Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
ngam không quan sáng Saigon quang bich quynh ngắn quốc chuyen Nguyen nguyet trong nhac Nhung thuoc chất hoang Chung phải chẳng Trung linh VNCH truyện
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN

Go down 
Tác giảThông điệp
VNYen
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeWed Nov 11, 2015 4:10 pm

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Myanma

Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện
- Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN


Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - Cộng hòa Liên bang Miến Điện (51 triệu dân), một quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành một cuộc bầu cử tự do vào ngày 08.11.2015 đã tạo được sự chú ý của thế giới. Hầu hết các quốc gia dân chủ tây phương đều khen ngợi những nỗ lực của chính quyền, các chính đảng và các Hiệp hội công dân ở Miến Điện đã đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng phái khi hợp tác thực hiện bầu cử mở đầu cho kỷ nguyên xây dựng một nước Miến Điện dân chủ.


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 15sYfFpR8oFLHzJjD4mwuP62byFYyLAAU_6J9xwOgXgltuGIUNQ7M4EIqyurhTO6AigB_lmFTpuZGRuyW2GMwSoMLyJMtRj5qF-GB15vFWIqOoh0iDoK4ZgOMfwb74vP5xA8mlN_1xbNS5Q0

Giới trẻ hỗ trợ đối lập thắng cử

Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên trong nhiều thập niên qua đã diễn ra trên cả nước trong bầu không khí tưng bừng. Gần 30 triệu cử tri hân hoan đi bỏ phiếu để bâu 1100 đại biểu cho Quốc Hội và các Nghị viện địa phương... Thành viên của 91 chính đảng và các đoàn thể tham gia ứng cử... Nhưng kết quả bầu Quốc hội (Lưỡng viện) được xem có ý nghĩa chính trị quan trọng nhất. Thượng viện và Hạ viện có tổng số 664 ghế, trong đó, ¼ ghế được dành cho quân đội.

Ngày 9-11, Myanmar qua nhiều cuộc kiểm phiếu cho thấy Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (National League for Democracy -NLD) của bà Aung San Suu Kyi, người mang giải Nobel hòa bình chiếm nhiều ghế nhất trong lưỡng viện và Liên minh Đoàn kết phát triển (Union Solidaity and Development Party -USDP) đã nắm quyền từ năm 2011 đã nhìn nhận thất bại. Tổng thống hiện tại Thein Sein và Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing đã lên tiếng chấp nhận "Ý dân" thể hiện qua kết quả bầu cử.

Giới quân nhân đã cai trị Miến Điện gần 50 năm (1962-2011). Đảng của bà Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử 1990 nhưng quân đội không công nhận kết quả bâu cử và bà bị quản thúc tại gia 20 năm.

Lưỡng viện sẽ bầu Tổng thống vào tháng 2- 2016 và nhiệm kỳ bắt đầu ngày 30.03.2016. Dân chúng lo ngại bà Suu Kyi khó trở thành Tổng thống vì hiến pháp Myanmar cấm bất cứ ai có con với nước ngoài giữ chức vụ này. Hai con trai của bà với người chồng quá cố đều là người Anh. Dầu vậy Bà Suu Kyi (70 tuổi) cho biết Liên đoàn NLD sẽ có ứng cử viên Tổng thống.

Hy vọng và những trở ngại


Một nước Miến Điện giàu có tài nguyên, có vị trí chiến lược thuận lợi giữa Trung Cộng, Ấn Độ và Đông Nam Á đã bị độc tài kìm hãm phát triển hàng chục năm, nay cuộc bầu cử tự do đã khởi sự đưa đất nước vào con đường dân chủ và mang đến nhiều hy vọng cho nhân dân Miến Điện trong tương lai.

Triển vọng phát triển đất nước được các chuyên gia kinh tế ngoại quốc đánh giá rất khả quan... Trong vòng 15 năm tới, Miến Điện cần 650 tỉ USD để đầu tư trong nhiều lãnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở (đường xá, hải cảng, điện nước...) Đến năm 2030 Miến Điện sẽ đạt tổng sản lương nội địa hằng năm 200 tỉ USD và tạo thêm 10 triệu chỗ làm. Cách đây 4 năm cựu tướng Thein Sein giữ chức Tổng thống đã mạnh dạn cải cách chính trị và kinh tế. Đầu tư ngoại quốc tăng trong khi mức đầu tư của Trung cộng và Hương Cảng trước chiếm hơn 2/3 nay đã giảm xuống còn 15%. Nhật bản đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thilawa gần Rangun tạo hơn 12000 việc làm. Giới chuyên gia kinh tế phỏng định tiến trình hòa giải dân tộc và dân chủ hóa đất nước sẽ tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế Miến Điện có khả năng đạt tăng trưởng 8% mỗi năm và kéo dài 30 năm góp phần giảm thiểu mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân.

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN ZXsGuf9ZJ0qFwS2HE5o3teKI7vEFuIxfV-_eTUZfpF-xwWpF-rOUz4rB17lcdcEPryn7k_XLYElXLVD5Mq4GX-dxb5kfRTZaxL1UPQ6IgoQJnZTCKEK6OAlYW4-DNJgd5ZqRmIX8E7xvv1mx

Bà Suu Kyi và cử tri trong cuộc bầu cử tự do

Miến Điện - Bài học cho Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)

Cuộc bầu cử dân chủ và tự do với sự tham dự của nhiều chính đảng diễn ra ôn hòa ở Miến Điện đã minh chứng lý luận dân chủ đa đảng tạo ra hỗn loạn chỉ là ngụy biện của ĐCSVN nhằm duy trì chế độ độc tài, độc đảng. Một quốc gia chỉ có một đảng là quốc gia độc tài. Các quốc gia đa đảng dù chưa kiện toàn thể chế dân chủ, và còn có nhiều xáo trộn chính trị như Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương... nhưng vẫn là các quốc gia có mức phát triển kinh tế cao hơn các quốc gia độc đảng như Triều Tiên, Việt Nam, Lào…

Hiện nay Việt Nam và Lào là hai quốc gia còn kiên trì chủ trương thực hiện xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa dưới chế độ độc đảng và cũng là hai quốc gia nghèo nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.(ASEAN)

Mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD chỉ bằng 3/5 của Nam Dương, 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Mã Lai Á, và 1/27 của Tân Gia Ba.

Về mặt tệ trạng xã hội: Tham nhũng, kinh tế bè nhóm lợi ích, gia tộc lãng phí của công… thì Việt Nam vượt trội các quốc gia trong vùng.

40 năm dưới chế độ Cộng sản độc đảng - Việt Nam đã không phát triển, thậm chí còn tụt hậu

Những phát biểu hứa hẹn "đổi mới", "nhân dân làm chủ"... mà lãnh đạo đảng và các cơ quan thông tin, báo chí của đảng ra rả đã làm người dân chán ghét.

Quần chúng không còn quan tâm đến những quyết định liên quan đến sự tồn vong của đảng hay những thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng.

Nhân dân cả nước hiện đang trông đợi ở một sự cải cách thực sự sâu rộng về mọi mặt có khả năng hồi sinh tự do, dân chủ và phục hưng đất nước.

Trước đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến triệu tập vào năm 2016, giới lãnh đạo đảng hãy can đảm nêu ra những trở lực chính kìm hãm sự đoàn kết và sức mạnh của quốc gia: Chủ nghĩa xã hội, chế độ độc đảng, sự tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân.

Đã đến lúc phải có những quyết định mang tính chất lịch sử:

- Dứt khoát gạch bỏ cụm từ "Chủ nghĩa xã hội ra khỏi Hiến pháp. Đảng không thể áp đặt Việt Nam mãi chấp nhận một chủ nghĩa lỗi thời và viễn vông.

- Chuyển hóa chế độ độc đảng phi dân chủ qua chế độ đa đảng dân chủ thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, nhà nước dân chủ pháp trị và nền kinh tế thi trường thật sự...

