Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chất phải không chẳng linh VNCH quynh Trung quan hoang trong ngam Chung ngắn Saigon truyện chuyen Nguyen Nhung quang nhac nguyet sáng thuoc bich quốc
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 “Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?

Go down 
Tác giảThông điệp
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Empty
Bài gửiTiêu đề: “Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?    “Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Icon_minitimeSat Sep 29, 2012 1:10 pm

“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?

Ngô Nguyên Dũng


“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?  Clip_image002_thumb

Văn học Việt nam ngoài nước bắt đầu cực thịnh từ cuối thập niên 80 trong thế kỷ hai mươi vừa qua. Không biết vì cớ gì, vướng nợ ai mà tôi, một kẻ ở đất trích xứ Tây Đức thuở ấy, cũng cày cục ra tay góp chữ cùng chư liệt vị thi văn bên kia bờ Đại Tây Dương.

Hoàn tất một truyện ngắn vào những thập niên ấy, trong trường hợp cá nhân tôi, là một hành trình gian truân. Tôi có thói quen viết tay, thường vào đêm hôm khuya khoắt, sau đó đánh lại bằng máy chữ trên một mặt giấy. Trong lúc tra dấu, bài viết được tôi kiểm soát, "điểm trang" lại lần cuối, trước khi cho vào phong bì, đem ra bưu điện. Tới khi máy đánh chữ điện với bộ chữ tiếng Việt ra đời, những chuyến "độc hành trong đêm" của tôi đã bớt đi phần nào nhọc nhằn. Rồi, thời đại vi tính bắt đầu triển khai. Tôi học lóm được từ các bạn cách gõ tiếng Việt bằng máy vi tính. Nhiều từ vựng tân kỳ, như Ventura, VNI, rồi Microsoft Word, VPS, Unicode, … ngang nhiên xâm nhập vào ý thức tôi. Không một lời tự giới thiệu, không chào hỏi, và lẽ đương nhiên, không xin phép gì ráo. Nhưng được tôi dễ dãi chấp nhận, vì "hành trình văn chương" của tôi, xét theo phương diện kỹ thuật, nhờ vậy đã bớt trầy vi tróc vẩy hơn trước bội phần.

Cho tới hôm nay, từ từ tôi đã tập được thói quen "sáng tác", hết còn "tối tác". Và thay vì viết tay, tôi gõ thẳng vào máy vi tính. Sau đó đọc và sửa với bàn phiếm, trên màn hình. Chữ không còn đơn thuần là tình nhân với mực in và giấy trắng nữa, mà trở thành những tín hiệu điện tử chằng chịt tiềm ẩn trong nhu liệu, chờ ngày xông pha ra trận mạc tin mạng toàn cầu. Nhưng, dẫu là gì gì đi nữa, chữ nghĩa, đối với tôi, trước sau vẫn là phương tiện, không phải để dẫn tới cứu cánh, mà là một cách để tôi giao tiếp với bạn đọc, những người mà tôi chưa hề quen biết.

Nếu thuở trước, thỉnh thoảng tôi lại nhận được thư làm quen của độc giả do toà soạn chuyển tới tận nhà qua đường bưu điện, với danh chính ngôn thuận, địa chỉ người gởi cùng nét bút, chữ ký và đôi khi, kèm theo cả hình ảnh với lời đề tặng hẳn hoi. Thì giờ đây, độc giả vi báo chỉ còn là những "ẩn danh" qua các bài góp ý gọi là "phản hồi", "phản biện", và không biết sẽ có thêm những "phản" gì nữa. Tốc độc liên lạc giữa người viết và người đọc càng ngày càng tiện lợi và nhanh chóng. Nhưng hình như, tiếc thay, không vì vậy mà mối giao hảo giữa họ gần gũi và mật thiết nhau hơn. Mà nhiều khi, ngược lại.

Những thay đổi này bắt tôi lắm lúc không khỏi ưu tư. Lẽ nào, những bạn đồng hành cùng tôi trong những chặng đường văn chương chữ nghĩa thủa nào, đột nhiên hoá thân thành những "nhân vật ảo", ẩn mật như một màn xảo thuật tài tình theo đà tiến bộ kỹ thuật của nhân loại?

Một số từ vựng trong ngôn ngữ Việt nam, nhiều khi, cũng bắt tôi ưu tư như vậy. Tôi không biết phải gọi chúng là gì. Đắn đo tới lui, tôi tạm cúng cơm, đặt tên cho chúng là "ảo từ", "ẩn từ" hay "biến từ" cho… tiện. Nói chung là những từ "nghe vậy nhưng không phải vậy".

*

Chẳng hạn như từ "chớ" trong phương ngữ miền Nam.

"Chớ", thoạt tiên, là từ đồng nghĩa với "chứ" theo cách nói của người phương Bắc. Hãy nghe lời thề non hẹn biển của đôi tình nhân trai Bắc gái Nam: "Sao em lại nghĩ thế, anh yêu em lắm chứ. Đứa nào nói dối, trời phạt." Nếu chàng gốc gác Nam kỳ, thì câu nói sẽ khang khác: "Nói tầm bậy nà, anh thương em lắm chớ. Đứa nào nói láo, trời đánh." Vậy mà bạn bè của nàng cứ rủ rỉ khuyên ngăn: "Mầy chớ nghe những gì thằng đó nói, mà hãy mở mắt coi kỹ những gì nó làm!"

Hay trong ca khúc "Nắng chiều rực rỡ" của nhạc sĩ Phạm Duy:

"Chớ buồn gì, trong giây phút chia lìa.
Khi chiều về, lung lay trúc tre.
Chớ buồn gì, khi tan nắng, đêm về.
Cho thuận đường âm dương bước đi…"

Thì ra, "chứ" hay "chớ" từ vị trí khẳng định trong "lắm chứ" hay "lắm chớ" đột nhiên biến thành "chớ" mang nghĩa phủ định, có nghĩa như "đừng", nhưng "yếu" hơn, gần như "không nên". Như khi cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu cho chàng Lục Vân Tiên, sau khi đánh đuổi bọn cướp đường, lên tiếng khí khái cản ngăn nàng Kiều Nguyệt Nga toan rời kiệu hoa:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra", bởi vì
"Nàng là phận gái, ta là phận trai."

Nhưng, khi ai đó nói: "Với anh, chuyện gì tôi cũng làm, chớ chuyện cho anh mượn tiền, tôi chịu thua." Thêm lần nữa, "chớ" thay xiêm đổi áo, không khẳng định hay phủ định gì ráo, mà đâm ra lưỡng lự và biến dạng tương tự như "còn".

Nguyên nhân gì xui khiến "chớ" thay lòng đổi dạ chóng vánh như vậy, thú thật, tôi không rõ.

*

Từ "dễ", theo thói thường, giữ vai trạng từ trong ngữ pháp, phản nghĩa với "khó". Ấy mà, trong lời ta thán thường nghe: "Đàn bà dễ có mấy tay!", "dễ" giữ nhiệm vụ gì, khó xác định sao cho chính xác. Khác với: "Con bé ấy càng lớn trông càng dễ thương", "dễ" có nghĩa như "đáng". Nhưng tuyệt đối, không ai nói: "Con bé ấy càng lớn trông càng đáng thương", vì ý nghĩa của hai câu nói khác nhau nhiều lắm. Tình tiết trong ngôn ngữ Việt đâu phải chỉ đơn giản bao nhiêu đó. Vì, nếu như "thương" được thay bằng "yêu", ta sẽ có "dễ yêu" cũng như "đáng yêu", thì "dễ" và "đáng" lại đồng nghĩa với nhau, mới chết!

"Dễ" còn được người Việt sử dụng trong lời khen: "Thằng đó không biết ăn nhằm giống gì mà lấy được con vợ đẹp dễ sợ." Hay: "Tao mới làm quen được con nhỏ kia đẹp ác." Điểm ngộ nghĩnh trong hai thí dụ vừa nêu là biến tính của hai từ "sợ" và "ác". Nghĩa tiêu cực thuần tuý của chúng tan biến đâu mất, để hỗ trợ tích cực, "nâng cấp" tính đẹp lên tột đỉnh, vượt qua ý niệm giới hạn của "sợ" và "ác"!!! Như thể ở cực điểm, ngôn ngữ cường điệu có khả năng triệt tiêu cả đối tính. Tương tự vậy, người Việt nói: "Con vợ thằng chả nói năng vụng về vậy mà nấu ăn ngon ghê!" thay cho "ngon quá"; hoặc "Ca sĩ X không rành nhạc lý gì hết, vậy mà hát hay kinh khủng!" thay vì "hay tuyệt". Lạ… ghê!

*

Thông thường, "đi" trong Việt ngữ là từ vựng chỉ hành động di chuyển từ A tới B, không phân biệt đi bộ, đi xe đạp, đi xe ngựa xe bò, đi xe ôm, đi xe máy, đi xe đò, đi xe hơi, đi tàu bè hay đi bằng máy bay. Bất kể sử dụng phương tiện giao thông gì, dân Việt đều nói "đi" tuốt luốt.
Ca dao có câu:

"Ði đâu cho thiếp theo cùng.
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam."

"Đi đâu", ở đây, không nêu rõ đích đến của "đi", mà ngụ ý "dù bôn ba chân trời góc bể nào"… Không như, thí dụ trong ca khúc "Bài Hương ca vô tận" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng: "Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương. Hát nữa đi Hương, hát lại bài ca, tiễn anh lên đường…", "đi" hoá ù lì, không nhúc nhích cục cựa gì hết, mà được dùng theo thể mệnh lệnh cách, dùng để sai khiến, đòi hỏi hoặc yêu cầu. Ðôi khi, cả hai thể cùng có mặt, như trong bài thơ "Dạ khúc" của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền được nhạc sĩ Phạm Ðình Chương soạn thành nhạc phẩm "Dạ ‘Tâm’ khúc":

"Ði đi chúng ta đến công viên.
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối.
Ôi môi em như mật đắng.
Như móng sắc thương đau.

Ði đi anh đưa em vào quán rượu.
Có một chút Paris.
Ðể anh được làm thi sĩ.
Hay nửa đêm Hà nội…"

Cũng chưa thấy gì "quan ngại" lắm! Chuyện đáng ngại chỉ xảy ra, khi "đi" cặp kè với "thôi". Còn gì đau lòng hơn, khi lời đề nghị (hẳn là sỗ sàng) của chàng bị nàng ngắn gọn phang cho hai chữ: "Thôi đi!" Trong tình huống này, kiểu nói, hay văn hoa bóng bẩy, phong cách diễn đạt của đối tượng nàng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu giọng nàng ngọt ngào, nũng nịu với một ngắt quãng giữa hai chữ thì chưa sao. Hy vọng còn tràn trề. Chỉ khi nào nàng đổi giọng cau có, thì hy vọng gần như tiêu tùng, liệu tìm lời năn nỉ thì hơn! Và từ "đi" bỗng hoá vô nghĩa, biến dạng thành một thứ gì rất… kỳ cục, người viết không biết phải giải thích sao cho ổn.

*

Khi nói đến từ "mới", người Việt chúng ta đều nghĩ "mới là hình dung từ, trái nghĩa với cũ". Đúng thôi. Ấy mà, khi mẹ nhắn nhủ con gái: "Con ạ, cái thằng X tuy xấu trai học dốt, nhưng là con nhà danh giá, giàu tiền lắm của. Con lấy được nó, tình nghĩa mới bền, mới thật sự là duyên tiền định, con ạ!", thì "mới" lại mang nghĩa "có như vậy".
Không như, trong:

"Khôn ngoan đến cửa quan mới biết.
Giàu có ba mươi Tết mới hay",

"mới" hàm ý "sẽ rõ, sẽ vỡ lẽ".

Ngoài ra, "mới" cũng còn có nghĩa "thoạt, thoáng, vừa". Thí dụ như hai câu ca dao tân thời sau đây (người viết giữ bản quyền):

"Nàng thủ thỉ, tháng này em chưa có.
Chàng mới nghe, muốn cuốn vó chạy cho rồi."

*

Trên đây là dăm ba từ được tôi mạo muội và liều lĩnh gọi là "biến từ" như một cách để tách bạch với "hư từ", theo Hồ Ngọc Đức là những: "Từ không tiêu biểu cho sự vật, hành động hoặc không có đối tượng như nếu, bèn, vậy. . . và chỉ biểu thị những mối quan hệ giữa các thực từ trong câu." ([1])

Vậy, "chớ" ở trên (còn) có thể gọi là "hư từ", chính xác hơn chăng?

***

Truyện ngắn "Tình nghĩa giáo khoa thư" trong tập "Hương rừng Cà mau" của nhà văn Sơn Nam thuật chuyện thầy phái viên nhà báo "Chim Trời" ở Sài gòn xuống tận xóm Cà Bây Ngọp ở miệt Hậu giang, thuở chưa có máy vi tính, để đòi tiền báo độc giả Trần văn Có, tự Tư Có.
Có đoạn, hai người chuyện vãn:

"- Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm phải không thầy phái viên? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó, ổng làm thầy giáo cũng đặt thơ bát cú, tứ cú. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Đó là sách ‘Quốc Văn giáo khoa thư’, thầy còn nhớ không?

Thầy phái viên cười:
- Nhớ chớ. Làm sao mà quên được! Hồi nhỏ tôi hớt ‘ca rê’, tay xách tòn ten bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc minh sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.

Tư Có nói:
- Chắc là thầy muốn nói bài ‘Chốn quê hương đẹp hơn cả’ chớ gì?

Rồi chú đọc một hơi:
- Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: ông đi du sơn du thủy…
- Đó đa! Đó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá… Người du lịch mới trả lời: ở chốn quê hương… từ cái bụi tre ở xó vườn cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi những mối cảm tình chứa chan… Bài đó có hình ông già mang kiếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đóng áo dài."

Nhờ mấy bài học vỡ lòng trong cuốn "Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp sơ đẳng, Việt Nam Tiểu học tùng thư… Sách này do Nha Học Chính đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Đặng Đình Phúc và ông Đỗ Thận soạn… Eo ơi! Cái buổi thơ ấy đó nay còn đâu", mà thầy phái viên nhà báo và ông độc giả nghèo rớt mồng tơi nọ thân thiết nhau. Để sau đó:

"Im lặng một hồi lâu, rất lâu, Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài:
- Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi… Chắc thầy tới đây thâu tiền.
- Đâu có! Đâu có! Mình là bạn đời với nhau…
- Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong… nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo. Tôi ‘đăng’ là vì ái mộ báo Chim Trời chớ ít đọc lắm. Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dành về sau cho đủ bộ.
- Anh Tư đừng ngại chuyện đó. Cứ tiếp tục đọc. Lâu lâu dò nơi mục Thư tín không chừng có lời của tôi thăm hỏi anh Tư. Nếu thấy báo đăng đòi tiền các độc giả, xin anh Tư hiểu rằng đó là nhắc nhở các người khác. Tôi hứa nói lại với ông chủ nhiệm mỗi kỳ gởi tặng anh Tư một số báo, hoài hoài cho tới số chót."

Trong tiểu luận "Sơn Nam xuyên bờ: Tình nghĩa giáo khoa thư ở đầu thế kỷ 21", Đinh Từ Bích Thuý đã mượn ý truyện ngắn này, bằng những nhận xét tinh tế và mẫn cảm đã tâm sự: "Tôi tưởng tượng, lúc này, thay vì phải chèo thuyền như thầy phái viên đến vùng Rạch Giá Cà Mau để tìm mối tương phùng với độc giả, tôi có thể ngồi trước máy tính, đánh điện thư đến thẳng một độc giả, sống ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó ở bên kia địa cầu. (Da Màu, với chủ trương văn chương không biên giới, có lẽ cũng như tờ Chim Trời của Sơn Nam bay vào … thế kỷ 21. Tôi không hiểu người độc giả vô hình này có những khái niệm gì về Da Màu: họ có nghĩ, như ông độc giả ngây thơ miệt vườn của Sơn Nam, rằng chúng tôi là những ảo thuật gia thêu dệt những thế giới không tưởng trên mạng, hay họ đã biết tỏng tòng tong rằng chúng tôi chỉ là những con người bị … mất ngủ kinh niên, hoặc vẫn mộng du giữa những quãng thời gian hỗn tạp, hàng đêm gõ lạch cạch trên những phím của máy tính để trốn thoát cái khe hẹp của đời sống thường nhật?)" ([2])

Đọc và ngẫm lại truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam cũng như bài nhận định của Đinh Từ Bích Thuý, thấy ra mối liên hệ và cái tình giữa người viết và người đọc thời trước và bây giờ khác nhau dễ… sợ. Tôi không phải là phái viên nhà báo lặn lội gian khổ đi đòi nợ ông độc giả, một người tuy ít học và ít đọc, nhưng có lòng quảng đại, vì như ông đã bộc bạch: "Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dành về sau cho đủ bộ." Độc giả báo mạng cũng không phải tốn hao gì, chỉ cần gõ vài cái là thế giới ảo của văn chương và chữ nghĩa hiện ra trước mặt, nhanh như vận tốc ánh sáng. Tương quan giữa tác giả và độc giả, vì vậy, chỉ còn lại sợi vi chữ thuần tuý, vô tình và lỏng lẻo. Không mùi của mực in. Vô cảm của sớ giấy. Không còn những rạo rực đợi ngày báo phát hành, nôn nóng mở trang thư tín, tìm đọc phần trả lời thư "phê bình" của độc giả gởi từ… tháng trước.

Những cảm nghĩ này khiến tôi, đôi lúc, không khỏi âu lo trước những ảo tính, ẩn tính cùng biến tính của chữ nghĩa trong thời đại vi tính hiện nay. Không biết, mai đây mọi sự sẽ chuyển hoá ra sao?

Ngô Nguyên Dũng
________________________________________

[1] Hồ Ngọc Đức, Free Vietnamese Dictionary Project. (http://vi.wiktionary.org/wiki/h%C6%B0_t%E1%BB%AB)
[2] http://archive.damau.org/index.php?option=com_content&task=view&id=4350&Itemid=1


Về Đầu Trang Go down
 
“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Một vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» Cupid cậu bé nổi tiếng trong hội họa
» 3 người mẫu mang sẵn trong mình "DNA của sự nổi tiếng"
» CÁC THI SĨ VIỆT NAM ĐÃ LÊN TIẾNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến