Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
chuyen Saigon truyện VNCH chất quốc thuoc Nhung ngắn hoang sáng Nguyen không quan ngam quynh nguyet bich quang chẳng linh Chung trong phải nhac Trung
Latest topics
» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:38 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» "Chinh Phụ Ngâm & Vườn hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng"
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeThu Apr 04, 2024 12:09 am by Admin

» qua đi thôi bão nổi
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeSat Mar 11, 2023 3:11 am by Admin

» Cụ Hoang Xuân Hãn
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeSun May 08, 2022 10:37 pm by Admin

» Giáo dục VNCH - Giáo dục con đường khai phóng
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeMon Jan 10, 2022 4:06 am by Admin

» Suy tư về kiếp người - Về Cùng Cát Bụi
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeSun Jan 09, 2022 4:25 am by Admin

» AI ĐÃ HẠ GỤC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeSat Jan 08, 2022 2:41 am by Admin

» NHẠC THIỀN - Cõi Thiền trong Âm Nhạc
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeThu Jan 06, 2022 4:11 am by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'

Go down 
Tác giảThông điệp
P-C
Khách viếng thăm




Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Empty
Bài gửiTiêu đề: Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'    Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeWed Mar 20, 2013 11:32 pm

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'


David Taylor (BBC Radio 4)
Thứ tư, 20 tháng 3, 2013


Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130318145136_lyndon_johnson_464x261_ap
Tổng thống Lyndon Johnson cầm quyền từ 11/1963-01/1969

Giải mật các băng ghi âm điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson cung cấp một cái nhìn mới vào thế giới của ông.


Trong số những tiết lộ cho thấy Johnson đã lên kế hoạch chi tiết tham dự Hội nghị đề cử ứng viên tranh cử Tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1968 để định tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào ghế tổng thống ra sao.

Và ông đã bắt quả tang Richard Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm với Việt Nam như thế nào... nhưng rút cuộc đã không nói gì.

Sau khi vụ bê bối Watergate dạy cho Richard Nixon một bài học về hậu quả của việc ghi âm các cuộc đàm thoại ở Nhà Trắng ra sao, không người nào kế vị Nixon dám làm điều đó.

Thế nhưng, Nixon không phải là người đầu tiên. Ông đã lấy ý tưởng từ người tiền nhiệm của mình, Lyndon Johnson, người cảm thấy "có nghĩa vụ" cho phép các nhà sử học sau này nắm được các sự kiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Chúng sẽ cung cấp cho sử học những chuyện thâm cung," Johnson nói với vợ của ông, đệ nhất phu nhân Bird.

Các băng ghi âm được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đợt gần nhất ghi lại các sự kiện của năm 1968, và cho phép chúng ta biết được các cuộc nói chuyện riêng của Johnson vào lúc Đảng Dân chủ của ông bị chia rẽ bởi vấn đề Việt Nam.

Hội nghị của đảng dân chủ năm 1968 nhóm tại Chicago tỏ ra hoàn toàn 'hỗn độn'.

Hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã xung đột với cảnh sát của Thị trưởng Richard Daley, đòi đảng này phải từ bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.

Và khi những người biểu tình nói vào mặt cảnh sát với những tiếng hô: "Cả thế giới đang theo dõi các anh đấy!" thì có một người đàn ông đã theo dõi sự kiện này một cách rất chặt chẽ.

'Kế hoạch bất thành'


Johnson tại trang trại của ông ở Texas, loan bố vào năm tháng trước đó rằng ông sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  120201001753_lyndon_johnson_304x171_afp
Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Tổng thống đã bị kinh hoàng trước bạo lực và mặc dù nhiều người trong số nhân viên của ông đứng về phía các sinh viên từng nói với ông rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm về "vụ lạm quyền kinh tởm của cảnh sát," thì Johnson vẫn nhấc điện thoại lên, ra lệnh cho máy ghi chép bắt đầu ghi âm và chúc mừng thị trưởng Daley về cách giải quyết cuộc biểu tình.

