Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nguyen sáng Trung nhac ngắn linh quan quynh Saigon truyện chất ngam phải quang thuoc chuyen Nhung trong bich nguyet Chung không chẳng hoang VNCH quốc
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Di dân gốc Việt và những được mất đời thường

Go down 
Tác giảThông điệp
hatran
Khách viếng thăm




Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Empty
Bài gửiTiêu đề: Di dân gốc Việt và những được mất đời thường    Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 5:37 pm

Di dân gốc Việt và những được mất đời thường

Ngọc Lan/Người Việt



WESTMINSTER (NV) -“American Dream” - Giấc Mơ Mỹ - giấc mơ cho tất cả những ai khao khát một cuộc sống tốt hơn, giàu hơn và đầy đủ hơn. Và tùy từng hoàn cảnh, từng cuộc đời, mỗi di dân đến mảnh đất này mang theo một “giấc mơ Mỹ” rất khác nhau.

Câu chuyện của bà Quách Ngọc Yến (Yến Lê) ở San Jose, của ông Ðạt Diệp ở San Diego, và của ông Jimmy Phan ở Bắc California, những người Mỹ gốc Việt có mặt tại miền đất tự do này từ hơn 20 năm qua, cho thấy phần nào những thành, bại cũng như cảm nhận về ý nghĩa của hai chữ “tự do” đa dạng và thú vị hơn những điều mọi người vẫn nghĩ.

***

Từ chiếc xe lunch đến Lee's Sandwiches


Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  147935-DP_Lee.400

Bà Quách Ngọc Yến, cư dân San Jose: “Muốn nhận thật nhiều, trước hết tay phải mở rộng.” Hình: Vợ chồng chủ hệ thống Lee Sandwiches, bà Quách Ngọc Yến và ông Lê Chiêu. (Hình: Gia đình cung cấp)


Tám cửa tiệm Lee's Sandwiches tại miền Nam California, 40 tiệm 'franchise' trên nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, và hơn 300 xe “lunch” (lunch trucks) đậu trong “sân nhà” là những gì mà vợ chồng bà Quách Ngọc Yến cùng gia đình gầy dựng được từ khi đặt chân tới Mỹ năm 1979, cho đến nay.

Năm 1978, bà Quách Ngọc Yến, khi đó mới 21 tuổi, con một chủ vựa bán vật liệu xây dựng ở Sài Gòn, cùng chồng là ông Lê Chiêu, con một chủ lò đường ở Long Xuyên, cũng 21 tuổi, mỗi người dẫn theo 3 người em ruột, theo một ông chú, xuống tàu vượt biên.

Ðến Mỹ năm 1979, cũng vất vả, khó khăn như bao người di dân khác, ông Chiêu Lê khởi đầu công việc mưu sinh bằng nghề xẻ thịt bò tại tiểu bang New Mexico.

Sáu tháng sau, khi cả gia đình đoàn tụ tại Mỹ, vợ chồng bà Yến dời về miền Bắc California, chọn San Jose làm nơi định cư. Tại đây, ông Chiêu Lê bắt đầu công việc phụ bán hàng cho một xe “lunch.” Nhưng chỉ sau hơn 2 tháng, với số tiền dành dụm được, vợ chồng bà Yến mua lại một chiếc xe lunch của người Mỹ. Kể từ đó, “tôi lái xe, còn anh Chiêu đứng chiên xào thức ăn trong lúc xe đang chạy, lái lòng vòng mấy hãng điện tử, những nơi đang xây dựng, để bán cho người ta vào giờ ăn trưa.”

Bằng giọng nói thanh thản, nhẹ nhàng, chủ nhân hệ thống Lee's Sandwiches kể tiếp, “năm 1981, tức chỉ một năm sau, với sự phát triển và trợ giúp của gia đình, vợ chồng tôi phát triển lên thành 10 chiếc, rồi mở hãng. Có thời gian, mình có tới cả 500 chiếc xe lunch của khách hàng đậu ở bến của mình để sáng mình cung cấp hàng cho họ đi bán.”

Song song với việc kinh doanh xe “lunch,” từ năm 1983, mỗi Chủ Nhật, thấy xe để không, ông bà Lê Văn Bá, thân phụ mẫu của ông Chiêu, đề nghị “dùng xe lunch để mang bánh mì ra bán nơi ngã tư coi có được không.”

“Ai ngờ lúc đậu đó bán, người ta ủng hộ rất đông. Thế là khoảng 3 năm sau, do đậu xe ở đó bị cảnh sát phạt hoài nên gia đình bàn nhau mướn tiệm để làm, rồi phát triển luôn.” Bà Yến nhớ lại.

Tuy nhiên, từ năm 1983 đến năm 2000, bánh mì Lee's Sandwiches vẫn chỉ có hai tiệm ở San Jose. Năm 2001, ông Chiêu Lê cùng người con trai lớn là Minh Lê bắt đầu suy nghĩ đến chuyện phát triển thương hiệu bánh mì Lee's Sandwiches thành hệ thống chi nhánh “franchise” có tầm vóc lớn hơn.

Cuộc đời, người ta vẫn nói “ông trời không cho ai được mọi sự hoàn hảo nhưng cũng không đẩy ai đến bước cùng cực không lối thoát.” Ý tưởng đưa thương hiệu Lee's Sandwiches vào thị trường Mỹ vừa thành hình thì một tai nạn lớn xảy ra cho gia đình: Minh Lê qua đời trong một tai nạn giao thông.

Nỗi đau đớn tê điếng đó không làm vợ chồng bà Yến ngã quỵ, mà ngược lại, nó như tiếp thêm ý chí để người mẹ, người cha vừa mất con này, bằng mọi cách phải thực hiện cho được ước mơ, ý tưởng của đứa con trai mình.

Hai vợ chồng bà cùng làm. Cả gia đình cùng làm. Ðể miền Nam California có sự hiện diện của Lee's Sandwiches kể từ đó. Ðể nhiều tiểu bang trên đất nước Hoa Kỳ có Lee's Sandwiches kể từ đó. Và, để một thương hiệu bánh mì Việt Nam chính thức bước vào thị trường dòng chính kể từ đó.

Không dừng lại ở bánh mì, ông Chiêu Lê còn sang Pháp tìm người học cách pha chế cà phê, từ rang, xay, đến thử hương vị. Gần 10 năm nay, cà phê Lee's Sanwiches không chỉ trở nên quen thuộc và được ưa thích, mà từ cuối năm 2011 những bình cà phê sữa hiệu Lee's Sandwiches đã tự hào có mặt trên kệ hàng của công ty Costco, khu vực Nam California.

Ðánh giá sự thành công của Lee's Sandwiches đến ngày hôm nay, bà Yến Lê cho rằng “thực sự là do may mắn và nhờ ơn trên,” kế nữa là “nhân viên quá giỏi, vì nếu không, mình chỉ có hai tay thì không làm nổi đâu.” Ðồng thời “nếu không có sự thương mến, ủng hộ của khách hàng thì những dự tính của mình cũng không thành.”

Dường như bà không muốn nhắc đến những nhọc nhằn mà vợ chồng bà đã bỏ ra trong suốt những năm tháng đầu, làm việc 6 ngày một tuần, ngủ chừng 5 tiếng mỗi đêm, và nỗi lo thường nhật: “Liệu bán có đủ tiền chi phí cho gia đình, tiền tả sữa cho con hay không.”

Theo chủ nhân Lee's Sandwiches, “Trong suốt mấy mươi năm qua, dù có những lúc lao đao, nhưng chưa bao giờ mình có ý định bỏ nghề, chuyển theo hướng khác. Tôi thấy ở xứ này, nếu mình cố gắng, làm thật tốt thật chăm, đương nhiên phải có cơ hội nữa, nhưng nếu mình cố gắng, đừng chán nản thì mình không bị phụ lòng đâu.”

Bà Yến Lê nói như tâm tình: “Vợ chồng tôi quan niệm, tay mình phải mở thì mình mới nhận được, tay mình cứ nắm thì mình không nhận được gì hết. Muốn nhận thật nhiều, trước hết tay phải mở rộng. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là điều mình phải luôn ghi nhớ từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Tôi dạy con mình cũng theo suy nghĩ ấy.”

Không thể kể hết những đóng góp của Lee's Sandwiches đối với cộng đồng, đối với đất nước này. Nhưng riêng với người dân Little Saigon, Orange County, chỉ cần nhìn thấy ngôi trường Coastline Community College, với trung tâm Le-Jao Center cạnh tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ, là người ta lại nhớ đến tấm lòng của người đứng đầu hệ thống Lee's Sandwiches.


Ðạt Diệp và niềm tin vào cơ hội

“Năm 1978, trước ngày đổi tiền lần thứ hai một ngày, tụi phường đội và ủy ban nhân dân phường ập vô nhà yêu cầu nội bất xuất ngoại bất nhập và đọc văn bản nói nhà tôi là tư bản thương nghiệp cần được cải tạo, không được ở thành phố mà phải đi kinh tế mới.”


Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  147935-DP_Datdiep.400

Ông Ðạt Diệp, cư dân San Jose: “Ai vừa chịu khó vừa có ý chí tiến thân thì đây là đất nước tạo ra cho mình được mọi điều.” Hình: Ông Ðạt Diệp cùng vợ và hai con. (Hình: Gia đình cung cấp)


Kể từ ngày đó, cậu học trò lớp 10 có tên Ðạt Diệp chấm dứt cuộc đời học sinh, theo gia đình về sống ở vùng kinh tế mới Tầm Vu, Long An.

Ông Ðạt Diệp, hiện là cư dân ở San Diego, nhớ mãi kỷ niệm ngày đầu đi “kinh tế mới:” “Nơi mình tới là Tầm Vu-Long An, nhưng vì họ muốn lấy nhà mình ngay nên dù nhà lá ở kinh tế mới chưa xây xong họ vẫn xúc mình đi và cho mình ở tạm trong một trường học tại huyện Thủ Thừa.”

Theo lời ông Ðạt, thân phụ ông không quen ngủ dưới sàn nhà nên bèn “ra chợ dò la coi có ai cho thuê phòng không.” Cảm thương cho hoàn cảnh, một bà cụ đồng ý cho hai cha con ông Ðạt đến ngủ nhờ “không lấy tiền.”

“Thế nhưng, đêm đó cúp điện, khi chuẩn bị bước vào nhà đi ngủ thì tôi nghe những tiếng chen chét, chin chít ghê rợn thật to chan chát vào tai. Tôi cầm cái đèn dầu từ nơi tay bà cụ soi lên thì thấy một cảnh tượng kinh khủng. Chuột, chuột và chuột. Tới hàng trăm con trừng mắt chăm chăm vào hai cha con tôi. Ðêm đó thật hai cha con tôi không ngủ được, cứ nằm mà nhìn lên nóc mùng xem chuột diễn hành. Rồi phải nằm co chân lại vì thẳng chân ra là nó gặm ngón chân.” Ông Ðạt nhớ lại cái “đêm thật dài” đó.

Sau một năm sống ở kinh tế mới, Ðạt Diệp trở về Sài Gòn, bắt đầu “lang thang buôn bán ngoài chợ, làm gì sống được thì cứ làm” cho đến đúng ngày 30 tháng 4 năm 1985, ông Ðạt có mặt tại Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh ODP.

“Lúc đó mới bắt đầu lo. Tương lai mờ mịt. Không biết phải bắt đầu như thế nào. Khi đó chỉ có tôi và người chị dưới 21 tuổi, được đi theo ba má tôi. Cho nên cảm thấy nỗi lo còn nhiều anh chị em và các cháu còn ở Việt Nam.” Ông Diệp kể.

Nỗi niềm đó khiến Ðạt Diệp, lúc ấy mới 23 tuổi, “không nghĩ đến chuyện đi học lại, vì sợ đi học không thì không có tiền, nên chọn đi học nghề sửa xe.”

Cùng thời gian đi học nghề, buổi tối ông Ðạt lại đi phụ làm thêm ở một quán cà phê. Ðến lúc lấy được bằng sửa xe, không kiếm được việc làm, người đàn ông này khi đó chuyển sang đi làm cho tiệm phở 54 ở San Diego.

Năm 1987, khi tiệm phở mở cổ phần, ông Ðạt cũng gom góp, mượn thêm người thân cho đủ số $6,000 hùn vào. Tuy nhiên, hai năm sau, tiệm bắt đầu thua lỗ, ông Ðạt rút lại cổ phần của mình và “lúc đó tôi đi học lại lấy bằng như trung học.”

Nhờ sự giới thiệu của một người bạn, từ năm 1989, ông Ðạt Diệp vào làm ở hãng Autosplice Inc. cho đến Tháng Sáu năm 2009.

Ông Ðạt cho biết: “Thời gian đó, cũng do sức mình cố gắng, hơn một năm sau thì tôi lên làm 'lead.' Ðến 1997 thì được lên làm 'production supervisor'. Tôi không được lên làm manager vì tôi không có bằng đại học 4 năm, dù lương bổng của tôi tương đương với người quản lý.”

Do kinh tế xuống dốc, từ giữa năm 2009, công ty chuyển qua Mexico, ông Ðạt thất nghiệp sau 20 năm làm việc cho hãng Autosplice Inc.

Nhìn lại 27 năm sống tại mảnh đất tự do, ông Ðạt Diệp bày tỏ: “Tôi cảm ơn đất nước này lắm. Vì mình là người Việt Nam nhưng mình lại không được chấp nhận trên quê hương mình. Vậy mà mình sang đây, đất nước này lại cưu mang mình, cho mình nhiều cơ hội để thăng tiến. Người khác tôi không biết, nhưng như bản thân tôi, trình độ văn hóa không có, không có cái gì hết, tôi thấy đất nước của cơ hội, ai vừa chịu khó vừa có ý chí tiến thân thì đây là đất nước tạo ra cho mình được mọi điều.”

Sau thời gian không kiếm việc được ở San Diego, hiện tại, ông Ðạt có được việc làm billing cho một hãng Ambulance ở thành phố Huntington Beach, Orange County.

Tuy nhiên, người đàn ông này nói lạc quan: “Tôi không bỏ cuộc. Hiện nay mỗi ngày tôi vẫn đi kiếm việc làm, vẫn đi rải đơn. Mong ước của tôi là có việc làm ở San Diego để trở về gần với gia đình, với vợ và hai con của tôi.”


Jimmy Phan và câu chuyện “làm người tử tế”

“Ở Việt Nam, cuộc sống của tôi là ngày qua ngày, và tôi có lý do để sống hoang đàng. Ở đây, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng suốt thời gian qua, lúc nào tôi cũng mang tâm trạng lo cơm áo gạo tiền, nhà cửa, con cái, cảm thấy buồn vì mình không sống tự do như mình muốn, mà phải ép mình làm người tử tế.”

Di dân gốc Việt và những được mất đời thường  147935-DP_Jimmphan.400

Ông Jimmy Phan, cư dân Bắc California: “Dù không muốn, tôi phải ép mình làm người tử tế khi sang đây.” Hình: Ông Jimmy Phan cùng các cháu nội ngoại của mình. (Hình: Gia đình cung cấp)


Ông Jimmy Phan, 55 tuổi, vừa nghỉ hưu sau 16 năm làm việc cho San Jose Evergreen District, nêu suy nghĩ một cách thẳng thắn, sau hơn 20 năm đặt chân đến Hoa Kỳ.

Năm 1975, vừa xong trung học thì ngày 30 tháng 4 ập đến, “không còn đến trường, không thấy tương lai, lại bị khủng bố tinh thần bởi chuyện bị bắt đi bộ đội, đi thanh niên xung phong, tôi mở quán cà phê vỉa hè ở góc Hàn Thuyên, bên hông nhà thờ Ðức Bà kiếm sống. Rồi bị đuổi chạy, chuyển sang bán chợ trời, bán đủ thứ.” Ông Jimmy kể bằng một giọng bất cần đời.

Theo lời ông Jimmy, thời điểm đó “bố mẹ còn không thể tự lo cho họ được nữa thì mình phải tự bươn chải, mạnh ai nấy sống” và ông “sống bụi đời” theo nghĩa “sống ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà, ngủ ở nhà bạn, ngủ ngoài quán cà phê vỉa hè, bạ đâu ăn đó.”

Trong hoàn cảnh như vậy, ông “lập gia đình sớm với một phụ nữ có đứa con lai” và tiếp tục cuộc sống như nhiều người dân Sài Gòn khi đó: “Vợ bán bánh cay, bán thuốc lá, tôi mở hai cây xăng, tức 2 cục gạch thẻ đặt trên lề đường, vợ tôi một cây, tôi một cây.”

“Lúc đó ai làm được gì thì làm. Khi có chút ít để dành thì chuyển sang đạp xích lô. Cũng có lúc tôi làm lò bánh mì. Cũng có lúc tôi kiếm được rất nhiều tiền, rồi sa vào cờ bạc, trai gái, cũng trắng tay.” Ông Jimmy nhớ lại.

Cuộc sống cứ vậy trôi qua, đến năm 1990, “thoắt cái tôi qua Mỹ theo diện con lai, khi trong đầu chưa từng nghĩ đến chuyện vượt biên, đi Mỹ.”

Ông Jimmy không nhắc đến những bỡ ngỡ của buổi đầu đến Mỹ, ông chỉ nhớ những điều ông bị “sốc” khi vừa rời khỏi Sài Gòn, đến Philippines chờ ngày sang Mỹ.

Vẫn bằng giọng nói có chút gì như cay đắng, ông kể tiếp: “Lúc ở Sài Gòn, mình muốn ăn cái gì mình ngồi một chỗ kêu là có người mang tới, từ cơm phở đến cà phê, ở nhà thì có ba mẹ lo cho. Nhưng khi ngày đầu đến Phi, phải xếp hàng bưng cái mâm chờ người ta múc cơm múc đồ ăn đổ vào, tôi ‘sốc’ không ăn. Rồi khi đó tiếng Anh lại không hiểu không biết, lúc đứng chờ lên xe bus, người ta nói gì mình chả hiểu, thế là một ông đến đá đá vào chân tôi. Các con tôi còn nhỏ, lần đầu tiên nhìn bố bị người ta đá như vậy, tụi nó khóc òa lên. Tôi lại bị ‘sốc.”.

Tuy nhiên, khi đặt chân đến San Jose, được dẫn đến khu Lion Plaza, nhìn thấy cảnh người ta chơi cờ tướng, đánh domino, binh xập xám chướng thì ông Jimmy cảm thấy chẳng khác chi Việt Nam. Và ông bằng lòng với cuộc sống nơi đó.


Người Việt tại Quận Cam có mức phân phối dân số theo tuổi cũng gần tương tự như dân số toàn bộ quận Cam, chỉ khác ở chỗ nhiều người ở lứa tuổi 35 tới 44 hơn, theo thống kê 2010. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

Sau một năm chờ cho đủ thời gian trở thành thường trú nhân, ông trở lại trường học từ năm 1991, bắt đầu từ những lớp ESL. Ðến năm 1995, Jimmy lấy bằng college 2 năm ngành CIS và được giới thiệu vào làm việc tại San Jose Evergreen District cho đến giữa Tháng Ba năm 2012 thì về hưu sớm cùng một số hứa hẹn đãi ngộ về bảo hiểm y tế.

Hiện tại, ông Jimmy vui trong việc lo chăm sóc cho 3 đứa cháu ngoại của mình, từ việc chăm sóc, ăn uống, đưa đón học hành.

Ông chia sẻ: “Hiện tại, tôi không phải lo về kinh tế, bởi tôi đã tạo dựng được nhà cửa đề huề cho vợ con tôi. Tôi không phải lo toan làm lụng vì tôi có thể sống bằng lương hưu của mình. Nhưng sao tôi vẫn có cảm giác mình không sống thật với mình được. Tình cảm giữa người với người ở đây không có sự gần gũi như khi còn ở Việt Nam.”

Nhưng điều khiến người đàn ông này “bức bối” nhất dường như là bởi ông “không được làm người 'hoang đàng tử tế'” như ông mong muốn, mà “phải ép mình làm người tử tế khi sống tại đây.”



.
Về Đầu Trang Go down
 
Di dân gốc Việt và những được mất đời thường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến