Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
munro linh ngắn quang Chung nhac nguyet hoang truyện quynh Nhung VNCH trong ngam Saigon Trung không chẳng chất quốc bich quan Nguyen chuyen phung thuoc
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

September 2024
MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
bthai
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Apr 04, 2013 3:05 am

.


Một tháng tư nữa lại về, Thanh Vân xin gởi lại bài Tấm thẻ bài, một bài viết cũ nhưng .... mổi tháng tư đến đều là một tháng tư mới nhắc nhở cho chúng ta bao nhiêu đau thương. Chuỵện Tấm Thẻ bài là chuyện thật 100/100 vì là chuyện của gia đình Thanh Vân, người chết ở trại cải tạo chính là anh ruột của Thanh Vân , một sĩ quan của Lực lượng đặc biệt VNCH và người đi lấy hài cốt  anh về là cô ruột của Thanh Vân, Bây giờ cô Thanh Vân cũng vừa mới chết, mộ của cô nằm bên cạnh mộ của anh Thanh Vân mà cô đã vất vả đem từ Vĩnh Phú về, Chưa dành lại được quê Hương thì Tháng Tư năm nào cũng là một vết thương lòng mới cho Thanh Vân... Cả gia đình Thanh Vân đã tan biến sau  ngày 30-4-1975..... Ôi buồn thay vẫn còn những người mơ"Thiên đàng cộng sản".

Thanh Vân




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" T242_logo_tqgo_csvnch_530x384



Tấm thẻ bài
Thanh Vân
 
Mười hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua.
  Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.

  Anh ơi, em vui  vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ  ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể  xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh  ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên  nhưng nơi xương cổ  anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm  ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!

  Anh ơi, đã chết rồi mà thân thể còn mang nặng nhục nhằn. Có chế độ nào dã man hơn chế độ Việt Nam ngày nay ?
  Vậy mà ngày xưa anh đã hãnh diện biết bao về Quê Hương,Tổ Quốc của mình. Thật ra thì Quê hương vẫn còn đó, hai tiếng Việt Nam vẩn sống trong tim cả triệu người Việt xa xứ, nhưng với người ở lại, người đang trả nợ máu, người đã chết vùi thây trong núi rừng thì hai tiếng Việt Nam đè nặng tâm hồn.

  Hôm nay đọc thơ bạn anh, nhớ lại đoạn đường đã qua của mình, sao lòng em thật nhiều đau xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi, đã tháng ba tháng tư mà khí hậu vẩn còn lạnh, nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi  với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương, mổi năm khi tháng tư về ?

  Sáng nay em nhớ anh,em nhớ anh thật nhiều. Tháng tư làm em mất anh, giờ tháng tư lại trở về, trên tay em cầm tấm thẻ bài có ghi tên họ và lý do hai đứa mình xa nhau. Đau đớn quá anh nhỉ, hai tiếng "Phản Quốc" như muôn ngàn lưởi dao đâm vào tim em.

  Em nhớ ngày nào, mổi lần đi hành quân về, anh đến thăm em, mắt môi rạng rỡ. Mổi lần được huy chương là một ngày vui của hai đứa mình. Anh đến khoe với em và hai đứa lại ra Đập Đá nhìn trăng, nghe tiếng sáo diều lơ lửng trên không, anh mỉm cười hãnh diện vì sự thanh bình của Quê Hương, cái thanh bình mà anh đã đem mạng sống ra để bảo vệ. Các huy chương đó ngày nay lại là  bản án tử hình của các anh.

  Tháng tư là mùa Xuân phải không anh ? Mùa Xuân ở đây cũng như mùa Xuân  của Huế xưa. Nhà nào cũng có một vài khóm hồng đang e ấp nở, nhà em lại có thêm cây anh đào đang rực đỏ với nằng Xuân. Quê Hương người đẹp quá, nhưng sao lòng em vẩn thấy mất mát ngậm ngùi.

  Em đang ngồi yên với tấm thẻ bài nhục nhã đau thương đã ôm ấp thân xác anh  trong sáu năm qua dưới lòng huyệt lạnh, và em đang thả hồn về ngày hai đứa mình còn nhau. Tiếng đàn réo rắt ma quái, quyến rủ dị thường của người nhạc sĩ vô danh trong "Ru khúc mộng thường" đưa em về lại những ngày xưa cũ, những êm đềm của một mùa trăng xưa.

  Ở đây không có tiếng sáo diều lơ lững trên không, cũng không có những nữ sinh áo trắng mổi sáng từ Vĩ Dạ đi ngang qua Đập Đá để đến trường nhưng tiếng đàn của người nghệ sĩ tài hoa  kia đã đưa em về lại Quê Hương, có trăng sáng, có trời xanh, có mộng ước bình thường. Không hiểu sao sáng nay tiếng đàn ma quái đó ám ảnh em, phải chi tất cả mọi người trên trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc  thì ngày nay mình đâu có mất nhau, anh chết sáu năm đâu phải mang thêm tấm thẻ bài nhục nhã.

  Với tiếng Tây ban cầm độc tấu cô đơn nhưng đầy ắp tâm sự, em chắc người nhạc sĩ có cái tên   cũng lạ như tiếng đàn phải có một nội tâm thật đẹp, một tâm sự thật buồn. Tên ông ta là "Vô Thường". Phải rồi anh nhỉ, tất cả chỉ là hư vô, tất cả chỉ là bình thường, chỉ có tình người, tình Quê Hương là vĩnh cửu.

  Nếu tiếng đàn của người Tây ban Nha mang âm điệu hoang dại của một dân tộc nồng nàn ham sống, thì tiếng tây ban cầm của Vô Thường  mang âm giai của một người lạc lõng, một kẻ du mục, một kẻ đang đi tìm miền đất hứa. Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia xẻ thương đau, tiếng đàn mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của Quê Hương hiện hữu  nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã vời vợi xa bay.

  Anh ơi, tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ vô danh kia đã cho em ý thức được sự mất mát lớn lao của đời em, tấm thẻ bài nhục nhã trong tay em đã nói lên sự uất hận ngàn đời của người dân Việt phải xa lìa tổ quốc thân yêu.

  Quê Hương vẫn còn đó nhưng đã nhuộm màu, thành phố Huế của chúng mình còn đó nhưng đã đổ nát quạnh hiu. Nếu biết không có ngày trở lại, thì ngày xưa em đã rủ anh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đã yêu thương tâm sự với anh nhiều hơn. Quê Hương người tuy đẹp tuy giàu nhưng vẩn thiếu cái đậm đà  giữa những người cùng huyết thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa, thiếu tiếng sáo diều lơ lửng đêm trăng, thiếu tiếng hò mái đẩy, thiếu tiếng rao hàng trên sông vắng mổi đêm khi khuya về sáng. Giờ chỉ còn lại đây tấm thẻ bài nhục nhằn của anh, của những người  ngày xưa đã lấy "Tổ Quốc" làm lẽ sống và giờ  đã chết vùi thây khắp các núi rừng  gần trại tập trung  với  hai chữ "Phản Quốc" đè nặng linh hồn.

  Quê Hương! Quê Hương! Em đang nhớ nhung hay đang thù hận đây ? Xưa em hãnh diện về Quê Hương gấm vóc bao nhiêu thì giờ nhìn tấm thẻ bài khốn khổ với hai chữ "Phản Quốc" em lại thù ghét Quê Hương bấy nhiêu.

  Hãy trả lại cho em Quê Hương ngày cũ, ngày nào còn lũ giặc đỏ, còn hai chữ "Phản Quốc" trên cổ các người ngã ngựa thì ngày đó em còn xa lìa Quê Hương.

  Lạy trời cho con giấc mộng bình thường, cho còn tìm lại được quê xưa, ngày còn lá me bay, còn sân cỏ mướt chứ không phải như bây giờ, sân cỏ làm nông trường, sức người thay máy móc, nhiên liệu, trâu bò.

  Em sẽ thay anh mang tấm thẻ bài vào cổ, em sẽ mang nó với niềm hãnh diện vô biên của một người đã có người yêu suốt đời hy sinh cho lý tưởng, em cũng mang nó để nhắc nhở  những người xa xứ hãy hướng về Quê Hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.

  Thật ra thì đã mười hai năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những nhu cầu cấp bách hàng ngày đã làm tâm hồn nhụt dần chí khí. Phải chi những tấm thẻ bài có ghi hai chữ "Phản Quốc" của các anh hùng đã hy sinh cho đất nước được gởi qua cho mổi người xa xứ thì ngày về của kẻ ly hương chắc sẽ gần hơn.

  Trong tận cùng linh hồn, em chắc người dân nào  khi xa quê cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời  mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi nhà cũ.

  Anh ơi, giờ em mới hiểu nỗi xúc động tận cùng của bà giáo sư người Pháp dạy em năm em học lớp sáu. Bà đã khóc khi hát cho chúng em nghe một bài nói  về thành phố nơi bà đã sinh ra, bài hát lời lẽ thật đơn sơ mộc mạc nhưng sao người nghe thấy ngậm ngùi thổn thức. Bài hát chỉ có thế này:

 

Quand tout renaît à l’espérance
  Et que l’hiver fut loin de nous
  Quand la nature est reverdie
  Quand l’hirondelle est de retour
  J’aime à revoir ma Normandie
  C’est le pays qui m’a donné le jour
  Em tạm dịch là :
 
  Khi nào hy vọng trở về
  Và khi mùa Đông đã đi xa
  Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm
  Khi chim én trở về cùng ta
  Tôi mơ ước nhìn lại Normandie
  Là nơi tôi đã chào đời.


  Anh ơi, tình hoài hương bàng bạc trong lòng mọi dân tộc. Em cũng đã khóc khi hát lại bài này. Em không mơ ước nhìn lại Normandie của bà giáo sư người Pháp  nhưng em mơ ước nhìn lại xứ Huế nghèo nàn, thơ mộng của em ngày xưa. Em mơ ước nhìn lại một Việt Nam tự do đầy tình người, một Việt Nam mà em sẽ hãnh diện  mang tấm thẻ bài có ghi hai chử "Phản Quốc" của anh để trở về đi trong lá me bay, trong giòng người cùng huyết thống, cùng lý tưởng, vì anh ơi, dù muôn vàn thay đổi, em muôn đởi vẫn là con bé Việt Nam thích lang thang khắp phố phường cho tóc bay, cho hồn mơ mộng và cho lá rơi đầy trên vai trên áo. Còn ở đây, cuộc sống sao quá vội vàng, bon chen, lừa lọc. Người ta yêu nhau cũng vội, ghét nhau còn vội vàng hơn.

  Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa Đông của người xa xứ đang mất mát như em. Tiếng đàn tức tưởi cô đơn của người nhạc sĩ vô danh cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin, chỉ còn lại Tấm Thẻ bài ghi lại một thời Hạnh Phúc Xưa và đánh dấu một sự nhục nhằn khốn khổ của người ở lại ngày nay.

  Cầm tấm thẻ bài bằng nhôm bóng loáng trên tay, em liên tưởng đến trăm ngàn  cái khác đang bị vùi sâu dưới lòng đất mẹ cùng những người con yêu của Tổ Quốc. Em chợt nhớ đến hai câu hát mở đầu trong bài Rêveries của Shumann:
  "Ce soir dans le jardin du ciel
  Les étoiles ont fleuri comme un bouquet d’argent"...

  Em hình dung ra một ngày gần đây, trăm ngàn tấm thẻ bài bằng nhôm đó sẽ trở thành những bó hoa bằng bạc nở trên bầu trời để soi sáng và chỉ đường cho những người con xa xứ trở về giải phóng Quê Hương.


Tháng 4 năm 1987
Thanh Vân

.
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Tấm thẻ bài + Bài hát qua tiếng hát Thanh Thúy   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeMon Apr 15, 2013 9:54 pm

.


Tấm thẻ bài - tiếng hát Thanh Thúy

Ngay khi bắt đầu trình diện tại các Trung tâm Tuyển mộ Nhập ngũ, thanh niên dù “đăng lính” hay bị “bắt lính” cũng đều phải qua một trong những thủ tục là làm “thẻ bài”. Tấm “thẻ bài” là vật bất ly thân, được đeo trên cổ trong suốt thời gian tại ngũ của quân nhân. “Thẻ bài” tựa như tấm lắc đeo ở cổ con chó nên người Mỹ gọi nó bằng cái tên… “dog tag”!

Mỗi quân nhân bắt buộc có 2 tấm “thẻ bài” bằng kim loại không rỉ, được đeo bằng sợi dây cũng bằng kim loại. Trên mỗi tấm có ghi họ tên, “số quân” và loại máu để khi bị thương, cần tiếp máu, quân y biết ngay loại máu gì. Khi người chiến sĩ tử trận, một tấm thẻ bài được bỏ trong miệng tử sĩ và tấm kia đơn vị sẽ giữ lại để làm tài liệu báo cáo.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 60+2+The%CC%89+ba%CC%80i+T%C6%B0%C6%A1%CC%81ng+%C4%90i%C3%AA%CC%80m
Tấm thẻ bài

Hình trên là tấm thẻ bài của tướng Nguyễn Văn Điềm, “số quân” 50/200.102, ông thuộc loại máu A. Hai số đầu của “số quân” là năm sinh sau khi trừ 20. Như vậy, tướng Điềm sinh năm 1930 (50 – 20 = 30). Tôi sinh năm 1946 nên có hai số đầu là 66: 66/168.566. “Số quân” của người lính tựa như “số an sinh xã hội” (social security number của Mỹ gồm 9 số) hay số “căn cước” thời VNCH.


Bài hát “Tấm Thẻ Bài” qua tiếng hát “liêu trai” của Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong lòng người nghe và mãi đến bây giờ, mỗi lần được nghe lại bài hát nầy hoặc là nhìn thấy lại hình tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Nhạc sĩ Huyền Anh đã viết những câu thật xúc động:

Sau cuộc chiến này còn chi không anh?
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã mờ mờ mang tên anh.
...
Anh đã đi, đã đi vào vùng biển đời người
Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
Anh ơi sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh
...
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 04+5+The%CC%89+ba%CC%80i+2
.
Về Đầu Trang Go down
TTran
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeFri Mar 21, 2014 4:48 pm


Tấm Thẻ Bài


Trân Thiện Phi Hùng


Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 408695387

Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.

Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nữa em tôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.

31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".

Tôi có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!
Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chiều nấy!

Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thái Lan về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thái Lan; nhưng Ông cảm thông nổi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thái Lan.

Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất Việt Nam mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.

Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt Nam.

Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:
- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.

Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.

Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:
- Má! Ông Nội cũng biết khóc!
Bà Nội tôi nói:
- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.

Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.

Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:
- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.

Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.
Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.

Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:
- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?
Tôi chìa tay:
- Nội cho Con xem?
Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.

Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuiyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.

Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.

Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?

Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!

Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.

Trần Thiện Phi Hùng



.
Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSun Mar 23, 2014 9:02 pm

.


LẦN ĐẦU TÁC GIẢ "TẤM THẺ BÀI" GẶP DANH CA THANH THÚY

“Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu kỳ 3 đã diễn ra trong 3 ngày 16, 17 & 18 tháng 8 năm 2013 tại Thung Lũng Hoa Vàng (San José, CA) được ghi nhận là thành công rực rỡ.
...


Tác giả nhạc phẩm “Tấm Thẻ Bài” nổi tiếng trong cuộc chiến Việt Nam trước năm 1975, nhạc sĩ Huyền Anh đã bước lên sấn khấu vinh danh nữ danh ca Thanh Thúy đã đưa tác phẩm này đến với đồng bào trong & ngoài nước VN suốt nhiều thập niên qua. Ngoài vai trò nhạc sĩ và ký giả, ông Huyền Anh còn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành Cố Vấn Danh Dự trong "Kichen Cabinet" (http://en.wikipedia.org/wiki/Kitchen_Cabinet) của Tổng Thống Mỹ Barrack Obama.” (Trích bản tin của Tin Miền Nam News)

NHẠC SĨ HUYỀN ANH, TÁC GIẢ CỦA NHẠC PHẨM “TẤM THẺ BÀI” LẦN ĐẦU TIÊN GẶP NỮ DANH CA THANH THÚY LÀ GIỌNG HÁT LIÊU TRAI ĐÃ LÀM CHO TÁC PHẨM NẦY TRỞ NÊN BẤT HỦ GÂY XÚC ĐỘNG HẰNG CHỤC TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM KHẮP NƠI!

Lần đầu tiên trên sân khấu Đại Nhạc Hội “Bóng Hồng Quê Hương” tổ chức từ 3:00pm đến tối Chủ Nhật 18-8-2013 tại San Jose Unify Event Center, trước sự say mê của trên 1,000 khán giả, và với sự hiện diện của cả một rừng những Bông Hoa Văn Chương, Văn Học, Văn Nghệ Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu họp mặt, Nhạc sĩ HUYỀN ANH được vinh dự bước lên sân khấu để giới thiệu về nhạc phẩm nổi tiếng “TẤM THẺ BÀI” do Huyền Anh sáng tác trong thời gian cuộc chiến tranh Việt Nam đến hồi khốc liệt nhất vào năm 1970.

Huyền Anh được Nhà Truyền Thông duyên dáng nổi tiếng Như Hảo giới thiệu, đã cầm trên tay đưa cao nhạc phẩm “Tấm Thẻ Bài” được VietPress USA xuất bản in trên giấy láng bóng với hình Tấm Thẻ Bài và những chiếc nón sắt của bao người chiến binh để lại.



Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 3872556abc7e4fca88c62907da573126

Huyền Anh kể rằng anh là một ký giả thường trực và là phóng viên chiến trường cho Nhật Báo SỐNG là tờ báo lớn nhất tại Sài Gòn do cố Nhà Văn Chu Tử làm chủ nhiệm. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã tàn phá quê hương Việt Nam và làm hằng triệu triệu người cả hai Miền Nam, Bắc Việt Nam chết thảm. Trước cảnh tang thương của đất nước và dân tộc, cuộc chiến kéo dài như bất tận nên Huyền Anh đã viết Truyện Phim chiến tranh mang tựa đề “TẤM THẺ BÀI”. Truyện Phim được viết dưới dạng tiểu thuyết cho người mê đọc sách. Truyện phim được Huyền Anh viết phân cảnh kỹ thuật điện ảnh và đối thoại để thực hiện thành phim truyện thương mại. Để cho cuốn phim được có hồn và đầy thu hút, Huyền Anh đã viết nhạc phẩm chủ đề cho phim là bản “Tấm Thẻ Bài”. Nhạc phẩm nầy lần đầu do Nhạc sĩ Ngọc Chánh hòa âm và Ban Nhạc Shotguns đệm đàn. Nữ Danh ca THANH THÚY là giọng hát liêu trai, trầm buồn đã được Nhạc sĩ Huyền Anh mời trình bày và hãng Băng Nhạc Shotguns đã phát hành Băng Nhạc “Tấm Thẻ Bài” lần đầu vào mùa hè năm 1972 và đã gây xúc động mạnh mẽ trên khắp Miền Nam VN.


Khi Nhạc phẩm "Tấm Thẻ Bài" gây chấn động dư luận, Bộ Thông Tin VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Bộ Quốc Phòng VNCH đã ra quyết định cấm cuốn phim “Tấm Thẻ Bài” do Đạo Diễn Bùi Sơn Duân và hãng Việt Ảnh Films thực hiện! Lệnh cấm cũng ban hành không cho phổ biến Băng Nhạc Tấm Thẻ Bài do Nữ Danh Ca THANH THÚY hát; nhưng càng cấm thì bà con lại càng tìm nghe. Bản nhạc Tấm Thẻ Bài đã được nhà xuất bản Minh Phát ở Sàigòn in ra liên tục không kịp để bán. Các đơn vị quân đội VNCH ở những tiền đồn đã reo hò yêu cầu nữ Danh ca Thanh Thúy hát "Tấm Thẻ Bài" lúc Thanh Thúy đi ủy lạo các chiến sĩ ở mặt trận tại 4 Vùng Chiến Thuật. Nhiều sĩ quan hy sinh tại chiến trường, khi tẩm liệm gia đình đã yêu cầu Thanh Thúy đến hát bản Tấm Thẻ Bài lúc an táng!

Huyền Anh lúc đó chủ trương một tựa đề tác phẩm của anh sẽ có 4 tác phẩm khác nhau: Cuốn tiểu thuyết Tấm Thẻ Bài cho đọc giả mê đọc sách; cuốm Phim điện ảnh Tấm Thẻ Bài cho dân ghiền Ciné; Băng Dĩa nhạc Tấm Thẻ Bài cho thính giả nghe nhạc; và bản in có Notes Nhạc và lời ca của Tấm Thẻ Bài cho những người chơi đàn, ca hát.

Sau khi Phim Tấm Thẻ Bài bị cấm, Huyền Anh viết truyện phim, nhạc phim cho cuốn phim tình cảm tuổi học trò mang tựa đề “VĨNH BIỆT TÌNH HÈ” do hãng Đại Á Films sản xuất năm 1971 và trình chiếu khắp Sàigòn và Miền Nam VN vào mùa hè 1972. Phim đã giới thiệu lần đầu Tài tử kiêm Ca sĩ Nguyễn Chánh Tín, cùng đóng cặp với nữ Ca sĩ xinh đẹp Băng Châu; và các diển viên nổi tiếng khác như La Thoại Tân, Hoài My, Khả Năng, Thanh Việt, bà Bảy Ngọc, bà Bảy Nam, nghệ sĩ Năm Châu, v.v. Tài tử kiêm ca sĩ Nguyễn Chánh Tín đã hát nhạc phẩm “Vĩnh Biệt Tình Hè” trong phim cùng tựa đề của Huyền Anh. Cuốn phim do Lê Mộng Hoàng tốt nghiệp Điện Ảnh ở Pháp làm Đạo diễn; và Họa sĩ Ngọc Tùng là Cameraman chính; đã thu hút tuổi trẻ và mang lại thành công rực rỡ về tài chánh. Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng ngay từ Phim đầu tiên nầy. Khi CS Bắc Việt chiếm Sàigòn ngày 30-4-1975, cuốn phim Vĩnh Biệt Tình Hè bị tịch thu đưa vào kho tàng tội ác Mỹ Ngụy và Huyền Anh bị bắt đưa đi tập trung cải tạo gần 7 năm. Sau nầy tại Hoa Kỳ, MC Trần Quốc Bảo đã tìm được bản nhạc Vĩnh Biệt Tình Hè do Nguyễn Chánh Tính hát nên đã làm Video Clip gởi lên Youtube tặng Huyền Anh! (https://www.youtube.com/watch?v=cyyqlHN6Bzg).

Huyền Anh là bút hiệu và là tên thường gọi khi ở Việt Nam đã được nhiều độc giả, bạn bè biết đến. Bút hiệu Huyền Anh thường được dùng cho các vấn đề văn chương nghệ thuật như làm Thơ (http://huongxua.org/index.php?option=com_authors&id=88 ), viết nhạc (http://thanhthuy.me/2012/05/10/quảng-trị-dấu-yeu-huyền-anh-qua-tiếng-hat-thanh-thuy/); hội họa (https://www.facebook.com/hanhduongusa/media_set?set=a.1541383904265.70192.1524970807&type=3 ); Điện Ảnh, Nhiếp Ảnh, v.v...

Lúc Huyền Anh qua định cư tại Hoa Kỳ thì nghĩ là nên khai tử cái vinh quang cũ để bắt đầu kiếp tha hương mới, nên đã dùng tên thật là HẠNH DƯƠNG để đừng ai biết đến mình! Bắt đầu một cuộc sống mới, trên quê hương mới, văn hóa và ngôn ngữ mới, với cái tên không ai biết để làm lại cuộc đời thật là lắm chua cay!

Nhưng rồi rất nhiều năm trôi qua, tên Hạnh Dương được nhiều người ở Mỹ và khắp các cộng đồng người Việt tại các quốc gia biết đến khi Hạnh Dương làm Giám Đốc Điều Hành và ký giả thường trực cho Nhật Báo Việt Báo Bắc California (www.vietbao.com ), Chủ trương Hãng Thông Tấn VietPress USA (www.vietpressusa.com ); Newland TV, VietPress Radio, VietPressUSA TV, và phát thanh toàn cầu trên hệ thống SRBS-HD (www.tuongvang.com, www.tuongvang.net , www.tuongvang.org ).

Một Chủ Nhiệm của một nhật báo tại San Jose thân quen với Hạnh Dương trên 10, một hôm nói với ký giả Hạnh Dương rằng anh ấy rất thích nhạc phẩm “Tấm Thẻ Bài” của Huyền Anh do nữ Danh ca Thanh Thúy hát; nhưng đã nhiều năm muốn tìm Huyền Anh mà không biết ở đâu. Người ta nói tcá giả đang ở Việt Nam; có người nói Huyền Anh đã chết! Hạnh Dương nói với anh Chủ báo đó rằng: “Huyền Anh là tao chứ ai mà tìm!”. Anh ta cười và nói ngay: “Mẹ kiếp thấy người sang bắt quàng làm họ!”. Ngay lúc đó, Hạnh Dương gọi điện thoại cho danh ca Thanh Thúy để mở loa ra cho anh Chủ Báo nghe chính Thanh Thúy gọi Hạnh Dương là Huyền Anh!

Ngày 20-5-2009, Thanh Thúy được mời đến hát tại Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh VNCH kỳ 3” tổ chức tại sân trường Independent ở San Jose trước hơn 10,000 khán thính giả. Từ Sacramento, Thanh Thúy đến chỉ hát một bài duy nhất là “Tấm Thẻ Bài” của Huyền Anh. Đêm trước đó, Thanh Thúy gọi điện thoại cho Huyền Anh và nói: “Anh Huyền Anh ơi, có một ông nhà báo nào đó mạo nhận danh nghĩa của anh, ông ấy nhận là tác giả của bài hát Tấm Thẻ Bài.. Thanh Thúy có cất bài báo đăng ở Sacramento để tin ngay cho anh biết!”. Huyền Anh nhờ Thanh Thúy đọc bài báo xem ai mạo nhận là tác giả của nhạc phẩm Tấm Thẻ Bài.. Thanh Thúy đọc: “Ký giả Hạnh Dương tức Nhạc sĩ Huyền Anh là tác giả của nhạc phẩm nổi tiếng Tấm Thẻ Bài”! Huyền Anh nói với Thanh Thúy: “Mệ ơi, ký giả Hạnh Dương chính là tôi đấy.. Mình làm báo lấy tên thật là Hạnh Dương!" Danh ca Thanh Thúy tỏ vẽ ngạc nhiên vì lần đầu tiên Thanh Thúy nghe nói Huyền Anh cũng là một ký giả báo chí!

Ngày hôm sau, trước hơn 10,000 khán thính giả ái mộ trong Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH kỳ 3 tại San Jose, Thanh Thúy vui quá về chuyện khám phá mới của mình nên đã giới thiệu: “Thanh Thúy xin giới thiệu một nhạc phẩm rất dễ thương, nó buồn nhưng mà cái tâm tư của người nhạc sĩ nói lên cuộc chiến nào cũng có những người ra đi vĩnh viễn không trở về với gia đình! Đó là một nhạc phẩm mà tất cả anh chị em quân nhân rất yêu mến, và những người quả phụ rất yêu mến.. Đó là nhạc phẩm của Huyền Anh tức là nhà báo… Hồng Dương! Đó là nhạc phẩm “Tấm Thẻ Bài”! (https://www.youtube.com/watch?v=KvICWw2-3Uc ).

Danh ca Thanh Thúy hát nhạc của Huyền Anh từ năm 1970, thường gặp nhau tại Sàigòn, và khi qua Mỹ cũng đã gặp nhau nhưng Thanh Thúy lần đầu tiên mới biết Huyền Anh làm báo và có tên Hạnh Dương! Vì mới nghe qua, chưa thuộc tên nên nói nhầm là Hồng Dương.. Tối đó sau khi trình diễn, Thanh Thúy gọi và xin lỗi nói nhầm.. Huyền Anh trả lời: “Chuyện nhỏ mà, có gì là quan trọng..! Có những bạn báo chí không biết Hạnh Dương là Huyền Anh.. Có những cây bút chuyên phỉ báng nói rằng Hạnh Dương là bịp vì mạo nhận là Huyền Anh tác giả Tấm Thẻ Bài! Có kẻ tự sướng quảng cáo tùm lùm y là Đạo Diễn và đi đâu cũng nói rằng nhờ y bịa ra Hạnh Dương là nhạc sĩ để làm giám khảo chấm thi ca sĩ Việt Nam hải ngoại cho y nên Hạnh Dương tự phịa ra là Nhạc sĩ Huyền Anh !

Đời thật lắm trò! Nhưng Đại Nhạc Hội “Bóng Hồng Quê Hương” kết thúc 3 ngày Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu kỳ 3 đã dành cho Huyền Anh tức Hạnh Dương một cơ hội đặc biệt cùng đứng trên sân khấu với tư cách là tác giả của Nhạc phẩm TẤM THẺ BÀI để vinh danh và cám ơn nữ Danh ca THANH THÚY đã làm cho Nhạc phẩm nầy trở thành bất tử với thời gian từ khi Việt Nam trong cơn bão lửa chiến tranh tàn khốc nhất và còn vang vọng mãi đến ngày hôm nay. Nhạc phẩm TẤM THẺ BÀI mà quý vị đang nghe trên Yutube là bản thu lại của Trung Tâm ASIA do Nhạc sĩ Trúc Hồ hòa âm (https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UDuscC0xDec ). Quý vị có thể Search trên Internet sẽ thấy rất nhiều Links về nhạc phẩm TẤM THẺ BÀI của Huyền Anh do danh ca THANH HÁT hát đầy xúc động.

Dịp nầy, nhiều người yêu chuộng Nhạc phẩm TẤM THẺ BÀI lần đầu tiên được biết tác giả Huyền Anh; trong khi nhiều người lâu nay biết Hạnh Dương giờ mới hay rằng đó cũng chính là Huyền Anh hay ngược lại.

Sau khi Huyền Anh và Thanh Thúy bước xuống khỏi sân khấu, nhiều quý khán thính giả, các nữ nhà văn, nhà thơ, nữ lưu ca nhạc sĩ từ các quốc gia và khắp các Tiểu Bang Hoa Kỳ đã chụp hình lưu niệm với tác giả Tấm Thẻ Bài! Xin gởi lên đây một số hình ảnh do các phóng viên nhiếp ảnh báo chí gồm Mẫn Photo, Quang Photo, Thịnh Lâm của Tin Viet News, và của nhiều thân hữu khác đã gởi tặng.
.........

HUYỀN ANH
(Hạnh Dương)
San Jose, 22-8-2013



Về Đầu Trang Go down
vandinh
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeThu Mar 27, 2014 2:06 am


Tấm thẻ bài của một người lính Mỹ bỏ mình tại Việt Nam


Theo OCR
Đinh Viết Tứ phỏng dịch


Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 45181986-31a

Dù cuộc chiến đã qua đi, nhưng luôn luôn vẫn còn một sứ mạng.

Bob Hatcher đang ngồi trước chiếc máy vi tính của mình với những con số kỹ thuật nhỏ bé trồi lên khi anh chú ý đến chủ đề một bức điện thư, nó bất chợt đưa anh về quá khứ của 40 năm về trước. Không khí ẩm ướt của cánh rừng đang bao phủ lên da thịt anh như một tấm áo gió lạnh và nhớp. Mùi thum thủm của mồ hôi và khen khét cháy của thịt người đưa vào mũi, lại thêm những tiếng phành phạch của những chiếc trực thăng vang trối vào tai.

Nhưng những hàng chữ nổi trên màn hình của máy vi tính đã đưa anh chìm sâu vào quá khứ thủy quân lục chiến của mình hồi ở Việt Nam. Với mỗi người trong các đồng đội, Hatcher bao giờ cũng là người anh em kề vai sát cánh. Hai chữ trên màn hình vi tính không có ý nghĩa gì đối với hầu hết mọi người. Nhưng chúng có một ý nghĩa vô cùng lớn với một ai đó về “ Cliff Broyer “. Với Hatcher, danh tính ấy đã đem lại cho anh một niềm đau xót. Nhưng nó cũng đem lại nơi anh một niềm hi vọng để có được một mối liên hệ tốt hơn về người đồng đội đã nằm xuống với gia đình.

Cạnh chiếc máy vi tính là tấm thẻ bài dính khô những bùn và máu.

Hatcher hiện đang ở thành phố Tustin, là cha của bốn đứa trẻ đã khôn lớn. Hồi ấy, sau ít năm ở thành phố Gary, tiểu bang Indiana,  anh đăng ký vào thủy quân lục chiến. Mãn khóa luyện tập tại trường bắn ở Camp Pendleton, Hatcher đã vượt hơn 14.000 cây số để gia nhập Trung đội Charlie, thuộc Tiểu đoàn 1, Trung Đoàn 4 , Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. tại Việt Nam

Khoảng 12 người trong toán quân của anh lúc ấy. Đó là thời gian vào khoảng tháng Tám năm 1968, với sứ mệnh là “ truy lùng và tiêu diệt “. Trước khi hết năm, hơn 16.000 người Mỹ đã chết tại chiến trường Đông Nam Á. Con số đó, cũng có tên người Trưởng Toán của anh, Trung sĩ Cliff Broyer, để chắc chắn không có tên của đồng đội mình trong đó. Broyer là một người lính thủy quân lục chiến của Thủy Quân Lục Chiến. Anh ấy chăm sóc tận tình cho đồng đội, kiểm tra chắc chắn đầy đủ đạn dược của mỗi người, nước uống và thực phẩm mang theo. Dù mới 23 tuổi, Broyer tỏ ra luôn luôn muốn trợ giúp những người lính trẻ tại chiến trường để tránh cho họ khỏi bị nóng giận.

Khi lâm trận trên vùng núi hay tại những thung lũng ở miền Trung Việt Nam, Broyer luôn đem lại những nụ cười và nói với những đồng đội còn quá trẻ về sự hợp pháp của đồ uống mang theo. “ Chúng ta hãy bỏ qua cái này.” Lời anh nói.

Nhưng Broyer còn vượt xa hơn nữa. Anh dũng cảm trước những làn đạn xối xả có thể làm anh gục ngã để cùng với đồng đội tiến lên. Những ngày này là thời gian của địa ngục và sự bực bội, nơi ở của Hatcher chỉ là một tấm vải nhựa chùm ngoài chống thấm của anh. Nhưng dù có bùn lầy, anh vẫn cảm thấy thoải mái khi có Broyer lo liệu.

Tới một hôm, có một vị sĩ quan đến đơn vị để tìm những người tình nguyện. Một sứ mạng như đã thấm vào tim và tâm tư Broyer đã nhận nhiệm vụ và chọn 6 người đi theo, trong đó Hatcher là một.

Tại điểm đóng quân mới, Hatcher phải đối diện với những cuộc tuần tra hàng ngày và đương đầu với những trận phục kích của đối phương vào ban đêm. Nhưng anh luôn tin vào những đồng đội cũ, đặc biệt là Broyer.

Sau một tháng khi Hatcher đang ngồi nghe qua chiếc máy thu thanh hai tần số. Đó là một trận đánh nặng nề tại tỉnh Quảng Trị mà anh tin rằng những đồng đội của mình đang ở đó. Đấy là ngày 28-2-1969.

Đơn vị của Broyer cùng một toán khác cùng tấn công một quả đồi với những chiến hào của đối phương và hai căn hầm. Với vũ khí nhỏ cầm tay và súng tự động bắn vào Trung Đội của anh. Những thông tin chính thức mô tả về trận đánh là cực kỳ khốc liệt và nặng nề. Anh đã tưởng như có một trận mưa đá với những mảnh kim loại văng tới giết mình và lăn tới từng giây. Cơn mưa ấy, đã bị xé tan thành những mùi khét lẹt  Xác những người lính thủy quân lục chiến nằm ngổn ngang. Đợt tiến quân đã thất bại.

Broyer đã lấy cây súng máy của một địch quân. Dù đã bị trúng đạn. Nhưng anh vẫn tiến tới. Anh bắn lên. Anh ném lựu đan. Anh đã dùng tất cả những gì mình có.

Broyer đã bị nằm xuống, nhưng tinh thần của anh thì không. Những binh sĩ còn lại đã tiến lên chiếm được ngon đồi. Broyer được truy tặng Huy chương Ngôi Sao Bạc.

Hatcher đã rời bỏ miền Trung Tây để đến miền Nam California, lập gia đình và làm Quản Đốc cho một cửa hàng bán tủ lạnh của Hãng sản xuất –với nỗi niềm không quên đồng đội. Anh thường cưỡi chiếc mô tô Harley Ultra với lá cờ Mỹ một bên và lá cờ Thủy quân Lục chiến một bên. Anh gia nhập Đội Vệ sĩ Patriot để phóng xe lên thủ đô Washington D.C. thăm viếng đài Tưởng Niệm cố Chiến Binh Việt Nam. Và anh đã chú ý đến một trang mạng tưởng niệm.

Khoảng mười năm về trước, Hatcher tìm thấy tên của Broyer trên bức tường và đặt tờ giấy ghi nhớ để nhắn mọi người liên lạc với anh khi có tin tức gì về người Trung đội trưởng cũ của anh. Trong suốt tám năm, không có một tin tức nào. Nhưng một tin đến được sau thời gian đó từ một cựu chiến binh khác, sau khi anh đã trở lại thăm Việt Nam. Tại khu đất mà anh đã có một lần chiến đấu, và ở đó, anh đã trở thành bạn của một số người dân đang cư ngụ, họ đã một thời là kẻ thù của anh. Có một buổi tối, sau bữa cơm chiều, một người đã lấy từ túi áo của ông ấy ra một vật và nói: “ Hãy đem tấm thẻ này về cho gia đình của người đàn ông ấy.”

Đó chính là tấm thẻ bài của Trung sĩ Cliff Broyer, người Trung Đội Trưởng mà anh Hatcher hằng quý trọng.

Người cựu chiến binh ấy cầm tấm thẻ bài trở về nhà ở vùng Vịnh, California và tìm trên mạng, anh ấy đã thấy tờ giấy ghi của Hatcher và gửi bức điện thư lên mạng với tiêu đề: “Cliff Broyer“.

Hatcher đã hứa rằng anh sẽ làm mọi cách có thể để đưa tấm thẻ bài ấy về cho gia đình của Broyer. Tấm thẻ đã đến tay anh qua đường bưu điện, nhưng đến đoạn đường cùng cũng phải hai năm sau. Cuối cùng, nhờ trang mạng toàn cầu , Hatcher đã liên lạc được với một cựu chiến binh khác ở tiểu bang North Carolina, anh ấy nói rằng có quen một người sĩ quan Cảnh sát về hưu ở Boston và nghĩ rằng ông ấy có thể giúp.

Mới vài tuần trước đây, anh Hatcher đã nhận được một bức e-mail khác.

Người sĩ quan ấy đã tìm ra và biết được bà Pat Cook, là em hay chị gái ruột của cố Broyer.

Hatcher hiện là Trọng Tài về bóng rổ, bóng bầu dục, bóng chầy và bóng mềm của một trường trung học, anh đã liên lạc được với bà Cook. Hôm sau, anh Hatcher đã gửi một chiếc hộp nhỏ qua đường bưu điện đến nhà bà Cook.

Thế là, sau 43 năm, chiếc thẻ bài (dog tag) của Cliff Broyer đã được trở về với gia đình người tử sĩ trong chiến cuộc tại Việt Nam. Bà Cook đã nói với tôi (tác giả) rằng bà cảm thấy đặc biệt khi biết Hatcher đã luôn luôn mang tấm thẻ bài ấy khi cưỡi xe xuyên lục địa để tới Bức Tường Tưởng Niệm.

Tôi (tác giả) đã gặp anh Hatcher tại một tiệm cà phê ở thành phố Tustin, Orange County, nơi mà anh gặp gỡ hàng ngày với những cựu chiến binh khác. Tôi đã hỏi anh rằng anh đã cảm thấy như thế nào khi nghe trên máy thu thanh nói rằng Broyer đã tử trận.

Hatcher im lặng một lúc. Người anh cao khoảng hơn một thước tám, đã lập gia đình 42 năm, anh đội chiếc mũ có thêu hàng chữ “ US.MARINES “ ( Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ) ở phía trước. Qua vành mũ có hai chữ “ POW “ ( Tù binh chiến tranh ) và “ MIA “ ( Mất tích khi hành động ). Với chiếc áo thung có tay mầu xám để ghi nhớ chuyến đi lên thăm Bức Tường. Anh Hatcher nói:

“Tôi đã thật sự bị xốc và chán chường.” rồi anh tiếp: “Cliff không thể được nhìn thấy nữa.”

Nhưng với anh Hatcher, vẫn còn những sứ mạng. Là một cựu chiến binh, phục vụ trong Đội quân Danh dự tại những buổi lễ tang của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

(Theo David Whiting, The O.C. Register. Đinh Viết Tứ phỏng dịch)
Về Đầu Trang Go down
minhle
Khách viếng thăm




Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSat Mar 07, 2015 8:00 pm


Tấm thẻ bài rách tên

Sáng tác : Hoài Linh




Tấm thẻ bài rách tên


Tấm thẻ bài nầy anh để lại cho em làm gì
Anh để lại đây để muôn đời tiếc nhớ hay nuôi thêm hận thù.
Này loại mau, này loại máu vơi chốn bên anh cứ vẫn còn nguyên
Ký tên anh ký tên anh rách nát nhạt nhòa
Viên đạn nào sao quá oan nghiệt
Khóc một ngàn ngày, đến vạn ngày chưa vơi mạch sầu
Anh vẫn nằm đây mà sao đạn nở xóa tên anh trên thẻ bài ...
Còn gì nữa còn gì nữa với máu đông cô mắt mủi người thân
Sống hiên ngang sống gian nan khắp chốn mọi người
Qua một đời xin chẳng còn nguyên
Ngày xưa nhớ lạc quan cố vui anh gởi em tấm the bài nầy
Và nói đây là tấm kim ngân anh để lại cho mình.
Em nào hay nào mơ ước chi đâu
Nay đời anh về cỏi thiên thu em mới biết lòng đau.
Chiến cuộc nào rồi chẳng lụn tàn sau bao năm dài
Anh nằm bình yên đề nuôi hờn oán phút cuối chưa quên người tình
Đừng sợ nữa đừng sợ nữa đã có em đây vuốt mắt ngàn thu
Có em đây giữ trên tay tấm thẻ bài nầy xin một đời góa bụa cùng anh



Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" 04+5+The%CC%89+ba%CC%80i+2
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeMon Apr 03, 2017 10:04 am


Tấm thẻ bài

Trà Mi

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Thebaidavidwy3

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về (*)    

You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply, that I will soon return. (**)

Hoa Kỳ – 1970, 20 tháng Tư, Tổng thống Nixon tuyên bố sẽ rút 150.000 quân trong 12 tháng sắp tới giảm tổng số quân nhân Mỹ tại Việt Nam xuống 284.000 người. Phong trào phản chiến tiếp tục ở Mỹ – ngày 4 tháng Năm, sinh viên tại đại học Kent State bị Vệ binh Quốc gia bắn trong cuộc biểu tình. Ngày 9 tháng Năm, khoảng 80.000 người và 10 dân biểu quốc hội đã tham dự cuộc biểu tình phản chiến tại công viên Ellipse hay President’s Park South trước Nhà Trắng ở Washington, DC.

Chiến trường Việt Nam – Ngày 13 tháng Năm năm 1970, toán quân của Tiểu đoàn 3d, Trung đoàn 1 Bộ binh, Lữ đoàn 11 Bộ Binh thuộc Sư đoàn Hoa Kỳ đang vượt qua cánh đồng vừa gặt, bất chợt súng nổ vang trời. Từ những lùm cây xung quanh, đạn và lựu đạn bủa xuống cánh đồng Việt Nam, nhắm thẳng vào toán quân Mỹ. Tiếng người bị thương kêu gào lẫn trong tiếng đạn, khói súng mịt mù.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Vietnam_War_A_Shau_Valley
Người lính buồn ở mặt trận A Shau (1970, Việt Nam).
Nguồn: OntheNet

Anh, người lính cứu thương của Đại đội Tổng hành dinh, không vũ trang, vai mang túi thuốc, bổ nhào xuống mặt đất, lần theo tiếng rên la của đồng đội đã trúng thương cách đó cả 100 mét. Vẫn trên đường tìm đến bạn, một viên đạn địch đã xuyên da thịt anh. Không ngừng, dưới lằn đạn địch đang đan trên đầu, anh lại tiếp tục bò và chạy đến nơi, bó thương cho đồng đội. Đạn vẫn bay, súng vẫn nổ, và lại tiếng kêu trúng thương của một đồng đội khác; anh lại tiếp tục bò đi tìm bạn, một viên đạn khác lại tìm được thân thể anh; không ngưng nghỉ, dò theo tiếng kêu cứu, anh vẫn bò, kéo túi thuốc và khi chỉ còn 10 thước cách người bạn đang chờ thì đạn địch quân đã chấm dứt đời anh.

Anh là David F. Winder, binh nhất y tá không vũ trang của Đại đội chỉ huy, đã quên mình, dũng cảm hy sinh cứu đồng đội tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đã truy tặng cho anh Huy chương cao quý nhất của quân đội, Medal of Honor – Huy chương Danh dự. Năm đó anh 23 tuổi.

Tháng Năm, 1970, David viết thư về Mỹ hẹn ngày sẽ gọi điện thăm hỏi gia đình. Đó là lá thư cuối cùng và từ đấy David không còn gọi điện về thăm nhà được nữa.

    Mai trở về chiều hoang trốn nắng
    Poncho buồn liệm kín hồn anh (*)

    I will return on a radiant afternoon, avoiding the sun,
    Wrapped tightly in a poncho which covers all my life. (**)

Sinh tại Edinboro, Pennsylvania, lớn lên ở Ohio, David chết tại chiến trường Việt Nam và an nghỉ ngàn thu tại nghĩa trang Mansfield, quận Richland, Ohio, nước Mỹ.



Tháng 10, 2008 – 38 năm sau, ở Mount Airy, Philadelphia, một người đàn ông 60 tuổi, miệng ngậm píp, dáng điệu băn khoăn nhìn qua khung cửa như đang nóng lòng chờ đợi ai về.



Sài Gòn, tháng Sáu 2008 – Jess DeVaney, cựu quân nhân Thủy Quân Lục chiến, và khoảng hơn mười cựu chiến binh và người tình nguyện khác, thuộc tổ chức cựu quân nhân Tour Hòa Bình, trong hai tuần công tác đã mua lại được khoảng 200 tấm thẻ bài của những người hào hiệp hoặc ở các khu bán hàng kỷ niệm cho du khách đến Việt Nam.

Tour of Peace, trụ sở ở Tucson, Arizona, đã hoạt động 10 năm qua trong mục đích hàn gắn lại vết thương từ thời chiến tranh bằng cách trở lại các mặt trận cũ ở Việt Nam làm công tác từ thiện như xây giếng, lọc nước, phát tập vở bút viết cho học trò,… Đồng thời Tour of Peace cũng đi tìm lại vật dụng cũ của những người lính Mỹ ngày xưa đem về giao lại cho thân nhân và gia đình của họ. Nhóm Tour of Peace đã đem về lại Hoa Kỳ được 1940 tấm thẻ bài và đã tìm được và trao lại cho 580 gia đình tử sĩ Hoa Kỳ.

Trong những thẻ bài đó, một tấm đã cong với vết rạn nứt in những hàng chữ số

    “Winder David F.
    Số quân E 292 44 4402,
    Máu A Cộng,..”

Sau vài tháng tìm kiếm khắp nơi, Tour of Peace đã tìm được người thân của binh nhất David Winder.

Joe Winder, người đàn ông ở Philadelphia, chính là thằng em thân thiết đã ở cùng phòng với David suốt thời niên thiếu. Joe không ngờ có ngày sẽ nhận được kỷ vật của người anh thương mến.

Thứ Ba, ngày 9 tháng 12, 2008 – Mount Airy, Philadelphia, người đàn ông 60 tuổi mở hộp nhung đen, cầm tấm thẻ bài rạn nứt, xoa nhẹ ngón tay trên hàng chữ David Winder F. và bật khóc.

Joe sẽ đeo tấm thẻ bài bên cạnh tim ông suốt khoảng đời còn lại.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Winder1
Thẻ bài của Winder David F. trong tay người em, Joe Winder.
Nguồn: courtesy of tours of peace Vietnam veterans

Việt Nam – tháng 12, 2008, sau 33 năm ngưng tiếng súng, vẫn còn là một quốc gia yếu, nghèo, không dân chủ, kém văn minh. Trong 85 triệu con người đang sống ở đó và hơn 3 triệu người mang dòng máu Việt Nam đang ở rải rác khắp nơi từ Mỹ sang Âu sang Úc còn có rất nhiều người em, người con, người vợ, … đang mong đợi có ngày được như Joe Winder, được nhìn lại kỷ vật của người yêu, được về ngồi bên mộ cũ, được thắp nén nhang vọng tưởng người thương,…

Hàng trăm ngàn người lính Việt Nam đã đổ máu, gục ngã cho quê hương nhưng mồ họ vẫn chưa yên, mả của họ vẫn lạnh tanh không hương khói. Tại sao?

Những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam – không phải chỉ những người hôm nay – từ lâu rồi, từ bản chất, họ là những người không có lương tri, không có đến một iota lương tâm, đạo đức. Ngày nay, họ chỉ là những con buôn khoác áo Mác Lê rách nát – lúc thì họ buôn xương lính Mỹ khi thì họ buôn thân xác phụ nữ Việt Nam…

Ngàn sau người viết sử sách Việt Nam biết và sẽ công minh ghi rõ cáo trạng của người đã tuyên bố “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn,…” và đồng đảng bất lương của hắn.

© 2008 DCVOnline

(*) Để trả lời một câu hỏi, Thơ Linh Phương (20/02/1970), Văn nghệ Động Đất Sài Gòn xuất bản. Trích Hồi Ký Linh Phương tác giả Kỷ Vật Cho Em, Linh Phương

(**) Trích lời dịch từ bài hát Kỷ vật cho em, Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Linh Phương. Understanding Vietnam, Neil L. Jamieson. Published by University of California Press, 1995. Trang 324.

Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeWed Apr 17, 2019 9:50 pm

.




VUI BUỒN THỜI CHINH CHIẾN - TẤM THẺ BÀI
Tác giả: Bút Xuân Trần Đình Ngọc


.
Về Đầu Trang Go down
NHViet




Posts : 595
Join date : 23/08/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeSun Apr 28, 2019 12:46 pm

.
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Ngay-cuoi-thang-tu-1

Ngày Cuối Tháng Tư
27/04/2019
Tưởng Năng Tiến


Ngày ngắn đêm dài đêm lại sáng
Đêm qua ai có bạc đầu không?
Tản Đà

Bây giờ là cuối tháng Tư. Có những ngày tháng, thời gian chuẩn điểm gây ám ảnh, ray rứt thù hận suốt một kiếp người. Một tháng tư ở Việt Nam – thường – là một ngày mưa. Một buổi chiều mưa. Mưa đầu mùa. Một buổi chiều mưa đầu mùa, trời chuyển âm u thấp xám. Thời gian và không gian như ngưng đọng lại trong giây phút chuyển mùa. Rồi sấm chớp và kế tiếp là những giọt mưa nặng hạt, ào ạt, xối xả, phủ kín vạn vật.

Mưa gội sạch cây lá, tưới mát những bãi cỏ úa vàng, thấm ướt đất khô cằn cỗi. Nước mưa, nguồn sinh lực kỳ diệu đã làm vạn vật hồi sinh sau những ngày nắng cháy .
Rồi mưa tạnh, trời quang. Mặt trời lại hiện ra từ một nơi nào đó, rọi những tia vàng ấm khắp nơi. Đất bốc hơi thơm nồng ngai ngái. Cây có sạch tươi dịu mát. Chim chóc ca hát trong trẻo líu lo…
Những buổi chiều mưa đầu mùa não nề diễm tuyệt như vậy rồi cũng mất hút trong đời.

Có những buổi chiều mưa đầu mùa bao nhiêu kẻ bỗng dưng bị bỏ rơi rồi rả ngũ. Hốt hoảng, căm hận, sợ hãi, người ta chạy tán loạn về thành phố. Những thành phố quê hương yêu dấu thoáng chốc mà ngùn ngụt khói lửa. Súng nổ râm ran ở khắp nơi. Dân chúng bồng bế dắt díu nhau để chạy.
Chạy đi đâu nữa? Có còn nơi nào an toàn để chạy khi mà chính mình cũng đành buông súng với sự ray rứt, xót xa, đớn đau, loay hoay và sợ hãi.

Rồi đến những buổi chiều mưa tháng Tư của những năm tháng kế tiếp. Có bao nhiêu kẻ nằm mê man chờ chết bởi những cơn sốt rét ở trại tù binh xa xôi, heo hút. Trong cái cảm giác rối loạn của một thần trí không còn tỉnh táo, người ta vẫn mơ hồ cảm nhận được cái tâm cảm não nề u uẩn vào những lúc trời chuyển âm u. Người ta vẫn cứ nghe tiếng sấm chớp ngang trời và vẫn cứ thầm mong đó là tiếng súng. Chao ôi! phải chi mà có những tiếng súng gầm thét vang trời vào những ngày tháng lao tù nghiệt ngã ấy thì dẫu có phải chết, chết ngay tức khắc, chắc chắn cũng có nhiều kẻ cam lòng.


Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Cacc89i-tacca3o36-2

Nhưng người ta đã không chết dù phải chịu đựng hàng trăm thứ đòn thù thâm độc, dù đã trải qua bao nhiêu là cơn sốt thập tử nhất sinh. Con người còn sống được không phải chỉ nhờ vào cái kháng lực mong manh của cơ thể mà còn là nhờ vào cái ý chí khao khát được sống, cái ước mơ có ngày được trở lại thành phố quê hương của mình để nhìn cảnh khói lửa, để nghe súng đạn nổ ròn. Và lần này thì do chính tay họ siết cò…
Cái giấc mơ đó chưa bao giờ đến. Nỗi ước vọng được nghe tiếng súng đại bác nổ vang giữa đêm tù cũng chưa hề xẩy ra trong suốt thời gian người ta bị giam cầm. Vậy mà bao kẻ vẫn cứ mãi trông chờ, ngóng đợi – hoài công!

Trong bao nhiêu đêm khuya, có người chợt thức giấc vì chợt nghe tiếng súng vọng lại từ một nơi xa xôi nào đó. Tiếng nổ mơ hồ, nhỏ bé phát ra từ một nòng súng cá nhân đến khi lọt vào thính giác của một tù binh bỗng bùng vỡ lên trong óc họ như tạc đạn. Tim người ta liền đập hụt đi mấy nhịp, rồi sau đó là những nhịp dồn dập, rộn ràng. Mạch máu da thịt của những người tù căng ra. Mắt người ta mở lớn, trợn trừng trong bóng đêm. Tai vểnh lên như tai của loài thú rừng khi đang rình rập. Họ nằm nín thở, nghe ngóng, chờ đợi đặt hết niềm tin hy vọng vài tiếng súng vừa phát ra. Họ chờ đợi một tiếng nổ kế tiếp, rồi một tiếng nổ kế tiếp nữa. Sau đó là hàng loạt những tiếng nổ xé gió vang trời thì càng tốt.

Rồi họ tưởng tượng thêm, lẫn trong tiếng nổ đều đặn ấy là tiếng nổ ròn tan của những nòng súng cộng đồng. Chưa chết, bằng vào cái ảo giác của những kẻ đã bao năm trông chờ khao khát người ta như nhìn thấy được cả ánh hỏa châu soi sáng đêm tối bao la. Sau đó là bom đạn, phi pháo và nhà cửa, đồn địch cháy sáng một góc trời…
Đã bao nhiêu kẻ ước ao, nếu có phải chết xin cho họ được chết trong bối cảnh khói lửa bom đạn ngất trời như vậy. Không ai có thể đành tâm chết mỏi mòn, khắc khoải giữa những vòng rào thép gai tù ngục. Hận thù không phải là một tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, rửa hận là một điều cần thiết và công bằng.
Suốt những năm dài của đời sống tù binh khắc nghiệt bao người đã nhờ vào sự trông chờ hy vọng để giữ cho mình khỏi bị gục ngã. Niềm hy vọng thỉnh thoảng lóe lên khi họ chợt nghe được tiếng súng nổ; rồi tắt lịm dần trong những giây phút im lặng tàn nhẫn phũ phàng sau đó.


Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Cacc89i-tacca3o34-2

Vậy mà người ta vẫn cứ không thôi trông chờ, mong đợi. Đợi mãi cho đến một lúc, lẫn trong cái tâm trạng mong chờ mòn mỏi người ta bắt gặp trong tâm hồn mình có thêm một thứ tình cảm buồn phiền oán hận. Người ta oán hận những kẻ đang sống ngoài vòng tù ngục. Chắc chắn họ có nhiều đồng ngũ đang sống lẩn quất bên ngoài, có nhiều đồng ngũ khác đang sống tự do ở những phương trời xa xăm nào đó. Rồi người ta cảm thấy chua chát khi biết mình đã bị bỏ quên cho chết dần mòn, khắc khoải trong vòng tay kẻ thù. Có phải rằng chính họ đã bặm môi, cắn chặt răng bắn đến viên đạn cuối cùng để cho cấp chỉ huy, để cho đồng đội có đủ thời gian “di tản!”.

Và rồi người ta quyết định…. phải tìm cách đào thoát. Và nhiều kẻ may mắn đã thoát thân.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Ngay-cuoi-thang-tu-2
Ảnh: RFA

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Tháng Tư ở một vùng đất thuộc miền ôn đới. Nơi đây bây giờ không phải là những ngày tháng bắt đầu cho mùa mưa. Ở đây bây giờ là mùa Xuân. Mùa Xuân xứ người.

Một buổi sáng mùa Xuân ở một nơi an bình và phú túc. Đường phố nhộn nhịp người đi. Những bộ quần áo ngắn, mỏng, lạ mắt và đẹp mắt. Những cặp đùi thon. Những cánh tay trần, hồng, trắng, nõn nà. Những bộ ngực căng đầy nhựa sống. Có kẻ lái xe đi giữa phố phường, hòa nhập với giòng người, với đời sống, vui lây với niềm vui của những người dân bản xứ bao quanh. Mùa Xuân đến với vạn vật với mọi người, kể cả người tị nạn.
Bất chợt có một tiếng còi. Tiếng còi lanh lảnh ghê rợn xoáy vào thính giác. Người ta giật bắn người tắp ngay xe vào lề đường. Có một chiếc xe khác thắng gấp phía sau. Một khuôn mặt đỏ gay vì giận dữ quay lại nguýt nhìn, lầu bầu chửi rủa. Người ta không quan tâm đến điều đó. Người ta chỉ muốn ngoái người lại nhìn xem chuyện gì đã xẩy ra?

Không có gì cả. Tiếng còi chỉ do một người vừa thổi để chận đứng giòng xe đang xuôi ngược cho những đứa bé được an toàn băng qua đường đến trường học. Chỉ có vậy thôi! Người ta thở phào nhẹ nhỏm, rút khăn lau mồ hôi trán. Đúng là không có gì xẩy ra. Tiếng còi lanh lảnh ở đây không còn biểu tượng cho sự bắt bớ, khủng bố, giam cầm đầy ải nữa. Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Ở đây mọi-chuyện-đều-luôn-luôn-rất-bình-thường.

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một buổi chiều Xuân. Trời xanh cao, mây trắng nõn, nắng hanh vàng. Có kẻ đứng trước sân nhà, mải mê nhìn những con bướm trắng tung tăng trên thảm cỏ xanh, những con ong bầu bỉnh lượn vòng quanh những khóm hoa… và chợt người ta nghe tiếng súng. Tiếng súng nổ gần. Người ta lại giật thót người. Ly rượu trên tay sóng sánh. Vài giọt tràn ra tay. Điếu thuốc đang hút dở dang tắt ngấm. Những con chim sâu nhỏ bé đang lẩn quẩn, an bình trên những cành mai hồng thắm vụt cánh bay. Người ta không thấy sợ hãi nhưng chợt cau mày với cái cảm giác bực dọc khó chịu. Không có thêm một tiếng súng nào tiếp theo đó. Không gian, khung cảnh trở lại yên tỉnh, an bình.

Chỉ có tâm hồn người ta là không an bình nữa. Mặt người ta chợt đỏ lên dù ly rượu trên tay chưa kịp uống. Người ta vừa trực nhận một cái cảm giác hổ thẹn. Tại sao lại bực dọc và khó chịu nhỉ? Có phải vì tiếng súng đã làm hỏng mất một buổi chiều Xuân êm đềm và thi vị không?
Vậy mà đã có lúc người ta thiết tha mong nhớ một tiếng súng. Một loạt những tiếng súng thì càng tốt! Mới ngày nào tiếng súng nổ còn là dấu hiệu cho sự bạo động quật khởi, báo thù rửa hận. Bây giờ ở một nơi an bình, tiếng súng chỉ còn là khẩu hiệu cho sự bất an và lâm nguy!

Bây giờ là một ngày cuối tháng Tư. Một đêm tháng Tư xứ lạ. Có kẻ buổi chiều quá chén, nửa đêm thức giấc không biết mình đang nằm ở đâu!? Có tiếng máy sưởi tự động giảm nhiệt độ. Sự đàn hồi của kim loại phát ra những tiếng kêu tí tách. Trong cái cảm giác ngái ngủ người ta tưởng như mình đang nghe tiếng mưa rơi.
Tiếng mưa rơi trên mái tôn của một căn nhà trong một con hẻm lầy lội, “hắt hiu vàng ánh điện câu”. Đã bao đêm mưa người ta được bao che để sống chui nhủi dưới một mái nhà tôn như vậy. Đã bao đêm người ta thức giấc nằm nghe tiếng thằn lằn tắc lưỡi, tiếng ú ớ của những đứa em thơ nói trong mơ, tiếng động lục đục của những người mẹ già tảo tần lo lắng cho gánh hàng rong bán vào sáng sớm, tiếng xe xích lô nổ ròn đầu xóm. Và đôi khi tiếng ru con ầu ơ buồn não ruột của một người đàn bà hàng xóm.

Chiếc máy sưởi nguội dần, những tiếng kêu tí tách của kim loại đàn hồi từ từ nhỏ lại. Người ta lại nghe như là tiếng mưa rơi trên những mái tranh. Những mái tranh trống lốc, gió thổi tứ bề của trại tù Suối Máu, Cà Tum. Những mái nhà tranh của trại Minh Rồng, Đại Bình, Đại Lộc… người ta đã thức giấc bao nhiêu lần ở những trại tù heo hút đó để nghe tiếng mưa rơi, để chờ mong một tiếng súng vọng về từ rừng thẳm.

Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không?
Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ?
Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?
 
Tháng Tư 1983.
Tưởng Năng Tiến


Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Images?q=tbn:ANd9GcTt9yV5lQuWkwjgUP8uMyZR2NkBP9rTtdJViTZOiuJqqQII7qif
Hồ Con Rùa - Sài Gòn những ngày cuối Tháng Tư 1975
Về Đầu Trang Go down
PVChuong
Admin



Posts : 673
Join date : 25/04/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeTue Apr 14, 2020 9:12 am

.
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Images?q=tbn%3AANd9GcTjIzJCf7pYtrABDO7umuHUZ9s1lcFyt4hDwFFqYTiWd-cDmvpA&usqp=CAU

Tấm thẻ bài của bạn tôi
- Phạm Lê Huy


* Để tưởng nhớ Lê Ngọc Thanh - người bạn tài hoa và dũng cảm của tôi.
Từ lâu, không nhớ năm nào, hay tin Lê Thị Vinh (em gái của Lê Ngọc Thanh - bạn học tôi) đang ở Irvine, vợ chồng tôi cùng Hồng Quốc Anh, Trần Viết Sơn chạy xuống Irvine thăm Vinh.

Gặp nhau, anh em bạn bè chúng tôi mừng lắm, vui lắm vì bất đắc dĩ chúng tôi phải xa cách nhau từ năm 1975. Trong dịp này tôi nhắc lại cái lần tôi gặp Vinh trong Chợ Lớn / Sài Gòn khi tôi từ vùng “Kinh Tế Mới” Dương Minh Châu trốn về Sài Gòn. Với chiếc xe đạp trành, tôi đi kiếm ăn bằng nghề “mua đi bán lại” những miếng sắt vụn cho Ba Tàu Chợ Lớn làm phụ tùng xe đạp.
Gặp tôi tiều tụy hốc hác trong bộ đồ “lao động truyền thống chân chính”, Vinh đã bưng mặt thốt lên “Trời anh... Sao anh ra nông nổi này... !?”. Tôi chỉ biết lặng thinh, rồi vội vã chia tay, hẹn khi khác gặp lại sẽ “kể cho nghe”. Và, cái “sẽ” ấy cứ kéo dài mãi cho đến nay, chừng 40 năm rồi.

Tôi nhớ đôi chút về bạn tôi thế này: “Lê Ngọc Thanh có cái mũi "chun chun" như mũi thỏ nên bị chọc là "Thanh Thỏ". Thanh hát khỏe, thổi được harmonica, lại có giọng đọc tốt như một xướng ngôn viên của đài phát thanh BBC hồi đó, nên được đề cử đọc bài cho cả lớp chép hoặc đọc tin tức trong giờ sinh hoạt hiệu đoàn. Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 Thanh "gãy cánh" trên chiến trường Ái Tử / Quảng Trị. Đám tang của Thanh chúng tôi đến đưa tiễn đông lắm. Trong vài giây xúc động tôi khẽ hát : "Anh Quốc ơi... ", vậy là các bạn tôi lại cất tiếng hát theo như một lời tiễn đưa Thanh vào lòng đất mẹ”. – (trích Lớp tôi 1960-1967 – qua tấm hình cũ / PLH).

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" V%25C4%2583n%2B010A%2B-%2B%2528hi%25CC%2580nh%2529%2B-%2BT%25C3%25A2%25CC%2581m%2Bthe%25CC%2589%2Bba%25CC%2580i%2Bcu%25CC%2589a%2Bba%25CC%25A3n%2Bt%25C3%25B4i%2B-%2BPha%25CC%25A3m%2BL%25C3%25AA%2BHuy

Làm sao bạn bè chúng tôi quên được quán Giải Khát Thanh Thanh ở trước rạp ciné Lê Lợi, ngay góc Phan Bội Châu / Lê Lợi, bên kia ngã tư này là Cà Phê Dung – là hai nơi mà lính tráng chúng tôi thường “ngồi đồng” vào những ngày nghỉ phép hiếm hoi.
Ba anh em nhà Thanh quán xuyến cái quán này, mà “chủ xị - tay hòm chìa khóa” là nhỏ Vinh. Và, không ít anh hùng tuổi trẻ, không ít bạch diện thư sinh – là những “con nhạn là đà” lượn lờ, ngấp nghé... “trồng cây” nơi đây.
Trong lần gặp mặt gần đây, Vinh cho tôi xem tấm thẻ bài của anh mình - Lê Ngọc Thanh – và trịnh trọng nói:
- Em quí tấm thẻ bài này lắm đó anh... Nó thật là linh ứng. Em tin là anh Thanh lúc nào cũng phù hộ cho em những khi em gặp chuyện không may.
- Vậy hả... Kể anh nghe được không?
- Dạ được... Để hôm nào thư thả em sẽ kể.
Tôi mau miệng xin Vinh chụp hình tấm thẻ bài; và mong sớm đến ngày “thư thả” đó.

Rồi cái ngày “thư thả” ấy đã đến. Qua giọng nói nhỏ nhẹ trầm buồn, Vinh kể : “Hôm đó, đang nghỉ trưa trên lầu, ba em chợt thức dậy nói là anh Thanh đang hành quân ở Ái Tử / Quảng Trị; và linh tính cho ba em biết là anh của em gặp chuyện chẳng lành. Cả nhà bồn chồn sốt ruột lắm, cứ đi ra đi vào, đứng ngồi không yên. Đến xế chiều thì có một Sĩ Quan Không Quân đến nhà báo hung tin là anh Thanh em vừa tử trận. Cảnh vật quanh em chao đảo quay cuồng như sụp đổ; má em và em khụy xuống, anh Phương (anh kế em) thì rắn người lại, vịn chặt ba em cho ba khỏi ngã.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" V%25C4%2583n%2B010B%2B-%2B%2528hi%25CC%2580nh%2529%2B-%2BT%25C3%25A2%25CC%2581m%2Bthe%25CC%2589%2Bba%25CC%2580i%2Bcu%25CC%2589a%2Bba%25CC%25A3n%2Bt%25C3%25B4i%2B-%2BPha%25CC%25A3m%2BL%25C3%25AA%2BHuy

Vị Sĩ Quan trịnh trọng trao cho ba em tờ công điện báo tin sét đánh ấy. Ông ta đại diện đơn vị xin trân trọng thành kính gởi lời phân ưu sâu xa và chân thành nhất đến gia đình em trước sự anh dũng hy sinh cao cả của Cố Trung Úy Lê Ngọc Thanh. Cả nhà em lặng người, chết điếng như trời trồng. Bấy giờ em mới thật sự hiểu và thấm thía câu “... Hỡi bức chân dung trên công điện buồn... ” trong nhạc phẩm Người Ở Lại Charly của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Trong nước mắt ràn rụa của cả nhà, bằng hai tay, ba em vô cùng đau đớn đón nhận tấm thẻ bài của anh Thanh từ tay vị Sĩ Quan mà hồn ba như đang ở đâu đâu... Đó là tấm thẻ bài mà anh chụp hình hôm nọ”.
Tôi lặng thinh, không nói được lời nào. Rồi chợt nhớ đến những lần tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc trên chiến trường mà rùng mình, lạnh gáy...
Vinh tiếp: “Anh biết không... Từ tấm bé, anh Thanh rất cưng em, chìu chuộng và giúp em nhiều lắm; nên xin ba cho em được giữ tấm thẻ bài đó. Em luôn đeo nó trong người như bùa hộ mệnh cho mình. Mà thật, anh ấy linh lắm! Mỗi khi gặp chuyện gì rắc rối khó xử hoặc không may, em đều thầm khấn nguyện cầu xin ảnh giúp đỡ, thì mười lần như một, mọi việc lại được hạnh thông, tốt đẹp. Cho nên em tin lắm.

Lần nọ, em có việc cần ra Đà Nẵng vài ngày rồi về lại Sài Gòn. Khi vô đến Cam Ranh thì mới biết là mình bỏ quên tấm thẻ bài ở khách sạn ngoài Đà Nẵng rồi. Em gọi điện thoại ra đó nói số phòng và nhờ họ tìm giùm. Gọi thì gọi cầu may thế thôi chứ em không hy vọng gì mấy; rồi tự trách mình sao bất cẩn quá. Lòng em buồn vô hạn vì đó là bùa hộ mạng của mình mà”.
Tôi sốt ruột xen vào: “Xui quá há...! Rồi sao nữa...?”.
Vinh kể tiếp: “Hôm sau, may quá khách sạn gọi cho biết họ đã tìm ra tấm thẻ bài đó và sẽ cho người đem vô Cam Ranh cho em. Em mừng quá, mừng đến chảy nước mắt, còn mừng hơn bắt được vàng. Em cũng không quên hậu tạ cảm ơn người đem tấm thẻ bài lại cho em. Vậy là anh Thanh lại phù hộ cho em nữa rồi... Em tin chắc như thế, anh à!”.
“Vinh ơi... Anh chị chúc mừng em... Chúc mừng em...!”.

Phạm Lê Huy (CHS Cường Để – QN)
(Los Angeles, May 2019)
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeFri Apr 24, 2020 7:28 am

.
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Images?q=tbn%3AANd9GcTHocy09I7ENIrKhSgmNkntHD7SZ9XS_IeYrP-ogxjbxxmJCMOO&usqp=CAU

Tấm thẻ bài
- Chiến hữu Nguyễn Minh Châu
TÐ 3 Sói Biển và cựu QT Dĩ An, Biên Hòa


(Trích trong hồi ký “Cuộc Ðời Ðổi Thay”)

Các chiến hữu và quí vị thân mến,

Trong bài viết này tôi xin chia sẻ cùng quý vị một câu chuyện ngắn về “Tấm thẻ bài” và kể lại tình trạng hấp hối của những chiến binh Quân Lực VNCH bị thương nặng ngoài trận tuyến. Ðây là một câu chuyện của muôn ngàn chiến sĩ đã phải chịu đựng sự đớn đau cả thể xác lẫn tinh thần khi bị thương nặng trong hoàn cảnh thập tử nhứt sinh ngoài chiến trường xa.
Chúng ta thường đọc những bài viết kể lại những trận chiến thắng oanh liệt và hào hùng của các đơn vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến. Nhưng sau những trận chiến đó, có biết bao chiến sĩ đã trở về với đôi “Nạng Gỗ,” nhiều người trở về trên chiếc “Xe Lăn” và những chiến sĩ bất hạnh hơn đã về trong chiếc “Hòm Gỗ” trên phủ lá Quốc kỳ.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Tam-the-bai-1-e1475613633190

Những kỷ niệm đau thương đã để lại cho vợ con hay người thân là “Vành khăn sô với tấm thẻ bài.” Quí vị cũng thừa hiểu là tỷ lệ thương vong của hàng binh sĩ luôn luôn là cao hơn cấp chỉ huy nhiều lắm. Binh thư có câu: “Nhứt Tướng công thành vạn cốt khô.” Tôi xin trích ghi vài dòng đơn giản trong bài thơ ”Tạ Ơn Chiến Sĩ“ của vợ tôi để ghi ơn những anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc:
Rất thương những trẻ còn thơ
Cha chưa thấy mặt con đà để tang
Rất thương cô gái tóc thề
Tình thương chưa thỏa tóc đà quấn khăn
Rất thương anh lính thương binh
Góp phần thân thể điểm tô nước nhà
Rất thương anh chết chiến trường
Ðôi khi mất cả dù là mảnh xương
Hay anh trở lại quê nhà
Thân trong hòm gỗ, phủ trên Quốc kỳ.
(TN)

Nhưng rồi vận nước đổi thay, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người thương binh ấy bị bỏ rơi lại quê nhà phải chịu sự ngược đãi bạo tàn của bọn Cộng Sản cầm quyền. Ngay sáng ngày hôm ấy, bọn chúng đã tàn nhẫn xua đuổi tất cả thương binh của QLVNCH ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa và bịnh viện Lê Hữu Sanh mà tôi được biết rõ và còn rất nhiều bịnh viện khác nữa trên toàn cõi miền Nam mà nơi đó các thương binh cũng cùng chung một số phận bất hạnh này.
Thật là tội nghiệp cho những anh em thương binh chân tay bị cưa cắt chưa lành mà phải cố lê lết, dìu dắt hoặc cõng nhau rời bịnh viện. Những thương binh với vết mổ còn rỉ máu cũng phài ứa nước mắt ra đi về với gia đình, nhưng rồi ai sẽ chữa những vết thương đó cho họ nay!?… Các y sĩ và y tá của các bệnh viện phải đành bó tay và ngậm ngùi rơi lệ khi nhìn anh em thương bị xua đuổi ra đi. Thật là vô nhân đạo, thật là man rợ với hành động ra tay đánh người ngã ngựa của lũ người Cộng Sản. Lúc trước ngoài chiến trường bọn thương binh Cộng Sản đã được chúng ta băng bó và được trực thăng tải thương về bịnh viện của chúng ta để điều trị tiếp. Bây giờ anh em chiến sĩ chúng mình bị bắt buộc phải thua trận chiến mà chúng nó đối xử hèn hạ như thế này. Thật là một sự khốn khổ vô cùng do bọn dã nhân Cộng Sản đê hèn gây ra.
Tôi ngẫm nghĩ rằng: Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại, Miền Nam chiến thắng và chế độ Cộng Sản miền Bắc sụp đổ thì chúng ta sẽ đối xử chúng với khí thế đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại tù khổng lồ như miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngay trong lúc còn chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, tại nơi mà tôi đã làm việc từ cơ quan hành chánh đến quân đội chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu cuộc sống hay khủng bố tinh thần của các thân nhân bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong bàn tay quyền lực của chúng tôi. Tôi còn nhớ có một bà vợ bé của một tên tướng Việt Cộng tập kết vẫn được chúng tôi để sống rất bình yên tại ngôi nhà phía trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Trong khi đó, ngay từ lúc chế độ miền Nam bị Cộng Sản thống trị, bọn chúng trả thù dã man những người của chế độ cũ và cả thân nhân của chúng mình cũng bị ảnh hưởng vì sự ngược đài tàn tệ. Chỉ có bọn man ri mọi rợ mới hèn và vô liêm sỉ như thế.

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Nguyen-minh-chau-1
Chiến hữu Nguyễn Minh Châu

Tìm hiểu về tấm thẻ bài:


Trước năm 1975, bài ca “Tấm Thẻ Bài” do tiếng hát truyền cảm và rất hay của Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong quần chúng và mãi đến bây giờ mỗi lần được nghe lại bài hát này hoặc là nhìn thấy lại hình tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược đã gây ra chiến tranh tàn ác.
Mỗi quân nhân đều bắt buộc phải mang hai tấm thẻ bài làm bằng kim loại không rỉ sét. Mỗi tấm được ghi khắc họ tên và số quân để trường hợp người chiến sĩ tử trận nếu không nhận dạng được thi thể đơn vị hành quân cũng có thể biết tên tuổi, số quân để biết người tử trận là ai. Trên tấm thẻ cũng có ghi loại máu để khi cần tiếp máu biết ngay là máu loại gì? Khi người chiến sĩ tử trận thì đơn vị hành quân sẽ giữ lấy một tấm để làm tài liệu báo cáo.
Và mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh tấm thẻ bài hay nghe bản nhạc này, tôi nhớ ngay đến tấm thẻ bài của tôi luôn được cài vào túi áo trận và cũng không bao giờ quên được câu chuyện tấm thẻ bài của tôi tẩm đầy máu trong những lần bị thương nặng.
Mỗi khi lên đường hành quân là vợ tôi luôn luôn nhắc nhở tôi mang sợi dây thẻ bài vào cổ và tự tay vợ tôi cài kỷ lưỡng hai tấm thẻ và cái túi vải nhỏ vào túi áo ngụy trang.
Ðây là vật kỷ niệm vô cùng quí giá của đời quân ngũ mà tôi rất tiếc là đã mất nó, vì tấm thẻ bài đó đã theo tôi suốt đời binh nghiệp hai mươi mốt năm. Bây giờ tôi vẫn còn luyến tiếc mãi vì tôi đã không nghe lời vợ tôi cất giấu thay vì tôi ném bỏ nó đi.

Sau lịnh đầu hàng, tinh thần tôi quá thất vọng và chán nản mà tôi nghĩ rằng mọi người lính đều cũng mang một tâm trạng nhục nhã và đau đớn như tôi, nên chẳng còn tha thiết muốn giữ lại bất cứ thứ gì của đời binh nghiệp. Ðất nước mất là mất tất cả rồi! Hơn nữa ai cũng đều sợ bọn quỉ đỏ với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn, sẽ thấy những thứ đó rồi hãm hại cá nhân mình, và vợ con mình cũng sẽ bị liên lụy.
Lịnh trên buông súng rã hàng
Xé tan đời lính vạn người khổ đau!!!
(Thơ TN)

Bị thương nặng và câu chuyện tấm thẻ bài:


Sợi dây thẻ bài và “cái túi vải” lúc nào đã được đeo vào người tôi trong suốt thời gian hành quân khắp bốn miền chiến thuật. Trong túi có tượng Ðức Mẹ Maria của chị tôi thỉnh nơi nhà thờ Fatima, tượng Phật do vợ tôi thỉnh ở chùa và một nanh heo rừng rất quí của Thượng Sĩ Dương Khuol tặng tôi. Thượng sĩ Khuol sau lên trung úy, ông chiến đấu rất gan dạ, ông đã đụng nhiều trận sanh tử mà chưa bao giờ bị thương. Ðiều này làm cho tôi có lòng tin, nên tôi xem hai tấm thẻ bài và cái túi vải này như “vật bất ly thân.”
Vào khoảng cuối năm 1966, Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển có tham dự cuộc hành quân phối hợp với một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại vùng rừng núi Ashau phía Nam Khe Sanh. Ðơn vị của chúng tôi bị pháo của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt gây cho một số chiến sĩ tử trận và bị thương. Một số bị thương rất nặng mà trong đó có tôi. Vì bị quá nhiều mảnh đạn nên chiếc áo trận của tôi bị loang lổ và tẩm đầy máu.
Tôi thường nghe nói khi một người gần chết sẽ cảm thấy lạnh từ đôi chân lên tới trên rồi sẽ đi. Vì bị thương quá nặng, máu ra lênh láng nên đôi chân tôi bắt đầu lạnh. Tôi nói thầm: “Em và các con ơi! Chắc anh chết mất!” Trong khi Bác Sĩ Chẩn đang băng bó vết thương, tôi chợt nhớ sợi dây thẻ bài và cái túi vải được cài trong trong túi áo trận. Tôi liền nhờ ông lấy ra mang vào cổ và lấy tấm thẻ và cái túi vải để lên ngực tôi. Tôi cầu nguyện các đấng thiêng liêng và mẹ tôi cứu độ cho tôi qua cơn nguy biến.
Sau khi sợi dây thẻ bài được mang vào người và với vài câu khấn vái tự nhiên tôi thấy toàn thân ấm trở lại. Có phải những điều này giúp tôi có đức tin để hy vọng vượt qua được cơn nguy biến chăng? Sau đó không bao lâu, theo yêu cầu của niên trưởng, cựu Ðại Tá Nguyễn Năng Bảo, TÐT/TÐ3 Sói Biển, trực thăng đến tải thương một số anh em chiến sĩ và tôi vào bịnh viện của đồn Mang Cá tại Huế. Lúc bấy giờ tôi là tiểu đoàn phó của ông.
Trên đường bay đến Huế các anh em thương binh chúng tôi nằm chen chúc nhau trong một chiếc thăng nặc nồng mùi máu và khói súng làm anh em chúng tôi muốn tắt thở vì ngộp và đã quá kiệt sức rồi. Tội nghiệp cho một số chiến sĩ của tôi bị thương quá nặng cũng như tôi, anh em bị đau đớn nên rên la rất thảm thiết. Có một chiến sĩ nằm bên cạnh mà tôi nghĩ là ông bị thương rất trầm trọng và có lẽ sắp chết, ông ta rên xiết dữ dội và đạp đá loạn xạ đôi chân của ông tứ tung và trúng vào mặt tôi, hình như ông đang giãy chết. Vào lúc ấy tay chân tôi đã hoàn toàn không cử động được nên không thể tránh né và phải lãnh đủ một trận đòn đau điếng và nhừ tử trong khi toàn thân tôi cũng đau nhức dữ dội do những vết thương đầy người. Rồi sau đó tôi bất tỉnh lúc nào không biết. Mấy ngày sau tôi tỉnh lại BS bịnh viện Ðồn Mang Cá tại Huế cho biết là tôi đã mất quá nhiều máu mà kiệt sức và bất tỉnh.

Lúc đó vợ tôi đang gần ngày sanh cháu gái út nên không thể ra thăm nuôi tôi được. Tôi nghĩ rằng những đồng đội của tôi cũng rất đau đớn thể xác và tinh thần vì không biết liệu có đủ sức qua cơn nguy biến này để về gặp mặt vợ con không? trong khi chúng tôi nằm cô đơn hiu quạnh trên giường bịnh không có một người thân bên cạnh chăm sóc. Ðây là tâm trạng đau khổ nhứt của người thương binh trong cơn hấp hối.
Sau lần bị thương này tôi đã bị tàn phế vì mảnh đạn chạm vào tủy xương sống sau ót, lúc tôi mới vừa được ba mươi ba tuổi đời. Cũng vì cái miểng đạn oan nghiệt này mà bịnh stroke gây ảnh hưởng hệ thống thần kinh tủy sống, nên tôi phải ngồi xe lăn đã sáu năm hơn. Ðây là hậu quả của chiến tranh làm cho cuộc đời quá nghiệt ngã cũng như với biết bao chiến sĩ khác.

Quê hương tôi bị chia đôi ngả
Chiến tranh điêu tàn phá nát thân tôi!

Trong khi anh em đồng đội cùng tôi nằm chờ đợi tải thương trong cơn đau đớn và tuyệt vọng thì nghe văng vẳng tiếng máy trục thăng từ hướng Huế tới. Lúc bấy giờ chúng tôi rất vui mừng và tưởng chừng như những vị thiên thần sắp hạ xuồng trần thế để cứu giúp chúng tôi đang gặp cơn nguy biến.
Tôi rất cảm phục sự can đảm của những anh hùng Không Quân đã từng yểm trợ các đơn vị của chúng tôi trong các trận chiến khắp bốn miền Chiến thuật. Tôi không bao giờ quên hình ảnh những cánh chim Ðại bàng không ngại ngùng lao mình vào lửa đạn của địch quân để ném những quả bom và xạ kích chính xác vào đầu bọn chúng. Những anh hùng trực thăng tải thương cũng rất anh dũng, chẳng ngại hiểm nguy đáp xuống ngay chiến trường để tải thương binh. Họ thật sự là những thiên thần của thương binh ngoài chiến trận.
Vợ chồng chúng tôi luôn mang ơn Hạ Sĩ I Nguyễn Văn Liễn đã theo tôi và chăm sóc rất tận tình trong thời gian tôi nằm mê man trên giường bịnh ở Huế. Sau đó vài năm, ông Liễn đã được BTL Sư Ðoàn TQLC cho đi học khóa Hạ Sĩ Quan rồi ra trường với cấp bực trung sĩ. Ông cũng đã bị tử trận tại Bồng Sơn năm 1969. Vợ chồng chúng tôi vô cùng thương tiếc. Sau ngày quân đội bị rã hàng, kẻ đi tù người về xứ, chúng tôi mất liên lạc và không biết hoàn cảnh gia đình ông và gia đình các đồng đội ra sao ra sao?

Tôi xin đốt một nén hương để tưởng niệm những đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh cho đất nước Việt Nam trong cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc.

https://www.youtube.com/watch?v=7TOGTze2xPU
Khánh Ly "tấm thẻ bài" nhạc trước 1975
.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitimeWed Apr 29, 2020 7:52 pm

.
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Z

Tấm Thẻ Bài
- Nguyễn An Bình


Miên đến bàn, ngồi xuống ghế và bật máy để nghe bài hát Somewhere, my love, tiếng hát của nữ ca sĩ Connie Francis lại cất lên:

Somewhere, my love,
There will be songs to sing
Although the snow
Covers the hope of spring.

Somewhere a hill
Blossoms in green and gold
And there are dreams
All that your heart can hold.

Someday we'll meet again, my love.
Someday whenever the spring breaks through.

You'll come to me
Out of the long ago,
Warm as the wind,
Soft as the kiss of snow.

Till then, my sweet,
Think of me now and then.
God, speed my love
Til you are mine again.
      
Mỗi lần gặp một điều gì đó làm anh xúc động mạnh, cảm thấy bức rức khó chịu, anh thường bật máy nghe lại bài Somewhere, my love. Bài hát nầy anh đã nghe đi nghe lại biết bao lần, mỗi lần nghe lại có một cảm xúc khác nhau mà anh không thể lý giải nổi do ca sĩ Connie Francis hát trong bộ phim Bác sĩ Zhivago. Nó như một dòng suối mát chảy qua cánh đồng khô hạn, làm tươi mát một vùng đất chịu nhiều tai ương, hay ít ra nó như cơn mưa rào bất chợt làm dịu đi cái nắng hanh hao của một mùa hè oi nồng rát bỏng. Tâm hồn anh hình như được làm dịu đi cơn sóng ngầm vừa ầm ào vừa giận dữ nổi lên trong lòng anh. Anh vẫn còn nhớ như in cái ngày anh được về phép, anh rủ Hà – người yêu của anh - cùng đi xem hát sau một buổi chiều bát phố rong chơi đây đó. Ngày ấy Hà đang học năm thứ hai đại học sư phạm, còn anh đang là một người lính của miền Nam. Chiến tranh đang đến hồi khốc liệt trên khắp các vùng chiến thuật. Hôm đó rạp chiếu bộ phim “Bác sĩ Zhivago”, một tác phẩm nổi tiếng cùa nhà văn Nga Boris Pasternak được đạo diễn David Lean chuyển thể thành bộ phim nhựa có nhiều tình tiết đầy cảm động. 
Bộ phim “Bác sĩ Zhivago” kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của một trí thức Nga trong thời kỳ đầy xáo động của Cách mạng Nga năm 1905 và cuộc nội chiến dai dẳng tranh giành quyền lực giữa Hồng quân và phe Bạch vệ (1917-1922) sau đó. Chàng Yurii Zhivago theo học ngành y và theo lời trăng trối của mẹ, anh kết hôn với nàng Tonia, nhưng khi ra chiến trường làm bác sĩ, chàng đã gặp và yêu Lara, một nữ y tá đã có chồng là một thầy giáo. Mối tình của Zhivago và Lara đã kéo dài qua những năm khốn khó của nước Nga khi bão táp cách mạng và cuộc nội chiến khốc liệt đã làm tan hoang tất cả mọi thứ trong cuộc sống của con người. Cuối cùng Zhivago chết trong một cơn đột quy trên một chuyến tàu đang di chuyển, Lara chỉ tìm được anh khi anh đã mất. Lúc ấy Hà đã nói: Phim buồn quá anh ạ. Miên nhớ mình đã nắm tay Hà như muốn truyền hơi ấm và sức mạnh niềm tin sang cô, anh nói: Buồn nhưng cảm động. Họ đã có những gì họ muốn, họ được sống gần nhau trong những giây phút gian khổ nhất của kiếp người, dù thế gian có chia cắt họ nhưng tâm hồn họ luôn hướng về nhau em không thấy sao?
      
Ngoải trời, tuyết vẫn rơi. Anh nhìn qua khung cửa sổ. Hơi lạnh đã làm cho mấy tấm kính không còn trông thấy rõ nữa, nó như phủ một lớp sương mỏng mờ ảo, hình ảnh bên ngoài cũng nhạt nhòa đi không rõ nét nhưng anh vẫn cảm nhận được mấy cái cây trồng trước nhà mình phủ đầy tuyết uốn theo thế những nhánh cây tạo nên nhiều hình thể lạ lẫm mà chắc bình thường anh cũng không thể nào hình dung tưởng tượng được nhưng trông nó đẹp lạ lùng làm sao. Con đường phía trước ngập đầy tuyết đang được nhiều công nhân dùng máy cào tuyết để mặt đường thông thoáng hơn cho xe cộ có thể di chuyển được. Mấy thằng bé nhà hàng xóm hôm nay không thấy ra đường dùa nghịch nữa, chúng không còn dùng tuyết nắn những hình tượng mà chúng yêu thích như ông già Noel, bà chúa tuyết hay cô bé quàng khăn đỏ hay gì gì đó mà chúng được đọc trong các chuyện cổ tích hay được người lớn kể cho nghe, có lẽ trời lạnh quá hay chúng đã nhàm chán mấy trò chơi vô bổ nầy rồi cũng nên. Không thấy bọn trẻ Miên có cảm giác hơi buồn, cảm giác khung cảnh mùa đông trước nhà sao trơ trọi buồn tẻ quá. Trời còn sớm nhưng tuyết rơi nhiều nên không gian thật ảm đạm lạnh lẽo, vắng vẻ, cũng may hôm nay anh xong công việc sớm nên xin phép về trước, nên cũng không đến nỗi tắc đường vì tuyết.
      
Thời tiết năm nay hình như có vẽ bất thường, cái lạnh, tuyết rơi đến sớm hơn mọi năm và cũng dầy hơn. Mấy tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ nầy nơi anh đang ở mùa đông tuyết rơi dầy là chuyện bình thường mà. Miên chợt cầm tấm thẻ bài lên ngắm nghía mà tâm trạng để tận đâu đâu, không vui cũng không buồn, có lẽ cảm xúc anh đã mất đi khi cuộc đời mình đã trải qua nhiều nỗi cùng cực quá sức chịu đựng chăng anh cũng không biết nữa. Chiều nay khi đi làm về, người chủ nhà đưa cho anh một gói quà bảo bưu điện vừa gửi đến hỏi một câu xã giao: Chiều nay ông về sớm? Anh trả lời nhẹ nhàng: Vâng! Công việc không nhiều. Cám ơn bác về gói quà mà bác đã nhận giùm.
Tên người nhận đúng là anh rồi, còn tên người gởi - Một cái tên Mỹ lạ hoắc. Của ai thế? Tuy có hơi thắc mắc nhưng anh vẫn làm vẻ vui đón lấy, trong lòng không thấy có chút cảm xúc khái niệm nào. Từ lâu rồi hình như không ai gởi thơ hay một cái gì đó cho anh, ngoài những món đồ vặt vãnh anh đặt từ các cửa hàng, siêu thị cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày, anh hình như không còn tiếp xúc với thế giới xung quanh ngoài công việc hằng ngày để nuôi sống bản thân mình. Anh lấy chiếc kéo nhỏ cắt dây xung quanh ràng buộc món đồ, Khi mở chiếc hộp gỗ ra, một vật kim loại rơi xuống đất, nhìn hình dáng giống như một tấm thẻ bài, anh cúi xuống nhặt lên, mặt có vẻ ngạc nhiên xúc động.
            
Đúng là tấm thẻ bài. Ngón tay cái của anh mân mê, rà theo từng mẫu tự, con số được dập nổi trên tấm thẻ, miệng lẩm nhẩm đọc lên từng con số, từng con chữ trên đó. Thật ra anh có thể nhắm mắt đọc không sót một từ một số nào trên tấm thẻ bài mà không cần dùng ngón tay để rà lên đó làm gì vì tấm thẻ bài nầy một thời từng là máu thịt của anh, gắn bó với anh trong suốt thời xảy ra chiến tranh ở Việt Nam, cái tên, năm nhập ngũ, số quân, nhóm máu mà bất cứ người lính nào trong hàng ngũ của anh cũng phải thuộc nằm lòng, nó là vật bất ly thân trừ khi người lính ấy ngã xuống. Từ lâu anh đã quên nó, hình như nó không còn tồn tại trong cuộc đời đầy khốn khổ cay đắng của anh từ khi tàn cuộc chiến, những người lính như anh chấp nhận tan hàng rã ngũ trong trạng thái đớn đau nhục nhã. Anh cũng như bao người lính của miền Nam khi ấy phải ra trình diện nhà cầm quyền để học tập đường lối chính sách của bên thắng cuộc một vài ngày theo như lời họ nói. Vậy mà với thân phận một sĩ quan bộ phận tâm lý chiến anh đi học tập một lèo hết sáu bảy năm trời, qua nhiều trại cải tạo khác nhau từ miền Nam đến miền Bắc, từ Suối Máu, Bù Gia Mập đến dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm sương mù bao phủ, bạn bè anh nhiều người không chờ đợi được ngày về đã bỏ cuộc, nằm xuống.
Hà không thể chờ đợi anh như thế, đã theo gia đình vượt sóng trong một ngày mưa gió bão bùng như anh nghe lời một người bà con của nàng sau nầy kể lại. Anh về trong một tâm trạng mệt mỏi, rã rời tuyệt vọng, bệnh tật, cố gắng làm đủ mọi nghề để tồn tại, chờ đợi. Rồi chương trình HO do Mỹ đề xướng cũng đến, anh hy vọng sẽ đi nhưng rồi hồ sơ bị gác lại. Anh vẫn còn nhớ rất rõ gương mặt của người Mỹ phụ trách phỏng vấn anh, ông ta giải thích vì giấy trả quyền công dân của anh chỉ là bản copy không phải bản chính, anh đã cố gắng giải thích cho ông ta hiểu đã thất lạc đâu đó không tìm được và bản copy cũng là một bằng chứng kia mà nhưng ông ta lắc đầu nói: Xin lỗi, tôi không giúp được gì cho anh vì tôi chỉ là người thừa hành làm đúng theo chỉ thị của cấp trên mà thôi. Anh cay đắng và nói trong cơn tức giận: Chúng tôi chết một lần vì sự hèn nhát đầu hàng của bọn tướng lãnh nước tôi, nước Mỹ các ông lại giết chúng tôi lần thứ hai vì sự vô cảm, nguyên tắc của mấy người. Và anh đã bỏ lại tấm thẻ bài của mình trên bàn làm việc của người Mỹ phỏng vấn anh, quày quả bước ra trong nỗi giận dữ tuyệt vọng. Anh tìm cách vượt biên, thất bại vào tù, lần thứ hai rồi lần thứ ba cuối cùng anh cũng vượt thoát.
             
Trong chiếc hộp còn có một bức thư, anh giở ra xem. Nội dung bức thư làm cho anh có chút ngạc nhiên, thì ra ông ấy vẫn còn nhớ đến mình?
                                                               
Cali,….

Thưa ông,   

Trước hết tôi xin thay mặt cha tôi - ông Bill W. Clinton - Một người đã mất, được xin lỗi ông, dù có hơi muộn. Như ông biết, ngày đó cha tôi không thể giúp gì cho ông trong chương trình HO vì hồ sơ của ông còn thiếu sót, không phải cha tôi không hiểu điều ông nói nhưng là một nhân viên ngoại giao, cha tôi phải tuân thủ các nguyên tắc mà chính phủ nước tôi đã qui định.
Ông bỏ lại tấm thẻ bài thể hiện sự thất vọng to lớn của ông đối với chính phủ Mỹ mà ông cho rằng chính phủ tôi đã phản bội lại đồng minh. Cha tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy ân hận vì đã từ chối, giúp đỡ ông. Sau nầy khi rời khỏi chức vụ ông vẫn giữ tấm thẻ bài nầy như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mình. Cha tôi đã cố gắng tìm kiếm mọi thông tin nhưng vô vọng để trả lại tấm thẻ bài cho ông với một lời xin lỗi. Trước khi mất ông ấy đã giao lại nhiệm vụ nầy cho tôi và hy vọng tôi hoàn thành ước nguyện của ông.
Tôi đã cố gắng hết sức - thưa ông - cuối cùng tôi cũng có được thông tin của ông qua nhiều nguồn tin từ nhiều nguồn khác nhau. Xin chúc mừng ông vì cuối cùng ông cũng đặt chân được đến đất nước chúng tôi. Tôi xin trao trả lại tấm thẻ bài cho ông vì chỉ có ông mới có quyền giữ tấm thẻ bài nầy mà thôi.         
Một lần nữa thay mặt cha tôi cho tôi gởi đến ông một lời xin lỗi. Chúc ông có một cuộc sống an lành và hạnh phúc.
           
Kính chào ông           
Con một người đã mất.
          
Nhiều năm đã trôi qua, anh không còn nhớ mình đã đi qua những vùng đất nào để tìm Hà, có lần anh bất chợt hình như đã nắm được vạt áo của nàng nhưng chỉ là trùng tên, ngày tháng năm sinh vậy thôi. Cuộc đời sao có nhiều nỗi trớ trêu như thế, và anh vẫn sống, vẫn đi tìm những tin tức liên quan về Hà, về gia đình Hà nhưng vẫn bặt vô âm tín. Không một tin tức gì về nàng, anh tìm thông tin về những người Việt ra đi, đăng trên bào Việt tìm người, gởi thư về quê nhà những người quen cũ đều không nhận được sự trả lời. Hà như tan vào hư vô từ ngày tiễn anh vào trại cải tạo, có lẽ nào chúng ta chỉ biết tin nhau khi một người đã mất. Anh chiêm nghiệm rằng khi tình yêu mang đầy đau khổ, kiếm tìm, chạy đuổi thì tình yêu ấy muôn đời bền vững trong tâm hồn mình dù rất nhiều mệt mỏi tuyệt vọng.
        
Đài dự báo thời tiết báo sẽ có cơn bão tuyết tràn qua miền đông bắc nầy làm Miên miên mang chợt nhớ đến cơn bão tuyết trong phim “Bác sĩ Zhivago" mà anh và Hà đã từng xem: Zhivago và Lara lần đầu tiên gặp nhau, đi bên nhau trong cơn bão tuyết, những ngày chiến tranh xảy ra khốc liệt lại là những ngày họ cảm thấy hạnh phúc nhất vì được sống gần bên nhau, họ là động lực của nhau, chiến đấu và làm việc tất cả mọi việc vì tổ quốc thân yêu của mình.
Anh và Hà có được cái hạnh phúc tuyệt vời nhưng vô cùng mỏng manh ấy không? Hoàn toàn không, không có gì cả ngoài những ký ức đau buồn luôn giằng xé tâm hồn anh. Trong chiến tranh sống trong chờ đợi, mỏi mòn, luôn lo âu trước một tin dữ từ chiến trường đưa về. Khi chiến cuộc tàn lại phân ly tan rã. Cuộc tình chúng ta sao mà đau khổ đến thế? Hà còn sống trên cõi đời nầy hay vĩnh viễn biến mất không để lại một chút dấu vết trên trần thế? Mơ hồ trước mắt anh hiện lên một vùng biển động dữ dội, sóng cao như núi từng đợt từng đợt ập vào chiếc tàu nhỏ bé mỏng manh mang trong lòng nó những con người khốn khổ rời bỏ quê hương, nhà cửa người thân để đi tìm vùng đất tự do, anh thấy gương mặt Hà đang nhìn anh đăm đăm, không tỏ vẻ gì run sợ trước cơn giận dữ của thủy thần, nàng phả vào trong anh những lời nói của Lara: “Vĩnh biệt anh yêu dấu và lớn lao của em, vĩnh biệt niềm kiêu hãnh của em, vĩnh biệt dòng sông nhỏ chảy xiết và sâu thẳm của em, em mới yêu tiếng sóng vỗ dạt dào hàng ngày của anh, em mới thích gieo mình vào các làn sóng mát lạnh của anh xiết bao?” (2).

Thật sao? Anh là niềm kiêu hãnh, là tiếng sóng vỗ dạt dào, là làn sóng mát lạnh mà em thích gieo mình vào đó, tận hưởng niềm hoan lạc vô biên đó sao? nhưng tại sao em không cùng anh nắm lấy tay nhau đi trọn cuộc đời mình trên mảnh đất đã trải qua nhiều nỗi đau thương bất hạnh nầy mà tận hưởng niềm vui, niềm khoái lạc của những kẻ yêu nhau, mỏi mòn chờ đợi nhau. Tại sao người ra đi không phải là anh mà lại là em, Hà ơi!           
Trong giấc mơ nào đó Miên mong Hà vẫn còn sống, sống ở một nơi nào đó trên trái đất nầy, có được một gia đình và đàn con hạnh phúc. Có thể Hà đã quên anh rồi hay dù có nhớ anh, có yêu anh đến mấy, có nhận được thông tin của anh tìm kiếm nhưng nàng không muốn hồi âm, có lẽ nàng muốn Miên nghĩ nàng đã chết để khỏi đau lòng, nấn ná, đợi chờ. Dòng nước đã trôi đi hãy để nó xuôi về biển cả mênh mông, níu kéo lại làm gì để khổ cho cả hai. Chắc nàng cũng muốn anh được hạnh phúc, muốn anh có một suy nghĩ về sự ra đi của nàng như sự ra đi của Lara ở cuối tác phẩm Bác sĩ Zhivago: “Một hôm Lara ra phố và không trở về nhà nữa. Chắc nàng đã bị bắt giữ ở ngoài đường, và nàng đã chết hoặc mất tích không rõ ở đâu, bị quên lãng dưới một con số vô danh trong những bản danh sách sau này bị thất lạc, tại một trong vô số trại tập trung hỗn hợp hoặc dành riêng cho đàn bà phương Bắc”(3)
         
Bài hát đã hết từ lâu. Miên bật lại máy, âm điệu bài hát Somewhere, my love lại vang lên. Lần nầy Miên không còn cái cảm giác buồn thảm, cô đơn nữa. Anh khe khẽ hát theo:

Somewhere, my love,
There will be songs to sing
Although the snow
Covers the hope of spring.

Somewhere a hill
Blossoms in green and gold
And there are dreams
All that your heart can hold…
        
Một vài ngày nữa, thời tiết bớt lạnh,tuyết không còn rơi, Miên sẽ ra biển, ngồi lại đó rất lâu và trước khi ra về anh sẽ thả chiếc thẻ bài khắc tên mình xuống dòng nước trong xanh đó, thả nó về nơi nó cần đến và ngủ yên, một nơi bình yên để quá khứ được khép lại, một quá khứ không lấy gì vui vẻ và đầy phiền muộn. Nếu Hà còn lẩn quẩn ở một nơi nào đó trong muôn trùng nàng sẽ hiểu lòng anh, tấm thẻ bài như tình yêu anh luôn mãi gần gũi Hà, sưởi ấm nàng trong ầm ào của sóng biển, vỗ về an ủi nàng trong cô đơn lạnh lẽo và anh sẽ thầm nói: Tôi đâu có giận gì ông đâu thưa ông Bill.

Nguyễn An Bình

-----------------
(1)dịch: Nơi nào đó, người yêu ơi. Sẽ có những bài hát được ca vang. Dù cho tuyết trắng. Có phủ đầy hi vọng về mùa xuân. Nơi nào đó trên ngọn đồi. Những đóa hoa xanh non và vàng rực. Và có những giấc mơ. Mà trái tim anh có thể ấm ủ. Ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau, người yêu ơi. Ngày nào đó, bất cứ nơi nào mà mùa xuân tràn đến. Anh sẽ đến cùng em. Từ quá khứ xa xưa. Ấm áp như ngọn gió. Êm ái như nụ hôn của tuyết trời. Cho đến lúc đó, người yêu ơi. Hãy luôn nhớ về em. Chúa ơi, hãy thúc đẩy người yêu của con. Cho đến khi anh lại là của em.
(2): lời của Lara khi đứng trước quan tài của Zhivago.
(3): đoạn cuối của tác phẩm “Bác sĩ Zhivago”.


https://www.youtube.com/watch?v=FL9IVN90uUo
Somewhere, my love - Connie Francis (Lara's Theme) 

.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"   Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài" Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tháng Tư đọc lại "Tấm thẻ bài"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Buồn Vui Tháng Tư - CÒN ĐÓ NIỀM ĐAU
» Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn
» Chào em, Tháng Sáu nồng nàn!
» Tháng 7, tháng của những ước mơ.
» Đố Vui Để Học Tháng 10

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Văn-
Chuyển đến