Tổng thống lo sợ các đại biểu dự hội nghị của đảng sắp từ chối chính sách chiến tranh của ông và lựa chọn người kế nhiệm của ông là Hubert Humphrey.

Vì vậy, ông thực hiện một loạt các cuộc gọi đến các nhân viên của ông tại hội nghị để phác thảo một kế hoạch đáng kinh ngạc. Ông lên kế hoạch rời khỏi Texas và bay tới Chicago.

Sau đó, ông dự định sẽ tham dự hội nghị này và thông báo ông bước ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Kế hoạch này có thể đã làm biến đổi cuộc bầu cử năm 1968. Các cố vấn của ông đã thề giữ bí mật và thậm chí Đệ nhất phu nhân Bird cũng không biết những gì mà chồng của bà đang cân nhắc.

Qua các băng âm thanh của Nhà Trắng, chúng ta biết rằng Johnson đã muốn biết từ ông Daley có bao nhiêu đại biểu sẽ hỗ trợ khi ông ra ứng cử. Tổng thống Johnson chỉ muốn trở lại cuộc đua nếu Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ nắm tay nhau hậu thuẫn cho ông.

Họ cũng thảo luận xem liệu chiếc trực thăng của tổng thống, Marine One, có thể hạ cánh trên sân thượng khách sạn Hilton hay không hầu dĩ tránh được những người biểu tình chống chiến tranh.

Daley đã đảm bảo với Johnson rằng sẽ có đủ đại biểu ủng hộ việc đề cử của ông, thế nhưng kế hoạch này đã bị ‘xếp xó’ sau khi cơ quan mật vụ cảnh báo Tổng thống rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho ông.

'Phá hoại hòa đàm'


Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130318150447__66411436_nixonvietnamgetty
Richard Nixon bị cáo buộc đã "đi đêm" với chính quyền Sài Gòn của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Ý tưởng Johnson có thể trở thành ứng viên được đảng đề cử, mà không phải là Hubert Humphrey, chỉ là một trong rất nhiều những bí mật lọt ra từ các cuộn băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc.

Đặc biệt, các cuốn băng còn làm sáng tỏ một vụ bê bối, mà nếu được biết đến ngay vào thời điểm đó, thì nó đã có thể đánh chìm vụ ra ứng cử tổng thống của ứng viên thuộc đảng Cộng hòa, ông Richard Nixon.

Vào thời điểm của cuộc bầu cử vào tháng 10/ 1968, Johnson đã có bằng chứng về việc Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam – hay, như chính cách ông nói, rằng Nixon đã "phạm tội phản quốc" và có "bàn tay dấy máu".

Cựu phóng viên của BBC tại Washington, Charles Wheeler đã biết được điều này vào năm 1994 và ông đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên chủ chốt của tổng thống Johnson, như Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.

Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật vào năm 2008, tất cả các nhân vật chính đều đã chết, kể cả phóng viên Wheeler.

Nay lần đầu tiên, toàn bộ câu chuyện có thể được kể công khai.

Chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1968.

Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông.

'Điều Nixon sợ'

Vì vậy, ông thiết lập một kênh liên lạc bí mật bao gồm cả bà Anna Chennault, nữ cố vấn cao cấp cho chiến dịch tranh cử.

Tại một cuộc họp vào tháng Bảy ở tư gia của Nixon tại New York, đại sứ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) được cho biết bà Chennault đại diện cho Nixon và phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của ông.

Nếu có bất kỳ thông điệp cần thiết nào tới tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, thì lời nhắn sẽ thông qua bà Chennault.

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130318150449__66425591_cw_bbc304
Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đã phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson

Vào cuối tháng 10/1968, đã có những nhượng bộ lớn từ Hà Nội hứa cho phép các cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành tại Paris – những nhượng bộ vốn có thể biện minh cho việc Johnson kêu gọi tạm ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Đây chính là điều mà Nixon e sợ.

Bà Anna Chennault đã được phái đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa với một thông điệp rõ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson, và nếu Nixon đắc cử, họ (chính quyền của ông Thiệu) sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

Vì vậy, chính vào đêm mà Johnson công bố kế hoạch của ông về việc ngừng ném bom, thì tổng thống được tin miền Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi cuộc hòa đàm.

Thực ra, ông cũng đẫ được cho biết lý do. FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc.

Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử".

'Phản ứng Johnson'


Johnson được Bộ trưởng Quốc phòng Clifford cho hay rằng sự can thiệp này là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội cho hòa bình.

Trong một loạt các cuốn băng ghi âm quan trọng từ Nhà trắng, chúng ta có thể nghe thấy phản ứng của Johnson với tin này.

Trong cuộc gọi đến Thượng nghị sỹ Richard Russell, ông nói: "Chúng ta nhận thấy rằng người bạn của chúng ta, ứng viên đảng Cộng Hòa, người bạn California của chúng ta, đã dạo chơi hóng gió ở ngoại ô với cả kẻ thù và bè bạn của chúng ta, ông ấy đã làm công việc đó thông qua các nguồn khá ngầm. Bà Chennault cảnh báo miền Nam Việt Nam không dính vào động thái này của Johnson ".

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130318150445__66376457_ap454020238150
Hòa đàm Paris được cho là có thể kết thúc sớm vào năm 1968 nếu 'phe bồ câu' nắm quyền ở Nhà trắng thay vì Nixon

Tổng thống liền ra lệnh rằng chiến dịch tranh cử của Nixon được đặt dưới sự giám sát của FBI và yêu cầu được biết nếu đích thân ông Nixon can dự.

Khi ông được biết vụ này được chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa dàn dựng, tổng thống triệu tập Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, để chuyển một thông điệp đến Nixon.

Tổng thống đã biết điều gì đang xảy ra, Nixon nên rút lại và việc tránh né có thể dẫn tới tội phản quốc.

'Đạo đức giả chính trị'


Về mặt công khai, Nixon cho thấy ông không biết vì sao Việt Nam Cộng Hòa lại rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông thậm chí còn đề nghị tới Sài Gòn để đưa họ trở lại bàn đàm phán.

Johnson cảm thấy đó là biểu hiện cuối cùng của đạo đức giả chính trị nhưng trong các cuộc gọi được ghi âm với Clifford, họ thể hiện quan ngại rằng nếu vụ việc được đưa ra công khai, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn.

Chính vì vậy, họ đã quyết định không nói gì.

Tổng thống có cho Humphrey biết và cho ông này đủ thông tin để đánh chìm đối thủ của mình.

Nhưng sau đó, một vài ngày trước khai mạc bầu cử, Humphrey nói với tổng thống, ông đã thu hẹp khoảng cách với Nixon và sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.

'Leo thang chiến tranh'

Vì vậy, Humphrey đã quyết định rằng sẽ là quá nhiều đối với cả nước khi buộc tội những ứng viên của Đảng Cộng hòa phản quốc, trong khi đảng Dân chủ 'đằng nào' cũng sẽ thắng.

Nixon đã kết thúc chiến dịch tranh cử của ông bằng cách đặt vấn đề rằng các chính sách chiến tranh của chính quyền Johnson là hỗn độn. Rằng chính quyền thậm chí sẽ không thể đưa được Việt Nam Cộng Hòa vào bàn đàm phán.

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  111003121643_nguyen_van_thieu_304x171_viettanxa_nocredit
Tổng thống Nixon đã "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea

Nixon đã thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông.

Khi đã vào nhiệm sở ở Tòa Bạch Ốc, ông leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchea, với sự mất mát thêm của 22.000 nhân mạng Mỹ, trước khi cuối cùng giải quyết cuộc chiến qua một thỏa thuận hòa bình vào năm 1973, một thỏa thuận đáng lẽ đã ở trong tầm tay vào năm 1968.

Băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc cùng các cuộc phỏng vấn với các thành viên then chốt của chính quyền do nhà báo Charles Wheeler thực hiện đã cho một cái nhìn sâu sắc chưa từng có vào vụ việc.

Tất cả cho thấy Johnson đã xử lý một loạt các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.

Nhưng “đáng buồn thay”, chúng ta nay sẽ không bao giờ có được cái nhìn thâm cung bí sử như thế một lần nữa.

Chương trình tiếng Anh của David Taylor được phát trên chuyên mục Bấm Archive On 4: Wheeler: The Final Word trên BBC Radio 4 hôm 16/3/2013.

http://www.bbc.co.uk/programmes/b01r93sr

.
Về Đầu Trang Go down
NTcalman




Posts : 614
Join date : 13/03/2012

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Empty
Bài gửiTiêu đề: Di sản tồi tệ của Nixon   Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeThu Mar 21, 2013 10:46 am

Di sản tồi tệ của Nixon

Ken Hughes
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Đại học Virginia


Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130124161520_nixon_thieu_464x261_getty
Tổng thống Nixon thăm Sài Gòn năm 1969

“Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, ký ngày 27/1/1973, chưa bao giờ có vẻ sẽ có kết cuộc như tên gọi.

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã đến nghe đề nghị của Tổng thống Richard Nixon về các điều khoản. Hà Nội sẽ thả tù nhân Mỹ và để miền Nam chọn chính phủ thông qua bầu cử tự do. Nhưng hiệp định đặt quá trình bỏ phiếu trong tay một ủy ban mà chỉ có thể hành động khi toàn bộ thành viên cùng thống nhất, gồm cả phe Cộng sản và phi Cộng sản mà suốt bao nhiêu năm đánh nhau.

Tệ hơn nữa, Nixon sẽ để quân Bắc Việt chiếm và kiểm soát phần lớn miền Nam, và rút toàn bộ bộ binh sĩ Mỹ còn lại. “Sớm hay muộn, chính phủ sẽ sụp,” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tường thuật lại cho Tổng thống nghe hôm 6/10/1972: “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều kiện của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt (destroy) ông ta.”

Lời thừa nhận bẽ bàng của Kissinger đến từ hồ sơ chính xác và đầy đủ nhất về tổng thống: hệ thống ghi âm bí mật của Nixon. Các máy ghi âm, kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu dục và các phòng khác hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh, từ 16/2/1971 đến 12/7/1973.

Tôi đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các băng này với Trung tâm Miller của Đại học Virginia, nhưng sự đối nghịch giữa hình ảnh mà Nixon tạo ra trước công chúng và thực tế ông ta bí mật ghi âm vẫn làm tôi bị sốc.

Trẻ em được dạy rằng Nixon đã hứa với nước Mỹ về “hòa bình trong danh sự” thông qua chiến lược Việt Nam hóa và thương lượng. Ông nói Việt Nam hóa sẽ giúp người miền Nam tự vệ mà không cần lính Mỹ. Ông ta nhận ra nó sẽ không làm được. “Nam Việt Nam có lẽ chẳng bao giờ tồn tại được,” Tổng thống nói trên băng.

Trong ngày nhậm chức đầu tiên, ông hỏi giới chức quân sự, ngoại giao, tình báo rằng khi nào thì miền Nam có thể đối đầu Cộng sản một mình. Câu trả lời thống nhất: Chẳng bao giờ. Nixon có lựa chọn khắc nghiệt: tiếp tục gửi người Mỹ đến chiến đấu và chết, hoặc đưa quân về nhà mà biết rằng thiếu họ, Sài Gòn rồi sẽ sụp đổ. Cả hai lựa chọn đều không thể được gán nhãn “hòa bình trong danh dự” như ông hứa.

Nói dối


Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130124162156_kissinger_enlai_304x171_getty
Chu Ân Lai và Henry Kissinger trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 7/1971

Vì thế ông nói dối. Để Việt Nam hóa trông có vẻ thành công, ông lên lịch triệt thoái qua bốn năm, từ từ giảm số lính Mỹ từ 500.000 tháng Giêng 1969 xuống còn chưa đầy 50.000 vào ngày Bầu cử 1972. Trong bốn năm đó, ông có nhiều diễn văn trên truyền hình thông báo các đợt rút quân, và lần nào cũng nói nó chứng tỏ Việt Nam hóa đang hiệu nghiệm.

Mảng thương lượng trong chiến lược rút đi của Nixon cũng lừa đảo như Việt Nam hóa. “Chúng tôi muốn một cự ly an toàn”, Kissinger ghi vội trong sổ tay khi bí mật thăm Trung Quốc tháng Bảy 1971.

Suốt nhiều thập niên, Kissinger phủ nhận việc có thỏa thuận về “cư ly an toàn”, nhằm chừa ra một, hai năm giữa việc Nixon rút quân và Sài Gòn sụp đổ.

Nhưng sự phủ nhận này sụp đổ khi lời của ông ta có trên băng ghi âm và được các trợ tá ghi lại trong các thương lượng với lãnh đạo nước ngoài.

Trong cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, Kissinger phác thảo đòi hỏi của Nixon. Hòa bình không có trong đó. Nixon cần tù nhân Mỹ, triệt thoái toàn bộ, và ngừng bắn trong “khoảng 18 tháng”. Sau đó, nếu phe Cộng sản lật đổ chính phủ miền Nam, “chúng tôi sẽ không can thiệp”.

Liên Xô cũng được bảo đảm như vậy. Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói:

“Tiến sĩ Kissinger nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam, ngài sẽ để người Việt làm gì thì làm, cho cái họ muốn sau khoảng 18 tháng. Nếu chuyện này có thật, và nếu người Việt Nam biết chuyện này, họ sẽ thông cảm.”

“Cự ly an toàn” phục vụ một mục tiêu chính trị quan trọng. Nếu Sài Gòn sụp ngay sau khi Nixon rút lính Mỹ cuối cùng, rõ là ông thất bại. “Về đối nội, lâu dài nó không giúp chúng tôi vì các đối thủ sẽ nói lẽ ra chúng tôi phải làm chuyện đó từ ba năm trước,” Kissinger nói.

Chính trị chi phối các quyết định quân sự của tổng thống. Trong năm nhậm chức đầu tiên, Ủy ban Quốc gia Cộng hòa làm thăm dò bí mật để xem cách chấm dứt chiến tranh nào được ủng hộ nhất. Đến 66% ủng hộ đánh bom và bao vây miền Bắc để Hà Nội đồng ý thỏa thuận bao gồm bầu cử tự do ở miền Nam.

Những người được hỏi nói họ ủng hộ ném bom và bao vây trong sáu tháng. Ngày 8/5/1972, sáu tháng trước bầu cử, Tổng thống Nixon lên truyền hình nói sẽ đánh bom và đặt mìn ở các cảng miền Bắc.

Nhưng đến tháng 8, CIA ước tính Hà Nội vẫn đưa được 3000 tấn chiến cụ vào miền Nam mỗi ngày. Tuy vậy, mặc dù đánh bom là thất bại chiến lược, nó lại thành công theo cách có ý nghĩa nhất cho Nixon. Các thăm dò dư luận cho thấy người dân ủng hộ việc gia tăng đánh bom.

Khi miền Bắc chấp nhận điều kiện của Nixon không lâu trước Ngày Bầu cử, nó có vẻ nước cờ quân sự của Nixon khiến kẻ thù phải gục ngã. Nhưng không phải. Hà Nội đồng ý thỏa thuận với cùng lý do khiến miền Nam từ chối. Cả hai phe nhận ra nó sẽ dẫn tới việc Cộng sản kiểm soát miền Nam, y như Nixon và Kissinger đã biết.

Huyền thoại sai lầm

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  130124162720_vietnam_soldiers_304x304_vietnamsoldiers_nocredit
Quân Giải phóng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4 năm 1975

Người Mỹ không biết tổng thống của mình đã làm gì. Các cuốn băng của ông bí mật, ghi chép đối thoại của ông và Kissinger với các lãnh đạo Cộng sản được giữ bí mật. Vào Ngày Bầu Cử, Nixon giành 60.7% phiếu bầu, cao hơn mọi ứng viên Cộng hòa trong lịch sử.

Sau này, Nixon cáo buộc Quốc hội Mỹ đã tạo ra thất bại trong khi chiến thắng trong tầm tay. Một cách chỉ trích là lên án Quốc hội đã giảm viện trợ cho Sài Gòn. Đúng là các nghị sĩ đã cho miền Nam ít hơn những gì Nixon và Tổng thống Gerald Ford yêu cầu. Nhưng dù có tăng gấp đôi, gấp ba, Sài Gòn vẫn sụp đổ theo các điều khoản của Nixon. Miền Nam không thể chống đỡ Cộng sản khi thiếu hỗ trợ của bộ binh Mỹ.

Ngay cả ngày nay, chiến lược thực sự của Nixon vẫn gần như không được công chúng biết, mặc dù giới học giả đã viết về nó từ nhiều năm. Jeffrey Kimball in hai tác phẩm bước ngoặt, Nixon’s Vietnam War và The Vietnam War Files, sử dụng tài liệu giải mật để chứng tỏ Nixon đã tạo dựng “cự ly an toàn” ra sao. Julian Zelizer mô tả Nixon gắn việc rút quân với bầu cử 1972 trong Arsenal of Democracy.

Nhưng huyền thoại Nixon bị đâm sau lưng vẫn sống. Khi các chính trị gia và chuyên gia tranh luận làm sao, khi nào thoát khỏi Afghanistan (như Iraq trước đó), họ trích dẫn sai lầm lịch sử “thành công” của Nixon khi đào tạo miền Nam biết tự vệ và thương lượng để giải quyết khác biệt thông qua bầu cử tự do – hai điều mà Nixon chưa bao giờ làm được.

Kỷ niệm 40 năm Hiệp định “Hòa bình” Paris cũng cùng một tháng đánh dấu 100 năm ngày sinh Nixon. Nay đúng là dịp để giải phóng đầu óc và chính trị của chúng ta khỏi di sản tồi tệ nhất của Nixon.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, làm việc ở Chương trình Băng Ghi âm Tổng thống của Trung tâm Miller, Đại học Virginia từ năm 2000.

BBC © 2013
Về Đầu Trang Go down
P-C
Khách viếng thăm




Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Empty
Bài gửiTiêu đề: TỔNG THỐNG NIXON VÀ CHƯƠNG TRÌNH "VIỆT NAM HOÁ"   Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitimeTue Mar 26, 2013 12:48 pm

TỔNG THỐNG NIXON VÀ CHƯƠNG TRÌNH "VIỆT NAM HOÁ"
.
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Anh-tt-nixon

* Đại tướng Cao Văn Viên kể về các cuộc hội đàm ngưng bắn

Như đã trình bày, ngay sau khi nhậm chức nguyên thủ Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã lập tức đảo ngược phương sách can thiệp của vị Tổng thống tiền nhiệm Johnson bằng kế hoạch Việt Nam hóa. Thay vì phải trực tiếp đối đầu với Cộng quân, Tổng thống Nixon chủ trương thương thuyết và chiến lược mưu tìm hòa bình của ông được đặt trên "ba cây cột: thiện chí, sức mạnh và tình tương nhiệm". Đó là cách Tổng thống Nixon thường nói. Một điểm khác biệt chính yếu duy nhất giữa Tổng thống Nixon và chính sách Hoa Kỳ tại VN từ năm 1954 cho đến trước khi Tổng thống cầm quyền vào tháng 1/1969 dó là ở điểm Tổng thống Nixon "muốn phía tương nhiệm gánh vác việc phòng thủ".

Theo kế hoạch Việt Nam Hóa của Tổng thống Nixon, trong các năm 1969, 1970, 1971, 1972, Lực lượng Hoa Kỳ lần lượt rút khỏi Việt Nam. Các đơn vị Hoa Kỳ còn lại tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Sự kết hợp giữa bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (gọi tắt là USMACV) cùng bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH diễn ra tốt đẹp.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực vào 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, mức quân viện của Hoa Kỳ bị giảm lần. Suốt trong những tháng đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (gọi tắt là DAO) đưa ra đề nghị số tiền quân viện là 1,600 triệu Mỹ kim. Tổng thống Nixon chuyển sang Quốc hội đề nghị này nhưng với con số sửa đổi là 1,474 triệu Mỹ kim, nhưng Tổng thống Nixon xin thêm 1 khoản 474 triệu đô phụ cho tài khóa 1974 để trang trải các khoản kinh phí về hành quân mở rộng và thay thế các quân cụ bị hư hỏng cùng với 266 triệu Mỹ kim khác để đắp vào khoản thâm hụt do tài khóa năm trước còn thiếu.

Tháng Tư năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử Đại tướng Cao Văn Viên với tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu sang Hoa Kỳ để vận động sự ủng hộ đề nghị viện trợ vừa nói. Tại Ngũ Giác Đài, Đại tướng Viên trình bày về tình hình quân sự tại VNCH với đầy đủ bằng chứng và hình ảnh về sự vi phạm hiệp định của địch cũng như cuộc chuyển quân và chiến cụ ồ ạt của CSBV vào miền Nam. Các viên chức của bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ một lòng hậu thuẫn Đại tướng Viên hết mình nhưng chẳng may Quốc hội Hoa Kỳ lại bác bỏ yêu cầu viện trợ phụ trội mà chỉ cho phép tối đa cho năm 1975 là 1 tỉ Mỹ kim và trong đó 700 triệu Mỹ kim sẽ bao gồm mọi phí khoản. Trong số này thì tiền chi tiêu cho hoạt động của cơ quan DAO chiếm hết 46 triệu đô. Con số này làm cho quân và dân VNCH sững sờ. Dĩ nhiên ai cũng nhìn thấy một khoảng cách giữa nhu cầu và số cung rộng lớn như thế nào. Sự cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị VNCH, nhất là Không quân và Hải quân. Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Anh-tt-thieu-chao-mung-tt-nixon

* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975

-Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.

-400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.

- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bái quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.

Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng.

Suốt trong vài tháng cuối của cuộc chiến, vì lâm vào tình trạng khó khăn, nên bộ Tổng Tham Mưu đã dùng phi cơ C-130 A vận tải để thi hành các phi vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực và để giảm thiểu thiệt hại về số phản lực cơ chiến thuật gây ra bởi hỏa lực phòng không hùng hậu của địch. Mỗi chiếc C-130 mang theo 8 bành thùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên cao độ từ 15 đến 20 ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng. Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất lên nên rất chính xác nên mỗi đợt thả chỉ cách nhau từ 150 đến 450 mét.Mỗi phi cơ C-130 có thể chở 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500 cân Anh) hay ba bành loại GP-117 tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên cho các phi vụ này là tiểu B 52, hay B 52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng B 52 của Mỹ. Vậy là tin đồn rằng Không quân Hoa Kỳ can thiệp được loan đi rất nhanh.

Trong năm 1972, các hậu cứ có những loại C-141 và C-130 của Không quân Hoa Kỳ giúp chuyên chở quân dụng vũ khí bất kể ngày đêm nên việc tái thành lập các đơn vị VNCH rất dể dàng và nhanh chóng. Vào lúc đó, hầu như không thiếu thứ gì, từ tiền bạc cho đến quân trang quân dụng. Quân đội VNCH không lo đến chuyện thiếu hụt mà chỉ lo làm sao hoạt động cho ứng hợp với mức độ vũ khí và quân cụ được cung cấp. Tình hình lúc này thì ngược lại, thay cho B-52, quân đội được cung cấp loại bom 15 ngàn cân Anh nhưng các thứ khác đều phải tự chế. Ghi nhận chung là từ 1973 đến 1975, Không quân VNCH đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Đặng Quang

 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'    Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày 30-4-1975, Hoa Kỳ chạy khỏi VNCH
» April 30TH 1975: Betrayed and Abandoned!
» Quốc Kỳ & Quốc Ca Việt Nam
» Bổn phận và tự do - Bùi Bích Hà
» Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon  :: ĐỀ TÀI :: Lịch Sử, Tài Liệu-
Chuyển đến