Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Nhung chuyen Trung Nguyen bich linh chẳng hoang Saigon nhac chất thuoc ngắn quang ngam quốc quan trong quynh truyện VNCH nguyet Chung không sáng phải
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
vandinh
Khách viếng thăm




trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSat Nov 09, 2013 6:02 pm


Hà nội Ngàn Năm Văn Vật? Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?


Phan Văn Song, TS

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 2013-OCTOBER-27-CROP-300-Kingnok-Vietnam11


Hà nội là một thành phố khá đặc biệt. Từ năm 1976 trở đi, sau khi đã xóa bỏ căn cước, lý lịch đặc biệt và nuốt trọn miền Nam Việt Nam, Hà nội đã biến thành thủ đô của một nước Việt Nam mới do Đảng Cộng sản Quốc tế bận áo Việt Nam lãnh đạo.

Hà nội, Thăng long dưới thời Nhà Nguyễn đã là một kinh đô văn hóa riêng biệt, với những di tích đặc biệt của xứ Bắc Hà, từ Chùa Một Cột, từ Văn Miếu đến Chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn… hay những Phủ Chúa chứng tích của một thời gian dài là kinh đô của những triều đại tự chủ lập quốc Lý, Trần, Lê. Hà nội, thủ phủ hành chánh của toàn cỏi Đông dương  Pháp thuộc cũng tiếp tục vai trò kinh đô văn hóa, với trường Đại học Đông dương, trường Mỹ thuật Đông dương, nơi đào tạo các trí thức tương lai của Đông dương Pháp thuộc, nơi hội tụ những tinh hoa Đông dương, các sanh viên đại học toàn cỏi chẳng những riêng Đông dương thuộc Pháp mà cả Toàn Đông dương có cả các sanh viên Thái lan nữa. Vì vậy, nếu Sài gòn, thủ phủ của Cochinchine Thuộc địa,  được ca tụng như là Hòn ngọc Viễn Đông với một vẽ đẹp lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng chỉ là một thành phố hào nháng, một Singapore ngày nay, một Riviera phương Tây, đẹp, nhưng chỉ thương cảng sầm uất, buôn bán, một Hồng kông, một Ma cao ăn chơi, một hơi thở thông thoáng, một thị trấn nghỉ chưn, một thương trần trù phú, giàu có ! Trái lại  Hà nội  được ca tụng là một thị trấn đẹp, một cái đẹp văn hóa,  hài hòa đông tây, bên cạnh một thành phố mới rất Tây phương, với Nhà Hát, với con đường Paul Bert sầm uất trang nhã, với những di tích cổ, Chùa Một Cột, Văn Miếu,.. những nhà cửa phố xá xưa, 36 phố phường nghề nghiệp, với một cái đẹp cổ kính, á đông, việt nam,  vẫn được chánh quyền tây gìn giữ, tu bổ, chăm sóc. Và hơn nữa, Hà nội của những thời gian ấy là Hà nội của  cái nôi văn hóa do sanh viên, do tiến bô được tiếp xúc với Tây học, được bổ túc với nền văn chương mới, nền văn chương bắt đầu của chữ quốc ngữ, do các phát minh, các sáng tác của các tay bút của thời « tiền chiến », của thời phong trào canh tân, đổi mới, của thuở bắt đầu các tiểu thuyết, các bài thơ mới, với  các hành văn mới, với các dấu chấm, phẩy, dấu than, dấu hỏi chỉ có với chữ quốc ngữ, với cách viết khác nhau giữa báo và tiểu thuyết, cách hành văn văn xuôi, văn vần, cách viết báo, viết truyện của các nhà văn của nhóm Tự lực Văn đoàn, của các báo Phong Hóa, Ngày Nay… và tất cả  cũng vì phát hành, phát xuất từ Hà nội nên Hà nội được ca tụng, được tả cảnh, ton hót  một cách cường điệu như một thành phố đầy văn chương chữ nghĩa, đầy danh lam thắng cảnh, ngàn năm văn vật. Cường điệu đến nổi các món ăn nào cũng được xem là đệ nhứt thiên hạ từ tô phở thịt chín lạt phèo, đến đĩa thịt chó luộc mắm tôm mặn chát!

Thật vậy không? Cá nhơn người viết chưa bao giờ đi Hà nội cả. Trước  năm 1975, tại vì Hà nội ở xứ Cộng sản, sau năm 1975, cũng vì Hà nội tiếp tục ở xứ Cộng sản, nên đành thôi không đi làm gì. Qua năm 80, vì Việt Nam càng Cộng sản dữ nữa, vì thằng tui thuộc thành phần khắc khẩu với  Cộng sản nên Công sản sau khi bỏ tù đuổi tui đi Tây, nên ngày nay cũng không muốn về mà cũng không muốn đi du lịch Việt Nam làm gì. Nhưng cũng có những bạn bè đi du lịch Hà nội về kể, tả cảnh cho nghe : một bạn kể rằng, khách ở một khách sạn rất sang trọng, với giá cả cũng sang trọng, ngay trung tâm thành phố khu sang trọng (theo từ ngữ quảng cáo du lịch!) cạnh một cái hồ « siêu-super » sang trọng (cũng theo quảng cáo, hình chụp thơ mộng... lơ thơ cây liểu buông mành và xa xa Tháp Rùa cũng thơ mộng trong bóng mờ huyền huyền ảo ảo rất nghệ sĩ, rất  flou artistique…) nên một thoáng « ẩn tượng »  tưởng rằng như ở Genève cạnh Lac Leman vậy! Nhưng than ôi!  khi ở gần, bèn vỡ mộng! Một cái hồ đầy nước bẩn, nằm ngay trong thành phố, một hang ổ muổi. Nếu đến bờ hồ để ngồi hóng mát thì  (lỗ) mủi ngưởi phải toàn mùi hôi thối, tay phải quạt lia lịa chống muổi. Ca tụng Hà nội  36 phố phường ư?  36 phố phường được quảng cáo như là một khu du lịch đặc biệt  Hà nội, đặc biệt Việt Nam, không viếng không được, như Quartier Latin ở Paris, như 5th Avenue ở New York,  thì chật hẹp với  những căn nhà nhỏ hẹp, chật chội, cả khu 36 phố phường khi đi thoắt một cái chưa đầy một giờ là xong cả, nhưng thật là cả một cuộc hành trình gian nan vì nạn mời mọc, níu kéo,  và sợ… móc túi. Ấy là nhận định quan sát của các  người bạn Pháp có Việt (không phải Kiều) có, đi một lần (và không có lần sau nữa)  du lịch Việt Nam. Thật là Phong Hóa Ngày Nay!

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 01-gallery-hanoi-mausoleum_37051_600x450

Ngày nay với số lượng du khách càng ngày càng tăng. Hà nội, là một trong những thành phố được ngành du lịch thế giới chú trọng giới thiệu. Thành phố Hà nội ngày nay được mở rộng, sang trọng hơn, giàu hơn… nhưng những sự thay đổi nầy chỉ chú trọng đến vài khu vực đặc biệt. Chúng tôi tò mò khào xét các trang du lịch. Một cái gì rất đặc biệt lằ Hà nội không có được giới thiệu đi viếng một tuần lễ du lịch, như London, như Paris, như New York, San Francisco, Los Angeles, Berlin, Roma, Madrid, Barcelone,… ráng kể rộng để đừng quên ai cả. Thậm chí đến những quốc gia kém phát triển như Brazil, với Rio, như Mexico đều có chương trình một tuần. Kể cả Istanbul, nhưng với Hà nội chỉ ghé qua, một / hai ngày trong một cái Tour đi Việt Nam. Du khách sẳn sàng ở Bangkok một tuần, ở Singapore một tuần, ở Hong Kong một tuần… Hà nội không? Tại chiến tranh? tại Mỹ? hay tại Hà nội không có chương trình gì hấp dẫn để giữ du khách? Hay vì Phong Hóa Ngày Nay?

Cũng như mọi xã hội bất công, do một thể chế độc tài, tạo một giai cấp thống trị sanh sống ăn ở sanh hoạt trong một không gian đặc biệt, nên, ngay giữa lòng thành phố là một không gian đặc biệt sang trọng, và tất cả cả những gì thấp hèn, nghèo đói đều bị vứt ra vòng biên. Thành phố Hà nội, cũng như Sài gòn Huế  đã có những ghettos (khu biệt lập) cho nhà giàu với những nhà sang trọng có vệ sĩ gát cửa, có hệ thống an ninh điện tử,... các khu phố, các khoảng đường hoàn toàn biệt lập dành riêng cho giới nhà giàu: Tân Phú Hưng - Sài gòn chẳng hạn.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 2013-NOV-6-CROP-300-HANOI

Và ở ngoại biên dành cho những là những khu ổ chuột. Và ổ chuột thì không ai đoái hoài tới.

Chỉ có vài cậu khách tò mò, nhóm hoạt động nhơn đạo, Enfants du Mékong - Các con của giòng Sông Cửu của chúng tôi có bổn phận đở đầu những con em sống trong các nước lưu vực giòng sông Cửu. Thái, Việt Miên Lào. Cho các em ấy đi học. Vợ chồng chúng là phụ huynh đổ đầu hai cháu người Jai Rai giúp cho các cháu đi học thành người. Chúng tôi có những phóng viên Tây Ba lô thường trực đi lại theo dõi tình hình tiến bộ của chương trình. Các bạn ấy viết bài kể những chuyện mắt thấy tai nghe về mặt xã hội đời sống. Người đọc rút tỉa bài học chánh trị kinh tế và kết luận suy nghĩ đạo đức tùy tâm tùy tình.

Hà nội được khen là đẹp, là hào nháng, kiến trúc xây dựng sửa sang đẹp đẻ, tiền nhiều. Những khu phố du lịch đẹp đẻ. Đây là một bài viết về những bề trái của Hà nội, những ổ chuột ngay tận trung tâm 36 phố phường văn hóa, ngàn năm văn vật. Thế nào là Khu tập thể (KTT), nhà ở chung cư của các cán bộ công nhơn viên Nhà nước? Đọc báo trong nước không thấy, đọc báo Tây không thấy. Chúng tôi nói chuyện với các phóng viên Tây Ba Lô xem Việt Nam ta, nay với hàng trăm ngàn trí thức tiến sĩ, thạc sĩ...  nhưng sao vẫn có những khu nhà ổ chuột giữa lòng Hà nội? Sao không thấy dân chúng xuống đường biểu tình đòi có nhà ở đàng hoàng, có nước uống đàng hoàng, có phòng vệ sanh đàng hoàng. Đòi dân chủ xa vời, trừu tượng quá! sao không đòi những căn hộ tử tế? KTT là nhà ở các cán hộ, dơ như ổ chuột mà vẫn chấp nhận sao?  Phong Hóa Ngày Nay đấy à?


Câu chuyện cụ Bà Minh với căn nhà 20 mét vuông 8 người ở

Câu chuyện nầy xảy ra ngay trong khu vực 36 phố phường, một khu phố nổi tiếng với làng du lịch thế giới. Nơi ấy, là những ngôi nhà với những bức tường ẩm ướt, dấu vết loan lổ hoen ố cả mặt tiền. Hôm ấy chúng tôi đến thăm nơi ngụ của  cụ bà Minh. Cụ cười tươi đón chúng tôi, thân tình từ tế. Với tuổi đời trên tám mươi, cụ vẫn còn minh mẫn. Cụ bà Minh là bà ngoại của cháu Nguyên, hôm ấy vắng mặt vì phài đi học ở Trường Đại học, cháu Nguyên  là con đở đầu của đại gia đình Enfants du Mékong - Những đứa con của giòng Sông Cửu, một Hôi từ thiện mà chúng tôi,  người viết là một thành viên. Gia đình cụ bà Minh ở đấy từ năm 1954. Cụ bà gọi đấy là căn hộ, căn nhà theo từ ngữ Việt Nam Cộng sản, thật sự mà nói, đấy là một căn phố trong một chung cư. Chung cư gồm hai từng chứa bốn mươi người, tổng cộng là 6 gia đình. Căn nhà cụ bà Mình là một căn phòng nhỏ, trên lầu một. Cụ ở với hai cô gái, hai thằng rễ và 3 cháu ngoại.

Leo lên lầu một đi dọc theo hành lang bước vào thăm căn hộ ấy, nói theo từ ngữ Việt cộng, phe ta gọi là căn nhà, rông khoảng 20 thước vuông, tối om, bừa bãi, lộn xộn không tả được, ánh sáng yếu ớt do cửa chánh và một cửa sồ nhỏ duy nhứt ở mặt tiền. Giá thuê 20 triệu đồng (khoảng 70 euros = 100 dollars US) một tháng. Một phòng chung vệ sanh, có vòi nước cho toàn bộ cả chung cư ở lầu 2. Cụ bà Minh, cười xã giao, tháy máy, cởi kính ra, mang kính vào, bối rối nói với chúng tôi nửa khoe, nửa bào chửa: “Trước 1954, căn hộ nầy là nơi ngụ của một sĩ quan Pháp. Ông ấy ở với một cô gái Việt, không biết phải vợ chồng thiệt thọ hay không? Khi hoà bình lập lại, hai vợ chổng bỏ chạy về Pháp”. Cụ bà nhớ mãi thuở ấy, thời vừa được Giải phóng, Cụ Ông có công với Cách mạng được Nhà nước bố trí cho thuê căn nhà nầy. Ội thời ấy! Kháng chiến vừa thành công! Thời gian của nhiều Hy vọng, thời gian của nhiều Mộng mơ, của nhiều chuyện Có Thể Có…. Nhưng dần dần… với thời gian, những khó khăn bắt đầu,  và như lúc xưa, và như ngày nay, cũng  như luôn luôn, cũng như tất cả,… lời hứa,… ước mơ,… ước vọng, mộng đẹp… bay vào quên lảng… Và lời hứa và mộng đẹp chỉ là lời hứa và mộng đẹp thôi!

Cụ bà ngước mắt nhìn chúng tôi, đoạn rùng mình, im lặng một lúc, xong nói: “Đây là nhà của gió lò”. Căn hộ nầy, đầy tăm tối, thiếu tiện nghi  nhưng phải bám, “đó là một cái may, ơn Bác Đảng đấy !”  Cụ bà và gia đình có thể bị đuổi ra bất cứ lúc nào. “Đảng cho, Đảng lấy”. Cụ bà nói với chúng tôi là gia đình cụ bà hưởng được nhiều may mắn là có căn hộ ngay tại trung tâm thành phố, 36 phố phường mà lỵ, và với một giá thuê khá rẻ. Dỉ nhiên, tất cả đều dơ dáy, đổ nát, đầy ẩm ướt, dỉ nhiên tất cả sửa chữa đều do gia đình cụ bà đài thọ nhưng nên nhớ  “xưa kia là một căn hộ cho nhà giàu, của  thằng sĩ quan Tây và vợ nó”. Cụ Minh kết luận.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 20120929AFdoisong-(16)-f4aa1

Năm Mươi euros, năm thước vuông

Phương tự hỏi, như cụ bà Minh, căn nhà Phương đang ở với bố mẹ và ông anh cả còn giữ được bao lâu nữa?  Phương, 14 tuổi, cũng là một con nuôi của Giòng Sông Cửu, Phương đang cố gắng học bù Pháp văn, với phương pháp trên mạng “Le français facile - Pháp văn dễ dàng” (Cô giáo Pháp văn có đề nghị dạy thêm riêng cho Phương, nhưng giá quá mắc!) Bố Phương hành nghề lái tắc xi thuê, một nghề rất khó khăn trong một quốc gia á đông, mẹ Phương quét dọn trong một quán ăn lớn ở trung tâm thủ đô. Căn nhà gia đình Phương trú ngụ do ông cụ bố Phương (cựu cán bộ) chuyền cho. Cụ ông được hường vào thời 1954. Căn nhà cũng tăm tối, cũng bừa bải, hổn độn như căn nhà cụ Minh. Cả gia đình sống chen chúc, chia xẻ giang sơn mình ở từng trệt, với miệng cống nằm gần sân sau nhà cùng với bầy chuột Nhiều khi nhờ tiếng nhạc ồn ào của căn nhà chung vách mỏng kế cạnh đuổi hộ. Xa hơn tý nữa, trên cùng con đường, Chị Nha, 50 tuổi sồng với Ty, cũng một đứa con của Giòng sông Cửu, trong một căn nhà lợp bằng mái tôn, rông vừa 5 thước vuông, chị Nha phải trả tiền nhà 1 triệu 500 ngàn (trên 50 euros) Thật kinh khủng! Nhưng đó là một may mắn cho chị Nha và Ty. Cách đây 5 năm, chị Nha phải ở cùng cháu Ty cạnh Sông Hồng, trong khu vực nhà ổ chuột, nay đã bị giải toả. Trước mặt khu giải tỏa  là đảo Phủ Xá.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 13000473-O-chuot-3

Quần áo được phơi ngay trên những chiếc xe đẩy hàng của các nữ “cửu vạn” và ngay cạnh “cống thối”. Ảnh: Lê Hồng Thái

Đảo Phủ Xá, nơi ẩn náu của dân không nhà giữa giòng sông

Trên một bãi cát, giữa giòng Sông Hồng, gần cầu Long Biên, có Đảo Phủ Xá. Đảo Phủ Xá không có địa danh hành chánh, tên do dân không nhà ở, dân bụi đời đặt  cho một bãi cát ấy, vì bãi cát là nơi ẩn náu trú ngụ tạm thời của dân vô gia cư muốn nhập thành Hà nội. Hòn Đảo Phủ Xá là nơi tập họp tất cả những ai tạm thời “sống tạm”, chờ đợi, trước khi được nhảy rào, vào tá túc ở biên thành Hà nội, đặc biệt trên bờ Tây của Giòng Sông Hồng.

Nhưng được ở Đảo cũng lắm gay go. Chú Đước tuổi độ 60, sanh sống trên đảo cũng cả hai mươi lăm năm nay, Chú được dân tạm trú trên đảo xem như là ông Xã trưởng của Đảo, mặc dư không ai chánh thức tuyên bố, nhưng mọi người nhìn nhận Chú là người trách nhiệm cai quản đảo. Nhà chú là căn nhà duy nhứt được cất trên cát tức là trên đầt liền, trên đảo. Các căn nhà khác là những căn nhà nổi xây cầt trên những hộp - bidons họp lại làm một sàn nổi trên giòng sông, bấp bênh lên xuống theo con nước.

Chú Đước thuộc lòng lý lịch cư dân trên đảo. Cũng như Chú tất cả đều là những nông dân, một hôm vì nghề nông không nuôi nổi gia đình, nên dắt nhau lên tỉnh, lên thành phố kiếm ăn.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Bb1tc3

Khu công nghiệp đô thị Tràng Cát

Một phần đất nông nghiệp trên đảo cát 


Thế nhưng Nhà nước Cộng sản chủ nghĩa không chấp nhận thay đổi hộ khẩu. Không ai có quyền vào sống ở Hà nội dễ dàng như vậy. Chế độ hộ khẩu kiểm soát dân, không ai có quyền tự tiện thay đổi hộ khẩu. Cấm vào Hà nội đã đành, cấm rời làng mình đang ở. Nhưng Chú Đước, cũng như bao nông dân khác “cấm vào cửa trước, ta lòn cửa sau “.

Hiện nay chung quanh Chú Đước, độ 40 gia đình chen chúc sống trên đảo và chung quanh đảo, tất cả xuất phát từ các làng mạc thôn quê chung quanh Hà nội và mong một ngày vào hộ khẩu Hà nội. Trong khi chờ đợi kiếm sống qua ngày, tạm dung trên đảo Phủ Xá.

Làm sao sống đậy ? Không nghề nông, thì nghề rẩy, nghề vườn. Đất trên đảo được biến thành những thửa vườn trồng rau ăn, đem ra chợ buôn bán, chợ là cầu Long biên gần đấy. Thế còn Nhà nước, cảnh sát, công an? Móc ngoặc là xong cả, có chợ là có làm ăn, có chợ thì có làm quen. Tôi có ăn, anh cũng có ăn, tôi ăn cơm, anh ăn cháo, nương nhau… Còn trên đảo, vì có chỉ thị,  lâu lâu cũng có bố ráp, với lý do là bắt… bọn cờ bạc lận. Nhưng rồi đâu vào đấy. Các vườn vẫn thu hoạch, chợ vẫn nhóm, công an vẫn hỏi giấy. Ai làm công việc ấy. Mọi việc xong cả. Việt Nam  với nhau cả! Người Hà nội ta cả mà!

Đảo sống cuộc đời của đảo, sanh hoạt theo cách đảo, trong một trật tự xã hội đảo. Thật sự mà nói Phủ Xá là một tên gọi do dân tạm trú đặt. Hành chánh Hà nội, địa đồ Hà nội không có Phủ Xá, trên địa đồ chỉ là một bãi cát trên sông Hồng. Vì vậy 40 gia đình, 50 gia đình, 100 gia đình trên bãi cát đi nữa, cũng không có tên trên bản đồ. Tất cả chỉ là ảo.

Ở Hà nội ngày nay, tất cả đều có tên… cho du lịch. Du lịch thì đi xem những cái hay cái đẹp.

Những ổ chuột, nay trong khu 36 phố phường, bãi cát Đảo Phủ Cát chỉ do mấy ông Tây Ba lộ thấy thôi!

Quê hương Việt Nam đẹp lắm! Giang sơn gấm vóc, những bức tranh sơn thủy thiên nhiên.

Nhưng con người điều kiện ăn ở con người?  Nhà Cụ Bà Minh, nhà chị Nha, nhà Phưong nhà thường dân, nhà ổ chuột đã đành. Thế nhà của cán bộ công nhơn, viên chức?

Không một bài viết về nhà cửa ổ chuột, không một bài viết về những người ngủ lề đường.

Nhưng cũng không một bài viết tả những nhà Khu Nhà Tập thể.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 2Q==

Khu Tập thể, những căn nhà đặc biệt cho cán bộ, công nhơn, viên chức

Nếu ai có dịp đi lang thang quanh Hà nội, sẽ thầy những Nhà của các Khu Tập Thể (KTT). Đó là những loại chung cư cất kiểu Sô Viết Nga, 5, 6 từng, tựa tựa các chung cư HLM của thời 60 ở Pháp. Các KTT được cất tư năm 50 đến năm 90, chuyên dành cho cán bộ, công nhơn, viên chức Nhà nước. Ngày nay các KTT đều bị quá tải. Dân chúng sống chen chúc đông đúc. Không có chương trình sửa chữa, hay thay đổi. KTT, là những căn nhà tặng không cho cán bộ công nhơn viên chức ở theo chế độ tập thể. Ngày nay quá tải vì đổi mới, ngày nay quá tải vì quá lạm dụng, không có tiêu chuẩn nên những KTT biến thành những ổ chuột, dơ dáy, không hạp vệ sanh. Hà nội ngàn năm văn vật đấy! Phong Hóa Ngày Nay đấy!

Viết theo tài liệu của Tây Ba lô J.M Gautier dăng trên thời báo Enfants du Mékong tháng 9 tháng 10 năm 2013.

Hồi Nhơn Sơn tuần 1 tháng 11 2013

TS. Phan Văn Song


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1_7_1363165727_86_DSC_4575
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc sống khốn khổ của người dân "khu ổ chuột" giữa Thủ đô Hà nội    trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeTue Nov 12, 2013 12:54 am


Cuộc sống khốn khổ của người dân "khu ổ chuột" giữa Thủ đô Hà nội


Giữa lòng Thủ đô giàu có là "khu ổ chuột" với những căn nhà, túp lều bé tí, lụp xụp. Đây là nơi trú ẩn của những người lao động nghèo dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội).


Nằm ngay sát chân cầu Long Biên (Hà Nội) và được mệnh danh là "khu ổ chuột", khu dân cư số 2 - phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) gồm nhiều dãy nhà xập xệ, cũ nát. Đây là nơi những người lao động nghèo ở chợ đầu mối Long Biên tá túc và sinh sống ngày qua ngày.

Họ là những người dân lao động tỉnh lẻ như Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hóa... tập trung về đây để kiếm sống. Vì không có bằng cấp nên công việc chính của những người này chủ yếu là bốc vác, nhặt rác, gánh hàng rong...

Khi chúng tôi đến thì anh Nguyễn Văn Tiến (sinh năm 1980, quê ở Bắc Giang) đang thu dọn đồ đạc chuẩn bị đi làm. Chính vì vậy, khi chúng tôi lại gần hỏi chuyện thì anh Tiến có vẻ ngại tiếp đón. Tuy nhiên, sau một hồi chia sẻ thì anh Tiến đã mời chúng tôi vào nhà uống nước. Con cái gửi ở quê cho ông bà, hai vợ chồng anh Tiến ngày qua ngày chui ra rúc vào ở căn nhà lụp xụp chưa đầy 10 mét vuông cạnh chợ Long Biên này.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-dan-khu-o-chuot-giua-thu-do
Ngồi nhà tuy lụp xụp nhưng anh Tiến phải thuê với giá gần 1 triệu đồng.

Anh Tiến chia sẻ: "Ở khu trọ này, chủ yếu là những người lao động chân tay, tất cả đều cùng chung một hoàn cảnh khó khăn. Do điều kiện ở quê cũng đói kém, chuyển lên Hà Nội làm ăn, làm nhiều nghề, nhiều việc nhưng rồi cuộc sống khốn khó vẫn bám theo mãi. Số phận là vậy, nên khi lấy vợ, tôi cùng vợ đã tìm ra một nghề cố định để sinh sống. Nói là nghề cho sang chứ thật ra chỉ là một người đi nhặt rác, đi hết phố này đến phố nọ, đường này đến đường khác...".

Chuyển về ở đây từ năm 2007, ngày mưa hay nắng, hai vợ chồng anh Tiến vẫn cố bám trụ ở căn nhà nhỏ rách nát này. Anh Tiến cho biết: "Mặc dù căn nhà nhỏ và trông cũ nát như vậy nhưng giá thuê không hề rẻ chút nào đâu. Từ ngày bắt đầu đến ở thì có mấy trăm nghìn nhưng vì giá cả leo thang nên giờ chủ nhà cũng tăng giá lên đến 800.000 đồng rồi đấy".

Nghe anh Tiến nói, chúng tôi vô cùng bất ngờ với giá thuê một căn nhà chỉ có mấy vách nan bao kín xung quanh, mưa thì thấm dột, không có công trình phụ, nước phải đến nhà chủ để lấy...

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-dan-khu-o-chuot-giua-thu-do
Một "ngôi nhà" trong "khu ổ chuột".

Anh Tiến giải thích: "Ở đây chuyện nhà to hay bé, tiện nghi như thế nào không quan trọng, quan trọng nhất là phải có sân rộng nằm sát đường để khi nhặt rác về còn có chỗ phơi khô. Nếu ở trong các dãy trọ khác, chắc chắn sẽ tốt hơn nhưng không có nơi để phơi rác, mình đưa rác về thì sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh".

Với công việc nhặt rác như hiện tại, một ngày, cả hai vợ chồng anh Tiến chịu khó thì cũng chỉ kiếm được được hơn 100.000 đồng, số tiền kiếm được cũng chẳng dành dụm được là bao. Khoản thì lo cơm nước, khoản thì để trả tiền thuê nhà và tích góp một ít để gửi về nuôi các cháu ở quê.

"Biết khó khăn là vậy nhưng giờ về quê, hai vợ chồng cũng không có gì để làm, chỉ bám vào mấy sào ruộng, thà rằng ở đây làm thêm rồi gửi tiền về cho con ăn học còn hơn", anh Tiến chia sẻ.

Công việc của những người dân lao động ở "khu ổ chuột" này không tuân thủ theo thời gian cố định nào, có nhiều người dậy lúc sáng sớm để làm nhưng có những người đến trưa muộn mới bắt đầu đi.

Bà Nguyễn Thị Trái (quê ở Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, một người dân ở “khu ổ chuột”) tâm sự: "Mặc dù tuổi đã già nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên ngày nào tôi cũng phải tự đi nhặt rác kiếm tiền để nuôi bản thân. Mỗi ngày, cứ khoảng 1 - 2h sáng, tôi lại thức dậy vác bao tải đi khắp các ngõ ngách chợ Long Biên để nhặt phế thải, cứ như vậy đến 10h trưa thì trở về nhà".

Theo bà Trái, "do tuổi già nên giờ không ngủ được, dậy đi nhặt rác thì mệt người nhưng kiếm được tiền nên thấy vui hơn. Nhiều khi mệt mỏi không đi nhặt rác được lại phải nhịn đói". Sau gần một ngày trời vác bao tải đi hết ngõ này sang ngách khác, những sản phẩm mang về được bà Trái làm sạch rồi tận dụng ngay ngõ ra vào làm chỗ phơi phóng.

Khi được hỏi về cuộc sống cơ cực của mình, bà Trái không giấu được cảm xúc và kể về cuộc đời mình: Dù đã có chồng và con nhưng do trong cuộc sống gia đình có nhiều biến đổi, đến một ngày không chịu được nên bà đã bỏ chồng và bế con gái hơn hai tháng tuổi xuống Hà Nội, một mình nuôi con và lập nghiệp. Khi mới xuống Hà Nội, sức khỏe đang còn yếu, chưa biết làm gì nên hai mẹ con bà phải vật lộn với bao khó khăn. Nhưng rồi cuộc sống của hai mẹ con bắt đầu thay đổi dần khi bà kiếm sống được bằng nghề nhặt rác.

“Khi đặt chân đến Hà Nội, do không có tiền thuê nhà trọ nên hai mẹ con phải sống dặt dẹo ở vỉa hè, gầm cầu, ai cho ở nhờ thì ở... Do con gái đang còn nhỏ nên mỗi ngày đi nhặt rác là phải bế nó đi theo, cứ như vậy, ngày qua ngày, hai mẹ con tôi kiếm được một ít tiền mua cơm, cháo để sống", bà Trái cho biết.

"Đã gần 40 năm nay, cuộc sống của tôi gắn bó với gầm cầu Long Biên này rồi, bao nhiêu chuyện buồn vui ở đây đều có cả", bà Trái cho biết thêm. Giờ đây, con gái lớn đã lấy chồng nhưng hàng ngày, bà Trái vẫn cặm cụi một mình đi nhặt rác kiếm tiền nuôi sống bản thân và mua quà cho cháu ngoại.

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn, bà Phạm Thị Bích (56 tuổi, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên) đang ở trong túp lều nhỏ xíu, dột nát, chỉ rộng chừng 8 mét vuông và với chiều cao khoảng 1,5 mét.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-dan-khu-o-chuot-giua-thu-do
Túp lều lụp xụp này là nơi bà Bích thường ngày vẫn chui ra chui vào để tránh mưa nắng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-dan-khu-o-chuot-giua-thu-do
Đồ đạc trong "nhà" bà Bích.

Bà Bích tâm sự: "Hai vợ chồng tôi ở đây cũng khá lâu rồi, với giá thuê 700.000 đồng/tháng. Ngày nắng thì nóng như lửa đốt, còn ngày mưa thì thấm dột, đồ đạc trong nhà ướt hết. Nếu trời mưa to quá thì hai vợ chồng tôi phải mặc áo mưa ngồi trong lều".

"Mặc dù đã ý kiến với chủ nhà để sửa chữa nhưng vì một số lý do khách quan nên không thể làm được, và vợ chồng tôi đã khổ nay càng khốn khổ hơn", bà Bích cho biết thêm.

Khi chúng tôi hỏi về việc con cái, hai hàng nước mắt của bà Bích chảy ra. Bà nói: "Vợ chồng nào khi lấy nhau đều muốn có một vài đứa con để nuôi, dù đói khổ thế nào thì có con cũng thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, vợ chồng chúng tôi không có được điều đó, từ ngày lấy nhau đến giờ hai vợ chồng chỉ vậy nuôi nhau".

"Nhiều lúc thấy gia đình hàng xóm, hay gia đình người ta sum vầy bên nhau, tôi thèm khát hạnh phúc đó lắm nhưng không được", bà Bích nghẹn ngào nói.

Còn biết bao mảnh đời khốn khổ sống trong "khu ổ chuột" rách nát này. Suốt hàng chục năm qua, những con người ấy phải vật lộn để kiếm miếng cơm manh áo giữa đất Thủ đô phồn hoa, tấp nập.

(kenh14.vn)


Giữa con phố lớn buôn bán sầm uất ở Thủ đô, một ngôi nhà hoang bỏ không hàng chục năm nay với nhiều lời đồn đại khiến những người xung quanh khiếp sợ, không dám lại gần.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Rung-ron-nhung-loi-don-thoi-ve-can-nha-hoang-giua-pho-lon-ha-noi-
.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Những người vô hình trên sông Hồng (RFA)   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeFri Nov 15, 2013 11:47 am


Những người vô hình trên sông Hồng

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Có những xóm nghèo tồn tại như một bóng đen, có những ngõ vắng tồn tại như một góc khuất, và có những con người tồn tại như kẻ vô hình. Đó là câu chuyện của người dân tại Xóm Thuyền bãi Giữa.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Image

Những ngôi nhà nổi, di chuyển bằng bè tự chế tại Xóm Thuyền Bãi Giữa. Photo courtesy of vietbao.vn

Những "ngôi nhà" nổi

Đêm, nhưng Hà Nội còn chưa ngủ. Hai bên sông Hồng, huyện Gia Lâm và khu Trung tâm đèn hoa sáng rực. Những ngôi nhà cao tầng tại đây hắt từng khối bóng lớn xuống dòng sông Hồng, như làm Bãi Giữa hút sâu trong bóng đêm tăm tối. Bãi Giữa lọt thỏm giữa Gia Lâm và Trung tâm Hà Nội, nơi mà tìm mãi cũng chẳng thấy nỗi dấu hiệu của sự văn minh, mặc dù nó chỉ nằm cách khu đô thị vài bước chân. Bãi Giữa như một góc khuất thủ đô và Xóm Thuyền là cái góc khuất nhất. Đêm càng tĩnh mịch, tiếng chó tru trong xóm càng rợn người, Xóm Thuyền càng nhỏ bé và thõm sâu. Nơi đó, trên những vũng nước trũng có những con người vẫn đang làm cái việc gọi là “sống”.

Nhìn từ cầu Long Biên, xóm Thuyền không khác gì một đống phế liệu. Xóm Thuyền tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước bằng cách khó ai ngờ. Ông Nguyễn Văn Trọng, 68 tuổi, một trong những người đến ở tại Xóm Thuyền đầu tiên cho biết
"Nhà nổi lên nhờ các thùng phuy ráp lại. Mỗi cái nhà nổi lên cần ít nhất 20 cái thùng phuy”.

Mỗi căn nhà phao như thế thường rộng 5 mét vuông và cần khoảng 20 chiếc thùng phuy kết lại làm nền, dâng lên và hạ xuống theo con nước. Năm 2008, khi trận lũ lịch sữ quét qua sông Hồng, Xóm Thuyền càng oằn mình xơ xác. Vách của các ngôi nhà này cũng chỉ là những thân tre còi cọc, những tấm xốp hay những tấm bạt ni lon mục rã, tưởng như có thể bung ra khi có ai đó chạm tay vào. Những tấm cac-tong, những tờ giấy quảng cáo khổ lớn…tất cả những thứ nhặt nhạnh được từ bãi rác, đều có thể trở thành vách tường của các ngôi nhà này. Để ngôi nhà không bị trôi đi trên bãi nước trũng này, người ta dùng hai sợi dây thừng cột ngôi nhà vào hai cọc trên bờ, như cách bất cứ một ông lái đò nào neo thuyền của mình.

Nhớp nháp, rệu rã và tạm bợ…là tất cả những gì người người ta có thể nói khi nhìn thấy Xóm Thuyền lần đầu tiên.  Vậy mà đã hơn 2 thập kỷ, các ngôi nhà này nép vào nhau, gượng tồn tại trên con sông Hồng lịch sử. Hiện tại, xóm Thuyền có 23 hộ, với gần 200 con người. Họ tồn tại và thực hiện cái gọi là “sống” trên những ngôi nhà này mà không hề có những điều kiện tối thiểu. Ông Trọng nói tiếp “Ở đây không có điện, chỉ thắp đèn dầu. Có gì dùng nấy, chứ cuộc sống như thế thì còn biết làm sao?”

Thứ ánh sáng trắng mát dịu từ các ngọn đèn với công suất cao trên các con đường thủ đô chỉ có thể dát bạc Hà Nội về đêm, nhưng chưa bao giờ thay thế cho thứ ánh sáng vàng vọt leo loét từ ngọn đèn dầu Xóm Thuyền. Dân Xóm Thuyền có lẽ sống theo cách tự nhiên nhất. Khi những ngọn gió đông về tím tái thịt da, những bếp than tổ ong trong các thau nhôm nhỏ hoặc hơi ấm bốc lên từ dòng nước đen ngòm là cách sưởi ấm duy nhất.

Văn minh là hàng xa xỉ

Tại đây, sự văn minh có lẽ là một thứ hàng hóa xa xỉ khi các sinh hoạt cá nhân cũng được thực hiện theo cách tự nhiên. Bà Sinh, vợ ông Trọng cho biết “Khi cần đi ngoài, chúng tôi cầm cuốc đào lỗ rồi lấp đi. Còn đi giải thì vẫn đi trên sông.”

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Image

Nhà nổi ở Xóm thuyền, Bãi giữa. Photo courtesy of phiatruoc.info

Vợ chồng bà Sinh cùng ông Trọng đã về đây sinh sống từ năm 1980. Khi ấy, Xóm thuyền còn là khúc sông hoang vắng với 2-3 ngôi lều phao lác đác. Họ đến từ khắp nơi, trở thành hàng xóm và đều có hoàn cảnh riêng. Ông Trọng là cựu chiến binh tham gia bộ đội ở chiến trường Quảng Ngãi. Ngày xuất ngũ, trở lại quê Thái Nguyên, ông chẳng còn gì ngoài một cơ thể nguyên vẹn. Tất cả giấy tờ tùy thân cùng đất đai cũng mất, đẩy ông vào cuộc đời lưu lạc.

Một trong những hàng xóm lâu đời của vợ chồng ông Trọng là vợ chồng chị Oanh, khi họ dắt díu nhau ra Hà Nội kiếm sống để chạy trốn cái đói ở Nghệ An vào 20 năm trước.

Vợ chồng anh Huân – chị Hoa, tìm đến Xóm Thuyền xây dựng cuộc sống gia đình khi cha mẹ hai  bên không tác hợp. Anh Huân nói về lý do đến đây sinh sống:
“Gia đình khó khăn quá. Lúc ấy tôi làm nghề cửu vạn, gia đình không có chỗ ở lại không đủ tiền thuê nhà. Tôi đành ra Bãi giữa ở.”

Mỗi người một cảnh, những câu chuyện của họ chẳng ai giống ai, chỉ biết họ đều nghèo, đều là dân lưu lạc và đều không còn một nơi nào nữa để đi. Tài sản quý nhất trong những ngôi nhà phao này có lẽ là đôi gánh và bộ xong nồi. Tìm đỏ mắt cả Xóm Thuyền, không ai thấy nổi một ngôi nhà phao không chắp vá. Những bao phế liệu vương vãi trên bờ, những cụ già khô khốc không còn đủ sức lao động ngồi tựa cửa chờ con, những đứa trẻ lang thang trần trụi trên bờ bên những ụ rác…là những cảnh đời mà tưởng như có thể chết đi bất cứ lúc nào nếu tách rời tội lỗi và tệ nạn.

Thế nhưng, những tội ác, những tệ nạn, những bất ổn chỉ là những là những gì người ta tưởng tượng về Xóm Thuyền.  Ông Trọng cho biết:
“Tại đây không có tệ nạn, an ninh rất tốt. Dân ở đây chỉ đi làm ăn thôi, không trộm cắp hay nghiện ngập gì cả.”

Trong lúc những khu nhà ổ chuột có thể bị đuổi bất cứ lúc nào để giữ vẻ mỹ quan cho Thủ đô, duy trì ổn định có lẽ là thứ vũ khí duy nhất để giúp Xóm Thuyền tồn tại. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng, cái nghèo vẫn gắn liền với số phận những người trôi nổi này, khi thu nhập chỉ ở mức 30-40 ngàn một ngày. Anh Huân cho biết:
“Nói chung bà con ở đây thì ai cũng như ai, người đi nhặt giấy, kẻ đi làm thuê…đều như nhau và không ai hơn ai cả. Người nào kiếm được tiền thì mừng cho họ thôi vì đó là từ sức lao động của họ. Ở đây không ai giàu có cả vì nếu có được chút tiền thì chắc họ cũng không ở đây”.

Đa phần dân Xóm Thuyền làm nghề nhặt rác, làm cửu vạn ban ngày và bán nước vào ban đêm. Tất cả 23 hộ ở đây, đã có đến 20 hộ làm nghề bán nước trên cầu Long Biên. Trên cây cầu hơn 100 năm lịch sử này, về đêm, dân Xóm Thuyền men theo con đường mòn trên Bãi, quảy những đôi gánh nhỏ với vài cây kẹo, vài quả lê, vài chai nước… bán cho các đôi tình nhân đi hóng mát trên cầu Long Biên. Những ngày cuối tháng 9, tiết trời Hà Nội đang trở gió thu, các đôi tình nhân cũng ít đến ra cầu này hơn, chị Oanh, một người sống tại Xóm Thuyền than thở:
“Chán lắm, tôi đang ngồi đuổi ruồi đây, mùa lạnh ít người mua nước lắm.”

Không giấy tờ tùy thân

Những ngôi nhà bấp bênh, những mảnh đời cửu vạn… dường như cũng chưa phỉ cái kiếp tăm tối của những dân Xóm Thuyền. Họ sống, sinh con đẻ cái trên cái bãi nước cạn này, nhưng sự tồn tại của họ chưa bao giờ được công nhận. Vì là dân trôi dạt, hầu hết dân cư của cái xóm nhỏ này không có hộ khẩu, hoặc thuộc dạng hộ khẩu treo (người một nơi, hộ khẩu một nơi).

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Image

Nước sông cạn, người dân nhặt hến. Photo courtesy of vietbao.vn

Bản thân chị Oanh, anh Huân và vợ cũng không có nổi một tờ hộ khẩu dù là ở quê cũ. Xóm Thuyền chỉ là một tên gọi có ý nghĩa đối với gần 200 con người ngụp lặn nơi đây, nhưng nó chỉ là một chấm nhỏ biểu hiện cho bãi đất hoang trên bản đồ thành phố Hà Nội. Anh Huân cho biết:

"Khó khăn nhất là giấy tờ. Nói chung ba mẹ các cháu lấy nhau cũng không đăng ký kết hôn, khi làm khai sinh cho các cháu cũng khó khăn lắm. Trẻ em ở đây toàn học lớp học tình thương chứ có ai đi học trường chính đâu.”

Tất cả trẻ em trong Xóm Thuyền đều học trường Tình thương 19 tháng 5. Họ phải học trường trình thương vì nghèo và vì không được vào trường chính khi không có giấy khai sinh. Trong gần 30 em hằng ngày lội bộ 4 cây số đến trường ấy, gần 1 phần 3 em không có bất cứ một giấy tờ gì chứng minh sự hữu hình của mình trên trái đất. Chị Oanh nói về đứa con út năm nay 11 tuổi nhưng chưa có được cái giấy khai sinh:

“Khi đẻ bé ra thì tôi đẻ rơi trên nhà phao. Sau này đến tuổi đi học, tôi làm giấy khai sinh cho bé thì người ta cần giáy chứng sinh. Tôi đẻ rơi thì làm sao có ai chứng sinh cho mình?”

Con út chị Oanh tên Hương, con út anh Huân tên Hiền. Nhưng đó có lẽ chỉ là cách họ gọi con mình, bởi chưa có một thứ giấy tờ nào công nhận những đứa bé này được sinh ra cả. Và còn nhiều cái tên ở Xóm Thuyền cũng chỉ là một cách gọi như thế đến nỗi người ta quên mặc cả cho sự tồn tại của mình. Bé Hiền, con gái 14 tuổi của anh Huân nói:

“Dù có giấy khai sinh hay không thì cũng thế, bởi từ lúc nhỏ em đã không có giấy khai sinh rồi, bây giờ không có cũng vậy thôi ạ. Cho nên em cũng thấy bình thường…”

Những ám ảnh về trận lũ lịch sử, những cuộc đẻ rơi, những cái chết được hỏa táng vội vàng, những “bàn thờ” lập tạm và những trận chiến với số phận để sinh tồn…chưa thể kể hết những câu chuyện về Xóm Thuyền. Ẩn sau giọng nói khàn đục của ông Trọng, sau giọng nói tha thiết của anh Huân và sau tiếng thở dài của bé Hiền… người ta vẫn có cảm giác dân Xóm Thuyền có một ước mơ gì chung lắm. Có thể lắm ước mơ ấy chính là một xóm nhỏ mà chắc chắn người dân không cần phải sống trên “thuyền”; hoặc đó cũng có thể  là cái ước mơ của những đứa trẻ được gọi bằng “tên” theo đúng nghĩa của nó.

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc sống của những người 'du cư trong thành phố' Hà nội   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeTue Nov 19, 2013 4:29 pm


Cuộc sống của những người 'du cư trong thành phố' Hà nội

Một căn lều lụp xụp bên sông, những đứa trẻ nhem nhuốc nô đùa ở bãi giữa... những hình ảnh không mấy xa lạ này gây một ấn tượng mạnh khi được dựng lại trong triển lãm sắp đặt mang tên "Du cư trong thành phố", diễn ra tại Hà Nội.

Triển lãm được tổ chức tại sân trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 3 đến 7/4. Họa sĩ Nguyễn Hồng Phương (Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam) là người xây dựng ý tưởng và thực hiện việc sắp đặt, tạo hình với hơn 100 bức ảnh của nhiều tác giả...


Dưới đây là một số bức ảnh trong triển lãm ghi lại cuộc sống thường nhật của những người "du cư trong thành phố", một số bức ảnh không đề tên tác giả:

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 5-1351674470_500x0
Hình ảnh hạnh phúc của cặp vợ chồng nghèo sống trong căn lều bên triền sông. Ảnh của Lê Anh Dũng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 8-1351674470_500x0
Ông Bài "vua bãi rác" ở xóm Vạn Chài. Ảnh của Việt Hưng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 13-1351674470_500x0
Rau cũng nhặt và rửa ngay tại cầu thang vào nhà. Ảnh của Lê Anh Dũng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 9-1351674470_500x0
Trong xóm vạn chài Phúc Xá, khi nước lên, người ta có thể đánh lưới tại chỗ để kiếm cá ăn.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 14-1351674471_500x0
Cô bé này tên Nga. Trẻ ở ngoài Bãi Giữa là con nhà nghèo, bụi đời, nhặt rác... Ảnh của Đinh Hữu Dư.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 4-1351674471_500x0
Anh Lê Hồng Thao, sinh năm 1967 ở Phú Thọ, rời quê lang bạt từ thời thiếu niên. Năm 2001 anh gá nghĩa với một phụ nữ cùng cảnh, hơn mình 10 tuổi rồi về sống ở Bãi Giữa. Hai vợ chồng hiếm muộn, được một vị sư cho con búp bê, nói mang về nuôi như con. Họ đặt tên búp bê là Lê Hồng Nhung, hằng ngày ăn gì cũng chấm lên miệng "con", đêm thì ru ngủ. Hiện tại, cả hai vợ chồng anh Thao đã mất do bệnh phổi. Ảnh chụp năm 2004 của tác giả Lê Anh Dũng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 3-1351674476_500x0
Bãi tắm và tập thể thao "tự nhiên thiên nhiên" của những người bơi sông tại bãi giữa.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1-1351674476_500x0
Một số người có tiền mua lại các lều phao của "dân chài", trang trí lại sạch sẽ, dùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm, tụ tập...

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 2-1351674476_500x0
Cô sinh viên nước ngoài cố thu đôi chân dài quá khổ so với kích cỡ và những đồ vật trong lều.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 17-1351674476_500x0
Căn lều của một dân cư trên bè phao nổi được họa sĩ Nguyễn Hồng Phương - tác giả triển lãm - "bê" từ Bãi Giữa Long Biên (Gia Lâm, Hà Nội) về sân Đại học Mỹ thuật. Xung quanh "nhà" treo hơn 100 bức ảnh về đời sống của dân cư trên bè phao nổi tại bãi giữa Long Liên và xóm chài Phúc Xá. Ảnh: Minh Thùy.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 6-1351674476_500x0
Những chiếc ghế sofa màu sắc nổi bật được đặt ở 4 góc quanh "nhà", càng tạo thêm sự đối lập về hai thái cực cuộc sống. Ảnh: Minh Thùy.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 15-1351674476_500x0
Bên trong "nhà" được giữ nguyên bản, với vài vật dụng tuềnh toàng... Ảnh: Minh Thùy.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 16-1351674476_500x0
và cả bàn thờ của người chủ cũ. Ảnh: Minh Thùy.

Minh Thùy

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeTue Jul 29, 2014 2:41 pm


Chùm ảnh: "Sống khổ" như người dân phố cổ Hà Nội

Ít ai biết rằng người dân khu phố cổ nghìn năm văn hiến Hà Nội phải chung sống với sự chật chội và thiếu thốn đủ đường...


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 2Q==


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi_2

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-2

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-4

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-5

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-6

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-9

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-10

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-11

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-12

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-14

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-16

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Pho-co-ha-noi-17

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 9k=
.
Về Đầu Trang Go down
vantran
Khách viếng thăm




trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeFri Sep 04, 2015 11:10 pm


Ký sự những khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội (Kỳ 1)


Tất cả những gì nhếch nhác nhất, chật chội nhất và hôi hám nhất… là những thứ diễn ra hàng ngày tại “xóm ổ chuột” gần chân cầu Long Biên, Hà Nội.

Kỳ 1: Nhếch nhác "xóm bụi" chân cầu Long Biên

“Ở hai bờ con đường gốm sứ”

Đi xuyên qua con đường gốm sứ, sự đối lập hoàn toàn giữa phố xá phồn hoa tráng lệ là một  khu dân cư xập xệ, hôi hám đã tồn tại hàng chục năm nay ở Hà Nội. Càng đi sâu vào trong “khu ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên lâu đời này, chúng tôi càng cảm thấy sự ngột ngạt với đủ loại mùi vị “kinh khủng” nhất của hàng hóa, rác thải, nước bẩn và mùi dân sinh nghèo khó.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaadbXTfs
Một căn chòi dựng tạm làm nhà ở của dân tại khu chợ Long Biên. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaadINVir
Lối đi vào xóm chật chội, nhếch nhác. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaad3AMtq

Chỗ phơi quần áo lý tưởng của những người dân nơi này. Ảnh: Hương Nguyễn

Phần lớn những người dân ở đây đều là dân tỉnh lẻ từ các tỉnh Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc… rời làng quê lên đây mưu sinh với mong muốn kiếm chút tiền bạc trang trải cuộc sống và lo cho những đứa con đang ăn học ở nhà. Điều đặc biệt, tại xóm ổ chuột gần chân cầu Long Biên này thì đa phần đều là phụ nữ sinh sống với độ tuổi từ 45 - 60 tuổi. Công việc chính của họ là những việc làm chân tay vất vả như cửu vạn, buôn bán hoa quả, đẩy xe hàng... ở khu vực chợ đầu mối Long Biên. Ai sức khỏe kém hơn thì hành nghề ve chai, nhặt rác. Mức thu nhập hàng ngày của những người dân này dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/ 1 ngày cũng chỉ đủ chi trả cho các khoản điện, nước, nhà cửa và những phát sinh khác.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaad5IJkS
Chỗ sinh hoạt kiêm đi lại chung của dân cư "khu ổ chuột". Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaabLuOAh

Một thanh niên đang quét rác xả xuống dòng sông "rác thải" cạnh đó. Ảnh: Hương Nguyễn

Chị Đặng Thị Tám (50 tuổi, quê gốc Hà Tây), sống ở đây đã 10 năm tâm sự: “Làm ở quê khó kiếm lắm nên phải đi ra đây. Chị làm nghề bán hoa quả chứ làm gì được. Những ngày tháng 8, 9 và tháng 10 thì còn gọi là có ăn, chứ dịp này chỉ làm đủ ăn thôi”. Chị còn tâm sự thêm: “Bây giờ mà về thì xác định chết đói, ở nhà chị còn 2 đứa đang học lớp 12, ruộng có hơn 2 sào, làm sao đủ sống, vất vả cũng phải cố bám em ạ”.

Có việc quanh năm dù khổ vẫn vui

Đi sâu vào trong xóm, lối đi giữa 2 dãy trọ chỉ đủ hai người đứng. Tối, ẩm thấp, hôi rình nhưng dân sinh vẫn tấp nập ồn ào nếu không nói là vui vẻ. Những căn phòng trọ tồi tàn chưa đầy 10 m2 nhưng lại tập hợp đủ các chức năng từ ăn, ngủ, nấu nướng, đến tắm giặt. Những người dân nơi đây vẫn vui miệng gọi đó là căn phòng “đa-zi-năng”, phòng “khép kín”. Và đó chính là "nơi ở lý tưởng" của nhiều hộ gia đình suốt gần 10 năm nay. Chị Tám bộc bạch: "Cần gì nhà đẹp, nhà to cứ có chỗ ngả lưng che mưa nắng là được".

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaacBVbCm
Món mướp đắng luộc "vàng rọi"  của những lao động chân tay nơi đây. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaabG1vUC
Mọi vật dụng trong phòng đều được đơn giản hóa tối đa để phù hợp với diện tích. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaacd5jyI
Mọi sinh hoạt tắm, giặt, ăn, ngủ, nấu nướng của hầu hết những người dân nơi đây đều diễn ra trong một căn phòng trọ gần 10m2 có giá 1 triệu đồng/1 tháng. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaadauj0U

Hành lang chật hẹp được tận dụng tối đa để úp bát đũa và nấu nướng. Ảnh: Hương Nguyễn

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Khu-o-chuot-giua-long-hn-ky-1-nhech-nhac-xom-bui-chan-cau-long-bien-bb-baaad0YLgC

Những hình ảnh phổ biến tại "khu ổ chuột" Long Biên. Ảnh: Hương Nguyễn

Nghèo khó, bẩn thỉu và chật chội nhưng tất cả điều đó không phải lý do những người dân nơi đây quan tâm. Mong muốn của họ là luôn có việc làm dù có phải vất vả. Một cô hành nghề cửu vạn (45 tuổi, quê gốc Hưng Yên) chia sẻ: "Thời gian gần đây, hoa quả ế ẩm, chúng tôi không có việc để làm vì bình thường nếu hoa quả bán được họ sẽ mua nhiều xe hàng một ngày, chứ họ không bán được thì mỗi ngày chỉ mua 1-2 xe, bốc vác một chút lại phải về. Chả ăn thua. Cứ có việc quanh năm suốt tháng thì cực mấy cũng vui cô ạ”.

Sẽ chẳng ai ngờ, chỉ cách nhau chưa đầy 5m mà ngay giữa Thủ đô Hà Nội ồn ào súng sính lại tồn tại một khu dân sinh nhếch nhác và tồi tàn đến vậy. Dường như cái sự nghèo khó ấy đã là thói quen, một nếp sống hiển nhiên tại “khu ổ chuột” lâu đời này.

Kỳ 2: Nát bươm xóm vạn chài ven sông Hồng

.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitimeSat Apr 09, 2016 5:14 pm


Người Hà Nội “bịt mũi” sống cùng con mương “chết”

Triệu Quang

(Dân Việt) Hàng trăm hộ dân ở phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) hằng ngày phải sống và hít thở trong bầu không khí nặng mùi xú uế do mương nước gần đây đang bị ô nhiễm trầm trọng.


trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-1--1-

Mương Thụy Khuê (đoạn từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội) đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Mương thoát nước Thụy Khuê dài khoảng 3km (kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội).  Đây là một nhánh của sông Tô Lịch và là đường thoát nước chính của 2 quận Ba Đình và Tây Hồ.

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, con mương này đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nước dưới lòng mương đen kịt, rác phủ kín mặt nước… và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Hai bên bờ mương cũng không được kè bờ chắc chắn và đang có dấu hiệu sạt lở, lấn chiếm. Nhiều người quen gọi nó là con mương “chết”.

Chỉ tay về phía lòng mương đầy rác thải, bà Nguyễn Thị Thu (tổ dân phố số 11, phường Thụy Khuê) nói: “Chúng tôi ở đây mấy chục năm nay rồi, hằng ngày phải ngửi mùi hôi thối từ mương bốc lên. Ruồi muỗi bay vào kín cả nhà. Càng ngày mức ô nhiễm càng nặng, nhiều hôm ngồi trong nhà đóng kín cửa mà tôi vẫn phải bịt mũi”.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-2
Nước dưới mương có màu đen kịt và bốc mùi xú uế nồng nặc.

Bà Thu cho biết thêm, ngày nắng thì nước bốc hơi đưa mùi hôi thối xộc vào tận mũi. Những hôm mưa to, nước bẩn dềnh lên đầy mặt đường, kéo theo nhiều rác thải tràn cả vào nhà dân. Ngay đến nhà văn hoá của phường nằm kế bên con mương cũng phải kê đồ đạc lên cao để đề phòng nước tràn vào.

Được biết, cuối năm 2012, dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” đã được khởi công do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm Phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận Tây Hồ.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-3
Mặt nước phủ kín rác thải do người dân ném xuống.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng quận Tây Hồ cho biết, lúc đầu, đơn vị này nhận nhiệm vụ thi công dự án cải tạo mương Thụy Khuê nhưng sau đó đã bàn giao lại cho Ban Quản lý Thoát nước Hà Nội từ tháng 9.2015.

Đại diện Ban Quản lý Thoát nước Hà Nội thì cho biết, dự án gặp khó khăn về vấn đề giải phóng mặt bằng nên không thể thi công tiếp tục.

Trong khi dự án cải tạo mương Thụy Khuê chưa hoàn thành, hàng trăm hộ dân ở đây hằng ngày vẫn phải sống cùng dòng mương đen kịt và ngửi mùi xú uế nồng nặc.

Dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” với nhiệm vụ cống hoá mương Thụy Khuê bằng hệ thống cống hộp 2 làn, mặt đường rộng trên 5m, có vỉa hè 2 bên, hệ thống cấp nước, chiếu sáng trên mặt cống.

Dự án khởi công từ cuối tháng 12.2012 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 273,5 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sau 17 tháng thi công. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn “án binh bất động” khiến người dân nơi đây phải sống trong bầu không khí ô nhiễm trầm trọng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-4
Đủ các thứ rác nổi khiến mặt nước không còn khoảng trống.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-5
Rác phủ kín miệng cống đoạn gần chợ Tam Đa khiến dòng chảy bị tắc nghẽn.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-6
Công ty vệ sinh môi trường đã cho gắn biển nhắc nhở người dân nhưng tình trạng xả rác xuống lòng mương vẫn diễn ra rất phổ biến.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-7
Hằng ngày, các công nhân vệ sinh môi trường phải dọn dẹp rác trên mặt nước.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-8
Không chỉ dọn rác, các công nhân môi trường cũng phải thường xuyên nạo vét lòng mương để khơi thông dòng chảy.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-9
Nguyên nhân của việc ô nhiễm là do ý thức của người dân còn kém, thường xuyên xả rác ra lòng mương. Những chợ cóc, cửa hàng chế biến thực phẩm cũng thường xuyên xả thải trực tiếp xuống mương khiến nó ô nhiễm trầm trọng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-10
Hầu hết, các hộ dân sống cạnh mương đều không lắp bể phốt, nước thải sinh hoạt xả thẳng xuống mương khiến nó bốc mùi xú uế nồng nặc.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-11
Môi trường ô nhiễm khiến ruồi, muỗi phát triển. Nhiều gia đình phải dùng lưới căng trước cửa nhà để chống ruồi, muỗi.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-12
Trường Tiểu học Chu Văn An mượn tầng 1 của Nhà văn hóa Thụy Khuê làm lớp học. Hằng ngày, các em phải học và vui chơi bên dòng mương bẩn và sặc mùi hôi thối.
 
trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-13
Dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” vẫn đang “án binh bất động” vì gặp khó khăn vấn đề giải phóng mặt bằng.

trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? 1458661441-14
Trong khi chờ dự án hoàn thành, người dân nơi đây vẫn hàng ngày phải sống chung với con mương “chết” và hít thở bầu không khí ô nhiễm.

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?   trong - Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Hà nội 36 Phố Phường hay Hà nội 36 Ổ Chuột?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT TRÍ THỨC “HÈN NHÁT”
» Cuộc sống trong khu ổ chuột ở Sài Gòn
» Kười: Bác Hù ché đỏ & Đảng chuột chồn lùi
» Sài Gòn bây giờ: Kinh hoàng những con kênh... chuột
» Món Nhậu Hà Nội: Tận mắt "dây chuyền" biến chuột cống thành đặc sản

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Xã Hội, Đời Sống-
Chuyển đến