Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
linh chất bich Nguyen Nhung thuoc ngam hoang quynh Saigon không phải sáng quốc trong nhac Trung truyện nguyet Chung VNCH quan chuyen quang chẳng ngắn
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSun Jul 21, 2013 9:54 pm


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?

 
Lê văn Ngọc
 
(Một vài ý nghĩ nhân chuyến du lịch Nhật Bản)

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQnRiI2l5HKpASte6lqSLwo7fd7JW4Q40KHXRcFZZFIza1EECl1

     Hoàn toàn không phải là điều nghịch lý như kiểu nói “muốn thấp thì đứng, muốn cao thì ngồi”; hay là nói điều ngược ngạo với một sự thật hiển nhiên về sự hơn kém của hai xã hội phơi bầy trước mắt các du khách đã có tuổi để thấy được lịch sử và nguyên nhân đã tạo nên những biểu hiện của hai thủ đô nói trên.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Z

      Theo Duy vật sử quan thì Hà Nội, thủ đô nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam (Độc lập - Tự do - Hạnh phúc) đã bỏ xa thủ đô Đông Kinh của Nhật, một nước đang ở thời kỳ “Tư bản dẫy chết”. Như thế là cách nhau hai thời kỳ, vì trước khi lên đến Xã hội chủ nghĩa, Nhật Bản còn phải kinh qua “Thời kỳ quá độ”, với những cuộc đấu tranh giai cấp và cải cách ruộng đất long trời lở đất nữa mới được.

            Trong chuyến đi, tôi có hỏi một bà đồng hành, vừa đi du lịch Đại Hàn, đúng lúc ở đó đang có những căng thẳng về chính trị, về người dân Đại Hàn, bà cho biết là họ chẳng có gì lo âu; còn tâm lý thì tỏ ra có hạnh phúc. Có thể bề ngoài thì như thế, vì thật sự, những người đi du lịch, với thời gian quá hạn hẹp, chỉ thấy được phần nào cuộc sống cũng như thái độ của người dân.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcTFDR4qfd1aYJG5LBhRBbDe6y1DpkCA9LjWSNotwnoiW607vHI7

            Người đi du lịch, chủ yếu vẫn là đi thăm và thưởng ngoạn những cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng là những công trình tạo tác tuyệt vời trường tồn qua thời gian. Như qua Paris thì thế nào cũng phải xem Tháp Eiffel, lâu đài Versaille, cùng là ngồi tàu du ngoạn sông Seine; Đi thăm thác Niagara để thấy vẻ hùng vĩ của thác nước. Tôi đi Nhật Bản cũng là để thỏa mãn một hiếu kỳ, đến tận xứ sở hoa anh đào vào mùa anh đào nở. Tháng Tư là mùa Xuân của Bắc bán cầu.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQKbgLVNHBRv_uqdJ1AU-E6kELxyclVa5_4Fhwp2BDzxwz1oLH3WA

            Lúc đầu chỉ là vì một chút hiếu kỳ. Thế mà không ngờ lại được gẫm câu tục ngữ: “Đi ngày đàng, học sàng khôn” với ý nghĩa chân thực của nó. Tôi nghe bà người Mỹ, qua chuyến đi chơi Đại Hàn 4 ngày, tức là cũng “cưỡi ngựa xem hoa” nói rằng người dân Đại Hàn rất hạnh phúc, có phần còn hơn người Nhật. Không có con số thống kê, hay bằng chứng cụ thể nào cả, tức là chỉ căn cứ vào những người và cảnh bà gặp trong chuyến du lịch. Tôi cũng vẫn không thích những con số thống kê của các nhà kinh tế để đánh giá sự giàu nghèo của một nước. Nếu cứ so sánh số GDP của Việt Nam ngày nay, gọi là hơn 1000 Đôla, thì ai cũng phải bảo người dân VN ngày nay giàu có hạnh phúc hơn người VN trong chế độ VNCH ngày trước với chỉ có 160 Đôla. Cái lối chia bình quân lợi tức ấy, không thể nói lên thực trạng của xã hội. Ngoài ra, nếp sống của con người trong một xã hội gọi là có văn hoá, không chỉ căn cứ vào mấy yếu tố về tài chính và kinh tế. Cũng vậy, cuộc sống của người dân Trung Quốc không thể tốt đẹp đáng sống như người dân Nhật Bản. Nói gì đến Việt Nam.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcSZDmJTwfpjCfPYisYNty42rQ20JChWl8Gc2DRdkjzPBUcekg30xw

            Vấn đề tỏ rõ là không chỉ làm cho người dân no bụng mà phải đặt trọng tâm nơi văn hoá. Con người không phải là con vật lao động như con trâu con bò để mà cho ăn đầy bụng rồi lao động tốt. Cộng Sản đã đối xử với người dân như thế. Người lao động, tức là thứ dân, mà theo ngôn ngữ của nhà nho trong xã hội cũ là bọn “thất phu” của Nhật, ngay từ đầu thế kỷ 20, tức là Nhật Bản mới duy tân được mấy chục năm, đã là một so sánh thèm muốn cho nhà nho cách mạng Viết Nam Phan Bội Châu: “Những ngày đầu tiên tiếp xúc với đất nước Nhật, Phan Bội Châu đã rất phục thái độ và cách cư xử của những người dân lao động ở đây. Ông cho rằng vì họ được độc lập, họ hiểu được tư cách một dân tộc văn minh, nếu so sánh với người nước ta, thì thật là một trời một vực.”(1)

            Một sự so sánh đơn giản thế thôi, nhưng là một quyết định có tính chất định hướng cách mạng quan trọng của hai nhà cách mạng chân chính: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đến bây giờ người ta mới thấm thía bài học mà hai chí sĩ họ Phan rao giảng.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcR3yiquKmDzFVshwTl8M_HvKedLWd80xfnTVxrolrjfyASbO8b-

            Lịch sử chỉ chú ý đến chính trị và quân sự, mà lơ là với văn hoá. Phong trào Duy tân mà người ta vẫn nói là các nhà nho VN chịu ảnh hưởng nơi các tân thư của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi là phong trào vận động đổi mới về văn hoá. Hai cụ Phan đã đọc những sách ấy và vì muốn thấy cụ thể thành quả, cùng đường lối hữu hiệu duy tân dã dẫn đến thành công, nên phải sang Nhật.

            Trong thời đại của các nhà nho Duy Tân, việc tranh thủ độc lập cho nước Việt Nam đã được nhìn một cách toàn diện, chứ không chỉ là độc lập về chính trị. Người ta đã biết nói “dùng người Nhật để đuổi người Pháp là (dĩ nô dịch chủ- vẫn là nô lệ, chỉ đổi chủ thôi) thì mục đích của cuộc Đông du với Phan Bội Châu và “Tây du” (sang Pháp) với Phan Châu Trinh cũng phải kể là theo một chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” (mở mang dân trí, khơi dậy tinh thần dân chúng và làm cho cuộc sống của dân giàu). Ai cũng biết VN bị thua trận và mất nước về tay người Pháp, hoàn toàn là do sự hủ bại của triều đình Huế đã để cho xã hội VN lạc hậu; cũng giống như vua quan nhà Mãn Thanh đã để cho xã hội Trung Hoa thua sút các nước Tây phương, mà việc duy tân của Nhật Bản thành công đã là tiếng chuông cảnh tỉnh.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQ_GxD9HE1ePJ2O0FQgTF93sfn96ttJn54Aedas8d8ARcxto37S8g

            Sự so sánh người dân nước ta với nước Nhật dưới con mắt của Phan Bội Châu (có thể là vẫn còn đúng với ngày nay dù đang sống trong thiên đường XHCN) là có cơ sở từ một nhận định của Phan Châu Trinh. Cứ theo như Phan Tây Hồ thì có 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam:

            1. - Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy. (Thật sự cũng vẫn có nhiều nhà nho hiên ngang lãnh chịu cái chết hay tù đầy, để mưu đồ phục quốc; tuy nhiên nhìn chung, đại đa số người dân vốn là nền tảng của xã hội, đất nước, thì quả chí khí có kém cỏi).

            2. - Trong khi người ta dẫu sang hèn, nam hay nữ, ai cũng lo học lấy một nghề, thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

            3. -Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc, thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con. (Điều này không đợi tới Phan Châu Trinh mới báo động. Cao Bá Quát, ngay từ đời Minh Mệnh, đã nói trong một bài thơ cảm hứng khi đi theo sứ bộ tới Tân Gia Ba:
 
Nhai văn nhá chữ buồn ta,
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân Ba từ vượt con tàu,
Mới hay vũ trụ một màu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà,
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.

            4. -Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì lợi.

            5. -Trong khi họ bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân, bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng. (Phan Châu Trinh còn nói nhẹ đi. Dân ta còn lừa đảo và bất tín cả với thần thánh. Tục ngữ có câu “Giả lễ bà chúa Mường” – có lẽ xuất phát từ việc những con buôn đi làm ăn cầu khấn với “Ông Hoàng Mười, hay Cô Bơ” cho buôn may bán đắt; nhưng rồi quên lời hứa tạ lễ hậu hĩ, mà chỉ cúng cho lấy có; Những chuyện dân thường kể về nhân vật Trạng Quỳnh, chỉ bày tỏ một lối khôn vặt, bất nhân, bất nghĩa, lưu manh. Điển hình như chuyện Trạng Quỳnh thuê đất, vay mượn của Bà Chúa Liễu Hạnh rồi quỵt, lại còn chửi tục hạ cấp với thần thánh.)(*).

            6. - Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết, thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.

            7. -Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc càng ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

            8. - Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm; thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc. (Nhận xét này của PCT có tính cách tiên tri cho dân Việt ở thời Xã hội chủ nghĩa hiện đại, qua đó người ta thấy rõ khả năng yếu kém về quản lý kinh tế, xã hội của Cộng Sản.)

            9. - Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân, thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu Trời khẩn Phật.

            10. - Trong khi họ làm việc “quan”cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm, thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng. (Ở Việt Nam ngày nay chỉ khác có một chữ “quan” là “cán bộ” mà thôi.)

            Do đấy vấn đề chính vẫn là văn hoá. Mà văn hoá thì chỉ còn dạy dân để mà nâng cao văn hoá của họ. Dân đây là toàn thể mọi người không phân biệt giai cấp. Có lẽ chương trình duy tân của Phan Bội Châu bước đầu là do gợi ý của Lương Khải Siêu: “Muốn giải phóng mình, nước ông phải làm sao cho có thực lực. Thực lực là dân trí, dân khí và nhân tài. Còn sự viện trợ về vũ khí, về mặt quân sự thì không khó lắm. Nhưng có viện trợ mà không có thực lực, thì không chắc chắn đâu”(2)

            Trong thời gian ở trên đất Nhật, tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng, vấn đề dân trí càng nổi lên thành mối ưu tư cho những nhà cách mạng Duy tân VN. Vấn đề Phan Bội Châu nhìn đúng, nhưng khả năng thực hiện lại kém. Muốn chấn hung dân khí, mở mang dân trí phải cần đến một chương trình giáo dục để thay đổi nếp sống văn hoá lạc hậu cũ. Khi dân trí còn quá thấp, thì chẳng thể có một chương trình duy tân nào thực hiện được. Đó là lý do mọi đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đều vấp phải bức tường bảo thủ của văn hoá cũ. Cho dù ở triều đình có thiện chí áp dụng chương trình cải cách, cũng khó lòng mà thực hiện với một đại chúng nhân dân thấp kém, hủ lậu, bạc nhược được.

            Trong chuyến đi du lịch Nhật Bản vừa rồi, điều đập vào mắt tôi là tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của người dân Nhật. Trách nhiệm thì báo chí đều đã đăng tải nhiều. Chỉ đơn cử một việc người tài xế taxi có trách nhiệm với khách là làm tròn trách nhiệm đúng với số tiền thù lao mà khách đi xe phải trả, không hề thấy có một kỳ kèo nào của chủ và khách cả. Dù sao tinh thần trách nhiệm còn trải rộng, khó quan sát hết được. Chỉ riêng tinh thần kỷ luật là dễ dàng nhận thấy nơi sinh hoạt của cộng đồng trong xã hội. Điều đập vào mắt tôi là trật tự ở nhà ga, dù là rất đông, nhưng không có ai chen nhau để đi trước. Có lẽ vì thời gian đã được sắp xếp đúng chương trình, nên không ai thấy mình phải vội vã hơn người khác, để làm mất trật tự của đám đông di chuyển. Điều này cho người ta tin là thật, câu chuyện khiến cả thế giới khâm phục là trong trận sóng thần năm 2011 người Nhật cũng rất trật tự để di tản.

            Vấn đề là làm sao để người dân có tinh thần trật tự và cách mạng? Không có ai sinh ra đã hội đủ tinh thần để sống hoà hợp trong xã hội. Chỉ có giáo dục mới tạo nên được con người xã hội. May mắn cho nước Nhật là sống riêng rẽ trong một quần đảo, tuy có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì được văn hoá bản địa, nên tạo được sắc thái Nhật Bản.

            Những người Nhật duy tân đã hiểu rất rõ nhu cầu giáo dục cho công cuộc đổi mới, và họ đã định được mục đích của giáo dục để đào tạo một con người sống trong một xã hội nhân bản. Mẫu mực nhân bản ấy họ đã thấy được ở tinh thần dân chủ Tây phương như Anh, Pháp, Mỹ.

            Cái đại bất hạnh cho Việt Nam chúng ta (Mặc dầu cụ Phan Châu Trinh đã báo động và cảnh cáo Nguyễn Tất Thành là “tư tưởng Cộng sản do Lénin đem áp dụng ở Nga; kể cả Phan Bội Châu khi tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Bắc Kinh với ý định đưa người sang Nga học, cũng đã mau lẹ nhận ra quan niệm xây dựng xã hội của Cộng Sản là không dùng được, nên cắt đứt quan hệ (3)), là những người Cộng Sản đã đem áp dụng một cách nô lệ cái gọi là “văn hoá Marxist-Leninist” cho dân tộc Việt Nam. Đúng như Nguyễn Mạnh Tường đã cay đắng nhận xét về cuối đời của mình:”... Phải công nhận là nền giáo dục Cộng Sản đã thành công, thuyết phục được những người, dường như đầu óc vẫn minh mẫn, nhưng lại không tin vào những gì mắt thấy tai nghe, mà ngược lại còn tôn xưng tôn chỉ của Đảng, để tăng thêm niềm tin vào những gì Đảng quyết định và ra lệnh như kẻ duy nhất nắm giữ sự thật và là nhà tiên tri Phúc âm Marxist-Leninist. Loại cuồng tín biến sự đa dạng thành ro-bot, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết cử động khi có lệnh đến từ bên ngoài thật sự làm những cái đầu biết suy nghĩ lo ngại.”(4)

            Tiếng bình dân gọi là “bỏ bùa mê thuốc lú” khiến người ta không còn phân biệt phải trái hay dở nữa. Thực tế thì có rất nhiều trí thức đã tuyên truyền không công, cổ vũ cái “Thiên đường Cộng sản” ấy; nhưng còn chính mình thi không dám tới Nga để sống thử trong Thiên đường. Ta cũng không thể loại trừ tính thơ ngây hay cũng có thể gọi là ấu trĩ của trí thức đã góp công nhiều cho tổ chức lãnh đạo lưu manh để đào tạo ra quần chúng Cộng sản. Việc tự giáo dục và giáo dục quần chúng làm nên vai trò cần thiết của trí thức trong việc cải thiệnxã hội. Một nền giáo dục đúng và tốt là nền tảng của văn hoá nhân bản dẫn đến chế độ dân chủ pháp trị hoàn hảo.

            Sở dĩ giáo dục Cộng sản thành công, một phần cũng là do công lao của những trí thức có lẽ “ăn phải bùa mê thuốc lú” này, mà tiêu biểu đáng được vinh danh là Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai. Công lao đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam về phương diện ý thức hệ phải kể đến hai vị này; còn Hồ Chí Minh chỉ là người hành động đã tạo cơ hội cho ý thức này phát triển.

            Hiện tượng ù lỳ về trí thức và thụ động về hành động là một hiện tượng có thật và phổ quát trong xã hội Cộng Sản Việt Nam hiện tại, theo nhận xét của Nguyễn Mạnh Tường: “Tại sao giờ đây họ như đã chết, không còn sinh khí, bất động trong sự thờ ơ? Tại sao họ chịu đựng ngồi khóc một cách thụ động, hay có thể khóc vì tuyệt vọng như thế? Họ không tin mình còn sức gì trong trí óc và hai cánh tay nữa? Họ, những người đã viết nên những trang sử rực rỡ.

            Tôi không thể thấy cái gì ngao ngán hơn cảnh sáu mươi triệu người trôi dật dờ không chút nghị lực như những xác người trên biển cả. Họ đã bị lừa bịp, phỉnh gạt, phản bội và điều không thể hiểu nổi là người ta chỉ biết kêu than đói khổ trong khi tài nguyên thiên nhiên đầy dãy và đang chờ khai thác.” (5)

            Cũng thì là trật tự trong mọi hành động, người ta không thấyngười Nhật dành nhau mua vé đi xe lửa; cũng chẳng thấy có cảnh người sắp hàng để bán chỗ cho những ai cần đi trước. Theo lời tác giả Nguyễn Mạnh Tường thì quả thật người Việt Nam đã rất trật tự “như những xác người trôi trên biển cả”.

            Trên đây là chuyện NMT nói hồi thập niên 90. Bây giờ thì dân khí càng xuống thấp. Hãy cứ so sánh dân Việt trong thời Pháp thuộc, khi cụ Phan Bội Châu bị tòa án Thực dân Pháp tuyên án tử hình, thì cả nước “xuống đường, từ học sinh tiểu học cũng bãi khoá để đấu tranh, khiến Thực dân phải hủy án tử hình, nhưng cô lập cụ ở Huế. Những năm 60 của thế kỷ 20 trong chế độ VNCH, Phật giáo hăng thế, học sinh, sinh viên Phật tử hăng thế, theo lệnh thầy xuống đường đấu tranh không sợ tù đầy. Thế mà bây giờ chính quyền ngang ngược đàn áp nhân dân, công an đánh chết người rồi vu cho là tự tử; sinh viên tranh đấu biểu tình chống Tàu Cộng xâm lấn biển đảo, cướp ngư trường của dân đánh cá VN, bị “Nhà nước nhân dân” ngang ngược bỏ tù, mà học sinh, sinh viên nín khe. Thế mà kéo nhau cả vạn người đi đón một ca sĩ Đại Hàn đến Saigon biểu diễn. Nhân dân khắp nơi chỉ lo kiếm miếng cơm. Nhất là từng lớp trí thức là những người tốt nghiệp Đại học và hậu Đại học (kể cả những người mua bằng) vẫn ngoan ngoãn “không nghe, không nghĩ, không nói, mà lãnh đồng lương chết đói của chính quyền Cộng Sản.”

            Sở dĩ những năm 60 mà nhân dân xuống đường, nhất là Phật giáo là vì có lãnh đạo tổ chức… Giả sử không có Thích Trí Quang cùng một số đại đức, thượng tọa tổ chức tranh đấu, thì chưa chắc đã có cuộc sụp đổ của Chính phủ Ngô Đình Diệm, dù người Mỹ có nhúng tay vào.

            Một điều nữa là dân khí ở miền Nam hồi trước vẫn còn tồn tại, dù phải sống trong chế độ Thực dân; hay vừa mới được tự do ít năm, nó càng nói lên tầm mức quan trọng của giáo dục. Cái giáo dục thời Thực dân, hay thời VNCH, dù chưa được hoàn hảo, nhưng cũng vẫn là ước mơ của ông NMT sống trong chế độ Cộng Sản VN: “Giáo dục phải dạy về những giá trị, lòng trung thực và sự biết tôn trọng. Mục tiêu của giáo dục nhằm dạy cho con người nên người. Nên người là cái mục đích duy nhất và tối hậu của giáo dục. Vì vậy muốn xứng đáng mang danh “nên người”, phải được tô điểm bằng những đạo đức -chỉ riêng chúng-đã nâng cao và tán dương nhân tính con người. Trường học dạy nguyên tắc, đạo đức ứng dụng trong gia đình và ngoài xã hội.”(6)

            Cộng Sản đã dùng giáo dục để làm cho quần chúng của họ thành một cộng đồng sinh vật phản xạ có điều kiện (*). Cái cộng đồng ấy lúc phải dùng cho chiến tranh thì húc đầu vào nguy hiểm như “con trâu Điền Đan” thì mới có ăn; Lúc thời bình thì chỉ biết chờ chủ khiển dụng mà “sáng tai họ điếc tai cầy”. Đó cũng là thứ giáo dục nhằm mục đích nô lệ hoá con người: “Con người sẽ trở nên loại người mà trường học muốn tạo ra. Thứ giáo dục kiểu Spartan (*) chỉ dành cho việc đào tạo những người lính, đẩy tuổi trẻ vào cái cối xay người đen tối và những bài tập quân sự.”(7)

            Chẳng gì rõ hơn cứ nghe trẻ con phải đọc kinh nhật tụng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi” thì thấy chủ trương tạo nên cộng đồng sinh vật này:

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

            Nếu chỉ nhìn vào mặt nổi của những điều gọi là “Bác Hồ dạy thiếu nhi”, người ta cũng thấy thiện chí của giáo dục. Nhưng bản chất của Cộng Sản là dối trá, nên không bao giờ họ thi hành những điều họ nói. Nói là thật thà, nhưng mọi hành vi đều là dối trá; nói là khiêm tốn, nhưng luôn luôn “một tấc đến trời”. Đứa bé được trui rèn để không còn yêu cha mẹ gia đình, anh em nữa, mà chỉ yêu đoàn thể. Cái lầm của sự xây dựng văn hoá Cộng Sản là không đặt trên căn bản cá nhân, mà là tập thể chỉ có lý trí và bản năng. Chưa có một nền giáo dục nào, một triết lý giáo dục nào khinh miệt con người đến thế.

            Đoàn thể đó không có chỗ phát triển cho cá nhân, nên mọi hoạt động đều phải do lãnh đạo. Người ta chỉ có tự do khi ý thức được trách nhiệm và hành động của mình. Giáo dục Cộng Sản thủ tiêu tự do để cho quần chúng mất hết tinh thần tự chủ, dù rằng Cộng Sản vẫn nói tới “tinh thần làm chủ” một cách bịp bợm để nâng cao năng xuất lao động. Một đằng nô lệ hoá trí thức, để người dân không còn ý thức được điều gì ngoài lãnh đạo rao giảng; Một đằng nô lệ hoá nhu cầu hạ đẳng của con người, khiến người dân chỉ còn trông chờ miếng cơm manh áo nơi Đảng ban cho. Có như thế mới dễ dàng cho Đảng sai khiến. Người dân chỉ biết có Đảng, vâng lời Đảng. Không phải vì có tinh thần giác ngộ cách mạng, mà chỉ vì những lợi ích thiết thân.

            Có lẽ cần phải xem lại nhận xét của một nhà báo người Pháp từng viết bài ca tụng dân tộc Việt Nam thời chiến thắng Đ.B.P. , vừa rồi quay lại Việt Nam đã viết: “Giờ đây sự ngu dốt và bất tài đã được dối trá và ích kỷ xông vào nhập cuộc”(8 )Việc làm nên chiến thắng Đ.B.P. nếu đừng kể công lao của Trung Quốc góp vào (*) thì sự hăng say chiến đấu đó phát huy từ lòng yêu nước tiềm tàng của dân tộc V. N. vốn có từ lâu, và đó cũng là điều mà sau này giáo dục Cộng Sản tiêu diệt nó để thay thế bằng tinh thần Quốc tế vô sản. Đừng đánh giá những người lãnh đạo Đảng ngày nay là ngu dốt và bất tài; Họ thực sự là những người ích kỷ, dối trá và rất có khả năng trong sự lừa bịp và bạo lực của họ.

            Những người cầm quyền hiện tại củng cố giai cấp của họ để theo chính sách “cha truyền con nối”: Một đằng họ đẩy trí thức ra ngoài rìa xã hội, khiến những trí thức này lâm cảnh cực khổ phải làm công việc hạ đẳng, nếu không thì với thu nhập thường càng khiến họ đau đớn với thân phận bị tước bỏ chức năng cao quý mà họ đã đầu tư cả đời người. Một đằng họ gửi con cái đi du học nước ngoài (không cần học thật, chỉ cần có cái “mác” học ở nước ngoài, nhất là Tây phương để ngày nào đó sẽ quay về VN, thay chỗ, thay quyền cho họ trong các chức vụ cao một cách danh chính ngôn thuận.

            Sự sai lầm trong việc đặt nền tảng cho văn hoá, mà bước quyết định là giáo dục, không thể thấy kết quả nhãn tiền như đối với chính trị. Thí dụ một ý tưởng rồ dại về đấu tranh giai cấp, khi đem ra thi hành đã đem lại kết quả chớp nhoáng là cả nửa triệu người bỏ mạng tức tưởi. Nhưng hậu quả văn hoá Marxist-Leninist thì phải nhiều chục năm sau mới phát tác cái tệ hại của nó, để muốn thay đổi nó cũng phải cần có thời gian lâu dài vài ba thế hệ, với điều kiện là có ý thức và quyết định để thay đổi nó không.

            Cũng phải nói đến nỗi oan khiên của lịch sử, đã đặt nước Việt Nam luôn luôn vào hoàn cảnh “trễ tàu”. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng một tập thể nhà nho muốn duy tân, kể cả vua Tự Đức (*), nhưng hoàn cảnh lịch sử đã đổi khác rồi, không còn may mắn như Nhật Bản đã quyết định đổi mới đúng lúc nền văn hoá của mình.

Lê văn Ngọc
___________________
Chú thích:
(1) Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam thiên cổ sự - trg 120
(*) Những người nghiên cứu văn học của Cộng Sản rất đề cao trò lưu manh này của nhân vật Trạng Quỳnh, coi đó như là hình thức chống Phong kiến.
(2) Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam Thiên cổ sự - trg 122
(3) Phan Bội Châu niên biểu
(4)Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị khai trừ -trg 270
(5) nt trg 271-272
(6) nt - trg 273
(*) Chú thích của sách K. B. K. T.: Giáo dục kiểu Spartan: giáo dục lòng can đảm, sự anh dũng, bền bỉ, khắc khổ, có ý thức kỷ luật cao, chiến đấu giỏi.
(7) Hồ Chí Minh đã dạy các “đồ đệ” bằng cách nuôi cá trong “ao cá của Bác”, mỗi khi cho cá ăn lại vỗ tay. Sau cá thành quen, thấy bóng người và vỗ tay là nổi lên chờ mồi. Các “cung văn” Cộng Sản Việt Nam tán rằng lòng yêu thương của Bác cảm đến cả loài vật. Sự thực, Bác chỉ áp dụng phương pháp “con chó Pavlov “của Nga mà thôi.
(8 ) Nguyễn Mạnh Tường – K. B. K. T. – trg 278
(*) Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế (như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập ty Bình chuẩn trông coi việc buôn bán; mua sắm vũ khí, dịch tài liệu quân sự nước ngoài, đưa người ra nước ngoài học tập, giao lưu với một số nước... ( Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới – trg 120
(*) Những tin tức hé lộ mới đây cho biết chính Vi Quốc Thanh mới là người lên kế hoạch chỉ đạo chiến dịch Đ. B. P.  V. N. Giáp chỉ là đứng tên để che mắt Mỹ. Võ khí tối tân, kể cả dàn hỏa tiễn gọi là “đại phong cầm Staline do Liên Xô tuồn sang để Trung Cộng đưa cho Việt Nam trong chiến dịch này.
 



Được sửa bởi NTcalman ngày Wed Dec 03, 2014 3:00 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhật Bản khác ta những gì?   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeWed Jul 24, 2013 1:05 am

Nhật Bản khác ta những gì?

Vietsciences - Nguyễn Lân Dũng 


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Nhatban-vietnam


Nước ta có 83 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 87 triệu người. Theo tài liệu của CIA (www.cia.gov) thì vào tháng 7-2006 dự kiến nước ta có 84 403 000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển. Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.

Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD(!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa(!)

Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy?


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Nhatban

Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2, không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là ...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích(!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% (www.cia.gov). Chúng ta không nghèo vì đất.
 
Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương,  năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy.

Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán(!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật, chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ  của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ!

Nước Nhật  là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới, vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô, khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.

Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng. Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...

Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.

Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1%. GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.) năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.) năm 2005 là 32,23 tỷ USD (www.cia.gov). Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực, thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học (CNSH). Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm CNSH cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN... mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm CNSH dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều(!)

Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân cuỉa người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm... 30 tuổi(!). Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006).


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQP89FmyYHVpWdugtVSTqsjNJgxRJ0EF4ZOzUuMe3JoiV4WN6uN


Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II - gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III - gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thì hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Dcc


Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều. Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.

Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp. Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại. Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).        

Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ(!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học(!), bộ Y tế - Phúc lợi, bộ Nông - lâm - ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ - Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học - Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế - Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.

Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là  rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua(!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người(!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người(!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.

Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? E5_S11_Sendai_20090725

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Z



Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan  Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương, chịu khó... chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ, biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc?

Mong sao có một cuộc thảo luận hết sức dân chủ và thẳng thắn: Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì?


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Image001

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Duongsatvietnam
.
Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: “Lói Chuyện” Với Người “Hà Lội” Chính Gốc “Bắc 75″   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSun Jul 28, 2013 1:26 am

.
“Lói Chuyện” Với Người “Hà Lội” Chính Gốc “Bắc 75″

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Vaol_ky-thiBao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Vaol_ky-thi

Ngồi “lói chuyện” với họ hàng hay bạn bè vốn gốc “Bắc 75″ nhiều khi dở khóc, dở cười:

Tôi than: Nhật là nước bại trận mà chỉ cần 20 năm, từ một đống tro tàn đã trở thành cường quốc; trong khi VN là một nước - dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng xuốt của bác và đảng - đã liên tiếp đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác… Thế mà nước vẫn nghèo.

Bạn “Hà Lội” trả lời: Ông so sánh khập khiễng quá, dù Nhật bại trận, nhưng họ vốn đã có dân trí từ trước, nên chỉ cần 20 năm là tự “đứng được trên đôi chân của mình”… Còn VN là một nước nghèo, dân trí lại thấp, thì làm sao mà so sánh với Đức, với Nhật được!

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Viet-nhat

Tôi lại hỏi:
- Tôi và anh cùng được học trong sách giáo khoa, và thường nghe chính bác Hồ cùng các lãnh đạo đảng ta vẫn khoe với người nước ngoài rằng: (*)
”Dân Tộc VN là một dân tộc Cần Cù, Thông Minh, Hiếu Học” (Đúng không?)… Thế mà đã gần bốn mươi năm “hòa bình ổn định”, lại được lãnh đạo bởi một đảng quang vinh, lại được thấm nhuần tư tưởng đao đức Hồ Chí Minh sáng ngời, sao dân trí ta vẫn… Thấp?

Bạn trả lời:
- Trước 1975, chỉ có nửa nước được giáo dục thành con người XHCN - còn người miền Nam thì bị Mỹ ngụy đầu độc... cho nên dù cần cù, thông minh và hiếu học, dù đảng và nhà nước tận tâm giáo dục thì cũng phải mất thời gian vài thập niên “cải tạo để nâng cao dân trí” chứ; Cũng ví như con dao - dù là thép tốt - nếu chỉ cùn như nhân dân miền Bắc trong chiến tranh, thì mài còn chóng, chứ nó đã bị Mỹ Ngụy làm mẻ như nhân dân miền Nam thì phải mài lâu mới sắc được… Ông phải nhớ rằng: Đảng bảo “Dân trí ta chưa cao” chứ không phải “dân trí ta thấp”; “chưa cao” thì sẽ cao, còn “thấp” thì chẳng bao giờ cao được đâu!

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Tuyent2

Tôi lại hỏi: Sách giáo khoa và lãnh đạo (kể cả bác Hồ) cũng dậy rằng:
“Đất nước ta Rừng Vàng Biển Bạc, Đất đai phi nhiêu, mầu mỡ… chỉ nội đồng bằng sông Cửu Long cũng sản xuất lúa gạo - không những nuôi được cả nước - mà còn thừa hàng triệu tấn để xuất khẩu”. Còn về khoáng sản thì nhiều vô cùng, vô tận… như mỏ than nằm tênh hênh trên mặt đất ở Quảng Ninh - Hòn Gai… Dầu lửa khí đốt thì đầy ngoài Biển Đông (đúng không?)… Thế sao ta vẫn nghèo?

Anh bạn trả lời không suy nghĩ:
- Ông nói Điêu vừa thôi! Ai bảo ta có gần 40 năm Hòa Bình Ổn Định…”? Sau ngày Thống Nhất, “ta” đã bị Mỹ cấm vận mất 10… nên chỉ có 30 năm gần đây mới “bắt đầu” xây dựng và phát triển... Chỉ có 30 năm mà VN từ một nước “điêu tàn” vì chiến tranh phá hoại của Mỹ, đã trở thành một nước được quốc tế đánh giá là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất - nhì thế giới… phải không? Thằng Nhật, thằng Đức đến bây giờ đã được quốc tế đánh giá là đất nước có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới chưa?
Việc khai thác Biển Đông thì ta và TQ đang bàn thảo kế hoạch “khai thác chung” vẫn chưa xong, nếu mà xong thì “ta” sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì dân số ta chỉ có một trăm triệu, trong khi dân TQ gấp 13 lần… Một miếng bánh chia đôi, phần “ta” chia cho mười người, phần bạn phải chia cho 130 người; Hỏi ông dân ta hay dân TQ lợi hơn? Đảng ta sáng suốt là ở chỗ ấy!

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcSEECTa2HKgVKVf2Z0FAiyvHIYLQAvzxXoHtw9n1vyIojjOE1A2

Tôi lại hỏi: Chính đài truyền hình VTV vừa làm phóng sự về việc các cháu học sinh vùng cao phải bắt chuột để cải thiên, và chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa than: “Đất nước có gạo xuất khẩu, sao để các cháu học sinh phải nhịn đói đi học?”… Thế mà ông bảo là Việt Nam có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới ư?

Bạn tôi trả lời không thèm suy nghĩ:
- Ông ngu bỏ mẹ, Thằng Nguyễn Tấn Dũng vừa bị BCT phê bình, kiểm điểm… nó tức quá nên bêu xấu đảng, và nó cho đám tay chân làm phóng sự “bịa” để trả thù BCT, trả thù tổ quốc; Còn cái chuyện VN được quốc tế đánh giá là Quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới là “báo đài trong và ngoài nước nói” chứ có phải tôi và đảng bịa ra đâu mà ông không tin!?

Nghe xong tôi… ngọng.
Khỉ thật! Ngụy biện đến khi không ngụy biện được nữa thì giở giọng nói càn, thế thì bố ai cãi cho lại?!

(*) Nói đến việc lãnh đạo ta ra ngoài khoe VN tốt đẹp… Không thể quên câu “P.R.” để đời của chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “Con gái đất nước tôi rất đẹp, mời các ngài đến… chơi và đầu tư!”

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQxun6olTlB9JIW-JsyLY8SAnX77FkNIwzCvOvl2CE1Vqiq3ApX

Lê Duẩn (tuyên bố 1975): "Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng.”
 
Đỗ Mười: "Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới."

Lê Khả Phiêu: "Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công."


-- Dùng vũ lực cướp lấy chính quyền, xác lập chế độ độc tài toàn trị. Đó là khởi thủy của đảng Cộng sản.
-- Cướp lấy mồ hôi xương máu của dân, chặn lấy yết hầu chỉ để dân sống cầm hơi, sau đó bắt họ phải biết ơn đảng. Đó là phương thức xưa nay của đảng Cộng Sản.
-- Làm cho cả dân tộc phải đói khổ, phát chẩn cứu đói lấy lệ rồi tuyên truyền rộng rãi. Đó là công đức xưa nay của đảng Cộng sản.

Đảng Cộng sản tuyên truyền rằng:
-“Nếu như không có Bác Hồ thì đất nước ta không có thái bình ngày hôm nay”. Trời đất ơi, 30 năm chiến tranh mà Đảng gọi là thái bình sao. Mấy triệu xương máu của đồng bào đã hy sinh để có một chế độ độc tài khốn kiếp thế này sao?
Khi xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, họ nói là để có một xã hội bác ái, không còn cảnh người bóc lột người. Vậy mà Đảng Cộng sản đã phân biệt giai cấp và ý thức hệ, giết hại hàng triệu đồng bào, đưa đất nước vào vòng bể dâu.

Họ thương con người đến vậy sao? Cái khẩu hiệu tối nghĩa mà từ khi họ đưa ra chưa có nhà thông thái nào hiểu được: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Người dân bị đảng lãnh đạo, bị nhà nước quản lý thì không hiểu làm chủ bằng cách nào? --- Rồi lại đến chuyện thời bao cấp. Theo đó thì nhà nước quản lý và lo tất cả cho dân, từ lương thực cho đến cái kim sợi chỉ. Mọi thứ đều phải chịu sự phân phối của nhà nước. Chuyện ăn chuyện uống, sự sống cái chết của dân đều do nhà nước nắm giữ cả. Vậy thì nhà nước như cha mẹ còn gì? Vì vậy mà người dân luôn phải biết ơn Đảng và Bác Hồ vĩ đại.

Thời này trong dân gian sản sinh ra một câu nói nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay:
– “Trông mặt như mất sổ gạo”. Câu này để ám chỉ những ai hốt hoảng, lo sợ một cái gì đó. Đó là tâm trạng của một người bị“mất sổ gạo” thời bao cấp. “Mất sổ gạo” là bị cắt dạ dày, cả nhà coi như chết đói.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcR8l-9ALaGl03D_A_6t8xGKfpwIzUwDVk3MeAJB7f8dpeLDTRCv

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: TỰ DO - HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeTue Jul 30, 2013 1:55 am

Bài viết rất hay. Bạn đọc rồi hay chưa đọc cũng mời đọc thêm một lần, nhất là các bạn trẻ, để biết thế nào là "cộng sản".

TỰ DO - HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI



Với bút hiệu tựdo - chữ thường, viết liền - ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài “Người tìm tự do và tượng thần tự do” đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

tự do


Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.

Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?”

Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi... nữa là bác!”

Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.

Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.

Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.

Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.

Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là... Vẹm!

Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.

Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!

Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.

Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn...

Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và... tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).

Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcRATyjWz-3bw_p-Xpos8iDrtNuQ5H68xs0xcp1Bc5mR2CYDW2LOdQ


Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng... đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là... “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo... cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!

Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, ...đi tù!

Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.

Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.

“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcSuFUn0rScdMwX6MG7A53RHq1R4Pzhyic3JdwK6yAz2F3mkExGH

Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động“ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.

Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.

“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”

Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu...! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân...” là vậy!

“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.

“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.

Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!”

Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng” giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.

Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!

Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.

Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”

Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcRnSslfwFAO0etNSf5O1UtvYvgW8YsYhUCqE-ML1au07T2XKUZoVg

Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.

Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiểu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về...! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!

Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng... nói dối!

Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.

Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.

Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.

Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười:

“Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”

“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”

Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi...”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.

Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.

Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!

Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.

Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ...!


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcStlw8rUOTtQZNB8IRyGMIAMotcYjkzpy7PS1Tf1AvZl6pUDhsuHA
.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Hà Nội đi taxi Tokyo   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSun Aug 04, 2013 1:32 am


 Người Hà Nội đi taxi Tokyo


 … Chính cách thiết kế bảng điện tử Navi và văn hoá của những người lái xe taxi Tokyo khiến tôi nghĩ về taxi Việt Nam…

 Bạn thân mến,

 Khi tôi mới đến Tokyo nghe nói taxi ở thành phố này đắt lắm, thế là tôi sợ không dám đi… Ấy thế mà chẳng tránh được… Vào một ngày tôi phải đến quận Shibuya ở trung tâm thủ đô Tokyo để làm giấy tờ… Một hai lần đầu ngạc nhiên và bỡ ngỡ, rồi tôi bắt đầu dần quen với nét văn hoá taxi Nhật Bản.

 Hầu hết các loại taxi ở Tokyo là loại xe Toyota, Nissan đời mới, cửa tự động mở trông rất sang trọng. Tất nhiên giá thành cũng “sang trọng”’ tương xứng với dịch vụ. Bước lên xe bạn phải trả 720 yên (120.000 đồng Việt Nam). Nếu một chuyến taxi từ sân bay Nội Bài về nội thành Hà Nội là khoảng trên 200.000 đồng thì ở đây, từ sân bay quốc tế Narita về trung tâm thủ đô Tokyo với cự ly 70 km bạn sẽ tốn 20000 yên, tương đương 3.200.000 đồng Việt Nam.

 Với mức giá như vậy, đa số người dân Tokyo dù ở tầng lớp xã hội nào cũng đều sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính. Họ chỉ lên taxi khi đi nhà hàng, khi có công việc đột xuất hoặc bắt taxi đi quãng ngắn từ ga tàu điện ngầm về nhà.

 Nếu chỉ là chi phí đắt đỏ cho một phương tiện dịch vụ giao thông thì sẽ không có gì đáng nói về taxi ở Tokyo. Cái chính là ở đây, người ta lái taxi theo một cách thật đặc biệt, và rất khác với những nơi tôi từng sống.

 Trong xe, ngoài đồng hồ hiển thị cây số và rất nhiều loại thiết bị thông tin hiện đại, đáng chú ý là một màn hình mini điện tử dùng để chỉ dẫn đường mà trong tiếng Nhật gọi là Navi. Khách lên xe sẽ đọc cho lái xe biết địa chỉ và số điện thoại nơi mình cần đến. Dựa trên chỉ dẫn của màn hình điện tử người lái xe sẽ đưa khách tới đúng địa chỉ.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Taxi-gps-japan


 Nhờ có hệ thống chỉ đường hiện đại nối trực tiếp với tổng đài và rada này mà sẽ không bao giờ có chuyện lái xe taxi “câu đường ” của khách. Nhưng ngược lại, như những người bạn tôi vẫn hay nói đùa là lái xe taxi ở Nhật suy nghĩ bằng Navi, họ hoàn toàn không có khái niệm làm việc dựa theo kinh nghiệm hay trực giác của mình.

 Chuyến taxi số 1

 - Chị đi đâu ạ?- Người lái taxi hỏi rất lễ độ

 - Cho tôi tới văn phòng nghệ sĩ Sugi- Ryo-taro tại khu phố Minato, toà nhà San-yu, đường Nishi-azabu, phường 3, ngách 20/6.

 - Xin chị đọc lại một lần nữa chậm thôi để tôi còn bấm Navi… Người lái taxi vừa lẩm nhẩm đọc vừa ấn trên màn hình Navi địa chỉ văn phòng. 5 phút trôi qua… 5 phút nữa..

 - Tôi tìm thấy rồi, chúng ta bắt đầu xuất phát…

 Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng…

 - Chị chờ thêm một chút tôi đang tìm nghách số 20… Bộ nhớ trên bảng Navi không có… Trán ông ta bắt đầu lấm tấm mồ hôi…

 Xe chúng tôi lộn đi lộn lại mấy vòng trong khu phố. 20 phút vẫn chưa tìm thấy vì ngách 20 không có trong Navi

 - A, tôi có điện thoại văn phòng đây

 - Cảm ơn chị … Alo… Có phải văn phòng ông Sugi không ạ… Cô cho tôi hỏi giùm vị trí văn phòng mình nằm chính xác ở đâu… Hiện xe tôi đang ở ngách 11…

 - Xin ông nhanh lên cho tôi, hẹn họ 2h30 mà bây giờ đã gần 3h chiều rồi.

 Người lái xe càng luống cuống… Điện thoại cũng không giải quyết được… Tôi hơi ân hận vì đã giục ông. Nhưng cuối cùng rồi chúng tôi cũng tìm ra.



Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Taxi-gps-japan-1


 Chuyến taxi số 2

 - Địa chỉ đây thưa ông. Ông cho chúng tôi về khu Uehara ,quận Shibuya..’’

 - Tối quá… chị đọc giùm cho tôi địa chỉ…

 Người lái xe bấm vào bảng điện tử Navi… Một lần, hai lần, ba lần… Sau nhiều lần ông ta bấm, bảng Navi vẫn không hiện ra sơ đồ chỉ dẫn. Cũng có thể, hoặc có sự trục trặc kỹ thuật, hoặc vì địa chỉ quá mới chăng?

 - Xin lỗi chị, tôi không thạo đường về khu phố Uehara… Chị có thể gọi giùm xe khác… được không ạ…”. Ông ta nói lễ phép, như cảm thấy mình có lỗi, khiến người khách là tôi dù rất mệt cũng không thể trách cứ.

 Hôm đó chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc nửa đêm…

 Chuyến tắc xi số 3

 - Bác ơi, Tokyo mùa này, hoa anh đào nở đẹp quá…

 - Thưa chị, tôi không được phép nói chuyện trong lúc đang lái xe… Tôi cụt hứng… Suốt dọc đường đành lặng lẽ nhìn qua cửa kính xe, ngắm hàng hoa anh đào nở trắng, thanh khiết và lộng lẫy chạy theo những đường phố Tokyo hiện đại mà vẫn đậm bản sắc của xứ sở Phù Tang, và đuổi theo những ý nghĩ bất chợt.

 Cũng có thể lý giải cho phong cách taxi Tokyo khi biết hầu hết lái xe taxi ở đây trong độ tuổi khó kiếm việc làm. Đa số họ từ 40 đến 60 tuổi. Họ chấp nhận nghề lái taxi với mức lương khoảng gần 3000 dola một tháng – mức thu nhập khá thấp so với mức sống Nhật Bản. Đặc thù công việc không ổn định, có khi là do công ty taxi phá sản ( điều này rất hay xảy ra ở một xã hội công nghiệp), hoặc có khi chính họ chỉ coi lái taxi như một công việc tạm thời nên phần lớn tài xế taxi ở Tokyo đều là lái xe không chuyên.

 Nhưng, dù vậy một người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản là tôi cũng bị bất ngờ, ngay cả địa chỉ quen thuộc của cơ quan chính phủ, trung tâm báo chí quốc gia hay đài truyền hình NHK, lái xe taxi cũng không cần biết bởi đã có bảng điện tử Navi chỉ dẫn. Dường như trong khâu tuyển chọn lái xe, khả năng bấm bảng điện tử cần thiết hơn là kỹ năng lái xe và hiểu biết về đường xá.

 Phải chăng, đặc điểm đó xuất phát từ một cơ chế vận hành kỹ thuật chính xác và khoa học, phù hợp, bảo đảm cho người lao động đã có tuổi khó kiếm việc làm vẫn có thể lao động vừa sức, vừa là cách kiểm soát, hạn chế để người lái xe khi hành nghề không thể có sự gian lận khi tính tiền cho khách. Đó chỉ là sự suy diễn của tôi, có thể đúng có thể sai.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Taxi-devices-tokyo1
 

Nhưng chính cách thiết kế bảng điện tử Navi và văn hoá của những người lái xe taxi Tokyo khiến tôi nghĩ về taxi Việt Nam. Tôi đã nhiều lần đi taxi Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bạn ạ. Mới thấy cái dở của taxi nước mình. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, nghe giọng, biết mình là người bắc, có lái xe cố tình đi lòng vòng, “quẹo trái, quẹo phải” để câu giờ, và cũng là câu tiền. Còn ở Hà Nội, không ít lần, tôi trở thành “Navi” của lái xe.

 Ngồi trên xe, vừa nói địa chỉ, lái xe đã ngỡ ngàng hỏi lại: “ Đường đi thế nào ạ?”. Tôi lại phải chỉ dẫn, anh rẽ phải, đi thẳng, rồi rẽ phải tiếp…thế, thế…Có đoạn, tôi dẫn nhầm cả vào đường cấm ô tô đi ngược chiều, may mà không thấy cảnh sát giao thông. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa mệt mỏi: “ Sao chú là lái xe mà lại không biết đường?”. Im lặng. Tôi nhắc lại câu hỏi. Giây lát, anh ta ngập ngừng: “Dạ, em ở quê lên thành phố mới vào nghề nên chưa rõ đường ở đây!”. Tôi im lặng, thôi cũng nên thông cảm…

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Taxi-gps-japan-2

 Đó là những lái xe mới ở quê lên. Còn cánh lái xe ở lâu trong thành phố thì có khi vừa lái, vừa nghe điện thoại di động tán chuyện em út, bồ bịch, hoặc văng tục, chửi thề tục tĩu, khiến khách phải đỏ mặt. Nhưng đến lúc trả tiền, anh ta lại năn nỉ: “Thưa, em không có tiền lẻ trả lại”. Không biết có thật hay không, vì đã nhiều lần gặp phải tình huống kiểu này, và cũng nghe không ít mánh lới của các anh tài taxi, bực mình, tôi phẩy tay: “Thôi, khỏi”.

 Và bây giờ, tôi đang ngồi trong taxi Tokyo để nghĩ về taxi Việt Nam. Chỉ thầm nghĩ, đến bao giờ taxi Việt Nam có “cơ chế vận hành, kiểm soát và văn hoá taxi như vậy?”. Có khó lắm đâu, bạn nhỉ?

Bài và ảnh: Việt Hà (Tokyo)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Hà Nội bây giờ: Hà Nội lố nhố...   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeWed Aug 07, 2013 1:54 am

Thủ đô "Hà Nội lớn" mở rộng với tốc độ nhanh nhất thế giới...

Hà Nội bây giờ: Hà Nội lố nhố...


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? B837d29448784c43990edf6b4201750c

Mái ngói rêu phong dần được thay thế bằng mái tôn, những lồng sắt, chuồng cọp xuất hiện ngày một nhiều trên ban công hay nóc của các tòa nhà cũ kỹ... khiến phố cổ Hà Nội thêm ngột ngạt, nhếch nhác.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Da79fbc581814d0d9610f1f947969ddd
Phố Hàng Đường nhìn từ trên cao, nhà thò nhà thụt. Mặt tiền con phố này nham nhở từ nhiều năm nay khi người dân cơi nới thêm tầng để tăng diện tích ở.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 4709f6d27f454630a096b0539b71be13
Người đi đường ngước mắt lên cao rất dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà có mặt tiền nham nhở, vôi vữa bong tróc bởi sự cơi nới hay thờ ơ của người dân.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 01242c000865402db670d95f91e29df5
Nhìn từ trên cao, hầu hết nóc nhà phố Hàng Buồm, Hàng Giấy và nhiều khu vực khác đã bị sửa sang, không còn cảnh ngói phủ đầy rêu đặc trưng của phố cổ Hà thành hàng chục năm về trước. Các khoảng sân, ban công thoáng đãng cũng được tận dụng làm tum để ở hoặc phơi phóng.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? D755bd67f1f94194b84965e0464eb8e9
Do diện tích không được mở rộng trong khi người ngày một đông nên nhiều gia đình ở phố cổ đã liên tục cơi nới, xây các "chuồng cọp" chồng lên nhau.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 30bf6f5f6725465f91071834d3686daa
Trong khu phố cổ đất chật người đông, những chuồng cọp quây tôn rộng chưa đầy 10 m2 như thế này có thể là chỗ sinh hoạt lý tưởng của một gia đình.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? B10110b97a7f487ea78b5883fbcd4d03
Mái tôn giăng kín, nhà mọc khắp nơi khiến nhiều ngôi nhà chỉ một chỗ có ánh sáng là tầng thượng.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Afc782c41d4941c29f29d7e3b6e5da07
Một khe hở hiếm hoi đủ để đứng phơi quần áo.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 111c2db43bbd46f1a4d1ef9ac0e8b33c

Còn nhiều hộ gia đình khác ở nhà số 60 Hàng Buồm phải bật đèn điện giữa ban ngày để soi lối đi và phơi quần áo..

Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể


Suốt 40 năm, do sống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100 hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? F14d1447bb484a91b15e214a61f807a5
Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 3c8c5a5568de40d8b80ef3e9c98a07b2
Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn hộ đều được cơi nới và xây thêm "chuồng cọp" để làm nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? E2cda99e61024e469868ef96e3dabc98
Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 5f75cf01cc2e4ea1b029ae91f701987f
Còn khu bếp, vệ sinh... được gia đình tự cơi nới thêm phía trước nhà.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Eb1a6815600748698abcceceb51fcde5
Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 6c3e5c80e7c240128b54c52bc5436b7b
Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết, chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 3b813c8edd23444d8863d4b692003cea
Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 3d25b5b33743423aac132285ae764ac6

Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 4c688776a5044c5585b8c139f2f696a2
Một số hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi trường. "Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm quá, không thể sống nổi", bà Thu nói.

Phương Sơn



http://vanghe.blogspot.com/2013/04/ha-noi-lo-nho.html
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Báo ngoại quốc chê quán phở ở Hà Nội là 'thô lỗ'    Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeThu Aug 08, 2013 4:58 pm


Báo ngoại quốc chê quán phở ở Hà Nội là 'thô lỗ'
 
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 02e112ab65d549efbb03b67162ce95eb
Một quán phở vỉa hè ở Hà Nội.

Những người làm việc tại quán phở này bị ký giả hãng AFP chê là “ăn nói cộc cằn, thô lỗ.”

Báo mạng Việt Nam Plus dẫn lời một nhân chứng, cư dân Hà Nội là ông Trần Văn Hưng 39 tuổi nói rằng ông đã ăn phở Lò Ðúc suốt 20 năm qua. Ông cho biết: “Những người bán hàng ở đây luôn cộc cằn với tôi. Nhưng tôi quen rồi. Tôi không quan tâm.”

Còn theo ký giả AFP, món phở nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Việt, kể cả du khách ngoại quốc. Vì vậy, theo báo này, mặc dù người bán hàng lúc nào cũng ăn nói “kém nhẹ nhàng,” quán phở vẫn đông nghịt.

Từ trước, Hà Nội còn nổi tiếng có nhiều quán thuộc loại “bún mắng, cháo chửi.” Ðiều lạ là các quán loại này vẫn... đông khách. Có người lại còn tỏ ra thú vị, cho rằng “có lẽ không nghe chửi thì lại... ăn chẳng ngon.”

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? E8295e3fb7cc4cd2b4c8a8c2456163b2 

Tại Sài Gòn hiện nay cũng không ít quán thuộc “phong cách” trên. Có quán ở quận 3, Sài Gòn, người tính tiền sẵn sàng ném tiền vô mặt thực khách chỉ vì họ giành nhau trả tiền. Còn nhan nhãn khắp nơi ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam, không dễ gì thực khách tìm thấy nụ cười ở nhân viên bán quán.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 4edcb226366f41499f0339e4c4ca78d5 

Có lẽ “phong cách mắng chửi, không thích cười” đã trở thành quen thuộc và thông dụng đến nỗi không ai còn thấy lạ, trừ những người ngoại quốc.

Một số cư dân khác cho biết đã ngay lập tức nhận ra “điều bất thường” này khi ông từ quê ở miền Trung đến Hà Nội. Ông còn kể, đã được giải thích rằng có nhiều quán ăn “cha truyền con nối” cũng có nhân viên, chủ quán mang thái độ “thiếu thanh lịch” đối xử với khách hàng.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 1ec107c8d1ff48e39f0a4bf9726a8248 
Có người còn thú nhận, dân Hà Nội hàng chục năm đã quen “ăn chửi” nên không còn thấy lạ.

.
Về Đầu Trang Go down
tnguyen
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Ðến Hà Nội coi chừng gặp "giá trên trời"   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeSat Aug 17, 2013 9:20 pm


Ðến Hà Nội coi chừng gặp "giá trên trời"

Nguyên Lê/Người Việt

HÀ NỘI (NV) - Du khách ngoại quốc và nhất là Việt kiều vào bất cứ một quán ăn nào ở Hà Nội, thường bị các chủ quán “chặt chém”, nâng giá tính tiền khác hẳn so với khách bình thường.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 170492-PS-ChemDuKhach-01-400
Quán Cơm Quế phố Ðinh Liệt thu hút rất nhiều du khách ngoại quốc. (Hình: Nguyên Lê/Người Việt)

Ðể thoải mái ‘chặt chém’ du khách, đa số các quán ăn này đều không treo bảng giá và khi tính tiền, họ sẽ thu theo từng bàn hoặc từng người trên hóa đơn riêng. Cùng một món ăn, các du khách thường phải trả tiền gấp đôi, gấp ba so với khách bản địa.

Ở Hà Nội, khách du lịch ngoại quốc hay ‘Tây ba lô’ thường tập trung ở khu vực phố cổ (những phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm). Vì thế các quán ăn mọc lên trong khu vực này thường bán đắt hơn so với những khu vực khác vì lý do thuê địa điểm quá đắt. Và đây cũng là nơi những quán ăn có nhiều cơ hội “chặt chém” khách du lịch nhất.

Quán Cơm Quế ở phố Ðinh Liệt, quận Hoàn Kiếm được coi là một trong những quán cơm bình dân ngon trong khu vực phố cổ. Mặc dù diện tích nhỏ nhưng nằm ở vị trí đắc đạo, ngã ba đường Ðinh Liệt cắt với đường Cầu Gỗ, đồ ăn cũng khá ngon nên quán Cơm Quế thu hút được rất đông khách du lịch.

Vì là quán cơm bình dân nên ngoại trừ cơm tính tiền theo số lượng bát thì đồ ăn ở quán Cơm Quế được tính tiền theo đĩa, tùy theo số lượng khách và tùy theo khách du lịch hay khách bản địa.

Quán cơm này không có bảng giá, sau khi khách gọi đồ ăn xong nhân viên sẽ ghi giá tiền trong một quyển sổ, đợi đến khi khách gọi tính tiền sẽ đến thu. Chỉ cần nhìn thấy khách là người ngoại quốc đeo ba lô, là ngay lập tức nhân viên trong quán này sẽ nâng giá đồ ăn.

Gọi cùng số món ăn, hai khách bản địa chỉ phải trả khoảng 100,000 ngàn đồng (khoảng 5$) thì khách du lịch sẽ phải trả từ 200,000 ngàn đồng (khoảng 10$) đến 250,000 ngàn đồng (khoảng 12.5$).

Cũng giống như quán Cơm Quế, rất nhiều quán ăn ở khu vực Tống Duy Tân (phố hàng ăn nổi tiếng ở Hà Nội) hễ cứ thấy khách ngoại quốc là tính tiền giá “cắt cổ”.

Chị Hồng Liên, chủ một quán ăn trong khu vực này cho biết: “Ở đâu mà chẳng thế em ơi. Em đi du lịch nơi khác cũng bị chém đẹp thì ở đây cũng thế thôi. Với cả đấy hầu như là khách chỉ phục vụ một đến hai lần nên mình cũng phải biết tận dụng cơ hội kiếm ăn chứ”.


Những chiêu "chặt chém”

Khác với các loại mặt hàng, sản phẩm, khách du lịch thường gọi đồ ăn là dịch vụ không thể trả giá. Do đó, khi chủ cửa hàng không có menu, không có báo giá thì khách du lịch cũng phải chấp nhận để chủ quán “chém đẹp” mà không thể làm được gì.

Tận dụng sự khác biệt về ngôn ngữ, với khách ngoại quốc không biết tiếng Việt, các quán ăn có thể thoải mái hét giá và yêu cầu khách trả bằng ngoại tệ. Còn khách du lịch đến từ vùng khác, các quán ăn lại có đủ chiêu trò để nâng giá.

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? 170492-PS-ChemDuKhach-02-400
Ða số các quán ăn không có giá, khách gọi món xong nhân viên sẽ tự ghi giá tiền vào một quyền sổ. (Hình: Nguyên Lê/Người Việt)

Anh Việt Hà, khách du lịch người Sài Gòn đến Hà Nội bực tức: “Tôi rất ghét dịch vụ ở Hà Nội vì các quán ăn rất hay tính đắt cho khách du lịch. Cứ nghe giọng nói ở nơi khác đến là chủ quán tăng giá. Có hôm tôi hỏi vì sao tính tiền cho tôi đắt hơn bàn bên cạnh, thì chủ quán tỉnh bơ trả lời là lấy cho tôi nhiều đồ ăn hơn dù tôi không gọi và tôi thấy chẳng khác gì so với khách kia. Khi ăn tôi có gọi thêm một chai bia cũng bị tính tiền bia lạnh khác với bia thường, khiến tôi rất bực mình. Sau này tôi toàn phải rủ bạn ở đây đi cùng để gọi phục vụ đỡ bị tăng giá”.

Sau nhiều lần bị các quán ăn “chặt chém”, một số khách du lịch đã đề phòng bằng cách yêu cầu chủ quán cho biết giá trước rồi mới gọi đồ ăn. Thế nhưng khách du lịch cũng vẫn phải chào thua người bán hàng vì một vài quán ăn sau khi rút kinh nghiệm vì sợ khách bỏ đi do không có menu nên làm hẳn hai quyển menu, một dành cho khách bản địa và một dành cho khách ngoại quốc.

Chị Hồng Anh, Việt kiều Ðức ngán ngẩm với dịch vụ phục vụ ở Hà Nội: “Tôi về Việt Nam chơi một tháng. Mọi khi tôi hay đi cùng đứa em gái, gọi đồ ăn ở quán hai chị em vẫn hay ăn thì chẳng sao. Hôm tôi dắt bạn đến ăn chủ quán tính 600 nghìn đồng (khoảng 30$) một nồi lẩu mà mọi khi chị em tôi ăn chỉ mất 200,000 nghìn đồng (khoảng 10$). Tôi tức quá hỏi lại thì chủ quán bảo chiều được giảm giá còn tối bán giá khác dù lần trước chị em tôi cũng đi ăn tối”.

Cứ thế, với hàng loạt lý do, chiêu trò, những quán ăn tại Hà Nội thản nhiên nhìn mặt du khách, nghe giọng nói rồi mới tính tiền.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQtHh1nCzF2FxQigc3lbjzUG8FXYtppD0o4IRei7OMenFzY_Haq

Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Images?q=tbn:ANd9GcQR_I9iWMcP-fkWi9NHlX6IdoUC433OqPiqdnrHAzv2bBe8QyZYog

.


Về Đầu Trang Go down
LHSon
Khách viếng thăm




Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm về Cội nguồn: Người Hà Nội, người giả dối hay người Việt?   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitimeFri Nov 01, 2013 11:33 pm


Tìm về Cội nguồn: Người Hà Nội, người giả dối hay người Việt?

LTG.

Giời ạ!

Các bạn Hà Lội cứ việc nhận mình là người Hà Nội cho oai – tôi đây chẳng biết nói năng ‘nàm thao’ cho phải đạo! Mẹ tôi là người Hà Nội chính gốc con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư trước khi các bác đỉnh cao trí tuệ san bằng giai cấp thủ đô để mọi người ở khắp nơi đổ về nhập cư và chiếm cứ gia cư và tài sản của đám tư bản và trí thức mại sản này. Ngay cả Bà Ba Bủng theo lệnh trên vào độ Cách mạng mùa Thu năm ấy cũng phải sơ tán chạy mất dép theo những người như mẹ tôi vào Nam.

Để bây giờ các bạn gốc gác Hà-Nam-Ninh hoặc bất cứ nơi quê hương hang hốc nào đó cũng tự hào mình là người Hà Nội thủ đô ‘đầu lão của đất lước! Oải thật!’

Bên trên là comment của người viết khi tình cờ vào trang Facebook của một người bạn Hà Nội có post bài “Tôi Không Tuyển Người Hà Nội” từ Vietnamnet (Bài này không còn tìm thấy trên VNN, nhưng vẫn còn đọc được trên TTXVA), đại ý:

“Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.

Cách đây chỉ một tuần, do quá bực mình, tôi chỉ thẳng mặt một cậu nhân viên rồi nói:

‘Mày đi thẳng ra khỏi công ty đi, những thằng như mày, chỉ dựa dẫm gia đình, sinh ra sướng sẵn rồi, nên không bao giờ làm được việc nếu không chịu khó rèn luyện đâu. Mày đừng bao giờ coi khinh người nhà quê, người ngoại tỉnh, mày nhìn xem, năng lực, những cái mày làm được, liệu có bằng người ta không?’

Cậu này, người Hà Nội gốc, vốn do một ông sếp gửi gắm, là cháu ông ta. Do cần phải quan hệ, tôi buộc phải nhận vào, nhưng làm việc thì không ra gì mà còn hay chém gió, hay coi thường người khác. Hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, tôi gần như không tuyển người Hà Nội vào công ty, những vị trí nhân sự chủ chốt đều do người ngoại tỉnh nắm giữ.”

Tôi đọc và để ý thấy những lời góp ý/comments hầu hết đều có ý chê bai, dè bỉu tác giả, một người ngoại tỉnh vào Hà Nội ăn học thành tài, làm chủ một công ty lớn, trở nên giàu có, nhưng chính ông vẫn không chấp nhận được tính trịch thượng, biếng nhác, và ỷ lại của người Hà Nội (đời nay). Không biết bao nhiêu kẻ khinh khi, miệt thị tác giả ‘nhà quê’ này là người Hà Nội đời nay, nhưng rõ ràng những phê phán góp ý của họ mang nhiều tính tự tôn, tự đại mà theo tâm lý học hàm ý che đấu tính tự ti mặc cảm của mình. Ngẫm lại bỗng thấy buồn cười cho chính những người thủ đô, tự hào và tự gán cho mình gốc gác Hà Nội. Không hiểu đến thời đại nào thì hai câu thơ sau đây còn có thể được ví von về người Hà Nội một cách không gượng ép?

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.


Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Ng-hn-450x299

Theo thiển ý, hai câu này khó có thể áp dụng theo đúng ý của nó để mô tả nét trang nhã của người Hà Nội đời nay, kể từ sau cách mạng tháng Tám khi Đảng Cộng sản ra đời và chiến tranh giai cấp đã tước mất đi nhiều vẻ thanh lịch của Hà Nội. Chớ vội nói đến điển tích của thời kỳ vàng son và phong kiến của nhà Hán với cổ thành Trường An của họ. Khoan hẵng nói đến những gì gần hơn của Việt-Nam: một bài thơ do Nguyễn Công Trứ chắp bút, một Hoa Lư huy hoàng, cố đô đầu tiên của Việt tộc được Lý Thái Tổ đổi tên là Tràng An, cũng như Đại La trở thành kinh đô Thăng Long. Hai câu thơ trở nên ca dao trên chính là lời ngợi ca – trên bình diện tao nhã – một Hà Nội của Việt Nam một thời bình an nào đó, mà có lẽ những người như tôi, như những người trẻ khác thích o ép nó thành một Hà Nội thời thượng của riêng mình.

Và đó chính là nỗi chán chường và bực dọc của tôi (xem Lời Tác giả / chapeau bên trên).

Thật thế, về Việt Nam nhiều lần tôi cảm nhận và học hỏi được nhiều điều. Không ít những chuyện muốn thu thập là những lần lân la ra đất Bắc. Để tìm về cội. Để tìm về thực. Để tìm về hư. Để tìm về cái còn cái mất. Khuất tất và khắc khoải. Ngay lần đầu tôi đã nôn náu thấp thỏm tìm về vẻ đẹp, vẻ nên thơ trang nhã của Hà Nội, bao năm nhận thức qua thi ca và văn chương quốc ngữ. Những chuyện kể của họ hàng người lớn, kể cả những huyền thoại và nhiều giai đoạn lịch sử còn chưa quên trong tâm khảm.

Đầu thập niên ’90 khi nhiều người trong Nam vẫn chưa dám ‘bén mảng’ ra Hà Nội, bất chấp lời khuyên của bác tôi (di cư ’54) ở Sàigòn: “Này cháu ngoài đấy người ta trí trá lắm không như trong Nam đâu nhé…” Tôi, một người chân ướt chân ráo từ xứ cờ Hoa trở về, vẫn cứ đơn thân độc mã lặn lội ra Hà Nội – nhất là một người sinh trưởng trong Nam trưởng thành ở Mỹ như tôi chưa bao giờ đặt chân, chưa bao giờ biết đến quê hương miền Bắc hoặc được tiếp thu trong hiện thực hình ảnh của một thời thơ mộng – vì khi sinh ra đất nước chia đôi và chiến tranh dày xéo. Tôi không thiếu lý do và những ý nguyện tốt lành khi về thăm quê mẹ mong tìm lại nét ‘hoa nhài’ năm xưa thay vì chỉ là những hoài cảm.

Để rồi với thời gian, bộ mặt thật của Hà Thành ngày càng nhếch nhác hơn khi các ông trong Bộ Chính trị và bí thư thành ủy càng cố sức chạy đua cho kịp với Sàigòn, càng chạy đua càng ‘lệch lạc’, càng sái buổi chợ. Bằng cách đòi hỏi tiền đầu tư của nước ngoài – trước khi họ muốn đầu tư trong Sàigòn – phải đổ vào ‘mở mang’ (một cách vô lối thiếu có quy hoạch của thành phố!). Hà Nội đã bước chệch hướng văn hóa còn sót lại của nó. Lý do các nước ngoại quốc thích đầu tư trong Nam thật dễ hiểu: sau bao năm tiếp xúc và làm ăn với nước ngoài, dân Sàigòn đã trở nên sành sỏi và thiện nghệ, hiểu biết và tháo vát hơn người anh em miền Bắc. Không kể bản chất cởi mở, thân thiện, thật thà, thông thạo đường lối, biết giao du, hơn dân Hà Nội, cho nên các công ty Tây phương vẫn thích làm ăn với Sài gòn. Thời 90 cho đến sau 2000, đố ai tìm được một người thợ biết may một bộ complet cho tử tế ở Hà Nội (Bắc), chưa nói đến máy ảnh, máy vi tính. Ngay cả xe ôtô, xe Honda, thợ thuyền Hà Nội thường lâm bệnh ‘chữa lợn lành thành lợn què’.

Tuy thế, ‘không ít’ người Hà Nội thích phô trương tánh cao ngạo, đầy tự ái, sĩ diện (bộ mặt thay vì ‘danh dự’) hão của mình, một phần có lẽ để khỏa lấp khiếm khuyết của họ. Trong “Bên Thắng Cuộc” Quyển I, Huy Đức đã thuật lại vấn đề ‘nhạy cảm’ như sau:

“Là một người Quảng Trị hoạt động ở Nam Bộ hàng chục năm, ông Lê Duẩn hiểu và rất nhạy cảm trước các vấn đề Nam-Bắc. Trước năm 1975, nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn.” Một lần, Ban Thống nhất thấy tâm trạng của các đại biểu miền Nam không vui, lãnh đạo ban nói với ông Đậu Ngọc Xuân, thư ký của “anh Ba” Lê Duẩn: “Các đồng chí ấy nói không tốt về miền Bắc, anh về nói anh Ba nên gặp họ.”

Theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Tôi về nói: ‘Có đoàn ra thăm’. Anh Ba gật đầu: ‘Tốt’. Tôi thưa: ‘Kết quả ngược lại, các đồng chí bên Ban Thống nhất nhờ anh gặp làm công tác tư tưởng trước khi họ về’. Anh Ba cho mời họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm miền Bắc thấy gì?’ Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá. Anh Ba nói: ‘Các đồng chí không hiểu. Cái giàu có, cái vĩ đại của Miền Bắc là ở chỗ gia đình nào cũng có bàn thờ, con họ vào Nam là đi vào chỗ chết, thế mà họ vẫn đi, trong khi ở lại thì được đi Liên Xô, Trung Quốc’. Rồi anh Ba hỏi: ‘Ở trong R, các đồng chí có được dạy, ta đánh được Mỹ là nhờ truyền thống 4000 năm của Việt Nam không? Các đồng chí người ở đâu? Việt Nam! Nếu nhận người Việt Nam, không năm đời, thì mười đời cũng là gốc Bắc. Ra đây là tìm về nòi giống, cội nguồn’. Khi đoàn ra khỏi phòng, ông Lê Duẩn bảo tôi: ‘Chú xuống Viện Lịch sử, tìm một nhà sử học dẫn họ đi đến tận nơi thăm đền thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu’. Khi họ đi về, anh Ba hỏi: ‘Đã hiểu cội nguồn dân tộc chưa?’ Họ nói: ‘Hiểu’. Anh Ba gật đầu: ‘Bây giờ về được rồi’.”

Tháng Giêng năm 1976, theo đề nghị của ông Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân và ông Trần Phương, theo đường bộ, đi xe vào thẳng Sài Gòn. Ông Xuân kể, trước khi đi, Lê Đức Thọ dặn: “Vào Nam muốn làm việc được, người ta kêu uống rượu, phải uống”. Tới Sài Gòn đã là cuối tháng Chạp, ông Lê Duẩn bảo: “Năm nay ta ăn Tết ở đây, chú nào muốn về thì về trước.” Ông Đậu Ngọc Xuân đã ở lại.

Sáng mùng Một Tết Bính Thìn, bà Nguyễn Thị Thập bên Hội Phụ nữ mời tiệc, ông Lê Duẩn tới, mâm cỗ đã “bày la liệt” nhưng ông không ngồi vào bàn. Khi các nữ lãnh đạo hội mời, ông nói: “Ăn Tết làm gì, con cái miền Bắc chết ở Trường Sơn chưa ai nói tới đã nói là dân miền Bắc vào đây vơ vét hàng hóa.” Theo ông Đậu Ngọc Xuân thì trước đó khi nghe bên công an báo cáo “miền Bắc vào đây vơ vét từ cái quạt máy, xe đạp,” ông Lê Duẩn tức lắm nhưng ngay khi đó ông không nói gì.

Bà Bảy Huệ, phu nhân của ông Nguyễn Văn Linh, đỡ lời: “Thưa anh Ba, đấy chỉ là số ít. Chúng em không bao giờ nói thế”. Ông Lê Duẩn tiếp: “Các chị không nói nhưng nghe ai nói phải vả vào mặt họ chứ. Có những việc ở trong này tôi đã phải giấu đồng bào miền Bắc, ví dụ như chuyện các chị để cho bộ đội chết đói ở Trường Sơn. Xương máu con người ta, người ta không tiếc, giờ mua cái quạt thì các chị kêu ca”. Theo ông Đậu Ngọc Xuân, nghe ông Lê Duẩn nói đến đó, “các chị Nam Bộ khóc như mưa.” (pp. 252-253)

Đấy là thời Lê Duẩn, nhưng hồi tháng Bảy năm nay (2013), nhân buổi họp giữa chủ tịch Trương Tấn Sang với tổng thống Obama tại Nhà Trắng, Nguyễn Hùng một nhà báo của BBC Việt ngữ, một bộ phận của thông tấn Anh quốc mà ai cũng biết 100% nhân viên được tuyển chọn là người Bắc – không biết bao nhiêu là người Hà Nội – đã phân tích và phê bình chuyện dịch thuật của 2 thông ngôn viên cho hai vị quốc trưởng trong bài: “Rớt mất đối tác toàn diện vì dịch thuật” một bài đầy cảm tính, thiếu trung thực. Vì thiên kiến sẵn có, anh Nguyễn Hùng đã tự ý chọn người thông ngôn của ông Sang và khen lấy khen để, cho rằng anh này “nói tiếng Việt giọng Bắc” trong khi đó trong suốt hơn khoảng 10 phút dịch thuật, không ai nghe anh (thông ngôn) ta nói một ngôn ngữ nào ngoài Anh ngữ. Và trong thực tế, khi tìm ra ngọn ngành thì người dịch cho chủ tịch Trương Tấn Sang chính là Phạm Xuân Hoàng Ân, con trai của ông Phạm Xuân Ẩn, gián điệp khét tiếng của Việt Cộng (The Perfect Spy) một người miền Nam. Điều này cho thấy tính kỳ thị vùng miền của anh Nguyễn Hùng rất nặng. Quý vị đọc giả sẽ không đọc được câu hàm ý chê bai “nói tiếng Việt giọng Bắc” này vì đã có người khiếu nại lên BBC nên cụm từ chia rẽ phân biệt vùng miền nay đã bị loại bỏ.

Mục đích bài viết này muốn nói lên một não trạng, một tật thói cần phải loại bỏ cùng với những giả dối, lấp liếm mà chế độ Cộng sản đã thâm nhập vào phong hóa Việt Nam trong suốt 3/4 thế kỷ qua, cầu mong rằng trong giai đoạn này người Việt cần phải hiệp thông với nhau nhằm bài trừ chuyện đặc quyền, đặc lợi của đảng Cộng sản hay bất kỳ một phe phái nào, hãy đối xử với nhau trong tinh thần bình đẳng và tử tế với ưu điểm và đặc tính thuần Việt. Còn chuyện:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

thì còn tùy vào cách xử thế và phong thái cũng như văn hóa của từng con người, không tùy thuộc vào vùng miền. Do vậy ai cũng có thể là con người thanh lịch xứ Tràng An!

Nguyễn Khoa Thái Anh



.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?   Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội? Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Bao giờ thì Đông Kinh bằng được Hà Nội?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuộc chiến “chày bửa” thời bất động sản VN đóng băng
» Kinh Tế VN: Cầm bằng đại học về quê... chăn bò
» Một thoáng Đông Kinh
» LÒNG YÊU NƯỚC ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH BẰNG “DÙI CUI” VÀ “CƠ CHẾ XIN CHO”?
» Đông lạnh trứng, cơ hội cho nhiều phụ nữ được làm mẹ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người xấu, việc xấu-
Chuyển đến