Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
không linh ngam VNCH chuyen bich Trung sáng trong Saigon quốc nhac Nhung ngắn chất phải hoang chẳng quynh nguyet Chung truyện thuoc quang Nguyen quan
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
DVCu
Khách viếng thăm




Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeTue Sep 18, 2012 11:40 pm


Hiện tượng phản ngôn ngữ ở Việt Nam


- Nguyễn Hưng Quốc
14.09.2012

Trên báo chí trong nước, thỉnh thoảng có một số người còn nhiều tâm huyết lên tiếng báo động về tình trạng khủng hoảng của tiếng Việt. Bằng chứng họ nêu lên thường là những cách viết tắt, cố tình sai chính tả hoặc pha nhiều tiếng nước ngoài của giới trẻ trên facebook hay các blog. Nhưng dường như chưa ai thấy điều này: sự khủng hoảng trong tiếng Việt chủ yếu nằm trong lãnh vực chính trị và xuất phát từ giới cầm quyền. Nó nằm ngay trong các nghị quyết của đảng, các bài diễn văn của giới lãnh đạo và, cụ thể nhất, trên trang báo Nhân Dân hay Tạp chí Cộng sản, rồi từ đó, lan đi khắp nơi, trên các cơ quan truyền thông cũng như ở miệng của các cán bộ và đảng viên các cấp.

Không phải người ta không thấy những sự khủng hoảng ấy. Thấy nên phản ứng. Có ba loại phản ứng chính.

Thứ nhất, không tin những gì chính quyền nói. Một trong những câu nói được nhắc nhở nhiều nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu, nguyên Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói”. Xin lưu ý: câu nói ấy chỉ thực sự gây tiếng vang và được phổ biến rộng rãi chủ yếu sau năm 1975, lúc ông Thiệu đã trở thành con người của quá khứ.

Thứ hai, chính những người cộng sản, ngay cả cộng sản cao cấp, cũng thấy thẹn thùng khi sử dụng loại ngôn ngữ họ sáng chế và từng ra sức áp đặt lên xã hội. Có thể nêu lên hai ví dụ. Một là với chữ “đồng chí”. Trước, đó là cách xưng hô chính thức và phổ cập. Sau, nó chỉ hiện hữu trong các cuộc hội nghị. Nói chuyện với nhau, hầu như không ai gọi nhau là “đồng chí” nữa. Nghe chữ “đồng chí” là sợ: nó báo hiệu một màn đấu đá hoặc một tai họa (1). Ngay ở Trung Quốc, chính quyền cũng khuyên dân chúng hạn chế dùng chữ “đồng chí” trên các phương tiện giao thông công cộng (2). Hai là chữ “cộng sản”.

Với nhiều người, kể cả đảng viên, cứ nghe người khác gọi mình là “cộng sản”, họ có cảm giác như nghe một lời chửi mắng. Chứ không có chút tự hào trong đó cả. Nhớ, đã khá lâu, trong một cuộc gặp gỡ ở Úc, một người là đảng viên khá cao cấp, hiện đang làm việc trong ngành truyền thông ở Việt Nam, nhắc đến cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản (1991 & 1996) của tôi, rồi hỏi: “Sao anh không đặt nhan đề là ‘Văn học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’ nhỉ?” Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Thế có khác gì nhau không?” Anh ấy đáp: “Khác chứ. Chữ ‘xã hội chủ nghĩa’ nghe thanh lịch hơn; còn chữ ‘chế độ cộng sản’ nghe ghê quá, cứ như một lời kết án.” Tôi lại hỏi: “Anh là đảng viên mà cũng có ấn tượng vậy sao?” Anh ấy đáp, thật thà: “Đó là ấn tượng chung của toàn xã hội mà. Tên đảng thì không ai dám đổi, nhưng trong đời sống hàng ngày, nghe mấy chữ ấy, mình cũng thấy ngài ngại.”

Thứ ba, phản ứng lại sự lũng đoạn ngôn ngữ của chính quyền dưới hình thức phản-ngôn ngữ (anti-language) qua những cách nói hoàn toàn bất chấp nguyên tắc ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thông thường.

Hiện tượng phản-ngôn ngữ, vốn xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều hình thức khác nhau.

Nhớ, lần đầu tiên tôi về Việt Nam là vào cuối năm 1996. Lần ấy, tôi ở Việt Nam đến bốn tuần. Một trong những ấn tượng sâu đậm nhất còn lại trong tôi là những thay đổi trong tiếng Việt. Có nhiều từ mới và nhiều cách nói mới tôi chỉ mới nghe lần đầu. Ví dụ, trà Lipton được gọi là “trà giật giật”; cái robinet loại mới, có cần nhấc lên nhấc xuống (thay vì vặn theo chiều kim đồng hồ) trong bồn rửa mặt được gọi là “cái gật gù”; ăn cơm vỉa hè được gọi là “cơm bụi”; khuôn mặt trầm ngâm được mô tả là “rất tâm trạng”; hoàn cảnh khó khăn được xem là “rất hoàn cảnh”; thịt beefsteak được gọi là “bò né”. Sau này, đọc báo trong nước, tôi gặp vô số các từ mới khác, như: “đại gia”, “thiếu gia” (3), “chân dài”, “chảnh” (kênh kiệu) (4), “bèo” (rẻ mạt), “khủng” (lớn); “tám” (tán gẫu); “buôn dưa lê” (lê la, nhiều chuyện), “chém gió” (tán chuyện), “gà tóc nâu” (bạn gái), “xe ôm” (bạn trai), “máu khô” (tiền bạc), “con nghẽo” (xe máy), v.v.
Trong các từ mới ấy, có từ hay có từ dở, tuy nhiên, tất cả đều bình thường. Ngôn ngữ lúc nào cũng gắn liền với cuộc sống. Cuộc sống thay đổi, ngôn ngữ thay đổi theo. Những sản phẩm mới, hiện tượng mới và tâm thức mới dẫn đến sự ra đời của các từ mới. Ở đâu cũng vậy. Tất cả các từ điển lớn trên thế giới đều có thói quen cập nhật các từ mới hàng năm. Có năm số từ mới ấy lên đến cả hàng ngàn. Việt Nam không phải và không thể là một ngoại lệ. Đối diện với những từ mới ấy, có hai điều nên tránh: một, xem đó là những từ ngớ ngẩn rồi phủ nhận tuốt luốt; và hai, xem đó là từ…Việt Cộng và tìm cách chối bỏ chúng.

Tuy nhiên, điều tôi chú ý nhất không phải là sự xuất hiện của các từ mới hay các tiếng lóng mới ấy. Mà là những cách nói mới, rất lạ tai, thậm chí, quái gở, phổ biến khắp nơi, ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tiếng tăm, đặc biệt ở Hà Nội.
Có thể tóm gọn các cách nói mới ấy vào bốn điểm.

Thứ nhất, hiện tượng dùng nguyên cả một cụm từ hoặc một từ ghép hoặc một tên riêng của một người, một địa phương hoặc một nước để chỉ lấy ra một từ tố trong đó. Ví dụ, thay vì nói “lâu”, người ta nói “Hà Văn Lâu” (hay “Hồng Lâu Mộng”); thay vì nói “đông” (đúc), người ta nói “Hà Đông”; thay vì nói “xa”, người ta nói “Natasha” (chỉ lấy âm cuối, “Sha”, phát âm theo giọng miền Bắc là “xa”); thay vì nói “xinh” (xắn), người ta nói “nhà vệ sinh” (âm /s/ bị biến thành /x/); thay vì nói “tiện”, người ta nói “đê tiện”; thay vì nói “cạn” (ly), người ta nói “Bắc Cạn”; thay vì nói “can” (ngăn), người ta nói “Lương Văn Can”; và thay vì nói “chia” (tiền), người ta nói “Campuchia”. Cuối cùng, người ta có một mẩu đối thoại lạ lùng như sau:

“Đi gì mà Hà Văn Lâu thế?''
''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''
''Từ đấy đến đây có Natasa không?''
“Không. À, mà hôm nay em trông hơi nhà vệ sinh đấy nhé!”
“Khéo nịnh! Tí nữa, đi về, có đê tiện, mua giùm em tờ báo nhé!”
“Ừ, mà thôi, bây giờ nhậu đi!”
“Ừ, Bắc Cạn đi, các bạn ơi!''
“Thôi, tôi Lương Văn Can đấy!”
''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''

Thứ hai, hiện tượng dùng chữ “vô tư”. Lúc ở Hà Nội, một trong những từ tôi nghe nhiều nhất là từ “vô tư”. Nó được dùng một cách lạm phát.  Cái gì cũng “vô tư”. Bạn bè, gồm toàn các giáo sư và nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội, rủ tôi vào quán thịt cầy. Thấy tôi thoáng chút ngần ngại, họ liền nói: “Cứ vô tư đi mà! Thịt cầy ở đây ngon lắm!” Sau khi uống vài ly rượu, cảm thấy hơi chếnh choáng, tôi xin phép ngưng, họ lại nói: “Không sao đâu, cứ vô tư uống thêm vài ly nữa cho vui. Rượu này ngâm thuốc, bổ lắm!” Cuối tiệc, tôi giành trả tiền, họ lại nói: “Không, bọn tôi đãi, anh cứ vô tư đi!” Cứ thế, trong suốt bữa tiệc hai ba tiếng đồng hồ, tôi nghe không dưới vài chục lần từ “vô tư”. Chữ “vô tư” ấy phổ biến đến độ lọt cả vào trong thơ Nguyễn Duy:

Mình vô tư với ta đi
Vô tư nhau chả cần chi nhiều lời
Vô tư thế chấp đời người
Trắng tay còn chút coi trời bằng vung
Luật chơi cấm kị nửa chừng
Vô tư đặt cọc tận cùng chiếu manh
Liền em vô tư liền anh
Không ngây không dại không đành phải không.

Thứ ba, hiện tượng dùng các phụ từ “hơi bị”. Bình thường, trong tiếng Việt, “bị”, đối lập với “được”, chỉ những gì có ý nghĩa tiêu cực và ngoài ý muốn. Bất cứ người Việt Nam nào cũng biết sự khác biệt giữa hai cách nói “Tôi được thưởng” và “Tôi bị phạt”. Vậy mà, ở Việt Nam, ít nhất từ giữa thập niên 1990 đến nay, ở đâu, người ta cũng nghe kiểu nói “Cô ấy hơi bị hấp dẫn”, “Ông ấy hơi bị giỏi”, “chiếc xe ấy hơi bị sang”, “nhà ấy hơi bị giàu”, hay “bức tranh ấy hơi bị đẹp”, v.v.
Cuối cùng là hiện tượng các thành ngữ mới đã được Thành Phong sưu tập và minh họa trong cuốn Sát thủ đầu mưng mủ (sau đó bị tịch thu, năm 2011), bao gồm những câu kiểu:

ăn chơi sợ gì mưa rơi
buồn như con chuồn chuồn
chán như con gián
chảnh như con cá cảnh
chuyện nhỏ như con thỏ
bực như con mực
cực như con chó mực
đau khổ như con hổ
đen như con mèo hen
đói như con chó sói
đơn giản như đan rổ
dốt như con tốt
đuối như trái chuối
ghét như con bọ chét
già như quả cà
hồn nhiên như cô tiên
im như con chim
lạnh lùng con thạch sùng
ngất ngây con gà tây
ngốc như con ốc
phê như con tê tê
sành điệu củ kiệu
tê tái con gà mái
thô bỉ như con khỉ
tự nhiên như cô tiên
tinh vi sờ ti con lợn
xinh như con tinh tinh

Tất cả những hiện tượng trên đều có một số đặc điểm chung. Thứ nhất, có lẽ chúng xuất phát từ Hà Nội, sau đó, lan truyền ra cả nước, kể cả Sài Gòn. Thứ hai, chúng phổ biến không phải chỉ trong giới trẻ mà còn cả trong giới trí thức lớn tuổi, kể cả giới học giả, giáo sư đại học và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Thứ ba, tất cả những cách nói ấy đều ngược ngạo, thậm chí, vô nghĩa. Chả có ai có thể giải thích được những kiểu nói như “buồn như con chuồn chuồn” hay “chán như con gián” hay “im như con chim”, “xinh như con tinh tinh”… trừ một điều duy nhất: chúng có vần vè với nhau. Vậy thôi.

Trong lịch sử tiếng Việt, thỉnh thoảng lại xuất hiện những hiện tượng mới, đặc biệt trong khẩu ngữ, nhiều nhất là trong tiếng lóng. Tuy nhiên, có lẽ chưa bao giờ lại có những hiện tượng nói năng ngược ngạo và vô nghĩa như hiện nay. Ở miền Nam trước năm 1975, người ta làm quen với những kiểu nói như “lính mà em”, “tiền lính tính liền”, “sức mấy mà buồn”, “bỏ đi Tám”, “OK Salem”, “mút mùa Lệ Thủy”, “thơm như múi mít”, “bắt bò lạc”, “một câu xanh rờn”, v.v. Với hầu hết những kiểu nói như thế, người ta có thể hiểu được. Còn bây giờ? Không ai có thể giải thích được. Chúng ngược ngạo đến mức quái đản. Và chúng vô nghĩa đến mức phi lý.

Vậy tại sao chúng lại ra đời, hơn nữa, phổ biến rộng rãi trong xã hội, ngay trong giới có học thuộc loại cao nhất nước?
Dĩ nhiên không phải vì người ta không biết. Biết, chắc chắn là biết; nhưng người ta vẫn chọn những cách nói ấy. Đó là một chọn lựa có ý thức chứ không phải một thói quen vô tình. Sự chọn lựa ấy chỉ có thể được giải thích bằng một cách: người ta muốn nói khác. Khác với cái gì? Với những quy ước ngôn ngữ đang thống trị trong xã hội và thời đại của họ. Khi những cái khác ấy được thực hiện một cách bất chấp luận lý và quy luật, chúng trở thành một thách thức, một sự chối bỏ, hay đúng hơn, một sự phản kháng. Bình thường, không ai phản kháng ngôn ngữ. Bởi ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ. Người ta chỉ phản kháng tính chất giả dối, khuôn sáo, cũ kỹ, chật chội trong ngôn ngữ hoặc đằng sau ngôn ngữ: văn hóa, chính trị và xã hội. Bởi vậy, tôi mới xem những cách nói ngược ngạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay như một thứ phản-ngôn ngữ: nó là một phần của thứ đối-văn hóa (counter-culture), xuất phát từ động cơ muốn thoát khỏi, thậm chí, chống lại những giá trị, những quy phạm và những chuẩn mực mà người ta không còn tin tưởng và cũng không muốn chấp nhận nữa.

Nói cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Việt Nam mang đầy tính chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị. Thứ chính trị trên dựa trên sự áp chế, độc tài và giả dối; thứ chính trị dưới là một sự phản kháng lại thứ chính trị trên nhưng lại dựa trên một thứ chủ nghĩa hư vô đầy tuyệt vọng.

***
Chú thích:
Có thể thấy điều này qua một ví dụ khá tiêu biểu: Bài thơ “Cho một nhà văn nằm xuống” viết nhân cái chết của nhà văn Nguyên Hồng của Trần Mạnh Hảo (1982) bị phê phán kịch liệt. Võ Văn Kiệt, lúc ấy là Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, cho gọi Trần Mạnh Hảo đến gặp. Trần Mạnh Hảo rất sợ. Thế nhưng cảm giác sợ hãi ấy tiêu tan ngay khi ông nghe câu nói đầu tiên của Võ Văn Kiệt: “Hảo à! Đù má… Mày làm cái gì mà dữ vậy?” Trần Mạnh Hảo giải thích: “Anh phải hiểu rằng tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng đồng chí là ‘có chuyện’. Nghe được lời mắng của anh Sáu (Võ Văn Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là ‘thoát’.” Chuyện này được thuật lại trong bài “Much Ado About Nothing” của Phạm Xuân Nguyên trên Talawas.
http://www.reuters.com/article/2010/05/31/us-china-comrade-idUSTRE64U0WP20100531
Cả hai từ “đại gia” và “thiếu gia” đều là những từ cũ, ngày xưa; bây giờ được dùng lại.
Gần đây, chữ “chảnh” còn được nói dưới hình thức tiếng Anh bồi là “lemon question” (chanh + hỏi); cũng như chữ “vô tư” còn được nói là “no four” (không = vô + bốn = tư). Giống như trước 1975, người ta từng nói “no star where” – không sao đâu.


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeWed Mar 23, 2016 12:22 am

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  2Q==

Tiếng Việt ngày càng bị thoái hóa

Kim Nguyên
Tác giả gửi tới Dân Luận

Đừng dùng sai để tiếng Việt nghèo đi

Xin nêu một vấn đề để cùng nhau suy nghĩ về một số từ ngữ bị sử dụng không thích hợp. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ lâu bởi nhiều người, và câu trả lời là ngôn ngữ nào cũng có sự thay đổi, có những chữ mới sinh ra và những chữ không còn dùng sẽ bị biết mất.

Thiết nghĩ những từ ngữ nào hay, đúng, chính xác và trong sáng thì ta dùng, quảng bá. Những từ ngữ làm mất đi sự trong sáng, phong phú hoặc làm thô tục hóa tiêng Việt thì ta không nên sử dụng hay phổ biến. Ngôn ngữ luôn có sự thay đổi. Nhưng ta chỉ nên chấp nhận thay đổi theo chiều hướng tiến hóa. Những thay đổi có tính cách thoái hóa thì cần phải loại trừ. Việc gìn giữ sự trong sáng, phong phú và thanh tao của tiếng Việt chính là bổn phận của những người làm công tác văn hóa, mà các đài truyền thanh, truyền hình các cơ quan báo chí đóng vai trò tiên phong.

Tôi không đặt vấn đề những chữ được dùng trước 1975 hoặc sau 1975. Trước 1975 nếu sai ta cũng nên loại bỏ: thí dụ như “antibiotic” trước 75 gọi là “trụ sinh”, cái này sai! “kháng sinh” mới đúng. Trước 75 môn vẽ trong ngành kỹ thuật có tên “kỹ nghệ họa” đây là cách nói theo tàu, giống như “Dân Chủ Đảng” thay vì “Đảng Dân Chủ”. Sau 75 dùng chữ “vẽ kỹ thuật” tôi cho là hợp lý hơn. Nói vậy để chứng minh rằng không có vấn đề trước hay sau 75 mà chỉ có vấn đề đúng hay sai, hay hoặc dở.

Hẳn chúng ta không thể phủ nhận việc ngôn ngữ Việt Nam đang bị ai đó hữu ý hay vô tình phá hoại, làm cho nghèo nàn đi. Việc này rất nhiều bậc trí thức có lòng với văn hóa dân tộc đã phân tích nhiều. Tôi không lạm bàn hơn, chỉ xin nêu lên những thí dụ điển hình về việc dùng sai tiếng Việt, phá hoại sư trong sáng, phong phú của ngôn ngữ chúng ta:

- Bây giờ ở trong nước, cái gì họ cũng dùng chữ “hoành tráng” từ ngôi nhà, ngọn núi đến bữa ăn, đám rước, buổi lễ. Riết rồi người ta sẽ bỏ những chữ vốn rất hay, rất phong phú trong ngôn ngữ việt dùng để miêu tả một cái gì đó to lớn: thí dụ tòa nhà nguy nga, tráng lệ; bữa tiệc thịnh soạn, linh đình, sang trọng; cánh rừng bạt ngàn (hay ngút ngàn), lễ hội tưng bừng, huy hoàng; ngọn núi hùng vĩ;... nếu cái gì cũng “hoành tráng” thì chỉ trong vài chục năm nữa những tĩnh từ này sẽ đi vào quên lãng. Có phải tiếng việt đang bị làm cho nghèo đi không?

- Kịch tính: chữ “kịch” nó gợi cho người ta ấn tượng cái gì không thật, được dàn dựng (thí dụ: nó đóng kịch). Thú thật, khi nghe câu: “một trận bóng đầy kịch tính” tôi cứ nghĩ rằng đó là một trận bóng được dàn xếp tỷ số trước (hay bán độ) và các cầu thủ chỉ là những diễn viên trong vở “kịch” ấy. Tiếng Việt mình đâu có thiếu từ trong sáng hơn, rõ ràng hơn và hay hơn nhiều : trận đấu hào hứng, ngoạn mục, hấp dẫn, căng thẳng, nghẹt thở .... Thay vì nói “trận đấu đầy kịch tính”, quý vị nói “trận đấu vô cùng ngoạn mục” tôi bảo đảm không ai là không hiểu. (Nhưng tôi sẽ không phản đối nếu qúy vị nói “một đại hội 12 đầy kịch tính”, cuộc bầu cử QH đầy kịch tính!)

Chữ “khả năng” bây giờ người ta dùng rất bừa bãi, thay cho chữ có thể, có triển vọng. Xin đưa ra vài thí dụ: “sau khi thất nghiệp, anh ta có khả năng không còn khả năng trả tiền nhà” (đã “có khả năng” mà lại “không còn khả năng”). Hoặc: “Sau cuộc giải phẫu, ông ta có khả năng bất lực”. Còn câu này: “ông Trump có khả năng làm tổng thống” nghĩa của nó phải là: “ông Trump có đủ tài, đức để làm tổng thống”. Nhưng không! Hiện giờ trong nước hiểu câu ấy là: “ông Trump có triển vọng (hay “nguy cơ”) làm tổng thống”!!

- Chữ “chất lượng” trong nước dùng sai: “quality” là “phẩm”; “quantity" là “lượng”. Bởi vậy chữ quality tiếng việt phải nói là “phẩm chất” mới đúng.

- Đá: nghiã của từ này là một vật liệu vô cơ, cứng, có sẵn trong thiên nhiên. Nó chưa bao giờ mang ý nghĩa một thực thể nổi lên giữa biển. Nếu bảo sáng chế để làm phong phú thêm thì sẽ không thuyết phục nếu sáng chế chữ “đá” để cho những chữ như “đảo”, “cù lao”, “hòn”, “bãi”… đi vào quên lãng. Xin quý quý vị khách quan đánh giá trong các chữ sau đây chữ nào hay và chỉnh hơn: đá Chữ Thập, hòn Chữ Thập, bãi đá Chữ Thập, đảo Chữ Thập... Dùng chữ “đá” thay chữ “đảo”, e rằng với đà này họ sẽ dùng chữ “nước” thay cho chữ “sông”: bây giờ có “đá Chữ Thập” mai kia sẽ có “nước Đồng Nai”. Nếu bảo vì nó cấu thành từ đá nên gọi là "đá" thì sao không nói "đá Trường Sơn" vì núi cũng cấu thành từ đá mà!

- Chữ "bức xúc" được dùng quá nhiều. Tiếng Việt ta đâu có nghèo nàn như vậy! "Bức xúc" dùng cho tất cả các trường hợp từ nhẹ như "bất bình", "bất mãn", cho đến nặng hơn như "giận dữ", "căm phẫn", "uất hận". Thí dụ: 1- nhân viên "bức xúc" trước cách cư xử bất công của Giám Đốc. 2- người dân "bức xúc" trước hình ảnh 4-5 tên công an vạm vỡ vây đánh một cô gái yếu đuối như Đỗ Thị Minh Hạnh. 3- dân oan "bức xúc" trước việc họ bị cướp nhà, cướp đất sống cảnh màn trời chiếu đất để cho cán bộ đảng viên chia nhau mảnh đất mà tổ tiên của họ dầy công khai phái, vun bồi.... Đúng là ngôn ngữ Việt đang bị "bần cùng hóa".

- Lái xe: động từ này bây giờ lại được “sáng tạo” để dùng như một danh từ! Bây giờ người ta nói: “lái xe” để chỉ người cầm lái chiếc xe. Có cần thiết như vậy không? Tiếng Việt có chữ “tài xế” tại sao lại bỏ đi để thay thế bằng một động từ? Xin hỏi “lái xe của tôi” với “tài xế của tôi” câu nào chỉnh hơn?

- Thay vì: “người mẹ cố tình dìm nước giết con” thì lại cầu kỳ, kiểu cách:“người mẹ cố tình dìm nước gây tử vong cho con”!

Còn nhiều, nhiều lắm, tôi chỉ nêu một vài thì dụ. Xin quý vị làm truyền thông hãy cố gắng bảo vệ, duy trì sự trong sáng; phong phú của tiếng Việt mình vốn đã thoái hóa một cách hết sức thảm hại.

Quý vị đừng lo nói không giống trong nước thì người ta không hiểu. Cứ cho là có những chữ có người không hiểu, nhưng nếu đó là đúng, là hay thì cũng nên học thêm thay vì cứ nhắm mắt dùng những chữ sai. Khi dùng và quảng bá chữ sai là ta vô tình tiếp tay cho kẻ muốn phá hoại tiếng nước ta.

Kim Nguyên (Belgium)

https://www.danluan.org/tin-tuc/20160314/tieng-viet-ngay-cang-bi-thoai-hoa#comment-149834



Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  83fce-thayboixemthienduong2bxhcn-danlambao

Chữ XHCN - Tiếng Việt Hay Tuyệt Vời

XHCN: Đây là viết tắt của Xã Hội Chủ Nghĩa

XHCN cũng dùng để diễn tả cuộc sống và những gì đã và đang xẩy ra ở 1 nước Cộng sản như VN

XHCN : Xù Hết Chủ Nợ (quịt nợ); bankruptcy
XHCN : xếp hàng cả ngày,
XHCN : xuống hố cả nước,
XHCN : xuống hàng chó ngựa,
XHCN : xạo hết chỗ nói,
XHCN : xét hỏi cả ngày,
XHCN : xâm hại con người,
XHCN : xấu hơn cả ngợm,
XHCN : xơi hết cả nhà,
XHCN : xóa hết cội nguồn,
XHCN : xì hơi chết người,
XHCN : xóa hết chữ nghĩa…

Bốn chữ này đều diễn tả đúng cái khốn nạn của các đỉnh cao trí tuệ Hà Nội.
 
Có lẽ chưa có tiếng nước nào mà thần tình đọc ra được nhiều lối như tiếng Việt Nam.

http://chauxuannguyen.org/2015/08/03/chu-xhcn-tieng-vie%CC%A3t-hay-tuye%CC%A3t-voi/#more-267111
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeThu Jul 21, 2016 10:45 am

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Man3-danlambao


Chúng ta / Chúng nó & Tiếng nước mình

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Có lần, tôi (trộm) nghe giáo sư Đỗ Mạnh Tri nói rằng: "Rồi chế độ toàn trị sẽ chấm dứt tại Việt Nam. Nhưng người Việt Nam không thể xây dựng đất nước bằng cách phủ định thực tại Việt Nam. Trong thực tại ấy, có Mác."

Thế còn Mao? Học thuyết Marx - Lénine, tư tưởng Mao Trạch Đông và tác phong Hồ Chí Minh mà. Chính Mao (chứ không phải là Hồ) mới là soạn giả của thảm kịch Cải Cách Ruộng Đất, và là tác giả của của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với sản phẩm phụ là vô số những từ ngữ thô bạo phát sinh ngay sau khi ĐCSVN phóng tay phát động quần chúng:

"Cán bộ: 'Tại sao thằng hào Thức nó lại sướng cao độ thế?'

Chị cốt cán: 'Nó sướng cao độ thế là vì nhà nó đi bóc lột nhân dân.'

Cán bộ: 'Thế tại sao chị lại khổ cao độ thế?'

Chị cốt cán:'Em khổ cao độ thế là vì em bị nó bóc lột em trên một cái vấn đề đi ở cho nó mười mấy năm.' 'Hôm nay em không đi họp được vì nhà em nó cứ khống chế em.'

Chúng ta không được phóng tay lỏng lẻo, mà phải phóng tay chặt chẽ.

Bần cố nông là con đẻ Cụ Hồ, dân nghèo là con nuôi thôi, nên mới đề ra chiếu cố.

Vì giai cấp địa chủ bóc lột mấy nghìn năm nay nên chị Phước mới bị toét mắt." (Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956. Phạm Thị Hoài biên soạn).

Ở thời điểm này, có lẽ, vì ngôn ngữ cách mạng chưa kịp đi sâu vào lòng quần chúng nên mẫu đối thoại thượng dẫn (nghe) vẫn còn hơi ngọng nghịu. Với thời gian, cùng với cuộc chiến giải phóng miền Nam, ngôn từ chiến tranh mới trở nên phổ cập và mỗi lúc một thêm... nhuần nhuyễn:

"Có một lần từ mặt trận đường 9 ghé về thăm nhà, tôi gặp đúng đêm máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Còi báo động từ Nhà hát Lớn rú vang. Quầng sáng ánh đèn điện phía nội thành bỗng như dụi tắt bớt. Rồi những chùm đạn phòng không đỏ lừ thun thút lao lên vòm trời. Rồi bom nổ phía Yên Viên, Cầu Giát…

Còi báo yên, đàn chó trong làng vẫn sủa râm ran, đường làng ngõ xóm vẫn rậm rịch bước chân người, không một ai ngủ lại cả. Các cô các chị thức thẳng từ lúc đó cho tới lúc quẩy gánh rau húng, rau thơm tới các phiên chợ sớm. Người làng Láng chia sẻ âu lo với người nội thành như thế đấy!

Giữa phút tĩnh lặng, nghiêm trang ấy tôi bỗng nghe có tiếng gì động mạnh như tiếng ai đập chiếu trên mặt ao, tiếng đổ vỡ loảng xoảng, ngay sau đó là tiếng kêu la của một người đàn bà:

“Ối bà con xã viên đội một, đội hai, đội ba, đội bốn ơi! Lão chồng tôi tàn ác, thâm độc như đế quốc thực dân. Nó đánh tôi trường kỳ, gian khổ như thế này làm sao tôi chịu nổi?”
...

Đêm sau máy bay Mỹ tiếp tục đánh phá Hà Nội. Đúng vào giây phút không ai chợp mắt nổi ấy, bà Hin lại chạy bổ ra đường la hét váng động cả xóm:

“Ới bà con xã viên ơi! Chiều nay lão chồng tôi không nấu cơm cho tôi ăn. Nó còn giấu biệt hòm gạo đi. Nó rắp tâm triệt hạ kinh tế tôi đấy mà!” (Tô Hoàng - "Nỗi Buồn Lâu Qua." Talawas blog).

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Temp-danlambao0009


Chiến lược, cũng như chiến thuật, trong trận chiến giữa bần nông và phú nông Việt Nam được chỉ đạo sát sao từ nước XHCN anh em Trung Quốc. Cuộc chiến Bắc/Nam cũng vậy. Không ít lương thực, vũ khí, đạn dược, cùng vô số những từ ngữ (mới) cũng đều được chi viện từ nước bạn láng giềng: bảo quản, bồi dưỡng, cải thiện, đại trà, đăng ký, đề xuất, đột xuất, động viên, kiểm điểm, kiểm thảo, hộ khẩu, hộ chiếu, hộ lý, khẩn trương, nhất trí, quản lý, sư trưởng, sự cố, tham quan, thiết kế, tranh thủ, trợ lý, xuất khẩu, xử lý...

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Temp-danlambao0009

Nguồn ảnh: nhabe.hochiminhcity.gov.vn

Nhà phê bình văn học & văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: “Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh... Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng...”

Đôi lúc, tôi còn nghĩ thêm là tiếng nói của miền Bắc (trong nhiều thập niên qua) cũng thế, cũng là thứ ngôn từ của thời chiến chinh, cũng “chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao... cách mạng.”

Chiến cuộc rồi tàn. Bắc/Nam thống nhất. Nam/Bắc hoà lời ca. Nhiều triệu người dân (ở vùng địch tạm chiếm) ca không nổi nên đã liều mạng đâm xầm ra biển, hoặc ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.

Họ chết bờ, chết bụi, chết dấm, chết dúi, chết đói, chết khát, chết đâm, chết chém, chết đạn, chết mìn, chết chìm, chết nổi, chết trôi, chết đuối (ôi thôi) nhiều vô số kể! Đám này chết “cũng tốt thôi” vì toàn là những kẻ thuộc thành phần “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn...” - theo như nguyên văn lời giải thích của Chính Quyền Cách Mạng với dư luận thế giới bên ngoài, và với lũ cột đèn (còn) kẹt lại.

Không hiểu những người vượt biên đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao - nơi đất lạ quê người - nhưng số lượng "bơ thừa sữa cặn" mà họ gửi về cố hương đã (lắm phen) cứu được toàn dân, cũng như toàn Đảng thoát chết... vì đói khát!

Từ đó, Đảng mới “dũng cảm” đổi mới tư duy và – đồng thời – đổi giọng. Những kẻ phản bội tổ quốc (qua đêm) bỗng trở thành “khúc ruột xa ngàn dặm,” và là “thành phần không thể thiếu trong đại gia đình dân tộc." Nghị Quyết số 36-NQ/TƯ - về “Công Tác Ðối Với Người VN Ở Nuớc Ngoài”- đã ra đời (hơi muộn) vào ngày 26 tháng 3 năm 2004, dựa trên cơ sở đó.

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Temp-danlambao0009

N.Q này, tiếc thay, không phát huy được chút hiệu quả nào ráo nạo. Những khúc ruột xa ngàn dặm vẫn nhất định giữ nguyên thái độ xa cách, và coi mọi thứ "ma zê in" Việt Nam (Bộ chính Trị, Chính Phủ, Nhà nước, Quốc Hội... ) đều không khác gì những nùi giẻ rách - kể cả những hạn từ trong tiếng nói hằng ngày mà họ gọi một cách miệt thị là chữ Vẹm hay chữ Việt Cộng:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”

Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”

Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”

Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”

Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.

Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Temp-danlambao0009
Nguồn ảnh: tếu.blogspot.com

Tôi vốn tính hơi ba phải nên rất sợ chuyện chia phe; đã thế, khi nhìn thấy một đường ranh rạch ròi, phân chia bạn/thù (quyết liệt) giữa "chúng ta/chúng nó" thì không khỏi sinh lòng ái ngại, cùng với đôi chút băn khoăn.

Uả, chớ "chúng" là ai vậy – hả Trời?

Chúng có phải là vài chục triệu đồng bào miền Bắc, những nạn nhân đầu tiên của chế độ hiện hành, những kẻ đã bị tra tấn không ngừng - từ hai phần ba thế kỷ qua - bởi cả một cái hệ thống truyền thông (loa/ đài/ sách/ báo) của ĐCSVN không?

Chúng - không chừng - cũng dám là ông hay bà hàng xóm, những người cùng đi chung chuyến vượt biên với chúng ta (hai ba mươi năm trước) chớ ai? Chúng ta nhờ may nên đến được Bangkok, còn họ vì xui nên phải vào ngồi (bóc lịch) ở Băng Ki.

Và chúng có phải là những người trẻ cỡ tuổi con cháu của chúng ta, sinh ra và lớn lên "trong lòng cách mạng," chưa bao giờ có dịp tiếp xúc với một thứ ngôn từ nào khác ngoài tiếng Vẹm (hay tiếng Việt Cộng) không?

Ngôn ngữ có đời sống và tuổi thọ riêng của nó. Sinh mệnh của cái được gọi là tiếng Vẹm; tuy thế, tuỳ thuộc không ít vào sự tồn vong của chế độ hiện hành.

Tiếng Việt Cộng chỉ thôi phổ cập, và dần bị đào thải, sau khi chế độ này không còn có thể tiếp tục hoành hành nữa. Và việc dứt điểm nó sẽ không thể xẩy ra nếu mọi người vẫn cứ giữ khư khư cái lằn ranh phân chia bạn/thù ("chúng ta/chúng nó") giữa lòng dân tộc.

21.07.2016

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com

Não trạng của trí thức XHCN ... (sợ)
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Na%25CC%2583o%2Btra%25CC%25A3ng%2Bcu%25CC%2589a%2Btri%25CC%2581%2Bthu%25CC%259B%25CC%2581c%2BXHCN-babui-danlambao

Babui (Danlambao)


Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeFri Dec 23, 2016 12:05 am

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  2Q==


Cái chết của một ngôn ngữ: tiếng Việt Sài Gòn cũ
- Trịnh Thanh Th
ủy

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước.

Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam.

Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Nguời dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Unnamed-82

Song song với việc "thống nhất" đất nước, Việt Nam đã "thống nhất hoá" tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong.

"Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi:

"Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước:

Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy

Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.
(http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)

Ngoài nước:

Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga

Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.
(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48362&z=75)

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...

Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.


(https://2img.net/h/i12.photobucket.com/albums/a215/unisom/thualuonJPG.jpg)

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitimeTue Jul 09, 2019 4:16 pm

.
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Thoi-quen-noi-tuc-chui-the
 
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề
- Huy Phương


Nói tục, chửi thề có sướng không? Không khoái lỗ miệng thì người ta đã không nói. Bỗng dưng một hôm, gặp một thằng bạn nối khố bốn mươi, năm mươi năm về trước, mừng quá không dằn được tấm lòng hoan hỷ, đã kêu lên: “Tổ cha mi, tau tưởng mi chết mô mất đất rồi!”

Tiếng chửi không có gì là tục tằn mà còn mang chút âu yếm chỉ dành cho những người và những gì thân ái nhất. Không tin, bạn có quen biết thì cứ hỏi các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, gặp gỡ nhau là cứ ríu ra ríu rít, “mệ nội, tổ cha” lia chia mà không thấy gì trong đó là có chút vô giáo dục.
Cũng có những tiếng chửi thề “vô ý thức”, người nói luôn luôn dùng xen kẻ trong câu nói và trở thành một thói quen không bỏ được, tiếng chửi tục chen vào không có liên quan hay tỏ một thái độ gì với câu chuyện, có thể nghe trong bàn nhậu ngoài quán:
“Hôm qua tao đi Las Vegas về (đ.má) đóng tiền điện mất toi gần $500, lại bị kẹt xe (đ.má), sáng nay nhức đầu quá, dậy không nỗi (đ.má)... Cũng có tiếng chửi thề khi nóng giận hay “xì nẹc” (s’énerver) về một việc gì không vừa ý: “Đ. mẹ, cái quân lừa thầy, phản bạn!” Những tiếng chửi thề này, người Việt Nam mình gọi là “xổ tiếng... Đức”, hay rõ hơn là “tiếng Đan Mạch”. Thật là oan cho hai ngôn ngữ này.

Khi người ta uất ức, giận dữ không kềm được, nói tục hay chửi thề một “phát” để bày tỏ phẫn nộ. Trong ca dao tục ngữ không nghe tiếng chửi tục, nhưng chúng ta có thể tìm thấy nó trong văn chương:
“Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
 Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!” (Cao Bá Quát)

Trần Dần, một nhà văn miền Bắc nổi tiếng trong nhóm Nhân Văn bị trù dập, đã có lần viết: “Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị nắm tư tưởng. Nắm... nắm con cặc” (Trần Dần ghi 1954-1960 – Văn Nghệ xb.2000). Đúng là văn chương phản kháng bằng ... chửi tục. Chửi ai, ngoài kẻ đáng chửi nhất là... đảng.

Chúng ta đừng nên coi thường và đánh giá thấp những tiếng chửi thề, vì các khoa học gia đã khám phá ra rằng chửi thề là một cách giải tỏa những căng thẳng, ẩn ức để tâm lý con người được quân bình hơn. Timothy B. Jay, giáo sư tâm lý học người Hoa kỳ, tác giả một cuốn sách mới xuất bản với cái tên lạ lùng “Tại Sao Chúng Ta Chửi Thề” cho rằng đó là một cách duy nhất để giải tỏa những nỗi ẩn ức trong lòng, như người bệnh chửi thể cho đỡ những cơn đau đớn, các nhà thể thao trên sân đấu đôi khi chửi thề để ngụy biện cho một bàn thua.

Theo tác giả cuốn sách này, chính sự chửi thề có giá trị để tránh được các cuộc xung đột bằng vũ lực, bằng đấm đá, cấu xé nhau như ở loài vật, vì chúng không thể hiện giận dữ bằng ngôn ngữ được. Tuy vậy người ta vẫn thường đánh giá thấp việc chửi thề và coi như  những người thiếu văn hóa mới xử dụng nó. Đàn ông lại hay xử dụng chưỉ thề hơn đàn bà và giới trẻ ngày nay cũng tham gia... chửi thề không kém.
Vậy phải chăng, nói tục, chửi thề ngoài thói quen không được kiểm soát ra, là một thái độ để giải toả những gì đã dồn nén lên con người: cơm áo, công ăn việc làm, đời sống... Miền Bắc ngày trước, mọi lời ăn tiếng nói, hành động đều bị theo dõi, kiểm soát, hay những bất mãn sau này phải bung ra bằng ngôn ngữ. Những ẩn ức không gì giải quyết được, chỉ có nói tục, chửi thề mới hả dạ phần nào.

Sau tháng 4-1975, tại miền Nam, trong ngành giáo dục, các thầy cô giáo mới thấy rõ ưu điểm của học sinh mình mà lâu nay họ không để ý tới, là học sinh miền Nam lễ phép, thật thà và không nói tục, chửi thề như học sinh miền Bắc mới theo cha mẹ vào tiếp thu miền Nam. Phải lâu lắm lớp trẻ con này mới xóa bỏ được cái thói quen ấy và bắt chước được trẻ con miền Nam.
Ở miền Bắc, các bạn tù cải tạo có dịp đi sâu vào thôn xóm làng mạc xa xuôi đã chứng kiến nhiều thứ “văn hóa”viết vẽ lên tường nhà trường, hợp tác xã của con cháu bác Hồ, và “văn hóa” nói tục của phụ nữ miền Bắc, nhất là thành phần lính tráng, công an, cán bộ “gái”. Thôi thì thời chiến tranh, cha mẹ lo đi nghĩa vụ quốc gia, quốc tế, gởi con vào nhà trẻ cho các bà giữ trẻ, đồng lương ít ỏi, bất mãn, chanh chua, chửi tục, giáo dục con cái mình thành những thứ tinh hoa “xã hội chủ nghĩa” thì cũng đành chấp nhận.

Nhà trẻ là những chiếc nôi của tuổi đời cũng như của giáo dục, thế mà các cán bộ nhà trẻ lại là những người lương ít ỏi, không thân thế, luẩn quân trong bốn bức tường chật hẹp, bao nhiêu bực dọc, bất mãn được đổ lên đầu con trẻ với những câu chửi rủa tục tằn. Lớn lên trong môi trường nói tục, vẽ tục, viết tục, thứ người được trồng lên trên mảnh đất ấy, không khá lên với lời ăn tiếng nói được. Vụ ông Giám Đốc Air Việt Nam trong lần được phóng viên Đài BBC phỏng vấn cách đây không lâu, tuy chưa phát ra tiếng chửi thề, nhưng lối ăn nói như thế cũng được người ta đánh giá là thiếu... ”văn hóa”.

Xin kể hầu quí bạn đọc câu chuyện sau đây, sáng tác của quần chúng vô danh, tiêu biểu kiểu ăn nói “bạt mạng”, nhân vật “tôi” cũng như sự việc trong chuyện đều “hư cấu” :
“Trong một dịp về Việt Nam, tôi đã đến thăm một người bạn cũ hiện nay là một cô giáo dạy văn tại một trường cấp 3 tại Hà Nội. Đối với  một người ở nước ngoài về như tôi, đi tìm nhà một người quen trong thành phố này quả  là khó khăn. Vào một con hẽm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà cô giáo Xuân, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời tôi: “Tôi... đéo nghe ông nói gì cả!” Tôi không buồn, đi tiếp và hỏi hai đứa trẻ đang mãi chơi bên đường, chúng trả lời thẳng thừng, chẳng cần nhìn tới khách hỏi là ai: “Đéo... biết”.

Cuối cùng tôi tìm ra nhà cô giáo. Sau khi thăm hỏi, trò chuyện, tôi trách cô về lối ăn nói, tự nhiên, sỗ sàng... ”đéo” có văn hóa ở khu xóm cô, và hỏi cô đã nghĩ gì trong khi cô là một nhà... trồng người. Cô tâm sự: “Tôi đã cố hết sức tôi, nhưng học sinh... đéo nghe, nên cũng đành bó tay. Tôi kể anh nghe một chuyện, có lần,  trong một bài học về dũng sĩ diệt Mỹ, tôi hỏi một học sinh định nghĩa về hai chữ “dũng sĩ”, em trả lời ngon ơ rằng “dũng sĩ là... đéo sợ!”

Trong một cuộc họp với một Thứ Trưởng về định hướng giáo dục XHCN, tôi đã đem vấn đề này than phiền với cấp trên. Hôm ấy, trước mấy trăm giáo chức có mặt trong phòng hội, ông Thứ Trưởng đã nói rằng:
- Cô vừa nói học sinh cô định nghĩa về dũng sĩ, nếu chúng nói như vậy thì cũng... đéo sai. Tuy nhiên đây là vấn đề khá trăn trở với tôi, nhưng nhiều khi mình cũng... đéo biết giải quyết ra sao!  Giáo dục thì... đéo có ngân khoản, trong khi có tiền cho tượng đài, văn phòng tỉnh huyện, khách sạn, sân golf thì... đéo thiếu. Chính sách... đéo nghĩ đến tương lai con em, chúng ta là cấp thừa hành,... đéo nghĩ làm gì cho nhọc xác.

Tôi rất buồn và kết luận với cô giáo một câu rất ư là “cá mè một lứa”: “Tương lai đất nước như thế này thì... đéo khá cô ạ!”

Huy Phương
.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề    Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Văn Hoá Nói Tục Chửi Thề
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ăn mặc & Ăn nói
» VĂN HOÁ KOREA VÀ PHẬT GIÁO QUA PHIM “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…” - Trần Ngọc Thêm
» Đài Trung Quốc nói về "nhập khẩu" phụ nữ Việt (BBC)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến