cái chết già tẻ nhạt. Chúng ta không ai mang theo được gì những có nhiều người để lại thương tiếc cho mọi người, vì sự vắng mặt của họ.

Lúc từ giã cuộc đời, xin đừng tiếc nuối là đã không mang theo được gì nhưng hãy tiếc là không có gì để lại. Tuần lễ này chúng ta mất đi hai người, một nhà văn và và một nghệ sĩ. Họ ra đi không mang gì theo nhưng những điều để lại thì nhiều.
Xin thương yêu, sống hết mình, tận tụy với đời, rồi ra, một lúc nào đó thì:

“... là gió xin về cùng gió,
là mây xin trở lại cùng mây...!”

Huy Phương

https://www.youtube.com/watch?v=is8IASoGASw
Album Một Cõi Đi Về - Khánh Ly (1992)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeWed Jul 17, 2019 5:26 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   606de154a5bf809eb71616d4ab05df3398d5c14b_640_444

"Độc thân không cô đơn"
- Đừng để cô đơn làm chật trái tim mình!


Độc thân không có nghĩa là bạn cô đơn. Hạnh phúc không có nghĩa là bạn phải có một ai đó ở bên cạnh. Đừng để cô đơn làm chật trái tim mình trong khi những điều tốt đẹp vẫn còn ở phía trước.


Bạn thân mến!

Có một người yêu thương, luôn sát cánh bên mình đi qua những sóng gió cuộc đời là mong ước của bất cứ ai. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn sớm tìm được một nửa phù hợp với mình.

Nhịp sống hiện đại khiến con người sống gấp gáp hơn, bận rộn hơn, thật khó để có thể tìm thấy một người có thể hòa hợp với mình và bình yên bên nhau. Độc thân đã trở thành một tình trạng quen thuộc trong nhịp sống hối hả này.

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcRNBFXMbW_jXqJPS0zBSzH7KNhN9N18X7tfP-MCK0Vj1imt0Wrg

Độc thân là khi ta đã đầu hai, khi bạn bè lần lượt có đôi có cặp, ta vẫn một thân một mình, lẻ bóng đi về.

Độc thân là khi ta đã trải qua một vài mối quan hệ đổ vỡ, bỗng một ngày ta muốn dừng lại, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn một chút, tận hưởng cuộc sống cho riêng mình nhiều hơn một chút.

Độc thân là khi ta cũng đã từng có người bạn đời, từng có một hạnh phúc êm đềm, nhưng rồi sóng gió của cuộc đời đưa đẩy khiến một ngày ta lại trở về với cuộc sống độc thân.

Có nhiều lí do để người ta sống độc thân.


Nhưng bạn biết không, độc thân không có nghĩa là bạn cô đơn. Hạnh phúc không có nghĩa là bạn phải có một ai đó ở bên cạnh. Đừng để cô đơn làm chật trái tim mình trong khi những điều tốt đẹp vẫn còn ở phía trước.

Có thể hôm nay bạn vẫn độc thân, không sao cả, hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè, cho công việc, đam mê, sở thích và cho chính bản thân bạn. Hãy không ngừng yêu quý và tôn trọng bản thân mình trước khi tìm thấy một nửa đúng nhất.

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   5958d42f04e98

Cuốn sách "Độc thân không cô đơn" với những truyện ngắn hay nhất do blogradio.vn tuyển chọn. Cuốn sách được viết bởi những người trẻ, viết về chính cuộc sống của họ và những người xung quanh họ. Họ là những người trẻ - độc thân, vẫn đang trên hành trình tìm kiếm một nửa phù hợp với mình, song vẫn không ngừng yêu quý bản thân, trân trọng cuộc sống và trải qua những ngày tháng tươi đẹp của cuộc đời. Vì cuộc sống vẫn có nhiều điều đáng để ta mong chờ.

Hãy đọc cuốn "Độc thân không cô đơn" để tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn mình.

https://blogradio.vn/ban-tin/doc-than-khong-co-don-dung-de-co-don-lam-chat-trai-tim-minh/207055

Độc thân không cô đơn - audio 
https://yeuaudio.com/doc-than-khong-co-don-sach-audio/


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcRicvGkCtwomi0-LyM_jVxD3rwetsPXIDg7DBhKC-Vj_qqeWXWB3g

Dạ Khúc Serenade (Franz Schubert) Phạm Duy - Hồ Trung Dũng
https://www.youtube.com/watch?v=aWMCyhiBHYM
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Jul 25, 2019 2:00 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   2Q==

Những được và mất trong cuộc đời...
- Bài học từ cái chết của Alexander Đại Đế


Alexander Đại đế là một trong những vị quân vương nổi tiếng nhất thời cổ đại, hậu thế nghìn năm còn ngưỡng mộ. Sự nghiệp chinh chiến vĩ đại của ông là có một không hai. Nhưng cái chết của ông cũng để lại nhiều suy ngẫm cho người đời.

Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương. Ɲhững vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thɑnh gươm bén, sự giàu có… tất cả không còn nghĩɑ lý gì.

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Alexander-empire
Bản đồ đế chế của Alexander Đại đế.

Cái chết của ông đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, câu chuyện về phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn được người đời truyền tụng không ngớt. Chuyện kể rằng trong giây phút cảm nhận được cái chết đang bủa vây lấy mình, Alexander đã cho gọi quần thần lại và dặn: “ Trước khi chết, ta có 3 điều muốn các ngươi thực hiện, nhất định không được trái ý ”.

Cụ thể, ba điều đó như sau:
1. Ông muốn tất cả các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của mình trở về.
2. Ông muốn binh sĩ rải hết vàng bạc, châu báu, ngọc ngà mà mình để dành cả đời suốt dọc con đường dẫn ra nghĩa địa.
3. Ông muốn người ta đặt bàn tay của mình thò ra bên ngoài nắp quan tài, để tất cả đều nhìn thấy được.

Quần thần của Alexander đều vô cùng kinh ngạc, cho rằng hoàng đế của mình đã không còn tỉnh táo. Alexander lấy sức thở một hơi dài, đoạn nhìn tất cả một lượt và nói: “Sở dĩ ta yêu cầu các ngươi làm điều đó là muốn nhắn nhủ với con người thế gian 3 điều này”:

1. Thứ nhất, thầy thuốc giỏi đến thế nào cũng không thể thực sự chữa khỏi bệnh cho chúng ta. Khi đối diện với cái chết, họ cũng đành bất lực. Vì vậy, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình.
2. Thứ hai, tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi.
3. Thứ ba, khi giã từ cõi đời, thứ con người thực sự còn lại chỉ là hai bàn tay trắng. Ta đến và đi đều là như vậy, cớ sao phải ôm giữ quá nhiều?

Càng cố gắng truy đuổi những thứ vật chất, những thứ quyền lực, dường như bạn càng mất đi hạnh phúc, càng cảm thấy đứng trên đỉnh núi cao thật cô đơn làm sao! Thực ra cách để tìm được hạnh phúc vĩnh cửu rất đơn giản: Hãy học cách buông bỏ...

Buông bỏ ấy không phải là từ bỏ hết thảy mọi thứ trên cõi đời, bởi dù sao bạn vẫn cần phải sinh tồn. Buông bỏ là nói về việc rũ bỏ những truy đuổi vật chất lạc thú trong lòng.
Buông bỏ không phải là bất lực, chán chường. Buông bỏ là đặt mình ở vị trí cao hơn, từ đó mà không chấp nhặt vào sự đời.

Chỉ có bậc quân tử, có trí tuệ hơn người mới có được khả năng buông bỏ. Khi hiểu thấu lẽ đời hoàn toàn, triệt để, người ta sẽ trở nên rộng lượng hơn, bình thản hơn trước những được mất tầm thường, từ đó mà tìm được hạnh phúc.

(Sưu Tầm)

https://www.youtube.com/watch?v=7rvq_QQvOYg
Những Gì Còn Lại - Nguyên Khang
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeTue Jul 30, 2019 4:18 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   2Q==

Cái Tôi và Sự Hiểu Biết


Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà nặng thì thành tội; cái tôi huyền thì thành tồi; và cái tôi sắc thì thành tối. Mà sống trong tội lỗi, tồi tàn và tăm tối đều là sống trong sự thiếu hiểu biết. Vậy phải chăng sự hiểu biết và cái tôi có sự đối lập như Albert Einstein đã từng nói: “Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều thì cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít thì cái tôi càng lớn.”
Phát biểu của Albert Einstein đưa ra một vấn đề cần được xem xét và chứng minh. Vấn đề đó là mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa sự hiểu biết và cái tôi. Để có thể thấy được mối liên hệ tỷ lệ nghịch này, chúng ta cần xem xét một số vấn đề như định nghĩa về “cái tôi”, đặc điểm của “cái tôi” và phân tích “cái tôi” trong mối quan hệ với sự hiểu biết”.

Một cụ ông hỏi một cụ bà về định nghĩa của tình yêu. Cụ bà lắc đầu, không thể đưa ra một khái niệm chắc chắn về tình yêu bởi “yêu” là một khái niệm trừu tượng. Cũng như thế, rất khó để có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về khái niệm “cái tôi”. Bởi chúng ta không thể chỉ vào một vật nào đó và nói rằng đây là “cái tôi” hay kia là “cái tôi”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết và gọi danh cái tôi thông qua những biểu hiện của nó. Cái tôi của một người có thể được xem là thái độ nhận định của người đó về chính mình, thái độ đó có xu hướng đề cao bản thân, xem bản thân hơn người khác.
Vậy câu nói của Albert Einstein có ý cho mọi người thấy rằng: người càng hiểu biết sâu rộng thì càng tự hạ mình, tôn trọng và chấp nhận người khác. Còn người càng ít hiểu biết thì lại càng cho là mình hơn người khác, đặt bản thân lên trên người khác. Nói đến đây, chúng ta cũng đã có thể phần nào hiểu được về cái tôi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bàn thêm nhiều hơn để có thể thấy rõ những đặc điểm của cái tôi trong mối liên hệ với sự hiểu biết.

Cái tôi đi liền với việc cá nhân luôn cho mình là đúng là hơn người. Người có cái tôi lớn tự tin một cách thái quá vào khả năng của bản thân, nên họ cho rằng suy luận, ý kiến của họ là đúng, là tốt nhất. Và khi nghĩ như vậy thì họ không chịu chấp nhận những ý kiến trái chiều hay những lời phê bình và chỉ trích. Họ sẵn sàng phồng mang trợn má, dùng mọi nỗ lực để bảo vệ cho “cái tôi” to lớn kia.
Khi nhìn vào các cây liễu và cây dầu trong cơn bão, cây liễu mềm dẻo, uốn mình thừa nhận sự yếu đuối của nó trước những cơn gió mạnh bạo. Trong khi đó, cây dầu lại đứng hiên ngang, giương tất cả các cành to khỏe nhất, cứng cáp nhất để thể hiện sức mạnh của mình, để khẳng định “cái tôi” của nó. Kết quả là cây dầu đã bị quật đổ, cành cây xơ xác, còn cây liễu thì mỗi ngày mỗi lớn hơn dẫu cho biết bao nhiêu cơn bão đã qua đi.
Người có cái tôi càng lớn thì họ lại càng không sẵn sàng tiếp thu những đóng góp của người khác nên chẳng thể thu tích được những tư tưởng hay những điều hay điều mới lạ. Dần dần, cái tôi của họ trở nên lớn hớn và sự hiểu biết thì đâm ra hạn hẹp. Còn đối với những người có cái tôi càng nhỏ, họ sẵn sàng rộng mở, đón nhận những yếu đuối của bản thân từ đó mà khắc phục và hoàn thiện hơn, hiểu biết nhiều hơn.

Thêm một đặc điểm nữa khi nói về cái tôi, người có cái tôi lớn là người có xu hướng che giấu, giữ lấy cái xấu, cái dở và cả cái ngu của họ mà không thèm đến cái hay cái tốt nơi người khác. Lý do khiến họ muốn che giấu là vì cái tôi to lớn của họ không muốn người khác biết được yếu điểm của họ, vì như thế thì sẽ rất dễ bị thua người khác. Khi che giấu cái dốt của bản thân, họ đã vô tình đóng lại cánh cửa duy nhất của sự hiểu biết. Họ chặn không cho mình tiếp thu những bài học mới mà cứ giữ lấy những quan điểm, những định kiến cũ rít của mình.
Một cái ao tù muốn đem lại sức sống mới thì không còn cách nào khác ngoài việc bỏ đi những khối nước tù đọng và nghèo nàn, thay vào đó là những dòng nước mới và giàu phù sa. Chúng ta không thể tiếp thu một điều mới mẻ và cấp tiến nếu cứ giữ lấy những tư tưởng bảo thủ. Giống như chúng ta không thể nào cầm lấy những quyển sách mà trên tay chúng ta lại ôm lấy cả một đống giấy vụn. Cách duy nhất là chúng ta hãy bỏ đống giấy đó xuống và đưa tay đón lấy những quyển sách. Hãy đặt cái tôi của chúng ta xuống và đón lấy những điều mới mẻ.

Khi xem xét sự hiểu biết trong mối quan hệ với cái tôi, chúng ta có thể thấy rằng người có cái tôi lớn là người hiểu biết rất ít về chính họ. Còn người có cái tôi nhỏ hóa ra lại là người biết rất nhiều về bản thân. Dựa trên đặc điểm của cái tôi, chúng ta dễ nhận ra rằng, người có cái tôi càng lớn thì càng hành động theo cảm xúc. Có thể chỉ cần một lời nói tựa như một giọt nước lạnh đụng chạm đến cái tôi to lớn của họ, chê bai hay chỉ trích chẳng hạn, thì họ tưởng chừng như đang bị dội cả một gáo nước lạnh hay cả một xô nước lạnh lên đầu, thế là họ có thể đã bực tức, cau có phản ứng dữ dội và để cảm xúc lấn áp lý trí. Những người như thế thật thiếu hiểu biết về chính mình. Ngược lại, người có hiểu biết sâu rộng sẽ tìm để biết mình và hành động dựa trên lý trí, thay vì tình cảm.
Người càng hiểu biết thì càng bình tĩnh và điềm đạm, họ suy xét kỹ lưỡng và sẽ nhận ra được những khiếm khuyết của bản thân. Từ đó, người càng hiểu biết thì càng hiểu bản thân hơn. Khi đã nhận ra yếu đuối của bản thân, thì cái tôi của họ sẽ càng ngày càng nhỏ lại. Dù có bị dội cả xô nước thì họ vẫn cảm thấy mát lạnh, sảng khoái, và thậm chí là họ còn cảm ơn người đã giúp họ rửa sạch những nhơ bẩn nơi họ.

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa cái tôi và sự hiểu biết, chúng ta có thể khẳng định rằng Albert Einstein đã đúng khi cho rằng “Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn”.
Cái tôi là một khái niệm thật khó để diễn tả hết. Cái tôi nằm trong ngay chính mỗi người, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng đủ hiểu biết để nhận thức và làm cho nó nhỏ lại. Không ai trong chúng ta muốn bị người khác gán cho cái mác là “cái tôi lớn” và cũng không ai muốn trở thành một kẻ ngu si, thiếu hiểu biết, nên mỗi chúng ta cần nhận biết và kiểm soát cái tôi của mình. Chúng ta cần làm cho mình trở nên hiểu biết hơn và làm cho cái tôi bé hơn mỗi ngày.

(Sưu Tầm)
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun Aug 04, 2019 8:24 am

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   9k=

Năm món quà của đời sống
- Mark Twain


LTS: Mark Twain (1835-1910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ với những sáng tác mang đậm tính chất châm biếm, trào phúng; với lối văn giễu nhại dựa trên sự quan sát sắc sảo, tinh tế bức tranh hiện thực đời sống.
Ngoài những tiểu thuyết đã hết sức phổ biến trên toàn thế giới như: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn… Mark Twain còn là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Đặc biệt, trong số những sáng tác của ông, có rất nhiều truyện ngắn viết cho thiếu nhi dưới hình thức những ngụ ngôn hay truyện cổ tích.

Năm món quà của đời sống có thể được đọc như một truyện ngắn không chỉ dành cho trẻ em, mà dành cho tất cả những ai “đã từng là trẻ em” (Nguyễn Nhật Ánh).

1.
Vào buổi bình minh của cuộc đời, một nàng tiên nhân hậu dịu dàng xuất hiện. Nàng mang theo bên người một chiếc giỏ và bảo rằng: “Đây là những món quà. Hãy chọn lấy một phần quà và để lại những thứ khác. Hãy thận trọng để lựa chọn một cách thông minh nhất! Vì chỉ có một trong số chúng là có giá trị mà thôi”.

Những món quà ấy gồm năm thứ: Danh tiếng, Tình yêu, Giàu sang, Lạc thú, Cái chết. Chàng trẻ tuổi hăm hở trả lời:
“Chẳng cần phải nghĩ nhiều đâu, nàng ơi!”; và chàng chọn Lạc thú.
Rồi chàng vô tư bước vào dòng đời, theo đuổi những niềm vui mà tuổi trẻ mê mải. Nhưng bao lạc thú cũng chóng tàn và biến mất, ngày thêm hão huyền, vô nghĩa. Chúng lần lượt rời xa và chế nhạo chàng. Cuối cùng, chàng bảo: “Những năm tháng qua, ta đã phí hoài cho điều vô nghĩa. Nếu được chọn lại, ta sẽ lựa chọn sáng suốt hơn lần đầu”.

2.
Nàng tiên lại xuất hiện và nói với chàng:
“Bốn món quà vẫn còn đấy. Chàng hãy chọn thêm lần nữa. Và hãy nhớ là thời gian trôi đi rất nhanh, chỉ một trong số các món quà ấy là có giá trị”.
“Người đàn ông suy nghĩ rất lâu, và rồi, chàng chọn Tình yêu; không để ý đến những giọt lệ đang dâng đầy trong đôi mắt nàng tiên dịu dàng ấy.

Nhiều năm sau, người đàn ông ngồi bên cỗ quan tài trong ngôi nhà hoang lạnh. Và ông thì thầm: “Từng người tình đã bỏ ta ra đi. Giờ đây, là cả nàng, người tình cuối và cũng là người ta yêu thương nhất nằm xuống nơi này. Nỗi đơn côi vẫn liên tiếp lướt qua đời ta; những khoảnh khắc hạnh phúc mờ nhạt dần, hoang hoải. Tình yêu, ta đã trả cho ngươi biết bao sầu đau đắm đuối. Tự thâm tâm mình, ta muốn nguyền rủa ngươi”.

3.
“Chọn lại lần nữa đi.” Giọng nàng tiên đang thì thào bên tai chàng.
“Cuộc đời đã dạy ngươi sự thông thái, chắc chắn là như thế, sau bao nhiêu va vấp. Ba món quà hãy còn nguyên đấy. Chỉ có một thứ trong số chúng là đáng giá. Hãy nhớ điều đó và cẩn trọng lựa chọn”.
Người đàn ông nghiền ngẫm rất lâu và chọn Danh tiếng. Nàng tiên trút tiếng thở dài và bay đi mất.

Thời gian trôi đi, như bóng câu qua cửa. Rồi khi nàng tiên quay trở lại, đến nơi người đàn ông từng ngồi suy ngẫm một mình trong những ngày xưa cũ nhạt nhòa, nàng đã biết được những điều trăn trở, dằn vặt của riêng ông:
“Tên tuổi của ta vang khắp toàn cầu, được mọi người ca tụng, được nhắc đến cả nơi hang cùng ngõ hẻm. Với ta, trong một lúc nào đấy, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng thời khắc ấy mới ngắn ngủi làm sao! Mà theo sau là bao đố kỵ, gièm pha, vu khống, ghen ghét, hãm hại. Rồi sự báng bổ là dấu hiệu khởi đầu cho những kết thúc, cho sự chôn vùi danh tiếng ảo vọng. Ôi! Sự nổi tiếng mới đắng cay và thống khổ biết bao nhiêu! Nó bị bức hại ở thời kỳ đầu và bị thương hại ngay lúc suy tàn”.

4.
“Chọn lại đi.” Nàng tiên lên tiếng với ông.
“Vẫn còn hai món quà. Và đừng sợ hãi. Một trong hai món có giá trị thực sự, và nó vẫn còn ở đây”.
“Sự Giàu sang – đây mới được xem là thứ uy quyền có thực trong cõi đời! Từ trước tới giờ, ta đã mù quáng làm sao!”, người đàn ông nói. “Và cuối cùng, cuộc đời này sẽ thật đáng sống đối với ta. Ta sẽ tiêu pha thật phóng khoáng. Những kẻ chế giễu và xem thường ta sẽ xách dép lẽo đẽo phía sau. Ta sẽ khiến chúng nổi điên vì ghen ăn tức ở. Ta sẽ có được những thứ xa xỉ, những thú vui, những trò chơi; đạt được tất cả sự thỏa mãn, đủ đầy về tinh thần lẫn vật chất mà bao người mơ ước. Ta sẽ mua tất cả! Sự tôn trọng, lòng hâm mộ, sự sùng kính- cả những cái ôm giả tạo mà đời sống bán buôn tầm thường vẫn đưa ra phía trước cho bao kiếp người. Ta đã lãng phí quá nhiều thì giờ, để chọn những thứ vớ vẩn trước đó. Song, hãy để chúng trôi đi không tăm tích. Cuối cùng, có vẻ như ta đã chọn lựa được điều tuyệt vời nhất”.

Ba năm trôi qua. Đến một ngày nọ, người đàn ông kia ngồi run lẩy bẩy nơi tầng áp mái tồi tàn. Trông ông gầy gò và hốc hác, nước da vàng vọt và mắt trũng sâu, áo quần rách nát. Ông đang nhai một mẩu bánh mì khô và lầm bầm:
“Ta nguyền rủa những món quà của cuộc đời này, tất cả chỉ là những thứ giả dối chết tiệt. Chúng lừa phỉnh tất thảy mọi người. Chúng không phải là những món quà, mà chỉ là sự vay mượn. Lạc thú, Tình yêu, Danh tiếng, Giàu sang: đấy là những thứ trá hình cho cái hiện thực có thật sau chót: Nỗi đau, Sự sầu muộn, Hổ thẹn và Nghèo đói. Nàng tiên đã nói đúng, trong chiếc giỏ của nàng, chỉ có một món quà mới đáng giá, chỉ có một món quà mới không vô giá trị. Ta mới nông cạn và ngu xuẩn làm sao khi so sánh những thứ kia với món quà vô giá đó. Cơ thể ta đã quá mỏi mệt, sự u sầu và nỗi hổ thẹn đang thiêu đốt tâm can ta. Hãy đem nó lại đây! Ta đã mệt lắm rồi. Ta muốn ngủ yên mãi mãi”.

5.
Nàng tiên đến, mang theo bốn món quà mà ông đã chọn, chỉ thiếu mỗi Cái chết. Nàng nói:
“Ta đem chiếc giỏ có chứa những món quà này đến cho đứa con yêu của một bà mẹ, một chú nhóc dễ thương. Nó không biết nhưng tin ta, nhờ ta lựa chọn cho nó. Ông chẳng hỏi ta gì cả khi ông lựa chọn những món quà”.
“Ôi, ta mới khốn khổ làm sao! Giờ còn lại cái gì cho ta đây?”
“Cái còn lại là cái mà ông thậm chí cũng không xứng đáng với nó: những nỗi buồn của Tuổi già”.

LÊ MINH KHA
(Dịch từ The five boons of life)
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Aug 08, 2019 6:24 pm

.

Không phàn nàn
- Huy Phương


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   HP_Phan-nan-696x463
(Hình minh họa: Getty Images)

Trong đời sống, đã biết bao lần chúng ta phàn nàn. Buổi sáng đi làm kẹt xe. Đến sở gặp đồng nghiệp ăn nói vô duyên, mếch lòng. Ông chủ mặt mày khó chịu, gắt gỏng. Về nhà vợ than phiền chuyện cơm áo. Con cãi lời, hỗn láo. Cánh tay đau nhức khó ngủ.

Nói chung hữu thân thì hữu khổ. Nhưng khi còn có việc làm, thì mới có đồng nghiệp, có ông thủ trưởng. Còn có xe để bị kẹt, còn có vợ để nghe mè nheo, còn có con để chê là nghịch tử. Còn có cánh tay để đau nhức. Trên đời này rất nhiều người không có gì, kể cả hai cánh tay, và sự thật là có người bất hạnh, không có luôn cả hai chân nữa.
Ít người cho mình có một đời sống hạnh phúc hoàn toàn. Không bất mãn chuyện này thì cũng khổ vì chuyện kia. Mỗi cuộc đời có bao nhiêu chuyện bất như ý, mỗi ngày có bao nhiêu giờ phút bực mình, đáng cho ta phàn nàn, than vãn!

Anh họ tôi có con trai sợ vợ, để vợ lấn lướt tìm cách đuổi cha mẹ chồng ra khỏi nhà, mà không có được một phản ứng gì. Tuy không đến nỗi lâm thảm cảnh của người vô gia cư, nhưng vợ chồng anh thất vọng, buồn bã đến nỗi mang chứng trầm uất, nhiều khi tỏ thái độ không thiết tha đến cuộc sống nữa. Ví như, trường hợp của một gia đình khác, đứa con trai ngay từ hồi còn bé bị té từ trên giường cao hai tầng xuống, tổn thương não bộ, phải sống đời thực vật từ nhỏ đến nay đã gần 40 tuổi, khổ đau là chừng nào. Trong khi anh chỉ có một thằng con bất hiếu, sợ vợ, nhưng anh cũng có khả năng thuê được nhà ở, có chiếc xe đi, lại còn có chị bên cạnh trong tuổi già, cuộc đời đâu đến nỗi bi đát.
Ông bạn già tôi, hơn ba mươi năm về trước, gửi đứa con trai vị thành niên, theo một người bạn đi vượt biên. Sang đến đảo, người bạn đổi tên đổi họ con anh, nhận là con mình. Khi gia đình anh sang định cư tại Mỹ, thì con anh đã lớn, tốt nghiệp đại học, nhưng đã trở thành đứa con của một gia đình khác, xem người đưa mình vượt biển là mẹ và cũng không còn biết người bạn tôi là ai. Vợ chồng người bạn tôi coi đây là một biến cố lớn lao trong đời, canh cánh bên lòng mỗi khi nghĩ đến chuyện mất con, đứa con mình đã tốn công sinh dưỡng, bây giờ xem mình như là những người xa lạ. Thật ra thì, bạn tôi không hề mất con, đứa con mình sinh ra, vẫn còn đó, mạnh khỏe, bình an, thành đạt, có một mái gia đình êm ấm. Có khác chăng là quan niệm “con tôi,” “vật sở hữu của tôi” nay vì nó thuộc về người khác, nên nó làm cho tôi đau khổ.

Tôi nhắc lại một chuyện cũ, vợ chồng ông bạn tôi sang Mỹ, nhà có mỗi hai cô con gái thì lớn lên, một cô lấy chồng Mỹ, một cô lấy chồng Trung Đông. Bạn tôi có hai ông rể giỏi giang, những đứa cháu xinh dẹp, dễ thương, nhưng lòng luôn luôn phiền muộn, thường mỗi khi nói đến chuyện con cái, gia đình, thì y như là khơi lại mối thương tâm, khiến bạn tôi không vui, tỏ ra bất mãn với hoàn cảnh. Rất nhiều gia đình sau Tháng Tư, 1975 có con gái mất tích giữa đại dương ngày vượt biển, phải chi được đổi lấy một hoàn cảnh của người bạn kia, thì gia đình họ sẽ vui sướng hạnh phúc bao nhiêu!
Em tôi sang Mỹ chậm, con cái không có cơ hội và cũng thiếu may mắn trong chuyện học hành, lớn lên, đứa thì làm công nhân hãng xưởng, đứa thì bưng phở trong nhà hàng, đứa thì chạy xe hàng xuyên bang. Nhìn quanh bạn bè, con ai cũng thành đạt, ông em sinh ra tự ti mặc cảm, tránh xa thiên hạ, không muốn giao thiệp với ai, không muốn nói đến chuyện gia đình. Những đứa con gia đình này, không có tội lỗi gì, cũng không cần phải mang mặc cảm như bố. Bao nhiêu người chết sông, chết biển, mình mang được cả gia đình trọn vẹn sang đây, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, sống lương thiện, không vướng trộm cắp, ma túy. Bao nhiêu người mơ ước có cuộc đời như mình mà không được.
Có ông bạn gặp bà vợ lắm điều, không hợp ý, ông vò đầu bứt tai than khổ, tưởng như đang sống dưới mấy tầng địa ngục. Nghĩ lại, có người vợ mất sớm, thân già vò võ một mình, quạnh hiu biết chừng nào. Có người thì vợ đau yếu, vào ra bệnh viện, thập tử nhất sinh, giờ lại phải vào nhà dưỡng lão, ông phải vất vả vào ra hàng ngày. Còn có vợ bên mình, không còn ngọt bùi như thời xuân sắc, nay dù có điều bất như ý, thì cũng còn có nhau, bao nhiêu người mơ ước cảnh đời này mà không được.

Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất.
– “Trời ơi sao tôi khổ thế này?”
- “Sao Ông Trời bất công quá vậy!”
- “Thật là Ông Trời không có con mắt!”
- “Ông Trời ơi, xuống mà coi nè!”
Cam chịu bình thản, thì người theo đạo Phật tin vào Nhân Quả và cái Nghiệp. Đời này thấy mình sao thì biết kiếp trước mình ăn ở làm vậy! Người Công Giáo thì tin đã có Chúa an bài, là do ý Chúa, chết cũng là do Chúa gọi về!
Người bình dân thường đổ cho tại cái số, giàu nghèo, no đói, sướng khổ đều do số Trời định, khi đã được Nam Tào, Bắc Đẩu ghi sổ rồi, thì “có chạy Trời cũng không khỏi,” cứ an phận thủ thường, ung dung tự tại mà sống!

Xin kể một chuyện bên Tàu: Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát.
Đức Khổng Tử hỏi: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”
Ông Vinh Khải Kỳ nói: “Trời sinh muôn vật, loài người quý nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quý hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”.

Lại xin kể một chuyện bên Tây: Từ đầu năm đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng khi tìm cách vượt qua sông Rio Grande, nơi mực nước dâng lên cao nhất trong 20 năm qua, để tìm cách đến Mỹ.
Đoàn “caravan di cư” bất hợp pháp hơn 7,000 người áp sát biên giới Mỹ. Trạm biên phòng Del Rio ở Texas hôm tuần qua đã báo cáo, chỉ từ Tháng Sáu tới nay họ bắt giữ hơn 1,000 người Haiti.
Mới đây lại thêm một bức ảnh chấn động lương tâm thế giới ghi lại cảnh tượng một người cha và con gái người El Salvador bị chết đuối, nằm úp mặt xuống nước tại bờ sông Rio Grande ở biên giới Mỹ – Mexico khi tìm cách bơi qua sông. Họ là những người đang tìm cách đến Mỹ và hy vọng sống được trên đất Mỹ, như chúng ta.

Liệu chúng ta có nên phàn nàn nữa không?
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeWed Aug 14, 2019 4:16 pm

.
https://sachvui.com/ebook/vo-thuong-nguyen-bao-trung.2818.html

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   1464405372-vo-thuong-cover-watermark

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng

- Vô Thuờng (BS Nguyễn Bảo Trung)


Một lần nọ tôi đi khám bệnh từ thiện cho những đứa trẻ mồ côi tật nguyền ở Thủ Đức. Thật ra tôi không muốn đi, vì đó là Chủ Nhật, ngày để nghỉ ngơi. Ngày mà tôi có thể nằm dài trên sofa vừa uống bia vừa xem trận bóng ngoại hạng, thi thoảng gào lên tức tối, cứ y như là cả cuộc đời chỉ có mỗi chuyện đá bóng vào gôn là có ý nghĩa.

Tôi khám qua quýt cho xong. Lúc ra về tôi lướt qua những ma sơ chăm sóc trẻ. Họ chẳng có gì đặc biệt, không phấn son với những chiếc áo dòng màu xanh. Nhưng khi gần tới cổng, tôi thấy một ma sơ dáng người nhỏ thó, chiếc lưng còng xuống, vẻ như đang gánh một vật gì đó quá lớn trên vai. Cam chịu. Cô chỉ có một cánh tay trái, cánh tay phải đã cụt.
Khi bước qua, tôi cúi đầu chào theo phép lịch sự tối thiểu của một bác sĩ. Nhưng lúc cúi xuống, vô tình tôi cảm nhận được một mùi hương thanh thoát tỏa lan nhẹ nhàng từ cánh tay đang kéo chiếc cổng sắt nặng nề.
Tại sao ma sơ tật nguyền này lại có đôi tay thơm tho đến thế?

Câu hỏi đó theo tôi suốt chặng đường về. Để rồi từng đêm từng đêm tôi bị mùi hương đó ám ảnh. Tôi nói với đồng nghiệp, Mọi người đều bật cười và trêu: Mày nên đi khám tâm thần, bị ảo khứu, nguy hiểm lắm. Ha ha… sau những nụ cười vui vẻ ấy tôi đâm hoang mang. Không lẽ mình bị tâm thần? Không lẽ đôi tay xấu xí, tật nguyền ấy lại có thể ám mình? Tôi có rất nhiều đôi tay để ám cơ mà? Những đôi tay hồng hào, mềm mát như gió của bạn tình, những đôi tay đầy ma lực từng ngón như rắn lên xuống, làm tôi kiệt sức bao lần.
Quyết không để mình bị tâm thần lãng như vậy, tôi đi Thủ Đức một chuyến nữa. Vẫn người ma sơ có đôi tay gớm ghiếc ấy mở cổng và vẫn mùi hương thanh khiết bay, váng vất như hương hoa hồ điệp. Người ma sơ tên Thị Mây bối rối cúi xuống trả lời khi nghe tôi hỏi: Dạ... tại sơ bị tai nạn giao thông. Chỉ vậy thôi, đúng chỉ vậy thôi, tai nạn giao thông nghiền nát cánh tay phải của ma sơ. Như vậy đó, ừ thì cũng như bao người cụt chân, cụt tay khác bị tai nạn. Thế thôi. Có gì mà vướng bận?
Tôi quay về Sài Gòn, nhủ lòng mình rảnh và vớ vẩn quá. Lo công việc đi, còn bao nhiêu thú để ăn chơi, còn bao nhiêu bàn tay đẹp để nắm, để sờ mò những khi bản năng thôi thúc, đúng không? Nhưng tất cả vẫn như cũ. Hết ngày rồi lại đêm mùi hương cánh tay đó vẫn thoang thoảng quanh tôi. Khi thì dịu dàng như mùi hoa chanh, khi thì nồng nàn như mùi hoa nguyệt quế. Tôi sợ đến nỗi, tưởng mình đã điên. Sao kỳ lạ đến như vậy? Một ma sơ có đôi tay cụt vì tai nạn thì có gì là bất thường? Tôi điện thoại cho thằng bạn thân, thạc sĩ chuyên khoa tâm thần, nó cười hú hú lên rồi phán: Mày bị con nhỏ “viêm cánh “ bỏ bùa rồi, ha ha ha, mày có gu với mùi hôi đó, cưới đi, để tối tối hít hít ngửi ngửi cho sướng, ha ha ha. Tôi cũng ha ha ha trong ngượng ngùng.

Nhân dịp có chuyên gia tâm lý bên Mỹ qua dự hội nghị Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tôi liên lạc xin một cuộc hẹn để tư vấn. Thật khó, vì bà ta không có ý định là qua Việt Nam khám chữa bệnh. Người nước ngoài rất rõ ràng trong công việc. Sau khi hỏi hết mọi chuyện, bà Rose, chuyên gia tâm lý Mỹ, nhìn tôi từ đầu đến chân rồi dừng ở khoảng giữa. Tôi hơi ngượng một chút với cái nhìn soi mói ấy.
- Lần cuối cậu quan hệ tình dục khi nào?
Tôi quan hệ tình dục thì liên quan gì đến vụ ám ảnh cánh tay cụt, tôi suy nghĩ như thế, nhưng vẫn trả lời: “Cách đây ba tháng”.
- Tại sao lâu thế? Tôi nghĩ vấn đề của cậu là thiếu thốn trong việc quan hệ, hay không thỏa mãn trong vấn đề chăn gối nên mới như vậy.
Trời… Sao người nước ngoài hay liên kết mọi sự rắc rối cuộc sống vào trong tình dục thế kia? Hay họ xem việc đó cũng giống như ăn, ngủ, cầu nguyện?
Bó tay. Tôi hay dùng nhiều từ “thông dụng” như thế. Chứ còn biết làm gì? Nhiều khi ngủ tôi mở bung hết cửa sổ xịt nước hoa khắp phòng mà không thể đuổi được mùi hương đó.
Tôi đành quấy quả trở xuống Thủ Đức. Vẫn người ma sơ có cái tên quê mùa Thị Mây ấy mở cổng. Và vẫn lời đáp nhẹ như bấc, sơ bị tai nạn giao thông. Nhưng ánh mắt ma sơ nhìn tôi rất khó hiểu.

Lần này tôi không về vội, tôi đi lang thang trong khuôn viên ngôi nhà dòng dưới hàng cây bàng xanh thẳm lá. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá. Không gian thật thoáng đãng và thanh bình. Bầu trời rất trong và mây trắng trôi nhởn nhơ. Tôi giật mình tự hỏi, sao tháng ngày qua tôi cuống cuồng hết đi rồi chạy, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng để được gì? Tôi chưa bao giờ chịu dừng lại ngồi xuống bên một tách trà thơm để ngắm nhìn cuộc sống, hay đơn giản hơn để đọc một trang sách.
Vô tình tôi nhìn vào căn phòng đối diện. Tiếng cười the thé của lũ trẻ tật nguyền vọng ra, có một ma sơ già ngồi giữa chúng. Bà ta vỗ tay nhè nhẹ vào nhau, hết nghiêng nhìn đứa này ríu rít cười, đến nghiêng nhìn đứa kia nheo mắt. Cả căn phòng như bừng sáng. Thứ ánh sáng trong trẻo thánh thiện. Nụ cười móm mém không có son môi, không có phấn má, mà sao đẹp đến thế. Lũ trẻ bu quanh chạy tới chạy lui ríu rít. Tiếng ú ớ vỡ ra thành hàng ngàn tiếng leng keng reo lên trong gió. Tôi như chết lặng, sững sờ trước hình ảnh ấy. Đẹp quá, thật quá, lộng lẫy quá. Nắng chan hoà, gió cũng chan hoà. Không biết bao lâu tôi mới choàng tỉnh. Bối rối nhận ra có một linh mục già ngồi kế bên. Khuôn mặt ông ta toát lên một vẻ hiền từ bình an. Ánh mắt như chờ đợi tôi trút nỗi lòng. Tôi hỏi, sao cánh tay ma sơ Mây bị cụt. Trầm ngâm một chút ông kể:
“Năm 16 tuổi, thay vì như những cô gái khác, ngây thơ vui đùa cùng bạn bè, Mây cùng mẹ Mây đến nhà dòng này xin khấn trọn đời. Lúc đó Mẹ bề trên nhìn Mây ái ngại, vì Mây là con một, gia đình lại giàu có. Mẹ ruột của Mây rưng rưng nước mắt, nhưng trong giọt nước mắt ấy có một tình yêu, một niềm tự hào.
Năm 18 tuổi, Mây ra dáng một thiếu nữ mơn mởn, tóc dài đen nhánh, đôi tay xinh đẹp mềm mại, rất khéo nấu ăn, thêu thùa. Nhưng lúc nào Mây cũng giấu mình trong chiếc áo dòng tu kín đáo.
Có một đêm cô gõ cửa Mẹ bề trên, xin cho được ra làng mồ côi, chăm nuôi mấy em nhỏ. Mẹ bề trên ưng thuận. Thế là đôi tay đẹp kia hằng ngày mớm cơm đút cháo cho mấy em. Có khi các em sốt, Mây thức trắng đưa bàn tay mình đặt lên trán chúng, xem nhiệt độ thế nào, rồi nhúng khăn lau tới lau lui. Bàn tay búp măng mũm mĩm không còn nữa, mà thay vào đó là bàn tay không ngần ngại hốt phân dãi của các em đi đổ. Nhiều đêm, thấy đôi tay ấy chắp lại trước ngực cầu nguyện. Cầu nguyện điều gì không ai biết. Chỉ biết rằng đôi tay đó không còn như xưa...

Hôm kia, có một bé chạy tung tăng trong sân, cổng để mở, bé băng ra đường. Xe tải dìu dập trên xa lộ lớn. Em bé ấy quá nhỏ, và lao ra quá nhanh, nên không ai kịp trở tay. Rầm, khi tất cả các sơ chạy ra thì tiếng em bé khóc lên thất thanh thật to. Bên cạnh em, Mây nằm nhắm nghiền mắt. Cánh tay phải bị bánh xe nghiền nát. Máu chảy lênh láng.
Khi tỉnh dậy cô kể: Lúc đó, con đang đứng trên dải phân cách chờ băng qua đường thì thấy nó lao ra giữa xa lộ, con sợ quá, chạy ào đến, ôm nó, lăn vội vào. Tội nghiệp nó lắm, nó sợ quá, khóc thét lên. Nghe Mây kể, mọi người chưa hết bàng hoàng. Sao cô kể chuyện hồn nhiên đến thế? Liều cả mạng mình mà không tiếc chỉ để cứu một đứa bé tật nguyền, rồi còn tội nghiệp vì nó sợ khóc thét lên. Có lẽ Mây bị khùng mất rồi. Không khùng ai làm thế ? Từ đó cô lại xin Mẹ bề trên đứng gác cổng ra vào, cô sợ các em tật nguyền kia, không ý thức lại lao ra giữa dòng xe. Cô nói cuộc sống đáng quý lắm.
- Con xin lỗi mẹ, vì con cứ đòi hỏi mẹ hết lần này đến lần khác. Mẹ bề trên bật khóc: Con đâu có gì phải xin lỗi. Con luôn đòi hỏi để phụng sự người khác.
Thế là từ đó, Mây thành người gác cổng. Khi được hỏi tại sao cô bị cụt tay, cô đáp nhẹ như bấc, bị tai nạn giao thông. Tôi không dám hỏi, cô có tiếc vì mất cánh tay không. Vì hỏi như vậy là thừa. Ngay cả mạng mình cô còn không tiếc. Vị linh mục già kết thúc câu chuyện. Nắng chiều rải rác xuống thềm như một tràng hoa rực rỡ. Chỉ có hoa nắng mới kết vừa vương miện cho những con người ở đây. Tất cả loài hoa thế gian, tất cả kim cương, ngọc bảo thế gian khi đính vào vương miện chỉ làm cho nó trần tục hơn, vật chất hơn mà thôi.
Bây giờ tôi mới biết, vì sao đôi tay của Mây có hương thơm kỳ lạ. Và bây giờ tôi mới biết tại sao nụ cười và ánh mắt những người ở đây luôn ẩn chứa một trời long lanh nắng sớm.
Bởi vì như linh mục Nguyễn Tầm Thường đã viết: Hy sinh vì người khác luôn cho hương thơm bay ngược chiều gió. Gánh nặng vì tình yêu luôn song hành cùng sức mạnh vô song. Bất cứ gỗ đá nào chạm phải tình yêu đều trở nên bao dung mềm mại.

Tôi về thành phố, thấy lòng mình bỗng chật. Những gì trước đây tôi cho là đúng, bây giờ tôi đâm nghi ngờ. Những gì trước đây tôi luôn theo đuổi, giành giật để có, bây giờ thấy chẳng còn quan trọng nữa.
Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng dưng tôi thấy họ bình thường. Họ cố gắng dùng đôi bàn tay chứng tỏ mình, khuếch trương mình, những cái họ có được chỉ là thứ trơ trẽn. Họ không bình yên trên vật chất họ có được. Họ khoác những chiếc áo sang trọng, tay đeo đầy những kim cương, xịt toàn nước hoa hảo hạng, nhưng không bao giờ có mùi hương thanh tao, dịu ngọt, tỏa lan khắp bầu trời.
Tôi bị ám ảnh, vì trong tôi hoài thai một lối sống. Tôi muốn thoát khỏi bàn tay của chính mình. Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp.
Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nắm lấy tay người bất hạnh hơn mình để cùng bước là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nâng niu, gìn giữ cái đẹp, cái chân, cái thiện, là bàn tay đẹp. Và hàng ngàn định nghĩa về bàn tay đẹp khác.
Có bàn tay cầm nắm rất nhiều, có thể điều khiển người khác. Có bàn tay xoè ra ăn xin từng đồng lẻ bố thí. Có bàn tay khéo léo làm nên những tuyệt tác nghệ thuật. Có bàn tay vụng về chỉ làm đổ vỡ mọi thứ khi chạm vào. Có bàn tay cho đi. Có bàn tay giữ lại. Nhưng khi về với đất, bàn tay nào cũng rỗng. Rỗng tuyệt đối.

Vậy sao không ướp hương cho đôi tay mình, tôi tự hỏi lòng như thế. Có hàng ngàn cách ướp hương. Như masơ Mây, ướp hương thánh thiện, âm thầm, khiêm cung, bé nhỏ, mà hương thơm lại bay vượt mọi không gian. Có bao giờ Mây kể lể với Giêsu về mình không? Chắc không, vì Mây không có thời gian cho mình, chỉ biết lo cho mọi người thôi.
Khi sinh ra, tay tôi nắm chặt. Khi chết đi tay tôi buông thõng. Từ nắm chặt đến buông thõng, một hành trình dài đầy nụ cười hạnh phúc và nước mắt đau thương.


https://www.youtube.com/watch?v=bEF5PQEbibI
Vô Thường | Tập Truyện Ngắn Của Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeMon Sep 02, 2019 8:55 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Edbf4c16-54798566_2118178564926554_5371194703473541120_n
 
“Về Thu Xếp Lại”
– BS Đỗ Hồng Ngọc


Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất. Mời các bạn đọc bài viết của bác sĩ kiêm nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.

Lời Ngỏ:

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60… thật là đáng thương!
Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…
Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng? … để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.
Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!

Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là… ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”…

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc “chú thích:

Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: Phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”

BS Đỗ Hồng Ngọc
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeThu Sep 12, 2019 7:16 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Jesien-1-696x418

Những khoảng trống không phải để lấp đầy
- Phạm Lữ Ân


Có hai từ thường lặp đi lặp lại trong entry cuả nhiều bạn trẻ, là buồn và cô độc.

Dường như chưa có ai đi qua thời niên thiếu mà không từng trải qua cảm giác đó. Cô độc. Đó là những lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè vui đùa mà vẫn thầm tự nhủ: “Nào có ai hiểu lòng ta”.
Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết nhất. Là khi ta thấy như mình bị bỏ lại đằng sau trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn mình một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi, chỉ là nỗi buồn vô cớ.
Cô độc là một tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách ngủ vùi. Có người cố lấp nó bằng niềm vui ồn ào ở vũ trường hay trong những trò games, có người gặm nhấm nó bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có người bị nó bủa vây không lối thoát, để rồi tìm đến cái chết chỉ vì cảm thấy quá cô đơn. Ít hay nhiều, khi rơi vào sự cô độc, chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình chỉ còn là một khoảng không đáng sợ, và ta tự hỏi: “Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây?”

Nhưng, bạn biết không, những khoảng trống đó không phải để lấp đầy…
Bản chất con người vốn cô đơn. Đó là sự thật. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy cô độc. Cả những người cởi mở, vui tính nhất hay những người, đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên, vẫn luôn có những khoảnh khắc không thể chia sẽ cùng ai. Những khoảng trống mà ở đó chỉ mình ta đối diện với chính ta. Không phải vì chia tay một người bạn, hay mất đi một người thân, hay khi một mối tình tan vỡ thì nó mới xuất hiện. Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi. Luôn luôn ở đó, trong mọi con người.

Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ haiku này:
“Những lỗ trống trong củ sen
Khi ta ăn
Ăn luôn cả nó”
(haiku của một thi sĩ Nhật)

Bạn thấy chăng? Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách chúng ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn trốn chạy thì nó càng muốn bám đuổi. Bạn càng muốn vùi lấp nó thì nó càng dễ quay lại vùi lấp chính bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện với nó.

Người ta gọi tuổi mới lớn là: “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó hãy dành sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh, tranh thủ khoảnh khắc đó để khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm những nỗi buồn nhưng cũng
không bao giờ thiếu niềm vui…

(Trích trong "Nếu biết trăm năm là hữu hạn..." - Phạm Lữ Ân)
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSun Dec 15, 2019 11:50 am

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcTHgXl6Fzm7p-1BFfs0nPstjFQUn65O9OHFWlndAvcs0Jn-Vb0N&s

Hãy cho đi những nụ cười ý nghĩa nhất!

Bạn biết không?
- Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp cơ thể chúng ta sảng khoái về cả mặt thể chất lẫn tinh thần?
- Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp xoa dịu những nổi đau tột cùng và thắp bùng lên những tia hy vọng lớn lao.
- Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp con người hàn gắn những mối quan hệ, xóa bỏ thù hằn, bất đồng, mâu thuẫn…
- Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể truyền đi một niềm yêu thương, lan tỏa những niềm tin, trao đi một niềm hy vọng…

Điều đơn giản ấy, chính là một Nụ Cười.
Và hãy cho đi những nụ cười ý nghĩa nhất!


Nụ Cười chính là thứ ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Dù bạn là người da đen, da trắng hay da vàng… bạn là người của một quốc gia xa xôi nào đó mà tôi chưa từng đặt chân tới. Chúng ta không thể hiểu được ngôn ngữ của nhau. Nhưng tôi vẫn hiểu và cảm nhận được nụ cười của bạn. Đó có thể là thứ dễ dàng chia sẻ nhất trên thế giới này.

✤✤ Có thể bạn không biết, khi bạn trao đi một nụ cười nụ cười, bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của chính bạn. Không chỉ theo ông bà ta từng nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” mà theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nụ cười có tác dụng hô hấp, tim mạch, thần kinh, hệ miễn dịch… và nhiều tác động tuyệt vời khác. Khi bạn cười, cơ mặt sẽ giản ra, não bộ tiết ra rất nhiều các chất tốt cho cơ thể… Tuy chưa có thể chứng minh nhưng tôi tin rằng nụ cười tốt đối với toàn bộ cơ thể con người chúng ta. Một nụ cười lại có thể mang lại thật nhiều điều tốt đẹp cho sức khỏe bạn như vậy, tại sao bạn không cười lên nhỉ? Cười lên nào!
Khi bạn trao đi một nụ cười, bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho tinh thần của chính bạn. Nở một nụ cười tươi tắn trên môi, tâm trí của bạn sẽ trở nên vui vẻ, sảng khoái. Bạn cảm thấy yêu đời, thoải mái, mọi thứ sẽ trở nên tươi vui hơn, rạng rỡ hơn. Và khi tâm trạng của bạn thoải mái, tươi vui, bạn sẽ thu hút những điều tươi vui và tốt đẹp đến với bạn. Chỉ một nụ cười lại mang đến cho bạn nhiều giá trị đến thế, tại sao bạn không cười lên nhỉ? Hãy cho đi những nụ cười ý nghĩa nhất! Cười lên nào!


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcTl5Cho-hgXWgKR32mR8VFQKKRJhRWgtRKBB1_tFPo3qwVE_oJJ&s


✤✤ Khi bạn trao đi một nụ cười, điều đó không chỉ giúp ích cho bản thân bạn mà còn giúp cho mọi người, cho thế giới này tốt đẹp hơn. Đôi lúc, chỉ một nụ cười vô tình của bạn nhưng lại mang cho người khác rất nhiều niềm vui, giúp cho người ấy giảm bớt những muộn phiền, căng thẳng, xoa dịu những nỗi đau, thắp lên cho họ những niềm tin, niềm hy vọng và khát khao vào cuộc sống. Một nụ cười vô tình đôi lúc có thể cứu sống được cả một mạng người trong lúc bế tắc; hay vực dậy một tinh thần đang gục ngã, suy sụp. Chỉ một nụ cười mà bạn có thể giúp được cho người khác nhiều điều, mang lại cho người khác nhiều giá trị như thê, tại sao bạn không cười lên nhỉ? Cười lên nào!
Và bạn ơi, quan trọng hơn hết, nụ cười chính là thông điệp của tình yêu thương, của sự chia sẻ, của niềm hy vọng… Cho đi một nụ cười, dù bạn không hề đòi hỏi, nhưng bạn cũng sẽ được đền đáp bằng một nụ cười. Một tấm lòng sẽ được chia sẻ và thấu hiểu bởi một tấm lòng. Khi bạn cho đi một nụ cười, một tình yêu thương, một niềm vui thì cuộc sống sẽ mang lại cho bạn thật nhiều nụ cười, thật nhiều yêu thường và niềm vui hơn nữa. Bạn sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc và vui tươi. Nụ cười, đó có thể là thứ dễ dàng nhất để người ta có thể cho đi, nhưng cũng là thứ mang lại cho chúng ta thật nhiều giá trị. Vậy còn chờ gì nữa, mà bạn không chia sẻ một nụ cười nhỉ? Hãy cho đi những nụ cười ý nghĩa nhất! Cười lên đi nào!

✤✤ Đôi lúc trong cuộc sống, bạn gặp nhiều lo toan, phiền muộn, bạn chịu nhiều áp lực, bực mình, mâu thuẫn trong giao tiếp với người khác, bạn không muốn nở một nụ cười. Nhưng bạn ơi, chỉ cần nở một nụ cười, tinh thần bạn có thể tốt hơn lên rất nhiều đấy, mối quan hệ của bạn cũng sẽ tốt đẹp hơn. Bạn hãy cười lên để vui, chứ đừng đợi lúc vui lên rồi mới cười. Khi bạn cho đi một nụ cười, bạn không chỉ mang lại rất nhiều giá trị cho người khác, mà chính là bạn mang lại rất rất nhiều những giá trị, những điều tốt đẹp cho chính bản thân, vâng, cho chính bản thân bạn đó.
Hãy nở nụ cười, cho bạn, vì bạn, cho tôi nữa, và cho một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy cho đi những nụ cười ý nghĩa nhất!

Nếu bạn không cười thì tôi cười trước nhé. Haha…


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Gia-tri-cu-nu-cuoi-mang-lai-ve-mat-tinh-than

(Sưu Tầm)
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeSat Dec 28, 2019 4:19 pm

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Nhung-cau-noi-hay-ve-thoi-gian-14

Mỗi ngày đều là dịp đặc biệt...

Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt.
Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả...


Một người bạn của tác giả mở ngăn tủ của vợ và lấy ra một gói nhỏ được gói kỹ trong lớp giấy lụa nhiều màu. Anh bảo: Ðây không phải là một gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo màu lilac thật đẹp… Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo, rồi nói: “Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy vào lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8-9 năm nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc! Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt, vậy thì hôm nay tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi…” Anh đến cạnh giường và đặt chiếc áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa đây sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm... Vợ anh vừa mới qua đời…

Quay sang tác giả, anh bảo: “Ðừng bao giờ giữ lại một cái gì để chờ dịp đặc biệt cả… Mỗi ngày sống là một dịp đặc biệt rồi…”.
Tác giả viết tiếp: Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này và nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi…

Bây giờ tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt thời gian dọn dẹp nhà cửa. Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn… Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc. Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mà mình phải nếm… Từ ngày ấy tôi không còn cất giữ một cái gì nữa… Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày, tôi mặc đồ đẹp để đi siêu thị hay bất cứ nơi nào khi tôi cảm thấy thích… Tôi không còn dành nước hoa hảo hạng cho những dịp đại tiệc, tôi xức bất kỳ khi nào tôi muốn…
Những cụm từ như “một ngày gần đây” hay “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi. Ðiều gì tôi thấy hay là tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ. Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường). Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến nhà chơi… Có thể cô sẽ gọi điện thoại cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về những chuyện bất hoà trước đây…
Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô ấy rất thích thức ăn Tàu). Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn. Tôi sẽ rất áy náy vì tôi không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi, áy náy vì thường không nói với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ… áy náy vì mình chưa viết những lá thư mà mình dự định “hôm nào” sẽ viết.

Giờ đây, tôi không còn chần chờ gì nữa và không giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi. Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một dịp đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút… đều đặc biệt cả.
- Nếu bạn nhận được những dòng chữ này từ ai đó, có lẽ người ấy đang muốn những điều tốt đẹp đến với bạn, và bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.
- Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến món quà cho người mình yêu thương và tự nhủ: "Mai mốt tôi sẽ gửi!", thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.
- Nếu bạn thấy cần thực hiện một điều gì đó quan trọng hơn hết thảy mọi thứ trên thế gian này, thì đừng tự bảo mình "Để lúc nào rảnh hoàn thành nốt việc này thì mình sẽ thực hiện việc đó", có thể bạn sẽ không bao giờ còn có cơ hội để thực hiện điều có ý nghĩa hơn hết thảy mọi thứ trên thế gian này nữa...

(Sưu Tầm)



Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Images?q=tbn:ANd9GcTvJzc8ZYIsc4OI017T6E2Wew4MiktuorcZdgjKG4Z-bMvcxP17og&s
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeMon Apr 27, 2020 8:02 am

.

Chết dễ hơn là sống?

– Huy Phương

Apr 26, 2020



Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   2Q==
Tượng chiến sĩ VNCH tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ,
thành phố Westminster, California.
(Hình: David McNew/Getty Images


Kính gửi Ông Nguyễn,

Xin cám ơn tình cảm của ông muốn đọc một bài của chúng tôi viết về sự ra đi của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Mặc dầu có hân hạnh quen biết Thiếu Tướng qua cả hai thời kỳ trước và sau biến cố 1975, tôi cũng chưa dám “cái quan luận định” về nhân vật đáng kính này. Thay vào đó, cũng như nhân ngày 30 Tháng Tư sắp đến, chúng tôi xin gửi đến ông và độc giả bài viết “Chết dễ hơn là sống?” để chúng ta hiểu thêm phần nào cái khó khăn của người trong cuộc khi phải chọn giữa cái chết và cái sống trong bước đường cùng! (HP)

***

Nói một cách đơn giản “chết dễ hơn là sống,” cũng có thể hiểu rằng chọn cái sống muôn vàn khó khăn hơn là chọn cái chết. Cũng xin nói thêm rằng, xưa nay không ai gọi những người sống là anh hùng.

Trần Bình Trọng thách thức kẻ thù trước khi bị giết. Nguyễn Biểu thản nhiên dự bữa tiệc đầu người, bị Trương Phụ cột vào chân cầu, cho nước thủy triều dâng lên mà chết. Rồi Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Phan Thanh Giản cũng chọn cái chết mà trở thành anh hùng. Tháng Tư năm 1975, miền Nam chúng ta cũng có những tướng lãnh anh hùng không chấp nhận sự sống trong nỗi nhục mất nước.
Nói về những anh hùng của nước Nhật, sau khi Okinawa lọt vào tay quân đội Mỹ, Tướng Ushijima và Tướng Cho quỳ gối và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho Đại Úy Sakaguchi chém đầu, và Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng tự sát cùng với bảy sĩ quan tham mưu trong binh đoàn.
Năm 1945, sau khi Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, đưa đến việc Nhật Hoàng phải đầu hàng, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát vì danh dự và không chịu nổi điều ô nhục, trong đó có Bộ Trưởng Lục Quân Anami, Đại Tướng Cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Sugiyama, Đại Tướng Tư Lệnh miền Đông Tanaka…

Người đời vẫn xem thường những ai chọn cái sống và không xem họ là những anh hùng. Chúng ta còn nhớ Tổng Thống Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử đã phát biểu Thượng Nghị Sĩ John McCain không phải là một anh hùng trong chiến tranh, vì đã bị cầm tù bởi đối phương.
Hai trong bảy quy tắc đạo đức mà các võ sĩ samurai Nhật Bản phải tuân theo, phản ánh tinh thần võ sĩ đạo rất sắc nét, mạnh mẽ, là can đảm và danh dự. Đối với một quân nhân VNCH là trách nhiệm và danh dự, những điều tâm niệm cho binh nghiệp của mình và đã chọn cái chết vì nhận ra mình không tròn “trách nhiệm,” cũng như “danh dự” bị tổn thương. Trong những phút bức bách cuối cùng này, một người chọn cái chết cho mình, là một điều dễ dàng hay khó khăn?

Những vị tướng lãnh tự sát vì quốc nhục giờ đầu hàng, là những vị có bản chất anh hùng, trọng danh dự, khí khái, không biết quỵ lụy, khó có thể sống qua những ngày tù tội, đói khát và nhất là luôn luôn bị lăng nhục bởi những kẻ thắng trận từ các hang động trở về. Ai cũng có một mạng sống đáng quý, một gia đình để yêu thương và một đất nước để phụng sự, trong hoàn cảnh này, điều gì được cho là đáng quý hơn hết? Chọn giữa chết hay sống phải là một điều rất khó khăn?
Liệu trước một tương lai, đau đớn, mù mịt, với mười bảy, mười tám năm tù, gia đình ly tán, tấm thân sẽ phải chịu bao nhiêu nỗi nhọc nhằn đau đớn và tủi nhục, liệu chúng ta có can đảm nhận lấy sự sống hay không? Tôi nghĩ chúng ta có thể quyết định về cái chết của chúng ta trong vài mươi giây hay có thể lâu hơn chút nữa, nhưng chọn cái sống, chúng ta phải dằn vặt bao nhiêu ngày và can đảm sống từng giờ, từng phút, đôi khi chưa biết điều gì có thể xẩy ra cho chúng ta trong những ngày đang tới.

Vì vậy khi đặt câu hỏi với nhiều người về những ngày cuối Tháng Tư, 1975, về cái chết và sự sống, phần lớn câu trả lời là: “Có lẽ chết dễ hơn là sống!”

Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống. Thiên Chúa Giáo, chủ trương rằng, dựa vào niềm tin của một người vào Chúa Giê-su (Jesus) như là Chúa cứu thế của loài người, người ta sẽ được lên thiên đường hay xuống địa ngục.
Mặc dù có những miêu tả về những vấn đề thưởng hay phạt, thiên đường hay địa ngục ở trong nhiều tôn giáo, không ai có thể xác minh một cách rõ ràng sự hiện hữu của chúng. Nhiều người đi tìm cái chết vì chán sự sống hay sợ hãi sự sống. Ở đây chúng ta không đi tìm một chứng minh cho hai cõi chết và sống, cũng không lên án những người đã chọn cái chết cho mình là đúng hay chấp nhận sự sống lúc bấy giờ là đúng. Điều khó khăn của người trong cuộc là khi phải chọn giữa cái chết và sự sống trong bước đường cùng.
Thì những điều cụ thể đã đặt ra trước mắt chúng ta, sống là phải chấp nhận, chịu đựng trong một thời gian dài, và sống không phải là quỳ gối hay bò lết, mà sống được đứng thẳng, có nhân cách.

Chúng ta nghiêng mình trước những tấm gương uy dũng của những người đã không chấp nhận số phận an bài, tự tìm đến cái chết; nhưng chúng ta cũng không khỏi khâm phục, những người đã chọn cái sống, chấp nhận phần khó khăn, chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Chúng ta kính trọng những cái chết nhưng cũng phải cúi đầu trước những cái sống, vì chúng tôi biết rằng, sống cho ra con người, có lẽ cũng phải chịu muôn vàn khó khăn hơn là chọn cái chết. Chết chỉ là khoảnh khắc, nhưng chọn cái sống là chịu đựng triền miên suốt cả một cuộc đời!

Chúng tôi xin trích dẫn một câu nói của nhà giáo Phạm Toàn, ông là người đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam: “Chết đẹp đã là rất khó. Nhưng chết đẹp là quyết định của một khoảnh khắc. Còn để sống đẹp, là cả một đời, là dằng dặc những chuỗi lựa chọn và từ bỏ cám dỗ, thật ít ai làm được.”

(Huy Phương)

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   23syqvk
.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeMon May 11, 2020 7:16 pm

.

Tự do và… chết!

- Huy Phương

“Hãy kiên nhẫn, bạn chưa thể đi đến nhà hát, bảo tàng hay phòng tập gym đâu. Hãy cố gắng nghĩ đến vô số người lớn tuổi là đối tượng của nguy cơ này.” (Dr. Daniele Macchini, NY.)


Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Xuong-Duong-Bieu-Tinh
Người dân Mỹ xuống đường biểu tình ở Huntington Beach,
Nam California, hôm 1 Tháng Năm, nhằm chống “lệnh ở tại nhà.”
(Hình: Apu Gomes/Getty Images)

Định nghĩa ngắn của tự do là quyền được làm điều mình muốn. Nhưng trong nhân quần ai cũng thực thi quyền tự do của mình thì sẽ sinh ra hỗn loạn, điều đó ở đây, chúng tôi không nói đến và tất cả chúng ta ai cũng hiểu, xã hội có những quy luật để ràng buộc việc thực thi tự do của mỗi cá nhân.

Tự do quả là đáng quý, cho nên người ta đã liều chết để đi tìm tự do, đã chọn “tự do hay là chết!” được hiểu, nếu không có tự do thì… chết còn hơn! Nhưng trên đời, cũng có người nhân danh tự do, như nhiều người Mỹ đã hành động trong cơn đại dịch hôm nay. Bây giờ không còn ý nghĩa “tự do hay là chết” nữa, mà trong hoàn cảnh này, có nghĩa “tự do sẽ đưa đến cái chết!”
Nước Mỹ đã có trên 80,000 người chết vì dịch Vũ Hán, vượt con số thương vong của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam kéo dài 14 năm. Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa, chưa có thuốc trị dành cho loại virus này, và chúng ta chỉ có một cách duy nhất là “phòng thủ thụ động” bằng cách cư ngụ tại nhà, giãn cách xã hội, giữ gìn vệ sinh cơ thể để tránh bệnh.
Thử tưởng tượng những thành phố đang rộn rịp, tấp nập nhất thế giới, nay trở thành hoang vắng như một ngày tận thế, phố xá, tiệm ăn, nhà hát đóng cửa, công dân không được tụ tập… Tất cả sinh hoạt thường nhật và thói quen giao tiếp cộng đồng của con người đều phải thay đổi và mọi người đều phải giam mình trong nhà. Bất đắc dĩ thôi, tôi và bạn hẳn bực bội, buồn phiền vì phải bị cô lập giam mình, tránh giao tiếp với mọi người. Quả là thiếu… tự do!

Khi nói đến nước Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến một quốc gia văn minh, một đất nước của sự tự do, bình đẳng và những cơ hội. Người Mỹ luôn đề cao sự tự do cá nhân và bình đẳng giữa mọi người. Và người ta cũng tự do để bày tỏ ý kiến của mình. Do vậy, gần đây người ta thấy, nhiều tiểu bang đã… xuống đường.
Bảy chủ nhân doanh nghiệp ở California nộp đơn kiện Thống Đốc California Gavin Newsom, các quận hạt Los Angeles, Orange, và Riverside, và hàng chục giới chức ở những quận hạt này, với lý do lệnh đóng cửa cửa hàng và nhà hàng theo hướng dẫn y tế là vi phạm quyền công dân, theo NBC Los Angeles.
Bất chấp lệnh đóng cửa các bãi biển, dân California đã tràn ngập vui chơi trong những ngày cuối tuần nóng nực. Người biểu tình tại Michigan, Mỹ đã mang súng xông vào tòa nhà lập pháp nhằm gây áp lực yêu cầu chính quyền dỡ lệnh phong tỏa ngăn COVID-19 lây lan, hát quốc ca và hô to: “Hãy để chúng tôi đi làm.” Cuộc biểu tình này được đặt tên là “Cuộc Tập Hợp Người Mỹ Yêu Nước.” Phải chăng đây là một kiểu yêu nước của người Mỹ?
Khoảng 2,500 người đã tập hợp tại Olympia, tiểu bang Washington ở để phản đối lệnh ở trong nhà, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 50 người trở lên. Những người tụ tập đã không đeo khẩu trang mặc dù đã được những người tổ chức biểu tình nhắc nhở cũng như đã được các cơ quan y tế khuyến nghị. Người biểu tình cho rằng việc đóng cửa các doanh nghiệp là “vi phạm hiến pháp liên bang và tiểu bang.” Tại Denver, hàng trăm người đã tập trung tại thủ đô của tiểu bang để yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa Colorado. Nhiều cuộc biểu tình khác cũng diễn ra tại Texas, Wisconsin, Ohio, Minnesota, và Virginia…

Nhiều khách hàng đã phản đối yêu cầu của Costco là khách hàng phải mang khẩu trang khi đi mua sắm. Họ hăm dọa sẽ trả lại thẻ hội viên cho công ty và tẩy chay cửa hàng này.
Tại một tiệm Family Dollar ở tiểu bang Michigan, một nhân viên bảo vệ bị bắn vào đầu chỉ vì người này nhắc đứa con gái nhỏ của một gia đình nọ, phải đeo khẩu trang. Một nhân viên an ninh tại một công viên, thành phố Austin, Texas, đã bị xô ngã xuống hồ nước khi đang khuyên một nhóm thanh niên giữ cách ly khoảng cách 6 foot. Ở Oklahoma, một phụ nữ tức giận vì không được vào ngồi ăn bên trong tiệm McDonald’s, đã hành hung và nổ súng bắn vào nhân viên.
Người Mỹ không thể bị đối xử như người Ấn Độ ra đường tụ tập, bị cảnh sát đánh bằng roi, nhưng hiện nay, nhiều công dân Mỹ đã hành xử quyền tự do của mình một cách quá đáng!
Bên kia nửa vòng trái đất, trái lại, sau 7 tuần bị phong tỏa, Malayia đã mở cửa lại, tuy vậy một số người dân và nhiều tỉnh của liên bang phản đối và đề xuất với chính quyền, hãy cẩn trọng, đóng cửa xã hội thêm một thời gian nữa! Khoảng 500,000 người đã cùng kiến nghị "triển hạn lệnh phong tỏa” vì lo sợ cho nỗi vất vả của các nhân viên y tế, cũng như cho rằng ưu tiên cho kinh tế có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng.
Chúng ta cũng nên biết rằng, cho đến nay, Malayia chỉ có 120 người thiệt mạng vì bệnh dịch, con số này quá nhỏ so với thế giới. Không phải dân Malayia không biết đến tự do, nhưng biết sự tự do này có thể mang lại chết chóc.

Phá vỡ cuộc “phòng thủ thụ động” chỉ làm cho sự chết chóc đến gần hơn, trong khi mọi người, nhất là giới y khoa ở tuyến đầu, đang ngày đêm cận kề để chống chọi với cái chết. Nhiều nhân viên y tế tại các tiểu bang Hoa kỳ đã xuống đường phản đối lại người biểu tình chống lệnh giữ khoảng cách xã hội và hạn chế đi lại.
Bác Sĩ Erich Bruhn ở Virginia đã giương tấm biển trước người biểu tình: “Các bạn không có quyền đẩy toàn bộ chúng ta vào nguy hiểm. Hãy về nhà đi.” Leander, y tá làm việc tại bệnh viện Banner Health, Arizona cùng một nhóm các nhân viên y tế đã can đảm đi đầu với cuộc biểu tình trước tòa Quốc Hội, nơi nhiều người dân đang tụ tập thúc giục chính quyền mở cửa lại, bất chấp nhiều người biểu tình hét vào mặt mình.
Nhiều trong số biểu tình đã tin COVID-19 là tin đồn thất thiệt, và cho những người phản đối lại họ là y tá giả.
Những người xuống đường biểu tình chống các biện pháp đóng cửa cho sự an toàn xã hội có thể vì cuồng chân, vì mất việc làm, khó khăn không lo nỗi cho con cái, và nhất là mang mặc cảm thiếu tự do, hay cảm thấy tự do bị tước đoạt… nhưng không thể không nghĩ đến chuyện mỗi ngày nước Mỹ phải mất đi gần hơn 1,400 nhân mạng vì COVID-19 và trong lúc này, toàn thể mọi người, từ chính quyền đến dân chúng đều ăn ngủ không yên, ngày đêm lo chống trả với dịch bệnh.
Tôi chắc chắn là những bạn đọc của chúng tôi hôm nay, không ai có mặt trong những đợt biểu tình vừa qua, nhưng chúng tôi cũng xin gửi đến bạn đọc, những lời tâm huyết của một chiến sĩ áo trắng đang chiến đấu ở tuyến đầu.

Bác Sĩ Daniele Macchini, làm việc tại một bệnh viện đa khoa Bergamo, vùng Lombardy nước Ý, đất nước cho đến nay, đã có hơn 30,000 người chết vì bệnh dịch.

“Chẳng còn ca kíp, chẳng còn giờ giấc. Cuộc sống xã hội của chúng tôi hoàn toàn ngừng lại. Chúng tôi không còn gặp gia đình nữa vì sợ lây cho họ. Một số người trong số chúng tôi đã bị lây dù có thực hiện bao nhiêu biện pháp ngăn chặn đi nữa.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi bị nhiễm bệnh đã lây cho những người thân và một số người thân của họ giờ đang phải chiến đấu ở ranh giới giữa sống và chết.
Vì thế hãy kiên nhẫn, bạn chưa thể đi đến nhà hát, bảo tàng hay phòng tập gym đâu. Hãy cố gắng nghĩ đến vô số người lớn tuổi là đối tượng của nguy cơ này.
Chúng tôi chỉ đang cố gắng để mình có ích. Bạn cũng nên làm như vậy: chúng ta đều tác động đến chuyện sống chết của vài chục người khác. Bạn và mạng sống của bạn, cùng với rất nhiều mạng sống khác.
Làm ơn hãy chia sẻ thông điệp này.”  (kn)

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitimeWed Nov 11, 2020 1:20 am

.
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   VUzd5CB

Sự hòa hợp trong cuộc sống


Chúng ta sinh ra đã được gắn kết với một gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội, dân tộc và lớn lao hơn nữa là cả nhân loại. Ngay cả mối quan hệ với tự nhiên, đất, nước, không khí... cũng đã ràng buộc chúng ta vào một sợi dây thống nhất không thể tách rời. Đó là sự tương quan cần có để đảm bảo cho chúng ta tồn tại trên đời này. Chúng ta hiện hữu bởi một sứ mệnh thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho hơn bất cứ sinh vật nào trên trái đất, nhưng cũng chính chúng ta đôi khi lại là những kẻ phá hoại sợi dây thống nhất của sự sống. Chúng ta gây ra chiến tranh, dựng nên những hàng rào ngăn cách giữa người với người, chúng ta tàn phá thiên nhiên - môi trường sống của mình, chúng ta gây sự chia rẽ với chính những người anh em cùng sinh ra trên trái đất...

Thế giới càng phát triển, chúng ta càng cảm thấy mình cô độc hơn bao giờ hết. Những mối quan hệ rạn nứt, những tình cảm chai sạn, những kỳ thị, những ghét đua chen ngày càng nhiều. Chúng ta biết đó là lưỡi dao đang bào mòn đi sự sống đích thực của mình - một sự sống thiêng liêng cao cả, một sứ mệnh Tạo hóa ban cho.


Một ngày nào đó, khi đã làm chủ được những ngọn gió, những con sóng, những đợt thủy triều... chúng ta sẽ tiếp tục hành trình tìm nguồn năng lượng của tình yêu và rồi lần thứ hai trong lịch sử thế giới: con người sẽ tìm ra lửa.

- Teihard de chardi


Tôi không biết linh hồn của chúng ta được tạo ra từ đâu, nhưng chắc chắn chúng ta có chung một nguồn cội.


- Maxwell Winston Stoi


    Chúng ta là một

    Trái đất là một hình tròn
    Nơi chúng ta sẻ chia sự sống.
    Trong vũ điệu xoay vần
    Chẳng có ai một mình tồn tại.

    Chúng ta đã rất vất vả
    Với những cuộc chiến tự mình gây ra
    Nhưng làm sao bạn tránh được đau thương
    Khi chúng ta là một?

    Chúng ta thân thiết với nhau hơn chúng ta nghĩ
    Những trái tim chia cùng nhịp đập.
    Có thể nào tôi làm đau bạn
    Mà không đau đớn gì cho bản thân tôi?

    Tôi là bạn và bạn chính là tôi
    Dẫu mỗi người có riêng tính cách.
    Và điều đó chẳng bao giờ thay đổi
    Vì chúng ta luôn là một, bạn ơi!

    - Ernie Carwile

    (Sưu Tầm)




.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...    Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...   Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nghệ thuật Sống - Hãy là chính mình...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÓ MỘT NGHỆ THUẬT NGỦ
» Một Góc Quê Nhà - Những hình ảnh đẹp nghệ thuật
» TỪ BI VỚI CHÍNH MÌNH
» Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Mới: "CINEMATIC"
» Nghệ thuật tương ớt & 1001 Cách Ăn Ớt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Sưu Tầm, Lượm Lặt-
Chuyển đến