Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan sáng truyện VNCH Nhung linh quốc không quynh nhac chẳng ngắn chất trong bich phải Saigon quang ngam Chung hoang nguyet Trung chuyen thuoc Nguyen
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeSat Jan 02, 2016 3:56 pm

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Myanmar-1--621x414

Việt Nam có thể theo Myanmar được không?

Ngô Nhân Dụng

Sau cuộc bàu cử ở Myanmar ngày 8 tháng 11 năm 2015, nhiều người ở Việt Nam hào hứng nghĩ rằng nước ta có thể noi theo con đường dân chủ hóa của họ. Gần 100 đảng viên cộng sản đã ký bức tư gửi Bộ Chính Trị công khai bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản và lên án chế độ cộng sản; mạnh dạn yêu cầu các hành động dân chủ hóa. Trên báo mạng, có người còn đặt câu hỏi, “Ai sẽ là Thein Sein và Aung San Suu Kyi của Việt Nam?”

Đặc biệt là những ý kiến lạc quan này xuất hiện trong số những đảng viên cộng sản hơn là với những nhà đấu tranh dân chủ đang hoạt động trong nước. Nhiều đảng viên cộng sản có thể nhìn thấy trong tấm gương Myanmar một tia sáng hy vọng, cho đảng của họ và cho chính họ. Còn những nhà đấu tranh dân chủ không tin đảng Cộng sản có thể bắt chước các tướng lãnh quân phiệt ở Myanmar.

Tại sao có các đảng viên cộng sản muốn giới lãnh đạo đảng đi theo đường Myanmar? Bởi vì đó là một cách “hạ cánh an toàn” cho toàn đảng, trong đó có bản thân họ. Những người kêu gọi đảng theo đường Myanmar ý thức rằng sớm hay muộn chế độ cộng sản cũng phải chấm dứt. Họ mong biến cố đó diễn ra trong hòa bình, không đổ máu; đó cũng là mong ước của tất cả mọi người. Nhưng điều mong mỏi quan trọng nhất của họ là sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, các đảng viên từ thấp lên cao sẽ không bị truy tố về những việc làm phạm pháp, lạm dụng quyền hành, bóc lột và ức hiếp người dân, trong thời gian đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị. Đây là điều mà giới lãnh đạo quân phiệt ở Myanmar đang tìm cách thực hiện khi chuyển giao quyền bính cho đảng đối lập, Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Ai cũng thấy tiến trình dân chủ hóa đang diễn ra tại Myanmar là do các tướng lãnh quân phiệt chủ động thực hiện. Chính họ bắt đầu tiến trình này, để “chuộc tội,” với hy vọng giới lãnh đạo dân chủ tự do sau này sẽ không có những hành động “hồi tố,” trừng phạt những việc phạm pháp mà các đảng viên của Liên minh Đoàn kết và Phát triển, USDP, đang nắm quyền; đặc biệt là các tướng lãnh.

Công cuộc dân chủ hóa có thể coi là khởi đầu từ năm 2003, khi Tướng Than Shwe, lãnh tụ quân phiệt, đưa ra một “lộ trình dân chủ” gồm bẩy bước (Xin nhớ, chữ Than trong tiếng Miến Điện chỉ có nghĩa là “Ông”). Sau đó, chế độ đã thực hiện những hứa hẹn đó, soạn bản hiến pháp mới thay thế hiến pháp năm 1962 của nhà độc tài Ne Win, tổ chức bầu cử quốc hội mới, quốc hội thành lập một chính phủ dân sự, vân vân. Trong tất cả lộ trình đó, chỉ thiếu một điều: Dân Myanmar vẫn không được tự do ngôn luận, không tự do báo chí, không tự do lập hội, lập đảng; bà Suu Kyi vẫn bị giam cầm, Đảng NLD bị cấm hoạt động. Tất cả “lộ trình dân chủ” của Tướng Than Shwe chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ.

Nhưng Tướng về hưu Thein Sein, đóng vai vị tổng thống dân sự đầu tiên đã thực hiện một bước kế tiếp, không được ghi trong “lộ trình,” là lần lần trả tự do cho dân chúng, kể cả bà Suu Kyi. Người ngoài dễ tưởng rằng ông Thein Sein đã hành động một mình; nhưng không phải. Tướng Than Shwe vẫn là người nắm thực quyền, đóng vai “Bố già” dù đã chính thức nghỉ hưu.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu tháng 11 vừa qua, bà Suu Kyi đã đến thăm Tướng Than Shwe, sau khi gặp ông Thein Sein và vị tướng chỉ huy trưởng quân đội. Suu Kyi gặp ông Than Shwe hơn hai tiếng đồng hồ, cho thấy đây không phải là một cuộc gặp gỡ xã giao. Chính ông Than Shwe đã ra lệnh cầm tù bà Suu Kyi và là người trả tự do cho bà năm 2010.

Người xếp đặt cuộc hội kiến này là cháu nội của Than Shwe, ông Ko Nay Shwe Thway Aung, năm nay mới 24 tuổi. Shwe Thway Aung đã gặp Suu Kyi mươi ngày sau khi có kết quả bàu cử, đã trao đổi ý kiến, tường trình lại với ông nội Than Shwe; rồi trở thành người đưa tin giữa cựu tù nhân chính trị và người bỏ tù mình. Theo cậu cháu tường trình trên Facebook của cậu thì chính bà Suu Kyi ngỏ ý muốn gặp “Bố già” Than Shwe.  Cậu cháu cũng viết rằng bà Suu Kyi muốn “hòa giải dân tộc;” trích lời bà nói rằng “Tôi không có óc trả thù, cái đó có hại cho đất nước. Để xây dựng tương lai quốc gia, cần sự hợp tác của tất cả các định chế, trong đó có Quân Đội (Tatmadaw). Cho nên tôi muốn gặp Đại tướng Than Shwe.” Bà Suu Kyi cũng chấp nhận lời giải thích của Tướng Than Shwe về việc Quân đội đã hủy bỏ kết quả cuộc bàu cử mà Liên minh NLD thắng lớn; nói rằng lúc đó Than Shwe chưa tin tưởng vào chính đảng mới thành lập này.’

Sau cuộc gặp gỡ ngày 4 tháng 12 năm 2015, Tướng Than Shwe đã nói rằng ông ủng hộ bà Suu Kyi trở thành người lãnh đạo của Myanmar.

Chúng ta thấy giữa hai người, Aung San Suu Kyi và Than Shwe đã có một cuộc giàn xếp: Hòa giải. Chính quyền mới, dù do bà Suu Kyi cầm đầu hay bà đứng đằng sau cố vấn, sẽ theo một chính sách “không trả thù” giới tướng lãnh quân phiệt.

Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội, sẽ không thể nào ra lệnh cho các quân nhân chiếm 25% số ghế trong quốc hội đồng ý thay đổi điều 59(f) trong hiến pháp để cho phép bà Suu Kyi tranh cử tổng thống, nếu không được Than Shwe bật đèn xanh.

Tại Myanmar, các nhân vật Than Shwe, Thein Sein, và Suu Kyi đang thực hiện được một lộ trình hòa giải để dân chủ hóa đất nước, cho phép đám tướng lãnh quân phiệt “hạ cánh an toàn.” Đó là điều mà nhiều đảng viên cộng sản ở Việt Nam cũng mong muốn đảng của họ thực hiện được. Vì vậy, nhiều người đã đề nghị đảng Cộng sản hãy noi theo tấm gương Myanmar. Nếu đảng cộng sản theo được những việc mà chế độ quân phiệt Myanmar đang làm, thì toàn thể đảng cộng sản có thể kể công đã tự ý đứng dậy, rời khỏi quyền bính, mở đường cho công cuộc dân chủ hóa. Nếu mong ước này được thực hiện, chính bản thân các đảng viên cộng sản cũng sẽ tránh được vết nhơ đã góp phần đưa nước Việt Nam vào cảnh chậm tiến về kinh tế, lụn bại về đạo đức, văn hóa mà chính các đảng viên đã thấy và đã vạch ra trong bức thư gửi Bộ Chính Trị gần đây.

Ngoài ra, trong số đám cầm đầu chế độ cộng sản hiện nay cũng có người muốn lợi dụng tấm gương Myanmar để củng cố địa vị của chính mình. Vì vậy mới có người dám đặt câu hỏi trên mạng: “Ai sẽ là Thein Sein, ai sẽ là Suu Kyi của Việt Nam?” Đây là một lối “cò mồi,” với hậu ý nêu lên một mối hy vọng cho tất cả mọi người, để trình bầy một “mẫu người hùng” Thein Sein tiêu biểu cho mọi người bàn cãi. Rồi sau đó, một nhân vật trong giới lãnh đạo đảng cộng sản  sẽ được  “đánh bóng” cho phù hợp với mẫu người hùng Thein Sein đó.

Kế hoạch  “đánh bóng” này có thể đánh lừa được nhiều người, nhất là các đảng viên nhẹ dạ và thiếu hiểu biết. Nhưng các nhà đấu tranh dân chủ trong nước không cả tin như vậy. Và họ cũng đủ kiến thức cùng trí phán đoán để biết rằng đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào tạo được một Than Shwe hay Thein Sein. Hơn nữa, trong môi trường chính trị Việt Nam cũng chưa có một thực thể chính trị nào tương đương với Liên minh NLD và bà Aung San Suu Kyi! Đây là đề tài sẽ được phân tích trong mục này trong bài tới.

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng 879FF415-EAA7-47EE-B364-2E2498E9C159_mw1024_s_n

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Images?q=tbn:ANd9GcSIoGjZqut0dpDui-sgZUmjy1uvkTfHt4nRzp1rwKTm37MFK99UIQ

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Images?q=tbn:ANd9GcR7Yqqy9dEPWIZ2pGP9LCQrG0iHMSBy-kW5UcHpSlF9fBkqHejs

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng AE63F028-E804-4867-A966-D84F026988DC_mw1024_s_n
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeMon Jan 04, 2016 12:22 am

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Suukyitheinsein-afp_IXXM


Việt Nam không thể có Than Shwe, Thein Sein

Ngô Nhân Dụng

Than Shwe là vị tướng đã dám thí nghiệm dân chủ hóa nhằm thay thế chế độ độc tài quân phiệt ở Myanmar với một “lộ trình dân chủ.” Dân chúng được bỏ phiếu bầu Quốc Hội, Quốc Hội bầu tổng thống, vân vân, ít nhất là dân chủ trên hình thức. Tướng Thein Sein đắc cử tổng thống đã tiến thêm một bước thứ hai, thêm một nội dung: Trả lại các quyền tự do căn bản cho dân Miến Ðiện, cho phép đảng đối lập hoạt động và tranh cử. Sau cuộc bầu cử tự do và trong sạch ở Myanmar trong Tháng Mười Một năm 2015, mà đảng đối lập chiếm đa số cao, nhiều người Việt tự hỏi liệu có một Than Shwe hay Thein Sein ở nước ta hay không?

Xin trả lời ngay rằng: Rất khó. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, nhưng xác suất để một nhân vật như Than Shwe hay Thein Sein xuất hiện trong đời sống chính trị Việt Nam rất thấp, dưới 10%, có thể dưới 3%.

Một chế độ độc tài chuyển sang dân chủ hóa thường xảy ra do ba động cơ. Có khi chế độ cũ sụp đổ do nguyên nhân từ bên ngoài. Dân Bồ Ðào Nha nổi lên đòi dân chủ sau khi thất trận ở Angola, các sĩ quan cấp tá đảo chính để tiến đến dân chủ hóa. Các cuộc Cách Mạng Mầu Cam và Mùa Xuân Á Rập do ảnh hưởng từ các nước láng giềng. Nhiều chế độ độc tài tan vỡ sau khi nhân dân nổi lên, như ở Phi Luật Tân, ở Ðài Loan và Nam Hàn. Và có những cuộc chuyển hóa diễn ra nhờ sự thỏa hiệp giữa chính quyền độc tài và các thế lực đối nghịch. Ba Lan, Tiệp Khắc, Chile, Brazil, Argentina đã đi theo con đường đó. Ba hình thái chuyển đổi này có thể trộn lẫn với nhau.

Myanmar là một trường hợp đặc biệt. Có một chút áp lực từ bên ngoài, là hành động cấm vận của các nước Tây phương và âm mưu thao túng của Trung Cộng làm dân Miến nổi giận. Dân bất mãn biểu tình năm này sang năm khác tạo thêm chút áp lực từ bên trong. Chính quyền quân phiệt đã trả tự do cho dân và thương thuyết với bà Aung San Suu Kyi để Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ (NLD) tham gia tranh cử, khởi động quá trình dân chủ hóa. Nhưng những áp lực bên trong cũng như bên ngoài thực ra chưa đủ mạnh khiến các tướng lãnh chịu thay đổi. Cuộc thỏa hiệp cũng diễn ra một chiều, vì khi Thein Sein gặp Suu Kyi thì phía đối lập trong thực tế không có gì để trao đổi cả.

Bà Suu Kyi đã khôn ngoan chấp nhận những nhượng bộ nhỏ nhất, Liên Minh NLD đưa người ra tranh cử trong một cuộc bỏ phiếu bổ túc chỉ chọn một số nhỏ, 40 người trong số các đại biểu Quốc Hội. Tiến trình dân chủ hóa được thực hiện nhờ Thein Sein và Than Shwe đã thuyết phục Suu Kyi tin rằng họ thực tâm muốn thay đổi. Niềm tin này có được là nhờ yếu tố văn hóa: Người Miến Ðiện tin nhau, tin rằng họ đều yêu nước, tin không người Miến nào chịu làm tay sai cho ngoại bang. Người Miến nào cũng nhớ lịch sử, vua Càn Long nhà Thanh đã từng xâm lăng Miến Ðiện hai lần chỉ để độc chiếm quyền khai thác các mỏ đá quý và ngọc, và ông ta đã thất bại. Giới lãnh đạo quân phiệt Miến Ðiện không bị ràng buộc với Trung Cộng vì một chủ nghĩa, một lý thuyết nào. Những người Miến Ðiện này có thể tin nhau được; vì sau khi quan sát các hành động, cách ứng xử của nhau, họ biết rằng tất cả vẫn cùng chia sẻ một niềm tin vào luật nhân quả; tất cả vẫn sống theo các quy tắc đạo lý chung: Tự giải thoát khỏi ba chất độc Tham, Sân và Si; đặt công ích lên trên tư lợi.

Có thể nói ngay rằng yếu tố văn hóa “Niềm Tin” này chưa thấy hy vọng được thể hiện ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay. Không phải vì người Việt Nam vốn không tin nhau, dân mình không đến nỗi tệ như vậy. Nhưng vì môi trường chính trị nước ta đã bị nhiễm độc sau hơn nửa thế kỷ mọi người phải sống trong không khí dối trá, với một chính quyền dùng bạo lực và dối trá như hai phương tiện cai trị quan trọng nhất. Và tới giờ họ vẫn tiếp tục như vậy.

Nhưng liệu ở nước ta có thể xuất hiện những người như Than Shwe, Thein Sein hay không?

Như đã trình bày trong bài trước, giới lãnh đạo quân phiệt ở Myanmar đã chấp nhận thay đổi khi Tướng Than Shwe còn nắm quyền, năm 2003 ông ta phát khởi bảy bước dân chủ hóa trên hình thức. Thein Sein là người được chọn để thi hành bước kế tiếp, trả lại các quyền tự do căn bản cho dân Miến. Quá trình này không phải chỉ nhờ vào hai vị tướng lãnh đó muốn mà chắc chắn phải được các tướng lãnh khác đồng ý. Một điều chúng ta phải chú ý là trong 12 năm qua không có một tướng lãnh nào tỏ ý phản đối lộ trình của Than Shwe. Nhất là trong ba năm qua Thein Sein và Suu Kyi có thể cùng tiến từng bước một mà “thái thượng hoàng” Than Shwe cũng như các tướng lãnh khác không một người nào can thiệp để ngăn cản. Sau cuộc bỏ phiếu ngày 8 Tháng Mười Một vừa qua, tất cả những người đang nắm thực quyền, từ tổng thống đến chủ tịch Quốc Hội và vị tướng tổng chỉ huy quân đội, đều công khai chấp nhận kết quả là đảng NLD đã toàn thắng. Ông Than Shwe còn gặp bà Suu Kyi để sau đó nói rõ ràng là bà xứng đáng lãnh đạo đất nước.

Liệu đảng Cộng Sản Việt Nam có thể hành động như nhóm tướng lãnh quân phiệt ở Myanmar hay không?

Ðiều này rất khó, vì hai nhóm người này khác nhau nhiều quá.

Các tướng lãnh Miến Ðiện cướp chính quyền năm 1962 vì họ không tin vào chế độ dân chủ, vì muốn giúp nước chứ không phải vì muốn thực hiện một thứ chủ nghĩa nào cả. Tướng Newin công bố theo “chủ nghĩa xã hội” vì ông tin đó là một phương tiện tốt nhất để phát triển. Ông ta chỉ theo thời thế, lúc đó tầng lớp lãnh đạo ở các nước nghèo đều mơ mộng như vậy, Ấn Ðộ, Ai Cập, Indoneisia, Cuba, vân vân. Mục đích của họ vẫn là giúp nước, khi thấy phương tiện không hữu ích thì sẵn sàng bỏ đi. Các chế độ quân phiệt dễ được chuyển hóa vì họ đặt quyền lợi tổ quốc và nhân dân trên cao hơn tất cả các phương tiện, trong đó có thể chế chính trị và phương pháp tổ chức kinh tế.

Ðảng Cộng Sản thì khác. Họ tin chủ nghĩa Marx-Lenin như tin một tôn giáo; Stalin đã biến phong trào Cộng Sản thành một thứ “giáo hội” để dễ thao túng. Ðối với một người sùng tín thì niềm tin của họ quan trọng hơn các giá trị thế tục, trong đó có cả những khái niệm như quốc gia và “Tổ quốc.” Biết người Việt nào cũng yêu nước, đảng Cộng Sản đã hô hào bắt dân phải yêu “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” chứ không phải yêu Tổ quốc nào cũng được. Chủ nghĩa Xã Hội là cứu cánh. Ngay từ căn bản đó, người Cộng Sản không thể hành động giống như các tướng lãnh quân phiệt.

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Images?q=tbn:ANd9GcQIYc2098b1-VfUT_VlgMjC81XWZfZQAYHDpFMMwb9jlba4KhpR

Ngày nay, các đảng viên Cộng Sản cũng không còn tin vào chủ nghĩa của họ nữa. Nhưng họ vẫn cố bám lấy nhãn hiệu đó để biện minh tại sao họ phải duy trì chế độ độc tài chuyên chế. Bỏ độc quyền chuyên chế tức là bỏ chủ nghĩa Lenin, một phương cách thực hiện chủ nghĩa Marx. Ðường lối này lại rất ích lợi cho họ trong thực tế, vì những người cầm đầu đảng đã trở thành một khối quyền lợi riêng vĩ đại, cần cấu kết với nhau để bảo vệ các quyền lợi đó. Ðề cao chủ nghĩa Marx-Lenin là thủ đoạn cần thiết để duy trì guồng máy thống trị, tiếp tục hưởng các đặc quyền đặc lợi.

Các tướng lãnh ở Myanmar tự bản chất đã có địa vị trong xã hội. Dù theo thể chế chính trị nào thì nước họ vẫn cần có quân đội, nhất là ở một quốc gia luôn luôn bị đe dọa có nội chiến, với những nhóm chủng tộc khác nhau, đã từng chống lại chính quyền trung ương trong nhiều thế kỷ. Quyền của các tướng lãnh là do cấp bậc mà có, không ai phủ nhận được. Những lãnh tụ quân phiệt biết rằng dù quyền lợi của họ có giảm đi nhưng vẫn còn đó, thay đổi thể chế là một hy sinh có thể chấp nhận được.

Ngược lại, các lãnh tụ Cộng Sản, và ngay cả các cán bộ, đảng viên trung cấp, biết rằng chính họ không có một địa vị xã hội nào ở bên ngoài cái guồng máy đã áp đặt trên cả xã hội cho phép họ thao túng. Ðịa vị và tài sản của họ đều nhờ guồng máy đó mà đạt được. Trong các chế độ Cộng Sản, nghỉ hưu nghĩa là mất địa vị, mất quyền lợi. Các lãnh tụ còn giữ được chút quyền và hưởng chút lợi chỉ nhờ đã giỏi gài đặt đàn em cùng phe cánh thừa kế, sẵn sàng chia sẻ cho. Nhưng muốn vậy, điều kiện quan trọng nhất là chế độ vẫn tồn tại, nếu không sẽ mất hết.

Hơn nữa, tại Myanmar các nhân vật như Than Shwe và Thein Sein vẫn được các tướng lãnh khác kính trọng, họ sẵn sàng đi theo các thủ lãnh trên đường dân chủ hóa. Họ bảo được nhau, hòa thuận với nhau. Ở Myanmar nền luân lý cổ truyền vẫn còn mạnh, con người ăn ở với nhau bằng những quy tắc luân lý ai cũng tin theo. Ðảng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn khác. Họ đã xóa bỏ các quy tắc luân lý cũ trong suốt 80 năm qua; quy tắc luân lý cao nhất được Hồ Chí Minh đề ra là “tuân theo lệnh đảng.” Giờ đây các lãnh tụ đang “chửi bới” nhau như hàng tôm hàng cá, cạn tàu ráo máng. Nếu không vì quyền lợi liên kết, dứt nhau ra là nguy, chắc họ có thể giết nhau rồi. Bất cứ ai muốn trở thành Than Shwe hay Thein Sein ở Việt Nam cũng sẽ bị cả khối người đang hưởng các các đặc quyền đặc lợi chống đến cùng. Vì vậy, xác suất để cho Than Shwe hay Thein Sein xuất hiện có thể chỉ dưới 2%, 3%.

Nhưng dù có người muốn đóng vai Than Shwe hay Thein Sein ở nước ta thì con đường dân chủ hóa vẫn còn khó. Bởi vì cho tới nay cả nước không có một Aung San Suu Kyi và một Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ.

Cuộc vận động dân chủ hóa không thể từ trên ban xuống mà thành, cần phải được thúc đẩy bởi những động lực từ dưới dâng lên. Muốn vậy, người Việt Nam cần một cuộc vận động đòi tự do dân chủ khắp nơi, trong tất cả các tầng lớp xã hội, để kết tụ thành một phong trào có thế mạnh và có thực chất. Nhiều nhóm người yêu nước và tỉnh thức đã bắt đầu trong hai chục năm qua. Tấm gương Myanmar có thể giúp dân Việt Nam thêm hăng hái tiến hành cuộc vận động này nhanh hơn.

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng 5m1
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeWed Jan 06, 2016 12:20 am


Tổng thống Myanmar Thein Sein: “Gorbachev và tôi không giống nhau”

Thành công của kinh tế Myanmar và cuộc bầu cử 2015 có dấu ấn sâu đậm của Tổng thống Thein Sein - vị tướng cởi bỏ quân phục để tiến hành cải cách.

Tổng thống Thein Sein của Myanmar, một cựu tướng của nước này, có lẽ sẽ đi vào lịch sử với tư cách một nhà lãnh đạo của công cuộc đổi mới không thể đảo ngược ở quốc gia Đông Nam Á này.

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Thein_sein_1_KMTH
Tổng thống Thein Sein (trái) và nhân vật đối lập San Suu Kyi. Ảnh: Reuters.

Ông Thein Sein cam kết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào năm 2012 rằng Myanmar (còn gọi là Miến Điện) đang đi trên con đường mà nó không thể lùi bước. Chuyến thăm của ông tới Mỹ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Myanmar trong suốt gần nửa thế kỷ.

Ông Thein Sein, sinh năm 1945, nhậm chức Tổng thống vào tháng 3/2011 sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2010 – cuộc bầu cử đầu tiên ở quốc gia này trong khoảng 20 năm (kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1988). Kể từ đó, ông trở thành người tiên phong trong tiến trình cải cách ở Myanmar. Trước đó quân đội nắm toàn quyền ở Myanmar trong nhiều thập kỷ. Giai đoạn quân đội chấp chính, ông Thein Sein là một trong các nhân vật chủ chốt trong chính quyền quân sự.

Dưới chính thể do ông lãnh đạo, Myanmar đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân, kể cả tù chính trị. Chính phủ Myanmar cũng ký kết các thỏa thuận hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số, đồng thời giảm bớt mức độ kiểm duyệt đối với truyền thông.

Tổng thống Thein Sein đã góp phần quan trọng vào việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Myanmar, đồng thời thu hút đáng kể đầu tư của nước ngoài. Hơn 500 doanh nghiệp đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào Myanmar kể từ khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế vào năm 2011. Cả Coca-Cola, MasterCard, Ford và Hilton đều đã đổ xô vào thị trường tiềm năng hơn 50 triệu dân này.

Trên trường quốc tế, ông Thein Sein được hoan nghênh, dù rằng giới phê bình vẫn cảnh báo rằng tiến trình cải cách của Myanmar vẫn còn phải trải qua nhiều cuộc kiểm nghiệm.

Lãnh đạo phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đã gióng lên lời cảnh báo đó một lần nữa vào tháng 11/2014 khi bà cho rằng tiến trình cải cách đã ngưng trệ.

“Nhân vật hiền lành”


Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở vùng châu thổ sông Irrawaddy, ở thị trấn Ngapudaw, Thein Sein xuất thân hết sức bình thường. Theo lời của chính ông thì cha mẹ ông làm nghề nông.

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Thein_sein_2_QMFT
Tổng thống Myanmar Thein Sein hội kiến với Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: Nhà Trắng.

Thein Sein tốt nghiệp học viện quân sự Myanmar vào năm 1968. Ông đều đặn thăng tiến trong sự nghiệp 40 năm của mình.

Ông bắt đầu tham gia giới lãnh đạo vào thập niên 1990 khi ông trở thành thành viên của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia, theo cách gọi của chính quyền quân sự lúc đó.

Thein Sein được chỉ định làm Thư ký thứ nhất của Hội đồng này sau khi cựu trùm tình báo Myanmar Tướng Khin Nyunt rời bỏ chức vụ này vào năm 2004. Thein Sein cũng là chủ tịch Hội nghị Quốc gia – chuyên về soạn thảo Hiến pháp mới của Myanmar.

Khi vị Thủ tướng tiền nhiệm, Soe Win, đổ bệnh, Thein Sein đã trở thành quyền Thủ tướng vào tháng 5/2007.

Chính thức thành Thủ tướng vào tháng 10 năm đó, Thein Sein trở thành gương mặt đối ngoại của chế độ - ông xuất hiện và đại diện cho Myanmar tại các hội nghị của ASEAN và Liên Hợp Quốc. Ông làm Thủ tướng trong 4 năm.

Đến tháng 4/2010, như nhiều quan chức hàng đầu khác trong chính quyền quân sự, ông cởi bỏ quân phục để chuyển sang khối dân sự và lập ra một chính đảng.

Chính Thein Sein đã nộp đơn xin đăng ký lập Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP). Đảng này chiếm thế áp đảo trong các cuộc bầu cử vào tháng 11/2010 và kiểm soát được quốc hội nước này.

Giới phân tích tại thời điểm đó cho rằng việc bổ nhiệm ông Thein Sein là do lãnh đạo chính quyền quân sự Than Shwe dàn dựng, vì ông Than Shwe muốn có một gương mặt được các bên chấp nhận trong quá trình chuyển tiếp.

Aung Zaw, biên tập viên của tạp chí Irrawaddy có trụ sở ở Thái Lan phát biểu vào thời điểm Thein Sein nhậm chức: “Ông ấy sẽ không phá bỏ thông lệ... Ông ấy không phải con rồng phun lửa, vì thế ông không tạo ra mối đe dọa nào đối với tướng Than Shwe, người tiếp tục thực thi quyền lực tuyệt đối”.

“Lặng lẽ nhưng đầy quyết tâm”

Nhưng khi Thein Sein lên nhậm chức, chính quyền của ông đã bắt đầu một tiến trình thay đổi khiến những người chỉ trích ông cũng phải ngạc nhiên.

Thein Sein đã gặp lãnh đạo phong trào dân chủ, bà Aung San Suu Kyi, người sau đó quyết định đưa đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) quay trở lại tiến trình chính trị sau khi đã tẩy chay các cuộc bỏ phiếu vào tháng 11/2014.

Hồi đó NLD phản đối các cuộc bầu cử phụ mà giới quan sát cho là tự do và công bằng.

Trong các năm sau khi bà San Suu Kyi được trả tự do, có vẻ như ông Thein Sein đã phát triển được một mối quan hệ công việc tốt đẹp với bà này. Truyền thông phản ánh nhiều về thực tế ông đã gặp bà, chúc mừng bà khi bà được trao tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội Mỹ. Ông cũng công khai nhắc đến việc bà đoạt giải Nobel Hòa bình.

“Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”- Thein Sein.
Vốn là một người trầm tính, ông Thein Sein trên thực tế lại tiếp xúc nhiều với truyền thông quốc tế. Ông bắt đầu hối thúc phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt – điều ông coi là cần thiết cho nền dân chủ và cho việc nâng cao mức sống của người dân Myanmar.

Vijay Nambiar, cố vấn cao cấp của Liên Hợp Quốc về Myanmar, nói với hãng tin Bloomberg: “Ông ấy trầm tính, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng trong sự lặng lẽ đó ẩn chứa một lòng quyết tâm – ông ấy không lùi bước trước bất cứ vấn đề nào mà ông gặp phải”.

Trong một cuộc phỏng vấn, BBC có hỏi ông rằng liệu ông có sợ bị các cơn gió cải tổ cuốn đi giống như Mikhail Gorbachev sau sự sụp đổ của Liên Xô hay không, Thein Sein đã trả lời: “Tôi muốn nói với quý vị rằng Gorbachev và tôi không giống nhau”.

Ông Thein Sein nói tiếp: “Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ.”

Nhưng mặt khác, Tổng thống Thein Sein cũng chỉ rõ rằng quân đội Myanmar sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị nước này. Ông không đưa ra lời xin lỗi về các hành động trong quá khứ của quân đội, như là cầm tù các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.

Tổng thống Thein Sein nói: “Họ hành động theo niềm tin của họ, còn chúng tôi theo niềm tin của chúng tôi. Mỗi người đều hành động vì đất nước theo cách của riêng mình.”.

Trung Hiếu/VOV.VN Dịch từ BBC, HuffingtonPost
.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeThu Jan 28, 2016 7:15 pm

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng AEB5A823-220B-4258-867E-C75AD0D68B51_w640_r1_s_cx0_cy1_cw0

Tổng thống Thein Sein ca ngợi 'thắng lợi' của chuyển đổi dân chủ

VOA Tiếng Việt
28.01.2016


Tổng thống Myanmar Thein Sein đã phát biểu bằng một giọng điệu hòa giải hôm 28/1 trong bài diễn văn có lẽ là cuối cùng của ông trước quốc hội do quân đội chiếm đa số, trước khi đảng thân dân chủ của bà Aung San Suu Kyi sẽ lên nắm quyền kiểm soát vào ngày 1 tháng 2.

Ông Thein Sein ca ngợi "thắng lợi" của tiến trình chuyển giao quyền hành của Myanmar và kêu gọi các chính đảng làm việc với nhau vì lợi ích của đất nước còn có tên gọi là Miến Ðiện. Ông cũng phát biểu rằng ông sẽ giúp cho chính phủ của nhà đấu tranh dân chủ Aung San Suu Kyi đi đến thành công.

"Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức, chúng tôi cuối cùng đã mang lại được một sự chuyển tiếp dân chủ," ông Thein Sein phát biểu. "Đây là một thắng lợi của toàn dân Myanmar."

Trong bài diễn văn đọc trước các nhà lập pháp, ông Thein Sein cũng nêu ra nhiều chương trình cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế mà chính phủ của ông đã làm được trong nhiệm kỳ 5 năm sắp kết thúc của ông.

Cải cách


Ông Thein Sein, người lên nắm quyền vào năm 2011, đã trả tự do cho các tù nhân chính trị, bỏ kiểm duyệt, hợp pháp hóa công đoàn và cho phép biểu tình, mưu tìm hòa bình với các nhóm nổi dậy sắc tộc thiểu số, và thúc đẩy các dự luật về nhiều thứ, từ cải cách luật đất đai cho đến đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên thành tựu lớn nhất của ông có lẽ là việc chính quyền của ông đã tổ chức thành công cuộc bầu cử khả tín vào tháng 11 được các nhà quan sát quốc tế ca ngợi, cùng với nỗ lực của ông chuyển giao quyền lực sang cho Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi.

​​Năm 1990, NLD đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử, nhưng các kết quả đó bị chính quyền quân nhân làm ngơ và quân đội tiếp tục bám chặt lấy quyền lực trong hai thập niên kế tiếp.

Ông Thein Sein hôm 28/1 nói rằng ông không ủng hộ những cải cách với mục đích tiếp tục bám giữ quyền lực.

"Trong 5 năm qua, chúng tôi đã xây dựng nền móng cho một chính phủ kế tiếp, đó là chính phủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Tôi không làm việc đó với kỳ vọng sẽ làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai," ông Thein Sein phát biểu.

Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước nghèo khó với dân số 51,5 triệu dân đã chuyển mình từ một nước cùng khổ sang thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Quốc hội

Tuy nhiên, quân đội vẫn nắm giữ quyền lực lớn – quân đội vẫn giữ một phần tư số ghế quốc hội.

​​​​​​Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng D2471128-C878-4DC5-BD63-EF872B21E680_w640_r1_s

​​Liên minh Dân chủ Toàn quốc sẽ nhóm họp vào ngày 1 tháng 2 tới. Họ sẽ bầu chọn ra chủ tịch quốc hội và các chức vụ chủ chốt khác trong nghị viện trước khi họ bầu chọn ra một tổng thống trong vòng vài tuần lễ kế tiếp.

Bà Aung San Suu Kyi không được phép làm tổng thống. Hiến pháp do chính quyền quân nhân soạn thảo cấm nh
ng ai có vợ hoặc chồng hoăc con cái là người nước ngoài làm tổng thống. Bà Suu Kyi có hai người con trai mang quốc tịch Anh.

Về phần mình, bà Suu Kyi nói bà sẽ không gây sức ép đòi thay đổi hiến pháp ngay, và bà sẽ quản lý thông qua một một tổng thống ủy nhiệm.

http://www.voatiengviet.com/content/tt-thein-sein-ca-ngoi-thang-loi-cua-chuyen-doi-dan-chu/3166437.html
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitimeFri Jul 29, 2016 5:14 pm

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Tibet-vn-burning-danlambao

Hiểm họa Trung Cộng và bài học Tây Tạng

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Việt Nam chỉ hơn Tây Tạng một điểm duy nhất là còn thời gian dù rất ngắn để quyết định số phận của mình. Chọn lựa của dân tộc Việt Nam hôm nay, do đó, là chọn lựa giữa tiếp tục sống dưới chế độ độc tài CS để rồi mất nước, hay dân chủ hóa, hiện đại hóa nhanh chóng để có thể ngăn chặn được bước chân Trung Cộng. Nếu chỉ biết nhịn nhục, cúi đầu, một ngày không xa họa diệt vong sẽ tới. Đến lúc đó, đừng oán trách chi ai, đừng đổ thừa cho ai khác, ngoài oán trách, đổ thừa cho sự ươn hèn, nhu nhược của chính mình...

*

Hôm nay, ít ra một nửa của học viện Larung Gar nổi tiếng thế giới đang bị phá hủy. Dù che giấu dưới bất cứ lý do gì, thực chất của việc phá hủy cũng chỉ nhằm xóa bỏ nền văn hóa lâu đời của Tây Tạng. Chính sách đồng hóa Tây Tạng không chỉ bắt đầu mới đây mà từ năm 1950 khi Trung Cộng xua quân chiếm đóng nước này.

Giống như các chế độ CS khác, chế độ CS tại Trung Quốc nói chung và Tây Tạng nói riêng tồn tại nhờ vào hai phương tiện được thực hiện song song và có tác dụng hỗ tương: trấn áp bằng bạo lực và tẩy não bằng tuyên truyền.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, dân tộc nhỏ nhoi nhưng được xem như là "mái che" của thế giới với đỉnh Mt Everest cao 8,848 mét đang chịu đựng dưới chính sách trấn áp khắc nghiệt của Trung Cộng, nhất là tại các nhà tù.

Nếu nhà tù San Quentin được xây ở Tây Tạng


Đại sư Chagdud Tulku là một bậc cao tăng của Phật Giáo Tây Tạng. Trước khi viên tịch vào năm 2002, ngài được thỉnh giảng tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ và Châu Âu. Đại sư rất được trọng vọng và những lớp giảng của ngài có hàng ngàn người tham dự. Tuy nhiên, ngài không quan tâm đến số đông hay danh dự dành riêng cho ngài nhưng sẵn lòng đi đến bất cứ nơi nào cần sự có mặt của mình dù nơi đó là một khu biệt giam dành cho tử tù và dù chỉ để làm lễ thọ giới cho một tù nhân. Nơi ngài đến là nhà tù San Quentin, tiểu bang California và người được ngài quy y là tử tù Jay Master đang thọ án tử hình. Nghi thức diễn ra ngay tại phòng thăm viếng của nhà tù vào năm 1989.

Như Jay Master kể lại trong blog của anh. Hôm đó, đại sư Chagdud Tulku đến nhà tù San Quentin rất sớm. Ngài ngồi im. Những ngón tay nâu đậm đầy vết nhăn đang lặng lẽ lần tràng hạt. Đôi mắt ngài như đang chiêm nghiệm những gì đang xảy ra chung quanh. Vạt áo tràng với những nút màu xám phủ dài trên sàn phòng đợi rất ồn ào với đủ hạng người đang chờ giờ thăm viếng thân nhân. Có người bực dọc lớn tiếng vì chờ đợi quá lâu.

Để làm dịu không khí, đại sư Chagdud Tulku chia sẻ với mọi người một câu chuyện cũng về nhà tù, không phải San Quentin ở Mỹ mà một "San Quentin" trên quê hương Tây Tạng của ngài. Trong nhà tù ở Tây Tạng, tù nhân bị đày đọa thảm khốc và chịu đựng hình phạt nặng nề hơn tù nhân ở Mỹ nhiều.

Đại sư Chagdud Tulku kể rằng người Trung Quốc bắt tù nhân Tây Tạng đào một hố thật sâu. Cái hố sâu đó chính là nhà tù. Những người tù Tây Tạng sống, ăn ở và phơi bày thân thể dưới cả nắng mưa như thế cho đến chết. Ngay cả sau khi chết đi, tù nhân cũng bị chôn trong lòng hố sâu đó. Ngài kể rằng ở Tây Tạng có sáu mươi ngàn tù nhân bị giam giữ trong tình cảnh đau thương đó.

Nhân loại kết án Hitler, Pol Pot. Dĩ nhiên những ác nhân kia xứng đáng với mọi lời nguyền rủa của người đời. Nhưng nếu so sánh phương pháp giết người bằng lò hơi ngạt của Hitler hay bằng cuốc xẻng đánh vào đầu của Pol Pot, phương pháp của Trung Cộng còn tàn ác gấp nhiều lần. Tù nhân Tây Tạng chết lâu hơn, chết dần mòn hơn trong đói khát, nắng mưa, bịnh hoạn, lở loét, thối rữa và thân xác cuối cùng cũng bị chôn vùi dưới đáy hầm sâu.

Nhưng đó chỉ là một trong hàng trăm phương pháp đọa đày mà dân tộc Tây Tạng đã và đang chịu đựng sau "Nổi dậy Lhasa" vào tháng Ba, 1959 bị dập tắt.

Không giống như thập niên 1950 khi tội ác của Trung Cộng còn được dễ dàng che giấu, trong thời đại tin học ngày nay, những cảnh đàn áp dã man đã được tiết lộ ra ngoài bằng hình ảnh và cả phim ảnh. Thế giới bàng hoàng khi chứng kiến cảnh công an Trung Cộng đánh đập các nhà sư hay thường dân Tây Tạng không một phương tiện gì để tự vệ hay kéo lê lết họ trong máu me trên đường phố Lhasa.

Cách phản kháng tuyệt vọng nhưng phổ biến nhất của tu sĩ và nhân dân Tây Tạng là tự thiêu để gây tiếng vang trước dư luận quốc tế. Chỉ trong vòng sáu năm từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 4 năm 2015 đã có 138 tu sĩ và thường dân Tây Tạng tự thiêu tại nhiều nơi để phản đối chính sách diệt chủng của nhà cầm quyền Trung Cộng. Riêng năm 2012 đã có 86 vụ tự thiêu. Ngọn lửa được thắp lên bằng xương thịt dường như chưa đủ sáng lương tâm loài người và đêm đen Tây Tạng.

Quan điểm "chủ quyền lịch sử" của Trung Cộng đối với Tây Tạng

Dù là văn hóa, lịch sử hay lãnh thổ, quan điểm chung của Trung Cộng là nơi nào các triều đại Trung Hoa từng đô hộ nơi đó thuộc về Trung Hoa. Đó là lý do một học giả Trung Cộng năm 1996 đã từng tuyên bố ở Hong Kong rằng trống đồng Đông Sơn là của Trung Hoa chứ không phải của Việt Nam vì trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn Việt Nam thuộc Trung Hoa.

Quan điểm bá quyền hoang tưởng và ngang ngược của Trung Cộng đi ngược với các nguyên tắc về chủ quyền của thế giới. Napoleon từng là vua không chỉ của Pháp mà còn của cả một phần lớn châu Âu trong đầu thế kỷ 19 nhưng ngày nay không một học giả Pháp nào cho rằng Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ v.v... phải thuộc vào nước Pháp.

Nhân Dân Nhật Báo tóm tắt quan điểm của Trung Cộng đối với vấn đề Tây Tạng trong bình luận vào tháng 4, 2008: "Trong hơn 700 năm, chính phủ trung ương Trung Hoa đã liên tục thực hiện chủ quyền của Trung Hoa tại Tây Tạng và Tây Tạng chưa bao giờ là một nước độc lập. Không một chính phủ nào trên thế giới thừa nhận Tây Tạng... Kể từ khi giải phóng hòa bình năm 1951, Tây Tạng đã tiến hành các thay đổi xã hội sâu sắc bao gồm các cải cách dân chủ, mở cửa và đạt được các tiến bộ xã hội đáng kể".

Không ai chối cãi trước 1950 Tây Tạng còn là một nước nghèo, lạc hậu về kinh tế, tuổi thọ thấp, thiếu thốn các phương tiện giao thông nhưng đó không phải là lý do để Trung Cộng xua 40 ngàn quân xâm lược một quốc gia mà quân đội chỉ có 4 ngàn.

Lý luận của Trung Cộng là lý luận của kẻ cướp

Những lời ngụy biện của thực dân đỏ Trung Cộng trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay không khác gì cách giải thích "đến để khai hóa" mà thực dân trắng Âu châu đã dùng với các nước Á châu và Phi châu từ thế kỷ thứ 15.

Từ nhiều ngàn năm trước, Tây Tạng đã là một dân tộc có một nền văn hóa cao, thuần nhất với các giá trị độc đáo riêng tồn tại song song bên cạnh các nền văn hóa khác. Các triều đại Tây Tạng ra đời từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên và vào thế kỷ thứ bảy đã xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh với lãnh thổ trải rộng qua nhiều quốc gia vùng Trung Á, kể cả một phần của Trung Hoa. Nhiều trăm năm Tây Tạng đã là một nước hoàn toàn độc lập. Dĩ nhiên, giống như hoàn cảnh các nước nhỏ khác trong vùng, khi yếu kém Tây Tạng lại phải chịu lệ thuộc vào các nước mạnh không chỉ Trung Hoa mà có khi còn bị ảnh hưởng bởi Mông Cổ hay Nepal.

Các dân tộc, dù lớn bao nhiêu, trong lịch sử ít ra cũng một lần bị ảnh hưởng bởi ngoại bang nhưng không phải vì thế mà quốc gia đó thuộc về ngoại bang. Giống như lịch sử đầy hy sinh xương máu đã diễn ra tại Việt Nam suốt hàng ngàn năm, chặng đường bị lệ thuộc vào Trung Hoa của Tây Tạng cũng được đánh dấu bằng những cuộc nổi dậy anh hùng của các thế hệ Tây Tạng. Bởi vì trong máu huyết, Tây Tạng chưa bao giờ là một phần của Trung Hoa trước đây hay Trung Cộng ngày nay.

Sự sụp đổ của nhà Thanh là cơ hội để nhân dân Tây Tạng phục hồi toàn bộ chủ quyền đất nước chứ không phải đó chỉ là lần đầu tiên dân Tây Tạng vốn đã thuộc Trung Hoa bỗng dưng đứng lên đòi độc lập.

Và từ 1913, Tây Tạng là một quốc gia có chủ quyền, độc lập, có ngôn ngữ riêng, chính phủ riêng, hệ thống tư pháp riêng, bưu điện riêng, đơn vị tiền tệ riêng, hộ chiếu quốc tế riêng. Hộ chiếu do chính phủ Tây Tạng cấp năm 1947 được các quốc gia lớn như Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Iraq, Hong Kong chấp nhận và đóng dấu cho phép thông hành.

Theo công pháp quốc tế, một quốc gia sẽ không chuẩn y và đóng dấu vào chiếu khán do chính phủ của một quốc gia khác cấp nếu không thừa nhận chính phủ của quốc gia đó. Khi đóng dấu thông hành, các cường quốc Anh, Mỹ, Ấn, Pháp, Ý trong thực tế đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của chính phủ Tây Tạng. Việc công nhận hay chưa công nhận trong bang giao chỉ là thủ tục ngoại giao, nhất là trong giai đoạn từ 1913 đến 1950 Tây Tạng vẫn chưa được quốc tế biết nhiều và cả thế giới phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt.

Trung Cộng tự hào là nước lớn nhưng không có nghĩa được mọi quốc gia công nhận họ. Mỹ không công nhận Trung Cộng mãi tới 1972 và chậm hơn nữa cho tới tháng 10, 1990 Singapore mới công nhận Trung Cộng. Ngay cả hiện nay vẫn có đến 21 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc không công nhận Trung Cộng.

Tây Tạng có đủ bốn tiêu chuẩn quốc tế để xác định một quốc gia gồm chủ quyền, chính phủ, lãnh thổ và dân số, trong lúc Trung Cộng không đưa một lý do gì, một chứng minh gì ngoài "chủ quyền lịch sử" mà họ luôn bám vào trong mọi cuộc tranh chấp lãnh thổ.

Trung Cộng viện lý do "Tây Tạng đã là một phần của Trung Quốc suốt bảy trăm năm". Bảy trăm năm thì sao? Bảy trăm năm tại Tây Tạng hay một ngàn năm tại Việt Nam cũng chỉ là thời kỳ đô hộ, cưỡng chiếm và cai trị bằng sắt máu. Thời gian đó không có giá trị gì một khi dân tộc bị trị đủ mạnh để đứng lên giành độc lập.

Chính sách xóa bỏ Tây Tạng của Trung Cộng được thực hiện bằng hai cách, (1) diệt chủng văn hóa qua việc tàn phá chùa chiền, bôi nhọ đức Đạt Lai Lạt Ma, buộc Hoa Ngữ là ngôn ngữ chính thức, học sinh phải học lịch sử từ quan điểm Trung Cộng, và (2) đồng hóa chủng tộc qua việc định cư ồ ạt người Hán vào Tây Tạng, tập trung nền kinh tế Tây Tạng trong tay người Hán. Chính Mao Trạch Đông trong Tuyển Tập Mao Trạch Đông xuất bản có hiệu đính năm 1987, đã thừa nhận cho tới năm 1952 cũng "không có một người Hán nào ở Tây Tạng" nhưng hiện nay số người Hán tại Tây Tạng đông hơn chính người Tây Tạng.

Bài học cho Việt Nam

Ngoại trừ những buổi tiếp xúc đức Đạt Lai Lạt Ma một cách không chính thức của các tổng thống Mỹ hay một hai lá thư phê bình cách đối xử nặng tay của nhà cầm quyền Trung Cộng, chưa một lãnh đạo cường quốc nào có một biện pháp tích cực và hữu hiệu để ngăn chặn lưỡi đao Trung Cộng.

Đơn giản bởi vì Tây Tạng không có những mỏ dầu khí lớn như Iraq, không có những mỏ kim cương lớn như Nam Phi và cũng không giữ vị trí chiến lược như Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia Tây Phương không thể hy sinh các quyền lợi vật chất quá lớn với Trung Cộng chỉ để bảo vệ các giá trị tinh thần cho một nước nhỏ xa xôi. Cuộc đấu tranh, đầu tiên cho đến cuối cùng, vẫn là tranh đấu bằng máu xương, hy sinh và chịu đựng của dân tộc Tây Tạng.

Đối với trường hợp Việt Nam, không cần phải phân tích nhiều mà chỉ thay chữ Tây Tạng bằng chữ Việt Nam trong bài viết, sẽ thấy một viễn ảnh Việt Nam đen tối hiện ra.

Tập Cận Bình đang gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự và dân sự trên Biển Đông nhằm mở rộng vòng đai an ninh và sự hiện diện ngoài lục địa. Nếu họ Tập thành công, Việt Nam có khả năng nằm bên trong "không gian sinh tồn" của Trung Cộng và đặt các cường quốc vào thế đã rồi như trường hợp Hitler chiếm Áo vào tháng Ba, 1938 trước sự làm ngơ của Anh và Pháp.

Việt Nam chỉ hơn Tây Tạng một điểm duy nhất là còn thời gian dù rất ngắn để quyết định số phận của mình. Chọn lựa của dân tộc Việt Nam hôm nay, do đó, là chọn lựa giữa tiếp tục sống dưới chế độ độc tài CS để rồi mất nước, hay dân chủ hóa, hiện đại hóa nhanh chóng để có thể ngăn chặn được bước chân Trung Cộng. Nếu chỉ biết nhịn nhục, cúi đầu, một ngày không xa họa diệt vong sẽ tới. Đến lúc đó, đừng oán trách chi ai, đừng đổ thừa cho ai khác, ngoài oán trách, đổ thừa cho sự ươn hèn, nhu nhược của chính mình.

30.07.2016

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com


Học viện Larung Gar nổi tiếng thế giới đang bị phá hủy

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng 1469340927-146933333383987-4--copy-

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng 1469340927-146933333384160-3--copy-

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Tay_tang_phat_giao_Trung_Quoc_infonetvn1

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Untitled-1-39


Larung Gar - học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Trung-quoc-pha-huy-tu-vien-phat-giao-lon-nhat-the-gioi-o-tay-tang-12-180132

Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng 2Q==
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng   Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Dân tộc Việt Nam: Bài học Myanmar và Tây Tạng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết
» "Trung Quốc xấu xí" và láng giềng Việt Nam
» Gỡ bài 'Mùa xuân Ả rập và Myanmar' (BBC)
» Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979
» 42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Nhận Định, Phản Biện-
Chuyển đến