Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Saigon Nhung Nguyen sáng không VNCH nguyet phải thuoc quốc chẳng truyện hoang trong Trung chuyen nhac bich linh ngam quan Chung quynh quang ngắn chất
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeWed May 29, 2013 9:53 pm

.

Tản mạn tháng 5 “đỏ lửa” ở Việt Nam

Tô Văn Trường

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcQ9_RnR11SWKxcKVQij1yhKczjR_SLiBKuMGkHmzt7sKQLRKaUsxw

Là con người ai mà chẳng có lúc buồn vui theo nhịp đập của cuộc sống. May sao, điều mà tôi cảm nhận được dù xã hội còn nhiều nhiễu nhương, người dân vẫn còn vật lộn trong muôn vàn khó khăn trở ngại cả vật chất lẫn tinh thần nhưng nguồn trí tuệ đang dâng lên, dòng nhân ái đang chảy mạnh, mảnh đất hình chữ S thân thương vẫn đang sục sôi rung chuyển thúc giục nhân tâm, kiên nhẫn từng giờ từng phút “vắt óc” tạo ra năng lượng tích cực trong nhân gian. Đó cũng là nguồn lực sâu xa đang âm vang cộng hưởng vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc.  

Nhiều đồng nghiệp, kể cả nhà báo hỏi về bình luận các sự kiện nóng hổi trong tháng 5 này. Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam có những chuỗi ngày nóng khủng khiếp. Kế tiếp theo là miền Trung với những ngày “đỏ lửa”.  Cả Việt Nam trên bản đồ dự báo thời tiết với màu đỏ sẫm của khí nóng hầm hập. Chưa bao giờ có sự cố đồng loạt cả 22 tỉnh thành phía Nam đột ngột bị mất điện trên diện rộng vào buổi chiều ngày 23/5 vừa qua chỉ vì sự tắc trách bởi một chiếc xe cần cẩu ở Bình Dương lại càng làm cho không khí thêm ngột ngạt do cả thiên tai lẫn nhân tai!

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 9k=

Người bạn (AITAA) đang sống ở Hà Nội tâm sự: thường vào buổi chiều lại xuất hiện những cơn giông cuồn cuộn, gió thổi tới tấp, mây đen từ đâu kéo về, trời đất, cây cối, bụi đường bị mờ mịt bởi các trận gió thổi thốc cả cát bụi và rác tung lên trời. Biến đổi khi hậu hay biến đổi thời thế? Có buổi chiều thứ Bảy, Hà Nội có cơn mưa giăng kín đen kịt bầu trời vào lúc mặt trời lặn, mây cuồn cuộn bay trên bầu trời chuyển hướng từ phía Đông Bắc tiến về hướng Nam, gió mạnh thổi vào, đảo hướng nhiều lần nhưng sau đó lại không mưa!? Biến đổi khí hậu hay biến đổi thời thế? Hội nghị TW Đảng lần thứ 7 khóa XI kết thúc với những kết quả bầu chọn không phải như dự kiến đề xuất của Bộ Chính trị. Cuối tháng 5 lại tiếp tục họp Quốc hội theo kế hoạch và chuẩn bị phê duyệt nhiều dự luật mới. Các tháng sau sẽ là mùa mưa bão trong năm. Đất nước ta có biến đổi gì không?  Mong rằng những biến đổi ấy sẽ thuận chiều phát triển và nhân dân ngoài việc chịu khổ vì biến đổi khí hậu sẽ không phải đớn đau vì những biến đổi khác để cuộc sống dễ chịu hơn.

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcSWwTPDtxW3e2g3mZgBx2fTx0SGqVlgcTd3NpMGQwfaVpBxS-AY

Lướt đọc trên mạng thấy đăng tải những điều ngay cả Harvard cũng không dạy thấy ngồ ngộ! Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên: “Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!”. Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: “Cách thức khai tâm – Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn”. Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: “Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!”.  Điều này được gọi là “Hành xử chuyên nghiệp – Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!”. Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): “Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?”. Tên cướp già gằn giọng: “Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!”.  Điều này được gọi là: “Kinh nghiệm – Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở”. Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: “Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!”. Điều này được gọi là: “Bơi theo dòng nước – Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi”. Người giám đốc tự nhủ: “Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!”. Điều này được gọi là: “Hãy loại bỏ những điều khó chịu – Hạnh phúc là điều quan trọng nhất”. Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi, đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: “Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!”. Điều này giải thích tại sao: “Kiến thức thì giá trị như vàng”.

Mẩu chuyện nói trên phiếm mà không phiếm vì có thể rút ra kết luận trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcRtZUDjG52FrZK_6iMDY5gJ8pv2Y081eW_guNUFETaL3FO8PFD2

Sự kiện Nick Vujicic, chàng trai người Úc đến Việt Nam, anh không tay, không chân, với những việc đã làm được, xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh. Cũng có tiếng thở dài vì ở Việt Nam cũng có những gương mặt tiêu biểu như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu, “Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh, v.v. đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được nhưng “bụt chùa nhà không thiêng”! Đúng là rất nhiều người Việt của chúng ta rất đáng được tôn vinh và cần được tôn vinh.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 946540_10151591727732141_1369675620_n

Nhìn vào sự kiện Nick Vujicic đến VN có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, đó là điều dễ hiểu, đều cần được tôn trọng vì nó phụ thuộc hoàn cảnh, nhận thức, góc nhìn của mỗi người. Tuy nhiên, cũng phải công nhận việc mang một hiện tượng của thế giới vào VN thành công là điều đáng ghi nhận. Người ta hy vọng việc làm này đóng góp vào thay đổi “thái độ sống” của giới trẻ VN cũng như xã hội chúng ta. Có ý kiến cho rằng điều khác biệt quan trọng của những người khuyết tật Việt Nam và Nick là Nick có tài hùng biện, tài viết sách và nói chuyện rất dí dỏm mà không hề quan ngại về những khuyết tật của bản thân. Anh ấy nói “everybody is beautiful” và rất tự hào về mình. Nét mặt của Nick ngời sáng khi anh ấy nói chuyện trước công chúng, có vẻ như anh ấy thấy mình sinh ra với hình hài như vậy thì cũng có nhiều cái hay, hầu như Thượng đế muốn tạo ra thế để có sự đa dạng. Nick được gia đình truyền cho nhiệt huyết sống, qua chương trình của Nick, người ta thấy được sinh ra trên đời này đã là hạnh phúc, vì vậy hãy làm cho mỗi ngày mình sống vui hơn và có ý nghĩa hơn. Đó là quan niệm sống rất tích cực.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcQVpBmp9b8IXg3_PNP46frYpApZnIKXPtDY1pXAL5W09oybliv0

Bây giờ sang chuyện khác. Nhìn rộng hơn về toàn cục, có ý kiến cho rằng tình hình ở Việt Nam hiện nay nhóm lợi ích đã chi phối nền kinh tế và hệ thống luật pháp. Sắp tới có thể cả hệ thống chính trị và văn hóa, xã hội. Tất cả các sự thay đổi về Hiến pháp, và pháp luật phụ thuộc vào nhóm lợi ích (quan chức nhà nước + khối siêu giàu). Ngay cả các đại biểu Quốc hội, vốn là các quan chức ở các địa phương, cũng không thoát khỏi sự ràng buộc mới này. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam quá thiên vị khuyến khích phát triển khối nhà nước, tập trung đầu tư và chi tiêu nguồn lực (vốn, chất xám và lao động) vào khối này. Thực tiễn cho thấy hoạt động thiếu hiệu quả của khối nhà nước đã gây ra sự phí phạm quá mức các nguồn lực, vốn rất khan hiếm và vô cùng cần thiết cho một nước đang phát triển như VN.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcQgDmKtWsI0fwFv9uOzUxz2T6Q-xdz9tBG-cNEh8a8b1o-vvH0zKQ

Thực tế cho thấy, ngay tại các nước tư bản, các trùm tư bản (vốn có mục tiêu lớn nhất là làm giàu túi tiền của mình) cũng phải cân bằng giữa lợi ích bản thân và lợi ích của xã hội, vì họ biết rằng dù họ là giai cấp bóc lột, nhưng họ vẫn phải sống trong mối tương hỗ với giai cấp bị bóc lột (định nghĩa theo Marx). Họ cũng biết rõ lợi ích của họ gắn chặt với lợi ích của đại đa số dân cư. Các nước phát triển như Anh, Pháp Mỹ hay Úc đều có sự chuyển biến nhận thức như vậy. Chính tại các nước này, đa số các tài sản của các tỷ phú đều đặt tại nước phát triển, nơi có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ họ, và tài sản của họ sẽ tăng lên nếu các nền kinh tế này phát triển bền vững, nhân lực kỹ thuật cao, sức mua thị trường dồi dào. Trung Quốc cũng đang học theo bằng phát triển chính bản thân thị trường nội địa. Nền kinh tế TQ phát triển nhanh chóng và lành mạnh sẽ làm khối tài sản của giới giàu tăng nhanh chóng và bền vững, hơn rất nhiều nếu họ mang tiền đi đầu tư tại các quốc gia phát triển khác vốn khác biệt về văn hóa, đã bão hòa về tăng trưởng và rất đắt khi mạo hiểm đầu tư.

Nhân sự kiện Quốc hội đang họp, có ý kiến hỏi nhận xét về phát biểu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự án bauxite, tôi không bình luận vì mới viết bài 8 trang “Lời cuối cho bauxite Tây Nguyên”. Nếu TKV hiểu thấu đáo phương pháp luận, cách tiếp cận bài toán kinh tế,  nhất là cách xử lý lạm phát thì đã tư vấn cho Phó Thủ tướng có tư duy và giải pháp khác. Điều đơn giản trước mắt, họ phải tính toán một cách định lượng, sòng phẳng 2 phương án giữa tạm thời “đắp chiếu” so với cứ tiếp tục triển khai thì thiệt hại cụ thể ra sao.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcThaGxCy6DQdZzOiMj2G0QivOeG_rlJ2QmL-M7tpgsQ8Cp_cqEweg

Trong giới chức sắc có thông tin ông Tạ Quyết Thắng Tổng giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường viết công văn, gửi tài liệu đi khắp nơi phản đối dự án cảng Lạch Huyện nhưng mặt khác lại xin làm thầu phụ khi dự án được triển khai!? Mới nghe tưởng thật nhưng tìm hiểu kỹ thì ra đây là thông tin nhiễu, “đòn chơi” của người trong cuộc đối với doanh nghiệp tư nhân dám chúi mũi vào việc làm ăn của người khác!

Được biết Bộ Giao thông Vận tải có công văn số 1417/BGTVT-KHĐT ngày 22/02/2013 báo cáo về dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) – Giai đoạn khởi động gửi Chủ tịch nước, và công văn số 900/BGTVT-KHĐT gửi các đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan giải thích các kiến nghị của Công ty Sơn Trường có nêu: “…Trong khi tiếp tục phản bác phương án xây dựng 02 bến khởi động của dự án phía trong bờ do Bộ GTVT phê duyệt và gửi kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ, các Đoàn đại biểu Quốc hội, ngày 13/11/2012 Công ty TNHH Sơn Trường có văn bản số 13-11/CV-ST gửi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đề nghị cho Công ty tham gia góp vốn 25% trong Hợp phần B của dự án theo đúng phương án đã được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định số 476/QĐ-BGTVT ngày 15/3/2011 với tổng kinh phí không cao hơn 2.500 tỷ đồng…”, về việc này cần phải làm rõ như sau:    
Những ý kiến của Sơn Trường trong suốt thời gian dài chỉ tập trung phản bác QĐ 476/QĐ-BGTVT về Hợp phần A của dự án Lạch Huyện (19.200 tỷ đồng vốn ODA do nhà nước đầu tư). Công ty TNHH Sơn Trường kiến nghị về quy mô và địa điểm đặt 2 bến khởi động theo phương hướng tránh nạo vét và lợi dụng lợi thế địa lý, thuỷ văn của Lạch Huyện cũng như xác định vai trò của cảng Lạch Huyện nếu không là cảng trung chuyển thì chỉ cần cho tàu 30.000 DWT vào thì có hiệu quả nhất. Nếu là tàu 30.000 DWT thì không phải nạo vét nhiều và không cần đê chắn sóng, chắn cát, mức kinh phí sẽ giảm từ 19.200 tỷ đồng xuống 2 nghìn tỷ đồng (Hợp phần A). Công ty TNHH Sơn Trường kiến nghị Nhà nước không nên bỏ vốn đầu tư mà khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư để nhanh chóng có một hệ thống cảng hiện đại.    


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcT0oxw3IxuxpmHapsgxpK4xxgxsCq0eCE90cXewHdP0fBOkjsbY

Còn Hợp phần B, tại quyết định số 476/QĐ-BGTVT với dự toán là 6.572 tỷ đồng (chưa tính giá có thể bị trượt từ 10 – 30%) tại văn bản số 13-11/CV-ST Công ty Sơn Trường cam kết chỉ cần 2.500 tỷ đồng là đã hoàn tất 750 m cầu cảng theo đúng quy mô thiết kế của Bộ GTVT trong vòng 30 tháng nếu có phát sinh Công ty TNHH Sơn Trường xin bỏ vốn chịu trách nhiệm.    

Trong khi Nhà nước đang rất khó khăn về mặt tài chính mà đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường làm giảm chi phí từ 6.572 tỷ đồng xuống còn 2.500 tỷ đồng, vậy tại sao Bộ GTVT không đối thoại với Công ty TNHH Sơn Trường về vấn đề này mà lại đưa ra những ý kiến không đúng bản chất của sự việc, gây tổn hại đến danh dự và tâm huyết của Công ty TNHH Sơn Trường? Cũng cần phải nói thêm rằng, trong suốt thời gian dài, hàng chục văn bản tâm huyết Công ty TNHH Sơn Trường gửi tới Bộ GTVT, các cơ quan chức năng, Chính phủ và Quốc hội, Bộ GTVT gần như im lặng và bấu víu vào một lý do duy nhất không thể có được là “Hồ sơ chưa được lập bởi cơ quan tư vấn chuyên ngành, chưa tuân thủ thủ tục, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng” vì Công ty TNHH Sơn Trường làm sao có thể thoả mãn được các yêu cầu đó.    


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcQGLz4UO7MILenjzyAupmyBfI-bNOyzEKHQH5EdkI0_iiS5N5Ca

Ngoài ra, trong công văn 1417/BGTVT-KHĐT báo cáo Chủ tịch nước có nói tới 02 công văn số 878/BGTVT-KHĐT của Bộ GTVT gửi Tổng hội Xây dựng Việt Nam và số 879/BGTVT-KHĐT của Bộ GTVT gửi Công ty TNHH Sơn Trường, nhưng thực tế cả Công ty TNHH Sơn Trường và Tổng hội Xây dựng Việt Nam đều không hề nhận được?
   
Bộ GTVT còn viện lý do dự án được khởi động vì đã được Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Nhà nước thông qua. Là thành viên trong Hội đồng nói trên, trong các bài viết trước đây, tôi đã chỉ rõ các bất cập chưa hề được chủ đầu tư và Tư vấn giải đáp nhưng dưới sức ép của lãnh đạo để có bằng được phê duyệt ĐTM trong thời gian kỷ lục!    

Đang ngồi bên máy tính, nhận được tin nhắn của người bạn, xin mượn lời thay cho kết luận của bài viết tản mạn này:  Não “vô tội” trong các quyết định ngu xuẩn của con người!

T.V.T.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcTXCWS5_xavTPfa34nQwOLFsEkI48viFCZwPqzc4OwjUnFax66x
.


Được sửa bởi NHViet ngày Thu May 30, 2013 11:50 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
mphan
Khách viếng thăm




chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: PHIẾM LUẬN: CHUYỆN CƯỚP ĐÊM và CƯỚP NGÀY    chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu May 30, 2013 11:28 pm



PHIẾM LUẬN: CHUYỆN CƯỚP ĐÊM và CƯỚP NGÀY

Riêng tặng 2 Bác Tô Văn Trường và Bùi Văn Bồng, nhờ bài “ Tản mạn Tháng năm đỏ lửa” dẫn nguồn tôi viết bài nầy.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 172

Trong truyện ngắn TRONG RỪNG TRÚC (Nhật Bản) của Akutagawa Ryunoske (1892-1927) kể lại 1 vụ án giết người, trước Tòa có đủ các lời khai nhân chứng : người tiều phu, nhà sư, người lính, bà lão, người thiếu phụ, âm hồn của người chết (người chồng), đặc biệt là lời khai của tên tướng cướp TAJÔ MARU

Tướng cướp Tajô Maru khai:
. . .
Tôi gặp người đàn ông ấy cùng vợ anh ta vào khoãng xế trưa hôm qua. Đúng lúc tôi gặp họ, một cơn gió thoãng qua khẻ làm lay tấm mạng che mặt người thiếu nữ, khiến khuôn mặt nàng hé lộ ra một thoáng thôi, rồi lại bị che đi ngay, có thể chính vì cái thoáng nhìn ấy mà tôi càng tưởng thấy khuôn mặt nàng đẹp tựa như mặt Phật Bà. Thế là tôi lập tức nẩy ra ý nghĩ phải chiếm nàng cho bằng được, dù có phải giết chồng nàng đi nữa.

Chắc các ngài cho tôi như thế thì dã man quá ? Không ! giết đàn ông là chuyện rất bình thường, khi người ta muốn chiếm người đàn bà, bao giờ người ta cũng giết đi người đàn ông. Chỉ có điều tôi giết người bằng thanh kiếm tôi đeo bên hông. Chứ các ngài tuy không dùng kiếm, nhưng các người giết người bằng uy quyền, tiền bạc và đôi khi bằng cả những lời phỉnh gạt, đê hèn nữa! Của đáng tội, giết người cách đó thì thân thể vẫn lành lặn, máu không chảy một giọt! Nhưng nghĩ cho cùng: Giữa tôi và các ngài, kẻ nào tàn ác hơn kẻ nào? Ai biết? (cười mỉa mai).
. . .

Ở Miền Nam: Từ truyện ngắn nầy, soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng phóng tác tuồng cải lương “ Trăng Thượng Tuần Sắp Lặn “ rất hay.

Ở Miền Nam, khoãng năm 1965 – 1970 có tuồng cải lương “ Tiếng Hạc Trong Trăng” của soạn giả Hà Triều, vở tuồng nầy đoạt Giải Thanh Tâm (tuồng hay nhất trong năm), có đoạn kể : Tướng cướp Thy Đằng (bị cụt 1 tay) tranh luận với Lý Bình Thanh, Trang chủ Lý Gia trang nay chuyên đi cứu tế, chẩn bần… (trước kia là Lý Đại Vương: cướp của, giết người, cướp vợ của 1 người thầy thuốc…)

Tướng cướp Thy Đằng nói : Ta tuy sống bằng nghề ăn cướp, nhưng so với bọn quan lại triều đình: khi nhận cân đai, áo mão thì thề rằng phải đục khoét của công và ăn hối lộ của dân. Đem so ra thì chưa chắc ai hơn ai?  (mời quí vị tìm nghe trên Cải lương xưa : Phải là các nghệ sĩ Thanh Nga, Thành Được, Ba Vân, Hoàng Giang, Thanh Sang, Dũng Thanh Lâm… nầy nhé, hay tuyệt!)


Mới đây Bác Tô Văn Trường có viết bài TẢN MẠN THÁNG NĂM ĐỎ LỬA (BVBONG 23/5/2013), có đoạn kể về Cướp Ngân Hàng ở Trung Quốc, xin trích ra:
. . . . . . . . . .
Lướt đọc trên mạng thấy đăng tải những điều ngay cả Harvard cũng không dạy thấy ngồ ngộ! Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn". Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!".  Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!". Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!".  Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở". Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!". Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi". Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!". Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất". Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi, đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!". Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng"

Mẩu chuyện nói trên phiếm mà không phiếm vì có thể rút ra kết luận trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.
                                                             
Cám ơn Bác Tô Văn Trường 1 bài viết hay, thâm thúy và kết luận lại vô cùng  thâm thúy.

TRỊNH-KIM-THUẤN


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcSF11qYmLTw1QGPforiKS2nlDoAHdJykuJTjP0yCcOJUPSX-Fi7cw

Về Đầu Trang Go down
vinguyen
Khách viếng thăm




chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeFri May 16, 2014 2:48 pm


Tháng Năm... Mưa Sài Gòn...


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 9k=


    Mưa ở Sàigòn mới là mưa. Tôi không biết ở những nơi khác ra sao, tôi thấy mưa Virginia không trận nào ào ạt lớn, mạnh, đại lượng, ban phát khoái lạc, oai nghiêm như những trận mưa ở Sàigòn, nhất là những trận mưa đầu mùa mưa, như những trận mưa đang đổ xuống Sàigon tháng này.

    "Em về rũ tóc mưa sa
    Năm canh chuốt ngón tỳ bà khói sương..."

    Mưa SàiGòn...

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 2Q==

    Trước năm 1975, khu cư xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngập nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngập lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngập quá xá..

    Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cửa đóng kín. Ba, bốn mươi năm xưa cư xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngập nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.

    Trước năm 1975, Sàigòn của tôi rất đẹp, chỉ sau năm 1975 bọn Bắc Việt cộng nón cối, giép râu, lính cái đít bự hơn cái thúng, khiêng ảnh Lão Già Hồ vào Sàigòn, Sàigòn của tôi mới xấu đi, mới bẩn đi. Trước năm 1975 mỗi năm khi mùa mưa đến với những trận mưa lớn đầu mùa – đồng bào tôi gọi là những "cây mưa" – mưa lớn quá nước mưa chẩy ra sông không kịp, Sàigòn của tôi cũng có vài con đường bị ngập nước, nhưng rất ít. Chẳng hạn như đường Lê Lai, nơi có tòa soạn nhật báo Ngôn Luận tôi thường đến hàng ngày, nhưng dù mưa có lớn đến đâu, dù có bị ngập nước mấy đi nữa chỉ hai giờ đồng hồ sau khi dứt mưa là đường Lê Lai lại khô ráo, sạch boong, nước đã rút hết. Thành phố Sàigon yêu thương của tôi chỉ bị nạn nước mưa ngập không thuốc chữa từ sau ngày bọn Bắc Việt cộng vào chiếm Sàigòn.

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcRDehWk6-o4dsjvFIlg6b7lVIXv-z_hVPUu9VB8qEhc0C6wAb_c

    Trước 1975 Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở nhà lầu, nhà lầu của ông, không phải nhà mướn, đi xe tu-bin Peugeot 504, hút thuốc điếu Winston, sài bật lửa gaz Dupont. Một tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975 ông xách túi, từ biệt bà vợ hiền – bà vợ hiền thứ tư của ông - ông theo tiếng gọi của cái gọi là "Ủy Ban Quân Quản", cái ủy ban mà người dân Sàigòn gọi là Ủy Ban Quanh Quẩn, ông lên đường đi "học tập cải tạo". Ngày xa xưa ấy, một sáng Tháng Năm năm 1975, chắc ông, cũng như nhiều vị sĩ quan quân đội tôi, nghĩ rằng ông chỉ đi xa tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh nhiều lắm là một, hai tháng rồi ông lại trở về trong vòng tay ấm của bà vợ hiền của ông, vì vậy ông đi tù cộng sản mà ông mang theo cái bật lửa gaz Dupont và hai tuýp gaz Dupont dzin để sạc bật lửa!

    Như thị ngã văn. Chuyện sĩ quan ta mang hôp quẹt Dupont đi tù cải tạo là do chính ông Trung Tá kể cho tôi nghe. Nhưng sự đời thảm não tơ vương không có chuyện đi tù cộng sản rồi lại thơ thới trở về mái nhà xưa êm đẹp như ông Trung Tá quân ta tưởng. Bắc Việt cộng nó cho ông đi tù mười mùa lá rụng. Khi ông trở về thành phố cũ, vỉa hè xưa, bà vợ hiền của ông đã đi một đường không sang sông mà là vượt biển tự bao giờ, tòa nhà lầu của ông đã bị bọn Bắc Việt cộng chiếm mất, một thằng cán bộ Việt Cộng làm chủ ngang xương tòa nhà lầu của ông trong cư xá Chu Mạnh Trinh.

    Vắn tắt, tóm lại, đại khái cuộc sống của ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến ở Sàigòn những năm 1986, 1987, 1990 không có một ly ông cụ nào khác với cuộc sống của không biết bao nhiêu ông sĩ quan quân đội tôi kẹt giỏ bỏ súng, bỏ lính, bỏ nhiệm sở, bỏ nhân dân, bỏ nước, chạy lấy người không kịp, bị bọn Bắc Việt cộng nó bắt đi tù. Cuộc sống ấy đã được một ông Tầu từ mấy ngàn năm xưa miêu tả đầy đủ trong mấy câu : "Nhà mình người ở, xế mình người đi, vợ mình người chí chạt, con mình người đưa sang Kampuchia lấy xác bón cây thốt nốt.." Cuộc sống của các ông đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, rách nát, bèo nhèo hơn cái mền Sakymen, xưởng máy bên Cầu Bình Triệu.

    Ông Trung Tá đi tù về trên răng dưới không có lựu đạn, quả đáng tội trên răng dưới ông cũng có đôi giép, không nhà, không vợ con - lại phải nói cho đúng ông có nhà, có vợ con, cái gì chứ vợ con thì ông có hơi nhiều, nhưng ông bị mất nhà, mất vợ con, ông về sống trong một nhà cho mướn ở đường Sư Vạn Hạnh. Căn nhà này có nhiều phòng nhỏ được làm để cho những em lấy Mỹ mướn những năm 1965, 1970. Năm xưa ấy khi chủ nhân căn nhà chia nhà ra làm nhiều phòng nhỏ chỉ là để cho các em lấy Mỹ mướn thôi, chủ nhà đâu có ngờ rằng chẳng mấy mùa cóc chín sau khi các em lấy Mỹ không còn khứa Mỹ nữa những căn phòng nhỏ đó lại có khách mướn. Lần này khách mướn không phải là Me Mỹ mà là các ông sĩ quan đi tù về. Hai ông Trung Tá ở chung một phòng, mỗi ông một cái giường sắt cá nhân, không ông nào có vợ con chi, bữa mô ông nào cần tiếp khách thì ông kia phú lỉnh đi khỏi phòng chừng ba, bốn tiếng đồng hồ mới về. Rồi ông Trung Tá dạt về sống trong cư xá Nguyễn Thiện Thuật. Mỗi năm mùa mưa tới, những cây mưa lớn đổ xuống Sàigòn, con đường Nguyễn Thiện Thuật nước ngập như sông, nước ngập cả ngày, cả đêm, 24 tiếng đồng hồ nước chưa rút đi hết, bọn trẻ nhỏ trong khu phố có dịp ở truồng chạy ra đường nghịch nước.

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcTAqFfrI_7KKyGbmgQPDJEUEymtz_urdVjymvuc1ZFTxCnejk5Dyg

    Sàigòn hiện nay có đến 100 chỗ bị ngập nước trong mùa mưa. Một chỗ ngập nặng là đường Trần Quốc Toản của ta, nay bị bọn Việt cộng gọi bằng cái tên không giống con giáp nào là đường 3 Tháng 2. Đoạn đường này mỗi trận mưa lớn nước ngập lên cả thước. Nghe nói bọn Việt cộng xây cái gọi là Nhà Hát Hòa Bình của chúng ngay trên cửa cống chính của đường Trần Quốc Toản, bít luôn ống cống nên đường này mới ngập nước nặng đến như thế. Năm nào trong mùa mưa cũng có cả chục người Sàigòn chết thảm vì bị nước cuốn vào những miệng cống.

    Liêu lạc bi tiền sự...  Sống buồn ở nước Mỹ, quê người Mỹ, chuyện mưa Sàigòn làm tôi nhớ Saigòn quá chời, quá đất. Bây giờ là Tháng Năm Tây, bây giờ là Tháng Tư Ta. Tháng Tư đầu mùa hạ, tiết trời thật oi ả...Năm nào Tháng Tư Ta Sàigòn cũng oi mưa, nóng bức, khó chịu đến mười lăm, hai mươi ngày. Rồi trận mưa đầu mùa đến Sàigòn, sấm vang, chớp giựt đùng đùng, loe lóe, đất trời Sàigòn chuyển động,nháng lửa, gió lớn, cây lá vặn mình, những đường dây diện Sàigòn đong đưa nhẩy tuýt, cả thành phố nín thở chờ đợi, bầu trời vỡ bung, nước đổ xuống sầm sập. Mưa..! Mưa..! Không khí nhẹ đi. Mát rượi. Người Sàigòn thở ra khoan khoái. Ôi.. phải được sống ở Sàigòn người Việt Nam mới có cái thống khoái chờ, và thấy, và hưởng cái khoái lạc khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống...

    Những cây mưa đầu mùa Sàigòn...! Những năm 1960 tôi từng viết: "Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp mới tắm xong..." Từ ấy đã bốn mươi mùa mưa đi qua cuộc đời, những nàng trinh nữ năm ấy nay đã thành những bà cụ già, nhiều nàng có thể còn đa tình, trái tim còn sống mạnh nhưng già thì các nàng vẫn già, hôm nay nhớ lại tôi lấy làm lạ tại sao một anh cả đẫn ngớ ngẩn như tôi lại viết được một câu gợi cảm đến như thế về thành phố Sàigòn của tôi sau cơn mưa lớn:"Sàigòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong!" Mai sau nếu có chàng trai hào hoa, phong nhã nào ngửi da thịt người đàn bà chàng yêu thương vừa mới tắm xong, thơm phức, và nói: "Em sạch như thành phố Sàigòn sau cơn mưa lớn..." thì một nửa câu nói tình tứ ấy là của tôi!

    Ở đây thép rỉ, son mòn... Xa quê hương, tôi nhớ những mùa mưa tôi nằm trong phòng tù nhà tù Số 4 Phan Đăng Lưu ở quê hương tôi.

    Những phòng tù Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn tường kín mít, mái tôn, không có trần, nhốt 20 người đã khó thở nhưng nhồi nhét đến 40 người tù. Những tháng mùa nắng phòng tù nóng như lò nướng bánh mì. Bọn tù chúng tôi rôm sẩy đầy mình, nải chuối sứ hãy còn xanh được treo trên tường phòng tù chỉ sau một đêm chịu hơi người sáng hôm sau đã chín vàng rọm. Trận mưa lớn đổ xuống, có tên cai tù tốt bụng mở cửa phòng tù cho tù chạy ra sân tắm mưa ở ống máng, chỉ hai phút tắm mưa bao nhiêu rôm xẩy lặn hết.

    Tôi nhớ những trận mưa lớn ở Nhà Tù Chí Hòa.

    Nhà Tù Chí Hòa có nhiều chuột cống. Bọn chuột cống biết bọn tù chúng tôi bị nhốt trong phòng, không động được đến cái chân lông của chúng được nên tối xuống, khi cửa sắt hành lang đã đóng, đã khóa, bọn chúng đàng hoàng kéo nhau ra hành lang, đưổi nhau, đùa rỡn, nhẩy măm-bô, nhót tăng-gô, nựng nhau, cắn nhau, bọn tù chúng tôi đứng sau hàng song sắt suỵt suỵt dọa nạt chúng, chúng tỉnh queo, chúng coi như pha, chúng không thèm chấp. Chúng còn dương mắt nhìn chúng tôi khinh bỉ, chúng tôi nghe tiếng chúng nói: "Chúng mày tù, chúng mày làm gì được chúng ông? Suỵt soạt ký gì?" Nên khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, nước thoát đi không kịp, các ống cống đầy nước, bọn chuột cống phải chạy lên sân nhà tù, chúng tôi thích thú khi thấy anh em tù nhân được ra làm những việc chia cơm, quét dọn, vây đuổi đập chết cả mấy chục con...

    Và sau những trận mưa lớn đầu mùa, đêm xuống, nằm thao thức không ngủ được trên nền xi-măng phòng tù Chí Hòa, tôi ngạc nhiên nghe tiếng ếch nhái kêu vang suốt đêm. Tôi tự hỏi trong cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng vừa qua, bọn nhái bén, chẫu chàng, chẫu chuộc trốn nấp ở đâu, làm sao chúng sống qua cả bẩy, tám tháng trời nắng nóng để đêm nay, trời vừa đổ cơn mưa lớn, chúng kéo nhau lên mặt đất đồng ca vang rân như thế?

    Tôi nhớ mùa mưa thứ nhất tôi nằm trong sà-lim số 15 Khu B Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu. Mùa mưa năm 1977, đây là những tháng thứ nhất tôi bị tù trong đời tôi. Một đêm mưa lạnh, không ngủ được, tôi làm thơ:

    Nằm trong khám tối âm u
    Buồn nghe đêm lạnh sương mù sa mưa
    Bồi hồi tưởng mái nhà xưa
    Ngày đi đã nát, bây giờ ra sao?
    Thương Em nhạt phấn, phai đào
    Đêm đêm trở giấc chiêm bao một mình.
    Ngủ đi Em, mộng bình minh
    Mưa bao nhiêu giọt là Tình bấy nhiêu.

    Một đêm mưa năm 1976 tôi trên xe đạp đi lang thang trong thành phố không đèn tối đen, tôi làm thơ:

    Ở đấy mộ người toàn cỏ trắng
    Riêng mộ người yêu cỏ sắc xanh.
    Đêm mưa, đèn tắt, thành xưa vắng
    Thương nhớ tình ta chỉ một anh.
    Em đi mùa ấy mưa hay nắng?
    Đời vắng khanh đời chỉ nhớ khanh.
    Lầu vàng, nhà cỏ rồi yên lặng
    Phố chợ, rừng hoang cũng vắng tanh
    Người yêu, người ghét đều quên lãng
    Chẳng còn anh cũng chẳng có em
    Mồ em cỏ ấy vàng hay trắng?
    Anh biết mồ anh cỏ sắc xanh!

    Em yêu dấu..Anh kể Thơ Mưa của những thi sĩ chính hiệu con nai vàng em nghe nhé. Thơ Việt của chúng ta có nhiều Thu và Mưa. Trong Thơ Ta Mưa cũng nhiều nếu không nói là nhiều hơn Thu. Thuyền Trưởng Văn Quang nhắc đến bài Thơ "Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội" của Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, Thơ do Nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc:

    Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn, gió heo may vào hồn
    Thoảng hương tóc em ngày qua
    Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà
    Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa
    Thương mầu áo ngà. thương mắt kiêu sa, hiền ngoan thiết tha...
    Thơ ngây đôi má nhung hường
    Hà Thành trước kia thường thường về chung lối đường
    Khi mưa ướt lạnh mình chung nón dìu bước thơm phố phường...
    Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày
    Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài?
    Giăng mắc heo may! Sầu rơi ướt vai, hồn quê tê tái...

    *

    Mưa mùa Thu, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù
    Tủi thân nhớ bao ngày qua
    Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà
    Ôi còn đâu vàng son mùa Thu hiền hòa
    Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ
    Cô liêu trong nỗi u hoài, lòng người sống lạc loài, thê lương mềm vai gầy
    Bao oan trái dâng lên tê tái, cho kiếp người héo mòn tháng ngày
    Mưa còn rơi, ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời
    Vang trời tiếng cười, ấm niềm tin hồn người, mây trắng vui tươi
    Tình quê ngút khơi, Tự Do phơi phới...

    Bài thơ trên đây được đặt tên là "Mưa Sàigòn, mưa Hà Nội" nhưng cứ theo như ý ngu không có một su teng văn nghệ, văn gừng nào của tôi thì nó chẳng có một ly ông cụ nào là "Mưa Sàigòn", nó chỉ là "Mưa Hà Nội". Năm xưa ấy, năm 1956, khi thi sĩ sáng tác nó, có thể vì ông sống ở Sàigòn mà mần thơ nhớ riêng mưa Hà Nội trong khi Sàigòn cũng có mưa mà ông không nhắc nhở gì đến Mưa Sàigòn cả, sợ chuế nên thi sĩ móc ba tiếng "Mưa Sàigòn" vào cho bài thơ có tí mầu sắc Sàigòn.

    Cũng dễ hiểu thôi, năm 1956 đất nước ta mới bị chia cắt, thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương còn trẻ, hai ông mới xa Hà Nội của hai ông có hai niên nên hai ông nhớ thương Hà Nội của hai ông. Hai ông cảm khái nên ông ni mần thơ, ông kia phổ nhạc bài thơ nhớ thương Hà Nội đó. Hai mươi năm sau, năm 1975, người ta thấy cả hai ông – thi sĩ, nhạc sĩ – không ông nào còn nhớ thương Hà Nội nữa, khi có thể về thăm lại "Thành Đô yêu mến.."hai ông bỏ chạy có cờ!



    Trở lại với Mưa trong Thơ, với Thơ Mưa, em yêu dấu, anh kể một lô Thơ Mưa em nghe nhé!

    Đây là Thơ Mưa - Trần Huyền Trân:

    Mưa bay trắng lá rau tần
    Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa.
    Có người về khép song thưa
    Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng.

    *

    Ta trở về đây không gối chăn
    Một mình ly rượu rét căm căm
    Không là lính thú sầu lên ải
    Cũng thấy lòng chia dưới cát lầm.

    Nhớ lại mùa mưa những thuở nào
    Rượu rồi nâng cổ áo lên cao
    Dăm ba mồi thuốc đi chung bóng
    Lòng chép cho lòng bao chiêm bao;

    Lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm
    Gác trọ không đèn hết cố nhân...

    Thi sĩ không là lính thú sầu lên ải, mà cũng thấy lòng chia dưới cát lầm. Tôi không phải là thi sĩ nhưng ở xứ người đôi khi về nhà khuya lên thang gác tôi cũng nghe gió nhủ, mưa thầm, cả những đêm trời Mỹ không mưa gió, tôi cũng nghe tiếng gió nhủ, mưa thầm vang lên trong trái tim tôi, chỉ có điều là ở nước Mỹ tôi lên thang nghe gió nhủ, mưa thầm, gác trọ sáng đèn nhớ cố nhân!

    Vài dòng Mưa nữa trong Thơ Trần Huyền Trân:

    Phải đây mùa nhớ thương nhau
    Chim ngoài ngọn gió, mưa đầu cành mưa
    Biết yêu thì khổ có thừa
    Hình dung một thoáng, tương tư chín chiều
    Xa nhau gió ít, lạnh nhiều
    Lửa khuya tàn chậm. mưa chiều đổ nhanh
    Bóng đơn đi giữa kinh thành
    Nhìn duyên thiên hạ, nghe tình người ta
    Đêm về hương ngát bên hoa
    Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao.

    Đưa người ta không đưa qua sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Thi sĩ Thâm Tâm tự hỏi như thế. Thâm Tâm chỉ để lại cho đời ba, bốn bài thơ, bài nào cũng làm tôi cảm khái. Đây là Mưa trong thơ Thâm Tâm:

    Ngoài phố mưa bay, Xuân bốc rượu
    Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê
    - Ới ơi..bạn tác ngoài trôi giạt
    Chẳng đọc thơ ta tất cũng về!
    Không nhớ bài thơ dưới đây của thi sĩ nào:
    Nửa khuya tỉnh giấc lòng đau
    Nửa mong tảng sáng, nửa cầu thâm khuya.
    Tiếng chuông ở giáo đường kia
    Hay trong chùa nọ, sầu chia sang người.
    Biết mưa đang đổ nên lười
    Nằm nghe lá rụng tơi bời rung cây.
    Em ơi...Buồn lạnh thế này
    Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi...

    Ối giời ơi... Cơm nhà, quà vợ như tôi, chân chính, thuần thành, thâm niên, trung kiên, tuyệt đối... Dzậy mà đọc bài thơ trên tôi cũng muốn kêu toáng lên...Em ơi... Buồn lạnh thế này... Cùng ta chẳng có một ngày nằm chung, xin lỗi, nằm đôi. Chít mất!

    Mới đây một bạn đọc viết cho tôi:

    - Đọc đoạn ông tả cuộc chia tay với người đẹp độc giả buổi trưa đường Thống Nhất Sàigòn, nắng vàng lung linh, tôi cảm khái cách gì...

    "Cảm khái cách gì.." Bạn ơi... Đọc chuyện tôi bạn "cảm khái cách gì", tôi đọc hai câu Thơ "Em ơi buồn lạnh thế này. Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi." tôi cũng "cảm khái cách gì. " Mèn ơi..! Cảm khái quá đi mất! Cảm khái ơi là cảm khái.

    Giời mưa ướt áo làm gì?
    Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng
    Tuổi son má đỏ, môi hồng
    Bước chân về đến nhà chồng là thôi
    Hôm qua mưa gió đầy trời.

    Thơ Nguyễn Bính có nhiều Mưa:

    Gió mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng...

    Huế có nhiều thi sĩ, tôi thấy Thi sĩ Bắc Kỳ Nguyễn Bính làm Thơ Mưa Huế tuyệt nhất:

    Mấy tuần ròng rã gió mưa
    Bên lầu đò lạnh, gió lùa nước dâng.
    Ngược xuôi, mưa gió dãi giằng
    Nằm đây nhớ nửa vầng giăng chốn nào.
    Mưa rào rào, gió ào ào
    Trùm chăn say khói thuốc lào đê mê.
    Học sinh mấy buổi đi về
    Quần cao, nón thấp ê chề gió mưa.

    *

    Giời mưa ở Huế sao buồn thế
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày..
    Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
    Hai đứa bàn nhau uống rượu say.
    Nón lá, áo tơi ra quán ruợu
    Chơ vơ trên bãi nước sông đầy...
    Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả
    Chén ứa men lành, lạnh ngón tay.
    Ôn lại những ngày mưa gió cũ
    Những chiều hành viện, những đêm say...
    Và Nguyễn Bính làm thơ ở Nam Kỳ:
    Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa
    Những ai mảnh quạt đề thơ
    Nam Kỳ cũng gió, cũng mưa
    Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông.
    Mình đi trăm núi, ngàn sông
    Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam...
    Những ai đón bạc, đưa vàng
    Những ai ai đó, bây giờ những ai..?
    Há rằng uổng một đời trai
    Quyết tâm phá bí, ai dè vẫn thua.
    Đến đây đường khóc cùng đồ,
    Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô Giang?
    Đèn chong lụi cả canh tàn
    Ngoài sông ai đó quá giang gọi đò.
    Hỡi người đi gió, về mưa
    Có gây dựng nổi cơ đồ gì không?
    Đã đành nhớ núi, thương sông
    Nằm đây xa cách muôn trùng ải quan...

    *

    Một thân lận đận nơi trời xa
    Nằm nghe mưa rơi trên mái nhà
    Gió bắt vào thu đầy tiếng lá
    Đời tàn mộng đẹp, tiếc xuân qua
    Long tong mưa nhỏ gieo từng giọt
    Ắng lặng không nao một tiếng gà
    Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại
    Đêm dài đằng đẵng, đêm bao la
    Cũng may cho những người lưu lạc
    Càng khỏi trông trăng, đỡ nhớ nhà...
    Em ơi..Anh đưa em sang Thơ Mưa Huy Cận:
    Đêm mưa làm nhớ không gian
    Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
    Tai nương nước giọt mái nhà
    Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn
    Nghe đi rời rạc trong hồn
    Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
    Rơi rơi, dìu dịu, rơi rơi
    Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
    Tương tư hướng lạc, phương mờ
    Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe
    Gió về lòng rộng không che
    Hơi may hiu hắt bồn bề tâm tư.

    *

    Người ở bên trời, ta ở đây
    Chờ mong phương nọ, nhớ phương nầy
    Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm
    Vạn lý sầu lên, núi tiếp mây
    Nắng đã xế về bên xứ bạn
    Chiều mưa trên bãi nước sông đầy.
    Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.
    Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
    Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
    Chiếu chăn không ấm người nằm một
    Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay.

    Em ơi... Đến đây là những dòng Thơ Mưa anh cảm khái suốt một đời: Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương

    Đàn rưng rưng lệ, phách dồn mưa
    Tiếng hát tàn rơi hận thuở xưa.
    Bụi nhuốm Thiên Thai mờ hứng ruợu;
    Đời sau say giúp mấy cho vừa!
    Cô đơn men đắng sầu trăng bến
    Đất trích Tầm Dương quạnh tiễn đưa.
    Nhịp đổ càng mau nghe ríu ríu
    Tê rời tay ngọc lúc buông thưa.

    *

    Tóc sõa tơ vàng nệm gối nhung
    Đây chiều hương ngát lả hoa dung
    Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo
    Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.

    Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
    Buồn mưa trăng lạnh, nắng hoa gầy
    Nắng mưa đã trải tình nhân thế
    Lưu lạc sầu chung một hướng say.

    Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai
    Ra đi chẳng hứa một ngày mai
    Em ơi lửa tắt, bình khô rượu
    Đời vắng em rồi, say với ai?

    *

    Ôi thân mến! Nhắc làm chi thuở ấy
    Đêm nay đây hồn xế nẻo thu tàn..
    Khóc chia lìa, ai níu gọi than van?
    Ta chỉ biết nằm nghe tình hấp hối.
    Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối
    Mưa. mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau.
    Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau
    Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc?

    Chao ôi..Cơm nhà, quà vợ từ hằng hà sa số kiếp, một chai la-ve 33 ăn nói đã loạng quạng, vậy mà cũng hiu hiu tiêu sái gõ nhịp sầu ca "Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi, say với ai..?" Cả đời chỉ biết có một người đàn bà, vậy mà cũng "..Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau..Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc..?" Cảm khái cách gì!

    Còn nhiều dòng Thơ Mưa Vũ Hoàng Chương nhưng đêm có khuya, ngày có rạng, người viết dù hứng khởi, dù cảm khái, bài viết cũng không thể quá dài, trang báo có hạn, trang báo còn phải dành cho bài viết của người khác và cho quảng cáo, em cùng anh sang Thơ Mưa Đinh Hùng:

    Tình đến bên người, núi chắn ngang,
    Tà dương mái tóc ngút mây vàng
    Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ
    Cả một mùa thu đã quá giang...

    Sóng tóc rừng mưa gợn trập trùng
    Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không
    Sương pha áo mỏng, gầy non bạc
    Chiều lặng soi gương, xót má hồng.

    Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng
    Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông
    Đợi em từ mấy phương bèo rạt
    Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng.

    Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa
    Gối chăn như hải đảo vô bờ
    Sóng dâng hồn vách sầu nghiêng bóng
    Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa.

    *

    Mênh mang sóng mắt
    Ngờ biển dâu
    Núi non nhìn ta vừa nghiêng đầu
    Hình như hội ngộ
    Từ ngàn thâu.
    Ta tỉnh hay mơ? Chiều nay trăng khép
    Hàng mi sầu
    Hay tà dương thu
    Mưa rơi mau?

    Thơ của ai tôi cũng có thể phụ đề Việt ngữ, thường là tâng bốc, suýt xoa, hít hà hay quả là hay, hay quả, quả hay, cảm khái ơi là cảm khái, đến Thơ Mưa Đinh Hùng thì tôi thôi không ca tụng nữa. Ca tụng, tâng bốc là thừa.

    Giữa đêm lòng bỗng hoang vu
    Gối chăn nghe cũng tình cờ quan san.
    Bước thu chừng sớm lìa ngàn,
    Nhớ giây nguyệt lạnh, cung đàn thương hoa.
    Em về rũ tóc mưa sa
    Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương.
    Rời tay nhịp phách đoạn trường
    Hồn đêm nay thấm mùi hương năm nào?
    Sầu che nửa mặt chiêm bao,
    Dòng mưa, thu lệ chìm vào phấn son.
    Nét mày cong vút núi non,
    Mông mênh xiêm trắng linh hồn vào thu.

    *

    Có kẻ nghe mưa trạnh mối sầu
    Vắt tay nằm mộng suốt đêm thâu.
    Gió từ sông lại, mưa từ biển
    Không biết người yêu nay ở đâu?

    Tôi ngủ bâng khuâng một gối buồn
    Giường lênh đênh nổi giữa băng sơn.
    Xoay mình giận mảnh chăn hờ hững.
    Tuyết phủ, sương dâng một nửa hồn.

    Người ta xa lánh cả tôi rồi!
    Trở gối, nghe hồn động biển khơi.
    Xa bạn, xa lòng, xa mắt đẹp,
    Gió mưa dòng tóc, đắng vành môi.

    Dĩ vãng dầm mưa lén bước về
    Áo trùng, mây tỏa, mặt sầu che.
    Run tay ấp nửa bàn chân lạnh
    Thương những con đường mưa cuốn đi

    Bài viết đã dài mà Mưa còn nhiều. Đành ngừng ở đây thôi. Ngừng nhưng còn tiếc nên Mưa thêm vài cơn Mưa nữa..

    Những Thơ Mưa trên đây đều là Thơ Mưa trước năm 1975. Từ ấy, tức từ năm 1945 đến nay, ta có Thơ Mưa Quang Dũng:

    Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai
    Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
    Mắt kia em có sầu cô quạnh
    Khi chớm heo về một sớm mai?

    Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
    Bên này em có nhớ bên kia?
    Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
    Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề...

    Em nhớ không em, những tiếng Ca Mưa chúng ta cùng nghe ngày xưa khi chúng ta còn trẻ:

    Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
    Sao còn đứng mãi nơi giang đầu?

    Và:

    Em đến thăm anh một chiều mưa, đường trơn ướt tiêu điều..
    Em đến thăm anh chiều Đông giá, em đến thăm anh chiều mưa gió, đường xa lạnh lùng..

    Và:

    Mưa rừng ơi mưa rừng..

    Những lời Ca Mưa chìm trong dĩ vãng nhạt nhòa, hình ảnh Sàigòn trong mưa thấp thoáng hiện về, cả thành phố trắng xóa nước mưa, Sàigòn dưới cây mưa như người đàn bà đẹp nằm chịu cơn lạc thú, cây mưa đầu mùa Sàigòn như gã đàn ông quằn quại trên thân thể người đàn bà đẹp, những con đường ngập nước như những dòng sông.

    Mưa ở Sàigòn mới là mưa. Tôi không biết ở những nơi khác ra sao, tôi thấy mưa Virginia không trận nào ào ạt lớn, mạnh, đại lượng, ban phát khoái lạc, oai nghiêm như những trận mưa ở Sàigòn, nhất là những trận mưa đầu mùa mưa, như những trận mưa đang đổ xuống Sàigon tháng này.

    Đành phải tạm ngừng thôi..

    Mưa, mưa hoài! Rượu chẳng ấm lòng đau
    Gấm the nào từ buổi lạnh lùng nhau
    Vàng son có thay mầu đôi mắt biếc?

    Em về rũ tóc mưa sa
    Năm canh chuốt ngón tỳ-bà khói sương

    Gió từ sông đến, mưa từ biển
    Không biết người yêu nay ở đâu?

    Gió từ sông đến, mưa từ biển... Không biết người yêu nay ở đâu? Cảm khái cách gì!

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcSI1I3F2qNNR1wwajNPyaKRVcRmnGeJhowp0iJUpCWZrCY8OkLQ
Về Đầu Trang Go down
MHMai
Khách viếng thăm




chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeThu May 21, 2015 11:25 am

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Le-Huu-Ha

Tháng Năm, nghe Phượng hoàng gãy cánh


Wed, 05/20/2015 - 07:02 — tuankhanh

Có một tượng đài phượng hoàng gãy cánh tại Sài Gòn, đặc biệt trong lòng người yêu nhạc trẻ miền Nam. Tượng đài nằm im lặng trong trái tim mỗi người, nhưng luôn ngân vang với những câu hát trở thành lịch sử âm nhạc hiện đại của Việt Nam – vốn từng mở màn cho một giai đoạn cách tân âm nhạc độc nhất vô nhị.

Thật khó biết là nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời vào lúc nào. Theo báo cáo pháp y, người ta chỉ tìm thấy ông vào ngày 11 tháng 5, 2003, nhưng dự đoán thời gian qua đời có thể từ 5 ngày trước. Lê Hựu Hà là một người cô đơn. Và những ngày cuối đời của ông lại càng cô đơn hơn khi đi về chỉ một mình, đóng cửa lặng lẽ đọc sách, nghe nhạc, mở ti vi cho có tiếng người chung quanh mình. Chính vì ti vi vẫn mở suốt nhiều ngày liền, nên chung quanh hàng xóm không ai ngờ rằng ông đã qua đời. Chỉ đến khi vài người bạn đến tìm, gọi chuông không được thì sau đó mọi người mới phát hiện rằng ông đã đi rất xa rồi.

Những ngày bạn bè đến thăm nhạc sĩ Lê Hựu Hà lần cuối, Lúc ấy, trời lất phất mưa, mây trĩu xám. Đám tang vừa phải và khiêm tốn, không khác gì tính cách của ông lúc sinh thời. Nhạc sĩ Minh Châu tay cắp giỏ, ánh mắt bàng hoàng “lẽ nào vậy sao?”. Minh Châu vốn là một người yêu say đắm dòng nhạc Phượng Hoàng với những bài hát mà nhạc sĩ Lê Hựu Hà khai sinh. Anh ghé qua thắp nén nhang với chiếc áo sơ-mi bó, quần ống hơi loe, không khác gì thập niên 60, thì thầm “chừng nào chúng ta lại có một Lê Hựu Hà hay Nguyễn Trung Cang?”.

Câu hỏi đó thật khó trả lời. Phượng Hoàng sinh ra từ lửa và hóa kiếp trong lửa, tuần hoàn vô lượng. Nhưng để nhận biết là điều bất khả. Thật khó hình dung nền nhạc trẻ Việt Nam thập niên 60-70 nếu không Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Elvis Phương... thì hôm nay sẽ là gì? Ban nhạc Phượng Hoàng của Lê Hựu Hà thành lập năm 1963, với chủ trương dứt khoát của Lê Hựu Hà là “người Việt phải chơi nhạc Việt”, nhằm tạo một khuynh hướng khác biệt với hàng loạt các nhóm nhạc trẻ lúc đó, phần lớn đang cover lại các bài hát ngoại quốc, và lấy tên tiếng nước ngoài như The Enterprise, CBC, The Dreammers, Les Vampires... nhạc trẻ thuần Việt được coi như khai sinh từ đó. Nếu lịch sử âm nhạc Anh Quốc có cột mốc vĩ đại từ cuộc nói chuyện vô tình trên tàu điện giữa Paul McCartney và John Lennon, thì ở Việt Nam cũng có chương lịch sử âm nhạc kỳ thú từ sự kết nối giữa Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.

Là một ban nhạc rất trẻ, nhưng các sáng tác của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang làm không ít người sửng sốt về tính triết lý sâu đậm trong ca từ. Nếu Nguyễn Trung Cang vung vẩy tung tóe màu sắc hiện sinh với Mặt Trời Đen, Sống Cho Qua Hôm Nay... thì Lê Hựu Hà dàn trãi từ khuynh hướng yêu tha nhân vô kiện của Kant cho đến tâm trạng hippy phản chiến, kêu gọi yêu thương. Trong các phẩm của Lê Hựu Hà, là niềm yêu tha nhân dù khổ đau vẫn phải gìn giữ như một định mệnh “Hãy cứ yêu thương người – dù người không yêu ta”. Từ cảm giác đó, Lê Hựu Hà bước theo lộ trình nhận thức thế giới không khác gì John Lennon từ việc viết về tình yêu cho đến hát về người nghèo khó, về một cuộc sống đầy súng đạn và hận thù. Hãy Nhìn Xuống Chân hay Lời Người Điên... là một dòng phát triển rất đặc biệt của nhạc sĩ Lê Hựu Hà bên cạnh những bài tình ca nhạc trẻ độc đáo của ông. Chỉ tiếc là sau 1975, chế độ kiểm duyệt của Nhà nước Cộng sản đã bóp chết không ít niểm cảm hứng và sự phát triển của nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có nhạc sĩ Lê Hựu Hà.



Nhạc sĩ Phạm Duy, lúc sinh thời không phải là người dễ tính, cũng đã phải thốt lên rằng âm nhạc của Phượng Hoàng đầy chất tâm hoặc (psychedelic culture) và phản ánh một tâm thức của thế hệ trẻ không lối thoát trong một xã hội chiến tranh, bất an không hồi kết. Sau tháng 4/1975, khi bị buộc phải đi học tập cải tạo tư duy với các cán bộ cách mạng, nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng phải viết tự kiểm, nhận định rằng âm nhạc của ông là thứ suy đồi và tiểu tư sản thối nát. Nhưng Lịch sử âm nhạc Việt Nam đã may mắn biết mấy khi có được dòng nhạc “thối nát” đó làm nền tảng cho mọi phát triển hiện đại sau này. Lê Hựu Hà cũng như nhiều nhạc sĩ miền Nam tự do khác, cũng được khuyến cáo viết những tác phẩm cho nền “văn hóa mới” – một nền văn hóa mà không ít người vẫn tự hỏi nó sinh ra từ đâu, để làm gì?

Có một điều không may cho nhạc sĩ Lê Hựu Hà là sau 1975, có một trung tâm sản xuất băng nhạc chống Cộng lấy tên Phượng Hoàng, cho ra chương trình và gửi vào trong nước. Trong thời buổi còn chưa đủ sức phân biệt được trắng đen, công an đã coi nhạc sĩ Lê Hựu Hà như là một trong những thành phần sản xuất chương trình đó. Đã vậy, có lúc ông còn bị Sở VHTT Cộng sản những ngày đầu kiểm soát miền Nam nhầm lẫn tên ban nhạc của Lê Hựu Hà và hệ thống tình báo Phượng Hoàng của VNCH. Hai điều đó hoàn toàn không liên quan. Ủy ban tình báo Phượng Hoàng, vốn là tên gọi khác của Intelligence and Operations Coordinating Centre, do giám đốc CIA thời đó là William Colby dựng nên, hoạt động từ 1967 và chấm dứt vào 1973. Vốn đã bất đắc chí vì thời cuộc, việc bị truy vấn bởi công an mật vụ liên tục trong thời gian đó đã khiến nhạc sĩ Lê Hựu Hà trở nên trầm uất, và luôn lo sợ. Thậm chí, khi đi đường, nghe tiếng còi của cảnh sát giao thông cũng làm ông kinh hoảng, dừng xe, dù đó không phải là chuyện của ông. Đã vậy, sau năm 1968, bị gọi nhập ngũ, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến học tại trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi làm việc ở Cục Quân Nhu, và dù không cầm súng bắn phát nào, nhưng do mang lý lịch là “ngụy quân” nên sự nghiệp của ông không bao giờ có thể nối tiếp trọn vẹn được nữa.

Những khó khăn từ vật chất cho đến đời sống tinh thần vẫn đeo đuổi đến tận ngày nhạc sĩ Lê Hựu Hà qua đời, dù tài năng của ông vẫn chinh phục mọi giới. Những tác phẩm mới sáng tác sau 1975 như Vào Hạ, Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình, Vị Ngọt Đôi Môi... luôn gây nên những cơn sốt trong thính giả. Nhưng cũng ít ai biết rằng các bài hát như Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào là bài hát viết cho phim Vết Chân Hoang (chuyển thể từ tiểu thuyết Tuổi Choai Choai của Trường Kỳ), được sửa lời và chút ít giai điệu. Bài Lời Trái Tim Muốn Nói cũng là một ca khúc viết lại một văn bản cũ, trong đó ông lặng lẽ để vào chút tâm tư của mình,qua những câu chữ như “những tháng năm không có ngày vui”.

Năm 1999, khi đang là thành viên trong ban nhạc Phiêu Bồng của nhạc sĩ, tôi cầm lấy những bài hát của ông và đi đến nhiều hãng băng đĩa, đề nghị làm album tác giả, nhưng mọi nơi đều lắc đầu, nói khéo. Chân thật nhất là một biên tập viên của Xí nghiệp băng đĩa nhạc Sài Gòn Audio, Hãng phim Bông Sen, đã nói thẳng thừng “Lê Hựu Hà là một người nhân thân có vấn đề”. Sau này, khi nhạc sĩ Lê Hựu Hà căn vặn hỏi mãi, tôi đành phải kể lại. Ông mỉm cười nhã nhặn và buồn. Sau đó, ngay khi tập bài cho các buổi diễn, tôi đề nghị chơi lại những bài hát nhẹ nhàng, không bị soi mói về quan điểm chính trị như Tôi Muốn, Yêu Em... ông chỉ lắc đầu, cười nhẹ. Khó biết được đằng sau cặp kính của người nhạc sĩ hết sức uyên bác đó là những suy nghĩ gì về cuộc sống khốn khó này. Về sau, nhạc sĩ Bảo Thu “luồn lách” bằng cách nào đó, cũng in ra được một băng cassette pha trộn các tác phẩm của Lê Hựu Hà cùng các bài hát dịch lời Việt của ông, nhưng cũng không dám quảng cáo hay tổ chức ra mắt công khai như các ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ.

Giờ đây khi tìm kiếm trên internet, thấy những tấm ảnh sau 1975 của ông, lòng tôi chợt chùng lại. Để mừng một ngày sinh nhật của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, tôi “dỗ” ông cho chụp vài tấm ảnh, tự mình design bìa CD cho ông, gom những bài hát làm thành một đĩa master rồi đi tìm Tuấn – biệt danh là Tuấn Chó (do có logo thương hiệu bầy chó đốm), một trong những ông trùm sản xuất CD lậu thời đó ở Sài Gòn, nhờ chép ra phát hành giùm. Thật buồn cười và mỉa mai, khi người nhạc sĩ cầm lấy những bài hát của mình được lén lút phát hành bất hợp pháp ngay trong đất nước của mình, và cười như một hạnh phúc. Tôi vẫn còn nhớ.



Có lần, trong một buổi tập ở nhà, nhạc sĩ Lê Hựu Hà cao hứng đàn và hát cho tôi nghe vài bản nhạc chưa ra mắt công chúng của ông. Những bài hát mang đầy niềm cảm hứng mãnh liệt của một thời Phượng Hoàng trai trẻ nhưng đầy sự buồn chán muốn rời xa cõi nhân thế quá trớ trêu. Hát xong,ông quay qua nhìn tôi, cười trầm “Đừng hỏi, anh biết tỏng em muốn hỏi gì. Anh không muốn đưa những bài hát này ra nữa đâu. Không còn để làm gì”. Im lặng. Tôi vẫn tự hỏi là có bao nhiêu con người tài năng trên đất nước này đã chối từ đại lộ và nói với bạn bè,con cháu mình khi quay về ngõ nhỏ, rằng “không còn để làm gì”.

Cuộc sống của nhạc sĩ Lê Hựu Hà sau năm 1975 hết sức khó khăn, đã vậy ông còn mang nhiều mặc cảm khi người vợ của mình, ca sĩ Nhã Phương, phải đi hát, đi làm tất bật để trang trãi cho cả gia đình. Ông chọn quay lại sân khấu một phần vì yêu âm nhạc, một phần khác vì đó là cách kiếm sống duy nhất của ông. Lê Hựu Hà đã thử làm nhiều thứ như hùn mở quán cà phê, cho thuê băng video... nhưng rồi không có gì tồn tại lâu. Tài sản lớn nhất, và có lẽ vĩ đại nhất đất nước, là bộ sưu tập đĩa nhựa âm nhạc của ông. Tất cả những đĩa quý nhất của thế giới, những ấn bản hạn chế của Rolling Stones, Beatles... ông đều có đủ và luôn làm bạn bè kinh ngạc ngưỡng mộ. Thế nhưng một ngày mùa hè cách mạng, các nhân viên Sở Văn hóa Thông tin đã ập đến lục soát và tịch thu, theo “tố giác của quần chúng nhân dân”. Nhìn từng chiếc xe ba gác chồng chất các bản đĩa mà ông nâng niu, chở ra đi, là một trong những điều suy sụp lớn của đời ông. Nhạc sĩ Bảo Chấn kể rằng đời ông chưa bao giờ hoảng sợ bằng nhìn thấy hình ảnh nhạc sĩ Lê Hựu Hà ngồi gọi rượu đế ra uống một mình, trầm ngâm và khóc. Đó là lần uống rượu duy nhất trong đời của người nhạc sĩ chơi rock,Phật tử và không biết thuốc lá, rượu bia.

Trong một lần đi diễn ở Đông Âu và Nga, sau khi hệ thống Cộng sản ở đây sụp đổ. Lê Hựu Hà mang về những viên đá, lấy ra từ những mảnh vỡ của bức tường ô nhục Berlin, để tặng cho bạn bè. Đêm đó, ngồi hát ở một quán bar nhỏ Old Friends với Phước, tay cao bồi già yêu nhạc rock, nhà thơ hippy Đỗ Trung Quân, Lê Hựu Hà đưa cho mọi người, ông cười, thì thầm với tôi “đây là tự do”. Sau cặp mắt kính cận ấy, là ánh mắt thông minh, ẩn chứa biết bao nỗi niềm và dường như không còn niềm vui nữa, dù miệng vẫn cười.

Lê Hựu Hà đến Nga, ứa nước mắt khi nhìn thấy tự do trở lại trên đất nước tuyết trắng, nghĩ đến phận mình. Ông ra phố Arbat ở Moscow, nơi lừng danh của giới nghệ sĩ. Khi đang đi dạo thì Lê Hựu Hà nhìn thấy một người ngồi bệt dưới đất, đánh đàn và hát tiếng Anh ở phố, dưới chân có hộp đàn mở ra cho khách qua lại bỏ tiền vào. Nhìn thấy cây đàn đẹp và quý, ông dè dặt hỏi xem đàn có bán không. Người nghệ sĩ Nga lạnh lùng nhìn và nói “Anh không mua nổi đâu, vì trên đàn đã có dấu tay của tôi”. Sau này ông được giới thiệu cho biết đó là một nghệ sĩ rất nổi tiếng ở Nga về tài năng cũng như độ kiêu hãnh. Ghé vào một cửa hàng gần đó, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đổi một ít tiền lẻ và đến ngồi kế bên. Những bài hát tiếng Anh thời thập niên 60 – 70 mà người nghệ sĩ Nga ấy hát, đã là thứ thuộc nằm lòng của Lê Hựu Hà nên ông vừa nghe, vừa hát bè theo. Cứ mỗi bài hát kết thúc, ông lại bỏ vào hộp đàn một chút tiền lẻ. Người nghệ sĩ Nga từ thái độ lạ lùng, tò mò, dần dần chuyển sang cảm mến. Cho đến khi hết tiền bỏ vào, Lê Hựu Hà đứng lên chào và đi. Người nghệ sĩ Nga bất chợt gọi lại “Anh là ai?”. Lê Hựu Hà cười “Tôi là một người thích nhạc”. “Nếu anh quá thích cây đàn, tôi có thể bán cho anh, vì anh rất thú vị”, người nghệ sĩ Nga nói. “Cám ơn, tôi đã có thứ tôi muốn rồi”, Lê Hựu Hà nói, “hát với anh, tôi đã có lại tất cả những kỷ niệm đẹp nhất mà tôi đã mất”.

Trong đánh giá của giới phê bình âm nhạc, vẫn hay có hiện tượng bất công về overrated và underrated. Tức có những nhạc sĩ mà công lao hay khả năng chỉ vừa phải thôi, nhưng vì lý do gì đó luôn được tung hô. Ngược lại, có những người vô cùng quan trọng với lịch sử âm nhạc nhưng lại bị coi nhẹ hay lãng quên. Nhạc Nguyễn Trung Cang hay sĩ Lê Hựu Hà là một trong những trường hợp underrated của Việt Nam, khi giá trị tiền phong của họ xuất hiện ở mọi nẻo của âm nhạc hiện đại, nhưng lại bị phủ lấp bởi truyền thông, quan điểm chính trị hay sự cố tình chôn lấp quá khứ văn hóa vàng son của một niềm Nam VNCH.

Tháng Năm, nghe vua nhạc Blues B.B.King qua đời. Tháng Năm nhớ Chuck Brown, tay guitar có biệt danh là "Godfather of Go-Go”. Tháng Năm rồi cũng góp vào ký ức nhân loại một tượng đài Phượng hoàng Việt Nam gãy cánh, với đường bay chưa trọn. Tượng đài của Lê Hựu Hà, một người tài hoa, khiêm tốn và nhã nhặn, chưa bao giờ dám mong ai dựng tượng mình, nhưng lại đứng trên quê hương mình, trong trái tim của những người yêu âm nhạc, của một nền văn hóa vàng son của miền Nam mãi lấp lánh trong ký ức con người.

-------------------------------------
(Kỷ niệm 12 năm, ngày mất của nhạc sĩ Lê Hựu Hà)

tuankhanh's blog
Về Đầu Trang Go down
vnguyen
Khách viếng thăm




chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeMon Nov 30, 2015 9:18 pm



TẢN MẠN MÙA ĐÔNG 2015


Tô Văn Trường

Năm nay, thời tiết bất thường, miền Bắc như không còn mùa thu, trời như mùa hè. Sắp đến ngày Noel mà rét cũng chỉ “chấm phẩy” cho lòng người đỡ nhớ. Đồng bằng sông Cửu Long cũng mất mùa nước nổi. Phải chăng trời đất cũng trở nên “đỏng đảnh” như chính trị kinh tế và xã hội của nước nhà trước thềm Đại hội Đảng khóa 12?

Kỳ họp Quốc hội khóa 13


Phiên họp thường kỳ khóa 13 của Quốc hội vừa mới bế mạc với lời phát biểu tổng kết khá ấn tượng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Bức tranh kinh tế xã hội của đất nước dưới sự điều hành của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá công khai các mặt được và chưa được trên diễn đàn Quốc hội.

Lần đầu tiên Quốc hội đổi mới hoạt động chất vấn không chọn một số Bộ trưởng như các kỳ trước. Ba Phó Thủ tướng đã tham gia trả lời chất vấn thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình cùng với các thành viên Chính phủ. Tiếc rằng, có 2 lĩnh vực được cử tri cũng rất quan tâm là Quốc phòng và An ninh, có lẽ vì “tế nhị” nên vắng bóng các câu chất vấn ở nghị trường hay các vị không quen chất vấn ngành công an?

Một số bài báo ca ngợi sự điều hành “truy vấn” các thành viên Chính phủ của Chủ tịch Quốc hội nhưng nếu am hiểu văn hóa nghị trường thì đây chính là “hạt sạn” vì không có chế độ thủ trưởng trong cơ quan dân cử.

Tại sao?

Trong bài tản mạn này, người viết muốn bổ sung sự quan tâm của cử tri qua một số câu hỏi tại sao (riêng phần “tại vì” và kiến nghị “lối ra” sẽ đăng ở dịp khác).

Tại sao nền kinh tế của Việt Nam có tăng trưởng mà không có phát triển, không tạo được tiền đề gì đáng kể cho bước phát triển nhanh và bền vững của giai đoạn tiếp theo, mà ngược lại còn đẩy nền kinh tế đến khó khăn ghê gớm như hiện nay. Sản xuất trong nước giảm sút mạnh, những bất ổn kéo dài của kinh tế vĩ mô. Nợ công đã ở mức cao và đang tăng khá nhanh, nếu tính theo chuẩn quốc tế thì nợ công của nước ta đã vượt ngưỡng an toàn lâu rồi. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao và đang trong xu thế tăng nhanh; về số tuyệt đối, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn quá lớn?

Tại sao trong cùng một khoảng thời gian 25-30 năm
, các nước có cùng điểm xuất phát như Việt Nam, thậm chí nhiều nước còn kém hơn nhiều, lại phát triển nhanh, toàn diện và ổn định? Họ đã thực hiện công nghiệp hóa thành công còn ta thì thất bại và hệ lụy là nước ta bị tụt hậu ngày càng xa cả về kinh tế lẫn văn hóa - xã hội so với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tại sao “nguy cơ tụt hậu về kinh tế” đã được cảnh báo gần ¼ thế kỷ trước, nay không còn dừng lại ở “nguy cơ” như dự thảo các Văn kiện trình Đại hội Đảng XII nêu, mà đã tụt hậu thật sự và tụt hậu ngày càng xa về nhiều mặt: thu nhập bình quân theo đầu người rất thấp, tụt hậu về năng suất lao động, tụt hậu về năng lực cạnh tranh, tụt hậu về chất lượng sống? Về một xã hội an toàn, công bằng và dân chủ trên nền tảng pháp luật được tôn trọng, nhiều lĩnh vực VN nằm trong nhóm đội sổ của thế giới và một điều quá rõ là khả năng đuổi kịp các nước xung quanh cả kinh tế lẫn văn hóa - xã hội đã trở nên xa vời. Chẳng hạn, tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Những người Việt có danh dự đều thấy xấu hổ về những điều này.

Tại sao bộ máy, hay nói rộng hơn là hệ thống quản trị quốc gia quá đồ sộ - đồ sộ đến mức bộ máy của Việt Nam lớn hơn nhiều so với nước Mỹ có số dân gấp ba lần nước ta, đồ sộ đến mức dân khó có đủ sức để nuôi, nhưng hiệu lực và hiệu quả quản lý đất nước vốn đã thấp, mà ngày càng tệ hơn?

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Images?q=tbn:ANd9GcThaGxCy6DQdZzOiMj2G0QivOeG_rlJ2QmL-M7tpgsQ8Cp_cqEweg

Tại sao tệ tham nhũng được coi là “quốc nạn” là “giặc nội xâm”
và do đó lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều nói là tập trung cao độ sức lực để chống và đã thành lập một Ban chỉ đạo mà khó tìm được một Ban chỉ đạo khác tập trung nhiều nhân vật cao cấp nhất, quyền lực nhất từ Tổng bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư nhưng thật đáng buồn càng chống tham nhũng thì tham nhũng, kể cả tham nhũng quyền lực ngày càng tăng, càng tinh vi, càng mở rộng đến mức “không còn thứ gì mà người ta không ăn” như một vị lãnh đạo cao cấp đã từng thốt ra công khai?

Tại sao niềm tin của nhân dân và của cả đảng viên vào đường lối, chính sách của đảng đã suy giảm một cách nghiêm trọng đến mức báo động?

Và còn nhiều, nhiều nữa các câu hỏi “tại sao”? ...

Đi sâu lý giải đến tận cùng các câu hỏi “tại sao” nêu trên thì may ra mới tìm được nguyên nhân cốt lõi, đích thực dẫn đến tình trạng khó khăn, yếu kém, tụt hậu của đất nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các văn kiện chính thức, khi nói về nguyên nhân, nhất là nguyên nhân thất bại, yếu kém, thì hoặc là nhấn mạnh nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên ngoài, còn nguyên nhân nội tại thì mới chỉ dừng lại ở các nguyên nhân trung gian, chưa bao giờ nói ra một cách rõ ràng nguyên nhân sâu xa, cốt lõi của tình hình. Hoặc người ta chưa nhận ra, hoặc người ta lẩn tránh.

Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng

Lần này cũng vậy, dự thảo các Văn kiện trình Đại hội Đảng khóa XII không hề nói rõ nguyên nhân đích thực thất bại của đảng mà chỉ nói chung chung “rút ra một số bài học kinh nghiệm” hay chủ yếu nói về những nguyên nhân thuộc về tổ chức thực hiện mà thật ra, không có lý do gì để một đất nước có nền văn hiến lâu đời, có nền học vấn không thua kém ai bao nhiêu mà suốt trong 30-40 năm liền, đều do “chưa quán triệt đường lối” và tổ chức thực hiện yếu kém mà sinh ra trì trệ, không phát triển được.

Gần đây, tại nhiều cuộc hội thảo, khá nhiều tác giả các bài viết đã đi sâu thêm một bước quan trọng trong việc tìm nguyên nhân gây khó khăn, thách thức hiện nay. Chẳng hạn, tại cuộc hội thảo do Viện Kinh tế tổ chức ngày 19/11/2015, nhiều diễn giả đã nêu nguyên nhân gây yếu kém, tụt hậu là “do tư duy trì trệ, nhất là sai lầm về vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường, coi thường vai trò của xã hội dân sự trong bộ ba “nhà nước – thị trường – xã hội dân sự”; “Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới”.

Người viết bài này, đồng tình với cách đặt vấn đề của các diễn giả nêu trên, nhưng vẫn còn tiếp tục thắc mắc: đã 30 năm đảng hô hào đổi mới tư duy mà “tư duy” vẫn còn “trì trệ”; vẫn “chưa đổi mới”? Cái gì là lực cản “đổi mới tư duy”, nhất là tư duy của những người giữ vị thế “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”? Xin được nhắc lại, không chỉ ra được nguyên nhân đích thực gây bệnh thì chẳng bao giờ chữa trị được bệnh, thậm chí càng chữa trị thì càng đẩy con bệnh bị suy sụp cả thể xác và tinh thần nghiêm trọng hơn.

Mặc dù không hề đưa ra được một nội dung xác thực nào, nhưng văn kiện đảng CSVN vẫn chưa cắt được “cái đuôi” tù mù, gây không biết bao tai họa: “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong đường lối phát triển thị trường ở nước ta: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đường lối, chính sách của Đảng giữ vị thế “lãnh đạo Nhà nước và Xã hội” là để chỉ đạo hành động hàng ngày. Vậy mà đã 30 năm trôi qua, các nhà khoa học, các nhà làm luật, các nhà quản lý vẫn loay hoay đi tìm nội hàm đích thực của mệnh đề “định hướng xã hội chủ nghĩa” được Đảng CSVN “gắn” thêm vào phạm trù “kinh tế thị trường”.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII nêu nguyên nhân yếu kém là do: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa […], chưa đủ rõ và còn khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng thể chế, luật pháp, chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách và trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội nhiều mặt còn lung túng […], chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển”. Xin được dẫn chứng thêm rằng nội hàm của đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vẫn còn tù mù ngay cả đối với một số thành viên Chính phủ đại biểu Quốc hội, là những người có trọng trách ban hành luật pháp để thể chế hóa đường lối của đảng.

Liệu các nhà khoa học lĩnh vực chính trị ở các Học viện, Viện nghiên cứu chính trị ở Việt Nam đã thực sự nghiêm túc nghiên cứu sâu về nội hàm này từ thực tiễn ngày càng tồi tệ của Việt Nam và thực tiễn thành công của nhiều nước trên thế giới hay chỉ là một thứ “văn hoá cung đình”, “tát nước theo mưa”?

Có lẽ do chưa hiểu được nội hàm của đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nên ngày 18/11/2015, có một số vị đại biểu quốc hội yêu cầu Thủ tướng “giải trình” nội hàm của đường lối đó. Và người đứng đầu Chính phủ đã dành phần quan trọng của bản giải trình để giải thích nội hàm của đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Người viết tin là sau khi nghe Thủ tướng giải trình các đại biểu của dân chắc khó “sáng ra” tí nào. Bởi lẽ như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã khẳng định đại ý: trên đời này không hề tồn tại khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”! Nếu nói sòng phẳng thì trách nhiệm đưa ra khái niệm tù mù này là thuộc về Bộ Chính trị và Hội đồng lý luận trung ương.

Tất nhiên, trong đường lối của Đảng CSVN không chỉ có vấn đề thị trường mà còn có những vấn đề rất hệ trọng khác cũng rơi vào tình trạng bế tắc về lý luận tương tự, như: “xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”; “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” vv…(Chiến lược năm 2011) đều là những khải niệm tù mù, mơ hồ, có hại đối với quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Bao giờ cho đến ngày xưa

Trong ngôn ngữ VN có hai từ bình thường và tầm thường. Ý nghĩa của hai từ này rất xa nhau. Có rất nhiều người bình thường nhưng cuộc sống của họ hoàn toàn không tầm thường. Và, ngược lại cũng đang nhan nhản những loại người giàu sang hoặc quyền cao chức trọng, tức là trên mức bình thường nhưng, lại có những cách hành xử quá đỗi tầm thường mà tác giả không muốn dùng các từ khác để mô tả bản chất trong bài viết này.

Gần đây, trên chương trình truyền hình có thêm mục “chuyện tử tế”, về những người tử tế (tiếng Miền Nam là “đàng hoàng”) xem mà thấy quặn đau vì từ tử tế hay đàng hoàng vốn hàm nghĩa là tố chất mặc nhiên, hiển nhiên của mỗi người bình thường. Vậy mà, bây giờ được nêu lên như để làm gương, để ngưỡng mộ thì đủ thấy chuẩn mực đạo đức của xã hội đã sa xuống tới “đáy” rồi, nên chỉ ngước nhìn lên là đã thấy cao vòi vọi. Nhiều người dân phảng phất tiếng thở dài, lời ai oán : “Bao giờ cho tới … ngày xưa”!

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 172

Nomenklatura


Nomenklatura, một thuật ngữ xuất phát từ Liên Xô cũ, định nghĩa về một giai tầng được hưởng mọi ưu ái của Nhà nước mà không trên cơ sở nào khác là sự thân quen, hoặc móc nối về quyền lợi. Khác với Apparatchik, là Nomenklatura không chỉ chọn lọc nguồn gốc con ông cháu cha (Princelings), nhưng không quan tâm nhiều tới năng lực làm việc, đạo đức, tư cách cá nhân, cho nên thuật ngữ này đã góp phần cho sự sụp đổ tất yếu của Nhà nước chuyên chính đã 70 năm tuổi, phải nuôi một bộ phận ăn bám, phá phách, và hưởng lợi. Việt Nam có các nhóm lợi ích, đâu có thua Nomenklatura của Liên Xô cũ!

Hiện trạng tư duy của những người cầm cân nảy mực của đất nước đang lúng túng “như gà mắc tóc” – một câu ví rất sát nghĩa, nhả ra không được mà nuốt vào thì ... khó trôi ! Cái khó có nghĩa là còn có thể chứ cái không thì tuyệt nhiên là không được. Trong khi mọi người đi tới thì việc đứng lại, dừng lại chính là tụt hậu, là lùi. Đã đến lúc mà không thể cứ tư duy theo kiểu “con rô cũng tiếc, con diếc cũng muốn” được nữa. Với những hạt “sạn” khi còn ít, loáng thoáng thì còn có thể lựa, lượm ra thanh loại nhưng khi đã quá nhiều, tràn lan thì phải đãi, phải sảy toàn bộ mới thanh loại ra được. Bệnh trọng mà sợ thuốc đắng, mổ đau thì chỉ còn nước “câu giờ” mà hậu quả ra sao thì quá rõ !

Người lãnh đạo bây giờ nhân dân cần lựa chọn đấy là người yêu nước, có trí tuệ, bản lĩnh, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên trên tất cả. Mong sao, câu nói xưa của Cụ Nguyễn Trãi “Nhân tài lác đác như lá mùa thu. Nhưng hào kiệt thời nào cũng có” sẽ trở thành hiện thực.

Thay cho lời kết.

Mù mờ trong chủ thuyết, lúng túng trong lãnh đạo, lùng nhùng trong tổ chức, giả dối trong tuyên truyền là những đặc điểm cơ bản hiện nay ở nước ta.

Nhìn lại lịch sử trong cuốn sách nổi tiếng " Tại sao các quốc gia thất bại" của Daron Acemoglu và James A.Robinson ta sẽ thấy rõ một sự thật là ở nơi nào mà con người biết tạo lập, duy trì, phát triển thể chế chính trị mang tính dung hợp (inclusive) thì nơi đó nói chung có kinh tế, văn hóa, xã hội hưng thịnh bền vững. Còn ở đâu nuôi dưỡng thể chế chính trị mang tính bất dung hợp, chiếm đoạt (extractive) thì mọi mặt của xã hội đều kém phát triển và thậm chí còn là thụt lùi, thoái bộ .

Như vậy, thì đã rõ muốn Việt Nam tiến lên thì phải có tư duy phát triển ra sao rồi.

T.V.T.
Tác giả gửi BVN (bauxitevn)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeWed Jan 18, 2017 12:45 am

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Mimosa10

MIMOSA DALAT
TẢN MẠN CUỐI NĂM


Chợ hoa Tết năm nay, trong cái se lạnh cuối Đông tại miền Nam Cali, cũng vẫn thấy bày bán rất nhiều các loại hoa như những năm trước. Tuy nhiên tại một gian hàng, duy nhất có trưng bày một loại cây lạ hơn mọi năm, chủ nhân rất hãnh diện giới thiệu đây là Mimosa Dalat. Chậu cây Mimosa này xum xê cành lá, nhưng chưa kịp nở hoa mà chỉ mới vừa kết nụ. Vì ngày xưa, kẻ viết bài này, đã có một thời gian ấu thơ sống tại Dalat, nên ký ức còn nhớ rõ, Mimosa thường có nhiều loại: loại lá tròn, loại lá nhỏ dài thon như lá liễu hoặc nhuyễn như lá phượng, nhưng tất cả đều ra một loại hoa màu vàng. Bông hoa nhỏ như những cục bông màu vàng tươi, li ti kết thành chùm. Mặt dưới của lá thường pha màu bạc như phủ một lớp phấn trắng, có người còn gọi đây là loại hoa vàng lá bạc nơi vùng cao nguyên.

Nếu mai Anh Đào là một nét đặc trưng cố hữu của thành phố Dalat, thì hình như cũng chỉ tại nơi đây mới thấy xuất hiện loài hoa Mimosa. Mà có vẻ như Mimosa không khiến mấy ai trồng. Đây còn là một loài cây thích mọc hoang dại, nhìn thấy khắp chốn thung lũng, nơi sườn đồi. Mùa hoa Mimosa nở rộ, là mỗi khi tiết trời đã vào đông. Chẳng thế có một nhà thơ: Thi sĩ Nhất Tuấn đã nhắc nhiều đến loài hoa Mimosa này, trong rất nhiều bài thơ của ông mỗi dịp Giáng Sinh. Nếu tham lam một chút, khi nói rằng chính những bài Thơ kia đã biến màu vàng Mimosa bay xa, trở thành bất tử, thì cũng không thậm xưng là mấy!



Lại một Noël nữa
Mấy mùa Giáng sinh rồi
Anh ở đồn biên giới
Thương về một khung trời.

Chắc Đàlạt vui lắm
Mimosa… nở vàng
Anh đào khoe sắc thắm
Hương ngào ngạt không gian

(Niềm Tin)



Noël xưa anh nhớ
Khi hãy còn yêu nhau
Nhà thờ nơi cuối phố
Thấp thoáng sau ngàn dâu
Anh chờ em đi lễ
Chung dâng lời nguyện cầu
Mimosa bừng nở
Đẹp như tình ban đầu
Đàlạt mờ trăng lạnh
Đường về ta bước mau.

Rồi anh hỏi khẽ em
Đã xin gì với Chúa
Trong đêm lễ Noël
Em lắc đầu chả nhớ
Nhưng hồng lên đôi má
Nắm tay anh đợi chờ
Trông em sao xinh quá
Và ngoan như nàng thơ

Mới bốn mùa thu qua
Mimosa vẫn nở
Sao mối tình đôi ta
Ai làm cho dang dở

Đêm nay Noël đây
Chuông nhà thờ khắc khoải
Gió đồi lang thang bay
Mưa buồn giăng ngõ tối

Anh quỳ bên tượng Chúa
Cúi đầu chắp hai tay
Lạy Chúa con chờ đợi
Người ngày xưa về đây
Nhưng em không về nữa
Đường khuya mưa bay bay
Mimosa thôi nở
Trong hồn anh đêm nay.

(Mimosa Thôi Nở)



Một đi vĩnh biệt cao nguyên
Mimosa trả… cho miền núi non
Làm gì có chuyện sắt son
Thì thôi đừng dại mỏi mòn mắt trông.

(Truyện Cây Hoa Mimosa)

Một buổi chiều cuối Đông, dừng chân thăm phố Bolsa, dù chỉ là mới được nhìn lại, một khóm Mimosa chưa nở hoa, khép nép nơi góc chợ hoa kia, mà bao ký ức xưa cũ đã hiện về. Nhớ Dalat của một thời thơ ấu, nhớ khóm Mimosa hàng năm nở vàng trong khu vườn nhà. Nhớ cả những vần thơ đã làm say mê bao lứa tuổi học trò của Nhất Tuấn. Nhưng nhớ nhất, nếu có thể được nói thêm, dẫu có phải ngoài lề, khi mà nỗi nhớ kia còn đang mênh mang trong ký ức lúc này, thì có lẽ phải kể thêm, hai từ ngữ rất độc đáo trong những Tập thơ "Chuyện Chúng Mình" của Thi sĩ Nhất Tuấn: Đó là từ ngữ “Trẫm” và “Ái khanh” đã được tác giả sử dụng một cách thật khéo léo, nhuần nhuyễn, ẩn dụ mà vô cùng lãng mạn. Nghe như chút kiêu sa mà cơ hồ gần gũi, thay thế ý nghĩa hai chữ “anh” và “em” đã thường tình và quen thuộc trong thơ tình yêu.

Xin chép lại ở đây, một câu thơ điển hình,  trong một bài thơ của Thi sĩ Nhất Tuấn với hai chữ dùng thật tâm đắc ấy, thay cho lời kết, đôi dòng tản mạn cuối năm.

"Chủ Nhật này Trẫm nhớ Ái Khanh không?"

Phùng Quân
16/1/2017

Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeWed Feb 15, 2017 12:06 am


Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim...
(thơ Nguyên Sa)

Nhân dịp Xuân đang về,
Xin hân hạnh được gửi đến quý Đồng Môn:
HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại
của PQ.


chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Sakura10


HOA ĐÀO,
Truyện Xưa Viết Lại

      Trước sau nào thấy bóng người
      Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
 
      Đó là hai câu thơ của Thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, tả cảnh lúc Kim Trọng sau nửa năm trở về nhà, hộ tang thúc phụ tại đất Liêu Dương. Khi chàng trở lại vườn Lãm Thúy, tìm gặp lại Thúy Kiều để nối lời nguyện ước, thì hỡi ôi: nhìn phong cảnh cũ mà nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa. Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

       Dưới ngọn thần bút ấy của Nguyễn Du, có lẽ không ai có thể vẽ nên một bức tranh  thê lương, ảm đạm hơn như thế,  giữa cái buồn, cái vắng lạnh tái tê của không gian bám đầy rêu phong cỏ mọc, hoang phế đến độ xập xòe tiếng én liệng mà còn nghe rõ mồn một từ chốn lầu không, thì thử hỏi còn cảnh tượng nào cô liêu và ảm đạm hơn? Cái thần tình vẫn không chỉ ở chỗ thê lương, tê tái mà chính ở nét tương phản vô can, giữa cảnh trần gian hệ lụy mà cành đào trước ngõ vẫn vô tình cười đùa với gió đông.

       “Hoa đào năm ngoái” là một điển tích trong văn học sử Trung Quốc. Đời nhà Đường có chàng Thôi Hộ về chốn kinh thành thi tiến sĩ, chàng du xuân dạo chơi khắp chốn và lạc vào Đào Hoa Trang, gặp một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang đứng dưới gốc cây đào rộ nở hoa. Hai người nhìn nhau đắm đuối, và khuôn mặt nàng ánh lên màu hoa đào. Rồi năm sau, cũng nhân ngày hội du xuân, chàng Thôi Hộ lại tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ vẫn còn đó, nhưng người xưa đã vắng bóng. Nhìn lên thì cửa đóng then cài, chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ vẫn đang mơn man trong gió như mỉm cười chào đón khách du xuân. Thẫn thờ Thôi Hộ ngậm ngùi đề thơ trước cổng:

 Đề Đô Thành Nam Trang
(hay Đề Tích Sở Kiến Xứ)
 
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
 
(Đề Thơ Chỗ Gặp Gỡ Ngày Trước)
 
 Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong
 Hoa đào mặt ngọc vương ánh hồng
 Mặt hoa nay biết đi đâu vắng
 Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông.
 
      Chiều đến, nàng thiếu nữ cùng thân phụ trở về nhà. Theo sau chân cha, nàng chợt nhìn lên cổng thấy đề bốn câu thơ, nét chữ sắc xảo ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của người khách du xuân năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, chợt hối tiếc cho duyên ai vừa gặp gỡ lại đã khéo bẽ bàng. Rồi ngày lại qua ngày, người thiếu nữ vẫn tựa mình bên song cửa mong đợi và hy vọng gặp lại người khách hào hoa phong nhã năm xưa. Rồi kể từ hôm ấy nàng bắt đầu ốm tương tư, bỏ ăn bỏ ngủ, dung nhan tiều tụy võ vàng. Trước lúc lâm chung nàng đành thú thật tâm sự tuyệt vọng cho cha già và xin tha tội bất hiếu. Năm ấy cũng đúng tiết hoa đào, chàng trở lại Đào Hoa Trang, nghe trong nhà có tiếng khóc, chàng gọi cổng, một ông cụ bước ra mếu máo:
      “Người có phải Thôi Hộ không?
      Con gái ta chết rồi, vì nó thương nhớ người!”
 
      Thôi Hộ quỳ bên xác nàng khẽ gọi:
     “Nàng ơi! Thôi Hộ đây, Thôi Hộ về đây.”
 
      Lạ thay nước mắt của chàng nhỏ xuống mặt nàng thiếu nữ. Người con gái bỗng bừng tỉnh và khuôn mặt lại ánh lên màu hoa đào.

      Cũng vẫn trong Đoạn Trường Tân Thanh, có đoạn Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều nhân lúc vắng nhà, nàng lẻn sang chỗ ở của Kim Trọng:
 
      Xắn tay mở khóa động đào
      Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.
 
      “Động Đào” là động Đào Nguyên. Ở đây Thúy Kiều dùng lối thậm xưng, nhún nhường đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên, và ví nàng như có diễm phúc lắm nên mới được lạc vào cõi tiên ấy.

       Động Đào Nguyên, trong điển tích còn gọi là động Bích, là nơi tiên giới. Tương truyền đời nhà Tấn, có người thuyền chài ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa về thượng nguồn chừng nào thì càng thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống chừng ấy. Đến một quãng bỗng thấy hiện ra trước mắt bát ngát một rừng đào, sắc hoa đào rực rỡ làm cho chàng ngư phủ say sưa thích thú. Neo thuyền lên bờ vượt qua rừng đào đến chân một ngọn núi, thì kỳ lạ chưa: dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp chỉ vừa đủ một người chui qua, thấp thoáng bên trong có ánh sáng. Tò mò chàng lách mình vào cửa hang, cửa động lớn dần rồi cả một thế giới hiện ra với ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp hiền hòa nối tiếp nhau. Trẻ già đều ung dung thanh thản, các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi mừng. Chàng ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, mà tuy cũng là cơm rượu nhưng hương vị khác thường:
    “Tổ tiên chúng tôi lánh nạn đời Tần, trú ngụ ở đây từ đó đến nay hoàn toàn cách biệt với bên ngoài.
     Hiện nay chúng tôi không hề biết có nhà Hán, huống chi là nhà Ngụy và nhà Tấn? Sau khi ra khỏi chốn này xin chàng đừng cho ai biết có chúng tôi ở đây.”

       Từ đời Tần đến đời Tấn thời gian cũng dễ gần 600 năm, biết mình may mắn đã gặp được tiên, khi trở về nhà, trước chàng còn dấu kín nhưng cuối cùng cũng thấu đến tai quan sở tại. Vì tính hiếu kỳ, viên quan sai người theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người lạc lối và không bao giờ tìm được lối trở lại chốn Thiên Thai...
 
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa, luống ngậm ngùi.
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!

      Lần này là những áng thơ trác tuyệt trong bài Tống Biệt của thi sĩ Tản Đà. Bài thơ Tống Biệt này là lời hai nàng tiên nữ hát trong buổi tiễn chân hai chàng Lưu Nguyễn xuống núi từ biệt cõi tiên về lại chốn trần gian. Bài thơ được viết theo thể điệu Hoa Phong Lạc, một từ khúc của Trung Quốc diễn tích “Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai'”.

      Tương truyền đời Hán, Lưu Thần và Nguyễn Triệu một hôm lên núi Thiên Thai thuộc tỉnh Chiết Giang hái thuốc, gặp hai tiên nữ, bèn ở lại cõi tiên và hợp duyên cùng tiên nữ. Được nửa năm, hai chàng nhớ quê quán đòi về. Không ngờ khi về đến nơi thì quê hương đã đổi khác, chỉ có người nghe kể mang máng rằng cách nay đã mấy mươi đời có hai ông tổ lên núi hái thuốc rồi không thấy trở về. Quá thất vọng, hai chàng trở lại núi Thiên Thai nhưng không tìm đâu ra tiên nữ!

      Nói đến cảnh tiên là phải nói đến vườn đào Tây Vương Mẫu, với những trái đào tiên thơm mọng, thế mà cả bài thơ Tống Biệt không thấy tả hay nhắc đến một cành hoa đào, thì kể cũng lạ. Chỉ có lá đào rơi rắc, ngậm ngùi đưa tiễn hai chàng Lưu Nguyễn trở về quê hương chốn cũ, như thể tiếc nuối một chút duyên thừa, như những chiếc lá thu rơi. Nhưng trước đó giữa chốn Thiên Thai, chắc hẳn thế nào mà chẳng có những cánh rừng hoa đào bạt ngàn, chào đón hai chàng trong những ngày đầu lạc chốn thần tiên hạnh ngộ ấy?
  
Thôi thì:
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động, đầu non, đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.

      Nếu hoa đào là biểu tượng của mùa xuân, là sự chuyển mình hứa hẹn của tiết mùa, là nỗi  háo hức của thế gian mong được gặp lại chúa xuân, thì đôi khi chính trong cái không khí tưng bừng ngắm nhìn những cành đào khoe sắc thắm, một ai đó trong chúng ta bỗng chợt thấy bồi hồi xúc cảm khi ngang qua một góc phố, một vỉa hè, lòng chùng như xao xuyến một nỗi niềm hoài cổ gặm nhấm trở về: hình ảnh một Ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua, nay chỉ còn là một bức tranh mờ trong ký vãng. Nỗi niềm hoài cổ ấy thật nhẹ nhàng mà lâng lâng làm đau thắt lòng người, một nỗi thương tâm để tiếc thương cho một nền Nho học đã tàn lụi, một nỗi buồn tủi xót xa của một lớp kẻ sĩ bị thời thế chối từ.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
 
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
 
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
 
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
 
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

      Giờ đây hình ảnh ông đồ già đã vắng bóng. Nhưng cái vắng bóng ấy, có thật sự đã trở thành cái thiếu vắng trong lòng mọi người mỗi dịp xuân sang? Bởi lẽ, không dễ mấy ai trong chúng ta cũng có thể cảm nhận và phát hiện một thứ mất mát, dù chỉ thoáng nhẹ nhàng như sương khói ấy nhưng sẽ không thể nào thay thế được. Bởi vì ở đây hay dù bất cứ nơi đâu cũng vậy, con người đâu phải chỉ luôn sống với hôm nay và ngày mai, mà còn ràng buộc bao mối dây liên hệ với một quá khứ, hồn thiêng của dân tộc.
 
      Trong cõi tử sinh, đầy rẫy đổi dời hưng phế, như một dòng sông biến dịch, có cuộc hí trường, có lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, để nền cũ lâu đài bóng tịch dương thì hình ảnh một cành mai vẫn tươi nở dù khi đêm xuân đã qua hết, chính là một tiếng hú dài giữa hư không đột ngột về đánh thức thế gian, như một hiện tượng cá biệt vượt ngoài qui luật sinh diệt thường tình. Đó chính là một thứ Tâm Giác Ngộ, trong cõi an nhiên tự tại, đã vượt đến cõi vĩnh hằng trong một thế giới vô thường vô cùng hạn hẹp.

       Thiền sư Mãn Giác đời Lý, trong lúc lâm chung có để lại một bài kệ cáo bệnh, dạy lại môn đồ:
 
Cáo Tật Thị Chúng
 
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân ruổi, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt, việc đi mãi
Trên đầu, già  đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, một cành mai.
(Ngô Tất Tố dịch)
 
Mà ai đó, nếu quả thật đã là Tâm Giác Ngộ, thì đâu cứ phải là một cành mai vừa mới nở giữa đêm xuân tàn?
Có thể chăng, vẫn là một cành đào muôn thuở, tươi sắc màu luôn mỉm cười trong từng ngọn gió đông?

PHÙNG QUÂN


.
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitimeMon Jan 20, 2020 11:00 am

.
chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại 9k=

Hoa đào năm trước

- Thu Tứ


Mùa xuân, hoa đào...

    Cửa kia năm trước ngày này
    Người vay hoa thắm hoa lây má hồng
    Người hoa giờ biết đâu trông
    Hoa không người vẫn gió đông cợt đùa. (1)
    (Thơ Thôi Hộ, Thu Tứ dịch)

Bài thơ cũ mười mấy thế kỷ, nhưng cảnh và tình trong thơ vẫn chưa cũ. Mới hồi tiền chiến, ở ta còn có người gặp cái cảnh ấy và "cảm xúc mãnh liệt" cái tình ấy.

Nguyễn Hiến Lê kể:
"Hồi đó tôi học năm thứ ba hay thứ tư trường Bưởi (...)
Chiếc xe đò Mĩ Lâm từ Trung Hà xuống, đậu ở bến gần chợ Sơn Tây một hồi lâu rồi mới lại khởi hành, chạy một vòng chậm chậm trong thành phố để đón thêm khách. Trời lạnh, dân chúng còn ăn Tết, các cửa ngõ còn nửa khép nửa mở, vỉa hè còn vắng người và rải rác xác pháo.
Xe quẹo vào một con đường nhỏ nhưng sạch sẽ, trong một khu công chức, và ở sau một bức tường thấp, tôi thấy ló lên một tàng đào lớn, thịnh khai, đỏ thắm. Xe vừa chạy tới thì một cánh cửa gỗ ở nách bức tường đó từ từ hé mở, một thiếu nữ trạc mười sáu mười bảy bước ra: vành khăn nhung bao làn tóc đen nhánh làm nổi nước da trắng mịn, hồng hào; áo the điều, quần lãnh Bưởi. Tôi có cảm giác trời xuân bỗng nhiên bừng sáng. Xe vẫn chạy chậm chậm, và tôi quay lại nhìn cho tới khi khuất bóng, lòng hồi hộp mà bâng khuâng.
Bâng khuâng không phải chỉ riêng vì người mà vì toàn cảnh. Ánh xuân trong dịu, đường phố thanh tĩnh, màu câu đối dán bên cửa với màu áo trên mình thiếu nữ, nét mực Tàu với vành khăn nhung, nhất là màu hoa đào kia với nước da nọ, tất cả cùng hiện lên một lúc, hòa hợp với nhau một cách ngẫu nhiên mà tuyệt diệu. Chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh xuân đẹp như vậy.

Chiếc xe đã ra khỏi thành phố, bon bon trên con đường Sơn Tây - Hà Nội, tôi ngâm thầm bài Đề Tích Sở Kiến Xứ.
    Khứ niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Và tôi có cảm tưởng ngông ngông rằng thi sĩ như đã tặng riêng tôi bài đó, vì hiểu thơ thì ai cũng có thể hiểu được, mà muốn cảm xúc mãnh liệt thì phải thấy cái cảnh tả trong thơ, có cái tâm sự của người làm thơ. Cả một trời xuân và một tình xuân bàng bạc trong bốn câu của Thôi Hộ.
Từ đó, mặc dầu biết rằng cũng sẽ thất vọng như Thôi Hộ thôi,
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong
mà Tết nào, đi ngang qua tỉnh lị Sơn Tây, tôi cũng để ý tìm lại cảnh hoa đào năm trước." (2)
Kỷ niệm thú vị thay!

Về thơ Đề Tích Sở Kiến Xứ, Nguyễn Hiến Lê cước chú:
"Bài này đã có nhiều người dịch, nhưng tôi chưa gặp bản nào như ý, cho nên không muốn chép lại. Chỉ có hai câu của Nguyễn Du là xứng với hai câu cuối trong nguyên tác:
    Trước sau nào thấy bóng người,
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Ai có tài dịch thêm hai câu đầu cũng thành lục bát, để ghép lại cho đủ bài thì thú lắm." (3)

Đầu năm Nhâm Thìn 2012, cái bài thơ dịch "đầu ai, cuối Nguyễn Du" mà Nguyễn Hiến Lê ao ước hình như vẫn chưa ra đời.
_______________

(1) Nguyên tác:
    Khứ niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Dịch nghĩa:
    Ngày này năm ngoái ở giữa cửa kia
    Mặt người (đẹp) và hoa đào chiếu ánh hồng lên nhau
    Người đẹp bây giờ không biết ở đâu
    Hoa đào vẫn cười với gió đông y như năm ngoái.
    (Gió đông đây là gió phương đông, tức gió xuân.)

(2) In trong Để tôi đọc lại, nxb. Văn Học, VN, 2001, đăng trên trang gocnhin.net.

(3) Không biết Nguyễn Hiến Lê đã đọc những bản dịch nào. Đây một số bản tương đối phổ biến:

    Hôm nay, năm ngoái, cửa cài,
    Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.
    Mặt người chẳng biết đâu rồi,
    Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông. (Trần Trọng Kim)

    Hôm nay năm ngoái cổng này,
    Hoa đào soi ánh đỏ hây mặt người.
    Mặt người đã ở đâu rồi ?
    Hoa đào nay vẩn còn cười gió đông. (Trần Trọng San)

    Cửa đây, năm ngoái cũng ngày này,
    Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
    Má phấn giờ đâu? đâu vắng tá?
    Hoa đào còn bỡn gió xuân đây. (Tương Như)

Có điều này lạ. Tản Đà dịch nhiều thơ Đường, thế mà hình như chưa dịch bài rất nổi tiếng này...





Hoa Đào Năm Ngoái - Trình bày Xuân Thanh
Phạm Anh Dũng - Vương Ngọc Long

chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại SpringSceneryPoem1
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại   chuyen - HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
HOA ĐÀO, Truyện Xưa Viết Lại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  TRUYỆN Đôi Ba Người Việt
» Tiếng Việt mới... (Truyện vui mà buồn)
» Tập Truyện Ngắn Tiểu Tử: Thằng Dân Việt - Ngụy…
» Tập Truyện Ngắn Nguyễn Thụy Long & Hồi ký Viết trên "Gác Bút"
» Truyền thuyết bí ẩn đằng sau truyện Harry Potter

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Tản Mạn-
Chuyển đến