November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
|
| NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
bthai Khách viếng thăm
| Tiêu đề: NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi Sun Apr 19, 2015 3:44 am | |
|
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi
Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài "Mùa xuân trên TP HCNM" của Nhạc sĩ Xuân Hồng: ..."Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau.../Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ"...
Ngày còn trẻ khi đang phục vụ trong đoàn Văn công Giải Phóng ở chiến trường, tôi rất tha thiết được kết nạp vào đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Ngày kết nạp tôi đã sung sướng đến trào nước mắt. Tôi nghĩ là mình đang được đứng trong đội ngũ những người tiên phong nhất, tốt đẹp nhất, những con người dám đem cả mạng sống ra để giải phóng quê hương. Ngày ấy tôi tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Rằng “Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Sẽ xây dựng một Việt Nam ẤM NO, TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC và GIÀU MẠNH”. Vì tin cho nên tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng hi sinh cho tương lai tốt đẹp của đất nước...
Ngày 30/4/1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc. Xuân Hồng viết đúng: "Vui sao, nước mắt lại trào..."! Những văn nghệ sĩ trên chiến trường thời ấy, cũng như tôi, ai cũng tin tưởng sau chiến tranh Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sang. Nhưng bây giờ, nếu Xuân Hồng còn sống, chắc ông sẽ chọc tôi: "Buồn chi, nước mắt lại trào?". Đúng, ngày xưa khóc trong niềm vui chiến thắng, nay tôi lại phải khóc 'trong nỗi đâu thời cuộc', trong những nỗi buồn da diết!
"Vui sao, nước mắt lại trào" - bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do "nghệ thuật tuyên truyền", và có lẽ chính người đi tuyên truyền thời ấy nay cũng "tâm tự vấn tâm" sự 'ngộ nhận'.
Mấy năm qua, mỗi lần 30/4 tôi mất hẳn trạng thái cảm giác hạnh phúc, tự hào như những năm trước đây. Tôi buồn vì niềm tin trong tôi hoàn toàn đổ vỡ. Nghĩ lại, nhận rõ và xác thực hơn: Những năm bom đạn 'đi theo lý tưởng' thì quả là "lớn rồi mà như ngây thơ". Tôi cũng như biết bao đồng đội đã 'ngây thơ'.
Đúng thế, dần dần tôi nhận ra lời tuyên bố hùng hồn của đảng CS ngày ấy nay như không hồn! Những điều nói và làm khác biệt, làm ngược với nói như thế, dân Nam bộ chúng tôi đã đúc rút: "Nói dzậy mà hổng phải dzậy". Thực tế đời sống chính trị-xã hội đã khác hoàn toàn những điều tôi hằng tâm niệm, một sự giả dối mà họ không dễ tự nhận biết, không dễ sám hối!
Trong cương lĩnh đảng CSVN tuyên bố “người cày có ruộng”. Vì lẽ đó nên con em nông dân đi lính đông nhất khi đất nước có chiến tranh. Ở nông thôn miền Bắc VN đóng góp quá nhiều máu xương cho những cuộc chiến. Vậy mà cho đến hôm nay có rất nhiều gia đình vẫn đói nghèo vì bị cướp đất cho những dự án. Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở VN không ? Hiến pháp VN không công nhận quyền tư hữu ruộng đất là cố tình để những nhóm lợi ích tước đoạt ruộng đất của nông dân. Câu chuyện chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng dùng cả lực lượng quân đội và công an tấn công cưỡng chế đất của anh em nhà Đoàn Văn Vươn đã khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Kết quả là luật pháp VN đã dùng luật rừng để bỏ tù người nông dân can đảm dám dám chống lại cường quyền. Rồi cái chết của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình càng khiến dư luận xót xa. Rồi tiếp nữa Cấn Thị Thêu ở Dương Nội đang phải ở tù vì bảo vệ đất… Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Đau xót lắm! Căm hận lắm !
Người nông dân mất ruộng buộc phải ra thành phố kiếm sống ở các khu công nghiệp. Các chủ nhà máy bốc lột họ đến tận xương tủy.
Trong số đó có nhiều người thuộc diện gia đình có công, đáng ra họ phải được nhà nước quan tâm chăm sóc. Mỗi khi tổng động viên, chính cha, anh, chồng , con họ đã ra trận và có rất nhiều người đã không trở về. Cho tới nay có rất nhiều gia đình còn chưa lấy được hài cốt của con em mình.
Đó là những chiến sĩ VN đã hi sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.Phần đất đó nay bị Trung Quốc lấn chiếm.
Lãnh đạo VN sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới. Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tố chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ và dư luận viên quấy phá, chửi bới tục tỉu. Mọi người đều thừa biết nếu không có đảng và công an đứng phía sau thì bố bảo bọn giặc ấy cũng không dám láo xược như thế.
Đã 40 năm “ giải phóng miền Nam” nhưng với người miền Nam thì từ “ giải phóng” đầy mỉa mai. Miền Nam trước đây được biệt danh là “ hòn ngọc viễn đông”. Nhưng “ giải phóng” vô thì họ mất nhà cửa , tiền bạc. Rồi chồng con bị tù đầy…Mất tất cả nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân. Khi nhân ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.
Ừ thì gọi là thống nhất non sông liền một giải. Nhưng lòng người thì li tán hận thù vô biên. Nỗi đau mất miền Nam trong lòng những người Việt ở nước ngoài đâu dễ bôi xóa trong vài mươi năm. Đáng lẽ nhà nước VN phải tìm mọi cách hàn gắn vết thương vẫn còn đang rỉ máu đó thì tới giờ này vẫn khoét sâu thù hận. Vẫn luận điệu “thế lực thù địch”, “bọn ngụy quân, ngụy quyền MN”. Kêu gọi Việt Kiều về đầu tư xây dựng đất nước thì đã xảy ra bao vụ lừa lọc, cướp tiền của người ta…
Báo chí của đảng cứ ra rả nhận mình là “công bộc của dân”. Nhưng “công bộc” đất đai , nhà cửa nguy nga, tráng lệ ở khắp nơi trong, ngoài nước. Tiền bạc họ gửi ra bạc tỉ dollas ở ngân hàng thế giới. “ Công bộc” to ăn công trình, dự án to. “ công bộc” nhỏ ở nông thôn thì hiện nay bò, dê, gà chạy lạc vào chuồng nhà họ hàng đàn. Mà đó là những vật nuôi hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Họ dọa sẽ trả thù những người dám tố cáo. Cái bọn “ công bộc” giả hiệu ấy chúng ăn từ dưới ăn lên, từ trên ăn xuống thì hỏi dân lành sao sống nổi? Con cháu các quan và các đại gia đều được đưa sang du học ở các nước tư bản tự do, nhiều nhất là ở Mỹ. Khi trở về nước họ đều nắm giữ những chức vụ quan trọng để tiếp tục đục khoét.
Cái gọi là “xây dựng kinh tế định hướng XHCN” đã làm cho nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng ở nhiều dự án như Vinasin, Vinalines, Bauxite...Đường sá chỉ làm vài hôm đã sụt lún vì nhà thầu ăn bớt vật tư, làm ăn dối trá…Họ bán tất cả những gì có thể và giờ đây bán tiếp cây xanh ở thủ đô. Họ san lấp cả sông Đồng Nai để xây nhà hàng, khách sạn đón đầu dự án sân bay quốc tế Long Thành. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn vào loại xếp hạng đứng đầu thế giới.
Nhà nước tiêu tốn quá nhiều tỉ đồng cho những việc xây dựng các tượng đài chỉ nhằm để phô trương. Thay vì dùng tiền đó để xây những chiếc cầu cho các tỉnh nghèo miền núi để trẻ em đi học qua sông không phải đu giây, không phải lội nước.
Về đường lối thì ĐCS và nhà nước VN vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường CNXH không tưởng. (Mặc dù tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “ có thể trăm năm nữa XHCN cũng chưa hoàn thiện”.
Chính vì cái đường lối kì quái này mà hiện nay đất nước vẫn đói nghèo lạc hậu. Về quan hệ quốc tế thì VN ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị:
- Biển đảo, đất đai biên giới của VN bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo VN cam tâm im lặng . Đáng lẽ ra VN phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc TQ ngang nhiên đưa con tàu HD 981 vào hải phận VN. Không dám kiện đã là hèn. Hèn hơn nữa là thẳng tay đàn áp những ai lên tiếng phản đối. Đội ngũ công an luôn sẵn sằng khủng bố, bắt bớ, tù đầy những người chống Trung Quốc. Đám dư luận viên hung hãn như một lũ chó điên, chúng tấn công, chửi bới những người đi tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa.Chúng dán cho những người dám đấu tranh cái nhãn “ phản động”.
- VN cho Trung Quốc thuê đến 340.000 ha đất rừng hạn 50 năm. Đó là những vùng rừng núi có tính chiến lược dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, là cửa ngõ từ Nghệ An sang Lào.Trung quốc đưa bao thức ăn tẩm độc vào để gây bệnh tật cho dân VN. Họ bày trò mua đỉa, mua dán để phá hoại môi trường VN. Rồi họ hợp đồng mua rễ hồi, củ hũ dừa… để phá hoại nền kinh tế tiểu nông của ta. Vậy mà nhà nước lúc nào cũng ra rả “ bạn 16 chữ vàng” và “ 4 tốt”.Giờ luận điệu đó chỉ lừa được trẻ con chứ sao lừa được nhân dân.
- Các blocger , các nhà báo dám lên tiếng tố cáo tham nhũng và chống Trung Quốc lần lượt vào tù. Hiện nay trong các trại giam còn rất đông các tù nhân lương tâm.
- Những đảng viên, những trí thức chân chính lên tiếng đấu tranh thì họ gán cho cái tội “ bắt tay với các thế lực thù địch để chống phá nhà nước” và họ bị bôi nhọ đủ kiểu, họ còn dọa sẽ xử lí.
- VN đã tham gia kí kết quốc tế nhân quyền (QTNQ), có chân trong ban lãnh đạo QTNQ. Nhưng chính VN là nước vi phạm quyền con người nhiều nhất. Nhiều TNLT bị tra tấn đánh đập hết sưc dã man trong các trại giam. Bao nhiêu vụ án oan sai đẩy người vô tội vào cảnh tù đày…
Với tôi bây giờ 30/4 không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ VN ta tụt sau họ hằng thế kỉ. Miền Nam là vựa lúa xuất khẩu đi các nước.Vậy mà sau 30/4 một thời gian thì các nhà lãnh đạo đã khiến cho cả nước phải ăn độn khoai, sắn, ngô. Cảnh cấm chợ ngăn sông ngày ấy đã dẫn tới cảnh thiếu từng con khô, chai nước mắm…
Bây giờ mỗi lần 30/4, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng CSVN và chế độ XHCN hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời. Nhưng tôi có một niềm tin mãnh liệt vào ý chí của toàn dân VN cả trong và ngoài nước sẽ không để mặc cho những người lãnh đạo muốn làm gì cũng được. Những trí thức, đảng viên cấp tiến, những sĩ quan quân đội bên anh em trẻ trong các tổ chức xã hội dân sự cùng sát cánh trong đội ngũ xuống đường ngày càng đông. Theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người nhất định nhân dân sẽ đòi được NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ, phải có hai thứ đó thì mới mong THOÁT TRUNG. Chỉ có thoát Trung thì Việt Nam mới cất cánh. Hiện nay các tỉnh phía Nam công nhân các nhà máy đã xuống đường hàng trăm ngàn người. Đó là báo hiệu đã có nhiều người bước qua nỗi sợ hãi. Tôi tin rồi sẽ tới lúc mọi người sẽ nhận ra mình phải tự cứu mình. Nhất định ngày đó sẽ tới. Các vị quan chức cao cấp hãy tin đi khi mà nhân dân đã nổi giận thì các vị sẽ mất tất cả. Nhất định nhân dân sẽ CHIẾN THẮNG.
Tôi mơ ước một ngày rất gần nước Việt Nam sẽ đổi mới theo cùng thời đại trên trái đất này với một thể chế chính trị thực sự hợp lòng dân, không còn 'độc đảng sinh ra đảng trị độc đoán, chuyên quyền', đi lên bằng chính sức mình bằng 'cơ chế thị trường', một đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền. Khi đó, tôi 'lại sẽ vui' biết bao khi được đoàn tụ cùng tất cả bà con, anh chị em ở hải ngoại trở về trong niềm vui hòa hợp dân tộc, cùng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
Hà Nội, tháng 4.2015 |
| | | LHSon Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Re: NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi Wed Apr 22, 2015 9:19 pm | |
|
30 tháng Tư, cô Kim Chi dứt khoát
Ngô Nhân Dụng Thứ Tư, ngày 22 tháng 4 năm 2015 Ai đọc bài viết về ngày 30 tháng Tư của diễn viên Kim Chi mà mắt không đẫm lệ thì chắc không phải là người Việt Nam. Nỗi đau đớn của người “nghệ sĩ ưu tú” này cũng là nỗi đau của tất cả dân tộc, nhất là những người đã bị lừa gạt, đã bị nghe tuyên truyền dối trá.
Kim Chi hồi tưởng lại 40 năm trước, “Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc.” Rồi cô kể tâm trạng ngày nay: “Bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do ‘nghệ thuật tuyên truyền’…”
Năm 1954 Nguyễn Thị Kim Chi được đưa đi “tập kết” ra Bắc khi mới 11 tuổi, thân phụ cô đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Khi lớn lên, cô chỉ được nghe những lời “nghệ thuật tuyên truyền” của đảng cộng sản. Năm 21 tuổi cùng chồng là nhà quay phim Hồng Sến vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam. Năm 1964 đảng cộng sản đưa thêm quân từ Bắc vào, tăng cường độ chiến tranh để chiếm miền Nam nhanh chóng hơn. Một hậu quả là thúc đẩy chính phủ Mỹ phải đưa quân vào cứu chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian đó Mỹ vẫn còn lo lắng ngăn cản cuộc bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á. Kim Chi tham dự cuộc chiến mà không biết mình đang đóng vai người một lính tiên phong, mở đường cho đạo “giải phóng quân” của Mao chủ tịch chiếm Hoàng Sa và Trường Sa sau này.
Đọc những cảm nghĩ của Kim Chi về các đồng đội đã chết trong thời chiến ai cũng phải rớt nước mắt. Bao nhiêu con người đã hy sinh. Mà kết quả cuộc chiến là một đất nước đau buồn. Ông Võ Văn Kiệt đã công nhận ngày 30 tháng Tư có triệu người vui cũng có triệu người buồn. Nhưng ông Kiệt là một nhà chính trị, suy nghĩ trong thế giới trừu tượng. Kim Chi là một nghệ sĩ, cô sống với những nỗi vui buồn của đồng đội. Cô đau khổ khi đối diện với thực tế sau ngày 30 tháng Tư 75, dần dần tỉnh giấc mơ. Mọi người nên đọc toàn thể bài cô viết để chia sẻ tâm trạng “Nỗi riêng lớp lớp sóng vùi – Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.”
Là một nghệ sĩ với tấm lòng đa cảm, cô Kim Chi chỉ kể tâm trạng mình sau 40 năm thay đổi ra sao. Nhưng đọc toàn thể bài viết của cô, chúng ta có thể thấy đằng sau tâm sự đó còn chứa đựng những ý nghĩ dứt khoát. Cô Kim Chi không viết thẳng những ý kiến này, nhưng trong lòng cô đã lên án những sai lầm tác hại cho đất nước của đảng Cộng sản.
Điều dứt khoát thứ nhất là: Cuộc chiến xâm chiếm miền Nam là sai. Vì những hậu quả của cuộc chiến đó Kim Chi đã nhìn thấy rõ. Cô viết: “Với tôi bây giờ 30 tháng 4 không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ Việt Nam ta tụt sau họ hằng thế kỉ.” Kinh nghiệm cá nhân cô là, “Những văn nghệ sĩ trên chiến trường thời ấy, cũng như tôi, ai cũng tin tưởng sau chiến tranh Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng bây giờ, … tôi lại phải khóc ‘trong nỗi đau thời cuộc,’ trong những nỗi buồn da diết!”
Lớn lên ở miền Bắc nhưng bản chất Kim Chi vẫn là “người Nam Bộ.” Cô thông cảm được ngay với nỗi đau đớn của người miền Nam. Cô đã bất bình khi chứng kiến cảnh “Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân.” Mà một hậu quả họ gây ra là “hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Khi nhận ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.”
Năm 1975 Nguyễn Đình Toàn đã từng khóc “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên.” Năm nay, 2015, Kim Chi viết, “Nhiều lần tôi bay vào Sài Gòn cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ.” Cô đã trả lại tên cho thành phố Sài Gòn, không dùng cái tên mới do “Bên thắng cuộc” đã áp đặt mà không người Sài Gòn nào chấp nhận.
Điều dứt khoát thứ hai của cô Kim Chi trong bài viết về 20 tháng Tư là: “Nô lệ Trung Cộng là sai.” Cũng như tất cả mọi người, Kim Chi nhìn thấy: “Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị.” Cô nói thẳng: “Nhà nước lúc nào cũng ra rả ‘bạn 16 chữ vàng’ và ‘4 tốt.’ Giờ luận điệu đó chỉ lừa được trẻ con chứ sao lừa được nhân dân.”
Cô Kim Chi cũng dư biết rằng óc “Tôn thờ Trung Quốc” đã bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh. Trả lời một nhà báo Pháp, Hồ Chí Minh giải thích lý do ông không viết sách vì “tất cả những gì cần đã có Mao Trạch Đông viết cả rồi.” Nghĩa là, chính ông Hồ chỉ cần học tập và thi hành mà thôi. Năm 1947, chỉ năm tháng sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, Hồ Chí Minh đã gửi thư xin ý kiến đảng Cộng sản Trung Quốc về đường lối kháng chiến. Điều này dễ hiểu vì ông đã từng làm thiếu tá trong Giải phóng quân Trung Cộng, làm một chuyên viên điện đài trong Đệ Bát Lộ Quân. Khi đã làm chủ tịch nước Việt Nam rồi, Hồ Chí Minh cho các văn nô ca ngợi Trung Cộng bằng những câu thơ hèn hạ như: “Bên ni biên giới là nhà – Bên kia biên giới cũng là anh em” (Tố Hữu). Hồ Chí Minh đồng ý cho phổ biến câu thơ Chế Lan Viên: “Bác Mao không ở đâu xa – Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao,” chứng tỏ ông chấp nhận đóng vai một “phó bản” của Mao Trạch Đông, một “Mao con.” Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, Lê Duẩn còn nói: “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên xô.”
Cũng chỉ vì cộng sản Việt Nam sợ Trung Cộng, cô Kim Chi nhận xét: “Lãnh đạo Việt Nam sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới (những người hy sinh trong cuộc chiến tranh1979). Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tổ chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ quấy phá, chửi bới tục tĩu.” Nỗi sợ hãi Trung Cộng của giới lãnh đạo đảng đã truyền xuống cả hạ tầng bộ máy cai trị. Nhà văn Dương Thu Hương mới kể rằng “…các sĩ quan của Bộ Nội vụ cấm vợ con họ ăn các loại quả ngâm thuốc bảo quản xác chết nhưng không để lọt tin ra vì ‘tránh làm mất lòng nuớc bạn’.”
Không cần nói ai cũng hiểu, chính quyền cộng sản sợ Trung Cộng chỉ là hậu quả, nguyên nhân là Hồ Chí Minh đã theo chủ nghĩa cộng sản. Suốt đời ông Hồ lúc nào cũng hãnh diện nhắc tới giờ phút quan trọng nhất đời ông là “giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin.” Năm 1950, đối mặt tay ba, Stalin đã “trao Việt Nam cho Mao Trạch Đông phụ trách,” ông Hồ đã tuân hành. Ông Hồ vẫn răn dậy cán bộ: “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ Đồng chí Stalin không thể nhầm được.” Từ câu nói đó nhìn thấy số phận đau khổ của cả dân tộc.
Cho nên trong bài mới viết cho ngày 30 tháng Tư, cô Kim Chi cho thấy một điều dứt khoát thứ ba của cô, là nhìn nhận “Chọn lựa đưa nước ta theo chế độ cộng sản là sai.” Chính cô đã từng sung sướng tuyên thệ gia nhập đảng Cộng sản: “Ngày ấy tôi tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG (đảng cộng sản đổi tên). Rằng “Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Sẽ xây dựng một Việt Nam ẤM NO, TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC và GIÀU MẠNH”.
Ngày nay, cô mỉa mai: “Những điều nói và làm khác biệt, ‘làm ngược với nói’ như thế, dân Nam bộ chúng tôi đã đúc rút: ‘Nói dzậy mà hổng phải dzậy. … Bây giờ mỗi lần 30 tháng 4, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng cộng sản Việt Nam và chế độ Xã Hội Chủ nghĩa hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời’.”
Vì vậy, trong bài viết của Kim Chi chứa đựng điều dứt khoát thứ tư là: Phải chấm dứt chế độ cộng sản! Lý do thì ai cũng đồng ý với cô: Cộng sản là một đảng cướp, cướp của cải, ruộng đất và đàn áp dân oan. Cô viết: “Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở Việt Nam không? Đoàn Văn Vươn đã khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ … Rồi cái chết của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình càng khiến dư luận xót xa. Rồi tiếp nữa Cấn Thị Thêu ở Dương Nội đang phải ở tù vì bảo vệ đất…Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Đau xót lắm! Căm hận lắm!”
Trong khi đó, cô viết: “Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường Chủ nghĩa Xã hội không tưởng. (Mặc dù tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng ‘có thể trăm năm nữa Xã hội Chủ nghĩa cũng chưa hoàn thiện’).” Kim Chi lên án: “Chính vì cái đường lối kì quái này mà hiện nay đất nước vẫn đói nghèo lạc hậu.” Cho nên phải chấm dứt chế độ cộng sản thì mới có hy vọng, như Kim Chi ước mơ: “nước Việt Nam sẽ đổi mới theo cùng thời đại trên trái đất này với một thể chế chính trị thực sự hợp lòng dân, không còn ‘độc đảng sinh ra đảng trị độc đoán, chuyên quyền’, …, một đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền.”
Sau khi đọc những lời tâm tình của Kim Chi, chúng ta thấy bốn tư tưởng dứt khoát trong suy nghĩ của cô, dù cô không viết đầy đủ: (1)Đảng Cộng sản gây chiến chiếm miền Nam là sai. (2) Tôn thờ, lệ thuộc Trung Cộng là sai. (3)Theo chủ nghĩa cộng sản, lập chế độ cộng sản là sai. (4) Duy trì chế độ cộng sản là sai; cần phải chấm dứt.
Người Việt Nam hiện nay ai cũng đồng ý với Kim Chi; nhưng ít người dám nói dứt khoát như vậy. Năm 2013 cô Kim Chi đã can đảm từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Nguyễn Tấn Dũng với lý do là, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.” Năm đó, trả lời ký giả Mặc Lâm, đài RFA, cô cho biết bốn chữ “làm khổ nhân dân” là do chồng cô đề nghị thêm vào. Trong cuộc phỏng vấn này cô cũng nhớ lại các đồng đội trong cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979: “chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mà mình không chết. Chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mổ vú, bị Tàu ăn thịt, nhưng chị vẫn còn sống.”
Kim Chi giữ một niềm tin và tính Thiện của con người: “Quan niệm đầu tiên của chị là: sống phải tử tế. Sống trung thực, không cúi đầu trước bất cứ cái gì… Chị vững tin như thế vì con người có lương tri còn nhiều lắm. Lẽ phải còn nhiều lắm vì vậy những người mong cái gì tốt đẹp cho quê hương cho đất nước vẫn còn rất nhiều.”
Chúng ta cũng đều tin tưởng của Kim Chi: “…tôi có một niềm tin mãnh liệt vào ý chí của toàn dân Việt Nam cả trong và ngoài nước, sẽ không để mặc cho những người lãnh đạo muốn làm gì cũng được. Theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người nhất định nhân dân sẽ đòi được NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ. Phải có hai thứ đó thì mới mong THOÁT TRUNG. Chỉ có ‘Thoát Trung’ thì Việt Nam mới cất cánh. …Tôi tin rồi sẽ tới lúc mọi người sẽ nhận ra mình phải tự cứu mình. Nhất định ngày đó sẽ tới.. .. Khi đó, tôi ‘lại sẽ vui’ biết bao khi được đoàn tụ cùng tất cả bà con, anh chị em ở hải ngoại trở về cùng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.”Ngô Nhân Dụng http://www.diendantheky.net/2015/04/ngo-nhan-dung-30-thang-tu-co-kim-chi.html#morePHỤ LỤC Dành cho Diễn Đàn Thế Kỷ Hình Hồ Chí Minh trong quân phục Giải Phóng Quân Trung Cộng (được trưng bầy trong viện bảo tàng ở Hà Nội)
|
| | | NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
| Tiêu đề: Re: NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi Sat Nov 26, 2016 12:24 pm | |
| Không nói dối không phải là cộng sản
Đại Nghĩa (Danlambao) - Thuở sinh tiền Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu thường nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy những gì cộng sản làm”. Câu nói này ngày nay đã được chính những cán bộ cộng sản tiến bộ lập lại và lấy làm “tâm đắc”.
Nói dối được coi như là bản chất của cộng sản, những ai sống trong chế độ cộng sản đều phải thi hành đúng phương châm và đi “đúng quy trình”. Ngay cả những đảng viên khi còn đương quyền đương chức cũng không được nói thật, chỉ dám nói thật khi đã về hưu, nếu vi phạm là sinh mạng chính trị không được bảo đảm!
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, người nhạc sĩ cộng sản già sau 50 năm miệng lắp khóa kéo, đến tuổi gần đất xa trời không còn biết sợ nên ông đã can đảm viết “Hồi ký của một thằng hèn”, tố cáo chủ trương nói dối của cộng sản để “xả xúc bắp”.
“Sự thật thì cái cách nhồi sọ để nói dối, nói láo này đã được thừa kế từ thời phát xít Hitler-Goebell cho tới nay là bọn bành trướng Đại Hán. Với phương châm: ‘Nói dối bắt đầu từ những điều lớn sau đó mới đến những điều nhỏ!’ hoặc ‘nói dối! nói dối nữa! Bao giờ cũng nói dối…sẽ còn lại một cái gì đó!” (DanLamBao online ngày 10-7-2011)
Theo ông Hồ Chí Minh đã từng rêu rao “vì lợi ích trăm năm trồng người” và “muốn tiến lên XHCN phải có con người của CNXH” nhưng họ đã đào tạo con người của XHCN ra sao. Hãy xem báo điện tử Tuổi Trẻ trong nước qua bài: “Nói dối tràn lan đang trở thành vấn nạn xã hội”.
“Lê Thị Bích Hồng (Phó Vụ trưởng Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo T.Ư) cho biết: ‘Một khảo sát đã được thực hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên tại 30 trường học trong cả nước cho thấy một bức tranh cực kỳ nguy hiểm. Nói dối càng ngày tăng dần. Trẻ em nói dối ít, nhưng càng lớn càng nói dối nhiều hơn…
Cùng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Quang Kính (nguyên chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT) cho rằng: ‘nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn xã hội…Nhà trường sẽ thế nào khi xung quanh xã hội nói dối nhiều quá. Nếu nhà trường không khai tử được bệnh nói dối này thì thật là một tai họa cho xã hội. Đến chỗ cần nói thật mà vẫn nói dối thì thôi rồi”. (TuoiTre online ngày 23-1-2014)
Cố lão tướng QĐND Trần Độ, một người suốt đời tận trung phục vụ cộng sản nhưng rồi ông cũng nhận ra cái chế độ mà ông đã góp nhiều công sức bảo vệ đã mang tội lừa dối dân tộc và với cả đảng viên. Ông lên tiếng “nói thật” nên đã bị đảng khai trừ và bạc đãi trong ngày sống còn lại lúc cuối đời. Ông đã để lại cho đời quyển “Nhật ký Rồng Rắn” nhằm cảnh tỉnh những ai còn u mê nghe theo lời dối lừa của cộng sản.
“Nói thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề ‘nói vậy mà không phải vậy’. Suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các vai trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.
Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con đóng trò, bắt người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã đóng góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay!” (Trích NKRR trang 42-43)
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, một gia đình trong đó có Huỳnh Thục Vy đấu tranh vì dân chủ hiện sống trong sự bao vây cô lập của nhà cầm quyền tại Quảng Nam cho biết “Hệ thống dối trá” của CSVN như sau:
“Chủ quyền đất nước và danh dự dân tộc không còn hiện hữu trong thời đại dối trá này, không còn hiện hữu trong tâm thức của người Việt Nam hôm nay vì chúng ta đã vô tình hay cố ý hoặc đồng lõa với sự dối trá. Tôi thấy người Việt Nam, xã hội Việt Nam hôm nay tự hào một cách dối trá, sĩ diện một cách dối trá, hài lòng một cách dối trá, yêu nước một cách dối trá, hạnh phúc một cách dối trá, thành đạt một cách dối trá và ứng xử một cách dối trá”. (DanChimViet online ngày 23-9-2012)
Đại tá QĐND Nguyễn Khải, một nhà văn có tài khi còn sống không dám nói lên sự thật, mãi đến khi chết mới để lại cho đời một tác phẩm giá trị “Đi tìm cái tôi đã mất”, ông đã mô tả về sự nói dối của cộng sản như sau:
“Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy…Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói dối, nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói”. (DanChimViet online ngày 9-12-2009)
Cụ Tô Hải đã kể lại một chuyện điển hình mà cộng sản Việt Nam đã bịa ra cách nay đã bảy tám chục năm rồi mà vẫn còn bịa…
“Nếu thấy cần, phải ‘bịa’ ra những ‘sự thật’ không hề có, mà điển hình là các vụ Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé…hoặc phóng đại những chiến thắng tưởng tượng bằng cách giấu nhẹm con số tử vong của ‘Ta’ để đổi lấy việc ‘chiếm đóng, san bằng’ một đồn, bót…” (DanLamBao online ngày 10-7-2011)
Nói về sự dối trá trong lịch sử, Nhà sử học Hà Văn Thịnh, Giáo sư trường Đại học Khoa học Huế có lần trả lời phỏng vấn của nhà báo Mặc Việt Hồng như sau:
“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp và Mỹ mà không thua trận nào là không chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích học sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi viết trên báo Lao Động năm 2005 ‘Lịch sử theo giấy học trò’, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó làm đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (DanChimViet online ngày 19-5-2010)
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, tác giả tiểu Ly Thân đã viết về “Hiện tượng sám hối…” nhắc lại lời của ông Phó Thủ tướng CS Trần Phương đã về hưu nói như sau:
“…cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì khi về già thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm. Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối”. (RFA online ngày 7-1-2012)
Không biết cộng sản hiểu dân chủ như thế nào mà khi còn sanh tiền cụ Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lê đã chua xót nhắc lại lời tuyên truyền lừa dối của cộng sản nói về dân chủ của CNXH như sau:
“Nhà nước cộng sản luôn tuyên bố rằng CNXH dân chủ gắp triệu lần CNTB nhưng thực tế cho thấy, chế độ hiện nay (dân chủ) không bằng một phần của chế độ phát xít Hít Le thời xưa…
Hiện nay tự do dân chủ, tự do tôn giáo, Tự do sắc tộc đang bị đàn áp rất nghiêm trọng. Tôi thấy chính quyền hiện nay đang tỏ cho thế giới thấy rằng, họ đang vi phạm trắng trợn quyền tự do của người dân”. (Viet Tide số 119 ngày 24-10-2013)
Mới gần đây, không biết lấy tiêu chuẩn nào mà bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Đoan viết trên báo điện tử Nhân Dân ngày 5-11-2011 khoác lác một cách lố bịch rằng:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…” (Wikipedia tiếng Việt)
Để phản biện cho luận điệu tuyên truyền láo khoét kể trên, Trung tướng QĐND Đặng Quốc Bảo, anh em họ với chủ tịch nước Đặng Xuân Khu trong lần trò chuyện với hai Đại tá Tạ Cao Sơn và Quách Hải Lượng, ông nói thẳng thừng như sau:
“Những người cộng sản không học được ở Chủ nghĩa tư bản. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thu tóm quyền lực vào cho đảng, rồi chỉ là tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng cộng sản độc tài là như vậy, chúng ta cần tạo cho CNTB xuất hiện ở Việt Nam…
Độc tài cộng sản ghê lắm. Thâu tóm quyền lực, lừa bịp nhân dân, biến người dân thành nô lệ”. (DanChimViet online ngày 3-9-2009)
Đảng cộng sản Việt Nam thường rêu rao Chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết, ấy thế mà Nguyễn Giang, trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC nguyên là sinh viên dưới mái trường đào tạo con người CNXHVN đã xác nhận: “Chủ nghĩa tư bản ‘giẫy mãi mà chưa chết”. Ngược lại Việt Nam đã đổi mới để trở lại nền kinh tế thị trường đồng thời âm thầm khai tử CNXH khi chưa “hoàn thiện”.
“Những ngày cả nước vẫn muốn tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội đó, sinh viên như tôi cắm đầu học thứ lý thuyết nói chủ nghĩa tư bản ngay từ lúc sinh ra đã gặp khủng hoảng…
Từ đó đến giờ, cứ theo các văn kiện của đảng và giáo trình chính trị ở Việt Nam thì chủ nghĩa tư bản đã giẫy biết bao nhiêu lần rồi mà chưa chết”. (BBC online ngày 14-9-2009)
Chẳng những CNTB giẫy mà chưa chết trong khi CNXH không giẫy mà chết một cách “đột xuất, không kịp ngáp” tại cái nôi xuất phát ra nó. Do sự tuyên truyền láo khoét và lừa bịp của đảng CSVN nên Trung tướng Đặng Quốc Bảo đã chống lại khi CNXH “đổ vỡ”.
“Tôi chống Đại hội 4 (cứ nói như vậy) vì tôi thấy CNXH suy thoái, tôi cảm thấy CNXH đổ vỡ, khi Trung Quốc chống lại Liên Xô là bắt đầu đổ vỡ hệ thống XHCN rồi (sau này Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự chứng minh cho suy nghĩ của tôi lúc đó)”. (DanChimViet online ngày 3-9-2009)
Hạ Đình Nguyên, từng là một người “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”, ngày nay đã thấy được mình đã bị cộng sản lừa dối, khi tỉnh ra thì thì ông thấy rằng mình đã “góp công” rất nhiều mà chẳng nhận được bao nhiêu nên chua chát viết bài: “Nói dối cưỡng bức?”
“Bản chất của sự nói dối là biết sự thật nhưng cố ý nói khác một cách có ý thức với mục đích che giấu hay tránh né sự thật. Nói khác sự thật, do tình thế cưỡng bức không thể nói sự thật, phải gượng lòng nói dối, tạm gọi là nói dối cưỡng bức.
Sự nói dối cưỡng bức được lập lại nhiều lần, rồi quen đi, nó trở thành tính, thành nết, thành tật xấu, cuối cùng là hình thành sự ngụy tín cho chính mình. Sự nói dối bây giờ trở nên trơn tru, hồn nhiên, giống y như nói thật, mà người nghe thì thấy nó trần trụi, nó gợi lên một cảm nhận trơ trẽn”. (Boxitvn online ngày 27-9-2013)
Đương kiêm Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, người có biệt danh là Trọng Lú thường phát ngôn tiền hậu bất nhất như:
- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân và vì nhân dân…Nhà nước không có tam quyền phân lập”. - “Hiến pháp đứng sau cương lĩnh của đảng”. - “Dân chủ đến thế là cùng”…
Ngoài những lần tuyên bố ba hoa khoác lác nói trên, Nguyễn Phú Trọng có được một lần nói thật về tiến trình đi theo “thiên đường mù” CNXH ở Việt Nam như sau: “Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)
Đại Nghĩa danlambaovn.blogspot.com
| |
| | | NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi | |
| |
| | | | NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |