Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
quan trong hoang Chung linh phải nguyet quynh truyện VNCH quang thuoc chẳng ngắn không Nhung Saigon chất chuyen Trung ngam sáng Nguyen nhac quốc bich
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam   trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSat Jul 13, 2013 1:02 pm


Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam


(Baonghean.vn) - “Tôi có cảm tưởng rằng, Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn, rất lớn, không kém nhà văn lớn nào của các nền văn học khác... Cho đến nay ở Việt Nam, chưa có ai viết phóng sự nhiều và hay như Vũ Trọng Phụng !”
(Tiến sĩ Peter Zinoman, nhà Việt Nam học người Mỹ)

trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Small_86830
Chân dung Vũ Trọng Phụng (1938)

Mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đầy những biến động dữ dội trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và văn học nghệ thuật. Điều này, trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống báo chí còn non trẻ của nước nhà.
 
Nếu như năm 1865, cả nước ta mới chỉ có một tờ Gia Định báo, thì đến đầu năm 1925 đã có 35 tờ báo. Bảy năm sau, năm 1932, con số này tăng vọt lên tới 132 tờ. Thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), báo chí càng phát triển rầm rộ và thể phóng sự, bằng nhiều con đường du nhập, đã dần có mặt, trở nên quen thuộc trong làng văn làng báo, được nhiều tác giả có tâm có tài học tập và vận dụng. Và một số tác giả đã thành danh ở thể phóng sự còn mới mẻ này.
 
Chặng đương lịch sử 15 năm (1930 - 1945) được các nhà nghiên cứu ghi nhận là thời kỳ  phóng sự phát triển, để lại dấu ấn khó phai mờ, là sự đột biến về chất của hàng loạt tác phẩm phóng sự có khả năng phản ánh, bao quát khá toàn diện về màu sắc, diện mạo đời sống xã hội nước ta lúc bấy giờ.
 
Cùng với một số nhà báo nổi lên trong đó có Trọng Lang, nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng là một cây bút bén duyên và sớm có những tác phẩm để đời với thể phóng sự. Tác giả Trọng Lang đã cho xuất bản 2 cuốn “Làm dân” (1938) và “Những đứa trẻ” (1944). Còn Vũ Trọng Phụng, chỉ trong vòng 6 năm (từ 1933 đến 1938) đã để lại 7 thiên phóng sự: “Cạm bẫy người” (1933), “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934), “Dân biểu và dân biểu” (1935), “Cơm thầy cơm cô” (1936), “Vẽ nhọ bôi hề” (1936), “Lục sì” (1937), “Một huyện ăn tết” (1938) (1). Và cả bảy thiên phóng sự này, đương thời đều gây những tiếng vang lớn. Viết lời tựa cho tác phẩm “Kỹ nghệ lấy Tây” (NXB Phương Đông, 1936), Phùng Tất Đắc hết lời ca tụng: “Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về thời buổi nay!”.
 
Trong loạt phóng sự vừa nêu, đề tài thành thị chiếm tỉ lệ đa số, áp đảo, bởi đó là sở trường của nhà văn Vũ Trọng Phụng, vừa phản ánh một hiện thực khách quan của xã hội: buổi giao thời của chế độ thực dân phong kiến, thành thị xuất hiện và nhanh chóng biến thành nơi tích tụ, điểm nóng, một đề tài rất phù hợp với thể phóng sự. Tại đây, ông đã bắt “đúng mạch” của con người, xã hội, nhân tình thế thái, để từ đó góp tiếng nói đặc sắc qua những phóng sự tâm huyết, trở thành “Ông vua phóng sự trên đất Bắc” - theo cách gọi vinh danh đương thời của Phùng Tất Đắc!
 
Những năm 30 của thế kỉ XX, xã hội ở Hà thành đầy ắp những tệ nạn. Mại dâm, nghiện hút, trộm cắp, lưu manh... nhan nhản. Các phóng sự như “Lục sì”, “Cơm thầy cơm cô”, “Cạm bẫy người”, “Kỹ nghệ lấy Tây” trực tiếp đề cập tới những vấn đề giàu tính thời đại: con người bị tha hóa, đồng tiền thống trị gây tác oai tác quái, cạnh tranh gay gắt làm cạn kiệt nhân tình...
 
trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Small_86831
Một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng xuất bản gần đây

Cụ thể hơn, hãy xem Vũ Trọng Phụng nói gì qua phóng sự? Đấy là số phận bi thảm của những cô gái làm tiền, cuộc sống bần cùng của những con sen thằng ở, tệ cờ bạc rượu chè... như những căn bệnh vô phương cứu chữa. Phóng sự “Lục sì” có thể xem như một công trình điều tra xã hội học về tệ nạn mai dâm và hậu quả nghiệt ngã của nó. Con số 5.000 gái điếm chính thức trong một thành phố chưa đầy 18 vạn dân, chiếm tỉ lệ 3% dân số. Trong khi đó, cơ sở chữa bệnh gái làm tiền (lục sì) chỉ đảm nhận được 200 con người. Và cứ 4.000 trẻ con mới đẻ bị chết, thì trung bình chừng 1.000 đứa trẻ chết do bố mẹ bị bệnh giang mai, hoặc bị biến chứng của bệnh đó. Chung quanh thiên phóng sự  "Lục sì", trên Báo Tương Lai số 11 năm 1937, trong bức thư ngỏ gửi một độc giả, Vũ Trọng Phụng bày tỏ: "Xin ngài hiểu cho rằng, viết thiên phóng sự "Lục sì", tôi không phải chỉ là một nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai?".
 
“Nghề” lấy Tây cũng là một loại mại dâm trá hình, dài hạn, được Vũ Trọng Phụng mô tả cặn kẽ trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”. Còn thiên phóng sự xuất sắc “Cơm thầy cơm cô” làm sống dậy thảm kịch của một đạo quân đói rách, từ các vùng thôn quê xa xôi kéo vào chốn thị thành kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Con Sen Đũi đi ở năm 12 tuổi, đến tuổi 13 thì sự trinh trắng bị cướp đoạt. Xã hội Hà thành “đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo để đến đây chết đói một lần thứ hai... Nó làm cho giá con người ngang hàng với giá loài vật, nó làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hỏa Lò và một bọn trẻ gái làm nghề mại dâm”. Phóng sự “Cạm bẫy người” thì chuyên về tệ nạn cờ bạc; không chỉ mô tả thuần túy các nhân vật, sự việc, Vũ Trọng Phụng còn mạnh bạo phanh phui bản chất tha hóa của con người trước sức mạnh tàn phá chưa từng thấy của kim tiền...
 
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Văn Tâm, khi tìm hiểu thể loại kí của văn học Trung đại Việt Nam, đã khái quát thành hai đặc trưng cơ bản: Người thật, việc thật (tư liệu giàu tính chân thực lịch sử) và xuất hiện nhân vật trần thuật “cái tôi” của chính tác giả (2). Ngày nay, mặc dù thể loại ký đã có một lịch sử phát triển khá lâu dài thì hai đặc trưng cơ bản đó vẫn được giới cầm bút thừa nhận. Cái tôi trần thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng, qua phóng sự, đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc và làm nổi bật cảm xúc thẩm mỹ. Cái tôi trần thuật ấy giàu tính khách quan mà vẫn uyển chuyển, lúc là chính tác giả lúc khác lại là nhân chứng, khiến bạn đọc luôn cảm thấy mình trong cuộc cùng nhà văn.
 
TS Trần Đăng Thao nghiên cứu cái tôi trần thuật của nhà văn họ Vũ còn nhận thức thêm cái tôi đó nhiều khi đã vươn tới giọng điệu bình luận sắc sảo, kín đáo, hay hàm ý trào phúng, phê phán sâu cay, bộc lộ trực tiếp nhận thức và thái độ của chính nhà văn trước sự vật và hiện tượng (3).
 
Trong văn xuôi tự sự, một số thể như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí... có tên gọi chung là kí, nằm ở phần giao thoa giữa văn học và báo chí, chính luận. Sáng tác văn học thể kí, theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, thường thịnh hành vào các giai đoạn văn học sử ứng với thời kì lịch sử xã hội có sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường sự chú ý đến việc miêu tả các thói tục (4). Văn học Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX là một ví dụ, ở đây ta chứng kiến sự nở rộ các tác phẩm phóng sự về nhiều tệ nạn xã hội đang có xu hướng “đô thị hóa” không cưỡng nổi, mà phóng sự của Vũ Trọng Phụng thoát thai từ đó là một dẫn chứng tiêu biểu và có sức thuyết phục ngày càng cao!
 
Với 27 năm của cuộc đời ngắn ngủi, trong đó có 10 năm cầm bút, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã để lại một khối lượng đồ sộ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tiểu luận, và đặc biệt là loạt phóng sự... cho kho tàng văn học, báo chí nước nhà. Nội dung tư tưởng mang giá trị tố cáo mạnh mẽ xã hội trước Cách mạng (1945), cùng một nghệ thuật sắc bén, công phu và tài hoa đã khiến tác phẩm của ông đã, đang và sẽ có sức cảm hóa lâu dài, trong đông đảo các thế hệ độc giả trong và ngoài nước, nhất là đối với các nhà báo đang theo đuổi thể phóng sự.
 
Tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 9/1949, nhà thơ Tố Hữu nêu một nhận xét rất đáng chú ý đối với giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc vào thời điểm bấy giờ đang có nhiều cách đọc và hiểu nhà văn rất khác nhau: "Vũ Trọng Phụng không phải là cách mạng, nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng".
 
Dẫu lịch sử đánh giá văn nghiệp của nhà văn họ Vũ từ trước đến sau Cách mạng tháng 8, và cho mãi tới gần đây có lúc lên xuống, chỗ này chỗ kia còn thiếu thống nhất, nhưng dần dà ông vẫn là người "có một địa vị không ai tranh giành được". Và ở thể phóng sự, nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng trước sau vẫn rất xứng đáng với danh hiệu “Ông vua phóng sự đất Bắc”, một người “khổng lồ” của văn chương tả chân ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX!

Kim Hùng

------------------
(1) Xin xem các tuyển tập của Vũ Trọng Phụng xuất bản những năm đầu thế ki XXI như Lục sì (tập phóng sự, NXB Văn hóa- thông tin, 2002), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (phần phóng sự ở tập 1, NXB Văn học, 2005); Vẽ nhọ bôi hề (gồm những tác phẩm mới tìm thấy năm 2000, NXB Hội Nhà văn, 2000.
(2) Bài “Ông vua phóng sự đất Bắc với thể kí", in trong cuốn Vũ Trọng Phụng, phóng sự và tiểu luận, NXB Văn học, 2005, tr.8.
(3) Trần Đăng Thao, sách Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng, NXB Thanh Niên, 2008, tr.104
(4) Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003, tr.179


Về Đầu Trang Go down
hoangvu
Khách viếng thăm




trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: “Ông Vua Phóng Sự” Vũ Trọng Phụng Tác Nghiệp   trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeTue Jul 16, 2013 11:42 am

“Ông Vua Phóng Sự” Vũ Trọng Phụng Tác Nghiệp

Chế Diễm Trâm


trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Images?q=tbn:ANd9GcS-6WaCq9iZ6JkBsJrr9g2sTiIj53oG680t0559VAKYo0OgCbJ1

Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, thể phóng sự đã nhanh chóng được du nhập và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá - văn học lúc bấy giờ. Làng phóng sự thời ấy hay nhắc đến “ba cái mặt của Hà Nội”, “ba thằng họ Vũ” (lời Lê Tràng Kiều) : Tam Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng và Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng tuy đến với phóng sự muộn hơn tác giả Tôi kéo xe nhưng ông đã nhanh chóng vượt lên giữ vị trí “chiếu nhất”, trở thành “tay viết phóng sự cứng nhất trong số những nhà văn hiện thực nổi tiếng thời bấy giờ” (Vũ Ngọc Phan). Hàng loạt phóng sự nổi tiếng như Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1939).... đã đưa tên tuổi Vũ Trọng Phụng lên hàng “ông vua phóng sự”, mà có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có ai “kế vị”.
 
Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình ký với yêu cầu hàng đầu là cung cấp thông tin mang tính thời sự và đáp ứng một vấn đề cấp bách nào đó mà xã hội đang quan tâm. Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tin tức chính xác, đầy đủ, phong phú để họ tự nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Muốn đạt được điều đó, người viết phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ...
 
Vào nửa đầu thế kỷ trước, chắc chắn các ký giả không có các phương tiện hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim... để tác nghiệp. Tam Lang muốn làm phóng sự một cách thuyết phục cũng chỉ đến “mượn bộ quần áo nâu của một bạn áo ngắn, khoác vào mình, rồi mạnh dạn đi làm xe” (Tôi kéo xe). Vũ Trọng Phụng tuy đã có lần đã sắm vai một “thằng cơm thầy cơm cô một trăm phần trăm” (Cơm thầy cơm cô) để thâm nhập vào thế giới của những “con sen thằng quít” nhưng không thể khẳng định rằng ông đã trải nghiệm, lăn lóc kỹ lưỡng trong giang sơn của những me Tây, gái điếm, cờ gian bạc bịp... để cho ra đời những thiên phóng sự được đánh giá là “những tác phẩm đã làm vinh dự cho văn học nước nhà” (lời Nguyễn Vỹ).   
 
Giới văn sĩ Bắc Hà vẫn “chúng khẩu đồng từ” về tính cách và lối sống nghiêm túc và đứng đắn của Vũ Trọng Phụng. Vũ Ngọc Phan khẳng định : “Trong làng văn xưa, Phụng là người đứng đắn”, là “con người mực thước”. Theo Vũ Bằng, người anh em cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn từ thuở nhỏ ở trường Hàng Vôi, lớn lên làm báo, ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu với Vũ Trọng Phụng, thì : “Trong tất cả anh em quen biết, Phụng có lẽ là người “chân chỉ hạt bột” nhất, hiền lành nhất mà tương đối cũng là đạo đức nhất”, “nhiều khi anh em đi hát hay chè rượu, phiện phò thì anh ngồi uống nước, hút thuốc lào một mình và viết bài cho báo khác để kiếm thêm giúp bà, nuôi mẹ và để tiền lấy vợ”(1). Lưu Trọng Lư cũng công nhận Vũ Trọng Phụng là “một người bình dị, một người cha đứng đắn, một người chồng đứng đắn hơn, một người con rất hiếu, người của khuôn phép, người của nề nếp”(2).    
 
Vậy đâu là nguyên nhân của những thành công vượt bậc của một nhà văn chuyên viết về ăn chơi truỵ lạc, gái điếm, lưu manh, trộm cắp... nhưng luôn sống khuôn phép, mực thước trong thiếu thốn, nghèo đói?
 
Đặc trưng của phóng sự là “thăm dò lấy việc và ghi lấy việc” (Vũ Ngọc Phan),  một ngòi bút phóng sự không thể hời hợt, nông nổi hoặc lười biếng, qua quýt. Vũ Trọng Phụng tuy sống ngắn nhưng sống sâu, kết quả một tuổi thơ cay đắng của “thằng Tý” (tên sữa của Vũ Trọng Phụng) sống chung đụng với biết bao hạng người khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ ở Hà thành. Hoàn cảnh xuất thân thấp kém một mặt đã tạo ở ông một thái độ hằn học, thậm chí là cay độc đối với những xấu xa của xã hội, mặt khác đã tạo điều kiện cho ông dò la, nghe ngóng, săm soi, lật tẩy... mặt trái của xã hội “chó đểu, khốn nạn” ấy. Qua sự thật được phơi bày trong các thiên phóng sự, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “đứa con trực tiếp của cuộc đời” với lối “văn chương sặc mùi tiêu ớt” (Trương Tửu).
 
Đã có biết bao “giai thoại” về nghệ thuật tác nghiệp của Vũ Trọng Phụng. Cạm bẫy người là do ông Trưởng Tạo, người có cửa hàng vàng bạc trên phố Hàng Bạc, biết rất nhiều mánh khoé của con bạc gian lận, kể lại cho nghe. Tệ quan tham lại nhũng trong Một huyện ăn Tết là thành quả của việc tác giả “năng được nằm bên khay đèn của một ông lục sự già” - kẻ “biết đục khoét thành thánh” rất trắng trợn, không thèm che đậy hành vi xấu xa của giới quan trường. Lục xì là kết quả điều tra, nghiên cứu tài liệu của các bác sĩ Pháp về bọn nhà thổ hàng tuần phải đi khám bệnh hoa liễu... Đó là những cách khai thác gián tiếp nhưng quả là “cách khai thác của ông khéo léo quá, môi giới của ông đích đáng quá, nên không ai dám nghi ngờ”(3). Đọc những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng, “ta thấy công phu điều tra, khiếu quan sát, sự lịch duyệt của tác giả” (Phạm Thế Ngũ).
 
Vũ Trọng Phụng nổi tiếng là người hành nghề nghiêm cẩn. Ông thường có mặt rất sớm bên những chuyến tàu chở hàng từ Pháp sang để đón sách báo. Ông ham đọc, chịu khó nghe kể, ghi chép tỉ mỉ, tự tích luỹ, tham khảo các bậc thầy phương Tây như V. Hugo, A. Gide... Nhà văn Vũ Bằng kể lại: “Trong tất cả anh em, Phụng là người có thứ tự, phàm có tài liệu gì hay, lạ thì cất đi, cho nên vào lúc một tuần báo ở Huế đả kích anh viết văn khiêu dâm, anh đã lên tiếng trả lời rất vững, kèm nhiều chứng cớ và tài liệu rất “búa” làm cho một linh mục phải nhận là anh có lý”(4). Cũng theo Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng viết cẩn trọng, khi viết “phủ phục xuống giường như con voi, mắt hiếng hẳn đi mà lưỡi thì lè ra như lưỡi con thằn lằn”, “mặt anh liếng, miệng anh há ra, viết nhanh, nhưng trông rất vất vả, nên anh em thường đùa, gọi là “bộ Việt Nam vong quốc sử” hay “bức tượng tổ sư loài người”(5).
 
Vũ Trọng Phụng còn nổi tiếng có khả năng nắm bắt nhanh nhạy, óc quan sát mau lẹ và kỹ năng tái hiện sắc sảo. Điều cốt lõi là cái cách ông trông thấy, lắng nghe những vang vọng từ “cổng hậu” của cuộc đời, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã nói : “Điều quan trọng nhất đối với một cây bút hiện thực chủ nghĩa không phải là đi thực tế dài hay ngắn, được “tham quan” nhiều hay ít. Điều quyết định là tấm lòng có nhập cuộc hay không, tâm huyết có để vào những điều mình tìm hiểu và thuật kể hay không”(6). Cộng thêm vào đó là tài tái tạo vừa chân xác vừa thăng hoa đã làm cho Vũ Trọng Phụng được đánh giá sinh ra là để viết phóng sự. Các tiểu thuyết của ông như Vỡ đê, Giông tố, Số đỏ... được các nhà nghiên cứu nhận xét là những thiên phóng sự được tiểu thuyết hoá, có mối quan hệ ràng rịt với thể phóng sự. Ngược lại, phóng sự của Vũ Trọng Phụng lại có nhiều yếu tố truyện với lối dẫn dắt của một cái tôi trần thuật biến hoá linh hoạt, nghệ thuật tạo tình huống bất ngờ, sở trường dựng đối thoại sống động... nên rất giàu giá trị thẩm mỹ, vượt ra ngoài khuôn khổ của những phóng sự báo chí thuần tuý.    
 
Ngoài ra, không thể không kể đến một nguyên nhân nữa là thời Vũ Trọng Phụng cầm bút, sự nở rộ của báo chí và tình trạng “văn báo bất phân” là mảnh đất tốt cho những thể văn rất gần với báo như du ký, bút ký, phóng sự... nảy nở, phát triển. Thêm vào đó, cái gánh nặng cơm áo cũng đã thôi thúc nhà báo họ Vũ vắt kiệt mình, tạo những bước đột phá trên thể tài phóng sự, thể tài “chuyên ghi chép sự thật” được xem là anh em song sinh với “tiểu thuyết tả chân” – thể loại sở trường của ngòi bút Vũ Trọng Phụng.   
 
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài hoa trên cả hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. Song, trước hết, Vũ Trọng Phụng là một “kiện tướng” về phóng sự, bởi “xét về mặt thể tài thuần tuý, phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã là một cái gì rất chín, rất thành thục không chê vào đâu được. Sở dĩ nói Vũ Trọng Phụng đi xa hơn cả, so với nhiều cây bút phóng sự khác là ở chỗ trong khi miêu tả những sự đời ấy, ông biết làm cho nó lung linh lên, thật đấy, mà huyễn hoặc đấy, ma quái đấy, những sự thật được ông khai thác đôi khi tưởng như riêng lẻ, cá biệt, song lại nói được bản chất sự vật” (7). Danh hiệu “ông vua phóng sự” quả là xứng đáng với tài năng và cống hiến to lớn của Vũ Trọng Phụng trong việc phát triển, hoàn thiện thể phóng sự, góp phần khẳng định tên tuổi một nhà văn hiện thực lớn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại./.
 
-------------------
(1), (4) Vũ Bằng – Bốn mươi năm nói láo – NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
(2), (6) Nguyễn Ngọc Thiện (tuyển chọn và giới thiệu) - Vũ Trọng Phụng, Về tác gia và tác phẩm - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.  
(3), (7) Vương Trí Nhàn - Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.  
(5) Vũ Bằng – Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp – NXB Hội nhà văn, 2004.
 
Chế Diễm Trâm

Về Đầu Trang Go down
leminh
Khách viếng thăm




trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam   trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeSun Apr 20, 2014 3:24 pm


Vũ Trọng Phụng, nhà văn của người nghèo




Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Ngày 13-10-1939 cách đây gần 70 năm, tại một ngôi nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, một nhà văn - nhà báo tiêu biểu của Việt Nam trong Thế Kỷ 20, đã xuôi tay nhắm mắt vì không đủ tiền chạy chữa căn bệnh chết người lúc bấy giờ là bệnh lao phổi, đó là nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng

***

Vũ Trọng Phụng và sự tha hoá của con người



.
Về Đầu Trang Go down
levu
Khách viếng thăm




trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam   trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 06, 2014 8:36 pm


Xem phim "Giông Tố" (Vũ Trọng Phụng)


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam   trong - Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những phong tục Việt Nam trong ngày Tết
» Vũ Trọng Phụng - người không hề xưa cũ!
» TÌNH LÀ GIÂY OAN - Vũ Trọng Phụng
» Vụ án "Nhân Văn Giai phẩm"
» Viết từ SG: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Người và Việc :: Người tốt, việc tốt-
Chuyển đến