Tiêu đề: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Mon Aug 05, 2013 8:29 pm
Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI
Hồng Hải
- Vợ rẻ nhất thế giới
- Sữa đắt nhất thế giới
- Xăng cao nhất thế giới
- Xe hơi đắt nhất thế giới
- Thuốc tây đắt nhất thế giới
- Uống rượu nhiều nhất thế giới
- Đánh bạc , số đề nhiều nhất thế giới
- Trẻ em thất học , bỏ học nhiều nhất thế giới
- Tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới
- DÂN lại NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI
- Chính phủ VN ĐÃ LÀM DÂN VN TRỞ THÀNH DÂN TỘC LẠC QUAN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI.
Không nói đùa đâu. Dân VN hiện tại đang sống rất lạc quan, chẳng biết lo ngày mai là gì, điển hình là còn đang ấp ủ xây dựng Đường Sắt Cao Tốc cho bằng Pháp bằng Nhật, thậm chí còn muốn lập ‘Kỷ Lục Thế Giới’ cho hơn.
Cho dù tình hình lụt năm nay cao hơn năm ngoái, điện năm nay cúp nhiều hơn năm ngoái, cướp, giết, hiếp năm nay nhiều hơn năm ngoái, nhưng cứ sống cho hôm nay, ngày mai ra sao thì cứ ra.
Nhiều lắm:
- Nhiều học sinh đu dây giỏi nhất thế giới, vì phải đu dây đi học mỗi ngày.
- Trẻ em VN có lòng cầu tiến nhất thế giới, vào lớp 1 đã phải tranh nhau thi, đậu mới vào.
- Người dân chạy xe giỏi nhất thế giới. Có lần Michael Schumacher, mấy lần vô địch F1, qua VN còn phải thú nhận “tôi không dám chạy xe tại VN”.
- Bác sĩ VN giỏi nhất thế giới về môn… phá thai. Có người phá “thành công” ngày mấy chục vụ, khoảng 10 ngàn/năm, 500 ngàn cho cả cuộc đời. Ai không tin, ra khu phá thai Từ Dũ, buổi sáng 8:30 là số thứ tự trên 300.
- VN có nhiều tiến sĩ nhất vùng, và lại học rất giỏi. Người Mỹ kém thông minh nên phải học ít nhất 4 năm sau đại học, chứ tại VN có khi chỉ cần… vài tháng.Trên báo Quân đội Nhân dân, nay các bài bình luận tầm phào cũng do các Tiến sĩ, Thạc sĩ viết ra, huống gì các bài xã luận bao la bát ngát khác, chắc phải là Tổng Tiến sĩ mới viết nổi.
- Bất động sản có giá cao gần nhất thế giới.
- Tỷ lệ xe máy trong thành phố nhiều nhất thế giới.
- Thủ đô Hà Nội lớn (mở rộng) với tốc độ nhanh nhất thế giới.
Có công trong việc buông lỏng quản lý, khiến học sinh học ngày học đêm, không bỏ thời gian để rong chơi. Khiến các thành phố, khu phố đầy màu sắc, nhà cửa chen nhau, tạo sự đa dạng so với 1 thế giới trật tự.
Giữ được nét nghèo khổ, là nơi du lịch dân dã cho các người nước ngoài muốn nhớ lại thời gian nghèo khổ trước đây ở nước mình. Tạo ra được 1 tầng lớp phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài góp phần truyền gen VN ra khắp thế giới.
Góp phần mang lại lợi ích cho nước bạn Trung Quốc.
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Wed Aug 07, 2013 1:02 pm
Ai nói Việt Nam ta không có gì đứng "nhất thế giới"?
Thông tin về những thành tích "nhất thế giới" của Việt Nam đã được phát hành rộng rãi trên các báo chính thức như Giáo Dục Việt Nam, Vietnam.net.,v.v....
Được biết nhiêu người Việt Nam bất ngờ trước những thông tin này, nhưng cuối cùng đều thấy là có thật. Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...
- Việt Nam tham nhũng nhất thế giới Bản báo cáo mang tên « Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 » đã ghi nhận ý kiến người dân trong nước, nêu bật công an-cảnh sát, giới bác sĩ-y tá, và cán bộ nhà đất là các thành phần tham nhũng nhất.
- Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới Việt Nam tiếp tục đứng thứ 172/179 quốc gia được đánh giá trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) thực hiện.
- Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời.
- Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa những hóa chất độc hại từ Trung Quốc.
- Việt Nam là một trong những nước uống rượu bia nhiều nhất Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011 (tương đương mức tiêu thụ bình quân đầu người là 28 lít/năm) và nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới.
300.000 ca/năm, tỷ lệ phá thai ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á
Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực và thứ 5 thế giới.
Số liệu được đưa ra tại mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới với chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên", diễn ra tại TP HCM hôm 11/7.
Các báo cáo cho biết, tại Việt Nam việc truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được tập trung triển khai nhiều năm qua với kết quả khả quan. Tuy nhiên theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam 46/1.000 trường hợp, cao hơn một số nước Đông Nam Á.
Phòng khám vị thành niên của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tại TP HCM vẫn thường xuyên tiếp nhận "khách trẻ". Ảnh: Thiên Chương
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
TP HCM giảm tỷ lệ nạo phá thai nhưng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có xu hướng tăng. Năm 2010 chỉ có 2% trường hợp tuổi vị thành niên trong tổng số ca nạo thì 2 năm gần đây tỷ lệ này tăng lên 4% (khoảng hơn 3.000 ca mỗi năm).
Với thực trạng trên, TP HCM đã thực hiện Chiến dịch Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015 và hưởng ứng hành động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc. Thông điệp được đưa ra là "Không có thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe và tương lai của bạn".
Theo Quỹ dân số Liên Hiệp quốc, việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Riêng những trường hợp nạo phá thai nhỏ tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như di chứng suốt đời.
Báo cáo nhanh về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại TP HCM, bà Tô Kim Hoa, Chi cục trưởng Dân số - kế hoạch hóa gia đình cho biết, tổng số trẻ sinh ra trong 5 tháng đầu năm tại thành phố giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ con thứ 3 là 3,89%. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái là 108/100, thấp hơn nhiều tỉnh thành khác.
Cũng trong nửa đầu năm, nhiều chương trình đã triển khai và thu được kết quả khả quan gồm sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh và tư vấn - khám sức khỏe tiền hôn nhân...
Thiên Chương .
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Bất ngờ với những cái nhất thế giới của Việt Nam Sat Aug 10, 2013 12:27 am
Bất ngờ với những cái nhất thế giới của Việt Nam
Dưới đây là những thông tin về các thành tích "nhất thế giới" của Việt Nam đã được phát hành rộng rãi trên các báo chính thức như Giáo Dục Việt Nam, Vietnam.net,v.v... Được biết nhiều người Việt Nam bất ngờ trước những thông tin này, nhưng cuối cùng đều thấy là có thật. Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...
- Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới
Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
- Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới.
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
- Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
- Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
- Tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
- Là 1 trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Đam mê công nghệ nhất thế giới
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Gian lận trong click chuột quảng cáo nhất thế giới
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Xe ô tô ở Việt Nam đắt nhất thế giới
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Sữa đắt nhất thế giới
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Thuốc chữa bệnh đắt nhất thế giới
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Thuốc lá rẻ nhất thế giới
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Top 10 không khí bẩn nhất thế giới
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
Theo vietinfoeu
.
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Việt Nam “chi bạo” nhất thế giới & Khoảng cách giàu nghèo XHCN Wed Aug 21, 2013 2:37 pm
Việt Nam “chi bạo” nhất thế giới
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
“Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?
AFP - Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang
Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.
Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.
Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.
Lời cảnh tỉnh, mỉa mai
Thương xá TAX. RFA photo.
Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh: “Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.
Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.
Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”
Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi: “Ai chi bạo…”?
Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:
“Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”
Kẻ ăn không hết, người lần không ra
Người bán hàng rong ngồi ăn trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”: “Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.
Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”
Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:
“Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.
Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một. Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”
Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.
Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’ và ‘có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’.
*** XHCN và khoảng cách giàu nghèo
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Không chỉ giữa nông thôn và thành thị mới có cách biệt thu nhập giàu nghèo. Ngay tại các đô thị mức tiền lương và thưởng Tết đã thể hiện khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các khu vực kinh tế, giữa các ngành.
Người lao động nghèo tại công trường xây dựng nhà ở cao cấp tại Hà Nội. AFP PHOTO
Người mua máy bay
Nếu kể mốc thời gian 1986 đến nay, chặng đường đổi mới ở Việt Nam đã được 24 năm. Một phần tư thế kỷ đã đi qua, kể từ khi Đảng Cộng Sản xác định Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi mà giới nhà báo gọi là ‘thay đổi đến chóng mặt’.
Nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội làm giàu, hình thành các tầng lớp thượng lưu, trung lưu. Điều này có thể chưa thật chuẩn xác theo quan niệm của các chuyên gia kinh tế, nhưng ít ra người ta thấy được bóng dáng của giai cấp mới trên truyền thông báo chí.
Mấy năm liền các nhà báo liệt kê tốp 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, chọn lọc hơn nữa tốp 10 người giàu nhất. Chuyện đại gia sắm máy bay riêng, xe ô tô loại cực kỳ đắt giá là những chuyện mà độc giả dễ dàng tìm thấy trên báo chí.
Xã hội Việt Nam trong cơn lốc kinh tế thị trường, người nghèo vẫn nghèo và chiếm đa số. Nhưng đã có nhiều người dư dật, giàu vừa vừa đến rất giàu, của nổi chưa kể của chìm của một số đại gia đã ngót nghét con số tỷ USD mỗi vị.
Trong khi đó, có những số liệu cụ thể cho thấy, nông dân làm ruộng ở làng quê miền Bắc có tổng doanh thu đầu người mỗi năm khoảng 1.300.000 đồng, trừ các chi phí đầu vào thực lãi của mỗi nhân khẩu chỉ còn 500 ngàn đồng, nếu chia đều cho 12 tháng mỗi người chỉ có thu nhập 40 ngàn đồng/tháng.
Chỉ có thể lý giải là người nông dân đã có rất nhiều nghề phụ lúc nông nhàn, họ làm bất kể việc gì đến tay để sinh tồn. Những sự kiện này chúng tôi tìm thấy trong ‘Thư Nông Dân’của nhà báo Nguyễn Quang Thiều đăng trên Vietnam Net cách đây ít lâu.
Chênh lệch giàu nghèo trong một nền kinh tế thị trường là bình thường, nhưng cứ đến năm hết Tết đến, câu chuyện tiền lương tiền thưởng và khoảng cách chênh lệch lại làm nóng các trang báo mạng. Ngày 18/1 VietnamNet trong trang Tuần Việt Nam có bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức. Nhận định trích từ bài viết được chọn là ‘Phát ngôn ấn tượng nhất’:
“Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết.”
Bài viết trên Vietnam Net đưa ra sự chênh lệch tiền thưởng Tết dựa vào thông tin của Vụ Lao Động Tiền Lương thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh-Xã Hội, theo đó cá nhân được thưởng Tết cao nhất năm nay là 389 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp FDI của TP HCM.
Trong khi đó mức thưởng Tết cao nhất cho lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh tại thành phố này là 185 triệu đồng. Ở khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất gần 100 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Khánh Hòa.
Kẻ mua xe đạp
Tác giả ghi nhận, thấp nhất năm nay là ở Nam Định, khối doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất là 100.000 đồng/người, thấp nhất là 50.000 đồng/người.
Riêng khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng cao nhất lên tới 3,2 triệu đồng, nhưng mức thấp nhất lại chỉ có 30.000 đồng/người. Đây cũng là mức thấp nhất trong cả nước.
Từ những số liệu như thế, nhà báo Trần Trọng Thức nhận định rằng: “sự chênh lệch về tiền thưởng Tết năm nay như vừa nói phản ánh một sự phân hóa thu nhập - phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn”. Ông nhắc lại giai đoạn Việt Nam bước vào đổi mới và sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu ló dạng.
Theo nhà báo, lúc ấy không ít người cho rằng hễ một người giàu lên thì ắt phải có một người khác nghèo đi. Lối suy nghĩ hẹp hòi khiến liên tưởng đến hình ảnh một chiếc bánh phải chia đều cho mọi người.
Nhà báo cho rằng, đó là cách suy nghĩ một thời xa xưa mà hậu quả là người ta nhân danh công bằng để chia đều với nhau sự nghèo khó.
Nhà báo nhận định rằng, ngày nay cách suy nghĩ đã khác, chiếc bánh được chia đều không phải là hình ảnh nói lên sự công bằng trong xã hội nữa mà những người tạo ra một giá trị cao hơn có quyền được hưởng phần bánh nhiều hơn để làm ra chiếc bánh lớn hơn hoặc có thêm chiếc bánh khác.
Sau khi đưa ra sự thay đổi tư duy, bài báo nhìn nhận tình trạng cách biệt thu nhập giữa người giàu và nghèo là điều đương nhiên có trong một xã hội cho phép sự cạnh tranh.
Nhiều nhà kinh tế học khuyên đừng quá gay gắt với khoảng cách giàu nghèo mà nên quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho chất lượng cuộc sống của mọi người trở nên tốt hơn. và “Nên quan tâm đến phần bánh mà người nghèo nhận được là bao nhiêu, chứ không phải là phần bánh họ nhận được bằng bao nhiêu so với phần bánh mà người giàu nhất có được".
Xã hội phân hóa
Đọc bài của Trần Trọng Thức người ta thấy sự khéo léo của người viết, phải mất rất nhiều chữ nghĩa trước khi tác giả đụng vào vấn đề cốt lõi:
“Liệu có phải việc phân chia chiếc bánh lúc nào cũng công bằng không? Chưa hẳn, vì thiếu gì trường hợp khi chiếc bánh to lên thì một số người không làm mà vẫn có ăn thậm chí còn giành phần nhiều nữa.
Đó là người giàu lên nhờ thời cơ, cũng là làm giàu chính đáng, nhưng khi ấy để rút ngắn khoảng cách với người nghèo thì phải cần đến vai trò điều tiết của thuế má, của luật pháp nghiêm minh và đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội. Mà về điều này thì hình như Việt Nam đang còn kém.”
Bất công xã hội. AFP Photo.
Nhà báo trích dẫn báo cáo gần đây của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) về an sinh xã hội ở Việt Nam.
Theo đó các hộ trong nhóm 20% giàu nhất của Việt Nam nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Nhóm giàu nhất được hưởng tới 35% trợ cấp giáo dục còn nhóm nghèo nhất chỉ được 15%.
Tác giả nhận định rằng: “ Do Việt Nam chưa làm tốt vấn đề an sinh xã hội cho nên rất cần cảnh báo tình trạng phân hóa này bởi khi sự thiệt thòi quá nhiều nghiêng về nhóm người nghèo thì rủi ro về mặt xã hội sẽ càng cao.
Trong khi có những người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết. Về mặt lý thuyết thì quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được "cái gì" để làm ra được "cái gì" và cho ai được hưởng.”
Đó là một số nhận định trong bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức do Vietnam Net đưa lên mạng trong chuyên mục Tuần Việt Nam. Mục đọc báo điện tử trong nước hôm nay kết thúc ở đây, Nam Nguyên thân chào quí vị và các bạn. .
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Thu Nov 06, 2014 1:30 pm
Người VN tự mãn cho cái gì của mình cũng nhất...
CHÉN THUỐC ĐẮNG
Tạp ghi Huy Phương
Thói đời ai cũng thích khen để thỏa mãn lòng tự ái, không ai thích chê, mặc dù ông Tuân Tử đã nói, “Người ta chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta...”
Nhưng một khi mình đã không thích lời chê thì lý trí lu mờ, đâu còn cho đó là lời chê phải nữa, người tự mãn cho cái gì của mình cũng nhất, cũng phải, ai đó đừng có đụng vào, không khéo người chê mình chỉ vì lòng ganh tị, có khi là thù nghịch.
Mới đây thôi vào, vào ngày 20 Tháng Mười, đài VOA loan tin trang mạng “The Guide to Sleeping in Airports” đã xếp hạng hai phi trường quốc tế lớn nhất của Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài là hai phi trường tệ nhất Châu Á trong bảng khảo sát 2014, Nội Bài ở Hà Nội xếp thứ 5 và phi trường Tân Sơn Nhất ở Sai Gòn cũ giữ hạng 8 vì các điều kiện cơ sở hạ tầng và phục vụ yếu kém.
Cuộc khảo sát được thực hiện qua ý kiến bầu chọn của những người du khách, dựa vào các yếu tố chính như vệ sinh tại phi trường, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không, và điều kiện về cơ sở vật chất tại phi trường. Hai phi trường này quá chật hẹp với số lượng du khách, bẩn thỉu, ồn ào, thiếu máy điều hòa không khí, hành lý ra dây chuyền chậm, bị thất lạc và hay bị mất cắp, nhân viên phi trường hống hách, thiếu thiện cảm.
Lập tức các viên chức của hàng không Việt Nam giẫy nẩy lên, bác bỏ, cho rằng đây là một cuộc đánh giá không phải của một cơ quan chuyên môn, thiếu khách quan, không đúng với thực tế. Đúng là đứa nào chê ta chắc chắn là chê sai và đúng là kẻ thù của ta.
Viên chức, cán bộ hàng không Việt Nam mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền để xuất ngoại nghiên cứu học hỏi lối tổ chức làm ăn của nước khác, nhưng chẳng đem lại ích lợi gì cho đất nước.
Một “kẻ thù” khác là ông Joel Brinkley, cựu phóng viên New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, sau một chuyến đi Việt Nam 10 ngày, ông đã nhận xét rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ. “Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết, chúng bị ăn thịt cả rồi.”
Lập tức ông bị các cây bút Việt Nam chỉ trích Brinkley là “hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc.” Người ta đòi đuổi việc Brinkley, đòi ông phải xin lỗi công khai. Những phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí.
Một cuộc đánh giá khác chắc chắn là thiếu khách quan, là tạp chí Economist đánh giá chỉ số dân chủ năm 2012, xếp hạng Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng. Theo danh sách của tạp chí này, Việt Nam nằm trong nhóm chính phủ độc tài thiếu dân chủ. Lập tức, bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, tuyên bố, “Dân chủ của Việt Nam 'cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản!'” Cái đứa xếp hạng Việt Nam vào hạng dân chủ tồi tệ hẳn là đứa ngu dốt, không bằng chính trị gia Nguyễn Thị Doan, cũng là chủ tịch danh dự Hội Nữ Trí Thức Việt Nam, người có cái “lưỡi gỗ” và phải đại trí thức mới có sự so sánh lẫy lừng như thế. Bà này còn nói thêm, “Người dân chưa hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội.”
Trong khi tờ Guardian loan tin mỗi năm, 5 triệu con chó bị làm thịt ở Việt Nam, và Tây phương lên án chuyện ăn thịt chó là mọi rợ, thì có lập luận cho rằng, “...Sự cấm đoán quốc tế về vấn đề thịt chó sẽ bị xem như một quyết định của khối tư bản trong mưu đồ ồn ào muốn áp đặt nét văn hóa Tây phương vào các quốc gia Á Châu!” Thật hết chỗ nói. Ở đâu cũng có bàn tay tư bản thò vào! Vậy thì chúng ta là Cộng Sản Á Châu, chúng ta tiếp tục ăn thịt chó!
Khách du lịch Tây phương đến Việt Nam thường than phiền và không muốn trở lại thăm viếng một lần nữa. Ông Matt Kepnes trên www.twitter.com/nomadicmatt đã than phiền: “Không ai muốn trở lại một nơi mà họ cảm thấy bị bạc đãi. Khi tôi ở Việt Nam, tôi đã bị liên tục làm phiền, bán quá đắt, bị lường gạt và bị ngược đãi. Tôi đã gặp người bán hàng trên đường phố liên tục nâng giá. Có người phụ nữ bán bánh mì không trả tiền lẻ cho tôi; người bán thức ăn bắt tôi trả gấp ba trong khi tôi thấy những người khác trước mặt tôi chỉ trả một phần; người tài xế taxi gian lận đồng hồ đếm km trên đường đến trạm xe buýt. Trong khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ đã cố gắng giữ cho tôi trong cửa hàng của họ cho đến khi tôi mua một cái gì đó, thậm chí họ còn níu áo sơ mi của tôi.”
“Trên một chuyến đi Vịnh Hạ Long, các nhà điều hành tour du lịch đã không cung cấp nước trên tàu và họ đã lấy khách quá tải, khiến cho người trả tiền cho phòng một người đột nhiên thấy mình với người lạ cùng phòng ... đôi khi trong cùng một giường!”
Một nhân viên thuộc ngành du lịch Nhật có dịp viếng Sài Gòn, ông Shimata, phẫn nộ, “...nói tới Việt Nam thì đấy là quốc gia xấu xa tồi tệ nhất và nỗi bất mãn trong tôi sẽ tăng lên tới mức 150%. Tôi ghét Việt Nam. Mà nói đúng ra thì tôi ghét người Việt Nam hơn là ghét Việt Nam. Tôi căm ghét thứ văn hóa 'móc được cái gì thì móc' của người Việt.”
Nếu ngành du lịch ở Việt Nam yếu kém, thì đó không phải là lỗi con người mà lỗi vì tiền.
“Tổng Cục Du Lịch thiếu kinh phí, thiếu tiền để làm những clip quảng cáo cho du lịch Việt Nam” như ông Nguyễn Mạnh Cường, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, nhiều lần khẳng định.
Quỹ Kinh Tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam là một dân tộc hạnh phúc thứ nhì của nhân loại, trong bảng xếp hạng chỉ số Hành Tinh Hạnh Phúc (HPI) của năm 2012. Nhưng thông thường để đánh giá một quốc gia hạnh phúc hay không, có phát triển về chất lượng sống hay không, thì cần căn cứ vào cách xếp hạng và chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Đó là chỉ số HDI (Human Development Index). HDI bao gồm mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của một quốc gia. Ngay cả GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cũng chỉ là một chỉ tiêu để đánh giá HDI quốc gia đó. Theo chỉ số phát triển con người, thì quốc gia có HDI cao nhất là Na Uy (2009), còn Việt Nam đứng thứ 116. Đó mới có thể coi là chỉ số hạnh phúc!
Việt Nam chỉ thích loại đánh giá “giá trị” như NEF, nhưng bất mãn về sự đánh giá của Liên Hiệp Quốc xếp Việt Nam vào hạng 116.
Trái với Nam Hàn, sau 40 năm bị chia cắt, Việt Nam với 40 năm thống nhất đất nước vẫn là một quốc gia trì trệ, lạc hậu và bị mọi người khinh ghét, tự mãn với “đỉnh cao trí tuệ,” “rừng vàng biển bạc,” “đã đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ,” không muốn học hỏi và mở mắt. Bị chia cắt từ năm 1945, chỉ trong vòng 40 năm, Nam Hàn đã tiến những bước tiến dài. Từ một quốc gia lạc hậu nghèo đói, Seoul dã hãnh diện đăng cai tổ chức Olympic 1988. Kỹ nghệ xe hơi, gắn máy, hóa chất, kỹ nghệ đóng tàu, phim ảnh, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng của Nam Hàn đã nổi danh thế giới. Ngày nay, Nam Hàn có những ông chủ thuê chuyên viên, công nhân của thế giới làm việc cho mình, chứ không phải cậy cục đi xin việc làm thuê, ở đợ cho các nước khác trên khắp thế giới như Việt Nam. Học hỏi nền giáo dục và tinh thần dân tộc từ Nhật, kỹ nghệ điện ảnh từ Hollywood, khoa học, kỹ thuật của Tây phương, ngày nay các thương hiệu Hyndai, KIA, GM Daewoo, Samsung... có thể cạnh tranh với xe cộ, máy móc hàng hóa Nhật, vốn được cả thế giới yêu chuộng.
Truyền hình Nam Hàn có trường “dạy làm người” và “dạy làm ăn” thì Việt Nam chỉ có truyền thống rỉ tai “dạy ăn” cho nên cán bộ đảng, viên chức cao cấp, người nào cũng giàu có, sống xa xỉ, vương giả mà nhân cách càng ngày càng sa sút.
Trong khi người Nam Hàn yêu nước, ủng hộ và tiêu dùng hàng nội hóa để phát triển kinh tế, thì Việt Nam đua đòi tiêu dùng hàng hóa cao cấp, đắt tiền của ngoại quốc để khoe mẽ sự giàu sang của dòng họ hay cá nhân mình như xe hơi cao cấp, điện thoại đời mới, mỹ phẩm đắt tiền. Nếu có ai phê bình đến đất nước và con người Việt Nam thì sĩ diện hão, đem tự ái dân tộc ra để tránh né, chúi đầu vào cát, chê trách hay miệt thị người khác.
Không uống được chén thuốc đắng, làm sao hết được bệnh tật.
nguyen Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Fri Nov 07, 2014 11:16 am
Lao động VN quỳ 2 giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội... ăn trộm chó. Người Việt XHCN nhất thế giới...
VietTuSaiGon - Bàn về sự cúi lạy
Đăng bởi Trung Lập vào Thứ Sáu, ngày 07 tháng 11 năm 2014
Gặp một đám tang qua đường, bạn dừng bước, ngả nón và cúi đầu trong im lặng để cầu nguyện cho linh hồn của người đã khuất được bình an, ấm áp. Việc cúi đầu được xem như một lần cúi lạy trước một đồng loại có thể là thân quen mà cũng có thể là không thân quen vừa từ giã cõi đời, đi về một phương trời vô định nào đó giữa vũ trụ mênh mông này. Sự cúi lạy trong tâm niệm này mang hàm ý lưu luyến và cung kính trước một sự ra đi...
Trước một vị cao niên hay một vị lãnh đạo tinh thần, người đã khai sáng cho bạn giữa cõi đời u minh và tăm tối, giữa những dằng co cơm áo gạo tiền, hình ảnh của những vị này giúp bạn nhận chân được sự vô thường của cuộc sống cũng như giá trị của tính điềm đạm trong địa hạt tinh thần, bạn có thể cúi lạy bằng tất cả cảm xúc và lòng ngưỡng mộ.
Trước một số phận éo le, cay đắng cần đến sự chia sẻ của bạn nhưng bạn đành bất lực bởi khả năng có hạn của mình, bạn có thể cúi lạy như một lời tạ lỗi và cũng là một sự chia sẻ, một chút ân cần, thương yêu mà chẳng còn cách nào giải bày, bạn cúi lạy.
Trước một nấm mộ hoang của đồng loại, bạn cám cảnh, lòng lân mẫn của bạn thôi thúc bạn thắp một nén tâm nhang và cúi lạy như một sự biết ơn giữa vô thường, giữa vòng quay sinh thành bại diệt, đồng loại vô danh đã giúp bạn thắp ngọn lửa bi tâm.
Bạn cúi lạy trước di ảnh của ông bà, cha mẹ, anh em bằng hữu, sự cúi lạy của mang mang thông điệp như một lời nhắn nhủ ân cần đến các vong linh rằng họ luôn sống trong tim bạn và sự ra đi của họ không làm bạn nguôi nhớ... Sự cúi lạy của bạn thay cho lời cầu chúc người trong di ảnh được vãng sanh cực lạc.
Bạn cúi lạy trước vẻ đẹp huyền nhiệm của tạo hóa vì khoảnh khắc bất chợt bạn đã hòa mình vào thiên nhiên và nhận chân được giá trị đích thực của đời sống cát bụi, nhận chân được sự bí nhiệm của đấng tạo hóa và nhận ra sự nhỏ nhoi, phiêu diêu của một hữu thể nói cười như bạn. Sự cúi lạy của bạn mang dấu ấn của lòng biết ơn và ngưỡng mộ một điều gì đó không thuộc về lý trí phán xét...
Tất cả sự cúi lạy của lòng kính ngưỡng, tri ân, chia sẻ, tính lân mẫn, tri đức và nhân tính đều mang lại sự thay đổi thế giới, ít nhất là thay đổi thế giới quan trong cái nhìn của bạn, giúp cho bạn biết khiêm cung và tôn trọng những giá trị tiền nhân, thế giới. Nhưng, cũng có nhiều sự cúi lạy khiến cho thế giới này trở nên chật chội và ngột ngạt, khiến cho người cúi lạy cũng như kẻ nhận lạy trở nên nhỏ bé, ti tiện, vô nhân tính.
Hình ảnh anh Phạm Văn Thoại phải quỳ lạy, van xin được trả lại tiền khiến cộng đồng phẫn nộ
Hành vi cúi lạy của một anh thanh niên Việt Nam với nước mắt giàn giụa bên cạnh cô bạn gái giữa một tiệm bán điện thoại di động tại Singapore vì tiệm này không chịu giải quyết cho anh ta trả lại điện thoại Iphone 6 sau những nhầm lẫn về thủ tục của anh ta đã khiến cộng đồng mạng bức xúc, khiến cho bất kì người Việt Nam nào đều cảm thấy mình bị xúc phạm bởi hình ảnh người Việt Nam, cộng đồng Việt Nam đã bị bôi bẩn, bị hạ nhục.
Vì sao một thanh niên Việt Nam không đến nỗi nghèo khổ, thiếu ăn, cũng không mang bất kì dị tật nào trên thân thể lại có hành xử kì cục và bệnh hoạn như thế trước đồng loại không cùng ngôn ngữ? Câu trả lời, có lẽ không phải riêng gì anh thanh niên này, chắc chắn là thế, bởi thói quen, tập khí nhược tiểu của một dân tộc đã bị kiềm chế trong bầu không khí ngột ngạt mấy mươi năm nay, trong đó các vấn đề văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đã tác động đến từng hành vi của người dân.
Xét về kinh tế, với nền kinh tế theo cơ chế tập thể một thời gian dài, con người đói khổ, chầu chực miếng ăn như súc vật, sau đó chuyển đổi thành kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một lần nữa manh nha và bùng nổ sự trí trá, hèn hạ, chịu nhục, chịu đấm ăn xôi của đa phần nhân dân lép vế, không có quyền lực bởi mọi thứ quyền lực cũng như đầu mối lợi lộc đã bị thâu tóm vào một nhóm nhỏ.
Về văn hóa, suốt mấy mươi năm sống trong văn hóa nói láo, chỉ điểm, đấu tố và khủng bố tinh thần đối với bất kì người dân nào dám nói lên sự thật, dám bày tỏ chính kiến đã khiến cho dũng khí của người Việt bị tiêu tan rất nhiều, khí chất của người Việt bị thay đổi theo chiều hướng nhút nhát, sợ hãi từng ngày từng giờ... dân khí Việt Nam càng lúc càng trở nên lụn bại và suy đồi.
Về giáo dục, nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong một cơ chế hoàn toàn thị trường, việc mua bán chữ, mua bán bằng giả, mua bán chức vị trong ngành giáo dục, đút lót, hối lộ để được đi dạy và hối lộ bằng sex cho các quan ngành giáo dục diễn ra nhan nhản, con người được nuôi dạy, đào luyện trong một sinh quyển tham lam, đánh mất lòng tự trọng và sa đọa. Với nền giáo dục như vậy, liệu con người có còn nhân cách hay không chứ đừng nói đến dũng khí với dân khí!
Và, trên hết là về chính trị, với nền chính trị độc đảng, độc tài, luôn hướng con người đến cái nhìn một chiều, nhìn thẳng vào miếng ăn và bất cứ sự suy tư nào cũng đều bị kiểm duyệt và hỏi tội. Sự sợ hãi, hèn nhát của người dân là mục tiêu của nhà cầm quyền, đương nhiên con người trở nên hèn mạt, rẻ rúng và họ cũng chẳng biết làm gì khác ngoài sự quì lụy nếu chưa kịp suy tư về bản thân, xã hội.
Hiện tượng người thanh niên Việt Nam quì lụy trên đất khách để xin xỏ chủ cửa hàng mà không nhất quyết báo cảnh sát ngay từ đầu cho thấy anh ta không tin tưởng vào công lý bằng sự quì lụy của mình. Bởi tin vào hiệu quả của sự quì lụy, van xin nên anh ta đã chọn cách này để thương lượng với cửa hàng điện thoại thay vì báo cảnh sát để sự việc được đưa ra ánh sáng pháp luật.
Điều này chỉ nói lên rằng anh ta đã sống trong một xã hội mà ở đó sự quì lụy, van xin có sức nặng hơn công lý, ở đó, công lý không giúp đỡ gì được cho người bị lừa/hại, hơn nữa kẻ lừa đảo là kẻ có tiền hơn anh ta, cũng đồng nghĩa với việc kẻ đó có dây mơ rễ má đến kẻ nắm quyền. Chính vì đụng đến kẻ có quyền lực sẽ mang lại thua thiệt, anh ta đã chọn cách tủi hổ nhất, đau khổ và nhục nhã nhất để lấy lại công bằng bản thân.
Đương nhiên, không ai nễ hành vi này, kể cả những người bạn Singapore đang bức xúc yêu cầu cửa hàng Air Mobile phải đóng cửa, thậm chí có một chút thương xót và hổ ngươi cho kiếp làm người. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta chê anh ta đốn hèn hay tệ mạt. Bởi lẽ, người đủ sâu sắc sẽ đặt vấn đề nhân cách của cá thể trong mối tương quan tập thể mà người đó đã sống chứ không vội vã chê người ta nếu chưa hiểu rõ bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, giáo dục mà con người đó phải thụ nhận hằng ngày.
Sự quì lạy của anh chàng thanh niên Việt Nam giữa cửa hàng điện thoại ở Singapore một lần nữa phản ánh với thế giới tiến bộ một thông điệp rõ ràng: Người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam đã thật sự tuột dốc trên tiến trình trưởng thành của nhân loại. Và vì đâu người Việt trở nên hèn yếu? Câu trả lời cũng như biện pháp chữa trị "nhân cách Việt" không còn thuộc về dân tộc Việt Nam nữa mà đã đến lúc nó thuộc về lương tri nhân loại!
VietTuSaiGon
(RFA)
hatran Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Sat Nov 22, 2014 12:15 am
XHCN Việt Nam... HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI !!!
Một người phụ nữ khỏa thân gào khóc đến lạc giọng ngay trước trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và thanh tra chính phủ (Hà Đông - Hà Nội).
Người phụ nữ lớn tuổi đã gào khóc đến lạc giọng khi nói về những nỗi oan khuất của mình. Sau lưng bà, một người mặc áo dân phòng thản nhiên bước ngang qua như không có chuyện gì xảy ra. Trong video, có thể nghe được những lời kêu khóc thảm thiết, xen lẫn với tiếng loa phóng thanh mở hết công suất như để át đi tiếng gào thét của người đàn bà khốn khổ.
“Con của tôi chết hết rồi. Còn một mình tôi nữa thôi đảng ơi. Tôi ăn gì, uống gì đây đảng ơi. Tôi lấy gì mà sống đây đảng ơi.”
Hôm 30/8/2014, một cụ bà 74 tuổi tại khu phố Trịnh Nguyễn (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã dùng dao chặt đứt lìa một ngón tay sau khi bị công an ép cung.
Bài hát rung động lòng người của em bé bán hàng rong .
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Wed Mar 11, 2015 9:01 am
Những con số và những thành tích biết nói
Người Quan Sát (Danlambao) - Với bệnh ham thành tích và ám ảnh về sự thua kém, nhược tiểu khiến các lãnh đạo Cộng sản luôn tập trung hướng người dân tới những con số, những cái nhất đầy ảo tưởng hòng quên đi bản chất thật của đời sống thấp hèn.
Theo thống kê từ Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch), hiện mỗi năm Việt Nam có 7.966 lễ hội được tổ chức. Trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng… Dựa trên con số này tính ra trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 21 lễ hội.
Số liệu về năng suất lao động xã hội năm 2014 từ Tổng cục Thống kê cho thấy năng suất lao động của người Việt thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Nền kinh tế Việt Nam ước tính đạt 74,3 triệu đồng mỗi lao động (tương đương 3,515 USD). Trong khi đó so với các nước láng giềng trong khối ASEAN, mức thu nhập trung bình của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia, và 2/5 Thái Lan.
Điều dễ dàng thấy nhất là Việt Nam có số lượng lễ hội thuộc dạng vô địch mỗi năm và năng suất lao động đang nằm ở nhóm cuối.
Bên canh đó các công trình, các trung tâm hành chính, các tượng đài… được xây dựng bằng tiền thuế của dân cũng được tận dụng để thoả mãn mục đích nhất thiên hạ của lãnh đạo cộng sản.
- Tượng đài lớn nhất Đông Nam Á ở Quảng Nam, xây hết 411 tỷ.
Và người ta đã làm một phép so sánh giữa thực tế với tuyên truyền như sau:
Nguồn: Internet
Trên thực tế, nhiều lãnh đạo Cộng sản luôn tự hào vì sản xuất ra nhiều cái nhất không giống ai
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Fri Mar 13, 2015 8:36 pm
Bọn "ché đỏ" csVN và tay sai tạo thành tích... và bắn pháo hoa cho dân nghèo quên đói khổ!!!
Tô hủ tiếu đổ đi và căn bệnh “thích kỷ lục”
(Tin tức thời sự) - Tô hủ tiếu kỷ lục lớn nhất Việt Nam đã phải đổ đi sau khi trưng bày, trong khi đó, hàng chục ngàn hộ dân vẫn phải chờ cứu đói dịp Tết.
Có lẽ hiếm có người dân nước nào “nghiện” kỷ lục như người dân nước ta. Cứ thử điểm lại mà xem, nào là bánh chưng to nhất, bánh dày to nhất, ly cà phê lớn nhất, bánh xèo lớn nhất… dạo trước bỏ còn có ông nhà thơ bỏ tiền để làm một tập thơ lớn nhất nữa, đặng tỏ mặt với đời.
Mới vừa đây, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.
Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho 1.000 lượt khách.Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài 180cm.
Đối với đòn bánh phồng tôm dài 2,2 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 160 kg. Theo nhà sản xuất, nguyên liệu làm nên gồm 30% tôm, 70% tinh bột khoai mì với gia vị tiêu, hành, ớt.
Tuy nhiên, sau khi được công nhận kỷ lục, tô hủ tiếu dự kiến có thể phục vụ cho 1.000 người ăn đã bị đổ đi, vì thời gian trưng bày quá lâu khiến cho hủ tiếu và rau, giá, súp trong tô phở bị hư hỏng.
Đọc mà thấy xót ruột. Để đạt được cái kỷ lục thuộc vào loại… lãng nhách này, bao nhiêu công sức, tiền của đã bị đổ bỏ đi, người ăn cũng chẳng được ăn, bởi cứ tưởng tượng dội 100 lít nước súp nóng vào cái bể chứa ấy rồi trưng bày mấy tiếng đồng hồ ngoài trời, rau giá không hỏng hết mới là chuyện lạ.
Tô hủ tiếu đã được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
Theo quan điểm cá nhân tôi, kỷ lục to nhất là một thứ kỷ lục vô nghĩa nhạt nhẽo nhất trên đời. Để làm cái bánh to nhất thì làm một cái khuôn thật to, tập hợp nhiều nguyên liệu rồi đông người xúm vào làm là xong, có gì đâu mà phải đăng ký kỷ lục?
Mà phàm những thứ đồ ăn thức uống, cứ làm một đống to tướng lẫn vào nhau, kiểu gì cũng hỏng do đông người động chân động tay vào, thật phí phạm ngọc thực của giời. Có khi nào quý bạn đọc đặt câu hỏi: tại sao người Việt mình lại thích các kỷ lục hoành tráng tới mức như vậy? Như một căn bệnh? Như một cơn nghiện hay cơn lên đồng tập thể? Và chỉ cốt để khoe khoang trong phút chốc, rồi sau đó đổ đi vì hư hỏng.
Liệu có phải vì cái tâm lý yếm thế, luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt nên cứ phải cố chứng tỏ mình, cố làm ra những thứ thật to?
Lướt qua báo chí ngày cận Tết Ất Mùi, vẫn thấy xót xa khi trên cả nước, rất nhiều địa phương đang chờ gạo để cứu đói cho các hộ nghèo. Tỉnh Phú Yên có 9.200 hộ cần cứu đói, Lào Cai là 2.790 hộ…Bộ LĐTB&XH đã đề xuất Chính phủ cấp 3.500 tấn gạo cứu trợ cho các hộ nghèo ở 5 tỉnh Ninh Thuận, Quảng Bình, Phú Yên, Thanh Hóa và Gia Lai.
Trong khi người dân nhiều nơi trong nước còn đang đứng trước nguy cơ đứt bữa vì thiếu gạo cứu đói, vậy mà có những tô hủ tiếu kỷ lục lãng nhách rồi đổ bỏ thức ăn đi như vậy, dù chẳng vi phạm điều luật hay quy định nào, nhưng rõ ràng, vẫn thấy vô tâm, vô cảm với người nghèo.
Hãy nghĩ mà xem, trong khi các nước trong khu vực đang hướng đến những sản phẩm mang thương hiệu toàn cầu để mang về lợi nhuận hàng tỷ đô la cho nền kinh tế của họ thì người Việt vẫn cứ quẩn quanh với vài ba cái kỷ lục trong nước để tự cảm thấy thỏa mãn, hài lòng, sung sướng với nhau.
Người Hàn Quốc khoe họ có Samsung, người Nhật Bản tự hào với hàng loạt những thương hiệu khủng toàn cầu như Canon, Sanyo, Toshiba… còn chẳng lẽ người Việt mình lúc ấy lại bảo: “Chúng tôi có bánh chưng, tô hủ tiếu hay ly cà phê to nhất thế giới”. Ngẫm có buồn cười và xấu hổ không thưa bạn đọc?
Bao giờ người Việt mới chữa được căn bệnh “nghiện” những kỷ lục hoành tráng hay vui thích huênh hoang với những thứ rỗng tuếch, nhạt nhẽo để hướng vào những thứ thực chất, nghiêm chỉnh, đẳng cấp, chừng đó chúng ta mới có thể thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay.
Sắp sang năm Mùi, ước mong sao đất nước chúng ta sẽ ngày càng bớt đi những kỷ lục lãng nhách, những tô hủ tiếu khổng lồ bị đổ bỏ sau khi trưng bày. Và nhất là bớt đi những hộ nghèo cần cứu đói mỗi khi Tết đến.
hoangvu Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Sat Mar 21, 2015 4:57 pm
Tượng khủng, tháp khủng và cơn giận của người Hà Nội
Xã hội nào, đô thị nào cũng phải dựa vào dân mới có thể vững mạnh. Cả hai vụ việc, dựng tượng đài và chặt cây xanh, dường như chẳng cần hiểu dân nghĩ gì, mong muốn gì. Mới hiểu vì sao lòng dân nổi giận
Nếu ai có hỏi đặc điểm tâm lý người Việt thời hiện đại này là gì, người viết bài xin trả lời ngay, không đắn đo, bằng thứ ngôn ngữ dân dã, của tuổi teen- đó là tâm lý “ngáo” cái… nhất. Đến mức có thể trở thành hội chứng.
Nổi tiếng và tai tiếng
Thật ra, đã là người, ai chẳng muốn mình được nổi tiếng. Đã là một quốc gia, quốc gia nào chẳng muốn trở thành “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”? Nước Việt thời chiến tranh, đã từng làm nên tên tuổi bởi khí phách hào hùng, dấn thân trước họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập tự do dân tộc.
Thế nhưng sự khẳng định tài năng, trở thành nổi tiếng, cũng đòi hỏi rất nhiều điều kiện lẫn phẩm cách: Tư duy, năng lực hành động, sự khôn ngoan, khôn khéo trong tầm nhìn về những giá trị đích thực và hiểu biết thực tiễn của đời sống XH.
Nếu không rất có thể sẽ trở thành… tai tiếng, lố bịch. Bởi ở chính những khao khát tưởng chính đáng đó, sớm muộn gì cũng bộc lộ rất hồn nhiên sự háo danh, sự phô trương của văn hóa tiểu nông. Còn theo một nhà tâm lý XH, sự phô phang quá mức chính lại là để che đậy một tâm lý mặc cảm, tự ti, hoảng sợ trước cái mạnh, cái giỏi của thiên hạ, nhưng đầy tính sĩ diện.
Sự “nổi tiếng” kiểu tai tiếng trong thực tế, đã không thiếu. Dư luận XH vẫn chưa quên sự kiện chấn động, cách đây đã vài năm: Bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp trong ngày giỗ Tổ.
Sự thành tâm của hậu thế vô tình biến thành sự hỗn hào với các bậc liệt tổ liệt tông khiến cả XH nổi giận.
Cứ tưởng bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp đã là gương tày liếp, cảnh báo tính háo danh của người Việt. Vậy mà cách đây ít lâu, người Việt vẫn tiếp tục kiểu ngựa quen đường cũ, với kỷ lục tô phở khủng. Rút cục, bánh trương đằng bánh, thịt ôi đằng thịt. Và người Việt đi đằng… đàm tiếu của cộng đồng.
Còn trong thời hiện đại, thì dường như những cái nhất kinh dị lại có vẻ “ngáo” người Việt hơn cả. Đó là:
Giá bất động sản thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 05 lần so với các nước phát triển, gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Tai nạn giao thông được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Tỷ lệ nam giới hút thuốc thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. (VietNamNet, ngày 13/4/2012) v..v…
Ảnh: Dân Trí
Góp sức vào những đặc tính “ngáo” nhất đó, có khi còn có cả truyền thông nước Việt. Đó là khi báo chí, truyền thông liên tục đưa những thông tin dịch thuật, ít có sự phân tích để làm rõ các thông số theo những tiêu chí nào, khiến đọc cái title cũng đã thấy xa lạ. Nào là VN đứng thứ 02 trong top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nào là VN lọt vào top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới…. Mà quên đi một điều, người Việt còn đang đứng trong top yếu kém, đóng góp ít nhất cho sự phát triển toàn cầu.
Đặt trong bối cảnh tâm lý đặc thù mê cái nhất đến độ đó, sẽ không khó hiểu về hai công trìnhkhủng, một vừa hoàn thành, một mới sắp khởi công, mà dư luận XH đang ồn ào. Đó là vụ việc tượng đài đặt tại Quảng Nam vừa được hoàn thành trên một khuôn viên rộng 15 hecta, với chiều cao 18m, và chiều dài hình cánh cung 120m, được tạc bằng 3000 m3 đá hoa cương. Và tháp truyền hình cao nhất châu Á, tới 636m, nay mai sẽ khởi công.
Bức tượng khi mới phác thảo, đã phải chịu không ít điều tiếng. Và cho đến giờ, chuẩn bị khánh thành, điều tiếng dường như vẫn theo em anh thì về, theo em anh thì về….
Nếu không xây tượng, biết đâu mỗi bà Mẹ VNAH có thể sẽ có một nhà tình nghĩa (nhà tình thương). Thì giữa việc được ngắm tượng, với việc được sống bình yên trong ngôi nhà “tình thương” đúng nghĩa, hẳn các mẹ sẽ cảm nhận sự tôn vinh nào mới là thứ các mẹ cần.
Và giá như kinh tế không quá khó khăn, những kẻ tham nhũng, rút tiền qua các dự án không nhẫn tâm đào hầm, thì bức tượng đâu đến nỗi vô tình phải chịu bia miệng vẫn còn trơ trơ như vậy?
Còn nay mai nữa, tháp truyền hình cao nhất châu Á, tới 636 m, sẽ được khởi công, trong xu thế thời đại công nghệ cao, chả mấy quốc gia đeo đuổi để xây dựng loại tháp truyền hình này. Cho dù có là dấu ấn cao ngất của truyền hình nước Việt, cao nhất châu Á, thì cái sự nhập cuộc một cách lỗi thời này, hẳn sẽ chẳng khiến cho ai tự hào, kiêu hãnh.
Những cái nhất, hóa ra lại đo được từng… cm tư duy, trí tuệ của người Việt.
Chặt cây cũng cần có… văn hóa
Câu chuyện đàn dê thông minh đi lạc nhà quan huyện, chuyện hơn 1200 con gà cũng thông minh không kém khi đi lạc vào nhà quan xã, chưa kịp lắng xuống, dư luận XH bỗng ồn ào về chuyện con người hơi... thiếu thông minh khi viết SGK, mà lại để cho Thánh Gióng, người anh hùng làng Phù Đổng nhảy xuống hồ Tây tắm như một người thường, trước khi bay về trời.
Nhưng thiếu minh bạch lại là chuyện Thủ đô HN bất ngờ cùng lúc, chặt đốn và thay thế 6700 cây xanh, trong khi vị đại diện HN lại phát ngôn thẳng thừng đến mức lạ lùng: “Chặt cây xanhHN không phải hỏi dân” (VietNamNet, ngày 17/3)
Khỏi phải nói sức nóng truyền đi trên các trang báo, trang mạng XH những ngày này như thế nào. Đến mức có cảm giác bóng mát của cây xanh HN còn lại cũng không thể làm dịu nổi.
Bởi lẽ cây xanh của HN không chỉ có lợi ích đem lại bóng mát cho t/p, nhất là những ngày hè nóng nực, tiếng ve sầu kêu ran ran, như một bức màn âm thanh kỳ lạ, mà những người đi xa HN hẳn nhớ vô cùng. Cây xanh gắn bó với người HN còn làm nên hồn cốt, vẻ đẹp một thủ đô lâu đời. Có biết bao thơ văn nhạc họa đều có bóng dáng của cây xanh HN đó thôi
Khỏi phải nói, cái tin đó tác động đến thế nào. Và người viết bài này cũng đã bị sốc.
Ngay lập tức, nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Đài THVN viết thư lên t/p chất vấn, và yêu cầu tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Cũng ngay lập tức, trên trang mạng XH, GS Ngô Bảo Châu đặt ra những câu hỏi rất hóc búa, rất hóm- những câu hỏi của nhà toán học, hẳn HN rất khó trả lời: Nhiều khu phố, nhà Hà nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
Hàng nghìn email, comment của bạn đọc dồn dập gửi về các tòa soạn báo góp ý, kiến nghị trước việc làm bất ngờ này. Đủ biết, niềm yêu HN sâu sắc và đáng trân trọng thế nào, cho dù HN còn bao điều bất cập, bao chuyện xô bồ, khiến con người ta thất vọng. Vậy mà vẫn cứ yêu. Hệt cái title một bài viết của một nhà báo trẻ năm nào- Lận đận vẫn yêu!
Chính vì lận đận vẫn yêu, mà người dân HN có cách phản ứng riêng mình chẳng giống ai. Thậm chí, có hai phụ nữ, trèo véo lên một cây xanh trước cửa nhà, mang theo bánh mì, nước trắng ngồi vắt vẻo… cầm cự, để bảo vệ cây xanh “của họ” theo cái cách rất đàn bà. Vừa bất ngờ vừa buồn cười.
Còn một người bố trẻ, đã dắt đứa con trai nhỏ thắt chiếc nơ cho cây trước khi cây bị đốn, để tạm biệt. Bài học tình người- tình cây của người bố trẻ đã khiến cả cộng đồng mạng xúc động. Và người viết bài thì khóc. Cảm ơn tấm lòng một người bố trẻ tuyệt vời. Tin rằng con trai của anh sẽ nên người với tấm lòng người cha như thế.
Nhưng khi cơn giận dữ đã qua, bình tâm, suy ngẫm kỹ, người viết bài thấy rằng, chủ trương trồng lại cây xanh của t/p là một chủ trương cần thiết.
Nếu am hiểu cây xanh ở Thủ đô, phải thấy hiện trạng quy hoạch cây xanh là rất xấu. Phần lớn là cây xà cừ (lim trắng), một loại cây lớn nhanh, cho bóng mát, nhưng rễ rất nông. Vào mùa mưa bão, những cây xà cừ cổ thụ, nếu không được đốn, tỉa bớt cành, sẽ là loại cây dễ đổ hơn cả, rất nguy hiểm cho người lại qua.
Mặt khác, do những hoàn cảnh lịch sử, việc quy hoạch môi trường cây xanh Thủ đô, với tư duy tiểu nông, tùy tiện, nói thẳng, trừ một số con phố trung tâm cây xanh khá đẹp, còn lại các khu phố cũ, phố cổ của HN, cây xanh mọc lổn nhổn, nhiều loại, có cảm giác gặp cây nào trồng cây đó, chẳng có chút thẩm mỹ, hiểu biết, phản chiếu lối sống tùy tiện một thời gian khó.
Không phải vô lý từ thời Pháp, HN phổ biến những loại cây mà sau này trở thành nỗi nhớ, trở thành niềm yêu vĩnh cửu, không phải chỉ rất đẹp mà còn rất bền vững, ít bị sâu mọt như sấu, như me, phượng hồng…
Cách đây 08 năm, người viết bài này đã từng viết một bài trên mục Thư Hà Nội (VietNamNet) nhan đề “Nếu tôi là Thị trưởng”, chỉ để mong ước HN có một quy hoạch cây xanh có con mắt chuyên môn, thẩm mỹ đúng nghĩa, để HN trở nên đẹp hơn, văn minh hơn, theo xu hướng hội nhập hiện đại như nhiều quốc gia tiên tiến khác.
Và vì thế, thì sự trả giá cho lối quy hoạch tùy tiện một thời là dễ hiểu, sự hy sinh bóng mát hiện tại để đổi lấy cái đẹp, cái mát văn minh, quy củ là cần phải chấp nhận. Dù lòng ai cũng rất đau. Anh đau, chị đau, tôi đau, chúng ta đau…
Thế nhưng dự án chặt, đốn 6.700 cây xanh, đã khiến dư luận XH, nhất là ở HN vô cùng lo lắng? Vì sao:
Phải nói thẳng, tâm lý XH thiếu niềm tin, đã khiến người dân sẵn sàng hoài nghi sự “trục lợi” ở bất cứ dự án nào. Nhất là dự án đó lại liên quan đến cây xanh HN, tình yêu của họ, dù họ vốn là những người lận đận vẫn yêu.
Sự mất mát hàng loạt cây xanh là quá lớn, để lại nỗi trống hơ trống hoác cho lòng người và lòng thành phố. Còn trong tương lai, số cây trồng mới, với cung cách làm ăn tùy tiện, cẩu thả như nhiều công trình trước đây thì chưa biết … ra răng, trong khi mùa hè đang ngấp nghé.
Hà Nội là của cả nước, nhưng cũng là của người dân ở HN. Số phận HN, từ cây xanh đến mọi vấn đề hưng vong, suy thịnh của t/p cũng là mối quan tâm, lo lắng hoặc mừng vui của người HN, thì tại sao lại không cần hỏi dân (???).
Chả hóa ra, câu khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là lý thuyết màu xám.
Sự thiếu minh bạch, khôn mà không ngoan không chỉ trong cách làm đột ngột, bất ngờ, ít có sự truyền thông sâu sắc để người dân thấu hiểu và chia sẻ, mà cả trong cách phát ngôn đã khiến HN mất nhiều hơn được. Dù có thể người dân góp ý chỉ dựa trên cảm tính, và dù HN có những nhà chuyên môn giỏi về quy hoạch môi trường, cây xanh đô thị.
Tuy nhiên, khi sự việc đốn cây xanh để thay thế những loài cây xanh khác, phù hợp với đô thị đã là việc đã rồi, mặc cho sự xót đau, hoài nghi dai dẳng, mặc cho việc ông Chủ tịch t/p tuyên bố tạm dừng công việc này để xem xét, thì rút cục HN vẫn phải trả lời cho người dân bằng chính hiệu quả một đời cây, những đời cây.
Liệu sự quy hoạch cây xanh có đạt tới chuẩn mực, nhất quán, mỗi con phố chỉ một loại cây trồng, để đạt tới vẻ đẹp tinh tế? Liệu sự trồng thay thế những cây mới có bảo đảm hài hòa với cả hàng cây cũ
Liệu số cây đã đốn, trong đó có nhiều cây cổ thụ cho gỗ, số tài sản đó sẽ đi đâu, về đâu? Có cần công khai, minh bạch không? Hay lại dân không cần biết?
Liệu t/p có bảo đảm sự giám sát, kiểm tra chất lượng trồng lại cây xanh theo tiêu chí quy hoạch môi trường, để không có hiện tượng khoán trắng, khoán gọn, rút cục cây chết mặc cây, tiền ông bỏ túi?
Đó cũng mới là chặt cây… có văn hóa, như ý kiến một thầy giáo viết trên mạng.
Xã hội nào, đô thị nào cũng phải dựa vào dân mới có thể vững mạnh. Cả hai vụ việc, dựng tượng đài và chặt cây xanh, dường như chẳng cần hiểu dân nghĩ gì, mong muốn gì. Mới hiểu lòng dân vì sao nổi giận
Kỳ Duyên Vietnamnet
nguyenle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Fri Mar 27, 2015 5:04 pm
Làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được
Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Một tỉnh đổ ra 165 tỉ đồng tiền thuế của dân xây nhà khách tỉnh nguy nga nhất nước. Lại thản nhiên đổ tiếp 411 tỉ đồng tiền thuế của dân xây tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á. Rồi tỉnh ngửa tay xin nhà nước 1500 tấn gạo cứu đói vụ giáp hạt 2015!
Đây không phải chỉ là hiện thực ở riêng tỉnh Quảng Nam mà là hiện thực đang diễn ra ở cả nước của một bộ máy công quyền kiêm nhiệm cả sản xuất kinh doanh nhưng không làm ra nổi một xu lại ham tiêu tiền tỉ.
Được độc quyền khai thác, kinh doanh tài nguyên giàu có của đất nước, được ưu đãi tối đa mọi mặt nhưng các doanh nghiệp nhà nước đều thua lỗ, thất thoát mỗi phi vụ kinh doanh hàng ngàn, hàng ngàn tỉ đồng nhưng những cán bộ nhà nước quản lí doanh nghiệp thua lỗ đó cứ vô tư hưởng đồng lương cao ngất ngưởng, cao gấp vài chục lần lương người thợ kỹ thuật giỏi trong nhà máy.
Bộ máy công quyền không biết làm ra tiền lại say mê tiêu tiền, miệt mài vẽ ra các dự án ngốn hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế của dân. Tiền dự án càng lớn thì tiền discount rút ra chia nhau càng bộn. Vì thế mà tỉnh Quảng Nam nghèo kiết xác cũng vênh váo xây tượng đài lớn nhất Đông Nam Á và nước Việt Nam khốn khó suốt mấy chục năm loay hoay giật gấu vá vai xóa đói giảm nghèo, chạy đôn chạy đáo vay mượn, xin xỏ khắp thế giới cũng ngông nghênh đua đòi xây tháp truyền hình cao nhất thế giới!
Để rồi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải thú nhận: “Bây giờ chúng ta đứng chót ASEAN, thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar... làm sao mà đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”.
Vậy mà người dân Việt Nam đau khổ cứ cắn răng chấp nhận để cho bộ máy công quyền say mê đốt tiền mồ hôi nước mắt của dân cứ vô can và hồn nhiên tồn tại.
Phạm Đình Trọng danlambaovn.blogspot.com
LHSon Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Fri Jul 24, 2015 12:30 pm
Xem ảnh cầu phao "dập dềnh" ở thủ đô nước XHCN VN!!!
Hà Nội: Thả mạng sống "dập dềnh" theo cầu phao bung gãy
Những cây cầu phao bắc qua sông Đáy giúp người dân hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa (Hà Nội) đi lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, những cây cầu này đã xuống cấp, hoen gỉ, bung gãy, nhiều đoạn lan can đứt gãy… gây nguy hiểm cho người dân qua lại.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong khoảng 10km trên dòng sông Đáy đã có 4 cây cầu phao nối hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa (Hà Nội): cầu chợ Tía, cầu Kênh Đào, cầu Áng, cầu Lai Thụ.
Các cây cầu phao này có chiều dài khoảng 50-60m, chiều rộng từ 1-2m. Trụ cầu được làm bằng các thuyền xi măng gắn với khung sắt. Sàn cầu được tạo thành bởi những miếng gỗ, thanh sắt ghép lại.
Qua thời gian, những cây cầu này đã bị xuống cấp dù vẫn được trùng tu, sửa chữa. Cầu Lai Thụ là một ví dụ. Theo quan sát của PV, mặt cầu bằng sắt đã hoen gỉ, bung gãy, nhiều đoạn lan can cầu đã biến mất.
Ông Hoàng Văn Vân, chủ cầu Áng (xã Lê Thanh, Mỹ Đức) cho biết, các xã ở hai bên đầu cầu cho tư nhân đấu thầu xây dựng và nộp tiền cho xã hằng năm. Sau đó chủ cầu thu phí của người dân qua lại. Mức phí trung bình với xe máy là 3.000 đồng/lượt, xe đạp, người đi bộ là 1.000 đồng/lượt.
Theo ông Vân, hầu hết những cây cầu này được làm từ những năm 80 – 90 của thế kỷ trước. Những cây cầu này giúp người dân 7 xã giữa hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đi lại gần hơn. Nhờ có cầu, người dân chỉ cần đi 50-60m thay vì đi vòng hàng chục cây số qua Vân Đình hoặc qua cầu Ba Thá.
Bà Nguyễn Thị Thủy (xã Bồ Xuyên, Mỹ Đức) cho biết, vào những ngày chợ phiên (ngày 3, ngày 9 âm lịch hằng tháng), lượng người đi lại qua cầu Tía tăng vọt. Những ngày có phiên chợ, người dân phải xếp hàng chờ qua cầu. "Ngồi trên bờ nhìn những xe hàng cồng kềnh, nặng trĩu lần lượt đi qua mà tôi luôn thấy sợ hãi", bà Thủy nói.
Cũng đi qua cầu phao hằng ngày, bà Toản (xã Đồng Tiến, Ứng Hòa) nói: “Hằng ngày, tôi sang xã Lê Thanh (Mỹ Đức) đi chợ, mỗi khi qua cầu Lai Thụ tôi đều thấy sợ. Cầu làm bằng các tấm sắt mỏng lỗ chỗ đan xen vào nhau, mặt cầu không phẳng nên đi bộ chỉ sợ sắt quệt vào chân. Mặt khác, cầu bé và lan can thấp nên các xe đi lại có thể ngã xuống sông bất kỳ lúc nào”.
Ông Hoàng Văn Hải, một trong 6 chủ cầu Lai Thụ cho biết, cầu mới được tu sửa nhưng đã xuống cấp nhanh chóng bởi những xe máy chở hàng nặng, cồng kềnh đi qua. Cũng theo ông Hải, vì lượng người đi qua cầu không nhiều (mỗi ngày chỉ có 30-40 người với mức thu trung bình là 100.000 đồng/ngày) nên nguồn thu không đủ để đầu tư một cây cầu kiên cố.
Dù được trùng tu hằng năm, cầu Lai Thụ nối liền hai xã Đồng Tiến (Ứng Hòa) và Lê Thanh (Mỹ Đức) vẫn xuống cấp nghiêm trọng, sàn cầu và lan can đã hoen gỉ, hỏng hóc… Việc đi lại trên cây cầu này rất khó khăn, nhiều người phải xuống dắt xe để qua được cầu.
Trụ cầu bằng thuyền xi măng đã hỏng hóc, trơ những thanh sắt nhỏ bé đã hoen gỉ.
Mặt sàn cầu Lai Thụ được làm bằng sắt, qua nhiều năm đã bị hoen gỉ, gãy, cong gây nguy hiểm cho người qua cầu.
Cầu nối liền hai xã Đồng Tiến (Ứng Hòa) và xã Lê Thanh (Mỹ Đức) có chiều dài khoảng 50m, chiều rộng 1-2m. Cây cầu giúp người dân hai xã đi lại thuận tiện hơn thay vì phải đi vòng hàng chục cây số.
Cầu phao được nối với bờ bằng sợi dây mỏng manh, không đảm bảo an toàn cho người đi lại.
Cây cầu đã xuống cấp trầm trọng nhưng một số người dân vẫn chở hàng nặng băng qua cầu.
Các ván cầu được chuẩn bị sẵn, nếu nước sông dâng lên cao sẽ được di chuyển sang vị trí cao hơn để phục vụ người dân đi lại. Tuy nhiên các ván này không có lan can bảo vệ.
Được trùng tu nhưng khớp nối của cầu Tía lại được buộc bởi những sợi dây đã sờn, mục
Nhìn từ xa, cầu Kênh Đào nhỏ bé và mỏng manh giữa dòng sông Đáy.
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Mon Jul 27, 2015 5:22 pm
400 người sống trong khu nhà sắp sập giữa Thủ đô
Khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng, tường rạn nứt, bong tróc, để lộ những thanh sắt hoen rỉ, rêu mốc phủ đầy...
Từng là tổ ấm của nhiều công nhân, khu nhà tập thể Xí nghiệp Xây lắp H36 (tổ 30 cụm 7, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) nay đã xập xệ nghiêm trọng, gây khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí đe dọa tính mạng của người dân nơi đây.
Khu tập thể H36 được xây dựng từ năm 1983, bao gồm dãy nhà cấp 4 và nhà 2 tầng, do Công ty Xây lắp Hóa chất xây cho công nhân viên ở. Theo chế độ, một công nhân làm việc ở đây sẽ được phân nhà 9m2, nếu cả hai vợ chồng làm việc ở công ty sẽ được phân nhà 18m2.
Sau 30 năm đưa vào sử dụng, đến nay khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng, tường bị rạn nứt, bong tróc, để lộ những thanh sắt hoen rỉ, rêu mốc phủ đầy. 61 hộ dân với gần 400 nhân khẩu đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Bà Vũ Thị Tơ (khu tập thể H36) cho biết: "Người dân ở đây sống khốn khổ lắm. Trần nhà, tường nhà đâu đâu cũng bong tróc hết lớp vữa và lòi cả sắt đã hoen rỉ". Bà Tơ cho biết rất mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp giúp người dân nơi đây khỏi lo sợ trước rủi ro của ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hùng, tổ trưởng tổ dân phố 30 cho biết, người dân trong tổ đa phần là cán bộ công nhân viên của xí nghiệp xây lắp H36 trực thuộc Công ty Xây lắp - Hóa chất nghỉ chế độ nên lương rất thấp. Nhiều người 60-70 tuổi rồi vẫn phải đi chợ với chiếc xe đạp cũ kỹ để bán hoa, những người yếu quá thì gập giấy tiền hàng mã kiếm thêm thu nhập.
Hiện nay, 61 hộ dân trong tổ dân phố đã thống nhất với Xí nghiệp Xây lắp H36 trình phương án tái định cư tại chỗ lên phường và quận để xin ý kiến chỉ đạo.
Khu tập thể H36 (phường Xuân La, Tây Hồ) được xây dựng từ năm 1983, bao gồm dãy nhà cấp 4, nhà 2 tầng, do xí nghiệp xây cho công nhân viên ở.
Trải qua hơn 30 năm, khu tập thể này đã xuống cấp nghiêm trọng, các mảng vữa đã bị bong tróc, để lộ những thanh sắt hoen rỉ.
Những mảng trần nhà hoen ố, bong tróc sau 30 năm sử dụng.
Người dân sinh hoạt ở tầng 2 của khu tập thể H36 trong tình trạng nơm nớp lo sợ.
Ông Nguyễn Văn Hùng, tổ trưởng tổ dân phố 30 chỉ ngôi nhà đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trần nhà bà Vũ Thị Tơ để lộ những thanh sắt hoen rỉ
Được đưa vào sử dụng từ năm 1983, khu tập thể H36 đã xuống cấp nghiêm trọng.
Người dân khu tập thể luôn nơp nớp lo sợ khi các mảng vữa hành lang có thể bong tróc bất cứ lúc nào.
Chiếc quạt treo trên trần nhà cho thấy nét cổ của khu tập thể H36.
Nhiều người dân có sức khỏe chọn công việc bán hoa hằng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Những người yếu quá thì gập giấy tiền hàng mã để kiếm thêm thu nhập.
Công Phương
nguyen le Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Sun Sep 06, 2015 4:42 pm
Một xã hội ổn định với những khối ung thư tiềm ẩn
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2015-09-03
Những người dân oan có mặt tại Hà Nội bắt đầu xuống đường diễu hành biểu tình lớn, kéo vào trung tâm TP Hà Nội với sự tham gia của gần 1000 người phản đối bản án của bà Cấn Thị Thêu.(tháng 11, 2014)
Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng xã hội Việt Nam hiện đang rất ổn định, đặc biệt mỗi khi xảy ra những bất ổn ở những nước trong khu vực như đánh bom, biểu tình quần chúng…
Thực chất có đúng thế không hay đang có rất nhiều mầm mống bất ổn trong nước?
Những vụ ‘chém giết’
Vào mấy tháng gần đây truyền thông trong nước loan tin một số vụ thảm sát được mô tả là ‘kinh hoàng’ như vụ giết chết 6 người trong một gia đình tại Bình Phước; rồi vụ cả 4 người trong một nhà bị giết giữa rừng ở Nghệ An, chuyện thảm sát ở Khe Sanh, Quảng Trị; rồi ở huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai mới hôm ngày 23 tháng 8, hung thủ dùng dao chém chết 4 người và làm bị thương 3 người...
Dân tiếp tục kêu oan
Hiện nay tại Hà Nội nhiều người dân từ các địa phương khắp nơi trên cả nước thường xuyên tập trung với những biểu ngữ kêu oan về những hành xử của chính quyền địa phương đối với họ trong nhiều năm qua.
Một cựu tù nhân bị bắt và bỏ tù khi quay lại cảnh cưỡng chế trái luật của cơ quan chức năng, bà Cấn Thị Thêu, cho biết lý do vì sao họ phải liên tục đến các cơ quan công quyền trung ương tại Hà Nội để khiếu kiện:
“ Họ cướp hết đất của chúng tôi, chúng tôi đi kiếu kiện 7 năm trời theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước; nhưng họ cứ ‘dưới đùn lên, trên đùn xuống’ không giải quyết cho chúng tôi. Chúng tôi không còn cách nào nữa: đòi một ngày không được, chúng tôi phải đòi hai ngày, 1 tháng không được, phải đòi 2 tháng… Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đòi cho đến khi nào họ trả lại quyền lợi cho chúng tôi, chúng tôi mới dừng đấu tranh.
Họ cướp hết đất của chúng tôi, chúng tôi đi kiếu kiện 7 năm trời theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước; nhưng họ cứ ‘dưới đùn lên, trên đùn xuống’ không giải quyết cho chúng tôi bà Cấn Thị Thêu
Chúng tôi nghĩ họ thể hiện bản chất ăn cướp của họ: cướp hết đất của chúng tôi, đẩy chúng tôi vào cảnh nghèo đói, cùng quẩn; này họ cho rằng chúng tôi đi như thế là mất cảnh quan đô thị, mất vệ sinh. Điều đó theo tôi cho thấy họ không suy nghĩ gì đến người dân chúng tôi cả, họ chĩ lo vơ vét cho đầy túi tham của họ, bỏ mặc người dân sống đói nghèo, lay lắt! Đó là điều mà chúng tôi căm thù, lên án họ.
Chúng tôi mong muốn những bà con trong và ngoài nước cùng chúng tôi lên án những hành vi, hành động phi pháp của nhà nước Việt Nam gây ra tội ác, đẩy chúng tôi đến cảnh phải khổ thế này: bị tù oan sai, bị đánh đập, bị mất hết tư liệu sản xuất. Chúng tôi mong muốn tất cả bà con giúp đỡ nhân dân chúng tôi.”
Nhiều lần cơ quan chức năng các địa phương đã đến tại thủ đô đưa người dân về lại quê quán của họ. Cơ quan chức năng cho rằng người dân đi khiếu kiện là gây mất vẻ mỹ quan của thành phố, gây bất ổn xã hội. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người vì bị đối xử bất công, vụ việc của họ không được giải quyết theo đúng pháp luật của chính quyền Hà Nội đưa ra nên họ cho rằng chính hành xử của cơ quan công quyền mới là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn trong xã hội.
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải cũng bị đánh đập bắt bớ
Nhận định thực tế
Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sàn Nước lợ huyện Tiên Lãng, người được cựu tù nhân Đoàn Văn Vươn ủy quyền đứng đơn một số vụ kiện khi ông này đang ở trong tù, đưa ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến những bất ổn tại Việt Nam như sau:
“Theo như Mác nói, một xã hội phát triển phải có những yếu tố: dân chủ và phân chia quyền lực. Dân chủ để phản biện và phân chia quyền lực để giám sát. Nhưng xã hội Việt Nam không học theo Mác nên sự độc quyền cực lớn: độc quyền nhà nước và tham nhũng. Việt Nam đang rơi vào 2 cái ‘bẫy’ này.
Tôi khẳng định nếu không có báo chí tư nhân thì không có tiếng nói phản biện của người dân trong xã hội này. Nếu không có tiếng nói phản biện thì không thể nào tìm được một hình ảnh và một gương lãnh đạo tốt cho xã hội.”
Còn theo cựu tù nhân lương tâm, mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, thì sự ổn định hiện nay ở Việt Nam chỉ là giả tạo:
Khi nói đến bất ổn xã hội có thể bằng cách đánh giá này, đánh giá kia; nó không chỉ thể hiện trên bề nổi mà có thể là những tảng băng ngầm, như những khối ung thư tiềm ẩn trong lòng xã hội mục sư Nguyễn Trung Tôn
“ Khi nói đến bất ổn xã hội có thể bằng cách đánh giá này, đánh giá kia; nó không chỉ thể hiện trên bề nổi mà có thể là những tảng băng ngầm, như những khối ung thư tiềm ẩn trong lòng xã hội. Ví dụ như khi người dân đến ủy ban nhân dân xã, công an xã để làm việc, trong tâm thức, suy nghĩ của họ luôn ẩn chứa sự sợ hãi vì công quyền Việt Nam nhiều khi làm việc không căn cứ trên cơ sở pháp luật. Vừa dùng luật pháp vừa dùng luật rừng; khi nào không dùng được luật pháp, họ sử dụng đầu gấu, luật rừng để ép người dân phải đồng thuận, chấp nhận vào một số điều họ không đồng ý.
Đó là sự bất ổn xã hội trầm trọng, nó như một khối ung thư, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Không phải là nổ bom chỗ này, bắn giết người chỗ kia mà cho là bất ổn mà khi ý thức của người dân đầy đủ thì họ khắc phục được những hậu quả đó, xã hội vẫn phát triển và người dân vẫn bảo đảm được những quyền lợi chính đáng của họ.
Còn ở Việt Nam, tuy rằng họ dùng tất cả mọi biện pháp để trấn áp không để những vụ việc xảy ra trên mặt bề nổi, nhưng lại âm thầm cho phép sự ra tay của xã hội đen làm cho bất ổn xảy ra âm thầm, ngấm ngầm và triệt tiêu đi tinh thần, ý chí của người dân; làm cho người dân trở nên những người luôn mang trong mình sự sợ hãi. Thậm chí triệt tiêu đi ý thức tranh đấu làm cho người ta trở nên nhu nhược.
Đó là sự bất ổn có thể giết chết cả một thế hệ, một dân tộc trong tương lai.”
Một người từ Quảng Nam, mục sư Lưu Văn Kiều, cũng có nhận định về tình hình hiện nay ở Việt Nam:
“ Thực ra đây là sự im lặng trước cơn bão. Khi gặp những người nông dân ‘dốt chữ’ mới nghe họ nói, nghe họ phản ứng như thế nào về chính quyền, về đảng cộng sản, về cuộc sống hiện tại thì mới thấu được tình hình. Nên như tôi nói đây là sự yên lặng trước cơn bão. Chắc chắn sẽ bùng phát. Đã là một lò thuốc súng rồi thì vấn đề chỉ cần có một ngòi nổ. Theo tôi nghĩ phải có một phong trào, bắt đầu từ tự phát. Sự tự phát không làm được gì nhưng nó khích lệ tinh thần của một số con người, một số sự kiện mà khi có sự kiện xãy ra rồi thì với ‘điểm nóng’ đó vô tình những sự kiện trước đó khích lệ cho họ và sẽ có một ngòi nổ lớn.”
Nhiều người trong nước thừa nhận họ rất bất an trong tình hình hiện nay. Tất cả mọi thành phần đều là đối tượng của những mối đe dọa hiện diện tại nhiều nơi; trong khi đó chính quyền luôn nhắc rằng ‘đa nguyên, đa đảng’ và dân chủ như những quốc gia khác là ‘quá trớn’; như thế sẽ dẫn đến những vụ đánh bom, phá hoại chứ không ‘bình lặng’ như ở Việt Nam.
nguyenle Khách viếng thăm
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Mon Sep 07, 2015 1:15 pm
Nạn nhân vụ thảm sát bị bịt mắt, trói quặt tay
Pháp luật 02:59 ngày 07/07/2015
"Tôi chạy vào trong phòng thấy vợ ông Mỹ gục chết trên vũng máu. Nạn nhân bị bịt mắt bằng vải, hai tay trói chặt", một nhân chứng kể.
15h ngày 7/7, ngành chức năng vẫn phong tỏa nhà riêng của nạn nhân Lê Văn Mỹ (47 tuổi, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) để điều tra vụ giết người khiến 6 nạn nhân trong gia đình tử vong. Nhiều người dân vây kín phía ngoài ngôi biệt thự để theo dõi vụ việc.
Ông Lý Văn Nam, sống cạnh nhà nạn nhân nói với vẻ mặt lo lắng: "Khu vực này chưa bao giờ xảy ra vụ giết người như vậy. Chúng tôi cảm thấy bất an, lo lắng về tình hình an ninh trên địa bàn. Đêm qua tôi không hay biết sự việc. Đến sáng nay, thấy mọi người hô hoán thì mới hay tin".
Hiện trường vụ thảm sát trong căn biệt thự
Tại hiện trường, 6 người đã bị hung thủ ra tay sát hại tàn độc (5 người tử vong trong nhà, 1 người tử vong ở gần cổng ngôi nhà) trong tư thế bị trói tay. Bé gái 22 tháng tuổi, con út của chủ nhà may mắn sống sót.
Là người chứng kiến vụ việc đầu tiên, bà Đoàn Thị Cẩm Loan (40 tuổi, làm công cho gia đình ông Mỹ) kể, 7h cùng ngày, bà đến làm việc tại gia đình ông Mỹ thì phát hiện vợ chồng chủ nhà cùng 4 người con và cháu đã tử vong. Do là nhân chứng vụ án mạng nghiêm trọng, bà Loan đã được cơ quan điều tra mời lên ghi lời khai.
Còn bà Hồng (61 tuổi, sống gần hiện trường) cho biết, khi bà đi qua nhà ông Mỹ thấy nhiều người dân tụ tập nên cũng vào ngó nghiêng. Bước vào sân, người phụ nữ này thấy Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu ông Mỹ) nằm chết gần chậu cây cảnh, cổ có vết cắt dài.
"Khi tôi vào nhà thì thấy một cảnh tượng kinh hoàng. Bà Nga (vợ ông Mỹ) nằm chết trước cửa phòng ngủ, trên người có nhiều vết máu. Nạn nhân bị bịt mắt bằng một băng vải, hai tay bị trói quặt ra phía sau. Trên giường ngủ bà Nga có nhiều túi xách, vật dụng bị xáo trộn", bà Hồng mô tả.
Đưa thi thể 6 nạn nhân vụ thảm sát ra ngoài
Chiều tối 7/7, gia đình chuẩn bị mai táng cho 6 người trong vụ thảm sát kinh hoàng tại Bình Phước xảy ra vào sáng cùng ngày. Bầu trời ở khu vực bất chợt đổ cơn mưa rất lớn.
Nhân chứng Phạm Thì Hồng mô tả vết chém trên cổ các nạn nhân. Ảnh: Ngọc An.
Cũng theo nhân chứng này, lúc đó, ông Mỹ và con trai là Lê Quốc Anh (15 tuổi) nằm chết trong buồng ngủ. Trên tầng 2, Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con ông Mỹ) và Dư Ngọc Tố Như (15 tuổi, cháu ông Mỹ) chết tại phòng ngủ.
Liên quan đến vụ án, con gái út ông Mỹ (18 tháng tuổi) còn sống sót."Lúc tôi đến, cháu bé hoảng sợ, khóc liên tục và được một người phụ nữ chăm sóc", bà Hồng nói.
Kể về vụ việc, bà An (sống đối diện nhà nạn nhân) cho hay, lúc 1h cùng ngày, bà cùng mọi người trong gia đình bị đánh thức bởi tiếng chó sủa. "Lúc đó, chó nhà tôi và chó nhà ông Mỹ sủa dữ dội. Con tôi thức giấc, bật đèn xem xét thì không thấy gì. Chúng tôi đóng cửa đi ngủ, chó vẫn tiếp tục sủa và đến sáng thì mới hay vụ việc", bà An chia sẻ.
Một người dân nhận định, gia đình ông Mỹ có tiềm lực về kinh tế, là người giàu có trong vùng. "Vợ chồng ông Mỹ sống tình cảm, luôn tạo công ăn việc làm cho công nhân. Họ thường xuyên làm từ thiện, ủng hộ tiền bạc để xây dựng đường, sửa chữa trường học", người dân nói.
Vụ án mạng ngày 7/7 khiến 6 người thiệt mạng gồm: ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi), bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ) Lê Quốc Anh (15 tuổi) và Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con ông Mỹ), Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) và Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu ông Mỹ).
Hiện trường cho thấy có nhiều dấu hiệu chống cự của các nạn nhân.
Tại buổi họp báo chiều cùng ngày, thiếu tá Đào Văn Thêm, Phó trưởng phòng tham mưu công an tỉnh Bình Phước cho biết, sau khi sự việc xảy ra, trung tướng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an và đại tá Trần Thắng Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước đã đến trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra. Thiếu tá Thêm cho hay, vụ án mạng có thể xảy ra lúc 4h, camera an ninh của biệt thự không hoạt động vì hệ thống điện bị ngắt. Công an đã làm việc với một người thuộc diện nghi vấn.
Về việc cháu bé ngoài 18 tháng tuổi thoát chết, theo bà giúp việc cho biết khi vào phòng, cháu bé đang ngủ.
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Mon Jun 13, 2016 1:44 pm
Những chuyện khôi hài đau lòng ở VN ngày nay
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Không biết bao nhiêu lần nông thôn VN được hô hào “đổi mới” để trở thành “nông thôn mới,” vươn lên thành người dân nông thôn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, tự do dân chủ, có văn Hoa và hàng chục thứ linh tinh khác. Nhưng nói và làm là hai chuyện khác nhau hoàn toàn. Ngay cả khi thực hiện “nông thôn mới” trụ sở “hoành tráng” người dân xã Nghĩa Đồng phải gánh khoản nợ gần 20 tỉ đồng ($888,000 Mỹ kim). Số nợ này chưa biết bao giờ mới trả hết. Đến nay dường như vẫn chẳng thay đổi được gì ngoài mấy cái khẩu hiệu đỏ chót vàng choé lủng lẳng trên mấy con đường làng, nắng thì đầy cát bụi, mưa thì lầy lội trơn trượt như đổ mỡ.
Để được nhặt rác trong bãi, những người lao động này phải viết đơn trình bày hoàn cảnh, xin, được cấp thẻ cho vào bãi rác.
Đấy là chưa kể đến những vùng núi, “vùng xa” có nơi còn chưa có đường đi, vẫn là những con đường mòn nhỏ xíu, nhìn xa như sợi chỉ vắt ngang đồi núi. Nhà cửa ở những vùng ngay ven thành phố cũng là những dãy nhà lá lụp xụp, ngay trong thành phố thì nhà chỉ rộng vài mét, thấp lè tè, thậm chí thay quần áo cũng phải đứng lom khom, cửa ra vào như cái lỗ cống. Chẳng khác gì ngày xưa ăn lông ở lỗ. Bạn hãy nhìn qua cuộc sống của một làng ở Thanh Hoá, người dân vẫn phải sống và cạnh tranh bằng nghề đi nhặt rác. Và còn trớ trêu hơn, cả làng phải làm đơn xin đi nhặt rác, vậy mà mọi người vẫn hăng hái vác đơn đến xin.
Ai nghèo hơn sẽ thắng
Câu chuyện bi hài ở xã nghèo Đông Nam (Đông Sơn, Thanh Hóa). Gần một năm nay, kể từ khi khu liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt TP Thanh Hóa và các vùng phụ cận chuyển về xã Đông Nam hoạt động, hàng chục gia đình dân nghèo của xã này bỗng có thêm một nghề kiếm cơm mới, đó là nghề nhặt rác. Để được nhặt rác phải viết đơn. Một cuộc cạnh tranh về "hoàn cảnh nghèo" đang diễn ra; ai nghèo hơn người đó sẽ “thắng,” sẽ được duyệt cấp thẻ vào bãi nhặt rác! Để được vào bãi nhặt rác, người dân phải làm đơn, phải là người có hoàn cảnh khó khăn, có bảo hiểm y tế... Lá đơn phải qua hai cấu xét duyệt, trước hết là ông chính quyền địa phương xét duyệt rồi tới công ty duyệt, mới được cấp thẻ vào nhặt rác! Nhận được “giấy phép” này xong, các chị phụ nữ chuẩn bị từ sáng tinh mơ, gà chưa gáy đã thức dậy lo cho chồng con rồi nhanh chân lao đến bãi rác Đông Nam. Những người phụ nữ dáng mảnh khảnh, chân đi ủng, tay mang găng, mặt bịt kín chờ sẵn. Chỉ cần thấy bóng dáng chiếc xe chuyên chở rác đi vào bãi là ai nấy chạy thật nhanh đến. Và rồi, một cuộc cạnh tranh lặng lẽ nhưng không kém phần "khốc liệt" bắt đầu. Không ai nói chuyện với ai, mỗi người họ một góc cần mẫn cào bới, không nhanh tay thì người khác lượm mất, phải tinh mắt nhặt thật nhanh những thứ gì có thể dùng hoặc bán được dù chỉ một đồng. Sau giờ phút cật lực với đống rác mới, mọi người mới uể oải lê những bao tải đựng những gì đã thu nhặt được về các lán nhỏ, phân loại phế liệu rồi cân bán.
Ông Hải đang trình bày với báo chí những uẩn ức ông phải chịu nên ông làm đơn xin làm bị cáo và được đưa ra toà án xét xử.
Cái nắng đầu hè đổ xuống ngày càng gay gắt, bãi rác bắt đầu bốc lên một thứ mùi hôi thối nồng nặc. Một số người sau những giờ phút cật lực vật lộn với đống rác đã trở về dưới những lùm cây để nghỉ. Trong khi một số người khác vẫn cặm cụi, lê những bước chân mệt mỏi cố tìm cho mình những gì còn sót lại.
Thủ tục phiền hà là cơ hội để sách nhiễu doanh nghiệp.
Một vài chị em may mắn có chồng, con đến phụ trợ phân loại phế liệu, cân bán; còn những người không có ai đi cùng phụ giúp thì phải tự mình làm tất cả. Cật lực mưu sinh đến trưa, một số chị em cố ở lại chờ đợi những chuyến xe rác mới.
Hoàn cảnh thương tâm của những người đàn bà nhặt rác
Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Phúc Đoài là một trong những người có hoàn cảnh éo le. Chồng chị mất vì ung thư gan cách đây gần một năm, một mình chị phải gánh trên vai hai con nhỏ, cháu lớn mới học lớp 2. Suốt ba năm chồng ốm đau, mọi của cải, đồ đạc trong gia đình chị đã lũ lượt đội nón ra đi. Mỗi khi đến ngày được vào nhặt rác, chị phải dậy thật sớm lo đồ ăn cho các con rồi mới theo các chị em khác đi làm. Mỗi tháng, cứ luân phiên các tổ thì chị có 7 lượt (7 ngày) được vào nhặt rác. Trung bình mỗi ngày nỗ lực đổ mồ hôi sôi nước mắt chị thu về được khoảng từ 150 đến 200 ngàn đồng ($9).
Ngồi kế bên chị Ngân, chị Ngô Thị Sang (48 tuổi, thôn Hạnh Phúc) cũng có hoàn cảnh vô cùng éo le. Thu nhập của một mình chị dành để lo cho mẹ già 80 tuổi, hai đứa con nhỏ và người chồng bệnh tật không còn sức lao động.
Theo ông Phùng Sỹ Hùng - Phó Giám đốc xí nghiệp xử lý môi trường - Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, những người nhặt rác ở đây hầu hết là những người có hoàn cảnh khó khăn, được phía công ty tạo điều kiện cho vào nhặt phế liệu kiếm thêm thu nhập. Công ty không thu bất kỳ một khoản nào. Tuy nhiên, người vào nhặt phế liệu cũng phải có bảo hiểm y tế, vì việc nhặt phế liệu trên rác có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Công ty và chính quyền bỏ mặc nếu có tai nạn xảy ra
Được biết, ngoài những yêu cầu bắt buộc về bảo hiểm y tế, có hoàn cảnh khó khăn, không có công việc ổn định thì người dân còn phải cam kết các quy định của công ty như không thu nhặt phế liệu khi các phương tiện máy móc của công ty đang hoạt động; không đi lại lộn xộn; chấp hành sự điều hành của công ty trong quá trình thu nhặt phế liệu; không trộm cắp; không tranh giành, cãi lộn gây mất trật tự… Nếu tai nạn rủi ro trong khu vực bãi chứa và xử lý rác thải của đơn vị (bị điện giật, bị ô tô chở rác, máy ủi,... đâm va, ốm đau, bệnh tật…) người nhặt rác phải chịu mọi hậu quả. Công ty không có trách nhiệm bồi thường, thanh toán bất kỳ tổn thất nào. Quy định chặt chẽ là vậy nhưng với các chị ở đây, được ký vào bản cam kết đó, được cấp thẻ vào bãi nhặt rác, đã là cả một sự may mắn lớn lao.
Đúng là ông chủ công ty này mồm nói nhân đạo, giúp đỡ người dân có thêm thu nhập nhưng nếu cứ để bãi rác như thế công ty có trách nhiệm phải dọn dẹp sạch sẽ bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật. Để người dân vào nhặt rác công ty chỉ việc khoanh tay đứng nhìn đống rác biến mất vào trong lòng đời sống của người dân khắp nơi. Ông ta còn “cáo” hơn nữa là bắt người dân phải ký cam kết nhận lãnh mọi hậu quả. Chính quyền địa phương cũng thản nhiên đứng về phía các công ty.
Hèn chi mà cho đến nay khi tôi viết bài này, những nguyên cá chết vẫn chẳng thấy có ai liên quan gì, mặc dù rất nhiều người đã chỉ ra chính công ty Formosa tải chất độc ra biển bằng đường ống thải ngầm dưới nước và từ đầu năm đến nay, Formosa đã sử dụng 51 tấn hóa chất, còn tồn trong kho 248 tấn. Vậy là Formosa đã tuồn xuống biển 51 tấn hoá chất. Nếu còn tiếp tục cho công ty này sử dụng 248 tấn nữa không biết điều gì sẽ xảy ra. Chuyện này đã có quá nhiều cơ quan thông tin nói rõ. Ở đây tôi không nhắc lại chuyện đó nữa, nó đang rối hơn mớ bòng bong, hãy đợi kết luận chính thức của nhà cầm quyền VN. Chưa rõ đến bao giờ.
Những người phụ nữ không quản nắng mưa, khó nhọc, hiểm nguy, mưu sinh trên bãi rác để có tiền lo cho gia đình.
Chuyện mua nước mắm để dành
Tôi xin phép mở một cái ngoặc đơn kể lại chuyện riêng của bạn bè và họ hàng nhà tôi ở Mỹ cũng như ở VN vì con cá chết. Một thông tin được phổ biến rộng rãi khiến mọi người VN ăn nước mắm lo sốt vó. Đó là tin tức “Một số lượng lớn cá đốm đang trong thời kỳ phân hủy được lực lượng chức năng huyện Tĩnh Gia phát hiện và bắt giữ khi đang trên đường đưa đi để chế biến nước mắm.”
Lập tức thông tin này đã tác động đến bà con anh em bạn bè tôi ở cả nước ngoài. Một bà bạn tôi kể ở Mỹ các bà cũng rủ nhau đi mua nước mắm tích trữ, mỗi bà mua vài ba két, mỗi két có chừng hơn 10 chai. Ông Thế Hải ở Hawai cũng gửi meo cho tôi kể chuyện Hawai chưa thấy cá chết nhưng vẫn hỏi tôi cá chết nhiều lắm ăn cái gì bây giờ hả ông?
Cảnh chờ nộp đơn tại một cơ quan công quyền ở Sài Gòn.
Tôi nói ông kiếm con gì không sống dưới nước mà ăn, ở Hawai có cả biển có cả núi như con tắc kè sống ở núi, vừa bổ vừa tráng dương bổ thận. Ông chú tôi còn gửi e mail cho tôi hỏi có tính trữ nước mắm không? Tôi chọc lại rằng “Tưởng các cụ ở Mẽo ăn toàn bánh mì phó mát bơ hoặc chấm thứ xì dầu hảo hạng chứ cũng còn nhớ mùi nước mắm sao?”
Dù tôi biết chắc là người Việt ở đâu cũng có thói quen dùng nước mắm trong bữa ăn hàng ngày. Mấy đứa con tôi ở Mỹ kể chuyện thằng cháu nội tôi ở Mỹ mới có bốn năm tuổi mà mê nước mắm đến nỗi cứ đến bữa ăn là cậu bé thấy chén nước mắm là mừng lắm, gắp lia lịa món giò lụa chấm lu bù, ăn rất nhiều cơm. Tôi kể chuyện này để các bạn thấy nhiều gia đình ở nước ngoài đã cho con em “làm quen” với nước mắm ngay từ khi còn nhỏ và thành “truyền thống gia đình.”
Còn ở VN, tôi xin thú thật là gia đình tôi cũng phải nhờ Bà Mẹ ở dưới vùng quê Long Khánh mua vài chục lít nước mắm để dành, ngoài ra ở ngay Sài Gòn nhà tôi cũng mua luôn vài ký muối hột, muối bột để dành ăn vài năm mới hết. Thôi thì “cẩn tắc vô áy náy,” biết đến bao giờ nước biển mới lại sạch đây và nước biển sạch thì đến bao giờ mới làm được nước mắm và muối không nhiễm độc. Thôi thì đề phòng như thế vẫn hơn là mang bệnh tật hoặc “chết vì ngu,” phải không thưa các cụ? Tôi xin đóng ngoặc đơn ở đây.
Đủ kiểu đơn khôi hài
Chuyên cả làng làm đơn xin nhặt rác làm tôi nhớ đến những chuyện khôi hài khác ở VN. Ai cũng biết ở VN có những chuyện vớ vẩn cũng làm đơn xin. Đủ kiểu đơn, đủ thứ đơn, đú thứ cơ quan, đủ thứ công ty bắt nhân viên phải làm đơn xin. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã có tới 7,000 giấy phép con ra đời. Giấy phép con nhiều thì tệ xin - cho nảy nòi, kèm theo đó là vòi vĩnh, cống nạp, bôi trơn và tất nhiên mỗi lần muốn vượt qua ải “giấy phép” là phải làm đơn xin. Thậm chí có cả đơn xin mặc quần. Tôi đã kể chuyện này với bạn đọc chừng hơn một năm trước. Vậy mà bây giờ nhắc lại ông hàng xóm tôi vẫn không tin. Bởi ông ở VN nên không đọc bài viết của tôi ở nước ngoài. Tôi phải chứng minh cụ thể cho ông thấy. Tôi tóm tắt lại vài chuyện đó để bạn đọc cùng nhớ.
Đơn xin mặc quần
Chuyện xảy ra ở bệnh viện thuộc vùng Đông Bằng Sông Cửu Long. Thực hiện chủ trương chỉnh đốn phong cách, trang phục của Sở Y Tế, bệnh viện này quyết định toàn thể cán bộ, công nhân viên phải “chuẩn hóa trang phục,” trong đó nữ giới phải mặc váy ngắn. Với các nữ hộ lý, nữ y bác sĩ trẻ tuổi thì đồng phục váy không có vấn đề gì. Nhưng với các chị em lớn tuổi, thân hình không còn mi nhon, bắp chân đã quá khổ thì bắt mặc váy chẳng khác chi… đày đọa! Họ mất ăn mất ngủ, chủ tịch công đoàn phải mở cuộc họp lắng nghe kiến nghị của các nữ đoàn viên. Kết thúc cuộc họp, nguyện vọng chính đáng của chị em được chuyển lên Ban Giám đốc. Để có cơ sở giải quyết, giám đốc yêu cầu phải có “đơn”. Thế là một lá đơn ký tên tập thể có tên là “Đơn xin mặc quần” do công đoàn chuyển lên cấp trên!
Đơn xin được phạt
Chuyện xảy ra ở một số thành phố, người dân xây nhà không xin phép liền bị phạt, và phạt xong kể như nhà được xây hợp pháp, thế là xây cứ xây chẳng cần xin phép cho lôi thôi vầt vả, có khi đợi mòn mỏi chưa thấy các quan “duyệt” cho. Có khi còn tốn nhiều khoản “bôi trơn” rất nặng. Thế thì xây xong đàng hoàng rồi làm đơn xin nộp phạt, chẳng cơ quan nào từ chối được sự “tự giác đáng biểu dương” này của người dân. Thế là huề cả làng.
Đơn xin được làm bị cáo và đưa ra toà
Chuyện mới đây nhất vào tháng 6 năm 2016. Điều ngược đời đã xảy ra, bởi ông Hồ Thanh Hải đã được đình chỉ vụ án lại muốn phục hồi điều tra để xét xử đang khẩn thiết gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng xin được làm bị cáo và đưa ông ra toà. Ông Hồ Thanh Hải, 63 tuổi, uất ức khi kể lại những ngày tháng bỗng dưng bị khởi tố, bắt tạm giam hơn 28 tháng. Ông Hải kể, "Bỗng dưng tôi bị khởi tố, bị bắt tạm giam trong hơn hai năm ròng. Giờ tôi lại phải mang danh người phạm tội, nợ thuế hàng chục tỷ đồng. Kinh tế gia đình tôi đã suy kiệt, công nhân tứ tán khắp nơi, nhà xưởng bỏ hoang… Nếu không chứng minh rõ ràng, dù có làm người tự do thì tôi cũng vẫn có tội dù tôi không hề có tội gì.” Vì thế ông tha thiết xin được làm bị cáo để được đưa ra toà xét xử ông mới chứng minh được nỗi oan ức của ông. Tôi chỉ tóm tắt tạm 3 chuyện làm làm đơn xin ngược đời trong hàng trăm lá đơn quái đản như thế bạn đọc đã hình dung được ở VN nhiều chuyện cười không nổi khóc không xong như thế nào. Làm người VN lương thiện bây giờ khó thật!
Văn Quang (12 tháng 5, 2016)
NTcalman
Posts : 614 Join date : 13/03/2012
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Sun Jul 24, 2016 8:40 am
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi thì may mắn không dính dáng gì đến đám ma cô và đĩ điếm nhưng lại phải sống tha phương cầu thực cũng gần cả đời người. Lê la và lê lết rất nhiều nơi nhưng không thấy đâu lại có lắm thứ lễ lạt như ở quê mình:
Mới đây, L.S Lê Công Định còn cho biết thêm một thứ nghi lễ mới (Lễ Trao Giấy Chứng Nhận Chấp Hành Xong Án Phạt Quản Chế) chưa từng có trong lịch sử nước nhà:
Sáng hôm qua 6/2/2016, tôi đến trụ sở Công an phường lúc 8 giờ, trình diện lần cuối theo án lệnh quản chế từ 3 năm nay... Buổi trình diện diễn ra nhanh chóng rồi chuyển ngay sang phần quan trọng hơn, đó là lễ trao Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế cho tôi...
Thành phần tham dự, ngoài tôi, còn có ông Chủ tịch phường, ông Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường, hai nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM, một nhân viên an ninh thuộc Công an quận 7 TPHCM, một cảnh sát khu vực và một đại diện Cơ quan thi hành án quận 7. Tại Việt Nam, các cơ quan thi hành án là bộ phận của ngành công an... Buổi lễ được ghi hình trực tiếp bởi nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM...
Thiệt là thầy chạy!
Lễ lạt tuy nhiều nhưng không lắm bằng hội hè, đình đám. Theo nhà văn Võ Thị Hảo thì “cả nước có hơn có hơn 8000 lễ hội” (tám ngàn, tôi ghi thêm cho rõ, tnt) nên “không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.”
Bữa rộn ràng và hoạt náo nhất (vào hôm 22 tháng 5 năm 2016 vừa qua) may thay không có ai bị thương hay đổ máu. Báo chí nhà nước mệnh danh đây là Ngày Hội Lớn Của Non Sông:
- Miền Trung Sôi Nổi Hướng Về Ngày Hội Non Sông - Hà Nội Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Non Sông - Đà Nẵng Rộn Ràng Trước Ngày Hội Lớn - Rẻo Cao Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Non Sông - Sơn La Tưng Bừng Ngày Hội Non Sông - Bắc Kạn Hoà Chung Không Khí Ngày Hội Non Sông - Hà Tĩnh Rực Rỡ Cờ Hoa Đón Ngày Hội Lớn - Móng Cái Rộn Ràng Tiếng Hát Ngày Hội Non Sông - Ngày Hội Non Sông Trên Miền Biên Giới
Thiệt là tưng bừng, náo nhiệt, hết biết luôn. Sau cái ngày Hội Của Non Sông linh đình này, Báo Công An Nhân Dân hân hoan tường thuật:
“Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, theo báo cáo ban đầu của 63 tỉnh, thành phố, đến hết 19h cùng ngày đã có 98,77%, tương đương khoảng 65 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu.”
Cùng lúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng tuyên bố: “Ngày 22/5 thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.” Ô, như thế thì cái gọi là ngày hội non sông (“thực sự”) lại là ngày bầu cử. Đúng là “làm xiếc ngôn từ.” Nghe mà ớn chè đậu.!
Té ra Ngày Hội Non Sông vừa qua chỉ là một ngày hội giả, do nhà nước “thiết kế” để tạo ra một cuộc bầu bán giả, và một cái quốc hội cũng giả luôn. Chỉ có khoản chi phí là thật, và vô cùng tốn kém, theo nhận xét của tác giả Mạc Văn Trang - vào hôm 21 tháng 5 năm 2016:
Vậy Đảng công bố luôn danh sách các đại biểu Đảng đã chọn xong, cho dân biết. Thế có phải nhanh, gọn, minh bạch, thật thà, tiết kiệm hơn không!
Ai cũng biết là vậy, lại còn cứ tuyên truyền giả tạo, đóng kịch làm gì! Nào là Bầu cử là “Ngày Hội non sông”, “Lá phiếu là Trái tim của cử tri”, “Lá phiếu của cử trị sẽ chọn ra người tài đức”, đi bầu là “Quyền và Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân”; nào là “toàn dân nô nức”, nào là “cảnh giác các thế lực thù địch phá hoại”; nào là cờ, đèn, kèn trống, loa đài khẩu hiệu rợp trời, nào loa đọc suốt ngày, nào truyền hình trực tiếp...
Tốn kém đến 3.500 tỉ đồng và bao nhiêu sức người, sức của; bao nhiêu là long trọng, bao nhiêu là hoa mĩ, bao nhiêu là phô trương... chỉ để làm một việc... không cần thiết.
TX Kỳ Anh lộng lẫy trước ngày hội lớn. Ảnh chú thích: baohatinh
Hơn sáu mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, tại Hội Nghị Mặt Trận Trung Ương, L.S. Nguyễn Mạnh Tường cũng đã đưa ra một nhận định (gần) tương tự:
“Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua chính sách mà thôi... với vai trò yếu ớt hiện thời quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện.”
Thảo nào mà Lê Phú Khải phải kêu trời: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người.” Sức chịu đựng của nhà văn chúng ta quả là bền bỉ. Và đây là đức tính chung của cả dân tộc Việt, chứ nào có phải riêng ai.
Hơn sáu mươi năm qua, dường như, chỉ có ba công dân Việt Nam không đủ nhẫn nại trước cái trò (“bầu bán”) đĩ điếm này thôi - theo như tường thuật (chắc có thêm hơi nhiều mắm muối) của báo Người Lao Động:
“... năm 2005, Huỳnh Ngọc Tuấn không chịu tham gia Bầu cử Quốc hội khóa XII, khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì Tuấn và gia đình lăng mạ, chửi bới, xúc phạm. Mới đây, trong đợt bầu cử của năm 2011, Tuấn cùng con gái là Huỳnh Thục Vy và con trai Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục ‘không’ tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và Bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài ra, ba cha con Tuấn còn lấy thẻ cử tri ghi vào dòng chữ “NO!”
Ba cha con ông Tuấn ghi chữ “NO” vào thẻ cử tri và chụp ảnh đưa lên mạng để bôi nhọ cuộc bầu cử Quốc hội. Ảnh & chú thích: Báo NLĐ
Nếu vỏn vẹn chỉ có ba chữ “NO” trong số hơn sáu chục triệu thẻ cử tri thì sợ rằng dân tộc Việt còn phải sống với “con điếm” này lâu, phải vài “đời người” (nữa) không chừng!
24.07.2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến danlambaovn.blogspot.com
PVChuong Admin
Posts : 673 Join date : 25/04/2012
Tiêu đề: Re: Việt Nam bây giờ… NHẤT THẾ GIỚI Fri Aug 12, 2016 5:32 pm
Tự sướng hay tự hào dân tộc?
Thạch Đạt Lang 8-8-2016
Mấy ngày qua báo chí cả nước gần như lên đồng về việc vận động viên Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam đoạt được huy chương vàng trong thi đấu súng bắn hơi ở thế vận hội Olympic 2016. Từ báo Thanh Niên, VietNamNet đến Soha, Zing… đều đồng loạt lên tiếng ca tụng thành tích thể thao này như một chiến công hiển hách, thiếu điều chỉ còn thua “Đại thắng mùa Xuân” năm 1975 một sợi tóc!!
Chỉ cần gõ vài chữ Hoàng Xuân Vinh huy hương vàng Olympic, sẽ có khoảng 658.000 kết quả hiện ra trong vòng 0,79 giây. Lướt từ trên xuống dưới, ngay trên đầu trang là tấm hình của HX Vinh đưa cao hai nắm đấm, biểu hiện chiến thắng và một loạt những lời xưng tụng, bốc thơm như:
– Hoàng Xuân Vinh đi xe buýt về làng Olympic sau khi giành HCV. – Hoàng Xuân Vinh làm nên lịch sử giành huy chương vàng thế giới. – Tấm huy chương vàng lịch sử của Hoàng Xuân Vinh – Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh làm nên lịch sử giành HC vàng thế giới
Đặc biệt có một bài báo, tựa đề Phát súng vang bốn biển, năm châu do facebooker Hoàng Dũng copy, đưa lên mạng (với lời bình: Vãi… đ…ái).
Đi xa hơn nữa, Facebooker Ngọc Lê còn có bài thơ diễn tả Vinh như người lãnh đạo một cuộc cách mạng, một vị tướng tài ba, nổ phát súng lệnh cho môt cuộc chiến giành lại tự do, dân chủ cho đất nước, dân tộc như:
LỊCH SỬ VƯƠN MÌNH
Một sáng tưng bừng cả nước Nam Huy chương đổi sắc bạc lên vàng Hoàng Xuân Vinh chính người khai hỏa Lịch sứ vươn mình súng nổ vang !
Ngọc Lê – 7/8/2016
Cả nước Nam nào, lịch sử nào vươn mình đây hả trời? Tác giả khi ngẫu hứng sáng tác, nâng bi Hoàng Xuân Vinh với bài thơ trên, chắc quên mất cả triệu người dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đang đối mặt với cái đói hàng ngày, hay với tương lai vô vọng vì biển chết trải dài trên 240 km ở miền Trung, quên mất hai chiếc Su30-MK2, CASA-212 bị rớt tan xác không lời giải đáp nguyên nhân và nhiều chuyện khác rất đáng ghi vào lịch sử (ô nhục) của đảng CSVN.
Dưới bài thơ lại có thêm lời bình của một Facebooker khác như sau: “Niềm hân hoan hãnh diện cho dân tộc trong giây phút đăng quang của em ấy cũng bù đấp lại phần nào những thất vọng của toàn dân bởi lũ sâu dân mọt nước… Bài huynh trưởng viết rất hay“.
Vui mừng, hãnh diện khi vận động viên của đất nước đoạt được HCV trong thế vận hội Olympic Rio de Janeiro thì cũng được thôi, chẳng có gì để bàn cãi, nhưng cho rằng những thành quả đó có thể bù đắp lại phần nào những thất vọng của toàn dân bởi lũ sâu dân mọt nước thì thật là bó tay.com.
Nếu đúng như lời nhận xét trên, chỉ cần thêm chừng chục cái huy chương vàng Olympic nữa là sự phá hoại đất nước của đảng CSVN sẽ được cân bằng. Toàn dân sẽ hân hoan, hớn hở, hí hửng, hả hê cầm HCV thế vận hội Olympic đi theo sự dẫn dắt của đảng CSVN, tiến lên thiên đường XHCN như Venezuela trong thời gian sắp tới.
Không biết tác giả bài thơ cùng người viết comment trên có là ký giả, phóng viên báo chí nhà nước không, nhưng rõ ràng suy nghĩ, lập luận của họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách giáo dục, tuyên truyền của CS.
Thành quả một môn thể thao ít người tập luyện của một vận động viên được báo chí, thông tin lề phải bơm cạch cạch, thổi phồng lên thành một chiến tích huy hoàng, thành niềm tự hào dân tộc, để quên đi thực trạng thê thảm, những vấn nạn nhức nhối, không phương thức, kế hoạch giải quyết, nói lên sự ươn hèn, bất lực, bất tài của chế độ CS.
Lịch sử nào cho một dân tộc sau 41 năm hòa bình, thống nhất vẫn còn những người dân nghèo khổ tìm cách trốn chạy chế độ, rời bỏ đất nước ra đi, bất kể tù tội, hiểm nguy đến sinh mạng?
Lịch sử nào cho một chế độ hèn hạ với giặc, bỏ mặc ngư dân của mình trên vùng lãnh hải của đất nước cho kẻ thù tấn công, cướp bóc, hà hiếp, giết hại… nhưng sẵn sàng trấn áp, bịt miệng, bắt cóc, kết án, tra tấn, đánh đập, hành hạ những người dân yêu nước bất kể là phụ nữ hay trẻ thơ?
Lịch sử nào cho một đất nước có hơn 93 triệu dân, trên 20.000 tiến sĩ cùng vô số giáo sư, phó giáo sư… không có được một phát minh, một bằng sáng chế khoa học được thế giới công nhận, không tự sản xuất được một con ốc, cái đinh để tự sử dụng, vẫn phải nhập cảng từ nước ngoài?
Lịch sử nào cho một chính quyền khi thảm họa rộng lớn với tầm vóc quốc gia xẩy ra, kéo dài trên 240 km dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung, không thấy một lãnh đạo, một đại biểu quốc hội nào đặt chân đến vùng đất chết thăm hỏi người dân, quan sát trực tiếp sự việc, biến cố, thiệt hại… Tệ hại hơn thế nữa lại còn bao che, thủ tiêu chứng cớ, tìm cách chạy tội cho thủ phạm?
Lịch sử nào cho một dân tộc thông minh, cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại, hiếu hòa, thân thiện bị lãnh đạo bởi một lũ người cực kỳ ngu xuẩn, gian ác, tham lam, hèn hạ, thà mất nước hơn mất quyền lực hơn 41 năm qua, chưa chịu đứng dậy?
Chiếc huy chương vàng do Hoàng Xuân Vinh đem về cho đội tuyển Viêt Nam ở thế vận hội Olympic 2016 có sáng chói, huy hoàng cách nào đi nữa cũng không thể làm cho hàng triệu người dân ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiền-Huế khi nhìn thấy nó sẽ cảm thấy no lòng, quên đi cơn đói hay ấm áp hơn manh áo lành lặn, sạch sẽ trong mùa đông sắp tới.
Xin đừng tự sướng, thủ dâm chính trị để rồi biến nó thành niềm tự hào dân tộc một cách huyễn hoặc.