- Trả lại quyền làm chủ cho nhân dân thể hiện qua bầu cử tự do chọn người lãnh đạo. Chỉ nhân dân là người chủ duy nhất có quyền giao quyền và chia quyền lãnh đạo chứ không phải ĐCSVN.

- Chấp nhận quyền tư do tư tưởng, quyền đối lập chính trị, quyền tự do báo chí và quyền tự do lập hội.

Đại hội 12 sắp đến sẽ là cô hội lịch sử cho ĐCSVN dẹp bỏ chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin ra khỏi hiến pháp, kết thúc chế độ một đảng toàn trị tệ hại bao che cho tham nhũng và bất công cũng như cản trở sự nghiệp canh tân đất nước.

11/11/2015
Vũ Ngọc Yên
danlambaovn.blogspot.com
Về Đầu Trang Go down
thiendo
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeThu Nov 12, 2015 10:20 pm


Miến Điện, tấm gương không dành cho Việt Nam


Cánh Cò, viết từ Việt Nam

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN C0b959cb-37c6-48ad-9835-ea909f2ab0f9
Bà Aung San Suu Kyi trong những ngày vận động tranh cử
AFP

Cả ngày Chúa Nhật ngày 8 tháng 11 năm 2015, có lẽ dân tộc hạnh phúc và tự hào nhất hành tinh này là Miến Điện. Họ hạnh phúc khi đưa ngón tay nhuộm xanh lên khoe với thế giới rằng cuối cùng thì nhân dân Miến cũng đã tiến tới được bến bờ dân chủ thật sự, dù cái bến ấy mới chỉ được đóng tạm bằng những chiếc cọc tre để con thuyền chính trị của quốc gia ghé lại. Nhưng niềm tin và sức mạnh để mang con thuyền vào được cái bến thô sơ ấy chừng như đang hừng hực không gì có thể làm cho nguội đi.

Năm mươi ba năm, một hành trình không thể gọi là ngắn để lật đổ một chế độ quân phiệt toàn trị. Thế nhưng con số 53 năm ấy không ngưng một chỗ như nước ao tù mà nó luôn khuấy động khi nhiều khi ít cho đến khi thành sóng to bão lớn.

Trước cuộc bầu cử của người dân Miến Điện, nhiều người Việt đưa ra câu thách thức: “Tôi đố đảng cộng sản Việt Nam dám làm như Miến Điện”. E rằng nếu họ làm ngay, làm thật vào lúc này thì người đưa ra thách thức sẽ hối hận! Dễ hiểu lắm, bộ máy của nhà cầm quyền sẽ huy động tối đa để người dân đi bầu…cho họ. Trớ trêu nhất mà ai cũng nhận thấy: người ra tranh cử lúc này là ai, có đủ sáng giá cho người dân bỏ phiếu cho họ hay chưa?

Hãy nhìn thẳng vào những sự thật đã và đang làm cho Việt Nam tê liệt, chai lì và trong một thời gian dài sắp tới khó nói có thể đủ mạnh làm cho nhà nước này sợ hãi trong một cuộc phổ thông đầu phiếu dân chủ.

Bắt đầu từ đâu cũng thấy một con số không. Người nông dân, hơn 80 % dân số của Việt Nam là họ. Những tấm lưng trần giỏi giang trên đồng ruộng và chưa bao giờ làm một điều gì khiến chính quyền lo lắng chứ nói chi tới sợ hãi. Họ khuân vác sự thiếu thốn trong ý thức, kiên trì và chịu đựng áp bức một cách đáng khen. Chính quyền gọi đó là lực lượng cách mạng và sau 70 năm lực lượng cách mạng này vẫn còn có thể sử dụng qua việc nạo vét tới cạn kiệt sức lao động của họ vào từng hạt lúa, con tôm để ngoác miệng ra tự hào về tiềm năng phát triển kinh tế. Người nông dân ôm nỗi lo đói nghèo nằm ngủ và chưa bao giờ trong giấc mơ của họ có một đêm mơ được cầm lá phiếu để đi bầu.

Con cái của họ, đứa nào đầu óc tối tăm sẽ tiếp tục gục đầu dưới ruộng, đứa thông minh một chút lên thành phố thì chỉ một thời gian ngắn sẽ chạy theo cái cách mà con ông cháu cha ăn chơi đàn đúm rồi lại chạy về nhà trộm lúa giống cha mẹ đi bán để ăn chơi. Đứa nào may hơn một chút thì kiếm tấm chồng xa xứ để mà trưng bày phô diễn với chị với em tại vùng quê nghèo mà chúng bỏ đi.

Sinh viên Việt Nam nhiều như trấu nhưng trong cái đám trấu ấy mấy người được như sinh viên của Myanmar cách đây 23 năm. Họ hiên ngang đứng thẳng trước mũi súng của quân phiệt, người này bị bắn ngã xuống, người khác lại đứng lên. Trong ba ngàn con người đã hy sinh ấy sinh viên Việt Nam có được mấy người?


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 142

Trí thức Việt Nam là một con số đáng tự hào trong khu vực. Nhưng vẫn chỉ là con số thôi. Con số thống kê và con người trí thức cách biệt và chống đối lẫn nhau. Giáo sư Tiến sĩ nhiều vô số kể nhưng lên tiếng ủng hộ biểu tình chống Trung Quốc thì cả nước chỉ được vài người…trên mạng. Ấy là chống Trung Quốc mà còn như thế nếu chống trực tiếp đảng và chính phủ thì con số sẽ ra sao?

Người Việt Nam gọi tên bà Aung Shan Suu Kyi cho … đỡ nhớ, vì đã quá lâu Việt Nam không có được một hình ảnh đáng kính như bà.

Nhưng người ta không thể cứ nhớ và ước ao một lãnh tụ không hề có thật trong cộng đồng của mình đang sống. Sự thay đổi chính trị nào cũng phải thay da lột xác và chịu đớn đau. Không thể hỏi chừng nào mà nên hỏi tại sao chưa có cái chừng nào ấy.

Cái “tại sao” đầy dẫy mà dễ thấy nhất là từ chính mỗi người của chúng ta. Hãy nhớ lại vài mẩu chuyện nho nhỏ để biết thêm hai chữ “tại sao” này.

Khi Miến Điện bùng nổ biểu tình của sinh viên năm 1988, hàng ngàn sinh viên bị bắn, lập tức sư sãi và dân chúng xuống đường bất kể chính quyền quân phiệt đàn áp dã man. Hàng ngàn người vào tù trong đó có hàng trăm nhà sư, kiên trì tranh đấu cho sự vùng dậy của sinh viên.

Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước đàn áp dữ dội, người dân đứng nhìn như thể họ không phải là người Việt. Một nhóm nhỏ bị tấn công, bị bắt, bị hù dọa và sau đó liên tục bị sách nhiễu. Xã hội ung dung và những con người “dại dột” đấu tranh đó chìm sâu vào bóng tối.

Miến Điện có một nền văn hóa của nhà Phật. Đạo đức và căn bản làm người được dạy dỗ trong các thế hệ sinh viên học sinh. Bi, trí, dũng của nhà Phật chảy trong máu huyết của người dân Miến và vì vậy họ tôn kính lãnh tụ của mình khi thấy sự dũng cảm và thông tuệ của bà là nguồn sinh lực cho đất nước. Từ tôn kính dẫn tới phục tùng là điều hiển nhiên.

Trong khi đó tại Việt Nam đạo Phật đã biến dạng trở thành buôn thần bán thánh. Sư sãi không ngồi nhồm nhoàm bổng lộc thì cũng đứng lộng ngôn trong tòa quốc hội. Một số sư ni chính đạo thì bị chính phật tử bao vây mua chuộc khi đòi cho bằng được những lá xâm thật tốt cho mình.

Căn bản văn hóa đã bị biến dạng như vậy nên thần tượng được nặn lên từ tro tàn của lịch sử liền được người dân tha hồ thờ cúng. Thanh niên nhảy múa trên những giai điệu đàn điếm và không chút tính người vì vậy khi ra đường gặp kẻ thương tật hay tai nạn chết người chúng sung sướng chụp ảnh mang khoe trên Facebook. Những kẻ trộm chó bị giết không cần biết tới luật pháp là gì trong khi bọn trộm tài sản quốc gia lại được đám dân đen ngưỡng mộ và chắt lưỡi vì mình không làm được như chúng.

Việt Nam với môn lịch sử bị bóp méo theo khẩu vị của đám thân Tàu còn Miến Điện lại sẵn sàng bỏ Tàu để tự lực cánh sinh bằng đôi tay và khối óc của họ.

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 3f13a7f7-3621-41f4-b5ba-5d993d733bfc

Aung Shan Suu Kyi có một đảng chính trị đúng đắn với hàng trăm con người cộng tác đầy tài năng. Những con người âm thầm nhưng mạnh mẽ và cương quyết ấy góp phần tạo nên Aung Shan Suu Kyi trong khi ở Việt Nam chỉ cần một người có vẻ đáng tin cậy liền bị nhiều thế lực khác nhau, trong đó có cả thế lực tranh đấu, đồng minh đè cho bẹp xuống.

Người Miến lưu vong không có khái niệm quốc cộng, họ chỉ tranh đấu nhằm lật đổ quân phiệt để thành lập nền dân chủ và vì vậy sức mạnh của họ không bị phân tán. Tiếng nói bền bỉ của họ đấu tranh cho bà Aung Shan Suu Kyi được tự do đã nhắc nhở Hoa Kỳ và EU về người đàn bà bất khuất này và cuối cùng cũng lật đổ được sự lạnh lùng của thế giới.

Việt Nam mãi mê phân chia ranh giới và mỗi người tự vẽ cho mình một vòng tròn cô lập. Không có một vòng tròn khép kín nào có thể nối được với một vòng tròn khác để tạo thành sức mạnh. Những vòng tròn bản năng ấy làm tê liệt sức chiến đấu trên mặt trận đấu tranh và tạo thêm niềm tin cho chính quyền hơn là tạo cho họ sự lo lắng cần thiết.

Cần thiết vì khi chính quyền lo lắng chính là lúc người dân biết được điểm chết của họ để tiếp tục tranh đấu, nhấn mạnh vào sự lo lắng ấy bằng những tác động cụ thể. Cũng như Miến Điện, khi bà Aung Shan Suu Kyi bị quản chế, đảng của bà chưa bao giờ lặng yên một ngày mà công tác đánh động quần chúng luôn được nêu cao, song song với sự yễm trợ của Mỹ và EU chính quyền quân phiệt cuối cùng cũng phải nhượng bộ.

Việt Nam không được một khuôn mẫu của Aung Shan Suu Kyi đã đành nhưng kể cả chờ đợi một người tương tự xuất hiện cũng phải biết cách. Tư thế ngồi chờ không phải là tốt đối với người hoạt động chính trị mà phải luôn luôn đứng, cho dù đứng chờ đi nữa, vì khi đứng người ta có thể chạy ngay ra đường khi có dịp, còn ngồi một thời gian quá lâu thì bắp thịt tê cứng, cơ hội đến mà chỉ lê lết chạy sau người khác thì thật quá buồn!

Và vì vậy đừng thách thức nhà nước có dám cho bầu cử tự do ngay vào hôm nay hay không, mà hãy tự thách thức chúng ta có dám để cho cơ hội ấy mau tới bằng chính hành động của mình bắt đầu từ hôm nay hay không.


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Myanmar_support_data_wlpo
Về Đầu Trang Go down
levan
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeSat Nov 14, 2015 12:22 am

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Sucmanhtuoitre-danlambao 

Việt Nam không phải là Miến Điện

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.

Sáng nay thức dậy đọc tin chiến thắng của Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và nền dân chủ tại Miến Điện đang được phục hồi lần đầu sau 25 năm dưới chế độ quân phiệt, những người Việt quan tâm đó chắc lại một lần nữa thở than tại sao sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn chưa có một Aung San Suu Kyi, chưa tạo được một phong trào đối kháng có khả năng lật đổ chế độ CSVN.

Thật sự, điều kiện chính trị của Miến Điện khác nhiều so với Việt Nam.

1. Cơ sở hạ tầng của NLD hoạt động chặt chẽ, phong trào dân chủ Việt Nam chỉ mới hình thành. Đảng đối lập NLD có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990, trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Cơ sở hạ tầng đó không bị tiêu diệt hay chết dần theo thời gian mà đã tiếp tục lớn lên. Ngay cả các đại diện ngoại giao và quốc tế của NLD vẫn tiếp tục hoạt động ngoài Miến Điện sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tù. Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ có được cơ hội hoạt động công khai hay bán công khai. Các phong trào xã hội tại Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của phong trào lần lượt bị tù đày.

2. Quân phiệt Miến độc tài, CSVN toàn trị. Tập đoàn lãnh đạo Miến Điện dù sao cũng chỉ là một tập đoàn quân phiệt tay ngang, võ biền chứ không phải là một chế độ độc tài toàn trị được tổ chức tinh vi, nắm trong tay không những quân đội, công an, nhà tù, sân bắn mà còn có khả năng kiểm soát từng ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, từng hộ khẩu, từng cân đường, cân gạo của mỗi người dân như đảng Cộng sản Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc thì rụt rè, khép nép nhưng trấn áp dân mình thì rất giỏi.

3. Quân phiệt Miến xa rời lịch sử, CSVN sống bám vào lịch sử. Tập đoàn quân phiệt Miến không có chỗ dựa lịch sử. Lịch sử đứng về phía bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Miến. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khác, họ bám sâu vào cây đại thụ dân tộc Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Đảng CS đồng hóa đảng và dân tộc, lịch sử đảng và lịch sử dân tộc. Bộ máy tuyên truyền của đảng giải thích lịch sử theo quan điểm của đảng. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó.

4. Quân phiệt Miến kiểm soát bậc đại học, CSVN đầu độc tuổi trẻ từ khi biết nói. Quân phiệt Miến độc tài nhưng không theo đuổi chính sách tẩy não tận cùng như CSVN đã và đang làm với các thế hệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam lớn lên trong nền giáo dục một chiều và phản khoa học. Họ được dạy sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói như Mác, tự do là sự thừa nhận các quy luật tất yếu, và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được giải thích như là tất yếu. Nền giáo dục vẹt tồn tại trong xã hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã giết chết mọi mầm mống sáng tạo tự nhiên trong con người. Sự nô lệ trí thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. Suy nghĩ lạc hậu đó được tiêm vào nhận thức tuổi thơ từ khi các em mới tập nói và cũng tồn tại trong một số không ít những người được gọi là trí thức. Muốn tháo gỡ ra, muốn tách hệ ý thức lạc hậu đó ra, mà không phải làm ung thối đi nguồn nhựa sống hay làm ngã cây cổ thụ dân tộc, không phải là một chuyện dễ dàng.

5. Quân phiệt Miến bị thế giới cô lập, CSVN được Tàu nuôi dưỡng. Không giống tập đoàn quân phiến Miến cô đơn trong lòng dân tộc và bị cô lập về mặt quốc tế, CSVN đang được Tàu nuôi dưỡng. Như đã phân tích trước đây trong bài Trung Cộng không đáng sợ, mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không có bình sữa của Tàu, CSVN chết khô, chết héo từ lâu rồi.

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Z

Bài học Miến Điện cho phong trào dân chủ Việt Nam

1. Chọn lựa đúng thời điểm đấu tranh trực diện. Trong vài ngày qua, báo chí và dư luận ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một lãnh tụ tài ba và can đảm, và không ít người cũng ca ngợi Thein Sein như một lãnh đạo thức thời đã mở ra cánh cửa mới cho xứ sở ông ta. Vâng. Bà Aung San Suu Kyi là một lãnh tụ tài ba, can đảm và có tầm nhìn xa vào tương lai Miến Điện. Việc bà chấp nhận được trả tự do trong lúc hàng trăm bạn chiến đấu của bà vẫn còn đang bị tù và chỉ sáu ngày sau cuộc bầu cử trong đó cánh quân phiệt chiếm đại đa số trong quốc hội là một chọn lựa hết sức can đảm. Hai mươi năm trước đó, chiều ngày 11 tháng Giêng năm 1990, Nelson Mandela cũng chọn lựa để bước ra khỏi cổng nhà tù Victor Verster trong lúc các bạn chiến đấu của ông vẫn còn bị tù. Với bà Aung San Suu Kyi và Nelson Madela, tự do không phải là tự do cho riêng họ mà chỉ là bước đầu trong hành trình đầy gian nan phục hưng đất nước. Họ can đảm không phải vì chịu tù đày mà chọn lựa khi cần phải chọn lựa. Cả hai đã chọn đúng thời điểm để đấu tranh trực diện.

2. Sức mạnh nhân dân là nền tảng. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần và tổ chức của bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên những người quyết định vận mạng Miến Điện không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà chính là nhân dân Miến suốt 53 năm dài vẫn kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ 1962, 26 năm trước biến cố đẫm máu 8888 (8/8/1988) mà bà Aung San Suu Kyi tham gia. Nhắc lại, cuộc nổi dậy 8888 bắt đầu vào tuần lễ đầu tháng 7, 1988 của nhiều trăm ngàn dân Miến đòi dân chủ và đã bị tập đoàn quân phiệt đàn áp một cách tàn nhẫn. Cảnh sát và quân đội được lịnh bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Bà Aung San Suu Kyi tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 8 với diễn văn tại chùa Shwedagon và NLD được thành lập một tháng sau đó. Từ đó bà lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động cho đến hôm nay. Trong suốt 53 năm, hay 25 năm nếu tính từ lần bầu cử tự do 1990, nhiều ngàn người dân Miến bị giết chết cùng nhiều ngàn người khác bị tù. Máu của họ không đổ xuống trong oan uổng mà đã tô thắm con đường dân chủ của Miến Điện hôm nay. Những người dân bình thường, không tên tuổi đó mới thật sự là những anh hùng dân chủ của dân tộc Miến.

3. Chiến lược tranh cử thông minh.
Cuộc bầu cử tại Miến không phải chỉ có hai đảng USDP (Union Solidarity and Development Party) và NLD (National League for Democracy) mà đã có tới 90 đảng lớn nhỏ tranh nhau vào quốc hội. Tuy nhiên, với mục đích loại đảng USDP do quân đội ủng hộ, cánh dân chủ đưa ra khẩu hiệu là chọn một trong hai, Chọn Quân Đội (Military Selection) hay bầu Bầu Cử Dân Chủ (Real Election). Hẳn nhiên không phải người dân nào cũng ủng hộ cánh dân chủ, và ngay cả không phải ai cũng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nhưng đều ý thức đó là chuyện về sau, trước mắt phải tập trung dứt điểm độc tài quân phiệt bằng cách không bầu cho USDP. Cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia vùng Baltic trong những năm đầu 1990 cũng vậy. Các lãnh tụ phong trào dân chủ ý thức rằng chỉ tập trung được sức mạnh toàn dân mới thắng được CS. Trong cuộc bầu cử quốc hội Latvia tháng 6, 1993 có tới 23 đảng ghi danh ứng cử nhưng khi đối đầu với Liên Xô hai năm trước họ chỉ đứng dưới hàng ngũ của Mặt Trận Dân Tộc (Popular Front).

Thành công của phong trào dân chủ tại Miến Điện hy vọng sẽ là bài học cho những ai quan tâm đến tương lai Việt Nam. Điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác nhưng học hỏi kinh nghiệm vận động dân chủ tại các nước độc tài trên thế giới bao giờ cũng cần thiết.

Dân tộc Miến may mắn có một Aung San Suu Kyi tài ba, đảm lược và xứng đáng với tất cả lời ca ngợi thế giới dành cho bà.

Việt Nam không có Aung San Suu Kyi, nhưng không phải vì thế mà cuộc vận động dân chủ phải dừng lại và các phong trào dân chủ phải đốt đuốc đi tìm cho ra được một minh quân để dẫn lối soi đường trước khi tiếp tục. Đừng quên, hàng trăm quốc gia đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ để giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 nhưng không phải quốc gia nào cũng có một Mahatma Gandhi. Thay vì chờ đợi một nhân tài cứu nước hay đi vay mượn chiếc búa ngoại bang để về đập đổ bức tường chuyên chính, hãy bắt đầu từ những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi và kiên nhẫn để xoi mòn cơ chế độc tài đảng trị. Con đường có thể dài nhưng đích thực đó là con đường tự chủ.

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Images?q=tbn:ANd9GcSXXWqyrDQCHjh7iIhWUKOzB0vh5CokbghOx22DzrOxb3CADiMvhQ
Về Đầu Trang Go down
levan
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeMon Nov 16, 2015 6:54 pm


Tổng thống Myanmar hứa giao quyền 'êm thấm'

 
BBC Tiếng Việt
16 tháng 11 2015
  
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 151115150625_u_thein_sein_640x360_bbc_nocredit
Tổng thống Myanmar Thein Sein nói sẽ tôn trọng kết quả

Tổng thống Myanmar Thein Sein hứa sẽ chuyển giao quyền lực êm thấm cho đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành 80% số ghế trong tổng tuyển cử, trong lúc kết quả kiểm phiếu đã gần xong.

Tại cuộc họp của các đảng phái, tổng thống nói việc chuyển giao sẽ có trình tự và hệ thống.

“Chúng tôi sẽ bảo đảm nó diễn ra êm thấm, ổn định mà không phải lo gì cả,” ông Thein Sein nói.

Ông Thein Sein từng nói vậy trên mạng nhưng nay ông nhắc lại công khai.

Đảng USDP của ông chỉ được 41 trong 478 ghế được loan báo đến nay. NLD được 387 ghế.

Quân đội cũng đã nói sẽ tôn trọng kết quả.

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 151111091753_san_suu_kyi_640x360_getty_nocredit

Bà Aung San Suu Kyi đã nói bà sẽ là lãnh tụ trên thực tế của Myanmar

Tuần sau bà Suu Kyi sẽ gặp tổng thống và người đứng đầu quân đội.

Quốc hội tuần sau cũng sẽ nhóm họp lần cuối – phiên họp còn kéo dài đến tận cuối tháng Giêng.

Sau đó, quốc hội do NLD thống lĩnh sẽ họp để chọn tân chủ tịch quốc hội, mà có thể là bà Suu Kyi.

Quốc hội mới sẽ chọn ra hai phó tổng thống và tổng thống.

Bà Aung San Suu Kyi đã nói với BBC rằng là lãnh đạo của đảng chiến thắng, bà sẽ là lãnh tụ trên thực tế của Myanmar.

NLD đủ ghế để kiểm soát cả hạ và thượng viện.

Nhưng do quân đội được hưởng 25% ghế và kiểm soát các bộ chính, NLD sẽ phải tìm cách hợp tác với quân đội.

.
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeWed Nov 18, 2015 11:30 am

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Aungsansukyi-99-danlambao
 
Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - ... Đại đa số sống theo chủ nghĩa định mệnh tất định, nhắm mắt đưa chân. Với số người này đảng là mùa xuân mai nở, mùa hạ ve kêu, là nắng mưa, là bão lụt, là động đất. Một số hiểu được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp để sống một cuộc sống ích kỷ cho bản thân và gia đình được an nhàn, chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước. Một số khác hoàn toàn bị tẩy não để tin vào đảng cuồng nhiệt, bịnh hoạn như những tín đồ tà đạo, phát biểu như bị ma nhập trong những phim kinh dị...

*

Cuộc bầu cử quốc hội tại Miến Điện vừa qua đã diễn ra trong tương đối tự do sau 25 năm với phần thắng lớn nghiêng về phía Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi. Hơn ba phần tư trong số 84% số phiếu bầu được kiểm, đã bầu cho NLD. Đảng Union Solidarity and Development Party (USDP) với sự hậu thuẫn của quân đội chỉ chiếm được 5% số phiếu. Đương kim Tổng Thống Miến Điện Thein Sein, một tướng lãnh đã dành 40 năm trong quân ngũ, tuyên bố sẽ chấp nhận ý dân về kết quả của cuộc bầu cử.

Ngoại trừ Trung Cộng, thế giới ca ngợi bà Aung San Suu Kyi và TT Thein Sein vì những đóng góp của họ cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ trong hòa bình tại Miến.

Một chủ đề đang được thảo luận khá hăng say trên các mạng xã hội, Việt Nam đang thiếu ai.

Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Aung San Suu Kyi tài ba, can đảm, kiên trì với mục đích dân chủ hóa đất nước?

Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Tổng Thống Thein Sein thức thời, thấy được hướng đi của đất nước trong thời đại toàn cầu, có khuynh hướng dân chủ, thân Tây Phương và ý thức hiểm họa Trung Cộng tại Á Châu?

Nhìn chung, đa số cho là Việt Nam đang thiếu một lãnh tụ tài ba, can đảm, uy tín cả quốc nội lẫn quốc tế như Aung San Suu Kyi. Một số khác cho rằng Việt Nam thiếu một Thein Sein có uy tín trong quân đội và cũng không có quá khứ bàn tay dính máu đồng bào như một số tướng lãnh cai trị Miến Điện trước ông. Một số khá đông cho rằng Việt Nam cần có cả hai mới có thể dẫn tới một cách mạng dân chủ ôn hòa, không đổ máu, và một tương lai tốt đẹp cho các thành phần trong xã hội.

Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân.

Nhân dân, theo định nghĩa về pháp lý, là những người sinh ra hay được thừa nhận của một đất nước, có những quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước, và trong quan điểm dân tộc, là những người cùng chia sẻ một sắc tộc, lịch sử, nền văn hóa, ngôn ngữ và nguồn gốc.

Bà Aung San Suu Kyi có trí tuệ sáng suốt và can đảm khi chấp nhận được tự do mặc dù nhiều bạn chiến đấu của bà còn ở trong tù. Đừng quên, suốt 20 năm trước đó bà đã từ chối tự do cho bản thân bà. Lần này, bà biết được ý định của Tổng Thống Thein Sein muốn chuyển hóa đất nước sang dân chủ một cách hòa bình vì dân chủ là cánh cửa duy nhất để Miến Điện có thể đuổi kịp các nước trong vùng và hội nhập vào thời đại toàn cầu hóa.

Nhưng dù tài ba, đảm lược, có tầm nhìn xa bao nhiêu bà Aung San Suu Kyi cũng không thể vực dậy một dân tộc không có khả năng đứng lên. Kết quả cuộc bầu cử tại Miến Điện hiện nay là kết quả của bao hy sinh xương máu mà nhân dân Miến đã đổ xuống từ 1962, 26 năm trước khi bà Aung San Suu Kyi tham gia phong trào dân chủ Miến. Tương lai Miến Điện vẫn còn rất khó khăn nhưng cũng đầy hy vọng.

Nelson Mandela cũng thế. Đêm 10 tháng 1, 1990 của Nelson Mandela tại nhà tù Victor Verster hẳn là một đêm trăn trở. Sau 3 năm đàm phán, phần lớn là bí mật từ nhà tù và ngay cả các bạn chiến đấu thân cận nhất cũng không biết, ngày hôm sau ông sẽ được trao trả tự do. Với ông, tự do chỉ là bước đầu tiên trong hành trình hòa giải quốc gia đầy gian nan mà ông vừa mới lên đường.

Dù Nelson Mandela đã thức tỉnh trong nhà tù và chọn lựa một phương pháp đấu tranh mới nhưng liệu nhân dân Nam Phi và chiến hữu của ông có thức tỉnh như ông không. Nelson Mandela đi đúng. Hơn 60% nhân dân Nam Phi thức tỉnh, các bạn chiến đấu của ông trong African National Congress thức tỉnh và điều này đã dẫn tới chiến thắng của ANC trong cuộc bầu cử ba năm sau.

Nếu Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi là người Việt Nam, rồi hai vị đó cũng chỉ là những tiếng kêu thương trong cô đơn tuyệt vọng. Hai ngọn gió thổi qua không làm nên bão tố cách mạng, họ sẽ bị tù và có thể rồi sẽ chết trong tù. Lý do, như đã viết ở phần trên, bởi vì Việt Nam chưa có khối nhân dân đủ mạnh để làm hậu thuẫn cho một Nelson Mandela Việt Nam hay một Aung San Suu Kyi Việt Nam.

Do đó, không lạ gì khi thấy đảng CSVN rất coi thường người Việt trong nước.

Tin tức về bầu cử dân chủ tại Miến rất hạn chế phổ biến tại Trung Cộng. Biến cố Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng thấy sức mạnh của nhân dân. Theo Foreign Affairs số tháng 6, 2015, chỉ riêng đối ngoại, Trung Cộng dành một ngân sách 10 tỉ đô la một năm cho mục đích tuyên truyền. Ngân sách dành để kiểm soát 1.3 tỉ dân tại lục địa không kiểm chứng được nhưng chắc chắn cao hơn nhiều. Cơ quan Thông tin thuộc Hội Đồng Nhà Nước tại Bắc Kinh có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các phương tiện văn hóa thông tin của Trung Cộng trong đó gồm Nhân Dân Nhật Báo, Global Times, truyền hình trung ương, Tân Hoa Xã. Ám ảnh bởi biến cố Thiên An Môn, đảng CSTQ che đậy mọi tin tức liên quan đến dân chủ ngoại trừ những bản tin ngắn phải loan vì liên quan đến chính sách đối ngoại.

Lãnh đạo CSTQ làm vậy vì họ rất sợ nhân dân nổi dậy.

Ngay cả Kim Jong-un cũng sợ nhân dân. Người dân Bắc Hàn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra tại Miến Điện. Bắc Hàn là chiếc lồng sắt và người dân không biết gì ngoài những tin do cơ quan thông tin chính thức của đảng loan ra. Chính phủ Bắc Hàn không chỉ hạn chế tin tức mà còn thay đổi nội dung để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của đảng. Korean Central News Agency là cơ quan duy nhất tại Bắc Hàn có quyền hạn về tin tức. Các báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nhận tin từ cơ quan này.

Kim Jong-un kiểm soát chặt chẽ đến mức như vậy cũng chỉ vì y sợ người dân nổi dậy.

Việt Nam thì khác. Các báo chí đảng và nhà nước CS tương đối thoải mái trong việc loan tin về bầu cử tại Miến Điện. Các báo Nhân Dân, Lao Động, Thanh Niên, VNExpress v.v. đều loan tin về bầu cử tại Miến, ca ngợi bà Aung San Suu Kyi. Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của đảng CS không chỉ loan tin mà đăng cả hình ảnh nhân dân Miến Điện vui mừng chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử dân chủ.

Đảng CSVN đánh giá người Việt Nam thấp như vậy chỉ vì họ biết Việt Nam có 92 triệu người đang sinh sống, trong đó 60% là trong tuổi lao động, nhưng có rất ít “nhân dân”.

Ngoài một số nhóm nhỏ đang hoạt động dưới dạng tôn giáo, tranh đấu trong phong trào dân oan và dấn thân trong các tổ chức xã hội dân sự, phần còn lại của năm mươi lăm triệu người trong tuổi lao động không biết đòi quyền lợi, không ý thức về quyền hạn và không quan tâm đến trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước họ, đối với tương lai con cháu họ.

Đại đa số sống theo chủ nghĩa định mệnh tất định, nhắm mắt đưa chân. Với số người này đảng là mùa xuân mai nở, mùa hạ ve kêu, là nắng mưa, là bão lụt, là động đất.

Một số hiểu được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp để sống một cuộc sống ích kỷ cho bản thân và gia đình được an nhàn, chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước.

Một số khác hoàn toàn bị tẩy não để tin vào đảng cuồng nhiệt, bịnh hoạn như những tín đồ tà đạo, phát biểu như bị ma nhập trong những phim kinh dị.

Để có một cuộc cách mạng dân chủ thật sự, phải tập trung nhiều hơn nữa vào việc xây dựng tầng lớp nhân dân không chỉ có tình cảm yêu nước mà còn thể hiện lòng yêu nước bằng hành động.

Có người sẽ hỏi làm thế nào để có nhân dân?

Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi phong trào, mỗi đoàn thể đấu tranh cho dân chủ Việt Nam có khả năng riêng và nhắm vào các thành phần xã hội khác nhau. Do đó, không có một phương pháp nào độc nhất mà là tất cả các phương pháp có khả năng tác động vào mọi lãnh vực của đời sống và nhận thức của người Việt Nam. Tất cả cố gắng của người Việt Nam từ nhiều ngã, nhiều giới, nhiều thế hệ có thể khác nhau miễn là cùng dẫn tới một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử: cách mạng dân chủ tại Việt Nam.

18.11.2015
Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 11200636_10207985153016251_6687670741550482923_nmien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 12208307_10207985153176255_2672230209762966889_n
Nước người ngẫm lại nước ta ... Ôi buồn ...
đúng là TÂM SINH TƯỚNG ....
Nhìn mụ phóng là hiểu luôn tại sao quá nhiều Dân Việt nghèo đói.


affraid
Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeFri Nov 20, 2015 11:23 pm

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Myanmar-youth-danlambao 

Aung San Suu Kyi: “Chúng ta phải trao cho tuổi trẻ niềm hy vọng”

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - ...Chúng ta phải trao cho tuổi trẻ niềm hy vọng. Sự tham gia của những người trẻ trong cuộc bầu cử tuần này thật tuyệt vời, thật đáng khâm phục. Họ có mục đích và mục tiêu như thắng cử. Vì họ có mục đích và mục tiêu thể hiện chính đáng bao niềm mơ ước của mình cho nên tuổi trẻ chúng ta đã hành động rắt hăng say đến mức không thể nào tin được... - Aung San Suu Kyi.

*

Bà Aung San Suu Kyi đã dành cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) cuộc phỏng vấn sau ngay sau khi đảng NLD dưới sự lãnh đạo của bà thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử vừa qua ở Miến Điện.

RFA: NLD đã thắng đa số ghế họ tranh cử. Bà nghĩ những nhân tố nào khiến họ có thể thắng lớn như thế?

Aung San Suu Kyi: Chính là vì NLD gần gũi với nhân dân. NLD từ nhân dân mà ra, và các thành viên NLD xuất thân từ nhân dân. Chúng tôi không thể khác biệt với họ. Tim của chúng tôi đập cùng một nhịp. Chúng tôi đã cùng nhau đấu tranh, chúng tôi đã cùng nhau đau khổ, và chúng tôi đã cùng nhau hy vọng. Chúng tôi đã cùng nhau mơ trong suốt gần ba mươi năm trời. NLD và nhân dân là đồng nghiệp, là chiến hữu. Tôi nghĩ đó là lý do họ đã ủng hộ chúng tôi.

RFA: Bà sẽ có bao nhiêu người học thức trong chính phủ mới?

Aung San Suu Kyi: Anh nói “học thức” theo nghĩa nào? Chúng ta phải suy xét ý nghĩa của “học thức” là gì? Nhiều người nghĩ người có nhiều bằng cấp là người học thức. Nhưng tôi tin người mà có thể biết xét đoán đúng tình thế và có những quyết định hợp thời thì quan trọng hơn nhiều. Chẳng phải chúng tôi không coi trọng những người có bằng cấp này nọ. Chính tôi cũng coi trọng họ và kính trọng họ. Chúng tôi chỉ có bốn phần trăm dân số trong nước tốt nghiệp đại học. Chẳng lẽ vì thế chúng tôi không thể coi trọng đa số? Không, chúng tôi phải coi trọng đa số. Nếu chúng tôi chỉ coi trọng những người có bằng cấp, thì phải chăng điều đó hàm nghĩa nhân dân chúng tôi không quan trọng? Tôi không tin thế. Điều quan trọng là chúng tôi cần đúng người đúng chức vụ.

RFA: Ba di sản từ thời quân đội tiếm quyền vào năm 1962 để lại cho nhân dân hôm nay: ích kỷ, không tin tưởng ai và sợ mọi người. Vì sợ, người dân không dám đi ra ngoài và họ mất lòng tự trọng. Vậy bà sẽ làm gì để xóa bỏ ba di sản này?

Aung San Suu Kyi: Anh nói ích kỷ đầu tiên, rồi đến không tin tưởng và sợ. Thật ra, ngược lại mới đúng. Xuất phát là từ sợ. Rồi khi sợ bắt đầu, ta không tin tưởng ai và khi ta không tin tưởng ai thì ta trở nên ích kỷ. Tôi không thể tin tưởng ai, tôi phải tự xoay xở lấy, và tôi không thể trông cậy ai. Điều anh nói là ngược lại thế. Cách xóa bỏ sợ hãi đúng là giáo dục luật pháp và trật tự. Tôi đã nói điều này rất thường xuyên. Người dân cần sự an ninh tinh thần. Tại sao họ muốn dân chủ? Vì dân chủ có thể cho họ tự do và an ninh bằng như nhau. Người dân phải có tự do đồng thời phải có an ninh. Họ không được dùng tự do để đánh nhau. Khi họ có an ninh tinh thần, sợ hãi của họ sẽ giảm dần, và sự nghi ngờ của họ về người khác cũng giảm lần. Sẽ không cần lo ngại người nào đấy sẽ nhìn anh với sự ganh tị. Họ sẽ không phải lo ngại ai đấy sẽ báo cáo láo về họ cho cấp trên của họ để khiến họ gặp rắc rối. Nỗi sợ về bị trừng phạt bất công sẽ biến mất và tôi tin lòng tin và tin tưởng sẽ tăng lên và người dân sẽ thương yêu và tôn trọng lẫn nhau nhiều hơn.

RFA: Tôi nhận thấy bà luôn luôn quan tâm đến những người trẻ. Bà nghĩ gì về những người trẻ trong nước chúng ta hút thuốc và dùng ma túy và toàn bộ dân số bị ngưng phát triển về thể trạng do suy dinh dưỡng? Bà sẽ làm gì để đưa họ ngang hàng về thể trạng với các nước khác?

Aung San Suu Kyi: Điều này liên quan đến kinh tế. Tôi luôn luôn nói rằng điều quan trọng nhất là tạo công ăn việc làm. Từ việc làm họ sẽ kiếm tiền và xây dựng lòng tự tin. Người thất nghiệp sẽ không có lòng tự tin. Hơn nữa, họ cảm thấy mình vô tích sự vì khi ta không có việc làm ta phải phụ thuộc vào người khác. Sau nhiều năm suy dinh dưỡng cơ thể của những người trẻ của chúng ta ngưng phát triển. Đến độ tuổi nào đấy ta không còn cao nữa và ta không thể thay đổi được điều ấy. Sự phát triển thể trạng loại này không thể chữa được. Ta có thể có tầm vóc thân thể nhỏ nhưng có nhiều cơ hội giúp ta rất mạnh khỏe. Vì vậy về nhiều khía cạnh chúng tôi sẽ phải làm việc cật lực. Vấn đề người trẻ hút thuốc và rượu chè không phải là vấn đề chỉ có ở nước ta. Nhiều nước cũng có vấn đề này. Nhưng về tệ nạn ma túy, cần nên đề ra những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu đề ngăn chặn vấn đề này. Người trẻ trôi giạt ra khỏi xã hội vì, trong nhiều trường hợp, họ không có hy vọng hay mục tiêu. Cho nên chúng ta phải trao cho tuổi trẻ niềm hy vọng. Sự tham gia của những người trẻ trong cuộc bầu cử tuần này thật tuyệt vời, thật đáng khâm phục. Họ có mục đích và mục tiêu như thắng cử. Vì họ có mục đích và mục tiêu thể hiện chính đáng bao niềm mơ ước của mình cho nên tuổi trẻ chúng ta đã hành động rắt hăng say đến mức không thể nào tin được.

Nguồn:

Trích dịch từ cuộc phỏng vấn bà Aung San Suu Kyi của Đài Á Châu Tự Do vào ngày 11/11/2015
rfa.org/english/news/myanmar/myanmar-assk-11112015165922.html

Bản tiếng Việt:

Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 12193314_1192267560789869_8723937300268565785_n
mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN 1888708_728953130456185_428220323_n
Về Đầu Trang Go down
thanhdo
Khách viếng thăm




mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitimeTue Nov 24, 2015 6:22 pm

 mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Myanma

Trông về Miến Điện mà mơ

Đại Nghĩa (Danlambao) - Không có lúc nào như lúc này, lòng mọi người dân Việt bừng lên niềm hy vọng, hy vọng một ngày mai như người dân Miến Điện hôm nay. Người dân Việt Nam mơ phá tan xiềng tỏa của chế độ cộng sản bạo tàn đã ngự trị trên toàn cỏi đất nước suốt 40 năm qua. Bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng của người dân Việt Nam hướng về người dân Miến Điện đang tưng bừng đón ngày tự do dân chủ sau bao nhiêu năm quằn quại dưới ách độc tài của chế độ quân phiệt.

Trông người mà nghĩ đến ta!

Bị trị thì cùng bị trị, bị áp bức thì cùng bị áp bức, nhưng mỗi hoàn cảnh mỗi khác, người Việt Nam chúng ta hãy bình tâm mà tìm ra những điều kiện gì khiến người dân Miến Điện có được như ngày hôm nay mà dân tộc Việt Nam chúng ta chưa có được.

1. Miến Điện bị cấm vận kiệt quệ.

Dưới sự cai trị độc tài của chế độ quân phiệt Miến Điện đã đưa đất nước đến chỗ suy vong, từ một nước tài nguyên phong phú thì lại trở thành nghèo nàn, lạc hậu phải ngửa tay nhận tiền viện trợ từ Trung cộng để rồi đưa đất nước vào vòng lệ thuộc, nhân dân chán ghét. Điều kiện mấu chốt là nhờ bị Tây phương trừng phạt, bao vây cấm vận đến nỗi kiệt quệ. Giới cầm quyền Miến Điện từ đó nhận ra là muốn thoát khỏi viễn ảnh tương lai đen tối của dân tộc là lệ thuộc vào Trung cộng thì phải tìm lối thoát bằng cách chấp nhận điều kiện xả bỏ cấm vận của phương Tây là trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho người dân và thực thi tự do dân chủ.

“Cho nên, cách duy nhất là giới cầm quyền Miến Điện phải giảm thiểu lệ thuộc vào TQ một cách ‘nhục nhã và tổn hại’….

Giới cầm quyền Miến muốn thoát khỏi biện pháp trừng phạt của phương Tây cùng tình trạng sa sút kinh tế, vì con đường Miện Điện đến thiên đường XHCN mà chính quyền quân phiệt Ne Win áp đặt trước đây đã đưa xứ này đến ngỏ cụt, kinh tế giống như trường hợp Bắc Hàn, cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, khiến Miến Điện trở thành xứ nghèo nhất ĐNÁ mà giờ Rangoon mới nhận ra là một nỗi quốc nhục”. (RFA online ngày 7-4-2012)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc khoa Quan hệ Quốc tế trường ĐH George Mason cho biết nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hàng loạt đổi mới gần đây của Miến Điện.

“Nói về sự thay đổi thì những nhà lãnh đạo Miến Điện thấy rằng sự thay đổi có lợi cho nước họ và cho họ. Và có một số điều kiện khiến cho họ thay đổi được. Trước hết, áp lực từ phía bên ngoài rất mạnh nên kinh tế Miến Điện bị ‘kẹt’, bị cô lập và bị lệ thuộc quá nhiều từ TQ. Muốn làm như thế họ phải hướng ra nước ngoài - Tây phương. Nếu muốn vậy họ phải thực hiện một số công việc mà tây phương yêu cầu như dân chủ nhân quyền. Làm như vậy thì họ không bị cô lập ngoại giao và có triển vọng phát triển kinh tế của nước”. (RFA online ngày 5-4-2012)

Ở Việt Nam ta thì ngược lại không có được điều kiện thuận lợi như người dân Miến Điện vì Tây phương và ngay cả Hoa Kỳ đang thi nhau trải thảm đỏ đón lãnh tụ CSVN, các nước tư bản thi nhau tăng cường viện trợ, thi nhau đổ vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng cường quan hệ ngoại giao, liên kết quốc phòng và ngay cả tiền kiều hối của người Việt ở hải ngoại mỗi năm gửi về nuôi chế độ cả 10 tỷ mỹ kim làm thì sao mà họ từ bỏ miếng mồi béo bở bây giờ, chỉ có hoàn cảnh khốn cùng như Miến Điện thì may ra.


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Images?q=tbn:ANd9GcS_p_Gnqd58yPGfdp_m1mC1qD6kmomZcXJTEn8EP9uNnhIJe9x_

2. Chính quyền quân nhân bị nhân dân chống đối.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, chân lý ấy được người dân Miến Điện triệt để vận dụng. Họ đã can đảm đấu tranh chống lại nhà cầm quyền quân phiệt độc tài làm cho đất nước họ bị kiệt quệ và ngày càng lệ thuộc dưới sự khống chế của ngoại bang. Người dân Miến Điện đã nhiều lần biểu tình hy sinh cả tính mạng để đòi quyền tự do dân chủ khiến cho nhà cầm quyền phải chùn tay tàn sát. Còn ở Việt Nam chưa bao giờ có được một cuộc biểu tình nào phản đối cách cai trị độc tài tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản cho ra hồn. Người dân Miến Điện đã có:

- “Các cuộc biểu tình lớn lần cuối diễn ra vào năm 1988, khi quân đội mở cuộc trấn át ồ ạt những người biểu tình đòi dân chủ. Các cuộc bạo động đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng”. (VOA online ngày 22-8-2007)

- “Gần 20.000 người tại thủ đô cũ Rangoon của Myanmar đã tham gia vào cuộc biểu tình lớn nhất từ gần 20 năm qua nhằm phản đối chính phủ quân đội.

Đứng đầu đoàn biểu tình vẫn là các nhà sư, nhưng số dân thường tham gia ủng hộ đông hơn nhiều so với những hôm trước đây và lần đầu tiên người ta thấy hàng trăm ni cô tham gia”. (BBC online ngày 23-9-2007)

- “Công dân Miến Điện bắt đầu nhiều tuần lễ biểu tình rầm rộ chống quân đội vào tháng 6 năm 2007 trước khi nhà cầm quyền dẹp tan các cuộc biểu tình. Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 31 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị bắt giữ trong cuộc đàn áp”. (VOA online ngày 8-3-2012)

Sự kiên cường bất khuất đấu tranh và trả giá của người dân Miến Điện vô biên mà người dân Việt Nam chưa có được, do vậy người dân Miến có quyền tự hào và xứng đáng đón nhận thành quả vẻ vang ngày hôm nay và là bài học cho người dân Việt Nam muốn có tự do dân chủ thì phải đấu tranh, phải có hy sinh mất mát chứ tự do dân chủ không ai cho không biếu không bao giờ.


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Images?q=tbn:ANd9GcRS7XPaNxwm5UXQCDDawPU_rEGeOBywhfa9slElHWI-6L0QPexJoA

3. Miến Điện có “Gorbachov” Thein Sein.

Từ khi đảo chính cướp chính quyền năm 1962 cho đến nay nhà cầm quyền quân phiệt đã áp dụng chính sách cai trị độc tài chuyến chế khiến phương Tây cấm vận và nhân dân chống đối. Nhận thức được viễn ảnh đen tối của đất nước và tương lai ảm đạm của chính mình, giới lãnh đạo quân phiệt sớm thức tỉnh, biết sợ cái “ngày tàn của bạo chúa” và họ sớm chọn con đường “hạ cánh an toàn” trước khi quá muộn. May mắn thay cho nhân dân Miến có được những người cầm quyền sáng suốt đỡ hao tốn xương máu của dân lành. Ngược lại, tại Việt Nam chưa có được bộ mặt nào sáng sủa, biết tìm ra lối thoát cho dân tộc, họ cứ khư khư giữ lấy quyền lực cam tâm làm nô lệ ngoại bang. Để mưu cầu danh lợi, CSVN đã trải thảm đỏ rắc hoa đón tiếp nồng hậu đồng chí 16 chữ vàng ôm hôn thắm thiết trong khi người cựu chiến binh Trần Bang bị bè lũ bán nước đánh máu me bê bết vì không muốn tiếp tên Tập Cận Bình, kẻ xâm lược chiếm biển đảo của tổ quốc thân yêu.

“Cách nay khoảng một năm, sau khi thể chế quân sự chính thức rút lui nhường bước cho tân chính phủ dân sự trên danh nghĩa Tổng thống Thein Sein, thì vị tướng trở thành tổng thống này, ông được xem là Mikhail Gorbachov của Miến Điện, mở đường cho những đổi thay ngạc nhiên, từ việc chính trị, phóng thích tù nhân lương tâm, đối thoại với Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ, ký thỏa thuận ngừng bắn với sắc tộc thiểu số, đình chỉ dự án đập thủy điện TQ, nới lỏng việc kiểm duyệt báo chí, cải cách kinh tế, cho tới thành lập Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, viết lại luật đất đai, lao động, mời những nhà bất đồng chính kiến lưu vong trở về”. (RFA online ngày 7-4-2012)

Giới cầm quyền Miến Điện dù độc tài nhưng vẫn có lỗ tai, có con mắt, biết nhìn và biết lắng nghe tiếng nói của người dân, biết sợ sự nô lệ, nhất là nô lệ Trung cộng. Họ đã biết từ chối những món tiền ODA bẩn thỉu của Trung cộng để làm đập nước 3,2 tỷ mỹ kim cũng như “Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với TQ” như đài RFI đã đưa tin:

“Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ TQ, qua việc đình chỉ dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho TQ ra đến Ấn Độ Dương”. (RFI online ngày 23-7-2014)

Theo giáo sư Tương Lai khi trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA thì:

“Ông Thein Sein thoát ra khỏi vòng kim cô, ra khỏi áp lực của TQ, theo chỗ tôi biết thì đường biên giới của Miến Điện với TQ còn dài hơn gấp hai lần đường biên giới giữa Việt Nam và TQ. Áp lực của TQ do lính đánh thuê TQ nhân danh đảng Cộng sản Miến Điện nằm áp sát biên giới đó và vẫn tiếp tục đe dọa bằng vũ lực liên miên trong hàng chục năm. Đến bây giờ, bối cảnh đã thay đổi và áp lực đó bị đẩy lùi.

Không đẩy lùi được cái này, không cắt đứt cái vòi bạch tuộc của TQ thì dù ông Thein Sein có muốn cũng không làm được”. (RFA online ngày 10-11-2015)

Chính quyền Miến Điện thì như thế, còn chính quyền CSVN thì sao? Mới đây Tập Cận Bình bố thí cho 200 triệu mỹ kim cho vay thì đã nhanh tay vồ lấy và miệng thì cảm ơn ríu rít.

Thế rồi Tập Cận Bình ra lệnh cho Nguyễn Tấn Dũng sau khi “lên ngôi” (TBT) phải sang Bắc Kinh triều kiến để nhận chiếu chỉ sắc phong, Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra khúm núm cúc cung tận tụy, ôm hôn họ Tập những ba lần.

Ở Việt Nam ngày nay giới cầm quyền chỉ biết tham quyền cố vị, bám trụ mưu cầu quyền lực và bảo vệ lợi ích riêng tư bằng cách cày cắm con cháu vào những vị trí then chốt cũng như vương quốc Bắc Triều Tiên cha truyền con nối để bảo vệ bãi đáp được an toàn chẳng khác thời phong kiến.


mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN H197

4. Miến Điện có bà Aung San Suu Kyi.

Phúc đức thay cho dân tộc Miến Điện có người nữ anh thư khả kính, có tư cách hơn người đã kiên trì đấu tranh đầy gian khổ, gây được sự kính trọng và tin tưởng trong dân chúng, xứng đáng là một lãnh tụ để người dân đem hết tâm huyết mà ủng hộ bà trong sự nghiệp đấu tranh qua Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ. Có được vị lãnh tụ anh minh đáng kính người dân Miến Điện đã sẵn sàng hy sinh, điều này ở Việt Nam hiện đang thiếu hẳn, chưa có một vị lãnh tụ xứng đáng, do đó nhân dân Việt Nam chưa sẵn sàng để đấu tranh, vì thế mà chế độ độc tài cộng sản ngày càng củng cố qua những hạt giống đỏ. Bà Aung San Suu Kyi đã biết vì quyền lợi của tổ quốc trên hết chứ không phải chỉ vì quyền lợi của đảng như CSVN. Với tấm lòng vị tha, bà đã chống lại “công lý trả thù”, do đó bà đã thuyết phục được giới cầm quyền và họ đã tin tưởng nơi tư cách và uy tín của bà mà chịu từ bỏ quyền lực và an tâm hạ cánh.

“Trả lời câu hỏi về khả năng trong tương lai có một tòa án xét xử các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, bà Aung San Suu Kyi nói: ‘Tôi không muốn kiểu công lý trả thù, nhưng muốn có công lý tái lập. Trước hết, đất nước chúng tôi cần tái lập một Nhà nước pháp quyền”. (RFI online ngày 23-2-2012)

Đất nước Việt Nam hòa bình và thống nhất đã 40 năm rồi nhưng lòng người còn chia rẽ sâu sắc chưa có một cơ may hàn gắn được. Nhà cầm quyền thì cứ mãi khư khư ngồi trên danh lợi tỵ hiềm ích kỷ với ám ảnh nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy “diễn biến hòa bình”, nhìn đâu cũng thấy lật đổ. Ở Việt Nam không thấy có gương mặt nào sáng giá như tướng Than Shwe, Tổng thống Thein Sein của Miến Điện xuất hiện mà quanh đi quẩn lại chỉ thấy những bộ mặt tăm tối của Nguyễn Phú Trọng, của Nguyễn Tấn Dũng, của Phùng Quang Thanh… Những tướng tá lão thành thì đang bo bo giữ sổ hưu, may ra có vài vị trí thức bất mãn lên tiếng lấy lệ, còn tuổi trẻ lớp thì đầu bù tóc rối lo việc kiếm miếng sinh nhai, lớp con ông cháu cha hay con mấy đại gia thừa tiền thì lo ăn chơi phè phỡn. Chỉ một số ít trí thức trẻ dấn thân nhưng không đủ làm nên mùa Xuân, không đủ để nhà cầm quyền bắt nhốt.

Nhìn về Miến Điện thì người Việt Nam ước mơ, ước mơ thì vẫn ước mơ, nhưng điều kiện ắt có, cần và đủ thì ta chưa thấy đâu.

Để kết luận bài viết này tôi xin mượn ý của Khải Tường, một bạn trẻ phát biểu trong cuộc hội thoại với Chân Như trên đài RFA như sau:

“Theo em Myanmar có lẽ là một bài học và cũng là một gương sáng để Việt Nam noi theo. Em đang rất phân vân không biết là Việt Nam “họ” có đang mở lòng ra để noi theo giống như Myanmar vì Myanmar đã làm một việc trước đây họ không bao giờ nghĩ tới. Họ nói thẳng là họ thoát trung được”. (RFA online ngày 18-11-2015)

24/11/2015
Đại Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com

mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Myanmar
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN   mien - Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện - Một thách thức cho Đại hội Đảng CSVN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tin Tức, Thời Sự-
Chuyển đến