September 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | | | | | | Calendar |
|
| | Xuất hiện “canh bạc lớn” trên Biển Đông | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
LHSon Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Xuất hiện “canh bạc lớn” trên Biển Đông Fri May 31, 2013 11:25 am | |
| . Xuất hiện “canh bạc lớn” trên Biển Đông
Cuộc hội đàm sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tại bang California, Mỹ hôm 7 và 8/6/2013) và chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (từ 24 đến 26/5/2013) đang được dư luận trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm. Đây là 2 cuộc hội đàm thượng đỉnh có liên quan tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có đề cập tới những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như vai trò của Trung Quốc tại khu vực mà Mỹ đang muốn quay trở lại.
Thậm chí có người còn cho rằng, vấn đề Biển Đông có thể được dàn xếp theo hướng “Mỹ – Trung cùng có lợi”. Trước đó (20/5), trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
Xuất hiện một canh bạc lớn về Biển Đông và biển Hoa Đông
Giới truyền thông cho biết, trong 2 ngày 7 và 8/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại bang California để bàn về các vấn đề như bán đảo Triều Tiên, tội phạm mạng, tranh chấp biển đảo, xung đột Syria, căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông… Dư luận coi đây là cơ hội để Mỹ – Trung thương đàm những vấn đề song phương cùng quan tâm. Và không loại trừ khả năng lãnh đạo 2 quốc gia này sẽ có những thỏa hiệp để “đôi bên cùng thắng”.
Giới truyền thông cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, nếu chỉ dựa hoàn toàn vào Mỹ hoặc hy vọng Trung Quốc tự kiềm chế là ảo tưởng. Đây là điều được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đúc kết sau 3 năm đàm phán song phương với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh xung quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, với những kinh nghiệm của mình, Philippines cũng cho rằng, đàm phán tay đôi với Trung Quốc về những tranh chấp ở Trường Sa là tự sát.
Manila cho rằng, cần củng cố đoàn kết nội khối ASEAN và dựa vào luật pháp quốc tế để ngăn chặn Trung Quốc leo thang bành trướng tại Biển Đông bởi cho tới nay Bắc Kinh không hề thay đổi mục tiêu biến khu vực này thành “ao nhà” của họ.
Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật Bản rất mạnh Ngày 22/5, Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, ngày 21/5, Manila đã trao công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi 1 tàu chiến và 2 tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Ayungin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (tên tiếng Việt là Bãi Cỏ Mây, còn tên quốc tế là bãi cạn Second Thomas).
Theo giới truyền thông, từ 24 đến 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm Myanmar nhằm đối phó với Trung Quốc, cũng như tạo dựng “vòng bao vây, kiềm chế Trung Quốc”. Giới bình luận cho rằng, với những diễn biến mới đây trên Biển Đông và biển Hoa Đông cho thấy, tham vọng trên biển của Trung Quốc và Đài Loan đang ngày một leo thang.
Hãng thông tấn Kyodo coi đây là những động thái nhằm gia tăng sức ép đối với Manila trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Affairs gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thẳng thắn “bóc mẽ trò giật bát cơm của người khác” rồi đòi chia phần mà Trung Quốc và Đài Loan đang áp dụng trên các vùng biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản nói với Foreign Affairs rằng, chiêu trò của Trung Quốc dụ các nước láng giềng “tạm gác tranh chấp” là vô cùng hoang đường và bịa đặt. Mặc dù Bắc Kinh đang ra sức dùng cơ bắp cùng “cái lý của kẻ mạnh” để cố gắng áp đặt “luật chơi” của riêng mình tại các vùng biển ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh thế giới hiện nay không phải Trung Quốc cứ muốn là được.
Dư luận cho rằng, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 20/5, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Trong khi ông Lý Khắc Cường muốn đưa vào tuyên bố chung nội dung “tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên hữu quan và các quốc gia khác không nên can thiệp vào”, nhưng ông Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ quan điểm này vì cho rằng: Đây là vùng biển quốc tế nên cần đàm phán đa phương.
Ai được hưởng lợi từ những tranh chấp, xung đột
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã hoan nghênh gợi ý đàm phán đánh bắt chung của Tổng thống Philippines sau khi ông Benigno Aquino tuyên bố (22/5): Hợp tác đánh bắt chung với các bên tranh chấp tại Biển Đông, bao gồm lãnh thổ Đài Loan là chìa khóa để giải quyết các tranh chấp biển trong khu vực mà không gây tổn hại đến chủ quyền của mỗi bên.
Tuy nhiên, theo tờ China Post (Đài Loan) cho biết, Cơ quan Nghề cá Nhật Bản vừa bắt giữ một tàu cá Đài Loan (Trung Quốc) do hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở phía nam quần đảo Sakishima, tỉnh Okinawa hôm 21/5. Tàu cá này đã được thả và quay về Đài Loan hôm 22/5, sau khi thuyền trưởng thừa nhận hoạt động trái phép không tuân thủ thỏa thuận song phương giữa Đài Bắc và Tokyo và đồng ý viết giấy nộp phạt (4,3 triệu yen).
Đây là tàu cá thứ hai của Đài Loan bị Nhật Bản bắt giữ kể từ khi Tokyo và Đài Bắc ký thỏa thuận song phương về đánh bắt cá tháng 4, có hiệu lực từ ngày 10/5.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Trước đó (20/5), tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ngày 18/5, Cảnh sát Biển hạt Gunsan Hàn Quốc đã bắt giữ 1 tàu cá với 10 ngư dân Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền Hàn Quốc (cách thành phố Gunsan tỉnh Jeollabuk-do, Hàn Quốc 79km) hôm 17/5. Nhưng khi tàu cá Trung Quốc (Hoàng Hải Ngư 06032) phát hiện thấy tàu tuần tra của Cảnh sát Biển Hàn Quốc đã dùng tuýp nước, gậy gộc, bình gas, xẻng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng nước sở tại.
Cũng trong ngày 17/5, còn có 2 tàu Trung Quốc khác xâm nhập vùng biển Hàn Quốc đánh trộm cá bị Cảnh sát biển Hàn Quốc phát hiện và phạt nặng.
Ngày 21/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài phân tích về nguyên nhân của sự “quá tự tin” mà Philippines đang tiến hành tại Biển Đông. Sau khi đưa ra việc bắn chết ngư dân Hồng Thạch Thành của Đài Loan, định bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi năm ngoái, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn đưa ra 2 dẫn chứng, đó là việc Tổng thống Benigno Aquino thúc ép Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thảo luận về cuộc tranh chấp ở Biển Đông năm 2012 và việc Manila chính thức đưa tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, có 4 nguyên nhân dẫn tới khả năng kể trên. Thứ nhất, sự chia cắt giữa Trung Quốc và Đài Loan. Thứ hai, vai trò của Mỹ. Thứ ba, “nước yếu bao giờ cũng có lợi trong việc tìm kiếm sự thông cảm của các nước khác”. Thứ tư, Bắc Kinh thiếu chiến lược đối phó nên mới bị đẩy vào tình thế bất lợi trong cuộc đối đầu với Philippines.
Ngày 20/5, tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử đăng bài phân tích của Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Kim Nhất Nam nhằm kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết, không khoan nhượng buộc Manila phải “chịu trách nhiệm” về cái chết của Hồng Thạch Thành, ngư dân Đài Loan hôm 9/5. Thiếu tướng Kim Nhất Nam coi đây là hành vi vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng ông giám đốc này lại bỏ qua thực tế: chính Trung Quốc là kẻ đã và đang đe dọa sử dụng vũ lực, có dấu hiệu sử dụng vũ lực trên Biển Đông.
Ngày 21/5, dựa trên hình ảnh vệ tinh quốc gia, Đài Loan tuyên bố: Tàu đánh cá của ngư dân Hồng Thạch Thành không đi vào vùng biển Philippines hôm 9/5 nhưng vẫn bị bắn chết (tàu trúng 50 vết đạn và không có dấu hiệu của va chạm). Trước tuyên bố của Đài Loan, ngày 20/5, Philippines cho biết, sẽ nỗ lực hợp tác với Đài Loan để giải quyết vụ việc, cho dù trước đó, Manila từ chối hợp tác điều tra chung vụ việc này.
Giới bình luận cho rằng, Trung Quốc đang khích Đài Loan “chơi rắn” với cả Mỹ và Philippines để “ngư ông đắc lợi” trong vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông.
Các tờ báo hàng đầu của Singapore như Straits Times, Liên Hợp, Top News đều đưa tin và liên tục cập nhật diễn biến vụ bắn tàu cá Đài Loan với cảnh báo: Ngày nào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chưa được giải quyết thì ngày đó những vụ việc căng thẳng như Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9/5 vẫn còn xảy ra.
Khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới
Theo Hãng Kyodo, ngày 22/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario đã ký thỏa thuận về việc Tokyo đẩy nhanh tiến độ để có thể giao tàu tuần tra cho Philippines (tháng 4/2014). Manila chính thức đề nghị Tokyo cung cấp 10 tàu tuần tra từ tháng 12/2012 với giá khoảng 9,74 triệu USD/tàu. Trước đó (21/5), Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, sẽ chi 1,8 tỉ USD để gia tăng sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ lãnh hải nước này chống lại “kẻ bắt nạt” trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng leo thang tại Biển Đông.
Ngày 20/5, Tân Hoa Xã cho biết, tàu ngư chính 311 (có trọng tải 4.000 tấn, là một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc và được trang bị nhiều thiết bị tối tân, chịu trách nhiệm bảo vệ các tàu cá Trung Quốc và thực hiện công tác cứu hộ trên biển) vừa xâm phạm vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để thực hiện cái gọi là “bảo vệ” 32 tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp tại đây.Tân Hoa xã cho rằng, những ngư dân trên 32 tàu cá này cảm thấy “tự tin hơn” khi đánh bắt bởi sự hiện diện của tàu ngư chính 311.
Ông Benigno Aquino cho biết, Philippines đã chi 28 tỉ peso để hiện đại hóa quân đội trong 3 năm qua – mua 2 tàu lớp Hamilton của Mỹ, tàu chiến BRP Gregorio del Pilar dự kiến sẽ được bàn giao trong tháng 8/2013 và mua 10 tàu tuần tra mới của Nhật Bản.
Tổng thống Philippines thông báo, đến năm 2017, Manila sẽ có 2 tàu khu trục mới, 2 trực thăng săn tàu ngầm, 3 tàu cao tốc để tuần tra bờ biển và 8 phương tiện tấn công lưỡng cư. Hải quân Đài Loan vừa xác nhận, đang trong quá trình thương thảo để mua 2 tàu chiến lớp Perry cơ động của Mỹ và sẽ được chuyển giao trong năm 2014 với giá 20 triệu USD.
Dư luận và giới chuyên môn đang quan tâm tới những nhận định của học giả Subhash Kapila thuộc Trung tâm Phân tích Đông Nam Á. Bởi học giả này cho rằng, an ninh châu Á đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc – không những bành trướng ở Biển Đông trong tranh chấp lãnh hải với Philippines và Việt Nam, mà còn kéo tới khu vực Himalaya, biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo học giả Subhash Kapila, sở dĩ Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán tay đôi bởi Bắc Kinh có thể sử dụng ưu thế sức mạnh quân sự để gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó chủ yếu nhằm vào Philippines và Việt Nam. Tờ Economist mới đây có bài phân tích cho rằng, đe dọa của Trung Quốc đến từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau, đồng thời cảnh báo về những “xung đột không chủ ý” có thể xảy ra tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Hãng tin Nhật Bản Kyodo News cho biết, ngày 19/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, một máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của lực lượng tự vệ trên biển nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm đang lặng lẽ di chuyển ở khu vực tiếp giáp Minamidaito, phía nam Okinawa lúc rạng sáng 19/5. Đây không phải lần đầu tiên giới truyền thông Nhật Bản cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo đã xác định được quốc gia sở hữu tàu ngầm xuất hiện gần Okinawa hôm 19/5, đồng thời kêu gọi đối phương chấm dứt hành động này, nhưng không tiết lộ đó là quốc gia nào.
Trong khi đó, chuyên gia luật quân sự Trung Quốc Hình Quảng Mai lại cho rằng: Minamidaito nằm trên Thái Bình Dương, cách Okinawa 400 hải lý về phía đông và là khu vực tàu bè (bao gồm cả tàu ngầm) cùng máy bay các nước được phép hoạt động.
Tuy nhiên, bà Hình Quảng Mai cũng thừa nhận, việc Nhật Bản liên tiếp phát hiện hoạt động của tàu ngầm chứng tỏ khả năng chống ngầm của Tokyo thật đáng nể và đây thực sự là uy hiếp lớn đối với tàu ngầm Trung Quốc – hải quân nước này cần thực sự coi trọng vấn đề kể trên.
Giới bình luận cho rằng, Nhật Bản quyết tâm thay đổi chính sách quốc phòng vì mối đe dọa từ Trung Quốc. Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền vừa tổ chức hội nghị quan hệ quốc phòng, đề xuất phương án sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ” – phải làm cho Lực lượng Phòng vệ có năng lực đổ bộ lên “đảo độc lập” như lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, thiết lập Hội đồng An ninh Quốc gia, xây dựng “Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia”, sửa đổi phương châm phòng vệ cơ bản, cải cách Bộ Quốc phòng…
Thủ tướng Shinzo Abe từng nhấn mạnh, cần phải sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, đồng thời đổi “Lực lượng Phòng vệ” thành “Quân đội chính quy” vì theo ông, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới không nói lực lượng bảo vệ nước mình là quân đội.
Hồng Thất Công – Tuấn Quỳnh
|
| | | LHSon Khách viếng thăm
| Tiêu đề: CUỘC GẶP GIỮA OBAMA TẬP CẬN BÌNH: BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG Sat Jun 01, 2013 4:58 pm | |
| CUỘC GẶP GIỮA OBAMA TẬP CẬN BÌNH QUAN HỆ MỸ TRUNG: BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG
Lý Ðại Nguyên
Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Mỹ, Barack Obama với tân chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào 2 ngày 07-08/06/2013 sẽ diễn ra tại khu nghỉ mát biệt lập, tổng thống Obama đã cử Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa kỳ, Tom Donilon sang Bắc kinh để gặp các nhà lãnh đạo Trung cộng. Trong cuộc gặp với cố vấn Tom Donilon, ông Tập Cận Bình nói rằng: “Quan hệ của Bắc kinh với Washington đang ở vào một bước ngoặt quan trọng, để dựa vào những thành công trong quá khứ và mở ra những chiều kích mới cho tương lai”. Ông Donilon nói với ông Tập Cận Bình rằng: “Cuộc họp thượng đỉnh này là một cơ hội để hai nhà lãnh đạo thực hiện các cuộc thảo luận cặn kẽ về các mối quan hệ song phương”. Trong số các vấn đề có phần chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận là mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Những lời Hoa kỳ tố cáo về các hoạt động gián điệp trên mạng do chính phủ Bắc kinh hậu thuẫn. Những vụ tranh chấp lãnh thổ Trung Cộng với Nhật bản và các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á. Đặc biệt hôm nay 28/05/13, cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tom Donilon gặp viên tướng cao cấp của Trung Cộng là Phạm Tường Long để đưa ra lời kêu gọi: “Hai bên nên tăng tiến những hoạt động quân sự ‘phi truyền thống’ như gìn giữ hoà bình, chống hải tặc, và cứu trợ thiên tai”.
AP Photo Xem ra Tập Cận Bình có chủ trương đẩy giới tướng lãnh Trung cộng cùng có chung những quyết định về cuộc thương thảo với tổng thống Mỹ kỳ này. Trước đây ngày 22/04/13, tướng Martin Dampsey, chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa kỳ tại Bắc kinh, đã bảo vệ cho chiến lược ‘xoay trục của Mỹ về châu Á – Thái Bình Dương, ông hứa: “Quân đội Hoa kỳ cam kết xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, sâu xa hơn và bền vững hơn với Trung quốc vào lúc chính quyền Obama chuyển trọng tâm chiến lược từ vùng Trung Đông sang vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Tại cuộc họp báo ở bộ quốc phòng Trung cộng bên cạnh người đồng nhiệm tướng Phòng Phong Huy, ông tuyên bố: “Hoa kỳ tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng: chính sự vắng mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi, mới làm mất sự ổn định trong khu vực”. Tướng Phòng Phong Huy nói: “Các quân đội Trung quốc và Hoa kỳ cần phải tăng cường hợp tác và có một quan hệ đối tác mới”. Về mặt nổi, thì nói ngon ngọt như thế, vì giới tướng lãnh Tầu đều biết rõ về sức mạnh quân sự, họ không phải là đối thủ của Mỹ. Nhưng về mặt ngầm thì họ quyết dùng hệ thống ‘tin tặc’ để đánh cắp bí mật quốc phòng và kỹ nghệ chiến tranh của Mỹ, với hy vọng vượt Mỹ đế thắng Mỹ. Tập Cận Bình biết đây là một trở lực lớn trong khi thương thuyết với Obama. Nếu không giải tỏa được vấn đề ‘Tin Tặc Quốc Phòng’ thì cuộc họp thượng đỉnh kể như thất bại. Thế nên Tập Cận Bình cần phải được sự đồng thuận của giới lãnh đạo quân đội.
Vấn đề Bán Đảo Triều Tiên. Bắc kinh đã thẳng tay trừng trị Bắc Triều Tiên, ngày 07/05/13, đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc đóng trương mục của Ngân hàng Ngoại Thương Bắc Triều Tiên, vì đã dùng để tài trợ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngày 22/05/13, Bắc Triều Tiên đã phải gửi viên tướng hàng đầu là Choe Ryong-hae làm đặc phái viên đến Bắc kinh gặp ông Vương Gia Thụy, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung cộng, xin điều đình. Như vậy vấn đề bán đảo Triều Tiên ở hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đã được tháo gỡ. Quyết định chung cuộc nằm ở phiá Nam Triều Tiên. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và Nhật Bản thì Mỹ quyết định phải tôn trọng Hiệp Ứoc Mỹ-Nhật là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản bằng mọi giá. Tuỳ Trung Cộng lựa chọn, kéo dài cuộc tranh chấp tới đâu cũng mặc, nhưng nếu dùng sức mạnh quân sự xâm chiến lãnh thổ Nhật Bản thì Mỹ phải can thiệp. Riêng vấn đề các nước láng giềng của Trung cộng ở Vùng Đông Nam Á thì rất nhiêu khê. Khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng, cuộc đến Bắc kinh của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tom Donilon cũng giống như cựu cố vấn an ninh Kissinger. Và cuộc gặp của Obama với Tập Cận Bình sắp tới giống như cuộc gặp giữa Nixon với Mao Trạch Đông ở Bắc kinh ngày 21/02/1972 để Miền Nam Việt nam bị rơi vào tay Cộng sản.
Hình thức hơi giống đấy, nhưng bản chất thì hoàn toàn khác hẳn. Thời đó là Mỹ ‘xoay trục chiến lược’ ra khỏi Á châu. Chấm dứt cuộc chiến Việt nam, để cho Liên xô và Trungcộng rơi vào cảnh ‘huynh đệ cộng sản quốc tế tương tàn’. Nay Mỹ quyết định ‘xoay trục chiến lược’ trở lại Châu Á – Thái Bình Dương. Vì chính do sự hung hăng bành trướng của Trung cộng, lấn chiếm toàn vùng Biển Đông Nam Á, đe doạ an ninh và chủ quyền các nước trong vùng, để thực hiện “Giấc Mơ Trung Quốc” của truyền thống Đế Quốc Đại Hán, kiểu Cộng Sản Trung Hoa ngày nay. Nên Mỹ phải ‘xoay trục chiến lược’ về Châu Á – Thái Bình Dương kể cả Ấn Độ Dương. Hiện nay về mặt Chiến Lược Mỹ đã đan kết được một Hệ Thống Chiến Lược Quốc Tế: Mỹ - Nhật - Ấn - Úc nhằm hỗ trợ cho khối ASEAN có điều kiện Dân Chủ Hóa, để đứng vững trước sức bành trướng của Trung cộng. Nhưng không nhằm đánh thắng Trung Hoa, mà vẫn duy trì chính sách Đối Tác Kinh Tế. Đối Thoại Chính Trị. Đối Trọng Quân Sự để Trung Cộng tự thấy không đủ sức chiến thắng Hoa kỳ và Đồng Minh, từ đó đi tới Đối Tác về Quân Sự, giúp Trung cộng tự Diễn Biến Hòa Bình, hy vọng nước Trung Hoa trở về với chế độ Dân Chủ Liên Bang, cho người Trung Hoa ra khỏi chế độ Công Sản Dân Tộc Cực Đoan. Thay cho ‘Giấc Mơ Trung Quốc Vĩ Đại’ hoang tưởng nguy hiểm của Tập Cận Bình và các lãnh tụ tiền nhiệm.
Dựa trên nguyên tắc đó, nên trong cuộc gặp giữa Lý Khắc Cường thủ tướng Trung cộng với thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh ở Delhi ngày 21/05/13, họ Lý nói: “Ấn Độ và Trung Quốc cần cải thiện cơ chế để giải quyết tranh chấp kéo dài nhiều năm ở khu vực biên giới, đồng thời nhấn mạnh cam kết giữ hoà bình ổn định”. Hai bên đã ký kết tám thỏa thuận quan hệ thương mại song phương. Nhưng thủ tướng Singh vẫn giữ lập trường về Biển Đông. Trong khuôn khổ tập huấn “Triển Khai tại Hải Ngoại”, bốn tầu chiến thuộc hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã ghé Malaysia, đến Việtnam ngày 29/05/13 rồi tiếp tục qua Philippines. Và vẫn tiếp tục khai thác dầu khí tại Việtnam. Tuần dương hạm tối tân của Pháp từ ngày 27/05 đến 01/06/13 cũng ghé cảng Hải Phòng. Về phía Nhật Bản thủ tướng Shizo Abe trong chuyến công du Miến Điện đã xóa đi hàng tỷ Đôla tiền nợ, còn hứa cho vay thêm nửa tỷ Đôla, nhằm giúp xứ Miến thoát ra khỏi ‘cái bóng’ của Trung cộng. Mỹ và Nhật cũng đang ra sức giúp Việt nam thoát khỏi bàn tay Trung cộng. Nhưng cái đảng Việt cộng ngu, hèn, tham lam nhất thời, vẫn cắm đầu vâng lệnh Bắc Kinh, để nâng giá cao trong việc Tập Cận Bình mặc cả với Obama. Nhưng giá nào Mỹ cũng cần có Việt nam, để cho việc ‘xoay trục chiến lược’ của Mỹ về Á châu không bị hụt hẫng.
LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 28/05/2013
|
| | | LHSon Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Chính sách Mỹ làm Trung Quốc phản ứng (BBC) Sat Jun 01, 2013 11:36 pm | |
| . Chính sách Mỹ làm Trung Quốc phản ứng (BBC)Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel thuyết trình tại Đối thoại Shangri-La 2013 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra thêm nhiều chi tiết về chính sách của Chính quyền Tổng thống Obama tái cân bằng hoạt động ngoại giao và quân sự của cường quốc này đối với châu Á - Thái Bình Dương.
Sáu mươi phần trăm lực lượng hải quân Mỹ và không lực sẽ được hướng về phía Thái Bình Dương để đảm bảo tự do của Washington về hành động trong suốt khu vực.
Ông Hagel đã phát biểu tại hội nghị thường niên về an ninh, Đối thoại Shangri La, ở Singapore. Tuy nhiên như giải thích của phóng viên về quốc phòng và ngoại giao BBC, Jonathan Marcus, từ Singapore giải thích, bài phát biểu của ông Hagel đã không thuyết phục được các phái đoàn quân sự Trung Quốc tại hội nghị.
Là một cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam, và cũng là một doanh nhân trước khi trở thành thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng ông đã có những tiếp xúc trực tiếp từ đầu với những mối nguy và đồng thời những nhân tố hứa hẹn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông cho hay đã học được tầm quan trọng của việc nước Mỹ phải làm thế nào "để tham dự một cách khôn ngoan ở châu Á."
Ông Hagel trình bày cách thức chính quyền Obama đang tái cân bằng chính sách ở khu vực.
Ông nói rằng đây "chủ yếu là một chiến lược kinh tế và văn hóa, ngoại giao."
'Trọng tâm là quân sự'
Nhưng chắc chắn trọng tâm của ông là các nỗ lực quân sự được tăng cường của Washington trong khu vực, theo phái viên của chúng tôi.
Ông Hagel khẳng định nỗ lực này sẽ không bị tác động bởi việc cắt giảm trong lĩnh vực quốc phòng.
Ông nhấn mạnh rằng năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike.
Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc theo dõi chặt chẽ phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ông gọi là khả năng 'thay đổi cuộc chơi' khác sẽ đảm bảo cho người Mỹ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.
Điều này đã không nhận được phản ứng tốt đẹp từ phái đoàn quân sự lớn của Trung Quốc hiện diện tại Hội nghị.
Một quan chức quân đội Trung Quốc đã chất vấn ông Hagel và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh xem các chính sách mới của Mỹ chỉ đơn giản là kiềm chế một Trung Quốc đang lên.
Ông Hagel nói không phải như vậy.
Thế nhưng một loạt vấn đề từ nạn đạo tặc cho tới hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông đang gây ra các căng thẳng với Washington, ngay cả khi Mỹ đang cố gắng đẩy mạnh quan hệ với giới quân sự Trung Quốc để thúc đẩy hiểu biết và cởi mở nhiều hơn.
Tuần tới, được biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp cấp cao tại California với Tổng thống Mỹ Barack Obama, sự kiện được cho là sẽ thu hút sự chú ý của giới quan sát đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà cả hai quốc gia có thể có những cạnh tranh nhất định về quyền lợi cũng như quan tâm chiến lược.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Xuất hiện “canh bạc lớn” trên Biển Đông | |
| |
| | | | Xuất hiện “canh bạc lớn” trên Biển Đông | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |